bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/ban tin ndc-lnh uc chau/ban tin so 36.pdftrước đến...

28
HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - LÊ NGỌC HÂN MỸ THO ÚC CHÂU 25 Chelmsford Ave. Bankstown, NSW 2200, Australia ĐT: (02) 9708 3390 Email: [email protected] Bản tin 36 tháng 6/2008 Trong snày: Lá thư Ban biên tập ...................................................... 1 Bức tâm thư ................................................................. 2 Gii thiệu ĐS 50 năm LNH ........................................... 3 Nhp cu tri âm ............................................................. 5 Một chút quê hương ..................................................... 5 Những lá thư tình…nghĩa ............................................. 6 Thơ Đoàn Xuân Thu ..................................................... 7 Chúc mng ................................................................... 8 Tâm tình người Miệt vườn............................................ 8 Na thế kđầu tiên của trường LNH ......................... 10 Mt chuyến đi hai lần đưa đón ................................... 13 Đón tiếp Thầy Vũ Lượng ............................................ 16 Tthđô Canberra .................................................... 16 Gii thiu tiu bang Nng m .................................... 17 Thơ Phùng Nhân ........................................................ 19 Tin tc Melbourne ...................................................... 20 Tin bun ..................................................................... 21 Nhvngười bn hc cùng lp................................. 21 Chung mt mái nhà .................................................... 22 Tình mu t................................................................ 25 Cười chút chơi............................................................ 26 Tin trong & ngoài lung .............................................. 27 Quý Thy Cô và các bạn thân thương, Bn tin ca Hi chúng ta li tái xut giang hsau mt thi gian dài vng bóng. Sim hơi lặng tiếng không phi là do sinh hot Hi btt nghn, mà trái li chúng ta va tri qua mt thi kvô cùng bn rn vi nhng sinh hot nhn nhp nht ttrước đến nay. Nhng ngày tháng cui của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải choáng váng trước sra đi của hai trcột chính, hai cây đại thche bóng mát cho Hội chúng ta: Anh Lương Minh Đáng và Thy Lê Phú Th. Đó là sự mt mát không thbù đắp. Tuy vy, dù có buồn đau thương tiếc, mi sinh hot ca Hi vn cn phải được duy trì. Chúng ta vn tiếp tc lo cho quyển Đặc San 50 năm kỷ nim thành lập trường Ntrung hc Lê Ngc Hân MTho. Đây là mt công trình hp tác gia 4 hi ái hữu NĐC&LNH trên thế gii và các hi bn đã tin tưởng và uthác cho Hi chúng ta chtrì. Qulà mt vinh dự, nhưng đồng thời cũng là mt trng trách mà chúng ta phi gánh vác. Quyển Đặc san đã được hình thành tcui năm ngoái, nhưng phải đợi ngày lành tháng tt mi ra mt. Trong thi gian này BCH sp mãn nhim phi hoàn tt nhiu công việc để chun bbàn giao cho tân BCH vừa được hình thành. Ngày 25/5/2008 vừa qua, chúng ta đã tổ chc thành công bui phát hành quyn Đặc san kniệm 50 năm thành lập trường Ntrung hc Lê Ngc Hân MTho thân yêu đồng thi ra mt tân Ban chp hành nhim k2008 2010. Hôm nay thì chúng ta có ththphào nhnhõm vì đã không phụ lòng mong ước ca các Hi bn và toàn thanh chem hi viên. Mt lung sinh khí mi va thổi đến sau nhng ci cách trong tchc hi tạo điều kin thun lợi để anh chem chúng ta gần gũi và thông cảm nhau hơn. XÚc-đại-thđang bước vào nhng ngày mùa Đông lạnh lo, nhưng trong lòng các Hội viên chúng ta vn nóng bỏng tình đồng môn, tình sư đệ thm thiết hơn bao gihết. Xin mi quý vvà các bn nhín chút thi giđọc Bn tin ca Hi nhà. Trân trng kính chào. Ban Biên tp CHÀO MỪNG TÂN BAN CHẤP HÀNH hội ái hữu NĐCLNH Úc châu NHIỆM KỲ 2008-2010 Ban cố vấn, BCH liên bang và BCH NSW Lá thư Ban biên tập

Upload: others

Post on 12-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - LÊ NGỌC HÂN MỸ THO ÚC CHÂU 25 Chelmsford Ave. Bankstown, NSW 2200, Australia

ĐT: (02) 9708 3390

Email: [email protected]

Bản tin 36

tháng 6/2008

Trong số này: Lá thư Ban biên tập ...................................................... 1 Bức tâm thư ................................................................. 2 Giới thiệu ĐS 50 năm LNH ........................................... 3 Nhịp cầu tri âm ............................................................. 5 Một chút quê hương ..................................................... 5 Những lá thư tình…nghĩa ............................................. 6 Thơ Đoàn Xuân Thu ..................................................... 7 Chúc mừng ................................................................... 8 Tâm tình người Miệt vườn............................................ 8 Nửa thế kỷ đầu tiên của trường LNH ......................... 10 Một chuyến đi hai lần đưa đón ................................... 13 Đón tiếp Thầy Vũ Lượng ............................................ 16 Từ thủ đô Canberra .................................................... 16 Giới thiệu tiểu bang Nắng Ấm .................................... 17 Thơ Phùng Nhân ........................................................ 19 Tin tức Melbourne ...................................................... 20 Tin buồn ..................................................................... 21 Nhớ về người bạn học cùng lớp ................................. 21 Chung một mái nhà .................................................... 22 Tình mẫu tử ................................................................ 25 Cười chút chơi ............................................................ 26 Tin trong & ngoài luồng .............................................. 27

Quý Thầy Cô và các bạn thân thương,

Bản tin của Hội chúng ta lại tái xuất giang hồ sau

một thời gian dài vắng bóng. Sự im hơi lặng tiếng

không phải là do sinh hoạt Hội bị tắt nghẽn, mà

trái lại chúng ta vừa trải qua một thời kỳ vô cùng

bận rộn với những sinh hoạt nhộn nhịp nhất từ

trước đến nay.

Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua,

chúng ta đã phải choáng váng trước sự ra đi của

hai trụ cột chính, hai cây đại thụ che bóng mát cho

Hội chúng ta: Anh Lương Minh Đáng và Thầy Lê

Phú Thứ. Đó là sự mất mát không thể bù đắp. Tuy

vậy, dù có buồn đau thương tiếc, mọi sinh hoạt

của Hội vẫn cần phải được duy trì. Chúng ta vẫn

tiếp tục lo cho quyển Đặc San 50 năm kỷ niệm

thành lập trường Nữ trung học Lê Ngọc Hân Mỹ

Tho. Đây là một công trình hợp tác giữa 4 hội ái

hữu NĐC&LNH trên thế giới và các hội bạn đã tin

tưởng và uỷ thác cho Hội chúng ta chủ trì.

Quả là một vinh dự, nhưng đồng thời cũng là

một trọng trách mà chúng ta phải gánh vác.

Quyển Đặc san đã được hình thành từ cuối

năm ngoái, nhưng phải đợi ngày lành tháng tốt

mới ra mắt. Trong thời gian này BCH sắp mãn

nhiệm phải hoàn tất nhiều công việc để chuẩn

bị bàn giao cho tân BCH vừa được hình thành.

Ngày 25/5/2008 vừa qua, chúng ta đã tổ chức

thành công buổi phát hành quyển Đặc san kỷ

niệm 50 năm thành lập trường Nữ trung học Lê

Ngọc Hân Mỹ Tho thân yêu đồng thời ra mắt

tân Ban chấp hành nhiệm kỳ 2008 – 2010.

Hôm nay thì chúng ta có thể thở phào nhẹ

nhõm vì đã không phụ lòng mong ước của các

Hội bạn và toàn thể anh chị em hội viên.

Một luồng sinh khí mới vừa thổi đến sau những

cải cách trong tổ chức hội tạo điều kiện thuận

lợi để anh chị em chúng ta gần gũi và thông

cảm nhau hơn.

Xứ Úc-đại-thử đang bước vào những ngày mùa

Đông lạnh lẽo, nhưng trong lòng các Hội viên

chúng ta vẫn nóng bỏng tình đồng môn, tình sư

đệ thắm thiết hơn bao giờ hết.

Xin mời quý vị và các bạn nhín chút thời giờ

đọc Bản tin của Hội nhà.

Trân trọng kính chào.

Ban Biên tập

CHÀO MỪNG

TÂN BAN CHẤP HÀNH hội ái hữu NĐCLNH

Úc châu

NHIỆM KỲ 2008-2010

Ban cố vấn, BCH liên bang và BCH NSW

Lá thư Ban biên tập

Page 2: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

2

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 2

Bức tâm thƣ

Đêm qua nằm ngủ mà mơ…

Sáng nay tôi viết lá thư tâm tình…

Kính thưa quý thầy cô,

Anh chị em cựu học sinh của hai trường

NĐC&LNH thân mến,

Để kiện toàn toàn tổ chức, đặc biệt là để tiện việc

liên lạc giữa các tiểu bang, nên quý thầy cô, anh

chị niên trưởng cố vấn đề nghị, nếu có thể được,

chúng ta nên thành lập mỗi tiểu bang một hội ái

hữu, rồi nối kết với hội liên bang làm việc. Được

như vậy, có lẽ hội nhà sẽ ngày một gần gũi nhau

hơn, thăng tiến hơn trong công tác ái hữu và trao

đổi tin tức cho nhau. Mỗi khi có bằng hữu hoặc

quý thầy cô từ phương xa đến bất cứ tiểu bang nào

chúng ta cũng đều có đại diện hội tiếp đón.Và như

kinh nghiêm các lần trước, mỗi khi hội ái hữu Úc

Châu phát hành Đặc San, nhờ mỗi tiểu Bang có

ban đại diện mà chúng ta đã phân phối được sách

đi khắp nơi cho các cựu học sinh ở xa không thể

về dự buổi ra mắt.

Chính vì vậy mà “Hội ái hữu NĐC&LNH Mỹ Tho

N.S.W” ra lò.

Đây là một ý hay. Nhưng ở N.S.W, ai là người

chịu ra đứng mũi chịu sào đây? Sau hai ba lần họp

mặt, anh chị em mình chỉ định tôi (Mười Trí) hay

cái tên cúng cơm là Trần Minh Trí, tiên phong đi

trước. Thú thật, lãnh càn, lãnh bừa thì được rồi

đó, nhưng tôi không dám nhận vì sợ mình chưa đủ

khả năng, rồi làm phụ lòng ủy thác của anh chị

em. Sức mình mình biết, tôi không muốn bất cứ

chuyện gì xảy ra làm trì trệ sinh hoạt của hội.

Nhưng anh chị lại bảo, chưa làm sao biết không đủ

khả năng, vả lại còn có anh em mình, quý thầy cô

cố vấn, còn có chị Ngọc Hân hội trưởng liên bang

bên cạnh nữa chớ bộ, đâu có ai bỏ một mình ên

ông đâu. Người nầy chỉ người kia, người kia chỉ

người nọ. Chỉ qua chỉ lại hoài không ai chịu nhận

biết chừng nào hội mới sinh hoạt? Thôi thì tôi

nhận đại, “không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề

nữa rồi….làm việc đi hãy say và mê…” Hổng biết

có phải mình đã chơi bạo lấy tiếng “ngu” hông

đây? Có bao nhiêu vốn liếng cứ đem ra làm việc,

làm hết sức mình còn kết quả như thế nào, có được

như ý hay không, chắc chắn phải nhờ vào sự hợp

tác của tất cả anh chị em cựu học sinh …

Nhân cơ hội ban chấp hành liên bang phát hành

Đặc san Kỷ niệm 50 năm của trường LNH,

Ban Chấp Hành hội ái hữu NĐC&LNH Mỹ

Tho N.S.W cũng đã trình làng với thành phần

như sau:

- Hội trưởng: Trần Minh Trí

- Phó Nội vụ: Nguyễn Văn Tới

- Phó Ngoại vụ: Hồ Ngọc Thẩm

- Tổng thư ký: Đặng Hà

- Thủ quỹ: Nguyễn Thị Lòng

- Văn nghệ & Báo chí: Nghĩa Sỹ, Phùng

Nhân

- Giao tế Xã hội: Hồ Thị Bé, Nguyễn

Kim Nhàn

- Khánh tiết: Huỳnh Kim Thuý

Quý thầy cô và anh chị niên trưởng cố

vấn: Thầy Nguyễn Văn Bon. Thầy Nguyễn văn

Chấn. Cô Dương thị Hồng Phúc. Anh Hồ văn

Các. Anh Lê Quang Hiền.

Như vậy là kề từ nay anh chị em cựu học sinh

của hai trường NĐC&LNH Úc Châu vô hình

chung đã theo chế độ quân chủ lập hiến, trên

có Nữ Hoàng, dưới có chư hầu… Nhưng dù

theo chế độ nào đi nữa cũng không đi ngoài

mục đích là ái hữu và làm thế nào cho thật

đúng nghĩa với hai chữ ái hữu như tên hội đã

gọi. Tôi nghĩ rằng hội mình làm được. Nói

nghe cho nó “cách mạng” Việt Nam một chút,

“hội ta” làm được hay thắm thiết hơn chút xíu

nữa “hội chúng mình” làm được.

Trong tương lai rất gần, hội chúng mình sẽ có

một trang web riêng, hy vọng đây sẽ là gạch

nối, nối kết giữa anh chị em “chúng mình” với

các cựu học sinh của hai trường trên toàn thế

giới. Và để chuẩn bị cho trang web của hội

không phải là một trang web chết - nói theo

như cách nói của Điểm Lê – thì phải có bài vở

cập nhật hàng tuần, hay ít nhất là một tháng,

nên ngay bây giờ anh chị em nào có khả năng

viết cứ mạnh dạn viết, “không cần lách”, đủ

các thể loại thơ, văn, nhạc hoạ,… Xin chuẩn

bị bài vở đóng góp. Cầu mong trang web nầy

sẽ là một niềm vui, cho tất cả quý thầy cô và

toàn thể anh chị em mình, không những chỉ ở

Úc Châu, mà là ở khắp mọi nơi. Hổng biết đây

có phải là một tham vọng quá lớn hay không!

Trân trọng kính chào.

Trần Minh Trí

Page 3: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

3

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 3

Giới thiệu

ĐẶC SAN 50 NĂM

trường Nữ trung học Lê Ngọc Hân

Mỹ Tho

Kính thưa quý vị quan khách,

Kính thưa quý Thầy Cô,

Kính thưa quý vị Hội viên và thân hữu.

Quyển ĐS chúng tôi giới

thiệu với quý vị hôm nay,

có tên là Đặc San Kỷ

Niệm 50 năm trường Nữ

trung học Lê Ngọc Hân

1957 – 2007.

Đây là một công trình

độc đáo chưa từng có, với

sự hợp tác của 4 hội ái hữu NĐC-LNH trên thế

giới: Hội Mỹ, Hội Canada, Hội Âu châu và Hội

Úc châu. Các hội bạn đã tin tưởng và uỷ thác cho

hội Úc chủ trì thực hiện quyển ĐS này, với lý do:

Úc hiện là quốc gia định cư của bà cựu Hiệu

trưởng Nguyễn Diệu Thông, bà cựu Giám học

Phạm Thị Cúc và cựu Tổng thư ký ban đại diện

học sinh LNH, cô Ngọc Hân, cũng là đương kim

Hội trưởng hội ái hữu NĐCLNH Úc châu.

Kính thưa quý vị,

Vì là một công trình hợp tác của 4 Hội – đúng ra là

5 hội, vì còn còn sự đóng góp bài vở của các cựu

GS và HS từ VN gửi qua - nên Hội Úc chúng ta tự

nhận thức được trọng trách phải thực hiện quyển

ĐS với một quy mô, một hình thức và nội dung

cho thật xứng đáng với tầm vóc... thế giới. Vâng,

nếu quý vị cầm quyển ĐS trên tay, quý vị sẽ nhận

ra ngay nó rất...nặng ký và càng đi sâu vào nội

dung, quý vị càng thấy nó quả là có trọng lượng.

Chúng tôi muốn nói đến giá trị lịch sử và văn

chương của những bài viết trong ĐS.

Đọc những công trình nghiên cứu về lịch sử và

văn học có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp

của công chúa Lê Ngọc Hân như trong bài Hành

trạng của Công chúa Lê Ngọc Hân của Yên tử cư

sĩ Trần Đại Sỹ, cựu học sinh NĐC 54-57, hay bài

Ngọc Hân và Nguyễn Huệ trong lòng dân tộc của

Lê Quang Hiền, cựu học sinh NĐC 53-58..., chúng

ta sẽ thích thú với những khám phá mới lạ, giải toả

được những ngộ nhận trước đây về người công

chúa tài sắc vẹn toàn và đáng yêu nhất trong lịch

sử dân tộc chúng ta.

Đọc bài Dòng sông lịch sử của Võ Thành Dũng,

chúng ta còn được nghe kể lại trận đánh lịch sử

của anh hùng Nguyễn Huệ Quang Trung, vị

vua và người chồng lý tưởng của công chúa Lê

Ngọc Hân, với những địa danh như Rạch Gầm,

Xoài Mút và trận thuỷ chiến lừng lẫy ở ngay tại

quê hương Mỹ tho - Định Tường thân yêu của

chúng ta.

Nếu quý vị yêu thích văn học, đặc biệt thích

nghiên cứu về tác phẩm Ai tư vãn của Công

chúa Lê Ngọc Hân, tác giả Minh Nguyên &

Hoàng Trang sẽ gửi tới quý vị phần giới thiệu

và chú giải đầy đủ về tác phẩm này.

Tuy nhiên, phần quan trọng và chiếm nhiều

trang nhất trong ĐS là một trời kỷ niệm về

ngôi trường Nữ trung học LNH Mỹ Tho, về

các Thầy Cô, bạn bè hoặc về các nàng tiên nữ

áo trắng, với bao chuyện vui buồn của một thời

đáng yêu nhất trong đời người trải qua bao nỗi

thăng trầm của lịch sử.

Có thể xem quyển Đặc San này như một tập Kỷ

yếu đánh dấu 50 năm hình thành và phát triển

ngôi trường Nữ trung học LNH Mỹ Tho. Đọc

bài Sự thành lập trường Nữ trung học Mỹ tho,

một tài liệu sống do Ông Phạm Nguyễn Chu,

cựu nhân viên trường NĐC kể lại để thấy được

nhu cầu bức thiết phải thành lập ngôi trường

Nữ trung học tại Mỹ Tho, một thị xã trung tâm

văn hoá của vùng sông Tiền. Cũng trong bài

này, chúng ta sẽ thấy được mối quan hệ thân

thiết giữa trường LNH với trường NĐC và một

điều thật thú vị, không những trường LNH có

bà con với trường NĐC mà còn có họ hàng với

trường Nữ trung học Gia Long Sàigòn nữa. Đó

là lý do tại sao hôm nay có chị Đăng Lan, cựu

nữ sinh Gia Long đóng góp tiết mục văn nghệ

cho buổi ra mắt ĐS hôm nay.

Trong ĐS này, thời kỳ phát triển rực rỡ và

sung sức nhất của trường LNH đã được ghi lại

qua nhiều bài viết: Phượng tím trường xưa của

Nguyễn thị Phi Phượng, Kỷ niệm của Chung

Bích Phượng, Ba cô gái LNH nhạc của Thầy

Mặc Nhân Tân Văn Công,….Quý vị sẽ ngạc

nhiên thích thú trong nhiều câu chuyện, không

phải chỉ là những nét vui tươi nhí nhảnh của

các nàng tiên áo trắng (áo dài lại thắt ngang

lưng, trời mưa trời nắng chân trần hái me…)

mà còn trong những sự kiện độc đáo, chẳng

hạn như một vị tướng, anh hùng quân đội, khi

còn là Tỉnh trưởng Định Tường, đã đến thăm

trường không phải trong bộ quân phục, không

phải bằng xe jeep quân đội mà là trên chiếc

Honda trong bộ đồ thể thao tennis trước bao

cặp mắt ngỡ ngàng của các nữ sinh.

Page 4: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

4

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 4

Chiếm nhiều trang nhất trong ĐS có lẽ là những

kỷ niệm về trường lớp, về Thầy Cô, về bè bạn và

nhất là những chuyện tình thơ ngây tuổi học trò.

Chỉ cần nhìn vào nhan đề các bài viết như “Ngày

xưa Hoàng thị” “Hoa bướm sân trường”, “Giấy

trắng học trò”, “Một mối tình si”, “Thầy tôi”,

“Khung trời kỷ niệm”, “Chuyện tình của nó”,

“Đôi bạn”, …chúng ta cũng có thể hình dung

được bao nhiêu là câu chuyện. Đó chính là những

mảnh kỷ niệm thật đáng yêu, đáng nhớ, được ghi

lại với cùng với nhịp đập của những trái tim ngây

thơ quá, trong trắng quá, thật thà quá của một thời

mà những bụi trần, những bon chen, những giả dối

chưa hề ngự trị. Và nếu chúng ta ghép những

mảnh kỷ niệm ấy lại với nhau, chúng ta sẽ thấy

toàn bộ một bức tranh về hình ảnh của những cô

gái ở một thị xã nhỏ bé Mỹ Tho bên dòng sông

Tiền êm đềm, của một mái trường Nữ trung học

xinh xắn giữa những hàng me rợp bóng, của một

thế hệ nữ sinh đầy sức sống, đang vươn lên để

khẳng định vị trí của mình,… Vâng, chúng ta sẽ

thấy một bức tranh toàn bích của một thời đại thật

huy hoàng, đẹp đẽ mà cũng thật êm đềm…đã qua

đi và không bao giờ còn tìm lại được nữa.

Thế là chỉ còn lại những hoài niệm, những nuối

tiếc như trong các bài “Ngàn năm hạt bụi có buồn

không”của Ngọc Hân, “Thơ cho bạn” của Cô Lê

Hồng Sương, “Bâng khuâng nhớ bậu” của anh

Ngô Hồng Lĩnh, “Trên phà Rạch Miễu của Phùng

Nhân, “Con vẫn muốn về quê gánh mận” của

Đoàn Xuân Thu, “Theo dòng suy nghĩ” của chị

Phạm Thị Nghĩa, “Một kỷ niệm với cô giáo Vạn

Vật của tôi” của chị Nguyễn Kim Nhàn, “Tơ lòng

vương vấn” của anh Mười Trí, … chúng ta sẽ thấy

phảng phất một nỗi hoài vọng mênh mông, nhẹ

nhàng nhưng thật thấm thía.

Mối quan hệ giữa trường Nữ trung học LNH và

trường Nam trung học NĐC nó gắn bó, mật thiết

không những từ buổi sơ khai thành lập mà còn kéo

dài mãi tận hôm nay. Điều này đã thể hiện rất rõ

trong Đặc San. Những ai ngày xưa đã từng “em

tan trường về, anh theo Ngọ về…” có thể vì một lý

do nào đó chưa hề được tỏ tình, thì xin thưa, vẫn

chưa trễ lắm đâu. Bằng chứng là dù 50 năm đã trôi

qua những chàng trai đa tình NĐC vẫn còn cơ hội

để tỏ tình trong các bài: “Các mỹ nhân thời áo

trắng”, “Những người đẹp LNH”, “Phái yếu và

tôi”, “Mùa thu có lá vàng rơi” … bằng nhiều

cách, hoặc công khai, hoặc kín đáo, tế nhị mà nếu

đọc kỹ chúng ta sẽ nhận ra một cách thú vị.

Kính thưa quý vị,

Trước khi xếp quyển ĐS lại, chúng tôi kính mời

quý vị dành một phút để nhớ về những tác giả mà

vừa mới ngày hôm qua đã đặc biệt ưu ái gửi

bài viết cho ĐS 50 năm LNH, nhưng hôm nay

đã vĩnh viễn rời xa chúng ta.

Đó là Thầy Đoàn Duy Tường chỉ vài ngày sau

khi trao tay cho anh Mười Trí bản nhạc

“Tưởng niệm Đức Quang Trung” và bản “Vô

Tình” nhờ chuyển về Hội NĐCLNH Úc châu,

Thầy đã vội vã ra đi thật xa. Anh Lương Minh

Đáng, một hội viên và cũng là một mạnh

thường quân, một ân nhân của Hội chúng ta

cũng đã bất ngờ giã biệt chúng ta khi vừa gửi

bài “Công chúa Lê Ngọc Hân qua lịch sử và

văn học VN”cho Đặc San này. Và khi chúng

tôi đang làm layout để chuẩn bị in Đặc San thì

được tin Thầy Lê Phú Thứ qua đời. Lá thư tình

nghĩa Thầy viết cho chị Thanh Giang, ái nữ

của Thầy Trúc Giang, trong Đặc San còn có

thể xem là những lời trăn trối, những lời nhắn

nhủ cuối cùng của Thầy cho các môn sinh.

Và như thế, quyển ĐS 50 năm LNH - như một

sự Tình Cờ Định Mệnh, đã trở thành một kỷ

vật, một món quà vô giá mà quý Thầy và quý

ân nhân của Hội đã dành cho chúng ta.

Bánh Sinh Nhật bằng rau câu, do chị Bùi Thơm thực hiện - quà tặng của Hội ái hữu sinh viên trường ĐH Vạn Hạnh

Cuối cùng, mặc dù đây là công trình hợp tác

với sự chuẩn bị và thực hiện rất công phu của

các hội ái hữu trên thế giới, nhưng chắc chắn

không thể tránh khỏi những khiếm khuyết cả

trong nội dung lẫn hình thức. Xin quý vị hãy

đọc trong tinh thần bao dung và thông cảm.

Nhân dịp này Ban biên tập và BCH hội Úc

châu chúng tôi xin chân thành cám ơn sự đóng

góp và hợp tác của các Hội bạn ở Âu châu, Mỹ

châu, Canada và Việt Nam, đặc biệt anh Võ

Thành Dũng, cựu hội trưởng hội Âu châu và cô

Kim Khánh ở VN, những người đã bỏ nhiều

công sức và sát cánh với hội Úc để hoàn thành

quyển Đặc San này.

Nghĩa Sỹ

Page 5: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

5

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 5

Thƣ của chị Trần Thanh Giang, Hoa Kỳ

Bạch Tuyết, anh Nghĩa và Ngọc Bình thân mến,

Giang vừa nhận được ĐS 50 năm kỷ niệm trường

LNH của Bạch Tuyết ghi tặng và Ngọc Bình chịu

khó đóng gói và gửi đi.

Rất cảm động trước tấm lòng của những người bạn

quý.

Xin cám ơn lần nữa và mến chúc Bạch Tuyết, anh

Nghĩa và Ngọc Bình luôn vui mạnh và hôi bên Úc

vẫn vững mạnh mãi.

Thƣ của anh Trần Nam, Phần Lan

Chị Hội trưởng thân mến,

Tôi đã nhận được tờ Đặc San LNH & NĐC kỷ

niệm 50 thành lập trường LNH vào đầu tuần rồi.

..Cám ơn chị HT rất nhiều, và cho tôi gửi lời cám

ơn Cô Ngọc Bình và tất cả anh chị em trong Ban

Biên Tập. Cuốn ĐS dầy và đẹp quá, với sự góp

sức của Cựu HS cả 2 trường chúng ta ở khắp cả 5

châu! Thấy giá tiền cước phí Bưu điện mà ngại

ngùng quá!!! Muốn đóng góp chút ít tiền cho Hội

mà không biết cách nào đây?!

Tôi đọc say mê mấy ngày nay, nhiều bài viết hay

lắm, làm gợi nhớ lại ngày xưa!!! Đọc bài của anh

Võ Thành Dũng ở Pháp, tôi mới biết chị cũng là

Hoa Hậu của trường ngày xưa, mà vì học sau quá

xa nên tôi không biết để đem lòng ngưỡng mộ như

anh Dũng! Nhìn hình của chị HT mấy ĐS rồi, vẫn

còn đẹp lắm, chúc mừng chị! Bài nào cũng hay cả,

đọc hoài chưa hết đâu!

Thân chúc chị, toàn anh chị em Úc châu của mình

luôn an khang, thịnh vượng.

Thƣ từ Canberra

Kính gửi Hội Ái Hữu NĐC-LNH (Úc Châu),

Được tin Hội Ái Hữu NĐC-LNH (Úc Châu) sẽ tổ

chức buổi giới thiệu & phát hành Đặc San nhân kỷ

niệm 50 năm thành lập trường nữ trung học Lê

Ngọc Hân, đồng thời ra mắt Tân Ban Chấp Hành

2008-2010 vào ngày Chủ Nhật 25/5/08 tại Sydney.

Vì bận một số công việc cũng như ở xa nên chúng

tôi không sắp xếp để đến Sydney tham dự được.

Xin thành thật cáo lỗi cùng toàn thể quý Thầy, Cô

và các bạn.

Chúng tôi xin kính chúc buổi họp mặt thành công

và ước mong mọi người có một ngày thật vui.

Cũng xin chúc mừng Tân Ban Chấp Hành một

nhiệm kỳ mới vạn sự tốt đẹp.

Canberra 18/5/08 Lê Quang Hậu, Phạm Doanh Môn, Đỗ Thập và các hội viên

ở Canberra.

Thƣ gửi Thầy Tân Văn Công - Việt Nam:

Em có nhận được hai quyển truyện “Tuổi thơ…

xa rồi” thầy gửi tặng cho em và chị Ngọc Hân.

Và em cũng đã trao cho chị ấy rồi. Chị ấy nhờ

em gửi lời cám ơn thầy rất nhiều. Có lẽ nay

mai trang web thành hình, em sẽ lần lượt bỏ

từng bài lên cho anh chị em khắp nơi không có

sách cùng đọc. Kính.

Mười Trí

Thƣ gửi Anh Trần văn Quyện - Pháp quốc:

Hội có nhận được “Bài Hoa Mai, hoa Nua” của

anh gửi, Sẽ cho đăng trong thời gian thích hợp.

Cám ơn anh rất nhiều còn nhớ tới em út bên

nầy. Mấy tháng trước anh Võ thành Dũng có

gửi cho em mấy tấm hình chụp bên Việt Nam

chung với quý thầy cô, thấy có anh chị trong

đó. Ở ngoài thế nào hổng biết, chớ trong hình

thấy anh còn „quá đã” đâu ai biết anh bịnh

nặng mới hồi phục. Vài hàng thăm anh chị.

Mười Trí

Một chút quê hương

Bây giờ là tháng sáu Bên quê nhà Hạ cũng vừa sang Có những buổi trưa chói chang nắng cháy và

những buổi chiều sầm sập mưa tuôn Có tiếng ve kêu nức nở điệu buồn - giữa sân

trường ai nhuộm đỏ - cánh phượng úa mầu lã chã rơi

Có dáng ai kia áo trắng thoáng qua trời - như tia

chớp loé cuối đời - làm tim ai rỉ máu…

Bây giờ là tháng sáu Hạ đã về trên quê hương tôi

Viên An

Nhịp cầu tri âm

Page 6: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

6

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 6

Cô Huỳnh Ngọc Sương

Cô Huỳnh Ngọc Sương, hiền thê của Thầy Lê Phú Thứ, đã nhận lời mời của Ban biên tập, tiếp tục duy trì mục “Những lá thư tình…nghĩa” của Thầy. Xin chân thành cám ơn sự đóng góp quý báu và sự ân cần của Cô đối với hội. BBT

Kính thưa các bạn đồng nghiệp, các thân hữu của

anh Lê Phú Thứ.

Các cựu môn sinh thương mến của Thầy.

Ông xã tôi, hay nói cho văn chương một chút là

“đức lang quân” của tôi đã ra đi về bên kia thế giới

- thế giới mà người đời chưa biết - thấm thoát

cũng gần 8 tháng rồi! Thời gian nầy không ngắn

cũng không dài để mình có thể quên đi hết mọi kỷ

niệm và dứt bỏ hết mọi niềm sầu nhớ!? Nhứt là dư

âm, hình ảnh, tên tuổi anh ấy vẫn còn được nhiều

người nhắc nhở. Điển hình là trong buổi phát hành

đặc san NĐC-LNH đặc biệt kỷ niệm 50 năm ngày

thành lập trường Lê Ngọc Hân tại Sydney vừa qua.

Hôm ấy, tên giáo sư Lê Phú Thứ vẫn còn được nêu

lên trong danh sách các tác giả. Với chủ đề

“Những lá thư tình…nghĩa” mà mấy năm qua đặc

san nào, bản tin nào của hội cũng có sự đóng góp

của anh ấy, ngay cả trong đặc san nầy. Mặc dù

mấy tháng trước đó sức khoẻ của anh đã cạn kiệt,

anh không thể ngồi lâu nên muốn hoàn tất bài nầy

anh phải cố gắng hết sức mình hơn bình thường.

Nghĩa là anh phải đi nằm nghỉ nhiều lần sau mỗi

đoạn viết. Có lẽ vì vậy mà khi tôi được gọi lên để

lãnh một cuốn đặc san với dòng chữ lưu niệm của

hội, tôi đã miên man nghĩ đến anh và nhớ hình ảnh

tiều tuỵ, mệt mỏi của anh lúc ấy khiến tôi xúc

động, nghẹn ngào. Tôi phải kiềm chế lắm để cho

lệ mình chỉ đoanh tròng không được tràn ra khỏi

mắt. Nhưng rồi không lâu, đến phần đọc tên các

giáo sư tiền vãng. Với nội dung, lời lẽ thắm đượm

ân tình và với giọng đọc gần như ngâm thơ của hai

“diễn viên” Điểm Lê và Xuân Lan – rõ ràng, ấm

áp có chút hơi hướng của Phật giáo, hoà lẫn với

tiếng trống chuông vang rền. Trong bầu không khí

trang nghiêm và thiêng liêng đó, thật sự tôi đã quá

yếu đuối và cảm thấy như mình lạc lõng, cô đơn,

mặc dù xung quanh có rất nhiều người, hầu hết là

quen biết và thân thương. Tự nhiên lúc đó nước

mắt tôi cứ tuôn chảy một cách thoải mái, tự do.

Tôi khóc một cách vô tư không còn biết ngượng

ngùng khi em Dương Hồng Phúc và vợ chồng anh

Chiếm đến thăm hỏi tôi. Bây giờ nghĩ lại tôi thật

mắc cỡ. Xin thông cảm và tha lỗi cho tôi…

Cũng trong khoảnh khắc đó, tự nhiên tôi có cảm

giác như đang có sự hiện hữu của anh ấy. Anh

đang theo dõi mọi diễn tiến của buổi lễ, đang ở

đâu đó quan sát và vỗ về, an ủi tôi với câu nói

“Bên em đang có ta” mà xưa kia anh thường

nói đùa với tôi mỗi khi tôi gặp chuyện gì rắc

rối, lo lắng, khó xử, buồn phiền. Tự nhiên tôi

thấy yên tâm và ấm lòng. Cám ơn hội đã cho

tôi cơ hội sống lại với kỷ niệm nầy. Cũng sẵn

đây xin cho tôi được cám ơn ban tổ chức, nhứt

là anh Chấn, Ngọc Hân, Ngọc Thẩm, Mười Trí,

anh chị Sĩ, anh chị Văn, bà Tám Xang…đã tận

tình đưa đón, tiếp đãi ân cần; chăm lo đến từng

bước đi, từng nơi ăn, chốn ở cho “phái đoàn” ở

Melbourne lên, trong đó có tôi. Riêng ở Melb

tôi cũng đặc biệt cám ơn vợ chồng Điểm Lê đã

lo lắng chăm sóc cho tôi. Nhứt là Điểm đã quá

vất vả với chuyến đi nầy vì tôi, và đã cho tôi

nhiều kinh nghiệm, nhiều kỷ niệm khó quên

khi đi máy bay, đi xe lửa. Cám ơn Điểm đã

luyện cho tôi đôi chân thêm cứng cáp, nhanh

nhẹn, lẹ làng, phải tự lực cánh sinh, không

được “tiểu thư” nữa.

Trở lại vấn đề của hội. Cách đây mấy hôm, tôi

được email của giáo sư Nghĩa kêu gọi và đề

nghị tôi tiếp tục “Những lá thư tình…nghĩa”.

Cảm giác đầu tiên của tôi là ngạc nhiên, giựt

mình mà sung sướng vì hãnh diện. Từ đêm đó

trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe như văng

vẳng bên tai “Những lá thư tình…nghĩa” phải

sống lại, phải tiếp tục mở ra. Tôi trằn trọc suốt

đêm không ngủ được. Tôi nhớ những lời cuối

cùng trong bài viết về Thanh Giang, ông xã tôi

đã như trăn trối và nói lời vĩnh biệt. Thêm vào

đó, trong phần ghi chú của ban biên tập cũng

có viết: “Những lá thư tình nghĩa” đã khép lại

thật rồi. Ngày 07-10-2007 tại Melbourne,

Australia Thầy Lê Phú Thứ đã vĩnh viễn rời xa

chúng ta…

Thật sự tôi cũng muốn làm việc nầy vì hương

hồn của ông xã tôi mà cũng vì hội. Hội là linh

hồn của anh ấy, là tổ ấm, là gia đình, là nơi gởi

gắm tâm tình và kỷ niệm, là mối dây ràng buộc

gắn bó với bạn bè, học trò xa xưa, là vòng tay

ấm áp, là nhịp cầu nối liền khắp mọi nơi, mọi

vùng đất xa gần trên quả địa cầu mà có bạn bè

và học trò cũ sinh sống. Anh ấy luôn được

sống lại và hạnh phúc với quá khứ huy hoàng,

vàng son nhờ các hội ái hữu NĐC-LNH. Cảm

nhận được như vậy nên tôi tâm nguyện duy trì

“Những lá thư tình…nghĩa” để hương linh anh

biết đâu sẽ được an vui, ấm áp. Nhưng tôi cũng

không khỏi đắn đo, cân nhắc vì lo ngại không

biết mình có kham nổi lâu dài không, bởi tự

biết sức mình, vốn liếng chỉ ba cọc ba đồng lỡ

làm ảnh hưởng đến uy tín của hội thì ai sẽ gánh

vác, bảo vệ tôi để “vãn hồi trật tự” đây. Như

Những lá thư tình…nghĩa

Page 7: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

7

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 7

quý vị đã biết, hai chúng tôi đều là nhà giáo. Mà

cuộc đời nhà giáo được ví như kiếp con tằm, cứ

nhả tơ, nên người xưa thường nói “Con tằm đến

thác vẫn còn vương tơ”. Đúng vậy, như trường

hợp của ông xã tôi đã nhả tơ đến hơi thở cuối

cùng, đến những ngày trong bệnh viện không còn

sức, không thể nhìn rõ để đọc các bài viết trong

bản tin NĐC-LNH cuối cùng của đời anh, nhưng

vẫn muốn biết những điều có quan hệ đến hội, nên

tôi phải ngồi cạnh bên anh để đọc cho anh nghe

từng bài.

Thú thật với quý vị mấy năm nay, từ khi “Những

lá thư tình…nghĩa” có mặt thì tôi đã là một trong

“những vị anh hùng không tên tuổi” vì tôi luôn sát

cánh với chồng tôi trong mọi lãnh vực. Do đó tôi

là một “cộng sự viên trung thành và đắc lực” của

anh ấy. Mỗi khi anh viết một bài nào cho đặc san

hay bản tin đều nhờ tôi đọc lại để xem có ý kiến gì

không. Thật tình mà nói là ông xã tôi muốn tôi

chia xẻ cảm nghĩ của anh để cho tôi vui vì thấy

mình còn hữu dụng chứ thực sự ít khi tôi có ý kiến

gì lắm hoặc có cũng chỉ là những nhỏ nhoi không

đáng kể. Ông xã tôi viết bài thoải mái như người

hít thở. Cứ viết một đoạn vài ba trang thì kêu tôi

đọc lại cho ý kiến; đến khi chấm dứt cũng phải

hai, ba lần. Tôi nghĩ ông xã tôi, một là lười đọc lại,

hai là muốn nghe tôi đọc để dễ nhận xét và đánh

giá. Thêm một cái đầu với hai con mắt vẫn sao vẫn

hơn. Tôi phải đọc thật chậm rãi, rõ ràng, ngưng

nghỉ đúng chỗ giống như cô giáo đọc chánh tả cho

học trò. Nhưng lúc đó tôi lại có cảm giác là trò

đang đọc bài cho thầy nghe, để rồi cuối cùng anh

ấy hỏi: “Em thấy sao?”. Lần nào cũng như lần nào,

tôi đều trả lời vỏn vẹn có mấy tiếng: “Hay lắm,

anh viết hay lắm”. Thế là anh mỉm cười. Sự thoả

mãn và hài lòng đã hiện lên trên nét mặt đầy an

vui, tự tại của anh.

Rồi đây tôi sẽ đi theo bước chân của anh ấy,

nhưng lại độc hành và cô đơn trên đường đời!!

Trong bài thơ “Đôi dép” của Nguyễn Trung Kiên

mà Điểm Lê đã gửi cho tôi, có sự ví von rất ý

nghĩa về hai chiếc dép:

Số phận chiếc nầy phụ thuộc ở chiếc kia.

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi,

Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng...

Riêng tôi, tôi đã nguyện với lòng là sẽ cố đứng

vững, bước cẩn thận để khỏi bị vấp ngã vì:

Mỗi lần vấp là mỗi lần bước dại

Tuy hơi đau nhưng có ngại chi đâu

Bước đường đời còn lắm nỗi chênh vênh

Không mạnh bước không khi nào chịu nổi.

Viết xong ngày 06/6/08

Huỳnh Ngọc Sƣơng

Thơ Đoàn Xuân Thu

Lau lệ mình ên

“Em còn có mẹ già bên ấy!”

!

: “ ...hai hàng ... ... ai?!”*

Anh cũng có mẹ già bên ấy,

mẹ anh đã nằm dưới mộ sâu. Cỏ trên mồ chắc xanh thương nhớ;

mẹ chắc nhớ anh, nhớ để rầu.

Hai lăm tháng chạp về tảo mộ; hẹn lần, hẹn lữa, hẹn năm sau.

Năm nào cũng vậy, tiền không có;

không tiền, không có vé máy bay!

Ngày khánh tận mà anh khánh kiệt;

chỉ biết tàng xe đến phi trường.

“Ai về xứ Việt, quê hương đó

cho ké, dùm tôi, nỗi đoạn trường!”

, áng chừng em khóc;

vẫn còn ai đó vỗ về em,

ai đó làm em không khóc nữa,

nỗi buồn nhớ mẹ, chắ .

, r c;

Melbourne buồn, anh lau lệ mình ên! *ca dao

Đoàn Xuân Thu

Thành kính phân ƣu

Nhận được tin khấp báo:

Thân mẫu của cô Xuân Lan, cựu Phó nội vụ BCH

hội ái hữu NĐCLNH Úc châu:

Cụ bà Trần Thị Gấm,

vừa qua đời tại Việt Nam, ngày 12 tháng 6 năm

2008, hưởng thọ 78 tuổi

Ban chấp hành và hội viên Hội ái hữu NĐCLNH

Mỹ Tho Úc châu thành thật chia buồn cùng cô

Xuân Lan và tang quyến trong sự mất mát lớn lao

này.

Nguyện cầu hương hồn cụ bà sớm được tiêu diêu

nơi miền cực lạc.

Page 8: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

8

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 8

Chúc Mừng

Hội ái hữu NĐCLNH Mỹ Tho Úc châu, xin chúc

mừng:

- Chị tân Hội Trưởng Lê Thị Yến và quý anh

chị tân BCH Hội ái hữu cựu học sinh

NĐC-LNH Canada, nhiệm kỳ 2008-2010

- Anh tân Hội trưởng Lâm Trí Chánh và quý

anh chị tân BCH Hội ái hữu LNH-N ĐC

Âu châu, nhiệm kỳ 2008-2009.

Kính chúc quý hội bạn luôn mạnh tiến.

Hội ái hữu NĐCLNH Mỹ Tho Úc châu

Tin vui Nhận được tin vui:

- Gia đình Thầy Nguyễn Văn Nghĩa tổ chức

lễ Thành Hôn cho quý tử là Nguyễn Thiền

Quốc Sỹ sánh duyên cùng Trần Thy Anh,

ngày 19/4/2008 tại Sydney

- Gia đình Anh Phạm Doanh Môn tổ chức lễ

Thành Hôn cho cậu ấm Phạm Nguyễn

Vĩnh Duy sánh duyên cùng Nguyễn Thị

Thu Thảo, ngày 20/5/2008 tại Canberra

Hội ái hữu NĐCLNH Úc châu xin chung vui với

gia đình Thầy Nguyễn Văn Nghĩa và gia đình anh

Phạm Doanh Môn.

Mến chúc các cháu Quốc Sỹ-Thy Anh và Vĩnh

Duy-Thu Thảo được bền duyên cầm sắt.

CHÚC MỪNG HAI HỌ

Pháo nổ nhà ai tớ chúc mừng.

Vui chưa! Hai họ chạy lưng tưng.

Cô dâu khóc tiễn thời thơ mộng,

Chú rể thôi nghe “Đã bảo đừng".

Phía vợ dàn quân đón rể quý,

Bên chồng giăng bẫy thử dâu cưng.

Ông bà với vẻ hân hoan nhất.

Mong ẵm cháu ngoan nôn quá chừng!

05/2008

Nguyễn Chí Dân

(Brisbane – QLD)

Mục “Tâm tình người Miệt Vườn” do anh Năm Tới đảm

trách. Quý vị và các bạn muốn biết tin tức từ Miệt Vườn hoặc muốn tâm sự cùng anh Năm xin gửi về:

[email protected]

Lời cảm tạ của ban tổ chức

Ban tổ chức chúng tôi xin chân thành cảm ơn

quý quan khách và quí thân hữu đã đáp lời mời

của chúng tôi mà đến tham dự đông đủ.

Chúng tôi cũng xin cám ơn luật sư Lưu Tường

Quang đã bỏ thì giờ quí báu để đến và thuyết

trình một đề tài rất thích thú,

Trong dịp vui nầy chúng tôi lại có cơ hôi tiếp

đón phu nhân của cố giáo sư Lê Phú Thứ mà

lúc sinh thời Ông mong muốn sẽ đến góp mặt

trong buồi phát hành sách kỷ niệm 50 năm

trường Lê Ngọc Hân được thành lập. Chúng

tôi xin cám ơn Cô đã không quên ước muốn

của Thầy mà đến tham dự ngày hôm nay.

Bạn bè cựu học sinh NĐC-LNH Mỹtho

Sydney rất vui mừng đón tiếp anh chị Thái văn

A và anh chị Lê văn Ðiểm đến từ Melbourne

và tham gia chương trình văn nghệ buổi phát

hành sách và lễ ra mắt tân ban chấp hành cuả

Hôi ái hữu NĐC-LNH NSW. Xin cám ơn quý

anh chị.

Chúng tôi cũng hân hoan đón tiếp một cựu nữ

sinh LNH đến từ Tây Úc rất xa. Cô đã dẹp

xong nhóm người đội lốt hoạt động văn hóa

nhưng hiện nguyên hình là hoạt động làm nhục

quốc kỳ và văn hóa VN mà các báo Việt ngữ

có đăng tin, đó là Cô Nguyệt Ánh, một nghị

viên của Tây Úc mà cũng là đại diện cựu hoc

sinh NĐC-LNH tai đây.

Xin cám ơn Nguyệt Ánh đã làm rỡ mặt cho

trường cũ mà cũng là đem lại niềm tự hào cho

cộng đồng người Việt.

Một lần nữa chúng tôi xin cám ơn tất cả quan

khách, bằng hữu đã đến chung vui với chúng

tôi hôm nay và xin toàn thể quí vị bỏ qua cho

những gì chúng tôi còn thiếu sót.

Xin trân trọng chào quí vị.

NVT

Thƣ gửi chị Yến, hội trƣởng hội ái hữu

NÐC-LNH Canada

Kính gửi chị Lê thị Yến,

Hôm được tin qua email của anh Hiếu cho biết

hội cựu hoc sinh Canada được bầu xong với

Tâm tình ngƣời

Miệt Vƣờn

Page 9: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

9

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 9

chị làm hội trưởng, tôi vội viết mấy hàng cho anh

Hiếu với lối viết cà rởn “rất mừng nghe tin hội còn

sống” và nhắc lời của Nguyễn Hữu Chung, bạn

cùng niên khóa với tôi ở NÐC là “chị Yến khi làm

thủ quỹ đòi niên liễm còn hơn sở thuế vụ đòi thuế”

Năm 2002 tôi có đến Canada có đi chơi với NHC,

anh Lâm văn Bé, anh Huỳnh, anh Hiếu v.v. nên có

dịp nghe NHC nói về chị trong câu chuyện vui

như vậy. Chị lớn hơn tôi và NHC, học trước tôi và

NHC ở NÐC mà tôi viết hơi cà rỡn như vậy e

không phải, xin chị đừng giận em út nghe chi Yến.

Bây giờ Trần Minh Trí làm hội trưởng, nhỏ hơn

tôi và chị khá nhiều nên giao cho tôi liên lạc với

các anh chị trưởng thượng, hôm nay viết thư cho

chị đàng hoàng hơn:

Thay mặt Mười Trí chúc mừng chị trong cương vị

hội trưởng hội NÐC-LNH Canada. đồng thời vừa

chúc mừng anh Huỳnh vừa hẹn gặp anh lần nữa

khi anh đến Úc châu thăm con gái.

Thƣ gửi anh hai Bùi Quang Anh, NSW

Anh Hai thân kính,

Trước ngày đại hội ra mắt ban chấp hành hội ái

hữu NÐC-LNH NSW và phát hành đặc san kỷ

niêm 50 năm thành lập trường nữ trung học LNH,

em có gửi thư mời và viết thêm mấy hàng mong

anh đến tham dự để đàn em có dịp gặp mặt huynh

trưởng lớn nhứt của tụi em tại Sydney, nhờ anh

Năm Minh chở xe anh đi, nhưng khi gặp anh Minh

mới biết anh bị cảm nên không đi được. Khá lâu

rồi không gặp anh chị, em vẫn hằng mong anh chị

được luôn khoẻ mạnh, thân tâm an lạc.

Bây giờ anh hết bệnh chưa?

Chúc vui đến anh chị và gia đình.

Thƣ gửi anh Trần Nam, Phần lan,

Anh Nam thân mến,

Trong lần trước tôi có viết email cho anh là ngày

phát hành ÐS kỷ niệm 50 năm thành lập, hội sẽ

gửi sách tặng anh. Tôi nghỉ sách đang trên đường

đến Phần Lan cho anh đó.

Cách đây ít lâu tôi có dịp gặp GS Tổng thơ ký

Viện đại học Cần thơ. Ông có thuyết trình nói về

quá trình thành lập đại học Cần thơ, hôm đó tôi

liền nghĩ đến anh cũng từng giảng dạy tại Ðại học

nầy mà buồn 5 phút vì nếu không có ngày 30-4-75

thì ngày nay anh đâu có “huởn” để mùa hè thì đi

câu cá và đi hái nấm. Nghe đâu GS dạy đại học

bây giờ cũng có bằng Tiến sĩ nhưng một số không

ít là bằng giả nên nền giáo dục càng ngày càng

xuống dốc. Thiệt là “buồn ơi chào mi hay

Bonjours tristesse”

Lâu lâu nhớ viết chuyện vui bên Phần Lan cho tụi

nầy đọc chơi đỡ buồn nghe anh Nam.

Chúc anh chị và các cháu vui, khoẻ.

Thƣ gửi anh Kiệt Tấn, Paris,

Anh Kiệt Tấn thân thương,

Bây giờ anh ở đâu, Bến Hải hay Cà Mau, Âu

châu hay Sàigòn mà biệt tích từ hơn năm nay.

Úc châu có nhiều thay đổi lắm anh ơi: đệ nhất

giai nhân xứ Mỹ (tho) được phong nữ hoàng

cai trị một lục địa rộng lớn. Mười Trí được

phong tiểu vương trị vì một vùng đất rất phồn

thịnh mang tên là Niêu-xà-Queo mà thủ đô là

Xich-ni. Mười Trí xây cung điện tại Ben-thao

để có “huởn” thì họp văn võ bá quan ăn uống

linh đình rất là thái bình thịnh trị. Ai cũng

mong anh tái xuất giang hồ đến thăm giang sơn

của triều đại Mười Trí. Sẵn thư nầy tôi cũng

thông báo anh hay văn vỏ bá quan triều thần

của tiểu vương Mười Trí như sau:

Về văn quan có hai quan hộ giá: Kim Mao thi

sĩ và Năm Chích văn sĩ.

Về vỏ có quan Thái uý rất hào hoa chống giữ

biên thùy đó là Thái uý Thâm Thẩm và coi nội

an có lão tướng Năm Anh.

Kho bạc thì được giao cho Bà Bà Tâm Nguyên,

một nhà tu hành thứ thiệt.

Văn phòng của vương triều được tiểu tử đẹp

trai Ðặng Hà đảm trách, kiêm nhiệm đi ngoại

giao với các nữ vương các nước khác vì tiểu tử

nầy tốt nghiệp trường đại học „ăn nói‟ ở nước

ngoài (hỏng biết 10 Trí có coi bằng cấp nầy

thiệt hay giả chưa)

Trên đây là tóm tắt nghi thức triều đình của 10

Trí tiểu vương chớ còn triều đại của nữ vương

thì tôi chưa dám tiết lộ, việc nầy chừng nào anh

đến Úc thì khi bái kiến nữ hoàng anh sẽ được

biết tường tận.

Khi đọc được tin nầy xin anh hồi đáp bằng

email cho mau chớ gửi thư dán „cò‟ nó bay lâu

lắm và có gửi quà chúc mừng tân tiểu vương

10 Trí thì nhớ gửi bằng đường máy bay chớ

gửi bằng tàu đi tới 2 tháng lận.

Mấy hàng thăm anh đặng mạnh giỏi, có tu ở

hang động nào cũng rán hồi âm vì mọi người

đều trông tin anh.

Thân ái,

NVT

Page 10: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

10

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 10

Nửa thế kỷ đầu tiên của Trƣờng Nữ

Trung Học Lê Ngọc Hân và sự

thăng tiến Phụ nữ tại Tiền Giang

Ls Lưu Tường Quang, AO

Vùng đất Tiền Giang của đồng bằng sông Cửu

Long hãnh diện đã có rất nhiều danh nhân trong

lịch sử ngắn ngủi chỉ trên 300 năm: Về mặt văn

học từ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) đền Hồ

Biểu Chánh (1885-1959) và trong thời kỳ kháng

chiến chống Pháp, vùng đất này cũng đã sanh ra

nhiều bậc anh hùng hào kiệt, tranh đấu cho tự do

và độc lập của tổ quốc Việt Nam, từ Phan Thanh

Giản (1796-1867) đến Trương Công Định và

nhóm sĩ phu Cần Giuộc.

Trong hàng ngũ những bậc nữ lưu, vùng Tiền

Giang cũng hãnh diện với hai Hoàng hậu của triều

Nguyễn: đó là bà Từ Dũ Phạm Thị Hằng (vua

Thiệu Trị) và bà Nam Phươ

Lan (vua Bảo Đại). Cả hai đều có sanh quán tại Gò

Công.

Sương Nguyệt Anh (1864-1921) cũng là một

gương mặt phụ nữ nổi tiếng, với tài thi văn Hán

Nôm và rất tích cực ủng hộ tại Nam Kỳ Phong

Trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Sương

Nguyệt Anh – con gái của cụ Đồ Chiểu, sanh tại

Bến Tre – là vị nữ chủ bút đầu tiên của tờ báo phụ

nữ đầu tiên ở Việt Nam – đó là tờ “Nữ Giới

Chung” mà chủ nhiệm là ông Henri Blanquière,

xuất bản tại Sài Gòn vào đầu năm 1918, nhưng chỉ

phát hành được 20 số thì bị đình bản. Bà là ngòi

viết tranh đấu cho sự thăng tiến của phụ nữ Việt

Nam:

Đem chuông lên đánh Sài Gòn,

Để cho nữ giới biết con Cụ Đồ.

Những người đẹp LNH (trái qua phải): chị Lòng, Thy Em, Ngọc Hân, Ngọc Bình, Nguyệt Ánh, Ngọc Châu, Xuân Lan, Hồng Phúc, chị Thanh, Xuân Anh

Tuy nhiên, vùng đất Tiền Giang còn nhiều danh tài

phụ nữ khác mà ngày nay tên tuổi ít khi được nhắc

nhở - chẳng hạn như nữ sĩ Manh Manh Nguyễn

Thị Kiêm (sanh năm 1914? tại Gò Công)

nhưng theo học trường nữ trung học Gia Long

ở Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp bằng Thành

Chung, bà Nguyễn Thị Kiêm cũng hoạt động

y

phong trào thơ mới tại Sài Gòn và Hà Nội và là

ngòi viết nghị luận, phê bình của tờ Phụ Nữ

Tân Văn do bà Nguyễn Đức Nhuận Cao Thị

Khanh (sanh tại Gò Công năm 1900) sáng lập

và đình bản năm 1933, tờ Phụ Nữ Tân Văn có

ảnh hưởng sâu rộng tại cả 3 miền Nam Trung

Bắc Việt Nam. (Hứa Hoành, Nam Kỳ Lục Tỉnh,

tập 2, Nhà Xuất bản Văn Hoá, Houston, 1992,

trang 244).

Bà Nguyễn Thị Kiêm không phải là người phụ

nữ duy nh t tham gia và vận động cho phong

trào thăng tiến của phụ nữ tại Nam Kỳ nói

riêng và Việt Nam nói chung trong thập niên

1920 và 1930. Nhưng chúng t nêu lên

trường hợp của bà Nguyễn Thị Kiêm vì bà có

thể tượng trưng cho thế hệ phụ nữ Việt Nam

trước thế chiến thứ 2 hãy còn chịu nhiều thiệt

thòi về cơ hội học vấn. Bà Nguyễn Thị Kiêm

đã không thể theo học tại Trường Nam

„College de Mytho (tiền thân của College Le

Myre de Vilers, từ 1942 và Trường Trung Học

Nguyễn Đình Chiểu từ năm 1953 khi chế độ

giáo dục hỗn hợp nam nữ co-education được

áp dụng). Nếu gia đình không có đủ phương

tiện để gởi bà theo học tại trường Gia Long ở

Sài Gòn thì có lẽ tài năng của bà đã phải mai

một và phong trào thăng tiến phụ nữ đã thiếu

vắng đi một tiếng nói quan trọng.

Chúng ta cũng nêu lên trường hợp của bà

Nguyễn Thị Kiêm như là thí dụ làm nổi bật vai

trò của Trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân ở

Tiền Giang nhân kỷ niệm 50 năm trường này

được thành lập (1957-2007).

Những tác phẩm khảo cứu của thời

Pháp thuộc trong đời sống xã thôn Việt Nam

vào đầu thế kỷ 20 - chẳng hạn như: Rouilly,

La Commune Annamite, Paris (1929), Kresser,

„La Commune Annamite en Cochinchine’,

Paris (1935) và Pierre Gourou, Les Paysans du

Delta Tonkinois, Paris (1936) - làm nền tảng

cho nhiều cuộc khảo cứu khác để phát hiện

những diễn tiến, thay đổi của xã hội Việt Nam

qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Tuy nhiên,

, chúng ta

có thể tham khảo một tác phẩm nghiên cứu

Page 11: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

11

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 11

mới hơn và được thực hiện ngay tại vùng Tiền

Giang. Đó là quyển “Village in Vietnam” của tiến

sĩ Gerald C. Hickey, do Yale University Press xuất

bản (New Haven & London, 1964). Được

Michigan State University Vietnam Advisory

Group bảo trợ với sự hợp tác của c nh phủ Việt

Nam Cộng Hoà, và sau khi đã thăm viếng nhiều

làng xã đồng bằng sông Cửu Long, công trình

y đã chọn địa điểm làng Khánh Hậu

nằm giữa Tân An và Mỹ Tho làm trọng tâm khảo

sát từ tháng 3 năm 1958 đến tháng 12 năm 1959 -

tức là chỉ một năm sau khi Trường Nữ Trung Học

Lê Ngọc Hân được thành lập.

Làng Khánh Hậu cũng là sanh quán của một danh

tướng Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19:

Đó là Nguyễn Huỳnh Đức, Tổng Trấn Bắc Thành

và Tổng Trấn Gia Định Thành. Hậu duệ của Tổng

Trấn Nguyễn Huỳnh Đức vẫn còn sinh sống tại

làng Khánh Hậu và được dân làng nể trọng.

Kết luận quan trọng của Hickey‟s Village in

Vietnam là vùng đồng bằng sông Cửu Long không

có sự “phân biệt giai cấp” theo truyền thống cổ

xưa trên căn bản nghề nghiệp sĩ-nông-công-

thương như tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ:

(“

).

”. (“Historical works on

Vietnam often ascribe to traditional Vietnamese

society four social „classes‟ – part of the Chinese

heritage. These are intellectuals, farmers, artisans

and tradesmen and merchants. Le Thanh Khoi*

points out that this explicitly is an occupational

classification (“elle est basée sur la profession et

non sur la fortune”). While these distinctions may

have been meaningful in the traditional

Vietnamese society in northern and central

Vietnam, there is nothing to indicate they ever

existed in the south”. (Trang 233) [*Le Thanh Khoi, Le Vietnam – Histoire et Civilisation: Le

Milieu et l‟Histoire, Paris, 1955]

Trái lại, giai tầng xã hội tại vùng DBSCL – như

thể hiện tại làng Khánh Hậu - đặt cơ sở trên khả

năng và phương tiện kinh tế giữa người giàu, trung

lưu và nghèo - tức là đại phú nông, tiểu phú nông

và tá điền:

. (“Socio-

economic ranking in village society is

measured primarily by subsistence activities.

Whether one is a landowner, tenant … laborer

or shopkeepers determines relative position in

the vertical structure.” (Trang 235)

Tuy nhiên, dầu bất cứ thuộc giai tầng xã hội

nào, nhóm nghiên cứu vẫn tìm thấy cư

dân làng Khánh Hậu chia sẻ một hoài bão

chung:

. (“It is the desire of most villagers to

improve their lot, which means having land, a

fine house, material comfort and education

for one’s children.” (Emphasis added - Trang

277)

Học vấn là phương tiện thăng tiến xã hội, nên

được dân làng đánh giá cao, nhưng họ phải làm

gì?

. (“Education ranks high in village

value … In the past, some sons of wealthy

families were sent to schools in Saigon and

Cholon…At the present time, however, the

pattern is for children to attend the secondary

school in Tan An… and a few village children

have been students at the secondary school in

My Tho”. (Trang 239-240)

Thế thì trong quá khứ, dân làng gởi con trai

(sons) đi học tại Sài Gòn, nhưng vào thời điểm

Page 12: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

12

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 12

khảo sát năm 1958, dân làng gởi con cái (children)

đi học tại Tân An và Mỹ Tho.

Từ các nhận xét nói trên, chúng ta có thể nhìn thấy

sự quan trọng của Trường Trung Học Nguyễn

Đình Chiểu – và nhứt là của Trường Nữ Trung

Học Lê Ngọc Hân. Chúng ta có thể suy diễn rằng

Trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân tạo thêm cơ

hội cho nữ sinh trong vùng Tiền Giang - một cơ

hội cần thiết cho sự thăng tiến phụ nữ.

kết quả tốt đẹp ấy qua

sự của nhiều cựu nữ sinh Trường

Lê Ngọc Hân – tiêu biểu cho từng lớp cựu nữ sinh

Lê Ngọc Hân từ năm 1957 đến 1975 định cư ở

.

Sông nước Tiền Giang

Đặc San Kỷ Niệm 50 năm thành lập t

rằng trong giai đoạn 1957-1975, Trường

Lê Ngọc Hân giảng dạy ở đệ nhứt cấp 1 200 nữ

sinh và đệ nhị cấp 750 nữ sinh. Sau năm 1975,

trường đã bị thay đổi nhiều lần về tên gọi, thứ bậc,

cũng như về học trình theo mô thức giáo dục hỗn

hợp nam nữ - coeducation. Từ năm 1997, với tên

gọi mới là Trường Trung Học Cơ Sở Lê Ngọc

Hân, s số tăng lên khoảng 3 800 học sinh. Sự gia

tăng này chưa hẳn là bằng chứng gia tăng cơ hội

cho nữ sinh, mà có thể vì dân số vùng Tiền Giang

gia tăng và phương cách phối trí s số

tại Mỹ Tho và vùng Tiền Giang nói chung.

D ki n thống kê giáo dục nay tại Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không làm chúng ta

lạc quan, vì cả trăm ngàn học sinh trên toàn quốc

đã bỏ học đến mức độ Bộ trưởng Giáo Dục

Nguyễn Thiện Nhân đã phải ngỏ lời

lỗi. Trong vùng ĐBSCL, tỉnh An Giang dẫn đầu

với số học sinh bỏ học cao nhứt, nhưng tình trạng

bi đát này xảy ra khắp nơi trong vùng.

Với tình trạng kinh tế suy sụp hiện nay tại vùng

ĐBSCL mà Quỹ Phát Triển Liên Hiệp Quốc

UNDP coi là một trong hai vùng nghèo đói nhứt

tại Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 21, chúng ta chưa

có lý do gì để lạc quan là Trường Lê Ngọc Hân

có thể đạt được thành quả 50 năm đầu tiên

trong 50 năm sắp tới, khi Trường Lê Ngọc Hân

kỷ niệm bách niên 1957-2057.

Chúng ta có thể suy diễn từ những yếu tố văn

hoá xã hội và kinh tế hiện tại ở Việt Nam, chớ

không thể minh chứng cụ thể theo những d

ki n khách quan trong sự thiếu vắng của một

công trình nghiên cứu mới tương tự như tác

phẩm Hickey‟s Village in Vietnam 50 năm

trước đây.

Quả thật lịch sử đã không đãi ngộ vùng

ĐBSCL và không cho vùng này cơ hội phát

triển vai trò trọng yếu của cả nước. Chúng ta

không thể không đặt câu hỏi là nếu biến cố

1975 đã không xảy ra hoặc xảy ra một cách

khác, thì kế hoạch hậu chiến của VNCH có thể

đã biến đổi và thăng tiến vùng ĐBSCL như thế

nào – và vai trò của những cơ sở giáo dục quan

trọng như Tr Nguyễn Đình Chiểu / Lê

Ngọc Hân ở Mỹ Tho hoặc Phan Thanh

Giản / Đoàn Thị Điểm ở Cần Thơ sẽ ra sao?

Giáo sư Vũ Quốc Thúc, kinh tế gia tên tuổi

Việt Nam, cựu Khoa Trưởng Trường Đại Học

Luật Khoa Saigon, đã viết trong bài tham luận

nhan đề “Phát triển xã hội trong khuôn khổ

phát triển kinh tế” hồi năm 1971 với tư cách

đồng Trưởng Nhóm (Co-chair) Nghiên Cứu Kế

Hoạch Hậu Chiến V như sau:

“Bàn về phát triển trường kỳ, chúng ta không

thể không nhắc tới dự án rất quan trọng đã

được các chuyên viên Việt Mỹ đưa ra trong tập

phúc trình về Kế Hoạch Hậu Chiến. Đó là dự

án chỉnh trang đồng bằng Cửu Long Giang.

Mục đích của dự án là gia tăng diện tích canh

tác, thêm nửa triệu mẫu. Muốn thế phải chống

ng năm, phải ngăn ngừa nư

và dẫn thu bằng cả

một hệ thống đê điều, kinh lạc, máy bơm và

cống. Công tác này kéo dài đến 40 năm và có

thể tốn tới 4 tỷ Mỹ kim (thời giá 1971). Khỏi

phải nói là dự án này, một khi hoàn thành, sẽ

làm thay đổi hẳn bộ mặt của đồng bằng Cửu

Long Giang cũng như nếp sống của nhân dân

trong vùng”. (Tập San Quốc Phòng, số 12,

Saigon, tháng 6 năm 1971, trang 33).

Ba mươi ba năm đã trôi qua kể từ năm 1975 -

một cơ hội quan trọng đã mất.

Lƣu Tƣờng Quang

(Sydney, 25.5.2008)

Page 13: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

13

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 13

Một chuyến đi

hai lần đƣa đón

Điểm Lê

Tôi đã chuẩn bị cả tháng trời để về Sydney tham

dự buổi họp mặt ra mắt tân chấp hành hội ái hữu

NĐC LNH Mỹ Tho Úc Châu ngày 25 tháng 5 năm

2008.

Bao ngày, bao tháng bao trắc trở

Yêu thương gắn bó một giấc mơ

Dù phải đợi chờ dù mòn mỏi,

Dù phải chong đèn dệt vần thơ

Thu nầy mình sẽ mua áo mới

Để đến Sydney ta gặp ta

Ánh mắt tình xưa ngày tao ngộ

Đã mấy thu rồi mãi cách xa?

Vẫn biết mùa nầy hay mưa bụi,

Lầm lũi Thu đi trong bóng chiều

Có nghe nhịp thở cùng rung động

Giấc mộng ngày mai ta mãi yêu

Mơ ngày hội ngộ tình năm cũ

Ấp ủ tháng ngày tóc bạc phai

Anh về em đến tình rung chuyển,

Có nghĩa gì đâu với đường dài?

Sáng ngày 21 tháng 5 năm 2008 cô Lê Phú Thứ và

vợ chồng tôi đáp máy đi Canberra. Chúng tôi đi

Canberra để thăm một số đồng môn và anh chị của

vợ chồng tôi sau nhiều năm không gặp. Mới 10

giờ sáng chúng tôi đã đến phi trường Canberra.

Phi trường rất vắng vẻ. Từ phi đạo bước vào tôi đã

gặp anh Môn, anh Thập đứng chờ sẵn. Ngoài trời

nắng Thu vàng nhạt. Anh Môn lái xe đưa chúng

tôi trên con đường vòng đai thủ đô từ phía nam lên

phía bắc để đến nhà anh chị vợ chồng tôi. Ở đây

cảnh núi đồi bao la, chúng tôi gọi Canberra là

phương trời thong dong. Chúng tôi nghe được

tiếng gió thổi, nhìn mây bay, âm thanh của rừng

xanh thăm thẳm, với núi cao ngàn trùng. Đến nhà

anh chị tôi ngày trước chỉ là đồi cao thung lũng

vắng . Bây giờ nhà cửa xây lên nhiều lắm. Căn nhà

anh chị Tư cũng là phương trời thơ mộng. Nhà

trên đồi cao nhìn xuống thung lũng rất đẹp. Xung

quanh có nhiều tiếng chim ríu rít đón người

phương xa. Đến đây thấy vơi đi bao phiền muộn

của cõi đời. Đến đây, về phương trời thong dong,

người chúng tôi trở thành những nhàn khách. Đi

bộ xung quanh một hồ nước nhiều cây cối bao

quanh bỏ lại sau lưng tất cả những bận rộn trong

sinh hoạt làm lụng vất vả hàng ngày. Nhàn khách

sống an vui với hơi thở và nụ cười tự tại .

Canberra êm đềm lắm mà ngôn ngữ không thể

diễn tả hết. Những giọt sương đọng và tan

dưới từng giọt nắng lung linh rồi chợt tắt trong

cõi trời đất trong hai buổi sáng ở chúng tôi lưu

lại đây. Tôi như buông hết mọi việc cùng nhau

dạo chơi cùng chị Tư ở phuơng trời thong dong

thấy tràn đầy an vui và hạnh phúc.

Tại đây mỗi ngày có ánh dương soi sáng,

nhưng đêm về lạnh lắm; hai đêm chúng tôi lưu

lại nhiệt độ trừ 3 độ Celsius. Cõi lòng mọi

người thấy tươi vui với hương thơm phảng

phất trong mỗi bình minh. Canberra bây giờ

vẫn còn vài loài hoa nở muộn đang khoe sắc

thắm, phảng phất mùi hương thật êm dịu. Cỏ

xanh thì xanh tận chân trời thật nên thơ và dịu

mát. Bầu trời trong xanh, núi non gấm vóc,

những hồ nước trong xanh, ánh nắng long lanh,

cơn gió thoảng đưa đàn chim bay không in

dấu. Nhiều loại cây thu phong trồng khắp nơi

trên đường - tiết Thu Đông đến lá không vàng

mà đỏ nâu tuyệt đẹp.

Canberra mùa Thu

Chị Tư đưa chúng tôi thăm hầu hết các tòa đại

sứ, tổng lãnh sự của nhiều nước. Mỗi nơi mỗi

vẻ, mỗi sắc thái riêng biệt. Tối đó chúng tôi

đến viếng nhà anh Môn. Trong một khu phố

êm vắng, trong một căn nhà nhiều cây lá vàng

khô. Anh Môn rất là sốt sắng và chị Môn trông

thật là phúc hậu. Trên đường trở lại nhà anh chị

Tư chúng tôi ghé qua nhà anh Thập. Chị Tùng

đi thăm con ở xa nhưng không quên làm bánh

bao để lại để đãi khách. Anh Thập một mình cô

đơn. Đêm khuya người ra về đầy quyến luyến,

kẻ ở lại ôm gối chiếc, sầu lẻ bóng vài đêm.

Buổi tối hôm sau chúng tôi đến thăm tu viện

Vạn Hạnh. Thầy Quảng Ba tiếp chúng tôi trong

một phòng khách nhỏ. Hương thơm từ chánh

điện bay thoang thoảng. Tu viện về đêm thật là tĩnh mịch. Có hợp rồi phải tan. Hai ngày hai

đêm ở thủ đô Canberra qua quá nhanh. Sáng

Page 14: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

14

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 14

thứ sáu trời chưa sáng chúng tôi ra bến xe bus để

đi Sydney. Chị Tư nhìn chiếc xe chúng tôi lẩn

khuất trong màn sương dày đặc mới quay gót. Tôi

hẹn sẽ gặp chị vài ngày sau ở Sydney.

Chiếc xe bus Grayhound có thể chở trên 50 khách

mà trên xe chỉ có 9 người. Cô Thứ và vợ tôi hàn

huyên thoải mái. Cánh đồng mới miền nam Úc

Đại Lợi (New South Wale) chìm trong làn sương

trắng dày đặc. Những dãy thông thẳng tắp theo vệ

đường đứng lặng yên chẳng một lời than thở hứng

chịu cái lạnh giá của mùa Thu Đông miền nam bán

cầu. Tôi ngồi nhìn ra ngoài trời mà nhớ lại bài viết

của thầy Nghĩa “Mơ một ngày hội lớn” của hội Ái

Hữu NĐC LNH trong ngày kỷ niệm 50 năm thành

lập trường Lê Ngọc Hân có đầy đủ tất cả mọi

người từ mọi nơi chắc không bao giờ thành hiện

thực. Mộng và thực có bao giờ đi đôi đâu hỡi thầy

cô và các bạn đồng môn?

Chúng tôi đến Sydney sau nhiều năm không về

thăm kể từ năm Sydney Olympic 2000 đến nay.

Mọi thứ thay đổi và chính con người mình cũng

đổi thay: xuôi ngược tóc đã bạc thêm, vết chim

trên khóe mắt nay đậm nét. Đời là vô thường mà!

Viết đến đây tôi lại tưởng nhớ đến người anh khả

kính mới vừa từ giã cõi đời tại Houston bên Hoa

Kỳ. Tôi nhớ đến câu văn có lần thầy Lê Phú Thứ

viết về giai thoại người phi công VNCH hào hùng

nầy : “Anh bỏ bom cho khéo kẻo rớt xuống hầm

em!!!” Tôi xin nghiêng mình cầu nguyện anh luôn

được an vui ở thế giới bên kia – vĩnh biệt anh Lê

Đăng Hạc.

Khu phố Bankstown nới rộng ra. Nhiều căn nhà

của ngưòi thân quen nay cất lại có lầu rộng lớn ra,

nhưng người trong căn nhà ít lại; thậm chí chỉ có

vợ chồng mà thôi con cái đi làm việc ở thật xa. Tôi

đã gặp vài người thân có nhà cửa trống vắng gặp

người phương xa không nhà nên vui vẻ rủ về bầu

bạn cho vui. Bầu trời Sydney trong sáng và thời

tiết ấm áp lắm và tình người lại càng nồng ấm hơn.

Đặc biệt là hội quán của anh Mười là nơi chúng tôi

mang nợ nần nhiều nhất: ăn tối chưa đủ trở lại ăn

sáng. Tôi nhớ hoài ông bà chủ quán. Tôi không thể

nói hết tấm lòng mình đối với ông bà chủ quán ân

tình của thành phố rộn rịp Sydney nầy. Anh chị đã

bỏ quá nhiều thời giờ để “nuôi nấng” hội nhà. Cầu

nguyện Chúa bội ơn anh chị.

Buổi sáng hôm sau thay vì đi ăn sáng ở phở An

chúng tôi đến ăn sáng ở quán phở Văn. Chúng tôi

gồm cô Thứ, Cô Xang, anh Sáu Sĩ và vợ chồng tôi

đến quán nầy ăn rồi thì lại phải vay thêm thứ ân

tình khó trả. Anh chị Văn vui vẻ và rất chân tình.

Nhà anh ở Homebush bên cạnh con đường hai

hàng cây cao lá vàng rơi rất nên thơ. Anh chỉ

cho tôi xem xung quanh nhà anh có nhiều loại

thảo mộc như cỏ cú. Nhưng đây là loại ngải

chiêu hiền đãi sĩ rất hay. Nhà ai trồng loại ngải

nầy thì sẽ có nhiều khách. Nếu ai muốn có

nhiều khách xin đến nài nỉ anh Văn cho chút

giống. Hôm nay quán Văn mở cửa trọn ngày từ

7 giờ sáng. Có lẽ chúng tôi là tốp khách đầu

tiên được ăn những tô phở thơm bát ngát đầy

hương vị quê hương và đậm đà mùi bằng hữu.

Kính xin đa tạ anh chị đã cho chúng tôi cái

hương vị ngọt ngào quý hiếm đó.

Ngày hội Ái Hữu NĐC LNH kỷ niệm 50 năm

thành lập trường Lê Ngọc Hân rồi cũng đến.

Thật cảm động khi hội trường đầy đủ người,

nhất là những thân hữu từ các hội trường bạn

đã bỏ thời giờ quý báu đến tham dự. Sau lễ

chào cờ giới thiệu thành phần tham dự, Xuân

Lan và tôi được phân công đọc vài văn tưởng

niệm ân sư và đồng môn tiền vãng với tiếng

đệm của độc huyền cầm. Kính xin được ghi lại

đây để chia sẻ với những ai không thể đến

tham dự được:

Hôm nay, họp mặt chốn nầy,

Thầy Cô bạn bè vui vầy quyến luyến, Hàn huyên trò chuyện, kể sao cho hết chuyện

năm nao;

Tay bắt mặt mừng, lệ đâu bỗng dâng trào khoé

mắt.

Chạnh nhớ đến quý Thầy Cô đã khuất;

Cùng các đồng môn bè bạn đã qua đời

Biết bao chuyện vật đổi sao dời!

Biết bao nỗi bồi hồi thương tiếc!

Ôi! Ngàn Thu cách biệt!

Giờ đây giữa tiết lập đông,

Xin thắp nén hương lòng,

Để tưởng nhớ đến các bậc ân sư tiền vãng.

Chạnh nghĩ:

Cây không cội sao trổ hoa thơm trái ngọt;

Nước không nguồn đâu tạo bể rộng sông sâu.

Nuôi thân lớn có cha mẹ mưa nắng dãi dầu;

Page 15: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

15

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 15

Lúc đi học nhờ thầy cô lo âu dạy dỗ.

Có cha mẹ thân hình nên khuôn khổ;

Nhờ thầy cô mà rạng rỡ công danh.

Không cha mẹ hình hài này chẳng có;

Không ân sư kinh sử khó đạt thành.

Ơn cha mẹ như núi cao biển rộng;

Công thầy cô tợ trăng sáng soi đường.

Dâng lên tiên sư với tất cả niềm thương,

Những người đã mang nhiều tâm huyết.

Giờ nghĩ lại, ôi biết bao thương tiếc,

Nhưng vô thường, sinh diệt biết làm sao!

Nhớ bạn bè xưa:

Chung một mái trường,

Lúc nắng khi mưa, chung đường năm cũ.

Nay quý đồng môn rũ áo ra đi vào cõi vĩnh hằng,

Làm người ở lại đêm trăng ngồi lẻ bạn . . .

Nhớ thương vô hạn, nhưng biết làm sao,

Than thở cùng cao xanh sao khéo bày khéo vẽ.

Than ơi!

Hai trường Nguyễn Đình Chiểu, Lê Ngọc Hân,

Năm tháng qua dần…

Đến nay hơn cả trăm Thầy Cô đã lần lần về miền

miên viễn!

Bao lần đớn đau bao lần đưa tiễn

Thầy Thế Viên, Cô Tốt, Thầy Hường,

Rồi Thầy Trân, Thầy Ty, Thầy Tường, Thầy Thuỷ,

Thầy Châu, Thầy Nhi, Cô Đơn Trang…

Dù ở quê hương hay bên trời Âu Mỹ

Cũng cùng chung chỉ kiếp sống phù du!

Bên trời Úc Châu, Thầy Lê Phú Thứ,

Tha thiết yêu nghề, xa xứ vẫn gắn bó với môn sinh.

“Lá thư tình nghĩa” ấp ủ nghĩa tình,

Chưa ráo mực… Thầy đã nghìn trùng biệt dạng

Người anh Cái Bè, mến thương vô hạn,

Anh Lương Minh Đáng cứu người hoạn nạn, nhân

ái, nhiệt tình

Bỗng một sáng nhận được hung tin:

Anh đã giã từ cõi đời ô trọc,

Làm sao không bật khóc!

Đầu mùa Thu rồi… đến lượt anh Nho, anh Quân,

Cũng vội vã theo chân các bậc tiền bối.

Bầu trời bỗng sụp tối!

Nhìn lại chẳng thấy bạn hiền đâu!!!

Ôi! Thôi thôi, nhắc tới sao quá bồi hồi,

Người đã đi rồi còn mong gì gặp lại!

Bởi luật hoá công thành trụ hư hoại,

Bởi lẽ vô thường, sắc sắc không không.

Hôm nay:

Họp mặt đây vẫn còn thiếu vắng

Một số thầy xưa, bạn cũ còn đâu!

Tôn sư trọng đạo, bài học đầu,

Nghĩa nặng tình sâu nguyện ghi lòng tạc dạ.

Triệu thỉnh ân sư quá vãng!

Bạn bè mãn phần về đây chứng giám cho

những tấm lòng thành…

Giọng ngâm tuyệt diệu của nghệ sĩ Đăng Lan,

rồi những giọng ca vàng của các các đồng môn

đã làm hội trường sống động. Trong số những

nghệ sĩ trình diễn chị Nguyệt Ánh người về từ

Tây Úc là được khán giả tặng hoa nhiều nhất.

Mọi người cười ngả nghiêng với vở kịch vui

Hồ Lạc Đường. Tôi hạnh ngộ gặp lại đứa em

sau 40 năm xa cách Mỹ Tho. Em Thiệt là con

của Bác Ba chủ nhà trọ lúc tôi còn học tại

trường trung học Nguyễn Đình Chiểu. Em

Thiệt giờ đã chững chạc, già dặn hơn xưa. Nhớ

năm nào tôi cùng em chơi giỡn trong khu vườn

nhà ở gần Bến Đá Phường 3. Em Thiệt giống

con trai thích chơi thể thao đánh võ. Có lần

Thiệt đi gánh nước dưới đập đá đã đánh lộn với

một nhóm khác làm các cô kia bể đầu trầy trán.

Các cô kia đâu biết cô là đệ tử ruột của võ sư

Hà Châu gần rạp hát Viễn Trường nên đã trêu

chọc mà ra cớ sự. Vấn đề đưa ra Cuộc CSQG

Phường 3 xử huề.

Sau buổi họp mặt Cô Thứ và vợ chồng tôi

nhanh chân đến thăm gia đình Quân một đồng

môn vừa qua đời mới vài tháng đây. Quân

cũng giống như tôi dân quê lên tỉnh học cách

đây cũng gần 40 năm. Tôi gặp lại Quân tại Úc

cách đây gần 20 năm ở Melbourne. Hoàn cảnh

mỗi đứa mỗi khác Quân làm business khá bận

rộn thành ra hiếm khi nói chuyện nhiều với

nhau. Sau đó gia đình của Thu Vân di chuyển

lên thành phố Sydney. Bước vào ngay giữa nhà

trên là bàn thờ Phật, phía dưới là bàn thờ của

Quân, văng vẳng tiếng máy niệm Phật. Tất cả

sao mang một bầu không khí cô tịch. Thu Vân

vợ của Quân tiếp chúng tôi trong nỗi vui mừng

mà nghẹn ngào thương cảm làm sao. Tách trà

bốc của gia đình đem ra đãi khách bốc khói

quyện thành hình xoáy ốc. Thu Vân và con gái

Anh Thư ngồi cùng mọi người. Câu chuyện

ngắn ngủi và chia tay vội vã trong hoàng hôn

qua rất nhanh nhường lại cho bóng tối. Đèn

đường mờ ảo, xe cộ nối đuôi ngoài đường phố.

Chúng tôi lao mình trong đêm đen về hướng

khác của thành phố Sydney. Thôi tạm biệt Thu

Vân cùng các cháu mến thương . . .

Cũng đêm đó, đêm sau cùng ở Sydney chúng

tôi đến Bradwell Park với đồi cao, thung lũng

sâu. Ở đây đã đem cho chúng tôi một kỷ niệm

đáng ghi nhớ. Chàng phi công Ngọc Thẩm đẹp

Page 16: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

16

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 16

trai “dưới lầu” đã lái đưa chúng tôi đi trong đêm

tối đến căn nhà của anh chị Hương Truyền cạnh

bên vực thẩm để hội ngộ những mối tình dang dở

đầy luyến tiếc, vấn vương. Cảm ơn đời, cảm ơn

người đã cho tôi những phút giây hạnh phúc tuyệt

vời. Tôi xin mượn vần thơ của TKTH ở Brisbane

để thay cho lời cảm tạ của mình.

Lời cảm tạ

Cám ơn đời mang lại

Những nhạc phẩm thăng-trầm

Cảm ơn bao tiếng hát

Cho hạnh lạc ngàn năm.

Bao đau khổ xa xăm

Vẫn hương trầm thanh thoát

Trong đau thương-vị ngọt

Bật thành tiếng viên âm.

Giữa mưa nắng đất trời

Vẫn rạng ngời sự sống

Bao hơn thua xao động

Lòng vẫn thấy thong dong.

Trong vạn cõi thong dong

Tiếng thiên đồng chân tánh

Cảm ơn người đức hạnh

Cho ngàn đoá tâm không.

Lời thơ đầy thương mến

Mến thương tạo lời thơ

Xin nói lời cảm tạ

Nguyện cầu trọn niềm mơ!!

Một chuyến đi hai lần đưa tiễn chấm dứt bằng

chuyến bay ba lần thay đổi tại phi trường Sydney.

Đúng ra 11 giờ sáng chúng tôi về lại Melbourne;

nhưng sự lưu luyến hay chăng mà 1 giờ chiều

chúng tôi mới được leo lên phi cơ. Chuyến bay

không định trước đưa chúng tôi tới Avalon cách

Melbourne gần 100 cây số và lội lặn đường xa về

nhà. Cô Thứ và vợ chồng tôi về đến nhà lúc hoàng

hôn buông phủ. Đêm Melbourne có lạnh giá hay

không cũng không biết vì tôi ngủ vùi sau chuyến

đi dài gần cả tuần lễ.

Điểm Lê

Một sinh hoạt Hội tại Sydney:

Đón tiếp Thầy

Vũ Lƣợng Trời Sydney năm nay

lạnh sớm. Mới vào Thu mà sao giống như đang

trên đỉnh mùa Đông. Anh chị em trong Ban chấp

hành đang ráo riết chuẩn bị cho ngày phát hành

đặc san 50 năm trường Lê Ngọc Hân thì hay tin

Thầy Vũ Lượng đã đến Sydney. Thông báo được

gửi đến các anh chị em trong hội để chuẩn bị

đón tiếp Thầy.

Thầy Vũ Lượng, cựu Giáo sư Sử Địa, giảng

dạy tại trường trung học Nguyễn Đình Chiểu từ

những năm 60 và hiện đang định cư tại Dallas,

Texas Hoa Kỳ. Thầy sang thăm người thân ở

Sydney và mặc dù rất bận rộn, Thầy cũng dành

cho Hội một ngày cuối tuần.

Hôm Chủ nhật 11/5/08, Thầy Nghĩa đánh xe ra

mãi tận vùng biển Maroubra, Sydney đón Thầy

về hội quán Mười Trí vùng Bankstown. Quý vị

trong Ban Cố vấn và anh chị em trong Ban

Chấp hành đã tề tựu đông đủ. Tay bắt mặt

mừng. Trông Thầy vẫn còn khoẻ mạnh, quắc

thước…như xưa. Thầy Nguyễn Văn Chấn là

bạn cố tri từ những ngày hai Thầy dạy ở NĐC

đã giới thiệu Thầy đến từng người. Tiếp theo

những lời thăm hỏi, những câu chuyện kể,

những kỷ niệm xưa…Sẵn dịp, cô Hội trưởng

Ngọc Hân mời Thầy cùng bàn thảo và đóng

góp ý kiến cho ngày ra mắt tân BCH và Phát

hành ĐS kỷ niệm 50 năm trường LNH. Thầy

rất vui và đã cho nhiều ý kiến hữu ích. Thầy

nói, rất tiếc không thể ở lại để tham dự ngày

phát hành ĐS với anh chị em và chúc buổi ra

mắt thành công tốt đẹp.

Buổi đón tiếp kết thúc bằng bữa cơm thân mật,

do tài nấu nướng chị Mười Trí. Mọi người đều

vui vẻ. Tình cảm Thầy trò, tình đồng nghiệp,

tình đồng môn càng thêm đậm đà, ấm áp.

Từ trái: Đặng Hà, Thầy Chấn, Mười Trí, Thầy Vũ Lượng, Anh Tới, Anh Các, Chị Lòng, Ngọc Hân, Ng.Thẩm, Ngọc Bình, Chị Kim Anh

Trước khi ra về Thầy nói: “Hai năm trước, tôi

cũng đã có dịp gặp anh chị em, đó là duyên kỳ

ngộ. Nhưng lần gặp gỡ này, với tôi là một hạnh

ngộ”.

Đúng là một cuộc hạnh ngộ, không phải chỉ

riêng Thầy, mà với tất cả mọi người có mặt

hôm ấy.

Chia tay Thầy khi trời đã mịt tối. Bên ngoài,

trời đang xôn xao lộng gió, kéo lê những chiếc

lá khô xao xác trên mặt đường…

Thông tín viên Sydney

Page 17: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

17

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 17

Từ thủ đô

Canberra

Canberra tuy có tiếng là thủ

đô của nước Úc nhưng vì đất

hẹp, người thưa nên vắng vẻ như một làng quê

vậy. Khác với những thành phố khác như Sydney,

Melbourne …, có rất nhiều những sinh hoạt của

cộng đồng người Việt, Canberra với số người Việt

khoảng trên dưới bốn ngàn, hầu như không có

những sinh hoạt đáng kể nào được ghi nhận. Riêng

về Hội ái hữu NDC-LNH, số hội viên có thể đếm

được trên đầu ngón tay và cũng chỉ có một số rất

nhỏ hội viên thường xuyên liên lạc với nhau.

Chúng tôi nghĩ đùa rằng: cái “chất NĐC” mà một

bạn nào đó có nhắc tới trong cuốn Đặc San đầu

tiên chắc đã quá hạn nên không còn có tính kết

dính nữa chăng? Tuy vậy, theo đề nghị của ban

biên tập, chúng tôi cũng cố gắng tìm ra một vài tin

tức để gọi là góp mặt với bá quan văn võ ở các

thành phố khác (dẫu gì thì Canberra cũng là thủ đô

của Úc chứ bộ!!!).

Tin đầu tiên, nghe đồn gia đình anh chị Phạm

Doanh Môn, trước khi làm lễ thành hôn cho cậu

trưởng nam thì cả nhà (gồm cả con dâu tương lai)

đã về Việt Nam ăn tết Mậu Tý và nghe nói còn đi

chu du một vòng từ Nam ra Bắc nữa, chắc là phải

có đi ngang trường NĐC Mỹ Tho (Ban biên tập

nhớ phải đòi nợ anh chị Môn một bài viết về

chuyến thăm quê hương này nghe). Cũng anh chị

Môn, khi trở lại Úc thì lại tất bật chuẩn bị lo đám

cưới cho cậu trưởng nam là Phạm Nguyễn Vĩnh

Duy sánh duyên cùng Nguyễn Thị Thu Thảo.

Nghe đồn anh chị Môn có ý định lo lót chị hội

trưởng để chị làm MC cho xôm tụ nhưng vì đám

cưới xảy ra vào thời kỳ “chiến tranh triền miên

…” của chị hội trưởng nên việc không thành

(chuyên này chúng tôi chỉ nghe lén vậy thôi, nếu

không đúng xin xí xóa cho). Anh chị Môn có vẻ lo

lắng lắm và đã phải cầu cứu đến cả GS Nghĩa ở

Sydney (người có kinh nghiệm về việc này trước

đó khoảng một tháng khi làm lễ thành hôn cho

trưởng nam Quốc Sỹ). Tuy vậy, nhờ sự giúp đỡ

của bạn bè, đặc biệt nhờ sự cố vấn giúp đỡ của anh

chị Lê Quang Hậu nên nghe nói đám cưới cũng

xôm tụ lắm. Nghe kể rằng ba chú rể quá vui nên

cũng hơi xỉn xỉn và còn nhảy nhót tưng bừng nữa.

Một lần nữa, chúc mừng anh chị Phạm Doanh

Môn đã có dâu hiền.

Thêm một tin khác, hôm thứ tư 21/5/08, cô Lê Phú

Thứ và nhà thơ xứ Melbourne cùng phu nhân trên

đường đi Sydney phó hội đã ghé ngang Canberra

thăm viếng thủ đô và các hôi viên tại đâỵ. Rất tiếc

trong ngày đó, anh chi Lê Quang Hậu lai bận

đi Adelaide sửa sắc đẹp (xin lỗi sửa răng chứ

không phải sửa sắc đẹp!!!) nên không được hàn

huyên cùng cô Lê Phú Thứ và anh chi Điểm

Lê. Anh Môn và anh Thập đã ra phi trường

Canberra đón cô Lê Phú Thứ và anh chị Điểm

Lê để đưa về nhà người thân của nhà thơ ở

Amaroo. Trong gần hai ngày ở Canberra, ban

ngày thì phái đoàn được người thân chở đi

tham quan vài nơi ở Canberra như National

Museum of Australia, hồ Burley Griffin …

Buổi tối thì đến nhà anh chị Môn và anh chị

Thập hàn huyên. Chuyện nổ như pháo tết và có

cảm tưởng như không thể chấm dứt được. Xin

bật mí: Nghe nói, nhà thơ xứ Melbourne đã

sáng tác được mấy bài thơ khi thấy cảnh mùa

Thu, lá vàng rơi ở Canberra … Không biết nhà

thơ có tâm sự gì riêng mà giấu dữ lắm. Nhưng

ở đời, thứ gì càng cố giấu thì càng bị lộ. Thế là

một bài thơ đã bị bật mí nên xin chép lại để

mọi người cùng thưởng thức:

Thăm lại Canberra Phi đạo vắng, đồi cao hoang dại

Thu nầy trở lại Canberra

Đồi cao, thung lũng thêm nhà

Gặp bè bạn cũ mặn mà mến thêm

Những mái nhà êm đềm xinh xắn

Tình đồng môn vẫn mặn vẫn nồng

Bao ngày bao tháng đợi mong

Rượu nay chưa uống trong lòng muốn say

Gió Thu lạnh cánh lay lá đổ

Chuyện ngày xưa nhắc nhở hàn huyên

Trường giang luân chuyển triền miên

Mong sao mãi giữ tình, duyên ngọt ngào

Thu nhuộm lá màu vàng thắm

Canberra tình ấm mến thương

Mai về lòng mãi vấn vương,

Nhớ người yêu mến, con đường đi qua.

Viết tại Canberra, 22 tháng 5 năm 2008

Điềm Lê

Đến đây là hết chuyện Canberra. Hẹn tái ngộ

quý vị trong một dịp khác.

Mai Thƣ

Lượm lặt từ Canberra

Page 18: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

18

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 18

Giới thiệu

Tiểu bang

Nắng Ấm QLD

Nguyễn Chí Dân

1-VỊ THẾ:

Tiểu bang Queensland nằm từ khoảng 10 vĩ độ

nam đến 28 vĩ độ nam. Cực bắc của tiểu bang

cũng là cực bắc của nước Úc, đó là mũi Cape

York; cực nam của tiểu bang giáp với New South

Wales ở Tweed Head. So với Việt Nam từ cực

bắc vừa chạm Tropic of Cancer và cực nam là

Mũi Cà Mau ở khoảng 8 vĩ độ bắc.

Thật ra thì cực nam của tiểu bang Queensland

không hẳn là thành phố Tweed Head mà còn

xuống thấp hơn một chút nữa nhưng ở trong nội

địa.

2-THỜI TIẾT:

Nhìn vào vị trí của tiểu bang Queensland và của

Việt Nam đối xứng qua đường xích đạo thì Việt

Nam nằm gọn trong tiểu bang Queensland.

Chúng ta có thể tìm được “cả trời Việt Nam”

trong tiểu bang này.

Thành phố Gladstone có vĩ độ bằng với cực bắc

của Việt Nam chỉ khác là một bên là vĩ độ nam và

bên kia là vĩ độ bắc. Như vậy từ Gladstone đi lên

Cape York như là ở Việt Nam đi từ Lạng Sơn đến

Cà Mau với khí hậu tương tợ.

Du khách từ các tiểu bang khác của nước Úc đến

thành phố Brisbane sẽ thấy cái vẻ nóng và ẩm của

khí hậu Việt Nam, trên da lúc nào cũng cảm thấy

rin rít của khí hậu nhiệt đới, tuy rằng từ Brisbane

- thủ phủ của tiểu bang Queensland - lên

Gladstone còn cả 600km nữa và từ Brisbane đến

biên giới New South Wales chỉ khoảng 100km.

Khi người viết bài đang gõ từng chữ vào bàn

đánh chữ thì “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót

rơi...” Cơn mưa Thu cuối mùa và cũng là trận

mưa lớn thứ hai kể thừ khi đảng Lao Động lên

cầm quyền.

Trước khi đảng Lao Động lên cầm quyền 5,6 năm

liên tục thành phố Brisbane bị hạn hán. Lúc đó

mặc dù trời chuyển mưa ba, bốn ngày, mây giăng

kín cả bầu trời, không thấy cả mặt trời nhưng

không làm sao mưa nổi. Đến khi Đảng Tự Do

thất cử vào tháng 11 năm vừa rồi thì sau đó một

tuần trời bắt đầu mưa. Trận mưa lớn thứ nhất gây

lụt ở sông Logan, nước sông tràn vào “Thung

Lũng Cỏ” sau nhà (phần đất trống sau nhà tôi chỉ

có cỏ và cỏ mọc rất tốt ,thấp hơn mặt nền nhà cả

chục thước) Và đây là lần đầu tiên từ lúc tôi có

mảnh đất này mà bị nước sông tràn vào. Trận

mưa này đã nâng mực nước dự trữ của hồ từ

13% đến gần 30%.

Hai tuần cuối Thu vừa rồi là cơn mưa thứ hai,

không lớn lắm nhưng cũng đã nâng được tổng

số nước dự trữ của ba hồ lên gần 40% (tổng

thể tích nước dự trữ của ba hồ chứa nước cung

cấp cho Brisbane là 1,8 triệu Mega litre).

Còn một chuyện nữa về thời tiết khá đặc biệt

là khoảng cuối năm 2006 trên đất Úc đổ tuyết;

Nếu là ở Bắc bán cầu thì vào Noel có tuyết là

chuyện thường nhưng ở Nam bán cầu thì

ngược lại, tháng 12 ở Nam bán cầu là mùa Hè

mà lại có “tuyết rơi” thì ai coi phim Tàu

nhiều cũng thấy là sẽ có chuyện gì xảy ra.

3-SINH THÁI:

Nếu như vị trí của Queensland giống như của

Việt Nam đối với đường xích đạo thì chắc

chắn sinh thái không mấy khác. Ngoại trừ

chuyện nước Úc tách hẳn ra khỏi những lục

địa nên có sinh thái đặc biệt của Châu Úc còn

ngoài ra thì có thể trồng tất cả cây cỏ ở Việt

Nam trong tiểu bang này. Chúng ta có thể tìm

được những loại cây cỏ hoang giống hệt ở

Việt Nam ngay cả màu nước sông có phù sa

cũng giống như sông ngòi ở Việt Nam.

Thành phố Balina là thành phố cực bắc của

New South Wales cách biên giới hai tiểu bang

100km ở nơi đây vào tháng 11 Dương lịch,

nếu có dịp đi qua du khách sẽ thấy cảnh

phượng vĩ trổ bông như ở Việt Nam và nước

sông chảy lững lờ như là sông ngòi ở miền

Nam Việt Nam.

Vì ở Nam Bán Cầu nên mùa cây có trái hay

trổ bông ngược lại với Bắc Bán Cầu 6 tháng.

Ở thành phố Brisbane bạn có thể tìm thấy tất

cả trái cây ở Việt Nam sau vườn như mít , ổi,

mận, xoài, vú sữa, cóc, điều, chuối...chỉ trừ

mấy loại cần khí hậu nhiệt đới là sầu riêng,

măng cụt, chôm chôm, dâu, boòn bon là phải

đi lên đến Cairns mới có.

Rau cải trồng thì hình như không thiếu thứ gì:

bù ngót, lá cách, cải các loại, rau đay, tần ô,

mồng tơi, lá lốt, bông so đũa...Rau thơm thì

nhà nào cũng có: ngò gai, tía tô, rau răm, quế,

vấp cá, cần nước...

Vì nước Úc tách rời hẳn ra khỏi những lục địa

khác nên những sinh vật sống được ở những

lục địa khác muốn sống ở Úc phải biết bay,

biết lội hay đi tàu vượt biên như dân Việt

Nam.

4-DÂN SỐ:

Page 19: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

19

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 19

Dân số tiểu bang Queensland khoảng 4,2 triệu

trong đó hơn ½ triệu đến từ những tiểu bang phía

Nam trong một thập niên vừa qua và vẫn còn tiếp

tục đổ dồn về Queensland mỗi tháng cả 10,000

người.

Vì tình trạng đổ dồn về Queensland như vậy nên

giá nhà ở tiểu bang này tăng vọt đến mức khó

tưởng tượng trong những năm gần đây. Năm

2001 giá căn nhà trung bình ở Inala, Kingston,

Durack là 70,000 AUD, bây giờ là 350,000 AUD.

Một căn nhà trung bình ở Brisbane gần nữa triệu

Úc kim.

Năm 1995 tôi từ Sydney đến Brisbane chỉ có 2

tiệm thực phẩm Á Châu ở Inala bây giờ là 7 tiệm

cả thảy còn những chỗ khác chưa kể. Dân Việt ở

Brisbane không sống tập trung như ở Sydney hay

Melbourne mà ở chỗ này một khúm, chỗ kia một

nhóm lại có một số sống bằng nghề trồng trọt họ

có những nông trại mấy trăm mẫu (trước khi đất

lên giá có thể mua được miếng đất 100mẫu trong

bán kính 60 km từ trung tâm Brisbane với giá

100.000 AUD).

Hiện tại giá đất ở Brisbane rất đắt, trước đây khu

vực gần Inala, một mẫu và căn nhà 3 phòng

chừng 200,000AUD, bây giờ là 2,000,000 AUD.

5- DU LỊCH:

Nói đến Brisbane ai cũng nghĩ đến Gold Coast

với bờ biển dài gần 40 km từ biên giới New

South Wales đến Sea Way (cửa sông Nerang) với

nhiều khách sạn hơn 70 tầng, một số đang và sẽ

xây .

Phía Đông Brisbane được chắn bởi các đảo South

Stradbroke, North Stradbroke và Moreton (ai sợ

sóng thần thì đến Brisbane ở, sóng đánh vào

những đảo này thì “mõn” rồi) những đảo này

chạy dài từ Sea Way (Gold Coast) đến

Caboolture nối tiếp là đảo Bribie cuối đảo Bribie

là Sunshine Coast như vậy thành phố Brisbane

được bao bọc bởi những đảo ở phía Đông. Vì vậy

nên bờ biển ở Brisbane không đẹp mà như biển

Vàm Láng ở Việt Nam với một chút phù sa trong

nước, nước “ròng” (low tide) có thể lội ra ngoài

cả cây số .

Dân Brisbane hay đi chơi cuối tuần, holiday

...bằng xe 4x4, họ đi phà qua đảo (khoảng 1 giờ

đi phà) ở đó bờ biển đẹp và sạch hơn vì rất ít cư

dân ở đây (vài chục ngôi nhà). Chúng ta cũng có

thể đi xe thường nhưng không chạy xuống cát

được. Nếu đi đảo Fraser thì phải lái xe về phía

Bắc 300km, Đây là đảo cát lớn nhất thế giới,

khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Đến

đây chỉ có đường đất, chính phủ giữ vẻ thiên

nhiên của đảo tối đa nên chỉ có thể đến đây bằng

4x4 hoặc máy bay nhỏ, đáp được trên bãi biển..

Từ Fraser đi thêm 300km về hướng Bắc sẽ

gặp thành phố Gladstone, từ đó trở lên Cape

York là vùng biển san hô nổi tiếng của thế

giới Great Barrier Reef mà những người thích

lặn mê hồn nếu được đến đây.

Thành phố Cairns cách Brisbane 1770 km về

phía Bắc, đến đây vào tháng 4, tháng 5 tha hồ

ăn măng cụt, mít ... (một số nông trại trồng

mít chỉ lấy gỗ, gỗ mít tốt và có giá trị kinh tế).

Thành phố này rất nhiều du khách đến từ

Nhật, hàng ngày có cả chục chuyến bay đến từ

nước này. Brisbane, đầu Đông 2008

Nguyễn Chí Dân

Thơ Phùng Nhân

ĐÊM QUÊ HƢƠNG

NẰM NGHE GIÓ CHƢỚNG

Đêm quê hương nằm nghe gió chướng;

Nghe trong lòng đau rát tuổi thơ!

Giờ hồi tưởng một thời đã mất

Biết tìm đâu ngày cũ qua rồi...

Nhớ hồi đó cánh diều đầu ngõ

Tiếng chày khuya mẹ quết bánh phồng

Giờ thôn xóm chỉ còn xăng bụi

Quán café đèn khi tỏ khi mờ...

Tôi ngơ ngác mỗi khuya thức giấc

Hồn mơ về những bác nông phu

Vào giờ nầy thả trâu ra ruộng

Đang cày sâu vỡ chính cánh đồng...

Giờ thôn xóm sao im lìm quá!

Đong gạo ăn từng bữa qua ngày...

Còn bồ lúa ngày xưa đã mất!

Chắc ngày sau con cháu sẽ quên...

Nếu có nhớ chỉ là ký ức

Vì thời gian đã quá xa vời

Thương quê tôi bây giờ như thế

Nên ngồi đây viết lại thơ nầy

Nghe ray rứt niềm đau mới mọc

Như vết thương máu chảy ròng ròng

Dầu đã biết cuộc đời là thế

Nhưng trong tôi lại khóc âm thầm.

Phùng Nhân

Page 20: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

20

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 20

TTiinn ttứứcc

MMeellbboouurrnnee

Mùa Thu Melbourne có gì lạ không?

Năm nay mùa Thu đến Melbourne rất chậm. Hàng

năm cứ đến đầu tháng ba, khi lễ hội Moomba

(Water Festival) thời tiết Melbourne bắt đầu trở

lạnh. Hàng năm vào cuối tháng tư khi đi xem trượt

nước bên dòng sông Yara người ta phải choàng áo

len hay mặc áo jacket. Nhưng năm nay đi dự lễ

hội nầy người ta chỉ mặc quần short và áo thun

ngắn vì trời rất nóng. Mỗi ngày nhiệt độ thành phố

Melbourne thường trên 35 độ có khi đến 40 độ.

Buổi chiều kéo dài đến 9 giờ tối. Trời chiều nóng

bức không giống như chiều Thu của Xuân Diệu:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc hoa muôn lá,

Thu đến-nơi nơi đọng tiếng huyền

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều . . .

Tháng 5 -2008 vừa qua, Melbourne ở trong thời

tiết giao thoa giữa hai mùa Thu Đông, những thảm

cỏ xanh mượt vào buổi ban mai cũng bắt đầu lấm

tấm những giọt sương tuyết trắng, cảnh vật và

người đều thấm lạnh bởi gió mùa rét buốt.

Hằng năm Melbourne sang qua mùa Thu, những

chậu cúc bắt đầu nở tàn xum xuê. Nụ hoa cúc bắt

đầu tụ hình vào mùa Phật Đản giữa Thu và nở rộ

trong mùa nhớ ơn mẹ (Mother Day) vào chúa nhật

đầu tháng 5. Tôi bỗng nhớ lại bài thơ Hoa Cúc

của nhà thơ Xuân Quỳnh:

Có thay đổi gì không cái màu hoa ấy,

Mùa hạ qua rồi lại đến mùa thu

Thời gian đi - màu hoa cũ về đâu

Nay trở lại vẫn còn như mới mẻ .

Bây giờ tháng sáu rồi. Melbourne đang vào đông.

Đêm về, sáng đến thành phố Melbourne thường

hay bao phủ trong màn sương dày đặc. Năm nay

sương tuyết mùa đông về sớm quá. Ngoài đường

phố gió đông thổi nhưng cây còn lá đâu nữa mà

rơi! Trời Melbourne lạnh quá chừng đi.

Sƣởi ấm Melbourne:

Ngày 08 tháng 06 năm 2008, long weekend là cơ

hội tốt để tổ chức buổi họp mặt của nhóm Ái Hữu

NĐC-LNH Mỹ Tho tại Melbourne. Hôm nay

đúng vào ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết nửa

năm mùng năm tháng 5 năm Mậu Tý. Ngày

xưa khi vào ngày nầy ốc gạo ở cù lao Tân

Phong bán tại chợ Cái Bè mập nhất. Thầy Cô

và các CHS NĐC-LNH họp mặt tại tư gia của

anh chị Báu Hằng. Đây là căn nhà có hoa nở

bốn mùa.

Nhớ lại vài năm trước đây cũng tại đây có sự

bất đồng ý kiến của quý niên trưởng trong buổi

họp mặt tân niên toàn quốc nhằm ngày mồng 3

tết. Sự chấn động làm hội Ái Hữu NĐC LNH

Mỹ Tho Úc châu gặp nhiều khó khăn. Sự thật

lúc nào cũng là sự thật, người ta không thể lấy

bàn tay nhái nhỏ bé che kín ánh sáng của mặt

trời. Từ ngày ấy sinh hoạt của hội nói chung và

của Melbourne nói riêng thưa thớt. Nhưng thời

gian là liều thuốc đã làm lành lặn lại những vết

thương. Bây giờ vòng tay yêu thương xiết chặt

lại. Nếu chúng ta không trải qua những sương

tuyết của mùa đông thì làm sao có được nắng

ấm mùa xuân và làm sao nhìn đưọc những đóa

hoa đào, hoa mai tươi cười trước gió.

Bây giờ là mùa đông, đầu tháng đến nay hầu

như ngày nào cũng u ám cả ngày. Đặc biệt hôm

nay bầu trời trong và người Melbourne được

ngắm nhìn mặt trời suốt ngày. Cô Thứ, được

Hùng, Hằng chở đến. Thầy Hồng trên hai vai

gánh nặng sơn hà mà đón xe bus cả giờ mới tới

nơi. Những người tham dự cũng khá đông.

Tiêu biểu như anh chị niên trưởng Hiển Liên

đã đi xe đạp hai quãng đường cộng hai chuyến

tàu hỏa mới tận nơi họp mặt. Các anh chi niên

trưởng như anh chị Nguyễn Trọng Khâm,

Huỳnh Thị Tuyết Mai, anh Chị Thái văn A,

anh chị Nguyễn Thi Ngọc Anh, Bùi HữuTrạng,

anh Phùng Sở Chiêu, Trần Bá Nguyệt. Ngoài

ra nhận thấy có anh chị Trần Minh Nguyệt, anh

chị Huỳnh Phương Toàn, anh chị Điểm, chủ

nhà anh chị Báu Hằng vân vân. Cha Bùi Đức

Tiến điện thoại, anh chị Tường Sa e-mail cho

hay không đến được vân vân.

Thầy cô và quý đống môn đã có duyên gặp gỡ

tại hai mái trường xưa thì phải trả nợ nhau -

tìm đến sưởi ấm cho nhau trong những lần họp

mặt, tao phùng nhất là trong mùa Đông lạnh

giá nầy phải không???

Bên nhau

Muốn bên em mùa Thu hiu hắt

Bên em bớt se thắt mùa Đông

Gần nhau hết những đợi mong

Sông Tương đâu cảnh ngó trông ngân hà

Muốn bên anh mặn mà xuân đến

Anh mến thương trao tặng đóa hoa

Gần nhau tình mãi thiết tha;

Hè về anh quạt gió qua tóc mềm

Page 21: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

21

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 21

Ta bên nhau trời mưa tháng sáu

Dù anh che - ta đến giáo đường

Nguyện cầu thương mãi người thương

Tình xưa mãi giữ, hương xưa mãi còn

Năm chìa khóa vàng

Kính tặng đến quý bạn đọc Bản Tin Úc Châu năm

chìa khóa vàng để sống hạnh phúc. Đây là bí quyết

sống an lạc, hạnh phúc Phai Eo (5L). Kính mong

đừng lẫn lộn với năm En Lờ: Lầm, Lỡ, Lạc, Lẫn,

Lộn. Phai Eo là Look, Listen, Learn, Laugh,

Love.

1. Look: Mỗi sáng thức dậy nhìn xung quanh.

Nhất là nhìn những người thương yêu của

bạn hãy còn đó để yêu thương. Nhất là

những người ấy vẫn còn khỏe mạnh. Nhìn

người phối ngẫu của bạn trước khi đi đến

sở. Nhìn những đứa con hay cháu nội

ngoại bạn đang tung tăng cắp sách đến

trường một cách hồn nhiên. Nhìn lại một

ngày qua bạn đủ đồ ăn, quần áo lành lặn

còn hạnh phúc nào hơn? Hãy nhìn cây cỏ

xung quanh, những đóa mới vừa nở để thấy

cõi lòng thanh thoát. Chắc bạn biết rằng

băng qua đường có thể nguy hiểm nên nhìn

kỹ lưỡng trước khi bước chân xuống

đường. Lái xe nhìn cẩn thận, coi chừng

khách bộ hành. Khi quẹo trái phải, stop,

give way là những chỗ dễ có tai nạn, Quý

vị cố gắng đừng làm khổ mình và nhất là

đừng làm khổ người.

2. Listen: Quý bạn nên tập lắng nghe một

cách chân thành. Nên có thái độ đối thoại

thân mật, thông cảm, chia sẻ quan điểm

của người đối thoại. Lắng nghe tiếng chim

hót trên cành cây. Lắng nghe nỗi khó khăn

và đau khổ của tha nhân chính quý vị đã

xoa dịu phần nào những nỗi bất xuất của

họ. Càng lắng nghe nhau càng mến thương

thêm.

3. Learn: Học hỏi để biết lời dạy của các bậc

hiền triết thánh nhân, cổ đức để áp dụng và

cuộc sống hàng ngày sống đúng theo nhân,

nghĩa, lễ, trí, tín. Học hỏi để có hay trau

dồi khả năng chuyên môn để giúp mình,

giúp người. Học để sống tri túc, an lạc.

Học hỏi để có cái nhìn rộng rãi, không cực

đoan bảo thủ v v. Cái học không giới hạn

tuổi tác, không gian và thời gian.

4. Laugh: Cười vui tươi là những liều thuốc

bổ cho cả thân tâm. Người vui vẻ cười tươi

là đã chọn đúng lối sống lành mạnh. Mặt

mày bí xị, bồ đề gai nổi, sân, si, liên tục coi

chừng đang bệnh nặng cần tìm thầy

chữa trị, lo lắng gấp kẻo nuộn.

5. Love: Yêu thương là chất keo tốt để

sống gắn bó, sống hạnh phúc, hài hòa.

Nếu yêu người chẳng thương, thích ta

thì lại càng tuyệt diệu. Hãy cùng nhau

mở rộng cánh cửa cho ánh sáng yêu

thương của cỏi lòng mình tỏa cùng

khắp. Dĩ nhiên mình sẽ nhận lại vô

lượng yêu thương từ người khác. Sự

yêu thương sẽ không giới hạn người với

người mà cả muôn loài muôn vật trong

vũ trụ bao la.

Nếu quý bạn không làm được hết 5 L chỉ

làm một hay 2 hoặc 3 L cũng đem đến cho

quý bạn có được phần nào lợi lạc. Nhưng

thưa quý độc giả nếu sống trọn vẹn với 5 L

sẽ được an lạc hạnh phúc không thể nghĩ

lường. Tường thuật về Sydney từ Melbourne vào sáng ngày

09 tháng 6 năm 2008.

Thông tín viên Melbourne.

Tin buồn

Gia đình NĐCLNH vừa có những mất mát lớn:

- Anh Ngô Hồng Nho, cựu học sinh NĐC

64-70, tạ thế lúc 5g chiều ngày 06/4/08,

tại Brisbane, Australia.

- Anh Lê Đăng Hạc, cựu học sinh NĐC

58-64, từ trần lúc 10g sáng ngày 28/5/08

tại Houston, Texas, USA.

- Chị Trần Thị Huỳnh Anh, cựu nữ sinh

LNH 62-69, em của cô Bạch Diệp, vừa

qua đời tại VN.

.

Nhớ về một người bạn học

cùng lớp: Lê Đăng Hạc Thái Văn A

Lê Đăng Hạc và tôi

học cùng thời gian

1958-1964 tại ngôi

trường thân

thương: Trung học

Nguyễn Đình

Chiểu Mỹ Tho.

Page 22: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

22

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 22

Sau khi đậu bằng Trung học đệ nhứt cấp, học sinh

phải chọn ban A, B, C, D. Hạc và tôi cùng chọn

ban B nên học chung với nhau từ Đệ Tam đến Đệ

Nhứt. Lúc bấy giờ trường NĐC có 2 lớp Đệ Nhứt

B, một cho Anh văn, một cho Pháp văn làm sinh

ngữ chánh. Chúng tôi học Đệ Nhứt B Pháp văn

với môn chánh là Toán, hệ số cao, kế đó là môn

Vật lý và Hoá học. Môn Toán chúng tôi học với

GS Chi, còn môn Pháp văn học với GS Bổn.

Trong lớp Đệ Nhứt B Pháp văn, có 3 học sinh giỏi

Toán nhứt. Đó là Quách Tinh Văn, Phạm Công

Thành và Lê Đăng Hạc. Hàng tháng xếp hạng, 3

người này thay phiên nhau đứng nhứt, nhì, ba.

Chúng tôi rất thích thú trong giờ Toán của Thầy

Chi. Thầy có lối giảng bài rất lôi cuốn học sinh.

Thầy không cầm sách hay tài liệu gì trong tay cả,

nghĩa là Thầy giảng bài giống như một Giáo sư

dạy Việt Văn đang giảng về Truyện Kiều hay

Chinh Phụ ngâm khúc. Ai cũng biết môn Toán

khác xa môn Việt Văn. Nó rắc rối ở các định đề,

định lý….những thứ này, nếu đọc thiếu một chữ

thôi cũng đã hỏng hết cả. Thế mà Thầy Chi đọc

không sót một chữ cho học sinh viết bài học cũng

như bài tập. Một điểm đặc biệt nữa của Thầy Chi

là vẽ vòng tròn rất tròn mà không bao giờ cần đến

compas. Thầy vẽ bao nhiêu vòng tròn đều giống

nhau cả như khi chúng ta vẽ vòng tròn với compas

vậy.

Trong giờ học Toán, Lê Đăng Hạc thường giơ tay

tình nguyện lên bảng giải các bài toán, nhứt là các

bài toán khó. Hạc thường được điểm cao và cuối

tháng, sau khi Giáo sư cộng điểm để xếp hạng,

Hạc đứng nhứt cũng không có gì phải ngạc nhiên.

Thế rồi thời gian cứ dần trôi, sau khi đậu Tú Tài

phần hai, chúng tôi phải từ giã ngôi trường thân

yêu Nguyễn Đình Chiểu đầy ắp kỷ niệm thời học

sinh để lên Sài Gòn tiếp tục học bậc Đại học. Rồi

sau đó, cùng theo vận nước, chúng tôi lên đường

theo tiếng gọi của Tổ quốc, xếp bút nghiên, gia

nhập quân đội VNCH để bảo vệ miền Nam thân

yêu. Vì Hạc có dáng dấp cao lớn nên rất thích hợp

với quân chủng Không quân để bảo vệ vùng trời

của Tổ quốc. Còn tôi thì gia nhập quân chủng Hải

quân, góp phần bảo vệ lãnh hải VNCH. Tuy chúng

tôi chọn hai quân chủng khác nhau, nhưng cùng

chung một lý tưởng là bảo vệ phần đất tự do của

Miền Nam Việt Nam.

Từ lúc rời trường trung học Nguyễn Đình Chiểu,

chúng tôi mỗi người một nẻo. Sau ngày 30/4/1975

rồi mãi tới khi ra hải ngoại, tôi mới biết Hạc đang

định cư tại Hoa Kỳ, còn tôi thì ở Úc Đại Lợi, vùng

cực nam của địa cầu. Tôi thường hẹn với lòng sẽ

có một ngày đi thăm các bạn bè ngày xưa, trong

đó có Lê Đăng Hạc. Và ngày đó sắp đến. Theo

chương trình, ngày 22/6/08 tôi sẽ sang Hoa Kỳ.

Ngày 30/6 tôi sẽ tới Houston, Texas và sẽ nhờ

mấy người bạn cũ Hải quân đưa đến nhà Hạc.

Tôi sẽ đem quyển Đặc San 50 năm trường Nữ

trung học Lê Ngọc Hân có chữ ký của Hội

Trưởng hội ái hữu NĐCLNH Úc châu để tặng

Hạc. Ngôi trường nữ ấy, Hạc cũng có nhiều kỷ

niệm của tuổi học trò đầy mộng mơ ngày

nào…

Tôi đang vạch sẵn kế hoạch cho cuộc gặp gỡ

của chúng tôi sau hơn 40 năm xa cách thì nhận

được tin sét đánh. Hạc đã vĩnh viễn ra đi lúc

10g sáng ngày 28/5/08 tại Memorial Hospital,

Houston, TX Hoa Kỳ bỏ lại quê hương, gia

đình và bè bạn!!

Hạc ơi! Đúng là những gì mình dự tính không

qua được Định Mệnh. Bây giờ Hạc đã đến một

phương trời không còn những bon chen, những

hận thù, đau khổ nữa. Trong hành trang của

bạn chắc chắn sẽ có đầy ắp những kỷ niệm,

những mộng mơ của tuổi học trò, phải không

Hạc? Những gì là mộng mơ thì cứ để cho nó

sống mãi với ký ức mơ mộng đi. Hạc cứ giữ và

mang nó theo với bạn tới nơi vĩnh cữu, chốn

bồng lai tiên cảnh trên nước Thiên Đàng…

Bạn bè cùng lớp với Hạc luôn nhớ về Hạc.

Vĩnh biệt Hạc!!!

Thái Văn A Melbourne

Chung một mái nhà

Có lần, tôi hân hạnh nghe một diễn giả ở xa,

được mời đến đây trình bày về đời sống và con

người vùng Nam kỳ lục tỉnh. Để nói lên điều

mình nghĩ là đúng, ông đưa ra những lý luận

sắc bén, chứng minh cụ thể, vòng vo tam quốc

một hồi, Sau cùng ông kết luận: “Do thiên

nhiên ưu đãi, nên con người sinh sống ở đây

rất phóng khoáng, thật thà, hiếu khách, chớ

không như miền Trung đất cày lên sỏi đá và

miền Bắc hoa hòe trong lời nói”.

Nói vậy có nghĩa là bản tính con người do

thiên nhiên vùng người đó sinh sống tạo ra chớ

không phải bản chất ở người nào như vậy là nó

như vậy! Chuyện nầy tôi chưa đủ trình độ đụng

tới nên không dám lạm bàn. Nhưng trong xã

giao hàng ngày, tôi lại có rất nhiều bạn bè, Bắc

có, Trung có, mà người nào cũng thật thà và

cũng rất hào phóng chịu chơi…, cũng rất bình

dân học vị… có thua gì người Nam kỳ lục tỉnh

của diễn giả trên đâu.Tháng trước, tôi lại được

coi vở hài kịch “Chung một mái nhà” trong

Thuý Nga Paris. Khi coi xong, tôi cười trong

bụng, nhớ tới Bác Chín Vớt cùng quê tôi ở

Page 23: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

23

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 23

ngày nào... Nếu đem ra so sánh giữa bà mẹ chồng

người Bắc trong vở kịch nầy với ông già chồng

miền Nam là Bác Chín Vớt ở quê tôi, thì bà nầy

thua xa, thua xa lơ xa lắc…thua hàng ngàn cây số

từ Bắc chí Nam…Để tôi kể chuyện bác Chín cho

bà con nghe.

Bác Chín Vớt nhà vừa đủ ăn, với vài công vườn và

vài công ruộng và là dân Nam kỳ lục tỉnh thứ thiệt.

Sở dĩ tôi nói thứ thiệt là e sẽ có người nghĩ bác là

Bắc Kỳ năm 54, vì Nam kỳ chẳng ai như vậy. Nhà

nông chánh hiệu, tuy không giàu có gì hơn ai,

nhưng sinh hoạt nhà bác không giống ai trong

vùng quê hẻo lánh, quê mùa, mộc mạc nầy hết. Nề

nếp lạ kỳ, phải nói “lạ kỳ” vì nó rất lạ kỳ đối với

người dân tay lấm chân bùn ở đây. Ăn cơm cả nhà

phải cùng ăn, không ai ăn trước, không ai ăn sau.

Sáng, chiều, đúng giờ đúng giấc, đôi

khi đang làm cỏ ruộng dở dang, tới

bữa cơm là bác bỏ về ngay chớ

không bao giờ ở nán lại làm cho xong

rồi về như người ta, cho dù là còn rất

ít. Trong nhà ai về trễ bữa kể như

đói, không có chuyện chừa lại lát nữa

về ăn sau. Một điều bà con ở đây cho

là lạ kỳ hơn nữa, không bao giờ bác ngồi ăn chung

với vợ con. Nhà vợ con ăn cái gì bác ăn cái nấy,

nhưng dọn riêng lên mâm đồng đem lên nhà trên

cho bác ngồi ăn một mình. Ăn xong phải có bình

trà nóng. Đó là chỉ nói về cái ăn của nhà bác, còn

con cái chuyện đi phải thưa, về phải trình, không

phải đứa nào muốn đi đâu thì đi, về chừng nào thì

về. Chòm xóm có tiệc tùng giỗ quải, hay cưới gả

mời bác giờ nào bác đến đúng giờ đó. Đến nơi mà

chủ nhà chưa bắt đầu, bác cáo từ về ngay, đố ai

giữ lại được. Nhiều người ngứa mắt, ngứa miệng

bực mình nói nhỏ sau lưng, nhưng rất ngán bác:

“Cái thằng cha Chín Vớt dân làm ruộng chết mẹ

chớ giàu có gì đó mà làm như ta đây ông Cả, ông

làng không bằng, bày đặt thói phong lưu trưởng

giả, ở nhà ăn cơm mà cũng phải ăn trên, ngồi

trước…”

Ai có miệng muốn nói gì nói, bác bỏ ngoài tai.

Chín Vớt như vậy là như vậy, lúc nào cũng như

vậy đó. Có người khen gia đình nề nếp bác Chín

cười, có kẻ chê mới đủ ăn đã làm ra bộ ta đây,

nghe được bác Chín cũng cười. Cái nề nếp lạ kỳ

của gia đình bác Chín khiến đưa con trai lớn kiếm

vợ trần thân, trong vùng cô nào cũng ngán không

dám vô. Hỏi chỗ nầy hổng được hỏi chỗ khác riết

rồi cũng phải được. Tin Chín Vớt sửa soạn cưới vợ

cho con, tiếng nhỏ tiếng to mỉa mai chúc mừng:

“Chà! Đứa nào được vô làm dâu nhà nề nếp nầy

thiệt là tốt phước…”. Rồi ngày cưới ngày hỏi

được tổ chức rình rang, đúng lễ, đúng nghĩa, dù

bên nhà gái không đòi hỏi gì hết. Chín Vớt mà

phải biết! Đâu vào đó đàng hoàng tử tế, không

có chuyện làm lấy có cho xong. Cô con dâu

bác Chín người ở làng kế bên, thật thà lắm, thật

thà có thể nói còn hơn cô con dâu bà Bắc trong

“Chung một mái nhà” nhiều. Bác Chín rất hài

lòng. Ngày về làm dâu, tới bữa ăn, mấy đứa

nhỏ em chồng giành chỗ ngồi sao đó hổng biết

mà bà chị dâu thật thà hay “thật khùng” nầy

nổi nóng to tiếng: “Ăn uống chỗ nào ngồi ăn

hổng được, tụi bây làm gì chộn rộn như Chệt

chìm tàu vậy? Ngồi ngay ngắn lại ăn tao coi!”

Đúng là thật thà thứ thiệt, nghĩ sao nói vậy,

chẳng hoa lá cành gì hết. Đang ngồi ăn trên

nhà trên, có lẽ bác Chín nực gà về câu nói vô

tình “ăn chỗ nào ngồi ăn hổng được” làm bác

nhột đít, hay là trời đánh còn tránh bữa ăn,

mà nó lại lớn tiếng rầy la, không kể số

gì đến bác đang có mặt trong nhà nên

bác mới lên tiếng, ngọt ngào như mật

ong, nhỏ nhẹ mời trây, đâm cổ họng:

“Ở dưới chộn rộn lắm hả con? Vậy thì

bây lấy chén đũa lên đây ngồi ăn với

tao nè cho nó hổng chộn rộn làm bây

ăn mất ngon!”

Nghe ông già chồng nói vậy, cô con dâu thật

thà của bác Chín dạ một tiếng rồi xách chén

đũa lên liền trước cái nhìn ngỡ ngàng của mấy

đứa em chồng và bác Chín gái!! “Trời đất quỉ

thần ơi! Thiệt tình cho cái con nầy, tao là vợ

ổng mấy chục năm nay chưa dám ngồi chung

bàn, chung mâm… mầy phận dâu con mới về

lại dám, bộ muốn chết hay sao đây mà”. Bác

gái lẩm bẩm lo thầm.

Còn Bác Chín trai nói lẫy, mời trây, không dè

cô con dâu lại làm thiệt, tỉnh bơ như ruồi, làm

bác cứng đơ mình mẩy, buông đũa qua bàn bên

kia uống nước liền. Đã vậy cô còn hỏi vói theo:

“Bộ bữa nay ba bịnh hay sao mà ăn cơm ít quá

vậy ba?”

Bác Chín làm thinh bỏ ra sau hè. Cô con dâu

cũng làm thinh, thoải mái ngồi một mình ăn

một bữa hả hê trên nhà trên. Không vừa bụng

muốn rầy la cứ rầy la ai cấm, bày đặt nói bóng

nói gió làm chi rồi giận, rồi hờn. Vài tháng sau

người ta thấy bác Chín cất nhà, hỏi ra mới biết

bác cất để cho vợ chồng người con trai trưởng

ra riêng…

Vậy ai dám nói dân Nam kỳ lục tỉnh nghĩ sao

nói vậy không biết nói trây hay nói bóng nói

gió. Lầm chết. Nói trây để rồi bị hố còn hơn bà

mẹ chồng Bắc Kỳ trong “chung một mái

nhà”…

Qua bên nầy, con cái mỗi ngày một lớn, khó

kiểm soát được hết, ngoài việc sợ chúng hư, tôi

còn có nỗi lo khác, chuyện gái trai bên ngoài.

Page 24: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

24

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 24

Ở đây tây nhiều ta ít, lỡ nó đem về một con

đầm…Hổng phải tôi kỳ thị, mình có hơn gì người

ta đâu mà kỳ thị, nhưng sao vẫn không muốn

chuyện nầy xảy ra. Bà xã tôi còn có có một thằng

con nên bả lo, dự định đợi nó học hành xong dẫn

về bển cưới một cô miệt vườn. Hơn nữa thấy nó

lớn rồi mà không bồ bịch gì hết, lù khù như vịt

đực, sợ kiếm không được vợ ta. Ý mình không

bằng ý trời, nỗi lo hơi xa của tôi được giải tỏa.

Một hôm, lần đầu tiên thằng nhỏ dẫn về nhà trình

diện cô bạn gái. Vợ chồng tôi mừng thầm, ta chớ

hổng phải tây. Con bé nhìn thoáng qua mặt mày

sáng sủa dễ thương, thằng nầy coi lù khù vậy mà

khéo chọn. Đến lúc con bé mở miệng chào tôi

mới bật ngửa. Thì ra là “Cô Bắc Kỳ nho nhỏ” của

Nguyễn Tất Nhiên. Khi con bé ra về, bà xã tôi mới

thì thầm:

- Hết người hay sao lại làm quen với con gái

Bắc. Nghe nói Bắc Kỳ lanh lắm, sợ sau nầy

nó ăn hiếp…

- Ăn hiếp cái gì! Ta còn hơn tây…nó dẫn con

đầm về là tui với bà ra dấu mệt nghỉ, hổng

biết nó có hiểu được hông nữa. Được voi đòi

tiên. Tôi ngắt ngang.

Bà xã tôi cằn nhằn:

- Thiệt tình cái ông nầy! Tui mới hả miệng đã

bị ông hớt ngang vô họng. Mà tui nghe

người ta nói Bắc Kỳ cưới hỏi khó khăn lắm

đó ông liệu…đòi hỏi đủ thứ chớ hổng phải

như người mình.

“Bắc kỳ” “không phải người mình” vậy là người

gì? Lần nào đó tôi cũng được nghe người ở quê tôi

nói. Tụi nó Bắc kỳ chớ hổng phải Việt Nam! Ngộ

Chưa! Bây giờ lại nghe người ta nói, có làm sui

với Bắc Kỳ chưa mà biết khó với dễ, Nam Kỳ của

bà sao ngớ ngẩn quá, tôi cười thành tiếng:

- Trời ơi! Hơi sức đâu bà lo mấy chuyện đó,

dẫu cho người ta khó khăn gì đi nữa bà có

cản lại được tụi nó hông? Hơn nữa chưa chắc

gì thành…

Và rồi con bé thỉnh thoảng tới chơi, “trọ trẹ” giọng

Bắc riết bà xã tôi cũng quen. Có lần, không biết tụi

nhỏ chọc ghẹo gì đó mà con bé mét tôi:

- Bác ơi! Bác ơi, con không muốn ai gọi con

là Bắc Kỳ! Con năm tư cơ.

Bắc Kỳ năm tư với Bắc Kỳ có gì khác? Tôi cười

hỏi lại:

- Tại sao vậy con?

- Tại vì Bắc Kỳ dữ lắm, còn ác nữa. Con 54

hổng phải Bắc Kỳ.

À! Té ra con nhỏ muốn phân biệt năm tư với bảy

lăm, Anh sui tương lai của tôi huấn luyện thế nào

mà con Bắc Kỳ con nầy có thành kiến với Bắc kỳ

dữ. Nhịn bụng không được tôi vừa cười vừa giải

thích:

- Ai gọi con Bắc Kỳ con phải hãnh diện, vì

chỉ năm 54 mới còn Bắc kỳ. Người Pháp

chia nước ta ra làm ba kỳ để trị, Bắc Kỳ,

Trung kỳ, và Nam Kỳ. Người Pháp đi,

không còn Bắc kỳ hay Nam kỳ gì nữa

hết. Chỉ có người miền Bắc, người miền

Nam hay miền Trung thôi.

Con bé gục gặc đầu tỏ ra hiểu, nhưng trên

khuôn mặt dễ thương đượm chút ngây thơ,

hình như vẫn không muốn ai gọi mình là Bắc

Kỳ. Và rồi qua trung gian hai đứa nhỏ, gia đình

tôi lần mò tới làm thân với gia đình bên kia. Ít

lâu sau vợ chồng tôi khăn gói quả mướp chỉnh

tề đến nhà bên gái bàn chuyện cưới hỏi…Anh

sui tương lai Bắc kỳ của tôi hề hà:

- Đơn giản được chừng nào tốt chừng nấy

đi anh chị. Bên nầy mà bày vẽ làm gì, tôi

chế hết, miễn sao tụi nhỏ yêu thương ăn

đời ở kiếp là mình mừng rồi. Hôm nay

mình gặp nhau bàn như vầy là đủ. Còn

chuyện trăm năm của tụi nhỏ để tụi nhỏ

nó tính sao mình làm vậy.

Câu nói nầy mấy chục năm về trước tôi đã từng

nghe má tôi nói tương tự khi có người đến dạm

hỏi mấy chị tôi. Bây giờ được nghe lại thấy sao

mà nó hay vô cùng và cũng dễ dàng làm sao.

Trên đường về, ngồi trên xe tôi quay qua bà xã

khều nhẹ:

- Bắc kỳ cưới hỏi khó khăn, đòi hỏi đủ chớ

hổng phải dễ dãi, sao cũng được như

“người mình” bà hén?

- Thôi ông đi! Trăm người được một đó.

Trăm người được một? Mình may mắn dữ vậy

sao! Tôi không nghĩ vậy. Ai cũng biết nói câu

bàn tay ngón vắn ngón dài, nhưng vẫn quơ đũa

cả nắm. Cho dù Nam hay Bắc, ở đâu cũng có

kẻ vầy người khác, không hẳn Bắc kỳ là như

vầy…Nam kỳ là như vầy…Ông sui tương lai

Bắc kỳ của tôi và bác Chín Vớt Người Nam kỳ

lục tỉnh ở dưới quê, đem so giữa hai người Bắc

Nam, ai phóng khoáng, ai màu mè hoa lá

cành hơn ai?…

Mƣời Trí

Page 25: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

25

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 25

Tình Mẫu tử (Nhân ngày Mother Day

11/5/08)

Trƣơng Nguyệt Ánh*

Người Mẹ 80 tuổi tay run

run cầm di chúc, miệng

thều thào: “Này con, Mẹ

năm nay đã già yếu rồi, không biết chừng nào đi

theo Ông theo Bà, nên Mẹ viết tờ di chúc này giao

lại cho con. Con là trưởng nam nên Mẹ chia cho

con phần trên của căn nhà này để con ở và sau này

làm nhà thờ Ông Bà”. Đứa con trai hí hửng chụp

ngay lấy tờ di chúc, miệng ríu rít nó với Mẹ: “Con

cám ơn Mẹ, Mẹ an tâm đi, ngày mai con sẽ dọn

cho Mẹ một chỗ ngủ gần nhà bếp cho ấm, thế

phòng của Mẹ ở trên này.”

Tôi bàng hoàng khi chứng kiến cảnh đau lòng và

thầm nghĩ: “Chẳng lẽ người có trình độ học thức

như ông ta mà lại đối xử với Mẹ tệ bạc như thế

sao? Và chẳng lẽ đạo lý gia đình sau ngày 30-04-

1975 lại suy sụp đến thế à?”

Rồi từ những năm tháng sau này qua báo chí, qua

các phiên toà xử về những vụ kiện tranh chấp gia

đình và khiếu kiện đất đai của những người thân

mà tôi có dịp tham dự, tôi càng ray rứt khi thấy

những giọt nước mắt liên tục chảy dài trên má của

những người Mẹ tóc đã bạc màu.

Ôi! Đến cuối đời mà còn khổ vì con, khóc vì

những đứa con bất hiếu. Thật nghiệt ngã, đau

lòng! Tôi tự nghĩ, trước năm 1975, tuy không có

ngày nào dành tặng cho Mẹ, nhưng suốt 365 ngày,

hình bóng Mẹ thương yêu luôn ở trong lòng mọi

người. Chữ Hiếu luôn được đề cao, Tình Mẫu Tử

luôn được nhắc nhở qua ca dao, tục ngữ. Ngay

một đứa trẻ mới bước vào ngưỡng cửa học đường

đã thuộc nằm lòng:

“Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ Mẹ kính Cha,

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”.

Vậy mà bây giờ lại xảy ra những thảm cảnh con

chửi bới đánh đập khảo tra, đuổi xô, kể cả giết Cha

Mẹ không thương xót chỉ vài mét vuông đất, là vì

đâu?

Một cụ già đã đến nói với tôi: “Thế hệ trẻ bây giờ

nó không còn lương tri nữa, nó coi Cha Mẹ nó như

con của nó. Nó muốn hành hạ, tra khảo lúc nào

chẳng được. Có tiền, có của thì may ra nó mới

thương, mới mến. Thời buổi bây giờ trong gia

đình không còn tôn ti trật tự gì nữa. Thật chữ Hiếu

đã bị xoá mất rồi cháu ơi!”

Một cụ khác lại bảo: “Thời buổi này là thời

buổi Tam Vô mà. Vô gia đình, vô Tổ quốc, vô

tôn giáo, thì làm gì có chữ Hiếu. Con cái bây

giờ toàn là những thứ bất nhân, bất nghĩa…”

Ôi còn đâu là truyền thống văn hoá tốt đẹp của

dân tộc ta, mà bốn ngàn năm Văn Hiến ông cha

ta đã dầy công xây dựng và bảo tồn đã từng

được thế giới biết đến và trân trọng!

