bao cao so ket 1 nam thuc hien

22
Y BAN NHÂN DÂN CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHHCHÍ MINH Độc lp - Tdo - Hnh phúc S: 82 /BC-UBND Thành phHChí Minh, ngày 06 tháng 6 năm 2012 BÁO CÁO SƠ KẾT Kết quthc hin Chương trình htrchuyn dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phnăm 2011 và nhim vnăm 2012 Thc hin NghQuyết Đại hi Đảng bthành phkhóa IX và Chương trình hành động s11-CTr/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành y vChương trình htrchuyn dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phgiai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình htrchuyn dch cơ cấu kinh tế), y ban nhân dân thành phđã ban hành kế hoch thc hin Nghquyết Đại hi Đảng bthành phln thIX vChương trình hỗ trchuyn dịch cơ cấu kinh tế kèm theo Quyết định s24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011; qua 1 năm triển khai, y ban nhân dân thành phbáo cáo kết quthc hiện năm 2011 và đề ra phương hướng thc hiện năm 2012 như sau: I. CÔNG TÁC TRIN KHAI THC HIN 1. Vtchc: y ban nhân dân thành phquyết định thành lp Ban Chđạo, Tgiúp vic thc hiện Chương trình htrchuyn dịch cơ cấu kinh tế, trong đó quy định cthquy chế làm vic ca Ban chđạo, Tgiúp việc và các quy định chế độ báo cáo, khen thưởng trong quá trình trin khai thc hin. 2. Triển khai các chương trình, kế hoch, quy hoch, chính sách: a) Nhm trin khai có hiu quChương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, y ban nhân dân thành phđã tập trung chđạo các S, ngành, y ban nhân dân các qun huyn ban hành Kế hoch thc hin chương trình phù hp với tình hình đặc thù ca từng lĩnh vực, từng địa phương. Tính đến nay, các Sban ngành và y ban nhân dân các qun huyện đều đã xây dựng và ban hành Kế hoch thc hin Chương trình hỗ trchuyn dịch cơ cấu kinh tế. b) Thành phđã khẩn trương xây dựng và ban hành các chương trình, đề án phát triển các ngành và lĩnh vực trên địa bàn, làm cơ sở để trin khai các nhim vcthnhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyn dịch cơ cấu kinh tế thành phtrong tng ngành, từng lĩnh vực theo hướng dch v- công nghip - nông nghip. Các chương trình cth: Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phgiai đoạn 2011 - 2015; Chương trình mc tiêu quc gia vxây dng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Chương trình phát trin, kiểm soát động vt hoang dã trên địa bàn thành phgiai đon 2011 - 2015; Chương trình phát triển hoa - cây kiểng trên địa bàn thành phgiai đon

Upload: petit8782

Post on 27-Dec-2015

14 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 82 /BC-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 6 năm 2012

BÁO CÁO SƠ KẾT

Kết quả thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2011

và nhiệm vụ năm 2012

Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khóa IX và Chương trình

hành động số 11-CTr/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy về Chương

trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế

thành phố giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế),

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

kèm theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011; qua 1

năm triển khai, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả thực hiện năm 2011 và

đề ra phương hướng thực hiện năm 2012 như sau:

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Về tổ chức:

Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc

thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó quy định cụ thể

quy chế làm việc của Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc và các quy định chế độ báo cáo,

khen thưởng trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Triển khai các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, chính sách:

a) Nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Ủy

ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các

quận huyện ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với tình hình đặc

thù của từng lĩnh vực, từng địa phương. Tính đến nay, các Sở ban ngành và Ủy ban

nhân dân các quận huyện đều đã xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện

Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

b) Thành phố đã khẩn trương xây dựng và ban hành các chương trình, đề án

phát triển các ngành và lĩnh vực trên địa bàn, làm cơ sở để triển khai các nhiệm vụ

cụ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố trong

từng ngành, từng lĩnh vực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Các

chương trình cụ thể: Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng

nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015; Chương trình

mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Chương trình

phát triển, kiểm soát động vật hoang dã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 -

2015; Chương trình phát triển hoa - cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn

2

2011 - 2015; Chương trình phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn

2011 - 2015; Chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn

2011 - 2015; Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố giai

đoạn 2011 - 2015; Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao

giai đoạn 2011 - 2015; Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu

nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015,

Chương trình Năng lượng xanh…

c) Thành phố đã chủ động sửa đổi, bổ sung và ban hành mới Chương trình

kích cầu thông qua đầu tư nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn và Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX; góp phần khuyến khích các doanh nghiệp vay

vốn đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất theo chiều sâu; ưu tiên các lĩnh vực mũi

nhọn, sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến, sản xuất các sản phẩm có hàm

lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong

lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa.

d) Công tác quản lý, bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường cũng được tập

trung triển khai. Đã thực hiện di dời, tái bố trí các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi

trường ra các khu công nghiệp và vùng phụ cận. Tiếp tục triển khai quy hoạch tổng

thể tài nguyên nước thành phố đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và quy

hoạch tổng thể quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn; kiểm soát và hỗ trợ triển

khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp trên

địa bàn; phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước,...

nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng bền

vững.

đ) Thành phố đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đầu tư phát triển nguồn

nhân lực có trình độ, có tay nghề, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn 2011 - 2015, thành phố đã giao Viện

nghiên cứu phát triển phụ trách Chương trình hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, thành phố cũng giao Hiệp hội

doanh nghiệp thành phố và Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) phối

hợp Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) trực tiếp mở các lớp

đào tạo cho các doanh nghiệp trên địa bàn với hình thức nhà nước hỗ trợ một phần

và doanh nghiệp đóng góp một phần; thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức hội nhập… cho

doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh

nghiệp và từng sản phẩm.

3. Công tác chỉ đạo, điều hành:

Lãnh đạo thành phố tổ chức làm việc với từng Sở, ngành được giao nhiệm

vụ chủ trì các chương trình, đề án nhằm rà soát, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các

nhiệm vụ được giao, giải quyết các khó khăn vướng mắc, kịp thời điều chỉnh các

chương trình, đề án phù hợp với tình hình thực tế và lĩnh vực chuyên môn của từng

đơn vị. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 18 văn bản

chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3

Định kỳ hàng Quý, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình tổ chức họp đánh

giá tình hình thực hiện và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ,

nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, đề án cụ thể, tham mưu các chính

sách mới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình

tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỤC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Đánh giá kết quả tổng quan:

Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đã góp phần

tích cực, quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố. Trong năm 2011,

nội địa thành phố

), tăng 10,3% so năm 2010, cao hơn 1,75 lần so với mức tăng trưởng GDP

của cả nước (5,89%). Mặc dù chưa đạt chỉ tiêu đề ra theo Quyết định số

24/2011/QĐ-UBND (tăng bình quân hàng năm 12%) nhưng đây là mức tăng hợp

lý trong tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới và cả nước.

Bên cạnh đó, Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố

đã góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng tích

cực, đúng theo định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX đề

ra. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng, giá trị tăng

thêm các ngành thương mại, dịch vụ; giảm dần các ngành nông - lâm - ngư nghiệp

để dần đưa thành phố trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ, công nghiệp công

nghệ cao của cả nước. Bên cạnh đó, nội bộ các ngành kinh tế cũng đã có sự chuyển

dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị

gia tăng cao, hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao; giảm các ngành nghề thâm dụng

lao động, gây ô nhiễm môi trường, dần hình thành các loại hình dịch vụ chất lượng

cao. Cụ thể:

- Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ , tăng 10,7%; tập trung

phát triển vào 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố, từng bước hình thành

các trung tâm về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải

trí… Khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP trên địa bàn

thành phố và có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP (năm 2011 chiếm

54,3%, năm 2010 chiếm 53,6%).

- ng,

tăng 9,9% 44,6% GDP; tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm

lượng khoa học và công nghệ cao, năng suất lao động cao, hàm lượng giá trị gia

tăng lớn, các ngành công nghệ sinh học và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông

thôn; trong đó tỷ trọng bốn ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo; điện tử -

công nghệ thông tin; hóa chất - cao su, nhựa; chế biến tinh lương thực, thực phẩm)

chiếm đến 55,9%.

- , tăng 6%

1,1% GDP. Trong nội bộ từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cũng có

sự chuyển đổi cơ cấu theo hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị

gia tăng cao.

