bẢn tin cẠnh tranh & ngƯỜi tiÊu dÙng -...

32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 60 - 2016 Kết quả hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thực thi trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại luật bảo vệ quyền lợi tiêu dùng Hội thảo “Tập huấn về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: others

Post on 27-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 60 - 2016

Kết quả hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực thi trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại luật bảo vệ quyền lợi tiêu dùng

Hội thảo “Tập huấn về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 04/GP-XBBT Cấp ngày 05/01/2016

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM

PHÓ TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPVÕ VĂN THÚY

THÀNH VIÊN BAN BIÊN TẬPTRẦN THỊ MINH PHƯƠNG, PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM

THỊ QUỲNH CHI, PHẠM HƯƠNG GIANG, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH, CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH,

TRẦN DIỆU LOAN, TẠ MẠNH CƯỜNG

THƯ KÝ BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG TRANG

PHẠM THU HÀ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 12 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao,

Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

04 CHUYÊN MỤC Bảo vệ người tiêu dùng

12 TIN TỨC - SỰ KIỆN

18 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 4: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

4 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Bảo vệ người tiêu dùng

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Một trong số các nhóm nội dung quan trọng tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định về trách nhiệm của tổ

chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội dung tại Chương III này nêu rõ phạm vi, nội dung mà các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời, quy định về chính sách hỗ trợ kinh phí của Nhà nước khi tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao.

Thực tế tại Việt Nam cho thấy, hiện các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang là lực lượng chính trong số các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Các Hội này hầu hết đã có thời gian hoạt động lâu dài, theo sát lịch sử của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đạt được nhiều kết quả, dấu ấn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Tới thời điểm hiện tại, các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có sự phát triển lớn mạnh về số lượng và tổ chức, cụ thể: cả nước đã có 52 Hội, trong đó, 01 Hội hoạt động trên phạm vi cả nước và 51 Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố; nhiều Hội cấp tỉnh đã phát triển mạng lưới xuống cấp huyện, cấp xã. Dấu ấn của các Hội được thể hiện qua những khía cạnh sau:

1. Kết quả nổi bật 1.1. Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùngTham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật, các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những

hoạt động thường xuyên và trong một số trường hợp, thể hiện vai trò tiên phong của các Hội. Trong giai đoạn 2010-2016, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ghi nhận sự thay đổi và phát triển của hệ thống các văn bản điều chỉnh, cụ thể, 01 Luật, 03 Nghị định, 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kèm theo đó là nhiều văn bản chi tiết do các Bộ ban hành nhằm thực thi các quy định pháp luật. Đối với nội dung của các văn bản nêu trên, các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã chủ động đóng góp ý kiến, bổ sung các vấn đề theo tình hình thực tế tại địa phương. Nhiều ý kiến đóng góp của các Hội đã được tiếp thu và thể hiện trong nội dung các văn bản, qua đó, góp phần hoàn thiện và xây dựng các văn bản, đảm bảo hiệu quả thực thi của các văn bản trong quá trình triển khai.

1.2. Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùngTuyên truyền, phổ biến pháp luật là một những ưu tiên hàng đầu đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt

CHUYÊN MỤC

Page 5: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

5ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Bảo vệ người tiêu dùng

Nam, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều văn bản được ban hành với nhiều nội dung và quy định mới. Do vậy, cùng với các cơ quan quản lý nhà nước, các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tham gia tích cực và hiệu quả vào công tác này. Công tác tuyên truyền do các Hội thực hiện bao gồm các hoạt động tham gia hưởng ứng kêu gọi do cơ quan Nhà nước phát động và chủ động thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cụ thể:

a. Tham gia hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng

Số lượng tỉnh, thành tham gia hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng (Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh)

Trước năm 2016, dịp 15 tháng 3 hàng năm được coi là Ngày Quyền của Người tiêu dùng thế giới. Thực hiện phong trào hưởng ứng có quy mô thế giới này, Việt Nam đã chủ động và liên tục thực hiện kêu gọi các tỉnh, thành có các hoạt động hưởng ứng ngay từ năm 2010. Biểu đồ trên cho thấy, phần lớn các tỉnh, thành đều tham gia các hoạt động hưởng ứng và số lượng này tăng qua các năm. Năm 2016 là năm đầu tiên đánh dấu mốc sự kiện ngày 15 tháng 3 hàng năm là Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam (theo Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chỉnh phủ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam), vì vậy, năm 2016 ghi nhận 62/63 tỉnh, thành tham gia các hoạt động hưởng ứng. Trong số hoạt động của các tỉnh, thành, các Hội tại các địa phương đã tham gia đóng góp nhiều hoạt động thiết thực và hữu ích, qua đó, góp phần tạo nên thành công chung cho phong trào hoạt động trên cả nước.

b. Chủ động thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đào tạoBên cạnh việc tham gia các hoạt động do các cơ quan nhà nước phát động, các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn

chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đào tạo thông qua nhiều hình thức: tổ chức hội nghị, Hội thảo, treo biểu ngữ khẩu hiệu trên các tuyến phố, tổ chức mitting, tuần hành, thực hiện hoạt động tương tác tại các điểm bán hàng, chợ, trung tâm thương mại… Trong các năm 2011 và 2012, tại các tỉnh,thành phố trong cả nước đã tiến hành trên dưới 1000 hoạt động tuyền truyền, phổ biến. Giai đoạn 2013 – 2015 đã có sự phát triển vượt bậc khi mỗi năm các địa phương trên toàn quốc đã thực hiện trên dưới 2400 hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặt trong bối cảnh các Hội hoạt động trên cơ sở tự trang trải kinh phí, các con số trên cho thấy sự cố gắng và nỗ lực của Hội trong việc phổ biến kiến thức pháp luật và kiến thức tiêu dùng tới các đối tượng trong xã hội.

1.3. Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầuBên cạnh vai trò tham gia xây dựng và tuyên truyền chính sách, quy định, một trong những vai trò quan trọng và mang

nhiều ý nghĩa thực tiễn của các Hội là công tác tư vấn, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Theo báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh, hàng năm, các hội trên toàn quốc giải quyết được tổng số khoảng 4000 vụ với tỉ lệ thành công là từ 80-82%, một số hội như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang tỉ lệ giải quyết thành công lên đến 90%. Con số trên cho thấy hiệu quả của các Hội trong lĩnh vực tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Thực tế cũng cho thấy, nếu chỉ dựa vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước thì công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng không thể đạt được hiệu ứng thành công như hiện tại. Việc tham gia thực hiện công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tại các Hội không chỉ giúp giảm tải công việc tại các Sở Công Thương mà còn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người tiêu dùng phản ánh các vấn đề tranh chấp, thắc mắc tới các cơ quan, tổ chức, từ đó, đẩy mạnh hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng.

Bên cạnh các vai trò thể hiện qua quá trình thực hiện các nội dung nêu trên, thực tế, các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn tham gia thực hiện một số hoạt động khác, ví dụ, đóng vai trò là đơn vị giám sát, phát hiện và cung cấp cho cơ quan nhà nước thông tin về hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thực hiện các khảo sát, thử nghiệm…Tuy nhiên, do giới hạn về nguồn lực và tính chất phức tạp, đòi hòi nhiều nhân lực và chi phí nên chỉ một số rất ít các Hội tham gia thực hiện các hoạt động nêu trên. Do vậy, về mặt kết quả đạt được vẫn chưa tạo dấu ấn rõ nét.

CHUYÊN MỤC

Page 6: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

6 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Bảo vệ người tiêu dùng

Cùng với các vai trò nổi bật nêu trên, thực tế hoạt động của các Hội cũng cho thấy nhiều tồn tại, hạn chế, dẫn tới một số kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, cụ thể:

2. Tồn tại, hạn chếa) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế về mặt hình thức, chưa đi sâu vào các nội dung chuyên đề và

chưa có các chương trình tập trung vào nhóm đối tượng cụ thể.b) Công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cụ thể:- Chưa áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình tương tác, trao đổi thông tin với người tiêu dùng, dẫn đến khi có nhu

cầu phát sinh, người tiêu dùng vẫn thường phải đến trực tiếp địa chỉ tiếp nhận khiếu nại của Hội.- Tiếng nói của Hội chưa được quan tâm, chú trọng. Do vậy, nhiều vụ việc không được doanh nghiệp phối hợp giải quyết

hiệu quả, gây khó dễ cho cả người tiêu dùng và Hội trong quá trình làm việc. c) Một số Hội chưa có hoạt động trong thực tế, Hội được thành lập nhưng không có văn phòng làm việc, không có nhân

viên thường trực.

3. Nguyên nhân và định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các HộiQua quá trình thực thi các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với hoạt động của các Hội cho thấy

một số nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn chế nêu trên, cụ thể:- Cơ quan quản lý nhà nước tại một số địa phương chưa chú trọng, quan tâm tới hoạt động của các Hội nói riêng và công

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. Do vậy, hoạt động của các Hội không có nền tảng vững chắc, không có sự ủng hộ từ phía cơ quan quản lý, dẫn tới nhiều thiếu sót, khó khăn trong hoạt động.

- Bản thân một số Hội chưa chủ động và tích cực trong hoạt động, dẫn tới chưa hình thành các mối liên hệ gắn bó giữa cơ quan nhà nước với Hội, giữa doanh nghiệp với Hội và với các bên liên quan khác. Sự thiếu liên kết này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều khó khăn, tồn tại trong hoạt động của Hội.

Từ những thực trạng trên, để có thể tiếp tục phát triển hoạt động của các Hội, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số định hướng như sau:

- Cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh việc thực thi các quy định hỗ trợ hoạt động của các Hội; tăng cường gắn kết, chỉ đạo, trao đổi nhiệm vụ công việc với các Hội, tạo dựng nền tảng pháp lý và hỗ trợ hoạt động của các Hội.

- Các Hội cần chủ động xây dựng và đề xuất các hoạt động hợp tác; tích cực tranh thủ vận động các cơ quan quản lý nhà nước giao nhiệm vụ và cung cấp sự hỗ trợ thường xuyên về nhân lực và ngân sách, đồng thời, huy động sự hỗ trợ, tham gia phối hợp của các đơn vị khác nhằm tối đa nguồn lực, đảm bảo hoạt động của Hội.

Như vậy, để có thể tăng cường hoạt động của Hội, không chỉ có sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần sự chủ động và tích cực của bản thân các Hội. Chỉ khi có sự tương tác đồng bộ và hai chiều từ phía các bên liên quan, hoạt động của Hội mới có thể phát triển bền vững và hiệu quả, từ đó, góp phần tạo dựng thành công và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam./.

Tùng Bách

CHUYÊN MỤC

Page 7: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

7ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Bảo vệ người tiêu dùng

THỰC THI TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH TẠI LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Trong hơn 5 năm thực thi, cùng với việc nhanh chóng và đồng bộ ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi Luật, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, trong đó, nổi bật là việc thực thi trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).

1. Kết quả đạt được Trong số các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một số quy định được

đánh giá là mới, theo sát sự phát triển của thị trường và tình hình tiêu dùng trên thế giới, cụ thể là trách nhiệm thu hồi sản phẩm khuyết tật và trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

1.1.Trách nhiệm thu hồi sản phẩm khuyết tật.Luật quy định khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, doanh nghiệp cần thực hiện chính sách, biện pháp để ngừng và thu

hồi sản phẩm; thông báo công khai về chương trình thu hồi và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện. Thực hiện quy định nêu trên, trong thời gian qua, số lượng chương trình thu hồi có sự gia tăng theo năm và phần lớn trong số đó được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các doanh nghiệp. Điều đó cho thấy sự thay đổi trong quan niệm của doanh nghiệp về việc sẵn sàng chấp nhận các sai sót trong sản phẩm và chủ động thực hiện các chương trình thu hồi nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Năm 2012 2013 2014 2015 9 tháng/2016Số vụ thu hồi 9 18 17 19 17

Số lượng chương trình thu hồi theo các năm\(Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh)

1.2. Trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chungKiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung là quy định mới nhằm ngăn ngừa và loại trừ các nội dung vi

phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được nêu tại các mẫu hợp đồng, điều kiện giao dịch chung. Đối với việc thực hiện các hợp đồng theo mẫu, thông thường, người tiêu dùng không chú ý đọc kỹ nội dung, điều khoản hoặc khi phát hiện ra dấu hiệu vi phạm thì thường không được tạo điều kiện để thỏa thuận với doanh nghiệp để điều chỉnh. Vì vậy, việc rà soát và loại bỏ các điều khoản, nội dung có dấu hiệu sai phạm, gây bất lợi cho người tiêu dùng sẽ góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, quả đó tạo tâm lý thoải mái cho người tiêu dùng trong quá trình giao dịch.

CHUYÊN MỤC

Page 8: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

8 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Bảo vệ người tiêu dùng

Kết quả thực hiện quy trình đăng ký nêu trên cho thấy số lượng các bộ hồ sơ thực hiện thủ tục có sự gia tăng theo từng năm, cụ thể như sau:

Số lượng hồ sơ đăng ký tại Cục Quản lý cạnh tranh theo năm (Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh)

1.3. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại Số liệu báo cáo tại Cục Quản lý cạnh tranh cho thấy, số lượng khiếu nại, phản ánh tới Cục có sự gia tăng đáng kể theo

các năm; tỷ lệ số vụ việc khiếu nại được giải quyết thành công luôn ở mức 80-90% trên tổng số vụ việc tiếp nhận, trong đó, phần lớn được thực hiện thông qua phương thức thương lượng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều này cho thấy hiệu quả của sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời, phản ánh nhận thức của người tiêu dùng trong việc thực hiện quyền khiếu nại.

Số lượng khiếu nại, phản ánh gửi tới Cục Quản lý cạnh tranh(Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh)

2. Một số tồn tại, hạn chếBên cạnh các kết quả nổi bật nêu trên, quá trình thực thi các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại Luật Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng vẫn tồn tại một số khoảng trống, trong đó đáng chú ý là một số hành vi sau:2.1. Vi phạm chính sách bảo vệ thông tin của người tiêu dùngTheo quy định, người tiêu dùng được bảo đảm bí mật thông tin khi tham gia giao dịch. Thực tế cho thấy, hiện các thông

tin cá nhân của người tiêu dùng đang được giao dịch công khai và rộng rãi trên mạng Internet. Theo phản ánh của nhiều người tiêu dùng, sau khi sử dụng dịch vụ của nhà mạng viễn thông hoặc một số ngân hàng, các thông tin mà người tiêu dùng cung cấp trong quá trình sử dụng dịch vụ thường bị bên thứ ba sử dụng trái phép để thực hiện hoạt động tiếp thị. Để khắc phục thực trạng này, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, cần có sự phối hợp của người tiêu dùng. Cụ thể, ngay khi phát hiện dấu hiệu thông tin của mình bị sử dụng trái phép, người tiêu dùng cần xác định xem thông tin của mình có khả năng bị lộ ở doanh nghiệp nào, từ đó, kịp thời phản ánh, khiếu nại tới doanh nghiệp để đề nghị kiểm tra và có biện pháp ngăn ngừa.

