bẢn tin phỤc vỤ lÃnh ĐẠo - quangnam.gov.vn chi/ban tin hang ngay/09102012...định giải...

24
1 BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 09 ngày 10 năm 2012) CHÍNH SÁCH MỚI ..................................................................................... 1 1. Phải công khai quyết định giải quyết khiếu nại .................................... 1 CHỈ THỊ MỚI .............................................................................................. 2 2. Rà soát thành viên tham gia liên ngân hàng ......................................... 2 3. Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đăng ký giá gas ............ 3 4. Cảnh báo khi sử dụng thuốc chứa hoạt chất drosporenone................... 3 5. Chuẩn bị chạy thử Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng ........................... 4 TIN QUỐC HỘI........................................................................................... 4 6. Các bộ trưởng sẽ báo cáo việc thực hiện lời hứa .................................. 4 7. Không khả thi, Luật Việc làm chưa thể trình Quốc hội ........................ 6 8. Siết nhập cư, bổ sung lĩnh vực xử phạt ................................................ 8 9. Cho từ chức nếu tín nhiệm thấp ........................................................... 9 PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN ...................................................................... 12 10. Cán bộ và bài toán lợi ích .................................................................. 12 11. Không chỉ đánh giá năng lực cán bộ, công chức qua tấm bằng .......... 14 12. Tái cơ cấu hai tập đoàn xây dựng: Giảm gánh nặng cho Chính phủ... 16 TƯ DUY - CÁCH LÀM MỚI .................................................................... 16 13. Nhiều mô hình “vượt lũ” sáng tạo tại Hà Tĩnh................................... 16 14. Long An: Cấm dùng rượu bia buổi trưa trong ngày làm việc ............. 18 15. Quân đoàn 2: Đối thoại giúp quản lý bộ đội tốt hơn .......................... 19 QUẢN LÝ.................................................................................................. 19 16. Hai phương án điều chỉnh lương, thưởng tại doanh nghiệp nhà nước 19 17. Thống đốc tuyên chiến với lợi ích nhóm ngân hàng .......................... 20 18. 451 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng ............................................. 21 19. Công chứng khổ vì luật đá nhau ........................................................ 22 PHÁP LUẬT.............................................................................................. 24 20. Đình chỉ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL Vĩnh Long ..................... 24 CHÍNH SÁCH MỚI Phải công khai quyết định giải quyết khiếu nại Đó là một trong những quy định tại Nghị định 75/2012 quy định chi tiết một số điều của luật Khiếu nại, vừa được Chính phủ ban hành ngày 3/10.

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 09 ngày 10 năm 2012)

CHÍNH SÁCH MỚI..................................................................................... 1

1. Phải công khai quyết định giải quyết khiếu nại.................................... 1

CHỈ THỊ MỚI .............................................................................................. 2

2. Rà soát thành viên tham gia liên ngân hàng......................................... 2

3. Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đăng ký giá gas ............ 3

4. Cảnh báo khi sử dụng thuốc chứa hoạt chất drosporenone................... 3

5. Chuẩn bị chạy thử Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng ........................... 4

TIN QUỐC HỘI........................................................................................... 4

6. Các bộ trưởng sẽ báo cáo việc thực hiện lời hứa.................................. 4

7. Không khả thi, Luật Việc làm chưa thể trình Quốc hội........................ 6

8. Siết nhập cư, bổ sung lĩnh vực xử phạt ................................................ 8

9. Cho từ chức nếu tín nhiệm thấp........................................................... 9

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN...................................................................... 12

10. Cán bộ và bài toán lợi ích.................................................................. 12

11. Không chỉ đánh giá năng lực cán bộ, công chức qua tấm bằng.......... 14

12. Tái cơ cấu hai tập đoàn xây dựng: Giảm gánh nặng cho Chính phủ... 16

TƯ DUY - CÁCH LÀM MỚI.................................................................... 16

13. Nhiều mô hình “vượt lũ” sáng tạo tại Hà Tĩnh................................... 16

14. Long An: Cấm dùng rượu bia buổi trưa trong ngày làm việc............. 18

15. Quân đoàn 2: Đối thoại giúp quản lý bộ đội tốt hơn .......................... 19

QUẢN LÝ.................................................................................................. 19

16. Hai phương án điều chỉnh lương, thưởng tại doanh nghiệp nhà nước 19

17. Thống đốc tuyên chiến với lợi ích nhóm ngân hàng .......................... 20

18. 451 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng ............................................. 21

19. Công chứng khổ vì luật đá nhau ........................................................ 22

PHÁP LUẬT.............................................................................................. 24

20. Đình chỉ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL Vĩnh Long..................... 24

CHÍNH SÁCH MỚI

Phải công khai quyết định giải quyết khiếu nại

Đó là một trong những quy định tại Nghị định 75/2012 quy định chi tiết một số điều của luật Khiếu nại, vừa được Chính phủ ban hành ngày 3/10.

2

Theo Nghị định, khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người khiếu nại. Trường hợp có từ 5-10 người khiếu nại thì cử 1 hoặc 2 người đại diện; trường hợp có từ 10 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 5 người. Việc cử người đại diện phải được lập thành văn bản. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản đại diện. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu công bố quyết định tại cuộc họp thì phải có sự tham gia của người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước 3 ngày làm việc. Ngoài ra có thể lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng (báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử) để công khai quyết định giải quyết khiếu nại. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thì phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Trường hợp niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêm yết… Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20/11. (Thanh Niên 8/10)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Rà soát thành viên tham gia liên ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các thành viên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng rà soát thành viên tham gia hệ thống báo cáo trước 8/10.

