bẢn tin thỦy sẢn tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là bộ tư lệnh cảnh...

30
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Tƣ, ngày 25 tháng 10 năm 2017) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ................................................................... 2 EU 'rút thẻ vàng': Xuất khẩu thủy sản thiệt hại nghiêm trọng .................................................2 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ..................................................................................................... 3 Quảng Ngãi: Nghiêm cấm tàu cá hoạt động trái phép ở vùng biển nước ngoài .......................3 THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................ 4 Cá ngừ Việt Nam đã có mặt tại gần 140 nước trên thế giới ....................................................4 Thuận lợi khi xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc ..................................5 Tháng 3-2018, Mỹ sẽ quyết định “số phận” cá tra Việt Nam ..................................................6 Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang Hàn Quốc tiếp tục tăng ...................................................6 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .................................................................................................... 7 Cảnh giác cao độ với bệnh do virus TiLV ..............................................................................7 Quảng Ninh: HTX tiên phong trong sản xuất giống cá biển ...................................................8 Vĩnh Phúc: Yên Lập - Thu gần 15 tỷ đồng từ nghề ương cá giống ....................................... 10 Cần Thơ xây dựng vùng chuyên canh nuôi cá tra ................................................................. 10 KHAI THÁC THỦY SẢN ..................................................................................................... 11 VASEP “bắt tay” với Cảnh sát biển về chống đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp ............... 11 Khánh Hòa: Những chuyến khơi xa bất trắc ......................................................................... 12 Khánh Hòa: Làng đóng tàu gỗ trăm năm trước nguy cơ giải nghệ ........................................ 16 DỊCH VỤ - HẬU CẦN ........................................................................................................... 19 Phú Yên khắc phục khẩn cấp tình trạng sạt lở cửa biển Đà Diễn .......................................... 19 THỊ TRƢỜNG ....................................................................................................................... 19 Dân Việt ăn 120 tấn tôm hùm Canada mỗi năm ................................................................... 19 Tôm Đồng bằng Sông Cửu long tiếp đà tăng giá .................................................................. 20 CHẾ BIẾN .............................................................................................................................. 22 Thương nhớ ruốc hàu ........................................................................................................... 22 MÔI TRƢỜNG ...................................................................................................................... 24 Cá lồng chết bất thường ở Lăng Cô: Yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc bảo vệ môi trường . 24 Cà Mau chủ động ứng phó thời tiết xấu trên biển ................................................................. 26 Bình Định: Khu chế biến thủy sản tập trung gây ảnh hưởng môi trường .............................. 27 XÃ HỘI .................................................................................................................................. 28 Ninh Thuận: Nam thanh niên chết bất thường dưới biển, chân bị buộc vào bê tông ............. 28

Upload: others

Post on 04-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Tƣ, ngày 25 tháng 10 năm 2017)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ................................................................... 2

EU 'rút thẻ vàng': Xuất khẩu thủy sản thiệt hại nghiêm trọng .................................................2

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ..................................................................................................... 3

Quảng Ngãi: Nghiêm cấm tàu cá hoạt động trái phép ở vùng biển nước ngoài .......................3

THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................ 4

Cá ngừ Việt Nam đã có mặt tại gần 140 nước trên thế giới ....................................................4

Thuận lợi khi xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc ..................................5

Tháng 3-2018, Mỹ sẽ quyết định “số phận” cá tra Việt Nam ..................................................6

Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang Hàn Quốc tiếp tục tăng ...................................................6

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .................................................................................................... 7

Cảnh giác cao độ với bệnh do virus TiLV ..............................................................................7

Quảng Ninh: HTX tiên phong trong sản xuất giống cá biển ...................................................8

Vĩnh Phúc: Yên Lập - Thu gần 15 tỷ đồng từ nghề ương cá giống ....................................... 10

Cần Thơ xây dựng vùng chuyên canh nuôi cá tra ................................................................. 10

KHAI THÁC THỦY SẢN ..................................................................................................... 11

VASEP “bắt tay” với Cảnh sát biển về chống đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp ............... 11

Khánh Hòa: Những chuyến khơi xa bất trắc......................................................................... 12

Khánh Hòa: Làng đóng tàu gỗ trăm năm trước nguy cơ giải nghệ ........................................ 16

DỊCH VỤ - HẬU CẦN........................................................................................................... 19

Phú Yên khắc phục khẩn cấp tình trạng sạt lở cửa biển Đà Diễn .......................................... 19

THỊ TRƢỜNG ....................................................................................................................... 19

Dân Việt ăn 120 tấn tôm hùm Canada mỗi năm ................................................................... 19

Tôm Đồng bằng Sông Cửu long tiếp đà tăng giá .................................................................. 20

CHẾ BIẾN .............................................................................................................................. 22

Thương nhớ ruốc hàu ........................................................................................................... 22

MÔI TRƢỜNG ...................................................................................................................... 24

Cá lồng chết bất thường ở Lăng Cô: Yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc bảo vệ môi trường . 24

Cà Mau chủ động ứng phó thời tiết xấu trên biển ................................................................. 26

Bình Định: Khu chế biến thủy sản tập trung gây ảnh hưởng môi trường .............................. 27

XÃ HỘI .................................................................................................................................. 28

Ninh Thuận: Nam thanh niên chết bất thường dưới biển, chân bị buộc vào bê tông ............. 28

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

2

Quảng Ninh: TP Hạ Long đối thoại với ngư dân .................................................................. 29

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

EU 'rút thẻ vàng': Xuất khẩu thủy sản thiệt hại nghiêm trọng

Hoạt động xuất khẩu thủy sản của VN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với “thẻ vàng” mà EU vừa

cảnh báo. Lý giải về việc này, hôm qua Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết: Do EU cho rằng VN hành động không đủ để chống lại đánh bắt bất hợp pháp. Sau EU là Mỹ “Tấm thẻ vàng” này là kết quả đã được dự báo từ trước và ngày công bố đã chậm hơn gần một tháng so với kế hoạch trước đó. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám, EU đã khuyến cáo VN từ năm 2012 - 2013 và trong năm 2016 - 2017 liên tiếp cử các đoàn sang kiểm tra và cảnh báo. Theo đó, đến ngày 30.9.2017, nếu VN không khắc phục được 5 nhóm khuyến nghị sẽ bị “rút thẻ vàng”. Và cuối cùng, điều này đã xảy ra. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết, trong thời gian bị “dính thẻ vàng”, 100% container hàng xuất khẩu bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, thời gian sẽ kéo dài tới 3 - 4 tuần/container; phí kiểm tra nguồn gốc khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng. Rủi ro lớn nhất là tỷ lệ lớn các lô hàng bị từ chối thông quan, trả hàng. Như Philippines đang bị thẻ vàng, có đến 70% số container bị trả về. IUU là chương trình chống các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Năm 2002, EU ban hành IUU trên cơ sở triển khai “Kế hoạch hành động quốc tế năm 2001” của Tổ chức Nông lương của LHQ (FAO). Bị “dính thẻ”, thiệt hại với các quốc gia xuất khẩu hải sản là rất lớn vì tạo ra tâm lý e ngại đối với các nhà nhập khẩu EU, họ sẽ chuyển sang nguồn cung cấp khác. Đặc biệt, nếu bị thẻ đỏ, hải sản của quốc gia đó sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU. Không chỉ có EU, Mỹ cũng chuẩn bị áp dụng các quy định IUU thông qua chương trình “Giám sát nhập khẩu thủy sản vào Mỹ (SIMP)” sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2018. Theo đó, Mỹ sẽ tăng cường giám sát việc khai thác và nhập khẩu đối với 13 loài thủy hải sản gồm: cá hồng, hải sâm, cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá mú, cá nục, cua, tôm, bào ngư, hải sâm, cá tuyết (bào ngư và tôm sẽ được áp dụng sau). Chương trình này yêu cầu nhà nhập khẩu phải thu thập để cung cấp và báo cáo các dữ liệu quan trọng từ khi khai thác đến khi đưa vào thị trường Mỹ. EU và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới với quy mô hàng chục tỉ USD. Đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu thủy hải sản chính của VN. Trung bình mỗi năm VN xuất khẩu hải sản từ 1,9 - 2,2 tỉ USD, trong đó EU và Mỹ mỗi thị trường chiếm khoảng 16 - 17% tổng giá trị xuất khẩu của VN với con số tương đương 350 - 400 triệu USD. Nỗ lực "xóa" thẻ Thái Lan và Đài Loan bị EU cảnh cáo bằng thẻ vàng trong năm 2015 và đang nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn của IUU để được “xóa thẻ”. VN cũng không còn đường nào khác bằng cách xây dựng nghề cá bền vững. Thực tế trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT và VASEP đã có nhiều nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn IUU, cụ thể thành lập Ban Điều hành IUU với 73 doanh nghiệp tham gia. Các doanh nghiệp chỉ thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉ nhập khẩu hải sản có nguồn gốc khai thác hợp pháp. Cam kết kiên quyết không thu mua hải sản của các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, khai thác không có giấy phép, không có nhật ký và không báo cáo theo quy định, khai thác bằng ngư cụ bị cấm. Ban này đã đề xuất kế hoạch làm việc với 4 đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để trao đổi một số nội dung hợp tác liên quan đến việc triển khai Chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU.

Cảnh sát biển tham gia chống khai

thác IUU

VASEP cho biết, sáng 24.10, Bộ Tư

lệnh Cảnh sát biển VN và VASEP đã

ký “Bản ghi nhớ hợp tác” nhằm đảm

bảo trong việc cam kết chống lại

khai thác IUU. Đây là quyết tâm của

ngành thủy sản cùng Chính phủ và

các cơ quan, đơn vị liên quan xây

dựng nghề cá VN bền vững và quản

lý hiệu quả. Việc hợp tác sẽ thực

hiện 3 nội dung chính là hỗ trợ, trao

đổi thông tin; tuyên truyền, đấu tranh

chống khai thác bất hợp pháp; hoạt

động hợp tác khác.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

3

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: VN không khuyến khích cũng như dung túng các hành vi vi phạm. Chính phủ cũng đã ban hành Công điện 732, trong đó đưa ra những giải pháp mạnh, đặc biệt là những tỉnh trọng điểm có tàu cá VN vi phạm vùng biển các nước thì chủ tịch UBND tỉnh nếu không ngăn chặn được việc này sớm sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. EU cũng khuyến nghị chúng ta điều tra nguồn lợi hải sản và dựa trên đó mới quy hoạch tàu cá. Trong luật Thủy sản có thiết kế chương trình điều tra nguồn lợi định kỳ 5 năm một lần. Chúng ta cần tổ chức lại sản xuất và phải xây dựng nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững.

