bán nguyệt san – số 382 chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/gsvn382.pdf · Ý nghĨa mỖi...

71
1 MỤC LỤC Quà Tặng Tin Mừng Luca .……………………….……………….……….…. bản dịch của BBT CGVN “... CHO ĐẾN NGÀY TẬN THẾ...” …………………………………………….. Ngọc Châu Lạng Sơn Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH THLm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ĐỪNG BAO GIỜ THẤT VỌNG …………………… Chuyển dịch: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD DỤ NGÔN GIEO GIỐNG (MC 4,1-9) ……………………………. Lm. Giuse Lê Minh Thông, O.P. LI CM TNHÀ DÒNG THÁNH PHAO LTGIA ĐÌNH HAI CỤ JB NGUYN CÔNG XUYÊN & ANNA NGUYN THTRIU VÀ HHÀNG, VÀ CON CHÁU ……. Luật sư Nguyễn Công Bình KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH …………………………………………. Lm. Lê Văn Quảng Psy.D. PHÔI NGƯỜI LÀ MỘT NHÂN VỊ…………..….Trà Mi chuyển ngữ Lm Trần Mạnh Hùng hiệu đính "YÊU THƯƠNG": THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH………………………………………… MD Đức Tâm BIẾT ƠN MÌNH ……………………………………………………………………. BS. Đỗ Hồng Ngọc SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN ……………………………………………… Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD NHÂN LOẠI CHẲNG ĐỜN ÔNG ………………………………………. Chuyện phiếm của Gã Siêu Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06.2020 Giáo sĩ: ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI VÀ CHO LOÀI NGƯỜI (x. Dt 5, 1) www.conggiaovietnam.net [email protected]

Upload: others

Post on 20-Aug-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

1

MỤC LỤC

Quà Tặng Tin Mừng Luca .……………………….……………….……….…. bản dịch của BBT CGVN

“... CHO ĐẾN NGÀY TẬN THẾ...” …………………………………………….. Ngọc Châu Lạng

Sơn

Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh,

ofm

ĐỪNG BAO GIỜ THẤT VỌNG …………………… Chuyển dịch: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

DỤ NGÔN GIEO GIỐNG (MC 4,1-9) ……………………………. Lm. Giuse Lê Minh Thông, O.P.

LỜI CẢM TẠ NHÀ DÒNG THÁNH PHAO LỒ TỪ GIA ĐÌNH HAI CỤ JB NGUYỄN CÔNG

XUYÊN & ANNA NGUYỄN THỊ TRIỆU VÀ HỌ HÀNG, VÀ CON CHÁU ……. Luật sư Nguyễn

Công Bình

KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH …………………………………………. Lm. Lê Văn Quảng

Psy.D.

PHÔI NGƯỜI LÀ MỘT NHÂN VỊ…………..….Trà Mi chuyển ngữ Lm Trần Mạnh Hùng hiệu

đính

"YÊU THƯƠNG": THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH………………………………………… MD Đức

Tâm

BIẾT ƠN MÌNH ……………………………………………………………………. BS. Đỗ Hồng Ngọc

SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN ……………………………………………… Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD

NHÂN LOẠI CHẲNG ĐỜN ÔNG ………………………………………. Chuyện phiếm của Gã

Siêu

Bán nguyệt san – Số 382 – Chúa nhật 28.06.2020

Giáo sĩ: ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI VÀ CHO LOÀI NGƯỜI (x. Dt 5, 1)

www.conggiaovietnam.net [email protected]

Page 2: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

2

LTS. Như chúng con đã hẹn, Quà Tặng Tin Mừng đã được phát hành rộng rãi vào đúng dịp Tết vừa qua, cũng là Chúa Nhật Lời Chúa và Năm Lời Chúa; những ai có nhu cầu nhận toàn văn bản dịch Quà Tăng Tin Mừng, cũng có thể yêu cầu BBT gởi qua email trong một file PDF hoặc Word. Những ai có nhu cầu nhận sách QTTM xin vui lòng email cho biết. Ngoài ra trên Đặc San GSVN chúng con sẽ cho đăng mỗi kỳ một phần bản dịch Kinh Thánh mới này để mọi người có thể tham khảo và góp ý. Xin lưu ý: Bản dịch Kinh Thánh này chẳng những chúng con KHÔNG giữ bản quyền mà còn rất biết ơn những ai sẽ giúp phổ biến bằng mọi cách. Miễn là xin đừng tự ý sửa chữa nếu chưa thông báo cho BBT CGVN biết để xin ý kiến các Giáo Sư Thánh Kinh.

Xin chân thành cám ơn.

BBT CGVN và Đặc San GSVN

Tin Mừng theo

Thánh Luca

Những phân đoạn chính:

I. Lời mở đầu (1:1–4)

II. Thời thơ ấu (1:5–2:52)

III. Giai đoạn chuẩn bị cho tác vụ công khai (3:1–4:13)

IV. Tác vụ tại Galilê (4:14–9:50)

V. Hành trình lên Giêrusalem (9:51–19:27)

VI. Tác vụ giảng dạy tại Giêrusalem (19:28–21:38)

Page 3: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

3

VII. Thương Khó

(22:1–23:56)

VIII. Phục Sinh

(24:1–53)

I. Lời mở đầu (1:1–4)

Chương 1

1Bởi vì nhiều người đã soạn thảo một bản tường thuật những biến cố đã xảy ra giữa chúng tôi, 2dựa trên lời của những người đã chứng kiến từ ban đầu và là những tôi tớ của Lời thuật lại cho chúng tôi, 3cho nên sau khi đã tìm hiểu cặn kẽ, tôi cũng quyết định viết cho ngài một văn

bản có đầu có đuôi, thưa ngài Thêôphilê, 4để tự ngài có thể biết rằng những giáo huấn ngài được nghe đều chính xác.

II. Thời thơ ấu (1:5–2:52)

Loan tin Gioan ra đời.

5Vào thời vua Hêrôđê cai trị xứ Giuđê, có một tư tế thuộc nhóm Abia tên là Dacaria. Vợ của ông

tên là Êlidabét cũng là con gái Aaron. 6Cả hai đều là những người công chính trước nhan Thiên Chúa: ông bà tuân giữ mọi điều răn và giáo huấn của Chúa cách nghiêm minh không ai chê trách được điều gì. 7Nhưng họ không có con, vì Êlidabét là người hiếm muộn và cả hai đều đã cao tuổi. 8Thế rồi khi Dacaria đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa theo phiên của nhóm mình, 9trong cuộc rút thăm theo truyền thống các tư tế, ông trúng thăm việc dâng hương trong Đền Thờ của Thiên Chúa; 10vào giờ dâng hương, tất cả cộng đồng ở bên ngoài để cầu nguyện. 11Thiên thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải bàn tiến hương; 12nhìn thấy thiên thần, Dacaria hốt hoảng và một nỗi sợ hãi bao trùm trên ông. 13Thiên thần nói với ông: “Dacaria, đừng sợ, vì lời khẩn cầu của ông đã được chấp nhận: bà Êlidabét vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai, và ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Gioan. 14Ông sẽ vui mừng hoan lạc, và nhiều người sẽ hoan hỉ ngày cậu bé sinh ra: 15bởi vì cậu sẽ nên cao cả trước mặt Thiên Chúa. Cậu sẽ không uống rượu cũng như thức uống có men, và cậu sẽ được đầy tràn Chúa Thánh Thần ngay từ khi còn trong lòng mẹ, 16cậu sẽ đưa nhiều con cái Israel về với Chúa là Thiên Chúa. 17Cậu sẽ bước đi trước mặt Chúa với thần khí và sức mạnh của ngôn sứ Êlia, để hướng lòng cha ông quay về với con cháu mình, dẫn đưa những kẻ ngỗ nghịch về lại nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân xứng hợp cho Chúa”. 18Dacaria bèn thưa với thiên thần: “Làm sao tôi biết chắc được việc này? Bởi vì tôi đây đã già và vợ tôi cũng đã cao tuổi”. 19Thiên thần trả lời: “Ta là Gabriel luôn chầu trước tôn nhan Thiên Chúa. Ta được sai đến để loan báo cho ông tin tốt lành này. 20Và này đây, ông sẽ bị câm cho đến ngày sự việc xảy đến, vì ông đã không tin lời ta, là lời sẽ nên trọn vào đúng thời điểm”.

21Trong khi đó, mọi người chờ đợi Dacaria bên ngoài và ngạc nhiên thấy ông ở lâu trong Đền Thờ. 22Khi trở ra, ông không thể nói được, và họ hiểu rằng ông đã thấy điều lạ lùng trong Đền Thờ. Ông ra hiệu cho họ và vẫn bị câm. 23Thời gian phục vụ việc tế tự đã xong, ông Dacaria trở về nhà mình. 24Một thời gian sau, vợ ông là Êlidabét thụ thai. Bà ẩn mình suốt năm tháng, tự

Lc 1, 3 “Ông Thêôphilê”: co le la môt ngươi co đia vi trong xa hôi, nên đươc xưng hô tương tư như hang quy tôc

(x. Cv 23, 26; 24, 3; 26, 25). Tuy thanh Luca đê câp đên tên ông ngay chương đâu tiên trong Phuc Âm va Công Vu

Tông Đô (Cv 1, 1), co ve như danh riêng cho ông, nhưng nôi dung cho thây hai cuôn sach nay danh cho tât ca moi

ngươi. Lc 1, 6 “Ngươi công chính”: (x. Mt 1, 19).

Page 4: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

4

nhủ rằng: 25“Thiên Chúa đã làm việc này cho tôi, khi Ngài thấy đã đến lúc cất đi nỗi hổ nhục của tôi trước mặt mọi người”.

Loan tin Chúa Giêsu ra đời.

26Tháng thứ sáu, thiên thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành ở Galilê, tên là

Nagiarét, 27đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người trong dòng dõi Đavít, tên là Giuse;

trinh nữ ấy tên là Maria. 28Vào nơi trinh nữ ở, thiên thần nói: “Kính Mừng Bà Đầy Ơn Phúc, Chúa ở cùng Bà”. 29Những lời đó đã làm trinh nữ rất bối rối, và tự hỏi rằng lời chào ấy có ý nghĩa gì. 30Bấy giờ thiên thần thưa: “Maria, đừng sợ, vì Bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31Này đây Bà sẽ thụ thai trong dạ và sinh hạ một con trai; Bà sẽ đặt tên cho Ngài là Giêsu. 32Ngài sẽ nên cao trọng, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao; Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngôi báu Đavit, tổ phụ Ngài, 33Ngài sẽ làm vua cai trị trên nhà Giacóp cho đến muôn đời, và Nước của Ngài sẽ vô cùng vô tận. 34Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó sẽ xảy ra như thế nào, vì

tôi không biết đến người đàn ông?”. 35Thiên thần trả lời: “Chúa Thánh Thần sẽ đến trên Bà, và Đấng Tối Cao sẽ bao phủ Bà bằng quyền năng của Ngài; chính vì thế Đấng sinh ra sẽ là Đấng Thánh, Ngài sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36Và này đây, bà Êlizabét, người bà con của Bà, dù cao tuổi cũng đã thụ thai một con trai được sáu tháng, khi vẫn bị coi là người hiếm muộn, 37bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể được”. 38Bấy giờ Maria thưa: “Này tôi đây là nữ tỳ của Chúa; xin hãy thực hiện nơi tôi như ngài đã truyền”. Thế rồi thiên thần từ biệt trinh nữ.

Đức Maria thăm chị họ Êlidabét.

39Trong những ngày ấy, Đức Maria hối hả trỗi dậy ra đi lên miền núi, đến một thành miền Giuđê, 40vào nhà của ông Dacaria và chào bà Êlidabét. 41Khi bà Êlidabét vừa nghe lời chào của Đức Maria, đứa bé nhảy mừng trong lòng bà. Được đầy tràn Chúa Thánh Thần 42bà lớn tiếng kêu lên: “Em được chúc phúc giữa mọi người phụ nữ, và đứa con trong lòng em cũng được chúc phúc. 43Bởi đâu mà tôi được Mẹ Thiên Chúa đến với tôi? 44Vì khi tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thai nhi đã nhảy mừng trong lòng tôi. 45Phúc cho em vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói với em”.

Bài ca của Đức Maria

(Bài Ca Ngợi Khen - Magnificat).

46Bấy giờ Đức Maria nói:

“Linh Hồn con ngợi khen Chúa,

47và thần khí con nhảy mừng

trong Thiên Chúa Đấng Cứu Độ con,

48vì Ngài đã nhìn đến phận hèn nữ tỳ Ngài.

Này từ nay mọi thế hệ

sẽ nói rằng con thật diễm phúc,

49vì Đấng Quyền Năng

đã làm cho con những điều trọng đại,

và Danh Ngài là Thánh,

50Lòng Thương Xót của Ngài

từ đời nọ đến đời kia

Lc 1, 27 “Đính hôn”: (x. Mt 1, 18).

Lc 1, 28: Lơi chao trong tiêng Hy Lạp co nghĩa la: “Hay vui mừng lên”.

Lc 1, 34: Từ “biêt” ở đây là cach noi trong Thanh Kinh đê chi viêc ăn ở vơi nhau như vơ chông (x. St 4,1; 4,17).

Page 5: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

5

dành cho những ai kính sợ Ngài.

51Ngài dùng cánh tay biểu dương sức mạnh,

dẹp tan những kẻ lòng trí kiêu căng;

52Ngài hạ bệ những kẻ quyền thế khỏi ngôi báu

và nâng cao những kẻ hèn mọn.

53Ngài ban cho những người đói khát

được dư đầy hạnh phúc,

và đuổi những kẻ giàu có về tay không.

54Ngài nâng đỡ Israel tôi tớ Ngài,

bởi nhớ lại Lòng Thương Xót,

55như đã nói với cha ông chúng con,

cho Abraham và con cháu ông đến muôn đời”.

56Đức Maria ở lại với bà Êlidabét khoảng độ ba tháng, rồi về lại nhà mình.

Gioan ra đời.

57Khi đã đủ ngày đủ tháng, bà Êlidabét sinh hạ một bé trai. 58Láng giềng và bà con biết rằng Chúa đã tỏ Lòng Thương Xót cao cả đối với bà thì đều chung vui với bà. 59Ngày thứ tám, họ đến tham dự nghi lễ cắt bì cho em bé. Họ muốn gọi em là Dacaria, theo tên của cha em. 60Nhưng mẹ em trả lời cho họ: “Không, cháu sẽ được gọi là Gioan”. 61Người ta bảo bà: “Không ai trong gia đình bà có tên ấy”. 62Người ta ra dấu hỏi cha đứa bé xem ông muốn đặt tên gì cho con mình. 63Ông làm hiệu xin một tấm bảng và viết: “Tên cháu là Gioan”. Tất cả đều ngạc nhiên. 64Ngay lúc ấy thì miệng ông được mở ra, lưỡi ông nói được: ông cất tiếng chúc tụng Thiên Chúa. 65Mọi người quanh đó đều sợ hãi, và trong khắp miền núi xứ Giuđê, người ta kể cho nhau tất cả những chuyện ấy. 66Những người nghe đều để tâm suy nghĩ trong lòng và tự nhủ: “Đứa bé ấy rồi sẽ thế nào?”. Vì quả thực là bàn tay Thiên Chúa ở với em.

Bài ca của Ông Dacaria

(Bài Ca Chúc Tụng – Bênêđictus).

67Dacaria, cha của em, được tràn đầy Chúa Thánh Thần và ông đã nói tiên tri:

68“Chúc tụng Chúa,

là Thiên Chúa Israel,

vì đã viếng thăm và cứu chuộc dân Ngài,

69và đã ban cho ta

Đấng Cứu Độ quyền năng

trong dòng dõi Đavít,

là Tôi Trung của Ngài,

70như đã nói qua miệng

các vị Thánh Ngôn Sứ của Ngài từ muôn đời,

71Ngài đã cứu ta khỏi kẻ thù

và khỏi tay mọi kẻ ghét ta;

72để tỏ Lòng Thương Xót

đối với cha ông chúng ta

Page 6: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

6

và nhớ lại Thánh Ước của Ngài,

73theo lời hứa Ngài

đã thề với Abraham,

tổ phụ chúng ta,

74rằng sẽ giải thoát chúng ta khỏi tay địch thù,

để chúng ta chẳng còn sợ hãi,

75mà phụng thờ Ngài

trong thánh thiện và công chính

trước tôn nhan Ngài suốt cả đời ta.

76Và hài nhi hỡi,

con sẽ được gọi là Ngôn Sứ của Đấng Tối Cao:

vì con sẽ đi trước mặt Chúa dọn đường cho Ngài,

77để cho dân Ngài biết Ơn Cứu Độ

là họ được tha hết mọi tội khiên;

78nhờ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa chúng ta,

mà Vầng Đông từ trên cao đã viếng thăm ta,

79chiếu sáng cho những ai đang ngồi trong tối tăm

và trong bóng tử thần,

dẫn đưa chân ta vào nẻo đường bình an”.

80Đứa bé lớn lên với thần khí vững mạnh và sống trong sa mạc cho đến ngày xuất hiện trước dân Israel.

Chương 2

Chúa Giêsu ra đời.

1Trong những ngày ấy, hoàng đế Augustô ban chiếu chỉ kiểm tra dân số trên toàn lãnh thổ. 2Đây là cuộc kiểm tra dân số đầu tiên được thực hiện khi Quirinô làm tổng trấn xứ Syria. 3Tất cả người dân đều phải về lại nguyên quán mình mà khai sổ bộ. 4Vì vậy ông Giuse rời thành Nagiarét xứ Galilê lên xứ Giuđê đến thành vua Đavít, được gọi là Bêlem, vì ông thuộc hoàng gia và là dòng họ vua Đavít 5để khai tên mình cùng với Đức Maria, người đã thành hôn với ông và đang mang thai. 6Trong khi họ đang ở đó, thì Đức Maria đến ngày sinh con, 7Bà đã hạ sinh

con trai đầu lòng; Bà bọc Hài Nhi trong khăn và đặt trong một máng cỏ, bởi vì họ không tìm được chỗ nơi nhà trọ.

8Bấy giờ trong vùng đó có những người chăn chiên đang ở ngoài đồng, thức đêm canh giữ đàn vật mình. 9Thiên thần của Chúa đứng ngay bên họ, và vinh quang của Chúa rạng ngời bao trùm họ, và họ đều hoảng sợ. 10Thiên thần nói với họ: “Anh em đừng sợ, này ta đến để báo cho anh em một tin mừng, cũng là niềm vui lớn lao cho toàn dân, 11vì hôm nay Đấng Cứu Thế là

Lc 2, 7 “Con trai đâu lòng”: Cach dung chư nay co nguôn gôc từ Cưu Ươc (x. Lc 2,22-24), nhưng mang y nghĩa

đăc biêt (x. Dt 12,23) trong Tân Ươc, nhân mạnh đên vai trò Chua Giêsu la Trưởng Tư cua moi tạo vât (Rm 8,29;

Cl 1,15-18; Dt 1,6; Kh 1,5).

Page 7: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

7

Đấng Kitô-Chúa đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít. 12Và đây là dấu chỉ cho anh em: anh em sẽ thấy một Hài Nhi được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ”. 13Và bỗng có muôn vàn thiên binh cùng với thiên thần ca tụng Thiên Chúa rằng:

14“Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,

bình an dưới thế cho người Chúa thương”.

Các người chăn chiên thăm viếng.

15Khi các thiên thần đã trở về trời, các người chăn chiên nói với nhau: “Chúng ta hãy đến Bêlem để xem sự việc mà Chúa đã cho chúng ta biết”. 16Họ vội vàng lên đường, và đã tìm được bà Maria, ông Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ. 17Sau khi đã tận mắt nhìn thấy, họ kể lại điều đã được loan báo về Hài Nhi. 18Mọi người nghe đều ngạc nhiên về những điều các người chăn chiên đã kể lại cho họ. 19Còn Đức Maria thì ghi giữ tất cả những sự việc ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng. 20Các người chăn chiên ra đi; họ tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa về tất cả những gì đã được nghe và thấy, đúng như lời đã loan báo cho họ.

Cắt bì và đặt tên cho Hài Nhi Giêsu.

21Khi trọn tám ngày, đến lúc phải cắt bì, và Hài Nhi được đặt tên là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi, trước khi Hài Nhi được thụ thai trong lòng mẹ.

Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ.

22Đến đúng thời gian cử hành nghi thức thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu đưa Ngài lên Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa, 23như đã chép trong luật Chúa: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là của Thánh dâng cho Chúa”, 24và ông bà dâng lễ vật như đã được nói trong luật Chúa: một cặp chim gáy hay hai bồ câu non.

25Lúc bấy giờ ở Giêrusalem có một cụ già tên Simêon là một người công chính và đạo đức, Chúa Thánh Thần hằng ngự trên ông; ông đang mong đợi Niềm An Ủi của Israel; 26ông đã được Chúa Thánh Thần báo trước rằng ông sẽ không phải chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Thiên Chúa. 27Được Thần Khí thúc đẩy, ông Simêon vào Đền Thờ. Và khi cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn các nghi thức, như lề luật truyền dạy, 28thì ông đã ẵm lấy Hài Nhi trong tay, và lên tiếng chúc tụng Thiên Chúa:

29“Lạy Chúa, giờ đây, xin để tôi tớ Ngài

ra đi bình yên, như Lời Ngài đã hứa,

30bởi vì chính mắt con, đã thấy Ơn Cứu Độ,

31mà Ngài đã chuẩn bị cho muôn dân,

32là ánh sáng chiếu soi cho dân ngoại

là vinh quang cho Israel, dân Ngài”.

33Cha mẹ của Hài Nhi ngạc nhiên về những điều nói về Ngài. 34Ông Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Bà Maria mẹ Ngài, rằng: “Hài Nhi sẽ là duyên cớ khiến nhiều người trong

Israel gục ngã hoặc trỗi dậy, và sẽ là dấu hiệu cho người đời chống báng 35 còn Bà, tâm hồn

Bà sẽ bị một lưỡi gươm đâm thâu để tâm tư thầm kín của nhiều người được bày tỏ”. 36Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là Anna, con gái ông Phanuel, thuộc chi tộc Ase. Bà đã cao tuổi lắm rồi và từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm; 37rồi ở góa, đến nay đã tám mươi tư tuổi, bà không rời khỏi Đền Thờ, ngày đêm thờ phượng Thiên Chúa trong chay tịnh và

Lc 2, 11 Từ “Kitô” hay “Đâng Kitô” đươc phiên âm từ chư “Khristos” trong tiêng Hy Lạp, nghĩa la “Đâng Đươc

Xức Dâu” hay “Đâng Thiên Sai”. “Đâng Kitô-Chúa” đươc dich sat vơi ban Hy Lạp va Latinh, co nghĩa: “Đâng

Kitô - Thiên Chúa” (Christus Dominus). Lc 2, 14 “Ngươi Chua thương”: cũng co thê dich la “Ngươi thiên tâm”.

Page 8: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

8

cầu nguyện. 38Cũng vào giờ ấy, bà đã đến tán tụng Thiên Chúa và nói về Hài Nhi với tất cả những người đang mong đợi Ơn Cứu Độ của Giêrusalem.

Trở về Nagiarét.

39Khi đã hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, ông bà trở về xứ Galilê đến thành mình là Nagiarét. 40Hài Nhi ngày càng lớn lên và thêm mạnh mẽ, đầy tràn khôn ngoan và ân sủng của Thiên Chúa ở cùng Ngài.

Cậu bé Giêsu trong Đền Thờ.

41Hằng năm, cha mẹ Chúa Giêsu thường lên Giêrusalem vào dịp Lễ Vượt Qua. 42Và khi Ngài tròn mười hai tuổi, cả gia đình đã đi hành hương theo truyền thống, 43những ngày lễ qua đi, và khi họ trở về thì Ngài ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Ngài không hay biết. 44Cứ nghĩ rằng Ngài có mặt trong đoàn lữ hành, hai ông bà đi cả một ngày đường rồi mới tìm Ngài giữa đám bà con thân hữu; 45nhưng không thấy nên họ quay trở lại Giêrusalem để tìm. 46Sau ba ngày, hai ông bà mới thấy con mình trong Đền Thờ đang ngồi giữa các thầy dạy, nghe và hỏi họ; 47tất cả những ai nghe đều sửng sốt bởi những lời đối đáp khôn ngoan của Ngài. 48Nhìn thấy Ngài, hai ông bà sửng sốt và mẹ Ngài nói: “Con ơi, sao con lại làm thế với cha mẹ? Kìa cha con và mẹ đây đã tìm con khổ sở biết bao!”. 49Và Ngài nói với ông bà: “Tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải ở nhà của Cha con sao?”. 50Thế nhưng ông bà không hiểu được lời Ngài. 51Ngài đi xuống với cha mẹ, về Nagiarét và vâng phục các ngài. Mẹ Ngài ghi giữ hết mọi lời ấy trong lòng mình. 52Còn Chúa Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thân hình càng lớn và càng đẹp lòng Thiên Chúa cũng như người ta.

Còn tiếp nhiều kỳ

VỀ MỤC LỤC

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Năm 2020

tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng.

Lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa năm nay tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Lạng

Sơn Cao Bằng đã diễn ra một cách đặc biệt.

“... CHO ĐẾN NGÀY TẬN THẾ...”

Page 9: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

9

Trước hết, đây là Thánh Lễ cấp Giáo phận đầu tiên được cử hành sau mùa dịch bệnh

Covid-19, qua 5 tháng giãn cách xã hội từ sau Tết Nguyên Đán Canh Tý. Nhân dịp này, Linh

mục đoàn trong Giáo phận cũng về tĩnh tâm, gặp gỡ và tham dự nghi thức làm phép Dầu vốn

chưa cử hành trong Tuần Thánh.

Giáo dân các giáo xứ cũng vui mừng tụ hội đông đảo tại Nhà thờ Chính tòa, con tim của

Giáo phận, để gặp gỡ và hàn huyên chuyện trò, nhất là cùng sốt sắng tham dự các cử hành

trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa sau gần nửa năm xa cách vì dịch bệnh.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Giám mục Giáo phận đã dùng hình ảnh bếp lửa giữa

nhà của dân tộc Tày Nùng, được trang trí cách điệu ngay trên gian giữa Nhà thờ, để nói về Bí

tích Thánh Thể. Người Tày Nùng đặt bếp lửa ngay giữa nhà để sưởi ấm, để nấu nướng dọn

bữa, để gia đình quây quần gặp gỡ, chuyện trò và chia sẻ của ăn hằng ngày. Nhà thờ cũng là

nơi Chúa muốn quy tụ gia đình của Chúa, để mọi người được sưởi ấm, để gặp gỡ chuyện trò

với nhau và với Chúa, và nhất là để chia sẻ bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Ai thuộc về gia

đình Chúa, đều ước mong đến Nhà thờ tham dự Thánh Lễ và rước lễ, đặc biệt trong các ngày

Chúa Nhật.

Đức Cha nhắc nhở mọi người đừng chỉ biết lo lắng tìm kiếm “man-na”, là của ăn nuôi

xác chỉ qua tháng đoạn ngày, mà không dành ưu tiên đến với Thánh Thể, nơi cung cấp lương

thực nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng vĩnh hằng, như chính Chúa Giê-su đã nói: “...Ðây là

bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn man-na và đã chết. Ai ăn bánh

này thì sẽ sống đời đời".(Ga 6,59).

Trong Thánh lễ hôm nay, toàn thể Dân Chúa được hạnh phúc rước lễ dưới hai hình

thức, Mình và Máu Chúa Giê-su.

Kết thúc Thánh Lễ là cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa truyền thống cách đơn giản

nhưng đầy ý nghĩa. Thánh Thể được một linh mục cung nghinh vòng quanh ban công tầng hai

Page 10: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

10

của Nhà thờ, đội kim nhạc đi trước và ca đoàn đi sau tháp tùng. Đức cha chủ sự, Linh mục

đoàn và dân chúng đi bên dưới đường kiệu quanh Nhà thờ hướng nhìn lên Thánh Thể. Đoàn

kiệu di chuyển trong tiếng kim nhạc hùng tráng và dừng lại để hát thờ lạy, dâng hương và dâng

hoa, và nhận phép lành Mình Thánh Chúa.

Trạm cuối tôn vinh Thánh Thể là Hội trường, tiếp giáp với Nhà nguyện Thánh Thể, tất

cả vừa được cải tạo từ tầng trệt để xe và nhà kho của Nhà thờ Chính Tòa. Tại đây, những cơ

sở tân trang này được làm phép bằng việc rảy nước thánh, xông hương và kiệu Thánh Thể đi

vòng quanh, để xin Chúa chúc phúc và thánh hóa cho tất cả mọi phương tiện cũng như những

sinh hoạt mục vụ và phụng vụ sẽ được diễn ra nơi đây, với Thánh Thể là trung tâm. Vì thế,

Thánh Thể hiện diện nơi đây không những không làm hạn chế các sinh hoạt đạo đức khác, mà

còn làm phong phú và tăng thêm niềm vui trong các cuộc gặp gỡ huynh đệ và yêu thương hiệp

nhất.

Cuối cùng, Mình Thánh Chúa được Đức Giám mục mang vào đặt vĩnh viễn trong gian

thánh Nhà nguyện Thánh Thể, xinh xinh và ấm cúng. Đây sẽ nơi đặt Mình Thánh Chúa suốt

đêm ngày cho giáo dân kính viếng và cầu nguyện, cũng là nơi cử hành Thánh Lễ cho những

người già yếu không tiện lên Nhà thờ trên tầng, cho các đoàn thể hay nhóm hành hương nhỏ

lẻ.

Linh mục đoàn quây quần bên Đức Giám mục Giáo phận trong ngày đáng nhớ này, và

hy vọng mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn cũng sẽ sắp xếp được một không gian thuận lợi để mọi

người dễ dàng lui tới riêng tư bày tỏ lòng yêu mến và tôn thờ Thánh Thể.

Page 11: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

11

Ngay trước gian thánh nơi đặt Mình Thánh Chúa có in đậm một dòng chữ :”...Cho Đến

Ngày Tận Thế...”, nói lên đầy đủ ý nghĩa và niềm tin về Mầu nhiệm Thánh Thể, vốn là xác

quyết của chính Chúa Giê-su khi thiết lập Bí tích này: “ Này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày

cho đến tận thế ” (Mt 28,20). Vâng, chính Chúa ở đây, giữa chúng ta mọi ngày.

Ngay bên trên Bàn thờ hình khối tròn của Nhà nguyện Thánh Thể là giếng rửa tội

ở tầng trên, với đáy bằng kiếng hình vuông thay cho đáy cũ bằng bê-tông, đưa ánh sáng tự

nhiên xuống Nhà nguyện, như sự kết nối giữa trời và đất, chuyển thông nguồn ơn thiêng từ trời

cao xuống cho con người.

Theo lời Đức Giám mục Giáo phận, Nhà nguyện Thánh Thể là trung tâm của mọi sinh

hoạt mục vụ diễn ra tại Nhà thờ Chính Tòa trong Hội trường này. Vì thế, ngoài Nhà nguyện

Thánh Thể và một không gian rộng cho các sinh hoạt chung như họp hội, tĩnh tâm, hội thảo,

cử hành... còn có phòng chứa trống kèn và bốn căn phòng khác dành cho các đoàn hội, các

lớp giáo lý, một căn phòng làm nơi cung cấp các vật phẩm tôn giáo cho giáo dân và khách

hành hương.

Page 12: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

12

Cuối cùng, phải nhắc đến hai bàn thờ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê và Thánh Tê-rê-xa Hài

đồng Giê-su, Bổn mạng các xứ truyền giáo, đặt ngày lối vào, để cầu nguyện và nhắc nhở mọi

người lui tới nơi đây quan tâm hơn nữa đến chiều kích sứ mạng trên vùng đất truyền giáo Lạng

Sơn Cao Bằng này.

Đối diện với Nhà nguyện Thánh Thể là Đài Thánh Tâm Chúa Giê-su giữa vườn sau Nhà

thờ. Đây là điểm hẹn lý tưởng rất quen thuộc cho những tín hữu quy tụ đọc Kinh Thương Xót

mỗi chiều vào lúc 3 giờ.

Một không gian mới nữa là nhà để xe máy thay cho tầng trệt trước đây, được bố trí

thuận tiện ngay sau Nhà thờ, sắp xếp quy củ và trật tự để giúp giáo dân ý thức hơn khi tham

gia giao thông, giảm bớt những tai nạn đáng tiếc. Tường rào được trưng bày các bức tranh

diễn tả những biến cố quan trọng cuộc đời Chúa Giêsu, làm cho không gian trở nên thân thiện

và ấm áp an toàn hơn, nhất là dưới ánh đèn rực sáng khi màn đêm về.

Đại lễ kính Mình Máu Thánh Chúa kết thúc, để lại trong lòng nhiều người không

những chỉ là dấu ấn thiêng liêng của ngày lễ, nhưng hy vọng còn làm thay đổi sâu sắc những

nề nếp sinh hoạt diễn ra nơi đây, khi mọi người ý thức về không gian và tinh thần sinh

hoạt luôn lấy Thánh Thể làm trung tâm, hay nói mạnh hơn là quy chiếu về Thánh Thể.

Đức Giám mục mời gọi tất cả các đoàn thể ban ngành trong giáo xứ dành ưu tiên việc

chầu kính Thánh Thể hay nếu được thì đưa cả việc tham dự Thánh Lễ vào chương trình sinh

hoạt họp hành, cùng với Cha linh hướng hay linh giám của mình.

Qua việc quy hoạch lại khu sinh hoạt tầng trệt Nhà thờ, Đức Giám mục Giáo phận

cũng nhắc nhở quý Cha và cộng đoàn đừng quá bận tâm đến những công trình kiến trúc đồ

sộ và hoành tráng cho bằng chị bằng em, không xứng hợp với số đông con người vốn

Page 13: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

13

sống đơn sơ và vùng đất nghèo khó này. Ngài cũng khuyến khích mọi người biết quý trọng

những công trình còn xử dụng tốt do tiền nhân để lại, biết cách củng cố tôn tạo cho chắc chắn

và làm giàu công năng xử dụng. Hãy dành những tiềm năng vật chất cho công cuộc loan báo

Tin Mừng rất khẩn thiết và cấp bách.

Ngày bên sau Nhà nguyện Thánh Thể là những dãy tầng hầm rất rộng rãi và được xây

dựng kiên cố, trước đây vốn dùng làm nhà kho. Mọi người đang nghĩ đến việc cải tạo thành

một hầm mộ ngay trong lòng Nhà thờ Chính tòa, làm nơi an táng các mục tử trong Giáo phận,

nhất là các Đức Giám mục, hiện đang được an táng ngoài trời trước sân Tòa Giám mục. Không

gian này cũng đủ rộng rãi để đón nhận cả tro cốt của các tín hữu khi có nhu cầu. Để ở dó cùng

với Chúa Giê-su Thánh Thể, Đấng luôn ở lại và chờ đợi chúng ta “cho đến ngày tận thế”.

Ngọc Châu Lạng Sơn, 14/6/2020

VỀ MỤC LỤC

“Xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết

và đạo đức – xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa.” (Nghi thức Thêm Sức, lúc

đặt tay)

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa mỗi ơn trong 7

ơn Chúa Thánh Thần.

Xin thú thật mãi cho tới những năm gần đây vẫn không sao phân biệt nổi những ơn này

khác nhau làm sao. Nhất là mấy ơn đầu: 1) Khôn ngoan, 2) Hiểu biết 3) Thông minh. Ba ơn

này chẳng là một hay sao, tuy mức độ có chênh nhau hơn kém… . Như khi người ta khen con

cái mình rằng là nó nhỏ nhưng nó khôn lắm, nó thông minh lắm, nó hiểu nhanh lắm, ta thấy ba

cái khen đó, nó “xêm xêm”: chẳng khác gì đầu đề một quyển sách châm biếm của nhà văn Thổ

Nhĩ Kỳ Azit Nêxin : “Con chúng ta giỏi thật !”

Sách “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” năm 1992 có nhắc tới 7 ơn này hai lần, một trong

phần Nghi thức bí tích Thêm sức (số 1299) và một trong phần Hiệu quả bí tích (số 1303),

nhưng chỉ liệt kê chứ không có một dòng giải thích.

Vậy muốn hiểu rõ 7 ơn Chúa Thánh Thần, ta phải coi lại bản gốc của nó : Isaia 11,2.

Các nhà chuyên môn đã làm giúp ta, ta chỉ việc thu lấy kết quả của họ. Vì quả thật nếu dịch các

ơn đó từ tiếng Hipri rồi Hy lạp qua Latinh, rồi mới từ Latinh chuyển qua tiếng Việt chúng ta đọc,

thì thật khó lòng hiểu nổi các ơn đó muốn nói gì. Cần phải dịch lại mới sáng tỏ nội dung. Chúng

ta sẽ không khởi đầu từ ơn khôn ngoan mà đi từ ơn thứ bảy, ơn dễ hiểu nhất để ngược lên tới

ơn trên cùng là ơn khôn ngoan.

7- Ơn thứ bảy là ơn kính sợ Đức Chúa Trời. Đây là ơn mà đọc lên chúng ta hiểu ngay

muốn nói gì. Kính sợ là úy kính, một tâm tình mà ở trần thế này con người cần có thì mới

Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN

Page 14: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

14

mong tránh loạn tặc. Khi một người nào đó ngang tàng, coi trời bằng vung, không biết sợ trời là

gì, thì người ấy có thể làm mọi sự và thường là những điều tệ hại nhất.

6- Nhưng một ơn khác của Chúa Thánh Thần làm cho ơn kính sợ này trở nên tình yêu,

đó là ơn đạo đức. Sáu là ơn đạo đức : nghe chữ “đạo đức”, ta nghĩ ngay đạo đức là năng đi

nhà thờ, năng đọc kinh lần hạt. Nhưng đó mới là những diễn tả. Đạo đức chính là Đạo làm con.

Một người con năng đến với cha là người con có hiếu. Và nếu cần dịch lại thì sẽ là ơn sùng

hiếu (pietas). Ơn thứ 7 cho ta kính sợ Chúa, nhưng không phải kính sợ Chúa như một ông vua

đầy uy quyền sát khí, một lời nói là đầu rơi, một chau mày là người chết. Nhưng ơn kính sợ

Chúa cộng với ơn sùng hiếu này khiến ta kính sợ Chúa như người Cha của chúng ta. Đây phải

là một ơn riêng của Chúa Thánh Thần khiến ta mới có thể dám xem Chúa là Cha của mình (x.

Ga 4,6 ; Rm 8,15).

5- Năm là ơn mạnh bạo hoặc ơn mạnh sức. Đây không phải là sức khoẻ phần xác thôi,

nhưng là sự dũng cảm của một người con Chúa can trường và vui vẻ thực hiện ý của Cha

mình. Do đó có thể dịch ơn mạnh bạo là ơn dũng cảm.

Thực vậy để thực hiện chứ không phải chỉ biết thôi –ý của Chúa- nhiều khi chẳng dễ

nuốt ngon ăn. Phải dũng cảm lắm mới được. Chúa Giêsu đã nói : Từ ngày Gioan Tẩy Giả đến

giờ, Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và chỉ những ai mạnh bạo mới được vào Nước Trời (Mt

11,12). Một chỗ khác, Chúa Giêsu nói : Không phải cứ kêu ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ mà được vào

Nước Trời, nhưng là thi hành ý của Cha Ta (Mt 7, 21). Móc nối 2 câu này ta thấy phải dũng cảm

lắm mới thực thi được ý Chúa để có thể chiếm Nước Trời.

4- Bốn là ơn lo liệu. Ơn thứ năm mạnh bạo cho ta sự dũng cảm để làm theo ý Chúa,

nhưng chính ơn lo liệu này, dịch rõ hơn phải là ơn chỉ giáo cho ta biết đâu là ý Chúa trong từng

trường hợp cụ thể. Trong Tam Quốc Chí, Khổng Minh Gia Cát Lượng trao cho Triệu Tử Long

trên đường sang Đông Ngô 3 túi gấm trong đó có sẵn những chỉ dẫn. Khi cần thì cứ mở cẩm

nang (túi gấm) để biết phải làm gì, làm gì, làm gì. Tới bờ sông, mở túi gấm 1, gặp quả núi mở

túi gấm 2…

Vì thế ơn lo liệu tức là ơn cẩm nang, ơn túi gấm, ơn chỉ giáo: (conseil) là ơn hiểu biết ý

Chúa trong từng trường hợp cụ thể để ơn dũng cảm cho ta sức mạnh thi hành.

Ba ơn còn lại liên hệ đến chữ BIẾT. Nhưng mỗi ơn cho ta biết Chúa mỗi cách.

3- Ba là ơn thông minh. Dịch như trong lời nguyện của Bí tích Thêm sức sẽ dễ hiểu

hơn: ơn suy biết. Là ơn mình suy từ thiên nhiên vạn vật mà biết có Chúa là Đấng Tạo Hoá.

Cách biết Chúa bằng lối này Chúa Thánh Thần ban cho rất nhiều người. Nhìn chiếc đồng hồ có

các bánh xe ăn khớp nhau, ta suy biết có người làm ra đồng hồ. Thì nhìn trời đất muôn vật

với trật tự lạ lùng, ta suy ra có ông Trời là Tạo Hoá. Đây là cách biết Chúa sơ đẳng nhất: biết

Chúa qua thiên nhiên, biết Tạo Hoá qua mọi thọ tạo. Trước đây dịch là ơn thông minh. Dịch là

ơn suy biết thì có lẽ 'thông minh' hơn !

2- Ơn suy biết là biết Chúa qua thọ tạo (Science). Cách biết Chúa cao hơn là biết Chúa

qua mạc khải. Đây chính là ơn thứ hai: hai là ơn hiểu biết, hay dịch đúng hơn: ơn thấu hiểu, ơn

thông hiểu. Không phải là hiểu biết thường qua thọ tạo, nhưng là hiểu biết thấu đến chính Tạo

Hoá đó đã tỏ mình ra với con người. Tiếng chuyên môn gọi là mặc khải. Nói rõ hơn, ơn này đòi

hỏi ta phải tin nữa. Tin Thiên Chúa là Lời – Lời nói với con người – cụ thể là tin Kinh Thánh là

Lời ngỏ của Chúa cho nhân loại. Ơn này cũng còn có nghĩa là hiểu lời ngỏ của Chúa nữa: nói

Page 15: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

15

nôm na là hiểu và giải thích Kinh Thánh. Các nhà chú giải Thánh Kinh có lẽ nhận được ơn này

nhiều. Tất cả thuộc phạm vi của ơn thấu hiểu.

1- Và cuối cùng là ơn khôn ngoan : một là ơn khôn ngoan. Chữ “khôn ngoan” chưa nói

được gì cả về ơn thứ nhất trong 7 ơn Chúa Thánh Thần này. Phải móc nối với một câu trong

sách Khôn Ngoan ta mới khôn ra được, mới sáng trí hơn : Xin rộng ban cho tôi, Đức Khôn

Ngoan hằng ở bên toà Chúa (Kn 9,4). Hoặc trong sách Huấn ca : Khôn ngoan đều xuất phát bởi

Chúa, và khôn ngoan ở với Người muôn đời (Hc 1, 1). Vậy ơn khôn ngoan dịch cách 'khôn

ngoan' hơn phải là ơn thượng trí, tức là ơn “biết” Chúa thật sự, 'biết' theo nghĩa Kinh Thánh—có

thể nói như thế: Adong 'biết' Eva, sinh ra Cain. Ơn thượng trí cho ta biết Chúa thật sự bằng

cách bay vút lên trời (thượng trí mà !) để sống thân mật, sống kết hợp, sống kề cận ở ngay bên

Chúa, nếm được Chúa, cảm được Ngài: Đức khôn ngoan hằng ở bên toà Chúa.

Chúa Thánh Thần cũng ban ơn thượng trí này cho một số vị tuy còn trong thân xác trần

gian, nhưng ngất trí, được đưa thấu tận trời xanh để cảm, để nếm Chúa, để -nói theo lối nói

của kẻ đã được đưa lên tầng trời thứ ba : có trong thân xác hay ngoài thân xác, người ấy

không biết- đưa lên để nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại. “Về một

người như thế, tôi sẽ tự hào.” Phaolo thuật như vậy trong 2Cr 12, 1-6.

Nhiều vị thánh khác, nhất là thánh nữ, được ơn thượng trí kết hợp với Chúa trong khi

cầu nguyện. Toma Celano thì nói về Phanxicô Assisi như sau, “khi cầu nguyện, không phải là

thánh nhân cầu nguyện mà Phanxicô là hiện thân của sự cầu nguyện” -một kiểu nói khác của

sự kết hợp chiêm niệm, của ơn thượng trí. (Nếu các thánh khó khăn lắm mới được ơn này, thì

hình như ta dễ dàng được ơn thượng trí, ngất trí này hơn, nhất là trong tuần phòng gặp những

bài giảng khô và lâu, tức gặp những chuyên viên gây mê giỏi !). Thôi ta hãy khoan vội xin ơn

thượng trí này, mà ta hãy cứ thấy Chúa bằng ơn suy biết khi đi dạo vườn hoa cây cối nơi TGM

này. Xin Chúa Thánh Thần cho ta biết hô lên Eureka như Archimede ngày xưa khi ta khám phá

được ý nghĩa hay ho của Lời Chúa qua ơn thấu hiểu. Ta hãy xin cho ta biết ý Chúa muốn ta

làm gì hôm nay, chốn này, qua ơn chỉ giáo. Lại xin ơn dũng cảm để ta thực thi điều Chúa chỉ

giáo. Và như thế ta là người con thật của Chúa là Cha qua ơn sùng hiếu và ơn kính sợ.

[Còn nếu ta xin thẳng ơn thượng trí để “biết” Chúa, kết hợp với Chúa ngay từ đầu tuần

phòng, thì chẳng cần mấy bài giảng của đức cha, chẳng cần lân la đến nhà thờ lễ lạy, vì ta đã

đắm chìm trong Ngài rồi, thì quả là “khôn ngoan,” mà dịch là ơn khôn ngoan cũng chẳng sai

vậy!]

________________________________________

[Ghi chú : ta thấy các ơn đi từng cặp :

- ơn sùng hiếu làm cho ta kính sợ Chúa như con kính sợ Cha

- ơn dũng cảm làm cho ta dám thực hiện ý Chúa trong giây phút hiện tại mà ơn chỉ

giáo cho ta biết đâu là ý của Ngài lúc này.

- ơn suy biết cho ta biết Chúa qua thọ tạo thiên nhiên để rồi nhờ ơn thấu hiểu giúp ta biết

Ngài ngỏ lời với con người.

- cuối cùng, khi biết Chúa thì yêu Ngài (vô tri bất mộ) : lúc đó biết theo nghĩa thông

thường trở thành “biết” theo nghĩa Kinh thánh, tức là yêu, là kết hợp với Chúa qua ơn thượng

trí.]

Page 16: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

16

Bảy Ơn :

1. ơn Khôn ngoan (dịch lại là ơn Thượng trí, ơn kết hợp thân thiết với Chúa)

2. ơn Hiểu biết (dịch lại là ơn Thấu hiểu, hiểu biết Chúa qua mạc khải)

3. ơn Thông minh (dịch lại là ơn Suy biết, biết Chúa qua suy ra từ vạn vật)

4. ơn Lo liệu (dịch lại là ơn Chỉ giáo, chỉ cho ta biết đâu là ý Chúa trong từng trường hợp

cụ thể)

5. ơn Mạnh bạo (dịch lại là ơn Dũng cảm, dám can đảm thực thi ý Chúa mà ơn Chỉ giáo

cho biết)

6. ơn Đạo đức (dịch lại là ơn Sùng hiếu, ơn kính sợ Chúa trong tư cách là con của Cha,

chứ không phải bề tôi của vua)

7. ơn Kính sợ (không cần dịch lại)

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

(từ một bài giảng đầu tuần tĩnh tâm năm)

VỀ MỤC LỤC

ĐTC Phanxico

Chuyển ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Trong bài giảng hôm nay khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC Phanxico đã khuyên các tín hữu

đừng sợ kẻ thù. “Xin Chúa đừng bao giờ để chúng con thất vọng”.

Chúa Giesu đã báo trước cho các môn đệ là họ sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn nên

Người đã khuyên họ “Đừng Có Sợ”.

Đây là điều quan trọng mà ĐTC đã nhấn mạnh trong bài giảng của ngài vào giờ đọc kinh

truyền tin trưa nay ngày 21 tháng 6 năm 2020 có các tín hữu tụ họp tại Công Trường Thánh

Phero. Ngài đưa ra 3 thách đố mà các tông đồ sẽ phải đối diện.

1- Thứ nhất và quan trọng nhất là kẻ thù luôn luôn nhận chìm, ngăn cản Lời Chúa bằng

những lời ngon ngọt, làm chúng ta quên đi hoặc buộc phải câm miệng không dám

tuyên xưng ra.

2- Khó khăn thứ hai là các nhà truyền giáo sẽ gặp nguy hiểm thể xác như bị truy nã và

có thể bị giết chết.

3- Thử thách thứ ba mà Chúa Giesu nhắc nhở các môn đệ là các ngài sẽ có cảm tưởng

là Thiên Chúa bỏ rơi, ở xa cách họ và yên lặng.

ĐỪNG BAO GIỜ THẤT VỌNG

Page 17: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

17

ĐTC đã khuyến khích giáo dân hãy đến với Mẹ Maria khi gặp những khó khăn như vậy:

“Xin đừng bao giờ để chúng con thất vọng, nhưng chúng ta cũng phải luôn luôn tin tưởng vào

Chúa và hồng ân Chúa ban, bởi vì hồng ân Chúa thì luôn luôn có sức mạnh hơn ma quỷ.”

Dưới đây là toàn bài chia sẻ của Đức Thánh Cha.

Anh chị em thân mến,

Chúc một ngày vui tươi khỏe mạnh!

Qua bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Mt10:26-33), chúng ta thấy lời Chúa Giesu

khuyên các môn đệ vẫn còn âm vang, khi Chúa báo trước với các môn đệ về những kẻ thù mà

các ngài sẽ phải gặp: Đừng sợ, hãy mạnh mẽ lên và tự tin khi phải đối diện với những thử

thách trong cuộc sống. Đoạn Tin Mừng này chỉ là một phần của bài giảng về truyền giáo mà

Thầy Dạy sửa soạn cho các đệ tử của mình về kinh nghiệm ban đầu khi tuyên xưng Vương

Quốc Thiên Chúa. Chúa Giesu đã luôn luôn khuyên họ là “Đừng có sợ”, “Đừng có sợ”. Chúa

Giesu đã đưa ba hoàn cảnh rõ ràng mà họ sẽ gặp phải.

Trước tiên và quan trọng nhất là loại kẻ thù chỉ thích ngăn cản Lời Chúa bằng những lời

ngon ngọt, bằng cách nhận chìm hoặc buộc người ta phải câm miệng không được tuyên xưng

ra. Trong trường hợp này, Chúa Giesu khuyên các môn đệ hãy lan truyền sứ điệp cứu chuộc

mà Người đã ủy thác cho họ; đôi khi Người đã cẩn thận truyền đạt cho từng nhóm nhỏ một

cách kín đáo. Nhưng họ lại phải bày tỏ Phúc Âm của Chúa “giữa ánh sáng”, nghĩa là công khai

tuyên xưng “trên mái nhà” như Chúa Giesu đã nói.

Khó khăn thứ hai mà các nhà truyền giáo sẽ gặp là bị đe dọa thể xác, nghĩa là cá nhân

bị trực tiếp truy tố và có thể bị giết chết. Lời tiên tri của Chúa Giesu đã được ứng nghiệm ở mọi

thời đại: đó là một thực tế đau đớn, nhưng nó lại là bằng chứng cho sự trung thành với niềm

tin. Ngày nay đã có biết bao nhiêu là Kito hữu bị truy tố trên toàn thê giới! Họ bị đau khổ vì yêu

mến Tin Mừng, họ là những vị tử đạo ngày nay của chúng ta. Chúng ta có thể nói chắc rằng ở

những thời đại trước kia chúng ta còn có nhiều vị tử đạo hơn: nhiều người tử đạo như vậy, đơn

giản chỉ vì họ là Kito hữu. Chúa Giesu đã khuyên các đệ tử của hôm qua và ngày nay là những

người từng đã bị truy nã: “Đừng sợ những kẻ có thể giết thể xác nhưng không giết được linh

hồn” (c.28). Không cần phải sợ những kẻ tìm cách dập tắt sức mạnh của Tin Mừng bằng hung

hăng và bạo động. Thực ra họ chẳng làm được gì linh hồn, nghĩa là cản trở sự hiệp nhất với

Thiên Chúa: Không ai có thể lấy cái đó đi khỏi các môn đệ, bởi vì đó là tặng phẩm Chúa ban.

Chỉ có một nỗi sợ là các môn đệ làm mất tặng phẩm của Chúa, là tình bạn thân thiết với Thiên

Chúa, ngừng sống theo Tin Mừng để rồi sống với luân lý sự chết là hậu quả của tội lỗi.

Khó khăn thứ ba mà Chúa Giesu đã nói là các môn đệ sẽ phải đối diện với một thử thách

là có cảm tưởng Thiên Chúa bỏ rơi, ở xa và yên lặng. Chỗ này, Thiên Chúa cũng khuyên họ là

đừng sợ, bởi vì ngay cả những lúc như vậy và những lúc bất ngờ khác, cuộc sống của các môn

đệ vẫn nằm trong tay Thiên Chúa, đấng luôn yêu thương và săn sóc chúng ta.

Đó là 3 loại cám dỗ: Bọc đường hay nhận chìm Phúc Âm, truy nã, có cảm giác bị

Chúa bỏ rơi. Hãy để ý ngay cả Chúa Giesu cũng cảm thấy đau buồn lúc ở trong vườn cây dầu

và trên thập giá, lúc đó Chúa đã kêu lên “Thưa Cha, tại sao Cha lại bỏ con?” Con người đôi lúc

cũng cảm thấy lòng hoang mang thì đừng có sợ. Cha của chúng ta sẽ săn sóc lo cho chúng ta,

bởi vì dưới mắt Người, chúng ta rất có giá trị. Điều quan trọng là phải cương quyết, can đảm,

Page 18: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

18

chứng nhân cho niềm tin: “thừa nhận Chúa Giesu trước mặt mọi người” và tiếp tục sống tốt

lành.

Mẹ Maria Cực Thánh, mẫu mực của tin cậy và phó thác vào Thiên Chúa trong giờ phút

nghịch cảnh và hiểm nguy, xin hãy giúp chúng con, đừng để chúng con phải thất vọng nhưng

giúp chúng con cậy trông vào Chúa và ân sủng của Người, bởi vì ân sủng Thiên Chúa thì luôn

luôn có sức mạnh hơn ma quỉ.

Anh chị em thân mến,

Hôm qua, LHQ đã mừng Ngày Tỵ Nạn Thế Giới. Vì khủng khoảng dịch Covid-19 chúng

ta lại cần phải để ý đến nhu cầu bảo vệ những người tỵ nạn để bảo đảm an toàn và nhân phẩm

cho họ. Tôi mời gọi mọi người cùng với tôi cầu nguyện để cho những tái cam kết có hiệu quả -

về phần tất cả chúng ta- trong việc bảo vệ con người, nhất là những người vì sự nguy hiểm cho

cá nhân họ và gia đình họ mà phải trốn chạy, rời bỏ quê hương.

Một mặt nữa về nạn dịch mà chúng ta phải để ý là sự liên đới giữa con người và môi

trường. Phong tỏa không cho ra đường thì ô nhiễm giảm nhưng một lần nữa lại để lộ ra vẻ đẹp

không có xe cộ qua lại và tiếng động. Bây giờ mọi thứ sinh hoạt trở lại, tất cả chúng ta lại có

trách nhiệm phải chăm sóc ngôi nhà chung. Tôi cám ơn những vị đã có những sáng kiến chính

về vấn đề này trên khắp thế giới, chẳng hạn như ở Roma hôm nay đã có sáng kiến về sông

Tiber. Nhưng còn nhiều vị ở những nơi khác nữa! Mong rằng quí vị nuôi dưỡng tinh thần công

dân đang được thăng tiến cao về việc thiện ích chung này.

Hôm nay, tại quê hương tôi và nhiều nơi khác, chúng ta mừng lễ hiền phụ cho tất cả

những người làm cha. Tôi bảo đảm sẽ sát cánh và cầu nguyện cho tất cả mọi người cha. Tất

cả chúng ta đều biết chu toàn bổn phận làm cha không phải dễ, do đó phải cầu nguyện cho họ.

Tôi cũng đặc biệt nhớ đến Cha của chúng ta hiện ở thiên đàng đang tiếp tục bảo vệ chúng ta.

Tôi chào mừng tất cả anh chị em, những tín hữu Roma và những vị hành hương đến từ

nhiều miền trên đất Ý và những quốc gia khác trong đó tôi thấy có những lá cờ quốc gia của

họ…Tôi cũng đặc biệt chào mừng những bạn trẻ. Hôm nay là lễ kính nhớ thánh Aloysius

Gonzaga, một bạn trẻ đầy tình yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Thánh nhân chết rất trẻ tại

Roma này, vì bị bệnh dịch. Tôi

Tôi cầu chúc tất cả mọi người một Chúa Nhật vui tươi lành mạnh. Cũng đừng quên cầu

nguyện cho tôi.

Chúc có một bữa ăn trưa ngon lành.

+ PHANXICO

@Libreria Editrice Vatican

June 21, 2020 15:04

Chuyển dịch: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cành, MD

Theo Zenitz bản Anh ngữ của Jim Fair

Page 19: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

19

VỀ MỤC LỤC

Tác giả: Giuse Lê Minh Thông, O.P.

Email: [email protected]

Ngày 16 tháng 06 năm 2020.

Nội dung

Dẫn nhập

I. Giảng dạy bằng dụ ngôn (4,1-34)

1. Bối cảnh dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)

2. Hai kiểu cấu trúc Mc 4,1-34

3. Một số từ khóa trong Mc 4,1-34

II. Phân tích dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)

1. Cấu trúc dụ ngôn (4,1-9)

2. Phân biệt “Vương Quốc Thiên Chúa” và “Nước Trời”

3. Giải thích bản văn Mc 4,1-9

Kết luận

DỤ NGÔN GIEO GIỐNG (MC 4,1-9)

Page 20: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

20

Dẫn nhập

Trong Tin Mừng Mác-cô, đoạn văn 4,1-34 trình bày về việc Đức Giê-su giảng dạy bằng

dụ ngôn với kỹ thuật hành văn chèn vào đoạn văn đang kể, (xem bài viết: “Tác giả đối thoại với

độc giả.”) Phần giảng dạy dân chúng bằng dụ ngôn thuật lại qua hai đoạn văn 4,1-9 và 4,26-32.

Phần chèn vào nói riêng với các môn đệ và những kẻ ở chung quanh Người ở 4,10-25. Phần

liên quan đến dụ ngôn gieo giống (4,1-20) được trình bày qua ba bài viết: (1) Mc 4,1-9. Dụ ngôn

gieo giống; (2) Mc 4,10-12. Mầu nhiệm Nước Thiên Chúavà những kẻ ở ngoài; (3) Mc 4,13-20.

Áp dụng dụ ngôn gieo giống. Bài viết thứ nhất (Mc 4,1-9) trình bày hai mục: (I) bối cảnh và cấu

trúc phần giảng dạy bằng dụ ngôn (4,1-34); (II) phân tích dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9).

I. Giảng dạy bằng dụ ngôn (4,1-34)

Để chuẩn bị tìm hiểu dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9), phần này trình bày bối cảnh và cấu

trúc phần Đức Giê-su giảng dạy bằng dụ ngôn (Mc 4,1-34) qua ba điểm: (1) bối cảnh dụ ngôn

gieo giống; (2) hai kiểu cấu trúc đoạn văn Mc 4,1-34; (3) một số từ khoá Mc 4,1-34.

1. Bối cảnh dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)

Phần Đức Giê-su giảng dạy bằng dụ ngôn (Mc 4,1-34) gồm các trình thuật sau:

4,1-9 Dụ ngôn gieo giống

4,10-12 Mầu nhiệm Vương quốc Thiên Chúa và dụ ngôn

4,13-20 Áp dụng dụ ngôn gieo giống

4,21-23 Hình ảnh cái đèn

4,24-25 Hình ảnh đấu đong

4,26-29 Dụ ngôn đất tự sinh hoa trái

4,30-32 Dụ ngôn hạt cải

4,33-34 Kết luận về giảng dạy bằng dụ ngôn

2. Hai kiểu cấu trúc Mc 4,1-34

Đoạn văn lớn Mc 4,1-34 có thể cấu trúc theo hai kiểu: (1) Cấu trúc đồng tâm A, B, C, D,

C’, B’, A’. Trong đó yếu tố trọng tâm D là phần áp dụng dụ ngôn; (2) Cấu trúc A, B, C, B’, A’ với

yếu tố trọng tâm C trình bày hai hình ảnh về sự đón nhận: cái đèn và đấu đong. Hai kiểu cấu

trúc này cho thấy sự phong phú của bản văn và giúp độc giả chú ý đến những điểm nhấn khác

nhau trong trình thuật. Kiểu cấu trúc thứ nhất đề cao dụ ngôn gieo giống, và kiểu cấu trúc thứ

hai đề cao cách sống của người môn đệ.

Page 21: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

21

Trong cấu trúc đồng tâm trên đây, yếu tố A. 4,1-2 (dẫn nhập) song song với A’. 4,33-34

(kết luận) là phần kể của người thuật chuyện. Yếu tố B. 4,3-9 (dụ ngôn gieo giống) song song

với B’. 4,26-32 (dụ ngôn đất tự sinh hoa trái và hạt cải) là phần Đức Giê-su giảng dạy đám đông

trong đó có các môn đệ. Ba yếu tố in nghiêng (C // C’ và D) là phần Đức Giê-su nói riêng với

“những kẻ ở chung quanh Người cùng với Nhóm Mười Hai”. Đoạn văn 4,10-25 gồm ba yếu tố

C, D, C’ được chèn vào để minh họa cho câu kết luận ở 4,34: “Người không nói với họ, nếu

không dùng dụ ngôn. Nhưng khi ở riêng, Người giải thích mọi điều cho các môn đệ của Người.”

Page 22: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

22

Kiểu cấu trúc thứ hai có yếu tố C. 4,21-25 ở trọng tâm. Cấu trúc này đề cao cách sống

của người môn đệ qua hình ảnh cái đèn và đấu đong. Hai hình ảnh này không phải là dụ ngôn

vì hai lý do (a) không diễn tả Vương Quốc Thiên Chúa; (b) Đức Giê-su nói riêng với các môn đệ

không có đám đông. Theo 4,11.33, dụ ngôn dành để giảng dạy đám đông.

3. Một số từ khóa trong Mc 4,1-34

Trước khi phân tích dụ ngôn gieo giống (4,1-9) cần tìm hiểu một số từ khoá trong đoạn

văn Mc 4,1-34.

- “Dụ ngôn”, dt., parabolê, 13 lần trong Mác-cô (8 lần trong ch. 4) 3,23;

4,2.10.11.13a.13b.30.33.34; 7,17; 12,1.12; 13,28.

- “Lời”, dt., logos, 24 lần trong Mác-cô (9 lần trong ch. 4) 1,45; 2,2;

4,14.15a.15b.16.17.18.19.20.33; 5,36; 7,13.29; 8,32.38; 9,10; 10,22.24; 11,29; 12,13; 13,31;

14,39; [16,20].

- “Gieo giống”, đt., speirô, 12 lần trong Mác-cô, tất cả ở trong ch. 4:

4,3a.3b.4.14a.14b.15a.15b.16.18.20.31.32. Trong đó 2 lần nói đến người gieo (ho speirôn) ở

4,3.14 là hình thức động tính từ của động từ “speirô”.

- “Sinh hoa kết quả” (hoa trái), dt., karpos, 5 lần trong Mác-cô (3 lần trong ch. 4):

4,7.8.29; 11,14; 12,2.

- Không sinh hoa kết quả, akarpos, 1 lần, 4,19.

- Cải (cây), dt., sinapi, 1 lần, 4,31.

- Hạt (cải), dt., kokkos, 1 lần, 4,31.

- Hạt giống, dt., sporos, 2 lần 4,26.27.

- Liềm hái, dt., drepanon, 1 lần 4,29.

- Mùa gặt, dt., therismos, 1 lần: 4,29.

Quan sát trên cho thấy các từ xuất hiện nhiều lần tập trung vào các đoạn văn liên quan

đến dụ ngôn gieo giống (4,1-20): “dụ ngôn”, “Lời”, “gieo giống”, “sinh hoa kết quả”.

Từ “hạt” dùng trong bản dịch tiếng Việt Mc 4,3-8 không có trong bản văn Hy-lạp. Bản

văn chỉ nói trống: “trong khi gieo thì rơi xuống vệ đường” (4,4a). Ở 4,5a.7a dùng tính từ “allos”

(khác) ở số ít “allo”, hiểu là “một số khác” thì rơi trên sỏi đá (4,5a). Đặc biệt trường hợp đất tốt,

tính từ “allos” ở số nhiều “alla” dịch là “có những hạt khác” rơi vào đất tốt, cho thấy những hạt

giống không sinh hoa kết quả chỉ là số ít, còn số nhiều là sinh hoa kết quả.

II. Phân tích dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)

Dụ ngôn gieo giống được tìm hiểu qua ba mục: (1) cấu trúc dụ ngôn (4,1-9); (2) phân

biệt Vương Quốc Thiên Chúa và Nước Trời; (3) giải thích bản văn Mc 4,1-9.

1. Cấu trúc dụ ngôn (4,1-9)

Page 23: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

23

Phẩm chất của đất là yếu tố quyết định cho kết quả của hạt giống được gieo, chứ không

phải do phẩm chất của người gieo hay do phẩm chất của hạt giống.

Mạch văn gợi ý rằng sự rao giảng của Đức Giê-su về Nước Thiên Chúa gặp phải sự

chống đối của các kinh sư, những người Pha-ri-sêu và ngay cả gia đình của Người. Lý do sự

chống đối và khước từ là mảnh đất được gieo không đủ phẩm chất để hạt giống phát triển và

sinh hoa kết quả.

2. Phân biệt “Vương Quốc Thiên Chúa” và “Nước Trời”

Từ “basileia” (vương quốc, nước, triều đại) xuất hiện 20 lần trong Mác-cô: 1,15;

3,24a.24b; 4,11.26.30; 6,23; 9,1.47; 10,14.15.23.24.25; 11,10; 12,34; 13,8a.8b; 14,25; 15,43.

Trong đó, 14 lần chỉ “Vương Quốc của Thiên Chúa” (hê basileia tou theou): 1,15; 4,11.26.30;

9,1.47; 10,14.15.23.24.25; 12,34; 14,25; 15,43. 6 lần chỉ quốc gia: 3,24a.24b; 6,23; 11,10;

13,8a.8b. Tin Mừng Mác-cô chỉ dùng kiểu nói: “Vương Quốc Thiên Chúa” (hê basileia tou

theou) dịch sát: “Nước của Thiên Chúa” hay “Triều đại của Thiên Chúa”. Mác-cô không dùng từ

“Nước Trời” (hê basileia tôn ouranôn) như Tin Mừng Mát-thêu hay dùng (Mt 3,2; 5,3...), dịch

sát: “Vương Quốc của các tầng trời”.

3. Giải thích bản văn Mc 4,1-9

4,1: “Người lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám đông lớn tụ họp chung quanh

Người, nên Người xuống thuyền trên Biển Hồ mà ngồi, còn tất cả đám đông ở trên đất, ven bờ

Biển Hồ.”

- 4,1a: “Người lại bắt đầu giảng dạy”. Động từ “didaskô” (giảng dạy) xuất hiện 17 lần

trong Mác-cô: 1,21.22; 2,13; 4,1.2; 6,2.6.30.34; 7,7; 8,31; 9,31; 10,1; 11,17; 12,14.35; 14,49.

Lần xuất hiện thứ tư của động từ này ở 4,1. Danh từ “sự giảng dạy” (didakhê) xuất hiện 5 lần

Page 24: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

24

trong Mác-cô: 1,22.27; 4,2; 11,18; 12,38. Lần xuất hiện thứ 3 ở 4,2. Như thế, công việc giảng

dạy của Đức Giê-su trong ch. 4 nối kết với sự giảng dạy của Người trước đó và nối kết với

phần sau. Một trong những cách thức giảng dạy quan trọng trong Mác-cô là giảng dạy bằng dụ

ngôn.

- 4,1b: “Biển Hồ” là nơi hoạt động thường xuyên của Đức Giê-su trong Tin Mừng Mác-

cô với 19 lần từ “thalassa” (biển): 1,16a.16b; 2,13; 3,7; 4,1a.1b.1c.39.41; 5,1.13a.13b.21;

6,47.48.49; 7,31; 9,42; 11,23. Kiểu nói đầy đủ: biển hồ Ga-li-lê (tên thalassan tês Galilaias) chỉ

xuất hiện 2 lần (1,16; 7,31). Giữa hai lần nói đầy đủ này, bản văn chỉ gọi tắt: “thalassa” dịch là

“Biển” hay “Biển Hồ” (viết hoa) để chỉ biển hồ Ga-li-lê . Mác-cô không dùng kiểu nói: “biển Ti-bê-

ri-a” như trong Ga 6,1.23; 21,1.

- 4,1c: “Người xuống thuyền trên Biển Hồ mà ngồi”. Dịch sát: “Người ngồi trên (trong)

Biển” (kathêsthai en têi thalassêi), còn đám đông “ở trên đất (epi tês gês), ven bờ Biển”.

Khoảng cách này được thiết lập vì có nhiều đám đông tụ họp quanh Người. Tuy nhiên, lối hành

văn nhấn mạnh và xác định rõ khoảng cách giữa Đức Giê-su và đám đông, cho độc giả biết

khoảng cách giữa nội dung dụ ngôn và việc hiểu ý nghĩa dụ ngôn. Thực vậy, “những kẻ ở

chung quanh Người cùng với Nhóm Mười Hai” đã không hiểu ý nghĩa dụ ngôn, và đã hỏi Đức

Giê-su ở 4,10.

4,2: “Người dạy họ nhiều điều bằng dụ ngôn. Người nói với họ trong lời giảng của

Người:”

- 4,2a: “Người dạy họ nhiều điều bằng dụ ngôn”. Đây là lần đầu tiên người thuật chuyện

cho biết cách giảng dạy của Đức Giê-su là bằng dụ ngôn (4,1-9). Nghĩa là nội dung giáo huấn

của Đức Giê-su ẩn chứa trong dụ ngôn.

4,2b: “Người nói với họ trong lời giảng của Người:...”. Những dấu hiệu văn chương cho

phép hiểu phần dẫn nhập (4,1-2) do Mác-cô biên soạn, vì trong hai câu này có nhiều từ Mác-cô

hay dùng. Phần 4,3-9 có thể được tác giả lấy từ truyền thống và hầu như không sửa đổi gì.

4,3: “Các người hãy nghe. Này, người gieo giống đi ra gieo giống.”

- 4,3a: “Các người hãy nghe”. Lời mời gọi lắng nghe được nhắc lại hai lần (4,3.9) và gợi

đến hai ý tưởng. (1) Lưu ý cử tọa và người đọc về tầm quan trọng của dụ ngôn này. Dụ ngôn

này là chìa khóa để hiểu các dụ ngôn khác. (2) Phải chú ý lắng nghe để hiểu, vì không đơn giản

để hiểu ý nghĩa dụ ngôn. Đức Giê-su nói ở 4,13 trước khi giải thích dụ ngôn cho các môn đệ:

“Anh em không hiểu biết dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?” Điều này cho

thấy dụ ngôn gieo giống giúp hiểu tất cả các dụ ngôn khác.

4,3b: “Người gieo giống” (ho speirôn). Nội dung dụ ngôn (4,3-9) và phần áp dụng (4,13-

20) không cho biết người gieo giống là ai. Nhưng mạch văn cho phép nghĩ về Đức Giê-su là

người “nói Lời” (2,2) và “dạy dỗ” (2,13) dân chúng. Đồng thời, “Người gieo giống” cũng gợi về

các nhân vật khác như: Thiên Chúa, các Tông Đồ, các Ki-tô hữu rao giảng về Đức Giê-su

(13,11).

4,3c: “đi ra”. Động từ “đi ra” (exerkhomai) áp dụng cho Đức Giê-su ở 1,38: Người đi nơi

khác để rao giảng; và ở 2,13: Người đi ra bờ Biển Hồ để giảng dạy.

4,3d: “gieo giống”. Bản văn chỉ nói đến hành động “gieo giống” chứ không nói gì đến

người gieo giống, vì thế nếu gọi đoạn văn Mc 4,1-9 là “dụ ngôn người gieo giống” thì chưa diễn

Page 25: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

25

tả được nội dung dụ ngôn. Có thể gọi “dụ ngôn gieo giống”, vì dụ ngôn nói về những gì xảy ra

cho hạt giống, khi hạt giống rơi vào những vùng đất khác nhau. Dụ ngôn không nói đến tài khéo

của người gieo hay chất lượng của hạt giống. Trọng tâm của dụ ngôn nói về phẩm chất của

những loại đất khác nhau, nơi hạt giống được gieo. Phần áp dụng dụ ngôn (4,13-20) cho biết

cụ thể phẩm chất của từng loại đất. Có tác giả cho rằng Mc 4,1-9 không phải là “dụ ngôn người

gieo giống”, cũng không phải là “dụ ngôn hạt giống” mà là dụ ngôn về “đất đón nhận hạt giống.”

Xem Tolbert, M.A., Sowing the Gospel: Mark’s World in Literary-Historical Perspective,

Minneapolis, 1989, tr. 149.

4,4: “Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.” Hai yếu tố có

trách nhiệm: (1) vệ đường, đất cứng nên không có giao tiếp giữa lời rao giảng và người nghe;

(2) chim chóc lấy đi hạt giống ấy nơi con người.

4,5-6: “5 Có hạt rơi trên sỏi đá, nơi không có nhiều đất, nó lập tức mọc lên, vì không có

độ sâu của đất, 6 và khi mặt trời mọc lên, nó bị cháy; vì không có rễ, nó bị chết khô.”

4,5c: “nó lập tức mọc lên”. Trường hợp này đã có giao tiếp giữa hạt giống và đất, hạt

giống đã mọc lên. Tuy nhiên, mặt trời là yếu tố bên ngoài, vừa cần thiết cho cây phát triển, vừa

tác hại đến cây nếu cây không có rễ.

4,7: “Có hạt rơi vào bụi gai, bụi gai mọc lên làm nó chết nghẹt và nó không sinh hoa

trái.”

- 4,7a: “Có hạt rơi vào bụi gai”. Loại thứ ba ở mức độ cao hơn: hạt giống mọc thành cây,

yếu tố mới so với hai lần trước là nói đến việc sinh trái.

- 4,7b: “chết nghẹt”. Từ này cho thấy cây thiếu không gian, thiếu những yếu tố cần thiết

để cây phát triển như ánh sáng mặt trời. Lời Đức Giê-su không có chỗ để phát triển nơi người

nghe. Nói cách khác, “hạt giống Lời” không được người nghe dành một chỗ, một không gian

xứng đáng, nên Lời bị các yếu tố khác bóp nghẹt. Tuy đã phát triển thành cây nhưng “không

sinh hoa trái”, dịch sát: “không cho trái”.

4,8: “Có những hạt khác rơi vào đất tốt và sinh hoa trái, nó mọc lên, lớn lên và đem lại

kết quả, hạt được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm.”

-4,8b: “hạt được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm”. Ba lần hạt giống

được gieo bị thất bại, không sinh hoa trái, đối lại một lần hạt giống rơi vào đất tốt. Kết quả liệt

kê ba lần, theo chiều tiến lên: 30, 60, 100. Đây là kết quả vượt quá mức bình thường so với

thực tế. Theo các nghiên cứu nông nghiệp, được mùa là gấp 10 lần còn bình thường là gấp 5-7

lần. Hiện nay với kỹ thuật hiện đại, gấp 30 lần chỉ có trong những năm được mùa. Với kết quả

ngoài sức tưởng tượng như trong dụ ngôn (30, 60, 100 lần), bản văn đề cao sự dồi dào phong

phú của Triều Đại Thiên Chúa. Sự thất bại với ba loại đất trên chỉ là phần nhỏ, không thể so

sách với kết quả đạt được. Hình ảnh đồng lúa cũng nhấn mạnh sự thành công, vì tỷ lệ hạt

giống rơi xuống vệ đường, sỏi đá và bụi gai là không đáng kể so với hạt giống được gieo vào

đất tốt trong cánh đồng.

Kết luận

Page 26: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

26

Nếu chưa đọc phần áp dụng dụ ngôn gieo giống (Mc 4,13-20), các nhân vật trong trình

thuật và độc giả có thể hiểu dụ ngôn gieo giống (4,1-9) là hình ảnh về sứ vụ Đức Giê-su. Người

ra đi rao giảng Vương Quốc Thiên Chúa, Người bày tỏ uy quyền của Người trên thần ô uế và

quỷ. Người có quyền tha tội và có quyền trên ngày sa-bát. Người có khả năng chữa lành bệnh

mọi thứ bệnh tật và tỏ lòng ưu ái với những người tội lỗi. Tuy nhiên, Người đã gặp chống đối từ

phía các kinh sư và những người Pha-ri-sêu, kể cả thân nhân của Người cũng không đón nhận

Người.

Thất bại trên không do Đức Giê-su là người gieo giống, cũng không do hạt giống là lời

rao giảng của Người về Vương Quốc Thiên Chúa, mà nguyên nhân là do cách thức nghe và

đón nhận từ phía con người. Thính giả được ví như các loại đất: vệ đường, sỏi đá, bụi gai, đất

tốt. Dụ ngôn gieo giống cho thấy sự khước từ lời Đức Giê-su rao giảng ở nhiều mức độ khác

nhau, tuỳ theo nơi hạt giống rơi vào. Nhưng ba loại đất đầu tiên (vệ đường, sỏi đá, bụi gai) kết

quả giống nhau: “không sinh hoa trái”.

Chỉ có những hạt giống gặp đất tốt mới sinh hoa kết quả, và kết quả cũng không đồng

đều vì khả năng mỗi người khác nhau. Điều quan trọng là “sinh hoa kết quả”. Như thế, chỉ có

hai loại: “sinh hoa trái” hay “không sinh hoa trái”. Ba lần không sinh hoa trái nhằm giải thích lý

do tại sao không sinh hoa trái. Ba trường hợp thất bại không thể so sánh với trường hợp thành

công là mảnh đất tốt. Kết quả ngoài sức tưởng tượng như trên gợi đến sự thành công của Đức

Giê-su. Đồng thời gợi đến sứ vụ rao giảng của các môn đệ trong tương lai. Hội thánh đã phát

triển mạnh mẽ trong những thế kỷ đầu. Qua dụ ngôn, Đức Giê-su mời gọi thính giả và độc giả

chuẩn bị lòng mình trở thành mảnh đất tốt để có thể đón nhận, nghe và hiểu lời Đức Giê-su.

Tuy nhiên ý nghĩa của dụ ngôn sẽ được triển khai thêm trong phần Đức Giê-su nói riêng với

các môn đệ (4,10-25), tự bản chất dụ ngôn có nhiều cách áp dụng. Hai bài viết tiếp theo sẽ

trình bày về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và những kẻ ở ngoài (Mc 4,10-12); và tầm quan

trọng của dụ ngôn gieo giống và một cách áp dụng dụ ngôn gieo giống (Mc 4,13-20)./.

Nguồn: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2020/06/mc-41-9-du-ngon-gieo-

giong.html

Lm. Jos Lê Minh Thông, OP

VỀ MỤC LỤC

Kính thưa Sơ Bề Trên Giám Tỉnh,

LỜI CẢM TẠ NHÀ DÒNG THÁNH PHAO LỒ TỪ GIA ĐÌNH HAI CỤ JB NGUYỄN CÔNG XUYÊN & ANNA NGUYỄN THỊ TRIỆU VÀ HỌ HÀNG, VÀ CON CHÁU

Page 27: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

27

Kính thưa các Sơ Nhà Dòng Thánh Phao lô,

Gia đình chúng con hân hoan thay mặt cho hai ông bà cụ thân sinh, các chú các dì (đã quá cố),

các con các cháu, các anh chị em, các cháu trong trong đại gia đình họ hàng Nhà Nguyễn

Công, dâng lời cảm ơn lên Nhà Dòng, Sơ Giám Tỉnh và các Sơ nhân ngày lễ mừng

Sơ Marie Immaculée NGUYỄN THỊ TỊNH cùng các Sơ chị em khác,

Ngày 5 Tháng Bẩy 2020, tại Ðà Nẵng Ðược Mừng Lễ 60 Năm Khấn Dòng.

Xin cảm ơn Nhà Dòng đã chấp nhận, đã đào tạo, đã dẫn dắt, nuôi dưỡng nhất là đã hàng ngày

cầu nguyện để cho Sơ Tịnh, cùng các Sơ khác hiểu ra được Ơn Gọi Tận Hiến và sống vui với

Ơn Gọi ấy từng ngày từng giờ suốt khoảng thời gian dài đã hơn 60 năm qua

Khi cảm nghiệm không khí Mừng Lễ Kỷ Niệm Khấn Dòng ngày hôm nay trong thinh lặng chớ

không được tưng bừng náo nhiệt như các năm khác thì các Sơ hiểu và cảm tạ Chúa vì đó là

Cách Sống Âm Thầm để Phục Vụ và Tận Hiến của Ðức Mẹ. Xin chúc quý Sơ được Chúa ban

đầy sức khỏe và được Ðức Mẹ giúp luôn tràn đầy lòng Yêu Mến Chúa và tiếp tục phục vụ từng

ngày còn sống trên đất; kể cả khi không thể làm được việc nặng thì luôn nhớ cầu nguyện, theo

gương Ðức Mẹ và Thánh Phao lô, và Thánh Têrêsa Hài Ðồng cho Mẹ Hội Thánh và mọi người,

nhất là trong thời đại đầy sóng gió này. Cầu nguyện chính là sự phục vụ Thiên Chúa hài lòng

nhất.

Page 28: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

28

Gia đình của chúng con cũng dâng lời cảm ơn lên Nhà Dòng, Sơ Giám Tỉnh và các Sơ đã đón

nhận và đã đào tạo các Sơ sau đây:

Sơ Anne Immaculée Nguyễn Thị Vọng

Sơ Nguyễn Thị Vy

Sơ Nguyễn Thị Lãng

Sơ Nguyễn Thị Ðang

Sơ Nguyễn Thị Vượng

Sơ Nguyễn Thị Trình

làm con trong Gia Ðình Nhà Dòng.

Page 29: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

29

Kính thưa Sơ Bề Trên Giám Tỉnh và các Sơ Nhà Dòng Thánh Phao lô,

Từ năm 1696, Các Chị Em Dòng Thánh Phao Lồ de Chartres đã tôn vinh thánh Phao Lồ làm

quan thầy để mong ngài dẫn dắt sống đời phục vụ cho Tin Mừng. Khởi đầu với một nhóm nhỏ,

đến nay hơn 300 năm, Các Chị Em Dòng Thánh Phao Lồ đã thành một đoàn Chị Em tận hiến

rất đông đảo phục vụ Chúa trên khắp Năm Châu, nhất là ở Việt Nam này qua việc chấp nhận

người nghèo người bệnh làm anh chị em của mình để lo lắng và săn sóc họ. Thánh Phao Lồ

đang nói với nói từng Chị Em Nhà Dòng Thánh rằng:

Thầy (Tôi) là Phao-lô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, và ông

Sốsthênê anh em của tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã

được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm Dân thánh, cùng với tất cả những

anh em chị em ở bất cứ nơi nào đang ca vang Danh Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa chúng ta.(1 Cor

1:1-3)

Thánh nhân đã hài lòng với đám con gái của Ngài đã được hiến thánh vì Các Chị Em Dòng

Thánh Phao Lồ đã ca vang Danh Chúa trên khắp Năm Châu, nhất là ở Việt Nam này như tại

Hà Nội, Huế, Ðà Nãng, Mỹ Tho, Saigon ...v.v... . Thánh nhân đã cầu nguyện và chúc phúc cho

các chị:

Xin Thiên Chúa là CHA chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em chị em ân sủng và

bình an.

Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa vì anh chị em, về ân huệ Người đã ban cho anh chị em nơi Đức

Ki-tô Giê-su.

Page 30: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

30

Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh chị em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong

phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật thế, lời chứng về Đức Ki-

tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh chị em, khiến cho anh chị em không thiếu một ân huệ

nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta mặc khải vinh quang của Người.

Các Chị Em Nhà Dòng Thánh Phao Lồ đã bắt chước thánh nhân một cách hoàn hảo trong việc

luôn giữ lòng Yêu Mến Chúa trọn vẹn và đã dâng trọn cố gắng, mồ hôi, lao nhọc và thời gian

phục vụ Dân Chúa. Các Chị Em đã có mặt tại các ngôi trường do mình tạo nên để giáo dục trẻ

em, lo lắng cho các em mồ côi, khiếm thị, tàn tật … với một mộng ước nho nhỏ là cho các em

bé bất hạnh học được cách yêu mến Chúa và yêu mến đồng loại. Các Chị Em đã có mặt tại các

bệnh viện để ủi an săn sóc những người ngã lòng vì tật bệnh tâm hồn và thể xác giúp họ tìm lại

được những bàn tay mềm dịu, những nụ cười thân thiết. Các Chị Em Nhà Dòng Thánh Phao

Lồ đã có mặt tại các nơi khác nữa mà luôn có nhiều người cần đến những trái tim thương yêu

của các chị em. Xin nghe tiếp rằng thánh nhân đã cầu nguyện xin Chúa hằng chúc phúc cho

các chị nhất là vào lúc được Ơn Nhìn Thấy Chúa :

Chính Người sẽ làm cho anh chị em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế trong Ngày của Chúa

chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô không ai có thể trách cứ được anh chị em điều gì.

Thiên Chúa là Đấng trung thành, Đấng đã kêu gọi anh chị em đến hiệp thông với Con của

Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.(1 Cor 1:4-9)

Page 31: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

31

Xin hoan hô các Chị Em Dòng Thánh Phao Lồ Ðà Nãng.

Như ngày trước Ðức Maria đã dâng hai tiếng Xin Vâng và dâng trọn cuộc đời và tâm hồn mình

để qua Mẹ, Chúa Ngôi Lời được ban cho nhân loại; thì nay từng Chị Em cũng noi gương Mẹ

đã dâng lên hai tiếng Xin Vâng ấy để Tin Mừng được mang đến cho mọi người.

Page 32: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

32

Chúng ta cùng khẩn nguyện:

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời! Lạy Mẹ Fatima,

Xin Mẹ cầu cho từng chị em Nhà Dòng Thánh Phao Lồ,

Xin Mẹ cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen

San Jose, 20 Th 6, 2020 Lễ Mừng Kính Trái Tim Ðức Nữ Maria Tinh Trong Vẹn Sạch

Nguyễn Công Bình đại diện cho gia đình và họ hàng

VỀ MỤC LỤC

Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

CẦN NHẸ NHÀNG VÀ HỮU LÝ TRONG LỜI MÌNH NÓI

Chúng ta thường hay phàn nàn: “Con trẻ bây giờ cứng đầu khó dạy hơn chúng ta ngày

xưa.” Nhưng, chúng ta hãy thử phân tích một vài mẫu chuyện để xem: đâu là nguyên nhân của

những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải trong vấn đề giáo dục của chúng ta hôm nay.

Quốc Trung và bố mẹ đang đi thăm các bạn bè. Trong lúc những người lớn ngồi nói

chuyện ở cửa trước, cậu bé Quốc Trung chạy rông. “Quốc Trung! Con lại đây”, mẹ nó ra lệnh.

Đoạn bà quay lại với bạn bè và tiếp tục nói chuyện. Cậu bé không nói gì, lẩn sang phía góc nhà

và từ từ đi tới cái xích đu ở vườn sau. Bà mẹ xuất hiện ở lối đi sau vườn. “Quốc Trung! Đến

đây!” bà ra lệnh với sự cử động của ngón tay để chỉ điểm nó phải đến. Cậu bé quay lưng lại,

nhấc cằm, nhắm mắt, và nhuếch miệng nhe răng cười rồi ngồi xuống trên chiếc xích đu, le lưỡi

liếm môi. “Quốc Trung! Mẹ bảo con đến đây bây giờ”, bà mẹ giận dữ quát tháo. Cậu bé phớt lờ,

tiếp tục đu đưa chiếc xích đu. “Mẹ đi mách ba con”, bà mẹ nói to trong lúc bước ra khỏi đó.

Không có gì xảy ra. Nó tiếp tục đu đưa. Cuối cùng, chán quá rồi, nó đi bộ trở lại cổng trước.

Cậu bé tỏ ra thiếu kính trọng đối với những mệnh lệnh của mẹ nó. Trong trường hợp

nầy, bà mẹ đón nhận cái bà đáng nhận. Bà đã làm một yêu sách vô lý. Cậu bé đáp trả với sự

kháng cự táo bạo đối với mệnh lệnh của bà. Trong giây phút đặc biệt nầy, có sự tranh chấp

quyền hành giữa mẹ và con. Và cậu bé đã thắng. Không có lý do tại sao nó không được chơi

KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH

Page 33: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

33

trên chiếc xích đu. Bà mẹ đã cố gắng tỏ uy quyền, còn cậu bé thì vẫn ngồi yên, tỏ vẻ kháng cự.

Bấy giờ, bà mẹ đành phải đầu hàng, nhưng tiếp tục dùng lời nói hăm đe như một khí cụ. Cuối

cùng, bà đe dọa mách với ông bố. Nhưng, cậu bé biết rằng ông bố sẽ không làm gì như kết

quả đã cho thấy. Đe dọa nói với ông bố luôn là một lời nhắn gởi không mấy kết quả. Ông bố

không bao giờ bị đặt trong vai trò phải thực hiện một quyền bính, điều mà đối với ông không

còn hiệu quả nữa cho công việc giáo dục con cái.

Những yêu sách hợp lý thường được xác định bỡi sự trọng kính của con trẻ và sự tuân

phục của chúng đối với mệnh lệnh. Có nhiều bố mẹ trở nên giận dữ vì đứa trẻ không làm như

họ bảo, lý do có thể là vì những yêu sách của họ không hợp lý mà chỉ cố gắng để điều khiển

đứa trẻ mà thôi. Điều đó thường tạo nên một cuộc chiến về quyền hành để xem ai là ”Ông

Chủ”. Những bố mẹ nầy đã không nhận ra điều quan trọng trong những cố gắng của họ là thiết

lập một quan hệ tốt đẹp giữa kẻ trên và người dưới. Họ quên rằng đối với con trẻ ngày hôm

nay, sự trên quyền của người lớn thì không còn được chấp nhận nữa. Vì thế, con trẻ nhất

quyết không chịu vâng lời như một nguyên tắc sống để thoát khỏi sự thống trị. Một đứa trẻ cảm

thấy mình bị xếp đặt hoặc bị làm chủ, sẽ có phản ứng phục thù với sự bất phục tùng. Chúng ta

có thể tránh những xung khắc ấy nếu chúng ta chỉ làm những mệnh lệnh cần thiết và hợp lý

trong một cách thế không tỏ ra quyền uy.

Cô bé Thanh Lan, 10 tuổi, đang chơi cách nhà một khoảng cách không xa. Bà mẹ muốn

sai nó đến quày hàng mua một vài món hàng lặt vặt, vì thế bà ra gọi nó từ cổng trước. Cô bé

cứ tiếp tục chơi, làm như cô bé không nghe tiếng mẹ gọi. Cô bé không trả lời, bà mẹ đành chịu

thua. Vài phút sau đó, bà gọi nữa. Nhưng cô bé vẫn ra vẻ không nghe thấy gì. Sau cùng, một

trong những bạn bè của cô nói: “Thanh Lan, mẹ mầy đang gọi mầy đó!” “Ô, tao biết, nhưng bà

ta chưa la”. Thay vì la lối, bà mẹ đi ra, mang theo chiếc giây roi nho nhỏ. Bà đi đến chỗ cô bé.

Cô bé nhìn ngạc nhiên. “Con không nghe mẹ gọi sao? Đi về nhà, bà nhấn mạnh từng từ ngữ

với tiếng kêu của sợi giây đập vào chân cô bé. Cô bé nhảy lên và vội chạy về nhà. Vài phút

sau, cô bé bắt đầu đi đến gian hàng.

Cô bé đã trở thành “Mẹ Điếc”( nghĩa là mẹ nói thì không nghe), một vấn đề đã xảy ra cho

rất nhiều gia đình. Dĩ nhiên, con cái phải làm một số những bổn phận giúp đỡ cha mẹ để đóng

góp vào những lợi ích gia đình. Tuy nhiên, những công việc nầy phải là một cái gì được giáo

dục, được ý thức bỡi đứa trẻ và nên được hoàn thành một cách bảo đảm.

Ở đây, bà mẹ nên cùng cô bé thảo luận trước một chương trình nho nhỏ có thể thỏa đáp

được những nhu cầu của gia đình và cũng để phản ảnh được nhận thức về quyền lợi chơi với

bạn bè của cô bé. Chẳng hạn: vào lúc ăn trưa, bà mẹ có thể nói: mẹ cần mua một ít đồ từ tiệm

tạp hóa trước 5 giờ chiều hôm nay. Mấy giờ con có thể giúp mẹ đi mua được? Khi cô bé làm

sự chọn lựa, bà mẹ có thể hỏi: mẹ sẽ gọi con vào lúc đó được không? Bấy giờ cô bé biết cái gì

được mong đợi nơi cô và cô có cơ hội để chọn thời gian thích hợp cho cô. Lúc đó, yêu sách

xem ra là có lý và cô bé sẽ đáp lại với một cảm giác tự hào về bổn phận nó cần phải làm.

Page 34: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

34

Một câu chuyện khác: Bà mẹ đang ngồi trong phòng coi Tivi, sửa chữa mấy cái quần áo

lặt vặt trong lúc cô bé Mỹ Huyền, 8 tuổi, đang coi Tivi. “Mỹ Huyền, con lấy cho mẹ bao thuốc lá

đi”. Cô bé nhảy xuống và đi lấy thuốc lá cho mẹ. Vài phút sau, bà lại gọi: “Cưng ơi, con lấy cuộn

chỉ trắng cho mẹ”. Cô bé đi lấy cuộn chỉ. Sau đó không lâu, bà mẹ lại gọi: “Con ơi, con đi tắt

bếp cho mẹ”. Cô bé lại phải chạy đi tắt bếp cho bà mẹ.

Bà mẹ đã đối xử với cô bé như một đứa đầy tớ. Cô bé cố gắng thỏa đáp những yêu

sách không hợp lý chút nào chỉ vì nó muốn làm vui lòng mẹ nó. Và chúng ta cho nó là cô bé

ngoan, nhưng thật ra nó không học xử sự như một cá nhân tự quyết.

Một câu chuyện nữa: Bà mẹ và ông bố đang ngồi ở sân sau nói chuyện với những người

bạn chợt đến bất thình lình. Thuý Hằng, 9 tuổi, đang chơi với hai đứa bạn gái ở gần đó. Minh

Quang, 1 tuổi rưỡi, đang loay hoay vì đã đến giờ đi ngủ. Bà mẹ ôm nó một lúc, nhưng sự khuấy

động của nó làm mọi người chia trí. “Thuý Hằng, con đến bế em bỏ vào trong chiếc giường của

nó giúp mẹ đi”. “Ô, mẹ!” Cô bé thở dài. Nhưng rồi, cũng rời các bạn và làm như mẹ nó bảo.

Bà mẹ đã làm một sai bảo không hợp lý. Chúng ta không nên bảo một đứa trẻ làm một

điều mà chúng ta không thích bị yêu cầu làm. Bà mẹ muốn ở với các bạn bà nên đã bảo đứa

trẻ rời các bạn nó để chăm sóc cho cậu bé con. Điều nầy cho thấy sự thiếu kính trọng đối với

quyền lợi của cô bé. Tốt nhất, bà mẹ nên cáo lỗi và tự mình đem cậu bé vào trong giường vì

còn có ông bố tiếp chuyện với khách.

Khi chúng ta muốn làm một yêu sách hay ra một mệnh lệnh cho một đứa trẻ, chúng ta

phải nhạy cảm đối với tình thế cũng như đối với khả năng của đứa trẻ nữa. Có những đứa trẻ

thích nhiệm vụ chăm sóc trẻ nhỏ, nhưng cũng có những đứa không thích mấy. Vì thế, giao

trách nhiệm phải tùy từng đứa, và tốt hơn nên có sự đồng ý trước, như khi nào trách nhiệm đó

được thực hiện. Dĩ nhiên, nếu bà mẹ cần thêm sự giúp đỡ, bà có thể gọi đứa trẻ lớn hơn giúp

bà.

Chúng ta có thể ngẫm nghĩ về những trường hợp, trong đó chúng ta đòi hỏi hay ra lệnh

cho một đứa trẻ phải làm một cái gì ngay tức khắc. Đây là một cách thế tỏ ra uy quyền và

thường là một đòi hỏi không hợp lý. Sự đáp trả của đứa trẻ: “oh, bà luôn luôn la hét và bắt tôi

phải làm một cái gì”, điều đó cho thấy một tương quan nghèo nàn, thiếu sự hòa hợp, thiếu sự

cộng tác giữa hai bên. Muốn được sự cộng tác của đứa trẻ, chúng ta nên dùng những phương

cách tế nhị, kính trọng, và khéo léo hơn là những mệnh lệnh, vì không một ai, ngay cả con trẻ,

thích nhìn thấy quyền hành được lạm dụng trong xã hội hôm nay.

Và bây giờ chúng ta hãy nghe tiến sĩ Gary Chapman trình bày:

“Tình yêu đưa ra lời yêu cầu, không phải mệnh lệnh. Khi tôi ra lệnh, tôi bỗng nhiên trở

thành cha mẹ, còn vợ tôi trở thành con cái. Chỉ có cha mẹ mới bảo đứa con mới lên ba nên làm

điều gì, thực ra, nó phải làm điều gì. Điều này cần thiết vì đứa bé ba tuổi chưa biết lèo lái trên

Page 35: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

35

dòng nước lừa dối của cuộc đời. Tuy nhiên, trong hôn nhân, chúng ta là những người cộng tác

trưởng thành và bình đẳng. Chắc chắn chúng ta không toàn vẹn, nhưng chúng ta đã trưởng

thành và chúng ta là những cộng tác viên. Nếu muốn triển khai mối liên hệ thân thiết, chúng ta

cần phải biết ước muốn của nhau. Nếu muốn yêu nhau, chúng ta cần biết người kia muốn gì.

Tuy nhiên, cách chúng ta biểu lộ ước muốn là điều tối quan trọng. Nếu chúng ta đến với

những mệnh lệnh, chúng ta đánh mất cơ hội tạo nên sự thân mật và đẩy người phối ngẫu ra

xa. Tuy vậy, nếu chúng ta bày tỏ những nhu cầu và ước muốn của mình như một lời yêu cầu,

thì chúng ta đang hướng dẫn, chứ không phải gởi tối hậu thư. Nếu người chồng nói “Em còn

nhớ mấy cái bánh chuối em làm chứ? Tuần này em làm vài cái được không? Anh khoái mấy

cái bánh đó lắm”. Nếu người chồng nói như vậy là đang hướng dẫn vợ cách yêu chồng và qua

đó, tạo tình thân mật. Ngược lại, nếu người chồng nói “Từ hồi có con đến giờ chẳng biết cái

bánh chuối là gì. Không biết có ăn được cái bánh chuối nào trong vòng 20 năm tới nữa đây” thì

người chồng không còn đối xử như người lớn nữa nhưng lại hành động như một đứa bé chưa

trưởng thành. Những lối đối xử như vậy không tạo tình thân mật. Nếu người vợ nói “Anh xem

cuối tuần này có thể giúp em dọn máng xối được không?” thì người vợ đang biểu lộ tình yêu

bằng cách đưa ra lời yêu cầu. Nhưng nếu người vợ nói “Nếu anh không sớm dọn mấy cái

máng xối đó, chúng sẽ rớt khỏi mái nhà đó. Cây cối mọc đầy trên đó rồi”, thì người vợ chẳng

còn bày tỏ tình yêu thương, nhưng đã trở thành bà mẹ độc đoán.

Khi yêu cầu người phối ngẫu với lời yêu thương, tức là bạn đang khẳng định giá trị cùng

khả năng của người đó. Thực chất là bạn chứng tỏ rằng nàng có giá trị hoặc có thể làm một

việc có ý nghĩa và đáng giá với bạn. Tuy nhiên, khi ra mệnh lệnh, bạn không còn là người yêu,

nhưng đã trở nên bạo chúa. Người phối ngẫu của bạn sẽ không cảm thấy được khẳng định mà

là bị xem thường. Lời yêu cầu chứa đựng yếu tố lựa chọn. Người bạn đời của bạn có thể chọn

đáp ứng lời yêu cầu của bạn hay khước từ, vì tình yêu luôn luôn là sự lựa chọn. Chính điều đó

làm cho tình yêu có ý nghĩa. Biết được rằng người phối ngẫu yêu tôi đủ để đáp ứng một trong

những yêu cầu của tôi, giúp tôi cảm nhận được nàng quan tâm đến tôi, tôn trọng tôi, ngưỡng

mộ tôi, và muốn làm điều vui lòng tôi. Chúng ta không thể có được tình cảm yêu thương bằng

cách ra lệnh. Thật ra khi ra lệnh, người phối ngẫu có thể tuân theo sự đòi hỏi của tôi, nhưng đó

không phải là biểu lộ của tình yêu. Đó là hành động sợ hãi hoặc lỗi lầm hoặc một tình cảm nào

khác, chứ không phải tình yêu. Như vậy, lời yêu cầu tạo khả năng biểu lộ tình yêu, trong khi ra

mệnh lệnh bóp nghẹt khả năng đó.”

Một ông bạn tôi chia sẻ:

Một lần kia tôi rất thích thú có bữa ăn tối với cô Ida Tarbell, cô là chủ tịch của nhóm viết

về những danh nhân Mỹ. Khi tôi nói cho cô: tôi đang viết một cuốn sách như thế, chúng tôi bắt

đầu thảo luận chủ đề quan trọng là làm sao sống hòa hợp với mọi người, và cô bảo cho tôi

rằng trong thời gian cô viết nhật ký về cuộc đời của Owen D. Young, cô phỏng vấn một người

ngồi cùng văn phòng với D. Young trong suốt 3 năm. Người nầy nói rằng trong suốt thời gian

đó ông không bao giờ nghe ông Young ra chỉ thị trực tiếp cho một ai. Ông chỉ luôn đề nghị chứ

Page 36: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

36

không chỉ thị. Chẳng hạn, ông ấy không bao giờ nói: Làm cái nầy hay làm cái kia hoặc đừng

làm cái nầy hay đừng làm cái kia. Ông luôn nói: Bạn có thể xem xét cái nầy hoặc bạn hãy nghĩ

xem cái nầy sẽ làm việc tốt phải không? Ông thường nói sau khi ông đã nói ý để thảo một lá

thư: bạn nghĩ thế nào về điều đó? Khi nhìn qua lá thư của một trợ tá, ông nói: Nếu chúng ta đặt

câu văn đó như thế nầy có lẽ thì tốt hơn. Ông luôn cho người ta cơ hội để tự họ làm những

điều đó. Ông không bao giờ bảo những trợ tá của ông làm những điều như thế nầy, thế nầy.

Ông để họ làm, để họ học từ chính những lỗi lầm của họ.

Một kỷ thuật như thế sẽ khiến người khác dễ dàng sửa sai. Một phương cách như thế sẽ

không bao giờ làm mất mặt người ta và cho họ một cảm giác họ là quan trọng. Nó khích lệ sự

cộng tác thay vì nổi loạn.

Sự giận dữ được gây ra bỡi một lệnh thiếu kính trọng có thể kéo dài một thời gian lâu

ngay cả khi lệnh được đưa ra để chỉnh đốn một tình trạng tồi tệ. Dan Santarelli một thầy giáo ở

trường dạy nghề ở Wyoming đã nói cho một trong những lớp của chúng tôi cách một học sinh

trong lớp của ông đã đậu xe chắn lối vào một trong những tiệm bán hàng của nhà trường. Một

trong những thầy giáo đi vội vào lớp và đã nói bằng giọng kênh kiệu rằng: Xe của ai đang chắn

lối đi? Khi người học sinh chủ chiếc xe đó đáp lời, vị giáo sư đó hét: Hãy dời chiếc xe đi và dời

ngay bây giờ, nếu không tôi sẽ cho kéo đi.

Thật ra người học sinh đó có lỗi. Chiếc xe không nên đậu ở đó. Nhưng từ ngày hôm đó

trở đi, không chỉ người học sinh đó giận mà tất cả những học sinh trong lớp đã làm mọi sự có

thể để gây sự khó khăn cho ông ta và làm cho ông ta không mấy hài lòng.

Ông có thể giải quyết cách khác. Nếu ông ta nói trong cách thân thiện: Xe của ai đang

đậu chắn lối đi. Và rồi đề nghị: Nếu nó được dời đi thì những chiếc xe khác có thể ra hoặc vào.

Người học sinh đó có thể vui vẻ dời đi và như vậy không ai khó chịu và hận thù.

Khi yêu cầu, chúng ta nên có giọng điệu dễ chấp nhận hơn vì nó thường gây xúc phạm

đến những người chúng ta yêu sách. Người ta thích chấp nhận một lệnh nếu nó có góp phần

trong việc tạo ra cái lệnh được truyền đi.

Jaw Mac Donald, giám đốc một công ty nhỏ ở Nam Phi có cơ hội để có được một đơn

đặt hàng rất lớn. Ông được nói rằng ông không thể đáp ứng đúng ngày giao hẹn. Công việc

được lên chương trình trong hãng và thời gian ngắn để giao hàng xem ra không thể để chấp

nhận.

Thay vì thúc đẩy công nhân làm việc gia tăng để hoàn thành công việc, ông gọi mọi

người lại, cắt nghĩa tình cảnh cho họ và nói cho họ điều đó có lợi cho hãng và cho họ thế nào

nếu họ có thể sản xuất hàng đúng hẹn. Bấy giờ ông mới bắt đầu hỏi họ:

Page 37: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

37

- Chúng ta có thể giải quyết đơn đặt hàng nầy không? Có ai nghĩ ra những cách nào

khác để tiến hành công việc nhận đơn đặt hàng nầy không? Có cách nào để thích nghi thời giờ

và công việc cá nhân của chúng ta cho công việc nầy không?

Công nhân nghĩ ra nhiều ý tưởng và nhấn mạnh họ sẵn sàng nhận đơn đặt hàng. Họ

cùng đến với thái độ sẵn sàng: “Chúng ta có thể làm” và đơn đặt hàng đã được chấp nhận, đã

được sản xuất và đã được giao đúng hẹn.

Người lãnh đạo hiệu quả sẽ dùng phương cách hỏi ý kiến thay vì ra lệnh.

Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

VỀ MỤC LỤC

Fr. Kevin D. O'Rourke, O.P.

From www.ncbcenter.org Copyright © 2006, National Catholic Bioethics Quarterly.

Reposted with permission.

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=20597

(Truy cập, Thứ 6, ngày 19.06.2020)

Trà Mi chuyển ngữ

Lm Trần Mạnh Hùng hiệu đính

Phôi người (Human embryo) có phải là một nhân vị? Câu trả lời cho câu hỏi này

thuộc về lĩnh vực khoa sinh học và triết học, nhưng đối với các mục đích thực tế, câu trả lời

cũng có tác động đến quyền con người. Nếu phôi người không phải là một nhân vị/con người,

thì dường như nó sẽ không có bất cứ quyền lợi nào. Trong trường hợp đó, không cần phải lo

sợ sự phản đối, phôi người có thể được dùng trong các nghiên cứu hay thí nghiệm có thể dẫn

đến hủy hoại phôi. Nếu phôi người là một nhân vị, thì nó có những quyền gì? Phôi (embryo),

mặc dù là tự hướng, không tồn tại như một sinh vật tự chủ. Phôi là đối tượng chăm sóc của

người khác. Các cá nhân có trách nhiệm gì trong việc chăm sóc phôi thai của con người? Cộng

đồng có trách nhiệm gì trong việc giúp phôi thai tồn tại và phát triển? Nếu phôi người không

phải là một nhân vị/con người ở những giai đoạn đầu tiên của sự hiện hữu, thì điều đó có nghĩa

ta cần phải xác định thời điểm phôi được phú cho tính người; ở giai đoạn của sự phát triển của

phội, chúng ta phải xác nhận quyền cá nhân? Để có thể cân nhắc kỹ lưỡng câu hỏi, chúng ta

PHÔI NGƯỜI LÀ MỘT NHÂN VỊ[1]

Page 38: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

38

sẽ dựa trên những chứng cứ về sự phát triển con người dựa trên những khám phá của ngành

sinh học, cũng như khái niệm về con người, vì khái niệm này đã được sử dụng qua nhiều thời

đại. Do đó, chúng ta sẽ xem xét:

I. Ý NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ NHÂN VỊ;

II. PHÔI NGƯỜI CÓ THÍCH HỢP NẰM TRONG PHẠM TRÙ HAY XẾP LOẠI THUỘC

VỀ CON NGƯỜI HAY KHÔNG; VÀ

III. XEM XÉT TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC NHẮC TỚI.

Tuy nhiên trước hết, chúng ta cần phải xem xét các khái niệm về tiềm năng, bởi đó là cơ

sở cho những cân nhắc của chúng ta.

Dẫn nhập

Trong cấu trúc triết học mà chúng ta sẽ đề cập đến trong phần diễn giải này, mọi thực tại

đều được chia thành hiện thể và tiềm năng (Act and Potency). Thứ thuộc về hành động (hiện

thể - act) hiện hữu trong hiện tại. Mọi vật hiện hữu trong hành động như là bản thể hay sự kiện

gắn liền với thực thể (substances). Thomists (những nhà triết gia theo quan điểm của Thánh

Thomas Aquinas) có đề cập đến thực thể ở dạng hành vi thứ nhất hoặc hành vi thứ hai. Điều

này nghĩa là một thực thể tồn tại/hiện hữu (hành vi đầu tiên) và thực hiện hành động phù hợp

với bản chất của nó (hành vi thứ hai). Điều thuộc về tiềm năng không có thực trong hành động

hiện tại, nhưng bên trong nó có khả năng được biểu hiện thành hành động, để trở thành điều

mà nó chưa có trong hiện tại.1 Có nhiều dạng thức hữu thể khác nhau trong tiềm năng. Tiềm

năng thụ động có nghĩa là một nhân tố có thể được biểu hiện thành hành động bởi một hữu thể

trong hành động. Ví dụ, một người đàn ông có nước da xanh xao, nhợt nhạt, có tiềm năng sở

hữu nước da rám nắng bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trước khi bị rám nắng, da

ông ta không bị sạm, nhưng lại có khả năng đạt được đặc tính này. Tiềm năng chủ động ngụ ý

rằng một hữu thể trong hành động có khả năng trở thành một hữu thể khác, hoặc có khả năng

hoạt động theo phương thức khác nhờ chính năng lực của nó. Tác nhân biến đổi từ chỗ không

hoạt động thành hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy các hữu thể hoạt động phù hợp với bản chất

của chúng. (Operatio sequitur esse – that beings act in accord with their nature). Một tiềm năng

chủ động có thể xa hoặc gần, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của hữu thể với tiềm năng.

Một bụi hoa hồng có khả năng đâm chồi và ra hoa; vào mùa đông khả năng này là xa, còn vào

mùa xuân thì lại gần. Một hạt ngô/bắp có tiềm năng phát triển thành một cây bắp/ngô lớn với

điều kiện môi trường phù hợp, chứ không phải là một cây sồi. Khi nó vẫn là một hạt ngô, trông

nó không hề giống cây ngô nhưng lại có khả năng phát triển thành cây ngô lớn.

Khái niệm về tiềm năng chủ động có ý nghĩa quan trọng trong thảo luận về phôi người

với vai trò là một nhân vị. Chắc chắn, một phôi không có ngoại hình cũng như hành động giống

Page 39: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

39

một thực thể mà chúng ta thường gọi là người. Nhưng như chúng ta sẽ thấy, nó có tiềm năng

chủ động phát triển thành người trưởng thành, thực thể mà chúng ta vẫn coi là người.

I. THẾ NÀO LÀ MỘT NHÂN VỊ?

Theo quan điểm thần học và triết học Công Giáo, định nghĩa về nhân vị/ con người có

nguồn gốc từ Boethius, một nhà triết học/thần học sống ở thế kỷ thứ 5. Boethius định nghĩa

người là “một bản thể cá nhân có lý tính”.2 Hai thuật ngữ chủ chốt là cá thể (individual) và có lý

trí (rational). Khi nhận xét về định nghĩa này, Thomas Aquinas chỉ ra rằng định nghĩa này phù

hợp với con người, bởi con người có lý trí, nghĩa là, con người “kiểm soát hành động của riêng

mình và không chỉ hành động theo các sự vật khác mà còn hành động theo sáng kiến của riêng

mình”. Ông coi thuật ngữ “người” như là một cái tên đặc biệt dùng để phân biệt các bản thể có

lý trí với các thực thể khác, và rõ ràng việc sử dụng thuật ngữ này dựa trên những đặc điểm nội

tại, chứ không dựa trên quyết định lấy luật pháp hay sự đồng thuận xã hội làm cơ sở. Aquinas

sử dụng thuật ngữ “sự hiện diện dù bé nhỏ của trí óc cũng đủ để quy định nhân vị tính”. Hơn

nữa, theo ông, “cái tên người không thuộc về phần lý tính của tâm hồn hay toàn bộ tâm hồn mà

thuộc về toàn bộ bản chất người”, với thân xác và tâm hồn như là một thể thống nhất. Như

chúng ta sẽ thấy, quan niệm về sáng kiến và lý tính mà Aquinas đưa ra cũng được đưa vào

quan niệm về người, do nó được đa số các nhà triết học và đạo đức sinh học hiện đại sử dụng.

Aquinas cũng sử dụng định nghĩa về người nói trên khi giải thích về Tam vị nhất

thể (Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi - Trinity), nhưng ông nói rằng “từ đó không được sử dụng với

cùng một ý nghĩa Thiên Chúa như là thụ tạo, mà với ý nghĩa cao hơn qua đó chúng ta đặt tên

tạo vật”. Ba Ngôi Thiên Chúa tất nhiên, không phải là đề tài nghiên cứu của chúng ta. Khi

Aquinas sử dụng từ người để chỉ đến con người, ông nhấn mạnh rằng người là thụ tạo bao

gồm vật chất và hình dạng; đó là cơ thể/thân xác và tâm hồn. Người đơn giản là một cái tên cụ

thể dành cho thực thể người, theo sau dạng thức của thực thể người. Khi dạng có lý tính xuất

hiện thì thực thể bị nghi vấn chính là người. Bên cạnh đó, Aquinas cho rằng vật chất và hình

dạng của bất cứ sinh vật sống nào cũng đều phải tương xứng hoặc phù hợp với nhau. Quan

điểm này chính là giả thuyết hình chất luận. Do đó, “sức mạnh tâm hồn cùng với các khả

năng sinh học cần phải tương xứng với nhau”. Điều này có nghĩa là hình dạng phải có khả

năng thực hiện chức năng trong bản chất mà nó thể hiện. Hình dạng của một con hươu cao cổ

sẽ không thể thực hiện chức năng trong cơ thể của một con sư tử. Cũng như hình dạng của

một bông hoa cúc không thể khiến mọi người nghĩ rằng nó mang cơ thể của con gà. Hai khái

niệm về hoạt động có lý tính và khái niệm về vật chất – hình dạng tương xứng với nhau có ý

nghĩa quan trọng, khi chúng ta xem xét phôi ở giai đoạn thụ tinh. Nhu cầu phải đạt được sự phù

hợp giữa vật chất và hình dạng dẫn đến rất nhiều giả thuyết chọn lựa quá trình tiến hóa thành

người bị trì hoãn ngay cả trong thời kỳ hiện đại.

Quan niệm hiện đại về nhân vị tính/ bản vị (personhood)

Page 40: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

40

Từ thời đại Thomas Aquinas cho đến ngày nay là một bước biến đổi khá lớn. Nhưng

chúng ta sẽ không tìm hiểu quá nhiều về lịch sử phát triển quan niệm về con người, mà chúng

ta tập trung vào nghĩa bao hàm và nghĩa biểu hiện của nó trong văn hóa ngày nay. Tư tưởng

ngày nay về quan niệm con người được thành lập dựa trên các bài viết của John Locke. Locke

không quan tâm đến cấu trúc bản thể học của con người, cũng giống như Thomas Aquinas.

Thay vào đó ông tập trung vào các hoạt động liên quan đến việc làm người. Ông định

nghĩa con người là một vật tư duy có ý thức (dù nó được tạo thành từ chất nào, thuộc về

tinh thần hay vật chất, đơn giản hay phức tạp) nhạy cảm hoặc có ý thức về niềm vui và đau

khổ, có thể cảm nhận hạnh phúc và bất hạnh, do đó có thể tự lo lắng cho mình cho đến chừng

mực mà ý thức có thể phát triển”.

Theo sau Locke, nhiều nhà triết học ngày nay, nhất là những người quan tâm đến đạo

đức sinh học, cũng tập trung đặc biệt đến các hoạt động hoặc thuộc tính thể hiện nhân vị tính.

Họ không quan tâm đến thể nền hay bản chất bản thể học của đối tượng có ý thức. Một người

quan sát nói rằng: “Hầu hết các tác giả ngày nay coi ý thức (consciousness) là điều kiện tiên

quyết của nhân vị tính”. Nhưng ngoài ý thức, một số nhà đạo đức sinh học cũng chỉ ra các khả

năng hoặc thuộc tính khác gắn liền với nhân vị tính. Stephen Tooley liệt kê 17 khả năng khác

nhau của nhân vị tính, ngoài ý thức, được các triết gia và các nhà đạo đức sinh học khác đưa

ra. Hầu hết những khả năng này thể hiện nền tảng lâu dài của ý thức, nhưng vì chúng không

liên quan đến nền tảng bản thể học của hoạt động con người, nên các tác giả nói trên không

nghiên cứu bản thể và tiềm năng một cách rõ ràng. Joseph Fletcher, một tác giả người Mỹ nổi

tiếng với cuốn Đạo đức tình huống (Situation Ethics), đã đề cập đến chức năng vỏ não, tự nhận

thức và trạng thái phởn phơ [euphoria] (như ở trẻ em chậm phát triển), và mối quan hệ của con

người như là các tác nhân hợp thành nhân vị tính. Đối với các mục đích của chúng ta, cần phải

nhấn mạnh rằng những khả năng nói trên mang tính bẩm sinh, không phụ thuộc vào tác động

bên ngoài, chủ thể phát triển khả năng qua thời gian. Mặc dù không được quy định trong luật

phát nhưng ý nghĩa của nhân vị tính vẫn được chỉ rõ và được bảo vệ trước luật pháp như là

quyền con người.

Vì vậy, theo mô hình Locke liên kết nhân vị tính với ý thức, có thể một đối tượng sẽ trở

thành hữu thể người mà không phải là một nhân vị, nếu hữu thể người không bao giờ đạt được

hoặc mất đi khả năng ý thức. Một trong những tuyên ngôn nổi tiếng liên quan đến xác tín này

đã được đề xuất bởi một nhà thực dụng người Mỹ khác, đó là Tristam Engelhardt. Ông kiên

quyết rằng: Không phải mọi hữu thể người đều là người (Not all humans are persons –

không phải mọi người đều là bản vị/ngôi vị). Bào thai, trẻ sơ sinh, những đối tượng chậm

phát triển trí tuệ nghiêm trọng, và đối tượng bị hôn mê vô phương cứu chữa, là những ví dụ

cho hữu thể người nhưng không phải con người. Những thực thể đó là thành viên của loài

người, nhưng họ không có chỗ đứng trong cộng đồng đạo đức. Người ta nói đến con người là

nhằm nhận biết những thực thể mà chúng ta có thể biện hộ, khiển trách hay tán dương. Chính

vì lý do này, sẽ là vô lý khi nói đến việc tôn trọng quyền tự chủ của bào thai, trẻ sơ sinh hay

những người trưởng thành chậm phát triển trí tuệ bởi họ chưa bao giờ có lý trí.

Page 41: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

41

Không phải chỉ mình Englehardt đưa ra quan điểm này, mà còn rất nhiều người khác

nghiên cứu trong lĩnh vực đạo đức sinh học cũng chia sẻ quan điểm như thế. Đức Giáo hoàng

Gioan Phaolô II đã nhắc đến luận điểm trên khi đề cập đến việc chăm sóc bệnh nhân trong

tình trạng sống thực vật vĩnh viễn (Permanent Vegetative State - PVS): Đối mặt với những bệnh

nhân trong tình trạng lâm sàng tương tự [in similar clinical conditions] (PVS), một số người đã

nghi ngờ tính bền bỉ của “phẩm chất” con người, như thể là tình trạng sống thực vật lệ thuộc,

dùng để mô tả tượng trưng một tình trạng lâm sàng, có thể hoặc nên được áp dụng với những

người đau yếu như thế. Trên thực tế điều này làm mất đi giá trị và phẩm giá con người. Một

người đàn ông dù bị ốm nặng hay bại liệt khi thực hiện các chức năng cao nhất vẫn luôn luôn là

một người đàn ông, anh ta không bao giờ trở thành “thực vật” hay “động vật” cả.

Các nhà đạo đức sinh học theo truyền thống Công Giáo khi viết, họ không loại trừ nhân

vị/cá vị tính [personhood] từ những con người đã mất “ý thức” vĩnh viễn hoặc chưa bao giờ có ý

thức. Rất nhiều người theo truyền thống Công Giáo hiện sử dụng một cụm từ được chấp thuận

rộng rãi hơn do nhà đạo đức sinh học người Úc Nicolas Tonti-Phillipini đặt ra. Họ coi những

bệnh nhân không có ý thức vĩnh viễn là những bệnh nhân không phản ứng sau hôn mê (Post

Coma Non-responsive Patients - PCNR).

Nói tóm lại, dường như có một hố sâu ngăn cách đáng kể về ý nghĩa của từ “nhân vị -

person” được sử dụng trong truyền thống Công Giáo so với các nhà đạo đức sinh học đương

thời. Liệu có cách nào để bắc một nhịp cầu, hầu khỏa lấp cái hố sâu ngăn cách này không?

Câu trả lời là có. Đạo đức sinh học hiện đại đưa ra quan niệm không thay đổi về nhân vị tính.

Ngược lại, quan niệm của Thomist lại là năng động; nó tạo nên một thực thể đang phát triển,

một cơ thể biến đổi và lớn lên dưới tác động của chính hình dạng của nó. Nếu ai đó muốn lấy

tiêu chuẩn ý thức để quy định nhân vị tính, thì người trưởng thành với các kỹ năng thành thục

sẽ không phải là người lúc đang ngủ. Thế nhưng các nhà đạo đức sinh học đương thời lại thừa

nhận rằng các thuộc tính gắn với nhân vị tính đạt được qua thời gian; cá nhân đạt được ý thức

cũng đồng thời là cá nhân không sở hữu ý thức vào một thời điểm nào đó trong quá khứ, và

rằng “những năng lực cốt yếu của nhân vị tính không cần phải được thực hiện cho con người

để trở thành hiện hữu”. Do đó, tính liên tục có thể quan sát được nơi một người có ý thức ở

điểm là: người trưởng thành đã từng là một đứa trẻ, em bé sơ sinh, thậm chí là bào thai có khả

năng hay tiềm năng chủ động phát triển ý thức. Sau khi đã đạt sự đồng thuận về thuật ngữ

nhân vị tính trên một vài phương diện, bây giờ ta hãy chuyển sang những cân nhắc về phôi

người.

II. PHÔI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN THÀNH NGƯỜI

Kiến thức về quá trình phát triển phôi người đã được gia tăng trong suốt 50 năm vừa

qua. Đối với thế hệ của chúng ta, vốn kiến thức này tăng lên theo hàm mũ [exponentially], chủ

yếu nhờ vào các thiết bị điện tử hiện đại cũng như khả năng tiến hành quá trình thụ tinh trong

ống nghiệm (IVF). Chúng ta sẽ không diễn giải mục đích bằng cách trình bày thông tin sinh học

chi tiết mà là những kết luận được chấp thuận về phôi học. Trên thực tế một vài cách hiểu khác

Page 42: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

42

hẳn nhau về ý nghĩa của quá trình phát triển sinh học về con người vẫn thường được trình bày.

Nhưng các nhà phôi học lại nhất trí về các sự kiện khoa học trong giai đoạn đầu của quá trình

phát triển người. Những phát hiện sinh học dưới đây cũng đạt được sự đồng thuận của các

nhà nổi tiếng về phôi học người:

Thứ nhất, quá trình phát triển người bắt đầu khi tinh trùng kết hợp với trứng. Sự sống

bắt đầu từ thời điểm thụ tinh khi một tế bào, gọi là hợp tử, được hình thành nhờ sự kết

hợp giữa tinh trùng và trứng.

Thứ hai, hợp tử không phải là một nhân người tí hon, (không phải là hình tạo trước của

con người) nhưng lại phát triển theo chiều hướng biểu sinh. Cấu trúc và cơ quan của bào thai

tương lai, trẻ sơ sinh, thiếu niên và người trưởng thành hiện diện tiềm tàng trong tế bào hợp tử.

Thứ ba, hợp tử có đầy đủ tất cả các mã số di truyền (hệ gen người) là cơ sở cho quá

trình phát triển người trong tương lai. Về tiềm năng, hợp tử có chứa mọi thứ cần thiết cho sự

phát triển của bào thai thành người trưởng thành có ý thức. Hệ gen chính là bản thiết kế và

cũng là tác nhân hiệu quả gây ra quá trình phát triển người.

Từ quan điểm hình chất luận [hylomorphism]3, chất liệu của hợp tử tương xứng với mô

thức [form] (tâm linh con người). Chất thể của phôi, là hệ gen, bao gồm 46 nhiễm sắc thể và

vô số gen, phải được kích hoạt nhờ mô thức có khả năng làm sinh động chất thể phù hợp với

tiềm năng của nó. Chúng ta gọi mô thức này là linh hồn con người. Do đó, hợp tử ở thời

điểm thụ tinh không phải là con người tiềm năng, mà là hữu thể người với tiềm năng chủ

động. [the zygote at the time of fertilization is not a potential human being; rather it is a human

being with active potential.]

Khởi đầu của con người với tiềm năng chủ động cho quá trình phát triển trong tương lai

xuất hiện vào thời điểm thụ tinh. Không có một sự kiện đánh dấu nào khác trong quá trình phát

triển hợp tử chỉ cho thấy rằng “hợp tử tiếp nhận khả năng để phát triển sinh học qua các giai

đoạn thai nghén và trở thành một con người trưởng thành.”

Các quan điểm khác biệt với lập luận nói trên cũng không nghi ngờ sự thực hợp tử là

một thực thể sống, nhưng lại đặt ra câu hỏi liệu nó có phải là con người hiện hữu ở những giai

đoạn đầu tiên hay không. Có một sự đồng ý chung cho rằng vào thời điểm trứng thụ tinh [tinh

trùng và trứng phối vơí nhau], hợp tử là một thực thể sống. Nhưng có phải thực thế sống này là

một cá nhân/cá thể hay không? Có một số lên tiếng phản đối việc xác định rằng tính người hay

nhân vị tính, hay tạo hồn, xảy ra vào thời điểm thụ tinh, giữa tinh trùng và trứng, dựa trên ba

nhân tố chính. Đó là:

1. Hầu hết các hợp tử đã được hình thành không thể làm tổ nơi vách của tử cung [nói

cách khác, mặc dù trứng đã thụ tinh, nhưng vẫn không thể làm tổ được]. Tỉ lệ tử vong của các

hợp tử trước khi làm tổ [implantation] ước tính vào khoảng 20% đến 60%; một số người ước

Page 43: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

43

tính có thể cao hơn, đến 80%. Trực giác cho thấy việc khẳng định rằng Chúa tạo ra linh hồn

người cho mỗi hợp tử rồi cho phép nó chết nhanh chóng sau đó, thật là phi lý.

2. Đa thai có thể xảy ra sau khi tế bào hợp tử hình thành. Ví dụ như trong trường hợp

sinh đôi bởi một hợp tử, thì chỉ có một người hay hai người hiện diện khi hợp tử được hình

thành? Nếu như chỉ có một, điều gì xảy ra cho người đó khi người thứ hai xuất hiện? Nếu như

hai người cùng xuất hiện, họ có cùng sống trong một cơ thể hay không? Những người đưa ra

luận cứ này thì có xu hướng thiên về nhân hoá tiệm tiến – delay hominization,4 cho đến thời

điểm khi mà việc đa thai không thể xảy ra, đồng thời sử dụng thuật ngữ “tiền phôi” để chỉ hợp

tử trong những ngày đầu tiên khi được hình thành.

3. Chất thể phải phù hợp với hình thể - The matter must be commensurate with the form.

Để chứng chứng minh rằng chất thể và mô thức tương xứng với nhau, cần có sự hiển thị bề

ngoài của các cơ quan mà nó biểu thị ý thức của con người. Dải nguyên thủy – The primal

streak (mầm sống đầu tiên), khởi nguồn của hệ thần kinh trung ương (Central Nervous

System), ít nhất phải xuất hiện ở những giai đoạn ban đầu để báo trước sự tương hợp giữa cơ

thể người và hình dạng người, chính là linh hồn thiêng liêng.

Sự phản đối đã được giải đáp

Những lập luận phản kháng nhằm kiếm cách lui dần việc khởi đầu sự sống con người

cho đến sau thời điểm các phát sinh thoạt tiên rốt cuộc đã được giải đáp thỏa đáng bởi các học

gỉa khác. Để tiết kiệm thời gian, tôi sẽ trả lời ngắn gọn đối với các lập luận ấy, trích dẫn nguồn

cho các phản biện dài hơn.

1. Liên quan đến số lượng hợp tử được tạo ra ngang qua đó khẳng định sự hiện hữu

của linh hồn con người mà không thông tri với cơ thể trong một khoảng thời gian dài, chúng ta

phải thừa nhận một tình thế khó xử. Rõ ràng, nhiều hợp tử không sống sót, đó không phải là

người kể từ thời điểm tinh trùng kết hợp với trứng. Thông thường sự kết hợp không thành công

do bởi thiếu vắng số lượng nhiễm sắc thể cần thiết. Khi sự kết hợp có kết qủa tạo nên một hợp

tử người nhưng lại không thể làm tổ hay bám được vào vách tử cung, điều này thật khó giải

thích. Đấng Tạo Hóa dường như cung cấp vô số “hạt giống” nhưng chúng lại không bao giờ

sinh hoa kết trái. Hơn nữa, liệu chúng ta có nói rằng khi hơn một nửa số trẻ em bị chết khi sinh

ra, há chẳng phải chúng đã không bao giờ từng là người sống?

2. Trong khi chúng ta chưa hiểu rõ nguyên nhân đa thai, việc sử dụng nó để phản đối về

thời gian phát triển nhân tính hóa [humanization] vẫn chưa có nhiều chứng cứ vững chắc. Đa

thai, ví dụ như sinh đôi cùng một hợp tử, thường xảy ra khi một tế bào toàn năng (totipotent

cell) trong phôi dâu tách ra và phát triển thành một thực thể người khác, quá trình này tương tự

như sinh sản vô tính. Trước khi việc song sinh diễn ra chỉ có một con người hiện diện và con

người này tiếp tục hiện hữu sau khi một con người mới phát triển nhờ sinh sản đơn tính.6 Hơn

nữa, việc sinh đôi cùng một hợp tử cũng có thể diễn ra sau khi thời điểm làm tổ và sau quá

Page 44: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

44

trình hình thành dải nguyên thủy [mầm sống đầu tiên – primitive streak]. Do đó, thuật ngữ

“mầm phôi – pre-embryo” trở nên không thích hợp, nó được coi là “thiếu chính xác và sai lầm

xét về khoa học”.

3. Trên thực tế, chất thể (matter) phải phù hợp với dạng thể (mô thức – form) để sinh thể

phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã cho thấy tỏ tường rằng

chất thể cần thiết cho quá trình phát triển con người là hệ gen trong tế bào hợp tử. Hệ gen

chính là nguyên nhân chủ yếu (bản thiết kế hay chương trình – the blueprint or program) cho

quá trình phát triển của hợp tử trong tương lai, đồng thời cũng là nguyên nhân hiệu quả của sự

phát triển đó. Vì vậy, các giả thuyết ủng hộ tiến trình nhân hóa tiệm tiến (delayed

hominization)7, thường lấy quan điểm của Thomas Aquinas làm bằng chứng, trở nên không

hợp lý. “Hợp tử có phân tử riêng của nó để khởi động và bắt đầu quá trình sản

xuất enzymes 8 cũng như protein [chất đạm] của nó trong sinh sản hữu tính”.

III. Ý NGHĨA

1. Mặc dù rất có thể là linh hồn được phú cho dạng thể người (human form), vào thời

điểm trứng thụ tinh, tuy nhiên, Giáo hội vẫn chưa xác định điều này.

Công đồng Vaticanô đệ nhị tuyên bố: “Sự sống một khi đã được hình thành cần phải

được bảo vệ tối đa; nạo phá thai và tội giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”. Nhưng sau

Công đồng Vaticanô đệ nhị, Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin, sau khi lên tiếng chỉ trích tội phá thai

đã nhấn mạnh rằng: “Tuyên ngôn này hiển nhiển không bàn đến thời điểm khi linh hồn được

phú nhập”.9 Tuy nhiên trong một tài liệu hoàn hảo hơn vào năm 1987, Thánh bộ đi xa hơn một

bước nữa, nhưng vẫn chưa đưa ra được tuyên bố chính xác về thời điểm khi nào thì hồn nhập

vào thể xác. Thánh bộ nói rõ: “những kết luận do khoa học đưa ra liên quan đến phôi người

cung cấp chỉ dẫn giá trị cho việc nhận thức bằng lý trí về sự hiện diện của cá thể ngay từ giây

phút/thời điểm đầu tiên xuất hiện sự sống của con người: làm sao có thể không chấp nhận một

sinh vật người sống mà lại không phải là con người?

Huấn quyền vẫn chưa cam kết rõ ràng với lời khẳng định mang bản chất triết học này”.

Trong Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống (Gospel of Life), Đức Giáo hoàng Gioan

Phaolô II đã kiên quyết khẳng định các tuyên bố trên, nhưng một lần nữa không xác định

chính xác thời điểm khi nào thì phú hồn diễn ra (ensoulment). Liệu Giáo hội có thể xác

định thời điểm khởi đầu sự sống con người, dựa trên nền tảng các chứng cứ triết học

hay không? Những sự thật tâm linh (spiritual truths) khác cũng được định nghĩa dựa trên nền

tảng chứng cứ triết học, ví dụ, họ cho rằng: lý tính và linh hồn của trí tuệ là dạng thể/ hình thế

của cơ thể con người – the rational intellectual soul is the form of human body. Về phần cá

nhân tôi, mặc dù tôi xác tín rằng những sự hiểu biết về triết học đủ để có thể đưa ra xác quyết

Page 45: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

45

việc phú hồn diễn ra ngay giây phút trứng thụ tinh, nhưng tôi thấu hiểu sự e dè – mang tính cẩn

trọng của Giáo hội. Kiến thức sinh học không ngừng phát triển và biến đổi. Mặc dù hiện nay

chúng ta được biết khá nhiều về sự sinh ra của con người, và tất cả những kiến thức này đều

quy hướng cho ta thấy là dạng thức lý trí hiện diện từ thời điểm thụ tinh, nhưng đồng thời vẫn

còn nhiều điều mà chúng ta chưa được biết về hoạt động của linh hồn con người và tiến trình

phát sinh con người.

2. Con người dù không có khả năng thực hiện mọi hành động gắn với người vẫn là con

người. Họ có dáng người, linh hồn người, ít nhất là trong hành động đầu tiên.10 Hình thể này có

lẽ không thể kích hoạt mọi khả năng nơi con người do bất lực thể chất; điều này có nghĩa là nó

không thể thực hiện hành động thứ hai gắn với một số chức năng người. Nhưng nó vẫn có tiềm

năng thụ động, sức mạnh ảo, nhằm thực hiện những hành động nói trên. Tước đoạt luân lý

nhân vị tính từ những con người chậm phát triển về tâm sinh lý hoặc gìa nua, yếu đuối, bệnh

tật là hành động bất công nghiêm trọng.

3. Thai nhi tự bản chất có quyền được sống – đó là quyền cơ bản nhất trong mọi quyền.

Bằng cách nào để bảo vệ và cổ vũ tốt nhất quyền này vẫn là một vấn đề nan giải. Cần phải xác

minh rõ ràng rằng, khởi đầu sự sống của con người không phải là vấn đề tôn giáo mà là vấn đề

thuộc khoa học. Chắc chắn giáo dục phổ thông là cần thiết đối với vấn đề khởi điểm sự sống

con người. Nói cách khác, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là chinh phục trái tim và ý kiến của

con người nhờ giáo dục và thuyết phục để họ hiểu được khi nào thì sự sống con người bắt đầu

cũng như sự sai trái của việc nạo phá thai. Chúng ta có nên đấu tranh để thông qua pháp luật

nhằm phản đối nạo phá thai trước khi có được sự đồng tâm nhất trí nơi xã hội hay không? Đây

là một vấn đề nan giải.

Tại Hoa Kỳ, người dân thường trích dẫn quan điểm của John Courtney Murray, từ sự

hiểu biết của họ về sự khác biệt giữa đạo đức và luật pháp, giữa luân lý cộng đồng (public

morality) và đạo đức cá nhân (private morality); và từ hiểu biết về tự do tôn giáo, các tín đồ

Công Giáo trên nguyên tắc cơ bản từ chối các phương thức áp dụng luật pháp như là công cụ

cưỡng chế để ép buộc toàn bộ các nguyên tắc đạo đức trên cộng đồng trong khi bản thân cộng

đồng không chấp thuận rộng rãi.

Trong khi chúng ta tìm cách cảnh báo mọi người về tội ác nạo phá thai, tôi nghĩ cần phải

ghi nhớ lời của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngài viết:

Những quyết định đi ngược lại sự sống đôi khi nảy sinh từ những tình huống khó

khăn hoặc thậm chí từ các bi kịch về những đau khổ tột cùng, sự cô đơn, hoàn toàn

không có triển vọng kinh tế, tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai. Những tình cảnh như

thế có thể làm giảm nhẹ trách nhiệm chủ quan ở mức đáng kể, cũng như hậu qủa tội ác

kèm theo của những người đã quyết định những điều này, mà tự thân nó là điều

xấu. (John Paul II, “Gospel of Life (Evangelium vitae),” Origins 24.42 (April 6, 1995): n.

18)

Page 46: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

46

Nói cách khác, khi chúng ta cam kết nỗ lực bảo vệ quyền của những trẻ em sơ sinh

chưa chào đời, chúng ta cần nhận thức được rằng, phụ nữ tìm đến biện pháp nạo phá thai

thường là những người cần được giúp đỡ; kết tội không phải là một phương thức mang lại hiệu

quả cao. Bên cạnh đó, chúng ta phải tránh trở thành những người nhẫn tâm, tự cho mình là

công chính khi muốn cải thiện những tệ đoan xã hội.

4. Kiên quyết với quan điểm sự sống con người bắt đầu từ khi thụ tinh và xã hội có trách

nhiệm bảo vệ trẻ em sơ sinh chưa chào đời, điều này không đồng nghĩa với việc sự sống con

người là điều thiện hảo tuyệt đối. Sự sống con người, dù là của đứa bé chưa ra đời, cũng cần

phải được duy trì cho đến khi không thể kéo dài hơn nữa về mặt thể lý. Truyền thống Công

Giáo liên quan đến việc duy trì sự sống đã được triển khai khá đầy đủ; nếu các biện pháp duy

trì và bảo tồn sự sống không mang lại lợi ích và có hy vọng giúp cho bệnh nhân được bình

phục, hoặc áp đặt gánh nặng quá mức, người mang bệnh chí tử hay người ủy nhiệm của bệnh

nhân có thể được phép ngừng áp dụng các biện pháp trị liệu y khoa đó, ngay cả khi hậu qủa

của các quyết định sẽ dẫn đến tử vong. Áp dụng các nguyên tắc này trong trường hợp trẻ sơ

sinh hay trẻ chưa ra đời trên thực tế là đề xuất khó khăn, nhưng một sự thật của lời giáo huấn

của chúng ta không nên qúa nhấn mạnh nhằm để bảo vệ những sự thật khác.

Kết luận

Phôi có phải là một nhân vị không? Dường như không thể có lời nói hai nghĩa ở đây, nói

kiểu nước đôi; câu trả lời cho câu hỏi trên là xác định. Thuyết phục những người cùng thế hệ

với chúng ta chấp nhận sự thực này không phải là công việc dễ dàng. Sự xuất hiện của hợp tử

cũng như việc nó thiếu phát triển thể chất trong những giai đoạn hiện hữu đầu tiên là những lập

luận chính được đưa ra để phủ nhận sự thực nói trên. Nhưng chúng ta cũng đã có những bước

tiến khả quan. Tôi nhớ lại khi phong trào Ủng hộ sự sống diễn ra ở Hoa Kỳ vào giữa những

năm 1970, nhiều người coi bào thai là sự hình thành bất thường trong cơ thể phụ nữ, giống

như ruột thừa vậy. Hiện nay đã có sự đồng thuận chung rằng trẻ em sơ sinh, chưa chào đời,

đang còn ở trong tử cung, sau một hoặc hai tháng, đã có sự sống riêng của nó. Thuyết phục

cộng đồng chấp nhận sự sống bắt đầu từ khi thụ tinh là sự ủy thác và là sứ mạng của chúng ta,

là sự biết ơn của chúng ta đối với nhân loại.

[1] . Chuyển ngữ từ bài viết của Fr. Kevin D. O’Rourke, “The Embryo as Person?” Published in National Catholic Bioethics Quarterly (2006): 241-251. Reposted with permission http://embryoconnection.org/pdf/Orourke-F48.pdf (Accessed 12 June 2015).

VỀ MỤC LỤC

"YÊU THƯƠNG" : THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH

Page 47: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

47

Có thể bạn chưa tin nhưng nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ

nhất không phải là hóa trị hay bất kỳ loại thuốc trị ung thư nào.

Sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiều bệnh nhân từ nhiều quốc gia trên thế giới, Tiến

sĩ David Hawkins - một bác sĩ rất nổi tiếng tại Mỹ cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông

biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không xuất hiện chữ “yêu”, thay vào đó

là “khổ, hận, phiền muộn”.

Điều này có thể khiến nhiều người trong chúng ta không tin nhưng đây là kết luận hoàn

toàn dựa trên cơ sở khoa học. Sau 20 năm nghiên cứu về cơ và vận động học, tiến sĩ Hawkins

đã phát hiện ra “ý nghĩa của thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 đến 1000”.

Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói. Theo đó, những người có

suy nghĩ tiêu cực thường rất hay bị bệnh. Đó là những người có chỉ số rung động dưới 200.

Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn.

Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con

người. TS Hawkins đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau

trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau.

Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị

bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có:

- quan tâm đến người khác,

- giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện,

- bao dung, độ lượng, v.v.

Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.

- Mặt khác, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi

người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số

rung động rất thấp.

Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.Lý giải

cho điều này, tiến sĩ Hawkin cho biết những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác,

tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong quá trình trách móc người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều

năng lượng của họ vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ

bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Tiến sĩ Hawkin cho biết trong cuộc đời

của mình, ông chưa gặp ai có tần số rung động đạt ở mức cao nhất, 1000. Những người mà

Page 48: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

48

ông ấn tượng nhất cũng chỉ đạt mức 700. Năng lượng trong cơ thể họ rất dồi dào. Khi những

người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh.

Lấy ví dụ, như khi bà tu sĩ Teresa lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, không khí cả

hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm

nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và cảm động từ bà.

Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm cho vạn vật trở lên tốt

đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực,không chỉ làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ

trường xung quanh cũng bị xấu đi.

Một trường hợp cụ thể nhất về tác động của tình yêu với các tế bào ung thư chính là

nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản. Khi bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng

chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn.

Cuối cùng, ông quyết định thay đổi tâm trạng và chuyển sang yêu từng tế bào ung thư

trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn

các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ

trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

Kết quả hết sức bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người, toàn bộ

các tế bào ung thư đã không còn nữa. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật

Bản.

Đây chính là bản chất của cuộc sống Thương Yêu

Các nhà khoa học cho biết, căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu

tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ '' yêu thương và được thương

yêu.''

MD Đức Tâm

VỀ MỤC LỤC

BS. Đỗ Hồng Ngọc

Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải

để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó.Thế nhưng có

BIẾT ƠN MÌNH

Page 49: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

49

lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều

gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình,

bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.

Nhiều người lớn tuổi nhìn vào gương mỗi ngày thấy mình già đi với những dấu chân

chim ở đuôi mắt, vết hằn ở khóe miệng, nếp nhăn nhúm ở bàn tay…đã không thể chấp nhận

được mình, đã âu sầu buồn bã, có người phải căng da mặt, bơm xóa vết nhăn hy vọng giữ mãi

vẻ trẻ trung nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi cũng “hiện nguyên hình”, có khi tệ

hơn!Error! Filename not specified.

Xây dựng hình ảnh về chính mình (self image) rất quan trọng. Nếu đó là một hình ảnh

tích cực, nó sẽ giúp cho mình tự tin hơn và từ đó ảnh hưởng đến “môi trường”xung quanh, còn

nếu là một hình ảnh tiêu cực thì sẽ rất không hay.

Có món đồ nào mà xài vĩnh viễn đâu, ngay cả những máy móc tinh xảo được làm bằng

những thứ kim loại tốt nhất. Gần đây thấy trên báo quảng cáo một cái tủ lạnh cũ của Thụy Sĩ

rằng đã được xài đến 20 năm mà vẫn còn chạy tốt.Như vậy nhiều người trong chúng ta có thể

vỗ ngực nói rằng mình đã “xài”đếnsáu bảy chục năm mà hãy còn ngon đó chứ! Vậy ta phải biết

ơn mình nhiều hơn.

Hãy thử xem bộ xương. Cơ thể ta có trên hai trăm cái xương lớn nhỏ được ráp nối với

nhau để thành một khung xương, hoạt động được là nhờ các khớp,cũng đã xài được hằng mấy

chục năm trời mà chẳng phải bơm dầu trét mỡ gì cả. Vậy mà nó vẫn làm việc trơn tru, êm rơ,

chỉ khi ta tích tuổi,lớn tuổi rồi nó mới bị đau nhức chút đỉnh thì cũng phải thôi! Nhiều khi chỉ vì từ

nhỏ ta đã không biết chăm sóc bộ xương đã làm cho nó bị lệch lạc đi như bị vẹo cột sống ở tuổi

học đường, hoặc ăn những thức ăn làm cho các chất hoạt dịch giữa các khớp bị đơ cứng lại.

Ngay ở giai đoạn chấm dứt tuổi dậy thì, bộ xương đã hình thành với khối lượng xương

cố định, chủ yếu là do di truyền nhưng cũng một phần do dinh dưỡng.Nếu biết quan tâm, thì

ngay từ nhỏ đã phải được bồi dưỡng tốt để xương phát triển đầy đủ. Người lớn tuổi dễ bị loãng

xương, dễ bị té ngã, đưa đến gãy xương, trật khớp. Nhìn một cành khô và một cành tươi thì

biết. Cành tươi khó gãy vì vỏ dày, gỗ dai, nếu gãy cũng thường gãy dập; còn cành khô thì vỏ

mỏng, gỗ giòn, khi gãy dễ gãy lọi.Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi, sau tuổi 65, rất dễ bị té

ngã. Nữ dễ bị hơn nam.

Ngoài những chuyện gãy xương, trật khớp, rách cơ, dập phần mềm…còn có những biến

chứng gần xa khác như viêm phổi, loét da, do phải nằm bất động trong một thời gian lâu dài.

Để giảm bớt nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi, cần quan tâm tới môi trường sống của họ. Chẳng

hạn các cầu thang trong nhà sao cho dễ đi, không trơn trợt, bậc thang đều, ánh sáng đầy đủ.

Tuổi gia mắt kém, cảm giác về độ chênh không còn chính xác, phản xạ chậm, cơ thể điều hòa

vận động giảm nên rất dễ té.

Page 50: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

50

Người lớn tuổi vẫn cần phải tích cực vận động – tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao

chẳng hạn – để tăng tính linh hoạt của các khớp và giúp cho cơ duy trì sự dẻo dai. Người ít vận

động hoặc phải nằm một chỗ, tình trạng loãng xương càng xảy ra nhanh. Thuốc lá và rượu góp

phần tăng tốc.Việc sử dụng estrogen để bù đắp phải được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ

bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều đáng để ý là một người khi lớn tuổi bị té ngã một lần thì về

sau thì sợ hãi, ít dám vận động, do vậy mà sự phối hợp giữa thần kinh cơ càng kém, lại càng

dễ bị té ngã những lần sau. Sự bảo bọc quá đáng của người thân trong gia đình càng làm cho

người già thêm mau suy yếu.

Rồi thử xem bộ máy tuần hoàn của ta.Nếu biết rằng mỗi ngày trái tim ta phải co bóp cả

trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu khoảng 7.000kg không ngừng nghỉ, kể cả lúc ta ngủ,

đi vào một hệ thống mạch máu giăng mắc mà chỉ riêng hệ thống vi mạch nếu nối lại đã dài

hàng trăm ngàn cây số (hơn gấp đôi chu vi trái đất) để nuôi cơ thể, ta mới thấy sức hoạt động

của bộ máy tuần hoàn tuyệt vời đến thế nào! Có cái máy bơm nào làm việc liên tục với khối

lượng như vậy hằng bảy tám chục năm trời mà không phải thay pin, không phải chùi rửa gì cả?

Vậy mà chẳng những ta không nhớ, không biết ơn nó, nhiều khi ta còn hành hạ nó, đầu

độc nó, buộc nó nhảy tưng lên với những chất như rượu, trà, cà phê, thuốc lá…Chất nicotine

trong thuốc lá chẳng hạn, chẳng những buộc nó phải làm việc nhanh lên mà còn lại co thắt các

mạch máu nuôi dưỡng nó, làm cho nó bị thiếu dưỡng khí. Ta lại còn đầu độc tinh thần nó bằng

cách luôn rên rỉ “Một trái tim khô, một trái tim mùa đông” hay hất hủi nó: “ngày rời Paris anh đã

để quên con tim”…Thật ra một trái tim bình thường làm việc âm thầm bền bỉ đến nỗi ta tưởng

như không có nó. Lúc nó lên tiếng “nhắc nhở”thì đã rắc rối rồi! Cho nên có một trái tim lành

mạnh thật hạnh phúc mà nhiều khi ta không biết!

Còn mạch máu của ta cũng giống như những ống nước vậy. Khi ống nước còn mới thì

nó dẻo dai, co giản dễ dàng, không có chuyện gì xảy ra, còn ống nước đã cũ thì khô cứng lại,

độ thun giãn kém đi.Ở người cao tuổi, các mạch máu cũng dễ cứng hơn nên huyết áp dễ bị

tăng cao. Huyết áp cao quá có thể gây ra những tai biến. Tăng huyết áp phải được theo dõi

chữa trị đến nơi đến chốn. Bệnh tiểu đường càng làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn mạch. Do

vậy, các nhà chuyên môn đều khuyên ta bớt ăn đường, bớt uống rượu, bớt ăn muối, bớt ăn

mỡ, không hút thuốc…

Rồi thử xem buồng phổi của ta. Đó là nơi ta trao đổi không khí để sống. Người ta có thể

nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười

ngày nhưng không thể nhịn thở quá năm phút.Thiếu oxy (dưỡng khí) chừng năm phút thì các tế

bào não sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được nữa. Có lẽ vì không khí không phải mất tiền mua

nên ta thường coi như không hề có nó. Ta vẫn thở mỗi phút giây mà không nhận thấy không

khí là cần! Có một buồng phổi hoạt động tốt ta chẳng hề quan tâm, thậm chí chẳng hề biết đến

nó, cho đến lúc nó khò khè có cử thì lúc đó ta mới thật sự hốt hoảng.

Page 51: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

51

Nói chung chúng ta thường không biết thở, không thèm thở, nhất là những lúc làm việc

hăng say gần như quên thở hoặc những lúc có những cảm xúc mạnh như lo lắng, giận dữ ta

cũng thường quên thở, nín thở. Thở là một phản xạ tự động nhưng ta lại có thể kiểm soát được

hơi thở, nhịp thở, khác hẳn với các cơ chế tự động khác như của quả tim, mạch máu, dạ dày,

gan ruột…hoạt động hoàn toàn ngoài ý muốn của ta. Cho nên ta có thể luyện thở được.

Buồng phổi của ta có khoảng 300 triệu phế nang, trải rộng ra ta có một diện tích rộng

hơn 80m2, lớn hơn một phòng học. Mỗi khi ta hít phải không khí ô nhiễm bụi khói, vi khuẩn, thì

lớp không khí ô nhiễm đó sẽ tràn ngập lên toàn bộ diện tích của phế nang. Khi còn là những lá

phôi thì phổi và da có cùng nguồn gốc, do vậy mà sau này khi gặp lạnh tự nhiên ta sinh ra ho

hen, đặc biệt người cao tuổi dễ bị viêm phổi do lạnh. Hệ thống hô hấp không chỉ có phổi mà

còn có mũi, họng, thanh quản, khí quản cùng các cơ hô hấp mà cơ hoành là cơ trọng yếu nhất.

Ở mũi chúng ta chẳng hạn có một hệ thống mao mạch dày đặc để sưởi không khí, làm

cho không khí ấm lại trước khi vào phổi.Gặp lạnh, ta sẽ bị ách xì, sổ mũi, nghẹt mũi vì các mao

mạch trương nở. Không phải vô cớ mà người lớn tuổi thường khoác một chiếc khăn quàng cổ

khi ra đường vì khi gặp lạnh chiếc khăn quàng sẽ giúp làm ấm mũi.

Những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sáng suốt, làm việc không biết mệt là những

người biết…thở. Họ có những phương pháp “bì truyền”thường được gọi là dưỡng sinh, khí

công, thiền, yoga…Có khi ta còn nghe được những câu có vẻ huyền bí như “đưa hơi xuống

huyệt đan điền…”Thực ra không có gì là bí hiểm cả mà hoàn toàn có cơ sở sinh học. Ta biết cơ

hoành là cơ hô hấp chính nằm vắt ngang giữa bụng và ngực, “phụ trách” 80% khối lượng hoạt

động hô hấp. Cơ hoành di chuyển lên xuống như một cái piston trong lồng ngực làm cho buồng

phổi nở rộng hoặc thu hẹp thể tích. Do vậy khi ta hít sâu thì cơ hoành bị đẩy xuống đến

tận…dưới rún, nơi được gọi là huyệt đan điền hay khí hải.

Như vậy “đưa hơi xuống huyệt đan điền” thực chất là hít sâu đẩy cơ hoành lên xuống

mạnh hơn, cơ hoành di chuyển rộng hơn, nhờ đó sự thông khí sẽ tốt hơn. Càng lớn tuổi cơ

hoành càng làm biếng, nên người lớn tuổi cần luyện thở, tập dưỡng sinh, thì cơ hoành mới làm

việc tốt hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho họ dễ mệt

mỏi, hụt hơi, cũng như bệnh giãn phế quản làm cho họ khạc rất nhiều mỗi sáng. Ngày càng có

nhiều người bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Nhiều người già bị lao là nguồn lây bệnh trong gia

đình mà không biết.Giữ môi trường trong sạch, tạo nhiều cây xanh bóng mát, gần gũi với thiên

nhiên, tập thở đúng phương pháp, tránh thuốc lá..là những cách tốt nhất để biết ơn buồng phổi

của ta vậy.

Lý Lập Ông, thế kỷ XVI, viết trong Nhàn tình ngẫu hứng: “Xét cơ thể con người, tai mắt

mũi, tay chân, thân thể hết thảy đều cần thiết…chỉ có hai cái không cần thiết mà trời phú cho ta

là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của loài người từ xưa tới nay. Có cái

Page 52: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

52

miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những

mưu mô gian trá, mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”.

Lâm Ngữ Đường có lẽ cũng đống ý như thế nên ông cũng viết: “Chúng ta có một cái bao

không đáy gọi là bao tử…Nó ảnh hưởng đến văn mình của nhân loại…Các hội nghị quốc tế

căng thẳng đến thế nào, tới giờ cũng dừng lại để ăn….”. Rồi ao ươc: “Nếu con người có được

cái diều như diều chim, có cái dạ dày của loài nhai lại chắc là không có tình trạng hiếu chiến,

tàn ác vì loài ăn cỏ, ăn hạt đều hiền lành, loài ăn thịt đều hiếu sát”. Ông cũng đưa ra một nhận

xét thú vị: “Gà trống cũng thường đá nhau nhưng không phải vì thức ăn mà vì gà mái. Con

người mà có cái diều như gà thì chỉ còn những cuộc chiến nho nhỏ chứ không phải cần đến

chiến tranh lớn để xuất cảng đồ hôp” . (Sống đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê). Thật tội nghiệp

cho cái “bao không đáy” còn gọi là bao tử hay dạ dày của chúng ta!

LÂM NGỮ ĐƯỜNG

Đó là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, đảm nhận việc “nạp năng lượng”để ta

duy trì sự tồn tại và hoạt động suốt cả cuộc đời. Cái bao không đáy đó thực ra nó đã phải làm

việc căng thẳng vất vả, co bóp, nhào nặn thức ăn thức uống suốt ngày đêm để cung cấp cho ta

những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống. Nó làm việc âm thầm không hề kể công, hoàn

toàn ở ngoài ý thức của ta vì khi nó nhào nặn co bóp như vậy ta không hề hay biết.

Để tiêu hóa được thức ăn, dạ dày phải tiết ra một chất acid mạnh mà nếu không khéo tự

bảo vệ mình thì acid này sẽ tiêu hóa ngay chính bản thân nó, làm cho nó lở loét tùm lum mà ta

gọi là loét bao tử (loét dạ dày). Thường nếu có lở loét thì dạ dày cũng âm thầm tự băng bó lấy

cho mình, đến khi quá lắm thì mới kêu ca, lên tiếng, lúc đó ta có cái gọi là đau bao tử.

Nói chung ít khi ta thượng hại cái dạ dày của mình đừng nói chuyện biết ơn nó, trái lại ta

sẵn sàng nhồi nhét vào đó càng nhiều càng tốt từ thịt cá voi đến rắn mối, thằn lằn, tác kè, chuột

bọ, cào cào, châu chấu, nghêu sò ốc hến…Ta cũng sẵn sàng đổ vào hằng lít rượu đế, whisky,

hằng két bia và vô số những chất độc hại khác như…thuốc trừ sâu, giun đầu gai v.v..Để ý một

chút, ta thấy hệ tiêu hóa là một cái ống cơ dài từ miệng đến hậu môn, phình ra chỗ này, thắt lại

chỗ kia để trở thành thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…Thức ăn thức uống đi xuyên qua cái

ống đó là đã đi bên ngoài cơ thể, mà các bộ phận được phân công cắt xé, nghiền, nhồi trộn,

nhào nặn, chuyển hóa, hấp thu..để đưa vào cơ thể sử dụng.

Cả một bộ máy làm việc quần quật liên tục không mệt mỏi như vậy mới có thể đáp ứng

nhu cầu năng lượng của cơ thể hằng ngày. Ta không thể tưởng tượng rằng mỗi ngày có hơn

cả lít nước bọt được tiết ra là nhằm giúp cho miệng không bị khô, hôi và giúp tiêu một phần

thức ăn. Ở người lớn tuổi, nước bọt tiết ra ít đi nên dễ bị đắng miệng, khô miệng, ăn không

ngon.

Page 53: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

53

Hệ thống nhung mao ở ruột non ngoằn ngoèo nhiều lớp có tổng diện tích lên đến

250m2, bằng cả cái sân quần vợt, để hấp thu các dưỡng trấp nuôi cơ thể trôi qua, với các tế

bào hùng hục hoạt động ngày đêm để trao đổi chất, với vô số vi sinh vật li ti sản sinh ra các

men tiêu hóa, các vitamin. Gan đổ mật vào ruột, tụy tạng tiết men và insulin mà nếu thiếu nó ta

sẽ bị bệnh đái đường. Bất cứ có một trục trặc gì trên cái ống đó đều gây ra những rắc rối đáng

tiếc như bị tắc nghẽn đâu đó chẳng hạn. Một người bị bón thường xuyên cũng làm cho cái ống

bị nghẹt, dẫn đến hôi miệng, ăn mất ngon, ngủ không yên.

Lâm Ngữ Đường có một nhận xét khá thú vị:“Đối với tôi, hạnh phúc trước hết là vấn đề

tiêu hóa. Ruột ta mà vận động điều hòa thì ta hạnh phúc, không thì ta khổ sở. Sự tình chỉ có

vậy thôi!”. Mà thật, cứ thấy người nào mặt mày lúc nào cũng cau có, nhăn nhó, khó chịu đăm

đăm…thì chắc là đã bị bón hoặc trĩ kinh niên rồi! Người lớn tuổi cũng cần phải được cung cấp

năng lượng đầy đủ, cần tránh béo bệu nhưng cũng phải tránh cả suy dinh dưỡng – chủ yếu là

do thiếu chất đạm.

Cũng không nên quá sợ Cholesterol vì có loại cholesterol tốt cần cho cơ thể. Nên dùng

dầu thực vật. Các vitamin được cung cấp từ thức ăn như rau quả, trứng, đậu, cà rốt, rau

muống, gấc…Để giữ khẩu vị được ngon vừa ý, cần thêm những gia vị mà người có tuổi vẫn

quen dùng như tỏi, tiêu, ớt. Không nên kiêng cử quá đáng làm cho ăn mất ngon. Đậu nành có

lẽ là một thứ thức ăn lý tưởng vừa cung cấp đạm thực vật lại có chất phytoestrogen là một loại

kích thích tố nữ rất tốt để làm giảm tốc độ lão hóa.

Một bữa ăn gia đình đông vui có con cháu sum vầy thì dù là rau muống, kho quẹt, đậu

hủ…cũng đem lại nhiều chất bổ dưỡng cả về tinh thần lẫn năng lượng cho người lớn tuổi. “Hãy

cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Lâm Ngữ Đường nói loài người có hai

hạng, hạng ăn rau và hạng ăn thịt. Hạng ăn rau càng đông thì càng dễ có…hòa bình trên thế

giới.

Rồi cái bọng đái nữa chứ. Phải bí đái một lần mới biết “giá trị”của cái bọng đái, mới biết

ơn vô cùng khi có một cái bọng đái hoạt động bình thường, biết lúc nào thì phải chứa đựng, lúc

nào thì phải co bóp, lúc nào thì mở cơ vòng và lúc nào phải đóng chặt lại. Thật là tai hại khi ở

tuổi cao, cơ vòng bắt đầu hoạt động không tốt nữa, lúc cần đóng chặt thì nó lại mở ra, đặc biệt

ở phụ nữ có tuổi.

Ở đàn ông, tuyến tiền liệt có thể phình to thành bướu chặn nghẹt đường lưu thông của

nước tiểu, lúc cần tiểu lại tiểu không ra. Lại phải mổ, phải nong. Một kích thích quá mạnh như

cười to, ho tràng dài hoặc vận động nhiều quá, cũng dễ bị đái són. Thuốc an thần, thuốc lợi tiểu

sẽ làm cho đái són xảy ra thường xuyên hơn. Nói chung nếu tìm được nguyên nhân thì chữa trị

không khó, đừng lúc nào cũng cholà tâm thần rồi bỏ mặc. Nên tập đi tiểu có giờ giấc, đừng đợi

quá căng. Các loại tả lót thấm hút có thể dùng rất tiện cho người già khi đi lại tàu xe.

Page 54: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

54

Cũng cần chú ý sắp xếp chỗ đi đại tiểu tiện sao cho thuận lợi, dễ đi, có đủ ánh sáng.

Người mình thường coi chỗ tiểu tiện (toilet) như là một chỗ dơ bẩn xấu xí nên thường đặt ra

phía sau nhà, xa nhà, trong khi đó thực ra toilet là một nhu cầu quan trọng của con người nên ở

những khách sạn lớn, người ta bố trí toilet ngay trước phòng khách, sạch sẽ và thơm tho.

Mắt là giác quan quan trọng nhất của con người. Chăm sóc mắt là biện pháp nâng cao

chất lượng cuộc sống. Có một quyển sách mà tác giả là một người mù, viết với lời tựa là “Nếu

tôi được một ngày sáng mắt”! Những người bình thường có đôi mắt sáng nhiều khi không biết

quý. Thử sống một ngày bịt kín hai mắt lại thì mới đánh giá được chất lượng cuộc sống nhờ đôi

mắt.

Già thì mắt phải yếu đi, cảm giác về độ đậm cũng kém, thích nghi với bóng tối chậm và

nhìn cố định không nét.Thủy tinh thể diều tiết kém nên không nhìn gần được, điều này ảnh

hưởng chất lượng cuộc sống rất rõ, vì làm gì cũng phải đeo kiếng. Những nguyên nhân gây mù

thường gặp là mắt hột, quáng gà, đục thủy tinh thể (cườm khô), và cườm nước (glaucoma).

Theo Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO), người mù vì cườm khô đã chiếm hơn 40% số người

già bị mù. Chín phần mười các trường hợp cườm khô là do tuổi già, cơ thể suy yếu; số còn lại

là do các bệnh tiểu đường, chấn thương, suy dinh dưỡng…

Khi thấy mắt bị mờ dần, có đốm đen bay bay rồi cố định lại một chỗ, không đau nhức,

không đỏ, tưởng là kính không đúng độ mà đo kính nào cũng không vừa thì phải nghĩ đến

cườm khô. Hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa được cườm khô, chỉ có cách là phải mổ để thay

thủy tinh thể đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo hoặc đeo kính để điều tiết. Hiện nay có những

kỹ thuật mới để mổ cườm khô, đặt thủy tinh thể nhân tạo rất tiện lợi. Sau mổ, bệnh nhân có thể

sinh hoạt lại bình thường ngay.

Riêng cườm nước là một bệnh hết sức nguy hiểm vì dẫn đến mù lòa. Nếu được phát

hiện sớm thì có thể tránh được mù. Bệnh cườm nước cấp tính gây nhức đầu dữ dội, có khi

nhức nửa đầu kèm theo ói mửa, mắt đỏ, căng cứng, con ngươi nở lớn. Trường hợp này phải

đến ngay bệnh viện có chuyên khoa mắt. Dạng cườm nước mạn tinh tiến triển âm thầm, chỉ

thấy hơi đau mắt, xốn mắt, mỏi mắt và mờ dần. Nhiều người tưởng tại mình có tuổi nên mắt

kém, không đo nhãn áp để chẩn đoán kịp thời.

Người lớn tuổi cũng thường nghe kém, lãng tai. Lãng tai một chút cũng hay, khỏi phải

nghe những lời nói xấu mình! Cái gì khoái thì nghe không thì thôi.Từ 65 tuổi trở đi có hơn một

phần ba số người bị lãng tai. Nghe kém sẽ làm cho việc truyền thông khó khăn hơn, có thể gây

nguy hiểm trong giao thông, đi lại. Ngày nay có những dụng cụ trợ thính dễ sử dụng và rẻ. Ở

các nước phát triển cứ ba người có tuổi thì một người mang máy điếc, nhờ đó họ có thể giao

tiếp tốt hơn và tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp họ cảm thấy sảng khoái, không bị coi là

tàn phế nữa.

Page 55: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

55

Ở ta, nhiều người không ưa máy điếc vì nó ồn ào lại làm cho ta nghe rõ những “sự thật

đau lòng”. Một vở kịch kể chuyện hai vợ chồng già, ông nói gà bà nói vịt nhưng rất hạnh phúc

bên nhau, đến khi các con hiếu thảo gởi về cho mỗi người một cái máy điếc thì bắt đầu cãi vã

nhau suốt ngày. Cuối cùng cả hai phải liệng cái máy điếc vào sọt rác!

“Chúng ta không chăm sóc bản thân mình mà để cho cơ thể làm việc đến hao mòn, vì

vậy nó dễ bị hư hỏng sớm.Khi chúng ta còn khỏe mạnh, còn sung sức, thì chúng ta bóc lột

ngay chính bản thân mình,bóc lột các bộ phận trong cơ thể, bóc lột những khả năng của mình

mà không hề cân nhắc, không hề nghĩ tới hậu quả.Ở lứa tuổi 50 tôi vẫn chưa chú ý lắm đến

sức khỏe của mình…” Viện sĩ Misculine 90 tuổi viết như thế. Hiện nay mỗi sáng ông chạy bộ,

tập thể dục đều đặn, chơi quần vợt, ăn uống điều độ. Ông nói “Tôi cảm thấy 30 năm trước đây

tôi đã già yếu hơn nhiều so với bây giờ”!

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc

VỀ MỤC LỤC

Thực phẩm mà con người tiêu thụ đều là những hợp chất phức tạp. Chúng cần được cơ

thể phân hóa thành những chất đơn giản hơn để ruột có thể hấp thụ rồi đưa vào máu chuyển

tới các tế bào. Ở tế bào, chúng sẽ cung cấp năng lượng và vật liệu thích hợp để duy trì sự

sống.

Tiến trình này bao gồm sự tiêu hóa, sự hấp thụ và sự chuyển hóa thực phẩm.

Sự tiêu hóa là quá trình phân hóa thực phẩm thành dạng mà tế bào có thể hấp thụ và đồng

hóa được

Sự hấp thụ là quá trình đưa chất dinh dưỡng từ bộ máy tiêu hóa sang hệ tuần hoàn, để rồi

từ đó được phân phối tới các tế bào hoặc dự trữ trong cơ thể.

Sự chuyển hóa là quá trình chuyển các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa thành năng

lượng và vật liệu để cấu tạo tế bào.

Sự tiêu hóa thức ăn chầm dứt khi những chất bã của thực phẩm sau tiến trình tiêu hóa

được đưa ra khỏi cơ thể.

Bộ máy tiêu hóa.

SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN

Page 56: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

56

Nói một cách tổng quát, bộ máy tiêu hóa có nhiệm vụ tiếp nhận thực phẩm và làm thay đổi

cấu trúc thực phẩm về cả hai mặt vật lý và hóa học, sao cho thực phẩm trở thành những dạng

mà cơ thể sử dụng được.

Sự thay đổi cấu trúc vật lý được thực hiện chủ yếu ở miệng nhờ vào hoạt động phối hợp

của răng, miệng và lưỡi. Trong khi đó, sự thay đổi cấu trúc hóa học được thực hiện nhờ vào tác

dụng của các diếu tố (enzym), môi trường acid, mật và nhiều chất hóa hoc khác.

Diếu tố là những hợp chất đạm có khả năng làm thay đổi tính chất hóa học của một chất

khác trong khi bản thân nó không thay đổi. Có nhiều loại diếu tố, mỗi loại có tác dụng với một

chất dinh dưỡng nhất định. Chẳng hạn, loại diếu tố chuyển hóa chất đạm thì không có tác dụng

gì với tinh bột, đường. Diêu tố được tiết ra từ 4 cơ quan chủ yếu là các tuyến nước miếng trong

miệng, dạ dày, tụy tạng và ruột non.

Bộ máy tiêu hóa là một ống chạy dài từ miệng xuống hậu môn, dài khoảng 8 mét. Khởi đầu

từ miệng, tiếp đến là thực quản, dạ dày, ruột non, ruột gia, trực tràng và hậu môn. Dọc theo ống

là các bộ phẫn hỗ trợ tiết ra dịch tiêu hóa như tuyến nước bọt, túi mật, gan, tụy tạng

Như vậy, lần lượt, thực phẩm sẽ đi qua các bộ phận sau đây:

1- Miệng .

Miệng có ba chức năng chính: tiếp nhận thực phẩm, nhai thực phẩm cho nhuyễn nhỏ và

khởi sự việc tiêu hóa tinh bột.

Nước miếng giữ vai trò quan trọng trong các chức năng của miệng. Nước miếng được tiết

ra từ ba đôi tuyến nước miếng trong miệng, tổng cộng mỗi ngày khoảng 1,5 lít.

Trong nước miếng có diếu tố amylase có tác dụng phân hóa carbohydrat. Nước miếng còn

chứa mucin tạo thành độ nhớ của nước miếng, làm các phần tử thực phẩm sau khi nhai sẽ

quyện lại với nhau thành cục và trơn, dễ nuốt. Ngoài ra nước miếng còn có khả năng bảo vệ

niêm mạc miệng và tiêu diệt một số vi khuẩn có thể gây nhiễm độc cho răng, miệng.

Răng và lưỡi có vai trò rất quan trọng ở giai đoạn này. Răng giúp nhai nghiền thực phẩm.

Lưỡi đưa đẩy, nhào trộn thức ăn để giupp răng nhai nghiền tốt. Các nụ vị giác của lưỡi giúp

phân biệt vị thức ăn và góp phần tạo ra sự kích thích quá trình tiêu hóa. Chuyển động của lưỡi

cũng tạo thành phản xạ nuốt thức ăn xuống thực quản sau khi đã được nhai nhuyễn

2. Thực quản

Page 57: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

57

Thực quản là một ống có chức năng chuyển thực phẩm và nước uống xuống bao tử mà

không tham dự vào sự tiêu hóa. Trong thực quản, thực phẩm được di chuyển nhờ các sóng

nhu động (peristalsis) tạo ra bởi sự co bóp luân phiên nhịp nhàng của các cơ thành thực quản

từ trên xuống dưới. Thực quản có chiều dài khoảng 25 cm.

3- Bao tử

Bao tử là nơi tiêu hóa thức ăn nhưng cũng là nơi dự trữ thức ăn tạm thời. NHờ có vai trò

dự trữ này nên chúng ta chỉ cần ăn mỗi ngày ba lần, cho dù cơ thể liên tục cần được cung cấp

dinh dưỡng.

Các tế bào riêng biệt trong bao tử tiết ra nhiều hóa chất khác nhau nhưng hòa lẫn với nhau

gọi là dịch vị bao tử.

Thành phần chính của dịch vị bao tử là:

-Acid hydrochloric, một acid rất mạnh có thể làm mềm các mô liên kết của thức ăn và để

tiêu diệt vi sinh vật có hại;

-Diếu tố pepsin, một loại men có tác dụng phân hóa chất đạm;

-Yếu tố nội tại glycoprotein cần thiết cho sự hấp thụ sinh tố B12;

-Ngoài ra còn có lipase giúp phân hóa chất béo thành acid béo và glycerol; gastrin giúp

nhồi thức ăn thành khối chất nhão; chất nhờn mucous để bảo vệ niêm mạc dạ dầy. Nếu không

có chất nhờn, acid sẽ ăn mòn niêm mạc, đưa đến loét bao tử.

Mỗi ngày có chừng 2000 tới 2500 phân khối dịch vị bao tử được tiết ra.

Thời gian lưu lại trong bao tử của mỗi loại thực phẩm không giống nhau, thường là từ 1

đến 4 giờ. Các thực phẩm thuộc nhóm carbohydrates (tinh bột, đường) có thời gian lưu lại bao

tử ngắn nhất, tiếp đến là nhóm các protei (chất đam) và lau nhất là nhóm lipid (chất béo). Ngoài

ra, thức ăn lỏng cũng tiêu hóa mau hơn thức ăn đặc. Nước uống hầu như chỉ lướt qua bao tử

để xuống ruột.

Ở đoạn nối thực quản với bao tử có cơ vòng tâm vị để ngăn thực phẩm đã vào bao tử

không đi ngược lên thực quản. Ở đoạn nối giãu bao tử với tá tràng có cơ vòng môn vị để ngăn

thực phẩm đã chuyển vào tá tràng (duodenum) không đi ngược vào bao tử.

4-Ruột non

Page 58: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

58

Ruột non có chiều dài kéo thẳng ra đến khoảng 6 mét. là bộ phận dài nhất của bộ máy tiêu

hóa. Tuy nhiên, do các nếp gấp của ruột nên ruột một người còn sống chỉ đo được khoảng 3

mét. Đoạn đầu của ruột non là tá tràng, dài 25 cm, là nơi mà từ 90 - 95 % thực phẩm được hấp

thụ.

Ruột non tiếp nhận thực phẩm ở dạng đang được chuyển biến. Tế bào ruột non tiết ra

nhiều diếu tố để phân hóa chất đạm và tinh bột. Riêng các chất béo được chuyển hóa nhờ có

mật từ gan đưa vào. Các diêu tố khác như trypsin, chymotrypsin, lipase, amylase, nuclease từ

tụy tạng cũng được đưa vào ruột non để hỗ trợ sự chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Trung bình, quá trình sự tiêu hóa ở ruột non kéo dài khoảng từ 3 tới 10 giờ.

5- Ruột già.

Ruột già dài khoảng 1,5 mét, là nơi hấp thụ nước, muối khoáng và một số sinh tố. các sinh

tố được vi sinh vật sản xuất tại ruột già gồm có sinh tố K, sinh tố B 12, sinh tố B1 (thiamine),

sinh tố B2 (riboflavine).

Ruột già và trực tràng không tiết ra diêu tố, không tham dự trực tiếp vào việc phân hóa

thực phẩm mà chỉ hút giữ nước và các chất điện phân. Đây cũng là nơi lưu giữ chất bã trước

khi thải ra khỏi cơ thể

Thành phần của phân có khoảng 75% nước, 25% chất đặc. Trong chất đặc có khoảng

35% là xác của vi sinh vật;, 20 tới 40% là chất vô cơ và mỡ, 2% đến 3% là chất đạm. Phần

còn lại là chất xơ, tế bào chết, mật....

6-Gan.

Gan là cơ quan hỗ trợ cho sự tiêu hóa thức ăn và có nhiều vai trò rất quan trọng.

Gan chuyển hóa các chất dinh dưỡng, làm thay đổi cấu trúc hóa học của chúng thành

những chất thích hợp hơn để tế bào có thể sử dụng. Một số chất dinh dưỡngsau khi được

chuyển hóa được chính gan sử dụng, một số khác được dự trữ ở gan để chuyển sang máu khi

cơ thể có nhu cầu.

Một cách cụ thể, gan có các nhiệm vụ sau đây:

a-Dự trữ đường đơn glucose dưới dạng glycogen. Khi mức độ đường trong máu xuống

thấp hơn mức bình thường thì tế bào gan chuyển glycogen trở lại thành glucose và đưa vào

máu.

Page 59: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

59

b- Tổng hợp lượng đạm thừa mà cơ thể không hấp thụ được thành dạng ure. Ure sẽ được

chuyển sang máu và thận sẽ bài tiết ra ngoài theo nước tiểu.

c- Tổng hợp các protein huyết tương như albumin, globulin và các yếu tố làm đông máu.

d- Chuyển hóa chất đạm, carbohydrates và chất béo, khiến chúng được các tế bào sử

dụng hữu hiệu hơn

e- Sản xuất mật , rất cần thiết cho sự chuyển hóa chất béo. Mật được chứa trong túi mật và

được chuyển sang ruột tá khi cần, như để tiêu hóa chất béo.

g-Tham gia quá trình tạo hồng cầu mới qua việc sản xuất globin, một trong hai yếu tố tạo

thành huyết cầu tố (hemoglobin)

g- Hủy hoại các hồng huyết cầu già nua, chuyển hòa hemoglobin thành bilirubin rồi thải ra

trong phân.

h- Giải độc cho cơ thể bằng cách phân hủy, vô hiệu hóa một số chất có hại, chẳng hạn như

lượng cồn trong máu (alcohol) và một số chất độc có trong các loại thuốc trị bệnh.

i- Dự trữ một số sinh tố và khoáng chất (sắt...)

7-Tụy Tạng

Tụy tạng tiết ra một số diêu tố như lipase để tiêu hóa chất béo; amylase để chuyển hóa tinh

bột thành đường; trypsinđể phân hóa protein thành những phần tử amino acid có cấu trúc đơn

giản hơn.

Trong điều kiện bình thường thì từ 92 tới 97% thực phẩm ăn vào được tiêu hóa và hấp

thụ. Nước, sinh tố, khoáng đường đơn (monosaccharides), rượu được hấp thụ trong tình trạng

nguyên thủy. Đường đa, chất béo, đạm đều được chuyển sang dạng giản dị hơn để dễ hấp thụ.

Diễn tiến sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng

1-Carbohydrates.

Sự tiêu hóa bắt đầu từ miệng, với diêu tố amylase của nước miếng. Tinh bột được chuyển

hóa thành dextrine và maltose.

Page 60: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

60

Ở bao tử, diêu tố amylase tiếp tục chuyển tinh bột thành phân tử đơn giản hơn, nhưng sự

tiêu hóa ở trong ruột non mới đáng kể.

Ở tá tràng, dưới tác dụng của amylase từ tụy tạng, tinh bột chuyển thành dextrin,

maltose, rồi diêu tố maltase ở ruột chuyển maltose ra glucose.

Glucose và các đường fructose, lactose theo các mạch máu nhỏ ở ruột vào động mạch rồi

được đưa đến gan. Một số glucose từ gan được chuyển tới tế bào, một số được dự trữ trong

gan và cơ tdưới dạng glycogen. Các đường fructose và lactose cuối cùng cũng chuyển hóa

thành đường glucose.

Một số carbohydrates như chất xơ, cellulose không được tiêu hóa và được thải ra theo

phân. Động vật nhai lại có thể tiêu hóa cellulose, chất xơ nhờ tác dụng của vi khuẩn trong bộ

máy tiêu hóa của chúng.

2-Chất đạm

Bao tử là chặng đầu tiên tiêu hóa chất đạm, nhưng chỉ tiêu hóa được một phần rất ít. Đa

số chất đạm được tiêu hóa ở tá tràng. Dưới tác dụng của diêu tố trypsin từ tụy tạng, chất đạm

được biến đổi thành các phân tử amino acids rồi theo đường máu đến gan và được dự trữ

trong gan. Hầu hết chất đạm tiêu thụ đều được hấp thụ ở ruột non, chỉ có khoảng 1 % thất thoát

ra ngoài trong phân.

3-Chất béo.

Cũng như chất đạm, hầu hết chất béo đều được tiêu hóa ở ruột non, nhất là trực tràng

dưới tác dụng của diêu tố lipase từ bao tử và tụy tạng. Sau khi tiêu hóa, chất béo được chuyển

sang máu dưới dạng acid béo và cholesterol. Dịch mật từ gan cũng góp phần quan trọng trong

quá trình tiêu hóa chất béo.

4-Các chất dinh dưỡng khác.

Sinh tố, khoáng và nước được hấp thụ ở ruột. Mỗi ngày có khoảng 8 lít nước được thẩm

thấu qua lại từ ruột để giữ cho chất dinh dưỡng ở trong tình trạng dung dịch loãng. Sinh tố cũng

được hấp thụ nguyên dạng từ ruột. Sự hấp thụ của khoáng phức tạp hơn qua sự chuyên tchở

chọn lọc của các protein và albumin.

Sự Hấp thụ.

Page 61: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

61

Sự hấp thụ là quá trình trong đó các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa được ruột non hấp thụ và

chuyển sang máu để đưa vào tế bào. Chất dinh dưỡng gồm có: glucose từ carbohydrates,

amino acid từ chất đạm, acid béo và glycerols từ chất béo.

Sự chuyển hóa.

Chuyển hóa là quá trình hóa học trong đó chất dinh dưỡng được biền đổi sang các vật liệu

để cấu tạo, nuôi dưỡng tế bào và sản xuất năng lượng cho các nhu cầu của cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong thức ăn gồm có các nhóm chất đạm, chất béo và

carbohydrat. Mỗi nhóm có chức năng khác nhau trong việc nuôi dưỡng cơ thể nhưng tất cả đều

cho năng lượng. Sinh tố, muối khoáng và nước không cho năng lượng nhưng lại cần thiết cho

sự chuyển hóa.

Ngoài năng lượng, sự chuyển hóa cũng tạo những cặn bã không tốt cho cơ thể và cần

được thải ra ngoài.

Sự chuyển hóa diễn ra cùng một lúc dưới hai hình thức:

a- Dị hóa (catabolism): chất dinh dưỡng hữu cơ được đốt cháy để cho năng lượng.

b-Đồng hóa (anabolism): các phản ứng hóa học chuyển đổi chất dinh dưỡng thành các vật

liệu nuôi dưỡng, cấu tạo tế bào và các chất hóa học khác như kích thích tố, diếu tố, máu..

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tiêu hóa.

1-Yếu tố tâm lý.

Chỉ với sự nhìn thấy món ăn, ngửi thấy mùi thơm hoặc nghĩ tới một món ăn hấp dẫn cũng

đủ làm cho dịch vị bao tử và nước miếng tiết ra rất nhiều để sẵn sàng cho sự tiêu hóa. Đồng

thời các cơ ở bao tử và ruột cũng co bóp liên hồi để sẵn sàng nhào bóp nhuyễn nát thực phẩm.

Ngược lại những cảm giác lo sợ, buồn rầu lại khiến hypothalamus trên não bộ bị kích thích

và làm giảm tiết dịch vị tiêu hóa cũng như giảm sự co bóp ruột, bao tử. Khả năng tiêu hóa do

đó bị giảm sút.

2- Ảnh hưởng của hệ thần kinh.

Page 62: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

62

Khi kích thần kinh giao cảm, thì sự tiêu hóa chậm lại vì giãn mạch ngoại vi làm cho lượng

máu được đưa đến nhiều hơn. Thí dụ như sau khi ăn mà lao động cơ thể ngay thì máu sẽ

được chuyển ra cơ bắp nhiều hơn là cho bao tử. Ngược lại, khi kích thích thần kinh phó giao

cảm thì hoạt động tiêu hóa gia tăng.

3- Ảnh hưởng của kích thích tố.

Ngoài các hóa chất do hệ tiêu hóa, một số hóa chất khác cũng ảnh hưởng tới việc biến

hóa thực phẩm thành năng lượng. Kích thích tố từ tuyến giáp tăng sự chuyển động của ruột;

glucocorticoid của tuyến thượng thận làm tăng dịch vị bao tử, trong khi epinephrine của

tuyến này lại làm giảm dịch vị bao tử.

4-Tác dụng của vi sinh vật.

Trong bộ máy tiêu hóa, nhất là ở ruột non và ruột già, có cả trăm loại vi sinh vật khác nhau.

Ở trẻ sơ sinh, các vi sinh vật này chưa có, nhưng khi lớn lên, trong quá trình ăn uống, vi sinh

vật bắt đầu xuất hiện. Nhiều nhất là loại Lactobaccillus, rồi dến Escherichia coli, Bacteroides.

Bao tử ít có vi sinh vật vì nơi đây có nhiều acid hydrochloric.

Các vi sinh vật ở ruột có ảnh hưởng tới sự tiêu hóa và tạo ra một số chất khí

như hydrogen, oxygen, carbon dioxide, amonium, methane và một số chất có hại như indole,

phenol và làm cho phân có mùi hôi.

5-Tác dụng của nấu nướng, chế biến thực phẩm

Nói chung, thực phẩm được nấu kỹ thì dễ được tiêu hóa hơn thực phẩm sống hay chưa

chín. Vì khi nấu, độ nóng làm cho các mô liên kết của thực phẩm tách rời nhau, khiến việc nhai

thực phẩm dễ dàng và các dịch vị cũng dễ tác dụng.

6-Các yếu tố khác

Thực phẩm nhiều chất béo và đạm cần thời gian lâu hơn để tiêu hóa. Thức ăn lỏng cũng

dễ tiêu hóa hơn đặc. Ăn làm nhiều bữa nhỏ cũng dễ tiêu hơn là cùng lúc ăn một bữa quá đầy

bụng.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

VỀ MỤC LỤC

Page 63: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

63

LỜI TẠM BIỆT:

Quán trọ đời chân trần nay đã mỏi,

Chào mọi người tôi tạm biệt ra đi,

Đột ngột chia tay chẳng kịp nói gì.

Xin nhắn gửi đôi lời ai ở lại:

"Quà Tặng Tin Mừng" đang đợi tiếp theo...

"Cơm Yêu Thương" giúp ung thư ngặt nghèo.

Đa tạ tấm lòng chung tình bác ái.

Làm đẹp lòng Thiên Chúa: giáng Hồng Ân.

Kính báo: Mọi sự giúp đỡ cho chương trình Quà Tặng Tin Mừng và Cơm Yêu Thương,

xin vui lòng liên lạc BBT CGVN [email protected]

Để tưởng nhớ và tri ân Lm Gã Siêu Hoàng Đình Mai, Đặc San GSVN sẽ cho đăng mỗi kỳ một Chuyện Phiếm của Gã Siêu.

NHÂN LOẠI CHẲNG ĐỜN ÔNG

Vào năm 1984, bỗng dưng gã được công an kêu đi “làm việc”. Họ thân ái hạch hỏi gã về cái-tội-không-phải-là-tội. Thế rồi quen mui thấy mùi ăn mãi, cứ ba tuần một lần, họ lại trìu mến bắt gã phải trình diện, để coi tướng coi tá, coi giò coi cẳng, xem có sứt mẻ bề gì chăng. Suốt mấy năm trời, gã luôn để bên cạnh giường một cái bị, trong đó có mấy bộ đồ và một chai dầu cù là, lỡ được ưu ái mời, thì mình đã sẵn sàng để...đi luôn.

Cũng trong thời gian ấy, vì muốn quên chuyện đời, gã bèn đóng cửa “ngâm kíu” về việc...bếp núc. Gã lôi một đống sách dạy nữ công gia chánh, đọc ngấu nghiến, ghi chép hẳn hoi và phân loại cẩn thận. Cuối cùng gã đã tổng hợp và nghiệm thấy rằng :

- Tất cả các món ăn từ cổ chí kim, từ đông sang tây, đều được chế biến bằng ba cách. Một là luộc qua nước. Hai là chiên qua mỡ. Ba nà nướng qua lửa. Rồi tùy theo thể thức nêm mắm muối hành tỏi và các đồ gia vị cũng như tùy theo thể thức trình bày mà làm ra món nọ món kia.

NHÂN LOẠI CHẲNG ĐỜN ÔNG

Page 64: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

64

Riêng về cà phê, thiên hạ đã chỉ cho gã một bí quyết gia truyền như sau :

- Ly cà phê tuyệt vời phải là ly cà phê đen như thằng quỷ, nóng như hỏa ngục và lịm như tình yêu.

Thế nhưng gần đây trên báo Phụ nữ Chủ nhật, có kẻ ghiền cà phê đã cả gan cho rằng cà phê còn tuyệt vời hơn cả đờn bà. Và rồi kẻ bạo phổi ấy đã đưa ra những lý lo để biện minh cho chủ trương, đường lối của mình như sau :

- Bạn không cần thêm kem, cà phê vẫn cứ ngon. Vào lúc sáng sớm, ly cà phê trông thật tuyệt cú mèo. Bạn không buồn ngủ sau khi xơi xong một ly cà phê. Cà phê sẽ chẳng bao giờ làm cho bạn phải nhức đầu. Bạn muốn cà phê ngọt hay đắng là tùy ở bạn. Bạn có thể hút thuốc trong khi uống cà phê. Cà phê lạnh cũng êm mà cà phê nóng cũng khoái. Còn cà phê Buôn Ma Thuột ấy hở ? Chắc chắn sẽ mang lại cho bạn “nguồn cảm hứng sáng tạo mới”.

Trở lại với câu chuyện “Gulliver phiêu lưu ký” mà gã đã mê tít thò lò từ hồi còn nhỏ. Sau khi thoát khỏi lãnh địa của những người tí hon, Gulliver bị lạc bước vào đất nước của những anh chàng khổng lồ.

Dưới mắt những anh chàng khổng lồ này, Gulliver chỉ là một nhóc tì, bé tí bé tẹo, khả dĩ có thể đứng được nơi đầu ngón tay của họ. Và thế là chú nhóc tì, bé tí bé tẹo này tha hồ nhảy nhót trên vành tai, nghí ngoáy trong lỗ mũi của những anh chàng khổng lồ...

Còn đầu tóc của họ ư ? Quả là một cánh rừng bạt ngàn đối với chú nhóc. Ngặt một nỗi, nếu chẳng may anh chàng khổng lồ hắt xì hơi một phát, thì cái phát hắt xì hơi ấy có thể thổi văng chú nhóc tì, bé tí bé tẹo ấy, đi cả mấy ki lô mét lận.

Cà kê dê ngỗng một tí cho vui, bây giờ thì gã xin đi vào đề tài hôm nay, đó là nhân loại chẳng đờn ông, để đối với đề tài tháng trước, đó là thế giới không đờn bà.

Vào một đêm trăng sáng vằng vặc, có một tốp các bà các chị quyết đi vào rừng trúc, tìm cho được nguyệt lão, hầu trình bày nỗi khổ của mình. Để tăng thêm nhuệ khí, vị chủ tịch của các bà các cô đã hô hào :

- Hỡi chị em ơi có biết không ?

Trời phú cho ta một tấm chồng.

Có phước gặp được người tử tế,

Vô duyên dính gã “tứ đổ tường”.

Sáng xỉn, chiều say, khuya...tỉnh giấc.

Nay cờ, mai bạc, mốt lông bông.

Chồng con, cái nợ là như thế,

Hỡi chị em ơi có biết không ?

Nhìn thấy các bà các chị hùng hổ tiến đến, xem chừng nguyệt lão cũng run. Để giữ bình tĩnh, nguyệt lão bèn vuốt chòm râu bạc, rồi hắng giọng nói :

Page 65: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

65

- Các ngươi muốn xin gì ?

Tất cả đều nhất tề thưa lên :

- Chúng tôi muốn dứt bỏ cái sợi chỉ đỏ mà ngày xưa ngài đã buộc chân chúng tôi với chân những...lão ấy, để trở thành vợ thành chồng với nhau.

Nguyệt lão xua tay hỏi :

- Tại sao các ngươi lại muốn dứt bỏ sợi chỉ đỏ của ta ?

Một bà đáp :

- Khổ lắm ngài ơi, kể từ khi có chồng, tôi như đeo gông vào cổ.

Một chị khác, xem chừng như một cô đào cải lương, đã vội ngâm mấy câu thơ sau đây :

- Lấy chồng, lấy phải chồng ghen,

Như đeo trên mắt cục ghen hổ ngươi.

Lấy chồng, lấy phải chồng lười,

Một mình gánh cục nợ đời nặng vai.

Lấy chồng, lấy phải chồng say,

Lành nguyên...cục súc thẳng tay bạo hành.

Nguyệt lão bèn trầm ngâm suy nghĩ rồi nói :

- Vậy ý các ngươi như thế nào ?

Một lần nữa, tất cả đều nhất trí và đồng ý :

- Xin ngài hãy làm cho bọn đờn ông biến khỏi mặt đất này, để chúng tôi thực sự được giải phóng và hạnh phúc.

Một chị bèn thỏ thẻ :

- Ước chi không có đờn ông,

Thì em đâu phải tay bồng nách mang.

Anh như cái ách giữa đàng,

Em ngu quá xá nên quàng vô thân.

Xưa kia bụi chẳng lấm chân,

Tự do ngang dọc chẳng cần tới ai.

Tiền mẹ tha hồ tiêu xài,

Page 66: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

66

Sáng siêu thị, tối mệt nhoài đăng xinh.

Chẳng cần đi bẩm về trình,

Dạ vâng nhỏ nhẹ : “thưa mình, em đây”.

Khi xưa ta đây “một cây”,

Thời trang hiện đại đến tây cũng phải hàng.

Giờ đây thiếp sống bên chàng,

Như cá không nước, như đàn đứt dây.

Như rồng không gặp được mây,

Tay chân đầu tóc suốt ngày rối tung.

Coi như sợi xích lùng bùng,

Chồng, còng số tám lạnh lùng khóa vô.

Xưa kia em quá ngây ngô,

Ham vui theo bạn đổ xô “săn” chồng.

Một chị khác cũng ấm ức than thở :

- Ước chi không có đờn ông,

Thì đâu có cảnh chờ chồng đêm khuya.

Mê nhậu, mê gái, mê bia,

Ngất nga ngất ngưỡng…đi hia một giò.

Về nhà là ngáy kho kho,

Quên bài...không trả, học trò lưu ban.

Thì sống cái kiếp hồng nhan,

Còn hơn cứ phải điêu tàn héo hon.

Quần áo giày dép phấn son,

Tha hồ chưng diện chẳng còn ai ghen.

Mỗi khi thành phố lên đèn,

Vui chơi nhảy nhót đêm đen mới về,

Một mình vui thú chán chê,

Page 67: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

67

Gạo còn hay hết chẳng hề lo toan.

Thật là cuộc sống huy hoàng.

Đờn ông biến hết, chỉ còn phe ta.

Nguyệt lão gật đầu :

- Được rồi, ta sẽ cho các ngươi được phỉ chí toại lòng.

Nói rồi, nguyệt lão giơ cây gậy trúc và hô :

- Đờn ông con giai...biến.

Và thế là kể từ giây phút trọng đại ấy, chẳng còn một mống đờn ông con giai, chẳng còn một vị nam nhi đại trượng phu, chẳng còn một dân húi cua tóc ba phân đều nào trên mặt đất này cả.

Và lịch sử bắt đầu một kỷ nguyên mới.

Một tác giả tên là Kim Hương đã ghi nhận buổi bình minh của kỷ nguyên mới ấy như thế này :

Sáng hôm đó, tôi thức dậy hơi bị sớm, bỗng phát hiện ra một việc là ông chồng mập nằm kế bên mình bị...”mất tích”.

Chà, không biết ổng đi đâu sớm thế, chứ bình thường cũng phải hơn bảy giờ mới ra khỏi giường.

Tôi lo lắng chạy bay ra đường nghe ngóng coi có tin tức gì của chồng mình không. Ai ngờ, vừa ra tới ngoài đường, tôi thấy rất nhiều bộ dạng của những người phụ nữ : già có, trẻ có mà sồn sồn cũng có. Quần áo tươm tất có và cả đồ ngủ cũng “xuống đường”. Hỏi ra mới biết, tất cả các ông chồng đều biến mất.

Đầu tiên ai cũng tỏ ra lo lắng, không biết chồng mình đi đâu hay bị “bắt cóc” ? Nhưng nhìn qua nhìn lại, thấy bà nào cũng bị mất chồng, nên mọi người đều nghĩ “ chừng nào chồng họ xuất hiện, thì tất chồng mình cũng thế, chẳng sợ”. Và cứ vậy mà yên chí lớn, ai về nhà nấy.

Thật sung sướng không sao kể xiết khi bắt đầu một ngày mới không có...đờn ông. Tôi lên kế hoạch đàng hoàng, chẳng phải lo đồ ăn sáng cho “ổng”, đỡ tốn thêm cái khoản cà phê, thuốc lá. Lại nữa, đi chợ thích gì ăn nấy, không phải đắn đo suy nghĩ coi ổng thích ăn món chi ?

Và không gì bằng đi siêu thị mà không sợ ai to mồm rằng “mua gì lắm thế”.

Đã thế lại còn tiết kiệm được khá nhiều tiền khi không cần đến mỹ viện để làm gầy, lại còn được tha hồ ăn, chả sợ béo phì, chả sợ ai chê là mập như...

Và không phải giả bộ...cười khi thấy bản mặt “dễ ghét” của ổng. Nhất là...Ôi thật tuyệt vời, cánh đờn bà chúng mình có thể nằm ngủ thẳng giấc...

Mới tính toán sơ sơ thôi, mà tôi đã cảm thấy lâng lâng, dễ chịu và thoải mái vô cùng. Tôi sẽ trở lại thời…con gái, thời mà tôi chưa bị đờn ông đem nhốt vô lồng với bao nhiêu công việc không tên bù đầu bù cổ.

Page 68: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

68

Nhưng từ đây, tôi và các chị sẽ đổi thay hoàn toàn, tự do hoàn toàn. Tôi đã chuẩn bị “tư thế mới” để bắt đầu lăn vào cuộc sống không đờn ông.

Hầu như tất cả quí bà quí cô đều hăm hở lên chương trình cho cuộc sống riêng, cũng như cho khoảng trời riêng của mình. Trong cuộc sống và khoảng trời riêng ấy, dứt khoát là không có bóng dáng đờn ông con giai. Chương trình đại khái mang những nét giống nhau.

Ban sáng ta có thể nằm ngủ nướng mặc sức, chả phải dậy sớm mà chui vào bếp. Cứ việc thoải mái cho tới khi mặt trời xỏ lỗ mũi cũng chẳng hề hấn gì. Nếu muốn thì đánh răng rửa mặt, còn không thì cứ việc đầu bù tóc rối, có ai để ý đâu mà sợ. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Nếu thích trang điểm, thì ta cứ việc ngồi vào bàn, tô son trét phấn mặc sức. Cứ việc vô tư biến khuôn mặt mình trở thành khuôn mặt của một cô đào cải lương, hay của dân phường chèo cũng vẫn là hết ý. Rồi sau đó ướm thử hết bộ này đến bộ kia, bộ nào ưng ý nhất thì khoác vào thân, cho dù bộ ấy có hở “một phần da ba phần thịt”, cũng chẳng sợ ông xã nhăn mặt. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Còn nếu mắc chứng bệnh “lươi huyền mãn tính”, thì ta cứ việc để nguyên bộ đồ ngủ mà đi lại trong nhà, hay xuống phố mà chẳng cần đeo vào mình những thứ phụ tùng lỉnh kỉnh. Thế mới thật là nhẹ nhõm. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Không phải chui đầu vào bếp nấu nướng cho ông xã đã đành, mà ta còn tha hồ xơi theo sở thích của mình. Muốn gì xơi nấy. Thậm chí có thể anh dũng ngồi ngồi bên vỉa hè, húp chùn chụt một lúc vài tô bún riêu, hay vài tô bún ốc cho đã thèm, cho khoái khẩu mà chả sợ ma nào cười, ma nào chê. Ta cũng có thể rít một hơi thuốc lá, rồi thả hồn mơ theo làn khói. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Thời giờ còn lại của một ngày ấy hả ?

Ta có thể ngồi hát karaoke hết bài này sang bài khác, từ những bài tình cảm ướt át cho đến những khúc “quân hành ca” thật oai phong lẫm liệt. Ta không sợ giọng hát vượt thời gian của ta hành hạ, làm rúng động con tim và làm điếc lỗ nhĩ của hàng xóm, Bởi vì hàng xóm gần gũi nhất của ta, hắn đã...biến mất tiêu rồi, đâu còn nữa. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Ta có thể bật đầu máy coi hết những bộ phim tình cảm lâm ly bi đát nhiều tập của Hồng Công hay của Hàn Quốc mà chẳng sợ bị một ai phá đám. Xem từ sáng đến tối cho thỏa cơn ghiền, khi nào mắt mờ và tai lùng bùng mới thôi. Quả là đã điếu. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Ta có thể mải mê đọc những tờ báo lá cải, “ngâm kíu” từng vụ án cướp bóc, nhất là từng chuyện tình éo le, từng cuộc đánh ghen, ngay cả những tin xe cán chó, ta cũng chẳng bỏ qua, để rút tỉa những kinh nghiệm quí giá, làm giàu cho đầu óc và làm đẹp cho bản thân. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao.

Ta có thể kéo nhau sang nhà bà hàng xóm, tụm năm tụm ba đấu hót vung vít. Tha hồ cà kê dê ngỗng, kể tội bọn đờn ông, từ lão này sang lão khác. Hết chuyện phe địch thì lại bắt quàng sang chuyện phe ta. Nào là nhỏ này dễ ghét, nào là nhỏ kia chả ra cái thể thống gì. Ngôn ngữ tuôn trào rông rổng, chẳng khác bà phát ngôn viên của bộ ngoại giao Việt Nam là mấy. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Ta còn có thể lôi nhau đi “shop”, ngắm hết gian hàng này đến gian hàng kia. Tha hồ mua sắm mà chẳng phải dè chừng cặp mắt cú vọ của lão chồng keo kiệt, hay những tiếng thở dài

Page 69: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

69

của tên bồ mắc chứng bệnh…than trầm trọng kể từ ngày mười một tháng chín năm hai ngàn linh một. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Rồi khi màn đêm buông xuống, ta cứ việc nhảy phóc lên giường đánh một giấc cho đẫy con mắt, mà chẳng sợ bị ai khều, ai gọi. Rồi sáng hôm sau, một ngày tuyệt vời vắng bóng đờn ông con giai lại được bắt đầu. Và cứ thế, cứ thế. Ngày nọ nối tiếp ngày kia như hồi nọ nối tiếp hồi kia trong truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa bên Tàu, bản dịch của Tử Vi Lang và lời bàn của Kim thánh Thán. Ôi cuộc đời mới tuyệt làm sao !

Tất cả những cái ấy đã được đúc kết thành một bài thơ mang nhiều tính cách hồ hởi như sau :

- Không chồng không phải không chồng,

Không chồng vì bởi chồng không có nhà.

Ú là...khỏe quá thân ta,

Tha hồ ngủ, vất gối bừa lên chăn.

Sáng buồn thì khỏi đánh răng,

Cơm ăn khỏi phải lo mần cho ngon.

Hễ vui cứ việc cười giòn,

Mặc cho ai ngó, ai dòm kệ ai.

Nhạc thì cứ mở đã tai,

Tha hồ nhún nhảy gầm gừ mình ta.

Rồi sang hàng xóm lân la,

Ngồi lê đôi mách chuyện gà chuyện dê.

Chuyện trời, chuyện nước, chuyện non.

Chẳng chừa cả chuyện chồng con của mình.

Một ngày thật quá phỉ tình,

Ước chi chồng biến luôn mình mừng thay.

Thế nhưng, sau thời gian quá độ đầy phấn chấn này, thời gian như chùng xuống rồi ngừng đọng, không gian như đi vào một mùa đông ảm đạm, và lạnh lẽo. Người ta bỗng thấy quí bà quí cô trầm hẳn xuống. Ít cười và ít nói. Hình như ai cũng anh ách một bầu tâm sự riêng tư mà chẳng biết tỏ cũng ai, bởi vì lỡ dại mồm dại miệng nói ra, không chừng lại bị thiên hạ cười cho thối mũi, nên đành phải canh cánh bên lòng, như một ung nhọt đang nung mủ chưa chịu vỡ.

Thò chân xuống khỏi giường, nhìn thấy xấp nhỏ ngây ngô và ngơ ngác, bởi vì toàn là “vịt giời”, toàn là dân “thị mẹt”. Ta bỗng dưng tiếc nhớ những cái nghịch ngợm của mấy thằng nhóc, phá phách như quỉ sứ. Bực bội đấy nhưng mà lại vui. Còn xấp nhỏ hôm nay ngơ ngác là

Page 70: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

70

do không có cha. Con mà không cha thì như nhà “không có nóc”. Tự thâm tâm ta nghiệm ra rằng : đờn ông là như cây tùng, cây bách phủ bóng mát xuống cuộc đời và là chỗ dựa tốt cho con cái cũng như cho bản thân ta nữa, nếu như “hắn” không quá xệ.

Thực vậy, không có đờn ông con giai trong nhà, bóng đèn tắt không ai thay, cầu chì hư không ai sửa, bàn ghế gẫy chẳng ai thèm lấy đinh ra đóng lại. Ta mà cầm cái búa, thì cứ lóng nga lóng ngóng. Đầu đinh không đóng, chỉ chực đóng xuống ngón tay. Ta cũng giống mấy anh học trò ngày xưa, là dân trói gà không chặt, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.

Hồi trước ấy hả ? Bao nhiêu việc nặng nhọc, ta khoán trắng cho bọn đờn ông con giai. Chỉ cần cười ruồi một phát, hay cho bọn họ uống nước đường bằng một lời khen là xong tuốt luốt. Nặng nhọc đến mấy, họ cũng vẫn làm hùng hục, lại còn cảm thấy thích thú và khoái chí nữa. Thế mới chết. Sao mà họ mà...ngu quá đỗi vậy !

Ngoài ra do ăn uống thả dàn, không cần kiêng khem. Hễ cái gì khoái khẩu là xơi liền tù tì. Ổi, xoài và cóc thì cứ phải hàng ký lô. Chè cháo thì cứ phải dăm ba ly. Vì thế, thân thể ta cứ liên tục phát triển bề ngang. Lúc này eo ếch mà làm chi.

Không còn đờn ông con giai thì ta cần chi mà phải làm đẹp. Bởi vì có làm đẹp thì cũng chẳng ma nào ngắm và xuýt xoa khen tặng. Thôi thì hãy vứt quách nó đi áo quần thời trang, giày dép “mô đen”, son phấn đủ kiểu. Bị ăn theo vào đó, các thẩm mỹ viện cũng như các tiệm uốn tóc, sửa móng tay móng chân đều dự động “phẹc mê bu tích”, có nghĩa là đóng cửa, giải nghệ, kiếm việc khác làm mà kiếm sống.

Từ hồi đó cho đến bây giờ, chẳng còn có một cuộc thi hoa hậu hay sắc đẹp nào cả. Bởi vì ta với ta, mình với mình, thì cần chi mà phải thi với thố. Ai cũng là “miss” cả. Ai cũng đẹp cả, nếu không mười phân vẹn mười, thì cũng chí ít kẻ tám lạng người nửa cân. Hơn thế nữa, cuộc thi không có khán giả chiêm ngưỡng và vỗ tay, sẽ nhạt phèo như nước ốc, ai mà ham.

Ngày quốc tế phụ nữ mồng tám tháng ba mất đi ý nghĩa của nó. Ta với ta, thì còn đấu tranh đòi bình đẳng với ai. Và như vậy, các bà mất đi một dịp may hiếm có để làm làm tình làm tội, đày đọa đức ông chồng của mình cho bõ ghét.

Rồi ngày Valentine mười bốn tháng hai cũng vậy, sẽ trở thành trống rỗng, bởi vì mình với mình thì còn tình nhân, tình nhiếc mà làm chi. Và như vậy các cô mất toi niềm vui được nhận quà. Chả còn một bông hồng đỏ thắm cũng như chả còn một lời tỏ tình tha thiết nào cả. Sao cuộc đời lại vô duyên đến thế.

Đi “shop” mãi, mua sắm mãi thì đồng tiền đồng bạc cứ âm thầm đội nón ra đi, cho tới lúc chả còn một xu teng dính túi. Đầu tháng rồi, mà chẳng ai thèm cống nộp tiền lương cho mình. Và thế là ta rơi vào một thế cờ bí. Đầu ra thì có mà đầu vào lại không, khiến ta lo toát cả mồ hôi hột. Cái khó bó cái khôn. Ta chả còn mặt mũi nào để mỉm cười với đời.

Coi phim Hồng công miết cũng như đọc báo hoài chỉ tổ mờ mắt. Cà kê dê ngỗng đủ mọi chuyện trên trời dưới đất với mấy bà hàng xóm cũng như hát karaoke mãi chỉ tổ mỏi mồm mỏi miệng mà thôi. Rồi khi trở về với lòng mình, ta trừng trừng nhìn ta trên tấm gương trong “toa lét” và bỗng thấy trái tim ta cô đơn, cuộc đời ta cô độc và bản thân ta cô quạnh quá đi thôi.

Lúc bấy giờ ta thầm ước có một mái ấm để mà chắt chiu chiều chuộng. Mái ấm ấy có những tiếng bi bô và những trò ngịch ngợm của mấy thằng nhóc. Tuy vất vả cực nhọc, nhưng ta lại cảm thấy vui vui, vì thiên chức của ta là làm mẹ chúng nó kia mà.

Page 71: Bán nguyệt san – Số 382 Chúa nhật 28.06vietnamvanhien.org/GSVN382.pdf · Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH TH…Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm ... Như

71

Lúc bấy giờ ta thầm ước có một gia đình để mà ra công chăm sóc. Gia đình ấy có một bờ vai vững chắc để tựa vào, hầu tìm lấy một sự chở che, một sự cảm thông và một sự chia sẻ.

Ta lấy làm tiếc xót, chỉ vì sự nghiệp giải phóng mà ta đã nỡ bẻ gẫy cái gông đeo cổ.

Ta lấy làm đớn đau, chỉ vì muốn đòi quyền sống cũng như muốn được bình đẳng với bọn đờn ông con giai mà ta đã lỡ phá hủy cái chương trình muôn thuở muôn kiếp của đất trời.

Ta lấy làm hối hận, chỉ vì nghĩ rằng không gì quí hơn độc lập tự do mà ta đã dại dột xin nguyệt lão hô biến đi tất cả bọn đờn ông con giai trên mặt đất này.

Ôi, giá mà ta được làm lại từ đầu.

Ôi, giá mà...Giá mà...

Chuyện phiếm của Gã Siêu.

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

[email protected]

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử USA

Giáo sĩ: xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân