(ban hành theo quyết định số 3606 /qĐ-Đhqghn, ngày … i học về lí luận và...

310
1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ MÃ SỐ: 52140218 (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Một số thông tin về chương trình đào tạo - Tên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Sư phạm Lịch sử + Tiếng Anh: History Teacher Education - Mã số ngành đào tạo: 52140218 - Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân - Thời gian đào tạo: 04 năm - Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Lịch sử + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in History Teacher Education - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN 2. Mục tiêu đào tạo Đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử có kiến thức sâu rộng về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, tham gia vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao trình độ và năng lực làm việc. 3. Thông tin tuyển sinh - Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Upload: trinhkiet

Post on 03-May-2018

220 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ

MÃ SỐ: 52140218

(Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Sư phạm Lịch sử

+ Tiếng Anh: History Teacher Education

- Mã số ngành đào tạo: 52140218

- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

- Thời gian đào tạo: 04 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Lịch sử

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in History Teacher Education

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử có kiến thức sâu rộng về khoa học cơ

bản, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu đáp ứng được

yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, tham gia vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào

tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn và tự học để

hoàn thiện và nâng cao trình độ và năng lực làm việc.

3. Thông tin tuyển sinh

- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 2: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

2

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên

sâu trong lĩnh vực đào tạo; có kỹ thuật và kiến thức thực tế để có thể giải quyết

các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ

bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển

kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý,

điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được

đào tạo; và có các kiến thức cụ thể theo các nhóm sau:

1.1. Kiến thức chung

- Vận dụng được các kiến thức về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có được nhận thức và hành động đúng trong

cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp giáo dục;

- Hiểu được những nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh cách mạng, các

bài học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và

hành động đúng trong thực tiễn công tác giáo dục và đào tạo Việt Nam;

- Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức

hành động phù hợp để bảo vệ Tổ quốc;

- Cập nhật được các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong nghề

nghiệp, sử dụng được các phương tiện công nghệ thông tin trong học tập, nghiên

cứu khoa học và công tác trong giáo dục;

- Có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tương

đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam;

- Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản về thể dục thể

thao vào quá trình tập luyện, tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể

chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.

Page 3: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

3

1.2. Khối kiến thức theo lĩnh vực

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát

triển tâm lý con người, mối quan hệ giữa quá trình dạy học và quá trình hình

thành, phát triển tâm lý học sinh;

- Hiểu và vận dụng được vai trò, mục đích, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ

của giáo dục trong cuộc sống xã hội.

1.3. Khối kiến thức theo khối ngành

- Phân tích được những nội dung đặc trưng mang tính bản chất của quá

trình dạy học, công nghệ dạy học; mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học để

lựa chọn được phương pháp và công nghệ dạy học phù hợp trong quá trình triển

khai;

- Xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá học tập của học sinh từ khâu

xác định mục đích, mục tiêu đến việc tổ chức kiểm tra, đánh giá;

- Phân tích được các thành tố cấu thành của chương trình giáo dục, vận

dụng vào việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường và địa phương cũng

như chương trình môn học;

- Xây dựng được quy trình, cách thức và kế hoạch triển khai nghiên cứu

khoa học, từ khâu đặt đề bài đến nội dung vấn đề cần nghiên cứu, xác định được

phương pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp, cách phân tích số liệu hay kết quả

nghiên cứu, trình bày được kết quả của công trình nghiên cứu;

- Đề xuất được các biện pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục

phù hợp với điều kiện của nhà trường;

- Xác định và làm tốt vai trò của mình trong việc tư vấn học đường, giáo

dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh;

- Phân tích và vận dụng được các quan điểm lãnh đạo, chính sách về giáo

dục của Đảng và Nhà nước và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người giáo

viên/cán bộ quản lí giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục.

Page 4: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

4

1.4. Khối kiến thức của nhóm ngành

- Sử dụng được kiến thức cơ bản toàn diện, hệ thống về tiến trình lịch sử

dân tộc và nhân loại trong việc học tập các học phần khác (thuộc chuyên ngành

lịch sử ở bậc đại học), nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu dạy học Lịch sử ở

trường phổ thông;

- Sử dụng được những hiểu biết cơ bản về lịch sử, khoa học lịch sử trong

học tập và nghiên cứu lịch sử; vận dụng được tri thức phương pháp luận Sử học

vào cuộc sống và hình thành các phương pháp nghiên cứu lịch sử;

- Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của Sử học thế giới

và Sử học Việt Nam, kiến thức về khảo cổ học trong học tập các học phần khác

(thuộc chuyên ngành lịch sử ở bậc đại học), nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu

dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.

1.5. Kiến thức ngành

- Lựa chọn, vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục

tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả

nhất;

- Xây dựng được các công cụ hỗ trợ học sinh tự học và tự kiểm tra đánh giá

kết quả học tập;

- Thực hành vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp đặc trưng môn Lịch sử

theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh;

- Vận dụng những hiểu biết về một số vấn đề chuyên sâu của lịch sử dân

tộc và lịch sử các nước trong khu vực vào học tập, nghiên cứu và đáp ứng yêu

cầu dạy học Lịch sử ở trường phổ thông;

- Xác định và thực hiện được vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong

việc kiến tập, thực tập để triển khai nội dung kiến tập thực tập đúng nội quy và

quy định;

- Lập được kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập để hoàn thành tốt

khoá luận hoặc các học phần thay thế thi tốt nghiệp;

Page 5: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

5

- Vận dụng được phương pháp nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương

trong thực tiễn nghề nghiệp.

1.6. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng

kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng,

thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức,

kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra

được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn

đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ

tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô

trung bình.

2. Về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp

- Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý

thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có

kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập

thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những

vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt

chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

- Lựa chọn hoặc xây dựng được các công cụ và sử dụng được các phương

pháp thu thập, xử lý thông tin về người học; điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật

phục vụ dạy – học; các điều kiện về môi trường nhà trường, gia đình và xã hội

hỗ trợ cho việc dạy và học;

- Sử dụng các thông tin xử lý được từ việc phân tích chương trình và nội

dung học phần, tìm hiểu người học, môi trường để xác định được hệ thống mục

tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mục tiêu khác cần đạt được sau bài học,

học phần;

Page 6: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

6

- Hiểu và xây dựng được các hình thức dạy học, phương pháp, phương

tiện dạy học, công cụ dạy học cho từng nội dung cụ thể, phù hợp với khả năng

và sở trường của bản thân, đối tượng và mục tiêu dạy học trong kế hoạch dạy

học;

- Khai thác và sử dụng được các điều kiện hỗ trợ trong triển khai dạy học,

sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp; nhận diện và lựa chọn

được phương án xử lý tốt các tình huống sư phạm nảy sinh;

- Xây dựng và vận hành được quy trình kiểm tra – đánh giá học tập của học

sinh và các điều kiện cần thiết để triển khai quy trình một cách hiệu quả;

- Phát triển được chương trình phù hợp với đối tượng học sinh, nhà trường,

địa phương;

- Hiểu rõ cách thức khai thác và sử dụng các thông tin đánh giá kết quả học

tập của người học, lưu trữ để hỗ trợ và theo dõi sự tiến bộ của người học, từ đó

điều chỉnh và cải tiến chất lượng dạy học;

- Sẵn sàng xây dựng và triển khai được hồ sơ, kế hoạch công tác dạy học,

giáo viên chủ nhiệm, giáo dục, quản lí học sinh cho năm học, học kì, từng tháng

và tuần; Xây dựng và tổ chức được các kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp phù hợp với mục tiêu giáo dục;

- Có các hành vi ứng xử phù hợp hoàn cảnh tùy thuộc vào hành vi của

người học; tư vấn, hỗ trợ để người học tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của

cá nhân, điều chỉnh hành vi, thái độ, khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn giá trị và tự

hoàn thiện bản than;

- Hiểu rõ vai trò và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm và xây dựng

môi trường giáo dục để thuyết phục, cảm hóa, thay đổi hành vi và nhận thức của

học sinh theo hướng tích cực.

2.1.2. Kĩ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất

được giải pháp phù hợp thực tiễn dạy học.

Page 7: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

7

2.1.3. Kĩ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo,

hỗ trợ dạy học học phần (Lịch sử).

2.1.4. Kĩ năng đánh giá bối cảnh xã hội, tổ chức

Đánh giá được bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc và bối cảnh toàn cầu đối

với giáo dục nói chung, dạy học lịch sử nói riêng từ đó có những thích ứng kịp

thời nhằm phát triển nghề nghiệp chuyên môn.

2.1.5. Kĩ năng vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề

nghiệp

- Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành

các công việc chuyên môn về nghiên cứu và dạy học Lịch sử;

- Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng cải tiến việc dạy học học phần,

viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm cho học phần, hình thành các ý

tưởng nghiên cứu hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

- Có khả năng tự học và học tập suốt đời;

- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, thích ứng với sự thay đổi...

2.2.2. Làm việc theo nhóm

- Có khả năng thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc

của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung;

- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh.

2.2.3. Kĩ năng quản lý, lãnh đạo

Có khả năng ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra

các hoạt động trong trường, trong lớp phụ trách.

Page 8: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

8

2.2.4. Hoạt động xã hội

Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng, phù hợp đặc điểm lứa tuổi,

mục tiêu dạy học, giáo dục.

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp

Có khả năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, giao tiếp

bằng văn bản hoặc email.

2.2.6. Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học

- Có kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính

của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên

quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một

số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung

đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;

- Sử dụng được tin học văn phòng cơ bản phù hợp công việc chuyên môn.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được

giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo;

- Yêu nghề, yêu học sinh, nhiệt tình trong công tác;

- Tác phong chuyên nghiệp, thể hiện tác phong mẫu mực của người giáo

viên.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Có tinh thần dân tộc, hiểu biết về văn hóa dân tộc Việt Nam;

- Có ý thức về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng

và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Page 9: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

9

4. Những vị trí trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

- Làm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở

đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Sử học, Lí luận và phương pháp

dạy học bộ môn Lịch sử;

- Làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng, phổ

thông trung học. Có khả năng hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử tại

các trường phổ thông;

- Làm công tác quản lý tư liệu lịch sử, quản lý bảo tàng, di tích lịch sử…;

- Làm công tác lịch sử, văn hoá ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội;

- Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối

khoa học xã hội và nhân văn.

5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tự học tập về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan

đến dạy học lịch sử ở trường phổ thông;

- Cử nhân ngành Sư phạm Lịch sử có cơ hội học lên bậc cao hơn (thạc sĩ,

tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Lịch sử và Lý luận, phương pháp dạy

học lịch sử.

Page 10: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

10

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 135 tín chỉ

- Khối kiến thức chung: 27 tín chỉ

(chưa tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an

ninh và Kĩ năng bổ trợ)

- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 6 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành: 18 tín chỉ

+ Bắt buộc: 12 tín chỉ

+ Tự chọn: 6 tín chỉ /12 tín chỉ

- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 44 tín chỉ

+ Bắt buộc: 34 tín chỉ

+ Tự chọn: 10 tín chỉ /18 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành: 40 tín chỉ

+ Bắt buộc: 14 tín chỉ

+ Tự chọn: 16 tín chỉ /21 tín chỉ

+ Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Page 11: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

11

2. Khung chương trình đào tạo

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I.

Khối kiến thức chung

(chưa tính các học phần từ 9-11)

27

1 PHI1004

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1

2 24 6

2 PHI1005

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2

3 36 9 PHI1004

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh Ideology 2 20 10 PHI1005

4 HIS1002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam

3 42 3 POL1001

5 INT1004 Tin học cơ sở 2

Introduction to Informatics 2 3 17 28

6 Ngoại ngữ cơ sở 1

Foreign Language 1 4 16 40 4

FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1

General English 1

FLF2201 Tiếng Nga cơ sở 1

General Russian 1

FLF2301 Tiếng Pháp cơ sở 1

General French 1

FLF2401 Tiếng Trung cơ sở 1

General Chinese 1

7 Ngoại ngữ cơ sở 2

Foreign Language 2 5 20 50 5

FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2

General English 2 FLF2101

FLF2202 Tiếng Nga cơ sở 2

General Russian 2 FLF2201

Page 12: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

12

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

FLF2302 Tiếng Pháp cơ sở 2

General French 2 FLF2301

FLF2402 Tiếng Trung cơ sở 2

General Chinese 2 FLF2401

8 Ngoại ngữ cơ sở 3

Foreign Language 3 5 20 50 5

FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3

General English 3 FLF2102

FLF2203 Tiếng Nga cơ sở 3

General Russian 3 FLF2202

FLF2303 Tiếng Pháp cơ sở 3

General French 3 FLF2302

FLF2403 Tiếng Trung cơ sở 3

General Chinese 3 FLF2402

9 Giáo dục thể chất

Physical Education 4

10 Giáo dục quốc phòng-an ninh

National Defence Education 8

11 Kĩ năng bổ trợ

Soft Skills 3

II. Khối kiến thức theo lĩnh vực

6

12 PSE2001

Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường

General Psychology and School Psychology

3 30 12 3

13 PSE2002 Giáo dục học

Pedagogy 3 30 15

III. Khối kiến thức theo khối ngành

18

III.1. Các học phần bắt buộc 12

14 TMT1001

Lý luận và Công nghệ dạy học

Teaching Theories and Instruction Technology

3 17 25 3 PSE2001

PSE2002

15 EAM1001 Đánh giá trong giáo dục

Assessment in Education 3 33 9 3

Page 13: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

13

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

16 EDM2001

Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

School Education Curriculum Development

3 36 6 3 PSE2002

17 PSE2003

Thực hành Sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

Pedagogical Practices and the Development of Social and Personal Skills

3 17 25 3 PSE2001

PSE2002

III.2 Các học phần tự chọn 6/12

18 PSE2004 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology 3 26 16 3

19 PSE2005

Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường

Organization of School Educational Activities

3 18 24 3 PSE2001

PSE2002

20 PSE2006 Tư vấn tâm lý học đường

Psychological Counseling in Schools

3 17 25 3 PSE2001

PSE2002

21 EDM2002

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

Administrative Management and Management of Education

3 36 6 3

IV. Khối kiến thức theo nhóm ngành

44

IV.1 Các học phần bắt buộc 34

22 HIS2061

Lịch sử Việt Nam cổ- trung đại

Ancient and Medieval History of Vietnam

4 56 4

23 HIS2019 Lịch sử Việt Nam cận đại

Modern History of Vietnam 3 42 3 HIS2061

24 HIS2104 Lịch sử Việt Nam hiện đại

Contemporary History of Vietnam

4 56 4 HIS2019

Page 14: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

14

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

25 HIS2064

Lịch sử Thế giới cổ- trung đại

Ancient and Medieval History of the World

4 56 4

26 HIS2006 Lịch sử Thế giới cận đại

Modern History of the World 3 42 3 HIS2064

27 HIS2065 Lịch sử Thế giới hiện đại

Contemporary History of the World

4 56 4 HIS2006

28 HIS1150 Phương pháp luận sử học

Historical Methodology 2 28 2

29 ITS1101

Thể chế chính trị thế giới

Political Institutions of the World

3 30 15

30 HIS2020 Lịch sử sử học

History of the Historiography 4 56 4

31 HIS2010 Cơ sở khảo cổ học

Introduction to Archeology 3 42 3

IV.2. Các học phần tự chọn 10/18

32 HIS3125 Làng xã Việt Nam trong lịch sử

Vietnamese Villages in History 3 42 3

HIS2061

33 HIS3001 Đô thị cổ Việt Nam

Ancient Cities of Vietnam 2 28 2 HIS2061

34 SIN3055 Hán Nôm cơ sở

Basic Sino-Nom 4 56 4

35 HIS3018 Các tôn giáo thế giới

World Religions 2 28 2

36 HIS2016

Sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước Đông Bắc Á

Socio-Economic Development in the East-Asian Countries

2 28 2

Page 15: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

15

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

37 HIS2017

Sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á

Socio-Economic Development in the Southeast Asian Countries

2 28 2

38 HIS3078

Sử liệu học và các nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam

The Study of Historical Documents and Hitorical Sources in Vietnam

3 42 3

V. Khối kiến thức ngành 40

V.1. Các học phần bắt buộc 14

39 TMT2060

Phương pháp dạy học Lịch sử

Methodology of History Teaching

3 9 33 3 TMT1001

EAM1001

40 TMT2061 Thực hành dạy học Lịch sử

Practice of History Teaching 3 6 36 3 TMT2060

41 HIS3107

Một số phương pháp nghiên cứu lịch sử

Some Methods in Historical Research

4 56 4

42 HIS3003

Tiếp xúc văn hóa Đông-Tây ở Việt Nam thời cận đại

East-West Acculturation in Modern Vietnam

2 28 2 HIS2019

43 HIS3128

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam

The People’s National Democratic Revolution of Vietnam

2 28 2 HIS2104

V.2. Các học phần tự chọn 16/21

44 TMT2062 Kĩ thuật dạy học Lịch sử

History Teaching Techniques 3 18 27 TMT2060

Page 16: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

16

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

45 TMT2063

Thực hành sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học Lịch sử

Practice of Using Technology in History Teaching

3 9 33 3 TMT1001

46 HIS3127

Nguyễn Ái Quốc và sự truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam

Nguyen Ai Quoc and the Dissemination of Marxist-Leninist Ideology into Vietnam

3 42 3 HIS2019

47 HIS3007

Lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời cổ trung đại

Wars of Resistance Against Foreign Invasion in Ancient and Medieval Vietnam

2 28 2 HIS2061

48 HIS3010

Các khuynh hướng tư tưởng giải phóng dân tộc ở Việt Nam thời cận đại

Tendencies of Liberation Thoughts in Modern Vietnam

2 28 2 HIS2019

49 HIS3082

Quan hệ thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông

Traditional Trade Relations in the East Sea

2 28 2 HIS2064

50 HIS3024

Đặc điểm quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh

Main Features of International Relations after the Cold War

2 28 2 HIS2065

51 HIS3025

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai

The U.S Foreign Policies after World War II

2 28 2 HIS2065

Page 17: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

17

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

52 HIS3097

Biến đổi kinh tế- xã hội Việt Nam 1945-2000

Vietnam’s Socio - Economic Transformation, 1945-2000

2 28 2 HIS2104

V.3 Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

10

53 TMT3001 Thực tập sư phạm

Pedagogical Practicum 4

54 TMT4001 Khóa luận tốt nghiệp

Undergraduate Thesis 6

Các môn thay thế khóa luận 6

Các học phần bắt buộc 3

55 HIS4059

Quá trình dân tộc-lãnh thổ của Việt Nam

The Process of National and Territorial Formation of Vietnam

3 39 6

Các học phần tự chọn 3/12

56

TMT2064

Lí luận, công nghệ dạy học hiện đại môn Lịch sử

History Teaching Theories and Technology

3 21 18 6

57 TMT4002

Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến

Teaching Methodology for Online Learning Environment

3 17 25 3 TMT1001

58 TMT2065

Nghiên cứu và dạy học Lịch sử địa phương

Local History Researching and Teaching

3 21 18 6

Page 18: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

18

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

59 PSE4009

Tư vấn hướng nghiệp

Vocational Orientation Counselling

3 30 15 PSE2002

Tổng cộng 135

Ghi chú: Học phần Ngoại ngữ thuộc Khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ

của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm

trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích

lũy.

Page 19: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

19

3. Danh mục tài liệu tham khảo

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

I. Khối kiến thức chung 27

1

PHI1004

Những nguyên lý cơ

bản của Chủ nghĩa

Mác- Lê nin 1

2

Tài liệu bắt buộc:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb CTQG HN.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb

CTQG HN.

3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các môn khoa

học Mác – Lênin (2008), tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình triết học Mác –

Lênin, Nxb CTQG.

4. Trần Văn Phòng, Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Thế Kiệt (2004), Tìm hiểu

môn triết học (dưới dạng hỏi và đáp), Nxb Lý luận chính trị.

2

PHI1005

Những nguyên lý cơ

bản của Chủ nghĩa

Mác- Lê nin 2

3

Tài liệu bắt buộc:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb CTQG HN.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác -

Lênin, Nxb CTQG HN.

Page 20: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

20

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,

Nxb CTQG HN.

3

POL1001 Tư tưởng Hồ Chí

Minh 2

Tài liệu bắt buộc:

1. Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh do Đại học Quốc gia Hà Nội

ban hành.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành

cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. CTQG, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:

1. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí

Minh. NXB CTQG, Hà Nội, 1998.

2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên

soạn các giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng

Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn (2003), Nxb CTQG, Hà Nội.

3. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh,

Nxb CTQG, Hà Nội.

4. Võ Nguyễn Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng

Page 21: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

21

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

5. Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh do Bộ môn Khoa học Chính trị,

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

biên soạn.

4

HIS1002

Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản

Việt Nam

3

Tài liệu bắt buộc

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam. Nxb CTQG, Hà Nội (Nguyễn Viết Thông, Đinh Xuân

Lý, Ngô Đăng Tri, …).

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam. Nxb CTQG, Hà Nội (Lê Mậu Hãn, Mạch Quang Thắng, Ngô Đăng Tri,

Vũ Quang Hiển…).

3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, Hà

Nội.

4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, Hà

Nội.

Page 22: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

22

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

5. Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Một số chuyên đề về Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, (Đinh

Xuân Lý, Nguyễn Trọng Phúc, Ngô Đăng Tri, Đoàn Ngọc Hải,…).

6. Ngô Đăng Tri (2012), 82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, những chặng

đường lịch sử (1930- 2012), Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

Page 23: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

23

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

5

INT1004 Tin học cơ sở 3

Tài liệu bắt buộc

1. Đào Kiến Quốc, Bùi Thế Duy (2006), Giáo trình Tin học cơ sở, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

2. Phạm Hồng Thái, Đào Minh Thư, Lương Việt Nguyên, Dư Phương Hạnh,

Nguyễn Việt Tân (2008), Giáo trình thực hành Tin học Cơ sở, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

3. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Writer tại địa chỉ:

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Officetools/OpenOffice-Vi-

Docs/Writer

4. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Calc tại địa chỉ:

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Office tools/OpenOffice-Vi-

Docs/Calc

5. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Impress tại địa chỉ:

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Office tools/OpenOffice-Vi-

Docs/Impress

6. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Base tại địa chỉ:

http://www.oooauthors.org/english/userguide3/gs3/V32_published/0108GS3

Page 24: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

24

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

- GettingStartedWithBase.pdf/

Page 25: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

25

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

6 Ngoại ngữ cơ sở 1 4 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1

FLF2201 Tiếng Nga cơ sở 1

FLF2301 Tiếng Pháp cơ sở 1

FLF2401 Tiếng Trung cơ sở 1

7 Ngoại ngữ cơ sở 2 5 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2

FLF2202 Tiếng Nga cơ sở 2

FLF2302 Tiếng Pháp cơ sở 2

FLF2402 Tiếng Trung cơ sở 2

8 Ngoại ngữ cơ sở 3 5 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3

FLF2203 Tiếng Nga cơ sở 3

FLF2303 Tiếng Pháp cơ sở 3

FLF2403 Tiếng Trung cơ sở 3

Page 26: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

26

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

9 Giáo dục thể chất 4 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

10 Giáo dục quốc phòng 8 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

11 Kĩ năng bổ trợ 3 Theo chương trình chung của ĐHQGHN

II. Khối kiến thức chung theo lĩnh vực 6

12 PSE2001

Đại cương về tâm lý

và tâm lý học nhà

trường

3

Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý

học Giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh (2009), Tâm lý

học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đinh Thi Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý

học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

1. A.N. Leonchep (1987), Hoạt động, ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục Hà

Nội.

2. David G. Myers (2007), Psychology, New York.

3. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2000), Tâm lý học hoạt động và khả năng

Page 27: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

27

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Sư phạm HN.

13 PSE2002 Giáo dục học 3

Tài liệu bắt buộc

1. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2009), Tổ chức,

quản lý nhà trường, lớp học và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà

Nội.

2. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2009), Giáo dục học (tập 1 và tập 2),

NXB ĐHSP.

3. Trần Anh Tuấn (chủ biên) (2009), Giáo dục học đại cương NXB ĐHQG

Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (Ban hành kèm theo quyết

định số: 07/2007/QĐ-BGD & ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng

Bộ GD và ĐT.

2. Bùi Minh Hiền (2007), Lịch sử giáo dục (tập 1 và tập 2), NXB ĐHQG Hà

Nội.

3. Lê Vinh Quốc (2001), Hỏi đáp về Giáo dục Việt Nam (T1, T2), NXB Trẻ.

Page 28: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

28

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

4. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004), Phương pháp công tác Giáo

viên chủ nhiệm lớp, NXB ĐHQG Hà Nội.

5. Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm (1997), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB

Giáo dục.

6. UNESCO (2003), J.Delor, Học tập- một kho báu tiềm ẩn. NXB Giáo dục.

III. Khối kiến thức chung của khối

ngành

18

III.1 Các học phần bắt buộc 12

14 TMT1001

Lý luận và Công nghệ

dạy học 3

Tài liệu bắt buộc

1. Bộ sách đổi mới phương pháp dạy học của Tổ chức ASCD do Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành (2013): “Nghệ thuật và khoa học

Dạy học”; “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi”; “Những

phẩm chất của người giáo viên hiệu quả”; “Quản lí hiệu quả lớp học”;

“Đa trí tuệ trong lớp học”; “Các phương pháp dạy học hiệu quả”

2. Ngô Thu Dung (2005), "Tập bài giảng Lý luận dạy học", Khoa Sư

phạm – Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

Page 29: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

29

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

3. Tập bài giảng “Phương pháp và công nghệ dạy học” (2014), Khoa

Sư phạm, ĐHGD.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học, NXB Giáo dục.

2. Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy (2009), Sư phạm tương tác:

Một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHN.

3. Tài liệu tập huấn của Chương trình Giáo dục Intel Việt Nam (2010), Phiên

bản 10.1.

15

EAM1001 Đánh giá trong giáo

dục 3

Tài liệu bắt buộc

1. Lê Kim Long, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thái Hưng và

Đào Thị Hoa Mai (2013), Tài liệu kĩ thuật đánh giá lớp học, Dự án giáo dục

THPT và CN, Bộ Giáo dục Đào tạo.

2. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và

Kỹ thuật.

3. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập,

NXB KHXH.

Page 30: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

30

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

4. Trường Đại học Giáo dục (2014), Đo lường và đánh giá trong giáo dục,

Tập bài giảng Lưu hành nội bộ.

Tài liệu tham khảo

1. Bloom B. S. (1956), Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I:

The Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc.

2. James H.McMillan (1996), Classroom Assessment – Principles and

Practice for Effective Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.Nguyễn Hoàng

Phương, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá

kết quả học tập, NXBGD.

3. Jon Mueller (2005),"The Authentic Assessment Toolbox: Enhancing

student learning through online faculty development" published in the

Journal of Online Learning and Teaching.

4. Tom Kubiszun and Gary Borich (2000), Educational Testing and

Measurement-Classroom Application and Practice, John & Sons. Inc. 6nd.

16

EDM2001

Phát triển chương

trình giáo dục phổ

thông

3

Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Chính, (2015) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Giáo

dục Việt Nam

2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển và quản lý chương trình giáo dục,

Page 31: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

31

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

NXB Đại học Sư phạm

3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển chương trình giáo dục nhà trường

phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khôi (2014) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học

Sư phạm

2. Murrey Print (2003) Curriculum development and design, National

Library of Australia

3. Bingyan Wang (2012) School based Curriculum development in China-

Enschede publisher, the Netherlands

17

PSE2003

Thực hành Sư phạm

và phát triển kĩ năng

cá nhân, xã hội

3

Tài liệu bắt buộc:

1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương

Liên (2010), Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THPT,

NXB ĐHQG HN.

2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh (2010),

Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THCS, NXB ĐHQG

HN.

Tài liệu tham khảo

Page 32: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

32

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

1. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao

năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị.

2. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống, NXB ĐHSP.

3. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010), Cẩm nang

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung

học), NXB Giáo dục Việt Nam.

III.2. Các học phần lựa chọn 6/12

18

PSE2004 Phương pháp nghiên

cứu khoa học 3

Tài liệu bắt buộc

1. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

KHKT.

2. Dự án giáo dục Việt -Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,

Tài liệu tập huấn cho giảng viên ĐHSP và giáo viên phổ thông.

Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

ĐHQG Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

1. Louis Cohen & Lawren Manion (1994), Research methods in Education

(4th edition), Routledge, London & NewYork.

Page 33: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

33

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

2. University of New England (UNE) (2004), Research methods in education

(Module 1-3), UNE, Armidale, AUS.

19

PSE2005

Tổ chức các hoạt

động giáo dục của

nhà trường

3

Tài liệu bắt buộc

1. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2009), Tổ chức,

quản lý nhà trường, lớp học và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004), Phương pháp công tác

giáo viên chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Văn phòng Plan tại Việt Nam, (Lê Văn Hảo biên tập) (2009), Phương

pháp kỉ luật tích cực, Tài liệu dành cho tập huấn viên, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống, NXB ĐHSP.

2. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010), Cẩm nang

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung

học), NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Myint Swe Khine (2004), Teaching and Classroom Management: An

Asian Perspective Prentice Hall.

20 PSE2006 Tư vấn tâm lý học 3 Tài liệu bắt buộc

Page 34: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

34

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

đường 1. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB

ĐHQGHN.

2. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Tư vấn tâm lý học

đường, Tài liệu tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

3. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) và các tác giả (2013), Giáo viên chủ

nhiệm với công tác tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh trung học, Tài liệu

tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

4. UNICEF (2005), “Kĩ năng cơ bản trong tham vấn”, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Lan Hương (2004), Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi vị

thành niên, Nhà xuất bản Phụ Nữ.

2. Phan Thị Mai Hương (chủ biên) (2007), “Cách ứng phó của trẻ vị

thành niên với hoàn cảnh khó khăn”, NXBKHXH, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mùi (2009), Xây dựng mô hình phòng tham vấn học

đường trong các trường trung học, Kỉ yếu hội thảo: Nhu cầu, định hướng và

đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà Nội 3,4 tháng 8, 2009, trang 289

– 301.

Page 35: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

35

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

4. Đặng Hoàng Minh (2009), Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường

tại một số trường trung học tại Hà Nội, Báo cáo đề tài cấp ĐHQGHN.

5. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nhà

xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

21

EDM2002

Quản lý hành chính

Nhà nước và quản lý

ngành giáo dục và

đào tạo

3

Tài liệu bắt buộc

1. Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí hành chính nhà

nước về giáo dục – đào tạo.

2. Đặng Bá Lãm (chủ biên) (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục - lý

luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

1. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam (2001), Học

viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

2. Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2004.

3. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

Page 36: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

36

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

4. Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt

Nam” (2000), NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.

5. Tài liệu Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: Chương trình

chuyên viên (2004), phần 2, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

6. GS.TS Vũ Huy Từ, ThS. Nguyễn Khắc Hùng (1998), Hành chính học

và cải cách hành chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

IV. Khối kiến thức của nhóm ngành 44

IV.1 Các học phần bắt buộc 34

22 HIS2061 Lịch sử Việt Nam cổ-

trung đại 4

Tài liệu bắt buộc

1. Phan Huy Lê (chủ biên) (2012), Lịch sử Việt Nam, Tập 1,2, Nxb. Giáo dục

Việt Nam, Hà Nội.

2. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1983), Lịch

sử Việt Nam, tập 1, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

3. Lương Ninh (2004), Lịch sử vương quốc Chămpa, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

4. Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa, Viện Văn

hóa và Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Page 37: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

37

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

5. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2000), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

6. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (1997), Đại

cương lịch sử Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

23 HIS2019

Lịch sử Việt Nam cận

đại 3

Tài liệu bắt buộc

1. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

2. Philippe Devillers (2006), Người Pháp và người Annam: bạn hay thù,

NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam thời thuộc

địa, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Phan Khoang (1971), Việt Nam Pháp thuộc sử (1862-1945), Sài

Gòn.

5. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, T.2,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2000), Tiến trình lịch sử Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

Page 38: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

38

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

7. Lê Nguyễn (2005), Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn hóa

Thông tin, Hà Nội, 2005.

8. Dương Kinh Quốc (1998), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước

Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988.

9. Nguyễn Phan Quang (1995), Việt Nam cận đại - Những tư liệu lịch sử

mới, NXB Tp Hồ Chí Minh.

10. UBKHXHVN (1985), Lịch sử Việt Nam tập 2, NXB Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

11. Phạm Xanh (2001), Nguyễn Ái Quốc và sự truyền bá chủ nghĩa Mác-

Lênin vào Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Yoshiharu Tsuboi (1993), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung

Hoa, Hội Sử học Việt Nam xuất bản, Hà Nội.

HIS2104 Lịch sử Việt Nam

hiện đại 4

Tài liệu bắt buộc

1. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh- Trực thuộc Bộ chính trị (1996), Tổng

kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh- Trực thuộc Bộ chính trị (1995), Tổng

Page 39: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

39

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

24 kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2002), Đại cương lịch sử Việt Nam, T.3, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2014), Lịch sử Việt Nam tập 4 (từ 1945-2000),

NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2000), Tiến trình lịch sử Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, Tập I: 1945-

1954, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở

Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Văn Thọ (chủ biên) (2001), Tình hình kinh tế –xã hội Việt Nam 10

năm 1991-2000, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Viện Sử học Việt Nam (2003), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-

Page 40: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

40

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

1975), NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Viện Sử học Việt Nam (2007), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1975-

2000), NXB Giáo dục, Hà Nội.

25

HIS2064 Lịch sử Thế giới cổ-

trung đại 4

Tài liệu bắt buộc

1. C. Mác -F.Ăngghen-V.I.Lênin (1975), Bàn về các xã hội tiền tư bản, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. C.Mác (1981), Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ, C.Mác -F.Ăngghen, tuyển

tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội.

3. F.Ăngghen (1983), Vai trò của lao động trong qúa trình vượn biến thành

người, C.Mác-F.Ăngghen, tuyển tập, tập V, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Phạm Thành Hổ (1997), Nguồn gốc loài người, Nxb Giáo dục.

5. G.N.Machusin (1986), Nguồn gốc loài người, Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà

Nội và Nxb Mir Maxcơva.

6. Lương Ninh (chủ biên) (2005), Đinh Ngọc Bảo..: Lịch sử thế giới cổ đại,

Nxb Giáo dục.

7. Trịnh Nhu-Nguyễn Gia Phu (1990), Đại cương lịch sử thế giới cổ đại,

tập 1,2, Nxb Đại học và Giáo dục chuyênnghiệp, Hà Nội.

Page 41: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

41

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

8. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh (2005), Lịch sử thế giới trung đại,

Nxb Giáo dục.

9. Robert Lowie (2001), Luận về xã hội nguyên thủy, Nxb Đại học Quốc

gia.

26 HIS2006

Lịch sử Thế giới cận

đại 3

Tài liệu bắt buộc

1. Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại (2004), Nxb.

Thế Giới.

2. Nguyễn Văn Kim (2011), Việt Nam trong thế giới Đông Á - Một cách

tiếp cận Liên ngành và Khu vực học. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới (2007), Tập 2, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

4. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới (2015), Tập 3, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

5. Nhật Bản trong thời đại châu Á (2014), Nxb. Thế Giới, Hà Nội.

6. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2007), Phong trào cải cách ở một số nước

Đông Á giữa thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

7. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1998), Lịch sử thế giới cận đại,

Nxb GD, Hà Nội.

Page 42: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

42

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

8. Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn (2002), Lịch sử thế

giới thời cận đại, T 3, Nxb Tp HCM.

9. Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn, Ngãi Châu Xương

(2002), Lịch sử thế giới thời cận đại, T 4, Nxb Tp HCM.

27 HIS2065

Lịch sử Thế giới hiện

đại 4

Tài liệu bắt buộc

1. Antony Best, Jussi M. Hanhimak (2008), International History of the

Twentieth Century and Beyond, London and New York: Routledge, Taylor

& Francis Group.

2. Từ Thiên Ân, Hứa Bình, Vương Hồng Sinh (2002), Lịch sử thế giới thời

hiện đại (1900 - 1945), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đỗ Thanh Bình (cb) (2012), Lịch sử Thế giới hiện đại, Quyển 1, Nxb. Đại

học Sư phạm.

4. Đỗ Lộc Diệp (cb) (2003), Chủ nghĩa Tư bản đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH.

5. Gordon Martel, The Origins of the First World War, Longman Press

(third Edition), 2004.

6. John Lewis Gaddis (1997), Giờ chúng ta mới biết – Suy nghĩa lại về lịch

sử chiến tranh lạnh, Sách do Khoa Quốc tế học, trường ĐHKHXH & NV

Page 43: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

43

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

dịch, Hà Nội, 2009 Bản tiếng Anh (We Now Know: Rethinking Cold War

History.

7. John Lewis Gaddis (2007), The Cold War, Penguin Books Ltds.

8. Jussi M. Hanhimmaki, Odd Arne Westad (2003), The Cold War – A

History in Documents and Eyewitness Accounts, Oxford University Press.

9. Trần Thị Vinh (cb) (2012), Lịch sử Thế giới hiện đại, Quyển 2, Nxb. Đại

học Sư phạm.

10. William R. Keylor (2010), The Twentieth Century World and Beyond: An

International History since 1900, New York, Oxford University Press.

11. Từ Thiên Tân, Lương Chí Minh (cb) (2002), Tập 6, Lịch sử thế giới thời

đương đại (1945 - 2000), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Viện Thông tin KHXH (2001), Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh:

Phân tích và dự báo, Tập I, II, Trung tâm KHXH.

28 HIS1150

Phương pháp luận sử

học 2

Tài liệu bắt buộc

1. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2003), Phương pháp luận sử học, Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

2. J Topolski (1978), Phương pháp luận của sử học, Bộ Đại học và Trung

Page 44: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

44

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

học chuyên nghiệp, Hà Nội.

3. Hà Văn Tấn (2007), Một số vấn đề lý luận sử học, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

29 ITS1101 Thể chế chính trị thế

giới 3

Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Đăng Dung (2001), Luật hiến pháp đối chiếu, NXBTPHCM,

TPHCM.

2. Nguyễn Đăng Dung- Bùi Ngọc Sơn (2004), Thể chế chính trị, NXB Lý

luận Chính trị, Hà Nội.

3. Gabriel A. Almond, G. Bingham Powell, Jr., Kaare Strom, Russell J.

Dalton (2004), Comparative Politics Today - A World View, Eight

Edition, Longman.

4. Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 1992, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1787;

CHLB Đức 1949, Cộng hoà Pháp 1958, Liên bang Nga 1993, CHND

Trung Hoa 1993, Nhật Bản 1946, Vương quốc Thái Lan 1932.

5. James N. Danziger (1998), Understanding the Political World - A

Comparative Introduction to Political Science, Fourth Edition, Longman.

6. Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1994), Giáo trình luật nhà

Page 45: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

45

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

nước, Hà Nội.

7. Phạm Quang Minh (2010), Tìm hiểu thể chế chính trị thế giới, NXB Chính

trị-Hành chính, Hà Nội.

8. Dương Xuân Ngọc và Lưu Văn An (2003), Thể chế chính trị thế giới

đương đại, NXBCTQG Hà Nội.

9. Quy định mới của pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các văn bản

có liên quan (2002), NXBCTQG, Hà Nội.

10. Viện khoa học pháp lý (2005), Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước

một số nước trên thế giới, NXB Tư pháp, Hà Nội.

30

HIS2020 Lịch sử sử học 4

Tài liệu bắt buộc

Phần Lịch sử sử học Việt Nam

1. GS. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1998), Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử ký toàn

thư, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

2. Trần Kim Đỉnh (1991), Lịch sử sử học và đổi mới sử học, Tạp chí Nghiên

cứu lịch sử, số 5.

3. Trần Kim Đỉnh (1993), Một số vấn đề về lịch sử sử học, Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Thông báo Khoa học của các trường Đại học, số 1.

Page 46: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

46

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

4. Phan Huy Lê (1993), Đại Việt sử ký toàn thư: Văn bản, tác giả, tác phẩm,

in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb KHXH, Hà Nội. Tập 1.

5. Hà Văn Tấn (2007), Một số vấn đề lý luận sử học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Phần Lịch sử sử học thế giới

1. Hoàng Hồng (2004), Lịch sử sử học thế giới, Tập bài giảng, Khoa Lịch sử

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

2. J Topolski (1978), Phương pháp luận của sử học, Bộ Đại học và Trung

học chuyên nghiệp.

3. Hà Văn Tấn (2007), Một số vấn đề lý luận sử học, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

31 HIS2010 Cơ sở khảo cổ học 3

Tài liệu bắt buộc

1. Andreas Reinecke và Lê Duy Sơn (1998), Hành trình vào khảo cổ học

Việt Nam (Sách song ngữ), LINDEN Soft, Koln, CHLB Đức.

2. Colin Renfrew, Paul Bahn (2007), Khảo cổ học Lý thuyết, phương pháp

và thực hành, Bản dịch của Đặng Văn Thắng, Lê Long Hồ, Trần Hạnh

Minh Phương, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

Page 47: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

47

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

3. Hawkes J. và Woolley Leonard (2001), Lịch sử văn minh nhân loại thời

tiền sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

4. Hán Văn Khẩn (chủ biên) (2008, 2011), Cơ sở khảo cổ học, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Diệp Đình Hoa (1978), Cơ sở Khảo cổ

học, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.

IV.2 Các học phần lựa chọn 10/18

32

HIS3125 Làng xã Việt Nam

trong lịch sử 3

Tài liệu bắt buộc

1. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức và

quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Phan Đại Doãn (2001), Làng Việt Nam: Một số vấn đề kinh tế - văn hoá -

xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam: Đa nguyên và chặt, Nxb. Hà

Nội,.

4. Gourou, Pierre (2003), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, Nxb. Trẻ, Tp.

Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Quang Ngọc (2012), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb. Đại

Page 48: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

48

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

học Quốc gia Hà Nội.

6. Papin.P, Oliver Tessier (2002), Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề

còn bỏ ngỏ, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội.

7. Hà Văn Tấn (2000), Làng, liên làng và siêu làng (Mấy suy nghĩ về

phương pháp), in trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995-2000),

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Viện Sử học: Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (2 tập) (1977-1978),

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

HIS3001 Đô thị cổ Việt Nam 2

Tài liệu bắt buộc

1. Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII, Nxb

Thuận Hoá, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

2. Phan Đại Doãn, Vũ Hồng Quân (1992), Thị tứ - Hiện tượng đô thị hóa

(Qua tư liệu tỉnh Bình Định), NCLS, số 4 (263).

3. Đô thị cổ Hội An - Kỷ yếu hội thảo (1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

Page 49: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

49

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

33 4. Phố Hiến - Kỷ yếu Hội thảo khoa học (1994), Sở Văn hoá thông tin - Thể

thao Hải Hưng.

5. Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông (1995), Thăng Long - Hà Nội, mười thế

kỷ đô thị hoá, Hà Nội.

6. Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX,

Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (2000) : Đô thị Việt

Nam dưới thời Nguyễn, Nxb. Thuận Hoá,.

8. Nguyễn Văn Khánh (1999), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc

địa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Đỗ Văn Ninh (1983), Thành cổ Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Uẩn (2000), Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Hà Nội, Hà

Nội.

11. Viện Sử học Việt Nam (1989), Đô thị cổ Việt Nam, Hà Nội.

12. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1984), Hà Nội Thủ đô nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

34 SIN3055 Hán – Nôm cơ sở 4 Tài liệu bắt buộc

Page 50: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

50

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

1. Đào Duy Anh: Chữ Nôm – nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb KHXH,

1972.

2. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán

Việt, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Phạm Văn Khoái (1999), Hán văn Lý, Trần, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội

4. Phạm Văn Khoái (2001), Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX, Nxb ĐH Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Quán (1989), Tự học chữ Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.

2. Đinh Trọng Thanh (CB) (1991), Giáo trình Hán Nôm, 2 tập, Nxb

ĐH&THCN, Hà Nội.

3. Đỗ Hữu Thành, Tập bài giảng Hán Nôm (dành riêng cho sinh viên ngành

Lịch sử).

4. Lê Trí Viễn (CB) (1974-1979), Cơ sơ ngữ văn Hán Nôm, 5 tập, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

HIS3018 Các tôn giáo thế giới 2 Tài liệu bắt buộc

Page 51: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

51

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

35

1. A.PH.Ôculốp (chủ biên) (1985), Chủ nghĩa vô thần khoa học, NXB Sách

giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội.

2. Cư sĩ Nguyễn Văn Chế (1976), Những vấn đề cơ bản trong Phật học, Hội

Phật giáo thống nhất Việt Nam xuất bản.

3. Đặng Trung Còn (2001), Lịch sử nhà Phật, NXB Tôn giáo.

4. Dominique Sourdel (2002), Hồi giáo, NXB Thế giới, Hà Nội.

5. TS.Đỗ Minh Hợp, TS.Nguyễn Anh Tuấn(2005), Tôn giáo lý luận xưa và

nay, NXB Tổng hợp, Tp.Hồ Chí Minh.

6. Jean – Baptiste Duroselle (2004), Lịch sử đạo Thiên chúa, NXB Thế giới,

Hà Nội.

7. Hòa thượng Thích Thanh Kiểm (1989), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thành

hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh ấn hành.

8. Paul Poupard (2002), Các tôn giáo, NXB Thế giới.

9. Therevada, Bình Anson (dịch) (2005), Giới thiệu đạo Phật, NXB Tôn

giáo.

10. Viện nghiên cứu tôn giáo (1994), Về tôn giáo, tập 1, NXB Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

Page 52: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

52

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

11. Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên) (1999), Muời tôn giáo lớn trên thế giới,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36 HIS2016

Sự phát triển kinh tế-

xã hội của các nước

Đông Bắc Á

2

Tài liệu bắt buộc

1. Đông Á - Đông Nam Á (2004), Những vấn đề lịch sử và hiện tại (Viết

chung), Nxb. Thế Giới.

2. Charles Holcombe (2010), A History of East Asia, From the Origins of

Civilization to the Twenty-First Century.

3. Evelyn S. Rawski (2015), Early Modern China and Northeast Asia,

Cross-Border Perspectives.

4. Nguyễn Văn Hồng (cb) (2001), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

5. J.K. Fairbank, E.O. Reichauer, A.M. Craig (2001), East Asia : Tradition

and Transformation, Harvard University, 1973. Lương Ninh (cb), Lịch sử

thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Kim (2011), Việt Nam trong thế giới Đông Á - Một cách

tiếp cận Liên ngành và Khu vực học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Lịch sử Nhật Bản (2012), Nxb. Thế Giới, Hà Nội.

8. Lịch sử quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc (1862-1945) (2014), Nxb. Lao

Page 53: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

53

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

Động, Hà Nội.

9. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới (2007), Tập 2, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

10. Vũ Dương Ninh (cb) (2002), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

11. Vũ Dương Ninh (Cb) (2006), Phong trào cải cách ở một số quốc gia

Đông Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, GS..). Nxb. Đại học Quốc gia Hà

Nội.

12. Nguyễn Gia Phu (cb) (2001), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

13. Nguyễn Anh Thái (cb) (2002), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

HIS2017

Sự phát triển kinh tế-

xã hội của các nước

Đông Nam Á

2

Tài liệu bắt buộc

1. Clive J. Christie (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Nxb CTQG, Hà

Nội.