Tôi nhủ thầm trong tiếc nuối: “Ôi! Còn đâu

hình ảnh của người Mẹ hiền mang nặng đẻ đau,

sau chín tháng mười ngày với đôi tay gầy guột

ôm con vào lòng trong niềm vui hạnh phúc khi

thấy hình hài con mình được trọn vẹn. Và để

rồi cuộc sống của Mẹ hoàn toàn thay đổi từ

giấc ngủ cho đến sinh hoạt hằng ngày, Mẹ phải

thức khuya ru con với những lời ru êm dịu,

ngọt ngào để đưa con vào giấc ngủ yên lành.

“À…ơi...

Mẹ thương, Mẹ hát, Mẹ ngâm,

Mẹ ru con ngủ, Mẹ thầm khuyên con…

A…À…ơi...

Công Cha như núi ngất trời,

Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con đi…”

Nào có ai hiểu được tình thương bao la như

trời biển, mà Mẹ luôn theo suốt quãng đời của

con, cho đến khi Mẹ giã biệt cõi đời. Khi con

bệnh Mẹ đau, khi con khóc Mẹ buồn, khị con

vui Mẹ hạnh phúc.

Và nào ai có thấu suốt “tình mẫu tử” vô cùng

thiêng liêng, lúc nào cũng sống cho con, vì

con, lo cho con từ giọt sữa đầu đời, lo cho con

từng giấc ngủ dịu êm, lo cho con ngay cả khi

con dấn thân vào đời. Tất cả và tất cả đều là

Tình Thương của Mẹ. Cho nên:

“Mẹ là biển, Mẹ là trời,

Hy sinh tất cả một đời vì con.

Sông dù cạn, núi dù mòn

Tấm lòng của Mẹ vẫn còn mênh

mông.”

Đứa con luôn là niềm hy vọng của Mẹ. Còn gì

vui hơn, còn gì hạnh phúc hơn khi thấy con lớn

khôn, thành đạt và nên người:

“Ầu…ơ…

Con ăn, con ngủ cho no,

Con lẫy, con chững, con bò, con đi.

Ngày sau con học con thi

Mẹ mong con đỗ Mẹ thì nhờ con…”

Rồi thì những nuối tiếc đã theo tôi đến nước

Úc. Tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều nước Âu

Mỹ, mặc dù không có nền văn hoá lâu đời như

nước ta, nhưng họ có một ngày dành cho Mẹ

trong tháng 5, để tôn vinh và nhớ đến công lao

Page 26: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

26

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 26

sinh thành dưỡng dục suốt đời Mẹ đã hi sinh vì

con.

Tuy nhiên do kinh tế thế giới mỗi ngày một khó

khăn, mọi gia đình phải đi làm để kiếm sống, nên

không còn thì giờ để

chăm sóc Cha Mẹ già.

Mặc dù họ không

muốn, nhưng cũng

đành phải đưa Cha Mẹ

vào Viện Dưỡng Lão

để hang tuần vào

thăm. “Tình Mẫu Tử”

cũng đã bị biến dạng

thật đáng tiếc. Đúng

là: “Một Mẹ nuổi nổi

mười con, nhưng

mười con không nuôi

nổi một Mẹ”.

Tệ hại hơn nữa, có những người cố tình quên lãng,

cố tình né tránh gặp gỡ Cha Mẹ. Họ đã quên đi

đạo lý, quên đi “Tình Mẫu Tử” đã bỏ mặc cho Mẹ

sống một mình không ai chăm sóc. Họ đã đưa Cha

Mẹ vào ngõ cụt cô đơn, không còn một mảy may

hạnh phúc nào để được gần kề con để đêm đêm

tâm sự, đêm đêm chia sẻ những vui buồn, lo toan

trong cuộc sống. Và họ đâu ngờ rằng chính điều

này đã làm tắt lịm những nụ cười trên môi của Cha

Mẹ, khiến các cụ phải buồn chán, dẫn đến bệnh

trầm cảm rồi đôi khi đến tự tử. Thật nghiệt ngã

đau lòng…

“Mẹ thương con biển hồ lai láng,

Con thương Mẹ tính tháng tính ngày”

“Tình Mẫu Tử” tuyệt vời một khi đã bị đánh mất

thì không còn thứ tình nào có thể thay thế được.

“Còn Cha, còn Mẹ thì hơn,

Mất Cha, mất Mẹ như đờn đứt dây.

Đờn đứt dây còn dây nối lại,

Cha Mẹ mất rồi con phải mồ côi”

Hy vọng câu chuyện về Tình Mẫu Tử của con

vượn sau đây, có thể thức tỉnh những ai đang có

những hành động vô trách nhiệm và vô lương tâm

đối với Cha Me.

Chuyện kể rằng, có con vượn Mẹ bị thương nặng

bởi một mũi tên độc của người thợ săn. Biết mình

sắp chết nên đã cố ôm con vào lòng cho bú lần

cuối cùng. Sau đó ngã lăn ra chết. Người thợ săn

muốn bắt luôn cả vượn con, nên đã dung roi đánh

vào xác vượn Mẹ. Vượn con thấy thế đã gào lên

thương xót và chạy đến bên xác Me. Thế là vượn

con bị bắt. Người thợ săn kéo xác vượn Mẹ về

nhà. Vượn con lúc nào cũng ở bên xác Mẹ, luôn

kêu gào thảm thiết. Vài ngày sau vượn con cũng

chết theo Mẹ…

Hỡi những ai đang lãng quên, đang đánh mất

“Tình Mẫu Tử”, bạn nghĩ sao về tình mẫu tử của

con vượn. Thời gian không còn chờ bạn nữa.

Đừng chần chờ vì bạn sẽ không còn thời gian

và cơ hội. Hãy thức tỉnh để không bao giờ hối

tiếc khi mất Mẹ!

Chúng ta cùng nhau chia sẻ cảm nghĩ của Mark

Twain: “Tuy phải đương đầu với những khó

khăn của đời tôi, nhưng tôi nghĩ Mẹ tôi vẫn

thích những thử thách đó…”

Và của văn hào Victo Hugo: “Ôi! Tình Mẹ!

Mối tình không ai quên được…”.

Trƣơng Nguyệt Ánh

(Tây Úc) *Chị Trương Nguyệt Ánh, cựu hs LNH, nữ nghị viên người Việt đầu tiên ở WA

Cƣời chút chơi

Tiếng Tây tiếng Ta Tại Hội quán Mười Trí, mỗi khi có hội họp, mấy

anh chị em thường tới thiệt sớm vừa nhâm nhi ly

trà, vừa kể chuyện con cà con kê. Đề tài bữa nay

xoay quanh chuyện tiếng Tây tiếng Ta, một trong

những đề tài hấp dẫn trong cộng đồng người Việt ở

xứ người. Chị Hai lên tiếng trước:

- Cái bà nêi-bờ của tui hay thiệt. Chưa

bao giờ bả hỏi tên tui, vậy mà lần nào

gặp tui bả cũng kêu: Hai! Không những

kêu trúng tên mà phát âm rất chuẩn

nữa. Có điều người Tây họ không biết

lịch sự như người mình. Đáng lẽ phải

chào cô Hai hay bà Hai mới phải. Anh Mười bèn tiếp:

- Ôi hơi đâu mà trách người dưng chi Hai

ui. Nó gọi trúng tên là may lắm rồi.

Chẳng bù với thằng cha nêi-bờ của tui,

lần nào gặp nó cũng gọi tui là Hai. Có

lần tui mới nói với nó, tên tui là Mười,

không phải Hai. Vậy mà lần sau nó

cũng Hai hoài…Thằng gì mà ngu quá.

Còn anh Năm, có chuyện gì vui mà

cười một mình vậy? Anh Năm uống một ngụm trà rồi chậm rãi nói:

- Tui ở Cabra-Guéc, nêi-bờ của tui là

người Việt không hà nên họ gọi tên là

trúng phóc. Có thằng bạn mới đi VN về

kể chuyện nghe mắc cười muốn chết.

- Chuyện gì vậy anh Năm?

- Thì cũng ba cái chuyện tiếng Tây tiếng

U đó mà. Thằng chả nói về VN bị chó

cắn. Chị Mười đương nấu đồ ăn cũng chen vô:

- Đúng rồi, VN người ta thả chó đầy

đường, mấy ông ăn thịt chó thì bị nó

cắn là phải rồi. Anh Năm cười tủm tỉm:

Page 27: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

27

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 27

- Hổng phải vậy, thằng chả bị chó cắn vì nổ

tiếng Tây đó.

- Gì kỳ vậy anh Năm?

- Chuyện vầy nè, thằng chả về lại xóm cũ.

Đang dáo dác tìm mấy bạn nhậu ngày xưa

để rai lai một bữa, sẵn dịp nổ ba tiếng Tây

cho tụi nó lé mắt chơi. Ai dè bị một con

chó rượt theo sủa hoài. Thằng chả sợ quá

vừa chạy vừa la: “Heo! Heo!”. Có mấy

đứa trẻ đang chơi trong xóm, tụi nó không

cản chó, còn dồ thêm. Thế là con chó nhảy

vô táp vào bắp vế thằng chả xé rách quần,

máu chảy ròng ròng. Thằng chả còn ráng la

bài hải: “Heo! Heo mi!” Một hồi tụi nhỏ mới

đuổi con chó đi.

- Rồi có ai bồi thường gì không?

- Tui cũng hỏi như vậy. Thằng chả trả lời:

“Bồi thường cái con khỉ mốc. Khi tui đi

rồi, tụi nhỏ còn nói vói theo, cho đáng đời

cái thằng cha Việt kiều ngu ngốc, chó mà

chả kêu là heo”.

NS kể

TIN TRONG LUỒNG:

Mấy bữa nay nghe bà con mình bàn tán, nói là

năm nay cái hội NĐC & LNH sẽ ra mắt cuốn đặc

san để kỷ niệm 50 năm trường nữ Lê Ngọc Hân

chiến lắm. Tin nầy thì có thật, cho nên vào ngày

25/5/2008 vừa qua, hội đã tổ chức phát hành tại

nhà hàng International ở Canley Vale Australia, và

cũng đồng thời giới thiệu ban chấp hành niên khóa

2008 tới mút mùa lệ thủy. Bởi kỳ nầy đã bán cái

qua cho được ông Mười Trí rồi, nên trong hội mới

nhẹ lo. Vì nhà Mười Trí thì rộng, lại tiện đường đi.

Phen nầy họp hành chết bỏ, mà lại có đồ ăn do bà

Mười khéo tay nấu nướng. Bởi Mười Trí ngoài

căn nhà rộng ra, lại còn có một giàn lá sâm thật

chiến. Lúc nào lá cũng phủ xanh rì, nhưng phải là

tay Mười Trí vò thì nó mới ngon, còn người khác

vò thì kể như lỏng bỏng. Nên Mười Trí được

phong cho là nhà khoa học tiến sĩ lá sâm, vò đặc

mà chất lượng vậy thôi hết biết. Ăn chừng một ly

đầy thôi, thì một chút sẽ thấy mát trời ông địa, rồi

còn muốn làm dịch làm ôn một hồi rồi mới chịu

ngủ đây nữa chớ. Dám chắc thuốc Viagra của Mỹ

cũng không thể sánh bằng, ai mà không tin cứ đi

họp kỳ tới ăn một ly thì sẽ biết...

Chưa hết, dường như đang trên đà địa lợi nhân

hòa. Cho nên hội bèn hứng chí mới thành lập thêm

một gánh Sơn Đông Mãi Võ chuyên bán thuốc

Cao Đơn, gánh hát nầy do anh chị Các Hồ làm bầu

rất là xôm tụ. Đã từng lưu diễn ở miệt Bến Tre,

nay với đời sống lưu vong phải diễn trên đất

khách. Tuy đào kép chẳng có bao nhiêu, chỉ có hai

ông bà già và một cái phèng la. Vậy mà coi

mòi làm ăn rất khá. Nghe nói bà nghị viên

Trương Nguyệt Ánh ở dưới Perth định bao

giàn, rước xuống dưới để hát cúng cầu an cho

bá tánh, vì đình thần ở dưới mấy năm rồi bởi

nghèo quá mà chưa hát xướng kỳ nào. Năm

nay nhờ mưa thuận gió hòa, ba miếng Farms

của người Việt mình trồng dưa leo trúng vậy

thôi đầy nhóc.

Còn về hai ông hội phó, thì Mười Trí đã thỉnh

được anh Năm Tới đại ca đứng ra làm hội phó

nội vụ. Còn phó ngoại vụ có Hồ Ngọc Thẩm

vẫn y như cũ. Thế mới biết cái ban chấp hành

kỳ nầy có bề thế là vậy. Không chừng sẽ ăn

nên làm ra, bởi vừa mới lập ra được một gánh

hát sơn đông mãi võ đâu phải dễ. Gặp lúc nhà

thuốc Hồ Lạc Đường sản xuất thuốc dán Pìm

Pịp hây quá xá hây, ông nào lạng quạng hay

khoái tìm cách trốn vợ đi về Việt Nam, thì

trước khi đi bà xã chỉ cần dán một miếng thì kể

như xụi lơ cán cuốc. Nhờ hiệu lực như vậy,

cho nên gánh hát sơn đông mãi võ bán chạy

rần rần, nghe nói nhà thuốc Hồ Lạc Đường

đang tìm cách mở thêm chi nhánh trên

Parramatta để mà cung ứng.

TIN NGOÀI LUỒNG:

Theo như tin vỉa hè, thì mấy bữa nay rất là xạo

sự. Số là ở miệt Cabramatta có hai vợ chồng

già, thấy thiên hạ đang đổ xô đi mua Lotto

Power Ball kỳ nầy giải nhứt lên tới 50 triệu

lận. Trong lúc ngồi nhà bàn bạc. Ông chồng thì

nói mai đi lãnh tiền già, mình mua đại 3 games

sít tùm 7 đi bà ơi. Chớ còn mua Standard thì tui

coi mòi hết phương hy vọng. Bà vợ thì gân cổ

lên cãi lại. Mua Lotto là do phước đức ông bà

mình để lại mà thôi. Lộc của ai thì người nấy

hưởng, chớ biết đâu mà lựa. Lời qua tiếng lại

một hồi, thì hai người không ai chịu nhịn ai.

Rốt cuộc lại thì một cuộc cự cãi giận hờn trầm

trọng. Tối lại ông thì không thèm nói chuyện

với bà, còn bà không thèm nhìn tới bản mặt

Page 28: Bản tin 36 - lnhndc.free.frlnhndc.free.fr/Ban Tin NDC-LNH Uc Chau/Ban Tin So 36.pdftrước đến nay. Những ngày tháng cuối của năm 2007 vừa qua, chúng ta đã phải

28

BẢN TIN SỐ 35 - HỘI ÁI HỮU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU & LÊ NGỌC HÂN (ÚC CHÂU) 28

của ông. Giận quá, ông bèn ôm gối ra salon nằm

ngủ một mình cho bõ ghét...

Nhưng tháng nầy là mùa đông giá rét, ngủ nơi ghế

salon nó lạnh muốn thấu xương. Sáng thức dậy

ông bị nhức mình đi không muốn nổi, thấy vậy bà

vợ mới bắt nằm xuống cạo gió cho nó khỏi nhập

vô trong lục phủ. Tới chừng mùi dầu nước xanh

phất phơ nơi lỗ mũi, làm cho ông chạnh lòng bèn

nói nhỏ: - Chưa vô vòng mà mong ăn thịt hả bà.

Tiền già thì chưa tới ngày đi lãnh, Lotto thì chưa

có đi mua. Vậy mà tui với bà cãi lộn rồi lại giận

hờn, báo hại đêm hồi hôm nầy tui ngủ chay lạnh

thiếu điều chết cha thằng nhỏ.

Thấy ông nói vậy, bà hứ nghe cái cóc rồi nói:

Cũng tại ông, chưa chi mà tính xài cho phung phí.

Mua số Lotto thì do may mắn mà thôi. Chớ kỳ rồi

cả nước Úc Đại Lợi nầy mua, theo ông ước lượng

coi tới bao nhiêu lận hả. Vậy mà đâu có người nào

được trúng, thôi thì có bao nhiêu mình xài bao

nhiêu, đừng ham hố quá có ngày hỏng cẳng.

Khi bà vợ đi lo nấu nước pha trà, ông già nằm gác

tay lên trán để mà suy nghĩ. Ông thấy việc đời nó

cũng giống như việc trong nhà, hay như cái việc

trong hội cựu học sinh NĐC & LNH của ông.

Đừng vói tay đi xa quá, mà mỏi tay chớ không làm

được việc gì cho ra hồn hết. Chi bằng nhân lực có

bao nhiêu, thì mình hoạt động bao nhiêu. Đừng

háo hức, chạy theo chưn mấy hội bạn mà có ngày

mắc kẹt không rút chưn ra được nữa.

Rồi ông nghe đài SBS, chuyên gia vật lý trị liệu ở

dưới Melbourne. Dạy cách tập luyện khai thông

“cống đập” thủy lợi quốc gia. Vì hễ phàm đàn ông

tới tuổi ngoài sáu bó rồi, thì hết 90% đều bắt đầu

có triệu chứng nghẹt bét. Nghe thì dễ vậy mà sao

ông tập thấy nó khó giàn trời, hễ gồng cái bụng thì

nó lại chổng mông, có bữa bị bà đi ngang hứ nghe

cái cốc.

Tuy vậy mà ông cũng rán kiên trì, tập được chừng

4 tuần lễ thì cống đập của ông cũng bớt đi rò rỉ.

Trên đà phấn khởi, đi đám cưới, đám hỏi, đám giỗ,

đám ma. Hễ thấy người bạn nào từ sáu bó trở lên,

thì ông bèn hỏi: Rằng hôm trước có nghe chương

trình vật lý trị liệu của đài SBS, dạy mấy ông già

biết cách tập luyện để khai thông cống đập cấp

quốc gia đó không? Ông nào nói có, thì ông bấm

tay ra chiều tương đắc. Còn ông nào nói bữa đó

không có nghe, thì ông chỉ dẫn rất tận tình.

Rồi vài bữa sau ông đi ăn đám giáp thôi nôi đứa

cháu nội của người bạn thân, ông cũng bèn hỏi

mấy ông già cỡ tuổi như ông về cái vụ luyện tập

nó tới đâu rồi. Nhưng vì hơi lảng tai nói nghe lớn

tiếng. Ngặt nỗi mấy chỗ khác thì nói về vụ khai

thông cống đập nghe cũng được đi, còn bữa

nay là đám giáp thôi nôi của thằng nhỏ mà nói

về ba cái vụ đó nghe cũng kẹt.

Ông bạn vàng đã nhiều phen đánh trống lảng,

nhưng ông cũng hứng chí nói hoài. Đến khi

ông bạn sửa lưng, cho rằng đây là đứa cháu nội

đích tôn của người ta, mà ông đem cái vụ nghẹt

bét đó ra nói thì xui thấy mẹ. Làm cho ông hơi

tự ái, nhưng gẫm lại cũng thấy hay hay, nên về

thuật lại cho thằng cha Năm Chích viết bỏ lên

trên loạt bài TIN NGOÀI LUỒNG cho bà con

đọc cười chơi đỡ khổ. Ông hy vọng sẽ được

giải khuây. Vì một nụ cười bằng mười viên

Viagra chớ bộ. Ai hỏng tin, cứ cười đi thì khắc

biết./-

Năm Chích

Báo cáo tài chánh - Tồn quỹ đến tháng 9/07: $11,225.63

- Tổng thu đến tháng 6/08: $6,859.40

- Tổng chi đến tháng 6/08: $14,526.55

- Còn lại: $3,558.48

Ngày 18/6/2008, cựu Thủ quỹ Ngọc Bình đã

bàn giao cho tân Thủ quỹ Nguyễn Thị Lòng số

tiền là AUD 3,558.48 (ba ngàn năm trăm năm

mươi tám đô và bốn mươi tám xu).

Mọi đóng góp tài chánh xin gửi vào Trương mục

của Hội:

NDC&LNH MT Alumni Inc.

National Australia Bank

BSB No: 082124

Acc No: 55954-6565

Sau đó điện thoại cho Thủ quỹ Nguyễn Thị Lòng

số (02) 9601 2416 để tiện việc sổ sách.

Kính mời quý Thầy Cô, hội viên và thân hữu

Viết bài cho Bản tin 37

Chủ đề: Mùa Xuân Úc châu

Xin gửi về địa chỉ hội trước 15/9/08, hoặc

email: [email protected]

Cáo lỗi

Vì giới hạn của Bản tin, nên có một số bài

phải gác lại để dành cho số tới. BBT xin

thành thật cáo lỗi cùng các tác giả.