báo mạng với chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình

79
1.MỞ ĐẦU. 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề. Như chúng ta đã biết, Báo chí là một hoạt động tinh thần gắn bó và tham gia hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Báo chí xuất hiện do nhu cầu xã hội. Công chúng cần có những thông tin về chính trị, kinh tế, những hiểu biết về văn hóa, đời sống và thế giới xung quanh. Những thông tin ấy chỉ được chuyển tải đầy đủ và chân thực trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng thì Báo mạng điện tử (BMĐT) là loại hình ra đời muộn nhất và hiện đang chiếm ưu thế vượt trội trong việc chuyển tải thông tin nhanh nhất đến với công chúng. Đó không những là những thông tin thời sự hàng ngày mà còn là những hiện tượng xã hội gây bức xúc trong dư luận. Tất nhiên, nói như vậy không phải là phủ nhận vai trò của các loại hình báo chí khác và cũng không phải vì quá đề cao vị trí của BMĐT trong việc chuyển tải thông tin. Mà bởi do những thành công và cải tiến về mặt kĩ thuật và phương tiện chuyển tải mà có thể thấy rằng Internet nói chung và BMĐT nói riêng là công cụ tiện 1

Upload: hong-nhung-in-con

Post on 28-Nov-2014

4.071 views

Category:

Education


2 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

1. MỞ ĐẦU.

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề.

Như chúng ta đã biết, Báo chí là một hoạt động tinh thần gắn bó và tham gia hiệu

quả vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Báo chí xuất hiện do nhu cầu xã hội. Công

chúng cần có những thông tin về chính trị, kinh tế, những hiểu biết về văn hóa, đời

sống và thế giới xung quanh. Những thông tin ấy chỉ được chuyển tải đầy đủ và

chân thực trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng thì Báo mạng điện tử

(BMĐT) là loại hình ra đời muộn nhất và hiện đang chiếm ưu thế vượt trội trong

việc chuyển tải thông tin nhanh nhất đến với công chúng. Đó không những là

những thông tin thời sự hàng ngày mà còn là những hiện tượng xã hội gây bức xúc

trong dư luận. Tất nhiên, nói như vậy không phải là phủ nhận vai trò của các loại

hình báo chí khác và cũng không phải vì quá đề cao vị trí của BMĐT trong việc

chuyển tải thông tin. Mà bởi do những thành công và cải tiến về mặt kĩ thuật và

phương tiện chuyển tải mà có thể thấy rằng Internet nói chung và BMĐT nói riêng

là công cụ tiện lợi nhất để chuyển tải một số lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh

nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người mà là hàng triệu người

trong thế giới rộng mở không còn cách biệt địa lý.

Chức năng cũng như vai trò, nhiệm vụ của Báo chí nói chung và BMĐT nói riêng

không chỉ là chuyển tải những thông tin thời sự đến cho công chúng mà còn phải

bám sát những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức xúc, tạo ra dư luận và định hướng dư

luận theo hướng tích cực. Khi xã hội ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập cùng

với nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Báo

chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản, là nơi chuyển tải đường lối

1

Page 2: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nguyện vọng chính đáng của nhân

dân.

Trong xã hội ta hiện nay đang xuất hiện nhiều vấn đề được tất cả moi người đặc

biệt quan tâm, đó là tệ nạn xã hội, thất nghiệp, thiếu việc làm, chênh lệch giàu

nghèo, suy thoái đạo đức, tham nhũng, tai nạn giao thông, bệnh tật, chất lượng

sống…. Và một trong rất nhiều vấn đề bức xúc đó, không thể không nhắc đến Bạo

lực gia đình.

Bạo lực gia đình đang là một vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một

dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội,

ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Không những thế, bạo lực gia

đình còn là tác nhân gây hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián

tiếp tạo nên những mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.

Bạo lực gia định thực ra đó là một hiện trạng vốn tồn tại từ lâu trong xã hội, tuy

nhiên do những quan niệm phong kiến đè nặng cùng tâm lý e ngại của mọi người

nên ít khi được nhắc tới một cách công khai, thậm chí người ta còn muốn che dấu.

Nhưng, trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề này cũng như nhiều vấn đề xã hội khác

đang trở nên nhức nhối. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện

truyền thông đại chúng, bạo lực gia đình càng được nhắc nhiều hơn và được quan

tâm nhiều hơn bởi người dân cũng như giới báo chí.

Trong việc cung cấp những thông tin và kiến thức về Bạo lực gia đình đến với

mọi người thì hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng giữ một vai trò

quan trọng. Từ năm 2008, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số bắt đầu kết

hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các tổ chức khác triển khai

chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” nhằm nâng cao nhận thức

của mọi người, đặc biệt là nam giới trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình. Chiến

dịch truyền thông này được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại

chúng: Truyền hình, phát thanh, internet…

2

Page 3: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Riêng đối với các trang BMĐT, kể từ sau khi chiến dịch này được nhen nhóm từ

năm 2008 và khởi xướng cuối năm 2009 thì hầu hết các trang báo đều đăng tải một

cách thường xuyên những thông tin liên quan đến chiến dịch cũng như Bạo lực gia

đình. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện chiến dịch này thì ban tổ chức chỉ chủ yếu

nhấn vào phương tiện truyền hình mà không biết rằng BMĐT có một sức mạnh

ghê gớm trong việc chuyển tải thông tin đến người đọc. Với ưu thế nhanh chóng và

tính tương tác cao, cùng với lợi thế sự dụng các yếu tố đa phương tiện của mình,

BMĐT đã và đang tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, nhận thức, hành động

của công chúng báo chí đối với Bạo lực gia đình. Đồng thời, đến thời điểm hiện tại

cũng chưa có tài liệu chính thức nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.

Chính vì lẽ đó, tiểu luận này dành thời lượng để bàn về chủ đề: Báo mạng điện tử

với chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia đình”. Từ đó mà rút ra

những vai trò của BMĐT với chiến dịch này cũng như rút ra những điều làm được

và chưa làm được của các bài báo mạng điện tử viết về chủ đề Bạo lực gia đình.

Tuy chiến dịch này đã được phát động được 2 năm, và cho đến nay đã tạo ra

nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tiểu luận không lấy tính thời sự của vấn đề làm căn cứ

nghiên cứu mà chính là lấy hiệu quả tạo ra từ các bài viết trên báo mạng trong 2

năm qua với chiến dịch phòng chống bạo lực làm cơ sở đánh giá. Tiểu luận tiến

hành khảo sát một cách khái quát các bài báo đăng trên 2 tờ báo điện tử là báo

Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online viết về Bạo lực gia đình từ ngày 25/11/2009

(ngày phát động chiến dịch) đến ngày 25/11/2011 (2 năm sau khi chiến dịch được

khởi xướng).

1.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.

Cho đến thời điểm này thì chưa có tài liệu chính thức nào nghiên cứu về vấn đề

này. Chỉ có những bài viết riêng về Bạo lực gia đình hoặc Báo mạng điện tử. Bởi

lẽ, đây là một đề tài mang tính chất xã hội. Nó bàn về vai trò của BMĐT trong

3

Page 4: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

việc hình thành dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, và xa hơn nữa đó là mối

quan hệ giữa phương tiện truyền thông này với các vấn đề xã hội của đất nước.

Mặt khác, sở dĩ chủ đề này chưa có tài liệu nào nghiên cứu bởi lẽ, chiến dịch

truyền thông ‘phòng chống bạo lực gia đình” vừa mới được khởi xướng được 2

năm, với thời gian như vậy, chưa đủ để tổng kết, đánh giá và có những nghiên cứu

hoàn chỉnh. Nếu có cũng chỉ là những bài báo viết một cách khái quát. Ví dụ như

trong bài “ Báo chí thông tin về bạo lực gia đình cần có nhạy cảm giới” đăng trên

trang minhladanong.com , ngày 16/3/2011 đã bàn về vấn đề này. Tuy nhiên cũng

chỉ dừng lại ở mức độ một bài bài bình luận và đánh giá một số bài báo viết về bạo

lực gia đình đăng trên các trang BMĐT chứ không đi sâu ngiên cứu về vai trò và

mối quan hệ của BMĐT với chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia

đình”. Trong bài có viết:

“Truyền thông có một vai trò quan trọng trong các chiến lược nhằm thay đổi các

giá trị văn hóa, bởi vì truyền thông thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối các giá trị

văn hóa hiện hành. Với sức mạnh này, truyền thông có vai trò quan trọng trong

việc phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, “thông tin tuyên truyền phòng

chống bạo lực gia đình phải đảm bảo các yêu cầu sau: “chính xác, rõ ràng, đơn

giản, thiết thực; “không làm ảh hưởn tới bình đẳng giới” (Điều 9, luật phòng

chống bạo lực gia đình). Quan sát một số bài báo viết về bạo lực gai đình thời

gian gần đây, bên cạnh các bài phản ánh đúng thực trạng, bàn luận về nguyên

nhân, hậu quả nhằm cảnh tỉnh và kêu gọi cộng đồng hợp tác phòng chống bạo lực

gia đình, vẫn còn các bài báo gây ra những ngộ nhận nguy hại trong cộng đồng.

Thiếu sót chủ yếu chính là chỉ dừng lại mô tả hành vi bạo lực tại thời điểm xảy ra,

cung cấp thông tin thiếu chính xác về bản chất của bạo lực gia đình… Sự thiếu

nhạy cảm giới khi nhìn nhận về bạo lực gia đình thể hiện trong một số bài báo đã

không chỉ củng cố thêm những sai lệch trong nhận thức của công chúng mà còn

làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới” Tiếp theo sau đó, tác giả bài viết đã trích

4

Page 5: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

dẫn một số bài báo và chỉ ra những lỗi sai về định kiến giới trong những bài báo

đó.

Như vậy, tuy bài báo một phần có nhắc đến vai trò của các bài báo trong việc

phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chủ đề chính của bài báo là đánh giá

những bài viết về bạo lực có định kiến sai về giới chứ không hẳn là khảo sát hay

nghiên cứu về mối quan hệ của BMĐT với chiến dịch phòng chống bạo lực gia

đình.

Ngoài ra, cũng chưa có một cuốn sách, tiểu luận hay luận văn nào viết về đề tài

này. Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng thể hiện tính cấp thiết

của vấn đề và lý do để tiến hành nghiên cứu đề tài “BMĐT với chiến dịch truyền

thông Phòng chống bạo lực gia đình”.

1.3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu.

1.3.1. Mục đích của việc nghiên cứu nghiên cứu.

Đề tài này được tiến hành nghiên cứu nhằm 2 mục đích chính:

Thứ nhất, việc nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ những thông tin về chiến dịch

truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình’ và vài trò của BMĐT trong việc

chuyển tải thông tin liên quan đến chiến dịch này đến công chúng báo chí. Mặt

khác, khẳng định vai trò của BMĐT trong việc thay đổi suy nghĩ, nhân thức, hành

động của công chúng báo chí về Bạo lực gia đình và bình đẳng giới.

Thứ hai, cải thiện, nâng cao chất lượng của các tin, bài đăng trên BMĐT về chiến

dịch “phòng chống bạo lực gia đình” nói riêng và bạo lực gia đình nói chung.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả tác động của các bài viết về đề tài xã hội đến công

chúng báo chí.

Mục đích nghiên cứu chính là cơ sở để tiến hành lựa chọn đối tượng và phương

pháp nghiên cứu phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời, mục đích nghiên cứu

5

Page 6: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

cũng tạo ra một sợi chỉ xuyên suốt để tiểu luận đi theo một hướng nghiên cứu

chính, không đi chệch vấn đề.

1.3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về Bạo lực gia đình, về chiến dịch Truyền

thông “phòng chống bạo lực gia đình”.

Làm rõ những yêu cầu trong cách viết và trình bày một bài báo mạng điện

tử.

Khảo sát khái quát những bài báo viết về chiến dịch “ Phòng chống bạo lực

gia đình” cụ thể trên 2 tờ báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online từ khi chiến

dịch được khởi xướng cho đến nay về cách viết và hiệu ứng tác động từ các bài

viết đó.