3

Yêu cầu này xuất phát từ thực tế thời gian qua, có một số thành viên, đơn vị thành viên ngừng tham gia hệ thống nhưng không kịp thời thông báo hoặc đăng ký với Ngân hàng Nhà nước do đó gây khó khăn trong giao dịch gửi, nhận lệnh thanh toán giữa các thành viên. (Thời Báo Kinh Doanh 8/10)Về đầu trang

Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đăng ký giá gas

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đầu mối yêu cầu thực hiện nghiêm việc đăng ký giá gas. Theo đó, các doanh nghiệp kinh đầu mối khi có thay đổi về đăng ký giá phải gửi hồ sơ đăng ký giá đến Bộ qua thư điện tử (phải có chữ ký điện tử) hoặc qua fax. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải gọi điện tới Cục Quản lý giá để xác nhận thời gian gửi và nhận hồ sơ. Đặc biệt, Bộ lưu ý, các hồ sơ đăng ký giá của các doanh nghiệp đầu mối phải được gửi đến Cục Quản lý giá trước khi điều chỉnh giá bán, kể cả ngày nghỉ hoặc ngày lễ. Khi thực hiện điều chỉnh giá các doanh nghiệp phải ghi rõ thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và giải trình lý do điều chỉnh giá. Doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đầu mối có nghĩa vụ công khai kịp thời thông tin về giá sau mỗi lần điều chỉnh giá bán trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công văn được ra đời trong điều kiện giá gas vừa được điều chỉnh tăng từ 13.500-16.590 đồng/bình 12 kg. (Đại Biểu Nhân Dân 8/10)Về đầu trang

Cảnh báo khi sử dụng thuốc chứa hoạt chất drosporenone

Cục quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 14542 gửi sở y tế các địa phương và cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ khuyến cáo về việc sử dụng thuốc chứa hoạt chất drosporenone. Cục quản lý dược dẫn khuyến cáo của Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho hay, các thuốc chứa hoạt chất drosporenone có thể liên quan nguy cơ huyết khối cao hơn so với các thuốc tránh thai đường uống progestin khác.

4

Đồng thời FDA cũng khuyến cáo phụ nữ nên trao đổi với các chuyên gia y tế về nguy cơ huyết khối của mình trước khi quyết định phương pháp tránh thai sẽ áp dụng. (Tiền Phong 8/10)Về đầu trang

Chuẩn bị chạy thử Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang vừa yêu cầu Ban quản lý dự án Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng cùng với nhà thầu Chalieco tập trung giải quyết các vướng mắc để chính thức chạy thử có tải toàn nhà máy vào ngày 1/11 tới. Giám đốc Ban Quản lý dự án Phan Bộ Lợi cho biết dự án Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng đến nay đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính. Đối với phần nhà máy alumina, đã cho chạy thử có tải toàn nhà máy theo đề nghị của nhà thầu Chalieco, 67.000 tấn quặng tinh đã được vận chuyển vào kho. Cũng theo ông Lợi, về hồ bùn đỏ, hiện hai khoang số 1 và số 2 đã hoàn thành, Ban Quản lý hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép đưa vào sử dụng. Riêng nhà máy điện trong quá trình chạy thử bộc lộ một số tồn tại, như hệ thống cung cấp than hoạt động chưa ổn định, phần đo lường điều khiển chưa hoàn chỉnh, do vậy cần khắc phục để nâng công suất đạt công suất thiết kế, nhằm bảo đảm ổn định cho sản xuất alumina. Liên quan tới vệc cải tạo và nâng cấp hai tuyến đường tỉnh lộ 725 và tỉnh lộ 769, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Trần Văn Chiều cho biết, ngay sau khi Bộ Tài chính có công văn hướng dẫn hạch toán khoản kinh phí hỗ trợ, Vinacomin đã thông báo kế hoạch vốn cho hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai năm 2012 là 380 tỷ đồng trên tổng số hỗ trợ 480 tỷ đồng, để dự án kịp thời được triển khai. (Theo Website Chính phủ 7/10)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Các bộ trưởng sẽ báo cáo việc thực hiện lời hứa

Nội dung hoàn toàn mới này vừa được đưa vào chương trình dự kiến của của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII. Văn phòng Quốc hội đang xin ý

5

kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc dành nửa ngày để các vị bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo về việc thực hiện lời hứa tại Kỳ họp thứ 2 và thứ 3. Kỳ họp thứ 4 dự kiến khai mạc vào 22/10 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, cho ý kiến với 9 dự án luật. Ngoài ra, Văn phòng Quốc hội cho biết, Chính phủ đã đề nghị bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định 2 dự thảo Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và dự thảo Nghị quyết về miễn thi hành án đối với những khoản thu cho ngân sách Nhà nước không thể thi hành được tính đến ngày 1/7/2009. Theo dự kiến, tại cuối phiên khai mạc sáng 22/10/2012, sau khi Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện sẽ trình bày báo cáo thẩm tra về công tác này. Đây cũng là một điểm mới so với các kỳ họp trước. Việc truyền hình trực tiếp báo cáo phòng chống tham nhũng ngay trong ngày đầu của kỳ họp thể hiện quyết tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong công tác này và đáp ứng nguyện vọng của cử tri. Cùng với việc thảo luận các vấn đề về kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện dự toán ngân sách, giám sát chuyên đề, Quốc hội còn nghe và cho ý kiến vào các báo cáo công tác tư pháp, chất vấn các thành viên Chính phủ... và nhiều nội dung quan trọng khác. Riêng đối với Luật Phòng chống tham nhũng, Nghị quyết bỏ phiếu và lấy phiếu tín nhiệm, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải chuẩn bị thật tốt, dành thời gian thỏa đáng để tập hợp được nhiều nhất trí tuệ của Đại biểu Quốc hội. Nhiều thành viên trong Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng không nên ghép thảo luận 2, 3 dự án trong cùng một buổi làm việc. Kỳ họp lần này quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cần có thời gian thỏa đáng để thảo luận sâu hơn. Về báo cáo thực hiện lời hứa của các vị bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ cách thức làm thế nào cho hiệu quả, chỉ báo cáo hay trao đổi sâu hơn bằng hình thức hỏi - đáp.

6

Tại phiên họp thứ 12 từ ngày 5 - 9/10 và từ 16 - 18/10 này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các luật quan trọng sẽ được đưa ra lấy ý kiến hoặc thông qua tại kỳ họp thứ tư. Cụ thể là Luật Việc làm; một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật Thủ đô; Luật Đầu tư công; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thời cho ý kiến về Nghị quyết về quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; việc chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi)... Ngoài ra, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, năm 2013 và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2013. Thường vụ cũng cho ý kiến kết quả rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và phương án phân bổ trong giai đoạn 2013-2015. (Giao Thông Vận Tải 8/10)Về đầu trang

Không khả thi, Luật Việc làm chưa thể trình Quốc hội

Phạm vi quá rộng, đặt vấn đề to tát nhưng thiếu khả thi, dự án Luật Việc làm đã không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội tại kỳ họp tới, ở phiên thảo luận chiều 5/9. Theo tờ trình của Chính phủ, Dự thảo Luật Việc làm bao gồm 9 chương và 112 điều, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội về việc làm bao gồm cả việc làm khu vực chính thức, khu vực phi chính thức; việc làm của những người lao động tự do, những người tự làm; việc làm trong và ngoài nước. Dự luật quy định về 7 nhóm vấn đề lớn của việc làm: phát triển việc làm; thông tin thị trường lao động; quản lý lực lượng lao động; phát triển kỹ năng nghề; dịch vụ việc làm; tuyển, đăng ký sử dụng lao động; bảo hiểm việc làm. 3 nhóm đối tượng áp dụng của luật này gồm người lao động Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc; người lao

7

động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng lao động có liên quan đến việc làm. Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, một trong những điểm mới căn bản của chương bảo hiểm việc làm tại dự án luật so với các quy định hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp là đã bổ sung chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động để duy trì việc làm bên cạnh chế độ bảo hiểm thất nghiệp, phát triển bảo hiểm thất nghiệp thành bảo hiểm việc làm với phạm vi, đối tượng bao phủ và chế độ rộng hơn cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Nguyên tắc bảo hiểm việc làm là bảo hiểm bắt buộc, có tính chia sẻ lớn giữa những người tham gia bảo hiểm việc làm. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn có nhiều ý kiến trái chiều cả ở cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cũng như tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý chỉ ra sự thiếu chín chắn khi mới kỳ họp trước thảo luận về Bộ luật Lao động thì cơ quan soạn thảo ra sức bảo vệ sự hợp lý của bảo hiểm thất nghiệp, nay lại cho rằng bảo hiểm việc làm mới là tiến bộ. Một số ý kiến khác cũng chưa tìm thấy sự thuyết phục vì chưa có đánh giá tổng kết về thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cũng như khó có thể có nguồn lực để thực hiện bảo hiểm việc làm như dự luật. Nhìn toàn diện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét rằng "dự án luật chán quá" khi toàn bộ hệ thống chính sách về việc làm hoàn toàn chưa được đề cập, trong khi quá nhiều quy định chung chung, nhiều nội dung trùng với luật hiện hành và rất khó khả thi. Nếu trình dự án luật này thì Quốc hội sẽ phê bình, Chủ tịch nói. Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cũng quan ngại khi phạm vi điều chỉnh của dự án luật quá lớn, trong khi có đến 33/100 điều liên quan đến chính sách cụ thể lại chưa rõ ràng. Kỳ họp tới sẽ chưa trình Quốc hội dự án Luật Việc làm mà rà soát, chỉnh lý để trình vào kỳ họp sau, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng kết thúc phiên thảo luận. (Theo tapchitaichinh.vn 8/10)Về đầu trang

8

Siết nhập cư, bổ sung lĩnh vực xử phạt

Phiên họp thứ 12, Uủ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII, thảo luận Luật Thủ đô: Siết nhập cư, bổ sung lĩnh vực xử phạt Cuối tuần qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến vào Luật Thủ đô. Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đồng tình việc siết nhập cư và tăng gấp đôi mức phạt đối với 5 lĩnh vực giao thông, môi trường, xây dựng, văn hóa, đất đai. Theo dự thảo luật, công dân được đăng ký thường trú tại nội thành phải thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4, điều 20 của Luật Cư trú; hoặc, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 3 năm trở lên (Luật Cư trú chỉ quy định một năm); nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Cơ quan thẩm tra - Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng đây cũng là một trong nhưng giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành. Giải thích tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 6/10 về việc tại sao phải siết nhập cư vào nội thành, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho hay, "đây là biện pháp buộc phải làm để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân sống tại Thủ đô, cũng như việc tăng mức phạt không phải vì mục đích thu nhiều tiền mà để đủ sức răn đe giúp phòng tránh những vi phạm tại vùng đặc thù này”. Ông Phạm Quang Nghị đưa ra câu hỏi, tại sao người dân sống ở Thủ đô lại "thua thiệt” hơn người dân sống ở vùng khác là vì cư dân quá đông, gấp nhiều lần cơ sở hạ tầng cho phép. Tất cả những điều đó buộc các nhà quản lý phải nghĩ ra những cách làm hữu hiệu để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong đó siết quản lý nhập cư là điều không thể không làm. Việc siết nhập cư là để bảo đảm chất lượng sống cho người dân chứ không phải cấm đoán tự do cư trú. Ông Nghị khẳng định, siết nhập cư chỉ là giải pháp tình thế, bắt buộc phải làm chứ không phải giải pháp duy nhất. Hiện Hà Nội đang thực hiện nhiều giải pháp kinh tế - xã hội khác để thực hiện chính sách giãn dân, tránh nhập cư ồ ạt vào nội đô như hiện nay.

9

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị, cần nghiên cứu kỹ hơn quy định "nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú” tại dự thảo luật để đảm bảo sự linh hoạt trong trường hợp người dân có nhu cầu chuyển từ nội thành ra ngoại thành. Với các quy định liên quan đến xử phạt hành chính, dự thảo luật quy định, HĐND TP Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực giao thông, môi trường, văn hoá, đất đai, xây dựng. Đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật không nhất trí, bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 6/2012) đã quy định các thành phố trực thuộc trung ương được áp dụng mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định trong một số lĩnh vực mà không có 3/5 lĩnh vực nêu trên. Giải thích tại sao phải tăng mức xử phạt với 5 lĩnh vực, Bí thư Phạm Quang Nghị nói, "nếu lấn chiếm đất công ở nơi mà mỗi mét vuông đất giá hàng trăm triệu như Hà Nội mà chỉ phạt vài triệu thì không đủ mức răn đe”. Hay đua xe mà cho phép tịch thu phương tiện thì dễ ngăn chặn hơn là chỉ xử phạt. Nếu xử phạt nạn đổ chất thải xây dựng ra đường với số tiền quá nhỏ người ta sẵn sàng đổ phế liệu để được nộp tiền phạt chứ không việc gì phải thuê xe vượt mấy chục km lên bãi rác Sóc Sơn để đổ chất thải? Đích cuối cùng của việc tăng mức phạt là để tăng tính răn đe chứ không nhằm thu nhiều tiền. Chốt thảo luận về Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhất trí ngoài 2 lĩnh vực môi trường và GTVT (như Luật Xử lý vi phạm hành chính), bổ sung thêm lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng vào Luật. (Đại Đoàn Kết 8/10)Về đầu trang

Cho từ chức nếu tín nhiệm thấp

Ngày 6/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về quy trình lấy phiếu tín nhiệm các chức danh Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Quy định mới tại dự thảo lần này là có thể xem xét cho từ chức người có phiếu tín nhiệm thấp.

10

Theo tờ trình, người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức, nếu xét thấy bản thân không đủ tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ. Cơ quan hoặc người đã giới thiệu để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm có thể trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm người đó. Đáng lưu ý, người có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm (không cần chờ kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai); đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị nhân sự thay thế. Cũng theo dự thảo, người có 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm. Cơ quan thẩm tra cũng tán thành việc lấy phiếu có 4 mức tín nhiệm (cao, trung bình, thấp, chưa có ý kiến) để đánh giá mức độ tín nhiệm. Trong khi đó, bỏ phiếu tín nhiệm chỉ có 2 mức: “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. Thẩm tra dự thảo, Nghị quyết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng không nên lấy phiếu quá rộng. Cụ thể, việc lấy phiếu định kỳ chỉ nên đặt ra đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại khoản 7 Điều 84 của Hiến pháp. “Việc mở rộng phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm ra tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm cả thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội…là quá dàn trải, dễ làm cho hoạt động này trở nên hình thức”, Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết. Ủy ban Pháp luật nghiêng về phương án Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc

11

hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao; Viện trưởng VKSND Tối cao; Tổng kiểm toán nhà nước (tổng số là 49 người). Qua thảo luận, một số ý kiến băn khoăn với phương án lấy phiếu rộng hơn, bao gồm tất cả những chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn. Bởi theo phương án này, số người phải lấy phiếu sẽ rất lớn. Riêng Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội sẽ phải lấy phiếu đối với các Phó Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm và các uỷ viên lên tới tổng số là 380 người. Chia sẻ với quan điểm của Ủy ban Pháp luật, ông Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số ý kiến cho rằng, nên khoanh lại đối tượng bỏ phiếu. Theo quy định Quốc hội, HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ tại kỳ họp đầu tiên mỗi năm (kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ); Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm tại phiên họp toàn thể của cơ quan mình. Quy định như vậy là phù hợp với tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. “Việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm sẽ làm cho những người giữ chức vụ phải nỗ lực, phát huy trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xem xét, điều chỉnh việc bố trí cán bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước” - Ông Lý nhấn mạnh. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu và một số ý kiến tán thành quy định này và cho rằng, cần làm rõ hơn các điều kiện để thực thi. Ngoài ra, các ý kiến cũng cho rằng cần gắn kết quả lấy phiếu tín nhiệm với quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý của việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Theo quy định, người 2 năm liên tiếp có trên 50% phiếu “tín nhiệm thấp”, Ủy ban nhân dân Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội, Thường trực HĐND sẽ trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm. Việc quy định 2 năm liên tiếp là

12

hợp lý, người năm đầu tiên tín nhiệm thấp sẽ có cơ hội để cải tổ, khắc phục yếu kém, bất cập trong công việc. Năm thứ hai vẫn không sửa chữa được sẽ bị đưa ra để “bỏ phiếu tín nhiệm”. Quy định như vậy phù hợp với tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Theo dự thảo Nghị quyết, trường hợp ngay lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm mà mức độ tín nhiệm quá thấp (trên 2/3 số phiếu “tín nhiệm thấp”) sẽ phải xem xét “bỏ phiếu tín nhiệm” ngay. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban soạn thảo hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới đây. (Tiền Phong 7/10)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Cán bộ và bài toán lợi ích

Phàm là người, ai cũng suy nghĩ và làm việc vì một lợi ích nào đó. Nếu con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội thì một anh cán bộ nhà nước là sự đan xen của vô vàn các loại lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích ngành, lợi ích của nhân dân, lợi ích của lãnh đạo,... Mới đây, phát biểu trên Tuổi Trẻ, ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nói rằng: “Nhân dân cũng như cán bộ, đảng viên bao giờ cũng quý những người hết lòng vì lợi ích của dân. Cán bộ mà lo thu vén quá thì chắc không thể là cán bộ tốt được. Nếu cán bộ hết lòng vì công việc, vì lợi ích của dân... thì sẽ thể hiện ra ở tinh thần làm việc, tinh thần trách nhiệm, không suy tính nhiều về cái được, cái mất của cá nhân”. Đương nhiên nhân dân cần những cán bộ như vậy. Nhưng làm sao biết được một người nào đó có hết lòng vì lợi ích của dân không để mà bổ nhiệm? Khối vị là chiến sĩ thi đua, cán bộ giỏi, huân huy chương đủ các loại hạng, làm việc ở những cơ quan mà tên gọi của nó luôn kết thúc bằng hai chữ “nhân dân” nhưng các vị ấy có vì lợi ích của dân không thì câu trả lời thật khó xác định với không ít vị. Ngày hôm nay anh còn mang đủ các loại danh hiệu phục vụ nhân dân nhưng ngày mai người ta mới ngớ ra khi anh vào tù vì ăn hối lộ.

13

Điểm mấu chốt là người ta không bao giờ đo lường được chỉ số “vì dân” của một con người để mà bổ nhiệm họ làm cán bộ này, cán bộ kia. Và trên tất cả, đã là con người, động cơ lớn nhất của họ luôn là lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình chứ không phải một cái lợi ích của dân chung chung và xa vời. Bởi vậy, không có nhà hoạch định chính sách tỉnh táo nào, không có một nhân dân tỉnh táo nào lại ngây thơ tin vào tấm lòng của một con người đối với nhân dân, khi trao cho anh một thứ có khả năng “sát thương” rất cao là quyền lực. Người ta buộc phải tính toán đến khía cạnh lợi ích của anh khi đặt anh vào một chiếc ghế vốn là trung tâm của rất nhiều lợi ích, phải tính đến biện pháp kiểm soát anh dù tin anh đến mấy, thay vì cố theo đuổi những tàn dư của tư tưởng đức trị. Về cơ bản, một cán bộ, cũng giống như bất kỳ người lao động nào khác, làm việc trước hết là để kiếm sống. Kiếm chưa đủ thì họ sẽ nghĩ cách kiếm đủ. Và chừng nào họ có thể kiếm được không gặp phải rủi ro nào đáng kể thì họ vẫn tiếp tục kiếm. Sở dĩ có tham nhũng vì người ta thấy có thể kiếm được một lợi ích phi pháp nào đó từ Nhà nước, mà rủi ro họ có thể gặp phải không lớn bằng (thậm chí là không đáng kể). Nếu loại trừ yếu tố đạo đức và chỉ thuần túy xét về lợi ích, đó là một kiểu đi buôn có lãi (và thậm chí lãi “khủng”), ăn được tiền mà không bị đi tù, không bị kỷ luật, ngu gì không ăn. Xung quanh mỗi anh cán bộ, luôn là sự suy tính về cán cân lợi ích và rủi ro. Vì nghĩ rằng có thể ăn được hàng triệu đôla từ cái chức tổng giám đốc PMU18 mà không bị đi tù nên Bùi Tiến Dũng đã ăn và ăn được. Nhưng Bill Clinton thì không ăn được gì từ cái ghế tổng thống Mỹ quyền lực nhất hành tinh, vì chỉ cần tơ hào 1 đồng là ông ta lập tức vào tù và tương lai sẽ khép lại. Ông ta có cách “ăn” khác. Bằng cách tạo dựng uy tín như một chính khách trong sạch và có năng lực, ông ta kiếm được hàng triệu USD tiền viết sách và hàng chục triệu USD tiền thuyết trình. Hai sự so sánh cho chúng ta thấy hai cách thức rất khác nhau để kiếm lợi từ quyền lực nhà nước. Và điều mấu chốt của công tác cán bộ, cũng như công cuộc chống tham nhũng không phải là xây dựng tiêu chí này, hội đồng kia để đánh giá độ liêm khiết, độ vì dân của một cán bộ, mà là xây dựng một cơ chế, một bộ máy, một hệ thống để người ta có thể kiếm được lợi một cách chính đáng. Hay nói cách khác, sẽ không có kết quả nào từ công cuộc

14

chống tham nhũng, nếu người ta không thay đổi cách thức mà các quan chức kiếm lợi được từ hệ thống. Rủi ro chính trị phải cân bằng với lợi ích chính trị, mỗi một lợi ích phi pháp đoạt được phải đánh đổi bằng một rủi ro tương xứng. Có như vậy thì cái đầu luôn luôn tính toán lợi ích cá nhân của con người cán bộ mới chịu dừng bước trước dục vọng phi pháp và tuân thủ những quy trình vì dân. (Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 8/10)Về đầu trang

Không chỉ đánh giá năng lực cán bộ, công chức qua tấm bằng

Thời gian gần đây, một số cơ quan nhà nước khi tuyển dụng cán bộ, công chức đầu vào đã đưa ra tiêu chí không tuyển những người có bằng tốt nghiệp đại học hệ tại chức. Ðiều này đã tạo luồng dư luận trái ngược nhau. Thực tế cho thấy, trước đòi hỏi chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, việc đưa ra các tiêu chí khi tuyển dụng là điều cần thiết. Và việc xem tấm bằng là cơ sở ban đầu quan trọng để đánh giá trình độ của người tham gia tuyển dụng không phải không có lý do. Thời gian qua, hệ đào tạo tại chức được mở ra tại phần lớn các cơ sở đào tạo đại học và những tiêu cực, hạn chế trong đào tạo hệ tại chức đã gây mất lòng tin của xã hội đối với tấm bằng này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận chức năng và hiệu quả của hệ đào tạo tại chức, khi mà trong nhiều năm qua, hàng vạn cán bộ, công chức, nhất là công chức cấp cơ sở đã được nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ thông qua hệ đào tạo này và các hệ đào tạo không chính quy khác. Nhờ đó, không ít cán bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ tại các cấp cơ sở, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của các nước. Theo Bộ Nội vụ thì Luật Cán bộ, công chức, Luật Giáo dục không phân biệt người có bằng tại chức và không phân biệt các loại hình đào tạo, nhưng các quy định hiện hành cũng không cấm các đơn vị đưa ra tiêu chí không tuyển người có bằng tại chức khi tuyển dụng đầu vào. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ làm việc với các bộ, ngành, địa phương để đưa ra tiêu chí phù hợp. Song có một thực tế, việc không tuyển

15

dụng đầu vào đối với người có bằng tại chức vì loại hình đào tạo này thời gian qua còn nhiều bất cập. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, trình độ cán bộ, công chức hiện nay nói chung chưa đồng đều, trong đó có một bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu công việc, nhất là cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã. Trong khoảng 256 nghìn cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã hiện nay, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm khá cao, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ này chiếm tới hơn 60%. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên nghiệp hóa, việc đào tạo cán bộ thông qua loại hình đào tạo tại chức và các loại hình không chính quy khác sẽ còn được tiếp tục triển khai trong những năm tới. Vấn đề là cần kiện toàn hệ thống đào tạo tại chức cũng như đội ngũ giáo viên, cùng với đó là quản lý chặt chẽ loại hình đào tạo tại chức và các loại hình đào tạo không chính quy khác, để hệ các loại hình đào tạo này hoạt động đúng tính chất, bảo đảm chất lượng và phát huy vai trò trong chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ đất nước. Bên cạnh đó, trong quá trình tuyển dụng, các đơn vị cần căn cứ vào năng lực nghiệp vụ của người tuyển dụng thông qua thi cử và năng lực công tác thực tế. Ðể có thể tuyển dụng cán bộ có năng lực thật sự, các đơn vị cần nâng cao chất lượng công tác thi tuyển. Các kỳ thi cần được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, là cơ sở ban đầu để đánh giá năng lực của cán bộ. Thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai thi tuyển đối với các chức danh lãnh đạo không phân biệt loại hình đào tạo, qua đó bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, nhằm phát hiện, đề bạt những người có đủ năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để bổ nhiệm những vị trí lãnh đạo. Ðây là cách làm tốt, sáng tạo, gợi mở hướng đi mới trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức trong thời gian tới. (Nhân Dân Điện Tử 7/10)Về đầu trang

16

Tái cơ cấu hai tập đoàn xây dựng: Giảm gánh nặng cho Chính phủ

Đó là một trong những mục tiêu tái cơ cấu, theo tờ trình phương án tái cơ cấu hai tập đoàn là Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam vừa được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng. Theo Bộ Xây dựng, việc tái cơ cấu hai tập đoàn sẽ theo trình tự: kết thúc thực hiện thí điểm mô hình tổ chức, hoạt động của hai tập đoàn để tổ chức lại các tổng công ty con như trước khi tham gia tập đoàn; tổ chức thực hiện chuyển giao quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các tổng công ty tham gia thí điểm thành lập tập đoàn (bao gồm cả hai công ty mẹ tập đoàn) cho bộ quản lý ngành. Về việc tổ chức lại các tổng công ty tham gia hai tập đoàn, Bộ Xây dựng cho biết sẽ chỉ đạo các tổng công ty sớm hoàn chỉnh, trình bộ phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; lập và trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty HUD sau khi chuyển về Bộ Xây dựng; chỉ đạo các tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, từ nay đến hết năm 2015 hoàn thành. Theo Bộ Xây dựng, hai năm thí điểm tập đoàn đã bộc lộ một số vấn đề: quy mô và năng lực của tập đoàn còn nhỏ và hạn chế, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam mới đạt 6.635 tỉ đồng, của HUD là 5.524 tỉ đồng. Tổng doanh thu thực hiện hằng năm chưa cao (năm 2011 Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam đạt 45.495 tỉ đồng, HUD đạt 26.664 tỉ đồng). Các tập đoàn đầu tư dàn trải theo hướng đa ngành, đa nghề trong điều kiện năng lực tài chính hạn hẹp nên dễ gặp rủi ro khi môi trường kinh doanh biến động lớn. (Tuổi Trẻ 8/10)Về đầu trang

TƯ DUY - CÁCH LÀM MỚI

Nhiều mô hình “vượt lũ” sáng tạo tại Hà Tĩnh

Sống chung với lũ nên nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện nhiều mô hình vượt lũ sáng tạo và hiệu quả, giúp bà con hạn chế được thiệt hại cả về người và vật chất. Tại các xã: Trường Sơn, Liên Minh, Đức Châu, Đức Quang, Đức La, Đức Tùng, và Đức Vịnh (huyện Đức Thọ) người dân không còn lo sợ mỗi khi mùa lũ tới bởi nơi đây đã có các phương án để thích ứng rồi.

17

Ông Trần Hợi, năm nay hơn 70 tuổi, người dân thôn Văn Hội, xã Trường Sơn cho biết: Trước đây, mỗi khi mưa bão đến, ông luôn lo lắng về sự an toàn của gia đình mình, nhưng nay đã có các phương án để thích ứng rồi. Từ nhà ở, các công trình phục vụ cuộc sống, các trang bị như: áo phao, thuyền lá…đều được chúng tôi xây dựng, sẵn sàng đối phó với mưa lũ. Mặt khác, từ khi xã có chủ trương quy hoạch, xây dựng các công trình công cộng, hướng dẫn người dân cách xây nhà cửa vượt lũ người dân chúng tôi rất yên tâm…. Ông Hợi cho các phóng viên xem “công trình vượt lũ” của gia đình mình. Trên diện tích hơn 20m2, ông Hợi đã xây dựng “ngôi nhà chạn tránh lũ” 2 tầng, cao hơn 4m. Tầng một ông dùng để xe máy, máy cày…, tầng 2 dùng để cất giữ các vật dụng để đối phó khi lũ về như: áo phao, thuốc men, lương thực dự trữ…Và khi cần thiết, đây còn là nơi tránh lũ an toàn cho trâu bò, gia súc, gia cầm… Ông Hợi cho biết thêm, hiện hầu hết các hộ gia đình trong xã đều đã xây dựng được “nhà chạn tránh lũ”. Những hộ gia đình khá giả hơn, khi xây nhà cũng bố trí một phòng trên cùng, sân thượng, để sẵn sàng giúp người và gia súc, gia cầm tránh lũ. Trường Sơn, một trong những xã nằm giữa ngã ba sông La, sông Lam (sông Cả), có trên 2.000 hộ dân với hơn 9.000 nhân khẩu. Xã có diện tích tự nhiên 814 ha, trong đó đất nông nghiệp 328 ha. Là một xã thường xuyên bị lũ lụt, thiên tai tàn phá nên chính quyền địa phương đã tổ chức rất tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý rác thải và quy hoạch khu nghĩa trang phù hợp, để không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh khi lũ qua. Bên cạnh việc bảo đảm đủ nguồn nước sạch cho 1.500 hộ dân của 15 thôn, Trường Sơn thành lập tổ vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, quy hoạch 2 bãi rác tập trung. Các thôn, xóm, đường làng luôn sạch sẽ, không có rác hay xác của động vật. Anh Chu Lương Tâm, Phó Chủ tịch xã Trường Sơn cho biết: Vì Trường Sơn xa trung tâm, xa điểm tập kết cứu hộ cứu nạn, nên xã luôn sẵn sàng ứng phó với lũ bằng phương châm 5 tại chỗ: Lực lượng, phương tiện, chỉ huy, hậu cần tại chỗ và bảo vệ tại chỗ.

18

Các xã ngoài đê La Giang của huyện Đức Thọ có tổng diện tích tự nhiên khoảng hơn 5.000 ha, dân số trên 30.000 người. Đời sống nhân dân các xã này còn gặp nhiều khó khăn, các dịch vụ chưa phát triển, sản xuất còn manh mún lại chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, lũ lụt. Để giúp nhân dân thích ứng với sự khắc nghiệt của thiên tai, hiện nay chính quyền các địa phương đều động viên nhân dân xây dựng các công trình chống lũ. Mỗi hộ gia đình đều tổ chức xây dựng nhà 2 gác, rộng từ 20m2 đến 60m2; khi nước lũ dâng cao có thể di chuyển đồ đạc, lương thực, thuốc men, thực phẩm và cả gia súc, gia cầm lên trên tránh nước. Mặt khác, khi bước vào xây dựng nông thôn mới, các xã: Trường Sơn, Đức La, Đức Châu, Đức Quang đều quy hoạch từng vùng đất cao có diện tích 3 ha đến 5ha với các mô đất cao rộng 100m2. Đây là vùng tránh lũ tập trung cho cả người và gia súc, gia cầm khi có lũ đổ về. Đến nay, 7 xã nằm trong vùng ngập lũ ngoài đê La Giang: Trường Sơn, Liên Minh, Đức Tùng, Đức Quang, Đức Châu, Đức La, Đức Vĩnh của huyện Đức Thọ được đầu tư gần 906 tỷ đồng, để xây dựng 27 hạng mục thuộc các nhóm: lĩnh vực giao thông có giá trị đầu tư 601,7 tỷ đồng (khoảng 50 km đường cấp 2, cấp 4, cấp 5 và hệ thống cầu, cống); thủy lợi có mức đầu tư 47,27 tỷ đồng (kè chống sạt sông Trường Sơn, Đức La và hệ thống mương tưới tiêu); các công trình xây dựng dân dụng có mức đầu tư 108,78 tỷ đồng (hoàn chỉnh trụ sở hai tầng UBND các xã vùng lũ, 59 nhà hội quán hai tầng cho các xóm, bảy trường học mầm non và THCS, sáu trạm y tế, các ụ đất, xuồng máy…). Với việc quy hoạch, sắp xếp, xây dựng các công trình tránh lũ phù hợp với đặc điểm tình hình, cùng với ý thức tự phòng tránh của nhân dân, các xã ngoài đê La Giang đang từng bước thích ứng nhanh với sự biến đổi của khí hậu, sẵn sàng “vượt lũ” khi mùa mưa bão đến. (Quân Đội Nhân Dân 7/10)Về đầu trang

Long An: Cấm dùng rượu bia buổi trưa trong ngày làm việc

Ngày 7/10, Sở Nội vụ Long An cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh việc uống rượu bia vào buổi trưa trong ngày làm việc.

19

Theo đó, tất cả cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong tỉnh không được dùng rượu bia vào buổi trưa các ngày làm việc. Lãnh đạo sở ngành, cơ quan, đơn vị nhà nước và chủ tịch UBND các cấp phải gương mẫu, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia trong phạm vi cơ quan, đơn vị. Từ nay, các cuộc hội họp có dùng cơm trưa không được kèm rượu bia. Các trường hợp tùy tiện dùng rượu bia buổi trưa trong nội bộ, hoặc ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị để xảy ra sai phạm, sự cố thì xem xét, xử lý kỷ luật người đứng đầu và người có liên quan theo quy định. (Thanh Niên 8/10)Về đầu trang

Quân đoàn 2: Đối thoại giúp quản lý bộ đội tốt hơn

Tại Trung đoàn Công binh 219 (Quân đoàn 2), lâu nay những buổi đối thoại ở cơ sở đã giúp đơn vị thực hiện tốt công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội. Việc tổ chức đối thoại được trung đoàn tổ chức theo phân cấp và do thủ trưởng cấp trên một cấp chủ trì. Với phương châm cởi mở, chân thành và xây dựng đơn vị, các buổi đối thoại ở các cấp đã nêu cao tính dân chủ, khơi dậy tinh thần tự phê bình và phê bình của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Từ các buổi đối thoại, cán bộ chỉ huy lắng nghe, kiểm chứng và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh về tư tưởng, nhất là tâm tư nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ cấp dưới. Thông qua đối thoại, cán bộ, chiến sĩ đã “hiến kế” cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp nhiều giải pháp hay trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Đối thoại không chỉ để nghe cán bộ, chiến sĩ nói mà mấu chốt là phải giải quyết được kịp thời những vấn đề bộ đội nêu ra, tạo lòng tin đối với bộ đội. Ngoài tổ chức các buổi đối thoại thường xuyên, cán bộ các cấp ở Trung đoàn Công binh 219 còn công khai số điện thoại cá nhân để khuyến khích bộ đội có thể trao đổi riêng. (Quân Đội Nhân Dân 7/10)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Hai phương án điều chỉnh lương, thưởng tại doanh nghiệp nhà nước

Theo dự thảo Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra 2 phương án.

20

Phương án một, Bộ đề xuất quỹ tiền lương kế hoạch được tính trên cơ sở mức tiền lương bình quân và số lao động định mức kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện được tính trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện và số lao động thực tế sử dụng bình quân gắn với mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất. Ở phương án hai, Bộ này xuất quỹ tiền lương kế hoạch được tính trên cơ sở số lao động định mức, hệ số lương cấp bậc bình quân, mức lương tối thiểu do công ty lựa chọn tối đa không quá 2,7 lần mức lương tối thiểu chung và quỹ tiền lương thực hiện được tính giống như phương án một. (Gafin.vn 7/10) Về đầu trang

Thống đốc tuyên chiến với lợi ích nhóm ngân hàng

Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" phát sóng ngày 7/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã trao đổi về vấn đề lợi ích nhóm và xung quanh những tin đồn về một số lãnh đạo nhà băng trong thời gian qua. Ông Bình thừa nhận, hệ thống văn bản để quản lý hệ thống ngân hàng không theo kịp tốc độ, trình độ phát triển của các ngân hàng cổ phần dẫn đến gây nhiều lỗ hổng. Ông Bình nhấn mạnh: "Hoạt động thanh tra giám sát không phát huy hiệu quả. Từ chỗ hệ thống phát triển nhanh, nóng, công tác chưa hiệu quả nên có nhiều hệ lụy đặt ra trong ngày hôm nay". Một trong những hệ lụy mà ông Bình nhắc đến là vấn đề lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng. "Có những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Đặc biệt, các nhóm cổ đông này sử dụng vốn không hiệu quả, gây nên thất thoát vốn, buộc ngân hàng phải tái cơ cấu", ông Bình lý giải. Thống đốc cũng kết luận: "Lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu. Nó có thể thao túng ngân hàng và ảnh hưởng đến cả hệ thống". Trong lần đăng đàn trả lời dân chúng, ông Bình cũng khẳng định quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong cuộc chiến chống lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, ngoài một số bộ phận các

21

ngân hàng nhận thức và cùng phối hợp với ngân hàng Nhà nước, vẫn có một số bộ phận, nhóm cổ đông của các nhà băng câu kết với các phần tử trong nước, phần tử phần động nước ngoài. "Họ câu kết với nhau để đưa ra những thông tin bóp méo thực tế tái cấu trúc ngân hàng để gây hoang mang dư luận để làm cơ quan quản lý chùn bước trong việc xử lý vấn đề này", ông Bình nói. Về cuộc chiến chống lợi ích nhóm, ông Bình thông tin thêm, qua đợt kiểm điểm, tự phê bình, ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước đã kiểm điểm sâu sắc về vấn đề này. "Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng ghi nhận không có lợi ích nhóm trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước cũng như từng cá nhân trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước", ông Bình cho biết và khẳng định sẽ "kiên quyết không lùi bước" trong việc đấu tranh với lợi ích nhóm để xử lý các ngân hàng yếu kém, mang lại sự lành mạnh cho tổ chức tín dụng. Cũng tại cuộc trao đổi này, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng không nên cho rằng việc các doanh nghiệp gặp khó khăn như hiện nay là do chính sách tiền tệ quá thắt chặt của chúng ta. "Không thể nói chính sách tiền tệ quá chặt mà là được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt. Việc một số doanh nghiệp gặp khó khăn thì là hệ lụy đã lường đón trước được. Đó là giá phải trả để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và chủ trương tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam", ông Bình phân tích. (Vnexpress 8/10)Về đầu trang

451 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng

Sau 5 năm thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp theo Luật Phòng, chống tham nhũng, cả nước có 451 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị với tổng giá trị hơn 1.798 triệu đồng. Nhiều cán bộ, công chức kiên quyết không nhận quà tặng liên quan đến nhiệm vụ, công vụ và không nhận hối lộ. Đây là kết quả tổng kết của Thanh tra Chính phủ sau 5 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

22

Tuy nhiên, tổng kết của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, thực tế vẫn còn cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, nhất là ở cấp cơ sở. Qua tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của 13.204 cơ quan, tổ chức tại 5 bộ, ngành và 31 tỉnh, thành phố trên cả nước, đã phát hiện và xử lý 2.510 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm. (Quân Đội Nhân Dân 8/10)Về đầu trang

Công chứng khổ vì luật đá nhau

Tại hội nghị tổng kết năm năm thi hành Luật Công chứng trên địa bàn TPHCM cuối tuần qua, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM Lê Thị Bình Minh cho biết hiện có một số mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Công chứng và các quy định khác gây lúng túng, khó khăn cho công chứng viên. Cụ thể, Luật Công chứng bắt buộc tiếng nói, chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt nhưng Điều 649 Bộ luật Dân sự lại quy định người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Chủ tịch Hội Công chứng TPHCM Phan Văn Cheo cho biết ngày 8/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã có công văn với nội dung “… Tại thời điểm hiện nay, công chứng viên cần từ chối công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai do vi phạm quy định Điều 91 Luật Nhà ở” (điều này quy định nhà ở phải có giấy chứng nhận mới được thế chấp). Tuy nhiên, theo ông Cheo, những giao dịch này tương đối phổ biến và từ trước đến nay các tổ chức hành nghề công chứng đều chứng nhận. Về pháp lý, việc thế chấp này cũng đã được ghi nhận tại Điều 320 Bộ luật Dân sự và các nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Nghị định 71/2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở cũng quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quyền thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng để vay vốn”.

23

Do đó, Hội Công chứng Thành phố kiến nghị Bộ Tư pháp sớm phối hợp với Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện. Cũng theo ông Cheo, trường hợp bảo lãnh vay vốn bằng quyền sử dụng đất cũng đang gặp khó. Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai trước đây đã có chế định bảo lãnh nhưng đến Luật Đất đai hiện hành thì không còn đề cập. Một số hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất của bên thứ ba được công chứng, nay có tranh chấp đã bị tòa án tuyên vô hiệu gây hoang mang, bất an cho công chứng viên và các tổ chức tín dụng. Điều đáng nói là tuy Luật Đất đai hiện hành không quy định chế định bảo lãnh nhưng Nghị định 84/2007 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai lại ghi nhận: “Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai được hiểu là thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho người thứ ba vay vốn theo quy định của Bộ luật Dân sự”! Ngoài ra, hợp đồng cho vay tiền có lãi suất giữa các doanh nghiệp mặc dù đã có công chứng nhưng có nơi vẫn bị tòa án tuyên vô hiệu. Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh tiền tệ nên cho vay tiền là vi phạm pháp luật, loại hợp đồng này vô hiệu vì trái với Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đây cũng là một loại hợp đồng vay tài sản thông thường theo luật dân sự, miễn lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm vay. Việc vay này cũng không vi phạm điều cấm, vì một số công văn của Văn phòng Chính phủ, thông tư của Bộ Tài chính cũng từng đề cập “không khuyến khích” loại cho vay này và phải chịu thuế VAT 10%, tức mặc nhiên thừa nhận loại hình này. Vì vậy, Hội Công chứng Thành phố đã kiến nghị Bộ Tư pháp làm việc với các bộ, ngành liên quan ban hành hướng dẫn cụ thể những trường hợp vướng mắc để đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng được công chứng. (Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 8/10)Về đầu trang

24

PHÁP LUẬT

Đình chỉ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL Vĩnh Long

UBND tỉnh vừa công bố quyết định đình chỉ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL và các chức vụ khác có liên quan do Chủ tịch UBND tỉnh phân công đối với ông Nguyễn Tố Tranh kể từ ngày 1/10/2012 để phục vụ công tác điều tra trong “Vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ và tham ô tài sản”. Ngay sau đó, UBND tỉnh cũng đã công bố quyết định phân công ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL giữ nhiệm vụ Quyền giám đốc sở thay ông Nguyễn Tố Tranh trong thời gian bị đình chỉ chức vụ giám đốc. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã bắt tạm giam Bùi Hữu Trí (33 tuổi, chuyên viên Sở VH-TT-DL) bị khởi tố về hành vi “nhận hối lộ”, Trần Lê Đông (33 tuổi, kế toán trưởng) bị khởi tố về hành vi “tham ô tài sản” và Phạm Tiến Ngọ (50 tuổi, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thành Tiến) về hành vi “đưa hối lộ”. Cơ quan điều tra đang khẩn trương làm rõ hành vi xà xẻo ngân sách nhà nước của các đối tượng qua việc trùng tu, xây dựng các công trình do Sở VH-TT-DL làm chủ đầu tư. (Sài Gòn Giải Phóng 8/10)Về đầu trang./.

Biên tập viên: Lê Huyền