báo cáo thực tập - đồng

79
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...............................................2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG I...................................................3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.......3 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp..............6 1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp..............7 1.4 Quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chính. .10 1.5 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty............................................... 11 Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHABARCO.............................................. 13 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing của doanh nghiệp...................................... 13 2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương.............22 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định. 29 2.4 Phân tích chi phí và giá thành......................33 2.5 Phân tích tình tài chính của doanh nghiệp...........42 Phần 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP.52 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp. 52 3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp........................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................55 Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K53 1

Upload: crystal-west

Post on 12-Dec-2014

159 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG I........................................................................................................................................3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.........................................................3

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp...............................................................6

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp.................................................................7

1.4 Quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chính............................................10

1.5 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty...................................11

Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHABARCO....................................................................................................................................13

2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing của doanh nghiệp.................13

2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương..................................................................22

2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định..................................................29

2.4 Phân tích chi phí và giá thành..................................................................................33

2.5 Phân tích tình tài chính của doanh nghiệp...............................................................42

Phần 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP..............52

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp...........................................52

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp...................................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................55

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K531

Page 2: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Lời Mở ĐầuSau gần 5 năm học tập và rèn luyện tại trường, với rất nhiều những kiến thức

trên sách vở đã học được thì việc thực tập sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em làm quen với thực tế và phần nào giúp chúng em ít bỡ ngỡ hơn khi đi làm tại các doanh nghiệp. Là sinh viên chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, đợt thực tập tốt nghiệp cuối năm thứ 5 này đã giúp chúng em vận dụng các kiến thức đã học để làm quen, tìm hiểu và nắm vững về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của doanh nghiệp.

Cơ sở mà em chọn thực tập trong đợt này là công ty cổ phần dược phẩm trung ương I (Pharbaco). Trong những năm gần đây công ty là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực dược phẩm. Với các sản phẩm chinh là thuốc viên, thuốc tiêm và thuốc kháng sinh, Pharbaoco đang ngày càng chứng tỏ vị thế của mình cả trong lẫn ngoài nước, đặc biệt là các tỉnh miền bắc. Với sự quan tâm mong muốn tìm hiểu thực trạng ngành dược phẩm nói riêng và Pharbaco nói chung em đã chọn thực tập tại đây.

Để hoàn thành báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s. Phạm Thị Thanh Hương vì sự chỉ bảo tận tình của cô. Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như cán bộ phòng tài chính kế toán và các phòng ban khác của Pharbaco đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thợi gian em thực tập tại công ty.

Báo cáo thực tập của em gồm ba phần chính. Phần một là giới thiệu chung về Pharbaco. Phân hai là phân tích hoạt động kinh doanh của Pharbaco. Cuối cùng trong phần ba là những dánh giá ưu nhuợc điểm của Pharbaco và định huớng dề tài tốt nghiệp sắp tới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu. Song do kinh nghiệm chưa nhiều cũng như trình độ và thời gian có hạn nên bài báo cáo không khỏi sai sót. Em rất mong nhận được góp ý của thầy cô giáo cũng như bạn bè để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Đình Đồng

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K532

Page 3: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG I

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I – Pharbaco

Tên tiếng Anh: PHARBACO CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINT- STOCK COMPANY N° 1

Tên viết tắt: PHARBACO

Logo

Mã số thuế: 0100109032 Trụ sở công ty: Số 160 Phố Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống

Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 8454 561 / 8454562 Fax: (04) 8237460 Website: www.pharbaco.com.vn Email: [email protected]

1.1.2 Hình thức sở hữu vốn

Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I - PHARBACO (gọi tắt là Công ty) tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Dược Việt Nam (nay là Tổng Công ty Dược Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 401/BYT-QĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I - PHARBACO theo quyết định số 286/QĐ-BYT ngày 25/01/2007 và quyết định số 2311/QĐ-BYT ngày 27/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018671 ngày 25/7/2007. Công ty có 03 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày 22/12/2009 thì Vốn Điều lệ của Công ty là 49.000.000.000 VND (Bốn mươi chín tỷ Đồng Việt Nam).

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K533

Page 4: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Danh sách cổ đông sáng lập:

Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Đinh Xuân Hấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng

Giám đốc.

1.1.3 Sự thành lập và các cột mốc phát triển quan trọng của doanh nghiệp

Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco tiền thân là Viện bào chế Trung ương, cơ sở tại Phố Phủ Doãn Hà Nội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Viện bào chế được chuyển lên chiến khu Việt Bắc và được giao nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ kháng chiến. Sau ngày hoà bình lập lại (1954) được chuyển về Hà nội, năm 1955 chuyển cơ sở từ Phố Phủ Doãn về trụ sở Công ty hiện nay: 160 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội và được sát nhập thêm các đơn vị, đổi tên thành Xí nghiệp 1 với nhiệm vụ sản xuất thuốc men, bông băng và các vật tư y tế phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và phục vụ Nhân dân. Do nhiệm vụ sản xuất đa dạng, số lượng mặt hàng nhiều và để đảm bảo tính chuyên môn nên năm 1961 Xí nghiệp 1 đã tách thành 3 Xí nghiệp:

Xí nghiệp Dược phẩm 1. Chuyên sản xuất thuốc tân dược.

Xí nghiệp hoá dược nay là Công ty cổ phần hoá dược Hà nội: sản xuất hoá chất làm thuốc và một số loại vật tư y tế.

Xí nghiệp dược phẩm 3 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương III tại Hải Phòng.

Năm 1993 Xí nghiệp dược phẩm 1 đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1.

Năm 2007, chuyển đổi thành Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I – Pharbaco theo quyết định số 286/ QĐ-BYT ngày 25- 01- 2007 và Quyết định số: 2311/QĐ-BYT ngày 27-06- 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế. Công nghiệp Dược Việt nam.

Ngay từ khi mới thành lập, Xí nghiệp Dược phẩm 1 đã được Bộ y tế đặt niềm tin, giao trọng trách sản xuất thuốc, vật tư y tế phục vụ quân đội và nhân dân cả nước.

Năm 2000, Pharbaco là đơn vị sản xuất dược phẩm đầu tiên ở Miền Bắc thực hiện đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Penicilin đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, phòng Kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP, hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K53

STT Tên cổ đông Địa chỉ

1

TỔNG CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM

Đại diện:Đinh Xuân Hấn

138B Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

2 An Thị Anh Thư59 đường 158, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3 Nguyễn Đức Sơn192C Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội

4

Page 5: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Trong giai đoạn kinh tế thị trường, đặc biệt từ sau khi cổ phần hóa, Pharbaco vẫn giữ vững vai trò nhà sản xuất hàng đầu với sự ghi nhận của Bác sỹ và bệnh nhân trong lĩnh vực sản xuất:

Thuốc chuyên khoa

Thuốc sản xuất bằng công nghệ hiện đại

Cung cấp thuốc cho các chương trình quốc gia phòng chống các bệnh xã hội: lao, sốt rét, giun sán học đường

Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Đông Âu, Châu á, Châu Phi...

Đến thời điểm hiện nay, công ty đã xây dựng được các chi nhánh, cơ sở sản xuất như:

Chi nhánh Tp. HCM:o Địa chỉ: 2F Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, Tp. HCM.o Điện thoại: (08) 9571961 / 68o Fax: (08) 9571962

Chi nhánh Nghệ An:o Địa chỉ: 128 Phan Đình Phùng, Tp. Vinh, Nghệ Ano Điện thoại: (038) 3833341

Chi nhánh Hải Phòng:o Địa chỉ: 129 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòngo Điện thoại: (031) 3717415

Chi nhánh Thanh Hoá:o Địa chỉ: 536 Bà Triệu, P. Trường Thi, TP. Thanh Hoáo Điện thoại: (037) 850713

Chi nhánh Nam Định:o Địa chỉ: 74 Bến Thóc, Tp. Nam Địnho Điện thoại: (0350) 860040

Chi nhánh Đà Nẵng:o Địa chỉ: 49 Trần Quốc Toản, Tp. Đà Nẵngo Điện thoại: (0511) 821371

Cơ sở sản xuất 1:o Địa chỉ: 160 Tôn Đức Thắng, P. Hàng Bột, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Cơ sở sản xuất 2:o Địa chỉ: Xã Thanh Xuân, H. Sóc Sơn, Tp. Hà Nội.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

a) Lĩnh vực kinh doanh

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K535

Page 6: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm

b) Ngành nghề kinh doanh

Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu làm thuốc, dược phẩm, hoá chất (Trừ hoá chất Nhà nước cấm), mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư và máy móc thiết bị sản xuất dược phẩm và y tế.

Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược;

Xây dựng quản lý, khai thác các công trình công nghiệp và dân dụng;

Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước( Không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính

c) Các loại sản phẩm

Pharbaco đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép cho sản xuất 450 sản phẩm gồm các nhóm: kháng sinh, vitamin, tim mạch, thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị đái tháo đường… với các dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên nang, viên nén bao phim, viên nén bao đường, viên nén sủi bọt, thuốc bột, cốm các loại, thuốc bột pha tiêm, thuốc tiêm dung dịch, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô… Sản phẩm của Pharbaco được sản xuất trên thiết bị và quy trình hiện đại đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký với Bộ Y tế.

d) Các loại sản phẩm chủ yếu của công ty

Sản phẩm chủ lực, tạo nên thương hiệu của Pharbaco gồm các nhóm hàng: thuốc kháng sinh, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô, thuốc bột tiêm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu của Châu Âu

Toàn bộ sản phẩm sản xuất trong nhà máy được kiểm nghiệm đầy đủ và chính xác nhờ có một phòng Kiểm nghiệm GLP với đầy đủ các phương tiện trang thiết bị hiện đại trị giá hàng chục tỷ đồng và đội ngũ kiểm nghiệm viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm, thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tổng kho GSP với dung tích chứa 10000 m3 được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ có thể kiểm soát tự động nhiệt độ và độ ẩm đảm bảo cho việc bảo quản sản phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng. Hệ thống giá kệ, xe nâng hiện đại đáp ứng nhanh chóng việc cấp phát hàng hoá tránh nhầm lẫn. Đảm bảo hàng hoá đến tay khách hàng đầy đủ nhanh chóng, chính xác với chất lượng tốt nhất.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K536

Page 7: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Việc tổ chức quản lý ở một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp đó. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà việc tổ chức bộ máy là khác nhau.

Được tiến hành cổ phần hoá vào năm 2007, hiên nay công ty có rất nhiều chính nhánh hoạt động trên khắp cả nước cùng với 2 cơ sở sản xuất, điều phối hoạt động chung là Hội đồng Giám đốc và Ban kiểm soát nội bộ

Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Tổng Giám đốc công ty – ông Đinh Xuân Hấn là Người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm với nhà nước và tập thể Cán bộ công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho Tổng giám đốc là 4 phó tổng giám đốc cùng hệ thống các phòng, ban khác. 2 cơ sở là bộ phận trực tiếp tham sản xuất tạo ra sản phẩm.

Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp:

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K537

Page 8: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

1.3.1 Mối quan hệ giữa các phòng ban nghiệp vụ

Mối quan hệ trực tuyến

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K538

Page 9: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Từ ban giám đốc đến các phòng ban nghiệp vụ

Từ các phòng ban nghiệp vụ tới các nhà máy, bộ phận chuyên trách

Mối quan hệ tham mưu

Các phó tổng giám đốc tham mưu cho tổng giám đốc về các chuyên môn nghiệp vụ mà phó tổng giám đốc nắm giữ

Trưởng, phó các phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất và công tác quản lý

Kế toán trưởng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác quản lí và các vấn đề tài chính

Mối quan hệ chức năng

Kế toán trưởng kiểm soát mảng hạch toán kế toán các nghiệp vụ kế toán, lưu chuyển tiền tệ

Phòng đảm bảo chất lượng, kiểm nghiệm kiểm tra chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra từ các nhà máy

Các phân xưởng chịu sự quản lý trực tiếp của nhà máy

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: Là cấp quản lý cao nhất của công ty có nhiệm vụ theo dõi giám sát hoạt động của HĐQT và ban kiểm soát quyết định mức cổ tức hàng năm của tổng loại cổ phần.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành của Công ty, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông.

Các phòng ban chức năng:

Phòng tổ chức hành chính: điều hành bộ máy hành chính bao gồm công tác tổ chức cán bộ, công nhân lao động, luân chuyển công tác. Bên cạnh đó phòng có nhiệm vụ điều hành các hoạt động chung phục vụ cho các vấn đề xã hội cũng như đời sống của toàn công ty.

Phòng kế hoạch: tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Có vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức sản xuất của công ty, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Phòng kinh doanh: là một đơn vị nằm trong bộ máy quản lý của công ty kết hợp với phòng marketing tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K539

Page 10: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Phòng marketing: có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng tổng hợp các chính sách marketing bao gồm: chính sách sản phẩm, giá, chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, chính sách phân phối.

Phòng tài chính kế toán: thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình hoạt động của công ty cho ban giám đốc nhằm phục vụ công tác quản lý kinh tế. Đồng thời lập các báo cáo tài chính trung thực để cung cấp thông tin cho các cổ đông trong và ngoài công ty.

Phòng kiểm nghiệm: là một bộ phận độc lập trong công ty, chuyên trách về chuyên môn nghiệp vụ kinh tế kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, bao bì và sản phẩm của công ty theo quy chế của Nhà nước và Bộ Y tế quy định.

Phòng đảm bảo chất lượng: là một đơn vị trong hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo quá trình sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn đăng ký. Thiết kế lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh môi trường, thẩm định các quy trình.

Phòng nghiên cứu phát triển: tham mưu giúp giám đốc xí nghiệp trong công tác xây dựng, quản lý và giám sát thực hiện toàn bộ công tác kỹ thuật của công ty, nghiên cứu các mặt hàng mới để phát triển sản xuất kinh doanh.

1.4 Quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chính

a) Khái quát về quy trình công nghệ

Mỗi một sản phẩm khác nhau có một quy trình công nghệ sản xuất khác nhau, tuy nhiên xét về mặt thứ tự công việc thì đều trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Nguyên liệu sau khi xuất kho phải được kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định. Sau đó chúng được phân loại, xử lý sơ bộ như nghiền, xay, rây, lọc… sau đó được đưa vào công đoạn pha chế.

Giai đoạn sản xuất: Nguyên liệu từ giai đoạn chuẩn bị chuyển sang được pha chế theo tỷ lệ quy định. Sau khi pha chế xong, bán thành phẩm của giai đoạn này được đưa đi kiểm tra lại để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ, thành phần theo đúng quy định cần thiết.

Giai đoạn hoàn thiện nhập kho sản phẩm: Sau giai đoạn kiểm tra bán thành phẩm ở giai đoạn trước được chuyển sang dập viên, đóng gói, ép vỉ theo từng loại. Trong giai đoạn này, tất cả các sản phẩm được kiểm tra về mặt lý hoá sinh như độ tan, độ bóng, độ xơ…đối với các sản phẩm thuốc tiêm. Công đoạn cuối cùng là trình bày sản phẩm như đóng hộp, ép vỉ, dán nhãn…

b) Quy trình công nghệ sản xuất của các sản phẩm:

Mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm thuốc khác nhau do vậy đặc điểm quy trình công nghệ của từng sản phẩn cũng khác nhau. Dựa vào đặc điểm của từng sản phẩm mà có mỗi phân xưởng có một quy trình công nghệ sản xuất cho phù hợp. Quy trình sản xuất các loại sản phẩm của công ty được trình bày trên các sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 :Quy trình công nghệ sản xuất thuốc Viên

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5310

Page 11: báo cáo thực tập - đồng

Hàn ống

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Nguồn: Phòng sản xuất

Sơ đồ 1.3 : Quy trình công nghệ sản xuất thuốc Tiêm

Nguồn: Phòng sản xuất

1.5 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty

Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: Hiện nay Pharbaco có 2 cơ sở sản xuất chính và 1 cơ sở phụ: phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa cho 2 phân xưởng sản xuất chính:

Cơ sở 1: tại 160 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội gồm trụ sở chính của Công ty và 02 nhà máy sản xuất:

Nhà máy sản xuất thuốc bột, cốm, viên chứa kháng sinh nhóm Penicilin đạt tiêu chuẩn GMP - WHO công suất 600 triệu viên, gói /năm

Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng công suất 100 triệu viên, gói/năm

Cơ sở 2: Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị hiện đại của các hãng cung cấp thiết bị sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới như IMA, BAUCHE, BOSCH, STILMAS, TELSTA, ALEXANDER của Đức, Italia, Tây ban nha...để đưa vào hoạt động 6 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO:

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5311

Nguyên liệu

Bao bì

Pha chế

Tẩy rửa Hấp sấy

Dập viên

Kiểm traNhập kho

Trình bàyĐóng chai

Tẩy rửaỐng tiêm

Ống tiêm Tẩy rửa

Hấp sấy

Nhập kho thành phẩm Kiểm tra Trình bày

In ống

SoiĐóng chai

Page 12: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Nhà máy sản xuất thuốc bột, cốm, viên không chứa kháng sinh nhóm beta-lactam công suất 2 tỷ viên, gói/năm

Nhà máy sản xuất thuốc bột, cốm viên chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin công suất 300 triệu viên, gói/năm

Nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm không chứa kháng sinh nhóm beta-lactam công suất 15 triệu lọ/năm

Nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin công suất 20 triệu lọ/năm

Nhà máy sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô, công suất 40 triệu lọ, ống/năm

Nhà máy sản xuất thuốc xịt, nhỏ mũi công suất 6 triệu lọ/năm

Tất cả các nhà máy được thiết kế đồng bộ, 1 chiều theo nguyên tắc GMP của Tổ chức y tế thế giới WHO

Công ty có 5 phân xưởng, trong đó có 4 phân xưởng sản xuất chính (phân xưởng tiêm, phân xưởng bột tiêm, phân xưởng viên betalactam, phân xưởng viên non betalactam) và 1 phân xưởng sản xuất phụ (phân xưởng cơ điện). Trong mỗi phân xưởng lại chia thành các tổ sản xuất, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất riêng biệt.

Phân xưởng tiêm chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm như: long não, Canxiclorua, vitamin B1, B12, B6…

Phân xưởng viên: Có nhiệm vụ sản xuất các loại thuốc viên Ampicilin, Cloxit, Penicilin, Vitamin B1…

Phân xưởng bột tiêm: Có tổ chức sản xuất đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ như phân xưởng thuốc tiêm

Ngoài ra công ty còn có một phân xưởng sản xuất phụ là phân xưởng cơ điện, có nhiệm vụ phục vụ điện nước cho các phân xưởng sản xuất chính. Trong phân xưởng cơ điện có các tổ: tổ nồi hơi, tổ khí nén, tổ trạm bơm, tổ kiến thiết cơ bản, tổ nghiên cứu, tổ nước cất…Sau khi đã cung cấp đủ nhu cầu trong công ty, sản phẩm lao vụ của phân xưởng sản xuất phụ có thể bán ra ngoài

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5312

Page 13: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHABARCO

2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing của doanh nghiệp

2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1- Pharbaco những năm gần đây

a) Doanh thu bán hàng theo sản phẩm

Bảng 2.1 Doanh thu bán hàng theo sản phẩm

ĐVT: triệu đồng

Tên sản phẩm

2011 2012 So sánh 2011 với 2012

Số tiềnTỷ trọng

(%)Số tiền

Tỷ trọng (%)

Mức tăng

Tỷ lệ tăng (%)

Thuốc viên 42.247 10 51.648 15 9.401 22,2

Thuốc tiêm 63.370 15 82.564 18 19.194 30,3

Thuốc kháng sinh 316.850 75 375.263 67 58.413 18,4

Tống số 422.467 100 509.475 100 87.088 20,6

Nguồn: phòng kinh doanh

Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng của các sản phẩm của Pharbaco năm 2011 với 2012 có sự thay đổi, thuốc viên và thuốc tiêm có sự tăng trưởng về tỷ trọng,. Ngược lại thuốc kháng sinh lại có sự giảm về tỷ trọng 75% năm 2011 so với 67% năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 so với 2011 là 20,6%.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5313

Page 14: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

b) Doanh thu bán hàng theo nhóm khách hàng

Bảng 2.2. Doanh thu bán hàng theo nhóm khách hàng

ĐVT: triệu đồng

Tên khách hàng

2011 2012 So sánh tăng giảm

Số tiềnTỷ trọng

(%)Số tiền

Tỷ trọng (%)

Mức tăng

Tỷ lệ (%)

Hệ thống bệnh viện 72.563 17,2 96.452 18,9 23.889 32,9

Hệ thống phòng khám, nhà thuốc

37.825 9 48.523 9.5 10.698 28,3

Các công ty trong và ngoài nước

312.079 73,8 364.500 71.6 52.421 16,8

Tổng số 422.467 100 509.475 100 87.008 20,6

Nguồn : Phòng kinh doanh

Qua bảng 2.2 ta thấy doanh thu năm sau đều tăng hơn so với năm trước, tuy nhiên tỷ lệ tăng doanh thu theo các kênh tiêu thụ củng có những biến đổi theo thời gian.Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2012, với sự khó khăn chung của nền kinh tế tuy nhiên nhờ các chính sách hợp lý của công ty các kênh vẩn có tỷ lệ tăng doanh thu tương đối cao. Doanh thu năm 2012 so với 2011 tăng 20,6%

Bảng 2.2 Doanh thu bán hàng theo sản phẩm

ĐVT: triệu đồng

Tên sản phẩm

2011 2012So sánh tăng giảm

2012/2011

Số tiềnTỷ trọng

(%)Số tiền

Tỷ trọng (%)

+/- (%)

Thuốc viên 42.247 10 51.648 15 9.401 22,2

Thuốc tiêm 63.370 15 82.564 18 19.194 30,3

Thuốc kháng sinh 316.850 75 375.263 67 58.413 18,4

Tống số 422.467 100 509.475 100 87.088 20,6

Nguồn: phòng kinh doanh

Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng của các sản phẩm của Pharbaco năm 2011 với 2012 có sự thay đổi, thuốc viên và thuốc tiêm có sự tăng trưởng về tỷ trọng,. Ngược lại thuốc kháng sinh lại có sự giảm về tỷ trọng 75% năm 2011 so với 67% năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 so với 2011 là 20,6%.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5314

Page 15: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Bảng 2.3 Doanh thu theo khu vực địa lý

ĐVT: triệu đồng

Khu vực

2011 2012 So sánh 2011 với 2012

Số tiềnTỷ trọng

(%)Số tiền

Tỷ trọng (%)

Mức tăngTỷ lệ

tăng(%)

Miền Bắc 211.234 50 260.737 51,2 49.503 9,2

Miền Trung, Tây Nguyên

126.470 30 152.639 30 26.169 20,7

Miền Nam 84.763 20 96.099 18,8 11.336 13,4

Tổng 422.467 100 509.475 100 87.088 20,6

Nguồn phòng kinh doanh

Nhận xét: trong năm 2012 doanh thu của công ty đã có sự gia tăng đáng kể về doanh thu cụ thể doanh thu tăng 20,6% , đặc biệt ở miền Bắc và miền Trung có sự gia tăng mạnh. Nhưng xét về cơ cấu doanh thu, tỉ lệ doanh thu giữa các miền vẫn giữ ổn định 50/30/20 và có xu hướng ổn định trong tương lai.

2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trườngChính sách sản phẩm được thực hiện là quyết định danh mục sản phẩm công ty

với chủng loại và số lượng phù hợp với nhu cầu mô hình bệnh tật ở Việt Nam. Công ty cũng ưu tiên nghiên cứu sản phẩm còn bảo hộ khoa học, đó là các sản phẩm mà không một công ty dược nào được phép sản xuất tương tự và đặc biệt là các chế phẩm sinh học. Đây là lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.

Về chất lượng sản phẩm

Pharbaco đã được cục quản lý Dược – Bộ y tế Việt Nam cấp chứng chỉ “Thực hành sản xuất thuốc tôt GMP – WHO”, “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệp GLP”, “Thực hành bảo quản thuốc tốt GSP”, cho các nhà máy thuốc bột, cốm, viên nhóm Penicilin; thuốc bột cốm viên Non – betalactam; thuốc bột tiêm nhóm cephalosporin, thuốc tiêm thể tích nhỏ, thuốc tiêm thể tích lớn; thuốc tiêm đông khô; thuốc nhỏ mũi; thuốc tiêm Non – betalactam; thuốc bột cốm, viên nhóm cephalosporin.

Thuốc bột tiêm Ceftume là một trong những sản phẩm truyên thống của doanh nghiệp, thuốc có công dụng chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai, mũi, họng,tiết niệu, da và mô miềm, nhiễm khuẩn xương khớp, sản phụ khoa

- Hộp 10 lọ, hộp 1 lọ

- Thành phần: mỗi lọ chứa Cefuroxim 750 mg

Cephalexin 500mg : Thuốc kháng sinh có công dụng điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm

- Hộp 10 vỉ x 10 viên nang

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5315

Page 16: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

- Thành phần: mỗi viên nang chứa Cephalexin 500 mg

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

- Công ty có các khoản triết khấu, giảm giá hàng bán đối với tổ chức, doanh nghiệp nào mua với số lượng lớn. mức chiết khấu là từ 2% đến 5%.

Bảng 2.4 Chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn

Giá trị đơn hàng Tỷ lệ chiết khấu

> 5 trđ 2%

>10 trđ 3%

>30trđ 4%

>50trđ 5%

- Có website giới thiệu sản phẩm, có đường dây nóng hỗ trợ khách hàng

Thị trường mục tiêu

Với năng lực sản xuất đa dạng và chuyên sâu, trong thời gian qua Pharbaco đã sản xuất trên 450 sản phẩm các loại, trong đó có nhiều sản phẩm độc đáo, đã thử nghiệm lâm sàng đạt hiệu quả điều trị cao, khả năng dung nạp tốt. Công ty xác định thị trường mục tiêu trong thời gian tới gồm:

- Củng cố hệ thống các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế

- Các đối tác xuất khẩu  

Khu vực Châu Á: Lào, Campuchia, Myanmar

Khu vực Châu Âu: Moldova

Khu vực Châu Phi & Trung Đông: Nigeria, Mozambique, Yemen

2.1.3. Chính sách giá

Bảng 2.5 Bảng giá một số sản phẩm của công ty cổ phần dược trung ương 1

STT Tên sản phẩm Quy cách ĐVT Giá bán

1 Cefotaxin 1g 1 lọ 15ml + nước 13500

2 Cefradin 1g/15ml Hộp 10 lọ 15000

3 Ceftume 750ml 1 lọ 54500

4 Trikaxon tiêm 1g 1 lọ 30000

5 Zipadin 1g 1 lọ 15ml + nước 24500

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5316

Page 17: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

6 Cefazolin 1g Hộp 10 lọ 14000

7 Zefpocin 1g 1 lọ 15ml + nước 23000

Mục tiêu định giá của công ty

Thâm nhập thị trường (trong nước và xuất khẩu): Nhu cầu thị trường luôn phát triển cùng với sự biến động của các yếu tố khách quan khó kiểm soát. Muốn đạt được hiệu quả cao công ty phải định vị một cách chắc chắn sản phẩm của mình trên thị trường.