2. D. G. E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb CTQG, Hà Nội.

3. Trần Khánh (2012) (cb), Lịch sử Đông Nam Á, Tập IV: Đông Nam Á

trong thời kỳ thuộc địa và phong trào đấu tranh giành độc lập (từ thế kỷ XVI

Page 54: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

54

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

37

đến năm 1945), Nxb. KHXH, Hà Nội.

4. Trần Khánh (cb) (2006), Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á

thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH, Hà Nội.

5. Ngụy Kiệt (1993), Bí quyết cất cánh của bốn con Rồng nhỏ, Nxb CTQG,

Hà Nội.

6. Ngân hàng Thế giới (1993), Sự thần kỳ Đông Á: Tăng trưởng kinh tế và

chính sách công, Nxb. CTQG, Hà Nội.

7. Ngân hàng Thế giới (2003), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, Nxb.

CTQG, Hà Nội.

8. Nicholas Tarling (ed.) (1992), The Cambridge History of Southeast Asia,

Volume 1 (from early times to c.1800), Cambridge University Press.

9. Nicholas Tarling (ed.), The Cambridge History of Southeast Asia,

Volume 2 (The Nineteenth and twentieth centuries),

10. Lương Ninh (cb) (2005), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Lê Văn Toàn (1992), Kinh tế NICs Đông Á: Kinh nghiệm đối với Việt

Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Viện phát triển kinh tế Harvard, Trường Đại học Havard (1994), Những

Page 55: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

55

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

thách thức trên con đường cải cách của các nước Đông Dương, Nxb

CTQG, Hà Nội.

38

HIS3078

Sử liệu học và các

nguồn sử liệu lịch sử

Việt Nam

The Study of

Historical

Documents and

Hitorical Sources in

Vietnam

3

Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Thế Anh (1974), Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn.

2. E.H. Carr (1986), Lịch sử là gì, Nxb MacMillan, (bản dịch của Trường

ĐHKHXH&NV).

3. J. Topolski (1968), Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học và Trung học

Chuyên nghiệp, Hà Nội, phần Các nguồn sử liệu.

4. Martha (2002), From Realiable Sources: An Introduction to Historical

Methodology, (Bản dịch do giáo viên cung cấp).

5. Paul Thompson (2000), The Voice of the Past: Oral History, (Bản dịch do

giáo viên cung cấp).

6. Hà Văn Tấn (2007), Một số vấn đề Lý luận sử học, Nxb Đại học Quốc

gia.

V. Khối kiến thức ngành 40

V.1 Các học phần bắt buộc 14

39 TMT2060 Phương pháp dạy học 3 Tài liệu bắt buộc

Page 56: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

56

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

Lịch sử 1. Vũ Quang Hiển - TS. Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn

Lịch sử ở trường THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1,

2, NXB Đại học Sư phạm.

3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2005), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn GV trường THPT

chuyên, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Côi (Cb) (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu

quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.

3. Đĩa CD bài giảng mẫu, phim tư liệu lịch sử.Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10,

11, 12.

4. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử 10, 11, 12, NXB Giáo

dục.

5. Tập bản đồ Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam chương trình THPT.

40 TMT2061 Thực hành dạy học 3 Tài liệu bắt buộc:

Page 57: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

57

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

lịch sử 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng

môn Lịch sử lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Kiến thức Lịch sử 10, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2008), Kiến thức Lịch sử 12, tập 1, 2, NXB

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Bộ sách giáo khoa Lịch sử 10, 11, 12

2. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (2007), Ôn luyện, kiểm tra Lịch sử 11, NXB

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Đình Lễ (Chủ biên) (2008), Ôn luyện, kiểm tra Lịch sử 12, NXB

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

4. Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên) (2006), Ôn luyện, kiểm tra Lịch sử 10, NXB

Đại học Quốc gia HN.

41

HIS3107 Một số phương pháp

nghiên cứu lịch sử 4

Tài liệu bắt buộc

1. Edward W.Said (1998), Đông phương học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

Page 58: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

58

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

2. Đào Hữu Hồ (1996), Thống kê xã hội học (Dành cho sinh viên nhóm

ngành VI), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

3. Tô Phi Phượng (Chủ biên) (1998), Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

42 HIS3003 Tiếp xúc văn hoá

Đông-Tây ở Việt

Nam thời cận đại

2

Tài liệu bắt buộc

1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá Thông

tin, Hà Nội.

2. Trần Viết Nghĩa, Tiếp xúc văn hoá Đông Tây ở Việt Nam thời cận đại, Tập

bài giảng dành cho sinh viên năm thứ tư, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

Cận- Hiện đại, Khoa Lịch sử.

3. Trần Viết Nghĩa (2004), Văn hoá phương Tây với phụ nữ thành thị Việt

Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (4), tr. 23 – 30.

4. Trần Viết Nghĩa (2006), Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương

Tây thời thuộc Pháp, Tạp chí khoa học (2), tr. 46- 54.

5. Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam với Pháp, NXB Văn hoá

Thông tin & Viện Văn hoá, Hà Nội.

6. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996), Văn hoá học đại cương, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

Page 59: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

59

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

43 HIS3128 Cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân

Việt Nam

2

Tài liệu bắt buộc

1. Trường Chinh (1975), Về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Tập 1,

2. NXB Sự thật, Hà Nội.

2. Trường Chinh (1965), Bàn về cách mạng Việt Nam (Trong tập Văn Kiện

Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, NXB Sự thật, Hà Nội.

3. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ

nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới. NXB Sự Thật, Hà Nội.

4. Văn kiện Đảng về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (tập 1 đến tập

35), NXB Chính trị Quốc gia, xuất bản từ năm 2001-2003.

V.2 Các học phần lựa chọn 16/21

TMT2062 Kĩ thuật dạy học lịch

sử 3

Tài liệu bắt buộc

1. Vũ Quang Hiển - TS. Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn

Lịch sử ở trường THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1,

2, NXB Đại học Sư phạm.

3. Hoàng Thanh Tú (2012), Phương pháp ôn tập lịch sử ở trường THPT. Lý

Page 60: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

60

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

44 luận và thực tiễn, NXB ĐHQGHN.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Hồ Thị Thu Hồ (2007), Phương pháp KUA, Đại học Cần Thơ.

2. Ứng dụng 5 định hướng Marzano trong dạy học, tài liệu chương trình

MHO4 (2004), Đại học Cần Thơ.

45 TMT2063 Thực hành sử dụng

phương tiện công

nghệ trong dạy học

Lịch sử

3

Tài liệu bắt buộc

1. Vũ Quang Hiển - TS. Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn

Lịch sử ở trường THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Tập bài giảng môn Phương pháp và công nghệ dạy học (2014), Khoa Sư

phạm, trường ĐH Giáo dục.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng CNTT trong dạy học

tích cực, NXB Giáo dục.

2. ICT Transforming education (2010), UNESCO Bangkok, Asia and Pacific

Regional Bureau for Education, Thailand.

3. Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực, đĩa CD, VVOB Việt Nam.

Page 61: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

61

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

46

HIS3127

Nguyễn Ái Quốc và

sự truyền bá Chủ

nghĩa Mác- Lênin

vào Việt Nam

3

Tài liệu bắt buộc

1. Hồng Hà (1990), Bác Hồ ở Pháp, NXB Văn học, Hà Nội.

2. Hồng Hà (2008), Bác Hồ trên đất nước Lênin, NXB Thanh niên, Hà Nội.

3. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, T2,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Thu Trang (1989), Nguyễn Ái Quốc ở Pari, NXB Thông tin Lý luận, Hà

Nội.

5. Viện Hồ Chí Minh (1998), Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1925),

NXB CTQG, Hà Nội.

6. Phạm Xanh (2001), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-

Lênin vào Việt Nam (1921-1930), NXB CTQG, Hà Nội, 2001.

47

HIS3007

Lịch sử chống ngoại

xâm bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam thời cổ

trung đại

2

Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng (2003), Tìm hiểu thiên tài quân

sự của Nguyễn Huệ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

2. Hoàng Xuân Hãn (2003), Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao tông giáo

triều Lý, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 62: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

62

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

3. Phan Huy Lê (chủ biên) (2004): Một số trận quyết chiến chiến lược trong

lịch sử dân tộc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

4. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (2005), Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427),

Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

5. Hồng Nam, Hồng Lĩnh (chủ biên) (1984): Những trang sử vẻ vang của

dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Nxb. Khoa học

xã hội, Hà Nội.

6. Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm (2003), Cuộc kháng chiến chống xâm lược

Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.

7. Viện Lịch sử Quân sự (1999), Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 1: Buổi

đầu dựng nước thời Hùng vương - An Dương Vương, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội

8. Viện Lịch sử Quân sự (2001), Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 2: Đấu

tranh giành độc lập tự chủ (từ năm 179 TCN đến năm 938), Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

9. Viện Lịch sử Quân sự (2003), Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 3: Thời

Ngô - Đinh - Tiền L ê- Lý (939 - 1225), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 63: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

63

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

10. Viện Lịch sử Quân sự (2003), Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 4: Hoạt

động quân sự thời Trần (Thế kỷ XIII - XIV), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

11. Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (1983), Quân thuỷ

trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

48

HIS3010

Các khuynh hướng tư

tưởng giải phóng dân

tộc ở Việt Nam thời

cận đại

2

Tài liệu bắt buộc

1. Hoàng Văn Đào (1970), Việt Nam Quốc dân Đảng, Sài Gòn.

2. Trần Văn Giàu (2003), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam 3 tập, in

trong “Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh”, NXB KHXH, Hà

Nội.

2. Nguyễn Văn Khánh (2005), Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào

giải phóng dân tộc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Thành, Phạm Xanh, Đặng Hòa, Đào Phiếu, Việt Nam Thanh niên

Cách mạng Đồng chí Hội, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986.

4. Chương Thâu (1982), Phan Bội Châu - con người và sự nghiệp cứu nước,

NXB Nghệ An, Vinh.

Page 64: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

64

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

6. Phạm Xanh (2001), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác -

Lênin ở Việt Nam 1921-1930, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.

49

HIS3082

Quan hệ thương mại

truyền thống ở khu

vực Biển Đông

2

Tài liệu bắt buộc

1. Đô thị cổ Hội An (1994), Nxb. KHXH, Hà Nội.

2. Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại (2004), Nxb.

Thế Giới.

3. Đông Nam Á - Truyền thống và Hội nhập (2007), Nxb. Thế Giới, Hà

Nội.

4. Hall, D. G. E. (2000), Lịch sử Đông Nam á, Nxb. CTGQ, Hà Nội.

5. Kỷ yếu hội thảo khoa học về Đô thị cổ Phố Hiến năm 1992.

6. Nguyễn Văn Kim (2003), “Vị trí của một số thương cảng Việt Nam trong

hệ thống buôn bán ở Biển Đông thế kỷ XVI-XVII (một cái nhìn từ điều kiện

địa-nhân văn)”, in trong: Nguyễn Văn Kim, Nhật Bản với Châu á: Những

mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế – xã hội, Nxb. ĐHQGHN, 2003.

7. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh tế–xã hội Việt Nam thế kỷ

XVII và XVIII, Nxb. Trẻ, Tp. HCM.

8. Lion and Dragon: Four Centuries of Dutch - Vietnamese Relations (Co-

author) (2007), Boom, Amsterdam, Nethearland.

Page 65: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

65

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

9. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới (2007), Tập 2, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Người Việt với biển (2011), Nxb. Thế Giới, Hà Nội.

50

HIS3024

Đặc điểm quan hệ

quốc tế sau Chiến

tranh lạnh

2

Tài liệu bắt buộc

1. Graham Evan & Jeffrey Newham (1998), The Penguin Dictionary of

International Relation, Peguin Book, London.

2. Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế: những

khía cạnh lý thuyết và vấn đề, Nxb CTQG, Hà Nội.

3. Vũ Dương Ninh (2007), Việt Nam – Thế giới và hội nhập, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

4. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 - 1995) và

thế giới trong 20 năm tới (1996 - 2020), Nxb CTQG, Hà Nội.

5. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới: Đại hội VI, VII, VIII, IX (2005),

Nxb CTQG, Hà Nội.

6. Viện TTKHXH (2001), Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh: Phân tích

và dự báo, TTKHXH Chuyên đề, 2 tập, Hà Nội.

7. Walter Lafeber (2004), America, Russia and the Cold War 1945 – 2002,

Page 66: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

66

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

New York, McGraw - Hill.

51

HIS3025

Chính sách đối ngoại

của Hoa Kì từ sau

Chiến tranh thế giới

thứ hai

2

Tài liệu bắt buộc

1. Lý Thực Cốc, (1996) Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb CTQG,

Hà Nội.

2. Jean-Baptiste Duroselle (1994), Lịch sử ngoại giao (từ 1919 đến ngày

nay), Học viện QHQT, Hà Nội.

3. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim (cb) (2007), Một số chuyên đề lịch sử

thế giới, tập II, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim (cb) (2015), Một số chuyên đề lịch sử

thế giới, tập III, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. R.B.Ripley, James M.Linsay (cb) (2002), Chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ sau Chiến tranh lạnh, Nxb CTQG, Hà Nội.

6. Nguyễn Anh Thái (cb) (1998), Lịch sử thế giới hiện đại (1917-1995)

Nxb GD, Hà Nội.

7. Thomas J.McCormick (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ -Chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh, Nxb CTQG, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

Page 67: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

67

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

1. Michael Beau (2002), Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, Nxb

TG, Hà Nội.

2. Nguyễn Quốc Hùng (2000), Quan hệ quốc tế thế kỷ XX, Nxb GD, Hà Nội.

3. Nguyễn Quốc Hùng (2006), Hoàng Khắc Nam, Quan hệ quốc tế, những

khía cạnh lý thuyết và vấn đề, Nxb CTQG, Hà Nội.

4. Bruce W.Jentleson (2004), Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ-Động cơ của sự

lựa chọn trong thế kỷ XXI, Nxb CTQG, Hà Nội.

5. Paul Kennedy (1992), Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, Nxb

TTLL, Hà Nội.

6. Walter Lafeber (1994), The American Age-United States Foreign Policy at

Home and Abroad, Vol I, II, W.W. Norton and Company, NY.

52

HIS3097

Biến đổi kinh tế xã

hội Việt Nam 1945-

2000

2

Tài liệu bắt buộc

1. Lê Mậu Hãn (2002), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

2. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2014), Lịch sử Việt Nam tập 4 (từ 1945-2000),

NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Mạnh Hùng (chủ biên) (1996), Kinh tế xã hội Việt Nam, thực trạng,

Page 68: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

68

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

xu thế và giải pháp, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến (2000), Giáo trình “Biến đổi cơ cấu

kinh tế- xã hội Việt Nam 1945-1995”, Hà Nội.

5. Tổng cục Thống kê, Số liệu về sự biến đổi xã hội Việt Nam thời kỳ đổi

mới, NXB Thống kê, Hà Nội.

V.3. Khối kiến thức thực tập và tốt

nghiệp 10

53 TMT3001 Thực tập Sư phạm 4

54 TMT 4001 Khóa luận tốt nghiệp 6

Các môn thay thế khóa luận 6/10

Môn bắt buộc

55

HIS4059

Quá trình dân tộc-

lãnh thổ của Việt

Nam

3

Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Đình Đầu (1999), Việt Nam, quốc hiệu và cương vực qua các

thời đại, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Vũ Minh Giang (chủ biên) (2006), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam,

Nxb. Thế giới, Hà Nội.

3. Phan Huy Lê (1990), Về Quá trình Dân tộc của Lịch sử Việt Nam, bài

Page 69: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

69

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

giảng chuyên đề, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

4. Phan Huy Lê (2012), “Về những trung tâm Văn minh và Nhà nước cổ đại

trên lãnh thổ Việt Nam”, trong Phan Huy Lê: Lịch sử và văn hóa Việt

Nam Tiếp cận bộ phận, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 33-146.

5. Lương Ninh (2004), Lịch sử vương quốc Chămpa, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam: Lịch sử và Văn hoá, Nxb.

Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

7. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2010), Biên giới trên đất liền Việt Nam -

Trung Quốc, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.

8. Nhiều tác giả (2011), Bằng chứng Lịch sử và Cơ sở Pháp lý Hoàng Sa

Trường Sa là của Việt Nam, Nxb. Trẻ, Hà Nội.

9. Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam, Lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb. Thế

giới, Hà Nội.

10. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hoá vùng ở Việt Nam, Nxb. Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

11. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb.

Page 70: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

70

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

Đại học Quốc gia TPHCM, Tp. Hồ Chí Minh, Phần thứ nhất và Phần thứ

hai, tr. 15-211.

12. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá, Nxb. Văn

hoá Dân tộc & Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.

13. Li Tana (2002), “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the

Seventeenth and Eighteenth Centuries”, Journal of Southeast Asian

Studies, 29, 1 (March 1998), pp. 111-121; Tham khảo bản dịch Việt ngữ:

Li Tana: “Xứ Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII Một mô hình khác của Việt

Nam”, trong: Những vấn đề Lịch sử Việt Nam (nhiều tác giả), Bán nguyệt

san Xưa Nay & Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 185-199.

Các môn tự chọn 3/12

56 TMT2064

Lí luận, công nghệ

dạy học hiện đại môn

Lịch sử

3

Tài liệu bắt buộc

1. Vũ Quang Hiển - TS. Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn

Lịch sử ở trường THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Tài liệu tập huấn của Intel Teach, 2010.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Đặng Thành Hưng (2001), Dạy học hiện đại. NXB ĐHQGHN.

Page 71: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

71

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

2. D. Lamont Jhonson Cleborne (2003), Technology in Education, The

Haworth Press Inc.

3. Teaching the Social Sciences and History in Secondary Schools, A

Methods Book (1996). Developed by the Social Science Education

Consortium, Inc.

57 TMT4002 Phương pháp dạy học

trong môi trường học

tập trực tuyến

3

Tài liệu bắt buộc

1. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2013), Bài giảng Phương pháp

dạy học trong môi trường trực tuyến. Trường ĐHGD, ĐHQGHN.

2. Unessco (2012), Những năng lực CNTT trong đào tạo giáo viên, Asia

Pacific Region.

Tài liệu tham khảo thêm

1. E-Learning và ứng dụng trong dạy học (2011), Tài liệu của Dự án Việt-Bỉ

(VVOB), Hà Nội.

2. Cher Ping LIM, Ching Sing CHAI, Daniel CHURCHILL (2010), Các mô

hình ứng dụng CNTT trong giáo dục tiên tiến (Người dịch: Nguyễn Ngọc

Vũ). Bộ công cụ nâng cao năng lực cho các trường đào tạo giáo viên ở khu

vực Châu Á-Thái Bình Dương. Microsof Partner in Learning.

Page 72: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

72

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

58

TMT2065

Nghiên cứu và dạy

học Lịch sử địa

phương

3

Tài liệu bắt buộc

1. Vũ Quang Hiển - TS. Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn

Lịch sử ở trường THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1999), Phương pháp luận sử học, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

3. Phan Ngọc Liên (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1,2, NXB Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Phan Ngọc Liên (2007), Nhập môn sử học, NXB Đại học Sư phạm Hà

Nội.

2. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) (1999), Lịch sử địa phương, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) (2007), Giáo trình lịch sử địa phương,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

59

PSE4009 Tư vấn hướng nghiệp 3

Tài liệu bắt buộc

1. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, NXB

Văn hóa – Thông tin.

Page 73: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

73

T

T

Mã học

phần

Tên học phần Số tín

chỉ

Danh mục tài liệu tham khảo

(Tài liệu bắt buộc – Tài liệu tham khảo thêm)

(1) (2) (3) (4) (5)

2. “Tâm lý học tham vấn” (Giáo trình của khoa Tâm lý học trường Đại

học Khoa học xã hội và nhân văn) (2009), NXB ĐHQGHN.

Tài liệu tham khảo thêm

1. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao

năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên. NXB Lý luận Chính trị.

2. Phùng Đình Mẫn (chủ biên) (2004), Một số vấn đề cơ bản về hoạt

động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, NXB Giáo dục.

3. Đào Thị Oanh (1999), Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc gia.

4. Tài liệu tập huấn tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông (1994),

Bộ giáo dục và đào tạo (lưu hành nội bộ) Hà Nội.

Tổng cộng 135

Page 74: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

74

4. Đội ngũ giảng viên

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

I. Khối kiến thức chung 27

1 PHI1004

Những nguyên lý cơ bản của Chủ

nghĩa Mác- Lê nin 1 2

Đại học Quốc gia Hà Nội

2 PHI1005

Những nguyên lý cơ bản của Chủ

nghĩa Mác- Lê nin 2 3

Đại học Quốc gia Hà Nội

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Đại học Quốc gia Hà Nội

4 HIS1002

Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam 3

Đại học Quốc gia Hà Nội

5 INT1004 Tin học cơ sở 3 Đại học Quốc gia Hà Nội

6 Ngoại ngữ cơ sở 1 4 Đại học Quốc gia Hà Nội

FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1

FLF2201 Tiếng Nga cơ sở 1

Page 75: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

75

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

FLF2301 Tiếng Pháp cơ sở 1

FLF2401 Tiếng Trung cơ sở 1

7 Ngoại ngữ cơ sở 2 5 Đại học Quốc gia Hà Nội

FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2

FLF2202 Tiếng Nga cơ sở 2

FLF2302 Tiếng Pháp cơ sở 2

FLF2402 Tiếng Trung cơ sở 2

8 Ngoại ngữ cơ sở 3 5 Đại học Quốc gia Hà Nội

FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3

FLF2203 Tiếng Nga cơ sở 3

FLF2303 Tiếng Pháp cơ sở 3

FLF2403 Tiếng Trung cơ sở 3

Page 76: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

76

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

9 Giáo dục thể chất 4 Đại học Quốc gia Hà Nội

10 Giáo dục quốc phòng 8 Đại học Quốc gia Hà Nội

11 Kĩ năng bổ trợ 3 Đại học Quốc gia Hà Nội

II. Khối kiến thức theo lĩnh vực 6

12

PSE2001 Đại cương về tâm lý và tâm lý học

nhà trường 3

Đinh Thị Kim Thoa

Trần Văn Tính

Trần Văn Công

Đặng Hoàng Minh

PGS.TS

TS

TS

PGS.TS

Tâm lý học ĐHGD

13

PSE2002 Giáo dục học 3

Trần Anh Tuấn

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Thị Anh Thư

Mai Quang Huy

TS

TS

ThS

ThS

GDH ĐHGD

Page 77: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

77

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Ngô Thị Thu Dung

TS

III. Khối kiến thức theo khối ngành 18

III.1 Các học phần bắt buộc 12

14

TMT1001 Lý luận và Công nghệ dạy học 3

Tôn Quang Cường

Phạm Kim Chung

Hoàng Thanh Tú

Đào Thị Hoa Mai

Vũ Phương Liên

TS

TS

TS

ThS

ThS

PPCNDH

LLPPDH

LLPPDH

LLPPDH

LLPPDH

ĐHGD

Page 78: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

78

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

15

EAM1001 Đánh giá trong giáo dục 3

Sái Công Hồng

Lê Thái Hưng

Trần Thị Hoài

Lê Thị Hoàng Hà

Đào Thị Hoa Mai

TS

TS

TS

ThS

ThS

ĐLĐG

ĐLĐG

QLGD

ĐLĐG

Toán học

ĐHGD

16

EDM2001 Phát triển chương trình giáo dục

phổ thông 3

Trần Thị Hoài

Nguyễn Phương Huyền

Bùi Ngọc Kính

Trịnh Văn Minh

TS

TS

TS

PGS.TS

QLGD

QLGD

TLH

GDH

ĐHGD

17

PSE2003 Thực hành Sư phạm và phát triển kĩ

năng cá nhân, xã hội 3

Đinh Thị Kim Thoa

Trần Văn Tính

Ngô Thị Thu Dung

Mai Quang Huy

PGS.TS

TS

TS

ThS

TLH

TLH

TLH

GDH

ĐHGD

Page 79: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

79

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Hồng Kiên

Vũ Phương Liên

TS

ThS

ThS

GDH

CTXH

GDHN

III.2 Các học phần tự chọn 6/12

18

PSE2004 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3

Trần Anh Tuấn

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Thị Anh Thư

Mai Quang Huy

Ngô Thị Thu Dung

TS

TS

ThS

ThS

TS

GDH

GDH

GDH

GDH

GDH

ĐHGD

19 PSE2005

Tổ chức các hoạt động giáo dục của

nhà trường 3

Trần Anh Tuấn

Nguyễn Thị Bích Liên

TS

TS

GDH

GDH ĐHGD

Page 80: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

80

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Nguyễn Thị Anh Thư

Mai Quang Huy

ThS

ThS

GDH

GDH

20

PSE2006

Tư vấn tâm lý học đường

3

Đinh Thị Kim Thoa

Trần Văn Tính

Trần Văn Công

PGS.TS

TS

TS

Tâm lý học ĐHGD

21

EDM2002 Quản lý hành chính Nhà nước và

quản lý ngành giáo dục và đào tạo 3

Đỗ Thị Thu Hằng

Nguyễn Quang Tháp

Nguyễn Phương Huyền

TS

TS

TS

KTH

QLGD

TLH

ĐHGD

IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 44

IV.1 Các học phần bắt buộc 34

Page 81: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

81

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

22

HIS2061 Lịch sử Việt Nam cổ- trung đại 4

Vũ Minh Giang

Vũ Văn Quân

Đỗ Thùy Lan

Phạm Đức Anh

Nguyễn Ngọc Phúc

GS.TSK

H

PGS.TS

TS

TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHQGHN

ĐHKHXHNV

23

HIS2019 Lịch sử Việt Nam cận đại 3

Phạm Xanh

Trần Viết Nghĩa

Trương Bích Hạnh

PGS.TS

PGS.TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHQGHN

ĐHKHXHNV

24 HIS2104 Lịch sử Việt Nam hiện đại 4

Nguyễn Đình Lê

Hoàng Hồng Nga

PGS.TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

25 HIS2064 Lịch sử Thế giới cổ- trung đại 4

Nguyễn Văn Kim

Đinh Tiến Hiếu

PGS.TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

Page 82: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

82

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Nguyễn Nhật Linh ThS Lịch sử ĐHKHXHNV

26

HIS2006 Lịch sử Thế giới cận đại 3

Trần Thiện Thanh

Phạm Văn Thủy

Nguyễn Mạnh Dũng

TS

TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

27

HIS2065 Lịch sử Thế giới hiện đại 4

Đặng Xuân Kháng

Lý Tường Vân

Phạm Văn Thủy

PGS.TS

TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

28 HIS1150 Phương pháp luận sử học 2

Hoàng Hồng

Lê Văn Sinh

PGS.TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

29

ITS1101 Thể chế chính trị thế giới 3 Phạm Quang Minh

Ngô Tuấn Thắng

PGS.TS

ThS

Lịch sử

Quốc tế

học

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

30 HIS2020 Lịch sử sử học 4 Hoàng Hồng PGS.TS Lịch sử ĐHKHXHNV

Page 83: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

83

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Trần Kim Đỉnh PGS.TS Lịch sử ĐHKHXHNV

31

HIS2010 Cơ sở khảo cổ học 3

Lâm Mỹ Dung

Nguyễn Chiều

Nguyễn Xuân Mạnh

Đặng Hồng Sơn

Hoàng Văn Diệp

PGS.TS

GVC

GVC

TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

IV.2 Các học phần tự chọn 10/18

32

HIS3125 Làng xã Việt Nam trong lịch sử 3

Nguyễn Quang Ngọc

Phạm Đức Anh

Nguyễn Ngọc Phúc

GS.TS

TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

33 HIS3001 Đô thị cổ Việt Nam 2

Vũ Văn Quân

Đỗ Thùy Lan

PGS.TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

Page 84: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

84

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

34 SIN3035 Hán – Nôm cơ sở 4

Đỗ Hữu Thành

Đặng Hồng Sơn

CN

TS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

35

HIS3018 Các tôn giáo thế giới 2

Nguyễn Văn Ánh

Nguyễn Mạnh Dũng

Nguyễn Nhật Linh

GVC

TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

36 HIS2016

Sự phát triển kinh tế- xã hội của các

nước Đông Bắc Á 2

Nguyễn Văn Kim

Nguyễn Mạnh Dũng

PGS.TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

37 HIS2017

Sự phát triển kinh tế- xã hội của các

nước Đông Nam Á 2

Phạm Văn Thủy

Lý Tường Vân

TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

38 HIS3078

Sử liệu học và các nguồn sử liệu

lịch sử Việt Nam 3

Phạm Xuân Hằng

Đinh Thùy Hiên

PGS.TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

V Khối kiến thức ngành 40

Page 85: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

85

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

V.1 Các học phần bắt buộc 14

39

TMT2060 Phương pháp dạy học Lịch sử 4

Vũ Quang Hiển

Hoàng Thanh Tú

Đoàn Nguyệt Linh

PGS.TS

TS

ThS

Lịch sử

ĐH KHXH

&NV

ĐHGD

40 TMT2061 Thực hành dạy học Lịch sử 3

Hoàng Thanh Tú

Đoàn Nguyệt Linh

TS

ThS

Lịch sử ĐHGD

41

HIS3107 Một số phương pháp nghiên cứu

lịch sử 4

Phan Phương Thảo

Nguyễn Thị Bình

PGS.TS

NCS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

Văn Miếu-

QTG

42 HIS3003

Tiếp xúc văn hoá Đông-Tây ở Việt

Nam thời cận đại 2

Đỗ Quang Hưng

Trần Viết Nghĩa

GS.TS

PGS.TS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

43 HIS3128

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân Việt Nam 2

Nguyễn Đình Lê

Hoàng Hồng Nga

PGS.TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

Page 86: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

86

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

V.2 Các học phần tự chọn 16/21

44

TMT2062 Kĩ thuật dạy học Lịch sử 3

Hoàng Thanh Tú

Đoàn Nguyệt Linh

TS

ThS

Lịch sử ĐHGD

45 TMT2063

Thực hành sử dụng phương tiện

Công nghệ trong dạy học Lịch sử 3

Hoàng Thanh Tú

Đoàn Nguyệt Linh

TS

ThS

Lịch sử ĐHGD

46

HIS3127

Nguyễn Ái Quốc và sự truyền bá

Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt

Nam

2

Phạm Xanh

Trần Viết Nghĩa

Trương Bích Hạnh

PGS.TS

PGS.TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

47 HIS3007

Lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam thời cổ trung đại 2

Vũ Văn Quân

Nguyễn Ngọc Phúc

PGS.TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

48

HIS3010

Các khuynh hướng tư tưởng giải

phóng dân tộc ở Việt Nam ở Việt

Nam thời cận đại

2 Phạm Xanh

Trần Viết Nghĩa

PGS.TS

PGS.TS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

Page 87: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

87

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Trương Bích Hạnh ThS Lịch sử ĐHKHXHNV

49

HIS3082 Quan hệ thương mại truyền thống ở

khu vực Biển Đông 2

Nguyễn Văn Kim

Hoàng Anh Tuấn

Nguyễn Mạnh Dũng

Phạm Văn Thủy

PGS.TS

PGS.TS

TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

50

HIS3024 Đặc điểm quan hệ quốc tế sau

Chiến tranh lạnh 2

Hoàng Khắc Nam

Trần Thiện Thanh

Lý Tường Vân

PGS.TS

TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

51 HIS3025

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai 2

Trần Thiện Thanh

Lý Tường Vân

TS

TS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

52 HIS3097

Biến đổi kinh tế-xã hội Việt Nam

1945-2000 2

Nguyễn Đình Lê

Hoàng Hồng Nga

PGS.TS

ThS

Lịch sử

Lịch sử

ĐHKHXHNV

ĐHKHXHNV

Page 88: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

88

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

V.3 Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp 10

53 TMT3001 Thực tập Sư phạm 4

54 TMT 4001 Khóa luận tốt nghiệp 6

Các học phần thay thế khóa luận 6

Học phần bắt buộc

55 HIS4059

Quá trình dân tộc- lãnh thổ của Việt

Nam 3

Đỗ Thị Thuỳ Lan

Phạm Đức Anh

TS

TS

LSVN

LSVN

ĐHKHXH&N

V

Học phần tự chọn 3/12

56 TMT2064 Lí luận, công nghệ dạy học hiện đại

môn Lịch sử 3

Hoàng Thanh Tú

Đoàn Nguyệt Linh

TS

ThS

Lịch sử ĐHGD

57 TMT4002 Phương pháp dạy học trong môi

trường học tập trực tuyến 3

Tôn Quang Cường

Phạm Kim Chung

TS

TS

NNH

GDH ĐHGD

Page 89: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

89

TT Mã học

phần

Tên học phần Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức

danh

khoa

học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Đơn vị công

tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

58 TMT2065

Nghiên cứu và dạy học Lịch sử địa

phương 3

Hoàng Thanh Tú

Đoàn Nguyệt Linh

TS

ThS

Lịch sử ĐHGD

59 PSE4009 Tư vấn hướng nghiệp 3

Tổng cộng 135

Page 90: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

90

5. Tóm tắt nội dung học phần

I. Khối kiến thức chung (27 tín chỉ)

1. PHI1004. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1 (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác- Lênin phần 1 cung cấp cho người học hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất của thế giới, những quy luật chung

nhất của sự vận động, phát triển của thế giới vật chất; bản chất, nguồn gốc, kết cấu của

ý thức và biện chứng của quá trình nhận thức; những quy luật khách quan chi phối sự

vận động phát triển xã hội loài người. Từ đó giúp người học hình thành thế giới quan và

phương pháp luận triết học khoa học, có khả năng vận dụng thế giới quan và phương

pháp luận khoa học vào hoạt động nhận thức và thực tiễn trên các lĩnh vực của đời sống

xã hội.

2. PHI1005. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2 (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PHI1004

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin

(phần 2) trình bày những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương

thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về

giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học

thuyết này không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của

nền kinh tế thị trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn là cơ sở quyết định sự

vận động của những quan hệ, những quy luật chính trị - xã hội như quy luật về cuộc đấu

tranh của giai cấp công nhân, về chính đảng của giai cấp công nhân, về cách mạng xã

hội chủ nghĩa… Những quy luật kinh tế và quy luật chính trị - xã hội này luận giải tính

tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

3. POL1001. Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PHI1005

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh cung cấp cho sinh

viên những hiểu biết cơ bản về:

- Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh;

Page 91: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

91

- Hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một số vấn đề cơ bản của

cách mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ

nghĩa xã hội ở và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng sản

Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ và xây dựng nhà nước của

dân, do dân, vì dân; đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới.

- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng

của dân tộc Việt Nam.

4. HIS1002. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: POL1001

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần trình bày rõ bối cách lịch sử và sự ra đời

của Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp những kiến thức cơ bản, với nguồn tư liệu xác

thực đường lối cách mạng của Đảng, bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương, chính

sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam, thể

hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị... của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng

Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa,

trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới về một số lĩnh vực

cơ bản của đời sống xã hội; Nêu lên những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm

về xác đinh và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng để vận dụng sáng tạo vào giai

đoạn cách mạng hiện tại vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh.

5. INT1004. Tin học cơ sở (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần:

Mô đun 1- Tin học Đại cương

- Phần 1: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về thông tin, máy tính, phần

mềm và các ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phần 2: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng hệ điều hành, sử dụng

các phần mềm văn phòng thông dụng và khai thác một số dịch vụ trên Internet.

Mô đun 2- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

- Hệ thống hóa và nâng cao kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Page 92: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

92

quan hệ; rèn các kĩ năng sử dụng một hệ quản trị dữ liệu cụ thể.

- Giới thiệu lập trình quản lý thông qua macro và môđun đơn giản trong Visual

Basic.

6. Ngoại ngữ cơ sở 1 (4 tín chỉ )

(FLF1105, FLF1205, FLF1305, FLF1405)

7. Ngoại ngữ cơ sở 2 (5 tín chỉ )

(FLF1106, FLF1206, FLF1306, FLF1406)

8. Ngoại ngữ cơ sở 3 (5 tín chỉ)

(FLF1107, FLF1207, FLF1307, FLF1407)

9. PES1001. Giáo dục thể chất (4 tín chỉ)

10. CME1001. Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ)

11. CSS1001. Kĩ năng bổ trợ

II. Khối kiến thức theo lĩnh vực (6)

12. PSE2001. Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường cung

cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý học và vận dụng kiến thức

đó vào trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục.

Nội dung học phần đề cập đến các vấn đề: Lịch sử tâm lý học. Các trường phái tâm lý

học, quan điểm duy vật biện chứng về tâm lý và các phương pháp nghiên cứu.Cơ sở

sinh lý thần kinh của tâm lý. Sự phát triển của con người qua các giai đoạn lứa tuổi.

Quá trình nhận thức của con người. Sự phát triển trí tuệ và các biện pháp phát triển trí

tuệ. Các vấn đề ý thức và vô thức trong đời sống tâm lý con người. Các lý thuyết về sự

học. Hoạt động học tập và đặc điểm hoạt động học tập của người học. Trí nhớ và các

quá trình trí nhớ. Quên và các biện pháp chống quên. Giới thiệu về động cơ, động cơ

học tập và các biện pháp hình thành động cơ học tập cho học sinh. Đời sống tình cảm

và các đặc điểm của đời sống tình cảm. Vấn đề stress và quản lý stress. Các rối loạn

tâm lý xẩy ra ở học sinh. Các vấn đề nhân cách, cấu trúc nhân cách và những đặc điểm

nhân cách của học sinh với việc học. Hoạt động dạy học và nhân cách người giáo viên.

Các biện pháp phát triển nhân cách người giáo viên.

Page 93: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

93

13. PSE2002. Giáo dục học (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: “Giáo dục học“ là học phần tích hợp cao các tri thức

lý luận GDH và các định hướng phát triển kĩ năng nghề nghiệp, trang bị cho người học

một hệ thống kiến thức đại cương, cơ bản, hiện đại của giáo dục học, lịch sử giáo dục,

về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển, và những vấn đề cơ bản của quá trình

giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhà giáo và người học.

Học phần cũng cung cấp cho SV sư phạm một hệ thống tri thức giáo dục học về tổ

chức, quản lý các hoạt động giáo dục, hệ thống kĩ năng quản lý lớp học của một giáo

viên và công tác giáo viên chủ nhiệm, các kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cơ

bản trong trường phổ thông trung học. Trên cơ sở đó, người học có thể đối chiếu, phát

triển, vận dụng trong các loại hình nhà trường khác, bậc học khác. Các kĩ năng chủ yếu

được hình thành qua thực hành trên lớp học, có sự gắn kết chặt chẽ với hoạt động thực

hành kĩ năng nghề nghiệp và kiến tập sư phạm tại trường trung học.

III. Khối kiến thức theo khối ngành (18 tín chỉ)

III.1. Học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

14. TMT1001. Lý luận và Công nghệ dạy học (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

Tóm tắt nội dung học phần: Lí luận và công nghệ dạy học cung cấp những khái

niệm cơ bản, bản chất, quy luật và đặc điểm của quá trình dạy học, những lý thuyết dạy

học, những quan điểm dạy học khác nhau, sự phát triển của dạy học qua các thời kỳ lịch

sử với sự chi phối chặt chẽ của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt học phần

còn giới thiệu các xu hướng và thực tiễn đổi mới dạy học trên thế giới và ở Việt Nam,

các phương pháp dạy học và kĩ thuật triển khai các phương pháp dạy học, các công

nghệ trong dạy học. Học phần Lí luận và công nghệ dạy học là học phần cơ bản trong

nhóm bộ môn đào tạo nghiệp vụ sư phạm vì vậy nó vừa mang tính chất lí luận vừa

mang tính thực hành.

15. EAM 1001. Đánh giá trong giáo dục (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Page 94: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

94

Tóm tắt nội dung học phần: Đánh giá trong giáo dục là học phần cung cấp cho

sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo

dục nói chung và trong hoạt động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên

kĩ năng xác định mục tiêu của học phần, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui

trình đánh giá kết quả học tập học phần một cách khách quan, khoa học và công bằng.

Qui trình này giúp giáo viên và học sinh không những đánh giá, tự đánh giá kết quả của

quá trình dạy học, mà còn giúp thu thập các thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh

quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một cách tốt nhất.

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá, thiết

kế câu hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách xử lý, sử dụng kết quả đánh giá. Phần

cuối của học phần giới thiệu về các kĩ thuật đánh giá trong lớp học.

16. EDM2001. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PSE2002

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần gồm có 4 chương mở đầu là khái quát về

chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục cũng như các cách tiếp cận

phát triển chương trình giáo dục hiện nay nhằm cung cấp cho người học có được kiến

thức tổng quan về phát triển chương trình giáo dục. Bên cạnh đó những kiến thức được

sắp xếp một cách hệ thống giúp người học có khả năng thiết kế chương trình cho từng

học phần cụ thể theo đúng qui trình. Một số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục

ở bậc học phổ thông hiện nay cũng góp phần cụ thể hóa kiến thức và phân tích thực

trạng về phát triển chương trình giáo dục trong chính ngành học, học phần mà người

học sẽ đảm nhiệm.

17. PSE1004. Thực hành Sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng

cá nhân, xã hội cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong quá

trình hoạt động nghề nghiệp và rèn luyện nhân cách người giáo viên. Nội dung học

phần đề cập đến các vấn đề gồm: Giáo dục giá trị và giá trị sống cho học sinh là nền

tảng trong việc hình thành nhân cách con người. Giáo viên biết và vận dụng các con

đường để hình thành giá trị sống cho học sinh. Nội dung và cách thức rèn luyện các kĩ

năng sư phạm cho giáo viên giúp cho hoạt động nghề nghiệp được hiệu quả. Nội dung

Page 95: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

95

và rèn luyện các kĩ năng cá nhân và xã hội giúp cho giáo viên có khả năng thích ứng và

phát triển cá nhân được tốt nhất. Các nội dung của học phần đều được thực hành và trải

nghiệm thường xuyên.

III.2. Học phần tự chọn (6/12 tín chỉ)

18. PSE2004. Phương pháp nghiên cứu khoa học(3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: “PPNC khoa học” là học phần bắt buộc trong chương

trình đào tạo cử nhân sư phạm. Học phần được thiết kế với thời lượng 2 tín chỉ và nhằm

mục đích cung cấp cho người học kiến thức và kĩ năng cơ bản, bước đầu thực hiện các

loại hình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục như bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo

cáo khoa học, bài báo khoa học. Học phần được thiết kế theo các nội dung cơ bản sau :

• Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, nghiên cứu khoa học, các quan điểm tiếp

cận về nghiên cứu khoa học giáo dục, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục. Một

số nguyên tắc, yêu cầu khi thực hiện đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục.

• Đặc điểm và phân loại các nhóm NCKH khoa học giáo dục.

• Lựa chọn và triển khai một số NCKH trong khoa học giáo dục

• Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả .

• Quy trình tiến hành một công trình NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu.

• Trình bày một công trình NCKH giáo dục dưới các hình thức khác nhau như bài

tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học.

• Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên cứu khoa học giáo dục.

Học phần sẽ được thực hiện dưới hình thức đan xen các phần lý thuyết và thực

hành, trong đó hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời lượng học phần và dưới các

hình thức khác nhau như cá nhân, nhóm, xê mi na ...

19. PSE 2005. Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường

Học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần Tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt

động TNST tạo cơ hội cho SV rèn luyện và tự rèn luyện, phát triển khả năng ứng dụng

kiến thức Khoa học giáo dục trong quá trình hoạt động thực hành kĩ năng nghề nghiệp,

rèn luyện phẩm chất nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần chủ yếu đề cập đến

hệ thống kĩ năng nghiên cứu đối tượng giáo dục (người học, lớp học), Kĩ năng quản lý

Page 96: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

96

lớp trong giờ học, Kĩ năng thiết kế và tổ chức triển khai, đánh giá các hoạt động giáo

dục nói chung (bao gồm hoạt động TNST),… và phát triển các kĩ năng mềm, khả năng

thích ứng và phát triển năng lực nghề nghiệp.

Nội dung thực hành giúp SV rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp của

người giáo viên và các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội thuận lợi, phát huy vai trò chủ thể

của SV trong các hoạt động tích cực chuẩn bị cho họ đi thực tập sư phạm nói riêng, góp

phần phát triển các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp nói chung.

20. PSE1006. Tư vấn tâm lý học đường (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

Tóm tắt nội dung học phần:

Tư vấn tâm lý học đường cung cấp cho giáo sinh sư phạm những kiến thức cơ bản

về tư vấn tâm lý và tư vấn tâm lý học đường. Đây là một nền tảng quan trọng giúp cho

các thầy cô thành công hơn nữa trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường. Các nội

dung gồm có:

Những vấn đề khái quát chung về tâm lý học tư vấn như: Đối tượng, nhiệm vụ, ý

nghĩa của tâm lý học tư vấn; sơ lược lịch sử phát triển tâm lý học và một số mô hình tư

vấn tâm lý.

Những vấn đề về người cán bộ tư vấn tâm lý học đường: Vai trò, trách nhiệm của

người cán bộ tư vấn, những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm lý, một số

yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp.

Những vấn đề về kĩ năng tư vấn tâm lý gồm có: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu

hỏi, kĩ năng quan sát, kĩ năng đồng cảm và thấu cảm, kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ

năng huy động và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ học sinh, xếp thứ tự ưu tiên và theo

trật tự khi tư vấn cho học sinh.

Những vấn đề về các khó khăn tâm lý của học sinh và các nội dung tư vấn giáo

dục thanh thiếu niên: đặc điểm tâm lý lứa tuổi, con đường dẫn đến hành vi ứng xử tiêu

cực ở thanh thiếu niên, nguyên nhân và cơ chế dẫn đến những khó khăn tâm lý của học

sinh, chiến lược làm việc với thanh thiếu niên có vấn đề về hành vi, phát hiện và bồi

dưỡng năng khiếu ở thanh thiếu niên.

Page 97: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

97

21. EDM2002. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào

tạo(2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ

bản về nhà nước, QLHCNN, các nguyên tắc, đặc điểm quản lý, cơ chế tổ chức và nội

dung quản lý hành chính nhà nước về giáo dục, các quy định Luật giáo dục, Điều lệ nhà

trường, từ đó giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong

quá trình xây giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục;

Học phần chú trọng đến việc nhận thức và vận dụng những nội dung quản lý nhà nước

về GD&ĐT vào giải quyết các vấn đề trong việc quản lý và thực hiện đổi mới giáo dục

và việc bồi dưỡng nhân cách người giáo viên; đồng thời góp phần hình thành các kĩ

năng về quản lý học sinh, quản lý trường học cho người học.

IV. Khối kiến thức của nhóm ngành (44 tín chỉ)

IV.1 Học phần bắt buộc (34 tín chỉ)

22. HIS2061. Lịch sử Việt Nam cổ- trung đại (4 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ

bản, toàn diện, hệ thống về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại. Bao trùm toàn bộ là

các nội dung lớn như: sự thay thế, phát triển kế tiếp giữa các triều đại, các thời đại lịch

sử; quá trình ra đời và hoàn thiện của hệ thống nhà nước và pháp luật; những thành tựu

phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội; lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và những

cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Các vấn

đề trên sẽ được trình theo lịch đại (trình tự thời gian), đồng thời, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai

đoạn lịch sử, các vấn đề sẽ được phân tích, đánh giá tổng hợp trong các mối quan hệ

của nó.

