bẢn tin issn 1859-4174 - ria1.org file2 bản tin viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản...

20
Đị a ch : Đ ình B ng, T S ơ n, B c Ninh Đ i n tho i: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070 Email: [email protected] ; website: www.ria1.org Đại hi Công đoàn Vin Nghiên cu NTTS I tng kết nhim k2008 - 2011 và phương hướng nhim k2011 - 2014 Hi nghGiao ban công tác KHCN và Công đoàn khi Vin năm 2011 Đánh giá tác động ca cá Tiu bc đến đa dng sinh hc và môi trường hThác Bà Phân bit cá thlưỡng bi và tam bi trên Hu Thái Bình Dương bng chthphân tmicrosatellite BN TIN VIN NGHIÊN CU NUÔI TRNG THY SN I ISSN 1859-4174 S3 Quý III - 2011

Upload: others

Post on 14-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Địa chỉ: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh Điện thoại: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070 Email: [email protected] ; website: www.ria1.org

Đại hội Công đoàn Viện Nghiên cứu NTTS I tổng kết nhiệm kỳ 2008 - 2011 và

phương hướng nhiệm kỳ 2011 - 2014

Hội nghị Giao ban công tác KHCN và Công đoàn khối Viện năm 2011

Đánh giá tác động của cá Tiểu bạc đến đa dạng sinh học và môi trường hồ Thác Bà

Phân biệt cá thể lưỡng bội và tam bội trên Hầu Thái Bình Dương bằng chỉ thị phân

tử microsatellite

BẢN TIN

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I

ISSN 1859-4174

Số 3

Quý III - 2011

2 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Giấy phép xuất bản số:37/GP-XBBT ngày 25/4/2011 của Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông

Bản quyền thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Cấm sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Ban biên tập Trưởng ban

Phan Thị Vân

Phó Trưởng ban

Nguyễn Hữu Ninh

Ủy viên

Nguyễn Hữu Nghĩa Mai Văn Tài Nguyễn Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Diệu Phương Vũ Thị Ngọc Liên Hoàng Nhật Sơn Trần Thị Kim Chi Trần Anh Tuấn Chu Chí Thiết

Thư ký

Hoàng Thu Thủy

Trang bìa: Cá tiểu bạc Neosalanx tangkahkeii (Wu, 1931)

Ảnh: Nguyễn Hải Sơn

Trong số này

Thư ngỏ 4

Tin tức 5

Đánh giá tác động của cá Tiểu bạc đến đa dạng sinh học và môi trường hồ Thác Bà 10

Kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800) 11

Phân biệt cá thể lưỡng bội và tam bội trên Hầu Thái Bình Dương bằng chỉ thị phân tử microsatellite 12

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá sông Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị 13

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Cộng hoà Séc với nuôi trồng thuỷ sản miền núi ở Việt Nam 15

Tập huấn chuyên môn cho cán bộ và cộng tác viên khuyến ngư của 12 tỉnh thành phía Bắc 17

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm tại Viện I 18

Những ngày đáng nhớ của các cán bộ Cuba khi học tập và làm việc tại Viện I 19

4 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Thư ngỏ

Kính thưa quý độc giả,

Thay mặt Ban biên tập, tôi rất vui

mừng thông báo với quý độc giả rằng

Bản tin của Viện Nghiên cứu nuôi

trồng thủy sản I đã chính thức được

cấp mã ISSN kể từ số thứ 3 này. Ban biên tập cùng

toàn thể cán bộ của Viện sẽ cố gắng củng cố và

nâng cao chất lượng của mỗi bản tin nhằm chuyển

tải tới quý độc giả những thông tin về các hoạt động

trên mọi lĩnh vực của Viện và những thông báo khoa

học chính xác và cập nhật nhất.

Quý 3, với tình hình thời tiết nắng mưa thất thường

cùng với bão lũ, Viện I, từ trụ sở chính tại Bắc Ninh

cho đến các đơn vị trực thuộc đều có kế hoạch

chuẩn bị phòng ngừa nhằm giảm thiểu những thiệt

hại do thiên tai gây ra, tuy nhiên cũng không tránh

khỏi những tổn thất nhất định. Mặc dù vậy, tất cả các

cán bộ đều cố gắng khắc phục, duy trì hoạt động

nghiên cứu và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Trong quý này, Đại hội Công đoàn của Viện đã được

tổ chức thành công, nhiều hoạt động văn hóa, thể

thao chào mừng nhân dịp sự kiện đã diễn ra, cũng

như các hoạt động khoa học của Viện đã được củng

cố để nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu. Với

sự nỗ lực hết mình, cán bộ của Viện đã đấu thầu

thành công nhiều đề tài trong và ngoài nước để thực

hiện trong những năm tới. Chúng tôi sẽ thông tin tới

quý vị về vấn đề này trong những số sau. Đây cũng

là thời điểm mà một số đề tài trong nước và dự án

hợp tác quốc tế gấp rút triển khai và giải quyết

những vấn đề còn tồn đọng nhằm kết thúc đúng tiến

độ đề ra.

Ngoài trời đã có chút lạnh đầu mùa, nhưng có thể

cảm nhận được sức nóng của lòng quyết tâm hoàn

thành công việc với chất lượng tốt nhất lan tỏa trong

từng cán bộ nghiên cứu ở đây. Mùa thu vàng đã tới…

Trân trọng,

Phan Thị Vân

Trưởng ban biên tập

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011) 5

Tin tức

Đại hội Công đoàn Viện Nghiên cứu NTTS I tổng kết nhiệm kỳ 2008 - 2011 và phương hướng nhiệm kỳ 2011 - 2013

Hoàng Thủy

Sáng ngày 25 tháng 8 năm 2011, Đại hội Công đoàn

Viện Nghiên cứu NTTS I lần thứ 24 được khai mạc

tại Hội trường lớn - Viện I. Tới dự Đại hội có ông

Nguyễn Mạnh Hiền - Phó Chủ tịch thường trực Công

đoàn ngành Nông nghiệp và đại diện một số ban

chuyên đề của CĐN. Về phía Viện I có Ban Lãnh

đạo Viện, lãnh đạo các Phòng ban, Trung tâm, Phân

viện, Ban Chấp hành (BCH) công đoàn khóa 23 và

79 đại biểu được bầu từ các Tổ công đoàn thuộc

đơn vị của Viện đã về dự.

Với tinh thần làm việc khẩn trương và đoàn kết nhất

trí cao, Đại hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết

Đại hội, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2011 -

2013 và bầu ra BCH khóa 24 gồm 13 đồng chí để

tiếp tục lãnh đạo Công đoàn Viện. Chào mừng sự

kiện này, các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa

văn nghệ đã được tổ chức . Các cán bộ viên chức

lao động của Viện đã tham gia nhiệt tình, sôi nổi

trong các giải thi đấu như bóng đá, cầu lông … góp

phần cho sự thành công của Đại hội Công đoàn

Viện.

Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng nhiệm vụ 2011 - 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Hoàng Thủy

Ngày 11 tháng 8 năm 2011 Bộ Nông nghiệp & PTNT

đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học

công nghệ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng

nhiệm vụ 2011 - 2015 tại Hội trường nhà B6 - Bộ

NN&PTNT. Khách mời của Hội nghị có Phó thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ

NN&PTNT Cao Đức Phát tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Mở đầu Hội nghị đại diện Vụ Khoa học và Công

nghệ đã trình bày “Báo cáo chung của Bộ NN&PTNT

về công tác khoa học công nghệ 2006-2010, định

hướng 2011-2015” và “Báo cáo tổng kểt chương

trình Công nghệ sinh học giai đoạn 2006 - 2010”,

tiếp theo đó đại diện của Trung tâm Khuyến nông

Các cá nhân xuất sắc nhận bằng khen của Công đoàn ngành Ảnh: Nguyễn Hữu Nghĩa

Các cá nhân đạt giải trong thi đấu cầu lông. Ảnh: Hoàng Thủy

6 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Tin tức

Quốc gia trình bày “Báo cáo Khuyến nông giai đoạn

2006 - 2010”. Sau đó, các đại biểu được nghe tham

luận đến từ các Viện Khoa học Nông nghiệp Việt

Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Khoa

học Lâm nghiệp và tham luận của các Viện khối

Thủy sản. Trong buổi chiều các tham luận tiếp tục

được trình bày đến từ các Viện Chăn nuôi, Thú y,

Cơ điện - Công nghệ sau thu hoạch và cuối cùng là

Viện Chiến lược Chính sách.

Khoa học và Công nghệ luôn luôn là giải pháp ưu

tiên hàng đầu trong các hoạt động phát triển nông

nghiệp nông thôn để đạt được những kết quả nhanh

và chất lượng. Do đó ngân sách Nhà nước dành cho

KH&CN trong việc phát triển nông nghiệp và nông

thôn tăng trung bình khoảng 11%/năm trong giai

đoạn 2006 - 2010. Nhà nước và Bộ NN&PTNT đã

tạo ra những cơ chế và chính sách đổi mới để làm

thuận tiện việc tạo hành lang pháp lý cho các hoạt

động phát triển KH&CN. Hệ thống tổ chức của các

Viện Nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Bộ đã

được sắp xếp lại và hợp nhất nhằm đạt được hiệu

quả cao hơn.

Mục tiêu của KH&CN là: “Tiếp tục xây dựng một nền

nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất, chất

lượng và sức cạnh tranh cao, phát triển ổn định, bền

vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu KHCN tiên

tiến, góp phần kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh

xã hội cho khu vực nông thôn và nông dân”. (Trích

Báo cáo Kết quả nghiên cứu KH,CN và MT giai đoạn

2006-2010 và định hướng nghiên cứu 2011-2015)

Trong thời gian tham gia Hội nghị, Viện Nghiên cứu

nuôi trồng thủy sản I đã trưng bày những poster, tờ

rơi, sách giới thiệu những thành tựu và sản phẩm

mà các Đề tài/Dự án KHCN đã được nghiên cứu

thành công tại Viện. Hơn nữa, các sản phẩm mẫu

vật sống như cá Chép V1, Rô phi, cá Lăng, cá

Chạch sông và cá Chép cảnh, các mẫu thức ăn cho

cá và sản phẩm thuốc trị bệnh cho tôm, cá cũng

được giới thiệu và nhận được sự quan tâm của

nhiều đại biểu.

Viện I tham gia Hội chợ Triển lãm Xúc tiến thương mại - Đầu tư nông nghiệp khu vực Trung du miền núi phía Bắc năm 2011 tại Lào Cai

Trần Thị Kim Chi

Từ ngày 28 - 31 tháng 7 năm 2011, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội chợ triển lãm

Xúc tiến thương mại - Đầu tư nông nghiệp khu vực

Trung du miền núi phía Bắc năm 2011 tại thành phố

Lào Cai. Viện I đã có 3 đơn vị trực thuộc tham gia

gian hàng triển lãm bao gồm: Trung tâm Nghiên cứu

Thuỷ sản nước lạnh, Trung tâm Nghiên cứu và Sản

xuất thức ăn thuỷ sản và Trung tâm chế biến và

thương mại nghề cá phía Bắc.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Khánh Trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011) 7

Tin tức

Những sản phẩm của các Trung tâm đã mang đến

Hội chợ bao gồm: cá Tầm Nga, cá Hồi vân giống, cá

Tầm giống, cá Hồi phi lê, v.v. (thuộc Trung tâm

Nghiên cứu Thuỷ sản nước lạnh); thức ăn cá Hồi, cá

Tầm (thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất thức

ăn thuỷ sản); Cá Hồi xông khói nóng, cá Rô phi xông

khói, chả mực, chả cá, cá đông lạnh… (thuộc Trung

tâm Chế biến và Thương mại nghề cá phía Bắc).

Các sản phẩm tham gia triển lãm của Viện I không

những làm phong phú thêm cho Hội chợ mà còn thể

hiện tính đặc trưng của ngành thủy sản. Đi kèm với

Chương trình Hội chợ, Trung tâm Nghiên cứu thuỷ

sản nước lạnh cũng là một trong những điểm đến

tham quan của các đại biểu 15 tỉnh phía Bắc đến

tham gia triển lãm, đã có hơn 100 đại biểu đến tham

quan Trung tâm ngày 30 tháng 8 vừa qua.

Diễn đàn dinh dưỡng và thức ăn thủy sản khu vực lần thứ 3

Đàm Thị Mỹ Chinh

Trong hai ngày 01 & 02/7/2011, dự án ACIAR/

FIS/2006/141 “Nâng cao tính bền vững trong chế

biến và sử dụng thức ăn cho nuôi trồng hải sản tại

Việt Nam và Ôxtrâylia” đã tổ chức “Diễn đàn dinh

dưỡng và thức ăn thủy sản khu vực lần thứ 3” tại

khách sạn Star City - Thành phố Hồ Chí Minh. Hội

thảo là một trong những hoạt động thường niên của

dự án nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và sản

xuất thức ăn cho 5 đối tượng nuôi biển (cá Chẽm, cá

Giò, cá Song, cua bùn, tôm hùm) ở Việt Nam.

Tham gia diễn đàn có sự góp mặt của 85 khách mời

từ các công ty sản xuất thức ăn (Ocialis, Lái Thiêu,

Biomin, Novus, Ewos), các nhà khoa học của các

Viện nghiên cứu NTTS I, II, III và các trường đại học:

Đại học quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nha

Trang, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,

Đại học Cần Thơ…, có 22 bài báo cáo của các báo

cáo viên với các nội dung rất đa dạng như nghiên

cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá Chẽm, tôm hùm,

bổ sung một số axitamin thiết yếu nâng cao hiệu quả

sản xuất thức ăn…. Diễn đàn thực sự trở thành nơi

để giao lưu, trao đổi những kiến thức và kinh nghiệm

trong nghiên cứu và sản xuất thức ăn không chỉ ở

Việt Nam mà còn trên thế giới.

Tham dự hội thảo lần này, Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng thủy sản I có 2 bài báo cáo của 2 cán bộ khoa

học trẻ (Đàm Thị Mỹ Chinh, Ngô Thị Dịu) là thành

viên của dự án. Đây là cơ hội rất tốt để các cán bộ

trẻ có thể học tập phương pháp nghiên cứu chuyên

sâu về dinh dưỡng và đặc biệt hơn là học tập được

kỹ năng thuyết trình Tiếng Anh.

Hội thảo lần thứ 4 dự kiến sẽ được tổ chức tại thành

phố biển Nha Trang vào tháng 5/2012. Hy vọng đây

sẽ là hoạt động lâu dài để các nhà nghiên cứu dinh

dưỡng, các công ty sản xuất thức ăn và người nuôi

có cơ hội gặp gỡ, từ đó có thể giải quyết được thực

trạng sử dụng thức ăn nuôi hải sản hiện nay.

Gian hàng của Viện I tham gia tại Hội chợ.

