sổ tay kiểm toán giới

50
bộ kế hoạch và đầu tư Sổ tay kiểm toán Giới một cônG cụ kiểm toán xã hội tronG cônG tác theo dõi quá trình kế hoạch Phát triển kt-xh của việt nam

Upload: lydung

Post on 28-Jan-2017

230 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sổ tay kiểm toán Giới

bộ kế hoạch và đầu tư

Sổ tay kiểm toán Giớimột cônG cụ kiểm toán xã hội tronG cônG tác theo dõi quá trình kế hoạch Phát triển kt-xh

của việt nam

Page 2: Sổ tay kiểm toán Giới
Page 3: Sổ tay kiểm toán Giới

mục lục

mô-đun 1: Giới thiệu và thông tin cơ sở ...............................................................................................6

mô-đun 2: tổng quan về kiểm toán Giới ...............................................................................................9

mô-đun 3: công tác chuẩn bị ..................................................................................................................15

mô-đun 4: rà soát tài liệu ........................................................................................................................23

mô-đun 5: Phỏng vấn những người cung cấp tin chính ......................................................................27

mô-đun 6: thảo luận nhóm trọng tâm ....................................................................................................30

mô-đun 7: khảo sát tự đánh giá ..............................................................................................................36

mô-đun 8: Phân tích dữ liệu, xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện lồng ghép giới và theo dõi thực hiện kế hoạch hành động .................................................................43

tài liệu tham khảo ....................................................................................................................................48

Page 4: Sổ tay kiểm toán Giới
Page 5: Sổ tay kiểm toán Giới

5SEDP Social auDit toolkit

kiểm toán GiớiMô tả chi tiết về phương pháp luận, bao gồm hướng dẫn về báo cáo và các cơ chế phản hồi

Page 6: Sổ tay kiểm toán Giới

6

Giới thiệu và thônG tin cơ sở

sổ tay Kiểm toán Giới

Mô-đun 1

Kiểm toán Giới là một trong bốn công cụ kiểm toán xã hội đang được thí điểm tại Việt Nam là một phần trong sáng kiến của Bộ KH-ĐT và Quỹ Nhi đồng LHQ. Công cụ này được thiết kế nhằm chứng minh tiềm năng của phương pháp tiếp cận kiểm toán xã hội trong việc hỗ trợ các cơ chế hiện hành nhằm lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội (KHPTKTXH) của Việt Nam với trọng tâm là các phương diện xã hội.1

lưu ý

Xin lưu ý rằng tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với mục đích là cung cấp tài liệu bổ sung cho phần trình bày bằng PowerPoint về Kiểm toán Giới trong chương trình tập huấn cho các cán bộ chính phủ và các đơn vị nghiên cứu vào mùa thu năm 2011. Đây không phải là một bộ tài liệu hướng dẫn toàn diện cho các giảng viên mà là tài liệu cung cấp tổng quan chi tiết về cách thực hiện hoạt động Kiểm toán Giới.

Nhiều khái niệm được nhắc đến trong Sổ tay này yêu cầu cần được đào tạo trước về phân tích các vấn đề giới. Do đó, Sổ tay này có thể không phù hợp với nhóm người đọc ví dụ như các cán bộ ở cấp địa phương nếu các cán bộ này chưa được đào tạo trước về phân tích các vấn đề giới hoặc bình đẳng giới.

Mục đích của sáng kiến này là nhằm nâng cao năng lực sử dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán xã hội trong công tác theo dõi tiến trình của các lĩnh vực xã hội của KHPTKTXH của Việt Nam nhằm tăng cường kết quả xã hội của kế hoạch, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc giảm bất bình đẳng về kinh tế-xã hội và sự duy trì cải thiện đời sống cho người dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là cho các nhóm người dễ bị tổn thương.

Người sử dụng mục tiêu của phương pháp này là các cán bộ chính phủ, đặc biệt là các cán bộ của Bộ/Sở LĐ-TB-XHKH và Bộ/Sở KH-ĐT. Tuy nhiên, hoạt động Kiểm toán Giới có thể được thực hiện ở nhiều bộ/sở ngành dọc chủ yếu khác như Y tế, GD-ĐT, PTNT, Tài chính, v.v…

Tuy nhiên, trước khi cung cấp các chi tiết về cách thực hiện một hoạt động Kiểm toán Giới, dưới đây sẽ là một tóm tắt tổng quan về phương pháp tiếp cận kiểm toán xã hội và liên quan của phương pháp này đến Việt Nam.

Phương pháp tiếp cận kiểm toán xã hội đề xuất cho việt nam

Kiểm toán xã hội là một phương pháp tiếp cận hỗ trợ cho công tác quản lý và giải trình với nhiều phương pháp nghiên cứu, công cụ và kỹ thuật phục vụ việc đánh giá, tìm hiểu và báo cáo về những kết quả xã hội đã hay chưa đạt được của một tổ chức, một kế hoạch hay một chính sách. Những đặc điểm chính của kiểm toán xã hội gồm việc hướng trọng tâm nghiên cứu vào sự tham gia của các bên liên quan và trách nhiệm giải trình. Sự tham gia của những người dân với quyền cơ bản của con người và những người đang gánh vác trách nhiệm (‘chính phủ’ hay ‘người cung cấp dịch vụ’) có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của kiểm toán xã hội. Kiểm toán xã hội giúp tăng tính minh bạch (đảm bảo thông tin sẵn có và khả năng tiếp cận với thông tin), tăng cường sự hiểu biết (tập hợp các ý kiến của các bên, thu thập nhận định và những trải nghiệm của người dân) và tăng trách nhiệm giải trình (để tăng cường việc cung ứng dịch vụ xã hội với chất lượng

1 Là một phần của dự án, trong giai đoạn 1, bốn công cụ kiểm toán xã hội đã được thí điểm tại Việt Nam: Khảo sát chi tiêu công tại Trà Vinh, sử dụng Chương trình 167 về hỗ trợ nhà ở tại TP HCM và tỉnh Điện Biên; Thẻ báo cáo công dân thí điểm tại TP HCM và tỉnh Điện Biên; và Thẻ cho điểm cộng đồng và kiểm toán giới tại TP HCM và tỉnh Quảng Nam. Trong giai đoạn 2, công cụ Khảo sát chi tiêu công được thực hiện thí điểm tại TP HCM và tỉnh Điện Biên.

Giới thiệu và thônG tin cơ Sở

Page 7: Sổ tay kiểm toán Giới

7Sổ tay Kiểm toán Giới

Giới thiệu và thônG tin cơ Sở Mô-đun 1

ngày càng cao và thực hiện tốt các chính sách của nhà nước). Tăng cường được tính minh bạch, tăng cường được sự tham gia vào quá trình ra quyết định và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan chịu trách nhiệm chính là những điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả triển khai các chính sách của nhà nước. Do đó, các yếu tố này không những chỉ tốt cho chính các chính sách mà đồng thời cũng chính là những phương thức để nâng cao chất lượng thực hiện. Chính vì lý do đó, kiểm toán xã hội không phải chỉ giúp nhìn lại, đánh giá lại hiệu quả thực hiện mà phải là một phần của quá trình triển khai để đạt được hiệu quả thực hiện chính sách và từ đó tạo ra những tác động mong muốn tới xã hội.

Như vậy, với đặc điểm của một công cụ quản lý có tính thực tiễn cao, phù hợp với các nguyên tắc quản trị nhà nước, kiểm toán xã hội vừa có thể xác định được những cách làm, điển hình “tốt” theo chuẩn mực thông thường, vừa giúp thu thập những thông tin và ý kiến góp ý cần thiết để không ngừng nâng cao hiệu quả của quá trình ra quyết định, phân bổ nguồn lực và cung cấp dịch vụ nói chung. Nhìn chung, các kết quả về xã hội có thể thu thập, đo lường và cải thiện thông qua những hình thức sau:

● Phân tích mức độ ưu tiên đến các vấn đề xã hội trong các kế hoạch và chính sách

● Phân tích mức độ ưu tiên được chuyển tải thành hành động: phạm vi và chất lượng của các chỉ số dùng để đánh giá tiến độ đạt được trong những ưu tiên đã nêu?

● Đánh giá tác động xã hội từ quá trình thực hiện kế hoạch và xây dựng chính sách;

● Cung cấp thông tin thông qua từ các phương pháp có sự tham gia – bổ sung cho những luồng thông tin truyền thống hiện có trong hệ thống quản lý nhà nước.

Phương pháp tiếp cận kiểm toán xã hội đặc biệt phù hợp với môi trường chính sách hiện tại ở Việt Nam bởi quá trình “Đổi mới” đang ngày càng đưa Việt Nam hướng tới một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính định hướng này đang tạo ra nhiều cơ hội kèm theo nhiều thách thức cho các lĩnh vực liên quan tới chính sách xã hội. Rất nhiều thảo luận, trao đổi về chính sách trong thời gian qua nhấn mạnh nhu cầu cần thiết phải tăng cường trách nhiệm giải trình,cũng như tính minh bạch. Chính phủ và nhiều cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách. Một số quyết định gần đây về đổi mới quá trình xây dựng KHPTKTXH cho giai đoạn 2011-2015 đã thể hiện rõ mối quan tâm và những ưu tiên này.

Những tác dụng và tiềm năng ứng dụng của bộ công cụ kiểm toán đã được thí điểm để bổ sung vào công tác đánh giá hiệu quả xã hội của Kế hoạch Phát triển KTXH đã được khẳng định tại một hội thảo rút kinh nghiệm triển khai giai đoạn một. Tác dụng quan trọng nhất của bộ công cụ chính là khả năng thu hút sự tham gia của chính những đối tượng mục tiêu cũng như chính những cán bộ tham gia triển khai các chương trình, chính sách.

Các đặc điểm nổi bật của phương pháp và bộ công cụ được khẳng định tại một hội thảo gần đây về cơ hội và thách thức trong quá trình đổi mới cách xây dựng, theo dõi và đánh giá bản Kế hoạch Phát triển KTXH. Các ý kiến tại hội thảo đã kết luận rằng kiểm toán xã hội thực sự là một công cụ hữu hiệu để thu thập ý kiến phản hồi của người dân và đánh giá kết quả cung cấp dịch vụ. Đó chính là phương pháp hiệu quả để đo lường tác động của Kêế hoạch Phát triển KTXH

Page 8: Sổ tay kiểm toán Giới

Tổng quan về Kiểm Toán giớiMô-đun 2:

8 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

theo cách thức có sự tham gia và toàn diện hơn. Việc áp dụng phương pháp kiểm toán xã hội được xem như một quá trình tăng cường thêm vị thế cho người nghèo và đặc biệt là những nhóm yếu thế.

Page 9: Sổ tay kiểm toán Giới

Tổng quan về Kiểm Toán giới Mô-đun 2:

9sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

tại sao kiểm toán Giới lại phù hợp với việt nam?2

Kiểm toán Giới là một công cụ rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam vì một số lý do. Đầu tiên, Việt Nam là quốc gia đã cam kết thúc đẩy bình đẳng giới. Năm 1982, Việt Nam đã ký tham gia Công ước Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và đã ban hành văn bản pháp lý cấp nhà nước về bảo vệ quyền phụ nữ với trách nhịêm bảo đảm và thúc đẩy các quyền của phụ nữ, cũng như xoá bỏ rào cản ngăn cản phụ nữ nhận thức đầy đủ về các quyền của mình.

kiểm toán Giới, bình đẳng giới và phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người

Bình đẳng giới là một vấn đề thuộc về quyền con người, được bảo đảm bởi Công ước Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW) và Luật Bình đẳng giới của Việt Nam.

Kiểm toán Giới hỗ trợ các nỗ lực đánh giá mức độ thực hiện bình đẳng giới hoặc mức độ đề cập đến việc tạo quyền cho phụ nữ và các em gái trong các văn bản luật và các chương trình.

Bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và nữ giới đều có điều kiện như nhau để phát triển đầy đủ các tiềm năng con người của mình, và có cơ hội như nhau trong việc tham gia, đóng góp vào và hưởng lợi từ sự phát triển của quốc gia về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá.

Quan trọng là, bình đẳng giới có nghĩa là có kết quả như nhau cho cả nam giới và nữ giới.

Thứ hai, Việt Nam đã xây dựng một khung chính sách vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Uỷ ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ đã được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định số 72/TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 25/2/1993 và sau đó được bổ sung bằng Quyết định 92/TTg ngày 11/6/2001. Quyết định này đã xây dựng một Chiến lược Quốc gia về sự Tiến bộ của Phụ nữ ở Việt Nam, bao gồm năm mục tiêu chung và hai mươi mục tiêu mang tính định lượng nhằm xoá bỏ phân biệt và đảm bảo các quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực lao động, giáo dục và y tế; nhằm tăng cường chất lượng tham gia của nữ giới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội; và nhằm nâng cao năng lực cho cơ quan quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ để có thể đạt được trong một khung thời gian nhất định.

Thứ ba, Việt Nam đã thông qua các mục tiêu phát triển vì phụ nữ, trong khuôn khổ các Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ. Các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam được xây dựng nhằm phản ánh tốt hơn các nhu cầu và thực tiễn phát triển của Việt Nam. Các mục tiêu này một phần được dựa trên các Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ và là nguồn tham khảo đặc biệt cho các mục tiêu phổ cập giáo dục, đảm bảo bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nhiều văn bản quan trọng của Đảng và các bộ luật của nhà nước. Hơn nữa, cam kết chính trị của Đảng và chính phủ Việt Nam còn được chứng minh qua nỗ lực lồng ghép giới vào KHPTKTXH năm năm 2011–2015 hướng tới các mục tiêu bình đẳng giới. Định hướng rõ ràng về vấn đề giới cũng như sự nhất quán trong lồng ghép giới vào các lĩnh vực và các ưu tiên phát triển trong KHPTKTXH tổng thể

2 Phương pháp này dựa trên các tài liệu của Moser (2005); ILO (2007); Limbu (nd); và Rubin và Missokia (2006).

tổnG quan về kiểm toán Giới

Page 10: Sổ tay kiểm toán Giới

Tổng quan về Kiểm Toán giớiMô-đun 2:

10 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

sẽ tác động đáng kể đến quá trình thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới trong KHPTKTXH của các tỉnh thành trong cả nước.