4

Bảng so sánh tỷ trọng của các ngành trong GDP của thành phố

2010 2011 Kế hoạch 2015

Dịch vụ 53,6 % 54,3 % 57 %

Công nghiệp và xây dựng 45,3 % 44,6 % 42 %

Nông nghiệp 1,1 % 1,1 % 1 %

Cơ cấu đóng góp của các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự chuyển

dịch đáng kể theo hướng có sự phát triển mạnh và đóng góp ngày càng tăng của

thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài. Cụ thể, tỷ trọng trong GDP của thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã tăng

từ 49,5% năm 2010 lên 51,4% năm 2011; của thành phần kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài tăng từ 23,2% năm 2010 lên 23,8% năm 2011; trong khi đó tỷ trọng

trong GDP của thành phần kinh tế nhà nước đã giảm từ 27,3% năm 2010 xuống

còn 24,8% năm 2011, chỉ còn nắm giữ chi phối ở những ngành, lĩnh vực quan

trọng của nền kinh tế. Điều này là phù hợp với chủ trương, định hướng của thành

phố trong thời gian qua là tập trung đẩy mạnh sự phát triển của thành phần kinh tế

tư nhân nhằm phát huy được tiềm năng và nguồn vốn trong dân và tăng thu hút

nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế thành phố, đẩy mạnh xã hội

hóa đầu tư.

2. Đánh giá kết quả công tác chỉ đạo và thực hiện chỉ đạo, triển khai các

chương trình, đề án:

Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố theo Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX nên lãnh đạo thành phố đã tập trung

chỉ đạo, tạo tiền đề cho kinh tế thành phố phát triển đúng định hướng trong các

năm tiếp theo. Ủy ban nhân dân thành phố tiến hành rà soát các công việc, giải

pháp đã triển khai, tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, sâu sát đối với từng cơ

quan, đơn vị và bước đầu đã phát huy hiệu quả. Tất cả các Sở ngành, quận huyện

đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phù hợp với lĩnh vực, địa bàn phụ

trách; quan tâm, đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, chương trình được ban

hành kèm theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND.

Trong năm 2011, đã xây dựng và triển khai thực hiện 27/72 đề án, chương

trình; các đề án, chương trình còn lại sẽ tiếp tục được tập trung triển khai trong

năm 2012 và các năm tiếp theo (theo phụ lục đính kèm). Nhìn chung, tiến độ triển

khai các chương trình còn chậm so với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố,

chưa xây dựng được các chính sách mới, thật sự đột phá, tạo động lực thúc đẩy quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.

3. Đánh giá kết quả đạt được trên từng lĩnh vực cụ thể:

2.1. Ngành dịch vụ:

Là ngành có tốc độ tăng GDP cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ

cấu kinh tế thành phố. Các ngành dịch vụ chủ yếu như du lịch, vận tải - dịch vụ -

cảng - kho bãi, bưu chính - viễn thông có sự tăng trưởng mạnh, từng bước trở

thành trung tâm dịch vụ của khu vực và cả nước.

5

a) Lĩnh vực tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm

Nhìn chung, sự phát triển đa dạng hóa về loại hình tổ chức tín dụng với các

hình thức sở hữu khác nhau trên địa bàn thành phố đã tạo ra môi trường hoạt động

cạnh tranh và thúc đẩy phát triển, đảm bảo cho khách hàng, doanh nghiệp thuộc

mọi thành phần kinh tế tiếp cận được các dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Trong năm

2011, thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước về việc

thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, hoạt động huy động vốn của các

tổ chức tín dụng đã giảm chậm và dần ổn định, dẫn đến việc ổn định lãi suất cho

vay; cùng với việc điều chỉnh giá linh hoạt từ Ngân hàng Nhà nước nên giá ngoại

tệ cũng được ổn định.

Tổng vốn huy động cả năm đạt 886.900 tỷ đồng, tăng 10%. Trong đó tiền

gửi VNĐ chiếm 75,3%. Tổng dư nợ tín dụng đạt 753.800 tỷ đồng, tăng 6,3%, đạt

chỉ tiêu của Nghị quyết 11/NQ-CP đã đề ra là kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng

trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%. Tỷ lệ nợ xấu 5,21%.

Do tác động của tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường chứng

khoán trên địa bàn thành phố có dấu hiệu chững lại so với năm 2010. Giá trị thị

trường của các chứng khoán niêm yết đạt 480.400 tỷ đồng, giảm 19,1% so đầu năm.

Chỉ số VN-index cuối năm 2011 đạt 364,48 điểm, giảm 24,8% so đầu năm, tương ứng

giảm 120,18 điểm. Giá trị giao dịch đạt 200.400 tỷ đồng, giảm 43,8% so cùng kỳ.

Chương trình kích cầu thông qua đầu tư được đẩy mạnh đã góp phần

khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất;

đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao theo đúng

định hướng của Ủy ban nhân dân thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục

ban hành Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND về Quy định thực hiện các dự án đầu

tư trong nước thuộc Chương trình kích cầu trên địa bàn thành phố để điều chỉnh

các quy định của Chương trình cho phù hợp với tình hình thực tế, trong đó bổ sung

nhiều ngành nghề mũi nhọn của thành phố có hàm lượng khoa học công nghệ, giá

trị gia tăng cao được hỗ trợ lãi vay kích cầu; hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các

Sở ngành. Kết quả trong năm 2011 đã hỗ trợ lãi vay cho 27 dự án mới với số vốn

được hỗ trợ lãi vay là 1.391 tỷ đồng.

b) Lĩnh vực thương mại

Năm 2011, cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố đã có sự

chuyển biến theo hướng tích cực, hiện đại; nhiều trung tâm thương mại hiện đại

được đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân cả

về số lượng mặt hàng lẫn chủng loại, chất lượng và các dịch vụ tiện ích; hệ thống

chợ đầu mối bán buôn của thành phố đã dần được hoàn thiện và đi vào hoạt động

ổn định, góp phần phát triển thành phố thành một đầu mối giao lưu thương mại của

cả nước và khu vực. , ả

2010.

Hệ thống kênh phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố từng

bước được củng cố, phát triển. Hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị, trung

tâm thương mại được chấn chỉnh theo quy chế siêu thị, trung tâm thương mại do

Bộ Công Thương ban hành nhằm tạo điều kiện để thương nhân hoạt động đúng

hướng, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng trong hệ thống bán lẻ.

6

Thành phố đã xây dựng, triển khai kế hoạch lộ trình giải tỏa dứt điểm các điểm

khu vực mua bán tự phát trên địa bàn. Đã tiến hành kiểm tra, khảo sát công tác

quản lý và an toàn vệ sinh thực phẩm tại 92 chợ; tập huấn và cấp giấy chứng nhận

cho 1.410 tiểu thương của 40 chợ. Chương trình tập huấn kỹ năng bán hàng đã tạo

được sức lan tỏa đến rộng rãi tiểu thương tại các chợ trên địa bàn, đặc biệt là lan

tỏa rất lớn đến các chợ thuộc các quận huyện ngoại thành và vùng ven.

Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển hệ thống thương mại điện tử giai đoạn

(2011 - 2015), chủ yếu tập trung vào nhóm giải pháp tuyên truyền, bồi dưỡng kiến

thức, nghiệp vụ về thương mại điện tử với mục tiêu tạo phong trào mạnh mẽ trong

doanh nghiệp và người tiêu dùng về sử dụng thương mại điện tử. Điểm mới trong

năm 2011 của Chương trình là mở rộng thông tin, tuyên truyền thương mại điện tử

trên truyền hình; biên tập, cập nhật thông tin xuất nhập khẩu và danh sách doanh

nghiệp xuất khẩu thành phố lên cổng VNEX của Bộ Công Thương,… điều này sẽ

góp phần đem lại hiệu quả thiết thực hơn cho doanh nghiệp.

Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều tiến bộ; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt

mức tăng trưởng cao. ạt 26.868,4

t . Loại trừ dầu thô kim ngạch xuất

khẩu hàng hóa còn lại là 19.606,8 triệu USD tăng 11,4%.

. Tiếp tục thực hiện

Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, tiếp tục thực hiện các giải pháp

chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị

trường có sức mua lớn nhưng hiện nay kim ngạch nhỏ, tỷ trọng thấp; tăng kim

ngạch xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh; hỗ

trợ doanh nghiệp tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, nhiều tiềm năng

nhằm đa dạng cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để hạn chế các rủi

ro biến động thị trường.

