bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất Động sản

17
“Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản” April 20, 2012 By Alan Phan 26 Comments BẢO ANH 20/04/2012 10:04 (GMT+7) TS. Alan Phan: “Kinh nghiệm ở Thái Lan, Mỹ… cho thấy, một chu kỳ của bất động sản phải mất 7 – 8 năm để thay đổi, để tạo một mặt bằng mới”. Với những chính sách mới về đất đai, thị trường có thể “thoát hiểm”, nhưng cơ hội thành công cũng chỉ dưới 50%, TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải nhìn nhận về thị trường bất động sản Việt Nam.Trò chuyện với VnEconomy, ông Alan Phan nói:- Thị trường bất động sản xưa nay vốn có hai vấn đề cốt lõi, một là vấn đề về luật cung cầu, nếu cung ít, cầu nhiều thì tác động đến giá bán. Phần thứ hai là giá trị thật của nó, tức là dựa trên thu nhập của người dân. Bất động sản vốn phức tạp, có rất nhiều phân khúc. Mấy năm trước chỉ có nguồn cung cao cấp khá dồi dào, trong khi người dân vẫn thu nhập thấp là chủ yếu. Trước đây chỉ có các nhà đầu tư thứ cấp ôm vào. Giờ họ không ôm nổi nữa lại càng khiến cung dư thừa nhiều, giá giảm là điều tất yếu.Trong khi ở phân khúc bình dân, cầu cao

Upload: huehuongchi

Post on 15-Dec-2015

213 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

bgg

TRANSCRIPT

Page 1: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

“Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản”April 20, 2012 By Alan Phan 26 Comments

BẢO ANH

20/04/2012 10:04 (GMT+7)

TS. Alan Phan: “Kinh nghiệm ở Thái Lan, Mỹ… cho thấy, một chu kỳ của bất động sản phải mất 7 – 8 năm để thay đổi, để tạo một mặt bằng mới”.Với những chính sách mới về đất đai, thị trường có thể “thoát hiểm”, nhưng cơ hội thành công cũng chỉ dưới 50%, TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải nhìn nhận về thị trường bất động sản Việt Nam.Trò chuyện với VnEconomy, ông Alan Phan nói:- Thị trường bất động sản xưa nay vốn có hai vấn đề cốt lõi, một là vấn đề về luật cung cầu, nếu cung ít, cầu nhiều thì tác động đến giá bán. Phần thứ hai là giá trị thật của nó, tức là dựa trên thu nhập của người dân. Bất động sản vốn phức tạp, có rất nhiều phân khúc. Mấy năm trước chỉ có nguồn cung cao cấp khá dồi dào, trong khi người dân vẫn thu nhập thấp là chủ yếu. Trước đây chỉ có các nhà đầu tư thứ cấp ôm vào. Giờ họ không ôm nổi nữa lại càng khiến cung dư thừa nhiều, giá giảm là điều tất yếu.Trong khi ở phân khúc bình dân, cầu cao nhưng cung gần như không có. Ở Malaysia, họ xây căn hộ 100 m2 bán khoảng 500 triệu đồng là rất phổ biến. Nhưng ở ta, do chi phí xây dựng, chi phí đất đai… quá cao nên xây căn hộ giá rẻ là không thể làm được.Nếu so sánh giá trị thực của bất động sản với thu nhập của người dân, hiện giá bất động sản trung bình ở Việt Nam gấp khoảng 25 lần thu nhập, trong khi ở Thái Lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần… Khi giá quá cao, thì đó là hiện tượng bong bóng, và bong bóng sẽ nổ vì không ai có thể chịu đựng nổi.

Page 2: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Tất cả mọi yếu tố trên cho thấy, bất động sản sau một thời gian trầm lắng, nó sẽ tới một giai đoạn phải giải quyết vào cuối năm nay, có thể nó sẽ rẽ sang một đường khác. Trong bối cảnh đó, nếu người nào biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ tốt thì có thể có lợi.

