bản tin logistics - gemadept.com.vn · với dân số trẻ gia nhập thị trường lao...

15
SỐ 02/2013 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 03 1. Khách hàng Logistics 2. Quy định Pháp lut 3. Tiêu điểm tháng 02/2013 4. Các công ty Logistics 5. Gii pháp qun trLogistics 6. Xu hướng thtrường 7. Skin Logistics tháng ti

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 02/2013

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 03

1. Khách hàng Logistics

2. Quy định – Pháp luật

3. Tiêu điểm tháng 02/2013

4. Các công ty Logistics

5. Giải pháp quản trị Logistics

6. Xu hướng thị trường

7. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

MƢU LƢỢC CỦA MASAN VỚI NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (FMCG) TẠI VIỆT NAM

Trong mắt Masan Group, ngành FMCG có gì hấp dẫn?

Chỉ ít ngày sau khi nhận thêm 200 triệu USD từ KKR và công bố khoản đầu tư vào Vĩnh Hảo, ngày 5/2/2013, HĐQT Masan Group đã phê duyệt việc đầu tư mua tối đa 100% cổ phần của một công ty đại chúng hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) với giá trị đầu tư tối đa là 700 tỷ đồng.

Trong 2 năm vừa qua, Masan Consumer đã thực hiện mua 53,2% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa; 40% cổ phần của Proconco (Cám Con Cò) và 24,9% cổ phần của Nước khoáng Vĩnh Hảo.

Vậy trong mắt Masan Group, ngành FMCG có gì hấp dẫn khiến đại gia này mạnh tay đầu tư đến vậy?

Việt Nam - Tiềm năng còn rất lớn

Trong nhận định về ngành FMCG của Masan, công ty này đã đưa ra nhiều lý do thuyết phục rằng thị trường Việt Nam thực sự là mảnh đất còn nhiều màu mỡ cho ngành hàng FMCG.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong hơn 25 năm đổi mới đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 14,1% (giai đoạn 2007-2011).

Sự giàu lên của nền kinh tế đã kích thích và thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu mạnh hơn. Với tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng bình quân đạt 17,2% (2007-2011).

Kinh tế Việt Nam đƣợc dự báo là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á:

- Là một trong những quốc gia có hồ sơ nhân khẩu học trẻ nhất châu Á, 68% trên tổng số dân 90 triệu người ở Việt Nam có độ tuổi dưới 40.

- GDP thực được dự đoán sẽ đạt mức trung bình cao nhất trong khu vực trong 5 năm tới với mức tăng 7%/năm.

- Là một trong những thị trường dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng tiêu dùng với mức tăng doanh số bán lẻ là 24% năm 2011 và chi tiêu cá nhân chiếm 68% GDP năm 2011.

- Tổng mức đầu tư chiếm 38% GDP năm 2011.

- Nhận được khoản giải ngân của các nhà đầu tư FDI toàn cầu tăng 6% lên mức 12 tỷ USD năm 2011.

- Tài nguyên thiên nhiên, dầu mỏ, khoáng sản và đất sản xuất dồi dào.

Nền kinh tế Việt Nam có sự phục hồi mạnh trong năm 2009 từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là 5,3%/năm, nhanh thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngành FMCG - Bánh ngon?

Trong giai đoạn 2007-2011, chi tiêu bình quân của mỗi người dành cho thực phẩm và đồ uống không cồn tại 7 quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan đều có sự gia tăng. Tuy nhiên, Việt Nam có mức chi tiêu dành cho thực phẩm và đồ uống bình quân đầu người thấp nhất, chỉ 201 USD/người (năm 2011), và chi tiêu dành cho các mặt hàng này bình quân đầu người so với tổng thu nhập vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ.

Với dân số trẻ gia nhập thị trường lao động, mức chi tiêu trung bình của mỗi người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng vào năm 2012- 2016.

Năm 2012, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống của người tiêu dùng Việt sẽ đạt 276 USD/người/năm. Đến năm 2016, tổng chi tiêu của người tiêu dùng với thực phẩm và đồ uống sẽ tăng lên 25,2 tỷ USD so với mức 17,7 tỷ USD năm 2011.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

GDP danh nghĩa bình quân đầu người và chi tiêu bình quân đầu người ở Việt Nam.

Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thực phẩm và đồ uống không cồn so với các quốc gia khác (2007 - 2016)

Nguồn: Euromonitor tính đến tháng 5 năm 2012

Chiến lƣợc của Masan

Với các yếu tố hấp dẫn kể trên, việc Masan Group tung ra con 'át' Masan Consumer trong các thương vụ mua bán gần đây cho thấy thêm thế 'rắn săn mồi' của đại gia này trong năm Quý Tỵ này:

Chiến lƣợc ngành: Masan Consumer thực hiện chiến lược "chọn sân chơi". Các tiêu chí lựa chọn ngành bao gồm:

- Các mặt hàng thực phẩm và đồ uống có cơ hội thị trường lớn và có qui mô thị trường tiềm năng đạt ít nhất 500 triệu USD.

- Những thị trường có khả năng xây dựng một thương hiệu cao cấp và tạo ra lợi nhuận cao (tỷ suất lợi nhuận gộp ít nhất là 30%)

- Thị trường cạnh tranh, đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước hoặc thị trường manh mún và có lộ trình hợp nhất rõ ràng.

- Các thị trường có thể gia tăng giá trị thông qua nội địa hóa sản phẩm, tập trung vào khẩu vị địa phương và sức khỏe.

Chiến lƣợc thực thi: Tập trung tiếp thị sản phẩm mạnh, tuyển dụng nhân sự cấp cao quốc tế.

Chiến lƣợc tài chính:

- Đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp trên 30%;

- Triển khai chi phí vốn thấp, ROE trên 25%.

