bÀi 2 nguyÊn lÝ tÍnh chi phÍ kinh...

19
Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 17 BÀI 2 NGUYÊN LÝ TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH Hướng dn hc Để hc tt bài này, sinh viên cn chú ý: Hc đúng lch trình ca môn hc theo tun, làm các bài luyn tp đầy đủ và tham gia tho lun trên din đàn. Đọc tài liu: 1. Nguyn Ngc Huyn (Chbiên) (2014), Giáo trình Tính chi phí kinh doanh, Nhà xut bn Thng kê, Hà Ni, chương 2. 2. Nguyn Ngc Huyn (2010), Trin khai tính và qun trchi phí kinh doanh phù hp vi phương thc qun trkinh doanh hin đại (sách chuyên kho), Nhà xut bn Đại hc Kinh tế Quc dân, Hà Ni. 3. Lut ca Quc hi nước Cng hòa Xã hi chnghĩa Vit Nam s03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 vLut Kế toán. Sinh viên làm vic theo nhóm và trao đổi vi ging viên trc tiếp ti lp hc hoc qua email. Tham kho các thông tin ttrang Web môn hc. Ni dung Bài 2 trong hc phn Qun trchi phí kinh doanh nghiên cu ba vn đề quan trng là bn cht ca công ctính chi phí kinh doanh, các nhim vca tính chi phí kinh doanh và ba vn đề cơ bn gn vi tính chi phí kinh doanh là phương pháp, các bước và các nguyên tc tính chi phí kinh doanh. Mc tiêu Hiu bn cht ca công ctính chi phí kinh doanh trong mi quan hso sánh vi kế toán tài chính. Hiu rõ ba nhim vcung cp thông tin kinh tế bên trong và các thông tin cthcn cung cp để hoàn thành ba nhim vđó. Gii thích hai phương pháp tính chi phí kinh doanh mà doanh nghip có thla chn; ba bước tính bt buc phi tuân thvà năm nguyên tc mà tính chi phí kinh doanh phi tuân th.

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 17

BÀI 2

NGUYÊN LÝ TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này, sinh viên cần chú ý:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu:

1. Nguyễn Ngọc Huyền (Chủ biên) (2014), Giáo trình Tính chi phí kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, chương 2.

2. Nguyễn Ngọc Huyền (2010), Triển khai tính và quản trị chi phí kinh doanh phù hợp với phương thức quản trị kinh doanh hiện đại (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Luật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 về Luật Kế toán.

Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.

Nội dung

Bài 2 trong học phần Quản trị chi phí kinh doanh nghiên cứu ba vấn đề quan trọng là bản chất của công cụ tính chi phí kinh doanh, các nhiệm vụ của tính chi phí kinh doanh và ba vấn đề cơ bản gắn với tính chi phí kinh doanh là phương pháp, các bước và các nguyên tắc tính chi phí kinh doanh.

Mục tiêu

Hiểu bản chất của công cụ tính chi phí kinh doanh trong mối quan hệ so sánh với kế toán tài chính.

Hiểu rõ ba nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế bên trong và các thông tin cụ thể cần cung cấp để hoàn thành ba nhiệm vụ đó.

Giải thích hai phương pháp tính chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn; ba bước tính bắt buộc phải tuân thủ và năm nguyên tắc mà tính chi phí kinh doanh phải tuân thủ.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

18 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

Tình huống dẫn nhập

Căn cứ xét thưởng tại công ty An Duy và Ban Mai

Hai công ty An Duy và Ban Mai hoạt động trong cùng ngành. Tại An Duy, dựa trên kết quả làm việc của cả công ty trong năm mà giám đốc thường quyết định thưởng 1 hay 1,5 tháng lương cho tất cả người lao động trong công ty. Trong khi tại Ban Mai, công ty luôn xét thưởng theo từng bộ phận trên cơ sở lượng hóa cao nhất có thể kết quả mà bộ phận tạo ra trong mối quan hệ với nguồn lực mà bộ phận đó sử dụng. Vì thế, ngay cả những năm toàn công ty đạt kết quả tốt, có bộ phận ở Ban Mai vẫn không được thưởng và ngược lại.

So sánh công tác thưởng ở hai doanh nghiệp trên ở khía cạnh công bằng và chính xác.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 19

2.1. Bản chất của công cụ tính chi phí kinh doanh

2.1.1. Tính chi phí kinh doanh là một trong các công cụ thu thập, xử lý, chế biến thông tin kinh tế bên trong

Giống các công cụ thống kê, kế toán tài chính ở chức năng thu thập, xử lý và chế biến thông tin.

Trong đó:

o Thống kê liên quan đến mọi thông tin bên ngoài và bên trong.

Ví dụ 1: thông tin về tiêu thụ sản phẩm ở thị trường, thông tin về năng suất lao động.

o Kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh cùng chỉ liên quan đến thông tin kinh tế bên trong doanh nghiệp.

Ví dụ 2, chi phí phát sinh tháng 12/2008 ở doanh nghiệp X trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Chi phí trong tháng 12/2008 ở doanh nghiệp X

TT Tiêu thức Đơn vị

tính Số

lượng Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1 Mua thép Kg 20.000 18.900 378.000.000

2 Mua đồng Kg 15.000 124.113 1.861.695.000

3 Mua nhôm Kg 1000 52.880 52.880.000

4 Mua vật liệu phụ 140.000.000

5 Xuất kho thép Kg 12.500 18.900 236.250.000

6 Xuất kho đồng Kg 11.000 124.113 1.365.243.000

7 Xuất kho nhôm Kg 800 52.880 42.304.000

8 Xuất kho vật liệu phụ 98.000.000

9 Tiền điện Kw/h 20.000 1.000 20.000.000

10 Trả lương 350.000.000

11 Đóng bảo hiểm cho người lao động (17% tiền lương cơ bản) 42.500.000

12 Mua xe ô tô Chiếc 1 600.000.000 600.000.000

13 Khấu hao TSCĐ 450.000.000

14 Đóng thuế VAT 65.000.000

15 Trích nộp thuế thu nhập 10.000.000

16 Trả tiền nợ khách hàng 70.000.000

17 Trả nợ thuế năm 2007 30.000.000

18 Trả nợ lương tháng 9 15.000.000

Tổng chi phí phát sinh 5.818.872.000

2.1.2. Tính chi phí kinh doanh khác về bản chất với kế toán tài chính

Kế toán tài chính xử lý và chế biến thông tin theo qui định của Nhà nước.

Tính chi phí kinh doanh xử lý và chế biến thông tin để ra quyết định đúng.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

20 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

Thứ nhất, về đối tượng nhận thông tin:

o Kế toán tài chính tạo lập hệ thống thông tin cung cấp cho các đối tượng bên ngoài quá trình ra quyết định kinh doanh như các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan thông tấn báo chí, chủ sở hữu, chủ nợ, khách hàng, công nhân viên.

o Tính chi phí kinh doanh lại chỉ và chỉ cung cấp thông tin cho bộ máy quản trị.

Bảng 2.2: Khác biệt cơ bản giữa tính chi ohí kinh doanh và kế toán tài chính

TT Tiêu thức Tính chi phí kinh doanh Kế toán tài chính

1 Chức năng Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế bên trong cần thiết

2 Đối tượng phục vụ Bộ máy quản trị doanh nghiệp Các đối tượng bên ngoài quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

3 Mục đích Ra các quyết định kinh doanh Kiểm tra, kiểm soát

4 Nguyên tắc bảo toàn Bảo toàn tài sản của doanh nghiệp về mặt hiện vật

Bảo toàn tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị

5 Tính chất Tự chủ

Liên tục

Bí mật

Bắt buộc

Định kỳ

Công khai

6 Phạm vi Các quá trình vận động bên trong Dòng luân chuyển tiền tệ

7 Phương pháp Tự lựa chọn Thống nhất

8 Thời gian Quá khứ, hiện tại và tương lai Quá khứ, hiện tại

9 Yêu cầu Hoàn toàn phù hợp thực tế

Cung cấp số liệu liên tục

Phát hiện lãng phí nguồn lực, bất hợp lý

Đúng nguyên tắc thu chi

Đúng thời hạn theo định kỳ

Đúng nội dung đã qui định

Phản ánh đúng thực trạng tài chính

10 Nhiệm vụ Cung cấp số liệu ra quyết định

Cung cấp thông tin cho chính sách giá cả

Cung cấp số liệu kiểm tra hiệu quả các hoạt động

Tổ chức thống kê, ghi sổ, lưu trữ và luân chuyển chứng từ

Lập các báo cáo tài chính theo qui định

Thứ hai, về mục đích sử dụng thông tin:

o Kế toán tài chính cung cấp thông tin để kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp.

o Tính chi phí kinh doanh chỉ cung cấp cho bộ máy quản trị để ra các quyết định kinh doanh.

Thứ ba, sự khác nhau về nguyên tắc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp:

o Kế toán tài chính tính toán các chi phí tài chính phát sinh trong một thời kỳ tính toán theo nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 21

Sơ đồ 2.1. Thông tin và mục đích sử dụng thông tin

o Ngược lại, tính chi phí kinh doanh lại tính toán chi phí kinh doanh trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật.

Sơ đồ 2.2. Bảo toàn giá trị và bảo toàn hiện vật

Thứ tư, sự khác biệt với kế toán tài chính về tính chất:

o Kế toán tài chính:

Bắt buộc:

Xuất phát từ đòi hỏi của quản lý nhà nước.

Biểu hiện: kế toán theo đúng các qui định của Nhà nước.

Định kỳ: kỳ nộp báo cáo tài chính theo qui định của Nhà nước

Tính chất công khai:

Nộp báo cáo tài chính cho nhiều cơ quan cũng như đối tượng khác nhau (xem sơ đồ 2.4).

Nhiều nơi có thông tin về chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.3. Phạm vi tính toán của kế toán tài chính

Tính toán chi phí

Kế toán tài chính

Chi phí kinh doanh Chi phí tài chính

Kiểm soát thực trạng tài chính

Ra quyết định kinh doanh

Tính chi phí kinh doanh

Dự trữ của doanh nghiệp trong kỳ tính toán Dòng tiền ra (mua sắm)

Dòng tiền vào

(doanh thu, khác)

Mua

20 tấn thép Trả theo hoá đơn 378.000.000 đồng

Xuất dùng 20 tấn thép

Bảo toàn giá trị Bảo toàn hiện vật

Hạch toán đủ

378.000.000 đồng

Hạch toán để sau khi bán được hàng lại có đủ tiền mua

20 tấn thép

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

22 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

o Tính chi phí kinh doanh:

Tự chủ: các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tính hay không, tính đến mức độ nào, tính theo phương pháp nào…

Liên tục: theo yêu cầu ra quyết định của bộ phận có trách nhiệm.

Bí mật: chỉ bộ máy quản trị doanh nghiệp được tiếp cận với thông tin về chi phí kinh doanh.

Sơ đồ 2.4. Dòng tiền và các quá trình kinh tế bên trong của doanh nghiệp

Chú thích: đường vận động vật chất

đường vận động tiền tệ

Thứ năm, sự khác nhau về phạm vi tính toán:

o Kế toán tài chính gắn với sự vận động của dòng tiền bao gồm dòng tiền ra (mua sắm), dòng tiền vào (doanh thu) và dòng tiền dự trữ (lưu kho).

o Trong khi đó tính chi phí kinh doanh lại phải đi sâu vào các quá trình kinh tế bên trong doanh nghiệp.

Thứ sáu, về phương pháp:

o Kế toán tài chính thực hiện thống nhất theo phương pháp mà Nhà nước qui định.

o Tính chi phí kinh doanh được thực hiện trên cơ sở tự lựa chọn.

Thứ bảy, về thời gian tính toán và phản ánh.

o Do mục đích kiểm soát thực trạng tài chính nên kế toán tài chính chỉ phản ánh các chi phí phát sinh trong quá khứ và hiện tại.