Có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản tồn tại những nghịch lý nói trên là do có sự chi phối của một nhóm lợi ích nào đó?

Đương nhiên là nó chịu chi phối của một nhóm đầu cơ nhất định. Thực tế thì họ đã làm rồi, vì thị trường non trẻ nên rất dễ để người ta lợi dụng để trục lợi. Giá nhà đất đã được thổi lên khá cao trong mấy năm qua. Ngay trước khi có tin Hà Tây nhập vào Hà Nội thì thiên hạ đã gặt được khá nhiều điều từ tin đó.

Nhưng một bộ phận không nhỏ này hiện nay đã hết tiền, không còn cơ hội để đầu cơ nữa, nên cuối năm nay sẽ phải thay đổi.

Trong một bài viết mới đây, ông có nói thị trường bất động sản có thể “thoát hiểm” với chính sách đất đai mới. Cơ sở của nhận định này là gì?

Thoát hiểm ở đây có nghĩa là, nếu có một luật đất đai mới, cho phép người nước ngoài sở hữu nhà, đất đai, bỏ hộ khẩu… thì nó sẽ kích cầu được một phần, thu hút được một lượng tiền không nhỏ vào bất động sản.

Thứ hai nữa, hiện Chính phủ đang rất muốn đẩy cầu chứng khoán, bất động sản lên để đỡ phần nào cho ngân hàng.

Nhưng để có được một luật đất đai mới cũng rất khó khăn. Theo tôi, cơ hội để thị trường không tụt giảm nữa, dân tin và sẽ mua thêm chỉ dưới 50%.

Nhưng nếu chính sách “thoáng” quá thì thị trường lại quay lại sốt nóng, khó kiểm soát?

Tôi cho rằng, không thể sốt nóng được nữa vì với tình trạng kinh tế suy thoái như hiện nay, nếu nó đứng yên được thì cũng đã là khó khăn và may mắn rồi.

Còn ở cả góc độ quản lý cũng không phải băn khoăn gì vì đây là một thị trường quá lớn, nó chịu chi phối, quản lý của nhiều cơ quan, bộ ngành khác nhau.

Ông nhìn nhận thế nào về động thái hạ lãi suất của ngân hàng vừa qua, nó tác động đến thị trường bất động sản thế nào?

Vấn đề giảm lãi suất cũng là một cố gắng của Chính phủ trong việc kích cầu bất động sản. Nó sẽ có ảnh hưởng đến thị trường, nhưng cũng không nhiều. Vì thực thế hiện người dân, doanh nghiệp vẫn đang thiếu tiền, suy sụp, người ta vẫn phải lo ăn uống, tồn tại của doanh nghiệp trước, chưa thể vung tiền cho bất động sản được.

Những động thái của Chính phủ sẽ gây ra động thái tâm lý tốt, có thể có tác dụng trong vài ba tháng tới nhưng sang năm thì nó lại vô hiệu.

Page 3: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Bởi, những chính sách đó giống như một người uống thuốc giảm đau, cơn đau sẽ cắt trong vòng vài tiếng đồng hồ nhưng ngày hôm sau sẽ đau trở lại, buộc phải uống thêm. Nhưng thực tế là thuốc không thể uống hoài được.

Thị trường bất động sản hiện vẫn tồn tại mâu thuẫn khi người dân cho rằng giá vẫn cao, trong khi chủ đầu tư lại cho rằng, giá đã chạm đáy. Theo ông làm sao giải được bài toán này?

Không nên xem đó là bài toán cần giải quyết mà nên xem đó là định luật của thị trường. Nếu làm ăn đúng thời điểm, cơ hội thì kiếm nhiều lợi nhuận. Giờ thị trường khó khăn, bước sang một chu kỳ mới nếu rút ra không kịp thì đương nhiên phải mất tiền.

Còn ở tầm vĩ mô, đó là một cơ hội cho người dân co cơ hội mua nhà giá rẻ.

