bệnh viện trung ương huế thực hiện bởi viện kenan, châu á ... ·...

11
Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á Tháng 11/2010

Upload: lamkhanh

Post on 01-Mar-2018

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

Bệnh viện Trung ương Huế

Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á Tháng 11/2010

Page 2: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến
Page 3: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

1 Bệnh viện Trung ương Huế

Mục tiêu học tập

Nghiên cứu trường hợp bệnh viện Trung ương Huế để thấy làm thế nào mà một bệnh viện nhà nước đã tiến xa hơn sự cam kết của mình để đào tạo cộng đồng y tế và cung cấp dịch vu y tế chất lượng cao tập trung phục vụ người nghèo. Hệ thống chăm sóc y tế ở Việt Nam được tư nhân hóa càng ngày càng nhiều và đã bị chỉ trích vì người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề do chi phí tăng cao và không được tiếp cận các dịch vụ y tế này. Bệnh viện Trung ương Huế cùng với các bác sĩ của mình đã phấn đấu chống lại sự bất cân xứng này và đã cung cấp các dịch vụ y tế cho tất cả, bất kề khả năng chi trả.

Bằng việc nghiên cứu tình huống này và hoàn thành những bài tập, sinh viên sẽ có hiểu biết sâu hơn về:

Chăm sóc y tế ở Việt Nam Sự bất cân xứng đang gia tăng giữa người giàu và người nghèo liên quan đến việc tiếp cận chăm

sóc y tế Trách nhiệm xã hội của bệnh viện và của các bác sĩ Những dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy cập chăm sóc y tế Vai trò của trợ cấp, tiếp cận và ứng phó khẩn cấp theo các phương pháp trách nhiệm xã hội doanh

nghiệp (CSR) khác nhau Đồng tác giả Christine Davis, chuyên viên cao cấp, Viện Kenan châu Á David Lehr, Giáo sư thỉnh giảng, UNC Kenan - trường Quản trị Kinh doanh Flagler, Trung tâm Doanh nghiệp Bền vững

Nhóm nghiên cứu, biên tập, soạn thảo và dịch thuật Richard Bernhard, Stephanie Soderborg, Kamonphorn Kanchana và Phạm Lâm Thúy Quỳnh

Trường hợp nghiên cứu này được phát triển dưới Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam (GCNV). Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đối tác thi hành mang tầm cỡ quốc gia của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam và với sự ủng hộ về tài chính bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Viện Kenan châu Á được lựa chọn với tư cách là cố vấn cho việc đưa vấn đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua nghiên cứu, đào tạo và xây dựng giáo trình.

Page 4: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

2 Bệnh viện Trung ương Huế

Bệnh viện Trung ương Huế

Khi hệ thống y tế Việt Nam trở nên tư nhân hóa một phần, một trong những bệnh viện hàng đầu của Việt

Nam đồng thời đáp ứng nhu cầu của người nghèo và mong muốn của đội ngũ bác sĩ để phục vụ người dân nghèo.

Khi hệ thống y tế Việt Nam chuyển đổi từ do nhà nước quản lý hoàn toàn sang hệ thống trả phí cho dịch vụ đầu tiên, có những mối quan tâm ngày càng tăng rằng người nghèo không được phục vụ thỏa đáng. Là bệnh viện nhà nước, và nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho hơn 15 triệu dân Việt Nam, Bệnh viện Trung ương Huế đã tập trung vào cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao đến cho mọi người, bất kể khả năng chi trả của họ, và tin rằng phục vụ người nghèo là một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng nhất của mình.

Theo Phó Giám đốc Tiến sĩ Nguyễn Duy Thắng, "Là một bác sĩ có nghĩa là giúp đỡ mọi người. Ngay từ lúc đầu, khi một bác sĩ mới đến làm việc tại bệnh viện của chúng tôi, họ được huấn luyện để biết về truyền thống hoạt động và đóng góp cho cộng đồng địa phương của Bệnh viện Trung ương Huế. Miền Trung Việt Nam là vùng nghèo nhất của đất nước, và tất cả chúng tôi đều có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng địa phương. Tôi chỉ hy vọng rằng trong tương lai, khi đất nước của chúng ta phát triển hơn, sẽ có ít người nghèo và cộng đồng của chúng ta có thể hưởng lợi từ một tiêu chuẩn sống cao hơn. "1

Trường hợp này minh họa cách một tổ chức dịch vụ công đã thích nghi với một hệ thống ngân sách nhà nước thay đổi và những thách thức trong việc đáp ứng nhiệm vụ của mình với một ngân sách hạn chế và giảm dần như thế nào. Nó cũng nêu bật lên cách làm thế nào để thúc đẩy nhân viên có thể thực hiện trách nhiệm xã hội và sử dụng nguồn lực hạn chế để tạo ảnh hưởng.

Việt Nam: Hệ thống chăm sóc y tế đang thay đổi

Kể từ khi bắt đầu Đổi Mới, hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam đã tiến triển từ một loại hình hoàn toàn do tổ chức nhà nước tài trợ mà đã cam kết dịch vụ y tế là một quyền công dân sang một loại hình ngày

1 Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Duy Thắng, Phó Giám đốc, Bệnh viện Trung ương Huế, 27/10/2010

Page 5: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

3 Bệnh viện Trung ương Huế

càng dựa vào phí dịch vụ. Trong năm 2007, ước tính 60% hoặc nhiều hơn tổng số chi phí y tế đã được trả2, nghĩa là cá nhân do trả trực tiếp. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy gánh nặng về chăm sóc y tế đang giảm một cách không tương xứng đối với người nghèo. Một nghiên cứu được xuất bản vào năm 2000 thấy rằng chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe của các hộ gia đình được báo cáo là có bệnh lên tới 22% tổng thu nhập của các hộ nghèo, so với chỉ 8% của các hộ gia đình khá giả. Dữ liệu gần đây cho thấy những tình trạng như vậy vẫn tồn tại.3

Trong khi có những tranh luận mạnh mẽ rằng các hệ thống y tế dựa vào thị trường để cải thiện hiệu quả và sự lựa chọn bệnh nhân, họ bị chỉ trích là thiên vị những người giàu có, những phân đoạn dựa trên dân số đô thị được tiếp cận tốt hơn với các thiết bị chất lượng cao hơn, bỏ lại bộ phận dân nghèo nhất (nghèo và “cận nghèo'') dễ bị ảnh hưởng nhất do cả chi phí tăng cao và việc tiếp cận không đầy đủ.

Vì những lời chỉ trích này, Việt Nam đã phát triển một hệ thống mạng lưới an toàn để bảo vệ các bộ phận dân số nhất định. Năm 1993, chính phủ giới thiệu Dự án xoá đói giảm nghèo (XĐGN), một tập hợp các chương trình được thiết kế để cải thiện khoảng cách ngày càng lớn giữa các vùng phát triển cao và thấp và giữa các bộ phận dân số giàu và nghèo. Nó mở rộng việc miễn phí cho y tế, giáo dục, và các dịch vụ khác đối với các xã nghèo được Chính phủ chỉ định và những cá nhân dưới mức nghèo do Nhà nước quy định.4

Năm 1999, Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị cung cấp bảo hiểm y tế công cộng cho tất cả các hộ gia đình được xác nhận là ''đói'' cũng như những người trong 30 % người nghèo nhất của bất kỳ địa phương nào. Nó đã được mở rộng vào năm 2002 khi chính phủ thiết lập tiêu chuẩn thích hợp mới cho việc miễn, giảm và quy định rằng tất cả các tỉnh phải thành lập''quỹ chăm sóc y tế cho người nghèo ".5

2 London, Jonathan D., Reasserting the State in Viet Nam Health Care and the Logics of Market-Leninism, Science Direct, Policy and Society (2008), trang 119.

3 Cùng đoạn này.

4 Cao Nhn Nguyệt, Phòng Môi trường và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Khái niệm, nội dung và đo lường đói nghèo ở Việt Nam.

5 London, Jonathan D., Reasserting the State in Viet Nam Health Care and the Logics of Market-Leninism, Science Direct, Policy and Society (2008), trang 121.

