bẢn tin thỦy sẢn - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · ... tập đoàn thủy sản...

17
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Hai, ngày 6 tháng 2 năm 2017) TIN NÓNG ...................................................................................................................... 0 1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tập đoàn thủy sản Minh Phú ..................... 0 2. Đồng Tháp: Dự án trồng sen - Xử mạnh tay nếu lén nuôi tôm hùm đỏ............ 2 3. Ngành thủy sản lạc quan ........................................................................................ 3 4. Mua kháng sinh và thuốc thú y: Dễ như mua rau.................................................. 5 5. Phát triển bền vững môi trường sinh thái biển: Cần một "nhạc trưởng" ............... 7 6. Tháng 2 này, Mỹ công bố thuế chống bán phá giá mới với tôm Việt Nam .......... 8 7. Nhiều ngư dân trúng lộc biển đầu năm................................................................ 10 8. Ngư dân trúng lớn cá ngừ .................................................................................... 11 9. Đem “lộc biển” Hoàng Sa về bờ.......................................................................... 12 10. Hầm máy tàu cá bốc cháy, 2 người thương vong ................................................ 15 11. Ninh Thuận: Ngăn chặn các đối tượng ném đá, quậy phá tàu cá vãng lai .......... 16 TIN NÓNG Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tập đoàn thủy sản Minh Phú Chiều ngày 5/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm Tập đoàn thủy sản Minh Phú, tại Khu công nghiệp phường 8 (thành phố Cà Mau).

Upload: doanbao

Post on 13-Feb-2018

220 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Hai, ngày 6 tháng 2 năm 2017)

TIN NÓNG ...................................................................................................................... 0

1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tập đoàn thủy sản Minh Phú ..................... 0

2. Đồng Tháp: Dự án trồng sen - Xử lý mạnh tay nếu lén nuôi tôm hùm đỏ ............ 2

3. Ngành thủy sản lạc quan ........................................................................................ 3

4. Mua kháng sinh và thuốc thú y: Dễ như mua rau .................................................. 5

5. Phát triển bền vững môi trường sinh thái biển: Cần một "nhạc trưởng" ............... 7

6. Tháng 2 này, Mỹ công bố thuế chống bán phá giá mới với tôm Việt Nam .......... 8

7. Nhiều ngư dân trúng lộc biển đầu năm ................................................................ 10

8. Ngư dân trúng lớn cá ngừ .................................................................................... 11

9. Đem “lộc biển” Hoàng Sa về bờ.......................................................................... 12

10. Hầm máy tàu cá bốc cháy, 2 người thương vong ................................................ 15

11. Ninh Thuận: Ngăn chặn các đối tượng ném đá, quậy phá tàu cá vãng lai .......... 16

TIN NÓNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tập đoàn thủy sản Minh Phú

Chiều ngày 5/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm Tập đoàn thủy sản

Minh Phú, tại Khu công nghiệp phường 8 (thành phố Cà Mau).

1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

thăm băng chuyền chế biến tôm giá trị gia tăng.

Tập đoàn thủy sản Minh Phú là nhà sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, có mặt tại

50 quốc gia và vùng lãnh thổ, giải quyết việc làm hơn 15.000 lao động, với doanh thu hơn

10.000 tỷ đồng mỗi năm.

Hơn 25 năm thành lập, Tập đoàn thủy sản Minh Phú từ Đất mũi Cà Mau đã phát triển hơn 10

Cty thành viên với chuỗi sản xuât, kinh doanh, xuất khẩu tôm khép kín từ sản xuất giống,

nuôi trồng, chế phẩm sinh học, xuất khẩu tôm tại Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Ninh

Thuận…và 2 cty cung ứng chuỗi sản phẩm tôm tại Mỹ, Nhật.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thủy sản Minh Phú báo cáo với Thủ tướng

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tập đoàn thủy sản Minh Phú đứng đầu Việt Nam với 20% thị

phần, đưa Việt Nam nằm trong tóp 3 xuất khẩu tôm lớn của thế giới. Năm 2016, kim ngạch

xuất khẩu tôm của Tập đoàn thủy sản Minh Phú hơn 535 triệu USD, có mức thu nhập bình

quân 6,5 triệu đồng/tháng.

Trao đổi với lãnh đạo Tập

đoàn thủy sản Minh Phú về chiến lược phát triển chuyên sâu ngành tôm Việt Nam.

Đầu năm 2017, Tập đoànThủy sản Minh Phú thành lập thêm Cty CP xã hội chuỗi tôm rừng

Minh Phú tại huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) liên kết với người nuôi tôm sinh thái rừng ngập

2

mặn, chủ động nguồn nguyên liệu tôm sinh thái cho chế biến và bảo vệ môi trường để tăng

giá trị tôm nguyên liệu khoảng 30% cho người nuôi thụ hưởng, theo qui trình nuôi tôm sinh

thái, hữu cơ.

Trao đổi với lãnh đạo Tập đoàn thủy sản Minh Phú, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân

Phúc nói: “Trong thời gian tới, Tập đoàn thủy sản Minh Phú nỗ lực hơn nữa, đa dạng hóa mô

hình nuôi tôm, chế biến, xuất khẩu với mục tiêu tăng sản lượng, nâng chất lượng tôm xuất

khẩu. Là đơn vị xuất khẩu tôm chủ lực của Việt Nam, Tập đoàn thủy sản Minh Phú đóng góp

tích cực vào mục tiêu 2 tỷ USD vào năm 2020, chứ không phải đợi đến năm 2026”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tập đoàn thủy sản Minh Phú có đóng góp

nuôi tôm nước lợ, mở rộng mô hình sản xuất, tăng năng suất và chất lượng tôm Việt Nam, tại

hội nghị ngành tôm diễn ra vào ngày mai (6/2), tại Cà Mau. Thông qua đó, Chính phủ và các

bộ ngành liên quan tìm ra giải pháp, chiến lực phát triển ngành tôm Việt Nam chuyên sâu,

bền vững. (Tiền Phong 5/2, Nguyễn Tiến Hưng) đầu trang

Đồng Tháp: Dự án trồng sen - Xử lý mạnh tay nếu lén nuôi tôm hùm đỏ

Tôm hùm đỏ đã bị cấm nuôi từ lâu, nếu phát hiện cá nhân, tổ chức nào nuôi lén lút,

ngoài việc buộc tiêu hủy còn xử lý mạnh tay.

Tôm hùm đỏ nuôi tại cơ sở ông Trần Văn Hòa do người dân bắt được - Ảnh: Người dân

cung cấp

Liên quan vụ “Bất thường từ một dự án trồng sen”, ông Nguyễn Văn Công - giám đốc Sở

Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp - cho biết tôm hùm đỏ hay tôm hùm đất

là động vật ngoại lai nguy hại không được phép nuôi.

Trường hợp ông Trần Văn Hòa - giám đốc Công ty sen Hoàng Giang - nuôi loại tôm này là

nuôi một cách lén lút, khi người dân phát hiện thì các cơ quan chức năng đã phối hợp tiêu hủy

ngay.

“Tôm hùm đỏ đã bị cấm nuôi từ lâu, nếu phát hiện cá nhân, tổ chức nào nuôi lén lút, ngoài

việc buộc tiêu hủy còn xử lý mạnh tay” - ông Công khẳng định.

Trong khi đó, ông Phạm Minh Chí - phó phòng thanh tra Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp -

cho biết trường hợp ông Hòa lén lút nuôi tôm hùm đỏ chỉ bị xử lý hình thức nhắc nhở và làm

cam kết không tái phạm.

“Trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành ông Hòa phối hợp tốt, đến nay chưa

thấy phát sinh vấn đề bất thường” - ông Chí cho biết.

3

Khi đặt vấn đề liệu tôm hùm đỏ đã được tiêu hủy hết hay chưa, ông Chí nói: “Đến giờ chưa

dám khẳng định vì ông Hòa cũng không nhớ cụ thể là thả bao nhiêu con, tuy nhiên may mắn

là khu vực ông Hòa nuôi là đê bao khép kín, Chi cục Thủy sản yêu cầu khi tháo nước ra ngoài

sông tự nhiên phải sử dụng lưới che chắn để chúng không phát tán ra bên ngoài. Hiện tại chưa

thấy người dân phát hiện thêm con nào”.

Ông Nguyễn Văn Hùm - phó chủ tịch UBND xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh - cho biết

UBND xã đã tiến hành khảo sát khu vực phát hiện tôm hùm đỏ.

Hiện tại, lao động Trung Quốc và ông Hòa đã rời khỏi địa phương, có thể đã về quê ăn tết

vẫn chưa vào.

“UBND xã theo dõi rất sát tình hình và cũng thường xuyên tuyên truyền qua hệ thống loa

phát thanh xã để người dân hiểu tác hại của tôm hùm đỏ, nếu phát hiện phải báo ngay với

chính quyền địa phương” - ông Hùm cho biết thêm.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, một số nhà khoa học nghiên cứu về thủy sản từ Đại học

Cần Thơ cho biết họ chưa nghiên cứu thực tế loài tôm hùm đỏ mà chỉ biết qua sách vở.

Các nhà khoa học chỉ biết đây là một loài tôm với tên gọi crayfish hoặc crawfish, là đối tượng

nuôi phổ biến ở Mỹ, Úc và một số quốc gia khác, nhưng tại VN là loài sinh vật ngoại lai nằm

trong danh sách cấm nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).

Theo các nhà khoa học, đây chắc chắn không phải là đối tượng nuôi bản địa, tuy nhiên để có

kết luận chính xác các vấn đề liên quan thì cần nghiên cứu thực tế, xác định rõ lai lịch của

loài tôm này. (Tuổi Trẻ 5/2, Ngọc Tài – Trí Quốc) đầu trang

Ngành thủy sản lạc quan

Dù phải đối mặt hàng loạt thách thức mới nhưng dự báo năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy

sản có thể đạt 7,4-7,5 tỉ USD, tăng 5%-6% so với cùng kỳ năm 2016

Theo Tổng cục Thủy sản, từ năm 2017-2020, nhu cầu thủy sản trên thế giới vẫn tăng trên

15%, những hiệp định thương mại với các thị trường chính như châu Âu (EU), Trung Quốc,

Hàn Quốc tạo thuận lợi cho ngành này tăng trưởng.

Không lo rủi ro về thanh toán

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu tôm năm

2017 có thể đạt 3,3 tỉ USD, tăng 6%; cá tra đạt 1,6 tỉ USD, tương đương năm 2016 do thiếu

nguyên liệu; cá ngừ 524 triệu USD, tăng 8%. Tuy vậy, ngành thủy sản năm 2017 sẽ đối mặt

thách thức mới là xu hướng bảo hộ mậu dịch của các nước.

4

Nguồn cá tra nguyên liệu đang thiếu hụt cho xuất khẩu Ảnh: THỐT NỐT

Ông Ông Hàng Văn, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang (tỉnh Đồng Tháp),

cho biết hiện nay, xuất khẩu cá tra không lo rủi ro về thanh toán do đang hụt hàng. Cụ thể,

với thị trường Trung Quốc, các nhà nhập khẩu phải thanh toán ngay, thậm chí muốn trả tiền

trước để có hàng nhưng chưa chắc mua được. Còn thị trường Mỹ, theo thông lệ sẽ thanh toán

sau 45-60 ngày nhưng hiện chỉ sau 3 ngày là phải trả đủ. Nguyên nhân là nguồn cá tra nguyên

liệu bị thiếu hụt 30%-40% từ cuối năm 2016 và đến hết tháng 6-2017 có thể lên đến 50%.

Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trong 20 năm con cá tra “xuất ngoại”.

Dự báo, thị trường Trung Quốc có thể sẽ soán ngôi đầu của Mỹ trong việc nhập khẩu cá tra.

Theo ông Ông Hàng Văn, trong cơ cấu tiêu thụ cá tra tại Trung Quốc, 70%-80% là đi vào hệ

thống nhà hàng, còn lại là người tiêu dùng mua về chế biến trong gia đình. Qua chế biến

trong nhà hàng, các đầu bếp có thể làm ra hàng trăm món ăn cao cấp, có giá trị gia tăng cao

với giá bán lên đến 30-40 USD/kg, trong khi giá nhập khẩu chỉ khoảng 2,5 USD/kg (kể cả chi

phí vận chuyển). Ngoài ra, Trung Quốc đang xem xét bỏ thuế GTGT (13%) nên nhà nhập

khẩu có thể tăng giá mua từ Việt Nam.

Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Thủy sản Hùng Vương, nhận

xét lợi thế của cá tra tại thị trường Trung Quốc là rất lớn khi 2 mặt hàng cạnh tranh là cá rô

phi và cá chép đang có giá cao hơn 30%-40%.

Với thị trường Mỹ, nước nhập khẩu cá tra số 1 của Việt Nam năm 2016, ông Nguyễn Như

Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho rằng quan điểm của

Việt Nam là quy định thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ là quá mức cần thiết,

không có cơ sở khoa học. Bởi lẽ, cá tra là động vật dưới nước, máu lạnh nên không có nguy

cơ về dịch bệnh lây sang người như nhóm gia súc, gia cầm trên cạn. Trước giờ, tỉ lệ vi phạm

của các lô cá tra nhập khẩu Mỹ rất thấp, chưa ghi nhận ngộ độc do tiêu dùng cá tra. Vì vậy,

Việt Nam đang thực hiện các biện pháp ngoại giao để chính quyền Mỹ bãi bỏ quy định vô lý.

Cần kiểm soát chất lượng từ gốc

5

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước -

doanh nghiệp chuyên về tôm, cho biết đã kín đơn hàng đến hết quý I/2017. Công ty đang

hướng đến phát triển bền vững và hiệu quả, đi vào các sản phẩm chế biến sâu, vận động

người dân nuôi tôm sạch. Dự báo từ VASEP cho thấy giá tôm năm 2016 tăng đã khích lệ

nông dân và doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm trong năm 2017 nên sản lượng sẽ tăng nhẹ.

Theo ông Dương Ngọc Minh, với cơ sở hạ tầng của các nhà máy chế biến tôm và đội ngũ lao

động tay nghề cao như hiện nay, Việt Nam thừa sức chế biến xuất khẩu trên 5 tỉ USD/năm

(mục tiêu năm 2017 là 3,3 tỉ USD). Tuy nhiên, vấn đề của ngành tôm Việt Nam là thiếu

nguyên liệu, giá thành nguyên liệu cao hơn các đối thủ cạnh tranh đến 10%-15% và lãi suất

vay vốn cao.

Ông Minh so sánh giá cám công ty mua trực tiếp từ nhà máy là 22.400 đồng/kg trong khi

nông dân mua tại đại lý 31.000 - 33.000 đồng/kg. Qua đó cho thấy ngành nông nghiệp địa

phương cần có vai trò hơn nữa trong việc liên kết, hạn chế trung gian để nông dân mua được

vật tư đầu vào giá hợp lý. Ngoài ra, dù là cường quốc về xuất khẩu tôm nhưng Việt Nam lại

không chủ động được con giống, phải nhập khẩu. Vì vậy, muốn ngành tôm phát triển bền

vững, nhà nước phải xây dựng trung tâm giống quốc gia để kiểm soát chất lượng tôm từ gốc.

(Người Lao Động 6/2, Vương Ngọc) đầu trang

Mua kháng sinh và thuốc thú y: Dễ như mua rau

Theo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình trạng lạm dụng kháng

sinh và thuốc thú y trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vẫn phức tạp.

Nếu như các hộ nuôi trồng thủy sản mua và sử dụng trực tiếp nguyên liệu kháng sinh trong

chăn nuôi, thì các trang trại gia súc, gia cầm lại có cách mua nguyên liệu kháng sinh về hòa

tan trong nước để cho vật nuôi uống phòng bệnh.

Tuồn từ các cơ sở nhập khẩu ra thị trường

Năm 2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT thanh tra 15 Cty nhập khẩu (NK) nguyên liệu kháng

sinh (NLKS) - những Cty NK lớn với tổng lượng kháng sinh NK, phân phối lưu thông chiếm

khoảng 70% tổng số nguyên liệu kháng sinh được nhập. Trong đó, có 5 Cty nhập với mục

đích sản xuất, 9 Cty nhập với mục đích thương mại và 1 Cty NK vừa sản xuất vừa thương

mại.

Đáng chú ý, qua thanh tra phát hiện 5 Cty NK nguyên liệu kháng sinh với mục đích thương

mại có hành vi bán sai đối tượng. Trung bình có khoảng 16% số lượng NLKS được các Cty

NK đã bán sai đối tượng, các đối tượng này mua về để sử dụng NLKS sai mục đích như bán

lại hoặc đưa vào Premix nhưng không ghi thành phần kháng sinh trên bao bì (Premix là một

loại bột gồm hỗn hợp các chất giàu dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, được trộn sẵn dùng

6

bổ sung vào thức ăn vật nuôi-PV). Còn đối với các Cty thương mại thì tỷ lệ vi phạm cũng rất

cao lên tới con số 22%.

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN&PTNT cho

biết, trong năm 2016, cơ quan này đã xử lý nghiêm các Cty NK có hành vi vi phạm, đình chỉ

có thời hạn hoạt động NK NLKS đối với 5 Cty, rút chứng chỉ hành nghề đối với 2 Cty.

“Chúng tôi cũng đã thanh tra trực tiếp đối với 30 Cty có vi phạm về NLKS, xử lý 23 Cty, xử

phạt vi phạm hành chính số tiền 1,6 tỷ đồng. Đồng thời đã củng cố hồ sơ và xác lập hành vi

vi phạm đối với gần 200 đối tượng là các Cty sản xuất nhỏ,

đại lý kinh doanh vật tư nông nghiêp, trang trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản nằm rải

rác ở các tỉnh miền Tây và TP Hồ Chí Minh chuyển cho các địa phương xử lý”- ông Dũng

nhấn mạnh.

Khó kiểm soát

Như trước đó PLVN đã thông tin, trong năm 2016, tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh

vẫn chưa được cải thiện khiến 40 lô

hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn bị bạn hàng trả về do phát hiện kháng sinh cấm hoặc

dư lượng kháng sinh vượt mức. Nguyên nhân dẫn đến lô hàng bị cảnh báo hóa chất, kháng

sinh được cho là xuất phát từ công đoạn nuôi trồng.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, những vi phạm nổi bật mà cơ quan Thanh tra phát hiện ra là

không chỉ các cơ sở lạm dụng hóa chất kháng sinh cấm trong quá trình chăn nuôi mà các Cty

NK, các Cty sản xuất nhỏ cũng hùa nhau vi phạm. Thậm chí, không ít các Cty được Cục Thú

y cấp phép kinh doanh NLKS cũng vô tư mua kháng sinh của các Cty NK và bán trái phép

cho các đối tượng sử dụng trực tiếp, đặc biệt là cho cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Kết quả thanh kiểm tra cũng cho thấy, đã có hàng loạt Cty mặc dù không đủ điều kiện sản

xuất thuốc thú ý, nhưng lại mua NLKS về sản xuất các sản phẩm thuốc thú y. Trong khi

những sản phẩm thuốc thú y này là ngoài danh mục, không đảm bảo chất lượng nhưng đã

được tiếp thị thẳng xuống các trang trại, dùng không liều lượng, bị lạm dụng nhiều, thậm chí

chỉ ghi công thức hóa học để tránh kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngoài ra, các Cty NK kháng sinh dưới dạng thức ăn chăn nuôi và bán cho các nhà máy sản

xuất thức ăn chăn nuôi. Các nhà máy này bổ sung kháng sinh vào các sản phẩm thức ăn chăn

nuôi nhưng cố tình không công bố thành phần, chủng loại kháng sinh dẫn đến hệ lụy nhờn

kháng sinh.

Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành cho biết, để ngăn chặn tình trạng lạm dụng kháng

sinh, thuốc thú y như hiện nay cần có phương thức thanh, kiểm tra phù hợp từ khâu nhập,

kinh doanh và sử dụng. Theo ông Dũng, đối với hàng hóa bị nước ngoài cảnh báo hoặc bị trả

về, Cục Quản lý Chất lượng Nông - lâm - sản và Thủy sản cần có trách nhiệm thông báo với

7

Thanh tra, Công an và địa phương để tổ chức tìm nguyên nhân, truy xuất cơ sở vi phạm.

Cũng cần tổ chức kiểm tra sản phẩm khi xuất bán để kiểm tra tồn dư nhằm phát hiện và xử lý

những lô hàng vi phạm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và phục vụ XK.

“Theo tôi, Cục Thú ý nên tổ chức kiểm tra, giám sát ở khâu NK, tiêu thụ bảo đảm tính lo gic.

Cục nên phối hợp với Thanh tra Bộ, Cơ quan công an để tổ chức thanh, kiểm tra hoạt động

kinh doanh đối với các cơ sở nhập khẩu. Ngoài ra, Thanh tra Bộ, Cục Thú y, Cơ quan công

an, Sở NN&PTNT các tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát việc kinh

doanh, sử dụng kháng sinh, bảo đảm xử lý tin được nhanh và kịp thời với phương châm “lực

lượng tại chỗ, trách nhiệm cơ sở”- ông Dũng đề xuất phương án quản lý thuốc kháng sinh

trong thời gian tới. (Pháp Luật Việt Nam 6/2, Phi Hùng) đầu trang

Phát triển bền vững môi trường sinh thái biển: Cần một "nhạc trưởng"

Vùng bờ biển nước ta chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, có thể phát

triển hệ thống cảng, khu công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch... Vì vậy, rất cần một

"nhạc trưởng" để bảo đảm an toàn môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, hướng tới

phát triển bền vững.

Nguồn tài nguyên đa dạng

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt

Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), vùng bờ biển nước ta đóng vai trò rất quan trọng về

mặt sinh thái học, cung cấp một lượng lớn “dịch vụ hàng hóa và môi trường”. Trong vùng

biển và đới bờ Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện được 11 nghìn loài sinh vật cư trú ở

hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau; trong

đó phong phú nhất là vùng biển Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Đại Lãnh và Đại Lãnh - Vũng

Tàu.

Trên dải ven biển Việt Nam còn hiện diện các vùng đất ngập nước, với các kiểu khác nhau,

chủ yếu thuộc về nhóm đất ngập nước theo triều có môi trường nước lợ, phân bổ từ mức triều

cao xuống đến độ sâu 6m nước. Đất ngập nước ven biển, với bản chất môi trường nước lợ và

ngọt, tập trung ở hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long lên tới 7,5 triệu héc ta. Các hệ

sinh thái đất ngập nước này đóng vai trò quan trọng trong điều hòa và cung cấp nước, giữ ổn

định mực nước ngầm, cung cấp 1,1 triệu héc ta cho nuôi trồng thủy sản, 500 nghìn héc ta

trồng lúa, cói và làm muối.

8

Do đó, việc phát triển các ngành kinh tế theo hướng bền vững, kết hợp bảo vệ môi trường

sinh thái biển có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

quốc gia. Và với tính chất đa dạng đó, rất cần một "nhạc trưởng" điều phối các ngành, lĩnh

vực, địa phương cùng phát triển hài hòa.

Đâu là "nhạc trưởng"?

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ đang hoàn thiện Quy hoạch sử dụng biển Việt

Nam đến năm 2035 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017-2025. Tổng cục Biển và Hải đảo

Việt Nam đang lấy ý kiến của 28 tỉnh, thành có biển và các bộ, ngành, để quy hoạch có được

sự đồng thuận cao, có thể trở thành "nhạc trưởng" điều phối các hoạt động vì mục tiêu phát

triển bền vững kinh tế - xã hội biển, đảo Việt Nam.

Theo ông Vũ Sỹ Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, quy hoạch

định hướng, tập trung vào tài nguyên và môi trường biển, chú trọng đến giá trị của các hệ sinh

thái biển và sự hợp lý về nhu cầu khai thác, sử dụng biển của các ngành. Hầu hết các vùng

đều sử dụng đa mục tiêu, song có các mức độ ưu tiên khác nhau đối với mỗi loại hình.

Quy hoạch cũng dựa trên 3 nhóm tiêu chí chính để phân vùng biển, bao gồm: Nhóm tiêu chí

về bảo vệ, bảo tồn (có các sinh cảnh, hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, rạn san hô,

thảm cỏ biển, rong biển, bãi triều, cửa sông...); nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế (có ưu thế

về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và vị thế để phát triển các ngành kinh tế biển như dịch vụ

cảng, đường thủy, du lịch…); nhóm tiêu chí về quốc phòng, an ninh (có vị trí chiến lược và

yêu cầu bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn trên biển).

Các chuyên gia cũng đồng tình, để quy hoạch đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, các bộ,

ngành, địa phương phải xây dựng được cơ chế phối hợp liên ngành hỗ trợ hoạt động cấp

phép, giám sát; đồng thời có chế tài xử lý vi phạm trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi

trường biển. Đặc biệt, các chuyên gia kiến nghị thiết lập hệ thống kiểm soát và xử lý sự cố

môi trường biển quốc gia nhằm giám sát, giải quyết kịp thời các nguy cơ về môi trường,

không để gây ra hậu quả nghiêm trọng. (Hà Nội Mới 6/2, Phương Nhi) đầu trang

Tháng 2 này, Mỹ công bố thuế chống bán phá giá mới với tôm Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết tôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ tiếp tục bị áp thuế chống bán

phá giá trên thị trường Mỹ. Mức thuế cụ thể sẽ được công bố trong tháng 2 này.

9

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty

Kinh doanh chế biến thủy sản xuất

khẩu Quốc Việt (Cà Mau). Ảnh:

Trần Việt/TTXVN

Đây là kết luận của DOC trong đợt xem xét 5 năm lần thứ hai về thuế chống bán phá giá đối

với tôm đông lạnh nhập khẩu từ các nhà cung cấp Việt Nam.

Tháng 9/2016, DOC công bố kết luận cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 10. Đợt

xem xét này áp dụng với các lô tôm từ Ấn Độ và Việt Nam trong giai đoạn từ 1/2/2014 đến

31/1/2015.

Ông Jarrod Goldfeder, một luật sư thương mại tại Trade Pacific PLLC cho biết, thuế chống

bán phá giá áp dụng cho Việt Nam khá khác biệt và không như thông thường. Trong phán

quyết sơ bộ vào tháng 3/2016, DOC tính toán mức thuế 2,86% cho công ty Minh Phu

Seafood Corp; 4,78% cho công ty Stapimex, và 3,56% cho các nhà xuất khẩu khác của Việt

Nam. Đây là các công ty chứng minh thuộc đối tượng được hưởng “mức thuế tự nguyện”

không dựa trên sự kiểm soát của Chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, công ty Minh Phu Saefood Cỏp đã đạt được thỏa thuận với DOC để thoát khỏi sự

xem xét lần thứ 10 (và một số lần xem xét khác).

Với sự loại bỏ áp thuế đối với Minh Phu Corp, “mức thuế tự nguyện” dành cho 31 công ty

xuất khẩu tôm khác của Việt Nam tương đương mức 4,78% như bị đơn Stapimex. Thuế dành

cho 31 doanh nghiệp tăng mạnh so với phán quyết sơ bộ của DOC là 0,91%.

10

Thuế sơ bộ của DOC trong đợt xem xét lần thứ 11 đã được công bố đầu tháng 11/2016 cho

các lô hàng từ 1/2/2015 đến 31/1/2016. Mức thuế cho các bị đơn trước vẫn được duy trì ở

mức tương đương như trong POR 10. Trong khi mức thuế toàn quốc 25,75% sẽ được áp dụng

cho các nhà xuất khẩu không tham gia vào đợt xem xét.

Sau 90 ngày công bố mức thuế của lần xem xét thứ 11, nếu không có yêu cầu gia hạn thêm

thời gian xem xét quyết định từ phía các công ty Việt Nam, DOC sẽ công bố chính thức mức

thuế chống bán phá giá mới đối với tôm Việt Nam. (Tin Tức 5/2) đầu trang

Nhiều ngư dân trúng lộc biển đầu năm

Ngày 4.2, ông Trần Văn Phúc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết trong những

ngày đầu năm mới, những tàu khai thác thủy sản ở các vùng biển xa đều có lãi cao.

Từ ngày 1 - 4.2, có khoảng 30 tàu cá của ngư dân hành nghề câu cá ngừ và nghề vây đã cập

các cảng cá Tam Quan, Đề Gi và Quy Nhơn. Mỗi tàu thu được khoảng 2,5 tấn cá ngừ đại

dương với giá bán tại cảng cho thương lái là 96.000 đồng/kg. Nhiều tàu hành nghề vây khai

thác được từ 6 - 7 tấn cá/tàu, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

Tại Phú Yên, sáng 4.2, nhiều tàu cá của ngư dân đã cập cảng cá Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam,

H.Đông Hòa. Hầu hết những tàu cá này hành nghề câu cá ngừ đại dương, xuất bến hơn tháng

qua, ăn tết trên biển và nay trở về đất liền. Ngư dân Lê Kiệt (ở khu phố 4, P.Phú Đông,

TP.Tuy Hòa), chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá PY 90421 TS, cho biết chuyến biển này tàu

cá của anh câu được 36 con cá ngừ (khoảng hơn 1,5 tấn) và hơn 2 tấn cá khác; sau khi trừ chi

phí, lãi hơn 100 triệu đồng. Theo anh Kiệt, hầu hết tàu cá đánh bắt trong dịp tết đều có lãi.

Giá cá ngừ loại 1 hiện nay từ 96.000 - 100.000 đồng/kg.

Cũng trong sáng 4.2, tàu cá PY 90479 TS của một ngư dân Phú Yên khác đã cập cảng Phú

Lạc, mang về gần 40 con cá ngừ và gần 3 tấn cá các loại. Chuyến biển này, tàu PY 90479TS

lãi hơn 150 triệu đồng. Bán cá xong, ai nấy đều vội vã lên taxi trở về TP.Tuy Hòa. Anh Kiệt

cho biết, do anh em thuyền viên đón tết trên biển nên khi về đất liền, tranh thủ bán cá nhanh

rồi về cùng gia đình ăn tết muộn.

Cùng thời điểm này, ngư dân Bình Định đang vào mùa săn tôm hùm giống ở các vùng biển

thuộc các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Hải Minh (TP.Quy Nhơn). Theo thống kê của Sở NN-

PTNT Bình Định, tính tới nay ngư dân đã bắt được khoảng 10.000 con tôm hùm giống. Trong

số này, nhiều người đã giữ lại nuôi lớn lấy thịt, một số khác bán với giá chỉ khoảng 150.000

đồng/con.

Trong khi đó ở Phú Yên, ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết năm nay

người dân các xã ven biển chuyên đánh bắt tôm hùm giống thất thu nặng vì mất mùa tôm

hùm giống. Những năm trước, vào thời điểm đánh bắt tôm hùm giống, có ngư dân trúng đậm,

thu nhập cả tỉ đồng, người ít nhất cũng vài chục triệu đồng. Nhưng năm nay, ngư dân chỉ

đánh bắt vài con, người trúng nhiều nhất cũng chỉ được vài chục con. (Thanh Niên 5/2, Đức

Huy – Tâm Ngọc) đầu trang

11

Ngư dân trúng lớn cá ngừ

Đánh bắt từ trước Tết, đến những ngày đầu năm này mới trở về, nhưng ngư dân miền

Trung lại phấn khởi, vì trúng đậm lộc cá. Cái Tết muộn cùng gia đình cũng ấm cúng

hơn nhờ giá hải sản đầu năm tăng cao.

Chuyến biển bao Tết của ngư

dân miền Trung trúng đậm cá ngừ, loại từ 2kg trở lên. Ảnh: Thanh Trần

Hái lộc biển Tại cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), những ngày gần đây tàu thuyền đánh

bắt xuyên Tết liên tục trở về. Tàu lưới rê QNg 98235 của ngư dân Nguyễn Bá Tuấn (huyện

Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vươn khơi từ 17 tháng Chạp, đến mồng 6 tháng Giêng mới cập

cảng. Năm nay, tàu lại ăn Tết ở ngư trường Hoàng Sa như mọi năm. Ôm con cá ngừ tươi rói

từ dưới khoang lên, ông Tuấn khoe: “Tàu tui đánh được hơn 10 tấn cá, trong đó cá ngừ hơn 8

tấn rồi. Năm nay trúng đậm lộc cá ngừ, đủ loại ngừ bò, ngừ sọc dưa, ngừ thu. Cá đều lớn từ

2,5kg trở lên. Ngoài ra còn thêm 2 tấn cá thu nữa”. Ông nói thêm, Hoàng Sa là ngư trường

truyền thống của ngư dân miền Trung khi chọn đi xuyên Tết, bởi thời điểm này thời tiết biển

đẹp và đặc biệt nhiều cá ngừ.

Tàu QNg 98137 cũng rời cảng đi từ 19 tháng Chạp đến mồng 7 tháng Giêng mới trở về. Con

tàu 400CV này cùng 9 ngư dân bám ngư trường Trường Sa không chỉ trúng các loại cá ngừ

bò, ngừ thu mà còn có thêm cá ngừ đại dương, mỗi con từ 30kg trở lên. Chủ tàu Võ Long hồ

hởi: “Kinh nghiệm đi biển nhiều năm, biết chắc chuyến bám Tết thế nào cũng trúng, nhưng

không ngờ năm nay trúng cá ngừ nhiều đến vậy. Lộc cá nhiều, cộng thêm biển êm nên anh

em hăng hái lắm!”.

Theo thống kê của Ban quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, tàu cá đánh bắt xuyên Tết

bắt đầu trở về từ 30/1 (mồng 3 Tết). Sau mồng 6 Tết, mỗi ngày có trên 20 tàu cá từ các ngư

trường trọng điểm Hoàng Sa, Trường Sa cập cảng, đem về hàng trăm tấn cá. Ông Nguyễn

Lại, Hội nghề cá TP Đà Nẵng cho hay, các tàu đánh bắt xuyên Tết khai thác chủ yếu cá ngừ,

cá thu, cá chim và mực. Đặc biệt, ngư dân tập trung đánh cá ngừ do thời điểm đầu xuân lượng

cá này trên tất cả các ngư trường rất dồi dào. Nhiều tàu ra khơi với mục đích chỉ khai thác cá

ngừ và hầu hết đều trúng lớn.

Giá cá tăng gấp đôi Ghi nhận tại cảng cá Thọ Quang, giá các loại cá ngừ, cá chim do thương lái thu mua dao động

60-80 ngàn đồng/kg, cá thu 200 – 240 ngàn đồng/kg… Ngư dân cho hay, ngày thường, cá

12

ngừ, cá chim chỉ bán được 30 - 50 ngàn đồng/kg, loại nhỏ trên dưới 20 ngàn đồng/kg, cá thu

150 ngàn đồng/kg. Ngư dân Trần Thế (51 tuổi, quê Bình Định) cho rằng, giá cá cao như thế

mới xứng đáng với chuyến biển Tết của ngư dân. Ông nói: “Tàu tui đi 9 người đánh bắt gần

20 ngày, đem về hơn 10 tấn cá, chủ yếu cá ngừ và cá thu. Mấy ngày nay thương lái mua ào

ào, bán giá cao sướng lắm. Trừ hết chi phí ra, mỗi bạn tàu cũng được hơn 10 triệu đồng”.

Nhờ giá cá cao, đến thời điểm này tàu QNg 98235 của ngư dân Nguyễn Bá Tuấn vẫn bình

thản nằm trên cảng. Theo ông Tuấn, 8 tấn cá ngừ đã bán hơn phân nửa, số còn lại có thương

lái trả giá cao hơn nên để dành.

Theo Hội Nghề cá TP Đà Nẵng, giá cá tăng cao từ trước Tết và tới thời điểm này vẫn chưa có

hiện tượng sụt giảm. Các loại cá ngừ, cá thu, cá chim đều tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với ngày

thường. Ngoài ra, sức tiêu thụ đầu năm khá cao nên lượng hải sản đánh bắt về được thu mua

nhanh.

Sau chuyến biển “hai năm” này, ngư dân miền Trung sẽ tranh thủ về quê đón Tết muộn. Ngư

dân Nguyễn Diểu (61 tuổi, quê Quảng Ngãi) vui vẻ: “Không biết năm thứ mấy ăn Tết trên

biển rồi. Năm ni tui ấm nhứt, vì lần ni về quê cầm theo được hơn chục triệu. Ăn Tết muộn

cũng tủi nhưng có tiền cho gia đình trang trải thì còn chi bằng”. Sau rằm tháng Giêng, ông

Diểu cùng hàng trăm ngư dân khác sẽ quay lại cảng cá lớn nhất miền Trung này để tiếp tục ra

khơi.

Kê khai 100% nguồn gốc thủy hải sản dịp Tết Trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán ( từ 24/1 đến 5/2, tức 27 tháng Chạp – mồng 9 tháng

Giêng), Ban quản lý (BQL) Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang tiến hành kê khai 100% lượng

tàu, xe cập cảng, thông tin về chủ tàu, số hiệu tàu, nguồn gốc ngư trường đánh bắt và các loại

cá. Theo BQL, việc kê khai, truy xuất nguồn gốc thủy hải sản này nhằm ngăn chặn nguồn

thực phẩm mập mờ, kém chất lượng tràn vào thị trường Đà Nẵng. (Tiền Phong 6/2, Thanh

Trần) đầu trang

Đem “lộc biển” Hoàng Sa về bờ

“Trở về đất liền rồi bà con ơi, bán cá xong là mình đón tết muộn với gia đình, bạn bè,

người thân thôi. Mồng 7 chưa phải là hết tết…”. Những tiếng hò reo của ngư dân sau

chuyến biển ở Hoàng Sa trở về đất liền với đầy ắp cá làm rộn ràng khu cảng ở xã Tam

Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam.

Đầu năm Hoàng Sa ban lộc…

Đúng vào chính Ngọ ngày mùng 7 tết (ngày 3.2), tàu cá QNa-91945 của đồng chủ tàu

Nguyễn Thanh Vương và Đỗ Thanh Cảnh (cùng trú thôn Linh Sâm Đông, xã Tam Quang,

huyện Núi Thành) - con tàu duy nhất của ngư dân Quảng Nam hoạt động ở Hoàng Sa trong

dịp tết vừa rồi, trở về lại đất liền chở theo 10 tấn cá các loại.

13

Tàu cá QNa-91945 cập bờ sau hành trình 17 ngày bám biển Hoàng Sa. Ảnh: T.H

Tàu được đưa về neo đậu tại cầu cảng tư nhân của bà Trần Thị

Đông (thôn An Hải Tây, xã Tam Quang) cũng là chủ nậu thu

mua cá. Lúc này, trên bờ 2 xe đông lạnh trực sẵn và hơn 20 lao

động nữ chuẩn bị xuống phân loại cá. Sau khi kiểm tra các

hầm cá dưới tàu, lật từng con cá nục, cá ngừ, bà Đông ra giá

ngay: “Tính chung, bán gộp tất thảy thì giá 50 (1kg cá giá

50.000 đồng- PV). Còn nếu phân loại thì loại 1 có giá 60

nhưng loại 2, loại 3 giảm dần chỉ còn 40 và 30. Chủ tàu quyết

định đi để chúng tôi thu dọn cá”.

Sau khi bàn bạc với các bạn đi tàu, hai chủ tàu Vương và Cảnh

đưa ra quyết định. “Nếu phân loại thì loại 1 bán giá 60 cũng rẻ. Mà như vậy thì họ sẽ ép ghê

gớm cá các loại 2, loại 3. Thôi thì đằng nào họ cũng cầm đằng chuôi. Mình chịu thiệt vậy,

chọn thiệt ít đỡ hơn là thiệt nhiều. Bán gộp cùng giá 50 nhỉ” - chủ tàu Cảnh trao đổi. Các bạn

biển nhanh chóng tán đồng bởi họ không có sự lựa chọn nào khả thi hơn.

Rất nhanh chóng, 13 lao động đi “bạn” xộc hết đá cây đông lạnh dưới 8 hầm bảo quản hải

sản. Những con cá nục, cá ngừ tươi xanh lấp loáng nằm gọn trên sàn tàu. Có tất thảy là 10 tấn

cá nục, cá ngừ được các ngư dân trên tàu cá QNa-91945 bán ra. Tổng thu là 500 triệu đồng,

trừ các chi phí dầu, lương thực, thực phẩm, đá cây chẵn 100 triệu đồng, còn lại 400 triệu chia

đôi cho chủ tàu 1/2 và các bạn biển 1/2. Cầm trên tay hơn 15 triệu đồng được chia từ tiền đi

bạn, thuyền viên Trần Quốc (thôn Đông Tuần, xã Tam Hải) chia sẻ: “Tàu chúng tôi khởi hành

từ ngày 20 tháng Chạp, chuyến biển này kéo dài 17 ngày. Vậy nhưng, chỉ sản xuất có 2 ngày

mồng 1 và mồng 2 tết. Vì những ngày còn lại, biển động dữ dội quá, tàu chồm theo sóng cấp

7, cấp 8. Chỉ 2 mẻ lưới đạt 10 tấn cá cũng là lộc biển ban tặng đó mà, đây là chuyến biển đầu

năm như vậy gọi là trúng mánh quá rồi…”.

Chỉ muốn ăn tết trên biển

Có tất thảy là 10 tấn cá nục,

cá ngừ được các ngư dân

trên tàu cá QNa-91945 bán

ra. Tổng thu là 500 triệu

đồng, trừ các chi phí dầu,

lương thực, thực phẩm, đá

cây chẵn 100 triệu đồng, còn

lại 400 triệu chia đôi cho

chủ tàu 1/2 và các bạn biển

1/2.

14

Thuyền trưởng Nguyễn Thành Vương cho biết: Trong không khí rộn ràng, nhà nhà ai ai cũng

chuẩn bị đón tết vui vẻ còn mình lại vươn khơi bám biển, biết là buồn nhưng bù lại là đón

được lộc đầu năm. Sau khi tìm được những người đi bạn xong, chúng tôi nhanh chóng lấy

100 cây đá, 7 tấn dầu diesel, gạo, mắm, muối, rau, hành, thịt, mứt, bánh tét đưa lên tàu QNa-

91945 để ra khơi theo nghề lưới vây ánh sáng.

“Đầu năm đón lộc từ biển Hoàng Sa còn chi vui hơn. Những chuyến biển thời điểm này rất

đạt vì gió giật nên cá hay nổi lên tầng mặt hoạt động. Mình chưa trang bị được máy dò ngang

có giá hàng tỷ đồng, chỉ sắm sửa được máy dò đứng, soi thẳng xuống đáy nên dò rõ được đàn

cá khi nó trồi lên. Vươn khơi rồi lại trở về đón tết thôi mà…” - anh Vương chia sẻ.

Chị Lý Thị Phương Linh (vợ thuyền trưởng Vương) cho biết: “Khi tàu nhổ neo vươn khơi,

buồn ơi là buồn. Có ai lại mong muốn chồng mình, con mình đi biển vào thời khắc này chứ.

Năm hết, tết đến, mọi gia đình sum vầy, đoàn viên còn mình thì lẻ loi quá. Nhưng nghiệp đi

biển nó thế nên đành chấp nhận, bây giờ tàu về an toàn còn chở theo đầy ắp cá còn gì vui

bằng...”.

Theo ngư dân Đỗ Thanh Cảnh, thường thì hành trình đến Hoàng Sa tốn 2 ngày 2 đêm, nhưng

thời điểm tàu vươn khơi do sóng giật nên phải đến gần 3 ngày, tàu cá QNa-91945 mới đến

được ngư trường. “Đến Hoàng Sa rồi, đỡ nhớ biển nhưng nhớ nhà quá, nhớ vợ con, nhớ tết

đất liền. Chúng tôi liên tục gọi về đất liền cho vợ con bằng máy Icom để hỏi thăm tình hình,

cũng báo cho mọi người yên tâm hơn” - ngư dân Cảnh nói.

Ngư dân Cảnh cho hay, ngay sau khi đón giao thừa, chúc tết xong, ngày mồng 1 tết, biển trời

yên ả hơn, 15 thành viên trên tàu đánh mẻ lưới đầu tiên thu 5 tấn cá ngừ, cá nục. Đêm hôm

sau nữa, mồng 2 tết, mẻ lưới thứ 2 của tàu cũng thu được 5 tấn cá. Qua sáng mồng 3 tết thì

anh em nghe đài báo sẽ có đợt không khí lạnh tràn về, trên biển có gió giật mạnh. “Sau khi

nhận tin, chúng tôi hội ý nhanh rồi quyết định đưa tàu về đất liền với hai mẻ cá 10 tấn của

biển Hoàng Sa ban lộc. Sau khi bán hết cá, anh em ngư dân cùng gia đình ăn tết muộn rồi đến

ngày 16 âm lịch tới nếu trời yên, biển lặng, chúng tôi tiếp tục vươn khơi bám biển” - ngư dân

Cảnh chia sẻ.

Ngư dân Lý Sơn ra quân đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường

Sa

Sáng ngày 4. 2 (mồng 8 âm lịch Tết Đinh Dậu), tại Lăng

Đông Hải, thôn Đông xã An Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi),

Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải tổ chức lễ ra quân đánh

15

bắt đầu năm tại ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Ông

Nguyễn Quốc Chinh – Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã

An Hải cho biết: “ Đây là sự kiện trọng đại trong đời sống

tâm linh của người dân đảo Lý Sơn trong những ngày đầu

xuân mới, với mong muốn cầu mong cho mùa biển mới

làm ăn phát đạt, mưa thuận, gió hòa, sản lượng khai thác

cao”.

Sau các nghi thức cúng tế, hồi trống lệnh vang lên trong

tiếng hò reo của hàng trăm ngư dân, những con tàu đánh

bắt xa bờ với đầy đủ ngư cụ, nhiên liệu giương cao cờ đỏ

cùng băng rôn khẩu hiệu nối đuôi nhau tiến ra ngư trường

Hoàng Sa – Trường Sa.

Hiện, Lý Sơn có 417 tàu cá, trong đó có trên 1/2 số

phương tiện có công suất lớn từ 90CV trở lên đang tham

gia khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa- Trường Sa.

Mùa biển năm 2016 vừa qua, ngư dân Lý Sơn khai thác

được trên 38.000 tấn hải sản các loại, với giá trị đạt trên

450 tỷ đồng, thu nhập của lao động nghề biển đạt 100 -120

triệu đồng/người. Mùa biển năm 2017, ngư dân Lý Sơn

quyết tâm khai thác được gần 40.000 tấn hải sản các loại,

với giá trị đạt trên 500 tỷ đồng.

(Dân Việt 6/2, Trương Hồng – Minh An) đầu trang

Hầm máy tàu cá bốc cháy, 2 người thương vong

Vụ cháy xảy ra vào khoảng 8 giờ sáng ngày 4-2, trên tàu cá BT 94989 TS hiệu Phước

Mai do ông Đoàn Minh Đức (44 tuổi, ngụ Tiền Giang) làm thuyền trưởng khiến 1 người

tử vong, 1 người bị bỏng nặng.

Theo đó, vào thời điểm trên, khi tàu BT 94989 TS đang đánh bắt hải sản trên vùng biển cách

đất liền khoảng 100 hải lý thì bất ngờ ngọn lửa bốc lên từ hầm máy.

Lúc này, thuyền viên Lê Văn Tây (35 tuổi) đang ngồi làm mực ở cabin phát hiện cháy nên tri

hô và được mọi người ứng cứu, đưa ra ngoài. Tuy nhiên, anh Tây bị bỏng nặng nhiều vùng

trên cơ thể.

Sau hơn 20 phút, lửa được dập tắt, mọi người phát hiện thuyền viên Trần Anh Dũng (42 tuổi,

ngụ xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) tử vong dưới hầm máy. Theo các ngư

dân, ông Dũng đang sửa máy bơm nước dưới hầm máy nên bị mắc kẹt.

Đến chiều 5-2, Đồn Biên phòng Cửa Đại, Bộ đội biên phòng Bến Tre bàn giao thi thể ông

Trần Anh Dũng cho gia đình lo hậu sự.

16

Ngoài ra, ngọn lửa thiêu rụi nhiều tài sản trên tàu, ước tính thiệt hại khoảng 70 triệu đồng.

(Công An TP.HCM 6/2, Minh Nhật) đầu trang

Ninh Thuận: Ngăn chặn các đối tượng ném đá, quậy phá tàu cá vãng lai

Các tàu cá vãng lai hành nghề mành mực trước khi vào cảng Cà Ná thì bị một số tàu cá địa

phương ngăn chặn ở khu vực cửa biển ra vào cảng cá, rồi ném đá gây thiệt hại tài sản của ngư

dân.

Ngày 4.2, ông Diệp Minh Xuân, Phó chủ tịch UBND H.Thuận Nam (Ninh Thuận), cho biết

địa phương đã phối hợp với lực lượng chức năng (biên phòng, công an, kiểm ngư, BQL cảng

cá Cà Ná...) kịp thời ngăn chặn tình trạng một số đối tượng “làm khó” các tàu cá vãng lai vào

cập cảng cá Cà Ná, xã Cà Ná, H.Thuận Nam để bán hải sản.

Báo cáo của BQL cảng cá Cà Ná cho biết trong những ngày trước và sau Tết Đinh Dậu, có 10

tàu cá vãng lai hành nghề mành mực trước khi vào cảng Cà Ná để bán hải sản thì bị một số

tàu cá địa phương ngăn chặn ở khu vực cửa biển ra vào cảng cá, rồi ném đá gây thiệt hại tài

sản của ngư dân.

Đơn cử, chiều 21.1, tàu cá của ông Nguyễn Văn Quyền bị ném đá ở khu vực cửa biển, làm bể

5 bóng đèn pha và tàu cá ông Dương Quang Bính (cùng ngụ ở Bình Định) bể 4 bóng đèn pha.

Gần đây là ngày 31.1 (mùng 4 tết), tàu cá ông Lê Sương (ở Bình Định) khi đang neo đậu ở

khu vực cửa biển thì bị một số tàu cá địa phương đến quậy phá...

Theo BQL cảng cá Cà Ná, nguyên nhân là do một số chủ tàu cá địa phương cho rằng các tàu

cá vãng lai vào khu vực cửa biển Cà Ná neo đậu, bán hải sản với giá rẻ, ảnh hưởng đến nguồn

thu nhập của họ. (Thanh Niên 5/2, Thiện Nhân) đầu trang./.