Phát triển thị phần, doanh số bán: Thị phần thể hiện mức độ hiện hữu của công ty trên thị trường. Công ty nào có thị phần lớn nhất sẽ được hưởng chi phí thấp nhất và lợi nhuận về lâu dài cao nhất.

Tối đa hóa lợi nhuận: Công ty đã cố gắng đề ra một mức giá tối thiểu để tối đa hóa lợi nhuận. Đảm bảo đủ các chi phí lắp đặt bảo hành…mà vẩn có lãi.

Phương pháp định giáCông ty sử dụng phương pháp định giá từ chi phí. Đây là nhân tố ảnh hưởng

trực tiếp đến trực tiếp đến các quyết định giá cả đối với doanh nghiệp. Chi phí là căn cứ quan trọng, là cơ sở, là nền tảng để doanh nghiệp quyết định giá bán.Định giá: Cộng lãi vào giá thành

Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + lãi dự kiến (trong đó lãi dự kiến tính theo đơn vị sản phẩm)

Chi phí = Chi phí biến đổi + chi phí cố địnhTrong đó giá thành sản xuất sản phẩm của công ty được tính theo phương pháp

tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Theo phương thức này kế toán căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã hoạch toán được trong tháng và giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng để tính giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục theo công thức sau :

Tổng giá thành sản phẩm

= CP SXDD

đầu kỳ

+ CPSX phát sinh trong kỳ

- CP SXDD cuối kỳ

Giá thành đơn vị

sản phẩm

= Tổng giá thành sản phẩm

Số lượng sản phẩm nhập kho

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng sản xuất, các nhân viên thống kê phân xưởng có nhiệm vụ tính ra số giờ công thực tế sản xuất từng loại sản phẩm tại phân xưởng sau đó lập bảng" Báo cáo giờ công lao động của xưởng”. Đây là căn cứ để kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm.

Chính sách giá

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5317

Page 18: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Công ty áp dụng các điều kiện bán hàng và thanh toán linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng. Đối với các cửa hàng thuốc và chi nhánh của công ty chi phí và chiết khấu cho khách hàng 3.6% trên doanh số bán trong tháng (chưa VAT) bao gồm

- Chiết khấu cho khách hàng

- Chi phí điện thoại, chi văn phòng phẩm, chi phí vận chuyển cho khách hàng…

Đối với khách hàng hợp đồng thì tùy tưng khách hàng và số lượng mua mà công ty bắt thanh toán ngay hoặc sau khi kết thúc hợp đồng.

2.1.4 Chính sách phân phối

Việc tổ chức mạng lưới kênh phân phối của công ty là do phòng kinh doanh đảm nhận. Để phù hợp với đặc điểm của mình, công ty đã chọn dữ dụng mô hình kênh phân phối hỗn hợp

Kênh loại 1: Dược phẩm của công ty bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông

qua hệ thống cửa hàng của công ty

Kênh loại 2 : Dược phẩm công ty dược bán cho các công ty trung gian rồi

đến tay người tiêu dung

Kênh loại 3 : Dược phẩm của công ty qua các công ty trung gian (các chi

Nhánh của công ty) rồi đến bệnh viện, TTYT cuối cùng đến tay người tiêu dùng

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5318

Page 19: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Sơ đồ 2.1 Hệ thống phân phối của công ty dược phẩm Pharbaco

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán

Quảng cáo : Chỉ được áp dụng với nhóm thuốc không kê đơn của công ty theo quy định của bộ y tế, chi phí dành cho quảng cáo của công ty củng lên tới 30% trong tổng doanh thu mỗi năm. Điều đó lý giải tại sao chất lượng củng như số lượng của các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, báo chí tỏ ra lấn lướt và tạo được ưu thế hơn so với các doanh nghiệp khác

Bán hàng cá nhân, hội thảo, hội nghị : Với đội ngủ trình dược viên là các bác sỹ , dược sỹ đại học, dược sỹ trung học có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao tạo được niềm tin cho khách hàng nên đạt được hiệu quả kinh doanh cao

Hoạt động tuyên truyền củng được công ty áp dụng dưới dạng mời các giáo sư hay chuyên gia có tiếng trong nghành viết bài về công ty và chia sẽ kinh

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5319

Pharbaco

Công ty phân phối trung gian cấp 1

Công ty phân phối trung gian cấp 2

Chợ thuốcCông ty phân phối trung gian cấp

3, đại lý thuốc

Bệnh viện, TTYT, phòng khám

Nhà thuốcNhà thuốcNhà thuốc

Nhà thuốc

Bệnh nhân, người sữ dụng

Page 20: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

nghiệm sữ dụng sản phẩm trong công tác điều trị nhằm tạo niềm tin cho các đối tượng sử dụng và quảng bá hình ảnh , giới thiệu sản phẩm cho công ty

Khuyến mại, chiết khấu thương mại

Sử dụng hình thức chiết khấu linh hoạt cho mỗi đối tượng khách hàng khác nhau

Tổ chức các đợt hàng triễn lãm thương mại, tham gia cá hội chợ giới thiệu sản phẩm

2.1.6 Công tác thu thập marketing

Thông tin là một phần quan trong quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thu thập thông tin là:

Cập nhật, thống kê về doanh số bán hàng, về sản phẩm, thương hiệu mà công ty hiện có nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin rõ ràng và chính xác. Thu thập thông tin về tình hình xuất nhập kho nhằm đảm bảo luôn luôn sãn sàng cung cấp sản phẩm, tránh tình trạng tồn kho hay đang thực hiện hợp đồng lại thiếu hàng phải kéo dài thời gian giao nhận.

Đối với khách hàng thu thập thông tin là:Lịch sử giao dịch của họ về các sản phẩm của công ty đang chào bán có thể là giao dịch của họ với công ty đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mình.Những ý kiến, góp ý của khách hàng, phản hồi lại khách hàng. Thường xuyên liên lạc với khách hàng, hỏi thăm về tình hình vận hành các thiết bị, những vấn đề mà khách hàng gặp phải.Tình hình tài chính của công ty...

Đối với đối thủ cạnh tranh thu thập thông tin là:Công ty đang có thể mạnh gì, điểm yếu gì?Thu thập các thông tin các chính sách chiết khấu, chính sách xúc tiến bán của đối thủ.Thông tin về sản phẩm mới ...

2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh Công ty dược phẩm OPC Vốn điều lệ : 81.900.000.000 VNĐ Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh truyền thống : Sản xuất kinh doanh dược

phẩm, trang thiết bị, máy móc y tế. Giá : Các sản phẩm của công ty có giá phù hợp với nhiều đối tượng Phân phối : Công ty phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc, đặc biệt là

các tĩnh miền nam OPC tự hào là doanh nghiệp dược Việt Nam duy nhất 3 lần liên tiếp được mang

biểu trưng thương hiệu quốc gia

Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco Với các giải thưởng : Thương hiệu quốc gia, giải vàng chất lượng quốc gia..

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5320

Page 21: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh : Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất, thiết bị y tế, thu mua chế biến dược liệu, tư vấn sản xuất chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm.

Phân phối : Traphaco có hệ thống phân phối khắp các tĩnh miền bắc, và một số tĩnh thành khá trong cả nước.

Xúc tiến bán : Các hoạt động xúc tiến bán của công ty diễn ra thương xuyên, như hoạt động khuyến mại giảm giá, chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn từ 2% đến 10%.

Công ty cổ phần dược phẩm TƯ 2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : tư vấn khoa học kỹ thuật chuyển giao công

nghệ trong nghành dược, kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu hoá chất, tinh dầu, thuốc tân dược, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng, máy móc thiết bị y tế.

Phân phối : tất cả các tĩnh trong cả nước, đặc biệt là khu vực Hà Nội và các tĩnh miến bắc.

Xuc tiến bán : Các hoạt động xúc tiến bán của công ty như khuyến mãi, giảm giá. Tham gia các hội chợ, triến lãm.

Được nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lao động là đơn vị đầu tiên của ngành dược VN

2.1.8 Nhận xét xề tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp

Điểm mạnh

Công ty đã tạo ra được danh mục sản phẩm đa dạng chủng loại cho hết các nhóm bệnh và đa dạng về mẫu mã, tiện cho người sữ dụng. Đó là tiềm lực mạnh mẽ của công ty, ưu thế cạnh tranh với tất cả các công ty khác trong và ngoài nước.

Công ty đã phát triển mạng lưới rộng khắp, có khả năng phân phối đến đại lý nhỏ nhất bệnh viện tuyến huyện, trong khi các công ty lớn khác đa phần chỉ phân phối ở tuyến thành phố.

Công ty có đội ngủ nhân viên đầu nghành có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao

Điểm yếu

Do được nhà nước bào hộ trong một thời gian dài, cho nên khi thị trường mở cửa đã có khó khăn nhất định cho công ty. Việc phải tuân theo những quy định của WHO đã làm hạn chế về việc phát triển của công ty tại Việt Nam cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Khi công ty nươc ngoài có tiềm lực lớn xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã làm cho công ty mất thị phần, mất sự bảo hộ, thiếu đi sức cạnh tranh về pháp lý.

Việt Nam là một nước có thị trường phát triển thấp, bình quân đầu người chi cho dược phẩm thấp.

Cơ hội

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5321

Page 22: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Việc  gia  nhập  WTO  và  hỗ  trợ   áp  dụng  những  tiêu  chuẩn  sản  xuất  thuốc theo hướng dẫn  của  nước ngoài từ tổ chức WHO và  ICH đã  và  đang  tạo điều kiện công dược phẩm trong nước được hội nhập, tiếp cận công nghệ tiên tiến, chuyển giao công nghệ. 

Nhu cầu về các loại dược phẩm chức năng của người tiêu dung đang tăng cao.

Chất lượng vệ sinh thực phẩm và tình trạng ô nhiếm môi trường ở Việt Nam là một vấn đề nóng bỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do đó nhu cầu về các sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng đang ngày càng atwng cao

Thách thức

Kinh tế nước ta đnag rơi vào khủng hoảng, lạm phát cao, dể bị ảnh hưởng biến động về kinh tế từ bên ngoài do nhập siêu. Hơn nữa do chênh lệch về tỷ giá dãn đến giảm giá trị về sản phẩm.

Thuốc giả chiếm một số lượng lớn đang lưu hành, chưa có nhiều trình độ để phát hiện và xứ lý

2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương

2.2.1 Cơ cấu lao động của daonh nghiệp

Tính đến thời điểm cuối năm 2012, công ty cổ phẩn dược phẩm trung ương I có tất cả 518 lao động. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức:

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động

ĐVT : người

Năm

Cán bộ quản lý

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Tổng sốSố

lượng%

Số lượng

%Số

lượng%

2010 32 6,23 450 87,55 32 6,22 514

2011 33 6,41 450 87,38 32 6,21 515

2012 33 6,37 451 87,07 34 6,56 518

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5322

Page 23: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Bảng 2.7 Cơ cấu người lao động theo trình độ học vấn

ĐVT : người

Năm Thạc sỹ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấpCông nhân kỹ thuật

2010Số lượng 8 130 7 168 114 87

% 1,56 25,29 1,36 32,68 22,18 16,93

2011Số lượng 8 130 8 168 114 87

% 1,55 25,24 1,55 32,62 22,14 16,9

2012Số lượng 8 130 8 170 114 88

% 1,54 25,10 1,54 32,82 22,01 16,99

Nguồn : Phòng hành chính nhân sự

Qua bảng số liệu trên ta thấy do đặc thù của công ty phabarco là sản xuất dược phẩm nên tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm gần 90%, số cán bộ quản lý và lao động gián tiếp có tăng qua từng năm nhưng không đáng kể.

Tổng số lao động qua từng năm gần như không thay đổi, chất lượng lao động của công luôn được đảm bảo thể hiện qua việc số cán bộ có trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ trọng cao, trong đó số cán bộ trình đọ cao đẳng và trung cấp tăng dần qua tưng năm.

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động theo độ tuổi

ĐVT : người

Năm 18-20 21-30 31-40 41-50 >50Tổng số

Số lượng

%Số

lượng%

Số lượng

%Số

lượng%

Số lượng

%

2010 96 18,68 160 31,13 148 28,79 62 12,06 48 9,34 514

2011 96 18,64 161 31,26 148 28,74 62 12,04 48 9,32 515

2012 96 18,53 161 31,08 151 29,15 62 11,97 48 9,27 518

Nguồn : phòng hành chính nhân sự

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5323

Page 24: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuồi của công ty pharbaco ta thấy cơ cấu lao động cảu công ty ở độ tuổi từ 18-40 chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động. Số lao động từ 41 tuổi trở đi không tăng, điều này phù hợp với kế hoạch trẻ hóa đội ngủ cán bộ và công nhân của Pharbaco nhằm kế thừa và phát triển Pharbaco trong tương lai.

2.2.2 Định mức lao động

Mức lao động : Là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tọa một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và điều kiện kinh tế - xã hội xác định

Định mức lao động : Là một quá trình xác định lượng lao động hao phí hơp lý đó.

Nguyên tắc xây dựng định mức lao động của Pharbaco

- Đối với mức năng suất thiết bị phải dựa trên thông số kỹ thuật thiết kế chi từng mặt hàng và các số liệu khảo sát thực tế, số liệu thống kê hàng năm.

- Đối với định mức lao động: yêu cầu dây chuyền sản xuất ổn định, trình độ công nhân phải đạt mức trung bình tiên tiến

- Hàng năm Pharbaco tổ chức đánh giá tình hình thực hiện mức lao động để sửa đổi bổ sung. Nếu mức lao động thực hiện thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so vơi mức được giao thì trong thời hạn 3 đến 6 tháng, Pharbaco sẽ xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp.