Ảnh: Trần Thị Kim Chi

8 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Tin tức

Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi cá nước lạnh

Trần Thị Kim Chi

Ngày 17 tháng 9 năm 2011, Bộ NN&PTNT đã tổ

chức "Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi cá nước

lạnh" tại TT Nghiên cứu thuỷ sản nước lạnh Sa Pa

(Viện I) do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu chủ trì.

Thành phần tham dự bao gồm đại diện lãnh đạo Bộ

NN&PTNT, Bộ Khoa học & Công nghệ, Tổng cục

thuỷ sản, Viện kinh tế quy hoạch, Viện I và Viện III,

các đại diện của các tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái, Lai

Châu, Sơn La và Lào Cai.... Đặc biệt, tới tham dự

Hội nghị có nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Công Tạn, nguyên Thứ trưởng Võ Văn Trác

và nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản (cũ) ông

Nguyễn Việt Thắng. Về phía Viện I tham dự có các

đồng chí lãnh đạo gồm Viện trưởng, Tiến sỹ Lê

Thanh Lựu, Phó Viện trưởng, TS. Trần Đình Luân và

ông Nguyễn Tiến Sỹ, Chánh Văn phòng Viện.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo

tham luận và đóng góp ý kiến của Bộ Khoa học công

nghệ, Viện Kinh tế quy hoạch, Tổng cục Thuỷ sản,

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện I, Viện III và

đại diện các tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng, Yên Bái, Lai

Châu, Sơn La, Tuyên Quang ... về vấn đề xây dựng

đề án quy hoạch tổng thể nuôi cá nước lạnh toàn

quốc bao gồm địa điểm nuôi phù hợp cho cá Tầm;

cá Hồi, tổng sản lượng toàn quốc, sản lượng chi tiết

của từng địa phương, kế hoạch xây dựng đề án phát

triển nuôi trồng thuỷ sản nước lạnh tại từng địa

phương.

Hội nghị sơ kết tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2011 và giải pháp triển khai năm 2012 tại miền Bắc

Hoàng Thủy

Ngày 19 tháng 9 năm 2011, tại Thành phố Hải

Dương, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thủy sản đã tổ

chức Hội nghị giao ban sơ kết tình hình nuôi trồng

thủy sản nước ngọt năm 2011 và giải pháp triển khai

năm 2012 do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu chủ

trì. Tới tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ,

Tổng cục thủy sản, các Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy

sản/NTTS; Trung tâm giống và các Doanh nghiệp.

Hội nghị tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến về

các vấn đề: i) Tình hình sản xuất, cung ứng, quản lý

chất lượng giống và nuôi trồng thủy sản nước ngọt

năm 2011; ii) Đề xuất giải pháp cho kế hoạch phát

triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2012.

Đại biểu tham gia thảo luận tại Hội nghị.

Ảnh: Trần Thị Kim Chi

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011) 9

Tin tức

Hội nghị giao ban công tác KHCN và Công đoàn khối Viện năm 2011

Hoàng Thủy

Thực hiện Chương trình công tác năm 2011 Bộ

NN&PTNT, Công đoàn NN&PTNT Việt Nam tổ chức

Hội nghị giao ban công tác KHCN và Công đoàn khối

Viện đối với các Viện trực thuộc Bộ năm 2011.

Thành phần tham dự họp có đại diện Lãnh đạo Bộ,

Vụ KHCN&MT, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài Chính,

Thường trực Công đoàn ngành, đại diện Lãnh đạo

các Viện, Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Công đoàn Viện.

Khách mời tham dự có Thường trực LĐLĐ tỉnh Bắc

Ninh, Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tỉnh Bắc

Ninh. Nội dung chính được thảo luận tại Hội nghị

gồm: Kết quả thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-

CP của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập và Nghị

định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Doanh

nghiệp KHCN; Kết quả hoạt động công đoàn của các

Viện; những vấn đề cần xử lý trong quá trình tổ chức

và hoạt động công đoàn tham gia chuyển đổi Viện;

Những đề xuất, kiến nghị của các đơn vị với Bộ và

Công đoàn cấp trên.

Họp Hội đồng Khoa học Viện I phiên họp lần thứ nhất

Nguyễn Hữu Nghĩa

Ngày 07/9/2011 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy

sản I đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng Khoa học

lần thứ nhất. Nội dung cuộc họp bao gồm việc thảo

luận cho bản Đề án thành lập Viện Khoa học Thủy

sản và kiểm tra tiến độ những dự án quốc tế đang

triển khai tại Viện.

Những ý kiến góp ý cho đề án thành lập Viện Khoa

học Thủy sản đã được Hội đồng Khoa học đưa ra

dựa trên những phân tích tổng hợp về hiện trạng và

tương lai của ngành khoa học thủy sản. Ý kiến đóng

góp tập trung nhiều về cơ cấu tổ chức và cơ chế

hoạt động của Viện Khoa học Thủy sản trong tương

lai. Hội đồng Khoa học cũng đã đưa ra những ý kiến

đóng góp về việc điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức của

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, sẽ là đơn vị

thành viên của Viện Khoa học Thủy sản.

Cũng trong ngày, Hội đồng Khoa học đã kiểm tra tiến

độ hoạt động của 8 dự án quốc tế đang triển khai tại

Viện. Chủ nhiệm các dự án quốc tế đã báo cáo với

Hội đồng Khoa học kết quả thực hiện, tiến độ giải

ngân, những vướng mắc cần giải quyết và kế hoạch

thực hiện trong thời gian tới. Về cơ bản các dự án

quốc tế triển khai tại Viện đã thực hiện đúng tiến độ

và thực hiện tốt các nội dung đề ra. Hội đồng Khoa

học đã đưa ra các góp ý và định hướng cho các chủ

nhiệm dự án về những điểm cần khắc phục của các

dự án.

Nhằm kiện toàn hoạt động của Hội đồng Khoa học,

cũng trong cuộc họp này, dựa trên giới thiệu của

Chủ tịch, các thành viên của Hội đồng Khoa học đã

nhất trí bầu ThS. Kim Thị Thoa làm thư ký Hội đồng

Khoa học và sẽ đệ trình Viện trưởng phê duyệt.

10 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Khoa học và Công nghệ

Đánh giá tác động của cá Tiểu bạc đến đa dạng sinh học và môi trường hồ Thác Bà

Nguyễn Hải Sơn, Đặng Xuân Kỳ và Vũ Thị Hồng

Nguyên

Việc di giống thuần hóa các sinh vật thủy sinh được

xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để

nâng cao sản lượng thủy sản và phát triển kinh tế

của quốc gia. Một số sinh vật di nhập đã mang lại

những lợi ích rõ rệt với nền kinh tế xã hội của đất

nước, nhiều loài đã thích ứng với môi trường mới,

trở thành nguồn lợi thủy sản đáng kể. Bên cạnh đó

cũng có những đối tượng di giống đã đưa lại tổn thất

kinh tế, ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh

thái. Vì thế, việc nghiên cứu tác động của việc di

giống thuần hóa cá Tiểu bạc tại hồ Thác Bà, tỉnh Yên

Bái là cần thiết và được thực hiện từ năm 2009. Sau

3 năm thực hiện, kết quả nghiên cứu của đề tài đã

khẳng định loài cá Tiểu bạc được di nhập vào hồ

Thác Bà có tên khoa học là Neosalanx tangkahkeii

(Wu, 1931) thuộc họ cá Ngần Salangidae, giống cá

Tiểu bạc Neosalanx. Đây là loài cá nhỏ, thân màu

trắng trong, khi trưởng thành có chiều dài trung bình

toàn thân từ 65 - 75mm. Cá phân bố tự nhiên chủ

yếu tại các vùng nước thuộc khu vực trung và hạ lưu

hệ thống sông Trường Giang, Trung Quốc. Cá Tiểu

bạc được di nhập vào hồ Thác Bà từ năm 2001, hiện

nay đã phát triển thành quần đàn và cho sản lượng

đáng kể. Cá có tập tính sống theo bầy đàn, tập trung

nhiều tại các vùng nước mát, chảy nhẹ, nền đáy

bằng phẳng thuộc khu vực trung và thương lưu của

hồ Thác Bà. Vòng đời của cá ngắn (1 năm), khi sinh

sản xong cá bố mẹ chết. Khi còn nhỏ, cá phát triển

nhanh về chiều dài thân, khi đạt kích cỡ thành thục

cá chủ yếu phát triển về trọng lượng. Cá chỉ có một

mùa vụ sinh sản trong năm, bắt đầu từ tháng 12 đến

tháng 3 hàng năm, sinh sản mạnh nhất vào trung

tuần tháng 2. Thời điểm sinh sản của cá Tiểu bạc là

sớm hơn so với các loài cá bản địa tại hồ Thác Bà,

đây là một trong những đặc điểm thuận lợi mang tính

thích nghi cao vì cá Tiểu bạc sinh sản tại thời điểm

này sẽ có môi trường thuận lợi cho cá con phát triển

và không có sự cạnh tranh về bãi đẻ cũng như

nguồn thức ăn tự nhiên trong hồ với các loài cá bản

địa khác. Thức ăn chủ yếu của cá là các loài động

vật phù du (copepods, daphnia….) chiếm 85% thành

phần thức ăn trong ruột cá, có bắt gặp một số ít các

loài tảo (5%) và tôm nhỏ trong thành phần thức ăn.

Mặc dù có sự cạnh tranh thức ăn nhất định với một

số loài cá có tập tính ăn động vật phù du, tuy nhiên

những cạnh tranh này không làm thu hẹp hoặc mất

đi quần đàn của các loài cá bản địa trên hồ chứa

Thác Bà. Đây là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao, có

đến 16 loại axit amin chiếm 19,34% trong thành

phần khối lượng khô của thịt cá. Trong đó có 7 loại

aixit amin không thay thế, chiếm 32% tổng số axit

amin trong thịt cá. Về sự biến động của một số chỉ

tiêu môi trường nước, kết quả phân tích cho thấy

môi trường nước hồ Thác Bà trong và sạch chưa có

Cá tiểu bạc Neosalanx tangkahkeii. Ảnh Nguyễn Hải Sơn

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011) 11

Khoa học và Công nghệ

biểu hiện bị ô nhiễm do việc di nhập cá Tiểu bạc và

đồng thời phù hợp cho quần đàn cá Tiểu bạc phát

triển. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra khu hệ cá

hồ Thác Bà năm 2010 đã bắt gặp 75 loài, 22 họ và

74 giống. So sánh với các số liệu nghiên cứu trước

đây cho thấy khu hệ cá hồ Thác Bà vẫn mang tính

đa dạng cao thông qua sự phong phú về số lượng

giống, họ của các loài hiện có. Về thành phần động

thực vật nổi, đã xác định được 66 loài tảo phân bố ở

6 ngành tảo khác nhau bao gồm tảo lục, tảo lam, tảo

silic, tảo giáp, tảo vàng ánh, tảo mắt. Về động vật

phù du, đã thu được 30 loài, thuộc 4 nhóm động vật

chính đó là nhóm luân trùng (Rotatoria), nhóm giáp

xác chân mái chèo (Copepoda), nhóm giáp xác râu

chẻ (Cladocera), và nhóm động vật nguyên sinh

(Protozoa). Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra thành

phần động thực vật nổi tại hồ Thác Bà vẫn phong

phú và chưa có biểu hiện biến động do các tác động

của việc di nhập cá Tiểu bạc. Kết quả điều tra về sản

lượng thủy sản tại hồ Thác Bà năm 2009 và 2010

cũng cho thấy sản lượng cá Tiểu bạc chiếm 1,5% -

2,0% trong tổng sản lượng thủy sản tại hồ Thác Bà.

Như vậy, việc góp phần nâng cao năng suất, sản

lượng của cá Tiểu bạc tại hồ chứa Thác Bà là có ý

nghĩa thiết thực. Việc phát triển của cá Tiểu bạc

trong thời gian gần đây đã không làm mất đi hoặc

ảnh hưởng đến các loài cá kinh tế đặc hữu bản địa

tại hồ so với các năm trước đây.

Kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800)

Ngô Văn Chiến, Nguyễn Văn Khánh, Trần Thị Thúy

Cá chạch sông Mastacembelus armatus (Lacepède,

1800) là một trong những loài có giá trị kinh tế cao

trong hệ thống sông Hồng và một số sông suối khác

ở miền Bắc cho đến Nam Trung bộ. Hiện nay, giá cá

thương phẩm bán trên thị trường dao động từ

250.000 - 350.000đồng/kg và là món đặc sản của

nhiều nhà hàng sang trọng. Cá Chạch sông ưa sống

ở khe, hang hốc hoặc chỗ có giá thể kín, nơi có

nước chảy. Cá cũng thích tập trung nhiều ở các

chân kè, nơi rất dễ bị khai thác. Việc đánh bắt cá

Chạch sông quá mức bằng những phương tiện hủy

diệt và dụng cụ không đúng quy cách như xung điện,

thuốc nổ, lưới mau, lưỡi câu nhỏ... đã dẫn đến suy

giảm nghiêm trọng nguồn lợi loài cá này. Bên cạnh

đó, nuôi cá Chạch sông bằng lồng trên các sông, hồ

chứa bằng cách thu gom giống tự nhiên mang tính

chất mùa vụ, con giống không chủ động ảnh hưởng

lớn đến nguồn lợi. Để chủ động nguồn giống và phát

triển cá Chạch sông thành đối tượng nuôi phổ biến,

năm 2010 phòng Di truyền - Chọn giống (Viện I) đã

thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất

giống cá Chạch sông Mastacembelus armatus

(Lacepède, 1800)”. Đề tài đã tiến hành thu mua,

thuần hóa và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong điều

kiện nhân tạo, thử nghiệm các phương pháp kích

thích sinh sản và kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cá

hương và cá hương lên cá giống. Kết quả nghiên

cứu cho thấy tỷ lệ đẻ đạt 69,6%; tỷ lệ thụ tinh đạt

68,6%; tỷ lệ nở đạt 67,7%; tỷ lệ sống giai đoạn cá

bột lên cá hương đạt 68,1% và giai đoạn cá hương

lên cá giống đạt 69,6%.

Nhằm nâng cao một số chỉ tiêu trong quy trình sản

xuất giống, năm 2011 Phòng Di truyền - Chọn giống

đã tiếp tục thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ

sản xuất giống cá Chạch sông Mastacembelus

12 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Khoa học và Công nghệ

armatus (Lacepède, 1800)”. Đề tài tiến hành thí

nghiệm nuôi vỗ thành thục trong điều kiện nhân tạo

với các loại thức ăn khác nhau, thử nghiệm các

phương pháp kích thích sinh sản, thử nghiệm các

mật độ khác nhau, giai đoạn từ cá bột lên cá hương

và từ cá hương lên cá giống. Kết quả cho thấy, trong

điều kiện nhân tạo, cá Chạch sông thành thục tốt

và mùa vụ sinh sản bắt đầu từ tháng 5 cho đến hết

tháng 6. Cá bố mẹ được tuyển chọn tham gia sinh

sản có khối lượng >100g/con, tuổi thành thục >2

tuổi. Trong giai đoạn nuôi vỗ sử dụng hai loại thức

ăn: cá tạp và giun quế. Kết quả cho thấy: tỷ lệ thành

thục ở lô dùng cá tạp đạt (80%) cao hơn so với lô

dùng giun quế (60%). Nguyên nhân có thể do cá

Chạch sông được thuần hóa năm 2010 được cho ăn

cá tạp, khi chuyển thức ăn là Giun quế cá cần thời

gian dài để làm quen với thức ăn mới. Thời gian nuôi

vỗ từ tháng 1 đến tháng 4, nhiệt độ dao động từ 15 -

260C, trong điều kiện có sục khí và nước chảy.

Đề tài đã tiến hành thử nghiệm các loại kích dục tố

khác nhau và công thức dùng não thùy kết hợp với

HCG đạt hiệu quả nhất với tỷ lệ đẻ >90%. Thời gian

tiêm liều quyết định sau liều khởi động 24 giờ, tùy

theo nhiệt độ nước. Thời gian ương cá bột lên cá

hương (cỡ 2 - 3 cm) khoảng 40 ngày. Thức ăn sử

dụng trong tuần đầu là động vật phù du, những ngày

kế tiếp dùng giun chỉ, mật độ ương từ 10 - 20 con/lít,

tỷ lệ sống trung bình đạt >90%. Thời gian ương cá

hương lên cá giống (cỡ 5 - 7 cm) khoảng 30 ngày.

Thức ăn sử dụng là giun chỉ và giun quế cắt nhỏ, mật

độ ương từ 1.000 - 2.000 con/3 m3, tỷ lệ sống đạt

trung bình >80%. Sau 8 tháng nghiên cứu, đề

tài đã sinh sản và ương nuôi được hơn 10.000 con cá

giống cỡ 5 - 7 cm, lưu giữ được 200 cá bố mẹ cỡ

>130 g/con và cơ bản hoàn thiện quy trình sản xuất

giống nhân tạo. Thành công của đề tài giúp chủ động

sản xuất cá Chạch sông giống, mở ra triển vọng cho

nghề nuôi thương phẩm cũng như các nghiên cứu

khác trên đối tượng này trong tương lai không xa.

Phân biệt cá thể lưỡng bội và tam bội trên Hầu Thái Bình Dương bằng chỉ thị phân tử microsatellite

Trần Thị Thúy Hà, Nguyễn Duy Tuyến

Hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas thuộc lớp

hai mảnh vỏ, đơn tính và hiện tượng tam bội tự

nhiên xảy ra với tần số thấp. Tương tự các loài khác,

tam bội ở hầu được thực hiện nhân tạo bằng cách

tác động vào quá trình giảm phân trên trứng đã thụ

tinh. Trên thế giới, hầu tam bội được sử dụng nhiều

trong sản xuất do khả năng sinh trưởng nhanh và

việc tạo ra cũng không quá phức tạp như việc tạo ra

hầu có độ bội cao hơn. Phân biệt hầu tam bội giai

đoạn phát triển sớm có ý nghĩa kinh tế lớn, giúp lựa

chọn những cá thể đa bội đưa vào sản xuất giúp

nâng cao hiệu quả kinh tế. Các phương pháp phân

biệt hầu tam bội có thể sử dụng gồm: phân tích kích

Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacepède,

1800)”. Ảnh Hoàng Thủy

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011) 13

Khoa học và Công nghệ

thước tế bào hồng cầu; kiểu nhân; đo dòng chảy tế

bào; phân tích isozyme hoặc phương pháp di truyền

phân tử - dùng chỉ thị microsatellite. Trong đó,

phương pháp sử dụng chỉ thị phân tử microsatellite

có nhiều ưu điểm: đơn giản, độ tin cậy cao, chi phí

thấp, kiểm tra được cá thể có mang kiểu gen đa bội

từ sớm và không làm chết cá thể thí nghiệm.

Thí nghiệm tạo đa bội được thực hiện trên Hầu Thái

Bình Dương tại Cát Bà - Hải Phòng bằng cách sử

dụng 6-Dimethylaminopurine (6-DMAP), nồng độ

300mcrmol/l, thời gian 15 phút. Trong nghiên cứu

này, 40 mẫu hầu thuộc thí nghiệm trên được thu và

DNA từ mô cơ được tách chiết. Sau đó, DNA của

các mẫu được kiểm tra định lượng trên gel agarose

0,8% và kiểm tra định tính trên máy đo quang phổ

NanoDrop 2000. Nhằm phân biệt cá thể hầu lưỡng

bội và tam bội, DNA của các mẫu hầu được sử dụng

trong việc nhân các vị trí allele bởi 4 chỉ thị phân tử

microsatellite thông qua chương trình PCR.

Dựa vào nguyên lý xác định cá thể tam bội và lưỡng

bội, 27/40 mẫu hầu phân tích thuộc nhóm cá thể tam

bội và 13/40 thuộc nhóm cá thể lưỡng bội. Như vậy,

sử dụng chỉ thị phân tử microsatellite để xác định cá

thể tam bội và lưỡng bội cho thấy 67,5% mẫu hầu

phân tích thuộc nhóm tam bội và 32,5% mẫu hầu

phân tích thuộc nhóm lưỡng bội. Những mẫu hầu

được sử dụng trong nghiên cứu này thuộc quần đàn

thí nghiệm gây đa bội bằng cách sử dụng 6-DMAP

và quần đàn này được kiểm tra tỷ lệ tam bội bằng

phương pháp flow cytometry với tỷ lệ tam bội đạt từ

60 - 90%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nằm

trong giới hạn dao động tỷ lệ hầu tam bội được kiểm

chứng bằng phương pháp flow cytometry. Với nhiều

ưu điểm, phương pháp chỉ thị dùng chỉ thị phân tử

microsatellite đã được áp dụng trong nghiên cứu này

để phân biệt cá thể lưỡng bội và tam bội. Tuy nhiên,

để phản ánh chính xác hơn tỷ lệ hầu được gây đa

bội thành công cần tăng số lượng cặp mồi và đặc

biệt là số lượng mẫu phân tích. Thêm vào đó, sử

dụng phương pháp chỉ thị phân tử microsatellite để

xác định độ bội trên các loài khác rất khả quan và

nên được áp dụng.

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá sông Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Nguyễn Thị Hạnh Tiên, Đỗ Văn Thịnh, Nguyễn Thị

Diệu Phương

Đakrông là huyện miền núi vùng cao biên giới phía

Tây Nam của tỉnh Quảng Trị, là một trong số 62

huyện nghèo của cả nước. Đakrông có hệ thống

sông suối chằng chịt, trong đó sông Đakrông là sông

chính chảy qua địa bàn huyện. Nơi đây người dân

Pa Cô, Vân Kiều sinh sống dọc theo 2 bên bờ sông

và có sinh kế gắn liền với dòng sông. Tuy nhiên,

nguồn lợi thủy sản của con sông này đang có xu

hướng suy giảm mạnh. Nghiên cứu về thành phần

loài cá của sông Đakrông nhằm góp phần đánh giá

đa dạng sinh học thủy sản và bổ sung thông tin cho

lập kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

ở Quảng Trị.

Nghiên cứu bước đầu của dự án Bảo tồn và phát

triển nguồn lợi thủy sản vùng cao (HighARCS) về

thành phần loài cá trên sông Đakrông được thực

hiện từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2011. Mẫu vật

được thu bằng cách đánh bắt trực tiếp, thu mua từ

chợ địa phương và hợp tác với ngư dân thu mẫu.

Mẫu cá được giữ trong bình đựng dung dịch formol

14 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Khoa học và Công nghệ

để làm tiêu bản. Định loại theo phương pháp hình

thái học, so sánh với các khóa phân loại và mô tả về

cá Việt Nam của các tác giả Mai Đình Yên

(1978,1992), Trần Thị Thu Hương và Trương Thủ

Khoa (1993), Nguyễn Văn Hảo (1993, 2001, 2008)

và Kottelat (2001); về cá Trung Quốc của Chu và ctv.

(1989, 1990), Amon (1986) và Pan (1991), về cá

Campuchia của Rainboth (1996), về cá Lào của

Kotlelat (2001) và FAO (1998). Mỗi loài được nêu

tên Việt Nam và tên khoa học. Trình tự các bộ, họ,

giống, loài được sắp xếp theo sách cá nước ngọt

Việt Nam của Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005). Các

mẫu vật được so sánh với mẫu vật chuẩn ở Bảo

Tàng cá Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I. Quá

trình giám định loài có sự giúp đỡ của chuyên gia

ngư loại Nguyễn Văn Hảo. Nghiên cứu này đã định

loại được 38 loài cá thuộc 26 giống, 9 họ và 5 bộ

khác nhau (Bảng)

Bảng: Cấu trúc thành phần loài cá sông Đakrông

Họ Giống Loài TT Bộ n % n % n % 1 Anguilliformes 1 11,12 1 3,85 1 2,64 2 Cypriniformes 3 33,32 18 69,23 25 65,79 3 Siluriformes 2 22,22 2 7,69 2 5,26 4 Synbranchiformes 1 11,12 1 3,85 2 5,26 5 Perciformes 2 22,22 4 15,38 8 21,05

Tổng 9 100 26 100 38 100

Trong số mẫu cá thu được, đa dạng nhất là họ Cá

chép (Cyprinidae) có 19 loài (chiếm 50%), tiếp theo

là họ Cá Bống trắng (Gobiidae) có 6 loài (16%), họ

Cá Chạch vây bằng (Balitoridae) có 4 loài (11%), các

họ còn lại có số loài rất ít.

Trong 38 loài bước đầu thu được có 15 loài có giá trị

kinh tế cao. Đáng kể có 8 loài (chiếm 21%) cá kinh tế

quan trọng là: Cá Chình hoa Anguilla marmorata

(Quoy & Gaimord, 1824), Cá Chát đuôi chấm

Acrossocheilus sp1, Cá Chày đất Spinibarbus

hollandi (Oshima, 1919), Cá Sỉnh gai Onychostoma

laticeps (Günther, 1896), Cá Dầm Neolisschilus

stracheyi (Day, 1871), Cá Chép Cyprinus carpio

(Linnaeus, 1758), Cá Chạch sông Mastacembelus

armatus và Cá Sộp quảng trị Channa sp2. Xác đinh

được 3 loài sắp nguy cấp trong Danh mục các loài

thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được

bảo vệ, phục hồi và phát triển của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn năm 2008 là Cá Sỉnh gai

Onychostoma laticeps (Gunther, 1896), Cá Chình

hoa Anguilla marmorata (Quoy & Gaimord, 1824) và

Cá Chày đất Spinibarbus hollandi (Oshima,

1919).

Trong 38 loài thu được, có 5 loài có khả năng là loài

mới, đặc hữu của địa phương như Cá chát vây đen

Acrossocheilus sp3, Cá Bỗng vây đen Spinibarbus

sp, Cá Tràu suối Quảng Trị Channa sp1, Cá Sộp

Quảng Trị Channa sp2 và Cá Bống sọc ngang

Cryptrocentrus sp.

Trong thời gian tới Dự án HighARCS sẽ tiếp tục thu

mẫu để có đánh giá hoàn chỉnh hơn về thành phần

loài và nguồn lợi cá ở đây. Kết quả nghiên cứu sẽ là

cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động tổng hợp

nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy

sản tại địa phương.

Hình 1: Cấu trúc thành phần loài theo họ

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011) 15

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Cộng hoà Séc với nuôi trồng thuỷ sản miền núi ở Việt Nam

Bùi Thế Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Quang

Thái và Petra Holikova

Dự án "Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản miền núi Việt

Nam", mã số 29/MZe/B/08-10 được Chính phủ Séc

tài trợ với tổng kinh phí tài trợ lên tới 10 tỷ đồng Việt

Nam. Dự án do Viện Nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc

Đại học Khoa học tự nhiên Praha và Viện I đồng thực

hiện tại hai tỉnh miền núi phía Bắc là Lạng Sơn và

Cao Bằng (8/2008 - 11/2010). Mục tiêu của dự án là

đưa các tiến bộ về nuôi trồng thuỷ sản nhằm phát

triển hoạt động nuôi cá tại các hồ chứa thuỷ lợi ở hai

tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói trên.

Tại hai tỉnh này dự án đã lựa chọn 05 hợp tác xã

(HTX) thuỷ sản có hoạt động nuôi cá tại các hồ chứa

nhỏ có diện tích từ 12 - 18ha. Cụ thể, tại Lạng Sơn,

dự án đã lựa chọn 02 HTX Hợp Thịnh (huyện Cao

Lộc) và Nà Pia (huyện Văn Lãng) và 03 HTX là Nà

Tấu và 1 - 4 (huyện Hoà An), HTX Bản Nưa (huyện

Hà Quảng) tại tỉnh Cao Bằng.

Trong bốn năm triển khai dự án, các nội dung hoạt

động được cụ thể hoá theo các năm thực hiện như

đánh giá tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản (2008), lựa

chọn các HTX và nâng cao năng lực cho các thành

viên, trình diễn các mô hình tiên tiến và chuyển giao

khoa học kỹ thuật (2009), đẩy mạnh thực hiện các mô

hình nuôi thuỷ sản và hoàn thiện, hỗ trợ kỹ năng khai

thác cá hồ chứa và thị trường tiêu thụ (2010 - 2011).

Đến nay dự án đã đạt được những kết quả đáng

khích lệ. Các nghiên cứu về môi trường nước, chất

lượng thịt cá đánh bắt tại các hồ chứa cho thấy môi

trường nuôi hoàn toàn đảm bảo an toàn cùng với

sản phẩm thuỷ sản đạt chuẩn EU. Tuy nhiên, một số

hồ chứa cũng có một ít hàm lượng các kim loại nặng

được xác định do cấu tạo địa chất và được

Tập huấn kỹ thuật khác thác cá hồ chứa ở HTX Bản Nưa. Ảnh Bùi Thế Anh

16 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

nằm trong ngưỡng an toàn đối với sức khoẻ con

người. Các nghiên cứu về khu hệ cá Cao - Lạng đã

thu được những kết quả tốt với hơn 30 loài cá được

thu tại lưu vực của sông Kỳ Cùng và sông Bằng

Giang, chủ yếu thuộc các bộ Chình Anguilliformes,

bộ cá Chép Cypriniformes, bộ cá Vược Perciformes

và bộ cá Nheo Siluriformes. Bên cạnh đó, dự án

cũng đã hỗ trợ xác định đối tượng nuôi ngoại lai (cá

trôi Trường Giang) được nuôi phổ biến tại Việt Nam

là loài cá có xuất xứ từ Nam Mỹ với tên la tinh là

Prochilodus lineatus được biết đến với tên

Curimbata. Loài cá ăn các mùn bã hữu cơ này được

nhập qua Trung Quốc có khả năng phát triển rất

nhanh trong các thuỷ vực tự nhiên có thể ảnh hưởng

nghiêm trọng tới hệ sinh thái. Các phát hiện về đối

tượng này đã được thông báo tới các cơ quan hữu

quan như Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi để đưa

đối tượng này vào danh mục các đối tượng ngoại lai

cần theo dõi. Tại khu vực miền núi phía Bắc Việt

Nam, hoạt động nuôi cá hồ chứa nhỏ được coi là

một hướng phát triển bền vững. Viện I đã có được

những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu và

hỗ trợ người dân vùng cao trong hơn 10 năm trở lại

đây. Các lựa chọn tối ưu về kỹ thuật như áp dụng

mật độ thả phù hợp dựa vào hiện trạng môi trường

và dinh dưỡng của thuỷ vực, các loài cá nuôi phù

hợp được khuyến cáo tới người dân địa phương.

Điều này đã giúp cải thiện năng suất khai thác (tăng

khoảng 20% sản lượng cá nuôi khai thác) và mở ra

nghề phụ với thu nhập đáng kể cho các HTX thuỷ

sản (câu cá giải trí).

Kỹ thuật nuôi cá lồng cũng đã được dự án giới thiệu

tới các HTX với mô hình lồng nuôi có nhiều ưu điểm

như tuổi thọ cao, sức chống chịu với gió, bão tốt, dễ

làm, dễ lắp đặt và di chuyển, chi phí đầu tư thấp với

các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương đã được

áp dụng ở nhiều địa phương khác nhau, gồm nuôi

cá thương phẩm, ương cá hương lên giống, nuôi cá

kết hợp (nuôi cá-vịt). Lần đầu tiên cá Lăng chấm

Hemibagrus guttatus được nuôi thử nghiệm trong

lồng tre để tạo môi trường sống thuận lợi cho cá.

Tuy nhiên, các kết quả nuôi ban đầu chưa thực sự

thành công nhưng dự án đã phát hiện thấy cá Lăng

chấm địa phương thuộc lưu vực sông Châu Giang-

Trung Quốc, khác với cá Lăng chấm của Viện I

thuộc lưu vực sông Hồng-Việt Nam với các đặc điểm

di truyền khác biệt. Do vậy, dự án khuyến cáo nên

sử dụng con giống tại chỗ để nuôi để giảm nguy cơ

lai tạp và địa phương cần cân nhắc khi chọn giống

và lựa chọn đàn cá bố mẹ trong tương lai.

Dự án cũng hỗ trợ các HTX nuôi giun quế nhằm giải

quyết lượng chất thải lớn từ chăn thả gia súc và các

nguồn chất thải khác. Hai loài giun Perionyx

excavatus và Eudrilus euganaie đã được giới thiệu tới

người dân. Kết quả cho thấy sau một thời gian nuôi,

các HTX đã có thể chủ động sản xuất, đặc biệt một số

HTX đã phát triển việc nuôi giun lên quy mô lớn hơn

Nuôi cá lồng được nhân rộng tại HTX Nà Tấu, Hòa An, Cao Bằng. Ảnh Bùi Thế Anh

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011) 17

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

với nhiều hộ thành viên tham gia. Giun quế được sử

dụng cho nuôi cá Lăng chấm trong lồng và các hoạt

động chăn nuôi khác của thành viên HTX.

Cải thiện hoạt động khai thác cá hồ chứa và xúc tiến

thị trường là một trong những ưu tiên của dự án khi

hỗ trợ các HTX. Dự án đã tổ chức các cuộc tiếp xúc

giữa người nuôi (HTX) với các đầu nậu cá tại địa

phương và các nhóm khai thác cá chuyên nghiệp

nhằm tăng cường hiểu biết về thị trường và xúc tiến

các giao dịch thương mại cần thiết. Bên cạnh đó, dự

án đã đưa vào thử nghiệm loại lưới vó hơi (PLN)

được thiết kế bởi các chuyên gia CH Séc. Tuy nhiên,

phương pháp này còn cần có nhiều cải tiến về mặt

kỹ thuật khi đưa vào sử dụng. Dự án đã xây dựng

các phương án đánh bắt riêng cho từng hồ chứa với

phương pháp chủ đạo là kỹ thuật dồn chắn rê

chuồng đã được áp dụng thành công tại các hồ chứa

ở Việt Nam ở những năm thập kỉ 70 và được các

HTX đánh giá cao.

Các đánh giá khác về kinh tế xã hội tại vùng dự án

cho thấy:

• Hạn chế lớn nhất đối với nuôi cá hồ chứa là việc

không thể duy trì mực nước ổn định và tỷ lệ cá

chết cao trong vận chuyển cá.

• Người dân địa phương mong muốn phát triển

nuôi trồng thuỷ sản và sẵn sàng học hỏi kinh

nghiệm từ các hoạt động hỗ trợ của dự án tới

các HTX.

• Nuôi cá lồng là hoạt động mang lại lợi nhuân

cao và ổn định.

• Các thành viên HTX đều cho rằng sẽ tiếp tục

phát triển thuỷ sản và mong muốn phát triển

nuôi cá lồng ở quy mô lớn hơn, ổn định hơn.

Dự án tạo cho các chuyên gia từ các quốc gia khác

nhau có cơ hội làm việc cùng nhau cho sự thành

công và cải thiện sinh kế đối với người dân vùng dự

án. Sự cộng tác giữa nhóm nghiên cứu Czech - Việt

Nam đã đem lại sự gắn kết chặt chẽ cho một mối

quan hệ và hợp tác hiệu quả.

Tập huấn chuyên môn cho cán bộ và cộng tác viên khuyến ngư của 12 tỉnh thành phía Bắc

Nguyễn Hải Đăng

Thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật

chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cho các cán bộ

khuyến ngư và cộng tác viên khuyến ngư, Viện I đã

phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ

chức 4 lớp tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá Rô

đồng, cá Trắm cỏ”, “Quản lý môi trường và bệnh khu

nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung” và 2 lớp

“Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt theo quy trình GAP” cho

112 học viên đến từ 12 tỉnh thành phía Bắc, tại

Thành phố Hải Dương (từ ngày 2 - 6/8/2011) và Thái

Nguyên (từ ngày 9 - 13/8/2011). Mục đích chính của

khóa tập huấn năm nay nhằm nâng cao kiến thức kỹ

thuật cho các cán bộ khuyến ngư địa phương. Các

giảng viên của Viện I đã cung cấp và giới thiệu khái

quát về quy trình GAP trong nuôi cá nước ngọt, sơ

lược một số các mối nguy trong môi trường nuôi cá

nước ngọt; Cập nhật phương pháp quản lý môi

trường khu nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung

và sức khỏe động vật thủy sản. Bên cạnh đó cũng

hoàn thiện và hệ thống lại kỹ thuật ương, nuôi

thương phẩm cá Rô đồng, cá Trắm cỏ; Những điểm

mới, cập nhật trong hoạt động nuôi trồng thủy sản

hiện nay trong nước và đòi hỏi của thị trường quốc

tế cũng đã được đề cập đến.

18 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Nét nổi bật của khóa tập huấn lần này là sự tích cực

của học viên và giảng viên trong việc tham gia thảo

luận, trao đổi kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị về một

số vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách và kỹ

thuật. Tổng hợp phiếu đánh giá và nhận xét của các

học viên của cả 4 lớp, kết quả thu được từ khóa tập

huấn là thiết thực và phần nào đáp ứng được yêu

cầu của các học viên. Các Khóa học được tổ chức

và thực hiện đầy đủ nội dung, nghiêm túc theo kế

hoạch đề ra.

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm

Trần Thị Thúy Hà

Ngày 13 và 14 tháng 9 năm 2011, khóa tập huấn về

“Kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm” đã được triển khai tại

Viện I, Phòng Di truyền - Chọn giống là đơn vị tổ

chức chương trình. Đến dự khai mạc, TS. Nguyễn

Hữu Ninh, Phó Viện trưởng Viện I đã chia sẻ những

kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản nói chung và

nuôi cá Lăng nói riêng cùng với những lời chúc tốt

đẹp cho khóa tập huấn. Hai đơn vị tiếp nhận công

nghệ là Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật Hải Dương và Vườn Quốc gia Ba Bể. Các học

viên đến tham gia khóa tập huấn gồm: 2 cán bộ

chương trình cùng với 6 nông hộ nuôi cá Lăng thuộc

Dự án chuyển giao công nghệ. Cán bộ phòng Di

truyền - Chọn giống tham gia hướng dẫn khóa đào

tạo là những người có kiến thức tốt và kinh nghiệm

trong nuôi trồng thủy sản và nuôi cá Lăng chấm.

Nhiều vấn đề đã được thảo luận và nhiều thông tin

bổ ích về nuôi cá Lăng chấm được chia sẻ trong

khóa tập huấn. Kết thúc chương trình tập huấn, bà

Trần Thị Thúy Hà - Trưởng phòng Di truyền chọn

giống đã tổng kết và chúc sức khỏe các học viên.

Đại diện Viện I, ông Nguyễn Hữu Ninh, đã trao

chứng chỉ đào tạo cho các học viên tham dự khóa

tập huấn.

Lớp tập huấn Kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm. Ảnh Hoàng Thủy

Các học viên tham gia thảo luận nhóm. Ảnh Hải Đăng

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011) 19

Gương mặt trong quý

Những ngày đáng nhớ của các cán bộ Cuba khi học tập và làm việc tại Viện I

Bài viết của Lesvia Calderón Herrera và Mercedes

Dominguez Graveran dưới đây nói về những ngày

họ đã sống và làm việc tại Viện I, cảm nhận của họ

về đất nước và con người Việt Nam cũng như tình

bạn sâu sắc mà họ đã có với các cán bộ Viện I.

Lesvia Calderón Herrera

Tôi rất vinh dự khi được giới thiệu về bản thân mình.

Tên tôi là Lesvia Calderón Herrera, tôi là người Cuba

và đến Việt Nam vào ngày 24/7/2011. Ở Cuba tôi đã

làm việc được 19 năm ở một trang trại cá Rô phi

thuộc Trại sản xuất giống “La Juventud” tại tỉnh Pinar

del Rio, là tỉnh sản xuất xì gà tốt nhất trên thế giới.

Tôi đã học Đại học Havana và có bằng cử nhân sinh

học.

Khi tốt nghiệp năm 1991, tôi không hề có ý nghĩ là

mình sẽ làm việc trong ngành Thủy sản. Lúc đó, ước

mơ của tôi là được làm việc trong ngành Công nghệ

sinh học. Nhưng một sự tình cờ như là duyên may,

khi kết thúc chương trình học tôi được giao cho công

việc liên quan đến nuôi trồng thủy sản, bắt đầu từ

lĩnh vực sản xuất hàng loạt của các sinh vật phù du

và tôi bắt đầu bị cuốn hút bởi thế giới của các loại

tảo luân trùng cladocerans, copepods (rotifers là 1

trong 3 nhóm chính của động vật phù du copepods,

cladocerans giữ vai trò là cầu nối chuyển hóa năng

lượng bậc hai trong chuỗi thức ăn và là nguồn gốc

thức ăn quan trọng của động vật không xương sống,

cá) và cá nước ngọt. Từ năm 2005 đến nay, tôi đã

làm việc được 14 năm với tư cách là Trưởng phòng

thí nghiệm ở La juventud, là người đứng đầu trang

trại cá Rô phi, nơi đã đạt được những kết quả tốt

nhất trong việc nuôi trồng thủy sản ở Cuba.

Trong giai đoạn 2006 - 2008, tôi làm việc với tư cách

là một chuyên gia của Chương trình Hợp tác Nam -

Nam (South - South Cooperation) của FAO cho vùng

biển Caribe tại Saint Vincent và Grenadines - một

đảo quốc thuộc chuỗi đảo Tiểu Antilles trong lòng

biển Caribe. Khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, tôi

đã trở về trang trại nuôi cá Rô phi và mở rộng việc

nuôi cá Chép .

Chuyến thăm Việt Nam lần này với mục đích là giúp

chúng tôi tham gia vào một khóa đào tạo về chuyển

đổi giới tính của cá Rô phi và học hỏi được những kỹ

thuật ấp trứng và ương cá bột từ phía các bạn.

Chúng tôi luôn có ý định cải thiện năng suất và hệ số

chuyển đổi thức ăn trên mỗi ha để tăng sản lượng cá

rô phi ở Cuba. Trong hai tháng sống và làm việc tại

Viện I, chúng tôi đã học được những kỹ thuật cần

thiết để cải thiện việc nuôi cá Rô phi ở Cuba, cũng

như đã học hỏi được nhiều điều từ phong tục tập

quán và văn hóa của đất nước anh em Việt Nam.

20 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 3 (Quý III năm 2011)

Gương mặt trong quý

Tiến sĩ Mercedes Dominguez Graveran

Tên tôi là Mercedes Dominguez Graveran, tốt nghiệp

trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Havana với

tấm bằng Tiến sĩ Thú y. Mong muốn của tôi là được

làm việc trong một bệnh viện tư nhân trong nước về

động vật, nhưng thật tình cờ tôi đã đến với ngành

Thủy sản. Không bao giờ tôi có thể nghĩ rằng mình

lại có thể gắn bó lâu như thế trong ngành này.

Tôi đã làm việc tính đến nay tròn 20 năm trong

ngành Thủy sản. Trong suốt quãng thời gian này, tôi

đã được tiếp xúc với nhiều loài động vật khác nhau

và cũng có cơ hội làm việc với các chuyên gia nước

ngoài là Nga và Trung Quốc. Chính những điều này

đã mang lại nhiều kinh nghiệm cho tôi. Nhưng chưa

bao giờ tôi có cơ hội đi ra nước ngoài và tìm hiểu về

một đất nước, một nền văn hóa khác với đất nước

tôi đang sống. Có thể nói, Việt Nam là một trải

nghiệm đầu tiên của tôi. Tôi thật sự ấn tượng bởi tất

cả những gì tôi thấy và học được từ đất nước các

bạn, những con người Việt Nam tuyệt vời, thân thiện

và đoàn kết giống như người Cuba.

Tại Viện I, tôi đã học được nhiều vấn đề liên quan tới

việc chuyển đổi giới tính cho cá. Những kỹ thuật này

đã được sử dụng ở đất nước chúng tôi nhưng chúng

tôi lại gặp vấn đề về tỷ lệ sống của cá. Trong thời

gian tập huấn chúng tôi được học cách làm sao để

chuẩn bị hoóc môn, thức ăn và kỹ thuật kiểm tra

tuyến sinh dục. Chúng tôi mong đợi có thể ứng dụng

những kỹ thuật đã học hỏi được sau khi quay về đất

nước để giúp cho trại giống nơi tôi làm việc có thể

nâng cao được năng suất, sản lượng và có thể phổ

biến công nghệ này cho toàn bộ trên đất nước tôi.

Lesvia Calderón Herrera và Mercedes Dominguez

Graveran chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao sự

giúp đỡ nhiệt tình của các bạn. Chắc chắn khi

quay trở về Cuba, chúng tôi sẽ mang theo lòng

biết ơn đối với những người bạn ở Viện I, những

người đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong suốt

thời gian qua”. Người dịch Nguyễn Hải Đăng