Page 6: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

4 Bệnh viện Trung ương Huế

Bệnh viện Trung ương Huế

Sứ mệnh của chúng tôi: "Áp dụng kiến thức y tế, nâng cao chẩn đoán và trị liệu, và những hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả với mục đích nâng cao hiệu suất hoạt động và y tế, nâng cao đào tạo y tế, và chứng minh chất lượng chăm sóc tốt hơn xuyên suốt khu vực miền Trung Việt Nam".

Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập năm 1894 bởi vua Thành Thái như là một bệnh viện nhà nước để phục vụ người nghèo, và là bệnh viện kiểu phương Tây đầu tiên tại Việt Nam. Cùng với bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba bệnh viện lớn nhất trong cả nước trực thuộc Bộ Y Tế. Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế trung ương cho 16 tỉnh của Việt Nam (có hơn 15 triệu dân), và đóng một vai trò hàng đầu trong việc hướng dẫn các bệnh viện tuyến tỉnh, đặc biệt là về đào tạo. Bệnh viện Trung ương Huế đào tạo 300 chuyên gia y tế bên ngoài và 2.500 sinh viên y khoa mỗi ngày. Bệnh viện có 2.030 giường bệnh, một đội ngũ nhân viên gồm 2.500 người và phục vụ hơn 1.500 bệnh nhân cùng một thời điểm. Đây cũng là cơ sở đào tạo chính cho Trường Đại học Y Huế và là nơi diễn ra ca phẫu thuật mổ tim đầu tiên của Việt Nam vào năm 1999.

Ngoài cam kết của họ để đào tạo cộng đồng y tế và cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, bệnh viện Trung ương Huế cũng cam kết mạnh mẽ phục vụ người nghèo, đặc biệt là kể từ khi hoạt động tại những khu vực có mức thu nhập thấp hơn đáng kể so với các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .

Page 7: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

5 Bệnh viện Trung ương Huế

Trách nhiệm xã hội tại Bệnh viện Trung ương Huế

Mặc dù báo cáo lên Bộ Y tế, bệnh viện Trung ương Huế được tự chủ trong cách phục vụ người nghèo và triển khai các nguồn CSR của họ. Trước năm 2005, ngân sách CSR hàng năm của bệnh viện Trung ương Huế xấp xỉ 10 tỷ đồng. Khi chính quyền trung ương tăng cường vai trò trong việc cung cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo và chăm sóc miễn phí cho trẻ em dưới sáu tuổi, có ít nguồn kinh phí trực tiếp cho các bệnh viện trực thuộc Bộ và ngân sách CSR của Bệnh viện Trung ương Huế gần đây đã giảm đáng kể. Mặc dù chính quyền trung ương đã cung cấp thêm kinh phí cho các tỉnh để hoạt động ở cấp địa phương, với sự tập trung ngày càng tăng, ngân quỹ ít hơn đang được cung cấp. Ngân sách CSR năm 2008 của bệnh viện Trung ương Huế là 3 tỷ đồng và ngân sách CSR năm 2009 là 2 tỷ đồng.

Việc cắt giảm ngân sách là do chính quyền trung ương tham gia với một vai trò lớn hơn cung cấp dịch vụ đến cho người nghèo. Trước kia bệnh viện Trung ương Huế đóng vai trò ấy khi không có đủ sự bảo lãnh của chính phủ. Bệnh viện thực sự tin rằng đây là một phát triển tích cực, bởi vì nó cho thấy sự chú ý và cam kết ngày càng tăng của nhà nước để giúp đỡ người nghèo, đó là vai trò của bệnh viện. Bệnh viện hy vọng chính phủ sẽ tiếp tục thể hiện trách nhiệm ngày càng nhiều trong việc phục vụ người nghèo.

Về phần mình, điều gì là quan trọng nhất (không phân biệt có sự hỗ trợ của nhà nước hay không) để lấp đầy những khoảng trống y tế cho người nghèo, bao gồm ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ cộng đồng khác. Những người nghèo hoặc những người sống ở vùng sâu vùng xa cần sự trợ giúp y tế giống như bộ phận dân số còn lại.