Cũng theo quy định về bảo vệ thông tin, doanh nghiệp phải công khai mục đích và sử dụng đúng mục đích việc thu thập thông tin của người tiêu dùng. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, một số đơn vị đã sử dụng sai mục đích thu thập thông tin của người tiêu dùng. Cụ thể, các thông tin liên hệ của người thân của người tiêu dùng được sử dụng để doanh nghiệp liên hệ với mục đích đe dọa, ép buộc, quấy rối thu hồi nợ, hoàn toàn trái ngược so với mục đích công bố ban đầu là xác minh thông tin do người tiêu dùng cung cấp.

2.2. Vi phạm trách nhiệm bảo hành hàng hóaNhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp trong lĩnh vực xe máy, ô tô, đồ điện tử gia dụng, điện thoại di động, máy tính

xách tay… có tần suất vi phạm các quy định về trách nhiệm bảo hành rất lớn.Theo quy định, khi tiếp nhận hàng hóa bảo hành, doanh nghiệp phải cng cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành,

trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm này, thậm chí, liên tục khất hẹn người tiêu dùng về thời gian hoàn thành bảo hành, khiến cho người tiêu dùng phải liên hệ, đi lại nhiều lần.

CHUYÊN MỤC

Page 9: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

9ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Bảo vệ người tiêu dùng

Theo quy định, trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi thì doanh nghiệp có trách nhiệm đổi hàng hóa mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng. Trong nhiều trường hợp như vậy, doanh nghiệp không những không thực hiện đúng quy định mà còn ép buộc người tiêu dùng phải tiếp tục để hàng hóa lại để sửa hoặc cố tình không giải quyết triệt để yêu cầu bảo hành của người tiêu dùng.

Theo quy định, trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi thì doanh nghiệp có trách nhiệm đổi hàng hóa mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng. Có nhiều người tiêu dùng, đặc biệt đối với sản phẩm điện thoại, xe máy, đã phải thực hiện bảo hành hơn 5 lần nhưng doanh nghiệp không chấp nhận đổi mới hoặc hoàn trả lại tiền, mặc dù người tiêu dùng đã viện dẫn quy định pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện.

2.3. Vi phạm thời gian tiến hành thương lượngTheo quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không

quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, sau khi gửi yêu cầu thành công, người tiêu dùng thường phải đợi nhiều ngày (20 ngày hoặc 40 ngày) để có thông tin giải quyết từ phía doanh nghiệp. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp liên tục đưa ra các thông tin về việc sẽ phản hồi thông tin tới người tiêu dùng nhưng sau đó liên tục thất hẹn. Nếu người tiêu dùng không kiên trì liên hệ, vụ việc của người tiêu dùng có thể bị “bỏ quên”.

2.4. Vi phạm về thực hiện hợp đồng giao kết từ xa

Theo quy định, trường hợp giao kết hợp đồng từ xa (thông qua máy tính hoặc điện thoại), doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp các thông tin cơ bản cho người tiêu dùng. Thực tế, lợi dụng việc giao kết từ xa này, doanh nghiệp rất hạn chế cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, nếu có cung cấp thì thường sử dụng thông tin thổi phồng, không đúng sự thật hoặc thậm chí là thông tin mạo danh, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Đối với hợp đồng giao kết từ xa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết, người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng. Thực tế, trong nhiều vụ việc mua bán hàng qua điện thoại, tivi, khi nhận được hàng và phát hiện hàng không đúng như thông tin cam kết, người tiêu dùng rất khó khăn trong việc liên hệ với doanh nghiệp để trả lại hàng.

Như vậy, qua thực tế triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với đối tượng là các doanh nghiệp có thể thấy bên cạnh các kết quả ấn tượng đạt được, vẫn còn nhiều doanh nghiệp và nhiều hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn đang tiếp diễn hàng ngày, hàng giờ.

Để góp phần ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm nêu trên, bên cạnh việc tăng cường công tác phát hiện và xử phạt của các cơ quan quản lý nhà nước, cần có sự tham gia tích cực và chủ động từ phía người tiêu dùng trong việc phát hiện, lên tiếng và thực hiện quyền khiếu nại.

Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng miễn phí của Cục Quản lý cạnh tranh - 1800.6838 để phản ánh và được tư vấn các quy định pháp lý liên quan./.

Tùng Bách

CHUYÊN MỤC

Page 10: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

HỘI THẢO “TẬP HUẤN VỀ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG THEO MẪU, ĐIỀU KIỆN

GIAO DỊCH CHUNG THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG”

10 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Bảo vệ người tiêu dùng

Ngày 02 và 09 tháng 12 năm 2016 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, với sự phối hợp của Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Tập huấn về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” nhằm khái quát và có cái nhìn tổng thể về hoạt động kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (HĐTM, ĐKGDC) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; đưa ra những vấn đề cần lưu ý cho doanh nghiệp khi đăng ký HĐTM, ĐKGDC; đồng thời tạo cơ hội trao đổi, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định pháp luật.

Tham dự hội thảo có ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT); Ông Miyamoto Hiroshi - Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS, cùng toàn thể các vị đại biểu làđại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, Sở Công Thương các Tỉnh; đại diện một số văn phòng luật sự; đại diện các Hiệp hội, các doanh nghiệp cùng các cơ quan báo chí truyền thông trong nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục QLCT cho biết: Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, đặc biệt với sự phát triển của thương mại điện tử như hiện nay, việc áp dụng những hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung cho các giao dịch khác nhau ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí, thời gian đàm phán, qua đó tăng hiệu quả của việc giao kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với đó, xuất phát từ tính chất đơn phương từ phía doanh nghiệp trong soạn thảo các mẫu hợp đồng, điều kiện giao dịch chung, người tiêu dùng ngày càng bị vi phạm quyền lợi với những điều khoản HĐ mang tính chất áp đặt, bất lợi do không được trực tiếp tham gia vào quá trình soạn thảo, đàm phán thay đổi nội dung mà chỉ có khả năng chấp thuận hoặc từ chối. Vì vậy, sự can thiệp của pháp luật, cụ thể là việc kiểm soát HĐTM, ĐKGDC theo pháp luật BVQLNTD là thực sự cần thiết để đảm bảo đến mức tối đa sự cân bằng quyền lợi, nghĩa vụ giữa hai bên trong giao dịch tiêu dùng.

CHUYÊN MỤC

Page 11: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

11ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Bảo vệ người tiêu dùng

Theo thống kê của Cục QLCT, từ khi Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký HĐTM, ĐKGDC có hiệu lực, số lượng hồ sơ đăng ký HĐTM, ĐKGDC tại Cục QLCT ngày một tăng lên. Đặc biệt, từ thời điểm Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02 có hiệu lực thi hành, lượng hồ sơ đăng ký HĐTM, ĐKGDC của doanh nghiệp nộp tại Cục QLCT tăng đột biến. Cụ thể, tổng kết năm 2015 Cục QLCT đã tiếp nhận và xử lý gần 800 bộ hồ sơ đăng ký và trong 11 tháng năm 2016, con số đã tăng lên gần 1300 bộ hồ sơ. Điều này đã phần nào phản ánh vai trò, vị trí quan trọng và sức phổ biến của việc sử dụng các HĐTM, ĐKGDC trong giao dịch tiêu dùng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Qua việc trao đổi, thảo luận thẳng thắn về những vấn đề vướng mắc của mình trong quá trình xử lý, tất cả các bên đã có thêm nhiều thông tin, kiến thức cũng như những đề xuất, định hướng thiết thực để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, bền vững, cùng phát triển, cùng có lợi.

(Phòng kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung)

CHUYÊN MỤC

Page 12: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

TRUNG QUỐC YÊU CẦU THAM VẤN EU VÀ HOA KỲ LIÊN QUAN TỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH GIÁ MÀ EU VÀ HOA KỲ ÁP DỤNG TRONG CÁC VỤ ĐIỀU TRA CHỐNG

BÁN PHÁ GIÁ (DS515, DS516)

12 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Ngày 12 tháng 12 năm 2016, Trung Quốc đã gửi Yêu cầu tham vấn với EU và Hoa Kỳ trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan tới các phương pháp so sánh giá mà EU và Hoa Kỳ áp dụng với Trung Quốc trong các vụ điều tra chống bán phá giá (DS515 và DS516).

Vào thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc và các Thành viên đã thống nhất rằng trong vòng 15 năm kể từ ngày Trung Quốc gia nhập (2001), cơ quan điều tra các nước được phép sử dụng các phương pháp “không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với giá hoặc chi phí nội địa của Trung Quốc” để xác định trị giá thông thường trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá liên quan tới hàng hóa Trung Quốc (Điều 15). Trung Quốc cho rằng sau khi thời hạn 15 năm chấm dứt (vào ngày 11 tháng 12 năm 2016), việc các nước Thành viên tiếp tục sử dụng các phương pháp “không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với giá hoặc chi phí nội địa Trung Quốc” là vi phạm nghĩa vụ theo các Hiệp định của WTO.

Trên cơ sở đó, Trung Quốc cho rằng một số phương pháp hiện tại của Hoa Kỳ và EU đã vi phạm quy định

nêu trên.Cụ thể, khiếu kiện của Trung

Quốc với Hoa Kỳ và EU như sau:(i) Với Hoa Kỳ (DS516)

Theo quy định tại Mục 773(a) Đạo luật Thuế quan 1930 của Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) thông thường xác định trị giá thông thường dựa trên: (1) giá mà sản phẩm tương tự được bán hoặc được rao bán để tiêu thụ tại nước xuất khẩu; (2) giá mà sản phẩm tương tự được bán hoặc được

rao bán để tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu nước thứ ba; hoặc (3) chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa, bao gồm chi phí quản lý chung và bán hàng (SG&A) và lợi nhuận. Tuy nhiên, Mục 773(c)(1) cũng quy định, trong trường hợp nước xuất khẩu bị Hoa Kỳ coi là nước “kinh tế phi thị trường” thì DOC sẽ sử dụng phương pháp nước thay thế (surrogate country methodology), tức là xác định trị giá thông thường trên cơ sở chi phí sản xuất (cộng thêm SG&A và lợi nhuận) được xác định tại một nước thứ ba.

Trung Quốc khiếu kiện các quy định của Hoa Kỳ cho phép áp dụng phương pháp nước thay thế và dẫn tới việc tiếp tục sử dụng các trị giá thay thế để xác định trị giá thông thường và biên độ phá giá trong các vụ điều tra chống bán phá giá và rà soát đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc được khởi xướng và/hoặc dẫn tới việc áp dụng biện pháp tạm thời hoặc cuối cùng sau ngày 11 tháng 12 năm 2016 của Hoa Kỳ. Các quy định này bao gồm: Mục 771(18), Mục 773 Đạo luật thuế quan; quy định của DOC tại Mục 19 C.F.R 351.408; việc DOC xác định Trung Quốc là “nền kinh tế

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 13: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

13ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

phi thị trường”; việc DOC không thu hồi quyết định năm 2006 về việc xác định Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường hoặc không sửa đổi luật và quy định để thể hiện phương pháp nước thay thế không được áp dụng cho các cuộc điều tra và rà soát với hàng xuất khẩu của Trung Quốc mà được khởi xướng và/hoặc dẫn tới việc đưa ra kết luận sơ bộ hoặc cuối cùng sau ngày 11 tháng 12 năm 2016.

Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm Điều 2.1, Điều 2.2 Hiệp định AD và Điều VI:1 GATT 1994 vì không sử dụng giá bán tại Trung Quốc (nước xuất khẩu) hoặc chi phí sản xuất tại nước xuất xứ khi tính toán trị giá thông thường và biên độ phá giá (giống với cáo buộc trong vụ DS515 với EU). Ngoài ra, Trung Quốc còn cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm Điều 18.1 Hiệp định AD (vì các biện pháp bị kiện cấu thành một hành vi cụ thể- specific action- không phù hợp với các quy định của GATT1994); Điều I:1 GATT 1994 (liên quan đến quy định MFN); Điều 9.2 Hiệp định AD (vì biện pháp bị kiện dẫn đến việc thu thuế chống bán phá giá không trên “cơ sở không phân biệt); Điều 18.4 Hiệp định AD và Điều XVI:4 Hiệp định Marrakesh (vì Hoa Kỳ không đảm bảo các quy định pháp luật của mình tuân thủ với Hiệp ddinhjj ad và GATT 1944).

(ii) Với EU (DS515)

Trung Quốc khiếu kiện Điều 2(1) đến 2(7) Quy định 2016/1036 của EU. Cụ thể, điều 2(1) đến 2(6) quy định việc xác định trị giá thông thường trong các vụ điều tra chống bán phá giá của EU, và điều 2(7) quy định một cơ chế khác áp dụng riêng để tính toán trị giá thông thường cho các nước có

“nền kinh tế phi thị trường”. Trong đó, Điều 2(7)(b) (có nêu tên Trung Quốc) quy định rằng các quy định tại Điều 2(1) đến 2(6) sẽ chỉ áp dụng với một nhà sản xuất cụ thể nếu nhà sản xuất đó có thể chứng minh rằng các điều kiện “kinh tế thị trường” có tồn tại liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm đó. Để làm được điều này, nhà sản xuất đó phải chứng minh mình đáp ứng các tiêu chí KTTT được nêu tại Điều 2(7)(c), nếu không chứng minh được, thì trị giá thông thường sẽ được xác định trên cơ sở giá hoặc trị giá tự xây dựng tại nước thứ ba “có nền kinh tế thị trường”.

Trung Quốc cho rằng Điều VI:1 GATT 1994 quy định rằng trị giá thông thường thường được xác định dựa trên giá nội địa của sản phẩm tương tự hoặc, nếu không tồn tại giá này, thì dựa trên giá xuất khẩu sang một nước thứ ba hoặc giá tự xây dựng từ chi phí sản xuất tại nước xuất xứ sản phẩm. Tương tự, Điều 2.1 Hiệp định AD quy định rằng trị giá thông thường thường là giá của sản phẩm tương tự khi được bán, trong điều kiện thương mại thông thường, tại thị trường nội địa của nhà sản xuất/xuất khẩu; Điều 2.2 quy định việc không sử dụng giá trị trường nội địa trong một số trường hợp. Điều 2.1, 2.2 Hiệp định AD và Điều VI:1 GATT 1994 cấm xác định trị giá thông thường trên cơ sở giá/chi phí của nước thứ ba; nếu làm như vậy là không phù hợp với nghĩa vụ quy định tại các điều này (xác định trị giá thông thường trên cơ sở giá nội địa hoặc chi phí sản xuất của nhà sản xuất ở nước xuất xứ sản phẩm). Trung Quốc cho rằng Điều 2(7) quy định của EC là không phù hợp với Điều 2.1, 22 Hiệp định AD và Điều VI:1 GATT 1994 vì khi nhà sản xuất không đáp ứng yêu cầu tại Điều 2(7)(b) để chứng minh rằng các điều kiện “kinh tế thị trường” tồn tại theo tiêu chí tại Điều 2(7)(c ), Điều 2(7) yêu cầu cơ quan điều tra của EU không sử dụng giá và chi phí của Trung Quốc khi tính toán trị giá thông thường mà sử dụng giá và chi phí từ nước thứ ba.

Trung Quốc cho rằng một ngoại lệ duy nhất cho Điều 2.1, 2.2 Hiệp định AD và Điều VI:1 GATT 1994 là nằm tại phụ lục của GATT 1994, theo đó cho phép một Thành viên không sử dụng phép so sánh nghiêm ngặt (stric) với giá trong nước nếu Thành viên đó đáp ứng 2 điều kiện quy định

tại Phụ lục. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng Điều 2(7) quy định của EC lại cho phép EU, trong những trường hợp nhất định, không sử dụng phép so sánh nghiêm ngặt đó mà không cần đáp ứng các điều kiện tương ứng tại Phụ lục, cụ thể, Điều 2(7) cho phép làm như vậy khi một nhà sản xuất không đáp ứng yêu cầu tại Điều 2(7)(b) để chỉ ra rằng các điều kiện “kinh tế thị trường” tồn tại.

Trung Quốc cho rằng việc đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo Điều 2(7) quy định của EC sẽ không còn phù hợp khi Điều 15(a)(ii) của Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc hết hạn (ngày 11/12/2016) và không phù hợp với các hiệp định liên quan của WTO.

Trung Quốc cũng cho biết họ biết được về đề xuất mới của EC về thay đổi quy định pháp luật về điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên Liên minh châu Âu (EU) và yêu cầu tham vấn này cũng liên quan đến những thay đổi về quy định của EC là hệ quả của những đề xuất này.

Trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cũng có nội dung cam kết tương tự như Mục 15 của Trung Quốc, và cam kết này cũng sẽ hết hạn sau 15 năm kể từ ngày gia nhập (dự kiến vào năm 2018), do đó Việt Nam cũng rất quan tâm đến những khiếu kiện này của Trung Quốc và các diễn biến của hai vụ việc.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:Phòng xử lý các vụ việc phòng

vệ thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 222 05012Fax: (04) 222 05003(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng

vệ thương mại của nước ngoài)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 14: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

TỔNG THỐNG ĐẮC CỬ TRUMP TĂNG CƯỜNG LỰC LƯỢNG CỦA “NHÓM HẠ CÁNH” (LANDING TEAM) CÓ KINH NGHIỆM VỀ LĨNH

VỰC THÉP TẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI HOA KỲ

14 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Theo tin từ báo Chicago ngày 13 tháng 12 năm 2016, ngành thép tiếp tục gia tăng thêm sự hiện diện vốn đã mạnh trong nhóm chuyển giao quyền lực (transition team) của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR).

“Nhóm hạ cánh” (landing team) tại cơ quan USTR hiện tại bao gồm cả các luật sư thương mại kỳ cựu như Jeffrey Gerrish và Stephen Vaughn. Cả hai người này đều có nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp trong lĩnh vực thép. Động thái này có thể là một dấu hiệu khác cho thấy ông Trump có thể có lập trường gay gắt về chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách liên quan đến Trung Quốc (theo amm.com, 9/11).

Ông Gerrish – một luật sư đối tác về lĩnh vực thương mại quốc tế tại công ty luật có trụ sở tại Washington – Công ty Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom LLP và cộng sự - trước đây đã cho rằng các đơn kiện thương mại truyền thống đã quá chậm trễ để có thể mang lại sự hỗ trợ cho các công ty mà tuyên bố rằng họ bị thiệt hại bởi hàng hóa nhập khẩu và lưu ý là trong năm 2015 tiêu chí cao trong yêu

cầu nộp đơn kiện có thể gây thiệt hại cho các công ty trước khi có thể đưa ra hỗ trợ (theo amm.com, 11/3/2015). Ông này cũng chỉ ra sự dư thừa công suất trong ngành công nghiệp thép Trung Quốc như là một mối đe dọa đối với các thị trường trong và ngoài Hoa Kỳ (theo amm.com, 10/3). Ngoài ra, ông Gerrish đã cáo buộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có định kiến đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ trong vụ kiện thương mại liên quan tới ống thép dẫn dầu (OCTG) từ Hàn Quốc, một vụ việc mà trong đó công ty của ông đại diện cho Tập đoàn thép Hoa Kỳ có trụ sở tại Pittsburgh. Theo các tài liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), ông Gerrish cũng đang xử lý một vụ kiện thương mại nhắm tới ống thép dẫn dầu OCTG từ Trung Quốc,.

Ông Vaughn, một luật sư đối tác về lĩnh vực thương mại quốc tế của công ty luật King & Spalding LLP, đã đại diện cho công ty Ống Wheatland, một công ty con của Tập đoàn Zekel-man Industries có trụ sở tại Chicago, trong một vụ kiện thương mại liên quan tới mặt hàng ống thép hàn các bon từ Trung Quốc. Theo hồ sơ của DOC, ông Vaughn gần đây đã đại diện cho Tập đoàn thép AK có trụ sở tại Ohio liên quan tới vụ kiện chống lẩn tránh thuế đối với sản phẩm thép cán

nguội và thép mạ cán mỏng (coated flat-rolled steel) nhập khẩu từ Việt Nam với cáo buộc sản phẩm được làm từ nguyên liệu Trung Quốc.

Cùng với ông Gerrish và Vaughn, nhóm chuyển giao quyền lực tại cơ quan USTR hiện tại sẽ có ít nhất ba luật sư thương mại với nhiều kinh nghiệm trong việc đấu tranh chống hàng hóa thép nhập khẩu và một cựu giám đốc của một công ty thép đã từng tham gia vào nhiều vụ việc tương tự. Ông Robert Lighthizer, một đối tác tại Công ty luật Skadden, Arps, đã đại diện cho công ty Thép Hoa Kỳ (U.S. Steel) trong các vụ kiện thương mại (theo amm.com, 6/4/2015), cũng đã là một thành viên của nhóm chuyển giao quyền lực tại USTR, cùng với ông Daniel DiMicco, cựu chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn thép Nucor có trụ sở tại Charlotte, N.C (theo amm.com, 10/11). Theo thông tin trên trang web của nhóm, cùng tham gia với nhóm chuyển giao quyền lực tại USTR là ông Rolf Lundberg, cựu Phó Chủ tịch cao cấp của bộ phận phụ trách các vấn đề liên quan đến Quốc hội và Công vụ (Congressional and Public Affairs) tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ. Ông này cũng từng là cố vấn pháp lý cho cựu thượng nghị sĩ Sen. Bob Dole (bang Kansas), theo thông tin từ trang LinkedIn của ông.

Hiện nay, Việt Nam đã bị Hoa Kỳ điều tra tổng cộng 11 vụ việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép (5 vụ chống bán phá giá: ống thép cuộn các bon, mắc áo thép, đinh thép, ống dẫn dầu OCTG, ống thép chịu lực; 3 vụ chống trợ cấp: ống thép cuộn các bon, mắc áo thép, đinh thép; 3 vụ chống lẩn tránh thuế: mắc áo thép, thép mạ, thép cuộn nguội), trong đó đã thoát được 2 vụ việc (chống bán phá giá, chống trợ cấp: ống thép cuộn các bon). Năm 2016, Hoa Kỳ vừa khởi xướng điều tra hai vụ việc chống lẩn tránh thuế đối với thép mạ và thép cuộn nguội.

(Tổng hợp tin - Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài )

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 15: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

15ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

TIỂU BAN Y TẾ - ỦY BAN NĂNG LƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI HOA KỲ TỔ CHỨC PHIÊN ĐIỀU TRẦN VỀ CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA CÁ DA TRƠN

Theo thông tin từ trang Inside U.S. Trade, Hạ viện Hoa Kỳ sẽ không bỏ phiếu về việc bãi bỏ Chương trình thanh tra cá da trơn trong năm nay. Như vậy, các nhà làm luật mong muốn chuyển thẩm quyền giám sát quản lý Chương trình này từ Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) về lại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sẽ không có cơ hội được bỏ phiếu đối với nghị quyết đã được Thượng viện thông qua trong năm nay nữa.

USDA đã bắt đầu Chương trình thanh tra cá da trơn từ tháng 3, và một nghị quyết chung để chuyển giao thẩm quyền về lại cho FDA đã được Thượng Nghị viện thông qua vào tháng 5. Những người phản đối chương trình thanh tra cá da trơn đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Quốc hội đưa quy định này ra bỏ phiếu tại Hạ viện và cho rằng đây là một sự lãng phí tiền thuế và gây chồng chéo trong thẩm quyền giám sát do thẩm quyền của FDA là giám sát chung đối với hải sản. Tuy nhiên, theo thông tin từ Quốc hội và ngành sản xuất, các lãnh đạo Hạ viện đã loại bỏ một cuộc bỏ phiếu trong năm nay bất chấp đề nghị từ những người kêu gọi bãi bỏ việc chuyển giao thẩm quyền cho FSIS.

Tuy nhiên, ngày 07 tháng 12 năm 2016, Tiểu ban Y tế thuộc Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hoa

Kỳ, do Hạ Nghị sĩ Joe Pitts làm Chủ tịch, đã đã dành phiên điều trần cuối cùng trong nhiệm kỳ này để tổ chức điều trần về sự lãng phí và chồng chéo trong Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA.

Tại phiên điều trần, những người phản đối sự chuyển dịch thẩm quyền giám sát sang FSIS cho rằng Chương trình thanh tra cá da trơn tạo ra rào cản thương mại đối với cá da trơn nhập khẩu và có thể kích thích việc trả đũa thương mại, trong khi đó công đoàn và những người ủng hộ khác lại cho rằng Chương trình này giúp cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm.

Ông William Jones, quyền phó trưởng Văn phòng An toàn thực phẩm thuộc FDA và Ông Steven Morris, quyền trưởng về Tài nguyên và môi trường quốc gia thuộc Văn phòng giải trình trách nhiệm của Chính phủ (Government Accountability Office – GAO) đều coi chương trình thanh tra cá da trơn là “lãng phí và gây chồng chéo” và không cần thiết phải chuyển quyền giám sát cho USDA bởi cá da trơn được xem là một “thực phẩm có nguy cơ thấp”.

Chủ tịch Joe Pitts, trong bài phát biểu khai mạc, đã cho rằng giao thẩm quyền giám sát cho USDA có thể gây xung đột giữa các đối tác thương mại của Hoa Kỳ trong bối cảnh một khối lượng lớn cá da trơn tiêu dùng tại Hoa Kỳ được nhập khẩu từ các

quốc gia Châu Á như Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Ông cũng phát biểu rằng: “Cá da trơn là một loại thực phẩm có nguy cơ cực kỳ thấp”, “rõ ràng việc tạo ra một chương trình dành riêng cho cá da trơn là không cần thiết và phân tán các nguồn lực ra khỏi các thực phẩm có nguy cơ cao để tập trung vào thực phẩm thuộc loại an toàn nhất”, và “thành thật mà nói, mục đích thực sự của động thái này là để gây trở ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu cá da trơn để họ không thể cạnh tranh với người nuôi cá da trơn trong nước”, “hành vi như vậy có thể gây ra một vụ kiện tại WTO”.

Ngược lại, các nhà lập pháp từ các bang sản xuất cá da trơn, dẫn đầu bởi Rick Crawford, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo giữ nguyên chương trình thanh tra cá da trơn của USDA. Những người ủng hộ chương trình này coi việc bãi bỏ chương trình thông qua Đạo luật Rà soát của Quốc hội là một sự lạm dụng đạo luật này và sẽ là “một quan điểm chính sách và thủ tục sai lầm và không khôn ngoan”.

Hạ Nghị sĩ Morgan Griffith đặt câu hỏi về khả năng của các thanh tra viên dưới sự chỉ đạo của FDA, nói rằng “tôi tin rằng thẩm quyền được chuyển cho USDA vì có vấn đề sai sót ở FDA”.

Nghị sỹ Gregg Harper, đại diện cho quận 3 bang Mississippi cho rằng “Chương trình này cho phép tất cả những người tham gia thị trường cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng, chương trình này có hiệu quả và không gây chồng chéo. Hãy cho chương trình này cơ hội để thành công.”

(Tổng hợp tin từ Inside Trade, energycommerce.house.gov-Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 16: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

16 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Ngày 15 tháng 12 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan về việc ngày 8 tháng 12 năm 2016 Cục Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đã thông báo gửi Bản dữ liệu trọng yếu (Bằng tiếng Thái Lan) kết luận điều tra trong khuôn khổ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn mạ màu (Painted hot dip galvanized of Cold rolled steel and painted hot dip plated or coated with aluminum zinc alloy of cold rolled steel) nhập khẩu từ Việt Nam.

Một số thông tin về vụ việc:- Ngày khởi xướng điều tra: 11

tháng 9 năm 2015- Sản phẩm bị điều tra: Tôn

lạnh có mã HS: 7210.70.10.012 7210.70.10.013 7210.70.10.014 7210.70.10.015 7210.70.10.022 7210.70.10.023 7210.70.10.024 7210.70.10.025 7210.70.10.032 7210.70.10.033 7210.70.10.034 7210.70.10.035 7210.70.10.042 7210.70.10.043 7210.70.10.044 7210.70.10.045 7210.70.10.0527210.70.10.053 7210.70.10.054 7210.70.10.055 7210.70.10.062 7210.70.10.063 7210.70.10.064 7210.70.10.065 7210.70.10.090 7210.70.90.030 7210.70.90.040 7210.70.90.050 7210.70.90.060 7225.99.90.090 7212.40.10.090 7212.40.20.090 7212.40.90.090 7226.99.19.090 và 7226.99.99.090

- Nguyên đơn: Công ty NS Bluescope.- Biên độ phá giá bị cáo buộc:

89.58%Trong bản dữ liệu trọng yếu, mức

thuế dự kiến có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt

Nam từ 4,51% - 60, 26%.DFT thông báo sẽ tạo cơ hội cho

các bên liên quan gửi bản đệ trình nêu các ý kiến, lập luận dưới dạng văn bản tới DFT không muộn hơn 16.30 ngày 06 tháng 1 năm 2017 (giờ Bangkok).

Mặt khác, DFT cũng thông báo sẽ tổ chức phiên điều trần lúc 13.30 ngày 16 tháng 1 năm 2017 tại Tầng 16 - Phòng họp số 1601 Cục Ngoại Thương (DFT) nếu các bên liên quan có yêu cầu bằng văn bản và gửi tới DFT không muộn hơn 16.30 ngày 06 tháng 1 năm 2017 (giờ Bangkok).

Văn bản yêu cầu cũng cần bao gồm tên của người tham gia (chỉ được tối đa 3 người) và chỉ những người đã

đăng ký mới có thể tham gia phiên điều trần này.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Bản dữ liệu trọng yếu (bằng tiếng Thái Lan), xin liên hệ:

Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hà NộiĐiện thoại: (04) 222 05012 (anh

Hoàng Anh)Fax: (04) 222 05003(Phòng xử lý các vụ việc phòng

vệ thương mại của nước ngoài)

THÁI LAN CÔNG BỐ BẢN DỮ LIỆU TRỌNG YẾU TRONG VỤ VIỆC ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÔN MẠ

MÀU NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 17: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

17ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

xem xét đơn tham gia của các doanh nghiệp, KTC có thể lựa chọn và điều tra các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc, phụ thuộc vào lịch trình điều tra và nguồn lực.

Doanh nghiệp xuất khẩu nào không được chọn làm đối tượng điều tra (ob-ject producer of investigation) mặc dù vẫn nộp đơn tham gia vụ việc điều tra (bị đơn tự nguyện) thì sẽ được áp biên độ bán phá giá bình quân gia quyền (weighted average of dumping rate) theo điều 65.2 của Luật Hải quan Hàn Quốc.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không nộp đơn tham gia vụ việc điều tra hoặc thực hiện việc xuất khẩu sau giai đoạn điều tra, KTC có thể áp dụng biên độ phá giá được tính toán dựa trên thông tin có sẵn theo điều 64.5 của Luật Hải quan Hàn Quốc.

Bảng câu hỏi: KTC đã công bố bảng câu hỏi (questionaire) (tiếng Hàn). KTC sẽ gửi bảng câu hỏi tới những doanh nghiệp liên quan, nhà sản xuất và chính phủ liên quan. Nhà xuất khẩu sẽ có 40 ngày để trả lời (dự kiến hạn nộp là ngày 17/1/2017).

Kết luận sơ bộ: KTC sẽ tiến hành điều tra sơ bộ trong vòng 3 tháng (dự kiến ngày 6/3/2017) kể từ ngày khởi xướng điều tra và sẽ ra kết luận điều tra chính thức trong vòng 3 tháng (dự kiến ngày 5/6/2017) kể từ ngày công bố kết quả điều tra sơ bộ. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn điều tra có thể được gia hạn thêm 2 tháng.

Thẩm tra tại chỗ (On-Spot-Verifi-cation)

- KTC có thể sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp xuất khẩu liên quan mà hợp tác (ví dụ có nộp bản trả lời câu hỏi).

- KTC có thể lên kế hoạch thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài dưới sự đồng thuận của doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu nếu cần thiết.

- KTC có thể lên kế hoạch mở phiên điều trần công khai sau khi công bố

ngày giờ, địa điểm và đối tượng tham gia trong công báo chính thức.

- KTC có thể sẽ tổ chức cuộc họp với nguyên đơn và bị đơn liên quan tới việc tính toán biên độ phá giá.

Thủ tục tham gia vụ việc điều tra đối với các bên liên quan

- Các bên liên quan không đăng ký tham gia hoặc các bên liên quan không được chỉ định thì không được cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc điều tra như bản câu hỏi hoặc phiên điều trần.

- Các bên liên quan đã đăng ký tham gia vụ việc điều tra có thể gửi ý kiến liên quan tới vụ việc điều tra dưới dạng văn bản. Trong trường hợp này, các ý kiến và những sự khẳng định mà không có bằng chứng hợp lý có thể không được xem xét khi KTC ra kết luận điều tra.

- Các bên liên quan có thể thẩm tra thông tin liên quan đến vụ việc điều tra và các thông tin đã được cung cấp như đơn kiện bản công khai.

Trong trường hợp bên liên quan không cung cấp thông tin liên quan hoặc từ chối và ngăn cản vụ việc điều tra, và việc điều tra và thẩm tra dữ liệu gặp khó khăn, KTC sẽ áp dụng biên độ phá giá và thiệt hại sử dụng thông tin sẵn có theo điều 64.5 của Luật Hải quan Hàn Quốc.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền – Hà NộiĐiện thoại: (04)222. 05012 Fax: (04)222.05003(Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài)

ỦY BAN THƯƠNG MẠI HÀN QUỐC (KTC) KHỞI XƯỚNG ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG HỢP KIM FERRO-SILICO-MANGANESE NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

Ngày 7 tháng 12 năm 2016, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã ra thông báo quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng hợp kim Ferro-Silico-Manga-nese nhập khẩu từ Việt Nam, Ukraine và Ấn Độ theo điều 60.3 của Luật Hải quan Hàn Quốc.

Trước đó, ngày 29 tháng 9 năm 2016, một số doanh nghiệp sản xuất hợp kim Hàn Quốc (nguyên đơn) đã nộp đơn kiện chống bán phá giá tới KTC đối với sản phẩm nêu trên.

Thông tin chung:- Nguyên đơn: Dongbu Metal,

Simpac Metal, Simpac Metalloy và Taekyung Industrial.

- Sản phẩm bị cáo buộc: Hợp kim Ferro-Silico-Manganese có mã HS: 7202.30.0000.

- Ngày nộp đơn kiện: 29 tháng 9 năm 2016.

- Giai đoạn điều tra phá giá: 1/7/2015 – 30/6/2016 (có thể được điều chỉnh sau khi xem xét ý kiến của nguyên đơn và bị đơn, việc phát hiện thông tin mới và nguồn lực của cơ quan điều tra).

- Giai đoạn điều tra thiệt hại: 1/1/2013 – 30/6/2016 (có thể kéo dài tới giai đoạn có thông tin sẵn có, nếu cần thiết)

Các bên liên quan có thể gửi ý kiến về phạm vi sản phẩm liên quan (scope of product concerned) và Mã số Kiểm soát (Code Control Number - CCN) tới KTC trong vòng 4 tuần kể từ ngày thông báo quyết định khởi xướng điều tra. Trong trường hợp này, cùng với sự đồng thuận của các nguyên đơn, KTC có thể thực hiện điều chỉnh đối với phạm vi sản phẩm liên quan và CCN.

Trong thông báo, KTC có nêu tên 01 doanh nghiệp xuất khẩu chính tại Việt Nam. Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tham gia vụ việc điều tra thì phải gửi đơn tham gia (Application for Participation) tới KTC trong vòng 3 tuần. Đơn tham gia này có thể lấy từ KTC hoặc liên lạc với Cục Quản lý cạnh tranh. Sau khi

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 18: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

18 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

NHÌN LẠI MỘT SỐ THÀNH TỰU CHUNG CỦA LUẬT CẠNH TRANH

Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung quan trọng đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh được coi là trụ cột trong hệ thống pháp luật kinh tế công, là Hiến pháp của kinh tế thị trường như cách ví của các nhà khoa học đã cho thấy tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh trong đời sống kinh tế. Nhìn lại quãng thời gian mười năm kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành và thực thi có thể thấy một số điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, cần khẳng định lại việc ban hành Luật Cạnh tranh là sự thể chế hoá, hiện thực và cụ thể hoá một cách nhanh chóng và kịp thời

chủ trương xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh, cạnh tranh vì mục đích phát triển đất nước và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Có thể nói, sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế.

Chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường trên nền tảng cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các do-anh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu như còn thiếu một công cụ hiệu quả để kiểm soát độc quyền và các hành vi phản cạnh tranh. Thực thi thành công Luật Cạnh tranh sẽ là yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền

kinh tế thị trường vận hành hiệu quả.Thứ hai, việc xây dựng và ban

hành Luật Cạnh tranh thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc kiên định xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường trong đó có nhiệm vụ bảo vệ cạnh tranh lành mạnh. Nhìn lại Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Chương II về chế độ kinh tế đề cập chủ yếu và phần lớn tới phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mà chưa có quy định nào đề cập tới vấn đề cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Luật Cạnh tranh trên cơ sở thể chế, hiện thực và cụ thể hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước là rất quan trọng.

Và trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc ghi nhận vai trò của cạnh tranh, động lực phát triển của kinh tế

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 19: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

19ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

thị trường tại khoản 2, Điều 51, Hiến pháp năm 2013, “các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” thì vị trí và vai trò của Luật Cạnh tranh trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng đã được nâng lên một tầm cao mới, càng trở nên ý nghĩa và quan trọng hơn bao giờ hết.

Thứ ba, sự ra đời của Luật Cạnh tranh là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, để dựa vào đó các do-anh nghiệp có thể điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo đúng chuẩn mực nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Đồng thời, Luật Cạnh tranh cũng lần đầu tiên tạo cơ sở pháp lý cho các do-anh nghiệp kinh doanh trên thị trường được khiếu nại đối với các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp khác làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người tiêu dùng.

Như ý kiến đánh giá của các đại biểu nêu tại hội thảo “Đánh giá 10 năm thực thi Luật Cạnh tranh - Góc nhìn từ phía doanh nghiệp” do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức năm 2015, “Luật Cạnh tranh đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Luật Cạnh tranh ra đời đã xác lập một khung pháp lý thống nhất để điều chỉnh và kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền”1.

Thứ tư, có thể nói ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản hay Châu Âu, pháp luật cạnh tranh đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Tuy nhiên, đối với những nước thuộc khu vực Châu Á, đặc biệt các nước trong khối ASEAN, pháp luật cạnh tranh vẫn còn khá mới mẻ. Việc lần đầu tiên ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 là bước tiến bộ và là một thành công đáng kể của Việt Nam so các nước khác trong khu vực. Việt Nam là nước thứ tư trong khối ASEAN ban hành Luật Cạnh tranh, trước các nước Ma-laysia (ban hành năm 2010), Philippin (ban hành năm 2015), sau các nước

1 Ý kiến tham luận của các đại biểu tại buổi hội thảo.

Thái Lan (ban hành năm 1999), Indo-nesia (ban hành năm 1999) và Singa-pore (ban hành tháng 10 năm 2004).

Thứ năm, đánh giá một cách tổng thể, Luật Cạnh tranh tương đối toàn diện và tiến bộ, gồm cả luật nội dung và luật hình thức, với các chế định được thiết kế phù hợp với với hoàn cảnh và các điều kiện kinh tế cụ thể của đất nước và đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của pháp luật cạnh tranh thế giới.

Đặc biệt, các chế định của Luật Cạnh tranh đã được thiết kế nhằm đảm bảo các mục tiêu (i) kiểm soát chặt chẽ các hành vi hạn chế cạnh tra-nh, cạnh tranh không lành mạnh trong điều kiện mở cửa thị trường, (ii) bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, (iii) kiểm soát các doanh nghiệp độc quyền nhà nước để không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, (iv) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp lớn, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước các doanh nghiệp nước ngoài có sức mạnh thị trường. Đồng thời từng điều khoản cũng được thiết kế phù hợp, theo hướng đưa ra các điều kiện và tiêu chí rõ ràng, đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong thực thi.

Bên cạnh đó, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực thi cũng đã được xây dựng và ban hành kịp thời tạo thành một hệ thống đồng bộ các văn bản pháp luật về cạnh tranh có tính minh bạch không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thực thi mà còn cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Thứ sáu, những kết quả thực thi bước đầu đạt được sau mười năm kể từ khi ban hành Luật Cạnh tranh đã giúp nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh, giúp định hình văn hoá cạnh tranh trong kinh do-anh và giúp điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp không chỉ đối với cộng đồng các doanh nghiệp mà cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể cộng đồng xã hội. Rõ ràng, kết quả bước đầu đạt được trong thực thi các quy định về chống các hành vi hạn chế cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của cơ quan cạnh tranh đã tác động một cách trực tiếp tới nhận thức và hành vi không chỉ của

các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường mà còn cả đối với mọi tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Luật Cạnh tranh bước đầu không chỉ giúp bảo vệ các hoạt động cạnh tranh, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng xã hội về cạnh tranh và bảo vệ cạnh tranh, mà còn giúp điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và mọi cá nhân, tổ chức khác trong xã hội cho phù hợp để hướng tới một môi trường cạnh tranh có văn hoá, lành mạnh và bình đẳng.

