bia he thong lanh in lai

108

Upload: doankhue

Post on 28-Jan-2017

231 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bia he thong lanh in lai
Page 2: Bia he thong lanh in lai
Page 3: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 2

2 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

MỞ ĐẦU

Năng lượng sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm nói chung và thủy hải sản nói

riêng chủ yếu là điện năng. Đối với một nhà máy chế biến thực phẩm, điện năng tiêu thụ trong hệ thống lạnh chiếm khoảng 85% tổng năng lượng tiêu thụ. Vận hành hiệu quả hệ thống lạnh góp phần giảm điện năng tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay.

Quá trình làm lạnh hay cấp đông sản phẩm là quá trình liên tục, sự gián đoạn ngoài ý muốn hay vận hành không đúng quy trình thiết bị của hệ thống lạnh sẽ gây tổn thất lớn về kinh tế của nhà máy. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học hay hệ thống lạnh và điều hòa không khí việc ngừng máy bị động do sự cố không những gây ảnh hưởng lớn đến tổn thất năng lượng mà còn làm tăng nhiệt độ của môi trường làm lạnh hay cấp đông do tổn thất nhiệt dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Để đảm bảo quá trình làm lạnh hay cấp đông diễn ra một cách liên tục, hệ thống máy lạnh phải thỏa mãn đồng thời rất nhiều yếu tố, trong đó vận hành thiết bị đúng kỹ thuật và bảo dưỡng thiết bị đúng quy trình mang ý nghĩa quyết định đến tiêu hao năng lượng của nhà máy.

Với các hệ thống lạnh thông thường tại Việt Nam khi vận hành đúng quy trình, bảo dưỡng hợp lý có thể giảm chi phí năng lượng từ 15% trở lên, giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính.

Ban quản lý Dự án “Chuyển hóa Carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng” - LCEE trân trọng giới thiệu tài liệu “CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP”. Tài liệu được phát hành phục vụ hỗ trợ chuyên gia trong nghiên cứu, tư vấn, tham khảo. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức phải được sự đồng ý của Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương.

Tài liệu này được biên soạn với mục đích cung cấp cho người vận hành hệ thống lạnh quy trình vận hành hợp lý và các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh công nghiệp. Nội dung tài liệu gồm có các phần sau:

- Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh; - Cơ sở lý luận đánh giá hiệu suất hệ thống lạnh; - Quy trình vận hành hệ thống lạnh hợp lý; - Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống; - Tối ưu hóa quá trình vận hành thiết bị trong hệ thống lạnh; - Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh.

Mọi góp ý, thắc mắc vui lòng liên hệ: Ban Quản lý dự án LCEE Địa chỉ: 21 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Email: [email protected] Website: www.lcee.vn

Page 4: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 3

3 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

MỤC LỤC Mở đầu 2 Danh mục ký hiệu viết tắt 5 Chương 1 Nguyên lý hoạt động và hiệu suất của hệ thống lạnh 6 1.1 Tổng quan 6

1.1.1 Phân loại hệ thống lạnh 6 1.1.2 Môi chất lạnh 6

1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh 10 1.2.1 Hệ thống lạnh một cấp nén 10 1.2.2 Hệ thống lạnh hai cấp nén 15

1.3 Đánh giá hiệu suất làm lạnh của hệ thống lạnh 20 Chương 2 Quy trình vận hành hệ thống lạnh và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình vận hành 23 2.1 Quy trình vận hành hệ thống lạnh 23

2.1.1 Quy định chung 24 2.1.2 Yêu cầu đối với người vận hành 24 2.1.3 Vận hành hệ thống lạnh 24 2.1.4 Vận hành hiệu quả thiết bị trong hệ thống lạnh 31

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hệ thống lạnh 32 2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi 33 2.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ 34 2.2.3 Ảnh hưởng của độ quá nhiệt 35 2.2.4 Ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ bay hơi 36 2.2.5 Ảnh hưởng của khí không ngưng 37 2.2.6 Ảnh hưởng của nước có trong môi chất lạnh 38 2.2.7 Ảnh hưởng của chế độ bôi trơn 41 2.2.8 Ảnh hưởng của chế độ làm mát máy nén 41 2.2.9 Ảnh hưởng của chất lượng cách nhiệt 41 2.2.10 Ảnh hưởng của công nghệ 43 2.1.11 Một số yếu tố ảnh hưởng khác 44

Chương 3 Tối ưu hóa quá trình vận hành và tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh 45 3.1 Tối ưu hóa quá trình vận hành máy nén 45

3.1.1 Điều khiển theo bậc 45 3.1.2 Điều khiển van trượt 46 3.1.3 Điều khiển số vòng quay 46 3.1.4 Tái tuần hoàn môi chất từ đầu nén về đầu hút của máy nén 47

3.2 Tối ưu hóa quy trình vận hành thiết bị ngưng tụ 47 3.3 Tối ưu hóa quy trình vận hành thiết bị bay hơi 48

Page 5: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 4

4 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

3.4 Tối ưu hóa quá trình xả băng bằng gas nóng 48 3.5 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh và Tiềm năng

tiết kiệm năng lượng 48 3.5.1 Điểu khiển công suất máy nén theo phụ tải 48 3.5.2 Cải tạo máy nén nâng cao hiệu suất 50 3.5.3 Xả khí không ngưng trong hệ thống lạnh 51 3.5.4 Sử dụng hệ thống chống bám cáu cặn trong thiết bị ngưng tụ 53 3.5.5 Tách nước có trong hệ thống lạnh 55 3.5.6 Xả dầu trong thiết bị bay hơi 60 3.5.7 Giảm tổn thất áp suất trên đường ống hút 60 3.5.8 Phương pháp xả tuyết bằng gas nóng 62 3.5.9 Sử dụng biến tần cho bơm và quạt 63 3.5.10 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng khác 66

Tài liệu tham khảo 70 Phụ lục 71

Page 6: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 5

5 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

AKD Biến tần AKS 21 Cảm biến nhiệt độ AKS 32R Cảm biến áp suất AKS 33 Cảm biến áp suất AKS 38 Công tắc phao AKS 41 Cảm biến mức AKVA Van tiết lưu điện tử AMV 20 Cơ cấu điều khiển 3 điểm BSV Van an toàn DCR Phin sấy lọc DSV Van chặn hai ngã EKC 202 Bộ điều khiển nhiệt độ EKC 315A Bộ điều khiển tích hợp dàn lạnh EKC 331 Điều khiển công suất EKC 347 Điều khiển mức EKC 361 Điều khiển nhiệt độ môi trường EVRA/EVRAT Van Solenoid FIA Phin lọc ICM/ICAD Motor van ICS Van servo KDC Van đầu nén LLG Kính xem mức lỏng MLI Kính xem lỏng MP 55A Bộ điều khiển chênh áp suất NRVA Van một chiều cho hệ thống NH3

OFV Van chống tràn RT 107 Themostat RT 1A Bộ điều khiển áp suất

Bộ điều khiển áp suất Bộ điều khiển áp suất

RT 260A RT 5A SCA Van chặn SFA Van an toàn SGR Kính xem lỏng SNV Van chặn dạng kim SV 1-3 Bộ điều chỉnh mức lỏng

Bộ điều chỉnh mức lỏng SV 4-6 SVA Van chặn TEA/TEAT Van tiết lưu VM 2 Van cân bằng áp suất WVS Van nước

Van nước WVTS

Page 7: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 6

6 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Chương 1

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU SUẤT CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Nội dung chương 1 trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh gồm hệ thống sử dụng máy nén một cấp và máy nén hai cấp, giúp người vận hành có kiến thức cơ bản về hệ thống lạnh, từ đó vận hành hệ thống lạnh hiệu quả hơn. 1.1 Tổng quan 1.1.1 Phân loại hệ thống lạnh

Quá trình làm lạnh là quá trình tạo ra môi trường có nhiệt độ thấp bằng hệ thống máy lạnh theo mục đích sử dụng. Tùy theo yêu cầu thực tế mà hệ thống máy lạnh sẽ tạo ra môi trường có nhiệt độ khác nhau, ứng với từng yêu cầu cụ thể hệ thống máy lạnh sẽ có cấu trúc khác nhau và được phân loại như sau:

- Hệ thống cấp đông, đối với hệ thống này môi trường làm lạnh phải có nhiệt độ t = (-35-45)0C gồm hệ thống cấp đông liên tục (băng chuyền IQF), hệ thống cấp đông từng mẻ (tủ đông gió ABF và tủ đông tiếp xúc CF).

- Hệ thống trữ đông, nhiệt độ môi trường do hệ thống này tạo ra trong khoảng t = (-20-25)0C, mục đích sử dụng để bảo quản thực phẩm sau khi cấp đông.

- Hệ thống sản xuất nước đá bao gồm hệ thống sản xuất liên tục (nước đá viên và đá vảy) và hệ thống sản xuất theo từng mẻ (nước đá cây). Thông thường đối với hệ thống máy lạnh sản xuất nước đá, nhiệt độ môi trường lạnh được tạo ra khoảng t = (-7-9)0C;

- Hệ thống kho bảo quản lạnh, đối với hệ thống này tùy thuộc vào loại thực phẩm mà nhiệt độ môi trường làm lạnh có yêu cầu rất khác nhau, bảo quản thịt, cá, kem trong khoảng thời gian ngắn t = (-20-10)0C, rau, củ, quả, sữa, đồ hộp… t = (-210)0C;

- Hệ thống điều hòa không khí phục vụ cho con người làm việc, do đó nhiệt độ môi trường làm lạnh t = (2025)0C. Tuy nhiên, đối với các trường hợp yêu cầu nghiêm ngặt giới hạn nhiệt độ trên sẽ thay đổi. Căn cứ vào nhiệt độ do hệ thống máy lạnh tạo ra theo yêu cầu, cấu trúc hệ thống

máy lạnh cũng sẽ khác nhau, gồm hệ thống lạnh sử dụng máy nén một cấp và hệ thống máy lạnh sử dụng máy nén hai cấp. 1.1.2 Môi chất lạnh 1.1.1.1 Định nghĩa

Môi chất lạnh là loại lưu chất được sử dụng trong hệ thống lạnh, điều hòa không khí và bơm nhiệt (còn được gọi là chất công tác, môi chất lạnh hay ga lạnh). Nhiệm vụ của môi chất lạnh là thu nhiệt từ đối tượng cần làm lạnh và thải nhiệt ra môi trường, trong quá trình vận chuyển nhiệt này, môi chất lạnh sẽ xảy ra quá trình biến đổi pha bao gồm quá trình bay hơi (thu nhiệt) và quá trình ngưng tụ (thải nhiệt). Quá trình biến đổi pha chỉ diễn ra ở máy lạnh hấp thụ và máy lạnh sử dụng máy nén hơi, đối với hệ thống lạnh sử dụng không khí làm chất công tác thì không xảy ra quá trình biến đổi pha.

Page 8: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 7

7 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

1.1.1.2 Một số loại môi chất lạnh thông dụng

Căn cứ vào công thức hóa học của môi chất lạnh (ga lạnh), người ta chia thành 6 nhóm riêng biệt, cụ thể như sau:

- Nhóm : Clo –Flo – Carbon: CFCs - Nhóm: Hydro - Clo –Flo – Carbon: HCFCs - Nhóm: Hydro - Flo – Carbon: HFCs - Nhóm: Hydro - Carbon: HCs - Ammonia - CO2: Carbonic

Để thuận tiện trong công việc tra cứu tính chất nhiệt động của một số loại môi chất lạnh thông dụng, tài liệu này sẽ cung cấp số liệu được trình bày trong bảng 1.1, bảng 1.2, bảng 1.3.

Bảng 1.1 Tính chất nhiệt động của một số loại môi chất lạnh Môi chất lạnh Nhiệt độ

đông đặc tđđ(0C)

Nhiệt độ tới hạn tth(0C)

Áp suất tới hạn (kpa)

Thể tích tới hạn (l/kg)

Ký hiệu Tên gọi

R702p Hydrogen,para −259,3 −240,2 1292 31,82 R702n Hydrogen,normal −259,2 −239,9 1315 33,21

R720 Neon −248,6 −228,7 3397 2,07 R728 Nitrogen −210 −146,9 3396 3,179 R740 Argon −189,3 −122,49 4860 1,88 R732 Oxygen −218,8 −118,569 5042,9 2,293 R50 Methane −182,2 −82,5 4638 6,181 R14 Tetrafluoromethane −184,9 −45,7 3741 1,598

R1150 Ethylene −169 9,3 5114 4,37 R744A Nitrous oxide −102 36,5 7221 2,216

R170 Ethane −183 32,2 4891 5,182 R23 Trifluoromethane −155 25,6 4833 1,942 R13 Chlorotrifluoromethane −181 28,8 3865 1,729

R744 Carbon dioxide −56,6e 31,1 7372 2,135 R13B1 Bromotrifluoromethane −168 67 3962 1,342

R32 Difluoromethane −136 78,4 5830 2,326 R410A R-32/125(50/50) 70,2 4790 1,83 —

R125 Pentafluoroethane −103,15 66,3 3630,6 — R1270 Propylene −185 91,8 4618 4,495 R143a Trifluoroethane −111,81 72,71 3761 2,32 R290 Propane −187,7 96,7 4248 4,53 R22 Chlorodifluoromethane −160 96 4974 1,904

R115 Chloropentafluoroethane −106 79,9 3153 1,629 R500 R-12/152a(73,8/26,2) −159 105,5 4423 2,016 R717 Ammonia −77,7 133 11417 4,245

Page 9: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 8

8 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Môi chất lạnh Nhiệt độ đông đặc

tđđ(0C)

Nhiệt độ tới hạn tth(0C)

Áp suất tới hạn (kpa)

Thể tích tới hạn (l/kg)

Ký hiệu Tên gọi

R12 Dichlorodifluoromethane −158 112 4113 1,792 R134a Tetrafluoro ethane −96,6 101,1 4067 1,81 R152a Difluoro ethane −117 113,5 4492 2,741 R402 Methylchloride −97,8 143,1 6674 2,834 R124 Chlorotetrafluoro ethane −199,15 122,5 3660 —

R600a Isobutane −160 135 3645 4,526 R764 Sulfurdioxide −75,5 157,5 7875 1,91

R142b Chlorodifluoroethane −131 137,1 4120 2,297 R630 Methylamine −92,5 156,9 7455 1,432 R114 Dichlorotetrafluoroethane −94 145,7 3259 4,383 R217 Dichlorofluoromethane −135 178,5 5168 1,717 R160 Ethylchloride −138,3 187,2 5267 1,917 R631 Ethylamine −80,6 183 5619 3,028 R11 Trichlorofluoromethane −111 198 4406 —

R123 Dichlorotrifluoroethane −107,15 183,79 3674 1,804 R611 Methylformate −99 214 5994 — R610 Ethylether −116,3 194 3603 —

R216c Dichlorohexafluoropropane −125,4 180 2753 3,79 R30 Methylenechloride −97 237 6077 1,742

R113 Trichlorotrifluoroethane −35 214,1 3437 — R1130 Dichloroethylene −50 243,3 5478 1,736

R718 Nước 0 373,99 22064 —

Nguồn: ASHRAE handbook, chapter 19, refrigerants, 2001 Mức độ ảnh hưởng đến môi trường (làm nóng bầu khí quyển và phá hủy tầng

ozone) và giới hạn sử dụng của môi chất lạnh được trình bày trong bảng 1.2.

Page 10: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 9

9 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Bảng 1.2 Ảnh hưởng và giới hạn sử dụng của các loại môi chất lạnh

Nhóm Môi chất lạnh

ODP GWP Phạm vi sử dụng

Khuyến cáo

CFC R12

R502 R11

Cao Cao Sử dụng đến năm

1990 Không còn

sản xuất

HCFC R22

R409A R411B

Không ảnh

hưởng Rất thấp

Khuyến cáo không sử dụng sau năm 1999

Chấm dứt sản xuất năm

2015

HFC

R134a R404A R407B R410C R507

Không ảnh

hưởng Cao

Bắt đầu sử dụng thay thế cho CFCs từ năm

1990

HC R600a R290 R1270

Không ảnh

hưởng Rất thấp

R290 được sử dụng trong công nghiệp, R600a được sử dụng trong gia dụng

Dễ cháy nổ, tuy nhiên đây là loại môi chất

lạnh thay thế rất tốt cho họ CFC/HCFC

NH3 R717 Không Rất thấp Không giới hạn

Độc hại, gây cháy nổ, ăn

mòn kim loại màu

Nguồn: ASHRAE handbook, chapter 19, refrigerants, 2001 Để có một cách nhìn tổng quan về việc lựa chọn loại môi chất lạnh phù hợp, bảng

1.3 so sánh tính chất của một số loại môi chất lạnh điển hình trong cùng điều kiện nhiệt độ bay hơi T0 = 258K và TK = 303K.

Bảng 1.3 So sánh tính chất nhiệt động của một số loại môi chất lạnh

MCL p0

(Mpa)

pk

(Mpa)

r

(kJ/kg) G

(g/s) Qv

(L/s) Pe

(kW) COP

T (K)

R170 1,623 4,637 2,86 162,44 6,16 0,0232 0,364 2,74 324 R744 2,291 7,208 3,15 134,24 7,45 0,0123 0,338 2,96 343

R13B1 0,536 1,821 3,39 66,14 15,12 0,0101 0,274 3,65 313 R1270 0,362 1,304 3,6 286,48 3,49 0,007 0,221 4,54 375 R290 0,291 1,077 3,71 279,88 3,57 0,0074 0,211 4,74 320 R502 0,349 1,319 3,78 104,39 9,58 0,008 0,226 4,43 310

R507A 0,381 1,465 3,84 109,98 9,09 0,0089 0,239 4,18 308 R404A 0,367 1,426 3,88 113,93 8,78 0,0086 0,237 4,21 309 R410A 0,481 1,88 3,91 167,68 5,96 0,0058 0,227 4,41 324 R125 0,4 1,57 3,93 87,76 11,39 0,0098 0,272 3,68 315 R22 0,296 1,19 4,02 163,79 6,09 0,0052 0,215 4,65 327

Page 11: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 10

10 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

MCL p0

(Mpa)

pk

(Mpa)

r

(kJ/kg) G

(g/s) Qv

(L/s) Pe

(kW) COP

T (K)

R12 0,183 0,745 4,07 116,58 8,58 0,0066 0,213 4,69 311 R500 0,214 0,879 4,11 140,95 7,09 0,0062 0,213 4,69 314

R407C 0,29 1,264 4,36 162,28 6,16 0,0055 0,222 4,51 320 R600a 0,089 0,407 4,6 262,84 3,8 0,007 0,22 4,55 318 R134a 0,164 0,77 4,69 149,95 6,66 0,0056 0,217 4,6 309 R124 0,09 0,44 4,89 118,49 8,44 0,0063 0,224 4,47 305 R717 0,236 1,164 4,94 1102,2 0,91 0,0015 0,207 4,84 371 R600 0,056 0,283 5,05 292,01 3,42 0,006 0,214 4,68 318 R114 0,047 0,252 5,41 99,19 10,08 0,007 0,225 4,44 303 R11 0,02 0,126 6,24 156,22 6,4 0,0044 0,196 5,09 313 R123 0,016 0,11 7,06 142,76 7 0,0048 0,205 4,86 305 R113 0,007 0,054 7,84 127,34 7,85 0,0051 0,205 4,88 303

Nguồn: ASHRAE handbook, chapter 19, refrigerants, 2001 1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh 1.2.1 Hệ thống lạnh một cấp nén

Hệ thống máy lạnh sử dụng một cấp nén phục vụ cho nhu cầu về bảo quản lạnh, bảo quản đông, sản xuất nước đá và điều hòa không khí, thiết bị chính của hệ thống này gồm máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị tiết lưu (van tiết lưu hoặc ống mao) và thiết bị bay hơi.

Hệ thống lạnh sử dụng máy nén một cấp được thiết kế theo 3 loại chu trình chính: chu trình khô (chu trình lý tưởng), chu trình quá lạnh và quá nhiệt và chu trình có thiết bị hồi nhiệt. Nguyên lý làm việc của từng chu trình được trình bày chi tiết ở mục tiết theo. 1.2.1.1 Chu trình máy lạnh một cấp – chu trình khô

a. Sơ đồ nguyên lý và đồ thị lgp-h Chu trình hệ thống lạnh sử dụng máy nén một cấp (chu trình khô) được thể hiện

trên hình 1.1 và đồ thị hình 1.2, chu trình máy lạnh này gồm 4 thiết bị chính: máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị tiết lưu và thiết bị bay hơi. Nhiệm vụ của từng thiết bị được mô tả chi tiết như sau:

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

Máy nén Hấp thu nhiệt

Dàn lạnh

Thải nhiệt

Thiết bị ngưng tụ

Van tiết lưu

2

1

3 4

Page 12: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 11

11 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 1.2 Biểu diễn nguyên lý làm việc trên đồ thị lgp-h

b. Cấu tạo - nguyên lý hệ thống lạnh Cấu tạo gồm 4 phần:

- Máy nén: là thiết bị tạo độ chênh áp suất (giữa phần thấp áp p0và cao áp pktrong hệ thống) giúp tuần hoàn môi chất lạnh trong hệ thống. Đầu vào máy nén là hơi môi chất lạnh ra khỏi thiết bị bay hơi, hơi đầu ra máy nén sẽ vào thiết bị ngưng tụ.

- Thiết bị ngưng tụ: là thiết bị trao đổi nhiệt; là nơi môi chất lạnh ở trạng thái hơi quá nhiệt có nhiệt độ và áp suất cao từ máy nén vào nhả nhiệt cho tác nhân giải nhiệt (nước, không khí hoặc nước kết hợp với không khí) để trở thành trạng thái lỏng sôi hoặc chưa sôi ở cùng áp suất đi đến bộ phận tiết lưu. Nếu thiết bị ngưng tụ được giải nhiệt bằng nước thì gọi là bình ngưng, nếu giải nhiệt bằng không khí thì gọi là dàn ngưng. Quá trình ngưng tụ được thể hiện trên hình 1.3.

Hình 1.3 Quá trình ngưng tụ của môi chất lạnh tại thiết bị ngưng tụ

- Bộ phận tiết lưu: là thiết bị tạo hơi bão hòa ẩm từ trạng thái lỏng sôi hoặc lỏng chưa sôi; trước bộ phận tiết lưu là lỏng môi chất lạnh áp suất cao pk ra khỏi thiết bịngưng tụ, sau bộ phận tiết lưu là môi chất lạnh bão hòa ẩm áp suất thấp p0 đi vào

h

Thu nhiệt- bay hơi

Tiết lưu

Thải nhiệt Ngưng tụ

Lgp

2

1

3

4

Môi chất lạnh vào

Môi chất lạnh ra

Môi chất giải nhiệt

Môi chất lạnh ngưng tụ

Quá lạnh

t(0C)

F(m2)

Page 13: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 12

12 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

thiết bị bay hơi. Bộ phận này có thể là ống tiết lưu (ống mao), van tiết lưu cân bằng trong, van tiết lưu cân bằng ngoài hay van tiết lưu điện tử.

- Thiết bị bay hơi: là thiết bị trao đổi nhiệt; là nơi môi chất lạnh ở trạng thái hơi bão hòa ẩm ở nhiệt độ và áp suất thấp sau van tiết lưu nhận nhiệt từ môi trường (nước, không khí, vật thể như thực phẩm) cần làm lạnh để biến thành hơi bão hòa khô hoặc hơi quá nhiệt ở cùng áp suất trước khi vào máy nén. Quá trình thu nhiệt và bay hơi của môi chất lạnh được thể hiện trên hình 1.4

Hình 1.4 Quá trình bay hơi của môi chất lạnh tại thiết bị bay hơi

Nguyên lý làm việc

- Quá trình 1-2: là giai đoạn nén diễn ra trong máy nén. Về lý thuyết đây là quá trình nén đoạn nhiệt (đẳng Entropi). Hơi từ điểm 1 là hơi bão hòa khô ở áp suất thấp – áp suất bay hơi (áp suất môi chất trong thiết bị bay hơi) được máy nén nén lên điểm 2 là trạng thái hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao ở áp suất cao – áp suất ngưng tụ (áp suất trong thiết bị ngưng tụ).

- Quá trình 2-3: là giai đoạn ngưng tụ diễn ra trong thiết bị ngưng tụ: bao gồm 2 giai đoạn (hình 1.3): khử độ quá nhiệt và ngưng tụ hơi bão hòa ẩm, diễn ra ở áp suất cao- áp suất ngưng tụ. Giai đoạn khử độ quá nhiệt có nhiệt độ giảm dần bắt đầu từ điểm 2. Giai đoạn ngưng tụ ngưng tụ hơi bão hòa ẩm diễn ra ở cùng một nhiệt độ - nhiệt độ ngưng tụ (quan hệ với áp suất ngưng tụ) kết thúc tại điểm 3 là điểm bão hòa lỏng (lỏng sôi).

- Quá trình 3-4: là giai đoạn tiết lưu diễn ra tại bộ phận tiết lưu. Giai đoạn này về lý thuyết là giai đoạn enthalpy vào bằng enthalpy ra. Giai đoạn này bắt đầu từ điểm 3 và kết thúc tại điểm 4 là trạng thái bão hòa ẩm ở áp suất thấp – áp suất bay hơi (áp suất trong thiết bị bay hơi).

- Quá trình 4-1: là giai đoạn thu nhiệt-bay hơi diễn ra trong thiết bị bay hơi (hình 1.4). Giai đoạn này bắt đầu tại điểm 4 và kết thúc tại điểm 1 ở cùng áp suất và nhiệt độ thấp – áp suất bay hơi.

1.2.1.2 Chu trình máy lạnh một cấp – có quá lạnh , quá nhiệt Đối với chu trình máy lạnh lý tưởng (chu trình khô), môi chất lạnh hút về máy nén

là hơi bão hòa khô, tuy nhiên trong thực tế môi chất lạnh hút vào máy nén thông thường là hơi bão hòa ẩm (có một lượng lỏng môi chất lạnh hòa trộn với hơi), điều này dẫn đến hiện tượng va đập thủy lực và gây hư hỏng cho máy nén.

Trong thực tế hơi môi chất lạnh hút vào máy nén có độ quá nhiệt khác nhau, tùy thuộc vào loại môi chất, ví dụ NH3 có độ quá nhiệt T = (515) K, Freon T = (2020)K.

Môi chất lạnh ở trạng thái

lỏng bão hòa

Môi chất lạnh ở trạng thái hơi bão hòa

khô

Lưu chất cần làm lạnh

MCL quá lạnh

Hơi bão hòa ẩm

Hơi bão hòa khô

Page 14: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 13

13 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Do đó mục đích sử dụng chu trình có quá lạnh – quá nhiệt là tăng năng suất lạnh, tránh va đập thủy lực tại máy nén, sơ đồ nguyên lý của chu trình có quá lạnh, quá nhiệt được trình bày trên hình 1.5 và đồ thị 1.6.

Hình 1.5 Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

Hình 1.6 Biểu diễn trên đồ thị lgp-h

Nguyên lý làm việc của hệ thống Về nguyên lý hoạt động của chu trình tương tự chu trình khô, tuy nhiên có hai điểm

khác biệt cơ bản gồm quá trình (1-1’) quá nhiệt hơi môi chất lạnh trước khi hút về máy nén và quá trình (3-3’) quá lạnh môi chất lạnh trước khi qua tiết lưu. Nguyên lý làm việc của chu trình được thể hiện trên hình 1.6 và được mô tả chi tiết như sau:

Quá trình 4-1: là quá trình thu nhiệt-bay hơi diễn ra trong thiết bị bay hơi. Quá trình này bắt đầu tại điểm 4 và kết thúc tại điểm 1 ở cùng áp suất và nhiệt độ thấp – áp suất bay hơi.

Quá trình 1-1’: là quá trình quá nhiệt hơi môi chất lạnh trước khi hút vào máy nén (quá trình đẳng áp).

Quá trình 1’-2: là quá trình nén diễn ra trong máy nén. Về lý thuyết đây là quá trình nén đoạn nhiệt (đẳng Entropi). Hơi từ điểm 1’ là hơi quá nhiệt ở áp suất thấp – áp suất bay hơi (áp suất trong thiết bị bay hơi) được máy nén nén lên điểm 2 là trạng thái hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao ở áp suất cao – áp suất ngưng tụ (áp suất trong thiết bị ngưng tụ).

Quá trình 2-3: là quá trình ngưng tụ diễn ra trong thiết bị ngưng tụ: bao gồm 2 quá trình: khử độ quá nhiệt và ngưng tụ hơi bão hòa ẩm, diễn ra ở áp suất cao- áp suất ngưng tụ. Quá trình khử độ quá nhiệt có nhiệt độ giảm dần bắt đầu từ điểm 2. Quá trình ngưng tụ ngưng tụ hơi bão hòa ẩm diễn ra ở cùng một nhiệt độ - nhiệt độ ngưng tụ (quan hệ với áp suất ngưng tụ) kết thúc tại điểm 3 là điểm bão hòa lỏng (lỏng sôi).

Quá trình 3-3’: quá lạnh đẳng áp môi chất lạnh tại thiết bị quá lạnh, nhiệt độ môi chất lạnh giảm trong quá trình này.

Quá trình 3’-4: là quá trình tiết lưu diễn ra tại bộ phận tiết lưu. Quá trình này bắt đầu từ điểm 3’ và kết thúc tại điểm 4 là trạng thái bão hòa ẩm ở áp suất thấp – áp suất bay hơi (áp suất trong thiết bị bay hơi) h3’=h4.

1.2.1.3 Chu trình máy lạnh một cấp – chu trình có thiết bị hồi nhiệt Đối với một số hệ thống lạnh người ta sử dụng thiết bị hồi nhiệt với mục đích tăng

hiệu suất nhiệt của chu trình đồng thời tăng độ quá nhiệt của môi chất lạnh trước khi hút về máy nén nhằm tránh hiện tượng va đập thủy lực tại máy nén, chu trình hệ thống lạnh có

Page 15: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 14

14 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

thiết bị hồi nhiệt được thể hiện trên hình 1.7 và nguyên lý làm việc được biểu thị trên đồ thị 1.8.

Hình 1.7 Chu trình hệ thống lạnh có thiết bị hồi nhiệt

Hình 1.8 Biểu diễn nguyên lý làm việc trên đồ thị lgp-h

Nguyên lý làm việc của hệ thống Nguyên lý làm việc của chu trình tương tự chu trình khô, điểm khác biệt cơ bản

giữa hai chu trình: chu trình có thiết bị hồi nhiệt có thiết kế thêm thiết bị hồi nhiệt, nhiệm vụ của thiết bị này là thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa hơi môi chất lạnh sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi với môi chất lạnh sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ. Như vậy, môi chất lạnh trước khi qua thiết bị tiết lưu được quá lạnh, đồng thời hơi môi chất lạnh trước khi hút vào máy nén được quá nhiệt, sơ đồ nguyên lý của thiết bị hồi nhiệt được thể hiện trên hình 1.9.

Hình 1.9 Cấu tạo thiết bị hồi nhiệt,1 – hơi vào, ra; 2 – lỏng vào, ra;

A

B

C

D E F

G

1

1' 4

3

3'

2

Page 16: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 15

15 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Các quá trình làm việc của hệ thống lạnh Quá trình 4-1: là quá trình thu nhiệt-bay hơi diễn ra trong thiết bị bay hơi.

Quá trình này bắt đầu tại điểm 4 và kết thúc tại điểm 1 ở cùng áp suất và nhiệt độ thấp – áp suất bay hơi.

Quá trình 1-1’: là quá trình quá nhiệt hơi môi chất lạnh tại thiết bị hồi nhiệt trước khi hút vào máy nén ( quá trình đẳng áp).

Quá trình 1’-2: là quá trình nén diễn ra trong máy nén. Về lý thuyết đây là quá trình nén đoạn nhiệt (đẳng Entropi). Hơi từ điểm 1’ là hơi quá nhiệt ở áp suất thấp – áp suất bay hơi (áp suất trong thiết bị bay hơi) được máy nén nén lên điểm 2 là trạng thái hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao ở áp suất cao – áp suất ngưng tụ (áp suất trong thiết bị ngưng tụ).

Quá trình 2-3: là quá trình ngưng tụ diễn ra trong thiết bị ngưng tụ: bao gồm 2 quá trình: khử độ quá nhiệt và ngưng tụ hơi bão hòa ẩm, diễn ra ở áp suất cao- áp suất ngưng tụ. Quá trình khử độ quá nhiệt có nhiệt độ giảm dần bắt đầu từ điểm 2. Quá trình ngưng tụ ngưng tụ hơi bão hòa ẩm diễn ra ở cùng một nhiệt độ - nhiệt độ ngưng tụ (quan hệ với áp suất ngưng tụ) kết thúc tại điểm 3 là điểm bão hòa lỏng (lỏng sôi).

Quá trình 3-3’: quá lạnh đẳng áp môi chất lạnh tại thiết bị hồi nhiệt, nhiệt độ môi chất lạnh giảm trong quá trình này.

Quá trình 3’-4: là quá trình tiết lưu diễn ra tại bộ phận tiết lưu. Quá trình này bắt đầu từ điểm 3’ và kết thúc tại điểm 4 là trạng thái bão hòa ẩm ở áp suất thấp – áp suất bay hơi (áp suất trong thiết bị bay hơi) h3’=h4.

1.2.1.4 Một số lưu ý Căn cứ vào tính chất nhiệt động của môi chất lạnh, để hệ thống lạnh làm việc hiệu

quả, việc lựa chọn chu trình thiết kế có ý nghĩa rất quan trọng đến tiêu hao năng lượng trong hệ thống lạnh. Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh NH3 khuyến cáo không nên sử dụng thiết bị hồi nhiệt, thiết bị hồi nhiệt chỉ được sử dụng cho hệ thống Freon. 1.2.2 Hệ thống lạnh hai cấp nén

Trong thực tế, đối với thực phẩm cần bảo quản trong thời gian dài đòi hỏi nhiệt độ sản phẩm phải đủ thấp (t <-180C) để kìm hãm quá trình phân hủy do quá trình lên men và sự phát triển của vi sinh vật bên trong sản phẩm. Do đó cần thiết có một môi trường nhiệt độ thấp, thông thường nhiệt độ môi trường do hệ thống lạnh tạo ra t < -350C, nghĩa là nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh phải thấp hơn t0<-400C. Trong trường hợp này áp suất bay

hơi p0 phải đủ nhỏ, áp suất ngưng tụ pk lớn dẫn đến tỷ số tăng áp 0

k

pp

tăng cao ảnh hưởng

đến quá trình làm việc của hệ thống, cụ thể: - Giảm hiệu suất máy nén; - Tăng tổn thất trên các van; - Giảm năng suất lạnh; - Tăng nhiệt độ cuối tầm nén ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn.

Điều kiện sử dụng hệ thống lạnh với máy nén 2 cấp:

- Đối với NH3 khi 9pp

0

k

Page 17: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 16

16 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

- Đối với freon 13pp

0

k

Hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp thông thường có ba dạng sau: - Hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp, hai tiết lưu làm mát trung gian không hoàn

toàn. - Hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp, hai tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn. - Hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp, sử dụng bình trung gian là thiết bị trao đổi

nhiệt. - Phần tiếp theo trình bày nguyên lý làm việc của các hệ thống lạnh sử dụng máy nén

hai cấp. 1.2.2.1 Hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp, hai tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn

Mục đích hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp theo nguyên lý làm mát trung gian hoàn toàn là giảm độ quá nhiệt của hơi môi chất lạnh hút vào máy nén cao áp, tránh hiện tượng nhiệt độ cuối tầm nén cao áp quá cao ảnh hưởng đến hiệu suất máy cũng như quá trình bôi trơn trong máy nén.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp hai van tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn được thể hiện trên hình 1.10.

Hình 1.10 a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

XCA

XHA

LTGBTG

BH

NT

QL

TL1TL2

1 1'

2

3

3'

4

5

5'5"

6

6'

Qk

Q0

Qql

55'

5"6

6'1

1'

2

3'

3

4

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

T

S

lgp

h

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

55'

5"6

6' 1 1'

3' 23

4

a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

b. đồ thị T-S c. đồ thị lgp-h

Page 18: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 17

17 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 1.10b. Đồ thị T-S, c. Đồ thị lgp-h

Nguyên lý hoạt động Môi chất lạnh sau khi ra khỏi máy nén cao áp (XCA) ứng với trạng thái (4) đi vào

thiết bị ngưng tụ (NT), tại thiết bị ngưng tụ, môi chất lạnh trao đổi nhiệt với môi chất giải nhiệt thực hiện quá trình ngưng tụ, sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ môi chất lạnh ở trạng thái lỏng bão hòa (5), từ đây môi chất lạnh được quá lạnh tại thiết bị quá lạnh (QL) đến trạng thái (5’). Toàn bộ lượng môi chất lạnh này đi qua van tiết lưu thứ nhất (TL1) thực hiện quá trình tiết lưu giảm áp suất đến áp suất trung gian ptg(5’’) và đi vào bình trung gian (BTG), tại BTG một lượng lỏng và hơi môi chất lạnh hòa trộn với hơi môi chất lạnh đến từ máy nén hạ áp để tạo thành hơi bão hòa khô (3’) và hút về máy nén cao áp, lượng lỏng môi chất lạnh còn lại (6) tiếp tục đi qua van tiết lưu 2 (TL2) thực hiện quá trình tiết lưu giảm áp suất đến p0 , sau tiết lưu (6’) môi chất lạnh đi vào thiết bị bay hơi (BH) để hấp thu nhiệt từ môi trường cần làm lạnh, sau thiết bị BH, môi chất lạnh ở trạng thái hơi bão hòa khô (1) được hút vào máy nén hạ áp (XHA). Tại XHA thực hiện quá trình nén đoạn nhiệt môi chất lạnh tăng áp suất đến ptg và đi vào BTG. Sau khi ra khỏi BTG, môi chất lạnh được hút vào XCA và được nén đoạn nhiệt đến áp suất ngưng tụ pk và đi vào bình ngưng, kết thúc một chu trình hoạt động của máy nén. 1.2.2.2 Hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp, hai tiết lưu làm mát trung gian không hoàn toàn

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp hai van tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn được thể hiện trên hình 1.11.

Hình 1.11 a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

XCA

XHA

LTGBTG

BH

NT

QL

TL1TL2

1 1'

2

3

3'

4

5

5'5"

6

6'

Qk

Q0

Qql

55'

5"6

6'1

1'

2

3'

3

4

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

T

S

lgp

h

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

55'

5"6

6' 1 1'

3' 23

4

a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

b. đồ thị T-S c. đồ thị lgp-h

XCA

XHA

LTGBTG

BH

NT

QL

TL1TL2

1 1'

2

3

3'3'’

4

5

5'5"

6

6'

Qk

Q0

Qql

55'

5"6

6'1

1'

2

3"3'

3

4

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

T

S

lgp

h

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

55'

5"6

6' 1 1'

3' 23" 3

4

a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

b. đồ thị T-S c. đồ thị lgp-h

Page 19: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 18

18 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 1.11b. Đồ thị T-S, c. Đồ thị lgp-h

Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động của chu trình hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp hai tiết

lưu làm mát trung gian không hoàn toàn về cơ bản giống với chu trình làm mát trung gian hoàn toàn, điểm khác biệt cơ bản giữa hai chu trình là quá trình làm mát hơi môi chất lạnh sau khi ra khỏi máy nén hạ áp.

Về mặt năng lượng, chu trình hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp làm mát trung gian hoàn toàn hiệu quả hơn chu trình hệ thống lạnh làm mát trung gian không hoàn toàn do môi chất lạnh hút về máy nén cao áp là hơi bão hòa khô giảm công tiêu hao cho máy nén cao áp. 1.2.2.3 Hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp, sử dụng bình trung gian là thiết bị trao đổi nhiệt

Chu trình hệ thống lạnh sử dụng máy nén hai cấp với bình trung gian có thiết bị trao đổi nhiệt là chu trình đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay, nó có nhiều ưu điểm trong vận hành như sau:

- Dễ dàng điều chỉnh và tự động hóa; - Đơn giản trong vận hành; - Giảm lượng dầu bôi trơn đi vào thiết bị bay hơi do đó không làm giảm khả năng

trao đổi nhiệt tại thiết bị bay hơi. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh được trình bày trên hình 1.12(a,b,c,d), chu trình

thực tế được trình bày trong phần phụ lục 1.8

XCA

XHA

LTGBTG

BH

NT

QL

TL1TL2

1 1'

2

3

3'3'’

4

5

5'5"

6

6'

Qk

Q0

Qql

55'

5"6

6'1

1'

2

3"3'

3

4

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

T

S

lgp

h

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

55'

5"6

6' 1 1'

3' 23" 3

4

a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

b. đồ thị T-S c. đồ thị lgp-h

Page 20: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 19

19 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

c. Sơ đồ hệ thống lạnh hai cấp nén với bình trung gian ống xoắn

1- Máy nén; 2- Bình chứa cao áp; 3- Bình ngưng; 4- Bình tách dầu; 5- Bình tách lỏng HN; 6- Dàn lạnh; 7- Tháp GN; 8- Bơm nước GN; 9- Bình trung gian; 10- Bộ lọc; 11- Bể nước;

12- Bơm xả băngHình 1.12 Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

5

5"7

6'1

1'

2

3'3

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

T

S

lgp

h

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

5

5"

6' 1 1'

3 23'

4

45'75'

XCA

XHA

LTGBTG

BH

NT

QL

TL1

TL21 1'

2

3'

34

5

5'

5"7

6'

Qk

Q0

Qql

G2

G1

G

G1

a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

b. đồ thị T-S c. đồ thị lgp-h

5

5"7

6'1

1'

2

3'3

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

T

S

lgp

h

pk, tk

ptg, ttg

p0, t0

5

5"

6' 1 1'

3 23'

4

45'75'

XCA

XHA

LTGBTG

BH

NT

QL

TL1

TL21 1'

2

3'

34

5

5'

5"7

6'

Qk

Q0

Qql

G2

G1

G

G1

a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

b. đồ thị T-S c. đồ thị lgp-h

Page 21: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 20

20 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Nguyên lý làm việc Môi chất lạnh sau khi thu nhiệt và bay hơi tại thiết bị bay hơi (6) được hút về bình

tách lỏng (5), tại đây thực hiện quá trình tách lỏng, lượng lỏng môi chất lạnh được đưa ngược lại thiết bị bay hơi, lượng hơi môi chất lạnh được hút về máy nén hạ áp (1), tại máy nén hạ áp thực hiện quá trình nén ép đoạn nhiệt, sau khi ra khỏi máy nén hơi môi chất lạnh được đưa vào bình trung gian (9) để làm mát trước khi hút vào máy nén cao áp. Sau khi ra khỏi bình trung gian, môi chất lạnh được hút vào máy nén cao áp, tại máy nén cao áp thực hiện quá trình nén đoạn nhiệt môi chất lạnh và được đưa vào thiết bị ngưng tụ (3), tại thiết bị ngưng tụ, hơi môi chất lạnh trao đổi nhiệt với môi trường chuyển hoàn thành trạng thái lỏng và được đưa vào bình chứa cao áp (2), từ bình chứa cao áp (2) môi chất lạnh được chia thành hai dòng, dòng thứ nhất đi qua tiết lưu 1 với hai mục đích (a) làm mát hơi môi chất lạnh trước khi hút vào máy nén cao áp, (b) quá lạnh môi chất lạnh trước khi qua tiết lưu 2. Môi chất lạnh sau khi quá lạnh sẽ đi vào tiết lưu 2 thực hiện quá trình tiết lưu, sau khi tiết lưu, môi chất lạnh được đưa vào thiết bị bay hơi (6). Kết thúc một chu trình. 1.3 Đánh giá hiệu suất làm lạnh của hệ thống lạnh

Năng lượng (điện năng) sử dụng cho hệ thống lạnh trong nhà máy chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 70%), do đó việc lựa chọn hệ thống lạnh có hiệu suất cao mang ý nghĩa rất quan trọng đến tiêu hao năng lượng (điện năng) của nhà máy, trong đó hiệu suất chu trình làm lạnh đóng vai trò chủ đạo. Hiệu suất chu trình gồm hai loại: (1) hiệu suất làm lạnh (C.O.P) và (2) hiệu suất làm lạnh của hệ thống lạnh (C.O.S.P), được định nghĩa như sau:

- Hiệu suất lạnh của máy nén (C.O.P): là tỷ số giữa năng suất lạnh (Q0) với công suất máy nén (N), được xác định theo 1.1.

e

0

NQ

P.O.C (1.1)

- Hiệu suất hệ thống lạnh (C.O.S.P): tỷ số giữa năng suất lạnh với công suất điện của hệ thống, được xác định theo 1.2.

NQ

P.S.O.C 0 (1.2)

Trong đó: Q0: năng suất lạnh của hệ thống, (kW); Ne công suất máy nén, (kW) ; N: tổng công suất điện của hệ thống, (kW);

Tổng công suất điện của hệ thống bao gồm: công suất máy nén và tổng công suất của các động cơ điện trong hệ thống lạnh.

Hệ thống lạnh có C.O.P hay C.O.S.P càng cao tức máy càng có hiệu suất làm lạnh cao, hay nói cách khác với cùng một nhiệt lượng cần lấy đi (làm lạnh) thì máy hiệu suất cao sẽ tiêu tốn điện năng ít hơn, tức tiết kiệm năng lượng hơn.

Hiệu suất làm lạnh của máy nén C.O.P phụ thuộc vào độ chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ ngưng tụ, sự phụ thuộc này được thể hiện trên đồ thị hình 1.13.

Page 22: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 21

21 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

-40 -30 -20 -10 0 10 20Nhiệt độ bay hơi, 0C

C.O

.P

Nhiệt độ bay hơi, 0F-40 -20 0 20 40 60

HP/

TO

NNhiệt độ ngưng tụ

Hình 1.13 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến C.O.P

Khả năng tiết kiệm năng lượng được tính thông qua công suất máy nén như sau:

%100P.O.C

P.O.CP.O.CTKNL2

12

Hiệu suất làm lạnh tham khảo của một số hệ thống lạnh - Hệ thống cấp đông : C.O.P = (1,251,7) - Hệ thống trữ đông: C.O.P = (1,82,5) - Hệ thống nhà máy nước đá: C.O.P = (2,5 3,0) - Hệ thống trữ lạnh, mát và điều hòa không khí: C.O.P = (3,05,5) Hình 1.14 thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ ngưng tụ đến C.O.P

của các loại môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống lạnh công nghiệp.

Hình 1.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ ngưng tụ đến C.O.P

Ví dụ: Tăng khả năng tiết kiệm năng lượng dựa vào việc lựa chọn hệ thống lạnh có hiệu suất cao.

Page 23: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 22

22 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Nếu so sánh cùng năng suất lạnh Q0, hệ thống lạnh thứ nhất có C.O.P1 = 3,8; hệ thống lạnh thứ 2 có C.O.P2 = 4,5; khả năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống thứ 2 so với hệ thống thứ nhất:

%6,151005,4

8,35,4%100P.O.C

P.O.CP.O.CTKNL2

12

Như vậy, nếu tăng hệ số C.O.P lên C.O.P = 0,7 khả năng tiết kiệm năng lượng được 15,6%.

Page 24: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 23

23 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Chương 2

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

Vận hành hệ thống lạnh riêng lẻ hay hệ thống lạnh liên hoàn là sự tác động đồng

thời nhiều yếu tố chủ quan của người vận hành vào hệ thống, tất cả các tác động này thể hiện qua các thông số vận hành của hệ thống, trên cơ sở các thông số hiển thị này chi phí năng lượng, hiệu quả kinh tế sẽ được tính toán. Bên cạnh đó, yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hao năng lượng của hệ thống lạnh, yếu tố khách quan gồm nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí, vận tốc không khí, nhiệt độ nước…Việc điều chỉnh kịp thời và chính xác các thông số vận hành là yếu tố quyết định đến tiêu hao năng lượng của hệ thống. Để có hiệu quả về năng lượng hợp lý, đòi hỏi người vận hành phải tuân thủ các bước theo quy định. Nội dung chương 2 này trình bày quy định chung khi vận hành hệ thống lạnh. 2.1 Quy trình vận hành hệ thống lạnh

Hệ thống máy lạnh rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà cấu trúc sẽ khác nhau, do đó quy trình vận hành cụ thể cho mỗi hệ thống sẽ không giống nhau hoàn toàn, đặc biệt là thông số vận hành hệ thống khác nhau sẽ có quy trình vận hành khác nhau (Bảng 2.1 trình bày thông số vận hành của một số hệ thống lạnh điển hình).

Thông thường người ta phân loại theo môi chất lạnh (hệ thống sử dụng Amoniac và hệ thống sử dụng Freon) hay số cấp nén (một cấp hay hai cấp). Tùy thuộc vào hệ thống cụ thể mà sẽ có quy trình vận hành riêng, tuy nhiên phải tuân thủ các quy định chung như sau:

- Vận hành đúng thông số kỹ thuật thiết kế; - Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm đúng yêu cầu trong môi trường làm lạnh; - Hệ thống phải hoạt động ổ định, không ngừng máy bất thường; - Đảm bảo an toàn cho người vận hành trong suốt quá trình hoạt động của hệ

thống; - Đảm bảo tuổi thọ cho máy nén và thiết bị trao đổi nhiệt trong hệ thống; - Khắc phục sự cố nhanh nhất và chi phí thấp nhất có thể; - Hiệu suất làm việc của hệ thống cao nhất.

Bảng 2.1 Thông số áp suất và nhiệt độ tham khảo

Hệ thống Loại gas Nhiệt độ dàn lạnh

Nhiệt độ kho lạnh

p0,kg/cm2 pk,kg/cm2

Kho mát R22

(-5)0 05 3,54,5 1619 Kho đông (-25)(-30) (-18) (-25) 22,5 1619 Cấp đông (-40)(-45) (-40) (-35) 0,51,0 1619 Kho mát (0-5oC)

R404A -5 05 3,54,3 1723

Kho đông (-18oC) -25 (-20) (-23) 1,52,2 1723 Kho mát

NH3 (-5)0 05

0,40,6 12,714,7 Kho đông (-25)(-30) (-18) (-25) Cấp đông (-45)(-40) (-40) (-35)

Page 25: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 24

24 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hệ thống Loại gas Nhiệt độ dàn lạnh

Nhiệt độ kho lạnh

p0,kg/cm2 pk,kg/cm2

Nước đá NH3

-15-17 -10-12 2,172,37 12,71,47

R22 2,7 2,9 13,5 14,2 Hệ thống lạnh ngày nay đa dạng và phong phú, chính vì thế không có một quy trình

vận hành chung cho hệ thống lạnh cụ thể, tùy thuộc vào đặc tính của hệ thống lạnh, người ta có thể chia ra thành các trường hợp gần tương đồng nhau để có quy trình vận hành hợp lý:

- Hệ thống lạnh mới đưa vào hoạt động; - Hệ thống lạnh mới đại tu; - Hệ thống lạnh đã dừng lâu ngày; - Hệ thống lạnh dừng tạm thời;

Tuy khác nhau về đặc tính nhưng khi vận hành bắt buộc người vận hành phải tuân thủ các quy định về an toàn, đồng thời phải được tập huấn trước khi thực hiện công tác vận hành hệ thống lạnh, những quy định chung và yêu cầu đối với người vận hành được trình bày ở mục tiếp theo. 2.1.1.1 Quy định chung

- Người không có nhiệm vụ không được vào phòng máy; - Không mang chất gây cháy nổ vào phòng máy; - Người vận hành luôn có mặt trong phòng máy; - Phòng máy phải luôn sạch sẽ, gọn gang;

2.1.1.2 Yêu cầu đối với người vận hành - Phải được đào tạo vận hành hệ thống lạnh; - Đã qua khóa đào tạo về an toàn lao động và vận hành thiết bị áp lực; - Phải nắm rõ sơ đồ nguyên lý của hệ thống và hiểu kỹ nguyên lý các thiết bị

của hệ thống; - Phải thường xuyên theo dõi nhật ký vận hành; - Khi thay dầu máy nén phải thay đúng loại dầu đã quy định và đủ về lượng

dầu cần thiết cho máy nén; - Không tùy tiện thay đổi các thông số kỹ thuật đã được cài đặt sẵn nếu không

được sự đồng ý của người có trách nhiệm; 2.1.1.3 Vận hành hệ thống lạnh

a) Công tác kiểm tra và chạy không tải hệ thống Sau khi hoàn thiện công tác lắp đặt bao gồm lắp đặt mới, cải tạo hệ thống (đại tu)

hệ thống lạnh, quy trình vận hành tổng quát hệ thống lạnh gồm các bước sau: - Kiểm tra độ kín sau khi lắp đặt: sau khi hoàn tất công tác lắp đặt, hệ thống máy lạnh cần thử độ kín. Quá trình thử kín gồm hai bước:

Bước 1: thử độ kín ở áp suất cao, đối với hệ thống NH3 có thể sử dụng một máy nén khí để kiểm tra độ kín của hệ thống, đối với hệ thống Freon bắt buộc sử dụng khí trơ (N2) để kiểm tra độ kín. Tuyệt đối không sử dụng máy nén lạnh để nén không khí sử dụng cho việc kiểm tra độ kín. Áp suất thử kín: cao áp: 16kG/cm2, thấp áp: 10 kG/cm2, thời gian thử 24 giờ.

Page 26: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 25

25 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Bước 2: thử kín ở áp suất chân không bằng cách hút chân không đến khi áp suất chân không nhỏ hơn 700mmHg, đóng tất cả các van lại, thời gian thử 24 giờ, nếu độ tăng áp suất không quá 5mmHg hệ thống đạt.

- Chạy thử không tải: công việc này được thực hiện khi công việc lắp đặt, vệ sinh công nghiệp hoàn tất, các thiết bị trong hệ thống được chạy thử không tải, thời gian chạy do đơn vị lắp đặt quy định. - Kiểm tra thiết bị: trong quá trình chạy thử, tiến hành kiểm tra tất cả các thiết bị trong hệ thống: Máy nén: kiểm tra độ ồn, độ rung và rò rỉ tại máy nén; Kiểm tra thiết bị ngưng tụ: kiểm tra vị trí lắp đặt có hợp lý không? Bố trí đường

ống có đúng thiết kế, đặt biệt là thiết bị đo (gồm nhiệt kế và áp kế), van an toàn có đầy đủ và đúng chưa? Đối với thiết bị ngưng tụ dạng xối tưới cần kiểm tra các bộ phận phân phồi nước có đồng đều trên toàn bộ bề mặt trao đổi nhiệt hay không;

Kiểm tra thiết bị bay hơi: kiểm tra vị trí lắp đặt của các dàn lạnh cho đúng với thiết kế, vị trí các ống góp hơi, góp lỏng…;

Kiểm tra thiết bị đo: hệ thống lạnh khi vận hành cần kiểm soát nhiệt độ và áp suất, do đó cần kiểm tra thiết bị đo đã lắp đặt đầy đủ theo thiết kế;

Công tác hút chân không khệ thống: hệ thống trước khi nạp môi chất lạnh cần hút chân không, công việc này được thực hiện khi hoàn tất toàn bộ công việc về xây dựng, độ chân không hệ thống phải đạt tối thiểu 700mmHg;

Nạp môi chất lạnh: công tác nạp môi chất lạnh chỉ được thực hiện sau khi kiểm tra độ kín và hút chân không hệ thống, tùy thuộc vào hệ thống mà lượng môi chất được nạp vào sẽ khác nhau.

b) Chuẩn bị cho hệ thống làm việc Công việc chuẩn bị cho hệ thống lạnh làm việc bao gồm:

- Kiểm tra hệ thống đường ống; - Tình trạng đóng mở các van; - Thiết bị đo lường và kiểm soát;

Tất cả phải ở tình trạng sẵn sàng làm việc và phải tuân theo quy phạm an toàn. - Đưa hệ thống phụ vào trạng thái sẵn sàng làm việc bao gồm:

Bơm nước cấp cho hệ thống giải nhiệt, hồ làm lạnh và cho các thiết bị của hệ thống lạnh;

Kiểm tra mức nước trong các bể chứa; Kiểm tra hệ thống dầu bôi trơn: mức dầu bôi trơn trong máy nén chiếm khoảng (1/3

2/3) kính xem dầu; Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt máy nén (đối với máy nén piston) và một số hệ

thống phụ khác; Kiểm tra hệ thống điện cung cấp: nguồn điện cung cấp phải đảm bảo trong khoảng

cho phép (38010%/3P/50 Hz); c) Chuẩn bị cho các thiết bị làm việc:

Đây là công việc nhằm mục đích đưa tất cả các thiết bị trong hệ thống vào trạng thái chuẩn bị hoạt động:

Page 27: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 26

26 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

- Thiết bị ngưng tụ: cung cấp môi chất giải nhiệt (nước đối với bình ngưng, không khí đối với dàn ngưng, nước và không khí đối với dàn ngưng bay hơi), kiểm tra sự phân bố môi chất giải nhiệt trên bề mặt trao đổi nhiệt;

- Thiết bị bay hơi: bể đá kiểm tra cánh khuấy, bơm nước cho các dàn lạnh, quạt gió cho hệ thống phân phối gió.

d) Đưa hệ thống vào làm việc - Khởi động máy nén: trước khi vận hành máy nén, kiểm tra toàn bộ van ở đầu đẩy

máy nén phải ở trạng thái mởi và để tránh hiện tượng sụt áp khi khởi động máy nén, người ta thường sử dụng hai phương pháp: (1) khởi động Y-, (2) khởi động mềm sử dụng biến tần, sau khi khởi động, đưa máy nén vào làm việc. Lưu ý khi sau khởi động máy nén: Máy nén trục vít: Khi khởi động máy nén trục vít, phụ tải khởi động là 0%, người vận hành cần kiểm

tra vị trí van trượt với bộ chỉ thị công suất, nếu phụ tải khởi động chưa về giá trị 0%, người vận hành điều chỉnh bằng cách khởi động bơm dầu và giảm tải bằng tay để đưa tải khởi động về 0%;

Khởi động bơm dầu ở chế độ bằng tay (MAN), đưa dầu đã sưởi vào máy máy nén trong vài phút (thông thường 5 phút);

Ngừng bơm dầu; Chờ khoảng (510) phút để dầu trong máy chảy xuống, bơm dầu luôn chạy trước,

sau đó mới khởi động máy nén; Các kiểm tra cần thiết sau khi khởi động máy nén:

- Nhiệt độ dầu td =(3060)0C, bình thường máy nén hoạt động, nhiệt độ dầu khoảng 400C;

- Nhiệt độ môi chất lạnh sau khi nén phải nhỏ hơn 900C, bình thường nhiệt độ môi chất lạnh tại đầu nén nằm trong khoảng (6575)0C;

- Mức dầu trong bình tách dầu sau khi khởi động ít thay đổi, thường ở mức thấp (có ghi trên bình tách dầu), nếu mức dầu giảm liên tục thì phải dừng máy để kiểm tra;

- Kiểm tra độ rung và tiếng ồn bất thường của máy; - Kiểm tra sự rò rỉ của bộ đệm kín máy nén và bơm dầu, lượng dầu rò rỉ tối đa là

3cc/giờ. Nếu vượt quá thì phải kiểm tra lại; - Chênh lệch áp suất tại bộ lọc dầu (00,5)bar, nếu tăng lên (0,71)bar thì phải

thay thế bộ lọc; - Chênh lệch áp suất bình tách dầu là (00,5)bar nếu vượt quá giá trị 0,7bar thì

kiểm tra lại; - Chênh lệch áp suất bộ lọc hút (00,5)bar nếu vượt quá giá trị 1,0 bar thì thay

thế bộ lọc; Máy nén piston:

Mở từ từ van chặn hút, nếu mở nhanh có thể gây ra hiện tượng ngập lỏng máy nén, mặt khác nếu mở quá lớn dòng điện khởi động cao sẽ quá dòng;

Lắng nghe tiếng kêu của máy, nếu có tiêng kêu bất thường, kèm theo sương bám nhiều ở đầu hút thì ngừng máy ngay;

Page 28: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 27

27 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Theo dõi cường độ dòng điện của máy nén; Quan sát hiện tượng bám tuyết trên than máy; Kiểm tra áp suất hệ thống, thông thường pk<16bar; Kiểm tra áp suất dầu: pd = ph +p; Kiểm tra nhiệt độ gas nén; Kiểm tra nhiệt độ gas hút; - Điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh: Sau khi hệ thống bắt đầu hoạt động, áp

suất trong các thiết bị bay hơi giảm đến giá trị cần thiết và nhiệt độ tại đầu nén chỉ giá trị máy nén đang thực hiện hành trình khô thì bắt đầu điều chỉnh van tiết lưu để điều chỉnh lượng môi chất lạnh đi vào thiết bị bay hơi. Mục đích điều chỉnh lượng môi chất lạnh là đảm bảo tiếp xúc nhiều nhất giữa môi chất lạnh với bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt của hệ thống lạnh, đồng thời đảm bảo hành trình khô cho máy nén.

Một số lưu ý khi điều chỉnh lượng môi chất lạnh: - Kiểm soát lượng lỏng môi chất lạnh cấp vào thiết bị bay hơi:

Thiết bị bay hơi dạng ngập lỏng: sử dụng ống thủy và độ quá nhiệt hơi ra khỏi thiết bị bay hơi (hoặc theo lượng tuyết bám trên bề mặt ống hút);

Đối với dàn lạnh cấp dịch từ phía trên: kiểm soát lượng lỏng môi chất lạnh theo độ quá nhiệt hơi môi chất lạnh ra khỏi dàn lạnh và theo mức độ bám tuyết trên bề mặt dàn lạnh;

Nếu nhiều dàn lạnh sử dụng chung một ống góp hơi ra khỏi dàn lạnh: thì phải kiểm tra độ quá nhiệt của hơi môi chất lạnh ra khỏi từng dàn; - Kiểm soát độ quá nhiệt hơi môi chất lạnh ra khỏi thiết bị bay hơi;

Hệ thống NH3 không dùng bơm: khống chế trong khoảng (510)0C (tương ứng hơi hút vào máy nén khoảng 150C);

Hệ thống NH3 sử dụng bơm cấp dịch thì không nên có độ quá nhiệt; Hệ thống Freon có bình hồi nhiệt, độ quá nhiệt khống chế trong khoảng (510)0C,

sau khi ra khỏi bình hồi nhiệt phải có độ quá nhiệt trong khoảng (2030)0C. e) Kiểm tra thường xuyên

- Kiểm tra thông số vận hành: khi hệ thống bắt đầu làm việc, người vận hành cần theo dõi chi tiết thông số vận hành của hệ thống, nếu có trường thay đổi bất thường cần phải xử lý ngay, thông số vận hành gồm:

- Áp suất hút; - Nhiệt độ hút; - Áp suất nén; - Nhiệt độ nén; - Nhiệt độ dầu; - Nhiệt độ nước giải nhiệt; - Nhiệt độ môi trường xung quanh; - Nhiệt độ phòng máy; - Chênh lệch áp suất dầu; - Chênh lệch áp suất bộ lọc dầu; - Chênh lệch áp suất bình tách dầu (đối với máy nén trục vít);

Page 29: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 28

28 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

- Vị trí điều khiển công suất (đối với máy nén trục vít); - Cường độ dòng điện động cơ máy nén; - Thời lượng vận hành của máy nén; Khi vận hành bình thường, người vận hành phải theo dõi kỹ và ghi vào nhật ký vận

hành đầy đủ các thông số trên 1 giờ/lần. Ngoài những thông số phải ghi vào nhật ký vận hành, người vận hành cần theo dõi,

quan sát các hiện tượng sau: - Mức dầu; - Rò rỉ dầu ở trục; - Nhiệt độ vỏ ổ bi máy nén, nhiệt độ này không được lớn hơn 300C so với nhiệt độ

dầu; Khi thực hiện thay thế hoặc sửa chữa, người vận hành phải ghi rõ vào nhật ký vận

hành, cụ thể: - Thay lọc dầu; - Nạp thêm dầu; - Thay các phần tử của bình tách dầu (máy nén trục vít); - Phân tích chất lượng dầu; - Phân tích chất lượng nước giải nhiệt; - Đại tu thiết bị: phải ghi rõ ngày, chi tiết, thiết bị thay thế;

Thông số vận hành của hệ thống được thể hiện tại tủ điều khiển của máy nén hoặc màn hình giám sát chung (hình 2.1)

a. Thông số vận hành giám sát tại máy nén

Page 30: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 29

29 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

b. Thông số vận hành giám sát tại bảng điều khiển

Hình 2.1 Thông số vận hành của hệ thống Bình chứa tuần hoàn: kiểm tra mức lỏng và khởi động các bơm cấp dịch. Van phao trong bình chứa hạ áp: van phao có chức năng điều khiển mức chất

lỏng trong bình chứa hạ áp, thông thường trong bình chứa hạ áp có 3 van phao. - Van điều khiển mức lỏng thấp (van dưới cùng): dùng để bảo vệ mức chất lỏng thấp

trong bình thấp áp, khi mức lỏng trong bình hạ đến mức này bơm cấp dịch phải ngưng hoạt động.

- Van điều khiển cấp dịch thấp áp (van giữa): dùng để điều khiển cấp dịch thấp áp, khi mức dịch trong bình thấp áp hạ đến dưới vị trí phao này, thì van điện tử mở cấp môi chất lạnh vào bình chứa, khi mức chất lỏng đạt đến vị trí của phao giữa, nó sẽ tác động ngắt van điện từ ngưng cấp môi chất lạnh vào bình chứa hạ áp.

- Van điều khiển mức dịch cao (van trên cùng): dùng để bảo vệ mức cao trong bình thấp áp, khi mức chất lỏng trong bình thấp áp lên đến vị trí này, thì hệ thống sẽ báo động mức dịch cao (sự cố mức dịch cao thông thường do van điện từ bị rò). Khi đó người vận hành phải khóa van chặn và bơm môi chất lạnh đến các thiết bị bay hơi để hạ mức lỏng trong bình chứa hạ áp, phải luôn theo dõi máy nén khi có báo động mức dịch lỏng cao, sau đó kiểm tra van điện từ.

Bình chứa cao áp: trong bình chứa cao áp mức lỏng tùy thuộc vào lượng gas lỏng dẫn vào các phụ tải, bình thấp áp và các thiết bị khác. Lượng lỏng trong các dàn lạnh thay đổi do điểu khiển không chính xác và phụ thuộc vào cường độ bốc hơi. Nếu việc cung cấp lỏng cho hệ thống được thực hiện một cách chính xác thì mức lỏng trong bình chứa cao áp không đổi và được chỉ rõ trên ống thủy. Nếu trong bình chứa cao áp không đủ gas thì xuất hiện hiện tượng thay vì lỏng hoàn toàn sẽ có một lượng hơi đi qua van tiết lưu. Bình chứa cao áp chỉ được phép chứa tối đa 80% thể tích bình, tuyệt đối không được chứa 100% thể tích bình, vì nó rất nguy hiểm khi có sự thay đổi nhiệt độ.

Page 31: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 30

30 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Kiểm tra sự bám bẩn trên bề mặt truyền nhiệt: hàng ngày, người vận hành cần theo dõi sự bám tuyết trên các dàn lạnh, đặc biệt là dàn lạnh kho lạnh, băng chuyền IQF. Đối dàn lạnh kho lạnh, người vận hành phải kiểm tra sau quá trình xả đá, tối thiểu 1 lần/ngày. Hệ thống băng chuyền IQF tùy theo mặt hàng, người vận hành quyết định thời gian xả đá phù hợp (quy trình xả đá trình bày ở mục sau).

Hệ thống dàn ngưng: phải thường xuyên theo dõi mức độ bám cáu cặn trên bề mặt ống trao đổi nhiệt.

Kiểm tra độ kín: hàng ngày, người vận hành phải kiểm tra độ kín của các chỗ nối bằng mặt bích, các mối hàn của thiết bị đường ống để đảm bảo hệ thống hoàn toàn kín.

Kiểm tra sự tuần hoàn nước giải nhiệt: - Bình ngưng ống thẳng đứng: kiểm tra thường xuyên các chóp phân phối nước theo

mặt trong của ống; - Bình ngưng xối tưới: kiểm tra sự phân bố đều của nước với các cụm ống. Định kỳ xả dầu: đối với các thiết bị làm việc liên tục, lịch trình xả dầu định kỳ như

sau: - Xả bình tách dầu và bình trung gian: từ 2 đến 3 lần trong một tháng. - Xả dầu từ bình ngưng: 1 đến 2 lần trong một tháng. - Xả dầu dàn lạnh, bình tách lỏng, bình bốc hơi, bình chứa cao áp, bình tuần hoàn: 1

lần trong một tháng. f) Đặc điểm vận hành máy lạnh hai cấp

Quy trình vận hành hệ thống lạnh hai cấp tương tự hệ thống lạnh một cấp, tuy nhiên hệ thống lạnh hai cấp nén có thêm bình trung gian, do đó cần có quy trình vận hành riêng cho nó.Trước khi vận hành, hệ thống van trên đường ống vào và ra khỏi bình trung gian phải được mở hoàn toàn, kiểm tra mức lỏng và dụng cụ điều khiển tự động. Một số lưu ý khi vận hành hệ thống lạnh có bình trung gian: Mức lỏng môi chất lạnh trong bình trung gian phải cao hơn vòng trên cùng của chum

ống xoắn. Khống chế nhiệt độ: để hệ thống làm việc với hiệu suất cao, nhiệt độ hơi môi chất lạnh

hút vào máy nén phải thỏa mãn điều kiện sau: - Nhiệt độ môi chất hút vào máy nén cao áp lớn hơn nhiệt độ sôi tại bình trung gian

là 50C; - Nhiệt độ môi chất hút vào xylanh hạ áp lớn hơi nhiệt độ sôi của môi chất lạnh tại

thiết bị bay hơi từ 50C đến 100C; - Nếu môi chất lạnh hút vào xy lanh hạ áp là hơi bão hòa ẩm thì đóng bớt van tiết lưu

cấp vào thiết bị bay hơi; - Nếu môi chất lạnh hút vào xylanh cao áp là hơi bão hòa ẩm thì giảm lượng môi

chất lạnh đi vào bình trung gian; - Khi có nguy cơ va đập thủy lực trong xylanh hạ áp và cao áp trước tiên đóng bớt

van hút của xylanh hạ áp để tránh sự tăng áp suất đột ngột trong bình trung gian, sau đó mới đóng van hút của xylanh cao áp;

Page 32: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 31

31 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

- Kiểm soát áp suất trung gian: trong trường hợp cung cấp cho bình trung gian môi chất lạnh một cách chính xác, áp suất trung gian sẽ tỷ lệ với áp suất bay hơi và áp suất ngưng tụ theo mối quan hệ sau:

0ktg ppp (2.1)

Trong đó: ptg: áp suất tại bình trung gian; pk: áp suất ngưng tụ; p0 : áp suất bay hơi;

Khi vận hành hệ thống, người vận hành chỉ cần so sánh áp suất trung gian đọc được trên áp kế của hệ thống với áp suất trên đồ thị thì có thể phát hiện ra những sai sót trong vận hành;

Nếu áp suất trung gian thấp hơn so với quy định, có nghĩa là xylanh hạ áp làm việc không tốt;

Nếu áp suất trung gian cao hơn so với quy định, có nghĩa là xylanh cao áp làm việc không tốt. 2.1.1.4 Vận hành hiệu quả thiết bị trong hệ thống lạnh

a) Vận hành máy nén - Quan sát bên ngoài: trước khi khởi động máy nén, người vận hành cần phải kiểm

tra toàn bộ hệ thống, nếu có hư hỏng kịp thời sửa chữa ngay, một số hư hỏng thường gặp: hệ thống dầu bôi trơn, hệ thống nước giải nhiệt (máy nén piston), các lớp cách nhiệt…

- Quan sát tiếng động và độ rung: tiếng động và độ rung sẽ xác định mức độ mài mòn, vỡ hoặc biến dạng các chi tiêt chuyển động tương đối;

- Quan sát nhiệt độ các chi tiết: trong quá trình nén môi chất lạnh, một lượng nhiệt thải ra vỏ xylanh, do đó nhiệt độ các chi tiết tăng lên. Khi vận hành cần kiểm soát nhiệt độ chi tiết thông qua nhiệt độ dầu bôi trơn, thông thường giới hạn nhiệt độ dầu bôi trơn nằm trong khoảng td =(5060)0C, nếu để nhiệt độ dầu tăng ảnh hưởng rất lớn đến độ mài mòn các chi tiết;

- Quan sát hệ thống dầu bôi trơn: lượng dầu bôi trơn đi qua các bộ phận máy luôn thay đổi, nó tùy thuộc vào độ nhớt của dầu và độ mài mòn giữa các chi tiết. Do đó khi chọn hệ thống cung cấp dầu bôi trơn phải chọn lớn hơn từ 23 lần so với yêu cầu bôi trơn trong thời gian hoạt động ban đầu của máy nén. Đối với hệ thống mới lắp đặt dầu bôi trơn phải được thay thế từ 2 đến 3 lần sau thời gian làm việc từ 2030 giờ, sau đó cứ 400500 giờ thay dầu một lần, lưu ý khi thay dầu phải làm vệ sinh bộ lọc dầu;

- Hành trình ẩm của máy nén: một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng máy nén là một lượng lỏng môi chất lạnh hút vào máy nén (hành trình ẩm). Khi sự cố xảy ra người vận hành cần thực hiện thao tác đóng nhỏ van hút lại để giảm lượng ẩm vào máy nén tránh va đập thủy lực xảy ra.

Page 33: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 32

32 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

b) Vận hành thiết bị ngưng tụ - Đối với hệ thống có công suất nhỏ (hệ thống lạnh dân dụng) thiết bị ngưng tụ vận

hành cùng lúc với máy nén. - Đối với hệ thống lạnh công nghiệp, để đảm bào an toàn, thiết bị ngưng tụ được vận

hành trước máy nén, đồng thời đối với quá trình dừng máy, thiết bị ngưng tụ dừng sau máy nén. Khi vận hành thiết bị ngưng tụ cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Đảm bảo nhiệt độ và lưu lượng môi chất giải nhiệt trong giới hạn cho phép - Bảo đảm các vòi phun tháp giải nhiệt luôn thông sạch - Luôn giữ cho bề mặt trao đổi nhiệt sạch và nước được xử lý phù hợp - Loại bỏ khí không ngưng ra khỏi bình ngưng và kiểm tra thường xuyên - Tránh để dàn ngưng bị bức xạ trực tiếp

Để đảm bảo thiết bị ngưng tụ làm việc đạt hiệu suất cao, cần thiết phải thực hiện nhật ký vận hành cho thiết bị

c) Vận hành thiết bị bay hơi Tương tự thiết bị ngưng tụ, khi vận hành thiết bị bay hơi cần lưu ý một số vấn đề

sau: - Giữ bề mặt trao đổi nhiệt sạch làm tăng khả năng truyền nhiệt giúp giảm độ chênh

nhiệt độ giữa tác nhân và môi chất, từ đó giúp tăng nhiệt độ bay hơi. - Giữ nhiệt độ bay hơi càng cao càng tốt: cài đặt nhiệt độ hợp lý (không cài thấp),

đảm bảo điều kiện vận hành. - Tránh để dầu bị đưa vào bộ bay hơi (làm giảm khả năng trao đổi nhiệt). Định kỳ

kiểm tra bộ tách dầu, ghi nhận về thải dầu và thêm vào hệ thống. - Tránh trường hợp các bộ điều khiển nhiệt độ tác động sai (do bẩn, lỗi kỹ thuật,…).

d) Theo dõi sự làm việc của các thiết bị và hệ thống đường ống - Kiểm tra thường xuyên độ kín tại các chỗ nối, mặt bích các mối hàn đảm bảo hệ

thống kín tuyệt đối tránh trường hợp rò rỉ môi chất lạnh ra môi trường. Riêng đối với bể nước muối trong nhà máy nước đá, phải định kỳ kiểm tra hàm lượng muối trong dung dịch (một lần trong một tháng).

- Kiểm tra mức lỏng môi chất lạnh trong các thiết bị chứa: bình chứa cao áp, bình chứa hạ áp…

- Kiểm tra sự tuần hoàn nước của tháp giải nhiệt và chất tải lạnh: 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hệ thống lạnh

Trong quá trình vận hành hệ thống lạnh có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống, trong đó yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạnh, công suất tiêu thụ của máy nén, bao gồm: nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh, nhiệt độ ngưng tụ, nhiệt độ quá nhiệt hơi môi chất hút vào máy nén, nhiệt độ quá lạnh của môi chất trước khi qua van tiết lưu.

Để vận hành hệ thống lạnh hiệu quả, người vận hành cần nghiên cứu chi tiết ảnh hưởng do biến thiên nhiệt độ đến hiệu suất của hệ thống. Để đơn giản cho việc nghiên cứu, chúng ta xem từng thông số nhiệt độ là độc lập, sau đó tích hợp lại cho hệ thống.

Phần tiếp theo sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của từng thông số nhiệt độ độc lập khi vận hành hệ thống lạnh.

Page 34: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 33

33 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi Nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạnh của hệ

thống, nếu nhiệt độ bay hơi t0 giảm 10C năng suất lạnh giảm khoảng 5%, công suất máy nén giảm khoảng 3%, hiệu suất làm lạnh của máy nén giảm 3%, điều này có thể giải thích như sau:

- Khi nhiệt độ bay hơi giảm, áp suất bay hơi cũng giảm theo do đó thể tích riêng của hơi môi chất lạnh hút vào máy nén tăng lên (hình 2.2) dẫn đến lưu lượng khối lượng môi chất lạnh hút vào máy nén sẽ giảm.

Hình 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi đến thể tích riêng và lưu lượng khối lượng

- Khi áp suất bay hơi p0 giảm, dẫn đến tỷ số tăng áp 0

k

pp

sẽ tăng lên, hiệu suất quá

trình nén trong máy nén giảm đi (hình 2.3.

Hình 2.3 Ảnh hưởng của tỷ số tăng áp đến hiệu suất máy nén

- Khi t0 giảm dẫn đến tổn thất trong van tiết lưu tăng lên; Các nguyên nhân làm giảm nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh;

- Môi chất lạnh cung cấp cho thiết bị bay hơi thiếu; - Thiết bị bay hơi bị ngập dầu hoặc nước; - Bề mặt thiết bị bay hơi bị bám bẩn (rỉ sét, cáu cặn hoặc bị tuyết đóng…); - Vận tốc chất tải lạnh đi qua thiết bị bay hơi giảm do đối lưu kém; - Thiết kế không đúng với năng suất lạnh yêu cầu;

Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi đến năng suất lạnh, công suất và hiệu suất máy nén của một số loại môi chất lạnh được trình bày ở Hình 2.4

Nhiệt độ bay hơi, 0C

Nhiệt độ bay hơi, 0F

Lưu

lượn

g th

ể tíc

h, m

3 /s

Lưu

lượn

g th

ể tíc

h, ft

3 /phú

t

Nhiệt độ bay hơi, 0C

Nhiệt độ bay hơi, 0F

Lưu

lượn

g kh

ối lư

ợng,

kg/

s

Lưu

lượn

g kh

ối lư

ợng,

lb/p

hút

Tỷ số tăng áp

Hiệ

u su

ất q

uá tr

ình

nén

đoạn

nh

iệt,

%

Page 35: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 34

34 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi đến quá trình làm việc

2.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh được xác định theo áp suất của môi chất lạnh

ở trạng thái bão hòa (Bảng 1.3). Do đó nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạnh, công tiêu thụ của máy nén và nhiều thông số khác của hệ thống lạnh, cho nên việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ đến quá trình làm việc thực của hệ thống lạnh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong vận hành hệ thống lạnh.

Thực tế cho thấy, khi nhiệt độ ngưng tụ tăng dẫn đến tiêu hao năng lượng tăng, ước tính nếu nhiệt độ ngưng tụ tăng 10C, tiêu hao năng lượng tăng 3%. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng nhiệt độ ngưng tụ:

- Một phần bề mặt truyền nhiệt của thiết bị ngưng tụ bị mất tác dụng do: Thiết bị ngưng tụ bị ngập lỏng làm cho diện tích bề mặt trao đổi nhiệt giảm dẫn đến

hiệu quả trao đổi nhiệt kém; Phân bố nước giải nhiệt không đồng đều trên toàn bộ bề mặt trao đổi nhiệt; Hệ số truyền nhiệt giảm: Bề mặt trao đổi nhiệt về phía môi chất giải nhiệt bị bám bẩn; Bề mặt trao đổi nhiệt về phía môi chất lạnh bị bám dầu; Vận tốc chuyển động của môi chất giải nhiệt giảm do tuần hoàn kém; - Không đủ lượng môi chất giải nhiệt do đó làm tăng độ chênh lệch nhiệt độ của nó

khi đi qua thiết bị ngưng tụ. - Tồn tại khí không ngưng trong hệ thống. - Thiết kế không chính xác.

Khi nhiệt độ ngưng tụ tăng sẽ gây ra hậu quả sau: - Năng suất lạnh của máy nén giảm; - Tăng công tiêu hao cho máy nén;- Giảm hiệu suất làm lạnh;

Page 36: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 35

35 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

- Tăng lực tác dụng lên các chi tiết máy; - Ảnh hưởng không gian chết tăng, hiệu suất điện năng giảm; - Nhiệt độ cuối tầm nén tăng làm giảm khả năng bôi trơn do độ nhớt của dầu bôi trơn

giảm, thậm chí một phần dầu bôi trơn có thể bị cháy, đặc biệt đối với hệ thống NH3 sử dụng máy nén piston.

- Tuổi thọ của máy nén giảm do tăng áp suất ngưng tụ, hệ thống dễ rò rỉ môi chất lạnh. Hình 2.5 thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ đến năng suất lạnh, công suất

máy nén và hiệu suất làm lạnh.

Hình 2.5 Ảnh hưởng nhiệt độ ngưng tụ đến khả năng làm việc của hệ thống

2.2.3 Ảnh hưởng của độ quá nhiệt Độ quá nhiệt của hơi môi chất lạnh hút vào máy nén có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu

quả làm việc của máy nén, độ quá nhiệt đảm bảo cho máy nén làm việc tránh hiện tượng va đập thủy lực xảy ra, tuy nhiên nó lại tăng công tiêu hao trong quá trình nén của máy nén. Thông thường độ quá nhiệt của môi chất lạnh được giới hạn trong phạm vi sau:

- Đối với NH3 độ quá nhiệt T = (515)K; - Đối với freon độ quá nhiệt T = (2030)K;

Nếu độ quá nhiệt của hơi môi chất lạnh hút vào máy nén quá cao sẽ gây ra các hiện tượng sau: Làm giảm năng suất lạnh do lưu lượng khối lượng môi chất hút vào máy nén giảm; Nhiệt độ cuối tầm nén tăng cao dẫn đến giảm tuổi thọ của máy nén; Tăng khả năng mài mòn do độ nhớt của dầu bôi trơn giảm; Tăng công tiêu hao trong quá trình nén; Hệ số làm lạnh giảm, hiệu quả năng lượng giảm;

Theo tính toán, nếu độ quá nhiệt tăng 1 độ, công suất máy nén tăng khoảng 0,5%

Page 37: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 36

36 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Các nguyên nhân gây tăng độ quá nhiệt và giải pháp khắc phục: - Nguyên nhân gây tăng độ quá nhiệt Đường ống từ thiết bị bay hơi đến máy nén quá dài, đồng thời cách nhiệt kém; Quá trình làm máy máy nén kém; Điều chỉnh van tiết lưu không phù hợp (điều chỉnh quá nhỏ); Phụ tải nhiệt quá lớn; Thiết kế dàn lạnh không phù hợp với công suất máy nén; - Biện pháp khắc phục Kiểm tra cân chỉnh van tiết lưu nhiệt, van điện từ chính xác theo phụ tải. Van tiết

lưu nhiệt có thể tự điều chỉnh độ mở van nhằm điều tiết lưu lượng môi chất lạnh vào dàn lạnh phù hợp với phụ tải lạnh, tuy nhiên mức độ tự điều chỉnh chỉ trong phạm vi hẹp và có độ trễ;

Trong trường hợp tải lạnh thay đổi có thể sử dụng van tiết lưu điện tử vì van tiết lưu điện tử có mức độ điều tiết rộng và thời gian điều chỉnh nhanh hơn;

Về mặt bảo trì, bảo dưỡng: chú ý bọc bảo ôn ống dẫn từ thiết bị bay hơi về máy nóng. Các ống dẫn đặt ngoài trời nếu không được bọc bảo ôn hoặc lớp bảo ôn lâu ngày không còn đạt yêu cầu cách nhiệt sẽ gây gia tăng xâm nhập nhiệt từ môi trường và gây gia tăng độ quá nhiệt hơi về máy nén;

2.2.4 Ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ bay hơi Trong thực tế, có thể đồng thời nhiệt độ ngưng tụ tăng và nhiệt độ bay hơi giảm

trong trường hợp này công suất máy nén sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ chênh lệch giữa nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ bay hơi, bằng tính toán người ta xây dựng mối quan hệ giữa công suất hệ thống với độ chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ bay hơi với nhiệt độ ngưng tụ và công suất máy nén với độ chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ bay hơi với nhiệt độ ngưng tụ (hình 2.6)

Nhiệt độ bay hơi (0C)

Nhi

ệt đ

ộ ng

ưng

tụ (0 C

)

Côn

g su

ất h

ệ th

ống

(kW

)

a. Ảnh hưởng độ chênh lệch nhiệt độ đến công suất hệ thống

Page 38: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 37

37 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 2.6 Ảnh hưởng nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ bay hơi đến công suất

Nhận xét: Theo kết quả tính toán ở trên cho thấy:

- Khi độ chênh lệch nhiệt độ giảm, công suất máy nén sẽ tăng; - Công suất hệ thống sẽ giảm khi nhiệt độ ngưng tụ giảm; - Công suất hệ thống tăng khi nhiệt độ bay hơi tăng, tuy nhiên độ tăng công suất hệ

thống nhỏ hơn độ tăng C.O.P; 2.2.5 Ảnh hưởng của khí không ngưng

Trong hệ thống lạnh, ngoài môi chất lạnh ra còn có thể có các loại khí không ngưng khác, phần lớn là không khí. Không khí xâm nhập vào hệ thống do các nguyên nhân sau: Tháo ráp máy nén và các thiết bị khác trong thời gian sửa chữa; Hệ thống làm việc ở áp suất chân không; Không khí bị hút vào qua các mối nối không kín hoặc khi máy nén làm việc mà van

đầu hút đóng kín; Một lượng không khí còn sót lại trong hệ thống sau lắp đặt; Một lượng không khí phát sinh trong lần nạp môi chất lạnh đầu tiên cho hệ thống;

Sự tồn tại của không khí trong hệ thống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc: - Giảm diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ; - Tăng áp suất ngưng tụ đột đột; - Nguy cơ rò rỉ môi chất lạnh cao; - Tăng công tiêu hao cho máy nén; - Giảm năng suất lạnh của hệ thống;

Ước tính, nếu trong hệ thống tồn tại khí không ngưng, khi áp suất ngưng tụ vượt 10psi (0,7bar) chi phí năng lượng tăng khoảng 6%. Do đó để hệ thống lạnh làm việc hiệu quả về mặt năng lượng, lượng khí không ngưng cần được tác ra khỏi hệ thống. Hình 2.7a, 2.7b mô tả khí không ngưng trong hệ thống lạnh và trình bày nguyên lý tách khí không ngưng.

Nhi

ệt đ

ộ ng

ưng

tụ (0 C

)

Côn

g su

ất m

áy n

én (k

W)

Nhiệt độ bay hơi (0C)b. Ảnh hưởng độ chênh lệch nhiệt độ đến công suất máy nén

Page 39: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 38

38 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 2.6a Mô tả khí không ngưng trong hệ thống

Hình 2.7b Quan hệ giữa áp suất ngưng tụ với công suất máy nén ở các chế độ

nhiệt độ bay hơi khác nhau. 2.2.6 Ảnh hưởng của nước có trong môi chất lạnh

Đối với hệ thống lạnh công nghiệp, khi vận hành nếu tồn tại một lượng nước trong môi chất lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hệ thống cũng như hiệu suất của thiết bị. Sự có mặt của nước trong môi chất lạnh do hai nguyên nhân sau:

- Hệ thống lắp đặt mới Nước tồn tại trong các bình chứa sau khi kiểm tra áp lực; Nước tồn tại trong hệ thống đường ống khi lắp đặt mới; Nước ngưng tụ trên hệ thống sau khi kiểm tra áp lực; Hút chân không không kỹ hệ thống trước khi vận hành; Nước có lẫn trong môi chất lạnh khi nạp vào hệ thống;

Bình ngưng vỏ bọc chùm ống nằm ngang

Bình chứa

Bình ngưng

ống đứng

Bình ngưng bốc hơi

a. Khí không ngưng tồn tại trong hệ thống

60 100 140 180 220 260

1

2

3

4

Áp suất ngưng tụ, psi

Côn

g su

ất m

áy n

én(k

W)/t

on

Page 40: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 39

39 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

- Sự xâm nhập không khí vào hệ thống khi đang vận hành. Sự rò rỉ trên hệ thống đường ống phía thấp áp, đặc biệt là hệ thống cấp đông. Quy trình xả dầu, xả gas không hợp lý (áp suất thấp). Quy trình hút chân không hệ thống hoặc một phần hệ thống sau bảo trì không hợp

lý. Phản ứng hóa học giữa môi chất lạnh với một số khí tồn tại trong hệ thống dẫn đến

sinh ra nước. Ảnh hưởng của hàm lượng nước chứa trong hệ thống

- Ảnh hưởng đến tính chất nhiệt động của môi chất lạnh, khi môi chất lạnh chứa một lượng nước để duy trì nhiệt độ làm lạnh theo yêu cầu đòi hỏi hệ thống phải làm việc với áp suất bay hơi thấp hơn yêu cầu (Hình 2.8 và Phụ lục 2.1, Phụ lục 2.2), điều này dẫn đến giảm năng suất lạnh của hệ thống và tăng công suất tiêu thụ điện của máy nén.

Hình 2.8a. Ảnh hưởng của hàm lượng nước đến áp suất sôi NH3

Hình 2.8b. Ảnh hưởng của hàm lượng nước đến nhiệt độ bão hòa NH3

Page 41: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 40

40 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 2.8c. Ảnh hưởng của hàm lượng nước đến công suất

Ví dụ:

Một hệ thống cấp đông sử dụng môi chất lạnh là NH3 có năng suất lạnh Q0 =1000 kW vận hành 10 giờ/ngày và 300 ngày trong một năm, khi mới lắp đặt hàm lượng nước chứa trong NH3 là 0%, sau hai năm làm việc hàm lượng nước chiếm 10% và sau 5 năm làm việc hàm lượng nước chiếm 20%. Tính toán công suất tiêu thụ của máy nén trong các trường hợp trên?

Phần tính toán chi tiết cho các trường hợp này xem Phụ lục 2.2 Bảng 2.2 Hiệu suất máy nén theo hàm lượng nước

stt w (%) t0, (0C) tk (0C) p0, (bar) COP N (kW) P(kW.h) 1 0

-42 30 0,64 1,43 699,3 2097900

2 10 0,59 1,32 757,6 2272800

3 20 0,51 1,16 862 2586000

Hình 2.9a Ảnh hưởng hàm lượng nước trong NH3 đến công suất và COP

Năng suất lạnh giảm 2% khi hàm lượng nước chứa trong môi chất lạnh 1%

Tăng 1% công suất tiêu thụ khi hàm lượng nước chứa trong môi chất lạnh 1%

% nước

Công suất tiêu thụ

Page 42: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 41

41 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 2.9b Ảnh hưởng hàm lượng nước trong NH3 đến tiêu hao điện năng

2.2.7 Ảnh hưởng của chế độ bôi trơn

Hình 2.10 Màu sắc của dầu

Bôi trơn máy nén có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình vận hành máy nén, chất lượng dầu bôi trơn ảnh hưởng đến ma sát giữa các chi tiết chuyển động tương đối với nhau, trong đó độ nhớt đóng vai trò quyết định. Về mặt định lượng, thời gian thay dầu do nhà sản xuất máy nén quy định, về mặt định tính, căn cứ vào màu sắc của dầu để thay thế, Hình 2.10 thể hiện màu sắc dầu. 2.2.8 Ảnh hưởng của chế độ làm mát máy nén

Trong quá trình thực hiện nén ép môi chất lạnh luôn thải ra một nhiệt lượng, do đó nhiệt độ của máy nén tăng lên. Vì vậy làm mát máy nén nhằm duy trì nhiệt độ ổn định cho máy nén trong suốt quá trình làm việc có ý nghĩa quan trọng đến hiệu suất làm việc của máy (xem hình 2.2).

Đối với máy nén có nhiều phương pháp làm mát khác nhau, tùy thuộc vào loại máy nén và công suất mà chọn phương pháp làm mát phù hợp, thông thường có 3 phương pháp:

- Làm mát bằng nước; - Làm mát bằng không khí; - Làm mát chính hơi môi chất lạnh hút vào máy nén;

2.2.9 Ảnh hưởng của chất lượng cách nhiệt Cách nhiệt kho lạnh và hệ thống đường ống có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả

vận hành, chiều dày và chất lượng lớp cách nhiệt phải được tính toán theo tiêu chuẩn kỹthuật và hiệu quả về kinh tế, mối quan hệ giữa chiều dày cách nhiệt với chi phí được thể hiện trên hình 2.11.

tốt chấp nhận Thay dầu Thay máy nén

Page 43: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 42

42 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 2.11 Quan hệ giữa chiều dày cách nhiệt và chi phí đầu tư

Sau thời gian vận hành, chất lượng cách nhiệt sẽ giảm đồng thời hiện tượng đọng sương trên bề mặt xuất hiện, tăng tổn thất nhiệt cho hệ thống. Cho nên việc kiểm tra định kỳ cách nhiệt có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả làm việc của hệ thống. Các vị trí trong hệ thống lạnh cần lưu ý đến cách nhiệt:

- Bề mặt vách các thiết bị bay hơi (bình bay hơi, dàn bay hơi, AHU, FCU,…); - Ống từ sau bộ phận tiết lưu đến thiết bị bay hơi; - Ống hút từ thiết bị bay hơi về máy nén; - Ống dẫn môi chất tải lạnh lỏng (nước, glycol,…) đi và về; - Ống dẫn gió đi và về; - Phòng lạnh (phòng trữ lạnh, trữ đông); - Thiết bị làm lạnh (tủ cấp đông, IQF,…);

Các van, mặt bích thường không được chú ý bảo ôn tốt; Lý do bảo ôn không đạt yêu cầu kỹ thuật:

- Bề dày bảo ôn thiếu; - Chọn không đúng vật liệu bảo ôn; - Thi công kém không đảm bảo độ đồng đều và kín khít; - Không có lớp bảo vệ tại những đoạn ống đặt tại những khu vực đặc biệt (ngoài

trời chịu mưa, nắng; khu vực ẩm ướt …); - Sau thời gian dài vận hành chất lượng lớp bảo ôn kém cần phải thay mới; - Tiêu hao điện năng do cách nhiệt không tốt được tính theo (2.3)

(2.3) Ví dụ minh họa:

Lưu lượng 1 kg/s, Điểm 1:100C , Điểm 2:110C, 4 giờ/ngày; 300 ngày/năm, Giá điện: 1500 đ/kWh, COP = 3

Tăng chi phí điện:(1 kg/s x 4.18 kJ/kg.độ x (11 -10)0C x 4 x 300)/3 x 1,500 = 2.5 triệu đồng/năm

Tiêu hao n năng

Lượng nh t xâm nhập (Q)

COP =

Page 44: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 43

43 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

2.2.10 Ảnh hưởng của công nghệ Khi thiết kế hệ thống lạnh luôn xuất phát từ mục đích công nghệ, tuy nhiên sự đa

dạng về sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn quy trình thiết kế. Đối với quá trình cấp đông phụ thuộc rất lớn vào:

- Tính chất nhiệt vật lý của sản phẩm; - Kích thước sản phẩm; - Cường độ trao đổi nhiệt giữa sản phẩm và môi trường cần làm lạnh; - Nhiệt độ môi trường làm lạnh;

Để vận hành hệ thống hiệu quả về mặt năng lượng, người vận hành cần hiểu rõ bản chất của đối tượng cần làm lạnh hoặc cấp đông và kiến thức chuyên sâu về các quá trình biến đổi tính chất của đối tượng, từ đó mới xây dựng quy trình hợp lý cho từng đối tượng cụ thể. Hình 2.14 thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình cấp đông.

Hình 2.12 a. Biến thiên tính chất nhiệt vật lý trong quá trình cấp đông

-40 -30 -20 -10 0 10 20 30 40980

990

1000

1010

1020

1030

1040

Nhiet do, [0C]

Kho

i luo

ng r

ieng

, [m3 /k

g]

Ly thuyet xac dinh khoi luong rieng cua ca tra

-40 -30 -20 -10 0 10 20 30 400.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

1.8

Nhiet do, [0C]

He

so d

an n

hiet

, [W

/m.K

]

Ly thuyet va thuc nghiem xac dinh he so dan nhiet cua ca tra

-40 -30 -20 -10 0 10 20 30 400

0.5

1

1.5

2x 10

-6

Nhiet do, [0C]

He

so d

an n

hiet

do,

[m2 /s]

Ly thuyet va thuc nghiem xac dinh he so dan nhiet do cua ca tra

-40 -30 -20 -10 0 10 20 30 400

2

4

6

8

10x 10

4

Nhiet do, [0C]

Nhi

et d

ung

rien

g, [J

/kg.

K]

Ly thuyet va thuc nghiem xac dinh nhiet dung rieng cua ca tra

Tinh theo mo hinh [67]Thuc nghiem

Tinh theo mo hinh[94a]thuc nghiem

Tinh theo mo hinhThuc nghiem

Tinh theo mo hinh [34]

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [

0 C]

Thoi gian cap dong, [s]

0 500 1000 1500-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [

0 C]

Thoi gian cap dong, [s]

0 200 400 600 800 1000 1200 1400-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [

0 C]

Thoi gian cap dong, [s]

0 200 400 600 800 1000 1200 1400-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [

0 C]

Thoi gian cap dong, [s]5 10 15

600

800

1000

1200

1400

1600

Van toc khong khi, [m/s]

Thoi

gia

n ca

p do

ng, [

0 C]

0 200 400 600 800 1000 1200-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Thoi gian cap dong, [s]

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [

0 C]

(15m/s)(12,5m/s)

(10m/s)(7,5m/s)

(5m/s)

(15m/s)(12,5m/s)

(10m/s)(7,5m/s)

(5m/s)

(15m/s)(12,5m/s)

(10m/s)(7,5m/s)

(5m/s)

(5m/s)(7,5m/s)(10m/s)

(12,5m/s)(15m/s)

(5m/s)(7,5m/s)(10m/s)

(12,5m/s)(15m/s)

T=-450CT=-42,50C

T=-400CT=-37,50C

T=-350C

Hình 4.2

Hình 4.1(a)Hình 4.1(b) Hình 4.1(c)

Hình 4.1(d) Hình 4.1(e)

Page 45: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 44

44 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 2.12b. Ảnh hưởng của vận tốc không khí đến quá trình cấp đông

Hình 2.14 c. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến quá trình cấp đông

2.2.11 Một số yếu tố ảnh hưởng khác - Trong một số trường hợp, nhất là đối với máy nén piston, khi máy nén đã dừng hẳn

mà bơm, quạt của dàn ngưng, tháp giải nhiệt vẫn hoạt động (thời gian chạy vô ích có thể lên đến hàng giờ) hoặc bơm quạt hoạt động trong khi máy nén chờ khởi động (có thể lên đến 30 phút). Tổng công suất của quạt và bơm chiếm từ 15-25% công suất cả cụm máy lạnh do đó nếu tránh được tình trạng này có thể đem lại khoản tiết kiệm lớn.

- Trong nhiều trường hợp, đặc biệt trong các bộ xử lý không khí trong các hệ thống điều không (như ở các nhà máy dệt), nước lạnh thường hay bị trộn lẫn với nước hồi về. Nhiệt độ nước cung cấp cho các nơi tiêu thụ sẽ cao hơn nhiệt độ đầu ra của máy lạnh do đó máy lạnh phải vận hành ở nhiệt độ cài đặt thấp hơn.

- Trong các máy lạnh sử dụng tổ hợp các thermostat để cài đặt các khoảng nhiệt độ khác nhau của máy lạnh (ví dụ: máy ĐHKK trung tâm - water chiller), nếu nhiệt độ nước lạnh được cài đặt cố định, quá thấp bất chấp nhu cầu sẽ khiến cho máy lạnh cũng như các bơm nước lạnh tiêu thụ năng lượng lãng phí. Nếu tăng được 1oC nhiệt độ trung bình nước cài đặt có thể tiết kiệm đến 3% điện năng tiêu thụ cho máy lạnh.

- Trong một nhà máy có sử dụng nhiều loại máy lạnh, hệ số COP của các máy sẽ khác nhau. Nếu sử dụng máy có hệ số COP thấp để chạy phụ tải nền thì chi phí vận hành sẽ cao. Nên ưu tiên vận hành các máy có COP cao (chi phí vận hành thấp) để chạy phụ tải nền. Sử dụng các máy có COP thấp để chạy phụ tải biến đổi theo từng cấp tăng dần.

0 500 1000 1500 2000-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Thoi gian cap dong, [s]

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [0 C

]

0 500 1000 1500-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Thoi gian cap dong, [s]

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [0 C

]

0 200 400 600 800 1000 1200-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Thoi gian cap dong, [s]

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [0 C

]

0 200 400 600 800 1000-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Thoi gian cap dong, [s]

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [0 C

]

0 200 400 600 800 1000-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

Thoi gian cap dong, [s]

Nhi

et d

o sa

n ph

am, [0 C

]

-45 -40 -35600

800

1000

1200

1400

1600

Tho

i gia

n ca

p do

ng, [

s]

Nhiet do khong khi, [0C]

T=-450CT=-42,50C

T=-400CT=-37,50C

T=-350C

T=-450CT=-42,50C

T=-400CT=-37,50C

T=-350C

T=-450CT=-42,50C

T=-400CT=-37,50C

T=-350C

T=-350CT=-37,50C

T=-400CT=-42,50C

T=-450C T=-450CT=-42,50C

T=-400CT=-37,50C

T=-350C

v=12,5m/s v=15m/s

v=5m/s v=7,5m/s v=10m/s

v=12,5m/s v=15m/s

v=7,5m/s

v=5m/s

v=10m/s

Hình 4.4

Hình 4.3(a) Hình 4.3(b) Hình 4.3(c)

Hình 4.3(d) Hình 4.3(e)

Page 46: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 45

45 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Chương 3 TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH VÀ TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH

Tối ưu hóa quá trình vận hành hệ thống lạnh là quá trình điều khiển thiết bị trong

hệ thống lạnh làm việc đạt hiệu suất cao nhất ứng với yêu cầu cụ thể, nội dung Chương 3 trình bày các phương pháp điều khiển thiết bị trong hệ thống lạnh bao gồm: máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi và một số giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống lạnh.

3.1 Tối ưu hóa quá trình vận hành máy nén Máy nén được xem như “quả tim” của hệ thống lạnh, nó thực hiện hai chức năng cơ bản:

- Duy trì áp suất tại thiết bị bay hơi không đổi để môi chất lạnh bay hơi ở nhiệt độ cần thiết.

- Nén môi chất lạnh đến áp suất ngưng tụ để môi chất lạnh có thể ngưng tụ ở nhiệt độ môi trường. Chức năng cơ bản trong việc tối ưu hóa quá trình vận hành máy nén là điều chỉnh

công suất máy nén theo yêu cầu thực của hệ thống lạnh nhằm mục đích giảm tiêu hao năng lượng trong quá trình vận hành.

Máy nén trong hệ thống lạnh được chọn theo phụ tải nhiệt cao nhất. Tuy nhiên, phụ tải lạnh khi vận hành hệ thống thường nhỏ hơn thiết kế, đồng thời thay đổi theo thời gian vận hành.

Cho nên, việc điều khiển công suất máy nén phù hợp với phụ tải lạnh thực là yêu cầu cần thiết nhằm giảm tiêu hao năng lượng trong quá trình vận hành. Trong tài liệu này trình bày các phương pháp điều khiển công suất máy nén thông dụng, bao gồm:

Điều khiển theo bậc (mở xylanh hay dừng một số máy nén theo phụ tải lạnh); Điều khiển van trượt của máy nén trục vít; Điều khiển tốc độ động cơ sử dụng biến tần;

3.1.1 Điều khiển theo bậc Theo phương pháp này, công suất máy nén có thể được giảm khi phụ tải lạnh giảm

bằng cách: Tách một vài xylanh trong hệ thống máy nén nhiều xylanh (đối với máy nén

piston); Đóng van hút của máy nén trục vít; Dừng một số máy nén trong hệ thống nhiều máy nén. Các phương pháp này đơn giản và thuận tiện, có thể áp dụng cho hệ thống lạnh sử

dụng nhiều máy nén piston hay máy nén piston nhiều xylanh. Sơ đồ giảm tải bằng cách tách xylanh được trình bày trên Hình 3.1.

Page 47: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 46

46 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 3.1 Sơ đồ giảm tải bằng cách tách xylanh máy nén piston

3.1.2 Điều khiển van trượt Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống lạnh sử dụng máy nén

trục vít, theo tín hiệu áp suất hút van trượt được điều khiển bằng hệ thống dầu giảm thể tích khoa hút của máy nén trục vít, sự dịch chuyển của van trượt thực hiện một cách liên tục và nhuyễn, do đó công suất của máy nén có thể thay đổi từ 100% giảm đến 10%.

Hình 3.2 Thay đổi công suất máy nén trục vít bằng van trượt

3.1.3 Điều khiển số vòng quay Phương pháp thay đổi công suất máy nén bằng cách thay đổi tốc độ động cơ được

áp dụng cho tất cả các loại máy nén, đây là phương pháp cho hiệu suất cao, tuy nhiên phí đầu tư tương đối lớn, do đó khi áp dụng giải pháp này cần cân nhắc giữa chi phí đầu tư với hiệu quả kinh tế từ tiết kiệm.

Về nguyên tắc, tốc độ động cơ được thay đổi dựa vào tần số của điện áp cấp, sự thay đổi tần số của điện áp cấp phụ thuộc vào phụ tải lạnh của hệ thống, khi hệ thống vận hành đầy tải, động cơ làm việc với tốc độ cao nhất, khi phụ tải giảm cần điều chỉnh tốc độ động cơ cho phù hợp thực tế với mục đích giảm công suất máy nén. Khi áp dụng giải pháp này cần lưu ý tần số điện áp cấp, nhiệt độ và áp suất để bảo vệ máy nén, Hình 3.3 mô tả minh họa phương pháp thay đổi công suất máy nén bằng biến tần.

Bộ điều khiển công suất

Môi chất lạnh hút về máy nén

Máy nén pistonSolenoid van

Van chặn

filter

Bìn

h tá

ch d

ầu

Đến TBNT

Van một chiều

Cảm biến áp suất

Van trượt Vị trí van trượt, %Vị trí van trượt, %

Page 48: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 47

47 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 3.3 Điều khiển công suất máy nén bằng biến tần

3.1.4 Tái tuần hoàn môi chất từ đầu nén về đầu hút của máy nén Theo phương pháp này thì người ta bố trí ở đầu hút các loại van để tiết lưu dòng

hơi hút vào máy nén. Do tiết lưu nên trở lực tại đầu hút tăng lên và làm cho áp suất dòng hơi giảm xuống, hiệu suất của máy nén có giảm tuy nhiên không đáng kể so với độ giảm công suất.Phương pháp này dễ điều chỉnh, tuy nhiên hiệu suất thấp, Hình 3.4 mô tả quá trình điều chỉnh dòng hơi từ đầu nén quy về đầu hút.

Hình 3.4 Sơ đồ điều chỉnh công suất máy nén bằng phương pháp tuần hoàn gas nóng

3.2 Tối ưu hóa quy trình vận hành thiết bị ngưng tụ

Khi vận hành hệ thống lạnh trong khu vực có sự biến đổi nhiệt độ môi trường khá lớn hoặc thay đổi về phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, việc kiểm soát áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh là vấn đề rất quan trọng. Nguyên tắc vận hành thiết bị ngưng tụ là duy trì áp suất (nhiệt độ) ngưng tụ trong giới hạn cho phép.Vì vậy khi vận hành cần lưu ý các điểm sau:

filter

Van chặn

Cảm

biế

n áp

su

ất

Bộ điều khiển

Van chặn

Môi chất lạnh hút về máy

nén

Biến tần

Đến bình tách dầu

Môi chất lạnh đến từ bình chứa cao áp

Bình tách dầu

Đến TBNT

Máy nén SCA

SVA

SVA

CVC

SVA

SVA

FIA

SVA

Thiết bị bay hơiSVA TEA

EVRAT +FASVA

EVRAT +FAEVM

ICS

ICS

CVC

Page 49: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 48

48 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

- Đảm bảo nhiệt độ và lưu lượng môi chất giải nhiệt trong giới hạn cho phép; - Bảo đảm các vòi phun tháp giải nhiệt luôn thông sạch; - Luôn giữ cho bề mặt trao đổi nhiệt sạch và nước được xử lý phù hợp; - Loại bỏ khí không ngưng ra khỏi bình ngưng và kiểm tra thường xuyên; - Tránh để dàn ngưng bị bức xạ trực tiếp;

3.3 Tối ưu hóa quy trình vận hành thiết bị bay hơi Trên nguyên tắc, nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh càng thấp thì hiệu suất của hệ

thống càng thấp. Nếu nhiệt độ bay hơi giảm 10C năng lượng tiêu tốn cho máy nén tăng khoảng 3%. Do đó, việc kiểm soát nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh trong thiết bị bay hơi hợp lý giúp tăng khả năng tiết kiệm năng lượng. Có thể sử dụng thiết bị giúp tối ưu hóa hoạt động thiết bị bay hơi:

- Sử dụng van tiết lưu điện tử thay cho van tiết lưu nhiệt hoặc điện từ nhằm kiểm soát độ quá nhiệt tối ưu trong thiết bị bay hơi, nâng cao công suất thiết bị bay hơi (nhờ thay đổi lượng lỏng cấp vào phù hợp với tải thực);

- Dùng bô kiểm soát quá trình xả đá, quạt và điện trở sưởi nhằm tối ưu hóa thời điểm và thời gian xả đá dàn lạnh. Điều này vừa giúp nâng cao hiệu suất làm lạnh vừa giảm tiêu hao năng lượng lãng phí cho điện trở;

- Dùng bơm lỏng môi chất lạnh nhằm khắc phục độ sụt áp tác nhân lỏng từ thiết bị ngưng tụ đến bộ phận tiết lưu trong trường hợp độ sụt áp này cao (do ống dẫn quá dài) gây nên hiện tượng sinh hơi dãn nở làm giảm năng suất lạnh;

3.4 Tối ưu hóa quá trình xả băng bằng gas nóng Hiệu suất quá trình xả băng bằng gas nóng được định nghĩa theo biểu thức 3.1

total

fD Q

Q (3.1)

Trong đó: D: hiệu suất quá trình xả băng Qf: nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho quá trình làm tan chảy băng; Qtoltal: tổng nhiệt lượng cung cấp cho quá trình xả băng.

Để nâng cao hiệu suất quá trình xả băng, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nhiệt độ gas nằm trong khoảng (1520)0C; - Thời gian xả băng t = (10 15) phút; - Quá trình xả băng bằng gas nóng chỉ phù hợp cho dàn lạnh có bước cánh rộng;

3.5 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh và Tiềm năng tiết kiệm năng lượng 3.5.1 Điểu khiển công suất máy nén theo phụ tải

Trong quá trình vận hành hệ thống lạnh, phụ tải luôn thay đổi, do đó việc thay đổi công suất máy nén theo phụ tải sẽ giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành, theo giải pháp này, khả năng tiết kiệm năng lượng khoảng từ 5% đến 15%, thời gian hoàn vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Công suất máy nén được điều khiển theo sự thay đổi của phụ tải theo nhiều phương pháp khác nhau (xem mục 3.1). Trong đó phương pháp điều khiển bằng biến tần có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, theo phương pháp này còn một số hạn chế:

Page 50: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 49

49 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

- Chi phí đầu tư cao; - Chỉ áp dụng cho các trường hợp phụ tải giảm tối thiểu 20% và thời gian giảm tải

phải trên 20%; - Do đó một số hệ thống khi áp dụng phương pháp điều khiển công suất máy nén

không đạt hiệu quả cao như: - Hệ thống cấp đông; - Nhà máy sản xuất nước đá; - Và một số hệ thống có phụ tải lạnh thay đổi không đáng kể (<10%) và thời gian

giảm phụ tải lạnh bé (<10%); Ví dụ: Một kho trữ đông làm việc ở nhiệt độ t = (-20-22)0C, năng suất lạnh Q0 = 100 kW, máy nén sử dụng có C.O.P =2,8 hoạt động liên tục 24/24 và 365 ngày/năm, phụ tải lạnh có thể giảm trung bình 25% thời gian giảm tải khoảng 20% tổng thời gian vận hành. So sánh khả năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống trước và sau khi sử dụng biến tần? Theo (1.1) công suất máy nén được xác định như sau:

kW7,358,2

100P.O.C

QNeNeQP.O.C 00

Thời gian phụ tải giảm khi hệ thống hoạt động 8,4242,0t giờ

Giả thiết, nếu ta xem C.O.P không thay đổi suốt quá trình vận hành, do đó khi phụ tải giảm 25% tương ứng công suất máy nén giảm 25% trong khoảng thời gian 4,8 giờ. Độ giảm công suất trong thời gian phụ tải lạnh giảm:

kW9,825,07,3525,0NeNe

Tiêu thụ điện năng cho máy nén khi không sử dụng biến tần (xem công suất máy nén không đổi khi phụ tải thay đổi):

h.kW312857365247,35NeP

Tiêu thụ điện năng khi hệ thống sử dụng biến tần - Độ giảm điện năng tiêu thụ trong một ngày:

h.kW86,428,4NeP

- Độ giảm điện năng tiêu thụ trong một năm: h.kW15634365PP '

- Điện năng tiêu thụ của máy nén khi sử dụng biến tần: kWh29721415634312857PPP '

VSD

Khả năng tiết kiệm năng lượng cho máy nén khi sử dụng biến tần:

%505,0312857

312857297214P

PP%NLTKMN VSD

Page 51: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 50

50 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Như vậy, nếu hệ thống lạnh có phụ tải lạnh thay đổi theo thời gian, độ giảm trung bình là 25%, thời gian giảm phụ tải lạnh 20% tổng thời gian vận hành, khả năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống khi sử dụng biến tần cho máy nén:

%41008,005,0MNLTKMN(%)NLTK Trong đó:

M: trọng số sử dụng điện của máy nén (M=0,70,9) 3.5.2 Cải tạo hệ thống máy nén nâng cao hiệu suất

Giải pháp kiểm tra thường xuyên và cải tạo hệ thống góp phần tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành, cụ thể: Kiểm tra và thay thế đai truyền động cho các loại máy nén hở

Hệ thống lạnh sử dụng máy nén piston trong chế biến thủy hải sản chủ yếu là sử dụng máy nén hở, quá trình truyền động là truyền động đai, sau một thời gian làm việc hiệu suất truyền động giảm đi do dây đai bị mòn hoặc bị giãn dẫn đến hiệu suất truyền động sẽ giảm đi dẫn đến công suất máy nén giảm. Ước tính công suất máy nén có thể giảm đến 10% nếu sử dụng đai truyền động không hợp lý hoặc bảo dưỡng không tốt. Do đó việc lựa chọn đai phù hợp và kiểm tra định kỳ sẽ tăng hiệu suất truyền động.

Nếu hệ thống truyền động sử dụng đai có tiết diện hình thang hoặc đai răng (Hình 3.5) có thể làm giảm tổn thất năng lượng xuống còn 1% của tổng tiêu thụ điện năng của máy nén.

Hình 3.5 Các loại đai khuyến khích sử dụng trong truyền động

Bảo dưỡng máy nén nâng cao hệ số C.O.P Tất cả các loại máy nén khi vận hành hiệu suất sẽ giảm theo thời gian có thể giảm

đến 30% công suất, do đó đại tu máy nén định kỳ nhằm nâng cao hiệu suất là việc làm bắt buộc khi vận hành hệ thống lạnh.

Trong hai loại máy nén thông dụng: máy nén trục vít và máy nén piston, khả năng đại tu máy nén piston dễ dàng thực hiện và hiệu suất sau khi đại tu có thể đạt đến 95% hiệu suất ban đầu.

Theo giải pháp này thì chi phí đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn ngắn.

Đai cổ điển có tiết diện hình thang

Đai có tiết diện hình thang

Đai tiết diện hình thang có răng

Đai dẹt có răng

Page 52: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 51

51 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Ví dụ: Hệ thống lạnh sử dụng máy nén piston, khi hệ thống bắt đầu đưa vào vận hành, hệ số C.O.P của máy nén là 3,8, sau một thời gian vận hành, hiệu suất máy nén giảm 30% (C.O.P1 =2,66). Do đó máy nén cần được đại tu, sau khi đại tu hiệu suất máy nén đạt C.O.P2 = 3,6. Khả năng tiết kiệm năng lượng theo giải pháp đại tu nâng cao hiệu suất được tính như sau:

%7,35100P.O.C

P.O.CP.O.C(%)NLTK1

12

3.5.3 Xả khí không ngưng trong hệ thống lạnh Hiệu suất và công suất của hệ thống làm lạnh có thể bị giảm đáng kể nếu tồn tại

một lượng khí không ngưng trong hệ thống. Do đó việc lắp đặt thiết bị xả khí không ngưng trong hệ thống lạnh giúp hệ thống làm việc hiệu quả về mặt năng lượng và tăng tuổi thọ cho hệ thống. a) Tiềm năng tiết kiệm năng lượng:

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng thường là từ 3% đến 9% điện năng tiêu thụ của các máy nén. Tiết kiệm năng lượng được tạo ra nhờ việc hạ áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh, khi áp suất ngưng tụ giảm 1 bar tương ứng công suất máy nén giảm từ 4% đến 5% tùy theo loại môi chất lạnh sử dụng. Ví dụ minh họa cho hệ thống sử dụng NH3:

Hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh NH3 theo thiết kế, ở nhiệt độ ngưng tụ tk = 270C áp suất ngưng tụ tương ứng pk = 10,7 bar, sau thời gian vận hành, có một lượng khí không ngưng tồn tại trong hệ thống, dẫn đến áp suất ngưng tụ tăng lên pk’ =13,4 bar (nhiệt độ ngưng tụ tương ứng tk’ =320C), nhiệt độ bay hơi của hai trường hợp trên t0 = -100C (áp suất bay hơi p0 = 2,9 bar). Theo kết quả tính toán (xem Phụ lục 3.1 và 3.2) cho thấy, năng suất lạnh của hệ thống giảm 9%, công suất máy nén tăng 12%.

Ví dụ minh họa cho hệ thống sử dụng R22:

Hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh NH3 theo thiết kế, ở nhiệt độ ngưng tụ tk = 27,60C áp suất ngưng tụ tương ứng pk = 11,2 bar, sau thời gian vận hành, có một lượng khí không ngưng tồn tại trong hệ thống, dẫn đến áp suất ngưng tụ tăng lên pk’ =13,6 bar (nhiệt độ ngưng tụ tương ứng tk’ =35,20C), nhiệt độ bay hơi của hai trường hợp trên t0 = -100C (áp suất bay hơi p0 = 3,54 bar). Theo kết quả tính toán (xem Phụ lục 3.3 và 3.4) cho thấy, năng suất lạnh của hệ thống giảm 9,5%, công suất máy nén tăng 9,5%. Do đó giải pháp lắp đặt thiết bị xả khí không ngưng trong hệ thống là nhu cầu cấp thiết cần phải thực hiện để giảm tiêu hao năng lượng trong quá trình vận hành. b) Phương pháp nhận biết khí không ngưng trong hệ thống

Khí không ngưng trong hệ thống có thể gây ra nhiều sự cố cho hệ thống lạnh, một số hiện tượng đặc trưng để nhận biết trong hệ thống tồn tại khí không ngưng:

- Áp suất ngưng tụ tăng đột ngột; - Giá trị áp suất trên các áp kế không ổn định mà luôn dao động; - Máy nén làm việc rung và kêu to;

Page 53: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 52

52 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

c) Giải pháp thực hiện Để loại bỏ khí không ngưng tồn tại trong hệ thống lạnh, có hai phương pháp thực

hiện: - Tách khí không ngưng bằng tay: theo phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào

kinh nghiệm của người vận hành, đồng thời hiệu quả kém; - Tách khí không ngưng tụ động: phương pháp này cho hiệu quả tốt hơn, hiện tại hầu

hết tất cả các nhà máy đều sử dụng phương pháp này. Sơ đồ tách khí không ngưng trong hệ thống lạnh được thể hiện trên Hình 3.6

d) Phương pháp xác định thời gian hoàn vốn Khi thực hiện lắp đặt thiết bị khí không ngưng cho hệ thống lạnh, thời gian hoàn

vốn tính theo phương pháp đơn giản như sau: Lợi nhuận tiết kiệm được khi sử dụng thiết bị tách khí không ngưng:

XEnTQfS (3.2) Trong đó:

S: lợi nhuận tiết kiệm được; f: hệ số phụ thuộc vào hệ thống, đối với hệ thống cấp đông f =0,33, đối với hệ thống

trữ đông, kho lạnh và điều hòa không khí f = 0,25; Q: Công suất lạnh của hệ thống; T: Thời lượng vận hành đầy tải trong năm; n: Số năm vận hành; E: Giá thành 1 kWh điện năng tiêu thụ. X: Hàm lượng khí không ngưng có trong hệ thống lạnh, thông thường chọn X=0,1;

Thời gian hoàn vốn:

SLPBT , (năm) (3.3)

Ví dụ áp dụng: Một hệ thống cấp đông có công suất lạnh Q= 600 kW, hoạt động đầy tải 20 giờ mỗi

ngày, thời gian làm việc làm 300 ngày/năm, giá điện cho 1 kWh là 1.700 VNĐ, chi phí đầu tư chi thiết bị tách khí L = 130 000 000 VNĐ. Tính thời gian hoàn vốn?

Số tiền tiết kiệm được trong một năm được tính theo (3.2) )VNĐ(0009602011,0170013002060033,0XEnTQfS

Thời gian hoàn vốn được tính theo (3.3)

56,0201960000130000000

SLPBT (năm)

Page 54: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 53

53 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý tách khí không ngưng

3.5.4 Sử dụng hệ thống chống bám cáu cặn trong thiết bị ngưng tụ Khi hệ thống lạnh làm việc, việc giả nhiệt cho thiết bị ngưng tụ kém là do một lớp

cáu căn hình thành trên bề mặt ống, dẫn đến hiệu quả trao đổi nhiệt kém, do đó việc loại bỏ lớp cáu cặn trên bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt giúp tăng hiệu quả trao đổi nhiệt và giảm chi phí năng lượng trong quá trình vận hành là giải pháp cần thiết phải thực hiện. Chi phí năng lượng tăng thêm theo chiều dày lớp cáu cặn được thể hiện trên Hình 3.7

Hình 3.7 Quan hệ giữa chi phí năng lượng tăng thêm với chiều dày lớp cáu cặn

- Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Năng Lượng Mỹ, nếu chiều dày lớp cáu cặn càng dày chi phí năng lượng càng lớn;

- Theo York International nếu chiều dày lớp cáu cặn trong láp làm lạnh có công suất 500m3/h tăng chi phí năng lượng hàng năm khoảng 900 triệu VNĐ.

Bình chứa

Bình ngưng bốc hơi

Đến bình tách lỏng

Môi chất lạnh được bơm cung

cấp

SVA: van chặnSV: điều chỉnh mức lỏngREG:van điều chỉnh tayEVRA+FA: solenoid vanRT: TB điều chỉnh độ chênh AS

Bình chứa nước

Hơi MCL đến từ

máy nén

b. sơ đồ tách khí không ngưng tồn tại trong hệ thống

Page 55: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 54

54 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Giải pháp thực hiện Để giảm lớp cáu cặn trong thiết bị trao đổi nhiệt (thiết bị ngưng tụ, tháp giải nhiệt),

thiết bị chống bám cáu cặn được lắp đặt như Hình 3.8a, b, c;

Hình 3.8a Nguyên lý làm việc của thiết bị chống bám cáu cặn

Hình 3.8b Vị trí lắp đặt thiết bị chống bám cáu cặn

Hình 3.8c Thiết bị trao đổi nhiệt trước và sau khi lắp đặt thiết bị chống bám cáu cặn

Lợi ích kinh tế và thời gian hoàn vốn Chi phí vận hành thiết bị loại bỏ cáu cặn không đáng kể; Thời gian hoàn vốn nhanh (nhỏ hơn 1 năm); Giảm chi phí năng lượng khi vận hành hệ thống; Giảm chi phí bảo trì (hóa chất, nhân công, thay mới ống, thiết bị); Giảm thiệt hại do ngừng máy; Theo chương trình quản lý Năng lượng liên bang (FEMP) Bộ Năng lượng Mỹ

khuyến khích ứng dụng rộng rãi công nghệ loại bỏ cáu cặn không dung hóa chất sẽ tiết kiệm được 4 loại chi phí: chi phí tiêu thụ năng lượng (giảm ít nhất 10%), chi phí tiêu thụ xảnước, chi phí bảo trì, chi phí hóa chất và vận hành hệ thống làm mềm nước;

Trước khi lắp đặt thiết bị chống bám cáu cặn

Sau khi lắp đặt thiết bị chống bám cáu cặn

Page 56: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 55

55 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

3.5.5 Tách nước có trong hệ thống lạnh Nước trong môi chất làm lạnh là một vấn đề phổ biến trong nhiều hệ thống làm

lạnh mà người vận hành thường không nhận ra. Ước tính cứ với mỗi một phần trăm nước có trong môi chất lạnh thì công suất giảm 2% và tiêu thụ điện tăng 1%. Ngoài ra còn các vấn đề khác như dầu bị phân hủy, các gioăng bắt đầu rò rỉ, tạo thành các giọt trên các van và bùn cặn bám trong hệ thống.

a) Tiềm năng tiết kiệm năng lượng: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng thay đổi theo hàm lượng nước có trong môi chất

lạnh và hàm lượng nước này lại thay đổi theo sự bảo dưỡng chung của hệ thống làm lạnh. Trong một trường hợp điển hình, khả năng tiết kiệm năng lượng là từ 6% đến 9 % lượng điện tiêu thụ của các máy nén. Đôi khi tiềm năng tiết kiệm có thể còn cao hơn.

Ví dụ: Một hệ thống cấp đông sử dụng môi chất lạnh là NH3 có năng suất lạnh Q0 =1000 kW vận hành 10 giờ/ngày và 300 ngày trong một năm, khi mới lắp đặt hàm lượng nước chứa trong NH3 là 0%, sau hai năm làm việc hàm lượng nước chiếm 10% và sau 5 năm làm việc hàm lượng nước chiếm 20%. Tính toán công suất tiêu thụ của máy nén trong các trường hợp trên?

Kết quả tính toán ảnh hưởng của hàm lượng nước có trong môi chất lạnh NH3 được trình bày trong Bảng 3.1 và Hình 3.9 và 3.10.

Bảng 3.1 Hiệu suất máy nén theo hàm lượng nước

stt w (%) t0, (0C) tk (0C) p0, (bar) COP N (kW) P(kW.h) 1 0

-42 30 0,64 1,43 699,3 2097900

2 10 0,59 1,32 757,6 2272800

3 20 0,51 1,16 862 2586000

Hình 3.9 Ảnh hưởng hàm lượng nước trong NH3 đến công suất và COP

Page 57: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 56

56 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 3.10 Ảnh hưởng hàm lượng nước trong NH3 đến tiêu hao điện năng

Theo kết quả tính toán trong bảng 3.1 cho thấy: Nếu hàm lượng nước có trong môi chất lạnh NH3 là 10% thì Công suất máy nén

tăng 8,3%; Nếu hàm lượng nước có trong môi chất lạnh NH3 là 20% thì Công suất máy nén

tăng 23%; b) Phương pháp xác định hàm lượng nước có trong môi chất lạnh Theo [10] phương pháp xác định hàm lượng nước có trong dung dịch NH3 được

thực hiện theo hai phương pháp sau: (1) Phương pháp dựa vào sự bay hơi của mẫu dung dịch NH3; (2) Phương pháp dựa và nhiệt độ bay hơi của mẫu dung dịch NH3 ở áp suất khí quyển; Phương pháp dựa vào sự bay hơi của môi chất lạnh

- Nguyên lý chung Thực hiện lấy môi chất lạnh NH3 nghi ngờ có chứa nước, dầu và tạp chất trong thiết

bị lấy mẫu chuyên dùng, sau đó để NH3 bay hơi, xác định phần còn lại trong ống nghiệm sau quá trình bay hơi của NH3.

- Hướng dẫn cách xác định Sử dụng thiết bị lấy mẫu chuyên dụng (ống nghiệm Hình 3.11) có thước đo đến

50ml, đường kính ngoài phần đầu ống 30mm, đường kính ngoài của đáy 10mm. Mẫu NH3 được lấy từ bình chứa hạ áp và đưa vào ống nghiệm, thể tích NH3 cần lấy

là 50ml. Đặt ống nghiệm thẳng đứng để thực hiện quá trình bay hơi của NH3 Sau quá trình bay hơi, lượng chất lỏng còn lại trong ống nghiệm là nước và có thể

có một số chất khác như dầu, tạp chất… Nếu chất lỏng còn lại trong ống nghiệm trong suốt, có nghĩa là môi chất lạnh chỉ

chứa nước không có lạp chất. Nếu chất lỏng trong ống nghiệm có màu vàng và mờ, có nghĩa là trong môi chất

lạnh của hệ thống đang vận hành có dầu và tạp chất.

Page 58: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 57

57 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 3.11 Dụng cụ lấy mẫu NH3 và đồ thị xác định hàm lượng nước

- Phương pháp tính toán Hàm lượng nước có trong NH3 được xác định theo công thức (3.4), lưu ý công thức này không có giá trị nếu lượng nước còn lại trên 5ml (khoảng 14% về khối lượng) trong ống nghiệm.

33

22100

% 2NHNH

OHOH

VV

OH

(3.4)

Trong đó:

OHV2

: thể tích của chất còn lại trong ống nghiệm;

OH2 : khối lượng riêng của nước, lấy bằng 1000kg/m3

;

3NHV : thể tích dung dịch NH3;

3NH : khối lượng riêng của NH3, lấy trung bình tại nhiệt độ -330C và nhiệt độ 200C.

- Ví dụ áp dụng: Thể tích NH3 trước bay hơi: 50ml; Thể tích còn lại trong ống nghiệm (gồm nước và tạp chất) sau khi bay hơi NH3:

0,2ml; Khối lượng riêng của nước ở 200C: 1000kg/m3; Khối lượng riêng của NH3 ở 200C: 610kg/m3; Khối lượng riêng của NH3 ở -330C: 680kg/m3; Hàm lượng nước lớn nhất có trong dung dịch NH3 được xác định theo (3.2):

%62,064550

10010002,0V

100VOH%

33

22

NHNH

OHOH2

Ngoài việc sử dụng công thức (3.2) để tính hàm lượng nước có trong dung dịch NH3, chúng ta có thể sử dụng Phương pháp đồ thị để xác định hàm lượng nước theo khối lượng có trong dung dịch NH3 theo đồ thị Hình 3.9.

Page 59: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 58

58 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phương pháp dựa vào nhiệt độ bay hơi của NH3 ở áp suất khí quyển

Theo phương pháp này, việc xác định hàm lượng nước được xác định theo nhiệt độ đo được từ mẫu NH3 lấy ra từ bình chứa hạ áp.

- Nguyên lý chung Môi chất lạnh được lấy ra từ bình chứa hạ áp (xem Hình 3.12), sau đó thực hiện đo

nhiệt độ của mẫu, căn cứ vào nhiệt độ đo được, dựa vào đồ thị Hình 3.13 xác định hàm lượng nước có trong môi chất lạnh.

Hình 3.12 Phương pháp lấy mẫu NH3

Hình 3.13 Đồ thị xác định hàm lượng nước có trong dung dịch NH3

Ví dụ áp dụng: Thực hiện lấy mẫu NH3 từ bình chứa hạ áp như Hình 3.14a, sau đó tiến hành đo

nhiệt độ tại các mẫu (xem Hình 3.14 b, c, d).

(a) (b)

-35

-30

-25

-20

-15

-10

0 5 10 15 20 25 30 35 40Nhi

ệt đ

ộ ba

y hơ

i °C

Hàm lượng nước ,% khối lượng

R717 Nhiệt độ bay hơi dựa theo hàm lượng nước

-33.5

-33

-32.5

-32

-31.5

-31

-1 1 3 5

Nhi

ệt đ

ộ ba

y hơ

i °C

Hàm lượng nước, % khối lượng

R717 Nhiệt độ bay hơi dựa theo hàm lượng nước

Page 60: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 59

59 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

(b) (d)

Hình 3.14 Phương pháp lấy mẫu và đo nhiệt độ mẫu dung dịch NH3 Kết quả đo từ các mẫu:

- Mẫu thứ nhất có nhiệt độ t0 = -31,50C; - Mẫu thứ hai có nhiệt độ t1 = -29,60C; - Mẫu thứ ba có nhiệt độ t3 = -30,30C;

Bằng cách tra đồ thị (Hình 3.11) xác định được hàm lượng nước có trong NH3 - Mẫu thứ nhất có hàm lượng nước 5%; - Mẫu thứ hai có hàm lượng nước 15%; - Mẫu thứ ba có hàm lượng nước 10%;

Bằng việc ước tính trung bình tổng thể hàm lượng nước vào khoảng 10%, chúng ta có thể ước tính rằng tổng năng lượng tiêu thụ có thể giảm khoảng 10% và tổng công suất của hệ thống có thể tăng khoảng 20% bằng việc tách nước ra khỏi amoniac. Giải pháp thực hiện Căn cứ vào kết quả xác định hàm lượng nước có trong NH3, người chịu trách nhiệm về kỹ thuật của nhà máy sẽ đưa phương án tách nước cho ban Giám đốc nhà máy, sơ đồ nguyên lý chung của hệ thống tách nước được trình bày ở Hình 3.15. Thời gian hoàn vốn khi sử dụng thiết bị tách nước ngắn (< 1 năm)

Page 61: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 60

60 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 3.15 Sơ đồ nguyên lý hệ thống tách nước

3.5.6 Xả dầu trong thiết bị bay hơi Dầu bôi trơn được sử dụng trong máy nén với mục đích giảm ma sát giữa các chi

tiết chuyển động tương đối với nhau, đồng thời thực hiện quá trình giải nhiệt cho máy nén. Trong quá trình làm việc của hệ thống lạnh, một lượng dầu bôi trơn sẽ đi vào các thiết bị trao đổi nhiệt, dẫn đến hiệu quả trao đổi nhiệt giảm. Cho nên việc xả dầu định kỳ tại các thiết bị trao đổi nhiệt là việc cần thiết thực hiện để tăng khả năng trao đổi nhiệt cho thiết bị. Đối với một số dàn lạnh dạng ngập lỏng, lượng dầu tồn đọng lại rất lớn, cụ thể như: dàn lạnh xương cá của hầm sản xuất nước đá, dàn lạnh trong tủ đông tiếp xúc, dành lạnh trong băng chuyền IQF và ABF, do đó các dàn lạnh này phải thường xuyên xả dầu để tăng khả năng trao đổi nhiệt. Thông thường chu kỳ xả dầu thực hiện cùng lúc với chu kỳ xả đá. 3.5.7 Giảm tổn thất áp suất trên đường ống hút

Hơi môi chất lạnh trước khi hút vào máy nén phải đi qua nhiều trở lực nên gây ra tổn thất áp suất, kết quả áp suất thực của môi chất lạnh hút vào máy nén nhỏ nhơn áp suất hút lý thuyết, như vậy tổn thất áp suất làm tăng tỷ số nén và tăng các tổn thất trong quá trình vận hành máy nén. Ảnh hưởng của tổn thất áp suất trên đường ống hút được thể hiện trên Hình 3.16. Do đó việc thiết kế hệ thống đường ống hợp lý sẽ giảm tổn thất áp suất. Phương pháp đơn giản để tính tổn thất áp suất trên hệ thống đường ống, thông thường được tính theo chiều dài đẳng trị, Bảng 3.2 trình bày chiều dài đẳng trị của các phụ kiện đường ống (tính bằng m) [6], giúp người vận hành dễ dàng tính được tổn thất áp suất trên đường ống nhằm kiểm soát được áp suất hút của môi chất lạnh vào máy nén.

Đến bình tách lỏng

SG

SGGas nóng

Đến bình tách lỏng

NH3 có chứa nước

Page 62: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 61

61 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

a. Ảnh hưởng của tổn thất áp suất đến công suất máy nén (p=0,2bar)

b. Ảnh hưởng của tổn thất áp suất trên đường ống hút đến công suất tiêu thụ

Hình 3.16 Quan hệ giữa tổn thất áp suất với năng suất lạnh và công suất tiêu thụ Bảng 3.2 Chiều dài đẳng trị các phụ kiện trên hệ thống đường ống

Đường kính quy ước ống thép

và ống đồng (mm) Van

(lúc mở) Van góc (lúc mở)

Co 900 Tiêu chuẩn

T Tiêu chuẩn

20 7,02 3,05 0,61 1,22 32 12,2 5,20 1,22 2,14 40 13,7 5,80 1,32 2,44 50 18,0 7,32 1,52 3,05 60 21,0 9,15 2,14 3,66 80 25,3 11,0 2,44 4,58 90 30,2 12,8 3,05 5,50 100 34,5 14,6 3,66 6,10 125 43,0 18,6 4,27 7,62 150 52,0 22,2 4,88 9,15 250 86,5 36,6 7,94 15,6

0%

20%

40%

60%

80%

100%

-50 -40 -30 -20 -10 0

công

suất

lạnh

, %

Nhiệt đô bay hơi °C

Công suất lạnh sau khi tổn thất áp suất 0,2 bar

Screw

Recip

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

160%

-50 -40 -30 -20 -10 0

công

suất

tiệu

thụ,

%

Nhiệt độ bay hơi °C

Tiêu thụ năng lượng sau khi tổn thất áp suất 0,2 bar

Screw

Recip

Page 63: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 62

62 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Ví dụ áp dụng Trên một đoạn ống có đường kính quy ước D =50mm, chiều dài L0 =12m, có 4 co 900, một van và một van góc, chiều dài đẳng trị của đoạn ống trên được tính như sau:

- Đoạn ống thẳng: L0 =12 (m); - Chiều dài đẳng trị 4 co 900 L1 = 4×1,52 = 6,08 (m); - Chiều dài đẳng trị của 1 van L2 = 18 (m); - Chiều dài đẳng trị của một van góc L3 =7,32 (m);

Tổng chiều dài đẳng trị của đoạn ống: L =43,4 (m); Nếu biết trước tổn thất áp suất trên một mét ống, dễ dàng tính được tổn thất áp suất trên toàn bộ đoạn ống. Giải pháp giảm tổn thất áp suất trên đường ống hút:

- Thay thế co 900 bằng co 450; - Thay thế mối nối chữ T thành mối nối chũ Y; - Kiểm soát lượng lỏng môi chất lạnh hút về máy nén;

3.5.8 Phương pháp xả tuyết bằng gas nóng Tất cả các dàn lạnh làm việc ở nhiệt độ t < 00C sẽ tồn tại một lớp tuyết bám trên bề

mặt, chính lớp tuyết này là làm tăng nhiệt trở dẫn nhiệt, giảm lưu lượng lưu chất đi qua dàn lạnh và làm giảm nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh. Do đó khi tồn tại lớp tuyết trên bề mặt dàn lạnh dẫn đến hiệu suất trao đổi nhiệt kém, năng suất dàn lạnh giảm và công suất máy nén tăng lên. Cho nên việc thực hiện xả tuyết dàn lạnh cần phải được thực hiện định kỳ theo chu kỳ làm việc của hệ thống. Quá trình xả tuyết được thực hiện theo các phương pháp sau:

- Xả tuyết tự nhiên bằng cách ngưng làm việc hệ thống: phương pháp này chủ yếu sử dụng trong hệ thống lạnh dân dụng;

- Xả tuyết bằng nước: Phương pháp này hiện tại đang được sử dụng phổ biến trong các hệ thống cấp đông, nhươc điểm của phương pháp này: Thời gian xả tuyết lâu thường lớn hơn 30 phút; Tiêu hao lượng nước lớn; Tăng độ ẩm không khí sau khi xả tuyết; Việc xả tuyết chỉ thực hiện sau mỗi ca làm việc; - Xả tuyết bằng điện trở: phương pháp này không được sử dụng trong hệ thống lạnh

công nghiệp; - Xả tuyết bẳng gas nóng: phương pháp này có một số ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm: Quá trình xả tuyết máy nén ngừng làm việc; Tiết kiệm năng lượng trong quá trình xả đá; Hiệu suất xả tuyết rất cao; Thời gian xả đá ngắn (từ 10 đến 15 phút); Không tăng ẩm sau quá trình xả tuyết; Giảm lượng dầu đi vào dàn lạnh;

Page 64: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 63

63 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao; Chỉ áp dụng cho các dàn lạnh có bước cánh rộng (phù hợp với dàn lạnh tủ đông tiếp

xúc, tủ đông gió và băng chuyền IQF); Khả năng tiết kiệm năng lượng khi xả tuyết bằng gas nóng

Hệ thống cấp đông sử dụng gas nóng (gas nóng lấy từ bình chứa cao áp) khả năng tiết kiệm năng lượng từ 20% đến 25%.

Ví dụ: Một dàn lạnh có diện tích bề mặt F =50m2, chiều dày lớp tuyết bám trên bề mặt =1,8mm, nhiệt độ môi chất lạnh xả tuyết giảm từ 200C đến 150C, với thể tích cần thiết là 500 lít, thời gian xả tuyết 20 phút. Xác định khả năng tiết kiệm năng lượng? Khi môi chất lạnh sử dụng xả tuyết giảm nhiệt độ từ 200C đến 150C trong thời 20 phút sẽ giải phóng 235 kW, đây là năng lượng tiết kiệm được. Giải pháp thực hiện

Sơ đồ thể hiện trên Hình 3.17 mô tả nguyên lý làm việc của hệ thống xả tuyết bằng gas nóng từ bình chứa cao áp.

Hình 3.17 Sơ đồ nguyên lý quá trình xả tuyết bằng gas nóng từ bình chứa cao áp

3.5.9 Sử dụng biến tần cho bơm và quạt Áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng khi lắp biến tần cho bơm và quạt, khả năng

tiết kiệm năng lượng ước tính như sau: - Đối với quạt dàn lạnh tiết kiệm khoảng 2% năng lượng tiêu thụ của hệ thống; - Đối với quạt dàn ngưng tiết kiệm khoảng 3% năng lượng tiêu thụ của hệ thống;

Đối với bơm nước giải nhiệt tiết kiệm khoảng 2% năng lượng tiêu thụ của hệ thống. 3.5.9.1 Lắp biến tần điều chỉnh năng suất cho các thiết bị

Bơm nước lạnh; Bơm nước giải nhiệt; Quạt dàn lạnh (AHU, PAU); Quạt tháp giải nhiệt. Lý do vì sao sử dụng biến tần có thể giúp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh:

Hút về máy nén

Cấp dịch Van đóng

Van đóng

Gas nóng Van mở

Van đóng

Xả dầu

Van mở

Page 65: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 64

64 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ tải của hệ thống lạnh trong đa số trường hợp không cố định trong thời gian hoạt động và hầu hết các máy lạnh đều có thể tự điều chỉnh năng suất lạnh trong giải khá rộng. Đối với hệ thống điều hòa không khí trung tâm trung tâm (water chiller) các bơm (nước giải nhiệt, nước lạnh), các quạt (dàn ngưng, dàn lạnh (trực tiếp, AHU, FCU), tháp giải nhiệt) cũng được điều chỉnh năng suất tương ứng với sự thay đổi của hệ thống lạnh theo nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp phương pháp điều chỉnh năng suất các bơm, quạt không có lợi về mặt tiêu thụ năng lượng gây tiêu tốn năng lượng lãng phí cho các bơm, quạt này.Mức độ lãng phí càng nhiều khi thời gian vận hành hệ thống càng nhiều và khi mức độ non tải của hệ thống càng cao. 3.5.9.2 Lắp biến tần cho bơm nước lạnh

Sơ đồ nguyên lý lắp biến tần cho bơm nước lạnh trong hệ thống điều hòa không khí

Hình 3.18 Sơ đồ nguyên lý lắp biến tần cho bơm nước lạnh

Nguyên lý hoạt động • Khi không có biến tần:

Đối với mỗi dàn lạnh: để điều khiển nhiệt độ không khí, phía trước dàn lạnh lắp một van 2 ngã hoặc 3 ngã. Khi nhiệt độ phòng đạt thì van hai ngã đóng ngưng cấp nước lạnh vào dàn hoặc van ba ngã mở đường bypass để nước lạnh không đi qua dàn lạnh. Bơm nước lạnh luôn làm việc ở tốc độ quay định mức với bất kỳ phụ tải nào với số lượng dàn lạnh đóng mở khác nhau. Trong trường hợp các dàn lạnh sử dụng van 2 ngã, số lượng van đóng mở nhiều ít sẽ làm thay đổi độ chênh áp suất giữa đường nước cấp và nước hồi, trường hợp này thường sử dụng van bypass (điều khiển điện) để duy trì độ chênh áp trong giới hạn cho phép. Như vậy trong cả 2 trường hợp (sử dụng van 2 hoặc 3 ngã) thì khi dàn lạnh không có nhu cầu nước lạnh thì lượng nước lạnh thừa đều được bypass trở về đường hồi. Điều này gây nên tổn thất năng lượng cho bơm (nước thừa từ áp suất cao trả về áp suất thấp).

• Khi lắp biến tần Trường hợp dùng van 2 ngã: lắp biến tần điều chỉnh tốc độ bơm (lưu lượng nước)

theo độ chênh áp suất giữa đường cấp và đường hồi, lúc này không cần dùng van bypass giữa đường cấp và đường hồi.

Van ba ngã

Dàn lạnh Bình bay hơ

VSD

Áp suất

Đóng cửa thứ 3

Page 66: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 65

65 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Trường hợp dùng van 3 ngã: lắp biến tần điều chỉnh tốc độ bơm (lưu lượng nước) theo độ chênh nhiệt độ giữa đường cấp và đường hồi, lúc này không cần dùng van bypass giữa đường cấp và đường hồi. 3.5.9.3 Lắp biến tần cho quạt dàn lạnh Sơ đồ nguyên lý:

Hình 3.19 Sơ đồ nguyên lý lắp biến tần cho quạt dàn lạnh

Giải pháp này thường áp dụng cho các quạt dàn lạnh loại lớn như AHU, PAU. Các dàn lạnh này thường cấp gió vào nhiều không gian khác nhau nhờ ống dẫn gió và miệng cấp được đóng mở bằng các damper.

Khi không dùng biến tần: Khi không có nhu cầu cấp gió vào phòng các damper sẽ đóng lại, tại các khoảng

thời gian khác nhau số lượng damper đóng mở khác nhau, tuy nhiên quạt vẫn chạy với cùng một tốc độ.Điều này dẫn đến áp suất đường gió cấp thay đổi hoặc độ chênh áp suất giữa đường gió cấp và gió hồi thay đổi (khi có nhiều miệng cấp đóng lại thì áp suất hoặc độ chênh áp suất tăng lên).Trong trường hợp có đường gió hồi khi số lượng các miệng cấp đóng càng nhiều thì nhiệt độ gió đường hồi tại thời điểm tức thì sẽ càng giảm (do giảm phụ tải lạnh).Trong tất cả các trường hợp này lưu lượng gió từ quạt là dư so với nhu cầu.

Khi dùng biến tần Lắp cảm biến đo áp suất đường gió cấp hoặc độ chênh áp giữa đường gió cấp và

gió hồi hoặc cảm biến nhiệt độ gió hồi hoặc tín hiệu từ việc đóng mở các damper,… đưa tín hiệu hồi tiếp về biến tần để điều khiển tốc độ (năng suất) quạt theo nhu cầu thực, nhằm giảm điện năng tiêu thụ lãng phí cho quạt.

dàn lạnh

VSD

Cảm b ến áp suất, nh t ộ,… Mô chất lạnh vào

Page 67: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 66

66 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

3.5.9.4 Lắp biến tần cho quạt dàn ngưng, tháp, bơm nước giải nhiệt

Hình 3.20 Sơ đồ nguyên lý lắp biến tần cho bơm và quạt giải nhiệt

Độ chênh nhiệt độ cho phép thông thường là (T1-T2) = 5-6oC. Độ chênh nhiệt độ trực tiếp liên quan đến lượng nhiệt thải đi ở tháp và do đó liên quan đến phụ tải lạnh. Nhưng bơm nước giải nhiệt và quạt tháp vẫn làm việc ở tốc độ định mức ở bất kỳ phụ tải lạnh thực tế nào.

Với biến tần, khi phụ tải lạnh thực tế giảm xuống, có thể giảm tốc độ của bơm nước giải nhiệt và tốc độ quạt tháp giải nhiệt.

Tuy nhiên, lưu ý nếu không giảm lưu lượng nước giải nhiệt và không khí giải nhiệt thì khả năng giải nhiệt tăng lên giúp nâng cao hiệu suất máy. Do đó khi xét chi tiết vấn đề cần đánh giá cả yếu tố này. 3.5.10 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng khác 3.5.10.1 Sử dụng bồn trữ lạnh

Mục đích ứng dụng: giảm chi phí sản xuất nhờ tận dụng chế độ điện 3 giá, san bằng phụ tải đỉnh, giảm công suất thiết kế máy.

Bồn trữ lạnh (BTL) là giải pháp cho hệ thống lạnh trung tâm có chất tải lạnh lỏng (water chiller), trong đó BTL đóng vai trò như một “ắc quy” nhiệt, với mục đích:

- Giảm chi phí tiền điện nhờ tận dụng chế độ điện 3 giá (giờ bình thường (6g-18g), giờ cao điểm (18g-22g), giờ thấp điểm (22g-6g)): Nguyên tắc: tích trữ lạnh vào giờ thấp điểm để sử dụng lạnh vào giờ cao điểm thay cho việc vận hành máy vào giờ này. Hệ thống lạnh sẽ được tránh vận hành vào giờ cao điểm nhờ tích trữ lạnh vào ngày hôm trước trong giờ thấp điểm. Như vậy thực chất lượng điện năng tiêu thụ không đổi mà chỉ là chuyển dời thời gian vận hành máy từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm, nhờ đó giảm chi phí điện.

- San bằng phụ tải: phụ tải hệ thống (HT) không ổn định có lúc cao lúc thấp, nguyên tắc: công suất máy lắp đặt phải là công suất lúc cao (nhất). Việc sử dụng bình trữ lạnh (BTL) giúp tích trữ lạnh vào bồn lúc tải thấp để bổ sung cho HT lúc tải cao. Như vậy phụ tải trung bình toàn HT sẽ thấp hơn, tức có thể giảm công suất lắp đặt (giảm chi phí đầu tư, bảo trì bảo dưỡng).

Nguyên tắc trữ lạnh: có thể trữ dưới dạng nhiệt hiện hoặc dưới dạng ẩn nhiệt hóa rắn của chất trữ lạnh.

Bình ngưng T1 T2

T1 > T2

VSD

VSD Nh t ộ

Tháp g ả nh t

Page 68: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 67

67 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

• Ví dụ: Sử dụng BTL tích trữ lạnh vào giờ thấp điểm ngày hôm trước để sử dụng lạnh vào giờ cao điểm ngày hôm sau giúp tránh được việc vận hành máy vào giờ cao điểm

- Chi phí điện khi không dùng BTL: - 4 giờ x 40 kW x 2700 VND/kWh = 432.000 VND - Chi phí điện khi dùng BTL:

4 giờ x 40 kW x 950 VND/kWh = 152.000 VND Tiết kiệm 100% x (432,000 – 152,000)/432,000 = 65% tiền điện.

Hình 3.21 (a) Biểu đồ chuyển dịch phụ tải điện nhờ bình trữ lạnh

• Ví dụ: Một tòa nhà bao gồm khối văn phòng và khối căn hộ. Khối căn hộ cần điều hòa

không khí liên tục trong ngày trong khi khối văn phòng chỉ cần điều hòa không khí vào giờ hành chính.

- Nếu không sử dụng bình trữ lạnh: cần phải đầu tư máy có công suất lúc cao nhất, tức 40 kW. Trường hợp này, máy sẽ chỉ chạy 50% tải vào các giờ khối văn phòng không hoạt động.

- Nếu sử dụng bình trữ lạnh: nhờ tích trữ lạnh từ công suất máy thừa vào các giờ khối văn phòng không hoạt động để bổ sung cho hệ thống khi khối văn phòng hoạt động nên giảm được công suất máy xuống chỉ còn 30 kW.

Hình 3.21 (b) Giảm công suất máy nhờ bình trữ lạnh

Page 69: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 68

68 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

3.5.10.2 Khả năng thu hồi nhiệt thải từ hệ thống lạnh

Căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước nóng trong quá trình chế biến thực phẩm nói chung và thủy hải sản nói riêng, một giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm năng lượng là tận dụng nhiệt thải từ đầu nén của máy nén sử dụng để gia nhiệt cho nước.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng Khi tận dụng nhiệt thải từ đầu nén của máy nén, giúp nâng cao hiệu suất nhiệt chu trình, giảm phụ tải nhiệt của bình ngưng và giảm chi phí năng lượng gia nhiệt cho nước, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà khả năng tiết kiệm năng lượng sẽ khác nhau. Phạm vi áp dụng Khả năng tận dụng nhiệt thải từ máy nén chỉ áp dụng được đối với máy nén sử dụng là máy nén piston nhiệt độ nước có thể gia nhiệt được từ 250C đến 650C, máy nén trục vít áp dụng hiệu quả không cao do nhiệt độ cuối tầm nén thấp t = (6575)0C. Phương pháp thực hiện

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước nóng của doanh nghiệp mà lựa chọn phương áp thiết kế phù hợp, thông thường đối các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, doanh nghiệp sản xuất nước giải khát nhu cầu sử dụng nước nóng rất lớn cho việc vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh chai lọ.

Có hai giải pháp tận dụng nhiệt thải từ đầu nén của máy nén: - Tận dụng hoàn toàn; - Tận dụng một phần;

Sơ đồ nguyên lý của hai giải pháp trên được trình bày trên hình 3.22:

Hình 3.22a Tận dụng một phần nhiệt thải

Bộ thu hồi nhiệt thải

Nước vào

Nước ra NRVA SVA

SVASVA SVA

Thiết bị ngưng tụ Đến BCCA

Từ máy nén đến

CVPP EVM

ICS

RT 107

Page 70: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 69

69 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Hình 3.22b Tận dụng hoàn toàn nhiệt thải

3.5.10.3 Nâng cao hệ số cos cho hệ thống điện nguồn để tiết kiệm năng lượng

Nâng cao hệ số cos là giải pháp tiết kiệm năng lượng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy chế biến thủy hải sản, với mục đích giảm công suất phản kháng và tăng công suất có ích cho hệ thống. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng Khả năng tiết kiệm năng lượng tùy thuộc vào hệ thống điện và động cơ điện của doanh nghiệp. Phương pháp thực hiện

Theo kết quả nghiên cứu [12] cho thấy phương pháp thiết bị bù lai là phương pháp cho hiệu quả nâng hệ số cos cao nhất, đây là phương pháp kết hợp giữa bù theo bậc và điều khiển trơn cuộn kháng bằng cách sử dụng Thyristor.

Thiết bị này sẽ tận dụng tối đa ưu điểm của cả hai phương pháp bù trên như: giảm tổn thất công suất tác dụng, nâng cao chất lượng điện năng, tăng tuổi thọ và khả năng làm việc của các thiết bị trong hệ thống điện và kết hợp cả việc bù công suất phản kháng và điều chỉnh điện áp.

Bộ thu hồi nhiệt thải

Nước vào

Nước ra

NRVA

SVA

SVA

Thiết bị ngưng tụ Đến BCCA

Từ máy nén đến CVP EVM

ICS

RT 107

Đến BCCA

SVA

Page 71: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 70

70 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Thanh Kỳ, Máy lạnh, NXB Giáo Dục, 2002.

[2] Nguyễn Xuân Tiên, Nguyễn Anh Hải, Máy và thiết bị lạnh, NXB Nông Nghiệp, 1983.

[3] Nguyễn Xuân Phương, Kỹ Thuật lạnh thực phẩm, NXB KH&KT, 2006.

[4] Nguyễn Xuân Tiên, Tính toán thiết kế hệ thống lạnh, NXB KH&KT, 2003.

[5] Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy, Kỹ thuật lạnh cơ sở, NXB Giáo Dục, 2006.

[6] Lê Văn Khẩn, vận hành - sửa chữa và lắp đặt máy lạnh công nghiệp, NXB KH&KT,

2013.

[7] Trần Đức Ba – Phạm Văn Bôn, Kỹ thuật lạnh thực phẩm, NXB KH&KT, 1984.

[8] Trần Đức Ba – Phạm Văn Bôn, Kỹ thuật công nghiệp lạnh đông, NXB KH&KT, 1984.

[9] Per Skaerbaek Nielsen, Effects of Water Contamination in Ammonia Refrigeration

Systems.

[10] Per Skaerbaek Nielsen, tài liệu đào tạo: Tối ưu hóa hệ thống lạnh công nghiệp.

[11] Danfoss, Automatic Controls for Industrial Refrigeration Systems.

[12] Đinh Ngọc Quang- Bùi Anh Tuấn- Lê Việt Cường, nghiên cứu chế tạo thiết bị bù

công suất phản kháng trong lưới điện hạ áp dựa trên nguyên lý lai, Đề tài NCKH cấp bộ,

2013-2014.

[13] ASHRAE handbook, chapter 19, refrigerants, 2001.

Page 72: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 71

71 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

PHỤ LỤC

Page 73: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 72

72 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 1.1 Tính chất nhiệt động của R12 ở trạng thái bão hòa

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–100 0,00119 0,00059556 10,004 113,32 306,09 0,6077 1,721 0,819 0,449 1,182 1005 6,78 116,7 4,27 –90 0,00286 0,00060503 4,3948 121,53 310,59 0,6538 1,6861 0,824 0,465 1,176 819 7,18 112 4,67 –80 0,00619 0,00061489 2,1355 129,81 315,19 0,6978 1,6576 0,831 0,481 1,172 684,9 7,58 107,4 5,08 –70 0,01228 0,0006252 1,1286 138,17 319,87 0,74 1,6344 0,84 0,497 1,168 584 7,97 103 5,5 –60 0,02261 0,00063601 0,63992 146,62 324,61 0,7806 1,6156 0,85 0,513 1,166 505,1 8,37 98,8 5,93 –50 0,03911 0,00064737 0,38494 155,18 329,39 0,8197 1,6004 0,861 0,53 1,165 441,8 8,76 94,7 6,38 –40 0,06409 0,00065941 0,24342 163,86 334,18 0,8577 1,5882 0,873 0,548 1,166 389,8 9,16 90,7 6,84 –30 0,10026 0,00067218 0,16057 172,67 338,94 0,8946 1,5784 0,886 0,566 1,169 346,2 9,55 86,9 7,32

–29,75b 0,10133 0,00067249 0,159 172,89 339,06 0,8955 1,5782 0,887 0,567 1,169 345,2 9,56 86,8 7,33 –28 0,1091 0,00067481 0,14841 174,44 339,89 0,9019 1,5767 0,889 0,57 1,17 338,3 9,63 86,1 7,41 –26 0,11854 0,00067751 0,13736 176,23 340,83 0,9091 1,5751 0,892 0,574 1,171 330,6 9,71 85,3 7,51 –24 0,1286 0,00068023 0,12731 178,02 341,78 0,9163 1,5735 0,895 0,578 1,171 323,2 9,79 84,6 7,61 –22 0,13931 0,00068301 0,11815 179,81 342,72 0,9234 1,572 0,898 0,582 1,172 316 9,87 83,8 7,71 –20 0,1507 0,00068582 0,10978 181,62 343,65 0,9305 1,5706 0,901 0,586 1,174 309 9,95 83,1 7,8 –18 0,16279 0,00068866 0,10213 183,42 344,59 0,9376 1,5693 0,904 0,59 1,175 302,2 10,03 82,4 7,9 –16 0,17562 0,00069152 0,09512 185,24 345,52 0,9447 1,568 0,907 0,594 1,176 295,6 10,1 81,6 8,01 –14 0,1892 0,00069444 0,0887 187,06 346,44 0,9517 1,5667 0,91 0,598 1,178 289,2 10,18 80,9 8,11 –12 0,20358 0,00069745 0,0828 188,89 347,37 0,9587 1,5655 0,913 0,602 1,179 283 10,26 80,2 8,21 –10 0,21878 0,00070048 0,07737 190,72 348,29 0,9656 1,5644 0,917 0,607 1,181 276,9 10,34 79,4 8,31 –8 0,23483 0,00070353 0,07237 192,56 349,2 0,9726 1,5633 0,92 0,611 1,183 271 10,42 78,7 8,41 –6 0,25176 0,00070666 0,06777 194,41 350,11 0,9795 1,5623 0,923 0,616 1,184 265,2 10,5 78 8,52 –4 0,2696 0,00070982 0,06352 196,27 351,01 0,9863 1,5613 0,927 0,62 1,186 259,6 10,58 77,3 8,62

Page 74: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 73

73 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–2 0,28839 0,00071301 0,05959 198,13 351,91 0,9932 1,5603 0,93 0,625 1,189 254,1 10,66 76,6 8,73 0 0,30815 0,00071628 0,05595 200 352,81 1 1,5594 0,934 0,63 1,191 248,7 10,74 75,9 8,84 2 0,32891 0,00071963 0,05258 201,88 353,69 1,0068 1,5586 0,938 0,635 1,193 243,5 10,82 75,1 8,95 4 0,35071 0,00072301 0,04946 203,76 354,57 1,0136 1,5577 0,942 0,64 1,196 238,4 10,9 74,4 9,06 6 0,37358 0,00072648 0,04656 205,65 355,45 1,0203 1,5569 0,946 0,645 1,199 233,4 10,98 73,7 9,17 8 0,39756 0,00072998 0,04386 207,56 356,32 1,027 1,5561 0,95 0,65 1,202 228,6 11,07 73 9,28 10 0,42267 0,00073357 0,04135 209,46 357,18 1,0337 1,5554 0,954 0,656 1,205 223,8 11,15 72,3 9,39 12 0,44895 0,00073719 0,03901 211,38 358,03 1,0404 1,5547 0,958 0,661 1,208 219,1 11,23 71,6 9,51 14 0,47643 0,00074091 0,03683 213,31 358,88 1,0471 1,554 0,962 0,667 1,211 214,6 11,31 70,9 9,62 16 0,50514 0,00074471 0,0348 215,24 359,71 1,0537 1,5533 0,967 0,672 1,215 210,1 11,4 70,2 9,74 18 0,53513 0,00074856 0,0329 217,18 360,54 1,0603 1,5527 0,971 0,678 1,219 205,7 11,48 69,6 9,86 20 0,56642 0,0007525 0,03112 219,14 361,36 1,0669 1,5521 0,976 0,685 1,223 201,4 11,57 68,9 9,98 22 0,59905 0,00075654 0,02946 221,1 362,17 1,0735 1,5515 0,981 0,691 1,228 197,2 11,65 68,2 10,1 24 0,63305 0,00076069 0,0279 223,07 362,97 1,0801 1,5509 0,986 0,697 1,232 193,1 11,74 67,5 10,23 26 0,66846 0,00076488 0,02643 225,05 363,76 1,0866 1,5503 0,991 0,704 1,237 189 11,83 66,8 10,36 28 0,70531 0,00076917 0,02506 227,04 364,54 1,0932 1,5498 0,997 0,711 1,242 185 11,92 66,1 10,49 30 0,74365 0,00077357 0,02377 229,04 365,31 1,0997 1,5492 1,002 0,718 1,248 181,1 12,01 65,4 10,62 32 0,7835 0,00077809 0,02256 231,06 366,07 1,1062 1,5487 1,008 0,726 1,254 177,3 12,1 64,8 10,75 34 0,82491 0,00078272 0,02142 233,08 366,81 1,1127 1,5481 1,014 0,734 1,26 173,5 12,19 64,1 10,89 36 0,86791 0,00078746 0,02034 235,12 367,54 1,1192 1,5476 1,02 0,742 1,267 169,8 12,28 63,4 11,03 38 0,91253 0,00079227 0,01933 237,16 368,26 1,1257 1,547 1,026 0,75 1,274 166,1 12,38 62,7 11,18 40 0,95882 0,00079726 0,01838 239,22 368,96 1,1322 1,5465 1,033 0,759 1,282 162,5 12,48 62,1 11,33 42 1,0068 0,00080238 0,01748 241,29 369,65 1,1387 1,5459 1,04 0,768 1,29 159 12,57 61,4 11,48 44 1,0566 0,00080769 0,01662 243,38 370,33 1,1451 1,5454 1,048 0,778 1,299 155,5 12,67 60,7 11,63 46 1,1081 0,00081307 0,01582 245,47 370,98 1,1516 1,5448 1,055 0,788 1,308 152 12,78 60 11,79

Page 75: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 74

74 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

48 1,1614 0,00081867 0,01505 247,59 371,62 1,158 1,5443 1,063 0,798 1,318 148,6 12,88 59,4 11,96 50 1,2166 0,0008244 0,01433 249,71 372,24 1,1645 1,5437 1,072 0,81 1,329 145,3 12,99 58,7 12,13 52 1,2737 0,00083029 0,01365 251,85 372,85 1,171 1,5431 1,081 0,821 1,34 141,9 13,1 58 12,31 54 1,3327 0,0008364 0,013 254,01 373,43 1,1774 1,5425 1,09 0,834 1,353 138,7 13,21 57,3 12,49 56 1,3938 0,00084274 0,01238 256,18 373,99 1,1839 1,5418 1,1 0,847 1,366 135,4 13,33 56,7 12,68 58 1,4568 0,00084926 0,0118 258,38 374,53 1,1904 1,5411 1,111 0,861 1,381 132,2 13,45 56 12,87 60 1,5219 0,00085609 0,01124 260,58 375,05 1,1969 1,5404 1,122 0,876 1,397 129,1 13,57 55,3 13,08 62 1,5892 0,00086311 0,01071 262,81 375,54 1,2033 1,5397 1,135 0,892 1,414 125,9 13,7 54,7 13,29 64 1,6586 0,0008704 0,01021 265,06 376 1,2099 1,5389 1,148 0,91 1,433 122,8 13,83 54 13,51 66 1,7302 0,00087796 0,00973 267,33 376,44 1,2164 1,5381 1,162 0,929 1,453 119,7 13,96 53,3 13,75 68 1,8041 0,0008859 0,00927 269,62 376,84 1,2229 1,5372 1,177 0,949 1,476 116,7 14,11 52,6 13,99 70 1,8802 0,00089421 0,00883 271,94 377,22 1,2295 1,5363 1,193 0,971 1,501 113,6 14,26 52 14,25 75 2,0811 0,00091667 0,00782 277,84 377,99 1,2461 1,5337 1,241 1,037 1,576 106,1 14,66 50,3 14,96 80 2,2975 0,00094215 0,00691 283,94 378,48 1,2629 1,5306 1,302 1,122 1,677 98,6 15,11 48,7 15,8 85 2,5304 0,00097172 0,00608 290,27 378,64 1,2801 1,5268 1,384 1,239 1,817 91,1 15,65 47,2 16,82 90 2,7808 0,00100685 0,00533 296,91 378,35 1,2978 1,522 1,501 1,41 2,026 83,4 16,29 45,9 18,11 95 3,0501 0,0010502 0,00463 303,95 377,45 1,3163 1,5159 1,679 1,683 2,362 75,6 17,11 45,1 19,81 100 3,3399 0,00110644 0,00396 311,58 375,6 1,336 1,5076 1,996 2,192 2,99 67,3 18,2 45,7 22,27 105 3,6525 0,00118737 0,0033 320,24 372,08 1,3581 1,4952 2,754 3,458 4,544 58,1 19,87 51,7 26,34 110 3,9924 0,00134644 0,00252 331,82 363,95 1,3874 1,4712 7,81 11,44 14,14 46,3 23,46 113,7 39,46

Page 76: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 75

75 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Page 77: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 76

76 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 1.2 Tính chất nhiệt động của R22 ở trạng thái bão hòa

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–100.00 0.00201 0.00064 8.266 90.71 358.97 0.505 2.0543 1.061 0.497 1.243 845.8 7.25 143.1 4.46 –90.00 0.00481 0.00065 3.6448 101.32 363.85 0.5646 1.998 1.061 0.512 1.237 699.4 7.67 137.8 4.84 –80.00 0.01037 0.00066 1.7782 111.94 368.77 0.621 1.9508 1.062 0.528 1.233 591 8.09 132.6 5.25 –70.00 0.02047 0.00067 0.94342 122.58 373.7 0.6747 1.9108 1.065 0.545 1.231 507.6 8.52 127.6 5.68 –60.00 0.0375 0.00068 0.5368 133.27 378.59 0.726 1.877 1.071 0.564 1.23 441.4 8.94 122.6 6.12 –50.00 0.06453 0.0007 0.32385 144.03 383.42 0.7752 1.848 1.079 0.585 1.232 387.5 9.36 117.8 6.59 –48.00 0.07145 0.0007 0.29453 146.19 384.37 0.7849 1.8428 1.081 0.589 1.233 377.8 9.45 116.9 6.69 –46.00 0.07894 0.0007 0.26837 148.36 385.32 0.7944 1.8376 1.083 0.594 1.234 368.6 9.53 115.9 6.79 –44.00 0.08705 0.00071 0.24498 150.53 386.26 0.8039 1.8327 1.086 0.599 1.235 359.6 9.62 115 6.89 –42.00 0.0958 0.00071 0.22402 152.7 387.2 0.8134 1.8278 1.088 0.603 1.236 351 9.7 114 6.99 –40.81b 0.10132 0.00071 0.2126 154 387.75 0.8189 1.825 1.09 0.606 1.236 346 9.75 113.5 7.05 –40.00 0.10523 0.00071 0.20521 154.89 388.13 0.8227 1.8231 1.091 0.608 1.237 342.6 9.79 113.1 7.09 –38.00 0.11538 0.00071 0.18829 157.07 389.06 0.832 1.8186 1.093 0.613 1.238 334.5 9.87 112.2 7.19 –36.00 0.12628 0.00072 0.17304 159.27 389.97 0.8413 1.8141 1.096 0.619 1.239 326.7 9.96 111.2 7.29 –34.00 0.13797 0.00072 0.15927 161.47 390.89 0.8505 1.8098 1.099 0.624 1.241 319.1 10.04 110.3 7.4 –32.00 0.1505 0.00072 0.14682 163.67 391.79 0.8596 1.8056 1.102 0.629 1.242 311.7 10.12 109.4 7.51 –30.00 0.16389 0.00073 0.13553 165.88 392.69 0.8687 1.8015 1.105 0.635 1.244 304.6 10.21 108.5 7.61 –28.00 0.17819 0.00073 0.12528 168.1 393.58 0.8778 1.7975 1.108 0.641 1.246 297.7 10.29 107.5 7.72 –26.00 0.19344 0.00073 0.11597 170.33 394.47 0.8868 1.7937 1.112 0.646 1.248 291 10.38 106.6 7.83

Page 78: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 77

77 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–24.00 0.20968 0.00074 0.10749 172.56 395.34 0.8957 1.7899 1.115 0.653 1.25 284.4 10.46 105.7 7.94 –22.00 0.22696 0.00074 0.09975 174.8 396.21 0.9046 1.7862 1.119 0.659 1.253 278.1 10.55 104.8 8.06 –20.00 0.24531 0.00074 0.09268 177.04 397.06 0.9135 1.7826 1.123 0.665 1.255 271.9 10.63 103.9 8.17 –18.00 0.26479 0.00075 0.08621 179.3 397.91 0.9223 1.7791 1.127 0.672 1.258 265.9 10.72 103 8.29 –16.00 0.28543 0.00075 0.08029 181.56 398.75 0.9311 1.7757 1.131 0.678 1.261 260.1 10.8 102.1 8.4 –14.00 0.30728 0.00075 0.07485 183.83 399.57 0.9398 1.7723 1.135 0.685 1.264 254.4 10.89 101.1 8.52 –12.00 0.33038 0.00076 0.06986 186.11 400.39 0.9485 1.769 1.139 0.692 1.267 248.8 10.98 100.2 8.65 –10.00 0.35479 0.00076 0.06527 188.4 401.2 0.9572 1.7658 1.144 0.699 1.27 243.4 11.06 99.3 8.77 –8.00 0.38054 0.00076 0.06103 190.7 401.99 0.9658 1.7627 1.149 0.707 1.274 238.1 11.15 98.4 8.89 –6.00 0.40769 0.00077 0.05713 193.01 402.77 0.9744 1.7596 1.154 0.715 1.278 233 11.24 97.5 9.02 –4.00 0.43628 0.00077 0.05352 195.33 403.55 0.983 1.7566 1.159 0.722 1.282 227.9 11.32 96.6 9.15 –2.00 0.46636 0.00078 0.05019 197.66 404.3 0.9915 1.7536 1.164 0.731 1.287 223 11.41 95.7 9.28

0 0.49799 0.00078 0.0471 200 405.05 1 1.7507 1.169 0.739 1.291 218.2 11.5 94.8 9.42 2 0.5312 0.00078 0.04424 202.35 405.78 1.0085 1.7478 1.175 0.748 1.296 213.5 11.59 93.9 9.56 4 0.56605 0.00079 0.04159 204.71 406.5 1.0169 1.745 1.181 0.757 1.301 208.9 11.68 93.1 9.7 6 0.60259 0.00079 0.03913 207.09 407.2 1.0254 1.7422 1.187 0.766 1.307 204.4 11.77 92.2 9.84 8 0.64088 0.0008 0.03683 209.47 407.89 1.0338 1.7395 1.193 0.775 1.313 200 11.86 91.3 9.99 10 0.68095 0.0008 0.0347 211.87 408.56 1.0422 1.7368 1.199 0.785 1.319 195.7 11.96 90.4 10.14 12 0.72286 0.00081 0.03271 214.28 409.21 1.0505 1.7341 1.206 0.795 1.326 191.5 12.05 89.5 10.29 14 0.76668 0.00081 0.03086 216.7 409.85 1.0589 1.7315 1.213 0.806 1.333 187.3 12.14 88.6 10.45 16 0.81244 0.00082 0.02912 219.14 410.47 1.0672 1.7289 1.22 0.817 1.34 183.2 12.24 87.7 10.61 18 0.8602 0.00082 0.0275 221.59 411.07 1.0755 1.7263 1.228 0.828 1.348 179.2 12.33 86.8 10.77 20 0.91002 0.00083 0.02599 224.06 411.66 1.0838 1.7238 1.236 0.84 1.357 175.3 12.43 85.9 10.95

Page 79: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 78

78 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

22 0.96195 0.00083 0.02457 226.54 412.22 1.0921 1.7212 1.244 0.853 1.366 171.5 12.53 85 11.12 24 1.016 0.00084 0.02324 229.04 412.77 1.1004 1.7187 1.252 0.866 1.375 167.7 12.63 84.1 11.3 26 1.0724 0.00084 0.02199 231.55 413.29 1.1086 1.7162 1.261 0.879 1.385 163.9 12.74 83.2 11.49 28 1.1309 0.00085 0.02082 234.08 413.79 1.1169 1.7136 1.271 0.893 1.396 160.3 12.84 82.3 11.69 30 1.1919 0.00085 0.01972 236.62 414.26 1.1252 1.7111 1.281 0.908 1.408 156.7 12.95 81.4 11.89 32 1.2552 0.00086 0.01869 239.19 414.71 1.1334 1.7086 1.291 0.924 1.42 153.1 13.06 80.5 12.1 34 1.321 0.00087 0.01771 241.77 415.14 1.1417 1.7061 1.302 0.94 1.434 149.6 13.17 79.6 12.31 36 1.3892 0.00087 0.01679 244.38 415.54 1.1499 1.7036 1.314 0.957 1.448 146.1 13.28 78.7 12.54 38 1.4601 0.00088 0.01593 247 415.91 1.1582 1.701 1.326 0.976 1.463 142.7 13.4 77.8 12.77 40 1.5336 0.00089 0.01511 249.65 416.25 1.1665 1.6985 1.339 0.995 1.48 139.4 13.52 76.9 13.02 42 1.6098 0.00089 0.01433 252.32 416.55 1.1747 1.6959 1.353 1.015 1.498 136.1 13.64 76 13.28 44 1.6887 0.0009 0.0136 255.01 416.83 1.183 1.6933 1.368 1.037 1.517 132.8 13.77 75.1 13.55 46 1.7704 0.00091 0.01291 257.73 417.07 1.1913 1.6906 1.384 1.061 1.538 129.5 13.9 74.1 13.83 48 1.8551 0.00092 0.01226 260.47 417.27 1.1997 1.6879 1.401 1.086 1.561 126.3 14.04 73.2 14.13 50 1.9427 0.00092 0.01163 263.25 417.44 1.208 1.6852 1.419 1.113 1.586 123.1 14.18 72.3 14.45 52 2.0333 0.00093 0.01104 266.05 417.56 1.2164 1.6824 1.439 1.142 1.614 120 14.32 71.4 14.78 54 2.127 0.00094 0.01048 268.89 417.63 1.2248 1.6795 1.461 1.173 1.644 116.9 14.47 70.4 15.14 56 2.2239 0.00095 0.00995 271.76 417.66 1.2333 1.6766 1.485 1.208 1.677 113.8 14.63 69.5 15.52 58 2.324 0.00096 0.00944 274.66 417.63 1.2418 1.6736 1.511 1.246 1.714 110.7 14.8 68.6 15.92 60 2.4275 0.00097 0.00896 277.61 417.55 1.2504 1.6705 1.539 1.287 1.755 107.6 14.98 67.6 16.36 65 2.7012 0.001 0.00785 285.18 417.06 1.2722 1.6622 1.626 1.413 1.881 100 15.46 65.3 17.61 70 2.9974 0.00103 0.00685 293.1 416.09 1.2945 1.6529 1.743 1.584 2.056 92.4 16.02 62.9 19.16 75 3.3177 0.00107 0.00595 301.46 414.49 1.3177 1.6424 1.913 1.832 2.315 84.6 16.7 60.6 21.16

Page 80: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 79

79 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

80 3.6638 0.00112 0.00512 310.44 412.01 1.3423 1.6299 2.181 2.231 2.735 76.6 17.55 58.6 23.87 85 4.0378 0.00118 0.00434 320.38 408.19 1.369 1.6142 2.682 2.984 3.532 68.1 18.71 57.4 27.82 90 4.4423 0.00128 0.00356 332.09 401.87 1.4001 1.5922 3.981 4.975 5.626 58.3 20.48 59.3 34.55 95 4.8824 0.00151 0.00262 349.56 387.28 1.4462 1.5486 17.31 25.29 26.43 44.4 24.76 83.5 59.15

Page 81: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 80

80 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Page 82: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 81

81 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 1.3 Tính chất nhiệt động của R134a ở trạng thái bão hòa

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–100.00 0.00056 0.00063 25.193 75.36 336.85 0.4354 1.9456 1.184 0.593 1.162 1893 6.6 143.2 3.34 –90.00 0.00152 0.00064 9.7698 87.23 342.76 0.502 1.8972 1.189 0.617 1.156 1339 7.03 137.3 4.15 –80.00 0.00367 0.00065 4.2682 99.16 348.83 0.5654 1.858 1.198 0.642 1.151 1018 7.46 131.5 4.95 –70.00 0.00798 0.00067 2.059 111.2 355.02 0.6262 1.8264 1.21 0.667 1.148 809.2 7.89 126 5.75 –60.00 0.01591 0.00068 1.079 123.36 361.31 0.6846 1.801 1.223 0.692 1.146 663.1 8.3 120.7 6.56 –50.00 0.02945 0.00069 0.6062 135.67 367.65 0.741 1.7806 1.238 0.72 1.146 555.1 8.72 115.6 7.36 –40.00 0.05121 0.00071 0.36108 148.14 374 0.7956 1.7643 1.255 0.749 1.148 472.2 9.12 110.6 8.17 –30.00 0.08438 0.00072 0.22594 160.79 380.32 0.8486 1.7515 1.273 0.781 1.152 406.4 9.52 105.8 8.99 –28.00 0.0927 0.00072 0.2068 163.34 381.57 0.8591 1.7492 1.277 0.788 1.153 394.9 9.6 104.8 9.15 –26.07b 0.10133 0.00073 0.19018 165.81 382.78 0.869 1.7472 1.281 0.794 1.154 384.2 9.68 103.9 9.31 –26.00 0.10167 0.00073 0.18958 165.9 382.82 0.8694 1.7471 1.281 0.794 1.154 383.8 9.68 103.9 9.32 –24.00 0.1113 0.00073 0.17407 168.47 384.07 0.8798 1.7451 1.285 0.801 1.155 373.1 9.77 102.9 9.48 –22.00 0.12165 0.00073 0.16006 171.05 385.32 0.89 1.7432 1.289 0.809 1.156 362.9 9.85 102 9.65 –20.00 0.13273 0.00074 0.14739 173.64 386.55 0.9002 1.7413 1.293 0.816 1.158 353 9.92 101.1 9.82 –18.00 0.1446 0.00074 0.13592 176.23 387.79 0.9104 1.7396 1.297 0.823 1.159 343.5 10.01 100.1 9.98 –16.00 0.15728 0.00074 0.12551 178.83 389.02 0.9205 1.7379 1.302 0.831 1.161 334.3 10.09 99.2 10.15 –14.00 0.17082 0.00075 0.11605 181.44 390.24 0.9306 1.7363 1.306 0.838 1.163 325.4 10.17 98.3 10.32 –12.00 0.18524 0.00075 0.10744 184.07 391.46 0.9407 1.7348 1.311 0.846 1.165 316.9 10.25 97.4 10.49 –10.00 0.2006 0.00075 0.09959 186.7 392.66 0.9506 1.7334 1.316 0.854 1.167 308.6 10.33 96.5 10.66 –8.00 0.21693 0.00076 0.09242 189.34 393.87 0.9606 1.732 1.32 0.863 1.169 300.6 10.41 95.6 10.83

Page 83: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 82

82 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–6.00 0.23428 0.00076 0.08587 191.99 395.06 0.9705 1.7307 1.325 0.871 1.171 292.9 10.49 94.7 11 –4.00 0.25268 0.00076 0.07987 194.65 396.25 0.9804 1.7294 1.33 0.88 1.174 285.4 10.57 93.8 11.17 –2.00 0.27217 0.00077 0.07436 197.32 397.43 0.9902 1.7282 1.336 0.888 1.176 278.1 10.65 92.9 11.34

0 0.2928 0.00077 0.06931 200 398.6 1 1.7271 1.341 0.897 1.179 271.1 10.73 92 11.51 2 0.31462 0.00078 0.06466 202.69 399.77 1.0098 1.726 1.347 0.906 1.182 264.3 10.81 91.1 11.69 4 0.33766 0.00078 0.06039 205.4 400.92 1.0195 1.725 1.352 0.916 1.185 257.6 10.9 90.2 11.86 6 0.36198 0.00078 0.05644 208.11 402.06 1.0292 1.724 1.358 0.925 1.189 251.2 10.98 89.4 12.04 8 0.38761 0.00079 0.0528 210.84 403.2 1.0388 1.723 1.364 0.935 1.192 244.9 11.06 88.5 12.22

10 0.41461 0.00079 0.04944 213.58 404.32 1.0485 1.7221 1.37 0.945 1.196 238.8 11.15 87.6 12.4 12 0.44301 0.0008 0.04633 216.33 405.43 1.0581 1.7212 1.377 0.956 1.2 232.9 11.23 86.7 12.58 14 0.47288 0.0008 0.04345 219.09 406.53 1.0677 1.7204 1.383 0.967 1.204 227.1 11.32 85.9 12.77 16 0.50425 0.00081 0.04078 221.87 407.61 1.0772 1.7196 1.39 0.978 1.209 221.5 11.4 85 12.95 18 0.53718 0.00081 0.0383 224.66 408.69 1.0867 1.7188 1.397 0.989 1.214 216 11.49 84.1 13.14 20 0.57171 0.00082 0.036 227.47 409.75 1.0962 1.718 1.405 1.001 1.219 210.7 11.58 83.3 13.33 22 0.60789 0.00082 0.03385 230.29 410.79 1.1057 1.7173 1.413 1.013 1.224 205.5 11.67 82.4 13.53 24 0.64578 0.00083 0.03186 233.12 411.82 1.1152 1.7166 1.421 1.025 1.23 200.4 11.76 81.6 13.72 26 0.68543 0.00083 0.03 235.97 412.84 1.1246 1.7159 1.429 1.038 1.236 195.4 11.85 80.7 13.92 28 0.72688 0.00084 0.02826 238.84 413.84 1.1341 1.7152 1.437 1.052 1.243 190.5 11.95 79.8 14.13 30 0.7702 0.00084 0.02664 241.72 414.82 1.1435 1.7145 1.446 1.065 1.249 185.8 12.04 79 14.33 32 0.81543 0.00085 0.02513 244.62 415.78 1.1529 1.7138 1.456 1.08 1.257 181.1 12.14 78.1 14.54 34 0.86263 0.00085 0.02371 247.54 416.72 1.1623 1.7131 1.466 1.095 1.265 176.6 12.24 77.3 14.76 36 0.91185 0.00086 0.02238 250.48 417.65 1.1717 1.7124 1.476 1.111 1.273 172.1 12.34 76.4 14.98 38 0.96315 0.00087 0.02113 253.43 418.55 1.1811 1.7118 1.487 1.127 1.282 167.7 12.44 75.6 15.21 40 1.0166 0.00087 0.01997 256.41 419.43 1.1905 1.7111 1.498 1.145 1.292 163.4 12.55 74.7 15.44

Page 84: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 83

83 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

42 1.0722 0.00088 0.01887 259.41 420.28 1.1999 1.7103 1.51 1.163 1.303 159.2 12.65 73.9 15.68 44 1.1301 0.00089 0.01784 262.43 421.11 1.2092 1.7096 1.523 1.182 1.314 155.1 12.76 73 15.93 46 1.1903 0.00089 0.01687 265.47 421.92 1.2186 1.7089 1.537 1.202 1.326 151 12.88 72.1 16.18 48 1.2529 0.0009 0.01595 268.53 422.69 1.228 1.7081 1.551 1.223 1.339 147 13 71.3 16.45 50 1.3179 0.00091 0.01509 271.62 423.44 1.2375 1.7072 1.566 1.246 1.354 143.1 13.12 70.4 16.72 52 1.3854 0.00091 0.01428 274.74 424.15 1.2469 1.7064 1.582 1.27 1.369 139.2 13.24 69.6 17.01 54 1.4555 0.00092 0.01351 277.89 424.83 1.2563 1.7055 1.6 1.296 1.386 135.4 13.37 68.7 17.31 56 1.5282 0.00093 0.01278 281.06 425.47 1.2658 1.7045 1.618 1.324 1.405 131.6 13.51 67.8 17.63 58 1.6036 0.00094 0.01209 284.27 426.07 1.2753 1.7035 1.638 1.354 1.425 127.9 13.65 67 17.96 60 1.6818 0.00095 0.01144 287.5 426.63 1.2848 1.7024 1.66 1.387 1.448 124.2 13.79 66.1 18.31 62 1.7628 0.00096 0.01083 290.78 427.14 1.2944 1.7013 1.684 1.422 1.473 120.6 13.95 65.2 18.68 64 1.8467 0.00097 0.01024 294.09 427.61 1.304 1.7 1.71 1.461 1.501 117 14.11 64.3 19.07 66 1.9337 0.00098 0.00969 297.44 428.02 1.3137 1.6987 1.738 1.504 1.532 113.5 14.28 63.4 19.5 68 2.0237 0.00099 0.00916 300.84 428.36 1.3234 1.6972 1.769 1.552 1.567 109.9 14.46 62.6 19.95 70 2.1168 0.001 0.00865 304.28 428.65 1.3332 1.6956 1.804 1.605 1.607 106.4 14.65 61.7 20.45 72 2.2132 0.00102 0.00817 307.78 428.86 1.343 1.6939 1.843 1.665 1.653 102.9 14.85 60.8 20.98 74 2.313 0.00103 0.00771 311.33 429 1.353 1.692 1.887 1.734 1.705 99.5 15.07 59.9 21.56 76 2.4161 0.00104 0.00727 314.94 429.04 1.3631 1.6899 1.938 1.812 1.766 96 15.3 59 22.21 78 2.5228 0.00106 0.00685 318.63 428.98 1.3733 1.6876 1.996 1.904 1.838 92.5 15.56 58.1 22.92 80 2.6332 0.00108 0.00645 322.39 428.81 1.3836 1.685 2.065 2.012 1.924 89 15.84 57.2 23.72 85 2.9258 0.00113 0.0055 332.22 427.76 1.4104 1.6771 2.306 2.397 2.232 80.2 16.67 54.9 26.22 90 3.2442 0.00119 0.00461 342.93 425.42 1.439 1.6662 2.756 3.121 2.82 70.9 17.81 52.8 29.91 95 3.5912 0.00129 0.00374 355.25 420.67 1.4715 1.6492 3.938 5.02 4.369 60.4 19.61 51.7 36.4

100 3.9724 0.00154 0.00268 373.3 407.68 1.5188 1.6109 17.59 25.35 20.81 45.1 24.21 59.9 60.58

Page 85: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 84

84 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Page 86: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 85

85 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 1.4 Tính chất nhiệt động của R404A ở trạng thái bão hòa

p(Mpa)

Nhiệt độ

t(0C) Thể tích v(m3/kg)

Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

Sôi Đọng sương

hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng lỏng hơi hơi lỏng hơi lỏng

0.005 –94.18 –93.00 0.0006923 3.05033 83.2 310.67 0.481 1.7496 1.147 0.637 1.163 760.4 7.2 123.6 6 0.006 –91.96 –90.80 0.0006953 2.57089 85.75 311.99 0.4952 1.7415 1.149 0.643 1.162 723.1 7.29 122.3 6.12 0.007 –90.03 –88.89 0.0006979 2.22501 87.98 313.15 0.5074 1.7347 1.151 0.649 1.161 693.2 7.37 121.2 6.23 0.008 –88.31 –87.19 0.0007002 1.96336 89.95 314.17 0.5181 1.729 1.153 0.653 1.161 668.3 7.44 120.2 6.33 0.009 –86.77 –85.67 0.0007023 1.75831 91.74 315.1 0.5277 1.724 1.155 0.657 1.16 647.2 7.5 119.3 6.42 0.01 –85.36 –84.27 0.0007043 1.59315 93.36 315.94 0.5364 1.7196 1.157 0.661 1.16 628.9 7.56 118.5 6.5 0.02 –75.43 –74.45 0.0007184 0.8331 104.92 321.94 0.5963 1.6923 1.171 0.69 1.159 520.6 7.97 113.1 7.1 0.04 –64.18 –63.29 0.0007355 0.4358 118.21 328.8 0.6617 1.668 1.191 0.725 1.159 429.8 8.43 107.2 7.77 0.06 –56.87 –56.03 0.0007472 0.29818 126.98 333.25 0.7028 1.6553 1.206 0.749 1.161 383.1 8.73 103.5 8.25 0.08 –51.30 –50.50 0.0007566 0.22768 133.73 336.63 0.7336 1.647 1.218 0.769 1.164 352.4 8.96 100.8 8.65 0.1 –46.75 –45.98 0.0007645 0.1846 139.3 339.37 0.7584 1.641 1.228 0.786 1.166 329.8 9.14 98.6 8.97

0.10132b –46.48 –45.71 0.000765 0.18233 139.64 339.53 0.7599 1.6406 1.229 0.787 1.166 328.5 9.15 98.4 8.99

0.12 –42.87 –42.12 0.0007715 0.15547 144.09 341.7 0.7793 1.6364 1.238 0.801 1.169 312.1 9.28 96.7 9.25 0.14 –39.47 –38.74 0.0007779 0.1344 148.33 343.72 0.7975 1.6327 1.246 0.815 1.172 297.6 9.42 95.1 9.51 0.16 –36.42 –35.72 0.0007837 0.11844 152.14 345.52 0.8136 1.6296 1.254 0.828 1.175 285.4 9.54 93.7 9.74 0.18 –33.66 –32.97 0.0007891 0.10591 155.62 347.14 0.8282 1.627 1.262 0.84 1.177 274.9 9.65 92.4 9.95

0.2 –31.13 –30.45 0.0007942 0.0958 158.83 348.61 0.8414 1.6248 1.269 0.851 1.18 265.7 9.75 91.3 10.15

0.22 –28.79 –28.12 0.000799 0.08747 161.81 349.97 0.8536 1.6228 1.276 0.861 1.183 257.5 9.84 90.2 10.3

Page 87: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 86

86 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

p(Mpa)

Nhiệt độ

t(0C) Thể tích v(m3/kg)

Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

Sôi Đọng sương

hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng lỏng hơi hơi lỏng hơi lỏng

3

0.24 –26.61 –25.95 0.0008036 0.08049 164.61 351.22 0.865 1.6211 1.282 0.871 1.186 250.2 9.93 89.2 10.51

0.26 –24.56 –23.91 0.000808 0.07454 167.25 352.39 0.8756 1.6196 1.288 0.881 1.189 243.5 10.02 88.3 10.66

0.28 –22.63 –21.99 0.0008122 0.06941 169.75 353.48 0.8855 1.6182 1.294 0.891 1.192 237.4 10.1 87.4 10.83

0.3 –20.80 –20.17 0.0008163 0.06494 172.13 354.51 0.8949 1.6169 1.3 0.9 1.195 231.8 10.13 86.6 11.11

0.32 –19.06 –18.44 0.0008202 0.06101 174.4 355.48 0.9038 1.6158 1.306 0.908 1.198 226.6 10.21 85.9 11.26

0.34 –17.40 –16.80 0.0008241 0.05753 176.57 356.4 0.9123 1.6147 1.312 0.917 1.201 221.8 10.29 85.1 11.4

0.36 –15.82 –15.22 0.0008278 0.05442 178.65 357.27 0.9203 1.6138 1.317 0.925 1.204 217.3 10.36 84.4 11.54

0.38 –14.30 –13.71 0.0008314 0.05163 180.66 358.09 0.928 1.6129 1.322 0.934 1.207 213.1 10.43 83.8 11.67

0.4 –12.84 –12.26 0.0008349 0.0491 182.6 358.88 0.9354 1.612 1.328 0.942 1.21 209.1 10.49 83.2 11.8

0.42 –11.44 –10.86 0.0008384 0.04681 184.47 359.64 0.9425 1.6113 1.333 0.949 1.213 205.4 10.56 82.5 11.93

0.44 –10.09 –9.51 0.0008418 0.04472 186.28 360.36 0.9494 1.6105 1.338 0.957 1.216 201.8 10.62 82 12.05

0.46 –8.78 –8.21 0.0008452 0.0428 188.04 361.05 0.956 1.6098 1.343 0.965 1.219 198.5 10.68 81.4 12.18

0.48 –7.51 –6.95 0.0008485 0.04104 189.75 361.71 0.9624 1.6092 1.348 0.972 1.222 195.3 10.74 80.9 12.3 0.5 –6.28 –5.73 0.0008517 0.03941 191.41 362.35 0.9685 1.6085 1.353 0.98 1.225 192.2 10.79 80.3 12.4

Page 88: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 87

87 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

p(Mpa)

Nhiệt độ

t(0C) Thể tích v(m3/kg)

Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

Sôi Đọng sương

hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng lỏng hơi hơi lỏng hơi lỏng

1 0.55 –3.37 –2.83 0.0008595 0.03584 195.37 363.84 0.9831 1.6071 1.365 0.998 1.234 185.1 10.93 79.1 12.7

0.6 –0.65 –0.12 0.0008672 0.03285 199.1 365.21 0.9968 1.6058 1.377 1.016 1.242 178.8 11.06 77.9 12.97

0.65 1.9 2.42 0.0008746 0.0303 202.64 366.46 1.0095 1.6046 1.389 1.033 1.25 172.9 11.18 76.9 13.24

0.7 4.32 4.82 0.0008818 0.0281 206 367.62 1.0215 1.6036 1.4 1.051 1.259 167.6 11.3 75.8 13.5

0.75 6.6 7.1 0.000889 0.02619 209.21 368.69 1.0329 1.6025 1.412 1.068 1.268 162.7 11.41 74.9 13.75

0.8 8.77 9.26 0.000896 0.0245 212.29 369.69 1.0437 1.6016 1.424 1.085 1.277 158.1 11.52 74 14.01

0.85 10.85 11.33 0.0009029 0.02301 215.26 370.62 1.054 1.6007 1.435 1.102 1.287 153.9 11.63 73.1 14.26

0.9 12.83 13.3 0.0009097 0.02167 218.11 371.48 1.0639 1.5998 1.447 1.12 1.296 149.9 11.74 72.3 14.51

0.95 14.74 15.2 0.0009164 0.02047 220.87 372.29 1.0733 1.5989 1.459 1.137 1.306 146.1 11.84 71.5 14.76

1 16.57 17.02 0.0009231 0.01939 223.54 373.04 1.0824 1.5981 1.471 1.155 1.317 142.6 11.94 70.7 15 1.1 20.03 20.47 0.0009363 0.0175 228.65 374.41 1.0996 1.5965 1.495 1.19 1.339 136 12.14 69.3 15.5 1.2 23.27 23.69 0.0009496 0.01592 233.5 375.6 1.1158 1.5949 1.52 1.228 1.363 130 12.34 67.9 16

1.3 26.31 26.72 0.0009627 0.01457 238.12 376.65 1.1309 1.5933 1.547 1.266 1.388 124.5 12.54 66.7 16.51

1.4 29.18 29.58 0.0009761 0.0134 242.54 377.55 1.1453 1.5916 1.574 1.307 1.416 119.5 12.74 65.5 17.04

1.5 31.9 32.29 0.0009894 0.01238 246.8 378.34 1.159 1.59 1.603 1.35 1.446 114.8 12.93 64.3 17.5

Page 89: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 88

88 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

p(Mpa)

Nhiệt độ

t(0C) Thể tích v(m3/kg)

Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

Sôi Đọng sương

hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng lỏng hơi hơi lỏng hơi lỏng

8

1.6 34.49 34.86 0.001003 0.01148 250.91 379 1.1721 1.5882 1.634 1.397 1.48 110.4 13.13 63.3 18.14

1.7 36.96 37.32 0.0010169 0.01068 254.89 379.55 1.1847 1.5864 1.667 1.447 1.516 106.2 13.34 62.2 18.73

1.8 39.32 39.67 0.0010309 0.00996 258.76 380 1.1968 1.5846 1.703 1.501 1.556 102.3 13.54 61.2 19.35

1.9 41.59 41.92 0.0010455 0.00932 262.53 380.35 1.2085 1.5826 1.741 1.56 1.601 98.6 13.75 60.3 20

2 43.76 44.09 0.0010603 0.00873 266.22 380.59 1.2198 1.5805 1.784 1.625 1.651 95 13.97 59.3 20.69

2.1 45.86 46.17 0.0010757 0.00819 269.83 380.74 1.2308 1.5783 1.83 1.697 1.708 91.6 14.2 58.4 21.43

2.2 47.87 48.18 0.0010917 0.0077 273.38 380.79 1.2416 1.576 1.882 1.778 1.772 88.3 14.43 57.6 22.21

2.3 49.82 50.11 0.0011084 0.00724 276.87 380.73 1.2521 1.5735 1.94 1.869 1.845 85.1 14.68 56.7 23.06

2.4 51.71 51.99 0.0011259 0.00682 280.32 380.57 1.2624 1.5709 2.006 1.974 1.929 82 14.93 55.9 23.97

2.5 53.53 53.8 0.0011442 0.00643 283.74 380.31 1.2725 1.568 2.081 2.095 2.027 79 15.21 55.1 24.97

2.6 55.3 55.56 0.0011636 0.00606 287.14 379.92 1.2826 1.5649 2.169 2.238 2.143 76.1 15.5 54.4 26.05

2.7 57.02 57.26 0.0011843 0.00571 290.53 379.42 1.2925 1.5616 2.272 2.407 2.282 73.2 15.81 53.7 27.24

2.8 58.68 58.91 0.0012066 0.00538 293.92 378.77 1.3024 1.558 2.397 2.613 2.451 70.3 16.15 53 28.56

Page 90: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 89

89 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

p(Mpa)

Nhiệt độ

t(0C) Thể tích v(m3/kg)

Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

Sôi Đọng sương

hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng lỏng hơi hơi lỏng hơi lỏng

2.9 60.3 60.52 0.0012308 0.00507 297.32 377.97 1.3122 1.554 2.552 2.868 2.662 67.5 16.52 52.3 30.05

3 61.87 62.08 0.0012572 0.00476 300.76 376.99 1.3222 1.5496 2.748 3.195 2.931 64.6 16.93 51.8 31.74

3.2 64.88 65.07 0.00132 0.00419 307.87 374.35 1.3425 1.5391 3.366 4.224 3.781 58.7 17.92 50.9 36.05

3.4 67.74 67.89 0.0014057 0.00362 315.62 370.3 1.3645 1.5249 4.792 6.551 5.695 52.4 19.31 51 42.77

Page 91: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 90

90 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 1.5 Tính chất nhiệt động của R410A ở trạng thái bão hòa

p(Mpa)

Nhiệt độ

t(0C) Thể tích v(m3/kg)

Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

Sôi Đọng sương

hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng Sôi hơi lỏng hơi lỏng

0.01 –88.54 –88.50 0.000684 2.0955 78 377.63 0.465 2.0879 1.313 0.666 1.227 560.3 8.2 168.6 6.6 0.02 –79.05 –79.01 0.0006972 1.0954 90.48 383.18 0.5309 2.0388 1.317 0.695 1.227 473.2 8.63 162.6 7.06 0.04 –68.33 –68.29 0.0007131 0.57278 104.64 389.31 0.6018 1.9916 1.325 0.733 1.23 398.9 9.11 155.9 7.61 0.06 –61.39 –61.35 0.0007239 0.39184 113.86 393.17 0.6461 1.965 1.333 0.761 1.234 360.2 9.43 151.7 7.97 0.08 –56.13 –56.08 0.0007325 0.29918 120.91 396.04 0.6789 1.9465 1.34 0.785 1.238 334.4 9.66 148.5 8.26 0.1 –51.83 –51.78 0.0007398 0.24259 126.69 398.33 0.7052 1.9324 1.347 0.805 1.242 315.4 9.86 146 8.5

0.10132b –51.57 –51.52 0.0007402 0.23961 127.04 398.47 0.7068 1.9316 1.348 0.806 1.242 314.3 9.87 145.8 8.51

0.12 –48.17 –48.12 0.0007462 0.20433 131.64 400.24 0.7273 1.9211 1.353 0.823 1.246 300.3 10.02 143.8 8.71 0.14 –44.96 –44.91 0.0007519 0.17668 136 401.89 0.7464 1.9116 1.359 0.839 1.25 288 10.17 141.9 8.89 0.16 –42.10 –42.05 0.0007572 0.15572 139.9 403.33 0.7634 1.9034 1.365 0.854 1.254 277.5 10.3 140.2 9.06 0.18 –39.51 –39.45 0.0007621 0.13928 143.46 404.62 0.7786 1.8963 1.371 0.868 1.257 268.5 10.42 138.7 9.22 0.2 –37.13 –37.07 0.0007666 0.12602 146.73 405.78 0.7925 1.89 1.376 0.881 1.261 260.5 10.52 137.3 9.36

0.22 –34.93 –34.87 0.000771 0.1151 149.76 406.84 0.8052 1.8843 1.381 0.894 1.265 253.4 10.62 136 9.5 0.24 –32.89 –32.83 0.000775 0.10593 152.6 407.81 0.817 1.8791 1.386 0.906 1.268 247 10.72 134.8 9.63 0.26 –30.97 –30.90 0.0007789 0.09813 155.27 408.71 0.828 1.8744 1.391 0.917 1.272 241.2 10.81 133.7 9.75 0.28 –29.16 –29.10 0.0007827 0.09141 157.79 409.54 0.8383 1.87 1.396 0.928 1.276 235.9 10.89 132.7 9.87 0.3 –27.45 –27.38 0.0007862 0.08556 160.19 410.31 0.8481 1.8659 1.401 0.938 1.279 231 10.97 131.7 9.98

0.32 –25.83 –25.76 0.0007897 0.08041 162.47 411.04 0.8573 1.8622 1.405 0.948 1.283 226.4 11.04 130.7 10.09 0.34 –24.28 –24.21 0.0007931 0.07584 164.66 411.72 0.866 1.8586 1.41 0.958 1.287 222.2 11.11 129.8 10.2 0.36 –22.80 –22.73 0.0007963 0.07177 166.75 412.36 0.8743 1.8553 1.414 0.968 1.29 218.2 11.18 128.9 10.3

Page 92: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 91

91 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

p(Mpa)

Nhiệt độ

t(0C) Thể tích v(m3/kg)

Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

Sôi Đọng sương

hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng Sôi hơi lỏng hơi lỏng

0.38 –21.39 –21.31 0.0007995 0.06811 168.76 412.96 0.8823 1.8521 1.419 0.977 1.294 214.5 11.25 128.1 10.4 0.4 –20.03 –19.95 0.0008026 0.06481 170.7 413.54 0.8899 1.8491 1.423 0.986 1.298 211 11.31 127.3 10.49

0.42 –18.72 –18.64 0.0008056 0.0618 172.57 414.08 0.8972 1.8463 1.427 0.995 1.301 207.7 11.31 126.5 10.64 0.44 –17.45 –17.38 0.0008085 0.05907 174.38 414.6 0.9042 1.8436 1.432 1.004 1.305 204.6 11.32 125.8 10.78 0.46 –16.24 –16.16 0.0008114 0.05656 176.13 415.09 0.911 1.841 1.436 1.012 1.308 201.6 11.38 125.1 10.87 0.48 –15.06 –14.98 0.0008143 0.05425 177.83 415.56 0.9175 1.8385 1.44 1.021 1.312 198.7 11.43 124.4 10.96 0.5 –13.91 –13.83 0.0008171 0.05212 179.48 416 0.9238 1.8361 1.444 1.029 1.316 196 11.49 123.7 11.05

0.55 –11.20 –11.12 0.0008237 0.04746 183.41 417.04 0.9388 1.8305 1.455 1.049 1.325 189.7 11.63 122.1 11.28 0.6 –8.68 –8.59 0.0008302 0.04354 187.11 417.96 0.9527 1.8254 1.465 1.068 1.334 184 11.76 120.6 11.49

0.65 –6.30 –6.22 0.0008365 0.04021 190.6 418.8 0.9657 1.8207 1.475 1.088 1.344 178.8 11.88 119.2 11.7 0.7 –4.07 –3.98 0.0008425 0.03734 193.92 419.56 0.9779 1.8163 1.485 1.106 1.353 174.1 12.01 117.9 11.91

0.75 –1.95 –1.86 0.0008485 0.03484 197.08 420.25 0.9894 1.8122 1.495 1.125 1.363 169.7 12.12 116.6 12.11 0.8 0.07 0.16 0.0008543 0.03264 200.1 420.88 1.0004 1.8083 1.505 1.143 1.373 165.6 12.24 115.4 12.31

0.85 1.99 2.08 0.0008599 0.03069 203 421.45 1.0108 1.8046 1.515 1.161 1.383 161.8 12.34 114.3 12.51 0.9 3.83 3.92 0.0008654 0.02894 205.79 421.97 1.0207 1.8011 1.525 1.179 1.393 158.2 12.45 113.2 12.71

0.95 5.59 5.69 0.0008709 0.02738 208.49 422.45 1.0303 1.7978 1.535 1.197 1.403 154.8 12.56 112.1 12.91 1 7.28 7.38 0.0008763 0.02597 211.09 422.89 1.0394 1.7946 1.545 1.215 1.414 151.6 12.66 111.1 13.11

1.1 10.48 10.59 0.0008868 0.02351 216.06 423.64 1.0568 1.7885 1.565 1.251 1.435 145.7 12.87 109.1 13.51 1.2 13.48 13.58 0.0008973 0.02145 220.76 424.27 1.0729 1.7828 1.586 1.287 1.458 140.3 13.06 107.3 13.92 1.3 16.28 16.39 0.0009074 0.0197 225.22 424.78 1.0881 1.7774 1.607 1.324 1.482 135.4 13.25 105.5 14.35 1.4 18.93 19.04 0.0009176 0.01818 229.48 425.18 1.1024 1.7723 1.629 1.362 1.507 130.9 13.43 103.9 14.79 1.5 21.44 21.55 0.0009276 0.01686 233.56 425.49 1.116 1.7674 1.651 1.402 1.533 126.7 13.6 102.3 15.25 1.6 23.83 23.94 0.0009376 0.0157 237.49 425.72 1.129 1.7627 1.675 1.442 1.561 122.8 13.78 100.8 15.73

Page 93: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 92

92 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

p(Mpa)

Nhiệt độ

t(0C) Thể tích v(m3/kg)

Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt

(W/m.K)

Sôi Đọng sương

hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng Sôi hơi lỏng hơi lỏng

1.7 26.11 26.22 0.0009476 0.01467 241.29 425.86 1.1414 1.7581 1.699 1.485 1.59 119.1 13.95 99.3 16.23 1.8 28.29 28.4 0.0009577 0.01375 244.96 425.93 1.1533 1.7536 1.725 1.529 1.622 115.6 14.12 97.9 16.76 1.9 30.37 30.49 0.0009678 0.01292 248.52 425.93 1.1648 1.7492 1.751 1.576 1.655 112.3 14.28 96.5 17.32

2 32.38 32.49 0.0009779 0.01217 251.99 425.87 1.1759 1.7448 1.779 1.625 1.69 109.2 14.45 95.2 17.91 2.1 34.31 34.43 0.0009881 0.01149 255.37 425.74 1.1866 1.7406 1.809 1.677 1.728 106.2 14.62 93.9 18.53 2.2 36.18 36.29 0.0009986 0.01087 258.68 425.54 1.197 1.7363 1.84 1.732 1.768 103.4 14.79 92.7 19.19 2.3 37.98 38.09 0.0010091 0.0103 261.91 425.29 1.2071 1.7321 1.874 1.79 1.812 100.6 14.96 91.5 19.9 2.4 39.72 39.83 0.0010199 0.00977 265.08 424.98 1.2169 1.7279 1.909 1.853 1.858 98 15.13 90.3 20.65 2.5 41.4 41.51 0.0010308 0.00928 268.2 424.61 1.2265 1.7237 1.947 1.92 1.909 95.5 15.3 89.1 21.44 2.6 43.04 43.15 0.001042 0.00883 271.27 424.18 1.2359 1.7194 1.988 1.993 1.964 93 15.48 88 22.3 2.7 44.62 44.73 0.0010534 0.0084 274.29 423.69 1.2451 1.7152 2.032 2.072 2.024 90.7 15.66 86.8 23.2 2.8 46.17 46.27 0.0010652 0.00801 277.27 423.14 1.2541 1.7109 2.08 2.158 2.089 88.4 15.84 85.7 24.17 2.9 47.67 47.77 0.0010772 0.00764 280.23 422.53 1.263 1.7065 2.133 2.252 2.161 86.1 16.04 84.6 25.21

3 49.13 49.23 0.0010897 0.00729 283.15 421.85 1.2718 1.7021 2.19 2.356 2.24 83.9 16.23 83.6 26.33 3.2 51.94 52.04 0.0011161 0.00665 288.94 420.3 1.289 1.693 2.323 2.598 2.426 79.7 16.65 81.4 28.81 3.4 54.61 54.71 0.0011446 0.00607 294.67 418.47 1.3059 1.6835 2.49 2.904 2.662 75.6 17.1 79.4 31.7 3.6 57.17 57.26 0.0011759 0.00555 300.41 416.29 1.3226 1.6734 2.707 3.305 2.971 71.6 17.6 77.5 35.11 3.8 59.61 59.69 0.0012109 0.00506 306.2 413.72 1.3394 1.6624 3.002 3.855 3.393 67.7 18.16 76.5 39.2

4 61.94 62.02 0.0012514 0.00461 312.13 410.64 1.3564 1.6503 3.431 4.661 4.01 63.7 18.81 76.3 44.24 4.2 64.18 64.25 0.0012995 0.00417 318.33 406.86 1.3741 1.6365 4.129 5.97 5.004 59.5 19.61 78.2 50.75

4.790c 70.2 70.2 0.0018248 0.00183 352.5 352.5 1.472 1.472 — — — — — — —

Page 94: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 93

93 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 1.6 Tính chất nhiệt động của R507A ở trạng thái bão hòa

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–100.00 0.0031 0.0006796 4.6772 77.43 303.23 0.4473 1.7515 1.134 0.617 1.164 858 7.03 125.6 5.62 –95.00 0.00479 0.0006861 3.109 83.11 306.19 0.4796 1.7319 1.137 0.63 1.162 759.3 7.23 122.6 5.9 –90.00 0.0072 0.0006928 2.1231 88.81 309.17 0.5112 1.7144 1.142 0.643 1.161 678.9 7.43 119.7 6.18 –85.00 0.01055 0.0006996 1.4856 94.54 312.18 0.542 1.6988 1.148 0.657 1.159 612.1 7.63 116.9 6.47 –80.00 0.01509 0.0007067 1.0628 100.29 315.2 0.5722 1.6849 1.155 0.671 1.158 555.7 7.83 114.1 6.77 –75.00 0.02113 0.0007139 0.77578 106.09 318.24 0.6018 1.6725 1.162 0.686 1.158 507.4 8.02 111.4 7.07 –70.00 0.02903 0.0007213 0.57673 111.93 321.29 0.6309 1.6614 1.171 0.702 1.158 465.5 8.22 108.8 7.39 –65.00 0.03916 0.000729 0.43596 117.81 324.33 0.6594 1.6516 1.18 0.718 1.159 428.8 8.42 106.2 7.71 –60.00 0.05198 0.0007369 0.33458 123.74 327.38 0.6875 1.6429 1.19 0.734 1.16 396.3 8.62 103.7 8.03 –55.00 0.06795 0.0007451 0.26036 129.72 330.42 0.7152 1.6352 1.2 0.752 1.162 367.4 8.84 101.2 8.38 –50.00 0.08759 0.0007536 0.20517 135.75 333.44 0.7425 1.6284 1.211 0.77 1.164 341.5 9.04 98.8 8.73 –48.00 0.09661 0.0007571 0.18713 138.18 334.64 0.7533 1.6259 1.216 0.778 1.165 331.8 9.11 97.9 8.87 –47.01b 0.10132 0.0007589 0.17894 139.39 335.24 0.7586 1.6247 1.218 0.782 1.166 327.2 9.15 97.4 8.94 –46.00 0.10634 0.0007607 0.17099 140.62 335.85 0.7641 1.6235 1.221 0.786 1.167 322.5 9.19 97 9.01 –44.00 0.11682 0.0007643 0.1565 143.07 337.04 0.7748 1.6212 1.226 0.793 1.168 313.6 9.26 96 9.16 –42.00 0.12809 0.000768 0.14348 145.53 338.23 0.7854 1.6191 1.231 0.801 1.17 305 9.34 95.1 9.3 –40.00 0.1402 0.0007717 0.13175 148 339.42 0.796 1.617 1.236 0.81 1.171 296.7 9.41 94.2 9.45 –38.00 0.15318 0.0007755 0.12116 150.49 340.6 0.8066 1.6151 1.241 0.818 1.173 288.8 9.49 93.2 9.6 –36.00 0.16708 0.0007794 0.11159 152.98 341.78 0.8171 1.6132 1.246 0.827 1.175 281 9.57 92.3 9.75 –34.00 0.18194 0.0007833 0.10292 155.48 342.95 0.8275 1.6115 1.252 0.835 1.177 273.6 9.64 91.4 9.9 –32.00 0.1978 0.0007873 0.09505 157.99 344.11 0.838 1.6098 1.258 0.844 1.18 266.4 9.72 90.5 10.06

Page 95: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 94

94 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–30.00 0.21471 0.0007914 0.08791 160.52 345.27 0.8483 1.6082 1.263 0.853 1.182 259.4 9.8 89.6 10.21 –28.00 0.23271 0.0007955 0.0814 163.06 346.42 0.8587 1.6067 1.269 0.862 1.185 252.7 9.88 88.7 10.37 –26.00 0.25185 0.0007998 0.07546 165.61 347.57 0.869 1.6052 1.275 0.872 1.188 246.1 9.96 87.8 10.53 –24.00 0.27218 0.0008041 0.07004 168.17 348.7 0.8792 1.6038 1.281 0.882 1.191 239.8 10.05 87 10.69 –22.00 0.29374 0.0008085 0.06508 170.74 349.82 0.8894 1.6025 1.288 0.891 1.194 233.6 10.01 86.1 10.99 –20.00 0.31658 0.0008131 0.06054 173.33 350.94 0.8996 1.6012 1.294 0.902 1.197 227.6 10.11 85.2 11.16 –18.00 0.34076 0.0008177 0.05638 175.93 352.05 0.9098 1.6001 1.301 0.912 1.201 221.8 10.2 84.3 11.33 –16.00 0.36631 0.0008224 0.05255 178.55 353.14 0.9199 1.5989 1.308 0.923 1.205 216.2 10.29 83.5 11.5 –14.00 0.39329 0.0008272 0.04903 181.18 354.23 0.93 1.5978 1.315 0.933 1.209 210.7 10.39 82.6 11.68 –12.00 0.42176 0.0008321 0.04579 183.82 355.3 0.9401 1.5968 1.323 0.945 1.213 205.3 10.48 81.8 11.86 –10.00 0.45176 0.0008372 0.04279 186.48 356.37 0.9501 1.5957 1.33 0.956 1.218 200.1 10.58 80.9 12.04 –8.00 0.48335 0.0008423 0.04003 189.15 357.41 0.9601 1.5948 1.338 0.968 1.223 195 10.67 80 12.23 –6.00 0.51658 0.0008476 0.03748 191.84 358.45 0.9701 1.5938 1.346 0.98 1.228 190.1 10.77 79.2 12.42 –4.00 0.5515 0.000853 0.03511 194.54 359.47 0.9801 1.5929 1.355 0.993 1.234 185.2 10.87 78.3 12.61 –2.00 0.58817 0.0008587 0.03292 197.26 360.48 0.9901 1.592 1.363 1.006 1.24 180.5 10.97 77.5 12.81

0 0.62665 0.0008644 0.03089 200 361.47 1 1.5912 1.372 1.019 1.247 175.9 11.07 76.7 13.02 2 0.66698 0.0008702 0.029 202.76 362.44 1.0099 1.5903 1.382 1.033 1.254 171.4 11.17 75.8 13.23 4 0.70924 0.0008763 0.02724 205.53 363.4 1.0198 1.5895 1.392 1.048 1.261 167 11.28 75 13.45 6 0.75347 0.0008825 0.0256 208.32 364.33 1.0297 1.5886 1.402 1.063 1.269 162.6 11.38 74.1 13.67 8 0.79973 0.000889 0.02408 211.13 365.25 1.0396 1.5878 1.413 1.079 1.278 158.4 11.49 73.3 13.9 10 0.84809 0.0008956 0.02265 213.97 366.15 1.0495 1.587 1.424 1.096 1.287 154.3 11.6 72.5 14.14 12 0.8986 0.0009024 0.02132 216.82 367.02 1.0594 1.5862 1.436 1.113 1.297 150.2 11.71 71.6 14.39 14 0.95133 0.0009096 0.02008 219.69 367.87 1.0693 1.5853 1.448 1.131 1.307 146.2 11.83 70.8 14.65 16 1.0063 0.0009168 0.01892 222.59 368.7 1.0792 1.5845 1.461 1.151 1.319 142.3 11.94 70 14.91

Page 96: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 95

95 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg)

Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

18 1.0637 0.0009245 0.01783 225.52 369.49 1.089 1.5836 1.475 1.171 1.332 138.5 12.06 69.1 15.19 20 1.1235 0.0009323 0.0168 228.46 370.26 1.0989 1.5827 1.49 1.193 1.346 134.7 12.19 68.3 15.49 22 1.1857 0.0009406 0.01584 231.44 371 1.1089 1.5817 1.506 1.216 1.36 131 12.32 67.5 15.8 24 1.2505 0.000949 0.01494 234.44 371.71 1.1188 1.5808 1.522 1.241 1.377 127.3 12.45 66.7 16.12 26 1.3179 0.0009579 0.01409 237.47 372.38 1.1287 1.5797 1.54 1.267 1.395 123.7 12.59 65.8 16.46 28 1.388 0.0009672 0.01329 240.53 373.01 1.1387 1.5787 1.56 1.296 1.415 120.1 12.73 65 16.83 30 1.4608 0.0009769 0.01253 243.62 373.6 1.1487 1.5775 1.581 1.327 1.437 116.6 12.88 64.2 17.22 32 1.5365 0.0009872 0.01182 246.75 374.15 1.1587 1.5763 1.603 1.361 1.461 113.2 13.03 63.3 17.63 34 1.6151 0.0009978 0.01115 249.91 374.65 1.1688 1.575 1.628 1.398 1.488 109.7 13.19 62.5 18.07 36 1.6967 0.0010091 0.01051 253.12 375.1 1.179 1.5735 1.655 1.439 1.518 106.3 13.36 61.6 18.55 38 1.7814 0.001021 0.00991 256.37 375.49 1.1892 1.572 1.685 1.485 1.553 103 13.54 60.8 19.07 40 1.8692 0.0010336 0.00933 259.66 375.81 1.1994 1.5704 1.719 1.536 1.592 99.6 13.73 60 19.63 42 1.9603 0.0010471 0.00879 263.01 376.07 1.2098 1.5686 1.757 1.594 1.637 96.3 13.93 59.1 20.24 44 2.0547 0.0010615 0.00827 266.41 376.25 1.2202 1.5666 1.799 1.66 1.689 93 14.15 58.2 20.92 46 2.1526 0.0010768 0.00778 269.87 376.35 1.2308 1.5644 1.848 1.737 1.749 89.7 14.38 57.4 21.66 48 2.2541 0.0010935 0.00731 273.4 376.34 1.2415 1.562 1.905 1.826 1.821 86.4 14.63 56.5 22.49 50 2.3592 0.0011115 0.00685 277.01 376.22 1.2523 1.5593 1.971 1.932 1.907 83.1 14.9 55.7 23.41 55 2.6389 0.0011647 0.0058 286.46 375.31 1.2803 1.5511 2.206 2.313 2.219 74.7 15.71 53.5 26.33 60 2.9446 0.0012362 0.00482 296.77 373.11 1.3104 1.5396 2.651 3.051 2.832 65.8 16.82 51.5 30.63 65 3.2795 0.001347 0.00386 308.71 368.41 1.3447 1.5212 3.892 5.12 4.552 55.7 18.61 50.4 38.26

Page 97: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 96

96 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Page 98: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 97

97 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 1.7 Tính chất nhiệt động của R717 ở trạng thái bão hòa

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg) Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–77.65a 0.00609 0.001364443 15.602 –143.15 1341.23 –0.4716 7.1213 4.202 2.063 1.325 559.6 6.84 819 19.64 –70.00 0.01094 0.001379881 9.0079 –110.81 1355.55 –0.3094 6.9088 4.245 2.086 1.327 475 7.03 792.1 19.73 –60.00 0.02189 0.001401345 4.7057 –68.06 1373.73 –0.1040 6.6602 4.303 2.125 1.33 391.3 7.3 757 19.93 –50.00 0.04084 0.001424299 2.6277 –24.73 1391.19 0.0945 6.4396 4.36 2.178 1.335 328.9 7.57 722.3 20.24 –40.00 0.07169 0.001448855 1.5533 19.17 1407.76 0.2867 6.2425 4.414 2.244 1.342 281.2 7.86 688.1 20.64 –38.00 0.07971 0.001454122 1.4068 28.01 1410.96 0.3245 6.2056 4.424 2.259 1.343 273.1 7.92 681.4 20.73 –36.00 0.08845 0.001459215 1.2765 36.88 1414.11 0.3619 6.1694 4.434 2.275 1.345 265.3 7.98 674.6 20.83 –34.00 0.09795 0.001464558 1.1604 45.77 1417.23 0.3992 6.1339 4.444 2.291 1.347 257.9 8.03 667.9 20.93

–33.33b 0.10133 0.001466276 1.1242 48.76 1418.26 0.4117 6.1221 4.448 2.297 1.348 255.5 8.05 665.7 20.97 –32.00 0.10826 0.00146994 1.0567 54.67 1420.29 0.4362 6.0992 4.455 2.308 1.349 250.8 8.09 661.3 21.04 –30.00 0.11943 0.001475361 0.96396 63.6 1423.31 0.473 6.0651 4.465 2.326 1.351 244.1 8.15 654.6 21.15 –28.00 0.13151 0.001480823 0.88082 72.55 1426.28 0.5096 6.0317 4.474 2.344 1.353 237.6 8.21 648 21.26 –26.00 0.14457 0.001486326 0.80614 81.52 1429.21 0.546 5.9989 4.484 2.363 1.355 231.4 8.27 641.5 21.38 –24.00 0.15864 0.001491869 0.73896 90.51 1432.08 0.5821 5.9667 4.494 2.383 1.358 225.5 8.33 634.9 21.51 –22.00 0.17379 0.001497679 0.6784 99.52 1434.91 0.618 5.9351 4.504 2.403 1.36 219.8 8.39 628.4 21.63 –20.00 0.19008 0.001503533 0.62373 108.55 1437.68 0.6538 5.9041 4.514 2.425 1.363 214.4 8.45 622 21.77 –18.00 0.20756 0.001509206 0.57428 117.6 1440.39 0.6893 5.8736 4.524 2.446 1.365 209.2 8.51 615.5 21.9 –16.00 0.2263 0.001515152 0.52949 126.67 1443.06 0.7246 5.8437 4.534 2.469 1.368 204.2 8.57 609.1 22.05 –14.00 0.24637 0.001521375 0.48885 135.76 1445.66 0.7597 5.8143 4.543 2.493 1.371 199.3 8.63 602.8 22.19 –12.00 0.26782 0.001527417 0.45192 144.88 1448.21 0.7946 5.7853 4.553 2.517 1.375 194.7 8.69 596.4 22.35

Page 99: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 98

98 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg) Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

–10.00 0.29071 0.001533507 0.4183 154.01 1450.7 0.8293 5.7569 4.564 2.542 1.378 190.2 8.75 590.1 22.5 –8.00 0.31513 0.001539883 0.38767 163.16 1453.14 0.8638 5.7289 4.574 2.568 1.382 185.9 8.81 583.9 22.67 –6.00 0.34114 0.001546312 0.3597 172.34 1455.51 0.8981 5.7013 4.584 2.594 1.385 181.7 8.87 577.7 22.83 –4.00 0.3688 0.001552795 0.33414 181.54 1457.81 0.9323 5.6741 4.595 2.622 1.389 177.7 8.93 571.5 23 –2.00 0.39819 0.001559333 0.31074 190.76 1460.06 0.9662 5.6474 4.606 2.651 1.393 173.8 8.99 565.3 23.18 0 0.42938 0.001565925 0.2893 200 1462.24 1 5.621 4.617 2.68 1.398 170.1 9.06 559.2 23.37 2 0.46246 0.001572822 0.26962 209.27 1464.35 1.0336 5.5951 4.628 2.71 1.402 166.5 9.12 553.1 23.55 4 0.49748 0.001579529 0.25153 218.55 1466.4 1.067 5.5695 4.639 2.742 1.407 162.9 9.18 547.1 23.75 6 0.53453 0.001586546 0.23489 227.87 1468.37 1.1003 5.5442 4.651 2.774 1.412 159.5 9.24 541.1 23.95 8 0.5737 0.001593625 0.21956 237.2 1470.28 1.1334 5.5192 4.663 2.807 1.417 156.2 9.3 535.1 24.15 10 0.61505 0.001601025 0.20543 246.57 1472.11 1.1664 5.4946 4.676 2.841 1.422 153 9.36 529.1 24.37 12 0.65866 0.001608234 0.19237 255.95 1473.88 1.1992 5.4703 4.689 2.877 1.428 149.9 9.43 523.2 24.58 14 0.70463 0.00161577 0.18031 265.37 1475.56 1.2318 5.4463 4.702 2.913 1.434 146.9 9.49 517.3 24.81 16 0.75303 0.001623377 0.16914 274.81 1477.17 1.2643 5.4226 4.716 2.951 1.44 144 9.55 511.5 25.04 18 0.80395 0.001631055 0.15879 284.28 1478.7 1.2967 5.3991 4.73 2.99 1.446 141.1 9.61 505.6 25.27 20 0.85748 0.001638807 0.1492 293.78 1480.16 1.3289 5.3759 4.745 3.03 1.453 138.3 9.68 499.9 25.52 22 0.91369 0.001646904 0.14029 303.31 1481.53 1.361 5.3529 4.76 3.071 1.46 135.6 9.74 494.1 25.77 24 0.97268 0.001654807 0.13201 312.87 1482.82 1.3929 5.3301 4.776 3.113 1.468 133 9.8 488.4 26.03 26 1.0345 0.001663063 0.12431 322.47 1484.02 1.4248 5.3076 4.793 3.158 1.475 130.4 9.87 482.7 26.29 28 1.0993 0.001671682 0.11714 332.09 1485.14 1.4565 5.2853 4.81 3.203 1.484 127.9 9.93 477 26.57 30 1.1672 0.001680108 0.11046 341.76 1486.17 1.4881 5.2631 4.828 3.25 1.492 125.5 10 471.4 26.85 32 1.2382 0.001688904 0.10422 351.45 1487.11 1.5196 5.2412 4.847 3.299 1.501 123.1 10.06 465.7 27.14 34 1.3124 0.001697793 0.0984 361.19 1487.95 1.5509 5.2194 4.867 3.349 1.51 120.7 10.13 460.1 27.43

Page 100: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 99

99 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg) Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

36 1.39 0.001707067 0.09296 370.96 1488.7 1.5822 5.1978 4.888 3.401 1.52 118.4 10.19 454.6 27.74 38 1.4709 0.001716444 0.08787 380.78 1489.36 1.6134 5.1763 4.909 3.455 1.53 116.2 10.26 449.1 28.05 40 1.5554 0.001725923 0.0831 390.64 1489.91 1.6446 5.1549 4.932 3.51 1.541 114 10.33 443.5 28.38 42 1.6435 0.001735509 0.07863 400.54 1490.36 1.6756 5.1337 4.956 3.568 1.553 111.9 10.39 438 28.71 44 1.7353 0.001745505 0.07445 410.48 1490.7 1.7065 5.1126 4.981 3.628 1.565 109.8 10.46 432.6 29.06 46 1.831 0.001755618 0.07052 420.48 1490.94 1.7374 5.0915 5.007 3.691 1.577 107.8 10.53 427.1 29.41 48 1.9305 0.001765848 0.06682 430.52 1491.06 1.7683 5.0706 5.034 3.756 1.591 105.8 10.6 421.7 29.78 50 2.034 0.001776514 0.06335 440.62 1491.07 1.799 5.0497 5.064 3.823 1.605 103.8 10.67 416.3 30.16 55 2.3111 0.001804403 0.05554 466.1 1490.57 1.8758 4.9977 5.143 4.005 1.643 99 10.86 402.9 31.16 60 2.6156 0.001834189 0.0488 491.97 1489.27 1.9523 4.9458 5.235 4.208 1.687 94.5 11.05 389.6 32.26 65 2.9491 0.001865672 0.04296 518.26 1487.09 2.0288 4.8939 5.341 4.438 1.739 90.1 11.25 376.4 33.47 70 3.3135 0.001900057 0.03787 545.04 1483.94 2.1054 4.8415 5.465 4.699 1.799 85.9 11.47 363.2 34.8 75 3.7105 0.001937234 0.03342 572.37 1479.72 2.1823 4.7885 5.61 5.001 1.87 81.9 11.7 350.2 36.3 80 4.142 0.001977457 0.02951 600.34 1474.31 2.2596 4.7344 5.784 5.355 1.955 78 11.95 337.1 38 85 4.61 0.002022245 0.02606 629.04 1467.53 2.3377 4.6789 5.993 5.777 2.058 74.2 12.23 324.1 39.95 90 5.1167 0.002071251 0.023 658.61 1459.19 2.4168 4.6213 6.25 6.291 2.187 70.5 12.55 311 42.24 95 5.6643 0.002126755 0.02027 689.19 1449.01 2.4973 4.5612 6.573 6.933 2.349 66.8 12.91 297.9 44.99 100 6.2553 0.002190101 0.01782 721 1436.63 2.5797 4.4975 6.991 7.762 2.562 63.2 13.32 284.8 48.36 105 6.8923 0.002262955 0.01561 754.35 1421.57 2.6647 4.4291 7.555 8.877 2.851 59.6 13.82 271.5 52.65 110 7.5783 0.002349624 0.0136 789.68 1403.08 2.7533 4.3542 8.36 10.46 3.26 56 14.42 258.1 58.33 115 8.317 0.002455796 0.01174 827.74 1379.99 2.8474 4.2702 9.63 12.91 3.91 52.3 15.19 244.6 66.28 120 9.1125 0.002594034 0.00999 869.92 1350.23 2.9502 4.1719 11.94 17.21 5.04 48.3 16.21 231.2 78.4

125 9.9702 0.002794857 0.00828 919.68 1309.12 3.0702 4.0483 17.66 27 7.62 43.8 17.73 219.1 100.01

Page 101: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 100

100 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

t(0C) p(Mpa) Thể tích

v(m3/kg) Enthalpy h(kJ/kg) Entropy S(kJ/kg.K)

Nhiệt dung riêng

cp(kJ/kg) k

Độ nhớt (Pa,s)

hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)

lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi lỏng hơi

130 10.8977 0.003202049 0.00638 992.02 1239.32 3.2437 3.8571 54.21 76.49 20.66 37.3 20.63 221.9 160.39

Page 102: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 101

101 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 2.1 quan hệ giữa áp suất hơi bão hòa với nhiệt độ của dung dịch NH3

Nhiệt độ

(0C)

Hàm lượng nước có trong dung dịch NH3

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Áp suất hơi bão hòa, bar

-50 0,41 0,37 0,326 0,254 0,167 0,096 0,042 NA NA NA NA -48 0,46 0,42 0,366 0,285 0,189 0,104 0,075 NA NA NA NA -46 0,52 0,47 0,411 0,321 0,213 0,118 0,054 NA NA NA NA -44 0,58 0,53 0,460 0,360 0,240 0,133 0,062 NA NA NA NA -42 0,64 0,59 0,514 0,402 0,269 0,150 0,070 NA NA NA NA -40 0,72 0,66 0,573 0,449 0,301 0,169 0,079 NA NA NA NA -38 0,80 0,73 0,637 0,500 0,336 0,189 0,089 NA NA NA NA -36 0,89 0,81 0,708 0,556 0,375 0,212 0,101 NA NA NA NA -34 0,98 0,90 0,784 0,617 0,417 0,237 0,113 NA NA NA NA -32 1,08 0,99 0,861 0,679 0,463 0,267 0,129 0,0523 0,0181 NA NA -30 1,19 1,09 0,950 0,751 0,514 0,297 0,144 0,0592 0,0208 NA NA -28 1,32 1,20 1,050 0,828 0,568 0,330 0,161 0,0668 0,0237 NA NA -26 1,45 1,32 1,150 0,912 0,627 0,366 0,180 0,0753 0,0271 NA NA -24 1,59 1,44 1,260 1,000 0,692 0,405 0,201 0,0846 0,0308 NA NA -22 1,74 1,58 1,390 1,100 0,761 0,448 0,223 0,0950 0,0350 NA NA -20 1,90 1,73 1,520 1,210 0,837 0,494 0,248 0,1060 0,0396 NA NA -18 2,08 1,89 1,660 1,320 0,918 0,545 0,275 0,1190 0,0448 NA NA -16 2,26 2,06 1,810 1,440 1,010 0,599 0,304 0,1330 0,0506 NA NA -14 2,46 2,24 1,970 1,570 1,100 0,658 0,336 0,1480 0,0569 NA NA -12 2,68 2,44 2,140 1,710 1,200 0,722 0,371 0,1650 0,0640 NA NA -10 2,91 2,63 2,280 1,820 1,290 0,792 0,418 0,1890 0,0718 0,0218 NA -8 3,15 2,85 2,470 1,980 1,400 0,866 0,460 0,2090 0,0804 0,0248 NA -6 3,41 3,08 2,680 2,150 1,530 0,945 0,504 0,2310 0,0899 0,0282 NA -4 3,69 3,33 2,900 2,330 1,660 1,030 0,553 0,2550 0,1000 0,0320 NA -2 3,98 3,60 3,140 2,520 1,800 1,120 0,605 0,2810 0,1120 0,0362 NA

0 4,29 3,88 3,390 2,720 1,950 1,220 0,661 0,3090 0,1240 0,0409 0,0061

2 4,62 4,18 3,650 2,940 2,110 1,330 0,722 0,3400 0,1380 0,0461 0,0071

Page 103: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 102

102 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 2.2 quan hệ giữa nhiệt độ hơi bão hòa với nhiệt độ của dung dịch NH3 Nồng độ dung dịch NH3

, %

Áp suất (bar)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nhiệt độ bão hòa, 0C

0.1 32.88 3.37 -16.19 -32.73 -47.19 NA NA NA NA NA NA 0.1 45.81 15.78 -4.06 -21.09 -36.10 -48.62 NA NA NA NA NA 0.2 60.07 29.59 9.32 -8.85 -24.06 -37.02 -47.06 NA NA NA NA 0.3 69.11 38.40 17.79 -0.62 -16.28 -29.81 -40.05 -47.15 NA NA NA 0.4 75.87 45.03 24.14 5.52 -10.95 -24.26 -34.78 -42.10 -46.48 -48.82 NA 0.5 81.33 50.41 29.26 10.47 -6.19 -19.77 -30.52 -38.00 -42.51 -44.93 -46.52 1.0 99.63 68.51 46.45 27.03 9.71 -4.71 -16.12 -24.07 -28.96 -31.71 -33.59 2.0 120.23 89.04 65.90 45.69 27.61 12.38 0.61 -7.71 -13.63 -16.70 -18.85 3.0 133.55 192.37 78.53 57.79 39.23 23.49 11.22 2.51 -3.16 -6.69 -9.23 4.0 143.64 112.49 88.13 67.00 48.09 31.96 19.32 10.32 4.45 0.79 -1.88 5.0 151.86 120.74 95.98 74.55 55.35 38.91 25.97 16.72 10.70 6.94 4.14 6.0 158.85 127.59 102.68 80.99 61.56 44.86 31.67 22.21 16.05 12.20 9.28 7.0 164.97 134.09 108.57 86.64 67.02 50.11 36.69 27.05 20.76 16.82 13.80 8.0 170.44 139.61 113.84 91.70 71.92 54.81 41.19 31.39 24.98 20.96 17.85 9.0 175.38 144.62 118.65 96.29 76.37 59.10 45.30 35.34 28.83 24.73 21.53 10.0 179.91 149.23 122.94 100.52 80.47 63.05 49.08 38.98 32.37 28.20 24.90 11.0 184.09 132.50 126.85 104.43 84.27 66.72 52.60 42.37 35.65 31.41 28.03 12.0 187.99 157.49 130.72 108.09 87.82 70.15 55.90 45.53 38.73 34.41 30.94 13.0 191.64 161.22 134.78 111.53 91.16 73.38 59.00 48.51 41.62 37.23 33.68 14.0 195.08 164.75 138.10 114.79 94.31 76.44 61.94 51.34 44.35 39.89 36.26 15.0 198.32 168.08 141.25 117.88 97.31 79.35 64.73 54.02 46.95 42.42 38.71 16.0 201.41 171.25 144.24 120.77 100.16 82.12 67.39 56.58 49.42 44.82 41.04 17.0 204.35 174.26 147.11 123.45 102.88 84.76 69.94 59.02 51.78 47.12 43.25 18.0 207.15 177.15 149.85 125.99 105.49 87.31 72.39 61.37 54.05 49.32 45.38 19.0 209.84 197.91 152.48 128.40 108.00 89.75 74.75 63.63 56.23 51.43 47.41 20.0 212.42 182.56 155.01 131.23 110.41 92.10 77.02 65.81 58.33 53.46 49.37 21.0 214.90 185.10 157.45 134.22 112.75 94.38 79.21 67.92 60.36 55.42 51.25

Page 104: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 103

103 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 3.1

REFRIGERANT AMMONIA

MODEL N4WB 194.1 CAPACITY [kW] 55.2 CAPACITY [TR] 42.7 ABSORBED POWER [kW] 1000 SPEED [Rpm] 100 LOAD [%] 27.1 CONDENSING TEMP. [degC] -10.0 EVAPORATIVE TEMP. [degC] 0.00 SUCTION SUPERHEAT [degC] 5.00 LIQUID SUBCOOLING [degC] -10.0 SUCTION TEMP. [degC] 0.291 SUCTION PRES. [MPaA] 1.07 DISCHARGE PRES. [MPaA] 0.000 SUCTION PRES.LOSS [MPaA] 0.000 DISCHARGE PRES.LOSS [MPaA] 319 SWEPT VOLUME [m3/h] 99.9 DISCHARGE TEMP [degC] 255 REFRIG. FLOW RATE(SUC.) [m3/h] 101 REFRIG. FLOW RATE(DIS.) [m3/h] 609 REFRIG. FLOW RATE(SUC.) [Kg/h] 609 REFRIG. FLOW RATE(DIS.) [kW] 1.16 OIL HEAT REJECTION [kW] 4.54 COP [-]

--- SUPERHEAT in not counted in refrigeration capacity --- --- WITH WATERCOOLED OIL COOLER ---

Page 105: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 104

104 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 3.2

REFRIGERANT AMMONIA

MODEL N4WB

CAPACITY [kW] 176.6

CAPACITY [TR] 50.2

ABSORBED POWER [kW] 47.9

SPEED [Rpm] 1000

LOAD [%] 100

CONDENSING TEMP. [degC] 34.8

EVAPORATIVE TEMP. [degC] -10.0 SUCTION SUPERHEAT [degC] 0.00 LIQUID SUBCOOLING [degC] 5.00 SUCTION TEMP. [degC] -10.0 SUCTION PRES. [MPaA] 0.291 DISCHARGE PRES. [MPaA] 1.34 SUCTION PRES.LOSS [MPaA] 0.000 DISCHARGE PRES.LOSS [MPaA] 0.000 SWEPT VOLUME [m3/h] 319 DISCHARGE TEMP [degC] 115 REFRIG. FLOW RATE(SUC.) [m3/h] 240 REFRIG. FLOW RATE(DIS.) [m3/h] 79.0 REFRIG. FLOW RATE(SUC.) [Kg/h] 574 REFRIG. FLOW RATE(DIS.) [kW] 574 OIL HEAT REJECTION [kW] 1.16 COP [-] 3.69

--- SUPERHEAT in not counted in refrigeration capacity --- --- WITH WATERCOOLED OIL COOLER ---

Page 106: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 105

105 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 3.3

REFRIGERANT R22

MODEL F4WB2

CAPACITY [kW] 195.4

CAPACITY [TR] 55.6

ABSORBED POWER [kW] 46.5

SPEED [Rpm] 1000

LOAD [%] 100

CONDENSING TEMP. [degC] 27.6

EVAPORATIVE TEMP. [degC] -10.0 SUCTION SUPERHEAT [degC] 0.00 LIQUID SUBCOOLING [degC] 5.00 SUCTION TEMP. [degC] -10.0 SUCTION PRES. [MPaA] 0.354 DISCHARGE PRES. [MPaA] 1.12 SUCTION PRES.LOSS [MPaA] 0.000 DISCHARGE PRES.LOSS [MPaA] 0.000 SWEPT VOLUME [m3/h] 319 DISCHARGE TEMP. [degC] 62.3 REFRIG. FLOW RATE(SUC.) [m3/h] 264 REFRIG. FLOW RATE(DIS.) [m3/h] 104 REFRIG. FLOW RATE(SUC.) [Kg/h] 4050 REFRIG. FLOW RATE(DIS.) [Kg/h] 4050 OIL HEAT REJECTION [kW] 0.58 COP [-] 4.20

--- SUPERHEAT in not counted in refrigeration capacity --- --- WITH DIRECT-EXPANSION OIL COOLER ---

Page 107: Bia he thong lanh in lai

DỰ ÁN LCEE 106

106 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

Phụ lục 3.4

REFRIGERANT R22

MODEL F4WB2

CAPACITY [kW] 178.4

CAPACITY [TR] 50.7

ABSORBED POWER [kW] 51.4

SPEED [Rpm] 1000

LOAD [%] 100 CONDENSING TEMP. [degC] 35.2

EVAPORATIVE TEMP. [degC] -10.0

SUCTION SUPERHEAT [degC] 0.00

LIQUID SUBCOOLING [degC] 5.00

SUCTION TEMP. [degC] -10.0

SUCTION PRES. [MPaA] 0.354

DISCHARGE PRES [MPaA] 1.36

SUCTION PRES.LOSS [MPaA] 0.000

DISCHARGE PRES.LOSS [MPaA] 0.000

SWEPT VOLUME [m3/h] 319 DISCHARGE TEMP. [degC] 73.9 REFRIG. FLOW RATE(SUC.) [m3/h] 255 REFRIG. FLOW RATE(DIS.) [m3/h] 84.4 REFRIG. FLOW RATE(SUC.) [Kg/h] 3910 REFRIG. FLOW RATE(DIS.) [Kg/h] 3910 OIL HEAT REJECTION [kW] 0.58 COP [-] 3.47

--- SUPERHEAT in not counted in refrigeration capacity --- --- WITH DIRECT-EXPANSION OIL COOLER ---

Page 108: Bia he thong lanh in lai