Là một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và đầu tư của quốc gia, Bộ KH-ĐT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo rằng tất cả các cơ quan chính phủ chú trọng đến vấn đề giới khi thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, để bảo đảm tằng tất cả các chính sách và chương trình đểu xem xét đầy đủ các ưu tiên và lợi ích của cả nam giới và nữ giới, để các hiện tượng bất bình đẳng về giới được phát hiện và giải quyết và để các lợi ích của các chính sách, KHPTKTXH và các chương trình của quốc gia đều đem lại cho tất cả những người dân trong xã hội một cách công bằng. Tất cả mọi người, từ cấp trung ương đến cấp địa phương, đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các quyền của phụ nữ và các em gái được tôn trọng và họ được trao quyền để nhận thức đầy đủ về các quyền lợi của mình. Điều này đòi hỏi mọi cá nhân tổ chức, từ các nhà hoạch định chính sách đến các đơn vị cung cấp dịch vụ cần phải, nhìn các chương trình và chính sách thông qua “lăng kính” bình đẳng giới và quyền.

các bước chính của một quy trình kiểm toán Giới:

• Chuẩn bị;

• Rà soát tài liệu;

• Phỏng vấn những người cung cấp tin chính;

• Thảo luận nhóm trọng tâm;

• Các bảng hỏi tự đánh giá;

• Phân tích và xây dựng kế hoạch hành động để cải thiện lồng ghép giới;

• Phổ biến kế hoạch hành động;

• Giám sát thực hiện kế hoạch hành động.

Trong 20 năm qua, Việt Nam đã tiến được những bước rất dài về vấn đề bình đẳng giới; tuy nhiên, vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Kiểm toán Giới là một công cụ đã được chứng minh là rất hữu hiệu trong việc đánh giá tính phù hợp của các chính sách và chương trình thúc đẩy bình đẳng giới. Đây cũng là một công cụ hiệu quả trong đánh giá năng lực của các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện và theo dõi quá trình triển khai các chương trình và chính sách nhằm đảm bảo rằng các chương trình, chính sách này đem lại lợi ích cho cả nam giới và nữ giới một cách công bằng và giảm phân biệt đối xử giữa nam giới và nữ giới.

lồng ghép giới là một phương pháp tiếp cận hay một chiến lược nhằm đảm bảo rằng:

• Tất cả các nỗ lực từ phía nhà nước đều xem xét và đề cập đến các kinh nghiệm, nhu cầu và ưu tiên của cả nam giới và nữ giới ở tất cả các giai đoạn

• Các kết quả phát triển kinh tế xã hội đều đem lại lợi ích cho cả nam giới và nữ giới một cách công bằng; và

• Các bất bình đẳng về giới không còn tái diễn và trầm trọng thêm.

Page 11: Sổ tay kiểm toán Giới

Tổng quan về Kiểm Toán giới Mô-đun 2:

11sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

kiểm toán Giới là gì?

Kiểm toán Giới là một công cụ để đánh giá mức độ mà các vấn đề về giới được lồng ghép (đưa vào có hệ thống) vào một chính sách, chương trình hay tổ chức nào đó. Thông qua Kiểm toán Giới, các điều phối viên của kiểm toán sẽ kiểm tra mọi mặt của một chủ đề nhất định – có thể là một chương trình, một văn phòng hay một thể chế – nhằm xác định xem vấn đề giới có được đưa đầy đủ và thích hợp vào các mục tiêu và mục đích, thiết kế dự án và triển khai, cũng như giám sát và đánh giá để đảm bảo rằng các tác động đầu ra và chính sách tương thích với các mục tiêu về giới ở cấp cao hơn. Các công cụ Kiểm toán Giới được sử dụng khác nhau ở mỗi đơn vị khác nhau và không có một bộ phương pháp đơn lẻ nào áp dụng cho tất cả các trường hợp. Do đó, công cụ Kiểm toán Giới cần được áp dụng tuỳ thuộc vào mỗi bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, công cụ điển hình của Kiểm toán Giới thông thường kết hợp các phương pháp là rà sát tài liệu, thảo luận nhóm trọng tâm, phỏng vấn những người cung cấp tin chính và các câu hỏi tự đánh giá.

Thông thường, Kiểm toán Giới nhằm giải quyết một số vấn đề trọng yếu nào đó, có thể được chia thành hai nhóm: các câu hỏi về mục tiêu và quá trình thực hiện của các chương trình hay chính sách và các câu hỏi mang tính trọng tâm nội bộ hơn liên quan đến vấn đề giới trong nội bộ cơ quan hoặc đơn vị.

Lý tưởng là, Kiểm toán Giới tập trung vào cả chương trình nói chung và đơn vị nói riêng, tuy nhiên có thể chỉ tập trung vào một trong hai thứ. Trong trường hợp không thể thực hiện đầy đủ tất cả các bước Kiểm toán Giới, ít nhất đơn vị nên thực hiện việc phân tích giới trong khuôn khổ chương trình thông qua phương pháp rà soát tài liệu.

Kiểm toán Giới có thể và nên được áp dụng cho các chủ đề cụ thể cần được kiểm toán; tuy nhiên các bước kiểm toán chủ yếu thường kết hợp các bước được trình bày trong hộp phía dưới. Phương pháp Kiểm toán Giới, thể hiện qua các bước sẽ được trình bày này, cần phải được xác định sẽ sử dụng những phương pháp kiểm toán cụ thể nào trong các phương pháp: rà soát tài liệu, thảo luận nhóm trọng tâm, phỏng vấn những người cung cấp tin chính hay khảo sát tự đánh giá của các cán bộ.

Kiểm toán Giới cần được thực hiện với sự hỗ trợ của một bên thứ ba, ví dụ như một viện nghiên cứu hoặc một tổ chức phi chính phủ. Các cán bộ hướng dẫn Kiểm toán Giới từ các cơ quan như thế này cần phải là những cán bộ đã được đào tạo về phân tích giới.

các câu hỏi liên quan đến các mục tiêu, chính sách và chương trình bao gồm:

● Vấn đề giới được lồng ghép như thế nào trong các mục tiêu của dự án, các chính sách và chương trình?

● Có các mục tiêu cụ thể về vấn đề giới hay không, hoặc các mục tiêu có bao gồm việc đảm bảo rằng nam giới và nữ giới sẽ được tác động một cách công bằng hay không?

Page 12: Sổ tay kiểm toán Giới

Tổng quan về Kiểm Toán giớiMô-đun 2:

12 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

các câu hỏi có thể đặt ra cho cấp chính sách, ví dụ khPtktxh 2011-2015:

Lưu ý: Đây không phải là những câu hỏi mang tính chất toàn diện. Đây chỉ là một số ví dụ về loại câu hỏi có thể đặt ra cho các cán bộ thực địa.

Mục tiêu chính sách: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

• Lực lượng lao động nam/nữ có được chia theo ngành hay không và có kế hoạch giải quyết các vấn đề phan biệt đối xử giữa nam giới và nữ giới hay không?

• Vấn đề lao động nữ thiếu kỹ năng hơn và bị trả lương thấp hơn có được đề cập đến không?

một vài ví dụ về các câu hỏi sử dụng lăng kính giới có thể hỏi về các chính sách và chương trình:

trọng tâm của khPtktxh: phát triển kinh tế và phát triển doanh nghiệp tư nhân

• Các dữ liệu bóc tách theo giới có đang được thu thập tại tất cả các ngành kinh tế không?

• Những hoạt động nào đang được thực hiện cho phụ nữ-lực lượng lao động chiếm tỉ lệ lớn trong các ngành kinh tế phi chính thức, các doanh nghiệp nhỏ, lao động địa phương, lao động gia đình không được trả lương và lao động nhập cư?

• Có ngành nào không tuyển dụng lao động nữ theo luật lao động không và có ngành nào có lao động nữ không được hưởng lợi từ các hệ thống an ninh xã hội chính thức không? (ví dụ ngành nông nghiệp)

• Có thách thức đặc biệt nào đối với phụ nữ so với nam giới trong bối cảnh cạnh tranh tăng cao trên thị trường lao động hay không, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với các cam kết giảm thuế nhập khẩu và mở rộng thị trường các dịch vụ và sản xuất hàng hoá tiêu dùng?

• Các doanh nghiệp do phụ nữ điều hành có đang gặp phải những thách thức đặc biệt nào không (ví dụ khả năng tiếp cận vốn, tín dụng, thông tin thị trường, thông tin pháp luật, v.v...) và có giải pháp nào đang được thực hiện để giải quyết các thách thức đó không, nhất là đối với khu vực nông thôn?

• Có giải pháp nào đang được thực hiện để giải quyết các vấn đề về quyền sử dụng đất mà phụ nữ nông thôn đang gặp phải không?

trọng tâm khPtktxh: giáo dục và đào tạo

• Các dữ liệu được phân tổ về giới có được thu thập về tỉ lệ hoàn thành các cấp học, từ tiểu học đến đại học, của các nhóm công dân tại các khu vực địa lý và xã hội của Việt Nam hay không và có chương trình nào được triển khai để giải quyết các vấn đề bất cân bằng không?

• Các dữ liệu được bóc tách theo giới có được thu thập về số giáo viên tại tất cả các cấp học, từ tiểu học đến đại học không và có chương trình nào được triển khai để giải quyết các vấn đề bất cân bằng không?

• Phụ nữ, so với nam giới và các em gái, so với các em trai ở các hộ nghèo ở khu vực nông thông, vùng sâu, vùng xa và vùng núi, đang gặp phải những cản trở nào trong việc tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề; và đã có giải pháp nào cho những vấn đề này chưa?

• Nhu cầu của phụ nữ và các em gái không biết chữ có hoàn cảnh xã hội khác nhau, đặc biệt là thuộc các dân tộc thiểu số, có được xác định và đáp ứng không?

• Các thành kiến về giới có được đề cập trong sách giáo khoa, các tài liệu giảng dạy và chương trình đào tạo giáo viên không?

trọng tâm khPtktxh: giảm nghèo và an ninh xã hội

• Các dữ liệu được phân tổ theo giới theo độ tuổi, nhóm xã hội và nhóm dân tộc có được thu thập trên các lợi ích và trợ cấp xã hội được nhận hay không?

• Có rào cản nào đối với các hộ dân do phụ nữ làm chủ trong việc tiếp cận hệ thống an ninh xã hội không? Nếu có, có giải pháp nào đang được thực hiện không?

• Tỉ lệ phụ nữ, bao gồm người cao tuổi, được hưởng lợi ích và trợ cấp xã hội có cân bằng với tỉ lệ nam giới hay không?

Page 13: Sổ tay kiểm toán Giới

Tổng quan về Kiểm Toán giới Mô-đun 2:

13sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

một vài ví dụ về các câu hỏi sử dụng lăng kính giới có thể hỏi về các chính sách và chương trình:

Trọng tâm KHPTKTXH: bảo trợ xã hội

• Các dữ liệu bóc tách theo giới có được thu thập về vấn đề xâm hại tình dục theo nhóm tuổi không?

• Các dữ liệu bóc tách theo giới có được thu thập về bạo lực liên quan đến giới, bao gồm bạo lực thân thể, bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần và buôn bán trẻ em không?

• Có những giải pháp nào đang được thực hiện để giải quyết tình trạng xâm hại tình dục trẻ em (cả nam và nữ) và phụ nữ trưởng thành?

trọng tâm khPtktxh: dân số, khhGđ và y tế

• Dữ liệu về dân số, KHHGĐ và y tế có được bóc tách không?

• Có giải pháp nào đang được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nghèo và phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số hay không?

• Tỉ lệ tử vong cao khi sinh đẻ của phụ nữ vùng nôn thôn và vùng sâu vùng xa, đặc biệt là phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số có được giải quyết không?

• Vai trò và sự tham gia của nam giới vào các vấn đề dân số, KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản có được động viên và thúc đẩy không?

• Phụ nữ và nam giới có gặp phải các rủi ro khác nhau liên quan đến việc lây nhiễm HIV không và nếu có, vấn đề này được giải quyết như thế nào?

• Nhu cầu của nam và nữ thanh niên về các kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tinh thần có được đáp ứng không?

Việc xem xét vấn đề giới được lồng ghép ở mức độ nào vào các mục tiêu và ưu tiên ở cấp cao hơn có thể là cơ sở cho việc tìm hiểu xem liệu có hiện tượng bốc hơi chính sách-các dự định chính sách không được tuân thủ trong quá trình triển khai dự án hay hoạt động-hay không.

● Các vấn đề giới được lồng ghép như thế nào trong việc thực hiện chương trình?

● Lập kế hoạch dự án có bao gồm các chương trình cụ thể cho nhóm phụ nữ mục tiêu hay không, hoặc các cơ chế đảm bảo rằng nam giới và phụ nữ được hưởng lợi từ các dự án một cách công bằng không?

Việc xem xét này cũng tạo cơ hội để xác định liệu có rào cản quốc tế hay bên ngoài nào đối với các chương trình hợp tác dành riêng cho phụ nữ hoặc có bao gồm phụ nữ hay không.

● Vấn đề giới được bao gồm trong theo dõi và đánh giá dự án ở mức độ nào?

● Các chỉ số có được bóc tách theo giới hay không? Các chỉ số theo dõi quá trình có được tăng tính bình đẳng không?

Đây có thể là một cơ hội để tìm hiểu liệu có hiện tượng vô hình hoá chính sách-khi chính sách được thực hiện nhưng không được phản ánh trong theo dõi và đánh giá và do đó không đề cập đến các phương diện về giới.

Page 14: Sổ tay kiểm toán Giới

Tổng quan về Kiểm Toán giớiMô-đun 2:

14 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

các câu hỏi liên quan đến tổ chức:

● Có nỗ lực chính trị để đưa vấn đề giới lên thành một ưu tiên hay không?

● Cán bộ văn phòng và cán bộ chương trình có cảm thấy việc lồng ghép giới là một ưu tiên của các cán bộ cấp cao hơn không?

● Có năng lực kỹ thuật để đưa vấn đề giới lên thành ưu tiên hay không?

● Đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức và kỹ năng để lồng ghép giới vào các chương trình hay không?

● Có trách nhiệm giải trình trong nội bộ tổ chức hoặc dự án dành cho lồng ghép giới hay không?

● Cán bộ nhân viên có cảm thấy họ sẽ bị đánh giá tiêu cực nếu họ không lồng ghép vấn đề giới vào các chương trình và chính sách không?

● Có văn hóa tổ chức lồng ghép giới vào các chính sách, chương trình và công tác theo dõi và đánh giá không?

● Vấn đề giới được tiếp cận như thế nào trong nội bộ tổ chức? Có ủng hộ rộng rãi hay có phản kháng trong nội bộ tổ chức đối với vấn đề lồng ghép giới không?

Page 15: Sổ tay kiểm toán Giới

Công táC Chuẩn bị Mô-đun 3

15sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Trong giai đoạn này, các cán bộ hướng dẫn (cán bộ kiểm toán) cần phải quyết định sẽ kiểm toán những gì và theo tiêu chí nào. Ngoài ra, họ còn cần phải quyết định sẽ sử dụng những tài liệu gì và phạm vi kiểm toán đến đâu (cả tổ chức hay chỉ một bộ phận cụ thể), cũng như chế độ báo cáo (cho ai, ở cơ quan nào, ví dụ như Giám đốc Sở, Bộ trưởng, cơ quan luật pháp của tỉnh…) và khung thời gian là như thế nào (ví dụ hai tháng, ba tháng hay sáu tháng). Khung thời gian được quyết định phụ thuộc vào phạm vi kiểm toán vì chương trình hay tổ chức được kiểm toán càng lớn thì càng cần nhiều thời gian.

Khi xác định đối tượng kiểm toán, có thể địa phương hoá công tác kiểm toán, ví dụ như kiểm tra mức độ vấn đề giới được bao gồm trong một văn bản cụ thể hoặc được thực hiện tại cấp huyện. Tuy nhiên, Kiểm toán Giới còn được sử dụng như một công cụ từ trên xuống với hiệu quả cao khi đánh giá việc thực hiện các chính sách và mục tiêu nói chung của một cơ quan tổ chức cụ thể nào đó (ví dụ bộ hoặc sở) tại tất cả các cấp hoặc thông qua một chương trình cụ thể.

Khi đó, trọng tâm của kiểm toán sẽ là một vấn đề có phạm vi cụ thể theo ngành dọc, bao gồm cả các ưu tiên cấp cao (ví dụ tỉ lệ tốt nghiệp PTTH gia tăng ở các khu vực nông thôn) và công tác thực hiện, theo dõi và đánh giá. Trong bối cảnh KHPTKTXH, kiểm toán có thể bao gồm xem xét các hợp phần hiện có và quyết định phạm vi của các ưu tiên về giới được đề cập trong tài liệu tổng quát và được triển khai thành công bởi một bộ, sở hoặc chương trình bộ phận nào đó.

Đây cũng là giai đoạn quyết định đối tượng sẽ được phỏng vấn và phương pháp lựa chọn đối tượng sẽ được phỏng vấn. Khi đánh giá một chương trình, quan trọng là cần phải xác định ai là những người có hiểu biết về chương trình đó. Ngoài các bên liên quan nội bộ ra, cần phải có sự tham gia của các đối tác liên quan chính khác (ví dụ các bộ, sở, các cơ quan phát triển quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ…) để tìm hiểu quan điểm từ bên ngoài về chương trình hoặc tổ chức đang được kiểm toán.

Các câu hỏi phỏng vấn, hướng dẫn thảo luận nhóm trọng tâm và các câu hỏi tự đánh giá cũng cần được xây dựng ngay từ giai đoạn này. Cũng rất quan trọng khi xác định sẽ đánh giá việc lồng ghép giới như thế nào, có nghĩa là, xác định phương pháp kiểm tra xem các bên liên quan có đưa các mục tiêu vào hành động một các hiệu quả hay không, cũng như cách theo dõi bất kỳ quá trình nào đi ngược lại so với các mục tiêu đã đề ra.

Khi hoàn thiện nghiên cứu phương pháp và kế hoạch thực hiện Kiểm toán Giới, có thể xem xét một số câu hỏi chính cho các mục đích lập kế hoạch dưới đây:

rà soát tài liệu :

1. Các tài liệu liên quan chính đến chương trình hoặc cơ quan này là gì?

2. Những tài liệu chính nào hướng dẫn hoạt động của chương trình hoặc cơ quan này, ví dụ tài liệu lập kế hoạch?

3. Đầu ra chính của chương trình hoặc cơ quan này là gì? Các đầu ra này có được ghi trong tài liệu hoặc các báo cáo có liên quan hay không?

4. Khung theo dõi và đánh giá của chương trình hoặc cơ quan này là gì?

cônG tác chuẩn bị

Page 16: Sổ tay kiểm toán Giới

Công táC Chuẩn bịMô-đun 3

16 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

5. Có thoả thuận hợp tác nào không?

6. Có ngân sách cho các hoạt động của chương trình này không?

xác định các bên liên quan:

1. Ai có ảnh hưởng đến định hướng và công tác lập kế hoạch của chương trình, dự án hay cơ quan này?

2. Các cán bộ thực hiện chính của chương trình, dự án hoặc cơ quan này bao gồm những ai?

3. Nhiệm vụ chính liên quan đến chương trình của các cán bộ này là gì?

4. Các đối tác chính bao gồm những ai?

5. Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là những ai, và kiểm toán có đưa họ vào trong phạm vi kiểm toán không?

Những câu hỏi trên đây hỗ trợ các cán bộ hướng dẫn trong việc xác định các tài liệu và cá nhân được tổ chức theo nhiệm vụ (ví dụ, cán bộ quản lý, lập kế hoạch, cán bộ chương trình, cán bộ tài chính…) sẽ tham gia vào quá trình kiểm toán. Đây là thông tin cần được xem xét khi xây dựng chiến lược thực hiện kiểm toán.

xây dựng phương pháp:

Những câu hỏi chính sẽ được trả lời thông qua kiểm toán là gì?

Những phương pháp và công cụ nào có thể giúp trả lời các câu hỏi này?

Sau đây là một số câu hỏi điển hình trong Kiểm toán Giới:

1. Quá trình lập kế hoạch của chương trình có bao gồm:

● Phân tích tình hình nhạy cảm giới;

● Các dữ liệu được bóc tách về giới; và

● Nhận thức về vấn đề nhân quyền?

2. Mục tiêu và các hoạt động của chương trình có thúc đẩy:

● Tăng cường khả năng tiếp cận và kiểm soát các quyết định và nguồn lực;

● Cải thiện các định mức về xã hội và thể chế; và

● Cả nam và nữ giới đều được hỗ trợ thay đổi?

3. Các chỉ số theo dõi và đánh giá:

● Có bóc tách về giới;

● Có bao gồm cả chỉ số định tính và định lượng;

Page 17: Sổ tay kiểm toán Giới

Công táC Chuẩn bị Mô-đun 3

17sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

● Có bao gồm các mục tiêu;

● Có khả năng đánh giá quá trình hướng tới cải thiện bình đẳng giới và các định mức về xã hội cũng như thể chế;

● Có đo lường các kết quả đối với cả nam giới lẫn nữ giới?

4. Đâu là cơ chế trách nhiệm giải trình nhằm đạt được các kết quả về giới để báo cáo?

5. Có sẵn hướng dẫn và hỗ trợ để trợ giúp các cán bộ đáp ứng được các mong đợi liên quan đến bình đẳng giới hay không?

6. Văn hoá tổ chức có hỗ trợ việc lồng ghép giới hay không?

quyết định về phương pháp-các đầu ra chính

Vào cuối giai đoạn lên kế hoạch phương pháp, các cán bộ hướng dẫn cần phải xác định sẽ kiểm toán cái gì (ví dụ, một chính sách hoặc một chương trình), và những tài liệu và nguồn lực nào sẽ được bao gồm trong kiểm toán.

Đây là một bước quan trọng cần được đầu tư đủ thời gian. Việc tìm các tài liệu chính ví dụ như các báo cáo hoặc dự liệu về các chương trình sẽ có thể tốn nhiều thời gian và công sức của các bộ và các sở liên quan. Quan trọng là phải xác định rõ ràng tài liệu nào là cần thiết cho việc phân tích và cần phải liên hệ với các cơ quan có liên quan càng sớm càng tốt.

Bước thứ hai là phác thảo phương pháp và công cụ, bao gồm đề cương các câu hỏi thảo luận nhóm trọng tâm, phỏng vấn và các hoạt động tự đánh giá, cũng như xây dựng ma trận rà soát tài liệu. Các câu hỏi và ma trận này cần phải đi kèm với một bản phương pháp dành cho việc đánh giá công tác lồng ghép vấn đề giới trong chương trình hoặc cơ quan đang được đánh giá.

Đây cũng là một bước quan trọng. Các đợt triển khai thí điểm kiểm toán giới đã cho thấy rằng ngôn ngữ của các công cụ vẫn còn chưa thật gần gũi với nhiều người tham gia, đặc biệt là chính quyền địa phương-là những người chưa từng được chia sẻ với các khái niệm về giới. Ngay trong giai đoạn thiết kế, cần có một bước thử các công cụ hướng dẫn phỏng vấn và khảo sát tự đánh giá, đặc biệt là cho các cán bộ ở cấp địa phương và các cơ quan ngành dọc khác nhau có liên quan. Tương tự, cũng rất quan trọng khi tiến hành các cuộc thảo luận nhóm trọng tâm để đảm bảo các câu hỏi đúng trọng tâm và ngôn ngữ rõ ràng dễ hiểu.

Cuối cùng, cần phải xây dựng một kế hoạch triển khai chi tiết hơn, ví dụ bao gồm xác định các bên liên quan chính sẽ tham gia phỏng vấn và mô tả các bước triển khai đánh giá. Các cán bộ nòng cốt tại địa phương thuộc cơ quan đang được đánh giá cũng nên tham gia vào kế hoạch kiểm chứng này để đảm bảo thời gian đặt ra cũng phù hợp với họ. Cần phải có kế hoạch rõ ràng và chi tiết cho các hoạt động thực địa kèm theo đó là một bản mô tả chi tiết các bước nghiên cứu và hoàn thiện công cụ và tài liệu cần thiết.

Cũng cần phải tài liệu hóa quy trình cho các mục đích nhân rộng và đảm bảo rằng việc nhân rộng được triển khai triệt để. Quan trọng là phải xác định địa điểm thực hiện các hoạt động thu thập dữ liệu và đối tượng nhân dân tham gia, cũng như xác định khối lượng và thời gian triển khai các hoạt động này. Ngoài ra, xác định những nguồn lực nào là cần thiết cũng là một việc rất quan trọng, bao gồm xác định thời gian làm việc của các cán bộ, ngân sách đi lại và chi phí cho tài liệu, di chuyển, tiền ăn uống, v.v...

Page 18: Sổ tay kiểm toán Giới

Công táC Chuẩn bịMô-đun 3

18 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

kế hoạch thực hiện cần phải xem xét:

1. Ai là người cần được thông báo về Kiểm toán Giới và ai có thể mời các đối tượng tham gia (Bộ/Sở KH-ĐT, các cơ quan thuộc các bộ, huyện, xã, UBND);

2. Cần những hỗ trợ hậu cần gì cho việc triển khai Kiểm toán Giới (ở đâu, khi nào, ai, trong bao lâu); và

3. Chi phí cần thiết cho cán bộ thực hiện, ði lại, tài liệu, dịch thuật, v.v...và ai sẽ là người chi trả các chi phí này.

khung báo cáo kiểm toán Giới

Tổng quan về các câu hỏi chính sử dụng trong Kiểm toán Giới

Bảng dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quát về các vấn đề chính, các phương pháp thu thập dữ liệu và tiêu chí chính trong hoạt động thu thập dữ liệu phục vụ Kiểm toán Giới. Đây là một bảng mang tính chất tổng hợp các vấn đề chính và ma trận với các nội dung chi tiết hơn về các kỹ thuật thu thập dữ liệu được mô tả trong các bảng phụ. Lưu ý rằng các tiêu chí phân tích được gợi ý (Cột 3) cho mỗi câu hỏi được đánh giá xuất phát từ các yêu cầu nhận thức tối thiểu đến nhận thức cao hơn về vấn đề giới.

Tổng quan về các câu hỏi, phương pháp và tiêu chí phân tích chính của Kiểm toán Giới

Lưu ý rằng chỉ có một vài câu hỏi có thể được xem là một phần của Kiểm toán Giới chứ không nhất thiết là phải sử dụng tất cả các câu hỏi này.

Page 19: Sổ tay kiểm toán Giới

Công táC Chuẩn bị Mô-đun 3

19sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

câu hỏi chính Phương pháp sơ bộ tiêu chí phân tích

vấn đề giới được lồng ghép vào các mục tiêu dự án, các chính sách và chương trình như thế nào?

Có các mục tiêu cụ thể về giới không, hoặc các mục tiêu có bao gồm đảm bảo rằng nam giới và phụ nữ sẽ được tác động như nhau không?

(Xem xét vấn đề giới được lồng ghép như thế nào trong các mục tiêu cấp cao hơn và các ưu tiên có thể là cơ sở để tìm hiểu liệu có hiện tượng bốc hơi chính sách khi các dự định chính sách không được thực hiện trong các dự án hoặc trong thực thế hay không.)

Rà soát tài liệu; phỏng vấn những người cung cấp tin chính. (Các phương pháp Thảo luận nhóm trọng tâm và Tự đánh giá cũng có thể cung cấp thông tin về các vấn đề này, tuy nhiên hai phương pháp trên (Rà soát tài liệu và Phỏng vấn những người cung cấp tin chính) sẽ cung cấp các thông tin trực tiếp hơn.

Bao gồm phân tích tình hình giới trong các kế hoạch chương trình và trong công tác theo dõi và đánh giá nơi chỉ ra các hiện tượng bất bình đẳng và các nguyên nhân gốc rễ.

Các mục tiêu được bóc tách về vấn đề giới.

Các mục tiêu có đề cập một cách cụ thể đến các nhu cầu (ví dụ khả năng cả hai giới đều có thể nuôi dưỡng con cái) và những mối quan tâm chiến lược (như thực hiện các quy định cho phép cả các em gái và các em trai được hoàn thành phổ cập giáo dục để có được các cơ hội như nhau khi tiếp cận với các công việc tốt) của cả nữ giới và nam giới, các em gái và em trai hay không?

Có bao gồm nhận thức về quyền (ví dụ các chương trình có thừa nhận và phản ánh đầy đủ các hiệp ước quốc tế đã ký kết về vấn đề bình đẳng giới và các văn bản, nghị định của chính phủ có liên quan) hay không?

các mục tiêu chương trình

Chương trình có bao gồm phân tích bối cảnh nhạy cảm giới, bao gồm đánh giá về các vai trò và trách nhiệm về giới, hay không?

Có các mục tiêu chương trình cụ thể về phụ nữ hay không, hoặc có các mục tiêu nhằm đảm bảo các lợi ích mang tính bình đẳng giới từ các chương trình hay không?

Các chương trình cấp cộng đồng có đề cập một cách cụ thể đến các mối quan tâm chiến lược về vấn đề giới của cả nam giới và nữ giới hay không?

Các mục tiêu chương trình có phù hợp hoặc liên quan cụ thể đến các mục đích, chỉ số và các mục tiêu đã được nêu ra trong các chính sách ở cấp cao hơn không?

thiết kế chương trình

Các chương trình có được thiết kế cụ thể về các nhu cầu của phụ nữ hay không? Hoặc các chương trình có được thiết kế rõ nét nhằm đảm bảo đem lại lợi ích cộng bằng cho cả nam giới và nữ giới hay không?

Các chương trình có được thiết kế với sự tham gia của các nhóm cộng đồng không? Nếu có, sự tham gia của nữ giới có được bao gồm một cách rõ ràng không?

Các mục tiêu chính sách có được phản ánh một cách rõ ràng không hoặc có được thể hiện trong quá trình thiết kế dự án không?

Page 20: Sổ tay kiểm toán Giới

Công táC Chuẩn bịMô-đun 3

20 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

câu hỏi chính Phương pháp sơ bộ tiêu chí phân tích

Các vấn đề giới được lồng ghép thế nào trong quá trình thực hiện chương trình?

Rà soát tài liệu; phỏng vấn cán bộ chương trình; thảo luận nhóm trọng tâm với các đối tượng hưởng lợi từ chương trình

thực hiện chương trình

Các hoạt động có được thiết kế dựa trên các phân tích về giới, để thu hẹp khoảng cách giữa nam giới và nữ giới, các em trai và các em gái không?

Các cán bộ thực hiện (hoặc các nhà cung cấp dịch vụ) có ý thức về các vấn đề giới, bao gồm vấn đề bất bình đẳng giới và các nguyên nhân, không và có được trang bị kiến thức kỹ năng để giải quyết các vấn đề này không?

Chương trình có bao gồm đào tạo về phân tích giới nhằm đảm bảo rằng các cán bộ thực hiện được trang bị các kỹ năng thích hợp hay không?

theo dõi và đánh giá

Các mục tiêu và chỉ số có bao gồm đầy đủ vấn đề giới, về mặt số liệu bóc tách và quy trình hướng tới cải thiện bình đẳng giới, hay không?

Rà soát tài liệu Các chỉ số và việc thu thập dữ liệu có bóc tách theo giới hay không?

Các chương trình có bao gồm theo dõi các đối tượng hưởng lợi chia theo giới tính hay không?

Các kết quả/chỉ số của chương trình có được bóc tách theo giới hay không?

Các chỉ số có đề cập đến quy trình hướng tới cải thiện bình đẳng gưới và thay đổi trong các định mức xã hội/thể chế hay không?

Có chỉ số/mục tiêu cho tất cả các mục tiêu liên quan đến vấn đề giới trong KHPTKTXH hay không? (tức là tất cả các mục tiêu liên quan đến vấn đề giới có được theo dõi hay không?)

Có phân bổ ngân sách cho các hoạt động được thiết kế nhằm đạt được các kết quả về bình đẳng giới hay không?

văn hóa tổ chức và năng lực

Có văn hóa tổ chức trong việc đề cập đên các vấn đề giới khi triển khai chương trình trong tổ chức hay không?

Tổ chức có đầy đủ năng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề giới hay không?

Cán bộ của tổ chức có thể kết nối chương trình với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và giới hay không?

Phỏng vấn những người cung cấp tin chính; thảo luận nhóm trọng tâm với các cán bộ chương trình/cơ quan; các câu hỏi tự đánh giá

năng lực tổ chức

Có nhận thức rằng việc đặt trọng tâm vào các vấn đề liên quan đến phụ nữ là rất quan trọng hay không?

Các vấn đề giới (ví dụ nhân sự, v.v...) có được giải quyết trong phạm vi tổ chức hay không?

Cơ chế trách nhiệm giải trình nào được áp dụng nhằm đạt được các kết quả về bình đẳng giới?

Các cán bộ của tổ chức có cảm thấy họ có trách nhiệm trong việc báo cáo các kết quả có bóc tách theo giới hay không?

Page 21: Sổ tay kiểm toán Giới

Công táC Chuẩn bị Mô-đun 3

21sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

câu hỏi chính Phương pháp sơ bộ tiêu chí phân tích

Các cán bộ của tổ chức có cảm thấy họ được hỗ trợ trong thiết kế các chương trình thúc đẩy bình đẳng giới hoặc các chương trình cụ thể cho phụ nữ hay không?

Năng lực cá nhân

Các cán bộ có hiểu khái niệm lồng ghép giới hay không?

Các cán bộ có cảm thấy họ có đầy đủ hiểu biết để đề cập đến các vấn đề giới trong các chương trình/hoạt động hay không?

Có chương trình đào tạo cán bộ về lập kế hoạch và phân tích giới hay không?

Một số ví dụ về các chỉ số sử dụng lăng lính giới:

trọng tâm khPtktxh: phát triển kinh tế và phát triển doanh nghiệp tư nhân:

• Tỉ lệ phụ nữ so với nam giới trong khu vực tư nhân;

• Giảm khoảng cách thu nhập giữa phụ nữ và nam giới trong khu vực tư nhân;

• Tăng tỉ lệ lao động nữ trong luật lao động và hưởng lợi từ các hệ thống an ninh xã hội chính thức (ví dụ ngành nông nghiệp);

• Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ nhằm giảm tác tộng của tình trạng cạnh tranh gia tăng trong thị trường lao động cho cả nữ giới và nam giới;

• Giảm khoảng cách giữa nữ giới và nam giới trong việc tiếp cận vốn, tín dụng, thông tin thị trường, thông tin pháp luật, v.v...theo vùng địa lý và nhóm xã hội;

• Thay đổi tỷ lệ phụ nữ nông thôn có quyền sử dụng đất.

trọng tâm khPtktxh: giáo dục và đào tạo

• Tỉ lệ tốt nghiệp của nam/nữ giới theo nhóm xã hội và vùng địa lý tại tất cả các cấp giáo dục;

• Có các chương trình/biện pháp nhạy cảm giới để giảm khoảng cách giữa các em gái/em trai và phụ nữ/nam giới;

• Thay đổi tỉ lệ giáo viên nam/nữ tại tất cả các cấp giáo dục, từ tiểu học đến đại học;

• Thay đổi tỉ lệ các em gái/phụ nữ tiếp cận được với giáo dục và đào tạo nghề;

• Thay đổi tỉ lệ phụ nữ và các em gái không biết chữ theo nhóm xã hội và dân tộc;

• Tỉ trọng của các thành kiến về giới trong sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy là chương trình đào tạo giáo viên;

• Có bằng chứng chứng minh sự thu thập các dữ liệu nhận được bóc tách theo giới về lợi ích và trợ cấp xã hội đã;

• Có các chương trình/biện pháp nhạy cảm giới để giảm khoảng cách giữa các em trai/các em gái và phụ nữ/nam giới;

• Giảm khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới, theo độ tuổi trong mức độ nhận được các lợi ích và trợ cấp xã hội;

• Giảm khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới, theo độ tuổi trong mức độ hưởng các lợi ích và trợ cấp xã hội của chính phủ.

Page 22: Sổ tay kiểm toán Giới

Công táC Chuẩn bịMô-đun 3

22 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Một số ví dụ về các chỉ số sử dụng lăng lính giới:

trọng tâm khPtktxh: bảo trợ xã hội

• Có bằng chứng chứng minh sự thu thập các dữ liệu được bóc tách theo giới về vấn đề xâm hại tình dục;

• Có bằng chứng chứng minh sự thu thập các dữ liệu được bóc tách theo giới về bạo hành liên quan đến giới, bao gồm bạo hành thể chất, bạo hành tình dục và bạo hành tinh thần và buôn bán trẻ em

• Có các chương trình/biện pháp nhạy cảm giới để giảm khoảng cách giữa các em trai/các em gái và phụ nữ/nam giới;

trọng tâm khPtktxh: dân số, khhGđ và y tế

• Có bằng chứng chứng minh sự thu thập các dữ liệu được bóc tách theo giới về dân số, KHHGĐ và y tế, bao gồm HIV/AIDS;

• Có các chương trình/biện pháp nhạy cảm giới để đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nghèo và phụ nữ dân tộc thiểu số;

• Thay đổi trong tỉ lệ tử vong khi sinh của phụ nữ theo vùng miền và nhóm xã hội;

• Có các chương trình/biện pháp nhạy cảm giới để tăng cường vai trò và sự tham gia của nam giới trong công tác dân số, KHHGĐ và sức khỏe sinh sản;

• Giảm các hành vi có thể gây rủi ro của nam giới và phụ nữ trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tinh thần.

Page 23: Sổ tay kiểm toán Giới

Rà soát tài liệu Mô-đun 4:

23sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Ở giai đoạn này, các tài liệu quan trọng (như KHPT KTXH cấp quốc gia và cấp tỉnh và các tài liệu chính sách/chương trình) được thu thập và rà soát theo ma trận/tiêu chí đã xác định trước, nhằm xác định mức độ lồng ghép vấn đề giới trong các chính sách và chương trình và trong quá trình thực hiện cũng như theo dõi và đánh giá. Quan trọng là phải xác định rõ loại tài liệu nào cần thiết cho kiểm toán để tránh làm quá tải cơ quan tham gia vào kiểm toán và đảm bảo có đủ thời gian để các cơ quan nhà nước tìm kiếm tài liệu.

các đầu ra của rà soát tài liệu:

• Một danh sách các văn bản/tài liệu có liên quan chính được rà soát;

• Đánh giá định lượng về lồng ghép giới dựa trên các tiêu chí đã xác định;

• Phân tích định tính về lồng ghép giới qua các văn bản được rà soát;

• Một bản tóm tắt.

Các tài liệu rà soát nên bao gồm mọi tài liệu chương trình quan trọng, các tài liệu chiến lược bao trùm, báo cáo giữa kỳ, khung theo dõi và đánh giá, đánh giá tác động, báo cáo công tác, v.v…

Đối với mỗi một tài liệu, khi rà soát cần phải điền vào ma trận rà soát tài liệu được trình bày dưới đây. Các tài liệu được chấm điểm từ 0 đến 2 theo các tiêu chí chính và các loại chỉ số. Một phép tính trung bình của các tài liệu có thể được tính toán, song một phân tích tường thuật về điểm mạnh và điểm yếu là vô giá.

khung rà soát tài liệu

Khung rà soát tài liệu được chỉnh sửa một chút từ khung rà soát tài liệu tham khảo từ phương pháp Kiểm toán Giới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mô tả trong Cẩm nang dành cho các Cán bộ hướng dẫn Kiểm toán Giới (ILO, 2007). Khung rà soát này bao gồm đánh giá định tính được lượng hóa nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về chất lượng của việc tài liệu hóa liên quan đến lồng ghép giới.

rà soát tài liệu chương trình:

Bảng dưới đây sẽ giúp kiểm tra mức độ và cách thức xử lý vấn đề giới trong các tài liệu chương trình. Tùy theo loại tài liệu cần phân tích, bảng này có thể được dùng từng phần hoặc toàn bộ và nên được điều chính tùy theo thể loại tài liệu được đánh giá.

Với mỗi tài liệu, điền vào bảng rà soát tài liệu dưới đây, cho điểm tiêu chí theo thang điểm từ 0 đến 2, và cung cấp thêm nhận xét nếu cần. Điền điểm vào cột giữa và bổ sung thêm giải thích, chi tiết, trích dẫn và số trang ở cột bên phải. Để dễ sử dụng, bảng đã được chia thành “mục tiêu và chiến lược” và “theo dõi và đánh giá” và những mục này có thể được kết nối lại với nhau nếu tài liệu bao gồm cả thành “mục tiêu và chiến lược” và “theo dõi và đánh giá”.

Lưu ý: Bảng có thể được chỉnh sửa nếu cần hoặc điều chỉnh cho thích hợp sử dụng với một nhóm các tiêu chí tương ứng với các loại tài liệu cần rà soát

rà Soát tài liệu

Page 24: Sổ tay kiểm toán Giới

Rà soát tài liệuMô-đun 4:

24 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

mục tiêu và chiến lược

0 – Tuyên bố không được phản ánh trong tài liệu

1 – Tuyên bố được phản ánh hạn chế trong tài liệu

2 – Tuyên bố được phản ánh đầy đủ/rất đầy đủ trong tài liệu

tiêu chí điểm (0 1 2)

nhận xét (giải thích điểm số - lấy ví dụ hay trích dẫn – bao gồm số trang)

tài liệu chính sách, kế hoạch hay chương trình

Các khái niệm phân tích về giới được dùng để phân tích hay lý giải tình trạng (ví dụ phân biệt về giới trong lĩnh vực lao động, tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích, các nhu cầu thực tiễn về vấn đề giới và các mối quan tâm chiến lược về vấn đề giới, nhận thức về quyền của phụ nữ/các em gái có thể bị ảnh hưởng bởi các định kiến xã hội 0-1-2

Mục tiêu chính sách quốc gia hướng tới thực hiện bình đẳng giới được phản ánh rõ ràng trong thiết kế chương trình.0-1-2

Mục tiêu của chính sách/ chương trình giải quyết cụ thể các nhu cầu tình thế và chiến lược của phụ nữ0-1-2

Các mục tiêu của tài liệu được bóc tách theo giới 0-1-2

Tài liệu dùng ngôn ngữ nhạy cảm về giới tức là không phân biệt/thành kiến là nam giới hay phụ nữ, trai hay gái 0-1-2

Các nội dung liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới là riêng biệt và là trọng tâm của tài liệu chứ không chỉ là một mục phụ ngoài lề 0-1-2

Các hoạt động của chương trình được thiết kế cụ thể liên quan đến các nhu cầu của phụ nữ nhằm giải quyết các vấn đề bất bình đẳng giới 0-1-2

Các chương trình cấp cộng đồng có đề cập cụ thể đến các mối quan tâm chiến lược về giới của cả nam giới và phụ nữ 0-1-2

Các chương trình được thiết kế với sự tham gia của các nhóm cộng đồng trong đó có sự tham gia rõ nét của các nhóm phụ nữ 0-1-2

tổng số điểm cho tài liệu – cộng dồn các điểm số =

điểm số trung bình cho tài liệu:tổng số/số lượng tiêu chí [ví dụ 27/9 = 3] =

Page 25: Sổ tay kiểm toán Giới

Rà soát tài liệu Mô-đun 4:

25sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

mục tiêu và chiến lược

0 – Tuyên bố không được phản ánh trong tài liệu

1 – Tuyên bố được phản ánh hạn chế trong tài liệu

2 – Tuyên bố được phản ánh đầy đủ/rất đầy đủ trong tài liệu

tiêu chí điểm (0 1 2)

nhận xét (giải thích điểm số - lấy ví dụ hay trích dẫn – bao gồm số trang)

theo dõi và đánh giá (kế hoạch, khung theo dõi và báo cáo)

Chú ý: Nếu tài liệu chương trình hay kế hoạch có một khung theo dõi và đánh giá thì sẽ phân tích như một phần của tài liệu

Chương trình có bóc tách số liệu theo dõi người hưởng lợi theo giới 0-1-2

Có các chỉ số và mục tiêu liên quan đến giới trong tài liệu 0-1-2

Hệ thống và chiến lược thu thập dữ liệu có các chỉ số bóc tách theo giới 0-1-2

Các chỉ số giải quyết các nhu cầu chiến lược và dài hạn của cả nam giới và nữ giới, ví dụ, khả năng tiếp cận các nguồn lực, quyền lực, v.v... 0-1-2

Tổng số điểm cho tài liệu – Cộng dồn các điểm số =

Điểm số trung bình cho tài liệu:Tổng số/số lượng tiêu chí [ví dụ 9/4 = 2,25] =

tóm tắt rà soát tài liệu:

Trong bảng tóm tắt này, ghi loại và tên của mỗi tài liệu đã rà soát, cùng với điểm số theo kết quả đánh giá. Có thể thêm dòng nếu cần.

bảng tóm tắt hành chính

loại tài liệu (ví dụ kế hoạch, chương trình, theo dõi và đánh giá)

tên tài liệu điểm trung bình

Số tài liệu đã phân tích Tổng số điểm (cộng dồn các điểm số)

Điểm số trung bình: tổng điểm/số tài liệu

= = =

Page 26: Sổ tay kiểm toán Giới

Rà soát tài liệuMô-đun 4:

26 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

đánh giá định tính

Rà soát tài liệu nên đi kèm theo một bản tường thuật phác thảo về điểm mạnh và điểm yếu phát hiện ra trong tài liệu về việc lồng ghép các vấn đề giới sử dụng tiêu chí rà soát tài liệu làm cơ sở. Bản tường thuật có thể bao gồm các cơ hội bị bỏ lỡ trong việc giải quyết các vấn đề về giới (như ví dụ dưới đây) hoặc gợi ý về việc cải thiện giải quyết vấn đề giới.

ví dụ về bản tường thuật:

“Mặc dù Luật Bình đẳng giới đã được dự thảo và đưa ra thảo luận rộng rãi tại Việt Nam từ năm 2006 và những nội dung chính của Luật này đã được gửi đến các cơ quan, chính quyền có liên quan ở nhiều cấp khác nhau, tinh thần về giới và bình đẳng giới vẫn chưa được phản ánh trong KHPTKTXH.”

“Trong tài liệu [tên], các mục tiêu bình đẳng giới trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo được thảo luận chi tiết. Có thể giải thích bằng thực tế rằng báo cáo này là do cán bộ cấp tỉnh soạn thảo vì sự tiến bộ của phụ nữ, nhân tố trọng tâm của vấn đề giới.”

“Phần định hướng phát triển KT-XH của tài liệu lập kế hoạch không có nội dung phân tích về giới, các tác động của các định hướng phát triển KT-XH cho nam giới và phụ nữ cũng như các tác động tiềm năng đến bình đẳng giới trong các năm của kế hoạch.”

“Văn bản kế hoạch chương trình giáo dục cấp tỉnh không hướng tới giải quyết vấn đề tỷ lệ bỏ học của học sinh nam và nữ. Kế hoạch không bóc tách tỷ lệ bỏ học theo học sinh nam và học sinh nữ. Mặc dù tỷ lệ học sinh nữ ở tiểu học đã giảm đi trong những năm gần đây song việc đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của học sinh và ngăn chặn bỏ học vẫn là một việc cần được nhà trường, gia đình và cộng động chú ý giải quyết bằng những chiến lược hiệu quả. Văn bản không phân tích nguyên nhân sâu xa của việc bỏ học của học sinh nữ, hay tại sao tỷ lệ bỏ học của học sinh nữ lại cao hơn học sinh nam, chẳng hạn như học sinh nữ phải làm nhiều việc nhà hơn học sinh nam; và với những gia đinh nghèo, con trai thường được ưu tiên hơn. Văn bản cũng không phân tích các vấn đề bỏ học của học sinh nam và nữ thuộc các công đồng dân tộc thiểu số.”

Page 27: Sổ tay kiểm toán Giới

27sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Phỏng vấn những người cung cấP tin chính Mô-đun 5

Phỏng vấn những người cung cấp tin chính là một nguồn thông tin bổ sung quan trọng và có thể được sử dụng để lấy thêm thông tin chi tiết về các chương trình và chính sách; bổ sung thêm những thông tin thuyết minh bị thiếu; hiểu được trách nhiệm giải trình và cấu trúc báo cáo; và hiểu được những điểm nhạy cảm của chương trình và những vẫn đề có thể không phát lộ trong môi trường thảo luận nhóm, v.v…

Những người cung cấp tin chính bao gồm các cán bộ cao cấp/lâu năm có liên quan, tuy nhiên có thể mở rộng tối đa tới cả những đối tượng bao gồm những người được phỏng vấn từ tất cả các cấp-các cán bộ chương trình, các cán bộ hành chính và/hoặc nhân sự, những người thụ hưởng, v.v… Càng có nhiều người được phỏng vấn (cũng như tham gia thảo luận nhóm trọng tâm) càng tốt, tuỳ vào thời gian cho phép. Những người tham gia cần đại diện cho các bộ phận của tổ chức tại nhiều cấp và từ các bên liên quan bên ngoài.

các câu hỏi mẫu hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc

Người phỏng vấn: tập trung vào chính sách, kế hoạch, chương trình, tổ chức, bộ phận...cụ thể là trọng tâm của kiểm toán. Dưới đây là các câu hỏi mẫu để hỏi trong các cuộc phỏng vấn. Mục đích của phỏng vấn là để tìm hiểu xem có quy trình và hệ thống nào đang được triển khau nhằm giải quyết đầy đủ các vấn đề về giới ở các cấp khác nhau hay không và có đủ năng lực để thực hiện hay không.

Giới thiệu:

Người hướng dẫn cần giới thiệu về bản thân, và cung cấp cho người được phỏng vấn mục tiêu và những thông tin cần thiết của nghiên cứu. Người tham gia phỏng vấn cần được biết rằng mọi câu trả lời của họ đều sẽ được giữ kín.

các câu hỏi chung:

Giới thiệu khởi động: Xin hãy mô tả vắn tắt vị trí của anh chị ở đơn vị, thời gian làm cho đơn vị/đảm nhận vai trò hiện tại và các trách nhiệm tổng quát

1. Theo anh/chị, vấn đề giới đã được lồng ghép đầy đủ (ví dụ như trong chính sách, chương trình, theo dõi và đánh giá) nhằm đảm bảo cải thiện bình đẳng giữa phụ nữ/các em gái và nam giới/các em trai chưa? Xin mô tả mức độ đạt được hoặc cách thức triển khai vấn đề này trong thực tế.

2. Theo anh chị đâu là thế mạnh và thành quả chính về lồng ghép giới? Có lĩnh vực nào gặp phải thách thức đặc biệt không? Xin mô tả một vài ví dụ.

trách nhiệm giải trình:

3. Cơ chế nào đảm bảo rằng các cán bộ quản lý và nhân viên có trách nhiệm đảm bảo vấn đề giới được lồng ghép và đạt được các kết quả bình đẳng giới.

PhỏnG vấn nhữnG nGười cunG cấP tin chính

Page 28: Sổ tay kiểm toán Giới

28

Phỏng vấn những người cung cấP tin chính

sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Mô-đun 5

4. Có xem xét các quá trình và hệ thống trách nhiệm giải trình một cách hiệu quả không? Nếu không, có thể thực hiện hoạt động nào để tăng cường và nâng cao tính hiệu quả?

5. Ai là người chịu trách nhiệm hàng đầu trong việc đảm bảo vấn đề giới được lồng ghép vào chính sách?

a) Ai là người chịu trách nhịêm rằng các cán bộ nhân viên nhận thức về các chính sách và mục tiêu về bình đẳng giới, có kỹ năng triển khai các hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình và thực sự đang áp dụng khái niệm bình đẳng cũng như báo cáo về các kết quả đạt được?

b) Các trách nhiệm lồng ghép giới có được chia sẻ ở các cấp khác nhau không?

c) Có cơ chế thưởng phạt nào để đảm bào giới được lồng ghép vào chính sách x, kế hoạch x, chương trình x, tổ chức x, phòng x, v.v?

6. Có những loại hỗ trợ nào (ví dụ hướng dẫn, góp ý, xây dựng năng lực, mạng lưới chia sẻ kiến thức, hạt nhân nòng cốt về giới, v.v…) cho đội ngũ quản lý cấp cao và các cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo họ thực hiện các phân tích về giới và kết hợp các kết luận phân tích vào lĩnh vực họ đảm trách?

lồng ghép bình đẳng giới trong triển khai các chương trình:

7. Việc phân bổ ngân sách có đảm bảo các mục tiêu bình đẳng giới được phản ánh đầy đủ trong các giai đoạn (thiết kế, thực hiện, theo dõi kết quả, báo cáo) của chương trình hay không?

a) Có thách thức nào trong các lĩnh vực hoặc giai đoạn thực hiện chương trình cụ thể nào không?

b) Có thể có những hành động nào để cải thiện tình hình?

chuyên môn hiện có về giới và chiến lược xây dựng năng lực về giới:

8. Cán bộ thuộc lĩnh vực trách nhiệm của anh/chị cần xây dựng những năng lực chủ yếu gì để đảm bảo lồng ghép đầy đủ vấn đề bình đẳng giới vào tất cả các lĩnh vực của chương trình/hoạt động của đơn vị?

a) Năng lực về giới được phân bổ thế nào giữa phụ nữ và nam giới? Việc này có được thực hiện đầy đủ không?

9. Thông tin và kiến thức về cách lồng ghép giới được chia sẻ như thế nào trong đơn vị? Có hệ thống chính thức nào không?

a) Theo anh chị, những phương pháp nào (ví dụ tập huấn, hướng dẫn, các điểm trọng tâm về giới) và hình thức nào (ví dụ theo nhóm, cá nhân, hội thảo, trang web, v.v...) là hiệu quả nhất trong

Page 29: Sổ tay kiểm toán Giới

29sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Phỏng vấn những người cung cấP tin chính Mô-đun 5

việc tăng cường hiểu biết và áp dụng các khái niệm về vấn đề bình đẳng giới?

b) Những phương pháp này hiệu quả như thế nào?

c) Anh/chị kiến nghị những cải thiện nào?

theo dõi và đánh giá

10. Theo anh/chị, hệ thống theo dõi và đánh giá có đủ để đo lường tiến độ về mặt kết quả bình đẳng giới không?

a) Trong các các chỉ số bao gồm?

b) Trong các quá trình và hệ thống hiện có nhằm theo dõi và ghi nhận những kết quả bình đẳng giới bao gồm nhân lực và ngân sách theo yêu cầu?

c) Trong trường hợp cần thiết, những bước chính nào có thể được thực hiện nhằm thúc đẩy tiến trình và tăng cường hệ thống?

nguồn nhân lực:

11. Anh chị có cho rằng việc tuyển cán bộ và các quy trình tuyển chọn có minh bạch và mang tính nhạy cảm ở tất cả các cấp?

a) Các hoạt động và quy trình tuyển cán bộ có chú ý đầy đủ đến nhu cầu của tổ chức trong mối tương quan với việc thúc đẩy và đạt được các kết qua về bình đẳng giới hay không?

b) Cần thay đổi những gì, nếu có, trong quá trình tuyển nhân sự?

12. Các cán bộ mới có được biết về các mong đợi, nếu có, về vấn đề lồng ghép giới hay không?

a) Có hướng dẫn và hỗ trợ đầy đủ nhằm giúp các cán bộ mới đáp ứng được các mong đội hay không?

b) Nếu cần thiết, các hành động nào có thể được thực hiện nhằm cải thiện hiện trạng?

định hướng cho tương lai-kế hoạch hành động về lồng ghép bình đẳng giới

13. Theo các câu trả lời của anh/chị và theo thứ tự quan trọng, những hoạt động nào có thể được thực hiện nhằm tăng cường hơn nữa việc lồng ghép giới trong chương trình/đơn vụ?

14. Anh/chị có đề xuất nào mà anh/chị cho là hữu ích cho công tác Kiểm toán Giới?

Cảm ơn sự hợp tác của anh/chị.

Page 30: Sổ tay kiểm toán Giới

30

Thảo luận nhóm Trọng Tâm

sổ Tay hướng dẫn Thực hiện kiểm Toán xã hội dựa Trên quyền Trẻ em

Mô-đun 6

Thảo luận nhóm trọng tâm là một trong những cơ chế then chốt để tập hợp thông tin định tính về lồng ghép giới. Cần tổ chức thảo luận giữa các cán bộ chủ chốt của chương trình và đơn vị; ngoài ra, cũng có thể tổ chức giữa các đối tượng hưởng lợi của dự án. Đối với các cán bộ, có thể tổ chức thảo luận giữa những cán bộ đang phụ trách về những lĩnh vực tương tự nhau và có thể giữa các chương trình. Nên chọn ba hoặc bốn câu hỏi cần thảo luận chi tiết trong số những câu dưới đây. Đây là những câu hỏi hoặc chủ đề đã được nêu trong cuộc phỏng vấn cho phép thảo luận kỹ hơn.

quan trọng

Phải đảm bảo càng nhiều càng tốt tính đại diện cân bằng giữa nam và nữ trong tất các các thảo luận nhóm. Trong các đợt kiểm toán thí điểm được thực hiện trong năm 2010, sự tham gia của nam giới trong các cuộc thảo luận nhóm trong khuôn khổ kiểm toán giới thí điểm là rất hạn chế. Ví dụ, trong một cuộc họp, chỉ có 2 người là nam giới trên tổng số 14 người tham dự và họ cũng bỏ về ngay cả khi cuộc họp còn chưa kết thúc. Hiện tượng này phần nào phản ánh một thực tế ở Việt Nam là vấn đề giới và bình đẳng giới mới chủ yếu do phụ nữ thực hiện và do đó trách nhiệm tham gia là thuộc về các cán bộ nữ và các đối tượng trọng tâm thường hầu hết là nữ. Tầm quan trọng của việc có đủ tính đại diện của cả nam và nữ trong kiểm toán xã hội để quan điểm của cả hai giới đều được phản ánh trong thảo luận và trong các giải pháp đề xuất cần phải được truyền đạt tới các cán bộ quản lý cấp cao.

Giống như phỏng vấn những người cung cấp tin chính, thảo luận nhóm trọng tâm nên được tổ chức vào thời gian phù hợp với những người tham gia. Ví dụ, đối với nhóm những người hưởng lợi, cần tính toán đến vai trò và trách nhiệm hàng ngày của họ. Tầm chiều muộn có thể là thời gian không phù hợp đối với phụ nữ khi tham gia bởi đây là thời gian họ chuẩn bị bữa tối cho gia đình.

Cán bộ kiểm toán nên chú ý đến những vấn đề then chốt khi làm việc với các đối tượng hưởng lợi, ví dụ như có nên tổ chức thảo luận nhóm trọng tâm theo giới hay không đối với trường hợp phụ nữ không thể hoặc không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện trước mặt nam giới, hoặc ngược lại.

Một mẫu thảo luận nhóm trọng tâm và một số câu hỏi mẫu được cung cấp ở dưới đây. Có một số kỹ thuật “phá băng” nhất định có thể được sử dụng khi bắt đầu cuộc thảo luận. Ví dụ, cán bộ kiểm toán có thể phát giấy và bút cho những người tham gia vào yêu cầu họ trước tiên hãy ghi ra những thành công chủ yếu của công tác lồng ghép giới trong đơn vị/chương trình của mình trong năm vừa qua. Những tờ giấy này được thu lại và dán lên tường để tất cả cùng có thể nhìn thấy và phần đầu của buổi thảo luận có thể được tiến hành dựa trên các nội dung đã được ghi ra giấy này. Trong quá trình tham gia thảo luận, người tham gia có thể được yêu cầu viết thêm và ghi ra những thách thức lớn nhất cho công tác lồng ghép giới. Những tờ giấy này sau đó cũng có thể được dán lên để mọi người cùng thảo luận.

hướng dẫn thảo luận nhóm trọng tâm

Phần hướng dẫn sau đây sẽ cung cấp một tổng quan về các vấn đề sẽ được đưa ra trong các cuộc thảo luận nhóm trọng tâm giữa các cán bộ chương trình hoặc đơn vị. Các câu hỏi sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể và phạm vi của kiểm toán (ví dụ dự án, chính sách chương trình hay tổ chức…) Có thể chọn câu hỏi trong số những câu hỏi được đưa ra dưới đây để phù hợp với nhu cầu của kiểm toán cụ thể.

thảo luận nhóm

trọnG tâm

Page 31: Sổ tay kiểm toán Giới

31sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

thảo luận nhóm trọng tâm Mô-đun 6

Nếu có yêu cầu về đầu ra định tính, các cán bộ hướng dẫn có thể yêu cầu người trả lời đánh giá cho điểm từng câu hỏi được đưa ra thảo luận và tính điểm, chia trung bình điểm của các câu trả lời theo câu hỏi và câu trả lời. Cần có một cán bộ ghi chép (có thể là một trong nhóm cán bộ hướng dẫn hoặc là một người khác, nhưng không phải là một thành viên của nhóm thảo luận). Các bản ghi chép cần bao gồm các ý kiến chi tiết của những người tham dự. Quan trọng là phải đảm bảo rằng những người tham gia có mức độ tương đồng về cấp bậc và ở cùng một bộ phận/chương trình để các dữ liệu được đưa ra sẽ không quá chung chung (ví dụ nên tổ chức thảo luận nhóm giữa các cán bộ của một bộ phận về Theo dõi và Đánh giá hoặc bộ phận nhân sự, v.v… hơn là một nhóm cán bộ từ nhiều bộ phận khác nhau)

1. Giới thiệu cán bộ hướng dẫn thảo luận: Bắt đầu cuộc họp bằng phần giới thiệu cán bộ hướng dẫn (nên là các chuyên gia về giới)

2. Giới thiệu mục tiêu của Kiểm toán Giới: Các cán bộ hướng dẫn nên giới thiệu mục tiêu của Kiểm toán Giới, trong đó nhấn mạnh rằng đây hoàn toàn không phải là một cuộc kiểm tra, do đó không có câu trả lời nào là sai và câu trả lời của mọi người sẽ không được đưa vào báo cáo hoặc ghi chép lại nếu chưa được phép.

3. Giới thiệu về những người tham gia: Nên đề nghị và động viên những người tham gia tự giới thiệu về mình và nêu ngắn gọn về chức vụ, thời gian làm việc tại đơn vị và các trách nhiệm công việc chính của mình. Những người tham dự cần nêu vấn đề về bình đẳng/lồng ghép giới trong đơn vị/chương trình mà họ đặc biệt quan tâm.

“Phá băng” (nếu cần thiết)

Yêu cầu những người tham gia dành một hoặc hai phút để trả lời những câu hỏi sau đây:

● Đâu là những điểm mạnh và thành tựu chủ yếu về bình đẳng/lồng ghép giới trong đơn vị/chương trình, đặc biệt là trong hai năm gần đây (về mặt tổ chức và lập kế hoạch)?

● Những thách thức chính là gì?

Sau đó yêu cầu người tham gia chọn một vài từ quan trọng để viết vào một mẩu giấy để thể hiện những vấn đề mà họ cho là thành công và thách thức.

Dòng thảo luận.

câu hỏi dành cho cán bộ lập kế hoạch và chương trình

Định hướng chiến lược và trách nhiệm giải trình (cán bộ chương trình):

1a) Anh/chị có được mong đợi lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào công việc của mình không? (ví dụ, điều này có được ghi vào trong bản mô tả công việc của anh/chị không, hoặc nếu anh chị không thực hiện thì có hậu quả gì không?)

Page 32: Sổ tay kiểm toán Giới

32

Thảo luận nhóm Trọng Tâm

sổ Tay hướng dẫn Thực hiện kiểm Toán xã hội dựa Trên quyền Trẻ em

Mô-đun 6

Người hướng dẫn: Ghi chép những điểm chính của cuộc thảo luận

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

1b) Có những thách thức trong từng lĩnh vực hoặc giai đoạn lập kế hoạch chương trình cụ thể không?

Người hướng dẫn: Ghi chép lại những thách thức chính

2a) Anh/chị hãy mô tả các quy trình (như trách nhiệm báo cáo và phân bổ ngân sách cho các chương trình về giới) và hệ thống (như cơ chế chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên, kèm cặp, đào tạo...) để đảm bảo vấn đề bình đẳng giới được phản ánh trong các chương trình

2b) Vấn đề này có được thể hiện trong báo cáo công tác và mô tả công việc của các cán bộ, bao gồm đội ngũ quản lý cấp cao, hay không?

2c) Hành động cụ thể nào nếu có, có thể được tiến hành để tăng cường cách thức thực hiện cũng như hiệu quả thực hiện hành động?

Người hướng dẫn: Ghi chép lại những nội dung chính

Chuyên môn về giới hiện tại và chiến lược xây dựng năng lực về giới:

3a) Có cơ chế hỗ trợ (hướng dẫn, lời khuyên, xây dựng năng lực, công cụ phân tích, mạng lưới chia sẻ kiến thức, các nhân tố trọng tâm của vấn đề giới …) để đảm bảo anh/chị có thể tiến hành các phân tích giới và đưa các kết luận của các phân tích đó vào công việc của mình hay không?

0. không hề có

1. có ở một mức độ hạn chế

2. có ở một mức độ tương đối

3. có ở một mức độ lớn

4. có đầy đủ không biết

□ □ □ □ □ □

3b) Nếu cần thiết, hành động cụ thể nào, bao gồm đào tạo, có thể được tiến hành để cải thiện các kỹ năng?

Người hướng dẫn: Ghi chép các ý kiến chính.Cố gắng để người tham gia sắp xếp thứ tự ưu tiên các hành động.

Page 33: Sổ tay kiểm toán Giới

33sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

thảo luận nhóm trọng tâm Mô-đun 6TổNG QUAN Về PHươNG PHáP LUậN mô-đun 3

Theo dõi và đánh giá:

4a) Các kết quả và chi tiêu cho bình đẳng giới có được đo lường tại đơn vị/chương trình không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

4b) Hãy mô tả quy trình và hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu dùng để theo dõi và ghi chép các kết quả và chi tiêu cho bình đẳng giới (và loại chỉ số đã sử dụng).

4c) Nếu cần, thì hành động nào có thể tiến hành để tăng cường các quy trình và hệ thống này?

Người hướng dẫn: Ghi chép các ý kiến chính.Cố gắng để người tham gia sắp xếp thứ tự ưu tiên các hành động.

điều phối và lập kế hoạch chương trình kết hợp:

5. Anh/chị có cho rằng mình và đồng nghiệp có đủ năng lực để đóng một vai trò hiệu quả trong các nỗ lực điều phối liên quan đến bình đẳng/lồng ghép giới khi làm việc với các đối tác (ví dụ các bộ khác có cùng trách nhiệm trong một chương trình và các cơ quan đối tác bên ngoài) hay không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

6. Anh/chị có gợi ý hoặc đề xuất nào khác nhằm tăng cường năng lực của đơn vị/chương trình trong việc lồng ghép các vấn đề giới vào quá trình lập kế hoạch hoặc theo dõi và đánh giá để cải thiện các kết quả bình đẳng giới hay không?

Người hướng dẫn: Ghi chép các ý kiến và gợi ý chính

bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý nguồn nhân lực

1a) Các quy trình tuyển chọn có lưu ý đầy đủ đến nhu cầu của tổ chức liên quan đến vấn đề thúc đẩy và đạt các kết quả về bình đẳng giới hay không?

Page 34: Sổ tay kiểm toán Giới

34

Thảo luận nhóm Trọng Tâm

sổ Tay hướng dẫn Thực hiện kiểm Toán xã hội dựa Trên quyền Trẻ em

Mô-đun 6

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

1b) Cần thay đổi những gì, nếu có, đối với các quy trình tuyển chọn?

Người hướng dẫn: Ghi chép các ý kiến và gợi ý chính

2a) Cán bộ lập kế hoạch/chương trình (bao gồm cán bộ mới) có nhận thức về các mong đợi liên quan đến bình đẳng giới (nếu có) hay không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

2b) Tất cả các cán bộ có trách nhiệm giải trình về các kết quả bình đẳng giới hay không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

2c) Vấn đề bình đẳng giới có được thể hiện trong báo cáo công tác và mô tả công việc của các cán bộ, bao gồm cả đội ngũ quản lý cấp cao, hay không?

Người hướng dẫn: Ghi chép các điểm chính

3a) Các vấn đề bình đẳng giới có được bao gồm trong các quá trình định hướng cán bộ hay không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

3b) Nếu có, đó là những vấn đề gì? Ai là người chịu trách nhiệm?

Người hướng dẫn: Ghi chép các điểm chính

4a) Có đẩy đủ hướng dẫn và hỗ trợ (ví dụ đánh giá nhu cầu, hướng dẫn, hệ thống quản lý và chia sẻ kiến thức, các công cụ phân

Page 35: Sổ tay kiểm toán Giới

35sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

thảo luận nhóm trọng tâm Mô-đun 6

tích, đào tạo…) để hỗ trợ cán bộ đáp ứng được các mong đợi hay không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

4b) Nếu cần thiết, hành động nào có thể thực hiện để cung cấp thêm hướng dẫn và hỗ trợ?

Người hướng dẫn: Ghi chép các điểm chính

5. Mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới có được tôn trọng ở tất cả các cấp trong đơn vị/chương trình hay không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Người hướng dẫn: Ghi chép các điểm chính

6. Anh/chị có phải giải quyết các vấn đề/sự vụ phát sinh liên quan đến vấn đề giới giữa các cán bộ trong vòng hai năm gần đây không? Nếu có, việc giải quyết này có làm hài lòng tất cả các bên liên quan không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Người hướng dẫn: Ghi chép các điểm chính

7. Anh/chị có gợi ý hoặc đề xuất nào khác nhằm nâng cao năng lực của đơn vị/chương trình trong việc lồng ghép các vấn đề giới vào công tác quản lý nguồn nhân lực để cải thiện các kết quả bình đẳng giới không?

Page 36: Sổ tay kiểm toán Giới

36

Khảo sát tự đánh giá

sổ tay hướng dẫn thực hiện Kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Mô-đun 7

Các bảng hỏi khảo sát tự đánh giá cần được phát cho tất cả các bên liên quan, bao gồm tất cả cán bộ của một đơn vị/chương trình, hoặc tất cả những ai tham gia quản lý và thực hiện một chương trình. Không cần phát bảng hỏi tự đánh giá cho các đối tượng hưởng lợi. Đối với KHPTKTXH, do phạm vi kiểm toán rộng nên có thể lựa chọn những người cung cấp tin chính tại mỗi cấp (quốc gia, vùng miền và địa phương)

đầu ra của thảo luận nhóm trọng tâm, phỏng vấn những người cung cấp tin chính và bảng hỏi tự đánh giá

Cả ba phương pháp đều cung cấp thông tin định tính về lồng ghép giới. Đặc biệt, các kỹ thuật này giúp xác định:

• Tầm quan trọng tổng quát của lồng ghép giới;

• Mức độ quyết tâm chính trị và năng lực kỹ thuật trong lồng ghép giới vào các chính sách;

• Mức độ áp dụng trách nhiệm giải trình trong lồng ghép giới;

• Nguy cơ bay hơi, vô hình hoá và chống đối chính sách

Đối với phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn, dữ liệu sẽ hoàn toàn là định tính và cần được phân tích và tổng hợp để đưa vào báo cáo.

Dưới đây là một mẫu bảng hỏi. Các bảng hỏi cung cấp điểm số mang tính định lượng về các lĩnh vực khác nhau của vấn đề lồng ghép giới trong các chính sách và chương trình, đồng thời cũng cung cấp đánh giá về năng lực thể chế và năng lực cá nhân. Các bảng hỏi nên được thu thập theo cách mà những người tham gia cảm thấy hoàn toàn tự tin khi đưa ra các câu trả lời. Việc bảng hỏi có để ở dạng khuyết danh hoàn toàn, thậm chí là đối với cả cán bộ kiểm toán, hay không là do quyết định lựa chọn của cán bộ kiểm toán, nhưng việc biết ai nói cái gì lại có thể rất hữu ích trong trường hợp cần phải làm rõ thông tin sau đó. Tuy nhiên, những người tham gia cần phải luôn luôn tự tin hoàn toàn về việc ngoài những người tham gia kiểm toán ra sẽ không có ai biết được việc ai đã nói những gì.

Các bảng hỏi tự đánh giá cần được phát ngay sau khi bắt đầu tiến hành kiểm toán để người trả lời có đủ thời gian điền phiếu trả lời.

khảo sát tự đánh giá

Cần phát bảng hỏi cho tất cả các cán bộ chương trình và cán bộ hành chính có liên quan đến chương trình đang được kiểm toán

đánh giá năng lực và đào tạo cán bộ:

Cảm ơn anh/chị đã tham gia trả lời bảng hỏi.

XXX đang thực hiện một đợt Kiểm toán Giới nhắm hiểu rõ hơn vấn đề giới đang được lồng ghép như thế nào trong chương trình YYY tại Việt Nam. Trong khuôn khổ đợt kiểm toán này, chúng tôi mong muốn được ghi nhận những ý kiến của cán cán bộ để hiểu rõ hơn về việc anh/chị cảm nhận mình đã được trang bị như thế nào để lồng ghép vấn đề giới vào các công tác chính sách, lập kế hoạch chương trình và các hoạt động khác.

khảo Sát tự đánh Giá

Page 37: Sổ tay kiểm toán Giới

37sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

khảo sát tự đánh giá Mô-đun 7

Kết quả của hoạt động khảo sát này sẽ được sử dụng nhằm giúp XXX trong việc hỗ trợ cải thiện công tác đào tạo và xây dựng năng lực, lồng ghép tốt hơn các vấn đề về giới trong các chính sách, trong việc lập kế hoạch chương trình và trong công tác quản lý.

Đây không phải là một bài kiểm tra, do đó không có câu trả lời đúng hay sai. Chúng tôi hỏi các câu hỏi về hiểu biết và nhận thức của các anh/chị để hiểu rõ hơn về các quan điểm và các nhu cầu khác nhau trong nội bộ tổ chức. Chúng tôi sẽ bảo mật các thông tin trả lời của các anh/chị.

Bảng đánh giá năng lực bao gồm một số phần và sẽ cần trung bình 15 phút để hoàn thành

* * * * *

1. Họ và tên (Có thể bỏ mục này đi để bảo mật)

2. Nữ Nam Tuổi

3. Vị trí công tác

a) Quản lý cấp cao/trưởng nhóm

b) Cán bộ hỗ trợ

c) Cán bộ kỹ thuật (ví dụ tài chính, mua sắm…)

4. Anh/chị đã làm việc tại vị trí này được bao nhiêu lâu rồi? Năm Tháng

5. Anh/chị làm việc với những bộ phận nào khác trong cơ quan?

Hiểu biết và kinh nghiệm về các vấn đề giới:

6. Nhằm lồng ghép tốt hơn vấn đề giới trong công việc của anh/chị, hình thức hỗ trợ nào, ví dụ đào tạo, cải thiện các chỉ số, liên hệ nhiều hơn với các đối tượng trọng tâm, các hoạt động chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp, tiếp cận tới các thực tiễn tốt, v.v…, là hiệu quả nhất?

7. Anh/chị đã từng tham dự khoá tập huấn nào về giới chưa hoặc anh/chị có bằng cấp chuyên môn về giới hoặc các vấn đề của phụ nữ không? Có Không

a) Nếu câu trả lời là « Có », anh/chị vui lòng điền vào bảng sau đây thông tin về mỗi khoá học có liên quan đến bình đẳng giới hoặc các vấn đề của phụ nữ mà anh/chị đã tham gia

tên khoá học năm thời gian

Page 38: Sổ tay kiểm toán Giới

38

Khảo sát tự đánh giá

sổ tay hướng dẫn thực hiện Kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Mô-đun 7

b) Nếu có tập huấn trong thời gian anh/chị làm tại Bộ xxx, anh/chị cảm thấy Bộ đã hỗ trợ anh/chị tham dự khoá tập huấn với mức độ nào?

c) Anh/chị có được dành riêng thời gian hoặc làm việc theo thời gian linh hoạt khi thực hiện các trách nhiệm công việc khác không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

d) Nếu anh/chị đã từng có cơ hội để tham gia một khoá đào tạo liên quan đến vấn đề giới nhưng anh/chị lại không đi được thì lý do là gì?

● Không có thời gian?

● Không có khả năng áp dụng trong công việc?

● Không quan tâm?

● Khác?

8. Hãy đánh dấu vào cột mô tả đúng nhất sự hiểu biết của anh/chị về các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến vấn đề giới sau đây. Nếu anh/chị hiện tại đang áp dụng những khái niệm này, xin vui long sử dụng cột cuối cùng để cung cấp một ví dụ mô tả anh/chị đang áp dụng như thế nào. Nếu cần thiết, anh/chị có thể viết các ví dụ ra mặt sau của tờ giấy này.

Page 39: Sổ tay kiểm toán Giới

39sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

khảo sát tự đánh giá Mô-đun 7

không biết có nghe đến

hiểu có áp dụng

Sự khác nhau giữa giới tính và giới □ □ □ □Vai trò giới □ □ □ □Quan hệ giới □ □ □ □Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực □ □ □ □Nhu cầu về giới thực tiễn so với mối quan tâm chiến lược □ □ □ □Bình đẳng chính thức và bình đẳng thực chất □ □ □ □Cách thực hiện một phân tích giới □ □ □ □Lồng ghép giới □ □ □ □Ý nghĩa của việc phân tách công-tư và liên quan đến quyền □ □ □ □Thực hiện quyền □ □ □ □Dữ liệu bóc tách theo giới □ □ □ □

Ví dụ về việc áp dụng các khái niệm

9. Các vấn đề giới liên quan đến công việc hiện tại của anh/chị ở mức độ nào và các vân đề giới được đề cập như thế nào?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

10. Anh/chị cảm thấy giới là ưu tiên chính của KHPTKTXH trong ngành xx ở mức độ nào?

Page 40: Sổ tay kiểm toán Giới

40

Khảo sát tự đánh giá

sổ tay hướng dẫn thực hiện Kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Mô-đun 7

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

11. Các mục đích/mục tiêu về bình đẳng giới/công bằng giới được đề cập trong quá trình thiết kế hoạt động của ngành/chương trình này ở mức độ nào

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

báo cáo về giới:

12. Anh/chị có cảm thấy rằng mình có trách nhiệm giải trình các kết quả liên quan đến giới trong công việc không? Nếu có, xin hãy mô tả mức độ

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

13. Anh/chị có được yêu cầu báo cáo về các thành tựu cũng như thách thức liên quan đến giới hay không? Nếu có thì ở đâu và mức độ như thế nào? (báo cáo thường niên? Các chỉ số? các loại báo cáo khác?)

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

14. Có các chỉ số cụ thể về giới để đánh giá thành công trong các dự án mà anh chị đang phụ trách hay không? Các chỉ số đó có đủ để đánh giá các kết quả của bình đẳng giới không?

Page 41: Sổ tay kiểm toán Giới

41sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

khảo sát tự đánh giá Mô-đun 7mô-đun 5Rà SOáT TàI LIệU

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

15a) Anh/chị có nhận thức được về các nhân tố nòng cốt về giới-là những người có thể hỗ trợ và hướng dẫn giải quyết các vấn đề giới trong công việc của anh/chị-hay không?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

15b) Nếu có, anh/chị đã từng làm việc với nhóm nòng cốt này chưa? Tại sao?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

15c) Nhóm nòng cốt này có hữu ích không? Tại sao và làm cách nào để có thể nâng cao hiệu quả tương tác và hỗ trợ?

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

Cơ hội cải thiện lồng ghép giới:

16. Anh/chị có cảm thấy mình có khả năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công việc không? Tại sao? Điều gì đã hỗ trợ hoặc cản trở anh/chị?

Page 42: Sổ tay kiểm toán Giới

42

Khảo sát tự đánh giá

sổ tay hướng dẫn thực hiện Kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Mô-đun 7

0. không hề 1. ở một mức độ hạn chế

2. ở một mức độ tương đối

3. ở một mức độ lớn

4. hoàn toàn không biết

□ □ □ □ □ □

Bình luận:

Xin vui lòng chia sẻ bất kỳ ý kiến hoặc gợi ý nào khác về việc làm thế nào để chúng tôi có thể hỗ trợ anh/chị lồng ghép tốt hơn các vấn đề giới cũng như vấn đề bình đẳng giới vào công việc của mình.

Cảm ơn sự hợp tác của anh/chị.

Page 43: Sổ tay kiểm toán Giới

43sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Phân tích dữ liệu, xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện lồng ghéP giới và theo dõi thực hiện kế hoạch hành động Mô-đun 8

Phân tích dữ liệu

Thông tin thu thập được bằng nhiều phương pháp khác nhau cần được phân tích và sắp xếp theo chủ đề kiểm toán, ví dụ mục tiêu và kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá, năng lực cán bộ, ngân sách... Các phát hiện và đề xuất chính nên được nêu ra trong nhóm được kiểm toán và đưa ra thảo luận với sự có mặt của đội ngũ quản lý trước khi viết báo cáo và xây dựng kế hoạch hành động.

Đầu ra của việc xây dựng kế hoạch hành động:

• Một một kế hoạch hành động, đã được thông qua các cán bộ ra quyết định cấp cao và các cán bộ chương trình/đơn vị, liệt kê chi tiết các hành động sẽ được thực hiện nhằm cải thiện lồng ghép giới, có đề rõ thời gian và người chịu trách nhiệm cho mỗi hoạt động

• Một kế hoạch theo dõi xác định thời gian, trách nhiệm và tần suất báo cáo về việc thực hiện kế hoạch hành động

xây dựng kế hoạch hành động

Sau khi thực hiện tất cả các bước của Kiểm toán Giới, và sau khi đã phân tích dữ liệu ban đầu, giai đoạn quan trọng cuối cùng là xây dựng một bản kế hoạch hành đồng nhằm cải thiện lồng ghép giới. Bản kế hoạch này sẽ được xây dựng trên cơ sở các phân tích và đề xuất của kiểm toán và được thiết kế với sự hợp tác chặt chẽ của nhóm đối tượng đang được kiểm toán.

Thực tế, tốt hơn cả là thành lập được một ban chỉ đạo về giới để xây dựng kế hoạch hành động. Ban chỉ đạo này cần có ít nhất một đại diện của các nhà quản lý để có thể đảm bảo khả năng tiếp nhận và áp dụng của cả đội ngũ quản lý và đội ngũ cán bộ. Bản kế hoạch mặc dù được xây dựng dựa trên kết quả kiểm toán, nhưng bản kế hoạch này sẽ không có giá trị nếu không có sự hỗ trợ và trách nhiệm giải trình của cả những nhà quản lý và những người lập chính sách cấp cao, và sự thống nhất của các cán bộ chương trình/đơn vị về tính khả thi và tính hợp lý của các đề xuất.

Ví dụ về một bản dự thảo kế hoạch hành động sơ bộ:

Bản kế hoạch hành động dưới đây được xây dựng trong một hội thảo có sự tham gia của cả đội ngũ cán bộ và nhà quản lý.

1. cấp tổ chức

Thách thức chủ yếu trong Kiểm toán Giới: ví dụ chính sách giới không được nội bộ hoá một cách đầy đủ

Phân tích dữ liệu, xây dựnG kế hoạch hành độnG nhằm cải thiện lồnG GhéP Giới và theo dõi thực hiện kế hoạch hành độnG

Page 44: Sổ tay kiểm toán Giới

44

Phân tích dữ liệu, xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện lồng ghéP giới và theo dõi thực hiện kế hoạch hành động

sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Mô-đun 8

mục tiêu chiến lược xây dựng

các hành động cụ thể và theo thời gian

cần những hỗ trợ tiếp nối gì?

cách đo lường

Nâng cao nhận thức, hiểu biết và mức độ áp dụng chính sách giới trong đội ngũ cán bộ đến tháng 6 năm 20XX

Đảm bảo sự hiểu biết và ứng dụng chính sách giới thông qua các hình thức học tập và sáng kiến theo dõi.

1. Xây dựng một gói học tập qua mạng bắt buộc về chính sách giới (càng sớm càng tốt)

2. Ban hành quy định cho tất cả các cán bộ về việc hoàn thành khoá học và đạt chứng chỉ

3. Theo dõi quá trình hoàn thành ở cấp quản lý và thông qua các cuộc họp cán bộ.

4. Theo dõi việc áp dụng chính sách giới thông qua đội ngũ cán bộ và kế hoạch công tác của các bộ phận.

5. Xây dựng một gói yêu cầu đối với cán bộ mới như là một điều kiện bắt buộc trong những tháng làm việc đầu tiên (một phần trong giai đoạn bổ nhiệm)

Ví dụ Phòng Đào tạo và Phát triển để hỗ trợ xây dựng gói học tập qua mạng

% cán bộ được chứng nhận là đã hoàn thành khoá học qua mạng vào bất kỳ thời gian nào

Số lần các vấn đề giới được đưa ra thảo luận trong các cuộc họp giữa nhà quản lý và đội ngũ cán bộ, v.v...

Xây dựng các chỉ số cho các hành động chủ yếu

Làm rõ vấn đề lồng ghép giới hơn nữa theo cả chiều dọc và chiều ngang (hướng dẫn ở cấp quốc gia cũng nên được cụ thể hoá xuống các cấp thấp hơn)

Xác định các cán bộ đã được tập huấn từ trước để cử đi tham dự tập huấn mới

Rà soát tình trạng lồng ghép giới trong các tài liệu

Đào tạo lại cán bộ để các vấn đề lồng ghép giới được thể hiện tốt hơn trong kế hoạch công tác. Đưa vào chu trình lập kế hoạch.

Tháng 1-Tháng 3: xác định và đạo tạo lại cán bộ

Tháng 4-Tháng 6: tập huấn để thực hiện và xác định các chính sách dưới lăng kính giới (nếu có).

Chương trình thường niên và các chính sách khác sẽ được xây dựng

Các đối tác trong lĩnh vực y tế (chính phủ, nhà tài trợ/các cơ quan Liên hợp quốc, các viện nghiên cứu

Chương trình thường niên có phản ánh vấn đề giới

Dữ liệu được bóc tách theo giới.

Báo cáo tiến độ phản ánh các vấn đề giới.

Page 45: Sổ tay kiểm toán Giới

45sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Phân tích dữ liệu, xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện lồng ghéP giới và theo dõi thực hiện kế hoạch hành động Mô-đun 8

2. cấp chương trình

Thách thức chính được xác định trong Kiểm toán Giới: ví dụ thiếu ưu tiên về giới.

mục tiêu chiến lược xây dựng

các hành động cụ thể và theo thời gian

cần những hỗ trợ tiếp nối gì?

cách đo lường

Đội ngũ quản lý và cán bộ nhân viên cam kết lồng ghép các nhu cầu/vấn đề giới trong tất cả các giai đoạn lập kế hoạch chương trình, bao gồm phân tích, lập kế hoạch, xây dựng chỉ số, theo dõi và báo cáo

Các vấn đề giới được lồng ghép trong các tài liệu lập kế hoạch như kế hoạch chương trình, kế hoạch công tác hàng năm (theo dõi và đánh giá)

Trách nhiệm của cán bộ quản lý là đảm bảo vấn đề giới được phân tích và lên kế hoạch và tiến độ thực hiện được đánh giá và báo cáo.

Theo dõi quản lý theo quý.

Họp tiếp nối với các chuyên gia về giới với trọng tâm về việc lồng ghép giới vào công tác lập kế hoạch của từng ngành.

Lồng ghép giới trong các phân tích tình huống và bối cảnh.

Xác định thời gian cập nhật các ưu tiên trong đó có vấn đề giới

Đội ngũ quản lý cam kết theo dõi và ưu tiên công việc này.

Hỗ trợ kỹ thuật (từ các chuyên gia về giới) trong quá trình phan tích, lập kế hoạch và đào tạo tiếp nối

Tại cấp chương trình: đảm bảo các chỉ số mang tính nhạy cảm giới được xây dựng, theo dõi và báo cáo trong chu trình báo cáo.

Rà soát tiếp nối vào năm 20XX nhằm đảm bảo các nghiên cứu về lập kế hoạch chương trình v.v…mang tính nhạy cảm giới.

Theo dõi tiếp nối các hành động chính và năng lực theo yêu cầu tại các hội thảo về giới cho tất cả đội ngũ cán bộ nhân viên.

Bao gồm các vấn đề tiếp nối (kế hoạch hành động này) trong kế hoạch học tập của đơn vị

Họp định hướng nội bộ để thảo luận về các kết quả và định hướng về vấn đề giới cho tất cả các phòng ban (đặc biệt là cho các cán bộ không tham dự hội thảo)

Đảm bảo lồng ghép giới trong kế hoạch công tác hàng năm của các nhà quản lý ngành.

Cần phân bổ nguồn lực đặc biệt đối với các hỗ trợ kỹ thuật về giới.

Các quá trình tiếp nối nội bộ (báo cáo cho quản lý cấp cao)

3. cấp cộng đồng (chương trình cụ thể)

Thách thức chính được xác định trong Kiểm toán Giới: Xã hội hoá các em trai và em gái dẫn đến bất bình đẳng.

Kết quả mong đợi: Các em trai và các em gái được xã hội hoá theo cách khác để vấn đề mất cân bằng giới không tiếp tục xảy ra

Page 46: Sổ tay kiểm toán Giới

46

Phân tích dữ liệu, xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện lồng ghéP giới và theo dõi thực hiện kế hoạch hành động

sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Mô-đun 8

mục tiêu chiến lược xây dựng

các hành động cụ thể và theo thời gian

cần những hỗ trợ tiếp nối gì?

cách đo lường

Thúc đẩy các quá trình xã hội hoá ở cấp cộng đồng/cấp hộ nhằm tăng cường bình đẳng giới tại các huyện phía bắc trong chu trình năm năm của chương trinhg

Tuyến trên: Rà soát chương trình của các trường học, các tài liệu đào tạo giáo viên (nhằm đảm bảo tính nhạy cảm giới)

Cộng đồng: xác định các điểm đấu vào: ai làm gì và ai ra quyết định, hiểu biết về các giá trị trong cộng đồng. Xây dựng nhận thức cho lãnh đạo chính quyền thông qua kịch

Các trường học: nhạy cảm hoá giáo viên, rà soát và thiết kế lại các tài liệu nguồn trong trường, sử dụng phương pháp tiếp cận trẻ em-tới-trẻ em, sử dụng các mô hình vai trò, làm việc với ban giám hiệu/hội phụ huynh, học sinh với vai trò là các nhân tố chính trong cộng đồng.

Truyền thông: truyền thông nhóm nhỏ, truyền thông đại chúng

Họp giới thiệu

Tổ chức hội thảo để xác định và thống nhất các điểm khởi đầu

Tổ chức họp để xác định các bên có liên quan

Thực hiện các thảo luận trọng tâm

Đánh giá chương trình đào tạo và tài liệu tập huấn

Trợ giúp kỹ thuật (chuyên gia về giới) cho Bộ Giáo dục (đánh giá chương trình giảng dạy, giới thiệu cho giáo viên và thiết lập các chỉ số tiến trình)

Trợ giúp kỹ thuật cho chính quyền huyện

Trợ giúp kỹ thuật để thiết lập thông tin đánh giá ban đầu; đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ năm năm

Thay đổi giá trị

Thay đổi trong nhận thức của cộng đồng về giá trị giữa bé trai và bé gái:

• Ai sẽ làm việc nhà

• Môn học nào trong trường không xem xét các khía cạnh về giới

• Tỷ lệ đi học trước và sau chương trình can thiệp

• Sự tương đồng về giới (trong nhà trường)

Các biện pháp giúp cho trường học thân thiện hơn với cả bé gái và bé trai

Thay đổi trong giá trị, niềm tin, thực hành và tiêu chuẩn của công đồng về bé gái và bé trai

Page 47: Sổ tay kiểm toán Giới

47sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Phân tích dữ liệu, xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện lồng ghéP giới và theo dõi thực hiện kế hoạch hành động Mô-đun 8

4. cấp cán bộ

Thách thức chính được xác định trong Kiểm toán Giới: Làm thế nào để luôn luôn giữ được lăng kính giới một cách có ý thức và quyết tâm?

mục tiêu chiến lược xây dựng

các hành động cụ thể và theo thời gian

cần những hỗ trợ tiếp nối gì?

cách đo lường

Quan tâm đến các vấn đề giới trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc

Tạo lập thói quen về giới thông qua các hành động và các chính sách và các hoạt động của cơ quan

Tạo lập một môi trường nhạy cảm giới tại gia đình cũng như nơi làm việc thông qua các cuộc thảo luận cởi mở và phân bổ công việc và trách nhiệm.

Chủ động lắng nghe (bằng mọi giác quan) ở nhà, ở nơi làm việc và trong mọi cuộc giao tiếp.

Định hướng và chứng minh bằng các ví dụ về tất cả các vấn đề giới.

Vận động các nhóm xã hội và nơi làm việc về các vấn đề giới (hàng xóm, v.v...)

Sự hỗ trợ, hiểu biết và thống nhất từ phía gia đình (đặc biệt là cha mẹ và chồng/vợ), bạn bè và đồng nghiệp

Bằng cách phân tích việc phân công việc nhà trong một giai đoạn nhất định

Phân chia công bằng các vai trò và trách nhiệm trong công tác

Yêu cầu phản hồi từ phía gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Phân bổ thời gian trong họp nhóm để phản hồi về các vấn đề về giới

Phổ biến và theo dõi

Lý tưởng là, kế hoạch hành động được trình bày trước toàn thể bộ phận hoặc đơn vị chịu trách nhiệm về chương trình và được phổ biến cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các đơn vị cung cấp dịch vụ (ví dụ các trạm y tế, trường học). Cán bộ quản lý cấp cao cần xác định cán bộ/bộ phận có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch hành động. Tiến độ thực hiện cần được báo cáo định kỳ theo khung thời gian đã thống nhất.

Page 48: Sổ tay kiểm toán Giới

48 sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Goonesekere, S. (2005) ‘Phương thức tiếp cận dựa trên quyền trong việc thực hiện bình đẳng giới”, được đăng tải trên http://www.un.org/womenwatch/daw/news/savitri.htm (cập nhật ngày 27/3/2012).

ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) (2007) Cẩm nang dành cho cán bộ hướng dẫn Kiểm toán Giới. Geneva: ILO.

ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) (2008) Kiểm toán Giới có sự tham gia của ILO: Một công cụ để thay đổi về mặt tổ chức. Geneva: ILO.

Jones, N. và Tran, T.V.A. (2010) ‘Nhìn từ lăng kính giới – đánh giá chương trình giảm nghèo của Việt Nam’. Tài liệu tóm tắt dự án 50. Luân Đôn: Viện Phát triển hải ngoại.

Limbu, M. (nd) ‘ Kiểm toán Giới và vận động chính sách giới của IFI’. Washington, DC: Hành động giới.

Moser, C. (2004) ‘Kiểm toán Giới của Malawi: Thất thoát, vô hình hay kháng cự? Báo cáo của Bộ Phát triển quốc tế của Vương quốc Anh. Luân Đôn: Viện Phát triển hải ngoại.

Moser, C. (2005) ‘Giới thiệu Phương pháp luận Kiểm toán Giới: thiết kế và thực hiện do DFID Malawi’. Báo cáo của Bộ Phát triển quốc tế của Vương quốc Anh. Luân Đôn: Viện Phát triển hải ngoại.

Bộ KH và ĐT/UNICEF (2011) “Kỷ yếu Hội thảo: Đổi mới Xây dựng, Theo dõi và Đánh giá KHPT KTXH – Cơ hội và Thách thức” 2-3 tháng 11, 2011.

Uỷ ban Quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ (2004) ‘Hướng dẫn Lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách quốc gia về Bình đẳng giới tại Việt Nam thông qua Chu trình chính sách quốc gia có trách nhiệm giới”. Dự án Vie 01-015-01, Uỷ ban Quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ.

Parikh, J. và Sangeeta, K. (2008) ‘Kiểm toán Giới đối với Chính sách năng lượng quốc gia của Ân Độ’, đăng tải tại trang web: http://www.energia.org/fileadmin/files/media/en-092008_parikh_sangeeta.pdf (cập nhật ngày 27/3/2012).

Rubin, D. và Missokia, E. (2006) ‘ Kiểm toán Giới của USAID/Tanzania’. Báo cáo của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ. Washington, DC: DevTech Systems Inc.

Ngân hàng thế giới (2011) ‘Lồng ghép bình đẳng giới vào các dự án cơ sở hạ tần: cuộc họp của Khu vực Châu á – Thái Bình Dương’, đăng tải tại trang web: http://go.worldbank.org/AUI0MGROG0 (cập nhật ngày 27/3/2012).

tài liệu tham khảo

Page 49: Sổ tay kiểm toán Giới

49sổ tay hướng dẫn thực hiện kiểm toán xã hội dựa trên quyền trẻ em

Page 50: Sổ tay kiểm toán Giới

uniceF việt nam81A Trần Quốc Toản, Hà Nội, Việt Namtel: (+84.4) 3.942.5706 - 11 / Fax: (+84.4) 3.942.5705email: [email protected] us: www.unicef.org/vietnam

www.facebook.com/unicefvietnamwww.youtube.com/unicefvietnamwww.flickr.com/photos/unicefvietnam

bộ kế hoạch và đầu tư6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nộitel: (84-4) 38455298; 08044404Fax: (84-4) 3823445Web: www.mpi.gov.vn

thônG tin liên hệ