Tiếp tục thực hiện các Chương trình bình ổn thị trường: Chương trình bình

ổn các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm thiết yếu; Chương trình bình ổn mùa tựu

trường; Chương trình bình ổn thị trường hàng dược phẩm thiết yếu; Chương trình

bình ổn thị trường mặt hàng sữa. Các chương trình bình ổn thị trường thành phố đã

đạt được mục tiêu đề ra và nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của người tiêu

dùng, với lượng hàng hoá tham gia cung ứng dồi dào, phong phú, tạo hiệu ứng lan

toả, dẫn dắt thị trường, chất lượng đảm bảo và giá cả bán theo đúng giá đã đăng ký,

mạng lưới phân phối rộng khắp, chương trình đã góp phần ổn định giá cả, kiềm

chế lạm phát đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 của thành phố

chỉ ở mức 15,86% so với bình quân cả nước là 18,58%.

c) Lĩnh vực dịch vụ vận tải, kho bãi

Trong năm 2011, thành phố đã triển khai thí điểm sử dụng xe buýt chạy

bằng nhiên liệu sạch CNG, góp phần hạn chế khí thải độc hại trong quá trình hoạt

động, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, chi phí vận hành thấp hơn xe buýt

chạy bằng nhiên liệu diesel khoảng 30%; hoàn thành 92 công trình giao thông,

trong đó có nhiều công trình trọng điểm, có quy mô lớn như Đường hầm sông Sài

Gòn, Đại lộ Võ Văn Kiệt, …; đồng thời tập trung triển khai Dự án mở rộng Xa lộ

Hà Nội, Cầu Sài Gòn 2, tuyến Metro số 1 Bến thành - Suối Tiên…, góp phần cải

thiện hạ tầng giao thông, đa dạng hóa phương tiện giao thông công cộng, cải thiện

đáng kể trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

7

Thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sau: Dự án nạo vét luống

Soài Rạp giai đoạn 2; Dự án khu cảng hạ lưu Hiệp Phước; Dự án Khu công nghiệp

Hiệp Phước giai đoạn 3; Dự án khu đô thị Hiệp Phước; Dự án khu tái định cư Hiệp

Phước 1 và 2; cùng với Chương trình di dời hệ thống cảng ra khỏi nội thành để

hình thành “Khu đô thị cảng Hiệp Phước”, nhằm gia tăng công suất vận tải bằng

đường biển. Đang nghiên cứu đề án thành lập Trung tâm Logistics với mục tiêu

giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí cho hàng xuất khẩu, tổ chức hàng hóa lưu

thông, tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận, thông quan hàng hóa xuất

nhập khẩu thành một chuỗi hợp lý.

Trên cơ sở đó, tình hình hoạt động của lĩnh vực vận tải - dịch vụ - cảng đã có

sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Cụ thể:

Doanh thu vận tải thuần túy: trong năm 2011 đạt 36.152,2 tỷ đồng, tăng 29,3%

so với năm 2010. Trong đó, doanh thu vận tải hàng hóa chiếm 68,7%, tăng 28,6%;

doanh thu vận tải hành khách chiếm 31,3%, tăng 30,8%.

+ Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 24.835,9 tỷ đồng, tăng 28,6% so năm 2010;

doanh thu ngành vận tải đường biển đạt 10.038,2 tỷ đồng, tăng 25,4%.

+ Doanh thu vận tải hành khách đạt 11.316,3 tỷ đồng, tăng 30,8% so với năm

2010. Trong đó, đường bộ chiếm 77,7% doanh thu của ngành này và tăng 34,3% so

với năm 2010.

+ Sản lượ : trong năm 2011

/

/km.

+ Số lượ : trong năm

/

.

d) Lĩnh vực dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin

Một trong những trọng tâm của giai đoạn 2011 - 2015 là hoàn thiện hệ

thống chính quyền điện tử. Đẩy mạnh công tác thực hiện Dự án Nâng cấp Trang

thông tin điện tử Thành phố và các trang thành viên; triển khai hệ thống quản lý

văn bản cho 64 sở - ngành, quận - huyện; Tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện

việc kết nối liên thông từ Ủy ban nhân dân thành phố ðến các sở - ban - ngành,

quận - huyện.

Với hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các dịch vụ công nghệ

thông tin đa chức năng cũng như các hoạt động khai thác các dịch vụ gia tăng trên

mạng lưới viễn thông cũng có sự gia tăng mạnh.

Nhìn chung, năm 2011, lĩnh vực dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin

đã đạt được kết quả phát triển đáng ghi nhận. Cụ thể như sau:

- Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong năm 2011 đạt

khoảng 35.133 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2010.

- Tổng số thuê bao điện thoại toàn thành phố ước tính trong năm 2011 đạt

khoảng 20,719 triệu thuê bao, tăng 10,5% so với năm 2010. Mật độ điện thoại (tính

chung cả di động và cố định) tính trên tổng số 9,5 triệu dân của thành phố đạt 218

máy/100 dân. Năm 2011, thuê bao điện thoại di động tăng 12% so với năm 2010,

đạt 18,799 triệu thuê bao.

8

- Thuê bao Internet băng thông rộng năm 2011 tăng gần 11% so với năm

2010, đạt 975.559 thuê bao. Năm 2011 là năm có sự phát triển bùng nổ của thuê

bao internet di động băng rộng thông qua kết nối 3G (thuê bao di động băng rộng

3G). Trong năm 2011, thành phố có gần 2 triệu thuê bao, chiếm khoảng 21% so

với số lượng thuê bao di động băng rộng (3G) của cả nước (8,5 triệu thuê bao).

- Hạ tầng công nghệ thông tin thành phố ngày càng phát triển, các dịch vụ

công nghệ thông tin đa chức năng cũng như các hoạt động khai thác các dịch vụ gia

tăng trên mạng lưới viễn thông cũng có sự gia tăng mạnh. Năm 2011 có 1.576

doanh nghiệp công nghệ thông tin đăng ký mới với tổng vốn đăng ký khoảng 4.821

tỷ đồng. Nâng tổng số doanh nghiệp trong nước lên 11.236 doanh nghiệp, tổng vốn

đăng ký trên 42.040 tỷ đồng (hoạt động chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ

thông tin là 1.720 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký trên 1.876 tỷ đồng). Số doanh

nghiệp nước ngoài năm 2011 đăng ký mới là 18 doanh nghiệp với tổng vốn đăng

ký khoảng 1,6 triệu USD. Nâng tổng số là 124 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký là

hơn 1,12 tỷ USD.

- Thành phố hiện có khoảng 100 cơ sở đào tạo chính quy (đại học, cao đẳng,

trung cấp) và hơn 100 cơ sở đào tạo phi chính quy về công nghệ thông tin, hàng

năm ước tính cung ứng 40.000 lao động công nghệ thông tin (từ trình độ kỹ thuật

viên trở lên). Nhân lực công nghệ thông tin đang làm việc trong các đơn vị sản

xuất - kinh doanh công nghệ thông tin, truyền thông ước tính có 30.000 người,

trong đó lao động phần cứng có khoảng 11.000 người, lao động phần mềm và dịch

vụ công nghệ thông tin đạt khoảng 19.000 người. Trong đó, có khoảng 3.000 kỹ sư

phần mềm làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung.

đ) Lĩnh vực Bất động sản

Thành phố đang xây dựng Quy định về việc xây dựng và công bố một số chỉ

số đánh giá thị trường bất động sản và đang triển khai nghiên cứu phát triển mô

hình “Quỹ tín thác đầu tư bất động sản” nhằm huy động tiền nhàn rỗi trong nhân

dân và các nhà đầu tư thông qua cổ phiếu để giải quyết áp lực vốn cho các chủ đầu

tư bất động sản. Đang nghiên cứu xây dựng Kế hoạch triển khai đề án “Triển khai

Đề án bảo đảm phát triển thị trường bất động sản theo đúng định hướng, lành

mạnh, an toàn” để hoàn thiện cơ chế chính sách ổn định thị trường bất động sản.

Trong năm 2011, nhiều yếu tố khách quan như lãi suất ngân hàng tăng cao,

biến động giá vàng, xăng dầu, điện nước,… và đặc biệt là việc triển khai Chỉ thị số

01/CT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt

động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an

sinh xã hội, trong đó hạn chế tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt

là đầu tư bất động sản, chứng khoán không được vượt quá 16% so tổng dư nợ đến

hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã tác động mạnh đến thị trường bất động sản của

thành phố. Giá văn phòng cho thuê và giá nhà ở liên tục giảm.

Trong điều kiện ngân sách thành phố còn khó khăn, Ủy ban nhân dân thành

phố đã chủ trương thực hiện các giải pháp tạo nguồn vốn để thực hiện các dự án

như: tiếp tục thực hiện phương thức hoán đổi giá trị quyền sử dụng đất công do

Nhà nước quản lý theo giá thị trường để đổi lấy quỹ nhà ở xã hội; chấp thuận chủ

9

trương bán quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý để tạo vốn đầu tư; chấp thuận

chủ trương cho chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới có

quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên được lựa chọn phương án đóng góp kinh phí

cho thành phố thay vì góp đất để tạo vốn đầu tư xây dựng.

Công tác phát triển nhà ở trong năm 2011 gặp rất nhiều khó khăn, thử thách

do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn chung của cả nước, với sự suy giảm

của ngành bất động sản. Nhưng với sự quyết tâm của thành phố và sự nổ lực của

toàn ngành xây dựng, lĩnh vực Bất động sản đã đạt được một số kết quả như sau:

- Chương trình nhà ở: đã phát triển khoảng 8,4 triệu m2 trong năm 2011,

nâng diện tích nhà ở bình quân 15,4 m2/người.

- Chương trình nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách đã hoàn thành được 02

dự án với diện tích sàn 14.681 m2, với 176 căn hộ và tổ chức khởi công 02 dự án

với diện tích 79.197 m2 với quy mô 916 căn hộ. Chương trình nhà ở xã hội sử dụng

vốn ngoài ngân sách đã thu hút được 33 doanh nghiệp tham gia, thành phố đã chấp

thuận cho 06 dự án với quy mô 734.305 m2 sàn với 8.716 căn. Trong năm 2011 đã

khởi công 03 dự án với diện tích 349.381 m2 sàn gồm 3.574 căn.

- Chương trình nhà lưu trú cho công nhân: đến cuối năm 2011 thành phố

hoàn thành và đưa vào sử dụng 50.156 m2 sàn, đáp ứng 6.400 chỗ.

- Chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên: trong năm 2011 đã hoàn thành

đưa vào sử dựng 27.000 chỗ, tương đương 496.300 m2 sàn, tổng mức đầu tư

khoảng 14.000 tỷ.

- Chương trình phát quỹ nhà tái định cư: trong năm 2011, thành phố đã phát

triển được 3.335 căn và nền nhà tái định cư, nâng tổng quỹ nhà hoàn thành là

23.130 căn và nền.

- Đến năm 2011, toàn thành phố đã có 9 toà nhà hạng A, 47 tòa nhà hạng B

và 236 tòa nhà hạng C đưa vào sử dụng.

e) Lĩnh vực dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ

Với mục tiêu phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành thành phố Khoa học,

Dịch vụ, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Đề án “Hình thành

và phát triển ngành Khoa học Dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn

2011 - 2015”; Đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ thành phố

giai đoạn 2011 - 2015, ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Đổi mới công

nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thành phố giai đoạn

2011 - 2015; trong đó đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực khoa

học và công nghệ vào năm 2012; điều chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ

phát triển khoa học và công nghệ Thành phố theo hướng mở rộng quy mô, phạm

vi, đối tượng và cơ cấu tổ chức.

Thành phố đã tổ chức các buổi gặt mặt các nhà khoa học là đại diện các

viện, trường đại học, doanh nghiệp khoa học - công nghệ trên địa bàn, để các nhà

khoa học hiến kế, giải pháp nhằm đẩy mạnh nền khoa học - công nghệ của thành

phố. Chỉ đạo thực hiện cơ chế mua sản phẩm khoa học công nghệ trong nghiên cứu

khoa học; đặt hàng cho Viện Khoa học công nghệ tính toán thực hiện mô phỏng để

10

tổ chức giao thông tối ưu cho thành phố; chỉ đạo triển khai Chương trình tái cấu

trúc doanh nghiệp để đẩy nhanh, đẩy mạnh doanh nghiệp đổi mới công nghệ và tái

cơ cấu toàn diện để tồn tại và phát triển.

Với sự nỗ lực của thành phố, sự quan tâm hỗ trợ của các Sở, ngành và sự

phối hợp của các doanh nghiệp, lĩnh vực dịch vụ tư vấn, khoa học, công nghệ đã

đạt được một số kết quả khả quan như sau: tổ chức triển khai 207 đề tài, dự án

trong đó 97 đề tài, dự án khoa học và công nghệ được nghiệm thu. Tỷ lệ ứng dụng

nghiệm thu là 34% (đối với kết quả sau nghiệm thu được in thành sách, giáo trình

giảng dạy, ứng dụng thực tế tại 01 đơn vị, triển khai sản suất đại trà hoặc xây dựng

thành quy trình trong quản lý). Các chương trình đẩy mạnh dịch vụ tư vấn, khoa

học công nghệ được thực hiện có hiệu quả:

- Chương trình nâng cao năng lực nghiên cứu thiết kế, chế tạo và chuyển

giao thiết bị mới: Hỗ trợ 22 doanh nghiệp nghiên cứu thiết kế cải tiến thiết bị, dây

chuyền sản xuất trong các ngành: chế biến gỗ, đóng tàu, chế biến hạt điều, sản xuất

vật liệu xây dựng,… nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi

trường, nâng cao mức độ tự động hóa. Phát triển ứng dụng công nghệ tính toán mô

phỏng vào thiết kế nhằm kiểm tra hệ số an toàn kết cấu, tối ưu hóa giảm nguyên

vật liệu chế tạo, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh của doanh

nghiệp.

- Chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước thay thế nhập khẩu và

Chương trình chế tạo Robot công nghiệp: đã triển khai 10 đề tài, dự án thuộc các

lĩnh vực công nghiệp ưu tiên của thành phố như: viễn thông tự động hoá, năng

lượng, giao thông đô thị.

- Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Hỗ trợ 18 doanh

nghiệp công nghiệp kiểm toán năng lượng; tư vấn xây dựng mô hình hệ thống

quản lý năng lượng cho 17 doanh nghiệp; khảo sát, viết hồ sơ cho 21 tòa nhà theo

quy chuẩn xây dựng; tổ chức 33 lớp đào tạo, tập huấn tiết kiệm năng lượng cho các

đối tượng là cán bộ quản lý năng lượng của doanh nghiệp; tổ chức Hội chợ triển

lãm sản phẩm hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo năm 2011.

- Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp thông qua việc

vận động doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: đến nay

có 26 doanh nghiệp đã tiến hành thủ tục thành lập Quỹ phát triển Khoa học và

công nghệ, thực hiện chi cho đổi mới công nghệ, thiết bị,… với số tiền tổng cộng

là 105,67 tỷ đồng.

- Chương trình phát triển thị trường công nghệ thông qua tổ chức các loại

hình Chợ Công nghệ và Thiết bị: đã tổ chức thành công Chợ công nghệ và thiết bị

trên mạng, Chợ công nghệ và thiết bị - Techmart vùng Nam Trung bộ và Tây

nguyên.

g) Lĩnh vực du lịch

Thành phố quan tâm đầu tư phát triển ngành du lịch, như tăng chi ngân sách

cho xúc tiến thương mại và đầu tư, tổ chức các sự kiện du lịch, phối hợp giới thiệu

hình ảnh du lịch thành phố như là một điểm đến an toàn, hấp dẫn, mở rộng liên kết

11

phát triển du lịch với các tỉnh thành phố trong cả nước; tập trung đầu tư phát triển

hạ tầng du lịch như xây dựng khách sạn cao cấp, trung tâm mua sắm, nâng cấp các

địa điểm tham quan... tất cả những hoạt động trên đã góp phầ

.

Thành phố tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển du lịch, Chương trình

hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố; trong đó

tập trung đẩy mạnh Chương trình du lịch đường sông: khảo sát kết hợp thúc đẩy

triển khai tuyến du lịch đường sông tầm ngắn (Bến Bạch Đằng - Làng Họa Sĩ,

Quận 2), tầm trung (Sài Gòn - Bình Dương - Củ Chi; Sài Gòn - Đồng Nai; Bến

Bạch Đằng - Cần giờ) và tuyến tầm xa (đi các tỉnh miền Tây); thực hiện Chương

trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị”, giới thiệu tính đa dạng của các

loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng; thực hiện Chương trình dịch vụ đạt tiêu

chuẩn phục vụ khách du lịch, đến nay thành phố có 112 điểm dịch vụ du lịch đạt

chuẩn.

Thành phố đẩy mạnh các các hoạt động xúc tiến ra nước ngoài: điểm nhấn

là Triển lãm Du lịch quốc tế ITE-HCMC 2011 lần 7 với sự tham gia của 210 gian

hàng với 165 đơn vị đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số hãng lữ hành

quốc tế (buyer) tham gia chương trình người mua là 145 công ty lữ hành đến từ 31

quốc gia (tăng 215 so với ITE 2010); tham gia Diễn đàn du lịch ATF và hội chợ

Travex tại Campuchia, hội chợ du lịch quốc tế MATKA tại Phần Lan, hội chợ du

lịch tại Los Angeles (Hoa Kỳ), hội nghị thượng đỉnh về du lịch của các thành phố

Châu Á tại tỉnh Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc), hội thảo giới thiệu du lịch Việt

Nam tại California (Hoa Kỳ), Tuần lễ du lịch Hội nghị Xanh quốc tế tại Jeju (Hàn

Quốc)… Đồng thời tập trung các hoạt động quảng bá phát triển du lịch nội địa: tổ

chức thành công các sự kiện tiêu biểu nhằm kích cầu du lịch nội địa và quốc tế tại

thành phố như: N của T 7 năm 2011; Liên hoan ẩm

thực Đất Phương Nam; Lễ hội Trái cây Nam bộ lần 9 năm 2011 tại Khu Du lịch

văn hóa Suối Tiên…

Tăng cường quản lý, thu hút đầu tư và phát triển hệ thống khách sạn đạt

chuẩn quốc tế: hiện nay trên địa bàn thành phố ịch vớ

ợc phân loại, xếp hạ

3.304 p 2010;

- 9.

trú du lich giả i năm 2010; 01 khu căn hộ du lịch

cao cấp với 240 căn hộ cho thuê; 1 bệnh viên khách sạn 5 sao với 150 phòng bệnh.

Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp

ngành du lịch, trong năm 2011 ngành du lịch đã được một số kết quả: Tổng doanh

thu du lịch (khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch) đạt 56.842 tỷ đồng, tăng

26,5% so cùng kỳ (cùng kỳ đạt 44.918 tỷ đồng, tăng 18,9%). Lượng khách quốc tế

đến thành phố đạt 3,6 triệu lượt, tăng 16% so cùng kỳ (cùng kỳ đạt 3,1 triệu lượt,

tăng 20%); trong đó khách đến bằng đường hàng không 2,9 triệu lượt, tăng 16%

(cùng kỳ đạt 2,48 triệu lượt, tăng 39%).

12

h) Lĩnh vực y tế

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng quy hoạch Ngành

Y tế Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh là một trong các Trung tâm y tế chuyên

sâu của khu vực và cả nước. Thực hiện nhiệm vụ này, Ủy ban nhân dân thành phố

đã mạnh dạn đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực trình độ cao;

không ngừng ứng dụng công nghệ cao để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu hàng

đầu của cả nước, rất nhiều kỹ thuật cao trong các lĩnh vực lâm sàng, cận lâm sàng

được đưa vào điều trị trong năm 2011.

Thành phố đã thông qua Đề án Quy hoạch phát triển ngành Y tế thành phố

Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, để làm cơ sở cho ngành y tế

thực hiện, từng bước phát triển. Tập trung đẩy mạnh công tác thực hiện xã hội hóa

ngành y tế, là một trong các ngành nghề được thành phố hỗ trợ lãi vay trong

Chương trình kích cầu. Chủ động vận dụng nhiều hình thức để kêu gọi đầu tư: thực

hiện đầu tư di dời Bệnh Viện Chấn thương chỉnh hình ra Khu Nam bằng hình thức

BT; đã kêu gọi kêu gọi xã hội hóa thành công Dự án đầu tư xây dựng Khu y tế kỹ

thuật cao, Dự án đầu tư xây dựng Viện, Trường ở Củ Chi tại xã Phước Hiệp….

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư dựng 04 khu điều trị kỹ thuật cao gồm: khu trung tâm là

các bệnh viện thành phố hiện hữu; khu cửa ngõ phía Tây: gồm các bệnh viện thuộc

quận Bình Tân, quận 8 và huyện Bình Chánh; khu cửa ngõ phía Đông: gồm các

bệnh viện thuộc quận Thủ Đức, quận 9 và quận 2; khu cửa ngõ phía Bắc: gồm các

bệnh viện thuộc huyện Củ Chi, quận 12 và huyện Hóc Môn.

Nhằm thực hiện các giải pháp chống quá tải ở các bệnh viện, ngoài việc đầu

tư mới, cải tại, mở rộng các bệnh viện hiện có, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công

tác triển khai Đề án 1816 với mục tiêu luân phiên cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến

dưới, phát triển mô hình bệnh viện vệ tinh, triển khai đề án phát triển y tế dự

phòng, đầu tư phát triển bệnh viện 04 cửa ngõ, tăng cường điều trị ngoại trú…. Dự

kiến triển khai giai đoạn chuẩn bị thực hiện trong năm 2012, bao gồm: bệnh viện

Nhi đồng thành phố (1.000 giường), bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (1.000

giường), bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi (1.000 giường), bệnh viện đa khoa

khu vực Hóc Môn (1.000 giường), Trung tâm xét nghiệm y khoa, bệnh viện Ung

Bướu cơ sở 2 (1.000 giường), bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (500 giường), …

Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng mới các bệnh viện, trung tâm y tế

cũng như cải tạo, mở rộng các bệnh viện hiện có để ngày càng đáp ứng tốt hơn nữa

nhu cầu của người dân, tuy nhiên do phải đáp ứng ngày càng nhiều bệnh nhân từ

các tỉnh nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện vẫn thường xuyên diễn ra. Với sự nổ

lực của thành phố, các Sở, ngành và toàn thể các doanh nghiệp của thành phố,

trong năm 2011, ngành y tế cũng đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:

- Tổng số lượt khám và điều trị năm 2011 là 29.283 ngàn lượt, tăng 2,3% so

với cùng kỳ năm 2010 và tăng 7,5% so với kế hoạch năm. Tổng số lượt bệnh nhân

điều trị nội trú năm 2011 là 1.174 ngàn lượt, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010 và

tăng 13,2% so với kế hoạch năm.

- Tổng số lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú năm 2011 là 4.278 ngàn lượt,

tăng 4% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng 25% so với kế hoạch năm.

- 238 Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia đạt 74% (tổng số 322 trạm y tế).

13

- 531 Kỹ thuật lâm sàng và 303 kỹ thuật Cận lâm sàng mới được triển khai

tại các đơn vị, thế mạnh của thành phố bao gồm: phẫu thuật nội soi, kỹ thuật hồi

sức chuyên sâu, phẫu thuật tim như mổ tim hở, thay van, bắc cầu mạch vành, ghép

cơ quan, chiết tách tế bào gốc ngoại vi và mạch máu cuống rốn…

Đến nay, thành phố hiện có 34 bệnh viện ngoài công lập với 2.411 giường

bệnh cùng với cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị đươc đầu tư tương đối

hoàn chỉnh phù hợp kỹ thuật chuyên môn, các bệnh viện tư nhân, các phòng khám

đa khoa, chuyên khoa tư nhân trên địa bàn đã góp phần cùng với các cơ sở y tế

công lập thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng hiệu quả

hơn.

- Về hoạt động bình ổn giá thuốc: Triển khai “Kế hoạch thực hiện Chương

trình bình ổn thị trường các mặt hàng thuốc thiết yếu trên địa bàn thành phố năm

2011” được tiến hành từ tháng 4 năm 2011 đến 31 tháng 3 năm 2012. Thuốc trong

Chương trình thông qua việc chỉ định dùng thuốc sẽ được phân phối đến người tiêu

dùng, đặc biệt người có thu nhập và điều kiện sống thấp, thường dễ mắc bệnh và

có nhu cầu dùng thuốc nhiều. Tính đến hiện nay, việc triển khai Chương trình bình

ổn thuốc đã có 4 doanh nghiệp tham gia chương trình gồm với 1.023 điểm bán

thuốc bình ổn giá, đảm bảo bán những loại thuốc trong Chương trình bình ổn thấp

hơn 10% so với giá thị trường chung.

i) Lĩnh vực giáo dục đào tạo

Thành phố đã ban hành Đề án thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của

Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng đối

với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh từ năm 2010 - 2011 đến năm 2014 - 2015 và Đề án phổ cập giáo dục

mầm non cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 239/QĐ-

TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù ngân sách thành phố còn khó khăn nhưng vẫn ưu tiên vốn để đầu tư

cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục. Trong năm 2011, thành phố đã đầu tư xây dựng

mới 60 dự án trường học học với tổng vốn đầu tư là 2.800 tỷ đồng; hỗ trợ cho các

trường ngoài công lập vay 495 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp

trường; đưa vào sử dụng 1.292 phòng học mới; chương trình kiên cố hóa trường

lớp đang được triển khai thực hiện, cơ bản đã hoàn thành ở 24 quận - huyện. Tình

hình tốt nghiệp năm học 2010 - 2011 :

+ Học sinh hoàn thành các cấp học: cấp tiểu học 93.122 học sinh, tăng

13,2% so với năm học trước; cấp trung học cơ sở 74.219 học sinh, giảm 2,5%; cấp

trung học phổ thông 57.439 học sinh, tăng 9,6%.

+ Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông: toàn thành phố có 58.103 thí

sinh dự thi tốt nghiệp, trong đó có 664 thí sinh tự do. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 96,2%,

tăng 1,9 điểm phần trăm so với năm trước. Hệ bổ túc văn hóa có 10.286 học sinh

dự thi, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 70,3%.

14

2.2. Ngành công nghiệp:

Thành phố đã chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp mạnh dạn đổi

mới công nghệ hiện đại, mở rộng nhà xưởng sản xuất, tăng cường khả năng cạnh

tranh, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp với các Chương trình cụ thể

như: Chương trình kích cầu hỗ trợ đầu tư cho 04 ngành công nghiệp trọng yếu của

thành phố (ngành Điện tử - Công nghệ thông tin; ngành Cơ khí chế tạo; ngành Hóa

chất - nhựa; ngành Chế biến lương thực - thực phẩm); Chương trình bảo lãnh tính

dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); Chương trình giảm thiểm thiểu

ô nhiễm môi trường; Chương trình nâng cao năng lực nghiên cứu thiết kế, chế tạo

và chuyển giao thiết bị mới; Chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước thay

thế nhập khẩu và Chương trình chế tạo Robot công nghiệp; Hỗ trợ phát triển các

Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; Chương trình sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các công cụ quản

lý nhằm nâng cao năng suất - chất lượng; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí

tuệ; Chương trình phát triển thị trường công nghệ thông qua tổ chức các loại hình

Chợ Công nghệ và Thiết bị …

Thành phố cùng các Sở ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện thường

xuyên tổ chức cho Lãnh đạo thành phố gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp để nắm

bắt khó khăn, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư theo thẩm

quyền. Tổng cộng trong năm 2011, các cơ quan, đơn vị ngành công thương thành

phố đã tổ chức 17 buổi gặp gỡ, tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bình

quân mỗi buổi tiếp xúc thu hút sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.

Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành cơ khí đến 2010,

định hướng đến 2020; Quy hoạch phát triển ngành hóa chất đến 2010, định hướng

đến 2020. Đồng thời phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công

nghiệp xây dựng Quy hoạch phát triển ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm,

Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ và hợp tác tỉnh; phối hợp Viện Năng

lượng xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực thành phố và 24 quận - huyện;

thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về lĩnh vực công nghiệp phục vụ doanh

nghiệp và các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp Trung tâm Kỹ thuật

chất dẻo và cao su.

Tính đến nay, hạ tầng công nghiệp thành phố được cải thiện đáng kể: thành

phố có khoảng 86.000 cơ sở sản xuất công nghiệp; 15 Khu chế xuất - khu công

nghiệp (5.620 ha); 1 khu công nghệ cao, 1 công viên phần mềm Quang Trung; 10

cụm công nghiệp (480 ha). Kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015, thành phố thành lập

mới 7 khu công nghiệp (1.422 ha) và 20 cụm công nghiệp (1.420 ha).

Kết quả thực hiện năm 2011:

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt năm 2011 là 232.546 tỷ đồng (theo giá

1994) và đạt 739.222 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đạt 97,9 % kế hoạch, tăng

11,7% so với năm 2010 (cùng kỳ tăng 14,2%). Hầu hết các thành phần, khu vực

kinh tế và các ngành đều duy trì mức tăng trưởng khá so với năm 2010, nhờ đó tốc

độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành công nghiệp thành phố vẫn tăng trưởng

khá. (So cả nước, công nghiệp thành phố chiếm khoảng 25% về tỷ trọng; So vùng

kinh tế trọng điểm phía Nam, công nghiệp thành phố chiếm 43% về tỷ trọng).

15

- Khu vực kinh tế nhà nước đạt 42.674 tỷ đồng, tăng 3,3%, chiếm 18,4%;

khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 104.363 tỷ đồng, tăng 13,3%, chiếm 44,9% và

khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 85.509 tỷ đồng, tăng 14,4%, chiếm

36,8% cơ cấu sản xuất công nghiệp của thành phố. Theo đó, khu vực kinh tế nhà

nước góp 2,1%; kinh tế ngoài nhà nước góp 5,3% và kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài góp 4,3% vào tốc độ tăng trưởng công nghiệp thành phố.

- Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng tăng dần nhờ tăng đầu tư cho công nghệ,

đổi mới máy móc, thiết bị; khoảng cách giữa tăng trưởng giá trị sản xuất và tăng

trưởng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp thu hẹp dần từ 3,2% (năm 2006)

xuống còn khoảng 1,8% (năm 2011). Công nghiệp thành phố đang chuyển dịch từ

tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu;

chuyển đổi từ sản xuất gia công, thâm dụng lao động phổ thông sang nền công

nghiệp hiện đại có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn.

- Tổng giá trị sản lượng của bốn ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế

tạo; điện tử - công nghệ thông tin; hóa chất - cao su, nhựa; chế biến tinh lương

thực, thực phẩm) năm 2011 đạt 130.013 tỷ đồng, tăng 9,6 % so với cùng kỳ, chiếm

55,9% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, những ngành công nghiệp

truyền thống vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, giải quyết nhu cầu việc làm,

ổn định thu nhập người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu và đóng góp đáng kể vào sự

phát triển chung của nền kinh tế thành phố.

- Ngành cơ khí chế tạo: tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển ngành cơ

khí trên địa bàn thành phố đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Ủy ban nhân

dân thành phố phê duyệt theo Quyết định số 1827/QĐ-UBND ngày 25/4/2008). Đề

án Quy hoạch với định hướng mở đã nêu được những quan điểm, định hướng và

mục tiêu phát triển ngành cơ khí trong thời gian tới góp phần phục vụ cho công tác

quản lý vĩ mô và quá trình cơ cấu lại lực lượng sản xuất, giúp các nhà đầu tư lựa

chọn những dự án đầu tư và ngành cơ khí trọng điểm và có tiềm năng, góp phần

thực hiện mục tiêu phát triển đã đề ra. Kết quả trong năm 2011, Ngành cơ khí chế

tạo tăng 13,3% so với năm 2010.

- Ngành Điện tử - Công nghệ thông tin: thành phố đã chỉ đạo tập trung phát

triển được nhiều trung tâm công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin tập trung

như: Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công nghệ cao thành phố,... Các

trung tâm này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện đầu

tư vào lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, trong đó có những tập đoàn lớn như

Intel, Nidec, Công ty First Solar (là công ty lớn nhất của Mỹ trong lĩnh vực khai

thác năng lượng mặt trời)... Doanh thu từ công nghiệp phần cứng đạt 40.970 tỷ

(khoảng 1.951 triệu USD), giảm 15% so với nãm 2010; từ công nghiệp phần mềm

đạt 11.700 tỷ (khoảng 557 triệu USD), tăng 30% so với năm 2010. Số doanh

nghiệp điện tử thành lập mới năm 2011 là 334 với tổng vốn đầu tư là trên 2.600 tỷ

đồng, nâng tổng số doanh nghiệp điện tử trong nước lên 9.586 doanh nghiệp với

tổng vốn đăng ký trên 40.617 tỷ đồng. Doanh nghiệp điện tử có vốn đầu tư nước

ngoài không phát triển mới với 125 doanh nghiệp có tổng vốn đăng ký trên 1 tỷ

USD.

16

- Ngành Hóa chất - nhựa: tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển ngành

công nghiệp hóa chất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến

năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo Quyết định số

2436/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2007. Thành phố và các Sở, ngành tập

trung triển khai thực hiện quy hoạch, hướng dẫn các doanh nghiệp tập trung vào

các khu công nghiệp tập trung, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chế tạo sản phấm

mới, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ… theo hướng bảo vệ môi sinh, môi trường

và tăng giá trị gia tăng; trong đó, công nghiệp hóa dược, dược phẩm, dược liệu,

hóa mỹ phẩm, sản xuất cao su kỹ thuật có sự phát triển cao. Kết quả trong năm

2011, ngành Hóa chất - nhựa tăng 8,6% so với năm 2010.

- Ngành Chế biến tinh lương thực - thực phẩm: thành phố tập trung hỗ trợ

đầu tư cho các doanh nghiệp trong Ngành Chế biến lương thực - thực phẩm, các

doanh nghiệp của thành phố trong thời gian qua đã giảm dần việc đầu tư phát triển

theo bề rộng, bắt đầu tập trung đầu tư chiều sâu với các thiết bị công nghệ hiện đại,

ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra

những sản phẩm tinh chế có chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn. Các doanh

nghiệp chuyên về thực phẩm như Vissan, Cầu Tre, Nam Phong … ngày càng phát

triển mạnh mẽ. Kết quả trong năm 2011, Ngành Chế biến lương thực - thực phẩm

tăng 8,5% so với năm 2010.

Kết quả hoạt động Khu Công nghệ cao, Công viên Phần mềm Quang Trung:

- Khu Công nghệ cao:

Khu Công nghệ cao đã thu hồi được 51,1 ha (tăng 313,98% so cùng kỳ), lũy

kế đạt 758,34 ha/801 ha; hiện còn 42,66 ha/240 hộ; đã cấp phép mới 10 dự án với

tổng vốn đầu tư 163,891 triệu USD, tăng 102,3% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn

15 triệu USD. Lũy kế đến nay, có 56 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư

2.026,64 triệu USD (trong đó vốn FDI là 1.670,16 triệu USD). Tổng vốn đầu tư

thực hiện đạt 587,6 triệu USD (đạt 28,99%).

Các doanh nghiệp hoạt động trong Khu Công nghệ cao thành phố đã đạt được

nhiều kết quả tích cực với tổng giá trị sản xuất cả năm đạt 1.010 triệu USD, giá trị

xuất khẩu đạt 1.000 triệu USD, tăng cao so cùng kỳ (cùng kỳ 329,4 triệu USD).

- Công viên phần mềm Quang Trung:

Doanh thu trong nước của các doanh nghiệp trong năm 2011 đạt 983,32 tỷ

đồng, doanh thu xuất khẩu đạt 49,2 triệu USD. Đến nay, đã thu hút được 102 đơn

vị công nghệ thông tin gồm 44 đơn vị nước ngoài và 58 đơn vị trong nước với tổng

vốn đăng ký 78,83 triệu USD. Số người tham gia học tập và làm việc tại Công viên

phần mềm Quang Trung là 24.814 người, có 7 đơn vị đào tạo công nghệ thông tin

với tổng số học viên là 19.107 người.

2.3. Ngành nông nghiệp:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 43-CTr/TU của

Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND của Ủy

ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động

của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW

ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Tập trung xây dựng

17

các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban

nhân dân thành phố (đặc biệt là xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) và chương trình

mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ.

Thành phố đã phê duyệt chương trình Chương trình chuyển dịch cơ cấu

nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015. Đã

ban hành Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng

nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình

ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên

địa bàn thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Chương trình phát

triển hoa - cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình

phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình

phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình phát

triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình

phát triển giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015, Chương

trình phát triển, kiểm soát động vật hoang dã trên địa bàn thành phố giai đoạn

2011 - 2015; Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ,

giống mới trong nông nghiệp, Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp góp

phần nâng cao thu nhập của nông dân, Dự án đầu tư trại thực nghiệm chăn nuôi bò

sữa công nghệ cao (Israel tài trợ).

Ngoài ra, thành phố còn ban hành Chỉ thị số 07/2011/CT-UBND về đẩy

mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành

phố; Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu

và bệnh vàng lùn, xoắn lá hại lúa năm 2011. Tăng cường công tác tuyên truyền,

vận động nông dân thực hiện đúng các quy định về sử dụng phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản; theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi, kinh

doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong năm 2011, tuy tình hình kinh tế khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo quyết

liệt của thành phố và sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp ngành nông

nghiệp và bà con nông dân, nên đã đạt được rất nhiều thành công như sau:

- Tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố năm

2011 đạt 11.113 tỉ đồng (giá thực tế), tăng 6,2% so năm 2010 (cả nước tăng 5,2%).

Trong đó: trồng trọt tăng 2,9%, chăn nuôi tăng 6,9%, dịch vụ nông nghiệp tăng

4,9%, lâm nghiệp tăng 3,6%, thủy sản tăng 9,1%.

- Về cơ cấu: trồng trọt chiếm tỉ lệ 24,8%; chăn nuôi: 47,8%; dịch vụ nông

nghiệp: 6,6%; lâm nghiệp: 1,1%; thủy sản: 19,7%.

- Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đúng hướng đã đem lại những kết quả

thiết thực cho ngành nông nghiệp. So với năm 2010, trong cơ cấu nông lâm ngư

nghiệp thành phố có sự chuyển dịch tương đối rõ nét. Ngoại trừ chăn nuôi, các

ngành còn lại đều giảm về tỉ trọng. Cụ thể: trồng trọt từ 26,7% đã giảm còn 24,8%,

dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp giảm nhẹ, thủy sản giảm từ 21,1% xuống còn

19,7%, riêng chăn nuôi từ 44,2% đã tăng lên 47,8%. Sự chuyển dịch này chủ yếu

là do:

18

Về Chăn nuôi: mức tăng giá của các sản phẩm chăn nuôi cao hơn các sản

phẩm trồng trọt và thủy sản nên tỉ trọng tăng 3,6% (từ 44,2% lên 47,8%). Lĩnh vực

Chăn nuôi đã tập trung đẩy mạnh hoạt động nuôi các loại vật nuôi có giá trị kinh tế

cao và có tiềm năng xuất khẩu lớn, giá trị gia tăng cao như: tổng đàn cá sấu trên

địa bàn hiện nay khoảng 170.000 con, tăng 5,1% so cùng kỳ; cá cảnh đạt 65 triệu

con cá cảnh, tăng 8,3% so năm 2010; tổng sản lượng thủy sản đạt 40.257 tấn, tăng

3,7% so với cùng kỳ; tổng đàn bò sữa là 81.700 con, trong đó cái vắt sữa là 42.300

con. Sản lượng sữa tươi đạt 250.000 tấn, tăng 5,2% so năm 2010. Năng suất đạt

5,9 tấn/cái vắt sữa/năm.

Về Trồng trọt: đã giảm diện tích trồng lúa năng suất thấp; tăng diện tích

trồng hoa, rau an toàn, cỏ chăn nuôi, cây công nghiệp hàng năm dẫn đến giá trị sản

xuất của trồng trọt tăng đáng kể, cụ thể: cây kiểng và hoa có diện tích là 2.010 ha,

tăng 5,2% so cùng kỳ (tập trung chủ yếu tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn và các

quận 12, Thủ Đức); trong đó lan: 210 ha, tăng 11,7% so cùng kỳ; kiểng, bonsai

440 ha, tăng 11,4% so cùng kỳ; hoa nền 650 ha, tăng 8,3% so với cùng kỳ; mai

530 ha, tăng 1% so cùng kỳ; diện tích gieo trồng rau đạt 13.915 ha (trong đó rau an

toàn là 13.600 ha), tăng 7% so năm 2010, sản lượng đạt 307.800 tấn, tăng 8,3% so

năm 2010; diện tích cỏ thức ăn gia súc năm 2011 đạt 3.300 ha, tăng 10% so năm

2010, sản lượng đạt 858.000 tấn … .

- Chương trình phát triển giống cây trồng, vật nuôi: đến nay, trên địa bàn có

trên 80 doanh nghiệp và hộ trang trại sản xuất, kinh doanh giống, trong đó có 37

doanh nghiệp giống cây trồng, 23 doanh nghiệp và hộ trại giống vật nuôi, 36 trại

giống thủy sản các loại .... Năm 2011, các doanh nghiệp giống đã nghiên cứu, chọn

tạo và đưa vào sản xuất một số giống rau quả và hoa kiểng mới. Những giống mới

đưa vào sản xuất đều có sự cải thiện về năng suất, chất lượng, khả năng kháng sâu

bệnh và nhiều đặc tính tiến bộ hơn so các giống cũ.

- Trong năm 2011, thành phố đã ban hành Quyết định số 36/2011/QĐ-

UBND về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng

nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố. Từ khi được ban hành đến nay, các

quận huyện đã tiếp nhận và phê duyệt được 210 quyết định cho 1.065 hộ dân được

vay vốn (trong đó có 202 hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo) với tổng vốn vay là

330 tỉ, chiếm 60% vốn đầu tư. So với cùng kỳ năm 2010, tổng lượng vốn đầu tư,

vốn vay, qui mô đầu tư và vay vốn bình quân trên hộ và trên đơn vị diện tích đều

tăng cao, chủ yếu là do tác động từ chính sách khuyến khích chuyển dịch giai đoạn

2006 - 2010, đồng thời chính sách chuyển dịch giai đoạn 2011 - 2015 có mức hỗ

trợ cao hơn rất nhiều so với chính sách khuyến khích chuyển dịch giai đoạn trước

nên đã tạo động lực cho bà con đầu tư chuyển đổi.

- Kết quả thực hiện đề án thí điểm mô hình nông thôn mới tại 6 xã (bên cạnh

xã Tân Thông Hội - huyện Củ Chi, 1 trong 11 xã của cả nước thực hiện mô hình

thí điểm xây dựng nông thôn mới do Ban Bí Thư Trung ương Đảng và Chính phủ

chọn, thành phố xây dựng thí điểm thêm tại 5 xã: xã Thái Mỹ - huyện Củ Chi, xã

Xuân Thới Thượng - huyện Hóc Môn, xã Tân Nhựt - huyện Bình Chánh, xã Nhơn

Đức - huyện Nhà Bè, xã Lý Nhơn - huyện Cần Giờ). Đến cuối năm 2011, xã Tân

Thông Hội cơ bản đã hoàn thành chương trình nông thôn mới. Đối với 5 xã còn lại:

19

xã Thái Mỹ đạt 16/19 tiêu chí; xã Xuân Thới Thượng đạt 15/19 tiêu chí; xã Tân

Nhựt đạt 11/19 tiêu chí; xã Nhơn Đức đạt 15/19 tiêu chí và xã Lý Nhơn đạt 14/19

tiêu chí.

III. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ KHÓ KHĂN TỒN TẠI

1. Mặt tích cực:

- Lãnh đạo thành phố luôn quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát và

cụ thể từng ngành, lĩnh vực; hướng dẫn, rà soát công việc từng Sở, ngành nhằm

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng theo Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ thành phố lần thứ IX ngay từ năm đầu tiên thực hiện Chương trình.

- Kinh tế thành phố tăng trưởng hợp lý, đúng định hướng, có sự chuyển dịch

theo hướng từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền

kinh tế, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm và doanh nghiệp; đặc biệt khu vực dịch vụ

phát triển nhanh, hình thành trung tâm dịch vụ tài chính, thương mại, du lịch, vận

tải, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ của khu vực và cả

nước.

- Khẩn trương chỉ đạo chuẩn bị và ban hành cơ chế chính sách phát triển các

ngành, các lĩnh vực, tạo môi trường thuận lợi để tổ chức và cá nhân trong và ngoài

nước yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. Quan tâm chỉ đạo sát sao tiến độ triển

khai công việc của các sở - ngành và giải quyết kịp thời những kiến nghị, vướng

mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của chương trình.

- Chính quyền thành phố luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh

nghiệp vượt qua thử thách, ổn định sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công

nghệ nhằm nâng cao công suất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng tính

cạnh tranh.

- Thành phố đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư khu công nghệ cao, các

khu, cụm công nghiệp chuyên ngành; tập trung quy hoạch và triển khai nhiều dự án

giao thông quan trọng, tạo sự kết nối giữa thành phố với các tỉnh lân cận, giữa các

quận với các huyện ngoại thành, giữa các khu công nghiệp với các cảng biển, cảng

sông... góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các quận huyện nói riêng

và thành phố nói chung; tập trung đầu tư và kêu gọi xã hội hóa đầu tư nhằm đào tạo

nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề đáp ứng cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu

kinh tế.

2. Những khó khăn - tồn tại:

- Lạm phát cao đã ảnh hưởng đến sự tăng tưởng kinh tế. Tốc độ tăng tưởng

kinh tế của thành phố có xu hướng chậm lại. Với áp lực tăng giá hàng hóa trong

nước đã làm ảnh hưởng bất lợi đến đời sống của người dân, làm giảm sức mua

hàng hóa, gây trì trệ nền sản xuất. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng chậm so với

cùng kỳ do giá nguyên vật liệu dầu vào tăng cao, thiếu vốn, lãi vay ngân hàng cao

làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản phảm. Lợi nhuận của

nhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất

kinh doanh nên đã hạn chế hoặc cắt giảm tuyển dụng lao động, dẫn đến trình trạng

số lượng người đăng ký thất nghiệp tăng cao so với cùng kỳ.

20

- Việc triển khai Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các Sở,

ngành, Ủy ban nhân dân quận huyện còn thụ động, chậm tiến độ và chưa đồng bộ.

Nhiều đề án, chương trình còn chậm tiến độ, chất lượng chưa cao. Việc thực hiện

các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố chưa đầy đủ và không kịp thời.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chương trình mang tính tổng hợp.

Do vậy, ngoài sự nỗ lực của Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở, ngành thì cần có

sự phối hợp của doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ Trung ương trong việc ban hành các

chính sách, cơ chế cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi

mới công nghệ, mở rộng sản xuất ...

- Việc xác định mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố hiện nay còn nhiều

lúng túng, chỉ mới phát thảo một số ý tưởng, cần phải huy động sự tham gia của

các chuyên gia, nhà quản lý.

IV. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2012

Căn cứ theo định hướng tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ

IX về cơ cấu kinh tế của thành phố, sự vận hành thông minh của nền kinh tế theo

nhu cầu thị trường, Chương trình chuyển hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của thành phố trong năm 2012 tập trung

vào các nhóm giải pháp, công việc sau:

1. Nhóm cơ chế chính sách:

- Rà soát các chính sách hiện có, căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế, xây

dựng và kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan để có các chính sách đột

phá trong phát triển khu công nghiệp, phát triển khoa học công nghệ, công nghệ

thông tin trên địa bàn thành phố.

- Hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế thành phố

do Viện nghiên cứu phát triển chủ trì để định hướng cho thực hiện Chương trình hỗ

trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố.

2. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi:

a) Cải cách hành chính:

- Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực

quản lý nhà nước, kiến nghị hủy bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp với điều

kiện thực tế của thành phố.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính để giảm thời gian

đi lại nộp, bổ sung hồ sơ, giảm phiền hà cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư; đồng

thời thực hiện minh bạch quá trình xử lý hồ sơ và hoạt động của cơ quan quản lý

nhà nước.

b) Cấp phép đầu tư:

- Thực hiện đúng quy trình thẩm tra hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài để

đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện

cho nhà đầu tư chuẩn bị và triển khai tốt kế hoạch hoạt động.

- Rà soát kiến nghị hủy bỏ các quy định không phù hợp với tình hình thực tế

nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư.

21

3. Công tác chỉ đạo, điều hành:

a) Tập trung triển khai các đề án, chương trình nhánh đã ban hành; đồng thời

khẩn trương nghiên cứu và bổ sung các đề án, chương trình mới, đột phá, tập trung

vào các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ cao, công nghệ thông tin... nhằm thúc

đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

thành phố lần thứ IX.

b) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các loại quy hoạch như

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành kinh tế, kỹ

thuật, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phát triển giao thông; gắn với quy

hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Quy hoạch vùng đô thị thành phố

Hồ Chí Minh... phục vụ cho nhu cầu điều chỉnh quy hoạch không gian đô thị, xây

dựng các công trình hạ tầng, tái bố trí dân cư và các cơ sở sản xuất phù hợp với

định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

c) Đánh giá được tỷ trọng của từng ngành trong hiện trạng nền kinh tế và

hướng phát triển chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác, từ đó xây dựng những

chính sách phản ứng nhanh, những chính sách lâu dài trong quá trình hỗ trợ chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

d) Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu hạ tầng, dân cư, kinh tế và xã hội

của thành phố với sự tham gia của các tất cả ngành, cơ quan thuế, cơ quan thống kê

để xây dựng hệ thống số liệu chính xác, cập nhật thực tế phục vụ cho công tác chỉ

đạo điều hành của lãnh đạo thành phố.

đ) Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Tập trung chỉ đạo thực hiện Chương

trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước xây

dựng chương trình tái cấu trúc với các nội dung chủ yếu: quản trị doanh nghiệp,

ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý điều hành và sản xuất; hình thành và vận hành quỹ phát triển khoa học

công nghệ của doanh nghiệp... để đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước phải là

doanh nghiệp có năng suất cao, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao; nâng cao năng

lực hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước.

e) Kiểm soát công nghệ đầu vào và bảo vệ sản phẩm trong nước: tăng cường

thẩm tra công nghệ khi cấp giấy phép đầu tư và để kiểm soát công nghệ của trang

thiết bị máy móc khi được nhập khẩu. Xây dựng các hàng rào về kỹ thuật để bảo vệ

sản phẩm trong nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

g) Triển khai thực hiện chương trình Năng lượng xanh với mục đích sử dụng

công nghệ mới, sản phẩm mới trong sản xuất và tiêu dùng để tiết kiệm năng lượng

và bảo vệ môi trường.

h) Xây dựng, hình thành, mở rộng và phát triển các khu công nghiệp chuyên

sâu như: khu công nghệ cao, các khu công viên phần mềm, khu công nghệ mới và

các khu công nghiệp theo quốc gia. Tập trung triển khai dự án sản phẩm trọng điểm

quốc gia phát triển vi mạch điện tử (chip điện tử).

i) Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển

kinh tế - xã hội thành phố trong giai đoạn mới. Mở rộng quy mô đào tạo nguồn

22

nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú ý đào tạo công nhân tay nghề cao đáp

ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

k) Tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến Chương trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế đến với người dân và doanh nghiệp, để thu hút sự quan tâm và nguồn

lực xã hội vào thực hiện Chương trình./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND/ TP;

- TTUB: CT, các PCT;

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;

- Văn phòng Thành ủy;

- Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND/ TP;

- Các Sở - ban - ngành thành phố;

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;

- Các Doanh nghiệp trực thuộc thành phố;

- VPUB: CPVP;

- Các Phòng CV, THKH (3b);

- Lưu:VT, (THKH/Qt) H.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký

Lê Mạnh Hà