(Thanh Niên 25/10, Chí Nhân) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Quảng Ngãi: Nghiêm cấm tàu cá hoạt động trái phép ở vùng biển nƣớc ngoài Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại vụ, Nội vụ, Bộ

Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; UBND các huyện: Bình Sơn, Lý Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố

Quảng Ngãi triển khai thực hiện đầy đủ nội dung Công văn số 8553/BNN-TCTS ngày 11/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

4

Hiện nay, Việt Nam và Inđônêxia đang đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước, do đó ngư dân, tàu cá khi khai thác hải sản ở khu vực này không được vượt

qua đường phân định Thềm lục địa giữa hai nước

Chủ tịch Trần Ngọc Căng yêu cầu các sở, ngành có liên quan, thực hiện nghiêm Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 của

Thủ tướng Chính phủ; tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp kết hợp tuyên truyền, vận động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và

chấm dứt tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài đã được Chủ tịch UBND tỉnh giao

nhiệm vụ tại Công văn số 3349/UBND-NNTN ngày 07/6/2017, Công văn số 4785/UBND-NNTN ngày 08/8/2017 và Kết luận

chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại Thông báo số 128/TB-UBND ngày 25/4/2017 tại Hội nghị sơ kế 02 năm

thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 27/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh; trong đó lưu ý, cần chấm dứt tình trạng tàu cá và

ngư dân Quảng Ngãi khai thác hải sản vi phạm vùng biển của Philippin.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo đài và đơn vị liên quan thông báo rộng rãi

trên các phương tiên thông tin đại chúng để ngư dân và tàu cá biết: “Hiện nay, Việt Nam và Inđônêxia đang đàm phán phân

định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước, do đó ngư dân, tàu cá khi khai thác hải sản ở khu vực này không được vượt qua

đường phân định Thềm lục địa giữa hai nước, nhằm tránh các vụ việc truy đuổi, bắt giữ gây thiệt hại về người và tài sản cho

ngư dân như thời gian qua”.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Công điện

732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh trước ngày 30/10/2017.

Giao Sở Nội vụ tiếp tục rà soát, tổng hợp việc kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để tàu cá và ngư dân vi phạm

việc khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/10/2017. (Tài Nguyên Và Môi Trường

24/10, Võ Hà) đầu trang

THƢƠNG MẠI

Cá ngừ Việt Nam đã có mặt tại gần 140 nƣớc trên thế giới

Theo Tổng cục Thủy sản, tại các chuỗi liên kết có hiệu quả, chất lượng - giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương

(CNĐD) đã được nâng lên rõ rệt. Ngư dân các tàu cá tham gia chuỗi liên kết có thu nhập cao hơn, giảm hiện

tượng “được mùa, mất giá”.

Nếu như năm 2012, giá cá ngừ dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, thì đến năm 2017 tăng lên

từ 95.000 - hơn 100.000 đồng/kg. Tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hiện có 2.372 tàu khai thác CNĐD (chủ yếu là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ vằn) với tổng sản

lượng năm 2016 đạt hơn 92.000 tấn. Hiện có 15 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu CNĐD sang

138 thị trường thế giới. Đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là EU, Thái Lan, Israel, Nhật Bản… Kim

ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2016 đạt hơn 509 triệu USD. (Đại Đoàn Kết 25/10,

Nguyệt Ánh) đầu trang

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

5

Thuận lợi khi xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc

Với mức thuế XK sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh (HS030751

và HS030759), Việt Nam có thể đẩy mạnh XK 2 sản phẩm này sang Hàn Quốc.

Sáu tháng đầu năm 2017, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt gần 95 triệu USD, tăng 40,5% so

với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường XK số 1 của Việt Nam, chiếm 35% tổng giá trị XK

dòng sản phẩm này của Việt Nam.

Người Hàn Quốc có nhu cầu tiêu thụ nhuyễn thể chân đầu ở mức cao, đặc biệt là sản phẩm khô. NK mực, bạch

tuộc của Hàn Quốc những năm gần đây có xu hướng tăng do nhu cầu đối với nguồn thực phẩm lành mạnh, tốt cho

sức khỏe tăng.

Theo số liệu của ITC, 6 tháng đầu năm nay, NK mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc có xu hướng giảm 48% đạt 149,8

triệu USD. Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất mặt hàng này cho Hàn Quốc; tiếp đó Peru và Việt Nam lần lượt giữ

vị trí thứ 2 và 3.

Nửa đầu năm nay, trong số các sản phẩm mực, bạch tuộc chính NK vào Hàn Quốc; NK mực chế biến (HS 160554),

bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh (HS 030751), bạch tuộc chế biến (HS 160555) tăng lần lượt 40,6%; 30,7% và 33,75

trong khi NK mực (HS 030749) và bạch tuộc đông lạnh/khô/muối hoặc ngâm muối (HS 030759) giảm mạnh, lần

lượt 65,9% và 98,5%.

Hàn Quốc tiêu thụ nhiều bạch tuộc hơn mực, trong đó sản phẩm bạch tuộc đông lạnh/khô/muối chiếm trung bình 49

– 61% tổng giá trị NK, bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh chiếm gần 11-20%, trong khi mực đông lạnh chiếm 16-30%.

Bạch tuộc tươi/đông lạnh là sản phẩm được XK nhiều nhất trong cơ cấu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam XK

sang Hàn Quốc, sản phẩm chiếm ưu thế thứ 2 là mực khô, sản phẩm thứ 3 được XK nhiều sang Hàn Quốc là mực

tươi/đông lạnh.

Hiện nay Việt Nam đang giữ thị phần khiêm tốn trên thị trường Hàn Quốc đối với sản phẩm bạch tuộc tươi/sống

(chưa đến 1%), trong khi Trung Quốc đang chi phối ở mức 91% và Thái Lan trên 8%, tuy nhiên Trung Quốc đang

chịu mức thuế NK 20%, vì vậy nếu có nguồn cung tốt, Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng thị phần.

Đối với sản phẩm bạch tuộc đông lạnh, thị phần xét về giá trị, Việt Nam chiếm 35%, trong khi Trung Quốc chiếm

45%. Tại phân khúc này, Việt Nam cũng có cơ hội tốt gia tăng XK thị phần, khi Trung Quốc bị áp thuế 20%, trong

khi Việt Nam được hưởng 0%.

Nhu cầu NK mực đông lạnh của Hàn Quốc năm 2016 đã phục hồi, tăng 8% sau khi giảm 16% năm 2015. Năm

2017 dự kiến NK sản phẩm mực của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng vì sản lượng khai thác mực ống của nước này

giảm mạnh từ 186 nghìn tấn năm 2015 xuống còn 141 nghìn tấn năm 2016. Việt Nam đang có thị phần cao nhất tại

Hàn Quốc với 31,5% năm 2016. Về thuế XK, Việt Nam có mức thấp hơn so với Trung Quốc nhưng bị cạnh tranh

với Chile vì nước này được hưởng 0%, trong khi Việt Nam là 6,67% và Trung Quốc bị áp 13,33%. (Vinanet 25/10)

đầu trang

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

6

Tháng 3-2018, Mỹ sẽ quyết định “số phận” cá tra Việt Nam Liên quan đến yêu cầu công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam trong chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, nhiều khả năng tháng 3-2018 sẽ là thời hạn cuối để Mỹ đưa ra quyết định.

Trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo “Quy chuẩn Việt Nam về nước thải chế biến thủy sản - nỗ lực tuân thủ của các nhà máy chế biến thủy sản và các khó khăn, bất cập” được tổ chức hôm 23-10, tại TPHCM, ông Hòe cho biết, tháng

3-2018 tới sẽ biết được Mỹ có cấm hay không đối với việc nhập khẩu cá tra Việt Nam. Bởi, đó có thể là thời hạn cuối để Cục thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra quyết định công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam.

“Nếu họ công nhận tương đương, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, còn không công nhận, thì coi như không đủ điều kiện để xuất khẩu nữa”, ông Hòe nói.

Tuy nhiên, theo ông Hòe, phía Mỹ có thể đưa ra quyết định xét công nhận tương đương cho ngành cá tra sớm hơn,

nhưng cũng có thể muộn hơn thời điểm tháng 3-2018. Bởi, thời hạn trên do doanh nghiệp đưa ra dựa trên phân tích nhiều nguồn thông tin khác nhau, chứ chưa phải là thông báo chính thức của Mỹ.

Trước đó, thông tin từ Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thực hiện chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, ngày 18-8-2017, Nafiqad đã gửi cho FSIS bộ hồ sơ phục vụ quá trình đánh giá tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam do FSIS thực hiện. “Hồ sơ bao gồm bản trả lời câu hỏi (SRT- Self-Reporting Tool) và trên 1.500 trang tài liệu kèm theo”, thông tin

của Nafiqad viết.

Trao đổi với TBKTSG Online ngay sau khi Nafiqad gửi hồ sơ cho FSIS, ông Hòe cho biết, theo yêu cầu của Mỹ, trước ngày 1-9-2017, tức trong thời gian chuyển tiếp 18 tháng (từ ngày 1-3-2016 đến 31-8-2017), các nước xuất khẩu sản phẩm cá da trơn vào Mỹ, bao gồm Việt Nam phải hoàn thành bước số 2 trong quy trình 6 bước để được công nhận tương đương.

Theo đó, 6 bước của quy trình công nhận tương tương gồm bước 1, nước xuất khẩu yêu cầu FSIS đánh giá tương

đương; bước 2, nước xuất khẩu hoàn thiện bản trả lời câu hỏi (SRT) và các hồ sơ kèm theo; bước 3, FSIS yêu cầu bổ sung thông tin, FSIS khẳng định SRT đã hoàn thiện, xem xét đánh giá trên hồ sơ; bước 4, thanh tra thực tế tại nước xuất khẩu; bước 5, thông báo dự thảo đánh giá để lấy ý kiến góp ý; bước 6 là công nhận tương đương (bằng một quy định chính thức).

Với việc Nafiqad hoàn tất nộp hồ sơ yêu cầu công nhận tương đương trước thời hạn 1-9-2017, việc xuất khẩu cá tra Việt Nam nói riêng và cá da trơn nói chung sang Mỹ không vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, như nêu ở trên, nếu đến tháng 3-2018, có thể là thời hạn cuối cùng để phía Mỹ đưa ra quyết định công nhận tương đương và nếu bị đánh giá “rớt”, thì đồng nghĩa xuất khẩu loại thủy sản này của Việt Nam vào Mỹ sẽ bị đóng lại.

Liên quan đến chương trình thanh tra cá da trơn, phía Mỹ cũng đã có quyết định kiểm tra 100% lô cá da trơn nhập khẩu, tức 100% lô cá da trơn phải vào I-house (cơ quan kiểm tra do USDA chỉ định), sớm hơn quy định ban đầu một tháng, tức áp dụng từ ngày 2-8-2017, thay vì là 1-9-2017.

Về tình hình xuất khẩu, theo VASEP, lũy kế xuất khẩu cá tra sang Mỹ 8 tháng đầu năm 2017 đạt 241 triệu đô la

Mỹ, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 24/10, Trung Chánh) đầu trang

Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang Hàn Quốc tiếp tục tăng Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), thị trường Hàn Quốc rất ưa chuộng các sản phẩm

tôm thẻ chân trắng (sống/tươi/đông lạnh) của VN.

Năm 2016, tỷ trọng loại tôm này chiếm tới 80% nguồn cung tôm của VN vào thị trường xứ kim

chi. VN và Hàn Quốc ký hiệp định thương mại tự do song phương nên con tôm có nhiều lợi thế

về thuế so với các đối thủ, vấn đề chính là việc nâng cao chất lượng. (Thanh Niên 24/10, Chí

Nhân) đầu trang

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

7

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cảnh giác cao độ với bệnh do virus TiLV Kết quả giám sát của Cục Thú y cho thấy, tỉ lệ mẫu cá rô phi (có biểu hiện bệnh hoặc bị chết) tại các tỉnh phía Bắc dương tính với virus Tilapia lake (TiLV) là 26,6%. Mặc dù chưa bùng phát thành các ổ dịch, nhưng nguy cơ là rất cao.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), đến hết năm 2016, diện tích nuôi cá rô phi cả nước đạt khoảng 25.000 ha, sản lượng khoảng 200.000 tấn, kim ngạch XK khoảng 45 triệu USD và là mặt hàng thủy sản XK quan trọng, có nhiều triển vọng của Việt Nam. Những năm gần đây, kim ngạch XK cá rô phi của Việt Nam liên tục tăng rất mạnh, với mức tăng hàng năm trên

30%, có năm lên tới 60-70%.

Chưa có vacxin phòng bệnh TiLV

Hiện các sản phẩm cá rô phi của Việt Nam đã được XK sang gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường XK rô phi lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (kim ngạch trên 6 triệu USD/năm), Tây Ban Nha (kim ngạch trên 3 triệu USD/năm) và Colombia (kim ngạch trên 3 triệu USD/năm)... Tại thị trường Mỹ, Việt Nam là nguồn cung cấp sản phẩm cá rô phi lớn thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Đài Loan, chiếm 10% thị phần. Đây cũng là mặt hàng đứng thứ 4

trong tốp 10 loại thủy sản được ưa chuộng tại Mỹ...

Mới đây, Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2020, định hướng 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, sản lượng cá rô phi của cả nước sẽ đạt khoảng 300.000 tấn, trong đó có khoảng 50-60% sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn XK.

Bộ NN-PTNT cũng ban hành hướng dẫn áp dụng VietGap vào nuôi cá rô phi để ổn định chất lượng sản phẩm ngay từ những ngày đầu phát triển. Hiện có 4 dự án đầu tư vùng nuôi rô phi tập trung để phục vụ XK đang được triển khai tại Quảng Ninh, Đăk Lăk, Kiên Giang và Sóc

Trăng...

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

8

Với triển vọng rất lớn của mặt hàng này, việc đảm bảo an toàn dịch bệnh trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh do virus TiLV đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách, đặc biệt đây là bệnh rất

mới, hiện thế giới chưa có vacxin phòng bệnh.

Theo Cục Thú y, kết quả giám sát tiến hành trên 163 mẫu cá rô phi có hiện tượng bất thường (cá chết hoặc bệnh tích) tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy, đã có 46 mẫu dương tính với bệnh TiLV, chiếm tỷ lệ 26,6%. Cá rô phi giống và cá thương phẩm đều phát hiện nhiễm TiLV. Hiện nguy cơ bùng phát dịch do virus TiLV là rất cao tại các tỉnh gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà

Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Ninh, Tiền Giang.

Những năm gần đây, tình hình nhập khẩu giống cá rô phi theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc về các tỉnh phía Bắc là rất phổ biến. Đây cũng là nguy cơ bùng phát dịch rất nguy hiểm bởi Đài Loan hiện đã công bố dịch, còn Trung Quốc mặc dù chưa công bố dịch, nhưng đã được các tổ chức quốc tế cảnh báo có nguy cơ bùng phát dịch rất cao. Trước tình hình này, Cục đã có báo cáo với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu đề nghị phối hợp kiểm soát chặt việc nhập khẩu giống cá rô phi qua các cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu biên giới phía Bắc. Đồng thời, bắt buộc kiểm dịch chặt chẽ 100% đối với các lô giống cá rô phi khi

vận chuyển vào địa bàn các tỉnh.

Cục Thú y cũng cho biết, hiện Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cũng đang xúc tiến việc đưa virus TiLV vào danh mục bệnh mới trên thủy sản. Theo đó trong thời gian tới, Cục sẽ sớm trình Bộ

NN-PTNT đưa bệnh này vào danh mục thuộc diện bắt buộc kiểm dịch tại Việt Nam. (Nông

Nghiệp Việt Nam 25/10, Lê Bền) đầu trang

Quảng Ninh: HTX tiên phong trong sản xuất giống cá biển Năm 2010, HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt (thôn Đầm Buôn, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà) được

thành lập. Với quy mô sản xuất không lớn, chỉ khoảng 3ha, nhưng đây là đơn vị tiên phong trong tỉnh về lĩnh vực

sản xuất giống thủy sản, đặc biệt là giống cá biển.

Mô hình nuôi cá song chấm nâu trong ao đất của HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy

sản Bắc Việt.

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

9

Thời điểm năm 2012, HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt đã có hệ thống hạ tầng khá hoàn thiện với các bể

ươm, ao chứa, bể xử lý nước thải, hệ thống lò nâng nhiệt, bể cho cá đẻ…; năng lực sản xuất mỗi năm đạt 5 triệu con

giống cá biển, 10 triệu con giống hàu, 50 triệu con giống ngao, 5 triệu con giống tu hài…

Chính bởi vậy nên HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt là đơn vị sớm nhận được sự hỗ trợ từ tỉnh, huyện Đầm

Hà, trong đó đặc biệt là về hỗ trợ mặt bằng và đầu tư thiết bị sản xuất. Năm 2013, HTX còn được UBND tỉnh lựa chọn

làm đối tác thực hiện dự án ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chấm nâu trong ao đất

với tổng giá trị dự án 7 tỷ đồng, trong đó trung ương hỗ trợ 1,2 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 2 tỷ đồng, phần còn lại do HTX đối

ứng. Dự án này sau đó đã hoàn thành xuất sắc.

Hiện nay, HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt đã có 17 ao nuôi, 34 bể ương giống, với hàng trăm cá giống bố

mẹ (trong đó có những loại quý như cá song chấm nâu, cá vược, cá hồng, cá múa sao, cá chép biển, cá mú cọp…)

Năm 2016 HTX sản xuất được 1,5 triệu con giống cá biển các loại, 10 triệu con giống hàu Thái Bình Dương và 5 triệu

con giống tu hài. Từ đầu năm 2017 đến nay, HTX sản xuất được 1,3 triệu con cá giống biển, đang ươm 1,5 triệu con để

đạt mục tiêu sản xuất cả năm đạt 2,8 triệu giống cá biển, cùng hàng chục triệu con giống hàu, tu hài các loại.

Ao nuôi thử nghiệm cá giống của HTX HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt. Ảnh: Phạm Tăng

Do chất lượng con giống tốt, hiện thị trường tiêu thụ của HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt không chỉ trong

tỉnh mà còn xuất sang các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Nha Trang, Vũng Tàu và Hậu Giang.

Nhận thấy nhu cầu giống thủy sản chất lượng cao của thị trường trong tỉnh ngày càng lớn, hiện nay HTX Sản xuất và

Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt đang từng bước đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao công suất sản xuất.

Theo thiết kế của đơn vị, sẽ mở rộng diện tích thêm 1ha tại khu vực đảo Ông Cụ (TP Cẩm Phả) để nuôi vỗ cá bố, mẹ; mở

rộng thêm 3ha tại chỗ để xây dựng các ao ương thức ăn tươi sống, ao ương nuôi cá giống, ao trú đông, ao chứa nước

đầu vào, ao xử lý nước thải…

Theo ông Ngô Vĩnh Hạnh, Giám đốc HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt, nếu các hạng mục hạ tầng mở rộng

này được hoàn thành sớm thì ngay trong năm 2018 HTX hoàn toàn có khả năng nâng cao công suất sản xuất những

giống cá biển và nhuyễn thể chất lượng, giá trị cao nhất hiện nay để cung ứng cho người nuôi, thúc đẩy kinh tế thủy sản

của tỉnh Quảng Ninh.

Tuy nhiên, hiện HTX đang gặp một số khó khăn về vốn, mặt bằng và tuyến đường giao thông vào khu vực trại giống, rất

cần được tỉnh, huyện Đầm Hà hỗ trợ.

Qua thực tế có thể thấy HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt là đơn vị có có năng lực sản xuất giống cá biển

chủ lực của tỉnh, được tỉnh khuyến khích. Việc mở rộng quy mô sản xuất của HTX là cần thiết và phù hợp với nhu cầu

thực tế của ngành Thủy sản hiện nay cũng như quy hoạch phát triển của huyện Đầm Hà. Thiết nghĩ, để hỗ trợ doanh

nghiệp, các đơn vị chức năng nên chăng xem xét, nghiên cứu hướng dẫn, rà soát cho HTX hưởng cơ chế chính sách

hiện hành của tỉnh, nhất là các chính sách về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kết nối dùng chung và hạ tầng cho trại giống.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

10

Được biết, tại một cuộc họp mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc đã có kết luận về việc

thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh tại huyện Đầm Hà, trong đó có 1

tiểu vùng sản xuất cá biển của HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng của đơn vị sản xuất giống thủy sản này. (Báo Quảng Ninh 24/10, Việt

Hoa) đầu trang

Vĩnh Phúc: Yên Lập - Thu gần 15 tỷ đồng từ nghề ƣơng cá giống

Hiện nay, xã Yên Lập (Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc) có hơn 300 hộ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là sản xuất cá

giống) với tổng diện tích gần 60 ha.

Trong đó, gần 1/3 số hộ chăn nuôi theo hướng trang trại, tập trung ở các thôn Phủ Yên 1, Phủ

Yên 2, Phủ Yên 3 và Phủ Yên 4. Trung bình mỗi năm, xã Yên Lập cung cấp hàng trăm tấn cá

giống cho thị trường với doanh thu gần 15 tỷ đồng. Từ nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ có doanh

thu hàng trăm triệu đồng/năm; giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương (Đại Đoàn

Kết 25/10, Hà Trần) đầu trang

Cần Thơ xây dựng vùng chuyên canh nuôi cá tra

Theo Chi cục Thủy sản Thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2017 - 2020, Thành phố sẽ xây dựng

vùng công nghiệp sản xuất giống cá tra tập trung trên địa bàn huyện Cờ Đỏ với quy mô 200ha

và vùng nuôi cá tra thương phẩm.

Cần Thơ sẽ xây dựng vùng công nghiệp sản xuất giống cá tra tập trung với quy mô 200ha

Theo kế hoạch, giai đoạn 2017 - 2020, TP.Cần Thơ ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực nuôi cá tra; xây dựng

vùng ương và nuôi cá tra tập trung phù hợp với Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 (theo Quyết định

3885/QĐ-BNN-TCTS ngày 11.9.2014); tiếp tục thúc đẩy phát triển nuôi cá tra xuất khẩu; sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài

nguyên thiên nhiên, nâng tỉ trọng ngành thủy sản, đồng thời cải thiện thu nhập của người dân.

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

11

Cụ thể, theo kế hoạch sẽ xây dựng vùng công nghiệp sản xuất giống cá tra tập trung trên địa bàn huyện Cờ Đỏ với quy mô

200ha và vùng nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 100ha) tại khu vực phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt); phổ biến các quy

trình về kỹ thuật ương và nuôi cá tra chuyên canh tới người dân thông qua các khóa tập huấn và tài liệu khuyến ngư.

TP.Cần Thơ cũng sẽ thực hiện điều tra, khảo sát địa điểm, họp nhóm nông dân và chọn các nông hộ có đủ điều kiện, sẵn sàng

hợp tác xây dựng vùng ương và vùng nuôi cá tra; tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ ương và nuôi cá tra; tổ chức

hội thảo, tham quan cho nông dân tham gia xây dựng vùng ương và vùng nuôi cá tra học tập, trao đổi kinh nghiệm; tuyên

truyền, phổ biến kỹ thuật ương và nuôi cá tra thông qua các phương tiện truyền thông; ngành NNPTNT phối hợp với các ban,

ngành liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, đánh giá kết quả xây dựng vùng ương và vùng

nuôi cá tra của các nông hộ tham gia...

Đồng thời tiếp tục thúc đẩy phát triển nuôi cá tra xuất khẩu, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài

nguyên thiên nhiên, nâng tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị nông nghiệp, nhằm cải

thiện thu nhập của người dân. (Thương Hiệu Và Công Luận 24/10, Hưng Khánh) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

VASEP “bắt tay” với Cảnh sát biển về chống đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp

Cảnh sát biển Việt Nam và VASEP sẽ hợp tác chủ yếu ở 3 nội dung như hỗ trợ, trao đổi thông

tin; tuyên truyền, đấu tranh chống khai thác bất hợp pháp và các hoạt động hợp tác khác.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 24/10, đơn vị

này đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển trong việc cam kết chống lại khai thác

thủy hải sản bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU).

Cụ thể, hai bên thống nhất cùng trao đổi và phối hợp thực hiện theo Chương trình hành động Quốc

gia chống khai thác IUU của Chính phủ và đảm bảo các chương trình, cam kết hoặc kế hoạch của

mỗi bên liên quan đến IUU được hỗ trợ, phối hợp để có kết quả tốt nhất.

Cảnh sát biển Việt Nam và VASEP sẽ hợp tác chủ yếu ở 3 nội dung như hỗ trợ, trao đổi thông tin;

tuyên truyền, đấu tranh chống khai thác bất hợp pháp và các hoạt động hợp tác khác.

Hai bên sẽ trao đổi thông tin về tình hình tàu khai thác IUU của Việt Nam và nước ngoài hoặc các cơ

sở thu mua, doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu khai thác IUU; tham vấn cho nhau về các chương

trình liên quan đến chống khai thác IUU.

Liên quan đến việc tuyên truyền, đấu tranh chống khai thác bất hợp pháp, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ

tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các tàu khai thác IUU; chủ động trao đổi, phối hợp với lực

lượng Cảnh sát biển các nước có liên quan phối hợp biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn và đối xử

nhân đạo với ngư dân Việt Nam. VASEP hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Cảnh sát biển Việt Nam

điều tra, xác minh các vụ việc vi phạm, khai thác hải sản bất hợp pháp….

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

12

Ngoài ra, hai bên sẽ xem xét kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan quản

lý thủy sản địa phương thiết lập và vận hành trung tâm dữ liệu nghề cá phục vụ truy xuất nguồn gốc

IUU.

Trước đó, ngày 23/10, Ủy ban Châu Âu (EU) đã quyết định rút "thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam

với lý do vi phạm các nguyên tắc IUU.

Sau khi bị cảnh báo thẻ vàng, nước bị cảnh báo sẽ có 6 tháng để khắc phục các thiếu sót, nếu không

có cải thiện theo đánh giá của EU, sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ, đồng nghĩa với bị cấm xuất

khẩu các mặt hàng hải sản khai thác sang EU. Đây đang là nỗi lo lắng và quan ngại của cả Nhà

nước và doanh nghiệp hải sản Việt Nam.

Trên cơ sở nhu cầu và vai trò của các bên trong việc chống lại IUU, Cảnh sát biển là lực lượng

không thể thiếu trong việc ngăn chặn các hành vi khai thác bất hợp pháp.

Nhất là việc ngăn ngừa việc sử dụng thuốc nổ hủy diệt nguồn lợi biển, sử dụng ngư cụ bị cấm,

khai thác các loài hải sản quý hiếm, đồng thời tăng cường các cơ chế kiểm tra hoạt động cập

cảng của tàu cá nước ngoài tại Việt Nam.

Với việc ký kết hợp tác này thể hiện rõ cam kết và nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp

Việt Nam trong việc đảm bảo tuân thủ quy định IUU; cũng như quyết tâm xây dựng nghề cá

Việt Nam bền vững và quản lý hiệu quả. (Bnews 24/10, Hà Chung) đầu trang

Khánh Hòa: Những chuyến khơi xa bất trắc

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa đã có gần 150 ngư dân bị các nước: Indonesia, Malaysia...

bắt giữ vì xâm phạm lãnh hải. Bên cạnh tán gia, bại sản vì mất tàu cá, không ít ngư dân phải vướng

vào vòng lao lý nơi đất khách quê người.

Sạt nghiệp vì mất tàu

Gần đây, phường Vĩnh Phước (TP. Nha Trang) đang trở thành “tâm điểm”, bởi liên tiếp xảy ra các vụ tàu cá bị

Indonesia bắt giữ. Trong 9 tháng năm 2017, toàn tỉnh có 8 tàu cá bị bắt giữ thì có đến 7 tàu thuộc phường Vĩnh

Phước. Đi đến đâu cũng nghe ngư dân bàn tán về những vụ bắt tàu, những cái lắc đầu ngán ngẩm cho gia cảnh

của chủ phương tiện bị thu giữ.

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

13

Nhiều tàu cá ở phường Vĩnh Phước phải nằm bờ vì sợ bị bắt

Ghé thăm gia đình anh Nguyễn Minh Lắm (tổ 4, Vĩnh Phước), có tàu mới bị Indonesia bắt giữ hôm 25-9, không khí

nặng nề bao trùm. Anh Lắm tâm sự: “Thế là trắng tay. Cả gia nghiệp chính là con tàu, bây giờ tàu mất không còn

cái làm ăn, bao nợ nần chưa trả hết giờ không biết phải xoay xở làm sao”. Trông vào hoàn cảnh gia đình anh Lắm

chợt nhớ đến câu: “Có chồng làm ruộng thì theo/Có chồng làm biển hồn treo cột buồm”. Đối với người làm nghề

biển, nhất là vươn khơi, không chỉ cược mạng sống mà còn cược tất cả tài sản vào sóng nước vô thường. Con tàu

không đơn thuần là phương tiện kiếm cơm, với ngư dân đó chính là gia nghiệp. Không còn tàu, ngư dân gần như

mất sinh kế.

Ngày tồi tệ nhất đến với ngư dân Huỳnh Tấn Cư (320 đường 2-4, phường Vĩnh Phước) đã gần 2 năm, nhưng dường

như anh vẫn chưa thể nguôi ngoai. Đầu năm 2016, tàu cá KH99009TS của gia đình anh đang đánh bắt trong vùng

biển giáp với Indonesia thì bị hải quân nước này bắt giữ, đưa về giam giữ ở đảo Batam. Cũng thời điểm này, Chính

phủ Indonesia ra lệnh đánh đắm toàn bộ những chiếc thuyền bị hải quân hay kiểm ngư bắt được nên con tàu của

gia đình anh Cư đã vĩnh viễn nằm lại xứ vạn đảo. Lục lọi từ trong tủ ra cuốn thẩm định giá con tàu do ngân hàng

làm năm 2015, anh Cư buồn rầu: “Đây là hình ảnh cuối cùng còn lại của con tàu. Nhờ nó tôi mua được nhà, nhưng

khi tàu bị bắt tôi đã phải bán nhà để trả nợ. Không còn nơi bấu víu, tôi đành phải về nhà bố mẹ tá túc. Gần 2 năm

qua, tinh thần tôi suy sụp, đầu óc bấn loạn, không làm được gì cả. Con tàu hơn 3 tỷ đồng trong phút chốc đã tan

thành mây khói, không còn gì để lo cho cuộc sống gia đình”.

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

14

Ngư dân Huỳnh Tấn Cư lưu giữ những hình ảnh cuối cùng về con tàu bị bắt

Ám ảnh những ngày bị giam cầm

Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có gần 150 ngư dân bị các nước: Indonesia,

Malaysia... bắt vì lý do xâm phạm lãnh hải. Với những người đã từng bị giam cầm ở Indonesia, đó là những ngày

tháng kinh hoàng. Đói, rét và những trận đòn vô lý luôn ám ảnh các ngư dân sau khi bị bắt. Dù được phía

Indonesia trả tự do cách đây mấy tháng, song ngư dân trẻ Đào Minh Cường (tổ 7, phường Vĩnh Phước) vẫn chưa

hết bàng hoàng. Anh kể: “Hôm đó, khoảng hơn 1 giờ sáng, máy tầm ngư hiển thị lượng cá vây quanh tàu 500 -

700kg. Sau tiếng hô: “Thả đèn nhử cá” của thuyền trưởng, tôi bước xuống chiếc thúng chai, rồi kéo theo chiếc đèn

điện gắn vào phao rời khỏi mạn tàu. Tất cả anh em nghĩ rằng sẽ được một mẻ cá lớn. Nhưng bất ngờ, tàu hải quân

của Indonesia xuất hiện, bắt giữ toàn bộ ngư dân cùng tàu và ngư lưới cụ. Sau đó, 11 anh em trên tàu được đưa

về giam giữ ở trại Comindo trên đảo Natuna của Indonesia”. Theo lời anh Cường, mỗi ngày, những người bị bắt chỉ

được cấp đúng 1 chén gạo. Rau, cá, củi... đều phải tự lo. Mặc dù được phía Indonesia lo chỗ ở, chăm sóc y tế...

nhưng mọi thứ đều rất tệ. Môi trường xung quanh đầy cỏ rác, ẩm ướt nên muỗi và các côn trùng khác rất nhiều. Có

những hôm trời mưa, mái tôn dột nát, người rét run còn muỗi thì chích đỏ tay. Hàng ngày, ngư dân Việt Nam phải

lao động khổ cực, nhưng chỉ cần làm không vừa ý quản lý là bị no đòn. Để có thể sống sót được giữa nơi hà khắc

như vậy, gia đình các ngư dân phải vay mượn tiền để đưa sang nơi tạm giam cho họ để trang trải cuộc sống. “6

tháng bị tạm giam ở đảo Natuna quá khủng khiếp. May mắn là tôi không bị bệnh, nếu bị bệnh thì khó bảo toàn

được tính mạng. Trong số những ngư dân bị bắt cùng tôi, đã có người phải bỏ mạng. Mộ phần họ hiện nay vẫn còn

nằm lại Indonesia. Sau khi được thả về, tôi đã bỏ luôn nghề biển”, anh Cường tâm sự.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

15

Sau 6 tháng bị nhốt, anh Cường bỏ luôn nghề biển

Lão ngư Nguyễn Điểm (tổ 4, Vĩnh Phước), bị Indonesia bắt và mới trở về cách đây không lâu cho biết, lúc bị giam ở

đảo Tiga, cuộc sống của ông và các ngư dân khác rất cực khổ. Mỗi ngày, phía Indonesia chỉ phát cho ngư dân một

lượng gạo nhất định. Trên đảo này, rau, cá rất khan hiếm. Lâu lâu, bắt được vài con cua suối về giã nát nấu canh

cho cả chục người. Nhiều người bị ốm lên y tế xin thuốc thì bị bắt tập thể dục. Nhiều hôm người giữ kho quên,

không phát gạo, cả nhóm đành phải nhịn đói.

Vì sao bị bắt?

Tiếp xúc với các chủ tàu và thuyền viên, nhiều người thật thà thừa nhận đã đi vào đánh bắt ở vùng biển của

Indonesia, Malaysia nên mới bị bắt. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người khẳng định khi bị bắt tàu của họ còn đang

trong vùng lãnh hải của mình, một số tàu thì nằm trong vùng chồng lấn, hoặc một số vô tình để thả trôi vượt qua

khỏi tọa độ cho phép. Lực lượng biên phòng khi làm việc với người dân đều cho biết là tàu của họ bị bắt ngay khu

vực giáp ranh. Đây là những ngư trường quen thuộc, xưa nay đánh bắt nhưng các nước không có động thái gì, thời

gian gần đây các nước mới đuổi bắt như vậy.

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

16

Bộ đội Biên phòng tuyên truyền pháp luật cho ngư dân

Anh Huỳnh Tấn Cư cho biết: “Tàu của tôi bị bắt khi chưa hề xâm phạm lãnh hải nước khác, vẫn đang nằm trong

vùng biển của Việt Nam. Bản thân tàu của chúng tôi đều có định vị và được lực lượng cảnh sát biển hướng dẫn

vùng được phép đánh bắt. Tôi rất mong cơ quan chức năng có những biện pháp hữu hiệu hơn để ngư dân có thể

yên tâm bám biển”. Mới đây, 5 tàu cá của phường Vĩnh Phước và phường Xương Huân (Nha Trang) cũng bị phía

Indonesia bắt giữ trong vùng giáp ranh, rất may lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có mặt để can thiệp kịp thời nên

hải quân Indonesia phải thả 4 tàu, còn tàu KH 97579TS của ông Nguyễn Bá Phước (phường Vĩnh Phước) bị đâm

chìm.

Được biết, Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng nhận được nhiều phản ánh liên quan đến việc ngư dân

bị bắt giữ trong lãnh hải của Việt Nam. Song, vì trên biển mênh mông như vậy, việc xác định

được bằng chứng là điều không hề đơn giản. Lực lượng biên phòng chủ yếu tập trung tuyên

truyền cho ngư dân về vấn đề lãnh hải, để người dân không xâm phạm trái phép vùng biển của

nước khác. (Báo Khánh Hòa 25/10, Đình Lâm) đầu trang

Khánh Hòa: Làng đóng tàu gỗ trăm năm trƣớc nguy cơ giải nghệ

Dù có truyền thống hơn 100 năm nhƣng làng nghề đóng tàu gỗ ở phƣờng Ninh Hải, huyện

Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang đứng trƣớc nguy cơ biến mất khi hiện nay các cơ sở gặp vô

vàn khó khăn từ vốn, nguyên liệu cho tới nguồn hàng.

E rằng, một ngày không xa, làng đóng tàu gỗ nổi tiếng này chỉ còn là dĩ vãng.

Thời huy hoàng đã qua

Làng đóng tàu gỗ Ninh Hải được biết đến là cái nôi của nghề đóng tàu ở tỉnh Khánh Hòa. Tính đến nay, toàn phường Ninh Hải có 9 cơ sở đóng mới, sữa chữa tàu gỗ, chiếm 50% số lượng các cơ sở trong toàn tỉnh. Đây cũng địa phương tập trung nhiều thợ đóng tàu lành nghề, có thâm niên nhiều năm, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều đời.

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

17

Hiện nay, toàn phường Ninh Hải chỉ còn 9 cơ sở đóng tàu gỗ nhưng hoạt động cầm chừng

Thời hoàng kim nghề đóng tàu gỗ ở Ninh Hải là vào những năm 90 của thế kỷ trước. Lúc đó, nơi đây có 15 cơ sở đóng tàu gỗ hoạt động liên tục. Ngày ngày rộn ràng tiếng lóc cóc. Anh Nguyễn Văn Thường (chủ xưởng đóng tàu Năm Chấm) cho biết: “Cơ sở của tôi có từ thời ông nội đến tôi là đời thứ 3. Hồi trước công việc làm ăn tốt lắm, lúc nào cũng có việc làm cả. Nhờ vậy gia đình mới duy trì nghề đóng tàu đến tận bây giờ”.

Tại Ninh Hải, các cơ sở chủ yếu quy mô hộ gia đình nên những tàu gỗ được đóng công suất nhỏ (15 – 25 CV). Với một cơ sở đóng tàu 4 công nhân như của anh Thường thì mỗi năm hoạt động hết sức cũng chỉ có thể cho xuất xưởng 5 chiếc tàu nhỏ, đảm bảo đời sống ổn định cho công nhân cũng như giúp gia đình có một nguồn thu nhập.

“Thời gian trước, nguyên liệu gỗ đóng thuyền dễ kiếm, có thể mua được ở nhiều nơi, hơn nữa ngư trường gần bờ nhiều tôm cá nên có nhiều đơn đặt hàng. Chính vì vậy, các cơ sở đóng tàu làm ăn hiệu quả, có lãi đã đầu tư mua trang thiết bị máy móc thay thế cho hình thức đóng tàu kiểu thủ công. Kinh nghiệm lâu năm cộng với thiết bị hỗ trợ hiện đại, các cơ sở có thể đóng được những con tàu cá cỡ lớn, nhiều tàu lên đến vài trăm CV”, anh Thường nói.

Nguy cơ mai một làng nghề

Trải qua nhiều năm, ngư trường gần bờ dần khan hiếm tôm cá nên số lượng tàu cá nhỏ đóng mới cũng ít dần đi. Cũng từ đó mà đơn hàng của các cơ sở đóng tàu Ninh Hải khan hiếm. Một số cơ sở không có khả năng duy trì hoạt động trong điều kiện sản xuất èo ọt đã giải thể. Từ 15 cơ sở nay chỉ còn 9.

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

18

Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hải cho biết: “Mỗi năm, doanh thu đóng tàu cỡ 10 tỷ đồng/cơ sở. Hiện chủ yếu sửa chữa chứ đóng mới rất ít. Bởi bây giờ hải sản gần bờ không còn, phải ra xa mới có mà đóng tàu lớn thì không đủ tiền. Số lượng tàu đóng hàng năm không được bao nhiêu, thu nhập không đủ đóng thuế nên các cơ sở giải nghệ”.

Để làng nghề đóng tàu nổi tiếng ở Khánh Hòa tồn tại cần có những phương án phù hợp

Nói thêm về những khó khăn của các cơ sở đóng tàu gỗ ở Ninh Hải, anh Nguyễn Quốc Việt (chủ xưởng đóng tàu Sáu Đông) cho rằng, nghề này vô cùng bấp bênh. Tàu đóng mới chủ yếu là của các hộ gia đình, bà con quen biết nên một năm chỉ đóng 2 – 3 chiếc.

Nguyên liệu gỗ đóng tàu cũng hiếm phải mua ở nước ngoài và chủ các cơ sở phải đi vào tới cảng ở Đồng Nai mua về. Bên cạnh đó, tàu đóng mới ít, công việc không ổn định nên các thợ lành nghề đều bỏ đi tìm kiếm việc làm khác. Ông Phong chia sẻ, để có thể duy trì được nghề đóng tàu gỗ truyền thống ở Ninh Hải cần phải có những phương án phù hợp, nếu không nghề này sẽ một đi không trở lại.

“Các cơ sở đóng tàu chủ yếu nằm bên con lạch nước rất cạn, nếu đóng tàu lớn rất khó di chuyển ra biển. Do đó, địa phương rất muốn quy hoạch một địa điểm lập làng nghề đóng tàu. Ngoài ra, các cơ sở muốn tiếp cận nguồn vốn theo Nghị định 67 để mở rộng kinh doanh nhưng thủ tục rất khó, không có ai hướng dẫn cả. Nếu giải quyết được các vấn đề này thì nghề đóng tàu gỗ ở Ninh Hải mới tồn tại”, ông Phong thông tin.

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

19

(Nông Nghiệp Việt Nam 25/10, Lê Khánh) đầu trang

DỊCH VỤ - HẬU CẦN

Phú Yên khắc phục khẩn cấp tình trạng sạt lở cửa biển Đà Diễn

Cửa biển Đà Diễn đang xâm thực và đe dọa đến kè Xóm Rớ cùng khu neo đậu tàu thuyền ở

cảng cá Đông Tác ở Phú Yên.

Cách đây 1 tuần, bãi đóng tàu lớn nhất của ngư dân tỉnh Phú Yên nằm ở sát cửa biển Đà Diễn đã bị triều

cường xóa sổ. Miếu thờ cá Ông theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển cách mép nước cả trăm mét

cũng bị triều cường xâm thực sát mép tường. Những lão ngư buộc phải làm một việc mà xưa nay chưa

từng có trong làng: cải táng mộ cá Ông để di chuyển nơi khác.

Cách Miếu thờ cá Ông khoảng 300m là cảng cá Đông Tác. Ngoài chức năng dịch vụ hậu cần nghề cá,

cảng còn là nơi neo đậu trú tránh bão cho 600 tàu thuyền ở địa phương và các vùng lân cận. Nhưng cửa

biển bị mở rộng, lượng cát bồi lấp nhiều hơn khiến cho việc neo đậu trú tránh bão gặp nhiều khó khăn.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã

chỉ đạo cho các đơn vị thi công kè Xóm Rớ, khẩn trương dùng phương tiện vận chuyển đất đá gia cố

những vị trí bị triều cường xâm thực, uy hiếp an toàn công trình; huy động tối đa nguồn nhân lực đẩy

nhanh tiến độ thi công kè Xóm Rớ giai đoạn 2. Trong những ngày qua, đã có đến hàng chục ngàn m3 đá

được vận chuyển để gia cố bờ kè.

Kiểm tra việc khắc phục sạt lở cửa biển Đà Diễn, lãnh đạo tỉnh Phú Yên yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị

thi công kè Xóm Rớ phải mở rộng diện tích gia cố bờ kè, hạn chế sự mở rộng tự nhiên ở cửa biển. Bởi

cửa biển Đà Diễn càng rộng, lượng cát bồi lấp vào cảng cá Đông Tác càng lớn thì không chỉ tàu thuyền

mất nơi neo đậu, mà cảng cá lớn nhất ở tỉnh Phú Yên cũng sẽ ngưng hoạt động. (Đài Truyền Hình Việt

Nam 24/10, Văn Giang – Huỳnh Danh) đầu trang

THỊ TRƢỜNG

Dân Việt ăn 120 tấn tôm hùm Canada mỗi năm

Năm 2016, tổng số tôm hùm nhập khẩu từ Canada lên tới gần 120 tấn. Trong khi đó, từ đầu năm 2017 đến nay, lượng tôm hùm nhập từ Canada về Việt Nam cũng lên tới gần 74 tấn.

Trao đổi với PV về việc tôm hùm nhập khẩu từ Canada đang được bàn tràn ngập tại Việt Nam

với giá khá rẻ, đại diện Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, nước ta đã cho phép nhập khẩu tôm

hùm từ Canada từ năm 2014. Tôm hùm nhập khẩu về Việt Nam luôn phải đảm bảo các điều

kiện về kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm định nhập khẩu mới được đem đi tiêu thụ. Có hai loại tôm hùm Canada được nhập khẩu là tôm hôm sống và tôm hùm đông lạnh.

Tôm hùm Canada sống có tên khoa học là Homarus Americanus. Để nhập khẩu vào Việt Nam, các lô hàng phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép. Trước khi xuất khẩu, các lô hàng đó đã được Cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu. Khi hàng về cửa khẩu, cơ quan thú y cửa khẩu tiến hành kiểm tra và nuôi cách ly kiểm dịch, nếu tôm khỏe mạnh thì mới được cấp giấy chứng nhận và đưa đi tiêu thụ.

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

20

Còn đối với tối với tôm hùm Canada đông lạnh, lô hàng khi xuất khẩu được Cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu. Về đến cửa khẩu ở Việt Nam phải được kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm, nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.

Cũng theo đại diện Cục Thú y, tôm hùm nhập khẩu từ Canada về Việt Nam tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2014, chúng ta mới chỉ nhập khẩu khoảng gần 3 tấn tôm hùm Canada loại sống. Thế nhưng, sang đến năm 2015, cùng loại tôm hùm sống này chúng ta nhập tới gần 9 tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 2014.

Ngoài ra, năm 2015, Việt Nam cũng nhập thêm hơn 23 tấn tôm hùm Canada đông lạnh. Nếu tính cả tôm hùm sống và đông lạnh, năm 2015, lượng tôm nhập từ thị trường này tăng gấp 11 lần so với năm 2015.

Sang đến năm, lượng tôm hùm nhập từ Canada về Việt Nam lên tới gần 120 tấn (gấp 4 lần năm 2015, gấp 40 lần năm 2014). Trong đó, tôm hùm sống nhập hơn 57 tấn, tôm hùm đông lạnh nhập gần 62 tấn.

“Chỉ riêng trong vòng 9 tháng đầu năm nay, lượng tôm hùm nhập khẩu từ Canada về cũng đã lên tới 74 tấn”, vị đại điện Cục Thú y cho hay.

Thực tế hiện nay, tôm hùm Canada đang đổ bộ thị trường Việt và bán với giá siêu rẻ so với tôm hùm trong nước. Đơn cử, loại tôm hùm đông lạnh trọng lượng từ 0,5-3kg/con hiện có giá bán chỉ ở mức 450.000-650.000 đồng/kg; tôm hùm sống trọng lượng từ 1-6kg cũng chỉ có giá từ 850.000 đến trên 1 triệu đồng/kg.

Đáng chú ý, loại tôm này đang được người tiêu dùng Việt cực kỳ ưa chuộng. Bởi ngoài thịt

ngon ngọt, chắc thịt thì tôm giá tôm hùm sống Canada đang rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí rẻ

bằng 1/3 giá tôm hùm trong nước. (Vietnamnet/ Bizlive 24/10) đầu trang

Tôm Đồng bằng Sông Cửu long tiếp đà tăng giá

Sau 2 tháng có phần giảm nhẹ do vào vụ thu hoạch cao điểm, từ đầu tháng 9 đến nay, cả tôm sú lẫn tôm

thẻ chân trắng tại khu vực ĐBSCL đều tăng giá trở lại.

Khan hiếm nguyên liệu

Do một số tỉnh có diện tích nuôi lớn như: Kiên Giang, Cà Mau hay Bạc Liêu phần lớn là nuôi tôm sú theo hình thức

quảng canh, quảng canh cải tiến, nên đến thời điểm hiện tại, nguồn tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh trên hầu như

còn rất ít.

Tại Cà Mau, tổng diện tích nuôi tôm thẻ công nghiệp từ đầu vụ đến nay chỉ mới 566 ha, còn tại Kiên Giang, trong số

113.000 ha nuôi tôm nước lợ, diện tích nuôi thâm canh chỉ chiếm 1,78%, khoảng 2.000 ha… Đây cũng chính là lý

do khiến nhiều thương lái, doanh nghiệp tập trung về Sóc Trăng để thu mua tôm, bởi diện tích nuôi tôm thẻ chân

trắng của Sóc Trăng vụ này lên đến gần 33.000 ha với hầu hết là nuôi thâm canh, bán thâm canh, năng suất và sản

lượng rất cao.

Theo ThS Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, từ đầu vụ đến nay, toàn tỉnh

thả nuôi trên 51.000 ha tôm; trong đó, diện tích tôm thẻ chân trắng chiếm 62,6% (khoảng 33.000 ha), còn lại là tôm

sú. Diện tích thu hoạch đến thời điểm hiện tại khoảng 27.000 ha, sản lượng trên 85.300 tấn. Như vậy, hiện số diện

tích còn tôm của tỉnh vào khoảng 18.000 ha; trong đó, tôm thẻ chân trắng khoảng 12.000 ha. Sản lượng tôm của

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

21

Sóc Trăng nhiều chủ yếu là nhờ diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn; năm nay, giá tôm khá tốt, nên phần lớn

người nuôi đều đạt lợi nhuận cao.

Nếu như giá tôm thẻ chân trắng cỡ 40 - 50 con/kg từ đầu tháng 9 đến nay chỉ tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so tháng 7 và

tháng 8 lên mức lần lượt là 156.000, 141.000 đồng/kg thì tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ lại có sự tăng mạnh hơn. Cụ

thể: Tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg từ mức 102.000 - 106.000 đồng/kg tăng lên 108.000 đồng/kg vào đầu tháng

9 và hiện đang ở mức 110.000 đồng/kg; còn tôm cỡ 70 - 80 con/kg tăng 4.000 đồng/kg lên mức 134.000 và

132.000 đồng/kg.

Nhu cầu thu mua lớn

Lý giải nguyên nhân lượng tôm nguyên liệu không thiếu hụt, nhưng giá tôm vẫn tiếp tục tăng, ông Hồ Quốc Lực,

Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho biết: “Hiện nay, lượng tôm cung ứng về các nhà

máy không nhiều, nhưng cũng không đến nỗi thấp. Tuy nhiên, sở dĩ giá tôm gần đây vẫn tiếp tục tăng thêm là do

chỉ còn 1 - 2 tháng nữa là kết thúc các hợp đồng giao hàng cho đối tác đã được ký kết trong năm; nên một số

doanh nghiệp buộc phải đẩy giá thu mua lên cao hơn để gom đủ số lượng và kịp thời gian chế biến, khiến giá tôm

trong khu vực bị đẩy lên theo”.

Cũng theo ông Lực, ở vụ tôm năm nay, nhìn chung Sóc Trăng là có sản lượng tôm tăng đáng kể nhờ diện tích nuôi

tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh lớn, còn các tỉnh khác trong khu vực tuy tăng nhưng không nhiều.

Còn về thị trường tiêu thụ, từ đầu năm đến nay chỉ tăng trưởng nhẹ, trong khi sản lượng tôm cung ứng vẫn ở mức

vừa phải, nên giá tôm trong nước vẫn giữ mức cao. Mặt khác, hiện cũng có một số doanh nghiệp ký được hợp

đồng bổ sung giao trong năm 2017 nên cũng tích cực mua hàng, góp phần giữ giá tôm tiếp tục đà tăng.

Tuy nhiên, vì sao chỉ có giá tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ là tăng nhiều từ đầu tháng 9 đến nay, còn các cỡ tôm khác

gần như không tăng? Về vấn đề này, ông Lực giải thích: “Tất cả đều do thị trường quyết định. Thường đối với tôm

thẻ chân trắng có 2 cỡ dễ bán nhất là cỡ 70 - 80 con/kg và 40 - 50 con/kg, còn tôm sú thì ngược lại, cỡ càng lớn

càng dễ tiêu thụ. Do đó, việc tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ hiện nay tăng giá mạnh cũng không có gì là khó hiểu. Vì

vậy, người nuôi tôm cần thường xuyên theo dõi giá cả thị trường để đưa ra quyết định cỡ tôm thu hoạch lúc nào là

có lợi nhất”.

Cũng còn có một nguyên nhân khác làm cho giá tôm gần đây tăng thêm chính là sự có mặt của các thương lái

Trung Quốc. Theo một lái tôm ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), những năm gần đây, vào những tháng cuối năm là

thời điểm thương lái Trung Quốc qua đặt hàng khá nhiều. Thường họ xuống tận đại lý thu mua chỉ để kiểm tra màu

sắc tôm, chứ không cần kiểm tra kháng sinh, sau đó hợp đồng với một số nhà máy trong tỉnh gia công lại để xuất

về nước.

Theo các chuyên gia, giá tôm tiếp tục tăng cao là điều đáng mừng, nhưng cũng đáng lo bởi điều này sẽ kích thích

các hộ tiếp tục thả nuôi trong khi điều kiện nguồn nước và thời tiết càng về cuối năm sẽ càng khó khăn hơn, nhất là

đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Từ cuối tháng 9, giá tôm hùm thương phẩm đã tăng 200.000 - 300.000 đồng/kg, nhưng người nuôi tôm hùm ở tỉnh

Phú Yên không có để bán. Hiện nay, giá tôm hùm bông lên đến 1,9 triệu đồng/kg, tăng 300.000 đồng/kg so đầu

năm; tôm hùm xanh trên 800.000 đồng/kg, tăng 200.000 đồng/kg. (Vinanet 24/10) đầu trang

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

22

CHẾ BIẾN

Thƣơng nhớ ruốc hàu

Tình cờ được một người đi du lịch về tặng cho một lọ ruốc hàu, cũng là lần đầu tiên ăn loại ruốc này. Ăn với xôi sáng, ăn cơm, cháo đều nêm ruốc hầu vào như hướng dẫn sử dụng, quả là … vị

đặc biệt.

Ruốc hàu vừa thanh mát, thơm lừng, rất vừa miệng và đầy thương nhớ. Cả gia đình chúng tôi bắt

đầu “truy lùng” địa chỉ của công ty theo địa chỉ website, tìm lời giới thiệu về loại ruốc “lạ” này. Chưa

thỏa mãn, chúng tôi bắt xe từ Thái Nguyên xuống tận Quảng Ninh để tìm vào lò sản xuất loại đặc sản

này.

Hàu - tinh hoa của biển

Chiếc xe 7 chỗ của gia đình đưa chúng tôi đến địa chỉ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thủy

sản Quảng Ninh, tại tổ 2, khu 4, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Trời thu xanh

ngát lẫn mầu của biển, gió heo may phe phảy từng đợt nhỏ, mở ra một không gian rộng lớn dễ chịu.

Hàu tươi ngon được thu mua tại cảng Vân Đồn.

Chúng tôi may mắn được chị Phạm Hiền, nữ giám đốc trẻ sinh năm 1982, thân thiện tiếp đón chu

đáo. Vì đoàn khách quý từ xa đến thăm viếng và thưởng thức sản phẩm của công ty nên chị không

muốn rời phút nào. Chúng tôi cũng may mắn vì thế được tìm hiểu khá cặn kẽ về nguyên liệu là

nguồn hải sản tươi rói, các công đoạn chế biến, được trò chuyện với trực tiếp với nhân viên chế

biến… cũng như những ý tưởng của việc thành lập công ty, đưa những tinh hoa của biển vào đời

sống ẩm thực của con người.

Bắt nguồn từ niềm đam mê với vùng đất Quảng Ninh, nơi có lợi thế môi trường tự nhiên thuận lợi để

phát triển nghề nuôi hàu thương phẩm. Đặc biệt vùng Vân Đồn nuôi được giống hàu Thái Bình

Dương thịt dày, ngọt, vỏ mỏng và cho năng xuất cao. Tuy nhiên, lượng hàu tại khu vực này chủ yếu

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

23

dưới dạng tươi sống, nên quá trình vận chuyển, chế biến, bảo quản đang còn khó khăn. Chị Hiền đã

học hỏi, nghiên cứu ra cách chế biển ra thực phẩm ăn liền như: ruốc hàu, ruốc bề bề, ruốc trai.

Cuối năm 2014, chị Hiền lập ra công ty để giải quyết được nguyên liệu cần thiết, cũng cấp sản phẩm

sạch khô có hàm lượng protein cao, mang giá trị dinh dưỡng nhất định cho trẻ em. Sản phẩm ruốc

hàu, ruốc cơ trai Thái Bình Dương của công ty đáp ứng được nhu cầu của thị trường từ khâu nuôi,

đến các bước sản xuất như: sơ chế nguyên liệu, cấp đông, xào, sấy khô, xé, đóng lọ, thanh trùng,

dán nhãn… đều tuân thủ theo yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Công nhân phải sử dụng

trang phục bảo hộ lao động, đeo tạp dề, khẩu trang khi làm việc. Khu vực nhà xưởng, nhà sàn, chân

tường, cống rãnh đều có bề mặt dễ cọ rửa và luôn khô ráo, dụng cụ, vật dụng sử dụng suốt quá trình

chế biến đều được làm sạch trước và sau khi sử dụng.

Chị Hiền đã chú trọng xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, mỗi một sản phẩm của công ty đều

ghi trang trọng bên dưới nhãn hiệu BAVABI.

Năm 2016, sản phẩm ruốc hàu, ruốc trai Thái Bình Dương của nữ doanh nhân Hiền được chứng

nhận OCOP 5 sao; đơn vị khởi nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh; bằng khen của tỉnh Quảng

Ninh về việc đạt thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện đề án “Tỉnh Quảng Ninh mỗi xã, mỗi

phường, một sản phẩm”.

Quà từ mẹ thiên nhiên

Quả thực là đầy háo hức với sự khám phá món quà từ biển cả của mẹ thiên nhiên, lâu nay chúng tôi

chỉ quen với thịt rừng. Nhấm nháp hương vị của biển thật sự tươi, thật sự tinh sạch như chuyển

chúng tôi sang một trang mới của ẩm thực cuộc sống.

Sản phẩm ruốc hàu, ruốc trai thành phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm.

Page 24: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

24

Không chỉ được tìm hiểu kỹ về hầu và món ruốc hầu, có rất nhiều sản phẩm khác của công ty được

chị Hiền giới thiệu cho chúng tôi những sản vật khác như Cá, tôm, sò, mực… được chia ra thành

từng nhóm: loại ăn liền, loại đã chế biến, loại tươi sống và loại đã làm khô.

Mang trong mình sứ mệnh giữ nguyên vẹn nét tinh hoa ẩm thực vùng biển, cùng với đó là giá trị cốt

lõi. Mỗi một sản phẩm của BAVABI đều được chọn lọc từ các nguồn đặc sản của vùng biển Bái Tử

Long (Vân Đồn). Được nghiên cứu kỹ lưỡng – sáng tạo khéo léo, đưa các hương vị truyền thống của

Việt Nam vào sản phẩm để vẫn giữ được những giá trị quý từ nguyên liệu bằng việc giám sát chặt

chẽ trong từng công đoạn sản xuất, để sản phẩm “tinh hoa ẩm thực biển” được đến tay người tiêu

dùng một cách an toàn, bổ dưỡng.

Chia tay gia đình công ty thực phẩm nổi tiếng này, chúng tôi không quên mua những món quà là sản

phẩm từ biển cả để tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Đặc biệt món ruốc hàu. Chúng tôi chỉ ao

ước thùng xe có nhiều chỗ hơn để mang những món quà thương nhớ này lên đường trở về quê đến

được nhiều hơn đối với những người mà chúng tôi yêu quý. (Gia Đình Và Pháp Luật 24/10, Lê Anh)

đầu trang

MÔI TRƢỜNG

Cá lồng chết bất thƣờng ở Lăng Cô: Yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc bảo vệ môi trƣờng

Sở Tài nguyên & Môi trƣờng (TN&MT) tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản gửi Ban Quản lý

Dự án hầm đƣờng bộ Hải Vân về việc tăng cƣờng thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng.

Liên quan đến sự việc cá nuôi lồng chết bất thường trong nhiều ngày mà chưa rõ nguyên nhân tại cửa

đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, đơn

vị này vừa có văn bản gửi Ban Quản lý Dự án hầm đường bộ Hải Vân về việc tăng cường thực hiện các

quy định về bảo vệ môi trường tại Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân.

Trao đổi với PV, ông Lê Bá Phúc, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Qua

kiểm tra các công trình, dự án có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước tại đầm Lăng Cô, có hoạt

động của Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân. Vì thế, Sở TN&MT tỉnh cũng yêu cầu Ban Quản lý

Dự án hầm đường bộ Hải Vân thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình

thi công đã cam kết; Đảm bảo chất thải phát sinh được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định trước khi

thải vào nguồn tiếp nhận.

Page 25: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

25

Cá chết bất thường khiến người dân lo lắng.

Được biết, trước đó Ban Quản lý Dự án hầm đường bộ Hải Vân có gửi kết quả báo cáo quan trắc chất

lượng môi trường trong quá trình thi công của dự án về Sở TN&MT tỉnh, tuy nhiên quá trình quan trắc

này chưa có sự giám sát của của cơ quan quản lý Nhà nước. Sở TN&MT đã yêu cầu Ban Quản lý Dự

án hầm đường bộ Hải Vân thực hiện đúng quy định về giám sát hoạt động quan trắc môi trường định

kỳ đã được sở này hướng dẫn.

Để đảm bảo môi trường tại đầm nước Lăng Cô, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã đề xuất

UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh thực hiện việc giám sát các công trình

đang thi công trên địa bàn khu kinh tế có nguồn thải ảnh hưởng đến chất lượng nước đầm Lăng Cô.

Bênh cạnh đó yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp xử lý chất thải nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về môi trường, tránh để chất thải chưa qua xử lý thải vào nguồn nước trong đầm Lăng

Cô.

Page 26: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

26

Kết quả kiểm tra nước cho thấy độ pH trong nước cao hơn bình thường.

Như ANTT đã đưa tin, kể từ đầu tháng 10, nhiều hộ nuôi cá lồng ở khu vực cửa biển đầm Lập An, thị

trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế đứng ngồi không yên khi ngày nào cũng thấy cá

nuôi bỏ ăn, rồi chết dần. Theo tìm hiểu, cá chết ở đây là các loại cá có giá trị thương phẩm cao như: cá

bớp, cá vẩu, cá hồng đỏ có giá bán từ 170.000 – 180.000 đồng/kg.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tiến

hành khảo sát, đo nhanh và lấy mẫu nước ở khu vực nuôi cá lồng của các hộ dân về tiến hành

phân tích tìm hiểu nguyên nhân. Khi tiến hành phân tích mẫu nước lấy tại khu vực cá nuôi lồng

chết bất thường trên vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), cơ quan chức năng đã phát hiện nước ở

khu vực này có độ pH cao hơn bình thường. (An Ninh Tiền Tệ & Truyền Thông 25/10, Đình

Tuấn) đầu trang

Cà Mau chủ động ứng phó thời tiết xấu trên biển

Công tác phòng chống thiên tai, ứng phó thời tiết xấu trên biển đang được ngành chức năng ven

biển của tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt.

Tại cửa biển Đá Bạc, xã Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có hàng trăm phương

tiện đánh bắt hải sản, chủ yếu có công suất nhỏ, không đủ điều kiện ra khơi khi có mưa to

gió lớn. Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường trong những ngày qua, được sự vận

động, tuyên truyền của đồn biên phòng đóng trên địa bàn và chính quyền địa phương, phần

lớn phương tiện công suất nhỏ ở đây đều neo đậu, tạm ngừng đánh bắt để đảm bảo an toàn.

Tại tỉnh Cà Mau từ đầu năm đến nay, thiên tai, thời tiết xấu trên biển đã làm chìm 28

phương tiện đánh bắt hải sản, hư hỏng 6 phương tiện, làm 18 người chết, 17 người rơi xuống

Page 27: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

27

biển mất tích và 9 người bị thương. Tỉnh Cà Mau hiện có gần 5.000 phương tiện đánh bắt

hải sản. Để việc ra khơi đánh bắt cuối năm được an toàn, hiệu quả, bên cạnh vai trò của

ngành chức năng, chính quyền địa phương, mỗi ngư dân cần nâng cao nhận thức, chủ động

phòng tránh thiên tai.

Trong thời gian gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp. Theo ngành chức năng, mùa mưa bão

năm 2017 đang vào thời kỳ cao điểm. Thời tiết trong thời gian tới được dự báo diễn ra phức

tạp hơn và bất ngờ. Các hoạt động ứng phó thời tiết xấu trên biển nhằm hạn chế thấp nhất số người tử vong, mất tích và phương tiện bị chìm khi ra khơi đánh bắt hải sản. (Đài Truyền

Hình Việt Nam 24/10) đầu trang

Bình Định: Khu chế biến thủy sản tập trung gây ảnh hƣởng môi trƣờng

Nhiều người dân ở thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, phản ảnh:

Khoảng 4, 5 năm trở lại đây, hàng chục hộ gia đình ở gần Khu chế biến thủy sản tập trung Tam Quan Bắc (thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc) phải “sống chung” với mùi hôi thối rất khó

chịu.

Theo các hộ dân, vào thời điểm các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản hoạt động hết công suất hoặc hoạt động liên

tục thì mùi hôi tanh, xú uế bốc ra càng nồng nặc, theo gió phát tán vào không khí, bay thẳng vào nhà các hộ dân.

Một số cơ sở để nước thải chảy tràn ra ngoài, tù đọng ven đường, gây

ảnh hưởng môi trường.

Nhất là vào những ngày nắng nóng, mùi hôi thối của các loại xác mắm, ruột cá và xác cá, mực phơi khô khiến

người dân cảm thấy đau đầu, khó thở.

Page 28: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

28

Bên cạnh đó, dù Khu chế biến thủy sản tập trung Tam Quan Bắc đã được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước

thải khá bài bản nhưng trong quá trình hoạt động, một số cơ sở chưa thực hiện tốt khâu xử lý nước thải, để nước

chảy tràn ra bên ngoài.

Trong đó, các cơ sở sản xuất, chế biến đá cây thường để nước từ bên trong xưởng chảy tràn ra các tuyến đường

nội bộ, khiến nước tù đọng thành từng vũng ven đường, gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, các xe đông lạnh khi vào khu chế biến thủy sản tập trung nhập và nhận hàng cũng để nước chảy ra

đường khiến nhiều tuyến đường nội bộ đã nhếch nhác lại nhanh hư hỏng, xuống cấp.

Bà Lê Thị Trúc (thôn Thiện Chánh 1) than thở: “Bà con ở đây phần lớn là dân biển nhưng cũng đều không chịu nổi

xú uế do cơ sở chế biến thủy sản thải ra. Người dân mong chính quyền địa phương và các ngành liên quan sớm có

biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm không khí và nước thải chảy ra đường”.

Ông Mai Văn Ý (cán bộ địa chính - xây dựng - nông nghiệp - môi trường) xã Tam Quan Bắc cho biết, một số cơ sở

xả thải ra ngoài, gây ảnh hưởng môi trường đã bị kiểm tra, xử lý và đề nghị khắc phục. Còn việc bốc mùi hôi trong

quá trình các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản là không thể tránh khỏi, dù địa phương và ngành chức năng đã có

nhiều nỗ lực trong việc khắc phục, hạn chế.

Theo ông Nguyễn Thành Hậu - Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý cụm công nghiệp huyện Hoài Nhơn, để hạn

chế đến mức thấp nhất mùi hôi, Ban quản lý chỉ cho phép các cơ sở phơi, sấy mực bên trong khu chế biến.

Còn việc mổ, xẻ, rửa mực phải thực hiện ở nơi khác. Đối với các loại nước thải, Ban quản lý yêu cầu các cơ sở

phải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu chế biến, sau đó thực hiện xử lý theo đúng quy trình kỹ

thuật.

“Dù ngành chức năng và các cơ sở có nhiều cố gắng trong việc khắc phục mùi hôi, nhưng do Khu chế biến thủy

sản tập trung Tam Quan Bắc nằm quá gần khu dân cư (chỉ cách một con đường rộng khoảng 5m) nên quá trình

hoạt động không thể không ảnh hưởng đến các hộ dân ở xung quanh.

Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất đá cây chưa thực hiện tốt việc thu gom, xử lý nước mặt nên còn tình trạng nước

chảy tràn ra đường, gây ảnh hưởng mỹ quan và môi trường.

Tới đây, Ban quản lý cụm công nghiệp huyện sẽ phối hợp với UBND xã Tam Quan Bắc tăng cường kiểm tra, nhắc

nhở và xử lý kiên quyết các cơ sở để nước thải chảy tràn ra bên ngoài”- ông Hậu cho biết.

Khu chế biến thủy sản tập trung Tam Quan Bắc rộng hơn 5ha, trong đó, diện

tích cho thuê mặt bằng gần 4ha, còn lại là diện tích đƣờng giao thông và một số

công trình hạ tầng khác. Khu chế biến đi vào hoạt động từ năm 2012, hiện có 17

cơ sở đang kinh doanh, sản xuất tại đây.

(Pháp Luật + 25/10, D.Linh) đầu trang

XÃ HỘI

Ninh Thuận: Nam thanh niên chết bất thƣờng dƣới biển, chân bị buộc vào bê tông

Nhiều người dân thăm cảng cá Mỹ Tân, Ninh Thuận bất ngờ phát hiện thi thể nam thanh niên bị

buộc vào bê tông.

Page 29: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

29

Theo báo Pháp luật TP. HCM, tối 24/10, CQĐT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, đơn vị này đang trưng cầu giám định

pháp y, lấy lời khai những người liên quan để điều tra nguyên nhân cái chết của anh thanh niên 17 tuổi, trú xã Thanh Hải,

huyện Ninh Hải.

Trước đó vào sáng cùng ngày, nhiều người dân khi thăm tàu đang neo ở cảng cá Mỹ Tân, huyện Ninh Hải bất ngờ tá hỏa

phát hiện một thi thể nam thanh niên với nhiều sự bất thường. Sự việc sau đó được người dân trú tại địa phương trình

báo lên cơ quan công an.

Cũng theo Zing.vn, công an tỉnh Ninh Thuận cùng cơ quan pháp y đã nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường,

khám nghiệm tử thi, xác định danh tính nạn nhân là Nguyễn Khải (17 tuổi - là ngư dân), trú xã Thanh Hải, huyện Ninh

Hải.

Tại hiện trường, thi thể nạn nhân được tìm thấy trong trạng thái chân bị cột vào 1 khối bê tông chìm dưới nước biển, thủy

triều hạ mới nổi lên.

Theo tài liệu điều tra cho biết, trước đó vào chiều 22/10, anh Khải đã ngồi nhậu với 1 nhóm bạn và sau đó không trở về nhà. Khi người nhà đi tìm thì được thông báo về sự việc trên. (Giao

Thông 25/10, H.Nam) đầu trang

Quảng Ninh: TP Hạ Long đối thoại với ngƣ dân Chiều 24/10, tại phường Hồng Hà (TP Hạ Long), TP Hạ Long đã đối thoại với 19 hộ ngư dân neo đậu tại khu vực

bến cá Cột 5, phường Hồng Hà, nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tìm hướng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, cải

thiện đời sống cho các hộ ngư dân.

TP Hạ Long đối thoại với ngư dân.

19 hộ ngư dân tham gia đối thoại bao gồm: 14 hộ có hộ khẩu thường trú tại phường Hồng Hà, 5 hộ thường trú tại

phường Hà Phong.

Trong đó, một số hộ thuộc đối tượng trong Đề án di chuyển nhà bè trên Vịnh Hạ Long lên đất liền của TP Hạ Long triển

khai 3 năm trước đây, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên đến thời điểm này chưa được bố trí nhà tái định cư theo quy

định; một số hộ mới đến sinh sống trên biển sau Đề án.

Page 30: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 25... · 2017-10-25 · đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Cục

30

Đại diện ngư dân phát biểu tại buổi đối thoại.

Qua đối thoại cho thấy, nhiều hộ ngư dân hiện chưa có nhà trên đất liền, thường xuyên sinh sống trên biển, trình độ dân

trí không đồng đều, điều kiện kinh tế khó khăn.

Kết luận tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND TP Hạ Long Phạm Hồng Hà khẳng định: UBND TP Hạ Long tạo điều kiện tối

đa, đảm bảo 100% các hộ ngư dân có nhà ở trên đất liền. Thành phố sẽ cấp đất, nhà, hỗ trợ ngư dân mua nhà trả góp

hoặc thuê nhà, tùy vào điều kiện cụ thể.

Các hộ ngư dân đồng tình với kết luận của Chủ tịch UBND TP Hạ Long

Chủ tịch UBND TP Hạ Long giao các phường Hồng Hà, Hà Phong rà soát, xác định nguồn gốc, quá trình sinh sống và

hoàn cảnh của các hộ ngư dân, báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/10 để sớm ra quyết định cụ thể cho từng tr ường

hợp.

Giao Phòng GD&ĐT tạo điều kiện cho con em ngư dân được đến trường, kể cả khi các em chưa có đủ giấy tờ cần thiết;

nghiên cứu phương án miễn học phí cho con em ngư dân học THCS.

Đối với các hộ ngư dân, thành phố khuyến khích làm việc trên biển cũng như tìm kiếm cơ hội

việc làm trên đất liền, song phải theo quy định của Nhà nước, của tỉnh. (Báo Quảng Ninh 24/10, Việt Hoa) đầu trang./.