bÀi 2 cÔng tÁc tỔ chỨc vÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/txdtkt03/giao...

21
Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án 22 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Chương 10. 2. Luật đầu tư công. 3. Luật đầu tư. 4. Luật xây dựng. 5. Nghị định 15/2014/NĐ-CP: Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 6. Nghị định 59/2015/NĐ-CP: Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Các hình thức thẩm định dự án; Quy trình thẩm định dự án; Hồ sơ dự án trình thẩm định; Thời gian thẩm định dự án; Phương pháp thẩm định dự án. Mục tiêu Kết thúc bài 2, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau: Phân biệt được các hình thức thẩm định dự án; Nắm được hồ sơ dự án trình thẩm định đối với từng loại hình dự án; Nắm được quy trình thẩm định dự án đối với từng loại hình dự án; Nắm rõ được các phương pháp thẩm định dự án và ứng dụng của từng phương pháp trong việc thẩm định các nội dung của dự án.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

22 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH

DỰ ÁN

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia

thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu:

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Chương 10.

2. Luật đầu tư công.

3. Luật đầu tư.

4. Luật xây dựng.

5. Nghị định 15/2014/NĐ-CP: Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

6. Nghị định 59/2015/NĐ-CP: Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.

Nội dung

Các hình thức thẩm định dự án;

Quy trình thẩm định dự án;

Hồ sơ dự án trình thẩm định;

Thời gian thẩm định dự án;

Phương pháp thẩm định dự án.

Mục tiêu

Kết thúc bài 2, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:

Phân biệt được các hình thức thẩm định dự án;

Nắm được hồ sơ dự án trình thẩm định đối với từng loại hình dự án;

Nắm được quy trình thẩm định dự án đối với từng loại hình dự án;

Nắm rõ được các phương pháp thẩm định dự án và ứng dụng của từng phương pháp

trong việc thẩm định các nội dung của dự án.

Page 2: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 23

Tình huống dẫn nhập

Dự án khu đô thị phức hợp hiện đại Diamond City

Tâp đoàn tài chính Nhất Nam dự kiến đầu tư xây dựng một khu đô thị phức hợp, hiện đại với

tổng diện tích trên 120.000m2. Dự án với tên gọi là Diamond City được xây dựng với sự kết

nối thông minh của nhiều tổ hợp công trình chức năng (nhà ở, trường học, bệnh viện, trung

tâm thương mại và khu vui chơi giải trí). Tổng mức vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng

10.000 tỷ đồng.

1. Quy trình thẩm định dự án Diamond City được thực hiện như thế nào?

2. Hồ sơ trình thẩm định xin chủ trương đầu tư của dự án gồm những tài

liệu nào?

3. Để đánh giá rủi ro của dự án Diamond City, có thể sử dụng những phương

pháp thẩm định nào?

Page 3: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

24 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

2.1. Hình thức tổ chức thẩm định dự án đầu tư

2.1.1. Hội đồng thẩm định dự án

Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền quyết định đầu tư tiến hành thành lập hội đồng thẩm định dự án. Hội đồng thẩm

định dự án được thành lập có thể ở cấp trung ương (hội đồng thẩm định Nhà nước), ở

cấp địa phương (hội đồng thẩm định cấp tỉnh) hoặc hội đồng thẩm định do các cơ

quan, tổ chức thành lập. Hội đồng thẩm định được thành lập gồm chuyên gia của các

bộ ban ngành, các phòng ban có liên quan hoặc am hiểu về dự án, cùng tiến hành xem

xét đánh giá mọi khía cạnh của dự án hoặc chỉ một nội dung quan trọng nào đó của dự

án một cách thấu đáo để giúp người ra quyết định đầu tư được chính xác.

Ưu điểm:

o Tập hợp được các chuyên gia có kiến thức chuyên môn, am hiểu về dự án.

o Các nội dung của dự án được đánh giá đầy đủ, chi tiết và toàn diện.

Nhược điểm:

o Thời gian thẩm định lâu.

o Chi phí thẩm định lớn.

o Phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình thẩm định.

Ứng dụng: Hình thức này thường được sử dụng đối với các dự án có quy mô

vốn lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp và những dự án ảnh hưởng lớn tới môi

trường, xã hội.

2.1.2. Cơ quan chuyên trách

Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người có thẩm

quyền quyết định đầu tư sẽ sử dụng cơ quan chuyên

môn có chức năng thẩm định đầu tư hoặc quản lý hoạt

động đầu tư của đơn vị mình tiến hành thẩm định trước

khi ra quyết định đầu tư. Những cơ quan chuyên môn

này có thể là các vụ, các bộ phận thẩm định chuyên

trách ở các Bộ, Sở, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc ở các công ty. Chẳng hạn như: Vụ

giám sát và thẩm định đầu tư của Bộ Kế hoạch đầu tư; Phòng thẩm định dự án đầu tư

của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội…

Ưu điểm:

o Hoạt động thẩm định dự án được chuyên môn hóa.

o Hoạt động thẩm định được triển khai nhanh khi có dự án cần thẩm định.

Nhược điểm:

Các kết luận thẩm định có thể bị áp lực và chi phối bởi cơ quan quản lý cấp trên.

Ứng dụng: Hình thức này được sử dụng để thẩm định các nhóm dự án.

Page 4: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 25

2.1.3. Tư vấn

Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tiến

hành lựa chọn các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án

để ký hợp đồng thẩm định.

Ưu điểm:

o Hoạt động thẩm định được chuyên môn hóa cao.

o Kết quả thẩm định có độ chính xác tương đối cao do được lựa chọn nhà tư vấn

am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án.

o Chi phí thẩm định hợp lý do được lựa chọn nhà tư vấn có mức giá phù hợp.

Nhược điểm:

Trong trường hợp lựa chọn tổ chức tư vấn không phù hợp có thể dẫn đến kết quả

thẩm định không xác đáng.

Ứng dụng: Hình thức này thường được sử dụng để thẩm định các nhóm dự án

hoặc một nội dung nào đó của dự án.

2.2. Quy trình thẩm định dự án

2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư công

2.2.1.1. Quy trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia

Quy trình thẩm định chi tiết đối với các dự án quan trọng quốc gia được thực hiện cụ

thể như sau:

Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập Báo cáo

nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng

Chính phủ;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm

định nhà nước để thẩm định dự án;

Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung của dự án theo quy định;

Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư và cơ quan chủ quản hoàn chỉnh dự án báo

cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;

Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu

tư dự án.

Cơ quan chủ quản

Thủ tướng Chính phủ

Trình phê duyệt

Trình

BC

NCKT

Hôi đồng thẩm định

Nhà nước

Chủ đầu tư Chủ trương đầu tư

Bộ Kế hoạch đầu tư

Lập BCNCKT

Thành lập

Báo cáo

Báo cáo

Page 5: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

26 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

2.2.1.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng

Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;

Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức khác, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên

môn quản lý về đầu tư tổ chức thẩm định dự án;

Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư thẩm định các

nội dung quy định;

Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư sau khi chủ đầu tư hoàn chỉnh Báo cáo

nghiên cứu khả thi dự án theo ý kiến thẩm định quy định.

2.2.1.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng

Đối với dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước

Quy trình chi tiết thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng sử dụng vốn

ngân sách nhà nước:

o Chủ đầu tư chuyển hồ sơ dự án lên người quyết định đầu tư.

o Người quyết định đầu tư gửi hồ sơ dự án đến cơ quan chuyên môn về xây dựng

để thẩm định dự án.

Cơ quan có liên quan

Người quyết định

đầu tư

Cơ quan chuyên môn về

xây dựng

Chủ đầu tư

Hồ sơ dự án

Hôi đồng thẩm định

Cấp quyết định đầu tư

Cơ quan chuyên môn quản

lý về đầu tư

Chủ đầu tư Chủ trương đầu tư

Trình BCNCKT

Thành lập

Page 6: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 27

o Cơ quan chuyên môn về xây dựng gửi trực tiếp văn bản đến cơ quan, tổ chức

có liên quan đến dự án để lấy ý kiến góp ý.

o Cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì thẩm định dự án và trình lên người

quyết định đầu tư.

Đối với dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài

ngân sách và dự án sử dụng nguồn vốn khác

Quy trình chi tiết thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng sử dụng vốn

nhà nước ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác:

o Chủ đầu tư chuyển hồ sơ dự án lên người quyết định đầu tư.

o Người quyết định đầu tư gửi hồ sơ dự án đến cơ quan chuyên môn về xây dựng

để thẩm định thiết kế cơ sở dự án, đồng thời gửi hồ sơ dự án đến cơ quan, tổ

chức lấy ý kiến về dự án theo quy định.

o Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định dự án

trình lên người quyết định đầu tư.

2.2.2. Quy trình, thủ tục thẩm định dự án đầu tư khác

2.2.2.1. Quy trình thẩm định đối với dự án đầu tư thông qua quyết định chủ trương

đầu tư của UBND cấp tỉnh

Cơ quan quản lý đất đai

Cơ quan đăng ký đầu tư

Cơ quan quản lý chuyên ngành

của nhà nước

UBND cấp tỉnh

Cơ quan quản lý quy hoạch

Nhà đầu tư Hồ sơ dự án đầu tư

Cơ quan có liên quan

Người quyết định

đầu tư

Cơ quan chuyên môn về

xây dựng

Chủ đầu tư

Hồ sơ dự án

Trình phê duyệt

Page 7: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

28 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư cần phải xin chủ trương

đầu tư của UBND cấp tỉnh được thực hiện cụ thể như sau:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án lên cơ quan đăng ký đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý

chuyên ngành của nhà nước; gửi cơ quan quản lý đất đai; gửi cơ quan quản lý

quy hoạch.

Cơ quan quản lý chuyên ngành có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi

quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ.

Cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định.

Trên cơ sở các ý kiến thẩm định của cơ quan có liên quan đến dự án, cơ quan đăng

ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ

trương đầu tư.

2.2.2.2. Quy trình thẩm định đối với dự án thông qua quyết định chủ trương đầu tư

của Thủ tướng Chính phủ

Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư cần phải xin chủ trương

đầu tư của Thủ tướng chính phủ được thực hiện cụ thể như sau:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án lên cơ quan đăng ký đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý

chuyên ngành của nhà nước; gửi Bộ Kế hoạch đầu tư.

Cơ quan quản lý chuyên ngành có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi

quản lý nhà nước của mình, gửi trả lại cơ quan đăng ký đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch

đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến thẩm

định về hồ sơ dự án đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

UBND cấp tỉnh

Cơ quan đăng ký

đầu tư

Bộ KH–ĐT

Thủ tướng Chính phủ

Cơ quan quản lý chuyên

ngành của Nhà nước

Nhà đầu tư Hồ sơ dự án đầu tư

Page 8: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 29

Sau khi nhận được ý kiến thẩm định của UBND cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và đầu tư

tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng

Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

2.2.2.3. Quy trình thẩm định đối với dự án thông qua quyết định chủ trương đầu tư

của Quốc hội

Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư cần phải xin chủ trương

đầu tư của Quốc hội được thực hiện cụ thể như sau:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án lên cơ quan đăng ký đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ

tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước.

Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo

thẩm định, trình Chính phủ.

Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra

của Quốc hội.

2.2.2.4. Thủ tục thẩm định dự án xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối tượng áp dụng

o Dự án phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Dự án của các tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh

tế nước nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

o Dự án không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký

đầu tư:

Dự án của nhà đầu tư trong nước.

Thủ tướng Chính phủ đai

Cơ quan đăng ký đầu tư

Quốc hội

Bộ Kế hoạch đầu tư

Nhà đầu tư Hồ sơ dự án đầu tư

Hội đồng thẩm định

Nhà nước

Chính phủ

Page 9: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

30 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức

kinh tế nước nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ.

Thủ tục thẩm định dự án xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

o Đối với các dự án phải thông qua chủ trương đầu tư: chủ đầu tư phải trình

thẩm định xin phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau khi có chủ trương đầu tư, cơ

quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho chủ đầu tư trong

thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

o Đối với các dự án không phải thông qua chủ trương đầu tư: chủ đầu tư nộp hồ

sơ dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận

đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký

đầu tư cho chủ đầu tư.

2.2.3. Quy trình thẩm định dự án của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Tại các ngân hàng thương mại Việt nam đều xây dựng quy trình thẩm định dự án đầu

tư riêng cho ngân hàng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung các quy trình đều được xây

dựng bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Khi nhận được hồ sơ vay vốn của nhà đầu tư, đơn vị tiếp nhận hồ sơ phải vào sổ,

đóng dấu công văn đến và kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Bộ phận chủ trì thẩm định kiểm tra danh mục các tài liệu trong hồ sơ, xác định rõ

tài liệu còn thiếu theo quy định đồng thời lập Phiếu giao nhận hồ sơ với đại diện

Chủ đầu tư nộp hồ sơ

xin vay vốn Tiếp nhận hồ sơ

Nhận hồ sơ

để thẩm định

Thẩm định

Kiểm tra

kiểm soát Lập báo cáo

Lưu hồ sơ tài liệu

Ra quyết định

Nhận lại hồ sơ và kết

quả thẩm định

Bổ sung

giải

Khô

ng

đạt

yêu

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Chưa rõ Chưa đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu

Kiểm tra hồ sơ

Page 10: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 31

chủ đầu tư, thông báo cho chủ đầu tư gửi bổ sung hồ sơ theo quy định của ngân

hàng. Thời hạn thông báo không quá 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.