Tại các cuộc hội thảo “Đánh giá 10 năm thực thi Luật Cạnh tranh - Góc nhìn từ phía doanh nghiệp” do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức năm 2015, các đại biểu tham dự hội thảo đã đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, cụ thể là Cục Quản lý cạnh tranh, trong việc đưa các quy định của pháp luật cạnh tranh vào đời sống. Các công ty luật đã được tham gia cũng như được biết về các cuộc hội thảo có trao đổi, thảo luận sôi nổi về Luật Cạnh tranh trong nhiều năm qua. Những báo cáo, tham luận và ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong các buổi hội thảo giúp ích rất nhiều cho các luật sư trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan. Trang web của Cục Quản lý cạnh tranh, với kết cấu hợp lý và lượng thông tin đa dạng, thực sự là một nguồn tư liệu hữu ích trong quá trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh và thực tiễn thực thi. Không phải ngẫu nhiên, việc tra cứu thông tin trên website này đã trở thành một “phản xạ tự nhiên” của các luật sư song song với việc nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ bảy, không chỉ đóng góp vào việc phát triển kinh tế trong nước, sự ra đời của Luật Cạnh tranh còn mang ý nghĩa và đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, sự ra đời của Luật Cạnh tranh chính là điểm nhấn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cho bạn bè quốc tế thấy và công nhận Việt Nam đã xây dựng được một chính sách cạnh tranh minh bạch, ổn định và thống nhất làm tiền đề cho việc xây dựng, mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác thương mại song và đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới, làm tiền đề cho việc gia nhập hay tham gia vào các diễn đàn/tổ chức kinh tế khu vực và thế giới.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 20: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

20 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Trước hết, sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004 là bước đi kịp thời để đáp ứng điều kiện trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng chung của kinh tế thế giới trong hai thập kỷ qua là đẩy mạnh quá trình hợp tác kinh tế song phương và đa phương thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, khu vực và quốc tế. Bên cạnh những nội dung đàm phán truyền thống thì sáng kiến đưa chính sách cạnh tranh trong đó bao gồm việc kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh vào là một trong những cam kết song, đa phương và khu vực đã trở nên phổ biến và ngày càng quan trọng. Vì vậy, các quy định của Luật Cạnh tranh về chống hành vi hạn chế cạnh tranh, chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là nền tảng pháp lý quan trọng làm cơ sở đàm phán về các nội dung cạnh tranh được đưa ra trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực.

Xét trong phạm vi khu vực, việc ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh ở Việt Nam và ở từng quốc gia thành viên là một trong những điều kiện tiên quyết được đặt ra làm tiền đề cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN vào năm 2015.

Từ những nội dung được đề cập trên đây, có thể nói, thời gian 10 năm thực sự chưa phải là đủ để một ngành luật mới như Luật Cạnh tranh có thể đi sâu và bám rễ sâu vào đời sống xã hội, trở thành khuôn thước mẫu mực điều chỉnh hành vi của tất cả các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Và mặc dù các quy định của Luật Cạnh tranh chưa thực sự hoàn hảo, chưa thực sự đầy đủ và chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả như mong đợi nhưng những thành quả thực thi bước đầu đạt được cũng như những đóng góp quan trọng của Luật Cạnh tranh đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước rất đáng được ghi nhận.

Phùng Văn Thành

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 21: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

21ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MẶT ĐƯỢC CỦA LUẬT CẠNH TRANH

Luật Cạnh tranh được Quốc hội khóa XI đã thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 03 tháng 12 năm 2004, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Tại thời điểm ban hành năm 2004, Luật Cạnh tranh được đánh giá là tương đối toàn diện và tiến bộ, bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức, với nhiều chế định được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh và các điều kiện kinh tế cụ thể của đất nước và đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của pháp luật cạnh tranh thế giới.

Vì vậy, mặc dù Luật Cạnh tra-nh (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật theo Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lênh năm 2016 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 nhưng để hoàn thiện, Ban soạn thảo cần tiếp tục phát huy các quy định tiến bộ còn phù hợp. Sau đây là một số đánh giá những mặt được trong từng nhóm quy định của Luật Cạnh tranh hiện tại.

Chương I - Những quy định chung

Điều 1, Luật Cạnh tranh quy định điều chỉnh đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, Điều 4 quy định về quyền cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp khẳng định doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh (khoản 1). Đây chính là những quy định tiến bộ, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp và quy định của các pháp luật khác là đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên thị trường.

Với chính sách mở cửa và xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam thì cạnh tranh là yếu tố rất quan trọng. Điều này cũng đồng nghĩa quyền cạnh tranh của doanh nghiệp được coi trọng và đảm bảo, và cạnh tranh trong kinh doanh là quyền đương nhiên của do-anh nghiệp. Luật Cạnh tranh không nhằm hạn chế cạnh tranh mà hướng tới kiểm soát và điều chỉnh các hành

vi phản cạnh tranh, tức là tiếp cận mặt trái của cạnh tranh nhằm loại bỏ những cản trở đối với quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp, thông qua đó tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, khuyến khích doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Mặc dù vậy, Luật Cạnh tranh cũng quy định việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này (khoản 2, Điều 4).

Luật Cạnh tranh quy định áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 22: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

22 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Điều này cho thấy không có bất kỳ sự đối xử nào theo quy định của luật này đối với các loại hình doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhà nước và do-anh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện kiểm soát đối với các doanh nghiệp độc quyền nhà nước để hiện thực hóa mục tiêu ngăn chặn việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở pháp lý để kiểm soát các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tránh để cho các doanh nghiệp nước ngoài lạm dụng sức mạnh để thôn tính hay chèn ép các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, thực tiễn cho thấy qúa trình toàn cầu hóa kinh tế cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự thay đổi trong các chính sách quản lý của quốc gia với việc mở cửa thị trường cho giao thương quốc tế cũng như gia nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực, việc hạn chế và dỡ bỏ các hàng rào thương mại và hàng rào thuế quan, sự tự do hóa các dòng luân chuyển vốn và đầu tư cũng như các chương trình tư nhân hóa đã làm thay đổi căn bản bức tranh thương mại toàn cầu với sự gia tăng nhanh chóng của những giao dịch thương mại mang tính toàn cầu vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập đó thì nền kinh tế của mỗi quốc gia không còn là một nền kinh tế độc lập khép kín mà đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà các hoạt động cạnh tranh trong mỗi nền kinh tế không còn chỉ bị giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia mà luôn có hướng lan tỏa mở rộng sang thị trường của các quốc gia khác. Các hành vi cạnh tranh và hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có tính chất tương tự. Điều này có nghĩa, môi trường cạnh tranh tại Việt Nam và các hoạt động cạnh tranh của do-anh nghiệp trong nước không chỉ có thể bị ảnh hưởng bởi các hành vi phản cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thực hiện mà còn có thể cả do-anh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, việc quy định kiểm soát đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có ý nghĩa hết sức to lớn.

Ngoài ra, Luật Cạnh tranh cũng quy định áp dụng đối với các hiệp hội ngành nghề. Đây diễn đàn tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong các

ngành, lĩnh vực nhất định và là nơi rất dễ diễn ra các thoả thuận gây hạn chế cạnh tranh. Quyết định của Hiệp hội, nếu dưới dạng thoả thuận hạn chế cạnh tranh, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường kinh doanh. Vì vậy, việc quy định điều chỉnh đối với các hiệp hội là phù hợp.

Điều 5, Luật Cạnh tranh quy định ưu tiên áp dụng so với pháp luật khác liên quan đến các vấn đề về hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Điều này thể hiện rõ Luật Cạnh tranh là trung tâm trong hệ thống pháp luật kinh tế, là luật chung điều chỉnh các vấn đề về cạnh tranh, hay nói cách khác được coi như Hiến pháp của kinh tế thị trường.

Một điểm quan trọng đáng lưu ý nữa, trên cơ sở nhận thức cạnh tranh là hoạt động của doanh nghiệp và do chính doanh nghiệp tạo ra nhưng các quyết định cơ quan quản lý nhà nướcbằng cách này hay cách khác cũng có thể tác động ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cạnh tranh của do-anh nghiệp, qua đó ảnh hưởng tới môi trường và cấu trúc cạnh tranh. Vì vậy, Điều 6, Luật Cạnh tranh quy định một số hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước“trong trường hợp lạm dụng thẩm quyền quản lý thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh là cần thiết, nhằm bảo đảm tính minh bạch và môi trường cạnh tranh lành mạnh”.1

Cho đến nay, quy định tại Điều 6 Luật Cạnh tranh vẫn giữ nguyên giá trị tiến bộ, phù hợp với thông lệ pháp luật cạnh tranh thế giới và có tác dụng tích cực trong việc hạn chế các hành vi phản cạnh tranh của các cơ quan quản lý nhà nước bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Cụ thể là trong thời gian qua đã xảy ra tình trạng một số cơ quan quản lý nhà nuớc tại địa phuơng đã ban hành văn bản hành chính chứa đựng nội dung mang tính mệnh lệnh để chỉ định doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ hoặc phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp làm dấy lên làn sóng phản đối trong cộng đồng xã hội. Đây là hành vi hành chính can thiệp trực tiếp vào các hoạt động cạnh tranh trên thị trường nên có thể gây những tác động tiêu cực

1 Báo cáo thẩm tra dự án Luật Cạnh tranh số 815/UBKTNS ngày 27 tháng 4 năm 2004 của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội.

và làm phương hại đến môi trường cạnh tranh, không chỉ vi phạm quy định tại Điều 6, Luật Cạnh tranh mà còn đi ngược lại tinh thần của nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đã được ghi nhận và quy định tại Điều 51, Hiến pháp năm 2013 và Điều 10, Luật Thương mại cùng một số quy định pháp luật khác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương II - Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh

Luật Cạnh tranh của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới ba dạng hành vi cơ bản có khả năng ảnh hưởng tới môi trường và cấu trúc cạnh tranh đó là (i) thỏa thuận phản cạnh tranh, (ii) lạm dụng sức mạnh thị trường và (iii) các hành vi tập trung kinh tế (có nguy cơ gây hậu quả phản cạnh tranh).

Phù hợp với thực tiễn của pháp luật cạnh tranh trên thế giới nêu trên, Luật Cạnh tranh của Việt Nam, tại Chương II cũng đã thiết kế một cách hiện đại và phù hợp quy định kiểm soát đối với cả ba nhóm hành vi gồm (i) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, và (iii) tập trung kinh tế. Điểm quan trọng nữa là các quy định này theo hướng tiếp cận mặt trái của cạnh tranh, quy định cấm đối với các hành vi được coi là phản cạnh tranh trên thị trường. Điều này thể hiện một nguyên tắc khá tiến bộ của Luật Cạnh tranh, đó là cho phép doanh nghiệp được thực hiện mọi hành vi cạnh tranh mà pháp luật cạnh tranh không cấm.

Mục 1 - Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định liệt kê 08 dạng thoả thuận bị coi là thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 8). Luật quy định cấm tuyệt đối với 03 dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm (i) thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, (ii) thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường và (iii) thông thầu (Khoản 1, Điều 9). Đối với các dạng hành vi thỏa thuận khác, Luật chỉ quy định cấm nếu thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận lớn hơn 30% trên thị trường liên quan, trong đó bao gồm cả thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường và kiểm soát sản lượng.

Có thể nói, về cơ bản hầu như tất cả các dạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có khả năng xảy ra trên thị trường đều đã được quy định cấm ở một mức độ nào đó theo quy

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 23: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

23ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

định của Luật Cạnh tranh. Điều này về cơ bản là phù hợp với xu thế phát triển của pháp luật cạnh tranh trên thế giới, và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động nhằm chống lại các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để qua đó lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, để linh hoạt áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, Luật Cạnh tranh đã quy định các trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ khi do-anh nghiệp đạt được các tiêu chí nhằm hạ giá thành, làm lợi cho người tiêu dùng (Điều 10). Quy định này thể hiện sự tiến bộ và thái độ khoan dung của pháp luật trong một số trường hợp cụ thể và đặc biệt.

Mục 2 - Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền quy định các yếu tố xác định vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền bị cấm. Về cơ bản, cách tiếp cận theo quy định tại mục này là phù hợp với thực tiễn thế giới, theo đó cho phép và công nhận sự tồn tại hợp pháp của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền. Chỉ quy định cấm đối với các hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Quy định về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh tại Điều 11 và doanh nghiệp có vị trí độc quyền tại Điều

12 là khá rõ ràng và minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thực thi cũng như đối với cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hành vi lạm dụng cũng được quy định một cách cụ thể và rõ ràng tại các điều 13 và 14 để căn cứ vào đó các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường có thể tự điều chỉnh hành vi kinh doanh của mình cho phù hợp.

Ngoài ra, trong mục này còn có điều khoản quy định về việc kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để đảm bảo mục tiêu “thực hiện độc quyền nhà nước trong những lĩnh vực cần thiết nhưng không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp”2 được thực hiện một cách hài hòa.

Mục 3 - Tập trung kinh tế quy định một cách rõ ràng các hình thức tập trung kinh tế, trường hợp bị cấm, trường hợp phải thông báo và trường hợp được tự do thực hiện theo tiêu chí cụ thể và minh bạch. Điều này không chỉ giúp ích cho cơ quan thực thi mà cả đối với cộng đồng doanh nghiệp khi áp dụng.

Có thể nói, quy định về tập trung kinh tế bị cấm trong giai đoạn đầu của chính sách mở cửa và phát triển kinh

2 Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3, khoá IX

tế thị trường tại Việt Nam là rất có ý nghĩa bởi giúp cho ngăn cản việc tích tụ, tập trung của các doanh nghiệp trên thị trường dẫn đến hậu quả là tạo ra một doanh nghiệp quá lớn, có sức mạnh để khống chế được thị trường. Việc kiểm soát quá trình hình thành các doanh nghiệp có sức mạnh khống chế thị trườn giúp duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, có lợi cho người tiêu dùng.

Rõ ràng, đối với nền kinh tế còn đang phát triển, mới mở cửa thị trường chưa lâu như Việt Nam thì trong một giai đoạn nhất định để đảm bảo an ninh kinh tế cần phải đặt ra một ngưỡng giới hạn cấm tập trung kinh tế nhằm chống lại các hành vi mua lại, sáp nhập, hợp nhất hoặc thực hiện các hành vi dưới dạng liên doanh nhưng thực chất là thôn tính đối tác của các tập đoàn tư bản đa quốc gia với mục tiêu loại bỏ sự cạnh tranh của các do-anh nghiệp trong nước.

Đối với quy định về thông báo tập trung kinh tế, về cơ bản phù hợp với quy định về lạm dụng. Với cách tiếp cận doanh nghiệp có thị phần trên thị trường liên quan đạt từ 30% trở lên bị coi là có vị trí thống lĩnh và cần phải được kiểm soát nên doanh nghiệp là kết quả của tập trung kinh tế đạt được mức thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên cũng phải được kiểm soát bằng cơ chế thông báo.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 24: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

24 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Điểm tiến bộ của quy định về tập trung kinh tế là đã tính tới bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy định không cấm việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh mà kết quả của nó vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và như vậy, với tỉ lệ rất lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hoạt động tập trung kinh tế về cơ bản là được tự do thực hiện.

Ngoài ra, Điều 19, Luật Cạnh tranh cũng đã dự liệu để quy định miễn trừ tập trung kinh tế trong một số trường hợp nhất định, phù hợp với thực tiễn đời sống kinh doanh. Rõ ràng, việc đặt ra quy định về miễn trừ đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh đủ khả năng và sức mạnh để cạnh tranh hiệu quả tại thị trường Việt Nam và thế giới.

