bao cao thuc tap lop cttt dhbk tphcm (repaired).docx

113
Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHIẾU ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT 1. PHÒNG KỸ THUẬT – SẢN XUẤT: ........................................................... ........................................................... ........................................................... ........................................................... ........................................................... 2. PHÒNG ĐIỀU ĐỘ: ........................................................... ........................................................... ........................................................... ........................................................... ........................................................... CHẤM ĐIỂM CHO SVTT: STT Họ và tên MSSV Chấm điểm Điểm TB P. Điều Độ P. KTSX 01 Mai Xuân Ái 409BK001 02 Mạc Cao Danh 409BK004 03 Nguyễn Hoàng Hải 409BK014 04 Nguyễn Xuân Hoa 409BK018 05 Trần Nguyên Khải Hoàn 409BK019 06 Hồ Trọng Huy 409BK020 Trang 1

Upload: truongnguyenminhtrung

Post on 29-Dec-2015

281 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHIẾU ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT

1. PHÒNG KỸ THUẬT – SẢN XUẤT:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. PHÒNG ĐIỀU ĐỘ:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

CHẤM ĐIỂM CHO SVTT:

STT Họ và tên MSSVChấm điểm

Điểm TBP. Điều Độ P. KTSX

01 Mai Xuân Ái 409BK001

02 Mạc Cao Danh 409BK004

03 Nguyễn Hoàng Hải 409BK014

04 Nguyễn Xuân Hoa 409BK018

05 Trần Nguyên Khải Hoàn 409BK019

06 Hồ Trọng Huy 409BK020

07 Võ Công Lập 409BK030

08 Phan Thúc Ngân 409BK044

09 Bùi Thị Thu Nguyệt 409BK049

Trang 1

Page 2: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

10 Lâm Văn Nhu 409BK051

11 Trần Minh Tiến 409BK076

PHÒNG TCLĐ PHÒNG ĐIỀU ĐỘ PHÒNG KTSX

GIÁM ĐỐC

Trang 2

Page 3: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG........................................5I. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG..6II.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN......................................................7

PHẦN II: KỸ THUẬT LƯỚI ĐIỆN........................................................................................12I. CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ...............................................................................................12

1. Recloser.........................................................................................................................122. Cầu chì tự rơi FCO........................................................................................................153. LBFCO..........................................................................................................................174. Chống sét Van (LA).......................................................................................................185. Máy cắt phụ tải LBS (Load Break Switch)...................................................................196. Dao Cách Ly Distance Switch (DS)..............................................................................197. Thiết bị bù vô công trung – hạ thế.................................................................................22

II. CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG TRUNG THẾ.................................................................241. Máy biến dòng điện.......................................................................................................242. Máy biến điện áp...........................................................................................................25

III. TÌM HIỀU VỀ MÁY BIẾN ÁP, THIẾT BỊ TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI................27A. MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN LỰC..........................................................................................27a. Các loại máy biến áp điện lực........................................................................................27b. Công suất định mức của máy biến áp............................................................................28c. Điện áp định mức của MBA..........................................................................................28B. PHỐI HỢP BẢO VỆ.....................................................................................................301. Một số nguyên tắc thực hiện bảo vệ đường dây phân phối điện...................................301.1 Sử dụng nguyên tắc bảo vệ quá dòng............................................................................301.2 Bảo vệ chống chạm đất..................................................................................................301.3 Yêu cầu đối với cầu chảy cao áp...................................................................................312. Phối hợp FCO – FCO....................................................................................................313. Phối hợp bảo vệ máy biến áp bằng cầu chảy.................................................................333.1 Lựa chọn các thông số và đặc tính phối hợp.................................................................333.2 Lựa chọn FCO bảo vệ máy biến áp...............................................................................354. Phối hợp FCO – Recloser..............................................................................................384.1 Phối hợp recloser với cầu chảy phía tải.........................................................................394.2 Phối hợp recloser với cầu chảy phía nguồn...................................................................415. Phối hợp Rơ le – Recloser.............................................................................................415.1 Tăng tốc độ của bảo vệ trước TĐL: thường dùng với các đường dây có một nguồn

cung cấp.........................................................................................................................415.2 Tăng tốc độ của bảo vệ rơ le sau TĐL...........................................................................43

Trang 3

Page 4: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5.3 TĐL theo thứ tự.............................................................................................................43

PHẦN III: VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN......................................................................................45I. TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM 110/22KV (TRẠM TRUNG GIAN).........45II. NHỮNG QUY TRÌNH QUY ĐỊNH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ............47

1. Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia.....................................................................472. Quy trình Xử lý sự cố HTĐ quốc gia............................................................................543. Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia....................................................................624. Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN..................................................................................76

III. PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN TRUNG HẠ THẾ..................................781. Phương thức ngày..........................................................................................................782. Phương thức tuần...........................................................................................................79

Trang 4

Page 5: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Điện lực là một trong những ngành then chốt của nền kinh tế. Do xác định được vị trí và tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện lực trong nền kinh tế quốc dân. Từ nhiều năm nay, mặc dù có những khó khăn về nhiều mặt, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm lớn cho việc đầu tư, phát triển nguồn điện năng từ trung ương đến các địa phương. Đặc biệt, hơn một thập kỷ qua, ngành điện lực là một trong những ngành được ưu tiên phát triển hàng đầu. Bởi lẽ nó là động lực của sự vận hành toàn bộ nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu về dân sinh ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân. Trong sự nghiệp “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước, vai trò của ngành điện lại được nhân lên gấp bội.

Trong quá trình vận hành của hệ thống điện có thể xuất hiện tình trạng sự cố và chế độ làm việc không bình thường của các phần tử. Phần lớn các sự cố thường kèm theo hiện tượng dòng điện tăng khá cao và điện áp giảm thấp. Khi điện áp bị giảm thấp, các hộ tiêu thụ không thể làm việc bình thường đồng thời tính ổn định của các máy phát làm việc song song và của toàn hệ thống bị giảm. Các chế độ làm việc không bình thường cũng làm cho áp, dòng và tần số lệch khỏi giới hạn cho phép và nếu để kéo dài tình trạng này có thể xuất hiện sự cố làm rối loạn các hoạt động bình thường của hệ thống điện nói chung và của các hộ tiêu thụ nói riêng. Vì vậy, ổn định hệ thống điện là mối quan tâm hàng đầu của Tập đoàn Điện lực nói chung và Công ty Điện lực Bình Dương nói riêng.

Sau bốn năm học tập chuyên ngành Hệ Thống Điện tại trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, được sự giới thiệu của nhà trường, chúng em đã có mặt tại Công ty Điện lực Bình Dương để tìm hiểu quá trình phân phối và vận hành lưới điện trên thực tế.

Trong thời gian thực tập (từ ngày 20/06 - 09/08/2013), được sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng Kỹ thuật – Sản xuất, phòng Điều Độ chúng em tiếp cận với các công cụ, thiết bị thực tiễn và hướng dẫn với công việc của một kỹ sư tương lai. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các anh, chị trong trong phòng Kỹ Thuật – Sản xuất và phòng Điều Độ của Công ty Điện lực Bình Dương đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực tập vừa qua.

Chúng em đã cố gắng rất nhiều để có thể hoàn thành bài báo cáo này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong các anh, chị trong phòng Kỹ Thuật – Sản Xuất và phòng Điều Độ hướng dẫn góp ý để chúng em rút kinh nghiệm cho công việc sau này.

Trang 5

Page 6: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG

Nhìn lại chặng đường hơn 40 năm đã đi qua, kể từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975 đi đến thống nhất đất nước. Trong ngần ấy thời gian Đảng bộ và nhân dân Bình Dương với truyền thống cách mạng kiên cường đã vượt qua khó khăn thách thức thu về những thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh, làm tiền đề vững chắc đưa tỉnh Bình Dương bước sang thời kỳ phát triển mới. Trong thành tựu to lớn đó có sự đóng góp không nhỏ của Công ty Điện lực Bình Dương. Bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và của nhân dân, ngành điện đã từng bước đầu tư xây dựng lưới và trạm biến áp đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Trong các năm qua, Công ty Điện lực Bình Dương luôn luôn hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch được giao và được tặng thưởng nhiều huân chương lao động.

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Công ty Điện lực Bình Dương đã đạt được mục tiêu như: đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ pháp luật, mang lại hiệu quả cao; đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn theo đúng qui định. Qua đó, đã góp phần vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển và phục vụ cho đời sống của nhân dân.

Hệ thống mạng lưới điện trung, hạ thế và các trạm biến áp của Công ty Điện lực Bình Dương phục vụ cho nhân dân các huyện trên toàn tỉnh Bình Dương, bao gồm 07 huyện thị,

Trang 6

Page 7: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệpthành phố: Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và Dĩ An, các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát và Phú Giáo.

Tính đến ngày 30/7/2013 toàn Công ty ĐL Bình Dương có tổng cộng 1020 nhân viên, quản lý 3.358,774 km đường dây trung thế, 12.381 trạm biến áp (trạm phân phối) với tổng công suất lắp đặt 4.670.458 kVA.

I. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG:

Quan sát sơ đồ trên ta thấy Công ty điện lực Bình Dương gồm:Ban Giám Đốc:

Giám Đốc chỉ đạo điều hành chung. Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh. Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật. Phó Giám Đốc phụ trách đầu tư xây dựng Phó Giám Đốc phụ trách vật tư

Các Phòng ban, phân xưởng: Phòng tổ chức nhân sự. Phòng kế hoạch . Phòng kỹ thuật. Phòng tài chánh kế toán. Phòng kinh doanh. Phòng thanh tra bảo vê pháp chế.

Trang 7

Page 8: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phòng điều độ. Phòng vật tư. Phòng quản lý đầu tư. Phòng Kỹ thuật an toàn. Ban quản lý dự án. Phòng công nghệ thông tin. Văn phòng. Phòng kiểm tra giám sát mua bán điện. Phân xưởng cơ điện. Đội xây dựng điện.

Các điện lực huyện: Điện lực Thủ Dầu Một Điện lực Bến cát. Điện lực Trung Tâm. Điện lực Thuận An. Điện lực Dĩ An. Điện lực Tân Uyên. Điện lực Phú Giáo. Điện lực Dầu Tiếng.

I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN:1) Phòng tổ chức nhân sự. Phòng Tổ chức & Nhân sự là bộ phận tham mưu cho Lãnh đạo Công ty Điện lực Bình Dương trong việc chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và quản lý lao động, giải quyết chế độ tiền lương và chính sách, đào tạo, tuân thủ đúng các qui định hiện hành của Nhà nước và bảo đảm thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch được giao.2) Phòng kế hoạch.

Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong các công tác kế hoạch SXKD chính (SXKD điện và viễn thông), kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch SXKD khác.3) Phòng tài chính kế toán:

Phòng Tài chính Kế toán (TCKT) là đơn vị trong bộ máy quản lý Công ty, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty Điện lực Bình Dương.

Phòng TCKT là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán đúng với các chế độ, chính sách và qui định về quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.4) Phòng kinh doanh:

Tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý kinh doanh (ngoại trừ công tác kinh doanh viễn thông) và công tác quản lý điện nông thôn.5) Phòng vật tư:

Trang 8

Page 9: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phòng Vật tư là phòng tham mưu giúp Giám đốc Công ty về công tác: thu mua, tiếp nhận, cấp phát và theo dõi quản lý vật tư thiết bị trong Công ty, theo phân cấp của Tổng Công ty.6) Phòng quản lý và đầu tư: Phòng Quản lý đầu tư là đơn vị tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, phân cấp ủy quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty điện lực Miền Nam.7) Phòng thanh tra bảo vệ pháp chế:

Phòng  Thanh tra  Bảo  vệ  Pháp  chế  (P.TTBVPC)  là bộ phận  tham  mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc chỉ đạo điều hành công tác thanh kiểm tra, công tác pháp chế, công tác bảo vệ của Công ty, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật nhằm mục tiêu phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các sai phạm đối với các lĩnh vực hoạt động của Công ty.8. Phòng kỹ thuật an toàn:

Phòng Kỹ thuật an toàn Công ty Điện lực Bình Dương có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty.

Tổ chức chỉ đạo và quản lý về nghiệp vụ kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và vệ sinh lao động trong phạm vi quản lý của Công ty.

Tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chỉ thị, thông tư, nghị định, nghị quyết, các chế độ, pháp lệnh về công tác bảo hộ lao động, các quy trình, quy phạm, qui định về kỹ thuật an toàn của Nhà nước, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng Công ty và Công ty ban hành.9. Phòng viễn thông và công nghệ thông tin:

Tham mưu giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo, quản lý điều hành công tác viễn thông và công nghệ thông tin của Công ty.10. Phòng điều độ:

Chủ trì giải quyết các công tác (có sự phối hợp của các đơn vị trực thuộc Công ty): Chỉ huy điều độ lưới điện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục,

ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế. Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Lập phương thức vận hành hàng ngày, bao gồm:

Dự kiến nhu cầu phụ tải của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, phân bổ công suất và sản lượng cho các đơn vị cấp dưới dựa theo kế hoạch phân bổ của Công ty, đảm bảo thực hiện sản lượng được phân bổ.

Lập phương thức kết dây trong ngày. Đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm, và đưa vào vận hành

các đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Miền.

Giải quyết các đăng ký, lập kế hoạch đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nhiệm, định kỳ và đưa vào vận hành các đường dây, thiết bị thuộc quyền điều

Trang 9

Page 10: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

khiển theo yêu cầu của các đơn vị cấp dưới và khách hàng trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Trình duyệt việc giải quyết các đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm và đưa vào vận hành các đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Miền.

Điều chỉnh nguồn công suất vô công, nấc phân áp của máy biến áp trong lưới điện thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các điểm nút theo quy định của cấp điều độ HTĐ Miền.

Huy động nguồn điện nhỏ trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của cấp điều độ HTĐ Miền.

Theo dõi các nguồn diesel của khách hàng có nối với lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để có biện pháp huy động khi có yêu cầu của cấp điều độ HTĐ Miền.

Theo dõi, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt động của các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo mức yêu cầu của cấp điều độ HTĐ Miền.

Tính toán và chỉnh định relay bảo vệ và tự động trên lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Tính toán tổn thất điện năng và đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Lập phương thức, chỉ huy các thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình

mới thuộc quyền điều khiển. Tham gia phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trong lưới điện phân phối thuộc

quyền điều khiển và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Tổ  chức diễn tập xử lý  sự cố  trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển,

tham gia diễn tập sự cố các trạm điện, các nguồn điện nhỏ trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ lưới điện phân phối. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và kiểm tra trưởng kíp các nguồn điện nhỏ, các trạm thuộc quyền điều khiển.

Tổng kết, báo cáo và cung cấp số liệu theo yêu cầu của Tổng công ty và cấp điều độ HTĐ Miền.

Theo dõi tình hình lưới điện phân phối, báo cáo với Tổng công ty các trường hợp đường dây, trạm biến áp bị quá tải để đưa vào chương trình chống quá tải.

Tham gia hội đồng nghiệm thu thiết bị và công trình mới theo yêu cầu của Công ty và Tổng Công ty.

Chủ trì (hoặc tham gia) biên soạn và chỉnh lý tài liệu, quy trình liên quan đến công tác điều độ lưới điện phân phối.

Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và chiến lược phát triển lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Trang 10

Page 11: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Quản lý toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, đảm bảo công tác thông tin liên lạc được thông suốt.

Xây dựng chương trình nội dung đào tạo cán bộ điều độ của Công ty.11. Phòng kỹ thuật sản xuất:

Tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty chỉ đạo điều hành công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành nguồn và lưới điện; công tác sửa chữa lớn; công tác sáng kiến, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ch ủ tr ì gi ải quyết các công tác: Xây dựng, thẩm tra, xét duyệt và đề xuất giao các chỉ tiêu về tỷ lệ điện dùng để

phân phối điện, suất hao nhiên liệu, điện tự dung để sản xuất điện cho các đơn vị trực thuộc. (Phòng tham gia: KD chịu trách nhiệm về khâu tổn thất kinh doanh).

Thực hiện các giải pháp, biện pháp kỹ thuật để khai thác vận hành nguồn, lưới điện đảm bảo đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về tỷ lệ điện dùng để phân phối điện, suất sự cố, suất hao nhiên liệu, điện tự dùng để sản xuất điện, công suất khả dụng theo nhiệm vụ kế hoạch được giao.

Điều tra sự cố lưới điện, nguồn điện nghiêm trọng theo phân cấp của Tổng công ty. Thống kê phân tích tình hình sự cố lưới điện, nguồn điện và đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa (Đơn vị tham gia: P. KTAT, P. Điều độ).

Đánh giá chất lượng VTTB vận hành trên hệ thống điện. Căn cứ tình hình tồn kho VTTB, tình hình sự cố và nhu cầu của các đơn vị, chủ động đề xuất ý kiến điều động nhằm sử dụng hiệu quả VTTB tồn kho. (Phòng tham gia: Vật tư).

Hướng dẫn biên soạn và quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, các qui trình về vận hành HTĐ, qui trình về điều độ HTĐ, các qui trình về hướng dẫn lắp đặt vận hành, bảo dưỡng các thiết bị hệ thống điện.

Hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho VTTB, thiết kế, thi công, vận hành, thí nghiệm, nghiệm thu, bàn giao công trình SCL và ĐTXD. (Phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan).

Phân bổ công suất, theo dõi điều hành sản lượng theo từng thời kỳ, dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn, Tổng công ty.

Theo dõi phụ tải của lưới điện trung, hạ thế để đề xuất giải pháp chống quá tải, điều chỉnh cấu trúc lưới điện.

Theo dõi, quản lý công tác sửa chữa lớn. (Phòng tham gia: QLĐT, Vật tư, Ban A phối hợp cung cấp thông tin và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn có liên quan).

Quản lý công tác thí nghiệm điện, công tác thí nghiệm định kỳ các công trình nguồn lưới điện, công tác nghiệm thu đóng điện đưa các công trình mới vào vận hành (trừ phần hệ thống đo đếm). (Đơn vị tham gia: Phân xưởng cơ điện).

Quản lý công tác sáng kiến, nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ, hợp lý hóa sản xuất trong toàn Công ty.

Áp dụng công nghệ thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý kỹ thuật.

Trang 11

Page 12: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phân tích đánh giá bộ máy quản lý kỹ thuật, lực lượng hoạt động về lĩnh vực quản lý kỹ thuật. Đề xuất đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý kỹ thuật. (Phòng tham gia: TC&NS).

Tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề, các hội thảo khoa học về kỹ thuật, công nghệ mới. (Phối hợp các phòng liên quan).

Thiết lập đơn hàng, đặc tính kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật VTTB và thiết bị thí nghiệm mua sắm trong công tác sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên và dự phòng sản xuất. Xây dựng đơn hàng thiết bị điện.

12. Văn Phòng công ty:Văn phòng là bộ phận tham mưu cho Lãnh đạo Công ty Điện lực Bình Dương trong

việc chỉ đạo, điều hành công tác quản trị văn phòng, thi đua tuyên truyền, ISO cho CNVC-LĐ trong toàn Công ty, tuân thủ đúng các qui định hiện hành của Nhà nước và bảo đảm thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch được giao.

13. Phân xưởng cơ điện:Phân xưởng cơ điện là một đơn vị trực tiếp sản xuất phục vụ các yêu cầu của các đơn

vị trực thuộc trong sản xuất kinh doanh điện năng về sửa chữa máy biến thế, các dịch vụ sửa chữa thiết bị điện khác; gia công cơ khí.

Phân xưởng hoạt động theo kế hoạch được giao.Quan hệ giao dịch với các đơn vị trực thuộc Công ty trong phạm vi trách nhiệm và

quyền hạn quy định.Có trách nhiệm điều hành và bảo quản các phương tiện máy móc công cụ phục vụ

cho sản xuất tại phân xưởng.Bảo dưỡng, sửa chữa trung, đại tu các thiết bị điện vận hành trên lưới điện của Công

ty như MBT, cầu dao hạ thế, các loại điện kế v.v...theo quy định.Gia công, sản xuất các loại vật tư, phụ kiện lưới điện phục vụ cho các công trình của

Công ty.Quản lý lao động, vật tư, tài sản thuộc phân xưởng đảm bảo đúng chế độ.Phối hợp với các tổ chức quần chúng giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nghiệp

vụ chuyên môn, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CNVC-LĐ phân xưởng. Đảm bảo an toàn trong sản xuất, không để xảy ra tai nạn lao động.14. Ban quản lí dự án:

Ban quản lý dự án (Ban QLDA) Công ty Điện lực Bình Dương là một bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc thực hiện công tác đầu tư xây dựng và thực công tác sửa chữa lớn (SCL) của Công ty.15. Đội xây dựng điện:

Đội XD Điện là đơn vị trong bộ máy quản lý, thi công các công trình ĐTXD của Công ty Điện lực Bình Dương, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Đầu tư xây dựng.

Đội XD Điện là bộ phận thi công các công trình ĐTXD của Công ty, thực hiện theo quyết định của Giám đốc trong việc thi công các công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ đúng qui định, quản lý vật tư – thiết bị để thi công theo đúng với chính sách, chế độ và qui định quản lý vật tư – thiết bị của Công ty.