Chiến lược CSR của bệnh viện Trung ương Huế có bốn phần chính:

1) Phục vụ người nghèo: Bệnh viện giảm chi phí y tế và chi phí bệnh viện cho những người không có khả năng chi trả. Bệnh viện tập trung vào việc phục vụ các nhóm sau:

Dân tộc thiểu số

Bệnh nhân không được coi là nghèo, nhưng đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế do bệnh hiểm nghèo hoặc thời gian ở bệnh viện quá dài.

Các gia đình của người đã chết trong trường hợp gia đình hoặc không thể nhận thi thể hoặc không thể trả tiền chi phí tang lễ.

Những bệnh nhân có bảo hiểm mà chỉ bao gồm một phần phí nằm viện của họ và họ không thể trả được phần còn lại.

Mặc dù giảm các chi phí, người nghèo nhận được cùng một mức độ dịch vụ (bác sĩ chất lượng, chăm sóc bệnh viện, thiết bị, sử dụng công nghệ, vv..) như là các bệnh nhân phải trả dầy đủ cho dịch vụ của họ.

2) Hỗ trợ khẩn cấp. Các đội y tế thường được gửi đi để đáp ứng tình huống khẩn cấp - một hỗ trợ quan trọng vì miền Trung Việt Nam đặc biệt dễ bị ngập lụt. Bệnh viện cũng sẽ nỗ lực giúp xây dựng lại nhà hoặc trợ cấp tiền mặt trực tiếp trong một số trường hợp. Bệnh viện Trung ương Huế có một ngân sách từ 100 đến 150 triệu đồng để hỗ trợ khẩn cấp. Ví dụ, trong tháng 10 năm 2010, một nhóm 30 bác sĩ đã đến Nghệ An và Hà Tĩnh để giúp người dân bị ảnh hưởng bởi lũ quét. Họ đã trao 50 triệu đồng tiền mặt và nhiều loại thuốc để hỗ trợ y tế và dinh dưỡng.

Page 8: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

6 Bệnh viện Trung ương Huế

3) Phục vụ những người cận nghèo: Bệnh viện Trung ương Huế cũng hỗ trợ những người được coi là cận nghèo, hoặc những người điển hình không đủ điều kiện giảm lệ phí.

4) Các dịch vụ y tế tiếp cận cộng đồng: Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương, bệnh viện gửi các đội y tế đến nông thôn, vùng chủ yếu dân tộc thiểu số, để tư vấn, dịch vụ chẩn đoán, tiểu phẫu và thuốc men miễn phí. Những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ được đưa đến bệnh viện Trung ương Huế và điều trị miễn phí. Bệnh viện chỉ đạo những chuyến viếng thăm hàng tháng.

Theo nhân viên Bệnh viện, các chiến dịch này đặc biệt hiệu quả kể từ khi họ biết được nhu cầu của các cộng đồng mà họ phục vụ và có mối quan hệ chặt chẽ với những cộng đồng đó. Họ cũng có sẵn các bác sĩ tham gia. Theo lời của Tiến sĩ Trần Xuân Phú: "Tham gia vào các hoạt động cộng đồng là một cách để thoát khỏi sự căng thẳng. Hơn nữa, bằng cách hòa mình vào cộng đồng, bác sĩ có thể học hỏi và nâng cao những kỹ năng và mối quan hệ của họ với các bệnh nhân bằng cách học làm thế nào để chia sẻ nỗi đau của bệnh nhân. Đây là một cơ hội tuyệt vời để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp của tôi tại Bệnh viện Trung ương Huế. "6 Các nhân viên bệnh viện nhận thấy tiếp cận xã hội và cam kết với cộng đồng như là trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, tiến sĩ Phú cũng nhấn mạnh rằng ông sẽ tìm mọi cách để phục vụ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn thậm chí nếu không có những chương trình chính thức của bệnh viện tham gia vào. Tiến sĩ Thắng cũng khẳng định lại là bác sĩ là để giúp mọi người: đó là điều cốt lõi của vai trò bác sỹ. Mỗi nhân viên của ông được đào tạo và định hướng trong những ngày đầu tiên của họ tại bệnh viện. Điều này không chỉ để cung cấp kỹ thuật và kiến thức chuyên môn. Quan trọng không kém, đó là cho mỗi người trong số họ hiểu và hấp thu truyền thống "phục vụ và chữa bệnh" của bệnh viện: nền văn hóa vị tha, làm hết sức mình để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, và để giữ quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân theo lương tâm. Định hướng này quan trọng trong việc liên kết các cam kết về thể chế của bệnh viện đến sức khỏe và đến cộng đồng với kỳ vọng và ước muốn của bệnh viện về việc thực hiện, chăm sóc và thái độ đúng đắn của các nhân viên. Bệnh viện Trung ương Huế chỉ rõ rằng điểm trọng tâm duy nhất của bệnh viện không chỉ đơn giản là chữa bệnh trong phạm vi của bệnh viện, mà còn thông qua nỗ lực của mình ở cấp làng và cộng đồng. Đối với tiến sĩ Thắng, thực hiện trách nhiệm xã hội xuất phát từ trái tim và tâm hồn, và mong muốn (những kỳ vọng) của ông cho nhân viên là để cho họ phát triển và có cùng một niềm đam mê phục vụ và chăm sóc cho cộng đồng lớn hơn. Ông nói, "là bác sĩ, chúng ta phải có trách nhiệm đối với cộng đồng; đó là điều tất yếu trong công việc".7 Đối với tiến sĩ Thắng, đó là một truyền thống cũng như ở khu vực trung tâm của đất nước: đó là một vùng nghèo nhất của Việt Nam, và mọi người phải làm việc với nhau ở mọi cấp độ để đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân, những người mà coi khu vực này là nhà của họ.

6 Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Duy Thắng, Phó Giám đốc, Bệnh viện Trung ương Huế, 27/10/2010

7 Cùng đoạn này, 02/12/2010

Page 9: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

7 Bệnh viện Trung ương Huế

Mối quan hệ các bên tham gia

Bệnh viện Trung ương Huế có phạm vi rộng lớn các bên liên quan, như sau:

Bệnh viện trung ương Huế có quan hệ chính thức với trên 30 tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận từ khắp nơi trên thế giới và đón khoảng 100-120 đoàn khách quốc tế mỗi năm. Các cơ quan bên ngoài này là một nguồn đào tạo, thiết bị, và cấc quỹ (bệnh viện đã nhận được khoảng 50 triệu USD kể từ năm 2004). Tổ chức hỗ trợ phát triển chính thức từ Nhật Bản và Đức đã tạo điều kiện mở rộng và quy mô của bệnh viện. Bệnh viện nhận được nguồn tài trợ 30 triệu USD trong năm 2002 từ Nhật Bản để xây dựng một khu nhà bệnh viện mới trong năm 2006. Các tổ chức của Đức cung cấp đào tạo và hội thảo cho các bác sĩ bệnh viện. Ngoài ra, Quỹ tài trợ Atlantic Philanthropies Hoa Kỳ, quan hệ đối tác với Quỹ East Meets West, tài trợ cho Trung tâm đào tạo và nhãn khoa Huế, một trung tâm tim mạch và một trung tâm nhi khoa tổng cộng khoảng 14 triệu USD. Quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ giúp bệnh viện cung cấp dịch vụ tình nguyện viên, cấp học bổng cho học sinh nghèo, đào tạo bác sĩ và y tá, và đưa các hoạt động có sẵn đến với những người không đủ khả năng.

Mong đợi phía trước

Mặc dù đã có nhiều thành tích đáng kể, hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, bao gồm vấn đề trung tâm làm cho hệ thống hiệu quả và công bằng hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Miễn giảm hiện nay chỉ là một phần của dịch vụ y tế, và

Bệnh viện trung ương

Huế

Huế

Bộ y tế Chính

quyền y tế địa phương

Cộng đồng

Bệnh nhân và gia đình

Nhân viên quản lý và

y tế Sinh viên Y khoa

Các tổ chức quốc tế và phi

chính phủ

Các bệnh viện tuyến tỉnh

Đại học Y Huế

Các bên tham gia với bệnh viện Trung ương Huế

Page 10: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

8 Bệnh viện Trung ương Huế

người nghèo phải có một khoảng thời gian khó khăn hình thành khoảng cách lớn giữa khoản lệ phí chính thức và các chi phí khác, như vận tải, thuốc men, thực phẩm, nộp lệ phí cho thân nhân, và thanh toán phi chính thức.

Trong gian đoạn từ ngắn đến trung hạn, tiến sĩ Thắng cho biết họ vẫn sẽ cố gắng hết sức mình để cống hiến cho cộng đồng. Như đã đề cập trước đây, bệnh viện Trung ương Huế tin rằng đó là một trách nhiệm quan trọng khi là các chuyên gia y tế. Họ sẽ tiếp tục tập trung giúp người dân có nhu cầu, và đi đến các vùng nông thôn, nơi chăm sóc y tế không được cung cấp đủ. Họ cũng hy vọng rằng chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường các chính sách công để chăm sóc được ngày càng người nghèo nhiều hơn, và những người nghèo khổ sẽ được thấy một tiêu chuẩn sống cao hơn. Trong khi đó, họ sẽ làm hết khả năng với các khoản tiền được đảm bảo từ cả hai nguồn viện trợ nhà nước và tư nhân.

Tiến sĩ Thắng tin tưởng, thúc đẩy các mối quan hệ hiện có và mới với chính phủ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ để phát triển và nâng cao năng lực y tế của họ là rất quan trọng để bệnh viện Trung ương Huế giúp đỡ nhiều người hơn, và có ảnh hưởng lớn nhất có thể.

Page 11: Bệnh viện Trung ương Huế Thực hiện bởi Viện Kenan, châu Á ... · PDF fileNhững dịch vụ giảm thiểu bất bình đẳng trong việc truy ... sĩ mới đến

9 Bệnh viện Trung ương Huế

Các câu hỏi thảo luận

1. Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện CSR hoặc chỉ thực hiện nhiệm vụ như là một bệnh viện thuộc Bộ Y tế công cộng?

2. Trong khi bệnh viện Trung ương Huế cung cấp dịch vụ có giá trị, chiến lược CSR của bệnh viện cần những gì khác để có thể đạt được số lượng đối tượng lớn hơn?

3. Làm thế nào để CSR của bệnh viện Trung ương Huế kết hợp với các bên tham gia khác nhau? Có cách nào họ có thể tối đa hóa sự tham gia của các bên tham gia tốt hơn (ví dụ sử dụng các sinh viên y khoa)?

4. Nếu hệ thống y tế tiếp tục tư nhân hóa, các bác sĩ sẽ dành nhiều thời gian hơn thu nhập các khoản phí từ các bệnh nhân và có thể có ít thời gian để tham gia hoạt động cộng đồng và tình nguyện. Điều gì có thể xảy ra với cách tiếp cận hiện tại của bệnh viện Trung ương Huế nếu điều này xảy ra?

5. Làm thế nào Bệnh viện Trung ương Huế đo lường và đánh giá hiệu quả CSR của bệnh viện?

6. Mức độ trách nhiệm xã hội các bệnh viện cần phải có trong chăm sóc y tế? Khi nào trách nhiệm của họ dừng lại?

Tài liệu đọc thêm:

Reasserting the state in Viet Nam Health Care and the logics of market-Leninism by Jonathan D. London, City University of Hong Kong, Hong Kong

Khái niệm cơ bản sở hữu sức khỏe và các yếu tố xã hội của sức khỏe - Tổ chức Y tế Thế giới:

http://www.who.int/social_determinants/en/ http://www.who.int/social_determinants/thecommission/finalreport/en/index.html http://whqlibdoc.who.int/publications/2008/9789241563703_eng.pdf http://www.who.int/social_determinants/resources/csdh_media/cdsh_interim_statement_final_07.pdf

“Making Better Investments at the Base of the Pyramid” by Ted London, Harvard Business

Review, May 2009 http://hbr.org/2009/05/making-better-investments-at-the-base-of-the-pyramid/ar/1

Maternal and child mortality by James C. Knowles và các cộng sự: http://www.unicef.org/eapro/situation_analysis.pdf