Mục 4 - Thủ tục để thực hiện các trường hợp miễn trừ quy định một cách rõ ràng và minh bạch về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, quyết định cho hưởng miễn trừ đối với một số trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế. Các mốc thời hạn đều được quy định cụ thể.

Ngoài ra, việc bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ và khiếu nại quyết định liên quan đến việc cho hưởng miễn trừ cũng được quy định. Quy định rõ ràng và minh bạch đã giúp ích không nhỏ không chỉ đối với cơ quan thực thi mà còn đối với doanh nghiệp.

Chương III - Hành vi cạnh tra-nh không lành mạnh

Quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là điểm tương đối khác biệt giữa Luật Cạnh tranh của Việt Nam so với pháp luật cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn cho thấy 09 loại hành vi cạnh tranh được quy định là tương đối đầy đủ. Đây chính là các quy định nhằm giúp doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với nhau, và từng bước nâng cao đạo đức kinh doanh, văn hoá cạnh tranh trong cộng đồng doanh nghiệp.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đều được quy định một cách cụ thể về mặt nội dung đối với từng hành vi, làm rõ nội hàm của từng hành vi. Cách quy định này trong thực tiễn đã mang lại nhiều lợi

ích. Một là, giúp cho doanh nghiệp dễ hiểu, và dễ nhận biết rõ những điều mình không được làm. Đồng thời, giúp cơ quan quản lý nhà nước thực thi một cách thống nhất và không cần chờ các văn bản hướng dẫn. Hai là, không có quy định quét tạo cho doanh nghiệp yên tâm, không phải lo lắng về các hành vi của mình nếu không thuộc vào những hành vi đã được quy định đồng thời tránh được nguy cơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tuỳ tiện đặt ra các quy định cấm khác. Ba là, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh thể hiện thái độ khá rõ ràng của pháp luật là để đảm bảo trật tự và đạo đức kinh doanh, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, cần thiết phải nghiêm cấm mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh và không cho hưởng miễn trừ. Đây là điểm khác so với nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Chương IV - Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh

Quy định một cách rõ ràng và cụ thể về vị trí và vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan cạnh tranh và người đứng đầu các cơ quan này, đồng thời quy định các tiêu chuẩn tương đối phù hợp cho các điều tra viên vụ việc cạnh tranh và thành viên của Hội đồng cạnh tranh.

Quy định của Luật Cạnh tranh về cơ quan cạnh tranh là rất tiến bộ nhằm đảm bảo tính độc lập cho các cơ quan cạnh tranh. Đối với Cơ quan quản lý cạnh tranh mặc dù trực thuộc Bộ Công Thương nhưng người đứng đầu lại do

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Theo mô hình của nhiều quốc gia trên thế giới, để cơ quan cạnh tranh hoạt động hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố như tính độc lập, sự minh bạch và đảm bảo đủ nguồn lực hoạt động.

Xét về yếu tố độc lập, các cơ quan cạnh tranh của Việt Nam phần nào đáp ứng được yêu cầu. Điều này thể hiện ở việc Cục trưởng Cục QLCT do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng cạnh tranh cũng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Chương V - Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

Đây là phần rất quan trọng quy định rõ ràng các nguyên tắc, các trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại. Có thể nói, tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế thông thường chỉ liên quan trực tiếp đến các bên trong tranh chấp. Trong khi đó, vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh không chỉ có thể gây thiệt hại về kinh tế cho các do-anh nghiệp khác cùng kinh doanh, gây thiệt hại đối với người tiêu dùng mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế cũng như việc điều hành kinh tế vĩ mô. Vì vậy, các vi phạm pháp luật cạnh tranh được coi là có tính chất nguy hại cao, chỉ sau vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, do tính đặc thù xét về phương diện kinh,

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 25: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

25ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

việc xử lý ban đầu đối với các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh cần theo một quy trình riêng không giống như các vi phạm hành chính thông thường nhưng cũng chưa đến mức như các vi phạm hình sự. Đó chính là lý do để đưa ra các quy định về tố tụng riêng trong lĩnh vực cạnh tranh mà không áp dụng các quy trình hiện hành trong các lĩnh vực dân sự, hành chính hay hình sự. Đây có thể coi là quy định rất riêng nhưng khá hiện đại và phù hợp trong pháp luật cạnh tranh.

Mục 1 - Quy định chung quy định rõ nhiều vấn đề liên quan đến tố tụng cạnh tranh. Đặc biệt, các quy định về khiếu nại vụ việc cạnh tranh tại Điều 58 và thụ lý hồ sơ khiếu nại tại Điều 59 là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường có thể thực hiện quyền khiếu nại nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thông qua đó ngăn chặn các hành vi vi phạm và xử lý thích đáng các doanh nghiệp vi phạm, tăng cường tính răn đe của pháp luật hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

Việc quy định quyền khiếu nại của doanh nghiệp tương ứng với nghĩa vụ thụ lý hồ sơ khiếu nại của Cơ quan cạnh tranh thể hiện thái độ cương quyết của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, tạo cơ sở và niềm tin được bảo vệ cho doanh nghiệp trên kinh doanh trên thị trường.

Nguyên tắc giữ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan quy định tại khoản 3, Điều 56, Luật Cạnh tranh cũng có tác dụng để đảm bảo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các vụ việc cạnh tranh.

Quy định về chứng cứ được sử dụng trong các vụ việc cạnh tranh tại Điều 60, Luật Cạnh tranh về cơ bản đủ đảm bảo sự yên tâm của doanh nghiệp không bị các cơ quan cạnh tranh sử dụng các loại thông tin, chứng cứ một cách cẩu thả để quy kết về hành vi vi phạm.

Quy định về các biện pháp ngăn chặn hành chính tại Điều 61, Luật Cạnh tranh có tác dụng đảm bảo các biện pháp xử lý có tính kịp thời của cơ quan cạnh tranh trong các vụ việc vi phạm để đạt được hiệu quả điều tra, xử lý đồng thời ngăn chặn được các hậu quả xấu có thể xảy ra.

Mục 2 - Người tham gia tố tụng cạnh tranh quy định một cách rõ ràng và cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên, luật sư, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Những quy định này cho phép người tham gia tố tụng cạnh tranh biết rõ các quyền và nghĩa vụ, từ đó bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích của mình.

Mục 3 - Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh quy định cụ thể về cơ quan, người tiến hành tố tụng cạnh tranh cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan và người tiến hành tố tụng cạnh tranh.

Mục 4 - Điều tra vụ việc cạnh tranh quy định rõ các giai đoạn và thời hạn điều tra. Việc quy định rõ thời hạn điều tra vừa mang ý nghĩa buộc các cơ quan cạnh tranh luôn phải khẩn trương trong các hoạt động điều tra để đảm bảo về mặt thời hạn, tránh tình trạng kéo dài gây phiền khó khăn và phiễn nhiễu cho doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp bị điều tra cũng sẽ rễ dàng biết được hoạt động của cơ quan điều tra ở từng giai đoạn, tiên lượng được thời gian phải hợp tác với cơ quan cạnh tranh, đồng thời có thể có ý kiến hoặc kiếu nại trong trường hợp cơ quan cạnh tranh vi phạm về thời gian làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định cho phép Cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện điều tra sơ bộ trong trường hợp phát hiện dấu hiệu của hành vi vi phạm đã tạo cho cơ quan cạnh tranh sự chủ động trong điều tra đối với các hành vi phản cạnh tranh.

Mục 5 - Phiên điều trần quy định rõ về các trình tự, thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh thông qua phiên điều trần.

Mục 6 - Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quy định rõ về nội dung và hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh do Hội đồng xử lý đưa ra.

Mục 7 - Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật quy định về trình tự thủ tục khiếu nại, thụ lý đơn khiếu nại, hậu quả của việc khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công Thương, khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại. Những quy định này thể hiện tính minh bạch

và rõ ràng đối với các doanh nghiệp vi phạm, đảm bảo cho các doanh nghiệp quyền được khiếu nại cũng như quyền để có thể lựa chọn phương án ứng xử phù hợp trong trường hợp.

Mục 8 - Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh quy định các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm, thẩm quyền xử phạt và việc thi hành quyết định xử phạt.

Việc quy định mức phạt tiền đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thể hiện thái độ rất nghiêm khắc của pháp luật đối với nhóm hành vi này. Đồng thời, cách quy định mức xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm được tính trên mức phần trăm doanh thu là quy định có tính chất hiện đại, lần đầu tiên được quy định trong pháp luật cạnh tranh vừa đảm bảo tính răn đe của pháp luật và đồng thời không bị lạc hậu theo thời gian. Thẩm quyền kiến nghị xử phạt của Cơ quan quản lý cạnh tranh và thẩm quyền xử phạt của Hội đồng cạnh tranh lên tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm cũng là điểm tiến bộ, khác biệt so với các pháp luật khác.

Đặc biệt, với quy định cấm tập trung kinh tế ở điều kiện nhất định nhằm kiểm soát việc dẫn đến hình thành vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và kiên quyết loại bỏ điều này, ngoài hình thức xử phạt tiền, Luật Cạnh tranh còn quy định một số hình thức xử phạt bổ sung mang tính chất đặc thù không có trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như cơ cấu lại doanh nghiệp, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất.

Từ những phân tích trên cho thấy mặc dù Luật Cạnh tranh đã được ban hành và thực thi hơn 10 năm qua nhưng nhiều quy định vẫn cho thấy tính thời sự và sự phù hợp nhất định bởi đã được thiết kế xây dựng phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội riêng của Việt Nam, đồng thời phù hợp và có tính chất đón đầu cùng với sự phát triển của pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy, cần được kế thừa và phát huy.

Phùng Văn Thành

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 26: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

26 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

RÀ SOÁT HOÀNG HÔN TRONG CÁC VỤ VIỆC ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ - QUY TRÌNH VÀ THỰC TIỄN TẠI MỘT SỐ NƯỚC

Rà soát hoàng hôn (Sunset re-view) hay còn gọi là rà soát 05 năm hay rà soát cuối kỳ đã trở thành một bước gần như bắt buộc trong toàn bộ quy trình của một vụ việc điều tra chống bán phá giá và thường được tiến hành sau 05 năm kể từ khi chính thức áp thuế. Lý do của việc rà soát này là để đảm bảo “thuế chống bán phá giá nên được duy trì cho đến khi biện pháp này vẫn còn cần thiết để chống lại việc bán phá giá mà gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa”.1

1. Quy định của WTOTheo quy định tại Điều 11.3 Hiệp

định chống bán phá giá của WTO (ADA), một biện pháp chống bán phá giá không được áp dụng quá 05 năm, trừ khi cơ quan điều tra tiến hành rà soát (do cơ quan này chủ động tiến hành hoặc dựa trên yêu cầu của bất kỳ bên có liên quan nào) trước khi kết thúc thời hạn 05 năm nêu trên và kết luận rằng việc chấm dứt áp thuế có thể dẫn tới tiếp tục hoặc tái diễn hiện tượng bán phá giá và thiệt hại cho

1 Joseph E. Pattinson, WTO Anti-dump-ing and Subsidy Agreemen 6 (2005); xem thêm Điều 11.1 Hiệp định chống bán phá giá ADA.

ngành sản xuất nội địa2. Có rất ít các điều khoản trong

Hiệp định ADA quy định cụ thể chi tiết quy trình thực tế mà cơ quan điều tra phải tuân theo. Ngoài điều 11.3, chỉ có điều 11.4 ADA quy định rằng các quy định tại Điều 6 ADA (“Evi-dence”) liên quan đến quy trình cung cấp và thu thập chứng cứ (chủ yếu thông qua việc trả lời bản câu hỏi) cũng sẽ được áp dụng cho bất cứ cuộc rà soát hoàng hôn nào3. Ngoài ra, Điều 11.4 cũng quy định rằng thông thường vụ việc điều tra rà soát sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng, tuy nhiên lại không đề cập đến việc có thể được gia hạn điều tra hay không.

2 “…., any definitive antidumping duty shall be terminated on a date not later than five years from its imposition (or from the date of the most recent review under paragraph 2 if that review has covered both dumping and injury, or under this paragraph), unless the authorities de-termine, in a review initiated before that date on their own initiative or upon a duly substantiated request made by or on behalf of the domestic in-dustry within a reasonable period of time prior to that date, that the expiry of the duty would be likely to lead to continuation or recurrence of dumping and injury. The duty may remain in force pending the outcome of such a review”.

3 Xem thêm tại Điều 6 Hiệp định ADA

Kết luận của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB) trong một số vụ việc giải quyết tranh chấp liên quan tới một số quy định điều tra rà soát hoàng hôn

Các tiêu chuẩn về mức phá giá không đáng kể (de minimis) và lượng không đáng kể trong rà soát hoàng hôn

Ban Hội thẩm vụ việc DS244 – Hàn Quốc kiện Hoa Kỳ về biện pháp rà soát hoàng hôn Hoa Kỳ áp dụng với thép chống ăn mòn cho rằng các tiêu chuẩn về mức phá giá không đáng kể (de minimis) và lượng không đáng kể theo Điều 5.84 với mục đích đánh giá

4 Các vụ việc điều tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc thiệt hại là không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7%

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 27: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

27ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

cộng gộp thiệt hại theo Điều 3.35 (áp cho các cuộc điều tra ban đầu theo Điều 5.8) là không áp cho các cuộc rà soát hoàng hôn theo Điều 11.3.

Vấn đề cộng gộpCơ quan Phúc thẩm trong vụ

DS268 – Argentina kiện Hoa Kỳ liên quan đến biện pháp rà soát hoàng hôn Hoa Kỳ áp dụng với ống thép dẫn dầu cho rằng, trong khi Điều 3.3 và 11.3 không quy định về vấn đề này, điều này “không thể được hiểu là ngụ ý là việc cộng gộp là bị cấm trong rà soát hoàng hôn”. Nhưng nếu cộng gộp trong rà soát hoàng hôn thì không cần thiết phải thỏa mãn các điều kiện của Điều 3.3.

Khoảng thời gian tiến hành rà soát

Theo Điều 11.3, rà soát hoàng hôn sẽ được tiến hành nhanh chóng và thông thường sẽ được hoàn thành trong vòng 12 tháng kể từ khi khởi xướng rà soát. Nhưng Điều 11.3 không dẫn chiếu tới Điều 5.10 mà cho phép gia hạn điều tra tới 18 tháng. Điều này dẫn tới sự không rõ ràng và dễ xảy ra tranh chấp.