Trang 12

Page 13: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trang 13

Page 14: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 2 : KỸ THUẬT LƯỚI ĐIỆN

I. CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ:Trong quá trình vận hành hệ thống điện có thể xuất hiện tình trạng sự cố của các phần tử.

Phần lớn các sự cố thường kèm theo hiện tượng dòng điện tăng khá cao và áp giảm khá thấp. Các thiết bị có dòng điện tăng cao chạy qua có thể bị đốt nóng quá mức cho phép và bị hư hỏng, khi điện áp giảm thấp các hộ tiêu thụ không thể làm việc bình thường mà tính ổn định của toàn hệ thống bị giảm.

Muốn duy trì hoạt động bình thường của hệ thống và của hộ tiêu thụ thì khi xuất hiện sự cố càng phát hiện càng nhanh càng tốt nơi xảy ra sự cố để cách ly nó khỏi phần tử không bị hư hỏng. Như vậy các phần tử còn lại mới được duy trì hoạt động bình thường đồng thời ngăn sự hư hại đến phần tử bị sự cố.

Yêu cầu đối với bảo vệ chống ngắn mạch:

- Tính chọn lọc- Tác động nhanh- Độ nhạy- Độ tin cậy

1. Recloser:Recloser là một thiết bị đóng cắt tự động hoạt động tin cậy và kinh tế dùng cho lưới phân

phối đến cấp điện áp 38kV. Kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt, vận hành. Đối với lưới phân phối Recloser là thiết bị hợp bộ gồm các bộ phận sau:

Bảo vệ quá dòng;

Tự đóng lại (TĐL);

Thiết bị đóng cắt;

Điều khiển bằng tay.

a. Cấu tạo: như hình chiếu bên dưới.

Trang 14

Page 15: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình: 2.1 Hình chiếu máy cắt dùng khí SF6.

Chức năng:

Phần lớn sự cố trong hệ thống phân phối điện là sự cố thoáng qua. Chính vì vậy, để tăng cường độ liên tục cung cấp điện cho phụ tải, thay vì sử dụng máy cắt người ta sử dụng máy cắt thường đóng lại (Recloser). Thực chất máy cắt tự đóng lại là máy cắt có kèm thêm bộ điều khiển cho phép người ta lập trình số lần đóng cắt lập đi lập lại theo yêu cầu đặt trước. Đồng thời đo và lưu trữ một số đại lượng cần thiết như: U, I, P, thời điểm xuất hiện ngắn mạch. . .

Khi xuất hiện ngắn mạch Recloser mở ra (cắt mạch) sau một thời gian t1 nó sẽ tự đóng mạch. Nếu sự cố còn tồn tại nó sẽ cắt mạch, sau thời gian t2 Recloser sẽ tự đóng lại mạch. Và nếu sự cố vẫn còn tồn tại nó sẽ lại cắt mạch và sau thời gian t3 nó sẽ tự đóng lại mạch một lần nữa và nếu sự cố vẫn còn tồn tại thì lần này Recloser sẽ cắt mạch luôn. Số lần và thời gian đóng cắt do người sử dụng lập trình.

Recloser thường được trang bị cho những đường trục chính công suất lớn và đường dây dài đắt tiền.

Có nhiều hãng sản xuất: Nulec, Cooper, Entec, ABB…

Trang 15

Page 16: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình: 2.2 Máy cắt hiệu NU-LEC.

Bộ phận cắt: chân không, khí, dầu…

b. Vị trí đặt: Recloser có thể đặt bất kỳ nơi nào trên hệ thống mà thông số định mức của nó thỏa mãn các đòi hỏi của hệ thống. Những vị trí hợp lý có thể là:

Đặt tại trạm như thiết bị bảo vệ chính của hệ thống. Đặt trên đường dây trục chính nhưng cách xa trạm để phân đoạn các đường dây

dài, như vậy ngăn chặn sự ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi có sự cố cách xa nguồn.

Đặt trên các nhánh rẽ của đường dây trục chính nhằm bảo vệ đường dây trục chính khỏi bị ảnh hưởng do các sự cố trên nhánh rẽ.

c. Các yếu tố chính phải được xét đến để áp dụng chính xác các loại recloser mạch điều khiển tự động:

Điện áp định mức của Recloser phải lớn hơn hoặc bằng điện áp của hệ thống. Dòng điện sự cố lớn nhất có thể xảy ra tại vị trí đặt Recloser: dòng điện này có

thể tính được. Định mức cắt của Recloser phải bằng hoặc lớn hơn dòng sự cố lớn nhất có thể có của hệ thống.

Dòng điện phụ tải cực đại: là dòng định mức cực đại của Recloser phải lớn hơn hoặc bằng dòng tải cực đại ước lượng trước của hệ thống.

Dòng sự cố nhỏ nhất trong vùng được bảo vệ bởi Recloser: có thể xảy ra ở cuối đoạn đường dây được bảo vệ phải được kiễm tra để xem Recloser có thể cảm nhận được để cắt dòng hay không.

Trang 16

Page 17: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phối hợp các thiết bị bảo vệ khác trên cả phía nguồn và phía tải của Recloser: Việc phối hợp trên các thiết bị lắp đặt phía trước và sau recloser rất quan trọng khi 4 thông số đầu tiên đã được thoã mãn. Việc lựa chọn thời gian trễ thích hợp và thứ tự hoạt động chính xác rất quan trọng với bất kỳ việc cắt tức thời và mất điện do sự cố sẽ được hạn chế đến phần nhỏ nhất có thể của đường dây.

Thông thường bảo vệ quá dòng sẽ làm việc cắt Máy cắt với đặc tính thời gian cấp I.

Sau khi tự đóng lại tác động đóng lại máy cắt, bảo vệ quá dòng sẽ được chuyển sang chế độ sẵn sàng hoạt động với đặc tính thời gian cấp II chậm hơn.

Số lần tự đóng lại có thể lập trình từ ( 0-3 ) lần, điều này tương đương với số lần của bảo vệ quá dòng làm việc cắt máy cắt từ ( 1-4 ) lần.

Tủ điều khiển cho phép lập trình để thay đổi số lần tác động bảo vệ quá dòng sau khi tự đóng lại cũng như số lần tự đóng lại trước khi khóa và cắt hẳn máy cắt là tùy ý.

2. Cầu chì tự rơi FCO : a. Cấu tạo:

Sứ cách điện dùng để cách điện giữa dây dẫn với đà, đầu trên của sứ bắt giữ 1 giá đỡ kim loại thường bằng đồng trên có một lò xo nén trong một đầu coss gọi là tiếp điểm tĩnh. Dây dẫn của đường dây được mắc vào đầu coss, ngàm tĩnh là tiếp xúc tĩnh dùng để giữ ống di động (còn gọi là cần fuse) khi đóng mạch, lò xo nén để tăng cường lực ép giữa mặt tiếp xúc tốt giữa chúng. Đầu dưới của sứ cũng bắt giữ một giá đỡ kim loại thường bằng đồng trên đó có một cái móc để giữ cần fuse, khi thao tác đóng cắt hoặc dây chảy bị đứt cần fuse sẽ xoay quanh cái móc này theo chiều quay ra khỏi sứ cách điện ngoài ra còn có đầu cosse để nối với đường dây hoặc thiết cần bảo vệ và một lò xo xoắn tạo lực đẩy cho cần fuse bung ra chút xuống phía dưới khi dây chảy bị đứt.

Ống di động (cần fuse) gồm một ống cách điện bên trong chứa dây chảy kết nối với hai phần ống kim loại thường bằng đồng được bắt giữ ở hai đầu ống cách điện. Phần ống kim loại trên là mặt tiếp xúc động và nó có một khoen tròn dùng để cho đầu sào cách điện móc vào khi thao tác đóng cắt hoặc cần tháo ống cách điện ra. Phần ống kim loại dưới được kết nối với giá đỡ kim loại.

Dây chảy của FCO được đặt trưng bởi đặc tính dòng điện và thời gian chảy, chúng thường được ký hiệu như sau.

Phần đầu là số: nó thể hiện trị số dòng điện định mức cho phép qua dây chảy, đơn vị tính là ampe (A).

Phần sau là chữ: nó thể hiện loại dây chảy, hiện nay có hai loại dây chảy nhanh ký hiệu bằng chữ k và loại chảy chậm ký hiệu bằng chữ t, loại dây chảy nhanh

Trang 17

Page 18: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hiện nay được sử dụng phổ biến thường có các cỡ sau: 3k, 6k, 8k, 10k, 12k, 15k, 20k, 25k, 30k, 40k, 50k, 65k, 85k, 100k, ……Bộ phận chính của FCO gồm: dây chảy đặt trong ống cách điện, gắn trên một giá đỡ bằng sứ cách điện và có một bass để gắn FCO lên đà.

Hình: 2.4 Hình ảnh FCO.

b. Nguyên lý làm việc: Ở trạng thái bình thường dòng điện qua dây chảy nhỏ hơn hoặc chỉ tương ứng với dòng điện định mức của dây chảy nên sự tỏa ra nhiệt lượng nằm trong phạm vi cho phép. Nhưng khi có sự cố quá tải hoặc ngắn mạch dòng điện qua dây chảy lúc này vượt hơn nhiều so với dòng điện định mức nên sự tỏa nhiệt lớn hơn nhiều vượt phạm vi cho phép, quá trình đoạn nhiệt này làm dây chảy nóng lên và chảy đứt trong ống cách điện sẽ sinh khí dập tắt hồ quang đồng thời khi đó lực của lò xo xoắn ở giá đỡ phía dưới sứ cách điện tạo ra đẩy ống di động (cần fuse) tuột khỏi ngàm tĩnh và làm cho ống di động xoay có hướng ra khỏi sứ cách điện và chúc xuống phía dưới.c. Các đặc tính kỹ thuật của FCO hiệu ABB treo trên trụ đường dây 22kV:

Điện áp định mức: 24kV đến 35kV; Khả năng cắt dòng sự cố: 100A đến 200A; Tần số định mức : 50Hz; Khả năng cắt ngắn mạch : 12kA; Điện áp chịu đựng xung : 125-150-170kV BIL; Chiều dài dòng rò : 320mm-440mm-720mm Phụ kiện kèm theo: chì trung thế 3K, 6K, 8K, 12K…

Trang 18

Page 19: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

d. Vị trí đặt: Lắp đặt thiết bị tại đầu nhánh rẽ trung áp có chiều dài lớn hơn 1km, có

dòng điện phụ tải không quá 50A. Thiết bị được lắp đặt trước trạm biến áp phân phối có công suất đặt nhỏ

hơn 1600KVA. Phía 2 đầu của bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR. Tại vị trí đấu nối giữa cáp ngầm và đường dây đi nổi. Vị trí đặt FCO phải bảo đảm các yêu cầu sau :

o Dòng tải lớn nhất qua FCO nhỏ hơn dòng điện định mức FCO.

o Phải cắt được dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất trong phạm vi cần bảo vệ.

o Điện áp lưới điện vận hành nhỏ hơn điện áp định mức của FCO.

3. LBFCO : là một dạng FCO có thêm thiết bị dập hồ quang, có thể đóng/cắt có tải. 

Hình: 2.5 LBFCO.

a. Các đặc tính kỹ thuật của LBFCO hiệu ABB treo trên trụ đường dây 22kV: Điện áp định mức: 24kV đến 35kV; Khả năng cắt dòng sự cố: 100A đến 200A; Tần số định mức : 50Hz; Khả năng cắt ngắn mạch : 12kA; Điện áp chịu đựng xung : 125-150-170kV BIL;

Trang 19

Page 20: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chiều dài dòng rò : 320mm-440mm-720mm Phụ kiện kèm theo: chì trung thế 3K, 6K, 8K, 12K…

b. Vị trí đặt: Lắp đặt thiết bị trên các tuyến đường dây trục chính có dòng điện phụ tải lớn hơn

50A và không quá 100A. Lắp đặt thiết bị tại đầu tại ranh giới giữa 2 đơn vị QLVH trên đường dây để hỗ

trợ công tác quản lý vận hành. Lắp đặt thiết bị tại đầu nhánh rẽ trung áp có chiều dài lớn hơn 1km, có dòng điện

phụ tải lớn hơn 50A và và không quá 100A, trường hợp cần thiết đối với loại phụ tải cần phải thao tác đóng/cắt có tải trong quá trình vận hành đường dây.

Thiết bị được lắp đặt trước trạm biến áp phân phối có công suất đặt nhỏ hơn 1600KVA.

Tụ bù trung áp đấu nối vào lưới điện. Phía 2 đầu của bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR. Tại vị trí đấu nối giữa cáp ngầm và đường dây đi nổi. Vị trí đặt LBFCO phải bảo đảm các yêu cầu sau:

o Dòng tải lớn nhất qua LBFCO nhỏ hơn dòng điện định mức LBFCO.

o Phải cắt được dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất trong phạm vi cần bảo vệ.

o Điện áp lưới điện vận hành nhỏ điện áp định mức của LBFCO.

c. Chức năng: là thiết bị dùng để thao tác đóng cắt và bảo vệ đường dây khi quá tải hoặc sự cố xảy ra.

4. Chống sét Van (LA):a. Cấu tạo gồm hai phần:

Bên ngoài là một ống sứ hay chất dẻo cách điện có hình dạng và kích thước tùy thuộc cấp điện áp định mức sử dụng.

Bên trong ống chứa hai phần tử chính là khe hở phóng điện và điện trở phi tuyến.

Trang 20

Page 21: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình: 2.6 ảnh cấu tạo bên trong của LA.

Khe hở phóng điện bao gồm nhiều cặp khe hở ghép nối tiếp. Mỗi cặp khe hở được chế tạo bởi 2 đĩa đồng mỏng dập định hình. Ở giữa là một tấm đệm mica hoặc bìa cách điện dày khoảng 1mm để tạo khe hở phóng điện. Mỗi chống sét van có số cặp khe hở phóng điện tùy theo nhà chế tạo thiết kế.

Điện trở phi tuyến gồm các tấm hình trụ tròn ghép nối tiếp. Điện trở phi tuyến có thể là Vilit hoặc Tirit hoặc ZnO... (thường là Vilit).

Hình: 2.7 Hình ảnh LA polymer.

b. Nguyên lý hoạt động của chống sét van: chủ yếu phụ thuộc vào tính chất của điện trở Vilit. Khi điện áp đặt lên Vilit tăng cao thì giá trị điện trở của nó giảm và ngược lại khi điện áp giảm xuống thì điện trở sẽ tăng lên nhanh chóng.

Khi có quá điện áp đặt lên chống sét van, điện trở của chống sét van nhanh chóng hạ thấp xuống tạo điều kiện để tháo hết sóng sét qua nó xuống đất, đến khi đặt lên chống sét van chỉ còn là điện áp mạng thì điện trở của chống sét van lại tăng lên rất lớn chấm dứt dòng kế tục vào thời điểm thích hợp nhất.

Đồng thời trong khi tháo sét, điện áp dư trên chống sét van cũng có giá trị nhỏ, điều này sẽ đảm bảo an toàn cho thiết bị được bảo vệ.

Chống sét van có đặc tính tác động tương đối bằng phẳng nên chống sét van không những có tác dụng hạ thấp biên độ mà còn làm giảm độ dốc của sóng sét. Vì thế, nó có thể bảo vệ chống được hiện tượng xuyên kích giữa các vòng dây trong cùng một pha của các máy điện.

Điện trở Vilit dễ bị nhiễm ẩm sẽ thay đổi đặc tính điện và làm mất tác dụng của chống sét van, do đó cần có biện pháp chống nhiếm ẩm cho điện trở Vilit.

c. Các đặc tính kỹ thuật của LA hiệu ABB treo trên trụ đường dây 22kV: Điện áp định mức: 18kV;

Trang 21

Page 22: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dòng cắt định mức: 10kA;d. Vị trí đặt: lắp đặt bảo vệ máy biến áp, thiết bị bảo vệ quan trọng trên đường dây: Recloser, LBS, Tụ bù,..

5. Máy cắt phụ tải LBS (Load Break Switch):Máy cắt phụ tải có cấu tạo tương tự như Recloser nhưng không có cuộn đóng, cuộn cắt và bộ điều khiển nên không thể điều khiển từ xa hoặc kết hợp với bảo vệ rơle thực hiện chức năng bảo vệ.LBS có thể đóng mở mạch lúc đầy tải. Việc đóng mở LBS thường được thực hiện bằng xào và ngay tại nơi đặt LBS. Để thực hiện chức năng bảo vệ LBS phải sử dụng kết hợp với cầu chì.

6. Dao Cách Ly Distance Switch (DS):

Trang 22

Page 23: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình: 2.8 Dao cắt phụ tải 3 pha -24KV-630A- Cách điện Polymer.Dao cắt có tải 630A-24KV-3P liên động - Trong nhà.Dao cách ly 630A - 1 pha ngoài trời (Cách điện Polymer).Dao cách ly 630A - 1P ngoài trời (cách điện sứ).Dao cách ly 1 pha căng trên dây (LTD).

DCL là các thiết bị đóng mở cơ khí, ở vị trí mở tạo nên khoảng cách cách điện trông thấy cần thiết và tin cậy để đảm bảo an toàn khi sửa chữa máy phát điện, máy biến áp, máy cắt điện, đường dây.... DCL có khả năng đóng mở mạch khi dòng điện nhỏ hoặc độ lệch điện áp giữa các cực không đáng kể (thường là đóng cắt bằng tay qua bộ phận truyền động). Trong điều kiện làm việc bình thường, DCL có thể cho phép dòng điện đến trị số định mức của nó chạy qua một cách lâu dài và dòng điện làm việc bất thường (dòng điện ngắn mạch) chạy qua trong thời gian qui định

DCL không có bộ phận dập hồ quang nên không đóng cắt được các mạch có dòng điện lớn.

DCL thường gắn cố định trên trụ nên có thể thao tác bằng tay. LTD là thiết bị đóng cắt chịu sức căng trên dây, không cần xà đỡ. LTD thường gắn dọc theo dây dẫn nên phải chịu lực căng của dây và phải thao tác

bằng sào. Dao cách ly tự động: có cấu tạo giống dao cách ly thông thường, là loại khi cắt

quay trong mặt phẳng ngang nhưng được lắp bộ truyền động có thể điều khiển đóng cắt tự động trong các trường hợp có yêu cầu.

Dao ngắn mạch: là khí cụ điện không phải để đóng cắt mạch điện mà để nối mạch điện xuống đất, tạo thành ngắn mạch khi cần thiết.

Nhiệm vụ DCL: Tạo khoảng cách cách điện cần thiết để cách ly các phần tử được đưa ra sửa chữa

với các phần tử đang làm việc trong hệ thống điện. Đóng, cắt dòng điện không tải của các đường dây ngắn và các máy biến áp công

suất nhỏ.

Trang 23

Page 24: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đóng, cắt dòng phụ tải tới 10 đến 15A của các mạch có đện áp tới 10kV. Đóng, cắt dòng điện dung của thanh góp, các đoạn dây dẫn trong các nhà máy điện

và trạm biến áp. Dòng điện làm việc trong các mạch của máy biến điện áp. Cắt mạch có dòng điện lớn khi độ lệch điện áp giữa các đầu tiếp xúc sau khi cắt

không đáng kể. Đóng cắt dòng điện không cân bằng ở phía trung tính của các máy biến áp và các

cuộn dập hồ quang. Do vậy, DCL được dùng để nối đất điểm trung tính của các phần tử trong hệ thống điện.

Đóng cắt dòng chạm đất 1 pha trong các mạng điện có trung tính cách điện: o Với mạng điện đến 10kV: dòng Ic ≤ 10Ao Với mạng điện đến 20 đến 35kV: dòng Ic ≤ 5A

Các tham số đặc trưng của DCL: Điện áp định mức Uđm Dòng điện định mức Iđm Dòng điện ổn định động định mức iđ.đm Dòng điện ổn định nhiệt định mức Inh.đm Thời gian ổn định nhiệt định mức tnh.đm

Phân loại: Theo chủng loại:

o DCL một pha và ba pha.o DCL dùng cho thiết bị trong nhà và ngoài trời.o DCL kiểu thẳng đứng và nằm ngang.

Theo điện áp:o DCL trung áp.o DCL cao áp.

LTD có cấu tạo tương tự như dao cách ly nhưng được đặt trên đường dây thay vì trên cột như DS. Việc thực hiện đóng mở LTD được thực hiện thông qua xào cách điện

7. Thiết bị bù vô công trung – hạ thế:a. Bù trung thế:

Trang 24

Page 25: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình: 2.9 ảnh tụ bù ứng động.

Bù ứng động: tự động đóng cắt tụ theo giá trị cài đặt như: thời gian (đóng hoặc cắt tụ theo giờ cao điểm hoặc thấp điểm), theo hệ số công suất cos, điện áp…Bù cố định: bù công suất vô công liên tục cho lưới điện khi có nguồn điện, không tự động đóng cắt.

Hình: 2.10 ảnh tụ bù cố định.

Kiểm tra: Kiểm tra hình dáng bên ngoài của tụ, kiểm tra các đầu tiếp xúc, kiểm tra các thiết bị đóng cắt, LA, dây tiếp đất, thông số vận hành (tụ bù ứng động).

b. Bù hạ thế:Lắp đặt: treo trên trụ hoặc trong tủ.

Trang 25

Page 26: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình: 2.11 ảnh tụ bù. Ứng động: tự động đóng cắt tụ theo giá trị cài đặt như: thời gian, hệ số công suất cos, điện áp…

Hình: 2.12 Tủ lắp đặt tụ bù ứng động. Cố định: bù công suất vô công liên tục cho lưới điện khi có nguồn điện, không tự động đóng cắt.

Kiểm tra: hình dáng bên ngoài của tụ, kiểm tra các đầu tiếp xúc, kiểm tra các thiết bị đóng cắt, dây tiếp đất

Trang 26

Page 27: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

II. CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG TRUNG THẾ

1) Máy biến dòng điện:

Hình: 2.13 Máy biến dòng điện

Cấu tạo máy biến dòng điện: Máy biến dòng đo lường thường có các bộ phận chính sau:- Mạch từ: gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành một mạch từ kín dùng để

dẫn từ và cố định dây quấn.- Dây quấn: gồm dây quấn sơ cấp và thứ cấp được quấn một cách tỷ lệ với nhau.

Dây quấn sơ cấp có tiết diện dây lớn và thường được quấn chỉ có một hoặc vài vòng mắc nối tiếp với lưới. Dây quấn thứ cấp có tiết diện dây nhỏ và nhiều vòng mắc với thiết bị cần lấy tín hiệu dòng đã giảm nhỏ.

- Vỏ: làm bằng vật liệu cách điện tổng hợp đúc giữ toàn bộ mạch từ dây quấn, đôi khi dây quấn mạch từ được đặt cố định trong ống sứ cách điện.

Nguyên lý làm việc:- Máy biến dòng làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi cho dòng điện

xoay chiều I1 vào cuộn sơ cấp sẽ tạo ra từ thông biến thiên trong mạch từ. Theo định luật cảm ứng điện từ trong 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp sẽ cảm ứng một sức điện động, nếu ở phía thứ cấp được mắc nối tiếp với thiết bị đo lường bảo vệ thì sẽ có dòng điện I2 trong cuộn dây thứ cấp, ta có công thức:

Trong đó: I1, I2 là dòng điện qua cuộn dây sơ cấp và thứ cấp (A)W1, W2 là số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp

Trang 27

Page 28: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

kI là tỷ số biến dòng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy biến dòng điện:- Phía sơ cấp: Được mắc nối tiếp với dây dẫn cần biến đổi dòng điện và không mắc

thiết bị bảo vệ cho máy biến dòng.- Phía thứ cấp: Thiết bị cần lấy tín hiệu dòng nhỏ được mắc vào hai đầu phía thứ

cấp, thứ cấp TI phải được nối đất và không được để hở mạch khi đã có dòng điện qua dây quấn sơ cấp

2) Máy biến điện áp:

Hình 2.14 Máy biến điện áp Cấu tạo máy biến điện áp: Máy biến điện áp thường có các bộ phận chính sau:

- Mạch từ: gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành một mạch từ kín dùng để dẫn từ và cố định dây quấn.

- Dây quấn: gồm dây quấn sơ cấp và thứ cấp được quấn một cách tỷ lệ với nhau. Dây quấn sơ cấp có tiết diện dây nhỏ và được quấn nhiều vòng mắc song song với lưới. Dây quấn thứ cấp có tiết diện dây lớn và ít vòng mắc với thiết bị cần lấy tín hiệu áp đã giảm nhỏ.

- Vỏ: làm bằng vật liệu cách điện tổng hợp đúc giữ toàn bộ mạch từ dây quấn, đôi khi dây quấn mạch từ được đặt cố định trong ống sứ cách điện.

Nguyên lý làm việc: - Máy biến điện áp làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi cho điện áp

xoay chiều U1 vào cuộn sơ cấp sẽ tạo ra từ thông biến thiên trong mạch từ. Theo định luật cảm ứng điện từ trong 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp sẽ cảm ứng một sức điện động, nếu bỏ qua điện trở của dây quấn và xem từ thông tản không đáng kể thì E1 = U1 và E2 = U2 , ta có công thức :

Trang 28

Page 29: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

k U=U 1

U 2

=W 1

W 2

Trong đó: U1, U2 là điện áp cuộn dây sơ cấp và thứ cấp (A)W1, W2 là số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp kU là tỷ số biến dòng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy biến áp đo lường:- Phía sơ cấp: được mắc song song với lưới điện, điện áp lưới điện và điện áp định

mức TU phải phù hợp.- Phía thứ cấp: thiết bị cần lấy tín hiệu áp nhỏ được mắc vào 2 đầu phía thứ cấp,

thứ cấp phải được nối đất.- Máy biến điện áp làm việc gần như ở chế độ không tải, do đó không được làm

ngắn mạch phía thứ cấp khi đã có điện áp vào dây quấn sơ cấp.

Trang 29

Page 30: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

III. TÌM HIỀU VỀ MÁY BIẾN ÁP, THIẾT BỊ TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI :A. MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN LỰC:- Máy biến áp điện lực cũng như máy phát điện, là thiết bị chính trong hệ thống phát

điện. Các máy biến áp điện lực dùng để biến đổi điện năng từ áp điện này U1 sang điện áp khác U2, phục vụ cho việc truyền tải và phân phối năng lương điện. Hiện nay, với các máy biến áp điện lực có thể tạo ra được điện áp rất lớn, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kV, cần cho việc truyền tải năng lượng điện với công suất lớn và cũng có thể tạo ra nhiều cấp điện áp thấp để cung cấp điện trực tiếp cho các phụ tải (220; 380; 660 …).

- Các máy biến áp có vai trò rất quan trọng về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật trong hệ thống điện. Nhờ có máy biến áp người ta có thể xây dựng các hệ thống điện lớn, các đường dây có chiều dài và công suất truyền tải lớn. Trong các hệ thống điện hiên đại, công suất tổng các máy biến áp bằng khoảng từ 4 đến 6 lần công suất tổng của các máy phát điện trong nhà máy điện. Do vậy, việc nâng cao các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật trong việc sản xuất và vận hành các máy biến áp sẽ mang lại những hiệu quả không nhỏ.CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN LỰC

a. Các loại máy biến áp điện lực- Ở các nhà máy điện và trạm biến áp, người ta sử dụng các máy biến áp tăng áp (U1 <

U2) và hạ áp (U1 > U2), máy biến áp hai dây quấn và ba dây quấn, máy biến áp một pha và ba pha, máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp có cuộn dây phân chia…

- Như đã biết, trong các máy biến áp thông thường các cuộn dây có điện áp khác nhau đươc cách ly hoàn toàn với nhau về điện, giữa chúng chỉ có sự liên hệ với nhau bằng từ trường, công suất truyền tải từ sơ cấp sang thứ cấp được hực hiện qua lõi thép theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Các máy biến áp này được gọi chung là máy biến áp. Ngoài ra cũng còn các máy biến áp, giữa các cuộn dây không những có sự liên hệ với nhau về từ, mà còn có sự liên hệ trực tiếp về điện, được gọi là máy biến áp tự ngẫu. Trong trường hợp chung, khi không cần phân biệt rõ cấu tạo, kiểu dáng của từng loại, ta gọi chung là máy biến áp.

- Cũng như các máy biến áp khác, máy biến áp tự ngẫu cũng có loại ba pha và một pha.

- Máy biến áp ba pha có giá thành thấp, trọng lượng và kích thước nhỏ hơn tổ ba máy biến áp một pha cùng công suất, lắp đặt và vận hành cũng đơn giản hơn.

- Do vậy trong tất cả các trường hợp có thể, người ta đều sử dụng các máy biến áp ba pha. Nhóm ba máy biến áp một pha được sử dụng khi công suất cần chuyển tải lớn, không sản xuất được các máy biến áp ba pha có công suất cần thiết hoặc khi có những khó khăn về điều kiện vận chuyển như các vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa.

- Về cách điện dùng trong máy biến áp, người ta phân loại các loại máy biến áp điện lực như sau: Cấp A: Các máy biến áp khô, lõi thép và dây quấn được cách điện bằng cách

điện rắn, chẳng hạn như dùng nhựa cách điện.

Trang 30

Page 31: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cấp O: Các máy biến áp dầu, lõi thép và dây quấn được đặt cách điện trong thùng chứa dầu biến áp hoặc chất lỏng tổng hợp cách điện có điểm cháy bằng hoặc nhỏ hơn 3000C. Chất lỏng vừa làm nhiệm vụ cách điện vừa làm mát.

Cấp L: Về nguyên lý cũng giống máy biến áp dầu, nhưng lõi thép và dây quấn được đặt trong thùng có chất lỏng tổng hợp có điểm cháy lớn hơn 3000C. Ví dụ hay dùng hiện nay là silicon, là chất khó cháy và không gây ô nhiểm.

b. Công suất định mức của máy biến áp- Công suất định mức của MBA (Sđm) là công suất có thể liên tục chạy qua MBA

trong khoảng thời gian phục vụ định mức của nó ở nhiệt độ định mức của môi trường làm việc.

- Khi tuổi thọ của MBA đã cho là Tđm, công suất của MBA phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cực đại của môi trường xung quanh.

- Công suất định mức của các MBA cho trong các sổ tay kỹ thuật ứng với điều kiện nhiệt độ nhất định của môi trường làm việc V0 và Vmax.

- Nếu môi trường thực của MBA có nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cực đại là khác với nhiệt độ tiêu chuẩn V0 và Vmax, để đảm bảo tuổi thọ MBA là không đổi, cần phải hiệu chỉnh lại công suất định mức của nó theo điều kiện nhiệt độ của môi

trường làm việc thực. Khi nhiệt độ trung bình hằng năm công suất định mức MBA đã được hiệu chỉnh sẻ là:

- Khi nhiệt độ cực đại nhưng không quá 450C công suất của MBA trong

thời gian này giảm thêm một lượng ( )% công suất định mức của nó. Nghĩa là vào khoảng thời gian nóng nhất trong năm, công suất định mức của MBA là:

Trang 31

Page 32: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Đối với tất cả các MBA, công suất định mức cho trong các sổ tay là công suất định mức của cuộn cao áp Scdm = Sdm . Máy biến áp một pha có công suất bằng 1/3 máy biến áp ba pha tương ứng. Các cuộn dây trung và hạ áp của MBA ba dây quấn có thể chế tạo bằng hoặc nhỏ hơn (66,7%) công suất định mức của MBA. Khi công suất của ba cuộn dây đều bằng nhau và bằng công suất định mức, ta có MBA ba dây quấn có tỷ số công suất Scdm/Stdm/Shdm là 100/100/100; Khi công suất của cuộn hạ nhỏ nhất bằng 66,7%, ta có tỷ số công suất 100/100/66,7. Cũng như vậy, MBA ba dây quấn còn có những loại có tỷ số công suất 100/66,7/100 và 100/66,7/66,7. Chọn loại có tỷ số nào là tùy thuộc vào công suất truyền tải ở các cấp điện áp.

c. Điện áp định mức của MBA- Điện áp định mức sơ cấp U1dm của MBA là điện áp dây cần đặt vào cuộn dây sơ cấp

của nó để trên cực của các cuộn dây thứ cấp đang hở mạch nhận được điện áp định mức thứ cấp.

- Điện áp định mức thứ cấp U2dm là điện áp dây nhận được trên cực của cuộn dây thứ cấp của máy biến áp khi làm việc không tải nếu điện áp đặt vào cuộn dây sơ cấp là điện áp định mức sơ cấp.

- Khi làm việc có tải, nếu đặt vào phía sơ cấp điện áp định mức U1dm thì điện áp nhận được ở phía thứ cấp U2 sẽ nhỏ hơn điện áp định mức U2dm một lượng tổn thất điện áp trong máy biến áp.

- Sự biến đổi điện áp của máy biến áp được đặc trưng bởi tỷ số biến đổi điện áp định mức:

- Khi làm việc, các máy biến áp có thể có tỷ số biến đổi K khác định mức. Khả năng

thay đổi tỷ số biến đổi đặc biệt quan trọng với các máy biến áp chính. Nó được sử dụng để điều chỉnh điện áp khi phụ tải thay đổi, để phân phối tải hoặc điều chỉnh dòng công suất tác dụng và phản kháng trong các mạng nối liên kết.

- Điều chỉnh điện áp thường được thực hiện bằng cách thay đổi số vòng dây của cuộn dây ở phía cao áp có dòng điện nhỏ. Khi các cuộn dây nối hình sao, điều chỉnh điện áp được thực hiện bằng cách thay đổi số vòng dây ở phía trung tính của các cuộn dây cao áp; khi các cuộn dây nối tam giác, điều chỉnh điện áp thường được thực hiện bằng cách thay đổi số vòng dây ở giữa các cuộn dây.

- Tùy theo cách thay đổi các đầu phân áp, người ta phân biệt máy biến áp có điều áp dưới tải và máy biến áp không có điều áp dưới tải. Với các máy không có điều áp dưới tải, việc thay đổi đầu phân áp được tiến hành khi máy biến áp không có điện, thường được tiến hành theo mùa hoặc trong một khoảng thời gian lớn. Ở các máy biến áp có điều áp dưới tải, có thể thực hiện việc đổi đầu phân áp một cách liên tục khi máy biến áp đang làm việc nhờ bộ phận đấu nối đặc biệt; có thể thực hiện điều chỉnh điện áp bằng tay hoặc tự động. Điều chỉnh điện áp dưới tải có phạm vi điều chỉnh rộng và bằng phẳng hơn so với các máy biến áp có điều chỉnh thường.

Trang 32

Page 33: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trạm biến áp phân phối trên lưới 22kV gồm có những thiết bị chính: Máy biến áp, LA, FCO (hoặc LBFCO, máy cắt), MCCB, ACB. PT, CT (nếu đo đếm gián tiếp) và điện năng kế.

Phạm vi áp dụng phương pháp chọn tiết diện dây dẫn bằng mật độ dòng kinh tế: Cho đường dây trung cao áp, cho lưới điện khu vực và lưới điện có mật độ phụ tải cao.

Để giảm lượng dòng công suất phản kháng chạy trên đường dây tải điện thì người ta thường dùng một trong các biện pháp: Lắp đặt tụ bù tại nơi tâm phụ tải.

Các bước thao tác tách MBA ra khỏi vận hành và thao tác đưa MBA vào vận hành: Thao tác tách MBA ra khỏi vận hành:

- Bước 1: cắt tất cả các áp tô mát, dao cắt tải của MBA theo thứ tự từ lộ ra đến tổng.

- Bước 2: cắt các máy cắt hoặc LBFCO, FCO bên phía cao của MBA.- Bước 3: dùng bút thử điện, đèn, còi hoặc các thiết bị thử điện khác để kiểm tra

đảm bảo MBA hoàn toàn cắt điện.- Bước 4: thực hiện tiếp địa các phía theo quy định nếu tiến hành công tác.

Thao tác đưa MBA vào vận hành:- Bước 1: kiểm tra các áp tô mát, dao cắt phụ tải cho các lộ tổng, lộ ra của MBA

đang ở vị trí mở, tất cả các tiếp địa đã được tháo dỡ.- Bước 2: đóng máy cắt, LBFCO, FCO cho phí cao áp của MBA. Trường hợp

đóng MBA bằng FCO phải đóng 02 pha bìa trước sau đó đóng pha giữa. Kiểm tra tình trạng vận hành của MBA, nếu có các hiện tượng lạ (tiếng kêu bất thường, rung bất thường…) thì phải cắt ngay các máy cắt, LBFCO, FCO… Nếu bình thường thì thực hiện tiếp bước 3.

- Bước 3: đóng áp tô mát, dao cắt tải cho lộ tổng, kiểm tra không điện hoặc đồng bộ pha sau đó đóng các lộ ra.

B. PHỐI HỢP BẢO VỆ:1. Một số nguyên tắc thực hiện bảo vệ đường dây phân phối điện

Bảo vệ các đường dây phân phối điện cũng phải thỏa mãn các yêu cầu chung đối với thiết bị bảo vệ về chọn lọc, tác động nhanh, nhạy và tin cậy. Ngoài ra, trong hệ thống điện, số lượng đường dây phân phối rất lớn nên yêu cầu về chi phí để trang bị lắp đặt thiết bị bảo vệ cũng cần được xem xét.

Khi thiết kế bảo vệ đường dây phân phối điện cần phối hợp việc sử dụng cầu chì, máy cắt có trang bị tự động đóng trở lại, rơ le bảo vệ quá dòng, rơ le bảo vệ chống chạm đất, dao cách ly tự động và 1 số thiết bị phụ trợ khác.

1.1 Sử dụng nguyên tắc bảo vệ quá dòng

Trang 33

Page 34: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Để bảo vệ đường dây phân phối bằng các thiết bị bảo vệ quá dòng (rơ le quá dòng, áp tô mát có trang bị tự đóng lại, cầu chì, …) cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây: Dòng ngắn mạch nhỏ nhất ở cuối phần tử cần được bảo vệ (INmin) phải lớn hơn

dòng điện khởi động (Ikđ) của bảo vệ ít nhất 2 lần, nghĩa là độ nhạy (Knh) nhỏ nhất là 2:

Với bảo vệ dự phòng, cho phép hệ số nhạy tối thiểu là 1.5 Tổng thời gian loại trừ sự cố ngắn mạch 3 pha không vượt quá 3 giây. Nếu

điều kiện chịu phát nóng của dây dẫn thấp hơn thời gian này thì chọn theo điều kiện phát nóng của dây dẫn.

Khi phối hợp tác động giữa máy cắt và cầu chảy, độ nhạy tối thiểu của bảo vệ quá dòng đặt ở máy cắt có thể chọn là 1.5 trong chế độ ngắn mạch hai pha cực tiểu ở cuối phần tử được bảo vệ để đảm bảo khả năng cầu chảy tác động khi có ngắn mạch duy trì ở cuối vùng bảo vệ của nó.

Khi phối hợp tác động giữa máy cắt và dao cách ly tự động mắc nối tiếp nhau, để xác định vùng làm việc của máy cắt, người ta lấy hệ số độ nhạy của bảo vệ đặt ở máy cắt Knh = 2.

Khi bảo vệ bằng cầu chảy cao áp, không cần đặt thêm bảo vệ dự phòng. Khi bảo vệ bằng máy cắt hoặc áp tô mát có tự đóng lại phối hợp với dao cách ly tự động thì cần đặt thêm bảo vệ dự phòng.

1.2 Bảo vệ chống chạm đất- Tùy thuộc vào cách nối đất trung tính và dòng điện chạm đất trong lưới điện

phân phối có thể lớn (đối lưới lưới điện phân phối có trung tính trực tiếp nối đất) hoặc dòng chạm đất nhỏ (đối lưới lưới điện phân phối có trung tính không nối đất trực tiếp). Tuy nhiên, thời gian loại trừ sự cố phải nhanh (khoảng vài giây) để tránh những hậu quả xấu do sự cố chạm đất có thể gây ra.

- Đối với lưới 22kV, bảo vệ chạm đất có độ nhạy cao có thể chỉnh định dòng khởi động sơ cấp khoảng 10A (khoảng từ 1-5% dòng điện phụ tải).

- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của bảo vệ chống chạm đất bao gồm:o Thông số đường dây không đối xứng do dây dẫn các pha không được chuyển

vị;o Điện dung của đường dây, đặc biệt là dây ABC và cáp ngầm;

o Các bộ tụ bù đấu sao có trung điểm nối đất;

o Cảm ứng từ các đường dây song song bên cạnh;

Trang 34

Page 35: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

o Đóng cắt 1 pha;

o Hài bậc cao và thành phần quá độ của dòng điện.

1.3 Yêu cầu đối với cầu chảy cao áp- Thực tế vận hành cho thấy cầu chảy có thể ngắt mạch dòng điện phụ tải bé hơn

dòng điện ngắt của cầu chảy. Nguyên nhân là do trong vận hành khi đóng máy biến áp hoặc động cơ khởi động giá trị quá độ của dòng điện từ hóa và dòng điện mở máy có thể rất lớn

- Thông thường, cầu chảy gồm nhiều dây chảy đặt song song trong cát thạch anh có độ dẫn nhiệt kém. Ở một số cầu chảy, dây chảy có “điểm dễ chảy” hồ quang đầu tiên phát sinh từ đó và thiêu hủy dần dây chảy. Với trị số quá độ của dòng điện từ hóa hoặc dòng điện mở máy của động cơ, lúc đầu có thể một vài dây chảy bị đứt, những lần đóng máy biến áp không tải hoặc mở máy động cơ tiếp theo với một số dây chảy còn lại, làm việc bị suy giảm, cầu chảy sẽ tác động ngắt mạch ở dòng điện thấp hơn dòng danh đinh.

2. Phối hợp FCO – FCONguyên tắc phối hợp:

- Xác định thiết bị bảo vệ chính, thiết bị bảo vệ dự phòng

Hình 3.1 - thiết bị bảo vệ chính - bảo vệ dự phòng

- Trong sơ đồ trên thì cầu chảy B và cầu chảy C là thiết bị bảo vệ chính và cầu chảy A là thiết bị bảo vệ dự phòng cho cầu chảy B và cầu chảy C

- Khi xảy ra sự cố thì cầu chảy B, hoặc cầu chảy C sẽ tác động trước. nếu như cầu chảy B hoặc cầu chảy C vì một lý do nào đó không tác động thì cầu chảy A sẽ tác động.

Trang 35

Page 36: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ví dụ:

Hình 3.2 - Ví dụ về sự phối hợp bảo vệ

- Recloser A là thiết bị bảo vệ trạm biến áp- Cầu chảy B, C, H: cầu chảy bảo vệ các tuyến dây- Cầu chảy D bảo vệ sơ cấp máy biến áp phân phối- Cầu chảy E, F, G: bảo vệ các lộ dây tải điện của máy biến áp phân phối

Nguyên tắc tác động phối hợp bảo vệ tác động ngắt khi xảy ra sự cố ngắn mạch tại các vị trí:- Vị trí 1: cầu chảy H tác động ngắt mạch trước cầu chảy C- Vị trí 2: Nếu là sự cố thoáng qua recloser A tác động ngắt mạch trước cầu chảy C. Nếu

là sự cố duy trì thì cầu chảy C sẽ tác động ngắt mạch trước khi recloser A khóa.- Vị trí 3: Tương tự như vị trí 2- Vị trí 4: chỉ có recloser A tác động- Vị trí 5: Cầu chảy D sẽ tác động ngắt mạch- Vị trí 6: cầu chảy E sẽ tác động ngắt mạch

Trang 36

Page 37: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Phối hợp bảo vệ máy biến áp bằng cầu chảyIII.1 Lựa chọn các thông số và đặc tính phối hợp

Trang 37

Page 38: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trang 38

Page 39: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trang 39

Page 40: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

III.2 Lựa chọn FCO bảo vệ máy biến áp

a. Yêu cầu- Khi đóng máy biến áp không tải cầu chảy sẽ không tác động ngắt mạch.- Khi xảy ra sự cố cầu chảy sẽ tác động ngắt mạch trước khi máy biến áp hư

b. Đặc tính máy biến áp

Hình 3.3 - Đặc tính máy biến áp

Có 2 đường đặc tính: - Đặc tính phá hủy: cho biết thời gian duy trì dòng điện mà máy biến áp không bị

hư hỏng.- Đặc tính từ hóa:đường cong từ hóa máy biến áp.

c. Phối hợp đặc tính TCC bảo vệ máy biến áp- Đặc tính cầu chảy phải nằm giữa đường cong từ hóa và đặc tính phá hủy máy

biến áp nhằm: o Khi đóng máy biến áp không tải cầu chảy sẽ không tác động ngắt mạch

o Khi xảy ra sự cố cầu chảy sẽ tác động ngắt mạch trước khi máy biến áp hư

Trang 40

Page 41: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 3.4 - Đặc tính TCCs của cầu chảy bảo vệ máy biến áp

Ví dụ: cho sơ đồ như hình vẽ:

- Chọn cầu chảy cho máy biến áp 5kVAo Giả sử cầu chì phía nguồn được chọn theo tiêu chuẩn ANSI loại K. Máy biến áp

5kVA thì dòng định mức ở cấp điện áp 7.2kV là 0.7A. tuy nhiên nếu chọn đặc tuyến 1A (loại K) thì sẽ không bảo vệ được máy biến áp. Do đó ta phải chọn đặc tính 6A (loại K) để bảo vệ máy biến áp.

o Đặc tính phối hợp bảo vệ:

Trang 41

Page 42: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Chọn cầu chảy cho máy biến áp 25kVAo Giả sử cầu chì phía nguồn được chọn theo tiêu chuẩn ANSI loại K. Máy biến áp

25kVA thì dòng định mức ở cấp điện áp 7.2kV là 12A (loại K). Tuy nhiên nếu chọn đặc tuyến 12A (loại K) thì sẽ không bảo vệ được máy biến áp. Do đó ta phải chọn đặc tính 20A (loại K) để bảo vệ máy biến áp, hoặc loại 21A (SLOFAST)

o Đặc tính phối hợp bảo vệ

Trang 42

Page 43: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4. Phối hợp FCO - Recloser

- Phối hợp dựa trên các đặc tính thời gian dòng điện T-C.- Cầu chì phía nguồn BV cho MBA là phần tử cơ bản để chọn đặc tuyến của Recloser.- Sau khi chọn dung lượng và đặc tuyến của Recloser với CC phía nguồn thì CC phía tải

mới được được chọn để phối hợp với Recloser.

4.1 Phối hợp recloser với cầu chảy phía tải

Yêu cầu:- Nếu sự cố là thoáng qua thì ACR phải cắt trước khi CC nóng chảy.- Nếu là sự cố lâu dài thì sau khi ACR TĐL lần cuối cùng thì CC phải đứt ngay trước

thời điểm đóa. Khi có sự cố thoáng qua

Trang 43

Sơ đố phối hợp FCO - Recloser

Page 44: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khi xảy ra sự cố ngắn mạch thoáng qua tại vị trí N thì ACR sẽ tác động cắt ngắt mạch tức thời, sau khoảng thời gian t, ACR sẽ thực hiện tự đóng lại. Vì đây là sự cố thoáng qua nên sự cố sẽ được loại trừ.

b. Khi có sự cố ngắn mạch duy trì:

Trang 44

Sơ đố phối hợp FCO tải - Recloser khi có sự cố thoáng qua

Page 45: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sơ đố phối hợp FCO tải - Recloser khi có sự cố ngắn mạch duy trì

Khi xảy ra sự cố duy trì tại vị trí N thì ACR sẽ tác động tức thời để loại trừ sự cố. Sau khoảng thời gian t, ACR tự đóng lại, do là sự cố duy trì nên vẫn còn sự cố, ACR tiếp tục tác động (do ACR cài đặt 2 lần đóng). Sau khoảng thời gian ACR đóng lại, sự cố vẫn còn. Trước khi ACR tác động cắt và lookout thì cầu chảy sẽ đứt trước.

4.2 Phối hợp recloser với cầu chảy phía nguồn

Trang 45

Sơ đố phối hợp FCO nguồn - Recloser

Page 46: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- CC phía nguồn không được chảy với bất kỳ NM nào trong vùng BV của ACR.- Phối hợp theo nguyên tắc: Với INMmax tại phía ACR, thời gian chảy min của CC > thời

gian cắt trung bình của ACR.- Đặc tuyến cắt trung bình của ACR.

Ctb = k.C

Trong đó: C: Đặc tuyến cho bởi nhà sản xuất.k: Hệ số nhân (tham khảo tài liệu).

5. Phối hợp Rơ le - Recloser

Có nhiều cách phối hợp tác động giữa thiết bị bảo vệ và tự động đóng lại đường dây tải điện. Sau đây sẽ xét một số cách phối hợp thường dùng.

5.1 Tăng tốc độ của bảo vệ trước TĐL: thường dùng với các đường dây có một nguồn cung cấp (Hình 2.11).

Trang 46

Page 47: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đường dây có nhiều phân đoạn, mỗi phân đoạn được trang bị một bộ bảo vệ chọn lọc CL (chẳng hạn bảo vệ quá dòng điện có đặc tính thời gian độc lập). ở đoạn đầu nguồn người ta đặt thêm một bộ bảo vệ không chọn lọc KCL (chẳng hạn bảo vệ dòng điện cắt nhanh) và thiết bị TĐL tác động một lần. Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh chọn theo hai điều kiện :- Bảo vệ phản ứng với mọi loại sự cố xảy ra trên tất cả các đoạn đường dây ;- Bảo vệ không tác động khi hư hỏng xảy ra sau các trạm biến áp (tại các điểm N1, N2,

N3).Khi hư hỏng xảy ra trên bất kỳ đoạn đường dây nào, bảo vệ không chọn lọc sẽ tác động

tức thời cắt máy cắt đầu nguồn MC1. Sau đó thiết bị TĐL tác động đóng trở lại MC1 đồng thời khoá bảo vệ KCL lại. Nếu ngắn mạch là duy trì thì các bảo vệ CL làm việc với thời gian bậc thang đã chọn đảm bảo cắt chọn lọc đoạn sự cố. Nếu là ngắn mạch thoáng qua, TĐL sẽ thành công và nhanh chóng phục hồi việc cung cấp điện.

Trang 47

Page 48: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trên hình 2.11 trình bày sơ đồ lưới điện (a), đặc tính thời gian của các bảo vệ (b) cùng diễn biến dòng điện trên đường dây khi ngắn mạch không có TĐl (c), khi tăng tốc độ của bảo vệ trước TĐL thành công (d) và không thành công (e).

Việc phối hợp tác động giữa thiết bị bảo vệ rơ le và TĐL có thể thực hiện với nhiều loại bảo vệ khác nhau. Sau đây sẽ xem xét đối với hai loại bảo vệ thường gặp: bảo vệ quá dòng điện và bảo vệ khoảng cách.

5.2 Tăng tốc độ của bảo vệ rơ le sau TĐL.

Xét trên sơ đồ lưới điện hình tia có một nguồn cung cấp với nhiều phân đoạn đường dây nối tiếp trên hình 2.16. Ở mỗi phân đoạn đường dây đều có bảo vệ chọn lọc (CL) chẳng hạn quá dòng điện có thời gian, bảo vệ không chọn lọc (KCL) chẳng hạn quá dòng cắt nhanh và thiét bị TĐL tương ứng. Bảo vệ không chọn lọc chỉ được đưa vào làm việc sau khi thiết bị TĐL hoạt động. Thoạt đầu nếu ngắn mạch xảy ra trên một phân đoạn nào đó chỉ có các bảo vệ chọn lọc ở phân đoạn đó làm việc và cắt sự cố với thời gian cho trước. Chẳng hạn nếu ngắn mạch tại điểm N2 trên đường dây D2 bảo vệ chọn lọc (CL2) trên đường dây này sẽ cắt MC2 với thời gian t2. Khi MC2 cắt, thiết bị TĐL2 sẽ được khởi động để đóng trở lại MC2 và cho phép bảo vệ không chọn lọc KCL2 làm việc. Nếu ngắn mạch thoáng qua, TĐL thành công, đường dây D2 tiếp tục được cấp điện và sau một khoảng thời gian xác định bảo vệ KCL2 lại bị cấm làm việc, sự cố tiếp theo sẽ được cắt có chọn lọc. Nếu ngắn mạch duy trì thì bảo vệ cắt nhanh KCL2 sẽ làm việc cắt không có thời gian D2 ra khoie lưới, đảm bảo được chọn lọc và loại trừ nhanh sự cố. Nếu không tăng tốc độ sau TĐL thì trong trường hợp này (ngắn mạch duy trì trên D2) khi CL1 không trở về được, chẳng hạn do tác động của dòng mở máy của phụ tải nối với thanh góp B có thể xảy ra cắt không chọn lọc đường dây D1 (nếu thời gian làm việc t2 của CL2 lớn hơn cấp chọn lọc t = t1 – t2). Ngoài ra sự cố duy trì cũng sẽ được loại trừ với thời gian t2 lớn hơn.

5.3 TĐL theo thứ tự.

Sơ đồ lưới điện, trang bị bảo vệ và TĐL như trên hình 2.16. Bảo vệ cắt nhanh không chọn lọc trong trường hợp này được chỉnh định bao trùm toàn bộ đường dây ddược bảo vệ và một phần của đường dây tiếp theo. Chẳng hạn, khi ngắn mạch tại N2 trên đường dây

Trang 48

Page 49: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D2, KCL1 và KCL2 có thể cùng tác động sau đó thiết bị TĐL sẽ đóng các phân đoạn đường dây tương ứng theo trình tự gần nguônf đóng trước, đoạn xa nguồn được đống sau, nghĩa là:- Đoạn D1 (gần nguồn nhất) với thời gian tTĐL1;- Đoạn D2 (tiếp theo) với thời gian: tTĐL2 = tTĐL1 + t;- Đoạn D3 (xa nguồn nhất) với thời gian: tTĐL3 = tTĐL2 + t = tTĐL1 + 2. t

Cấp chọn lọc về thời gian t ở đây cần chọn lớn hơn thời gian làm việc của bảo vệ không chọn lọc khi TĐL không thành công.

Như vậy khi ngắn mạch trên D2 cả hai máy cắt MC2 và MC1 có thể cùng cắt đồng thời, tuy nhiên MC1 ở gần nguồn hơn sẽ được đóng trở lại trước với thời gian bé nhất tTĐL. Trường hợp này TĐL thành công vì ngắn mạch không xảy ra trên D1, sau khoảng thời gian xác định (lớn hơn thời gian làm việc của KCL1) bảo vệ KCL1 của D1 sẽ bị khoá trước khi TĐL2 đóng lại MC2. Nếu ngắn mạch trên D2 là duy trì, KCL2 sẽ cắt tức thời D2 đảm bảo loại trừ sự cố một cách chọn lọc. Bảo vệ KCL1 của đoạn D1 sẽ được đưa vào làm việc trở lại sau khoảng thời gian đủ để thực hiện TĐL2 và KCL2 làm việc nếu ngắn mạch duy trì.

TĐL theo thứ tự đảm bảo nhanh chóng khôI phục cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ (đặc biệt là các phụ tải gần nguồn) và loại trừ nhanh chóng có chọn lọc sự cố bằng các bảo vệ không chọn lọc.

Trang 49

Page 50: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 3: VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN

I. TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM 110/22KV (TRẠM TRUNG GIAN)

Sơ đồ lưới điện Bình Dương gồm 19 trạm biến áp đang vận hành và 3 trạm đã cô lập bao gồm:

Trạm điện áp định mức 110/22 kV Trạm Dầu Tiếng : gồm 1 máy biến áp 25MVA gồm 4 phát tuyến:

471 - Định thành.473 - Đoàn Văn Tiến475 - Chợ Chiều477 -Thanh An

Trạm Lai Uyên: 1 MBA 63 MVA gồm 5 Phát tuyến:472 - Đồng sổ474 - Từ Vân476 - EMC478 - Chiến Thắng480 - Bàu Bàng

Trạm Phú Gíao: 1MBA 25 MVA cấp điện áp 110/22 kV gồm 3 phát tuyến471 - Bầu Trư473 - Phước Hòa474 - Tân Bình

Trạm Thới Hòa: 2 MBA 63MVA cấp điện áp 110 /22 kV gồm 12 phát tuyến471 - Chánh Dương 472 - Lai khê473 - Yazaki 474 - Suối Tre475- Phú An 476 - Orion477 - An Tay 478 - Nova479 - Bến Ván 480 - An Điền481 - Tổng Dù 482 - Chánh Lưu

Trạm Bến Cát: 2 MBA 63MVA cấp điện áp 110 / 22kV gồm 10 phát tuyến471 - Viễn Thông 481 - Sở Sao473 - Hoàng Gia 472 - Bưng Cầu475 - Cầu Tây 474 - Long Nguyên477 - Mỹ Phước 476 - Mội Nước479 - Lai Hưng 478 - Tân Định

Trạm Hòa Phú: 2 MBA 63MVA cấp điện áp 110 / 22kV gồm 8 phát tuyến

Trang 50

Page 51: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

471 - Hòa Bình 476 - Hòa Lợi473 - Thành Phố 478 - Foster475 - Nam Kim 480 - Mapletree477 - Đại Học 482 - Suối Sỏi

Trạm Bầu Bèo: 2MBA 63 MVA cấp điện áp 110 / 22kV gồm 9 phát tuyến471 - Đại Đăng 472 - Bình Qưới473 - Cây Viết 474 - GTM477 - Vsip II 476 - Sóng Thần 3479 - Kim Huy 478 - Tân Hội

480 - Bến Sắn Trạm Tân Uyên: 2MBA 63MVA cấp điện áp 110 / 22kV gồm 9 phát tuyến

475 - Cổng Xanh 472 - Đất Cưốc477 - Tân Vĩnh Hiệp 474 - Casumina479 - Thạnh Phước 476 - Tiến Triển481 - Uyên Hưng 478 - Nam Tân Uyên

480 - Trường Thành Trạm Bình Hòa: 2 MBA 63 MVA cấp điện 110 / 22kV gồm 11 phát tuyến

471 - Trại Phong 472 - Thuận Giao473 - Tân Ba 474 - Bình Thuận475 - Viglacera 476 - Bưng Cù477 - An Phú 478 - Việt Ý479 - Bình Chuẩn 480 - 3 Xã

482 - Mỹ Quang Trạm Gò Đậu: 2 MBA 63 MVA cấp điện áp 110 / 22kV gồm 12 phát tuyến

471 - Shijar 472 - Sư Bảy473 - Thị Xã 474 - Tân Khánh475 - Nhà Máy Đường 476 - Thư Viện477 - Lái Thiêu 478 - Suối Cát479 - Định Hòa 480 - Metro481 - Sao Qùy 482 - Thạnh Hòa

Trạm Thuận An: 2MBA 63MVA cấp điện áp 110 / 22kV gồm 9 phát tuyến 471 - Hạnh Phúc 472 - An Thạnh473 - Tân Hiệp Phước 474 - Minh Long 475 - Bêtông 476 - Việt Hương477 - Triệu Hưng Đạt 478 - Hòa Lân

480 - Vĩnh Bình Trạm Tân Đông Hiệp: 2MBA 63MVA, cấp điện áp 110 / 22kV gồm 10 phát tuyến

Trang 51

Page 52: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

471 - Lâm Sản 472 - Tân Hiệp 473 - Mỹ An 474 - Tân Phú475 - Hoa Sen 476 - Tứ Hải 2477 - Tân Phước 478 - Thành Đô479 - Tứ Hải 1 480 - Tân Thắng

Trạm Bình An: 2 MBA, 63MVA, cấp điện áp 110 / 22kV , gồm 13 phát tuyến471 - Cầu Hang 472 - Suối Tiên473 - Bình Thung 474 - Areco475 - Vina text 1 476 - Dapark477 - Vina text 2 478 - Vườn Ươn481 - Cây Lơn 480 - Đông Tá483 - Lồ Ồ485 - Tân Vạn

Trạm Thủ Đức Bắc: 1MBA, 63MVA, cấp điện áp 110 / 22/ 15kV gồm 2 phát tuyến

471 - Bình Minh473 - Hỏa Xa

Trạm Sóng Thần: 2MBA, 63 MVA, cấp điện áp 110 / 22kV gồm 10 phát tuyến471 - Cây Điệp 472 - Đông An473 - Mũi Tàu 474 - Bưu Điện475 - Thống Nhất 476 - Tân Long477 - An Bình 478 - Pomina479 - Bình Đường 480 - Vườn Tràm

Lợi ích của việc lắp 2 MBA vận hành song song là:o Nhu cầu sử dụng năng lượng tăng lên theo thời gian đòi hỏi phải tăng thêm

công suất máy biến áp. Khi đó ta phải ghép song song hai máy biến áp để nâng cao chất công suất.

o Để đảm bảo độ tin cậy khi cung cấp. Ngay cả khi một trong các máy biến áp bị lỗi hay hư hỏng, hay ta cần thay thế, bảo trì, bảo dưỡng thì vẫn đảm bảo hoạt động cho tải.

o Giảm công suất tiêu thụ cho tải. Nếu sử dụng nhiều máy biến áp nhỏ cho một động cơ thì có thể coi như sử dụng cho phụ tải.

Trạm Chơn Thành: 1 MBA 40 MVA cấp điện áp 110/22/15 kV gồm 2 phát tuyến471- Tham rớt473 Minh Hòa

Trạm khách hàng: KUMHOO; VSIP; VINA KRAFT; VSIP 2; SUNTEEL.

Trang 52

Page 53: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệpII. NHỮNG QUY TRÌNH QUY ĐỊNH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ.1. Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia: (quyết định 56/2001/QĐ-BCN)

a. Phân cấp Điều độ HTĐ Quốc gia

Điều 5. Điều độ HTĐ Quốc gia được phân thành 3 cấp:1. Cấp điều độ HTĐ Quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn bộ HTĐ Quốc

gia. Cấp điều độ HTĐ Quốc gia do cơ quan Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia (gọi tắt là A 0) đảm nhiệm.

2. Cấp điều độ HTĐ miền là cấp chỉ huy điều độ HTĐ miền, chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ HTĐ Quốc gia. Cấp điều độ HTĐ miền do các Trung tâm Điều độ HTĐ miền (ĐĐM Bắc, ĐĐM Nam, ĐĐM Trung gọi tắt là A1, A2, A3) đảm nhiệm.

3. Cấp điều độ lưới điện phân phối: là cấp chỉ huy điều độ lưới điện phân phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của cấp điều độ HTĐ miền tương ứng. Cấp điều độ lưới điện phân phối do các Trung tâm hoặc Phòng điều độ của các Công ty Điện lực độc lập, các Điện lực tỉnh, thành phố thuộc CTĐL 1, 2, 3 đảm nhiệm.

b. Nhiệm vụ của cấp điều độ lưới điện phân phối

Điều 17. Nhiệm vụ của cấp điều độ lưới điện phân phối:1. Chấp hành sự chỉ huy điều độ của cấp điều độ HTĐ miền trong việc chỉ huy điều độ

lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.2. Chỉ huy điều độ lưới điện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên

tục, ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế.3. Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới phân phối thuộc quyền điều khiển.4. Lập phương thức vận hành hàng ngày bao gồm:a) Dự kiến nhu cầu phụ tải của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, phân bổ

công suất và sản lượng cho các đơn vị cấp dưới dựa theo kế hoạch phân bổ của CTĐL;b) Lập phương thức kết dây trong ngày;c) Đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận

hành các đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền;d) Giải quyết các đăng ký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí

nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của các đơn vị cấp dưới và khách hàng trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

đ) Trình duyệt việc giải quyết các đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền.

5. Điều chỉnh nguồn công suất vô công (gồm trạm bù tĩnh, bù quay kể cả nguồn công suất phản kháng của khách hàng), nấc phân áp của máy biến áp trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các điểm nút theo quy định của cấp điều độ HTĐ miền.

6. Huy động nguồn điện nhỏ (bao gồm các trạm diesel, trạm thủy điện nhỏ) trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền.

Trang 53

Page 54: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

7. Theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình các nguồn diesel của khách hàng có nối với lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để có biện pháp xử lý hoặc huy động khi có yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền.

8. Theo dõi, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt động của các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo mức yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền.

9. Tính toán và chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trên lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

10. Tính toán tổn thất điện năng và đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

11. Chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.12. Lập phương thức, chỉ huy các thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình

mới thuộc quyền điều khiển.13. Chủ trì triệu tập các đơn vị liên quan phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trong lưới

điện phân phối thuộc quyền điều khiển và đề ra các biện pháp phòng ngừa.14. Tổ chức diễn tập xử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, tham

gia diễn tập sự cố toàn HTĐ miền. Tham gia kiểm tra diễn tập xử lý sự cố các trạm điện, các nguồn điện nhỏ trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

15. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ lưới điện phân phối. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và kiểm tra Trưởng kíp các nguồn điện nhỏ, các trạm điện thuộc quyền điều khiển.

16. Tổng kết, báo cáo và cung cấp số liệu theo yêu cầu của CTĐL và cấp điều độ HTĐ miền.

17. Theo dõi tình hình vận hành của lưới điện phân phối, báo cáo với CTĐL các trường hợp đường dây, trạm biến áp bị quá tải để đưa vào chương trình chống quá tải.

18. Quản lý vận hành hệ thống SCADA/DMS và hệ thống máy tính chuyên dụng.19. Tham gia Hội đồng nghiệm thu thiết bị và công trình mới theo yêu cầu của CTĐL.20. Chủ trì (hoặc tham gia) biên soạn và chỉnh lý tài liệu, quy trình liên quan đến công

tác điều độ lưới điện phân phối. 21. Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và

chiến lược phát triển lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

c. Quyền điều khiển,quyền kiểm tra thiết bị:

Điều 25. Quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ:1. Quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ là quyền ra lệnh chỉ huy điều độ thay

đổi chế độ làm việc của thiết bị (thay đổi công suất phát P/Q, khởi động, ngừng tổ máy, đóng, cắt máy cắt và dao cách ly...).

2. Mọi sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị chỉ được tiến hành theo lệnh chỉ huy điều độ trực tiếp của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại Điều 27.

Điều 26. Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ:

Trang 54

Page 55: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1. Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ là quyền cho phép ra lệnh chỉ huy điều độ thay đổi hoặc nắm các thông tin về chế độ làm việc của thiết bị không thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ này.

2. Mọi lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải được sự cho phép của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại Điều 27, và sau khi thực hiện xong lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải báo lại kết quả cho cấp điều độ đó.

d. Chế độ giao ca ,nhận ca:

Điều 40. Nhân viên vận hành cần có mặt trước lúc nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc xẩy ra từ ca gần nhất của mình đến ca hiện tại để nắm được rõ ràng tình trạng vận hành của các thiết bị, HTĐ thuộc quyền điều khiển và kiểm tra.

Điều 41. Trước khi nhận ca nhân viên vận hành phải tìm hiểu:1. Phương thức vận hành trong ngày;2. Sơ đồ nối dây của HTĐ thuộc quyền điều khiển và kiểm tra, lưu ý những thay đổi so

với kết dây cơ bản và tình trạng thiết bị;3. Những ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao ca;4. Những thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dự phòng

theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca;5. Những điều lệnh mới trong sổ điều lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp trên và các

đơn vị;6. Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành, những

lệnh của Lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ;

7. Kiểm tra hoạt động của hệ thống SCADA/EMS/DMS và thông tin liên lạc; 8. Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca;9. Các nội dung cụ thể khác theo quy định riêng của từng đơn vị;10. Ký tên vào sổ giao, nhận ca.Điều 42. Trước khi giao ca nhân viên vận hành phải:1. Hoàn thành các công việc sự vụ trong ca gồm: Ghi sổ giao ca, tính toán thông số, các

tài liệu vận hành khác theo quy định của từng đơn vị, vệ sinh công nghiệp;2. Thông báo một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca những thay

đổi của HTĐ (lưới điện) thuộc quyền điều khiển và kiểm tra, của các thiết bị cùng những lệnh, chỉ thị mới có liên quan đến công tác điều độ, vận hành trong ca mình;

3. Thông báo cho người nhận ca những hiện tượng bất thường đã xảy ra trong ca mình và những hiện tượng khách quan đang đe dọa đến chế độ làm việc bình thường của HTĐ thuộc quyền điều khiển và kiểm tra, của thiết bị khác;

4. Giải thích thắc mắc của người nhận ca về những vấn đề họ chưa rõ;5. Ký tên vào sổ giao, nhận ca sau khi người nhận ca đã ký.Điều 43. Thủ tục giao, nhận ca được thực hiện xong khi nhân viên vận hành nhận ca và

nhân viên vận hành giao ca đều đã ký tên vào sổ giao ca. Kể từ khi ký nhận ca nhân viên vận hành nhận ca có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mình trong ca trực.

Trang 55

Page 56: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điều 44. Sau khi nhận ca KSĐH HTĐ miền phải báo cáo với KSĐH HTĐ Quốc gia:1. Tên của KSĐH HTĐ miền;2. Sơ đồ kết dây HTĐ miền và những lưu ý;3. Tình trạng và khả năng huy động công suất tác dụng, phản kháng của nguồn điện

thuộc quyền điều khiển;4. Tình hình vận hành của HTĐ miền, những thao tác chính sẽ thực hiện trong ca;5. Những kiến nghị với KSĐH HTĐ Quốc gia về phương thức huy động nguồn trong

miền;6. Tình hình thông tin liên lạc giữa cấp điều độ HTĐ miền với cấp điều độ HTĐ Quốc

gia.Điều 45. Sau khi nhận ca, ĐĐV lưới điện phân phối phải báo cáo cho KSĐH HTĐ miền

những vấn đề sau:1. Tên của các ĐĐV;2. Sơ đồ kết dây và tình hình vận hành lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;3. Tình trạng và khả năng huy động công suất tác dụng, phản kháng của nguồn điện

nhỏ, nguồn bù công suất phản kháng thuộc quyền điều khiển;4. Tình hình phụ tải, các biện pháp điều hòa, hạn chế phụ tải trong ca. Thứ tự ưu tiên

các đường dây cung cấp điện cho phụ tải (kể cả các nhu cầu đặc biệt cần ưu tiên cung cấp);5. Kế hoạch sửa chữa có liên quan đến HTĐ miền;6. Tình hình thông tin liên lạc giữa cấp điều độ lưới điện phân phối với cấp điều độ

HTĐ miền;7. Những kiến nghị về phương thức vận hành HTĐ miền đối với cấp điều độ HTĐ

miền.Điều 46. Sau khi nhận ca, Trưởng ca các NMĐ báo cáo cho KSĐH HTĐ Quốc gia,

KSĐH HTĐ miền và ĐĐV lưới điện phân phối theo phân cấp quyền điều khiển:1. Tên của Trưởng ca và Trưởng kíp trạm điện;2. Tình trạng lò, máy và thiết bị. Số lò, máy đang vận hành, dự phòng nóng, dự phòng

nguội;3. Dự kiến khả năng phát cao nhất, những khó khăn thuận lợi trong việc chấp hành biểu

đồ công suất;4. Sơ đồ nối dây chính của NMĐ;5. Phương thức tách lưới giữ tự dùng, trạng thái đặt của các bộ tự động chống sự cố,

phương thức sẵn sàng của thiết bị cho khởi động đen của nhà máy (nếu có);6. Tình hình nhiên liệu đối với nhà máy nhiệt điện, các số liệu thủy văn (mức nước

thượng lưu, hạ lưu, lưu lượng nước về hồ, lưu lượng nước dùng để phát điện..) đối với nhà máy thủy điện;

7. Tình hình thông tin liên lạc giữa NMĐ với cấp điều độ có quyền điều khiển;8. Những kiến nghị về vận hành thiết bị của nhà máy.Điều 47. Sau khi nhận ca, nhân viên vận hành trạm điện phải báo cáo với các cấp điều

độ (theo phân cấp) những vấn đề sau:1. Tên của nhân viên vận hành;2. Sơ đồ kết dây của trạm;

Trang 56

Page 57: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Tình trạng vận hành của MBA lực và thiết bị chính trong trạm;4. Điện áp thanh cái và dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng truyền tải

trên các đường dây; 5. Công suất, dòng điện qua MBA và các thông số khác;6. Tình trạng vận hành bất thường và tình hình thông tin liên lạc; 7. Những kiến nghị về vận hành thiết bị đối với các cấp điều độ (theo phân cấp). Điều 48. Sau khi nhận ca, Trưởng kíp trạm bù, trạm diesel, trạm thủy điện nhỏ báo cáo

cho KSĐH HTĐ miền và ĐĐV lưới điện phân phối theo phân cấp quyền điều khiển:1. Tên của Trưởng kíp;2. Tình trạng máy và thiết bị. Số máy, thiết bị đang vận hành và dự phòng;3. Dự kiến khả năng phát cao nhất, những khó khăn thuận lợi trong việc chấp hành biểu

đồ công suất;4. Sơ đồ nối dây chính của trạm;5. Tình hình nhiên liệu đối với trạm diesel, các số liệu thủy văn đối với trạm thủy điện

nhỏ;6. Tình hình thông tin liên lạc;7. Những kiến nghị về vận hành thiết bị đối với các cấp điều độ (theo phân cấp).Điều 49. Sau khi nhận báo cáo nhận ca của nhân viên vận hành cấp dưới, KSĐH HTĐ

Quốc gia, KSĐH HTĐ miền, ĐĐV lưới điện phân phối phải thông báo lại các nội dung:1. Tên của KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền, ĐĐV lưới điện phân phối;2. Phương thức vận hành của HTĐ Quốc gia, HTĐ miền, lưới điện phân phối và những

khó khăn thuận lợi trong ca;3. Các yêu cầu về vận hành đối với nhân viên vận hành cấp dưới;4. Trả lời các kiến nghị của nhân viên vận hành cấp dưới.Điều 50. Nhân viên vận hành không được vi phạm các quy định sau:1. Giao, nhận ca khi chưa hoàn thành các công việc sự vụ hoặc chưa thông báo đầy đủ

tình hình vận hành trong ca cho người nhận ca.2. Giao, nhận ca khi có đầy đủ lý do xác định người nhận ca không đủ tỉnh táo do đã

uống rượu, bia, sử dụng các chất kích khác bị nghiêm cấm. Trường hợp này, nhân viên vận hành phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị để cử người khác thay thế.

3. Giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp.4. Làm việc hai ca liên tục. Trong khi trực ca không được uống rượu, bia, sử dụng các

chất kích khác bị nghiêm cấm.5. Bỏ vị trí trong lúc trực ca hoặc hết giờ trực ca nhưng chưa có người đến nhận ca. Khi

không có người đến thay ca, nhân viên vận hành phải báo cáo với người xếp lịch, Trưởng phòng trực tiếp biết để bố trí người khác thay thế đảm bảo thời gian kéo dài ca trực không quá 04 giờ.

6. Cho người không có nhiệm vụ vào vị trí vận hành khi chưa được phép của Lãnh đạo đơn vị, Trưởng phòng hoặc Quản đốc phân xưởng trực tiếp.

7. Làm việc riêng trong giờ trực ca. Điều 51. Một số trường hợp đặc biệt nhân viên vận hành được phép:

Trang 57

Page 58: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1. Giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp nếu đã được sự đồng ý của nhân viên vận hành trực ban cấp trên và/hoặc của Lãnh đạo đơn vị trực tiếp. Khi cho phép nhân viên vận hành giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp thì nhân viên vận hành trực ban cấp trên và/hoặc Lãnh đạo đơn vị trực tiếp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Giao, nhận ca sau sự cố khi đã đến giờ giao ca mà chưa hoàn thành các công việc sự vụ trong ca nếu được phép của Lãnh đạo đơn vị, Trưởng phòng trực tiếp. Trường hợp này, nhân viên vận hành giao ca phải ở lại hoàn chỉnh các công việc sự vụ.

e. Nhiệm vụ của các bộ phận trực tiếp tham gia công tác điều độ lưới điện phân phối ( trích chương 9 quy trình điều độ HTĐ):

Điều 131. Các bộ phận trực tiếp tham gia công tác chỉ huy điều độ lưới điện phân phối của cấp điều độ lưới điện phân phối gồm:

1. Bộ phận trực ban chỉ huy điều độ: các ĐĐV lưới điện phân phối.2. Bộ phận phương thức vận hành ngắn hạn.3. Bộ phận phương thức vận hành dài hạn.4. Bộ phận tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động.5. Bộ phận quản lý thiết bị thông tin và máy tính.Biên chế, cơ cấu tổ chức của cấp điều độ lưới điện phân phối do Lãnh đạo các CTĐL và

Điện lực tỉnh, thành phố phụ trách quy định phù hợp với yêu cầu vận hành thực tế và các quy định hiện hành.

Điều 132. Bộ phận trực ban chỉ huy Điều độ: Các quy định cụ thể với ĐĐV lưới điện phân phối được thể hiện tại Chương X Phần thứ tư của Quy trình này.

Điều 133. Bộ phận phương thức vận hành ngắn hạn có nhiệm vụ:1. Lập phương thức vận hành ngày;2. Lập biểu cắt điện và biểu hạn chế phụ tải, danh sách phụ tải cần đặc biệt ưu tiên, danh

sách các điểm đặt thiết bị tự động sa thải phụ tải theo tần số, tự động đóng lại phụ tải khi tần số cho phép;

3. Đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền;

4. Giải quyết các đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển;

5. Tham gia điều tra, phân tích sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;6. Tham gia tổ chức, chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu và tham gia các kỳ đo kiểm tra trong

lưới điện phân phối khu vực để xác định toàn diện tình trạng vận hành của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

7. Tham gia nghiên cứu các biện pháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế trong điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Điều 134. Bộ phận phương thức vận hành dài hạn có nhiệm vụ:1. Dự báo phụ tải lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;2. Lập phương thức vận hành cơ bản của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

Trang 58

Page 59: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Tham gia lập kế hoạch sản xuất quí, năm của đơn vị cấp dưới, nắm vững kế hoạch đại tu và sửa chữa thiết bị điện có liên quan hàng quí, hàng năm của trạm biến áp và đường dây thuộc quyền điều khiển;

4. Lập phương thức nối dây tương ứng với kế hoạch sửa chữa thiết bị chính trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

5. Tổ chức, chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu và tham gia các kỳ đo kiểm tra trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để xác định toàn diện tình trạng vận hành của lưới điện phân phối;

6. Tính toán và xác định các điểm cho phép đóng khép vòng trên lưới điện thuộc quyền điều khiển và các cầu dao cho phép đóng cắt không tải hoặc có tải các thiết bị điện;

7. Làm đầu mối phối hợp các bộ phận liên quan tính toán tổn thất điện năng và đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

8. Nghiên cứu các biện pháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế trong điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

9. Biên soạn qui trình và tài liệu tham khảo, sổ tay số liệu cần thiết cho công tác điều độ lưới điện phân phối;

10. Chủ trì tổ chức điều tra và phân tích các sự cố trong lưới điện phân phối và đề ra các biện pháp phòng ngừa;

11. Tổng kết công tác vận hành lưới điện phân phối hàng tháng, quí, năm;12. Chuẩn bị các công việc cần thiết đưa các thiết bị mới, công trình mới vào vận hành.Điều 135. Bộ phận rơ le bảo vệ và tự động có nhiệm vụ:1. Tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho lưới điện phân phối thuộc quyền

điều khiển. Cung cấp các phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho các đơn vị quản lý vận hành lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

2. Tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho thiết bị mới, công trình mới thuộc quyền điều khiển của điều độ lưới điện phân phối để chuẩn bị đưa vào vận hành;

3. Tham gia điều tra sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, phân tích sự hoạt động của rơ le bảo vệ và tự động trong quá trình xảy ra sự cố. Xác định nguyên nhân sự cố và tìm các biện pháp khắc phục;

4. Soạn thảo các bản hướng dẫn sử dụng thiết bị tự động hóa cần thiết cho công tác vận hành lưới điện phân phối;

5. Tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của các thiết bị rơ le bảo vệ và tự động hàng tháng, hàng quí, hàng năm trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Điều 136. Bộ phận quản lý vận hành thiết bị thông tin và máy tính có nhiệm vụ:1. Quản lý vận hành toàn bộ thiết bị thuộc hệ thống thông tin, SCADA/DMS (bao gồm

các thiết bị đầu cuối RTU, thiết bị ghép nối, hệ thống máy tính và các thiết bị phục vụ có liên quan);

2. Quản lý mạng máy tính đặt tại lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;3. Thống nhất với bộ phận điều độ về việc trang bị viễn thông cho công tác điều độ

nhằm đảm bảo thông tin liên lạc;4. Soạn thảo và ban hành quy trình, tài liệu hướng dẫn vận hành và sử dụng các thiết bị

viễn thông và máy tính chuyên dụng;

Trang 59

Page 60: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5. Phối hợp với đơn vị quản lý thông tin đưa các kênh viễn thông điều độ ra sửa chữa theo đăng ký đã được duyệt;

6. Lập lịch bảo dưỡng định kỳ và đại tu các thiết bị thông tin, mạng máy tính chuyên dụng, thống nhất với bộ phận điều độ và trình Lãnh đạo CTĐL, các Điện lực duyệt;

7. Nghiên cứu các đề tài khoa học nhằm ứng dụng kỹ thuật mới hoặc cải tiến hợp lý hoá các kênh và phương tiện viễn thông phục vụ công tác điều độ lưới điện phân phối.

2. Quy trình sử lý sự cố HTĐ quốc gia: (Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ BCNngày 13 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)Điều 36. Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia 1. Phải áp dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố

lan rộng;2. Phải nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng, đặc biệt là các phụ

tải quan trọng và đảm bảo chất lượng điện năng về tần số, điện áp;3. Đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống điện;4. Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố, phân tích các

hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục;5. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố được truyền đi bằng lời nói hoặc bằng tín hiệu điều khiển; 6. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời nói phải do nhân viên vận hành cấp trên truyền đạt

trực tiếp tới nhân viên vận hành cấp dưới thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Lệnh phải chính xác, ngắn gọn, rõ ràng. Nhân viên vận hành ra lệnh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về lệnh của mình trong quá trình xử lý sự cố;

7. Trong thời gian thực hiện xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy xử lý sự cố vào các mục đích khác;

8. Trong quá trình xử lý sự cố nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy định của quy trình này, các quy chuẩn, quy phạm, quy trình, quy định chuyên ngành, quy định khác của pháp luật và những tiêu chuẩn an toàn do nhà chế tạo đã quy định.

Điều 37. Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia1. Ở mỗi đơn vị điều độ, nhà máy điện, trạm điện, mỗi thiết bị điện phải có quy trình về

xử lý sự cố các thiết bị thuộc phạm vi quản lý vận hành.2. Phân chia trách nhiệm về xử lý sự cố giữa các đơn vị trong hệ thống điện quốc gia

dựa trên quyền điều khiển thiết bị. Thiết bị thuộc quyền điều khiển cấp điều độ nào thì cấp đó có trách nhiệm chỉ huy xử lý sự cố trên thiết bị đó.

3. Trong khi xử lý sự cố, các cấp điều độ được quyền thay đổi chế độ làm việc các thiết bị thuộc quyền điều khiển trước và báo cáo sau cho cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị này. Kỹ sư điều hành hệ thống điện miền được quyền điều khiển công suất phát các nhà máy điện trong miền không thuộc quyền điều khiển để khắc phục sự cố, sau đó phải báo ngay cấp điều độ có quyền điều khiển.

4. Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được như cháy nổ hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị ở nhà máy điện hoặc trạm điện cho phép trưởng ca, trưởng kíp (hoặc trực chính) tiến hành thao tác cô lập phần tử sự cố theo quy trình xử lý sự cố trạm điện hoặc nhà máy điện mà không phải xin phép nhân

Trang 60

Page 61: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị này.

Điều 38. Khi xuất hiện sự cố, nhân viên vận hành phải:1. Thực hiện xử lý theo đúng quy phạm, quy trình hiện hành;2. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự lan rộng của sự cố và khôi phục

việc cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất;3. Thực hiện xử lý nhanh với tất cả khả năng của mình;4. Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện tượng và diễn biến

sự cố cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp;5. Ở những khu vực không xảy ra sự cố, nhân viên vận hành phải thường xuyên theo dõi

những biến động của sự cố qua thông số của cơ sở mình, báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp biết những hiện tượng đặc biệt, bất thường;

6. Sau khi xử lý xong, nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp sẽ thông báo tóm tắt tình hình cho nhân viên vận hành cấp dưới có liên quan theo quy định.

Điều 39. Khi sự cố trong nội bộ phần tự dùng của nhà máy điện hay trạm điện, nhân viên vận hành của cơ sở phải chịu trách nhiệm xử lý sự cố và báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp để giúp đỡ ngăn ngừa sự cố phát triển rộng.

Điều 40. Kỹ sư điều hành hệ thống điện, điều độ viên cần nắm các thông tin chính sau khi có sự cố:

1. Tên máy cắt nhảy, đường dây, trạm điện và số lần máy cắt đã nhảy;2. Rơ le bảo vệ và tự động tác động, các tín hiệu cảnh báo, ghi nhận sự cố trong bộ ghi

sự cố của rơ le hoặc các thiết bị chuyên dụng khác;3. Tình trạng điện áp đường dây;4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác tại nhà máy điện, trạm điện;5. Thời tiết khu vực có xảy ra sự cố và các thông tin khác có liên quan.Điều 41. Ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận hành

không bình thường trong hệ thống điện quốc gia, các đơn vị phải:1. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết, nhanh chóng khắc phục sự cố, khiếm khuyết thiết

bị để đưa vào vận hành;2. Tiến hành điều tra nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp đề phòng sự cố lặp lại;3. Làm báo cáo gửi về cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị bị sự cố và các đơn vị

quản lý cấp trên theo quy định.

Điều 42. Không muộn hơn 24 giờ sau sự cố, cấp điều độ điều khiển và các đơn vị liên quan sẽ thực hiện thông báo nguyên nhân sự cố và dự kiến thời gian cấp điện trở lại. Hình thức thông báo theo quy định trong Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia hoặc quy định về hình thức thông báo hiện hành tới khách hàng sử dụng điện.

Xử lý xự cố trên đường dây 500 kV: (Trích chương V quy trình xử lý sự cố HTĐ quốc gia)

Trang 61

Page 62: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điều 52. Khi máy cắt thuộc quyền điều khiển của kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia nhảy, nhân viên vận hành của cơ sở phải ghi nhận và báo cáo:

1.Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy;2. Rơ le bảo vệ tác động, bộ tự động làm việc, các tín hiệu đã chỉ thị, các bản ghi

thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác;

3. Tình trạng điện áp đường dây;4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác tại cơ sở;5. Thời tiết tại địa phương.

Điều 53. Khi có sự cố trên đường dây 500 kV1. Nếu hệ thống điện quốc gia không bị chia cắt, kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia

điều chỉnh công suất phát của nguồn điện, điều khiển điện áp và phụ tải thích hợp tránh quá áp, quá tải đường dây và thiết bị, khôi phục lại đường dây 500 kV bị sự cố theo quy định từ Điều 54 đến Điều 58 Chương này, đảm bảo hệ thống điện quốc gia vận hành an toàn, liên tục và ổn định.

2. Nếu dẫn đến chia cắt hệ thống, kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia phải: a) Thực hiện các biện pháp cần thiết điều chỉnh điện áp, tần số để ổn định hệ thống

điện miền. b) Thông báo cho kỹ sư điều hành hệ thống điện miền biết là hệ thống điện miền đã

tách khỏi hệ thống điện quốc gia và có thể giữ lại quyền điều khiển tần số hệ thống điện miền nếu thấy cần thiết.

c) Sau khi hệ thống điện miền ổn định, khôi phục lại đường dây 500 kV bị sự cố theo quy định từ Điều 54 đến Điều 58 Chương này để liên kết các hệ thống điện miền.

Điều 54. Khi đường dây 500 kV bị ngắn mạch một pha1. Nếu tự động đóng lại một pha thành công, kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia

phải thu thập thông tin từ các trạm điện hai đầu đường dây bị sự cố, kiểm tra tình trạng của máy cắt, thiết bị bảo vệ và tự động, giao đoạn đường dây được xác định có sự cố thoáng qua cho đơn vị chủ quản kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường dây đang mang điện, điểm nghi ngờ sự cố và làm báo cáo sự cố theo quy định.

2. Nếu tự động đóng lại một pha không làm việc, cho phép đóng lại đường dây một lần ngay sau khi kiểm tra sơ bộ các thiết bị và các bảo vệ tác động xác định điểm sự cố nằm trên đường dây được bảo vệ và không có thông tin báo thêm về việc phát hiện có sự cố hư hỏng trên đường dây của Đơn vị quản lý vận hành.

3. Nếu tự động đóng lại một pha không thành công, cho phép đóng lại đường dây một lần sau khi đã xác định:

a) Tự động đóng lại một pha không thành công là do kênh truyền, mạch nhị thứ hay rơ le bảo vệ làm việc không tin cậy dẫn đến thực tế đường dây chưa được đóng lại (chưa xuất hiện xung dòng điện, điện áp pha đã cắt trước khi cắt cả ba pha ...);

b) Hoặc tự động đóng lại một pha đã đóng tốt ở một đầu nhưng lại bị cắt do liên động từ đầu kia.

Điều 55. Trong trường hợp đặc biệt, việc mất liên kết đường dây 500 kV có ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp điện ổn định, liên tục đến các phụ tải quan trọng, khi xác định tự đóng

Trang 62

Page 63: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệplại một pha không thành công (không rõ nguyên nhân) hoặc đã đóng lại một lần bằng lệnh điều độ thì xin phép lãnh đạo cấp điều độ quốc gia cho phép đóng lại đường dây một lần nữa. Trước khi đóng lại kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia phải xem xét kỹ mọi điều kiện về thiết bị và thời tiết các trạm điện 500 kV, lựa chọn đầu phóng điện lại để đảm bảo vận hành an toàn cho các hệ thống điện miền.

Điều 56. Không cho phép đóng lại đoạn đường dây nếu xác định có ngắn mạch hai pha trở lên khi cả hai mạch bảo vệ tác động, có chỉ thị rõ ràng của các thiết bị xác định vị trí sự cố trên cùng các pha giống nhau và khoảng cách tương đương, chức năng của tự động đóng lại một pha đã khoá tất cả các máy cắt liên quan. Trong trường hợp này kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia phải tách đoạn đường dây ra làm biện pháp an toàn, giao cho đơn vị chủ quản kiểm tra sửa chữa. Cần lưu ý điểm có nghi ngờ sự cố.

Điều 57. Các đoạn đường dây bị cắt bởi liên động từ nơi khác đến cần được khôi phục kịp thời để cấp điện lại cho các phụ tải và sẵn sàng khôi phục lại hệ thống. Lưu ý cần điều chỉnh điện áp trước khi thao tác đóng lại đường dây 500 kV.

Điều 58. Trong vòng 8 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, nếu đường dây đã xuất hiện sự cố thoáng qua hai lần đóng lại tốt thì khi xuất hiện sự cố lần thứ ba (điểm sự cố gần với hai lần sự cố trước), kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia xin phép Lãnh đạo cấp điều độ quốc gia cho đóng lại đường dây lần thứ ba. Trước khi đóng lại đường dây, kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia phải xem xét kỹ mọi điều kiện về thiết bị và thời tiết các trạm điện 500 kV, khoá rơ le tự đóng lại, lựa chọn đầu phóng điện để đảm bảo vận hành an toàn cho các hệ thống điện miền.

Điều 59. Trong trường hợp khẩn cấp khi nhận được tin báo tin cậy không thể trì hoãn được (có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn thiết bị) trên đường dây hoặc thấy thông số vận hành (dòng điện, điện áp, công suất) đường dây có dao động mạnh, có khả năng gây mất ổn định hệ thống, cho phép kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia tiến hành thao tác cắt đường dây theo quy trình và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.

Điều 60. Sau khi các đơn vị sửa chữa xong các phần tử bị sự cố trên đường dây 500 kV, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành và trả lại cho cấp điều độ quốc gia để khôi phục, kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia căn cứ theo các quy định riêng cho từng chế độ vận hành để tiến hành thao tác đưa thiết bị, đường dây vào vận hành.

Xử lý xự cố trên đường dây truyền tải trên không cấp điện áp từ 35 kV đến 220 kV: (Trích chương V quy trình xử lý sự cố HTĐ quốc gia)

Điều 61. Khi máy cắt thuộc quyền điều khiển của kỹ sư điều hành hệ thống điện miền hoặc điều độ viên nhảy, nhân viên vận hành của cơ sở phải ghi nhận và báo cáo:

Trang 63

Page 64: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt;2. Rơ le bảo vệ nào tác động, bộ tự động nào làm việc, các tín hiệu nào đã chỉ thị,

các bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác;

3. Tình trạng điện áp ngoài đường dây;4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác tại cơ sở;5. Thời tiết tại địa phương.

Điều 62. Khi sự cố đường dây thuộc quyền điều khiển, kỹ sư điều hành hệ thống điện miền hoặc điều độ viên phải:

1. Thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý quá tải đường dây hoặc quá tải thiết bị theo thời gian cho phép của thiết bị và ổn định hệ thống điện miền.

2. Sau khi hệ thống điện miền ổn định, khôi phục lại đường dây bị sự cố theo quy định từ Điều 63 đến Điều 67 Quy trình này.

Điều 63. Khi sự cố đường dây có cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV, máy cắt đầu đường dây nhảy, được phép đóng điện lại đường dây không quá 2 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công. Đối với các đường dây đi qua khu vực đông dân cư, việc đóng lại đường dây do Bộ Công nghiệp hoặc cấp có thẩm quyền quy định trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và vận hành an toàn, ổn định của hệ thống điện.

Điều 64. Không được đóng điện lên đường dây trong trường hợp máy cắt đường dây nhảy khi có gió cấp 6 trở lên, lũ lụt dẫn đến mức nước cao hơn mức nước thiết kế của đường dây đe doạ mất an toàn, hỏa hoạn ở những vùng đường dây đi qua hoặc các thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành.

Điều 65. Trong vòng 8 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, nếu đường dây đã xuất hiện sự cố thoáng qua ba lần đóng lại tốt thì khi xuất hiện sự cố lần thứ tư kỹ sư điều hành hệ thống điện miền (Điều độ viên) phải:

1. Tạm thời khoá rơ le tự đóng lại và đóng lại đường dây lần thứ tư. Nếu đóng lại tốt đường dây, sau 8 giờ tiếp theo không xuất hiện lại sự cố thì đưa rơ le tự đóng lại vào vận hành;

2. Nếu đường dây có phân đoạn, tiến hành phân đoạn để đóng lại các đoạn đường dây để xác định đoạn sự cố và làm biện pháp an toàn, giao cho đơn vị chủ quản kiểm tra sửa chữa.

Điều 66. Đối với những đường dây trục có nhiều nhánh rẽ, đường dây cung cấp điện cho các khu vực qua các máy biến áp trung gian, trước lúc đóng điện toàn tuyến lần thứ nhất phải cắt hết các máy cắt tổng của máy biến áp nhánh rẽ và điều chỉnh nấc của máy biến áp có bộ điều chỉnh dưới tải về vị trí thích hợp. Nếu đóng điện toàn tuyến lần thứ nhất không thành công thì trước khi đóng điện toàn tuyến lần thứ hai phải cắt hết các dao cách ly nối máy biến áp nhánh rẽ trực tiếp với đường dây.

Điều 67. Đối với các đường dây có phân đoạn, nếu đóng điện lần thứ nhất không thành công, nhân viên vận hành phải thực hiện phân đoạn đường dây. Sau khi phân đoạn, cho đóng điện đường dây từ phía không có nghi ngờ sự cố trước. Nếu thành công cho khôi phục lại phụ

Trang 64

Page 65: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệptải và làm biện pháp an toàn giao sửa chữa đoạn đường dây còn lại. Nếu không thành công cho đóng điện đoạn đường dây còn lại.

Điều 68. Đối với những đường dây bị sự cố thoáng qua hoặc do bảo vệ tác động sai, sau khi đóng lại tốt, kỹ sư điều hành hệ thống điện miền (Điều độ viên) căn cứ vào tình hình cụ thể mà yêu cầu đơn vị quản lý kiểm tra đường dây bằng mắt thường hoặc kiểm tra thiết bị nhất thứ, nhị thứ của trạm điện, khi kiểm tra phải lưu ý với đơn vị quản lý điểm nghi ngờ sự cố và các biện pháp an toàn khi kiểm tra thiết bị đang mang điện.

Điều 69. Trong trường hợp khẩn cấp khi nhận được tin báo tin cậy không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị) trên đường dây, thông số vận hành (dòng điện, điện áp, công suất) trên đường dây dao động mạnh có khả năng gây mất ổn định hệ thống hoặc có lụt dẫn đến mức nước cao hơn mức nước thiết kế của đường dây đe dọa mất an toàn thì cho phép kỹ sư điều hành hệ thống điện miền (Điều độ viên) tiến hành thao tác cắt đường dây theo quy trình và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên.

Điều 70. Đối với những đường dây bị sự cố vĩnh cửu, trước khi giao cho đơn vị quản lý đường dây đi kiểm tra sửa chữa phải yêu cầu các nhân viên vận hành nhà máy điện và trạm điện kiểm tra sơ bộ tình hình thiết bị nối với đường dây đó trong phạm vi hàng rào trạm điện của cơ sở mình.

Điều 71. Trước khi giao đường dây cho đơn vị quản lý đi kiểm tra sửa chữa phải làm đầy đủ các thủ tục và biện pháp an toàn theo quy phạm an toàn quy định.

Xử lý xự cố trên đường dây truyền tải trên không từ 35 kV trở xuống: (Trích chương V quy trình xử lý sự cố HTĐ quốc gia)

Điều 72. Khi máy cắt thuộc quyền điều khiển của điều độ viên nhảy, nhân viên vận hành của cơ sở phải ghi nhận và báo cáo:

1. Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt;2. Rơ le bảo vệ nào tác động, bộ tự động nào làm việc, các tín hiệu nào đã chỉ thị, các

bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác;

3. Tình trạng điện áp đường dây;4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác tại cơ sở;5. Thời tiết tại địa phương.

Điều 73. Khi sự cố đường dây phân phối, máy cắt đường dây nhảy, được phép đóng điện lại đường dây không quá 3 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công. Đối với các đường dây đi qua khu vực dân cư, các công ty điện lực, Điện lực tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế có quy định riêng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và giảm thiểu thời gian mất điện.

Trang 65

Page 66: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điều 74. Không được đóng điện lên đường dây phân phối trong trường hợp máy cắt đường dây nhảy khi có gió cấp 6 trở lên, lụt lớn đe dọa mất an toàn, hỏa hoạn ở những vùng đường dây đi qua hoặc các thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành.

Điều 75. Trong trường hợp khẩn cấp khi nhận được tin báo tin cậy không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị) trên đường dây hoặc có lụt dẫn đến mức nước cao hơn mức nước thiết kế của đường dây đe doạ mất an toàn thì cho phép điều độ viên tiến hành thao tác cắt đường dây theo quy trình và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho kỹ sư điều hành hệ thống điện miền đối với những đường dây hoặc thiết bị thuộc quyền kiểm tra của kỹ sư điều hành hệ thống điện miền.

Điều 76. Đối với các đường dây có phân đoạn, nếu đã đóng điện lần thứ nhất không thành công, nhân viên vận hành phải:

1. Tiến hành phân đoạn (tại điểm đã được quy định cụ thể), khoanh vùng để phát hiện và cô lập đoạn đường dây bị sự cố, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng.

2. Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để phân đoạn.3. Thực hiện các biện pháp an toàn giao đoạn đường dây bị sự cố vĩnh cửu cho đơn vị

quản lý kiểm tra, sửa chữa.Điều 77. Đối với lưới điện có điểm trung tính cách điện hoặc nối đất qua cuộn dập hồ

quang:1. Phải tiến hành thực hiện các biện pháp xử lý khi dòng chạm đất lớn hơn 7A.2. Khi xuất hiện sự cố chạm đất phải tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để cô lập

điểm chạm đất.Điều 78. Một số biện pháp cơ bản để xác định và cô lập điểm chạm đất đối với lưới điện

có điểm trung tính cách điện hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang:1. Căn cứ vào các thông số ghi nhận được khi xuất hiện sự cố a) Xác định phần tử bị sự cố;

b) Tiến hành phân đoạn, cô lập phần tử chạm đất để xử lý.2. Trường hợp không xác định được ngay phần tử bị sự cố thực hiện lần lượt các bước sau

để xác định:a) Kiểm tra các phần tử thuộc thanh cái và từ thanh cái đến hàng rào trạm điện;

b) Phân tách lưới có điểm chạm đất ra thành các vùng để kiểm tra;c) Lần lượt thao tác tách từng phần tử trong vùng có điểm chạm đất theo nguyên tắc

tách phần tử ít quan trọng trước đến khi phát hiện được phần tử bị sự cố;d) Sau khi xác định được phần tử bị sự cố, phải tiến hành phân đoạn, cô lập phần tử

chạm đất để xử lý.

Xử lý sự cố MBA và Kháng điện: (Trích chương V quy trình xử lý sự cố HTĐ quốc gia)

Điều 83. Nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, các máy biến áp với mọi dạng làm mát, không phụ thuộc thời gian và trị số của dòng điện trước khi sự cố, không

Trang 66

Page 67: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệpphụ thuộc nhiệt độ môi trường làm mát, khi sự cố đều được phép quá tải ngắn hạn cao hơn dòng điện định mức theo các giới hạn sau đây:

Đối với các máy biến áp dầu:

Quá tải theo dòng điện (%)

30 45 60 75 100

Thời gian quá tải (phút) 120 80 45 20 10

Đối với các máy biến áp khô:

Quá tải theo dòng điện (%)

20 30 40 50 60

Thời gian quá tải (phút) 60 45 32 18 5

Các máy biến áp đều được phép quá tải 40% so với dòng điện định mức nhiều lần nếu

tổng số thời gian quá tải ở mức trên không quá 6 giờ một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93. Khi đó phải tận dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp.

Điều 84. Trong vận hành, nếu máy biến áp (hoặc kháng điện) có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu dầu, bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ điều áp dưới tải hoạt động không bình thường.... phải tìm mọi biện pháp để giải quyết, đồng thời báo cáo với điều độ cấp trên, lãnh đạo trực tiếp và ghi vào sổ nhật ký vận hành.

Điều 85. Máy biến áp (hoặc kháng điện) phải được tách ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau:

1. Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện trong máy biến áp (hoặc kháng điện);

2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình thường, dòng điện định mức;

3. Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn;

4. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp;5. Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột;6. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm

trong quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ;7. Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn, hoặc khi độ chớp

cháy giảm quá 5oC so với lần thí nghiệm trước.

Trang 67

Page 68: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điều 86. Trường hợp máy biến áp (hoặc kháng điện) bị cắt tự động do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, áp lực dầu có thể đóng máy biến áp (hoặc kháng điện) trở lại làm việc sau khi kiểm tra sơ bộ tình trạng bên ngoài không phát hiện có dấu hiệu bất thường.

Điều 87. Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu phải tiến hành xem xét bên ngoài máy biến áp (hoặc kháng điện), lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích và kiểm tra tính chất cháy của khí:

1. Nếu khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân hủy chất cách điện phải nhanh chóng tách máy biến áp (hoặc kháng điện).

2. Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được thì vẫn có thể để máy biến áp (hoặc kháng điện) tiếp tục vận hành và phải tăng cường kiểm tra giám sát tình trạng máy biến áp (hoặc kháng điện).

Điều 88. Trường hợp máy biến áp (hoặc kháng điện) bị cắt tự động do tác động của bảo vệ nội bộ máy biến áp (hoặc kháng điện) như bảo vệ so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu:

1. Trường hợp có hai bảo vệ trên tác động: giao máy biến áp (hoặc kháng điện) cho đơn vị quản lý tiến hành các thí nghiệm cần thiết, chỉ cho phép đưa máy biến áp (hoặc kháng điện) vào làm việc trở lại sau khi đã thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu và khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện.

2. Trường hợp chỉ có một bảo vệ tác động: giao máy biến áp (hoặc kháng điện) cho đơn vị quản lý tiến hành thí nghiệm kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ máy biến áp (hoặc kháng điện). Nếu qua kiểm tra phát hiện bảo vệ nội bộ của máy biến áp (hoặc kháng điện) tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục, cho phép đưa máy biến áp (hoặc kháng điện) vào vận hành trở lại. Nếu kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ không phát hiện hư hỏng, đơn vị quản lý phải tiến hành các thí nghiệm cần thiết quy định tại khoản 1 của điều này.

Trước khi đưa máy biến áp (hoặc kháng điện) vào vận hành trở lại phải có ý kiến bảo đảm đủ điều kiện vận hành của giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật (hoặc người được giám đốc uỷ quyền) của đơn vị quản lý thiết bị.

Điều 89. Trường hợp đặc biệt, nếu việc ngừng vận hành máy biến áp dẫn đến việc ngừng cấp điện một khu vực lớn và máy biến áp đó chỉ bị cắt bởi một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy biến áp hư hỏng, được sự đồng ý của giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật (hoặc người được giám đốc uỷ quyền) của đơn vị quản lý thiết bị, cho phép dùng máy cắt đóng lại máy biến áp một lần.

Xử lý xự cố mất điện toàn trạm,Nhà máy điện: (Trích chương V quy trình xử lý sự cố HTĐ quốc gia)

Điều 99. Khi xảy ra mất điện toàn trạm điện, nhân viên vận hành trạm điện phải:1. Thực hiện xử lý sự cố theo quy trình xử lý sự cố riêng của đơn vị;2. Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện. Các trường hợp đặc biệt do các

yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ các máy cắt phải có quy định riêng để phù hợp;

3. Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện;4. Báo cáo ngay về cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các MC;

Trang 68

Page 69: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5. Đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại;6. Đề nghị cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập thiết bị bị sự cố

(nếu có).Điều 100. Khi xảy ra mất điện toàn nhà máy điện, Trưởng ca nhà máy điện phải:

1. Thực hiện xử lý sự cố theo quy trình xử lý sự cố riêng của đơn vị;2. Tiến hành cắt toàn bộ máy cắt trong trạm điện của nhà máy điện. Trong trường hợp

đặc biệt do yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ máy cắt phải có quy định riêng cho phù hợp;

3. Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện, tình trạng các tổ máy phát điện;4. Báo cáo ngay về cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt; tình

trạng các tổ máy phát điện;5. Đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại; các tổ máy

không bị sự cố sẵn sàng hoà điện lại;6. Đề nghị cấp điều độ có quyền điều khiển thao tác cô lập thiết bị sự cố (nếu có);7. Đề nghị cấp điều độ có quyền điều khiển phối hợp để nhanh chóng khôi phục lại tự

dùng nhà máy điện.Điều 101. Khi xảy ra mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện, nhân viên vận hành tại

cấp điều độ điều khiển phải:1. Thực hiện xử lý sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện theo quy trình xử

lý sự cố do đơn vị ban hành, thực hiện các biện pháp điều khiển phù hợp để ngăn chặn sự cố mở rộng.

2. Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.

3. Chỉ huy thao tác cô lập phần tử gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện, khôi phục lại toàn bộ trạm điện hoặc nhà máy điện bị ảnh hưởng bởi sự cố.

4. Làm báo cáo gửi về cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị bị sự cố và các đơn vị quản lý cấp trên theo quy định./.

3. Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia (Ban hành kèm theo Quyết định số 16 /2007/QĐ-BCN ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)a. Tổ chức thao tác.

Để có thể thao tác trong HTĐ cần phải có:+ Lệnh thao tác + Phiếu Thao tác

Chú ý khi thực hiện thao tác:

Trước khi ra các lệnh thao tác, người ra lệnh phải chú ý các nội dung sau:1. Tên phiếu thao tác và mục đích thao tác;2. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác;3. Sơ đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, của lưới điện khu vực hoặc của nhà máy, của trạm điện cần thao tác;

Trang 69

Page 70: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4. Tình trạng vận hành của các thiết bị đóng cắt. Tình trạng vận hành và nguyên tắc hoạt động của rơ le bảo vệ, thiết bị tự động, cuộn dập hồ quang, điểm trung tính nối đất, thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu từ xa;5. Những phần tử đang nối đất vĩnh cửu;6. Dự đoán xu hướng thay đổi công suất, điện áp trong hệ thống điện sau khi thao tác và phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp tránh quá tải, điện áp thấp hoặc quá áp theo quy định về điều chỉnh điện áp;7. Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc điều độ, hệ thống SCADA, đặc biệt trong những trường hợp các thao tác có ảnh hưởng đến phương thức vận hành của hệ thống thông tin liên lạc và SCADA;8. Nguồn cung cấp và sơ đồ hệ thống tự dùng;9. Các biện pháp an toàn đối với người và thiết bị, các lưu ý khác liên quan đến thao tác;10. Người ra lệnh chịu trách nhiệm cuối cùng về phiếu thao tác, phải đọc kỹ phiếu thao tác, phát hiện những điểm không hợp lý và ký tên vào phiếu thao tác trước khi ra lệnh thao tác.

Khi thực hiện phiếu thao tác, các nhân viên nhận lệnh thao tác phải chú ý các nội dung sau:1.Đọc kỹ phiếu thao tác và kiểm tra phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích của thao tác;2.Khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác cần đề nghị người ra lệnh thao tác làm sáng tỏ. Chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác;3.Người nhận lệnh thao tác phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác trước khi thao tác;4.Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế có phù hợp với phiếu thao tác không;5.Tất cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong phiếu. Không được tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của người ra lệnh;6.Khi thực hiện xong các bước thao tác, phải đánh dấu từng thao tác vào phiếu để tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục;7.Trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường phải kiểm tra tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo;8.Mọi thao tác dao cách ly hoặc dao tiếp địa bằng điều khiển xa đều phải kiểm tra trạng thái tại chỗ ngay sau mỗi lần thao tác, riêng trạm GIS phải kiểm tra tín hiệu cơ khí chỉ trạng thái tại chỗ của dao cách ly hoặc dao tiếp địa. Quy định thao tác máy cắt và dao cách ly xem Mục 1 và Mục 2 Chương III của Quy trình này.

b. Các thao tác cơ bản.Thao tác máy cắt: ( trích từ Quy Trình Thao Tác Điện Quốc Gia )

Trang 70

Page 71: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điều 29. Quy định chung về máy cắt

1. Máy cắt cho phép đóng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của máy cắt.

2. Kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác.3. Máy cắt cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng (theo quy trình vận hành máy

cắt hoặc hướng dẫn của nhà chế tạo) trong các trường hợp sau:a) Đã cắt tổng dòng ngắn mạch đến mức quy định; b) Số lần cắt ngắn mạch đến mức quy định;c) Số lần thao tác đóng cắt đến mức quy định;d) Thời gian vận hành đến mức quy định.

4. Trước khi đưa máy cắt đang ở chế độ dự phòng vào vận hành, phải kiểm tra lại máy cắt và các bộ phận liên quan, đảm bảo máy cắt vận hành bình thường.

Điều 30: Việc tiến hành thao tác máy cắt chỉ cho phép khi mạch điều khiển ở trạng thái tốt và không chạm đất. Việc tiến hành thao tác trong trường hợp có chạm đất trong mạch điều khiển chỉ cho phép trong chế độ sự cố.

Điều 31: Sau khi thao tác bất kỳ máy cắt nào cũng phải kiểm tra chỉ thị tại chỗ trạng thái của máy cắt, khoá điều khiển của máy cắt nếu sau đó có thao tác tại chỗ dao cách ly hai phía của máy cắt đó.

Phải kiểm tra trạng thái mở của máy cắt hợp bộ trước khi thao tác di chuyển từ trạng thái vận hành sang thí nghiệm hoặc ngược lại.

Điều 32: Việc đóng cắt thử máy cắt được thực hiện khi đảm bảo được một trong các yêu cầu sau:

Các dao cách ly hai phía của máy cắt được cắt hoàn toàn và chỉ đóng dao tiếp địa hoặc tiếp địa di động ở một phía của máy cắt này.

Nếu đóng dao cách ly một phía của máy cắt, phải cắt tất cả các tiếp địa của ngăn máy cắt này.

Điều 33: Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của đèn tín hiệu và của đồng hồ đo lường mà không cần kiểm tra chỉ thị trạng thái tại chỗ trong các trường hợp sau:

Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt này;Sau khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện

bằng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm);Thực hiện thao tác xa.

Điều 34:Các máy cắt đã có tổng dòng cắt ngắn mạch hoặc có số lần cắt ngắn mạch đến mức quy định nhưng khi cần thiết, sau khi đã kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn vận hành và được sự đồng ý của giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật đơn vị quản lý vận hành thiết bị thì

Trang 71

Page 72: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệpcho phép được cắt sự cố thêm.

Thao dao Cách ly: ( trích từ Quy Trình Thao Tác Điện Quốc Gia )

Điều 35: Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó do đơn vị quản lý vận hành ban hành. Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện trong các trường hợp sau:

+ Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện;+ Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượng chạm

đất;+ Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái

đã đóng;+ Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn;+ Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị;+ Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện;+ Các trường hợp đóng và cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên

không, các đường cáp phải được đơn vị quản lý vận hành thiết bị cho phép tùy theo từng loại dao cách ly.

+ Các bộ truyền động cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng điện từ hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm bảo hành trình nhanh chóng và thao tác dứt khoát.

Điều 36: Trước khi thực hiện thao tác dao cách ly hai phía máy cắt thì phải kiểm tra máy cắt đã cắt tốt 3 pha, khoá điều khiển máy cắt nếu dao cách ly đó được thao tác tại chỗ.

Điều 37: Thao tác tại chỗ dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưng không được đập mạnh ở cuối hành trình. Trong quá trình đóng (hoặc cắt) dao cách ly nghiêm cấm cắt (hoặc đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang.

Điều 38: Sau khi kết thúc thao tác dao cách ly cần kiểm tra vị trí các lưỡi dao phòng tránh trường hợp chưa đóng cắt hết hành trình, lưỡi dao trượt ra ngoài hàm tĩnh.

Thao tác thiết bị Điện: ( trích từ Quy Trình Thao Tác Điện Quốc Gia )

Điều 39:Thao tác tách hoặc hoà lưới máy phát, máy bù; thao tác đóng cắt kháng điện, tụ điện; thao tác chuyển nấc máy biến áp và các thao tác có liên quan khác phải thực hiện theo quy trình vận hành của từng nhà máy điện hoặc trạm điện. Đối với kỹ sư điều hành hệ thống điện hoặc điều độ viên trước khi thao tác tách hoặc hoà lưới máy phát tổ máy; thao tác đóng cắt kháng điện, tụ điện; thao tác chuyển nấc máy biến áp phải kiểm tra lại chế độ vận hành hệ thống điện.

Điều 40:Trình tự thao tác tách máy biến áp ra sửa chữa như sau:

1. Kiểm tra trào lưu công suất, huy động nguồn hoặc thay đổi kết lưới thích hợp

Trang 72

Page 73: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tránh quá tải các máy biến áp khác hoặc các đường dây liên quan;2. Chuyển nguồn tự dùng nếu nguồn điện tự dùng lấy qua máy biến áp đó;3. Khóa chế độ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (nếu có);4. Cắt máy cắt các phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp theo trình tự đã được

quy định (cắt phía phụ tải trước, cắt phía nguồn sau); 5. Kiểm tra máy biến áp không còn điện áp;6. Cắt các dao cách ly liên quan cần thiết phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp

theo trình tự đã được quy định;7. Cắt áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);8. Đóng tiếp địa cố định phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp;9. Đơn vị quản lý vận hành làm các biện pháp an toàn, treo biển báo theo Quy

trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành;10. Bàn giao máy biến áp cho đơn vị công tác, đồng thời nhắc nhở, lưu ý thêm đơn

vị công tác về an toàn.

Điều 41: Trình tự thao tác đưa máy biến áp vào vận hành sau sửa chữa như sau:

1. Đơn vị quản lý vận hành bàn giao máy biến áp đã kết thúc công tác, người và phương tiện sửa chữa đã rút hết, đã tháo hết các tiếp địa di động, máy biến áp đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;

2. Cắt hết các tiếp địa cố định các phía của máy biến áp;3. Đóng áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);4. Kiểm tra hệ thống bảo vệ, hệ thống làm mát máy biến áp đã đưa vào vận hành;5. Đặt nấc phân áp ở vị trí thích hợp, tránh quá điện áp máy biến áp khi đóng điện;6. Đóng các dao cách ly liên quan phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp; 7. Đóng máy cắt phía nguồn phóng điện máy biến áp, sau đó lần lượt đóng máy

cắt các phía còn lại;8. Chuyển đổi nguồn tự dùng (nếu cần);9. Sau khi đưa máy biến áp vào vận hành, kiểm tra tình trạng vận hành của máy

biến áp. Tùy theo chế độ vận hành có thể đưa chế độ tự động điều chỉnh nấc phân áp vào làm việc.

Điều 42: Khi đóng hoặc cắt không tải máy biến áp có trung tính cách điện không hoàn toàn (có dao cách ly nối đất trung tính), cần lưu ý trước đó phải nối đất trung tính, không phụ thuộc có hay không có bảo vệ chống sét tại trung tính. Sau khi đóng điện máy biến áp, cần đưa trung tính của nó trở lại làm việc đúng với chế độ vận hành bình thường.

Thao tác Đường dây: ( trích từ Quy Trình Thao Tác Điện Quốc Gia )

Thao tác đường dây chỉ có một nguồn cấp được thực hiện theo trình tự sau:

1. Tách đường dây có máy cắt và dao cách ly hai phía ra sửa chữa:a) Cắt máy cắt đường dây;

Trang 73

Page 74: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

b) Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;c) Cắt dao cách ly phía đường dây;d) Cắt dao cách ly phía thanh cái (nếu cần thiết);e) Đóng các dao tiếp địa đường dây;f) Giao đường dây cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành. 2. Đưa đường dây có máy cắt và dao cách ly hai phía vào vận hành:a) Các đơn vị quản lý vận hành bàn giao trả đường dây sau công tác sửa chữa khi người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện; b) Cắt các dao tiếp địa đường dây;c) Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;d) Đóng dao cách ly phía thanh cái (nếu đang mở);e) Đóng dao cách ly phía đường dây;f) Đóng máy cắt đường dây.3. Tách đường dây có máy cắt hợp bộ ra sửa chữa:a) Cắt máy cắt đường dây;b) Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;c) Đưa máy cắt ra khỏi vị trí vận hành;d) Đóng các dao tiếp địa đường dây.e) Giao đường dây cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.4. Đưa đường dây có máy cắt hợp bộ vào vận hành:a) Các đơn vị quản lý vận hành bàn giao đường dây sau công tác sửa chữa khi người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;b) Cắt các dao tiếp địa đường dây;c) Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;d) Đưa máy cắt vào vị trí vận hành;e) Đóng máy cắt đường dây.

Điều 44: Trên đường dây có các trạm rẽ nhánh, trước khi thao tác đường dây cần phải lần lượt cắt phụ tải của các trạm rẽ nhánh nếu tổng phụ tải các trạm rẽ nhánh 10 MW.

Điều 45: Thao tác đối với đường dây có nguồn cấp từ hai phía và không có nhánh rẽ theo trình tự sau:

1. Tách đường dây ra sửa chữa:a) Kiểm tra trào lưu công suất, điện áp của hệ thống trước khi thao tác. Điều chỉnh

công suất, điện áp, chuyển phụ tải thích hợp tránh quá tải, quá điện áp khi thao tác;b) Cắt máy cắt hai đầu đường dây theo trình tự đã được quy định;c) Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái (nếu cần thiết) của

máy cắt đầu thứ hai;d) Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái của máy cắt đầu thứ

Trang 74

Page 75: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nhất;e) Đóng tiếp địa đường dây đầu thứ nhất;f) Đóng tiếp địa đường dây đầu thứ hai;g) Giao đường dây cho đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện pháp

an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.2. Đưa đường dây vào vận hành sau sửa chữa:a) Các đơn vị quản lý vận hành bàn giao trả đường dây khi người và phương tiện đã

rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;

b) Cắt tiếp địa đường dây ở đầu thứ nhất;c) Cắt tiếp địa đường dây ở đầu thứ hai;d) Đóng dao cách ly phía thanh cái (nếu đang mở) và dao cách ly đường dây của máy

cắt đầu thứ hai;e) Đóng dao cách ly phía thanh cái (nếu đang mở) và dao cách ly đường dây của máy

cắt đầu thứ nhất;f) Đóng máy cắt đường dây hai đầu theo trình tự đã được quy định;g) Điều chỉnh lại công suất, điện áp, chuyển phụ tải phù hợp sau khi đưa đường dây

vào vận hành.Điều 46: Thao tác đối với đường dây có nhiều nguồn cấp và trạm rẽ nhánh theo trình

tự như sau:1. Tách đường dây ra sửa chữaa) Kiểm tra trào lưu công suất, điện áp của hệ thống trước khi thao tác. Điều chỉnh

công suất, điện áp, chuyển hết phụ tải các trạm rẽ nhánh không nhận điện từ đường dây này;

b) Lần lượt cắt tất cả các máy cắt của trạm rẽ nhánh và các máy cắt của trạm cấp nguồn, dao cách ly của trạm rẽ nhánh và dao cách ly của trạm cấp nguồn theo đúng trình tự quy định;

c) Đóng dao tiếp địa đường dây tại tất cả các trạm đấu vào đường dây này;d) Giao đường dây cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện

pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.2. Đưa đường dây vào vận hành sau sửa chữaa) Các Đơn vị quản lý vận hành giao trả đường dây: người và phương tiện đã rút hết,

đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;

b) Cắt tất cả các dao tiếp địa đường dây;c) Lần lượt đóng tất cả các dao cách ly của trạm rẽ nhánh và dao cách ly của trạm cấp

nguồn, các máy cắt của trạm rẽ nhánh và máy cắt của trạm cấp nguồn theo đúng trình tự đã được quy định;

d) Điều chỉnh lại công suất, điện áp, chuyển phụ tải phù hợp sau khi đưa đường dây vào vận hành.

Điều 47: Đường dây trên không vận hành ở chế độ đóng điện không tải từ một nguồn hoặc ở chế độ dự phòng, phải mở dao cách ly phía đường dây của các máy cắt đang ở trạng

Trang 75

Page 76: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệpthái mở.

Điều 48: Đường dây đã cắt điện và làm biện pháp an toàn xong mới được giao cho đơn vị đăng ký làm việc.

Khi giao đường dây cho đơn vị sửa chữa, nội dung bàn giao phải có dạng sau:

1. Đường dây (chỉ rõ tên và mạch) đã được cắt điện, tại các điểm (chỉ rõ tên trạm, nhà máy) đã đóng các tiếp địa ở vị trí nào. Cho phép làm các biện pháp an toàn để đơn vị công tác bắt đầu làm việc;

2. Cần phải kết thúc công việc vào thời điểm nào;3. Nếu đường dây hai mạch thì phải nói rõ mạch kia đang có điện hay không và làm biện

pháp cần thiết để chống điện cảm ứng;4. Các lưu ý khác liên quan đến công tác.

Điều 49: Nếu công tác sửa chữa đường dây có kết hợp sửa chữa các thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện cấp điều độ điều khiển phải phối hợp các đơn vị quản lý vận hành lập kế hoạch sửa chữa, giải quyết đăng ký công tác của các đơn vị quản lý vận hành, thông báo kế hoạch sửa chữa cho các đơn vị liên quan.

Nghiêm cấm nhân viên vận hành cắt các tiếp địa đã đóng, tháo gỡ biển báo khi chưa có lệnh của người ra lệnh thao tác.

Nếu do điều kiện công việc mà cần phải cắt các tiếp địa cố định đường dây mà vẫn có người công tác trên đường dây thì phải đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa lưu động thay thế trước khi cắt các tiếp địa này. Sau khi đã hoàn thành công việc thì phải đóng lại các tiếp địa cố định trước rồi mới gỡ bỏ các tiếp địa di động.

Điều 50: Nhân viên vận hành sau khi thực hiện thao tác cắt điện đường dây và thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện ra sửa chữa phải thao tác trên sơ đồ nổi các bước thao tác như trong phiếu và treo biển báo, ký hiệu tiếp địa đầy đủ (nếu chưa trang bị SCADA). Ghi vào sổ nhật ký vận hành thời gian thao tác, lệnh cho phép làm việc. Trong phiếu công tác và sổ nhật ký vận hành ghi rõ số lượng tiếp địa đã đóng, số đơn vị tham gia công việc sửa chữa và các đặc điểm cần lưu ý khác.

Điều 51: Sau khi đã kết thúc công việc sửa chữa đường dây và thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện, đơn vị quản lý vận hành phải khẳng định người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động và trả đường dây, thiết bị ngăn đường dây của trạm điện hoặc nhà máy điện cho cấp điều độ điều khiển ra lệnh đóng điện.

Nội dung báo cáo trả đường dây có dạng như sau: "Công việc trên đường dây (tên đường dây và mạch), trên thiết bị (tên thiết bị của ngăn xuất tuyến tại trạm điện hoặc nhà máy điện) theo phiếu (số mấy) đã thực hiện xong, tất cả các tiếp địa di động tại hiện trường đã gỡ hết, người của các đơn vị công tác đã rút hết; đường dây, thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng nhận điện; xin trả đường dây, thiết bị để đóng điện".

Trang 76

Page 77: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điều 52: Nếu trong khi cắt điện đường dây đã thực hiện các biện pháp như thay đổi kết dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ ... (theo sổ nhật ký vận hành) thì khi đóng điện lại đường dây này, nhân viên vận hành của cấp điều độ điều khiển phải tiến hành thay đổi lại kết dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ cho phù hợp với sơ đồ mới và phải ghi vào sổ nhật ký vận hành.

Thao tác Thanh cái: ( trích từ Quy Trình Thao Tác Điện Quốc Gia )

Điều 53: Thao tác đưa thanh cái dự phòng vào vận hành phải lưu ý:

1. Kiểm tra thanh cái dự phòng không có tiếp địa di động, cắt hết các tiếp địa cố định.2. Phải dùng máy cắt liên lạc thanh cái có rơ le bảo vệ để phóng thử thanh cái dự phòng.

Nếu không có máy cắt liên lạc thanh cái, phải lựa chọn máy cắt của điểm đấu thích hợp để phóng điện vào thanh cái dự phòng. Trong trường hợp không lựa chọn được máy cắt để phóng thử thanh cái dự phòng thì phải kiểm tra cách điện thanh cái đó (có thể bằng mê gôm mét) trước khi dùng dao cách ly đóng điện thanh cái.

Điều 54: Trước khi thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác phải lưu ý:

1. Kiểm tra bảo vệ so lệch thanh cái, cô lập bảo vệ so lệch thanh cái (nếu cần thiết) theo quy định của đơn vị quản lý vận hành.

2. Kiểm tra máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng. Cắt điện mạch điều khiển của máy cắt liên lạc nếu thao tác dao cách ly được thực hiện tại chỗ trong thời gian thao tác dao cách ly để chuyển điểm đấu.

3. Theo dõi sự thay đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. Lựa chọn bước thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác hợp lý để tránh quá tải máy cắt liên lạc.Đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác chuyển đổi

thanh cái. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.

Điều 55: Tại các trạm điện có trang bị máy cắt vòng, đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác dùng máy cắt vòng thay cho một máy cắt khác và ngược lại. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.

Thao tác kép mạch vòng,tách mạch vòng,hòa điện tách lưới: ( trích từ Quy Trình Thao Tác Điện Quốc Gia )

Điều 56: Chỉ được phép khép kín một mạch vòng trong hệ thống điện khi tại điểm khép mạch vòng đã chắc chắn đồng vị pha và cùng thứ tự pha. Ở các cấp điều độ cần có danh sách các điểm có thể khép mạch vòng và được lãnh đạo cấp điều độ duyệt.

Điều 57: Trước khi thao tác khép mạch vòng hoặc tách mạch vòng, trước khi thao tác

Trang 77

Page 78: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệpđóng hoặc cắt các đường dây liên kết hệ thống, phải điều chỉnh điện áp để chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà nhỏ hơn giá trị cho phép quy định tại Điều 58 Quy trình này và lưu ý đến hoạt động của bảo vệ rơ le và tự động, thay đổi trào lưu công suất và điện áp trong hệ thống điện.

Điều 58: Trong điều kiện vận hành bình thường, thao tác hòa điện phải được thực hiện tại máy cắt có trang bị thiết bị hòa đồng bộ.

1. Điều kiện hoà điện trên hệ thống điện có cấp điện áp 500 kV:a) Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm hoà: 150;b) Chênh lệch tần số giữa hai phía điểm hoà: f 0,05 Hz;c) Chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà: U 5%.2. Điều kiện hoà điện trên hệ thống điện có cấp điện áp 220 kV:a) Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm hoà: 300;b) Chênh lệch tần số giữa hai phía điểm hoà: f 0,25 Hz;c) Chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà: U 10%.

Điều 59: Khi thao tác cắt đường dây nối nhà máy điện với hệ thống điện, tách mạch vòng hoặc tách các hệ thống điện ra vận hành độc lập, các cấp điều độ phải cùng phối hợp để điều chỉnh công suất giữa các nhà máy hoặc cân bằng công suất các hệ thống điện sao cho duy trì được tình trạng vận hành bình thường của các hệ thống điện.

Thao tác xa: ( trích từ Quy Trình Thao Tác Điện Quốc Gia )

Điều 63: Thao tác xa phải do kỹ sư điều hành hệ thống điện, hoặc điều độ viên trực tiếp điều khiển thao tác các thiết bị điện tại trạm điện, nhà máy điện thông qua hệ thống SCADA.

Điều 64: Chỉ cho phép thực hiện thao tác xa khi có đủ các điều kiện sau:

1. Hệ thống thông tin hoạt động tốt.2. RTU (hoặc DCS) hoạt động tốt.3. Trạng thái khoá điều khiển tại trạm để vị trí thao tác xa từ cấp điều độ điều khiển.4. Hệ thống SCADA tại trung tâm điều độ hoạt động tốt.5. Đã có biên bản thí nghiệm, kiểm tra đảm bảo thao tác xa hoạt động đúng và tin cậy.

Điều 65: Mọi thao tác xa đều phải thực hiện theo phiếu thao tác quy định tại Mục 2 Chương II của Quy trình này, quy định về các thao tác cơ bản tại Chương III của Quy trình này.

Điều 66: Thực hiện thao tác xa tại trạm điện hoặc nhà máy điện:1. Tại trạm điện hoặc nhà máy điện có nhân viên vận hành trực, kỹ sư điều

hành hệ thống điện hoặc điều độ viên phải lệnh cho nhân viên vận hành cấp dưới thực hiện kiểm tra trạng thái thực của máy cắt, dao cách ly sau mỗi bước thao tác xa nếu thấy cần thiết theo yêu cầu về an toàn thao tác của các bước tiếp theo.

Trang 78

Page 79: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. Tại trạm điện hoặc nhà máy điện không có người trực thường xuyên:a) Trường hợp thao tác có kế hoạch, đơn vị quản lý vận hành phải cử nhân viên vận

hành trực tại trạm trước khi thực hiện thao tác.b) Trường hợp thao tác xa đột xuất và không có nhân viên vận hành trực tại trạm, chỉ

cho phép thao tác xa đối với máy cắt; đối với dao cách ly chỉ thao tác xa trong trường hợp xử lý sự cố.

c) Đánh số thiết bị trong HTĐ Quốc Gia.Điều 70: Chữ số đặc trưng cho cấp điện áp

1. Điện áp 500 kV: Lấy chữ số 52. Điện áp 220 kV: Lấy chữ số 23. Điện áp 110 kV: Lấy chữ số 14. Điện áp 66 kV: Lấy chữ số 75. Điện áp 35 kV: Lấy chữ số 36. Điện áp 22 kV: Lấy chữ số 47. Điện áp 15 kV: Lấy chữ số 8 (riêng điện áp đầu cực máy phát

điện, máy bù đồng bộ 15 kV đều lấy số 9);8. Điện áp 10 kV: Lấy chữ số 9 (điện áp đầu cực máy phát điện,

máy bù đồng bộ 10 kV đều lấy số 9); 9. Điện áp 6 kV: Lấy chữ số 6 (điện áp đầu cực máy phát điện,

máy bù đồng bộ < 10 kV đều lấy số 6);10. Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy định và phải thông

qua cấp điều độ có quyền kiểm tra.

Điều 71: Tên thanh cái

1. Ký tự thứ nhất lấy là chữ C.

2. Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp, được lấy theo quy định tại của Quy trình này.3. Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng.

Ví dụ: - C12: biểu thị thanh cái 2 điện áp 110 kV;- C21: biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV;- C29: biểu thị thanh cái vòng điện áp 220 kV.

Điều 72: Tên của máy phát hoặc máy bù quay

1. Ký tự đầu được quy định như sau:

a) Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S;b) Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H;c) Đối với tuabin khí: ký hiệu là chữ GT;

Trang 79

Page 80: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

d) Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST;đ) Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D;e) Đối với máy bù quay: Ký hiệu là chữ B.

2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.

Ví dụ: - S1: biểu thị tổ máy phát nhiệt điện số một.- GT2: biểu thị tổ máy tua -bin khí số hai.

Điều 73: Tên của máy biến áp

1. Ký tự đầu được quy định như sau:

a) Đối với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T;b) Đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT;c) Đối với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD;d) Đối với máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là TE;đ) Đối với máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT.

2.Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự.

Ví dụ: - T1: biểu thị máy biến áp số một.- T2: biểu thị máy biến áp số hai.- TD41: biểu thị máy biến áp tự dùng số một cấp điện áp 22 kV.- AT1: biểu thị máy biến áp tự ngẫu số một.

Điều 74: Tên của máy cắt điện

1. Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định tại của Quy trình này. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.

2. Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được quy định như sau:

a) Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3. b) Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8 (hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp);c) Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số 4.d) Máy cắt đầu cực máy phát điện: Lấy số 0.đ) Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0.e) Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0.

Trang 80

Page 81: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

g) Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp). h) Máy cắt của kháng điện: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).

3. Ký tự thứ thứ ba (bốn đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3...4. Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.5. Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của hai

thanh cái:

a) Đối với sơ đồ hai thanh cái (hoặc một thanh cái có phân đoạn) đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.

b) Đối với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;c) Đối với sơ đồ 3/2 (một rưỡi), sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo các cách

sau:- Đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;- Đánh số ký tự thứ hai máy cắt ở giữa (không nối với thanh cái) số 5 hoặc số 6. - Đánh số ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ.Ví dụ: - 371: biểu thị máy cắt đường dây 35 kV mạch số một.- 131: biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110 kV.- 641: biểu thị máy cắt của máy biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 6 kV.- 903: biểu thị máy cắt của máy phát điện số ba, điện áp 10 kV.- K504: biểu thị máy cắt của kháng điện số 4 của thanh cái, điện áp 500 kV.- 100: biểu thị máy cắt vòng điện áp 110 kV.- 212: biểu thị máy cắt liên lạc thanh cái điện áp 220 kV.

Điều 75: Tên của kháng điện

1. Hai ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT.

2. Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở của Quy trình này.3. Ký tự thứ 4 là số 0.4. Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng điện.

Ví dụ: - KH504: biểu thị kháng điện 500 kV mắc ở mạch số bốn.- KT303: biểu thị kháng trung tính 35 kV mắc ở trung tính máy biến áp số 3.

Điều 76: Tên của tụ điện

1. Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các chữ TBN

Trang 81

Page 82: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở của Quy trình này. 3. Ký tự thứ 5 là số 04. Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang

lấy theo số thứ tự của bộ tụ.

Ví dụ: - TBD501: Biểu thị tụ bù dọc điện áp 500 kV mắc ở mạch số một.- TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35 kV mắc ở mạch số hai.

Điều 77: Tên của các máy biến điện áp

1. Ký tự đầu là TU; 2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị

mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: - TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài đường dây 110 kV 171.- TUC22: biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV.- TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của máy biến áp T2 phía 500 kV.

Điều 78: Tên của các máy biến dòng điện

1. Hai ký tự đầu là TI ; 2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết

bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: - TI171: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV nối với máy cắt 171.

Điều 79: Tên điện trở trung tính đấu vào điểm trung tính của máy biến áp hoặc kháng điện

1. Các ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính; 2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho cấp điện áp;3. Ký tự tiếp theo là tên của thiết bị mà RT được đấu vào;

Ví dụ: - RT1T1: biểu thị điện trở trung tính đấu vào trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp

T1.

Trang 82

Page 83: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điều 80: Tên của chống sét

1. Hai ký tự đầu lấy chữ CS;2. Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết

bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp cấp điện áp lấy số 0.

Ví dụ: - CS1T1: biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp 110 kV.- CS0T1: biểu thị chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1. - CS271: biểu thị chống sét của đường dây 271.

Điều 81: Tên của dao cách ly

1. Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).

2. Ký tự tiếp theo được quy định như sau:

a) Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly;b) Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7;c) Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3;d) Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9;đ) Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9;e) Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân

đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó;g) Tên dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0.Ví dụ: - 331-3: biểu thị dao cách ly của máy biến áp T1 điện áp 35 kV.- K501-1: biểu thị dao cách ly kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1. - TUC22-2: biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV

nối với thanh cái số 2.- 171-7: biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171.- 272-9: biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng.- 275-0: Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.- KT301-0: biểu thị dao trung tính cuộn 35 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung

tính KT301.

Điều 82: Tên cầu chì

1. Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ FCO.

Trang 83

Page 84: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) và tên của thiết bị được bảo vệ

Ví dụ: - CC-TUC31: biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31.

Điều 83: Tên dao tiếp địa

1. Các ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp. 2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:

a) Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6; b) Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và TU lấy số 8;c) Tiếp địa của máy cắt lấy số 5; d) Tiếp địa của thanh cái lấy số 4;đ) Tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc kháng điện lấy số 08.Ví dụ: - 271-76: biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 271. - 331-38: biểu thị dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 35 kV.- 171-15: biểu thị dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-1.- 131-08: biểu thị dao tiếp địa trung tính cuộn dây 110 kV của máy biến áp số 1.

Điều 84: Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa đường ký hiệu như sau:

1. Đối với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ nhánh xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp.

2. Đối với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu

đánh số như quy định (đánh số dao cách ly được thực hiện giả thiết như có máy cắt).3. Các ký tự cuối cùng là dấu phân cách (/) và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh

Ví dụ: - 371/XX: biểu thị máy cắt 371 phân đoạn đường dây ở cột số XX điện áp 35 kV.- 171-7/XX: biểu thị dao cách ly phân đoạn đường dây 110 kV ở số cột XX. - 171-76/XX: biểu thị dao cách ly tiếp địa đường dây 110 kV ở số cột XX.

4. Quyết định số 39/2005/QĐ-BCN ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp):a. Các trường hợp ngừng ,giảm mức cung cấp điện:

Điều 4. Ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấpBên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp trong các trường hợp sau:

Trang 84

Page 85: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch của bên bán điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện, điều hoà, hạn chế phụ tải do thiếu điện và các nhu cầu khác theo kế hoạch.

2. Ngừng cấp điện theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong các trường hợp để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.

3. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo theo yêu cầu của bên mua điện.Điều 5. Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấpBên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong các trường hợp sau:

1. Do có sự cố xảy ra trong hệ thống điện.2. Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống

điện.3. Do thiếu công suất dẫn đến đe doạ sự an toàn của hệ thống điện.4. Do bên thứ ba vi phạm hành lang lưới điện gây nên sự cố mà bên bán điện không

kiểm soát được.5. Do sự kiện bất khả kháng.

Điều 6. Ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện

1. Khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện, bên bán điện được ngừng cấp điện trong những trường hợp sau:

2. Vi phạm khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 7 của Luật Điện lực.

3. Khách hàng không thực hiện đúng các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 của Luật Điện lực.

4. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

b. Trình tự ngừng,giảm cung cấp điện:

Điều 7. Trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp1. Trong trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, bên bán điện phải

thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày, bằng hình thức:

a) Gửi văn bản hoặc bằng hình thức thông báo khác đã được hai bên thoả thuận trong hợp đồng cho các khách hàng sử dụng điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và các  khách hàng sử dụng điện quan trọng biết;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng điện còn lại.

2. Sau khi thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện tiến hành ngừng, giảm mức cung cấp điện theo đúng nội dung đã thông báo.

Trang 85

Page 86: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Bên mua điện có yêu cầu thay đổi thời gian ngừng, giảm mức cung cấp điện phải trao đổi với bên bán điện trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 48 giờ. Bên bán điện có trách nhiệm xem xét, giải quyết hợp lý đề nghị của bên mua điện.

Nếu việc ngừng, giảm cung cấp điện không thể trì hoãn, bên bán điện vẫn được ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch nhưng phải thông báo lại cho bên mua điện trước 24 giờ so với thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện đã thông báo.

Trường hợp chấp nhận thay đổi thời gian hoặc hoãn ngừng, giảm cung cấp điện, bên bán điện phải báo trước cho bên mua trước 24 giờ so với thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng.

4. Sau khi tiến hành ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nội dung, trình tự thao tác ngừng, giảm mức cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành.

5. Bên bán phải cấp điện trở lại theo đúng thời hạn đã thông báo. Trường hợp thời hạn cấp điện trở lại bị chậm so với thời hạn đã thông báo từ 01 giờ trở lên, bên bán phải thông báo bằng điện thoại cho khách hàng sử dụng điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và khách hàng sử dụng điện quan trọng biết thời gian cấp điện trở lại.

6. Việc ngừng hoặc cấp điện trở lại đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Quy định này chỉ tiến hành sau khi bên yêu cầu ngừng cấp điện đã thanh toán đủ cho bên bán điện các chi phí liên quan đến việc ngừng và cấp điện trở lại.

Điều 8. Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấpKhi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 của Quy định này, bên bán điện

có quyền ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp, sau đó thực hiện các công việc sau:

1. Xác đinh nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, thời gian dự kiến cấp điện trở lại.2. Trong thời hạn 24 giờ, thông báo cho khách hàng theo hình thức thông báo đã được hai

bên thoả thuận trong hợp đồng về nội dung quy định tại khoản 1 Điều này cho khách hàng sử dụng điện biết.

3. Ghi đầy đủ thời gian, nguyên nhân sự cố, trình tự thao tác ngừng cấp điện vào nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành.

4. Phối hợp với các bên có liên quan khẩn trương khác phục sự cố để cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất.

Điều 9. Trình tự, thủ tục ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật và hoạt động điện lực và sử dụng điện

Khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm một trong các quy định tại Điều 6 của Quy định này, bên bán điện lập biên bản (trừ trường hợp vi phạmđiểm a khoản 2 Điều 46 Luật Điện lực) và thực hiện việc ngừng cấp điện theo các trình tự sau:

1. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 46 của Quy định này:

a) Vi phạm khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 7 và khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực nếu chưa tới mức phải ngừng cấp điện khẩn cấp thì bên bán điện gửi thông báo ngừng

Trang 86

Page 87: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

cấp điện cho khách hàng trước 24 giờ so với thời điểm ngừng cấp điện. Nếu quá thời hạn trên mà khách hàng không thực hiện các yêu cầu ghi trong biên bản thì bên bán điện được ngừng cấp điện như thời điểm đã ghi trong thông báo ngừng cấp điện.

b) Trường hợp khách hàng cố tình trì hoãn việc thực hiện yêu cầu đã ghi trong biên bản thì sau khi ngừng cấp điện, bên bán điện chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan quản lýnhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Vi phạm khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực (hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức), bên bán điện thực hiện ngừng cấp điện ngay, sau đó báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương biết.

2. Trường hợp vi phạm quy định về thanh toán tiền điện tại khoản 6 Điều 23 của Luật Điện lực:

a) Khách hàng chưa thanh toán tiền điện và không có thoả thuận lùi ngày trả, đã được bên bán điện thôngbáo 3 lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện.

b) Khách hàng có yêu cầu thoả thuận và được bên bán điện chấp thuận lùi ngày trả nếu quá thời hạn thoả thuận lùi ngày trả mà bên mua điện vẫn chưa thanh toán đủ các khoản tiền nợ, bên bán điệncó quyền ngừng cấp điện.

c) Khi thực hiện ngừng cấp điện bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và khôngchịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.

3. Trường hợp bên mua điện vi phạm quy định tại khoản 2 (trừ vi phạm thanh toán tiền điện) và khoản 3 Điều 6 của Quy định này, bên bán điện thôngbáo ngừng cấp điện cho bên mua trước 24 giờ so với thời điểm ngừng cấp điện; Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước về điện tại địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.4. Việc cấp điện trở lại chỉ tiến hành sau khi bên mua điện đã thực hiện đầy đủ quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền và đã thanh toán đủ các chi phí ngừng và cấp điện trở lại cho bên bán điện.

III. PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN TRUNG HẠ THẾ

Phương thức vận hành bao gồm: phương thức ngày, tuần, tháng và các phưong thức đặc biệt khác. Qui định cụ thể tiêu biểu một số phương thức vận hành sau:

1. Phương thức ngày: Trước 9h30 hàng ngày, các đơn vị quản lý vận hành lưới điện phân phối đăng ký

với cán bộ phương thức của cấp Điều độ lưới điện phân phối những công tác liên quan đến Điều độ lưới điện phân phối của ngày hôm sau, cụ thể:

Trang 87

Page 88: BAO CAO THUC TAP LOP CTTT DHBK TPHCM (Repaired).docx

Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Đăng ký công tác trên các thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp Điều độ lưới điện phân phối;

+ Dự kiến phụ tải cho ngày hôm sau;+ Đặc điểm phụ tải, nhu cầu ưu tiên cung cấp điện đột xuất;+ Khả năng huy động các nguồn điện nhỏ thuộc quyền quản lý.

Trước 10h30 hàng ngày, các đơn vị quản lý vận hành và cấp Điều độ lưới điện phân phối đăng ký với cán bộ phương thức của cấp Điều độ HTĐ miền những công tác liên quan đến Điều độ HTĐ miền của ngày hôm sau, cụ thể:

Đối với Điều độ lưới điện phân phối:

+ Dự kiến phụ tải cho ngày hôm sau;+ Đặc điểm phụ tải, nhu cầu ưu tiên cung cấp điện đột xuất;+ Đăng ký công tác trên lưới điện thuộc phạm vi điều khiển và kiểm tra của cấp

Điều độ HTĐ miền.

Sau khi nhận được đăng ký phương thức vận hành của đơn vị, cán bộ phương thức của các cấp Điều độ sẽ trả lời đăng ký phương thức trước 15h hàng ngày (những công tác có thể giải quyết được và không giải quyết được) và những yêu cầu lưu ý đối với đơn vị.

2. Phương thức tuần: Trước 9h ngày thứ tư hàng tuần, các đơn vị QLVH trong lưới điện phân phối

đăng ký với cán bộ phương thức của cấp Điều độ lưới điện phân phối phương thức vận hành, sửa chữa tuần sau.

Trước 9h30 ngày thứ tư hàng tuần cấp Điều độ lưới điện phân phối đăng ký phương thức vận hành, sửa chữa tuần sau cho cán bộ phương thức của cấp Điều độ HTĐ miền.

Thông báo phương thức tuần: Trước 16h ngày thứ năm hàng tuần, cán bộ phương thức của cấp Điều độ lưới điện phân phối thông báo cho các đơn vị QLVH trong lưới điện phân phối phương thức vận hành, sủa chữa tuần sau (dựa trên cơ sở phương thức vận hành, sửa chữa tuần của HTĐ miền).

Trang 88