bÀi 13: kẾ toÁn cÁc nghiỆp vỤ...

16
Bài 13: Kế toán các nghip vkhác 93 BÀI 13: KTOÁN CÁC NGHIP VKHÁC Gii thiu Mc tiêu Bài hc này shướng dn hc viên nguyên tc và phương pháp kế toán ca đối tượng kế toán tài sn thuế thu nhp doanh nghip hoãn li, thuế thu nhp doanh nghip hoãn li phi trvà kế toán các tài khon ngoài Bng cân đối kế toán. Sau khi hc bài này, hc viên snm được: Cách xác định và phương pháp kế toán tài sn thuế thu nhp doanh nghip hoãn li. Cách xác định và phương pháp kế toán thuế thu nhp doanh nghi p hoãn l i phi tr. Các tài khon ngoài Bng cân đối kế toán và phương pháp kế toán trên các tài khon này. Ni dung Thi lượng Kế toán tài sn thuế thu nhp doanh nghip hoãn li; Kế toán thuế thu nhp doanh nghip hoãn li phi tr; Kế toán trên các tài khon ngoài Bng cân đối kế toán. 5 tiết.

Upload: doanque

Post on 05-Feb-2018

214 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

93

BÀI 13: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC

Giới thiệu Mục tiêu

Bài học này sẽ hướng dẫn học viên nguyên tắc và phương pháp kế toán của đối tượng kế toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và kế toán các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.

Sau khi học bài này, học viên sẽ nắm được:

Cách xác định và phương pháp kế toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Cách xác định và phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.

Các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán và phương pháp kế toán trên các tài khoản này.

Nội dung Thời lượng

Kế toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại;

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả;

Kế toán trên các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.

5 tiết.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

94

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống:

CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

01 Lê Văn Hiển – Quận Ngũ Hành Sơn

Thành phố Đà Nẵng, CHXHCN VIỆT NAM

Báo cáo tài chính

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006

Đơn vị tính: VNĐ

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CHỈ TIÊU Thuyết minh 12/31/06 1/1/06

1. Tài sản thuê ngoài 24.

2. Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 311,522,748 311,522,748

3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược

4. Nợ khó đòi đã xử lý 539,656,270 89,905,175

5. Ngoại tệ các loại (USD)

6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án

Nguồn: Da Nang Rubber Joint Stock Company

Annual Report 2006

Trên đây là một ví dụ về một số chỉ tiêu hạch toán ngoài Bảng cân đối kế toán tại một doanh nghiệp. Để phản ánh những tài sản hiện có tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc theo dõi cụ thể các khoản mục đã được phản ánh trên các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán, kế toán sử dụng các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Các tài khoản này khác biệt với các tài khoản thuộc hệ thống tài khoản của doanh nghiệp ở chỗ việc ghi chép lên các tài khoản này là ghi Đơn.

Câu hỏi

Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán được sử dụng nhằm mục đích gì?

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

95

13.1. Kế toán thuế thu nhập hoãn lại

Khi phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời, các doanh nghiệp ghi nhận chúng như

thế nào trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo phản ánh một cách trung thực và hợp lý

nhất tình hình tài chính của mình?

Trước khi ban hành Chuẩn mực kế toán số 17, các

khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, khi

phát sinh, được ghi nhận tăng/giảm lợi nhuận chưa

phân phối và ghi tăng/giảm thuế thu nhập phải nộp

một cách tương ứng. Như vậy, trong kỳ kế toán các

chênh lệch tạm thời được ghi nhận tương đương với

các chênh lệch vĩnh viễn, điều này chưa phản ánh đúng

bản chất của các khoản chênh lệch và làm sai lệch tình

hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Chuẩn mực kế toán số 17 đưa ra cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tạm

thời. Các khoản chênh lệch tạm thời này sẽ tạo ra các khoản chênh lệch về thuế thu

nhập phải nộp/phải thu trong các kỳ tương lai. Từ đó xuất hiện hai khái niệm: Tài sản

thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

13.1.1. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là thuế thu nhập doanh

nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản

chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

trong năm hiện hành.

Chênh lệch tạm thời là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ

của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng

cân đối kế toán với cơ sở tính thuế thu nhập doanh

nghiệp của các khoản mục này.

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị tính cho tài sản

hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xác định cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: Là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục

đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận

được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu

những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ

sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó.

Để nhận biết cơ sở tính thuế của một tài sản trên Bảng cân đối kế toán cần phải

xem xét các yếu tố sau:

o Giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra;

o Giá trị khoản thu nhập được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế;

o Giá trị còn được tính vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

96

Ví dụ:

(1) Một khoản phải thu khách hàng có giá trị ghi sổ là 300. Doanh thu tương ứng của khoản phải thu thương mại đã được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản phải thu thương mại này là 300.

(2) Một khoản cổ tức phải thu từ một công ty con có giá trị ghi sổ là 300. Khoản cổ tức này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Về thực chất, toàn bộ giá trị ghi sổ của tài sản này có thể được giảm trừ khỏi các lợi ích kinh tế. Do vậy, cơ sở tính thuế thu nhập của cổ tức phải thu là 300.

(3) Một TSCĐ có nguyên giá là 300, đã khấu hao luỹ kế là 100. Do doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp với quy định của pháp luật nên trị giá còn lại của nó sẽ được khấu trừ trong tương lai dưới hình thức khấu hao hoặc giảm trừ khi thanh lý. Doanh thu có được từ việc sử dụng TSCĐ phải chịu thuế thu nhập và lãi thu từ thanh lý TSCĐ cũng phải chịu thuế thu nhập, lỗ do thanh lý TSCĐ sẽ được giảm trừ cho mục đích thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của TSCĐ này là 200.

(4) Một khoản cho vay có giá trị ghi sổ là 300. Việc thu hồi khoản vay này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản cho vay này là 300.

Xác định cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả

Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (–) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai.

Để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

o Giá trị các khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra; hoặc

o Giá trị ghi sổ của các khoản nợ phải trả đó.

Ví dụ:

(1) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản mục “chi phí phải trả” về chi phí trích trước lương nghỉ phép với giá trị ghi sổ là 200. Chi phí phải trả tương ứng được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trên cơ sở thực chi là 200. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục nợ phải trả đó là không (0).

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

97

(2) Một khoản đi vay phải trả có giá trị ghi sổ là 200. Việc thanh toán khoản vay này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản đi vay này là 200.

Xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế

Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.

Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:

o Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.

o Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.

Một số trường hợp chủ yếu làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại:

o Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế từ việc một khoản chi phí chỉ được ghi nhận trong các năm sau nhưng đã được khấu trừ vào doanh thu chịu thuế trong năm hiện tại.

Ví dụ: Chênh lệch tạm thời phát sinh trong trường hợp chi phí khấu hao TSCĐ theo kế toán trong những năm đầu nhỏ hơn chi phí khấu hao được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế theo cơ quan thuế do kế toán xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ dài hơn thời gian sử dụng hữu ích do cơ quan thuế xác định.

o Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu. (Tham khảo Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”).

Ví dụ: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch tạm thời chịu thuế của một TSCĐ có nguyên giá là 160 (triệu đồng), giá trị còn lại là 100 (triệu đồng). Khấu hao lũy kế do cơ quan thuế xác định là 90 (triệu đồng). Thuế suất thuế thu nhập là 25%.

Ta có:

Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản = 160 – 90 = 70 (triệu đồng).

Chênh lệch tạm thời chịu thuế = 100 – 70 = 30 (triệu đồng).

Doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 30 25% = 7,5 (triệu đồng) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản này.

Do đó, doanh nghiệp sẽ ghi nhận một khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 7,5 (triệu đồng), thể hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

98

Quy định khi ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

(1) Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (nếu có) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định như sau:

(2) Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm, cụ thể:

Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm.

Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.

(3) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm.

(4) Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế.

13.1.2. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” để phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả. Tài khoản 347 có kết cấu như sau.

Tài khoản 347

Phát sinh Nợ: Phát sinh Có:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập) trong năm.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm.

SDCK: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ.

13.1.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” đã được lập, kế toán so sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, cụ thể:

(1) Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

99

Nợ TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – phần chênh lệch

Có TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả – phần chênh lệch.

(2) Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:

Nợ TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả – phần chênh lệch

Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – phần chênh lệch.

TK 8212TK 347

Chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả

phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm

Chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả

phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm

TK 8212TK 347

Chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả

phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm

Chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả

phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm

Sơ đồ 13.1: Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả

13.2. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại

13.2.1. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản:

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;

Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng;

Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.

Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.

Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ:

o Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.

o Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.

Một số trường hợp chủ yếu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại:

o Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do khấu hao TSCĐ theo mục đích kế toán nhanh hơn khấu hao TSCĐ cho mục đích tính thuế thu nhập trong năm.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

100

o Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do ghi nhận một khoản chi phí trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau. Ví dụ: chi phí trích trước cho sửa chữa lớn TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi các khoản chi phí này thực tế phát sinh trong các năm sau.

o Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được tính trên giá trị được khấu trừ của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại.

Ví dụ: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ với giả thiết:

Một doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ phải trả là chi phí phải trả về bảo hành sản phẩm có giá trị 20 (triệu đồng). Để phục vụ cho mục đích tính thuế, chi phí bảo hành này chỉ được khấu trừ khi doanh nghiệp phát sinh chi phí bảo hành thực sự. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

Ta có:

Cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả = 0 (giá trị ghi sổ - giá trị được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai).

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ = 20 – 0 = 20 (triệu đồng).

Như vậy, khi thanh toán khoản nợ phải trả theo giá trị ghi sổ doanh nghiệp sẽ được giảm lợi nhuận tính thuế trong tương lai và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được

giảm là: 20 25% = 5 (triệu đồng).

Vì vậy, doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 5 triệu đồng.

Quy định khi ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại

(1) Cuối năm tài chính, doanh nghiệp cần xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (nếu có) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định như sau:

Tài sản thuếthu nhập hoãn lại

=Chênh lệch

tạm thời được khấu trừ

+

Giá trị được khấu trừchuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng

Thuế suất thuếthu nhập doanh

nghiệp hiện hành

Tài sản thuếthu nhập hoãn lại

=Chênh lệch

tạm thời được khấu trừ

+

Giá trị được khấu trừchuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng

Thuế suất thuếthu nhập doanh

nghiệp hiện hành

(2) Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đối với các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng.

(3) Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

101

tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, cụ thể:

Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm thì số chênh lệch được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm thì số chênh lệch được ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

(4) Kế toán phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế.

(5) Kết thúc năm tài chính, kế toán cần đánh giá lại các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước khi dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để ghi nhận bổ sung vào năm hiện tại.

13.2.2. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 243 để phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Tài khoản 243 có kết cấu như sau:

Tài khoản 243

Phát sinh Nợ: Phát sinh Có:

Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng. Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm.

SDCK: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn lại cuối năm.

13.2.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập, kế toán ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại, cụ thể:

(1) Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại:

Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại – phần chênh lệch

Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập hoãn lại – phần chênh lệch.

(2) Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoàn lại trong năm, kế toán ghi:

Nợ TK 8212: Chi phí thuế thu nhập hoãn lại – phần chênh lệch

Có TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại – phần chênh lệch.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

102

Sơ đồ 13.2: Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại

13.3. Kế toán các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán

Các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán được sử dụng nhằm hai mục đích:

Phản ánh những tài sản hiện có tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu

của doanh nghiệp như:

o Tài sản thuê ngoài;

o Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công;

o Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi.

Phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trong Bảng cân

đối kế toán nhưng cần theo dõi thêm để phục vụ yêu cầu quản lý như:

o Nợ khó đòi đã xử lý;

o Ngoại tệ;

o Dự toán chi sự nghiệp, dự án.