23. HIS2062. Lịch sử Việt Nam cận đại (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2061

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức đầy

đủ về giai đoạn LSVN Cận đại, giới thiệu nội dung và phương hướng giải quyết một số

Page 98: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

98

vấn đề cơ bản của LSVN trong giai đoạn từ 1858 đến 1945. Từ đó làm sáng tỏ những

điều đã học về lịch sử cận đại và lịch sử chính trị Việt Nam.

24. HIS2063. Lịch sử Việt Nam hiện đại (4 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2062

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, toàn

diện, hệ thống về lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại. Bao trùm toàn bộ là các nội dung

lớn như: những biện pháp cũng như thành tựu về xây dựng và bảo vệ chế độ Dân chủ

Cộng hoà sau 1945; sự bùng nổ và quá trình phát triển đi đến thắng lợi của cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); thời kỳ xây dựng miền Bắc XHCN

là hậu phương vững chắc, chi viện cho miền Nam đang trong quá trình hoàn thiện cuộc

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống lại chủ nghĩa thực dân Mỹ, hoàn thành

thống nhất đất nước (1954-1975); quá trình khôi phục đất nước sau chíên tranh và quá

trình đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo; những thành tựu, hạn chế và bà học sau 15

năm đổi mới...Các vấn đề trên sẽ được trình theo lịch đại (trình tự thời gian), đồng thời,

ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, các vấn đề sẽ được phân tích, đánh giá một cách

khách quan và khoa học

25. HIS2064. Lịch sử Thế giới cổ- trung đại (4 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần giới thiệu một cách có hệ thống qúa trình

hình thành và phát triển của lịch sử nhân loại từ khi hình thành cho đến hết thời kỳ

phong kiến, thông qua việc trình bày các quốc gia, các khu vực tiêu biểu, theo trình tự

thời gian. Trong mỗi nước, mỗi khu vực, mỗi thời kỳ lịch sử đều được giới thiệu những

vấn đề bao gồm: những diễn biến của tiến trình lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế và xã

hội. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm lịch sử riêng biệt của từng nước, từng khu vực, từng

thời kỳ, học phần cũng sẽ giới thiệu những vấn đề lịch sử điển hình của nước đó hay

khu vực đó.

26. HIS2006. Lịch sử Thế giới cận đại (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2064

Page 99: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

99

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần giới thiệu nội dung cơ bản của thời kỳ lịch

sử cận đại - sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác

lập phương thức sản xuất TBCN thông qua việc trình bày và phân tích ba vấn đề:

+ Sự ra đời, xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

+ Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân.

+ Quá trình xâm lược và chống xâm lược thời kỳ cận đại.

- Trong mỗi vấn đề sẽ tập trung trình bày các nội dung:

+ Sự ra đời, xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản :

Các cuộc cách mạng tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ (TK XVI-XIX)

Sự hình thành chế độ chính trị của nhà nước tư bản.

Cách mạng công nghiệp cuối TK XVIII

+ Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân.

Hệ lý luận của phong trào công nhân

Các phong trào công nhân tiêu biểu

+ Quá trình xâm lược và chống xâm lược thời kỳ cận đại.

Quá trình xâm lược thuộc địa

Quá trình chống xâm lược và giành độc lập

27. HIS2065. Lịch sử Thế giới hiện đại (4 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2006

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ

bản về tiến trình lịch sử của thế giới từ năm 1917 đến nay với các nội dung: sự hình

thành và phát triển của hệ thống XHCN, sự phát triển của CNTB, sự vươn lên của các

nước thuộc Thế giới thứ ba do hệ quả của sự thắng lợi mạnh mẽ của phong trào đấu

tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ

Latinh; Mối quan hệ giữa ba chủ thể này qua các Trật tự thế giới được hình thành sau

các cuộc chiến tranh thế giới I, II và trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hậu chiến tranh

lạnh… Học phần giúp người học định vị được Việt Nam trong tiến trình lịch sử thế

giới, vai trò, vị trí khu vực và quốc tế của Việt Nam

28. HIS2001. Phương pháp luận sử học (2 tín chỉ)

Page 100: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

100

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Phương pháp luận sử học trang bị những kiến thức cơ

bản về các ngành (phân môn) của khoa học lịch sử và mối liên hệ giữa khoa học lịch sử

và các khoa học khác.Học phần làm rõ cấu trúc phương pháp luận sử học với ba bộ

phận: phương pháp luận đối tượng, phương pháp luận nghiên cứu và phương pháp luận

trình bày. Trong phương pháp luận đối tượng, học phần làm rõ các vấn đề về sự kiện

lịch sử và quá trình lịch sử, qui luật lịch sử và hình thái kinh tế xã hội. Trong phương

pháp luận nghiên cứu, học phần phân tích tính chất của nhận thức lịch sử, hoạt động

nghiên cứu khoa học lịch sử, trình bày khái quát lý thuyết về sử liệu, các vấn đề về khôi

phục và giải thích sự kiện lịch sử. Trong phương pháp luận trình bày, học phần làm rõ

hai vấn đề là tự sự lịch sửvà xây dựng, thiết kế công trình sử học.

29. ITS1101. Thể chế chính trị thế giới (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản liên quan

đến chính trị, thể chế chính trị, nguồn gốc, chức năng của nhà nước. Trên cơ sở đó, sinh

viên sẽ được giới thiệu về cách phân loại các loại hình thể chế chính trị chủ yếu từ góc

độ so sánh trên ba phương diện là tính chất, nguyên tắc tổ chức và biểu hiện. Sau đó,

học phần đi sâu nghiên cứu về hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý quan trọng nhất

quy định tính chất, hình thức và nguyên tắc tổ chức, vận hành của bất cứ quốc gia nào.

Sau đó, học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành,

phát triển, cấu trúc, chức năng đặc điểm của các cơ quan cấu thành thể chế chính trị là

cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cuối cùng, học phần phân tích một số yếu tố

tác động tới hoạt động của các thể chế như đảng phái, bầu cử, các phương tiện thông tin

đại chúng và kết thúc bằng một số thể chế khu vực mà tiêu biểu là EU và ASEAN.

30. HIS2020. Lịch sử sử học (4 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: * Phần "Lịch sử sử học thế giới" :

- Trình bày theo tiến trình lịch sử các hoạt động chủ yếu của sử học thế giới qua

các thời đại. Nêu lên đặc trưng cơ bản của các thời đại sử học.

Page 101: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

101

- Phân tích đánh giá các tư tưởng sử học, các trường phái sử học đã xuất hiện và

chi phối ngành sử học từ thời cổ đại đến thời hiện đại.

- Phân tích đánh giá các phương pháp sử học đã được ứng dụng trong tiến trình

hoạt động của sử học.

* Phần “Lịch sử sử học Việt Nam”:

- Cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về lịch sử sử học một chuyên

ngành của khoa học lịch sử. Lịch sử sử học Việt Nam tổng kết, đánh giá một cách sâu

sắc và toàn diện quá trình hình thành và phát triển của sử học Việt Nam và vai trò của

sử học trong quá trình giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam

31. HIS2010. Cơ sở khảo cổ học (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Đây là học phần cơ sở của ngành lịch sử cung cấp cho

sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và sự tiến hóa văn hóa nhân loại qua

các thời đại từ đá cũ đến giai đoạn hình thành nhà nước. Đặc thù của khoa học khảo cổ

là phục dựng lại đời sống của con người trong quá khứ thông qua việc nghiên cứu sử

liệu vật thật trong bối cảnh tự nhiên và văn hóa. Từ những nghiên cứu này, lịch sử nhân

loại được trình bày trước hết qua cách thức tiếp cận từ những di tích, di vật thực “mắt

thấy, tai nghe” sẽ giúp sinh viên hình dung rõ hơn về cuộc sống của dân tộc và nhân

loại từ khởi đầu cho tới thời cận đại.

IV.2 Học phần tự chọn (10/18 tín chỉ)

32. HIS3125. Làng xã Việt Nam trong lịch sử (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2061

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, toàn diện

về lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu vấn đề làng xã ở Việt Nam; về nguồn gốc, quá

trình hình thành và phát triển của làng Việt trong tiến trình lịch sử; những đặc điểm về

kết cấu kinh tế, cơ cấu tổ chức và kết cấu xã hội, đời sống văn hoá xóm làng; về một số

loại hình làng Việt tiêu biểu (làng thuần nông, làng nghề, làng buôn…); từ đó chỉ ra

những vấn đề đang đặt ra ở nông thôn nước ta hiện nay.

33. HIS3001 Đô thị cổ Việt Nam (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Page 102: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

102

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần Đô thị cổ Việt Nam cung cấp cho sinh viên

những kiến thức về đô thị Việt Nam thời kỳ cổ trung đại: các nhân tố tác động trong

quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm kinh tế - xã hội, đời sống văn hoá (vật

chất và tinh thần), các vấn đề về tổ chức đô thị (quy hoạch, quản lý đô thị)... Về Thăng

Long - Hà Nội - đô thị tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam. Qua đó nhằm làm rõ những

đặc trưng chung của đô thị, về vấn đề đô thị và đô thị hoá trong lịch sử Việt Nam.

34. SIN3055. Hán Nôm cơ sở (4 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần Hán Nôm cơ sở cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cơ bản về quá trình hính thành và phát triển của Tiếng Hán, Nôm,

đồng thời nêu bật vị trí, vai của của Tiếng Hán, Nôm trong tiến trình Lịch sử, văn hóa

của dân tộc Việt Nam. Qua đó củng cố thêm ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản Hán Nôm.

Học phần trang bị cách viết chữ Hán, Nôm, khối từ vựng Hán, Nôm và kiến

thức ngữ pháp cơ bản nhất để sinh viên có thể giải mã được các văn bản Hán, Nôm

phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu, đồng thời cũng là nền tảng quan trong để

người học tự hoàn thiện kiến thức Hán Nôm ở môi trường công tác sau này.

35. HIS3018. Các tôn giáo thế giới (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần trình bày những kiến thức cơ bản và có hệ

thống về các tôn giáo thế giới, bao gồm đạo Phật, đạo Cơ Đốc và đạo Hồi. Với mỗi tôn

giáo, học phần trình bày về lịch sử hình thành, giáo lý cơ bản, quá trình phát triển và

truyền bá và những ảnh hưởng của tôn giáo này trên thế giới. Học phần cũng trình bày

quá trình truyền bá và những của các tôn giáo này ở Việt Nam trong lịch sử và những

ảnh hưởng cho tới hiên tại.

36. HIS2016. Sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước Đông Bắc Á (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: - Học phần này nhằm giới thiệu sự phát triển kinh tế

xã hội của khu vực Đông Bắc Á thông qua việc trình bày sự phát triển kinh tế- xã hội

của các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Triều Tiên.

Page 103: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

103

- Trong khi trình bày, học phần sẽ nhấn mạnh tới những điểm tương đồng và dị

biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, lịch sử quan hệ bang giao

của các quốc gia trong khu vực, đồng thời phân tích bài học kinh nghiệm trong cách

ứng xử của các quốc gia với những vấn đề lịch sử chung

- Với mỗi quốc gia, học phần sẽ trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-

xã hội, các thời kỳ lịch sử chính, quan hệ với các quốc gia trong khu vực

37. HIS2017. Sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần giới thiệu sự phát triển kinh tế-xã hội của

Đông Nam Á với tư cách là một khu vực. Trên cơ sở đó, học phần đi vào phân tích sự

phát triển kinh tế -xã hội của một số quốc gia tiêu biểu đại diện cho ĐNA lục địa và

ĐNA hải đảo. Học phần tiếp tục gợi mở cho người học những so sánh, đối chiếu giữa

các mô hình/con đường phát triển kinh tế-xã hội các nước Đông Nam Á với mô

hình/con đường phát triển kinh tế - xã hội các nước Đông Bắc Á. Đối với vấn đề chính

trị-xã hội của Đông Nam Á, học phần đưa đến cho người học nhận thức cơ bản về

những đặc điểm đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa… và tình hình phức tạp của tình

trạng mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo và ly khai dt, ly khai tôn giáo ở Đông Nam Á.

38. HIS3078. Sử liệu học và các nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Sử liệu học trang bị cho người học khái niệm sử liệu,

sử liệu học, nắm được chức năng, tính chất của sử liệu cũng như các cách phân loại

nguồn sử liệu, đặc trưng của từng nguồn sử liệu, và các nguồn sử liệu chữ viết trong

lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở đó trang bị kiến thức về cách sưu

tầm, khai thác, xử lý sử liệu nói chung cũng như đối với từng loại nguồn sử liệu. Từ đó

giúp người học nắm được quá trình làm việc với sử liệu trong khi thực hiện một đề tài

cụ thể cũng như áp dụng các thao tác đã học để thực hiện nghiên cứu có hiệu quả cao.

V. Khối kiến thức ngành (40 tín chỉ)

V.1 Học phần bắt buộc (14 tín chỉ)

39. TMT2060. Phương pháp dạy học Lịch sử (4 tín chỉ)

Page 104: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

104

Học phần tiên quyết: TMT1001 – Lý luận và công nghệ dạy học, EAM1001 -

Đánh giá trong giáo dục

Tóm tắt nội dung học phần: Phương pháp dạy học lịch sử là một học phần bắt

buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử. Mục tiêu của học phần

nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Lịch

sử. Nội dung học phần bao gồm: những vấn đề chung về PPDHLS ở trường THPT; con

đường hình thành tri thức lịch sử cho học sinh; hệ thống khái niệm và quy trình triển

khai các phương pháp khác nhau trong dạy học lịch sử ở trường THPT; các yếu tố chi

phối việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng học phần;

các biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp học môn Lịch sử; hình thức tổ chức

dạy học lịch sử ở trường phổ thông; cách thức xây dựng kế hoạch dạy học, hồ sơ học

phần; phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác,

khách quan; các biện pháp giúp học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh để thành công trong

học tập môn Lịch sử và những định hướng phát triển kĩ năng nghề nghiệp của người

giáo viên môn Lịch sử.

- Trên cơ sở những kiến thức được cập nhật thường xuyên, học phần giúp sinh

viên tiếp cận với những quan điểm dạy học hiện đại, những phương pháp dạy học tích

cực phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.

- Đặc biệt để rèn luyện những kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên, học phần tập

trung nhiều vào phần thực hành: xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy, hồ sơ 1

bài dạy, hồ sơ học phần; thực hành dạy học (có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật

hiện đại); xây dựng câu hỏi và các bảng hướng dẫn kiểm tra đánh giá theo mục tiêu;

đánh giá cải tiến phát triển chuyên môn của người giáo viên.

40. TMT2061. Thực hành dạy học Lịch sử (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: TMT2060. Phương pháp dạy học Lịch sử

Tóm tắt nội dung học phần: Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng thực hiện các bước

lên lớp cho một tiết dạy ở trường THPT, củng cố bổ sung những thiếu sót về mặt kiến

thức cho sinh viên. Học phần này chủ yếu do sinh viên tiến hành bằng cách thực hiện

các bài học trong chương trình sách giáo khoa ở trường THPT. Sinh viên được phân

công các bài học phải chuẩn bị và tiến hành lên lớp từ đầu học kỳ. Mỗi sinh viên được

Page 105: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

105

tập giảng hai lần trở lên, sau khi giảng sẽ được các giảng viên nhận xét, góp ý về kiến

thức, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và tác phong sư phạm.

41. HIS3107. Một số phương pháp nghiên cứu lịch sử (4 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần gồm 10 bài với các nội dung cơ bản:

- Giới thiệu chung về một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử. Trên

cơ sở đó tập trung đi sâu trình bày một số phương pháp cụ thể trong thống kê như thống

kê mô tả, thống kê chọn mẫu, phân tích các dấu hiệu định tính, phân tích mối liên hệ và

dãy năng động theo thời gian.

- Ngoài ra, giới thiệu nhập môn khu vực học và một số vận dụng trong nghiên cứu

ở Việt Nam.

Học phần này không chỉ trình bày một cách có hệ thống một số cơ sở lý thuyết cơ

bản nhất mà còn hướng dẫn sinh viên biết cách lựa chọn áp dụng phương pháp thích

hợp cho những nghiên cứu cụ thể.

42. HIS3003. Tiếp xúc văn hoá Đông Tây ở Việt Nam thời cận đại (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2019

Tóm tắt nội dung học phần: Tiếp xúc giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá phương

Tây, chủ đạo là văn hoá Pháp, trong thời kỳ cận đại là một phần trong lịch sử hình

thành và phát triển của văn hoá Việt Nam. Kết quả của cuộc tiếp xúc này là một trong

những bộ phận quan trọng cấu thành nên nền văn hoá Việt Nam hiện đại ngày nay. Học

phần trình bày bối cảnh lịch sử Việt Nam từ cuối thể kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và

những nhân tố tác động tới quá trình tiếp xúc văn hóa Việt Nam với văn minh phương

Tây, văn hóa Pháp. Học phần làm rõ quá trình và nội dung của quá trình tiếp xúc văn

hóa phương Tây qua một số thành tố cơ bản của văn hóa. Đặc biệt học phần phân tích

thái độ, khuynh hướng ứng xử của người Việt trong quá trình tiếp xúc văn hóa phương

Tây, đồng thời chỉ ra một số mặt trái của văn minh phương Tây ở Việt Nam.

43. HIS3128. Cách mạng dân chủ nhân dân Việt Nam (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2104

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, toàn

diện, hệ thống về khái niệm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (bao hàm nội dung gì,

Page 106: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

106

được sử dụng chính thức khi nào; quá trình phát triển khái niệm này ra sao, so sánh nội

dung của khái niệm này sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam). Học phần giúp cho sinh

viên nắm được các kiến thức cơ bản và toàn diện về vị trí, nội dung của cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ 1930-1975. Từ những

thành công và hạn chế của công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, học phần

giúp sinh viên hình thành nhận thức về những bài học cần thiết cho công cuộc xây dựng

và bảo vệ tổ quốc hiện tại.

V.2. Học phần tự chọn (16/21 tín chỉ)

44. TMT2062. Kĩ thuật dạy học Lịch sử (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: TMT2060. Phương pháp dạy học Lịch sử

Tóm tắt nội dung học phần: Cung cấp cho sinh viên kĩ năng và nghệ thuật dạy

học Lịch sử ở trường THPT theo mô hình KUA và 5 định hướng dạy học của Marzano;

Nghệ thuật tạo bầu không khí lớp học sinh động và dạy một giờ học Lịch sử hiệu quả.

45. TMT2063. Thực hành sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học Lịch sử (3

tín chỉ)

Học phần tiên quyết: TMT1001 – Lý luận và công nghệ dạy học

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần hướng dẫn sinh viên thực hành sử dụng

PTCN trong xây dựng giáo án điện tử/hồ sơ bài học, thiết kế nguồn tài liệu hỗ trợ việc

dạy học Lịch sử; thực hành triển khai bài giảng có kết hợp sử dụng PTCN theo hướng

tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong môn Lịch sử ở trường THPT.

46. HIS3127. Nguyễn Ái Quốc và sự truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

(2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2019

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp những kiến thức sâu và hệ thống

liên quan đến quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê

nin vào nước ta qua các thời kỳ hoạt động cách mạng tại Pháp (1921-1923); Mát xcơva

(1923-1924); Quảng Châu (1924-1927); Đông Bắc Xiêm đến khi người triệu tập hội

nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930) và đề ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Đồng thời, người học cũng được cung cấp những tư liệu khá phong phú và đáng tin cậy

Page 107: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

107

để góp phần khẳng định sự đúng đắn của con đường giải phóng dân tộc do lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vạch ra và dẫn dắt nhân dân ta đến thắng lợi.

47. HIS3007. Lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời cổ trung đại (2

tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2061

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp: Những khái niệm cơ bản có liên

quan (khởi nghĩa, kháng chiến, chiến tranh giải phóng...); mối quan hệ giữa vị thế địa -

chính trị, nền tảng kinh tế - xã hội với tiến trình, nội dung và hình thái các cuộc kháng

chiến chống ngoại xâm; các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc

Việt Nam thời cổ trung đại (từ thời dựng nước đến cuối thế kỷ XVIII); tương quan lực

lượng giữa Việt Nam và các thế lực xâm lăng thời cổ trung đại; nguyên nhân thành bại

của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; nội dung và đặc điểm nổi bật của nghệ

thuật quân sự Việt Nam cổ truyền. Nghệ thuật quân sự Việt Nam - kết tinh sức mạnh,

trí tuệ, bản lĩnh, bản sắc của văn hoá Việt Nam; kháng chiến chống ngoại xâm với tiến

trình dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, một số bài học kinh nghiệm lịch sử cơ

bản.

48. HIS3010. Các khuynh hướng tư tưởng giải phóng dân tộc ở Việt Nam ở Việt

Nam thời cận đại (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2019

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về các

khuynh hướng tư tưởng khác nhau của các thế hệ những người Việt Nam yêu nước

nhằm mục đích tìm con đường giải phóng dân tộc từ tư tưởng phong kiến đến tư tưởng

dân chủ tư sản đến hệ tư tưởng mác-xít. . Học phần giới thiệu và giúp người học hiểu rõ

những cuộc đấu tranh tư tưởng lớn trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc nửa cuối thế

kỷ XIX; các khuynh hướng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc Việt

Nam; sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản; phân tích nguyên nhân thất bại của các khuynh hướng phong kiến, dân chủ tư sản

cũng như nguyên nhân thắng lợi của khuynh hướng vô sản trong sứ mạng lãnh đạo

phong trào giải phóng dân tộc. Từ đó, người học có đủ tri thức để liên hệ và lý giải quá

trình Đảng Cộng sản Việt Nam với ngọn cờ vô sản đã lãnh đạo dân tộc giành được

Page 108: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

108

nhiều thắng lợi về sau: thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ,

công cuộc đổi mới...

49. HIS3082. Quan hệ thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2064

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần giới thiệu đặc điểm địa lý khu vực và tác

động của nó đến quá trình hình thành, phát triển của các mạng lưới thương mại khu vực

Biển Đông thời cổ trung đại.

- Các giai đoạn phát triển chính của thương mại khu vực.

- Sự thâm nhập của các Công ty Đông Ấn châu Âu (Công ty Hoàng gia Bồ Đào

Nha Estado da India, Công ty Đông ấn Hà Lan (VOC: Verenigde Oost-Indische

Compagnie), Công ty Đông Ấn Anh (EIC: The English East India Company); Công ty

Đông Ấn Pháp (CIO: La compagnie des Indes Orientales)) vào châu Á và sự biến đổi

kinh tế-xã hội bản địa tại một số quốc gia tiêu biểu dưới tác động mạnh mẽ và hằng

xuyên của các Công ty Đông Ấn châu Âu như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Xiêm...

50. HIS3024. Đặc điểm quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2065

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần giới thiệu các lý thuyết nghiên cứu quan hệ

quốc tế các thuật ngữ và khái niệm liên quan. Trên cơ sở phân tích cục diện thế giới sau

khi chiến tranh lạnh kết thúc, học phần sẽ phân tích quá tình hình thành trật tự thế giới

mới với sự nổi lên của các trung tâm trong hệ thống quan hệ quốc tế sau chiến tranh

lạnh gồm trung tâm kinh tế (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga) và

trung tâm chính trị (Mỹ, EU, Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản). Học phần phân

tích các đặc điểm chính trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

Về Việt Nam, học phần phân tích những nhận thức mới trong bối cảnh thay đổi

của tình hình khu vực và quốc tế sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, phân tích chính sách

đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế

của Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay – Khó khăn, thách thức, thành tựu và triển

vọng.

51. HIS3025. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

(2 tín chỉ

Page 109: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

109

Học phần tiên quyết: HIS2065

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần giới thiệu về chính sách đối ngoại của Mỹ

sau Chiến tranh thế giới thứ hai thông qua việc trình bày những cơ sở của việc hoạch

định chính sách đối ngoại Mỹ trong và sau Chiến tranh lạnh, những điều chỉnh chính

sách đối ngoại Mỹ và chính sách của Mỹ với một số khu vực, quốc gia tiêu biểu. Đối

với trường hợp Việt Nam, học phần tập trung làm rõ quá trình dính líu, can thiệp và

xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ từ những năm 1990 và triển

vọng quan hệ hai nước trong những năm sắp tới.

52. HIS3097. Biến đổi kinh tế xã hội Việt Nam 1945-2000 (2 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: HIS2104

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ

bản và toàn diện về diện mạo cũng như tiến trình biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội

của Việt Nam thời kỳ 1945-2000. Cơ cấu kinh tế - xã hội là một vấn đề phức tạp.

Những biến đổi kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hiện đại càng phức tạp, phong phú và

khó khăn hơn khi bản thân sự biến đổi này mang tính thời sự cao. Vì vậy. chuyên đề

này chủ yếu tập trung giúp người học nhận thức một số vấn đề cơ bản: những yếu tố tác

động đến biến đổi kinh tế - xã hội Việt Nam; khái quát quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế

trên các khía cạnh chủ yếu (cơ cấu ngành, tỷ trọng các thành phần kinh tế...); khái quát

quá trình biến đổi cơ cấu xã hội trên phương diện chính là cơ cấu giai cấp.

V.3. Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp (10 tín chỉ)

53. TMT3001. Thực tập Sư phạm (4 tín chỉ)

54. TMT4001. Khóa luận tốt nghiệp (6 tín chỉ)

Các môn thay thế khóa luận (6 tín chỉ)

Môn bắt buộc (2 tín chỉ)

55. HIS4059. Quá trình dân tộc- lãnh thổ của Việt Nam (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Quan niệm lịch sử Việt Nam là lịch sử của tất cả các

cộng đồng tộc người, các nền văn hoá và quốc gia cổ đại đã và đang tồn tại trên phạm

vi lãnh thổ Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu vấn đề này, xuất hiện những quan điểm học

Page 110: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

110

thuật khác nhau, đặc biệt là 2 luồng ý kiến trái chiều giữa các nhà khoa học Việt Nam

với các học giả nước ngoài. Gần đây, do thành tựu của sử học, khảo cổ học, văn hoá

học, nhân học Việt Nam, chủ đề này ngày càng được các nhà nghiên cứu trong nước

trình bày một cách toàn diện; Đó là: các không gian lịch sử - văn hoá và quốc giả cổ đại

(Văn Lang - Âu Lạc, Chămpa, Phù Nam); quá trình thống nhất lãnh thổ và văn hoá (mà

bản chất là sự tương tác Đại Cồ Việt - Đại Việt với Chămpa và Chân Lạp) qua các giai

đoạn: từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI, từ giữa

thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX; và cuối

cùng là một Việt Nam thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc văn hoá đa dạng trong

thế kỷ XX-XXI.

Môn tự chọn (3/12 tín chỉ)

56. TMT2064. Lí luận, công nghệ dạy học hiện đại môn Lịch sử (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Môn Lí luận, công nghệ dạy học hiện đại môn Lịch sử

giới thiệu những quan điểm hiện đại về PPDH, CNDH ứng dụng trong môn Lịch sử;

quy trình dạy học; xây dựng kế hoạch dạy học; thiết kế và triển khai bài dạy môn Lịch

sử có sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại.

Trên cơ sở các định hướng về công nghệ, phương tiện trong quá trình dạy học,

một số ứng dụng công nghệ cụ thể trong dạy học, sinh viên được thực hành triển khai

phương pháp công nghệ dạy học hiện đại trong môn Lịch sử theo hướng phát huy tính

tích cực của HS.

Học phần được thiết kế dành cho đối tượng là Sinh viên Sư phạm Lịch sử, các học

viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân sư phạm, giáo viên các trường THPT...

57. TMT4002. Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: TMT1001, EAM1001, TMT2060

Tóm tắt nội dung học phần: Học phần Phương pháp dạy học trong môi trường trực

tuyến cung cấp những khái niệm cơ bản, các công cụ công nghệ hiện đại để thiết kế và

tổ chức quá trình dạy học trong môi trường trực tuyến đáp ứng các nhu cầu học tập đa

dạng hiện nay. Học phần đồng thời giới thiệu các mô hình dạy học không truyền thống

Page 111: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

111

được xây dựng dựa trên nền tảng web, kết nối mạng, hệ thống các cách tiếp cận và

phương pháp dạy học mới trong việc tổ chức quá trình dạy học, sự thay đổi bản chất vai

trò của người dạy, người học, đặc điểm tương tác giữa 2 chủ thể này và môi trường học

tập.

Học phần cung cấp các cơ hội cho người học tiếp cận với công nghệ dạy học

hiện đại dựa với Hệ thống công cụ quản lí, hỗ trợ dạy học (Learning Management

System – LMS) trên nền tảng mã nguồn mở Moodle và kết nối mạng.

58. TMT2065. Nghiên cứu và dạy học Lịch sử địa phương (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung học phần: Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kĩ

năng và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Lịch sử. Nội dung học phần bao

gồm: khái luận về lịch sử địa phương nhằm cung cấp cho người học những hiểu biết cơ

bản về nội hàm của khái niệm lịch sử địa phương, về đối tượng, nhiệm vụ, vị trí tầm

quan trọng của lịch sử địa phương trong nhà trường THPT; phương pháp nghiên cứu và

biên soạn lịch sử địa phương; tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT; thực

hành xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương.

Trên cơ sở những kiến thức được cập nhật thường xuyên, học phần giúp sinh viên

tiếp cận với những phương pháp biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương một cách

khoa học có tính thực tiễn cao phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.

Đặc biệt để rèn luyện những kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên, học phần tập

trung nhiều vào phần thực hành như: thực hành biên soạn, thực hành soạn giảng, xây

dựng hồ sơ tư liệu dạy học phần lịch sử địa phương.

59. PSE4009. Tư vấn hướng nghiệp (3 tín chỉ)

Học phần tiên quyết: PSE2002

Tóm tắt nội dung học phần

Tư vấn hướng nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục hướng

nghiệp ở trường phổ thông, đồng thời cũng là giai đoạn khởi đầu cho một quá trình tư

vấn hướng nghiệp liên tục ở các giai đoạn sau. Chính vì vậy, trên cơ sở những kiến thức

Page 112: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

112

cơ bản về hướng nghiệp (Mục đích, nội dung, các giai đoạn hướng nghiệp, học phần

cung cấp cho giáo sinh những kiến thức cơ bản tư vấn hướng nghiệp, các loại hình tư

vấn, yêu cầu, đạo đức của người tư vấn hướng nghiệp. Trên cơ sở đó, người học được

nghiên cứu sâu và thực hành quy trình tư vấn hướng nghiệp, các kĩ năng tư vấn, tham

vấn cơ bản cho học sinh, vận dụng trong các ca tư vấn hướng nghiệp. Người học cũng

được cung cấp và thực hành một số công cụ cơ bản sử dụng trong chẩn đoán năng lực,

thiên hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Thông qua kiến thức và kĩ năng đạt

được, giáo sinh có thể thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở

trường trung học, hướng tới việc phân luồng HS sau THCS và THPT.

6. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo

Chương trình giáo dục đại học ngành Sư phạm Lịch sử được xây dựng trên cơ sở

chương trình khung giáo dục đại học khối ngành sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

và chương trình đào tạo Sư phạm Lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chương trình giáo dục đại học ngành Sư phạm Lịch sử được thiết kế theo hướng

thuận lợi cho việc phát triển các chương trình. Danh mục các khối kiến thức và học

phần của khối kiến thức Lịch sử được xây dựng theo mục tiêu đào tạo và yêu cầu liên

thông ngang với đào tạo Cử nhân Lịch sử. Căn cứ vào thời gian đào tạo cho phép,

nguyện vọng của người học và điều kiện cụ thể của bộ môn, có thể bổ sung các học

phần tự chọn phong phú hơn hoặc điều chỉnh những học phần đặc thù theo hướng phát

triển chương trình và đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường lao động và nhu cầu của

xã hội với tổng khối lượng kiến thức không vượt quá 135 tín chỉ. Những điều chỉnh này

phải được Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa chấp nhận.

Thực tập tốt nghiệp là kiến tập, thực hành, thực tập sư phạm (4 tín chỉ) được tiến

hành tại trường trung học phổ thông. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu hoạt động nhà

trường bao gồm toàn bộ nội dung vận hành một nhà trường trong đó đi sâu vào tổ chức

quá trình dạy học và giáo dục cũng như thực hành giảng dạy bộ môn cho các khối lớp ở

trường trung học phổ thông và tiến hành công tác giáo viên chủ nhiệm, sinh viên có thể

tự xây dựng kế hoạch kiến tập, thực hành, thực tập sư phạm tại trường phổ thông tạo

điều kiện cho sinh viên có thể nhúng mình trong môi trường sư phạm tại các trường phổ

thông, giúp cho sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế tại trường phổ thông. Khóa luận

được làm theo đề tài về Lịch sử hoặc khoa học giáo dục - sư phạm theo năng lực và

Page 113: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

113

nguyện vọng của người học, sinh viên có thể lựa chọn học các môn thay thế thi tốt

nghiệp và khóa luận tốt nghiệp.

Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại

học, tinh giản lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu,

thảo luận.

7. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với chương trình đào tạo tiên tiến

của nước ngoài (đã sử dụng để xây dựng chương trình)

a) Giới thiệu về chương trình được sử dụng để xây dựng chương trình:

- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành), tên văn bằng sau khi tốt nghiệp

History Teaching Major, BACHELOR'S DEGREE (BA)

- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: Đại học Weber, Hoa Kỳ (Weber State

University, US)

- Xếp hạng của cơ sở đào tạo, ngành/chuyên ngành đào tạo: xếp thứ 1621 thế

giới, thứ 362 tại Mĩ (theo xếp hạng của Bometric).

b) Bảng so sánh chương trình đào tạo

TT Tên học phần trong

chương trình đào tạo

của nước ngoài

Tên học phần trong

chương trình đào

tạo của đơn vị

Thuyết minh về

những điểm giống

nhau giữa các học

phần của 2 chương

trình ĐT

History Core Courses Required (12 credit hours)

1 History 1500SS (3) Lịch sử Thế giới cổ-

trung đại

Một số ý kiến thuyết

minh về 2 chương

trình đào tạo:

Giống nhau:

HIST 1510 SS/DV (3) Lịch sử Thế giới cận

đại

Lịch sử thế giới hiện

Page 114: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

114

đại 1. Một số học phần

của trường ĐHGD

có những nội dung

giống như trong học

phần của ĐH Weber

state, tuy nhiên tên

học phần không

hoàn toàn giống

nhau.

2. Chương trình có

một vài điểm tương

đồng như cùng có

phần kiến thức về:

- Lịch sử

- Các học phần về

Khoa học Giáo dục

- Phương pháp dạy

học Lịch sử

- Thực tập sư phạm

Khác nhau:

- Sinh viên ở trường

Weber có nhiều thời

gian kiến tập và

thực tập ở phổ thông

hơn

- Số tín chỉ phải tích

lũy ở ĐHGD là 135

tín chỉ, ở Weber là

HIST 2700 (3) Lịch sử Việt Nam cổ-

trung đại

Lịch sử Việt Nam cận

đại

HIST 2710 (3) Lịch sử Việt Nam cận

đại

Lịch sử Việt Nam hiện

đại

Page 115: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

115

120 tín chỉ

Language Courses Required to fulfill the BA (12 credit hours)

ENG (6) Tiếng Anh cơ sở 1

Tiếng Anh cơ sở 2

Language arts courses

(6)

HIST 3000

HIST 4990

Tiếng Anh cơ sở 3

Upper Division Elective Courses (18 credit hours)

HIST 4110

HIST 4120

HIST 4210

HIST 4220

HIST 4230

HIST 4240

HIS 4250

HIST 4260

Các học phần tự chọn

của khối M4

Học phần: Nghiên cứu

và dạy học Lịch sử địa

phương (M5)

General and other electives

HIST 3350

HIST 4550

Phương pháp luận sử

học

Các học phần tự chọn

Page 116: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

116

khối M4, M5

HIST 3500

HIST 4830

HIST 4860

HIST 4890

HIST 4920

HIST 4930

HIST 4980

Các học phần Khoa

học Giáo dục

Phương pháp dạy học

lịch sử

Thực tập sư phạm

Kĩ thuật dạy học Lịch

sử

Thực hành dạy học

Lịch sử

Thực hành sử dụng

phương tiện công nghệ

trong dạy học Lịch sử

Page 117: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

117

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

*****************

BỘ MÔN TÂM LÝ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ

VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

Hà Nội, 2015

Page 118: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

118

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạ

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa Các khoa học giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Đại cương về tâm lý và Tâm lý học nhà trường

- Mã học phần: PSE2001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Học phần giúp giáo sinh có nền tảng kiến thức tâm lý học và khả năng vận dụng

kiến thức đó vào thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh góp phần nâng cao hiệu quả

của quá trình giáo dục, làm thuận lợi hóa quá trình đi đến mục đích của học sinh.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Giải thích được cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý

- Giải thích được cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý, mối liên hệ giữa cơ sở

sinh lý và cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý

- Phân tích được bản chất phản xạ của hiện tượng tâm lý, từ đó xây dựng được

chiến lược tác động đến nhận thức và hành vi của con người.

- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của học sinh, từ đó có thể có những

quyết định đúng và hiệu quả trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục.

- Lý giải được cơ sở chế biến tài liệu theo cách này hay lựa chọn phương pháp,

hình thức theo cách kia trong việc xây dựng giáo án dạy các học phần

- Giải thích cơ sở tâm lý trong tổ chức một lớp học hiệu quả và quản lý hành vi

học sinh để đạt hiệu quả cao trong các giờ học.

Page 119: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

119

- Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh, dự báo sự phát triển nhân cách học sinh,

từ đó tư vấn cho học sinh các vấn đề tâm lý học đường

3.2.2. Kĩ năng

Sinh viên thành thạo ở các kĩ năng sau:

- Kĩ năng dạy học

- Kĩ năng giáo dục- tư vấn học đường

- Kĩ năng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập và giáo dục

- Kĩ năng phối kết hợp với các lực lượng giáo dục

- Kĩ năng giao tiếp - ứng xử

- Kĩ năng phát triển cá nhân

- Kĩ năng tương tác xã hội

3.2.3. Thái độ

a. Đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

b. Thái độ với học sinh và đồng nghiệp

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục

khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để

cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

c. Lối sống, tác phong

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường

giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường cung cấp cho sinh viên

các kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý học và vận dụng kiến thức đó vào trong nhà

trường nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục. Nội dung học phần

đề cập đến các vấn đề: Lịch sử tâm lý học. Các trường phái tâm lý học, quan điểm duy

Page 120: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

120

vật biện chứng về tâm lý và các phương pháp nghiên cứu.Cơ sở sinh lý thần kinh của

tâm lý. Sự phát triển của con người qua các giai đoạn lứa tuổi. Quá trình nhận thức của

con người. Sự phát triển trí tuệ và các biện pháp phát triển trí tuệ. Các vấn đề ý thức và

vô thức trong đời sống tâm lý con người. Các lý thuyết về sự học.Hoạt động học tập và

đặc điểm hoạt động học tập của người học.Trí nhớ và các quá trình trí nhớ.Quên và các

biện pháp chống quên.Giới thiệu về động cơ, động cơ học tập và các biện pháp hình

thành động cơ học tập cho học sinh. Đời sống tình cảm và các đặc điểm của đời sống

tình cảm. Vấn đề stress và quản lý stress. Các rối loạn tâm lý xẩy ra ở học sinh.Các vấn

đề nhân cách, cấu trúc nhân cách và những đặc điểm nhân cách của học sinh với việc

học.Hoạt động dạy học và nhân cách người giáo viên.Các biện pháp phát triển nhân

cách người giáo viên.

4.2 Nội dung cụ thể

Th

tự

Mục tiêu

Nội dung

Thời

lượn

g

1

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Nêu được khái

niệm, đối tượng, ý

nghĩa và vị trí của

tâm lý học

- Phân tích được

quan điểm duy vật

biện chứng về tâm

lý người

- Thực hành được các

nguyên tắc và

Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học

1.1. Tâm lý học là một khoa học

1.1.1. Khái niệm Tâm lý học

1.1.2. Đối tượng của tâm lý học

1.1.3. Nhiệm vụ của tâm lý học

1.1.4. Vị trí và ý nghĩa của tâm lý học

1.2 Quan điểm duy vật biện chứng về tâm lý

1.2.1. Tâm lý và bản chất của hiện tượng tâm lý

người

1.2.2. Chức năng của tâm lý

1.2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý

1.2.4. Qui luật phát triển tâm lý

1.2.5. Hoạt động và tâm lý

1.3. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

1.3.1. Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

3:0:0

Page 121: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

121

phương pháp

nghiên cứu tâm lý

2

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích được hiện

tượng chú ý _ điều

kiện cơ bản đề hình

thành ý thức

- Phân tích được

Khái niệm ý thức,

cấu trúc và sự hình

thành phát triển ý

thức.

- Phân tích được hiện

tượng vô thức

Chương 2: Ý thức – Vô thức

2.1. Ý thức

2.1.1. Chú ý – điều kiện của việc hình thành ý

thức

2.1.1.2. Chú ý và các thuộc tính cơ bản của chú ý

2.1.1.2. Các loại chú ý và sự phát triển

2.1.2. Ý thức và cấu trúc của ý thức

2.1.2.1. Ý thức và đặc điểm của ý thức

2.1.2.2. Cấu trúc của ý thức

2.1.3. Sự hình thành và phát triển ý thức

2.1.3.1. Sự hình thành và phát triển ý thức dưới

góc độ cá nhân

2.1.3.2. Sự hình thành và phát triển ý thức dưới

góc độ nhóm

2.2. Vô thức

2.2.1. Bản chất hiện tượng vô thức

2.2.1.1. Khái niệm về vô thức

2.2.1.2. Đặc điểm và các biểu hiện của vô thức

2:0:0

3 Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích được khái

niệm cảm giác và các

quy luật của cảm giác

- Phân tích được khái

niệm tri giác và các

quy luật của tri giác

- Phân tích được những

vấn đề cơ bản về tư

Chương 3: Quá trình nhận thức và Ngôn ngữ

3.1. Cảm giác

3.1.1. Khái niệm cảm giác

3.1.2. Các qui luật của cảm giác

3.2. Tri giác

3.2.1. Khái niệm tri giác

3.2.2. Các quy luật cơ bản của tri giác

3.2.3. Các loại tri giác

3.3. Tư duy

7:2:0

Page 122: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

122

duy: khái niệm, bản

chất, đặc điểm, các

thành tố, các giai đoạn

và sự hình thành khái

niệm.

- Phân tích được những

vấn đề cơ bản về tưởng

tượng: Khái niệm, các

yếu tố tâm lý, cách phát

triển và phương pháp

phát triển.

- Phân tích được khái

niệm ngôn ngữ và quan

hệ giữa ngôn ngữ và tư

duy

- Phân tích được các

loại hình trí tuệ và

phương pháp phát triển

3.3.1. Khái niệm về tư duy

3.3.2. Bản chất xã hội của tư duy

3.3.3. Những đặc điểm của tư duy

3.3.4. Các thành tố của tư duy

3.3.5. Các giai đoạn của tư duy

3.3.6. Sự hình thành khái niệm

3.4. Tưởng tượng và sáng tạo

3.4.1. Khái niệm tưởng tượng và sáng tạo

3.4.2. Các yếu tố tâm lý của sáng tạo

3.4.3. Các cách sáng tạo và phương pháp phát

triển

3.5. Ngôn ngữ

3.5.1. Sự phát triển ngôn ngữ

3.5.2. Ngôn ngữ và tư duy

3.6. Sự phát triển trí tuệ

3.6.1. Trí tuệ và các quan niệm về trí tuệ

3.6.2. Các loại trí tuệ

4 Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích được một

số quan điểm về

cảm xúc.

- Phân tích được cơ

sở sinh lý của cảm

xúc

- Phân tích được các

biểu hiện cảm xúc

- Phân tích các đặc

điểm của đời sống

Chương 4: Đời sống tình cảm và động cơ

4.1. Những vấn đề chung về cảm xúc

4.1.1. Khái niệm về đời sống tình cảm (cảm xúc)

4.1.2. Cơ sở sinh lý của cảm xúc

4.2. Biểu hiện và trải nghiệm cảm xúc

4.2.1. Biểu cảm không lời

4.2.2. Văn hóa và biểu cảm

4.2.3. Trải nghiệm một số cảm xúc

4.3. Đặc điểm của đời sống tình cảm

4.3.1. Tình cảm và nhận thức

4.3.2. Quy luật của đời sống tình cảm

4.4. Động cơ học tập và làm việc

4:2:0

Page 123: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

123

tình cảm

- Phân tích bản chất

của động cơ học tập

và làm việc.

4.4.1. Động cơ thành công

4.4.2. Hứng thú và Động cơ học tập

4.4.3. Sự hài lòng và gắn bó

5 Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích được khái

niệm trí nhớ, quá trình

trí nhớ, vai trò của trí

nhớ

- Phân tích được việc

quên và các biện pháp

chống quên.

Chương 5: Trí nhớ và quá trình trí nhớ

5.1. Trí nhớ

5.1.1. Khái niệm về trí nhớ

5.1.2. Các loại trí nhớ

5.1.3. Các quy luật của trí nhớ

5.1.4. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ

5.2. Quá trình trí nhớ

5.2.1. Quá trình ghi nhớ

5.2.2. Quá trình gìn giữ

5.2.3. Quá trình tái hiện

5.3. Quên và biện pháp chống quên

5.3.1. Nguyên nhân của quên

5.3.2. Sự cấu trúc lại của trí nhớ

5.3.3. Bệnh quên

2:2:0

6 Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích được cấu

trúc về nhân cách.

- Phân tích được đặc

điểm phát triển tâm

lý của trẻ mầm non

và chú ý giáo dục

- Phân tích được đặc

điểm phát triển tâm

lý của trẻ nhi đồng

và những chú ý giáo

dục cần thiết

Chương 6: Sự phát triển nhân cách

6.1. Một số vấn đề chung nhân cách

6.1.1. Khái niệm nhân cách

6.1.2. Đặc điểm nhân cách

6.1.3. Cấu trúc nhân cách

6.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mầm non

6.2.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.2.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.2.3. Đặc điểm phát triển động cơ - tình cảm

6.2.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ nhi đồng

6.3.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.3.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

7:4:2

Page 124: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

124

- Phân tích được sự

phát triển tâm lý

của trẻ tuổi thiếu

niên, đầu thanh niên

và những chú ý giáo

dục.

- Phân tích đặc điểm

phát triển tâm lý

của tuổi thanh niên

– sinh viên và

những chú ý giáo

dục cần thiết.

6.3.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.3.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.4. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ tuổi thiếu

niên và đầu thanh niên

6.4.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.4.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.4.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.4.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.5. Đặc điểm phát triển tâm lý tuổi thanh niên –

sinh viên

6.5.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.5.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.5.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.5.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

7 Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích được bản

chất của hoạt động

học tập dưới góc độ

tâm lý.

- Phân tích được bản

chất của hoạt động

dạy học dưới góc

độ tâm lý

- Phân tích được cấu

trúc và con đường

hoàn thiện nhân

cách người giáo

viên

- Phân tích mối quan

hệ giữa dạy và học

Chương 7: Hoạt động học tập và hoạt động dạy

học

7.1. Hoạt động dạy học

7.1.1. Khái niệm hoạt động dạy học

7.1.2. Mục đích và con đường đạt mục đích dạy

học

7.1.3. Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất

nhân cách của người học

7.1.4. Một số yêu cầu đối với nhân cách người

giáo viên

7.2. Hoạt động học tập

7.2.1. Khái niệm hoạt động học

7.2.2. Đặc điểm của hoạt động học

7.2.3. Hình thành các hành động học tập cơ bản

7.2.4. Hình thành các kĩ năng học tập

7.3. Dạy – Học hiệu quả

5:2:1

Page 125: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

125

hiệu quả 7.3.1. Mối quan hệ giữa dạy và học

7.3.2. Xây dựng môi trường dạy – học hiệu quả

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 12 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp,

thảo luận….

Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời

gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian

trên lớp, có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

4. Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh, 2009, Tâm lý học đại

cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Đinh Thi Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học phát

triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học Giáo

dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tài liệu bài giảng cập nhật của giảng viên.

6.2. Tài liệu tham khảo

4. A.N. Leonchep, 1987, Hoạt động, ý thức, nhân cách. NXB Giáo dục Hà Nội.

5. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2000, Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng

vào lĩnh vực dạy học. NXB Đại học Sư phạm HN.

6. David G. Myers, 2007, Psychology, New York

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 126: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

126

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kĩ năng viết khoa

học

10%

Bài tập

nhóm Kĩ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kĩ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh

giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Ký và ghi họ tên Ký và ghi họ tên

Page 127: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

127

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIÁO DỤC HỌC

Hà Nội, 2015

Page 128: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Giáo dục học

- Mã học phần: PSE2002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 04

- Học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần GDH trang bị cho SV những vấn đề lý thuyết đại cương có tính cơ

bản, hệ thống và hiện đại của lý luận Giáo dục học nói chung và các cơ sở lý luận về

quá trình giáo dục trong nhà trường (chủ yếu về trường THPT) nói riêng.

Hệ thống kiến thức GDH giúp SV có được những kiến thức, kĩ năng có vai trò

“điểm tựa” cần thiết để tiếp tục học nhiều học phần khác thuộc Giáo dục chuyên

ngành, và phát triển các năng lực nghề nghiệp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày, phân tích (và lấy được ví dụ) một số khái niệm cơ bản giáo dục học

và những vấn đề lý luận giáo dục học về: Bản chất của GD, Mục đích GD, Hệ

thống GDQD; Vai trò của GD đối phát triển cá nhân và sự phát triển XH…

- Khái quát được về lịch sử giáo dục, sự phát triển các tư tưởng giáo dục của thế

giới và của Việt Nam.

- Trình bày, phân tích, khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản của quá trình

giáo dục trong nhà trường nói chung và của nhà trường phổ thông (THPT,

Page 129: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

THCS) nói riêng: mục tiêu, nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục, nội dung và hệ

phương pháp, các hình thức giáo dục cơ bản, vai trò và mối quan hệ người học

và người dạy, các hoạt động đánh giá,...

- Trình bày được các khái niệm và cơ sở lý luận cơ bản về quá trình giáo dục

trong nhà trường nói chung và đặc điểm của từng các loại hình giáo dục nhà

trường theo bậc học. Trình bày được cơ cấu tổ chức và các nội dung cơ bản của

quá trình giáo dục trong nhà trường trung học. Phân tích được chức trách,

nhiệm vụ của giáo viên trong tổ chức, quản lý nhà trường.

- Trình bày được các nội dung quản lý lớp học và các chức năng, nhiệm vụ, nội

dung cơ bản của công tác Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường trung học nói

chung và nội dung, phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trên

lớp và ngoài giờ lên lớp nói riêng.

3.2.2. Kĩ năng:

Kĩ năng nghề nghiệp

- Tổng hợp, phân tích thông tin trong lý luận GDH, lý luận QTGD trong nhà

trường, và lý luận quản lý lớp học.

- Áp dụng các khái niệm, cơ sở lý luận GDH vào giải thích, phân tích, tổng hợp,

đánh giá những vấn đề trong lý luận và trong thực tế quản lý lớp học và thực tế

giáo dục trong nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch GD, làm việc cẩn thận, chính xác theo kế hoạch;

- Làm việc theo nhóm, hợp tác NCKH và giải quyết các vấn đề GD

- Định hướng các kĩ năng quản lý, lãnh đạo các hoạt động giáo dục trong nhà

trường (cá nhân và tập thể)

- Tư vấn cho học sinh về việc học tập và rèn luyện trong nhà trường.

Kĩ năng phát triển cá nhân

- Phát triển tư duy hệ thống;

- Kĩ năng phân biệt bản chất và hiện tượng trong giáo dục và trong sự phát triển

người học (cá nhân và tập thể).

- Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm;

- Sử dụng thời gian hiệu quả.

3.2.3. Thái độ

Page 130: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Góp phần hình thành ở SV tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Góp phần hình thành tác phong làm việc theo kế hoạch,

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng giáo dục và khi triển

khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

3.2.4. Các mục tiêu khác

Học phần còn giúp người học rèn luyện:

- Kĩ năng thu nhận phân tích, tổng hợp, tích hợp thông tin về đối tượng HS được

phân công quản lí.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong quản lí, giáo dục học sinh.

- Kĩ năng quan tâm tới các vấn đề xã hội và giáo dục hiện thời có ảnh hưởng đến

nhà trường, giáo viên và công tác giáo dục học sinh.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

“Giáo dục học và quá trình giáo dục trong nhà trường“ là học phần tích hợp cao

các tri thức lý luận GDH và các định hướng phát triển kĩ năng nghề nghiệp, trang bị

cho người học một hệ thống kiến thức đại cương, cơ bản, hiện đại của giáo dục học,

lịch sử giáo dục, về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển, và những vấn đề cơ

bản của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhà giáo và người học.

Học phần cũng cung cấp cho SV sư phạm một hệ thống tri thức giáo dục học

về tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục, hệ thống kĩ năng quản lý lớp học của một

giáo viên và công tác giáo viên chủ nhiệm, các kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục

cơ bản trong trường phổ thông trung học.

Trên cơ sở đó, người học có thể đối chiếu, phát triển, vận dụng trong các loại hình nhà

trường khác, bậc học khác.

Các kĩ năng chủ yếu được hình thành qua thực hành trên lớp học, có sự gắn kết chặt

chẽ với hoạt động thực hành kĩ năng nghề nghiệp và kiến tập sư phạm tại trường trung

học.

Chương trình học phần gồm 3 phần (09 chương, 3tín chỉ) được phân bổ với các

chương, mục như sau.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời

Page 131: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

lượng

Phần thứ nhất. (17 giờ tín chỉ. 11 LT; 6TH)

QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI

1

Kết thúc chương 1, SV

cần phải:

- Phân biệt và chỉ rõ

được mối quan hệ

giữa Giáo dục (GD)

và Giáo dục học

(GDH), giữa khách

thể NC (GD) và đối

tượng NC của GDH

là Quá trình giáo dục

(QTGD);

- Nắm vững, phân biệt

ngữ nghĩa, lấy được

ví dụ về một số khái

niệm cơ bản của

GDH;

- Nắm vững, phân biệt

các PPNC của Hệ

PPNC của GDH…để

sau này có thể vận

dụng vào NC lý luận

và thực tiễn GD;

- Nhận thức được giá

trị của các di sản

GD, khái quát hóa và

trình bày được về

Lịch sử GD và Lịch

Chương 1.

GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC HỌC

1.1. Giáo dục là hoạt động cơ bản của xã hội

loài người

1.1.1. Bản chất của Giáo dục

1.1.2. Các tính chất của Giáo dục

1.1.3. Giáo dục là một hoạt động cơ bản của xã

hội

1.2. Nhập môn Giáo dục học (*)

1.2.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của

GDH

1.2.2. Một số khái niệm cơ bản của GDH

1.2.3. Giáo dục học và các khoa học khác

1.2.4. Hệ phương pháp nghiên cứu GDH

1.3. Khái quát về lịch sử giáo dục và lịch sử

tư tưởng giáo dục (*)

1.3.1. Giá trị của di sản giáo dục

1.3.2. Giáo dục trong thời kỳ cổ đại

1.3.3. Giáo dục trong thời kỳ Trung đại (xã hội

phong kiến)

1.3.4. Giáo dục trong thời kỳ Cận đại (xã hội

TBCN)

1.3.5. Giáo dục trong xã hội đương đại (hậu

TBCN)

Thực hành chương 1

04 giờ

tín chỉ

(03LT;

01 TH

dành

cho

Hướng

dẫn

ĐCM

H và

thực

hành)

Page 132: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

sử các Tư tưởng GD;

2

Kết thúc chương 2, SV

cần phải:

- Nắm vững, phân biệt

và thấy được mối

liên hệ giữa các khái

niệm “Phát triển”,

Phát triển XH, Phát

triển cá nhân… và

vai trò của GD trong

đó;

- Hiểu đúng về MLH

2 chiều giữa Xã hội

và GD: Tính quy

định của XH đối với

GD và các Chức

năng XH của GD.

- Trên cơ sở đó vận

dụng để hiểu đúng

và giải thích được

một số vấn đề lý

luận GDH và thực

tiễn GD, trong đó có

các Xu thế phát triển

Chương 2.

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

2.1. Sự phát triển và sự phát triển xã hội

2.2. Tính quy định của xã hội và chức năng xã

hội của giáo dục

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận (*)

2.2.2. Tính qui định của xã hội đối với giáo dục

2.2.3. Các chức năng xã hội của giáo dục

2.2.4. Vai trò của giáo dục trong đường lối phát

triển KT - XH Việt Nam hiện nay

2.3. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực

2.3.1. Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực

2.3.2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực từ góc độ

Giáo dục học

2.4. Các xu thế thời đại và và các xu hướng

phát triển giáo dục hiện nay (*)

2.4.1. Các xu thế thời đại

2.4.2. Một số xu hướng phát triển giáo dục hiện

nay

Thực hành chương 2

05 giờ

tín chỉ

(03LT;

02TH)

Page 133: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

GD trong thời đại

ngày nay và Đường

lối phát triển GD-ĐT

của Đảng và NN ta.

3

Kết thúc chương 3, SV

cần phải:

- Nắm vững khái niệm

“Sự phát triển cá

nhân” và các tác

nhân ảnh hưởng;

Đồng thời, phân biệt

và thấy rõ MLH giữa

“Sự PT cá nhân” và

“Sự PT nhân cách”,

“Sự PT con người

(loài người)”

- Nhận thức đúng vai

trò “chủ đạo’ của

GD tác động đến sự

PT cá nhân trong

tổng thể các tác động

của Di truyền,

MTXH và Hoạt

động của chủ thể;

- Biết rút ra các Kết

luận sư phạm từ vai

trò của các tác nhân

để định hướng vận

Chương 3.

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN

3.1. Sự phát triển cá nhân

3.1.1. Khái niệm “Sự phát triển cá nhân” và các

tác nhân

3.1.2. Một số quan điểm hiện đại về sự phát triển

cá nhân(*)

3.2. Vai trò của giáo dục trong tổng thể tác

động đến sự phát triển cá nhân

3.2.1. Vai trò của di truyền

3.2.2. Vai trò của môi trường xã hội

3.2.3. Vai trò của hoạt động của chủ thể

3.2.4. Vai trò của giáo dục gia đình và nhà

trường

Thực hành chương 3

5giờ

tín chỉ

(03LT;

02TH)

Page 134: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

dụng trong GD

4

Kết thúc chương 4, SV

cần phải:

- Nắm vững, lấy được

ví dụ về MĐGD, các

cấp độ (MTGD), cơ

chế thực hiện và vai

trò của MĐGD;

- Hiểu nội hàm của

MĐGD của VN hiện

nay, đồng thời như

một minh họa cho lý

luận MĐGD;

- Hiểu nội hàm

kh.niệm, các thành

tố cấu trúc và 1 số

mô hình tổ chức của

HTGDQD;

- Hệ thống GDQD

Việt Nam hiện nay

và các định hướng

phát triển;

- Nhận thức được giá

trị của các di sản

GD, khái quát hóa và

trình bày được về

lịch sử GDVN trước

1945 và sau 1945

(chủ yếu các cuộc

CCGD)

Chương 4.

MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC.

HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

4.1. Mục đích giáo dục

4.1.1. Khái niệm mục đích giáo dục, mục tiêu giáo

dục

4.1.2. Các cấp độ mục đích giáo dục và cơ chế

thực hiện

4.1.3. Mục đích giáo dục của Việt Nam hiện nay

4.2. Hệ thống giáo dục quốc dân

4.2.1. Khái niệm HTGDQD và một số mô hình tổ

chức HTGDQD

4.2.2. Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay

4.2.3. Các định hướng phát triển giáo dục Việt

Nam hiện nay (Chiến lược phát triển GD Việt

Nam 2010- 2020 và Đề án “Đổi mới căn bản

và toàn diện GD- ĐT” (*))

4.2.4. Khái quát lịch sử giáo dục Việt Nam (*)

Thực hành chương 4

03 giờ

tín chỉ

(02LT;

01TH)

Page 135: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Phần thứ 2. QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

(14 giờ tín chỉ. 10 LT; 04 TH)

5

Kết thúc chương 5, SV

cần phải:

- Hiểu và nắm vững

Bản chất của GDNT

và đặc thù các loại

hình GDNT;

- Biết và trình bày khái

quát được các quá

trình GD đặc thù của

từng loại hình GDNT

và xu thế phát triển

của chúng

Chương 5(*)

ĐẶC THÙ CỦA GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

5.1. Bản chất và các loại hình giáo dục nhà

trường

5.1.1. Bản chất và đặc điểm của giáo dục nhà

trường

5.1.2. Các thiết chế của giáo dục nhà trường

5.1.3. Các loại hình giáo dục nhà trường

5.2. Giáo dục đại học

5.2.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù của

GDĐH

5.2.2. Quá trình đào tạo đại học, cao đẳng và các

loại hình.

5.2.3. Các xu thế phát triển và một số mô hình

GDĐH(*)

5.3. Giáo dục nghề nghiệp

5.3.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù của

GDNN

5.3.2. Quá trình đào tạo trong GDNN và các loại

hình (*)

5.3.3. Các xu thế phát triển và một số mô hình

GDNN(*)

5.4. Giáo dục thường xuyên

5.4.1. Chức năng xã hội và tính chất đặc thù của

GDTCX

5.4.2. GDTX với Xã hội học tập và Giáo dục cộng

đồng

5.4.3. Một số mô hình GDTX và Giáo dục cộng

04 giờ

tín chỉ

(03LT;

01 TH)

Page 136: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

đồng(*)

5.5. Giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học

5.5.1. Giáo dục mầm non

5.5.2. Giáo dục tiểu học

5.5.3. Mô hình nhà trường VNEN (*)

Thực hành chương 5:

6

Kết thúc chương 6, SV

cần phải:

- Nắm vững, trình bày

được các khái niệm,

khái quát được các

vấn đề lý luận cơ bản

về GD phổ thông hiện

nay

- Nhìn nhận Quá trình

GD trong nhà trường

PT theo quan điểm

phát triển: nắm được

các xu thế phát triển

nói chung, cũng như 1

só định hướng phát

triển trong từng lĩnh

vực của GDPT;

- Liên hệ, vận dụng lý

luận để hiểu và giải

thích được các xu

hướng đổi mới hiện

nay đang diễn ra ở

GDPT và xác định

Chương 6.

QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

6.1. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục trong nhà

trường phổ thông

6.1.1. Mục tiêu GD và tính chất của quá trình

giáo dục trong nhà trường phổ thông

6.1.2. Nhiệm vụ giáo dục và các con đường giáo

dục trong nhà trường phổ thông

6.1.3. Các nguyên tắc giáo dục trong nhà trường

phổ thông

6.2. Nội dung, Phương pháp và Hình thức tổ

chức giáo dục

6.2.1. Nội dung giáo dục trong nhà trường phổ

thông

6.2.2. Phương pháp giáo dục - dạy học trong nhà

trường phổ thông

6.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục- dạy học

trong nhà trường phổ thông

6.3. Đánh giá quá trình giáo dục trong nhà

trường phổ thông

6.3.1. Chất lượng giáo dục và sự đánh giá của xã

hội đối với giáo dục

10 giờ

tín chỉ

(07

LT;

03 TH)

Page 137: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

các yêu cầu chuẩn bị

cho người GV tương

lai

6.3.2. Đánh giá trong giáo dục và Đánh giá quá

trình giáo dục .

6.3.3. Đánh giá kết quả học tập và kết quả giáo

dục – rèn luyện của HS

6.4. Giáo viên- nhà giáo dục

6.4.1. Đặc điểm lao động sư phạm

6.4.2. Người GV hiệu nghiệm (Successful

Teacher) (*)

6.4.3. Chuẩn năng lực nghề nghiệp của người GV

trung học (Việt Nam) (*)

6.5. Học sinh phổ thông

6.5.1. Quan điểm “hướng trung tâm về người

học”(*)

6.5.2. Đặc điểm nhân cách Học sinh phổ thông

(trung học) hiện nay (*)

6.6. Xu hướng đổi mới giáo dục trong nhà

trường phổ thông hiện nay

6.6.1. Một số xu hướng đổi mới trong giáo dục

phổ thông hiện nay(*)

6.6.2. Đề án “Đổi mới Chương trình, sách giáo

khoa phổ thông sau 2015” (*)

Thực hành chương 6:

Phần thứ 3. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ LỚP HỌC

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (TRUNG HỌC)

(14 giờ tín chỉ, 9 LT:5TH)

Page 138: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

7

Kết thúc chương 7, SV

cần phải:

- Nắm vững và trình

bày được các khái

niệm và cơ sở lý

luận cơ bản về Quản

lý giáo dục và quản

lý nhà trường;

- Mục tiêu, nội dung

cơ bản của QLNT và

Cơ cấu tổ chức

trường trung học;

- Nhận thức đúng vai

trò và trách nhiệm

của người GV tham

gia quản lý nhà

trường

-

Chương 7.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ LỚP HỌC

7.1. Khái quát lý luận về Quản lý nhà trường

7.1.1. Quản lý giáo dục

7.1.2. Quản lý nhà trường (cơ sở giáo dục)

7.1.3. Một số tiếp cận trong QL giáo dục và quản

lý nhà trường (TQM, SREM) (*)

7.2. Tổ chức và quản lý trường trung học

7.2.1. Mục tiêu và Nội dung cơ bản của quản lý

trường trung học

7.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường trung học

Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên trong công tác

quản lý nhà trường(*)

03 giờ

tín chỉ

(03

LT;

0 TH)

Kết thúc chương 8 , SV

cần phải:

- Nắm vững, trình bày

được Mục tiêu và

đặc điểm của QLLH

từ đó xác định được

hệ thống công việc

cơ bản trong QLLH;

- Trên cơ sở đó, bước

Chương 8.

QUẢN LÝ HỌC SINH TRÊN LỚP

8.1.Mục tiêu, đặc điểm của quản lý học sinh

trên lớp

8.1.1. Khái niệm và Mục tiêu của quản lý học sinh

trên lớp

8.1.2. Đặc điểm của quá trình quản lý học sinh

trên lớp

8.2. Xây dựng môi trường lớp học

8.2.1. Khái niệm Môi trường lớp học

04 giờ

tín chỉ

(02

LT; 02

TH)

Page 139: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

đầu tập luyện hình

thành các kĩ năng và

năng lực tổ chức,

quản lý lớp học (môi

trường lớp học, hành

vi người học…);

- Biết xác định các

Quy định và đề ra

các chỉ dẫn QLLH

8.2.2. Tổ chức không gian lớp học

8.2.3. Xây dựng môi trường tâm lý trong lớp học

8.2.4. Thực hành xây dựng môi trường lớp học

8.3. Quản lí hành vi của người học

8.3.1. Mục tiêu của quản lý hành vi người học

8.3.2. Một số biện pháp can thiệp hành vi người

học

8.3.3. Thực hành xử lý các tình huống sư phạm

trong lớp học

8.4. Xây dựng các qui định và chỉ dẫn để quản

lý lớp học

8.4.1. Vai trò và sự khác biệt của quy định và chỉ

dẫn đối với lớp học

8.4.2. Nguyên tắc, cách thức xây dựng bản qui

định và chỉ dẫn trong quản lý lớp học

8.4.3. Thực hành xây dựng quy định và chỉ dẫn

trong quản lý lớp học

Kết thúc chương 9, SV

cần phải:

- Xác định đúng, trình

bày được về vị trí,

chức năng công tác

GVCN, về các Nội

dung cơ bản của công

tác GVCN; Về quá

trình xây dựng lớp

thành một TTHS tự

quản;

Chương 9.

CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

9.1. Vị trí, chức năng và nội dung công tác

giáo viên chủ nhiệm

9.1.1. Vị trí, chức năng của công tác GVCN và

người GVCN

9.1.2. Nội dung cơ bản và biện pháp công tác của

GVCN

9.1.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của

người GVCN (*)

9.2. Xây dựng lớp học thành một tập thể học

sinh tự quản

07 giờ

tín chỉ

(04

LT; 03

TH)

Page 140: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Hình thành bước đầu

một số kĩ năng cơ bản

và biện pháp công tác

của GVCN trên một

số mặt: Nghiên cứu

và phân loại HS; Tư

vấn và quản lý HS;

Xây dựng TTHS tự

quản; Tổ chức HĐ

tập thể, lập Kế hoạch

công tác GVCN

-

9.2.1. Khái niệm và vai trò giáo dục của Tập thể

học sinh

9.2.2. Tiêu chí TTHS và các giai đoạn hình thành

TTHS

9.2.3. Các biện pháp xây dựng lớp học trở thành

TTHS tự quản

9.3. Quản lý học sinh và công tác tư vấn của

GVCN

9.3.1. Quản lý học sinh

9.3.2. Công tác tư vấn của GVCN

9.3.3. Một số kỹ thuật tư vấn

9.4. Giáo dục “học sinh cá biệt”

9.4.1. Khái niệm và phân loại “học sinh cá biệt”

9.4.2. Một số phương pháp và biện pháp giáo dục

HSCB

9.5. Thực hành một số kĩ năng công tác giáo

viên chủ nhiệm

9.5.1. Tìm hiểu, phân loại học sinh

9.5.2. Tổ chức mạng lưới tự quản trong xây dựng

TTHS tự quản

9.5.3. Xây dựng các kế hoạch công tác của GVCN

9.5.4. Khái quát về tổ chức các hoạt động GD

ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm

sáng tạo(*)

9.6. Hướng dẫn ôn tập kết thúc học phần

GHI CHÚ:

- Các Chương, mục có gạch chân là các nội dung, chỉ có trong bài giảng của GV, có

thể trong giáo trình chưa mới cập nhật đầy đủ;

- Các mục có dấu (*) là các nội dung viết cho SV tự học (có hướng dẫn)

Page 141: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

- Lý thuyết: 39 giờ TC (60%)

- Thực hành/làm việc nhóm: 18 giờ TC (20%)

- Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03 (và cuối mỗi buổi học)

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Dạy học lý thuyết trên lớp

- Seminar, thảo luận nhóm ;

- Hướng dẫn tự học, hướng dẫn làm bài tập NC

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

4. Trần Anh Tuấn chủ biên (2009), Giáo dục học đại cương NXB ĐHQG Hà Nội;

5. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009). Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp học

và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội;

6. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2009). Giáo dục học (tập 1 và tập 2), NXB ĐHSP.

;

7. Bùi Minh Hiền (2007). Lịch sử giáo dục. (tập 1 và tập), NXB ĐHQG Hà Nội. .

8. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009). Phương pháp kỉ luật tích cực, Tài liệu dành

cho tập huấn viên.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (Ban hành kèm theo quyết định số:

07/2007/QĐ-BGD & ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công tác Giáo viên chủ

nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm (1997). Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Giáo

dục.

4. Lê Vinh Quốc (2001). Hỏi đáp về Giáo dục Việt Nam (T1, T2), NXB Trẻ.

5. UNESCO, J.Delor (2003). Học tập- một kho báu tiềm ẩn. NXB Giáo dục.2003

6. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An Asian

Perspective Prentice Hall.

Page 142: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Bài tập cá

nhân

(Đánh giá

thường

xuyên)

Lý thuyết

và kĩ năng

Kiểm tra kiến thức học phần. Đánh giá khả năng

vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và các phẩm chất

trí tuệ; kĩ năng viết khoa học

20%

Bài tập

nhóm kết

hợp với cá

nhân

Lý thuyết

và Kĩ năng

(giữa kì)

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và Đánh giá kĩ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích… các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được lý giải, hoặc giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG:

Hoàn thiện theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 143: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÝ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

Hà Nội, 2015

Page 144: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Lí luận và công nghệ dạy học

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Lí luận và công nghệ dạy học

- Mã học phần: TMT1001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- Các học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu được sâu sắc hệ thống các khái niệm, nội dung cơ bản của lý luận và công

nghệ dạy học.

- Hiểu được một số lý thuyết dạy học, các quan điểm sư phạm tương ứng và vận

dụng vào thực tiễn dạy học.

- Khái quát được các vấn đề trong thực tiễn dạy học, đặc biệt là thực tiễn dạy học

phổ thông và xu hướng cải cách giáo dục của thế giới và Việt Nam.

3.2.2. Kĩ năng:

- Xác định được mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra

đánh giá trên cơ sở phân tích đối tượng học sinh, chương trình, sách giáo khoa,

điều kiện, phương tiện dạy học.

- Lập được kế hoạch theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, tự chủ của học

sinh.

Page 145: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Sử dụng thành thạo một số phương tiện và công nghệ dạy học phổ biến để

nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.

3.2.3. Thái độ:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong

giai đoạn mới

- Có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới PPDH

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu, tự học.

- Phát triển một số kĩ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Lí luận và công nghệ dạy học cung cấp những khái niệm cơ bản, bản

chất, quy luật và đặc điểm của quá trình dạy học, những lý thuyết dạy học, những

quan điểm dạy học khác nhau, sự phát triển của dạy học qua các thời kỳ lịch sử với

sự chi phối chặt chẽ của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt học phần còn

giới thiệu các xu hướng và thực tiễn đổi mới dạy học trên thế giới và ở Việt Nam,

các phương pháp dạy học và kĩ thuật triển khai các phương pháp dạy học, các công

nghệ trong dạy học. Học phần Lí luận và công nghệ dạy học là học phần cơ bản

trong nhóm bộ môn đào tạo nghiệp vụ sư phạm vì vậy nó vừa mang tính chất lí luận

vừa mang tính thực hành.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

1. Người học phân

tích được các yếu tố

cấu thành, nguyên tắc

triển khai quá trình

dạy học

Nội dung 1: Đại cương về Lý luận dạy

học

1.1. Tổng quan về lí luận dạy học

1.1.1. Lịch sử phát triển của lí luận dạy học

1.1.2. Các trường phái lí luận dạy học

6 giờ

tín

chỉ

Page 146: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

2. Người học giải

thích được sự ảnh

hưởng của các học

thuyết sư phạm, qui

luật nhận thức đến

cách lựa chọn mô

hình dạy học

3. Người học thiết kế

được qui trình dạy

học phù hợp với bối

cảnh nhà trường hiện

nay

1.1.3. Mối quan hệ giữa LLDH với một số

ngành khoa học khác

1.2. Quá trình dạy học

1.2.1, Khái niệm về dạy học.

1.2.2. Một số phương pháp tiếp cận nghiên

cứu bản chất dạy học

1.2.3. Bản chất của dạy học

1.3. Xu thế phát triển của dạy học và một số

lý thuyết dạy học hiện nay

1.3.1. Đặc trưng của dạy học hiện nay

1.3.2. Một số lý thuyết và quan điểm tiếp

cận nghiên cứu dạy học hiện nay.

1.3.2.1. Lý thuyết tình huống

1.3.2.2. Lý thuyết kiến tạo

1.3.2.3. Lý thuyết sư phạm tương tác

1.3.2.4. Quan điểm tam giác dạy học của J.

Vial

1.4. Quy luật và nguyên tắc dạy học cơ bản

1.4.1. Hệ thống quy luật dạy học

1.4.2. Một số quy luật dạy học cơ bản.

1.4.3. Nguyên tắc dạy học

1.5. Các yếu tố trong hệ thống dạy học

1.5.1. Đối tượng người học

1.5.2. Mục tiêu dạy học

1.5.2. Nội dung dạy học

1.5.3. Kiểm tra đánh giá

1.5.4. Môi trường dạy học

1.5.5. Phương pháp, phương tiện dạy học

1.5.6. Đánh giá cải tiến, phát triển chuyên

Page 147: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

môn

2

1. Người học nhận

diện và phân tích

được bản chất của

PPDH, các yếu tố tác

động đến việc lựa

chọn PPDH hiệu quả

2. Người học phân

tích được nguyên tắc

về sự thống nhất giữa

PPDH với mục tiêu,

nội dung, đối tượng

dạy học

3. Người học đánh giá

được các mô hình và

phương pháp triển

khai dạy học hiện nay

Nội dung 2. Phương pháp và hình thức tổ

chức dạy học

2.1. Quan niệm về phương pháp dạy học

2.1.1. Khái niệm về PPDH

2.1.2. Mối liên hệ giữa PPDH với các yếu

tố trong hệ thống dạy học

2.1.3. Đặc điểm của PPDH

2.1.4. Nguyên tắc lựa chọn PPDH

2.1.5. Phân loại PPDH

2.2. Một số quan điểm tiếp cận nghiên cứu

PPDH

2.2.1. Tiếp cận hoạt động

2.2.2. Tiếp cận nhận thức luận

2.2.3. Tiếp cận điều khiển học

2.2.4. Tiếp cận hệ thống toàn vẹn

2.2.5. Tiếp cận cấu trúc

2.3. Xu hướng phát triển PPDH trên thế

giới và Việt Nam

2.3.1. Xu hướng phát triển PPDH trên thế

giới

2.3.2. Chủ trương đổi mới PPDH ở Việt

Nam.

2.4. Hình thức tổ chức dạy học

2.4.1. Những vấn đề chung về hình thức tổ

chức dạy học

9 giờ

tín

chỉ

Page 148: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

2.4.2. Một số tiêu chí phân loại hình thức tổ

chức dạy học

2.4.3. Sự phát triển của hình thức tổ chức

dạy học trong lịch sử.

2.4.4. Các hình thức tổ chức dạy học phổ

biến

2.4.5. Các hình thức tổ chức dạy học không

truyền thống

2.5. Một số mô hình dạy học phổ biến hiện

nay

2.5.1. Dạy học trực tiếp

2.5. 2. Dạy học qua giải quyết vấn đề

2.5. 3. Dạy học qua nghiên cứu

2.5. 4. Dạy học hợp tác

2.5 5. Dạy học theo dự án

3 1. Người học xây

dựng được kế hoạch

dạy học phù hợp với

chương trình giáo dục

hiện nay ở PT

2. Người học áp dụng

được các kĩ thuật triển

khai dạy học cho từng

loại bài, đánh giá

được tính hiệu quả

của từng kĩ thuật

3. Người học lập

Nội dung 3. Thiết kế, lập kế hoạch DH

3.1. Qui trình thiết kế hoạt động dạy học

3.1.1. Xác định nhu cầu người học

3.1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học

3.1.3. Triển khai hoạt động dạy học

3.1.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

người học

3.1.5. Đánh giá cải tiến và phát triển nghề

nghiệp

3.2. Lập kế hoạch dạy học

3.2.1. Lập kế hoạch để người học thành

công trong học tập

3.2.2. Lập kế hoạch dạy học tổng thể

3.2.3. Qui trình lập kế hoạch dạy học

15 giờ

tín

chí

Page 149: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

được hồ sơ dạy học,

kế hoạch điều chỉnh,

phát triển nghề nghiệp

chuyên môn

3.3. Lập kế hoạch dạy học từng bài cụ thể

3.4. Các kỹ thuật triển khai dạy học hiệu

quả

4

1. Người học phân

tích được ưu/nhược

điểm của việc áp

dụng CNTT trong dạy

học

2. Người học thiết kế

được kế hoạch dạy

học theo tiếp cận

công nghệ, soạn giáo

án/bài giảng điện tử,

hồ sơ dạy học điện tử

3. Người học thiết kế

được kế hoạch dạy

học theo mô hình E-

Learning và Blended

Learning

4. Người học đánh giá

được tính hiệu quả

của việc ứng dụng

CNTT trong dạy học

Nội dung 4. Dạy học với sự hỗ trợ của

công nghệ

4.1. Vai trò và sự phát triển của CNTT

trong giáo dục hiện nay

4.1.1. Mạng máy tính và Internet (giới thiệu

và thực hành)

4.1.2. E-learning và Blended Learning (dạy

học pha trộn/kết hợp)

4.1.3. Thời đại mới và cuộc cách mạng

trong giáo dục

4.2. Sử dụng công nghệ trong dạy học

4.2.1. Sử dụng công nghệ trong lập kế

hoạch dạy học

4.2.2. Sử dụng công nghệ trong triển khai

quá trình dạy học, hỗ trợ người học.

4.2.3. Sử dụng công nghệ trong đánh giá

kết quả học tập của người học

4.2.4. Sử dụng công nghệ để tạo môi trường

học tập hiện đại

4.2.5. Sử dụng công nghệ để xây dựng

nguồn tài nguyên học tập

4.2.6. Sử dụng công nghệ trong phát triển

nghề nghiệp

15 giờ

tín

chí

Page 150: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:

Lý thuyết: 27

Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Tình huống, nêu và giải quyết vấn đề

- Làm việc nhóm, dạy học dự án

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Tập bài giảng “Phương pháp và công nghệ dạy học”, Khoa Sư phạm, ĐHGD, 2011

2. Ngô Thu Dung, "Tập bài giảng Lý luận dạy học", Khoa Sư phạm - ĐHQGHN,

2005.

3. Bộ sách đổi mới phương pháp dạy học của Tổ chức ASCD do Nhà xuất bản Giáo

dục

Việt Nam ấn hành (2013): “Nghệ thuật và khoa học Dạy học”; “Tám đổi mới để trở

thành người giáo viên giỏi”; “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả”;

“Quản lí hiệu quả lớp học”; “Đa trí tuệ trong lớp học”; “Các phương pháp dạy học

hiệu quả”

6.2. Tài liệu tham khảo

4. Tài liệu tập huấn của Chương trình Giáo dục Intel Việt Nam. Phiên bản 10.1, 2010

5. Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy, Sư phạm tương tác: Một tiếp cận khoa

học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHN, 2009.

6. Nguyễn Hữu Châu, "Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học”,

NXB Giáo dục, 2005.

6.3. Website:

Cẩm nang và chiến lược học tập: http://www.studygs.net/vietnamese/

Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://edu.net.vn/

Cách mạng học tập: http://www.thelearningweb.net

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 151: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia

xây dựng bài / vấn đáp, trắc nghiệm, 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá khả năng, hiệu quả của PPDH

và sử dụng phương tiện. 10%

Bài tập

nhóm Kĩ năng

Thực hành dạy học (giảng dạy theo nhóm:phân

công các cá nhân dạy từng phần cụ thể của một

bài học mà nhóm đã chuẩn bị)

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Lí thuyết: SV bốc thăm phiếu vấn đáp

và trả lời câu hỏi.

Thực hành:

+ Chọn 1 nội dung, lập KH dạy một ND

+ Chọn nội dung trọng tâm của bài để giảng

dạy trong 15 phút

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

- Bài tập cá nhân (luận, tổng thuật, báo cáo)

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 2đ

Tổng: 10đ

- Bài tập nhóm /tháng

Xác định vấn đề seminar rõ ràng, hợp lý, khả thi 2đ

Thể hiện kĩ năng tổ chức, quản lý, điều hành seminar 4đ

Chuẩn bị chu đáo, cẩn thận 1đ

Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng, hấp dẫn 1đ

Viết báo cáo, hợp đồng học tập đúng qui định 1đ

Page 152: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hình thức seminar sáng tạo 1đ

Tổng: 10đ

- Kiểm tra giữa kỳ

Soạn kế hoạch dạy học: 40%

Thực hành dạy: 60%

- Bài tập lớn học kỳ (chọn 1 trong số các yêu cầu)

Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 3đ

Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Tổng: 10đ

* Đối với Bộ hồ sơ bài dạy có tiêu chí riêng theo chuẩn của Intel

- Thi cuối kỳ

Soạn giáo án: 40% (Giáo án thường 60%; giáo án điện tử 40%)

Thực hành dạy: 60% (trình bày 80%; kết hợp sử dụng PTCN 20%)

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Phạm Kim Chung

Page 153: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Hà Nội, 2015

Page 154: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Bộ môn: Đo lường và Đánh giá

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Đánh giá trong giáo dục

- Mã học phần: EAM1001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- Học phần tiên quyết: không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần này, người học sẽ hệ thống được những kiến thức

cơ bản của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục, vận dụng chúng để thiết kế

công cụ, triển khai đánh giá kết quả học tập theo quy trình chặt chẽ, bước đầu biết sử

dụng các lý thuyết khảo thí để phân tích chất lượng câu hỏi và đề kiểm tra.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Giải thích được các khái niệm cơ bản của đánh giá trong giáo dục, phân tích

được vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục.

- Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong đánh giá, cách xây dựng các

công cụ đánh giá thường xuyên và định kỳ.

- Hệ thống được các vấn đề chung về đánh giá thực để vận dụng được vào quá

trình dạy - học - kiểm tra đánh giá sau này.

- Nêu được điểm mạnh, quy trình thiết kế và triển khai một số kĩ thuật đánh giá

trong lớp học trong dạy học.

Page 155: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

3.2.2. Kĩ năng:

- Thiết kế được qui trình đánh giá kết quả học tập của người học.

- Xây dựng được mục tiêu học phần, bài học làm cơ sở cho hoạt động đánh giá.

- Xử lý, phân tích và đánh giá được chất lượng và các đặc trưng của câu trắc

nghiệm và bài trắc nghiệm.

- Xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận.

- Lập được hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong việc theo dõi tiến bộ của học sinh.

- Lập được kế hoạch đánh giá cải tiến.

- Tổ chức được 1 kì thi - kiểm tra theo đúng qui trình.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình

dạy học.

- Hình thành thái độ công bằng, khách quan và khoa học trong kiểm tra đánh giá.

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và

đánh giá.

- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Đánh giá trong giáo dục là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ

bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt

động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xác định mục tiêu

của học phần, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học

tập học phần một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp giáo

viên và học sinh không những đánh giá, tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học, mà

còn giúp thu thập các thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học để

đạt mục tiêu dạy học một cách tốt nhất.

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá, thiết

kế câu hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách xử lý, sử dụng kết quả đánh giá.

Phần cuối của học phần giới thiệu về các kĩ thuật đánh giá trong lớp học.

Page 156: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1 Kết thúc chương, SV

cần phải: hệ thống

hóa và phân tích

bản chất các khái

niệm cơ bản về khoa

học đo lường đánh

giá trong giáo dục,

vai trò, vị trí, chức

năng, đặc trưng và

các yêu cầu của

đánh giá trong giáo

dục. Nhận xét được

cách đánh giá mà

các cơ sở giáo dục,

chương trình giáo

dục, và giáo viên

đang sử dụng để

đánh giá sự tiến bộ

của người học.

Chương 1: Khái quát về đánh giá trong

giáo dục

1.1. Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra

đánh giá

1.2. Chức năng của đánh giá trong giáo

dục

1.3. Vị trí, vai trò của kiểm tra - đánh giá

trong quá trình đào tạo

1.4. Những yêu cầu đối với hoạt động

đánh giá

1.5. Hệ thống đánh giá trong giáo dục

1.6. Một số nội dung đánh giá thành quả

giáo dục

6 giờ

tín

chí

2

Kết thúc chương, SV

cần phải: hệ thống

hóa được khái niệm,

vai trò, yêu cầu của

việc xây dựng mục

tiêu đánh giá. Vận

dụng xác định mục

tiêu – tiêu chí đánh

Chương 2: Xây dựng mục tiêu và tiêu

chí đánh giá, ma trận đánh giá

2.1. Một số vấn đề chung về xây dựng

mục tiêu và tiêu chí đánh giá

2.2. Thang phân loại mục tiêu học tập và

áp dụng trong xây dựng tiêu chí đánh giá

2.3. Kỹ thuật xác định mục tiêu và tiêu chí

đánh giá, ma trận đánh giá

6 giờ

tín

chỉ

Page 157: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

giá, xây dựng ma

trận đánh giá cho

một nội dung giảng

dạy cụ thể.

3 Kết thúc chương, SV

cần phải: Nêu khái

niệm, phân biệt các

dạng thức đánh giá,

lấy được ví dụ cụ thể

cho mỗi dạng thức

đánh giá; Nắm rõ

quy trình xây dựng

một đề thi/kiểm tra;

Vận dụng viết câu

hỏi và xây dựng một

đề thi/kiểm tra cho

một nội dung giảng

dạy hoặc một học

phần.

Chương 3. Dạng thức và kỹ thuật đánh

giá

3.1. Các dạng thức đánh giá

3.2. Các kỹ thuật đánh giá

3.3. Quy trình xây dựng một đề thi/ kiểm

tra đánh giá.

3.4. Kỹ thuật viết câu hỏi thi/kiểm tra đánh

giá.

9 giờ

tín

chỉ

4 Kết thúc chương, SV

cần phải:

+ Nắm vững ý nghĩa

các đại lượng thống

kê cơ bản thường

dùng trong phân tích

kết quả thi/kiểm tra;

quy trình xử lý số

liệu, viết báo cáo kết

quả đánh giá; nắm

vững việc sử dụng

kết quả đánh giá để

Chương 4. Xử lý kết quả thi/ kiểm tra

đánh giá

4.1. Những đại lượng thống kê cơ bản sử

dụng trong phân tích kết quả thi/ kiểm tra

đánh giá

4.2. Qui trình xử lý và phân tích số liệu

4.3. Viết báo cáo kết quả thi/ kiểm tra

đánh giá

4.4. Sử dụng kết quả kiểm tra/ đánh giá.

9 giờ

tín

chỉ

Page 158: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

nhận xét về chất

lượng câu hỏi, điều

chỉnh hoạt động dạy

học và phản hồi học

sinh.

+ Thực hành tính

toán với dữ liệu kết

quả thi/ kiểm tra cụ

thể.

5 Kết thúc chương, SV

cần phải: nắm được

mục đích của hoạt

động đánh giá trên

lớp học; các kỹ thuật

đánh giá trên lớp

học cơ bản; vận

dụng xây dựng một

số hoạt động đánh

giá trên lớp học phù

hợp với học phần.

Chương 5: Kĩ thuật đánh giá trên lớp

học

5.1. Khái quát về đánh giá trên lớp học

5.2. Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học

9 giờ

tín

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 33

Thực hành/làm việc nhóm: 9

Tự học: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Học liệu:

Page 159: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

6.1. Tài liệu chính:

1. Trường Đại học Giáo dục, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng Lưu

hành nội bộ.

2. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

3. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KHXH,

2005.

4. Lê Kim Long, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thái Hưng và Đào Thị

Hoa Mai (2013), Tài liệu kĩ thuật đánh giá lớp học, Dự án giáo dục THPT và CN, Bộ

Giáo dục Đào tạo.

6.2. Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Hoàng Phương, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra

và đánh giá kết quả học tập, NXBGD, 1996.

2. Victor R. Martuza, (1977), Applying Norm-Referenced and Criterion - Referenced

Measurement in Education” Allyn và Bacon, Inc.

3. James H.McMillan, Classroom Assessment – Principles and Practice for Effective

Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.

4. Tom Kubiszun and Gary Borich, Educational Testing and Measurement –

Classroom Application and Practice, John & Sons. Inc. 6nd, 2000.

5. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The

Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc.

6. Jon Mueller,"The Authentic Assessment Toolbox: Enhancing student

learning through online faculty development" published in the Journal of

Online Learning and Teaching (2005)

7. Joan Vandervelde, Authentic Assessment & rubrics, Online Professional

Development, 2011

8. Thomas A.Angelo và K.Patricia Hoss, Classroom Assessment Techniques,

Sanfransisco, 1993.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 160: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào

thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kĩ năng viết

khoa học

10%

Bài tập

nhóm Kĩ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kĩ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về

hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

o Loại bài tập nhóm/tháng: Do yêu cầu đặc thù của loại bài tập này nên tiêu chí

đánh giá bài tập nhóm tháng có thể được thể hiện qua báo cáo mà nhóm phải

thực hiện theo mẫu sau.

Trường/Khoa…..

Bộ môn….. Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm

Tên của vấn đề nghiên cứu……

1) Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công.

STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân công Ghi chú

1. Nguyễn Văn A …… Nhóm trưởng

2. …… …… ……

Page 161: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

2) Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm

theo).

3) Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.

4) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Nhóm trưởng

(Kí tên)

o Loại bài tập lớn kết thúc học phần

Các tiêu chí chung

Nội dung:

1) Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu hợp lí và lôgíc.

2) Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp,

đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các công nghệ, phương pháp, giải

pháp do giảng viên hướng dẫn.

Hình thức:

4) Bố cục hợp lí, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày đẹp đúng qui

cách.

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí

Điểm Tiêu chí

9 - 10 - Đạt cả 4 tiêu chí

7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy

đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.

- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1.

- Tiêu chí 2: chưa thể hiện rõ tư duy phê phán, các

kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn kém.

- Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ

Dưới 5 - Không đạt cả 4 tiêu chí.

BỘ MÔN ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ

Page 162: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BỘ MÔN ………………

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Hà Nội, 2015

Page 163: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Quản lý giáo dục

- Bộ môn:

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần : Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

(School Education Curriculum Development)

- Mã học phần: EDM 2001

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ : 03

- Học phần tiên quyết: PSE 2002 Giáo dục học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Học phần giúp hình thành ở sinh viên năng lực cần thiết để phát triển chương trình

giáo dục cho môn học, ngành học, bậc học mà mình đảm nhiệm.

3.2. Chuẩn năng lực

Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể:

3.2.1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục và

các thành tố cấu thành cuả chương trình giáo dục nói chung.

- Phân biệt được các cách tiếp cận trong phát triển chương trình và ưu nhược điểm của mỗi

cách tiếp cận đó.

- Xác định được các giai đoạn trong phát triển chương trình giáo dục

3.2.2. Kỹ năng

- Biết thiết kế được chương trình cho một cụ thể

- Biết phát triển chương trình môn học, cấp học trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Biết đánh giá, tổ chức đánh giá, điều chỉnh một chương trình giáo dục.

3.2.3. Thái độ

- Nhận thức được vai trò của một chương trình giáo dục đối với hoạt động giáo dục.

Page 164: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Xác định đúng tầm quan trọng của kiến thức về phát triển chương trình trong năng lực

nghề nghiệp của người giáo viên.

