báo cáo thực tập xong xong

91
i LI CẢM ƠN Chúng em xin gi li cm ơn đến Trường Đại hc Công nghip thành phHChí Minh, Khoa Công nghhóa hc và Công ty TNHH-MTV gii pháp nông nghip tiên tiến Long An đã tạo điều kin tt nhất để chúng em được hc tp lý thuyết, rèn luyn knăng và hoàn thành tt nhim vtrong đợt thc tp này. Chúng em xin cảm ơn squan tâm hướng dn nhit tình ca các anh, chtrong công ty. Và hơn hết chúng em xin cảm ơn Phó giám đốc công ty anh Lê Trung Huân, Trưởng phòng thí nghim anh HHữu Tường đã trực tiếp hướng dn, giúp chúng em vn dng được các kiến thức đã học vào thc tế, và làm quen vi tác phong làm vic chuyên nghip. Tđó chúng em học hỏi và tích lũy thêm nhiu kinh nghim cho mình. Chúng em chân thành gi li cảm ơn đến thầy Lê Đình Vũ, thầy là người trc tiếp hướng dn, chbo, góp ý tn tình cho chúng em trong sut quá trình thc tp. Trong đợt thc tp ti công ty, mặc dù chúng em đã có nhiều cgng, song do hn chế vthi gian và kiến thc, nên báo cáo kết quthc tp khó tránh khi nhng thiếu sót, chúng em rt mong nhn được ý kiến đóng góp quý báu tthy và quý anh chđể báo cáo thc tp ca chúng em đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Cui cùng, chúng em kính chúc thy cô cùng các anh chtrong công ty sc khe, luôn thành công trong cuc sng. Chúng em xin chân thành cảm ơn! TP. HChí Minh, ngày … tháng 10 năm 2014 Sinh viên thc hin

Upload: hoaphantichpt7

Post on 13-Jan-2016

39 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

BÁO CÁO THỰC TẬP SẮC KÝ

TRANSCRIPT

Page 1: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

i

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí

Minh, Khoa Công nghệ hóa học và Công ty TNHH-MTV giải pháp nông nghiệp tiên

tiến Long An đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em được học tập lý thuyết, rèn luyện

kỹ năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đợt thực tập này.

Chúng em xin cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị trong

công ty. Và hơn hết chúng em xin cảm ơn Phó giám đốc công ty anh Lê Trung Huân,

Trưởng phòng thí nghiệm anh Hồ Hữu Tường đã trực tiếp hướng dẫn, giúp chúng em

vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, và làm quen với tác phong làm việc

chuyên nghiệp. Từ đó chúng em học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho mình.

Chúng em chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Đình Vũ, thầy là người trực

tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý tận tình cho chúng em trong suốt quá trình thực tập.

Trong đợt thực tập tại công ty, mặc dù chúng em đã có nhiều cố gắng, song do

hạn chế về thời gian và kiến thức, nên báo cáo kết quả thực tập khó tránh khỏi những

thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ thầy và quý anh

chị để báo cáo thực tập của chúng em đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, chúng em kính chúc thầy cô cùng các anh chị trong công ty sức khỏe,

luôn thành công trong cuộc sống.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 10 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Page 2: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

ii

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

Đơn vị thực tập: Công Ty TNHH-MTV Giải Pháp Nông Nghiệp Tiên Tiến Long

An

Địa chỉ (Công ty): Lô ME9-1b, Đường số 6, KCN Đức Hòa 1, Ấp 5, Xã Đức Hòa

Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.

Điện thoại (Công ty): (08) 39607943 Fax (Công ty): 08 39607941

Họ tên cán bộ hướng dẫn: HỒ HỮU TƯỜNG

Họ tên sinh viên: NGUYỄN KHẮC THIỆN .................................Lớp: DHPT7

MSSV: 11039621

Thời gian thực tập: từ 11/08/2014 đến 11/09/2014

Đánh giá kết quả thực tập:

STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

Tốt Khá TB Kém

A THÁI ĐỘ, CHẤP HÀNH KỶ LUẬT

1 Chấp hành nội quy Công ty, Nhà máy

2 Chấp hành thời gian làm việc

3 Thái độ ứng xử, giao tiếp với CB-CNV

4 Ý thức bảo vệ tài sản Công ty

5 Ý thức an toàn lao động

B KẾT QUẢ CÔNG TÁC

6 Mức độ hoàn thành công việc được giao

7 Năng động, tích cực trong công việc

C CHUYÊN MÔN

8 Tìm hiểu, học hỏi chuyên môn

Tp HCM, ngày tháng 10 năm 2014

GIÁM ĐỐC

Page 3: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

iii

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

Đơn vị thực tập: Công Ty TNHH-MTV Giải Pháp Nông Nghiệp Tiên Tiến Long

An

Địa chỉ (Công ty): Lô ME9-1b, Đường số 6, KCN Đức Hòa 1, Ấp 5, Xã Đức Hòa

Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.

Điện thoại (Công ty): (08) 39607943 Fax (Công ty): 08 39607941

Họ tên cán bộ hướng dẫn: HỒ HỮU TƯỜNG

Họ tên sinh viên: HUỲNH HỮU PHƯỚC .....................................Lớp: DHPT7

MSSV: 11082361

Thời gian thực tập: từ 11/08/2014 đến 11/09/2014

Đánh giá kết quả thực tập:

STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

Tốt Khá TB Kém

A THÁI ĐỘ, CHẤP HÀNH KỶ LUẬT

1 Chấp hành nội quy Công ty, Nhà máy

2 Chấp hành thời gian làm việc

3 Thái độ ứng xử, giao tiếp với CB-CNV

4 Ý thức bảo vệ tài sản Công ty

5 Ý thức an toàn lao động

B KẾT QUẢ CÔNG TÁC

6 Mức độ hoàn thành công việc được giao

7 Năng động, tích cực trong công việc

C CHUYÊN MÔN

8 Tìm hiểu, học hỏi chuyên môn

Tp HCM, ngày tháng 10 năm 2014

GIÁM ĐỐC

Page 4: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Phần đánh giá:

Ý thức thực hiện:

Nội dung thực hiện:

Hình thức trình bày:

Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số: .............................. Điểm bằng chữ:

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

(Ký ghi họ và tên)

Page 5: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

v

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MTV GIẢI PHÁP NÔNG

NGHIỆP TIÊN TIẾN LONG AN ........................................................................ 2

1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 2

1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần giải pháp nông nghiệp tiên tiến ................... 2

1.1.2. Công Ty TNHH MTV giải pháp nông nghiệp tiên tiến-Long An ......................... 2

1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................................... 3

1.2. Giới thiệu phòng Phân tích – Thí nghiệm ................................................................. 3

1.2.1. Chức năng .............................................................................................................. 3

1.2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................ 3

1.2.3. Các thiết bị trong phòng ......................................................................................... 4

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT............................ 5

2.1. Định nghĩa ................................................................................................................ 5

2.2. Các nhóm thuốc BVTV ............................................................................................. 5

2.2.1. Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại ............................................................... 5

2.2.2. Phân loại theo gốc hóa học..................................................................................... 5

2.3. Các dạng thuốc BVTV .............................................................................................. 6

2.4. Giải thích một số thuật ngữ liên quan ....................................................................... 7

2.4.1. Tên thuốc ................................................................................................................ 7

2.4.2. Nồng độ, liều lượng ............................................................................................... 8

2.4.3. Dịch hại .................................................................................................................. 8

2.4.4. Phổ tác động ........................................................................................................... 8

Page 6: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

vi

2.4.5. Phòng trị ................................................................................................................. 8

2.4.6. Độ độc .................................................................................................................... 8

2.4.7. Thời gian cách ly (PHI: PreHarvest Interval) ........................................................ 9

2.4.8. Dư lượng ................................................................................................................ 9

2.5. Phân loại nhóm độc ................................................................................................... 9

2.6. Cách tác động của một số nhóm thuốc phổ biến..................................................... 11

2.6.1. Thuốc trừ sâu ........................................................................................................ 11

2.6.2. Thuốc trừ bệnh ..................................................................................................... 12

2.6.3. Thuốc trừ cỏ dại ................................................................................................... 13

2.7. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV ............................................................................... 14

2.7.1. Đúng thuốc ........................................................................................................... 14

2.7.3. Đúng liều lượng, nồng độ .................................................................................... 14

2.7.4. Đúng cách ............................................................................................................. 14

CHƯƠNG III: NHẬN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ............................ 15

3.1. Quy trình nhận mẫu, lưu mẫu ................................................................................. 15

3.1.1. Sơ đồ tiến hành kiểm nghiệm ............................................................................... 15

3.1.2. Nhận mẫu ............................................................................................................. 15

3.1.3. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm hóa chất ................................................................. 15

3.1.4. Kiểm tra chất lượng phân tích .............................................................................. 16

3.1.5. Ghi chép sổ kiểm nghiệm viên ............................................................................. 16

3.1.6. Trả kết quả ............................................................................................................ 16

3.1.7. Lưu mẫu ............................................................................................................... 17

3.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu TCVN 8143: 2009 .............................................................. 17

Page 7: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

vii

3.2.1. Thuật ngữ và định nghĩa ...................................................................................... 17

3.2.1.2. Mẫu gộp ............................................................................................................ 17

3.2.1.3. Mẫu trung bình .................................................................................................. 17

3.2.1.4. Lô hàng .............................................................................................................. 17

3.2.2. Quy định chung .................................................................................................... 17

3.2.3. Phương pháp lấy mẫu ........................................................................................... 18

3.3. 3. Bảo quản .............................................................................................................. 21

CHƯƠNG IV: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN TÍCH GC VÀ HPLC. ..... 22

4.1. Giới thiệu về phương pháp GC/FID........................................................................ 22

4.1.1. Sơ lược về hệ thống GC ....................................................................................... 22

4.1.2. Đầu dò FID ........................................................................................................... 24

4.1.3 Cách vận hành máy GC......................................................................................... 25

4.2. Giới thiệu về phương pháp HPLC .......................................................................... 40

4.2.1. Sơ lược về hệ thống HPLC .................................................................................. 40

4.2.2. Giới thiệu về phương pháp HPLC đầu dò hấp thu tia tử ngoại (UV) .................. 43

4.2.3. Cách vận hành máy HPLC-UV ............................................................................ 44

4.2.4. Các bước chạy phân tích một mẫu sắc ký lỏng .................................................... 48

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

............................................................................................................................... 55

5.1. Xác định hàm lượng Glyphosate bằng phương pháp HPLC .................................. 55

5.1.1. Phạm vi áp dụng ................................................................................................... 55

5.1.2. Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 55

5.1.3. Nguyên tắc phương pháp ..................................................................................... 55

Page 8: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

viii

5.1.4. Thiết bị - Dụng cụ - Hóa chất............................................................................... 55

5.1.5. Cách tiến hành ...................................................................................................... 56

5.1.6. Cách tính .............................................................................................................. 57

5.1.7. Kết quả ................................................................................................................. 58

5.1.8. Nhận xét. .............................................................................................................. 58

5.2. Xác định hàm lượng chlorpyriphos ethyl - lambdacyhaclothrin bằng phương pháp

GC/FID .................................................................................................................. 58

5.2.1. Phạm vi áp dụng ................................................................................................... 58

5.2.2. Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 58

5.2.3. Nguyên tắc của phương pháp ............................................................................... 58

5.2.4. Thiết bị - Hóa chất - Dụng cụ .............................................................................. 58

5.2.5. Cách tiến hành ...................................................................................................... 59

5.2.6. Cách tính .............................................................................................................. 60

5.2.7. Kết quả ................................................................................................................. 62

5.2.8. Nhận xét. .............................................................................................................. 62

5.3. Xác định hàm lượng lambda – cyhalothrin bằng phương pháp GC/FID ................ 62

5.3.1. Phạm vi áp dụng ................................................................................................... 62

5.3.2. Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 62

5.3.3. Nguyên tắc của phương pháp ............................................................................... 62

5.3.4. Thiết bị - Hóa chất - Dụng cụ .............................................................................. 63

5.3.5. Cách tiến hành ...................................................................................................... 63

5.3.6. Cách tính .............................................................................................................. 64

5.3.7. Kết quả. ................................................................................................................ 65

Page 9: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

ix

5.3.8. Nhận xét. .............................................................................................................. 65

5.4. Xác định hàm lượng paraquat dichloride bằng phương pháp HPLC ...................... 65

5.4.1. Phạm vi áp dụng ................................................................................................... 65

5.4.2. Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 65

5.4.3. Nguyên tắc của phương pháp ............................................................................... 66

5.4.4. Thiết bị – Dụng cụ – Hóa chất ............................................................................. 66

5.4.5. Cách tiến hành ...................................................................................................... 66

5.4.6. Cách tính .............................................................................................................. 67

5.4.7. Kết quả. ................................................................................................................ 67

5.4.8. Nhận xét. .............................................................................................................. 68

5.5. Xác định hàm lượng alpha – cypermethrin bằng phương pháp GC/FID ................ 68

5.5.1. Phạm vi áp dụng ................................................................................................... 68

5.5.2. Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 68

5.5.3. Nguyên tắc của phương pháp ............................................................................... 68

5.5.4. Thiết bị – Dụng cụ – Hóa chất ............................................................................ 68

5.5.5. Cách tiến hành ...................................................................................................... 69

5.5.6. Cách tính .............................................................................................................. 70

5.5.7. Kết quả. ................................................................................................................ 71

5.6. Xác định hàm lượng chlorpyriphos ethyl bằng phương pháp GC/FID .................. 71

5.6.1. Phạm vi áp dụng ................................................................................................... 71

5.6.2. Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 71

5.6.3. Nguyên tắc của phương pháp ............................................................................... 71

5.6.4. Thiết bị – Dụng cụ - hóa chất ............................................................................... 71

Page 10: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

x

5.6.5. Cách tiến hành ...................................................................................................... 72

5.6.7. Kết quả. ................................................................................................................ 74

5.6.8. Nhận xét ............................................................................................................... 74

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 75

KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 78

Page 11: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Các dạng thuốc BVTV ......................................................................................... 6

Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc ............................................................................................ 11

Bảng 3.2. Lượng mẫu trung bình được lấy theo dạng thuốc .............................................. 18

Bảng 3.3. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói nhỏ hơn 50L dạng lỏng .................................. 18

Bảng 3.4. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói lơn hơn 50L dạng lỏng ................................... 19

Bảng 3.5. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói nhỏ hơn 10kg dạng bột nhão .......................... 19

Bảng 3.6. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói lớn hơn 10kg dạng bột nhão ........................... 20

Bảng 3.7. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói ít hơn 10kg dạng hạt ....................................... 20

Bảng 3.8. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói lớn hơn 10kg dạng hạt .................................... 21

Page 12: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

xii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Công Ty TNHH MTV giải pháp nông nghiệp tiên tiến Long An . 3

Hình 3.1. Sơ đồ tiến hành kiểm nghiệm .............................................................................. 15

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí ................................................................................... 22

Hình 4.2. Cột nhồi và cột mao quản ................................................................................... 23

Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống sắc ký với đầu dò FID ................................................................ 24

Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống HPLC ......................................................................................... 40

Page 13: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

1

LỜI NÓI ĐẦU

Ca dao xưa có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước ta là một

nước nông nghiệp vì phần lớn người dân làm nghề nông là chủ yếu. Để có một mùa bội

thu thì yếu tố về phân bón và thuốc trừ sâu vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp

đến năng suất cây trồng.

Để đáp ứng nhu cầu phân bón và thuốc trừ sâu cho bà con nông dân có rất nhiều

công ty, viện nghiên cứu ra đời. Công Ty TNHH – MTV giải pháp nông nghiệp tiên

tiến Long An là một điển hình. Với hi vọng giúp ích cho ngành nông nghiệp của đất

nước phát triển, thời gian qua công ty đã nghiên cứu và sản xuất ra rất nhiều các sản

phẩm phù hợp cung cấp cho bà con nông dân giúp tăng năng suất cây trồng đạt được

vụ mùa bội thu.

Trong cuốn báo cáo này, em xin trình bày một số chỉ tiêu về thuốc trừ sâu mà

trong quá trình thực tập chúng em được học và thực hành tại công ty.

Page 14: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MTV GIẢI PHÁP

NÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN LONG AN

1.1. Giới thiệu chung

1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần giải pháp nông nghiệp tiên tiến

Công ty Cổ phần giải pháp nông nghiệp tiên tiến, tên tiếng anh Advanced

Agricultre Solution Joint Stock Company ( viết tắt AA). Trụ sở chính công ty đặt tại

743/32 Hồng Bàng, Phường 06, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Công ty thành lập dựa trên các cổ đông chính là những người đã từng làm việc

lâu năm tại Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn.

Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các chế phẩm phục vụ cho nông nghiệp, cụ

thể: Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cao cấp, giống cây trồng và nông cụ. Tuy mới đi

vào hoạt động hơn 2 năm nhưng công ty đã có các chi nhánh, văn phòng đại diện cả ba

miền bắc – trung - nam và vươn ra các nước Campuchia, Lào, Myanmar.

Ngày 1/1/2014, Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Nông Nghiệp Tiên Tiến ra quyết

định số 05 QĐ/AA/HĐQT/2014 thành lập công ty thành viên có tên Công Ty Trách

Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên (TNHH MTV) Giải Pháp Nông Nghiệp Tiên Tiến tại

Long An, tiếp tục sản xuất kinh doanh các chế phẩm phục vụ nông nghiệp, cung cấp

các dịch vụ trước đây do công ty đảm nhiệm.

1.1.2. Công Ty TNHH MTV giải pháp nông nghiệp tiên tiến-Long An

Công Ty TNHH MTV giải pháp nông nghiệp tiên tiến-Long An, đặt tại đường số

6, khu công nghiệp Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Đức Hòa, Long An, đây là nơi tập trung

các công ty lớn, trong điểm của tỉnh Long An, nằm trên tỉnh lộ 10 nối liền với quốc lộ

1A, thuận tiện Sản xuất - Lưu thông- Cung ứng hàng hóa ra thị trường và đảm bảo các

vấn đề thoát nước, xã thải, chữa cháy,…

Page 15: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

3

Giám đốc

Phó giám đốc

sản xuất

Phó giám đốc

kỹ thuật

Bộ phận

sản xuất

Bộ phận

kế toán

Bộ phận

pha chế

Bộ phận

KCS

Bộ phận

phân tích

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Công Ty TNHH MTV Giải Pháp Nông Nghiệp Tiên Tiến

Long An

1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ

Tổ chức sản xuất kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các

chức năng và nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên

quan.

1.2. Giới thiệu phòng Phân tích – Thí nghiệm

1.2.1. Chức năng

Phân tích các chỉ tiêu thuốc trừ sâu đánh giá chất lượng nguyên liệu bán thành

phẩm và sản phẩm tạo thành.

Nghiên cứu phân tích và pha chế các mẫu thuốc trừ sâu.

1.2.2. Nhiệm vụ

Page 16: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

4

Phân tích các loại mẫu đa lượng thuốc trừ sâu của nguyên liệu nhập về và sản

phẩm tạo thành sau pha trộn. Nghiên cứu công thức pha chế thuốc trừ sâu trong phòng

thử nghiệm sau đó tiến hành trộn trên mẽ lớn.

1.2.3. Các thiết bị trong phòng

Máy HPLC 1200 Infinity better Series với đầu dò UV.

Máy Sắc ký khí Agilent 7890N, đầu dò ion hóa ngọn lửa (FID).

Kèm bơm tự động Agilent 7683Nvà các thiết bị thử nghiệm như máy lắc, máy

siêu tốc, máy pH…

Page 17: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

5

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

2.1. Định nghĩa [1]

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ

tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại

sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại

chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.

2.2. Các nhóm thuốc BVTV[1]

Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo

đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại theo gốc hóa học

(nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì

tính độc và khả năng gây độc khác nhau.

2.2.1. Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại[1]

- Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ nhện

- Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ tuyến trùng

- Thuốc trừ cỏ - Thuốc điều hòa sinh trưởng

- Thuốc trừ ốc - Thuốc trừ chuột

2.2.2. Phân loại theo gốc hóa học[1]

Nhóm thuốc thảo mộc: Có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi

trường.

Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,… Nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp

nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên

nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.

Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,… Độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc

nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so

với nhóm clo hữu cơ. Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được

Page 18: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

6

dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối

cao, khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.

Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay

hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.

Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích

thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn

trùng (Nomolt, Applaud,…) là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn

trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc

chúng phải trưởng thành từ rất sớm. Rất ít độc với người và môi trường.

Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít độc với

người và các sinh vật không phải là dịch hại.

Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu

mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.

2.3. Các dạng thuốc BVTV[1]

Bảng 2.1. Các dạng thuốc BVTV

Dạng thuốc Chữ viết tắt Thí dụ Ghi chú

Nhũ dầu ND, EC Tilt 250 ND,

Pyrifda AIC 500 EC,

Deco Echino 30 EC

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt.

Dễ bắt lửa cháy nổ

Dung dịch DD, SL, L,

AS

Bonanza 100 DD,

Helosate 48SL,

Glyphadex 360 AS

Dracofir 276SL

Hòa tan đều trong nước,

không chứa chất hóa sữa

Bột hòa

Nước

BTN, BHN,

WP, DF, Viappla 10 BTN,

Vialphos 80 BHN,

Dạng bột mịn, phân tán trong

nước thành dung dịch huyền

Page 19: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

7

WDG, SP City USA 650 WP,

Emaaici 50WDG

Padan 95 SP

phù

Huyền phù HP, FL, SC Appencarb super 50

FL, Decocarben 500

SC

Lắc đều trước khi sử dụng

Hạt H, G, GR Basudin 10 H,

Patox 4G

Chủ yếu rãi vào đất

Viên P Orthene 97 Pellet,

Deadline 4% Pellet

Chủ yếu rãi vào đất, làm bả

mồi.

Thuốc phun

bột

BR, D Karphos 2 D Dạng bột mịn, không tan

trong nước, rắc trực tiếp

ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.

DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.

BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,

DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder.

HP: Huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.

H: Hạt, G: Granule, GR: Granule.

P: Pelleted (dạng viên)

BR: Bột rắc, D: Dust.

2.4. Giải thích một số thuật ngữ liên quan[1]

2.4.1. Tên thuốc

Tên thương mại: Do công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt

sản phẩm giữa công ty này và công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: Tên thuốc,

hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Thí dụ thuốc trừ sâu Basudin 10 H, trong đó

Basudin là tên thuốc, 10 là 10% hàm lượng hoạt chất và H là dạng thuốc hạt.

Page 20: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

8

Tên hoạt chất: Là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại.

Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon.

Phụ gia: Là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào thuốc để tạo

thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.

2.4.2. Nồng độ, liều lượng

Nồng độ: Lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi,

thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun).

Liều lượng: Lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích, đơn vị tính là kg/ha,

lít/ha.

2.4.3. Dịch hại

Là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản, làm thất thu

năng suất hoặc làm giảm phẩm chất nông sản. Các loài dịch hại thường thấy là sâu,

bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện...

2.4.4. Phổ tác động

Là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác động đến.

Phổ rộng: Thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

Phổ hẹp: (còn gọi đặc trị) Thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một loại thuốc trừ dịch

hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp).

2.4.5. Phòng trị

Phòng: Ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển trong cây

trồng.

Trị: Bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm nhập

vào cây.

2.4.6. Độ độc

Page 21: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

9

LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật

máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50 chính là

lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ

độc càng cao. LC50: Độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị

tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc

càng cao.

Ngộ độc cấp tính: Thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời

biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.

Ngộ độc mãn tính: Khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều

lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy

yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát huy tác

dụng.

2.4.7. Thời gian cách ly (PHI: PreHarvest Interval)

Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm

đảm bảo cho thuốc bảo vệ thực vật có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thể

gây ra những tác động xấu đến cơ thể của người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó.

Thời gian cách ly cho thuốc trừ bệnh cũng tùy thuộc vào từng loại thuốc. Tuy nhiên,

chúng ta giữ thời gian cách ly là 15 ngày thì an toàn hơn . Một số loại rau ví dụ như:

Rau cải do rau cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên đối với thuốc trừ bịnh cây, nếu

cách ly trước khi thu hoạch 7-10 ngày cũng có thể chấp nhận được.

2.4.8. Dư lượng

Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun μg

(microgram) hoặc mg (miligram) lượng chất thuốc BVTV. Dư lượng được tính bằng

độc trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước đất... Trường hợp dư lượng quá

nhỏ, đơn vị còn được tính bằng ppm (phần triệu) hoặc ppb (phần tỉ).

2.5. Phân loại nhóm độc[1]

Page 22: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

10

Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc tổ chức y tế thế giới (WHO) phân chia các loại

thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau: Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung bình), nhóm

III (ít độc), và IV (rất ít độc).

Ở nước ta, tạm thời chia theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính

là LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 4 nhớm độc là nhóm I (rất độc, gồm cả Ia

và Ib), nhóm II (độc trung bình), nhóm III (ít độc), và nhóm IV (rất ít độc).

Page 23: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

11

Bảng 2.2 Phân loại nhóm độc

Phân nhóm Ký hiệu Biểu tượng

Nhóm I: Rất độc Chữ đen trên dải đỏ Đầu lâu xương chéo trên

nền trắng

Nhóm II: Độc trung bình Chữ đen trên dải vàng Chữ thập đen trên nền

trắng

Nhóm III: Ít độc Chữ đen trên dải xanh

nước biển

Vạch đen không liên tục

trên nền trắng

Nhóm IV: Rất ít độc Chữ đen trên dải xanh

lá cây

2.6. Cách tác động của một số nhóm thuốc phổ biến[1]

2.6.1. Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều cách khác nhau

Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc: Thuốc theo thức ăn (lá cây, vỏ

thân cây...) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá rồi gây độc cho sâu hại.

Tác động tiếp xúc: Khi phun thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di chuyển

trên thân, lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thể rồi

gây độc cho sâu hại.

Ví dụ: SOUTHSHER 10EC, ASITRIN 50EC… là thuốc trừ sâu mới, có phổ tác dụng

rộng, tác dụng tiếp xúc và vị độc.

Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả

năng bay hơi chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ thở qua

đường hô hấp rồi gây độc cho sâu hại.

Tác động thấm sâu: Sau khi được phun thuốc lên mặt lá, thân cây thuốc có khả

năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong lớp

mô đó.

Page 24: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

12

Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Khi được phun thuốc lên cây hoặc tưới bón vào

gốc thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong dịch chuyển đến các bộ phận khác của

cây gây độc cho những loài sâu chích hút nhựa cây.

Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá

được trên 6 giờ nếu có gặp mưa cũng ít bị rửa trôi do thuốc có đủ thời gian xâm nhập

vào bên trong thân, lá.

Thuốc tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có

nhiễm một loại thuốc có tác động gây ngán thì đã ngưng ngay không ăn tiếp, sau cùng

sâu sẽ chết vì đói.

Tác động xua đuổi: Thuốc buộc sâu hại phải di dời đi xa các bộ phận có phun xịt

thuốc do vậy không gây hại được cây trồng.

Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc đến sâu hại là rất cần thiết, trên cơ sở

đó để dùng thuốc luân phiên trên các ruộng vườn chuyên canh nhằm ngăn ngừa hoặc

khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại.

2.6.2. Thuốc trừ bệnh

Được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và nông

sản. Tuy có tên gọi thuốc trừ nấm nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu lực

phòng trị nấm ký sinh mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho

cây trồng và nông sản.

Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ bệnh thành

2 nhóm:

Thuốc có tác dụng phòng bệnh: (Còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây).

Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa

vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây

hại cho cây. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất

hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh

phát triển. Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb…

Page 25: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

13

Thuốc có tác dụng trừ bệnh:

Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực

vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều

loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh. Aliette,

Anvil, Kitazin,Validacin, …

2.6.3. Thuốc trừ cỏ dại

Thuốc trừ cỏ được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại, cây dại

mọc lẫn với cây trồng tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng khiến

cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm

chất nông sản.

Phân loại thuốc trừ cỏ:

+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc khi sử dụng theo đúng khuyến cáo sẽ chỉ

diệt cỏ dại mà không gây hại cây trồng.

+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc được sử dụng ở nơi không trồng trọt

trừ cỏ trên bờ ruộng, trừ cỏ trước hoặc sau vụ gieo trồng, trừ cỏ trên đất hoang hoá

trước khi khai phá, trừ cỏ cho công trình kiến trúc... ví dụ như: Helosate 48SL,

Dracofir 276 SL

- Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc bao gồm:

+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Loại thuốc này phải được dùng sớm ngay sau khi gieo

khi cỏ sắp mọc trên ruộng, ví dụ: Simazine, Sofit, Suron 80WP...

+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm được dùng muộn hơn để phun lên khi cỏ đã mọc đang

còn non, ví dụ: Afalon,Whip S,Oneside,Rada 720SL …

- Các đường tác động của thuốc trừ cỏ:

+ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với thuốc. Thuốc

chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất. Ví dụ các thuốc trừ cỏ

Propanil, Gramoxone…

Page 26: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

14

+ Thuốc trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn) có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên lá. Sau

khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong thực vật, thuốc

được dùng để trừ cỏ hàng năm và lâu năm. Ví dụ: Onecide, Propanil, Sirius, Afalon,

Ronstar, Agmaxzime 800WP v.v…

2.7. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV[1]

2.7.1. Đúng thuốc

Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo

vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định tác nhân gây hại

cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.

2.7.2. Đúng lúc

Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc,

thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém

hiệu quả và không kinh tế.

2.7.3. Đúng liều lượng, nồng độ

Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha

loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại

quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu

đựng, tính kháng thuốc.

2.7.4. Đúng cách

Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện

dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác

dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc

ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp

nạn trong quá trình phun thuốc.

Page 27: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

15

CHƯƠNG III: NHẬN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Quy trình nhận mẫu, lưu mẫu

3.1.1. Sơ đồ tiến hành kiểm nghiệm

Nhận mẫu Phân loại mẫu

Lưu mẫu Kỹ thuật viên phân

tích mẫu

Kết quả

Chọn phương pháp

phân tích

Trưởng phòng

kiểm tra kết quảTrả kết quả

Hình 3.1. Sơ đồ tiến hành kiểm nghiệm

3.1.2. Nhận mẫu

Mẫu phải có nhãn ghi rõ nơi sản xuất, nơi gia công nếu có, kí hiệu mẫu, nguồn

gốc của mẫu.

Mẫu đủ để phân tích một số chỉ tiêu yêu cầu.

Ngày nhận mẫu, ngày giao mẫu.

Lý do yêu cầu phân tích để tiến hành phân tích cho phù hợp với yêu cầu.

3.1.3. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm hóa chất

Dựa vào quy trình đã chọn để phân tích các chỉ tiêu yêu cầu mà ta đã chọn.

Dụng cụ có độ chính xác, thích hợp.

Page 28: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

16

Lượng hóa chất cần dùng cho quy trình phân tích.

3.1.4. Kiểm tra chất lượng phân tích

Định tính: Phải cho các phản ứng đặc trưng để nhận biết với từng hoạt chất kiểm tra.

Định lượng: Tùy chỉ tiêu cần phân tích mà sẽ sử dụng phương pháp phân tích cho

phù hợp. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích phải nằm trong giới hạn cho phép của

TCVN, ISO…

3.1.5. Ghi chép sổ kiểm nghiệm viên

Mỗi kiểm nghiệm viên phải có sổ ghi chép đầy đủ và tỉ mỉ các số liệu thu được

lúc tiến hành thí nghiệm kể cả phép tính thực hiện vào sổ kiểm nghiệm viên. Sổ tay

kiểm nghiệm viên phải đạt được các mục đích sau:

Ghi lại các nhận xét, các diễn biến, các số liệu của các thí nghiệm, cách tính toán

cuối cùng để tổng hợp các kết quả và ghi phiếu trả lời.

Để tra cứu lại khi cần thiết.

Để rút kinh nghiện trong quá trình công tác kiểm nghiệm.

Sổ tay kiểm nghiệm được xem như chứng từ gốc của các số liệu công bố mang

tính pháp lý của các phiếu kiểm nghiệm.

3.1.6. Trả kết quả

Sau khi hoàn tất các thí nghiệm phân tích, đánh giá các kết quả, kiểm nghiện viên

viết vào phiếu trả lời (lưu hành nội bộ nhớ phải là phiếu chính thức) đưa cho trưởng

phòng duyệt lại, nếu kết quả đạt thì làm thủ tục báo cáo kết quả.

Phiếu báo cáo kết quả phải có con dấu, chữ ký của thủ trưởng đơn vị. Còn các

phiếu gốc và các chứng gốc cùng văn bản đánh giá được lưu lại phòng hành chính.

Kết quả phân tích phải kèm theo phương pháp phân tích. Từ ngữ viết phải hết sức

chính xác, rõ ràng, gọn và thống nhất.

Page 29: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

17

3.1.7. Lưu mẫu

Mẫu lưu là một phần lấy từ mẫu ban đầu giống như mẫu thử, được để riêng và

sau này sử dụng trong trường hợp có tranh chấp về kết quả đã công bố.

Mẫu lưu phải được ký hiệu giống như mẫu thử cùng loại, có dấu hiệu nhận biết

riêng, phải được bảo quản trong điều kiện quy định.

3.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu TCVN 8143: 2009[2]

3.2.1. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong phần này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

3.2.1.1. Mẫu đơn

Mẫu lấy từ các điểm khác nhau trong lô hàng, lô sản phẩm cần kiểm tra. Mỗi mẫu

đơn được lấy ra từ một đơn vị bao gói của lô sản phẩm.

3.2.1.2. Mẫu gộp

Hỗn hợp của tất cả các mẫu đơn gộp lại.

3.2.1.3. Mẫu trung bình

Một phần hoặc tất cả mẫu gộp được trộn đều. Mẫu trung bình được chia làm ba

phần, một phần dùng để kiểm tra (gọi là mẫu kiểm tra), một phần để cơ quan kiểm tra

lưu mẫu, một phần để tổ chức, cá nhân có mẫu kiểm tra lưu mẫu (mẫu lưu).

3.2.1.4. Lô hàng

Tập hợp sản phẩm đồng nhất về tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, bao gói

được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ trong cùng một thời điểm nhất

định.

3.2.2. Quy định chung

Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo hình chữ X theo các mặt cắt của lô hàng. Trường

hợp mẫu không đồng nhất, phải lấy từng phần riêng biệt. Trước khi lấy mẫu phải kiểm

Page 30: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

18

tra bao gói sản phẩm để loại trừ mọi sự biến đổi tính chất, chất lượng của sản phẩm do

điều kiện bảo quản.

Khi lấy mẫu, giao, nhận mẫu phải có biên bản có chữ ký của bên lấy mẫu và chủ

hàng. Dụng cụ lấy mẫu, lưu mẫu phải đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc

BVTV.

Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc BVTV: Mẫu phải được lắc, khuấy trộn đều để

đảm bảo cho mẫu đồng nhất trước khi lấy mẫu. Trường hợp mẫu không được đồng

nhất, phải lấy mẫu từng phần riêng biệt. Dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu và lưu mẫu phải

không ảnh hưởng tới các tính chất và chất lượng mẫu. Lọ đựng mẫu phải có nút kín.

3.2.3. Phương pháp lấy mẫu

Bảng 3.2. Lượng mẫu trung bình được lấy theo dạng thuốc

Dạng thuốc Lượng mẫu trung bình không nhỏ hơn

Thuốc dạng lỏng 300 ml

Thuốc dạng bột nhão 600 g

Thuốc dạng rắn 1500 g

3.2.3.1. Thuốc dạng lỏng

Bảng 3.3. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói nhỏ hơn 50 L dạng lỏng

Dung tích một đơn vị bao gói Số mẫu đơn cần lấy

Nhỏ hơn 0,25 l Cứ 1000 đơn vị bao gói lấy 3 mẫu, mỗi mẫu lấy

từ 100ml đến 150ml

Từ 0,25 l Cứ 1000 đơn vị bao gói lấy 4 mẫu, mỗi mẫu lấy

100 ml

Từ trên 1 l trở lên Cứ 1000 đơn vị bao gói lấy từ 2 mẫu đến 3

mẫu, mỗi mẫu lấy 100 ml

Page 31: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

19

Loại bao gói lớn hơn 50L

Bảng 3.4. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói lớn hơn 50 L dạng lỏng

Số đơn vị trong lô hàng Số mẫu đơn cần lấy

Nhỏ hơn 10 Lấy từ 1 mẫu đến 2 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 100 ml

đến 300 ml

Từ 10 đến 20 Lấy từ 1 mẫu đến 2 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 100 ml

đến 200 ml

Từ 21 đến 40 Lấy từ 1 mẫu đến 2 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 100 ml

đến 200 ml

Từ 40 đơn vị trở lên Cứ 10 đơn vị lấy 1 mẫu, mỗi mẫu lấy 80 ml

3.2.3.2. Thuốc dạng bột nhão

Mẫu loại bao gói từ 10 kg trở xuống

Bảng 3.5. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói nhỏ hơn 10 kg dạng bột nhão

Khối lượng một đơn vị bao gói Số mẫu đơn cần lấy

Nhỏ hơn 0,1 kg Cứ 100 đơn vị bao gói lấy 4 mẫu, mỗi mẫu lấy

từ 100 g đến 150 g

Từ 0,1 kg đến 2 kg Cứ 500 đơn vị bao gói lấy 4 mẫu, mỗi mẫu lấy

ít nhất 50g

Từ 2 kg đến 10 kg Cứ 100 đơn vị bao gói lấy 4 mẫu, mỗi mẫu lấy

ít nhất 50g

Mẫu loại bao gói lớn hơn 10 kg

Page 32: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

20

Bảng 3.6. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói lớn hơn 10 kg dạng bột nhão

Số đơn vị trong lô hàng Số mẫu đơn cần lấy

Nhỏ hơn 10 Lấy từ 1 mẫu đến 3 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 600 g đến

650 g

Từ 10 đến 30 Lấy từ 3 mẫu đến 4 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 300 g đến

350 g

Từ 31 đến 50 Lấy từ 4 mẫu đến 5 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 200 g đến

250 g

Từ 51 đến 100 Cứ 10 đơn vị lấy 1 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 100 g đến

150 g

Từ 100 trở lên Cứ 15 đơn vị đến 20 đơn vị lấy 1 mẫu, mỗi mẫu

lấy 100 g

3.2.3.3. Mẫu dạng hạt

Mẫu loại bao gói từ 10 kg trở xuống

Bảng 3.7. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói ít hơn 10 kg dạng hạt

Khối lượng một đơn vị bao gói Số mẫu đơn cần lấy

Nhỏ hơn 0,1 kg Cứ 1000 đơn vị bao gói lấy từ 7 mẫu đến 10

mẫu

Từ 0,1 kg đến 2 kg Cứ 500 đơn vị bao gói lấy từ 5 mẫu đến 7 mẫu,

mỗi mẫu lấy 300 g

Từ 2 kg đến 10 kg Cứ 1000 đơn vị bao gói lấy từ 3 mẫu đến 5

mẫu, mỗi mẫu lấy từ 200 g đến 500 g

Page 33: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

21

Mẫu loại bao gói từ 10 kg trở lên

Bảng 3.8. Số mẫu cần lấy cho loại bao gói lớn hơn 10 kg dạng hạt

Khối lượng một đơn vị

bao gói Số mẫu đơn cần lấy

Nhỏ hơn 10 kg Lấy từ 1 mẫu đến 2 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 1000 g

đến 1500 g

Từ 10 kg đến 30 kg Lấy từ 2 mẫu đến 4 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 750 g đến

800 g

Từ 31 kg đến 50 kg Lấy từ 4 mẫu đến 2 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 400 g đến

450 g

Từ 51 kg đến 100 kg Cứ 10 đơn vị lấy 1 mẫu, mỗi mẫu lấy từ 250 g đến

300 g

Từ trên 100 kg Cứ 15 đơn vị đến 20 đơn vị lấy 1 mẫu, mỗi mẫu

lấy từ 200 g đến 250 g

3.3. 3. Bảo quản

Mẫu thuốc BVTV được bảo quản trong thời gian 3 tháng.

Page 34: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

22

CHƯƠNG IV: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN TÍCH GC

VÀ HPLC.

4.1. Giới thiệu về phương pháp GC/FID[3]

4.1.1. Sơ lược về hệ thống GC

Mẫu được bơm vào trong và theo dòng khí mang (khí mang thường là N2) đưa

đến cột sắc ký (pha tĩnh). Mẫu khi qua cột này sẽ được hấp phụ lên trên pha tĩnh đó.

Sau đó, các chất lần lượt tách khỏi cột theo dòng khí ra ngoài được ghi nhận bởi đầu

dò. Từ các tín hiệu nhận được máy tính sẽ xử lý và biểu hiện kết quả bằng sắc ký đồ.

Các chất được xác định nhờ giá trị thời gian lưu trên sắc ký đồ.

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí

Hệ thống sắc ký khí bao gồm các thành phần cơ bản như sau:

4.1.1.1. Nguồn cung cấp khí mang

Có thể sử dụng bình chứa khí hoặc các thiết bị sinh khí (thiết bị tách khí N2 từ

không khí, thiết bị cung cấp khí H2 từ nước cất,…).

4.1.1.2. Lò cột

Dùng để điều khiển nhiệt độ cột phân tích.

4.1.1.3. Bộ phận tiêm mẫu

Page 35: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

23

Dùng để đưa mẫu vào cột phân tích với thể tích bơm có thể thay đổi. Khi đưa

mẫu vào cột, sử dụng chế độ chia dòng (split) và không chia dòng (splitless)

Có 2 cách đưa mẫu vào cột: Bằng tiêm mẫu thủ công và tiêm mẫu tự động

(Autosamper – có hoặc không có bộ phận hóa hơi - headspace).

4.1.1.4. Cột phân tích

Có 2 loại cột: cột nhồi và cột mao quản.

Cột nhồi (packed column): Pha tĩnh được nhồi vào trong cột, cột có đường kính 2 – 4

mm và chiều dài 2 – 3 m.

Cột mao quản (capillary): Pha tĩnh được phủ mặt trong (bề dày 0.2 - 0.5 µm), cột có

đường kính trong 0.1 - 0.5 mm và chiều dài 30 – 100 m.

Hình 4.2. Cột nhồi và cột mao quản

4.1.1.5. Đầu dò

Đầu dò dùng phát hiện tín hiệu để định tính và định lượng các chất cần phân tích.

Có nhiều loại đầu dò khác nhau tùy theo mục đích phân tích như đầu dò ion hóa ngọn

lửa (FID-Flame Ioniation Detetor), đầu dò dẫn nhiệt (TCD-Thermal Conductivity

Detector), đầu dò cộng kết điện tử (ECD-Electron Capture Detector), đầu dò quang hóa

ngọn lửa (FPD-Flame Photometric Detector), đầu dò NPD (Nitrogen Phospho

Detector), đầu dò khối phổ (MS-Mass Spectrometry).

Page 36: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

24

4.1.1.6. Bộ phận ghi nhận tín hiệu

Bộ phận này ghi tín hiệu do đầu dò phát hiện.

Đối với các hệ thống GC hiện đại, phần này được phần mềm trong hệ thống ghi

nhận, lưu các thông số, sắc ký đồ, các thông số liên quan đến peak như tính đối xứng,

hệ số phân giải,… đồng thời tính toán, xử lý các thông số liên quan đến kết quả phân

tích.

4.1.1.7. In dữ liệu

Sau khi phân tích xong, dữ liệu sẽ được in ra qua máy in kết nối với máy tính có

cài phần mềm điều khiển.

4.1.2. Đầu dò FID

Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống sắc ký với đầu dò FID

Page 37: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

25

Nguyên tắc: Dựa trên sự biến đổi độ dẫn điện của ngọn lửa H2 đặt trong một điện

trường khi có chất hữu cơ chuyển qua.

Các chất hữu cơ bị oxy hóa nhờ oxy không khí tạo các ion trái dấu tương ứng,

chúng chuyển về các bản điện cực nằm 2 phía ngọn lửa.

CH* + O* CHO+e-

Số lượng các ion phụ thuộc H2/không khí.

Detector nhạy cảm khối lượng, không nhạy với khí vô cơ N2, N2O, NO, CO2, CS2.

Độ nhạy là 10-12g/s, thích hợp phân tích các hydrocacbon.

4.1.3 Cách vận hành máy GC[4]

4.1.3.1. Khởi động thiết bị

Mở van khí mang (He hoặc N2): Áp suất đầu ra khoảng 55 psi (<80 psi)

Bật máy sinh kí H2 (Áp suất khoảng 2 - 3 bar)

Bật máy nén khí (Áp suất đầu ra 3-4 bar)

Bật GC, PC. Chờ GC, PC khởi động xong thì click đúp vào biểu tượng

Instrumentl Online sau đó chờ phần mềm chemstation khởi động (khoảng 1

phút).

Trong quá trình khởi động, trên màn hình của máy GC 7890 xuất hiện dòng thông báo

“LOADING…”

Chú ý: trong khi phần mềm đang khởi động, người sử dụng không can thiệp vào các

phím trên máy tính cũng như máy GC 7890.

Sau khi kết nối phần mềm, các thông số về áp suất, nhiệt độ v.v… của phương pháp

phân tích của phần mềm Chemstation sẽ được gán cho thiết bị GC.

Với một hệ GC thông thường ở trạng thái tốt, sau khi khởi động khoảng 30 phút, người

sử dụng có thể tiến hành phân tích. Tuy nhiên với những thiết bị có gắn các detector

nhạy cảm như ECD hay FPD thì thời gian ổn định có thể lâu hơn (một vài giờ).

Nếu chỉ cần khởi động phần mềm để xử lý số liệu, ta click đúp vào biểu tượng

Instrumentl Offline trên màn hình, khi đó không cần bật máy GC. Phần mềm Offline

Page 38: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

26

cho phép người sử dụng thực hiện toàn bộ các thao tác về sử lý số liệu cũng như thiết

lập phương pháp mới, nhưng không điều khiển được thiết bị GC6890.

Người sử dụng cũng có thể bật đồng thời 2 chương trình Chemstation Online và

Offline để có thể vừa sử lý số liệu đã chạy trước đó hay tiến hành lập phương pháp

phân tích mới trong khi vẫn tiến hành chạy phân tích mẫu trên máy GC.

4.1.3.2. Tắt thiết bị

Thoát phần mềm Chemstation bằng lệnh File - Exit. Chý ý khi phần mềm nhắc:

“Save Method”, có thể người sử dụng bị mất phương pháp gốc

Dùng bảng điều khiển trên mặt máy GC 7890, tắt toàn bộ các thông số nhiệt độ

của máy GC: Oven = 30oC; Inlet = OFF, Det = OFF v.v…

Sau khi nhiệt độ của thiết bị đã hạ xuống giá trị an toàn (OVEN < 70oC, INLET

và Det < 150oC) người sử dụng mới tắt máy và tắt các nguồn khí.

4.1.3.3. Lập phương pháp và chạy mẫu

Phần mềm Chenstation Online có 3 chế độ màn hình chính.

1. Method And Run Control (Lập phương pháp và chạy mẫu)

2. Data Analysis (Xử lý số liệu)

3. Report Layout (Thay đổi dạng báo cáo)

Để chuyển đổi giữa các chế độ, ta vào mục View và click vào chế độ cần chuyển

tới.

Dạng báo cáo thường ở chế độ ngầm định nên chế độ 3 không sử dụng.

Để lập phương pháp chạy mẫu, ta chuyển màn hình ở chế độ 1.

“Method and runcontrol” (vào View và chọn Method And Runcontrol)

4.1.3.4. Lập toàn bộ một phương pháp

Một phương pháp là toàn bộ các thông số của máy sắc ký khí bào gồm nhiệt độ

lò, nhiệt độ các inlet, detector, áp suất đầu cột, tốc độ dòng, loại cột phân tích vv… và

các thông số của phần mềm xử lý số liệu như bảng chuẩn, chế độ tích phân, kiểu báo

Page 39: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

27

cáo vv…Trong mục này, ta chỉ đề cập đến quá trình thiết lập phương pháp cho phần

thông số của thiết bị GC.

Kích chuột vào Method → Edit Entire Method khi đó từng phần của phương

pháp sẽ lần lượt xuất hiện dưới dạng các cửa sổ. Người sử dụng soạn thảo phương

pháp trong mỗi của sổ và chọn OK để chuyển sang cửa sổ tiếp theo. Ta thực hiện như

vậy cho đến cửa sổ cuối cùng và lưu phương pháp với lệnh Method → Save Method

As. Một phương pháp được đặt tên dưới dạng xxx.M với xxx không quá 8 ký tự và

tuân theo các quy tắc của chương trình MS-Dos. Dưới đây là nội dung của từng cửa sổ

soạn thảo:

Checklist: Gồm 4 ô vuông, ta có thể click vào 2 ô trên cùng để soạn thảo phần

thông số của thiết bị (nhiệt độ, áp suất,...), hoặc click vào 2 ô dưới để soạn thảo

phần xử lý số liệu, hoặc click vào cả 4 ô để soạn thảo toàn bộ. Bấm OK.

Methos Comment: Người sử dụng có thể đưa vào các thông tin bổ trợ về phương

pháp đang lập. Ví dụ “Phương pháp phân tích thuốc trừ sâu dùng cột HP608”.

Bấm OK.

Injection Source: Ta chọn các kỹ thuật bơm mẫu phù hợp với cấu hình thiết bị

và yêu cầu của phương pháp bằng cách click vào một trong các dòng sau:

Manual: Bơm mẫu bằng tay (dùng xylanh).

Als: Bơm mẫu dùng bơm mẫu tự động.

Valve: Bơm mẫu dùng van bơm mẫu.

Other: Dùng thiết bị ngoài (như headspace).

Sau đó nhấn OK.

Instrument Edit (GC 7890): Đây là một cửa sổ phức tạp bao gồm tất cả các phần

của máy GC mà có thể thay đổi thông số như Inlet, Detector, Oven … Mỗi phần

tương ứng với một ô vuông nằm ở phía trên cửa sổ chính. Ta soạn thảo từng phần của

máy GC từ trái qua phải bằng cách click chuột vào ô vuông tương ứng, khi đó nội dung

phía dưới sẽ xuất hiện phù hợp với phần của máy GC đang được soạn thảo. Ví dụ

muốn soạn thảo phần buồng bơm mẫu Inlet, ta click vào ô Inlet phía trên, phần nội

Page 40: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

28

dung phía dưới sẽ thể hiện nhiệt độ, áp suất của buồng bơm mẫu. Sau khi soạn thảo

mỗi phần, ta chọn Apply để áp đặt các điều kiện mới và sau cùng, ta chọn OK để

thoát. Dưới đây là chi tiết của từng phần:

Injector: Bộ phận bơm mẫu tự động, nếu thiết bị GC 6890 không trang bị bơm tự

động thì mầu của ô tương ứng sẽ bị nhạt và người sử dụng sẽ không kích hoạt được.

Chọn dung tích của syringe: 5, 10, 20 ul (với dung tích syringe là 10ul).

Wash: Rửa kim.

Sample: Rửa bằng chính dung dịch mẫu.

Solvent A: Rửa bằng dung môi A.

Solvent B: Rửa bằng dung môi B.

Pump: Sục kim để đuổi khí.

Click Apply.

Valve: Đặt cấu hình các van của máy GC, bao gồm van bơm mẫu, van chuyển cột ...

Ta có thể điều khiển van đóng (OFF) hoặc mở (ON), hay đặt thời gian cho van tự động

đóng (mở) ở phần Run Time.

Inlet: Là bộ phận đưa mẫu vào cột phân tích. Inlet thông dụng là split/Splitless (Chia

dòng/không chia dòng).

Để chọn loại khí mang, ta click vào phần carier gas và chọn H2, N2, hay He.

Heater: Đặt nhiệt độ của inlet và tích vào ô vuông để bật.

Mode: Các chế độ bơm mẫu của inlet bao gồm:

Split: Chế độ chia dòng (cho mẫu có nồng độ trung bình).

Splitless: Chế độ không chia dòng (cho mẫu có nồng độ thấp).

Pulsed Split: Chế độ chia dòng xung.

Pulsed Splitless: Chế độ không chia dòng xung.

Các chế độ xung cũng tương tự như chế độ thường, nhưng áp suất ban đầu được

tăng cao hơn để đảm bảo lượng mẫu vào cột được nhanh chóng.

Page 41: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

29

Với chế độ chia dòng (Split), ta đặt tỷ lệ chia dòng và tốc độ dòng chia (ml/ph).

Với chế độ không chia dòng (Splitless), ta đặt thời gian không chia dòng (phút) và tốc

độ dòng thoát (vent, ml/ph). Muốn tiết kiệm khí ta click vào ô Gas saver.

Các giá trị thực tế của áp suất và dòng khí không cần đặt ngay mà chỉ cần tích vào

các ô vuông Presure và Flow (ngầm định bật công tắc khí lên). Các giá trị áp suất và

dòng này sẽ được phần mềm tính toán tự động khi đặt giá trị dòng cho cột (column

flow).

Oven: Là buồng điều nhiệt cho cột phân tích. Ta đặt các giá trị như sau:

Setpoint oC: nhiệt độ đầu cho lò.

Hold min: Đặt thời gian đợi thứ nhất.

Ramp 1: Đặt tốc độ gia nhiệt cho bậc thứ nhất oC/phút.

Next oC: Gía trị nhiệt đọ cuối của bậc thứ nhất.

Hold min: Đặt thời gian đợi thứ 2 làm tiêp tục cho các bậc gia nhiệt thứ 2, thứ 3 …tùy

thuộc vào phương pháp phân tích. Tối đa là 6 bậc.

Maximum: Đặt gía trị nhiệt độ giới hạn trên của cột.

Equilibration min: Thời gian ổn định nhiệt độ của lò, đặt khoảng 1 đến 3 phút.

Post run: Đặt giá trị nhiệt độ sau phân tích vào phần next và thời gian cho nhiệt độ đó

vào phần Hold Min.

Tổng thời gian của các bước (trừ phần Post run) sẽ được tính là thời gian chạy

của mẫu phân tích.

Click Apply.

Colunm: Phần mềm Chemstations cho phép soạn thảo 2 cột phân tích cùng một

lúc (colunm 1 và column 2), nếu máy GC chỉ trang bị một Inlet thì ta chỉ cần soạn

thảo một cột, ví dụ colunm 1 để tránh nhầm lẫn.

Để chọn cột phân tích ta click vào nút Change → ADD → OK để xuất hiện bảng

cột. Ta chọn đúng cột của máy hiện có (ví dụ 19091A 002), bấm OK → Install As

Colunm 1 → Ok.

Page 42: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

30

Với những cột không tìm thấy trong catalogue, người sử dụng phải chọn lệnh

“Add New Colunm To Cat Alogue”, tiếp đó điền vào các giá trị thực của cột như

chiều dài L, đường kính trong ID, độ dày phim v.v…

Phần mềm Chemstations cho phép người sử dụng có thể chọn chế độ chạy là

Const Flow (dòng không đổi) hay Constpressure (áp suất không đổi).

Giá trị dòng khí qua cột có thể đặt bằng tốc độ dòng Flow (ml/phút) hoặc tốc độ

thẳng Velocity (cm/s), hay cũng có thể đặt bằng áp suất Presure. Cả 3 đại lượng có

liên hệ nhau nên ta chỉ cần đặt giá trị cho một đại lượng. Trên thực tế ta nên sử dụng

giá trị dòng hay tốc độ thẳng. Với cột mao quản thông thường (ID = 0,25 – 0,32 mm)

thì ta có thể chọn tốc độ dòng từ 0,8 – 1,5 ml/ph với khí N2. Với khí mang là He hay H2

có thể đặt giá trị lớn hơn (tới 3ml/ph).

Inlet: Đầu vào của cột ta có thể chọn Font hay Back (Inlet trước hay sau). Tùy thuộc

đầu cột được lắp vào Inlet ở vị trí nào.

Detector: Cũng tương tự như phần Inlet ta định nghĩa đầu ra của cột.

Outlet psi: Với Detector MS thì áp suất ra của cột là chân không ta chọn Vacunm.

Các detector thông thường khác ta chọn Ambient (áp suất khí quyển).

Click APPLY.

Detector: chọn Front/Back chọn detector. Máy GC 6890 của Agilent cho phép lắp:

FID: Detector ion hóa ngon lửa.

ECD: Detector bẫy điện tử.

uECD: Detector bẫy điện tử loại micro.

FPD: Detector quang hóa ngọn lửa.

TCD: Detector dẫn nhiệt.

NPD: Detector nito-photpho.

Với mỗi loại detector, yêu cầu về loại khí và tốc độ dòng cũng như nhiệt độ là rất

khác nhau. Máy GC lắp detector nào thì phần mềm sẽ trợ giúp cho detector đó.

Detector FID: Đây là detector thông dụng nhất trong sắc ký khí. Để soạn thảo các

thông số, ta đặt giá trị và tích vào các ô vuông nhỏ bên cạnh các đại lượng sau.

Page 43: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

31

Heater: Nhiệt độ thường đặt khoảng 220 - 300oC. Không được đặt dưới 150oC.

H2 flow: Dòng khí hydro đặt khoảng 30 - 40 ml/ph.

Air: Dòng khí nén đặt khoảng 300 - 400 ml/ph.

Make up: Dòng khí bổ trợ ta chọn khí N2, He… và có giá trị vào khoảng 20-30 ml/ph.

Sau khi các giá trị dòng khí ổn định, nhiệt độ đạt trên 150oC ta có thể click vào ô

IGNITE để tự động đánh lửa cho detector.

Click APPLY.

AUX: Là các thiết bị bổ trợ về nhiệt độ hay áp suất của GC, ví dụ như nhiệt độ hộp

valve, nhiệt độ interface cho khối phổ vv… Ta tích vào ô vuông tương ứng và đặt giá

trị nhiệt độ cho thích hợp với từng thiết bị bổ trợ. Click Apply.

Runtime: Đặt các lệnh tự động trong quá trình phân tích mẫu theo thời gian phân tích

mẫu:

Time (min): Thời gian thực hiện lệnh tính từ lúc bắt đầu chạy mẫu t = 0

Speccifier: Đại lượng sẽ chịu sự thay đổi.

Parameters: Thông số sẽ bị thay đổi.

Setpoint: Gía trị mới của thông số, ví dụ On/Off, Front/Back..

Click APPLY.

OPTIONS:

Presure units: Chọn đơn vị áp suất: psi, bar hay kPa.

Lock keyboard: Để chọn chế độ khóa bàn phím trên máy GC hay không.

Click APPLY.

Click OK để thoát khỏi cửa sổ Instrument Edit.

Signal Details: Ứng dụng cho trường hợp chạy nhiều detector đồng thời. Thông

thường không cần thay đổi mà chỉ cần click OK để thoát.

Như vậy ta đã soạn thảo xong phương pháp phân tích các thông số thiết bị (để

chạy mẫu phân tích).

Để lưu lại phương pháp dùng lệnh Method → Save Method As và gõ tên

phương pháp (tên phương pháp chỉ có tối đa 8 kí tự). Kích OK để thoát.

Page 44: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

32

4.1.3.5. Các bước chạy phân tích một mẫu sắc ký khí

Bước 1. Chuẩn bị mẫu

Chuẩn bị mẫu luôn luôn là một công việc đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian.

Nếu là mẫu lỏng thì cần phải chú ý tới các yếu tố như: Độ bay hơi với khoảng nhiệt độ

của thiết bị GC, mẫu phải được hóa hơi. Mẫu phân tích phải có tính đồng thể tránh tạo

nhũ tương hay có cặn lơ lửng. Để tránh quá tải cột cũng như quá tải detector, nồng độ

trong khoảng phát hiện của detector.

Nếu là mẫu headspace ta cần chú ý tới môi trường mẫu (pha trong dung môi nào,

dung tích lọ headspace, thể tích mẫu…).

Bước 2. Gọi phương pháp

(Nếu là phương pháp cần soạn thảo thì không cần)

Gọi phương pháp để phân tích bằng lệnh: Method -> Load Method và chọn

phương pháp cần phâp tích trong danh mục, click OK.

Chờ cho máy GC đạt các tiêu chuẩn ổn định (ready) bao gồm nhiệt độ lò,

detector, inlet, áp suất, tín hiệu detector vv… Tình trạng ổn định được thể hiện bằng

đèn LED đỏ “ Not Ready” trên bảng phím GC. Tuy nhiên người sử dụng phải quan sát

đường nền tín hiệu detector đảm bảo tương đối phẳng và ổn định thì mới nên bắt đầu

phép phân tích. Nếu đèn “ Not Ready” sang quá lâu, ta có thể bấm nút Status để xem

nguyên nhân và tìm cách khắc phục.

Bước 3. Đặt tên file dữ liệu (đặt file) và các thông tin về mẫu:

Ta chọn RunControl → Sample Info để truy cập vào cửa sổ Sample Info:

Operator Name: tên người chạy mẫu

Data File: Ta nên chọn Prefix/Counter khi đó ta đặt tên file với tiếp đầu ngữ và máy

tự động đếm phần chữ số khi chạy mẫu tiếp theo. Ví dụ: DATA.D và DATA2.D …như

vậy không bị xảy ra trường hợp file sau đè nên file đã chạy nếu người sử dụng quên

khai phần này.

Nếu ta chọn Manual thì trước mỗi lần chạy ta phải vào một tên file mới.

Page 45: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

33

Subdircctory: Là một thư mục con nằm được xác định theo đường dẫn

C:\HPCHEM\I\DATA. Ta có thể chọn thư mục con bằng cách gõ tên vào hay để trắng

nếu không chọn.

Location: Vị trí của lọ mẫu nếu dùng bơm mẫu tự động (ALS). Với bơm mẫu tự

động có khay mẫu thì các vị trí sẽ là 0- 100. Nếu bơm mẫu tự động không sử dụng

khay thì các vị trí chỉ là 101 - 108 (các vị trí trên turet của ALS).

Sample Name: Tên của mẫu, ví dụ “Mẫu chuẩn 1” hay “Pesticide X”...

Sample Amount: Lượng mẫu (khi sử dụng phương pháp ESTD% hay ISTD%).

ISTD Amount: Lượng chất chuẩn nội (có thể cho giá trị này khi xử lý số liệu cũng

được).

Comment: Ta có thể gõ vào các thông tin bổ trợ cho mẫu chạy.Click OK.

Bước 4: Bơm mẫu.

Nếu là bơm mẫu tự động, bơm mẫu dùng valve hay headspace ta thực hiện các

lệnh sau: RunControl → Run Method hay click phím F5 máy GC sẽ tự động thực

hiện các thao tác bơm mẫu.

Nếu là bơm mẫu bằng tay, ta dùng xylanh bơm mẫu vào inlet và đồng thời bấm

nút START trên GC.

Máy GC sẽ tự động ngừng phần ghi sữ liệu và kết thúc phép chạy sau khi kết thúc

thời gian chương trình nhiệt độ của lò (xem phần OVEN).

4.1.3.6. Theo dõi sắc ký đồ trong quá trình chạy mẫu

Để theo dõi sắc ký đồ trong quá trình chạy mẫu hay đường nền tín hiệu của

detector trong khi chờ ổn định, ta dùng lệnh sau:

View→ Onlines Signal → Signal Window1 hay

View→ Onlines Signal → Signal Window2

Khi đó các cửa sổ đồ thị Window1 hoặc Window2 tương ứng sẽ mở ra.

Thường ta chỉ sử dụng một cửa sổ Window1. Trong trường hợp chạy hai detector

đồng thời mới cần thiết phải mở hai cửa sổ.

Trong trường hợp tồn tại nhiều detector, ta thay đổi tín hiều bằng cách sau.

Page 46: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

34

Click vào phím “Change” ở cửa sổ “Online Plot”

Chọn các tín hiệu detector ở phần “Available Signal”; click vào phím “Add” để

đưa sang phần “Selected Signal”. Các tín hiệu được chọn sẽ xuất hiện trên màn hình

“Online Plot”.

Để loại bỏ một tín hiệu ra khỏi màn hình, ta thực hiện ngược lại: Click vào tín

hiệu cần bỏ ở phần “Selected Signal”, click vào phím “Remove”.

Để chọn thang cho sắc ký đồ theo dõi, ta gõ các giá trị thời gian và biên độ vào

các ô vuông x-axis và y-axis tương ứng.

Click vào “Auto y-Adjust” để đồ thị tự động chỉnh thang khi tín hiệu sắc ký vượt

ra ngoài cửa sổ theo dõi.

Click vào phím OK để thoát.

4.1.3.7. Xử lý số liệu (Data Analysis)

Ta chuyển sang chế độ 2 (Data Analysis) bằng lệnh: View –Data Analisis

Để thực hiện hoàn chỉnh các bước xử lý số liệu, ta thực hiện qua 4 bước sau:

Bước 1: Gọi sắc ký đồ ra màn hình (Load Signal)

Gọi sắc ký đồ của mẫu đã chạy:

File – Load Signal. Xuất hiện cửa sổ “Load Signal”. Tìm tên mẫu đã chạy theo đường

dẫn: C:\hpchem\1\data\tênffile.d hay: C:\hpchem\1\data\thư mục con\tênfile.d

Page 47: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

35

Chú ý: Nếu file dữ liệu có nhiều detector (chạy hai detector cùng một lúc) thì ta

có thể chọn một trong các tín hiệu bằng cách click vào tín hiệu cần xử lý (ví dụ ECD

hoặc FID...) nếu không toàn bộ các sắc ký đồ của mỗi detector đều bị gọi ra cùng một

lúc và có thể gây khó khăn cho công việc xử lý số liệu.

Gọi nhiều sắc ký đồ:

Trong nhiều trường hợp, người sử dụng cần gọi nhiều sắc ký đồ ra màn hình cùng

một lúc (ví dụ để so sánh, đối chiếu độ lặp lại của thời gian lưu hay điện tích peak

v.v...) khi đó tiến hành các bước sau:

Sắc ký đồ đầu tiên gọi ra màn hình như phần 1. Từ sắc ký đồ thứ 2 ta dùng lệnh: File –

Overlay signal sau đó tiến hành chọn file dữ liệu như bình thường. Có thể gọi ra nhiều

sắc ký đồ không giới hạn số lượng.

Nếu ta lại sử dụng lệnh File – Load Signal thì lại trở về chế độ gọi một sắc ký đồ ra

màn hình.

Bước 2. Điều chỉnh trục tọa độ

Vào lệnh Graphics – Signal Options- màn hình sẽ xuất hiện ra cửa sổ Signal

Options. Các mục trong cửa sổ này có nội dung như sau:

Include bao gồm “Axis”: trục tọa độ, “Compound Name”: tên hợp chất phân tích

v.v.... Ta click toàn bộ các ô vuông trắng để thể hiện các mục này trên sắc ký đồ.

Ranges: Gồm 3 chế độ:

Full: Thang đồ thị sẽ lấy toàn bộ thời gian chạy và chiều cao của peak lớn nhất. Trong

sắc ký khí ít khi dùng lệnh này do peak dung môi thường rất lớn hơn so với các peak

phân tích khác.

Use Ranges: với chế độ này ta có thể gõ vào các giá trị của thang đồ thị như thời gian

(min, max) và biên độ (min, max).

Autoscale: Ở chế độ này máy tự động điều chỉnh thang tọa độ, đôi khi cũng có kết quả

khá tốt. Người sử dụng có thể lấy chế độ autoscale trước để ước lượng các giá trị biên

độ sau đó sẽ chọn giá trị cụ thể cho chế độ use ranges.

Page 48: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

36

Multi Chromatogram: Dùng cho trường hợp nhiều sắc ký đồ cùng được gọi ra trên

màn hình, bao gồm:

+ Separated: Các sắc ký đồ sẽ được bố trí cách biệt nhau, các trục thời gian song song

với nhau nên người sử dụng có thể so sánh thời gian lưu của các peak của cùng một

cấu tử ở các sắc đồ khác nhau.

+ Overlaid: Các sắc ký đồ sẽ đươc xếp chồng nên nhau (cùng hệ trục tọa độ) do đó

người sử dụng có thể so sánh cả thời gian lưu và diện tích cũng như chiều cao các

peak.

Cuối cùng chọn OK để thoát.

Chú ý: Các điều kiện về đồ thị đã chọn được sẽ được lưu vào phương pháp, do đó khi

sử lý các số liệu tiếp theo ta không cần phải thực hiện lại các bước như trên.

Bước 3. Chọn điều kiện tích phân.

Vào lệnh: Integrantion – Integrantion Events - Màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ

tích phân với các thông số ban đầu như sau:

Slope sensitivity: Độ nhạy về góc của peak.

Peak width: Chiều rộng peak.

Height reject: Loại bỏ về chiều cao peak.

Area reject: Loại bỏ về điện tích peak v.v...

Các đại lượng trên có giá trị tỷ lệ nghịch với độ nhạy của chương trình tích

phân, có nghĩa là: hight reject hay area reject càng lớn thì số peak được tích phân

càng ít (không lấy tích phân các peak có giá trị nhỏ hơn).

Ta cũng có thể dùng lệnh Integrate – Auto Integrate để máy tự động tích phân.

Khi đó phần mềm sẽ tìm được một bộ các giá trị của các đại lượng trên.

Người sử dụng có thể dựa vào các giá trị thông số tích phân tự động này để thay đổi

được các điều kiện tích phân tốt hơn.

Sau khi đặt xong các thông số thì bấm vào biểu tượng cánh cửa màu xanh, sau

đó bấm YES để lưu lại các thông số tích phân và thoát khỏi chương trình tích phân.

Page 49: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

37

Chú ý: Các thông số tích phân sắc ký đồ vừa tìm được sẽ được lưu vào phương pháp,

do đó khi xử lý só liệu tiếp theo ta không cần phải thực hiện lại các bước như trên.

Bước 4. Lập bảng chuẩn

Phần mềm Chemstation cho phép thực hiện 6 chế độ tính toán kết quả:

Area Percent: Phương pháp phần trăm diện tích.

Norm%: Phương pháp phần trăm chuẩn xóa.

ESTD: Phương pháp chuẩn ngoại.

ISTD: Phương pháp chuẩn nội.

ISTD%: Phương pháp chuẩn nội %.

ESTD %: Phương pháp chuẩn ngoại %.

Trong đó phương pháp phần trăm diện tích là đơn giản nhất, không phải lập bằng

chuẩn, tuy nhiên có độ chính xác thấp và cũng chỉ áp dụng cho một số trường hợp thích

hợp.

4.1.3.8. Phương pháp lập bảng chuẩn ngoại (ESTD)

Gọi sắc ký đồ của điểm chuẩn thứ nhất: Ta thực hiên qua các bước 1, 2 và 3 như

đã trình bày ở trên. Vào lệnh “Calibration – New Calibration Table” Xuất hiện 1 cửa

sổ, click OK, xuất hiện tiếp bẳng chuẩn mới, chưa có tên các chất phân tích và nồng độ

tương ứng.

Ta click vào peak của cấu tử cần chuẩn (trên sắc ký đồ),peak sẽ nhuộm màu xanh.

Trên bảng chuẩn,dòng tương ứng với peak đó sẽ có màu đen.

Trong bảng chuẩn, trên dòng bị nhuộm đen, ta điền tên cấu tử vào cột Compound

và giá trị nồng độ vào cột amt (không ghi đơn vị nồng độ).

Tiếp tục làm như vậy với các cấu tử thứ 2, thứ 3 v.v.... có trong sắc ký đồ.

Click OK để thoát. Máy sẽ yêu cầu xóa các dòng có Amt = 0 (các peak không được

chuẩn) – bâm YES để chấp thuận. Như vậy ta đã có bảng chuẩn một điểm (1 level).

Để thêm điểm chuẩn cho bảng, ta thực hiện tiếp như sau:

Gọi sắc ký đồ của điểm chuẩn thứ hai: Ta thực hiện qua các bước 1, 2 và 3 như

đã trình bày ở phần trên.

Page 50: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

38

Vào lệnh “Calibration – Add level” Xuất hiện cửa sổ ADD LEVEL, click OK,

xuất hiện bảng chuẩn 2 điểm. Mỗi một cấu tử sẽ có tương ứng hai dòng: level 1 và

level 2. Điền các nồng độ của điểm chuẩn thứ 2 của các cấu tử vào cột Amt và dòng

level 2.

Click OK để thoát.

Thực hiện tương tự với điểm chuẩn thứ 3, thứ 4... (level 3, level 4 v.v..).

Để thay đổi đơn vị nồng độ, tính chất đường chuẩn, ta vào lệnh:

“Calibration/Calibration Setting”, cửa sổ Calibration setting sẽ xuất hiện. Gõ đơn vị

nồng độ vào phần Amount Unit, ví dụ ppm hay ng/l v.v.. Phần Calibration Curve, ta

có thể thay đổi tính chất đường chuẩn như Linear (tuyến tính), Quadratic (bậc 2),

Cubic (bậc 3)...

Sau khi đã có bảng chuẩn, ta thực hiện lệnh Report/Specify Report.

Xuất hiện cửa sổ Specity Report.

Phần Calculate, ta chọn ESTD.

Phần Destination, chọn Screen.

Report Style: chọn short.

Click OK để thoát.

Để lưu bảng chuẩn ta phải lưu phương pháp với lệnh sau: File / save as method

sau đó gõ tên phương pháp.

4.1.3.9. Phương pháp lập bảng chuẩn nội (ISTD)

Gọi sắc ký đồ của điểm chuẩn thứ nhất: Ta thực hiện qua các bước 1, 2 và 3 như

đã trình bày ở trên.

Vào lệnh “Calibration/New Calibration Table”. Xuất hiện một cửa sổ, click

OK, cuất hiện tiếp bảng chuẩn mới.

Ta click vào peak của cấu tử cần chuẩn (trên sắc ký đồ), peak sẽ nhuộm màu

xanh. Trên bảng chuẩn, dòng tương ứng với peak đó sẽ có màu đen.

Trên dòng bị nhuộm màu, ta điền tên cấu tử vào cột Compound giá trị nồng độ

vào cột amt (nồng độ không đơn vị).

Page 51: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

39

Tiếp tục làm như vậy với các cấu tử thứ 2, thứ 3, v.v…

Riêng với cấu tử được chọn làm chất chuẩn nội, ta phải chuyển đến cột ISTD (ở

phía phải bảng chuẩn), và đổi NO thành YES, Phần mềm sẽ xuất hiện một cửa sổ phụ,

ta click OK.

Click OK để thoát.Máy sẽ yêu cầu xóa các dòng có Amt = 0 (các peak không

được chuẩn) – bấm YES để chấp nhận. Như vậy ta đã có bảng chuẩn nội một điểm

Để thêm điểm chuẩn cho bảng, ta thực hiện tiếp như sau:

Gọi sắc ký đồ của điểm chuẩn thứ hai: Ta thực hiện qua các bước 1, 2 và 3 như đã

trình bày ở trên. Vào lệnh “Calibration/Add Level” Xuất hiện cửa sổ Add Level,

click OK, xuất hiện bảng chuẩn 2 điểm. Mỗi một cấu tử sẽ có tương ứng 2 dòng: level

1 và level 2.

Điền các nồng độ của điểm chuẩn thứ 2 của các cấu tử vào dòng level 2. Riêng

với chất chuẩn nội, nồng độ của các điểm chuẩn thường bằng nhau. Click OK để thoát.

Thực hiện tương tự với điểm chuẩn thứ 3, thứ 4 v.v…

Để thay đổi đơn vị nồng độ, tính chất đường chuẩn, ta vào lệnh:

“Clibration/Calibration Setting” để vào cửa sổ Calibration Setting. Gõ đơn vị nồng

độ vào phần Amount Unit, ví dụ ppm hay ng/l v.v.. Phần Calibration Curve, ta có thể

thay đổi tính chất đường chuẩn bằng cách click vào Linear (tuyến tính), Quadratic

(bậc 2), Cubic (bậc 3), Exponential (hàm mũ) v.v...

Sau khi đã có bảng chuẩn, ta thực hiện lệnh Report/Specify Report

Xuất hiện cửa sổ Specify Report.

Phần Calculate, ta chọn ISTD.

Phần Destination, chọn Screen.

Report Style: chọn Short.

Click OK để thoát.

Để lưu bảng chuẩn, ta phải lưu phương pháp với lệnh sau: File/Save as/Method

sau đó gõ tên phương pháp.

Page 52: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

40

Bước 5. In kết quả

Sau khi lập xong bảng chuẩn (ESTD hay ISTD), việc in kết quả được thực hiện

rất đơn giản như sau:

Gọi sắc ký đồ của mẫu được xác định nồng độ: Ta thực hiện qua các bước 1, 2 và

3 như đã trình bày ở trên.

Vào lệnh Report/Print Report. Kết quả sẽ được in ra màn hình. Nếu muốn in kết

quả ra máy in, ta click vào lệnh “Print”.

Để in các thông tin khác, ta có thể dùng các lệnh sau:

+ File/print/Integration Results: In kết quả phân tích.

+ File/print/Calibration Table: In bảng chuẩn.

+ File/print/Calib Table+Curve: In cả bảng chuẩn và đường chuẩn.

+ File/print/Selected Window: In sắc ký đồ đang có trên màn hình.

4.2. Giới thiệu về phương pháp HPLC[5]

4.2.1. Sơ lược về hệ thống HPLC

Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống HPLC

Trong đó:

1: Bình chứa pha động. 5: Cộ sắc ký (pha tĩnh).

2: Bộ phận khử khí. 6: Đầu dò.

3: Bơm cao áp. 7 Hệ thống máy tính có phần mềm ghi nhận tín

hiệu, xử lý dữ liệu và điều khiển hệ thống.

Page 53: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

41

4: Bộ phận tiêm mẫu. 8: In dữ liệu.

4.2.1.1. Bình chứa pha động

Máy HPLC thường có 4 đường dung môi vào đầu bơm cao áp cho phép chúng ta

sử dụng 4 bình chứa dung môi cùng một lần để rửa giải theo tỉ lệ mong muốn và tổng tỉ

lệ của 4 đường là 100%.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, ít khi sử dụng 4 đường dung môi cùng một lúc mà

thường sử dụng 2 hoặc 3 đường để cho hệ pha động luôn được pha trộn đồng nhất hơn,

hệ pha động đơn giản hơn giúp ổn định quá trình rửa giải.

Lưu ý: Tất cả dung môi dùng cho HPLC đều phải là dung môi tinh khiết sử dùng

cho HPLC. Tất cả các hóa chất dùng để chuẩn bị mẫu và pha hệ đệm đều phải là hóa

chất tích khiết dùng cho phân tích.

Sử dụng hóa chất tinh khiết nhằm tránh hỏng cột sắc ký hay nhiễu đường nền.

4.2.1.2. Bộ khử khí Degases

Mục đích sử dụng bộ khử khí nhằm lọai trừ các bọt nhỏ còn sót lại trong dung

môi pha động, tránh xảy ra một số hiện tượng có thể có như sau:

Tỷ lệ pha động của các đường dung môi không đúng làm cho thời gian lưu của

peak thay đổi.

Trong trường hợp bọt quá nhiều, bộ khử khí không thể lọai trừ hết được thì bơm

cao áp có thể không hút được dung môi, khi đó ảnh hưởng đến áp suất và hoạt động

của cả hệ thống HPLC.

Trong các trường hợp trên đều dẫn đến sai kết quả phân tích.

4.2.1.3. Bơm cao áp

Mục đích để bơm pha động vào cột thực hiện quá trình chia tách sắc ký. Bơm

phải tạt được áp suất cao khoảng 250 – 600 bar và tạo dòng liên tục. Lưu lượng bơm từ

0.1 đến 10 ml/phút.

4.2.1.4. Bộ phận tiêm mẫu

Page 54: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

42

Để đưa mẫu vào cột phân tích theo với thể tích bơm có thể thay đổi.

Có 2 cách đưa mẫu vào cột: Bằng tiêm mẫu thủ công và tiêm mẫu tự động

(autosamper).

4.2.1.5. Cột sắc ký

Cột chứa pha tĩnh được coi là trái tim của của hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Cột pha tĩnh thông thường làm bằng thép không rỉ, chiều dài cột thay đổi từ 5 – 25 cm

đường kính trong 1 – 10 mm, hạt nhồi cỡ 0.3 – 5 µm,…

Chất nhồi cột phụ thuộc vào lọai cột và kiểu sắc ký.

4.3.1.6. Đầu dò

Là bộ phận phát hiện các chất khi chúng ra khỏi cột và cho các tín hiệu ghi trên

sắc ký đồ để có thể định tính và định lượng. Tùy theo tính chất của các chất phân tích

mà người ta lựa chọn lọai đầu dò phù hợp.

Tín hiệu đầu dò thu được có thể là: độ hấp thụ quang, cường độ phát xạ, cường độ

điện thế, độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt, chiết suất,…

Trên cơ sở đó, người ta sản xuất các lọai đầu dò sau:

Đầu dò quang phổ tử ngọai 190 – 360 nm để phát hiện UV.

Đầu dò quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-VIS) (190 – 900 nm) để phát hiện các chất

hấp thụ quang. Đây là lọai đầu dò thông dụng nhất.

Đầu dò hùynh quang (RF) để phát hiện các chất hữu cơ chứa huỳnh quang tự nhiên

và các dẫn suất có huỳnh quang.

Đầu dò DAD (Detector Diod Array) có khả năng quét chồng phổ để định tính các

chất theo độ hấp thụ cực đại của các chất.

Đầu dò khúc xạ (chiết suất vi sai) thường dùng đó các loại đường.

Đầu dò điện hóa: Đo dòng, cực phổ, độ dẫn.

Đầu dò đo độ dẫn nhiệt, hiệu ứng nhiệt,…

4.2.1.7. Bộ phận ghi nhận tín hiệu

Page 55: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

43

Bộ phận này ghi tín hệiu do đầu dò phát hiện.

Đối với các hệ thống HPLC hiện đại, phần này được phần mềm trong hệ thống

ghi nhận, lưu các thông số, sắc ký đồ, các thông số liên quan đến peak như tính đối

xứng, hệ số phân giải,… đồng thời tính toán, xử lý các thông số liên quan đến kết quả

phân tích.

4.2.1.8. In dữ liệu

Sau khi phân tích xong, dữ liệu sẽ được in ra qua máy in kết nối với máy tính có

cài phần mềm điều khiển.

4.2.2. Giới thiệu về phương pháp HPLC đầu dò hấp thu tia tử ngoại (UV)

Nguyên tắc hoạt động: Là đầu dò dựa trên phương pháp phân tích phép đo độ

hấp thụ quang của mẫu khí chiếu qua nó một nguồn sáng tử ngoại hoặc khả kiến.

Các đặc tính chung của HPLC-UV: Lúc khởi đầu, pha động di chuyển ra khỏi cột,

sắt ký đồ vạch một đường thẳng còn được gọi là đường nền với mức hấp thu bằng zero.

Khi dòng dung môi có mang chất phân tích, chất phân tích sẽ hấp thu UV khiến cho sự

hấp thu dòng dung môi thay đổi, ống quang điện làm xuất hiện một pic trên sắc ký đồ.

Dùng để phân tích: Chất có khả năng hấp thụ quang: protein, peptit, phân tử hữu

cơ, hợp chất thuốc,...

Hệ thống đầu dò gồm: Nguồn sáng; Thiết bị lựa chọn bước sóng; Ống quang

điện; Ống chứa dung dịch mẫu phân tích.

Bước sóng thường được sử dụng là 245 nm. Có thể sử dụng các bộ lọc khác để có

bước sóng 220, 313, 334, 365, 436 và 546 nm. Việc lựa chọn để đầu dò hoạt động ở

bước sóng nào tùy vào sự phân tích loại hợp chất hữu cơ có mức hấp thu mạnh, vượt

trội so với những hợp chất khác ở bước sóng đó.

Loại đầu dò này được sử dụng nhiều nhất trong máy HPLC.

Ưu điểm: Không nhạy với nhiệt độ, có sự đáp ứng tuyến tính giữa sự hấp thu UV

với lượng mẫu chất.

Page 56: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

44

Nhược điểm: Khá kén chọn loại hợp chất phân tích vì một số loại hợp chất hấp

thu UV rất kém.

4.2.3. Cách vận hành máy HPLC-UV[6]

Model: HPLC 1200 Infinity better Series với đầu dò UV.

Hãng sản xuất: Agilent Technologies.

4.2.3.1. Khởi động thiết bị

Chuẩn bị pha động: Sử dụng hóa chất chuyên dụng (nguyên chất, tinh khiết), pha

xong lọc qua màng lọc 0.45 μm (47mmID) và phải lắc siêu âm trong thời gian ít nhất

15 phút.

Chuẩn bị cột: Lựa chọn cột phân tích phù hợp (chú ý: cột pha thuận hay pha đảo

để chọn pha động tương đương).

Chuẩn bị mẫu thử và mẫu chuẩn: Mẫu phải được pha trong dung dịch dùng cho

sắc ký, sau đó lọc qua màng lọc 0.45um (13 mm ID).

Lắp cột vào giá đỡ (nếu có tháo cột cất khi tắt hệ thống).

Cho đầu lọc tương ứng của các kênh vào lọ chứa dung môi (pha động).

Bật công tắc nguồn HPLC 1200 Infinity better Series (bộ nguồn 24V) trước

Bật công tắc nguồn các module trong hệ thống máy tính, máy in. Mở phần mềm

Instrument 1 online.

Mở van xả ở bơm dung môi (Drain valve) theo chiều ngược kim đồng hồ khoảng

180o để điền đầy dung môi vào ống dẫn, xả dung môi nếu kênh muốn sử dụng chứa

dung môi mới không hòa tan dung môi cũ… Vào phần mềm Agilent HPLC (online)

Bấm Instrument chọn Pump control, trong cửa sổ Pump control, mục Pump chọn chế

độ ON, mục Seal Wash Pump chọn chế độ Single Wash (rửa đơn), nhập thời gian tại

ô Duration nhập tốc độ dòng, nhấn OK máy mặc định tốc độ dòng đó.

Khi xả dung môi ta có thể chọn cả 4 kênh đồng thời, mục Seal Wash Pump chọn

chế độ Periodic nhập tốc độ dòng và thời gian rửa tại ô Period, sau đó nhấn OK.

Page 57: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

45

Thông thường mất khoảng 3 đến 5 phút sẽ hết bọt khí (dung môi mới đã được

điền đầy ống dẫn).

Đóng chặt van Drain lại bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi vừa

chặt tay.

Thực hiện rửa đường ống cho bơm: thực hiện rửa các đường ống nếu trong ống

có bọt khí.

Vặn van Drain ngược chiều kim đồng hồ 180o

Cũng vào phần mềm Agilent HPLC ONLINE Bấm Instrument chọn Pump

control, trong cửa sổ Pump control, mục Pump chọn chế độ ON, mục Seal Wash

Pump chọn chế độ Single Wash (rửa đơn) , sau nhập thời gian tại ô Duration nhập tốc

độ dòng, nhấn OK máy mặc định tốc độ dòng đó, thường l0 ml/ phút.

Cửa sổ Pump control:

Khi rửa các đường ống nếu trong ống có bọt khí ta có thể chọn cả 4 kênh đồng

thời, mục Seal Wash Pump chọn chế độ Periodic nhập tốc độ dòng và thời gian rửa cho

từng kênh tại ô Period, sau đó nhấn OK.

Khởi động phần mềm Instrument 1 online.

Page 58: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

46

Kích đúp (Double –click) trên biểu tượng Instrument 1 ONLINE trên màn hình

máy tính. Hoặc “Start” → “Program” → Chromatography → “Instrument”

- Kích đúp vào mục có tên mặc định là Instrument trên thanh công cụ.

- Lúc này đã khởi động xong phần nềm HPLC Agilent (bản online) và sẽ có một cửa sổ

mới để ta có thể cài đặt thông số và chạy mẫu…

Phần mềm Instrument 1 ONLINE cũng có 3 chế độ màn hình chính:

Method And Run Control (lập phương pháp và chạy mẫu).

Data Analysis (Xử lý số liệu).

Report Layout (Thay đổi dạng báo cáo).

Để chuyển đổi giữa các chế độ, ta vào mục View và click vào chế độ cần chuyển

tới. Dạng báo cáo thường ở chế độ ngầm định nên chế độ 3 không sử dụng.

4.2.3.2. Tạo một phương pháp mới

Để lập phương pháp chạy mẫu, ta chuyển màn hình ở chế độ 1.

Trên thanh công cụ Method > New method khi đó trên màn hình màu xanh

trên cùng cửa sổ xuất hiện tên mặc định là Instrumen 1 Online.

Đối với các phương pháp mới ta cần đặt các thông số cho các module.

Trong cửa sổ “Instrument 1 online”. Chọn mục Method.

Khai báo thông tin cho mẫu bằng chọn “Method Information” trong hộp thoại

này hiện ra cửa sổ Sample info: instrument 1.

Trong ô Data file thay đổi Path, có nghĩa nơi lưu trử phương pháp.

Subdirectory, tên thư mục con.

Chọn chế độ Prefix/counter nhập ngày truy cập tại Prefix và số tiền tố tại counter.

Còn ô Sample parameters (thông số mẫu): Gồm Location (vị trí lọ mẫu trong khây):

vial 1. Nhập tên mẫu tại ô Sample name. Multiplier và Dilution là 1. Sau đó chọn OK.

Nhập các tham số cần thiết cho thiết bị

Page 59: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

47

Pupm: Click chuột phải vào đối tượng chọn dòng Set up Pump

hiện ra của sổ, chúng ta tiến hành khai báo thông tin cần thiết như Flow

(tốc dộ dòng) 1.000 ml/phút, Stop time thường 10.00 phút, nhấn OK như hình bên dưới

Và cài đặt thông số Pump Control cũng Click chuột phải vào đối tượng

chọn dòng Control… hiện ra của sổ, chúng ta tiến hành khai báo

thông tin tương tự hình bên dưới.

Pump ở chế độ ON, Seal Wash Pump để ở chế độ OFF, sau đó nhấn OK để xác nhận.

Cài đặt lại thông số đèn cho đầu dò. Click chuột phải vào đối tượng chọn dòng

Set up VWD, khai báo các thông số như hình ảnh bên dưới.

Page 60: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

48

Lamp ở chế độ ON, Analog Output Range là 1V, Sau đó chọn OK

Để lưu lại phương pháp dùng lệnh Method-> As Save Method. Khi đó xuất hiện

cửa sổ.

Chọn thư mục lưu phương pháp là Method hoặc tạo Folder bất kỳ, trong các ổ

cứng máy tính.

Không nên lưu data ở ổ C, vì khi máy tính trục trặc sẽ mất hết dữ liệu. Đặt tên

cho phương pháp (tên phải dễ nhớ, nên lưu theo tên mẫu). Sau khi đặt xong, nhấn nút

Save để lưu phương pháp.

Chú ý: Phương pháp nên lưu trong thư mục Method.

Mở phương pháp đã có sẵn

Khi đã có sẵn phương pháp phù hợp với mẫu mà ta muốn phân tích (thường thì

phương pháp mà ta đã tạo cho mẫu này ở lần chạy trước) khi đó ta chỉ cần mở phương

pháp này để chạy mà ta không cần tạo phương pháp mới. Các bước thực hiện mở một

phương pháp mới như sau. Click chọn biểu tượng trên thanh công cụ, sau đó

tìm kiếm tên phương pháp đã lưu trong Method sau đó click chuột trái chọn phương

pháp. Máy mặc định làm theo phương pháp đã chọn.

4.2.4. Các bước chạy phân tích một mẫu sắc ký lỏng

4.2.4.1. Chạy đường nền

Page 61: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

49

Sau khi ta bấm “Load method” từ menu “control” bơm sẽ bắt đầu chạy (On) nếu

trước đó bơm đang tắt. Trước khi chạy mẫu ta phải thực hiện chạy đường nền cho

Detector (chỉnh Zero).

Các bước chạy đường nền:

Bước 1. Chọn Run Control => Run method khi đó đường nền sẽ chạy.

Bước 2. Khi đường nền chạy hết thời gian ma ta đặt cho tham số Run time thì sẽ tự

động ngừng. Nếu thấy đường nền chưa ổn định thì ta phải chạy lại cho tới khi đường

nền ổn định.

Bước 3. Nếu thấy đường nền ổn định trước thời gian Run time thì ta có thể ngừng chạy

bằng cách chon Run Control > Stop Run/Injector/Sequence.

Chú ý: Thông thường từ khi bắt đầu chạy đến khi đường nền ổn định cũng phải cỡ 30

phút (nếu hệ thống sạch). Còn hệ thống mà bẩn có thể lâu hơn.

Nên rung siêu âm pha động trước khi chạy nếu pha động để lâu quá 3 ngày nên

lọc lại trước khi dùng.

Nước cất phải được lọc qua màng lọc 0.45um (Ø47 mm).

Sau khi đổi kênh dung môi qua lọ mới phải để điền đầy ống dẫn (Mở van Drain).

4.2.4.2. Chạy mẫu chuẩn, mẫu thử

Sau khi đường nền ổn định, ta thực hiện chạy mẫu chuẩn và mẫu thử.

Có 2 chế độ chạy mẫu chuẩn: Chạy mẫu theo chế độ Single Run và Sequence

Run. Ở đây chọn chế độ Single Run.

Single Run: Chế độ Single Run thường dùng để chạy mẫu chuẩn để thực hiện các

thao tác xác định peak, đặt tên cho peak... dựa trên phương pháp đã thiết lập hoặc tiến

hành tạo phương pháp mới.

Sequence Run: Chế độ này dùng để chạy các mẫu chuẩn có nồng độ khác nhau

để xây dựng đường chuẩn có nhiều mức (đi qua hai điểm trở lên và không nhất thiết

phải đi qua gốc tạo độ), hoặc chạy mẫu theo lô (chạy nhiều mẫu trên cùng phương

Page 62: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

50

pháp). Tuy nhiên trước khi chạy Sequence Run ta cũng cần chạy khảo sát trước bằng

Single Run để biết thời gian lưu, và thời gian chạy mẫu…

Để thực hiện hiệu chỉnh sắc đồ ta nên chạy mẫu chuẩn ở chế độ Single Run.

Các bước chạy ở chế độ Single Run

Sau khi chọn các thông số phù hợp giống như tạo một phương pháp mới hoặc

chọn phương pháp với chế độ Single Run đã thiết lập từ trước.

Sau khi điền đầy đủ các tham số thích hợp vào cửa sổ trên. Máy hiện chữ Ready trên

font nền xanh lá cây, để thông báo máy đã sẵn sàng chạy, còn nếu chưa

khai báo đầy đủ máy hiện chữ Not Ready trên font nền màu đỏ , kiểm

tra lại các thông số.

Vào Run Control -> Run Method hoặc nhắn phím F5, máy sẽ mặc định đang

chạy thông tin đã khai báo từ phương pháp.

Lúc này màn hình sẽ xuất hiện sắc đồ ở chế độ Single Run.

Bơm mẫu: Nếu có bộ bơm mẫu tự động thì máy sẽ tự động bơm và chạy theo

quy trình đã cài đặt.

Bước này chủ yếu hiệu chỉnh sắc đồ, do đó ta có thể dùng một trong các nẫu

chuẩn mà ta chuẩn bị chạy để bơm.

Page 63: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

51

Khi đó ta thực hiện thao tác hiệu chỉnh trên sắc đồ nhận được.

Khi sử dụng bơm mẫu bằng tay thì thực hiện theo các bước sau:

Rửa Syringe bơm mẫu bằng pha động khoảng 5 lần.

Lau kim Syringe.

Rửa lại Syringe bằng chính dung dịch mẫu khoảng 5 lần.

Chú ý: Khi rửa bằng dung dịch mẫu phải cẩn thận, hút dung dịch mẫu vào trong

syringe rồi bơm ra ngoài không được bơm vào lọ dung dịch mẫu.

Hút mẫu vào Syringe. chú ý tránh bọt khí và bơm thể tích gấp khoảng 3 đến 4 lần

thể tích của sample loop.

Lau Syringe một lần nữa.

Đưa kim Syringe vào Rheodyne (Rheodyne ở vị trí Inject).

Chuyển vị trí Rheodyne đến vị trí Load.

Bơm mẫu nhớ để lại khoảng 5 đến 10ul ở xilanh, không nên bơm hết.

Chuyển Rheodyne về vị trí Inject.

Rút Syringe ra khỏi Rheodyne.

Lúc này phần mền sẽ tự động kích Start để bắt đầu ghi sắc đồ.

Hiệu chỉnh sắc đồ

Để theo dõi sắc ký đồ trong quá trình chạy mẫu hay đường nền tín hiệu của

Detector trong khi chờ ổn định, ta dùng lệnh sau:

View→ Onlines Signal → Signal Window1 hay View→ Onlines Signal →

Signal Window2

Sau khi quá trình sắc ký kết thúc, ta thực hiện một số thao tác chỉnh sửa để nhận

được sắc đô như ý muốn. Ví dụ như xuất hiện trên sắc đồ tên các peak (Name), thời

gian lưu (Ret. time) cửa các peak cần thiết...

Ta có thể thực hiện chỉnh sửa các sắc đồ từ các biểu tượng ở phía dưới cửa sổ:

Page 64: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

52

Hoặc bằng cách nhấn chuột phải trên nền sắc đồ xuất hiện menu trên nền sắc đồ, chọn

Graphical programming -> xuất hiện các lệnh chỉnh sửa. Define Peaks: Xác định các

peak bằng chọn biểu tượng Define Peaks ở phía dưới cửa sổ.

Nhập chọn điểm đầu và điểm cuối cửa các peak mà ta muốn xác định.

Giá trị thờ gian Start time và Stop time được ghi tự động đúng bằng giá trị khi ta

chọn điểm đầu và điểm cuối trên sắc đồ.

Ngoài ra còn hay sử dụng các lệnh như: Minimum area, Integration off,

manual baseline…Ta có thể di chuột đến các biểu tượng để biết tên lệnh.

Sau đó lưu phương pháp (Lúc này chỉ cần chọn File → Method → Save).

4.2.5. Xử lý số liệu (Data Analysis)

Đánh giá diện tích peak: Diện tích peak của một chất tương ứng với tổng lượng

chất đó. Để tính diện tích peak người ta dùng máy phân tích điện tử gắn với máy vi tính

(sai số 0.5%) hoặc máy tích phân cơ học (sai số 1.3%). Phương pháp được dùng cho

các peak không bị trôi nền và cả peak có đường nền bị trôi. Phương pháp này chỉ cần

điểm đầu và điểm cuối của peak được nhận ra chính xác và cho kết quả tốt đối với

nồng độ trung bình, vừa và cao.

Đánh giá chiều cao peak: Khi peak có dạng không đổi thì chiều cao peak là một

đại lượng tỷ lệ với diện tích peak và nó cũng có thể sùng để đánh giá sắc ký đồ.

Phương pháp này chỉ áp dụng khi các chỉ số k’ là hằng định. Với peak có đường nền bị

nhiễu hoặc peak hẹp thì việc xác định chiều cao peak sẽ dễ dàng và chính xác hơn việc

xác định diện tích peak.

Cách tính kết quả dựa trên phương pháp sử dụng

Phương pháp ngoại chuẩn: Là phương pháp dựa trên cơ sở so sánh mẫu chuẩn

và mẫu thử trong cùng điều kiện. Kết quả của chất chưa biết được tính toán so với mẫu

chuẩn đã biết trước nồng độ hoặc suy ra từ đường chuẩn.

Phương pháp nội chuẩn: Là phương pháp cho thêm vào mẫu chuẩn và mẫu thử

một lượng chất không đổi, mà trong cùng điều kiện sắc ký nó có thời gian lưu gần với

Page 65: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

53

thời gian lưu của chất cần phân tích trong mẫu thử. Nó được tách hoàn toàn và có nồng

độ của chất phân tích và có cấu trúc hóa học tương tự.

Phương pháp thêm chuẩn: Chủ yếu được sử dụng trong kỹ thuật HPLC khi có

vấn đề ảnh hưởng của các chất phụ. Dung dịch mẫu thử được thêm một lượng xác định

chất chuẩn. Các peak thu được của cả hai dung dịch mẫu thử và mẫu thử thêm chất

chuẩn phải được đo trong cùng một điều kiện sắc ký. Kết quả được tính toán dựa vào

sự chênh lệch nồng độ và độ tăng của diện tích hoặc chiều cao peak.

Phương pháp tính theo phần trăm diện tích peak: Nồng độ của mẫu thử được

tính toán dựa trên diện tích peak tính theo tỷ lệ phần trăm diện tích peak chất thử trên

tổng diện tích toàn bộ peak có trong sắc ký đồ. Trong HPLC phương pháp này chỉ

đúng khi có sự đáp ứng của Detector trên các chất là như nhau, nếu không như nhau

khi đó với mỗi chất cần có hệ số hiệu chỉnh.

Thao tác trên phần mềm

Ta chuyển sang chế độ 2 (Data Analysis) bằng lệnh: View – Data Analisis.

Để thực hiện hoàn chỉnh các bước xử lý số liệu, Ta thực hiện qua 4 bước tương tự

như đối với xử lý số liệu cho sắc đồ theo phương pháp GC.

Tạo báo cáo kết

Custom Fields setup là báo cáo gồm các thông tin cho phép phân tích như

phương pháp, sắc đồ, bảng peaks...

Sau khi hoàn thành công việc chạy mẫu, ta phải xem hoặc in các kết quả thông

qua báo cáo (Print Method).

Tạo báo cáo không nhất thiết phải bật hệ thống HPLC. Khi đã có dữ liệu ta có thể

mở máy tính để sử dụng phần mềm Instrument 1 Offline để tạo báo cáo.

Vào Method/ Load method, sau đó tìm tên báo cáo được lưu trữ phương pháp.

4.2.6. Tắt hệ thống

Sau khi kết thúc quá trình phân tích. Ta thực hiện tắt hệ thống như sau.

Page 66: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

54

Tắt đèn từ cửa sổ phần mềm. (nên tắt đèn trước khi tắt máy ít nhất là 2 phút để

đảm bảo đèn được làm mát). Ta click vào biểu tượng chọn “Set up VWD

Signal… Hiện ra cửa sổ VWD control: Instrument chọn Lamp Off.

Chạy rửa cột bằng pha động thích hợp trước khi tắt hệ thống, thường cột pha đảo

ta chạy rửa bằng H2O/MeOH (tỉ lệ giảm dần nước, tăng dần Methanol). Cột pha thuận

sử dụng n-Hexan/Totuen... để chạy rửa (hoặc sử dụng pha động đi kèm với bản test cột

để chạy rửa).

Đóng tất cả các cửa sổ phần nềm Instrument bằng cách vào mục Instrument

trên thanh công cụ, chọn File → exit. Cần chú ý thận trọng khi phần mềm nhắc: “Save

Method”, có thể người sử dụng bị mất phương pháp phân tích gốc.

Tắt lần lượt các Module trong hệ thống. nên ngừng bơm trước khi tắt công tắc

bơm .Tắt PC → Printer...

Chú ý: Nếu không sử dụng hệ thống trong thời gian dài, ta phải tháo cột cất vào hộp,

nhưng trước khi cất cột phải chạy rửa cột bằng pha động thích hợp (Shiping solvent).

Nút 2 đầu cột bằng 2 đầu bịt đi kèm với cột.

Thường xuyên thay nước cất, không nên sử dụng lâu quá 3 ngày. Khi dùng lại cần

phải lọc qua màng lọc 0.45um và rung siêu âm loại bọt khí cho dung môi trước khi

dùng.

Nước cất nên sử dụng màng lọc Cellulo 0,45 um.

Dung môi hữu cơ phải sử dụng màng lọc Nylon 0,45 um

Page 67: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

55

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUỐC BẢO VỆ

THỰC VẬT[7]

Trong thuốc trừ sâu có nhiều thành phần khác nhau. Do đó ta có rất nhiều chỉ

tiêu để phân tích các thành phần đó. Đa số các mẫu thuốc trừ sâu được xác định bằng

phương pháp HPLC-UV và GC/FID. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà nhóm em đã thực

tập tại Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Nông Nghiệp Tiên Tiến.

5.1. Xác định hàm lượng Glyphosate bằng phương pháp HPLC

5.1.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này xác định hàm lượng hoạt chất N-(phosphonomethyl) glycine

trong thuốc trừ cỏ.

5.1.2. Tài liệu tham khảo

CIPAC volume 1C – Năm 1985 – Trang 2132.

CIPAC volume H - Năm 1998 – Trang 182.

5.1.3. Nguyên tắc phương pháp

Hoạt chất được hòa tan trong pha động và định lượng bằng máy HPLC, detector

UV, cột trao đổi anion (SAX) theo phương pháp ngoại chuẩn.

5.1.4. Thiết bị - Dụng cụ - Hóa chất

5.1.4.1. Thiết bị - dụng cụ

Máy HPLC Agilent 1260 Infinity/Detector UV.

Cột Zorbax SAX 250 x 4.6mm i.d.

Cân phân tích chính xác 0.1mg.

Bể rửa siêu âm.

Bình định mức 20ml.

Pipette 10ml.

Page 68: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

56

Máy đo ph.

Syringe 50 µl.

5.1.4.2. Hóa chất

Methanol (MeOH) dùng cho HPLC.

Nước cất dùng cho HPLC.

KH2PO4 P.A.

Chất chuẩn Glyphosate có nồng độ chính xác ~ 98%. Sấy 2h ở 1500C và để nguội

trước khi cân.

5.1.5. Cách tiến hành

5.1.5.1. Pha pha động

Cân chính xác 0.8437g KH2PO4 và cốc thủy tinh 1L thêm 960 ml nước vào 40

ml MeOH. Khuấy cho tan đều đưa về pH = 2.1 bằng H3PO4 85%. Lọc qua màng lọc

0.45 µmvà đuổi khí trước khi sử dụng.

5.1.5.2. Pha dung dịch chuẩn

Cân 50 mg (chính xác 0.1mg) chất chuẩn (Wst) vào bình định mức 10 ml và

định mức bằng pha động đến vạch. Lắc tan đều. Siêu tốc đuổi khí. Bơm pha động đi

qua cột từ 1đến 2 h cho cột đạt trạng thái cân bằng. Sau đó bơm dung dịch chuẩn qua

cột vài lần cho đến khi đường nền ổn định nếu cần. Sai số mỗi lần bơm không vượt quá

1%.

5.1.5.3. Pha dung dịch mẫu

Cân (chính xác 0.1 mg) chất mẫu (Wsp) sao cho có hàm lượng hoạt chất tương

đương chất chuẩn vào bình định mức 10 ml và định mức đến vạch bằng pha động. Lắc

cho tan đều. Siêu tốc đuổi khí trước khi bơm vào máy. Nếu thấy mẫu lắng cặn thì lọc

qua màng lọc 0.45 μm rồi bơm vào máy. Sai số mỗi lần bơm không vượt quá 1%.

5.1.5.4. Điều kiện phân tích trên máy

Page 69: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

57

Cột Zorbax SAX 250 x 4.6 mm i.d.

Bước sóng: 195 nm.

Pha động KH2PO4 0.05M: MeOH = 96: 4 v/v (pH = 2.1).

Tốc độ dòng: 1.5 ml/min.

Thể tích buồng tiêm 20 µl.

TR = 7.2 – 7.3.

Độ lệch thời gian lưu giữa chuẩn và mẫu < 0.1 phút.

5.1.6. Cách tính

Hàm lượng muối (Isopropylamin) = %w/w a.e x F.

Sst: Diện tích pick chuẩn.

Ssp: Diện tích pick mẫu.

Wsp: Lượng cân mẫu (mg).

Wst: Lượng cân chuẩn (mg).

P: Độ tinh khiết chất chuẩn (%)

Hệ số chuyển đổi = 1.349

Theo Hoechst: Khi sử dụng cột mới phải cho octan chạy qua cột (hoặc tương

tự). Cột được nối với hệ thống bơm nhưng không nối với detector. Sau đó cho các

dung môi sau đây chạy qua cột với tốc độ 1 – 2 ml/min.

CH2Cl2 50 ml + H3PO4 0.1M 50 ml.

CAN 50 ml + H2O 15 ml.

H2O 50 ml + KH2PO4 0.1M 200 ml.

Sau đó nối với detector. Và cho pha động chay qua cho đến khi đường nền ổn

định. Thời gian khoảng 8h.

Ssp Wst

Hàm lượng hoạt chất = P = % w/w(a.e)

Sst Wsp

Page 70: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

58

Ghi chú:

Độ lặp lại r% ≤ 2.0

Độ tái lặp R% ≤ 3.5

Hệ số chuyển đổi từ Amonium sang IPA:

Glyphosate Amonium = Glyphosate IPA x 0.8155

5.1.7. Kết quả[pl1]

Hàm lường glyphosate = 487,6 g/

5.1.8. Nhận xét.

Hàm lượng Glyphosate đạt yêu cầu.

5.2. Xác định hàm lượng chlorpyriphos ethyl - lambdacyhaclothrin bằng phương

pháp GC/FID

5.2.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này xác định hàm lượng hoạt O,O-diethyl O-(3,5,6-trichloro-2-

pyridinyl) phosphorothioate(chlor-ethyl) và 3-cyclohexyl-1,5,6,7-

tetrahydrocyclopentapyrimidine-2,4(3H)-dione (Lambacyhalothrin)trong thuốc trừ sâu.

5.2.2. Tài liệu tham khảo

Tài liệu của hãng Mitsu Industries Ltd.India và Dupont.

5.2.3. Nguyên tắc của phương pháp

Mẫu phân tích được hòa tan trong dung môi hữu cơ và được định lượng trên

máy sắc ký khí, detector FID theo phương pháp nội chuẩn.

5.2.4. Thiết bị - Hóa chất - Dụng cụ

5.2.4.1. Thiết bị - Dụng cụ

Máy sắc ký khí Agilent 7890N/ FID.

Cột HP-5, dài 15m, đường kính trong 0.53mm, lớp pha tĩnh 1.50miro.

Page 71: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

59

Cân phân tích chính xác 0.1 mg.

Bình định mức 10 ml.

Bơm tự động Agilent 7683B, Syringe 10 l.

Pipette 1 ml, 10 ml.

Máy nén khí.

5.2.4.2. Hóa chất

Chất chuẩn có độ tinh khiết lớn hơn 97% nối với chlor-ethyl, 97% đối với

lambda. Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn 100C.

Aceton P.A.

Chất nội chuẩn Diocthyl phthalate (DOP) P.A. Pha nồng độ 6.0 mg/ml trong aceton.

Khí mang N2 99.9%.

Khí cung cấp cho detector FID: (H2, Air).

5.2.5. Cách tiến hành

5.2.5.1. Pha dung dịch chuẩn

Cân 5.0mg(chính xác 0.1 mg) chất chuẩn Lambda(Wst(Lambda)), 40.0 mg(chính xác

0.1 mg) chất chuẩn Chlor-ethyl(Wst(Chlor-E)) và dùng pipette thêm 2ml dung dịch chất

nội chuẩn DOP(WISTD) vào bình định mức 10mlvà định mức bằng aceton đến vạch.

Lắc cho tan đều. Bơm 1 l vào máy. Sai số tỉ số giữa diện tích peak chất chuẩn mỗi lần

bơm không vượt quá 1%.

5.2.5.2. Pha dung dịch mẫu

Cân mẫu (chính xác 0.1mg) (Wsp) sao cho có hàm lượng hoặt chất tương đương

chất chuẩn và dùng pipette thêm 2ml dung dịch nội chuẩn DOP(WISTD) vào bình định

mức 10mlvà định mức bằng aceton đến vạch. Lắc cho tan đều. Bơm 1l vào máy. Sai

số tỷ số giữa diện tích peack mẫu với diện tích peack nội chuẩn mỗi lần tiên không

vượt quá 1%.

Page 72: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

60

5.2.5.3. Điều kiện phân tích trên máy 2500C

Nhiệt độ cột. 4min

Nhiệt độ buồng tiêm 2800C. 1800C 500C/min

Nhiệt độ detector 3000C. 1 min

Khí nén (Air) 400 ml/min.

Hidro (H2) 30 ml/min.

Khí N2 6.0 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng 20:1

Thời gian lưu:

TR (DOP) 1.63min

TR (Chlor) 1.70 min

TR(Lambda) 2.86 – 2.87min

Độ sai lệch thời gian lưu giữa chuẩn và mẫu: TR < 0.1 phút.

5.2.6. Cách tính

5.2.6.1. Hàm lượng lambda

SISTD : Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch chuẩn.

SST(Lambda) : Diện tích peak chất chuẩn.

WST(Lambda) : Lượng cân chất chuẩn (mg).

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn (mg) trong dung dịch chuẩn.

P(Lambda) : Độ tinh khiết của chất chuẩn (%).

SISTD Wst(Lambda) P(Lambda)

Hàm số FLambd =

Sst(Lambda) WISTD 100

Ssp(Lambda) WISTD

Hàm lượng Lambda = FLambda 100 (% W/W)

SISTD Wsp(Lambda)

Page 73: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

61

F(Lambda) : Hệ số F.

SSP(Lambda) : Diện tích peak mẫu.

SISTD : Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch mẫu.

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn (mg) trong dungdịch mẫu.

WSP(Lambda) : Lượng cân mẫu (mg).

Hàm lượng lambdacyhalothrin tính theo gam trên lít:

5.2.6.2. Hàm lượng chlorpyriphos - ethyl

SISTD : Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch mẫu.

SST(Chlor) : Diện tích peak chất chuẩn.

WST(Chlor) : Lượng cân chất chuẩn (mg).

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn (mg) trong dungdịch chuẩn.

P(Chlor) : Độ tinh khiết của chất chuẩn (%).

F(Chlor) : Hệ số F.

SSP(Chlor) : Diện tích peak mẫu.

SISTD : Diện tích peak nội chuẩn trong dung dịch mẫu.

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn (mg) trong dung dịch mẫu..

WSP(Chlor) : Lượng cân mẫu (mg).

SISTD Wst(Chlor) P(Chlor)

Hệ số FChlor =

Sst(Chlor) WISTD 100

Ssp(Chlor) WISTD

Hàm lượng Chlor -ethyl =FChlor 100 (% W/W)

SISTD Wsp(Chlor)

Hàm lượng lambda (g/l) = %W/W (Lambda) * d20

*10

Page 74: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

62

Hàm lượng chlor – ethyl tính theo gam trên lít:

Ghi chú:

Độ lặp lại %r 2.

Độ tái lặp %R 3.5.

Khi diện tích peak nội chuẩn lớn hơn một cách bất thường so với tỉ lệ khối lượng

chất nội chuẩn, thì phải tiến hành chạy mẫu không cho chất nội chuẩn vào để xem

có sự hiện diện của chất nội chuẩn hoặc những chất có cùng thời gian lưu với chất

nội chuẩn ở trong mẫu không.

5.2.7. Kết quả[pl2]

Hàm lượng chlor – ethyl = 234,5 g/l

Hàm lượng lambda = 10,3 g/l

5.2.8. Nhận xét.

Hàm lượng chlopyriphos ethyl – lambdacyhaclothrin đạt yêu cầu.

5.3. Xác định hàm lượng lambda – cyhalothrin bằng phương pháp GC/FID

5.3.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này xác định hàm lượng hoạt chất –cyano-3-phenoxybenzyl-3-(2-

chloro – 3,3,3 – trifluoroprop – 1 – enyl) – 2,2 – dimethyl cyclopropane carboxylate

trong thuốc trừ sâu.

5.3.2. Tài liệu tham khảo

CIPAC Volume F – Naêm 1995 – Trang 49.

5.3.3. Nguyên tắc của phương pháp

Mẫu phân tích được hòa tan trong dung môi hữu cơ và được định lượng trên máy

sắc ký khí, detector FID theo phương pháp nội chuẩn.

Hàm lượng chlor(g/l) = %W/W(Chlor) * d20 * 10

Page 75: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

63

5.3.4. Thiết bị - Hóa chất - Dụng cụ

5.3.4.1. Thiết bị dụng cụ

Máy sắc ký khí Agilent 7890N/ FID.

Cột HP-5, dài 15 m, đường kính trong 0.320 mm, lớp pha tĩnh 0.250 miro.

Cân phân tích chính xác 0.1 mg.

Bình định mức 10 ml.

Bơm tự động Agilent 7683B, Syringe 10 l.

Pipette 1 ml, 10 ml.

Máy nén khí

5.3.4.2. Hóa chất

Chất chuẩn có độ tinh khiết lớn hơn 97%. Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ nhỏ

hơn 100C.

Aceton P.A.

Chất nội chuẩn Dibuthyl phthalate (DBP) P.A. Pha nồng độ 6.0mg/ml trong aceton.

Khí mang N2 99.9%.

Khí cung cấp cho detector FID: ( H2, Air).

5.3.5. Cách tiến hành

5.3.5.1. Pha dung dịch chuẩn

Cân 20mg(chính xác 0.1 mg) chất chuẩn (Wst) và dùng pipette thêm 2 ml dung

dịch chất nội chuẩn DBP(WISTD) vào bình định mức 10 mlvà định mức bằng aceton

đến vạch. Lắc cho tan đều. Bơm 1 l vào máy. Sai số tỉ số giữa diện tích peak chất

chuẩn mỗi lần bơm không vượt quá 1%.

5.3.5.2. Pha dung dịch mẫu

Cân mẫu (chính xác 0.1 mg) (Wsp) sao cho có hàm lượng hoặt chất tương đương

chất chuẩn và dùng pipette thêm 2ml dung dịch nội chuẩn DBP(WISTD) vào bình định

Page 76: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

64

mức 10 mlvà định mức bằng aceton đến vạch. Lắc cho tan đều. Bơm 1 l vào máy. Sai

số tỷ số giữa diện tích peack mẫu với diện tích peack nội chuẩn mỗi lần tiên không

vượt quá 1%.

5.3.5.3. Điều kiện phân tích trên máy 2500C

Nhiệt độ cột. 2 min

Nhiệt độ buồng tiêm 2800C. 2200C 200C/min

Nhiệt độ detector 3000C. 1 min

Khí nén (Air) 400 ml/min.

Hidro (H2) 30 ml/min.

Khí N2 10 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng 10:1

Thời gian lưu:

TR (DBP) 0.9 – 1 min.

TR (ST) 2.8 – 2.9 min.

Độ sai lệch thời gian lưu giữa chuẩn và mẫu: TR < 0.1 phút.

5.3.6. Cách tính

Hàm lượng

SISTD : Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch chuẩn.

SST : Diện tích peak chất chuẩn.

WST : Lượng cân chất chuẩn (mg).

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn (mg) trong dung dịch chuẩn.

P : Độ tinh khiết của chất chuẩn (%).

SISTD Wst P

Hệ số F =

Sst WISTD 100

Ssp WISTD

Hàm lượng hoạt chất = F 100 (% W/W)

SISTD Wsp

Page 77: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

65

F : Hệ số F.

SSP : Diện tích peak mẫu.

SISTD : Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch mẫu.

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn (mg) trong dungdịch mẫu.

WSP : Lượng cân mẫu (mg).

Chú ý

Độ lặp lại %r 1.8, đối với dạng tech.

%r 3.4, đối với dạng thành phẩm.

Độ tái lặp %R 3.15, đối với dạng teck.

%R 3.15, đối với dạng thành phẩm.

Khi diện tích peak nội chuẩn lớn hơn một cách bất thường so với tỉ lệ khối lượng

chất nội chuẩn, thì phải tiến hành chạy mẫu không cho chất nội chuẩn vào để xem có

sự hiện diện của chất nội chuẩn hoặc những chất có cùng thời gian lưu với chất nội

chuẩn ở trong mẫu không.

5.3.7. Kết quả.[pl3]

Hàm lượng lambda = 96,11%

5.3.8. Nhận xét.

Hàm lượng lambda – cyhalothrin đạt yêu cầu.

5.4. Xác định hàm lượng paraquat dichloride bằng phương pháp HPLC

5.4.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này xác định hàm lượng hoạt chất propyl 1,1’-dimethyl-4,4’-

bipyridinium. Dichloride trong thuốc trừ cỏ.

5.4.2. Tài liệu tham khảo

C.A of Ehrenstorfer.

Page 78: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

66

5.4.3. Nguyên tắc của phương pháp

Mẫu phân tích được hòa tan trong nước cất và được định lượng trên máy HPLC,

detector UV, cột pha đảo theo phương pháp ngoại chuẩn.

5.4.4. Thiết bị – Dụng cụ – Hóa chất

5.4.4.1. Thiết bị – Dụng cụ

Máy HPLC Agilent 1260 Infinity Series, detector UV.

Cột Zorbax XDB C8 15cm x 4.6mm i.d.

Cân phân tích chính xác 0.1mg.

Bình định mức 10ml.

Syringe 50µl.

Pipette .

Bể rửa siêu âm.

5.4.4.2. Hóa chất

Chất chuẩn paraquat dichoride có độ tinh khiết cao.

Nước cất dùng cho HPLC.

H3PO4 85%.

5.4.5. Cách tiến hành

5.4.5.1. Pha dung dịch chuẩn

Cân 10 mg(chính xác 0.1 mg) chất chuẩn(Wst) vào bình định mức 10 ml và định

mức bằng nước đến vạch. Lắc cho tan đều. Siêu tốc đuổi khí trước khi bơm vào máy .

Sai số mỗi lần tiêm không vượt quá 1%.

5.4.5.2. Pha dung dịch mẫu

Page 79: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

67

Cân mẫu(chính xác 0.1 mg) (Wsp) sao cho có hàm lượng hoạt chất tương đương

chất chuẩn vào bình định mức 10 ml và định mức bằng nước đến vạch. Lắc cho tan

đều. Siêu tốc đuổi khí trướ khi bơm vào máy. Sai số mỗi lần tiêm không vượt quá 1%.

5.4.5.3. Điều kiện phân tích trên máy

Cột Zorbax XDB C8 15 cm x 4.6 mm i.d.

Bước sóng: 290 nm.

Pha động H3PO4 0.5%.

Tốc độ dịng: 1 ml/min.

Thể tích buồn tim 20µl.

tR(ST) ˷ 2 min.

Độ sai lệch thời gian lưu giửa chuẩn và mẫu: TR < 0.1 phút.

5.4.6. Cách tính

Ssp : Diện tích peak mẫu.

SST : Diện tích peak chất chuẩn.

WST : Lượng cân chất chuẩn(mg).

Wsp : Lượng cân mẫu (mg).

P : Độ tinh khiết của chất chuẩn(%).

Ghi chú:

Độ lập lại %r 1.94.

Độ tái lặp %R 2.85.

5.4.7. Kết quả.[pl4]

Hàm lượng paraquat dichloride = 285,9 g/l

Ssp Wst

Hàm lượng hoạt chất = x P = %(w/w)

Sst Wsp

Page 80: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

68

5.4.8. Nhận xét.

Hàm lượng paraquat dichloride đat yêu cầu.

5.5. Xác định hàm lượng alpha – cypermethrin bằng phương pháp GC/FID

5.5.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này xác định hàm lượng hoạt chất [1(S*),3]-(±)-cyano (3-

phenoxyphenyl) methyl 3-(2,2-dichloroethenyl)-2,2-dimethylcyclopopanecarboxylate

trong thuốc trừ sâu.

5.5.2. Tài liệu tham khảo

CIPAC volume H – Năm 1998 – Trang 14.

5.5.3. Nguyên tắc của phương pháp

Mẫu phân tích được hòa tan trong dung môi hữu cơ và được định lượng trên máy

sắc ký khí, detector FID theo phương pháp nội chuẩn.

5.5.4. Thiết bị – Dụng cụ – Hóa chất

5.5.4.1.Thiết bị – Dụng cụ

Máy sắc ký khí Agilent 6890N/ FID.

Cột HP-5, dài15 m, đường kính trong 0.53 mm, lớp pha tĩnh 1.50 miro.

Cân phân tích chính xác 0.1 mg.

Bình định mức 10 ml.

Bơm tự động Agilent 7683B, Syringe 10 l.

Pipette 2 ml, 10 ml.

Máy nén khí.

5.5.4.2. Hóa chất

Chất chuẩn có nồng độ chính xác, hàm lượng hoạt chất lớn hơn 95%, bảo quản ở <100C

Aceton P.A.

Page 81: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

69

Chất nội chuẩn Dioctylphthalate (DOP) P.A. Pha nồng độ 8 mg/ml trong aceton.

Khí mang N2 99.9%.

Khí cung cấp cho detector FID: (H2, Air).

5.5.5. Cách tiến hành

5.5.5.1. Pha dung dịch chuẩn

Cân 20 mg(chính xác 0.1 mg) chất chuẩn(Wst) và dùng pipette thêm 2 ml dung

dịch chất nội chuẩn DOP(WISTD) vào bình định mức 10 ml và định mức bằng aceton

đến vạch. Lắc cho tan đều. Bơm 1 l vào máy. Sai số tỷ số giữa diện tích peak chất

chuẩn mỗi lần tiêm không vượt quá 1%.

5.5.5.2. Pha dung dịch mẫu

Cân mẫu(chính xác 0.1 mg) (Wsp) sao cho có hàm lượng hoạt chất tương đương

chất chuẩn và dùng pipette thêm 2ml dung dịch nội chuẩn DOP(WISTD) vào bình định

mức 10 ml và định mức bằng aceton đến vạch. Lắc cho tan đều. Bơm 1 l vào máy. Sai

số tỷ số giữa diện tích peak mẫu với diện tích peak nội chuẩn mỗi lần tiêm không vượt

quá 1%.

5.5.5.3. Điều kiện phân tích trên máy

Nhiệt độ cột 2600C.

Nhiệt độ buồng tiêm 2800C.

Nhiệt độ detector 3000C.

Khí nén(Air) 400 ml/min.

Hidro(H2) 30 ml/min.

Khí N2 8.0 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng 7:1.

Thời gian lưu:

TR(DOP) 1.19min

Page 82: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

70

TR(ST) 2.38min

Độ sai lệch thời gian lưu giửa chuẩn và mẫu: TR < 0.1 phút.

5.5.6. Cách tính

SISTD : Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch chuẩn.

SST : Diện tích peak chất chuẩn.

WST : Lượng cân chất chuẩn(mg).

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn(mg) trong dung dịch chuẩn.

P : Độ tinh khiết của chất chuẩn(%).

F : Hệ số F.

SSP : Diện tích peak mẫu.

SISTD: Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch mẫu.

WISTD: Lượng cân chất nội chuẩn(mg) trong dung dịch mẫu.

WSP : Lượng cân mẫu(mg).

Ghi chú:

Độ lập lại %r 2.

Độ tái lặp %R 3.5

Khi diện tích peak chất nội chuẩn lớn hơn một cách bất thường so với tỷ lệ khối

lượng chất nội chuẩn, thì phải tiến hành chạy mẫu không cho chất nội chuẩn vào để

SISTD Wst P

Hàm số F =

Sst WISTD 100

Ssp WISTD

Hàm lượng hoạt chất = F 100 (% W/W)

SISTD Wsp

Page 83: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

71

xem có sự hiện diện của chất nội chuẩn hoặc những chất có cùng thời gian lưu với chất

nội chuẩn ở trong mẫu không.

5.5.7. Kết quả.[pl5]

Hàm lượng alpha cyper = 95,27%

5.5.8. Nhận xét.

Hàm lượng Alpha – cypermethrin đạt yêu cầu.

5.6. Xác định hàm lượng chlorpyriphos ethyl bằng phương pháp GC/FID

5.6.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này xác định hàm lượng hoạt O,O-diethyl O-(3,5,6-trichloro-2-

pyridinyl) phosphoro thioate(Chlor-Ethyl) trong thuốc trừ sâu.

5.6.2. Tài liệu tham khảo

Tài liệu của hãng Mitsu Industries Ltd.India và Dupont.

5.6.3. Nguyên tắc của phương pháp

Mẫu phân tích được hòa tan trong dung môi hữu cơ và được định lượng trên máy

sắc ký khí, detector FID theo phương pháp nội chuẩn.

5.6.4. Thiết bị – Dụng cụ - hóa chất

5.6.4.1. Thiết bị – Dụng cụ

Máy sắc ký khí Agilent 7890N/ FID.

Cột HP-5, dài15 m, đường kính trong 0.53 mm, lớp pha tĩnh 1.50 miro .

Cân phân tích chính xác 0.1 mg.

Bình định mức 10 ml.

Bơm tự động Agilent 7683B, Syringe 10 l.

Pipette 1 ml, 10 ml.

Máy nén khí.

Page 84: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

72

5.6.4.2. Thiết bị – Dụng cụ

+ Chất chuẩn có độ tinh khiết lớn hơn 97% nối với chlor-ethyl. Bảo quản trong tủ lạnh

ở nhiệt độ nhỏ hơn 100C.

+ Aceton P.A.

+ Chất nội chuẩn Dibuthyl phthalate (DBP) P.A. Pha nồng độ 6.0 mg/ml trong aceton.

+ Khí mang N2 99.9%.

+ Khí cung cấp cho detector FID:( H2, Air).

5.6.5. Cách tiến hành

5.6.5.1. Pha dung dịch chuẩn

Cân 40.0 mg(chính xác 0.1mg) chất chuẩn Chlor-ethyl(Wst(Chlor-E)) và dùng pipette

thêm 2ml dung dịch chất nội chuẩn DBP(WISTD) vào bình định mức 10ml và định mức

bằng aceton đến vạch. Lắc cho tan đều. Bơm 1 l vào máy. Sai số tỷ số giữa diện tích

peak chất chuẩn mỗi lần tiêm không vượt quá 1%.

5.6.5.2. Pha dung dịch mẫu

Cân mẫu(chính xác 0.1 mg) (Wsp) sao cho có hàm lượng hoạt chất tương đương

chất chuẩn và dùng pipette thêm 2 ml dung dịch nội chuẩn DBP(WISTD) vào bình định

mức 10ml và định mức bằng aceton đến vạch. Lắc cho tan đều. Bơm 1l vào máy. Sai

số tỷ số giữa diện tích peak mẫu với diện tích peak nội chuẩn mỗi lần tiêm không vượt

quá 1%.

5.6.5.3. Điều kiện phân tích trên máy

Nhiệt độ cột

Nhiệt độ buồng tiêm 2800C.

Nhiệt độ detector 3000C.

Khí nén(Air) 400 ml/min

Hidro(H2) 30 ml/min

Page 85: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

73

Khí N2 6.0 ml/min

Tỷ lệ chia dòng 20:1

Thời gian lưu:

TR(DBP) 1.63min

TR(Chlor) 1.70 min

Độ sai lệch thời gian lưu giửa chuẩn và mẫu: TR < 0.1 phút.

5.6.6. Cách tính

Hàm lượng chlorpyriphos ethyl

SISTD : Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch chuẩn.

SST(Chlor): Diện tích peak chất chuẩn.

WST(Chlor): Lượng cân chất chuẩn(mg).

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn(mg) trong dung dịch chuẩn.

P(Chlor) : Độ tinh khiết của chất chuẩn(%).

F(Chlor) : Hệ số F.

SSP(Chlor): Diện tích peak mẫu.

SISTD : Diện tích peak chất nội chuẩn trong dung dịch mẫu.

WISTD : Lượng cân chất nội chuẩn(mg) trong dung dịch mẫu.

WSP(Chlor): Lượng cân mẫu(mg).

Hàm lượng Chlor – ethyl gam/lít:

Ghi chú:

Độ lập lại %r 2.

SISTD Wst(Chlor) P(Chlor)

Hệ số FChlor =

Sst(Chlor) WISTD 100

Ssp(Chlor) WISTD

Hàm lượng Chlor -ethyl = FCh 100 (% W/W)

SISTD Wsp(Chlor)

Hàm lượng Chlor(g/l) = %W/W(Chlor) * d20 *

10

Page 86: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

74

Độ tái lặp %R 3.5.

Khi diện tích peak chất nội chuẩn lớn hơn một cách bất thường so với tỷ lệ khối

lượng chất nội chuẩn, thì phải tiến hành chạy mẫu không cho chất nội chuẩn vào để

xem có sự hiện diện của chất nội chuẩn hoặc những chất có cùng thời gian lưu với chất

nội chuẩn ở trong mẩu không.

5.6.7. Kết quả.[pl6]

Hàm lượng Chlorpyriphos ethyl = 95,58%

5.6.8. Nhận xét

Hàm lượng Chlorpyriphor ethyl đạt yêu cầu.

Page 87: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

75

KẾT LUẬN

Qua một tháng thực tập tại Công ty TNHH-MTV giải pháp nông nghiệp tiên tiến

Long An, nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị và được

tiếp xúc với nhiều trang thiết bị chuyên ngành, chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến

thức và tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế:

Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất của Công ty TNHH-MTV giải

pháp nông nghiệp tiên tiến Long An.

Học hỏi, tiếp thu quy trình làm việc khoa học, sáng tạo, tính kiên nhẫn, cẩn

thận, tỉ mĩ, trung thực trong công việc và tinh thần trách nhiệm cao đối với

công ty.

Nắm bắt được thực tế công việc lấy mẫu, quy trình kỹ thuật phân tích mẫu

trong phòng thí nghiệm, làm quen với việc sử dụng các máy móc, trang thiết

bị phân tích hiện đại. Qua đó, giúp chúng em tích lũy được nhiều kiến thức

bổ ích cho công việc của mình trong tương lai.

Nâng cao khả năng làm viêc trong môi trường phân tích chuyên nghiệp, kỹ

năng giao tiếp và xử lí tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

Biết cách vận dụng các lý thuyết đã được học vào công việc thực tế, đồng

thời tích lũy thêm về kiến thức, kinh nghiệm mới

Lần đâu tiên chúng em được tiếp xúc, làm quen với công việc thực tế, với vốn

kiến thức còn nhiều hạn chế nên khó tránh những thiếu sót. Chúng em xin gửi lời cảm

ơn chân thành đến các anh chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em

trong suốt thời gian thực tập.

Chúng em xin chúc các anh chị sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Page 88: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

76

KIẾN NGHỊ

Quá trình thực tập giúp sinh viên áp dụng các kiến thức học được trong nhà

trường vào thực tế công việc giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của

mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc.

Trong thực tế, chương trình đào tạo trong các trường đại học đã cung cấp hệ thống lý

luận và lý thuyết hữu dụng về ngành nghề và nhất thiết cần được áp dụng vào thực tiễn

sinh động với đối tượng và môi trường nghề nghiệp cụ thể. Vì thế, các kỳ thực tập càng

trở nên cần thiết đối với sinh viên. Những trải nghiệm ban đầu này giúp sinh viên tự tin

hơn sau khi ra trường và đi tìm việc Trong quá trình thực tập, sinh viên có thể thiết lập

được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình, điều này rất hữu ích cho sinh viên

khi ra trường. Nếu thực tập tốt, sinh viên còn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong

quá trình thực Vì vậy sau thời gian thực tập nhóm sinh viên chúng em xin gửi đến ban

chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo bộ môn một số kiến nghị sau:

Tăng thời gian thực tập: với thời gian thực tập một tháng là tương đối ngắn so

với những kiến thức lý thuyết đã được học trong 4 năm. Vì vậy rất khó để

chúng em có thể rèn luyện các thao tác và biết cách sử dụng các trang thiết bị

phân tích hiện đại một cách thành thạo.Một số chỉ tiêu chúng em được làm

trong đợt thực tập vừa qua là các chỉ tiêu thông thường, được thực hiện trên

các trang thiết bị đơn giản, không đòi hỏi tính chuyên sâu.

Ngoài đợt thực tập, nhà trường có thể tổ chức các đợt kiến tập để sinh viên có

cơ hội học hỏi nhiều hơn.

Ban chủ nhiệm khoa cần linh hoạt hơn trong việc sắp xếp báo cáo thực tập để

sinh viên có nhiều thời gian chuẩn bị chu đáo và hoàn chỉnh hơn.

Nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất, các anh chị và quý thầy cô đã giúp đỡ, chỉ bảo

tận tình, đó chính là nguồn động lực rất lớn để chúng em hoàn thành bài báo cáo thực

tập này. Song do hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài báo cáo khó tránh những

Page 89: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

77

thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ các anh chị và quý thầy cô. Em

xin chân thành cảm ơn!

Page 90: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Khuyennongnghean.com.vn/.../Noi_dung_thuoc_BVTV_30-4-2012.doc.

[2]. TCVN 8143: 2009.

[3]. Http://www.case.vn/vi-VN/87/88/131/details.case.

[4]. Sử dụng phần mềm chemstations điều khiển máy sắc ký khí agilent 6890.

[5]. Http://www.case.vn/vi-VN/87/88/117/details.case.

[6]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm HPLC Agilent Infinity series.

[7]. Sổ tay chất lượng Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Nông Nghiệp Tiên Tiến.

Page 91: Báo Cáo Thực Tập Xong Xong

1