Tất cả các tài sản, vật tư, hàng hóa được phản ánh trên các tài khoản ngoài Bảng cân

đối kế toán cũng được bảo quản và tiến hành kiểm kê thường xuyên như các tài sản

khác thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán được ghi chép theo phương pháp ghi Đơn,

nghĩa là không ghi quan hệ đối ứng với tài khoản khác.

13.3.1. Tài sản thuê ngoài

Kế toán sử dụng tài khoản số 001 để phản ánh các loại

tài sản thuê ngoài.

Tài khoản này sử dụng để phản ánh giá trị của tất cả tài

sản, bao gồm cả TSCĐ, BĐS đầu tư và công cụ, dụng

cụ mà doanh nghiệp thuê của đơn vị khác theo phương

thức thuê hoạt động, không phản ánh giá trị tài sản

thuê tài chính. Mọi chi phí có liên quan tới việc sử

dụng tài sản thuê ngoài được hạch toán vào các tài

khoản trong Bảng cân đối kế toán có liên quan. Kết cấu

của tài khoản 001 như sau:

TK 8212 TK 243

(2) Chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại

phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm

(1) Chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại

phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

103

Tài khoản 001

Phát sinh Nợ: Phát sinh Có:

Giá trị tài sản thuê ngoài tăng. Giá trị tài sản thuê ngoài giảm.

SDCK:

Giá trị tài sản thuê ngoài hiện còn đến cuối năm.

Khi đi thuê tài sản (thuê hoạt động), kế toán phản ánh giá trị tài sản thuê ngoài bằng bút toán ghi: Nợ TK 001.

Khi trả lại tài sản thuê ngoài, kế toán ghi: Có TK 001.

13.3.2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, gia công

Kế toán sử dụng tài khoản 002 để phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công. Các chi phí liên quan tới việc gia công, chế biến, bảo quản tài sản, vật liệu không được phản ánh vào tài khoản này, mà phản ánh vào các tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng cân đối kế toán. Kết cấu của tài khoản 002 như sau:

Tài khoản 002

Phát sinh Nợ: Phát sinh Có:

Giá trị tài sản, vật tư, hàng hóa nhận gia công, chế biến hoặc nhận giữ hộ tăng.

Giá trị tài sản, vật tư, hàng hóa nhận gia công, chế biến hoặc nhận giữ hộ đã trả cho đơn vị thuê.

Giá trị vật tư, hàng hóa không dùng hết trả lại cho người thuê.

SDCK:

Giá trị tài sản, vật tư, hàng hóa còn giữ hộ hoặc còn đang nhận gia công, chế biến chưa xong.

Khi nhận hàng hóa, vật tư giữ hộ, hoặc để gia công, kế toán ghi Nợ TK 002.

Khi trao trả vật tư, hàng hóa giữ hộ hoặc trả hàng gia công, kế toán ghi Có TK 002.

13.3.3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược

Kế toán sử dụng tài khoản 003 để phản ánh giá vật tư, hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược của đơn vị khác.

Khi bán hàng hóa hoặc trả lại cho đơn vị ký gửi, kế toán phải phản ánh các nghiệp vụ bán hàng và thanh toán với các đơn vị gửi bán vào các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán liên quan. Kết cấu của tài khoản 003 như sau:

Tài khoản 003

Phát sinh Nợ: Phát sinh Có:

Giá trị hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược tăng.

Giá trị hàng hóa đã bán hộ hoặc trả lại cho người nhận ký gửi, ký cược.

SDCK:

Giá trị hàng hóa còn nhận bán hộ đến cuối kỳ.

Khi nhận hàng hóa ký gửi, kế toán ghi Nợ TK 003.

Khi trả lại hàng hóa ký gửi hoặc bán được số hàng ký gửi, kế toán ghi Có TK 003.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

104

13.3.4. Nợ khó đòi đã xử lý

Kế toán sử dụng tài khoản 004 để phản ánh các khoản nợ phải thu đã được xóa sổ nhưng cần theo dõi để tiếp tục đòi nợ. Khi thu được các khoản nợ phải thu đã được xóa sổ thì ghi chép đồng thời lên các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán có liên quan.

Kết cấu của tài khoản 004 như sau:

Tài khoản 004

Phát sinh Nợ: Phát sinh Có:

Số nợ khó đòi đã được xóa sổ trong Bảng cân đối kế toán để theo dõi ngoài Bảng cân đối kế toán.

Số nợ khó đòi đã thu được về.

Số nợ khó đòi được xóa sổ, không phải tiếp tục theo dõi ngoài Bảng cân đối kế toán.

SDCK:

Số còn phải thu về nợ khó đói cần tiếp tục theo dõi.

Khi xử lý nợ khó đòi, bên cạnh bút toán xóa sổ khoản nợ khó đòi, kế toán phản ánh số nợ đã xử lý xóa sổ bằng bút toán ghi Nợ TK 004.

Khi thu hồi được khoản nợ khó đòi hoặc nợ khó đòi không cần tiếp tục theo dõi nữa, kế toán ghi Có TK 004.

13.3.5. Ngoại tệ các loại

Kế toán sử dụng tài khoản 007 để phản ánh tình hình thu, chi và còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ ở doanh nghiệp. Tài khoản này không quy đổi các loại ngoại tệ ra đồng Việt Nam. Kết cấu của tài khoản 007 như sau:

Tài khoản 007

Phát sinh Nợ: Phát sinh Có:

Số ngoại tệ thu vào (nguyên tệ). Số ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ).

SDCK: Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp.

Khi tăng số ngoại tệ, bên cạnh việc phản ánh giá trị VND của số ngoại tệ trên các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán, kế toán ghi Nợ TK 007.

Ngược lại, khi giảm số ngoại tệ, kế toán ghi Có TK 007.

13.3.6. Dự toán chi sự nghiệp dự án

Kế toán sử dụng tài khoản 008 để phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, dự án được cấp có thẩm quyền giao trong kỳ của các đơn vị được ngân sách nhà nước cấp.

Kết cấu của tài khoản 008 như sau:

Tài khoản 008

Phát sinh Nợ: Phát sinh Có:

Số dự toán chi sự nghiệp, dự án được giao. Rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để sử dụng.

SDCK: Dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại chưa rút.

Khi nhận được số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp, kế toán ghi Nợ TK 008.

Khi rút kinh phí sự nghiệp, dự án để sử dụng hoặc hoàn trả kinh phí, kế toán ghi Có TK 008.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

105

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Thu nhập chịu thuế được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí hợp lý quy định trong luật thuế trong khi lợi nhuận kế toán được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí thực tế phù hợp với quy định của chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán, sự khác biệt này dẫn đến hình thành các khoản chênh lệch tạm thời. Những khoản chênh lệch tạm thời này sẽ làm phát sinh các thuế thu nhập: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại mà doanh nghiệp cần ghi nhận. Bài học này đã hướng dẫn học viên cách thức xác định và trình tự ghi sổ kế

toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới các khoản mục đó.

Đồng thời bài học này cũng hướng dẫn các bạn phương pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán ngoài Bảng cân đối kế toán. Việc ghi chép trên các tài khoản này khá đơn giản nhưng lại cần

thiết và quan trọng nhằm phục vụ cho yêu cầu của công tác quản lý tại doanh nghiệp.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

106

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là gì? Kế toán xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả như thế nào? Kế toán sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày các nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan tới thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là gì? Kế toán xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại như thế nào? Kế toán sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày các nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan tới tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

3. Hãy cho biết nguyên tắc ghi chép trên các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán? Theo chế độ kế toán Việt Nam, có những tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán nào? Nêu nội dung phản ánh trên các tài khoản đó.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

107

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 13.1

Tại công ty TNHH Bến Thành kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán

hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Có các tài liệu liên quan đến hoạt động

kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các tài liệu như sau:

Tài liệu 01: Số dư đầu kỳ của tài khoản 432: 23.400.000 đồng

Tài liệu 02: Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Ngày 27/12/2009: Nhận được thông báo về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý

4 là 100.800.000 đồng, công ty đã nộp thuế bằng tiền gửi ngân hàng.

2. Ngày 30/12/2009: Công ty xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và lập Tờ khai

quyết toán thuế của năm 2009 dựa trên các thông tin sau:

Lợi nhuận trước thuế của năm 2009 là: 1.920.000.000 đồng.

Trong năm, công ty có mua một phương tiện vận chuyển có nguyên giá 288.000.000

đồng, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm, theo thuế là 8 năm. Biết rằng, thiết

bị sản xuất được đưa vào sử dụng ngày 01/07/2009.

Chi phí quảng cáo vượt quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý là 25.000.000 đồng.

3. Ngày 31/12/2009: Nhận được thông báo về việc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của

năm 2009, công ty đã nộp thuế bằng tiền gửi ngân hàng. Công ty tính và xác định số tiền các

quỹ được trích thêm theo tỷ lệ như sau:

Bù đắp lỗ của các năm trước là 200.000.000 đồng.

Trích quỹ dự phòng tài chính là 10% lợi nhuận sau thuế.

Trích quỹ đầu tư phát triển là 65% lợi nhuận sau thuế.

Trích quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty là 5% lợi nhuận sau thuế.

Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi là 20% lợi nhuận sau thuế trong đó, quỹ khen thưởng

10%, quỹ phúc lợi 10%.

Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 13.2

Tài liệu tại công ty A trong kỳ như sau (1.000 đồng):

1. Do vi phạm hợp đồng về mua hàng nên Công ty A bị Công ty L phạt với số tiền là 60.000. Công ty L đã trừ vào tiền ký quỹ ngắn hạn.

2. Thu hồi nợ khó đòi đã xóa sổ trước đây ở con nợ H bằng vật liệu chính, trị giá cả thuế GTGT 10% là 286.000. Được biết số nợ xóa sổ cho con nợ H trước đây là 400.000.

3. Khách hàng K thanh toán toàn bộ số nợ phải trả bằng chuyển khoản 400.000.

4. Do khách hàng Y tự ý phá bỏ hợp đồng mua sản phẩm của Công ty A nên số tiền mà Y phải đền bù thiệt hại theo thỏa thuận là 84.000. Số tiền này được trừ vào tiền ký quỹ ngắn hạn của Y (tổng số tiền mà Y ký quỹ ngắn hạn là 200.000). Số còn lại, Công ty A đã thanh toán cho Y bằng tiền mặt.

Bài 13: Kế toán các nghiệp vụ khác

108

5. Nhượng bán số cổ phiếu ngắn hạn của Công ty N với giá thanh toán 500.000 và đã thu bằng chuyển khoản. Được biết giá gốc chứng khoán nhượng bán 440.000.

6. Khách hàng Q tuyên bố phá sản, do vậy số nợ còn phải thu ở Q được Tổ thanh toán tài sản thanh toán bằng chuyển khoản 150.000. Số còn lại 200.000, doanh nghiệp xử lý xóa sổ.

7. Số nợ phải trả không có ai đòi là 88.000 được quyết định ghi tăng thu nhập khác.

8. Số tiền bị phạt do chậm trả tiền vay ngắn hạn ngân hàng trong kỳ là 28.000.

9. Quyết định xử lý giá trị thành phẩm thiếu hụt trước đây, trị giá 36.000; trong đó: Thủ kho phải bồi thường 24.000, còn lại đưa vào chi phí khác.

10. Xử lý giá trị tài sản thừa không rõ nguyên nhân, quyết định ghi tăng thu nhập khác: 50.000.

11. Trả lại số vật tư giữ hộ cho Công ty O, trị giá 400.000.

Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản.