benh dao on lua

20
Tác giả: Tác giả: NGUYỄN CHÍ CÔNG NGUYỄN CHÍ CÔNG

Upload: nguyen-chi-cong

Post on 12-Jun-2015

8.637 views

Category:

Documents


5 download

DESCRIPTION

Tác giả Nguyễn Chí Công

TRANSCRIPT

Page 1: BENH DAO ON LUA

Tác giả: Tác giả:

NGUYỄN CHÍ CÔNGNGUYỄN CHÍ CÔNG

Page 2: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá

1. Triệu chứng Trên mạ: vết bệnh có màu hồng hình thoi,

sau chuyển qua màu nâu vàng, khô héo chết. Trên lá lúa: Vết bệnh có hình thoi rộng ở

phần giữa, nhọn ở 2 đầu. Vết bệnh có màu xám tro, xung quanh nâu đậm tiếp giáp giữa mô khoẻ có màu nâu nhạt. Kích thước vết bệnh biến thiên lớn từ nhỏ như vết kim đến 5 – 7 cm. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn làm cho lá bị cháy.

Page 3: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá

1. Triệu chứng (tiếp theo) Trên thân và cổ bông: bắt đầu vết

bệnh là một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho thân thoắt lại.

Trên cổ bông: làm cho bông bạc gẫy. Trên hạt ít bị tấn công.

Page 4: BENH DAO ON LUA

- Khi bệnh nặng, trên ruộng có những lõm hoặc những vệt lúa có lá bị cháy rụi thường gọi là lúa bị sụp mặt- Khi bệnh đang phát triển, nếu đứng trên bờ nhìn vào có thể không thấy lá bị bệnh, nhưng nếu vạch các lá lúa ở tầng dưới sẽ thấy rất nhiều lá có vết bệnh

Page 5: BENH DAO ON LUA

Trên Lá: Lúc đầu có những vết màu nâu nhỏ như đầu kim, sau lớn dần ra thành vết tròn và giữa có tâm màu trắng xám.

Page 6: BENH DAO ON LUA

Vết bệnh lan dần ra và kéo dài dọc theo các gân lá làm thành các vết có hình mắt én

Page 7: BENH DAO ON LUA

- Nếu quan sát vết bệnh vào sáng sớm, lúc trời còn sương mù, vết bệnh có dạng như thấm nước và có màu xám nâu, hoặc xám xanh, đây là vết bệnh đang phát triển và đang sinh thêm bào tử.- Trên các vết xám xanh nầy có nhiều đốm nhỏ, đó là các cụm mang bào tử của nấm bệnh

Page 8: BENH DAO ON LUA

Nhiều vết bệnh liên kết lại làm thành các vệt cháy lớn trên lá và làm cháy khô một phần hoặc cả lá

Page 9: BENH DAO ON LUA

Cổ lá: Vết bệnh gây hại ở cổ lá làm cho cả lá đều bị cháy khô

Page 10: BENH DAO ON LUA

Bông lúa: Khi lúa trổ, bệnh gây hại ở cổ bông tạo thành các vết nâu xám hoặc nâu đen

Page 11: BENH DAO ON LUA

…và làm cho bông lúa bị lép trắng (khác với sâu đục thân ???) hoặc các bông lúa bị gãy cổ

Page 12: BENH DAO ON LUA

Rễ lúa:

- Khi bệnh ở mức từ nhẹ đến trung bình thì rễ lúa bình thường.

- Khi bệnh nặng, do lá bị cháy nhiều, cây lúa không nuôi được rễ nên rễ sẽ thúi và chết dần.

Page 13: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá

2. Tác nhân gây bệnh Nguyên nhân:

Do nấm Pirycularia oryzae gây ra. Bệnh gây hại trên tất cả bộ phận của cây

Lúa: lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt.

Page 14: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh Phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như

nhiệt độ, ẩm độ do đó bệnh phát triển thất thường, bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ đến khi trỗ chín

Điều kiện thời tiết: bệnh hại nặng vào lúc trời mát, ẩm, có sương mù, gió mạnh.

Ảnh hưởng bởi phân bón: bón nhiều N bệnh nặng, bón P hạn chế được bệnh (ở vùng phèn), bón K tuỳ thuộc vào lượng N.

Page 15: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh (tiếp

theo) Ảnh hưởng của giống: ở ruộng trồng giống

nhiễm, điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh phát triển nặng.

Ở những vùng lúa bị hạn, ở những vùng trồng lúa nương, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn, sương mù thì bệnh cũng phát triển và gây hại rất nặng.

Nấm gây bệnh có nhiều nòi khác nhau tuỳ theo giống lúa, theo vùng điạ lý khác nhau.

Page 16: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá

4. Biện pháp phòng trừ Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm. Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư sau khi

thu hoạch, cày vùi. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý. Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa

nhất là khi có dịch bệnh.

Page 17: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá

4. Biện pháp phòng trừ (tiếp theo) Theo dõi diễn biến của bệnh, đặc biệt chú ý các

giống nhiễm. Khi bệnh phát sinh nên cho thêm nước vào ruộng, ngưng bón phân đạm, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng, phun các loại thuốc đặc trị bệnh.

Dùng các loại thuốc trừ bệnh như chất kháng sinh Kasugamicin (Kasumin), Tricyclazole (Trizole, Lúa Vàng), Edifenphos (Hinosan), Fuji- One…

Page 18: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá

4. Biện pháp phòng trừ (tiếp theo) Phun thuốc càng sớm càng tốt. Khi bệnh vừa có vết châm kim, chưa có tâm

xám thì có thể phun 2 bình 16 lít / 1.000 m2. Khi vết bệnh đã có tâm xám trắng hoặc vết

bệnh lớn có hình mắt én thì phải phun chồng lối với 4 bình 16 lít /1.000 m2.

Page 19: BENH DAO ON LUA

Bệnh đạo ôn - Cháy lá4. Biện pháp phòng trừ (tiếp theo) Cũng có thể dùng thanh tre đặt nằm ngang và

kéo đi phía trước cho cây lúa oặc xuống để phun thuốc xuống đến các lá bên dưới, cách nầy chỉ cần phun 3 bình 16 lít / 1.000 m2)

Page 20: BENH DAO ON LUA

HẾTHẾTGhé thăm:Ghé thăm:

- LUAGAO- LUAGAO

http://luagao.blogspot.com

- Hóa Chất Nông Nnghiệp- Hóa Chất Nông Nnghiệp

http://hoachatnongnghiep.blogspot.com