3.2.4. Mục tiêu khác

Hình thành tư duy mở và phản biện trong phát triển chương trình giáo dục nhằm đáp ứng

nhu cầu xã hội và đảm bảo xu thế hội nhập khu vực và thế giới.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần gồm có 4 chương mở đầu là khái quát về chương trình giáo dục và phát

triển chương trình giáo dục cũng như các cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục

hiện nay nhằm cung cấp cho người học có được kiến thức tổng quan về phát triển chương

trình giáo dục. Bên cạnh đó những kiến thức được sắp xếp một cách hệ thống giúp người

học có khả năng thiết kế chương trình cho từng môn học cụ thể theo đúng qui trình. Một

số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông hiện nay cũng góp phần

cụ thể hóa kiến thức và phân tích thực trạng về phát triển chương trình giáo dục trong

chính ngành học, môn học mà người học sẽ đảm nhiệm.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

1

Sinh viên hiểu được

các khái niệm về phát

triển chương trình giáo

dục và coi phát triển

chương trình như một

hoạt động nghề nghiệp

của mình.

Chương 1: Khái niệm chung về phát

triển chương trình giáo dục

1.1 Sự phát triển các quan niệm về

chương trình giáo dục trên thế giới

1.2 Sự phát triển các quan niệm về

chương trình giáo dục ở Việt Nam

1.3 Một số khái niệm cơ bản

8 giờ

tín chỉ

2 Sinh viên có thể - phân

loại được các chương

trình giáo dục phổ

thông theo cách khác

nhau đồng thời xác

định được vai trò của

các lực lượng tham gia

Chương 2: Phân loại chương trình giáo

dục phổ thông

2.1 Phân loại theo các cách tiếp cận

2.2 Phân loại theo cấp độ quản lý

2.3 Vai trò của các lực lượng tham gia

phát triển chương trình giáo dục phổ thông

2.4 Một số nguyên tắc phát triển chương

7 giờ

tín chỉ

Page 165: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

phát triển chương trình

cũng như các nguyên

tắc phát triển chương

trình giáo dục phổ

thông

trình giáo dục phổ thông

3 Sau khi kết thúc

chương sinh viên có

khả năng: thiết kế, phát

triển và đánh giá được

chương trình giáo dục

phổ thông cho một

môn học cụ thể

Chương 3: Phát triển chương trình giáo

dục phổ thông

3.1 Mục tiêu và hệ thống mục tiêu

3.2 Phát triển chương trình giáo dục và

miền nhận thức

3.3 Qui trình phát triển chương trình giáo

dục phổ thông

15

giờ tín

chỉ

4 Sau khi kết thúc

chương, sinh viên hiểu

và phân tích được một

số vấn đề về phát triển

chương trình giáo dục

phổ thông và liên hệ

với môn học do mình

đảm nhiệm.

Chương 4: Một số vấn đề về phát triển

chương trình giáo dục phổ thông hiện

nay

4.1 Về xây dựng mục tiêu

4.2 Về sách giáo khoa và giáo trình

4.3 Về phương pháp giảng dạy

4.4 Về kiểm tra, đánh giá

15 giờ

tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình, làm việc nhóm, thảo luận

6. Học liệu

6.1 Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Chính, (2015) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam

Page 166: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển và quản lý chương trình giáo dục, NXB Đại

học Sư phạm

3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông,

NXB Giáo dục Việt Nam

6.2 Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khôi (2014) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm

2. Murrey Print (2003) Curriculum development and design, National Library of Australia

3. Bingyan Wang (2012) School based Curriculum development in China- Enschede

publisher, the Netherlands

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức từng bài học, thông qua

các bài kiểm tra nhỏ 10%

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá kỹ năng vận dụng lí thuyết vào

thực tiễn 10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Kiểm tra hoạt động trao đổi nhóm, bài thu

hoạch nhóm 10%

Bài tập

lớn (học

kỳ)

Lý thuyết

và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức tổng hợp một số nội

dung, bài thi viết 10%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 167: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

*****************

BỘ MÔN TÂM LÝ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC HÀNH SƯ PHẠM

VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Hà Nội, 2015

Page 168: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN:

THỰC HÀNH SƯ PHẠM VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN, XÃ HỘI

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa Các khoa học giáo dục

- Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

- Mã học phần: PSE2003

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên thực hành tốt những kĩ năng sư phạm tạo tiền đề cho nghề

nghiệp giảng dạy của sinh viên sau này. Việc phát triển kĩ năng cá nhân xã hội cho sinh

viên sẽ giúp cho sinh viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân trong môi trường

giáo dục, môi trường xã hội tạo cơ hội thành công trong cuộc đời, đồng thời sinh viên biết

dạy những kĩ năng cá nhân xã hội cho học sinh qua các học phần hoặc môn giảng chuyên

biệt.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu những kiến thức về phong cách sự phạm chuẩn mực: đi đứng, trình bày bảng,

sử dụng đồ dùng dạy học, rèn luyện ngôn ngữ chuẩn…

- Phân tích và vận dụng qui trình hình thành kĩ năng giao tiếp ứng xử sư phạm với

học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp…

- Phân tích được các giá trị sống cơ bản và cách hình thành kĩ năng cá nhân.

- Phân tích và vận dụng cách định hướng giá trị sống ở học sinh và cách hình thành

kĩ năng sống cho học sinh.

3.2.2. Kĩ năng

a. Kĩ năng nghề nghiệp

Page 169: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Kĩ năng tạo môi trường, bầu không khí tâm lý thuận lợi cho học tập

- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp

- Kĩ năng ứng xử sư phạm, giải quyết tình huống sư phạm

b. Kĩ năng phát triển cá nhân

- Kĩ năng tự đánh giá, phản tỉnh

- Kĩ năng tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng uy tín cá nhân

c. Kĩ năng tương tác xã hội

Kĩ năng hợp tác nhóm

- Kĩ năng thành lập, phát triển nhóm

- Kĩ năng lãnh đạo nhóm

- Kĩ năng kết hợp giữa các nhóm

Kĩ năng tạo ảnh hưởng

- Kĩ năng hùng biện

- Kĩ năng thuyết phục

- Kĩ năng khơi gợi, đánh thức tiềm năng

Kĩ năng giải quyết xung đột

- Kĩ năng nhận diện vấn đề

- Kĩ năng lựa họn giải pháp

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

3.2.3. Thái độ:

Phẩm chất chính trị

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;

- Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước;

- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

b. Đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

c. Thái độ với học sinh và đồng nghiệp

Page 170: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục

khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để

cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

d. Lối sống, tác phong

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường

giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Áp dụng các kiến thức và kĩ năng trong bối cảnh thực tiễn

- C: hình thành ý tưởng, triết lý giáo dục. Hình thành triết lý nhân sinh quan trong tiếp

cận tự giáo dục và lựa chọn phương pháp tự giáo dục; chủ động hình thành ý tưởng về

sự thích ứng và con đường đạt mục tiêu và thể hiện các ý tưởng trong nghề nghiệp và

vị trí nghề nghiệp.

- D: thiết kế. Thiết kế mô hình điều chỉnh hành vi của bản thân trong môi trường thực,

lập kế hoạch các hoạt động tự giáo dục trong điều kiện thực bằng việc tổng và tích hợp

kiến thức đã được đào tạo.

- I: hiện thực hoá. Thực hiện xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi phù hợp

với đối tượng làm thay đổi nhận thức, hành vi đạo đức người học trong môi trường

giáo dục thực tế...

- O: vận hành hiệu quả, có hiệu lực. Biết đánh giá và hoàn thiện năng lực giảng dạy và

giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh và bản thân trong quá trình thực tập và

bắt đầu hành nghề để có thể phát triển hiệu quả hơn nữa các hoạt động này.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội cung cấp cho sinh

viên các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp và rèn luyện

nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần đề cập đến các vấn đề gồm: Giáo dục giá

trị và giá trị sống cho học sinh là nền tảng trong việc hình thành nhân cách con người.

Giáo viên biết và vận dụng các con đường để hình thành giá trị sống cho học sinh. Nội

dung và cách thức rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho giáo viên giúp cho hoạt động nghề

nghiệp được hiệu quả. Nội dung và rèn luyện các kĩ năng cá nhân và xã hội giúp cho giáo

viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân được tốt nhất. Các nội dung của học phần

đều được thực hành và trải nghiệm thường xuyên.

Page 171: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

4.2 Nội dung cụ thể

Th

tự

Mục tiêu

Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

PHẦN 1: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KĨ NĂNG NGHỀ

NGHIỆP, CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích và đánh

giá ý nghĩa của việc

giáo dục giá trị sống

cho bản thân và cho

học sinh.

- Phân tích được các

nguyên tắc của giáo

dục GTS và chỉ ra

được cách ứng dụng

nguyên tắc này vào

giáo dục GTS

Chương 1: Một số vấn đề chung về giá

trị sống

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Giá trị, hệ giá trị và Giá trị sống

1.1.2. Định hướng giá trị sống

1.1.3. Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị

sống cho học sinh

1.2. Giá trị văn hóa truyền thống và

việc giáo dục giá trị sống

1.2.1. Các giá trị văn hóa truyền thống

1.2.2. Mối quan hệ giáo dục giá trị truyền

thống và nhân loại

1.3. Những nguyên tắc giáo dục giá trị

sống

1.3.1. Nguyên tắc khích lệ và động viên

1.3.2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách

của trẻ

1.3.3. Nguyên tắc hoạt động

1.3.4. Nguyên tắc tự trải nghiệm và cảm

nhận

2:0:0

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Nắm vững được

bản chất của các

Chương 2: Giới thiệu một số giá trị sống

và phương pháp giáo dục giá trị sống

2.1. Nội dung giáo dục giá trị sống

2.1.1. Giá trị Hòa bình

5:3:0

Page 172: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

giá trị sống và các

định hướng giáo

dục giá trị sống

cho bản thân và

học sinh

- Nắm vững những

yêu cầu của việc

xây dựng bầu

không khí giáo dục

giá trị sống cho

bản thân và học

sinh.

- Phân tích và vận

dụng sáng tạo các

phương pháp giáo

dục giá trị sống

cho bản thân và

học sinh

2.1.2. Giá trị Đoàn kết

2.1.3. Giá trị Hợp tác

2.1.4. Giá trị Yêu thương

2.1.5. Giá trị Giản dị

2.1.6. Giá trị Khiêm tốn

2.1.7. Giá trị Tự do

2.1.8. Giá trị Hạnh phúc

2.1.9. Giá trị Tôn trọng

2.1.10. Giá trị Trách nhiệm

2.1.11. Giá trị Khoan dung

2.1.12. Giá trị Trung thực

2.2. Các phương pháp giáo dục giá trị

sống

2.2.1. Phương pháp mô hình mẫu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tình

huống

2.2.3. Phương pháp tưởng tượng/ nội suy

2.2.4. Phương pháp bản đồ tư duy/sơ đồ

hóa/mô hình hóa

2.2.5. Phương pháp trò chơi

2.2.6. Phương pháp động não

2.2.7. Phương pháp hoạt động nhóm

2.2.8. Phương pháp đóng vai

2.2.9. Phương pháp thuyết trình kết hợp

với các phương pháp khác

2.2.10. Phương pháp trải nghiệm/ thực

hành

2.3. Xây dựng bầu không khí tâm lý

dựa trên các giá trị

2.3.1. Vai trò và ý nghĩa của bầu không

khí tâm lý

2.3.2. Kỹ thuật xây dựng bầu không khí

Page 173: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

tâm lý

PHẦN II: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN, XÃ HỘI

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Phân tích được

bản chất của các

kĩ năng, các

nguyên tắc giáo

dục kĩ năng sống.

- Phân tích được

các nguyên tắc

giáo dục kỹ ănng

sống và cách quán

triệt chúng trong

giáo dục.

Chương 3: Một số vấn đề chung về giáo

dục kĩ năng sống

3.1. Một số khái niệm liên quan

3.1.1. Kĩ năng sống và kĩ năng cuộc sống

còn (Life skill và Living skills)

3.1.2. Kĩ năng xã hội, Kĩ năng mềm và kĩ

năng cứng

3.2. Nguyên tắc cơ bản trong giáo dục

kĩ năng sống

3.2.1. Giáo dục kĩ năng sống phải dựa

trên cơ sở giá trị sống

3.2.2. Giáo dục kĩ năng sống thông qua

trải nghiệm thực tiễn

3.2.3. Giáo dục kĩ năng sống phải dựa

trên giáo dục hành vi cụ thể

3.3. Phân loại kĩ năng sống

3.3.1. Nhóm kĩ năng phát triển cá nhân

3.3.2. Nhóm kĩ năng xã hội

3.3.3. Nhóm kĩ năng tư duy

3.3.4. Nhóm kĩ năng làm việc

2:0:0

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Biết cách phát

triển một số kĩ

năng phát triển cá

nhân và xã hội cho

bản thân để mỗi cá

nhân luôn hoàn

thiện bản thân và

tương tác tích cực

Chương 4: Giáo dục một số kĩ năng

sống cá nhân và xã hội

4.1. Một số kĩ năng phát triển cá nhân

4.1.1. Kĩ năng tự nhận thức

4.1.2. Kĩ năng quản lý cảm xúc

4.1.3. Kĩ năng ứng phó với những thay

đổi

4.2. Một số kĩ năng xã hội

4.2.1. Kĩ năng hợp tác

4.2.2. Kĩ năng năng thuyết phục

3:8:0

Page 174: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

với mọi người

xung quanh, từ đó

có tác động tích

cực đến nghề

nghiệp.

4.2.3. Kĩ năng giải quyết vấn đề

4.2.4. Kĩ năng phỏng vấn xin việc

PHẦN III: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SƯ PHẠM

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Nắm vững cơ sở

tâm lý của việc

hình thành kĩ năng

sư phạm

- Nắm vững đặc

điểm trong phong

cách sư phạm của

người giáo viên.

- Nắm vững các kĩ

năng sư phạm cơ

bản của người giáo

viên.

Chương 5: Một số vấn đề chung về kĩ

năng sư phạm

5.1. Kĩ năng sư phạm

5.1.1. Khái niệm kĩ năng sư phạm

5.1.2. Quy trình hình thành kĩ năng sư

phạm

5.2. Các kĩ năng sư phạm cơ bản của

người giáo viên

5.2.1. Kĩ năng giao tiếp

5.2.2. Kĩ năng xử lý tình huống sư phạm

5.2.3. Kĩ năng quản lý hành vi

5.3. Phong cách sư phạm

5.3.1. Khái niệm phong cách sư phạm

5.3.2. Con đường rèn luyện phong cách

sư phạm

3:4:1

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Hiểu được ý nghĩa

sư phạm khi rèn

luyện các kĩ năng

sư phạm

- Đạt được các năng

lực về ngôn ngữ

giao tiếp và ững

xử sư phạm

Chương 6: Thực hành và rèn luyện kĩ

năng sư phạm

6.1. Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ

6.1.1. Rèn luyện kĩ năng nói, thuyết trình

6.1.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng phi ngôn

ngữ trong giao tiếp sư phạm

6.2. Rèn luyện kĩ năng ứng xử sư

phạm

6.2.1. Nhận diện vấn đề cần ứng xử

6.2.2. Các nguyên tắc trong ứng xử

6.2.3. Thực hành

2:10:

2

Page 175: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

6.3. Rèn luyện kĩ năng quản lý hành vi

học sinh

6.3.1. Nhận diện hành vi học sinh

6.3.2. Kĩ năng khích lệ động viên

6.3.3. Sử dụng kỷ luật tích cực

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 17 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 25 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp, thảo

luận….

Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời gian

nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian trên lớp,

có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên, 2010,

Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THPT, NXB ĐHQG HN.

4. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, 2010, Giáo dục giá

trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THCS, NXB ĐHQG HN.

6.2. Tài liệu tham khảo

4. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm

chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị.

5. Nguyễn Thanh Bình,Giáo dụckĩ năng sống, NXB ĐHSP, 2010.

6. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm nang Giáo dục kĩ

năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). Nhà xuất bản

giáo dục Việt Nam.

Page 176: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập

nhóm/thực

hành

Kĩ năng Đánh giá kĩ năng thành phần 30%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Năng lực sư phạm, cá nhân và XH trong tình

huống nghề nghiệp và cuộc sống 60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Ký và ghi họ tên Ký và ghi họ tên

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Văn Tính

Page 177: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hà Nội, 2015

Page 178: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Mã học phần: PSE2004

- Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- Học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ hệ thống được những kiến thức cơ bản

của phương pháp nghiên cứu (PPNC) khoa học, vận dụng chúng để thiết kế, triển khai

đánh nghiên cứu theo quy trình chặt chẽ, bước đầu biết thực hiện một nghiên cứu như

nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên, làm khóa luận tốt nghiệp…và khả năng

vận dụng trong lĩnh vực giáo dục.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu các khái niệm cơ bản, ý nghĩa và mục đích của NCKH.

- Phân biệt được các loại hình NCKH, các lĩnh vực NCKH

- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong

khoa học và khả năng ứng dụng trong khoa học giáo dục.

- Hiểu được cấu trúc và qui trình tiến hành một NCKH nói chung và khả năng vận

dụng trong lĩnh vực giáo dục.

3.2.2. Kỹ năng:

- Xác định vấn đề nghiên cứu khả thi, đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và

đặt tên đề tài chuẩn xác.

Page 179: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Lựa chọn và sử dụng linh hoạt, hiệu quả các PPNC trong khoa học.

- Thiết kế qui trình thu thập và xử lý thông tin phù hợp với mục đích và PPNC.

- Xây dựng đề cương nghiên cứu.

- Viết và trình bày 1 báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

- Đánh giá đúng giá trị của một công trình nghiên cứu đích thực

- Sử dụng một số phần mềm xử lý số liệu (trong đó có SPSS.18)

3.2.3. Thái độ:

- Hình thành thái độ khách quan, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

- Say mê nghiên cứu và tích cực áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế

nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Phát triển tư duy khoa học (khả năng phê phán, suy luận ...)

- Nâng cao kỹ năng viết theo văn phong khoa học.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

“PPNC khoa học” là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân sư

phạm. Học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ và nhằm mục đích cung cấp cho

người học kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu thực hiện các loại hình nghiên cứu

khoa học và khả năng vận dụng trong giáo dục như bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp,

báo cáo khoa học, bài báo khoa học. Học phần được thiết kế theo các nội dung cơ bản

sau :

• Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, nghiên cứu khoa học, các quan điểm

tiếp cận về nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Một số nguyên

tắc, yêu cầu khi thực hiện một đề tài nghiên cứu nói chung, trong lĩnh vực giáo dục

nói riêng.

• Đặc điểm và phân loại các loại hình NCKH.

• Lựa chọn và triển khai một số NCKH trong khoa học giáo dục

• Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả .

• Quy trình tiến hành một công trình NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu.

• Trình bày một công trình NCKH dưới các hình thức khác nhau như bài tập

lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học.

Page 180: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

• Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên cứu khoa học.

Học phần sẽ được thực hiện dưới hình thức đan xen các phần lý thuyết và thực

hành, trong đó hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời lượng học phần và dưới các

hình thức khác nhau như cá nhân, nhóm, xê mi na ...

4.2 Nội dung cụ thể

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

1 Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Hệ thống hóa và

phân tích bản

chất các khái

niệm cơ bản về

khoa học, NCKH

và nghiên cứu

KHGD.

- Phân tích các nội

dung và quan

điểm tiếp cận

trong NCKHG và

trong nghiên cứu

KHGD

Chương 1: Những vấn đề chung về khoa học và

nghiên cứu khoa học

1.1. Khoa học và phân loại các khoa học

1.1.1. Định ngĩa về khoa học

1.1.2. Phân loại các khoa học

1.1.3. Các khoa học giáo dục

1.2. Nghiên cứu khoa học

1.2.1. Định nghĩa nghiên cứu khoa học

1.2.2. Phân loại nghiên cứu khoa học

1.3. Phương pháp luận trong NCKH

1.3.1. Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

trong NCKH

1.3.2. Quan điểm Hệ thống- cấu trúc

1.3.3. Quan điểm Lịch sử- phát triển

1.3.4. Quan điểm thực tiễn

1.4. Nghiên cứu khoa học trong giáo dục

1.4.1. Khái niệm nghiên cứu KHGD

1.4.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu KHGD

1.4.3. Các lĩnh vực nghiên cứu KHGD

1.4.4. Các quan điểm phương pháp luận vận dụng

trong nghiên cứu KHGD

1.5. Thực hành

Phân tích các quan điểm phương pháp luận NCKH

trên một bản tổng quan nghiên cứu/ một báo cáo khoa

6 giờ tín

chí

(04 LT;

01 TH,

01 HD

tự học)

Page 181: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

học... có sẵn

2

Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Hệ thống hóa

được khái niệm,

đặc điểm, phân

loại phương pháp

nghiên cứu khoa

học.

- Vận dụng thiết kế

các công cụ

nghiên cứu tương

ứng với các

phương pháp,

thực hành trên

lớp.

- Biết sử dụng và

vận dụng SPSS

trong xử lý dữ

liệu

Chương 2: Phương pháp và kĩ thuật triển khai

nghiên cứu khoa học

2.1.Đặc điểm của PPNC khoa học

2.1.1. Tính chủ thể

2.1.2. Tính đối tượng

2.1.3. Tính mục đích

2.1.4. Tính cấu trúc

2.1.5. Tính phương tiện và môi trường

2.2. Phân loại các PPNC khoa học

2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.3. Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm

2.2.4. Nhóm phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

2.2.5. Các phương pháp hỗ trợ

2.3. Kỹ thuật triển khai nghiên cứu, thu thập dữ

liệu

2.3.1. Viết tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.3.2. Quan sát, ghi chép và sắp xếp tư liệu

2.3.3. Tổ chức thực hiện một cuộc khảo sát (điều tra)

2.3.4. Quy trình thực hiện một cuộc phỏng vấn

2.4. Kỹ thuật xử lý dữ liệu

2.4.1. Tổng quan về kcác phương pháp và kỹ thuật xử

lý dữ liệu

2.3.2. Các phép thống kê cổ điển trong KHGD

2.3.3. Một số phần mềm thóng kê (SPSS…)

2.5. Thực hành

Viết đề cương một tổng quan nghiên cứu/ Thực hành

tổ chức một cuộc khảo sát/ phỏng vấn/ Thực hành xử

lý số liệu (cho sẵn) trên phần mềm SPSS.18

12 giờ

tín chỉ

(06 LT;

05 TH,

01 HD

tự học)

3 Kết thúc chương, SV Chương 3. Quy trình tiến hành một đề tài nghiên 12 giờ

Page 182: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

cần phải:

- Nêu được các

bước thực hiện

một đề tài nghiên

cứu khoa học

giáo dục.

- Vận dụng để có

kỹ năng viết một

đề cương nghiên

cứu cho một đề

tài cụ thể.

cứu khoa học

3.1. Xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu

3.2. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

3.2.1. Viết Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.2.2. Xác định các khái niệm cơ bản (công cụ)

3.2.3. Xác định và huy động các cơ sở lý luận của vấn

đề nghiên cứu

3.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu

3.2.1 Tên đề tài

3.2.2 Lý do chọn đề tài

3.2.3 Mục đích nghiên cứu

3.2.4 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát,

phạm vi nghiên cứu (không gian, thời gian)

3.2.5 Giả thuyết khoa học

3.2.6 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.7 Xác định phương pháp nghiên cứu và các kỹ

thuật thu thập thông tin

3.2.8 Kết quả dự kiến và hướng nghiên cứu tiếp theo

(nếu có)

3.2.9 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

3.2.10 . Xây dựng cấu trúc báo cáo kết quả nghiên cứu

của đề tài

3.4. Thực hành

Xây dựng đề cương một đề tài nghiên cứu (khóa luận/

Đề tài tham dự Hội nghị KHSV...)

tín chỉ

(06 LT;

03 TH

01 HD

tự học)

4 Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Nhắc lại kiến

thức xác suất

thống kê cơ bản,

quy trình xử lý số

Chương 4. Phân tích thông tin, trình bày kết quả

nghiên cứu

4.1 Phân tích và phân loại thông tin

4.1.1. Thông tin định tính và thông tin định lượng

4.1.2. Thông tin thô và thông tin có giá trị khoa học

4.1.3. Lựa chọn thông tin để trình bày kết quả NC

9 giờ tín

chỉ

(05 LT;

03 TH;

01 HD

tự học)

Page 183: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

liệu, các chỉ số

đánh giá chất

lượng câu hỏi và

đề kiểm tra.

- Thực hành tính

toàn với câu hỏi

và đề kiểm tra cụ

thể.

- Trình bày những

nét cơ bản về lý

thuyết khảo thí cổ

điển và hiện đại,

bước đầu làm

quen với việc sử

dụng phần mềm

phân tích theo mô

hình Rasch

- Bước đầu xác ,

hình thành được

các kỹ năng Xử

lý, phân tích,

trình bày kết quả

nghiên cứu của

một đề tài/ Hoặc

viết đề cương 01

báo cáo hoặc bài

báo khoa học

4.2. Trình bày kết quả nghiên cứu (viết báo cáo)

4.2.1. Ngôn ngữ của báo cáo

4.2.2. Bố cục của báo cáo

4.2.3. Đánh số chương, mục của báo cáo

4.2.4. Trình bày tài liệu tham khảo

4.2.5. Trích dẫn khoa học trong báo cáo

4.2.6. Viết tóm tắt báo cáo

4.3. Một số hình thức báo cáo khoa học

4.3.1. Bài tập lớn

4.3.1.1. Mẫu báo cáo

4.3.1.2. Trình bày báo cáo

4.3.2. Báo cáo khoa học

4.3.2.1. Mẫu báo cáo

4.3.2.2. Chuẩn bị nội dung trình bày

4.3.2.3. Trình bày báo cáo

4.3.3. Bài báo khoa học

4.3.3.1. Mẫu bài báo khoa học

4.3.3.2. Trình bày bài báo khoa học

4.3.4. Khóa luận tốt nghiệp

4.3.4.1. Mẫu khóa luận

4.3.4.2. Trình bày khóa luận

4.3.5. Luận văn thạc sỹ và Luận án (giới thiệu)

4.3.5.1. Yêu cầu về nội dung và hình thức

4.3.5.2. Mẫu Luận văn thạc sỹ và Luận án

4.3.5.3. Trình bày Luận văn thạc sỹ và Luận án

4.4. Thực hành

Phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu của một đề tài/

Hoặc viết đề cương 01 báo cáo hoặc bài báo khoa học.

Page 184: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Kết thúc chương,

SV cần phải:

- Có được hiểu biết

và trình bày tổng

quát về sự cần

thiết và đặc điểm

của hoạt động

nghiên cứu ứng

dụng trong GD,

QLGD;

- Dựa trên các ví

dụ, phân biệt

được, mô tả được

đặc điểm và các

yêu cầu đối với

từng loại đề tài

trong từng lĩnh

vực GD;

- Xác định và lựa

chọn lĩnh vực NC

và vấn đề NC của

đề tài luận văn tốt

nghiệp của bản

thân

Chương 5. Ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực

giáo dục

5.1. Một số lý luận về nghiên cứu KHGD ứng dụng

5.2. Một số dạng đề tài trong nghiên cứu và phát triển

(R&D) trong giáo dục

- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết, lịch sử phát

triển giáo dục;

- Nghiên cứu ứng dụng một lý thuyết/ mô hình

giáo dục vào thực tế;

- Tổng kết kinh nghiệm và viết sáng kiến kinh

nghiệm giáo dục một vấn đề cụ thể

- Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục (một

địa bàn/ cơ sở GD/ một vấn đề GD)

5.3. Một số dạng đề tài trong nghiên cứu và phát

triển trong quá trình dạy học- giáo dục (hẹp)

- Nghiên cứu hoạt động người học và thực trạng

GD-DH tại một địa bàn/ CSGD, hoặc về một

vấn đề GD...

- Nghiên cứu và phát triển Nội dung, chương

trình GD-DH (một vấn đề/ chủ đề/ một học

phần...)

- Nghiên cứu và phát triển phương pháp giáo

dục- dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả GD-

DH (gắn với một đối tượng GD/ một nội dung

DH- GD cụ thể...)

- Nghiên cứu và phát triển hình thức tổ chức

giáo dục và sự phối hợp các lực lượng GD (tại

một địa bàn/ CSGD, hoặc về một vấn đề GD...)

- ....

5.4. Xây dựng và đánh giá một Dự án giáo dục

5.4.1. Định nghĩa Dự án/ Dự án giáo dục

6 giờ tín

chỉ

(04 LT;

01 TH,

01 HD

tự học)

Page 185: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

5.4.2. Quy trình xây dựng một DAGD

5.4.3. Đánh giá một DAGD

5.5. Ôn tập tổng kết và giải đáp thắc mắc (1,5 giờ TC)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 26

Thực hành/làm việc nhóm: 16

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính:

[1]. Vũ Cao Đàm, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB KHKT, 2005

[2]. Phạm Viết Vượng, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” NXB ĐHQG Hà

Nội, 2004

[3] Dự án giáo dục Việt -Bỉ (2010) ”Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”. Tài

liệu tập huấn cho giảng viên ĐHSP và giáo viên phổ thông.

[4] Ngô Thông. Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS

https://ngothong.wordpress.com/category/spss/thuc-hanh-spss/

6.2. Tài liệu tham khảo:

[1]. University of New England (UNE), “Research methods in education” (Module 1-

3), UNE, Armidale, AUS, 2004.

[3]. Khoá luận tốt nghiệp sinh viên trường ĐHGD-ĐHQGHN.

[4] Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS - link download SPSS.

http://vatgiainfo.blogspot.com/2012/11/huong-dan-su-dung-phan-mem-spss-link.html

Page 186: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

6. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Bài tập

cá nhân

(đánh giá

thường

xuyên)

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

20%

Bài tập

nhóm

(giữa kỳ)

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và cá nhân. Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

kết thúc

học phần

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về

hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

Nội dung Tiêu chí đánh gia

Nội dung 1

Bài tập cá

nhân

Hình thức (20% điểm):

- Ngôn, rõ ràng, diễn đạt lô gic, dễ hiểu.

- Đánh máy trên khổ giấy A4 (lề trên 2,5, dưới 3cm, phải 2 cm, trái 2,5

cm), dài từ 3-5 trang.

Nội dung (80% điểm):

- Trả lời đúng vấn đề, không chép lại y nguyên, ví dụ minh họa của cá

nhân đúng với yêu cầu, nội dung phong phú, lôgic, sáng tạo.

- Có trích dẫn tài liệu tham khảo

Page 187: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Các nội

dung 2, 3

Bài tập

nhóm

Hình thức : (20% điểm)

- Trình bày bằng PPT rõ rang, dễ hiểu, có minh họa hình thức

- Mỗi thành viên trình bày 1 phần

- Biên bản làm việc nhóm với phân công công việc cho từng thành viên

và kết quả thực hiện được.

Nội dung : (80% điểm)

- Sản phẩm đúng như yêu cầu về nội dung

- Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thiết thức.

- Đặt vấn đề hợp lí

- Có đầy đủ các bước xây dựng đè cương

- Ví dụ minh họa rõ rang

- Trích dẫn tài liệu hợp lí.

Xây dựng

đề cương

chi tiết

KLTN

Bài tập hết

môn

Hình thức : (20%)

- Đánh máy trên giáy A4

- Hành văn mạch lạc rõ ràng, ngắn gọn.

Nội dung : (80%)

- Đáp ứng tốt yêu cầu của một đề cương khóa luận tốt nghiệp có đầy

đủ các mục.

- Chi tiết đến từng mục nhỏ về nội dung.

- Có phần tài liệu tham khảo hợp lí

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 188: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Hà Nội, 2015

Page 189: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

- Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Tổ chức hoạt động giáo dục giáo dục của nhà trường

- Mã học phần: PSE2005

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên vận dụng tổng hợp các cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý

(Luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, các quy chế, quy định của ngành,…) vào

hoạt động thực hành hình thành, phát triển các kĩ năng quản lý lớp học và tổ chức hoạt

động giáo dục trong nhà trường (chủ yếu ở loại hình trường phổ thông, bậc trung học

và tập trung vào công tác Giáo viên chủ nhiệm, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo)

phù hợp với các định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

Bên cạnh đó, đồng thời tạo cơ hội cho SV rèn luyện, phát triển một số kĩ năng tư

duy, các kĩ năng mềm cần thiết của một giáo viên- nhà giáo dục- nhà quản lý, và trực

tiếp chuẩn bị tích cực cho SV trước khi đi kiến tập- thực tập sư phạm

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Sinh viên có được phát triển các tri thức thực tiễn về giáo dục nhà trường (tập

trung vào trường phổ thông, bậc trung học); tri thức về các kĩ năng quản lý lớp học

trong giờ lên lớp, công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và tri thức về các hoạt động

giáo dục và tổ chức, quản lý các hoạt động trong trường THPT, THCS;

Page 190: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Sinh viên chỉ ra được các yêu cầu và định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

hiện nay và bước đầu vận dụng trong các hoạt động thực hành của bản thân.

- Sinh viên chỉ ra qui trình tổ chức và các biện pháp công tác của một số hoạt

động giáo dục trong môi trường thực hành sát với thực tế giáo dục phổ thông hiện

nay.

- Sinh viên có được các kiến thức mới, cơ bản về các hoạt động trải nghiệm sáng

tạo (TNST) và kiến thức định hướng tổ chức các hoạt động TNST ở trường phổ thông

(THPT, THCS).

3.2.2. Kĩ năng

d. Kĩ năng nghề nghiệp

- Kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu, phân loại HS và quản lý hồ sơ người học

- Kĩ năng tạo môi trường tâm lý, bầu không khí thuận lợi cho học tập trên lớp

- Kĩ năng quản lý hành vi người học và ứng xử sư phạm, giải quyết tình

huống sư phạm trên lớp;

- Kĩ năng thiết kế các loại kế hoạch công tác GVCN;

- Kĩ năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động TNST

theo chủ đề (bao gồm cả kĩ năng tổ chức hoạt động đánh giá tương ứng);

- Kĩ năng tổ chức triển khai một số hình thức TNST trong các hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp

- Kĩ năng động viên, khích lệ HS phát huy vai trò chủ thể hoạt động

HĐTNST;

e. Kĩ năng phát triển cá nhân

- Kĩ năng tự đánh giá, tự rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và uy tín cá nhân

- Kĩ năng giao tiếp (giả định với HS, với GV, với

- Kĩ năng làm việc nhóm và phối hợp hoạt động,

- Phát triển tư duy thực tiễn

- Kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng đóng vai

- Kĩ năng hùng biện, phát triển ngôn ngữ

- Kĩ năng thuyết phục, khơi gợi, đánh thức tiềm năng

- Kĩ năng nhận diện vấn đề, lựa chọn giải pháp

3.2.3. Thái độ và Đạo đức nghề nghiệp

Page 191: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Phát triển tình cảm nghề, gắn bó với nghề dạy học;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với bạn, đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập

thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Có tác phong làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác

Phối hợp với các hoạt động thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng bản thân

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động TNST tạo cơ hội cho SV

rèn luyện và tự rèn luyện, phát triển khả năng ứng dụng kiến thức Khoa học giáo dục

trong quá trình hoạt động thực hành kĩ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất nhân

cách người giáo viên. Nội dung học phần chủ yếu đề cập đến hệ thống kĩ năng nghiên

cứu đối tượng giáo dục (người học, lớp học), Kĩ năng quản lý lớp trong giờ học, Kĩ

năng thiết kế và tổ chức triển khai, đánh giá các hoạt động giáo dục nói chung (bao

gồm hoạt động TNST),… và phát triển các kĩ năng mềm, khả năng thích ứng và phát

triển năng lực nghề nghiệp.

Nội dung thực hành giúp SV rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp của

người giáo viên và các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội thuận lợi, phát huy vai trò chủ thể

của SV trong các hoạt động tích cực chuẩn bị cho họ đi thực tập sư phạm nói riêng,

góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp nói chung.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Phần 1.

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN LÝ LỚP HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC

Kết thúc chương, SV

cần phải:

Chương 1.

THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG

GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ LỚP TRONG GIỜ HỌC

09

giờ

TC

Page 192: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Phân tích được mục

đích, ý nghĩa và nội

dung cơ bản của

việc nghiên cứu đối

tượng giáo dục và

quản lý lớp trong

giờ học (cá nhân,

nhóm, lớp) ;

- Nhận biết, phân biệt

và xác định các

Phương pháp, kĩ

năng tìm hiểu, nắm

vững và phân loại

đối tượng HS theo

các thời điểm, tình

huống cụ thể;

- Các kĩ năng xây

dựng môi trường

tâm lý tích cực ;

- Các kĩ năng quản lý

hành vi người học

- Năng lực ưgns xử

sư phạm trước các

tình huống quản lý

lớp học.

1.1. Thực hành nghiên cứu đối tượng giáo dục

1.1.1. Mục đích, ý nghĩa

1.1.2. Nội dung và phương pháp, kĩ năng

- Nội dung và kế hoạch khảo sát

- Các phương pháp nghiên cứu và kĩ năng

- Xây dựng một phiếu khảo sát nhanh

1.2.3. Thực hành một số tình huống điển hình

1.2. Quản lý lớp trong giờ học

1.2.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý lớp

học (ôn tập lý thuyết)

1.2.2. Thực hành xây dựng môi trường tâm lý tích cực

- Thực hành xây dựng Nội quy lớp học và Bản chỉ

dẫn hành vi học tập trên lớp/trong học phần

- Kĩ năng mở đầu bài học

- Thực hành xử lý một số tình huống điển hình

1.2.3. Thực hành quản lý hành vi người học trên lớp

- Nguyên tắc chung trong khen thưởng, trách phạt

- Kĩ năng khen thưởng và động viên, khích lệ

- Kĩ năng xử lý các hành vi tiêu cực;

- Kĩ năng hướng dẫn HS tự rèn luyện

- Kĩ năng tổ chức hoạt động thi đua trong lớp, xây

dựng tiêu chí và đánh giá

1.2.4. Thực hành xử lý một số tình huống điển hình

(04

LT;

05

TH)

Page 193: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

2 Kết thúc chương, SV

cần phải:

- Nhận thức đúng và

trình bày được về

vai trò của các

HĐGD, HĐTNST;

- Nhận biết, phân biệt

và xác định mối

quan hệ giữa các

loại hình HĐGD,

quy trình tổ chức

một HĐGD… trên

cơ sở đó để có thể

thiết kế và tổ chức

HĐGD trong trường

phổ thông;

- Tập luyện hình

thành một số kĩ

năng thiết kế Kế

hoạch và tổ chức

các HĐGD –TNST;

- Thực thành một số

kĩ năng thiết kế và

tổ chức các HĐGD -

TNST ở trường phổ

thông (trung học)

Chương 2.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THPT, THCS)

2.1. Khái niệm và phân loại hoạt động giáo dục

2.1.1. Khái niệm, vị trí của HĐGD

2.1.2. Phân loại hoạt động giáo dục

- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp

- Hoạt động giáo dục NGLL

- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức, quản lý HĐGD

2.1.4. Yêu cầu đối với giáo viên chủ chủ nhiệm

2.2. Thực hành thiết kế một kế hoạch giáo dục

2.2.1. Kế hoạch công tác GVCN

- Các loại Kế hoạch GVCN và yêu cầu

- Một số mẫu thiết kế HĐGD

2.2.2. Thực hành thiết kế kế hoạch GVCN

- Thiết kế Kế hoạch GVCN năm học

- Kế hoạch xây dựng lớp trở thành tập thể HS tự

quản

- Thiết kế Kế hoạch GVCN cho đợt Thực tập SP

- Thiết kế Kế hoạch giáo dục theo chủ đề

2.3. Thực hành tổ chức triển khai HĐGD

2.3.1. Quy trình chung và các nguyên tắc

2.3.2. Tổ chức một buổi sinh hoạt lớp

2.3.3. Phối hợp với BCH chi đoàn tổ chức Đại hội

Chi Đoàn TNCS, Lễ kết nạp Đoàn viên

2.3.4. Tổ chức một hoạt động giáo dục theo chủ đề

- Tổ chức mạng lưới cán bộ tự quản trong lớp

15

giờ

TC

(06

LT;

09

TH)

Page 194: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Tổ chức một hoạt động thi đua học tập trong lớp

- Tổ chức một hoạt động tham quan dã ngoại

- ...

2.3.5. Một số yêu cầu đảm bảo hiệu quả HĐGD

2.4. Thảo luận

- Liên hệ thực tế trường THPT, THCS;

- Những khó khăn đối với SV trong thực hành và

trong việc chuẩn bị các KN tổ chức HĐGD

- Giải đáp, trợ giúp SV

-

PHẦN II: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Kết thúc chương, SV

cần phải:

-

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THPT, THCS)

3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.1.1. Mục tiêu và vai trò của HĐTNST

3.1.2. Đặc điểm và yêu cầu của HĐTNST

3.1.3. Các hình thức tổ chức HĐTNST

3.1.4. Đánh giá kết quả HĐTNST

3.2. Nội dung, hình thức và quy trình tổ chức hoạt

động trải nghiệm sáng tạo

3.2.1. Nội dung

3.2.2. Các hình thức tổ chức

3.2.3. Một số kĩ năng tổ chức

3.2.4. Quy trình tổ chức HĐGD-TNST

3.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động

3.3. Các yêu cầu đối với giáo viên phụ trách

7h

giờ

TC

(05

LT;

02

TH)

Page 195: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Chương 4.

THỰC HÀNH KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

THPT

4.1. Mục tiêu, nguyên tắc và các yêu cầu

4.1.1. Mục tiêu thiết kế và tổ chức một hoạt động

TNST

4.1.2. Nguyên tắc thiết kế và tổ chức một hoạt

động TNST

4.1.3. Các yêu cầu đoiá với giáo viên và học sinh

4.2. Thực hành thiết kế và một hoạt động TNST

4.2.1. Thực hành thiết kế một kế hoạch hoạt động

TNST

4.2.2. Thực hành tổ chức triển khai một hoạt

động TNST

4.2.3. Thực hành đánh giá kết quả hoạt động

4.3. Hướng dẫn thi kết thúc học phần: Thực hành

tổng hợp thiết kế và tổ chức một hoạt động

TNST (kết quả theo nhóm)

14

giờ

TC

(04

LT;

10

TH)

Thi kết thúc học phần: Thực hành (nhóm)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 18 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 24 giờ tín chỉ (= 48 giờ thực tế)

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi

đáp, thảo luận….

Page 196: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một

thời gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian

trên lớp, có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009), Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp

học và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội. H.2009;

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công tác giáo viên

chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.

3. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009, Lê Văn Hảo biên tập). Phương pháp kỉ

luật tích cực. Tài liệu dành cho tập huấn viên, Hà Nội.,

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống. NXB ĐHSP.

2. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm nang Giáo

dục kĩ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). NXB Giáo

dục Việt Nam.

3. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An

Asian Perspective Prentice Hall.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 197: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hình

thức

Tính chất

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập

nhóm

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và Đánh giá kĩ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

30%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm

tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Ký và ghi họ tên Ký và ghi họ tên

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 198: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

BỘ MÔN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Hà Nội, 2015

Page 199: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Các khoa học Giáo dục

- Bộ môn: Tư vấn học đường

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Tư vấn Tâm lý học đường

- Mã học phần: PSE2006

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- Các học phần tiên quyết:

o Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường - PSE2001

o Giáo dục học – PSE2002

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần tư vấn tâm lý học đường giúp giáo sinh hiểu bản chất của tư vấn tâm

lý học đường, có được các kiến thức về tư vấn tâm lý, tâm lý học sinh và các kĩ năng

tư vấn, từ đó sinh viên trải nghiệm và thực hành công việc tư vấn trong nhà trường

được hiệu quả. Bên cạnh đó, sinh viên bắt đầu biết nhận diện một số hành vi lệch

chuẩn và rối nhiễu tâm lý, từ đó đề xuất được biện pháp hỗ trợ phù hợp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của công tác tư vấn học

đường trong nhà trường.

- Trình bày được các mô hình tư vấn tâm lý hiện hành trong các trường học.

- Hiểu được chức năng tư vấn tâm lý của cán bộ chuyên trách cũng như của giáo

viên trong trường học.

Page 200: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Nhận biết được những hành vi, thái độ, dấu hiệu, biểu hiện của những khó khăn

tâm lý học đường của học sinh trung học, và hệ thống hóa được những nhóm khó

khăn tâm lý thường gặp.

- Lý giải được một cách có hệ thống và dựa trên lý thuyết về nguyên nhân và cơ

chế gây ra các vấn đề tâm lý ở học sinh trong trường học.

- Trình bày được những phương pháp và kĩ năng trợ giúp tương ứng cho mỗi

khó khăn tâm lý của học sinh trung học.

3.2.2. Kĩ năng:

- Có khả năng vận dụng kiến thức để hiểu về nguyên nhân và cơ chế gây từng

dạng khó khăn tâm lý cụ thể ở học sinh.

- Có các kĩ năng tư vấn tâm lý cơ bản như: lắng nghe, đặt câu hỏi, đồng cảm chia

sẻ, tóm tắt, diễn đạt lại, thu thập thông tin...

- Có các kĩ năng làm việc với cha mẹ, giáo viên của học sinh như hợp tác, tư

vấn, hướng dẫn để giúp giải quyết vấn đề của học sinh

- Có kĩ năng phối kết hợp và tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp học sinh có khó

khăn học đường.

- Biết xây dựng kế hoạch toàn diện để hỗ trợ học sinh có khó khăn tâm lý.

3.2.3. Thái độ:

- Tôn trọng học sinh

- Thông cảm và biết đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu khó khăn của các

em

- Giữ bí mật cho những học sinh có khó khăn tâm lý học đường

- Tách biệt quan niệm và niềm tin của bản thân khỏi khó khăn tâm lý của học

sinh, không để cách nhìn và quan niệm riêng của bản thân ảnh hưởng đến quá trình trợ

giúp

3.2.4. Mục tiêu khác

Ngoài những kiến thức và kĩ năng trong việc tư vấn tâm lý và hỗ trợ cho học

sinh có khó khăn, giáo sinh học môn này có thể:

- Biết các mô hình hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường và có thể góp phần hoặc trực

tiếp xây dựng các mô hình tư vấn học đường cho nơi mình công tác sau này.

Page 201: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Áp dụng các kiến thức của môn tư vấn học đường vào việc dạy học và quản lý

lớp học, ví dụ các kỹ thuật quản lý hành vi cho những học sinh có vấn đề hành vi

trong lớp học.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần Tư vấn tâm lý học đường cung cấp cho giáo sinh sư phạm những

kiến thức cơ bản về tư vấn tâm lý và tư vấn tâm lý học đường. Đây là một nền tảng

quan trọng giúp cho các thầy cô thành công hơn nữa trong việc giáo dục học sinh

trong nhà trường. Các nội dung gồm có:

Những vấn đề khái quát chung về tâm lý học tư vấn như: Đối tượng, nhiệm vụ,

ý nghĩa của tâm lý học tư vấn; sơ lược lịch sử phát triển tâm lý học và một số mô hình

tư vấn tâm lý.

