bản tin logistics - gemadept.com.vn · tp.hcm (saigon co.op) đã trở thành cái tên cửa...

23
SỐ 10/2013 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 12 1. Khách hàng Logistics 2. Quy định Pháp lut 3. Tiêu điểm tháng 11/2013 4. Các công ty Logistics 5. Gii pháp qun trLogistics 6. Xu hướng thtrường 7. Skin Logistics tháng ti

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

SỐ 10/2013

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 12

1. Khách hàng Logistics

2. Quy định – Pháp luật

3. Tiêu điểm tháng 11/2013

4. Các công ty Logistics

5. Giải pháp quản trị Logistics

6. Xu hướng thị trường

7. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

SAIGON CO.OP: SỨC ÉP CỦA NGƢỜI DẪN ĐẦU

Thương hiệu Co.opmart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội địa này đang tiến tới đích doanh thu 1 tỉ USD lần đầu tiên trong năm nay. Mục tiêu này có vẻ như sắp thành hiện thực (doanh thu toàn hệ thống trong năm qua đã vượt 19.300 tỉ đồng), nhưng trong bối cảnh cuộc chiến bán lẻ trong nước đang ngày càng khốc liệt với sự xuất hiện của các tay chơi mới từ nước ngoài, Saigon Co.op sẽ làm gì để duy trì vị trí số 1 trên thị trường bán lẻ?

Bài toán vốn

Nếu làm một phép tính nhanh sẽ có kết quả sơ bộ về mức tăng trưởng doanh thu của Saigon Co.op từ ngày thành lập đến nay là xấp xỉ 380 lần. Mức độ này thể hiện quá trình lột xác của Saigon Co.op với thương hiệu cốt lõi Co.opmart. Từ siêu thị đầu tiên là Co.opmart Cống Quỳnh ra mắt năm 1996 với doanh thu khoảng 55 tỉ đồng/năm, Saigon Co.op đã có gần 130 siêu thị Co.opmart và cửa hàng tiện lợi Co.op Food trong cả nước với tổng doanh thu hơn 19.300 tỉ đồng (năm 2012).

Gần đây, Saigon Co.op đã khai trương đại siêu thị đầu tiên mang tên Co.opXtra, liên doanh với NTUC FairPrice (Singapore). Trong đó, Saigon Co.op góp 64% vốn. Điểm khác biệt của Co.opXtra với chuỗi Co.opmart là quy mô gấp 4-5 lần, lượng hàng hóa gấp 2-3 lần. Vốn đầu tư cho mỗi đại siêu thị Co.opXtra là khoảng 6-9 triệu USD. Theo dự kiến, liên doanh này sẽ phát triển khoảng 2-3 đại siêu thị mỗi năm để đạt được 20 đại siêu thị vào năm 2020.

Để có thể phát triển cùng lúc 3 chuỗi bán lẻ Co.opmart, Co.op Food và Co.opXtra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Saigon Co.op, do Nhà nước nắm giữ gần 85% vốn, phải chủ động được nguồn vốn đầu tư. Trong năm nay, Saigon Co.op đã và đang triển khai 4 giải pháp huy động vốn gồm chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, liên doanh, gọi vốn đầu tư nước ngoài và vay vốn ngân hàng. Trong đó, hai giải pháp đầu được ưu tiên hơn cả. Mô hình công ty cổ phần có thể giúp Saigon Co.op huy động vốn nhanh qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Năm qua, Saigon Co.op đã thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op (SCID) với vốn đăng ký 500 tỉ đồng (60% vốn của Saigon Co.op, phần còn lại thuộc về các cổ đông tổ chức và cá nhân). SCID hiện là cánh tay nối dài của Saigon Co.op trong việc săn lùng các mặt bằng đẹp, phục vụ việc phát triển các chuỗi bán lẻ. Báo cáo tài chính quý III năm nay của SCID ghi nhận mức lãi sau thuế 34,7 tỉ đồng, gấp 19,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

1 đấu 4

Viêt Nam vừa chạm ngưỡng dân số 90 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới. Với quy mô thị trường tiêu dùng như vậy, bất kể việc Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng top 30 quốc gia có mức tăng trưởng ngành bán lẻ cao nhất năm qua của A.T Kearney (Mỹ), các chuỗi bán lẻ vẫn liên tục bành trướng về quy mô.

Với thị phần bán lẻ siêu thị hiện chiếm hơn 50% trên cả nước (thống kê của Bộ Công Thương), Saigon Co.op vẫn đang ở thế thượng phong so với các chuỗi bán lẻ nội địa như Maximark, Citimart, Satramart (có quy mô chưa tới 10 cửa hàng/chuỗi). Đáng chú ý là Vinatexmart đang triển khai kế hoạch mở thêm 20 siêu thị trong năm nay cùng tham vọng hướng tới đích 200 siêu thị, điểm bán lẻ vào cuối 2015. Và Vinatexmart sẽ bắt tay với Tập đoàn Aeon của Nhật để thực hiện kế hoạch này.

Như vậy, cuộc chiến bán lẻ trong nước hiện chỉ thực sự diễn ra giữa Saigon Co.op với các thương hiệu nước ngoài là Metro, Big C, Lotte và sắp tới là Aeon Mall, dự kiến sẽ khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Celadon City, quận Tân Phú, TP.HCM vào tháng 1.2014. Chuỗi Big C hiện đã có 24 siêu thị trên toàn quốc, còn Metro theo sát với 20 siêu thị. Tập đoàn Lotte sở hữu 3 siêu thị và đang tăng tốc đầu tư hướng tới mục tiêu 60 trung tâm thương mại vào năm 2020. Đây cũng là thời điểm Aeon dự kiến sẽ đạt 20 đại siêu thị.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Rõ ràng, cuộc chiến giữa 4 nhà bán lẻ này chủ yếu diễn ra trên chiến tuyến mặt bằng. Nếu Saigon Co.op đã có ―cây gậy chống lưng‖ là SCID chuyên săn lùng các mặt bằng đẹp trong cả nước thì 4 chuỗi bán lẻ nước ngoài cũng có chiêu riêng của mình.

Để đạt tới quy mô như hiện nay, Big C đã xoay sở khá tốt bằng nhiều cách như lập liên doanh với đối tác địa phương, mở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay 100% trong nước để cùng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền hay chuyển giao công nghệ. Còn Metro thì theo đuổi chiến lược thuê dài hạn và dần tiến tới sở hữu bất động sản tương tự như cách Wal-Mart đã làm. Lotte thì khá kín tiếng trong chiến lược mặt bằng, nhưng cả 3 siêu thị mà họ đang vận hành đều theo mô hình trung tâm mua sắm có diện tích lớn (trên 10.000 m2) và thuộc các dự án khu đô thị mới. Chiến lược này cũng sẽ được áp dụng cho Aeon Mall thứ hai ở Khu Đô thị Canary, Bình Dương (dự kiến khai trương vào tháng 11.2014) và thứ ba ở Khu Đô thị Long Biên, Hà Nội (7.2015).

Quản tri chuỗi: Mục tiêu cốt lõi

Những năm qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế. Kinh tế đi xuống, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn, từ đó làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các chuỗi bán lẻ. Một lý do khác, theo nhận xét của ông Hòa, Saigon Co.op, là ―chiếc bánh vẫn vậy, nhưng ngày càng có nhiều người tham gia chia phần nên cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt‖.

Tuy vẫn trung thành với kế hoạch mở trung bình 10 siêu thị Co.opmart, 10 cửa hàng Co.op Food và 2 đại siêu thị Co.opXtra mỗi năm, nhưng ông Hòa cho rằng mở rộng chuỗi là bài toán mà các doanh nghiệp bán lẻ cần phải cân nhắc. ―Saigon Co.op thường phải cộng thêm 2 năm chịu lỗ (ngoài thời gian lỗ theo lộ trình cho phép) đối với những dự án mới‖, ông nói.

Giám đốc đối ngoại một hệ thống siêu thị nước ngoài cũng thừa nhận doanh thu chỉ thực sự tốt ở những siêu thị tại các thành phố lớn. Do đó, để có thể có lãi, các nhà bán lẻ nội địa lẫn quốc tế phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản trị, đặc biệt là quản trị chuỗi cung ứng. Wal-Mart là một ví dụ điển hình. Nhà bán lẻ này đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng, xem họ như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách tận dụng lợi thế mua số lượng rất lớn hàng hóa từ các nhà cung ứng với mức giá tốt nhất. Wal-Mart còn sở hữu hệ thống trung tâm phân phối đáp ứng được hơn 90% nhu cầu hàng hóa với gần 4.000 xe tải. Không chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, vận chuyển hàng từ cửa nhà máy, Wal-Mart còn dành nhiều thời gian làm việc cùng nhà cung ứng để biết rõ cấu trúc chi phí của họ. Sau những cuộc sàng lọc gắt gao nhằm thể hiện quyền lực của mình, Wal-Mart mới cho phép ―khách vào nhà‖.

Tại Việt Nam, Big C từng gặp phải rủi ro khi áp dụng mô hình bán lẻ với mục tiêu cung cấp các sản phẩm chất lượng và giá cao hoặc ngang bằng Co.opmart. Và họ đã không thể tối ưu hóa được chi phí và lợi nhuận dù đã thành công với mô hình này ở nhiều nước. Sau đó, Big C đã chuyển hướng trở thành chuỗi siêu thị giá rẻ với nhiều đợt khuyến mãi nhằm gia tăng cạnh tranh với Co.opmart và Metro. Với thay đổi này, Big C đã phải mặc cả với nhà cung ứng để có được giá tốt nhất. Và họ đã từ chối nhiều nhà cung ứng trong thời gian dài nếu không chấp nhận các điều khoản của họ.

Về Co.opXtra thì hãy còn quá mới để có thể bàn đến hiệu quả kinh doanh của thương hiệu này. Còn đối với chuỗi 64 siêu thị Co.opmart, mối quan hệ hợp tác giữa đơn vị này với hàng ngàn nhà cung ứng được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, năm qua cũng đã có tới 3 siêu thị Co.opmart bị đóng cửa với nhiều khả năng do kinh doanh kém hiệu quả.

Biểu đồ mô tả các giai đoạn phát triển của thị trường bán lẻ tại một quốc gia của A.T Kearney trong năm qua cho thấy, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển thịnh vượng. Sự kiện ra mắt đại siêu thị Aeon Mall Celadon Tân Phú sắp tới là một minh chứng. Việc gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam của đối thủ Nhật này càng làm tăng áp lực lên các công ty trong nước mà đại diện là Saigon Co.op. Với tiềm năng của thị trường tiêu dùng Việt Nam, không loại trừ khả năng các tập đoàn như Wal-Mart và Tesco cũng sẽ nhảy vào (trên thực tế, hai nhà bán lẻ này đã từng tìm hiểu thị trường Việt Nam). Nếu các nhà bán lẻ chuyên nghiệp này nhảy vào, sức ép duy trì vị thế người dẫn đầu của Saigon Co.op sẽ càng thêm lớn.

Back

Page 4: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

PHÊ DUYỆT PHƢƠNG HƢỚNG, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN 2015, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2020

Ngày 02/12/2013, Bộ GTVT đã ký Quyết định số 3923/QĐ-BGTVT phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ đến 2015, định hướng đến 2020.

Theo đó, đến năm 2020, hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn, xây dựng hoàn chỉnh và đầu tư nâng cấp chiều sâu các bến cảng khu vực TP. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu theo quy hoạch Nhóm cảng biển số 5 đã được phê duyệt, đặc biệt là khu vực Cái Mép-Thị Vải, đáp ứng lượng hàng hóa thông qua trong từng thời kỳ,…

PHÊ DUYỆT PHƢƠNG HƢỚNG, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN 2015, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2020

Bộ GTVT vừa ban hành Quyết định số 3829/QĐ-BGTVT phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Hồng đến 2015, định hướng đến 2020.

Theo đó, giai đoạn 2013-2015, ngành GTVT sẽ hoàn thành 4 tuyến đường bộ cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Hà Nội-Hải Phòng. Đồng thời, đầu tư hoàn thành các dự án quốc lộ đã được bố trí vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA và các nguồn vốn khác, bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí-Hạ Long, Quốc lộ 38 đoạn qua Bắc Ninh, Quốc lộ 39 đoạn qua Thái Bình, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 12B đoạn qua Ninh Bình, Quốc lộ 10 các đoạn Tân Đệ-La Uyên và Ninh Phúc-cầu Điền Hộ, các nút giao Trung Hòa, Thanh Trì, hầm chui núi Thanh Xuân và cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân.

Về đường thủy nội địa, ngành GTVT sẽ duy trì cấp kỹ thuật các tuyến đường thủy quốc gia; Hoàn thành đầu tư các tuyến vận tải thủy khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong dự án WB6. Còn với đường biển, sẽ xây dựng 2 bến khởi động của cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện hoàn thành năm 2017.

Đối với đường sắt, sẽ hoàn thành đưa vào khai thác đoạn Hạ Long-Cái Lân, cải tạo nâng cấp tuyến Yên Viên-Lào Cai; phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông và từng bước nâng cao năng lực khai thác các tuyến hiện có. Bên cạnh đó, hoàn thành nhà ga hành khách T2, hệ thống đường lăn, sân đỗ nhà ga T2 – cảng hàng không Nội Bài; nâng cấp cảng hàng không Cát Bi; Huy động vốn đầu tư cảng hàng không Quảng Ninh.

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM ĐẾN 2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030

27/11/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

; ển các cơ sở phá dỡ tàu cũ

tập trung tại khu vực Hải Phòng và một số tỉnh miền Trung có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phù hợp; mạng lưới các nhà máy công nghiệp phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu được quy hoạch xây dựng gắn với quy hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ trên cả nước; từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật, trình độ trung cấp, cao đẳng nghề và trình độ đại học phục vụ ngành công nghiệp tàu thủ ới hệ thống các trường, cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề hiện có; sau năm 2020 đến 2030 tiếp tục đầu tư chiều sâu các nhà máy, cơ sở công nghiệp và đào tạo thuộc ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

ến độ thực hiện, giai đoạn từ nay đến năm 2015 tiếp tục tái cơ cấu toàn diện ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam một cách cơ bản, bảo đảm giữ được các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thủy được đề cập trong quy hoạch phục vụ nhu cầu của thị trường; duy trì cơ bản năng lực của ngành đóng tàu

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 2

Page 5: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

đáp ứng các nhu cầu trong nước và xuất khẩu; chuyển đổi công năng, sáp nhập hoặc giải thể theo quy định để tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ và đầu tư dàn trải đối với các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 thực hiện di chuyển dần một số nhà máy ra khỏi trung tâm đô thị (Sông Cấm, Bạch Đằng tại khu vực Hải Phòng) và xây dựng hoàn chỉnh các nhà máy đóng, sửa chữa tàu có vốn đầu tư nước ngoài theo quy hoạch để đếđóng, sửa chữa tàu tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam đạt mức công nghệ và năng suất tương đương với các nước trong khu vực; từng bước nâng dần sản lượng tàu xuất khẩu với các sản phẩm có khả năng cạnh tranh của Việt Nam như các tàu vận tải có yêu cầu độ phức tạp cao, bao gồm tàu chở ô tô, tàu container, tàu chở dầu, một số tàu chở hóa chất, tàu tổng hợp; xuất khẩu một số tàu chuyên dụng như tàu tuần tra cao tốc, tàu tìm kiếm cứu nạn, tàu công trình và du thuyền với số lượng tàu xuất khẩu dự tính khoảng 1,67 - 2,16 triệu tấn/năm, bao gồm cả các đơn đặt hàng của các doanh nghỉệp có vốn nước ngoài thực hiện gia công xuất khẩu cho các công ty mẹ.

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG VÀ KẾT NỐI CÁC PHƢƠNG THỨC VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2013- 2016”

Ngày 06/11/2013, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký ban hành Quyết định số 3549/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu thị trường và kết nối các phương thức vận tải giai đoạn 2013-2016".

Theo đó, có 3 nhóm giải pháp được đề ra để thực hiện tái cơ cấu thị trường và kết nối các phương thức vận tải giai đoạn 2013-2016.

QUY ĐỊNH THỦ TỤC CẤP, PHÊ DUYỆT, THU HỒI BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP LAO ĐỘNG HÀNG HẢI VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

Ngày 19/11/2013, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BGTVT quy định thủ tục cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp lao động hàng hải và Giấy chứng nhận lao động hàng hải.

Theo quy định của Thông tư, Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm cấp và thu hồi Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I; Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm phê duyệt và thu hồi Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần II, đánh giá, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận lao động hàng hải. Việc cấp, phê duyệt, thu hồi Bản công bố phù hợp lao động hàng hải và Giấy chứng nhận lao động hàng hải được thực hiện cho các tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên hoạt động tuyến quốc tế, phù hợp với quy định của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (MLC) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Thông tư này có hiệu lực từ 05/01/2014.

THÍ ĐIỂM CƠ CHẾ NẠO VÉT TUYẾN LUỒNG HÀNG HẢI DO BỘ GTVT QUẢN LÝ

Ngày 27/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ GTVT quản lý.

Theo đó, thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ GTVT quản lý bắt đầu từ ngày 01/2/2014 và trong các năm ngân sách từ năm 2014 đến hết năm 2016, trừ việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thi công nạo vét, duy tu đối với các tuyến luồng hàng hải Hải Phòng và Sài Gòn-Vũng Tàu thực hiện thí điểm trong các năm ngân sách từ năm 2015 đến hết năm 2016.

Trên cơ sở kế hoạch nạo vét, duy tu luồng hàng hải hàng năm bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được Bộ GTVT phê duyệt, cơ quan quản lý luồng phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình làm cơ sở triển khai thực hiện thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải; không thực hiện bước lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải; không thực hiện việc bảo hành kết quả thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải sau khi đã được nghiệm thu.

Về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), lần đầu thực hiện công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải phải thực hiện việc báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đối với những lần tiếp theo thực hiện việc nạo vét, duy tu luồng hàng hải, chỉ thực

Page 6: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

hiện việc quản lý, giám sát môi trường theo báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp có thay đổi vị trí đổ vật liệu nạo vét.

Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thi công nạo vét, duy tu đối với tuyến luồng hàng hải Định An-Cần Thơ được thực hiện theo cơ chế chỉ định thầu rút gọn.

Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thi công nạo vét, duy tu đối với các tuyến luồng hàng hải Hải Phòng và Sài Gòn-Vũng Tàu được thực hiện theo cơ chế đấu thầu rộng rãi với hợp đồng trọn gói; nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo đảm duy trì chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng hàng hải trong cả năm hoặc trong khoảng thời gian xác định với kinh phí cố định trên cơ sở phương án nạo vét, duy tu luồng hàng hải và hợp đồng trọn gói, không điều chỉnh kinh phí thực hiện.

Về nguồn vốn thực hiện, bảo đảm cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước hằng năm để thực hiện công tác nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải quan trọng theo quy định; chỉ thực hiện nạo vét, duy tu luồng hàng hải bằng ngân sách Nhà nước đối với các tuyến luồng hàng hải quan trọng và các tuyến luồng không huy động được nguồn vốn xã hội hóa; khuyến khích nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo hình thức xã hội hóa, không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng hàng hải không sử dụng ngân sách Nhà nước có trách nhiệm thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về nguồn vốn và hiệu quả đầu tư; Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nạo vét, duy tu luồng hàng hải sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả đầu tư.

NHIỀU CHÍNH SÁCH MỚI VỀ HẢI QUAN KHI THAM GIA TPP

Khi tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), các chính sách về pháp luật hải quan của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với quy định chung.

Với hàng chuyển phát nhanh, TPP quy định doanh nghiệp được khai, nộp tờ khai và cơ quan hải quan có thể thông quan trước khi hàng hóa đến. Thời gian thông qua được rút ngắn xuống còn 6 giờ sau khi nộp các tài kiệu liên quan, hàng về đến sân bay, trừ những trường hợp nghi vấn. Bên cạnh đó, mức trị giá hàng hóa được miễn thuế đang được bàn bạc là dưới 200 đô la Mỹ (trên 4 triệu đồng), tăng gấp 4 lần so với mức dưới 1 triệu đồng như quy định hiện hành của Việt Nam.

Một lưu ý về chính sách hải quan trong TPP là chế độ với doanh nghiệp ưu tiên. Theo đó, mỗi nước sẽ xây dựng chương trình doanh nghiệp ưu tiên trên khung tiêu chuẩn của tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Các tiêu chí phải đảm bảo nguyên tắc là cụ thể và công khai. Tiến tới, các nước sẽ hướng đến khả năng công nhận lẫn nhau chương trình doanh nghiệp ưu tiên.

Một chính sách khá mở ở lĩnh vực hải quan được đàm phán tại TPP nữa là xuất xứ hàng hóa. Theo đó, TPP áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, trong đó cho phép doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ và chịu trách nhiệm. Cơ quan hải quan nước nhập khẩu căn cứ khai báo của doanh nghiệp, bộ chứng từ lô hàng để xác định xuất xứ hàng hóa, xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa.

Về vấn đề này, các nước đang tiếp tục đàm phán với hai quan điểm. Quan điểm của Việt Nam là đối với hàng xuất khẩu, trong giai đoạn chuyển đổi sẽ áp dung song song 2 cơ chế: tự chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp được cấp phép và cơ chế cấp C/O truyền thống do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho doanh nghiệp không được cấp phép hoặc không muốn tự khai báo. Còn với hàng nhập khẩu: doanh nghiệp sẽ nộp C/O do người xuất khẩu cấp mà không cần xuất trình C/O của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp như trước đây.

Ngoài ra, TPP cũng đánh giá cao cơ chế xác nhận trước đối với mã số, trị giá hàng hóa nhằm giảm thời gian thông quan, tránh tình trạng khiếu nại, tranh chấp giữa doanh nghiệp và hải quan.

Theo yêu cầu này, trong vòng 150 ngày, sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu xác định trước từ doanh nghiệp, cơ quan hải quan phải ra phán quyết và phán quyết này có giá trị, hiệu lực trong vòng 3 năm, trừ trường hợp pháp luật thay đổi và doanh nghiệp sai báo sai. Hết 3 năm, doanh nghiệp có thể được gia hạn hoặc có văn bản xác định trước mới.

Page 7: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

DOANH NGHIỆP NHỎ ĐƢỢC ƢU ĐÃI THỦ TỤC HẢI QUAN

Sắp tới đây, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhưng chấp hành tốt pháp luật hải quan cũng sẽ được ưu đãi về thủ tục hải quan.

Đó là khi chương trình ―Doanh nghiệp tuân thủ‖ do Ban Quản lý rủi ro, Tổng cục Hải quan chủ trì bắt đầu thực hiện. Dự kiến, thời gian chương trình này triển khai với các doanh nghiệp là quí 2-2014.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp được tham gia chương trình là đơn vị được cơ quan chức năng đánh giá có quá trình tự tuân thủ pháp luật về hải quan nghiêm túc, không cần các điều kiện về kim ngạch xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp sẽ được ưu đãi khi thực hiện xuất nhập khẩu như rút ngắn thời gian thông quan, hàng hóa được phân luồng xanh… như các doanh nghiệp thuộc chương trình doanh nghiệp ưu tiên mà Tổng cục Hải quan đang thực hiện.

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, sở dĩ có chương trình doanh nghiệp tuân thủ là do thời gian qua, Tổng cục Hải quan triển khai thí điểm chương trình doanh nghiệp ưu tiên với các điều kiện khá khắt khe, chẳng hạn như phải đạt kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu đô la Mỹ/năm (tùy ngành hàng), có vài năm được đánh giá tuân thủ pháp luật…

THÀNH LẬP HIỆP HỘI HOA TIÊU HÀNG HẢI VIỆT NAM

Ngày 25/11/2013, Bộ Nội vụ chính thức ban hành Quyết định số 1163/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội Hoa tiêu hàng hải Việt Nam.

Đây là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GTVT và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội. Hiệp hội Hoa tiêu hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN HOA TIÊU HÀNG HẢI VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG HOẠT ĐỘNG HOA TIÊU HÀNG HẢI

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT "Quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải".

Theo Thông tư, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải (GCNKNCMHTHH) gồm GCNKNCMHTHH hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất và Ngoại hạng. Hoa tiêu hàng hải được cấp GCNKNCMHTHH hạng nào thì được phép dẫn tàu biển trong giới hạn của hạng đó. Thời hạn sử dụng của GCNKNCMHTHH là 05 năm, kể từ ngày cấp. Trường hợp tuổi lao động của hoa tiêu hàng hải không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNKNCMHTHH tương ứng với tuổi lao động còn lại của hoa tiêu theo quy định của pháp luật về lao động.

Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải (GCNVHĐHTHH) là chứng chỉ cấp cho hoa tiêu hàng hải, quy định vùng hoạt động và tuyến dẫn tàu mà hoa tiêu hàng hải được phép hành nghề. Hoa tiêu hàng hải chỉ được phép dẫn tàu ở các tuyến dẫn tàu ghi trong GCNVHĐHTHH. Hoa tiêu hàng hải đã qua thực tập dẫn tàu ở vùng hoạt động và tuyến dẫn tàu nào thì được cấp GCNVHĐHTHH tại vùng hoạt động và tuyến dẫn tàu đó. Thời hạn sử dụng của GCNVHĐHTHH tương ứng với thời hạn sử dụng GCNKNCMHTHH.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.

Page 8: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

CÔNG BỐ DANH MỤC PHÂN LOẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Ngày 19/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg về việc công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam. Theo đó, có 3 loại cảng biển:

Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Cảng biển loại I có vai trò là cảng cửa ngõ hoặc cảng trung chuyển quốc tế, phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước được ký hiệu là cảng biển loại IA.

Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng, địa phương.

Cảng biển loại III là cảng biển chuyên dùng phục vụ chủ yếu cho hoạt động của doanh nghiệp.

Theo Danh mục phân loại cảng biển, có 14 cảng biển loại I, 17 cảng biển loại II, 13 cảng biển loại III.

Theo Quyết định, việc phân loại cảng biển Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí:

Thứ nhất, đặc điểm vùng hấp dẫn của cảng biển, bao gồm các tiêu chí về diện tích, dân số, loại đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ hàng hải và hạ tầng giao thông kết nối với cảng biển.

Thứ hai, vai trò, chức năng và tầm ảnh hưởng của cảng biển đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, liên vùng hoặc cả nước.

Thứ ba, quy mô và công năng của cảng biển, bao gồm các tiêu chí về loại hàng hóa và sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển; tổng chiều dài bến cảng, trọng tải tàu tiếp nhận tại thời điểm hiện tại và theo quy hoạch.

Thứ tư, xu hướng đầu tư xây dựng để phát triển cảng biển tập trung, tránh dàn trải, tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ có 1 cảng biển theo quy định tại Điều 59 Luật Hàng hải Việt Nam.

Mục đích của phân loại cảng biển Việt Nam nhằm tổ chức quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng biển phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế, thông lệ hàng hải quốc tế có liên quan.

Bên cạnh đó, quyết định việc đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng biển để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2014.

KIẾN NGHỊ GIỮ NGUYÊN PHÍ HÀNG HẢI CẢNG KHU VỰC CÁI MÉP- THỊ VẢI

Cục Hàng hải vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT về việc kiến nghị Bộ này phối hợp UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác cảng biển khu vực Cái Mép – Thị Vải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo đó, đối với đề xuất giảm phí hàng hải cho tàu có tải trọng nhỏ hơn 50.000 DWT của các hãng tàu, Cục Hàng hải cho rằng thời gian qua các Bộ, ngành địa phương đã quan tâm, tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho tàu lớn vào các cảng trên sông Cái Mép – Thị Vải. Mức phí tàu trên 50.000 DWT hiện đã giảm 40 - 50% mức phí chung cả nước theo Thông tư 41/2012/TT-BTC. Theo khảo sát mức phí hiện nay của Cái Mép – Thị Vải bằng với phí của cảng Laem Chabang (Thái Lan).

Tuy nhiên, dù đã có sự điều chỉnh giảm phí hàng hải nhưng số lượt tàu lớn ra vào cảng vẫn giảm. Như vậy, yếu tố phí hàng hải không phải là yếu tố quyết định thu hút tàu vào, mà chủ yếu do nguồn hàng chưa đáp ứng, việc điều chỉnh giảm phí trong giai đoạn hiện nay chưa đủ sức thu hút tàu có tải trọng lớn vào các cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải. Mặt khác từ năm 2011 đến nay, tổng số thu bảo đảm hàng hải đã giảm gần 241 tỉ đồng, tạo khó khăn cho hoạt động cung ứng hàng hải. Do đó Cục Hàng hải đề nghị trước mắt vẫn giữ nguyên mức thu các loại phí hàng hải. Khi nền kinh tế phục hồi sẽ báo cáo Bộ trên cơ sở rà soát cả biểu phí tuyến quốc tế và nội địa, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của từng khu vực.

Page 9: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 161/2013/NĐ-CP VỀ ĐĂNG KÝ VÀ MUA, BÁN, ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN

Ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

Theo đó, Nghị định gồm 4 chương, 38 điều quy định về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển. Nghị định được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển. Tuy nhiên, Nghị định này không áp dụng đối với việc mua, bán, đóng mới các loại tàu biển như: Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được đóng mới tại Việt Nam; Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và mang cờ quốc tịch nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Tàu công vụ. Nghị định này cũng không áp dụng đối với việc đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và thủy phi cơ. Việc đăng ký tàu công vụ cũng được thực hiện theo các quy định về đăng ký tàu biển tại Nghị định này.

Theo Nghị định, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm: Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia là Cục Hàng hải Việt Nam. Cơ quan này có nhiệm vụ lập và quản lý sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đăng ký tàu biển Việt Nam tại các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực; Tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển, cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm; Thống nhất quản lý việc in ấn, phát hành các mẫu giấy tờ liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký tàu biển theo quy định; Hợp tác quốc tế về đăng ký tàu biển; Thông báo thông tin cụ thể trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam về địa chỉ, tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực để tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc gửi hồ sơ qua đường bưu chính và nộp phí, lệ phí liên quan bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định. Nhiệm vụ của Cơ quan này là:Thực hiện việc đăng ký tàu biển theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Nghị định này; Thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu biển theo các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm; Lưu trữ và quản lý hồ sơ liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển tại khu vực và cung cấp các thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm; Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.

CHÍNH PHỦ VÀ 05 BỘ CÙNG TRỰC TIẾP GIÁM SÁT VINALINES

Các nội dung đáng chú ý được quy định trong điều lệ tổ chức, hoạt động của Vinalines vừa được Thủ tướng ký ban hành như:

Trong trường hợp tổng công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc Chính phủ nhận thấy việc tiếp tục duy trì Vinalines là không thực sự cần thiết thì cũng sẽ tiến hành thủ tục giải thể tổng công ty.

Trong trường hợp chủ nợ có yêu cầu thanh toán nợ đến hạn phải trả mà Vinalines lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán được thì Tổng giám đốc Vinalines phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tổng công ty.

Điều lệ cũng nêu rõ, với vốn điều lệ 10.693 tỷ đồng, Vinalines sẽ hoạt động trong các ngành nghề chính như: kinh doanh vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa, đường bộ, đa phương thức, khai thác cảng biển, cảng sông, kinh doanh kho bãi, dịch vu logistics,… Cùng với đó là một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như sửa chữa, mua bán, sản xuất phương tiện vận tải biển, xuất khẩu lao động, nguyên vật liệu hàng hải,…

Đặc biệt, sau những sai phạm về quản lý, sử dụng vốn tại Vinalines trong thời gian qua, điều lệ lần này đã quy định rõ, ngoài trách nhiệm chính của chủ sở hữu là Chính phủ, có đến 5 bộ chuyên ngành khác cũng phải tham gia trực tiếp giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinalines là các bộ GTVT Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ.

Page 10: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Đối với quyền hạn và trách nhiệm của lãnh đạo Vinalines, điều lệ nêu rõ, trong trường hợp để Tổng công ty thua lỗ hai năm liên tiếp hoặc tỷ suất lợi nhuận quá thấp, lâm vào tình trạng phá sản thì sẽ bị cách chức, miễn nhiệm trước thời hạn. Riêng với các vị trí chủ chốt như Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc, các thành viên Hội đồng Thành viên sẽ không được thưởng, nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm nếu để Vinalines thua lỗ, mất vốn, sai phạm về quản lý vốn, không đảm bảo tiền lương và các chế độ khác cho người lao động,…

PHÍ NHƢỢNG QUYỀN KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG

Ngày 29/10/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 151/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay.

Theo thông tư mới, phí nhượng quyền khai thác đối với dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là 165.000 đồng/lượt hạ hoặc cất cánh; với dịch vụ Kinh doanh cảng hàng không là 335.000 đồng/lượt hạ hoặc cất cánh. Trong đó: Mức thu phí được tính trên sản lượng chuyến bay hạ cánh hoặc cất cánh không thuộc đối tượng miễn thu (sản lượng tính theo lượt hạ cánh hoặc cất cánh) đi hoặc đến các cảng hàng không thuộc khu vực do Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng quản lý nhà nước (Cảng vụ hàng không khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam).

Đối với phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay đối với các dịch vụ hàng không (trừ dịch vụ bảo đảm hoạt động bay) tại cảng hàng không, sân bay, như: dịch vụ kinh doanh và khai thác dịch vụ tại nhà ga hành khách, mức thu là 1%; dịch vụ kinh doanh và khai thác dịch vụ tại nhà ga, kho hàng hoá, phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất mức thu là 1,5%; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không, mức thu là 75.000 đồng/chuyến bay; dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không mức thu là 1,2 USD/tấn…Trong đó, các mức thu theo tỷ lệ phần trăm (%) được tính trên doanh thu thực tế thu được của dịch vụ chịu phí tương ứng, không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Doanh thu để tính phí nhượng quyền khai thác không bao gồm doanh thu của các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các công ty con của Tổng công ty hàng không Việt Nam cung ứng cho Tổng công ty hàng không Việt Nam. Việc khai thác nhà ga, kho hàng hoá không bao gồm phần diện tích của Nhà nước giao cho Tổng công ty hàng không Việt Nam quản lý. Trường hợp chuyến bay không sử dụng dịch vụ suất ăn hàng không từ các doanh nghiệp được nhượng quyền thì không phải nộp phí nhượng quyền khai thác dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không. Thông tư lần này đã giảm mức phí doanh nghiệp phải trả để được nhượng quyền khai thác cảng, giảm phần phí để lại cho cảng vụ hoạt động, tăng nộp ngân sách.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.

ĐỀ XUẤT TĂNG PHÍ TẠI MỘT SỐ TRẠM THU PHÍ DỊCH VỤ ĐƢỜNG BỘ

Ngày 08/12/2013, UBND TP.HCM cho biết: Đã có tờ trình gửi HĐND TP.HCM về việc xem xét điều chỉnh mức thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại trạm thu phí trên Xa lộ Hà Nội và trạm thu phí cầu Bình Triệu. Cụ thể, UBND TP đề xuất thu phí với các nhóm xe như sau:

Nhóm xe Mức phí cũ (đồng/lƣợt) Mức phí mới (đồng/lƣợt)

Nhóm xe dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt

10.000 15.000

Nhóm xe từ 12 - 30 ghế ngồi và xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

15.000 20.000

Nhóm xe từ 31 ghế ngồi trở lên và xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

22.000 25.000

Đơn vị thu phí là Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) được đề xuất cho phép áp dụng mức thu phí, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Back

Page 11: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Hãng hàng không lớn nhất thế giới American Airlines chính thức đi vào hoạt động

Thẩm phán Tòa án phá sản liên bang Mỹ ở thành phố New York ngày 27/11/2013 đã phê chuẩn thỏa thuận giữa Bộ Tư pháp Mỹ, các hãng hàng không American Airlines và US Airways cho phép hai hãng này sáp nhập trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới với tên gọi American Airlines. AMR Corporation, công ty mẹ của American Airlines thông báo, với phán quyết trên của tòa án, hai hãng hàng không sẽ hoàn tất mọi thủ tục và hãng hàng không mới American Airlines dự kiến sẽ chính đi vào hoạt động từ ngày 09/12/2013. Theo thỏa thuận sáp nhập, AMR Corporation sẽ được đổi thành American Airlines Group.

Hai hãng hàng không đã đồng ý giảm bớt quy mô hoạt động để ưu tiên cho các hãng hàng không giá rẻ như AirTran Southwest và JetBlue quyền được cất cánh, hạ cánh nhiều hơn hoặc có những khu đỗ riêng tại các sân bay Reagan National Airport ở thủ đô Washington D.C, LaGuardia Airport ở thành phố New York và các sân bay tại các thành phố lớn khác như Boston, Chicago, Los Angeles, Dallas và Miami.

Khi đi vào hoạt động, American Airlines mới sẽ trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới với tần suất 6.700 chuyến bay/ngày tới 336 địa điểm của 56 quốc gia, với doanh thu mỗi năm khoảng 40 tỷ USD. Sau khi American Airlines và US Airways hoàn tất việc sáp nhập, 86% thị phần hàng không nội địa Mỹ sẽ nằm trong tay của bốn hãng hàng không lớn gồm American Airlines, Delta Air Lines, United Airlines và Southwest Airlines.

Hàng hóa hàng không tháng 10 gia tăng

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) vừa ghi nhận một mức tăng nhẹ trong tăng trưởng hàng hóa vận chuyển hàng không trong tháng 10. So với tháng 10/2012, lượng hàng tính theo kilometer tấn (FTK) toàn cầu tăng 4% với tăng trưởng ở tất cả các khu vực ngoại trừ châu Phi.

Xu hướng gia tăng này bắt đầu từ quý III khi các thị trường hàng hóa hàng không có phản ứng tốt đối với niềm tin của người tiêu dùng và nhu cầu gia tăng. Tuy nhiên kết quả hoạt động khác nhau theo từng khu vực:

Các hãng Trung Đông có mức tăng trưởng ấn tượng nhất với 12.3%. Các hãng hàng không châu Âu và bắc Mỹ có mức tăng lần lượt 4.4% và 3.7%, thấp hơn xu hướng tăng trưởng lâu dài từ 5-6%.

Các hãng châu Á Thái Bình Dương có mức tăng nhẹ 2% nhưng quan trọng, và cuối cùng đã chống đỡ được suy giảm trong hầu hết năm 2013. Tăng trưởng trong giao thương của Trung Quốc trên khắp vùng cho thấy vùng châu Á Thái Bình Dương, vốn là khu vực vận tải hàng hóa hàng không lớn nhất về thị phần, có khả năng tiếp tục đà tăng trưởng.

Chỉ số tải trung bình của tháng 10 đạt 46.4%, tăng so với chỉ số tải của năm 44.8%. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2010, khi chỉ số này đạt đỉnh 50%.

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng: Sản lƣợng hàng hóa năm 2013 ƣớc đạt 14.343 tấn, đạt 135% so với kế hoạch

Theo thông tin từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, năm 2013 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch trên giao. Nguồn thu đạt khá, chi phí đúng qui định và sát với thực tế, an ninh trật tự được giữ vững, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay đi/đến, chất lượng phục vụ hành khách đi máy bay được duy trì và nâng cao .

Cụ thể, năm 2013, sản lượng vận tải hàng không ước đạt được như sau: Sản lượng hành khách ước đạt 4.411.412 khách, đạt 140% so với kế hoạch, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2012; Sản lượng khách quốc tế đạt 475.064 khách, đạt 190% so với kế hoạch, tăng 142% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng hàng hóa, bưu kiện ước đạt 14.343 tấn, đạt 135% so với kế hoạch, tăng 33% so với cùng kỳ 2012. Sản lượng cất hạ cánh ước đạt 17.475 chuyến, đạt 130% so với kế hoạch, tăng 29% so với cùng kỳ 2012, trong đó sản lượng CHC quốc tế 2.399 chuyến, đạt 162% so với kế hoạch, tăng 127 % so với cùng kỳ 2012.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 11/2013 3

Page 12: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

NGÀNH CẢNG BIỂN

Liên minh G6 mở rộng độ bao phủ cảng

Liên minh G6 vừa tiết lộ các kế hoạch mở rộng các tuyến thương mại xuyên Đại Tây Dương và châu Á – Bờ Tây Hoa Kỳ, được cho là nhằm đối phó với liên minh dự kiến P3 Network giữa ba hãng vận tải lớn nhất thế giới, Maersk, Mediterranean Shipping Co. và CMA CGM.

Các hãng thuộc G6 — Hapag-Lloyd, NYK, OOCL, Hyundai Merchant Marine, APL và MOL — sẽ triển khai 240 tàu container đến 66 cảng tại châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Liên minh dự định hoàn tất việc mở rộng các dịch vụ trước quý 2/2014, đề trùng với thời điểm triển khai mạng lưới P3 trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương và xuyên Thái Bình Dương. Chi tiết về độ bao phủ cảng sẽ được thông báo sau.

Các hãng tàu, hiện hợp tác trên các tuyến Á-Âu và châu Á – Bờ Đông Hoa Kỳ, sẽ khai thác 76 tàu trên 12 tuyến kết nối 27 cảng tại châu Á và trên Bờ Tây Hoa Kỳ. Thêm 42 tàu nữa sẽ được triển khai trên 5 tuyến xuyên Đại Tây Dương, trong đó có 2 tuyến con thoi, ghé tại 25 cảng ở Mỹ, Canada, Panama, Mexico, Hà Lan, Vương quốc Anh, Pháp, Bỉ và Đức. Mỗi hãng tàu thuộc G6 sẽ có thể tăng gần gấp đôi số chuyến đi trên tuyến châu Á – Bắc Mỹ so với hiện nay khi các hãng khai thác riêng rẽ.

Sáu hãng vận chuyển container thành lập nên G6 vận chuyển 27.1% lượng hàng container xuất khẩu và 28.6% lượng hàng container nhập khẩu của Mỹ trong 09 tháng đầu năm 2013, theo các thông tin thu thập từ PIERS. Không phải tất cả các tuyến của các hãng tàu này đều nằm trong kế hoạch mở rộng của G6, Hapag-Lloyd, chẳng hãng, đã lưu ý hãng sẽ tiếp tục cung cấp các tuyến Montreal và ATA, cũng như các tuyến Địa Trung Hải, bên ngoài G6.

Sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng 10 tháng ƣớc đạt 55,28 triệu tấn, bằng 97% kế hoạch năm 2013

Trong cuộc họp giao ban TCT Hàng hải Việt Nam tháng 11/2013, Phó Tổng Giám đốc đã trình bày tóm tắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT

Theo đó, tháng 10/2013, sản lượng vận tải biển ước đạt 2,46 triệu tấn và 10,67 tỷ TKm. Tổng sản lượng vận tải biển 10 tháng ước đạt 23,4 triệu tấn và 98 tỷ TKm, bằng 83% kế hoạch năm 2013.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 10 ước đạt 5,3 triệu tấn, 10 tháng ước đạt 55,28 triệu tấn, bằng 97% kế hoạch năm 2013. Doanh thu tháng 10 ước đạt 1.750,5 tỷ đồng; doanh thu 10 tháng ước đạt 16.773,6 tỷ đồng, bằng 84% kế hoạch năm 2013.

Cửa khẩu Móng Cái đìu hiu vì hàng Trung Quốc hết thời?

Cửa khẩu Móng Cái từng là nơi buôn bán sầm uất khi là đầu mối buôn bán các mặt hàng Trung Quốc. Song hiện nay, cảnh buôn bán tại đây đang rơi vào cảnh đìu hiu nhất trong vòng chục năm trở lại đây. Theo thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái từ 01/01/2013 đến 30/09/2013, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 2,31 tỷ USD. Trong số này, kim ngạch hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất đạt 706,2 triệu USD, giảm 18,21% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng số container do Chi cục giám sát thực xuất là 9.437 container, giảm 43,5% so với cùng kỳ.

Lý giải nguyên nhân là do sức mua của thị trường có sự bão hòa, cùng với tâm lý mất lòng tin đối với hàng Trung Quốc giá rẻ khiến hàng hóa ế ẩm, chẳng ai buồn nhập hàng từ bên nước ―láng giềng‖ về nữa. Trên thực tế, hàng Trung Quốc hiện nay vẫn chiếm lĩnh trên thị trường nước ta dẫu gắn liền với việc độc, hại, hóa chất với ưu thế giá rẻ. Tuy nhiên, do sức mua đã kiệt, giờ bỏ một đồng ra, người tiêu dùng cũng cân nhắc xem hàng nào vừa có chất lượng, giá cả phải chăng mới mua, vì thế, ưu thế giá rẻ của hàng Tàu không còn thu hút như trước nữa. Và đây cũng là cơ hội để người Việt tự làm trong sạch thị trường của mình.

Page 13: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Ngành cảng biển tiếp tục "ăn nên làm ra"

Còn 1 quý, đúng hơn là hơn 1 tháng nữa cho các doanh nghiệp Cảng biển về đích. Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp cảng biển như sau:

Kết quả kinh doanh 9 tháng 2013 (đơn vị: Tỷ đồng) Tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị

Trong 5 doanh nghiệp cảng biển được niêm yết, không khó hiểu khi các doanh nghiệp phía Bắc dè dặt hơn trong việc đặt kế hoạch. DVP, VSC và DXP lần lượt đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 10,5%. 26,2% và 32% so với mức thực hiện năm 2012. Tuy nhiên, cũng nhờ thận trọng trong đặt kế hoạch kinh doanh năm 2013, các doanh nghiệp Cảng biển phía Bắc lại có tỷ lệ thực hiện kế hoạch khá hơn các doanh nghiệp phía Nam. Ngay cả Cảng Đoạn Xá, tỷ lệ thực hiện kế hoạch cũng đã đạt 76,57%.

Lƣợng hàng hóa qua cảng Hải Phòng lớn nhất miền Bắc

Đến cuối tháng 10/2013, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng đạt 17 triệu tấn, trong đó hàng container đạt trên 740.000 TEU. Với sản lượng thông qua cả năm dự kiến đạt trên 24 triệu tấn và tổng doanh thu đạt 1.900 tỷ đồng, Hải Phòng là cảng có sản lượng hàng hóa thông qua lớn nhất khu vực miền Bắc và miền Trung.

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng và khu neo đậu tàu phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ

Dự án Cảng và khu neo đậu tàu phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ được UBND TP. Hải Phòng phê duyệt với tổng mức đầu tư 560,503 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình Biển Đông - hải đảo và chương trình đầu tư các khu neo đậu, tránh trú bão cho các tàu cá.

Đến nay, tổng giá trị thực hiện dự án đạt hơn 175 tỷ đồng, lũy kế vốn đầu tư dự án là hơn 126,5 tỷ đồng đồng, bằng 72,3% khối lượng thực hiện. Dự án được chia làm 13 gói thầu, hiện hoàn thành các gói thầu tư vấn khảo sát thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán, gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán công trình. Gói thầu xây lắp triển khai đúc và lắp đặt xong các cấu kiện bê tông chặn chân đường dẫn, chân đê của nhánh 1 và nhánh 2. Hệ thống triền đà dài 250m phục vụ thi công đã hoàn thiện. Đơn vị thi công hoàn thành đúc và vận chuyển toàn bộ các khối bê tông phủ mái đê nhánh 1 và 2 ra đảo; đổ đá đường dẫn đê loại 2, loại 3 thuộc nhánh 1; đúc và vận chuyển 12 thùng chìm bê tông cốt thép kích thước 10x7x6,5m ra khu vực neo đậu trước khi đánh chìm vào vị trí cố định theo thiết kế.

Cảng Quy Nhơn thông qua tấn hàng thứ 6 triệu

. Đây là thời điểm đánh dấu mốc son về sản lượng hàng hóa thông qua Cảng cao nhất từ trước đến nay.

Với sản lượng hàng hóa thông qua 6 triệu tấn, Cảng Quy Nhơn đã khai thác vượt công suất thiết kế gần 3 lần (theo thiết kế hiện nay Cảng Quy Nhơn chỉ bốc xếp khoảng 2,2 triệu tấn/năm). Cảng Quy Nhơn tiếp tục khẳng định là cảng có sản lượng hàng hóa thông qua đứng đầu các cảng trong khu vực. Tính đến ngày 24/11/2013, Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD năm 2013 của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã giao trước thời hạn 36 ngày, với các chỉ tiêu cơ bản: Tổng sản lượng hàng hóa thông qua 6.026.179 tấn đạt 100,4% kế hoạch giao; doanh thu 485 tỷ đồng đạt 110,2% kế hoạch giao. Đời sống, việc làm của CB-CNV được đảm bảo; thu nhập của CB-CNV tăng cao so với năm 2012./.

Page 14: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Cần Thơ: Công bố Hợp tác khai thác container tại Cảng Trà Nóc

Ngày 27/11/2013, tại Cảng Trà Nóc diễn ra Lễ công bố Hợp tác khai thác container tại Cảng Trà Nóc và Lễ đón nhận container đầu tiên hợp tác khai thác giữa CTCP Vận tải thủy Tân Cảng (TCT Tân Cảng Sài Gòn) và Công ty Lương thực Sông Hậu (Tổng Công ty Lương thực Miền Nam).

Hiện nay, Cảng Trà Nóc thuộc Công ty Lương thực Sông Hậu với cầu cảng và 3 bến phao có khả năng tiếp nhận tàu biển từ 10.000-15.000 tấn. Kho chứa có diện tích hơn 50.000m2, bãi chứa container diện tích hơn 10.000m2. Trang thiết bị cẩu, xe chuyên dùng, máy móc thiết bị có khả năng phục vụ tiếp nhận hàng hóa qua cảng với sản lượng 2 triệu tấn và 50.000 container/năm. Theo TCT Tân Cảng Sài Gòn (TCSG), sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thị trường hàng hóa tại khu vực Khu công nghiệp Trà Nóc, TCSG quyết định chọn cảng Trà Nóc để hợp tác khai thác container thông qua cảng Trà Nóc và khai trương tuyến dịch vụ vận chuyển container bằng sà lan từ Cảng lên TP Hồ Chí Minh. Trước mắt, CTCP Vận tải thủy Tân Cảng sẽ phối hợp với Cảng Trà Nóc sớm công bố lịch sà lan vận tải container cố định trên tuyến và triển khai các dịch vụ logistics trọn gói đến tận kho khách hàng để thu hút nguồn hàng thông qua cảng.

Việc hợp tác với Cảng Trà Nóc của Công ty Lương thực Sông Hậu nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa của các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Trà Nóc và địa bàn lân cận thuộc TP Cần Thơ thuận lợi xuất nhập hàng qua các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh và Cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng sản lượng container thông qua Cảng Trà Nóc trong thời gian tới.

Đồng Nai: Sản lƣợng vận tải 11 tháng đạt trên 90% kế hoạch năm 2013

Theo báo cáo Kết quả thực hiện 11 tháng, ước thực hiện cả năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của Sở GTVT Đồng Nai, trong 11 tháng năm 2013, khối lượng vận chuyển hàng hóa trong toàn tỉnh đạt 334.166 tấn; luỹ kế đến tháng 11 đạt 3.626.904 tấn; đạt 94% kế hoạch năm. Khối lượng luân chuyển hàng hóa tháng 11/2013 đạt 35.467.648 Tấn.km; luỹ kế đến tháng 11 đạt 392.591.013 Tấn.km; đạt 94% kế hoạch năm.

Sản lượng hàng hoá thông qua cảng tháng 11/2013 đạt 278.000 tấn; luỹ kế đến tháng 11 đạt 2.941.000 tấn; đạt 98% kế hoạch năm.

NGÀNH ĐƢỜNG BỘ

Khởi công đƣờng cao tốc 1,4 tỉ USD kết nối miền Trung

Sáng ngày 24-11, tại thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (Bộ GTVT) và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức động thổ thi công gói thầu A4, thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Gói thầu A4 có tổng chiều dài khoảng 140 km, trong đó đoạn nối với Quốc lộ 1A khoảng 8km, được thiết kế với 6 làn xe, bao gồm cả 2 làn xe dự phòng.

Tổng vốn đầu tư của toàn dự án là khoảng 1,4 tỉ USD, trong đó, vốn vay: ODA (Nhật Bản) 673 triệu USD, Ngân hàng Thế giới (WB) 631 triệu USD, phần còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Riêng gói thầu A4 do WB tài trợ, có chiều dài 14,6km, đi qua địa bàn 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, do Công ty xây dựng LOTTE (Hàn Quốc) trúng thầu, với tổng vốn đầu tư trên 1.294 tỉ đồng. Thời gian thực hiện gói thầu dự kiến 36 tháng.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Các chỉ tiêu về kinh doanh vận tải tháng 11 đều vƣợt so với cùng kỳ 2012

TCT Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa tổ chức Hội nghị giao ban sản xuất tháng 12/2013 qua hệ thống điện thoại truyền hình 5 khu vực: Hà Nội, TP. HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và Vinh. Theo báo cáo tại hội nghị, tháng 11/2013 sản lượng và doanh thu vận tải đều đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, vận chuyển hàng hoá: Tấn xếp 566,3 nghìn tấn, bằng 96,3% cùng kỳ; Tấn.Km đạt 334,9 triệu T.Km, bằng 99,3% cùng kỳ.

Back

Page 15: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

UPS, DHL VÀ FEDEX TĂNG CƢỚC TRONG NĂM 2014

Giá cước vận chuyển đường bộ, đường không, vận chuyển quốc tế vá vận chuyển hàng hóa đường không của UPS bên trong và giữa Hoa Kỳ, Canada và Puerto Rico sẽ với mức trung bình 4.95, áp dụng từ 30/12/2013. Ngăm ngoái, UPS đã tăng giá cước của mình lên trung bình 4.5% đối với dịch vụ đường không và các dịch vụ vận chuyển giữa Mỹ và các điểm đến quốc tế và tăng 4.9% đối với các dịch vụ đường bộ.

Cùng lúc, đối thủ của UPS, DHL Express, cho biết hãng sẽ tăng cước thêm 3.9% đối với các khách hàng Hoa Kỳ trong năm sau, bắt đầu từ 2/1/2014. Hãng gần đây cũng thông báo các khoản tăng cước chung trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương thêm khoảng 5%.

FedEx cũng thông báo các khoản tăng cước cho năm sau, áp dụng từ 6/1/2014. Giá cước vận chuyển kiện hàng và hàng hóa FedEx Express sẽ tăng trung bình 3.9% đối với các dịch vụ tại Hoa Kỳ, hàng xuất khẩu và nhập khẩu Hoa Kỳ. Giá cước FedEx Express từ Mỹ đến Puerto Rico, dịch vụ FedEx International Premium, giá cước tối thiểu của các dịch vụ FedEx Express và giá cước nội đô dịch vụ FedEx SameDay cũng có các thay đổi. Năm ngoái, hãng đã tăng cước đối với các dịch vụ FedEx Ground và FedEx Home Delivery lên trung bình 5.9%.

Các công ty vận chuyển thường điều chỉnh giá cước hàng năm, tính vào các khoản lạm phát và các chi phí gia tăng khác.

YUSEN LOGISTICS MỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG XUYÊN ĐẠI TÂY DƢƠNG

YUSEN Logistics đang tăng cường độ bao phủ của các tuyến xuyên Đại Tây Dương của mình với các chuyến đi thường xuyên từ Amsterdam, Frankfurt, London và Paris đến Chicago, New York, Los Angeles và Atlanta thông qua các hợp tác với các hãng hàng không.

Nhà giao nhận đường không/đường biển tại Tokyo hiện có dịch vụ một chặng dừng, gồm thông quan, kho bãi, giao hàng đến điểm cuối.

Hãng cho biết dịch vụ xuyên Đại Tây Dương sẽ đặc biệt thu hút những khách hàng trong các mảng hàng điện tử tiêu dùng, bán lẻ, thời trang và dược phẩm.

ZENITH GLOBAL LOGISTICS PHÁT TRIỂN NHÀ KHO TẠI VIỆT NAM

Zenith Global Logistics vừa mở rộng nhà kho của hãng tại TP. HCM. Hãng chuyên về đồ gỗ và là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba cho biết việc mở rộng sẽ giúp hãng theo kịp với nhu cầu đang gia tăng đối với kho bãi có kiểm soát độ ẩm tại Việt Nam.

Cơ sở mới, là nơi giữ hàng đến mạng lưới Hoa Kỳ của hãng, rộng 7,500m2, đặt tại Tỉnh Bình Dương, khu vực sản xuất đồ gỗ đang phát triển. Trung tâm phân phối được thiết kế kệ đặc biệt cho các đồ gỗ gia dụng và hiện có chỗ cho các khách hàng mới.

DHL EXPRESS GIỚI THIỆU DỊCH VỤ STUDENT EXPRESS

DHL Express vừa công bố dịch vụ Student Express mới hỗ trợ sinh viên trên khắp Việt Nam. Với dịch vụ này, sinh viên có thể gửi hồ sơ có trọng lượng dưới 1 ký từ Việt Nam đến bất kỳ trường cao đẳng hoặc đại học nào trên toàn thế giới, bao gồm những nước có đông sinh viên du học như Mỹ, Canada, Singapore, Úc và Vương quốc Anh chỉ 550.000 VND. Sinh viên chỉ cần gửi hồ sơ tại điểm giao dịch của DHL hoặc gọi để yêu cầu DHL đến tận nơi nhận hồ sơ gửi đi.

"Dịch vụ này nhằm mục đích tạo cơ hôi cho sinh viên Việt Nam mở cánh cửa ra thế giới để họ có thể gửi nhiều hồ sơ du học hơn, từ đó góp phần phát triển tương lai của các em" - Ông Christopher Ong, Tổng Giám đốc DHL VNPT Express Việt Nam cho biết.

Hiện tại, chưa có sản phẩm tương tự như Student Express được giới thiệu trên thị trường chuyển phát nhanh quốc tế tại Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 4

Page 16: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

KERRY LOGISTICS ĐƢỢC CÔNG NHẬN LÀ CÔNG TY GIAO NHẬN KHU VỰC CỦA NĂM

Kerry Logistics, công ty cung cấp dịch vụ giao nhận và logistics có trụ sở tại Hong Kong vừa đạt danh hiệu Công ty Giao nhận Khu vực của năm tại Payload Asia Awards 2013 tổ chức ở Singapore.

Để giành được giải thưởng này, công ty được đánh giá trên một số tiêu chí, bao gồm cả mạng lưới toàn cầu và mức độ phủ sóng, tăng trưởng và chiến lược phát triển, hiệu suất hoạt động trong năm 2012, dịch vụ khách hàng và đổi mới sản phẩm.

TAN CANG LOGISTICS: QUÝ III LÃI RÕNG 24 TỶ ĐỒNG

Hoạt động kinh doanh chính trong quý 3/2013 của TCL về cơ bản có giảm sút so với cùng kỳ 2012. Lãi thuần thu được 28,3 tỷ đồng, giảm 13,5% so với cùng kỳ là kết quả của việc sụt giảm doanh thu thuần (giảm 32%, đạt 184 tỷ đồng). Tuy nhiên, quý 3 công ty được hưởng lợi thế từ công ty liên kết 3,2 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 1,1 tỷ đồng), khoảng cách lợi nhuận giữa 2 kỳ kinh doanh được rút ngắn lại. Việc hạch toán lợi nhuận cho cổ đông thiểu số giảm từ 4,6 tỷ đồng xuống 690 triệu đồng trong quý 3 năm nay khiến phần lãi dành cho cổ đông công ty mẹ riêng quý 3 đạt 24,2 tỷ đồng, tăng 8% so với quý 3/2012.

Lũy kế 9 tháng, TCL báo lãi 56,5 tỷ đồng, xấp xỉ con số 9 tháng đầu năm 2012 (57,5 tỷ đồng). Sau 9 tháng, TCL thực hiện 84,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2013. EPS 9 tháng của TCL đạt 2.697 đồng/cổ phiếu.

CẢNG TÂN CẢNG – CÁT LÁI ĐÓN TEU THỨ 3 TRIỆU

Ngày 10/12/2013, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức lễ đón TEU thứ 3 triệu (tương đương 42 triệu tấn hàng) thông qua cảng Tân Cảng – Cát Lái.

Trong điều kiện sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng tại Việt Nam sụt giảm mạnh, việc cảng Tân Cảng – Cát Lái đạt 3 triệu TEU trong những ngày đầu tháng 12/2013 là một sự kiện ấn tượng, trở thành điểm sáng của ngành cảng biển.

Theo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, với việc thiết lập hệ thống kết nối logistics hoàn chỉnh, tiếp tục đầu tư vào công nghệ, chất lượng dịch vụ, kết quả năm 2013 mà toàn Tổng Công ty đạt được thật khả quan. Sản lượng hàng thông qua hệ thống các cơ sở của Tân Cảng Sài Gòn dự kiến đạt 3,877 triệu TEU trong năm nay (tương đương 51,57 triệu tấn), tăng 11,02% so với năm 2012. Trong đó, riêng cảng Tân Cảng – Cát Lái dự kiến đạt 3,15 triệu TEU, góp phần đưa thị phần cảng Tân Cảng – Cát Lái lên 85% tổng sản lượng container xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh.

SNP KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH HỢP PHẦN B CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

Sáng ngày 10/12/2013, tại hội trường Cảng Tân Cảng – Cát Lái, TCT Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức Lễ ký hợp đồng liên doanh Hợp phần B Cảng Container Quốc tế Hải Phòng – HICT (Hai Phong International Container Terminal) với đối tác Molnykit của Nhật Bản (gồm các hãng tàu MOL, NYK và Tập đoàn Itochu).

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ ngày 04/01/2013, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã thay thế Vinalines để thành lập liên doanh khai thác Hợp phần B với đối tác Molnykit. Theo kế hoạch dự kiến, cảng HICT sẽ chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2017.

Về quy mô, Hợp phần B của Cảng HICT có tổng diện tích 56,99ha bao gồm 44,99ha bãi và cầu tàu, 12ha vùng nước trước bến, chiều dài cầu tàu 750m, độ sâu trước bến -14m, có khả năng tiếp nhận tàu container lên đến 100.000 DWT, bến cho sà lan 100 TEU, đường kính vũng quay tàu 600m, năng lực thông qua khi cảng đạt công suất tối đa là 1.100.000 TEU/năm.

Page 17: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

CTCP VẬN TẢI XĂNG DẦU ĐƢỜNG THỦY PETROLIMEX (PJT) DỰ KIẾN MUA THÊM TÀU BIỂN TRONG NĂM 2014 - 2015

Công ty PJT công bố Nghị quyết Hội đồng Quản trị ngày 3/12/2013. HĐQT thống nhất chủ trương đầu tư một tàu biển trong năm 2014 hoặc 2015 tủy theo khả năng cân đối vốn của công ty. Việc này sẽ được trình ĐHCĐ 2014 thông qua.

Ngoài ra, công ty cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2013 với tỷ lệ 8% và cổ phiếu thưởng (tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu) theo tỷ lệ 4%. Đây là một trong những giải pháp về vốn đầu tư mua tàu biển. Tổng giám đốc được giao nghiên cứu thêm các giải pháp về vốn nhằm đảm bảo mức vốn đầu tư cao nhất - dự kiến khoảng hơn 7 triệu USD - khoảng trên 140 tỷ đồng. Trong khi đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng như cổ phiếu thưởng cũng chỉ "nới" vốn điều lệ của PJT lên khoảng 11,6 tỷ đồng.

Được biết, 9 tháng đầu năm 2013, PJT báo lãi 8,4 tỷ đồng, giảm 25,66% so với cùng kỳ 2012. Trong 9 tháng công ty trích trên 133 tỷ đồng chi mua sắm tài sản cố định, trong đó có 6,3 triệu USD được chi mua nhập khẩu tàu biển vào tháng 1/2013.

CTCP GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƢƠNG (VNT): LÃI 9 THÁNG VƢỢT 12% KẾ HOẠCH

Công ty VNT công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013 với lãi ròng trước thuế đạt 28.12 tỷ đồng, vượt 12% chỉ tiêu kế hoạch cả năm.

Doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm 2013 của VNT đạt hơn 476 tỷ đồng, tăng 24% so với 9 tháng đầu năm 2012, đồng thời vượt 59% chỉ tiêu kế hoạch đề ra (300 tỷ đồng). Tuy nhiên, do giá vốn tăng trương ứng 26% nên lãi gộp của VNT trong giai đoạn này lại giảm nhẹ 5% khi đạt hơn 28 tỷ đồng.

Nhờ lợi nhuận khác đạt 5.74 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ hơn 100 triệu đồng, giúp cho lãi ròng của VNT trong 9 tháng đạt gần 21 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng quý 3/2013, VNT ghi nhận doanh thu hơn 149 tỷ đồng và lãi ròng 7.18 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và 23% so với quý 3/2012.

GEMADEPT LOGISTICS

Trong tháng 11/2013, GLC có những hoạt động nổi bật sau:

Hoạt động logistics của GLC tháng 11 là một trong những tháng cao điểm, bận rộn nhất trong năm với lượng hàng hóa tăng cao.

Mùa hàng cao điểm năm nay nhu cầu tăng chậm hơn so với những năm trước, tuy nhiên những tháng cuối năm thì lượng hàng hóa đưa vào tiêu dùng và xuất nhập khẩu tăng mạnh hơn. Các trung tâm phân phối: DC1, DC2 và DC3 Sóng Thần sản lượng hàng hóa nhập xuất lưu kho đã vượt 100% công suất, DC làm hàng liên tục 3 ca mới đáp ứng yêu cầu của các khách hàng và nhà cung ứng. Volume nhập xuất của 3DC ST đạt trên 18,000 CBM/tuần - cao nhất từ trước đến nay.

Hoạt động vận tải phân phối của GLC: đã khai thác tối đa đội xe tải nhẹ của công ty cũng như đội xe của các Vendor để đáp ứng yêu cầu vận chuyển tăng cao. Có những ngày cao điểm, sản lượng vận tải phân phối từ DC đến các siêu thị và đại lý đạt 1.200 tấn, các đơn hàng đểu được giao kịp thời, đúng hạn, đầy đủ và an toàn.

Các Phòng ban đơn vị của GLC đang tập trung cho hoạt động khai thác đáp ứng vận hành tốt nhất trong mùa cao điểm cuối năm cũng như đang tính toán lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014.

Back

Page 18: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

11 CÁCH ĐỂ CẢI TIẾN VIỆC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng chia sẻ kinh nghiệm giúp chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn:

1. Hãy vứt bỏ các bảng tính đang sử dụng. Để đảm bảo bạn đang sử dụng những thông tin mới, chính xác ―hãy nâng cấp hệ thống lên một mức cao hơn với mức giá có thể chấp nhận được‖.

2. Sử dụng giải pháp chuỗi cung ứng đƣợc tùy biến cho ngành của bạn. Ông Hohn Freund, CEO của JumpTech cho biết ―Hãy tiến hành nghiên cứu các hệ thống hiện đang được thiết kế cho các doanh nghiệp trong ngành của bạn. Bạn sẽ có cơ hội tìm ra được những cách tốt hơn, nhanh và rẻ hơn bằng cách này, và rất có khả năng doanh nghiệp sẽ phát triển được hệ thống mà nếu sử dụng những phần mềm của ngành khác, bạn sẽ không bao giờ có được‖.

3. Thiết lập các thƣớc đo. Theo lời Joe Francis, giám đốc của Supply Chain Council ―Bảng cân bằng cho cả doanh nghiệp, bao gồm cả các thước đo về chuỗi cung ứng và quản lý có thể cung cấp những thông tin kịp thời giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng phán ứng trước các biến cố - và cả cơ hội – trong thị trường đầy biến động hiện nay.‖ Francis đề nghị doanh nghiệp nên bắt đầu với những thước đó có thể đối chiếu trong và ngoài công ty như vòng xoay tiền mặt, hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỉ lệ đơn hàng thành công và các số chỉ về sự ổn định.

4. Chủ động thu thập thông tin phù hợp thay vì quản lý thông tin. Ông Shawn Casemore, người sáng lập Casemore & Co là một chuyên gia về chuỗi cung ứng trình bày ―Các giải pháp của doanh nghiệp nên hỗ trợ việc thu thập thông tin, dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định nhanh chóng. Việc thu thập thông tin không thích hợp và chỉ phục vụ một vài chỉ tiêu có thể không phải là cách hữu hiệu để quản lý việc kinh doanh. Quản lý những thông tin phù hợp và có liên quan với các mục tiêu kinh doanh rồi hãy nghĩ đến việc khiến mọi người có thể tiếp cận chúng.

5. Thu hút nhân viên của bạn. Ông Mike Ledyard, đối tác tại Supply Chain Visions lại đề suất rằng ―Truyền thông rõ ràng cách nhân viên có thể tác động đến khách hàng, hãy thiết lập những chương trình đánh giá hoạt động ngay tại cửa hàng với nhu cầu của khách hàng và các mục tiêu kinh doanh‖.

6. Tích hợp bán hàng, hoạt động doanh nghiệp và tài chính. Hãy tích hợp những gì đội ngũ bán hàng muốn bán, doanh nghiệp muốn sản xuất và phòng tài chính dự đi thu vào một kế hoạch thông nhất. Viết hoạch định bán hàng và sản xuất (S&OP) cho phép tìm ra điểm cân bằng tối ưu nhất giữa nhu cầu khách hàng, sản lượng sản xuất và kết quả tài chính.

7. Xem xét việc hợp tác với ít nhà cung cấp hơn – hay có thể là chỉ 1 nhà cung cấp. Thay vì tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp cho nhiều địa điểm, doanh nghiệp nên có một giải pháp tích hợp có thể giúp công ty hoạt động tốt dù ở bất cứ đâu, cho dù phải trả nhiều hơn.

8. Giám sát hiệu quả hoạt động của mỗi đối tác trong chuỗi cung ứng. Theo lời Alex Cote, phó chủ tịch marketing tại Cortera ―Doanh nghiệp nên liên tục quản lý những nhà cung cấp của mình‖. Và do đó, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống đo lường phát triển và thay đổi đối tác nếu cần thiết.

9. Ứng dụng những công nghệ theo dấu và công nghệ trên nền tảng di động. Để nâng cao sự hiệu quả và giảm chi phí lẫn lầm lẫn, doanh nghiệp nên tận dụng những công nghệ như RFID (Radio Frequency Identification), lấy hàng bằng giọng nói, hệ thống kho tự động và hệ thống quản lý kho, …

10. Hãy nhớ chuỗi cung ứng không bắt đầu từ nhà kho – hoặc kết thúc trên kệ hàng. Hãy chắc chắn doanh nghiệp biết chắc sản phẩm nào đang được khách hàng ưa chuộng và sản phẩm nào họ không thích và điều này cũng là một phần của chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.

11. Tích hợp chi phí marketing vào việc hoạch định chuỗi cung ứng. Bao gồm chi phí marketing vào kế hoạch chuỗi cung ứng để tối đa hóa lợi nhuận của mình vì như vậy, doanh nghiệp có thể xác định chiến lược marketing nào nên được ứng dụng, những nhóm khách hàng tối ưu, các kênh phân phối và sản phẩm cho mỗi chiến dịch và những quy trình sản xuất, phân phối tương ứng nhờ vào chi phí, khả năng chuỗi cung ứng, mức dịch vụ cần thiết và các mục tiêu lợi nhuận tối đa.

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 5

Page 19: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

TPP- HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO CỦA THẾ KỶ XXI

Với sự tham gia của 12 nước thành viên của APEC, đóng góp gần 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu, Hiệp định TPP được kỳ vọng là một ―FTA của thế kỷ XXI‖ với phạm vi điều chỉnh rộng cùng với xu hướng đàm phán tự do mạnh mẽ được cụ thể hóa trên những lĩnh vực sau:

Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn.

Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các loại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính. Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư. Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với các mức

trong WTO (WTO+). Các biện pháp về Xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các hạn chế đối với

những hàng hóa nhập khẩu nhất định (SPS), Hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT): siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật.

Cạnh tranh và mua sắm công: tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công và nhiều lĩnh vực khác.

Thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam với các đối tác TPP

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết FTA với Brunei, Singapore, Malaysia (AFTA); với Australia, New Zealand (trong Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia và New Zealand được thiết lập bởi FTA và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN - Australlia và New Zealand- AANZFTA) và với Nhật Bản (trong Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản AJCEP). Ngoài việc ký kết và tham gia các FTA với tư cách là thành viên khối ASEAN thì FTA đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA năm 2008), tiếp đó là FTA Việt Nam - Chile (năm 2011); hiện đang đàm phán FTA với Peru. Trong các FTA khu vực, Việt Nam cam kết mức độ tự do hóa thương mại cũng như cắt giảm thuế theo lộ trình nên khi TPP được ký kết thì hiện trạng thương mại giữa Việt Nam với các nước này cũng sẽ không thay đổi đáng kể. Riêng với Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu) thì Việt Nam lại chưa ký kết FTA với Mỹ, do vậy cần lưu ý hơn đến các nội dung cam kết về cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn khi tiếp cận thị trường Mỹ, cũng như thị trường các nước đối tác khác.

XU HƢỚNG LOGISTICS 6

Page 20: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới các nước TPP chủ yếu là sản phẩm dệt may, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, dầu thô, cà phê, gạo, hạt điều, cao su, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm điện tử và linh kiện… Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy tính và thiết bị điện tử, sữa và các sản phẩm từ sữa, dược phẩm, hóa chất, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may da giày…

Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam

Nhận diện cơ hội

Thứ nhất, các DN Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển, mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu của mình khi mức thuế suất được giảm về bằng hoặc gần bằng 0%. Với một nền kinh tế định hướng xuất khẩu như của Việt Nam, việc tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Australia… với mức thuế suất bằng hoặc gần bằng 0% đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một tương lai hứa hẹn cho nhiều ngành hàng, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu.

Thứ hai, các DN có cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn trong thương mại dịch vụ và đầu tư. Về lý thuyết, các DN Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước thành viên tham gia một cách thuận lợi hơn và ít rào cản hơn. 8 nước thành viên còn lại tạo ra một thị trường lớn đầy tiềm năng cho các DN xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ ba, các DN được mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước TPP với chi phí thấp. Các ngành sản xuất sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước thành viên TPP làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu, qua đó mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này.

Thứ tư, các DN có cơ hội được tham gia đấu thầu minh bạch, công khai khi mở cửa thị trường mua sắm công.

Thứ năm, TPP sẽ tạo cơ hội tốt cho các DN thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động khi Việt Nam thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường theo các cam kết đã ký trong Hiệp định.

Thứ sáu, các DN Việt Nam sẽ được hưởng những tác động tích cực từ việc cải cách và thay đổi thể chế nhằm tuân thủ những cam kết chung của TPP. TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, khối các DN vừa và nhỏ, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài, xuyên suốt và đặc biệt có ý nghĩa với cộng đồng DN Việt Nam.

Đối mặt với thách thức

Thứ nhất, nguy cơ mất khả năng cạnh tranh. Việc giảm thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Không những thế, so với các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển trong khi WTO vẫn có chính sách ưu tien cho các quốc gia đang phát triển. Như vậy, rõ ràng đây là bất lợi lớn cho các DN Việt Nam khi không có đủ năng lực để cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng với các DN của Hoa Kỳ hay Australia.

Thứ hai, thách thức từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh,… và các ràng buộc mang tính thủ tục trong các quy định liên quan đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ.

Thứ ba, thách thức từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ là đối tác rất cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cả trong WTO lẫn trong các FTA của nước này.

Page 21: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

Thứ tư, thách thức từ việc mở cửa thị trường mua sắm công. Đối với DN Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm công theo cách này sẽ gây ra những tác động bất lợi do sự thâm nhập của các nhà thầu nước ngoài khiến nhà thầu nội địa không cạnh tranh nổi trong khi khả năng tiếp cận và thắng thầu của các nhà thầu nội địa trên thị trường mua sắm công của các đối tác TPP là hầu như không có do hạn chế về năng lực cạnh tranh.

Thứ năm, thách thức từ việc chứng minh xuất xứ của nguyên liệu đầu vào. Theo TPP, một ngành chỉ hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu nếu chứng minh được nguồn nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ các nước tham gia TPP.

Nâng cao năng lực cạnh tranh từ liên kết DN xuất nhập khẩu và Logistics

Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 228,3 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2011 và bằng 168% GDP. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 114 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 113 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm trước. Năm 2012, Việt Nam xuất siêu 750 triệu USD, bằng 0,65% kim ngạch xuất khẩu. Đây là lần đầu tiên cán cân thương mại thặng dư sau 20 năm kể từ năm 1992. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 14,3%, đạt 131 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt khoảng 131,5 tỷ USD, tăng 15,6%. Nhập siêu dự kiến khoảng 500 triệu USD, tương đương 0,4% kim ngạch xuất khẩu. Trong sự phát triển mạnh mẽ của xuất nhập khẩu những năm qua, logistics đã trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng kinh tế.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa thực sự tìm được nhiều tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chưa tạo ra sự gắn bó đầy đủ, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đang phải chịu các loại phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong những năm qua, chi phí cho hoạt động logistics của Việt Nam chiếm tới khoảng 25% GDP cả nước. Điều này đã dẫn đến sự lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Việc giảm chi phí logistics chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng được sức cạnh tranh trong một môi trường hội nhập và cạnh tranh ngày càng nhiều hơn.

Về nhà cung cấp dịch vụ

Với các con số về thị phần và thực trạng những nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam là rất khiêm tốn và ít ỏi, thị trường này đang nằm trong tay các công ty nước ngoài. Một số doanh nghiệp trong nước đã tiến hành các dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL - third party logistics) nhưng sự ―bứt phá‖ này vẫn chưa bền vững, còn thiếu về tính chuyên nghiệp, kỹ năng, mạng lưới, công nghệ, kỹ thuật và vốn đầu tư hệ thống thông tin hiệu quả. Sự cạnh tranh về giá, hoạt động manh mún, chụp giật lẫn nhau, làm thuê cho các 3PL, 4PL nước ngoài ngay tại sân nhà… vẫn là tình trạng chung của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam. Một số doanh nghiệp nhà nước có vốn và cơ sở vật chất khá lớn (nay đã cổ phần hóa) vẫn chưa chịu đột phá, tiên phong trong lĩnh vực mới.

Về người sử dụng dịch vụ

Các công ty thương mại Việt Nam nhìn chung chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc quản trị logistics và dây chuyền cung ứng cũng như những lợi ích tiềm năng đi kèm với nó. Kết quả là logistics thường được đồng nhất với vận tải và việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài logistics vẫn chưa trở thành thói quen.

Ngoài ra, hệ thống logistics trên thế giới hiện nay đang vận động theo những xu hướng nhất định. Một trong những xu hướng đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng. Theo đó, nhiều nội dung của dịch vụ logistics như xử lý đơn hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, thu hồi hàng hóa,… có thể thực hiện trong môi trường thương mại điện tử. Các nội dung khác của dịch vụ logistics cũng được hỗ trợ rất thiết thực bởi công nghệ thông tin.

Page 22: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

Bên cạnh đó, xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định kinh tế song phương và đa phương của các nước trên thế giới cũng định hướng ngành logistics phát triển theo những chiến lược nhất định. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 8 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Việt Nam cũng đang đàm phán 6 hiệp định thương mại tự do khác. Mục tiêu lớn nhất các hiệp định hướng tới là tự do hóa thương mại xuất nhập khẩu, tạo hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp. Việc tận dụng hiệp định thương mại tự do trong tình hình hiện nay là cơ hội để phát triển xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics. Do đó, các doanh nghiệp logistics, các doanh nghiệp vận tải biển (kể cả doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng …) phải liên kết, đứng cùng chiến tuyến với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nỗ lực tư vấn, cung cấp giải pháp tối ưu, tin cậy, đảm bảo chuỗi cung ứng hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Đây cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng để củng cố và gia tăng thị phần vận tải biển, logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương sắp tới cũng như việc mở cửa thị trường này theo cam kết của WTO.

Và để có thể thực hiện được các mục tiêu đặt ra, ngành Logistics Việt Nam phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô như Xây dựng quy hoạch và chiến lược tổng thể phát triển Logistics của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động Logistics, phát triển khung thể chế và quản lý vĩ mô hệ thống Logistics; Phát triển thị trường Logistics, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ Logistics; Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics; Phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực Logistics,...

Back

Page 23: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · TP.HCM (Saigon Co.op) đã trở thành cái tên cửa miệng của nhiều gia đình. Sau 17 năm phát triển, chuỗi bán lẻ nội

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐẦU TIÊN VỀ LOGISTICS - LOGISTICS VIỆT NAM

Logistics Việt Nam là chương trình Truyền hình đầu tiên của Việt Nam nói về lĩnh vực logistics.

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

TẬP HUẤN “NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ THỦ TỤC, QUẢN LÝ THUẾ VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN”

Thời gian: Từ 8h00 đến 16h00 ngày 20/12/2013 Địa điểm: Hội trường số 1- tầng 7, Tòa nhà VCCI, 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Đơn vị tổ chức: VCCI Diễn giả: Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Cục thuế XNK, Vụ Pháp chế, Cục Giám sát Quản lý

HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM LẦN THỨ 24- VIETNAM EXPO 2014

Chủ đề: ―Việt Nam – Hợp tác cùng phát triển‖ Thời gian: từ 09 đến 12/4/2014 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, thủ đô Hà Nội Đơn vị tổ chức: Do Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương chủ trì và Công ty Vinexad tổ

chức thực hiện Quy mô: trên 800 gian hàng trưng bày của các tập đoàn, công ty đến từ 20 quốc gia, vùng

lãnh thổ như Belarus, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaisia, Indonesia, Myanmar, Cuba, Campuchia… và đông đảo các doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu nổi tiếng, uy tín như Petrovietnam, Rạng Đông, Hapro, Bảo Minh, Phú Mỹ Hưng…

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 7

"Health is not simply the absence of sickness.”

- Hannah Green-