Nhưng nếu không giải cứu bất động sản, rất có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác vì bất động sản vốn được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế?

Thế giới họ đánh giá nền kinh tế Mỹ mạnh hay yếu có phải do bất động sản Mỹ đâu. Hiệu quả nền kinh tế dựa trên nhiều yếu tố, từ hiệu năng sản xuất, GDP, thu nhập người dân…

Nếu có tiền, ông có bỏ vào bất động sản lúc này?

Tôi sẽ không làm điều đó, dù có người nghĩ đó là động thái đúng, có thể làm nóng lại thị trường. Tôi tin là thị trường còn tiếp tục đi xuống nữa, vì giá trị thực và giá cung cầu vẫn chưa ăn khớp nhau.

Nếu nhà đầu tư mua bất động sản rồi giữ lại trong vòng 20 năm thì sẽ có lời. Nhưng nếu mua rồi bán lại trong vòng 3 -5 năm thì không nên làm. Tốt hơn là nên giữ tiền hoặc đầu tư vào hướng khác.

Vừa qua, một số người có chào tôi dự án bất động sản nhưng tôi thấy giá đó chưa phù hợp, vì theo tôi thị trường khoảng 10 năm nữa mới bắt đầu hưng thịnh thực sự.

Kinh nghiệm ở Thái Lan, Mỹ… cho thấy, một chu kỳ của bất động sản phải mất 7 – 8 năm để thay đổi, để tạo một mặt bằng mới. Bất động sản chúng ta dù khó khăn vài năm nay nhưng theo tôi vẫn chưa chạm đáy. Nó phải xuống đáy đã rồi mới từ từ đi lên.

Hiện giới đầu tư, đầu cơ lướt sóng bất động sản vẫn còn vướng rất nhiều dư vị đắng cay của vài năm qua nên dường như chưa mấy ai nhảy vào.

* TS. Alan Phan đã có trên 43 năm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc. Ông hiện là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải. Du học tại Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ với thị giá hơn 700 triệu USD. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về kinh tế tài chính của các quốc gia mới nổi.

Page 4: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Không có bài viết liên quan.

Comments

1. NABB Cafe says:

April 20, 2012 at 11:08 pm

Chú Alan kính mến, từ trước tới giờ chú luôn châm biếm sự hình thành tài sản kiểu thị trường mới nổi thông qua nắm giữ BĐS, nguyên liệu thô. Sự xuống giá các tài sản này chắc chắn khiến nhiều người mất tiền…và đại đa số không ai thích mình mất tiền (thực hay ảo).

Đọc bài mới của chú, cháu rất thích nhận định “dường như chưa mấy ai nhảy vào”. Ở một khía cạnh nào đó, cháu nhìn nhận vấn đề theo cách nghĩ ở một bài viết khác (http://nguyenanhbb.wordpress.com/2012/02/18/b%E1%BA%A5t-d%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-va-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-th%E1%BB%95i-bong-bong/):

“Dường như điều gây tranh cãi suốt từ khi thị trường ngấm đòn của Nghị quyết 11 là: cái khuôn định lượng ra không khí làm nên quả bóng, hay những nhóm – luồng không khí mai này sẽ lại căn chỉnh kích cỡ của cái khuôn?

Người Ireland nói: “Khi ở bên ngoài bong bóng, bạn có thể thấy nó. Bạn có thể không thấy nó lúc đã ở bên trong”.

Đứng trong bảy sắc cầu vồng trên sân khấu của Fan Yang, trước ánh mắt thèm thuồng của nghìn bạn nhỏ phía dưới, đứa trẻ nào chẳng muốn quả bóng đang trùm lên mình tồn tại mãi. Ngoài đời, bên cạnh chuyện bị ngợp bởi bầu không khí trong bong bóng, khá nhiều người nhầm tưởng hoặc mong muốn những giá trị ảo lóng lánh của bong bóng là giá trị thực của mình.

Đó mới là lý do không ai muốn bong bóng phát nổ”.

Là một người từng trải, chú có đồng ý với nhận định này? Cảm ơn chú.

Page 5: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Reply

2. Long Vu says:

April 22, 2012 at 10:02 am

Cá nhân em thấy việc kết luận họ “không thấy” hình như là hơi vội vàng hay sao? Em thấy vấn đề ở đây là liệu ai “muốn” và “dám” thay đổi để từ bỏ lợi ích cá nhân trước mắt? Và Đôi khi ở bên “trong bóng” còn cảm nhận rõ “áp lực” hơn là chỉ “nhìn thấy” ý chứ.

Reply

3. Thái Tuấn says:

April 22, 2012 at 11:00 am

BĐ mà đọc bài này của Chú ALan chắc không dể chịu tí nào?

Reply

4. Nguyen Hai Thanh says:

April 22, 2012 at 11:38 am

Chào A thân mến,

E nghĩ đơn giản là nguyên lý cung cầu – cầu không có khả năng thanh toán là cầu bằng không, có đúng vậy không a?

Chúc a sức khỏe và an lành!

Reply

5. Tien Nguyen says:

April 22, 2012 at 1:12 pm

Chuyên gia thì nói chuyện có khác!

Page 6: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Reply

6. NABB Cafe says:

April 22, 2012 at 10:40 pm

Good comment Long Vu ^^

Có thể thấy, có thể không thấy mà. Tuy nhiên, áp lực “phải nhìn thấy bong bóng” thường không cao khi thị trường bull. Ví dụ một hiện thực được mô tả trong bài viết sau:

Tiền đang đến, còn đến nữa, và đó là thứ tiền dễ. Tiền từ các dự án công ngày càng phình to, từ nước ngoài chảy vào một thị trường mới nổi cần đầu tư và cần “viện trợ”, từ những khoản tiết kiệm nằm trong tài khoản lương cho tới các hộp sắt chôn dưới gầm giường, rất nhiều trong số đó tìm cách đi kiếm lợi nhuận từ các thị trường tài sản. Các ngành nghề khác đột nhiên bị nhìn nhận thành “vất vả mà chả chóng nên người”, chủ doanh nghiệp sốt ruột, người làm công mất kiên nhẫn, tới cả công chức cũng không đành lòng. Trí lực họ tất nhiên sẽ bớt để tâm vào việc làm chính, nghề nghiệp chính vì mắt đã hướng vào những cơ hội đầu tư mà đám đông ngoài kia đang háo hức ùa theo. Công việc chính, “business” chính đã trở thành “ngô khoai”.

http://nguyenanhbb.wordpress.com/2012/01/21/vie%CC%A3t-nam-v%E1%BB%9Bi-bong-bong-tai-sa%CC%89n/

Lúc đó, ai cũng nói – bong bóng đấy – cổ phiếu à, cục than nóng đấy, nhưng không ai mong cục than mình đang cầm là cục than nóng bỏng tay, cho tới khi “chuyền” được cục than ấy cho người khác…

Khi thị trường như đôi ba năm trở lại đây, tất nhiên người ở trong bong bóng mới thấy áp lực thực sự. Và vì thế, ai cũng mong cục than nóng trong tay mình hay quả bong bóng mình đang thẫn thờ bên trong có người tới rước, có Nhà nước tới cứu, có giới đầu cơ đâu đó lại mua vào…

Reply

7. Dung Tran says:

April 23, 2012 at 3:06 pm

Chào chú Alan,

Chú có suy nghĩ gì khi tại Đại hội đồng cổ đông của Hoàng Anh Gia Lai ông Đoàn Nguyên Đức há sẽ giảm giá bán căn hộ tới 50% ạ

Page 7: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Reply

o Alan Phan says:

April 23, 2012 at 5:52 pm

Chắc ông ấy đọc bài của chú trước khi bước ra diễn đàn.

Reply

8. Vu Dung says:

April 24, 2012 at 4:19 pm

Cháu đọc trong cuốn Cha Giàu Cha Nghèo thì thấy ông tác giả có nhắc đến quy luật 20-10-5, tức là cổ phiếu, tài sản giấy chiếm thị trường trong 20 năm, sau đó vàng, bđs, hàng hóa sẽ tăng giá trong 10 năm và cứ 5 năm thì có 1 cuộc khủng hoảng kinh tế. Kể từ 1996 tác giả đã bán các tài sản giấy của mình, và thay vào đó là mua vàng, đầu tư vào các công ty dầu mỏ. Theo chu kì đó thì đã hết thời kì của tài sản thực và các tài sản giấy tăng giá và lên ngôi ? Nhưng với thị trường chứng khoán hiện nay cháu ko tin tưởng lắm, liệu rằng có đúng với quy luật 20-10-5 ko thì phải chờ đợi thôi. Cháu vẫn tin tưởng vào vàng và bđs, giá thấp thì là lúc nên mua vào, vì với bđs là nên mua và giữ chứ ko phải là lướt sóng. Còn kêu rằng giá đất bây h quá cao thì cứ đợi thêm 5,10 năm nữa sẽ thấy nó còn cao đến mức nào nữa với dân số ngày càng tăng như bây h.

Reply

o Alan Phan says:

April 24, 2012 at 9:39 pm

Việt Nam có những nghịch lý khác biệt hẳn với kinh tế thế giới; nhưng quy luật về trọng lực (cái gì lên cao hoài rồi cũng phải rớt xuống) vẫn ứng dụng

Reply

9. kim thanh says:

April 25, 2012 at 2:56 pm

Page 8: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Mấy bài chuyên về kinh tế của TS thật đáng để đọc và rút kinh nghiệm. Hihi, còn những suy gẫm của ông về chính trị và giá trị hạnh phúc thì phải xem lại.Cám ơn tác giả về những lời tư vấn giá trị trong lĩnh vực đầu tư

Reply

10. Đ.T says:

April 26, 2012 at 11:27 am

Chào Bác Alan!Cháu đang có dự định ” sẽ kiếm 1 triệu đôla trong 5 năm”Cụ thể là cháu muốn kiếm 1 triệu đôla đó trong lĩnh vực Bất Động Sản(BĐS)Thấy Bác tuyên bố thế, cháu thấy bị giật mình. tuy nhiên cháu vẫn quyết tâm đi đến thành công.Nhưng thật tình thì cháu vẫn chưa nghĩ ra cái mà Bác gọi là : “Mô hình kinh doanh sáng tạo” trong lĩnh vực này chú ạ!Vì tâm huyết và tấm lòng mang những điều tốt đẹp cho thế hệ trẻ,cho quê hương!Bác có thể gợi ý cho cháu biết cháu nên làm từ công việc gì?, từ vị trí nào? hay hiện nay thị trường đang có khoảng trống nào?Cảm ơn Bác!Chúc Bác nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui!

Reply

o Alan Phan says:

April 26, 2012 at 12:29 pm

Bắt đầu bằng ý tưởng. Ý tưởng phát xuất từ kiến thức (đọc và học) và trải nghiệm (thử rồi làm).

Reply

o Thành says:

May 25, 2012 at 1:00 pm

Xin lỗi bác Alan Phan , cháu xin đóng góp 1 vài ý kiến với bạn này

Page 9: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Bạn không nên có tư tưởng ăn sẵn như thế . Nếu bạn không thể vượt lên khỏi thực tế khó khăn hiện tại bằng chính bản thân mình mà ngồi đợi mách nước thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng vượt qua điều tương tự trong tương lai .

Tôi còn trẻ và có lẽ cũng chỉ tầm tuổi bạn mà thôi . Tôi cũng là người mới lập nghiệp kinh doanh được 1 năm ( đúng ngay vào thời điểm khó khăn ) và đang gặp rất nhiều vấn đề trong thời kỳ khó khăn này . Nhưng càng làm tôi lại càng cảm thấy vui hơn . Càng vượt qua các vấn đề khó khăn trước mắt tôi lại càng tự tin và quyết tâm hơn . Tôi nghĩ nếu tôi có thể vượt qua được khó khăn của thời kỳ này, tôi sẽ làm được rất nhiều điều trong tương lai .Tôi thấy rằng thị trường luôn luôn có kẽ hở , không có gì là mình không thể làm được . Và khi bạn thực sự bỏ ra tâm huyết với ước mơ của cuộc đời mình , bạn sẽ tìm ra kẽ hở và cơ hội đó

Tôi chúc bạn sẽ thực hiện được ước muốn của mình

Thân

Reply

11. Tuấn Tài says:

April 26, 2012 at 1:11 pm

Tại sao Vincom vẫn mạnh hả chú? Cổ phiếu vẫn rất cao, và lợi nhuận cũng khủng. Còn thực phẩm Masan với việc được định giá 1 tỷ đô la, chú có nghĩ đó là bong bóng không ạ?

Reply

o Alan Phan says:

April 26, 2012 at 9:58 pm

Chú chưa làm một phân tích kỹ càng về căn bản của 2 công ty này. Cháu thử làm hay đọc các phân tích đã có của các công ty chứng khoán?

Reply

o NABB Cafe says:

April 26, 2012 at 11:49 pm

Page 10: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Bạn có thể tham khảo bài: Chỉ trong 5 năm, Masan Food đã khuynh đảo cả 3 thị trường nước tương, nước mắm và mì ăn liền bằng chính nỗi sợ hãi của chúng ta!

http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=5923

Có thể Masan chưa thỏa mãn tiêu chí mô hình kinh doanh sáng tạo của chú Alan nhưng chí ít theo thông tin từ bài này, Masan có 1 nền tảng vững chắc dựa trên các sản phẩm thiết yếu như đồ ăn thức uống. Người ta có thể không mua nhà, nhịn đi chơi, nhưng không thể nhịn ăn. Thậm chí khi không có đủ tiền ăn 1 bát phở 30nghìn thì bát mỳ gói 6000đ cũng là thứ một anh công nhân nghèo nghĩ tới được. Thị phần lớn, sở hữu các thương hiệu mạnh và economic of scale có lẽ không phải là một thức “bong bóng” mà MSN đang có trong tay.

Còn Vincom? Ngoài BĐS tất nhiên cũng gặp khó khăn, dù sao VIC cũng đang sở hữu những thương hiệu hàng top về trade center & du lịch. Người ta nói tới Vinpearl Nha Trang với một sự thèm muốn cho kỳ nghỉ & nơi vui chơi gia đình thuộc loại hàng đầu VN. Không nói tới nguồn vốn từ đâu, nhưng ít nhất những cổ đông của VIC cũng là những người táo bạo và có tầm nhìn xa (đầu tư vào Vincom Center Hanoi 2003 & Vinpearl 2006 là pioneer ở thời điểm đó). Đầu tư vào truyền hình An Viên cũng là một hướng đi advance không kém…

Đôi khi sáng tạo không nhất thiết phải là tạo ra mô hình mới, tạo cái mới trong mô hình cũ nếu đi đúng lúc đúng chỗ thì cơ hội thành công không phải là nhỏ. Vì thế, lời khuyên của chú Alan vẫn đúng: Bắt đầu bằng ý tưởng. Ý tưởng phát xuất từ kiến thức (đọc và học) và trải nghiệm (thử rồi làm).

Reply

12. N.Đ.T says:

April 26, 2012 at 3:36 pm

Cảm ơn Bác rất nhiều!Nhờ có các bài viết của Bác mà cháu đã có cách nghĩ khác về công việc, về cuộc sống, về xã hội.Chúc Bác nhiêu hạnh phúc a!

Reply

13. Moonb says:

May 3, 2012 at 3:24 pm

Page 11: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Em rất khâm phục kiến thức của anh và rất biết ơn anh đã chia sẻ những suy nghĩ kiến thức của mình cho mọi người.Em thích đọc vì trong những bài viết của anh có luồng suy nghĩ khác biệt với những tư duy tại VN, những người không có nhiều kinh nghiệm, học vấn và môi trường như anh. Vì thế những bài viết của anh rất có giá trị.Em cũng có một chút tiền nhỏ tiết kiệm, hiện tại đang gửi tiết kiệm, nhưng vì có chút tiền nên cũng nung nấu đầu tư vào đâu đó (mèo nhỏ bắt chuột nhỏ thôi) nhưng chưa biết đầu tư vào đâu. Nhưng bài viết của anh dù đã cụ thể hơn, nhưng vẫn có vẻ rất siêu phàm (của người học cao, biết rộng) và vẫn rất khó áp dụng trong tình hình tại VN, tuy nhiên, em vẫn thích tham khảo, chứ chưa nghĩ ra được cái gì cụ thể để mình dám làm cả (chắc tại em chí mọn).Hy vọng, ngày nào đấy em sẽ nghĩ ra được cái gì đấy để phát triển số tiền hiện có. Vừa rồi có việc DN người việt mua được thị trấn ở Mỹ, em thấy thú vị là anh ấy đọc được thông tin đó ở internet vnexpress. Bình thường đọc báo mạng, vẫn hay nghĩ mấy cái tin ấy đọc cho vui, ở mãi đất nước mỹ xa xôi, biết đâu là thực hay hư. Vậy mà anh ấy đã nắm được dù một manh mối nhỏ và phát triển lên thành công.Sự đóng góp của anh cho xã hội VN là rất lớn. Mong anh có nhiều bài hay nữa.

Reply

14. Nguyễn Văn Dũng says:

May 3, 2012 at 11:28 pm

el- nino !!!

Reply

15. ĐOÀN HIẾU QUỐC says:

May 4, 2012 at 1:39 pm

Kính hỏi chú là thói quen đọc sách của chú là những loại sách gì để có ý tưởng ?

Reply

o Alan Phan says:

May 4, 2012 at 6:23 pm

Sách nào mình thích…và suy nghĩ ngược lại những gì mình đọc…

Page 12: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

Reply

16. NguyenVan says:

May 5, 2012 at 11:42 am

Bây giờ có tiền mà không đầu tư vào BĐS thì chờ đến khi nào?Chờ thị trường hồi phục hay sao?Không chỉ ở Thái Lan hay Malay thì tính chu kỳ của đất đai là 7 – 8 năm ,ngay cả Mỹ thì cũng đã 5 năm rồi còn gì.Đất đai tăng trưởng không như các loại hàng hóa khác.Việc nắm bắt thời điểm mua vào là quan trọng.Hiện nay,nếu có tiền,bạn trẻ nên đầu tư vào đất đai.Thị trường nhà đất đã đứng lại 2 -3 năm nay,năm nay là trầm lắng nhất.Giàu hay không là lúc này,thị trường là của người mua.Nếu chờ thị trường sôi động trở lại,cơ hội sẽ không nhiều như thời điểm hiện tại.Vấn đề là các bạn phải có chiến thuật để đầu tư hiệu quả,biết dùng đúng loại tiền mà bạn cần.Tiến sĩ Alan cũng có lý đúng của TS,vì TS có tầm nhìn chiến lược khác hẳn.Tôi cùng quan điểm với TS Alan ở chổ là Thị trường vàng,dầu.Đầu tư theo số đông thường thất bại.

Reply

o Hai Nam says:

May 7, 2012 at 12:10 am

Bạn cứ nắm tiền của bạn nếu muốn. Rồi bạn sẽ học được bài học đắt giá

Reply

17. Risk$Rich says:

May 7, 2012 at 11:02 am

bạn nghĩ bây giờ thị trường bất động sản đã thuộc về người mua?? Xin thưa với bạn đó chỉ la câu PR nhằm thoát hàng, giải phóng tồn kho của các ” bác nhà đất” nhằm tháo gỡ tinh trạng chiếm dụng vốn trong các dự án BĐS. Là 1 chiêu tạo sóng sơ đẳng nhằm lèo lái túi tiền của người dân khao khat có 1 mảnh đất cắm dùi để lại cho con cháu thôi. Thực tế mà nói chưa bao giờ BĐS là của người mua, không chỉ riêng Việt Nam.Đầu tiên, cháu hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bác Alan không nên đổ tiền vào đầu tư BĐS vào lúc này. Có những lý do sau, thứ nhất quá trinh giải cứu các ngân hang đang được tiến hành 1 cách ì ạch vì vấp phải sự phản đối của dư luận bởi số tiền giải cứu quá lớn so với GDP của toàn nền kinh tế ( ít nhất la 10 tỷ USD), không phải muốn là có ngay được. Tại sao người dân cứ phải nai lưng chịu trong khi đó k phải lỗi của họ? Bạn có

Page 13: Bây Giờ Có Tiền Cũng Không Bỏ Vào Bất Động Sản

chấp nhận để 10 tỷ USD đó thay vì xây trường học, bệnh viện, đường xá, ….và các công trình phúc lợi phục vụ an sinh khác , nay lại đổ vào BĐS (1 trong những nguyên nhân lớn gây nợ xấu của hệ thống ngân hàng) – tức la rơi vào túi của các đại gia BĐS, các nha đầu tư thứ cấp ( tuy nhiên hơn 70% trong số họ vay tiền ngân hàng để đầu tư) vậy rốt cuộc ai sẽ được lợi ? XIn khẳng đinh đó không phải la dân thương chúng ta rồi.Thứ 2, với sự khan hiếm về vốn trong suốt 2 năm qua và sự đầu tư dàn trải vô tội vạ theo kiểu “cuốn chiếu” liệu chất lượng siêu “sản phẩm” này có được đẳm bảo như trên giấy tờ. Tại sao tôi lại gọi BĐS sản là siêu sản phẩm, bởi theo như tính toán 1 người thu nhập trung bình khoảng 7-10 triệu/tháng phải mất 70 năm mới có thể tậu 1 “dinh cơ” 50m2 chưa tính đến lạm phát, vị trí đấy nhé. Thử hỏi trên đời này còn cái gì đắt hơn??? Thế nhưng chất lượng của nó lại k hề tỷ lệ thuận. Vấy mới …đặc biệt. Đấy là chưa kể các dich vụ ăn theo khác nếu bạn mua chung cư.Cuối cùng, theo tôi được biết hiện nay hành lang pháp lý về BĐS vẫn còn khá mù mờ lung tung, rủi ro tiềm ẩn rất lớn, chưa kể trong vòng 1-2 năm tới Nhà nước sẽ that đổi Luật về BĐS ( theo như các chính trị gia của chúng ta hô hào là “đổi mới để bắt kịp với yêu cầu của tinh hình thực tế hiện nay”) , Khi đó mọi rắc rối về chuyển đổi giữa mới và cũ sẽ phát sinh. Bạn có đủ kiên nhẫn va tiền bạc để theo đuổi 1 vụ kiện về BĐS ở Viet Nam không? Hãy suy nghĩ thật kĩ.

Reply

18. Vu Quang Trung says:

May 10, 2012 at 11:52 am

Cháu thấy đầu tư vào BĐS trung bình, rẻ, và cho thuê bây giờ là rất hay và có thể duy trì tốt trong vòng 5 năm nữa; vì nhu cầu thực sự hợp túi tiền của dân còn rất nhiều, và nếu ai kinh hãi bong bóng BĐS họ sẽ tìm giải pháp an toàn làm nhà cho thuê! có phải vậy không Chú?

Reply