bẢn tin issn 1859-4174 17_vn.pdf · thủy sản. bài trình bày của ts chapell đã nhận...

20
Địa chỉ: Đình Bảng, TSơn, Bắc Ninh Điện thoi: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070 Email: [email protected] ; website: www.ria1.org Tng kết công tác năm 2016 và bàn kế hoạch năm 2017 ti Hi nghCBVC-Vin Nghiên cu Nuôi trng thy sn I Bước đầu xác định nguyên nhân ngao chết hàng lot ti Hi Hà, Qung Ninh Hthng lng nuôi cá vùng bin mquy mô công nghip Khnăng phát triển nuôi cá Nh4 râu (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) BN TIN VIN NGHIÊN CU NUÔI TRNG THY SN I ISSN 1859-4174 S17 2016

Upload: others

Post on 04-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Địa chỉ: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh

Điện thoại: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070

Email: [email protected] ; website: www.ria1.org

Tổng kết công tác năm 2016 và bàn kế hoạch năm 2017 tại Hội nghị CBVC-LĐ

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Bước đầu xác định nguyên nhân ngao chết hàng loạt tại Hải Hà, Quảng Ninh

Hệ thống lồng nuôi cá vùng biển mở quy mô công nghiệp

Khả năng phát triển nuôi cá Nhụ 4 râu (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804)

BẢN TIN

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I

ISSN 1859-4174

Số 17

2016

Page 2: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

2 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Giấy phép xuất bản số:37/GP-XBBT ngày 25/4/2011 của Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông

Bản quyền thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Cấm sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Page 3: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Ban biên tập

Trưởng ban

Phan Thị Vân

Ủy viên

Nguyễn Hữu Nghĩa

Mai Văn Tài

Nguyễn Thị Thu Hiền

Nguyễn Thị Diệu Phương

Vũ Thị Ngọc Liên

Hoàng Nhật Sơn

Trần Thị Kim Chi

Trần Anh Tuấn

Chu Chí Thiết

Thư ký

Hoàng Thu Thủy

Trang bìa: Nuôi cá lồng vùng biển mở

Ảnh: Vũ Thị Ngọc Liên

Trong số này

Thư ngỏ 4

Tin tức 5

Bước đầu xác định nguyên nhân ngao chết hàng loạt tại Hải Hà, Quảng Ninh 7

Hệ thống lồng nuôi cá vùng biển mở quy mô công nghiệp 8

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm tít Harpiosquilla harpax De Haan 1844 10

Khả năng phát triển nuôi cá Nhụ 4 râu (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) 14

Đề xuất giải pháp gia tăng tỷ lệ sống cho cá biển thương phẩm nuôi quy mô công nghiệp 14

Ảnh hưởng của Mannan oligosaccharide lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) nuôi trong lồng 15

Viện I tiếp đón đoàn Đại học Gezira - Nước Cộng hòa Xu-đăng 17

Triển khai Dự án “Phát triển Nuôi trồng thủy sản tại Vê-nê-du-ê-la” 17

Viện I triển khai chương trình tập huấn khuyến nông tại Khánh Hòa 18

Chuyến thăm quan và học tập về nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam của đoàn cán bộ thuỷ sản thuộc Bang Tamil Nadu Ấn Độ 18

Page 4: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

4 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Thư ngỏ

Kính thưa quý độc giả,

Chia tay năm 2016 và

chào đón năm mới

2017, tôi thay mặt

Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng thủy sản I

và Ban biên tập xin

trân trọng gửi đến

quý độc giả những lời chúc tốt đẹp nhất.

Năm 2016 ngành thủy sản đối mặt với nhiều

khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu,

ô nhiễm môi trường nước ở miền Trung đã

gây tổn thất lớn cho ngành thủy sản cũng như

bà con ngư dân. Trước những khó khăn đó,

tập thể Ban Lãnh đạo Viện cùng toàn thể cán bộ

viên chức lao động Viện đã tập trung làm việc

nhằm góp phần tìm ra nguyên nhân và giải pháp

giảm thiểu thiệt hại nói trên. Năm vừa qua Viện

đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đã có

kế hoạch cho những hướng phát triển mới trong

tương lai của Viện.

Sang năm mới tuy còn nhiều khó khăn nhưng tôi

tin rằng nếu chúng ta đồng lòng thì sẽ biến

những khó khăn đó thành cơ hội cho sự phát

triển chung của ngành và của Viện.

Kính chúc các quý vị độc giả một năm mới mạnh

khỏe, thành công và hạnh phúc

Phan Thị Vân

Trưởng ban Biên tập

.

Chuùc möøng naêm môùi

Xuaân Ñinh Daäu 2017

Page 5: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016) 5

Tin tức

Lễ mít tinh kỷ niệm 85 năm Ngày thành

lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh

Hoàng Thuỷ

Hòa cùng không khí tưng bừng của thanh niên

cả nước hướng tới kỷ niệm 85 năm Ngày thành

lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

(26/3/1931 - 26/3/2016), sáng ngày 25/3, Đoàn

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng thủy sản I đã long trọng tổ chức

Lễ mít tinh kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập

Đoàn nhằm ôn lại truyền thống của Đoàn, tổng

kết các kết quả hoạt động của Đoàn Thanh niên

Viện (ĐTN) trong năm 2015 và phương hướng

nhiệm vụ 2016.

Tham dự Lễ mít tinh có đồng chí Phạm Thị Kim

Thoa, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, đồng

chí Nguyễn Thị Diệu Phương - đại diện Công

đoàn và đồng chí Trần Văn Chí - Chủ tịch Hội

cựu Chiến binh cùng toàn thể đoàn viên thanh

niên đang công tác trại trụ sở chính của Viện.

Đồng chí Nguyễn Thị Diệu Phương - đại diện Công đoàn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh Phan Trọng Bình

Tại lễ mít tinh các đoàn viên ĐTN Viện đã cùng

nhau ôn lại những truyền thống vẻ vang của

Đoàn Thanh niên Cộng sản và được nghe các

kết quả hoạt động của ĐTN Viện trong năm

2015 và phương hướng hoạt động năm 2016

dưới sự trình bày của Bí thư Nguyễn Hùng Hải.

