cỤc quẢn lÝ cẠnh tranh - vca.gov.vn · cƠ cẤu tỔ chỨc cỦa cỤc quẢn lÝ cẠnh...

32

Upload: others

Post on 22-Sep-2019

18 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC
Page 2: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A2 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả

l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trướcnhững hành vi hạn chế cạnh tranh

l Chống các hành vi phản cạnh tranh

l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

l Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụkiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯờI TIÊU dùNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 10/GP-XBBTCấp ngày 20/01/2011

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯờI CHịU TRÁCH NHIỆM xUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương

BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,

PHẠM CHâU GiANG, PHẠM HƯƠNG GiANG,NGUYỄN VĂN THàNH, Hồ TùNG BáCH,

Bùi NGUYỄN ANH TUấN, PHAN ĐứC QUế, NGUYỄN ĐứC MiNH

HỘI ĐồNG Cố VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại

PGS. TS. LÊ DANH VĨNHNguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương

ÔNG TRẦN QUỐC KHáNHThứ trưởng Bộ Công Thương

GS. TS. HOàNG ĐứC THâNĐại học Kinh tế Quốc dân

PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHáTViện Nhà nước và Pháp luật

TS. Bùi NGUYÊN KHáNH Viện Nhà nước và Pháp luật

Cộng tác viên ở nước ngoàiTS. LÊ THàNH ViNH

ĐH Monash, Australia

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCId)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhTầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng

25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Trong số này

16 TIN TỨC - SỰ KIỆN

24 HỎI ĐÁP

26 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

4 CHUYÊN MỤC M&A

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Page 4: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

CHUYÊN MỤC M&A

V C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Tổng quan về hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Namgiai đoạn 2009 - 2011

1. Môi trường kinh tế vĩmô của hoạt động tập trungkinh tế

Kể từ sau năm 2008, nền kinh tếViệt Nam gặp rất nhiều khó khăn vàsuy giảm do tác động của suy thoáikinh tế toàn cầu và bản thân nội tạinền kinh tế. Tuy nhiên, trong nhữngnăm gần đây, đặc biệt là năm 2011 -năm đầu tiên thực hiện Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội giai đoạn2011 – 2015, nền kinh tế Việt Namvẫn có nhiều chuyển biến tích cực vàđạt được một số kết quả đáng khíchlệ: Tăng trưởng GDP ổn định (năm2011 đạt mức khoảng 120 tỷ USD, vàbình quân đầu người đạt 1300 USD);Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011đạt 877, 9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7%so với năm 2010 và bằng 34,6% GDP,khu vực vốn đầu tư Nhà nước có mứctăng cao 8%, gần 39% tổng số vốnđầu tư phát triển. Thu hút đầu tư trựctiếp từ nước ngoài năm 2011 đạt25,9% cơ cấu tổng số vốn; Mức độ hộinhập kinh tế ngày càng rộng và sâu.Giá trị trao đổi thương mại tăng đángkể năm 2011, với kim ngạch hàng hóaxuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, kim ngạchhàng hóa nhập khẩu đạt 105,8%,tăng tương ứng 33,3% và 24,7% sovới năm 2010.

Mặc dù có những thành tựu cógiá trị và được đánh giá cao trong giaiđoạn khủng hoảng, tuy nhiên vẫnphải nhìn nhận một cách khách quanrằng nền kinh tế Việt Nam còn nhiềukhó khăn, hạn chế cũng như lo ngạivề một số vấn đề cân đối vĩ mô. Đó là:Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm2011 vẫn ở mức cao là 18,58%; chấtlượng tăng trưởng và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế nói chung còn thấp.Trước tình hình đó, với mục đích nângcao hiệu quả sản xuất, quá trình táicấu trúc - đổi mới - sắp xếp lại doanhnghiệp nhà nước đã diễn ra ngàycàng mạnh mẽ. Cuối năm 2011,Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cấutrúc doanh nghiệp nhà nước, trongđó nghiên cứu phương án đối mới, táicõ cấu cho nhiều tập đoàn lớn, đồngthời áp dụng chính sách thắt chặt tiềntệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằmđiều chỉnh thị trường, ngãn chặn lạmphát tăng cao. Tuy nhiên, điều này ít

nhiều tạo ra sự khó khãn trong hoạtđộng của nhiều doanh nghiệp, nhấtlà các doanh nghiệp có ý định muabán hoặc sáp nhập trên thị trường.

2. Thực trạng hoạt độngM&A trong giai đoạn vừaqua

Trong 3 năm vừa qua, giá trị giaodịch M&A tại Việt Nam có xu hướngtăng mạnh. Năm 2009 ghi nhận 295vụ với tổng giá trị 1,14 tỷ USD, năm2010 có 245 vụ với tổng giá trị 1,75 tỷUSD và năm 2011 ghi nhận có 266 vụvới tổng giá trị giao dịch đạt kỷ lục là6,25 tỷ USD. Chỉ trong Q1/2012 đã cótrên 60 vụ (giá trị gần 2 tỷ USD). Trong5 năm gần đây, tăng trưởng hoạt

động M&A tại Việt Nam đạt mức bìnhquân trên 30%. Quy mô trung bìnhcủa các vụ M&A tại Việt Nam là tươngđối nhỏ (khoảng 7 triệu USD/vụ) sovới mức trung bình trong các nướcASEAN (trung bình khoảng 45.5 triệuUSD/vụ). Trong tổng số giá trị cácthương vụ trong năm 2011 tại ViệtNam thì các thương vụ có yếu tốnước ngoài chiếm tỷ trọng tới 66% vềgiá trị và 77% về số lượng giao dịch.Nhiều chuyên gia kinh tế - tài chínhnhận định, các doanh nghiệp ViệtNam còn mất nhiều thời gian nữamới trở thành những bên mua dẫnđầu về mặt giá trị giao dịch trong cácthương vụ mua bán sáp nhập.

Giá trị ngành(triệu USd)

Tổnggiá trị(triệuUSd)

Số vụ

Trong đó Trong đó

Cổphần thiểu

số

Cổphầnđa số

Thâutóm

Sápnhập

Dịch vụ tài chính 1,588 72 197 1,391 779 808

Ngân hàng 1,562 10 889 673 953 609

Thực phẩm và đồ uống 1,242 26 283 959 1,242 0

Công nghệ 475 22 152 323 425 50

Dịch vụ thiết yếu 304 16 289 15 304 0

Xây dựng và nguyên vật liệu 236 28 71 165 236 0

Hàng hóa cá nhân và hộ giađình

226 14 12 214 226 0

Du lịch và nghỉ dưỡng 217 14 4 213 131 86

Chăm sóc sức khỏe 118 10 15 103 118 0

Tài nguyên cơ bản 116 12 113 3 116 0

Bảo hiểm 93 1 93 0 93 0

Hóa chất 31 2 31 0 31 0

Hàng hóa và dịch vụ côngnghiệp

29 28 25 3 29 0

Dầu khí 12 2 12 0 12 0

Bán lẻ 8 6 8 0 8 0

Truyền thông 2 3 1 2 2 0

6,259 266 2195 4,064 4705 1553

Bảng 1: Hoạt động M&A tại Việt Nam theo ngành (2011)

Nguồn: StoxPlus

Page 5: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Tính tới tháng 9 năm 2011, ngànhcó hoạt động M&A sôi động như dịchvụ tài chính và hàng tiêu dùng có tổnggiá trị giao dịch M&A chiếm khoảng55% tổng giá trị các thương vụ trongnăm 2011. Trong ngành tài chính,ngoại trừ các thương vụ M&A củacông ty chứng khoán thì thực sự ViệtNam chưa chứng kiến một thương vụM&A đích thực nào cho các tập đoànnước ngoài. Ngành sản xuất kinhdoanh hàng tiêu dùng năm 2011, giátrị các thương vụ mua bán, sáp nhập(M&A) ước đạt gần 4 tỷ USD, trong đóhơn 1 tỷ USD thuộc lĩnh vực hàng tiêudùng, và dự kiến trong năm 2012,hoạt động M&A trong lĩnh vực nàycòn tăng mạnh, đặc biệt là nhómngành tiêu dùng nhanh (FCMG). Cácvụ M&A được công bố này, chủ yếu làtheo chiều ngang nhưng đã xuất hiệncác vụ M&A theo chiều dọc, các giaodịch này có quy mô vừa và nhỏ, mụctiêu hầu hết là các công ty Việt Nam,tính phức tạp của các vụ M&A đã giatăng, và đã có những cảnh báo đượcđưa ra trong công tác kiểm soát hoạtđộng của các quỹ đầu tư (Private Eq-uity Firms).

3. Mức độ tập trung kinhtế tại Việt Nam

Các ngành có nhóm 3 doanh

nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh (CR3 >65%) trong 3 năm 2008- 2010 lầnlượt là 77, 71, 59 ngành; Số ngành cómột doanh nghiệp chiếm vị tríthống lĩnh (CR1 > 50%) theo hìnhthức sở hữu trong 3 năm 2008- 2010lần lượt là 49, 58, 38, trong đó doanhnghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn,với số ngành tương ứng 3 năm là 23, 23 và 18. Tương tự, trong số 10ngành có mức độ tập trung kinh tếtăng mạnh nhất xét theo chỉ số HHi,hầu hết đều là các ngành phải hoạtđộng theo những quy định chặt chẽcủa nhà nước hoặc do các doanhnghiệp nhà nước nắm giữ. Cácngành có mức độ tập trung kinh tếgiảm mạnh nhất là những ngànhhàng tiêu dùng hoặc những ngànhmà nhà nước đã mở cửa hoặc loại bỏbớt các điều kiện tham gia thịtrường.

4. Tình hình M&A theothay đổi đăng ký kinh doanh

Trong 5 năm vừa qua (từ 2007 –2011) trên toàn quốc đã có tổng cộng407 trường hợp thực hiện thay đổiđăng ký kinh doanh do nguyên nhânTTKT với tổng trị giá 15.068 tỷ đồng(tương đương với khoảng 780-800triệu USD). TP Hồ Chí Minh là nơi cónhiều trường hợp thay đổi đăng ký

kinh doanh do nguyên nhân tậptrung kinh tế nhất trong cả nước (60trường hợp, chiếm 15% số vụ đượcthống kê).

5. Thực trạng kiểm soáthoạt động tập trung kinh tế

Trong thời gian 3 năm vừa qua,đã có một số văn bản pháp luật mớiđược ban hành điều chỉnh một sốvấn đề hoặc lĩnh vực cụ thể tronghoạt động tập trung kinh tế, baogồm Luật Viễn thông (2009) và Nghịđịnh hướng dẫn thi hành, Thông tư04/2010 của Ngân hàng nhà nướcquy định việc sáp nhập, hợp nhất,mua lại tổ chức tín dụng, Nghị định119 (2011) của Chính phủ sửa đổithủ tục hành chính tại Nghị định 116(2005) hướng dẫn Luật Cạnh tranh

Có khoảng 20 vụ việc tập trungkinh tế được thông báo hoặc thamvấn với Cục Quản lý cạnh tranh (CụcQLCT). Trong đó, một số ngành đángchú ý là: Sản xuất giấy, Công nghệthông tin, Thiết bị viễn thông, Dịchvụ khoan dầu khí, Sản xuất chăn gốiđệm, Sản xuất hàng tiêu dùng, Bảohiểm nhân thọ, Kinh doanh thựcphẩm, Dịch vụ nghỉ dưỡng. Cho tớinay Cục QLCT đã phê chuẩn tất cảcác vụ việc TTKT được thông báo.Chưa có vụ việc nào thuộc dạng bịcấm theo quy định của Luật Cạnhtranh. Và theo đánh giá của cácchuyên gia, các vụ TTKT nằm trongngưỡng phải thông báo hoặc bị cấmđã bắt đầu xuất hiện và có xu hướnggia tăng.

Trên đây là những nét sơ lược vềhoạt động tập trung kinh tế ViệtNam trong giai đoạn hiện nay. Rõràng trong vài năm trở lại đây, hoạtđộng M&A diễn ra vô cùng sôi độngvà nhận được sự quan tâm của chínhphủ, doanh nghiệp và các chuyêngia kinh tế trong ngoài nước. Mặc dùmới mới chỉ phát triển ở tốc độchậm, nhưng với tình hình kinh tế xãhội còn nhiều biến động như hiệnnay, có lẽ xu hướng các vụ sáp nhậpdoanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng và trảirộng trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sựquan tâm đúng mức của các cơ quanchức năng trong việc hỗ trợ cácdoanh nghiệp trong việc thực hiệncác giao dịch được pháp luật chophép cũng như kiểm soát, ngănngừa những vụ M&A nhằm thâu tómthị trường, gây tác động hạn chếcạnh tranh.BAN GIÁM SÁT Và QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 6: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

CHUYÊN MỤC M&A

Kiểm soát tập trung kinh tế(TTKT) tại Việt Nam hiện nayđược coi là một vấn đề mang

tính cấp thiết, đã và đang nhận đượcsự quan tâm của giới chuyên môn vàtoàn xã hội. Năm 2006, Luật Cạnhtranh ra đời đưa ra những quy định vềkiểm soát TTKT, đánh dấu bước pháttriển mới trong hoạt động TTKT(M&A) tại Việt Nam. Tuy nhiên trong 6năm thực thi các quy định của Luật,có nhiều ý kiến từ giới chuyên môncho rằng còn nhiều điểm chưa thựcsự phù hợp với tình hình kinh tế cũngnhư tính chất đặc thù của các thươngvụ M&A tại Việt Nam.

1. Môi trường pháp lýcủa hoạt động M&A tại ViệtNam

Kể từ khi Luật Cạnh tranh đượcban hành và thực thi, có thể nhậnthấy một số điểm cần được bổ sung,hoàn thiện trong môi trường pháp lývề TTKT như sau:

Thứ nhất, Luật Cạnh tranh chưađề cập đến việc kiểm soát đối vớiTTKT theo chiều dọc, TTKT hỗn hợp.Ngoài ra, Luật Cạnh tranh cũng chưađề cập đến việc kiểm soát hình thứcliên kết thông qua đội ngũ lãnh đạo,quản lý chung.

Thứ hai, Mục 5, Chương ii – Nghịđịnh số 116/2005/NĐ-CP (quy địnhvề tập trung kinh tế) hiện nay vẫnchưa có các hướng dẫn cụ thể. LuậtCạnh tranh vẫn chưa có quy định đểtrao quyền cho cơ quan quản lý cạnhtranh trong việc xây dựng nội dungthẩm tra trong thủ tục thông báo, thủtục miễn trừ các trường hợp TTKT vàquy chế kiểm soát TTKT.

Thứ ba, về tổng thể pháp luật liênquan đến TTKT vẫn chưa có quy địnhvề cõ chế phối hợp giữa các thủ tụckiểm soát TTKT với thủ tục quản lýnhà nước trong việc đăng ký kinhdoanh, thủ tục đầu tư..., chưa có quychế liên kết làm việc giữa cơ quanchịu trách nhiệm chính trong việckiểm soát TTKT là Cục Quản lý cạnhtranh (Cục QLCT) với các cơ quanquản lý nhà nước trong các lĩnh vựcnói trên. Mặc dù đã có sự liên kết vềmặt pháp lý những việc thiếu quyđịnh về cơ chế phối hợp trong quá

trình thực thi khiến cho việc kiểmsoát TTKT trên thực tế là khó thựchiện.

2. Bất cập khi sử dụng thịphần làm tiêu chí để đánhgiá vụ việc TTKT và biệnpháp khắc phục chưa thựcsự phù hợp

Luật Cạnh tranh sử dụng thị phầnlàm cơ sở phân loại nhóm TTKT và làtiêu chí duy nhất để xác định cáchthức xử lý, nhưng quy định nghĩa vụphải thông tin chính xác về thị phầncủa các bên tham gia TTKT là một khókhăn cho doanh nghiệp vì họ khôngcó nghĩa vụ phải nắm được doanh sốcủa các đối thủ cạnh tranh trên thịtrường (căn cứ để tính toán thị phầncủa các bên tham gia TTKT), hoặc tạora những tính toán thị phần kết hợpkhác nhau từ phía Cơ quan cạnhtranh và doanh nghiệp. Ngoài ra, việcsử dụng yếu tố thị phần kết hợp làmcăn cứ để kiểm soát TTKT cho thấyLuật Cạnh tranh Việt Nam chỉ kiểmsoát các trường hợp TTKT theo chiềungang. Vì vậy, việc sáp nhập, hợpnhất, mua lại, liên doanh giữa cácdoanh nghiệp không cùng thị trườngliên quan (các dạng sáp nhập theochiều dọc và tổ hợp) không chịu sựkiểm soát của Luật Cạnh tranh.

Khi đánh giá vụ việc TTKT dựatrên yếu tố thị phần, thủ tục thôngbáo đơn giản chỉ là quá trình xác địnhlại một cách chính xác về thị phần kếthợp của các doanh nghiệp tham giaTTKT mà chưa là quá trình đánh giátác động của TTKT đến thị trường ởnhiều phương diện. Cách tiếp cận nàylàm cho pháp luật kiểm soát TTKTchưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra, việcđặt ra ngưỡng thị phần 50% để cấmthực hiện giao dịch TTKT không phảnánh đúng thực trạng của nền kinh tế.

Hiện nay, chưa có một cơ chếphối hợp và trao đổi thông tin giữacác cơ quan trong việc kiểm soátTTKT dẫn đến việc nắm bắt các thôngtin, dữ liệu về các vụ việc TTKT cònnhiều khó khăn và không đầy đủ.Hiện tại, Cục Quản lý Cạnh tranh chủyếu dựa vào các nguồn thông tin: từphía doanh nghiệp thực hiện TTKT,phương tiện thông tin truyền thông

trong nước và quốc tế, sự hợp tác củacác Sở KH-ĐT...

Một vấn đề đáng chú ý nữa làbiện pháp khắc phục khi xảy ra viphạm trong TTKT, theo đánh giá củaCục QLCT, ngoài các biện pháp đưara trong Luật định, luật pháp có thểquy định trong những trường hợptương tự, các bên có thể cam kết vớicơ quan cạnh tranh sẽ thực hiệnmột/nhiều biện pháp khắc phụcnhất định để không gây ra nhữngquan ngại về khả năng tiềm ẩn gâyhạn chế cạnh tranh trên một thịtrường liên quan như biện pháp khắcphục mang tính cấu trúc (bán lại mộtphần cơ sở kinh doanh cho một bênthứ ba, hoặc mở rộng phạm vi cungcấp bản quyền sở hữu trí tuệ) hoặcmang tính hành vi (khuyến khíchcạnh tranh trực tiếp hoặc kiểm soátsản lượng). Cơ quan cạnh tranh cầncó đủ thẩm quyền để đánh giá, xemxét biện pháp khắc phục được đềnghị có thỏa đáng và không gây tácđộng hạn chế cạnh tranh một cáchđáng kể hay không v.v...

3. Khuyến nghị Từ việc nghiên cứu thực trạng

TTKT tại Việt Nam, trên cơ sở đánhgiá những vấn đề còn tồn tại trongquá trình thực thi quy định về kiểmsoát TTKT, Cục QLCT đã đưa ra một sốđóng góp và nhận định nhằm khắcphục những bất cập trong phạm vi vàcác hình thức TTKT phải kiểm soát, nhưmở rộng về hình thức và hành vi giaodịch TTKT, kiểm soát cả các giao dịchTTKT được thực hiện ngoài lãnh thổViệt Nam nhưng có tác động gây hạnchế cạnh tranh một cách đáng kể trênthị trường Việt Nam; khuyến nghị vềbổ sung ngưỡng thông báo TTKT docác tiếp cận sử dụng tiêu chí thị phầntrên thị trường liên quan cũng gây rarất nhiều khó khăn cho doanh nghiệptrong quá trình thực hiện thủ tụcthông báo TTKT, xác định thị trườngliên quan, xác định thị phần của mìnhtrên thị trường liên quan, cụ thể là sửdụng “doanh thu” để xác địnhngưỡng thông báo TTKT; khuyếnnghị về đánh giá tác động cạnh tranhcủa vụ việc TTKT. Bên cạnh đó là cáckhuyến nghị về sự thống nhất vàtương thích của quy định về tập trung

Một số vấn đề trong kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam và khuyến nghị

Page 7: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

kinh tế giữa Luật Cạnh tranh và cácLuật khác, khuyến nghị về hoànthiện quy trình thông báo TTKT,khuyến nghị về việc xây dựng hệthống cơ sở dữ liệu chung quốc giavề M&A phục vụ tư vấn và quản lýnhà nước, khuyến nghị đối vớicộng đồng doanh nghiệp/nhà đầutư nhằm chuẩn bị tốt cho hoạtđộng M&A và tránh bị động khitham gia vào quá trình mua bán vàsáp nhập.

Trong bối cảnh nền kinh tế ViệtNam đang trong giai đoạn pháttriển và hội nhập quốc tế, ngàycàng có nhiều công ty nước ngoàigia nhập thị trường Việt Nam bằngcon đường M&A, điều đó cũng cónghĩa là nguy cơ xảy ra các thươngvụ M&A bất hợp pháp nhằm thâutóm thị trường sẽ ngày càng giatăng về số lượng và tính chất phứctạp, đó thực sự là một thách thứckhông nhỏ đối với cơ quan quản lýnhà nước và bản thân nội bộ cácdoanh nghiệp. Về phía cơ quannhà nước cần có cơ chế kiểm soátphù hợp và linh hoạt hơn, cũngnhư cần được trao nhiều quyềnhơn trong việc đánh giá và thực thicác vụ việc TTKT. Về phía cácdoanh nghiệp cần phải nắm đượccác vấn đề thủ tục pháp lý, vữngvàng trong công tác điều hành,tỉnh táo trong các hoạt động giaodịch và sáp nhập để không gâynên những xáo trộn, ngăn cảncạnh tranh trên thị trường hoặcchịu tổn thất. Tuy nhiên, hoạt độngM&A không chỉ liên quan đến haiđối tượng nói trên mà còn có sựđóng góp không nhỏ của các hãngluật, công ty tư vấn, môi giớichuyên nghiệp trong việc kết nốicác giao dịch cũng như thực hiệncác thủ tục pháp lý có liên quan.Như vậy, có thể khẳng định rằng,để giúp cho các thương vụ M&Ađược diễn ra một cách thuận lợi,đúng trình tự về thủ tục pháp lý,không gây ra những tác động xấucho cạnh tranh trên thị trường đòihỏi sự hợp tác, phối hợp cũng nhưđóng góp xây dựng của nhiều Bộ,ngành, doanh nghiệp, tư vấnchuyên môn của các chuyên giatrong nhiều lĩnh vực, nhằm hướngđến một môi trường cạnh tranhlành mạnh, mà ở đó hoạt độngTTKT thực sự phát huy được vai tròcủa nó trong công cuộc thúc đẩykinh tế xã hội.

Thứ hai, về nguyên tắc, khi cáchành vi đầu tư làm phát sinh các vụviệc tập trung kinh tế thì chúng phảichịu sự kiểm soát của Pháp Luật Cạnhtranh. Theo đó, các hành vi sáp nhập,hợp nhất, mua lại (góp vốn, mua cổphần, nhận chuyển nhượng vốn góp)và liên doanh (đầu tư thành lậpdoanh nghiệp mới hoặc hợp tácthành lập doanh nghiệp liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)giữa các nhà đầu tư là tổ chức, cánhân kinh doanh đang hoạt động tạiViệt Nam có cùng thị trường liênquan (1) bị cấm khi thị phần kết hợpchiếm trên 50% trên thị trường liênquan; hoặc (2) phải thực hiện thủ tụcthông báo tập trung kinh tế theo LuậtCạnh tranh trước khi thực hiện thủtục đầu tư nếu thị phần kết hợpchiếm từ 30% đến 50% trên thịtrường liên quan. Tuy nhiên, nghiêncứu các quy định của Luật Đầu tư vàcác văn bản hướng dẫn thi hành cóthể nhận thấy còn tồn tại một số vấnđề sau:

Một là, trong các quy định về hìnhthức đầu tư, Luật Đầu tư chỉ ghi nhậnvề quan hệ điều chỉnh hoạtđộng đầu tư đối với một hìnhthức duy nhất là sáp nhập,mua lại công ty, chi nhánh.Theo đó, Khoản 2Điều 25LuậtĐầu

tư ghi nhận nguyên tắc điều kiện sápnhập, mua lại công ty, chi nhánh theoquy định của Luật này, pháp Luật vềCạnh tranh và các quy định khác củapháp luật có liên quan. Quy định nàycó thể nảy sinh những suy đoán pháplý (1) Pháp Luật Đầu tư định ra sự liênkết với pháp Luật Cạnh tranh tronggiới hạn của hình thức đầu tư sápnhập, mua lại công ty, chi nhánh. Cáchình thức đầu tư khác như thành lậpdự án gắn liền với thành lập tổ chứckinh tế mới; hợp tác thành lập tổ chứckinh tế liên doanh, chuyển nhượngvốn... không phát sinh những sự kiệnpháp lý thuộc phạm vi điều chỉnh củapháp Luật Cạnh tranh. Với nhữngphân tích, đối chiếu và nhận dạnghành vi đầu tư với các quy định về tậptrung kinh tế đã trình bày, có thể thấyrằng quan niệm này hoàn toànkhông phù hợp với tinh thần của LuậtCạnh tranh. (2) Sự liên kết điều chỉnh

của Luật Đầu tư và Luật Cạnhtranh đối với hình thức sápnhập, mua lại công ty, chi

nhánh chỉ giới hạn trongđiều kiện thực hiện màchưa có liên kết về thủtục. Suy đoán này có cơ

sở khi Khoản 4 Điều 66Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định về thủ tụcđầu tư trực tiếp dưới hìnhthức sáp nhập, mua lại

doanh nghiệp không yêu

Đánh giá liên kết điều chỉnh về kiểm soát tập trung kinh tế giữa Luật Đầu tư và Pháp Luật Cạnh tranh(Tiếp phần trước)

Page 8: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

CHUYÊN MỤC M&A

cầu nội dung kiểm soát cạnh tranhtrong hồ sơ sáp nhập, mua lại. Theođó, hồ sơ chỉ bao gồm: Văn bản đềnghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệpgồm các nội dung: tên, địa chỉ và ngườiđại diện của nhà đầu tư nước ngoài sápnhập, mua lại doanh nghiệp; tên, địachỉ, người đại diện, vốn điều lệ và lĩnhvực hoạt động của doanh nghiệp bị sápnhập, mua lại; tóm tắt thông tin về nộidung sáp nhập, mua lại doanh nghiệp;đề xuất (nếu có); Quyết định của hộiđồng thành viên hoặc của chủ sở hữudoanh nghiệp hoặc của đại hội đồngcổ đông về việc bán doanh nghiệp; Hợpđồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệpbao gồm những nội dung chủ yếu sau:tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanhnghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục vàđiều kiện sáp nhập, mua lại doanhnghiệp; phương án sử dụng lao động;thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyểngiao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, tráiphiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại;thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mualại; trách nhiệm của các bên; Điều lệcủa doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại;Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp saukhi được phép sáp nhập, mua lại (nếucó sự thay đổi). Văn bản xác nhận tưcách pháp lý của nhà đầu tư nướcngoài gồm: bản sao quyết định thànhlập hoặc giấy tờ có giá trị tương đươngkhác đối với nhà đầu tư là tổ chức kinhtế; bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tưlà cá nhân. Với hồ sơ này, cơ quanquản lý hoạt động đầu tư không thểxác định được trường hợp sáp nhập,mua lại thuộc đối tượng bị cấm đểkhông cấp giấy chứng nhận đầu tư.Mặt khác, điều này cũng sẽ tạo raxung đội với Luật Cạnh tranh năm2004 bởi điều 24 Luật Cạnh tranh quyđịnh đại diện hợp pháp của các doanhnghiệp tham gia tập trung kinh tếthuộc diện phải thông báo theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 20 của Luật nàychỉ được làm thủ tục tập trung kinh tếtại cơ quan Nhà nước có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật về doanhnghiệp khi được cơ quan quản lý cạnhtranh trả lời bằng văn bản về việc tậptrung kinh tế không thuộc trường hợpbị cấm. Với quy định này, ít nhất tronghồ sơ sáp nhập, mua lại doanhnghiệp được quy định trong Luật Đầutư phải có thêm công văn trả lời củacơ quan quản lý cạnh tranh khẳngđịnh trường hợp tập trung kinh tếkhông bị cấm nếu các doanh nghiệptham gia sáp nhập, mua lại có thịphần kết hợp từ 30% đến 50% trênthị trường liên quan.

Hai là, với các quy định hiện nay,Luật Đầu tư chưa có bất kỳ sự dẫnchiếu nào đến các quy định của LuậtCạnh tranh đối với các hình thức hợptác đầu tư giữa các tổ chức, cá nhânkinh doanh trong việc thành lập tổchức kinh tế mới; hợp tác liên doanhgiữa các doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài đang hoạt động tại ViệtNam để thành lập doanh nghiệp100% vốn nước ngoài mới; liên doanhgiữa các doanh nghiệp liên doanh,giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanhtrong nước với nhà đầu tư nước ngoàiđể thành lập tổ chức kinh tế liêndoanh và các hình thức đầu tư bằnghành vi góp vốn, mua cổ phần. Trongkhi đó, các hình thức đầu tư trên đềucó thể làm xuất hiện các vụ việc tậptrung kinh tế chịu sự kiểm soát củaPháp Luật Cạnh tranh nếu các nhàđầu tư hoạt động cùng thị trường liênquan và thị phần kết hợp đạt các mứctương ứng bị cấm hoặc bị kiểm soátcạnh tranh. Thực tế này đã gây ranhững hệ quả sau: (1) trong các quyđịnh về thủ tục đầu tư trong Luật Đầutư và Nghị định 108/2006/NĐ-CPkhông có nội dung thẩm tra về tácđộng đến môi trường cạnh tranh củacác dự án đầu tư có liên quan đến cáchình thức đầu tư trên. Căn cứ các điều45, 46, 47 và 48 Luật Cạnh tranh, Điều42, 43, 44, 45, 46, 47 Nghị định108/2006/NĐ-CP, thủ tục đầu tư dùthực hiện dưới hình thức đăng ký đầutư hoặc thẩm tra dự án đầu tư đềukhông yêu cầu các nhà đầu tư đápứng các yêu cầu hoặc các điều kiệnđược quy định trong Luật Cạnh tranh.Cơ quan quản lý hoạt động đầu tưkhông có trách nhiệm thẩm tra sựphù hợp của các dự án đầu tư gắnliền với các hình thức đầu tư trên vớicác quy định trong Luật Cạnh tranh.(2) Không có cơ chế phối hợp giữa cơquan quản lý cạnh tranh với các cơquan quản lý hoạt động đầu tư. Từcác quy định tại Điều 18 và Điều 44Luật Cạnh tranh, chúng ta có thể thấyrằng việc kiểm soát về cạnh tranh đốivới các hành vi đầu tư làm phát sinhvụ việc tập trung kinh tế phải đượcthực hiện trước khi thực hiện các thủtục đầu tư theo Pháp Luật Đầu tư. Tuynhiên, các thủ tục đầu tư được quyđịnh trong Pháp Luật Đầu tư hiệnhành không có cơ chế để cơ quanquản lý cạnh tranh thực hiện chứcnăng kiểm soát tập trung kinh tế theođúng tinh thần của Luật Cạnh tranh.Ngược lại, các cơ quan quản lý đầu tưcũng không có trách nhiệm tham vấn

cơ quan quản lý cạnh tranh đối vớicác trường hợp đăng ký hoặc thẩmtra dự án đầu tư có liên quan đến tậptrung kinh tế được quy định trongLuật Cạnh tranh. (3) Việc thiếu cơ chếphối hợp có thể dẫn đến tình trạngcác dự án đầu tư được cấp giấy chứngnhận đầu tư và thành lập các tổ chứckinh tế mới hoàn toàn phù hợp vớiLuật Đầu tư (thành lập hợp pháp)nhưng vi phạm Pháp Luật Cạnhtranh.

3. Kết luậnVới những phân tích về quan hệ

giữa Pháp Luật Đầu tư và Pháp LuậtCạnh tranh, chúng tôi có những kếtluận cơ bản sau:

(1) Việc triển khai một dự án đầutư bằng các hình thức đầu tư và thựchiện các quyền cơ bản của nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài được quyđịnh trong Pháp Luật Đầu tư có thểphát sinh các vụ việc tập trung kinhtế chịu sự kiểm soát của pháp LuậtCạnh tranh nếu đáp ứng các điềukiện về chủ thể, về thị trường liênquan và thị phần kết hợp của các nhàđầu tư là các tổ chức, cá nhân kinhdoanh. Về lý thuyết, các trường hợpnày làm phát sinh sự phối hợp điềuchỉnh giữa Luật Đầu tư và Pháp LuậtCạnh tranh.

(2) Các cơ quan thực thi pháp LuậtCạnh tranh gần như không thể thựcthi nhiệm vụ của mình đối với các vụviệc hợp tác đầu tư thành lập tổ chứckinh tế mới từ các nhà đầu tư là tổchức, cá nhân kinh doanh ngay từ khiđăng ký hoặc thẩm tra dự án đầu tưvì chưa có cơ chế phối hợp giữa thủtục đầu tư theo Luật Đầu tư và thủ tụckiểm soát tập trung kinh tế theo LuậtCạnh tranh.

(3) Pháp Luật Đầu tư và pháp LuậtCạnh tranh chưa có cơ chế kiểm soátcạnh tranh và kiểm soát đầu tư đối vớicác hoạt động đầu tư diễn ra ở nướcngoài nhưng có ảnh hưởng đến ViệtNam như thâu tóm lẫn nhau của cáctập đoàn đa quốc gia nhưng khôngsáp nhập các doanh nghiệp có vốnđầu tư của các tập đoàn trên sápnhập tại Việt Nam; mua bán doanhnghiệp nước ngoài diễn ra ngoài lãnhthổ Việt Nam để kiểm soát các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam...

TS. NGUYễN NGọC SƠN

(Khoa Luật – Trường Đại học kinh tế -Luật TP. HCM - ĐHQG TP. HCM)

Page 9: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

16,6% so với quý trước (76,8 tỉ USD).Quý 3 năm 2012, các giao dịch

xuyên biên giới đạt tổng giá trị 191,5tỉ USD, giảm 23,2% so với quý 2 (249,5tỉ USD) và giảm 15% so với cùng kìnăm ngoái (225,3 tỉ USD). Các giaodịch xuyên biên giới chiếm 41,5%tổng giá trị toàn bộ các giao dịchM&A trên toàn thế giới trong quý 2(461 tỉ USD). Các giao dịch thực hiệngiữa các khu vực đạt 138,7 tỉ USDtrong Q3 năm 2012, chiếm 30,1%tổng giá trị toàn bộ các giao dịchM&A trên toàn cầu, giảm 21,4% so vớiQ2 năm 2012 (176,4 tỉ USD), giảm10,7% so với cùng kì năm ngoái.

Lĩnh vực năng lượng, khaikhoáng, tiện ích ghi nhận sự sụt giảmvề giá trị giao dịch trong Q1-Q3 năm2012 so với cùng kì năm ngoái, tuynhiên vẫn được đánh giá là lĩnh vựcnăng động nhất trong các hoạt động

M&A toàn cầu và đã tăng thị phầncủa lĩnh vực này. Lĩnh vực này đạt380,9 tỉ USD tổng giá trị, giảm 7,7%so với ba quý đầu năm 2011 (412,5 tỉUSD), tuy nhiên thị phần tăng từ23,3% lên 26,1%.

Như vậy, cuộc khủng hoảng kinhtế thế giới đã dẫn tới sự sụt giảmđáng kể trong thị trường mua bánsáp nhập. Hai nhân tố chủ yếu ảnhhưởng tới hoạt động M&A hiện tại là:chênh lệch lớn giữa giá chào bán –chào mua và khả năng hoàn thànhthương vụ. Do tình hình vĩ mô khôngổn định, các công ty vẫn đang trongtình trạng chờ đợi và quan sát. Đểcánh cửa hoạt động M&A rộng mở,thế giới cần ghi nhận một số thôngbáo giao dịch M&A của một vài côngty cỡ lớn.

Tổng hợp số lượng giao dịch M&AQ1-Q3 phân theo lĩnh vực:

Tổng quan hoạt động mua bán sáp nhập toàn thế giới03 quý đầu năm 2012

Hoạt động mua bán sáp nhập(M&A) toàn cầu trong ba quýđầu năm 2012 đạt 1.461,1 tỉ

USD, giảm 17,4% so với cùng kì năm2011 (1.769 tỉ USD). Đây là năm đạttổng giá trị thương vụ ba quý nhỏ thứhai tính từ năm 2009 (1.142 tỉ USDQ1-Q3 2009). Quý 3 năm 2012 đạttổng giá trị 461 tỉ USD, giảm 16,1% sovới quý 2 năm 2012 (549,7 tỉ USD),nếu quý 2 được đánh giá là có sựphục hồi đáng kể thì sang quý 3 tổnggiá trị thương vụ được các chuyên giađánh giá là “rơi tự do”. Quý 3 cũng làquý có giá thị thấp thứ 2 so với cácQuý 3 trước kể từ năm 2004 (343,4 tỉUSD).

Cuộc khủng hoảng tài chính tạiChâu âu có ảnh hưởng mạnh mẽ lênhoạt động mua bán sáp nhập tại khuvực này, khiến hoạt động M&A khuvực này trong Q3 năm 2012 giảm đếnmức thấp nhất 3 năm. Tổng giá trịthương vụ M&A tại Châu âu trong Q3năm 2012 đạt 100,3 tỉ USD, giảm46,1% so với quý 2 năm 2012 (186,3 tỉUSD) và giảm 39,3% so với Q3 năm2011 (165,2 tỉ USD). Tổng giá trị cácgiao dịch của khu vực này trong 09tháng đầu năm 2012 đạt 457,5 tỉ USD,giảm 22,6% so với cùng kỳ nămngoái, và xuống mức thấp nhất kể từQ1-Q3 năm 2010 (399,9 tỉ USD).

Hoa Kỳ, với tổng giá trị các thươngvụ Q1-Q3 năm 2012 chỉ đạt 512,1 tỉUSD, cũng ghi nhận sự sụt giảm18,6% so với cùng kì năm 2011 (628,8tỉ USD), tuy nhiên so với cùng quýnăm 2011 thì giá trị thương vụ M&AQ3 năm 2012 đã tăng 11,7%, đạt206,7 tỉ USD. Sở dĩ quý này ghi nhậnmức tăng này là nhờ vào thương vụcủa Kraft Foods với việc tách bộ phậnkinh doanh khu vực Bắc Mỹ với giá trị26,3 tỉ USD. Điều này cũng đưa HoaKỳ là nước chiếm tỉ lệ lớn nhất tronghoạt động M&A toàn cầu so với cácvùng khác, chiếm 35% tổng giá trị cácthương vụ trong 09 tháng đầu năm2012.

Hoạt động mua bán sáp nhậpkhu vực Châu á-Thái Bình Dươngnăm 2012 đạt mức 246,3 tỷ USD,giảm 13,2% so với cùng kì năm 2011(Q1-Q3 2011). Trong quý 3 năm 2012,hoạt động M&A khu vực này tăng

Lĩnh vực ChâuMỹ

ChâuÁ

ChâuÂu

ChâuPhi

TrungĐông

Tổng(triệu USd)

Công nghệ, thông tin vàtruyền thông 1.278 680 621 17 71 2.667

Công nghiệp và hóa học 473 1.031 705 22 20 2.251

Năng lượng, Khaikhoáng, Tiện ích 947 666 445 102 27 2.187

Tiêu dùng 572 575 637 22 16 1.822

dược, Y tế, Công nghệsinh học 682 310 308 3 29 1.332

dịch vụ kinh doanh 528 280 293 13 15 1.129

dịch vụ tài chính 409 328 317 54 23 1.131

Giải trí 246 204 232 6 13 701

Giao thông 167 176 193 8 14 558

xây dựng 71 176 173 20 6 446

Quốc phòng 71 5 22 2 2 102

Bất động sản 67 205 95 14 12 393

Nông nghiệp 50 135 43 6 2 236

Chính phủ 16 2 9 27

Khác 6 31 10 2 49

Tổng số 5.583 4.804 4.103 291 250 15.031

Page 10: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

Hoạt động M&A đối vớicác công ty có quy mô trungbình

Các giao dịch M&A của các côngty có quy mô trung bình trên toàn cầutrong ba quý đầu năm 2012 đạt 558,2tỉ USD, thấp hơn 11,9% so với Q1-Q3năm 2011(633,8 tỉ USD), là kì Q1-Q3có giá trị giao dịch thấp thứ 3 kể từnăm 2005 (536 tỉ USD). Các thương vụM&A của các công ty có quy môtrung bình trong quý 3 năm nay đạt175,5 tỉ USD, giảm 17,9% so với quý 2(213,9 tỉ USD). Tổng giá trị các thươngvụ M&A tại các công ty có quy môtrung bình trong quý 3 chiếm tỉ lệ38,1% so với tổng giá trị thương vụM&A toàn cầu, giảm nhẹ so với mức38,9% của quý 2 (549,7 tỉ USD).

Các khu vực chủ yếu ghi nhận sựsụt giảm đáng kể trong các thươngvụ M&A của các công ty có quy môtrung bình. Sự sụt giảm nhiều nhất làtại khu vực Châu Phi và Trung Đông(giảm 38,6% trong Q1-Q3 2011), tuynhiên Châu á – Thái Bình Dương(ngoại trừ Nhật Bản) và Châu âu cũngghi nhận sự sụt giảm 29,3% và 24,8%tương ứng với mỗi vùng. Hoa Kỳ lànền kinh tế duy nhất vẫn ghi nhậnmức tăng 12,1% trong Q1-Q3 2011.Lĩnh vực Năng lượng, Khai khoáng vàtiện ích đạt 23,3% so với tổng giá trịcác hoạt động M&A nhóm công tyquy mô tầm trung trong năm nay. Vớitổng giá trị thương vụ đạt 130,3 tỉUSD, giảm 11,9% trong cùng kì năm2011 (147,9 tỉ USD).

Thương vụ Blackstone Groupmua lại Vivint, trị giá thương vụ là 2 tỉUSD, là giao dịch M&A công ty tầmtrung lớn nhất trong Q3, tiếp đó làgiao dịch Highstar Capital mua lại Ve-olia ES Solid Waste với 1,9 tỉ USD.

Mua lại bằng nguồn vốnquỹ đầu tư tư nhân

Các giao dịch mua lại bằng nguồnvốn quỹ đầu tư tư nhân toàn cầu

V C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

CHUYÊN MỤC M&A

trong Q1-Q3 năm 2012 đạt 176,1 tỉUSD, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm2011 (228,0 tỉ USD). Hoạt động này tạiChâu âu giảm xuống 62,5 tỉ USD,tương ứng mức giảm 29,5% từ mức88,6 tỉ USD năm 2011. Khu vực Châuá – Thái Bình Dương (ngoại trừ NhậtBản) giảm sâu hơn với tỉ lệ sụt giảm41,2% xuống 18,1 tỉ USD trong 3 quýđầu năm.

Các giao dịch mua lại bằng nguồnvốn quỹ đầu tư tư nhân chiếm 12,7%tổng số các giao dịch M&A toàn cầutrong quý 3, đạt 58,6 tỉ USD. Đây làmức giá trị giao dịch mua lại trong Q3thấp nhất kể từ năm 2009 (24,4 tỉUSD). Cũng do những bất ổn khu vựcChâu âu, các thương vụ mua lại khuvực này giảm 39,9% từ Q2 (từ 23,3 tỉUSD xuống 14 tỉ USD), đây là mứcgiảm cao nhất giữa hai quý kể từ năm2007.

Tỉ lệ lãi suất vay thấp tại Hoa Kỳ làyếu tố thuận lợi giúp tăng số lượnggiao dịch, góp phần tăng 18,6% tổnggiá trị các giao dịch mua lại tại Hoa Kỳtrong Q3 năm 2012 (31,9 tỉ USD) sovới Q3 năm 2011 (26,9 tỉ USD). Tổnggiá trị các giao dịch mua lại tại Hoa Kỳ(82,2 tỉ USD) năm 2012 đóng góp vào46,7% số lượng giao dịch mua lại toàncầu, giảm nhẹ 4,8% so với cùng kìnăm 2011 (86,3 tỉ USD) nếu so sánhvới các khu vực khác.

Thương vụ mua lại bằng nguồnvốn quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất Q3 làthương vụ the Calyle Group mua lạiDuPont Performance Coatings từ E.i.du Pont de Nemours & Company trịgiá 4,9 tỉ USD.

Thoái vốn bằng nguồnvốn quỹ đầu tư (PE)

Các quỹ đầu tư tư nhân đang yênvị với nguồn vốn đầu tư của mình vàkiễn nhẫn đợi khi điều kiện an toànhơn. Tổng số các giao dịch thoái vốntrong Q1-Q3 năm 2012 đạt 203,3 tỉUSD, giảm 16,4% so với cùng kì năm2011 (243,2 tỉ USD). Các giao dịchmua-bán tài sản, cổ phần chiếm69,2% tổng số giao dịch thoái vốn PE,các giao dịch mua–bán các khoảnvay, nợ, thế chấp, khoản phải thu...(gọi tắt là SBOs) và giao dịch khácchiếm 30,8%.

SBOs vẫn tiếp tục ổn định so vớinăm trước. Giá trị SBOs trong Q1-Q3năm 2012 đạt 62.6 tỉ USD trong khigiá trị SBOs Q1-Q3 năm 2011 đạt 62,8tỉ USD. Chỉ riêng quý 3 đạt 28,2 tỉ USDgiá trị, tăng 21,6% so với Q3 năm2011 (23,2 tỉ USD).

Các giao dịch mua-bán tài sản, cổphần giảm 21,9% trong năm 2012(140,8 tỉ USD) so với cùng kì năm2011 (180,4 tỉ USD). Hoạt động mua-bán này của quý 3 đạt 41,2 tỉ USDgiảm 34,9% so với mức 63,3 tỉ USDcủa quý 2: các công ty vẫn còn đềphòng rủi ro và thận trọng đối vớiviệc thoái vốn.

Các giao dịch thoái vốn có ưu đãitoàn cầu tăng từ 32,4% năm 2011 lên34,9%. Giao dịch thoái vốn có ưu đãicủa Hoa Kỳ đạt 48,8% (37,9% năm2011) đã hỗ trợ cho tình hình hồiphục chậm theo như đã báo cáotrong khi giao dịch thoái vốn có ưuđãi của Châu âu đã giảm xuống 15%trong năm 2012 tính tới thời điểm

xếp hạng Tên công ty Giá trị (triệu USd)

1 The Carlyle Group 15,495

2 Blackstone Group 8,741

3 AXA Private Equity 1,816

4 Kohiberg Kravis Robert&Co 2,858

5 The Riverside Company 2,858

6 Lloyds TSB Development Capital 396

7 HiG Capital 47

8 EQT Partners 3,419

9 Vista Equity Partners 2,501

10 Warburg Pincus 1,638

10 thương vụ mua bằng nguồn vốn quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất:

Page 11: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

hiện tại (31,1% năm 2011). Giá trịEBiTDA (thu nhập trước lãi suất, thuế,hao mòn và khấu hao) thu được từgiao dịch thoái vốn toàn cầu đạt 9,9x,thấp hơn năm 2011 (12,6x) và thấpnhất kể từ năm 2003. Mức 19,9x củaChâu âu chỉ cao hơn mức 9,8x củaHoa Kỳ.

Các giao dịch hàng đầu trong quýthuộc lĩnh vực công nghiệp và hóahọc, đó là thương vụ Japanese Daikinindustries mua Goodman Global từUS Hellman&Friedman với 3,7 tỉ USD.

Hoạt động M&A tại cáccác nước đang phát triển

Giá trị các thương vụ M&A tại cácnước đang phát triển trong quý 3 đạt69,3 tỉ USD, vẫn thấp hơn 49% so vớiQ3 2011(135,8 tỉ USD), đây là Q3 cógiá trị thấp nhất kể từ Q3 2008 (49,3 tỉUSD) và là Q3 thấp thứ 2 kể từ Q32006 (67 tỉ USD). Các nước đang pháttriển chiếm 15% tổng giá trị các giaodịch M&A trong Q3 năm 2012, giảmtừ mức 23,5% cùng kì năm 2011.Tổng giá trị giao dịch M&A ba quýđầu năm 2012 chiếm 20,4% tổng giátrị các giao dịch M&A toàn cầu, so vớimức 21,9% năm 2011.

Hoạt động M&A khối BRiC trongquý 2 năm nay cũng giảm về mức47,1 tỉ USD (từ mức 75,6 tỉ trong Q1năm 2012), là quý có giá trị giao dịchkhối BRiC thấp nhất kể từ Q1 năm2009 (38,6 tỉ USD). Các thương vụcông ty nước ngoài mua lại công tythuộc thị trường các nước đang pháttriển trong Q3 2012 đạt 24,3 tỉ USD,giảm 61,8% từ Q2 2012 (63,7 tỉ USD)và giảm 52% so với Q3 năm 2011(50,6 tỉ USD). Trong Q1-Q3 2012, cáccông ty mua Châu âu là các nhà đầutư năng động nhất vào các nước

đang phát triển với 47,2 tỉ USD trị giá,mặc dù đã giảm 33,2% so với cùng kìnăm ngoái (70,6 tỉ USD).

Hoạt động M&A tại các nướcđang phát triển đạt giá trị cao nhấtvới các thương vụ trong lĩnh vực Kĩthuật với tổng trị giá 21 tỉ USD trongQ1-Q3 năm 2012, gần như tăng gấpđôi so với cùng kì năm ngoái (10,8 tỉUSD), với sự hỗ trợ của thương vụYahoo-Alibaba trị giá 7,1 tỉ USD.

Cơ cấu tiền mua/mất khảnăng thanh toán

Cơ cấu tiền muaCác giao dịch trả bằng tiền mặt

đơn thuần chiếm 73,8% tổng giá trịcác giao dịch M&A năm 2012, tỉ lệ caonhất kể từ năm 2011. Tỉ lệ này đã tăngtrong ba năm liên tiếp. Tỉ lệ các giaodịch xuyên biên giới trả bằng tiềnmặt đơn thuần cũng tăng (trong banăm liên tiếp) tới 86,7%, với 300,4 tỉUSD trị giá các thương vụ xuyên biêngiới trả bằng tiền mặt trong năm nay.

Các giao dịch M&A trả bằng vốncổ phần, giảm một cách đồng bộ, đặcbiệt vắng bóng tại Châu âu, chỉ có 9thương vụ trị giá tổng cộng 1,2 tỉ USDquý vừa qua, so với 20 giao dịch trị giá11,9 tỉ USD trong quý 3 năm ngoái.Trong tất cả các giao dịch M&A toàncầu năm nay, chỉ 15,5% được trả bằngcổ phiếu bên mua, tỉ lệ thấp nhất kểtừ năm 2001.

Giao dịch lớn nhất trong Q3/2012là thương vụ Kraft Foods bán chinhánh kinh doanh Bắc Mỹ trị giá26,3 tỉ USD.

Mất khả năng thanh toánQuý 3 năm 2012 ghi nhận 65 giao

dịch trên toàn cầu không có khả năngthanh toán với tổng giá trị 4,0 tỉ USD,

tăng 18,9% so với Q2 2012 (3,4 tỉUSD). Các giao dịch không có khảnăng thanh toán toàn cầu trong Q1-Q3 2012 chỉ giảm 1,7% xuống 14,0 tỉUSD tổng trị giá, so với mức 14,2 tỉUSD cùng kì năm 2011.

Châu á – Thái Bình Dương ghinhận giá trị giao dịch không có khảnăng thanh toán cao nhất trong Q32012, chủ yếu do giao dịch MicroTechonomoly, một công ty sản xuấtchất bán dẫn Hoa Kỳ, mua lại ElpidaMemory, một đối tác Nhật Bản, vớigiá 2,5 tỉ USD.

Châu âu ghi nhận mức giảm71,7% trong Q3 về tổng giá trị cácgiao dịch không có khả năng thanhtoán, giảm từ mức 2,8 tỉ USD trongQ2/2012 xuống 0,8 tỉ USD trongQ3/2012. Tuy nhiên tính cả năm đạt7 tỉ USD, giá trị kì Q1-Q3 cao nhấtChâu âu kể từ năm 2007.

Giao dịch không có khả năngthanh toán của Hoa Kỳ tính tới thờiđiểm hiện tại giảm 40,4% từ mức 5,4 tỉUSD trong kì Q1-Q3 năm 2011 xuống3,2 tỉ USD trong kì Q1-Q3 năm 2012.

Hoạt động M&A về giá trịthương vụ

Các thương vụ “mega-deals”- làcác thương vụ trị giá trên 10 tỉ USD-chiếm 16,6% giá trị các thương vụM&A toàn cầu trong Q1-Q3 năm 2012,chiếm tỉ lệ cao nhất kể từ năm 2010tuy nhiên thấp hơn đáng kể so vớimức tăng thêm 20% mỗi năm trongkhoảng từ năm 2004 đến 2009. Trongquý 3 các thương vụ trên 10 tỉ USD đạt81,6 tỉ USD, thấp hơn 7,4% so với tổnggiá trị của Q2/2012 (88,1 tỉ USD).

Các thương vụ M&A của Hoa Kỳcó giá trị 2 tỉ USD tới 10 tỉ USD trongnăm 2012 đạt giá trị 182 tỉ USD,chiếm 35,55% so với tổng giá trị tất cảcác thương vụ M&A tại Hoa Kỳ trongcùng thời kỳ. Con số này vẫn thấphơn tỉ lệ 35,85% ghi nhận được năm2011 và đánh dấu mức cao thứ 2 kểtừ năm 2007.

Tại Hoa Kỳ, quy mô giao dịchtrung bình Q3 2012 đạt 516 triệu USDlà quy mô cao nhất kể từ Q1/2011(526 triệu USD), ghi nhận quý tăngthứ 2 liên tiếp. Mức này đã đẩy quymô giao dịch trung bình toàn cầu,được ghi nhận đã tăng quý thứ 3 liêntiếp tới 335 triệu USD, lên quy môgiao dịch trung bình cao nhất kể từQ1/2011 (361 triệu USD).

LÊ NGUYễN (tổng hợp)

Page 12: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

CHUYÊN MỤC M&A

Ngay cả khi hoạt động niêm yếtcổ phiếu của các công ty Châuá đã sụt giảm mạnh trong năm

nay, đặc biệt là ở thị trường chứngkhoán hàng đầu Hong Kong, thì hoạtđộng mua lại và sáp nhập trong khuvực vẫn gia tăng, và bù đắp cho cáckhu vực khác trên thế giới.

Điều này sẽ tiếp diễn, ông FarhanFaruqui, giám đốc Tập đoàn ngânhàng đầu tư và doanh nghiệp Citi-group khu vực Châu á cho biết, ôngcũng dự đoán rằng hoạt động Mua lạivà Sáp nhập tại Châu á, ngoài NhậtBản, sẽ tăng lên chiếm tới một phầnba các hoạt động giao dịch trên thếgiới trong vòng một thập kỉ tới. Hiệntại con số đó đang là 18,8%, theo sốliệu thống kê của Dealogic.

Hoạt động mua lại và sáp nhập tại Châu Á sẽ chiếm một phần ba thị phần thế giới trong vòng một thập kỉ tới

“Châu á xuất hiện những nhà vôđịch toàn cầu với khả năng tài chính,kĩ năng quản lý và sẵn sàng mua,”ông Faruqui nói. “Sự tự tin ngày càngtăng - tính thanh khoản và vốn luônsẵn sàng để hỗ trợ các giao dịch về tàichính.”

Ông Faruqui cũng nói sẽ cónhững giao dịch Mua lại và Sáp nhậplớn ở Trung Quốc và khu vực ĐôngNam á.

Hoạt động Mua lại và Sáp nhập ởChâu á Thái Bình Dương (trừ NhậtBản) đạt 350,1 tỷ USD trong 9 thángđầu năm, giảm 16% so với nămngoái, theo Dealogic. Tuy nhiên, cácgiao dịch liên quan đến Trung Quốcvà liên quan đến các nước Đông Namá đều đã đạt các mức kỷ lục vào nămnay, đứng đầu là việc Cnooc Ltd mualại nhà sản xuất dầu của Canada làNexen inc với giá 15 tỷ USD và côngty Thai Beverage và TCC Assets mualại cổ phần của công ty Fraser &Neave của Singapore.

Ông Faruqui cho biết “Từ nhữngcuộc trao đổi với khách hàng hiện tại,chúng tôi cảm nhận rằng giai đoạn từ12 đến 18 tháng tới sẽ là một giai

đoạn đầu tư mua lại và sáp nhập mớiở Châu á”.

Vốn cũng đang chảy theo hướngngược lại. Một ví dụ là Heineken NVmua lại công ty Asia Paciic Breweries,nhà sản xuất của nhãn bia Tiger vớigiá 7 tỷ USD, đây là thương vụ M&Alớn thứ 10 trong năm nay, theoDealogic. Một thương vụ khác đangchờ đợi được công bố sắp tới đây, làđợt chào bán của tập đoàn iNG chohoạt động kinh doanh bảo hiểm tạiChâu á của họ, với giá trị lên tới 7,9 tỷUSD. Một nhóm các nhà bảo hiểmtoàn cầu và các công ty cổ phần tưnhân đã bày tỏ sự quan tâm đến cácphần khác nhau của hoạt động kinhdoanh Châu á của iNG, vì nó cungcấp một cơ hội hiếm có để mua tàisản bảo hiểm trong một khu vựcđang phát triển nhanh chóng tốt hơnnhiều so với việc tự xây dựng mộtcông ty kinh doanh bảo hiểm riêng.

"Xu hướng của các công ty toàncầu và quốc tế mua cổ phần hoặcthành lập liên doanh với các công tyChâu á sẽ tiếp tục. Triển vọng tăngtrưởng trong khu vực này và tiêudùng tăng cao là một thu hút lớn đốivới các công ty đa quốc gia với triểnvọng tăng trưởng thấp hơn trongmột số thị trường nội địa của họ," ôngFaruqui chia sẻ.

Citigroup đã thực hiện nhữngbước tiến trong tư vấn M&A trongkhu vực trong năm nay, đứng thứ haivề giá trị các giao dịch mà họ tư vấn ởChâu á (trừ Nhật Bản) cuối quý iii, sauGoldman Sachs, theo dữ liệu củaDealogic.

Citigroup đã tư vấn cho Cnoocmua lại Nexen, Carlyle Group đang đềnghị mua lại công ty Focus MediaHolding, một công ty quảng cáoniêm yết tại Mỹ, với giá 3,66 tỷ USD.Công ty cũng đang tư vấn cho CathayFortune, công ty cổ phần tư nhân cótrụ sở tại Thượng Hải mua lại hãngkhai thác đồng Discovery Metals vớigiá 830 triệu đô la Úc (tương đương852 triệu USD). Vào tháng Năm vừaqua, Citigroup đã tư vấn cho DalianWanda, một tập đoàn Trung Quốc, vềviệc mua lại chuỗi rạp chiếu phimAMC Entertainment Holdings ở Mỹ.

QUYếT THắNG(Nguồn: Financial Times)

Page 13: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Thị trường này bao gồm các côngty công nghệ thông tin phục vụngành dược phẩm, chăm sóc

sức khỏe và cung cấp dịch vụ chămsóc sức khỏe.

Hoạt đông M&A trong 3 quý đầunăm 2012 tăng 19% so với cùng kỳnăm 2011. Tuy nhiên, cả khối lượngvà giá trị giao dịch của quý 3 so vớiquý 2 đã giảm 7%. Hệ số lợi nhuậntrung bình trong 3 quý đầu năm 2012so với năm 2011 tăng từ 1,8 lên 2,1 vàhệ số lợi nhuận trước lãi, thuế và khấuhao (EBiTDA) tăng từ 9,9 lên 10,5.

Đối với hoạt động thị trường củacác lĩnh vực khác nhau thuộc ngành,dịch vụ kinh doanh chăm sóc sứckhỏe tăng 20% trong 3 tháng vừaqua. Số lượng các giao dịch trong lĩnhvực thông tin y tế tăng hơn 2 lầntrong cùng giai đoạn trên. Trong khiđó, giao dịch về lĩnh vực công nghệthông tin trong dược phẩm lớn nhấttrong quý và có thể là lớn nhất trongnăm 2012 là việc Thoma Bravo côngbố việc mua lại Công ty Mediware in-formation Systems với giá 147 triệuUSD. Trong lĩnh vực công nghệ thôngtin về chăm sóc sức khỏe, vốn cổphần tư nhân chiếm đến 23% khốilượng giao dịch và 54% giá trị giaodịch trong quý 3/2012.

“Các quy định pháp luật tiếp tụclàm tăng tốc độ giao dịch tại thịtrường M&A về iT trong lĩnh vựcchăm sóc sức khỏe,” JonathanKrieger- Giám đốc điều hành tại Berk-ery Noyes cho biết. “Việc tập trungvào sự kết nối và khả năng tương táccủa thông tin tài chính và thông tinvề y tế phụ thuộc rất lớn vào nhữngcông nghệ cho phép điều này. Hoạtđộng giao dịch liên quan đến dịch vụchăm sóc sức khỏe của lĩnh vực kinhdoanh này phát triển do các công tybảo hiểm sức khỏe tiếp tục đa dạnghóa các nguồn doanh thu và mua lạicác công ty bên thứ ba bán dịch vụnày,” Krieger cho biết. “Hoạt độnggiao dịch gần đây trong sự phục hồicủa lĩnh vực ngách là kiểm toán tronglĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã chothấy xu hướng này.”

Bên cạnh đó, có một số giao dịchđáng chú ý liên quan đến dịch vụphiên âm điện tử trong lĩnh vực y tế

và phần mềm nhận dạng giọng nóitrong lĩnh vực y tế, một yếu tố cấuthành của ngành mà đã có khốilượng giao dịch trong 3 quý đầu năm2012 gần bằng với khối lượng giaodịch của cả năm 2011. Các giao dịchnày bao gồm việc One Equity Part-ners mua lại M*Modal với giá 1,1 tỷUSD về giá trị doanh nghiệp và việciMedX công bố mua lại ElectronicMedical Transcription Services trongquý 3/2012. Trong một công bố cóliên quan, Nuance đã mua lại Tran-scend Services trong quý đầu 2012với giá 318 triệu USD, giao dịch liênquan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏecủa công ty kể từ khi công ty mua lạieScription trong năm 2008. Nuancecũng tiếp tục tập trung vào lĩnh vựcchăm sóc sức khỏe trong quý 3/2012bằng cách công bố một giao dịch vềiT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,mua lại lĩnh vực quản lý thông tin vềy tế (HiM) của QuadraMed.

Giao dịch lớn nhất trong lĩnh vựciT về chăm sóc sức khỏe trong quý3/2012 liên quan đến thị trườngphòng thí nghiệm của bệnh viện vàtrung tâm y tế.. “Việc Roper industriesmua lại Sunquest information Sys-tems với giá 1,4 tỷ USD cho thấy cómối quan tâm lớn trong dịch vụ cácgiải pháp phần mềm đối với các thịtrường phòng thí nghiệm của bệnh

viện và trung tâm y tế. Cơ hội để tíchhợp số liệu và công việc thực hiện làđộng lực chiến lược quan trọng trongmôi trường của nhà cung cấp, và hỗtrợ cho chất lượng chăm sóc tốt hơn,sự an toàn của bệnh nhân và chi phíthấp hơn,” Jeffrey Smith- Giám đốcđiều hành tại Berkery Noyes cho biết.

Các giao dịch được tài trợ về tàichính chiếm 65% giá trị giao dịchtoàn ngành trong 3 quý đầu của năm2012, so với 49% trong cùng kỳ năm2011. “Cả công ty mua lại chiến lượcvà công ty mua lại tài chính đang tìmđể mua lại các công ty mà có tăngtrưởng nhanh,” Tom O'Connor - Giámđốc điều hành tại Berkery Noyes chobiết. “Các công ty cung cấp các côngcụ và giải pháp phần mềm độc nhấtvà có tăng trưởng doanh thu nhanh,lớn và có các mô hình doanh thu tuầnhoàn đang được mua lại với giá cao.”

Berkery Noyes chuyên về các dịchvụ mua lại và sáp nhập và tư vấn tàichính đối với các công ty có giá từ 25triệu- 500 triệu USD, một thị trườngđang tăng mạnh về hoạt động. Đã từlâu là công ty sáng tạo trong lĩnh vựccơ sở dữ liệu và công nghệ nghiêncứu trong M&A, Berkery Noyes đãcam kết cung cấp thông tin mở rộnghơn và cập nhật hơn.

BẢO ANH(Nguồn: Mandasoft.com )

Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) quý 3/2012 đối vớingành công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế/dược

Page 14: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

Quản lý hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ASeAN: Còn nhiều việc phải làm

V C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

CHUYÊN MỤC M&A

Hội nghị cạnh tranh ASEAN(ACC) là một diễn đàn khôngchỉ dành cho các cơ quan quản

lý cạnh tranh ASEAN mà còn là nơicác học giả và chuyên gia nghiên cứuvề luật và chính sách cạnh tranh trêntoàn thế giới chia sẻ quan điểm vàkinh nghiệm đối với các chủ đề nóngvề cạnh tranh.

Ngày 13 và 14 tháng 9 năm 2012vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh (BộCông Thương) phối hợp với Ban thưký ASEAN và Chương trình hợp táckinh tế trong khuôn khổ Hiệp địnhThương mại tự do Úc – New Zealandđồng tổ chức Hội nghị cạnh tranhASEAN lần thứ 2 tại Thành phố Hồ ChíMinh với chủ đề “Mua bán và sápnhập: Những tác động đến khu vựcASEAN”. Hội nghị có sự tham dự củanhiều chuyên gia đến từ cơ quan cạnhtranh hàng đầu trên thế giới như HoaKỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... và các cơquan cạnh tranh ASEAN. Ngoài ra, Hộinghị còn thu hút sự quan tâm củahàng trăm doanh nghiệp trong vàngoài nước, đặc biệt là các doanhnghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngânhàng, tư vấn, luật...

Có thể nhận thấy M&A ở một khuvực kinh tế đang phát triển nhưASEAN hiện rất sôi động với giá trị lênđến hàng chục tỷ USD một năm. Lợiích và nguy cơ từ các thương vụ M&Ađã được nhiều chuyên gia phân tích,nhưng để tìm được phương pháphiệu quả giám sát và quản lý hoạtđộng này ở các quốc gia thành viênASEAN vẫn còn nhiều điều đáng bàntrong thời gian tới.

M&A – tác động 2 mặt đốivới nền kinh tế

Đánh giá một cách tổng thể thìM&A có tác động tích cực đến triểnvọng phát triển kinh tế, đặc biệt trongbối cảnh chung hiện nay, khi mà cácyếu tố khác như sự tiến bộ và pháttriển mạnh mẽ trong khoa học côngnghệ sản xuất và vấn đề hội nhậpkinh tế quốc tế đang ngày càng trởlên phổ biến. M&A có thể coi là cáchhiệu quả và an toàn khi doanhnghiệp muốn mở rộng và thâm nhậpsang một thị trường mới. Sau nhữngthương vụ M&A, doanh nghiệp thamgia không chỉ tận dụng được các giátrị và tài sản hữu hình, mà còn pháthuy được những nhân tố “vô hình”

khác như thương hiệu, nguồn nhânlực, cơ chế tổ chức hoạt động và cáctài sản trí tuệ.

Trong cùng một ngành, M&Agiúp các doanh nghiệp tận dụngđược lợi thế về khoa học công nghệđể nâng cao sức cạnh tranh. Trongkhi đó, M&A giữa các doanh nghiệpkhác ngành lại được coi như mộtphương thức để tham gia đầu tư vàocác lĩnh vực mới nhằm đa dạng hóahoạt động và mở rộng quy mô. Chiếnlược thâm nhập thị trường thông quacon đường M&A thường có hiệu quảvề mặt chi phí hơn so với viêc cố gắngxây dựng hoạt động ở nước ngoài từcon số không.

Lợi ích của M&A thì đã rõ, tuynhiên hoạt động này cũng mang lạinhững nguy cơ tạo ra các “ông lớn”chi phối thị trường. Khi đó, với sứcmạnh của mình, những “con cá mập”này có thể sẽ nuốt dần các con cá bécòn sót lại và một mình thao túngtoàn bộ giá cả thị trường. Chính vì vậy,việc cần có cơ chế giám sát và quản lýhoạt động M&A đã được nhiều quốcgia công nhận và thực thi bằng cácquy định trong pháp luật cạnh tranh.Tuy nhiên, với sự khác biệt về trình độphát triển kinh tế và năng lực thể chế,hiệu quả trong quản lý hoạt độngM&A tại ASEAN vẫn còn là một dấuhỏi.

Một thập kỷ với M&A tạiASEAN

Trong 10 năm gần đây tình hìnhM&A tại ASEAN đã tăng lên đáng kểvà giữ ổn định trong suốt 1 thập kỷ,song hành cùng với tốc độ tăng

trưởng kinh tế ấn tượng của khu vựcnày. M&A ở ASEAN thời kỳ này manglại rất nhiều lợi ích do đa số cácthương vụ đều có yếu tố nước ngoài(FDi), phản ánh sự hấp dẫn trong việcthu hút vốn đầu tư nước ngoài vàocác nền kinh tế thành viên. Về cơ bản,các thương vụ M&A được tiến hànhbởi các nhà đầu tư nước ngoài chỉ làthay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp,không làm thay đổi cấu trúc thịtrường và chỉ số HHi (chỉ số đánh giámức độ tập trung thị phần trên thịtrường) nên không ảnh hưởng đếnmôi trường cạnh tranh.

Tuy nhiên, trong thời gian gầnđây, khi dòng vốn FDi có xu hướnggiảm và các công ty trong nước đãdần lớn mạnh thì các thương vụ M&Atrong nước ngày càng chiếm vai tròchủ đạo và tác động không nhỏ tớitính cạnh tranh lành mạnh trên thịtrường. Nguy cơ này đã được thể hiệntrong một số ngành được coi là mũinhọn của ASEAN như tài chính ngânhàng, công nghệ thông tin và phânphối, bán lẻ - những ngành mà giá trịthương hiệu đóng vai trò then chốt.Có thể kể ra một số thương vụ M&Atiêu biểu trong khu vực như Ngânhàng DBS Group Holdings Ltd (Sin-gapore) mua lại ngân hàng DanamonTbk PT (indonesia) trị giá 7,3 tỷ USD(năm 2012), hay việc YTL Power inter-national của Malaysia mua lại Pow-erSeraya Ltd (Singapore) trị giá 2,4 tỷUSD năm 2010.

Trong bối cảnh đó, việc tăngcường kiểm soát các hoạt động tậptrung kinh tế có tác dụng duy trì đượcmôi trường cạnh tranh lành mạnh vàtránh tạo ra những “con cá mập” trên

Tình hình M&A tại ASEAN những năm gần đây

Nguồn: Viện sáp nhập, mua lại và liên kết Thụy Sỹ (IMAA)

Page 15: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

thị trường.

Quản lý M&A trongASEAN – thực trạng và tháchthức

Trên thực tế, hiện nay mới chỉ có5/10 nước ASEAN đã ban hành phápluật về cạnh tranh (gồm Thái Lan, in-donesia, Việt Nam, Singapore vàMalaysia), trong đó quy định về M&Alại không được điều chỉnh trong luậtcạnh tranh của Malaysia. Bên cạnhđó, theo Sổ tay pháp luật cạnh tranhASEAN (xuất bản tháng 8/2010),ngoài 5 nước trên thì Lào và Philip-pines cũng ban hành các quy định(dưới luật) để quản lý M&A. Các quốcgia còn lại vẫn đang trong quá trìnhsoạn thảo các quy định về pháp luậtcạnh tranh, trong đó có quy định vềM&A.

Nhìn chung, các quy định về M&Atại khu vực Đông Nam á khác biệtnhau khá lớn do đặc điểm về trình độphát triển kinh tế, văn hóa kinhdoanh và thể chế xã hội. Theo đó, cácnước ASEAN tiếp cận việc quản lýM&A theo 3 cách (i) yêu cầu trước khitiến hành các hoạt động M&As, cácdoanh nghiệp tham gia phải thôngbáo cho cơ quan chức năng nhưPhillippine, Thái Lan; (ii) không phảithông báo như Singapore, Lào; hoặc(iii) chỉ thông báo trong một sốtrường hợp như indonesia và ViệtNam. Như vậy, hiện nay đa số thànhviên ASEAN đang áp dụng phươngpháp tiền kiểm (kiểm soát trước khisáp nhập) nhưng theo các chuyêngia, phương pháp hậu kiểm nên đượccân nhắc sự dụng vì nó phản ánhđược những thay đổi về môi trườngcạnh tranh sau khi M&A diễn ra.

Bảng thống kê số lượng vụ việc

Nước 2010 2011

Indonesia 4 48

Lào 0 0

Malaysia 0 0

Philippines (*) 58 60

Singapore(**) 0 0

Thái Lan 0 0

Việt Nam 3 1

(*): Thống kê của Ủy ban Chứngkhoán Philippines

(**): Quy định về M&A của Singa-pore có hiệu lực bắt đầu từ tháng7/2012

Cho đến nay, số vụ việc M&Ađược xử lý theo luật cạnh tranh cácnước ASEAN vẫn còn rất khiêm tốn,một phần do quy mô kinh tế còn nhỏ,ngoài ra do các cơ quan cạnh tranhkhu vực vẫn còn trẻ và chưa nhiềukinh nghiệm. Chính vì vậy, trước mắthọ là những thách thức lớn cần phảivượt qua trong thời gian tới như:

- Nâng cao hơn nữa nhận thứccủa doanh nghiệp và cộng đồng vềvai trò của việc giám sát các hoạtđộng M&A;

- Xây dựng, rà soát và hoàn thiệncác quy định, ngưỡng kiểm soát hoạtđộng M&A hiệu quả;

- Tăng cường phối hợp giữa cơquan cạnh tranh và các cơ quan quảnlý ngành tương ứng;

- Cơ chế giám sát và kiểm soát cácthương vụ M&A xuyên biên giới;

Vĩ thanhTheo cam kết của các nước

ASEAN, tới năm 2015, tất cả các quốcgia thành viên phải giới thiệu và banhành luật và chính sách cạnh tranhđầy đủ, trong đó có các quy định vềgiám sát hoạt động M&A. Thời giankhông còn nhiều, để làm được điềuđó, chính phủ các nước cần nỗ lựchơn nữa đ ể hiện thực hóa các dựthảo, khuyến nghị trở thành các vănbản chính thức.

Các nhà lập pháp cần xem xét đểcác quy định để vừa tạo thuận lợi chothương mại đầu tư mà vẫn khôngbóp méo cạnh tranh và làm sai lệchsự lành mạnh của thị trường. Cơ chếrà soát các vụ việc M&A phải được xâydựng kết hợp những nghiên cứu lýthuyết và kinh nghiệm các nước đitrước cũng như điều kiện thực tế củakinh tế xã hội từng nước. Với việc cácquốc gia ASEAN đang tăng cườnghợp tác trong lĩnh vực cạnh tranh,một cơ chế hợp tác, trao đổi kinhnghiệm và thông tin trong khu vực sẽlà chìa khóa giúp các nền kinh tếASEAN đảm bảo được việc kiểm soátM&A khả thi và hiệu quả.

BAN HợP TÁC QUốC Tế

trình bày về một số nội dung cơbản cũng như thực trạng triểnkhai một số quy định của LuậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtrong thời gian vừa qua. Tham dựHội nghị, ông Phạm ĐìnhThưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Phápchế, Bộ Công Thương đã giớithiệu những kinh nghiệm trongcông tác bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng tại một số nước trênthế giới như Malaysia, Đài Loan,Canada, trong đó nhấn mạnh vaitrò của tổ chức bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng trong việc nângcao ý thức cho người dân vềquyền, nghĩa vụ và trách nhiệmngười tiêu dùng; tăng cường hiệuquả hoạt động giải quyết các vấnđề liên quan đến người tiêudùng, đặc biệt là bảo vệ quyền lợichính đáng của người tiêu dùngtrong các trường hợp xảy rakhiếu kiện.

Trong nội dung Hội nghị, sauphần thảo luận về các nội dungcũng như thực trạng triển khaiLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, Luật An toàn thực phẩm tạiQuảng Ninh, Hội Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng đã xin ý kiến cácđại biểu về kế hoạch hành độngcủa Hội trong các tháng cuối năm2012. Theo đó, trong thời gian tới,Hội sẽ tập trung vận động thànhlập chi hội tại các huyện, thị xãthành phố nhằm triển khai Nghịquyết của Hội tới từng người tiêudùng. Bên cạnh đó, Hội sẽ đẩymạnh công tác tuyên truyềnnâng cao nhận thức của việc bảovệ quyền lợi người tiêu dùng,đăng tải thường xuyên thông tinliên hệ và thông tin hoạt độngcủa Hội trên các phương tiệnthông tin đại chúng; tập trungphối hợp với các ngành ổn địnhthị trường du lịch tại các địaphương, nhất là khu vực BãiCháy... Được biết, tham gia vàoBan chấp hành của Hội có đạidiện của các cơ quan báo, đài địaphương... là những thành tố sẽgóp phần quan trọng vào việcthực hiện và truyền tải cácchương trình, kế hoạch của Hội,từ đó góp phần khẳng định vị thếvà uy tín của Hội trong cộngđồng và toàn xã hội.

Chia sẻ kinh nghiệm...(Tiếp theo trang 20)

Page 16: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

TIN TỨC - SỰ KIỆN

V C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Cục Quản lý cạnh tranh công bố Báocáo rà soát các quy định Luật Cạnhtranh Việt Nam

Nằm trong khuôn khổ của Dựán “Nâng cao năng lực thựcthi Luật và chính sách cạnh

tranh” giữa Cục QLCT và Cơ quanHợp tác quốc tế Nhật Bản (JiCA), Báocáo được xây dựng với mục đích ràsoát và đánh giá hiệu quả thực thicác quy định pháp Luật Cạnh tranhViệt Nam, đồng thời nêu ra nhữngkhuyến nghị cho việc điều chỉnh vàsửa đổi Luật Cạnh tranh.

Bản báo được xuất bản với cả haiphiên bản:

Phiên bản đầy đủ của Báo cáogồm 5 Chương:

- Chương i: Rà soát các quy địnhvề hành vi thỏa thuận hạn chế cạnhtranh;

- Chương ii: Hành vi lạm dụng vịtrí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vịtrí độc quyền;

- Chương iii: Tập trung kinh tế;- Chương iV: Rà soát các quy định

cạnh tranh không lành mạnh;- Chương V: Mô hình các cơ quan

cạnh tranh.Cấu trúc nội dung mỗi Chương

đều đi từ phân tích cơ sở lý thuyếtđến đánh giá thực tiễn hiệu quả thựcthi Luật. Trên cơ sở đó, Báo cáo cũngđưa ra những khuyến nghị đề xuấthướng sửa đổi các quy định của LuậtCạnh tranh điều chỉnh về nội dungđược rà soát.

Ngoài ra, bản Báo cáo còn bổsung phần Phụ lục về Mô hình củacơ quan quản lý cạnh tranh của 8nước như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, một sốnước EU và Châu á khác.

Phiên bản rút gọn của Báo cáomang nội dung tóm lược của bảnBáo cáo đầy đủ. Tuy nhiên, bản rútgọn lại tập trung và nhấn mạnh vàocác vấn đề chính như: định nghĩa thịtrường liên quan và quy trình xử lývụ việc.

Báo cáo này đã thay đổi cách tiếpcận các hành vi vi phạm, xác địnhsức mạnh thị trường thay vì xác địnhthị phần; việc liệt kê hành vi vi phạmđược tiếp cận theo hướng xác địnhảnh hưởng đến thị trường. Đây cũnglà hướng tiếp cận chung của phápluật cạnh tranh trên thế giới.

Hai bản Báo cáo sẽ đặt bước khởiđầu cho công tác rà soát và hoànthiện pháp luật cạnh tranh Việt Namtrong thời gian tới.

(Nguồn: Ban Hợp tác quốc tế -Cục Quản lý cạnh tranh

Ngày 8 tháng 10 năm2012, Cục Quản lý cạnhtranh (QLCT) phối hợpcùng Cơ quan Hợp tácquốc tế Nhật Bản (JICA)xuất bản Báo cáo rà soátLuật Cạnh tranh Việt Namvới cả hai phiên bản đầyđủ và rút gọn.

Page 17: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Một số vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh được Cục Quản lý cạnh tranh đã điều tra và xử lý trong thời gian vừa qua

1. Cục Quản lý cạnh tranhđã khởi xướng điều tra vàxử lý Công ty cổ phầnthương mại sản xuất và dịchvụ Sao Nam (Công ty SaoNam) do thực hiện hành vicạnh tranh không lànhmạnh.

Vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh(Cục QLCT) đã phát hiện một sốthông tin quảng cáo sản phẩm Bànchải Nano do Công ty cổ phầnthương mại sản xuất và dịch vụ SaoNam (Công ty Sao Nam) phân phốitrên thị trường có chứa các thông tincó thể khiến người tiêu dùng hiểunhầm về tác dụng của sản phẩm như“bàn chải Hàn quốc sử dụng côngnghệ Nano diệt 99.9% các loại vikhuẩn gây hại”. Do đó, Cục trưởngCục QLCT đã ban hành các quyếtđịnh số 40/QĐ-QLCT ngày 6/4/2012về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnhtranh đối với Công ty Sao Nam vàquyết định số 64/QĐ-QLCT ngày 05tháng 06 năm 2012 về việc điều trachính thức vụ việc. Quá trình điều tracho thấy nội dung quảng cáo sảnphẩm bàn chải của Công ty Sao Namkhông chính xác, gây nhầm lẫn chongười tiêu dùng về tác dụng thực tếcủa sản phẩm bàn chải.

Ngày 18 tháng 7 năm 2012, Cụctrưởng Cục QLCT đã ban hành quyếtđịnh số 108/QĐ-QLCT xử phạt Côngty Sao Nam do có hành vi quảng cáonhằm cạnh tranh không lành mạnh,vi phạm Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnhtranh, yêu cầu Công ty chấm dứthành vi vi phạm và xử phạt Công tySao Nam với mức phạt tổng cộng40 triệu đồng.

2. Công ty TNHH MTVThương mại dịch vụ mỹ việnHana bị phạt do thực hiệnhành vi “quảng cáo nhằmcạnh tranh không lànhmạnh”.

Trong quá trình rà soát hoạt độngcủa một số công ty trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh, Cục QLCT đãphát hiện một số quảng cáo sản

phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chứcnăng của công ty Hana có chứanhững thông tin nổi bật về côngdụng của sản phẩm. Vào ngày 18tháng 5 năm 2012, Cục trưởng CụcQLCT đã ban hành quyết định số59/QĐ-QLCT về việc điều tra sơ bộ vụviệc cạnh tranh và quyết định số78/QĐ-QLCT ngày 14 tháng 6 năm2012 về việc điều tra chính thức vụviệc cạnh tranh đối với công ty Hana.

Quá trình điều tra kết luận rằng,các nội dung quảng cáo Công tyHana sử dụng để quảng cáo cho sảnphẩm của mình như Viên uống bổsung Sakura L-Cystine Collagen+C cótác dụng như “làm da trắng cấp tốctừ bên trong ngăn ngừa lão hóađồng thời tái tạo tế bào”, ”xóa cácnếp nhăn” hoặc sử dụng loại thựcphẩm chức năng do công ty phânphối sau 1 tháng có thể giảm từ 3-7kg đều không chính xác, có khả năngkhiến người đọc hiểu nhầm về tácdụng thực tế của sản phẩm.

Ngày 19 tháng 7 năm 2012, Cụctrưởng Cục QLCT đã ban hành quyếtđịnh xử lý vụ việc cạnh tranh (quyếtđịnh số 110/QĐ-QLCT) xử phạt Côngty TNHH một thành viên thương mạidịch vụ mỹ viện Hana do có hành viQuảng cáo nhằm cạnh tranh khônglành mạnh, vi phạm Khoản 3 Điều 45Luật Cạnh tranh với số tiền phạt tổngcộng là 40 triệu đồng và buộc Côngty chấm dứt hành vi vi phạm. Công tyHana đã thi hành quyết định trên.

3. Cục Quản lý cạnh tranhtiến hành điều tra và xử lýCông ty TNHH MTV HươngNguyên My do vi phạm quyđịnh về cạnh tranh khônglành mạnh của Luật Cạnhtranh.

Trong thời gian của quý 2 năm2012, Cục QLCT đã thu thập một sốthông tin liên quan đến quảng cáosản phẩm bếp hồng ngoại của Côngty TNHH Hương Nguyên My như“bếp hồng ngoại tiết kiệm chi phí, antoàn tuyệt đối, tiết kiệm 40% điệnnăng và thời gian” do những thôngtin này có thể gây nhầm lẫn cho

người tiêu dùng về tính năng, côngdụng của sản phẩm. Để xác định tínhchính xác của thông tin quảng cáo,vào ngày 16 tháng 5 năm 2012, Cụctrưởng Cục QLCT đã ban hành quyếtđịnh số 57/QĐ-QLCT về việc điều trasơ bộ và sau đó Cục QLCT đã banhành quyết định số 88/QĐ-QLCTngày 18 tháng 6 năm 2012 về việcđiều tra chính thức vụ việc cạnhtranh đối với Công ty TNHH MTVHương Nguyên My.

Quá trình điều tra đưa đến kếtluận quảng cáo sản phẩm bếp hồngngoại của Công ty Hương NguyênMy có chứa một số thông tin khôngchính xác, không rõ ràng về sảnphẩm ,do vậy có khả năng gây nhầmlẫn cho người tiêu dùng về tínhnăng, công dụng của sản phẩm này.

Ngày 27 tháng 7 năm 2012, Cụctrưởng Cục QLCT đã ban hành quyếtđịnh số 118/QĐ-QLCT xử lý vụ việccạnh tranh, trong đó phạt tiền Côngty TNHH MTV Hương Nguyên My vớisố tiền phạt tổng cộng 40 triệu đồngđối với hành vi Quảng cáo nhằm cạnhtranh không lành mạnh, vi phạm quyđịnh tại Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnhtranh và yêu cầu Công ty phải chấmdứt hành vi vi phạm nói trên. Công tyTNHH MTV Hương Nguyên My đã thihành quyết định trên.

NGUYễN PHƯƠNG TRà MY

Page 18: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Vụ việc chống bán phá giá cátra, basa

Ngày 31 tháng 8 năm 2012, DOC đãcông bố Quyết định sơ bộ của đợt rà soáthành chính lần thứ 8 (POR8) vụ việcchống bán phá giá đối với sản phẩm cátra Việt nam, theo đó mức thuế tạm thờiđối với tất cả các công ty bị đơn bắt buộc(các nhà xuất khẩu của Việt nam có khốilượng xuất khẩu chiếm đa số trong tổnglượng cá tra-basa xuất khẩu vào Hoa Kỳ,được DOC lựa chọn làm bị đơn bắt buộctham gia quá trình điều tra) đều là 0.00,mức thuế tạm thời cho các bị đơn tựnguyện (các doanh nghiệp không được lựachọn điều tra nhưng tự nguyện tham gia vụđiều tra) dựa trên mức trung bình của thuếcho các bị đơn bắt buộc là 0.00 và mứcthuế toàn quốc (dành cho các nhà xuấtkhẩu còn lại không được chọn làm bị đơnbắt buộc và không tự nguyện tham gia vụđiều tra hoặc có tham gia nhưng không đầyđủ) là 2,11. Cùng với kết quả khả quan củacuộc rà soát hành chính lần thứ 6, 7 (trongđó các bị đơn bắt buộc và tự nguyện đềunhận mức thuế thấp từ 0.00 – 0.03), đâyđược coi là mức thuế thấp nhất so với cácđợt rà soát hành chính trước đây và làđiểm khởi đầu rất thuận lợi cho việc BộThương mại Hoa Kỳ đưa ra quyết địnhcuối cùng của POR8 dự kiến vào đầu năm2013 tới.

Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó TổngThư ký Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản ViệtNam (VASEP): “Đây là kết quả của nhiềunỗ lực hoạt động đấu tranh lâu dài củacác doanh nghiệp, bộ ngành Việt Nam vớiphía Hoa Kỳ. Việc được giảm thuế chốngbán phá giá mặt hàng này sẽ tạo cơ hộicho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩucá tra thị trường Hoa Kỳ và các thị trườngtruyền thống khác”.

VASEP cũng cho biết, trong nửa đầunăm 2012, Hoa Kỳ nhập khẩu 11.000 tấncá tra, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2011.Trong đó, nhập khẩu cá tra từ Việt Namđạt 10.600 tấn, tăng mạnh so với 6.700tấn của cùng kỳ năm ngoái. Đấy là tín hiệutốt đối với xuất khẩu cá tra vào thị trườnglớn hàng đầu này.

Mặt khác tại Hoa Kỳ, Các nhà sản xuấtcá da trơn tiếp tục chật vật do giá thức ăntăng vọt lên 600 USD/tấn. Việc tăng giákéo dài khiến nhiều người nuôi phảingừng sản xuất. Để hỗ trợ các nhà sảnxuất trong nước, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

công bố chi 10 triệu USD để mua lại cá datrơn với giá cao hơn giá thị trường nhằmhỗ trợ người nuôi vượt qua khó khăn dohạn hán kéo dài. Tuy nhiên, sự hỗ trợ nàykhông đủ để xoay chuyển tình hình.

Bởi vậy, các nhà sản xuất trong nướcliên tục nỗ lực yêu cầu tăng cường thanhtra nhằm ngăn chăn nhập khẩu cá tra vàothị trường Hoa Kỳ.

Chương trình giám sát cá datrơn của Hoa Kỳ

Ngày 18 tháng 2 năm 2011, Bộ Nôngnghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã công bố dựthảo quy định về định nghĩa cá da trơn đểlấy ý kiến công chúng, nhằm đưa ra đềxuất mở rộng định nghĩa hiện tại đối vớicá da trơn trong đó có cá tra và basa (pan-gasius) của Việt Nam. Các loài cá nằmtrong định nghĩa mở rộng sẽ chịu sự giámsát của Cục Kiểm dịch và An toàn Thựcphẩm (FSiS) thuộc Bộ Nông nghiệp(USDA) thay vì như hiện nay cá tra - basacủa Việt Nam nằm trong danh mục kiểmsoát của Cục Quản lý Dược và Thực phẩm- FDA). Việc chuyển giao này được cho làmột biện pháp thắt chặt quản lý nhậpkhẩu đối với các dòng cá da trơn vì ở thờiđiểm hiện tại, FDA đánh giá các dòng cáda trơn là loại thực phẩm nguy cơ thấp vàchỉ áp dụng các biện pháp kiểm soát ởmức độ trung bình.

Trong trường hợp USDA ban hànhđịnh nghĩa mới nhằm mở rộng phạm viđịnh nghĩa cá da trơn bao gồm cả cá tra-basa của Việt Nam sẽ ảnh hưởng tiêu cựcđến việc xuất khẩu cá tra - basa của ViệtNam sang thị trường Hoa Kỳ do các nhàsản xuất cá tra-basa của Việt Nam phảiđáp ứng được các tiêu chuẩn tươngđương với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. USDAdự kiến thực thi Chương trình giám sátnày trong năm 2013.

Ngày 19 tháng 6 vừa qua, Thượngviện Hoa Kỳ đã thông qua đề xuất bãi bỏviệc chuyển giao quyền giám sát cá datrơn từ Cục Quản lý Dược - Thực phẩm(FDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA). Việc Thượng viện Hoa Kỳ thôngqua đề xuất bãi bỏ việc chuyển giaoquyền giám sát cá da trơn từ FDA sangUSDA qua đó bãi bỏ Chương trình giámsát cá da trơn do USDA đề xuất tạo nhữngthuận lợi nhất định cho các doanh nghiệpxuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam, làkhởi đầu thuận lợi, là căn cứ để Thượngviện Hoa Kỳ thông qua Luật Trang trại

2012 vào cuối tháng 6. Nếu sau đó Luậtmới này được Hạ viện Hoa Kỳ phê chuẩn,Luật Trang trại 2012 sẽ bao gồm sửa đổinày và việc giám sát cá da trơn sẽ đượcFDA phụ trách như trước đây, đồng nghĩavới việc Chương trình giám sát cá da trơncủa USDA dự định thực hiện vào năm2013 sẽ được bãi bỏ hoàn toàn, điều nàysẽ tránh cho các nhà sản xuất cá tra-basaViệt Nam không phải áp dụng các tiêuchuẩn nuôi, đánh bắt, thu hoạch và chếbiến cá tra-basa tương đương với các tiêuchuẩn của Hoa Kỳ và đảm bảo duy trì việcxuất khẩu bình thường cá tra-basa củaViệt Nam vào thị trường này.

Theo tờ Washington Trade Daily 2012,Quốc hội Hoa Kỳ có khả năng sẽ thôngqua Luật Trang trại mới (Farm Bill) có hiệulực trong vòng 5 năm trước khi kết thúcphiên họp trong tuần thứ 3 của tháng 9và cho tới khi hết thời gian sau cuộc bầucử Quốc hội vào tháng 10 và trước khiQuốc hội mới ra mắt vào tháng 1 (lameduck session); đã xuất hiện sự mâu thuẫngiữa các nhà lập pháp trong việc quyếtđịnh liệu có nêngia hạn ngắn hạn choLuật Trang trại 2008 sẽhết hạn vào ngày30 tháng 9 năm 2012.

Nếu Luật mới này được thông qua,Chương trình giám sát cá da trơn củaUSDA dự định thực hiện vào năm 2013 sẽđược bãi bỏ hoàn toàn, tránh cho các nhàsản xuất của Việt Nam không phải ápdụng các tiêu chuẩn nuôi, đánh bắt, thuhoạch và chế biến cá tra – basa theo cáctiêu chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt củaHoa Kỳ và đảm bảo duy trì xuất khẩu củaViệt Nam vào thị trường này.

Các Đảng viên Đảng Dân chủ cho biếtPhát ngôn viên Hạ viện John Boehner (Đạidiện Bang Ohio) cho phép Luật Trang trạihết hạn bởi vì các Đảng viên Đảng Cộnghòa bảo thủ phản đối cả 2 dự luật do Ủyban Nông nghiệp của Hạ viện đưa ra (HR6083) và dự luật được Thượng viện thôngqua (S 3240).

Đảng viên Cộng Hòa Collin Peterson(bang Minnesota) thuộc Ủy ban Nôngnghiệp Hạ viện và Chủ tịch Ủy ban Nôngnghiệp Thượng viện Debbi Stabenow(Đảng viên Cộng hòa, đại diện bangMichigan) phát biểu tại cuộc mitting lớncủa các nhóm nông dân tại Capitol Hillvào ngày 12 tháng 9 rằng đã đủ thời gianđể Hạ viện thông qua dự thảo luật nếulãnh đạo đảng Dân chủ cho phép thảoluận ở cuộc họp.

Tác động của Luật Trang trại 2012 và cơ hộicho xuất khẩu cá tra - basa Việt Nam

Page 19: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Ông Peterson gợi ý rằng những điểmkhác nhau - một số điểm là quan trọngnhưng đa số là không quan trọng lắm-giữa 2 bản dự luật của Hạ viện và Thươngviện có thể được giải quyết sau thời giantạm nghỉ, đặt Quốc hội ở vị trí sẵn sàngphê chuẩn đề xuất cuối cùng trong thờigian sau bầu cử. “Không có lý do thỏađáng để không đưa đạo luật này vào nộidung họp của Quốc hội”

Ông Peterson nói rằng ông phản đốigia hạn đạo luật này trong khoảng thờigian ngắn. Ông cảnh báo rằng việc hoãnlại hành động đối với đạo luật có hiệu lựctrong 5 năm sang năm sau sẽ nằm trongtay những người trong Quốc hội muốn rútruột ngân sách liên bang cho các chươngtrình nông nghiệp. Nhưng ông cũng cómột số khiển trách đối với cộng đồngnông dân Hoa Kỳ, rằng họ không thúc đẩynhững người đại diện của họ đủ mạnh vìđiều này không xảy ra ở cấp cơ sở.

Không tồn tại “ý chí chính trị” để giúpcó tiến triển đối với đạo luật, Thượng nghịsĩ Stabenow nói. Thượng nghị sĩ này chiasẻ với Washington Trade Daily (WTD) rằngbà đồng ý rằng gia hạn ngắn hạn là khôngcần thiết và điều này sẽ khiến việc thôngqua Đạo luật mới này trong năm tới khókhăn mà đạt được khi mà các nhà lập phápphải bắt đầu viết luật từ đầu và với giới hạnvề ngân sách thấp hơn.

Tại cuộc họp riêng với báo giới trướcđó, Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Whip StenyHoyer (bang Maryland) đã thông báo vớicác phóng viên rằng không có dấu hiệunào về việc các nhà lãnh đạo Đảng Dânchủ có ý định sẽ nêu vấn đề gia hạn ngắnhạn cho Luật Trang trại 2008 tại cuộc họp

("Lame duck session" là khoảng thời gian sau cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 10 vàtrước khi quốc hội mới ra mắt vào tháng 1. Trong thời gian này, quốc hội vẫn làm việcnhưng với sự vắng mặt của rất nhiều thành viên bị mất ghế và cũng chưa có các thành viênmới được bầu, ngoại trừ những người được bầu lại)

Trong lúc đó, các nhà lãnh đạo ĐảngCộng hòa trong Thượng viện, nói rằng họsẽ ủng hộ sự gia hạn ngắn hạn Luật Trangtrại 2008 nếu dự thảo luật mới không nằmtrong chương trình nghị sự. “Chúng takhông nên để Luật Trang trại hết hạn”,Lãnh đạo Đảng Cộng hòa Mitch McConell(bang Kentucky) phát biểu. “đây không làcách tốt nhất nhưng chúng ta phải làmđiều gì đó”.

Lãnh đảo Đảng Dân chủ của Thượngviện Harry Reid (bang Nevada) thẳng thắnchỉ trích những người có trách nhiệm củađảng Cộng hòa của Hạ viện. “Không có lýdo gì mà chúng ta lại kết thúc vào tuần tớimà không thông qua Luật Trang trại,nhưng dường như điều này sẽ xảy ra”.

Ông Bruce Braley (bang iowa) (ĐảngDân chủ) thuộc Ủy ban Hạ viện về các vấnđề về Cựu chiến binh, đã đưa ra yêu cầunhằm gây sức ép để có một cuộc thảoluận toàn thể tại Hạ viện về Luật Trang trạicó hiệu lực trong nhiều năm (HR 6083) vìtuy đạo luật này đã được Ủy ban Nôngnghiệp Hạ viện thông qua vào đầu tháng7 nhưng lại chưa được đưa vào chươngtrình thảo luận.

Ông Barley hiện tại đang nỗ lực thuyếtphục để có được chữ ký của các thànhviên. Hiện tại mới chỉ có khoảng 80 thànhviên sẵn sàng đưa Đạo luật này ra Hạ việnđể xem xét; trong khi cần có ít nhất hơn½ thành viên của Hạ viện (280 thành viên)thông qua để Đạo luật được phê chuẩn.

Trong khi đó Quốc hội dự kiến sẽ tạmnghỉ bắt đầu ngày mai 22 tháng 9 cho tớingày 6 tháng 11 sau khi kỳ bầu cử Tổngthống Mỹ.

(BAN PHòNG VỆ THƯƠNG MẠI)

Ngày 25 tháng 9 năm 2012 BộCông Thương Philippines (dTI)đã ban hành Quyết định giảmthuế đối với 2 giai đoạn cuốicủa giai đoạn thực thi biệnpháp tự vệ áp dụng đối với sảnphẩm kính nổi (với mã HS7005.2990 và 7005.2190) nhậpkhẩu từ một số nước trong đócó Việt Nam.

Đây là biện pháp tự vệ thươngmại toàn cầu mà DTi đã ápdụng từ năm 2004 và đã được

gia hạn hai lần vào năm 2006 và 2009.Theo quy định về tự vệ thương mạicủa Philippines và các quy định trongHiệp định khu vực mậu dịch tự doASEAN (AFTA), DTi sẽ tiến hành ràsoát hàng năm khoản thuế sẽ ápdụng dựa trên tình hình sản xuất nộiđịa đối với sản phẩm trên.

Theo đó, mức thuế trong giaiđoạn áp dụng biện pháp tự vệ nămthứ 9 sẽ là 3.137,38 Peso/MT đối vớisản phẩm kính màu (clear loat glass)và 3.881,28 Peso/MT đối với sảnphẩm kính phản quang (tinted loatglass). Mức thuế trên sẽ được chínhthức áp dụng từ ngày Quyết định cóhiệu lực đến hết ngày 14 tháng 10năm 2012.

Mức thuế trong giai đoạn ápdụng biện pháp tự vệ năm thứ 10 sẽlà 3.043,26 peso/MT đối với sản phẩmkính màu (clear loat glass) và3.687,22 Peso/MT đối với sản phẩmkính phản quang (tinted loat glass).Thời gian áp dụng là từ ngày 15 tháng10 năm 2012 đến ngày 16 tháng 10năm 2013.

Quyết định này sẽ chính thức cóhiệu lực sau khi Cơ quan Hải quanPhilippines ban hành lệnh thu thuếhoặc sau 15 ngày kể từ ngày đăngcông báo (tùy thuộc ngày nào đếntrước).

(Nguồn: Ban Phòng vệ thương mại)

Philippines thôngbáo giảm thuếnhập khẩu đối vớibiện pháp tự vệáp dụng cho sảnphẩm kính nổi

Page 20: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) công bố quyết định cuốitrong vụ điều tra chống trợ cấp (CVD) đối với mặt hàngống thép hàn các bon (CWP) nhập khẩu từ Việt Nam

Ngày 16 tháng 10 năm 2012,DOC công bố quyết định cuốitrong vụ điều tra chống trợ cấp

(CVD) đối với mặt hàng ống thép trênnhập khẩu từ Việt Nam.

Một số thông tin liênquan đến vụ kiện như sau:

1. Bên khởi kiện: công ty AlliedTube and Conduit(iL), JMC SteelGroup(iL), Wheatland Tube(PA), vàCông ty thép Hoa Kỳ(PA)

2. Sản phẩm thuộc đối tượngđiều tra:

- Sản phẩm thuộc đối tượng củacuộc điều tra này bao gồm ống vàống dẫn thép hàn bằng cacbon (“car-bon quality”), có mã HS như sau:7306.19.1010, 7306.19.1050,7306.19.5110, 7306.19.5150,7306.30.1000, 7306.30.5025,7306.30.5032, 7306.30.5040,7306.30.5055, 7306.30.5085,7306.30.5090, 7306.50.1000,7306.50.5050, và 7306.50.5070.

3. Quyết định cuối cùng củadOC

Ngày 26 tháng 3 năm 2012, DOCđã ban hành quyết định sơ bộ trongvụ việc điều tra chống trợ cấp đối vớisản phẩm ống thép hàn các bon của

Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.Ngày 16 tháng 10 năm 2012, DOC

công bố quyết định cuối trong vụđiều tra chống trợ cấp (CVD) đối vớimặt hàng ống thép trên nhập khẩu từViệt Nam.

Tại quyết định này, DOC khẳngđịnh không có doanh nghiệp nàotrong hai bị đơn bắt buộc là SeAHSteel ViNA và Công ty chế tạo máyHồng Nguyên Hài Phòng nhận đượccác khoản trợ cấp từ chính phủ theocác chương trình do nguyên đơn cáobuộc, do đó, không tồn tại trợ cấp đốikháng dành cho các nhà sản xuất,xuất khẩu ống thép hàn các bon ViệtNam, cụ thể như sau:

Như vậy, với kết luận nêu trên củaDOC, DOC đã chính thức loại bỏ cả17/17 chương trình, chính sách bị cáobuộc là trợ cấp và do đó sẽ chính thứcchấm dứt vụ việc điều tra chống trợcấp đối với ống thép hàn các bon củaViệt Nam.

Tiếp theo DOC sẽ ban hành vănbản hướng dẫn Cơ quan Hải quan vàBảo vệ biên giới Hoa Kỳ cho thanhkhoản các khoản thuế chống trợ cấpđối với các lô hàng ống thép hàn cácbon của Việt Nam được nhập khẩuvào Hoa Kỳ kể từ sau ngày 30 tháng 3năm 2012 với mức thuế suất trợ cấpbằng 0. Đồng thời gửi thông báoquyết định của mình tới Ủy banthương mại quốc tế Hoa Kỳ (iTC) đểchỉnh thức kết thúc vụ việc.

(BAN PHòNG VỆ THƯƠNG MẠI- CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH)

Nhà sản xuất,

xuất khẩu

Biên độ trợcấp sơ bộ

Biên độtrợ cấp

cuối cùng

Công tySeAHSteel ViNA

0,04%(de minimis) 0,00%

Công tychế tạomáy HồngNguyên

8,06% 0,00%

Các côngty khác 8,06% 0,00%

Chia sẻ kinh nghiệm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Quảng Ninh

Nhằm bảo vệ quyền lợi chínhđáng và hợp pháp cho ngườitiêu dùng, nâng cao nhận thức

của người dân, ngày 31 tháng 7 năm2012, UBND Quảng Ninh đã quyếtđịnh thành lập Hội Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng tỉnh. Qua thời gianhơn hai tháng hoạt động, đến nayHội đã có hơn 500 tổ chức, doanhnghiệp và cá nhân xin đăng ký gianhập. Cùng với đó, Hội đã nhanhchóng triển khai thực hiện một sốhoạt động nhằm tuyên truyền, nângcao nhận thức của người dân về các

quy định bảo vệ quyền lợi người tiêudùng. Với mục đích như vậy, ngày 25tháng 9 năm 2012, Hội đã phối hợpvới Cục Quản lý cạnh tranh tổ chứcHội nghị phổ biến Luật Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng và Luật An toànthực phẩm.

Tại Hội nghị, Phó Cục trưởng CụcQuản lý cạnh tranh, ông NguyễnPhương Nam khẳng định sự cần thiếtvà vai trò quan trọng của Hội Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng đối vớihoạt động bảo vệ người tiêu dùng tạitỉnh Quảng Ninh. Thay mặt Lãnh đạo

Cục Quản lý cạnh tranh, ông Namcũng ghi nhận và đánh giá caonhững sáng kiến, hiệu quả hoạtđộng tích cực mà Hội đã chủ độngthực hiện trước và sau khi Hội chínhthức thành lập. Ông Nam cũng lưu ýBan chấp hành Hội trong quá trìnhtriển khai hoạt động cần bám sát vớinhiệm vụ chung của tỉnh, các sở banngành. Đặc biệt, cần tăng cườngtuyên truyền, tập huấn về ý thứctuân thủ pháp luật, văn minh đô thị,văn minh du lịch; tham gia, giám sátcùng với các cơ quan chức năng đểkịp thời phát hiện và xử lý các hoạtđộng sản xuất, mua bán hàng giả,hàng kém chất lượng để bảo vệquyền lợi chính đáng cho người tiêudùng. Tiếp đó, đại diện Cục đã có bài

(Xem tiếp trang 15)

Page 21: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

Trong quá trình tiếp nhận và xửlý hợp đồng theo mẫu, điềukiện giao dịch chung đối với 09

nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếutheo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg,thực tế cho thấy hầu hết các hợpđồng mẫu đều không đáp ứng đượccác yêu cầu chung hoặc vi phạm quyđịnh này.

Tại điều 7 của Nghị định số99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng đã chỉ rõ:

Điều 7. Yêu cầu chung đối vớihợp đồng theo mẫu và điều kiệngiao dịch chung

Hợp đồng theo mẫu và điều kiệngiao dịch chung phải được lập thànhvăn bản và phải đáp ứng đủ các điềukiện sau:

1. Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếngViệt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡchữ ít nhất là 12.

2. Nền giấy và màu mực thể hiệnnội dung hợp đồng theo mẫu và điềukiện giao dịch chung phải tương phảnnhau.

Căn cứ vào quy định nêu trên,Hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịchchung trước tiên phải đáp ứng đầyđủ một số quy chuẩn về mặt hìnhthức như về mặt ngôn ngữ phảibằng tiếng Việt. Tuy nhiên, khi xemxét và xử lý một số hợp đồng mẫutrong lĩnh vực viễn thông, truyềnhình trả tiền...việc áp dụng quy địnhsử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Việtcần phải đảm bảo tính chính xác, sátnghĩa và phù hợp với ngữ cảnh củahợp đồng.

Xuất phát từ đặc thù đối tượngcủa các hợp đồng mẫu nêu trên là

những sản phẩm, dịch vụ được miêutả bằng những thuật ngữ chuyênngành và/hoặc bằng những từ/cụmtừ tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếngAnh) nên cần phải được giải thíchbằng tiếng Việt. Kể cả những từ/cụmtừ chuyên ngành thông dụng trongcuộc sống hàng ngày nói ra đa sốmọi người đều hiểu song khi đưavào hợp đồng mẫu và điều kiện giaodịch chung đều phải tuân thủ yêucầu giải thích rõ ràng bằng tiếng Việtnhằm đảm bảo cách hiểu thốngnhất và áp dụng cho bất cứ ngườitiêu dùng nào.

Một số hợp đồng mẫu vi phạmquy định sử dụng ngôn ngữ bằngtiếng Việt bởi hầu hết doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực này đềucho rằng một số từ/cụm từ chuyênngành hoặc kỹ thuật bằng tiếng Anhmặc định là được hiểu một cáchthông dụng nhất như mọi người vẫnhiểu.

Ví dụ như quy định tại một sốđiều khoản trong hợp đồng: “Bên Acó trách nhiệm bảo mật quyền đăngnhập vào hệ thống Cpanel, accountupload thông tin, các account emailtheo tên miền riêng do Bên B cấp”hoặc: “Bên A sử dụng Server để gửibulk email (spam email) hay thôngqua Server để phá hoại một Serverkhác.”

Tất cả những từ/cụm từ khôngphải bằng tiếng Việt trong hợp đồngmẫu đều phải được hoặc giải thíchmột lần bằng tiếng Việt để thốngnhất cách hiểu trong hợp đồng hoặcgiải thích rõ ràng ngay bên cạnh nếuđó là những thuật ngữ có vai trò, ýnghĩa cố định trong ngữ cảnh hợpđồng.

Sai phạm yêu cầu chung phổbiến nhất mà nhiều hợp đồng mẫuvà điều kiện giao dịch chung mắcphải là yêu cầu về nội dung của hợpđồng phải rõ ràng, dễ hiểu.

Ngoài nguyên tắc chung phảiđáp ứng những nội dung cơ bản đểcấu thành một hợp đồng theo yêucầu của từng lĩnh vực giao kết hợpđồng thì quy định về nội dung rõràng, dễ hiểu là một đặc thù của hợpđồng mẫu. Xuất phát từ bản chấtcủa hợp đồng mẫu là tính đơnphương đưa ra các điều khoản giaokết của bên bán nên sự rõ ràng, minhbạch và dễ hiểu cho mọi người tiêudùng là tiêu chí bắt buộc.

Rất nhiều điều khỏan, địnhnghĩa, quy định trong hợp đồngmẫu do bên bán xác lập không tuânthủ nguyên tắc rõ ràng, dễ hiểu. Đặcbiệt là việc diễn giải các từ/cụm từ sửdụng trong hợp đồng và việc dùngnhững từ/cụm từ mang tính “lẩntránh”, không chỉ rõ đối tượng cầnnêu ra trong khi hoàn toàn có thể liệtkê rõ ràng, đầy đủ trong phạm vi hợpđồng.

Có thể thấy ngay một vài ví dụ viphạm trong hợp đồng mẫu như sau:

“Trừ khi ngữ cảnh trong Hợpđồng này quy định khác đi, các cụm

V C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Một số vi phạm yêu cầu chung đối với Hợp đồng mẫu, điều kiệngiao dịch chung

Page 22: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

TIN TỨC - SỰ KIỆN

từ được liệt kê dưới đây trong hợpđồng sẽ được hiểu/quy định như sau...”

Trong quy định nêu trên bên bánđã đơn phương cho phép việchiểu/quy định một từ/cụm từ bằngnhiều cách hiểu khác nhau trongcùng một hợp đồng mẫu khi ngữcảnh của hợp đồng này quy địnhkhác đi. Đây là một vi phạm điểnhình trong nguyên tắc giao kết hợpđồng. Rõ ràng rằng, trong một hợpđồng, hơn nữa lại là hợp đồng mẫu,đối tượng của hợp đồng đã được xácđịnh, những giao kèo về việc thựchiện các nghĩa vụ hợp đồng, quyềncủa các bên đều phải tuân thủ theonhững gì đã thống nhất trong phạmvi hợp đồng. Chính vì vậy các từ/cụmtừ được diễn giải trong hợp đồngcần phải được hiểu một cách thốngnhất, không thể có trường hợp loạitrừ khi ngữ cảnh trong hợp đồng nàyquy định khác đi. Điều đó dẫn đếnnhững giải thích/cách hiểu khácnhau trong khi từ/cụm từ đó đãđược quy định là phải được hiểu mộtcách cố định, không đổi trong 01hợp đồng. Hơn nữa, khi đối tượnghợp đồng, phạm vi thực hiện hợpđồng giữa các bên đã được xác địnhrõ ràng, những từ/cụm từ được quyđịnh có thể hiểu khác đi trong mộtngữ cảnh khác có thể gây ra nhữnggiải thích bất lợi cho người tiêu dùngkhi xảy ra tranh chấp. Bên bán, cungcấp hàng hóa dịch vụ là bên hoàntoàn chủ động và luôn luôn có xuhướng giải thích hợp đồng làm saocó lợi cho mình, và đương nhiênngười tiêu dùng – bên bị hạn chế tốiđa quyền thương thảo, thỏa thuậntrong hợp đồng mẫu – khó có thểbảo vệ chính mình bởi thế bị độngtrong việc giải thích hợp đồng.

Có rất nhiều hợp đồng mẫu vàđiều kiện giao dịch chung khác đượcsoạn thảo trên cơ sở tham vấnnhững hợp đồng hoặc những kỹnăng soạn thảo hợp đồng của cácdoanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề ởđây là khi chuyển ngữ sang tiếngViệt, rất nhiều từ/cụm từ trong hợpđồng mẫu không được Việt hóa mộtcách tường minh, còn nhiều rườm rà,không cần thiết. Điều này dẫn đếnhậu quả là không đảm bảo được tiêuchí rõ ràng trên nguyên tắc bảo vệngười tiêu dùng yếu thế, áp dụngcho bất cứ người tiêu dùng nào bởichắc chắn không phải ai cũng hiểunhững từ/cụm từ đó trong hợp đồng

được quy định để làm rõ cái gì, giớihạn ngữ nghĩa đến đâu và họ phảithực hiện điều đó như thế nào?

Đơn cử như trong các hợp đồngmẫu, điều kiện giao dịch chung sửdụng các từ/cụm từ khá thông dụngđược chuyển ngữ từ hợp đồng củanước ngoài nhưng không tườngminh là cụm từ “...bao gồm nhưngkhông giới hạn ở...”, “...bao gồm nhưngkhông hạn chế...”. Đây là cách đểtránh phải liệt kê hết hoặc tránh liệtkê thiếu của bên bán, cung cấp dịchvụ hàng hóa, tuy nhiên cụm từ nàyvừa gây thiếu thông tin cần thiết chongười tiêu dùng, vừa gây cho họcảm giác bất an vì không biết giớihạn trách nhiệm/nghĩa vụ của mìnhđến đâu. Đối với những đối tượnghợp đồng không có phạm vi liênquan quá rộng, bên bán hoàn toàncó khả năng chỉ rõ cho người tiêudùng giới hạn đó hoặc sử dụng cụmtừ khác ví dụ như “những hàng hóacó đặc tính tương tự, những hànghóa cùng chủng loại” hoặc chỉ rõ đặctính hàng hóa cần hạn chế...

Một sự không rõ ràng và gâythừa, nhiễu thông tin khác nữa tronghợp đồng mẫu, điều kiện giao dịchchung là một số quy định đượcchuyển ngữ mang phong cách nướcngoài như quy định: “Các tiêu đề vàđề mục trong Hợp đồng/điều kiện giaodịch chung này là để dễ tham chiếu vàkhông sử dụng cho việc diễn giải nộidung điều khoản đó”. Đây là quy địnhkhông cần thiết bởi thực tế khi xảyra tranh chấp thì vấn đề các bênquan tâm là nội dung hợp đồng, cácquyền, nghĩa vụ các bên và việc thựchiện hợp đồng thể hiện tại các quyđịnh, điều khoản của hợp đồng chodù nó được đặt ở vị trí nào đi nữatrong văn bản hợp đồng chứ khôngphải có liên quan gì đến tiều đề hayđề mục. Trong quá trình kiểm soáthợp đồng mẫu, chúng tôi đã đề nghịloại bỏ quy định thừa và gây thắcmắc này.

Thêm một vi phạm không rõràng về nội dung hợp đồng nữa làmột số điều khỏan về thanh toán vànghĩa vụ cung cấp thông tin. Ví dụnhư bên bán đưa ra quy định nhưsau:

“Bên mua phải chiu các chi phíphát sinh khác nếu có ngoài các chiphí phải trả nêu trên...” hoặc:

“Bên mua phải cung cấp các giấytờ khác theo yêu cầu của Bên Bán”

“ Bên mua sẽ cung cấp cho Bênbán bất kỳ tài liệu nào hoặc thực hiệnbất kỳ công việc gì được cho là cầnthiết theo yêu cầu của bên Bán...”

“Các Bên đồng ý rằng ngoài việc....,Bên bán không phải thanh toán bất kỳkhoản tiền nào cho Bên mua”.

Khi đối tượng hợp đồng đã xácđịnh rõ ràng, đã được cụ thể hóa,lượng hóa bằng những thông số vềsố lượng, chất lượng, giới hạn cungcấp... thì bên bán hoàn toàn có đầyđủ khả năng xác định hoặc lườngtrước tất cả những chi phí để thựchiện nghĩa vụ cung cấp hàng hóa,dịch vụ theo như hợp đồng. Khôngthể thêm vào quy định bắt buộcngười tiêu dùng phải trả thêm “chiphí khác nếu có” mà không hề nêu rachi phí đó là chi phí gì, có phải là mộtphần nghĩa vụ của bên mua haykhông?

Còn việc quy định người tiêudùng phải cung cấp “các giấy tờ kháctheo yêu cầu của bên bán” là một viphạm có thể dẫn đến hệ quả là saukhi giao kết hợp đồng bên bán cóquyền yêu cầu bên mua cung cấpnhững giấy tờ, thông tin ngoài phạmvi hợp đồng mà bên mua vẫn phảituân thủ.

Do đặc thù của từng lĩnh vựckinh doanh, mua bán, khi giao kếthợp đồng với người tiêu dùng, nhàcung cấp hàng hóa, dịch vụ phải cóđược thông tin của người tiêu dùng.Tuy nhiên, việc phải cung cấp nhữnggiấy tờ gì, thông tin gì đều đã đượcgiới hạn trong phạm vi yêu cầu màpháp luật quy định. Không thể bắtbuộc người tiêu dùng phải cung cấpthông tin theo “yêu cầu của bênbán”. Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng đã dành một phần quantrọng quy định về vấn đề bảo mật,bảo vệ thông tin người tiêu dùng.Đây là một quyền nhân thân đã đượcHiến định và Luật định về nguyêntắc trong Bộ luật Dân sự.

Trên đây là một số ví dụ vi phạmyêu cầu chung đối với hợp đồngmẫu và điều kiện giao dịch chung.Việc kiểm sóat những điều khỏanquy định trong hợp đồng mẫu vàđiều kiện giao dịch chung cần phảiđược tiến hành một cách chặt chẽ,hợp lý để đảm bảo tối đa nguyên tắcbảo vệ người tiêu dùng thế yếu vàáp dụng cho tất cả mọi người.

PHAN KHÁNH AN

Page 23: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Thực hiện chức năng quản lý nhànước về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng; nhằm xây dựng đầu

mối thông tin giữa doanh nghiệp –người tiêu dùng – và cơ quan quảnlý nhà nước, ngày 15 tháng 10 năm2012, Cục Quản lý cạnh tranh đãchính thức đưa vào hoạt độngchuyên trang thông tin bảo vệ ngườitiêu dùng tại địa chỉhttp://bvntd.vca.gov.vn.

Trang thông tin về bảo vệ ngườitiêu dùng là một trang thông tinthuộc website của Cục Quản lý cạnhtranh. Tại Trang thông tin này, ngườixem có thể tìm hiểu đầy đủ về hệthống cơ quan, tổ chức và văn bảnpháp luật liên quan trực tiếp đến nộidung bảo vệ quyền lợi người tiêudùng tại Việt Nam; cập nhật chínhxác các thông tin về hoạt động bảovệ người tiêu dùng, đặc biệt là cácthông tin về cảnh bảo các hàng hóa,sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởngđến quyền lợi người tiêu dùng.Chuyên trang cũng dành riêng cácchuyên mục dành cho từng đốitượng cụ thể là người tiêu dùng vàtổ chức, cá nhân. Tại các chuyên mụcnày, các đối tượng cụ thể không chỉđược cung cấp đầy đủ các quy địnhpháp luật về bảo vệ người tiêu dùng

liên quan trực tiếp đến nhóm đốitượng của mình mà còn được cungcấp các công cụ hỗ trợ nhằm thựchiện quyền và nghĩa vụ liên quancủa mình. Cụ thể, với người tiêudùng, tính năng Khiếu nại trực tuyếncho phép người tiêu dùng có thểnhanh chóng và thuận tiện gửi cácphản ánh trực tiếp cho Cục Quản lýcạnh tranh hoặc có thể gửi thắc mắc,đề nghị tư vấn thông qua Đường dâynóng 04.39387846. Với các tổ chức,cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịchvụ, bên cạnh việc cung cấp đầy đủcác trách nhiệm của tổ chức, cá nhânphải thực hiện liên quan đến các nộidung mới quy định tại Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, Trangthông tin cũng đăng tải Danh sáchcác tổ chức, cá nhân kinh doanh đãđăng ký hợp đồng mẫu/điều kiệngiao dịch chung nhằm xây dựng dữliệu tham khảo cho các tổ chức, cánhân khác. Với các cơ quan quản lýcấp địa phương hoặc các tổ chức xãhội tham gia bảo vệ người tiêu dùng,Trang thông tin cũng là địa chỉ thamkhảo các thông tin và hướng dẫnthực hiện các hoạt động bảo vệngười tiêu dùng.

Nhằm tăng cường trao đổi vàchia sẻ thông tin với các quốc gia

khác trên thế giới, trong thời gian tới,Trang thông tin sẽ bổ sung giao diệnbằng tiếng Anh và có cơ chế chia sẻdữ liệu với các tổ chức, cá nhân phụtrách hoạt động bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng tại các quốc gia này,đặc biệt trong các nội dung về cảnhbáo, thu hồi hàng hóa khuyết tật vàthực hiện bảo vệ người tiêu dùngxuyên biên giới theo cam kết tại cácChương trình nghị sự của Ủy ban Bảovệ người tiêu dùng khu vực Asean(http://www.aseanconsumer.org/).

Việc thiết lập Trang thông tin vềbảo vệ người tiêu dùng cùng với việcxây dựng và vận hành thử nghiệmTổng đài tư vấn người tiêu dùng tạisố điện thoại 04. 39387846 là sự kiệnquan trọng, đánh dấu bước pháttriển và những nỗ lực mới trong lộtrình nâng cao năng lực thực thi vàtăng cường hiệu quả hoạt động bảovệ quyền lợi người tiêu dùng tại ViệtNam. Nhân dịp này, Cục Quản lýcạnh tranh đề nghị các phương tiệnthông tin đại chúng phối hợp trongviệc tăng cường hợp tác và thúc đẩytuyên truyền thông tin rộng rãi tớingười tiêu dùng; các tổ chức, cánhân và các đơn vị liên quan khác.

BAN BẢO VỆ QUYỀN LợI NGƯờI TIÊU dùNG

Thông cáo báo chí về việc đưa vào hoạt động chuyên trangthông tin bảo vệ người tiêu dùng

Page 24: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

HỎI ĐÁP

V C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

>> Câu hỏi 1: Hồ sơ xinmiễn trừ tập trung kinh tếbao gồm những gì ?

3Trả lời1. Đơn theo mẫu của cơ quan

quản lý cạnh tranhMẫu đơn có thể được tải từ web-

site của Cục Quản lý cạnh tranh:www.qlct.gov.vn

2. Bản sao hợp lệ giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh của từngdoanh nghiệp tham gia tập trungkinh tế;

3. Báo cáo tài chính trong hainăm liên tiếp gần nhất của từngdoanh nghiệp tham gia tập trungkinh tế có xác nhận của tổ chức kiểmtoán theo quy định của pháp luật;

4. Báo cáo thị phần trong hai nămliên tiếp gần nhất của từng doanhnghiệp tham gia tập trung kinh tếtrên thị trường liên quan;

5. Báo cáo giải trình cụ thể việcđáp ứng các trường hợp được hưởngmiễn trừ;

6. Văn bản uỷ quyền của các bêntham gia tập trung kinh tế cho bênđại diện.

7. Nếu người nộp hồ sơ tại CụcQuản lý cạnh tranh không phải là đạidiện theo pháp luật của bên đại diệnthì phải có giấy giới thiệu của bên đạidiện.

8. Chứng minh thư nhân dân củangười nộp hồ sơ.

9. Trong trường hợp hồ sơ cónhiều tài liệu, để tiết kiệm thời giantiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lýcạnh tranh khuyến khích doanhnghiệp lập bản thống kê tên các tàiliệu trong hồ sơ thành ile mềm.

Bên nộp hồ sơ và các bên thamgia tập trung kinh tế chịu tráchnhiệm về tính trung thực của hồ sơ.

>>Câu hỏi 2: Các hình thứctập trung kinh tế theo LuậtCạnh tranh?

3Trả lờiTheo Ðiều 16 Luật Cạnh tranh do

Quốc hội ban hành ngày 3 tháng 12năm 2004 và có hiệu lực kể từ ngày 1tháng 7 năm 2005 thì: “Tập trungkinh tế là hành vi của doanh nghiệpbao g ồm: (1) Sáp nhập doanhnghiệp; (2) Hợp nhất doanh nghiệp;(3) Mua lại doanh nghiệp; (4) Liêndoanh giữa các doanh nghiệp; và (5)Các hành vi tập trung kinh tế kháctheo quy định của pháp luật”

Cụ thể hơn, Điều 17 Luật Cạnhtranh nêu ra khái niệm về các hìnhthức tập trung kinh tế như sau:

1. Sáp nhập doanh nghiệp là việcmột hoặc một số doanh nghiệpchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩavụ và lợi ích hợp pháp của mình sangmột doanh nghiệp khác, đồng thờichấm dứt sự tồn tại của doanhnghiệp bị sáp nhập.

2. Hợp nhất doanh nghiệp là việchai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyểntoàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợiích hợp pháp của mình để hình thànhmột doanh nghiệp mới, đồng thờichấm dứt sự tồn tại của các doanhnghiệp bị hợp nhất.

3. Mua lại doanh nghiệp là việcmột doanh nghiệp mua toàn bộ hoặcmột phần tài sản của doanh nghiệpkhác đủ để kiểm soát, chi phối toànbộ hoặc một ngành nghề của doanhnghiệp bị mua lại.

4. Liên doanh giữa các doanhnghiệp là việc hai hoặc nhiều doanhnghiệp cùng nhau góp một phần tàisản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợppháp của mình để hình thành mộtdoanh nghiệp mới.

>> Câu hỏi 3: Trong LuậtĐầu tư, có một số nội dungliên quan đến tập trung kinhtế cụ thể là gì?3Trả lờiLuật Đầu tư năm 2005 gồm các

quy định về hoạt động đầu tư nhằmmục đích kinh doanh; quyền và nghĩavụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quảnlý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và

đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.Trong đó, có một số nội dung liênquan đến tập trung kinh tế, cụ thể là:

- Các quy định về hình thức đầutư, trong đó ghi nhận một số hìnhthức là các hoạt động tập trung kinhtế như: Thành lập tổ chức kinh tế liêndoanh giữa các nhà đầu tư trongnước và nhà đầu tư nước ngoài; Muacổ phần hoặc góp vốn để tham giaquản lý hoạt động đầu tư; Đầu tưthực hiện việc sáp nhập và mua lạidoanh nghiệp. Đối với nhà đầu tưnước ngoài khi góp vốn, mua cổ phầnphải thực hiện đúng các quy định củacác điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thứcđầu tư và lộ trình mở cửa thị trường;

- Các quy định về thủ tục đăng kýđầu tư hoặc thủ tục thẩm tra đầu tưđược thiết kế để thực hiện vai tròquản lý nhà nước về đầu tư. Tuynhiên, nhà đầu tư nước ngoài lần đầuđầu tư vào Việt Nam phải có dự ánđầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư đểđược cấp Giấy chứng nhận đầu tư;Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời làGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanhcho tổ chức kinh tế được thành lập đểthực hiện dự án đầu tư.

Trong pháp Luật Đầu tư chỉ cómột quy định đề cập đến vấn đề kiểmsoát tập trung kinh tế dưới góc độcủa Luật Cạnh tranh: khi sáp nhập,mua lại công ty, chi nhánh tại ViệtNam phải tuân thủ các quy định củaLuật Doanh nghiệp về điều kiện tậptrung kinh tế và pháp luật về Cạnhtranh.

AN BìNH

Page 25: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

W Tăng cường thựchiện Cuộc vận động“Người Việt Nam ưutiên dùng hàng ViệtNam”

Đây là một trong những nhiệm vụThủ tướng Chính phủ đề ra cho BộCông Thương tại Chỉ thị số 24/CT-TTgngày 17/09/2012 về việc tăng cườngthực hiện Cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Ngoài việc chủ trì, phối hợp vớicác đơn vị liên quan, các hiệp hộingành hàng đẩy mạnh công tác hỗtrợ doanh nghiệp trong các hoạtđộng xúc tiến thương mại, tổ chứccác hoạt động đưa hàng Việt vềnông thôn, chợ truyền thống, cácchương trình khuyến mại hàng ViệtNam như “Ngày hàng Việt”, “Tuầnhàng Việt”, “Tháng hàng Việt”; địnhkỳ hàng năm phối hợp với UBND cácđịa phương và đơn vị liên quan tổchức Tuần lễ hàng Việt trên địa bàncả nước, Thủ tướng còn yêu cầu BộCông Thương và các Bộ, ngành cóliên quan thực hiện một số nhiệm vụquan trọng khác.

Cụ thể như: Nghiên cứu xâydựng chính sách và áp dụng cácbiện pháp thích hợp để tăng cường

liên kết trong chuỗi cung ứng hàngViệt gắn với quản lý chất lượng và antoàn thực phẩm; xây dựng và triểnkhai các chương trình truyền thôngvề sản phẩm, hàng hóa của cácdoanh nghiệp Việt Nam, tạo điềukiện cho các doanh nghiệp, nhất làdoanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hộiquảng bá sản phẩm, hàng hóa củamình trên các phương tiện thông tinđại chúng; tăng cường công táckiểm tra, kiểm soát thị trường, pháthiện, xử lý nghiêm các hành vi kinhdoanh hàng lậu, hàng giả, hàng kémchất lượng, hàng không đảm bảo antoàn vệ sinh thực phẩm và nhữnghành vi gian lận thương mại.

W Tăng cường quản lývệ sinh an toàn thựcphẩm giai đoạn 2012 –2015 nhằm bảo vệquyền lợi người tiêudùng

Ngày 7/9/2012, Thủ tướng Chínhphủ đã ký Quyết định số 1228/QĐ-TTgphê duyệt Chương trình mục tiêu quốcgia Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)

giai đoạn 2012 - 2015 (gọi tắt làChương trình), với các mục tiêu cụ thểđến năm 2015.

Có 6 dự án thành phần nằm trongChương trình. Trong đó có dự án 5 vềbảo đảm vệ sinh ATTP trong sản xuấtnông, lâm, thủy sản với mục tiêu:100% số cơ sở sản xuất kinh doanhnông sản, thủy sản thực phẩm đượckiểm tra điều kiện đảm bảo ATTPtheo các thông tư quy định về kiểmtra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất,kinh doanh thực phẩm nông sản,thủy sản; tỷ lệ mẫu vượt mức chophép/tổng số mẫu được kiểmnghiệm ATTP dưới 6% trong cácchương trình giám sát quốc gia vềATTP nông sản và dưới 4% trong cácchương trình giám sát quốc gia vềATTP thủy sản; 80% Chi cục Quản lýChất lượng Nông lâm sản và Thủy sảnđược đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngvà cung cấp các trang thiết bị thiếtyếu với tổng kinh phí dự kiến là 900tỷ đồng.

Quyết định này có hiệu lực từngày ký ban hành.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

W Tăng cường côngtác quản lý, điều hànhvà bình ổn giá nhữngtháng cuối năm 2012

Ngày 26/09/2012, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTgvề việc tăng cường công tác quản lý,điều hành và bình ổn giá những thángcuối năm 2012.

Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô, Thủ tướng Chính phủyêu cầu các Bộ Tài chính và CôngThương tiếp tục chỉ đạo thực hiện cácgiải pháp tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trườngđồng thời triển khai các nhiệm vụ,giải pháp để quản lý, điều hành vàbình ổn giá những tháng cuối năm2012 như: Xây dựng lộ trình điềuchỉnh giá bán điện theo cơ chế thịtrường dưới sự quản lý của Nhà nước,phù hợp với diễn biến kinh tế thế giớivà trong nước thời gian tới; điềuchỉnh giá than bán cho sản xuất điệnthực hiện theo hướng bảo đảm giáthành toàn bộ, góp phần tháo gỡ khókhăn cho ngành than, bảo đảo ổnđịnh việc làm và đời sống người laođộng...

Đồng thời, Thủ tướng cũng nhấnmạnh yêu cầu giãn thời gian điềuchỉnh giá một số hàng hóa và dịch vụdo Nhà nước định giá, kiểm soát giánhư: Giá dịch vụ khám bệnh, chữabệnh, giá dịch vụ giáo dục, giá cướcxe buýt được Nhà nước trợ giá...; điềuhành chính sách tiền tệ, tín dụng,quản lý tỷ giá, vàng; tích cực tạo điềukiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinhdoanh; tiếp tục thực hiện tái cơ cấusản xuất kinh doanh theo hướng hiệuquả hơn; thực hiện rà soát các địnhmức kinh tế - kỹ thuật, đổi mới côngnghệ và tiết giảm chi phí sản xuất đểgiảm giá thành, giảm áp lực tăng giáhàng hóa, dịch vụ...

LÊ dUY(Tổng hợp)

Page 26: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

II. PHÂN TíCH NGUY CƠBị ĐIỀU TRA CBPG ĐốI VớISẢN PHẩM GIẤY

1. Phân tích chungTheo thông tin từ hãng luật, hiện

tại một số sản phẩm giấy của ViệtNam đang có nguy cơ bị xem xét điềutra chống bán phá giá hoặc chống lẩntránh thuế chống bán phá giá. Nguycơ này có xuất phát điểm từ vụ việcđiều tra CBPG do Hoa Kỳ khởi xướngđối với sản phẩm Giấy kẻ li của một sốnước. Trong giai đoạn rà soát hoànghôn của vụ việc Hoa Kỳ điều trachống bán phá giá đối với sản phẩmgiấy kẻ ly của Trung Quốc, ấn Độ vàindonesia, Cơ quan điều tra đã chothấy rằng kể từ thời điểm sản phẩmgiấy kẻ ly của 3 nước nêu trên bị ápthuế chống bán phá giá, sản phẩmgiấy kẻ ly của Việt Nam đã có lượngxuất khẩu tăng rất lớn, thay thế cholượng xuất khẩu của 3 nước kia dolệnh áp thuế chống bán phá giá.

Cụ thể, theo số liệu của BộThương Mại Hoa Kỳ, khi rà soát cácnước chưa bị áp thuế CBPG sản phẩmgiấy, Việt Nam và Ai Cập nằm trongnhóm các nước xuất khẩu nhiều nhấtsản phẩm Giấy vào thị trường Hoa Kỳ.Đỉnh điểm là năm 2008 khi lượngxuất khẩu đạt mức 140,5 triệu (đơn vịđo DOC tính toán), tăng 142% so vớinăm 2007. Mức xuất khẩu này tuy cóphần giảm sút những vẫn được giữvững đến cho đến năm 2011.

Báo cáo về khả năng Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng giấy của Việt Nam(Tiếp theo)

Bảng 3: Khối lượng xuất khẩu Giấy vào Hoa KỳĐơn vị: triệu tấn

(Nguồn: canhbaosom.vn)

Dựa trên những thông tin có được từ phía Luật sư, hiện tại một số mã HScủa nhóm sản phẩm (mã HS 8 số) Giấy đang có nguy cơ bị xem xét điều tra caobao gồm 4810.22.5044; 4811.90.9050; 4820.10.2010, 4820.10.2020,4820.10.2030, 4820.10.2040, 4820.10.2060, và 4820.10.4000.

Sau khi đối chiếu với kết quả của Hệ thống Cảnh báo sớm, để thuận tiện choviệc phân tích, Nhóm CBS sẽ tiến hành xem xét, đánh giá nguy cơ bị kiện CBPGđối với các sản phẩm Giấy (theo mã HS 6 số) sau đây:

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Trung Quốc 558.9 662.6 492.2 524.0 479.4 468.9 534.1 562.1

Ấn Độ 48.3 40.4 26.9 52.8 40.3 43.4 37.6 44.2

Indonesia 0.0 1.87 102.2 65.1 31.4 12.4 14.4 15.1

Việt Nam 0.0 0.9 11.5 58.0 140.5 95.6 139.0 124.9

Ai Cập 0.0 0.0 0.2 6.3 13.1 25.1 29.3 27.1

Mexico 6.0 5.0 37.3 56.0 75.3 52.8 55.8 70.1

Đài Loan 3.4 3.3 22.3 60.6 14.0 9.1 11.3 10.6

Brazil 91.9 66.0 173.6 129.0 83.3 51.4 41.2 19.6

Canada 23.0 23.5 6.8 3.9 7.6 8.5 6.5 4.8

Mã HS Thị trường Mô tả

481190 Hoa Kỳ Giấy cáctông, tấm lót xenlulo và sợi xenlulo khác

482010 Hoa Kỳ Sổ đăng ký, sổ ghi chép, sổ kế toán, sổ đặt hàng,quyển biên lai, tập thư viết, tập ghi nhớ, sổ nhật ký

2. Đối với mặt hàng Giấy cáctông và sợi xenlulo (Mã HS481190)

2.1. Khối lượng xuất khẩu giảmBảng 4: Khối lượng xuất khẩu Mã HS 481190 vào Hoa Kỳ

Nước xuấtkhẩu 2009 2010 2010/

2009 2011 2011/2010

4 T/2011

4T/2012

4T12/4T11

China 24,126 23,443 -3% 32,283 38% 4,910 4,560 -7%

Mexico 6,146 10,612 73% 13,628 28% 3,622 3,580 -1%

india 4,315 6,546 52% 4,806 -27% 1,459 633 -57%

indonesia 2,685 3,067 14% 2,290 -25% 694 751 8%

Vietnam 3,841 4,530 18% 1,613 -64% 536 295 -45%

Brazil 303 361 19% 395 9% 183 267 46%

Các nướckhác 125,383 130,133 4% 129,642 0% 41,780 40,995 -2%

(Nguồn: canhbaosom.vn)

Số liệu Bảng 4 cho thấy khối lượng nhập khẩu Giấy đối với mã HS 481190của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong 2 năm 2009 và 2010 là tương đối cao,đứng thứ 3 trong 5 nước xuất khẩu chính vào thị trường Hoa Kỳ. Khối lượngxuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010 tăng trên 18% so với năm 2009.

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, khối lượng xuất khẩu của Việt Nam lại cóxu hướng giảm mạnh, năm 2011 giảm 64% so với năm 2010 và bốn tháng đầunăm 2012 giảm 45% so với cùng kỳ năm 2011.

Page 27: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Về cơ bản xu hướng xuất khẩu mặt hàng này của các nước đều có diễn biếnthất thường, tuy nhiên hai nước có mức độ tăng trưởng tương đối ổn định làMexico và Brazil đều gia tăng xuất khẩu lớn trong 3 năm 2009, 2010 và 2011.Bản thân Trung Quốc và indonesia là hai nước đang bị điều tra áp thuế đối vớimặt hàng này nhưng khối lượng xuất khẩu không hề giảm sút, điển hình là in-donesia khi khối lượng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2012 đã tăng 8% so vớicùng kỳ năm ngoái.

2.2. Thị phần xuất khẩu thấpLiên quan đến yếu tố thị phần, bảng số liệu cho thấy giai đoạn 2009 – 2011,

thị phần đối với sản phẩm này của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ là tương đốithấp và có chiều hướng đi xuống, dao động từ 1-3%. Nước xuất khẩu chiếm thịphần lớn nhất vẫn là Trung Quốc (chiếm 17% năm 2011).

Bảng 5: Thị phần xuất khẩu mặt hàng Giấy HS 481190

Các nước xuất khẩu 2009 2010 2011 4T/2012

China 14% 13% 17% 9%

Mexico 4% 6% 7% 7%

Vietnam 2% 3% 1% 1%

india 3% 4% 3% 1%

Brazil 0% 0% 0% 1%

indonesia 2% 2% 1% 1%

Malaysia 1% 1% 1% 0%

Các nước khác 75% 72% 70% 80%

(Nguồn: canhbaosom.vn)

(Nguồn: canhbaosom.vn)

2.2. Giá xuất khẩu thấpBảng 6: Giá trung bình xuất khẩu Giấy vào Hoa Kỳ (Mã HS 481190)

Đơn vị tính: USD/kg

Hình 2: Giá trung bình nhập khẩu mặt hàng HS 481190 vào thị trường Hoa Kỳ

Nước xuất khẩu 2009 2010 2011 4 T/2011 4T/2012

China 3.178 2.993 3.274 2.940 2.933

Mexico 2.198 2.139 2.034 2.124 2.306

Vietnam 1.744 1.635 1.709 2.117 1.475

india 1.520 1.399 2.227 1.503 2.977

Brazil 1.743 2.177 1.880 1.193 1.352

indonesia 2.757 3.241 4.064 3.771 3.616

Malaysia 1.673 1.476 1.606 1.575 1.653

Giá trung bình 2.420 2.444 2.606 2.470 2.521

Nhìn vào đồ thị và bảng trên cóthể thấy Việt Nam, Brazil và Malaysialà các nước có mức giá xuất khẩutương đối thấp so với hai nước in-donesia và Trung Quốc. Điều này làmtăng nguy cơ bị kiện chống bán phágiá đối với mặt hàng HS 481190 vớilý do giá bán thấp gây nên khốilượng nhập khẩu tăng và tạo áp lựcrất lớn lên các nhà sản xuất nội địacủa Mỹ khi họ không thể giảm giá dogiá nhân công vẫn giữ ở mức cao.Thực trạng này có thể gây nên thiệthại cho các nhà sản xuất nội địa củaHoa Kỳ.

Tóm lại, có thể tóm tắt tình hìnhxuất khẩu đối với mặt hàng Giấy mãHS 481190 của Việt Nam như sau: (i)khối lượng nhập khẩu tăng giảm thấtthường trong giai đoạn 2009-2011; (ii)thị phần xuất khẩu của Việt Nam vàothị trường Hoa Kỳ đối với mặt hàngnày thấp; (iii) mức giá xuất khẩu đốivới mặt hàng này ở mức tương đốithấp so với mức giá trung bình. Do vậy,khả năng mặt hàng Giấy mã HS481190 bị kiện tại thị trường này làkhông cao.

Page 28: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

V C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

3. Đối với mặt hàng Sổ đăng ký, sổ ghi chép, sổ kế toán,sổ đặt hàng, quyển biên lai, tập thư viết, tập ghi nhớ, sổ nhậtký (Mã HS 482010)

3.1. Khối lượng xuất khẩu có xu hướng giảm

Bảng 7: Giá trị nhập khẩu mặt hàng Giấy mã HS 482010Đơn vị: nghìn USD

Nước xuấtkhẩu

2009 20102010/2009

20112011/2010

4 T/2011

4T/2012

4T2012/4T2011

China 263.787 320.492 21% 348.215 9% 91.818 97.854 7%

Vietnam 57.111 76.379 34% 67.711 -12% 20.533 9.908 -52%

Mexico 53.032 56.666 7% 63.120 11% 23.635 21.972 -7%

india 20.005 17.702 -12% 20.054 13% 4.338 3.480 -20%

Brazil 24.161 20.880 -14% 16.864 -19% 4.970 3.882 -22%

Malayxia 8.765 10.234 17% 7.466 -27% 1.643 947 -42%

Canada 9.704 8.351 -14% 7.982 -4% 2.184 2.580 18%

Các nướckhác

80.278 82.572 3% 85.057 3% 21.047 2.2412 6%

Tổng nhậpkhẩu

516.848 593.693 15% 616.473 4% 170.172 163.038 -4%

(Nguồn: canhbaosom.vn)Bảng số liệu trên cho thấy xu hướng xuất khẩu không ổn định mặt hàng

Giấy mã HS 482010 của Nhóm các nước xuất khẩu nhiều nhất vào thị trườngHoa Kỳ, trong đó Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc với giá trị xuất khẩu năm2011 đạt hơn 67 triệu USD. Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng nàycó phần sụt giảm trong năm 2011 và đầu năm 2012, khối lượng xuất khẩu củaViệt Nam vẫn đạt mức tương đối lớn khi so sánh với các nước cạnh tranh truyềnthống khác là Mexico và Canada.

3.2 Thị phần xuất khẩu lớn

Bảng 8: Thị phần các nước nhập khẩu mặt hàng Giấy - Mã HS 482010

Các nước xuất khẩu 2009 2010 2011 4T/2012

China 59% 57% 56% 53%

Vietnam 15% 19% 18% 22%

Mexico 1% 1% 1% 3%

india 0% 1% 0% 0%

Brazil 4% 7% 8% 4%

Malayxia 7% 5% 5% 8%

Canada 1% 0% 1% 2%

Các nước khác 13% 9% 10% 9%

(Nguồn: canhbaosom.vn)

Hình 3: Thị phần các nước nhập khẩu mặt hàng Giấy HS 482010

Page 29: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

V C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Đồ thị trên cho thấy Việt Nam là một trong 3 nước có thị phần xuất khẩumặt hàng Giấy mã HS 482010 vào Hoa Kỳ (thị phần trung bình là 17% tronggiai đoạn 2009-2011). Trung Quốc là nước đứng đầu với mức thị phần áp đảogần 60% trong năm 2009 và có xu hướng giảm dần xuống khoảng 55% năm2011.

3.3. Giá xuất khẩu thấpBảng 9: Giá nhập khẩu trung bình mã HS 482010 vào Hoa Kỳ

Đơn vị tính: USD/1 đơn vị

Nước xuất khẩu 2009 2010 2011 4 T/2011 4T/2012

China 0.6 0.64 0.66 0.722 0.723

Vietnam 0.61 0.57 0.54 0.430 0.588

Mexico 0.41 0.42 0.44 0.408 0.372

india 0.47 0.48 0.48 0.497 0.462

Brazil 0.46 0.51 0.86 0.636 1.131

Malayxia 0.56 0.52 0.73 0.638 0.741

Canada 0.28 1.42 1.22 1.149 0.997

Giá trung bình 0.56 0.55 0.63 0.573 0.657

Hình 4: Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng HS 482010 vào Hoa Kỳ

(Nguồn: canhbaosom.vn)

Đối với yếu tố giá, có thể nhậnthấy Việt Nam, Trung Quốc và Mexicolà 3 nước có mức giá trung bình xuấtkhẩu vào thị trường Hoa Kỳ tương đốithấp và ở dưới mức giá trung bình 5.5USD/ 1 đơn vị. Ngành sản xuất nội địacũng có thể dựa vào yếu tố giá xuấtkhẩu giảm này để đánh giá liệudoanh nghiệp có bán phá giá sảnphẩm tại thị trường nước nhập khẩuhay không.

Tóm lại: có thể tóm tắt tình hìnhxuất khẩu đối với mặt hàng Giấy mã HS482010 của Việt Nam như sau: (i) khốilượng nhập khẩu lớn và tăng cao trongnăm 2009, 2010 và giảm nhẹ trongnăm 2011; (ii) thị phần xuất khẩu củaViệt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đối với

mặt hàng này lớn; (iii) mức giá xuấtkhẩu đối với mặt hàng này ở mứctương đối thấp so với mức giá trungbình. Do vậy, khả năng mặt hàng Giấymã HS 482010 bị kiện tại thị trường nàytương đối cao và cần phải xem xétthêm các yếu tố định tính khác để cóthể củng cố kết quả cảnh báo cuối cùngnày.

4. Các yếu tố khác4.1. Sản xuất nội địa của Hoa Kỳ

sụt giảm mạnhTrái ngược với tốc độ gia tăng liên

tục của kim ngạch nhập khẩu, số liệuvề sản xuất nội địa của Hoa Kỳ chothấy có sự sụt giảm đáng kể trong sảnlượng sản xuất mặt hàng Giấy củanước này.

Bảng 10: Giá trị sản xuất nội địacủa Hoa Kỳ đối với mặt giấy

Đơn vị: tỉ USD

Mã HS 4820 4811

2008 5.83 10.67

2009 5.46 9.38

2010 4.96 10.18

2009/2008 -6% -12%

2010/2009 -9% - 9%

2010/2008 -15% - 4.6%

Nguồn: Cơ quan thống kê Hoa Kỳ(Census)

Bảng 10 cho thấy trong giai đoạn2008-2010, doanh nghiệp Hoa Kỳđều giảm dần khả năng sản xuất hainhóm mặt hàng Giấy nằm trongphạm vi phân tích, cụ thể sản lượngmặt hàng HS 4820 năm 2009 giảm6% so với năm 2008 và năm 2010giảm 9% so với năm 2009 và mứcgiảm bình quân trong 3 năm là 15%.Tình hình cũng không khả quan hơnđối với mặt hàng mã HS 4811 khi sảnlượng năm 2009 giảm mạnh 12% sovới năm 2008 và năm 2010 giảm 9%so với năm 2009 và giảm 4.6% trong3 năm (2010/2008). Đây cũng là mộttrong những cơ sở chứng minh cómối liên hệ giữa việc gia tăng nhậpkhẩu với các thiệt hại cho ngành sảnxuất trong nước. Thực tế cho thấy,một trong những nguyên nhân trựctiếp khiến các nhà sản xuất trongnước khởi kiện là khi họ thấy có sựsụt giảm sản lượng đáng kể dokhông thể cạnh tranh với hàng nhậpkhẩu.

Để đối phó với tình hình này, cácdoanh nghiệp bị thiệt hại thườngliên kết với nhau và phối hợp chặtchẽ với Hiệp hội để tiến hành các thủtục khởi kiện.

4.2. Các chính sách thay đổi mớicủa Hoa Kỳ về việc áp dụng các biệnpháp phòng vệ thương mại

Dưới chính quyền của tổngthống Obama, Bộ Thương mại HoaKỳ (DOC) đã đẩy mạnh thực thi phápluật về phòng vệ thương mại củaHoa Kỳ. Trong năm 2009, DOC đãkhởi xướng điều tra 34 vụ điều trachống bán phá giá và chống trợ cấp,tăng 79% so với năm 2008. Trongnăm 2011 và nửa đầu năm 2012,

(Xem tiếp trang 30)

Page 30: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

DOC đã khởi xướng điều tra 17 vụ,trong số đó 2/3 số vụ nhằm vào cácnền kinh tế phi thị trường như ViệtNam và Trung Quốc. Trong thời gianvừa qua, để tăng cường sử dụngcông cụ này, DOC đã đưa ra nhữngthay đổi đáng lưu ý như sau:

(i) Hiện nay, những doanh nghiệplà bị đơn độc lập trong vụ việc điềutra chống bán phá giá/chống trợ cấpsẽ được loại bỏ ra khỏi vụ điều tra khinọ chứng minh được rằng họ khôngbán phá giá hoặc không nhận trợ cấptrong một khoảng thời gian nhấtđịnh. Tuy nhiên với đề xuất mới, cácdoanh nghiệp nêu trên chỉ được loạikhỏi vụ kiện khi thời hạn áp thuế đốivới tất cả các doanh nghiệp nước đóchấm dứt.

(ii) Thứ hai, DOC sẽ giám sát chặtchẽ hơn xem các doanh nghiệp hoạtđộng như thế nào trong một nền kinh

tế phi thị trường. Trong bối cảnh này,DOC đang đề xuất điều chỉnh phươngpháp tính toán thuế chống bán phágiá để lý giải cho mức thuế nhập khẩuhoặc thuế giá trị gia tăng được baogồm trong giá của Hoa Kỳ và mức thuếđó không được giảm khi nhập khẩu,như trong các vụ việc liên quan đến cácquốc gia có nền kinh tế thị trường. Khimà các mức thuế đó được tính đến, đềxuất thay đổi này sẽ làm cho biên độphá giá tăng lên.

Như vậy, với hai thay đổi nêu trêncủa DOC sẽ dẫn đến nguy cơ biên độphá giá của hàng hóa xuất khẩu từcác quốc gia có nền kinh tế phi thịtrường bị tăng lên rất cao trong cácvụ việc trong tương lai. Đây sẽ tạo ramột rào cản lớn đối với hàng hóaxuất khẩu trong thời gian tới có liênquan đến các vụ việc điều tra chốngbán phá giá, chống trợ cấp xuất phát

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

V C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 35 - 2012

Hoạt động: Hội nghị Future Gov tại Thái LanThời gian: 16-20/10/2012Nội dung: Hội nghị cải cách hành chính công,trao giải các đơn vị dự giải về công nghệ cảicách hành chính công trong đó có hồ sơ thamdự của Cục QLCTThành phần/ dự án: Các cơ quan quản lý củacác nước Châu á - Thái Bình DươngĐịa điểm: Thái Lan

Hoạt động: Tập huấn về pháp luật BVQLNTDThời gian: 10/11/2012Nội dung: Tổ chức tập huấn pháp luật về BVQLNTDThành phần/ dự án: VCA, Sở Công Thương Bến TreĐịa điểm: Bến Tre

12

4

Hoạt động: Cuộc họp AEGC lần thứ 10Thời gian: 5-6/11/2012Nội dung: Cuộc họp thường kỳ của Nhómchuyên gia về cạnh tranh ASEANThành phần/ dự án: Thành viên của AEGCĐịa điểm: Brunei

3

Hoạt động: Cuộc họp về cạnh tranh của iCNThời gian: 23-29/10/2012Nội dung: Cuộc họp về nâng cao tuyên truyềnphổ biến cạnh tranh nhằm tăng cường hiệu quảthực thi luật và chính sách cạnh tranhThành phần/ dự án: Thành viên của iCNĐịa điểm: Pháp

Hoạt động: Hội thảo về BVQLNTDThời gian: 6/11/2012Nội dung: Hội thảo về BVQLNTD (Giải quyếttranh chấp, vấn đề hợp đồng mẫu, điều kiệngiao dịch chung,...)Thành phần/ dự án: VCA, Nhà Pháp luật ViệtPhápĐịa điểm: Hà Nội

5Báo cáo về khả năng Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá...(Tiếp theo trang 29)

Page 31: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤn Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

n Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

n Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

n Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền vềquản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháptự vệ và các hoạt động khác của Cục;

n Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;

n Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việctheo chỉ đạo của Cục trưởng;

n Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCId)

Phòng Hành chính Tổng hợpPhòng Khai thác và Phát triển dịch vụ

Phòng Công nghệ - Thông tin

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Lãnh đạo CCId

Page 32: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vn · CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, tựđảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranhtổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnhtranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệptrực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Training Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM ĐàO TẠO ĐIỀU TRA VIÊN