biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

130
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG LỜI NÓI ĐẦU *** Trong cuộc sống hàng ngày thông tin liên lạc đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được. Nó quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội, giúp con người nắm bắt nhanh chóng các thông tin có giá trị văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật rất đa dạng và phong phú. Thông tin di động ngày nay đã trở thành một dịch vụ kinh doanh không thể thiếu được của tất cả các nhà khai thác viễn thông trên thế giới. Đối với các khách hàng viễn thông, nhất là các nhà doanh nghiệp thì thông tin di động trở thành phương tiện liên lạc quen thuộc và không thể thiếu được. Dịch vụ thông tin di động ngày nay không chỉ hạn chế cho một số bộ phận khách hàng nữa mà nó đang dần trở thành dịch vụ phổ cập cho mọi đối tượng viễn thông. Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin di động trong nước đã có những bước phát triển vượt bậc cả về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng phục vụ. Với sự hình thành nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới đã tạo ra sự cạnh tranh để thu hút thị phần thuê bao giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ liên tục đưa ra các chính sách khuyến mại, giảm giá và đã thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Cùng với đó, mức SVTH: Phạm Xuân Hải Trang 1

Upload: haipham155

Post on 04-Dec-2014

931 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP

TRANSCRIPT

Page 1: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

LỜI NÓI ĐẦU

***

Trong cuộc sống hàng ngày thông tin liên lạc đóng một vai trò rất quan trọng và

không thể thiếu được. Nó quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội, giúp con người

nắm bắt nhanh chóng các thông tin có giá trị văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật rất đa

dạng và phong phú. Thông tin di động ngày nay đã trở thành một dịch vụ kinh doanh

không thể thiếu được của tất cả các nhà khai thác viễn thông trên thế giới. Đối với các

khách hàng viễn thông, nhất là các nhà doanh nghiệp thì thông tin di động trở thành

phương tiện liên lạc quen thuộc và không thể thiếu được. Dịch vụ thông tin di động

ngày nay không chỉ hạn chế cho một số bộ phận khách hàng nữa mà nó đang dần trở

thành dịch vụ phổ cập cho mọi đối tượng viễn thông.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin di động trong nước đã có những

bước phát triển vượt bậc cả về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng phục vụ. Với sự hình

thành nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới đã tạo ra sự cạnh tranh để thu hút

thị phần thuê bao giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ liên tục

đưa ra các chính sách khuyến mại, giảm giá và đã thu hút được rất nhiều khách hàng

sử dụng dịch vụ. Cùng với đó, mức sống chung của toàn xã hội ngày càng được nâng

cao đã khiến cho số lượng các thuê bao sử dụng dịch vụ di động tăng đột biến trong

các năm gần đây.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nhà mạng viễn thông, đặc biệt là mạng GSM

thì vấn đề quan trọng là chất lượng dịch vụ của các mạng như thế nào? Và phải làm gì

để nâng cao chất lượng dịch vụ mạng một cách tốt nhất đang là một bài toán khó đối

với các nhà mạng.

Trên cơ sở những kiến thức tích lũy trong những năm học tập chuyên ngành Điện

Tử - Viễn Thông cùng với sự hướng dẫn của cô Võ Thị Hương , em đã tìm hiểu,

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 1

Page 2: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Biện pháp nâng cao chất

lượng dịch vụ trong mạng GSM ’’ .

Nội dung của đồ án gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về mạng di động GSM: Chương này chúng ta sẽ tìm hiểu

về cấu trúc chung cũng như các giao diện cơ bản trong mạng GSM.

Chương 2: Các thông số, chỉ tiêu đánh giá chất lượng của mạng GSM và chất

lượng dịch vụ mạng GSM tại Việt Nam: Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về

các chỉ tiêu, các thông số để căn cứ vào đó ta biết cách làm thế nào để quản lý chất

lượng của mạng GSM được tốt. Đồng thời, tìm hiểu về thực trạng quản lý chất lượng

dịch vụ của các mạng di động GSM tại Việt Nam như: VinaPhone, Viettel hay

MobiFone. Để từ đó chúng ta sẽ đưa ra biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng

dịch vụ của mạng một cách hiệu quả nhất.

Chương 3: biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng GSM: Chương này,

em sẽ phân tích những xu hướng phát triển của các nhà mạng GSM, đồng thời phân

tích những điểm hạn chế của các nhà mạng GSM Việt Nam và đưa ra biện pháp để

giúp các nhà mạng nâng cao được chất lượng dịch vụ một cách tốt hơn nhằm đem lại

cho khách hàng một trải nghiệm thật tốt khi tham gia sử dụng các dịch vụ của nhà

mạng cung cấp.

Trong quá trình làm đồ án do năng lực có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nên

chắc chắn còn nhiều sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của

quý thầy cô cùng các bạn để em có thể vững vàng thêm kiến thức khi ra trường.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô bộ môn Điện Tử-Viễn Thông

và đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Võ Thị Hương đã tận tình

giúp đỡ để em hoàn thành đồ án này.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 2

Page 3: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Cuối cùng với tình cảm chân thành nhất, em xin có lời chúc sức khoẻ tới toàn thể

các thầy cô giáo trong khoa Điện, những người đã tận tâm, nhiệt tình giảng dạy để em

có kiến thức thực hiện đề tài này.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2011

SVTH: Phạm Xuân Hải

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 3

Page 4: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN MẠNG DI ĐỘNG GSM

1.1. Giới thiệu chương

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ những năm qua đã mang lại

nhiều thành tựu to lớn cho ngành thông tin liên lạc. Ngày nay loại hình thông tin di

động đã trở thành không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, xã hội. Để đáp ứng nhu

cầu đó mạng di động ra đời. Song song với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng

như nhu cầu dịch vụ, mạng di động GSM không ngừng phát triển và hiện nay hệ

thống GSM đã được phát triển như một dịch vụ số toàn cầu . Chương 1 sẽ giới thiệu

về tổng quan về mạng thông tin di động GSM

1.2. Cấu trúc chung của mạng GSM

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 4

OSSAUCAUC

EIR EIR

MSCMSC

HLR HLR

BSSBSCBSC

BTSBTS

VLR VLR ISDN ISDN

OMCOMC

PSPDN PSPDN

PLMN PLMN

PSTN PSTN

CSPDN CSPDN

MS

Page 5: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hình 1.1 : Cấu trúc chung của mạng GSM

Trong đó :

OSS : Operation and Support Subsystem : Phân hệ khai thác và hỗ trợ

AUC : Authentication Center : Trung tâm nhận thực

HLR : Home Location Register : Bộ ghi định vị thường trú

VLR : Visited Location Register: Bộ ghi định vị tạm trú

EIR : Equipment Identification Register : Thanh ghi nhận dạng thiết bị

MSC : Mobile Service Switching Center : Tổng đài di động

BSS : Base Station Subsystem : Phân hệ trạm gốc

BSC : Base Station Controler : Bộ điều khiển trạm gốc

BTS : Base Transceiver Station: Trạm vô tuyến gốc

ISDN : Integrated Service Digital Network: Mạng số liên kết đa dịch vụ

PSPDN : Packet Switch Public Data Network: Mạng chuyển mạch gói công cộng

CSPDN : Circuit Switch Public Data Network: Mạng chuyển mạch kênh công cộng

PSTN : Public Switched Telephone Network: Mạng chuyển mạch điện thoại công

cộng

PLMN : Public Land Mobile Network: Mạng di động mặt đất công cộng

MS : Mobile station : Trạm di động

OMC : Operation and Maintenance Center: Trung tâm vận hành và bảo dưỡng

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 5

Page 6: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hệ thống GSM được thiết kế để làm việc ở dải tần 900MHz (896 960 MHz) và

qui định 8 khe thời gian cho mỗi kênh rộng 200KHz . Cấu trúc mạng gồm 3 phần

chính sau:

- Phân hệ vô tuyến RSS (Radio SubSystem) : Bao gồm phân hệ trạm gốc BSS và

MS

- Phân hệ chuyển mạch SS (Switching SubSystem) : Dùng cho các chức năng

chuyển mạch

- Phân hệ vận hành và bảo dưỡng OMS (Operation and Maintenance SubSystem) :

Cung cấp các chức năng cần thiết cho toàn bộ hoạt động của mạng và cho việc thu

nhận thông tin về hoạt động của hệ thống.

1.2.1. Phân hệ vô tuyến (RSS)

1.2.1.1. Trạm di động MS

MS là một đầu cuối di động, tại MS có một khối nhỏ gọi là module nhận dạng

thuê bao SIM (Subscriber Identity Module). Đó là một khối vật lý tách riêng, chẳng

hạn là một IC Card còn gọi là Card thông minh. SIM cùng với thiết bị trạm ME

(mobile equipment) hợp thành trạm di động. Không có SIM, MS không thể thâm nhập

đến mạng trừ trường hợp gọi khẩn. Khi liên kết đăng ký thuê bao với Card SIM chứ

không phải với MS. Đăng kí thuê bao có thể sử dụng trạm MS khác nhau như của

chính mình. Điều này nảy sinh vấn đề MS bị đánh cắp, vì không có biện pháp để

chặn. Nếu đăng ký thuê bao bị lấy cắp thì khi đó cần một cơ sở dữ liệu chứa số liệu

phần cứng của thiết bị : Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR. EIR được nối với với MSC

qua một đường báo hiệu. Nó cho phép MSC kiểm tra tính hợp lệ của thiết bị. Bằng

cách này có thể ngăn chặn một MS không thể thâm nhập mạng.

1.2.1.2. Hệ thống trạm gốc BSS

BSS là một hệ thống đặc thù riêng cho tính chất tổ ong vô tuyến của GSM. BSS

giao tiếp trực tiếp với trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến. Vì thế nó bao

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 6

Page 7: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

gồm thiết bị thu/phát đường vô tuyến và quản lý các chức năng này. Mặt khác BSS

giao tiếp với các tổng đài ở phân hệ chuyển mạch SS. Tóm lại, BSS thực hiện đấu nối

các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những người sử dụng các trạm di động với

những người sử dụng các viễn thông khác. BSS cũng phải được điều khiển do vậy nó

được đấu nối với phân hệ vận hành và bảo dưỡng OMC. BSS bao gồm 2 loại thiết bị

là: BTS giao diện với MS và BSC giao diện với MSC.

Khối BTS (Base Tranceiver Station)

Một BTS bao gồm thiết bị thu/phát, anten, và bộ xử lý tín hiệu đặc thù cho giao

diện vô tuyến. BTS là thiết bị trung gian giữa mạng GSM và thuê bao MS, trao đổi

thông tin với MS qua giao diện vô tuyến. Có thể gọi BTS là các môdem vô tuyến

phức tạp có thêm các chức năng khác. Mỗi BTS tạo ra một hay một số khu vực vùng

phủ sóng nhất định gọi là tế bào cell. Một bộ phận quan trọng của BTS là khối chuyển

đổi mã và thích ứng tốc độ TRAU. TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải

mã tiếng đặc thù riêng cho GMS được tiến hành, tại đây cũng thích ứng tốc độ trong

trường hợp truyền số liệu. TRAU là một bộ phận của BTS nhưng cũng có thể được

đặt xa BTS và thậm chí còn đặt trong BSC và MSC. TRAU thực hiện chuyển đổi mã

thông tin từ các kênh vô tuyến (16 Kb/s) theo tiêu chuẩn GSM thành các kênh thoại

tiêu chuẩn (64 Kb/s) trước khi đến tổng đài, nó được điều khiển bởi BTS.

Khối BSC (Base station controller)

Khối BSC là khối điều khiển trạm gốc nó có nhiệm vụ quản lý tất cả các giao

diện vô tuyến qua các lệnh điều khiển từ xa. Các lệnh này chủ yếu là lệnh ấn định,

giải phóng kênh vô tuyến và chuyển giao. Một phía BSC được nối với BTS còn phía

kia được nối với MSC của phân hệ SS. Trong thực tế BSC được coi như là một tổng

đài nhỏ, có khả năng tính toán đáng kể. Vai trò chính của nó là quản lý các kênh ở vô

tuyến và chuyển giao. Giao diện giữa BSC và MSC là giao diện A, còn giao diện giữa

BTS và BSC là giao diện A.bis.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 7

Page 8: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Các chức năng chính của BSC:

Quản lý mạng vô tuyến : Việc quản lý mạng vô tuyến là quản lý các cell và các

kênh lôgic của chúng. Các số liệu quản lý đều được đưa về BSC để đo đạc và xử lý,

chẳng hạn như lưu lượng thông tin một cell, môi trường vô tuyến, số lượng cuộc gọi

bị mất, các lần chuyển giao thành công và thất bại …

Quản lý trạm vô tuyến gốc BTS: Trước khi đưa vào khai thác BSC lập cấu hình

BTS (số máy thu phát, tần cố cho ra mỗi trạm… ). Nhờ đó mà BSC có sẵn một tập

các kênh vô tuyến dành cho điều khiển và nối thông cuộc gọi.

Điều khiển nối thông cuộc gọi : BSC chịu trách nhiệm thiết lập và giải phóng các

đấu nối tới máy di động MS. Trong quá trình gọi được BSC giám sát. Cưòng độ tín

hiệu, chất lượng cuộc đấu nối được ở máy di động và TRX gửi đến BSC. Dựa vào đó

mà BSC sẽ quyết định công suất phát tốt nhất của MS và TRX để giảm nhiễu và tăng

chất lượng cuộc đấu nối. BSC cũng điều khiển quá trình chuyển giao nhờ các quá

trình đo kể trên để quyết định chuyển giao MS sang các cell khác, nhằm đạt được chất

lượng cuộc gọi tốt nhất. Trong trường hợp chuyển giao MS sang cell của BSC khác

thì nó phải nhờ sự trợ giúp của MSC. Bên cạnh đó BSC cũng có thể điều khiển

chuyển giao giữa các kênh trong một cell hoặc từ cell này sang kênh của cell khác

trong trường hợp cell này bị nghẽn nhiều.

Quản lý mạng truyền dẫn: BSC có chức năng quản lý cấu hình các đường truyền

dẫn tới MSC và BTS để đảm bảo chất lượng thông tin. Trong trường hợp có sự cố ở

một tuyến nào đó, nó sẽ điều khiển tới một tuyến dự phòng.

1.2.2. Phân hệ chuyển mạch SS (Switching SubSystem)

Phân hệ chuyển mạch SS bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của mạng

GSM cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động

thuê bao. Chức năng chính của nó là quản lý thông tin giữa những người sử dụng

mạng GSM với nhau và với mạng khác.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 8

Page 9: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Phân hệ chuyển mạch (SS) cũng cần giao tiếp với mạng ngoài để sử dụng khả

năng truyền tải của các mạng này cho việc truyền tải số liệu cho người sử dụng hay

báo hiệu giữa các phần tử của mạng GSM. Chẳng hạn SS có thể sử dụng mạng báo

hiệu kênh chung số 7, mạng này đảm bảo hoạt động giữa các phần tử của SS trong

một hay nhiều mạng GSM.

1.2.2.1. Trung tâm chuyển mạch di động MSC (Mobile Switching Center)

MSC thường là một tổng đài lớn điều khiển và quản lý các bộ điều khiển trạm

gốc BSC. Một tổng đài MSC thích hợp cho một vùng đô thị và vùng ngoại ô có dân

cư khoảng 1 triệu ( với mật độ thuê bao trung bình ). MSC thực hiện chức năng

chuyển mạch chính, nhiệm vụ chính của MSC là tạo kết nối và xử lý cuộc gọi đến

những thuê bao của GSM, một mặt GSM giao tiếp với phân hệ BSS mặt khác giao

tiếp với mạng ngoài thông qua cổng G-MSC (Gateway - MSC).

1.2.2.2. Bộ ghi định vị thường trú HLR (Home location Register)

HLR lưu giữ những số liệu cố định của thuê bao di động trong mạng như SIM,

các thông tin liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ viễn thông, không phụ thuộc

vào vị trí hiện thời của các thuê bao và chứa các thông tin về vị trí hiện thời của các

thuê bao. Thường HLR là một máy tính đứng riêng, không có khả năng chuyển mạch

nhưng có khả năng quản lý hàng trăm nghàn thuê bao. Một chức năng con của HLR là

nhận dạng trung tâm nhận thực thuê bao AUC.

1.2.2.3. Bộ ghi định vị tạm trú VLR(Visitor Location Register)

Là cơ sở dữ liệu chứa thông tin về tất cả các MS hiện đang ở vùng phục vụ của

MSC. Mỗi MSC có một VLR, thường thiết kế VLR ngay trong MSC.

Khi MS lưu động vào một vùng MSC mới, VLR liên kết với MSC sẽ yêu cầu số

liệu về MS từ HLR, đồng thời HLR sẽ thông báo MS đang ở vùng MSC nào. Nếu sau

đó MS muốn thực hiện cuộc gọi VLR sẽ có thông tin cần thiết để thiết lập cuộc gọi

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 9

Page 10: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

mà không cần hỏi HLR. VLR chứa thông tin chính xác hơn về vị trí của MS ở vùng

MSC. Nhưng khi thuê bao tắt máy hoặc rời khỏi vùng hoạt động của MSC thì các số

liệu liên quan đến nó cũng hết giá trị. Vì vậy có thể coi VLR là hệ thống lưu giữ “hộ

khẩu tạm trú” của các thuê bao vãng lai.

1.2.2.4. Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR( Equipment Identity Register)

EIR có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của ME thông qua số liệu nhận dạng thiết

bị quốc tế IMEI (Internationnal Mobile Equipment Identity) và chứa số liệu về phần

cứng của thiết bị. ME thuộc một trong 3 danh sách sau:

- ME thuộc danh sách trắng (White List): Tức là nó được quyền truy nhập và sử

dụng các dịch vụ đã đăng ký.

- ME thuộc danh sách xám (Gray List): Tức là có nghi vấn và cần kiểm tra.

- ME thuộc danh sách đen (Black List): Tức là nó bị cấm không cho phép truy nhập

vào mạng.

1.2.2.5. Trung tâm nhận thực AUC (Authentication Center)

Được nối đến HLR, chức năng của AUC là cung cấp cho HLR các tần số nhận

thực và các khoá mật mã để sử dụng cho bảo mật. Đường vô tuyến cũng được AUC

cung cấp mã bảo mật để chống nghe trộm, mã này được thay đổi để riêng biệt cho

từng thuê bao. Cơ sở dữ liệu của AUC còn ghi nhiều thông tin cần thiết khác khi thuê

bao đăng ký nhập mạng và được sử dụng để kiểm tra khi thuê bao yêu cầu cung cấp

dịch vụ, tránh việc truy nhập mạng một cách trái phép.

1.2.2.6. Tổng đài di động cổng G-MSC (Gateway- Mobile Switching Center)

Tất cả các cuộc gọi vào cho mạng GSM/PLMN sẽ được định tuyến cho tổng đài

vô tuyến cổng G-MSC. Nếu môt người nào đó ở mạng cố định PSTN muốn thực hiện

cuộc gọi vào mạng GSM/PLMN : Tại tổng đài PSTN sẽ kết nối cuộc gọi này đến

MSC có trang bị một chức năng gọi là chức năng cổng. Tổng đài MSC này còn gọi là

tổng đài MSC cổng, và nó có thể là một MSC bất kỳ ở mạng GSM. G-MSC sẽ phải

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 10

Page 11: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

tìm ra vị trí của MS cần tìm. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách hỏi HLR nơi MS

đăng ký. HLR sẽ trả lời khi đó MSC này sẽ định tuyến lại cuộc gọi đến MSC cần

thiết. Khi cuộc gọi đến MSC này VLR sẽ xác định rõ hơn về vị trí của MS. Như vậy

có thể nối thông một cuộc gọi ở mạng GSM khi có sự khác biệt giữa thiết bị vật lý và

đăng ký thuê bao.

1.2.2.7. Khối IWF

Để kết nối MSC với các mạng khác cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫn

của GSM với các mạng này. Thích ứng này gọi là chức năng tương tác IWF. IWF bao

gồm một thiết bị để thích ứng giao thức và truyền dẫn. IWF có thể thực hiện trong

cùng chức năng MSC hay có thể ở thiết bị riêng.

1.2.3. Phân hệ khai thác và bảo dưỡng OSS (Operation and Support System)

OSS thực hiện 3 chức năng chính sau:

Khai thác: là hoạt động cho phép nhà khai thác mạng theo dõi hành vi của mạng

như tải của hệ thống, mức độ chặn, số lượng chuyển giao giữa 2 cell... Nhờ vậy nhà

khai thác có thể giám sát được toàn bộ chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cho khách

hàng và kịp thời nâng cấp. Khai thác còn thay đổi cấu hình để giảm những vấn đề

xuất hiện ở thời điểm hiện thời, để chuẩn bị tăng lưu lượng trong tương lai và mở

vùng phủ sóng. Ở viễn thông hiện đại khai thác được thực hiện bằng máy vi tính và

tập trung ở một trạm.

Bảo dưỡng: Có nhiệm vụ phát hiện, định vị, và sữa chữa các sự cố và hỏng hóc. Nó

có một số quan hệ với khai thác. Các thiết bị ở hệ thống viễn thông hiện đại có khả

năng tự phát hiện một số sự cố hay dự báo sự cố thông qua kiểm tra. Bão dưỡng gồm

các hoạt động tại hiện trường như thay thế các thiết bị có sự cố, cũng như việc sử

dụng phần mềm điều khiển từ xa.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 11

Page 12: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hệ thống khai thác và bảo dưỡng được xây dựng trên nguyên lí của mạng quản

lý viễn thông TMN. Theo tiêu chuẩn GSM hệ thống này được gọi là trung tâm vận

hành và bão dưỡng OMC (Operation and Maintenance Center).

Quản lý thuê bao: Bao gồm các hoạt động quản lý đăng ký thuê bao. Nhiệm vụ đầu

tiên là nhập và xoá thuê bao khỏi mạng. Đăng ký thuê bao cũng có thể rất phức tạp,

bao gồm nhiều dịch vụ và các tính năng bổ sung. Nhà khai thác có thể thâm nhập

được các thông số thuê bao nói trên. Một nhiệm vụ quan trọng khác là tính cước cuộc

gọi rồi gửi đến nhà thuê bao. Khi đó HLR, SIM- Card đóng vai trò như một bộ phận

quản lý thuê bao.

1.3. Các giao diện cơ bản của mạng GSM

1.3.1. Giao diện nội bộ :

Giao diện nội bộ mạng GSM lấy hệ thống báo hiệu số 7 (CCS7) làm cơ sở cho

quá trình điều khiển việc trao đổi thông tin giữa các phần tử của mạng khi cung cấp

các dịch vụ thuê bao và quản lý mạng.

1.3.1.1. Giao diện vô tuyến(Um)

Giao diện vô tuyến Um là giao diện giữa BTS và MS. Đây là giao diện quan trọng

nhất, quyết định lớn nhất đến chất lượng dịch vụ mạng GSM.

Giao diện này cung cấp một số lượng các kênh lôgic. Thông tin về người sử

dụng ( thoại, dữ liệu) được truyền dẫn qua các kênh thông tin. Các tín hiệu điều khiển

được truyền qua các kênh điều khiển. Các kênh điều khiển là các kênh sau :

- Kênh quảng bá: Cho việc hiệu chỉnh tần số, đồng bộ và điều khiển.

- Kênh điều khiển chung: Cho nhắn tin, truy nhập ngẫu nhiên và cấp quyền truy cập.

- Kênh điều khiển dành riêng: Điều khiển kết hợp chậm, điều khiển kết hợp nhanh

và điều khiển độc lập.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 12

Page 13: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Trong GSM, giao diện vô tuyến sử dụng cả hai phương thức phân kênh theo tần

số và phân kênh theo thời gian.

1.3.1.2. Giao diện Abis

Giao diện Abis là giao diện giữa BTS và BSC. Giao diện này được sử dụng để trao

đổi thông tin thuê bao (thoại, số liệu..) và thông tin điều khiển (báo hiệu, đồng bộ..).

BSC kiểm soát BTS qua giao diện này. Giao diện Abis sử dụng đường truyền chuẩn

PCM32 (2.4Mb/s) với mã sữa sai CRC4 theo CCITT, G732. Giao thức trong kênh

báo hiệu tuân theo chuẩn CCITT LAPD.

1.3.1.3. Giao diện A

Giao diện A là giao diện giữa MSC và BSC, qua bộ chuyển đổi mã TRAU. Giao

diện A sử dụng các luồng chuẩn P32 và nó sử dụng báo hiệu CCS7 (gồm MTP, SCCP

và BSSAP).

1.3.1.4. Giao diện B

Giao diện B là giao diện giữa MSC và VLR đã được tiêu chuẩn hoá ở GSM pha

1. Giao diện này sử dụng CCS7 để trao đổi số liệu giữa MSC và VLR, như các số liệu

về quyền truy nhập của thuê bao, số nhận dạng các thuê bao vãng lai, và các số liệu

cần trao đổi giữa tổng đài và thuê bao trong thời gian nối mạch…

1.3.1.5. Giao diện C

Giao diện C là giao diện giữa MSC và HLR. Giao diện này sử dụng CCS7 và

được quy định phần ứng dụng riêng cho GSM-MAP. MSC sử dụng giao diện này để

truy nhập HLR lấy số liệu trong các trường hợp:

- Số Roaming của MS khi có cuộc gọi từ mạng PSTN vào PLMN qua cổng G-MSC

- Thông tin định tuyến từ HLR tới G-MSC khi có cuộc gọi từ mạng PSTN vào mạng

di động PLMN.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 13

Page 14: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

1.3.1.6. Giao diện D

Giao diện D là giao diện giữa VLR và HLR. Giao diện này sử dụng MAP để trao

đổi số liệu về các thuê bao di động giữa các cơ sở của VLR và HLR như:

- Các tham số về quyền truy nhập mạng của thuê bao.

- Tái thiết lập lại số liệu của thuê bao trong VLR khi cần thiết.

- Khi có cuộc gọi từ mạng PSTN vào mạng GSM, HLR sẽ chuyển yêu cầu của G-

MSC về MSRN cho VLR.

- Thiết lập mới các số liệu của thuê bao cho VLR khi MS di chuyển từ vùng phục vụ

khác tới.

- Xử lý và lưu giữ các thông tin liên quan đến dịch vụ phụ khi có thuê bao nào đó

yêu cầu.

1.3.1.7. Giao diện E

Giao diện E là giao diện giữa các tổng đài trong mạng GSM. Giao diện E được sử

dụng để thiết lập các cuộc nối giữa các thuê bao thuộc vùng kiểm soát của các tổng

đài khác nhau. Giao diện này sử dụng luồng PCM 32 cùng các kênh CCS7. Phần ứng

dụng của CCS7 là MAP và ISUP.

1.3.1.8. Giao diện F

Giao diện F là giao diện giữa EIR và MSC. Giao diện F sử dụng MAP để MSC

trao đổi số liệu về việc nhận dạng thiết bị thuê bao quốc tế IMEI với các cơ sở dữ liệu

đã được ghi sẵn trong EIR khi cần kiểm tra các thuê bao MS.

1.3.1.9. Giao diện G

Giao diện G là giao diện giữa các VLR. Giao diện này được các VLR sử dụng để

trao đổi số liệu về MS trong quá trình tạo lập và lưu giữ hộ khẩu tạm trú của các MS

đó. Giao diện G sử dụng CCS7 với phần ứng dụng MAP để trao đổi những thông tin

như:

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 14

Page 15: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- Gửi các yêu cầu về IMSI từ VLR cũ sang VLR mới.

- Gửi các yêu cầu về tham số quyền truy nhập của thuê bao từ VLR này sang VLR

khác khi di chuyển giữa hai MSC tương ứng.

1.3.1.10. Giao diện Ater

Giao diện Ater là giao diện giữa BSC và TRAU, thông qua giao diện này TRAU

sẽ chuyển các kênh Traffic từ BSC có tốc độ 13Kb/s thành kênh tiêu chuẩn có tốc độ

64Kb/s và ngược lại.

1.3.2. Giao diện ngoại vi :

Các giao diện ngoại vi với các mạng khác như: PSTN, ISDN, PSDN hay với các

PLMN khác sử dụng R2, CCS7 hay X25 tuỳ thuộc vào từng mạng cụ thể.

1.3.2.1. Giao diện với OMC

Đây là giao diện giữa OMC và các phần tử của mạng như MSC, VLR, HLR, EIR,

BSC … Do chức năng của các phần BSS và NSS khác nhau nên hiện nay OMC được

thiết kế riêng cho từng hệ thống. Giao diện này nhằm mục đích điều hành, khai thác

và bảo dưỡng các phần tử trong mạng.

1.3.2.2. Giao diện với PSTN

Giao diện giữa các mạng GSM với mạng thoại PSTN được chuẩn hoá bằng các

luồng PCM 32, với hệ thống báo hiệu CCS7. Chỉ có các dịch vụ có mặt ở cả hai mạng

mới cung cấp được cho các cuộc nối liên quan đến thuê bao trong mạng thoại.

1.3.2.3. Giao diện với ISDN

Giao diện mạng GSM với ISDN được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của giao diện

ISDN (giao diện sơ cấp) và sử dụng hệ thống báo hiệu CCS7 để cung cấp các dịch vụ

thoại số liệu...

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 15

Page 16: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

1.3.2.4. Giao diện với PSDN

Giao diện với mạng số liệu X25 cũng được tiêu chuẩn hoá ở GSM. Cấu trúc của

giao diện phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng nhà khai thác. Trong thực tế, việc

cung cấp dịch vụ số liệu trong mạng GSM theo tiêu chuẩn X25 khá phức tạp cả phần

cứng cũng như phần mềm của mạng, do vậy giá thành rất cao. Đồng thời, việc ghép

nối với PSDN cũng cần thiết bị tương ứng PAD. Hơn nữa dịch vụ số liệu trong GSM

cho đến hiện nay không mấy hấp dẫn và ít phát triển.

1.3.2.5. Giao diện với GSM qua PSTN/ISDN

Giao diện giữa các mạng GSM với nhau thông qua PSTN hoặc ISDN được tiêu

chuẩn hoá cho GSM. Giữa các MSC của hai loại báo hiệu được trao đổi khi nối mạng:

- Các chức năng xử lý cuộc gọi cơ bản phụ thuộc vào hệ thống báo hiệu của mạng

cố định (CCS7, ISUP, R2)

- Các chức năng của MAP dành riêng cho GSM được quy định trong SCCP của hệ

thống báo hiệu số 7.

.. Báo hiệu trong mạng di động

Vấn đề báo hiệu trong mạng di động phức tạp hơn nhiều trong mạng điện thoại

thông thường vì tính chất di động của các thuê bao trong mạng. Trong mạng di động

các thuê bao di động (MS) có thể di chuyển quanh mạng nên phải có yêu cầu cập nhật

vị trí địa lý của MS và xử lý việc thay đổi kênh lưu lượng (chuyển ô) khi MS di

chuyển từ ô này sang ô khác. Điều này phải có một báo hiệu nhanh và mạnh. Mạng di

động số sử dụng hệ thống báo hiệu số 7.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 16

Page 17: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hình 1.2 : Sơ đồ báo hiệu trong mạng GSM

Các bản tin báo hiệu trong việc thiết lập một cuộc gọi :

1.4.1. Cuộc gọi thuê bao di động gọi thuê bao cố định

Giả thiết MS hoạt động rồi và người sử dụng MS muốn thực hiện một cuộc gọi.

Thuê bao này sẽ quay tất cả các chữ số của thuê bao B và bắt đàu thủ tục này bằng

cách nhấn phím phát khởi đầu một tin báo “yêu cầu kênh” từ MS đến BSS. Điều này

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 17

MAP (chuyển ô) ISUP

Hệ thống

chuyển mạch

SSMAP

ISUP

MAPMAP

MAP

MAP

MAP

ISDN

GMSC

MSC

PSTN

ISUP

BSC

MS

LAPD

BTS

LAPDm

Hệ thống trạm

gốc BTS

BSSAP

VLR

VLR

AUC

HLR

EIR

MSC

Page 18: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

được thực hiện bằng việc BSS chỉ định một kênh điều khiển riêng (DCCH) và một

kênh báo hiệu giữa MS và BSS được thiết lập. Các bước tiến hành:

- b1 : Tin báo “yêu cầu dịch vụ” được gửi tới MSC, sau đó tiếp tục được

chuyển đến VLR. VLR sẽ tiến hành quá trình nhận thực nếu MS trước đây được đăng

ký ở VLR này, nếu không VLR sẽ lấy các thông số nhận thực từ HLR.

- b2 : Nhận thực thuê bao diễn ra bằng cách sử dụng tin báo nhận thực và các

thuật toán mật mã. Nếu nhận thực thành công thì có thể tiếp tục thiết lập cuộc gọi.

Nếu mật mã được sử dụng thì nó bắt đầu từ thời gian này.

- b3 : Tin báo “thiết lập” được gửi tới MSC cùng với thông tin về cuộc gọi (loại

cuộc gọi, số được gọi…) . Tin báo này hướng từ MSC tới VLR.

- b4 : MSC có thể khởi đầu việc kiểm tra IMEI của MS.

- b5 : Trong việc trả lời tin báo được thiết lập ở bước 4, VLR gửi tin báo “cuộc

gọi hoàn thành” cho MSC, MSC sẽ thông tin cho MS phương thức tiến hành cuộc gọi.

- b6 : MSC chỉ định một kênh lưu lượng tới BSS (lệnh chỉ định), BSS này lại ấn

định một kênh lưu lượng trên giao diện vô tuyến. MS trả lời tới BSS (BSS này trả lời

tới MSC) với tin báo “hoàn thành địa chỉ - ACM ”.

- b7 : Một tin báo “địa chỉ đầu và địa chỉ cuối- IFAM (Initial Final Address

Message)” được gửi tới PSTN. Rung chuông được sử dụng ở MS trong việc trả lời

cho báo chuông mà MSC gửi tới MS khi PSTN trả lời với một tin báo “hoàn thành địa

chỉ”.

- b8 : Khi PSTN trả lời “trả lời - ANS” tin báo “đấu nối ” được hướng tới MS từ

MSC, dừng rung chuông tới MS. Sau đó MSC nối một kênh lưu lượng GSM tới mạch

PSTN, như vậy việc đấu nối được hoàn thành.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 18

Page 19: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 19

Yêu cầu kênh

Ân định DCCH

Kênh báo được thiết lập

Yêu cầu dịch vụ

Nhận thực

Đặt chế độ mật mã

Thiết lập

Yêu cầu ID thiết bị

Cuộc gọi hoàn thành

Phương thức tiến hành cuộc gọiLệnh chỉ định

Hoàn thành chỉ định

Địa chỉ đầu và địa chỉ cuối (IFAM)

Hoàn thành địa chỉ ACM

Báo chuông

Trả lời (ANS)

Đấu nối

Khẳng định đấu nối

<RACH>

<AGCH>

<SDCCH>

CR

Các chi tiết thuê bao nếu cần thiết

Các chi tiết thuê bao

<SDCCH>(Thông tin cuộc gọi)

CC

<SDCCH>

<SDCCH>(Kênh) Mạch

<FACCH>(TCH)

<FACCH>

<FACCH>

<FACCH>

<TCH>

Bắt đầu tính cước

MS BSS MSC VLR HLR PSTN EIR

Page 20: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hình1.3: Sơ đồ các bản tin báo hiệu trong việc thiết lập một cuộc gọi: thuê bao di

động gọi thuê bao cố định

1.4.2. Cuộc gọi thuê thuê bao cố định gọi bao di động

- b1 : Một tin báo “địa chỉ bắt đầu và địa chỉ kết thúc” C7 đến GMSC. MS được

gọi sẽ nhận được dạng bằng số MSISDN của nó.

- b2 : Sử dụng tin báo “gửi thông tin định tuyến” cùng với MSISDN của MS,

GMSC yêu cầu thông tin định tuyến từ HLR. Nó hướng tin báo kèm theo TMSI của

MS tới VLR. VLR này cung cấp nhận dạng vùng định vị LAI của vùng định vị mà

MS hiện thời đang ở đó. Thông tin yêu cầu sẽ cho phép GMSC nhận dạng MSC mà

IFAM phải được định hướng tới.

- b3 : VLR trả lời bằng tin báo “khẳng định thông tin định tuyến” mà hiện tại

được gắn với một MSRN. MSRN này hoặc vừa mới được lấy từ nguồn tin chung

MSRN của nó hoặc vừa mới được liên kết với MS bị gọi. GSMC bây giờ sẽ gửi một

IFSM mà vùng phục vụ chứa MS cùng với số lưu động của thuê bao di động

(MSRN).

- b4 : MSC khách sau đó sẽ yêu cầu thông tin thiết lập cuộc gọi từ VLR (gửi

thông tin cho thiết lập cuộc gọi).

- b5 : Trả lời của VLR là tin báo “nhắn tin” quay trở lại MSC, nó chứa thông tin

được yêu cầu. Sau đó MSC gửi yêu cầu “nhắn tin” tới MS qua BSS.

- b6 : MS trả lời và yêu cầu một kênh lưu lượng riêng (DCCH) từ BSS (“yêu cầu

kênh”) và kênh báo hiệu ở giao diện vô tuyến được thiết lập. Một khi đã được thiết

lập kênh DCCH này mang “trả lời tin nhắn” tới BSS mà chuyển tiếp nó tới VLR qua

MSC.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 20

Page 21: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- b7 : Thuê bao MS nhận thực và chế độ mật mã được thiết lập. Tin báo “cuộc

gọi hoàn thành ” sau đó được gửi tới MSC từ VLR. Nó được chuyển tới MS qua BSS

như tin báo “thiết lập”.

- b8 : MS gửi tin báo “khẳng định cuộc gọi ” tới MSC. Tin báo này chỉ ra MS

có khả năng nhận một cuộc gọi và MSC gửi tin báo “hoàn thành địa chỉ - ACM” tới

GMSC mà chuyển tiếp nó tới PSTN. Thuê bao mặt đất bây giờ sẽ nghe tiếng chuông

rung.

- b9 : Sau đó, MSC ấn định một kênh lưu lượng tới BSS (“lệnh chỉ định”) mà

đến lượt mình BSS lại chỉ định một kênh lưu lượng trên giao diện vô tuyến. MS trả

lời BSS (BSS trả lời MSC) với tin nhắn “hoàn thành việc chỉ định”. Bấy giờ MS rung

chuông và gửi tin báo “rung chuông” tới MSC như một sự khẳng định.

- b10 : Khi thuê bao GSM trả lời, MS gửi tin báo “đầu cuối” tới MSC. MSC

khẳng định đầu cuối và gửi “Trả lời – ANS” tới GMSC và PSTN. Âm chuông của

thuê bao mặt đất tắt, GMSC và MSC nối kênh lưu lượng GSM và mạch PSTN với

nhau.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 21

Page 22: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 22

Địa chỉ đầu và địa chỉ cuối IFAM

Gửi thông tin vô tuyến

Thừa nhận thông tin định tuyến

Địa chỉ đầu và địa chỉ cuối IFAM

Yêu cầu nhắn tin

Gửi thông tin cho thiết lập cuộc gọi

Nhắn tin

Yêu cầu kênh

Ấn định DCCH

Kênh báo hiệu được thiết lập

Cuộc gọi hoàn thành

Thiết lập

Khẳng định cuộc gọi

Hoàn thành địa chỉ

Lệnh chỉ định

Hoàn thành chỉ định

Báo chuông

Đấu nối

Khẳng định đấu nối

Trả lời (ANS)

MS BSS MSC VLR HLR GMSC PSTN

(TMSI)

MSISDN

MSISDN(TMSI)

(MSRN) (MSRN)

(MSRN)

(MSRN)

(LAI&TMSI)

<PCH>

(TMSI)

<RACH>

<AGCH>

<SDCCH>

<SDCCH>

(TMSI) TMSI và tình trạng

Tình trạng

(TMSI)

<SDCCH>

<SDCCH>

(Kênh (Mạch)

<FACCH>

<FACCH>

<TCH>

<FACCH>

<FACCH>

<TCH>

Page 23: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hình1.4: Sơ đồ các bản tin báo hiệu trong việc thiết lập một cuộc gọi: thuê bao cố

định gọi thuê bao di động

1.5. Đặc điểm tổng quát của mạng di động GSM

Hiện nay xã hội phát triển mạnh mẽ kéo theo đó nhu cầu về sử dụng các dịch vụ

viễn thông ngày càng cao . Do đó, đòi hỏi các dịch vụ viễn thông phải chú trọng đến

cả số lượng và chất lượng của dịch vụ. Với nước ta hiện nay , việc sử dụng GSM như

tiêu chuẩn của mạng di động GSM. Từ cấu trúc của mạng GSM, ta có thể tổng hợp

nên các đặc điểm chủ yếu của tiêu chuẩn GSM như sau:

- Số lượng lớn các dịch vụ và tiện ích cho các thuê bao cả trong thông tin thoại và

truyền số liệu.

- Sự tương thích của các dịch vụ trong GSM với các dịch vụ của mạng có sẵn như

PSTN, ISDN bởi các giao diện theo tiêu chuẩn chung.

- Một hệ thống GSM quốc gia có thể cho nhập mạng và quản lý mọi máy thuê bao

di động theo tiêu chuẩn GSM.

- Tự động định vị và cập nhật vị trí cho mọi thuê bao di động.

- Độ linh hoạt cao nhờ sử dụng loại máy đầu cuối thông tin di động khác nhau như:

máy xách tay, máy cầm tay, máy đặt trên ôtô…

- Sử dụng băng tần 900MHz và 1800MHz với hiệu quả cao bởi sự kết hợp giữa hai

phương pháp TDMA và FDMA.

- Giải quyết hạn chế dung lượng, thực chất dung lượng tăng lên nhờ việc sử dụng

tần số tốt hơn và kỹ thuật ô nhỏ do vậy số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên.

1.6. Chỉ tiêu kỹ thuật chung của mạng GSM

Từ cấu trúc chung và các giao diện cơ bản, báo hiệu trong mạng . Mạng GSM đưa

ra các chỉ tiêu kỹ thuật chung cho BTS và MS như sau :

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 23

Page 24: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Downlink (từ BTS đến MS) Uplink (từ MS đến BTS)

Công suất Tx @ TCU 44

dBm

Công suất Tx MS 33

dBm

Suy hao ghép 0dB Độ tăng ích anten MS 0dBi

Suy hao lọc Tx hay suy hao

Duplexer

1dB Tổng EIRP =

3dBm+0dBi

33

dBm

Tổng công suất Tx @ top

rack = 44dBm -1dB

43dB

Suy hao fidơ 3dB Độ tăng ích anten BTS 17

dBi

Độ tăng ích anten BTS 17

dBi

Hệ số phân tập 2

dB

Tổng EIRP = 43dBm - 3dB

+ 17dBi

57

dBm

Suy hao fidơ 3

dB

Độ nhạy Rx BTS -10

dBm

Độ nhạy Rx MS -102

dBm

Độ tăng ích anten MS 0dBi Dự trữ fading 90%

vùng phủ sóng

6

dB

Dự trữ fading 90% vùng

phủ sóng

6dB Dự trữ nhiễu 3

dB

Dự trữ nhiễu 3dB Suy hao anten/body 0dB

Suy hao anten/body 0dB

Suy hao đường truyền cho

phép max = 57dBm – ( -

102dBm) – 6dB-3dB

150d

B

Suy hao đường truyền

cho phép max=33dBm

+ 17dBi +2dB-3dB-(-

107dBm)-6dB-3dB

147

dB

Link balance = downlink -

uplink

3dB Chú ý: Suy hao Dupler nằm trong

giá trị độ nhạy Rx (giả thiết anten

MS ở bênn ngoài)Suy hao đường truyền lớn

nhất cần thiết kế KU

147

dB

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 24

Page 25: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Bảng 1.1: Quỹ truyền sóng GSM900/ không sử dụng MHA/ hai tần số/sử dụng ghép

trên không

1.7. Kết luận chương

Chương này đã tìm hiểu một cách tổng quát về cấu trúc mạng GSM và

trình bày cụ thể từng khối trong cấu trúc mạng GSM. Qua đó chúng ta có

thể áp dụng vào thực tế khi tiến hành định vị và sửa chữa các bộ phận

trong cấu trúc mạng GSM trong thực tế. Nhằm xây dựng một mạng GSM

hoàn thiện.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 25

Page 26: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

CHƯƠNG 2 :

CÁC THÔNG SỐ,CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

CỦA MẠNG GSM VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MẠNG GSM TẠI

VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chương

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin di động nói chung và công

nghệ GSM nói riêng đã góp phần lớn vào sự phát triển của thông tin di động trên thế

giới cũng như ở Việt Nam.

Hiện nay nước ta có 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong đó có các nhà

mạng sử dụng GSM đã và đang phát triển mạnh mẽ như Viettel Telecom, VinaPhone,

VMS-MobiPhone… Để thực hiện việc quản lý chất lượng mạng GSM được tốt, điều

quan trọng nhất là ta phải xác định rõ và nắm vững các thông số chất lượng của mạng,

đồng thới phải có những đánh giá chất lượng mạng một cách chính xác và khách

quan. Từ đó ta sẽ có những phương thức quản lý phù hợp các thông số chất lượng

mạng có liên quan trực tiếp đến các chức năng hỗ trợ chất lượng của mạng. Do vậy để

tìm hiểu về các thông số của mạng GSM ta sẽ tìm hiểu về các chức năng mạng cần

thiết để hỗ trợ các dịch vụ và các phương tiện do PLMN cung cấp.

Chức năng mạng được chia thành 4 loại chính như sau:

Chức năng mạng để cung cấp các dịch vụ cơ sở

Chức năng mạng bổ sung để điều khiển cuộc gọi

Chức năng mạng để hỗ trợ khai thác cellular

Chức năng mạng định hướng quản lý mạng

Khái quát chung về các chức năng mạng như sau:

Loại chức năng Chức năng mạng Sự hỗ trợ Liên mạng

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 26

Page 27: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

mạng NF chức năng

mạng

với WAP

NF để cung cấp

các dịch vụ cơ

sở

- Điều khiển cuộc gọi

- Nhận thực thuê bao

- Các cuộc gọi khẩn cấp

- Các dịch vụ bổ xung

- Bảo mật phần tử thông

tin báo hiệu

M

M

M

M

M

X

X

-

X

X

NF bổ xung để

điều khiển cuộc

gọi

- Xếp hàng

- OACSU

- Các dịch vụ liên quan

đến bảo mật

- Thu không liên tục

- DTMF

O

O

M

M

M

-

-

X

-

-

NF để hỗ trợ

khai thác

cellular

- Đăng ký vị trí

- Chuyển cuộc gọi

+ Trong cùng một BTS

+ Trong cùng một BSC

+ Trong cùng một

PLMN

- Thiết lập cuộc gọi

M

M

M

M

M

X

-

-

X

-

NF định hướng

quản lý mạng

M* X

Bảng 2.1: Khái quát chức năng mạng

Trong đó: M : bắt buộc

O : không bắt buộc

X : yêu cầu báo hiệu liên mạng PLMN

- : không yêu cầu báo hiệu liên mạng PLMN

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 27

Page 28: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

* : chức năng không đuợc GSM chỉ định đầy đủ

Trong chương này ta sẽ tìm hiểu cụ thể về: các yêu cầu chức năng mạng, các

chỉ tiêu kỹ thuật về cấu hình mạng, các chỉ tiêu về truyền dẫn và chất lượng của

một số mạng ở Việt Nam.

A: CÁC THÔNG SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG GSM

2.2. Các yêu cầu chức năng mạng

2.2.1. Chức năng mạng cung cấp các dịch vụ cơ sở

2.2.1.1. Chức năng điều khiển cuộc gọi :

Tập hợp các chức năng này cho phép thiết lập truyền thông giữa một thuê bao di

động và một thuê bao mạng khác trong các kiểu mạng sau : PSTN, ISDN, PSPDN,

CSPDN, và các PLMN khác.

• Cuộc gọi từ một thuê bao di động đã được đăng ký trong VLR: Đây là trường

hợp bình thường, cuộc gọi được định tuyến theo số đã quay.

• Cuộc gọi từ một thuê bao di động không đăng ký trong VLR: Khi VLR nhận từ

MSC một yêu cầu về các tham số thiết lập cuộc gọi cho một cuộc gọi bắt đầu từ MS,

VLR sẽ tạo một thủ tục cập nhật vị trí đối với HLR. Sau đó cuộc gọi được thiết lập

bình thường như đã đăng ký trong VLR.

• Cuộc gọi đến một thuê bao di động : Cuộc gọi được định tuyến theo dữ liệu vị

trí đã được thu từ HLR đến MSC hiện thời và MS được nhắn tin trên giao diện vô

tuyến đã được tiêu chuẩn hoá.

• Các chức năng điều khiển cuộc gọi trong HLR: HLR phải thích ứng các chức

năng định tuyến như đã mô tả trong cuộc gọi đến thuê bao di động.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 28

Page 29: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

• Các chức năng điều khiển cuộc gọi trong VLR: VLR phải cung cấp các tham

số thuê bao cho MSC khi có yêu cầu điều khiển cuộc gọi.

• Các chức năng điều khiển cuộc gọi trong MSC : MSC thực hiện chức năng

định tuyến cuộc gọi và điều khiển cuộc gọi bình thường. MSC thu được các tham số

thuê bao từ VLR liên kết. MSC có khả năng thực hiện việc chuyển cuôc gọi. Trong

một số trường hợp MSC hoạt động như một MSC cổng.

2.2.1.2. Các cuộc gọi khẩn cấp

Hệ thống di động mặt đất phải điều khiển hiệu quả các cuộc gọi khẩn cấp từ các

máy di động.

Định tuyến: cuộc gọi được định tuyến tự động đến một trung tâm khẩn cấp thích

hợp căn cứ vùng địa lý của máy di động.

Sử dụng IMEI (International Moble Equipment Identity): Việc hỗ trợ cuộc gọi

khẩn cấp của mạng từ các MS của mạng sử dụng IMEI như một biện pháp duy nhất,

là sự tuỳ chọn của các nhà điều hành PLMN.

2.2.1.3. Bảo mật phần tử các thông tin báo hiệu

Thủ tục thực hiện việc cung cấp các phần tử thông tin báo hiệu trên đường dẫn

vô tuyến để bảo mật. Khoá mã hoá được tính toán trong cả MS và mạng.

2.2.1.4. Các dịch vụ bổ xung

Việc hỗ trợ các dịch vụ bổ xung yêu cầu bổ xung thêm các thủ tục điều khiển

trong các HLR, VLR và các MSC vào các thủ tục điều khiển trong mạng cố định

2.2.2. Chức năng mạng hỗ trợ cho khai thác cellular

2.2.2.1. Đăng ký vị trí

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 29

Page 30: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Đăng ký vị trí có nghĩa là các mạng GSM theo dõi nơi định vị các máy di động

trong vùng hệ thống. Thông tin vị trí được lưu giữ trong các thiết bị chức năng được

gọi là bộ ghi vị trí. Có 2 loại bộ ghi vị trí :

- Bộ ghi vị trí thường trú (HLR) : Nơi lưu giữ cố định các vị trí hiện hành và tất

cả các tham số thuê bao của một máy di động.

- Bộ ghi vị trí tạm trú (VLR): Nơi lưu giữ tất cả các tham số liên quan đến một

máy di động với điều kiện máy ở bên trong vùng điều khiển của bộ ghi vị trí tạm trú

đó.

2.2.2.2. Chuyển cuộc gọi

Các trường hợp yêu cầu chuyển cuộc gọi :

- Chuyển cuộc gọi giữa các kênh vật lý của cùng một hệ thống trạm gốc (BSS).

Có thể sử dụng khả năng này trong các tình huống :

+ Khi kênh vật lý chuyển cuộc gọi dễ bị nhiễu hoặc dễ bị các nhiễu loạn khác.

+ Khi một kênh vật lý hoặc thiết bị kênh chuyển cuộc gọi phải rút ra khỏi dịch

vụ để bảo dưỡng hoặc vì các lý do khác.

- Chuyển cuộc gọi giữa các BSS có cùng một MSC để đảm bảo tính liên tục của

một kết nối khi MS di chuyển từ vùng BS này sang vùng BS khác.

- Chuyển cuộc gọi giữa các BSS có các MSC khác nhau của cùng một mạng

GSM để đảm bảo tính liên tục của kết nối khi một MS chuyển từ vùng BS của MSC

này sang BS của vùng MSC khác

2.2.2.3. Thiết lập lại cuộc gọi

Việc thiết lập lại cuộc gọi chỉ được thực hiện trên các kênh lưu lượng khi một

kênh lưu lượng bị mất trong thời gian và khi cuộc gọi đang ở trong trạng thái kết nối.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 30

Page 31: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

2.2.3. Các chức năng bổ xung của mạng điều khiển cuộc gọi

2.2.3.1. Xếp hàng

Các cuộc gọi kết thúc và các cuộc gọi bắt đầu được xếp hàng tại BSS và phải

thoã mãn các điều kiện sau đây :

- Đối với các cuộc gọi khởi đầu của MS, sự chỉ báo không xếp hàng được cung

cấp cho MS. Do đó việc xếp hàng được xem như một sự thiết lập cuộc gọi trễ đối với

MS .

- Đối với các cuộc gọi kết thúc của MS, việc xếp hàng không được trái với các

điều kiện giải phóng khác thường trong mạng cố định. Nói chung, các cuộc gọi có thể

được chuyển qua các mạng quốc tế sẽ không phải xếp hàng, nghĩa là việc xếp hàng

không thể áp dụng với các cuộc gọi mà mạng GSM không biết mạng khởi đầu.

2.2.3.2. Thiết lập cuộc gọi vô tuyến (OACSU)

OACSU có thể được thực hiện trong mạng GSM trên cơ sở tuỳ chọn để làm tăng

dung lượng điều khiển cuộc gọi của mạng GSM, nó phụ thuộc vào các điều kiện sau :

- OACSU không chỉ được sử dụng cho các cuộc gọi đến một số quốc tế

- OACSU không được sử dụng cho các cuộc gọi vào tổng đài, trừ khi hai bên đã

đi đến hiệp định song phương cho phép một ứng dụng như vậy của OACSU. Để tránh

sự nghi ngờ OACSU không áp dụng với các cuộc gọi mà mạng GSM không nhận biết

được kiểu gọi hoặc mạng khởi đầu.

- Các MS nước ngoài không hỗ trợ thủ tục OACSU được phép truy nhập vào

các mạng GSM nơi OACSU được sử dụng.

- Các MS hỗ trợ OACSU có khả năng thao tác trong các mạng GSM nơi

OACSU không được thực hiện.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 31

Page 32: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- OACSU sẽ chỉ dùng được cho các cuộc gọi điện thoại.

2.2.3.3. Các dịch vụ liên quan đến bảo mật

Các mạng GSM cung cấp hai dịch vụ bảo mật trên đường dẫn vô tuyến là: Bảo

mật nhận dạng thuê bao và bảo mật dữ liệu thuê bao.

• Bảo mật nhận dạng thuê bao: Dịch vụ này cung cấp bí mật về các nhận dạng của

thuê bao. Một người xâm nhập không thể nhận dạng được thuê bao nào đang sử dụng

nguồn tài nguyên nào đó trên đường truyền dẫn vô tuyến. Thay vì IMSI, một nhận

dạng tạm thời được dùng. Nhận dạng này (TMSI) là một số cục bộ chỉ hợp lệ trong

một vùng nhất định. TMSI được VLR phân bổ và được gửi đến MS trong chế độ mã

hoá.

• Bảo mật dữ liệu thuê bao: dịch vụ này cung cấp bảo mật về dữ liệu người dùng

được truyền trên một kênh lưu lượng. Sự mã hoá / giải mã của dữ liệu người dùng

được thực hiện trong MS và BSS bằng một khoá, khoá này được tính toán trong cả

MS và mạng.

2.2.3.4. Thu không liên tục

Thu không liên tục là một kỹ thuật được dùng để làm giảm sự tiêu thụ pin trung

bình của các máy di động. Chức năng này bắt buộc mạng phải hỗ trợ, như là tuỳ chọn

với các máy di động.

2.3 Các chỉ tiêu về cấu hình mạng

2.3.1. Các chỉ tiêu của MSC

2.3.1.1. Tải chuẩn

Chỉ tiêu đầu tiên của MSC là chỉ tiêu về tải chuẩn bao gồm: tải chuẩn trên các

mạch vào liên tổng đài và tải chuẩn cho các cuộc gọi MS.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 32

Page 33: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

‾ Tải chuẩn trên các mạch vào liên tổng đài bao gồm:

• Tải chuẩn A: Tải chuẩn A là độ chiếm dụng trung bình 0.7 Erl trên tất cả các

mạch vào với 35 lần gọi thử /giờ/mạch vào. Con số này giả định 45% lần gọi thử

không hiệu quả.

• Tải chuẩn B: Tải chuẩn B là độ chiếm dụng trung bình 0.85 Erl trên tất cả các

mạch vào với 42 lần gọi thử/giờ/mạch vào.

- Tải chuẩn cho các cuộc gọi MS :

Các cuộc gọi MS bao gồm lưu lượng bắt đầu và lưu lượng kết thúc của MS. Các

cuộc gọi thử kết thúc từ PSTN/ISDN đến MS được đo tại giao diện PSTN/ISDN của

mạng GSM. Các cuộc gọi thử kết thúc (là một phần của cuộc gọi thử từ MS đến MS

trong mạng GSM nội bộ) được đo tại chức năng GMSC trong VMSC.

Bảng 2.2 : Mô hình lưu lượng cho các cuộc gọi MS chuyển mạch

• Tải chuẩn A: Các bộ dữ liệu về các loại MS từ W đến Y được lựa chọn để kiểm soát

khả năng quan sát trường trong các lục địa, các quốc gia và các vùng khác nhau.

• Tải chuẩn B: tải chuẩn B là sự tăng thêm lưu lượng trên tải chuẩn A

+ 20% về Erl

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 33

Kiểu

MS

Cường độ lưu lượng

trung bình

(Erl/thuê bao)

BHCA

trung

bình/thuê

bao

Thời gian giữ

trung bình

chung (s)

W

X

Y

Z

0.010

0.018

0.030

0.050

0.60

1.00

1.50

2.00

60

65

72

90

Page 34: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

+ 20% về BHCA

2.3.1.2. Cuộc gọi thử không được điều khiển thích đáng

Chỉ tiêu về cuộc gọi thử không được điều khiển thích đáng được định nghĩa và

quy định như sau: Cuộc gọi thử không được thích đáng là cuộc gọi thử bị ngăn chặn

hoặc bị trì hoãn quá lâu trong tổng đài. Trễ quá lớn là trễ lớn gấp 3 lần giá trị của “xác

suất 95% không vượt quá” được khuyến nghị trong các bảng sau.

Kiểu kết nối Tải chuẩn A Tải chuẩn B

Nội bộ

Bắt đầu

Kết thúc

Chuyển tiếp

10-2

5x10-3

2x10-3

10-3

4x10-2

3x10-2

2x10-2

10-2

Bảng 2.3: Xác suất xuất hiện các cuộc gọi thử bị trì hoãn quá lâu trong tổng đài

2.3.1.3. Xác suất trễ

Trễ là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quản lý chất lượng mạng. Trễ được chia

thành rất nhiều loại, sau đây là các loại trễ được tiêu chuẩn ngành quy định:

• Trễ báo nhận báo hiệu người dùng :

Là khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin báo hiệu của người dùng từ kênh

Dm cho đến khi bản tin báo nhận việc thu đó được chuyển tiếp trở lại từ MSC đến

kênh Dm.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 34

Page 35: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A Tải chuẩn B

400 800

Xác suất 95% không vượt quá,

ms

60 1000

Bảng 2.4: Trễ báo nhận báo hiệu của người dung

• Trễ chuyển báo hiệu:

Trễ chuyển báo hiệu của MSC là thời gian cần cho MSC chuyển một bản tin

từ một hệ thống báo hiệu đến một hệ thống báo hiệu khác với tối thiểu hoặc không

yêu cầu những hoạt động trao đổi khác. Khoảng thời gian được đo từ lúc thu được bản

tin từ hệ thống báo hiệu cho đến thời điểm chuyển tiếp bản tin tương ứng tới hệ thống

báo hiệu khác.

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A Tải chuẩn B

200 350

Xác suất 95% không vượt quá,

ms

400 700

Bảng 2.5: Trễ chuyển báo hiệu

• Trễ kết nối liên tục:

- Đối với lưu lượng bắt đầu ra, trễ kết nối liên tục được xác định là khoảng thời

gian từ lúc yêu cầu thông tin báo hiệu để thiết lập một kết nối qua MSC (thu được từ

hệ thống báo hiệu vào), cho đến lúc đường truyền dẫn là khả dụng để mang lưu lượng

giữa các điểm kết thúc vào và ra trên MSC.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 35

Page 36: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Việc chuyển mạch liên tục cho các cuộc gọi di động bắt đầu từ MSC diễn ra theo

hai giai đoạn :

+ Giai đoạn 1: là lúc đường dẫn ngược với trễ giữa thiết lập từ MS và kết nối

đường dẫn cho biên D, giai đoạn này bao gồm trễ thiết lập cuộc gọi do đó áp dụng

các giá trị trong bảng 2.11 dưới đây.

+ Giai đoạn 2: là lúc đường dẫn thuận với trễ giữa trả lời và kết nối đường dẫn

cho biên A, giai đoạn này bao gồm trễ chuyển báo hiệu giữa trả lời và kết nối, do đó

áp dụng các giá trị trong bảng 2.5 trên.

- Đối với lưu lượng nội bộ và kết thúc, trễ kết nối liên tục được xác định là

khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin kết nối từ kênh Dm cho đến khi kết nối liên

tục được thiết lập và khả dụng (để mang lưu lượng) và chuyển tiếp các bản tin trả lời

và nhận báo kết nối đến các hệ thống báo hiệu thích hợp.

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A Tải chuẩn B

250 400

Xác suất 95% không vượt quá,

ms

300 600

Bảng 2.6: Trễ kết nối liên tục

• Trễ gửi chỉ báo cuộc gọi vào (cho các kênh lưu lượng nội bộ và kết thúc):

Trễ gửi chỉ báo cuộc gọi vào được xác định là khoảng thời gian từ lúc thu được

thông tin báo hiệu cần thiết từ hệ thống báo hiệu cho đến khi chuyển tiếo bản tin thiết

lập đến hệ thống báo hiệu của thuê bao được gọi. Pha này gồm có ba phần được điều

khiển trong BSS hoặc trong MS, cụ thể là nhắn tin, báo hiệu RACH và SDCCCH để

truy nhập vào mạng.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 36

Page 37: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A Tải chuẩn B

4000 4700

Xác suất 95% không vượt quá,

ms

4700 5200

Bảng 2.7: Trễ chỉ gửi báo hiệu cuộc gọi vào

(Trường hợp phát chồng lặp trong hệ thống báo hiệu vào)

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A Tải chuẩn B

4600 4900

Xác suất 95% không vượt quá,

ms

4900 5300

Bảng 2.8: Trễ chỉ gửi báo hiệu cuộc gọi vào

(Trường hợp phát gộp toàn bộ trong hệ thống báo hiệu vào)

• Trễ giải phóng kết nối:

Trễ giải phóng kết nối là khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin không kết nối

hoặc giải phóng từ một hệ thống báo hiệu cho đến khi kết nối không còn khả dụng

trên cuộc gọi (và khả dụng trên cuộc gọi khác) và bản tin giải phóng hoặc không kết

nối tương ứng được chuyển tiếp đến hệ thống báo hiệu khác (có liên quan đến kết

nối).

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A Tải chuẩn B

250 450

Xác suất 95% không vượt quá, 300 700

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 37

Page 38: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

ms

Bảng 2.9: Trễ giải phóng kết nối

• Trễ xoá cuộc gọi:

Việc xoá cuộc gọi và không kết nối luôn được thực hiện đồng thời. Tuy nhiên, trên

cuộc gọi nào đó, sau khi xảy ra việc ngưng kết nối tổng đài có thể tiếp tục cần 38ien

các tham chiếu cuộc gọi cho đến khi thu được một bản tin xoá. Khi đó, tổng đài có thể

loại bỏ thông tin tham chiếu cuộc gọi. Bản tin giải phóng tương ứng được chuyển tiếp

đến các hệ thống báo hiệu 38ien quan trong khoảng thời gian tính đến trễ chuyển báo

hiệu.

• Định thời bắt đầu tính cước (các cuộc gọi chuyển mạch):

Khi cần, việc định thời tính cước tại MSC bắt đầu sau khi thu được chỉ báo trả lời

từ tổng đài đang kết nối hoặc từ người dùng được gọi.

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A Tải chuẩn B

200 350

Xác suất 95% không vượt quá,

ms

400 700

Bảng 2.10: Định thời bắt đầu tính cước

• Trễ thiết lập cuộc gọi:

Trễ thiết lập cuộc gọi đối với các cuộc gọi di động bắt đầu ra khỏi MSC, được đo

từ khi thu thiết lập đến khi gửi IAM. Pha này cũng bao gồm việc phân định kênh lưu

lượng giao diện không gian trong BSS (tất cả dữ liệu điều khiển cuộc gọi là khả dụng

trong VLR tại thời gian thiết lập).

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 38

Page 39: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A Tải chuẩn B

1900 2200

Xác suất 95% không vượt quá,

ms

2100 2400

Bảng 2.11: Trễ thiết lập cuộc gọi

• Trễ thiết lập cuộc gọi vô tuyến OACSU:

Trễ OACSU là độ trễ trong chuyển mạch đường dẫn thoại từ thuê bao A đến

thuê bao B do sự chiếm đường dẫn vô tuyến sau khi thuê bao B đã bị ngắt kết nối.

OACSU là khoảng thời gian từ khi thu được chỉ báo trả lời từ thuê bao B cho đến khi

chiếm được đường dẫn vô tuyến thành công.

Giá trị trung bình, ms

Tải chuẩn A

≤ 200

Xác suất 95% không vượt quá,

ms

400

Bảng 2.12: Trễ thiết lập cuộc gọi vô tuyến

2.3.1.4. Chỉ tiêu xử lý cuộc gọi

Bên cạnh chỉ tiêu về cấu hình MSC, tiêu chuẩn ngành cũng đưa ra chỉ tiêu xử lý

cuộc gọi. Các chỉ tiêu đó bao gồm:

- Giải phóng sớm : Xác suất một sự cố của MSC dẫn đến việc giải phóng sớm một

kêt nối được thiết lập trong khoảng thời gian một phút bất kỳ phải ≤ 2x10-5

- Sự cố giải phóng: Xác suất một sự cố MSC ngăn cản việc giải phóng cần phải có

của một kết nối phải ≤ 2x10-5

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 39

Page 40: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- Tính cước sai: Xác suất một cuộc gọi thử nhận được sự tính cước sai do sự cố

của MSC phải ≤ 10-4

- Định tuyến sai: Xác suất một cuộc gọi bị định tuyến sai, sau khi nhận được một

địa chỉ hợp lệ phải ≤ 10-4

- Không có tín hiệu số trên đường dây điện thoại: Xác suất của một cuộc gọi thử

gặp hiện tượng không có tín hiệu số sau khi nhận được một địa chỉ hợp lệ từ MSC

phải ≤ 10-4

- Những sự cố khác: Xác suất MSC gây ra một sự cố cuộc gọi (vì bất kỳ lí do nào

chưa được nhận dạng cụ thể ở trên) phải ≤ 10-4

- Hiệu suất truyền: Xác suất một kết nối đang được thiết lập với một chất lượng

truyền không thể chấp nhận được qua tổng đài phải ≤ 10-4 . Chất lượng truyền qua

tổng đài được xem là không thể chấp nhận được khi hệ số lỗi bít vượt qua điều kiện

báo động. (Điều kiện báo động còn phải xác định thêm).

- Tốc độ trượt bít: Trong trường hợp bình thường, tốc độ trượt được điều khiển tại

một tổng đài đang hoạt động với miền đồng bộ hoá khác, phải ≤ 1trượt bit/ 70 ngày tại

bất cứ kênh 64Kbps nào. Một trượt bít được điều khiển xuất hiện sẽ gây ra sự mất

dòng chỉnh khung .

2.3.2. Chỉ tiêu HLR và VLR

2.3.2.1. Tải chuẩn của HLR

Tải chuẩn điều khiển cuộc gọi: 0.4 toàn tác/thuê bao/ giờ.

Tải chuẩn quản lý di động: 1.8 toàn tác/thuê bao/ giờ.

2.3.2.2. Tải chuẩn của VLR

Tải chuẩn điều khiển cuộc gọi: 1.5 toàn tác/thuê bao/ giờ.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 40

Page 41: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Tải chuẩn quản lý di động: 8.5 toàn tác/thuê bao/ giờ.

2.3.2.3. Chỉ tiêu của HLR và VLR

Các chỉ tiêu sau đây cho các thời gian trễ độc lập với kích cỡ của HLR, VLR và

là 95% các giá trị:

- Xác suất các bản tin không rõ ràng phải ≤ 10-7

- Trễ cho việc truy tìm và mang ra phục hồi thông tin từ HLR (hoặc VLR và là

95% các giá trị ):

+ Xác suất các bản tin không rõ ràng phải ≤ 10-4

+ Trễ cho việc truy tìm và mang ra phục hồi thông tin từ HLR (hoặc VLR) phải <

1000ms.

+ Trễ cho việc đăng kí vị trí trong HLR (hoặc trong VLR) phải < 2000ms.

2.4. Các chỉ tiêu về truyền dẫn

2.4.1. Trễ kênh tiếng nói

Tiêu chuẩn ngành quy định trễ kênh tiếng nói theo cả hai hướng là 180ms. Điểm

tham chiếu miệng(MRP)/ điểm tham chiếu tai (ERP) trong MS và điểm kết nối (POI)

với PSTN/ISTN là một mục tiêu cho nhà điều hành GSM khi xây dựng mạng của họ.

• Các phần tử có thể gây ra trễ là:

- Trễ chuyển mã thoại

- Trễ mã hoá kênh vô tuyến

- Trễ của mạng GSM

• Sự phân bố trễ đối với mạng GSM khi sử dụng một hệ thống tốc độ toàn phần.

Trễ tối đa theo cả hai hướng trong mạng GSM giữa MRP/ ERP và điểm kết nối sẽ

là 180ms. Trong trường hợp bộ chuyển mã được định vị bên ngoài BTS khoảng cách

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 41

Page 42: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

tối đa giữa POI và biên xa nhất của cell do BTS điều khiển bị giới hạn bởi trễ do

truyền lan một chiều là 1.5ms (khoảng 300Km). Nếu bộ chuyển mã định vị tại BTS

thì giới hạn là 6.5ms ( khoảng 1300km).

Trễ kênh tiếng nói tốc độ toàn phần được phân bố rất lỏng lẽo cho các thực thể hệ

thống khác nhau.

• Phân bố trễ đối với mạng GSM khi sử dụng một hệ thống nửa tốc độ

Nếu giả thiết rằng chất lượng thoại liên kết với hệ thống nửa tốc độ là giống như

hệ thống tốc độ toàn phần (xét cả hai hệ thống vô tuyến con và vô tuyến chuyển mã

thoại), để thu được chất lượng truyền toàn bộ như nhau thì trễ tối đa trong phạm vi

mạng GSM sẽ được duy trì ở 180ms.

2.4.2. Trễ kênh dữ liệu

Hai yêu cầu dịch vụ được áp dụng trên trễ truyền dẫn quá lớn đối với các kênh

dữ liệu là:

• Bảo đảm vận hành đúng giao thức RLP bằng các bộ định thời T1 và T2 đang

lưu trú trong MSC/TWF và trong MS/TA, vì thế trễ trở về giữa các thực thể đó của

mạng phải thấp( trễ trở về < T1-T2) để tránh những thời gian không tính của bộ định

thời T1 trong sự phát lại RLP. Điều này chỉ áp dụng cho dữ liệu không trong suốt.

• Bảo đảm vận hành đúng bất cứ giao thức báo nhận đầu cuối – đầu cuối nào

theo cách tương tự. Điều này áp dụng cho mọi kênh dữ liệu.

Kênh lưu lượng Độ dài khung (ms)

Giao diện vô tuyến (z) V.110 (r)

TCH/FS 20 -

TCH/HS [tbd] -

TCH/F9.6 20 5

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 42

Page 43: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

TCH/F4.8 20 10

TCH/H4.8 40 10

TCH/F2.4 0 10

TCH/H2.4 40 10

Bảng 2.13/1: Giao diện vô tuyến và các độ dài của khung V.110 đối với các kênh lưu

lượng

Kênh lưu lượng Phương pháp đan xen/ giải đan xen

(TDMA- khung/ khe thời gian)

Trễ (y)

(ms)

TCH/FS 7+1/1 37.5

TCH/HS [tbd] [tbd]

TCH/F9.6 18+3+2/1 105.8

TCH/F4.8 18+3+2/1 106.8

TCH/H4.8 36+6+4/1 212.9

TCH/F2.4 7+1/1 37.5

TCH/H2.4 36+6+4/1 212.9

Bảng 2.13/2: Trễ của phương pháp đan xen/ giải đan xen đối với các kênh lưu lượng

Ruser(bit/s) Tchar(x)(ms)

75 146.7

300 36.7

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 43

Page 44: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

1200 9.2

2400 4.6

4800 2.3

9600 1.2

Bảng 2.13/3: Trễ đối với sự chuyển đổi bit/kí tự (11bits)

2.4.3. Tổn hao toàn phần/ Âm lượng danh định

• Kết nối bằng MS cầm tay:

Các giá trị danh định của âm lượng phát danh định(SLR)/ âm lượng thu danh

định(RLR) đến điểm kết nối (POI) là:

+ SLR = 8 ± 3 dB

+ RLR = 2 ± 3 dB

Khi đặt điều khiển âm lượng đến tối đa, RLR phải ≥ -13 dB.

• Kết nối bằng MS không cầm tay sử dụng loa:

Các giá trị SLR/RLR đến từ POI là:

+ SLR = 8 ± 3 dB

+ RLR = 2 ± 3 dB (đặt điều khiển âm lượng ở vị trí trung bình)

Âm lượng thu được điều khiển trong khoảng giữa ±7dB và ± 15dB

• Kết nối bằng các MS tai nghe :

Các giá trị SLR/RLR đến từ POI là:

+ SLR = 8 ± 3 dB

+ RLR = 2 ± 3 dB (đặt điều khiển âm lượng ở vị trí trung bình)

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 44

Page 45: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Bất cứ sự điều khiển âm lượng thu nào cũng có một khoảng tối đa tạm thời là ±6

dB

2.4.4. Tổn hao ổn định

Sự suy giảm giữa đầu vào số và đầu ra số tại điểm kết nối ít nhất là 6dB tại mọi

tần số trong khoảng từ 200Hz đến 4 KHz trong các điều kiện âm thanh tại MS ở

trường hợp xấu nhất .

2.4.5. Tín dội

Có hai nguồn tín dội chính:

- Tín dội âm thanh do đường dẫn âm thanh giữa các máy biến năng phát và thu gây

ra

- Tín dội điện do liên kết giữa các hướng phát và thu gây ra. Nguồn ban đầu của tín

dội này là một bộ đổi điện từ hai đến bốn dây.

Có thể triệt tín dội điện bằng cách sử dụng truyền 4 dây đầu cuối - đầu cuối. Tín dội

âm thanh phát sinh trong mọi dụng cụ trừ khi các tai nghe được thiết kế cẩn thận.

Với trễ mong muốn tối đa theo một hướng trong mạng GSM là 90ms, yêu cầu phải

điều khiển âm thanh trong MS để làm giảm tín dội trở lại đầu ra và yêu cầu tín dội

điện tại POI để làm giảm tín dội từ PSTN trở lại người dùng mạng GSM. Các thiết bị

điều khiển tín dội này được thiết kế nhằm cung cấp sự điều hành trong chế độ song

công hoàn toàn.

Tổn hao của tín dội (EL) được biểu diễn bởi mạng GSM tại POI ít nhất là 46dB

trong một cuộc gọi. Giá trị này tính đến thực tế là một MS có thể được dùng trong

phạm vi rộng các môi trường tạp nhiễu. Yêu cầu này sẽ thoã mãn cho cả MS cầm tay

và xách tay. Yêu cầu cho các MS không cầm tay còn nghiên cứu thêm nữa. Phương

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 45

Page 46: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

pháp thử được xác định bằng cách sử dụng một bộ lọc có độ rộng dải tần từ 300Hz

đến 3400Hz và một bộ phận tai nghe bịt kín.

2.4.6. Tạp nhiễu kênh rỗi

• Phát tín hiệu : Mức tạp nhiễu tối đa tại giao diện điều biến xung mã đều

(UPCMI) trong các điều kiện không ồn phải ≤ -64dBm. Mức tạp nhiễu tối đa này phải

bao gồm phần đóng góp của tạp nhiễu cuối cùng của một bộ triệt tín dội âm thanh

trong điều kiện không thu được tín hiệu nào và mức này có thể áp dụng với tín hiệu

tạp nhiễu dải rộng. Mức nhiễu loạn của tần số đơn phải < 10dB.

• Thu tín hiệu: Mức tạp nhiễu (âm thanh) tối đa tại MS cầm tay khi không thu được

tín hiệu nào (mức 0) từ bộ chuyển mã tiếng nói phải ≤ -57dBPa(A) khi một tín hiệu

PCM điều khiển tương ứng với giá trị đầu ra của bộ giải mã số 1.

2.4.7. Đường đặc trưng độ nhạy tần số

● Phát tín hiệu: Đường đặc trưng độ nhạy phát/ tần số (từ ERP đến UPCMI) ở

trong một mặt nạ, mặt nạ này được vẽ bằng đường thẳng giữa các điểm cắt trong bảng

2.14 sau . Tất cả các giá trị của độ nhạy là dB trên một thang bất kỳ.

Tần số (Hz) Giới hạn trên (dB) Giới hạn dưới (dB)

100 -12

200 0

300 0 -12

1000 0 -6

2000 4 -6

3000 4 -6

3400 4 -9

4000 0

Bảng 2.14/1: Mặt nạ của độ nhạy phát/ tần số

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 46

Page 47: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

● Thu tín hiệu: Đường đặc trưng độ nhạy thu/ tần số (từ UPCMI đến ERP) ở trong

một mặt nạ. Mặt nạ này được vẽ bằng các đường thẳng giữa các điểm cắt trong bảng

2.14/2 sau. Tất cả các gía trị của độ nhạy là dB trên một thang bất kỳ.

Tần số (Hz) Giới hạn trên (dB) Giới hạn dưới (dB)

100 -12

200 0

300 2 -7

1000 * -5

2000 0 -5

3000 2 -5

3400 2 -10

4000 2

Bảng 2.14/2: Mặt nạ của độ nhạy thu/ tần số

Trong đó: (*) là giới hạn tại các tần số trung gian nằm trên một đường thẳng được vẽ

giữa các giá trị đã cho trên một thang lôga(tần số)- tuyến tính (dB).

2.4.8. Méo tín hiệu

● Phát tín hiệu: Phần phát giữa MRP và UPCMI phải thoả mãn yêu cầu của hai

phương pháp sau:

- Phương pháp 1: Kích thích tạp nhiễu giả ngẫu nhiên

Tỷ số công suất của tín hiệu trên méo toàn phần (điều hoà và lượng tử hoá ) của

đầu ra tín hiệu số được thiết bị đầu cuối mã hoá sẽ vượt quá các giới hạn đã cho trong

2.15 trừ khi áp suất âm thanh tại MRP > +5dBPa.

Mức tổn hao tương ứng

với ARL (tổn hao âm

Mức thu tại

giao diện

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 47

Page 48: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

lượng danh định) (dB) số(dBmO) Tỷ số phát

(dB)

Tỷ số thu

(dB)

-45 -55 5.0 5.0

-30 -40 20.0 20.0

-24 -34 25.5 25.5

-17 -27 30.2 30.6

-10 -20 32.4 33.0

0 -10 33.0 33.7

+4 -6 33.0 33.8

+7 -3 23.5 24.0

Bảng 2.15: Các giới hạn cho tỷ số tín hiệu/ méo toàn phần đối với phương pháp 1

‾ Phương pháp 2: Tín hiệu thử hình sin

Tỷ số công suất của tín hiệu/ méo toàn phần được đo bằng tạp nhiễu riêng sẽ vượt

quá các giới hạn đã cho trong bảng 2.16 trừ khi áp suất âm thanh tại MRP > +10dBPa.

Mức phát tương

ứng với ARL

Mức thu tại giao

diện số(dBmO)

Tỷ số phát (dB) Tỷ số thu (dB)

-35 -45 17.5 17.5

-30 -40 22.5 22.5

-20 -30 30.7 30.5

-10 -20 33.3 33.0

0 -10 33.7 33.5

+7 -3 31.7 31.2

+10 -0 25.5 25.5

Bảng 2.16: Các giới hạn cho tỷ số tín hiệu/ méo toàn phần đối với phương pháp 2

● Thu tín hiệu :

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 48

Page 49: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- Phương pháp 1: Tỷ số công suất của tín hiệu / méo toàn phần (điều hoà và lượng

tử hoá) của tín hiệu tại tai nhân tạo sẽ vượt quá các giới hạn đã cho trong bảng 2.15

trừ khi tín hiệu tai nhân tạo > +5dBPa hoặc < -50dBPa.

- Phương pháp 2: Tỷ số công suất của tín hiệu / méo toàn phần được đo trong tai

nhân tạo sẽ vượt quá các giới hạn đã cho trong bảng 2.16 trừ khi tín hiệu tai nhân tạo

> +10dBPa hoặc < -50dBPa.

2.4.9. Xuyên âm

Xuyên âm là hiện tượng đường dây tín hiệu âm tần khác lọt sang đường dây đang

sử dụng. Cũng có thể định nghĩa xuyên âm là nhiễu điện giữa các phần tử truyền dẫn

không nối với nhau về điện.

● Xuyên âm đầu xa và xuyên âm đầu gần: tỷ sô xuyên âm đầu xa và xuyên âm đầu

gần giữa hai kết nối hoàn thành mạng GSM phải ≥ 65dB .

● Xuyên âm đi/ về: Tỷ số xuyên âm giữa các kênh đi và về của một kết nối mạng

GSM phải ≥ 55dB.

Yêu cầu này áp dụng cho một tín hiệu đầu vào âm thanh tại MRP với phép đo tại

UPCMI theo hướng truyền ngược lại.

2.5. Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật

2.5.1. Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công

Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công là tỷ số giữa số cuộc gọi

được thiết lập thành công trên tổng số cuộc gọi.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công 92%.

Phương pháp xác định:

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 49

Page 50: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng cuộc gọi mô phỏng cần thiết ít nhất là 1000 cuộc

thực hiện vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng phủ sóng. Khoảng cách giữa

hai cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ

hơn 10 giây.

- Giám sát bằng các tính năng sẵn có của mạng: số lượng cuộc gọi lấy mẫu tối

thiểu là toàn bộ cuộc gọi trong một tuần.

2.5.2. Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi

Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi là tỷ số giữa số cuộc gọi bị rơi trên tổng số

cuộc gọi được thiết lập thành công.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi 5%

Phương pháp xác định:

- Mô phỏng cuộc gọi: Số lượng cuộc gọi mô phỏng cần thiết ít nhất là 1500 cuộc

thực hiện vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng phủ sóng. Độ dài cuộc gọi lấy

mẫu trong khoảng từ 60 giây đến 180 giây. Khoảng cách giữa hai cuộc gọi mô phỏng

liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ hơn 10 giây.

- Giám sát bằng các tính năng sẵn có của mạng: Số lượng cuộc gọi lấy mẫu tối

thiểu là toàn bộ cuộc gọi trong một tuần.

2.5.3. Chất lượng thoại

Định nghĩa: Chất lượng thoại là chỉ số tích hợp của chất lượng truyền tiếng nói

trên kênh thoại được xác định bằng cách tính điểm trung bình với thang điểm MOS từ

1 đến 5 theo Khuyến nghị P.800 của Liên minh Viễn thông Thế giới ITU.

Chỉ tiêu: Chất lượng thoại trung bình phải 3,0 điểm.

Phương pháp xác định:

- Phương pháp sử dụng thiết bị đo: Phương pháp đo thực hiện theo Khuyến nghị ITU-

T P.862 và quy đổi ra điểm MOS theo Khuyến nghị ITU-T P.862.1. Số lượng cuộc

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 50

Page 51: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

gọi lấy mẫu ít nhất là 1000 cuộc vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng phủ

sóng. Khoảng cách giữa hai cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê

bao chủ gọi không nhỏ hơn 10 giây.

- Phương pháp lấy ý kiến khách hàng: Số khách hàng lấy ý kiến tối thiểu là 1000

khách hàng đối với mạng có số thuê bao từ 10.000 trở lên hoặc lấy 10% số khách

hàng đối với mạng có số thuê bao nhỏ hơn 10.000. Mẫu lấy ý kiến khách hàng qua

thư, thư điện tử, fax hoặc điện thoại.

2.5.4. Độ chính xác ghi cước

2.5.4.1. Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai

Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai là tỷ số giữa số cuộc gọi bị ghi

cước sai trên tổng số cuộc gọi.

Cuộc gọi bị ghi cước sai bao gồm:

- Cuộc gọi ghi cước nhưng không có thực.

- Cuộc gọi có thực nhưng không ghi cước.

- Cuộc gọi ghi sai số chủ gọi và/hoặc số bị gọi.

- Cuộc gọi được ghi cước có độ dài lớn hơn 01 giây về giá trị tuyệt đối so với độ

dài đàm thoại thực của cuộc gọi.

- Cuộc gọi được ghi cước có thời gian bắt đầu sai quá 9 giây về giá trị tuyệt đối so

với thời điểm thực lấy theo đồng hồ chuẩn quốc gia.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai 0,1%.

2.5.4.2. Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai

Định nghĩa: Tỷ lệ thời gian đàm bị ghi cước sai là tỷ số giữa tổng giá trị tuyệt

đối thời gian ghi sai của các cuộc gọi bị ghi cước sai trên tổng số thời gian của các

cuộc gọi.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ ghi cước sai về thời gian đàm thoại 0,1%.

Phương pháp xác định: (cho cả chỉ tiêu 3.4.1 và 3.4.2)

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 51

Page 52: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Tổng số cuộc gọi lấy mẫu cần thiết ít nhất là 10.000 cuộc gọi đối với từng chỉ

tiêu nêu trên. Việc xác định có thể áp dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương

pháp sau:

- Mô phỏng cuộc gọi: Thực hiện mô phỏng vào các giờ khác nhau trong ngày,

trong vùng phủ sóng và theo các hướng nội mạng và liên mạng. Khoảng cách giữa hai

cuộc gọi mô phỏng liên tiếp xuất phát từ cùng một thuê bao chủ gọi không nhỏ hơn 10

giây. Số cuộc gọi mô phỏng có độ dài từ 01 giây đến 90 giây ít nhất là 60% của tổng

số cuộc gọi mô phỏng.

- Giám sát báo hiệu: Các cuộc gọi lấy mẫu vào các giờ khác nhau trong ngày.

Điểm đấu nối máy giám sát báo hiệu tại các tổng đài và thực hiện trên các luồng báo

hiệu hoạt động bình thường hàng ngày của mạng viễn thông di động mặt đất và bảo

đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng.

2.5.5. Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai

Định nghĩa: Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai là tỷ lệ cuộc gọi bị tính

cước hoặc lập hoá đơn sai trên tổng số cuộc gọi.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải lưu trữ số liệu gốc tính cước trong vòng tối

thiểu 180 ngày, bao gồm: ngày, tháng, năm thực hiện cuộc gọi; thời gian bắt đầu, thời

gian kết thúc (hoặc độ dài cuộc gọi); số máy bị gọi (cuộc gọi quốc tế: mã quốc gia, mã

vùng, số thuê bao; cuộc gọi trong nước: mã vùng, số thuê bao), cước phí từng cuộc

gọi.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai 0,01%.

Phương pháp xác định:

So sánh ít nhất 10.000 cuộc gọi được tính cước với số liệu ghi cước.

Chỉ tiêu chất lượng phục vụ

2.5.6. Độ khả dụng của dịch vụ

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 52

Page 53: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Định nghĩa: Độ khả dụng của dịch vụ (D) là tỷ lệ thời gian trong đó mạng sẵn

sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

trong đó: Tr : Thời gian xác định độ khả dụng của dịch vụ.

Tf : Thời gian mạng có sự cố thuộc trách nhiệm DNCCDV và được

tính theo công thức:

N : Tổng số lần xảy ra sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng;

Ri : Tổng số kênh thoại của mạng viễn thông di động mặt đất tại thời điểm

xảy ra sự cố thứ i.

ri : Số kênh thoại bị mất liên lạc trong sự cố thứ i;

ti : Thời gian sự cố thứ i.

Chỉ tiêu: D 99,5%

Phương pháp xác định:

Thống kê toàn bộ các sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng. Thời gian xác định

độ khả dụng ít nhất là 3 tháng.

2.5.7. Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ

Định nghĩa: Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ là sự không hài

lòng của khách hàng được báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bằng đơn khiếu

nại.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 53

Page 54: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Chỉ tiêu: Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ không được

vượt quá 0,25 khiếu nại trên 100 khách hàng trong 3 tháng.

Phương pháp xác định:

Thống kê toàn bộ khiếu nại của khách hàng trên toàn mạng viễn thông di động

mặt đất về chất lượng dịch vụ trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng.

2.5.8. Hồi âm khiếu nại của khách hàng

Định nghĩa: Hồi âm khiếu nại của khách hàng là văn bản của doanh nghiệp cung

cấp dịch vụ thông báo cho khách hàng có đơn khiếu nại về việc tiếp nhận khiếu nại và

xem xét giải quyết.

Chỉ tiêu: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải xem xét và có văn bản hồi âm

trong thời hạn 48 giờ cho 100% khách hàng khiếu nại kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu

nại.

Phương pháp xác định:

Thống kê toàn bộ công văn hồi âm cho khách hàng khiếu nại về chất lượng dịch

vụ trong thời gian tối thiểu là 3 tháng.

2.5.9. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Định nghĩa: Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là dịch vụ: giải đáp thắc mắc, hướng dẫn

sử dụng, cung cấp thông tin liên quan và thông báo cho khách hàng trụ sở, số điện

thoại, fax dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Chỉ tiêu:

- Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại là 24h trong ngày.

- Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận

được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây 80% tổng số cuộc gọi.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 54

Page 55: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Phương pháp xác định:

Thực hiện gọi nhân công tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, số cuộc gọi thử tối thiểu

là 250 cuộc gọi vào các giờ khác nhau trong ngày.

TT

Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

TCN 68 -

186:2006

Mức chất

lượng công bố

Số lượng mẫu tối thiểu phải đo kiểm theo quy định tại

TCN 68-186:2006

A Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật

1 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công

92% 1000 cuộc

2 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi 5% 1500 cuộc

3 Chất lượng thoại (điểm chất lượng thoại trung bình)

3,0 1000 cuộc

4 Độ chính xác ghi cước

- Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai

- Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai

0,1%

0,1%

10.000 cuộc

10.000 cuộc

5 Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hoá đơn sai

0,01%

10.000 cuộc

B Chỉ tiêu chất lượng phục vụ

6 Độ khả dụng của dịch vụ

99,5%

Thống kê toàn bộ các sự cố trong quý

7 Khiếu nại của khách hàng về CLDV

0,25

Thống kê toàn bộ khiếu nại của khách

hàng trong quý

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 55

Page 56: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

(Số khiếu nại/100 khách hàng/3 tháng)

8 Hồi âm khiếu nại của khách hàng (Tỷ lệ hồi âm khiếu nại cho khách hàng trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại)

100%

Thống kê toàn bộ công văn hồi âm cho khách hàng

khiếu nại trong quý

9 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng- Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ

khách hàng- Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ

khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60

giây

24 giờtrong ngày

80 %

250 cuộc

Bảng 2.17: Bản chỉ tiêu chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động

2.6. Các loại dịch vụ cho mạng thông tin di động thế hệ thứ 3

Các nhà khai thác có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ đối với khách hàng như cho ở

hình 2.1. Hầu hết các dịch vụ này liên quan đến các kiểu dịch vụ điện thoại khác nhau

các dịch vụ bổ sung. Ngoài ra có thể đưa ra các dịch vụ không liên quan đến cuộc gọi

như email. Các dịch vụ được phân loại thành:

Các dịch vụ cơ sở bao gồm các dịch vụ theo kênh và các dịch vụ mạng với thay

đổi không nhiều lắm so với các dịch vụ trong GSM.

GPRS cung cấp các dịch vụ IP. SMS,USSD và UUS cũng có thể coi là dịch vụ

mạng cho một số ứng dụng, tuy nhiên không theo mục đích ban đầu.

Các dịch vụ IP đa phương tiện là các dich vụ mới gồm cả điện thoại IP. Các dịch

vụ bổ sung cho đa phương tiện IP chưa được tiêu chuẩn nhưng sẽ được thực hiên

bằng các bộ công cụ (Toolkit) hay ở mức điều khiển cuộc gọi. Các dịch vụ IP sử dụng

GPRS làm vật mang.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 56

Page 57: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Các dịch vụ giá trị gia tăng không liên quan đến cuộc gọi bao gồm rất nhiều các

dịch vụ khác nhau đặc thù cho từng nhà khai thác. Chúng thường không được tiêu

chuẩn hoá. Các dịch vụ này thường dựa trên các giao thức riêng bên ngoài tiêu chuẩn.

Để có thể tạo lập và cải tiến các dịch vụ nêu trên (cả dịch vụ liên quan đến cuộc

gọi và các dịch vụ không liên quan đến cuộc gọi) các nhà khai thác có sử dụng các bộ

công cụ (Toolkit) được 3GPP tiêu chuẩn hoá (Camel hoặc LCS) hay các giải pháp bên

ngoài như các cơ chế của các bộ công cụ. Dịch vụ trả trước là một thí dụ của ứng

dụng được tạo bởi bộ công cụ có thể áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ nói trên.

Các dịch vụ cũng có thể phân loại thành:

Dịch vụ di động

Dịch vụ viễn thông

Dịch vụ Internet

2.6.1. Các dịch vụ điều khiển cuộc gọi và truyền tải

Mạng của hệ thống thông tin di động thế hệ 3 có thể có một vùng chuyển mạch

kênh, một vùng chuyển mạch gói hay mạng lai ghép cấu thành từ cơ sở hạ tầng của

mạng chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Các dịch vụ đa phương tiện mới cũng

cho phép quản lý và sử dụng cải tiến các dịch vụ cơ sở . Quan hệ giữa các dịch vụ cơ

sở và các dịch vụ đa phương tiện và truyền tải theo kênh / gói được thể hiện trong

hình 2.2:

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 57

Các dịch vụ cơ sở

Các dịch vụ đa phương tiện

Page 58: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hình 2.2. Các dịch vụ và các vùng

2.6.2. Các dịch vụ cơ sở

2.6.2.1. Các dịch vụ mạng

Thuật ngữ dịch vụ mạng được định nghĩa ở khuyến nghị I.112 như sau:

“Là một dịch vụ viễn thông cung cấp khả năng để truyền dẫn tín hiệu giữa 2 giao diện

người sữ dụng mạng”.

2.6.2.2. Các dịch vụ bổ sung

Các dịch vụ bổ sung bao gồm :

- Hạn chế nhận dạng đường gọi

- Trình bày nhận dạng đường được nối

- Hạn chế nhận dạng đường được nối

- Thể hiện tên chủ gọi

Các dịch vụ bổ sung cho gọi :

- Chuyển hướng cuộc gọi không điều kiện

- Chuyển hướng cuộc khi thuê bao bận

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 58

Truyền tải chuyển mạch kênh Truyền tải chuyển

mạch gói

Điều khiển phiên và cuộc gọi PS(SIP)

điều khiển cuộc gọi

Mức mạng

Page 59: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- Chuyển hướng cuộc gọi khi không trả lời

- Chuyển hướng cuộc gọi khi không đến được thuê bao di động

Các dịch vụ bổ sung khi hoàn thành cuộc gọi :

- Đợi gọi

- Chiếm giữ gọi

Các dịch vụ bổ sung tính cước :

- Thông báo về tính cước

Các dịch vụ bổ sung hạn chế cuộc gọi :

- Cấm tất cả các cuộc gọi ra

- Cấm các cuộc gọi ra quốc tế

- Cấm các cuộc gọi ra quốc tế trừ các cuộc gọi hướng về nước có mạng thông tin di

động thường trú

- Chuyển cuộc gọi tường minh

- Ưu tiên và dành riêng đa mức cải tiến

- Hỗ trợ quy hoạch số riêng

- Hoàn thành cuộc gọi đối với các thuê bao bận

2.6.3. Các dịch vụ mạng UMTS

UMTS cho phép người sử dụng lựa chọn các thuật tính mạng phù hợp nhất cho

việc mạng thông tin. Ngoài ra cũng có thể thay đổi đặc tính mạng thông qua thủ tục

đàm phán trong qua trình kết nối tích cực. Đàm phán vật mang được khởi xướng bởi

ứng dụng, về cơ bản giống như đàm phán xảy ra khi thiết lập vật mang: ứng dụng yêu

cầu một vật mang phụ thuộc vào nhu cầu của mình và mạng kiểm các tài nguyên khả

dụng, đăng ký của thuê bao sau đó trả lời.

Lượng dịch vụ phải linh hoạt và đủ đa dạng để cho phép đàm phán các vật mang

trong tương lai đối với các ứng dụng chưa biết .

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 59

Page 60: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Các loại QoS của UMTS

UMTS có ý đồ thực hiện các yêu cầu QoS từ ứng dụng hoặc người sử dụng trong

UMTS bốn loại lưu lượng được định nghĩa :

- Hội thoại

- Luồng

- Tương tác

- Cơ bản

B: CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC MẠNG GSM TẠI VIỆT NAM

2.7. Đặc điểm của các mạng di động chính tại Việt Nam

2.7.1. Mạng GPC-VinaPhone

Mạng GPC-VinaPhone được chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 26/06/1996.

VinaPhone là một trong 2 nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam. Đây là mạng

có số lượng thuê bao cũng như tốc độ phát triển thuê bao lớn. Mạng VinaPhone phủ

sóng trên phạm vi cả nước. Do vậy, khu vực địa lý của mạng chia làm 3 trung tâm

chính để phục vụ tương ứng với 5 vùng thuộc: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam

Việt Nam. Trong đó:

- Vùng lưu lượng 1: Toàn bộ thuê bao thuộc 27 tỉnh phía bắc từ Hà Giang đến Hà

Tĩnh (trừ Hà Nội).

- Vùng lưu lượng 2: Toàn bộ thuê bao khu vực Hà Nội.

- Vùng lưu lượng 3: Toàn bộ thuê bao thuộc 14 tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên từ

Quảng Bình đến Đăklăk.

- Vùng lưu lượng 4: Toàn bộ thuê bao Tp Hồ Chí Minh.

- Vùng lưu lượng 5: Toàn bộ thuê bao thuộc 18 tỉnh đồng bằng Nam Bộ và đồng

bằng song Cửu Long.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 60

Page 61: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Tính tới ngày 31/12/2010 VinaPhone có trên 22.000 tram BTS phủ sóng trên

toàn quốc và lắp đặt hơn 7.000 tram BTS 3G. Với dung lượng mạng hiện tại

VinaPhone có thể đáp ứng được 200% - 300% nhu cầu các thông tin di động hàng

ngày. Hệ thống tổng đài cũng được nâng cấp để sẵn sàng phục vụ cho khoảng 50 triệu

thuê bao đang hoạt động. Hệ thống tin nhắn của VinaPhone có thể chuyển tải tới 30

triệu tin nhắn/giờ.

Hiện nay, VinaPhone đang có khoảng 40 triệu thuê bao thực đang hoạt động trên

mạng.

Để khắc phục tình trạng nghẽn mạng cục bộ do tập trung đông người tại các hội

chợ, lễ hội,… VinaPhone cũng đã chủ động bố trí 30 xe phát sóng lưu động, đặc biệt

ở các thành phố lớn. Công nhân viên công ty túc trực 24/24 trong các dịp cao điểm

như ngày tết…để đảm bảo thông suốt thông tin. Các hãng đối tác như Motorola,

eicsson cũng cử chuyên gia cùng túc trực, giám sát hệ thống cùng VinaPhone.

2.7.2. Mạng VMS-MobiFone

VMS là nhà khai thác dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam. VMS đi

vào hoạt động ngày 16/04/1993. Công ty di động đã cùng đối tác là hãng Comvik

International Việt Nam AB thuộc tập đoàn Kinnevik Thụy Điển đầu tư trên 30 triệu

USD cho hệ thống thông tin di động MobiFone.

Mục tiêu chính là mở rộng vùng phủ sóng, tăng cường chất lượng mạng, phát

triển các dịch vụ mới chất lượng cao. Cho đến nay MobiFone là mạng 3 năm liền đạt

mạng có chất lượng tốt nhất Việt Nam.

Công ty VMS đưa ra 10 lý do để khách hàng lựa chọn MobiFone như sau:

1. Hàng ngày số người lựa chọn MobiFone nhiều hơn bất cứ mạng nào khác.

2. MobiFone luôn là mạng hàng đầu Việt Nam với số lượng thuê bao lớn.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 61

Page 62: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

3. MobiFone được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật số GSM, tiêu chuẩn tiên tiến hiện

tại.

4. Chỉ có MobiFone với sự hỗ trợ của Comvik, một nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh

vực tiên phong trong lĩnh vực thông tin di động hoạt động trên 36 quốc gia trên thế

giới.

5. MobiFone với vùng phủ sóng rộng, chất lượng dịch vụ thông tin di động cao.

6. MobiFone cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng như: Dịch vụ giữ-chờ cuộc gọi, hiển

thị số cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi,…

7. MobiFone cung cấp cho khách hàng sự đa dạng về các loại máy điện thoại tiên

tiến nhất trên thế giới với nhiều nhãn hiệu, kiểu giáng và giá cả hợp lý.

8. Mục tiêu của MobiFone là cung cấp dịch vụ thông tin di động tốt nhất cho khách

hàng. Thông qua hoạt động của các trung tâm chăm sóc khách hàng trên toàn quốc.

9. Dịch vụ chuyển vùng quốc tế đi vào hoạt động cho phép thuê bao sử dụng dịch

vụ của MobiFone ở nước ngoài.

10. MobiFone được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như: Công ty thông tin di

động đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2008,

được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải "Doanh nghiệp di động xuất sắc nhất"

năm 2008, "Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất" năm 2008, 2009 và

giải "Doanh nghiệp viễn thông di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất" năm 2010; và

trong 6 năm liền (2005-2010) mạng di động MobiFone được người tiêu dùng yêu mến

bình chọn cho giải thưởng “Mạng di động được ưa chuộng nhất trong năm” và “Mạng

di động chăm sóc khách hàng tốt nhất” do Tạp chí eChip Mobile và báo Vietnamnet

tổ chức, đưa Công ty thông tin di động-MobiFone trở thành nhà cung cấp dịch vụ

TTDĐ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn cho các giải thưởng trên.

Tính đến ngày 15/07/2011 VMS đã có hơn 40 triệu khách hàng. MobiFone luôn đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ gần 6000 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại 6 trung tâm thông tin di động, 1 Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng và 5 Tổng đài chăm sóc khách tại các thành phố lớn trong cả nước, đảm bảo phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Chất lượng

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 62

Page 63: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

nhân sự thể hiện qua những con số khá thuyết phục: trên 90% nhân sự có trình độ chuyên môn cao, tỉ lệ đại học và sau đại học chiếm 90% và 100 % nhân viên được tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ hàng năm. Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty luôn được đánh giá cao thể hiện qua năng suất lao động bình quân của người lao động trong Công ty đạt hơn 6 tỷ đồng doanh thu/năm.

Danh sách các trung tâm di động, trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng, xí nghiệp thiết kế và trung tâm tính cước và thanh toán của MobiFone:

- Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh):

Địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực TP Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc:

Địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ:

Địa chỉ: Số 06, đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Bắc:

Địa chỉ: Số 8 lô 28 đường Lê Hồng Phong, Thành phố Hải Phòng.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 63

Page 64: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- Trung tâm Thông tin di động khu vực VI có trụ sở chính tại TP.Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động tại 09 tỉnh thuộc khu vực miền Nam:

Địa chỉ: 22/8, KP3, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ SMS, dịch vụ trên nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc gia, quốc tế).

- Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21/01/1997 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.

- Trung tâm Tính cước và Thanh khoản được thành lập ngày 10/08/2009 có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống tính cước và quản lý khách hàng tập trung, hệ thống đối soát cước tập trung, hệ thống IN và các hệ thống thanh toán điện tử đảm bảo phục vụ yêu cầu SXKD; đối soát và thanh khoản cước với các mạng trong nước, Quốc tế; Nghiên cứu, phát triển hệ thống tính cước và quản lý khách hàng, hệ thống đối soát cước, hệ thống IN, các hệ thống thanh toán điện tử phục vụ SXKD của công ty thông tin di động.

2.7.3. Mạng Viettel Telecom

Dịch vụ di động Viettel chính thức khai trương vào tháng 10/2004. Ngay khi bắt đầu hoạt động, Viettel đã phủ sóng trên hết 64 tỉnh thành cả nước, việc mà các mạng khác phải mất nhiều năm mới có thể làm được. Hiện số trạm thu phát sóng (BTS) của Viettel cao hơn rất nhiều so với các mạng khác, đáp ứng nhu cầu của 98% dân số, đảm bảo phủ sóng tất cả các quận, huyện, xã trên toàn quốc. về dung lượng mạng lưới, hiện tại tổng đài Viettel có thể đáp ứng nhu cầu của hơn 56 triệu thuê bao, đồng thời đáp ứng được 180 triệu cuộc gọi/giờ. Trong khi đó, hệ thống trung tâm tin nhắn của Viettel cũng được đầu tư mới với khả năng đáp ứng 460 triệu tin nhắn đi và đến trong một giờ, tăng hơn 50% so với dung lượng hiện có để đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng trong những ngày tết.

Bên cạnh tài nguyên mạng lõi, Viettel còn bổ sung thêm trên 3.300 tram thu phát sóng BTS 2G và 3G, đưa tổng số trạm của Viettel vượt con số hơn 42.000 trạm, trong đó co 26.000 trạm 2G và trên 16.000 trạm 3G. bên cạnh đó, Viettel còn bố trí các xe phát sóng lưu động ở nhưng khu vực biểu diễn, lễ hội thu hút đông người để

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 64

Page 65: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

tránh tình trạng nghẽn mạng cục bộ, đặc biệt tại các thành phố lớn. Viettel con tăng thêm 40% dung lượng kết nối đi quốc tế và mở thêm các kênh kết nối với các nhà mạng khác cho dịch vụ cố định và di động.

Cùng với đầu tư nâng cấp, Viettel cũng thực hiện hang loạt các giải pháp kỹ thuật nhằm tối ưu và nâng cao hiệu quả mạng lưới. Đồng thời lên các phương án dự phòng nhu cầu vật tư, thiết bị ứng cứu cho mạng 2G và 3G chi tiết tới từng đơn vị, như 1.200 card thu phát, card điều khiển,… Viettel cũng tổ chức đội ngũ kỹ thuật gồm các kỹ sư Viettel và các kỹ sư của các đối tác nước ngoài túc trực 24/24h điều hành mạng lưới và sẵn sang ứng phó với các sự cố có thể xảy ra nhằm giữ mạng lưới an toàn trong những dịp cao điểm.

Kết luận:

Từ việc phân tích đặc điểm của 3 nhà mạng trên ta thấy rằng cuộc đua về chất lượng của các mạng tại Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ. mỗi nhà mạng đều có một chiến lược riêng nhưng mục tiêu chung vẫn là nâng cao số lượng thuê bao thực, nâng cao chất lượng dịch vụ mạng, lấy niềm tin ciủa khách hàng…

2.8. Tình hình quản lý chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ di động tai Việt Nam.

Trong cơ chế cạnh tranh thị trường hiện nay, các nhà mạng đều cố gắng đưa ra các dịch vụ đa dạng để thu hút khách hàng nên giao dịch nào nhà mạng này có thì nhà mạng kia cũng có. Một số dịch vụ cơ bản của các nhà mạng:

- Dịch vụ thoại- Dịch vụ video call- Dịch vụ SMS, MMS- Wap - Truyền dữ liệu- Dịch vụ 3G…

Các dịch vụ hiện đang phát triển mạnh mẽ và đem lại nhiều tiện ích như Wap, GPRS hay hiện nay với sự vượt trội của các dịch vụ 3G các nhà mạng đang thu hút rất tốt khách hàng.

Bên cạnh các dịch vụ trên các nhà mạng cũng có các dịch vụ giá trị gia tăng trong nước như sau:

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 65

Page 66: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hiển thị số thuê bao chủ gọi: dịch vụ này cung cấp cho cả thuê bao trả sau và trả trước giúp thuê bao thấy được số điện thoại trên màn hình. Cấm hiển thị số thuê bao chủ gọi: dịch vụ này cung cấp cho các thuê bao trả sau, nó khiến người mà thuê bao chủ gọi tới không thấy được số chủ gọi. Dịch vụ giữ cuộc gọi: dịch vụ này giúp cho thuê bao di động ở chế độ chờ và gọi tới một số máy khác. Dịch vụ cuộc gọi chờ: dịch vụ này giúp thuê bao di động trả lời cuộc gọi thứ hai ngay cả khi đang nói chuyện với người gọi thứ nhất. Dịch vụ thoại: dịch vụ này giúp cho thuê bao di động luôn giữ được lien lạc ngay cả khi thuê bao hết pin hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng. Khi đó, người gọi đến có thể nhắn lại vàp hộp thư thoại di động và sau đó thuê bao di động có thể sử dụng điện thoại của mình hay bất cứ điện thoại nào để nghe lại lời nhắn. Dịch vụ Fax: dịch vụ này cho phép thuê bao di động có thể gửi một bản tin Fax bằng cách nối trực tiếp máy vi tính và máy di động. Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS): dịch vụ này cho phép thuê bao di động có thể gửi một bản tin nhắn dưới dạng chữ viết trong những tình huống không tiên nói điện thoại. Dịch vụ tin nhắn quảng bá: với dịch vụ này thuê bao có thể nhận các thong tin quảng bá như: thong tin dự báo thời tiết, tỷ giá, tin bóng đá…

Ngoài các dịch vụ trên, còn có dịch vụ quan trọng nữa là dịch vụ Roaming quốc tế. Dịch vụ này cho phép các MS thực hiện các cuộc gọi đi và nhận các cuộc gọi đến bằng máy điện thoại của mình tại tất cả các nước hoặc các mạng khác trong nước đã ký thỏa thuận Roaming với mạng di động mà thuê bao đăng ký mà không cần thay đổi SIM và số máy di động của mình.

Như vậy, nhìn chung dịch vụ mà các nhà cung cấp dịch vụ mạng đưa ra là tương tự nhau. Như vậy, yếu tố quyết định sự cạnh tranh là chất lượng dịch vụ mà ta sẽ tìm hiểu của các nhà mạng trong phần tiếp theo.

2.8.1. Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp

Hiện nay để giám sát và đánh giá các thông số chất lượng của mạng các nhà cung cấp dịch vụ di động đã sử dụng các công cụ như: các phần mềm có sẵn trong mạng (nằm ở trung tâm vận hành và bảo dưỡng OMC ) hoặc sử dụng các phần mềm riêng. Các thông số này không quản lý được tất cả các thông số đưa ra trong chuẩn nghành mà chủ yếu các công cụ này chỉ giám sát được một số các thông số kỹ thuật như tỷ lệ thiết lập cuộc gọi, tỷ lệ cuộc gọi bị bỏ rơi, tỷ lệ nghẽn mạch,…và giám sát giao diện vô tuyến.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 66

Page 67: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Ngoài các chỉ tiêu kỹ thuật, các chỉ tiêu về dịch vụ cũng chưa giám sát được chặt chẽ như độ chính xác ghi cước, tính cước hay độ khiếu nại của khách hàng.

Hiện nay, phần lớn phương pháp quản lý chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp xuất phát từ hai nguồn:

Nguồn 1: thông qua OMC phát hiện các hỏng hóc hay lỗi mạng sau đó sửa chữa chứ ít khi đi khảo sát để tối ưu mạng. do vậy nhiều khi mắc lỗi mà có thể đề phòng được. Nguồn 2: tiếp nhận các khiếu nại, phản hồi từ khách hang thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hang và sau đó tới sữa chữa.

Mạng VMS MobiFone

Mạng này sử dụng phần mềm quản lý chất lượng của hãng Ericsson. Đây là phần mềm APZ 212 từ đời APZ 212 11 đến phần mềm APZ 212 30. Đối với chất lượng dịch vụ, ngoài phần mềm trên OMC MobiFone còn sử dụng phần mềm Metrica để phục vụ giám sáy chất lượng mạng vô tuyến.

MobiFone đã đưa ra các thông số chỉ tiêu chất lượng cho từng trung tâm của công ty như sau:

Thông số Chỉ tiêu

Alcatel

Tiêu chuẩn VMS center 1

Tiêu chuẩn VMS

center 2

Tiêu chuẩn VMS

center 3

Tỷ lệ rớt cuộc gọi

( Drop call rate )

< 4% < 1.9% < 2% < 2.3%

Tỷ lệ chuyển giao

( HO in )

> 90% >95% >95% > 95%

Tỷ lệ chuyển giao ( HO out)

> 90% >95% >95% > 95%

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 67

Page 68: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Tỷ lệ rớt SDCCH

< 5% < 0.5% < 0.5% < 0.5%

Tỷ lệ nghẽn TCH*

< 2% < 2% < 2% < 2%

Tỷ lệ nghẽn SDCCH

< 0.5%

< 0.5% < 0.5% < 0.5%

Bảng 2.18: thông sốchỉ tiêu chất lượng cho từng trung tâm của công ty VMS

Tỷ lệ nghẽn TCH: Đây là thông số được nhà cung cấp dịch vụ cũng như khách hàng quan tâm nhất. thông số này ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng do vậy nó là một ưu tiên quan tâm hàng đầu của nhà cung cấp dịch vụ.

Tỷ lệ nghẽn mạch TCH ( TCH Blocking Rate-TCBR ) được định nghĩa như là tỷ lệ chiếm mạch không thành công do nghẽn kênh thoại trên tổng số lần hệ thống yêu cầu cung cấp kênh thoại:

TCBR phản ánh mức độ nghẽn mạch trên từng cell riêng lẻ hay trên toàn hệ thống. khi tỷ số này ở một cell ( hay khu vực ) nào đó trở nên quá cao, nghĩa là nó thực hiện cuộc gọi trong cell đó. Tuy nhiên tham số này không phản ánh một cách chính xác yêu cầu về lưu lượng trên mạng vì khi một người nào đó muốn thực hiện một cuộc gọi trong vòng một phút chẳng hạn, người ta sẽ có nhiều lần để có thể kết nối được một kênh thoại. Điều này làm tăng tỷ lệ nghẽn mạch lên rất nhanh và vượt quá bản chất của một vấn đề. Vì vậy để đánh giá nột cách chính xác hơn người ta sử dụng một đại lượng khác gọi là cấp độ dịch vụ ( GoS-Grade of Service ).

Đôi khi tỷ lệ TCBR lại rất cao ở một số cell, trong trường hợp này ta cần xem xét thêm các đại lượng Maxbury và Congestion trong cell đó:

Maxbury: số kênh lớn nhất bị chiếm tại cùng thời điểm

Congestion: tổng số thời gian mà toàn bộ số kênh bị chiếm

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 68

Page 69: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Lưu lượng và cấp độ dịch vụ ( GoS )

Lưu lượng mạng lưới hệ thống trong khoảng thời gian t được định nghĩa như sau:

C = n.T/t

Trong đó: T: thời gian đàm thoại trung bình cuộc gọi

n: số cuộc gọi trong khoảng thời gian t

Đơn vị của C là Erlang, C = tổng thời gian chiếm mạch/thời gian đo

Lưu lượng của hệ thống cũng phần nào cho thấy sự hoạt động của mạng. Nếu lưu

lượng của mạng giảm đi một cách bất bình thường, nghĩa là vùng phủ sóng của cell bị

thu hẹp lại ( do công suất hay anten hỏng ) hoặc một nhóm thu phát nào đấy của cell

không hoạt động.

Lưu lượng của hệ thống có một tương quan tương đối với tỷ lệ nghẽn TCH

(TCBR). Khi lưu lượng tăng vượt mức một giá trị nào đó ( tuỳ theo dung lượng của

cell ) thì tỷ lệ TCBR cũng tăng lên rất nhanh theo nó. Tuy nhiên, trong một số trường

hợp ngay cả khi có lưu lượng rất thấp, tỷ lệ TCBR vẫn rất cao. Khi đó có thể lý giải là

một số khe thời gian trên cell đã không hoạt động.

Giờ bận của hệ thống (Busy hour):

Được tính là thời gian mà lưu lượng đi qua là lớn nhất hay nói cách khác Busy

hour là giờ mà tại thời gian đó mạng bị chiếm nhiều nhất. Vì vậy khi thiết kế một hệ

thống thông tin để thoả mãn yêu cầu về lưu lượng một cách tốt nhất thì ta phải sử các

số liệu thống kê cho giờ bận.

Trong một hệ thống với một hệ thống hưu hạn kênh thoại và mỗi thuê bao chiếm

mạch thời gian t trung bình nào đấy, ta thấy rằng khi số thuê bao tăng lên thì xác suất

bị nghẽn mạch cũng tăng lên đến một mức độ nào đó thì tình trạng nghẽn mạch không

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 69

Page 70: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

thể chấp nhận được nữa. Để đánh giá mức độ nghẽn mạch này một cách chính xác ta

thực hiện đại lượng GoS để thực hiện điều đó.

GoS có thể được định nghĩa như là xác suất bị nghẽn mạch cho một thuê bao khi

thực hiện cuộc gọi trong một khu vực theo một lưu lượng yêu cầu xác định nào đó.

Lưu lượng yêu cầu là lưu lượng mà hệ thống có thể mang được trong giờ bận trong

cùng trường hợp không có nghẽn mạch hay nói cách khác là khi số kênh thoại của

mạch tăng đủ lớn.

Ta tính GoS cho một hệ thống gồm t kênh và A lưu lượng yêu cầu như sau:

GoS(t,A)=φ(GoS(t-1,A)) (1)

GoS(0,A)=1

Tuy nhiên, lưu lượng yêu cầu là một đại lượng có thể nói là không thực, không

thể cân, đo, đong, đếm được và chúng ta chỉ có thể đo được lưu lượng thực mang bởi

các kênh thoại mà thôi. Vì vậy người ta tính lưu lượng A:

A = C(1+GoS)

C: là lưu lượng đo được trên hệ thống.

Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tính được GoS. Để có thể tính được GoS đầu tiên ta giả

sử A=C, dựa vào cônh thức (1) ta tính được GoS1 nào đấy và khi đó:

C1 = A/(1+GoS1)

Nếu như C1 vừa tính lại nhỏ hơn C thực thì ta tăng A lên một giá trị nào đó, chẳng hạn

A=C+0.0001 và lặp lại phép tính cho tới khi Cn được tính gần bằng với C thực thì

dừng lại. khi đó giá trị GoSn chính là giá trị GoS cần tìm. Khi xác định được GoS thì

ta dễ dàng xác định được số kênh dựa vào bảng Erlang.

Bảng Erlang thể hiện mối quan hệ giữa 3 đại lượng:

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 70

Page 71: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Lưu lượng yêu cầu

Cấp độ dịch vụ GoS

Số kênh được sử dụng

Khi biết được 2 thông số chúng ta sẽ tra được thông số thứ 3.

Tỷ lệ cuộc gọi thành công (Call Successful Rate – CSSR):

Là tỷ lệ mà người sử dụng thuê bao sử dụng thành công trong việc thực hiện

cuộc gọi xét cả chiều đến và đi. Đây là một thông số không thể thiếu đối với nhà cung

cấp dịch vụ. Thông qua các thông số chỉ tiêu này, nhà cung cấp dịch vụ có thể biết

được tình hình tổng thể dịch vụ của mạng. CSSR có thể được xác định như sau:

Tuy nhiên, việc xác định chính xác thông số CSSR không phải đơn giản dp hạn

chế của các phép đo và sự phức tạp của hệ thống GSM. Chính vì vậy thay vì phải tìm

cách tính toán chính xác các giá trị này, nhà cung cấp dịch vụ thường xác định đại

lượng quyết định đến tỷ lệ thành công của cuộc gọi, đó là tỷ lệ rớt mạch trên TCH và

SDCCHvà tỷ lệ nghẽn mạch trên TCH và SDCCH.

Tỷ lệ rớt mạch trên TCH (TCH Drop Rate-TCDH):

TCDH được định nghĩa là tỷ lệ rớt mạch được tính trên các kênh TCH của từng

cell riêng biệt:

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 71

Page 72: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Tổng số lần chiếm mạch ở đây có thể xuất phát từ nguyên nhân nào, kể cả

chuyển giao. Có rất nhiều nguyên nhân gây rớt mạch ngoại trừ nguyên nhân do máy

điện thoại gây ra. Để dễ dàng cho việc quản lý chất lượng dịch vụ mạng thì các nhà

quản lý mạng đưa ra hai đại lượng cơ bản sau:

- Rớt mạch do lỗi hệ thống TCDR-S (Drop due to System): Tham số này do các lỗi

hệ thống như phần mềm, phần cứng…được tính theo tỷ lệ phần trăm số rớt mạch trên

tổng số lần rớt mạch của toàn mạng. Với một hệ thống tốt tỷ lệ này rất nhỏ (thường

vào khoảng 2÷5%).

- Rớt mạch do lỗi kênh cao tần RF (TCDR-R:Drop due to RF): Bao gồm tất cả các

lỗi như mức tín hiệu kém, chất lượng quá kém, nhiễu…cũng được tính theo tỷ lệ phần

trăm trên tổng số lần rớt mạch.

TCDR-S + TCDR-R = 100%

Đối với mạng GSM tuỳ theo các nhà khai thác dịch vụ mà người ta đưa ra cấp độ dịch

vụ (GoS) khác nhau: 1%, 2%, 3%, 5%...

Tỷ lệ rớt cuộc gọi trung bình ( Average Drop Call Rate-AVDR):

Có thể coi như là tỷ lệ cuộc gọi bị rớt mạch trên tổng số cuộc gọi thành công,

AVDR được tính như sau:

Đại lượng này nên áp dung để đánh giá chất lượng cho toàn mạng, chứ không

nên áp dụng cho từng cell riêng lẻ, vì mỗi cell không chỉ bắt đầu những cuộc gọi được

bắt đầu từ nó mà còn phải chịu trách nhiệm tải những cuộc gọi được chuyển giao từ

những cell khác sang. Điều đó có nghĩa nó bị chiếm mạch nhiều hơn rất nhiều lần.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 72

Page 73: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hơn nữa với mỗi cell việc mang một cuộc gọi do chuyển giao cũng như một cuộc gọi

bình thường là như nhau.

Tỷ lệ rớt mạch trên SDCCH (SDCCH Drop Rate-CCDR):

Đây là một thông số chất lượng mà GSM/VMS đã đưa vào bản chỉ tiêu của

mình. CCDR được định nghĩa như là tỷ lệ giữa tổng số lần rớt mạch trên kênh

SDCCH và số lần chiếm SDCCH thành công.

Tỷ lệ nghẽn mạch trên SDCCH (SDCCH Blocking Rate-CCBR):

CCBR được định nghĩa như là tổng số lần chiếm SDCCH không thành công do nghẽn SDCCH và tổng số lần yêu cầu cung cấp kênh SDCCH

Đại lượng này rất quan trọng đối với một hệ thống GSM và trực tiếp ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công khi một thuê bao thực hiện cuộc gọi. Nếu tỷ lệ nghẽn SDCCH quá cao thì khả năng thực hiện cuộc gọi rất khó.

Tỷ lệ nghẽn mạch SDCCH được khuyến nghị không vượt quá 0.5%

Tỷ lệ chuyển giao thành công đến (incoming HO Successful Rate-IHOSR):

IHOSR được định nghĩa như là tỷ lệ giữa số lần nhận chuyển giao thành công và tổng số lần được yêu cầu chấp nhận chuyển giao.

IHOSR của một cell rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp chất lượng của khu vực chứa cell đó. Nếu IHOSR là thấp điều đó có nghĩa là tỷ lệ rớt mạch ở những cell xung quanh nó tăng và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc gọi bởi vì nếu

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 73

Page 74: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

một lần chuyển giao không thành công thì cuộc gọi hoặc là sẽ bị rớt hoặc là hệ thống sẽ phải thực hiện một lần chuyển giao khác và mỗi lần như thế luồng tín hiệu thoại sẽ bị ngắt và làm cho người nghe có cảm giác bị đứt đoạn trong đàm thoại. ngoài ra, IHOSR còn phản ánh cả chất lượng phần cứng của cell, chẳng hạn vấn đề ngừng các TRX (sleeping TRXs) trên cell.

Tỷ lệ chuyển giao thành công ra ( Outgoing HO Succesfull Rate-OHOSR):

OHOSR được định nghĩa như là tỷ lệ giữa số lần chuyển giao thành công và tổng số lần được yêu cầu chuyển giao:

Dựa vào OHOSR ta có thể đánh giá được các cell lân cận nó là đủ hay chưa để còn đánh giá chất lượng của các cell đó. Một tỷ lệ OHOSR tốt sẽ dẫn đến một tỷ lệ rớt mạch TCDR tốt và một chất lượng thoại tôt. Hơn nữa, dựa trên OHOSR ta có thể đánh giá cả vùng phủ sóng của cell từ đó đưa ra các điều chỉnh hợp lý.

Có rất nhiều nguyên nhân để cân nhắc chuyển giao hay không, tuy nhiên chúng ta xem xét một số nguyên nhân như sau:

- Chuyển dao do dự trữ công suất (power budget): Hệ thống tính toán dự trữ công suất cho cell đang phục vụ (serving cell) và các cell lân cận dể cân nhắc chuyển giao.- Do mức thu quá thấp, vượt quá giới hạn trên cell đang phục vụ (cả Downlink và Uplink). Thông thường trong mỗi hệ thống người ta có thể thiết lập mức thu danh định, chẳng hạn thấp hơn -90dB. Nếu mức thu thấp hơn mức này thì hệ thống có thể cân nhắc chuyển giao.- Do chất lượng trên cell phục vụ quá thấp, vượt quá giới hạn(cả Downlink và Uplink).- Do quá nhiễu trên cell đanh phục vụ (cả Downlink và Uplink).

Tỷ lệ chuyển giao thành công được khuyến nghị là ≥ 90%.

TT

Tên chỉ tiêu TCN 68-

186:2006

Mức công bố

Kết quả đo

kiểm

Đánh giá

1 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập 92% 92% 99,77 Phù

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 74

Page 75: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

TT

Tên chỉ tiêu TCN 68-

186:2006

Mức công bố

Kết quả đo

kiểm

Đánh giá

thành công % hợp

2 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi 5% 5% 0,23 % Phù hợp

3 Chất lượng thoại (điểm chất lượng thoại trung bình)

3 điểm

3,0 điểm

3,80 điểm

Phù hợp

4 Độ chính xác ghi cước:

- Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai 0,1%

0,1%0,053

%Phù hợp

- Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai 0,1%

0,1%

0,003 %

Phù hợp

5 Tỷ lệ cuộc gọi tính cước, lập hóa đơn sai 0,01%

0,01% 0 %

Phù hợp

6 Độ khả dụng của dịch vụ 99,5%

99,5%99,832

%Phù hợp

7 Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ (số khiếu nại/100 khách hàng/3 tháng)

0,25 0,25 0,0051Phù hợp

8 Hồi âm khiếu nại của khách hàng (Tỷ lệ khiếu nại có văn bản hồi âm trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại)

100% 100% 100 %Phù hợp

9 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng:

- Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại

24 giờ trong ngày

24 giờ trong ngày

24 giờ trong ngày

Phù hợp

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 75

Page 76: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

TT

Tên chỉ tiêu TCN 68-

186:2006

Mức công bố

Kết quả đo

kiểm

Đánh giá

- Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây

80% 80%98,11

%Phù hợp

Bảng 2.19: Kết quả đo kiểm Chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất của Công ty Thông tin di động(VMS) quý 2/2011 trên địa bàn tỉnh Bình

Dương

Tương tự, việc quản lý chất lượng của mạng VinaPhone và Viettel cũng được xây dựng dựa trên nền tảng là trung tâm vận hành và bảo dưỡng OMC. OMC có nhiệm vụ thường xuyên giám sát hoạt động của toàn mạng từ lưu lượng cho đến các thông số kỹ thuật…Do phương thức quản lý của các mạng gần như tương đương nhau nên ta không đi sâu vào hai mạng này nữa.

Đến thời điểm này việc quản lý chất lượng dịch vụ của các nhà mạng tại Việt Nam đã đạt chuẩn của bộ đưa ra thậm chí có một số dịch vụ đã vượt quá chỉ tiêu của bộ thông tin và truyền thông đưa ra.

2.9. Tổng kết chương Qua chương hai ta đã tìm hiểu về các chỉ tiêu chất lượng của các nhà mạng Việt Nam. Đồng thời hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý chất lượng, các trung tâm chăm sóc khách hàng… của ba nhà mạng sử dụng công nghệ GSM tại Việt Nam là MobiFone, VinaPhone và Viettel. Qua đó giúp chúng ta dễ dàng đánh giá hơn về chất lượng của một mạng và đưa ra các biện pháp , chỉ tiêu giúp nhà mạng phát triển hơn nữa.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 76

Page 77: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

CHƯƠNG 3:

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MẠNG GSM

3.1. Giớ thiệu chương

Trong bối cảnh thị trường thông tin di động các nước trên thế giới cạnh tranh mạnh mẽ và các chiến lược cạnh tranh cũng đa dạng như các chiến lược về giá cước, quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cơ bản cũng như dịch vụ giá trị gia tăng… Nhìn chung các mô hình đều nhằm mục đích đảm bảo sự thoả mãn khách hàng, tạo sự trung thành và phát triển khách hàng mới.

Trên thị trường thông tin di động trong nước, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cũng không kém phần mạnh mẽ do sự ra đời của các mạng trong những năm gần đây, đặc biệt là sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và ảnh hưởng không nhỏ của các dịch vụ thay thế. Tuy nhiên, trên thị trường việc cạnh tranh giữa các mạng hiện nay chủ yếu dựa vào chiến lược giảm giá cước và khuyến mãi liên tục, thu hút một lượng khách hàng mới đáng kể tạo nên làn sóng các thuê bao chuyển đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, để phát triển bền vững cần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông tin di động Việt Nam bằng việc cải thiện chất lượng, dung lượng mạng lưới và phát triển dịch vụ gia tăng giá trị.

Vì vậy trong chương này em xin được trình bày những biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng mạng trong thời gian tới.

3.2. xu hướng phát triển mạng di động GSM

3.2.1. Xu hướng phát triển mạng di động của thế giới

 3.2.1.1. HSPA tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo

  HSPA (công nghệ truy nhập gói tốc độ cao) gồm có hai giao thức băng rộng di động, gọi là HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access: Truy cập gói Đường xuống tốc độ cao) và HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access: Truy cập Gói Đường lên tốc độ cao), vận hành trên các thiết bị 3G. HSDPA dùng trong các thiết bị cầm tay 3G hiện nay có thể tải (download) dữ liệu với tốc độ 7.2Mbps,  do các hãng như Nokia, Samsung… phát triển. 

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 77

Page 78: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Tính đến thời điểm nay các mạng HSPA đã đạt hơn 125 triệu thuê bao tại 107 quốc gia, trong khi đó đối thủ của HSPA là WiMAX theo dự báo đến năm 2014 cũng mới chỉ đạt 75 triệu thuê bao. Điều đó khẳng định HSPA sẽ tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo trong thời gian tới. 

Hình 3.1: Biểu đồ tăng trưởng HSPA khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2008-2009

  Theo một công bố mới đây của hiệp hội GSM, hiện có 245 nhà cung cấp đang sử dụng công nghệ HSPA, và 65 nhà mạng khác đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoặc đang được triển khai. Trung bình một tháng có thêm khoảng bốn triệu kết nối dịch vụ và hơn 1.380 thiết bị đầu cuối lựa chọn công nghệ này từ 134 nhà cung cấp khác nhau trên toàn thế giới.  Các hãng phân tích thị trường như Informa & Media, Pringle, Juniper Research cũng lần lượt đưa ra những dự báo của mình về công nghệ HSPA.  Một nghiên cứu của Juniper Research đã khẳng định HSPA sẽ là công nghệ băng rộng di động "chiếm lĩnh" thị trường này trong 5 năm tới và sẽ chiếm gần 70% tổng số thuê bao băng rộng di động. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Informa Telecoms & Media dự đoán rằng HSDPA sẽ chiếm 65% của các thuê bao băng rộng di động 3,5G trên khắp thế giới với 2,8 tỉ thuê bao vào năm 2014 (Hình 3.2).

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 78

Page 79: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

 Hình 3.2: Dự báo sự phát triển thuê bao HSPA tới năm 2014

  Pringle cũng đưa ra nhận định rằng HSPA sẽ là công nghệ băng rộng di động chiếm lĩnh trong ít nhất là 5 năm tới, sau đó nó có thể bị bắt kịp bởi các công nghệ 4G như LTE. 

3.2.1.2. Bùng nổ lưu lượng dữ liệu

 

Trong khi dữ liệu thoại tăng chậm, thuê bao cố định phát triển chững lại thì thuê bao di động tiếp tục bùng nổ, kéo theo lưu lượng dữ liệu tăng với tốc độ chóng mặt.  Lưu lượng dữ liệu qua mạng đến năm 2012 được dự báo là sẽ tăng gấp 25 lần so với cuối năm 2008 kéo theo doanh thu từ dữ liệu cũng tăng gấp 2 lần (Hình 3.3). Đồng thời sự tham gia thị trường của các công nghệ mới như LTE sẽ tạo động lực cạnh tranh và làm cho giá cước trên 1 Mb dữ liệu giảm từ 0,6 Euro xuống chỉ còn 0,1 Euro vào năm 2012.

 

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 79

Page 80: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hình 3.3: Lưu lượng dữ liệu được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh 

Sự phát triển bùng nổ về dữ liệu kéo theo sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu của các nhà mạng sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy các nhà mạng này triển khai các công nghệ mới mà điển hình là Femtocell. Femtocell có thể giúp các nhà khai thác di động giảm chi phí khai thác cũng như tăng hiệu quả cho các chi phí đầu tư ban đầu trong các giải pháp phân phối tài nguyên vô tuyến tại những nơi như  hộ gia đình, văn phòng.

3.2.1.3. Thuê bao 3G sẽ chiếm gần 50% thị phần

Vào tháng 9/2009 theo số liệu thống kê của hiệp hội GSM có khoảng 571 triệu thuê bao 3G (cả CDMA/EV-DO và UMTS/HSPA) trong tổng số 4,6 tỉ thuê bao di động trên toàn cầu, chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên theo dự báo của Informa thì trong giai đoạn từ 2009-2014, tốc độ phát triển thuê bao 3G sẽ đạt trung bình trên 50% một năm và đến cuối năm 2014 sẽ đạt mốc 3,2 tỉ thuê bao, chiếm khoảng 46% thị phần thuê bao di động trên toàn cầu (Hình 3.4). Đây được cho là giai đoạn phát triển ấn tượng của các thuê bao 3G và là giai đoạn tiền đề để 3G chính thức chiếm lĩnh thị trường di động từ năm 2015.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 80

Page 81: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

 

Hình 3.4: Dự báo sự phát triển của các thuê bao 3G toàn cầu theo các công nghệ giai đoạn 2009-2014

 

Hình 3.5: Dự báo sự phát triển của các thuê bao di động toàn cầu đến năm 2014 

Tuy nhiên sự phát triển của thuê bao 3G chủ yếu chỉ tập trung ở công nghệ UMTS/HSPA với khoảng 2,8 tỉ thuê bao, chiếm 84% số thuê bao 3G. Điều này được cho là khá dễ hiểu bởi vì số lượng thuê bao 3G mới là không nhiều mà chủ yếu là chuyển từ thuê bao 2G lên 3G, trong khi đó công nghệ GSM – công nghệ để phát triển lên 3G UMTS/HSPA hiện đang chiếm tới 80,11% thị phần (Hình 3. 5)

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 81

Page 82: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

 

Hình 3.6: UMTS/HSPA vẫn là công nghệ chủ đạo trong họ 3G với 84% thị phần

 

Hình 3.7: Công nghệ GSM đang chiếm 88,11% thị phần là tiền đề cho sự chiếm lĩnh thị trường 3G của công nghệ UMTS/HSPA.

3.2.2. Xu hướng phát triển di động của Việt Nam

3.2.2.1. Xu hướng chuyển sang Internet di động tốc độ cao

Số lượng người sở hữu điện thoại thông minh ước tính vượt xa so với lượng sở hữu máy netbook, máy tính xách tay hoặc máy để bàn. Vậy nhưng trung bình chỉ có khoảng 1 trong 4 người dùng internet trên thế giới sử dụng kết nối qua thiết bị di động.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 82

Page 83: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Sự đa dạng các ứng dụng cũng như dịch vụ hiện nay dành cho dòng điện thoại thông minh hay các loại điện thoại tương tự thế được kỳ vọng sẽ tạo nên việc gia tăng lưu lượng khổng lồ, dự báo là gấp đôi mỗi năm trong tương lai. Theo nghiên cứu của Nokia Siemens Networks, vào năm 2015, lưu lượng dữ liệu di động hàng năm sẽ đạt tới 23 Exabytes - tương đương với việc 6,3 tỉ người tải một cuốn sách điện tử về máy mỗi ngày.

Hứa hẹn là một trong những ứng dụng công nghệ di động mới quan trọng nhất kể từ khi ra mắt mạng GSM, công nghệ LTE (Long Term Evolution) mang tới khả năng truyền internet di động tốc độ cao và đồng thời là cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và lưu lượng dành cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông. Theo nghiên cứu của Informa, LTE được tất cả các nhà khai thác mạng chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Họ coi LTE như là một sự lựa chọn hàng đầu nhờ có công nghệ truy cập thế hệ mới, với hơn 100 nhà khai thác mạng trên toàn cầu đang có ý định triển khai LTE, và khoảng 10 nhà khai thác mạng đã lên kế hoạch khai trương dich vụ LTE trong năm 2010.

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu gia tăng lưu lượng thì việc triển khai trong tương lai về công nghệ để gia tăng lưu lượng là điều không thể thiếu đối với các nhà mạng của Việt Nam.

3.2.2.2. Sử dụng năng lượng thông minh hơn

Người tiêu dùng ngày càng trở nên có ý thức về môi trường hơn khi lựa chọn những sản phẩm "xanh" thân thiện với môi trường, đồng thời xu hướng này cũng gia tăng trong việc sử dụng các dịch vụ. Vì thế, tiêu chí dẫn đầu trong thân thiện môi trường là một nhân tố quan trọng đối với các nhà mạng có tầm nhìn xa trong việc giữ lại và thu hút thêm thuê bao mới.

Bản nghiên cứu của Nokia Siemens Networks đã nêu bật tác động môi trường lớn nhất trong hệ thống mạng viễn thông là việc tiêu thụ năng lượng của nó, chiếm khoảng 86% tổng năng lượng tiêu thụ, và ước tính chiếm tới 30% tổng chi phí hoạt động tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam.

Việc đầu tư vào những công nghệ hiệu quả trong sử dụng năng lượng không chỉ có thể giảm lượng thải carbon của họ mà còn có thể kỳ vọng vào mức tác động tích cực đối với hiệu quả đầu tư tổng thể, do chi phí vận hành giảm đi đáng kể.

3.2.2.3. Cuộc cách mạng từ nhà cung cấp dịch vụ trở thành nhà cung cấp trải nghiệm

Ngày càng có nhiều người dùng cuối mong muốn các dịch vụ có thể tăng cường chất lượng cuộc sống của họ, đồng thời cho phép họ kết nối với cộng đồng thông qua các dịch vụ cũng như các mạng xã hội như Facebook hay Twitter ngay trên thiết bị di động của họ.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 83

Page 84: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Việc khách hàng hài lòng với dịch vụ hơn sẽ mang đến giá trị cao hơn từ việc khách hàng sử dụng dịch vụ lâu hơn. Và như thế, các nhà mạng bắt đầu ý thức được nhu cầu trở nên "lợi thế hơn" để cạnh tranh. Trong vòng vài năm tới, giá trị thực mà các khách hàng mong muốn vươn tới không chỉ đơn giản là băng thông và tốc độ mạng. Các cơ hội trở để nhà cung cấp dịch vụ trở thành "nhà cung cấp thông minh", khai thác dữ liệu mạng của thuê bao nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng thông qua thế hệ 3G.

3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng GSM

Cùng với xu hướng phát triển ở trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian tới và để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như mức cạnh tranh ngày cành gay gắt giữa các nhà mạng thì đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải chú trọng tới chất lượng dịch vụ của mạng. Để có được sự hài long đó, nhà cung cấp cần phải xây dựng một mạng GSM thông minh hơn cho những dòng điện thoại thông minh và đa dạng được các dịch vụ giá trị gia tăng để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

3.3.1. Xây dựng mạng GSM thông minh hơn cho smartphone

Như chúng ta đã biết, giá smartphone ngày càng giảm và số lượng người sử dụng dòng điện thoại thông minh này ngày càng nhiều. Việc người dùng thiết bị thông minh đòi hỏi chất lượng kết nối cũng như chất lượng thoại và dữ liệu phải tốt và thường xuyên ổn định khi họ đang trong vùng phủ sóng GSM là điều hoàn toàn tự nhiên. Và với tính năng mới của giải pháp xây dựng mạng GSM thông minh cho smartphone em hy vọng chúng ta có thể giúp nhà mạng sử dụng công nghê GSM đáp ứng tốt những nhu cầu này mà không cần phải đầu tư quá nhiều tiền hay tác động tới trải nghiệm của người dùng.

Sự xuất hiện của điện thoại thông minh giàu tính năng đã tạo nên một thế giới sử dụng dữ liệu mới. Những chiếc điện thoại này chạy các ứng dụng luôn trong trạng thái kết nối vào mạng để người dùng cuối có thể liên lạc với bạn bè qua tin nhắn tức thời, Facebook và các ứng dụng thông thường khác. Mới đầu, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vui mừng khi thấy rằng smartphone chỉ tạo ra trung bình một lượng dữ liệu bằng 1/6 so với laptop. Nhưng rồi rắc rối bắt đầu xuất hiện.

Người dùng di động bắt đầu phàn nàn về chất lượng cuộc gọi và các dịch vụ dữ liệu mà họ sử dụng. Qua phân tích lưu lượng mạng lưới, chúng ta đã tìm ra thủ phạm gây nên tình trạng này, đó chính là smartphone. Nhưng tại sao lại là smartphone? Nếu trung bình một chiếc smartphone tạo ra lượng dữ liệu trên mạng chỉ bằng 1/6 so với chiếc laptop thì làm sao chúng có thể làm cho chất lượng của toàn bộ mạng lưới giảm xuống? Thêm vào đó, người dùng di động còn phát hiện ra một sự thật là điện thoại của họ nhanh hết pin hơn mức thông thường.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 84

Page 85: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Câu trả lời nằm ở cách thức sử dụng khác nhau của laptop và smartphone. Laptop tạo ra một lượng lớn dữ liệu di động khi người dùng lướt web hoặc tải tệp tin về máy tính. Trong khi đó, smartphone tạo ra nhiều kết nối nhỏ với mạng lưới, và mỗi lần chỉ truyền đi một lượng nhỏ dữ liệu. Một số ứng dụng push-mail có thể cài đặt để nhận thư mới cứ 30 giây một lần. Phương thức này tạo ra rất nhiều kết nối vào mạng lưới mặc dù lượng dữ liệu truyền đi lại không đáng là bao. Qua đo đạc cho thấy lượng tín hiệu gửi đi từ smartphone (sử dụng các ứng dụng luôn trong trạng thái kết nối) cao gấp 8 lần so với laptop. Trong khi đó, các nhà khai thác mạng chỉ mới tối ưu mạng lưới để xử lý khối lượng dữ liệu lớn do laptop tạo ra, chứ chưa để ý tới việc xử lý một lượng lớn tín hiệu truyền đi từ thiết bị cầm tay. Chính vì vậy, chất lượng mạng di động của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã giảm xuống rõ rệt.

Bên cạnh đó, việc giữ cho smartphone luôn trong trạng thái sẵn sàng truyền dữ liệu đi cũng khiến cho pin của chúng nhanh hết hơn. Đây là vấn đề mà tất cả các nhà khai thác mạng di động đang gặp phải hiện nay, họ vừa phải giữ cho khách hàng hài lòng, vừa phải đảm bảo thời lượng sử dụng pin của điện thoại là lâu nhất có thể.

Với tính năng mạng GSM thông minh thì chúng ta có thể tăng gấp 4 lần công suất kênh báo hiệu, giúp các nhà mạng xử lý số lượng thiết bị trong một khu vực nhất định nhiều gấp 4 lần. Ngoài ra, tính năng này còn giúp nâng cao hiệu quả mạng GSM do có khả năng tránh lãng phí công suất kênh báo hiệu (thường do hiện tượng nghẽn báo hiệu gây ra).

Giải pháp Cell PCH của Nokia Siemens Networks (NSN) là một giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng đó.

Các nhà cung cấp thiết bị mạng luôn giữ cho thiết bị trong trạng thái chờ (Idle mode) khi chúng không được sử dụng nhằm tiết kiệm pin. Khi thiết bị muốn kết nối vào mạng lưới, chúng sẽ phải gửi đi 30 tin nhắn tín hiệu mới kích hoạt được chế độ sẵn sàng (để truyền dữ liệu đi), rồi sau đó lại quay lại trạng thái chờ. Việc gửi đi 30 tin nhắn tín hiệu này sẽ tốn khá nhiều thời gian, do vậy người dùng cuối sẽ phải chờ trung bình khoảng 2 giây mới có kết nối đầu tiên. Rõ ràng không người dùng nào thích phải chờ đợi nên các nhà cung cấp dịch vụ đã buộc phải điều chỉnh chế độ hoạt động (Active mode) để lần truy cập tiếp theo diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, chế độ hoạt động càng kéo dài thì thiết bị càng hao tổn pin nhiều hơn. Chính vì vậy, một số nhà sản xuất thiết bị đã tạo ra phần mềm giúp đưa máy quay về trạng thái chờ ( Idle ) ngay sau khi quá trình truyền dữ liệu kết thúc nhằm tiết kiệm pin cho điện thoại. Thế nhưng chính việc làm đó lại vô tình tạo ra nhiều tín hiệu hơn khiến cho mạng lưới phải xử lý vất vả hơn.

Nên chúng ta cần phải có giải pháp xử lý tín hiệu theo cách hiệu quả hơn. Đó là khi bắt đầu chu trình, thiết bị không trong trạng thái sử dụng sẽ không được giữ ở chế độ chờ, mà thay vào đó là trong chế độ có tên “Cell PCH”. Trong chế độ này, thiết bị

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 85

Page 86: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

tiêu hao pin cũng chỉ bằng với chế độ chờ và tín hiệu cần gửi đi để đánh thức thiết bị cho trạng thái sẵn sàng hoạt động lại ít hơn. Chỉ cần gửi đi tổng cộng 15 tin nhắn tín hiệu là thiết bị đã đi vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Do số lượng tín hiệu ít hơn nên độ trễ cũng vì thế được rút ngắn hơn - chỉ khoảng 0,5 giây. Giải pháp này sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ vừa giảm tải được lượng tín hiệu gửi đi, vừa giúp cho thiết bị ít hao pin hơn. Bên cạnh đó, việc quản lý tiến trình Radio Network Controller (RNC) cũng giúp nhà mạng giảm tình trạng quá tải mạng lưới và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Hình 3.8. Công nghệ Cell PCH của NSN giúp giảm đáng kể lượng tín hiệu mà smartphone gửi đi.

Tín hiệu ít hơn, thời lượng pin lâu hơn, và khả năng xử lý RNC tốt hơn đồng nghĩa với việc khi sử dụng giải pháp này các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có thể đưa ra chất lượng dịch vụ tốt hơn cho người dùng smartphone, đồng thời giúp đảm bảo tối ưu cho thiết bị mà người dùng luôn kỳ vọng có được từ nhà cung cấp dịch vụ của họ.

Một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Trung Đông đã thử nghiệm và tiến hành so sánh giải pháp mạng lưới của NSN với các nhà cung cấp khác. Kết quả cho thấy smartphone hoạt động trên mạng NSN có thời lượng sử dụng pin trung bình là 11 tiếng, gần gấp đôi so với thời lượng sử dụng pin (6 tiếng) của thiết bị trên các mạng khác (xem hình dưới).

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 86

Page 87: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Tổ chức Signals Research Group đã công bố một nghiên cứu độc lập có tên “Smartphones and a 3G Network” (Điện thoại thông minh và Mạng 3G), trong đó đưa ra sự khác biệt về khả năng xử lý lượng tín hiệu (do smartphone tạo ra) và thời lượng sử dụng pin của thiết bị giữa mạng 3G của NSN có sử dụng tính năng Cell PCH và mạng 3G của các nhà cung cấp khác không có tính năng Cell PCH (hình dưới).

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 87

Hình 3.9. Kết quả so sánh về thời lượng sử dụng pin của thiết bị trên mạng NSN và các mạng khác.

Page 88: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Hình 3.10. Giải pháp của NSN giúp giảm 50% lượng tín hiệu gửi đi từ thiết bị cầm tay hoạt động trên mạng thương mại.

Kết luận:

- Tình trạng nghẽn mạng 3G chủ yếu là do lượng lớn tín hiệu do smartphone tạo ra.

- Một số phần mềm thông dụng chạy trên smartphone như tin nhắn tức thời (IM), duyệt web và bản đồ cũng là nhân tố gây ra tình trạng quá tải tín hiệu.

- Việc gửi đi liên tục các tin nhắn tín hiệu để giữ cho thiết bị luôn trong trạng sẵn sàng trao đổi dữ liệu là nguyên nhân khiến cho pin của smartphone nhanh hết hơn.

- Nhà khai thác mạng sử dụng công nghệ Cell PCH có thể giảm tối thiểu lượng tín hiệu truyền trên mạng, trong khi vẫn tăng được thời lượng sử dụng pin của thiết bị.

- Với tính năng mạng GSM thông minh thì chúng ta có thể tăng gấp 4 lần công suất kênh báo hiệu, giúp các nhà mạng xử lý số lượng thiết bị trong một khu vực nhất định nhiều gấp 4 lần. Ngoài ra, tính năng này còn giúp nâng cao hiệu quả mạng GSM do có khả năng tránh lãng phí công suất kênh báo hiệu (thường do hiện tượng nghẽn báo hiệu gây ra).

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 88

Page 89: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

- Hệ thống mạng do NSN cung cấp (có sử dụng công nghệ Cell PCH) giúp giảm tới 40% lượng tín hiệu truyền đi từ smartphone, và tăng 30% thời lượng sử dụng pin cho thiết bị so với các giải pháp mạng không sử dụng Cell PCH.

3.3.2. Đa dạng dịch vụ GTGT phù hợp với thị hiếu khách hàng .

3.3.2.1. Nguyên nhân hạn chế sự phát triển dịch vụ GTGT

Các dịch vụ GTGT trên 3G chủ yếu dựa trên nền tảng của tốc độ truyền dữ liệu. Tuy nhiên, trước mắt các dịch vụ mà người dùng di động Việt Nam sẽ dùng nhiều là tin nhắn đa phương tiện, lướt web, e-mail di động…và tại sao người dùng chỉ tập trung vào các dịch vụ đó trong khi nhà mạng đưa ra rất đa dạng dịch vụ như vậy?

Một phần của thực tế này là do nhu cầu của người dùng còn khiêm tốn. Nhưng cũng lại có khách hàng muốn sử dụng dịch vụ mà không nhớ nổi dịch vụ nhà mạng cung cấp mang tên gì.

Trước cả một “rừng” dịch vụ được cung cấp, các nhà mạng chưa có được những chỉ dẫn, định hướng cho người dùng một cách cụ thể. Để hỏi chi tiết từng dịch vụ đã được cung cấp bởi mỗi doanh nghiệp, chắc chắn khó ai có thể nhớ hết nổi. Có chăng là nhớ những dịch vụ tương tự nhau mà các mạng đều đang cung cấp mà thôi.

Tất nhiên, với mỗi một dịch vụ hay nhóm dịch vụ gia tăng ra đời, nhà mạng thường nhắm tới một đối tượng người dùng khác nhau song trên thực tế, kể cả khi đã xác định được như vậy, không phải tất cả những thuê bao thuộc nhóm đó đều biết và có cơ hội tiếp cận với dịch vụ.

Có khi nhà mạng đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, quảng bá dịch vụ khác nhau như trên các kênh truyền thông công cộng, báo chí. Tin nhắn giới thiệu dịch vụ từ tổng đài nhà mạng tới từng thuê bao cũng được thực hiện. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lại không quan tâm khi dịch vụ được quảng bá theo hình thức tin nhắn vì lại ngỡ đó là tin nhắn rác.

Ngoài các nguyên nhân trên còn có  4 yếu tố chi phối thị trường dịch vụ GTGT trên di động Việt Nam. Đó là:

Nhà cung cấp dịch vụ di động Nhà cung ứng dịch vụ GTGT Mức độ sẵn sàng của thiết bị đầu cuối Khả năng chi tiêu của người sử dụng

3.3.2.2. Xu hướng tất yếu

Trong viễn thông, cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng là một trong những xu hướng tất yếu của các mạng di động Việt Nam hiện nay và đặc biệt là trong thời gian tới.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 89

Page 90: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

Có nhiều lý do để tin tưởng vào nhận định này:

Thứ nhất, để trải nghiệm và khai thác tốt nền công nghệ 3g, việc đầu tư phát triển dịch vụ gia tăng, dịch vụ nội dung là điều bắt buộc nhà mạng phải làm.

Thứ hai, như chúng ta đã biết giá smartphone ngày càng giảm và số lượng người sử dụng dòng điện thoại thông minh này ngày càng nhiều. Người dùng luôn muốn được có thật nhiều trải nghiệm để khám phá hết các chức năng của những chiếc Smartphone này.

Thứ ba, xu hướng này hiện đang đem về một nguồn thu khá cho nhà mạng. Trong khi các chương trình khuyến mại và giảm cước đang làm giảm đi đáng kể nguồn thu của nhà mạng thì dịch vụ giá trị gia tăng lại là một trong những biện pháp hữu hiệu cải thiện tình trạng này.

3.3.2.3. biện pháp phát triển dịch vụ GTGT

Từ những nguyên nhân và xu hướng tất yếu của sự phát triển dịch vụ chúng ta thấy rằng để phát triển tốt một dịch vụ khi nhà mạng đưa ra thì cần:

● Các nhà cung cấp dịch vụ cần đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu thị trường để tìm kiếm những nhu cầu trước mắt xem đã phù hợp với nhu cầu của khách hàng chưa và cả nhu cầu tiềm năng.

● Công tác quảng bá cho dịch vụ. Đây là một khâu quan trọng để giúp khách hàng hiểu rõ về dịch vụ giúp khách hàng trải nghiệm tốt dịch vụ trên điện thoại của mình.

● Hiện nay giá thành dịch vụ GTGT của các nhà mạng Việt Nam vẫn còn chênh lệch so với mặt bằng chung của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy để khách hàng trải nghiệm dịch vụ nhiều hơn thì cần đưa ra các gói cước phù hợp cho từng đối tượng.

3.4. Kết luận chương

Qua chương này, ta thấy được những xu hướng phát triển của các nhà mạng GSM Việt Nam. Bên cạnh đó nêu những tồn tại mà các nhà mạng đang gặp phải về chất lượng dịch vụ mà nhà mạng cung cấp và có những biện pháp khắc phục nhằm giúp cho các nhà mạng nên hoàn thiện về chất lượng dịch vụ trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt này.

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 90

Page 91: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng gsm

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP GVHD: Th.s VÕ THỊ HƯƠNG

SVTH: Ph m Xuân H iạ ả Trang 91