Trong năm 2015 các đoàn viên đã sôi nổi tham

gia nhiều hoạt động phong trào về thể thao, văn

hóa-văn nghệ kỷ niệm những ngày lễ lớn của

đất nước được tổ chức tại Viện. Các hoạt động

tình nguyện, phong trào giữ gìn, bảo vệ cảnh

quan môi trường, giao lưu với các đơn vị bạn

cũng được ĐTN Viện duy trì thường xuyên và

được Đảng ủy, Lãnh đạo Viện và Công đoàn

đánh giá cao.

Thay mặt Đảng ủy, Công đoàn Viện đại diện các

khách mời đã phát biểu chúc mừng ĐTN Viện

nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn,

đánh giá cao vai trò của ĐTN trong hệ thống tổ

chức chính trị của Viện, ghi nhận những kết quả

hoạt động của ĐTN trong năm vừa qua và

khẳng định ĐTN Viện luôn là một trong những

lực lượng xung kích trong các hoạt động của

Viện, và mong rằng ĐTN tiếp tục phát huy sức

mạnh và tinh thần của tuổi trẻ đóng góp cho sự

phát triển của Viện.

Page 6: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

6 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Tin tức

Hội thảo “Công nghệ nuôi cá sông trong

ao”

Đàm Thị Mỹ Chinh

Ngày 19 tháng 4 năm 2016 tại khách sạn

Pullman, số 40, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội -

Trung tâm Công nghệ sinh học Thủy sản (CAB),

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I kết hợp

với Hiệp hội xuất khẩu đậu tương Hoa Kỳ

(USSEC) đã tổ chức hội thảo “Công nghệ nuôi

cá sông trong ao” - In-pond Raceway

Aquaculture (IPA)”.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh Đàm Thị Mỹ Chinh

Đến dự Hội thảo có đại diện Vụ Nuôi trồng Thủy

sản - Tổng cục Thủy sản, Viện cơ điện và Công

nghệ sau thu hoạch, Học viện Nông nghiệp Việt

Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực thủy sản. Sau lời phát biểu khai mạc của

Tiến sỹ Trần Thị Thúy Hà Giám đốc CAB, ông

Võ Hoàng Nguyên - Giám đốc kỹ thuật nuôi

trồng thủy sản của USSEC Việt Nam đã trình

bày về tổ chức, phương thức hoạt động và

những đóng góp của USSEC đến ngành chăn

nuôi nói chung và thủy sản nói riêng. Hội thảo

đã được nghe Tiến sỹ Jesse Chapell đến từ

trường Đại học Auburn - Hoa Kỳ, tác giả của

công nghệ IPA giới thiệu về chiến lược sử dụng

các nguồn tài nguyên và IPA trong nuôi trồng

thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận

được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như

làm thế nào để thiết kế hệ thống IPA trong các

ao có diện tích nhỏ, phương pháp thu gom chất

thải hòa tan và quản lý sức khỏe cá,…

Hội thảo cũng được nghe thông tin về dự án

“Công nghệ nuôi cá nước chảy trong ao tại An

Giang” do công ty TNHH Thương mại và Dịch

vụ Thuận An đang thực hiện. Dự án này áp

dụng công nghệ IPA trong ương giống cá Tra

nhằm nâng cao tỷ lệ sống

Kết thúc chương trình, TS Nguyễn Văn Tiến -

Phó Giám đốc CAB đã kết luận về triển vọng áp

dụng công nghệ IPA trong nuôi trồng thủy sản ở

Việt Nam. Ông tin tưởng rằng với những ưu thế

vượt trội, công nghệ này sẽ góp phần định

hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

một cách bền vững.

Hội thảo đã kết thúc thành công và để lại nhiều

ấn tượng tốt đẹp đối với các đại biểu tham dự

và mở ra một hướng đi mới cho ngành thủy sản

Việt Nam.

Page 7: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016) 7

Tin tức

Hội thảo "Phát triển nuôi trồng thủy sản

biển" tại Nha Trang, Khánh Hòa

Phan Trọng Bình

Ngày 11 tháng 11 năm 2016, Dự án “Xây dựng

năng lực nghiên cứu, đào tạo và khuyến ngư

cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I” -

Pha 3: "Xây dựng năng lực nghề nuôi cá biển

Việt Nam" đã phối hợp với Tổng cục thủy sản tổ

chức “Hội nghị phát triển nuôi trồng thủy sản

biển” tại Tp. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh Phan Trọng Bình

Hội nghị thu hút gần 120 đại biểu đến từ nhiều

ngành nghề, lĩnh vực có liên quan đến nuôi biển,

bao gồm các thành viên của Diễn đàn công

nghệ nuôi trồng thủy sản; các nhà quản lý đến

từ Vụ Kế hoạch, Vụ Khoa học, Công nghệ và

Môi trường, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông

nghiệp và PTNT), Tổng cục Thủy sản, Cục Thú

y, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; các cán bộ

nghiên cứu của Viện Nghiên cứu NTTS I, II, III,

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản; cán bộ đào

tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam,

Trường Cao đẳng Thủy sản, Trường Đại học

Nha Trang, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ, Đại

học Nông lâm TPHCM; đại diện của các Sở

NN&PTNT thuộc 28 tỉnh/thành ven biển, đại diện

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt

Nam (VASEP); Hội Nghề cá Việt Nam; các

doanh nghiệp, hộ nuôi biển; các phóng viên

thông tấn báo chí. Tại hội thảo, các đại biểu

tham dự đã rất quan tâm đến chủ đề hội thảo,

nhiều vấn đề đã được đặt ra để thảo luận sôi nổi

tại hội thảo như: thị trường xuất khẩu cá biển;

thức ăn cho nuôi cá biển, giống cá biển, công

nghệ nuôi biển, môi trường nuôi biển có xu

hướng ô nhiễm, quy hoạch nuôi biển, các văn

bản chính sách liên quan đến NTTS biển, các

tiêu chuẩn/quy trình kỹ thuật trong nuôi biển. Tất

cả các thắc mắc đã được giải đáp, các kiến nghị

đã được tiếp thu. Hội thảo kết thúc thành công

tốt đẹp với nhiều kiến nghị, đề xuất được đưa ra

nhằm thúc đầy nghề nuôi biển ngày càng phát

triển.

Tổng kết công tác năm 2016 và bàn kế

hoạch năm 2017 tại Hội nghị CBVC-LĐ

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Hoàng Thủy

Ngày 28/12/2016, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

thủy sản I đã tổ chức Hội nghị CBVC - LĐ nhằm

tổng kết công tác năm 2016 và bàn kế hoạch

công tác năm 2017. Đoàn Chủ tịch điều hành

Hội nghị gồm PGS.TS. Phan Thị Vân - Viện

trưởng, ThS Trần Thế Mưu - Phó Viện trưởng,

đại diện Công đoàn, TS. Nguyễn Quang Huy -

Phó Viện trưởng - đại diện Đảng ủy.

Page 8: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

8 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Tin tức

Tham dự Hội nghị có Ban Lãnh đạo Viện, Đảng

ủy, cùng toàn thể cán bộ viên chức - lao động tại

trụ sở chính và các Trung tâm, Phân viện nằm ở

các địa bàn khác nhau cùng về dự.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Phan Trọng Bình

Tại Hội nghị, thay mặt Ban Lãnh đạo Viện, PVT.

Trần Thế Mưu đã trình bày báo cáo tổng kết

công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ

năm 2017 của Viện. Năm 2016, ngành thủy sản

phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức

nhưng Viện đã phát huy được tinh thần đoàn

kết, chủ động, sáng tạo, tìm các giải pháp tích

cực nhằm hoàn thành tốt một khối lượng lớn

các nhiệm vụ được giao như nghiên cứu khoa

học, hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ,

tập huấn, v.v... . Bên cạnh đó công tác tổ chức

nhân sự, quản lý khoa học, xây dựng cơ bản,

hoạt động hợp tác quốc tế, đào tạo, xây dựng

các tổ chức Đảng, Công đoàn, Nữ công, Đoàn

Thanh niên của Viện cũng có những kết quả khả

quan. Ngoài ra báo cáo cũng nêu ra những mặt

còn hạn chế, tồn tại mà Viện cần khắc phục

trong thời gian tới. Cũng trong buổi Hội nghị

này, thay mặt BLĐ Viện, PVT Nguyễn Quang

Huy đã báo cáo kiểm điểm Lãnh đạo Viện và

thay mặt Ban chấp hành Công đoàn Viện, Bà

Nguyễn Thị Thiếu Anh - PCT Công đoàn đã báo

cáo tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2016.

Buổi Hội nghị cũng dành thời gian để các đại biểu

thảo luận góp ý cho các báo cáo, bổ sung ý kiến

đề xuất kế hoạch phát triển cho Viện trong năm

2017 và định hướng dài hạn cho những năm tới.

Tiếp đó, Ông Nguyễn Hùng Hải - PTP Tổ chức -

Hành chính đã công bố các quyết định khen

thưởng đối với các đơn vị và cán bộ Viện đã có

thành tích xuất sắc trong công tác năm 2016.

Kết thúc Hội nghị, Viện trưởng TS. Phan Thị

Vân bày tỏ đồng tình về các Báo cáo và ý kiến

góp ý của các đại biểu, đồng chí đánh giá cao

những mặt đã đạt được trong thời gian qua

cũng như những tồn tại mà Viện cần khắc phục

trong thời gian tới. Bên cạnh đó Viện trưởng

cũng đưa ra một số yêu cầu về việc thực hiện

nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung hoàn thành

năm 2017 và định hướng phát triển của Viện

trong thời gian tới.

Page 9: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016) 9

Khoa học và Công nghệ

Bước đầu xác định nguyên nhân ngao

chết hàng loạt tại Hải Hà, Quảng Ninh

Trịnh Ngọc Tuấn và Đào Xuân Trường

Ngay sau khi nhận được thông tin ngao nuôi tại

huyện Hải Hà, Quảng Ninh có hiện tượng chết

hàng loạt vào đầu tháng 4/2016, Trung tâm

Quan trắc Môi trường và Bệnh Thủy sản miền

Bắc đã tới kiểm tra thực địa và thu mẫu hiện

trường. Sau khi thu mẫu (môi trường và bệnh)

và phỏng vấn nhanh người nuôi ngao tại xã

Quảng Minh, huyện Hải Hà, đoàn đã làm việc

với Ủy ban nhân dân xã Quảng Minh, Sở

NN&PTNT, Chi cục Thú y và Cơ quan Thú y

vùng 2. Tại cuộc họp, đại diện các bên liên quan

đã trao đổi thông tin, có những nhận định nhanh

nguyên nhân ngao chết, kịp thời khuyến cáo tới

người dân những việc nên làm ngay để hạn chế

tình trạng ngao tiếp tục chết.

Hình ảnh thu mẫu tại bãi nuôi ngao của hộ ông Đoàn, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh tác giả cung cấp

Kết quả khảo sát thực địa và xét nghiệm mẫu

bệnh, mẫu môi trường nuôi ngao cho thấy ngao

chết hàng loạt đầu tháng 4 không phải do bệnh

ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn hay vi rút

Herpesvirus. Hiện tượng ngao chết là do một số

nguyên nhân tổng hợp như sau: 1) Chât lượng

ngao giống thả nuôi chưa qua kiểm dịch, mật độ

nuôi quá dày (bãi nuôi ngao nhà ông Đoàn tỷ lệ

chết trên 80% nhưng khi đoàn công tác kiểm tra

mật độ ngao là 285 con/m2); 2) Cạnh tranh các

yếu tố môi trường sống và thức ăn khiến ngao

gầy yếu, sức đề kháng kém; 3) Gặp điều kiện

bất lợi của môi trường như độ muối và nhiệt độ

thay đổi đột ngột khiến ngao chết; 4) Ngao chết

không được xử lý kịp thời, triệt để gây ô nhiễm

môi trường, lây lan sang các hộ nuôi khác khiến

tình trạng trở lên trầm trọng hơn; và 5) Một số

hộ nuôi tiếp tục thả nuôi ngao mới để bù vào

chỗ ngao đã chết.

Để giúp người dân sớm khôi phục sản xuất,

ngay sau khi có kết quả phân tích mẫu môi

trường và bệnh, đoàn công tác đã gửi kết quả

và khuyến cáo kịp thời tới địa phương và trực

tiếp người nuôi. Một số biện pháp khuyến cáo

gồm: 1) Người dân ngừng ngay việc thả nuôi

ngao mới, tiến hành thu tỉa ngao đã tới kỳ thu

hoạch để giảm mật độ ngao nuôi; 2) Xác ngao

chết phải được thu gom tới các bãi xử lý được

cấp phép, tránh tình trạng đổ luôn xuống cuối

bãi nuôi gây ra hiện tượng ô nhiễm vùng nuôi; 3)

Về lâu dài, để hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi

cần rút ngắn thời gian của vụ nuôi bằng cách

Page 10: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

10 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Khoa học và Công nghệ

thả ngao có kích cỡ lớn hơn với mật độ thưa.

Mật độ thả giống phù hợp là 500 con/m2 với cỡ

400-500 con/kg hoặc 400-450 con/m2 với cỡ

300-400 con/kg và 250-300 con/m2 với cỡ 300

con/kg; 4) Người dân cần tuân thủ theo vùng

quy hoạch nuôi của địa phương; 5) Chính quyền

địa phương cần phối hợp chặt chẽ với người

dân nhằm ngăn chặn việc nhập con giống có

chất lượng thấp, chưa qua kiểm dịch. Phản

biện TS. Đặng Thị Lụa

Hệ thống lồng nuôi cá vùng biển mở quy

mô công nghiệp

Chu Chí Thiết, Nguyễn Dương Đức

Với 3260 km đường bờ biển và hơn 1 triệu km²

vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam là quốc gia có

nhiều tiềm năng trong phát triển nuôi biển. Theo

Quyết định số 1532/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt

quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015

và định hướng năm 2020, chỉ riêng mục tiêu sản

lượng cá biển nuôi trong hệ thống lồng nhỏ đạt

44.000 tấn (năm 2015) và 51.000 tấn (năm

2020); nuôi công nghiệp tập trung đạt 55.000 tấn

(năm 2015) và 111.000 tấn (năm 2020). Thực

tế, trong 30 năm trở lại đây, nghề nuôi cá biển

đã từng bước phát triển mạnh ở một số địa

phương ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng,

Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang. Tuy nhiên,

nuôi cá biển hiện mới chỉ tập trung phát triển

trong các vụng vịnh kín gió, hình thức nuôi chủ

yếu là nuôi truyền thống (lồng bè bằng gỗ, tre và

sử dụng thức ăn cá tạp, ...). Do phát triển lồng

bè với mật độ cao, hiện tượng ô nhiễm môi

trường xuất hiện đã ảnh hưởng tới sản lượng và

chất lượng cá biển nuôi, tác động xấu đến môi

trường sinh thái, giao thông, du lịch,... Thực tế

sản lượng cá biển nuôi đến nay là chưa đạt

được mục tiêu như đã đề ra.

Cũng tương tự nhiều nước có nghề nuôi cá biển

phát triển như: Na Uy, Trung Quốc, Nhật Bản,....

Việt Nam cần phát triển nuôi cá biển quy mô

công nghiệp tại các vùng biển mở là hướng đi

đúng đắn nhằm tạo ra sản lượng hàng hoá lớn

phục vụ tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất

khẩu. Như vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ

thống lồng nuôi cá biển với vật liệu mới có khả

năng thích ứng với điều kiện sóng, gió khắc

nghiệt vùng biển hở là việc hết sức cần thiết,

cần phải thực hiện đầu tiên.

Thông qua 2 nhiệm vụ Khoa học công nghệ

trọng điểm cấp Nhà nước: Đề tài KC.07.03/06-

10 và Dự án KC.07.DA07/11-15, Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã thành công trong

thiết kế, chế tạo và lắp ráp hệ thống lồng nuôi cá

biển bằng vật liệu nhựa HDPE có khả năng

chống chịu với sóng, gió và thời tiết vùng biển

hở, thích hợp trong nuôi cá biển công nghiệp.

Bài viết dưới đây xin giới thiệu về hệ thống lồng

nuôi cá biển này.

Page 11: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016) 11

Khoa học và Công nghệ

Đặc điểm hệ thống lồng nuôi cá biển mở

Kiểu dáng, cấu trúc lồng:

Khung lồng được cấu tạo gồm vành nổi phía

dưới (VN), thanh tay vịn phía trên (TV) và giá đỡ

khung lồng (T). Vành nổi phía dưới được tạo bởi

2 vòng tròn đồng tâm từ 2 ống có đường kính

250 mm, áp suất danh nghĩa (PN) =16, liên kết

bằng 25 đai liên kết, có tác dụng làm nổi lồng

trên bề mặt nước. Thanh tay vịn phía trên được

liên kết với vành nổi phía dưới qua hệ thống 25

giá đỡ (ống HDPE đường kính 110 mm, PN =

12,5) và khớp nối chữ “T”, tạo cấu trúc khung

lồng vững chắc (Hình 2). Lồng có cấu trúc hình

trụ tròn, đường kính 15 m, túi lưới (vật liệu PE)

có độ sâu 8 m, mắt lưới 2a=5 và 2a=7, tạo nên

thể tích thực của lồng là 1200 m3. (Hình 1).

Phương pháp vận hành:

Điều khiển lồng chìm: 1) túi lưới được thu, rút

gọn độ sâu còn 5 m tính từ khung lông xuống; 2)

chì lưới được tren vào vành lồng dưới để tăng

trọng lượng của lồng; 3) van nước được mở ra,

nước vào chiếm chỗ toàn bộ thể tích của khung

lồng (2 vành) phía dưới; 4) điều chỉnh dây và

phao cân bằng để lồng được cân bằng tại vị trí

chìm; 5) lồng từ từ chìm xuống nước theo

phương thẳng đứng.

Điều khiển lồng nổi: 1) mở van khí; 2) nén khí

vào khung lồng phía dưới tạo áp lực ép nước

thoát ra ngoài; 3) điều chỉnh dây neo, phao để

lồng được nổi cân bằng trên mặt nước; 4) đóng

van nước và van khí; 5) điều chỉnh khoảng cách

dây phao cân bằng.

Lồng nuôi cá vùng biển mở. Ảnh Nguyễn Dương Đức

Hệ thống van điều khiển lồng chìm/nổi: hệ thống

van được gia công, chế tạo bằng vật liệu nhựa

HDPE, gắn ở vành nổi phía trong và ngoài, ở vị

trí đối xứng nhau, có tác dụng nén khí – xả

nước vào, ra khỏi khung lồng để điều khiển lồng

chìm hay nổi. Thời gian điều khiển lồng chìm là

18 phút và nổi là 15 phút.

Chi tiết cấu tạo khung lồng. Ảnh Nguyễn Dương Đức

Vành nổi

Thanh tay vịn

Khớp nối chữ “T”

Đai liên kết

Giá đỡ khung lồng

Page 12: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

12 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Khoa học và Công nghệ

Kết quả thử nghiệm nuôi cá biển vùng biển mở:

Hệ thống lồng nuôi cá vùng biển mở đã được

ứng dụng trong nuôi thương phẩm hai đối tượng

cá biển có giá trị kinh tế cao là cá chim vây vàng

(Trachinotus blochii), cá giò (Rachycentron

canadum), hình thức nuôi công nghiệp tại vịnh

Vân Phong, Khánh Hòa trong 2 năm 2014-2015.

Kết quả được tổng hợp như sau:

Các thông số kỹ thuật đã đạt:

- Lồng có khả năng chịu được bão cấp 12; có

khả năng điều khiển chìm tới độ sâu đến 10 m

trong 18 phút và thời gian điều khiển nổi trong

15 phút.

Thu hoạch cá tại lồng nuôi. Ảnh Nguyễn Dương Đức

Kết quả nuôi cá biển:

- Đối với cá giò: Tỷ lệ sống đạt 80,27%, cỡ cá

thương phẩm đạt 4,0-4,5 kg/con, năng suất đạt

14,98 tấn/lồng (12,48 kg/m3), hệ số chuyển đổi

thức ăn 2,6, chu kỳ nuôi 14 tháng.

- Đối với cá chim vây vàng: Tỷ lệ sống đạt

82,30%; cỡ cá thương phẩm đạt 0,6-0,7 kg/con;

năng suất đạt 17,45 tấn/lồng (14,9 kg/m3); hệ số

chuyển đổi thức ăn 1,8; chu kỳ nuôi 8 tháng.

Mô hình lồng nuôi biển mở đã được Dự án

SRV-11/0027 ứng dụng trong phát triển nuôi cá

biển tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Hiện trang

trại nuôi cá quy mô công nghiệp của Dự án là

điểm trình diễn về mô hình và công nghệ nuôi cá

biển tiên tiến tại Việt Nam. Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản I sẵn sàng chuyển giao cho

các doanh nghiệp, địa phương quy trình công

nghệ lắp đặt, vận hành hệ thống lồng nuôi và

quy trình nuôi cá biển, nhằm thực hiện mục tiêu

phát triển kinh tế biển trong thời gian tới. Phản

biện ThS. Hoàng Nhật Sơn

Nghiên cứu xây dựng quy trình công

nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm tít

Harpiosquilla harpax De Haan 1844

Bùi Văn Điền, Phạm Đăng Tuấn, Phạm Văn

Hoàng, Hoàng Nhật Sơn và các tác giả

Tôm Tít (Harpiosquilla harpax De Haan 1844)

thuộc họ tôm Tít Squillidae có kích thước lớn, có

giá trị kinh tế cao và là đối tượng nuôi rất triển

vọng. Để tiến tới đưa loài tôm này trở thành đối

tượng nuôi đại trà thì việc nghiên cứu xây dựng

quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo tôm tít là

việc làm rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu

thực tiễn người nuôi trong cả nước. Do đó, năm

2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

giao cho Viện Nghiên cứu NTTS1 đã thực hiện

đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công

nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm Tít”.

Page 13: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016) 13

Khoa học và Công nghệ

Năm 2013, Đề tài đã tiến hành các nghiên cứu

từ tuyển chọn tôm Tít bố mẹ từ đàn tôm đánh

bắt từ tự nhiên về nuôi, tiến hành các nghiên

cứu sinh sản học sinh sản làm cơ sở khoa học

cho việc sản xuất giống nhân tạo. Tôm Tít được

tuyển chọn từ vùng biển Cát Bà Hải Phòng, tiến

hành nuôi nuôi thành thục trong bể ở độ mặn

28-300/00, pH 7,8-8,2, DO >5mg/l, nhiệt độ 26-

300C, mật độ nuôi 7-9con/m2 thức ăn là tôm ký

cư, hồng trùng và mực tươi. Tỷ lệ tôm thành

thục đạt trên 70%, tỷ lệ sống đạt >80%. Tôm mẹ

đẻ ở độ mặn 28-300/00 tôm mẹ ấp trứng trong

thời gian 9-12 ngày, ấu trùng trải qua 8 giai đoạn

biến thái (ấu trùng trôi nổi) trước khi thành tôm

giống. Thời gian phát triển của ấu trùng từ khi

mới nở đến con giống (2-3cm) từ 70-72 ngày.

Ương nuôi ấu trùng ở độ mặn 28-300/00, pH 7,8-

8,2, DO >5mg/l, nhiệt độ 26 -300C, mật độ thả

ấu trùng 50 -70con/lít, thức ăn ương nuôi ấu

trùng là artemia, thức ăn công nghiệp (Lansy,

Fripack), và thức ăn chế biển (tôm giống).

Năm 2014, Đề tài đã tiến hành triển khai sản

xuất giống tôm Tít ở quy mô sản xuất tại Trung

tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc với mục

đích vận hành và hiệu chỉnh quy trình ở quy mô

sản xuất. Kết quả đã tạo ra trên 200.000 con

giống (cỡ 2-3cm), quy trình sản xuất giống tôm

Tít đã từng bước ổn định các chỉ tiêu kỹ thuật

qua từng đợt sản xuất.

Để nhanh chóng đưa quy trình công nghệ ứng

dụng vào thực tiễn, năm 2015, đề tài đã phối

hợp với 02 Trại giống tại địa phương (Hải

Phòng) thực hiện mô hình sản xuất giống nhân

tạo tôm Tít. Kết quả sản xuất tại 02 mô hình đã

tạo ra được 180.000 con giống (cỡ 2-3cm).

Sau 03 năm triển khai Đề tài đã hoàn thành mục

tiêu và các nội dung nghiên cứu, đề tài đã xây

dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống

nhân tạo tôm Tít với các chỉ tiêu kỹ thuật: tỷ lệ

sống của tôm bố mẹ đạt ≥80%, tỷ lệ tôm tham

gia sinh sản ≥70%, tỷ lệ sống ấu trùng từ mới

nở đến tôm giống đạt ≥10%. Sản phẩm của đề

tài đã tạo ra 200 cặp tôm bố mẹ (cỡ >100g/con),

sản xuất 345.000 con giống. Đề tài đã xây dựng

được 02 mô hình sản xuất tôm giống tại các trại

giống đạt 60.000 con giống/đợt, cơ sở tiếp nhận

công nghệ là Trại sản xuất giống hải sản Trung

Hiếu (Đồ Sơn-Hải Phòng) và Trại sản xuất giống

hải sản Tân Thành (Dương Kinh -Hải Phòng) đã

nắm bắt được toàn bộ quy trình công nghệ và tự

vận hành quy trình sản xuất giống nhân tạo tôm

Tít. Với những kết quả trên trong thời gian tới

các cơ sở sản xuất giống tôm Tít sẽ chủ động

sản xuất giống nhân tạo cung cấp cho nhu cầu

nuôi của bà con ngư dân các tỉnh ven biển nước

ta. Phản biện ThS. Trần Thế Mưu

Page 14: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

14 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Khoa học và Công nghệ

Khả năng phát triển nuôi cá Nhụ 4 râu

(Eleutheronema tetradactylum Shaw,

1804)

Trần Thế Mưu

Cá Nhụ bốn râu (Eleutheronema tetradactylum

Shaw, 1804) gọi tắt là cá Nhụ là một trong

những đối tượng hải sản có giá trị không những

ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Từ

lâu, cá Nhụ được biết là sản phẩm có chất

lượng dinh dưỡng tốt và có nguồn gốc từ khai

thác tự nhiên. Thành công trong nghiên cứu

thủy sản gần đây đã tạo điều kiện cho Cá Nhụ

có nguồn gốc từ nuôi thương phẩm từng bước

trở thành sản phẩm chính cung cấp cho thị

trường.

Cá Nhụ bốn râu (Eleutheronema tetradactylum Shaw,

1804)

Kết quả nghiên cứu của Dự án cho thấy có đầy

đủ cơ sở khoa học để cá Nhụ trở thành một

trong những đối tượng nuôi mới, giầu tiềm năng

cho nuôi phát triển thủy sản. Cá Nhụ có thể nuôi

trong điều kiện môi trường có độ mặn trong

khoảng 7 - 33‰, nhiệt độ 18 - 330C. Cá có thể

nuôi theo nhiều hình thức như nuôi ao, đầm

nước lợ, nước mặn hoặc lồng bè kích thước

lớn. Mặt khác thức ăn sử dụng cho nuôi thương

phẩm cá Nhụ có thể sử dụng hoàn toàn thức ăn

công nghiệp có độ đạm 42 - 45%. Kết quả

nghiên cứu cho thấy sau 18 tháng nuôi từ cỡ cá

giống 8 - 10g cá Nhụ có thể đạt 1200 - 1300g.

Cá nuôi khỏe mạnh, sản phẩm tạo ra đảm bảo

các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm và được

thị trường chấp nhận.

Đề xuất giải pháp gia tăng tỷ lệ sống cho

cá biển thương phẩm nuôi quy mô công

nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hiền, Phan Thị Vân, Nguyễn

Huy Hưng, Đỗ Xuân Hải

Nghiên cứu điều tra, khảo sát, giám sát các yếu

tố có khả năng là nguyên nhân gây chết thuộc

nhóm các yếu tố môi trường và ký sinh trùng

trên cá Giò (Rachycentron canadum), cá Chim

vây vàng (Trachinotus bloochi) và cá Nhụ bốn

râu (Eleutheronema tetradactylum ) cho thấy:

- Đối với cá Giò, loài cá nuôi ưa dòng nước

chảy, hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước

ở lồng nuôi < 1mg/l, nguy cơ cá Giò đạt cỡ

thương phẩm chết rất lớn. Giải pháp tăng tỷ lệ

sống cho cá Giò nuôi, nên nuôi cá Giò ở vùng

nước có dòng chảy tối thiểu 0,2m/s đồng nghĩa

với nồng độ DO không nhỏ hơn 2mg/l. Khi cá

đạt cỡ thương phẩm (3 - 4kg/con), mật độ nuôi

nên ở mức 0,5 - 0,6 con/m3 nước.

- Đối với cá chim vây vàng, loài cá có đặc tính

bơi lội không ngừng nghỉ nên nuôi ở những vị trí

có dòng chảy > 0,2m/s. Cá chim vây vàng giai

đoạn nhỏ thường dễ nhiễm ký sinh trùng (vào

Page 15: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016) 15

Khoa học và Công nghệ

thời điểm chuyển mùa, trời mát), tắm nước ngọt

là giải pháp tối ưu được lựa chọn và đã thành

công. Giải pháp gia tăng tỷ lệ sống là nuôi trong

lồng rộng ( > 50m2, độ sâu lồng > 2,5m). Cá đạt

kích cỡ thương phẩm mật độ nuôi tối ưu 4

con/m3 nước (cỡ cá 1kg/con).

- Đối với cá nhụ bốn râu, với đặc tính cá nhạy

cảm với các tiếng động, và các hoạt động của

con người trong quá trình nuôi. 1) Đối với cá

nuôi lồng: Khi nuôi trong lồng nhỏ (27m3) nếu

gặp tác động, cá thường có biểu hiện lao thẳng

đầu vào lưới hoặc nhảy lên khỏi mặt nước với

tốc độ cao. Vì vậy, cá thường bị xây sát, tổn

thương da, miệng, mắt và khả năng cao chết

sau đó 1, 2 ngày. Trong trường hợp như vậy, ký

sinh trùng thường tấn công cá và gây chết cá.

Giải pháp gia tăng tỷ lệ sống cho cá nhụ nuôi

lồng đó là giai đoạn thương phẩm, nuôi trong

các lồng thể tích rộng tại Cát Bà (tối thiểu 54m3),

tốt nhất là nuôi trong lồng tròn 2500m3 (giống

mô hình của dự án tại Văn Phong - Khánh Hòa)

và hạn chế tác động đến cá nuôi. Mật độ nuôi tối

ưu của cá nhụ thương phẩm là 0,6 con/m3 nước

(cỡ cá 600g). 2) Đối với cá nuôi ao: Diện tích ao

cần rộng ( > 1000m2) để phù hợp đặc tính bơi lội

của cá, cá không bị chết do tổn thương. Tại

miền Bắc, khi nuôi trong ao, nhiệt độ nước thấp

hơn 18oC cá bỏ ăn và nếu nhiệt độ nước < 15oC

cá chết hàng loạt. Hiện tượng cá nhụ nuôi trong

ao chết do thời tiết lạnh đã diễn ra nhiều lần tại

Hải phòng (cả ao nuôi tại Dương Kinh và Cát

Bà). Giải pháp tăng tỷ lệ sống đối với cá nhụ

nuôi trong ao đó là có giải pháp chống rét, hoặc

thu hoạch trước các đợt rét đậm

Ảnh hưởng của Mannan oligosaccharide

lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim

vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede,

1801) nuôi trong lồng

Mai Duy Minh, Phạm Đức Phương, Hồ Thị

Hà, Võ Văn Nha

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii lacepede,

1801) là đối tượng thủy sản giàu tiềm năng nên

nghiên cứu hòan thiện quy trình nuôi đối tượng

này đang được quan tâm ở nhiều quốc gia.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của

Mannan oligosaccharide (Mos) trong việc nâng

cao sinh trưởng của cá chim vây vàng giai đoạn

ương từ cá giống lên cỡ 70 g/con và nuôi từ cỡ

70 g/con lên cá thương phẩm. Nuôi cá giống cỡ

1 g/con trong lồng ở biển bằng 3 khẩu phần ăn

gồm thức ăn Skertting Stella BS (CN1); CN1

được bổ sung 4 kg Mos/tấn thức ăn (Mos4-1) và

CN1 được bổ sung 6 kg Mos/tấn thức ăn (Mos6-

1). Mỗi nghiệm thức được lập lại 2 lần. Sau 3

tháng nuôi, cá sử dụng CN1 bổ sung Mos có

tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn và tỉ lệ

sống cao hơn so với cá ăn CN1 (p<0,05). Tăng

trưởng và tỉ lệ sống của cá là tương tự như

nhau khi ăn Mos4-1 và Mos6-1 (p>0,05). Nuôi

cá cỡ 70 g/con trong lồng nổi 2500 m3 ở mật độ

6 con/m3 bằng hai khẩu phần ăn gồm thức ăn

Skretting Stella BS 200 (CN2) và CN2 được bổ

sung 4 kg Mos/tấn thức ăn (Mos4-2). Mỗi

Page 16: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

16 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Khoa học và Công nghệ

nghiệm thức được lập lại 2 lần. Sau 5 tháng

nuôi, cá ăn Mos4-2 có khối lượng lớn hơn so với

cá ăn CN2 (p<0,01). Tuy nhiên sai khác về tăng

trưởng của cá chỉ biểu hiện rõ ở 3 tháng nuôi

đầu (khi cá đạt 300 g/con) mà không biểu hiện

rõ ở hai tháng sau. Không có sai khác nhiều về

tỉ lệ sống của cá ở hai nghiệm thức. Kết quả

nghiên cứu cho thấy Mos có khả năng nâng cao

sinh trưởng của cá chim vây vàng và đề nghị bổ

sung mức 4 kg Mos/tấn thức ăn công nghiệp để

ương và nuôi cá chim vây vàng cỡ giống lên

300 g/con. Phản biện Thái Thanh Bình

Page 17: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016) 17

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Viện I tiếp đón đoàn Đại học Gezira -

Nước Cộng hòa Xu-đăng

Hoàng Thuỷ

Ngày 15/4/2016, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

thủy sản I đã long trọng tổ chức tiếp đón đoàn

đại biểu thuộc Trường Đại học Gezira và Đại sứ

quán nước Cộng hòa Xu-đăng tại Hà nội.

Trưởng đoàn đại biểu là Giáo sư Mohammed

Warrag Omer Mohammed - Phó Hiệu trưởng

Trường Đại học Gezira và ngài Đại sứ Sayed

Altayeb Ahmed cùng các thành viên.

Tham gia tiếp đoàn phía Viện I gồm có Viện trưởng

- Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan Thị Vân và Phó Viện

trưởng - TS Nguyễn Quang Huy cùng Lãnh đạo

các Phòng ban, Trung tâm tại trụ sở chính.

Quang cảnh buổi họp. Ảnh Phan Trọng Bình

Tại buổi tiếp đón, Trưởng phòng KH-HTQT-ĐT

Mai Văn Tài đã có bài trình bày giới thiệu lịch sử

hình thành và phát triển cũng như tiềm năng của

Viện. Tiếp theo đó đại diện Trường Đại học

Gezira đã giới thiệu về Trường các khoa, ngành

mà Trường đào tạo.

Ngay sau đó hai bên đã cùng thảo luận và trao

đổi những vấn đề có thể hợp tác trong lĩnh vực

đào tạo như gửi sinh viên tới Viện để thực tập

và đào tạo cho một số lĩnh vực liên quan.

Kết thúc buổi làm việc hai bên đã cùng nhau ký

kết Biên bản thỏa thuận hợp tác và hy vọng mối

quan hệ hợp tác giữa Viện và Trường sẽ có

những bước phát triển mới trong tương lai.

Triển khai Dự án “Phát triển Nuôi trồng

thủy sản tại Vê-nê-du-ê-la”

Hoàng Thủy

Dự án “Phát triển nuôi trồng thủy sản tại Vê-nê-

du-ê-la” đã xây dựng thành công và được phê

duyệt bởi hai Chính phủ Việt Nam và Vê-nê-du-

ê-la vào giữa năm 2016. Dự án sẽ triển khai

trong 3 năm tại các bang của Vê-nê-du-ê-la với

mục tiêu phát huy được tiềm năng nuôi trồng

thủy sản tại Vê-nê-du-ê-la một cách bền vững

nhằm từng bước đảm bảo an ninh lương thực

trong nước và xuất khẩu.

Nằm trong kế hoạch hoạt động của Dự án, đầu

tháng 11/2016 một đoàn chuyên gia quy hoạch

thủy sản bao gồm 08 chuyên gia sang Vê-nê-du-

ê-la thực hiện Dự án với thời gian dự kiến từ 02

đến 12 tháng với nhiệm vụ qui hoạch & mở rộng

trại giống và nuôi thương phẩm cá chim; trại

giống tôm; và trại nuôi tôm thương phẩm.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn,

nhưng đoàn cán bộ chuyên gia luôn cố gắng

hoàn thành nhiệm vụ của Dự án đề ra.

Page 18: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

18 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Viện I triển khai chương trình tập huấn

khuyến nông tại Khánh Hòa

Hoàng Thủy

Từ ngày 22 - 27/8/2016, Viện I đã triển khai tổ

chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ và kỹ thuật

chuyên ngành NTTS theo kế hoạch của Trung

tâm Khuyến nông Quốc gia tại Khánh Hòa với 2

lớp tập huấn với nội dung: “Bồi dưỡng phương

pháp khuyến nông, Kỹ thuật nuôi cá lồng biển

quy mô công nghiệp và Quản lý an toàn sinh

học, môi trường trong nuôi cá lồng bè trên biển”.

Có 60 học viên là cán bộ khuyến ngư, cộng tác

viên khuyến nông và ngư dân nuôi thủy sản biển

đến từ các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú

Yên đã về tham dự.

Đại diện Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Khánh Hoà

đến tham dự và phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn.

Tại buổi tập huấn, các giảng viên của Viện đã

giới thiệu tới các học viên kỹ thuật nuôi cá lồng

biển hiện đại quy mô công nghiệp được triển

khai tại Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà. Các

giảng viên cũng đề cập đến vấn đề quản lý môi

trường khu nuôi biển, một số bệnh thường gặp

ở cá biển nuôi và cách phòng trị. Tại các buổi

tập huấn trên lớp và đi thực tế, giảng viên và

học viên đã tích cực thảo luận, trao đổi kinh

nghiệm, đề xuất, kiến nghị về một số vấn đề liên

quan đến chính sách và kỹ thuật. Kết quả thu

được từ phiếu đánh giá của 2 lớp tập huấn đã

đáp ứng được yêu cầu của học viên.

Học viên đi thực địa tại cơ sở nuôi cá lồng biển.

Chuyến thăm quan và học tập về nuôi

trồng thuỷ sản tại Việt Nam của đoàn cán

bộ thuỷ sản thuộc Bang Tamil Nadu Ấn

Độ

Hoàng Thuỷ

Từ ngày 5 đến 19 tháng 9 năm 2016, Viện I đã

tổ chức chuyến thăm quan và học tập về nuôi

trồng thuỷ sản tại Việt Nam cho 15 cán bộ thuỷ

sản thuộc Bang Tamil Nadu Ấn Độ do Ngân

hàng Thế giới tài trợ. Tại đây đoàn đã được giới

thiệu về sự phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản

của Việt Nam và thăm quan thực địa tại một số

tỉnh có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản gồm

Khánh Hoà, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định,

v.v…

Page 19: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016) 19

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Một số hình ảnh của đoàn tập huấn tại

Việt Nam

Tại Vịnh Vân Phong,tỉnh Khánh Hoà

Tại Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà

Tại Vịnh Vân Phong,tỉnh Khánh Hoà

Tại Quý Kim, Hải Phòng

Tại TTQG giống hải sản miền Bắc

Tại khu nuôi lồng biển Vịnh Lan Hạ, Cát Bà

Page 20: BẢN TIN ISSN 1859-4174 17_VN.pdf · thủy sản. Bài trình bày của TS Chapell đã nhận được rất nhiều trao đổi từ phía các đại biểu như làm thế

20 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 17 (2016)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Làm việc với Ban quản lý Vịnh Cát Bà

Thăm khu nuôi hầu tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Thăm quan mô hình NTTS tại Hải Dương

Nhận chứng chỉ sau khi kết thúc khoá học

Đoàn chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Viện

Kết thúc buổi thăm quan học tập đoàn đã có

nhiều chia sẻ kinh nghiệm về nuôi trồng thuỷ

sản giữa hai nước, đoàn cũng đánh giá cao và

cám ơn Viện I đã tổ chức chuyến thăm quan hết

sức ý nghĩa và rất mong khi trở về có thể áp

dụng một số kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản tại

Ấn Độ.