Phương pháp xây dựng định mức lao động ở Pharbaco: Pharbaoco chủ yếu dùng phương pháp phân tích kỹ thuật kết hợp với khảo sát bấm giờ tại chổ để ban hành mức. Sau đó theo dõi việc thực hiện từ 3 đến 6 tháng mới sữa đổi hiệu chỉnh. Ưu điểm của phương pháp này là chính xác, cho định mức phù hợp tiết kiệm tránh hao phí lao động cao nhất. Nhược điểm là yêu cầu dây chuyền sản xuất ổn định, trình độ công nhân phải đạt mức trung bình tiên tiến, tốn nhiều thời gian, chi phí.

2.2.3 Tình hình sữ dụng thời gian lao động

Thời gian làm việc của công ty Pharbaco là 8 giờ trong một ngày và 5,5 ngày trong một tuần. Riêng khối hành chính làm việc 5 ngày trong một tuần.

- Khối làm theo giờ hành chính : sáng từ 7h30 đến 12h, chiều từ 13h đến 16h30

- Khối làm theo ca : 3 ca sang từ 6h đến 14h, chiều từ 14h đến 22h, đêm từ 22h đến 6h sang hôm sau

Giờ làm việc có thể điều điều chỉnh phù hợp cho từng địa phương và tình hình sản xuất kinh doanh của Pharbaco. Trong trương hợp do công nghệ, do theo lịch đổi ca đối với khối làm việc theo ca vượt quá số giờ quy định trên. Pharbaco tính phụ cấp làm thêm giờ trong đơn giá trả lương cho người lao động.

Thời gian nghỉ lễ tết : người lao động được hưởng nguyên lương trong 10 ngày theo quy định của nhà nước và 1 ngày thành lập Pharbaco

- Trường hợp ngày nghỉ lễ trùng với chủ nhật thì được nghỉ bù vào ngày trước hoặc sau ngày lễ

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5324

Page 25: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

- Nếu không bố trí được ngày nghỉ bù sẽ thanh toán lương ngày đi làm theo chế độ làm thêm vào ngày nghỉ

Thời gian nghỉ phép : 12 ngày/ năm ( công việc bình thường), 14 ngày/năm (công việc nặng nhọc), tuy nhiên thời gian nghỉ phép có thể tăng thêm theo số năm công tác, cứ làm 5 năm sẽ thêm một ngày nghỉ phép.

2.2.4 Năng suất lao động

Công thức tính năng suất lao động của Pharbaco

Năng suất lao động

Chỉ tiêu này cho thấy rõ với mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ cán bộ và tay nghề của công nhân Pharbaco, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Pharbaco có đội ngủ nhân viên lành nghề. Dựa vào chỉ tiêu này so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.

Bảng 2.9 Báo cáo năng suất lao động Pharbaco 2010 - 2011

Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 với 2011

2010 2011 Tăng, giảm %

Doanh thu ( trđ) 385.895 422.467 36.572 9,48

Số lao động bình quân năm ( người)

514 515 1 0,19

Năng suất lao động bình quân (Trđ/người/năm)

750,77 820,32 69,55 9,26

Từ bảng trên ta thấy năng suất lao động bình quân năm 2011 tăng 9,26% so với năm 2010, có được điều này là do Pharbaco có đội ngủ cán bộ, công nhân viên lành nghề, có chuyên môn cao.

2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo

a. Quy trình tuyển dụng

Nguồn tuyển dụng : Tuyển dụng thông qua sự giới thiệu tù người thân, người quen của cán bộ công nhân viên trong công ty: Đây là phương pháp mà Pharbaco thường chú trọng sử dụng. Với gần 55 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về thuốc, Pharbaco có một đội ngũ cán bộ, nhân viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế qua nhiều hợp

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5325

Page 26: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

đồng lớn nhỏ. Không những vậy, họ còn có nhiều mối quan hệ rộng trong xã hội, đặc biệt là quan hệ nghề nghiờp. Họ hiểu rõ về tổ chứ, biết được tổ chức cần người như thế nào, có khả năng gì nên họ có thể giới thiệu được những người phù hợp nhất trong thời gian sớm nhất. Khi được phỏng vấn, các cán bộ quản lý trực tiếp đều có nhận xét: Những người lao động được tuyển dụng thông qua sự giới thiệu thường nhanh chóng nắm bắt được công việc và thích hợp với tổ chức. Còn những nhân viên mới cũng khẳng định: Họ yêu thích môi trường làm việc ở công ty, đó là môi trường để họ có thể phát huy hết mọi sở trường cũng như khả năng của mình. Phương pháp tuyển dụng này của Pharbaco trên thực tế đã thu hút được rất nhiều nhân tài về làm việc cho mìnhvà từ đó đã góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của Pharbaco, đồng thời thu hút ngày càng nhiều hơn nữa nguồn tuyển dụng quan trọng này.

Tuyển dụng từ các đơn xin việc: Đây là nguồn tuyển dụng phổ biến của các doanh nghiệp, do vậy Pharbaco cũng khá là chú trọng nguồn này nên ứng cử viên nộp đơn xin việc cũng chiếm một phần không nhỏ. Nguồn tuyển dụng này thường là những sinh viên mới ra trường hay những nhân viên của các hãng khác cảm thấy hứng thú với vị trí còn trống của công ty và muốn thử sức mình ở vị trí đó. Những người này thường có lòng nhiệt tình, lòng đam mê công việc. Vì vậy để không bỏ sót những nhân tài như vậy, Pharbacođã có nhiều hình thức để thu hút nguồn ứng viên này nhiều hơn như tích cực quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ( đài, báo, ti vi, internet,…)

Tuyển dụng các sinh viên thực tập: Đây là một phương pháp tuyển dụng hiệu quả mà nhiều công ty đã làm.

Xác lập nhu cầu tuyển dụng

Hàng năm sau khi ban giám đốc đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanh những năm tới pharbaco sẻ tiến hành kế hoạch hóa nguồn nhân lực cần tuyển dụng. Vào đầu năm các phòng ban sẻ được nhậ công văn đề nghị đánh giá cần tuyển dụng.

Lập kế hoach tuyển dụng

Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng thì pharbaco sẽ căn cứ vào đó để tiến hành xây dựng và lập kế hoạch tuyển dụng. Kế hoạch tuyển dụng được phòng hành chính nhân sự lập gửi giám đốc phê duyệt. Kế hoạch tuyển dụng bao gồm các nội dung sau

- Số lượng và điều kiện tuyển dụng cho từng công việc

- Nơi cung cập nguồn nhân lực ( thông báo tại chổ, báo, đài…)

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ tuyển

- Thời gian phỏng vấn

Thông báo tuyển dụng

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.  

Căn cứ vào quy trình tuyển dụng lao động của Công ty

Yêu cầu: Lý lịch phải rõ ràng.  

Có phẩm chất đạo đức tốt. 

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5326

Page 27: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Độ tuổi: 

Không quá 25 tuổi đối với nữ.  

Không quá 30 tuổi đối với nam. 

Có sức khoẻ tốt: 

Chiều cao tối thiểu: 1,55m (nữ); 1,65m (nam). 

Cân nặng tối thiểu: 45kg (nữ); 55kg (nam)

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trưởng phòng hành chính nhân sự trực tiếp làm việc này, tiến hành xử lý hồ sơ các ứng viên, so sánh với yêu cầu của các bộ phận nếu chưa đủ đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ

Tổ chức phỏng vấn thi tuyển

Công ty sẽ xây dựng lên một bài thi tuyển để có thể đánh giá thực chất và kiểm tra kiến thức, tay nghề của ứng viên.

Bài thi dành cho lao động gián tiếp với các vị trí như kế toán, quản lý sẽ thiên về kiến thức, kỹ năng làm việc của một người kế toán.

Bài thi vào vị trí lao động trực tiếp sản xuất thường là bài thi thực hành, thi tay nghề. Qua hình thức này, công ty sẽ chọn ra người có năng lực thực sự.

Để thuận lợi cho việc phỏng vấn công ty cũng sử dụng những mẫu phỏng vấnđược soạn sẵn trong từng trường hợp cụ thể. Cán bộ phỏng vấn cũng có thể linh hoạt sử dụng các câu hỏi phù hợp với từng ứng viên cụ thể nhằm kiểm tra kỹ hơn các ứng viên.

Ngoài ra nếu cần tuyển một lượng lớn lao động vào làm việc thì công ty sẽ thành lập một hội đồng phỏng vấn để đảm bảo cho tính công bằng và khách quan trong tuyển dụng, có thể tìm được người có tài năng thực sự.             

Thành phấn phỏng vấn của công ty bao gồm:

+ Trưởng bộ phận yêu cầu tuyển dụng.

+ Chuyên gia, cán bộ kỹ thuật liên quan.

+ Ban giám đốc công ty ( nếu cần).

+ Trưởng phòng tổ chức hành chính. Mới

b. Các hình thức đào tạo nhân viên

Công ty có các hoạt động nhắm đào tạo cho nhân viên có năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ

- Các ứng viên được đào tạo trong 2 tháng để làm quen kỹ năng củng như học hỏi kinh nghiệm của các nhân viên củ.Việc đào tạo các ứng viên được tiến hành thông qua sự giám sát, kém cặp thường xuyên và được báo cáo bằng văn bản đến trưởng phòng nhân sự.

- Gửi cán bộ kỹ thuật và quản lý đi đào tạo và nâng cao

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5327

Page 28: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

- Mời các chuyên gia đầu nghành về chia sẻ kinh nghiệm và các công nghệ mới

2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương

Tổng quỹ lương kế hoạch của Pharbaco được xác định theo công thức sau

TQLkh = Lmin x Hhscbbq x N x 12

Trong đó :

- TQLkh : Tổng quỹ lương kế hoạch

- Lmin : Luong tối thiểu do Pharbaco quy định / tháng

- Hhscbbq : Hệ số cấp bậc bình quân

- N : Số lượng lao động

- Lmin = Lmincb x Hdc

- Lmincb = 1.050.000

Từ đó ta tính được đơn giá tiền lương kế hoạch theo công thức

ĐGLkh = TQLkh/ DTkh

Tổng quỹ lương thu nhập thực tế của Pharbaco

TQLtt = ĐGLkh x DTtt

Trong đó :

- TQLtt : Tổng quỹ lương thực tế

- ĐGLkh : đơn giá tiền lương kế hoạch

- DTtt : Doanh thu thực tế

2.2.7 Trả lương cho bộ phận và cá nhân

Thu nhập tiền lương của công ty trả cho người lao động căn cứ vào thời gian và hiệu quả làm việc thực tế

Căn cứ vào ngày công thực tế kế toán tính lương thực tế mà công nhân nhận được như sau:

Lương tháng

= Lương cơ bản

24 ngày

x Ngày công tính lương

+ Lương phụ theo hệ số kinh doanh

+ Tiền

trách nhiệm

Trong đó: Ngày công tính lương = Ngày công thực tế x hệ số

Lương phụ theo hệ số kinh

doanh=

Ngày công thực tế x

Hệ số

ti

x

Hệ số lương

theo bình bầu

của đơn vị

x

Hệ số

phân phối

lương phụ

Trong đó

ti : Hệ số theo chức danh công việc

Hệ số lương theo bình bầu của đơn vị gồm: A = 1,0 . B = 0,9 , C = 0,75

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5328

Page 29: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Hệ số phân phối lương phụ thay đổi theo các tháng khác nhau.

Ví dụ: tính lương của chị Vũ Thu Lê ở tổ dập viên- nonbetalactam của phân xưởng viên – nonbetalactam trong tháng 11

Bậc lương cơ bản của chị hiện nay là 4,17. Mức lương tối thiều: 1050000đ

Lương cơ bản = 4,17 * 1050.000 = 4.378.500đ

Số ngày làm việc thực tế trong tháng 11/20012 công nhân này là 16,5 ngày

4.378.500

Tổng cộng tiền lương tháng là = x 16,5 x 0,8 =2.408.175đ

24

Tạm ứng lương kỳ I : 940.000đ

Tiền BHXH = 5% * Lương cơ bản = 5% * 4.378.500 = 218.925đ

Tiền KPCĐ = 1% * Lương cơ bản = 1% * 4.378.500 = 43.785đ

Tiền lương thực lĩnh của công nhân này kỳ II là:

2.408.175 – 218.925 – 43.785 – 940.000 = 1.205.465đ

2.2.8 Nhận xét về công tác tiền lương và lao động của doanh nghiệp

Trong thời gian qua tình hình sử dụng lao động của Pharbaco là có hiệu quả và tiết kiệm lao động. Pharbaco thường xuyên quan tâm sắp xếp, bố trí lao động và điều động nội bộ để sữ dụng lao động hợp lý.

Pharbaco đã chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn. Việc đào tạo của Pharbaco đực tiến hành theo hai hướng sau :

- Đào tạo nhân viên mới : Sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được công ty tổ chức đào tạo đễ nắm rõ về nội quy lao động, trách nhiệm quyền hạn được giao, Phương pháp và kỹ năng làm việc theo quy định GMP.

- Đào tạo thường xuyên : Căn cứ vào nhu cầu phát triển của công ty, năng lực, trình độ cán bộ, mức độ gắn bó với công ty, công ty định ra nhiều hình thức đào tạo : Cử đi đào tạo hoặc đào tạo tại chỗ.

Công ty đã xây dựng chính sách lương phù hợp với đặc trưng ngành nghề hoạt động và đảm bảo cho người lao động được hưỡng đầy đủ các chế độ theo quy định nhà nước

Do trả lương theo cấp bậc, phụ thuộc nhiều vào thâm niên công tác nên không có sự cạnh tranh giữa các nhân viên

2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định

2.3.1 Các nguyên vật liệu dung trong doanh nghiệp

Các loại vật tư, nguyên vật liệu chính dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanhTại công ty nguyên liệu đầu vào rất phong phú và đa dạng với hơn 2000 loại được chia thành: vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng, bao

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5329

Page 30: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

bì. Trong đó, nguyên vật liệu chính là yếu tố cơ bản tạo nên thực thể sản phẩm, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí. Mặt khác trong quá trình vận chuyển bảo quản gặp nhiều khó khăn, nguyên vật liệu rất dễ cháy nổ. Chính vì vậy, vật tư được quản lý chặt chẽ và kế toán theo dõi chi tiết theo phương pháp thẻ song song. Nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp bao gồm:

Nguyên vật liệu chính ( theo dõi trên TK 1521) : là những nguyên liệu mà sau quá trình chế biến sẽ tạo thành thực thể chủ yếu của sản phẩm như: Acid Ascobic ( viên), bột sắn tình chế ( sản xuất vitamin C – nonbeta), Cefra Largnine, Crfruoxim Na ( sản xuất Ceftume – thuốc bột tiêm), Amidon , bột ngô, cao nhân trần, Ethanol ( cồn các nồng độ), tảo bột, đường dùng trong viên bao phim, Ether dầu hỏa, Titan dioxid..

Nguyên vật liệu phụ ( theo dõi trên TK 1522): gồm những nguyên vật liệu không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng lại có tác dụng nhất định trong sản xuất sản phẩm như làm tăng chất lượng sản phẩm, phục vụ bảo quản, ví dụ : nhãn, đơn…

Bao bì ( theo dõi trên TK 1527): là các vật liệu dùng để đóng gói sản phẩm như: chai, lọ, nút chai, nút lọ, các hòm các tong

2.3.2 Cách xây dựng mức sữ dụng nguyên vật liệuPharbaco thường áp dụng xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu theo

kinh nghiệm thực tế kết hợp với khảo sát thống kê. Việc xây dựng lại định mức sẽ áp dụng theo tùy hoàn cảnh vd như Pharbaco thay dây chuyền máy móc thiết bị mới.

2.3.3 Tình hình sữ dụng nguyên vật liệu Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Tại Pharbaco, kế toán tổng hợp nhập, xuất vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thương xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu trên sổ kế toán. Các tài kgoanr nguyên vật liệu được dung để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của nguyên vật liệu. Vì vậy giá trị nguyên vật liệu có thể xác định bất kỳ thời điểm nào trong kỳ hoạch toán. Cuối kỳ hoạch toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế của nguyên vật liệu, so sánh đối chiếu số lượng tồn trên sổ kế toán để xác định nguyên vật liệu thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời.

Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

Giá thực tế NVL

tồn kho đầu tháng

Số lượng NVL

tồn kho đầu tháng

+

+

Giá thực tế NVL

nhập kho trong tháng

Số lượng NVL

nhập kho trong tháng

Khi đó giá vật tư xuất dùng được tính theo công thức: Giá thực tế NVL xuất kho = SL xuất x Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

Nguồn cung ứng vật tư

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5330

=

Page 31: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

- Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, các sản phẩm của công ty phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về thuốc của Bộ Y Tế và của tổ chức y tế thế giới. Do vậy chất lượng vật tư đầu vào của các sản phẩm luôn được chọn lựa kĩ lưỡng từ những đối tác tin cậy,

- Nguồn nguyên vật liệu chính : được nhập khẩu chủ yếu, từ các nước Pháp ( công ty Francopia), Đài Loan ( công ty Shijiazhuang No 4 Pharmaceutical), Hàn quốc (Kapsulindo Nusantar), và một số được mua của các công ty dược trong nước và bộ y tế: Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex, công ty cổ phần dược phẩm Hiền Vĩ, Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Thiên Khánh…

- Các vật tư khác như bao bì, nhãn, mác được mua ở trong nước từ các công ty: Công ty cổ phần bao bì và in nông nghiệp, công ty cổ phần thủy tinh Hưng Phú, công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành, công ty TNHH in bao bì Đức Dũng…

2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh ở tất cả các doanh nghiệp. Giá trị nguyên vật liệu thường chiểm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sữ dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận chi doanh nghiệp.

Pharbaco đã xây dựng hệ thống kho tang, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn quản lý vật liệu tồn kho và thực hiện các nhiệm vụ nhập kho, xuất kho để giảm thiểu hư hao, mất mát và quản lý tốt nguyên vật liệu dự trữ.

Nguyên vật liệu của Pharbaco được quản lý ở phòng kinh doanh và phòng kế toán tài chính. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ quản lý nguyên vật về cả số lượng, chủng loại, qui cách với nguyên tắc là đảm bảo nguyên tắc là đảm bảo nguyên vật liệu đủ dung cho sản xuất tránh dự trữ quá ít hoặc quá nhiều. Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ quản lý về mặt giá trị của vật tư.

2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định

Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm có ba phần chính đó là:

Tiêu chuẩn tài sản cố định hữu hình

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó.

- Có thời gian sử dụng trên 1 năm

- Có giá trị trên 10.000.000 đồng

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin

Tài sản cố định của Pharbaco.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5331

Page 32: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

a) Chủng loại, cơ cấu tài sản cố định.

Tài sản cố định của công ty được chia thành 4 nhóm theo tính chất và mục đích sử dụng: Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc; Nhóm máy móc, thiết bi; Nhóm phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Nhóm thiết bị,dụng cụ quản lý.

Do công ty sản xuất dựa trên những dây chuyền tiên tiến, hiện đại nên tỉ trọng giá trị máy móc thiết bị trong tổng giá trị tài sản cố định là rất cao. Tại thời điểm 1/1/2011 tỉ trọng của máy móc thiết bị là 87%.

Tại thời điểm 31/12/2011 tỉ trọng của máy móc thiết bị trong tài sản cố định hữu hình giảm xuống còn 67%, do trong năm qua một nhà máy được đầu tư xây dựng cơ bản được hoàn thành. Dự án có sự đầutư vào Nhà xưởng, vật kiến trúc có giá trị lớn: 75.944.909.950 đồng, trong khi máy móc thiết bị có giá trị thấp hơn: 45.016.508 đồng.

b) Phương pháp khấu hao

- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản cố định hữu hình. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm:

Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc 3 - 50

Máy móc, thiết bị 3 - 14

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 6 - 10

Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 - 8

2.2.6 Tình hình sử dụng tài sản cố định Thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định- Nhà xưởng : 5 – 25 năm- Máy móc, thiết bị : 7 – 12 năm- Phương tiện vận tải : 5 – 10 năm- Thiết bị văn phòng : 3 – 7 năm

Bảng 2.10 Bảng phân bổ khấu hao

Mã TS KH nhà cửa KH máy móc Cộng bảng

PX viên 18.660.398 14.901.667 33.562.065

PX tiêm 5.595.802 5.595.802

PX peni 19.953.793 123.816.406 143.770.199

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5332

Page 33: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

PX KS tiêm 9.062.684 22.208.002 31.270686

PX CĐ 10.456.062 5.834.445 16.290.507

TNH 426.388 426.388

Khối HC 85.740.216 92.860.607 178.600.823

Chi phí BH 9.694.805 9.694.805

Tổng cộng 148.873.153 275.338.122 419.211.275

2.3.7 nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định

Công tác quản lý nguyên vật liệu.

Xuất phát từ đặc điểm của Pharbaco là đa dạng và phong phú về chủng loại nên Pharbaco đã thực hiện công tác quản lý và hạch toán tốt từ khâu thu mua, bảo quản, sữ dụng, dự trữ đến khi đưa vào sản xuất. Việc thu mua nguyên vật liệu được giao cho một bộ phận chuyên trách là phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh xác định việc thu mua cho từng tháng, quý, năm dựa trên kế hoạch sản xuất, định mức nguyên liệu cho mỗi sản phẩm, đơn đặt hàng hoặc hợp đồng và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Pharcaco.

Mặc dù khâu quản lý, bảo quản kho tương đối tốt nhưng khâu kiểm kê kho lại không được thường xuyên ( 6 tháng mới kiểm kê kho một lần). như vậy nếu xảy ra mất mát sẽ khó tìm được nguyên nhân gây thiệt hại cho Pharbaco. Công tác quản lý nguyên vật liệu.

Công tác quản lý tài sản cố định Trong công tác quản lý TSCĐ Pharbaco đã tiến hành phân cấp quản lý một cách rõ ràng giữa các bộ phận quản lý và sữ dụng TSCĐ hữu hình, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong quá trình mua sắm, bảo quản tài sản.

Tại Pharbaco TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản. Công tác quản lý TSCĐ của Pharbaco nhìn chung đạt hiệu quả. Quá trình mua sắm mới và đưa vào sữ dụng các loại tài sản cố định được thực hiện thường xuyên, phù hợp với nhu cầu của năng suất lao động.

2.4 Phân tích chi phí và giá thành 2.4.1 Phân loại chi phí

a) Chi phí.

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5333

Page 34: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Thực tế tại công ty:

Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 1 có hai loại hình sản xuất kinh doanh là sản xuất chính và sản xuất phụ. Các phân xưởng sản xuất chính trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm dược phẩm để tiêu thụ trên thị trường, còn phân xưởng sản xuất phụ (phân xưởng cơ điện) sản xuất ra các sản phẩm lao vụ cung cấp lẫn nhau và cung cấp trực tiếp cho các phân xưởng sản xuất chính mà không qua nhập kho. Sau khi đã cung cấp đủ cho nhu cầu của công ty, sản phẩm lao vụ của sản xuất phụ có thể được bán ra bên ngoài. Chính do đặc điểm sản xuất kinh doanh đó mà chi phí sản xuất của công ty được phân loại như sau:

Chi phí sản xuất chính: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bao bì, chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất tại các phân xưởng sản xuất chính.

Chi phí sản xuất phụ: bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất tại các phân xưởng sản xuất phụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên phục vụ tại các phân xưởng sản xuất chính, chi phí khấu hao tài sản cố định, sửa chữa máy móc thiết bị ở các phân xưởng sản xuất chính, chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho việc quản lý sản xuất ở các phân xưởng sản xuất chính.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm thì chi phí sản xuất của công ty được chia làm ba khoản mục ứng với các khoản mục trong giá thành sản xuất sản phẩm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì, công cụ dụng cụ, …phát sinh tại phân xưởng.

Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, thưởng và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.

Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ những chi phí phát sinh tại phân xưởng gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sản xuất phụ phục vụ sản xuất chính và các chi phí bằng tiền khác…

Tại phân xưởng cơ điện, mọi chi phí đều được tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất của sản xuất phụ. Sau đó, cuối mỗi tháng chi phí sản xuất của hoạt động sản xuất phụ sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng sản xuất chính theo các tiêu thức phân bổ.

a) Giá thành- Khái niệm: Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các

khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5334

Page 35: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

sản xuất sản phẩm và có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ.

- Phân loại giá thành sản xuất sản phẩm : Trong doanh nghiệp sản xuất giá thành sản xuất sản phẩm được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ

sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí kỳ kế hoạch.

Giá thành định mức: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.

Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở phát sinh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp thực tế chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định trong kỳ

2.4.2 Xây dựng giá thành kế hoạch

Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức về chi phí và các dự toán chi phí kỳ kế hoạch.

Phương pháp định mức : Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được xấc định theo phương pháp định mức ( định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, đơn giá lương trên một đơn vị sản phẩm) lấy định mức nhân với sản lượng kế hoạch sẻ có được các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp chính xác hơn.

Phương pháp hệ số biến động : Các chi phí sản xuất chung, bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính theo phương pháp hệ số biến động, tức là ước tính một đơn vị sản lượng chịu bao nhiêu đồng chi phí sản xuất chung, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Phương pháp này có tính chính xác không cao nhưng dể làm.

2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và giá thành thực tếa) Theo khoản mục, cách xác định giá trị của các chi phí

Căn cứ vào vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm thì chi phí sản xuất của công ty được chia làm ba khoản mục : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ

trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm, nó tham gia cấu thành thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm. Nguyên vật liệu xuất cho sản xuất chính được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm:

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5335

Page 36: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Nguyên liệu chính (theo dõi trên TK 1521- nguyên liệu chính): là những nguyên liệu mà sau quá trình chế biến sẽ tạo thành thực thế chủ yếu của sản phẩm như: Acid Ascobic (viên), Amidon, bột ngô, bột sắn tinh chế…

Nguyên vật liệu phụ (theo dõi trên TK 1522- vật liệu phụ): gồm những nguyên vật liệu không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng lại có tác dụng nhất định trong sản xuất sản phẩm như làm tăng chất lượng sản phẩm, phục vụ bảo quản, ví dụ như: nhãn, đơn…

Bao bì (theo dõi trên TK 1527- Bao bì): là các vật liệu dùng để đóng gói sản phẩm như: Chai, lọ, nút chai, nút lọ, các hòm các tông.

Nguyên vật liệu ở công ty được mã hoá theo từng nhóm, từng loại để tiện theo dõi, kiểm tra và nhập liệu vào máy tính. Nguyên vật liệu được chứa ở nhiều kho khác nhau, các thủ kho theo dõi những nguyên vật liệu ở kho mình, cuối tháng so sánh với số liệu trên máy tính ở phòng tài vụ.

