bài 1 kiỂm toÁn tÀi chÍnh trong nỀn kinh...

30
Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215 1 Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ Nội dung Mục tiêu Sau khi học bài này, sinh viên có thể: Hiểu bản chất của kiểm toán tài chính và vai trò của kiểm toán tài chính trong nền kinh tế. Phân biệt kiểm toán với những dịch vụ khác được cung cấp bởi các công ty kiểm toán độc lập. Mối quan hệ giữa kế toán với kiểm toán báo cáo tài chính ảnh hưởng tới thực hiện kiểm toán. Hiểu cơ cấu tổ chức kiểm toán độc lập và trách nhiệm của các kiểm toán viên trong kiểm toán. Quy trình kiểm toán tài chính. Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quan hệ với chủ thể ngoại kiểm thực hiện. Hướng dẫn học Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: Phân tích quan điểm về kiểm toán và kiểm toán tài chính để nhận diện bản chất của kiểm toán và của kiểm toán tài chính. Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thay đổi qua các thời kỳ. Phân biệt kiểm toán với những hình thức khác trong quan hệ với các mức độ của sự đảm bảo. Chủ thể thực hiện kiểm toán và những tổ chức liên quan tới thực hiện kiểm toán. Để học tốt bài này sinh viên cần: Đọc kỹ bài giảng text để hiểu những nội dung của bài. Làm bài tập và đối chiếu lại với những nội dung lý thuyết liên quan. Đọc tài liệu bổ sung để hiểu rõ hơn về những vấn đề đang diễn ra hoặc liên quan trực tiếp với bài tập hoặc vấn đề lý thuyết cụ thể.

Upload: others

Post on 03-Sep-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

1

Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ

Nội dung Mục tiêu

Sau khi học bài này, sinh viên có thể:

Hiểu bản chất của kiểm toán tài chính và vai

trò của kiểm toán tài chính trong nền kinh tế.

Phân biệt kiểm toán với những dịch vụ khác

được cung cấp bởi các công ty kiểm toán

độc lập.

Mối quan hệ giữa kế toán với kiểm toán báo cáo

tài chính ảnh hưởng tới thực hiện kiểm toán.

Hiểu cơ cấu tổ chức kiểm toán độc lập và

trách nhiệm của các kiểm toán viên trong

kiểm toán.

Quy trình kiểm toán tài chính.

Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quan hệ

với chủ thể ngoại kiểm thực hiện.

Hướng dẫn học

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận

các nội dung:

Phân tích quan điểm về kiểm toán và

kiểm toán tài chính để nhận diện bản

chất của kiểm toán và của kiểm toán

tài chính.

Vai trò của kiểm toán trong nền kinh

tế thay đổi qua các thời kỳ.

Phân biệt kiểm toán với những hình

thức khác trong quan hệ với các mức

độ của sự đảm bảo.

Chủ thể thực hiện kiểm toán và những

tổ chức liên quan tới thực hiện

kiểm toán.

Để học tốt bài này sinh viên cần:

Đọc kỹ bài giảng text để hiểu những nội dung

của bài.

Làm bài tập và đối chiếu lại với những nội

dung lý thuyết liên quan.

Đọc tài liệu bổ sung để hiểu rõ hơn về những

vấn đề đang diễn ra hoặc liên quan trực tiếp

với bài tập hoặc vấn đề lý thuyết cụ thể.

Page 2: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

2

Tình huống dẫn nhập

Minh Việt là chủ một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm. Trong thời kỳ

đầu kinh doanh, anh tự đánh giá về hoạt động kinh doanh trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận và nhận

thấy công ty có tỷ suất lợi nhuận rất cao mặc dù với quy mô hoạt động của công ty nhỏ. Trong

suốt một thời gian dài từ khi bắt đầu kinh doanh, công ty không gặp phải bất cứ vấn đề lớn nào

phát sinh trong nội bộ và với bên ngoài.

Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều công ty trong nước và một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài

kinh doanh mặt hàng văn phòng phẩm kết hợp với kinh doanh thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng

xuất hiện và phát triển nhanh chóng làm cho số lượng khách hàng, doanh thu và lợi nhuận biến động

và có xu hướng giảm rõ rệt. Những công ty mới thành lập đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường.

Minh Việt nhận thấy một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sụt giảm nghiêm trọng

thị phần và lợi nhuận là quy mô số vốn nhỏ và quy mô kinh doanh như hiện tại không thể cạnh

tranh với những công ty mới phát triển nhưng vốn lớn. Chính vì vậy, anh quyết định chuyển hình

thức hoạt động của công ty từ công ty TNHH sang công ty cổ phần để kêu gọi thêm cổ đông

nhằm tăng cường sức mạnh tài chính cho công ty.

Một trong các cổ đông tiềm năng của công ty yêu cầu anh phải kiểm toán báo cáo tài chính trước

khi họ đưa ra quyết định góp vốn. Việt cho rằng việc này là không cần thiết vì trước khi mở công

ty anh cũng đã từng làm kế toán và đã tự lập báo cáo tài chính cho chính công ty của mình. Anh

cho rằng việc thuê ngoài kiểm toán báo cáo tài chính là không cần thiết vì anh ta tin vào khả

năng của mình và của các nhân viên của anh trong phòng tài chính kế toán.

1. Những vấn đề chung liên quan tới kiểm toán tài chính là gì?

2. Việt cần thuê kiểm toán hay không? Vì sao? Giải thích bằng cách phân tích

những lợi ích mà kiểm toán đem lại cũng như những khía cạnh khác khi thực

hiện kiểm toán báo cáo tài chính sẽ giải quyết.

Page 3: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

3

1.1. Khái quát về kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1. Sự phát triển của kiểm toán báo cáo tài chính

Ngày nay, kiểm toán đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong quản lý nói chung

và trong quản trị doanh nghiệp nói riêng. Ngay từ khi xuất hiện, kiểm toán đã chứng

minh vai trò to lớn của mình đối với quản lý. Cùng với sự phát triển không ngừng của

nền kinh tế, xu hướng hội nhập và sự biến động phức tạp của môi trường kinh doanh,

các nhà quản lý sử dụng kiểm toán như một phương sách quản lý hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp. Kiểm toán không những đáp ứng được yêu cầu quản trị trong nội bộ,

kiểm toán đáp ứng yêu cầu của những người sử dụng thông tin báo cáo tài chính bên

ngoài. Vì thế, kiểm toán đã mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và cho những đối

tượng sử dụng thông tin do doanh nghiệp cung cấp với trách nhiệm và sự thận trọng

nghề nghiệp đúng mực.

Lịch sử phát triển của kiểm toán cho thấy, kiểm toán xuất hiện từ rất sớm. Ở thời kỳ đầu,

kiểm toán tồn tại dưới hình thức những hoạt động kiểm tra đơn lẻ và giới hạn trong một

vài lĩnh vực. Trong những giai đoạn tiếp theo, kiểm toán phát triển và không ngừng hoàn

thiện với việc phối hợp cùng nhiều hoạt động và mở rộng sang nhiều lĩnh vực bao gồm

cả lĩnh vực tài chính, phi tài chính, trong đơn vị công ích và các đơn vị hoạt động kinh

doanh. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, kiểm toán có nhiều thay đổi về bản chất và

nhận thức đối với một hoạt động kiểm tra, kiểm soát đặc biệt như kiểm toán. Sự phát

triển ấy hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo kiểm toán vẫn và sẽ đáp ứng được đầy đủ

những nhu cầu khác nhau của quản lý trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn luôn

biến động.

Qua những giai đoạn phát triển của kiểm tra tài chính cho thấy có nhiều hình thức kiểm

tra khác nhau đã được vận dụng ở khu vực công. Ban đầu, các hoạt động kiểm tra

thường tập trung vào kiểm tra đối với những cá nhân có liên quan tới quản lý các quỹ

(tiền) có nguồn gốc từ thuế hay từ ngân sách, đặc biệt là những nghiệp vụ thanh toán.

Vào Thời kỳ Đế chế Roman, những hoạt động tương tự được thực hiện định kỳ với mục

đích kiểm tra các báo cáo số liệu (kế toán) về công quỹ (do cá nhân quản lý công quỹ

lập). Tiếp đến, một công chức cao cấp đọc báo cáo kế toán trước nhà vua và các quan.

Người đọc cũng là người nghe thông tin thông tin trên báo cáo. Vì thế, từ AUDITOR

(người nghe) bắt nguồn từ đó. Sau khi Đế chế Roman sụp đổ, nhiều thương gia nước Ý

đã sử dụng kiểm toán viên giúp họ kiểm tra ghi chép của thuyền trưởng sau mỗi chuyến

buôn. Như vậy, hoạt động kiểm toán hoặc tương tự như kiểm toán đã xuất hiện khoảng

giữa thế kỷ XVI. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên kiểm toán được thiết kế để kiểm tra về

tính trung thực trong lập và trình bày thông tin và về trách nhiệm của họ. Trong các giai

đoạn phát triển tiếp theo, kiểm toán đã có nhiều thay đổi trong mục tiêu và các thủ tục

kiểm toán, cách thức tiếp cận,... Sự thay đổi là cần thiết đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

của quản lý và những người sử dụng thông tin nói chung. Sự thay đổi tích cực của kiểm

toán cũng thể hiện phần nào quá trình phát triển cả về lý thuyết và thực hành kiểm toán.

Quan niệm về kiểm toán trước đây cho rằng, kiểm toán đơn giản là sự “lắng nghe”. Với

sự thay đổi của môi trường kinh doanh, pháp lý,... quan niệm về kiểm toán như vậy đã

không còn thích hợp. Kiểm toán viên trước hết phải là “một người nghe tốt” và phải có

Page 4: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

4

khả năng thực hiện được nhiều công việc khác nhau để có thể làm việc hiệu quả. Nước

Anh và Thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các đơn vị kinh doanh quy mô

lớn sau Cách mạng Công nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhà quản lý có xu hướng sử dụng ý

kiến của những cá nhân - là các chuyên gia, hơn những nhân viên kiểm tra nghiệp dư.

Đối với nhà đầu tư, các cổ đông là một ví dụ, họ gặp nhiều khó khăn trong giám sát đối

với công ty đã đầu tư khi mà hoạt động kinh doanh của công ty – nơi họ đầu tư, phát

triển mở rộng đa ngành đa lĩnh vực. Trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa dạng, các

nhà đầu tư đã tìm đến sự “bảo vệ” và “đảm bảo” cho những khoản đầu tư vào các công

ty bằng những dịch vụ của các công ty kiểm toán độc lập. Ở Việt Nam, trong giai đoạn

trước 1986 Nhà nước vận hành cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, trong đó chủ sở

hữu và chủ thể quản lý tài sản là Nhà nước, kiểm tra – kiểm soát được thực hiện thông

qua kế hoạch hóa, phê duyệt chỉ tiêu, thanh tra,… kiểm toán chưa xuất hiện. Sau năm

1986, với chính sách cải cách nền kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá

sang kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhu cầu về hoạt

động kiểm tra, kiểm soát độc lập - kiểm toán, xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Năm

1991, Bộ Trưởng Bộ Tài chính ký quyết định thành lập Công ty Kiểm toán Việt Nam

(VACO). Đây cũng là điểm khởi đầu cho sự phát triển cả về lý luận và thực hành kiểm

toán ở nước ta.

Như vậy, cho dù điều kiện hình thành và phát triển của kiểm toán có khác nhau nhưng

kiểm toán phát sinh và phát triển đều xuất phát từ nhu cầu của người sử dụng nói chung

và nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng. Các đối tượng sử dụng thông tin kiểm toán rất đa

dạng, có thể là nhà quản lý cao cấp, giám đốc, cổ đông, các thể chế tài chính, các cơ

quan chính phủ, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, những nhà đầu tư tiềm

năng, người tiêu dùng,... Các đơn vị được kiểm toán gọi là khách thể kiểm toán

(auditee). Khách thể kiểm toán cũng rất đa dạng, có thể là đơn vị kinh doanh, các bộ

phận của Chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, một bộ phận hay phòng ban của một đơn

vị hoạt động kinh doanh,...

Khách thể kiểm toán cung cấp thông tin về các hoạt động của đơn vị cho các đối tượng

sử dụng khác nhau bao gồm cả bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp.

Trong phạm vi một cuộc kiểm toán, khách thể kiểm toán có trách nhiệm hợp tác, cung

cấp thông tin cho kiểm toán viên. Tuy nhiên, giá trị hay tính hữu dụng của thông tin có

thể bị ảnh hưởng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố chính có thể ảnh hưởng

tới chất lượng thông tin do khách thể kiểm toán cung cấp gồm:

Bằng cách sử dụng “hiểu biết” hoặc “kỹ năng”, khách thể kiểm toán có thể cung cấp

hoặc không cung cấp thông tin có ích cho người sử dụng.

Người sử dụng thông tin thường không có khả năng đánh giá tính hữu dụng của

thông tin do khách thể kiểm toán cung cấp vì những hạn chế trong việc kiểm tra

thông tin, thiếu bằng chứng, thiếu kỹ năng để phân tích và hiểu biết về những thông

tin ấy,...

Khách thể kiểm toán cùng có lợi ích từ cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị. Vì

vậy, nếu xung đột lợi ích xảy ra giữa khách thể kiểm toán và người sử dụng thông tin

thì xung đột ấy có thể ảnh hưởng tiêu cực tới độ tin cậy của thông tin cung cấp cho

người sử dụng. Chẳng hạn, người chịu trách nhiệm đối với một hoạt động cụ thể, với

Page 5: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

5

người cung cấp thông tin về hoạt động của anh ta,… Cho nên, người sử dụng (thông

tin) phải tìm kiếm sự “đảm bảo” về độ tin cậy của thông tin được cung cấp. Đây là một

yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo lợi ích của họ. Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng

báo cáo tài chính, kiểm toán viên thường tập trung vào khả năng ghi chép đầy đủ, đúng

mục tiêu và không thiên lệch của thông tin trình bày.

Xem xét những yếu tố trên, phân tích chúng chính là điều kiện cơ bản cho việc hình

thành hoạt động kiểm toán cụ thể đối với mỗi khách thể kiểm toán khác nhau.

Theo hiệp hội kế toán Mỹ (AAA - American Accounting Association), một cuộc kiểm

toán báo cáo tài chính là:“Một quá trình mang tính hệ thống thu thập và đánh giá bằng

chứng theo các cơ sở dẫn liệu về những hoạt động kinh tế và những sự kiện nhằm xác

nhận chắc chắn về sự phù hợp giữa những cơ sở dẫn liệu, những đặc tính xác định và

cung cấp kết quả cho người sử dụng1.”

Sự chuyên nghiệp kiểm toán bên ngoài thực hiện một mục tiêu duy nhất. Trong khi nhà

quản trị tạo ra báo cáo tài chính và thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ, mục tiêu của kiểm

toán bên ngoài là cung cấp những ý kiến về sự trung thực của báo cáo tài chính và về

hiệu lực kiểm soát nội bộ (với một cuộc kiểm toán liên kết). Trong định nghĩa trên,

những đặc trưng cơ bản về kiểm toán thể hiện ở những điểm sau:

Kiểm toán là một quá trình mang tính hệ thống: Kiểm toán phải có một cách thức

tiếp cận logic bằng kế hoạch kiểm toán phù hợp trong quá trình thực hiện kiểm tra.

Kế hoạch kiểm toán tập trung vào việc thu thập bằng chứng và đánh giá bằng chứng

kiểm toán thu được. Quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán phải đúng mục tiêu,

phải đánh giá được những bằng chứng có liên quan và tính hiệu lực của chúng. Loại

bằng chứng kiểm toán cần thu thập, chất lượng và độ tin cậy của bằng chứng kiểm

toán thường khác nhau trong các cuộc kiểm toán. Mặc dù vậy, quá trình thu thập và

đánh giá bằng chứng là hoạt động chủ yếu của kiểm toán viên trong khi kiểm toán

đối với khách thể kiểm toán.

Bằng chứng do kiểm toán viên thu thập được phải có liên quan tới cơ sở dẫn liệu về

các hoạt động kinh tế và các sự kiện: Kiểm toán viên so sánh bằng chứng đã thu thập

được với các cơ sở dẫn liệu về hoạt động kinh tế để đánh giá sự phù hợp giữa những

cơ sở dẫn liệu này và đặc tính đã được xây dựng trước.

Việc thông báo kết quả kiểm toán: Kiểm toán viên phải thông báo kết quả kiểm toán

cho các đối tượng sử dụng thông tin bằng báo cáo hay biên bản kiểm toán (văn bản).

Loại báo cáo hay biên bản kiểm toán phụ thuộc vào loại hình kiểm toán, mục đích

của cuộc kiểm toán, tính chất pháp lý và chủ thể thực hiện kiểm toán. Ví dụ, thực

hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty khách hàng, kiểm toán viên độc lập sẽ

phát hành báo cáo kiểm toán sau khi kết thúc kiểm toán. Đây là báo cáo bằng văn

bản, được quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán thông báo về kết quả của cuộc kiểm

toán. Báo cáo kiểm toán sẽ được phát hành và công bố theo quy định.

Với quan niệm trên, mục tiêu của cuộc kiểm toán là đạt được sự bảo đảm hợp lý về việc

liệu báo cáo tài chính có chứa đựng sai phạm trọng yếu hay không và lập báo cáo kiểm

1 Studies in Accounting Reseach No. 6: A Statement of Basic Auditing Concepts. Sarasota, Fla.: American Acounting

Association, 1973, p.2.

Page 6: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

6

toán dựa vào những phát hiện của kiểm toán viên. Để hoàn thành những mục tiêu của

cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải:

Tuân thủ những yêu cầu hay chuẩn mực về đạo đức có liên quan;

Lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực;

Thực hiện xét đoán nghề nghiệp thận trọng;

Thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kiểm toán viên làm cơ sở đưa ra ý

kiến kiểm toán;

Thực hiện cuộc kiểm toán trong quan hệ với những chuẩn mực kiểm toán chuyên nghiệp.

1.1.2. Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

a. Sự cần thiết của kiểm toán tài chính

Kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng đóng vai trò không thể thiếu trong

một thị trường tự do như hiện nay. Thêm vào đó, kiểm toán tài chính cũng chính là nền

tảng của dịch vụ bảo đảm trong kiểm toán nói chung. Vì vậy có thể nói kiểm toán tài

chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán. Ngay từ khi nó ra đời cho tới những

giai đoạn phát triển cao thì kiểm toán tài chính luôn chứa đựng đầy đủ sắc thái khác

nhau của kiểm toán.

Đối tượng của kiểm toán tài chính là các báo cáo tài chính của đơn vị. Theo Chuẩn mực

Kiểm toán Việt Nam số 200, đoạn 04 thì "Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập

theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông

tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị". Theo Luật Kế toán hiện hành, các báo cáo tài

chính bắt buộc của đơn vị bao gồm 3 báo cáo là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả

kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo tài chính này được lập theo chuẩn

mực, khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Trong mỗi báo cáo tài chính bao gồm nhiều khoản mục khác nhau và

được lập tại một thời điểm cụ thể (thường vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán). Mỗi

khoản mục trên báo cáo tài chính có quan hệ chặt chẽ với các tài liệu kế toán tương ứng.

Đây là cơ sở để lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được cung cấp cho các đối

tượng sử dụng bên ngoài như nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan nhà nước,...

Như vậy, với những đặc thù trong báo cáo tài chính, người sử dụng rõ ràng cần phải có

một sự đảm bảo về tính trung thực, khách quan trước khi ra quyết định. Những yêu cầu

về thông tin trên báo cáo tài chính được công bố trong các chuẩn mực kế toán liên quan.

Ví dụ, tại Mỹ, yêu cầu về chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính được quy định

trong trong Khái niệm Số 2 của "Thông báo về kế toán tài chính" do Ủy ban soạn thảo

Chuẩn mực của Mỹ (Ferderal Auditing Standard Broad – FASB) ban hành. Theo đó, sự

phù hợp (Relevant) và độ tin cậy (Relibility) là hai yếu tố chất lượng cơ bản làm cho

thông tin kế toán trở thành thông tin hữu ích cho người ra quyết định. Vì thế, người sử

dụng thông tin báo cáo tài chính phải dựa vào báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính nhằm

có được sự đảm bảo về chất lượng thông tin trong những báo cáo tài chính họ sử dụng.

FASB giải thích những lý do giải thích về sự cần thiết của kiểm toán tài chính gồm:

Vấn đề xung đột lợi ích: Lợi ích của người sử dụng báo cáo tài chính có thể xung

đột với lợi ích của ban quản trị công ty ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.

Page 7: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

7

Xung đột lợi ích nếu không được giải quyết tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thông

tin tài chính được trình bày. Thông tin tài chính có thể bị xử lý theo ý kiến chủ quan

của ban quản trị công ty vì vậy ảnh hưởng tới tính trung thực, khách quan của thông

tin trình bày. Xung đột về lợi ích có thể tồn tại giữa những người sử dụng báo cáo tài

chính khác nhau như các chủ nợ và cổ đông. Trong những trường hợp ấy, người sử

dụng thông tin thường tìm kiếm dịch vụ bảo đảm từ kiểm toán độc lập bên ngoài;

Ảnh hưởng của kết quả kiểm toán: Các báo cáo tài chính công bố có ảnh hưởng

lớn tới quyết định của người sử dụng thông tin. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư

chỉ đưa ra quyết định khi có được thông tin tài chính đã được kiểm toán độc lập kiểm

tra. Vì vậy, người sử dụng thông tin muốn báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin

đầy đủ, trung thực và khách quan. Vấn đề này càng quan trọng hơn đối với các công

ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các uỷ ban chứng khoán thường yêu cầu mở

rộng công khai tài chính từ phía các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường

chứng khoán. Mặt khác, sự giới hạn trong khả năng kiểm tra, tìm kiếm bằng chứng

về sai phạm trên báo cáo tài chính kể cả xem xét việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán

quốc tế được chấp nhận hay chuẩn mực kiểm toán hiện hành trong trình bày thông

tin trên báo cáo tài chính,… của người sử dụng đã thúc đẩy họ tìm kiếm các dịch vụ

đảm bảo từ kiểm toán độc lập;

Sự phức tạp trong chuẩn bị và cung cấp thông tin kế toán: Những vấn đề về kế

toán và quá trình chuẩn bị các báo cáo tài chính ngày càng trở nên phức tạp vì nhiều

nguyên nhân ngay cả khi có sự hỗ trợ của máy tính. Ví dụ, việc áp dụng các chuẩn

mực Kế toán và Chuẩn mực về lập Báo cáo tài chính, Chuẩn mực thực hành trong

hạch toán đối với tài sản cố định, hợp nhất kinh doanh,... là những ví dụ rất thực tế

liên quan tới khó khăn mà kế toán phải giải quyết. Vì mức độ phức tạp tăng lên trong

hệ thống kế toán làm cho rủi ro về khả năng bỏ sót thông tin khi trình bày báo cáo và

những sai sót (không cố ý) cũng tăng lên. Từ đó, yêu cầu về một quá trình kiểm tra

mang tính chuyên nghiệp – do kiểm toán độc lập cung cấp, đặt ra mang tính tất yếu;

Khoảng cách trong trình bày thông tin trên báo cáo: Khoảng cách giữa các sự

kiện xảy ra với sự phản ánh trên tài liệu, khoảng cách giữa thông tin trình bày trên

báo cáo và sự hiểu biết của người sử dụng báo cáo tài chính ảnh hưởng không nhỏ tới

việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Do vậy, người sử dụng thông tin

thường tìm kiếm một cách thức xem xét đối với những ghi chép kế toán để có thể tự

thực hiện kiểm tra (của chính họ) đối với các cơ sở dẫn liệu quản lý. Hơn thế, người

sử dụng thông tin mong muốn có được những thông tin chất lượng, đáng tin cậy và

đầy đủ. Vì vậy, người sử dụng báo cáo tài chính đã dựa vào báo cáo của các kiểm

toán viên độc lập để đảm bảo cho các quyết định.

Phân tích những nội dung trên cho thấy, rủi ro trong trình bày thông tin, đặc biệt là

thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phát sinh, tồn tại. Rủi ro này liên quan tới

khả năng các báo cáo tài chính có thể bị trình bày không đúng, không đầy đủ và

không khách quan. Ngày nay, những khả năng sai phạm liên quan tới cung cấp thông

tin ngày càng đa dạng, phức tạp hơn, khó phát hiện hơn,…Vì thế, ngoài yêu cầu kiểm

toán mang tính khách quan phân tích trên đây, một số điều luật (trong những luật cụ

thể) cũng đặt ra yêu cầu kiểm toán thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của

doanh nghiệp.