- Duy trì cấu trúc tài sản thận trọng với đòn cân nợ thấp, tỷ lệ Nợ/EBITDA dưới 3.

- Sử dụng mô hình "thu tiền khi giao hàng”.

Chiến lƣợc tăng trƣởng: Tấn công ngành mới bằng mua bán- sáp nhập.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ PHÁ DỠ 22 TÀU HOANG TREO CỜ NƢỚC NGOÀI

Thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam ngày 20/02/2013 cho biết, cục đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất hướng xử lý 22 tàu biển thuộc sở hữu doanh nghiệp Việt Nam nhưng treo cờ nước ngoài và không còn khả năng khai thác. Theo đó, để góp phần giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải biển, cục đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng cho phép tàu biển mang cờ nước ngoài thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phá dỡ trong nước như các tàu nội địa. Kiến nghị Bộ TN-MT sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường để phù hợp thực tế hoạt động phá dỡ tàu cũ.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, hiện có 53 tàu biển (tổng trọng tải 673.500 DWT, tương đương 10% năng lực đội tàu quốc gia) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng không còn khả năng khai thác. Do đó, cách giải quyết tốt nhất là phá dỡ tàu để thu hồi vốn.

Tuy nhiên, theo quy định của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển, 22 tàu mang quốc tịch nước ngoài này không được phép phá dỡ tại Việt Nam. Theo Luật Bảo vệ môi trường, doanh nghiệp cũng không được phép nhập khẩu phương tiện vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ. Những quy định này đã gây ách tắc trong việc phá dỡ tàu cũ, làm phát sinh tình trạng tàu bị bỏ rơi hoặc phải neo chờ dài ngày trong tình trạng mất an toàn.

Việc phá dỡ 22 tàu biển không có ý nghĩa nhiều về mặt kinh tế, lại ảnh hưởng nhiều về mặt thủ tục pháp lý. Vì vậy, Bộ GTVT chỉ đạo Vụ Vận tải nghiên cứu các khía cạnh pháp lý về môi trường, an ninh, an toàn trước khi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để có hướng xử lý đối với toàn bộ các tàu biển neo đậu rải rác tại các cảng biển không còn khả năng khai thác.

ĐỀ XUẤT CHI 6.300 TỶ ĐỒNG ĐỀ XÂY TRẠM CÂN

Chi 6.300 tỷ để XD 45 trạm kiểm tra trọng tải xe đường bộ (trạm cân) từ nay đến năm 2030 là đề xuất của Tổng cục ĐBVN lên Bộ GTVT. Tổng cục ĐBVN cũng đang tính toán sử dụng tiền từ Quỹ bảo trì đường bộ để thực hiện tham vọng lớn lao này…

Tổng cục ĐBVN cho biết, trong giai đoạn 2012-2020, đơn vị này đề xuất tập trung xây 32 trạm cân trên các tuyến QL huyết mạch, có lưu lượng vận tải lớn và lượng xe tải nặng gia tăng nhanh, như 1, 2, 5, 70, 51, 20, 13, 32. Đồng thời sẽ xấy dựng sớm trạm cân trên các QL 9, 10, 38 để kịp thời ngăn chặn lượng xe quá tải bất thường đang phá hỏng kết cấu hạ tầng đường bộ, gây mất an toàn giao thông và bức xúc cho nhân dân địa phương.

Theo tính toán của Tổng cục ĐBVN, giá trị đầu mỗi trạm cân ước tính khoảng khoảng 80 tỷ đồng. Để có kinh phí thực hiện đề xuất “khủng” này, các nguồn vốn mà Tổng cục ĐBVN tính toán sử dụng đến là vốn ngân sách ODA, BOT và tiền từ vốn Quỹ bảo trì đường bộ. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 mà Tổng cục này thực hiện là triển khai thực hiện Quỹ bảo trì đường bộ gắn với thực hiện đổi mới toàn diện công tác bảo trì đường bộ, tổ chức đấu thầu thí điểm công tác duy tu các đoạn tuyến từ 3 đến 5 năm. Đồng thời, đây cũng là năm Tổng cục ĐBVN khởi công nhiều DA, như đường ô tô Lân Vũ - Lạch Huyện, xây dựng cầu yếu trên các tuyến QL, DA cải tạo nâng cấp QL 15…

Hiện tại, đã có hai 2 trạm cân đang hoạt động thí điểm là Dầu Giây (Đồng Nai) trên Quốc lộ 1 và trạm cân trên Quốc lộ 18 (tỉnh Quảng Ninh).

LẬP 11 TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG TRÊN CÁC TUYẾN QUỐC LỘ TRỌNG ĐIỂM

Bộ GTVT vừa có Quyết định số 254/QĐ-BTGT giao Tổng cục ĐBVN lập DA Đầu tư xây dựng 11 trạm kiểm tra tải trọng xe và trang bị 67 bộ cân lưu động giai đoạn 2013 – 2015. Theo đó, Tổng cục ĐBVN sẽ xây dựng 4 trạm kiểm tra tải trọng xe trên QL1 tại Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Long An. Các tuyến QL 2, 20, 13, 32, 9, 10, 38 mỗi tuyến sẽ đặt 1 trạm. Bộ cũng đồng ý trang bị 67 bộ cân lưu động cho 63 sở GTVT địa phương và 4 khu quản lý đường bộ. Tổng chi phí đầu tư cho DA khoảng 970 tỷ đồng.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM

Ngày 25/02/2301 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Quyết định phân chia mục tiêu phát triển thành hai giai đoạn, trong đó:

+ Giai đoạn 1 (đến năm 2012) đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, giảm tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải với tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác.

+ Giai đoạn 2 (định hƣớng đến năm 2030) thỏa mãn nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; kết nối với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải khách đường dài với vận tải hành khách đô thị; hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tiếp tục xây dựng các tuyến cao tốc, đường đô thị và đường vành đai.

TỪ 01/04/2013 NGƢNG CẤP PHÉP CHO TÀU NƢỚC NGOÀI VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Theo quy định của Bộ GTVT, từ ngày 01/01/2013, Bộ sẽ không cấp phép cho các tàu treo cờ nước ngoài vận chuyển các tuyến nội địa. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa và giá cả các mặt hàng vào dịp tết nên bộ này vẫn cho phép tàu nước ngoài được vận chuyển tuyến nội địa và sẽ giảm dần từ ngày 01/04/2013.

Trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản thông báo sẽ không cấp phép cho tàu nước ngoài vận chuyển container các tuyến nội địa nhằm dành thị phần cho đội tàu trong nước. Tuy nhiên, sau khi văn bản này được ban hành, một số hiệp hội đã kiến nghị chưa nên thay thế ngay các tàu ngoại bằng tàu nội.

Theo ý kiến của một số doanh nghiệp đồ gỗ, đội tàu biển trong nước còn rất nhiều hạn chế như không cam kết giữ giá cước, không đảm bảo lịch trình làm hàng, tàu có trọng tải lớn không vào được nhiều cảng biển ở miền Bắc và miền Trung...

Theo thống kê của Cục Hàng Hải Việt Nam, hiện nay các hãng tàu nước ngoài chiếm 40% vận tải nội địa, phần còn lại do các tàu trong nước vận chuyển.

BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ XUẤT KHÔNG XÂY CẢNG CONTAINER MỚI

UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vừa có ý kiến đóng góp với Chính phủ về "Chính sách nâng cao hiệu quả khai thác cảng khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu". Theo đó, tỉnh này đề xuất đến hết năm 2015 không cấp phép xây dựng mới cho các cảng container trong toàn bộ nhóm cảng biển số 5 (tức khu vực Đông Nam bộ và TPHCM).

Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, trước mắt cần tập trung khai thác các cảng container đã xây mới hiện đại trên địa bàn huyện Tân Thành của tỉnh như: cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, CMIT, SSIT, TCIT, SP - PSA, SITV,... với tổng công suất khoảng 76,5 triệu tấn/năm.

Ngoài ra, tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách điều tiết lượng hàng hóa trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho phù hợp, tránh tình trạng hàng qua các cảng ở khu vực Cái Mép - Thị Vải quá thấp, dẫn đến cảng "đói hàng", thua lỗ kéo dài. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan một số đề xuất khác như giảm phí, lệ phí hàng hải cho các tàu dưới 50.000 DWT và trên 100.000 DWT ra vào khu vực cảng trên để thu hút nhiều tàu,...

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

NGÀNH CẢNG BIỂN

CẢNG BIỂN KHU VỰC HẢI PHÕNG: SẢN LƢỢNG HÀNG HÓA THÔNG QUA HƠN 8 TRIỆU TẤN

Đầu năm đến nay, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng biển khu vực Hải Phòng đạt hơn 8 triệu tấn. Riêng 2 tháng đầu năm, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng trên địa bàn 7,7 triệu tấn, tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó Cảng Hải Phòng đạt hơn 3 triệu tấn, tăng 11,16% so cùng kỳ; Tổng doanh thu cảng biển trên địa bàn 529,9 tỷ đồng, tăng 12,49% so cùng kỳ. Tính riêng trong tháng 2, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng trên địa bàn là 3,8 triệu tấn, tăng 3,27% so cùng kỳ năm trước; Trong đó Cảng Hải Phòng đạt 1,5 triệu tấn, tăng 7,37% so cùng kỳ; Tổng doanh thu cảng biển trên địa bàn 263,9 tỷ đồng, tăng 6,19% so cùng kỳ.

QUẢNG NGÃI MỜI GỌI ĐẦU TƢ VÀO CẢNG DUNG QUẤT 2

Nhiều năm qua, sự ra đời cảng biển nước sâu và Khu kinh tế Dung Quất đã tạo bước đột phá cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi, động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên thực tế hiện nay, cụm cảng Dung Quất 1 đã kín chỗ với sáu bến cảng: Cảng xuất sản phẩm nhà máy lọc dầu, bến chuyên dụng Doosan Vina, cảng dịch vụ PTSC, cảng quốc tế Gemadept, nhà máy đóng tàu Dung Quất và cảng dự phòng cho dự án thép Guanglian Stell.

Trước tình hình "chiếc áo" của Khu kinh tế Dung Quất đã chật, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch xây dựng cảng nước sâu Dung Quất 2 nhằm tạo sức lan tỏa hấp dẫn các dự án công nghiệp nặng.

Hiện tại, Liên danh Nikken Sekkei (Nhật Bản) và CTCP tư vấn xây dựng Cảng - Đường thủy (TEDIPORT) đã hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2.000 khu bến cảng Dung Quất 2. Trong tương lai gần, Dung Quất muốn phát triển đột phá, vươn ra biển lớn thì cần quy hoạch, xây dựng cụm cảng nước sâu mới, xứng tầm cho các dự án công nghiệp nặng qui mô lớn.

Các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư gồm các dự án công nghiệp nặng trong lĩnh vực lọc, hóa dầu, hóa chất, công nghiệp chế tạo, đóng tàu biển, luyện cán thép, nhiệt điện và công nghiệp phụ trợ, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất 2.

Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch mở rộng KKT Dung Quất từ 10.300 ha lên 45.332 ha. Hình thành TP công nghiệp mở Vạn Tường, Trung tâm lọc hoá dầu quốc gia gắn với cảng nước sâu Dung Quất 2. Đây là nhân tố quyết định quan trọng để hình thành Tổ hợp công nghiệp nặng Dung Quất 2 gắn với sân bay quốc tế Chu Lai là động lực phát triển cho Dung Quất thời gian tới.

KKT Dung Quất đang tập trung thu hút mạnh các tổ hợp công nghiệp nặng qui mô lớn gắn với cảng nước sâu Dung Quất 2 và xây dựng Dung Quất thành Trung tâm lọc, hóa dầu và Trung tâm công nghiệp quốc gia vào năm 2020. Phấn đấu đến 2015, KKT Dung Quất thu hút khoảng 15 tỷ USD và đến 2020 đạt khoảng 25 tỷ USD. Sau năm 2020, KKT Dung Quất trở thành thành phố công nghiệp.

Cảng Dung Quất 2 đã được quy hoạch chi tiết 1/2.000 có qui mô rộng 1.500 ha mặt biển giáp bờ với hai xã Bình Châu, Bình Phú, huyện Bình Sơn. Vịnh có độ sâu là 24 mét, chiều dài đường ven bờ vịnh là 9 km, kết nối vùng đất khoảng 5.000 ha để phát triển công nghiệp nặng và khoảng 2.000 ha để phát triển công nghiệp phụ trợ.

Cảng nước sâu này có khả năng đáp ứng cho tàu trọng tải lớn từ 250.000 đến 300.000 tấn cập cảng nhập hàng tham gia vận tải hàng hải quốc tế. Dự kiến đến giữa năm nay, công tác quy hoạch cảng Dung Quất 2 sẽ hoàn tất thu hút các dự án công nghiệp nặng đầu tư vào đây.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 02/2013 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

NGƢNG XÂY DỰNG CẢNG KÊ GÀ

Ngày 18/02/2013, tại cuộc làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức tuyên bố ngưng không xây dựng cảng Kê Gà tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Như vậy, sau gần năm năm với bốn lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, dự án cảng Kê Gà (do Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin làm chủ đầu tư) đã chính thức bị ngưng.

Một trong những nguyên nhân khiến dự án không thể triển khai là Vinacomin đang nợ đầm đìa (khoảng 71.000 tỉ đồng), trong khi tổng vốn đầu tư dự án này lên đến 20.000 tỉ đồng. Về mặt kỹ thuật, đây là vùng biển hiểm trở khó có thể xây dựng cảng nước sâu. Cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã xây dựng hải đăng tại khu vực này nhằm giúp tàu bè kịp đổi hướng tránh đá ngầm nguy hiểm. Theo tính toán, nếu thực hiện dự án, Vinacomin phải bỏ ra 4.000 tỉ đồng để xây đê chắn sóng dài 3 km hướng ra biển, cách ngọn hải đăng Kê Gà khoảng 2,3 km.

ĐẦU TƢ 1.381 TỶ ĐỒNG XÂY DỰNG CẢNG LIÊN CHIỂU

UBND Tp. Đà Nẵng đã gửi văn bản cho Bộ Kế hoạch Đầu tư đăng ký dự án xây dựng Cảng Liên Chiểu theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Tổng đầu tư của Dự án là hơn 1.381 tỉ đồng từ nguồn vốn Nhà nước và tư nhân. Dự án sẽ tập trung xây dựng Cảng Liên Chiểu thành bến chuyên dùng phục vụ các khu công nghiệp của Đà Nẵng và trong tương lai sẽ hỗ trợ cho Cảng Tiên Sa khi cảng này khai thác hết công suất.

Theo kế hoạch, Cảng Liên Chiểu sẽ được dành cho tàu 50.000-80.000 DWT. Từ nay đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây 2 bến cho tàu 50.000 DWT, năng lực thông quan năm 2020 khoảng 2,5-3,5 triệu tấn/năm. Dự án dự kiến được xây dựng trong 60 tháng.

KHÁNH THÀNH CẢNG QUỐC TẾ TRỊ GIÁ NỬA TỶ USD

Ngày 28/01/2013, Bộ GTVT đã khánh thành cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đồng bộ với hạ tầng và dịch vụ hiện đại, công suất lớn, đáp ứng nhu cầu vận tải đường biển ở phía nam.

Dự án cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải được đầu tư 12.891 tỷ đồng, bao gồm vốn vay của JICA và vốn đối ứng của Việt Nam, khởi công từ năm 2008, gồm 6 gói thầu xây lắp và 2 gói thầu dịch vụ tư vấn.

+ Gói thầu số 1 là hạng mục quan trọng nhất với cảng cotainer 2 cầu tàu có tổng chiều dài 600m, cho phép tàu container trọng tải 100.000 DWT cập bến, năng lực khoảng 700.000 TEU/năm.

+ Gói thầu số 2 xây dựng cảng hàng tổng hợp Thị Vải gồm 2 cầu tàu có tổng chiều dài 600m cho tàu hàng tải trọng 50.000 tấn cập bến, năng lực 1,6 - 2 triệu tấn/năm. Ngoài ra, có gói thầu hạ tầng, cầu cạn nối cảng quốc tế và quốc lộ 51.

Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải sẽ góp phần thiết lập các tuyến hàng hải trực tiếp từ Việt Nam tới các nước trên thế giới, giảm thời gian và chi phí do phải trung chuyển như trước, góp phần đẩy nhanh tiến độ di dời các cảng ra khỏi khu vực nội thành, giảm sức ép về giao thông cho TP HCM.

CẢNG HÀNG HÓA LỚN NHẤT THẾ GIỚI SẮP ĐI VÀO HOẠT

Cảng hàng hóa Cathay Pacific tại sân bay quốc tế Hong Kong sẽ là cảng hàng hóa lớn và hiện đại nhất thế giới, dự kiến hoạt động vào giữa tháng 2/2013.

Theo Cathay Pacific, đây là cảng hàng hóa được đầu tư 5,9 tỷ đô la Hồng Kông (HKD), được thiết kế đặc biệt cho trung chuyển hàng hóa, có thể xử lý khoảng 2,6 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, với 1.800 nhân công làm việc.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Công suất trung chuyển hàng hóa của sân bay này được nâng lên gấp đôi so với hiện tại với 7,4 triệu tần hàng hóa mỗi năm. Cảng mới cũng sẽ cắt giảm tiêu hao nhiên liệu đến hơn 30%. Sân bay Hồng Kông được xem là sân bay bận rộn nhất thế giới. Năm 2011 sân bay này đã xử lý 3.9 triệu tấn hàng, chiếm 36% tổng giá trị xuất khẩu của Hong Kong, tức 2.588 tỷ HKD.

Dragonair t

– 2008.

NGÀNH HÀNG HẢI

THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VINALINES

Đầu tháng 2 vừa qua, Thủ tướng đã ký Quyết định 276/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu TCT Hàng hải Việt Nam (Vinalines) giai đoạn 2013-2015. Mục tiêu của đề án nhằm bảo đảm Vinalines có cơ cầu hợp lý, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn 2012-2015 và phát triển trong giai đoạn 2016-2020, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Tập trung vào các nhiệm vụ then chốt

Về lĩnh vực cảng biển: Tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép – Thị Vải và khu vực TP Hồ Chí Minh; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có hiệu quả. Không tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong để kêu gọi các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Đối với lĩnh vực vận tải biển: Cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường; có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai thác thị trường vận tải biển trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển của nước ta lên 25% - 30%. Rà soát lại các chương trình đóng mới tàu biển phù hợp với khả năng tài chính của Tổng công ty và nhu cầu thị trường. Trước mắt, dừng triển khai đóng mới 6 tàu, giãn tiến độ thực hiện 11 tàu và tập trung đóng mới dứt điểm 7 tàu để đưa vào khai thác trong các chương trình đóng mới tàu biển đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Trong lĩnh vực dịch vụ: Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đặc biệt là dịch vụ logistics, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài; hình thành một số cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, các loại hình dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở các khu vực đầu mối vận tải.

Buộc thoái vốn khỏi 37 doanh nghiệp

Theo Đề án, có hai doanh nghiệp do Công ty mẹ - Vinalines nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Sông Hậu và Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cà Mau; 9 doanh nghiệp cổ phần do Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ; 7 doanh nghiệp cổ phần do Vinalines nắm giữ trên 50 – 65% vốn điều lệ; 14 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Vinalines nắm giữ từ trên 50% - 65% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Vinalines nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Cũng theo Đề án này, Vinalines buộc phải thoái toàn bộ vốn góp đã đầu tư tại 37 doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2012 – 2015. Cụ thể:

+ Ngay trong năm 2013, Vinalines buộc phải thoái toàn bộ vốn ra khỏi 16 doanh nghiệp gồm: Tổng Công ty CP Bảo Minh; Cty CP Vận tải & Cung ứng xăng dầu (Tranpesco); Cty CP dịch vụ tổng hợp cảng Đà Nẵng (Portserco); Cty CP Chứng khoán Thủ Đô; Cty CP Bất động sản Vinalines; Công ty Gemadept; Công ty CP Container Việt Nam (Viconship); Cty CP Sao Vàng; Cty CP đại lý vận tải Safi; Cty CP dịch vụ công nghiệp hàng hải; Cty CP dịch vụ kỹ thuật hàng hải; Công ty CP XD-TM-DV tổng hợp Cảng Sài Gòn; Công ty CP TM-DV tổng hợp Cảng Hải Phòng; Cty CP Đầu tư Dầu khí Sao

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Mai – Bến Đình; Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines và Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines-Đông Đô. Tiếp đó,

+ Giai đoạn 2013-2014 thoái toàn bộ vốn khỏi 14 công ty khác

+ Đến năm 2015 tiếp tục thoái toàn bộ vốn khỏi 7 công ty khác nữa.

Tổng số tiền mà Vinalines buộc phải thoái vốn lên đến gần 2.411 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, sáp nhập Công ty Thương mại xăng dầu đường biển và Công ty Kinh doanh xăng dầu Vianlines phía Bắc, thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty không nắm giữ cổ phần. Ngoài ra, sẽ thực hiện giải thể 2 doanh nghiệp: Chi nhánh Vinalines tại Tp. Cần Thơ; Liên doanh Trung tâm Nhân lực hàng hải Đông Nam Á (Vina-STC); thực hiện phá sản 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines); Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon).

NGÀNH VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ

TẠO THUẬN LỢI VẬN CHUYỂN QUA LẠI BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM – LÀO- THÁI LAN

Trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mêkông mở rộng, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ 3 nước đã ký Bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan về thực hiện Hiệp định GMS - CBTA tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Dansavanh và Savannakhet - Mukdahan, tổ chức thông xe trên tuyến hành lang Đông - Tây.

Việc ký kết Bản sửa đổi Bản ghi nhớ về việc thực hiện bước đầu Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng giữa Chính phủ Việt Nam, Lào và Thái Lan tại Hội nghị Bộ trưởng GTVT đầu tiên giữa ba nước tổ chức tại Hà Nội sẽ mở rộng phạm vị hoạt động cho phương tiện vận chuyển người và hàng hóa của ba nước từ tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đến các thành phố lớn Hà Nội và Hải Phòng trên lãnh thổ Việt Nam, Viên Chăn trên lãnh thổ Lào và Băng Cốc và Leam Chabang trên lãnh thổ Thái Lan.

Các tuyến đường này gồm: Laem Chabang - Bangkok - Khon Kaen - Udon Thani - Nong Khai (Thái Lan) - Thanaleng - Vientiane (Lào) và Laem Chabang - Bangkok - Khon Kaen - Kalasin - Mukdahan (Thái Lan) - Savannakhet - Dansavanh (Lào) - Lao Bảo - Cam Lộ - Khe Giát - Thanh Khê - Xuân Mai - Hòa Lạc - Hà Nội - Hài Phòng (Việt Nam).

Đây là một trong những biện pháp nhằm giúp cho việc giao thương và đi lại của người và hàng hoá giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan ngày càng thuận tiện hơn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa ba nước.

KHÁNH THÀNH QUỐC LỘ 2E: MỞ RỘNG TIỀM NĂNG GIAO THƢƠNG VIỆT – LÀO

Ngày 23/2/2013, tại tỉnh Phôngxalỳ, Bộ Công chính và Vận tải Lào đã tổ chức lễ thông xe tuyến quốc lộ 2E đoạn Mường Khoa đi cửa khẩu Tây Trang sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Việt Nam. Quốc lộ 2E tạo ra tuyến liên kết hành lang kinh tế mới, nối các tỉnh Tây Bắc Việt Nam thông qua cửa khẩu Tây Trang, Điện Biên đến các tỉnh Đông Bắc Lào như U-dom-xay, Luông-phra-băng, Xay-nha-bu-ly và nối tới Thủ đô Viên Chăn theo quốc lộ 13N và tới biên giới Thái Lan qua đường 2W. Ngược lại, đây cũng là tuyến hành lang nối ra Biển Đông của các tỉnh phía Bắc Lào.

Được biết, dự án quốc lộ 2E được khởi công từ tháng 3/2009 và hoàn thành vào tháng 12/2012 theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, kỹ thuật. Tuyến đường có điểm đầu tại thị trấn Mường Khoa, điểm cuối tại cửa khẩu biên giới Tây Trang, với tổng chiều dài 68,2 km. Các công trình trên tuyến gồm 3 cầu lớn, 7 cầu trung và nhỏ, nhiều công trình cống các loại và tường chắn, kè. Tiêu chuẩn kỹ thuật chính của dự án là cấp III miền núi. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 43 triệu USD, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Việt Nam. Dự án chia thành 2 gói thầu xây lắp chính. Gói thầu thứ nhất từ Km 0 (thị trấn Mường Khoa) đến Km 30 do nhà thầu Lao Construction Consortium (LCC) của Bộ Công chính và Vận tải Lào thi công. Gói thầu thứ hai từ Km 30 đến Km 68+200 do nhà thầu Tổng công ty Liên doanh xây dựng công trình 18 (CEI 18)- Việt Nam thi công. Chủ đầu tư là Bộ Công chính và Vận tải Lào. Đơn vị tư vấn TEDI (Việt Nam) và LTEC (Lào).

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

DB SCHENKER, ENVIROTAINER MỞ RỘNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER LẠNH

DB Schenker Logistics, cùng nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển container đường không Envirotainer vừa mở rộng tầm hoạt động của các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không có kiểm soát nhiệt độ đến Zurich and Basel, Thụy Sỹ; Indianapolis; Tokyo và Osaka, Nhật; và Sydney và Melbourne, Australia.

Các dịch vụ đặc biệt hướng đến các khách hàng trong ngành dược phẩm và hóa chất cũng như hướng đến thị trường dành cho các thực phẩm dễ hỏng.

CẢNG ĐÌNH VŨ (DVP): VƢỢT 44% KẾ HOẠCH

Theo kế hoạch ĐHCĐ đã đề ra, cổ tức năm 2012 của DVP được chi trả ở mức 30%

Công Ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ công bố Nghị quyết HĐQT ngày 28/01/2013. HĐQT đã thông qua kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2012 và kế hoạch kinh doanh 2013.

Về phương án phân phối LNST, HĐQT đã thống nhất việc trích 100 tỷ đồng chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 50%. Năm 2012, DVP đã thực hiện chi trả cổ tức đợt 1/2012, tỷ lệ 20% bằng tiền mặt. Trong tháng 3 tới đây, công ty dự kiến tạm ứng cổ tức tỷ lệ 20% đợt 2 cho cổ đông. Phần lợi nhuận còn lại được chia cho các quỹ, trong đó quỹ đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng đáng kể với 80 tỷ đồng.

Năm 2013, DVP dự kiến đạt sản lượng 468 nghìn teus, tăng nhẹ 1,2% so với thực hiện 2012. Tuy nhiên, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2013 đều giảm so với 2012, lần lượt đạt 470 tỷ đồng và 180 tỷ đồng, giảm tương đương 6,6% và 10,5%.

Thêm một nội dung quan trọng khác là HĐQT thống nhất chủ trương tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng. Công ty giao ban điều hành thực hiện các thủ tục liên quan.

CTCP TRANSIMEX – SAIGON MẸ (TMS): LÃI 9 THÁNG 2012 GẤP ĐÔI CÙNG KỲ

Kết quả quý 3/2012 TMS lãi ròng 8,66 tỷ đồng, tăng 33,42% so với quý 3/2011. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi ròng của TMS gần gấp đôi con số cùng kỳ với 31 tỷ đồng.

Doanh thu thuần của TMS quý 3/2012 đạt 83 tỷ đồng, tăng 22,73 tỷ đồng, tương ứng 37,74% so với cùng kỳ 2011 do sản lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu quý này tăng so với cùng kỳ năm trước.Doanh thu tăng, các chi phí giá vốn và chi phí hoạt động đều tăng so với quý 3/2011, TMS lãi thuần gần 12 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh, tăng mạnh so với cùng kỳ (55,6%).

Đà tăng “hãm lại” khi công ty phải chịu khoản lỗ khác 1,8 tỷ đồng. Kết quả quý 3/2012 TMS lãi ròng 8,66 tỷ đồng, tăng 33,42% so với quý 3/2011. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi ròng của TMS gần gấp đôi con số cùng kỳ với 31 tỷ đồng.

CTCP KHO VẬN MIỀN NAM (STG) CÔNG BỐ KQKD QUÝ 4 VÀ CẢ NĂM 2012

Theo đó, doanh thu thuần trong quý 4 của STG đạt 157,25 tỷ đồng tăng nhẹ so với mức 151,91 tỷ đồng vào quý 4/2011. Tính cả năm 2012, doanh thu thuần là 607,33 tỷ đồng giảm 12,34 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương nhẹ so với cùng kỳ.

Tính cả năm 2012, lợi nhuận trước thuế của STG đạt 32,85 tỷ đồng tăng nhẹ so với mức 32,18 tỷ đồng vào năm 2011 và đã hoàn thành 96,62% kế hoạch đề ra.

Theo giải trình của STG, lợi nhuận sau thuế quý 4/2012 đạt 5,9 tỷ đồng tăng 588 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái là do doanh thu quý 4/2012 tăng so với quý 4/2011 số tiền 5,33 tỷ đồng.

CTCP GIAO NHẬN NGOẠI THƢƠNG (VNT): VƢỢT KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN 2012

Lũy kế cả năm 2012 đạt 539,59 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 5% và lợi nhuận sau thuế đạt 27,18 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011. EPS cả năm đạt 5.018 đồng.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Kết thúc năm 2012 VNT đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đại hội cổ đông giao phó đạt 300 tỷ đồng doanh thu và 25 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Chỉ tiêu Q4/2012 Q4/2011 Thay đổi Năm 2012 Năm 2011 Thay đổi

Doanh thu thuần 154.33 139.27 10.81% 539.59 512.77 5.23%

Giá vốn 143.88 129.13 499.48 482.69

Lợi nhuận gộp 10.44 10.14 2.96% 40.11 30.07 33.39%

LNTT 7.55 7.34 2.86% 34.21 28.28 20.97%

LNST 6.2 5.7 8.77% 27.18 22.19 22.49%

EPS (đồng) 1.146 1.053 5.018 4.086

VINALINES: NĂM 2013 VẪN LỖ LỚN

Các DN cảng 100% vốn Nhà nước như Hải Phòng, Sài Gòn, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh, Quy Nhơn, Cần Thơ, Cái Cui (được đầu tư chủ yếu bằng vốn ngân sách) dù có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, các cảng liên doanh với nước ngoài như CICT, SSIT, SP-PSA và CMIT hiện đều lỗ lớn, Vinalines xác định mục tiêu chủ yếu của năm 2013 là sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp, duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống của người lao động

BEE LOGISTICS ĐẨY MẠNH KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG TIỀM NĂNG MYANMAR

Nhận thấy Myanmar là một thị trường hết sức tiềm năng, đang ở những bước đầu hội nhập, xây dựng và phát triển, Bee Logistics Corporation đã tiến hành đầu tư và chính thức thành lập Công ty Bee Logistics Myanmar Co. Ltd 100% vốn đầu tư từ Việt Nam nhằm tạo cầu nối giữa Myanmar với thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Việt Nam. Chi nhánh Myanmar của Bee Logistics Corporation bắt đầu cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp kể từ ngày 01/02/2013.

Là một trong những công ty vận tải Việt Nam đầu tiên thâm nhập thị trường Myanmar, suốt hai năm qua, Bee Logistics đã cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng hóa giữa Myanmar và Việt Nam, cũng như các nước khác thông qua đối tác tại Myanmar.

Việc ra đời chi nhánh tại Myanmar, nâng tổng số văn phòng hiện có lên con số 10 (bao gồm Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Nha Trang, Qui Nhơn, Phnom Penh, Yangon, và văn phòng đại diện tại Bangkok), đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của Bee Logistics Corporation. Đây cũng là một trong những bước nằm trong chiến lược phát triển trở thành công ty vận tải toàn cầu của Bee Logistics Corporation với 100% vốn đầu tư Việt Nam.

GEMADEPT LOGISTICS

Tháng 1, 2 vừa qua chủ yếu là thời gian Tết và các đơn vị chuẩn bị projection nên không có nhiều hoạt động nổi bật bên cạnh các hoạt động kinh doanh thông thường. Chỉ có hoạt động đấu thầu của BD khá tất bật với nhiều khách hàng Perfetti, Kimberly Clark, Fonterra, Masan…

Hoạt động kho Sóng Thần, do chuẩn bị diện tích 6.000 m2 để đầu tháng 3 khách hàng furniture Jofran vào, tỉ lệ sử dụng kho đã đạt trên 85%.

Kế hoạch tháng 3:

1) Tiếp tục tham gia đấu thầu khách hàng lớn là TH Milk với nhiều gói thầu,…

2) Kho Sóng Thần sẽ tiếp nhận các lô hàng khách hàng furniture của Mỹ Jofran với diện tích thuê riêng biệt khoảng 6.000 m2 kho.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM Ô TÔ ĐIỆN TRONG CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, trong lĩnh vực Hàng không, vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo nhằm đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đồng thời tiết kiệm năng lượng trong khu vực khai thác đang là vấn đề đang được quan tâm.

Thiết bị sử dụng năng lƣợng tái bảo vệ môi trƣờng tại các cảng hàng không

Trong lĩnh vực Hàng không, vấn đề ứng dụng phương tiện, thiết bị nhằm giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, khí thải, đồng thời tiết kiệm năng lượng trong khu vực khai thác đang là vấn đề đang được quan tâm. Trên thế giới, phương tiện, thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng gió, mặt trời, sóng biển,... được ứng dụng khá nhiều cho hoạt động khai thác tại các sân bay. Năm 2003, Luật Hàng không mới có hiệu lực đối với sân bay Schiphol, Amsterdam; trong đó có đề cập đến ô nhiễm không khí và tiếng ồn theo các tiêu chuẩn EC. Các nước khác như Na Uy, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh đều có những biện pháp tương tự nhằm đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không của mình.

Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại cảng hàng không bước đầu được quan tâm. Vừa qua, tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, TCT Cảng Hàng không miền Trung và Công ty Methis Environmental (Vương quốc Bỉ) đã triển khai gói thầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 2,5MW để cung cấp cho nhà ga mới cũng như tăng cường khả năng kiểm soát việc sử dụng điện với tổng giá trị lên đến 9,8 triệu USD.

Đối với các Cảng Hàng không quốc tế tại Việt Nam, với tần suất bay như hiện nay và việc mở rộng nhà ga mới, tiếp nhận nhiều loại máy bay, trong đó có các máy bay có sức chở lớn sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm phương tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách sử dụng nguồn năng lượng điện thay thế xăng, dầu truyền thống nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

Do đó, việc Học viện Hàng không Việt Nam thực hiện dự án “Thiết kế, chế tạo thử nghiệm xe ô tô điện ứng dụng trong cảng hàng không sân bay” theo khuyến cáo của IATA, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật phương tiện hoạt động trên khu bay của Cục Hàng không Việt Nam và các quy định của Bộ GTVT về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông xe cơ giới đường bộ,... là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Xe ô tô điện 6 chỗ ngồi

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Dự án giảm chi phí, ô nhiễm, phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch

Dự án “Thiết kế, chế tạo thử nghiệm xe ô tô điện ứng dụng trong cảng hàng không sân bay của Học viện Hàng không VN có mục tiêu:

+ Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm chi phí nhiên liệu cho phương tiện giao thông vận tải;

+ Giảm được lượng khí thải và tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động tại các cảng hàng không, sân bay;

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng mặt trời phục vụ vận chuyển trong cự ly ngắn tại các cảng hàng không, sân bay.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát một số xe loại ôtô điện trong và ngoài nước để từ đó đề xuất lựa chọn được 2 mẫu xe phù hợp sử dụng tại cảng hàng không của Việt Nam. Dự án đã thiết kế, chế tạo thành công 1 xe ôtô điện 6 chỗ ngồi sử dụng trong nhà ga và 1 xe ôtô điện tải trọng 950 kg có kết hợp sử dụng nguồn năng lượng mặt trời sử dụng ngoài sân đỗ máy bay nhằm đánh giá hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật khi sử dụng. Qua theo dõi, đánh giá sản phẩm kể từ khi vận hành đến nay, phương tiện vẫn hoạt động ổn định, đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình khai thác, sử dụng.

Dự án chế tạo thành công xe ôtô điện sử dụng tại cảng hàng không, sân bay đã bước đầu phát huy được hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư; môi trường và xã hội; mở ra tiềm năng mới trong việc nội địa hóa phương tiện. Bên cạnh đó, kết quả của dự án có thể được xem xét mở rộng áp dụng cho các xe phục vụ tại sân đỗ như xe thang; xe băng chuyền hành lý, hàng hóa cũng như các xe khác phục vụ tại cảng hàng không như xe quét dọn, xe dẫn máy bay,... tại tất cả các cảng hàng không, sân bay trên cả nước.

Kiến thức môi trường

Phƣơng tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng tiêu chuẩn khai thác an toàn, kỹ thuật, môi trƣờng

Ngày 30/6/2010, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

Theo đó, Thông tư quy định rõ thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng, bao gồm tiêu chuẩn của ICAO, tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở do Cục Hàng không Việt Nam ban hành hoặc công nhận áp dụng trong ngành Hàng không dân dụng; Thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải được trang bị đầy đủ, đảm bảo hoạt động của cảng hàng không, sân bay an toàn, liên tục, hiệu quả.

Thông tư cũng yêu cầu đối với phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay bao gồm phương tiện phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ hàng không, chuyên chở cán bộ, nhân viên hàng không, phục vụ vệ sinh, môi trường hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay. Các phương tiện này phải đáp ứng tiêu chuẩn khai thác an toàn, kỹ thuật, môi trường, phù hợp với phạm vi kinh doanh, điều kiện của kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, mục đích sử dụng của người cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

XU HƢỚNG LOGISTICS VIỆT NAM 2013

Năm 2013, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, không ngoại trừ ngành chuỗi cung ứng, logistics. Nhận định về những xu hướng nổi bật trong ngành Chuỗi cung ứng Việ Dutz, Tổng Giám đốc RAPI B2B Office Solutions & Pacific Partners Việ

, những xu hướng này sẽ có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Thứ nhấ

.

Thứ .-

: 38, Indonexia: 50, Campuchia: 85).

Thứ .

.

Thứ ,

).

Thứ . -

.

Thứ .ị

.

Thứ bả . ––

.

Back

XU HƢỚNG LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐẦU TIÊN VỀ LOGISTICS - LOGISTICS VIỆT NAM

Logistics Việt Nam là chương trình Truyền hình đầu tiên của Việt Nam nói về lĩnh vực logistics.

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

FESTIVAL CẢNG BIỂN QUỐC TẾ

Đơn vị đăng cai tổ chức: Công ty CP Truyền thông Toàn cầu Long Mai (LOMA) Thời gian: dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 19/05/2013 Địa điểm: Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Khách mời dự Festival cảng biển quốc tế: đại diện các cảng biển trên thế giới.

HỘI THẢO “THU HỒI NỢ HIỆU QUẢ - CHIẾN LƢỢC VÀ ỨNG DỤNG”

– )

Đơn vị tổ chức: Vietnam Supply Chain

.

Đối tượ , Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đố

HỘI NGHỊ VIETNAM LEAN SYMPOSIUM 2013

Thờ 10 - 12/04/2013

Địa điể

Đơn vị tổ chức: Vietnam Supply Chain

Nộ

.

Diễn giả

-.

Bên lề Hội nghị -Aventis, Schneider Ele 11/04.

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 7

"Time is what we want most, but what we use worst.”

William Penn (1644 – 1718)