Từ việc khảo sát, rút ra kết luận về ưu và nhược điểm của các bài báo viết về

chiến dịch truyền thông “ phòng chống bạo lực gia đình” và các bài viết liên

quan đến bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng như thế giới.

Đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các tin, bài viết

về Bạo lực gia đình trên 2 tờ Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online. Đồng thời,

mở rộng hơn trong việc nêu ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả

tác động của các bài viết về chính trị- xã hội đăng trên các trang BMĐT.

Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Mục đích chính là cơ sở để vạch ra những nhiệm vụ cần thực hiện. Và ngược

lại, nhiệm vụ chính là việc hiện thực hóa các công việc cần làm để hướng tới mục

tiêu đã đặt ra.

Việc khảo sát những bài viết về Bạo lực gia đình đăng trên Nhân dân điện tử và

Tuổi trẻ Online trong 2 năm thực hiện chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo

lực gia đình” là một công việc cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên,

tiểu luận này chỉ tiến hành nghiên cứu một cách khái quát, vậy nên việc xác định

6

Page 7: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu hết sức quan trọng. Bới lẽ, xác định đúng mục

đích và nhiệm vụ nghiên cứu sẽ giúp việc khảo sát và nghiên cứu diễn ra đơn giản

hơn, tránh việc nhầm lẫn và đi xa đề tài.

1.4. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các tác phẩm báo chí viết về chiến

dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” và các bài viết liên quan đến

bạo lực gia đình đăng trên 2 tờ BMĐT là Nhân dân điện tử và tuổi trẻ online, từ

25/11/2009 đến ngày 25/11/2011.

Do thời gian khảo sát khá dài, vậy nên tiểu luận này không đi phân tích cụ thể và

kĩ lưỡng từng bài mà chỉ tiến hành khảo sát, sau đó phân tích theo từng vấn đề mà

thôi.

Các bài viết liên quan đến báo mạng điện tử bao gồm tin, phóng sự, phỏng vấn,

các bài bình luận...

1.5. Phạm vi nghiên cứu.

Tiểu luận tiến hành khảo sát các bài viết liên quan đến Bạo lực gia đình đăng trên

2 tờ BMĐT, đó là báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online.

a. Báo Nhân dân điện tử:

Ra đời vào ngày 21/6/1998. Nhiệm vụ của Nhân dân điện tử là trở thành cổng

thông tin đối nội, đối ngoại của Việt Nam, thông tin những chủ trương, đường

lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với đông đảo quần chũng

nhân dân, tới bạn bè trên khắp năm châu. Từ đó, thúc đẩy các mối quan hệ hữu

nghĩ giữa nước ta với nước bạn.

7

Page 8: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Giao diện trang chủ của báo Nhân dân điện tử. (Ảnh chụp màn hình)

Nhân dân điện tử đăng tải gần như 100% nội dung của báo Nhân dân và cũng có

đầy đủ các mục, các lĩnh vực thông tin, gồm các chuyên trang: chính trị, kinh tế,

đời sống, sức khỏe, pháp luật, khoa học, giáo dục, thể thao, tin học, văn hóa quốc

tế, trang Hà Nội và trang TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra Nhân dân điện tử còn đăng

một số ấn phẩm khác như Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng ngày, Thời nay.

Sở dĩ tiểu luận chọn nhân dân dân điện tử là một trong hai tờ BMĐT để khảo sát

và nghiên cứu là bởi lẽ, Nhân dân điện tử “tập trung đi đầu trong công tác tuyên

truyền quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Ngoài

những tin bài mang tính chất thời sự và kịp thời, nhân dân điện tử còn có những bài

điều tra, phân tích, dự báo tình hình, những bài bình luận sâu sắc về các sự kiên

chính trị, kinh tế chủ yếu trong nước và thế giới, đáp ứng nhu cầu thông tin và định

hướng dư luận xã hội. Bên cạnh đó, Nhân dân điện tử cũng có nhiều bài viết mang

tính chiến đấu cao, kịp thời và sắc bén, có sức thuyết phục trong việc đấu tranh,

phản bác những quan điểm sai trái” (1). Và Nhân dân điện tử cũng là một trong

8

Page 9: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

những tờ BMĐT có số lượng các bài viết nhiều nhất về Bạo lực gia đình. Vì Bạo

lực gia đình là một tệ nạn của xã hội, của đất nước, tất nhiên sẽ được các cấp chính

quyền quan tâm. Với một tờ Báo Đẳng chính thống như Nhân dân điện tử thì việc

đăng tả, tuyên truyền về chiến dịch truyền thông “ phòng chống bạo lực gia đình”

là nhiệm vụ, là việc làm tất yếu.

Ngoài ra, Nhân dân điện tử cũng có nhiều chuyên mục mới , tích hợp chức năng

nghe nhìn của BMĐT như: Media, thư viện ảnh…. Điều này làm tăng tính hấp dẫn

cho trang báo và các thông tin được đăng tải.

Nhân dân điện tử đã và đang dành được sự quan tâm chú ý của đông đảo công

chúng (Lượt truy cập từ 800.000 đến 1.000.000 lượt mỗi ngày). Độc giả giờ đây

không chỉ là những người lớn tuổi mà còn là những độc giả trẻ. Với thành phần đa

dạng về công chúng như thế thì ắt hẳn sẽ có nhiều người biết đến những thông tin

về Bạo lực gia đình đăng trên trang BMĐT này.

b. Tuổi trẻ online.

Ra mắt vào ngày 1/12/ 2003, sau đó, nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ

phát triển nhanh mạnh nhất với thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và thứ 10 ở Việt

Nam.

Báo Tuổi trẻ điện tử là sản phẩm thứ tư của Báo Tuổi trẻ (cơ quan ngôn luận

của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM) sau ấn phẩm Tuổi trẻ

ngày, Tuổi trẻ Chủ Nhật và Tuổi trẻ Cười.

Hiện Tuổi Trẻ điện tử  có 14 trang chính và 30 mục thông tin. Ngoài những

thông tin được cập nhật liên tục từ ba ấn phấm nói trên, Tuổi trẻ điện tử cũng cung

cấp nhiều thông tin riêng để tận dụng lợi thế cập nhật 24/24 của môi trường

Internet. Tuổi trẻ điện tử không chỉ đưa tin dưới dưới dạng văn bản, hình ảnh

truyền thống, mà còn bằng cả các phương tiện nghe nhìn.

9

Page 10: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Trang chủ của Tuổi trẻ online (Ảnh chụp màn hình)

Tuổi trẻ điện tử là một trong những tờ BMĐT được đánh giá có chất lượng tốt

về thông tin, đáp ứng tính thời sự và nhu cầu của người đọc và có lượng truy cập

nhiều nhất. Theo một khảo sát gần đây thì Báo tuổi trẻ online là báo được các tờ

BMĐT khác lấy lại thông tin nhiều nhất, điều này cho thấy tờ báo này có chất

lượng thông tin tốt.

Đối tượng hướng đến của tuổi trẻ online là đa dạng các thành phần, bởi thế mà

các thông tin đưa trên trang BMĐT này sẽ nhanh chóng được chuyển tải tới tất cả

mọi người. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, tuổi trẻ online cũng là một trong

những tờ báo viết nhiều cho chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia

đình”. Tác động đến dư luận xã hội từ những bài viết đó cũng không phải là nhỏ.

Tóm lại, việc tiến hành khảo sát Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online là vì:

Hai tờ báo đại diện tiếng nói cho 2 cơ quan riêng, có những chuyên mục

khác nhau và cách thể hiện khác nhau , vì vậy việc khảo sát là để so sánh cách

viết, phong cách của các bài báo về bạo lực gia đình đăng trên 2 tờ BMĐT này

10

Page 11: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Mặc dù có nhiều bài viết hay, độc đáo, nhưng trên 2 tờ báo này vẫn có nhiều

bài mắc lỗi. Việc khảo sát nhằm chỉ ra lỗi và cách điều chỉnh để tạo hiệu quả tác

động tốt cho những bài viết về chủ đề Bạo lực gia đình.

1.6. Phương pháp nghiên cứu.

Thu thập tài liệu.: Đây là phương pháp được thực hiện đầu tiên trước khi bắt

tay vào thực hiện đề tài. Đó là việc tiến hành tìm đọc và lưu trữ các nguồn

thông tin, tài liệu được tìm kiếm trong sách vở và các bài viết trên mạng

Internet liên quan đến Bạo lực gia đình, chiến dịch truyền thông “phòng chống

bạo lực gia đình” và cách viết một bài BMĐT.

Sau khi đọc và phân loại các nguồn tư liệu là đến công việc phân tích để tìm ra

ngững nguồn tư liệu nào thật sự cần thiết đối với việc nghiên cứu đề tài.

Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu là phương pháp rất quan trọng, đó

là căn cứ để có thể tìm ra những cơ sở lý luận chung cho đề tài nghiên cứu.

Khảo sát thực tế: Đây là phương pháp chủ yếu được thực hiện trong quá

trình nghiên cứu đề tài, là cơ sở để thực hiện các phương pháp khác như thống

kê, phân tích, tổng hợp….. Đó là việc tiến hành khảo sát hệ thống các bài báo

đăng trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online viết về bạo lực gia đình và chiến

dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” trong 2 năm thực hiện chiến

dịch này (từ 25/11/2009 đến 25/11/2011). Nghĩa là việc tìm kiếm, thống kê, đọc

hiểu những bài báo đó để làm căn cứ tiến hành phân tích, tổng hợp và đưa ra kết

luận.

Điều tra xã hội học: Điều tra xã hội được thực hiện qua bảng hỏi với 100

mẫu được thực hiện với đối tượng ở nhiều thành phần khác nhau (giới tính, độ

tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa…).

Đây là phương pháp phụ được thực hiện nhằm tìm hiểu sự quan tâm của công

chúng báo chí đối với chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình”.

11

Page 12: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Đồng thời thăm dò quan điểm, sự đánh giá của họ đối với vai trò của BMĐT

nói chung , Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ điện tử nói riêng trong việc tuyên

truyền những chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về Bạo lực gia đình,

cũng như trong việc thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hành động của xã hội về tệ

nạn này. Ngoài ra, phương pháp điều tra xã hội còn thu thập những ý kiến đóng

góp của độc giả, những kiến nghị của họ trong việc nâng cao chất lượng và hiệu

quả tác động của những bài báo viết về bạo lực gia đình cũng như các vấn đề

chính trị, thời sự, xã hội của đất nước.

Phân tích, tổng hợp: Sau khi tiến hành tìm hiểu, thu thập các nguồn thông

tin, tài liệu và khảo sát thực tế thì phương pháp không thể thiếu tiếp theo là

phân tích và tổng hợp. Từ những bài báo được khảo sát và số liệu thu thập được

mà tiến hành phân tích, đánh giá tổng hợp nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm

của các bài viết đó. Đồng thời có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho việc

nâng cao chất lượng, hiệu quả của các bài báo viết về Bạo lực gia đình đăng

trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online.

Tất cả các phương pháp trên là không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề

tài. Mỗi phương pháp thực hiện một nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, hiệu quả đạt

được chỉ khi kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt tất cả các phương pháp đó.

12

Page 13: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

2. NỘI DUNG.

2.1. Cơ sở lý luận.

2.1.1. Khái niệm chiến dịch truyền thông.

Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một

kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ

các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi

tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và

người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một

người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các

thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.

Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội

dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra

lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua

nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục

tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi

đi thông tin(8)

Chiến dịch truyền thông là một kế hoạch dài hạn và tổng lực nhằm chuyển tải một

thông điệp chính, chủ yếu của một vấn đề xã hội cần được quan tâm nào đó tới mọi

người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình,

Internet…Chiến dịch truyền thông được thực hiện nhằm 3 mục đích chính, đó là:

Nhằm gây ảnh hưởng lên công luận;

Để thuyết phục, gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo;

Tạo ra các cuộc tranh luận trong xã hội.

13

Page 14: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Trong thời đại bùng nổ thông tin và cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay, một sản

phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý nhưng thiếu quảng bá, kênh

phân phối thì cũng khó tiêu thụ. Một chính sách của Đảng hay một văn bản pháp

luật của nhà nước rất khó đi vào đời sống nhân dân nếu như không có các phương

tiện truyền thông đại chúng. Và những phong trào lớn, những câu khẩu hiệu hành

động cho những phong trào vì xã hội đó sẽ thực hiện thiếu hiệu quả nếu như không

chuyển tải thông qua các chiến dịch truyền thông. Tất nhiên, tùy vào từng trường

hợp, tính chất của vấn đề mà quyết định có nên thực hiện một chiến dịch truyền

thông hay không.

Chúng ta đã từng biết đến những chiến dịch truyền thông như: “Người Việt dùng

hàng Việt”, “Xoa dịu nỗi đau da cam”, “chống hàng giả”, “biển Đông ra thế

giới”…Sau một thời gian thực hiện, những chiến dịch ấy đã cho thấy sức tác động

mạnh mẽ của mình đến dư luận xã hội thông qua ưu thế của việc sử dụng các

phương tiện truyền thông đại chúng.

2.1.2. Về bạo lực gia đình.

Trước khi đưa ra khái niệm Bạo lực gia đình, chúng ta tìm hiểu về cụm từ “bạo

hành gia đình”

Theo Viện Khoa học xã hội thì: “Bạo hành gia đình là những hành vi đánh đập,

cưỡng bức tình dục; cưỡng bức tâm lý, nhục mạ, đe dọa, khủng bố tinh thần, cô

lập nạn nhân với xã hội và cưỡng kiểm soát tiền bạc, bao vây kinh tế đối với người

trong gia đình mình”.

Định nghĩa về bạo hành gia đình trên Wikipedia:  “Bạo hành gia đình là thuật ngữ

dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình.

Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ

14

Page 15: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng

có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này.”

Ở Việt Nam, khái niệm “bạo lực gia đình” được hiểu với ý nghĩa hơi khác. Khái

niệm này được hiểu là tất cả các loại bạo lực mà một thành viên gia đình gây ra

cho một hay nhiều thành viên khác của gia đình bất kể giới tính của nạn nhân.

Theo Khoản 2 Điều 1 của  Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định: “Bạo lực

gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn

hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.

Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng

tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh

hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia

đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con

người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong

xã hội.

Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là một vấn nạn

toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển cho đến giàu có, phát

triển cao độ. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn

này. Đối tượng của các hành vi bạo lực trong gia đình thường là những thành viên

yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và

trẻ em.

Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật

dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể chất cho các thành viên khác;

dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các thành viên khác về nhiều

mặt; cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép buộc người phụ nữ làm những

15

Page 16: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; dùng lời nói nhục mạ,

chửi mắng, đe dọa hoặc có hành vi ruồng rẫy, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau

cho đến cố tình đập phá, làm hư hỏng tài sản chung; tiêu xài hoang phí không

nhằm mục đích phục vụ đời sống gia đình, … đều ảnh hưởng lâu dài đến sức

khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em bạo lực còn ảnh

hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em

có một cuộc sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này.

2.1.3. Chiến dịch truyền thông “Phòng chống bạo lực gia đình”.

Từ năm 2008, Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (CCIHP) bắt đầu hợp tác

với các tổ chức khác như Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (MoCST), các cơ quan

của Liên Hợp Quốc, các Tổ chức Hợp tác Quốc tế, các Tổ chức Phi chính phủ

trong và ngoài nước và các Tổ chức quần chúng khác ở Việt Nam để triển khai

Chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình gọi tắt là JCC.

Với niềm tin rằng “Nếu nam giới là một phần của vấn đề thì họ sẽ là một phần

của giải pháp”, chiến dịch hướng đến nâng cao nhận thức của mọi người dân nói

chung và nam giới nói riêng trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình.(9)

Chiến dịch Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam với chủ đề “

Mình là đàn ông” ( I am a man) được chính thức phát động vào ngày 25/11/2009

nhân dịp kỉ niệm ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Chiến dịch này do

Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - MOCST), Tổ chức Hòa bình và

Phát triển( PyD) - tổ chức phi chính phủ vì sự phát triển của Tây Ban Nha, các tổ

chức quần chúng, Liên hợp quốc, và rất nhiều các tổ chức phi chính phủ trong

nước và quốc tế khác phối hợp thực hiện.

Mục tiêu của chiến dịch là kêu gọi nam giới tham gia một cách tích cực vào các

hoạt động phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), khiến họ trở thành hình mẫu

người đàn ông không sử dụng bạo lực gia đình, một người đàn ông nhận thức được

16

Page 17: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

vấn đề bình đẳng giới và có thể nói rằng: “I am a man. I am against domestic

violence!”: “Mình là đàn ông, mình chống bạo lực gia đình”

Các hoạt động bao gồm: trình chiếu các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình và

các tin quảng cáo trên đài phát thanh, các buổi tọa đàm, các tấm áp phích quảng

cáo ngoài trời và trên xe buýt, trang web của chiến dịch, đăng quảng cáo trên các

website lớn, tạp chí, tờ rơi và tranh ảnh. Địa chỉ trang web chính thức của chiến

dịch là: www.minhladanong.com- nơi chia sẻ toàn bộ thông tin tài liệu của chiến

dịch, các phần quảng cáo, các nguồn thông tin quan trọng về vấn đề Bạo lực gia

đình, thông tin thành viên cũng như địa chỉ hỗ trợ các trường hợp bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, chiến dịch cũng sẽ tiến hành thực hiện một số các hoạt động tương

tác với nam giới tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các đội hướng dẫn viên đã

qua tập huấn sẽ đi đến các điểm công cộng xung quanh thành phố, cung cấp thông

tin và phát tờ rơi cho hàng nghìn nam giới. Hoạt động “nhóm đối thoại’’ được

diễn ra trên 12 tỉnh thành cả nước (Bến Tre, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hòa

Bình, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh

và Thanh Hóa).

2.1.4. Những yêu cầu khi viết một bài báo mạng điện tử.

a. Khái quát chung về BMĐT.

Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của

BMĐT.

“BMĐT là một loại hình báo chí được xây dựng dưới một hình thức của trang

web và phát hành trên mạng Internet” (BMĐT Trang 53).

Khái niệm “BMĐT” đã khẳng định rằng “loại hình báo chí mới này là con đẻ của

sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương

tiện công nghệ tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng…”. Mặt khác, khái niệm

17

Page 18: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

này “cho phép hiểu một cách chính xác về bả chất, đặc trưng của loại hình báo chí

này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kì, khả năng

chuyển tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu và

siêu văn bản, khả năng siêu liên kết- các bài báo được tổ chức thành từng lớp, có

cớ chế “nở” ra với số trang không hạn chế…” (2)

BMĐT là một tổ chức chính trị xã hội nhất định, được cấp phép hoạt động, phục

vụ công tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, hoạt động theo luật Báo

chí. Nội dung của BMĐT được chọn lọc, đa dạng (mọi vấn đề của đời sống). Tính

thời sự của thông tin cao, có thể đồng thời với sự kiện xảy ra. Mỗi tờ BMĐT được

thiết kế theo chuyên trang, chuyên mục, bắt mắt nhưng đảm bảo tính chính trị của

trật tự thông tin. Chính vì thế mà công chúng của BMĐT rất đa dạng, đại chúng,

có sự quan tâm đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình hoặc đất

nước. Công chúng của BMĐT cũng có sự phản hồi nhanh, hiệu quả, đóng góp

lượng thông tin lớn cho tòa báo, có nhu cầu thông tin cao, coi đó như món ăn tinh

thần hàng ngày. (1)

Sự ra đời của BMĐT đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin trước đây của

một bộ phận công chúng đọc giả. Nếu như trước đây công chúng phải chờ đến một

thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng để cầm một tờ báo in trong tay

và đọc nó, hoặc phải chờ đến một giờ nhất định để xem một chương trình trên ti vi

hay trên đài phát thanh. Thì nay, với sự ra đời và phát triển vượt bậc của công nghệ

internet, BMĐT có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời

điểm nào trong ngày chỉ qua một cái kích chuột.

Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc

độ truy tải, số lượng các tờ BMĐT cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải

thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp. Có thể coi

BMĐT hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình

(video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà

18

Page 19: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các

website báo chí.

Một thế mạnh nữa của BMĐT là khả năng tương tác nhiều chiều. Đơn giản nhất

là khả năng tương tác hai chiều giữa công chúng và toà soạn: người đọc có thể phát

biểu ý kiến, bình phẩm thông tin và đưa lên mạng. Nhờ đó toà soạn có thể nắm bắt

nhanh tâm tư, chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của đọc giả để có những điều

chỉnh cần thiết. Với khả năng tương tác nhiều chiều toà soạn có thể tổ chức nhiều

cuộc giao lưu trực tuyến giữu đọc giả trong, ngoài nước với các vị lãnh đạo hoặc

các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học... về những đề tài mà nhiều người

quan tâm. Đây là một lợi thế của báo mạng mà báo in không thể làm được và rất

hạn chế đối với truyền hình và phát thanh.

Báo mạng có sức chứa to lớn cả về không gian và thời gian, tức dung lượng của

thông tin gần như không hạn chế. Mỗi một tờ báo mạng là một cấu trúc rộng về

không gian với nhiều mảng khác nhau, mỗi mảng gần như một tờ báo riêng. Chẳng

hạn như về thời sự quốc tế, thời sự trong nước, giáo dục, khoa học, thể thao, văn

hoá, văn nghệ, âm nhạc, công nghệ thông tin, giải trí...Với lợi thế nhanh và mạnh,

sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và

bạn đọc, báo điện tử đang “chiếm ngôi” của báo giấy.

Ngoài ưu thế có gắn kèm các phương tiện nghe nhìn, báo mạng còn có khả năng

chứa thông tin tư liệu cực lớn. Khi truy cập một bài báo trên mạng, ngay lập tức

độc giả có thể vào xem các bài có liên quan với chỉ một cú nháy chuột vào đường

link gắn kèm. Đây là một khả năng mà báo giấy không thể có.

b. Yêu cầu khi viết một bài BMĐT.

* Cấu trúc của một tin, bài BMĐT:

Khi viết một tin, bài đăng trên BMĐT, cần chú ý đến cấu trúc thông tin của nó.

Cấu trúc thông tin này được tổ chức theo nhiều cửa, bao gồm:

19

Page 20: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Tít chính

Sapô

Chính văn

Tít phụ

Tranh ảnh

Đồ hình (sơ đồ, bản đồ, biểu đồ…)

Video và hình ảnh động

Audio

Các box thông tin, tư liệu

Các đường link

Cấu trúc này khiến người đọc dễ tiếp nhận, thỏa mãn và phù hợp với mọi ý thích,

thói quen và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng. Tùy vào sự quan tâm

mà độc giả có thể đọc toàn bộ, cũng có thể chỉ lướt qua tit, đọc qua sapô, xem

tranh ảnh, nghe audio…Với cấu trúc nhiều cửa, bài viết sẽ thông thoáng và đẹp

mắt hơn về mặt hình thức. Về mặt nội dung, nhà báo sẽ có cơ hội tổ chức dữ liệu,

sự kiện theo những cách khác nhau. Điều này giúp công chúng có thêm nhiều sự

lựa chọn để dễ dàng tiếp nhạn nhanh và toàn diện thông tin.

* Về mặt ngôn ngữ trên BMĐT:

Ngôn ngữ BMĐT đương nhiên phải mang trong mình những tính chất, đặc trưng

của ngôn ngữ Báo chí nói chung như: Tính chính xác, tính thời sự, tính ngắn gọn,

tính đại chúng. Song bên cạnh đấy, ngôn ngữ BMĐT cũng có một số nét đặc trưng

riêng biệt.(3) Ngôn ngữ BMĐT là ngôn ngữ đa phương tiện: Với loại hình báo chí

này thì chữ viết, hình ảnh, âm thanh, tiếng động…đều có thể chuyển hóa thành

ngôn ngữ thông tin. Trên một tác phẩm BMĐT, công chúng có thể tiếp nhận

thông tin bằng cả 3 cách: đọc, nghe và xem.. Điều này đã tạo ra hiệu quả vượt bậc

20

Page 21: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

khiến công chúng vừa thu nhận được một lượng thông tin phong phú, hấp dẫn,

vừa cảm thấy hài lòng khi khi được quyền chủ động tiếp nhận theo cách riêng của

mình.

Là sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin: Những văn bản mà

công chúng BMĐT được tiếp nhận là những văn bản đặc biệt- siêu văn bản. Từ

văn bản này, công chúng có thể liên kết với các văn bản khác hay những tệp dữ

liệu âm thanh, hình ảnh. Công chúng được tự do đi lại trong nhiều lớp thông

tin.

Ngôn ngữ BMĐT ít mang dấu ấn cá nhân: Mỗi tin bài trên BMĐT có thể sử

dụng nhiều phương tiện truyền tải và có thể được nhiều người thể hiện. Hơn

nữa, nhiều lớp thông tin với nhiều phong cách thể hiện chứa đựng trong một

văn bản. Do đó, người đọc khó nhận biết bản sắc riêng của nhà báo trong từng

tác phẩm.

Ngôn ngữ BMĐT mang bản sắc dân tộc và dấu ấn quốc tế: Đó là ngôn ngữ của

toàn dân, biểu hiện ý thức, truyền thống dân tộc kết hợp với việc thể hiện tính

quốc tế thông quaphamj vi phục vụ, đối tượng khán giả hướng tới. (1)

* Nguyên tắc viết tin, bài trên báo mạng điện tử:

Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm.

Nên viết ngắn gọn, súc tích, nhằm thẳng đối tượng, chủ thể của bài báo. Viết dễ

hiểu, cụ thể và rõ ràng. Người đọc phải nhận được thông điệp cô đọng, đúng trọng

tâm trong khoảng thời gian nhanh nhất. (1)

Roy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu

danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuột một câu rằng: "Viết cái gì thì viết

nhưng phải dưới 800 chữ. Bên cạnh những tiện ích hấp dẫn và cách thức sử dụng

tiện lợi, một website chỉ thu hút người đọc khi có nhiều thông tin. Nhưng điều oái

oăm là chúng ta thì muốn viết dài, kể cho chi tiết, nhưng người đọc lại muốn đọc

21

Page 22: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

những bài ngắn. Có thể có người lập luận rằng bài dài thì cắt trang. Cách làm này

không sai, vấn đề chỉ nằm ở chỗ người đọc có lật trang hay không mà thôi. Vậy

nên ta chẳng cần tham chi tiết làm gì, bởi nhiều khi cho vào cũng... công cốc.

Jakob Nielsen, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đã tiến hành một

nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ

"lướt mắt." Một nguyên nhân thường được dẫn ra là người ta đọc báo khi có thể

gác hẳn việc sang một, còn đa phần những người đọc tin trên web là khi... đang

làm việc. Thực tế này dẫn đến một thực tế khác là ai cũng muốn xem cho nhanh

kẻo... sếp đến sau lưng ngó vào thì phiền. Những người đã xem lướt lại có tinh

thần cảnh giác với một ông sếp tò mò thì sẽ chỉ dành cho mỗi tin/bài khoảng vài

giây.

- Chính vì vậy, các tin-bài trên báo điện tử nên lưu ý một số điểm sau:

+ Chớ có lòng vòng, hãy nói thẳng vào câu chuyện chính (Nàng cắt tóc bán lấy tiền

mua đồng hồ cho chàng, còn chàng bán đồng hồ để mua lược cho nàng);

+ Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao. (Tại sao

nhà nước tăng thuế. Điều này có ý nghĩa gì với cuộc sống hàng ngày?);

+ Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý);

+ Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ và phó từ;

+ Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa

tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp);

+ Có thể dùng font đậm (bold) để nhấn mạnh những điểm quan trọng (nhưng

không nên lạm dụng);

+ Dùng bullet cho các danh mục (Nhìn thoáng là biết từng điểm, rất rõ ràng);

22

Page 23: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

+ Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Không chỉ có ý nghĩa trang trí đâu, bởi

người ta đã có câu "nhìn con bò chứ không nói con bò");

+ Hãy luôn đặt câu hỏi: "Thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình

minh họa không?" (nếu thấy nên làm biểu, bảng thì còn chần chừ gì nữa.)

+ Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết mà không cần phải viết thêm

(nhưng nhớ phải kiểm tra chắc chắn rằng đường link dẫn đến tin-bài đó).(6)

Tăng cường thông tin lý giải và định hướng.

Thực tế là có tờ báo luôn tỏ ra là người đưa tin nhanh, sớm và nhiều nhất nên cứ

khi có diễn biến mới nhất về sự việc, sự kiện nào đó là cập nhật một cách nhanh

chóng. Họ không cần quan tâm xem diễn biến mới đó có quan trọng và cần thiết

với độc giả hay không. Hậu quả là bài báo đó trở thành một mớ thông tin thiếu

chọn lọc. Đối với BMĐT, đôi khi nhanh chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Hầu

hết bạn đọc ít khi quan tâm xem tờ báo nào đưa tin đầu tiên và nhanh chóng nhất.

Họ quan tâm nhiều hơn đến viếc gì đã xảy ra cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa

của vấn đề đó. Vì vậy, trong hàng trăm tờ báo, hàng vạn trang Web, tờ báo nào lý

giải thông tin tốt, định hướng được nhu cầu và thẩm mĩ của người đọc thì tờ báo

đó sẽ thành công. (1)

Nguyên tắc viết tít.

- Tít( đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài

báo khác. Tít giúp độc giả dễ dàng xác định mức quan trọng của thông tin và

chọn lọc.

- Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó.

Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay độc giả có thể sẽ tiếp tục

đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ bài báo công phu của bạn sẽ bị bỏ qua.

Vì vậy hãy dành nhiều công sức để viết tít. Đừng coi tít là phần phụ cần hoàn

23

Page 24: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

thành gấp rút sau khi bạn đã viết xong bài báo. Có thể nói tít là câu quan trọng

nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự.

- Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu

chức năng chủ yếu của tít:

+ Thu hút sự chú ý;

+  Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt;

+ Giúp độc giả lựa chọn bài;

+ Khiến độc giả muốn đọc;

+ Tổ chức trang;

+ Sắp xếp thông tin.

-Tiêu chí giật Tít: Có 4 tiêu chí để rút tít cho một bài BMĐT, đó là: Trung thực,

chính xác, hấp dẫn và trình bày đẹp.

+ Trung thực: Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và

phải phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm theo bài. Bài viết về vấn đề gì và mào đầu

của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu của bài viết để rút tít nhưng

không đơn thuần sao chép lại mào đầu đó.

+ Chính xác: Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung lẫn hình thức (chính tả, ngữ

pháp). Nếu tít của bài báo sai, độc giả cũng sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai.

Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác: Ngày tháng,

số liệu, tên người…phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài.

24

Page 25: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

+ Hấp dẫn: Tít phải thu hút độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy cần sử dụng

từ ngữ sắc sảo và hấp dẫn.

+ Hình thức đẹp: Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít ở trên báo. Tít

cũng phải trông đẹp mắt, hợp với các tít khác trên báo cũng như các tít phụ.

- Một tít hay cần phải đáp ứng được những yếu tố sau như sau:

+ Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.

+  Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn

đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng

câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì

nó không thay thế được những từ mạnh.

+ Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.

+ Không dùng câu hỏi.

+ Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá.

+ Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.

+ Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với

phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều

mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.

Không bao giờ quên Sapô.

- Sapô (Chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Qủa thật, sapô có phần

nào đó giống như cái mũ của bài báo. Nó nằm ở trên phần nội dung của bài báo và

dưới tít chính, tạo cho bài báo sự chỉn chu trước khi xuất hiện trước công chúng.

- Sapô phải "đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó". Nếu một vài dòng của

sapô đã đủ cho độc giả không có nhiều thời gian thì mục đích của nó không phải là

25

Page 26: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

nói với người đó rằng các phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả.

Trái lại, nó phải làm người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết.

- Chức năng của sapô:

+ Hoàn thiện tít, bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý.

Giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì.

+ Tóm tắt thông tin, bằng cách đưa ra thông tin chủ yếu nếu cần phải dừng lại ở đó.

+ Giải thích bài báo, bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện

tượng này. Ở đây cần vận dụng Luật xa gần để giúp độc giả hiểu rằng bài báo có

thể liên quan đến họ và họ sẽ được lợi khi đọc nó.

+ Nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thể loại phỏng vấn, điều tra dài kỳ, bài viết về sự

việc thời sự đã qua. Đối với một bài viết nhiều kỳ, sapô gợi lại những kỳ trước.

Với phỏng vấn, nó giới thiệu vắn tắt người đựoc phỏng vấn và gợi vấn đề mà

người đó đề cập đến.

+ Thông báo bố cục. Đây là một cách phát triển thông điệp cốt lõi của bài báo mà

trong tít đã nhắc đến. Rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ

ràng.

+ Mời đọc: việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu rất quan trọng trong sapô. Nếu

khô khan quá sẽ khiến độc giả nản lòng.

+ Sapô là một yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo, quan trọng

trong việc trình bày trang. Dùng cỡ chữ khác và to hơn chữ trong bài báo, để cân

bằng phần chữ, phần trắng và phần minh hoạ một trang báo.(7)

26

Page 27: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

- Sapô là phần bắt buộc của BMĐT. Do đặc điểm đọc trực tuyến, công chúng

luôn có nhu cầu biết nhanh nhất những thông tin quan trọng, hấp dẫn, thú vị.

Đọc xong Sapô chính là lúc độc giả quyết định có tiếp tục đọc bài hay không.

Một bài BMĐT thường được viết theo mô hình “Chữ T”. Theo đó, Sapô là

phần gạch ngang ở trên có nhiệm vụ tóm tắt hoặc cho biết thông tin quan trọng,

cấn thiết, hấp dẫn của vấn đề, sự kiện. Đôi khi Sapô không cần thông báo kết

quả sự kiện mà chỉ cần dẫn dắt, lôi cuốn người đọc đến vơi toàn bộ sự kiện.

Ảnh và chú thích ảnh.(5)

- Vài trò của hình ảnh trong báo chí:

  + Ảnh là mức độ đọc đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả;

  + Bức ảnh bổ sung độ tin cậy cho thông tin bài báo;

  + Bức ảnh bổ sung thêm thông tin cho bài viết.

- Chú thích cho ảnh.

+ Độ dài của chú thích: không nên giới hạn độ dài của chú thích, điều quan

trọng là đảm bảo đủ thông tin cần thiết;

+ Mọi bức ảnh cần phải viết chú thích;

+ Chú thích cần đảm bảo trả lời đủ câu hỏi của 5W  và 1H (What, Who, Where,

Why, When and How?);

+ Luôn chú ý phỏng vấn người xuất hiện trong ảnh để tìm hiểu xem người đó

đang làm gì;

+ Tìm hiểu thông tin của từng người trong bức ảnh rõ ràng, tránh nhầm lẫn;

+ Cố gắng sử dụng thời hiện tại trong các câu viết chú thích.

+ Đừng cố đoán điều gì đang xảy ra trong bức ảnh;

+ Đừng đoán mò những người xuất hiện trong ảnh;

+ Đừng trích dẫn những gì mà người trong ảnh không hề nói;

+ Không viết những gì đã rõ ràng trong bức ảnh;

27

Page 28: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

+ Không sử dụng những chú thích mang tính vui đùa, kể cả khi chú thích đó có

thể làm bạn đọc bật cười (nhưng lại làm những người xuất hiện trong bức ảnh

không hề muốn cười chút nào);

+ Đừng viết những chú thích buồn tẻ, hãy cố gắng đầu tư thời gian để có được

những chú thích hấp dẫn và thú vị hơn.

2.2. Khảo sát thực tế.

2.2.1. Khảo sát.

Tiểu luận tiến hành khảo sát trên 2 trang BMĐT là Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ

Online. Dưới đây là kết quả khảo sát, thống kê những bài báo viết về Bạo lực gia

đình trong khoảng thời gian từ 25/11/2009 đến 25/11/2011 của 2 trang báo trên.

TỔNG

SỐ

THỂ LOẠI ẢNH BÀI

SAPÔ

Tin Phỏng

vấn

Phóng

sự, thể

loại

khác

Không

ảnh

Ảnh

minh

họa

Ảnh sự

kiện

NHÂN

DÂN

ĐIỆN

TỬ

Số

bài

38 23 0 15 34 3 1 35

Tỉ lệ

%

60 0 40 89 7,9 3,1 92

TUỔI

TRẺ

ONLINE

Số

bài

49 21 3 22 20 14 15 47

Tỉ lệ

%)

42,9 6,1 51 41 28,6 30,4 96

Bảng 1: Khảo sát về mặt hình thức của bài báo ( thể loại, ảnh, sapô)

28

Page 29: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

TỔNG

SỐ

BẠN

ĐỌC

PHÓNG

VIÊN

BÁO

KHÁC

NHÂN DÂN

ĐIỆN TỬ

Số bài 38 6 32 0

Tỉ lệ (%) 15,8 84,2 0

TUỔI TRẺ

ONLINE

Số bài 49 6 38 5

Tỉ lệ (%) 12,2 77,5 10.3

Bảng 2: Khảo sát về mặt nguồn gốc của bài báo.

Nhận xét:

* Tổng số bài viết về Chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình”

nói riêng và nạn Bạo hành gia đình nói chung trên 2 trang báo trong vòng 2

năm qua khảo sát không phải là quá nhiều. Tuy nhiên, với số lượng bài như vậy

đã có thể là căn cứ để phân tích, nhận xét và đánh giá.

- Với Nhân dân điện tử: Số lượng bài là 38 bài, trong đó có 23 bài viết theo thể

loại tin, chiếm 60% tổng số bài được khảo sát; số bài còn lại chủ yếu được viết

theo thể loại phóng sự.

- Với Tuổi trẻ Online: Tổng số bài lớn hơn với 48 bài viết, trong đó có:

+ 21 bài viết theo thể loại tin (chủ yếu là tin ngắn và tin sâu), chiếm 42,9%;

+ 3 bài viết theo thể loại phỏng vấn, chiếm 6,1 %;

+ 22 bài viết theo thể loại phóng sự và các thể loại khác, chiếm 51 %.

* Sapô là thành phần không thể thiếu đối với một bài BMĐT, và hầu hết các bài

viết được thống kê và khảo sát trên 2 trang báo đều có sapô. ( Những bài không

có sapô thường là tin vắn) Cụ thể:

- Nhân dân điện tử: 35/38 bài có sa pô, chiếm 92% tổng số bài

- Tuổi trẻ Online: 47/49 bài có Sapô, chiếm 96% tổng số bài.

29

Page 30: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

* Ảnh là mức độ đọc đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả. Đối với một bài

BMĐT, Bức ảnh bổ sung độ tin cậy cho thông tin bài báo và bổ sung thêm thông

tin cho bài viết. Hầu hết các bài được khảo sát đều có ảnh minh họa, tuy nhiên, tỉ

lệ bài có ảnh với bài không có ảnh giữa Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online khác

nhau.

- Nhân dân điện tử: Số bài có ảnh là 4 ảnh chiếm 11%, trong đó có 3 ảnh minh

họa. Hầu hết các bài trên trang báo này được viết theo thể loại tin, vậy nên số

lượng bài không có ảnh rất lớn, chiếm 89% với 34 bài.

- Tuổi trẻ Online: Số bài không có ảnh chiếm 41% với 20 bài; số bài có ảnh là

59% với 15 (30,4% ) ảnh sự kiện và 14 (28,6%) ảnh minh họa.

* Hầu hết bài trên các báo đều do phóng viên, biên tập viên chính thức của tòa

soạn viết. Bên cạnh đó, cả 2 trang báo đều đăng thêm các bài của bạn đọc gửi

tới. Ngoài ra, Tuổi trẻ Online còn sử dụng tin bài của một số báo khác, mà chủ

yếu là của báo nước ngoài và Thông tấn xã Việt Nam, cụ thể:

- Nhân dân điện tử: Bài của Phóng viên là: 32/38 bài, chiếm 84,2%; bài của bạn

đọc chiếm 15,8% với 6/38 bài.

- Tuổi trẻ Online: Bài của phóng viên là 38/49 bài, chiếm 77,5%; bài do bạn đọc

gửi tới là 6/49 bài, chiếm 12,2%; bài lấy nguồn từ báo khác có 5/49 bài, chiếm

10,3%, trong đó:

+ 2 bài của TTXVN

+ 1 bài theo Reauter

+ 1 bài theo Salem New

+,1 bài theo tạp chí The Telegraph

30

Page 31: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

* Qua khảo sát có thể thấy điểm chung giữa các bài viết về Bạo lực gia đình trên

cả 2 trang báo Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online, đó là:

- Viết với nhiều thể loại khác nhau, mà chủ yếu là tin và phóng sự;

- Hầu hết các bài đều có sapô- một thành phần không thể thiếu đối với các bài

BMĐT. Điều này cho thấy nguyên tắc viết bài cho BMĐT phần nào được các

phóng viên, biên tập viên tuân thủ.

- Đa số các bài báo đều có sử dụng hình ảnh nhằm mục đích làm cho tác phẩm

thật hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hầu hết trong những bức ảnh đó

chỉ mang tính chất “minh họa”. Đây là hiện trạng phổ biến trên hầu hết các

trang BMĐT.

- Ngoài những bài viết của phóng viên, cộng tác viên chính thức, Nhân dân điện

tử và Tuổi trẻ Online còn sử dụng thêm các bài viết của bạn đọc. Đó có thể là

những phản hồi của độc giả về những bài viết đã được đọc trên trang báo, cũng

có thể là những suy nghĩ, bình luận của độc giả về nạn Bạo hành gia đình ở

nước ta cũng như trên thế giới.

Đây là một việc làm tích cực. Việc tòa soạn cho đăng những bài viết của độc

giả không những thể hiện và làm tăng tính tương tác giữa độc giả với phóng

viên, với tòa soạn mà còn làm phng phú, đa dạng hơn về mặt nội dung cho

những bài viết về bạo lực gia đình. Bởi lẽ, không phải lúc nào các phóng viên,

cộng tác viên cũng có thể có mặt kịp thời để đưa tin về một sự kiện.

Mặt khác, trong nhiều bài đăng của độc giả thì có những bài là của những

chuyên gia tâm lý, những luật gia…Chính vì thế mà các bài viết được chuyên

sâu hơn và có chất lượng cao hơn trong việc đánh giá Bạo lực gia đình về mặt

chuyên môn.

31

Page 32: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

2.2.2. Phân tích

2.2.2.1. Về mặt hình thức.

Hầu hết, các bài báo trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online viết về bạo lực

gia đình đã tuân thủ nguyên tắc viết cho một bài BMĐT. Nghĩa là đầy đủ các

thành phần trong cấu trúc bắt buộc như: Tít, Sapô… ngoài ra, trong đó còn có rất

nhiều bài sử dụng ảnh minh họa, bổ sung thêm nội dung và làm cho bài viết hấp

dẫn, sinh động hơn

a. Thể loại

Bên cạnh đó, các bài viết được thể hiện bằng nhiều thể loại khác nhau, việc

làm này tránh gây nhàm chán cho người đọc. Đồng thời, thay đổi cách chuyển tải

thông tin đến với bạn đọc.

Với những bài viết bằng thể loại tin, tác giả bài viết chủ yếu thông báo thông

tin ngắn gọn đến cho người đọc. Đó có thể là các sự kiện vừa mới diễn ra hoặc

đang diễn ra, cũng có thể thông báo về một kết quả nghiên cứu nào đó liên quan

đến Bạo lực gia đình. Tin được viết với ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và cung cấp

hàm lượng thông tin cao. Dù tin ngắn hay tin sâu đù có Sapô giúp người đọc hình

dung một cách nhanh nhất nội dung của bài viết và lựa chọn (đọc tiếp hay dừng

lại)

Ví dụ: +, Tin thông báo sự kiện: “15 tác phẩm báo chí đoạt giải cuộc thi viết

“Nói không với bạo lực gia đình” (Nhân dân điện tử, ngày 11/8/2011), “Nam giới

nói không với bạo lực gia đình” (Nhân dân điện tử, ngày 25/11/2009), “Hơn

5.600 địa chỉ cho nạn nhân bạo lực gia đình” ( Nhân dân điện tử, ngày

23/11/2011), “Phát động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ( Tuổi trẻ online,

ngày 27/06/2011), “Vụ cô dâu Việt bị sát hại: Hôm nay, đưa tro cốt chị Nam  về

nước” (Tuổi trẻ online, ngày 28/05/2011), “Trẻ em viết về trẻ em” (Tuổi trẻ

online, ngày 18/03/2011)….

32

Page 33: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

+, Tin thông báo về một kết quả nghiên cứu, kết luận của các cơ quan chức

năng có liên quan: “Hơn 5.600 địa chỉ cho nạn nhân bạo lực gia đình” ( Nhân dân

điện tử, ngày 23/11/2011), “Giới hạn của ghen” (Tuổi trẻ online, ngày

15/01/2011), “Bạo lực gia đình không giảm” (Tuổi trẻ online, ngày 30/11/2010),

“32% phụ nữ bị bạo lực thể xác” (Tuổi trẻ online, ngày 26/11/2010)…..

+, Bên cạnh các tin ngắn, tin sâu thì nhiều bài viết theo thể tin vắn giúp cập

nhật những thông tin đầu tiên về sự kiện một cách nhanh nhất. Ví dụ: Trên báo

Tuổi trẻ online, ngày 24/08/2011 có tin “Nụ hồng và bóng đêm” với nội dung như

sau:

“ Chọn chủ đề bạo lực gia đình và bạo hành trẻ em, 30 tập phim Nụ hồng và bóng

đêm (đạo diễn: Đỗ Mai Nhất Tuấn, biên kịch: Đỗ Tài - Minh Nghĩa, World Star

sản xuất) kể về cậu bé Hiếu (Minh Nhựt) bị cha dượng bạo hành đến ngã bệnh.

Cậu bỏ nhà đi cùng bạn tìm mẹ ở trại giam, đối diện với nhiều hiểm nguy trước khi

tiếp tục sống trong đau đớn và hoảng sợ...

Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ: Minh Nhựt, Huỳnh Thanh Hải Yến, Huỳnh Thanh

Liêm...; sẽ lên sóng HTV7 lúc 20g45 thứ tư đến chủ nhật hằng tuần, từ ngày 25-8.”

Với những bài viết bằng thể loại phóng sự, bình luận…Không những cung cấp

một hàm lượng thông tin cao, mà tác giả còn đi sâu phân tích và đánh giá vấn đề

được đưa ra trong bài. Với cách viết sáng tạo và ngôn ngữ gọt dũa, những bài viết

theo các thể loại này có sự tác động sâu sắc và mạnh mẽ nhất tới suy nghĩ, nhận

thức và hành động của độc giả về bạo lực gia đình.

Ví dụ trên báo Tuổi trẻ online, ngày 04/12/2010, có bài: “Bạo lực gia đình:

“Nhịn là chết”. Căn cứ vào một nghiên cứu cho thấy cứ 2 phụ nữ thì có 1 đã từng

là nạn nhân của Bạo lực gia đình, tác giả Lan Anh đã đi sâu phân tích nguyên nhân

tại sao phụ nữ thường là nạn nhân chính trong các vụ bạo hành gia đình. Đồng

thời, tác giả cuãng cung cấp thêm những kết luận về tâm lý, y học của các chuyên

33

Page 34: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

gia về vấn đề liên quan. Và cuối cùng đưa ra kết luận “Từng có lúc chuyện gia

đình là chuyện riêng của mỗi người, nhưng càng lúc bạo hành gia đình càng gây

bức xúc cho xã hội, từ chuyện người chồng nhốt vợ vào chuồng chó, tạt axit vợ,

thậm chí giết vợ giết con. Các nhà hoạt động xã hội đã khuyên phụ nữ “chịu nhịn

là chết”. Nhưng nếu để phụ nữ một mình chống lại bạo lực gia đình chắc rất khó,

dù họ không muốn “chịu nhịn” nữa.” Những bài viết như thế này chỉ đạt được

hiểu quả cao khi tác giả biết sự dụng đúng thể loại. Và chỉ có thể loại bình luận

mới tạo điều kiện về mặt ngôn ngữ và dung lượng để phân tích và đưa ra những

nhận định, từ đó mới tạo được những tác động mạnh mẽ đến bạn đọc.

Tuy nhiên, trên cả 2 trang báo mà nhất là đối với Nhân dân điện tử, số lượng các

bài bình luận, phóng sự còn ít. Chưa có nhiều bài chuyên sâu, vậy nên lượng thông

tin mang đến cho độc giả chưa nhiều. Chỉ với những tin ngắn thì sức cạnh tranh

không đủ để lôi kéo bạn đọc đến với trang báo mình. Đồng thời, chiến dịch truyền

thông “phòng chống bạo lực gia đình” yêu cầu các phương tiện truyền thông đại

chúng, trong đó có BMĐT cần có nhiều bài viết chuyên môn hơn, đánh giá và bình

luận sâu hơn để người đọc hiểu rõ và quan tâm nhiều hơn đến nạn bạo lực gia đình.

Chỉ có những thể loại như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

b. Tít và sapô

Tít là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi bài báo, nhất là với BMĐT.

- Nội dung bài báo có hay đến mấy, nhưng nếu tít dở thì độc giả có thể không

thèm để mắt tới. Rút tít cho một bài báo không phải là việc dễ dàng, và càng

khó hơn khi bài viết đó viết về nạn Bạo lực gia đình. Tuy nhiên, khó chứ không

phải là không thể.

- Ở phần lý luận, chúng ta đã bàn đến việc rút tít như thế nào là đạt hiệu quả. Tít

đó phải chính xác, phù hợp, ngắn gọn, hấp dẫn và không vi phạm những điều

“cấm kị”. Nói về tính hấp dẫn, tít hấp dẫn khác hẳn với tít mang tính “giật gân,

34

Page 35: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

câu khách”, điều quyết định tính hấp dẫn của tít ở đây là cách chọn, sử dụng và

kết hợp ngôn ngữ, đồng thời phải đúng và phù hợp với nội dung cuãng như hình

ảnh minh họa.

- Với những bài viết trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online về Bạo lực gia

đình, qua khảo sát cho thấy có khá nhiều tít bài đạt được hiệu quả tác động đến

độc giả. Ví dụ: Bài “chống bạo lực gia đình tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải”

chưa đủ mạnh” ( Nhân dân điện tử, ngày 25/11/2008). Hay trên báo Tuổi trẻ

Online, có bài “Đừng để thêm những con người đơn độc” (ngày 23/09/2010) và

“Thảm cảnh gia đình” (ngày 23/07/2010)…. Cách rút tít như vậy không hề

mang tính giật gân, câu khách, mà ngược lại rất đúng với nội dung nêu lên

trong bài, nhưng lại không gây nhàm chán, tẻ nhạt.

- Bên cạnh những tít bài đã hoàn thành “sứ mệnh”, thì cũng có nhiều tít bài còn

quá dài dòng, thiếu ngắn gọn và mơ hồ, gây khó hiểu cho người đọc. Ngoài ra,

có nhiều tít bài thiếu tính hấp dẫn khi gọi tên sự việc, sự kiện quá lộ liễu, khiến

dường như mọi thông tin trong bài đều hé mở. Những tít bài như vây, xét về

mặt nội dung thì không sai, tuy nhiên sẽ không còn thu hút độc giả đọc tiếp

phần nội dung nữa.

Hầu hết các bài viết đều có sapô được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu.

- Tác giả của các bài viết cũng sử dụng nhiều dạng sapô khác nhau, tăng tính hấp

dẫn cho bài viết và thu hút độc giả, ví dụ:

+ Sapô tiếp nối tiêu đề: “Đó là một trong những ý kiến chung của trên 50 đại

biểu là các nữ nghị sĩ đến từ hàng chục quốc gia tại hội thảo “Vai trò của

nhóm nữ nghị sĩ trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện pháp” ( Các

quốc gia phải liên kết để chống bạo lực gia đình, Tuổi trẻ online

ngày16/12/2009). Sapô này được gắn kết với tiêu đề thành một đoạn hoàn

chỉnh, cung cấp một phần thông tin sự kiện đến người đọc.

35

Page 36: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

+ Sapô dẫn dắt: trong bài “Cần thay đổi nhận thức để xóa bỏ nạn bạo lực gia

đình”, ( Nhân dân điện tử ngày 19/05/2010 ): “Vai trò của người phụ nữ Việt

Nam trong xã hội và gia đình ngày càng được khẳng định, nhưngbạo lực gia

đình (BLGD) vẫn đang tồn tại không chỉ ở nông thôn mà ngay ở đô thị. Tại sao

BLGĐ vẫn tồn tại và đâu là nguyên nhân của nó ? Dưới đây là vài câu chuyện

của các nạn nhân và phân tích của nhà nghiên cứu xã hội về tình trạng đáng

buồn này”.

+ Sapô nêu luận cứ: “Theo nhiều nghiên cứu tại Hoa Kỳ, khoảng 1% người

chơi bạc được đánh giá là nghiện cờ bạc. Các nghiên cứu ở nhiều nước khác

nhau có tỉ lệ cũng gần tương đồng với các nghiên cứu tại Hoa Kỳ” ( Bệnh

ghiền đánh bạc, Tuổi trẻ online ngày15/02/2011).

+ Sapô đánh giá: “Chính quyền các cấp và các tổ chức, đoàn thể không ngừng

nỗ lực đấu tranh ngăn chặn nạn bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên, các vụ việc

bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục xảy ra, trong đó, không ít trường hợp

nghiêm trọng” (“Chống nạn bạo lực trong gia đình”, Nhân dân điện tử ngày

11/07/2011).

- Sapô viết bằng nhiều kiểu khác nhau sẽ làm tăng tính hấp dẫn và lôi kéo độc

giả đến với bài đọc. Tuy nhiên, bên cạnh những sapô hay, chính xác, vẫn còn

một số sapô viết khó hiểu và thiếu hấp dẫn.

c. Ảnh và box thông tin.

Ảnh: Đa số các bài viết trong 2 trang báo đều suer dụng rất ít ảnh, nhất là trên tờ

Nhân dân điện tử. Nếu có cũng chủ yếu là ảnh mang tính chất mi h học mà thôi.

Đây là hạn chế cần sớm được khắc phục, bởi lẽ, ảnh là yếu tố rất quan trọng

trong việc chuyển tải thêm thông tin và tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn độc giả.

36

Page 37: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Hình ảnh minh họa của bài “Những cái chết xanh” đăng trênTuổi trẻ Online ngày

02/07/2011( Ảnh chụp màn hình)

Có rất nhiều bài báo dùng ảnh minh họa như thế này. Tuy nhiên, những ảnh mang

tính chất minh họa chỉ dùng để làm bài viết đỡ khô cứng chứ không có vai trò bổ

sung thêm thông tin hay tăng tính hấp dẫn cho bài viết. Thậm chí, trong số 38 bài

được khảo sát trên báo Nhân dân điện tử, chỉ có duy nhất 1 bài có ảnh sự kiện, số

lượng này lớn hơn ở báo Tuổi trẻ Online nhưng cũng chỉ có15 bài. Việc không đưa

ảnh hoặc chỉ sử dụng ảnh minh họa cho bài viết là hạn chế lớn cần được khắc

phục. Bởi lẽ, với xu thế truyền thông đa phương tiện trên các trang BMĐT, thì việc

tích hợp các yếu tố đọc, nhìn, nghe và xem là rất quan trong. Nếu độc giả chỉ đọc

mà không có thêm các hình ảnh bổ sung thì bài viết đó sẽ nhanh chóng bị lãng

37

Page 38: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

quên. Một thực tế cho thấy rằng một bài báo được viết trong 2 đến 3 tiếng, đọc

trong vài phú và bị quên lãng sau 24 giờ nếu như bài viết đoc chỉ có chữ và chữ.

Hình ảnh tác động đến trực giác sẽ làm độc giả nhớ lâu hơn, mặt khác, việc có

thêm những hình ảnh thật của sự kiện sẽ làm cho người đọc ấn tượng hơn đỗi với

phần thông tin mà bài viết cung cấp.

Box thông tin, tư liệu: Đây là phần không bắt buộc trong cấu trúc của một bài

BMĐT, tuy nhiên, với những bài báo viết về Bạo lực gia đình thì bộ phận này là

rất cần thiết. Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến trong xã hội, tuy nhiên

không phải ai cũng trang bị đầy đủ nhận thức về tệ nạn này. Mặt khác, xung

quanh chiến dịch truyền thông “ Phòng chống bạo lực gia đình”, có rất nhiều

định nghĩa, khái niệm cùng những văn bản luật và chính sách của Đảng, nhà

nước liên quan. Vậy nên, việc thêm những box thông tin vào bài viết sẽ tăng

cao hàm lượng thông tin, đồng thời nâng cao giá trị cho bài viết. Trên Nhân dân

điện tử và Tuổi trẻ Online, với những bài được khảo sát, box thông tin cũng

được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao.

Ví dụ: Bài “Bạo lực gia đình: “Nhịn là chết”, đăng trên Tuổi trẻ online, ngày

4/12/2010 đã sử dụng box thông tin với nội dung như sau: “Mở rộng dự án

Ngôi nhà bình yên: Trung tâm Phụ nữ và phát triển (thuộc Hội Liên hiệp phũ

nữ VN) vừa có cuộc gặp gỡ với các nhà tài trợ, nhằm mở rộng dự án Ngôi nhà

bình yên dành cho phụ nữ bị bạo hành gia đình ở Hà Nội và Phú Thọ. Hiện đã

có một “nhà bình yên” dành cho phụ nữ và trẻ em nạn nhân Bạo lực gia đình

Theo bà Nguyễn Vân Anh, CSAGA cũng đang phối hợp với Bệnh viện Phụ sản

T.Ư mở CLB cho những người làm bố lần đầu. Đây là dự án do Đại sứ quán

Thụy Điển tại VN hỗ trợ, kéo dài đến năm 2013, nhằm giúp nam giới lần đầu

làm cha kiến thức và kỹ năng chia sẻ với phụ nữ giai đoạn mang thai và nuôi

38

Page 39: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

con nhỏ, tránh xung đột gia đình do những thay đổi lớn trong đời sống” (Ảnh

dưới)

Trên báo Nhân dân điện tử ngày 25/11/2008, trong bài “ Chống bạo lực gia đình

tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải” chưa đủ mạnh” cũng đã sử dụng box thông tin với

việc cung cấp các số liệu liên quan đến bài viết, nội dung box thông tin như sau:

"Số liệu toàn cầu : Thực tế 1: ít nhất một trong ba phụ nữ và trẻ em gái trên thế

giới bị đánh đập hay bị lạm dụng tình dục trong suốt cuộc đời của họ. Thực tế 2: ít

nhất có 60 triệu trẻ em gái lẽ ra được sống song bị "mất tích" từ nhiều cộng đồng

dân số khác nhau, hầu hết ở châu Á do việc nạo thai  dựa trên cơ sở giới tính thai

nhi bị giết hay sao nhãng sự chăm sóc trẻ sơ sinh. Thực tế 3: Hằng năm, có bốn

39

Page 40: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

triệu phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán. (Nguồn: báo cáo nghiên cứu của Liên Hợp

quốc về vị thế của phụ nữ năm 2000)”(ảnh dưới)

Ngôn ngữ và yếu tố đa phương tiện.

Ngôn ngữ:

+, Ngoài việc sử dụng những ngôn ngữ đặc trưng cho các tác phẩm báo chí, những

bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online còn sử dụng

lớp từ ngữ chuyên môn về bạo lưc, bạo hành gia đình. Mặc dù thế, nhưng những

ngôn ngữ này vẫn dễ hiểu chứ không gây khó khăn trong việc tiếp nhận của độc

giả. Những từ thường gặp trong lớp từ này thường là: bạo lực, bạo hành, mâu

thuẫn , xung đột, tảo hôn,bạo lực tình dục, bạo hành tinh thần….

40

Page 41: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Ví dụ: “ Kết quả có 32% phụ nữ đã kết hôn cho biết từng hứng chịu bạo lực thể

xác, 10% phụ nữ cho biết từng bị bạo lực tình dục, 54% bị bạo hành tinh thần.

Đáng chú ý, có tới 87% phụ nữ nạn nhân của bạo lực chưa từng nghĩ tới việc trình

báo chính quyền để được trợ giúp chính thức. Tại một số vùng miền, cứ mười phụ

nữ thì có bốn người cho rằng gia đình không phải là nơi an toàn với họ. Tại vùng

Đông Nam bộ, 42% phụ nữ cho biết từng bị chồng bạo hành”. (“32% phụ nữ bị

bạo lực thể xác”, Tuổi trẻ online ngày 26/11/2010);

Hay trong bài “Giữ gìn và phát huy giá trị gia đình truyền thống” đăng trên Nhân

dân điện tử ngày 23/06/2010 có đoạn: “Hiện nay mô hình gia đình nhỏ ngày càng

được ưa chuộng ở Việt Nam. Xu hướng này tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ

bình đẳng, dân chủ trong gia đình, tránh được những mâu thuẫn và xung đột của

việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích

cực cũng đặt ra vấn đề về đạo lý truyền thống và chất lượng cuộc sống của người

cao tuổi. Thực tế cho thấy, việc chăm lo xây dựng gia đình ở nước ta còn nhiều yếu

kém và đối mặt với nhiều thách thức. Việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình

còn nhiều thiếu sót, bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn khá phổ biến, nhất là miền

núi, vùng sâu, vùng xa; tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, bạo

lực gia đình, nạo phá thai trước hôn nhân... gia tăng”

+, Trong những bài báo viết theo thể loại phóng sự hoặc bình luận, thông qua

ngôn ngữ, tác giả đã thể hiện thái độ, quan điểm của mình: “Trong vai người nhà

của nạn nhân bạo lực gia đình, chúng tôi đã hỏi một số thẩm phán về trường hợp

tòa án đang giải quyết việc ly hôn mà người vợ bị chồng đánh đập và có nguy cơ

bị xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng thì phải làm gì, các thẩm

phán đều trả lời là yêu cầu chính quyền địa phương và cơ quan công an bảo vệ

mà không biết rằng tòa án có trách nhiệm giải quyết. Có nhiều vụ án đương sự

khai thường xuyên bị chồng đánh đập, thậm chí còn bị đe dọa đánh đập, xâm

phạm tính mạng của vợ con ngay tại trụ sở tòa án nhưng các thẩm phán vẫn

41

Page 42: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

ngoảnh mặt làm ngơ mà không thông báo hoặc yêu cầu các cơ quan có chức năng

bảo vệ” (“Phòng chống bạo lực gia đình: Tòa án vẫn chưa vào cuộc”, Tuổi trẻ

Online ngày 21/06/2011). Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ, tác giả đã thể hiện

thái độ không đồng tình đối với sự chậm trễ của các cơ quan hành pháp trong

công tác phòng chống bạo lực gia đình.

Các yếu tố đa phương tiện (video, audio): Một điều hạn chế là khi khảo sát trên

2 trang báo này đối với những bài viết về Bạo lực gia đình là không hoặc rất ít

sử dụng các yếu tố đa phương tiện. Tuy nhiên, trên Tuổi trẻ online, với mỗi bài

viết đều có phần audio đính kém, độc giả có thể nghe thay cho việc đọc nội dung

bài báo đó. Đây là một tiến bộ đáng ghi nhận.

2.2.2.2. Về mặt nội dung.

a. Ưu điểm

Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong bất cứ xã hội hay điều kiện kinh tế nào,

trong các gia đình giàu có hay nghèo khổ, tại các nước phát triển hoặc đang

phát triển, người có học thức hay người thiếu giáo dục. Bất kỳ một ai, không kể

đến tôn giáo, tín ngưỡng, tầng lớp, tuổi tác, giới tính hay lối sống đều có thể là

nạn nhân hoặc là người trực tiếp gây ra bạo lực gia đình. Chính vì vậy, chiến

dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” là chiến dịch nhằm mục đích

thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để gửi những thông điệp

chống bạo lực gia đình đến tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ở mọi

vùng miền và đất nước khác nhau. Các bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân

dân điện tử và Tuổi trẻ online đã phản ánh tình trạng bạo lực gia đình với nhiều

khía cạnh khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau. Với cách viết ngắn gọn, dễ

hiệu và đây tính nhân văn, các bài viết đã có tác động mạnh mẽ đến người đọc

và dư luận xã hội.

42

Page 43: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

- Có nhiều bài khai thác về nguyên nhân của Bạo lực gia đình như: “Một trường

hợp điển hình: một gia đình trí thức, chồng là tiến sĩ, vợ là thạc sĩ, vợ 40 tuổi

nhưng trông trẻ hơn nhiều so với tuổi và rất xinh đẹp. Hai vợ chồng chỉ có một

con trai duy nhất, nhìn vào ai cũng thấy hạnh phúc khó bì. Nhưng từ hai năm nay

cả chồng và vợ đều khó chịu vì nhau và tìm đến phòng tham vấn thuộc Trung tâm

Phụ nữ và phát triển. Vợ luôn nghĩ chồng có bồ, còn chồng lại thấy mỗi lời vợ nói

ra sao mà sắc như nước, chói lỗ tai. Bước chân về đến cửa nhà đã ngại ngần,

thấy đây không phải là tổ ấm. Mâu thuẫn ngày càng nặng nề đến mức vợ không

nấu cơm cho chồng ăn, có nấu cơm cho gia đình thì cũng không để phần chồng.

Một gia đình khác có hôn nhân tự nguyện, cuộc sống sung túc. Song người vợ

đến phòng tham vấn vì “cứ thấy thiếu thiếu một cái gì” trong hôn nhân của mình!

Hỏi “thiếu” cụ thể là cái gì thì lại không rõ. Chỉ thấy nói chồng không chịu thức

đêm giúp vợ chăm con, lại không sạch sẽ” (“Mâu thuẫn từ những “cuộc chiến cảm

xúc”, Tuổi trẻ ngày 16/10/2010)

- Có nhiều bài lại đề cập tới những sự việc thật, người thật: “Câu chuyện về chiếc

chổi tre: Từ khi về làm dâu nhà bà Tuất, chị Minh luôn bị bà mẹ chồng soi xét và

đối xử tệ bạc. Vào một buổi chiều khi chị đang quét sân thì bà mẹ chồng đi chơi

về. Thấy con dâu chưa nấu cơm, bà liền sinh sự và chửi bới rồi giật chiếc chổi

quật tới tấp vào mặt, vào người, xỉa thẳng chổi vào người khiến chị Minh bị chảy

máu khắp cơ thể” (“Những vật dụng biết nói”, Nhân dân điện tử)

- Có bài lại nêu ra giải pháp: “Gốc của vấn đề là phải thay đổi những chuẩn mực

và giá trị truyền thống ngầm cho phép nạn BLGĐ diễn ra. Cần có sự can thiệp

và hỗ trợ kịp thời để bảo vệ nạn nhân, việc này cần làm ở cấp cộng đồng, nơi

gần nhất với nạn nhân; tăng cường các dịch vụ xã hội cho nạn nhân bị bạo

hành như y tế, tư vấn tâm lí tình cảm, tư vấn pháp luật… để giúp những nạn

nhân của BLGĐ tự tin hoà nhập với cộng đồng. Các hình thức xử phạt của

43

Page 44: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

pháp luật phải thật nghiêm minh. Khi chúng ta kết hợp được các yếu tố trên, và

tiến hành đồng thời thì mới có thể bảo vệ được nạn nhân và giải quyết tận gốc

của vấn đề” ( Chống bạo lực gia đình tại Việt Nam: Thuốc “hòa giải” chưa đủ

mạnh”, Nhân dân điện tử ngày 25/11/2008)

Các trang báo cũng sử dụng thêm nhiều bài viết, phản hồi của độc giả. Điều này

làm cho nội dung thông tin viết về bạo lực gia đình càng thêm phong phú và

toàn diện hơn. Mặt khác, phản ánh đúng mối quan tâm của người đọc với các

vấn đề liên quan.

Ngoài ra, trên các trang báo còn có nhiều bài báo viết về một nội dung, một chủ

đề qua nhiều số báo, nhằm làm sáng rõ hơn cho vấn đề được bàn luận.

Ví dụ như trên Tuổi trẻ online, có 3 bài cùng viết về một chủ đề, đó là bài

“Thảm cảnh gia đình” (23/07/2010) “Ý kiến sau bài “Thảm cảnh gia đình”:

Hãy cho Mẫn một cơ hội”(27/07/2010), “Mẫn cũng là nạn nhân”(24/07/2010).

Cả 3 bài viết đều xoay quanh câu chuyện của một chàn sinh viên 20 tuổi với án

tử hình vì tội giết chính người cha đẻ của mình. Hành vi thiếu nhân tính của

chàng tra tên Mẫn này là vì quá căm hận người cha ác độc, suốt ngày rượu say

rồi đánh đập, hành hạ mẹ con Mẫn. Và chàng trai này cũng chỉ là 1 nạn nhân

của bạo lực gia đình. Tuy viết cùng chủ đề, nhưng mỗi bài lại khai thác theo

một cách khác nhau, trong đó, bài“Mẫn cũng là nạn nhân”(24/07/2010) là tổng

hợp những ý kiến, phản hồi của độc giả. Cách khai thác một vấn đề như vậy

nhưng ở những cách viết và triển khai khác nhau càng làm người đọc hiểu sâu

hơn về một vấn đề, một sự kiện.

Bên cạnh đó, có nhiều bài báo chất lượng tốt khi sử dụng những lời đánh giá,

nhận xét và ý kiến, trả lời phỏng vấn của các chuyên gia.

Ví dụ như trong bài: “Giảm một nửa tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình”, (Nhân

dân điện tử ngày 08/12/2010) có viết “Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương

44

Page 45: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, một trong những mục tiêu của chiến lược

quốc gia về bình đẳng giới thời gian tới là nỗ lực giảm một nửa tỷ lệ nạn nhân

phải chịu bạo lực gia đình đối với những hành vi như đánh, mắng… so với con

số hiện nay” Hay trên Tuổi trẻ Online ngày 07/08/2011 đã có bài “Làm tình

nguyện không để biểu diễn” với cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Vân Anh, giám

đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và

vị thành niên (CSAGA) tại Hà Nội. Đây là bài viết theo thể loại phỏng vấn, là

cuộc trò chuyện với người có nhiều đóng góp trong công tác phòng chống bạo

lực gia đình.

b. Hạn chế.

Bên cạnh những mặt nội dung đã làm được, các bài viết về Chiến dịch truyền

thông “phòng chống bạo lực gia đình” và các vấn đề liên quan đến bạo lực gia

đình vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như sau:

Cần có nhiều bài viết mang tính chất thực tế hơn nữa. Nghĩa là cần bổ sung

thêm các bài bình luận, phóng sự, điều tra cề các trường hợp bạo lực gia đình.

Đồng thời, cần có cách thức để tác động mạnh hơn đến dư luận xã hội.

Các bài viết còn chưa đi sâu, đi sát từng trường hợp, từng con người, từng

vùng miền. Cần tăng cường tìm kiếm thông tin chứ không phải đợi có thông tin

mới tìm hiểu và viết bài.

Số lượng bài viết còn quá ít so với nhiều tờ báo khác, tính hấp dẫn còn chưa

cao. Vậy nên, tính cạnh tranh thông tin chưa cao. Theo điều tra xã hội học với

100 mẫu bảng hỏi cho các đối tượng thường xuyên đọc báo mạng điện tử, khi

hỏi “bạn tìm hiểu thông tin về chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực

gia đình ở đâu?” thì chỉ có 9% trả lời là Tuổi trẻ online, chỉ có 2% trong số đó

có câu trả lời là Nhân dân điện tử. Con số này cho thấy chất lượng và độ hấp

dẫn, tính cạnh tranh, tốc độ lan truyền thông tin cũng như sức tác động của các

bài viết trên 2 trang báo này chưa cao.

45

Page 46: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Kết hợp trau dồi về mặt nội dung với việc sử dụng hình thức trình bày ngắn

gọn, dễ hiểu, toàn dân cùng với hình ảnh hấp dẫn. Đồng thời, nâng cao thêm

yếu tố đa phương tiện trong các bài viết.

2.2.3. Kết luận.

“Nhiệm vụ trước tiên của báo chí là phản ánh trung thực đời sống và góp phần

thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tăng cường giá trị hiện thực của báo chí, thu hẹp

lại khoảng cách của báo chí với đời sống xã hội đòi hỏi báo chí phải giải quyết tốt

hai hướng phản ánh” (4) Chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình”

được phát động từ một hiện tượng thực tế của đời sống xã hội, và khi báo chí phản

ánh những thông tin về chiến dịch đó thì cũng có nghĩa là phản ánh đời sống xã

hội. Nhân dân điện tử và tuổi trẻ online đã có những bài viết phong phú và chất

lượng về chủ đề này. Những bài viết đó phần nào đã góp phần không nhỏ cho

thành công của chiến dịch cũng như làm thay đổi nhận thức và hành động của

người dân. Tin tức cập nhật mới mẻ đã đem lại giá trị kịp thời cho nhận thức về

cuộc sống, nhận thức về một tệ nạn đang âm thầm diễn ra gay gắt trong xã hội.

Đồng thời, với những bài viết đó, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước

về chống bạo lực gia đình dần dần đi sâu hơn vào trong đời sống của mọi người

dân.

Tuy nhiên “Ở một cấp độ phản ánh sâu hơn, cụ thể hơn, báo chí rất cần đến các

thể loại phản ánh chân thực chính hình bóng của đời sống. Một phóng sự, một ký

sự, một chân dung hoặc những ghi chép sẽ góp phần phản ánh trực tiếp hiện thực

xã hội. Người đọc luôn đối chiếu và yêu cầu một sự phản ánh cao hơn, nhiều màu

vẻ hơn, trung thực hơn của báo chí đối với hiện thực” (4) Các bài viết trên cả 2 trang

báo được khảo sat tuy đã đi đúng trọng tâm nhưng vẫn chưa thật sự hấp dẫn với

người đọc. Bởi lẽ, với một vấn đề nhức nhối trong xã hội như bạo lực gia đình,

46

Page 47: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

người đọc cần nhiều hơn những bài phản ánh chân thực và sinh động về hiện tượng

này với người thật, việc thật.

Số lượng bài viết về Bạo lực gia đình trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ online so

với những trang BMĐT khác là chưa nhiều. Với một chiến dịch truyền thông quy

mô lớn như thế này, báo chí phải tác động hàng ngày, hàng giờ bằng những tin bài

có giá trị cao và sức tác động mạnh mẽ.

Các bài báo được khảo sát đã đề cập đến bạo lực gia đình với nhiều khía cạnh

khác nhau và cách khai thác khác nhau. Điều này giúp người đọc có một cái nhìn

toàn diện hơn về bạo lực gia đình. Đồng thời, những bài viết đó còn trang bị thêm

nhiều kiến thức bổ ích cho độc giả, đó là những khái niệm, nguyên nhân, hậu quả

của bạo lực gia đình. Không những thế, các bài viết như vậy sẽ đạt hiệu quả cao

hơn trong việc tác động đến dư luận, hình thành ý thức của công chúng trong việc

phòng chống bạo lực gia đình.

Về mặt cấu trúc của một bài BMĐT, không có nhiều vấn đề cần bàn cãi. Tuy

nhiên, cần trau chuốt và gọt dũa hơn trong việc chọn lọc và sử dụng từ ngử để rút

tít và viết sapô. Ngay cả đối với nội dung của bài viết cũng cần có sự chọn lọc từ

ngữ cẩn thận, viết ngắn gọn nhưng không cẩu thả. Đối với các tin bài của độc giả

cũng cần biên tập kĩ lưỡng khi đăng.

Tuy chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình đã chính thức kết thúc

theo thời gian dự tính từ ngày phát động là ngày 30/3/2010, tuy nhiên, không phải

chiến dịch chấm dứt là những bài báo về bạo lực gia đình cũng ngừng viết. Báo chí

là thông tin liên tục và kịp thời, vậy nên, một khi tình trạng bạo lực gia đình còn

tiếp diễn thì những bài báo về tệ nạn này vẫn không ngừng được đăng. Với điều

này, Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online đã làm được. Khi tiêu luận này sắp được

hoàn thành thì trên 2 trang báo vẫn liên tục cập nhật những bài viết liên quan đến

bạo lực gia đình.

47

Page 48: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

2.2.4. Kiến nghị, giải pháp.

Các bài viết cần phải hấp dẫn hơn: Cần chú ý nhiều hơn đén khả năng đa

phương tiện, không phải là xuất hiện rời rạc mà phải kết hợp hài hòa giữa

các yếu tố văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ họa…trong một sản phẩm báo

chí. Ngoài ra, cần chú ý hơn trong việc nâng cao tính hấp dẫn của bài báo

thông qua tít, sapô và kênh hình ảnh.

Cần tương tác nhiều hơn với bạn đọc: Tập trung khai thác vào vấn đề này

nhằm giữ chân độc giả, đồng thời kéo theo sự quan tâm của các độc giả

mơi. Cần tăng cường thêm các yếu tố siêu liên kết, công cụ tìm kiếm trong

trang báo để tạo sự liên kết, tạo khả năng trao đổi giữa tờ báo và độc giả.

Với vấn đề bạo lực gai đình, trang báo điện tử không chỉ đơn thuần làm

nhiệm vụ cung cấp thông tin, mà còn trở thành phương tện chia sẻ thông

tin. Chính nhờ đó mà bạn đọc cũng có thể trở thành người sản xuất thông

tin cho tờ báo.

Chuyên sâu hơn: Cần tạo ra những chuyên mục riêng dành cho những bài

viết chuyên sâu về bạo lực gia đình. Việc làm này sẽ tạo điều kiện tốt hơn

để bạn đọc có thể tìm và lựa chọn thông tin.

Bạo lực gia đình cũng như các vấn đề chính trị xã hội khác tường mang tính

chất khuôn mẫu và khô cứng. Bản chất thông tin của nó là luôn hải đảm bảo

tính đúng đắn và chấn thực nhất. Bởi vậy, về mặt hình thức, cần có những

cách làm cụ thể và hợp lý để nâng cao tính hấp dẫn của bài báo, làm hài

lòng những độc giả khó tình. Cần chú ý hơn vào việc rút tít, chính xác,

không giật gân nhưng lôi cuốn và hấp dẫn. Với một bài BMĐT, rất cần thiết

hình ảnh. Bởi vậy, với mỗi bài báo, phóng viên cần cố gắng có thêm ảnh, và

là ảnh thật của sự kiện chứ không phải là minh họa. Chú thích ảnh phải rõ

ràng.

48

Page 49: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

Cần có thêm nhiều những bài viết chất lượng và đi sâu vào những câu

chuyện thực tế, những con người và câu chuyện thật. Bởi bạo lực gia đình

không phải lúc nào cũng hiện hữu ở ngoài ánh sáng, cần phải mất thời gian

tìm hiểu, điều tra.

Với mỗi phóng viên, cần trang bị một phông nền kiến thức rộng, đồng thời

cần nắm bắt sâu hơn với các vấn đề chuyên về lĩnh vực mình đảm nhận, cụ

thể ở đây là vấn đề bạo lực gia đình. Đồng thời, các phóng viên, nhà báo

cũng phải có kiến thức cơ bản về báo chí, đó là những kĩ năng giao tiếp, tìm

hiểu và thu thập tài liệu, quan sát, phỏng vấn. Nhà báo cũng phải biết phán

đoán nhanh và có đạo đức nghề nghiệp, nhạy cảm về chính trị- xã hội. Với

chủ để bạo lực gia đinh, những yêu cầu này lại càng đặt nặng lên vai những

người phóng viên. Chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình

cần những nhà báo say mê, tâm huyết, dám tìm hiểu, dám đấu tranh.

Các bài báo cần phải viết đúng sự thật, khách quan; không để xảy ra sai

sót, thiếu chính xác trong khi nghiên cứu, điều tra các sự kiện, tình huống,

mâu thuẫn.

Chức năng chính của báo chí là hình thành và phát triển ý thức xã hội nhằm

mục đích xây dựng trong con người những phẩm chất tâm lý xã hội, những

quan điểm và niềm tin , đáp lại yêu cầu của cộng đồng công dân và biến

niềm tin thành kết quả thực tế trong đời sống. Chính vì vậy các bài viết về

bạo lực gia đình không nên chỉ dừng lại trên mặt báo mà ít nhiều gì cũng

cần tác động và hình thành ý thức tốt đẹp và hành động tích cực trong dư

luận. Nhất là đối với những người trong cuộc. Bởi đây là việc làm phức tạp,

khó khăn nên ngoài việc nâng cao chất lượng bài viết, còn đồng thời phải

mở rộng đối tượng tác động.

49

Page 50: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

3. KẾT LUẬN.

Tóm lại, chiến dịch truyền thông “phòng chống bạo lực gia đình” là chiến dịch

lớn với phương tiện tuyên truyền chủ yếu là các phương tiện truyền thông đại

chúng. Song song với các buổi tọa đàm, bàn luận thì các tác phẩm báo chí luôn

đóng một vai trò quan trọng cho thành công của chiến dịch.

Trong 2 năm, từ ngày phát động chiến dịch 25/11/2009 cho đến ngày

25/11/2010, tuy số lượng bài viết trên Nhân dân điện tử và Tuổi trẻ Online không

nhiều và còn nhiều hạn chế, nhưng nội dung của những bài viết này quả thật rất

thiết thực đối với công tác chống bạo lực gia đình.

Tiểu luận này chỉ tiến hành khảo sát và phân tích những nét chung và cơ bản

nhất về vai trò của các bài viết trên 2 trang báo này đối với vấn đề bạo lực gia đình

ở nước ta. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng

của các bài viết đó.

Tiểu luận này không tránh khỏi những điểm thiếu sót và hạn chế, mong thầy giáo

và các bạn đọc và đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

50

Page 51: Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Ts. Nguyễn Thị Trường Giang, “Báo mạng điện tử- những vấn đề cơ bản”,

NXB Chính trị- Hành chính, Hà Nội 2011.

2. TS Nguyễn Thị Thoa, “Tổ chức và quản lí báo mạng ở Việt Nam” , Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

H.2007.

3. Phạm Thu An “Ngôn ngữ Báo chí Internet”, Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại

chúng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, H. 2001

4. Hà Minh Đức, “Cơ sở lí luận báo chí- đặc tính chung và phong cách”, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2000.

5. Trần Văn Út Chính “Hướng dẫn viết bài báo mạng điện tử” , Tài liệu tham

khảo lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Biên tập trang tin điện tử do Hội nhà báo Việt Nam

tỉnh Bạc Liêu tổ chức năm 2011.

6. “Nguyên tắc viết bài cho báo điện tử”, http://www.baochivietnam.com.vn , ngày

26/12/2004.

7. Trần Trí Dũng, “Kỹ thuật viết bài: Sapô”, http://saga.vn, ngày 30/12/2006.

8. “Truyền thông là gì?”, http://tailieu.vn, truy cập ngày 12/12/2011

9. “Chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình – JCC”

http://www.cihp.vn, ngày 14/05/2010

51