Những vấn đề về người cán bộ tư vấn tâm lý học đường: Vai trò, trách nhiệm

của người cán bộ tư vấn, những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm lý, một

số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp.

Những vấn đề về kĩ năng tư vấn tâm lý gồm có: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt

câu hỏi, kĩ năng quan sát, kĩ năng đồng cảm và thấu cảm, kĩ năng thiết lập mối quan

hệ, kĩ năng huy động và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ học sinh, xếp thứ tự ưu tiên và

theo trật tự khi tư vấn cho học sinh.

Những vấn đề về các khó khăn tâm lý của học sinh và các nội dung tư vấn giáo

dục thanh thiếu niên: đặc điểm tâm lý lứa tuổi, con đường dẫn đến hành vi ứng xử tiêu

cực ở thanh thiếu niên, nguyên nhân và cơ chế dẫn đến những khó khăn tâm lý của

học sinh, chiến lược làm việc với thanh thiếu niên có vấn đề về hành vi, phát hiện và

bồi dưỡng năng khiếu ở thanh thiếu niên.

4.2. Nội dung cụ thể

Thứ tự Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

- Nắm vững được

đối tượng, nhiệm vụ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC

TƯ VẤN

1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của tâm lý

học tư vấn

2:0:0

Page 202: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

1

và ý nghĩa của tâm

lý học tư vấn trong

nhà trường,

- Hiểu được sơ lược

lịch sử của tâm lý

học tư vấn.

- Hiểu rõ được các

mô hình tư vấn tâm

lý trên thế giới và ở

Việt Nam

1.1.1. Đối tượng của tâm lý học tư vấn

1.1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học tư vấn

1.1.3. Ý nghĩa của tâm lý học tư vấn

1.2. Sơ lược lịch sử của tâm lý học tư vấn

1.2.1. Tư vấn tâm lý

1.2.2. Tư vấn tâm lý trường học

1.3. Một số mô hình tư vấn tâm lý

1.3.1.Mô hình tư vấn tâm lý học đường trên thế

giới

1.3.2. Các mô hình tư vấn tâm lý học đường hiện

có tại Việt Nam

2

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

- Hiểu rõ được

những khó khăn tâm

lý của học sinh.

- Biết được các vấn

đề về hành vi tiêu

cực của học sinh.

- Biết được các hiện

tượng RNTL để có

thể có hỗ trựo đúng

đắn, khoa học.

- vận dụng hiểu biết

về các vấn đề tâm lý

ở học sinh để có thể

phân tích, lý giải

nguyên nhân, xác

định cách tiếp cận

trong hỗ trợ tâm lý

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA

HỌC SINH CẦN HỐ TRỢ TƯ VẤN

2.1. Một số khó khăn tâm lý của học sinh

2.1.1. Khái niệm khó khăn tâm lý

2.1.2. Những khó khăn tâm lý thường gặp của học

sinh phổ thông hiện nay

2.2. Những hành vi tiêu cực ở học sinh

2.2.1. Khái niệm hành vi lệch chuẩn

2.2.2. Các biểu hiện của hành vi ứng xử tiêu cực

2.2.3. Mục đích thể hiện hành vi ứng xử tiêu cực

2.2.4. Các con đường dẫn đến hành vi tiêu tực

2.3. Một số hiện tượng rối nhiễu tâm lý

2.3.1. Trầm cảm

2.3.2. Lo âu

2.3.3. Tăng động giảm chú ý

2.3.4. Rối loạn hành vi ứng xử

2.3.5. Rối loạn thách thức chống đối

2.3.6. Các rối loạn phát triển: tự kỷ, khuyết tật trí

tuệ

2.3.7. Các vấn đề khác

4:6:0

Page 203: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

2.4. Nguyên nhân và cơ chế gây ra rối nhiễu

tâm lý của học sinh

2.4.1. Nguyên nhân sinh học (di truyền)

2.4.2. Nguyên nhân giáo dục

2.4.3. Nguyên nhân từ môi trường sống

3

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

- Nắm vững được

vai trò, trách nhiệm

của cán bộ tư vấn

tâm lý học đường.

- Hiểu được những

yêu cầu đối với

người làm công tác

tư vấn tâm lý.

- Hiểu rõ những yêu

cầu cơ bản về đạo

đức nghề nghiệp.

CHƯƠNG 3: NGƯỜI CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM

LÝ HỌC ĐƯỜNG

3.1. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm

lý học đường

3.1.1. Nghề hỗ trợ tâm lý là gì

3.1.2. Tham vấn – tư vấn tâm lý

3.2. Những yêu cầu đối với người làm công tác

tư vấn tâm lý

3.2.1. Thái độ của cán bộ tư vấn tâm lý

3.2.2. Đặc điểm tính cách của cán bộ tư vấn tâm

3.2.3. Được đào tạo chuyên sâu

3.3. Đạo đức nghề tư vấn tâm lý

3.3.1. Trung thực

3.3.2. Tôn trọng

3.3.3. Bảo mật

3.3.4. Đảm bảo quyền lợi của thân chủ

3.3.5. Vấn đề mối quan hệ sóng đôi

5:4:0

4

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

- Nắm vững và trải

nghiệm các kĩ năng

tư vấn tâm lý:

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH TƯ VẤN VÀ CÁC

KĨ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ

4.1. Quy trình tư vấn

4.1.1. Quy trình tư vấn cá nhân

4.1.2. Quy trình tư vấn nhóm

4.2. Các kĩ năng tư vấn cơ bản

4.2.1. Kĩ năng lắng nghe

4.2.2. Kĩ năng đặt câu hỏi

5:12:3

Page 204: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

4.2.3. Kĩ năng quan sát

4.2.4. Kĩ năng đồng cảm và thấu cảm

4.3.5. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ

4.3. Kĩ năng huy động và kết nối các nguồn lực

để hỗ trợ học sinh

4.4. Một số chiến lược làm việc với học sinh có

vấn đề về hành vi

4.4.1. Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực

4.4.2. Chú ý tích cực – cách thức hiệu quả để thay

đổi hành vi của trẻ

4.4.3. Các nguyên tắc để củng cố tích cực hiệu

quả

5

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

- Phát hiện năng

khiếu và bồi dưỡng

năng khiếu cho học

sinh

CHƯƠNG 5: TƯ VẤN HỌC SINH PHÁT

TRIỂN VƯỢT TRỘI

5.1. Một số vấn đề về phát triển năng lực

5.1.1. Năng lực chung và năng lực vượt trội

5.1.2. Biểu hiện năng khiếu của trẻ em ở các lứa

tuổi khác nhau

5.1.3. Phương pháp phát hiện năng lực vượt trội ở

trẻ

5.2. Tư vấn phát hiện và bồi dưỡng năng lực

vượt trội

5.2.1. Tư vấn về phát hiện năng khiếu cho trẻ

5.2.2. Tư vấn về bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ

1:1:0

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 17 giờ tín chỉ

Thực hành, thảo luận: 25 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

Page 205: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

5.2 Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp xemina – thảo luận nhóm

- Phương pháp thực hành tổ chức tư vấn nhóm; tư vấn cá nhân.

- Phương pháp đóng vai.

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

5. Trần Thị Minh Đức, 2012, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQGHN

6. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012, Tư vấn tâm lý học đường, Tài

liệu tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

7. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) và các tác giả, 2013, Giáo viên chủ nhiệm với

công tác tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh trung học, Tài liệu tập huấn – Bộ

Giáo dục và đào tạo.

8. “Kĩ năng cơ bản trong tham vấn”, UNICEF, Hà Nội 2005.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

6. Trần Thị Lan Hương, 2004, Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi vị thành niên,

Nhà xuất bản Phụ Nữ.

7. Phan Thị Mai Hương (chủ biên), 2007, “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên

với hoàn cảnh khó khăn”, NXBKHXH, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Mùi, 2009, Xây dựng mô hình phòng tham vấn học đường trong

các trường trung học, kỉ yếu hội thảo: Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý

học đường tại Việt Nam, Hà Nội 3,4 tháng 8, 2009, trang 289 – 301.

9. Đặng Hoàng Minh, 2009, Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường tại một

số trường trung học tại Hà Nội, Báo cáo đề tài cấp ĐHQGHN

10. Phan Trọng Ngọ, 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm Hà Nội.

11. Phương pháp kỉ luật tích cực, 2009, Tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên, Hà

Nội, Plan.

Page 206: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

12. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức các bài đầu của học phần 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào

thực tiễn: Xây dựng (dưới dạng thuyết minh)

mô hình tư vấn tâm lý học đường phù hợp với

trường mà mình thực tập hay kiến tập

10%

Bài tập

nhóm

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm để tạo

sản phẩm có ý nghĩa, có chất lượng là sự hợp

tác của cả nhóm: Cả nhóm sẽ thực hành và sau

đó thuyết trình về việc sử dụng các kĩ năng tư

vấn học được để giải quyết một tình huống cụ

thể trong trường học.

20%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Bài thi cá nhân: mỗi sinh viên sẽ chọn một đề

mang tính tổng hợp, vận dụng toàn bộ kiến

thức của học phần.

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh

giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Văn Công

Page 207: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BỘ MÔN LÝ LUẬN QUẢN LÝ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO

Hà Nội, 2015

Page 208: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Quản lý Giáo dục

- Bộ môn: Lý luận quản lý

2. Thông tin về học phần

Tên học phần: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

- Mã học phần: EDM2002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Sau khi học xong học phần, sinh viên có phương pháp phân tích và đánh giá

một cách khoa học hệ thống những vấn đề quản lý hành chính nhà nước và quản lý

ngành giáo dục và đào tạo; có kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề

thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước đối với ngành GD – ĐT, giúp sinh viên định hướng

các hoạt động theo hành lang pháp lý đã quy định trong nghề nghiệp tương lai.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

a. Hiểu được những lý luận chung về Nhà nước và QLHCNN ở Việt Nam,

những nội dung chủ yếu của cuộc vận động cải cách hành chính hiện nay.

b. Trình bày được các khái niệm cơ bản quản lí, quản lý hành chính nhà nước,

quản lý nhà nước về giáo dục.

c. Trình bày được nội dung, quy trình hoạt động quản lí hành chính nhà nước,

công cụ, hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước.

d. Trình bày được các khái niệm và những vấn đề liên quan đến công chức,

công chức, viên chức, công vụ; cơ sở pháp lý và sự cần thiết của Luật công chức,

Luật viên chức.

Page 209: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

e. Nắm vững đường lối, quan điểm về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà

nước Tổng hợp được tình hình giáo dục hiện nay của Việt Nam – những nguyên

nhân của thành tựu và hạn chế của giáo dục; mục tiêu và giải pháp phát triển giáo

dục.

f. Hiểu phân tích được các vấn đề liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối

với ngành GD – ĐT nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.

3.2.2. Kĩ năng

Kĩ năng tư duy bậc cao

- Vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện các quy định trong giáo

dục học sinh

- Nhận diện và giải quyết được những vấn đề liên quan đến công tác quản lý

hành chính trong nhà trường.

- Từ nội dung học phần dần hình thành giá trị hành vi (tuân thủ nội quy quy

định, tôn trọng quy chế, có khả năng thương thuyết, có tinh thần đoàn kết, sáng tạo,

có đạo đức nghề nghiệp).

Kĩ năng nghề nghiệp

- Có kĩ năng quản lý, kĩ năng hướng đạo giáo dục cá nhân và tập thể học sinh

tuân theo pháp luật, quy chế, quy định của nhà nước

- Kĩ năng xây dựng kế hoạch, kĩ năng làm việc cẩn thận, chính xác theo quy

định của ngành.

3.2.3. Thái độ

- Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với sự nghiệp

đổi mới giáo dục từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đào tạo.

- Ý thức trách nhiệm với sự giá trị hành vi của mình

- Hình thành ý thức thường xuyên rèn luyện và trau dồi kiến thức và đạo đức

cho bản thân.

3.2.4. Mục tiêu khác

Rèn luyện các kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng chia sẻ, và một số kĩ năng

sư phạm như thuyết trình, kĩ năng phản biện, kĩ năng phát hiện vấn đề…

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Page 210: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước,

QLHCNN, các nguyên tắc, đặc điểm quản lý, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý

hành chính nhà nước về giáo dục, các quy định Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường,

từ đó giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá

trình xây giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục;

Học phần chú trọng đến việc nhận thức và vận dụng những nội dung quản lý nhà

nước về GD&ĐT vào giải quyết các vấn đề trong việc quản lý và thực hiện đổi mới

giáo dục và việc bồi dưỡng nhân cách người giáo viên; đồng thời góp phần hình

thành các kĩ năng về quản lý học sinh, quản lý trường học cho người học.

4.2. Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

Kết thúc chương, SV cần phải:

Đạt được mục tiêu a, b, c, d.

Chương 1: Một số vấn đề cơ

bản về nhà nước, quản lý

hành chính nhà nước và công

vụ, công chức, viên chức

A. Lý luận chung về nhà nước,

Nhà nước CHXHCN Việt Nam

1.1. Nhà nước

1.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam

B. Những vấn đề cơ bản về

quản lý hành chính nhà nước

1.1. Tính chất chủ yếu của quản

lí hành chính nhà nước

1.2. Các nguyên tắc hoạt động

của nền hành chính nhà nước

Việt Nam

1.3. Nội dung, quy trình chủ yếu

của quản lí hành chính nhà

nước

8 giờ

tín

chí

Page 211: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

1.4. Công cụ, hình thức và

phương pháp quản lí hành

chính nhà nước

1.5. Cải cách hành chính nâng

cao hiệu lực, hiệu quả quản lí

hành chính nhà nước

C. Công chức, công vụ, Luật

Cán bộ, công chức

1.1. Một số vấn đề về cán bộ,

công chức và Luật cán bộ,

công chức

1.2. Cán bộ, công chức

1.3. Một số vấn đề về công vụ

1.4. Trách nhiệm của công chức

khi thi hành công vụ

1.5. Hướng dẫn việc xử lí kỷ

luật cán bộ, công chức

2

Kết thúc chương, SV cần phải:

Đạt được mục tiêu c.

Chương 2: Đường lối quan

điểm về giáo dục và đào tạo

của Đảng và Nhà nước

2.1. Những vấn đề đặt ra của

giáo dục Việt Nam hiện nay

2.1.1. Đánh giá chung về giáo

dục Việt Nam hiện nay

2.1.2. Thời cơ và thách thức của

GD VN

2.2. Những quan điểm chỉ đạo

của Đảng và NN đối với GD –

ĐT

2.2.1. Giáo dục và đào tạo là

quốc sách hàng đầu

9 giờ

tín

chỉ

Page 212: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

2.2.2. Đầu tư cho giáo dục là

đầu tư phát triển

2.2.3. Giáo dục là sự nghiệp

của đảng, của nhà nước và của

toàn dân

2.2.4. Đa dạng hoá các loại

hình giáo dục; học đi đôi với

hành, giáo dục nhà trường gắn

liền với giáo dục gia đình, xã

hội; thực hiện công bằng trong

giáo dục

2.2.5. Giáo dục và đào tạo là

một nhân tố quyết định thành

công của sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc; đầu tư cho

giáo dục được ưu tiên đi trước

trong các chương trình, kế

hoạch phát triển kinh

tế - xã hội

2.3. Mục tiêu phát triển giáo

dục

2.4. Giải pháp phát triển giáo

dục

3 Kết thúc chương, SV cần phải:

Đạt được mục tiêu f.

Chương 3: Quản lý nhà nước

về giáo dục và đào tạo

3.1. Những vấn đề cơ bản của

quản lí nhà nước về giáo dục

và đào tạo

3.1.1. Khái niệm

3.1.2. Tính chất quản lí nhà

nước về giáo dục và đào tạo

10 giờ

tín

chỉ

Page 213: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

3.1.3. Đặc điểm của quản lí nhà

nước về giáo dục và đào tạo

3.2. Bộ máy quản lý nhà nước

về giáo dục và đào tạo

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lí

nhà nước về giáo dục và đào

tạo

3.2.2. Cơ sở pháp lí của tổ chức

bộ máy quản lí giáo dục và đào

tạo

3.2.3. Các cơ quan quản lí nhà

nước về giáo dục và đào tạo

3.3. Nội dung cơ bản của quản

lí nhà nước về giáo dục và đào

tạo

3.4. Phương hướng đổi mới và

biện pháp thực hiện QLNN về

GD&ĐT

3.4.1. Thực trạng

3.4.2. Phương hướng đổi mới

3.4.3. Biện pháp thực hiện đổi

mới quản lí nhà nước về giáo

dục và đào tạo

4 Kết thúc chương, SV cần phải:

Đạt được mục tiêu f.

Chương 4: Quản lý nhà nước

về GD – ĐT ở địa phương

4.1. Những quy định chung

4.2. Quản lý giáo dục ở các cấp

địa phương

4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý

GD – ĐT các cấp ở địa phương

4.2.2. Tổ chức bộ máy, tiêu

9 giờ

tín

chỉ

Page 214: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

chuẩn biên chế của các trường

phổ thông

4.3. Quy định của Bộ GD và

ĐT đối với các bậc học phổ

thông

4.3.1. Quy chế giảng dạy, chủ

nhiệm lớp, đánh giá học sinh

4.3.2. Quy chế về thanh tra,

kiểm tra các bậc học phổ thông

5 Kết thúc chương, SV cần phải:

Trình bày được cấu trúc, Vai

trò của điều lệ nhà trường ;

Khái quát được các nhiệm và

quyền hạn của trường trung

học ; Trình bày được nhiệm vụ

của giáo viên bộ môn, giáo

viên chủ nhiệm, những hành vi

giáo viên không được làm ;

Khái quát được nhiệm vụ của

giáo viên đối với giáo viên ở

từng cấp học được quy định

trong Điều lệ nhà trường ; Phân

tích và đánh giá được những

hành vi của giáo viên đối với

việc hình thành nhân cách học

sinh ; Đề xuất một số biện pháp

quản lý của Hiệu trưởng trong

việc nâng cao chất lượng giáo

dục đạo đức ở một trường

trung học phổ thông hiện nay.

Chương 5: Luật giáo dục và

Điều lệ nhà trường

5.1. Luật Giáo dục

5.1.1. Sự cần thiết ban hành

Luật Giáo dục

5.1.2. Nội dung cơ bản của Luật

Giáo dục

5.1.3.Tác động của Luật Giáo

dục đối với việc cải cách nâng

cao chất lượng giáo dục

5.2. Điều lệ nhà trường

5.2.1. Điều lệ trường Mần non

5.2.2. Điều lệ trường Tiểu học

5.2.3. Điều lệ trường trung học

5.2.4. Điều lệ trường trung học

chuyên nghiệp

5.2.5. Điều lệ trường đại học,

điều lệ trường cao đẳng

6.2. Cấu trúc chung của điều lệ

nhà trường

9 giờ

tín

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

Page 215: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Kết hợp phù hợp các phương pháp thuyết

trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận, làm việc nhóm, phương

pháp dự án...

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

1. Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí hành chính nhà nước về

giáo dục – đào tạo.

2. Đặng Bá Lãm (chủ biên), Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và thực

tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

6.2. Tài liệu tham khảo (nên tài liệu mới)

1. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ,

công chức

2. Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”.

NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà nội 2000.

3. GS.TS Vũ Huy Từ, Th.s. Nguyễn Khắc Hùng. Hành chính học và cải cách

hành chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998.

4. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Học viện Hành

chính quốc gia, Hà nội 2001.

5. Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2004.

6. Tài Liệu Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: Chương trình chuyên viên,

phần 2. Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội 2004.

7. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

2006.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 216: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào

thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kĩ năng

viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm Kĩ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kĩ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Nội dung Tiêu chí đánh giá

Page 217: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Nội dung 1

Bài tập cá nhân

Hình thức (20% điểm):

- Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4

- Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái: 3.0cm.

- Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14

- Dãn dòng: 1,5lines

Nội dung (80% điểm):

- Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 1đ

- Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

- Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

- Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

- Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Các nội dung

2,3,4,5

Bài tập nhóm

Hình thức: (20% điểm)

- Trình bày bằng PPT rõ ràng, dễ hiểu, có minh họa hình thức

- Có sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm

- Biên bản làm việc nhóm với phân công công việc cho từng

thành viên và kết quả thực hiện được.

Nội dung : (80% điểm)

- Sản phẩm đúng như yêu cầu về nội dung

- Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thiết thực.

- Đặt vấn đề hợp lí

- Có đầy đủ các bước xây dựng đề cương

- Ví dụ minh họa rõ ràng

- Trích dẫn tài liệu hợp lí.

Page 218: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Các nội dung 4,5

Bài tập giữa kỳ

Hình thức : (20% điểm)

- Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4

- Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái: 3.0cm.

- Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14

- Dãn dòng: 1,5lines

Nội dung : (80% điểm)

- Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 1,5đ

- Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 3,5đ

- Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

- Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

- Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Thi viết hết môn

Hình thức: (10%)

- Viết tay trên giấy thi theo quy định của nhà trường

- Chữ viết sạch sẽ.

Nội dung: (80%)

- Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 2đ

- Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

- Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

- Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

- Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI VIẾT ĐỀ CƯƠNG

PGS.TS. Trịnh Văn Minh TS. Đỗ Thị Thu Hằng

Page 219: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015

Page 220: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

0

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học Xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Phương pháp dạy học Lịch sử

- Mã học phần: TMT2060

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: TMT1001, EAM1001.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung: Học xong học phần này, sinh viên hiểu biết sâu hơn về

PPDHLS với tư cách là một khoa học, hệ thống các PPDH môn Lịch sử ở trường

THPT, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, qua đó hình thành niềm say mê nghề nghiệp,

tinh thần không ngừng học hỏi và giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn với môn

Lịch sử.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Nêu và phân tích được đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ sở phương pháp

luận, phương pháp nghiên cứu của Phương pháp dạy học lịch sử với tư cách là một

khoa học; vai trò của PPDHLS trong thực tiễn dạy học ở trường THPT.

- Xác định được mục tiêu, cấu trúc, nội dung cơ bản của chương trình môn

Lịch sử ở trường THPT.

- Trình bày và phân tích được đặc điểm của kiến thức lịch sử; Xác định con

đường hình thành kiến thức lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Trình bày được khái niệm, vận dụng được các phương pháp dạy học khác

nhau trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT; Đánh giá được ưu và nhược điểm

Page 221: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

1

của từng phương pháp dạy học; Phân tích các yếu tố chi phối việc lựa chọn và sử

dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng học phần.

- Xác định được 3 hình thức tổ chức dạy học lịch sử và khả năng vận dụng

phù hợp trong thực tiễn dạy học ở trường THPT.

- Xây dựng và biết đánh giá cải tiến kế hoạch bài dạy, hồ sơ bài dạy, hồ sơ

học phần Lịch sử ở trường THPT.

- Phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của các phương pháp kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.

- Xác định được vai trò của người giáo viên môn Lịch sử; tự định hướng phát

triển các kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai.

3.2.2. Kĩ năng:

- Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy từng bài,

từng phần, từng nội dung nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

- Lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học (có sự hỗ trợ của công nghệ)

trong dạy học môn Lịch sử.

- Lập kế hoạch dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo định hướng dạy

học tích cực; xây dựng hồ sơ dạy học môn Lịch sử.

- Triển khai và đánh giá cải tiến bài dạy.

- Tổ chức các hoạt động học tập tích cực; Hướng dẫn học sinh phương pháp

tự học lịch sử, làm bài thực hành...

- Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với thực tiễn dạy học Lịch

sử ở trường THPT.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và đánh giá cải tiến việc

dạy học; Hướng dẫn học sinh thường xuyên tự đánh giá kết quả học tập và tự định

hướng để thành công trong học tập.

- Thuyết trình, giao tiếp; tự học, tự nghiên cứu; phê phán, giải quyết tình

huống.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức được lĩnh vực phương pháp luôn đòi hỏi sự năng động, sáng tạo;

thấy rõ trách nhiệm không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên

môn và cải tiến phương pháp giảng dạy.

Page 222: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

2

- Yêu nghề và luôn có ý thức giáo dục học sinh yêu thích học phần Lịch sử.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Chương trình, phương pháp dạy học lịch sử là một học phần bắt buộc trong

chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử.

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề

nghiệp cho sinh viên Sư phạm Lịch sử. Nội dung học phần bao gồm: những vấn đề

chung về PPDHLS ở trường THPT; con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học

sinh; hệ thống khái niệm và quy trình triển khai các phương pháp khác nhau trong

dạy học lịch sử ở trường THPT; các yếu tố chi phối việc lựa chọn và sử dụng

phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng học phần; các biện pháp hướng dẫn

học sinh phương pháp học môn Lịch sử; hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường

phổ thông; cách thức xây dựng kế hoạch dạy học, hồ sơ học phần; phương pháp

kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, khách quan; các

biện pháp giúp học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh để thành công trong học tập môn

Lịch sử và những định hướng phát triển kĩ năng nghề nghiệp của người giáo viên

môn Lịch sử.

- Trên cơ sở những kiến thức được cập nhật thường xuyên, học phần giúp

sinh viên tiếp cận với những quan điểm dạy học hiện đại, những phương pháp dạy

học tích cực phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.

- Đặc biệt để rèn luyện những kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên, học phần

tập trung nhiều vào phần thực hành: xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy,

hồ sơ 1 bài dạy, hồ sơ học phần; thực hành dạy học (có sự hỗ trợ của các phương

tiện kĩ thuật hiện đại); xây dựng câu hỏi và các bảng hướng dẫn kiểm tra đánh giá

theo mục tiêu; đánh giá cải tiến phát triển chuyên môn của người giáo viên.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

Page 223: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

3

1

Kết thúc chương, SV cần phải:

1. Trình bày được khái niệm

PPDHLS.

2. Xác định được đối tượng

nghiên cứu, chức năng, nhiệm

vụ, cơ sở phương pháp luận,

phương pháp nghiên cứu để

chứng minh PPDHLS là một

khoa học.

3. Đánh giá được tầm quan

trọng của PPDHLS trong thực

tiễn dạy học ở trường THPT

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY

HỌC LỊCH SỬ

1.1. Khái niệm Phương

pháp dạy học Lịch sử

1.2. Cơ sở lý luận và thực

tiễn để xác định PPDHLS là

một khoa học

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu

của PPDHLS

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ,

phương pháp luận và phương

pháp nghiên cứu của

PPDHLS

1.2.3. Yêu cầu của thực tiễn

dạy học lịch sử ở trường phổ

thông và vai trò của PPDHLS

3 giờ tín

chí

2

Kết thúc chương, SV cần phải:

4. Liệt kê được 4 vai trò cơ

bản của học phần Lịch sử ở

trường THPT.

5. Nhắc lại được mục tiêu

chung của học phần Lịch sử

về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

6. Trình bày được được cấu

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG TRÌNH VÀ

SÁCH GIÁO KHOA MÔN

LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG

PHỔ THÔNG

2.1. Kinh nghiệm về xây

dựng chương trình và SGK

môn Lịch sử của một số

9 giờ tín

chỉ

Page 224: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

4

trúc, nội dung cơ bản của

chương trình môn Lịch sử

THPT

7. Xác định được vị trí của

chương trình học phần Lịch sử

ở mỗi khối lớp 10, 11, 12.

8. Xác định được vị trí, mục

tiêu cụ thể cho một chương,

một bài Lịch sử tự chọn ở bậc

THPT.

9. Đề xuất được định hướng

cho việc dạy học phù hợp với

cấu trúc chương trình môn

Lịch sử.

10. Nhận xét được mối quan

hệ giữa nội dung chương trình

môn Lịch sử ở cấp THCS với

THPT.

11. Nhận xét mối quan hệ giữa

nội dung chương trình môn

Lịch sử với ba học phần: Ngữ

văn, Địa lý, Giáo dục công

dân ở trường THPT

nước trên thế giới

2.2. Vị trí, vai trò của học

phần Lịch sử ở trường phổ

thông

2.1.1. Vai trò của môn Lịch

sử ở trường phổ thông

2.1.2. Mối liên hệ giữa môn

Lịch sử với các học phần

khác ở trường THPT

2.1.3. Mối liên hệ của môn

Lịch sử ở các bậc học

2.3. Chương trình môn Lịch

sử ở trường THPT

2.2.1. Mục tiêu chung của học

phần Lịch sử

2.2.1.1. Mục tiêu về kiến thức

2.2.1.2. Mục tiêu về kĩ năng

2.2.1.3. Mục tiêu về thái độ

2.2.1.4. Thực hành xác định

mục tiêu cho một chương,

một bài học Lịch sử ở bậc

THPT

2.2.2. Những nguyên tắc xây

dựng chương trình môn Lịch

sử ở trường phổ thông

2.2.3. Cấu trúc, nội dung

chương trình môn Lịch sử

THPT

2.2.4. Mối liên hệ giữa nội

dung phần Lịch sử thế giới và

Lịch sử Việt Nam trong

Page 225: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

5

chương trình

2.3. Sách giáo khoa Lịch sử

THPT

2.3.1. Vai trò của SGK trong

dạy học lịch sử ở trường

THPT

2.3.2. Cấu tạo của SGK Lịch

sử ở trường THPT

3 Kết thúc chương, SV cần phải:

12. Trình bày được khái niệm

kiến thức lịch sử, đặc điểm

của kiến thức lịch sử.

13. Trình bày được khái niệm

sự kiện, biểu tượng, khái niệm

lịch sử.

14. Trình bày được 3 bước

trong việc hình thành kiến

thức LS của HS.

15. Giải thích được đặc điểm

và vai trò của sự kiện lịch sử

(có ví dụ minh họa).

16. Xác định được 5 biện pháp

cơ bản để cung cấp sự kiện,

tạo biểu tượng lịch sử theo

hướng phát huy tính tích cực

của HS (có ví dụ minh họa).

17. Vận dụng được ba bước

cơ bản trong dạy học nhằm

hình thành khái niệm lịch sử

cho HS (qua một ví dụ cụ thể).

CHƯƠNG 3

HÌNH THÀNH

KIẾN THỨC LỊCH SỬ

CHO HỌC SINH

3.1. Đặc điểm của kiến thức

lịch sử

3.2. Hình thành kiến thức

lịch sử theo hướng phát huy

tính tích cực của học sinh

3.2.1. Cung cấp sự kiện lịch

sử

3.2.2. Tạo biểu tượng lịch sử

3.2.3. Hình thành khái niệm

lịch sử

3.2.4. Rút ra quy luật và bài

học lịch sử

3.3. Thực hành

3 giờ tín

chỉ

Page 226: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

6

Kết thúc chương, SV cần phải:

18. Trình bày được cách phân

loại hệ thống PPDHLS ở

trường THPT.

19. Kể được tên phương pháp

thường được GV sử dụng

trong dạy học lịch sử ở trường

THPT hiện nay.

20. Nêu được khái niệm, quy

trình triển khai, nhiệm vụ của

giáo viên và học sinh trong

từng phương pháp dạy học cụ

thể (phương pháp dùng lời;

phương pháp trực quan;

phương pháp sử dụng SGK

Lịch sử và tài liệu tham khảo;

phương pháp sử dụng câu hỏi,

bài tập lịch sử; phương pháp

thảo luận nhóm; phương pháp

Graph; dạy học nêu vấn đề;

dạy học tích hợp và dạy học

theo dự án.

21. Nêu ba yêu cầu trong việc

hướng dẫn học sinh tự học

Lịch sử (chủ thể của hoạt

động nhận thức trên lớp, tự

thể hiện mình và hợp tác, tự

kiểm tra, đánh giá).

22. Nhắc lại được khái niệm

CHƯƠNG 4

HỆ THỐNG CÁC

PHƯƠNG PHÁP DẠY

HỌC LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG THPT

4.1. Nhóm phương pháp

thông tin – tái hiện lịch sử

4.1.1. Phương pháp dùng lời

4.1.1.1. Miêu tả

4.1.1.2. Kể chuyện

4.1.1.3. Nêu đặc điểm của sự

kiện và nhân vật lịch sử

4.1.1.4. Giải thích

4.1.1.5. Diễn giảng

4.1.1.6. Những ưu điểm và

nhược điểm của nhóm

phương pháp dùng lời

4.1.2. Phương pháp trực quan

4.1.2.1. Phương pháp sử dụng

bản đồ, biểu đồ, niên biểu

4.1.2.2. Phương pháp sử dụng

tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử

4.1.2.3. Phương pháp sử dụng

sa bàn, hiện vật lịch sử

4.1.2.4. Phương pháp sử dụng

bảng viết và một số phương

tiện công nghệ hỗ trợ

4.1.2.5. Những ưu điểm và

nhược điểm của nhóm

18 giờ

tín chỉ

Page 227: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

7

PPNCLS, học lịch sử theo quy

trình của PPNCLS.

23. Thực hành quy trình triển

khai một phương pháp cụ thể

(trong nhóm phương pháp

thông tin – tái hiện lịch sử)

qua một bài học tự chọn trong

chương trình môn Lịch sử.

24. Thực hành phương pháp

sử dụng SGK và tài liệu tham

khảo vào dạy học một bài cụ

thể trong chương trình môn

Lịch sử THPT.

25. Thiết kế câu hỏi, bài tập

lịch sử và thực hành dạy học

cho một bài (tự lựa chọn)

trong chương trình môn Lịch

sử THPT.

26. Thực hành phương pháp

thảo luận nhóm vào dạy học

một bài (tự lựa chọn) trong

chương trình môn Lịch sử

THPT.

27. Thực hành sử dụng

phương pháp Graph vào dạy

học một bài (tự lựa chọn)

trong chương trình môn Lịch

sử THPT.

28. Thực hành một bài dạy

theo phương pháp nêu vấn đề.

29. Thực hành dạy học tích

phương pháp trực quan

4.1.3. Nhiệm vụ của giáo viên

và học sinh trong nhóm

phương pháp thông tin – tái

hiện lịch sử

4.1.4. Thực hành dạy học

4.2. Nhóm phương pháp phát

triển năng lực nhận thức lịch

sử

4.2.1. Phương pháp sử dụng

sách giáo khoa lịch sử

4.2.1.1. Sử dụng sơ đồ Đai-ri

trong thiết kế bài dạy

4.2.1.2. Hướng dẫn học sinh

sử dụng SGK trong học tập

lịch sử

4.2.1.3. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh trong việc sử

dụng SGK lịch sử

4.2.2. Phương pháp sử dụng

tài liệu lịch sử

4.2.2.1. Phân loại tài liệu lịch

sử

4.2.2.2. Các trường hợp sử

dụng tài liệu lịch sử

4.2.2.3. Hướng dẫn học sinh

sưu tầm và sử dụng tài liệu

lịch sử trong học tập

4.2.2.4. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh trong việc sử

dụng tài liệu lịch sử

Page 228: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

8

hợp trong một bài dạy cụ thể.

30. Thực hành dạy học theo

dự án cho một bài cụ thể.

31. Xác định cách thức hướng

dẫn HS tự học phù `hợp kiểu

học qua một bài dạy cụ thể

32. Đánh giá được mặt tích

cực và hạn chế của thực trạng

sử dụng PPDHLS ở trường

THPT hiện nay.

33. Đánh giá được ưu và

nhược điểm của nhóm phương

pháp thông tin – tái hiện lịch

sử.

34. Đánh giá được ưu và

nhược điểm của từng phương

pháp dạy học sau: phương

pháp sử dụng câu hỏi và bài

tập LS; phương pháp thảo

luận nhóm; phương pháp

Graph; dạy học nêu vấn đề;

dạy học tích hợp; dạy học dự

án.

35. Nhận xét được ưu, nhược

điểm trong phương pháp học

môn Lịch sử hiện nay của học

sinh THPT.

36. Phân tích được nguyên

nhân chủ yếu dẫn đến những

hạn chế trong cách học Lịch

sử hiện nay của học sinh

4.2.3. Phương pháp sử dụng

tài liệu văn học

4.2.3.1. Các loại tài liệu văn

học

4.2.3.2. Các trường hợp sử

dụng tài liệu văn học trong

dạy học lịch sử

4.2.3.3. Hướng dẫn học sinh

sưu tầm và sử dụng tài liệu

văn học trong học tập lịch sử

4.2.3.4. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh trong việc sử

dụng tài liệu văn học

4.2.4. Phương pháp sử dụng

tài liệu trên mạng Internet

4.2.4.1. Vai trò của việc sử

dụng tài liệu trên mạng

Internet trong dạy học lịch sử

4.2.4.2. Hướng dẫn học sinh

khai thác và sử dụng nguồn

tài liệu trên mạng Internet

trong học tập lịch sử

4.2.4.3. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh

4.2.5. Phương pháp sử dụng

câu hỏi, bài tập lịch sử

4.2.5.1. Vai trò, ý nghĩa của

việc sử dụng câu hỏi, bài tập

lịch sử

4.2.5.2. Các loại câu hỏi, bài

tập lịch sử

Page 229: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

9

THPT.

4.2.5.3. Các yêu cầu của câu

hỏi, bài tập lịch sử

4.2.5.4. Phương pháp sử dụng

câu hỏi, bài tập lịch sử

4.2.5.5. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh trong

phương pháp sử dụng các câu

hỏi, bài tập lịch sử

4.2.6. Phương pháp thảo luận

nhóm

4.2.6.1. Khái niệm về phương

pháp thảo luận nhóm

4.2.6.2. Quy trình triển khai

phương pháp thảo luận nhóm

trong dạy học lịch sử

4.2.6.3. Ưu điểm và nhược

điểm của phương pháp thảo

luận nhóm trong dạy học lịch

sử

4.2.6.4. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh trong

phương pháp thảo luận nhóm

4.2.7. Phương pháp Graph

4.2.7.1. Khái niệm về phương

pháp Graph

4.2.7.2. Các bước thiết kế và

sử dụng Graph trong dạy học

lịch sử

4.2.7.3. Ưu điểm và nhược

điểm của phương pháp Graph

4.2.7.4. Nhiệm vụ của giáo

Page 230: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

10

viên và học sinh trong

phương pháp Graph

4.2.5. Thực hành dạy học

4.3. Nhóm phương pháp

tìm tòi - nghiên cứu lịch sử

4.3.1. Dạy học nêu vấn đề

4.3.1.1. Tình huống có vấn đề

trong dạy học lịch sử

4.3.1.2. Cách thức xây dựng

và giải quyết tình huống có

vấn đề trong dạy học lịch sử

4.3.1.3. Ưu điểm và nhược

điểm của dạy học nêu vấn đề

4.3.1.4. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh trong dạy

học nêu vấn đề

4.3.2. Dạy học tích hợp

4.3.2.1. Khái niệm về dạy học

tích hợp

4.3.2.2. Ưu điểm của dạy học

tích hợp trong môn Lịch sử

4.3.2.3. Vận dụng dạy học

tích hợp trong môn Lịch sử

4.3.2.4. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh

4.3.3. Dạy học theo dự án

4.3.3.1. Khái niệm dạy học dự

án

4.3.3.2. Các bước thiết kế dự

án

4.3.3.3. Quy trình tiến hành

Page 231: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

11

dạy học theo dự án

4.3.3.4. Ưu điểm và nhược

điểm của dạy học theo dự án

4.3.3.5. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh trong dạy

học theo dự án

4.3.4. Thực hành dạy học

4.4. Hướng dẫn học sinh tự

học Lịch sử

4.4.1. Khái niệm tự học

4.4.2. Ưu điểm, nhược điểm

trong cách học Lịch sử của

học sinh THPT hiện nay

4.4.3. Hướng dẫn học sinh tự

học dựa trên các kiểu học

4.4.4. Hướng dẫn học sinh

học theo quy trình của

phương pháp nghiên cứu lịch

sử

4.4.4.1. Khái niệm phương

pháp nghiên cứu lịch sử

4.4.4.2. Các bước học lịch sử

theo quy trình của PPNCLS

4.4.4.3. Ưu và nhược điểm

của việc sử dụng PPNCLS để

học lịch sử

4.4.4.4. Nhiệm vụ của giáo

viên và học sinh

4.4.5. Thực hành

Kết thúc chương, SV cần phải: CHƯƠNG 5 3 giờ tín

Page 232: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

12

37. Nhắc lại được khái niệm,

tiến trình thực hiện bài giảng

trên lớp, bài giảng ở ngoài

lớp.

38. Liệt kê được 7 hình thức

tổ chức ngoại khóa trong dạy

học lịch sử ở trường phổ

thông.

39. Nêu được điểm giống và

khác nhau của hai hình thức tổ

chức dạy học: dạy học lịch sử

ngoài lớp và hoạt động ngoại

khoá.

40. Trình bày được nhiệm vụ

của giáo viên và học sinh

trong một tiết học tại bảo tàng

hoặc di tích lịch sử.

41. Thiết kế được một giáo án

dạy học lịch sử tại viện bảo

tàng hoặc một di tích lịch sử.

42. Xây dựng được một chủ

đề và nội dung cho một hoạt

động ngoại khoá.

43. Đánh giá ưu điểm và

nhược điểm của dạy học lịch

sử ngoài lớp.

CÁC HÌNH THỨC TỔ

CHỨC DẠY HỌC LỊCH

SỬ Ở TRƯỜNG THPT

5.1. Dạy học lịch sử trên lớp

5.1.1. Khái niệm

5.1.2. Tiến trình thực hiện bài

dạy trên lớp

5.2. Dạy học lịch sử ngoài

lớp

5.2.1. Khái niệm

5.2.2. Một số hình thức dạy

học lịch sử ngoài lớp

5.2.3. Các bước tiến hành dạy

học lịch sử ngoài lớp

5.2.4. Ưu và nhược điểm của

dạy học lịch sử ngoài lớp

5.2.5. Nhiệm vụ của giáo viên

và học sinh

5.3. Hoạt động ngoại khoá

trong dạy học lịch sử

5.3.1. Tham quan

5.3.2. Kể chuyện lịch sử

5.3.3. Nói chuyện lịch sử

5.3.4. Trao đổi, thảo luận

(Xêmina)

5.3.5. Xem phim lịch sử

5.3.6. Dạ hội theo chủ đề

5.3.7. Sưu tầm, tìm hiểu lịch

sử

5.4. Thực hành

chỉ

Page 233: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

13

Kết thúc chương, SV cần phải:

44. Trình bày được yêu cầu

của từng bước trong quy trình

lập kế hoạch dạy học/kế hoạch

bài dạy.

45. Trình bày được khái niệm

và tầm quan trọng của việc

xây dựng kế hoạch bài dạy.

46. Trình bày khái niệm hồ sơ

bài dạy, các thành phần của hồ

sơ bài dạy, các bước thiết kế

một hồ sơ bài dạy trên máy

tính.

47. Trình bày khái niệm về bộ

câu hỏi định hướng bài dạy

(câu hỏi khái quát, câu hỏi bài

học, câu hỏi nội dung).

48. Xây dựng được kế hoạch

dạy học cho 1 học kỳ (tự

chọn) trong chương trình môn

Lịch sử ở trường THPT

49. Xây dựng được kế hoạch

bài dạy cho bốn loại bài trong

chương trình môn Lịch sử

THPT.

50. Thực hành giảng dạy 4

giáo án đã chuẩn bị.

51. Thực hành thiết kế bộ câu

hỏi định hướng bài dạy.

52. Thực hành thiết kế hồ sơ

bài dạy: sử dụng Internet, thiết

CHƯƠNG 6

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG THPT

6.1. Xây dựng kế hoạch dạy

học môn Lịch sử

6.1.1. Quy trình xây dựng kế

hoạch dạy học

6.1.2. Cấu trúc của kế hoạch

dạy học

6.1.3. Thực hành xây dựng kế

hoạch dạy học

6.2. Xây dựng kế hoạch bài

dạy môn Lịch sử

6.2.1. Khái niệm kế hoạch bài

dạy

6.2.2. Tầm quan trọng và yêu

cầu của việc xây dựng kế

hoạch bài dạy

6.2.2.1. Tầm quan trọng của

việc xây dựng kế hoạch bài

dạy

6.2.2.2. Yêu cầu của việc xây

dựng kế hoạch bài dạy

6.2.3. Cách thức, trình tự thiết

kế bài dạy

6.2.3.1. Xác định loại bài học

6.2.3.2. Xác định vị trí, mục

tiêu, nội dung cơ bản của bài

6.2.3.3. Xác định nguồn tài

liệu tham khảo

6 giờ tín

chỉ

Page 234: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

14

kế bài trình chiếu Power

Point, thiết kế web hỗ trợ việc

dạy học.

53. Đánh giá cải tiến một kế

hoạch bài dạy môn Lịch sử.

54. Đánh giá, rút kinh nghiệm

sau khi giảng dạy một bài học

(đánh giá cho bạn học và tự

đánh giá).

55. Đánh giá được 6 yếu tố

chính chi phối việc lựa chọn,

sử dụng PPDH (mục tiêu; nội

dung bài học; hình thức tổ

chức dạy học; trình độ, hứng

thú của người học; năng lực

của người thầy; cơ sở vật

chất). Minh họa qua một bài

dạy cụ thể.

56. Đánh giá được ưu điểm

của hồ sơ bài dạy so với giáo

án thông thường.

6.2.3.4. Lựa chọn phương

pháp, phương tiện giảng dạy

phù hợp

6.2.3.5. Thiết kế các hoạt

động dạy học

6.2.3.6. Dự kiến các tình

huống, khó khăn mà HS có

thể gặp (nội dung, hình thức

thực hiện...)

6.2.3.7. Trình bày kế hoạch

bài dạy

6.2.4. Đánh giá, rút kinh

nghiệm sau bài dạy

6.3. Thiết kế hồ sơ bài dạy

môn Lịch sử với sự hỗ trợ

của công nghệ

6.3.1. Khái niệm hồ sơ bài

dạy

6.3.2. Ưu điểm của hồ sơ bài

dạy

6.3.3. Các bước thiết kế hồ sơ

bài dạy

6.3.4. Xây dựng nguồn tài

liệu hỗ trợ trong dạy học lịch

sử

6.4. Thực hành

Kết thúc chương, SV cần phải:

57. Trình bày được ý nghĩa

của việc kiểm tra, đánh giá

CHƯƠNG 7

KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ

TRONG DẠY HỌC LỊCH

3 giờ tín

chỉ

Page 235: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

15

trong dạy học lịch sử.

58. Trình bày được ý nghĩa

của việc hướng dẫn học sinh

tự kiểm tra, đánh giá trong dạy

học lịch sử.

59. Liệt kê hai hình

thức kiểm tra, đánh giá hiện

nay ở trường THPT.

60. Trình bày được phương

pháp kiểm tra, đánh giá trong

dạy học lịch sử.

61. Thực hành xây dựng các

công cụ hướng dẫn học sinh tự

kiểm tra, đánh giá trong quá

trình học tập môn Lịch sử ở

trường THPT.

62. Thực hành xây dựng 3 đề

kiểm tra 15 phút, 45 phút cho

chương trình môn Lịch sử (tự

chọn lớp 10, 11, 12).

63. Đánh giá được ưu và

nhược điểm của việc kiểm tra

kết quả học tập của học sinh

bằng phương pháp trắc

nghiệm tự luận/TNKQ.

64. Đánh giá ưu điểm của việc

kết hợp hai phương pháp trên

65. Thiết kế được các bài

tập/nhiệm vụ KTĐG theo

hướng tiếp cận năng lực học

SỬ

7.1. Khái niệm kiểm tra,

đánh giá

7.2. Ý nghĩa của kiểm tra,

đánh giá trong dạy học lịch

sử ở trường THPT

7.3. Những hình thức kiểm

tra, đánh giá trong dạy học

môn Lịch sử ở trường

THPT hiện nay

7.4. Phương pháp kiểm tra

đánh giá trong dạy học môn

Lịch sử

7.4.1. Kiểm tra đánh giá bằng

câu hỏi tự luận theo mục tiêu

dạy học

7.4.2. Kiểm tra đánh giá bằng

câu hỏi trắc nghiệm khách

quan

7.4.3. Thực hành xây dựng đề

kiểm tra cho chương trình

môn Lịch sử ở trường THPT

7.4.4. Kiểm tra đánh giá theo

tiếp cận năng lực học sinh

trong học tập môn Lịch sử

7.5. Thực hành xây dựng

công cụ hướng dẫn học sinh

tự kiểm tra, đánh giá trong

quá trình học tập môn Lịch

sử

Page 236: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

16

sinh

Kết thúc chương, SV cần phải:

66. Nêu được 3 yêu cầu đối

với GV môn Lịch sử ở trường

THPT.

67. Nêu được vai trò của

người giáo viên trong quá

trình dạy học Lịch sử ở trường

THPT.

68. Trình bày được ít nhất 3

cách tìm hiểu nhu cầu của

người học trong dạy học LS.

69. Trình bày được 8 bước cần

thực hiện để hỗ trợ hoạt động

học tập tích cực của người

học.

70. Nêu được 3 đặc điểm cơ

bản trong phong cách dạy học

truyền thống và phong cách

dạy học mang tính hỗ trợ.

71. Nêu được ý nghĩa của việc

thực hiện đánh giá cải tiến

trong quá trình dạy học môn

Lịch sử ở trường phổ thông.

72. Thực hành xây dựng được

các công cụ hỗ trợ giáo viên

thực hiện đánh giá cải tiến

trong quá trình dạy học môn

Lịch sử ở trường THPT.

73. Xây dựng được kế hoạch

học tập, nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 8

NGƯỜI GIÁO VIÊN MÔN

LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG

THPT

8.1. Yêu cầu chung đối với

người giáo viên môn Lịch sử

ở trường THPT

8.2. Định hướng phát triển

kĩ năng nghề nghiệp của

người giáo viên môn Lịch sử

8.2.1. Phát triển kĩ năng lập

kế hoạch dạy học

8.2.2. Phát triển kĩ năng triển

khai dạy học tích cực

8.2.3. Phát triển kĩ năng kiểm

tra đánh giá kết quả học tập

của học sinh

8.2.4. Phát triển kĩ năng đánh

giá cải tiến

3 giờ

tín

chỉ

Page 237: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

17

của bản thân nhằm phát triển

các kĩ năng nghề nghiệp trong

tương lai.

74. Đánh giá được phong cách

giảng dạy của giáo viên qua

quan sát 1 giờ dạy (qua đợt

kiến tập ở trường phổ thông

hoặc xem băng hình)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 9 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 33 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp, dự

án...

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

- Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú, Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở

trường THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.

- Giáo trình: Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, 2, NXB Đại học Sư phạm,

Hà Nội, 2010.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn GV trường THPT chuyên, Hà

Nội, 2010.

6.2. Tài liệu tham khảo

- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, 11, 12.

- Tập bản đồ Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam chương trình THPT

- Đĩa CD bài giảng mẫu, phim tư liệu lịch sử.

- Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường

phổ thông, NXB ĐHSP, 2005.

Page 238: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

18

- Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch

sử ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, 2006.

- Hoàng Thanh Tú, Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường THPT – Lý luận và

thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia HN, 2012.

- Giáo trình “Khóa học cơ bản” của Intel (Phiên bản 10.1).

- Jean Marc Dénommé et Madeleine Roy, Sư phạm tương tác một tiếp cận

khoa học thần kinh về học và dạy, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

- Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT, NXB ĐHQG, Hà Nội,

2000.

- Các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,

Tạp chí Dạy và học ngày nay.

- Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí

Minh, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2006.

- Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục 1998.

- Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP, 2004.

- Paul R. Burden, David M.Byrd, Method for Effective teaching, Allyn &

Bacon, Incorporated, Boston, MA, U.S.A, 1993.

- Robert J. Marzano, Handbook for Classroom Instruction That Works, Assn

for Supervision & Curriculum, Alexandria, Virginia, U.S.A, 2001.

- David A. Jacobsen, Paul Eggen, Donald Kauchak, Method for teaching:

Promoting Student Learning in K-12 Classrooms, 7th edition, Prentice Hall , 2005.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 239: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

19

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết

Kiểm tra kiến thức học phần

Đánh giá ý thức học tập, sự chuyên cần

10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá việc đọc giáo trình, tài liệu của SV

10%

Bài tập

nhóm

Lý thuyết

Kĩ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kĩ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa (dự án, thuyết trình, seminar).

10%

Bài kiểm

tra giữa

Lý thuyết

Kĩ năng

Đánh giá kĩ năng triển khai bài dạy (giáo án

và thi giảng theo nhóm) 10%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng các PP-PTDH hiện đại và

tạo ra sản phẩm sáng tạo cá nhân. Đánh giá

kĩ năng triển khai bài dạy (giáo án và thi

giảng theo cá nhân)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm

tra đánh giá.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý kiến

trên lớp (5 điểm).

- Bài tập tuần (cá nhân):

Bài viết:

Về hình thức (1 điểm): Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ; Đánh máy trên

khổ giấy A4, từ 3 – 5 trang.

Về nội dung: (9 điểm). Chủ đề (1 điểm): SV lựa chọn vấn đề có liên quan đến

nội dung lý thuyết hoặc tự nghiên cứu của tuần, có ý nghĩa thực tiễn. Trình bày (3

Page 240: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

20

điểm): Xác định được vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, hợp lý;

triển khai các ý rõ ràng, mạch lạc, lôgic. Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh

giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu (4 điểm). Có sử dụng các tài liệu

do giảng viên hướng dẫn (1 điểm).

Báo cáo thuyết trình (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài tập nhóm: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài kiếm tra giữa kì/thi hết môn:

Nội dung: Thực hành dạy học mini (Trong 20 - 25 phút).

Yêu cầu kiểm tra thực hành:

1. Thiết kế giáo án cho 1 bài trong chương trình phổ thông (Trình bày trên

Word và PowerPoint).

2. Thực hành dạy học theo yêu cầu (có sử dụng phương tiện dạy học) và trả

lời câu hỏi của GV liên quan đến bài dạy.

Tiêu chí đánh giá:

Điểm kiểm tra hết môn là trung bình cộng của điểm giáo án và thực hành dạy

học. Trong đó:

Điểm Giáo án chiếm 40% tổng điểm thi cuối kì, trong đó giáo án thường

(trình bày trên Word) chiếm 60%; giáo án điện tử (trình bày trên PowerPoint) chiếm

40%.

Điểm Thực hành dạy học chiếm 60% tổng điểm thi cuối kì

GA (GATx60%+GAĐTx40%)x40%

Điểm KTHM = +

THDH x60%

CHỦ NHIỆM KHOA P. CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Hoàng Thanh Tú

Page 241: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

21

PHỤ LỤC

Tiêu chí đánh giá giáo án:

A. Giáo án thường (chiếm 60% điểm giáo án)

Tổng: 10

Nội

dung

Tiêu chí Điểm

nh thức

giá

o án

Thể hiện rõ các mục: Tên bài học, vị trí bài học trong

chương trình, tên người dạy; Mục tiêu bài học; Phương pháp

dạy học, các phương tiện hỗ trợ dạy học; Chuẩn bị của giáo

viên và học sinh trước khi lên lớp; Tài liệu tham khảo cho bài

học; Tiến trình bài học; Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả

học tập của học sinh.

1

Bố

cục của

giáo án

Phân bố thời gian hợp lí, nhấn mạnh trọng tâm bài

giảng.

Trình bày mạch lạc, súc tích, ngắn gọn.

1.

5

Nội

dung của

giáo án

Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu đề ra với các

hoạt động dạy và học.

Thể hiện rõ ý tưởng triển khai PPDH, sử dụng PTCN

dạy học.

2

Thiết kế hoạt động của GV và HS:

- Mức độ đảm bảo các tiêu chí: Rèn kĩ năng/Dạy cách học

- Tính sáng tạo/Tính hợp lí, khả thi

Dự kiến các tình huống, khó khăn mà HS có thể gặp (nội

dung, hình thức thực hiện...)

4

Thiết kế câu hỏi kiểm tra đánh giá trước, trong và sau bài

học:

- Đánh giá được mục tiêu bậc 1 (nhớ).

- Đánh giá được mục tiêu bậc 2, 3 (hiểu, vận dụng, phân tích,

tổng hợp, đánh giá).

1.

5

Page 242: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

22

B. Giáo án điện tử (Chiếm 40% điểm giáo án)

Tổng: 10

Nội dung Tiêu chí Điểm

Hình

thức

Giáo án

Thể hiện rõ các mục: tên bài học, tên người dạy, mục tiêu

bài học, nội dung trình bày.

Trang trí nhã nhặn, sáng sủa; Khổ chữ hợp lý; Số lượng

chữ trong mỗi slide hợp lý; Nhất quán trong cách trình bày tiêu

đề, nội dung.

1

Bố cục

của giáo

án

Số lượng slide hợp lí, thống nhất với ý tưởng triển khai

nội dung (tối thiểu 10 slide) 1.5

Nội dung

của

Giáo án

Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu đề ra, nội dung

dạy học với việc gắn hiệu ứng trình bày (effect)

2

Nội dung được chi tiết hoá và minh hoạ tốt, đảm bảo đa giác

quan hoá

Có các hiệu ứng (effects) phù hợp: Animation, Sound, Clips

(Video/Movie), Link...

4

Thiết kế câu hỏi kiểm tra đánh giá sau bài học sáng tạo, sinh

động :

- Đánh giá được mục tiêu bậc 1 (nhớ, hiểu).

- Đánh giá được mục tiêu bậc 2, 3 (vận dụng, phân tích, tổng

hợp, đánh giá).

1.5

Page 243: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

23

Tiêu chí đánh giá thực hành giảng bài

Nội dung Tiêu chí Điểm

Chuẩn bị

bài dạy

Xác định được mục tiêu

Xác định được trọng tâm nội dung

Tài liệu bổ trợ, tham khảo thích hợp

Tâm thế vững vàng

2

Triển

khai giờ

dạy

Tạo được bầu không khí học tập

Kích thích, lôi cuốn được người học tham gia học tập

Tạo được điểm “chốt”, “neo” nhấn trong giờ học

Tiến trình các bước triển khai nhịp nhàng

Vận dụng linh hoạt các kỹ thuật, PPDH

Phân bổ thời gian hợp lý cho các nội dung

4

Kĩ năng

giao tiếp

Ngôn ngữ trong sáng, rành mạch. Không nói ngọng, nói

lắp, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, ánh mắt... hợp lý

Đặt câu hỏi, giải thích, thông báo rõ ràng, mạch lạc

Sử dụng âm điệu hợp lý

Khả năng liên hệ tốt

1

Kĩ năng

quản lý

lớp

Bao quát lớp tốt

Kiểm soát được các tình huống dạy học

Tổ chức tốt các hoạt động làm việc cá nhân/nhóm cho

người học

Quản lý, chủ động về thời gian

1

Kĩ năng

đánh giá

Vận dụng hợp lý các câu trả lời, phản hồi của người học

phục vụ cho triển khai nội dung

Kiểm soát được những tín hiệu “hiểu/chưa hiểu” của người

học để điều chỉnh kịp thời

Tạo môi trường khuyến khích người học đánh giá và tự

đánh giá

1

Page 244: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

24

Ý thức

nghề

nghiệp

Thể hiện sự nhiệt tình, hăng say, trách nhiệm cao

Thể hiện thái độ cầu thị, khiêm tốn, học hỏi

Cẩn thận, chu đáo, nghiêm túc trong việc chuẩn bị và khi

giảng bài

Thể hiện khả năng tự điều chỉnh linh hoạt

1

Tổng: 10

Page 245: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

-------------------------

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC HÀNH DẠY HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015

Page 246: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

26

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: THỰC HÀNH DẠY HỌC LỊCH SỬ

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học Xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Thực hành dạy học Lịch sử

- Mã học phần: TMT2061

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: Phương pháp dạy học Lịch sử

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung: Học xong học phần này, sinh viên hiểu biết sâu hơn về kiến

thức cơ bản trong môn Lịch sử ở trường THPT, củng cố và vận dụng quy trình DH,

PPDH qua bài học/chủ đề cụ thể, qua đó hình thành niềm say mê nghề nghiệp, tinh

thần không ngừng học hỏi, tích cực, vận dụng sáng tạo các PP/PTDH hiện đại.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản của chương trình môn Lịch sử ở

trường THPT, cách thức cấu trúc các chủ đề khái quát.

- Củng cố và vận dụng kiến thức về: xác định được mục tiêu cần đạt và lựa

chọn phương pháp dạy học phù hợp.

- Củng cố kiến thức về quy trình dạy học, cấu trúc một giờ học.

3.2.2. Kĩ năng:

- Triển khai các bước lên lớp cho một chủ đề/bài học trong chương trình môn

Lịch sử THPT.

- Đánh giá cải tiến chủ đề/bài dạy đã thực hiện.

Page 247: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

27

3.2.3. Thái độ:

- Có ý thức cải tiến việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học

sinh.

- Ham thích cập nhật, chiếm lĩnh các PPDH/PTCN dạy học mới.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần hướng dẫn sinh viên thực hành triển khai các chủ đề/bài học trong

chương trình/SGK môn Lịch sử ở trường THPT. Sinh viên được phân công xây

dựng giáo án các phần/các bài trong môn Lịch sử và tiến hành chuẩn bị từ đầu học

kỳ. Mỗi sinh viên được thực hành dạy một bài (trong thời gian 30-45’). Sau khi tập

giảng sẽ nhận được sự nhận xét, góp ý, đánh giá của các sinh viên trong lớp cùng

GV hướng dẫn về kiến thức, phương pháp giảng dạy, khả năng quản lý lớp học,

KTĐG kết quả học tập của học sinh.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

Kết thúc chương, SV cần

phải:

1. Trình bày được nội

dung kiến thức cơ bản

phần Lịch sử thế giới và

LS Việt Nam thời nguyên

thủy, cổ-trung đại trong

chương trình môn Lịch sử

THPT.

2. Cấu trúc được các chủ

đề/bài học và xác định

mục tiêu cần đạt.

3. Lựa chọn được các loại

PP/PT dạy học phù hợp

qua các ví dụ cụ thể.

Chương 1. Thực hành dạy

học phần Lịch sử thế giới,

Lịch sử Việt Nam thời

nguyên thủy, cổ đại và trung

đại

1.1. Kiến thức cơ bản phần

Lịch sử thế giới thời

nguyên thủy, cổ đại, trung

đại trong chương trình

Lịch sử THPT

1.2. Kiến thức cơ bản phần

Lịch sử Việt Nam thời

nguyên thủy, cổ đại, trung

đại trong chương trình

Lịch sử THPT

15 giờ

tín chí

Page 248: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

28

4. Thực hành triển khai

dạy học chủ đề/bài học đã

chọn.

5. Vận dụng được các

hình thức, phương pháp

KTĐG mục tiêu học tập

đề ra trong bài dạy thực

hành.

6. Đánh giá được ưu điểm

hạn chế của bài dạy đã

triển khai.

7. Đề xuất được cách

thức cải tiến bài dạy đã

triển khai.

1.3. Thực hành dạy học

2

Kết thúc chương, SV cần

phải:

1. Trình bày được nội

dung kiến thức cơ bản

phần Lịch sử thế giới và

LS Việt Nam cận đại

trong chương trình môn

Lịch sử THPT.

2. Cấu trúc được các chủ

đề/bài học và xác định

mục tiêu cần đạt.

3. Lựa chọn được các loại

PP/PT dạy học phù hợp

qua các ví dụ cụ thể.

4. Thực hành triển khai

Chương 2. Thực hành dạy

học phần Lịch sử thế giới,

Lịch sử Việt Nam cận đại

2.1. Kiến thức cơ bản phần

Lịch sử thế giới cận đại trong

chương trình Lịch sử THPT

2.2. Kiến thức cơ bản phần

Lịch sử Việt Nam cận đại

trong chương trình Lịch sử

THPT

2.3. Thực hành dạy học

15 giờ

tín chỉ

Page 249: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

29

dạy học chủ đề/bài học đã

chọn.

5. Vận dụng được các

hình thức, phương pháp

KTĐG mục tiêu học tập

đề ra trong bài dạy thực

hành.

6. Đánh giá được ưu điểm

hạn chế của bài dạy đã

triển khai.

7. Đề xuất được cách

thức cải tiến bài dạy đã

triển khai.

3 Kết thúc chương, SV cần

phải:

1. Trình bày được nội

dung kiến thức cơ bản

phần Lịch sử thế giới và

LS Việt Nam hiện đại

trong chương trình môn

Lịch sử THPT.

2. Cấu trúc được các chủ

đề/bài học và xác định

mục tiêu cần đạt.

3. Lựa chọn được các loại

PP/PT dạy học phù hợp

qua các ví dụ cụ thể.

4. Thực hành triển khai

dạy học chủ đề/bài học đã

Chương 3. Thực hành dạy

học phần Lịch sử thế giới,

Lịch sử Việt Nam hiện đại

2.1. Kiến thức cơ bản phần

Lịch sử thế giới thời hiện đại

trong chương trình Lịch sử

THPT

2.2. Kiến thức cơ bản phần

Lịch sử Việt Nam hiện đại

trong chương trình Lịch sử

THPT

2.3. Thực hành dạy học

15 giờ

tín chỉ

Page 250: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

30

chọn.

5. Vận dụng được các

hình thức, phương pháp

KTĐG mục tiêu học tập

đề ra trong bài dạy thực

hành.

6. Đánh giá được ưu điểm

hạn chế của bài dạy đã

triển khai.

7. Đề xuất được cách

thức cải tiến bài dạy đã

triển khai.

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 6 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 36 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm,

vấn đáp, dự án...

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng

môn Lịch sử lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

- Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Kiến thức Lịch sử 10, NXB Đại học Quốc gia

TP Hồ Chí Minh, 2006.

- Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Kiến thức Lịch sử 12, tập 1, 2, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008.

6.2. Tài liệu tham khảo

Page 251: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

31

- Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), Ôn luyện, kiểm tra Lịch sử 10, NXB Đại học

Quốc gia HN, 2006.

- Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Ôn luyện, kiểm tra Lịch sử 11, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2007.

- Nguyễn Đình Lễ (Chủ biên), Ôn luyện, kiểm tra Lịch sử 12, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết

Kiểm tra kiến thức học phần

Đánh giá ý thức học tập, sự chuyên cần

10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá việc tự học, thực hành của SV

10%

Bài kiểm

tra giữa

Kĩ năng Đánh giá kĩ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để triển khai bài dạy hiệu quả. 20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng các PP-PTDH hiện đại và

triển khai bài dạy sáng tạo cá nhân. 60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý kiến

trên lớp (5 điểm).

- Bài tập tuần (cá nhân): thực hành dạy học (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài tập nhóm: thực hành dạy học theo nhóm (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài thi hết môn: bài dạy cá nhân (có phiếu đánh giá riêng).

Page 252: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

32

CHỦ NHIỆM KHOA P. CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Hoàng Thanh Tú

Page 253: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

KĨ THUẬT DẠY HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015

Page 254: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC LỊCH SỬ

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Kĩ thuật dạy học Lịch sử

- Mã học phần: TMT2063

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết: Phương pháp dạy học Lịch sử

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên hiểu rõ về các kĩ thuật dạy học nói chung và kĩ thuật

dạy học Lịch sử nói riêng, từ đó vận dụng hiệu quả vào giảng dạy bộ môn Lịch sử ở

trường THPT.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu một số vấn đề lý luận chung về kĩ thuật dạy học nói chung kĩ thuật dạy

học Lịch sử nói riêng

- Vận dụng được quy trình triển khai một số kĩ thuật dạy học Lịch sử hiệu quả

vào giảng dạy ở trường THPT

- Phân tích đánh giá ưu, nhược điểm của các kĩ thuật dạy học hiệu quả môn

Lịch sử ở trường THPT

3.2.2. Kĩ năng:

- Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hành các kĩ thuật dạy học trong

các bài học cụ thể của chương trình Lịch sử THPT.

- Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học trong từng bài, từng nội

dung nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

- Thuyết trình, giao tiếp; tự học, tự nghiên cứu và giải quyết tình huống

3.2.3. Thái độ:

Page 255: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Có ý thức cập nhật các quan điểm, phương pháp mới trong dạy học Lịch sử

- Thấy rõ trách nhiệm không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ

chuyên môn và cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Yêu nghề và luôn có ý thức giáo dục học sinh yêu thích môn Lịch sử.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Kĩ thuật dạy học Lịch sử là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo

cử nhân Sư phạm Lịch sử.

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề

nghiệp cho sinh viên Sư phạm Lịch sử. Nội dung học phần bao gồm: Một số vấn đề

lý luận chung về kĩ thuật dạy học môn Lịch sử; các kĩ thuật triển khai dạy học Lịch

sử hiệu quả; Giới thiệu cho sinh viên năm định hướng dạy học hiện đại của Mazano

và vận dụng dạy học theo mô hình KUA; Bên cạnh đó học phần còn dành riêng một

phần để sinh viên thực hành vận dụng các kĩ thuật dạy học Lịch sử hiệu quả theo

chương trình Lịch sử THPT hiện hành.

Trên cơ sở những kiến thức được cập nhật thường xuyên, học phần giúp sinh

viên tiếp cận với những kĩ thuật dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động

của người học và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

Kết thúc chương, SV

cần phải:

1.Nêu được khái niệm

kĩ thuật dạy học.

2. Trình bày được đặc

trưng của kiến thức

môn Lịch sử ở trường

THPT.

3. Nêu được những

yêu cầu khi vận dụng

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung

về kĩ thuật dạy học môn Lịch sử

1.1 . Khái niệm kĩ thuật dạy học

1.2 . Đặc trưng của kiến thức Lịch sử ở

trường THPT

1.3 . Các loại kĩ thuật dạy học môn Lịch sử

và cách thức triển khai

1.4 . Yêu cầu khi vận dụng các kĩ thuật dạy

học trong môn LS

10 giờ

tín

chí

Page 256: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

các kĩ thuật dạy học

trong môn Lịch sử

4.So sánh được điểm

khác biệt giữa kiến

thức môn Lịch sử với

các môn khoa học

khác.

5. Đưa ra được ý kiến

đánh giá của cá nhân

về tầm quan trọng của

việc rèn luyện kĩ thuật

dạy học môn Lịch sử

ở trường THPT.

2

Kết thúc chương, SV

cần phải:

1. Liệt kê được các kĩ

thuật triển khai dạy

học Lịch sử hiệu quả.

2. Nêu được các qui

trình triển khai các kĩ

thuật dạy học cụ thể

3. Phân tích được đặc

điểm và vai trò của

từng kĩ thuật dạy học.

4. Thực hành quy

trình triển khai một kĩ

thuật dạy học cụ thể

Đánh giá được thuận

lợi và khó khăn khi

vận dụng các kĩ thuật

Chương 2: Kĩ thuật triển khai dạy học

Lịch sử hiệu quả

2.1 Một số kĩ thuật triển khai bài dạy môn

LS

2.1.1. Kĩ thuật mở đầu bài giảng

2.1.2. Kĩ thuật trình bày bảng

2.1.3. Kĩ thuật thuyết trình

2.1.4. Kĩ thuật triển khai hoạt động

nhóm

2.1.4.1. Kĩ thuật bể cá, ổ bi

2.1.4.2. Kĩ thuật XYZ,

2.1.4.3. kĩ thuật 3 lần 3.

2.1.4.4. Kĩ thuật sử dụng phiếu học

tập

2.1.5. Kĩ thuật động não

2.1.6. Kĩ thuật sử dụng thông tin

phản hồi

35 giờ

tín

chỉ

Page 257: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

dạy học trong thực tế

dạy học Lịch sử hiện

nay.

5. Đề xuất được các

biện pháp sử dụng

hiệu quả các kĩ thuật

dạy học.

2.2 Kĩ thuật dạy học Lịch sử theo các định

hướng dạy học của Mazano

2.3 Kĩ thuật dạy học Lịch sử theo mô hình

KUA

2.4. Thực hành các kĩ thuật dạy học trong

môn LS

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 18

Thực hành/làm việc nhóm: 27

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu:

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp, dự

án...

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. PGS.TS. Vũ Quang Hiển - TS. Hoàng Thanh Tú, Tập bài giảng môn Chương

trình, phương pháp dạy học lịch sử, Khoa Sư phạm-Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG

Hà Nội, 2011.

2. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, 2, NXB Đại

học Sư phạm, 2009.

3. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, 11, 12

6.2 Tài liệu tham khảo thêm:

1. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử,

NXB Đại học Sư phạm, 2009.

2. Đinh Văn Tiến, Ulrich Lipp,Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXb tổng hợp TP

Hồ Chí Minh, 2011.

3. Hồ Thị Thu Hồ, Phương pháp KUA, 2007.

4. Ứng dụng 5 định hướng Marzano trong dạy học, tài liệu chương trình MHO4,

CTU, 2004.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 258: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

+ Mục đích và trọng số kiểm tra

Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra

Mục đích, hình thức KT

- ĐG Trọng số

Đánh giá thường

xuyên

Lý thuyết, kĩ năng và

thái độ

Mục đích: đánh giá ý thức

học tập, sự chuyên cần

Hình thức: câu hỏi, phiếu

tự đánh giá, thảo luận

10%

Bài tập nhóm Kĩ năng Mục đích: Đánh giá phần

thực hành và kĩ năng làm

việc nhóm

Hình thức: Sản phẩm, bài

làm của nhóm

10%

Bài kiểm tra giữa

kỳ

Lý thuyết Mục đích: Đánh giá kết

quả học tập ½ học kỳ, lấy

thông tin phản hồi về việc

học tập để cải tiến việc

dạy học

Hình thức: Viết bài tiểu

luận

20%

Bài thi hết môn Tổng hợp Mục đích: Đánh giá kết

quả học tập cuối học phần,

lấy thông tin phản hồi về

việc học tập để cải tiến

chương trình, đề cương

học phần.

Hình thức: Bài thi viết

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý kiến

trên lớp (5 điểm).

- Bài tập nhóm: Phân công nhiệm vụ và có kế hoạch hoạt động nhóm rõ ràng

(2 điểm). Tiến trình hoạt động nhóm thể hiện được sự tham gia của tất cả các thành

Page 259: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

viên trong nhóm (2 điểm). Đánh giá sản phẩm nhóm: trình bày của nhóm, báo cáo

kết quả nghiên cứu nhóm (nội dung thực hành có giáo án kèm theo) (6 điểm).

- Bài kiểm tra giữa kỳ: Bài tiểu luận

- Bài thi hết môn: Thi viết

CHỦ NHIỆM KHOA P CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Hoàng Thanh Tú

Page 260: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN

CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015

Page 261: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN CÔNG NGHỆ

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học Xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Thực hành sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học Lịch sử

- Mã học phần: TMT2063

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: Phương pháp dạy học Lịch sử

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Học xong học phần này, sinh viên hiểu biết và sử dụng PTCN trong dạy học

môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng dạy học tích cực, phát triển năng lực của

học sinh; qua đó hình thành niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học

hỏi, tích cực, vận dụng sáng tạo các PTCN hiện đại phù hợp đặc trưng môn Lịch sử.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Trình bày được quan điểm về sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học

Lịch sử, các tiêu chí để lựa chọn PTCN phù hợp môn Lịch sử.

- Xác định được mục đích, cách thức sử dụng phương tiện CN trong bài dạy

cụ thể.

- Thực hành quy trình triển khai bài dạy môn Lịch sử với sự hỗ trợ của phương

tiện CN.

- Đánh giá được hiệu quả của bài dạy môn Lịch sử với sự hỗ trợ của phương

tiện CN

3.2.2. Kĩ năng

Page 262: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Sử dụng phần mềm Powerpoint và một số phần mềm khác thiết kế bài giảng

điện tử.

- Hiệu chỉnh tranh ảnh, bản đồ/lược đồ theo mục đích dạy học.

- Xử lí các file video, âm thanh theo mục đích dạy học.

- Khai thác Internet và các phần mềm hỗ trợ dạy học.

3.2.3. Thái độ

- Có ý thức cải tiến việc dạy học theo hướng tích cực áp dụng PTCN mới.

- Ham thích cập nhật, chiếm lĩnh các PTCN dạy học mới.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần hướng dẫn sinh viên thực hành sử dụng PTCN trong xây dựng giáo

án/bài giảng điện tử, thiết kế nguồn tài liệu hỗ trợ việc dạy học Lịch sử; thực hành

sử dụng các phần mềm triển khai bài dạy/thiết kế câu hỏi, công cụ KTĐG theo

hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong môn Lịch sử ở trường THPT.

4.2. Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng Ghi chú

1

Kết thúc chương, SV cần

phải:

1. Trình bày được vai trò

của PTCN với việc hỗ trợ

dạy học tích cực trong môn

Lịch sử.

2. Trình bày được cách

thức lựa chọn và sử dụng

PTCN trong dạy học lịch

sử.

3. Trình bày được yêu cầu

của việc sử dụng PTCN

trong dạy học lịch sử.

4. Lựa chọn được các loại

Chương 1. Quan điểm về

sử dụng PTCN trong dạy

học Lịch sử ở trường

THPT

1.1. Vai trò của PTCN với

việc hỗ trợ dạy học tích

cực trong môn Lịch sử

1.2. Cách thức lựa chọn và

sử dụng PTCN trong

dạy học Lịch sử

1.3. Yêu cầu của sử dụng

PTCN trong dạy học

Lịch sử

1.4. Đánh giá hiệu quả việc

15 giờ

tín chí

Page 263: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

PTCN trong dạy học môn

Lịch sử qua các ví dụ cụ

thể.

5. Thực hành sử dụng

PTCN trong dạy học môn

Lịch sử qua các ví dụ cụ

thể.

6. Đánh giá được ưu điểm

hạn chế của việc sử dụng

PTCN trong dạy học môn

Lịch sử ở trường THPT

(qua các ví dụ cụ thể).

7. Đánh giá được các điều

kiện cần thiết khi sử dụng

PTCN trong dạy học Lịch

sử.

sử dụng PTCN trong

dạy học Lịch sử

2

Kết thúc chương, SV cần

phải:

8. Nêu được các bước sử

dụng phần mềm

Powerpoint thiết kế bài

dạy môn Lịch sử.

9. Nêu được cách thức sử

dụng các phần mềm xây

dựng bài giảng điện tử.

10. Kể tên các phần mềm

và nêu được cách thức sử

dụng phần mềm đó trong

xây dựng, sử dụng phim tư

Chương 2. Sử dụng các

công cụ, phần mềm trong

dạy học Lịch sử ở trường

THPT

2.1. Sử dụng PowerPoint

thiết kế, triển khai bài dạy

trên lớp

2.2. Sử dụng phần mềm xây

dựng bài giảng điện tử

2.3. Sử dụng phần mềm hỗ

trợ xây dựng, sử dụng phim

tư liệu trong dạy học LS

2.4. Sử dụng phần mềm

30 giờ

tín chỉ

Page 264: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

liệu trong dạy học LS.

11. Nêu được cách thức sử

dụng phần mềm Hot

Potatoes thiết kế câu hỏi

kiểm tra đánh giá trong

dạy học LS.

12. Nêu được cách thức sử

dụng phần mềm xây dựng

công cụ hướng dẫn học

sinh tự học, tự KTĐG.

13. Nêu được cách thức sử

dụng phần mềm, internet

khai thác và sử dụng tư

liệu trong dạy học LS.

14. Thực hành sử dụng

Powerpoint thiết kế bài

dạy môn Lịch sử.

(qua bài học/nội dung tự

chọn).

15. Thực hành sử dụng

phần mềm xây dựng bài

giảng điện tử (qua bài

học/nội dung tự chọn).

16. Xây dựng được kịch

bản và sử dụng phần mềm

xây dựng, sử dụng phim tư

liệu trong dạy học LS.

17. Thực hành sử dụng

phần mềm Hot Potatoes

thiết kế câu hỏi kiểm tra

đánh giá trong dạy học LS.

Hot Potatoes thiết kế câu

hỏi KTĐG trong môn LS

2.5. Sử dụng phần mềm xây

dựng công cụ hướng dẫn

HS tự học, tự KTĐG

2.6. Sử dụng Internet khai

thác và sử dụng tư liệu

trong dạy học Lịch sử

2.7. Sử dụng phần mềm

MindMap trong thiết kế và

sử dụng sơ đồ

Page 265: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

18. Thực hành sử dụng

phần mềm xây dựng công

cụ hướng dẫn học sinh tự

học, tự KTĐG.

19. Thực hành sử dụng

internet khai thác và sử

dụng tư liệu trong dạy học

LS (qua bài học/nội dung

tự chọn).

20. Thực hành sử dụng

MindMap thiết kế và sử

dụng sơ đồ trong DHLS.

21. Nhận xét được ưu

điểm, hạn chế của từng

phần mềm dạy học trong

môn LS.

22. Nhận xét về điều kiện

triển khai các phần mềm

dạy học trong môn LS.

23. Đánh giá được ưu

điểm, hạn chế của việc sử

dụng internet trong khai

thác tư liệu trong dạy học

LS.

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 9 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 33 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: thực hành, vấn đáp, thảo luận, trực quan

Page 266: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú, Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường

THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.

2. Tập bài giảng Phương tiện công nghệ dạy học, Khoa Sư phạm, trường ĐH Giáo

dục, 2012.

3. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực,

NXB Giáo dục.

3. CD “Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực”, VVOB Việt Nam.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu tập huấn của Intel Teach, 2008.\

2. Robert J. Marzano, Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục Việt

Nam, 2011.

3. Som Naidu. Learning and Teaching with Technology: Principles and Practice.

Kogan Page, 2003.

4. ICT Transforming education, UNESCO Bangkok, Asia and Pacific Regional

Bureau for Education, Thailand, 2010.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 267: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết

Kiểm tra kiến thức học phần

Đánh giá ý thức học tập, sự chuyên cần

10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá việc tự học, thực hành của sinh

viên

(Báo cáo trình bày trên lớp/Sản phẩm: bài

trình chiếu/bộ câu hỏi/kịch bản phim/bộ tư

liệu tranh ảnh...)

10%

Kiểm tra

giữa kì Kĩ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kĩ năng triển khai bài dạy

với sự hỗ trợ của PTCN.

(Sản phẩm: Bài giảng điện tử)

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng các PP-PTDH hiện đại và

triển khai bài dạy hiệu quả. 60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý kiến

trên lớp (5 điểm).

- Bài tập tuần (cá nhân):

Báo cáo thuyết trình/sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài tập nhóm: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài thi hết môn: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

CHỦ NHIỆM KHOA P. CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Hoàng Thanh Tú

Page 268: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÍ LUẬN, CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

MÔN LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015

Page 269: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: LÍ LUẬN, CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI MÔN

LỊCH SỬ

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học Xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Lí luận, công nghệ dạy học hiện đại môn Lịch sử

- Mã học phần: TMT2064

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 3

- (Các) học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Học xong học phần này, sinh viên hiểu biết sâu hơn về các quan điểm ứng

dụng PPDH, CNDH hiện đại trong môn Lịch sử ở trường THPT, rèn luyện kĩ năng

sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại phù hợp môn Lịch sử, qua đó hình

thành niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực, vận dụng

sáng tạo các PP/PTDH hiện đại theo hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Trình bày được những quan điểm về PPDH, CNDH hiện đại ứng dụng trong

môn Lịch sử.

- Vận dụng được qui trình xây dựng hồ sơ học phần Lịch sử; triển khai đa

dạng các hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm tích cực hoá người học.

- Vận dụng triển khai được một số PPDH tích cực hiện nay trong môn LS.

- Sử dụng được phương tiện công nghệ trong dạy học môn Lịch sử theo hướng

hỗ trợ hoạt động dạy-học tích cực.

3.2.2. Kĩ năng

Page 270: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Thiết kế nội dung và triển khai dạy học với sự hỗ trợ của PT công nghệ, hiện

đại.

- Lựa chọn, vận dụng PP-PTDH phù hợp trong việc triển khai quá trình dạy

học (tổ chức, quản lý, điều khiển, đánh giá..).

3.2.3. Thái độ

- Nâng cao ý thức trách nhiệm về vai trò của người giáo viên.

- Hình thành phong cách dạy học, ý thức phát triển kĩ năng nghề nghiệp.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Môn Lý luận, công nghệ dạy học hiện đại môn Lịch sử giới thiệu những quan

điểm hiện đại về PPDH, CNDH ứng dụng trong môn Lịch sử; quy trình xây dựng

hồ sơ học phần; thiết kế và triển khai bài dạy môn Lịch sử có sử dụng phương tiện

công nghệ hiện đại. Trên cơ sở các định hướng về một số ứng dụng công nghệ trong

dạy học, sinh viên được thực hành triển khai phương pháp dạy học và sử dụng

phương tiện công nghệ dạy học hiện đại trong môn Lịch sử theo hướng phát huy

tính tích cực của HS. Học phần được thiết kế dành cho đối tượng là Sinh viên Sư

phạm Lịch sử, các học viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân sư phạm,

giáo viên các trường THPT...

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

Kết thúc chương, SV cần

phải:

1. Trình bày được khái

niệm, đặc trưng của: dạy

học tích cực; Sư phạm

tương tác; dạy học dựa

trên năng lực người học;

hình thành kiến thức LS

với sự hỗ trợ của PTCN

trong môn Lịch sử ở

Chương 1: Một số quan điểm về

PPDH, CNDH hiện đại ứng dụng

trong môn Lịch sử

1.1. Quan điểm dạy học tích cực

1.1.1. 1.1.1. Khái niệm dạy học tích cực

1.1.2. 1.1.2. Đặc trưng của dạy học tích

cực

1.1.3. 1.1.3. Một số định hướng vận dụng

dạy học tích cực trong môn Lịch sử

15 giờ

tín chí

Page 271: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

trường THPT.

2. Vận dụng được quan

điểm dạy học tích cực/Sư

phạm tương tác/ dạy học

dựa trên năng lực người

học trong dạy học môn

Lịch sử qua các ví dụ cụ

thể.

3. Vận dụng được biện

pháp hình thành kiến thức

lịch sử với sự hỗ trợ của

PTCN qua các ví dụ cụ

thể

4. Đánh giá được ưu điểm

và các điều kiện cần thiết

khi vận dụng các quan

điểm về PPDH, CNDH

hiện đại trong môn Lịch

sử ở trường THPT.

1.2. Quan điểm Sư phạm tương

tác

1.2.1. 1.2.1. Khái niệm Sư phạm tương tác

1.2.2. 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của Sư

phạm tương tác

1.2.3. 1.2.3. Một số định hướng vận dụng

Sư phạm tương tác trong môn Lịch

sử

1.2.4. 1.3. Quan điểm dạy học dựa trên

năng lực của người học

1.2.5. 1.3.1. Khái niệm dạy học dựa trên

năng lực của người học

1.2.6. 1.3.2. Đặc trưng cơ bản của dạy học

dựa trên năng lực người học

1.2.7. 1.3.3. Một số định hướng vận dụng

dạy học dựa trên năng lực của người

học trong môn Lịch sử

1.2.8. 1.4. Quan điểm về hình thành kiến

thức lịch sử với sự hỗ trợ của

PTCN

1.2.9. 1.4.1. Khái niệm hình thành kiến

thức lịch sử với sự hỗ trợ của PTCN

1.4.2. Yêu cầu của hình thành kiến

thức lịch sử với sự hỗ trợ của PTCN

1.4.3. Các biện pháp hình thành kiến

thức lịch sử với sự hỗ trợ của PTCN

2

Kết thúc chương, SV cần

phải:

5. Trình bày được khái

niệm, thành phần hồ sơ

Chương 2: Quy trình xây dựng hồ

sơ học phần Lịch sử với sự hỗ trợ

của PTCN

2.1. Khái niệm, thành phần của hồ

15 giờ

tín chỉ

Page 272: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

học phần Lịch sử.

6. Nêu được quy trình xây

dựng hồ sơ học phần Lịch

sử.

7. Thực hành vận dụng

được quy trình xây dựng

hồ sơ học phần trong một

phần chương trình (tự

chọn) Lịch sử THPT.

8. Thực hành vận dụng

được quy trình xây dựng

hồ sơ bài dạy nghiên cứu

kiến thức mới, bài ôn tập,

tổng kết (tự chọn) trong

chương trình môn Lịch sử

THPT.

9. Đánh giá và đề xuất cải

tiến hồ sơ học phần/hồ sơ

bài dạy đã thiết kế.

sơ học phần

2.1.1. Khái niệm hồ sơ học phần

2.1.2. Thành phần của hồ sơ học

phần Lịch sử

2.2. Quy trình xây dựng hồ sơ học

phần Lịch sử

2.2.1. Xác định hệ mục tiêu học phần

2.2.2. Phân tích nhu cầu, năng lực

người học

2.2.3. Xây dựng hồ sơ dạy học/hồ sơ

bài dạy

2.3. Thực hành

2.3.1. Thực hành xây dựng hồ sơ học

phần

2.3.2. Thực hành xây dựng hồ sơ bài

dạy

3 Kết thúc chương, SV cần

phải:

10. Kể tên và nêu quy

trình triển khai một số

PPDH tích cực hóa người

học

11. Thực hành vận dụng

quy trình triển khai dạy

học dự án/dạy học nêu và

giải quyết vấn đề/dạy học

hợp đồng/dạy học theo

góc trong môn Lịch sử

Chương 3: Vận dụng một số

phương pháp, công nghệ dạy học

hiện đại trong môn Lịch sử

3.1. Một số phương pháp dạy học

hiện đại và qui trình triển khai

trong môn Lịch sử.

3.2.1. Dạy học nêu và giải quyết

vấn đề

3.2.2. Dạy học dự án

3.2.3. Dạy học hợp đồng

3.2.4. Dạy học theo góc

3.2. Sử dụng PTCN dạy học hiện

15 giờ

tín chỉ

Page 273: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

(qua bài học/nội dung tự

chọn).

12. Thực hành sử dụng

PTCN hiện đại trong xây

dựng kế hoạch và triển

khai dạy học môn Lịch sử

(qua bài học/nội dung tự

chọn)

13. Nhận xét được ưu

điểm, hạn chế của từng

phương pháp/phương tiện

DH.

14. Nhận xét về điều kiện

triển khai các phương

pháp/

phương tiện DH hiện đại.

đại

3.3.1. Sử dụng phần mềm lưu trữ,

chia sẻ tài liệu

3.3.2. Sử dụng phần mềm xây

dựng bài giảng điện tử

3.3.3. Sử dụng phần mềm kiểm

tra, đánh giá

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 15 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 24 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 6 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp, dự

án...

6. Học liệu

6.1. Tài liệu chính

1. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú, Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường

THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.

2. Giáo trình: Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà

Nội, 2010.

Page 274: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

3. Tập bài giảng Phương tiện công nghệ dạy học, Khoa Sư phạm, trường ĐH Giáo

dục, 2012.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu tập huấn của Intel Teach, 2008.\

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn GV trường THPT chuyên, Hà Nội,

2010.

3. Jean Marc Dénommé et Madeleine Roy, Sư phạm tương tác một tiếp cận khoa

học thần kinh về học và dạy, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

4. Robert J. Marzano, Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục Việt

Nam, 2011.

5. Đặng Thành Hưng. Dạy học hiện đại. NXB ĐHQGHN, 2001.

6. Som Naidu. Learning and Teaching with Technology: Principles and Practice.

Kogan Page, 2003.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết

Kiểm tra kiến thức học phần

Đánh giá ý thức học tập, sự chuyên cần

10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá việc đọc giáo trình, tài liệu của SV

10%

Bài tập

nhóm Kĩ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kĩ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng các PP-PTDH hiện đại và

tạo ra sản phẩm sáng tạo cá nhân (Bài

giảng/trang web dạy học)

60%

Page 275: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm

tra đánh giá.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý kiến

trên lớp (5 điểm).

- Bài tập tuần (cá nhân):

Bài viết:

Về hình thức (1 điểm): Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ; Đánh máy trên

khổ giấy A4, từ 3 – 5 trang.

Về nội dung: (9 điểm). Chủ đề (1 điểm): SV lựa chọn vấn đề có liên quan đến

nội dung lý thuyết hoặc tự nghiên cứu của tuần, có ý nghĩa thực tiễn. Trình bày (3

điểm): Xác định được vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, hợp lý;

triển khai các ý rõ ràng, mạch lạc, lôgic. Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh

giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu (4 điểm). Có sử dụng các tài liệu

do giảng viên hướng dẫn (1 điểm).

Báo cáo thuyết trình (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài tập nhóm: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

- Bài thi hết môn: Sản phẩm (có phiếu đánh giá riêng).

CHỦ NHIỆM KHOA P. CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Hoàng Thanh Tú

Page 276: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG

HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Page 277: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hà Nội, 2015

Page 278: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG

HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa Khoa Sư phạm

- Bộ môn: Lí luận và công nghệ dạy học

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến

- Mã học phần: TMT4002

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn (Thay thế thi tốt nghiệp)

- Số lượng tín chỉ: 3

- Các học phần tiên quyết: TMT1001, EAM1001, TMT1007.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Hiểu và phân tích được sự thay đổi của các yếu tố trong môi trường dạy học

không truyền thống (dạy học điện tử E-learning, dạy học phối hợp Blended

Learning) và các mô hình dạy học đáp ứng nhu cầu học tập mới (Mobile Learning,

Ubiquitous Learning).

- Phân tích, đánh giá được những ưu/nhược điểm về phương pháp, hình thức

tổ chức dạy học, kiểm tra-đánh giá trong môi trường dạy học trực tuyến ở trường

phổ thông.

- Có hiểu biết sâu về các mô hình dạy học trực tuyến và vận dụng vào dạy học

học phần theo chuyên ngành.

- Phân tích các xu hướng phát triển của dạy học trực tuyến

3.2.2. Kĩ năng

- Sử dụng nền tảng công nghệ mã nguồn mở (Moodle) để thiết kế được khóa

học trực tuyến theo môn chuyên ngành, xây dựng bài giảng điện tử, học liệu điện tử

Page 279: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Sử dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra

đánh giá trong môi trường trực tuyến.

3.2.3. Thái độ

- Có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi

- Đổi mới nhận thức và cách tiếp cận dạy học trong môi trường không truyền

thống

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, thường xuyên trau dồi,

phát triển nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu

- Có ý thức cập nhật các công cụ công nghệ hiện đại, tích hợp trong thực tế

dạy học

- Phát triển một số kĩ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến cung cấp những

khái niệm cơ bản, các công cụ công nghệ hiện đại để thiết kế và tổ chức quá trình

dạy học trong môi trường trực tuyến đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng hiện nay.

Học phần đồng thời giới thiệu các mô hình dạy học không truyền thống được xây

dựng dựa trên nền tảng web, kết nối mạng, hệ thống các cách tiếp cận và phương

pháp dạy học mới trong việc tổ chức quá trình dạy học, sự thay đổi bản chất vai trò

của người dạy, người học, đặc điểm tương tác giữa 2 chủ thể này và môi trường học

tập.

Học phần cung cấp các cơ hội cho người học tiếp cận với công nghệ dạy học

hiện đại dựa với Hệ thống công cụ quản lí, hỗ trợ dạy học (Learning Management

System – LMS) trên nền tảng mã nguồn mở Moodle và kết nối mạng.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

Page 280: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

1. Người học xác định

được các mô hình dạy

học trong môi trường

mạng phù hợp với đặc

điểm học sinh và học

phần.

2. Người học nhận

diện và phân tích

được sự thay đổi về

vai trò, bản chất

tương tác giữa người

dạy và người học

trong môi trường dạy

học trực tuyến

3. Người học phân

tích được ưu nhược

điểm của các mô hình

dạy học trong môi

trường mạng.

Nội dung 1.

Mô hình và nguyên tắc tổ chức dạy học

trong môi trường mạng

1.1. Tiếp cận dạy học trong thế kỉ XXI

1.1.1. Sự thay đổi về vai trò người dạy –

Người học – Môi trường học tập

1.1.2. Sự chuyển đổi từ tiếp cận hành vi

sang tiếp cận thông tin.

1.1.3. Yêu cầu về năng lực thông tin đối

với người dạy, người học

1.2. Các mô hình dạy học trong môi trường

mạng

1.2.1. Mô hình dạy học kết hợp (Blended

Learning)

1.2.2. Mô hình dạy học trực tuyến (E-

learning, M-Learning, U-Learning)

1.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học trong môi

trường mạng

1.3.1. Nguyên tắc xây dựng mục tiêu

1.3.2. Nguyên tắc thiết kế nội dung

1.3.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy

học

1.3.4. Nguyên tắc thiết kế kiểm tra đánh

giá

6 giờ

tín

chỉ

1. Người học thiết kế

được kịch bản sư

phạm và kịch bản

công nghệ

Nội dung 2.

Tổ chức quá trình dạy học trong môi

trường mạng

2.1. Xây dựng kịch bản sư phạm và kịch

bản công nghệ

9 giờ

tín

chỉ

Page 281: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

2

2. Người học thực

hiện được các kĩ thuật

tổ chức dạy học trong

môi trường trực tuyến

3. Người học đánh giá

được hiệu quả của các

mô hình dạy học trực

tuyến

2.1.1. Xây dựng kế hoạch cho khóa học

2.1.2. Lựa chọn công nghệ hỗ trợ khóa

học

2.2. Phương pháp dạy học

2.2.1. Phương pháp dạy học theo mô hình

kết hợp (Blended Learning)

2.2.2. Phương pháp dạy học trực tuyến

(E/M/U-Learning, )

2.3. Các kĩ thuật tổ chức dạy học

2.3.1. Thiết kế mục tiêu khóa học

2.3.2. Thiết kế nội dung theo tiếp cận

thông tin

2.3.3. Thiết kế hoạt động dạy học sử

dụng các công cụ công nghệ

2.3.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra đánh

giá

3

1. Người học nhận

diện và sử dụng được

các công cụ chức

năng và thành phần

của hệ thống LMS

phù hợp với các hoạt

động dạy học

2. Người học đánh giá

được hiệu quả của các

chức năng của hệ

thống LMS trong tổ

Nội dung 3.

Giới thiệu phần mềm thiết kế khóa học

trong môi trường mạng

3.1. Hệ thống quản lí học tập LMS Moodle

3.1.1. Cấu trúc tổng thể

3.1.2. Các công cụ hỗ trợ của LMS

Moodle

3.2. Hệ thống các công cụ công nghệ xây

dựng bài giảng

3.2.1. Web 2.0

3.2.2. Công cụ tìm kiếm thông tin

3.2.3. Công cụ xử lí thông tin, học liệu

15 giờ

tín

chỉ

Page 282: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

chức quá trình dạy

học trực tuyến

3.2.4. Công cụ trình bày nội dung

3.2.5. Công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá

4

1. Người học sử dụng

được các công cụ

chức năng và thành

phần của hệ thống

LMS để thiết kế và tổ

chức các hoạt động

dạy học, kiểm tra-

đánh giá cho khóa

học

2. Người học sử dụng

được các công cụ,

phần mềm xây dựng

học liệu điện tử, hồ sơ

dạy học điện tử

3. Người học so sánh

và đánh giá được tính

hiệu quả của khóa học

điện tử

Nội dung 4.

Thực hành thiết kế khóa học trong môi

trường mạng

4.1. Xây dựng hồ sơ dạy học điện tử (E-

portfolio)

4.2. Xây dựng học liệu trên LMS Moodle

4.2.1. Xử lí các file định dạng văn bản

4.2.1. Xử lí các file định dạng ảnh.

4.2.2. Xử lí các file video.

4.2.3. Đóng gói và tải bài giảng theo

chuẩn SCORM

4.3. Thiết kế hoạt động dạy học trực tuyến

trên LMS Moodle

4.3.1. Hoạt động học tập cá nhân

4.3.2. Hoạt động học tập theo nhóm

4.3.3. Hoạt động học tập chia sẻ cộng

đồng

4.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá

kết quả học tập

4.4.1. Bài tập cá nhân

4.4.2. Bài tập nhóm

4.4.3. Bài tập lớn

15 giờ

tín

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:

Page 283: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Lý thuyết: 25

Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5

5.2. Các phương pháp dạy học

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Tình huống, nêu và giải quyết vấn đề

- Làm việc nhóm, dạy học dự án

6 . Tài liệu học tập

6.1. Tài liệu chính

1. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung. Bài giảng Phương pháp dạy học trong

môi trường trực tuyến. Trường ĐHGD, ĐHQGHN, 2013.

2. Unessco, Những năng lực CNTT trong đào tạo giáo viên, Asia Pacific Region,

2012.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. E-Learning và ứng dụng trong dạy học. Tài liệu của Dự án Việt-Bỉ (VVOB), Hà

Nội, 2011

2. Cher Ping LIM. Ching Sing CHAI. Daniel CHURCHILL. Các mô hình ứng dụng

CNTT trong giáo dục tiên tiến (Người dịch: Nguyễn Ngọc Vũ). Bộ công cụ nâng

cao năng lực cho các trường đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Microsof Partner in Learning, 2010

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 284: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia

xây dựng bài /vấn đáp, trắc nghiệm 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kĩ năng

Đánh giá kĩ năng sử dụng phương

tiện công nghệ trên nền LMS 10%

Bài tập

nhóm Kĩ năng

Thực hành thiết kế khóa học trên LMS

Moodle 20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Thiết kế tài liệu hướng dẫn sử dụng

khóa học trực tuyến

Trình bày sản phẩm khóa học thiết kế

theo chuyên ngành

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

- Bài tập cá nhân (luận, tổng thuật, báo cáo)

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 2đ

Tổng: 10đ

- Bài tập nhóm /tháng

Kịch bản sư phạm rõ ràng, hợp lý, khả thi 2đ

Kịch bản công nghệ phù hợp 2đ

Sử dụng được các công cụ trên LMS Moodle để thiết kế 2đ

các hoạt động dạy học đa dạng

Nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn 1đ

Học liệu phong phú, đa dạng (ít nhất có 3 định dạng) 1đ

Hệ thống kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu 1đ

Page 285: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Thiết kế thẩm mĩ, sáng tạo 1đ

Tổng: 10đ

- Thi cuối kỳ

Đánh giá sản phẩm (60%), bao gồm: tài liệu hướng dẫn sử dụng khóa học

và khóa học được thiết kế trên LMS Moodle (khóa học phải được vận hành trên

nền web hoặc server cụ thể)

Trình bày, báo cáo sản phẩm (40%): khả năng trình bày trước công chúng,

khả năng sử dụng công nghệ.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Phạm Kim Chung

Page 286: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Hà Nội, 2015

Page 287: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Nghiên cứu và dạy học Lịch sử địa phương

- Mã học phần: TMT2065

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần nhằm giúp sinh viên biết các cách phân loại các nguồn tài liệu lịch

sử địa phương, xây dựng bộ hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương để biên soạn

và giảng dạy. Sinh viên được thực hành biên soạn lịch sử địa phương để giảng dạy

ở nhà trường phổ thông phù hợp thực tiễn dạy học.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm địa phương, lịch sử địa phương. Nhận biết đối

tượng và nhiệm vụ của công tác nghiên cứu lịch sử địa phương khác với nghiên cứu

lịch sử nói chung.

- Hiểu được vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa

phương trong mối quan hệ với nội dung giảng dạy lịch sử dân tộc.

- Biết cách tổ chức nghiên cứu và phương pháp biên soạn lịch sử địa

phương, vị trí tầm quan trọng của tài liệu lịch sử địa phương trong công việc nghiên

cứu cũng như trong dạy học lịch sử.

Page 288: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Biết các cách phân loại các nguồn tài liệu lịch sử địa phương, xây dựng bộ

hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương để biên soạn và giảng dạy. Có thể thực

hành biên soạn lịch sử địa phương để giảng dạy ở nhà trường phổ thông.

3.2.2. Kĩ năng:

- Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu trong nghiên

cứu lịch sử địa phương.

- Lựa chọn và sử dụng các phương tiện để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa

phương ở trường THPT.

- Vận dụng lý thuyết vào thực hành, tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, biên

soạn lịch sử địa phương nơi sinh viên sẽ về công tác sau này.

- Rèn kĩ năng thuyết trình, giao tiếp; tự học, tự nghiên cứu; phê phán, giải

quyết tình huống.

3.2.3. Thái độ:

- Nhận thức được vai trò của công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa

phương trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện phương pháp học tập, tập

dượt nghiên cứu khoa học.

- Thấy rõ trách nhiệm không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình

độ chuyên môn và cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Yêu nghề và luôn có ý thức giáo dục học sinh yêu thích học phần Lịch sử.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương là một học phần bắt buộc trong

chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử.

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề

nghiệp cho sinh viên Sư phạm Lịch sử. Nội dung học phần bao gồm: khái luận về

lịch sử địa phương nhằm cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về nội

hàm của khái niệm lịch sử địa phương, về đối tượng, nhiệm vụ, vị trí tầm quan

trọng của lịch sử địa phương trong nhà trường THPT; phương pháp nghiên cứu và

biên soạn lịch sử địa phương; tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT.

Nội dung kiến thức nhằm trang bị cho người học những phương pháp cần thiết

trong nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT. Phần

Page 289: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

cuối cùng cung cấp những kiến thức cơ bản để người học tiến hành thực hành xây

dựng hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương.

- Trên cơ sở những kiến thức được cập nhật thường xuyên, học phần giúp

sinh viên tiếp cận với những phương pháp biên soạn và giảng dạy lịch sử địa

phương một cách khoa học có tính thực tiễn cao phù hợp với xu thế phát triển của

giáo dục hiện nay.

- Đặc biệt để rèn luyện những kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên, học phần

tập trung nhiều vào phần thực hành như: thực hành biên soạn, thực hành soạn giảng,

xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học phần lịch sử địa phương.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

Kết thúc chương, SV

cần phải:

1. Phát biểu được

khái niệm LSĐP.

2. Xác định đối

tượng nghiên cứu,

chức năng, nhiệm

vụ, cơ sở phương

pháp luận, phương

pháp nghiên cứu của

LSĐP.

3. Trình bày được

được 4 quan hệ cơ

bản của LS ĐP đối

với lịch sử dân tộc,

địa phương khác, địa

phương nơi công tác

CHƯƠNG 1

KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ ĐỊA

PHƯƠNG

1.1. Khái niệm lịch sử địa phương

1.2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ

nghiên cứu của lịch sử địa phương

1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của

lịch sử địa phương

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

1.3 Vị trí công tác nghiên cứu và giảng

dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông

3 giờ

tín chí

Page 290: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

và với nội dung

giảng dạy lịch sử

dân tộc. .

4. Đánh giá tầm

quan trọng của

LSĐP trong lịch sử

dân tộc và trong

thực tiễn dạy học ở

trường THPT.

2

Kết thúc chương, SV

cần phải:

1. Liệt kê được các

bước tiến hành

nghiên cứu Lịch sử

địa phương.

2. Liệt kê được các

nguồn tài liệu lịch sử

địa phương.

Xác định được vị trí

tầm quan trọng của

tường nguồn tài liệu,

phương pháp sưu

tầm, đối chiếu so

sánh và xác mình

các nguồn tài liệu.

3. Hiểu rõ cách phân

loại các nguồn tài

liệu lịch sử địa

phương để tiến hành

nghiên cứu và biên

soạn

Đánh giá được mối

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ

BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

2.1. Tổ chức nghiên cứu lịch sử địa

phương

2.1.1. Xác định đối tượng và mục

đích nghiên cứu

2.1.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu

2.1.3. Các hình thức tổ chức nghiên

cứu

2.1.4. các bước chuẩn bị tiến hành

nghiên cứu

2.2. Công tác sưu tầm tài liệu

2.2.1.Vị trí của tài liệu và công việc

sưu tầm tài liệu trong nghiên cứu, biên

soạn lịch sử địa phương

2.2.2. Mối quan hệ giữa sự kiện và

sự kiện lịch sử

2.2.3. Các nguồn tài liệu lịch sử địa

phương

2.2.4. Phương pháp sưu tầm tài liệu

lịch sử địa phương

2.3. Biên soạn lịch sử địa phương

15

Page 291: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

quan hệ giữa nguồn

tài liệu lịch sử đại

phương và lịch sử

dân tộc.

4. Thực hành biên

soạn lịch sử địa

phương.

2.3.1. Các bước chuẩn bị để biên

soạn lịch sử đại phương

2.3.2. Cấu trúc, nội dung biên soạn

một cuốn lịch sử địa phương

2.3.3. Một số điểm cần chú ý khi biên

soạn lịch sử địa phương

3 Kết thúc chương, SV

cần phải:

1. Trình bày được 4

vai trò của việc

giảng dạy lịch sử địa

phương ở trường

THPT.

2. Liệt kê được các

hình thức bài giảng

lịch sử địa phương.

3. Nêu được qui

trình cần thiết để

tiến hành biên soạn

một bài giảng lịch sử

địa phương.

4. Thực hành soạn

giảng một bài lịch sử

địa phương

5. Vận dụng tài liệu

lịch sử địa phương

vào bài giảng lịch sử

dân tộc.

CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA

PHƯƠNG

Ở TRƯỜNG THPT

3.1.Vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc

giảng dạy lịch sử địa phương ở trường

THPT

3.2. Biên soạn bài giảng lịch sử địa

phương ở trường THPT

3.2.1 Lịch sử địa phương trong

phân phối chương trình môn Lịch sử ở

trường THPT

3.2.2. Một số công việc cần làm để

biên soạn một bài giảng lịch sử địa phương

3.2.3. Sử dụng tài liệu lịch sử đại

phương để biên soạn bài giảng lịch sử địa

phương

3.3. Thực hành

15

4 Kết thúc chương, SV

cần phải:

1. Trình bày được

CHƯƠNG 4

XÂY DỰNG HỒ SƠ TƯ LIỆU DẠY

HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

12

Page 292: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

khái niệm hồ sơ tư

liệu dạy học

2. Phân loại hồ sơ tư

liệu dạy học lịch sử

địa phương

3. Đưa ra được các

yêu cầu cơ bản khi

xây dựng bộ hô sơ

tư liệu dạy học Lịch

sử địa phương.

4. Thực hành xây

dựng bộ hô sơ tư

liệu dạy học lịch sử

địa phương

4.1. Một số yêu cầu về việc xây dựng hồ

sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương.

4.2. Phân loại hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử

địa phương

4.5. Thực hành

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 11

Thực hành/làm việc nhóm: 19

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 15

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Thực hành

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính

1. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương pháp luận sử học, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 1999.

2. Nguyễn Cảnh Minh ( chủ biên), Lịch sử địa phương, NXB Giáo dục, Hà Nội,

1999.

3. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), Giáo trình lịch sử địa phương, NXB Đại học Sư

phạm, Hà Nội, 2007.

Page 293: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

4.Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Lịch sử địa phương, NXB Giáo dục, Hà Nội,

1987.

6.2. Tài liệu tham khảo bắt buộc

1. Phan Ngọc Liên, Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1,2, NXB Đại học Sư phạm,

Hà nội, 2007.

2. Phan Ngọc Liên, Nhập môn sử học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2007.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

+ Mục đích và trọng số kiểm tra

Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra

Mục đích, hình thức KT

- ĐG Trọng số

Đánh giá thường

xuyên

Lý thuyết, kĩ năng và

thái độ

Mục đích: đánh giá ý thức

học tập, sự chuyên cần

Hình thức: câu hỏi, phiếu

tự đánh giá, thảo luận

10%

Bài tập nhóm Lý thuyết, Kĩ năng Mục đích: Đánh giá phần

thực hành và kĩ năng làm

việc nhóm

Hình thức: Sản phẩm biên

soạn phần lịch sử địa

phương nhóm tự chọn

10%

Bài kiểm tra giữa

kỳ

Lý thuyết Mục đích: Đánh giá kết

quả học tập ½ học kỳ, lấy

thông tin phản hồi về việc

học tập để cải tiến việc

dạy học

Hình thức: Bài thi viết

20%

Bài thi hết môn Tổng hợp Mục đích: Đánh giá kết

quả học tập cuối học phần,

lấy thông tin phản hồi về

việc học tập để cải tiến

chương trình, đề cương

học phần.

60%

Page 294: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Hình thức: hoàn thành bộ

hồ sơ tư liệu dạy học lịch

sử địa phương

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận, ý kiến

trên lớp (5 điểm).

- Bài tập nhóm: Phân công nhiệm vụ và có kế hoạch hoạt động nhóm rõ ràng

(2 điểm). Tiến trình hoạt động nhóm thể hiện được sự tham gia của tất cả các thành

viên trong nhóm (2 điểm). Đánh giá sản phẩm nhóm: trình bày của nhóm, báo cáo

kết quả nghiên cứu nhóm (có nội dung biên soạn kèm theo) (6 điểm).

- Bài kiểm tra giữa kỳ: làm bài thi viết

- Bài thi hết môn

Nội dung: Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương

CHỦ NHIỆM KHOA P. CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Hoàng Thanh Tú

Page 295: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUÁ TRÌNH DÂN TỘC-LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM

Hà Nội, 2015

Page 296: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TÊN HỌC PHẦN: QUÁ TRÌNH DÂN TỘC-LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học xã hội

2. Thông tin về học phần

- Tên học phần: Quá trình dân tộc-lãnh thổ của Việt Nam

- Mã học phần: HIS4059

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức liên quan, bao gồm tiền đề

xác lập, quá trình hình thành các không gian lịch sử - văn hoá và các quốc gia trên

lãnh thổ Việt Nam thời kỳ cổ trung đại; về quá trình thống nhất lãnh thổ và văn hoá

qua các thời kỳ; hiểu được đặc điểm của quá trình lãnh thổ và văn hoá Việt Nam

trong lịch sử. Ngoài ra, người học, được yêu cầu cập nhật những nghiên cứu của các

nhà Việt Nam học nước ngoài về chủ đề này, phải biết phân tích, thảo luận các quan

điểm khác nhau của các học giả, đặc biệt học viên được trang bị, củng cố bản lĩnh

chính trị, khoa học để nâng cao ý thức về chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và bản

sắc văn hoá của dân tộc.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức liên quan, bao gồm tiền đề

xác lập, quá trình hình thành các không gian lịch sử - văn hoá và các quốc gia trên

lãnh thổ Việt Nam thời kỳ cổ trung đại; về quá trình thống nhất lãnh thổ và văn hoá

qua các thời kỳ; hiểu được đặc điểm của quá trình lãnh thổ và văn hoá Việt Nam

trong lịch sử. Ngoài ra, người học, được yêu cầu cập nhật những nghiên cứu của các

nhà Việt Nam học nước ngoài về chủ đề này.

Page 297: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

b. Về kĩ năng

- Người học có được các kĩ năng đọc và phân tích tài liệu.

- Người học có khả năng thuyết trình một vấn đề lịch sử liên quan đến vấn đề

quá trình dân tộc và quá trình lãnh thổ trong lịch sử Việt Nam.

- Người học có khả năng làm việc theo nhóm.

- Thông qua việc phân tích, tổng hợp và so sánh một số đô thị cổ Việt Nam,

người học có thể đánh giá một cách khách quan và toàn diện hơn về vấn đề quá

trình dân tộc, lãnh thổ ở Việt Nam và so sánh với các nước trong khu vực thời kỳ

Tiền Cận đại.

- Người học có tư duy độc lập trong phân tích và vận dụng những kiến thức

về quá trình dân tộc lãnh thổ Việt Nam vào các lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Người học có khả năng rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc

Đổi mới của nước ta hiện nay; củng cố bản lĩnh chính trị, khoa học để nâng cao ý

thức về chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và bản sắc văn hoá của dân tộc.

c. Về thái độ

Người học có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng trong quá trình đọc, tham khảo,

xử lý tư liệu, tích cực tham gia vào các hoạt động thảo luận, seminar và trung thực

trong kiểm tra, thi cử.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Quan niệm lịch sử Việt Nam là lịch sử của tất cả các cộng đồng tộc người,

các nền văn hoá và quốc gia cổ đại đã và đang tồn tại trên phạm vi lãnh thổ Việt

Nam hiện nay; Nghiên cứu vấn đề này, xuất hiện những quan điểm học thuật khác

nhau, đặc biệt là 2 luồng ý kiến trái chiều giữa các nhà khoa học Việt Nam với các

học giả nước ngoài. Gần đây, do thành tựu của sử học, khảo cổ học, văn hoá học,

nhân học Việt Nam, chủ đề này ngày càng được các nhà nghiên cứu trong nước

trình bày một cách toàn diện; Đó là: các không gian lịch sử - văn hoá và quốc giả cổ

đại (Văn Lang - Âu Lạc, Chămpa, Phù Nam); quá trình thống nhất lãnh thổ và văn

hoá (mà bản chất là sự tương tác Đại Cồ Việt - Đại Việt với Chămpa và Chân Lạp)

qua các giai đoạn: từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ

XVI, từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế

Page 298: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

kỷ XIX; và cuối cùng là một Việt Nam thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc văn

hoá đa dạng trong thế kỷ XX-XXI

4.2 Nội dung cụ thể

I. Mở đầu

1.1. Vấn đề lãnh thổ và quá trình lãnh thổ trong lịch sử Việt Nam

1.1.1. Các khái niệm

a) Khái niệm Dân tộc (Nation)

b) Khái niệm Lãnh thổ (Territory)

c) Khái niệm Quá trình lãnh thổ

d) Các khái niệm Việt tộc, người Việt, người Việt Nam

1.1.2. Vấn đề lãnh thổ và quá trình lãnh thổ

a) Trong sự hình thành dân tộc Việt Nam

b) Trong sự thống nhất quốc gia dân tộc Việt Nam

c) Vấn đề thời sự của lịch sử Việt Nam

1.2. Lịch sử nghiên cứu và các vấn đề đang đặt ra hiện nay

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Các nhà nghiên cứu Việt Nam

- Các học giả nước ngoài

+ Pierre Gourou (1936) và Victor Lieberman (2003): “The least coherent

territory in the world” (Lãnh thổ ít gắn kết nhất trên thế giới) khi thảo luận về sự

thống nhất chính trị, lãnh thổ của Việt Nam và vùng đất phía đông lục địa Đông

Nam Á

+ Keith Weller Taylor (1998): “Surface orientations” (Những định hướng bề

mặt) khi tranh luận với sử học Việt Nam hiện đại về lịch sử của quốc gia và vùng

lãnh thổ

- Thành tựu nghiên cứu gần đây:

+ Chămpa, Óc Eo - Phù Nam, Nam Bộ…

+ Vấn đề quá trình thống nhất lãnh thổ: (Vũ Văn Quân)

1.2.2. Những vấn đề đặt ra

Những vấn đề khoa học, chính trị - thời sự

- Vấn đề Tây Nguyên

- Vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Nam Bộ (vấn đề Tây Ninh)

Page 299: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

- Vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

+ Biên giới trên bộ (vấn đề Tây Bắc)

+ Tranh chấp chủ quyền các quần đảo ngoài Biển Đông (Hoàng Sa -

Trường Sa)

II. Các không gian lịch sử - văn hoá và các quốc gia cổ đại ở Việt Nam

2.1. Các đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, dân cư, văn hoá tác động tới quá trình

lãnh thổ Việt Nam

2.2. Các quốc gia cổ đại

2.2.1. Văn Lang - Âu Lạc: Sự hình thành quốc gia dân tộc

2.2.1.1. Văn Lang: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

a) Tiền đề xuất hiện Nhà nước

- Tình hình phân hoá xã hội

- Nhu cầu thuỷ lợi, trị thuỷ

- Nhu cầu tự vệ, chống ngoại xâm

b) Nhà nước Văn Lang

Thời điểm ra đời, thời gian tồn tại

Sự hình thành và phát triển bước đầu của một Nhà nước

2.2.1.2. Âu Lạc: Sự định hình và phát triển cao hơn của quốc gia dân tộc

Sự ra đời của nước Âu Lạc

Bước phát triển mới của Nhà nước Âu Lạc

2.2.1.3. Thời Bắc thuộc (179TCN-938):

Tình hình cương giới phía Bắc và Đông Bắc của lãnh thổ Âu Lạc cũ

Tình hình cương giới phía Nam của lãnh thổ Âu Lạc cũ

2.2.2. Chămpa

a) Khái quát về vương quốc Chămpa

b) Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Chămpa cho đến

thế kỷ X

Văn hoá Sa Huỳnh và sự hình thành Nhà nước Chămpa

Sự phát triển của vương quốc Chămpa thời Sơ kỳ (thế kỷ II-X)

Sự phát triển lãnh thổ của Chămpa cho đến thế kỷ X

2.2.3. Phù Nam

a) Khái quát về vương quốc Phù Nam

Page 300: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

b) Khái quát về sự hình thành, phát triển và suy vong của Phù Nam (thế

kỷ I-VII)

Sự thành lập và giai đoạn Sơ kỳ (thế kỷ I-III)

Sự phát triển của Phù Nam thế kỷ III-VI: từ Vương quốc đến Đế chế

Sự khủng hoảng và sụp đổ của Phù Nam (cuối thế kỷ VI - đầu thế kỷ VII)

Đặc trưng văn hoá

b) Sự biến đổi không gian lãnh thổ

2.2.4. Không gian lịch sử - văn hoá Tây Nguyên

Khái quát về vùng đất Tây Nguyên

Lịch sử vùng đất Tây Nguyên và quá trình sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt -

Đại Nam (thế kỷ X-XIX)

III. Về quá trình lãnh thổ và văn hoá Việt Nam thời kỳ trung đại

3.1. THẾ KỶ X - THẾ KỶ XV

3.1.1. Thế kỷ X: triều Ngô - Đinh - Tiền Lê

a) Công cuộc xây dựng quốc gia, dân tộc

Xác lập lại quyền độc lập, tự chủ

Xu hướng tập quyền

b) Chiến tranh bảo vệ quốc gia, lãnh thổ

3.1.2. Thế kỷ XI-XIII

a) Sự phát triển của quốc gia Đại Việt thời Lý (1009-1226)

b) Tình hình cương giới, chính sách biên viễn và mở rộng lãnh thổ

Tình hình cương giới

Chính sách biên viễn

Mở rộng lãnh thổ về phía Nam

3.1.3. Thế kỷ XIII-XV

a) Sự phát triển của quốc gia Đại Việt - Đại Ngu thời Trần-Hồ (1226-

1407)

Vài nét về tình hình chính trị, cương giới lãnh thổ cuối thời Lý

Sự phát triển của quốc gia Đại Việt triều Trần (1226-1400)

b) Chính sách biên viễn, sự củng cố và mở rộng lãnh thổ

Chính sách biên viễn

Bảo vệ, củng cố cương giới lãnh thổ

Page 301: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Tình hình lãnh thổ

c) Tình hình cương giới lãnh thổ thời Minh thuộc (1407-1427)

Cương giới phía Nam

Tình hình lãnh thổ

3.1.4. Sự giao thoa văn hoá

3.2. THẾ KỶ XV - THẾ KỶ XVI

3.2.1. Thời Lê Sơ (1428-1527)

a) Sự phát triển của quốc gia Đại Việt

Một Nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu

b) Các chính sách của Nhà nước Lê Sơ đối với vấn đề chủ quyền lãnh

thổ và an ninh quốc phòng

Xây dựng, củng cố quốc gia thống nhất, ý thức chủ quyền lãnh thổ

Hoạt động Lập pháp

Chính sách Kinh tế

Chính sách biên viễn đối với các tộc người thiểu số miền núi phía Tây

Chính sách đối ngoại với Chămpa

c) Tình hình cương giới lãnh thổ

Tình hình lãnh thổ

Cương giới phía Tây được củng cố ổn định

Lãnh thổ mở rộng về phía Nam

3.2.2. Thời Mạc (1527-1592)

a) Triều Mạc thành lập

b) Vấn đề biên giới Mạc - Minh

3.3. THẾ KỶ XVI - THẾ KỶ XVIII

3.3.1. Sự trung hưng của triều Lê (từ 1533)

a) Chiến tranh Nam - Bắc triều (1533-1592)

Tình hình chiến sự

Thất bại của nhà Mạc và sự hình thành vùng cát cứ họ Mạc khu vực biên

giới Việt - Trung (1592-1677)

b) Mâu thuẫn Trịnh - Nguyễn (từ 1545 đến 1558)

3.3.2. Chúa Nguyễn và công cuộc mở rộng lãnh thổ về phương Nam

a) Công cuộc khai khẩn vùng Thuận-Quảng (1558-1693)

Page 302: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Nguyễn Hoàng và sự nghiệp cát cứ ở phương Nam

Cuộc đối đầu Trịnh - Nguyễn và sự phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

Người Việt tiếp tục tiến về phương Nam (1614-1693)

b) Công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ (đầu thế kỷ XVII đến năm

1757)

Vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ XVII

Công cuộc khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền của người Việt trên vùng

đất Nam Bộ (thế kỷ XVII-XVIII)

Cơ sở lịch sử, văn hoá và pháp lý của chủ quyền Việt Nam trên vùng đất

Nam Bộ

3.3.3. Sự giao thoa văn hoá

3.4. THẾ KỶ XVIII - XIX: SỰ ĐỊNH HÌNH MỘT LÃNH THỔ VIỆT NAM

HIỆN ĐẠI

3.4.1. Diễn biến chính trị

a) Phong trào Tây Sơn và Vương triều Tây Sơn

b) Sự thành lập của triều Nguyễn

3.4.2. Sự định hình lãnh thổ và vấn đề thống nhất quốc gia

a) Sự định hình lãnh thổ và tình hình cương giới

Sự định hình lãnh thổ

Tình hình biên giới, lãnh thổ

b) Ý thức về chủ quyền lãnh thổ

c) Vấn đề thống nhất lãnh thổ và quốc gia - dân tộc

Dưới thời Tây Sơn: tạo dựng tiền đề cho sự thống nhất quốc gia, lãnh thổ

Đến đầu thời Nguyễn (1802-1858): nền thống nhất quốc gia được xác lập

trọn vẹn

3.5. QUÁ TRÌNH ĐỊNH HÌNH MỘT NHÀ NƯỚC, QUỐC GIA - DÂN TỘC

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

3.5.1. Từ thời Pháp thuộc đến 1945

3.5.2. Từ 1945 đến nay

a) Vấn đề bảo vệ biên giới phía Nam

b) Vấn đề bảo vệ biên giới phía Bắc

c) Bảo vệ vùng biển và hải đảo

Page 303: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

3.5.3. Một nền văn hoá thống nhất, đa dạng

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 9

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 0

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

6. HỌC LIỆU

6.1. Tài liệu bắt buộc

1. Đào Duy Anh: Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam, Xây dựng xuất

bản, H., 1957.

4. Nguyễn Đình Đầu: Việt Nam, quốc hiệu và cương vực qua các thời đại,

Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1999.

5. Phan Huy Lê: Về Quá trình Dân tộc của Lịch sử Việt Nam, bài giảng

chuyên đề, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, H., 1990.

6. Vũ Dương Ninh (chủ biên): Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung

Quốc, Nxb. Công an Nhân dân, H., 2010.

7. Lê Bá Thảo: Việt Nam, Lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb. Thế giới, H.,

2002.

8. Ngô Đức Thịnh: Bản sắc văn hoá vùng ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt

Nam, H., 2009.

9. Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb. Đại học

Quốc gia TPHCM, Tp. Hồ Chí Minh, 2003, Phần thứ nhất và Phần thứ hai, tr. 15-

211.

10. Trần Quốc Vượng: Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá, Nxb. Văn hoá Dân

tộc & Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, 1998.

11. Phan Huy Lê: “Về những trung tâm Văn minh và Nhà nước cổ đại trên

lãnh thổ Việt Nam”, trong Phan Huy Lê: Lịch sử và văn hóa Việt Nam Tiếp cận bộ

phận, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2012, tr. 33-146.

12. Lương Ninh: Lịch sử vương quốc Chămpa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà

Nội, H., 2004;

Page 304: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

13. Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam: Lịch sử và Văn hoá, Nxb. Văn hoá

Thông tin, H., 2005.

14. Li Tana: “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the

Seventeenth and Eighteenth Centuries”, Journal of Southeast Asian Studies, 29, 1

(March 1998), pp. 111-121; Tham khảo bản dịch Việt ngữ: Li Tana: “Xứ Đàng

Trong thế kỷ XVII-XVIII Một mô hình khác của Việt Nam”, trong: Những vấn đề

Lịch sử Việt Nam (nhiều tác giả), Bán nguyệt san Xưa Nay & Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí

Minh, 2002, tr. 185-199.

15. Vũ Minh Giang (chủ biên): Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb.

Thế giới, H., 2006.

16. Nhiều tác giả: Bằng chứng Lịch sử và Cơ sở Pháp lý Hoàng Sa Trường

Sa là của Việt Nam, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 2011.

17. Nguyễn Văn Kim (chủ biên): Người Việt với Biển, Nxb. Thế giới, Hà

Nội, 2011.

18. Nguyễn Quang Ngọc: “Bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, một hoạt động

nổi bật của vương triều Tây Sơn”, Lịch sử Quân sự, số 115, 1999, tr. 15-18.

6.2. Tài liệu tham khảo

Những vấn đề chung:

19. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học, Hà Nội,

1964.

20. Đào Duy Anh: Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin, H.,

2010.

21. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Mạc Đường (chủ biên), Lịch sử Việt

Nam, tập I, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2001.

22. Pierre Gourou: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, bản dịch, Nxb. Trẻ,

Tp.HCM, 2003.

23. Keith W. Taylor: “Surface Orientations in Vietnam: Beyond Histories of

Nation and Region”, The Journal of Asian Studies, vol. 57, no. 4 (November 1998),

pp. 949-978; Tham khảo bản dịch “Các xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt

từ thế kỷ 13 đến 19” của Lê Quỳnh trên http://www.talawas.org/

Page 305: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

24. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM, 2006.

25. Trần Quốc Vượng: Dặm dài đất nước (2 tập), Nxb Thuận Hoá, Huế,

2006.

26. Tạ Chí Đại Trường: Thần, Người và Đất Việt, Nxb. Văn hoá Thông tin,

H., 2006, từ Chương IV đến chương VIII, tr. 93-226.

Về Văn Lang - Âu Lạc và thời Bắc thuộc:

1. Đào Duy Anh: Lịch sử Cổ đại Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà

Nội, 2010.

2. Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb. Văn

hóa Thông tin, Hà Nội, 2002.

3. Phan Huy Lê (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà

Nội, 2012, tr. 101-222.

1. Liam Christopher Kelley: The Biography of the Hồng Bàng Clan as a

Medieval Vietnamese Invented Tradition”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 7,

No. 2, 20012, pp. 87-130; Tham khảo bản dịch của Hoa Quốc Văn trên

http://leminhkhaiviet.wordpress.com/

2. Keith Taylor: “Comments on “The Biography of the Hồng Bàng Clan as

a Medieval Vietnamese Invented Tradition” by Liam Kelly”, Journal of Vietnamese

Studies, Vol. 7, No. 2, 20012, pp. 131-138; Tham khảo bản dịch của Hoa Quốc Văn

trên http://leminhkhaiviet.wordpress.com/

3. Keith Weller Taylor: The Birth of Vietnam, University of California

Press, Berkeley, 1983; Tham khảo bản dịch Việt Nam khai quốc trên

http://damau.org/

Về Chămpa:

27. George Coedès: The Indianized States of Southeast Asia, ed. by Walter

F. Vella, trans. by Sue Brown Cowing, The University of Hawaii Press, Honolulu,

1968, Chapter III, IV, pp. 36-64; Tham khảo bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Thừa

Hỷ: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hoá ở Viễn Đông, Nxb. Thế giới, H., 2008, tr. 82-

128.

28. D. G. E. Hall, A History of Southeast Asia, Third Edition, Macmilan, ST

Martin’s Press, New York, 1968, Chapter 2: “Southeast Asian Proto-History”, pp.

Page 306: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

12-40; Tham khảo bản dịch Việt ngữ: Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Chính trị Quốc

gia, H., 1997.

Về Phù Nam:

29. George Coedès: The Indianized States of Southeast Asia, ed. by Walter

F. Vella, trans. by Sue Brown Cowing, University of Hawaii Press, Honolulu, 1968,

Chapter III, IV, V, pp. 36-80; Tham khảo bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Thừa Hỷ:

Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hoá ở Viễn Đông, Nxb. Thế giới, H., 2008, tr. 82-155.

30. D. G. E. Hall, A History of Southeast Asia, Third Edition, Macmilan, ST

Martin’s Press, New York, 1968, Chapter 2: “Southeast Asian Proto-History”, pp.

12-40; Tham khảo bản dịch Việt ngữ: Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Chính trị Quốc

gia, H., 1997.

31. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Văn hoá Óc Eo và Vương quốc Phù

Nam, Nxb. Thế giới, H., 2008.

32. Nguyễn Văn Kim: “Óc Eo - Phù Nam Vị thế lịch sử và các mối quan hệ

khu vực”, trong Vũ Dương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á Truyền thống và Hội

nhập, Nxb. Thế giới, H., 2007, tr. 79-100.

33. Lương Ninh: “Vương quốc Phù Nam: Những hiểu biết mới nhận thức

mới”, trong Vũ Dương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á Truyền thống và Hội nhập,

Nxb. Thế giới, H., 2007, tr. 27-52.

Đàng Trong:

34. Nola Cooke: “Regionalism and the Nature of Nguyen Rule in

Seventeenth-Century Dang Trong (Cochinchina)”, Journal of Southeast Asian

Studies, 29, 1 (March 1998), pp. 122-161.

35. Phan Khoang: Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb. Văn học, H., 2001.

36. Nguyễn Văn Kim: “Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác

quyền lực khu vực”, Nghiên cứu Lịch sử, số 362 (6/2006), tr. 19-35.

37. Li Tana: “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the

Seventeenth and Eighteenth Centuries”, Journal of Southeast Asian Studies, 29, 1

(March 1998), pp. 111-121; Tham khảo bản dịch Việt ngữ: Li Tana: “Xứ Đàng

Trong thế kỷ XVII-XVIII Một mô hình khác của Việt Nam”, trong: Những vấn đề

Page 307: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Lịch sử Việt Nam (nhiều tác giả), Bán nguyệt san Xưa Nay & Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí

Minh, 2002, tr. 185-199.

38. Li Tana: Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 và

18, bản dịch của Nguyễn Nghị, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1999.

39. Keith W. Taylor: “Nguyen Hoang and the Beginning of Vietnam’s

Southward Expansion”, in Anthony Reid (ed.): Southeast Asia in the Early Modern

Era Trade, Power, and Belief, Cornell University Press, Ithaca, 1993, pp. 42-65;

Tham khảo bản dịch Việt ngữ: “Nguyễn Hoàng và bước khởi đầu cuộc Nam tiến

của người Việt”, trong Những vấn đề Lịch sử Việt Nam (nhiều tác giả), Bán nguyệt

san Xưa Nay & Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 161-184.

40. Charles Wheeler: “Re-thinking the Sea in Vietnamese History: Littoral

Society in the Integration of Thuận-Quảng, Seventeenth-Eighteenth Centuries”,

Journal of Southeast Asian Studies, 37, 1 (February 2006), pp. 125-153; Tham khảo

bản dịch của Ngô Bắc trên http://www.gio-o.com/ hoặc http://www.sugia.vn/

41. Nguyễn Quang Ngọc: Lê Thánh Tông và sự toàn vẹn của quốc gia Đại

Việt, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm Hoàng đế Lê Thánh Tông (1442 -

1497), Trường Đại học Hồng Đức xuất bản, Thanh Hoá, 2002

Nam Bộ:

42. Nguyễn Công Bình, Huỳnh Lứa: Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ

các thế kỷ XVII, XVIII, XIX, Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2000.

43. Lê Trung Dũng: “Quá trình phân định biên giới giữa Nam Bộ Việt Nam

và Campuchia từ giữa thế kỷ XIX đến nay”, Nghiên cứu Lịch sử, số 366-367 (10-

11/2006), tr. 19-32 và tr. 10-18.

44. Vũ Minh Giang: “Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam

Bộ”, Tạp chí Khoa học, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,

số 1, 2006.

45. Vũ Minh Giang: Một số suy nghĩ về công cuộc nghiên cứu vùng đất Nam

Bộ, in trong Văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Nxb Thế giới, H., 2008

46. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Một số vấn đề Lịch sử vùng đất Nam

Bộ đến cuối thế kỷ XIX, Nxb. Thế giới, H., 2009.

47. Nguyễn Văn Kim: “Nam Bộ Việt Nam - Môi trường kinh tế biển và mối

quan hệ với các quốc gia khu vực thế kỷ XVII-XVIII”, Nghiên cứu Lịch sử, số 357

Page 308: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

(1/2006), tr. 19-35; Cũng in trong Vũ Dương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á Truyền

thống và Hội nhập, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2007.

48. Huỳnh Lứa: Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb. Thành phố Hồ Chí

Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 1987.

49. Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, Nxb. Trẻ, Tp Hồ Chí Minh,

2004.

50. Vũ Văn Quân: “Cuộc kháng chiến chống Xiêm cuối thế kỷ XVIII - sự

thể hiện sâu sắc ý thức về chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam ở Nam Bộ”,

trong: Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2001-2006), Nxb. Thế giới, H., 2006.

51. Nguyễn Quang Ngọc: Mấy nét về quá trình khai phá đất đai, xác lập và

thực thi chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn từ đầu thế kỷ XVII đến

giữa thế kỷ XVIII, in trong Văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Nxb Thế giới,

H., 2008

52. Vũ Văn Quân: Trương Đăng Quế và công cuộc kinh lý vùng đất Nam Bộ

năm 1836, Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2006

53. Đỗ Quỳnh Nga: Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời Chúa Nguyễn, Nxb.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.

54. Nguyễn Ngọc Phúc: “Tổ chức bộ máy quản lý hành chính Nam Bộ nửa

đầu thế kỷ XIX: Từ Gia Định thành đến Nam Kỳ lục tỉnh”, Nghiên cứu Lịch sử, số

2 (406), 2010, tr. 20-27; số 3 (407), 2010, tr. 52-60.

Tây Nguyên:

55. Georges Condominas: Chúng tôi ăn rừng, bản dịch, Nxb. Thế giới &

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam xuất bản, H., 2003.

56. Henri Maitre: Rừng người Thượng Vùng rừng núi cao nguyên miền

Trung Việt Nam, bản dịch, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, Bảo tàng Dân tộc học

Việt Nam & Nxb. Tri thức, H., 2008.

Hoàng Sa - Trường Sa:

57. Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Quần đảo

Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa lãnh thổ Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, H.,

1984.

58. Lưu Văn Lợi: Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai Quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa, Nxb. Công an Nhân dân, H., 1995.

Page 309: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

59. Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân: “Tư liệu về nguồn gốc, chức năng

và hoạt động của đội Hoàng Sa”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3,

1998, tr. 10-20.

60. Nguyễn Thừa Hỷ: “Quần đảo Paracels và các nhà Hàng hải Bồ Đào Nha

trong thế kỷ XVI”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3, 1998.

61. Nguyễn Quang Ngọc: “Về quê hương và hoạt động của đội Hoàng Sa”,

Xưa Nay, số 102 (150), 2001, tr. 5-6 & 38-39.

62. Nguyễn Quang Ngọc: “Giá trị của các trang sử liệu viết về Hoàng Sa,

Trường Sa trong sách Phủ biên tạp lục”, Nghiên cứu Lịch sử, số 318, 2001, tr. 30-

38.

63. Nguyễn Q. Thắng: Hoàng Sa Trường Sa Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công

pháp quốc tế, Nxb. Tri thức, H., 2008.

64. Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Nhã, Nguyễn Q. Thắng và các

tác giả khác: Biển Đông và hải đảo Việt Nam, Nxb. Tri thức, H., 2010.

65. Đinh Kim Phúc (chủ biên): Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần

đảo Hoàng Sa - Trường Sa, Nxb. Tri thức, H., 2010.

66. Nguyễn Quang Ngọc: “Tư liệu và Sự thật Lịch sử về chủ quyền của Việt

Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6(118), 2011,

tr. 5-14.

67. Phạm Hoàng Quân: “Những ghi chép liên quan đến biển Đông Việt Nam

trong chính sử Trung Quốc”, trong Nguyễn Văn Kim (chủ biên): Người Việt với

Biển, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011, tr. 399-460.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên

Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện để kiểm tra việc tự học,

tự nghiên cứu của sinh viên thông qua các giờ thảo luận.

7.1.1. Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm củng cố tri thức và

nắm được thông tin phản hồi để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.

7.1.2. Tiêu chí đánh giá thường xuyên

Xác định được nhiệm vụ và mục đích vấn đề

Đọc và sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn

Chuẩn bị bài đầy đủ.

Page 310: (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày … i học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và ... đối

Tích cực tham gia ý kiến.

7.2. Kiểm tra - đánh giá định kỳ

Hình thức Nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Tỷ lệ

điểm

Đánh giá thường

xuyên trên lớp (phát

biểu, trả lời câu hỏi,

tham gia thảo luận)

Điểm danh

Tính tích cực học

tập của sinh viên

- Ý thức học tập của sinh viên

- Trách nhiệm đối với học

phần của sinh viên

- Chuẩn bị bài, đọc sách

- Có được thông tin phản hồi

từ sinh viên để điều chỉnh

cách dạy và học phù hợp

10%

Bài kiểm tra giữa kỳ Năng lực khái

quát kiến thức

của sinh viên

Đánh giá tổng hợp kiến thức

và kĩ năng thu được sau nửa

học kỳ

30%

Bài kiểm tra cuối kỳ Năng lực phân

tích, so sánh, đưa

ra nhận định cá

nhân của sinh

viên

Đánh giá trên 3 mức: trình

bày, chứng minh, phân tích,

so sánh của sinh viên

60%

CHỦ NHIỆM KHOA P. CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Hoàng Thanh Tú