Page 8: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

8

Bên cạnh mục đích hướng tới người sử dụng thông tin báo cáo tài chính trung thực,

khách quan. Kiểm toán tài chính do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp cũng

đem lại những lợi ích xác định cho chính công ty được kiểm toán. Những lợi ích mà

kiểm toán mang lại đối với một công ty khách hàng có thể gồm:

o Thâm nhập vào thị trường vốn: Ở nhiều quốc gia, Ủy ban chứng khoán thường

ban hành văn bản quy định rõ, công ty niêm yết phải thực hiện kiểm toán báo cáo

tài chính hàng năm khi công bố báo cáo kiểm toán. Tại một số quốc gia, SEC còn

yêu cầu hoặc áp đặt thêm những yêu cầu riêng đối với loại chứng khoán niêm yết

trên thị trường. Nếu không có kiểm toán báo cáo tài chính, những công ty ấy sẽ bị

từ chối tham gia vào thị trường vốn. Ở Việt Nam, các công ty niêm yết phải thực

hiện kiểm toán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước;

o Chi phí vốn thấp: Đối với những công ty có quy mô nhỏ, kiểm toán báo cáo tài

chính có thể giúp công ty vay tiền từ ngân hàng hoặc vay với những điều kiện

vay ưu đãi. Ví dụ, một báo cáo tài chính trung thực, khách quan được kiểm toán

bởi công ty kiểm toán độc lập với danh tiếng nhất định, có thể được chủ nợ xem

xét chấp nhận khoản vay với mức lãi suất thấp, nhà đầu tư có thể chấp nhận mức

hoàn vốn thấp nhưng an toàn;

o Ngăn chặn những hoạt động không hiệu quả và gian lận: Kiểm toán báo cáo

tài chính hàng năm có thể làm tăng hiệu quả hoạt động nhờ sửa chữa những sai

phạm đã được phát hiện. Kiểm toán cũng làm giảm khả năng sai phạm nói chung

và gian lận nói riêng. Ví dụ, nếu nhân viên đã biết kiểm toán độc lập sẽ thực hiện

kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, họ dường như cẩn thận hơn để giảm thiểu

những sai sót trong thực hiện chức năng kế toán. Vì thế, kiểm toán đã gián tiếp

làm giảm những sai lệch trong trình bày thông tin về tài sản, nguồn vốn.

o Cải thiện hiệu quả hoạt động và hiệu lực kiểm soát: Dựa trên cơ sở những

quan sát trong khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên độc lập

có thể trình bày những đề xuất để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát và

của bản thân các hoạt động trong đơn vị được kiểm toán.

Đứng ở góc độ xã hội, hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính khi được luật pháp quy

định sẽ trở thành một công cụ bảo vệ hữu hiệu sự ổn định của nền kinh tế đặc biệt là ở

những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Đối với những nhà quản lý doanh

nghiệp, kiểm toán tạo nên giá trị gia tăng cho các báo cáo tài chính.

b. Mối liên hệ giữa kế toán và kiểm toán tài chính

Giữa quy trình kế toán với kiểm toán báo cáo tài chính có những điểm khác biệt cụ thể

về phương pháp, mục tiêu và trách nhiệm nhưng cũng tồn tại mối liên hệ khăng khít giữa

lập báo cáo tài chính với kiểm toán báo cáo ấy.

Các phương pháp kế toán liên quan tới việc nhận diện các sự kiện kinh tế và những

nghiệp vụ ảnh hưởng tới công ty. Sau khi nhận diện, kế toán sẽ đo lường, ghi chép, phân

loại và tổng hợp những ghi chép ấy trên các tài liệu kế toán. Kết quả của quá trình này

được thể hiện trên báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được trình bày tuân thủ theo

chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận hoặc chuẩn mực kế toán của quốc gia, ví dụ,

tại Mỹ, báo cáo tài chính phải tuân thủ theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến

Page 9: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

9

(Generally Accepted Accoungting Principles – GAAP) và chuẩn mực kế toán hiện hành.

Mục tiêu cuối cùng của kế toán là cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy giúp cho

người sử dụng ra quyết định tốt hơn. Vì vậy, kế toán được cũng được xem là một quá

trình sáng tạo.

Điểm đặc thù của kiểm toán báo cáo tài chính liên quan tới sự hiểu biết về hoạt động

kinh doanh của khách hàng, ngành nghề kinh doanh, thu thập và đánh giá được bằng

chứng liên quan tới báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận

về thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính có trình bày trung thực tình hình tài

chính, kết quả của các hoạt động, luồng tiền phù hợp với chuẩn mực quốc tế và chuẩn

mực kế toán được chấp nhận hay không. Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm tra thông

tin dựa vào chuẩn mực kế toán hiện hành, thực hiện kiểm tra dựa vào chuẩn mực kiểm

toán hiện hành trong quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng để đưa ra ý kiến kiểm

toán về báo cáo tài chính và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính. Hơn thế,

mục tiêu cơ bản của kiểm toán tài chính là tạo niềm tin đối với người sử dụng thông tin

vào báo cáo tài chính do công ty cung cấp.

Khi nói đối tượng kiểm toán tài chính là các báo cáo tài chính là nói đến quan hệ trực

tiếp. Để kiểm tra và đưa ra kết luận đối với thông tin trình bày trên báo cáo tài chính,

kiểm toán tài chính không thể tách rời các tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và

tổ chức quản lý của công ty. Trên thực tế, để xác minh cụ thể về độ tin cậy của từng

khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu

phản ánh các mối quan hệ bên trong của hoạt động tài chính,...kiểm toán viên chủ yếu

phải dựa trên các tài liệu kế toán. Trong kiểm toán tài chính, cần khái quát được các loại

quan hệ trên bảng khai tài chính để xem xét tính "hợp lý chung" và các hướng tổng quát

trong việc xác minh các bảng khai tài chính đồng thời phải đi sâu vào từng loại quan hệ

cụ thể để nghiên cứu những "nét đặc thù" trong việc xác minh và bày tỏ ý kiến trong một

cuộc kiểm toán liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau của kiểm toán trong một cuộc kiểm

toán báo cáo tài chính. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện

chức năng chung của kiểm toán, đồng thời có tác dụng thiết thực trong phân chia công

việc kiểm toán thành các phần hợp thành trong toàn bộ công tác kiểm toán (phần hành

kiểm toán).

Mô hình báo cáo tài chính hiện tại tập trung vào việc đo lường và báo cáo các nghiệp vụ

phát sinh trên báo cáo tài chính. Quá trình này bao gồm cả những đánh giá nghề nghiệp

về tính hợp lý của các ước tính kế toán. Chẳng hạn, mô hình báo cáo tài chính chỉ rõ

mong muốn của ban quản trị để thực hiện các ước tính về khoản phải thu khách hàng có

khả năng không thu hồi được trong tương lai hoặc khả năng công ty đối mặt với việc

giảm giá bán của hàng tồn kho - giá bán của hàng tồn kho thấp hơn chi phí để mua.

Trong những trường hợp như vậy, thử thách đối với kiểm toán viên chính là đáp ứng

được kỳ vọng của người sử dụng thông tin về độ tin cậy, sự trình bày trung thực, hợp lý

thông tin trên báo cáo tài chính.

c. Khả năng có thể kiểm tra và giới hạn của kiểm toán tài chính

Hoạt động kiểm toán dựa trên giả thiết dữ liệu liên quan tới báo cáo tài chính có thể

kiểm tra được. Khả năng có thể kiểm tra được (của dữ liệu) được hiểu là khi có hai hay

nhiều cá nhân cùng thực hiện kiểm tra độc lập, họ có thể đạt được những kết luận tương

Page 10: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

10

tự nhau trên cơ sở kiểm tra đối với nguồn dữ liệu ấy. Khả năng có thể kiểm tra được

thường có liên quan tới tính sẵn có của bằng chứng được kiểm tra (kiểm tra tính có hiệu

lực của thông tin).

Trong một số trường hợp, dữ liệu được hiểu theo nghĩa khác. Chẳng hạn, khả năng có

thể kiểm tra được liên quan tới kết quả khi thực hiện kiểm tra có thể chứng minh là đúng

hay sai dựa vào những nghi ngờ và dữ liệu kiểm tra. Quan niệm này dường như không

thích hợp trong kế toán và trong kiểm toán. Ví dụ, khoản dự phòng phải thu khó đòi hay

dự phòng giảm giá hàng tồn kho hay chi phí bảo hiểm,... không cho phép kiểm toán

khẳng định chắc chắn là đúng hay sai. Kế toán và kiểm toán đều yêu cầu phải có những

đánh giá mang tính nghề nghiệp về những khoản mục có liên quan. Hơn nữa, kiểm toán

viên không chỉ tìm kiếm một cơ sở hợp lý để hình thành ý kiến về tính trung thực, khách

quan đối với những thông tin trình bày trên báo cáo tài chính mà kiểm toán viên phải thu

thập bằng chứng để xác định tính hợp lý và đúng đắn của hoạt động kế toán các nghiệp

vụ phát sinh, kể cả số dư các khoản mục.

Báo cáo tài chính chứa đựng nhiều khoản mục khác nhau có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mỗi khoản mục có liên quan tới một hoặc nhiều cơ sở dẫn liệu khác nhau. Ví dụ, đối với

khoản mục hàng tồn kho, các cơ sở dẫn liệu quản lý về hàng tồn kho gồm:

Tồn tại: Chỉ tiêu hàng tồn kho trình trên bảng cân đối kế toán thực tế tồn tại;

Tính đúng đắn trong tính giá: Giá trị hàng tồn kho phản ánh đúng nguyên tắc ghi

nhận ở mức giá thấp hơn giá thực tế hoặc giá thị trường;

Quyền sở hữu với hàng tồn kho: Hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối thuộc

quyền sở hữu của doanh nghiệp;

Phân loại và trình bày hàng tồn kho đúng đắn: Hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối

kế toán được phân loại đúng theo tiêu thức phân loại, trình bày đúng theo quy định;

Đầy đủ: Hàng tồn kho của doanh nghiệp được ghi nhận đủ (không bỏ sót);

Chính xác máy móc: Chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán đã được cộng

dồn, chuyển sổ chính xác.

Trong kiểm toán tài chính, bằng chứng kiểm toán giúp cho kiểm toán viên kết luận về sự

tồn tại của hàng tồn kho có thể khách quan hơn là bằng chứng về hàng tồn kho có thể

được bán trong tương lai (không bị lỗ). Các ước tính kế toán tiềm ẩn những yếu tố không

thể tính toán chính xác (thực tế chưa xảy ra) và kết quả tính toán thường dựa trên những

điều kiện kinh tế giả định. Tuy nhiên, các nhân tố kinh tế (giả thiết) lại thường có những

thay đổi, vì vậy những kết luận có liên quan của kiểm toán viên chỉ bảo đảm tính hợp lý

mà không thể đảm bảo tính chính xác. Do đó, kết luận kiểm toán của kiểm toán viên có

thể chứa đựng những hạn chế (cố hữu).

Một cuộc kiểm toán tài chính thực hiện trong quan hệ với chuẩn mực kiểm toán quốc tế

được chấp nhận hoặc chuẩn mực kiểm toán của quốc gia cũng có thể tồn tại những giới

hạn mang tính cố hữu. Một trong những giới hạn liên quan tới công việc của kiểm toán

ảnh hưởng tới sự trung thực, khách quan là những giới hạn về kinh tế. Phân tích cụ thể

về giới hạn có liên quan tới những yếu tố sau đây ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc

kiểm toán:

Chi phí hợp lý: Sự giới hạn về chi phí của cuộc kiểm toán sẽ ảnh hưởng tới kết quả

kiểm toán liên từ việc lựa chọn loại thử nghiệm, số lượng các thử nghiệm hoặc lấy

Page 11: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

11

mẫu các ghi chép kế toán và những dữ liệu bổ sung khi kiểm toán. Ví dụ, Kiểm toán

viên có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu lực (đã được kiểm tra

bằng các thử nghiệm kiểm soát) của công ty khách hàng để giảm số lượng và phạm

vi thực hiện kiểm tra chi tiết. Vì thế, chi phí cho cuộc kiểm toán có thể giảm xuống.

Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên không đánh giá đúng có thể dẫn tới lãng phí (phân bổ

chi phí không thích hợp) hoặc làm rủi ro kiểm toán tăng lên.

Độ dài thời gian hợp lý của cuộc kiểm toán: Giới hạn về thời gian kiểm toán sẽ

ảnh hưởng tới số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập trong khi thực hiện công việc

kiểm toán; trong khi xem xét các sự kiện và nghiệp vụ sau ngày lập bảng cân đối kế

toán. Vì vậy, độ dài thời gian của một cuộc kiểm toán có ảnh hưởng tới báo cáo kiểm

toán báo cáo tài chính. Sự thận trọng trong thực hiện kiểm toán đối với khách hàng

thường cho rằng, khoảng thời gian trên thực tế là ngắn cho việc giải quyết những sự

kiện không chắc chắn đã tồn tại vào ngày lập báo cáo tài chính.

Một giới hạn cụ thể khác là các nguyên tắc áp dụng cho lập báo cáo tài chính. Phân

tích giới hạn này trong quan hệ với quy trình kiểm toán bao gồm những khía cạnh:

o Các nguyên tắc kế toán thay thế: Nguyên tắc kế toán thay thế có thể được chấp

nhận theo chuẩn mực kế toán hiện hành. Người sử dụng báo cáo phải có hiểu biết

về sự lựa chọn phương pháp kế toán của công ty và những ảnh hưởng đối với

thông tin trên các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán trong điều

kiện này còn phụ thuộc vào quy định tại mỗi quốc gia. Tại một số nước, việc xem

xét áp dụng nguyên tắc kế toán thay thế có thể là một dịch vụ riêng của công ty

kiểm toán;

o Các ước tính kế toán: Các ước tính kế toán là một phần trong số những hạn chế

tiềm ẩn trong quy trình kế toán. Ngay cả đối với kiểm toán viên, việc kiểm toán

những ước tính kế toán cũng là những thử thách. Vì thế, cuộc kiểm toán báo cáo

tài chính không thể đảm bảo một cách chính xác và tuyệt đối với thông tin trên

các báo cáo tài chính ngay cả khi mà những yếu tố này không tồn tại.

Mặc dù tồn tại những hạn chế này nhưng không thể bác bỏ vai trò to lớn của kiểm toán

báo cáo tài chính trong việc củng cố niềm tin đối với người sử dụng báo cáo tài chính.

d. Khái quát về quy trình hình thành ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính

Để có thể cung cấp một sự bảo đảm hợp lý, các kiểm toán viên thực hiện một quy trình

theo cấu trúc thiết lập trước. Một quy trình gồm các bước được thiết lập trước được gọi

là quy trình hình thành ý kiến kiểm toán. Các bước của quy trình hình thành ý kiến kiểm

toán (hay quy trình kiểm toán báo cáo tài chính) gồm những giai đoạn cơ bản sau đây:

Giai đoạn I: Liên quan tới việc xem xét chấp nhận một khách hàng mới hoặc tiếp tục

kiểm toán một khách hàng đã kiểm toán năm trước. Các kiểm toán viên không bắt

buộc phải thực hiện các cuộc kiểm toán đối với bất cứ tổ chức hay đơn vị nào khi có

yêu cầu; Các kiểm toán viên lựa chọn khả năng liệu có thực hiện hay không thực

hiện mỗi cuộc kiểm toán đơn lẻ. Các công ty kiểm toán thường có những thủ tục để

trợ giúp các kiểm toán viên đảm bảo những khách hàng (tiềm năng) không liên hệ

với khả năng nghi ngờ về tính liêm chính của ban quản trị hoặc một công ty có thể

trình bày thông tin trước kiểm toán có rủi ro cao ở mức không cần thiết. (ví dụ thất

Page 12: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

12

bại tài chính của công ty khách hàng hoặc những hành động pháp lý chống lại

khách hàng).

Giai đoạn II: Khi một khách hàng được chấp nhận, kiểm toán viên cần thực hiện những

thủ tục đánh giá rủi ro dựa trên hiểu biết thu thập được về hoạt động của công ty khách

hàng (gồm cả những thông tin được cập nhật với khách hàng đã kiểm toán năm trước);

về ngành công ty khách hàng hoạt động; về đối thủ cạnh tranh của công ty; về ban

quản trị và quy trình quản trị của công ty khách hàng. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên

đánh giá khả năng tài khoản/ khoản mục trên báo cáo tài chính có thể có sai phạm.

Giai đoạn III: Trong nhiều cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thu thập bằng chứng về

hiệu lực hoạt động của kiểm soát nội bộ từ thử nghiệm kiểm soát.

Giai đoạn IV: Dựa trên những cơ sở dẫn liệu đã xác định ở giai đoạn III, kiểm toán

viên thu thập bằng chứng kiểm toán về tài khoản, những công bố, cơ sở dẫn liệu.

Thông tin thu thập được trong giai đoạn I tới III sẽ có ảnh hưởng lớn tới số lượng

những thử nghiệm được thực hiện trong giai đoạn IV.

Giai đoạn V: Kiểm toán viên sẽ hoàn thành cuộc kiểm toán, đưa ra quyết định về loại

ý kiến của kiểm toán viên và lập báo cáo kiểm toán.

1.1.3. Phân biệt chứng thực, đảm bảo và kiểm toán báo cáo tài chính

Một công ty kiểm toán hay một chủ thể kiểm toán nói chung có thể thực hiện các cuộc

kiểm toán với tính chất bảo đảm ở những mức độ khác nhau. Điều này ảnh hưởng tới

công việc kiểm toán thực hiện cụ thể.

Trong định nghĩa về kiểm toán nêu trên, khái niệm kiểm toán được đề cập tới với hàm ý

rất rộng, bao gồm nhiều loại hoạt động (kiểm toán) khác nhau mà một trong số đó chính

là kiểm toán (auditing). Về thuật ngữ Chứng thực (attestation), thuật ngữ này được sử

dụng để mô tả hoạt động tương tự như kiểm toán. Ở một mức độ chung nhất thì hai thuật

ngữ này có thể hoán đổi cho nhau vì chúng đều bao gồm cả sự đánh giá về độ tin cậy của

bằng chứng (để có sự đảm bảo chắc chắn về sự phù hợp với một số cơ sở dẫn liệu) và

những đặc tính có thể đo lường được, sau đó là phát hành báo cáo kiểm toán chỉ ra sự

phù hợp ấy. Thông thường, kế toán viên công chứng (CPA – Certified Public

Accountants, CA – Chattered Accountants) trong các công ty kiểm toán sẽ thực hiện

những hoạt động kiểm toán nêu trên (tài chính) bên cạnh một số lĩnh vực dịch vụ khác.

Do sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, điều kiện quản lý trong những năm gần đây,

nhà quản lý thường yêu cầu các dịch vụ vượt ra khỏi phạm vi các báo cáo tài chính. Trong

một số trường hợp, kiểm toán viên có thể gặp nhiều khó khăn khi thực hiện hợp đồng cung

cấp dịch vụ tương tự xuất phát từ những dịch vụ giới hạn quy định trong Chuẩn mực Kiểm

toán. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ này đã được xem xét và giải quyết trong những

chuẩn mực thực hành Kiểm toán ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa

dạng của quản lý. Ở Việt Nam, Chuẩn mực Kiểm toán cho phép các công ty kiểm toán độc

lập có thể thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp.

Kiểm toán và Chứng thực chủ yếu có liên quan tới độ tin cậy của thông tin tài chính trên

báo cáo tài chính. Độ tin cậy của thông tin được bổ sung nhờ tính độc lập và năng lực

của kiểm toán viên trong thực hiện kiểm toán. Ngày nay, Kế toán viên công chứng/Kiểm

toán viên hành nghề (Việt Nam) đã và đang tiếp tục mở rộng chức năng kiểm toán và

Page 13: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

13

chứng thực tới chức năng đảm bảo (assurance) đối với những thông tin phục vụ cho việc

ra quyết định. Sự mở rộng hoạt động của kiểm toán viên tới chức năng đảm bảo cho

phép kiểm toán viên phát hành một báo cáo kiểm toán không chỉ về độ tin cậy và khách

quan của thông tin mà còn về sự thích hợp và tính kịp thời của thông tin. Mối liên hệ

giữa các chức năng Kiểm toán, Chứng thực và Đảm bảo được thể hiện qua bảng sau đây

(Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Mối liên hệ giữa Kiểm toán, Chứng thực và Bảo đảm

Chức năng Đặc tính của thông

tin hướng tới Đặc trung của từng chức năng

Đảm bảo

Trung thực;

Tin cậy;

Thích hợp;

Kịp thời.

Chức năng đảm bảo liên quan tới các dịch vụ của

công ty Kiểm toán.

Chức năng này cải thiện chất lượng thông tin hoặc

hoàn cảnh cho người ra quyết định thông qua việc

ứng dụng những đánh giá mang tính chuyên nghiệp,

độc lập.

Chứng thực Trung thực;

Tin cậy.

Chức năng chứng thực là việc diễn đạt một kết luận

đã được đưa ra về một cơ sở dẫn liệu của bên

thứ ba.

Kiểm toán

báo cáo tài

chính

Trung thực;

Tin cậy.

Kiểm toán báo cáo tài chính liên quan tới báo cáo

bằng văn bản về độ tin cậy của thông tin trình bày

trên các báo cáo tài chính của một khách hàng.

1.2. Chủ thể thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1. Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán bên ngoài

Một tổ chức độc lập thường cung cấp dịch vụ đảm bảo là công ty kiểm toán độc lập.

Công ty kiểm toán có thể được tổ chức hoạt động dưới nhiều mô hình doanh nghiệp

khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn

hoặc công ty cổ phần tuỳ thuộc vào luật pháp quy định ở mỗi quốc gia. Các công ty

kiểm toán độc lập thường có quy mô, địa bàn hoạt động khác nhau và có cơ cấu tổ chức

cụ thể (bên trong) không giống nhau. Một công ty kiểm toán độc lập có thể chỉ giới hạn

hoạt động trong phạm vi một địa phương, cũng có thể có quy mô hoạt động trong phạm

vi một quốc gia hoặc xuyên quốc gia. Một công ty kiểm toán độc lập có thể cung cấp

nhiều dịch vụ thuộc các lĩnh vực khác nhau gồm: dịch vụ đảm bảo, dịch vụ kế toán, dịch

vụ tư vấn thuế, dịch vụ tư vấn quản trị, tư vấn tài chính,... (phụ thuộc vào nhu cầu quản

lý ở mỗi quốc gia). Cơ cấu tổ chức trong một công ty kiểm toán độc lập có thể gồm

nhiều chi nhánh, văn phòng ở các địa phương hoặc ở nước ngoài. Mỗi chi nhánh lại có

thể hoạt động như một công ty con hoặc một công ty độc lập theo luật ở nước sở tại. Tuy

nhiên, mô hình phổ biến của tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ bảo đảm là

công ty hợp danh kiểm toán. Theo đó, các công ty cung cấp dịch vụ đảm bảo loại này

phải chịu trách nhiệm vô hạn về những dịch vụ (đảm bảo) mà họ cung cấp. Công ty kiểm

toán có thể là doanh nghiệp địa phương, khu vực hoặc là những công ty lớn, toàn cầu, ví

dụ, trên thế giới có 4 công ty kiểm toán lớn (Big 4) gồm: KPMG - Klynveld Peat

Page 14: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

14

Marwick Geordeler, Deloitte Touch Tohmatsu, PWC - Price Waterhouse Coopers, E&Y.

Mỗi công ty kiểm toán lớn thường có cấu trúc hoạt động tương đối phức tạp. Với những

công ty nhỏ hơn có thể thực hiện liên kết để đạt được lợi thế thực hiện các hoạt động

kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ liên quan. Nhiều công ty kiểm toán có tổ chức thực

hiện cung cấp dịch vụ theo loại dịch vụ tương ứng với ngành, một số khác lại tổ chức

theo từng nhóm dịch vụ, ví dụ, dịch vụ tài chính, cho thuê, dịch vụ cho những đơn vị phi

tài chính, sản xuất và cơ quan (thuộc Chính phủ).

Ở nước ta, các tổ chức kiểm toán độc lập có thể được tổ chức theo mô hình Công ty

trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh hoặc Công ty tư nhân. Nghị định 105 ngày

30/3/2005 của Chính phủ quy định và Thông tư Số 60 ngày 28/06/2006 hướng dẫn về

tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam,

doanh nghiệp kiểm toán phải chuyển hoặc tái cơ cấu lại theo các hình thức Công ty

TNHH, Công ty hợp danh, hoặc Công ty tư nhân. Theo công bố của VACPA, năm 2010

là năm đỉnh cao Việt Nam có 170 công ty kiểm toán, trong đó có 152 công ty đủ điều

kiện hành nghề kiểm toán với số lượng nhân viên bình quân là 57 người/1 công ty. Năm

2011 vẫn có 152 công ty với số lượng nhân viên bình quân là 56 người. Năm 2012 tăng

lên 155 công ty với số lượng nhân viên bình quân là 65 người, đặc biệt năm 2013 số

lượng công ty giảm mạnh, chỉ còn 134 công ty (giảm 14%) nhưng số lượng nhân viên

bình quân là 78 người, tăng lên 20% so với năm 2012. Cho tới nay, tổ chức kiểm toán

độc lập còn có một hình thức nữa ngoài những mô hình tổ chức nêu trên, công ty cổ

phần kiểm toán.

Với hình thức phổ biến tồn tại là công ty hợp danh, công ty kiểm toán độc lập thường có

cơ cấu tổ chức bao gồm các cấp bậc chủ yếu như chủ phần hùn, chủ nhiệm, kiểm toán

viên chính và kiểm toán viên với chức năng và quyền hạn được quy định cụ thể như sau:

Chủ phần hùn là các kiểm toán viên cao cấp và phần hùn trong công ty. Họ có thẩm

quyền đại diện công ty kiểm toán để tiếp xúc với khách hàng, ký hợp đồng kiểm

toán, giải quyết các bất đồng ý kiến, giám sát nhân viên kiểm toán, ký báo cáo

kiểm toán,...

Chủ nhiệm là những kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm được chủ phần hùn giao

nhiệm vụ giám sát một số hợp đồng kiểm toán, xem xét hồ sơ kiểm toán, xác định

các thủ tục kiểm toán, thảo luận với khách hàng,...

Kiểm toán viên chính thường là những người được giao trách nhiệm lập kế hoạch

kiểm toán, trực tiếp tham gia điều hành cuộc kiểm toán, soạn thảo báo cáo.

Kiểm toán viên là những người trợ giúp cho kiểm toán viên chính. Đây là những

người trực tiếp thực hiện những nội dung cụ thể trong chương trình kiểm toán, trong

kế hoạch kiểm toán.

Với những mô hình tổ chức khác, kiểm toán độc lập có cách thức tổ chức tương tự để

đảm bảo thực hiện những cuộc kiểm toán chất lượng.

1.2.2. Kiểm toán viên hành nghề và những yêu cầu cần thiết

Kiểm toán viên là khái niệm chung chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có

trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó. Trong ý nghĩa hẹp, từ kiểm toán viên

(Auditor) thường gắn với chức danh kế toán viên công chứng. Tuy nhiên trong cả lý luận

Page 15: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

15

và thực tế, khái niệm kiểm toán viên cũng bao hàm cả kiểm toán viên nhà nước và cả

kiểm toán viên nội bộ.

Kiểm toán viên là những người hành nghề kiểm toán. Để hành nghề, họ phải có đủ các

điều kiện để hành nghề nhất định. Những yêu cầu đối với những cá nhân tham gia vào

nghề nghiệp kiểm toán là những nhu cầu. Các cuộc kiểm toán được thực hiện theo nhóm

kiểm toán, trong đó mỗi kiểm toán viên hoàn thành công việc được yêu cầu theo hiểu

biết kỹ năng, kinh nghiệm có thể xem xét cùng với sự lãnh đạo, công việc nhóm và

những kỹ năng nghề nghiệp. Trong quan hệ với hiểu biết và kỹ năng cần thiết, kiểm toán

viên phải hiểu những nguyên tắc kế toán, kiểm toán, phát triển hiểu biết về ngành, khách

hàng cụ thể và kỹ năng máy tính, đánh giá kiểm soát nội bộ, đánh giá và phản ứng với

rủi ro gian lận. Trong quan hệ với sự lãnh đạo, làm việc nhóm, những kỹ năng nghề

nghiệp, các kiểm toán viên đưa ra những quan điểm với ban quản trị và thành viên ủy

ban kiểm toán/kiểm soát, thực hiện theo một cơ sở logic, trao đổi những quyết định với

người sử dụng, quản lý và giám sát những đối tượng khác bằng cách cung cấp những

phản hồi có ý nghĩa, hành động với sự liêm chính và giá trị đạo đức, liên kết hành động

trong môi trường làm việc nhóm, phối hợp với những kiểm toán viên khác và duy trì cá

nhân chuyên nghiệp. Trong khi các kiểm toán viên bên ngoài ở những công ty kiểm toán

khác nhau cần những kỹ năng trên thì môi trường ở công ty lớn khác so với công ty kiểm

toán quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, trong môi trường làm việc nhóm ở công ty lớn, với nhiều

nhóm, các nhóm sẽ “giải thể” sau mỗi hợp đồng. Ngược lại, nhóm kiểm toán có thể vẫn

giữ lại với hợp đồng kiểm toán khác nhau; chuyên ngành làm việc của kiểm toán viên

thường theo chức năng ở công ty lớn, ngược lại ở các công ty nhỏ, chia chuyên ngành

thường hạn chế (kiểm toán viên làm việc ở nhiều chức năng, nhiều ngành nghề; về loại

công việc, các công ty lớn thường kiểm toán bên ngoài là chủ yếu, các công ty nhỏ thực

hiện cả những dịch vụ khác;…

Để đảm bảo những yêu cầu chất lượng kiểm toán, yêu cầu đối với kiểm toán viên hành

nghề có thể được luật hóa hoặc cụ thể hóa. Ví dụ, kiểm toán viên hành nghề thường phải

thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:

Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có bằng (chứng chỉ) kế toán viên công chứng;

Về phẩm hạnh: Phải là người không có tiền án tiền sự;

Về pháp lý: Phải đăng ký hành nghề;

Về xã hội: Không có chung lợi ích, không có quan hệ ruột thịt với khách thể kiểm toán.

1.2.3. Những tổ chức ảnh hưởng tới nghề nghiệp kiểm toán

Ngoại kiểm nói chung là một lĩnh vực nghề nghiệp chịu sự chi phối và điều chỉnh của

nhiều tổ chức khác nhau. Mặc dù quy định luật pháp ở mỗi nước khác nhau nhưng ảnh

hưởng của những tổ chức sau đây thường tồn tại phổ biến ở các quốc gia có hoạt động

kiểm toán chuyên nghiệp.

a. Quốc hội

Quốc hội ban hành và thông qua việc áp dụng luật, sắc lệnh. Tùy thuộc vào bối cảnh cụ

thể, những quy định được luật hóa có thể ảnh hưởng tới hoạt động nghề nghiệp kiểm

toán một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông thường, những ảnh hưởng tới nghề nghiệp

có thể theo hướng thay đổi cấu trúc tổ chức các công ty cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm

Page 16: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

16

toán, công bố thông tin của khách thể kiểm toán để từ đó tác động vào dịch vụ kế toán -

kiểm toán sử dụng, khung thực hành, quản lý hành nghề,… Ảnh hưởng của tổ chức, ví

dụ, Quốc hội có thể phát sinh trong bối cảnh cụ thể. Ví dụ, tại Mỹ, đầu những năm 2000,

những “cú sốc” đã ảnh hưởng tới nghề nghiệp kiểm toán như: Thất bại của một trong

những công ty kiểm toán lớn nhất trên thế giới (Arthur Andersen & Co), 4 vụ phá sản

lớn nhất trong lịch sử xảy ra làm thất thoát tới hàng tỷ USD của nhà đầu tư, công chúng

mất niềm tin vào sự độc lập của kiểm toán, công chúng nghi ngờ việc các công ty kiểm

toán thực sự hành động vì lợi ích công chúng. Vào năm 2002, Quốc hội Mỹ đã thông

qua Đạo luật Sarbanes Oxley (Sarbanes Oxley of 20022). Đạo luật này có tác động mạnh

mẽ vào các công ty kiểm toán trên những khía cạnh như:

Gia tăng sự độc lập của kiểm toán viên;

Cải thiện vai trò và tầm quan trọng của ủy ban kiểm toán;

Yêu cầu báo cáo về kiểm soát nội bộ đối với lập báo cáo tài chính;

Cung cấp một cách giám sát mới với nghề nghiệp kiểm toán bên ngoài thông qua Ủy

ban giám sát kế toán các công ty đại chúng (Public Companies Accounting Oversight

Board - PCAOB).

Ở nước ta, Quốc hội ban hành Luật Kiểm toán độc lập theo Nghị quyết số

67/2011/QH12, ngày 29/03/2011. Luật quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình

thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh

nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị

được kiểm toán. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư 157/TT/ TT-BTC,

ngày 23/10/2014, Quy định về Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Những văn bản

nêu trên quy định việc tổ chức và thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, dịch

vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ đảm bảo khác theo quy định

tại Khoản 1, Điều 40 của Luật Kiểm toán độc lập.

b. Ủy ban giám sát kế toán các công ty đại chúng

Ủy ban này có thể tồn tại với đúng tên gọi hoặc thực hiện chức năng tương tự ở những

quốc gia khác nhau, đặc biệt ở những quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển.

Đây là tổ chức có ảnh hưởng lớn tới nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Tại Mỹ, PCAOB

là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận thực hiện giám sát các kiểm toán viên thực hiện

kiểm toán tại các công ty đại chúng. Mục tiêu chung của PCAOB là “bảo vệ lợi ích của

nhà đầu tư và cao hơn là lợi ích công chúng trong cung cấp báo cáo kiểm toán độc lập,

khách quan và hữu ích.” PCAOB có 4 nhiệm vụ cơ bản liên quan tới kiểm toán viên của

các công ty đại chúng: Đăng ký của các công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán các công

ty đại chúng; thực hiện điều tra định kỳ các công ty kiểm toán đã đăng ký; thiết lập

những chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực liên quan cho các công ty kiểm toán đã đăng

ký; điều tra và xử lý những công ty kiểm toán đã đăng ký liên quan tới vi phạm luật pháp

liên quan hoặc các chuẩn mực nghề nghiệp.

2 Sarbanes-Oxley Act of 2002, H.R. Bill 3762.

Page 17: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

17

Ở nước ta, việc giám sát các công ty đại chúng cùng với những dịch vụ khác được các

công ty đại chúng sử dụng, trong đó có kiểm toán, được thực hiện thông qua Ủy ban

chứng khoán. Việc thực hiện giám sát kiểm toán viên và công ty kiểm toán cung cấp

dịch vụ cho các công ty đại chúng được thực hiện theo luật và những quy định có

liên quan.

c. Ủy ban chứng khoán

Ủy ban chứng khoán thường có trách nhiệm giám sát đối với các công ty đại chúng và

những ủy ban được tổ chức có liên quan tới công ty đại chúng. Ví dụ, tại Mỹ, SEC có

trách nhiệm giám sát cả công ty đại chúng và PCAOB. SEC có quyền thiết lập những

nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến (GAAP) cho những công ty niêm yết cổ

phiếu trên Thị trường, mặc dù điều này thường được giao cho Ủy ban Chuẩn mực kế

toán (Financial Accounting Standards Board - FASB) thực hiện.

Hoạt động của Ủy ban chứng khoán có ảnh hưởng quan trọng tới kiểm toán viên các

công ty đại chúng. Dựa trên luật có liên quan, Ủy ban chứng khoán có thể ban hành

những nguyên tắc, quy định cụ thể, chặt chẽ và “nghiêm khắc” hơn. Ủy ban chứng

khoán cũng có trách nhiệm tố cáo những công ty đại chúng và các kiểm toán viên liên

quan khi vi phạm luật, bao gồm cả lập báo cáo tài chính gian lận (fraudulent financial

reporting). Điển hình cho hình thức tổ chức và những ảnh hưởng của Ủy ban chứng

khoán tới kiểm toán bên ngoài tổ chức SEC của Mỹ.

Ở nước ta, Ủy ban chứng khoán ban hành những quy định để xác định những công ty

kiểm toán có đủ điều kiện kiểm toán các công ty đại chúng, giám sát, xử lý những vi

phạm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán và dịch vụ khác

cho các công ty đại chúng có vi phạm những quy định, luật liên quan.

d. Hiệp hội nghề nghiệp kế toán - kiểm toán

Để tăng cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ kể cả về nhận thức

cũng như kinh nghiệm thực tế, những người làm công tác kế toán và kiểm toán đã tự

nguyện tập hợp vào các hiệp hội kiểm toán viên khác nhau. Các hiệp hội thường được tổ

chức như một tổ chức thực hiện quản lý nghề nghiệp kế toán công chứng theo chức năng

cơ bản. Tuy nhiên, sự cụ thể hóa hoạt động của hiệp hội nghề nghiệp ở mỗi nước sẽ khác

nhau và có thể thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, tại Mỹ, Viện kế toán công chứng

Mỹ (American Institute of Certified Public Accountants - AICPA) có vai trò thay đổi khi

hình thành PCAOB. PCAOB là bộ phận thiết lập chuẩn mực cho kiểm toán các công ty

đại chúng, trong khi AICPA phát triển chuẩn mực kiểm toán các công ty không niêm yết

(nonpublic companies); phát triển chương trình kiểm tra độc lập trong đó những công ty

(kiểm toán) đăng ký chịu sự kiểm tra chéo định kỳ đối với các cuộc kiểm toán các công

ty không niêm yết; cung cấp các chương trình đào tạo liên tục và quản lý sát hạch chứng

chỉ Kế toán viên công chứng thống nhất. Ở nước ta, mặc dù kiểm toán mới xuất hiện và

phát triển nhưng những chuyên gia kiểm toán và kế toán đã sớm tổ chức Hội kiểm toán

viên hành nghề Việt Nam vào năm 2005 - VACPA. Hiện nay, số lượng thành viên và uy

tín của Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ngày càng tăng lên, đồng thời ảnh

hưởng của tổ chức này ngày càng lớn đối với các hoạt động nghề nghiệp.

Page 18: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

18

Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề là hình thức phát triển không chỉ trong phạm vi quốc

gia mà cả quốc tế. Một số hiệp hội kiểm toán viên hành nghề có lịch sử hàng thế kỷ như

Hiệp hội kế toán viên công chứng của Anh và xứ Wales (The Institute of Chactered

Accountants in England and Wales - ICAEW) thành lập từ ngày 11/5/1880 song phần

lớn các hiệp hội kiểm toán viên hoặc hiệp hội kiểm toán viên nói chung ở các nước được

thành lập vào Thế kỷ XX. Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of

Accountants - IFAC) được thành lập từ 1977 theo sự thỏa thuận của 63 tổ chức hiệp hội

đại diện cho 49 nước tham dự. Hiện nay IFAC đã có 100 tổ chức thành viên của 78 nước

tham dự. Đây là những tổ chức hiệp hội rộng rãi của những người làm kế toán và kiểm

toán. Ủy ban chuẩn mực bảo đảm và kiểm toán quốc tế (International Auditing and

Assurance Standards Board - IAASB) là một bộ phận của IFAC, thiết lập các chuẩn mực

quốc tế về kiểm toán (International Standards on Auditing - ISA) và những cơ sở hợp

nhất các chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quốc tế.

Bên cạnh những tổ chức quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới nghề nghiệp kế toán - kiểm

toán, Ủy ban của các tổ chức tài trợ (Committee of Sponsoring Organizations - COSO,

of the Treadway Commission) cung cấp hướng dẫn về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro

doanh nghiệp và chống lại gian lận. COSO được tài trợ bởi 5 tổ chức là Tổ chức giám

đốc tài chính quốc tế (Financial Executives International-FEI), Viện kế toán viên công

chứng Mỹ (AICPA), Hội kế toán Mỹ (American Accounting Association-AAA), Viện

kiểm toán viên nội bộ (Institute of Internal Auditors-IIA), Hội kế toán và chuyên gia tài

chính trong doanh nghiệp (Association of Accountants and Financial Professionals in

Business - IMA). COSO ban hành một bộ khung (chuẩn mực) hoặc xem như là tiêu

chuẩn để đánh giá hiệu lực kiểm soát nội bộ cho các kiểm toán viên.

Ngoài những tổ chức xuất hiện phổ biến, ở một số quốc gia còn có những tổ chức khác

có ảnh hưởng tới thực hành nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Ví dụ, tại Mỹ, FASB thiết

lập GAAP và được SEC thông qua. Bộ phận IFRS của IASB thiết lập Chuẩn mực lập

báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards - IFRS). Sau này,

IFRS trở thành Chuẩn mực kế toán quốc tế với nỗ lực của Mỹ và những nhà xây dựng

chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, những ủy ban nhà nước về kế toán hoặc hệ thống tòa án

cũng có tác động tới thực hành kiểm toán, ví dụ, điều chỉnh nghề nghiệp, mức độ thừa

nhận cấp quốc gia, cơ chế kiểm soát chất lượng nghề nghiệp kế toán - kiểm toán,…

1.3. Chất lượng kiểm toán

1.3.1. Khái quát về chất lượng kiểm toán

Theo Văn phòng thẩm tra trách nhiệm chính phủ (Goverment Accountability Office -

GAO) (2003), một cuộc kiểm toán chất lượng là cuộc kiểm toán được thực hiện “trong

quan hệ với những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (GAAS) để đảm bảo

một cách hợp lý về việc những báo cáo tài chính được kiểm toán và những công bố liên

quan được trình bày phù hợp với nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến (GAAP)

và không có sai phạm trọng yếu do sai sót hoặc gian lận.” Hội đồng lập báo cáo tài chính

(The Financial Reporting Council - FRC) đã phát triển Khung chất lượng kiểm toán để

cung cấp hướng dẫn về tiêu chí cụ thể của chất lượng kiểm toán. FRC là cơ quan độc lập

Page 19: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

19

của Vương quốc Anh có trách nhiệm thúc đẩy đầu tư vào chứng khoán thông qua quản

trị công ty tốt và lập báo cáo tài chính trung thực, khách quan.

Khung Chất lượng kiểm toán của FRC cho rằng có 5 yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng

kiểm toán gồm:

a. Văn hóa công ty kiểm toán

Theo FRC, văn hóa công ty kiểm toán đóng góp tích cực vào chất lượng kiểm toán khi

quan điểm lãnh đạo của công ty hướng tới hoàn thành những loại hoạt động sau đây:

Tạo ra văn hóa làm việc - nơi có chất lượng kiểm toán được coi trọng và hướng tới;

Nhấn mạnh vào “làm việc đúng” là phù hợp từ cách tiếp cận theo khía cạnh lợi ích

công chúng và “làm việc đúng” giúp phát triển và duy trì cả danh tiếng cá nhân và

công ty;

Đảm bảo nhân viên công ty kiểm toán có đủ thời gian và nguồn lực để xác định

những vấn đề khó khăn có thể nảy sinh;

Thúc đẩy lợi ích của những chủ phần hùn kiểm toán, từ đó tìm kiếm hướng dẫn về

những vấn đề khó khăn trong kiểm toán và hỗ trợ những xét đoán nghề nghiệp;

Đảm bảo công ty kiểm toán có hệ thống chất lượng phù hợp với việc chấp nhận

khách hàng mới hoặc tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng đã kiểm toán;

Khuyến khích thực hiện đánh giá và xử lý làm thay đổi hành vi cá nhân có vai trò

quan trọng với thực hiện kiểm toán chất lượng;

Đảm bảo chất lượng kiểm toán được quản lý trong phạm vi công ty kiểm toán và

nắm bắt được những hậu quả khi chất lượng kiểm toán không đảm bảo.

b. Kỹ năng và chất lượng của nhóm thực hiện kiểm toán

Theo FRC, nhân viên công ty kiểm toán đóng góp một cách chủ động vào chất lượng

kiểm toán khi nhân viên cam kết thực hiện những loại hoạt động sau đây:

Hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng và thực hiện theo chuẩn mực đạo đức và

chuẩn mực thực hành kiểm toán;

Thể hiện sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực và xác định những vấn đề đã nhận

diện trong suốt cuộc kiểm toán;

Đảm bảo nhân viên thực hiện công việc kiểm toán có đủ kinh nghiệm thích hợp và

được giám sát phù hợp theo sự phân cấp;

Đảm bảo chủ phần hùn và các giám đốc kiểm toán trợ giúp cho những nhân viên cấp

thấp hơn và cung cấp cho họ những cơ hội đào tạo “trên công việc thực hiện”;

Tham dự và học tập trong quá trình đào tạo để bổ sung hiểu biết về kiểm toán, kế

toán và những vấn đề chuyên sâu của ngành nghề.

c. Hiệu lực của quy trình kiểm toán

FRC đưa ra những lưu ý với công ty kiểm toán về hiệu lực của quy trình kiểm toán. FRC

cho rằng bản thân quy trình kiểm toán của công ty kiểm toán đóng góp chủ động vào

chất lượng kiểm toán khi những hoạt động và quy trình dưới đây thực hiện thích hợp:

Phương pháp kiểm toán được thiết kế tốt

Page 20: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

20

o Khuyến khích chủ phần hùn và giám đốc thực hiện công việc kiểm toán tuân thủ

trong lập kế hoạch kiểm toán;

o Cung cấp khung và những thủ tục để thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp

theo cách đạt được hiệu lực và hiệu quả cuộc kiểm toán;

o Yêu cầu những tài liệu kiểm toán thích hợp;

o Đảm bảo sự tuân thủ với chuẩn mực kiểm toán nhưng không ngăn cản xét đoán

nghề nghiệp;

o Đảm bảo công việc kiểm toán được rà soát hiệu lực;

o Những thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán là hiệu lực, được hiểu và vận dụng.

Hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo chất lượng kiểm toán luôn sẵn sàng khi các kiểm toán viên

đối mặt với những tình huống không thông thường, đòi hỏi sự trợ giúp hoặc hướng

dẫn cụ thể.

Những chuẩn mực đạo đức được phổ biến và đạt được, từ đó thúc đẩy sự liêm chính,

khách quan và độc lập của kiểm toán viên.

Việc thu thập bằng chứng của các kiểm toán viên không bị ảnh hưởng bởi những áp

lực về tài chính.

d. Độ tin cậy và tính hữu dụng của lập báo cáo kiểm toán

Theo FRC, các báo cáo kiểm toán góp phần vào đảm bảo chất lượng kiểm toán khi có

những thuộc tính sau đây:

Báo cáo kiểm toán được trình bày theo cách rõ ràng và truyền đạt dễ hiểu ý kiến của

kiểm toán viên về các báo cáo tài chính và xác định những yêu cầu của người sử

dụng báo cáo tài chính.

Các kiểm toán viên đưa ra kết luận phù hợp như sự đúng đắn, khách quan của báo

cáo tài chính.

Kiểm toán viên trao đổi với ủy ban kiểm toán/kiểm soát về những vấn đề sau đây:

o Phạm vi kiểm toán;

o Những vấn đề đe dọa sự khách quan của kiểm toán viên;

o Những rủi ro quan trọng đã nhận diện và những xét đoán trong quá trình hình

thành ý kiến kiểm toán;

o Những khía cạnh định tính của kế toán, lập báo cáo cũng như những cách có thể

áp dụng cải thiện lập báo cáo tài chính.

e. Những nhân tố bên ngoài kiểm soát các kiểm toán viên ảnh hưởng tới chất

lượng kiểm toán

FRC khá linh hoạt khi xem xét những khía cạnh tác động vào chất lượng kiểm toán.

FRC cho rằng một số nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán nằm ngoài khả năng

kiểm soát của kiểm toán viên và công ty kiểm toán, ví dụ, quản trị công ty của công ty

khách hàng, môi trường luật pháp,... FRC ghi nhận tác động của quản trị công ty thích

hợp vào chất lượng kiểm toán. Quản trị công ty tốt bao gồm cả hoạt động hiệu lực của

ủy ban kiểm toán/kiểm soát làm tăng khả năng xử lý những vấn đề và đạt được sự tập

Page 21: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

21

trung tốt hơn vào làm việc đúng so với chỉ hoàn thành công việc. Hơn nữa, môi trường

luật pháp yêu cầu chất lượng kiểm toán có vai trò quan trọng nhất.

1.3.2. Yêu cầu kiểm soát chất lượng kiểm toán và giảm rủi ro từ những vụ kiện

Nếu một cuộc kiểm toán không được thực hiện theo cách chất lượng, kiểm toán viên và

công ty kiểm toán có thể vướng vào những vấn đề pháp lý, ví dụ, bị kiện. Vì thế, cải

thiện và đạt được chất lượng kiểm toán có thể giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán

giảm thiểu những vấn đề phát sinh liên quan tới kiện tụng, bồi thường vật chất,… Việc

thực hiện chất lượng kiểm toán thường gắn với việc thực hiện những yêu cầu để đảm

bảo chất lượng kiểm toán cụ thể. Có 6 yêu cầu liên quan gồm: Duy trì sự độc lập của

kiểm toán viên; thực hiện những chương trình rà soát; phát hành thư thực hiện hợp đồng

kiểm toán; quyết định chấp nhận một khách hàng kiểm toán; đánh giá những giới hạn

của công ty kiểm toán; sử dụng tài liệu kiểm toán chất lượng.

a. Yêu cầu về sự độc lập của kiểm toán viên

Yêu cầu về sự độc lập của kiểm toán viên trở thành một yêu cầu quan trọng hàng đầu với

kiểm toán viên và công ty kiểm toán để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Những yêu cầu

về sự độc lập của kiểm toán viên thường gắn với quy định rõ ràng trong chuẩn mực đạo

đức và một số chuẩn mực thực hành liên quan.

Tại Mỹ, SEC, PCAOB và AICPA đưa ra những yêu cầu liên quan tới sự độc lập của

kiểm toán viên, từ đó trợ giúp các kiểm toán viên trong thực hiện một cuộc kiểm toán

chất lượng. SEC và PCAOB yêu cầu về sự độc lập được thiết kế theo những yêu cầu cụ

thể trong Đạo luật Sarbanes Oxley. AICPA yêu cầu về sự độc lập với mức độ thực hành

cao và thường được xem như một khung lý thuyết về sự độc lập. Cụ thể, AICPA mô tả 7

nhóm đe dọa sự động lập gồm:

Nguy cơ tự kiểm tra (self review threat);

Nguy cơ tự bào chữa (advocacy threat);

Nguy cơ lợi ích xung đột (adverse interest threat);

Nguy cơ quan hệ gia đình (familiarity threat);

Nguy cơ ảnh hưởng từ đe dọa (undue influence threat);

Nguy cơ lợi ích tài chính cá nhân (financial self interest threat);

Nguy cơ sự tham gia của ban quản trị (management participation threat).

Ở nước ta, Bộ Tài chính ban hành Quyết định Số 87/2005/QĐ-BTC, ngày 01 tháng 12

năm 2005, “Về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm

toán Việt Nam” quy định về sự độc lập của kiểm toán viên - kế toán viên hành nghề.

Chuẩn mực cũng xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sự độc lập của kiểm toán viên

trong thực hành kiểm toán/nguy cơ và cách thức để giải quyết những vấn đề nảy sinh

ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán do thiếu sự độc lập của kiểm toán viên.

b. Sử dụng những chương trình rà soát

Có 3 loại chương trình rà sát tồn tại nhằm cải thiện và đảm bảo chất lượng kiểm toán

gồm: Rà soát chéo hoặc điều tra bên ngoài; Rà soát chất lượng thực hiện hợp đồng; Rà

soát giữa các bộ phận.

Page 22: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

22

Rà soát chéo hoặc điều tra bên ngoài: Điều tra bên ngoài hoặc rà soát chéo là cách

thức kiểm soát chất lượng kiểm toán hiệu lực. Tại Mỹ, PCAOB thực hiện điều tra đối

với những công ty kiểm toán đăng ký hàng năm và công bố báo cáo liên quan. Nhiều

báo cáo xác định những thiếu sót trong thực hành kiểm toán. AICPA có một chương

trình rà soát chéo để kiểm tra và đánh giá một tỷ lệ thực hiện công việc kế toán -

kiểm toán của công ty kiểm toán không được PCAOB điều tra. Rà soát được thực

hiện bởi các kiểm toán viên từ những công ty kiểm toán khác và cung cấp kết quả

đánh giá về sự phù hợp của những chính sách kiểm soát chất lượng và thủ tục kiểm

toán của công ty kiểm toán cũng như là mức độ tuân thủ. Báo cáo rà soát chéo được

phát hành cho các công ty kiểm toán và thường cho phép truy cập từ bên ngoài.

Rà soát chất lượng thực hiện cam kết kiểm toán: Một chủ phần hùn liên quan tới thực

hiện rà soát chất lượng hợp đồng kiểm toán. Công việc này thường thực hiện vào

thời điểm gần kết thúc mỗi cuộc kiểm toán để đảm bảo những bằng chứng tài liệu hỗ

trợ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Những rà soát như vậy thường đặt ra cho các

cuộc kiểm toán các công ty đại chúng và mong muốn mở rộng thực hiện công việc rà

soát cho tất cả các cuộc kiểm toán. Rà soát của chủ phần hùn nên thực hiện cùng với

xem xét bản chất của đơn vị được kiểm toán. Trong một số trường hợp, chủ phần hùn

(của công ty chỉ có một chủ phần hùn) có thể thực hiện rà soát với những công ty nhỏ

khác trước khi phát hành các báo cáo kiểm toán.

Tại Mỹ, AICPA không đưa ra yêu cầu một cách chính thức về việc rà soát của chủ

phần hùn với những hợp đồng kiểm toán đơn lẻ. Tuy nhiên, AICPA lại yêu cầu bắt

buộc các công ty kiểm toán phải thiết lập những tiêu chí cụ thể để có cơ sở một cách

hệ thống có cần có rà soát như trên hay không. AICPA vẫn yêu cầu các công ty kiểm

toán phải thực hiện quy trình rà soát chất lượng với mức tổng thể công ty kiểm toán

một cách định kỳ và (a) sự thiếu vắng của tiêu chí cụ thể cho rà soát chất lượng hợp

đồng kiểm toán hoặc (b) sự thiếu sót về nhận thức với tiêu chí cụ thể có thể được

xem xét như một thiếu sót khi rà soát tổng thể công ty kiểm toán được thực hiện.

Hướng dẫn của PCAOB yêu cầu rà soát chất lượng thực hiện cam kết kiểm toán và

người rà soát phải đánh giá tất cả những xét đoán quan trọng đã được thực hiện bởi

nhóm kiểm toán và để xem xét đánh giá đó với rủi ro của công ty khách hàng. Hướng

dẫn thông tin cụ thể việc người rà soát chất lượng thực hiện cam kết kiểm toán phải

có năng lực, độc lập, liêm chính và khách quan. Chuẩn mực cũng yêu cầu tất cả

những giai đoạn của quá trình rà soát phải được ghi lại một cách thận trọng. Tương

tự như PCAOB, IAASB cũng yêu cầu người đánh giá chất lượng cam kết kiểm toán

phải đánh giá những rủi ro quan trọng và phản hồi của nhóm kiểm toán với những rủi

ro, xét đoán được thực hiện, thứ tự ưu tiên xem xét những sai phạm nhận diện trong

thực hiện cam kết kiểm toán,…

Rà soát giữa các bộ phận: Đây là một hình thức rà soát của mộ bộ phận/văn phòng

của công ty bởi những chuyên gia từ bộ phận/văn phòng khác để đảm bảo những

chính sách và thủ tục thiết lập (của công ty) được kiểm toán viên thực hiện, tuân thủ.

Rà soát bao gồm cả lựa chọn, kiểm tra một mẫu cuộc kiểm toán để đảm bảo kiểm

toán viên đã thực hiện công việc kiểm toán một cách có chất lượng.

Page 23: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

23

c. Sử dụng thư hẹn thực hiện kiểm toán

Thư hẹn thực hiện hợp đồng kiểm toán cho biết quy mô công việc kiểm toán sẽ thực hiện

trong khi kiểm toán. Từ đó, khách hàng kiểm toán không có nghi ngờ về công việc thực

hiện. Đối với hệ thống tòa án, thư hẹn kiểm toán được xem là sự thỏa thuận kỳ vọng giữa

kiểm toán viên và khách hàng. Thư hẹn bao gồm cả thông tin về phí, mô tả về thời gian thực

hiện công việc và những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho kiểm toán viên để thực hiện

kiểm toán. Khi chuẩn bị thư hẹn, sự thận trọng cần thiết khi mô tả mức độ trách nhiệm của

kiểm toán viên với phát hiện gian lận và sai phạm. Nếu khách hàng muốn kiểm toán viên

thực hiện trên cơ sở những yêu cầu từ các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên nên thực

hiện rà soát khía cạnh pháp lý trong sử dụng từ ngữ một cách chặt chẽ.

d. Quyết định chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán một khách hàng

Yếu tố khác liên quan tới kiểm soát chất lượng phải xem xét là chấp nhận hay duy trì

khách hàng. Quyết định có liên quan tới không chỉ xem xét sự liêm chính của ban quản

trị công ty khách hàng. Hướng dẫn chấp nhận hoặc duy trì một khách hàng cho các công

ty kiểm toán thường đề xuất xem xét những yếu tố như:

Khách hàng có khó khăn về tài chính hoặc tổ chức;

Khách hàng có tác động với tỷ lệ nhỏ tới khối lượng thực hiện cung cấp dịch vụ của

công ty kiểm toán;

Những khách hàng có khả năng thiếu trung thực, bất tuân thủ;

Những khách hàng yêu cầu giá phí thấp thiếu cơ sở tính toán liên quan tới dịch vụ

cung cấp.

e. Những giới hạn của công ty kiểm toán

Một công ty kiểm toán không nên chấp nhận thực hiện một hợp đồng kiểm toán nằm

ngoài khả năng kiểm soát chất lượng. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng với những

công ty kiểm toán nhỏ, đang phát triển. Với những công ty như vậy có thể không đủ khả

năng hoặc đủ lớn để thực hiện hợp đồng kiểm toán lớn. Theo thống kê của AICPA,

những công ty kiểm toán có số lượng từ 7 tới 25 kiểm toán viên thường có khả năng bị

ảnh hưởng bởi vấn đề pháp lý nhiều hơn.

f. Tài liệu kiểm toán

Nhóm kiểm toán nên ghi lại những gì đã thực hiện về cuộc kiểm toán. Tài liệu ghi lại về

công việc đã thực hiện có thể sử dụng làm bằng chứng chứng minh về công việc đã thực

hiện với sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực và tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm

toán hiện hành. Tài liệu kiểm toán cho cung cấp bằng chứng về việc thực hiện rà soát,

đặc biệt ở những khu vực có khả năng sai phạm cao như hàng tồn kho, ghi nhận doanh

thu và những ước tính kế toán. Tài liệu kiểm toán có thể chỉ ra những thử nghiệm đã

thực hiện, người thực hiện và những xét đoán quan trọng đã thực hiện.

Page 24: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

24

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Kiểm toán tài chính hình thành và phát triển gắn với sự phát triển của kiểm toán nói chung từ

rất sớm. Kiểm toán tài chính cùng với những loại hình kiểm toán khác đóng góp quan trọng

vào phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Kiểm toán báo cáo tài chính hay kiểm toán nói

chung thể hiện mức độ của sự bảo đảm khác nhau và khác với những hoạt động kiểm tra cụ

thể khác.

Việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính gắn với chủ thể thực hiện kiểm toán khác nhau,

trong đó có chủ thể thực hiện kiểm toán chủ yếu là kiểm toán độc lập. Để thực hiện kiểm toán

chất lượng, kiểm toán viên và các công ty kiểm toán phải dựa trên những cơ sở khác nhau.

Những yếu tố này tác động tới việc thực hành kiểm toán, chất lượng kiểm toán, mô hình tổ

chức kiểm toán, trách nhiệm kiểm toán viên,… và trên hết là sự chuyên nghiệp của hoạt động

kiểm toán.

Page 25: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

25

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Kiểm toán là gì? Giải thích và phân biệt các khái niệm dịch vụ kiểm toán, chứng thực và đảm bảo.

2. Thế nào là kiểm toán tài chính? Phân biệt kiểm toán tài chính với kiểm toán hoạt động?

3. Thế nào là khả năng có thể kiểm toán được? Trình bày những giới hạn của kiểm toán?

4. Trong kiểm toán, khái niệm bên liên quan là gì? Tại sao phải nhận diện và quan tâm tới các

bên có liên quan trong thực hiện kiểm toán tài chính?

5. Những loại hình Công ty kiểm toán nào được chấp nhận tại Việt Nam? Ủy ban Chứng khoán

Việt Nam có vai trò gì đối với hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đối với một công ty (khách hàng) nhỏ do một công ty kiểm toán độc lập thực hiện sẽ cho kết quả là một sự đảm bảo vô điều kiện về tính chính xác của báo cáo tài chính.

2. Nếu những kiểm toán viên độc lập cho rằng công ty khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ

mạnh, hệ thống kế toán câp nhật và đáng tin cậy thì kiểm toán viên sẽ không cần thiết phải

thu thập bằng chứng từ bên ngoài.

3. Công ty kiểm toán đôi khi thực hiện việc cung cấp dịch vụ kiểm tra hoặc chuẩn bị báo cáo tài

chính cho công ty khách hàng. Trong những trường hợp này, công ty kiểm toán sẽ không

phát hành báo cáo kiểm toán.

4. Ở Việt Nam, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cấp Chứng chỉ kiểm

toán viên hành nghề và thực hiện kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.

5. Chức năng chứng thực yêu cầu một cơ sở dẫn liệu phải được chuẩn bị bởi một bên và được

chứng thực bởi bên khác.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Chứng chỉ Kiểm toán viên hành nghề có thể coi là bằng chứng của:

A. tính độc lập.

B. những năng lực cơ bản vào thời điểm cấp chứng chỉ.

C. kết quả của quá trình đào tạo.

D. thành viên của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).

2. Theo thông lệ chung, hệ thống báo cáo tài chính của một doanh nghiệp gồm:

A. Bảng kê khai tài sản cá nhân, Bảng cân đối kế toán, và Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh.

B. Báo cáo tình hình nộp thuế và nghĩa vụ đối với Nhà nước, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo

kết quả kinh doanh, và Thuyết minh Báo cáo tài chính.

C. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

D. Báo cáo về tình hình Đầu tư, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Hội đồng

cổ đông và Báo cáo về kế hoạch kinh doanh khác.

Page 26: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

26

3. Yêu cầu chung đối với kiểm toán viên thực hiện kiểm toán là:

A. có phẩm chất đạo đức theo yêu cầu nghề nghiệp.

B. đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về năng lực và kỹ năng.

C. đảm bảo độc lập.

D. thỏa mãn các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, có đủ năng lực và kỹ năng cần thiết và

đảm bảo độc lập.

4. Dịch vụ bảo đảm:

A. bao gồm các dịch vụ thực hiện bởi cả kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài.

B. là những loại cụ thể của kiểm toán báo cáo tài chính.

C. bao gồm bất cứ dịch vụ nào được cung cấp bởi các công ty kế toán.

D. không được quản lý theo các chuẩn mực nghề nghiệp.

5. Thông tin nào dưới đây là mô tả phù hợp nhất đối với dịch vụ kiểm tra báo cáo tài chính?

A. Hợp đồng kiểm tra tập trung vào cung cấp sự bảo đảm đối với các cơ sở dẫn liệu trong

báo cáo tài chính của một công ty đại chúng.

B. Hợp đồng kiểm tra tập trung vào cung cấp sự bảo đảm đối với hoạt động kiểm soát nội bộ

của một công ty đại chúng.

C. Hợp đồng kiểm tra tập trung vào việc cung cấp sự bảo đảm có giới hạn về báo cáo tài

chính của một công ty tư nhân.

D. Hợp đồng kiểm tra tập trung vào cung cấp “lời khuyên” đối với hợp động 3 bên.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Anh Dũng là một kiểm toán viên hành nghề thuộc Công ty Kiểm toán T&A. Theo hợp đồng

giữa T&A và Công ty PA – Đây là một công ty bán lẻ có quy mô nhỏ, Dũng được giao nhiệm

vụ thiết kế hệ thống kế toán cho Công ty này. Vào cuối mỗi tháng, Anh Dũng đến PA để

kiểm tra tính đúng đắn trong những ghi chép kế toán trong tháng do kế toán viên của Công ty

thực hiện. Kết thúc năm tài chính, Anh Dũng chuẩn bị các bút toán điều chỉnh, kết chuyển,

khoá sổ và lập báo cáo tài chính cho Công ty PA.

Yêu cầu:

Theo anh/chị, với những mô tả trên anh Dũng có phát hành một báo cáo kiểm toán theo

chuẩn mực không? Vì sao?

Bài tập 2

Nam là giám đốc của Công ty TNHH SellEvThing có quy mô nhỏ. Công ty có một kế toán

viên thực hiện hầu hết các công việc kế toán từ ghi sổ, thanh toán, theo dõi nợ, lập báo cáo tài

chính, báo cáo thuế,… Nam có am hiểu tốt về tài chính, kế toán nên ông thường thực hiện

kiểm tra đối với các tài liệu kế toán do kế toán viên chuẩn bị. Trên thực tế, Công ty không để

xảy ra bất cứ sai phạm nghiêm trọng nào từ khi thành lập tới nay. Do nhu cầu mở rộng kinh

doanh, Nam quyết định đi vay vốn. Ngân hàng Kiên Việt yêu cầu Biết Tuốt cung cấp báo cáo

tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây được kiểm toán hoặc ít nhất là báo cáo kiểm toán

của năm trước.

Yêu cầu:

Page 27: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

27

a. Theo anh/chị, tại sao ngân hàng yêu cầu báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán?

b. Anh/chị hãy giải thích những lợi ích mà kiểm toán viên có thể đem lại cho Công ty như

thế nào?

c. Anh/chị hãy mô tả mục tiêu của một cuộc kiểm toán độc lập đối với các báo cáo tài chính?

Bài tập 3

Ở nhiều nước, Ủy ban chứng khoán đặt ra quy định các kiểm toán viên không được mua cổ

phiếu của các công ty mà họ kiểm toán. Ủy ban chứng khoán sẽ áp dụng những kiểm soát

thường xuyên đối với các công ty kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đối với các

công ty niêm yết và công bố danh sách các kiểm toán viên đang vi phạm quy định, đồng thời

ra quyết định xử lý đối với những vi phạm này (kể cả công ty kiểm toán có kiểm toán viên vi

phạm nếu xét thấy có hành vi bao che).

Yêu cầu:

a. Anh/Chị có đồng ý với quy định cấm các kiểm toán viên đầu tư cổ phiếu của các công ty

mà họ tiến hành kiểm toán hay không? Tại sao?

b. Một số kiểm toán viên cho rằng, họ có thể được đầu tư mua cổ phiếu của công ty cho đến

khi bản thân họ không liên quan trực tiếp đến công việc kiểm toán hoặc tư vấn cho công

ty đó. Quan điểm của anh/chị như thế nào về vấn đề này?

c. Theo anh/chị, Chuẩn mực/quy định về Kiểm toán Việt Nam nào có quy định những vấn

đề liên quan ở trên? Theo Chuẩn mực này, công ty kiểm toán phải có những biện pháp

nào để tránh “nguy cơ” ấy xảy ra khi thành viên của nhóm kiểm toán hoặc người có quan

hệ ruột thịt (Bố mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột) của họ có lợi ích tài chính trực tiếp

hoặc gián tiếp trong khách hàng kiểm toán?

Page 28: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

28

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Những nguyên nhân sau

Kiểm toán viên chỉ đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trên cơ sở bằng chứng kiểm toán

tin cậy;

Kiểm toán viên không khẳng định sự chính xác tuyệt đối của báo cáo tài chính vì trên

thực tế, báo cáo tài chính có chứa đựng các ước tính kế toán – điều này không thể tuyệt

đối chính xác;

Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán cũng bị giới hạn bởi những yếu tố như chi phí, thời

gian, phạm vi thực hiện,…

Vì những nguyên nhân trên, kiểm toán viên chỉ đảm bảo hợp lý chứ không đảm bảo tuyệt

đối về báo cáo tài chính.

2. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Hệ thống kiểm soát mạnh, hệ thống kế toán cập nhật và đáng tin cậy là cơ sở để kiểm

toán viên tin rằng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính có độ tin cậy cao. Mặc dù vậy, sự

thận trọng nghề nghiệp không cho phép kiểm toán viên có thể bỏ qua việc kiểm tra chi tiết

trên số dư và nghiệp vụ. Bên cạnh đó, một số thủ tục kiểm tra chi tiết không thể thay thế bằng

những thủ tục kiểm soát hiệu lực đã được kiểm tra, chẳng hạn số lượng và tình trạng của

hàng tồn kho – liên quan tới giá trị của tồn kho, tình trạng của nợ phải thu, nợ phải trả,… -

cần phải xác nhận từ bên ngoài. Hơn nữa, chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải

thu thập đủ bằng chứng kiểm toán tin cậy làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.

3. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Trong trường hợp công ty kiểm toán thực hiện việc cung cấp dịch vụ kiểm tra hoặc chuẩn

bị báo cáo tài chính cho công ty khách hàng, công ty kiểm toán sẽ không phát hành báo cáo

kiểm toán – theo chuẩn mực.

4. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Ở Việt Nam, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thực hiện vài trò

quản lý kiểm toán viên hành nghề bắt đầu từ 01/07/2007 (trước đó, thuộc về Bộ Tài chính)

cùng với việc kiểm soát chất lượng kiểm toán. Việc tổ chức thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán

viên hành nghề thuộc về chức năng của Bộ Tài chính.

5. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Các công ty kiểm toán có thể thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính.

Trong đó, chứng thực là một mức độ của dịch vụ kiểm toán. Với chức năng này, báo cáo tài

chính phải được chuẩn bị bởi một bên và được chứng thực bởi các kiểm toán viên của công

ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: B. những năng lực cơ bản vào thời điểm cấp chứng chỉ.

Page 29: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

29

Vì: Nó thể hiện việc kiểm toán viên đã tích lũy được những kiến thức và có năng lực giải

quyết yêu cầu đặt ra đối với kiểm toán viên vào thời điểm kiểm toán viên vượt qua những bài

kiểm tra theo quy định của tổ chức cấp chứng chỉ.

2. Đáp án đúng là: C. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển

tiền tệ.

Vì: Chuẩn mực Kế toán quốc tế quy định báo cáo tài chính gồm 3 loại báo cáo này. Thuyết

minh báo cáo tài chính là phần không thể tách rời các báo cáo tài chính để giải thích bổ sung

về những chỉ tiêu trên 3 báo cáo và không phải là 1 báo cáo độc lập.

3. Đáp án đúng là: D. thỏa mãn các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, có đủ năng lực và kỹ năng

cần thiết và đảm bảo độc lập.

Vì: Theo yêu cầu đối với kiểm toán viên hành nghề, những yêu cầu này là cơ sở để đảm bảo

chất lượng kiểm toán.

4. Đáp án đúng là: A. bao gồm các dịch vụ thực hiện bởi cả kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán

viên bên ngoài.

Vì: Bộ phận Kiểm toán nội bộ có thể dung cấp dịch vụ bảo đảm cho nhà quản lý; Các công ty

kiểm toán độc lập có thể cung cấp dịch vụ bảo đảm bên cạnh những dịch vụ khác cho khách

hàng.

5. Đáp án đúng là: C. Hợp đồng kiểm tra tập trung vào việc cung cấp sự bảo đảm có giới hạn về

báo cáo tài chính của một công ty tư nhân.

Vì: “Bảo đảm” thường xuất phát từ bối cảnh có ảnh hưởng lớn từ việc sử dụng ý kiến kiểm

toán của các khách thể kiểm toán. Dịch vụ kiểm tra thường bị giới hạn do đó, thực chất đây

không phải là dịch vụ bảo đảm. Do mức độ và tầm ảnh hưởng bị giới hạn nên nó không

mang tính đặc thù với những công ty đại chúng mà chỉ phù hợp cho mục đích của những đơn

vị nhỏ, gắn với “sự bảo đảm” ở mức trung bình và thấp.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Kiểm toán viên sẽ không phát hành một báo cáo kiểm toán trong trường hợp này. Với tính

chất mô tả như trên, dịch vụ được công ty kiểm toán cung cấp là dịch vụ lập báo cáo tài chính

mà không phải là dịch vụ kiểm toán hoặc tương tự.

Bài tập 2

a. Những giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu, thời gian và năng lực không cho phép nhân

viên nhận hàng có thể thực hiện kiểm tra đầy đủ về những thông tin có liên quan tới việc

ra quyết định của ngân hàng. Vì thế, việc yêu cầu báo cáo kiểm toán của đơn vị đi vay

được xem nhưng một sự “bảo đảm” từ phía công ty kiểm toán với độ tin cậy, trung thực,

khách quan của thông tin trình bày.

b. Lợi ích đem lại: Xem bài học trên.

c. Mục tiêu tổng quát là đưa ra kết luận về tính trung thực, khách quan của thông tin trình

bày trên các báo cáo tài chính cũng như việc trình bày báo cáo tài chính có phù hợp với

chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành hay không. Việc kiểm tra để đi đến kết luận sẽ liên

quan tới kiểm tra và kết luận về các tài khoản, những công bố, và những cơ sở dẫn liệu.

Page 30: Bài 1 KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/03.ACC...Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế ACC509_Bai1_v2.0018103215

Bài 1: Kiểm toán tài chính trong nền kinh tế

ACC509_Bai1_v2.0018103215

30

Bài tập 3

a. Đồng ý vì điều này có thể dẫn tới nguy cơ xung đột lợi ích, từ đó ảnh hưởng tới sự độc

lập của kiểm toán viên trong kiểm toán. Nếu điều này xảy ra, chất lượng kiểm toán sẽ

khó có thể đạt được.

b. Điều này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, thực tế này nếu có sẽ làm tăng những nguy

cơ kiểm soát các tình huống có thể xảy ra. Mặc dù vậy, qui định này có thể chấp nhận

được nếu công ty kiểm toán có những hướng dẫn cho nhân viên có thể “tránh” hoặc sớm

bán cổ phiếu mà mình nắm giữ của một khách hàng tiềm năng của công ty…

c. Có nhiều cách thức thực hiện chống lại những nguy cơ với cách làm chủ động hoặc bị

động, ví dụ, công ty kiểm toán có thể có hướng dẫn đầu tư để tránh lợi ích trực tiếp bị

xung đột, rút thành viên kiểm toán có liên quan, tăng soát xét kiểm toán,…