Bước 3: Nhận hồ sơ thẩm định

Bộ phận chủ trì thẩm định sao các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm định gửi các

ban tham gia thẩm định theo chức năng quy định. Cụ thể:

o Ban thẩm định:

Chủ trì thẩm định dự án nhóm A;

Tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định dự án, dự thảo văn bản trình Tổng

giám đốc chấp thuận (từ chối) cho vay đối với dự án;

Tham gia thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn các dự án

nhóm B,C không thuộc diện phân cấp cho Giám đốc chi nhánh theo đề nghị

của Ban chủ trì thẩm định dự án.

o Ban tín dụng:

Chủ trì thẩm định dự án nhóm B, C không

thuộc diện phân cấp cho Giám đốc chi

nhánh theo lĩnh vực được phân công;

Trực tiếp thẩm định phương án tài chính,

phương án trả nợ vốn vay;

Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay đối với

dự án nhóm B, C;

Tham gia thẩm định dự án nhóm A về các

nội dung: hồ sơ dự án, năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ

đầu tư, nguồn vốn tham gia đầu tư dự án, phương án trả nợ vốn vay, thẩm

định tài sản bảo đảm tiền vay và các nội dung khác.

o Ban pháp chế:

Tham gia thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án;

Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay của dự án và các nội dung có liên quan

theo đề nghị của đơn vị chủ trì thẩm định dự án.

o Ban nguồn vốn:

Tham gia thẩm định dự án theo chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng.

Bước 4: Lập báo cáo thẩm định

Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án vay vốn, Ban chủ trì thẩm

định tiến hành lập báo cáo thẩm định.

Bước 5: Ra quyết định cho vay

Sau khi nhận hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định của ban chủ trì thẩm định, Tổng

giám đốc xem xét và ra quyết định cho vay đối với dự án vay vốn dựa trên báo cáo

thẩm định đã nhận được. Nếu dự án đạt được các yêu cầu về chỉ tiêu tài chính, chỉ

tiêu kinh tế – xã hội, có khả năng trả nợ và khả thi thì sẽ được duyệt và quyết định

cho vay, ngược lại sẽ từ chối. Sau khi ra quyết định cho vay, ngân hàng thông báo

cho nhà đầu tư biết dự án của mình có được chấp nhận hay không.

Page 11: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

32 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

2.3. Thời gian thẩm định dự án

2.3.1. Thời gian thẩm định dự án đầu tư công

Thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia.

Thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày đối với dự án nhóm A.

Thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B.

Thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày đối với dự án nhóm C.

Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định thì cơ quan, tổ chức thẩm định phải báo

cáo cơ quan cấp trên xem xét, quyết định việc gia hạn; thời gian gia hạn không quá

thời gian thẩm định tương ứng.

2.3.2. Thời gian thẩm định dự án đầu tư khác

Thời gian thẩm định để xin quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh: 35

ngày kể từ khi nhận hồ sơ dự án, cơ quan đăng ký

đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

Trong đó, thời gian thẩm định cụ thể của các cơ

quan liên quan đến dự án như sau:

o Thời gian chuyển hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu

tư cho các cơ quan nhà nước có liên quan: 3 ngày.

o Thời gian thẩm định của các cơ quan nhà nước

có liên quan: 15 ngày.

o Thời gian cung cấp thông tin về đất đai và quy

hoạch của cơ quan quản lý về đất đai, quy

hoạch: 5 ngày.

o Thời gian thẩm định của cơ quan đăng ký đầu tư: 25 ngày.

o Thời gian chờ quyết định chủ trương đầu tư: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ

sơ và báo cáo thẩm định của cơ quan đăng ký đầu tư.

Thời gian thẩm định để xin quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

o Thời gian chuyển hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư cho các cơ quan nhà nước

liên quan và Bộ Kế hoạch đầu tư: 3 ngày.

o Thời gian thẩm định của các cơ quan nhà nước có liên quan (cơ quan chuyên

môn): 15 ngày.

o Thời gian thẩm định của cơ quan đăng ký đầu tư: 25 ngày .

o Thời gian thẩm định của Bộ Kế hoạch – Đầu tư: 15 ngày.

Thời gian thẩm định để xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

o Thời gian chuyển hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch đầu tư:

3 ngày.

o Thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước: 90 ngày.

Thời gian thẩm định xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

o Dự án phải thông qua chủ trương đầu tư: 5 ngày kể từ khi nhận được văn bản

quyết định chủ trương đầu tư.

o Dự án không phải thông qua chủ trương đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Page 12: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 33

2.3.3. Thời gian tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan đến dự án và thời

gian thẩm định thiết kế cơ sở

2.3.3.1. Thời gian tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan đối với dự án

Không quá 30 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia.

Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm A.

Không quá 15 ngày đối với dự án nhóm B.

Không quá 10 ngày đối với dự án nhóm C.

2.3.3.2. Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở của dự án

Không quá 60 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia.

Không quá 30 ngày đối với dự án nhóm A.

Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm B.

Không quá 15 ngày đối với dự án nhóm C.

2.4. Hồ sơ dự án trình thẩm định

2.4.1. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án đầu tư công

Đối với các dự án đầu tư công thì hồ sơ dự án trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm

định gồm những tài liệu sau:

Tờ trình thẩm định dự án.

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: bản dự án đầu tư

với đầy đủ các nội dung cơ bản (pháp lý, thị

trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính, hiệu

quả xã hội) để đánh giá tính khả thi của của dự án.

Các tài liệu khác có liên quan: là những tài liệu có

liên quan đến quá trình thực hiện và vận hành dự án như các văn bản có liên quan

đến đất đai và quy hoạch (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng chỉ quy

hoạch, giấy phép quy hoạch, Quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch chi tiết tỷ lệ

1/500)…

2.4.2. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án đầu tư khác

Đối với các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác, không sử dụng nguồn vốn đầu

tư công thì có những dự án phải lập hồ sơ thẩm định chủ trương đầu tư rồi mới được

cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có những dự án chỉ cần lập hồ sơ thẩm định xin

cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi triển khai thực hiện dự án. Do vậy, hồ

sơ dự án trình thẩm định sẽ gồm: hồ sơ dự án trình thẩm định xin phê duyệt chủ

trương đầu tư và hồ sơ dự án trình thẩm định xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2.4.2.1. Hồ sơ dự án trình thẩm định xin quyết định chủ trương đầu tư của UBND

cấp tỉnh

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Page 13: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

34 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao chứng minh nhân

dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng

nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với

nhà đầu tư là tổ chức;

Dự án đầu tư: tên nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn

đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về

lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội

của dự án;

Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo

cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty

mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính

của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất,

cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận

thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để

thực hiện dự án đầu tư;

Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ,

sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy

móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng

hợp tác kinh doanh BCC.

2.4.2.2. Hồ sơ dự án trình thẩm định xin phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ

tướng Chính phủ

Đối với các dự án đầu tư cần phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

bên cạnh các tài liệu phải nộp tương tự trình phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND

tỉnh còn phải bổ sung thêm một số tài liệu sau:

Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

2.4.2.3. Hồ sơ dự án trình thẩm định xin phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội

Đối với các dự án đầu tư cần phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

bên cạnh các tài liệu phải nộp tương tự trình phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND

tỉnh còn phải bổ sung thêm một số tài liệu sau:

Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư;

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Page 14: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 35

2.4.2.4. Hồ sơ dự án trình thẩm định xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giống bộ hồ sơ dự án trình thẩm định xin phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND

cấp tỉnh.

2.4.3. Hồ sơ dự án trình thẩm định tại các Ngân hàng thương mại

Giấy đề nghị cấp tín dụng cho dự án: mỗi một ngân hàng thương mại sẽ có một

mẫu đề nghị vay vốn hay thẩm định và cấp tín dụng khác nhau. Nếu chủ đầu tư

trình thẩm định vay vốn tại các ngân hàng thương mại nào thì sử dụng mẫu giấy đề

nghị vay vốn hoặc thẩm định ở ngân hàng đó.

Hồ sơ về khách hàng vay vốn:

o Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật và hành vi dân sự của khách hàng.

o Hồ sơ về kết quả sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng hoặc

người bảo lãnh.

Dự án vay vốn: bản dự án đầu tư với đầy đủ các nội dung cơ bản (pháp lý, thị

trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính, hiệu quả xã hội) để xác định tính khả

thi của của dự án.

Hồ sơ về tài sản bảo đảm tiền vay: là các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/ quyền

sử dụng, quản lý tài sản dùng làm bảo đảm khi vay vốn đầu tư vào dự án. Mỗi một

dạng tài sản đảm bảo sẽ có những hồ sơ đảm bảo khác nhau.

o Tài sản bảo đảm bằng ký quỹ: hồ sơ là số dư tài khoản của khách hàng.

o Tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá: hồ sơ là các tài liệu chứng minh quyền sở

hữu các trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm.

o Tài sản bảo đảm bằng kim loại quý, đá quý: hồ sơ là kim loại quý, đá quý kèm

các giấy tờ chứng minh chủng loại, khối lượng, chất lượng và các giấy tờ xuất

xứ của kim loại quý, đá quý.

o Tài sản đảm bảo là các tài sản như đất đai; nhà cửa; nhà xưởng; vật kiến trúc;

phương tiện vận tải; dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị: hồ sơ là giấy tờ

chứng minh quyền sở hữu đất, nhà xưởng, phương tiện vận tải và dây chuyền

công nghệ, máy móc, thiết bị như sổ đỏ, hợp đồng thuê đất, hợp đồng mua

phương tiện vận tải; giấy đăng ký phương tiện vận tải; hợp đồng mua thiết bị…

o Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên;

quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng dân sự, thương mại: hồ sơ là hợp đồng

thuê đất; giấy chứng nhận quyền khai thác tài nguyên của cơ quan có thẩm

quyền; hợp đồng dân sự, thương mại.

o Tài sản đảm bảo là hàng hóa, vật tư: hồ sơ là bảng kê hàng hóa, vật tư; sổ sách

kế toán hàng hóa, vật tư phản ánh giá trị, chất lượng, số lượng của hàng hóa vật

tư đó.

2.5. Phương pháp thẩm định dự án

Khi thực hiện thẩm định dự án có thể sử dụng rất nhiều các phương pháp và kỹ thuật

thẩm định dự án khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp thẩm định được sử dụng

phổ biến để thẩm định dự án.

Page 15: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

36 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

2.5.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Thẩm định tổng quát

Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó

đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án: hồ sơ dự án,

tư cách pháp lý của chủ đầu tư…

Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát về dự án cũng như các vấn đề chủ

yếu của dự án như mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, những lợi ích cơ bản của dự án,

quy mô tầm cỡ của dự án và mối liên quan của dự án với các bộ ban ngành…

Thẩm định chi tiết

Là bước thẩm định được thực hiện cho từng nội dung cụ thể của dự án bao gồm:

thẩm định các điều kiện pháp lý, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định khía

cạnh kỹ thuật, thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý dự án, thẩm định khía cạnh tài

chính và kinh tế – xã hội của dự án.

Việc thẩm định chi tiết được thực hiện cho từng nội dung và sau mỗi nội dung

thẩm định phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý hay không đồng ý; nêu rõ

những yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi đối với dự án.

Ưu điểm:

o Giúp phát hiện các sai sót, đánh giá được tính hợp lý, khả thi đối với từng nội

dung trong dự án.

o Với việc thẩm định chi tiết thì nếu một nội dung thẩm định nào đó không phù

hợp thì có thể loại bỏ nhanh dự án mà không cần phải đi vào thẩm định các nội

dung tiếp theo.

o Có thể bỏ lỡ một dự án đầu tư tốt trong trường hợp một nội dung thẩm định

nào đó đưa kết luận sai.

Nhược điểm: Có thể bỏ lỡ một dự án đầu tư tốt trong trường hợp một nội dung

thẩm định nào đó đưa ra kết luận sai lầm.

Ứng dụng: Được sử dụng để thẩm định các nội dung pháp lý, thị trường, kỹ thuật,

tài chính, tổ chức quản lý, kinh tế – xã hội của dự án.

2.5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Là việc phân tích so sánh, đối chiếu nội dung dự án với

các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định

mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (trong nước và

quốc tế) cũng như các kinh nghiệm thực tế để đánh giá

tính chính xác các nội dung phân tích của dự án.

Phương pháp này thường được tiến hành để đối chiếu

một số nội dung và chỉ tiêu sau:

Sự phù hợp của dự án với quy hoạch và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Sự phù hợp của các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp với các hướng dẫn hiện hành của

Nhà nước, của ngành đối với từng lĩnh vực đầu tư.

Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định.

Page 16: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 37

Tiêu chuẩn về công nghệ thiết bị của dự án trong trong quan hệ chiến lược đầu tư

công nghệ quốc gia, quốc tế.

Tiêu chuẩn sản phẩm dự án so với tiêu chuẩn hay mức yêu cầu đòi hỏi của thị trường.

Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công tiền lương,

chi phí quản lý... của dự án với các định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành.

Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư so với các tiêu chuẩn, định mức

về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư của ngành hay lĩnh vực đầu tư.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án so với tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của dự án.

Ưu điểm: Giúp cho việc đánh giá tính hợp lý, chính xác các nội được đưa ra trong

dự án.

Nhược điểm:

o Các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn dùng để so sánh thường bị hạn chế ở số lượng các

chỉ tiêu, tiểu chuẩn được so sánh cũng như cách thức so sánh.

o Các chỉ tiêu dùng để so sánh dễ sa vào khuynh hướng so sánh máy móc, cứng

nhắc do các dự án thường có những đặc điểm, tính chất và quy mô kỹ thuật

khác nhau.

Ứng dụng: Áp dụng đối với các tất cả các dự án đầu tư và các nội dung của dự án.

2.5.3. Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là việc xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi

các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hiệu quả xem xét.

Bước 2: Cho các yếu tố đó thay đổi (tăng hoặc giảm) theo một tỷ lệ nhất định (thông

thường là 5%,10% hoặc 15%).

Bước 3: Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả và đưa ra kết luận.

→ Nếu có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra đối với dự án (như vượt tổng mức vốn đầu tư,

công suất giảm, giá đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm…) mà dự án vẫn đạt

được hiệu quả thì dự án đó được coi là đạt hiệu quả vững chắc về mặt tài chính.

Ưu điểm:

o Giúp biết được dự án nhạy cảm với yếu tố nào để từ đó có biện pháp quản lý

phù hợp, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

o Giúp lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao.

o Giúp đánh giá rủi ro tài chính dự án.

Nhược điểm:

o Chỉ xem xét sự thay đổi của từng yếu tố trong khi kết quả lại chịu tác động của

nhiều yếu tố cùng một lúc.

o Điểm bắt đầu của phân tích độ nhạy là các giả định.

Ứng dụng:

Được sử dụng để đánh giá rủi ro của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Page 17: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

38 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

2.5.4. Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo sử dụng các số liệu điều tra thống

kê và vận dụng phương pháp dự báo phù hợp để thẩm

định, kiểm tra về mức cung – cầu sản phẩm của dự án,

thiết bị, nguyên vật liệu và các đầu vào khác...

Phương pháp ngoại suy thống kê: là phương pháp

dự báo dựa trên cơ sở thống kê các số liệu trong

quá khứ theo một tiêu thức nào đó để tìm ra xu

hướng, tính quy luật biến đổi của nó trong quá khứ, hiện tại nhằm dự báo cho

những năm mà dự án dự kiến đi vào hoạt động.

Phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu: là phương pháp dự báo thông qua

việc xem xét sự thay đổi của lượng cầu khi từng nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu

như giá cả, thu nhập, thị hiếu… thay đổi.

Phương pháp định mức: là phương pháp dự báo thông qua định mức tiêu dùng đã

được xác định.

Phương pháp mô hình hồi quy tương quan: là phương pháp dự báo trên cơ sở

phân tích mối quan hệ tương quan giữa cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng

đến cầu thị trường như giá cả; thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng hoá và

dịch vụ liên quan, thị hiếu của người tiêu dùng…

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là phương pháp dự báo bằng cách tập hợp,

hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực.

Ưu điểm:

Làm tăng tính chính xác của các quyết định đánh giá tính khả thi của dự án trong

quá trình thẩm định do các số liệu dự tính trong dự án đã được lượng hóa trên cơ

sở khoa học.

Nhược điểm:

o Tốn thời gian và chi phí thực hiện cao: chi phí để tiến hành lấy số liệu thống

kê, chi phí thuê chuyên gia phân tích…

o Độ rủi ro cao do dự báo có thể không chính xác do thiếu thông tin hoặc do sự

thay đổi bất thường của nền kinh tế.

o Kết quả thẩm định dễ mang tính chủ quan của người dự báo.

o Phương pháp ngoại suy thống kê chỉ được sử dụng trong dự báo ngắn hạn.

Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng hiệu quả khi thẩm định thị trường và

kỹ thuật của dự án, đặc biệt trong dự báo quy mô thị trường đầu ra và thị trường

nguyên vật liệu đầu vào của dự án, dự báo công nghệ dự án…

2.5.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Là phương pháp dự đoán những rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp phòng ngừa

và hạn chế tối đa tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác

liên quan đến dự án.

Giai đoạn thực hiện dự án:

Page 18: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 39

o Rủi ro chậm tiến độ thi công: để hạn chế rủi ro

này cần kiểm tra kế hoạch đấu thầu, chọn thầu,

bảo đảm thực hiện hợp đồng; kiểm tra cam kết

hỗ trợ giải phóng mặt bằng của chính quyền địa

phương.

o Rủi ro vượt tổng mức đầu tư: để hạn chế rủi ro

này, cần kiểm tra hợp đồng giá, các điều kiện

về phát sinh tăng giá và kiểm tra về khối lượng công việc thực hiện.

o Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất

lượng không đảm bảo: để hạn chế rủi ro này phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng,

các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.

o Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ: để hạn chế rủi

ro này, cần kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho

vay hoặc tài trợ vốn.

o Rủi ro bất khả kháng: rủi ro do điều kiện tự nhiên bất lợi, hoàn cảnh chính trị –

xã hội khó khăn. Để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm

(bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng).

Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động:

o Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ: Để

hạn chế rủi ro này, cần xem xét hợp đồng cung cấp dài hạn với các công ty

cung ứng có uy tín, các điều khoản thoả thuận về giá cả, xem xét các phương

án dự phòng của dự án.

o Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh: Để hạn chế rủi ro này, cần

kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụng hoặc mở L/C tại các cơ

quan cấp vốn.

o Rủi ro trong khâu quản lý điều hành dự án: Để hạn chế rủi ro này, cần đánh giá

năng lực quản lý của doanh nghiệp hiện tại (năng lực điều hành, trình độ

chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý dự án), thẩm định cơ

cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng.

o Rủi ro bất khả kháng: để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra bảo hiểm tài sản, bảo

hiểm kinh doanh.

o Rủi ro về thị trường: dự báo lại mức cung cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm và

thị trường nguyên vật liệu đầu vào của dự án.

Ưu điểm:

o Giúp tránh được những rủi ro thường gặp khi thực hiện đầu tư, nhờ đó nâng

cao sự ổn định và chắc chắn của dự án.

o Giúp đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án.

o Tăng sự tin tưởng khi đưa ra các quyết định đầu tư.

Nhược điểm:

o Không thể nhận biết được hết các rủi ro có thể xảy ra với dự án trước và sau khi đi

vào hoạt động.

Page 19: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

40 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

o Do phải xem xét, kiểm tra dự phòng khá nhiều tình huống rủi ro trước khi thực

hiện dự án nên sẽ mất thời gian tiến hành, tốn kém về chi phí và nguồn nhân lực.

o Phương pháp triệt tiêu rủi ro được sử dụng rất ít và gần như đồng nhất với

phương pháp phân tích độ nhạy. Đây là một cách hiểu sai lầm, dẫn đến đánh

giá không đầy đủ rủi ro của dự án.

Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng để giảm

thiểu rủi ro của các dự án đầu tư.

2.5.6. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia

trong quá trình thẩm định dự án. Các chuyên gia là

những người am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án.

Chính vì thế, với kiến thức có được của mình, các chuyên gia có thể có những ý kiến

đánh giá sâu sắc, xác đáng với dự án.

Ưu điểm: Có được kết luận thẩm định nhanh chóng, kịp thời.

Nhược điểm: Kết quả thẩm định không khách quan, mang tính chủ quan của

chuyên gia thẩm định.

Page 20: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227 41

Tóm lược cuối bài

Thẩm định dự án là hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc cũng có thể là

chủ đầu tư nhằm xem xét và đánh giá lại dự án trước khi ra các quyết định đầu tư. Chính vì vậy,

để đảm bảo có các quyết định đầu tư chính xác, việc thẩm định dự án cần phải được tổ chức chặt

chẽ, khoa học với quy trình thẩm định rõ ràng và các phương pháp thẩm định phù hợp. Xuất phát

từ lý do trên, nội dung bài 2 sẽ giúp người đọc nắm vững được các vấn đề cơ bản liên quan đến

công tác tổ chức thẩm định dự án và một số phương pháp thẩm định cơ bản được sử dụng để

thẩm định dự án. Cụ thể:

Công tác tổ chức thẩm định dự án đề cập đến các nội dung:

Các hình thức tổ chức thẩm định dự án;

Hồ sơ dự án trình thẩm định;

Quy trình thẩm định dự án;

Thời gian thẩm định dự án.

Phương pháp thẩm định dự án thường được sử dụng gồm:

Phương pháp thẩm định theo trình tự;

Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu;

Phương pháp dự báo;

Phương pháp phân tích độ nhạy;

Phương pháp triệt tiêu rủi ro;

Phương pháp chuyên gia.

Page 21: BÀI 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ... - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/TXDTKT03/Giao trinh/03_NEU_TXDTKT03_Bai2_v1... · Hướng dẫn học Để học tốt bài này,

Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án

42 TXDTKT03_Bai2_v1.0015106227

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày các hình thức thẩm định dự án. Ứng dụng thực tế của các hình thức thẩm định

trong quá trình thẩm định dự án.

2. Trình bày quy trình thẩm định dự án đầu tư công.

3. Trình bày quy trình thẩm định dự án xin phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu

tư khác.

4. Trình bày hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án đầu tư công.

5. Trình bày hồ sơ dự án trình thẩm định xin phê duyệt chủ trương đối với các dự án đầu tư khác.

6. Trình bày thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

7. Trình bày phương pháp thẩm định theo trình tự. Ưu nhược điểm của phương pháp. Liên hệ

việc sử dụng phương pháp này trong thẩm định một dự án đầu tư cụ thể.

8. Trình bày phương pháp thẩm định so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Ưu nhược điểm của phương

pháp. Liên hệ việc sử dụng phương pháp này trong thẩm định một dự án đầu tư cụ thể.

9. Trình bày phương pháp dự báo trong thẩm định dự án. Ưu nhược điểm của phương pháp.

Liên hệ việc sử dụng phương pháp này trong thẩm định một dự án đầu tư cụ thể.

10. Trình bày phương pháp phân tích độ nhạy trong thẩm định dự án. Ưu nhược điểm của phương

pháp. Liên hệ việc sử dụng phương pháp này trong thẩm định một dự án đầu tư cụ thể.

11. Trình bày phương pháp triệt tiêu rủi ro. Ưu nhược điểm của phương pháp. Liên hệ việc sử

dụng phương pháp này trong thẩm định một dự án đầu tư cụ thể.