- Cách xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền tháng theo công thức sau

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

Giá thực tế NVL

tồn kho đầu tháng

Số lượng NVL

tồn kho đầu tháng

+

+

Giá thực tế NVL

nhập kho trong tháng

Số lượng NVL

nhập kho trong tháng

Khi đó giá trị vật tư xuất dùng được tính theo công thức:

Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng xuất x Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

- Trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu, ngoài giá trị nguyên vật liệu xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất còn bao gồm giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp không qua kho được hạch toán thẳng vào chi phí theo đúng giá mua thực tế vật liệu mua vào

- Tài khoản sử dụng để hạch toán

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty là từng phân xưởng sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng được tập hợp theo từng phân xưởng. Do vậy TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng. Ví dụ:

TK 621-XVP: chi phí NVL trực tiếp phân xưởng penicilin viên TK 621- XKS: chi phí NVL trực tiếp phân xưởng kháng sinh tiêm TK 621- XTT: chi phí NVL trực tiếp phân xưởng tiêm TK 621- XTV: chi phí NVL trực tiếp phân xưởng viên nonbeta

- Quy trình hạch toán

Hàng tháng hàng quý, căn cứ vào bản báo cáo dự kiến kế hoạch sản xuất của phòng kinh doanh, phòng tiến độ sản xuất đưa ra kế hoạch sản xuất cho từng loại

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5336

=

Page 37: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

sản phẩm, từ đó tiến hành lập “Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức” chi tiết cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng thành 2 liên, một ở kho, một ở phân xưởng.

Hàng ngày, khi thực hiện xuất nguyên vật liệu để trực tiếp chế biến sản phẩm, nhân viên phân xưởng sẽ đem xuống kho để thủ kho ghi số lượng thực xuất. Thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất trong ngày vào các phiếu chứng từ đưa cho kế toán hạch toán trong sổ chi tiết và khi có phiếu xuất kho cho sản xuất thì kế toán sẽ định khoản cho sản xuất

Hàng tháng, Cuối tháng khi hết hạn mức thủ kho tiến hành thu lại phiếu của phân xưởng lĩnh, tính ra tổng số vật tư đã xuất và số hạn mức còn lại cuối tháng rồi ký vào cả 2 liên, sau đó trả phân xưởng 1 liên, chuyển cho kế toán nguyên vật liệu 1 liên để ghi sổ. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và xuất kho của thủ kho, xác định giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng.

- Chi phí nhân công trực tiếp

Tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm lương chính, lương phụ, thưởng, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và bậc lương của người lao động.Thu nhập tiền lương của người lao động được xác định theo công thức ở mục 1.4.2 b.

Tài Khoản hạch toán :

Để theo dõi và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng(tương tự như TK 621). Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp vào bên Nợ TK 622 vào cuối kỳ, sau đó được kết chuyển hết về TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất từng sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa trên tiêu thức là số giờ công lao động thực tế sử dụng để sản xuất ra mặt hàng đó.

CPNCTT phân bổ cho sản

phẩm

= Tổng CPNCTT tại phân xưởng

Tổng giờ công lao động

x Giờ công lao động làm ra sản phẩm

- Quy trình hạch toán

Hàng ngày, các phòng ban, phân xưởng cử tổ trưởng theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH… của công nhân thuộc bộ phận mình ghi vào “Báo cáo giờ công lao động”, “Bảng chấm công” để có căn cứ tính lương cho từng người lao động trong công ty.

Đến cuối tháng, nhân viên thống kê của phân xưởng đó sẽ chuyển Bảng chấm công và các chứng từ liên quan như: Phiếu xác nhận thời gian làm việc, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng tính trợ cấp phụ cấp về bộ phận kế toán để kiểm tra,

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5337

Page 38: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

đối chiếu và quy ra công thức tính lương, BHXH. Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán sẽ tiến hành lập “Bảng thanh toán lương” chi tiết cho từng phân xưởng, tổ sản xuất. Kế toán tiền lương sau khi hoàn tất xong việc tính tiền lương của phân xưởng, bộ phận, phòng ban sẽ lên bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, lấy số liệu chi tiết nhập vào phần mềm.

Chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung của công ty là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất nhưng có tính chất phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm.

Tài khoản hạch toán.

Để kế toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng (tương tự như TK 621). TK 627 được chi tiết thành 8 TK cấp 2 như sau:

627.1 Chi phí nhân viên phân xưởng

Tiền lương trả cho đội ngũ lao động gián tiếp đó là: quản đốc, phó quản đốc, nhân viên thống kê, nhân viên kinh tế… được hưởng lương theo hệ số cấp bậc, được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm và các khoản phụ cấp khác.

627.2, 627.3 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ

Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ tính vào chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ mà không xác định được trực tiếp cho từng sản phẩm, nhiên phụ liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng, phế liệu, bao bì và công cụ dụng cụ cho sản xuất.

627.4 Chi phí khấu hao tài sản cố địnhHiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Từ khi mua sắm một TSCĐ bàn giao, kế toán viên xác định tài sản đó dùng cho phân xưởng phòng ban nào, nguyên giá, thời gian trích khấu hao, giá trị thanh lý để nhập vào phần mềm. Hàng tháng, kế toán sẽ thực hiện việc trích khấu hao trên máy. Căn cứ vào đây kế toán chi phí giá thành có thể thấy được số khấu hao phải trích trong tháng của từng phân xưởng.

Số khấu hao TSCĐ

trích trong tháng

= Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao

12 tháng

627.5 Chi phí luân chuyển nội bộ (SX phụ)

Ngoài các phân xưởng sản xuất chính công ty còn tổ chức các bộ phận sản xuất phụ nhằm phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất chính. Việc hạch toán chi phí sản xuất phụ giống như việc hạch toán chi phí sản xuất chính. Sau đó kế toán viên sẽ tiến hành đồng bộ hoá để tính giá thành và phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các bộ phận khác. Cuối tháng, kế toán phân bổ toàn bộ chi phí phân xưởng cơ điện, tổ nước cất, tổ nồi hơi, tổ sửa chữa, tổ máy bơm cho các đối tượng sử dụng theo tiêu thức được xác định.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5338

Page 39: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng cơ điện, tổ sửa chữa được phân bổ cho các phân xưởng sản xuất chính theo tiêu thức số giờ công sản xuất tại các phân xưởng:

Mức CPSX ở PXCĐ, TSC phân bổ cho

PXSX (i)=

Tổng CPSX ở PXCĐ, TSC

Tổng số giờ công sản xuất tại các PX xSố giờ công sản xuất ở

PXSX (i)

Tổ nước cất phân bổ cho các phân xưởng dựa trên đồng hồ nước đặt tại từng phân xưởng.

Tổ máy bơm, tổ nồi hơi phân bổ cho các phân xưởng dựa trên ước tính của kế toán, căn cứ vào sản lượng sản xuất trong kỳ. Tất cả các khoản chi phí sản xuất phụ phát sinh tại được tập hợp vào TK 154P.

627.7,8 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí về điện, nước dùng cho sản xuất chính của công ty.

Khi nhận hoá đơn do chi nhánh điện lực Đống Đa gửi tới, kế toán thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. kế toán phân bổ luôn tiền điện cho các đối tượng sử dụng theo các tỷ lệ xác định, tỷ lệ này do phòng kỹ thuật đưa ra căn cứ vào công suất máy của mỗi phân xưởng, bộ phận.

Đối với chi phí tiền nước, kế toán căn cứ vào đồng hồ nước được lắp tại các phân xưởng, bộ phận để xác định chi phí tiền nước dùng cho sản xuất và quản lý

b) Tính giá thành 1) Tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất tại công ty được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất chính và theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Sau khi tập hợp riêng từng loại chi phí sản xuất chính, chi phí sản xuất phụ đều tổng hợp và kết chuyển sang TK 1541 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.

2) Xác định giá trị sản phẩm dở dang

Quá trình sản xuất thuốc tại công ty trải qua nhiều công đoạn. Tại phân xưởng viên Nonbeta, để sản xuất ra một sản phẩm phải trải qua 3 bán thành phẩm A, B, C tương ứng 3 chặng:

Chặng pha chế: Đầu tiên là quá trình chuyển nguyên vật liệu chính từ kho tới phân xưởng, căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức kế toán nhập liệu vào máy tính. Đây là quá trình chế biến nguyên vật liệu ban đầu thành bán thành phẩm A. Trong chặng này không phát sinh phụ liệu hay tá dược

Chặng lên máy: BTPA hoàn thành ở giai đoạn trước sẽ được chuyển sang chặng này. Trong chặng này phát sinh các chi phí về tá dược, kế toán viên sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho do thống kê phân xưởng gửi lên để cập

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5339

Page 40: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

nhật số liệu chi phí cho từng sản phẩm. Kết quả của chặng này là bán thành phẩm B

Chặng hoàn thành: BTPB ở chặng lên máy sẽ được chuyển sang chặng tiếp theo là chặng hoàn thành. Tại chặng này sản phẩm sẽ được đóng gói, phát sinh các chi phí phụ liệu như: hòm, nang, đơn…

SPDD tại công ty có mức độ hoàn thành tương đối cao do yêu cầu kỹ thuật sản xuất, bào chế thuốc tân dược và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Mặt khác chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên công ty chọn phương pháp đánh giá SPDD dựa trên chi phí nguyên vật liệu chính. Trong SPDD cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính mà thôi. Còn toàn bộ chi phí chế biến được tính cho thành phẩm.

3) Giá thành sản phẩmPhương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là phương pháp tính giá thành

giản đơn. Theo phương thức này, kế toán căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã hạch toán được trong tháng và giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng để tính giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục theo công thức sau:

Tổng giá thành sản phẩm

= CP SXDD

đầu kỳ

+ CPSX phát sinh trong kỳ

- CP SXDD cuối kỳ

Giá thành đơn vị

sản phẩm

= Tổng giá thành sản phẩm

Số lượng sản phẩm nhập kho

4) Ví dụ tính giá thành Vitaminc 100 mg 100 viên ( *GMP) do phân xưởng NonBetalactam sản xuất

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 182.740.176đ tồn tại trong 14.879.300 BTPA (bảng 2.1)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

= Chi phí vật liệu chính + chi phí vật liệu phụ

= 113.293.203 + 41.578.761= 154.871.964đ (bảng 2. 2)

Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm VitaminC 100mg 100viên (*GMP): 21.453.384đ (Bảng 2.3)

Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm VitaminC 100mg 100viên (*GMP):

28.010.497đ (Bảng 2.4)

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm VitaminC 100mg 100viên (*GMP) có chi phí dở dang cuối kỳ tồn tại trong 12.000.000 BTPA là: 148.764.853đ. (bảng 2.1)

Tổng chi phí sản xuất mặt hàng VitaminC 100mg 100viên (*GMP)

= Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ- Giá trị SPDD cuối kỳ

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5340

Page 41: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

= 182.740.176 + (154.871.964 + 21.453.384 + 28.010.497) - 148.764.853

= 238.311.168đ

Giá thành đơn vị sản phẩm trên cơ sở số lượng sản phẩm VitaminC 100mg 100viên (*GMP) nhập kho là : 11.799.100 viên

Z đv = 238.311.168 / 11.799.100 = 20,1974 (đ/viên)

2.4.4 Các loại sổ kế toán

Là doanh nghiệp có quy mô lớn, căn cứ vào đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh phức tạp, vào yêu cầu quản lý cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng của đội ngũ nhân viên kế toán và các trang thiết bị phòng kế toán; cùng với cơ sở nhận biết nội dung, đặc điểm, trình tự và phương pháp ghi chép của mỗi hình thức sổ kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ để tổ chức hệ thống sổ kế toán. Theo hình thức kế toán này các sổ sách mà công ty sử dụng là: sổ Cái các tài khoản, bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ và các sổ chi tiết đều theo đúng mẫu của Bộ Tài chính và theo trình tự ghi sổ chung.

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5341

Nhật ký- chứng từ

Sổ cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng kê

Bảng tổng hợp chi tiết

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Page 42: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

2.5 Phân tích tình tài chính của doanh nghiệp

2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Nhận xét: Trong năm qua công ty đã thực hiện khá tốt kế hoạch đã đề ra về doanh thu, với doanh thu thực hiện cao hơn doanh thu kế hoạch. Doanh thu kế hoạch cho năm 2011: 420 tỉ đồng, doanh thu thực hiện là 422 tỉ đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó doanh thu bán thành phẩm chiếm 75% doanh thu, doanh thu bán hàng hóa vật tư chiếm 24%. Cụ thể:

Dù năm qua doanh thu tăng 36,6 tỉ tương ứng 9,5% nhưng do giá vốn hàng bán của công ty trong năm có sự tăng cao 34,2 tỉ tương đương 11,4 % và làm cho lợi nhuận gộp của công ty chi tăng 5,3 tỉ đồng ứng với 2,8%.

Cùng với sự gia tăng của chi phí lãi vay trong điều kiện lãi suất cao của thị trường, doanh nghiệp đã phải chi trả những lãi vay 18%-20% làm chi phí lãi vay tăng 63%. Nhưng doanh nghiệp có một khoản doanh thu đáng kể từ chuyển nhượng quyền sở hữu vốn là 21 tỉ đồng làm lợi nhuận tăng lên đáng kể. Chi phí quản lí doanh nghiệp và bán hàng cũng tăng khoảng 8% . Điều này khiến cho tổng chi phí của doanh nghiệp là quá lớn: 431,07 tỉ đồng, cao hơn doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kì. Trong năm nay nhờ có khoản doanh thu trong chuyển nhượng quyền sở hữu vốn mà doanh nghiệp không bị lỗ. Nếu tình hình cứ tiếp tục, lợi nhuận sau thuế trong thời gian tới có thể sẽ âm

Sự tăng lên của các khoản chi phí có thể được lí giải bởi: trong năm vừa qua với sự tăng mạnh của lãi suất tín dụng ngân hàng: lãi suất DN vay dao động 18%-20%, lương cơ bản của nhà nước tăn từ 730.000đ lên 830.000đ ( tăng từ ngày 1-5-2011), cùng với sự tăng lên giá nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu, Phi làm cho giá vốn, chi phí tài chính, quản lí doanh nghiệp và bán hàng tăng

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5342

Page 43: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Bảng 2.11 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Tỉ lệ

1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ422,466,829,989 385,894,883,579 36,571,946,412 9,48%

2. Các khoản giảm trừ

doanh thu 13,020,800 36,509,400

3. Doanh thu thuần bán

hàng và cung cấp dịch vụ

(10 = 01 - 02)

422,453,809,189 385,858,374,179 36,595,435,010 9,48%

4. Giá vốn hàng bán 334,233,288,498 300,043,456,539 34,189,831,969 11,4%

5. Lợi nhuận gộp bán

hàng và cung cấp dịch vụ

(20 = 10 - 11)

88,220,520,691 85,814,917,640 2,405,603,051 2,8%

6. Doanh thu hoạt động tài

chính22,351,979,616 312,144,358 22,039,835258

7. Chi phí tài chính 37,566,940,492 23,034,171,563 14,532,768,939 63,1%

Trong đó: Chi phí lãi vay 36,864,301,534 22,633,925,177

8. Chi phí bán hàng 31,954,544,447 29,444,696,992 2,509,847,455 8%

9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp27,315,862,631 25,183,721,863 2,132,140,768 8,5%

10. Lợi nhuận thuần từ

HĐKD 13,735,152,737 8,464,471,580 5,270,681,157 62,2%

11. Thu nhập khác 60,473,272 287,917,359

12. Chi phí khác 198,831,217 41,886,280

13. Lợi nhuận khác (40 =

31 - 32)(138,357,945) 246,031,079

14.Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 13,596,794,792 8,710,502,659 4,886,292,133 56,1%

15. Chi phí thuế TNDN

hiện hành 5,250,000,000 2,177,625,665

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5343

Page 44: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

16. Chi phí thuế TNDN

hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp8,346,794,792 6,532,876,994 1,813,917,798 27,8%

18. Lãi cơ bản trên cổ

phiếu1,621 1,096

Nguồn: Phòng kế toán

- Nhận xét: trong báo cáo tài chính trên chúng ta có thể thấy được các dòng tiền vào và ra trong kì kế toán năm 2011 từ 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Tổng hợp từ 3 hoạt động trên ta có số dư thuần của công ty trong năm 2011 là (9,000,415,150) VND. Phần thiếu hụt này được công ty bù đắp bằng số dư đầu kì là 18,394,733,140 đồng và do ảnh hưởng của thay đổi tỉ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ khi công ty nắm giữ các ngoại tệ làm giảm đi lượng giá trị hơn 700 triệu đồng và số dư cuối năm còn là 8,694,082,373 đồng.- Căn cứ vào số dư thì ta có thể tạm yên tâm về vị thế tiền mặt của công ty. Tuy nhiên xem xét kĩ hơn chúng ta có một số vấn đề cần bàn về một số chính sách của công ty:

Chính sách huy động vốn: trong năm 2011 công ty đã huy động một lượng vốn ngắn hạn và dài hạn 291,793,493,834 trong điều kiện lãi suất thị trường cho vay cao có khi lãi suất ngắn hạn DN vay trên 20%. Điều này trong tương lai làm cho chi phí đi vay tăng rất cao và sẽ làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống cùng với các vấn đề về thanh khoản khi các khoản vay ngắn hạn này đáo hạn.

Chính sách đầu tư: công ty đầu tư khá nhiều vào việc mua sắm tài sản cố định và dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn làm suy yếu vị thế tiền mặt của công ty. Việc công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm qua và dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn như vậy sẽ rất tốt trong việc công ty muốn mở rộng thị phần và đón bắt nhu cầu thị trường nhưng với việc dự trữ hàng tồn kho lớn rất có thể sẽ gây ra những kết quả không như mong muốn khi tình hình cạnh tranh trên thị trường dược phẩm ngày càng quyết liệt.

2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán

Từ bảng cân đối kế toán ta lập ra các bảng so sánh chênh lệch đầu năm và cuối năm của doanh nghiệp ( thời điểm 31/12/2010 và 31/12/2011).

Về tài sản: Ta thấy từ đầu năm 2011 cho tới cuối năm 2011, tổng tài sản và tổn nguồn vốn của công ty đã tăng 18,012,314,712 đồng tương ứng với 3.64%. Cụ thể:

Tài sản ngắn hạn đã gia tăng 9,612,058,413 đồng tương ứng 4,35% chủ yếu là do hàng tồn kho tăng nhiều bên cạnh sự sụt giảm về lượng tiền mặt và khoản phải thu khách hàng. Hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm đã tăng hơn 29 tỉ đồng, với lượng tăng nhiều nhất của thành phẩm tồn kho, tăng hơn 20 tỉ đồng. Khoản phải thu đã giảm hơn 14 tỉ đồng từ thời điểm đầu năm, tương ứng giảm 13,4% khoản phải thu. Lượng

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5344

Page 45: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

tiền mặt có sự sụt giảm lớn, với sự giảm lượng tiền 9 tỉ đồng, tương ứng 52,7% so với đầu kì.

Tài sản dài hạn của công ty tăng 8,400,256,2998 đồng tương ứng 3,07%. Lượng tăng này chủ yếu từ việc tăng tài sản cố định nhưng trong đó phải kđến việc đầu tư thêm các máy móc thiết bị (tăng hơn 4 tỉ đồng)và việc hoàn thành tài sản cố định từ các chi phí xây dựng dở dang( hơn 100 tỉ trong 120 tỉ chi phí xây dựng cơ bản dở dang).

Về cơ cấu của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty vẫn giữ tỉ lệ 45:55

Bảng 2.13 Bảng cân đối kế toán

ĐVT: đồng

Tài sản 31/12/2010 31/12/2011 chên lệch +/- tỉ lệ %

A Tài sản ngắn hạn 220,795,385,933 230,407,444,346 9,612,058,413 4.35

I. tiền và các khoản tương

đương tiền 18,394,733,140 8,694,082,373 -9,700,650,767 -52.7

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 107,843,582,712 93,415,737,534 -14,427,845,178 -13.4

IV. Hàng tồn kho 88,573,233,024 117,896,035,239 29,322,802,215 33.11

V. Tài sản ngắn hạn khác 5,983,837,057 10,401,589,200 4,417,752,143 73.8

B Tài sản dài hạn 273,898,249,987 282,298,506,286 8,400,256,299 3.07

II. Tài sản cố định 264,663,029,518 274,004,939,731 9,341,910,213 3.53

IV. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 6,481,153,380 6,481,153,380 0 0

V. Tài sản dài hạn khác 2,754,067,089 1,812,413,175 -941,653,914 -34.2

Tổng cộng tài sản 494,693,635,920 512,705,950,632 18,012,314,712 3.64

Nguồn vốn        

A Nợ phải trả 435,745,899,117 422,115,223,318 -13,630,675,799 -3.13

I. Nợ ngắn hạn 233,340,944,133 228,893,893,624 -4,447,050,509 -1.9

II. Nợ dài hạn 202,404,954,984 193,221,329,694 -9,183,625,290 -4.54

B Vốn chủ sở hữu 58,947,736,803 90,590,727,314 31,642,990,511 53.7

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5345

Page 46: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

I. Vốn chủ sở hữu 58,947,736,803 90,590,727,314 31,642,990,511 53.7

Tổng cộng nguồn vốn 494,693,635,920 512,705,950,632 18,012,314,712 3.64

Nguồn: Phòng kế toánóa

Về nguồn vốn: các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty trong năm qua có sự sụt giảm lần lượt -4,447,050,509 và -9,183,625,290 tương ứng 1,9% và 4,54% làm cho khoản phải trả giảm 3,13%. Nhưng trong năm qua công ty phát hành thêm một lượng cổ phiếu có giá trị khá lớn giá trị 24,5 tỉ đồng cùng với một khoản thặng dư vốn cổ phẩn là 4,9 tỉ đồng và lợi nhuận giữ lại hơn 8 tỉ đồng làm cho lượng vốn chủ sở hữu tăng 53,7%. Nhưng tỉ trọng của VCSH chỉ là 17,7% nên xét về tổng nguồn vốn cũng chỉ tăng 3,46%

Bảng 2.14 Cơ cấu trong tài sản và nguồn vốn ở hai thời điểm31/12/2010 và 31/12/2012

ĐVT: phần trăm

Cơ cấuTS 31/12/2010 31/12/2011

TSNH 44.6 45

TSDH 55.4 55

Cơ cấu NV    

Nợ NH 47.2 44.64

Nợ DH 40.9 37.69

VCSH 11.9 17.67

Qua bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại 2 thời điểm trên chúng ta có thể thấy rằng trong năm 2011 nguồn vốn công ty đã có sự dịch chuyển: tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm nợ phải trả. Và ta thấy được rằng tại thời điểm cuối năm 2011 các khoản nợ ngắn hạn của công ty nhỏ hơn tài sản ngắn hạn và đáp ứng được tính thanh khoản khi các khoản này đến hạn trong các thời điểm tiếp theo và cho thấy tại thời điểm cuối năm 2011 mục đích sử dụng nợ của công ty hoàn toàn đúng đắn: nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nợ dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. trong tổng tài sản và tỉ trọng nợ ngắn hạn trong nguồn vốn là 45%

2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính

Hiệu quả tài chính: chỉ số tổng quát ROE, ROA, năng suất của tài sản – sức sản xuất, vòng quay, chỉ số hoạt động( bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán) Ý nghĩa và cách tính của chỉ tiêu, chỉ tiêu này như thế nào là hiệu quả, nhân tố ảnh hưởng.

a) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Bảng 2.15 Các chỉ tiêu sinh lợi

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5346

Page 47: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Năm 2010 Năm 2011

Doanh lợi sau thuế ROS

Lãi ròng/Doanh thu ROS2010= 1,69% ROS2011= 1,98%

Tỉ suất thu hồi tài sản ROA

Lãi ròng/Tổng tài sản bình quân

ROA2010 = 1,37% ROA2011 = 1,66%

Tỉ suất thu hồi VCSH ROE

Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE2010 = 11,47% ROE2011 = 11,16%

Tổng tài sản

bình quân

476,262 tỉ đồng 503,7 tỉ đồng

Vốn chủ sở hữu

bình quân

56,936 tỉ đồng 74,77 tỉ đồng

Nhận xét: Qua các chỉ tiêu sinh lời trong bảng trên ta thấy

Bình quân trong 100 đồng doanh thu năm 2010 thì có 1,69 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 tỉ lệ này cao hơn, đạt 1,98 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này có thể được giải thích bởi trong năm 2011 tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng, cùng với đó là công ty có một khoản doanh thu tương đới lớn 21 tỉ đồng trong việc chuyển nhượng quyền góp vốn. Chính điều này đã góp phần làm giảm lỗ từ hoạt động tài chính xuống, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế lên 27,8%.

Tỉ suất thu hồi tài sản ROA, tương tự tỉ suất thu hồi tài sản ROA cũng đã có sự gia tăng từ 1,37% năm 2010 lên 1,66% năm 2011, giải thích một phần bởi các đầu tư xây dựng cơ bản dở dang năm 2010 đã được hoan thành một phần lớn và đưa vào sử dụng, góp phần tăng năng suất của tài sản công ty.

Ngược lại trong năm qua ROE lại có sự giảm sút từ 11,47% năm 2010 xuống 11,16% năm 201. Vì trong năm qua dù lãi ròng của cổ đông đại chúng có sự gia tăng đáng kể 27,8% nhưng vốn chủ sở hữu cũng đã có sự gia tăng lớn hơn 50%.

Ban lãnh đạo công ty cần phải quan tâm đặc biệt đến công tác quản lí sản xuất, chính sách tài trợ của công ty cũng như khả năng quản lí vốn vay

b) Các chỉ tiêu khả năng quản lý tài sảnBảng 2.16 Các chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản

2010 2011

Vòng quay hàng tồn Doanh thu/HTK bq 4,9 vòng 4,1 vòng

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5347

Page 48: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

kho VQHTK

Kì thu nợ bán chịu KTN

KPT bq x360/ Doanh thu

87,8 ngày 85,7 ngày

Vòng quay tài sảnngắn hạnVQTSNH

DT / TSNH bq 1,96 vòng 1,87 vòng

Vòng quay tài sản cố định VQTSCĐ

DT / TSCĐ bq 1,38 vòng 1,53 vòng

Vòng quay tổng tài sản VQTTS

DT / TTS bq 0,81 vòng 0,84 vòng

Nhóm chỉ số này cho biết mức độ hiệu quả của công ty trong việc sử dụng các tài sản của mình, tức là đánh giá hiệu suất , cường độ sử dụng và sức sản xuất của tài sản trong năm hay các chỉ số này cho biết môt đồng tài sản của doanh nghiệp có thể góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay hàng tồn kho: được hiểu như số chu kỳ sản xuất được thực hiện trong một năm. Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Lượng hàng tồn kho của công ty ở thời điểm cuối năm 2011 là khá lớn với tỉ lệ tăng khá cao 33% so với năm 2010. Do đó làm cho VQHTK năm 2011 giảm mạnh. Công ty cần chú ý đến chính sách bán hàng, quản lý vật tư và quản lý sản xuất của mình.

Kì thu nợ bán chịu: Chỉ số này phản ánh mức độ bán chịu của doanh nghiệp, đây chính là phần doanh thu chưa thu hồi tính theo ngày.

Chỉ số trên của công ty trong năm qua có sự sụt giảm. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do trong năm 2011, doanh nghiệp đã hạn chế lượng khoản phải thu của khách hàng ( giảm 13,4%) cùng với sự gia tăng của doanh thu trong năm 2011( tăng 9,48%). Điều này là do trong năm vừa qua doanh nghiệp đã thu hồi vốn tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và do đó lợi nhuận có thể tăng cao. Tuy nhiên có thể một chính sách bán chịu khá chăt chẽ có thể đánh mất cơ hội bán hàng và mở rộng kinh doanh

Vòng quay tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho nên nó phản ánh hầu như trọn vẹn tất cả các mặt quản lý tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. TB ngành = 2,14 vòng. Vòng quay tài sản ngắn hạn chưa được cao chủ yếu là do sự tăng lên của hàng tồn kho mà trong đó chiếm phần nhiều là thành phẩm tồn kho và nguyên vật liệu

Vòng quay tổng tài sản: dùng để đánh giá khả năng quản lý tài sản bao gồm cả TS cố định và tài sản ngắn hạn, Vòng quay tổng tài sản năm nay cao hơn năm trước chứng tỏ tài sản dược sử dụng tốt lên. Điều này là cơ sở để công ty có được lợi nhuận cao

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5348

Page 49: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

2.5.4 Nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp

a) Phân tích khả năng thanh toánBảng 2.17 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

ĐVT: lần

Chỉ tiêu 2010 2011

Khả năng thanh toán hiện hành

TSNH / Tổng nợ ngắn hạn

0,95 1,0

Khả năng thanh toán nhanh

(TSNH-HTK) / Tổng nợ ngắn hạn

0,54 0,45

Khả năng thanh toán tức thời

Vốn bằng tiền / Tổng nợ ngắn hạn

0,08 0,04

- Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn có thể được che chở bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, Mức trung bình ngành 2,28Khả năng thanh toán hiện hành của công ty có sự chênh lệch so với trung bình ngành là tương đối cao. Nguyên nhân ở đây là do cách thức tài trợ tài sản ngắn hạn của công ty và nó có thể gây các rủi ro về thanh khoản khi các khoản nợ phải thu chưa thu hồi được và hàng tồn kho chưa nhanh chóng chuyển được thành tiền khi có chi tiêu đột xuấtTrong năm 2011, chỉ số trên của công ty đã có tăng lên. Sự tăng lên được giải thích, trong năm 2011 công ty đã sử dụng ít hơn các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn ( giảm lần lượt là 1,9% và 4,54% ) , sử dụng các khoản nợ ngắn hạn đúng mục đích hơn trong việc tài trợ tài sản ngắn hạn. qua đó làm chỉ số được gia tăng

- Khả năng thanh toán nhanh (TSNH – HTK – TSNH khác) / Nợ NHChỉ số này dùng để đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn vì trong tài sản ngắn hạn , hàng tồn kho có tình thanh khoản thấp nhấtChỉ số nhanh ở thời điểm cuối năm 2010 = 0,54

ở thời điểm cuối năm 2011 = 0,45

trung bình ngành = 1,29

Dù khả năng thanh toán hiện hành của công ty ở thời điểm cuối năm 2011 có sự tăng lên, tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh ở thời điểm này lại giảm đáng kể. Điều đó cho thấy rằng lượng hàng tồn kho của công ty quá nhiều ( trong năm qua lượng hàng tồn kho tăng 33,11% . Công ty cần xem xét lại cách thức quản lý tài sản này

b) Khả năng quản lý vốn vay- Chỉ số nợ = Tổng nợ / Tổng TS

Chỉ số này cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay để tài trợ cho các tài sản của mình, tức là phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài trợ

Ở thời điểm cuối năm 2010, chỉ số nợ = 88.5%

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5349

Page 50: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Ở thời điểm cuối năm 2011, chỉ số nợ = 82,6%

Trung bình ngành = 46%

Chỉ số nợ của công ty ở mức cao ( thường trên 80%) so với trung bình ngành là 46%. Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu, đây là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao cho chủ sở hữu. Bảng kế hoạch sản xuất của công ty được xây dựng khá chi tiết và dự báo khá chính xác về doanh thu, lợi nhuận trong kì tiếp theo dựa trên những đơn đặt hàng, tình hình hàng tồn kho và nhu cầu của quý cuối cùng trong năm. Do vậy việc thanh toán lãi và nợ gốc của ngân hàng hầu như được kiểm soát chặt chẽ, it rủi ro. Nhưng bên cạnh đó việc nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ( thường trên 50% tổng nợ) , điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, làm độ rủi ro của doanh nghiệp tăng cao có thể làm giảm niểm tin của chủ nợ và khó huy động thêm vốn khi cần.

c) Phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro

ROE = LNST/ Dthu x DT / TTSbq x NVbq/ VCSH bq

= ROS x VQTTS x TTSbq/VCSHbq

ROE2010 = 1,69% x 0,81 x 8,36 = 11,46%

ROE2011 = 1,98% x 0,84 x 6,736 = 11,16%

Qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh ( tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.

Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.

Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách khác là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.

Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư.

Chúng ta có thể thấy tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn chi phí lãi vay khá nhiều, do đó việc đi vay sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí và không hiệu quả. Trong năm qua, ở hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp chi phí khá lớn, khiến cho lợi nhuận hoạt động chính này bị âm. Dự đoán trong năm 2012, với việc cắt giảm mạnh lãi suất cho vay từ phía các ngân hàng đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí lãi vay sẽ giảm xuống, theo đó khi đầu tư xây dựng cơ bản dở dang được hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ giúp năng suất sản xuất của công ty tăng lên làm VQTTS tăng , lợi nhuận trong năm tới kì vọng sẽ tăng cao hơn so vơi năm nay. Do đó trong năm tới doanh nghiệp có thể tiếp tục đi vay để sản xuất kinh doanh, làm tăng hệ số đòn bẩy tài chính và qua đó ROE tăng lên

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5350

Page 51: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Phần 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp3.1.1 Các ưu điểm

Marketing- Các sản phẩm của Pharbaco được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn GMP và

ISO 9001- Giá các sản phẩm của Pharbaco khá phù hợp với người dân, từ tầng lớp bình

dân đến tầng lớp cao cấp.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5351

Page 52: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

- Hệ thống phân phối khá tốt ở Hà Nội, các sản phẩm của Pharbaco có mặt tất cả các tỉnh trong nước.

- Tích cực tham gia các hội chợ, triễn lãm …nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty

Lao động và tiền lương- Trong thời gian qua, việc sử dụng lao động của Pharbaco luôn có hiệu quả và

tiết kiệm lao động - Pharbaco thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn của hệ thống trách nhiệm xã hội

nhằm nâng cao đời sống và môi trường làm việc cho người lao động.- Chế độ lương thưởng rõ ràng, gắn liền trách nhiệm với từng lao động góp phần

kích thích công việc, tạo sự gắn bó trong công ty.- Cơ chế tuyển dụng rõ ràng, chính sách đào tạo lâu dài để tạo nguồn nhân lực,

cán bộ cho công ty. Sản xuất- Năng suất lao động tăng dần do liên tục có sự sắp xếp lao động hợp lý, đầu tư

máy móc thiết bị. Công tác quản lý vật tư và tài sản- Xuất phát từ đặc điểm của Pharbaco là đa dạng và phong phú về chủng loại nên

Pharbaco đã thực hiện công tác quản lý vật tư và hạch toán tốt từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến khi đưa vào sản xuất.

- Pharbaco đã xây dựng hệ thống kho, phân loại nguyên vật liệu để bảo quản ở những kho khác nhau.

- Về quản lý tài sản cố định Pharbaco lập hồ sơ tài sản cố định bàn giao cho các đơn vị sử dụng. Nhờ đó các đơn vị tự quản lý được TSCĐ tại đơn vị mình, thuận lợi cho việc kiểm kê đánh giá TSCĐ hàng năm.

Công tác quản lý chi phí giá thành- Tất cả các chi phí phát sinh đều được tập hợp theo đúng các khoản mục chi phí. - Đối tượng tính giá thành của Pharbaco là từng loại sản phẩm cụ thể, đảm bảo

xác định chính xác gia thành và hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với từng loại sản phẩm để có kế hoạch mở rộng sản xuất đối với loại sản phẩm có doanh thu cao và xử lý kịp thời các sản phẩm có doanh thu kém.

- Pharbaco có tính đến các khoản giảm trừ chi phí như : nguyên vật liệu nhập lại kho, phế liệu thu hồi… trước khi tính giá thành sản phẩm. Điều này giúp giảm bớt chi phí sản xuất trong kỳ, hạ giá thành sản phẩm.

Tài chính- Doanh thu công ty hàng năm tăng khá đều với 9,48%- Lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng cao ( năm 2011 tăng 27,8% so với năm

2010) cùng với chính sách chia cổ tức năm sau thường cao hơn năm trước dễ thu hút nhà đầu tư

- Công ty có uy tín khá tốt với các chủ nợ, do đó sẽ vay được những khoản khá lớn

- Năm 2011, chỉ số thanh toán hiện hành của công ty đã được cải thiện đáng kể từ 0,95 lên 1,0. Điều này giúp tăng khả năng thanh khoản của công ty trong ngắn hạn, tạo dựng lòng tin với nhà đầu tư và chủ nợ

- Về quản lí tiền mặt: công ty giữ một lượng tiền mặt an toàn để thanh toán chi phí lãi vay và nhu cầu sản xuất trong ngắn hạn, mặt khác đầu tư vào tài sản cố

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5352

Page 53: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

định và hàng tồn kho để tránh tiền nhàn rỗi và kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao

3.1.2 Những hạn chế Marketing- Pharbaco chưa có phòng marketing riêng biệt, mọi hoạt động marketing nằm rãi

rác ở một số bộ phận phòng ban nên hoạt động nhiều khi còn chưa đồng bộ. - Pharbaco ít có các chiến lược marketing riêng cho từng sản phẩm. Lao động và tiền lương- Pharbaco chưa chú trọng đa dạng hóa nguồn tuyển dụng, ngoài việc chú trọng

ứng cử viên nguồn nội bộ thì nguồn bên ngoài còn hạn chế.- Pharbaco không thường xuyên lập kế hoạch tuyển dụng, nhiều trường hợp khi

có công việc phát sinh mới tiến hành tuyển gấp.- Do trả lương theo cấp bậc, phụ thuộc nhiều vào thâm niên công tác nên không

có sự cạnh tranh giữa các nhân viên. Về cơ cấu tổ chức trả lương có thêm yếu tố thâm niên là tích cực, nhưng bên cạnh đó sẽ tồn tại về vấn đề tâm lý cho nhân viên mới có ý tưởng, nhiệt huyết, tận tâm trong công việc mà chưa có thâm niên

Sản xuất- Một số công đoạn sản xuất trình độ công nghệ còn kém, cần hiện đại hóa để

tăng năng suất lao động. Đặc biệt khi có sự biến động của lực lượng lao động thì mất công đào tạo và công nhân chưa quen nên ảnh hưởng đến thời gian sản xuất.

Công tác quản lý vật tư và tài sản - Mặc dù khâu quản lý, bảo quản kho tương đối tốt nhưng khâu kiểm kê kho lại

không được thường xuyên ( 6 tháng mới kiểm kê kho một lần). như vậy nếu xảy ra mất mát sẽ khó tìm được nguyên nhân gây thiệt hại cho Pharbaco

- Thủ tục nhập kho còn phức tạp tốn nhiều thời gian và công sức. Công tác quản lý chi phí giá thành- Khi thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, một số đơn

vị trong Pharbaco không trừ đi giá trị sản phẩm hỏng trước khi tính giá thành sản phẩm. Do đó trong giá thành sản phẩm phải chịu cả chi phí của sản phẩm hỏng trong kỳ.

Tài chính- Công ty có cơ cấu vốn tương đối mạo hiểm thể hiện ở chỉ số nợ cao và trong đó

nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng lớn trong nợ phải trả. Điều này gây ra những rủi ro nhất định. Mà trong điều kiện lãi suất tín dụng cao như hiện nay duy trì một cơ cấu như vậy thì sẽ phải trả những khoản vay với lãi suất rất cao.

- Các chi phi sản xuất, quản lí doanh nghiệp và bán hàng của công ty ở mức khá cao. Nguyên nhân là do trong năm qua chi phí sản xuất, nhân công gia tăng khiến giá vốn tăng manh cùng với việc quản lí sản xuất chưa tốt khiến giá vốn tăng 11,5% so với doanh thu tăng 9,4%. Tổng chi phí trên thường chiếm hơn 95% doanh thu. Nó làm giảm lợi nhuân của công ty và làm cho ROS thấp hơn khá nhiều so với trung bình ngành.

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5353

Page 54: báo cáo thực tập - đồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hội nhập giữa các quốc gia đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường các biện pháp quản lý, không những phải giữ được vị trí mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty, em đã có cái nhìn tổng quan và những hiểu biết nhất định về công ty. Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban, các anh chị trong Công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thị Thanh Hương cùng các thầy cô trong Viện Kinh Tế và Quản Lý đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Do thời gian và năng lực có hạn nên bản báo cáo này không thể phản ánh hết được tình hình tại công ty, em mong thầy cô và các bạn thông cảm.

Em lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là “Phân tích và thiết kế biện pháp nâng cao kết quả tiêu thụ của công ty cổ phần dược phẩm truong ương 1”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Ngô Trần Ánh (2000), kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2. Nguyến Tiến Dũng (2010), Hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp, Viện kinh tế và quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội3. Nguyễn Tiến Dũng (2010), Các câu hỏi cơ bản về thực tập tốt nghiệp và hướng dẫn trả lời, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nguyễn Đình Đồng Lớp QTDN-K5354