Thị trường

tiêu thụ

Thị trường vốn và tiền tệ

Thị trường

mua sắm

Thuế và các khoản nộp

Nhà nước

Bao cấp, trợ cấp

Lĩnh vực tài chính

Kho trung gian

Nhân tố quản trị

Nhân tố sản xuất

Sản xuất

Kho thành phẩm

Phương tiện thanh toán

Con người

Thiết bị

Nguyên liệu

Tiêu thụ

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 23

o Để ra các quyết định kinh doanh, tính chi phí kinh doanh không chỉ cung cấp các thông tin trong quá khứ, hiện tại mà còn phải cung cấp thông tin ở thời kỳ kế hoạch tương lai.

Thứ tám, yêu cầu:

o Kế toán tài chính phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể là: đúng nguyên tắc thu chi, đúng thời hạn theo định kỳ, đúng nội dung đã qui định và phản ánh đúng thực trạng tài chính.

o Tính chi phí kinh doanh lại phải đáp ứng các yêu cầu: hoàn toàn phù hợp thực tế, cung cấp số liệu liên tục và phát hiện lãng phí nguồn lực cũng như các bất hợp lý.

Thứ chín, về nhiệm vụ:

o Tính chi phí kinh doanh có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở để:

Ra các quyết định quản trị.

Ban hành các chính sách giá cả.

Đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, cá nhân.

o Kế toán tài chính lại phải hoàn thành các nhiệm vụ:

Tổ chức thống kê, ghi sổ, lưu trữ và luân chuyển chứng từ.

Lập các báo cáo tài chính theo qui định.

2.2. Nhiệm vụ của công cụ tính chi phí kinh doanh

2.2.1. Cung cấp thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở cho các quyết định

Nguyên lý là ra quyết định cần thông tin gì thì tính chi phí kinh doanh phải cung cấp thông tin ấy.

Từ đó dẫn đến tính chi phí kinh doanh phải cung cấp các thông tin sau:

Bảng 2.3: Thông tin làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh chủ yếu (Kilger,W., Flexible Plakostenrechnung und Deckungsbeitragrechnung, 9.Aufl., Wiesbaden 1988, Tr. 115)

TT Loại quyết định Cơ sở để ra quyết định Tính chi phí kinh doanh cung

cấp thông tin

1 Lựa chọn qui mô, công nghệ Phân tích hoà vốn:

KD KDCNQ FC / (P AVC )

Chi phí kinh doanh cố định có liên quan.

Chi phí kinh doanh biến đổi bình quân liên quan.

2 Các quyết định chiến lược/ dài hạn

MCKD = MR Chi phí kinh doanh cận biên

có liên quan.

3 Quyết định kế hoạch ngắn hạn Πt = πtj Qj max

KDj j j(P AVC ) Q

Chi phí kinh doanh biến đổi bình quân sản xuất 1 đơn vị sản phẩm có liên quan.

4 Cơ sở của kế hoạch < năm cho doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm

* SX KD KDL KH L LQ 2Q FC / AVC

Chi phí kinh doanh cố định chuyển loạt.

Chi phí kinh doanh biến đổi

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

24 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

TT Loại quyết định Cơ sở để ra quyết định Tính chi phí kinh doanh cung

cấp thông tin

bình quân đơn vị sản phẩm sản xuất theo loạt.

5 Cơ sở sử dụng nguồn lực tối ưu

KDi iMC MPR

Chi phí kinh doanh cận biên sử dụng 1 đơn vị nguồn lực.

6 Cơ sở của kế hoạch < năm cho doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc

Nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian chế biến và chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh cố định theo thời gian.

Chi phí kinh doanh biến đổi gắn với thời gian chế biến.

7 Cơ sở lưu kho tối ưu * D KD DKĐH đhQ 2Q FC / P i

Chi phí kinh doanh cố định đặt hàng và lưu kho.

Tỉ lệ Chi phí kinh doanh lưu kho theo giá mua nguyên vật liệu hoặc Chi phí kinh doanh biến đổi bình quân đơn vị nguyên vật liệu lưu kho.

8 Cơ sở cho các quyết định phân công công việc hàng ngày

Tính hiệu quả khi thực hiện công việc

Chi phí kinh doanh cho 1 giờ hoạt động tại mỗi nơi làm việc cụ thể.

9 Tổ chức các hoạt động quản trị cụ thể

Tính hiệu quả của hoạt động quản trị

Chi phí kinh doanh gắn với hoạt động tại 1 nơi làm việc quản trị.

Khi ra quyết định về lựa chọn các phương án, nhà quản trị phải chú ý đến chi phí chìm. Chi phí chìm là những khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ, ở thời điểm hiện tại, nhà quản trị quyết định lựa chọn bất kỳ phương án nào thì những khoản chi phí này không thay đổi và nó xuất hiện ở tất cả các phương án mà nhà quản trị lựa chọn. Việc xem xét chi phí chìm sẽ giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn hơn, làm lợi cho doanh nghiệp.

Ví dụ 3: Doanh nghiệp dự định đấu thầu công trình xây dựng, tính toán ban đầu cho thấy đây là dự án có khả năng sinh lợi nên doanh nghiệp đó tiến hành lập dự án hết 100 triệu đồng, chi phí quan hệ 30 triệu đồng. Sau khi đấu thầu, doanh nghiệp nhận được công trình 10 tỷ đồng. Tuy nhiên do giá vật liệu xây dựng tăng rất nhanh nên dự toán, để xây dựng công trình hết 9,9 tỷ đồng. Nhà đầu tư không đồng ý cho doanh nghiệp điều chỉnh chi phí, chỉ đồng ý để doanh nghiệp có thể nhận hay không nhận thi công công trình. Vậy công ty có nên nhận dự án này không, giả sử công ty chỉ có 2 phương án để xem xét là nhận hay không nhận công trình này?

Nếu chúng ta lấy doanh thu của công trình này là 10.000 triệu đồng trừ đi các chi phí phát sinh bằng: 9.900 + 100 + 30 = 10.030 (triệu đồng) thì rõ ràng công trình này lỗ 30 triệu đồng, và thông thường doanh nghiệp sẽ không chấp nhận những dự án thua lỗ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ đang có 2 phương án để lựa chọn thì chúng ta sẽ thấy chi phí lập dự án và chi phí quan hệ sẽ là chi phí chìm khi doanh nghiệp quyết định nhận hay không nhận công trình này, vì trong cả hai quyết định, hai khoản chi phí này không thay đổi, và xuất hiện ở cả 2 phương án. Vì thế, doanh nghiệp sẽ không xét đến nó khi ra quyết định. Nếu doanh nghiệp nhận thi công công trình, doanh nghiệp sẽ thu được 10.000 – 9.900 = 100 (triệu đồng), trong khi nếu doanh nghiệp

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 25

không nhận thi công công trình, doanh nghiệp không nhận được tiền và 130 triệu đã chi ra không có khoản nào để bù đắp. Rõ ràng, mặc dù việc nhận thi công công trình là lỗ nhưng nếu doanh nghiệp quyết định nhận công trình thì nó vẫn có lợi cho doanh nghiệp hơn là doanh nghiệp không nhận công trình này.

Ví dụ 4: Một công ty có 3 dây chuyền sản xuất sản phẩm với thông tin trong bảng như sau:

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Dược phẩm Mỹ phẩm Đồ gia dụng

1. Doanh thu 125 75 50

2. Chi phí biến đổi 50 25 30

3. Chi phí cố định 59 38 28

Lương trả cho bộ phận giám sát dây chuyền sản xuất sản phẩm

29,5 12,5 8

Chi phí quảng cáo sản phẩm 1 7,5 6,5

Chi phí phục vụ chung: bảo vệ, nhà trẻ, nhà ăn 0,5 0,5 1

Khấu hao tài sản cố định chuyên dụng 1 2 2

Thuê nhà 10 6 4

Bảo hiểm 2 0,5 0,5

Quản lý chung 15 9 6

Công ty có nên tiếp tục sản xuất trên cả 3 dây chuyền không?

Xem xét doanh thu và chi phí của 3 dòng sản phẩm ở trên ta thấy có mặt hàng đồ gia dụng là doanh thu đang thấp hơn chi phí, vì thế nếu trong tương lai tình hình không thay đổi, công ty sẽ phải xem xét liệu có nên duy trì việc kinh doanh đồ gia dụng nữa hay không. Nếu duy trì như hiện nay, công ty đang lỗ 8 triệu đồng một tháng. Nhưng nếu công ty chấm dứt việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng này thì doanh thu sẽ bằng 0 trong khi có những khoản chi phí chìm sẽ không mất đi ngay. Xem xét các khoản chi phí của công ty thì chi phí khấu hao tài sản cố định chuyên dụng (2 triệu đồng) và chi phí phục vụ chung (1 triệu đồng), chi phí quản lý chung (6 triệu đồng) được phân bổ về cho mặt hàng đồ gia dụng sẽ là chi phí chìm, khó thay đổi được ngay. Tổng ba khoản chi phí chìm là 9 triệu đồng đã lớn hơn khoản thua lỗ 8 triệu đồng, trong khi một số khoản chi phí khác cũng có thể là chi phí chìm, như chi phí thuê nhà (4 triệu đồng). Rõ ràng, nếu công ty duy trì mặt hàng đồ gia dụng như hiện tại thì lỗ 8 triệu đồng, nhưng nếu doanh nghiệp chấm dứt mặt hàng này thì doanh thu bằng không trong khi chi phí chìm chưa thay đổi được lại lớn hơn khoản lỗ hiện tại, vì thế sẽ thiệt hại cho doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta thấy khi tính tới chi phí chìm để ra quyết định, nhà quản trị sẽ có thể chọn được phương án có lợi hơn cho doanh nghiệp.

Ví dụ 5: Công ty Euro là một nhà bán buôn, chuyên bán các sản phẩm đến những người bán lẻ trên khắp châu Âu. Trụ sở chính của nó ở Brusel. Công ty có cơ cấu tổ chức theo khu vực với mỗi khu vực gồm từ 3 đến 5 địa bàn kinh doanh. Mỗi khu vực có văn phòng đại diện khu vực và một kho hàng để phân phối hàng hoá trực tiếp đến khách hàng. Mỗi địa bàn kinh doanh cũng có một văn phòng cho các nhân viên marketing làm việc. Khu vực Scandinavian bao gồm 3 địa bàn kinh doanh với văn

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

26 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

phòng đặt tại Stockholm, Oslo và Helsinki. Kết quả dự kiến cho quý tới như ở bảng dưới đây. Giả sử rằng các kết quả này cũng là kết quả hoạt động của quý trong tương

lai, địa bàn Helsinki có nên bị ngừng kinh doanh? (Đơn vị tính: 1000 Euro)

Stockholm Oslo Helsinki Total

Giá vốn hàng bán 800 850 1.000 2.650

Lương cho nhân viên bán hàng 160 200 240 600

Tiền thuê văn phòng 60 90 120 270

Khấu hao các thiết bị ở văn phòng 20 30 40 90

Tiền thuê kho (sau khi chia) 24 24 24 72

Khấu hao thiết bị ở kho 20 16 22 58

Chi phí ở khu vực và trụ sở chính

Phân bổ theo nguyên tắc nhân quả 120 152 186 458

Phân bổ theo quy định của công ty 360 400 340 1.100

Tổng chi phí phát sinh ở mỗi địa điểm 1.564 1.762 1.972 5.298

Báo cáo lợi nhuận (thua lỗ) 236 238 – 272 202

Doanh số 1.800 2.000 1.700 5.500

Xem xét doanh thu và chi phí của 3 địa bàn ở trên ta thấy địa bàn Helsinki có doanh thu đang thấp hơn chi phí, và địa bàn này đang bị lỗ 272 nghìn Euro. Vì thế nếu trong tương lai tình hình không thay đổi, công ty sẽ phải xem xét liệu có nên duy trì địa bàn này nữa hay không. Nếu duy trì như hiện nay, công ty đang lỗ 272 nghìn Euro một quý. Nhưng nếu công ty chấm dứt việc kinh doanh ở địa bàn này thì doanh thu sẽ bằng 0 trong khi có những khoản chi phí chìm sẽ không mất đi ngay. Xem xét các khoản chi phí của công ty thì chi phí khấu hao thiết bị ở văn phòng (40 nghìn Euro) và chi phí thuê kho sau khi chia (24 nghìn Euro), khấu hao thiết bị ở kho (22 nghìn Euro) và chi phí phân bổ theo quy định của công ty (340 nghìn Euro) sẽ là chi phí chìm, khó thay đổi được ngay. Tổng bốn khoản chi phí chìm là 426 nghìn Euro đã lớn hơn khoản thua lỗ 272 nghìn Euro. Rõ ràng, nếu công ty duy trì địa bàn Helsinki như hiện tại thì lỗ 272 nghìn Euro, nhưng nếu công ty đóng cửa địa bàn này thì doanh thu bằng không trong khi chi phí chìm chưa thay đổi là 426 nghìn Euro được lại lớn hơn khoản lỗ hiện tại, vì thế sẽ thiệt hại cho doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta thấy khi tính tới chi phí chìm để ra quyết định, nhà quản trị sẽ có thể chọn được phương án có lợi hơn cho doanh nghiệp. Ở đây, mặc dù địa bàn này đang thua lỗ nhưng duy trì sẽ vẫn có lợi hơn

là đóng cửa. Việc đóng cửa sẽ chỉ có lợi khi chi phí chìm nhỏ hơn khoản thua lỗ.

Ví dụ 6:

Tình huống A: Một chi nhánh trong Rhine Autos hiện đang đàm phán với một nhà cung cấp khác liên quan đến việc mua ngoài bộ phận A mà nó sản xuất. Chi nhánh này hiện sản xuất 10.000 đơn vị bộ phận A này 1 năm. Chi phí hiện tại để sản xuất bộ

phận A này như sau:

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 27

(Đơn vị tính: Euro)

Tổng chi phí sản xuất 10.000 bộ phận A

Chi phí đơn vị

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 120.000 12

Chi phí lao động lực tiếp 100.000 10

Chi phí sản xuất biến đổi 10.000 1

Chi phí sản xuất cố định 80.000 8

Chi phí chung khác (sau khi phân bổ) 50.000 5

Tổng cộng 360.000 36

Giả sử các chi phí ở trên là không đổi trong tương lai gần nếu chi nhánh của Rhine Autos tiếp tục sản xuất bộ phận A. Nhà cung cấp đã chào giá cho 10.000 bộ phận A một năm với giá 30 Euro/1 bộ phận với lượng đặt hàng tối thiểu cho 3 năm. Nếu Rhine Autos mua ngoài bộ phận A thì chi phí lao động trực tiếp hiện tại phục vụ cho sản xuất bộ phận A sẽ bị dư thừa. Tuy nhiên chi nhánh này không phải chịu chi phí. Nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí biến đổi là không phát sinh nếu mua ngoài bộ phận A. Chi phí sản xuất cố định sẽ giảm 10.000 Euro 1 năm nhưng chi phí chung không thay đổi. Giả sử rằng công suất dành cho sản xuất bộ phận A không được sử dụng cho sản xuất khác. Chi nhánh của Rhine Autos nên sản xuất hay mua bộ phận A này?

Tình huống B: Vẫn ví dụ trên, giả sử rằng công suất dư thừa từ việc mua ngoài bộ phận A có thể được sản xuất và bán 10.000 đơn vị bộ phận B với giá 34 Euro/1 bộ phận. Tất cả lao động cần cho sản xuất bộ phận A sẽ được sử dụng để sản xuất bộ phận B. Chi phí sản xuất biến đổi, chi phí sản xuất cố định và chi phí chung sẽ tương tự chi phí cho sản xuất bộ phận A. Nguyên vật liệu cần để sản xuất bộ phận A không được sử dụng nhưng các nguyên vật liệu để sản xuất bộ phận B trị giá 13 Euro/1 bộ phận. Liệu Rhine Autos có nên mua ngoài bộ phận A.

Với tình huống A, chúng ta thấy nếu chi nhánh này mua ngoài bộ phận A thì chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu và chi phí biến đổi không phát sinh. Chi phí sản xuất cố định chỉ giảm được 1 Euro với mỗi bộ phận, còn 7 Euro trên mỗi bộ phận không thay đổi. Chi phí chung 5 Euro mỗi bộ phận cũng không thay đổi, nên chi phí chìm ở đây sẽ là 12 Euro cho mỗi bộ phận. Bởi chi phí chìm là chi phí không thay đổi cho dù nhà quản trị quyết định lựa chọn bất cứ phương án nào nên chúng ta sẽ không tính đến nó khi ra quyết định lựa chọn phương án tốt nhất. Theo đó, khi không tính chi phí chìm, chi phí sản xuất một bộ phận sẽ còn 24 Euro trong khi nếu mua ngoài, chi nhánh phải trả 30 Euro. Rõ ràng chi nhánh đang sản xuất với chi phí cao nhưng việc tự sản xuất vẫn tốn ít chi phí hơn so với việc mua ngoài bộ phận A do sự xuất hiện của chi phí chìm. Do đó, chi nhánh nên quyết định vẫn tự sản xuất bộ phận A.

Ở tình huống B, xem xét phương án chi nhánh này mua ngoài bộ phận A và sản xuất bộ phận B, khi đó chi phí để sản xuất 1 bộ phận B và mua 1 bộ phận A khi không tính chi phí chìm sẽ là: 13 + 10 + 1 + 1 + 30 – 34 = 21 (Euro), phương án này có chi phí để có một bộ phận A thấp hơn so với 2 phương án trong tình huống A, vì thế chi nhánh nên lựa chọn phương án mua ngoài bộ phận A và sản xuất bộ phận B thì sẽ có lợi nhất về chi phí.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

28 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

Ví dụ 7: Một doanh nghiệp đang cân nhắc nên đầu tư dây truyền thiết bị mới, các chi phí tính tới thời điểm doanh nghiệp sản xuất là 9 tỉ đồng. (Giả sử chi phí cho thiết bị này không thay đổi). Dự báo cầu trong 3 năm đầu là: năm 1: 20.000 đơn vị sản phẩm, năm 2: 5.000 đơn vị sản phẩm, năm 3: 500 đơn vị sản phẩm. Giá sản phẩm cùng loại trên thị trường là 500.000 đồng/sản phẩm. Chi phí biến đổi trung bình AVC là 15.000 đồng. Doanh nghiệp này có nên đầu tư hay không?

Nhiều bạn sinh viên khi đọc ví dụ này thường tính ngay doanh thu và chi phí, sau đó lấy doanh thu trừ chi phí thấy có lãi là ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc tính toán như vậy trong ví dụ này là không chặt chẽ bởi ở đây chúng ta không có lãi suất để quy đổi doanh thu và chi phí về cùng một mốc thời gian xác định để tính lợi nhuận đầu tư. Trong ví dụ này, chúng ta nên sử dụng công thức tính sản lượng hòa vốn, sau đó nếu thấy cầu dự báo lớn hơn sản lượng hòa vốn, nghĩa là dự án có khả năng thu lợi nhuận thì sẽ ra quyết định đầu tư.

Sản lượng hòa vốn )/( KDKDCN AVCPFC = 9.000.000.000/(500.000 – 15.000) =

18.557 (sản phẩm). Rõ ràng Qhòa vốn < Qdự báo là 25.500 sản phẩm trong 3 năm, vì thế doanh nghiệp nên đầu tư dây chuyền công nghệ này. Ở đây chúng ta lưu ý là doanh nghiệp sẽ chỉ áp dụng được công thức tính sản lượng hòa vốn như trên nếu có tổ chức hệ thống tính chi phí kinh doanh. Bởi nếu doanh nghiệp chỉ có hệ thống kế toán tài chính thì doanh nghiệp sẽ chỉ có thông tin về chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, mà không có thông tin về chi phí biến đổi và chi phí cố định để thay vào công thức trên. Với nhiều công thức khác được giới thiệu trong phần đầu của mục này cũng vậy, chỉ khi tổ chức hệ thống tính chi phí kinh doanh, doanh nghiệp mới có thông tin về chi phí biến đổi và chi phí cố định để sử dụng các công thức này. Công tác kế toán tài chính không cung cấp các thông tin cần để ra những quyết định được giới thiệu trong bảng ở đầu phần này.

2.2.2. Cung cấp thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở cho các chính sách giá

2.2.2.1. Cung cấp thông tin xác định giới hạn dưới của giá bán

Là nhiệm vụ truyền thống của tính chi phí kinh doanh.

Cung cấp thông tin để xác định giới hạn thấp nhất của giá bán ra:

o Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung:

Giá cả do Nhà nước xác định từ giá thành: P = ZSP + hl

Khi đó hạch toán cung cấp thông tin về giá thành.

o Trong cơ chế thị trường:

Giá cả hình thành theo quan hệ cung – cầu.

Có 3 trường hợp xảy ra:

Với thị trường truyền thống, sản phẩm cũ.

Thị trường cạnh tranh quyết liệt: giá do thị trường. KD

bán AVCP min

Với thị trường mới, sản phẩm cũ

Thị trường đã quen biết sản phẩm cùng loại nhưng chưa quen biết sản phẩm của doanh nghiệp; thị trường cũ đã gánh chịu FCKD

Pbán ≥ AVCKD + TCKDv/c, thâm nhập

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 29

Với sản phẩm mới hoàn toàn

Cả khách hàng và doanh nghiệp đều không biết giá nào là thích hợp

Dùng giá thành để thử phản ứng thị trường

“Với thông tin của tính chi phí kinh doanh người ta không xác định giá có thể đạt mà xác định mức giá tối thiểu cần đạt hoặc kiểm tra xem liệu giá cả đã đưa ra ở một đơn hàng nào đó còn chấp nhận được hay không?” (Maennel,W., Preiskalkulation nach den Grundsaetzen der Deckungsbeitragsrechnung, Kostenrechnungs–praxis, Sonderheft, Jg. 1978, 3–26).

Ví dụ: Công ty Caledonian là một nhà sản xuất quần áo và bán sản phẩm trực tiếp đến những nhà bán lẻ. Một trong các bộ phận của nó sản xuất áo ngoài chui đầu cho phụ nữ. Bộ phận này có công suất sản xuất là 50000 bộ 1 tháng. Do việc kinh doanh của một trong các khách hàng chính của nó mà công ty bị dư thừa công suất. Quý tới, sản xuất và doanh thu hàng tháng được dự tính là 35000 bộ với giá bán 40 Euro/1 bộ. Chi phí và doanh thu dự tính cho tháng tới ở mức 35000 bộ như sau:

(Đơn vị: Euro)

Lao động trực tiếp 420.000

Nguyên vật liệu trực tiếp 280.000

Chi phí sản xuất biến đổi 70.000

Chi phí sản xuất cố định 280.000

Chi phí marketing và phân phối 105.000

Tổng chi phí 1.155.000

Doanh thu 1.400.000

Lợi nhuận 245.000

Caledonian dự tính cầu sẽ tăng trở lại và coi sự dư thừa công suất này là tạm thời. Một công ty trong ngành giải trí đã hỏi mua cho nhân viên của họ 3000 bộ quần áo mỗi tháng cho 3 tháng tới với giá 20 Euro/1 bộ. Công ty sẽ lấy quần áo từ nhà máy của Caledonian và vì thế chi phí marketing và phân phối không phát sinh. Việc kinh doanh tiếp theo với khách hàng này là không có. Công ty này đòi hỏi lô gô của họ phải gắn vào quần áo và Caledonian đã dự tính rằng phải mất 1 Euro/1 bộ. Liệu Caledonian có nên chấp nhận đề nghị của công ty này.

Xem xét các chi phí của Caledonian ta thấy, chi phí sản xuất cố định và chi phí marketing và phân phối sẽ không thay đổi khi công ty nhận hay không nhận sản xuất và bán thêm 3000 bộ cho công ty giải trí đó. Như vậy, đây sẽ là những khoản chi phí chìm và chúng ta sẽ không tính vào chi phí để ra quyết định nhận hay không nhận đơn đặt hàng này. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí biến đổi sẽ thay đổi khi doanh nghiệp nhận thêm đơn hàng. Chi phí lao động ở đây không rõ có thay đổi không khi công ty nhận sản xuất và bán 3000 bộ cho công ty giải trí. Nếu chi phí lao động được tính theo sản phẩm thì nó sẽ tăng khi sản phẩm được sản xuất tăng lên. Nhưng nếu chi phí lao động được tính theo thời gian, trong khi lượng sản xuất bình thường là 50.000 sản phẩm 1 tháng thì chi phí lao động sẽ không thay đổi khi doanh nghiệp nhận thêm 3000 bộ vì khi đó trong tháng công ty mới chỉ sản xuất 38.000 bộ, thấp hơn công suất bình thường. Chúng ta sẽ xem xét cả hai trường hợp này.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

30 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

Trong trường hợp chi phí lao động không thay đổi cho dù công ty có nhận hay không nhận đơn hàng này, khi đó nó được xem là chi phí chìm và chúng ta không tính nó khi ra quyết định lựa chọn phương án. Chi phí cho một bộ khi không tính chi phí chìm là: 280.000/35.000 + 70.000/35.000 = 10 (Euro). Do chi phí gắn logo cho mỗi bộ là 1 Euro nên trong trường hợp này AVC sẽ là 11 Euro < giá bán là 20 Euro. Theo công

thức ở trên, công ty vẫn có thể chấp nhận bán theo đơn đặt hàng này và có lợi.

Trong trường hợp chi phí lao động thay đổi khi công ty nhận đơn hàng này, khi đó chi

phí cho một bộ khi không tính chi phí chìm là:

420.000/35.000 + 280.000/35000 + 70.000/35.000 = 22 (Euro).

Do chi phí gắn logo cho mỗi bộ là 1 Euro nên trong trường hợp này AVC sẽ là 23 Euro > giá bán là 20 Euro. Theo công thức ở trên, công ty không nên nhận bán theo

đơn đặt hàng này vì sẽ bị lỗ.

2.2.2.2. Cung cấp thông tin xác định giới hạn trên của giá mua

Doanh nghiệp phải có chính sách giá mua sao cho giảm thiểu chi phí kinh doanh khi sử dụng nguồn lực.

Xuất phát từ:

o Điều kiện sản xuất là thô ≥ 0 → Pbán – AVCKD ≥ 0 → AVCKD ≤ Pbán

o Chính sách ổn định xã hội nên AVCKDngười lao động ổn định; không xét đến vật

liệu phụ (coi như đã biết).

Sẽ có: AVCKDVL chính ≤ Pbán – AVCKD

người lao động – AVCKDVL phụ

Từ đó xác định được giới hạn tối đa của giá mua vật liệu chính.

2.2.2.3. Cung cấp thông tin xác định giá nội bộ

Doanh nghiệp phải xác định giá sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, công cụ tự

chế để:

o Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài.

o Đánh giá hiệu quả khi sản xuất sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.

Phải:

o Tính chi phí kinh doanh cho từng nơi phát sinh chi phí rồi tổng hợp lại.

o Có kiến thức tính chi phí kinh doanh theo điểm.

2.2.3. Cung cấp thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả hoạt động

Kiểm tra là một chức năng cơ bản của hoạt động quản trị, trong đó có kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả hoạt động.

Các cấp độ kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả:

o Chỉ ở mức khái quát ở phạm vi toàn doanh nghiệp.

Kiểm tra các loại và cấu trúc chi phí kinh doanh.

Xuất hiện lâu đời nhất và không đánh giá được sâu.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 31

o Đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và cá nhân.

Phải tính được chi phí kinh doanh phát sinh tại từng điểm chi phí, đến tận điểm chi phí – nơi làm việc.

So sánh theo thời gian và giữa số thực tế và số phải đạt.

2.3. Các nguyên lý tính chi phí kinh doanh chủ yếu

2.3.1. Các nguyên tắc cần tuân thủ

2.3.1.1. Nguyên tắc thống nhất giữa kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh

Là nguyên tắc cơ bản vì:

o Đề cập đến hai bộ phận cấu thành của kế toán.

o Đảm bảo tính hiệu quả và tin cậy.

Biểu hiện:

o Thống nhất trong phân loại chi phí phát sinh.

o Sử dụng chung số liệu ghi chép ban đầu.

2.3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với qui mô và cơ cấu doanh nghiệp

Để đảm bảo tính hiệu quả thì thông tin về chi phí kinh doanh phù hợp với yêu cầu ra quyết định.

Biểu hiện:

o Với doanh nghiệp lớn, cơ cấu phức tạp.

Cần đánh giá tính hiệu quả hoạt động từng nơi làm việc.

Việc tính chi phí kinh doanh diễn ra theo nhiều điểm chi phí.

o Với doanh nghiệp qui mô nhỏ, cấu trúc đơn giản.

Chỉ cần thông tin về từng loại chi phí kinh doanh phát sinh là ra quyết định.

Chỉ cần tính chi phí kinh doanh theo loại.

2.3.1.3. Nguyên tắc bảo toàn tài sản doanh nghiệp về mặt hiện vật

Cơ sở:

o Kế toán tài chính do phải kế toán đúng thực trạng dòng tiền nên bảo toàn tài sản về giá trị.

o Do hoạt động của qui luật khan hiếm nên:

Nếu chỉ bảo toàn giá trị sẽ vẫn làm giảm dần tài sản về hiện vật.

Để ra quyết định không bị “lãi giả, lỗ thật” thì tính chi phí kinh doanh tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật.

Biểu hiện:

o Không hạch toán hao phí nguyên vật liệu và tài sản cố định theo giá cả mua vào như kế toán tài chính.

o Mà hạch toán hao phí nguyên vật liệu và tài sản cố định theo giá cả ở thời điểm có tiền để mua lại chúng.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

32 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

2.3.1.4. Nguyên tắc ưu tiên tính toán nhanh với độ chính xác chấp nhận được

Cơ sở:

o Phải cung cấp thường xuyên thông tin nên phải tìm đến các phương pháp tính đơn giản.

o Phải đảm bảo độ chính xác của các quyết định quản trị.

Biểu hiện:

o Lựa chọn phương pháp tập hợp.

o Lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí kinh doanh gián tiếp.

2.3.1.5. Nguyên tắc hiệu quả

Cơ sở:

o Mọi hoạt động đều phải có hiệu quả.

o Tính chi phí kinh doanh cũng phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả.

Biểu hiện:

o Lựa chọn mức độ cần tính chi phí kinh doanh theo nhu cầu ra quyết định.

o Ưu tiên tính hiệu quả hơn so với tính chính xác của các kết quả tính.

2.3.2. Các phương pháp tính chi phí kinh doanh

2.3.2.1. Phương pháp kế toán kép

Là phương pháp truyền thống

Biểu hiện và điều kiện áp dụng

o Tính được chi phí kinh doanh phát sinh trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán.

o Doanh nghiệp phải tự thiết kế hệ thống tài khoản kế toán thích hợp.

2.3.2.2. Phương pháp sử dụng bảng

Là phương pháp sử dụng các bảng tính chi phí kinh doanh để phân bổ các chi phí kinh doanh gián tiếp.

Điều kiện:

o Doanh nghiệp phải tự thiết kế được hệ thống các bảng tính chi phí kinh doanh.

o Chỉ sử dụng chung số liệu ghi chép ban đầu với kế toán tài chính.

2.3.3. Các bước tính chi phí kinh doanh

Sơ đồ 2.5. Các bước tính chi phí kinh doanh

Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng

Tập hợp và phân bổ chi phí kinh doanh theo điểm

Trực tiếp Gián tiếp

Tính chi phí kinh doanh theo loại

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 33

Bước tính chi phí kinh doanh theo loại:

o Tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh theo từng loại.

o Là bước đầu tiên làm cơ sở cho các bước tiếp theo.

Bước tính chi phí kinh doanh theo điểm:

o Nhiệm vụ:

Tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh theo từng điểm chi phí.

Phân bổ và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng điểm chi phí.

o Trên cơ sở các kết quả đã có ở bước tính theo loại.

Bước tính chi phí kinh doanh theo đối tượng:

o Tập hợp và tính chi phí kinh doanh phát sinh cho từng đối tượng – tính giá thành.

o Là bước cuối cùng của tính chi phí kinh doanh.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

34 TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225

Tóm lược cuối bài Dù là bộ phận anh em với kế toán tài chính song tính chi phí kinh doanh mang bản chất khác biệt hoàn toàn với kế toán tài chính. Đó là sự khác biệt cơ bản về đối tượng sử dụng thông tin, mục đích sử dụng thông tin, nguyên tắc bảo toàn tài sản, phạm vi tính toán, phương pháp, tính chất, yêu cầu cũng như nhiệm vụ.

Tính chi phí kinh doanh có 3 nhiệm vụ cơ bản là cung cấp thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở cho: các quyết định quản trị, chính sách giá cả và kiểm soát, đánh giá tính hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận và cá nhân. Để hoàn thành các nhiệm vụ đó tính chi phí kinh doanh phải cung cấp các thông tin cụ thể đã phân tích và chỉ ra ở mục 2.

Khác về bản chất với kế toán tài chính, tính chi phí kinh doanh được thực hiện bằng phương pháp sử dụng bảng. Muốn vậy sẽ phải thiết kế các bảng tính chi phí kinh doanh thích hợp. Đồng thời, mục 3 cũng chỉ ra nếu không qua 3 bước tính là tính chi phí kinh doanh theo loại, theo điểm và theo đối tượng thì tính chi phí kinh doanh sẽ không tính toán và cung cấp được các thông tin kinh tế bên trong đã chỉ ra ở mục 2. Tính chi phí kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu là: phù hợp với kế toán tài chính, phù hợp với cơ cấu doanh nghiệp, bảo toàn tài sản về hiện vật, ưu tiên tính toán nhanh với độ chính xác chấp nhận được và hiệu quả.

Bài 2: Nguyên lý tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai2_v1.0015108225 35

Câu hỏi ôn tập

1. Hãy trình bày đối tượng phục vụ của công cụ tính chi phí kinh doanh trong sự phân biệt với kế toán tài chính.

2. Hãy trình bày mục đích của công cụ tính chi phí kinh doanh trong sự phân biệt với kế toán tài chính.

3. Hãy trình bày phạm vi của công cụ tính chi phí kinh doanh trong sự phân biệt với kế toán tài chính.

4. Hãy trình bày tính chất của công cụ tính chi phí kinh doanh trong sự phân biệt với kế toán tài chính.

5. Hãy trình bày nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở cho các quyết định quản trị của tính chi phí kinh doanh.

6. Hãy trình bày nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở cho các chính sách giá cả của tính chi phí kinh doanh.

7. Hãy trình bày nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả hoạt động của tính chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp.

8. Hãy trình bày phương pháp tính chi phí kinh doanh trong sự phân biệt với kế toán tài chính.

9. Hãy trình bày các bước tính chi phí kinh doanh.

10. Hãy trình bày các nguyên tắc tính chi phí kinh doanh.