Hiện trạng (status) của biện pháp áp thuế khi tiến hành rà soát

Điều 11.3 ADA quy định biện pháp áp thuế có thể vẫn có hiệu lực dù chưa có kết quả rà soát và không quy định cụ thể đến giai đoạn nào thì biện pháp đó có thể có hiệu lực. Do giai đoạn rà soát thông thường là 12 tháng, nên thường được hiểu là biện pháp áp thuế có thể giữ hiệu lực dài nhất là 12 tháng sau khi lệnh áp thuế ban đầu đến hạn. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu được gia hạn rà soát thì sao và điều gì xảy ra nếu lệnh áp thuế không được gia hạn nhưng vẫn đang tiến hành rà soát?

nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.

5 Khi có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá về cùng một sản phẩm được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, cơ quan điều tra có thể đánh giá ảnh hưởng một cách tổng hợp của hàng nhập khẩu này chỉ trong trường hợp cơ quan này xác định được rằng: (a) biên độ bán phá giá được xác định đối với hàng nhập khẩu từ mỗi nước vượt quá mức tối thiểu (de minimis) được qui định tại khoản 8 Điều 5 và số lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước không ở mức không đáng kể; (b) việc đánh giá gộp các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu là thích hợp nếu xét đến điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm tương tự trong nước.

Khả năng tiếp tục hoặc tái diễn phá giá và thiệt hại

Cơ quan Phúc thẩm trong vụ DS244 lưu ý rằng: kết luận về khả năng tiếp tục hoặc tái diễn (likelihood determination) là một quyết định mang tính suy đoán trong tương lai (prospective determination), cơ quan điều tra phải tiến hành phân tích mang tính tương lại (forward looking analy-sis) và trả lời câu hỏi liệu điều gì có khả năng xảy ra nếu lệnh áp thuế được chấm dứt”. cơ quan điều tra phải xem xét liệu có bằng chứng chỉ ra rằng phá giá có thể xảy ra nếu lệnh áp thuế được chấm dứt- và không chỉ đơn giản là nếu bằng chứng cho thấy rằng kết quả như vậy là có thể xảy ra hoặc hợp lý. Quyết định về khả năng tiếp tục hoặc tái diễn này sẽ phải dựa trên các căn cứ thực tế liên quan đến quá khứ và hiện tại.

Đối với vấn đề kết luận về phá giá, Cơ quan Phúc thẩm trong vụ DS244 cho rằng “cơ quan điều tra không có nghĩa vụ để tính toán hoặc dựa vào biên độ phá giá trong rà soát hoàng hôn”. “Trong 1 cuộc rà soát hoàng hông, biên độ phá giá có thể liên quan đến, nhưng sẽ không nhất thiết mang tính quyết định, về việc liệu dỡ bỏ lệnh áp thuế có khả năng dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn phá giá hay không”. Tuy nhiên, “nếu cơ quan điều tra quyết định dựa vào biên độ phá giá để đưa ra quyết định về khả năng tiếp tục hoặc tái diễn, việc tính toán biên độ này phải tuân theo các nguyên tắc của Điều 2 nói chung và Điều 2.4.

Có cần thiết xác định thiệt hại (injury determination) trong rà soát hoàng hôn

Có một số tranh luận xung quanh việc không cần tiến hành điều tra thiệt hại (injury determination) trong rà soát hoàng hôn. Trong vụ việc DS268, Ban Hội thẩm đã kết luận rằng “cơ quan điều tra không phải xác định thiệt hại trong rà soát hoàng hôn. Có nghĩa là, các nghĩa vụ quy định tại Điều 3 (về xác định thiệt hại) thường không áp dụng cho rà soát hoàng hôn”, tuy nhiên, do cơ quan điều tra dựa trên việc xác định “thiệt hại” khi tiến hành rà soát hoàng hôn, nên các nghĩa vụ được quy định tại Điều 3 có thể áp dụng cho việc xác định thiệt hại đó. Cơ quan phúc thẩm vụ việc này phần nào ủng hộ kết luận này và cho

rằng cơ quan điều tra phải (must) xem xét việc tiếp tục hoặc tái diễn “thiệt hại”. Nhưng không phải tất cả các quy định tại Điều 3 là đều áp dụng trong rà soát hoàng hôn. “Một số phân tích mà Điều 3 quy định và phải tiến hành trong cuộc điều tra ban đầu có thể dùng để chứng minh hoặc thậm chí là bắt buộc (required) để cơ quan điều tra sử dụng để đưa ra kết luận hợp lý.”

Khả năng xảy ra thiệt hại (like-lihood of injury)

Trong vụ việc DS268, Cơ quan Phúc thẩm kết luận rằng việc xác định thiệt hại phải dựa trên “các chứng cứ khẳng định” (positive evidence) và “việc đánh giá khách quan”. Các yếu tố như lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, ảnh hưởng giá, và tác động tới ngành sản xuất nội địa của hàng nhập khẩu phá giá, có tính đến các điều kiện cạnh tranh, có thể liên quan đến các mức độ khác nhau trong việc xác định khả năng xảy ra thiệt hại. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng có thể dựa trên các yếu tố khác (theo quy định tại Điều 3) để xác định khả năng xảy ra thiệt hại.

Xác định khả năng xảy ra phá giá hoặc thiệt hại với từng nhà xuất khẩu

Câu hỏi đặt ra là cơ quan điều tra có phải xác định khả năng xảy ra phá giá hoặc thiệt hại với từng nhà xuất khẩu hay có thể xác định chung. Trong vụ việc DS244, Cơ quan phúc thẩm xác định rằng, về bề mặt, Điều 11.3 ADA không đặt ra nghĩa vụ cho cơ quan điều tra phải ra kết luận riêng cho từng công ty (“company-specif-ic”) về khả năng tiếp tục hoặc tái diễn phá giá/thiệt hại trong rà soát hoàng hôn.

Khung thời gian cho việc phân tích khả năng xảy ra (likelihood)

Trong vụ việc DS268, Ban Hội thẩm lưu ý rằng Điều 11.3 ADA không quy định bất cứ khung thời gian nào cho việc xác định khả năng tiếp tục hoặc tái diễn thiệt hại; và cũng không yêu cầu cơ quan điều tra xác định khung thời gian làm cơ sở khi ra kết luận về vấn đề này. Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm đã từ chối lập luận rằng quy định tại Điều 3.7 về việc đe dọa gây thiệt hại phải là “sắp xảy ra” (imminent) phải được đưa vào Điều 11.3 dưới dạng giới hạn thời gian (temporal limitation on the time-frame) mà trong khung thời gian đó

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 28: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

28 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

“thiệt hại” phải được xác định có tiếp tục hoặc tái diễn không.

Xác định mối quan hệ nhân quả trong rà soát hoàng hôn

Trong vụ việc DS282, Cơ quan Phúc thẩm kết luận rằng: “Về bề mặt, Điều 11.3 không yêu cầu cơ quan điều tra phải chứng minh tồn tại “mối quan hệ nhân quả” giữa khả năng xảy ra phá giá và thiệt hại. Thay vào đó, Điều 11.3 yêu cầu cơ quan điều tra phải xác định liệu việc dỡ bỏ lệnh áp thuế có khả năng dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn phá giá và thiệt hại hay không. Vì vậy, để tiếp tục lệnh áp thuế, phải có mối liên hệ giữa việc “dỡ bỏ lệnh áp thuế” và việc “tiếp tục hoặc tái diễn phá giá và thiệt hại” ở mức mà việc “dỡ bỏ lệnh áp thuế” “có khả năng dẫn tới” việc “tiếp tục hoặc tái diễn phá giá và thiệt hại”. Và mối liên hệ này phải được thể hiện một cách rõ ràng.

Tiêu chuẩn về khả năng xảy ra (likely)

Cơ quan Phúc thẩm trong vụ DS282 cho rằng tiêu chuẩn về khả năng xảy ra (likely) quy định tại Điều 11.3 áp cho các quyết định chung (overall determinations) liên quan tới cả phá giá và thiệt hại mà không nhất thiết là áp cho từng yếu tố được xem xét để đưa ra các quyết định chung về phá giá và thiệt hại.

Quy định và quy trình cụ thể liên quan đến việc rà soát hoàng hôn được từng Thành viên WTO cụ thể hóa trong nội luật của mình.

2. Quy định của Hoa KỳTheo quy định của luật pháp Hoa

Kỳ, không có lệnh áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc thỏa thuận đình chỉ một cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp nào có hiệu lực dài hơn 05 năm mà không thuộc đối tượng của “rà soát hoàng hôn”.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) tiến hành rà soát hoàng hôn nhằm xác định xem liệu thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, hoặc chấm dứt thỏa thuận đình chỉ có thể dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn phá giá hoặc trợ cấp và thiệt hại ng-hiêm trọng với ngành sản xuất nội địa hay không. Nếu cả hai cơ quan này kết luận rằng phá giá hoặc trợ cấp và thiệt hại nghiêm trọng có khả năng tiếp tục nếu lệnh áp thuế hoặc thỏa thuận đình chỉ chấm dứt, thì lệnh áp thuế hoặc thỏa thuận đình chỉ sẽ tiếp tục có hiệu

lực. Nếu một trong hai cơ quan kết luận rằng phá giá hoặc trợ cấp hoặc thiệt hại nghiêm trọng sẽ không tiếp tục nếu biện pháp bị thu hồi, thì lệnh áp thuế hoặc thỏa thuận đình chỉ sẽ chính thức chấm dứt.

Việc khởi xướng rà soát hoàng hôn là hoàn toàn tự động (automati-cally) sau khi lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp hoặc thỏa thuận đình chỉ có hiệu lực trong 05 năm. Theo luật pháp của Hoa Kỳ, trong quá trình điều tra rà soát hoàng hôn. DOC và ITC sẽ chịu trách nhiệm với các vấn đề khác nhau.

Cụ thể, DOC chịu trách nhiệm rà soát liệu chấm dứt lệnh áp thuế hoặc chấm dứt thỏa thuận đình chỉ có thể dẫn tới việc tái diễn phá giá hoặc trợ cấp không và, nếu có, thì biên độ phá giá hoặc trợ cấp có thể là bao nhiêu. Thông thường, đối với các công ty riêng lẻ, DOC sử dụng biên độ phá giá hoặc biên độ trợ cấp đã xác định cho các công ty này trong cuộc điều tra gốc để làm biên độ phá giá hoặc trợ cấp ước tính có thể xảy ra nếu dỡ bỏ lệnh áp thuế hoặc thỏa thuận đình chỉ hiện tại. Còn đối với các công ty không tham gia vào vụ việc điều tra gốc thì DOC thường dựa trên mức thuế suất khác (all-other rates). Tuy nhiên, mức biên độ ước tính này của DOC không ảnh hưởng đến mức đặt cọc (cash deposit rates) của các công ty. Sự thay đổi trong lưu lượng nhập khẩu của hàng hóa bị điều tra sau khi lệnh áp thuế có hiệu lực cũng là một trong các yếu tố được đưa ra để cân nhắc. DOC sẽ đưa ra kết luận khẳng định có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi phá giá hoặc trợ cấp nếu tồn tại một trong ba điều kiện sau: (i) sau khi lệnh áp thuế được ban hành, biên độ phá giá tiếp tục ở mức cao hơn mức tối thiểu de minimis (được định nghĩa là 0,5% hoặc ít hơn); (ii) việc nhập khẩu hàng hóa bị áp thuế tạm dừng sau khi có lệnh áp thuế; (iii) phá giá đã bị loại trừ sau khi ban hành lệnh áp thuế hoặc thỏa thuận đình chỉ, và lượng nhập khẩu đã giảm. Theo quan điểm của DOC, nếu bất cứ điều kiện nào trong ba điều kiện nêu trên tồn tại, thì có thể đặt ra giả thuyết rằng các nhà sản xuất xuất khẩu bị điều tra không thể xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ nếu không bán phá giá. Nói tóm lại, thay vì tiến hành phân tích một cách nghiêm túc, DOC chỉ đơn thuần dựa trên các giả định để đưa

ra quyết định có nên tiếp tục duy trì lệnh áp thuế hay không. Thực tiễn cho thấy, DOC thường sẽ đăng thông tin về dự định khởi xướng rà soát hoàng hôn vào tháng liền kề trước tháng mà DOC dự định khởi xướng, và thông báo này sẽ được đăng trên Công báo Liên bang.

Sau khi đưa ra kết luận, DOC thông báo cho ITC về kết quả điều tra của mình. ITC sau đó sẽ xác định liệu việc chấm dứt lệnh áp thuế hoặc chấm dứt thỏa thuận đình chỉ đối với hàng hóa đang bị áp thuế có khả năng dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất của Hoa Kỳ. Sau khi ITC thông báo cho DOC về quyết định của mình về việc tiếp tục hay chấm dứt lệnh áp thuế hoặc thỏa thuận đình chỉ, DOC sẽ công bố quyết định chính thức về việc lệnh áp thuế hoặc thỏa thuận đình chỉ có chấm dứt (sunset) hay tiếp tục có hiệu lực. Toàn bộ quá trình này mất khoảng hơn 01 năm.

3. Quy định của Ấn ĐộTheo quy định tại Đạo luật thuế

quan 1975 và Quy định về chống bán phá giá của Ấn Độ, một vụ việc điều tra chống bán phá giá được chia làm hai giai đoạn chính – vụ việc điều tra gốc và các giai đoạn rà soát. Các quy trình, thủ tục điều tra trong giai đoạn rà soát cũng tương tự như trong vụ việc điều tra gốc, theo đó, cơ quan điều tra xem xét cả vấn đề về thiệt hại và phá giá để xác định xem có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn phá giá và thiệt hại không. Khác với Hoa Kỳ, Ấn Độ không tách riêng cơ quan điều tra phá giá và cơ quan điều tra thiệt hại, mà gộp chung hai cơ quan này làm một.

Rà soát hoàng hôn có thể được khởi xướng trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất nội địa hoặc do cơ quan điều tra tự khởi xướng và phải khởi xướng trước khi biện pháp hiện tại hết hiệu lực.

Mục 9-A(5) Đạo luật Thuế quan 1975 quy định “Thuế chống bán phá giá áp theo Mục này sẽ, trừ phi được dỡ bỏ sớm hơn, chấm dứt hiệu lực 5 năm sau ngày áp thuế: với điều kiện sau khi rà soát, nếu cơ quan có thẩm quyền cho rằng việc chấm dứt lệnh áp thuế có khả năng dẫn tới tiếp tục hoặc tái diễn phá giá và thiệt hại, thì họ có thể gia hạn lệnh áp thuế đó thêm 5 năm nữa và tính bắt đầu từ ngày gia hạn.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

29ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

Ngoài ra, nếu một cuộc rà soát được khởi xướng trước khi hết thời hạn 5 năm nêu trên mà không ra được kết luận trước khi hết hạn nêu trên, thuế chống bán phá giá có thể tiếp tục có hiệu lực mà chưa cần có kết quả của đợt rà soát đó cho 1 giai đoạn không quá 1 năm.

Quy định 23 (1B) của quy định chống bán phá giá sửa đổi

Điều 1(b)…bất kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá nào được áp theo Đạo luật này sẽ có hiệu lực cho 1 giai đoạn không quá 5 năm kể từ ngày áp thuế, trừ phi cơ quan điều tra kết luận rằng, dựa trên một cuộc rà soát được khởi xướng trước khi lệnh áp thuế đó hết hạn, do cơ quan điều tra tự khởi xướng hoặc dựa trên yêu cầu hợp lệ do ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ nộp, trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn lệnh áp thuế, việc dỡ bỏ lệnh áp thuế trên có khả năng dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

(2) Bất kỳ cuộc rà soát nào được khởi xướng theo quy định (1) sẽ được hoàn thành trong một giai đoạn không quá 12 tháng kể từ ngày khởi xướng cuộc rà soát đó.

Luật pháp không quy định cụ thể giới hạn thời gian nộp đơn đề nghị rà soát hoàng hôn, tuy nhiên, theo thông lệ, ngành sản xuất nội địa phải nộp đơn 06 tháng trước khi biện pháp hết hiệu lực. Vụ việc điều tra thường kết thúc trong vòng 12 tháng, tuy nhiên có thể được gia hạn, quy định về việc gia hạn điều tra rà soát hoàng hôn tương tự như quy định gia hạn điều tra vụ việc mới.

Đối với vấn đề ngày có hiệu lực của rà soát và việc thu thuế, theo thông lệ của Ấn Độ, một khi khởi xướng điều tra rà soát hoàng hôn, lệnh áp thuế hiện tại sẽ tự động được gia hạn thêm tối đa 12 tháng kể từ ngày hết hiệu lực. Số thuế thu được trong thời gian gia hạn này sẽ không được hoàn lại trong trường hợp dỡ bỏ lệnh áp thuế. Nếu cơ quan điều tra không thể đưa ra kết luận trước thời điểm hết hạn gia hạn biện pháp (06 năm), thì sẽ có một khoảng thời gian không áp thuế.

Nếu cơ quan điều tra ra kết luận việc dỡ bỏ lệnh áp thuế có thể dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn bán phá và thiệt hại, thì lệnh áp thuế sẽ tiếp tục

được gia hạn thêm 05 năm và việc gia hạn này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ: (i) ngày hết hạn áp dụng của biện pháp gốc (tính cả thời gian gia hạn tối đa 12 tháng để chờ kết luận điều tra rà soát), tức là ngày hết hạn áp dụng 06 năm biện pháp; (ii) từ ngày ban hành lệnh áp thuế của Bộ Tài chính.

Vấn đề về tư cách (standing) đứng đơn yêu cầu rà soát của ngành sản xuất trong nước

Điều 4 ADA quy định về định nghĩa ngành sản xuất trong nước. Đối với vấn đề tư cách đứng đơn của ngành sản xuất trong nước, điều 11.3 không dẫn chiếu đến Điều 5.4 nhưng trong quy định tại Điều 11.3 có sử dụng thuật ngữ “bởi hoặc đại điện cho ngành sản xuất trong nước”- thuật ngữ cũng được sử dụng tại Điều 5.4, do đó dường như có cùng ý nghĩa với Điều 5.4 vì vậy vấn đề tư cách đứng đơn luôn được xem xét khi khởi xướng rà soát hoàng hôn

Yêu cầu có đủ bằng chứngĐiều 11.3 chỉ dẫn chiếu đến

Điều 6 (về bằng chứng) chứ không dẫn chiếu đến Điều 5 (khởi xướng điều tra và điều tra sau đó) vì vậy, các tiêu chuẩn và phạm vi về bằng chứng trong đơn yêu cầu rà soát hoàng hôn và nghĩa vụ của cơ quan điều tra phải xem xét những bằng chứng này là không rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan điều tra Ấn Độ yêu cầu ngành sản xuất trong nước phải cung cấp đủ bằng chứng trong hồ sơ trước khi khởi xướng rà soát. Nhiệm vụ của ngành sản xuất trong nước là ban đầu (prima facie) chứng minh được về khả năng tiếp diễn hoặc tái diễn phá giá và thiệt hại, do đó phải cung cấp được bằng chứng về mức phá giá, thiệt hại hiện tại (nếu có), mối quan hệ nhân quả, các yếu tố về khả năng tiếp tục hoặc tái diễn. Cơ quan điều tra có thể từ chối xem xét đơn yêu cầu rà soát nếu không hợp lệ, không có bằng chứng ban đầu về khả năng tiếp tục hoặc tái diễn.

Trong một cuộc rà soát hoàng hôn, những vấn đề quan trọng sau đây sẽ được xác định:

- Liệu phá giá có tiếp tục sau khi áp thuế chống bán phá giá hay không, và nếu có thì liệu có khả năng tiếp tục không

- Nếu phá giá không tiếp tục, liệu phá giá có khả năng tái diễn trong trường hợp dỡ bỏ lệnh áp thuế hay

không- Liệu ngành sản xuất trong nước

tiếp tục chịu thiệt hại đáng kể và nếu có, liệu thiệt hại có khả năng tiếp tục nếu lệnh thuế được dỡ bỏ

- Nếu ngành sản xuất trong nước không tiếp tục chịu thiệt hại, liệu thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước có khả năng tái diễn trong trường hợp dỡ bỏ lệnh áp thuế.

Cơ quan điều tra sẽ xem xét số liệu giai đoạn điều tra, số liệu giai đoạn thiệt hại và số liệu sau giai đoạn điều tra khi đưa ra kết luận về khả năng tiếp tục hoặc tái diễn.Đối với quyết định về vấn đề biên độ phá giá hiện tại, cơ quan điều tra Ấn Độ ban hành bản câu hỏi điều tra gửi tới tất cả những nhà xuất khẩu mà cơ quan điều tra biết đến. Bản câu hỏi sẽ bao gồm những câu hỏi tiêu chuẩn và câu hỏi bổ sung để tiến hành phân tích khả năng tiếp tục hoặc tái diễn và không hạn chế cho bất kỳ một nhà xuất khẩu cụ thể nào. Ngoài ra, cơ quan điều tra có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu nếu cần thiết. Cơ quan điều tra sẽ đưa ra kết luận về biên độ phá giá hiện tại dựa trên mức độ chi phí và giá hiện tại cho từng nhà xuất khẩu cụ thể (exporter specific) cũng như biên độ chung (all others) tuân theo nguyên tắc tại Điều 2.4. Việc rà soát có thể dẫn tới một nhà xuất khẩu cụ thể được loại khỏi lệnh áp thuế nếu cơ quan điều tra kết luận rằng nhà xuất khẩu này không phá giá trong giai đoạn rà soát và không có khả năng dẫn tới phá giá nếu lệnh áp thuế được dỡ bỏ.

Đối với vấn đề khả năng tiếp tục hoặc tái diễn phá giá, cơ quan điều tra Ấn Độ xem xét những yếu tố như: mức độ phá giá hiện tại và khối lượng nhập khẩu trong giai đoạn rà soát; lịch sử phá giá và biên độ phá giá; công suất dư (spare capacities) ở nước xuất khẩu và sự sẵn có của các thị trường; xu hướng xuất khẩu của nhà sản xuất ở nước xuất khẩu; bối cảnh cung cầu trong nước và thế giới ở nước xuất khẩu cũng như ở Ấn Độ; các hành động phòng vệ thương mại ở những nước nhập khẩu chính (nếu có); giá xuất khẩu sang nước thứ 3 của nhà xuất khẩu; xu hướng về khối lượng và giá sau giai đoạn điều tra; những yếu tố khác mà cơ quan điều tra quan tâm.

Đối với quyết định về thiệt hại hiện tại, cơ quan điều tra Ấn Độ thường xem xét sự tồn tại của vấn đề

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

30 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 6 0 - 2 0 1 6

thiệt hại hiện tại (nếu có) trước khi xem xét khả năng tiếp tục hoặc tái diễn thiệt hại. Cơ quan điều tra sẽ áp dụng quy định tại Điều 3 ADA và xem xét gộp thiệt hại, áp dụng nguyên tắc non-attribution, xem xét tác động của hàng nhập khẩu từ các nguồn khác như là một yếu tố không non- attribu-tion. Thiệt hại được xem xét đối với ngành sản xuất là nguyên đơn- mà có thể khác trong cuộc rà soát ban đầu. Cơ quan điều tra cũng xác định biên độ thiệt hại (nếu có).

Đối với những yếu tố xem xét khi phân tích khả năng tiếp tục hoặc tái diễn, cơ quan điều tra Ấn Độ sẽ xem xét:

- Tác động về lượng có thể xảy ra: mức độ hàng hóa nhập khẩu phá giá hiện tại từ nước bị điều tra và từ nước khác sẽ chỉ ra khả năng gia tăng hàng nhập khẩu có đáng kể hay không; công suất thừa ở nước xuất khẩu hoặc sự gia tăng đáng kể, sắp xảy ra trong công suất của nhà xuất khẩu chỉ ra khả năng gia tăng hàng nhập khẩu phá giá một cách đáng kể; sự sẵn sàng của các thị trường xuất khẩu trong việc thẩm thấu (absorb) lượng sản xuất này; mức độ tồn kho và thị phần có thể có;

- Tác động về giá có thể xảy ra của hàng nhập khẩu phá giá: biên độ phá giá và thiệt hại hiện tại và có thể xảy ra; tác động bán dưới giá (under-cutting, underselling) hiện tại và có thể xảy ra; liệu hàng nhập khẩu có được bán với giá mà sẽ có tác động kìm giá, ép giá đáng kể đối với giá trong nước và có khả năng tăng nhu cầu nhập khẩu hơn nữa không;

Quyết định về khả năng phá giá sẽ áp riêng cho từng nhà xuất khẩu (exporter specific) cũng như từng nước bị điều tra (country specific).

Cơ quan điều tra thường đưa ra quyết định về biên độ phá giá và thiệt hại mới (fresh determination) trong một cuộc rà soát hoàng hôn nếu một lượng hàng xuất khẩu hợp lý được sản xuất trong giai đoạn rà soát và cho phép việc đưa ra quyết định đó. Theo đó, mức thuế sẽ được sửa đổi dựa trên quyết định mới về biên độ phá giá và thiệt hại và Ấn Độ có áp dụng quy tắc thuế thấp hơn (lesser duty rule) trong rà soát hoàng hôn nếu đưa ra quyết định mới về biên độ. Nếu không, sẽ áp mức thuế cũ. Trong trường hợp một nhà xuất khẩu không phá giá trong giai đoạn rà soát thì nhà xuất khẩu đó

có thể được thoát khỏi lệnh áp thuế với điều kiện không chứng minh được khả năng tái diễn chống phá giá. Nếu một nhà xuất khẩu cụ thể dừng xuất khẩu sau khi áp thuế, hoặc một lượng hàng rất nhỏ được xuất khẩu khiến việc đưa ra quyết định về biên độ phá giá mới là không thực tế thì cơ quan điều tra có thể tiếp tục áp dụng lệnh áp thuế ban đầu với điều kiện chứng minh được khả năng tái diễn. Việc có lượng xuất khẩu thấp hoặc không xuất khẩu trong một giai đoạn (giai đoạn điều tra thiệt hại) cùng với quyết định về không có khả năng tái diễn ngay phá giá thì có thể dẫn tới dỡ bỏ lệnh áp thuế đối với một nhà xuất khẩu hoặc nước cụ thể. Trong trường hợp tiếp tục có phá giá nhưng không có biên độ thiệt hại hoặc không tiếp tục có thiệt hại thì cũng có thể dẫn tới việc dỡ bỏ lệnh áp thuế trừ phi chứng minh được rằng có khả năng tái diễn thiệt hại trong tương lai gần nếu dỡ bỏ lệnh áp thuế.

Đối với vấn đề lợi ích công cộng, việc đánh giá lợi ích công cộng không phải bắt buộc theo quy định của Ấn Độ tuy nhiên, ngành sản xuất sử dụng sản phẩm bị điều tra làm đầu vào và các bên liên quan khác mà bị ảnh hưởng bởi quyết định gia hạn lệnh áp thuế có quyền bày tỏ quan điểm và lợi ích của họ sẽ được lưu ý khi cơ quan điều tra đưa ra quyết định gia hạn lệnh áp thuế trong rà soát hoàng hôn. Việc sửa đổi mức thuế (chủ yếu là giảm thuế) và áp dụng quy tắc thuế thấp hơn trong rà soát hoàng hôn (mặc dù không bắt buộc) cũng là những vấn đề cho thấy sự xem xét lợi ích công cộng.

Trên 90% biện pháp đã được rà soát hoàng hôn kể từ năm 2002. Trung bình 1 biện pháp kéo dài khoảng 82 tháng. Mặc dù khoảng 85% các biện pháp được gia hạn thông qua rà soát hoàng hôn, phần lớn các vụ rà soát dẫn tới với dỡ bỏ lênh áp thuế cho một hoặc nhiều nước trong những vụ việc có nhiều nước bị điều tra. Việc rà soát thông thường dẫn tới mưc thuế thấp hơn. Việc gia hạn biện pháp mà áp cùng mức thuế cũ chỉ xảy ra ở một số ít vụ việc.

4. Đối với Việt NamMột năm trước ngày thời hạn

quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực, Bộ trưởng ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời hạn rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định rà soát.Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc đang áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Khi kết thúc rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây: Tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá; Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá tương ứng với kết quả rà soát; Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Đối với biện pháp chống bán phá giá mà Việt Nam đang áp thuế (1 biện pháp với sản phẩm thép không gỉ), vụ việc này chưa đến giai đoạn rà soát hoàng hôn.

(Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 31: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về

cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá

nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ

thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ

đạo của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANHTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vcca.gov.vnvcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_60_VN_print.pdfngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN