bản tin v ăn phòng jica vi t nam · 2016-07-11 · bản tin v ăn phòng jica vi ệt nam -...

6
S9 (Tháng 6 năm 2016) Bn tin Văn phòng JICA Vit Nam Nht Bn và Vit Nam ký kết các hip định vn vay ODA mi (trang 2) JICA htrxây dng hthng mng lưới thông tin y tế (trang 3) Hi nghban điu phi Dán giám sát vi khun kháng kháng sinh trong thc phm (trang 4) Hướng ti phát trin bn vng cây sn (trang 5) Dán ci thin năng sut lao động (trang 5) Khi công 2 bến khi động thuc dán Cng Lch Huyn (trang 6) TIÊU ĐIỂM Ch ươ ng trình T ă ng t ưở ng kinh t ế c p t nh ~Ho t độ ng t i t nh Hà Nam và Bà R a-V ũ ng Tàu~ Sau đó, Danh sách các hot động htrca JICA đã được xác định, đánh du sra đời ca Kế hoch Hành động nhm thc hin chiến lược công nghip hóa ca tnh Hà Nam. Các hot động này bao gm: (1) Xây dng tuyến đường bnhm ci thin lưu thông hàng hóa; (2) Xây dng trm biến áp nhm đảm bo ngun cung cp đin cho hot động sn xut công nghip; (3) Tăng cường năng lc ca ging viên ging dy ti các trường đào to nghnhm đảm bo lc lượng lao động có tay ngh; (4) Htrxây dng cơ chế mt ca nhm nâng cao dch vhành chính. Đầu năm 2016, dù Hà Nam có Bí thư tnh y mi, phương châm thc hin 10 cam kết trên vn tiếp tc được duy trì. Đầu tháng 6/2016, người đứng đầu chính quyn tnh là ông Nguyn Xuân Đông, Chtch UBND tnh, có chuyến công tác ti Nht Bn nhm kêu gi doanh nghip va và nhca Nht đầu tư tp trung vào công nghip ti Hà Nam. Hot động ti Bà Ra – Vũng Tàu Tháng 1/2016, “Cú hích th2” cùng vi Chương trình Phát trin kinh tế cp tnh đã được “khi động” ti tnh Bà Ra-Vũng Tàu. Sau khi cao tc Tp. HChí Minh – Du Giây thông xe và được đưa vào sdng, chmt khong 40 phút di chuyn tTp. HCM ti các khu công nghip ca tnh Bà Ra-Vũng Tàu. Bà Ra-Vũng Tàu là mt trong sđim nghdưỡng ca Vit Nam, shu bbin dài đẹp, nên bhn chế đầu tư các nhà máy thép và kết qulà tp trung công nghip ti Bà Ra-Vũng Tàu chm hơn so vi mt stnh lân cn khác. JICA đã phi hp vi GRIPS, đề xut khnăng tp trung công nghip đi đôi vi kim soát nh hưởng ti môi trường rút ra tkinh nghim ca Nht Bn. Nhng cán bca tnh sau khi thăm thành Chiến lược công nghip hóa ca Vit Nam trong khuôn khhp tác Vit Nam - Nht Bn hướng đến năm 2020, tm nhìn 2030 được Thtướng Chính phphê duyt ti Quyết định s1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013. Mt chng đường dài bt đầu, thnghim đim yếu nht ca Vit Nam, đó là “có thđẩy mnh công nghip hóa hơn na hay không?” Cơ quan Hp tác Quc tế Nht Bn (JICA) đã la chn hai tnh: Hà Nam phía Bc và Bà Ra-Vũng Tàu phía Nam, để trin khai thc hin htrcông nghip hóa mt cách cth, đó là làm rõ hướng đi công nghip hóa theo đặc trưng ca địa phương trước khi xác định và trin khai các hot động cth. Hot động ti Hà Nam Tháng 8/2015, kho sát đầu tiên được thc hin ti tnh Hà Nam, mt tnh tiếp giáp vi Hà Ni. Sau khi tuyến cao tc Hà Ni – Ninh Bình được đưa vào sdng, thi gian di chuyn tHà Ni ti Hà Nam được rút ngn chcòn khong 40 phút. Hà Nam cũng là mt tnh có tltăng trưởng cao trong vài năm gn đây. Ông Mai Tiến Dũng, Bí thư tnh Hà Nam khi đó, đã đưa ra 10 cam kết vi các doanh nghip nước ngoài mà trong đó doanh nghip va và nhca Nht Bn là ct lõi. Để đạt được mc tiêu công nghip hóa bng ngun lc hn chế ca Chính ph, rt cn xác định rõ ni dung tp trung và la chn, để phát huy khnăng độc lp ca địa phương. Chính vì vy, tháng 8/2015, JICA đã mi Giáo sư Ohno Kenichi ca Vin Nghiên cu Chính sách Quc gia Nht Bn (GRIPS) sang Vit Nam để trao đổi cùng tnh Hà Nam, vi phương châm tp trung thc hin 10 cam kết đã được xác định rõ.

Upload: others

Post on 21-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · 2016-07-11 · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 4/2016 Hy v ˜ng r ng sau khi mô hình c a hai t nh này thành công, các

Số 9 (Tháng 6 năm 2016)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Nhật Bản và Việt

Nam ký kết các

hiệp định vốn vay

ODA mới (trang 2)

JICA hỗ trợ xây

dựng hệ thống

mạng lưới thông

tin y tế (trang 3)

Hội nghị ban điều

phối Dự án giám

sát vi khuẩn

kháng kháng sinh

trong thực phẩm

(trang 4)

Hướng tới phát

triển bền vững cây

sắn (trang 5)

Dự án cải thiện

năng suất lao

động (trang 5)

Khởi công 2 bến

khởi động thuộc

dự án Cảng Lạch

Huyện (trang 6)

TIÊU ĐIỂM Chương trình Tăng tưởng kinh tế cấp tỉnh ~Hoạt động tại tỉnh Hà Nam và Bà Rịa-Vũng Tàu~

Sau đó, Danh sách các hoạt động hỗ trợcủa JICA đã được xác định, đánh dấu sự ra đời của Kế hoạch Hành động nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của tỉnh Hà Nam. Các hoạt động này bao gồm: (1) Xây dựng tuyến đường bộ nhằm cải thiện lưu thông hàng hóa; (2) Xây dựng trạm biến áp nhằm đảm bảo nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản xuất công nghiệp; (3) Tăng cường năng lực của giảng viên giảng dạy tại các trường đào tạo nghề nhằm đảm bảo lực lượng lao động có tay nghề; (4) Hỗ trợ xây dựng cơ chế một cửa nhằm nâng cao dịch vụ hành chính. Đầu năm 2016, dù Hà Nam có Bí thư tỉnh ủy mới, phương châm thực hiện 10 cam kết trên vẫn tiếp tục được duy trì. Đầu tháng 6/2016, người đứng đầu chính quyền tỉnh là ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh, có chuyến công tác tại Nhật Bản nhằm kêu gọi doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật đầu tư tập trung vào công nghiệp tại Hà Nam. Hoạt động tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Tháng 1/2016, “Cú hích thứ 2” cùng với Chương trình Phát triển kinh tế cấp tỉnh đã được “khởi động” tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau khi cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Dầu Giây thông xe và được đưa vào sử dụng, chỉ mất khoảng 40 phút di chuyển từ Tp. HCM tới các khu công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong số điểm nghỉ dưỡng của Việt Nam, sở hữu bờ biển dài và đẹp, nên bị hạn chế đầu tư các nhà máy thép và kết quả là tập trung công nghiệp tại Bà Rịa-Vũng Tàu chậm hơn so với một số tỉnh lân cận khác. JICA đã phối hợp với GRIPS, đề xuất khảnăng tập trung công nghiệp đi đôi với kiểm soát ảnh hưởng tới môi trường rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản. Những cán bộ của tỉnh sau khi thăm thành

Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013. Một chặng đường dài bắt đầu, thửnghiệm điểm yếu nhất của Việt Nam, đó là “có thể đẩy mạnh công nghiệp hóa hơn nữa hay không?” Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã lựa chọn hai tỉnh: Hà Nam ở phía Bắc và Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Nam, để triển khai thực hiện hỗ trợ công nghiệp hóa một cách cụ thể, đó là làm rõ hướng đi công nghiệp hóa theo đặc trưng của địa phương trước khi xác định và triển khai các hoạt động cụ thể. Hoạt động tại Hà Nam

Tháng 8/2015, khảo sát đầu tiên được thực hiện tại tỉnh Hà Nam, một tỉnh tiếp giáp với Hà Nội. Sau khi tuyến cao tốc Hà Nội – Ninh Bình được đưa vào sử dụng, thời gian di chuyển từ Hà Nội tới Hà Nam được rút ngắn chỉ còn khoảng 40 phút. Hà Nam cũng là một tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng cao trong vài năm gần đây. Ông Mai Tiến Dũng, Bí thư tỉnh Hà Namkhi đó, đã đưa ra 10 cam kết với các doanh nghiệp nước ngoài mà trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản là cốt lõi. Để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa bằng nguồn lực hạn chế của Chính phủ, rất cần xác định rõ nội dung tập trung và lựa chọn, để phát huy khả năng độc lập của địa phương. Chính vì vậy, tháng 8/2015, JICA đã mời Giáo sư Ohno Kenichi của Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS)sang Việt Nam để trao đổi cùng tỉnh Hà Nam, với phương châm tập trung thực hiện 10 cam kết đã được xác định rõ.

Page 2: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · 2016-07-11 · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 4/2016 Hy v ˜ng r ng sau khi mô hình c a hai t nh này thành công, các

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Hy vọng rằng sau khi mô hình của hai tỉnh này thành công, các tỉnh lân cận có thể tham khảo học tập và chính quyền Trung ương có thể xem xét nhân rộng mô hình này phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

phố Kawasaki và tham quan nhà máy giấy tái sinh tại Nhật Bản đã thể hiện mong muốn áp dụng mô hình này vì thấy rằng mô hình tập trung công nghiệp có kiểm soát ô nhiễm môi trường là khả thi với Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nhật Bản và Việt Nam ký kết các hiệp định vốn vay ODA mới

vấn để phục vụ mục đích xây dựng tuyến đường sắt. Đây là dự án áp dụng Điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP) và sử dụng công nghệ Nhật Bản.

(2) Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái

Bình và đường dây truyền tải Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình gồm 2 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 600MW, sản lượng điện phát hàng năm là 3,6 tỷ kWh, được xây dựng trên diện tích 115ha, tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tổng mức đầu tư cho dự án là 26,5 nghìn tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản là 85%, 15% còn lại là vốn đối ứng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là khoản vay thứ tư của dự án, nâng tổng giá trị cam kết cho vay đối với dự án lên tới 121,984 tỷ Yên Nhật. Tính đến cuối tháng 4/2016, tổng tiến độ gói thầu EPC (gói thầu chính xây dựng nhà máy) ước đạt 78%, vượt 7% so với tiến độ theo hợp đồng, tương ứng với khoảng 2 tháng. Theo kế hoạch, tổ máy số 1 sẽ được hoàn

Ngày 28/5, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ký với Chính phủ Việt Nam các hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 166 tỷ Yên Nhật cho ba dự án là (1) Dự án xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên (III); (2) Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Điện Thái Bình và đường dây truyền tải điện (IV); và (3) Dự án Cải tạo Môi trường Nước Tp. HCM – Giai đoạn 2 (III).

(1) Dự án xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 1

Bến Thành – Suối Tiên (III) Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng tại Tp. Hồ Chí Minh bằng cách xây dựng hệ thống vận tải công cộng đô thị, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí. Dự án này bao gồm các khoản vay chia làm nhiều lần. Khoản vay đầu tiên trị giá 20,887 tỷ Yên Nhật được ký kết vào tháng 3/2007 và khoản vay lần thứ hai trị giá 44,302 tỷ Yên Nhật được ký kết vào tháng 3/2012. Nguồn vốn từ khoản vay lần ba này sẽ được sử dụng cho các hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị và dịch vụ tư

Tên dự án Mức vay (triệu Yên)

Lãi suất (%/năm)

Thời gian

trả nợ

(năm)

Thời

gian ân

hạn (năm)

Điều kiện

vay Phần

xây

lắp

Phần dịch

vụ tư vấn

(1) Dự án xây dựng

Tuyến đường

sắt đô thị số 1

Bến Thành –

Suối Tiên (III)

90.175 0,1 0,01 40 10 Ràng buộc Nhật Bản

(2) Dự án Xây dựng

Nhà máy Nhiệt điện Điện Thái

Bình và đường

dây truyền tải điện (IV)

54.982 1,4 0,01 30 10 Không ràng buộc

(3) Dự án Cải tạo Môi trường

Nước Tp. HCM

– Giai đoạn 2

(III)

20.967 0,3 0,01 40 10 Không ràng buộc

Page 3: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · 2016-07-11 · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 4/2016 Hy v ˜ng r ng sau khi mô hình c a hai t nh này thành công, các

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

(3) Dự án cải tạo môi trường nước Tp. HCM –

Giai đoạn 2 (III) Mục tiêu của dự án là giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt và nâng cao năng lực xử lý nước thải thông qua xây dựng cải tạo hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa và nước thải của Tp. Hồ Chí Minh. Những biện pháp này sẽ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và giúp người dân thành phố có điều kiện sống tốt hơn. Vốn vay cho Dự án này được chia làm nhiều lần. Khoản vay đầu tiên trị giá 1,557 tỷ Yên Nhật đã được ký kết vào tháng 3/2006; khoản vay thứ hai trị giá 13,169 tỷ Yên Nhật đã được ký kết vào tháng 3/2008. Khoản vay lần này sẽ được phân bổ để cải tạo hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải, bao gồm việc cải tạo kênh rạch, cải tạo sửa chữa hệ thống đường ống nước thải, xây mới hệ thống đường ống nước thải kết hợp và mở rộng nhà máy xử lý nước thải cũng như dịch vụ tư vấn.

Ảnh: Cảnh bờ kênh Tàu Hủ-Bến Nghé sau khi giai

đoạn 1 của dự án hoàn thành.

hoàn thành, đưa vào vận hành sau 43 tháng (tháng 10/2017) và tổ máy số 2 sẽ đưa vào vận hành sau 49 tháng (tháng 4/2018). Ngoài hợp phần Nhà máy nhiệt điện Thái Bình do EVN đầu tư, nguồn vốn vay ODA Nhật Bản còn tài trợ cho xây dựng các đường dây truyền tải được đầu tư bởi Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT) để phục vụ cho toàn bộ công suất 1800MW của Trung tâm điện lực Thái Bình. Khi đi vào hoạt động, Trung tâm điện lực Thái Bình sẽ tăng cường năng lực cung ứng phát điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực Đồng bằng sông Hồng, qua đó góp phần giảm sự phụ thuộc của hệ thống điện vào nguồn thủy điện, đặc biệt vào mùa khô và các năm cạn kiệt, tăng tính an toàn, ổn định, kinh tế cho vận hành hệ thống điện.

Ảnh: Lắp dựng ống khói thép tại nhà máy nhiệt điện

Thái Bình

JICA hỗ trợ xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin y tế

tế tuyến dưới như tuyến huyện và tuyến xã, nhiều người dân bỏ qua các cơ sở y tế tuyến dưới và lựa chọn khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến trên, dẫn đến tình trạng bệnh nhân tập trung quá đông tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Mặt khác, Việt Nam cũng chưa phát triển được mạng lưới y tế khu vực, nhằm chia sẻ thông tin của bệnh nhân giữa các cơ sở y tế. Ngày 31/5, với sự phối hợp của Bộ Y tế, Sở Y tếtỉnh Nghệ An, Công ty Techno Project và Công ty Link Toàn cầu đã tổ chức Hội nghị đánh giá Dự án trước khi Dự án kết thúc (từ tháng 2/2015 đến tháng9/2016), và tổ chức tham quan một số cơ sở

Để hỗ trợ rút ngắn khoảng cách chênh lệch về chất lượng y tế giữa các khu vực, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc y tế ở Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai xây dựng hệthống mạng lưới thông tin y tế (Mame-Net) tại tỉnh Nghệ An, giữa Công ty Techno Project (đơn vị đưa ra giải pháp) và Sở Y tế tỉnh Nghệ An (cơ quan thực hiện).

Dự án này xuất phát từ thực tế là tại Việt Nam, trình độ và dịch vụ y tế giữa các khu vực chênh lệch rõ rệt. Do hạn chế về thuốc men, thiết bị y tế cũng như chất lượng và số lượng cán bộ y tế ở các cơ sở y

Page 4: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · 2016-07-11 · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 4/2016 Hy v ˜ng r ng sau khi mô hình c a hai t nh này thành công, các

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Hội nghị ban điều phối Dự án giám sát vi khuẩn kháng kháng sinh trong thực phẩm

Ảnh: Các đại biểu tham gia họp Hội nghị Ngày 31/5, Dự án “Nghiên cứu cơ chế gây ngộđộc và xây dựng mô hình giám sát vi khuẩn kháng kháng sinh lưu hành trong thực phẩm tại Việt Nam”đã tổ chức Hội nghị Ban điều phối chung lần thứ 5 tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Đây là Dự án hợp tác khoa học kỹ thuật đối phó các vấn đề trên quy mô toàn cầu, với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu thuộc Bộ Y tế Việt Nam và Nhật Bản, trường Đại học Osa-ka, trường Đại học Phủ Osaka v.v… Dự án triển khai các hoạt động nghiên cứu mức độ, cơ chế lan truyền của vi khuẩn kháng kháng sinh1và tồn dư thuốc kháng sinh trong thực phẩm tại Việt Nam. Mục tiêu của Dự án là làm giảm các bệnh lây truyền do vi khuẩn kháng kháng sinh và đưa các kết quả nghiên cứu vào áp dụng thực tế.

Ảnh: Các đại biểu thảo luận các khuyến nghị Dự án đã tiến hành mô hình can thiệp hướng dẫn người dân rửa tay đúng cách, tuyên truyền không lạm dụng thuốc kháng sinh và mô hình giám sát vi khuẩn kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh. Dựa trên nhiều kết quả nghiên cứu đã đạt được, Dự án đã đưa ra một số khuyến nghị trình lên Bộ Y tếvề các giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh trong xã hội. Tại Hội nghị lần này, hơn 40 đại biểu đến từ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), JICA Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam… đã cùng nghe báo cáo kết quả của Dựán và thảo luận nội dung các khuyến nghị trình lên BộY tế./. Ghi chú: Vi khuẩn kháng kháng sinh là vi khuẩn không

chịu tác dụng của thuốc kháng sinh. Vi khuẩn kháng 3 loại

kháng sinh trở lên được gọi là vi khuẩn đa kháng thuốc.

9/2016), và tổ chức tham quan một số cơ sở y tế tham gia Dự án. Khoảng 200 đại biểu đến từ các cơ sở y tếtrên cả nước đã tham dự hội nghị để nghe giới thiệu các hoạt động của Dự án, một trong những trường hợp thành công ít ỏi tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Tại Hội nghị, Công ty Techno Project, Công ty Link Toàn cầu và đại diện của các cơ sở y tế tham gia triển khai thực hiện Dự án đã báo cáo chia sẻ về việc các hoạt động của Dự án không những góp phần tăng cường liên kết y tế địa phương, mà còn góp phần cải tiến nghiệp vụ bảo hiểm y tế, giấy giới thiệu và đơn thuốc thông qua ứng dụng công nghệ thông tin (IT) và điện tử hóa. Các cán bộ có liên quan đều đánh giá cao hệ thống Mane-Net (Tiếng Việt gọi là Mame-NET). Tham dự Hội nghị còn có các chuyên gia JICA và

các cán bộ phụ trách IT tại 6 tỉnh thuộc một Dự án khác của JICA “Tăng cường dịch vụ Khám chữa bệnh tại các tỉnh Tây Bắc”. Các đại biểu rất quan tâm đếncác hoạt động mà Dự án đã triển khai tại Nghệ An, đồng thời tiếp tục chia sẻ các hoạt động sau Hội nghịvà tăng cường liên kết y tế khu vực. Ông Masuda Chikahiro - Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi đã và đang mở rộng liên kết y tế khu vực để người dân Việt Nam có thể hưởng dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp, tại địa điểm thích hợp. Tôi hy vọng rằng Hội nghị hôm nay là cơ hội để mọi người có thể hiểu sâu hơn về hệthống mạng lưới thông tin y tế khu vực và quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này’’.

Page 5: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · 2016-07-11 · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 4/2016 Hy v ˜ng r ng sau khi mô hình c a hai t nh này thành công, các

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Hướng tới phát triển bền vững cây sắn

Dự án cải thiện năng suất lao động

Nhằm đối phó với tình trạng một số loại sâu và bệnh hại mới đe dọa sản lượng cây sắn trong khu vực trong những năm gần đây, Cơ quan Hợp tác Quốc tếNhật Bản (JICA) đã khởi động Dự án “Phát triển hệthống sản xuất sắn bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại tại Việt Nam, Campuchia và Thái Lan”. Ngày 5/5/2016, Ban điều phối Dự án đã nhóm họp lần đầu tiên tại Viện Di truyền Nông nghiệp. Dự án có sự tham gia của 12 trường đại học và các viện nghiên cứu của Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Tại cuộc họp, các nhà khoa học đã chia sẻ những thông tin mới nhất về tình hình bùng phát dịch bệnh do virus hại sắn gây ra ở Campuchia và xác định cách

giải quyết và các hướng nghiên cứu tiếp theo của dựán. Vì Nhật Bản không trồng sắn nên phần lớn người Nhật không biết đến loại cây này. Tuy nhiên, trên thực tế, hàng ngày họ đều ăn hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa tinh bột sắn. Tương tự như vậy, cây sắn có mặt trong bữa ăn hàng ngày của 8 tỷ người trên thếgiới. Tinh bột sắn còn được dùng trong sản xuất giấy, nhựa, cồn sinh học và trong nhiều ngành công nghiệp khác. Trong khu vực Đông Nam Á, cây sắn đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang đến công ăn việc làm cho hơn 3 triệu nông dân và đem về nguồn ngoại tệxấp xỉ 3 tỷ USD từ xuất khẩu.

Dự án " Hỗ trợ đào tạo chuyên gia năng suất nhằm cải thiện môi trường làm việc và nâng cao mức độ thỏa mãn của người lao động", nằm trong khuôn khổChương trình Đối tác Phát triển của JICA, đã bắt đầu triển khai tại Hà Nội. Trong 2 năm từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2018, Trung tâm Năng suất lao động Nhật Bản cùng cơ quan đối tác là Học viện năng suất quốc gia Việt Nam đã đặt mục tiêu cải thiện môi trường làm việc và nâng cao mức độ hài lòng của người lao động tại 16 công ty vừa và nhỏ triển khai thí điểm. Đầu tiên, Dự án sẽ tiến hành điều tra khảo sát và phân tích mức độ hài lòng của người lao động, cũng như một loạt các yếu tố khác như: mức lương và hệthống đánh giá nhân sự, quản lý giờ lao động, hiểu biết về công ty, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, hoạt động quản lý của người quản lý giám sát, mức độ hoàn thành công việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Ngoài phân tích những yếu tố này, Trung tâm Năng suất lao động Nhật Bản sẽ áp dụng một số biện pháp khác nhau để cải thiện quy trình hoạt động và môi trường làm việc. Cụ thể, toàn bộ quy trình cải thiện môi trường làm việc và nâng cao mức độ hài lòng của người lao động sẽ được hệ thống hóa trong một mô hình phù hợp nhất và mô hình này sẽ được chuyển giao cho Học viện năng suất quốc gia Việt Nam vào cuối Dự án. Trong vòng 2 năm, để đồng thời đạt được mục tiêu nâng cao mức độ hài lòng của người lao động và cải thiện năng suất lao động, Trung tâm năng suất lao động Nhật Bản sẽ phối hợp với Học viện năng suất quốc gia Việt Nam tổ chức các hội thảo công bố kết quả thực hiện

Ảnh: Chuyến thực địa đầu tiên tại công ty triển khai thí

điểm tại Hà Nội.

hiện hoạt động kaizen ( tiếng Nhật “Kaizen“ là “Cải tiến“ thể hiện sự thay đổi không ngừng để có kết quả tốt hơn) và tặng thưởng cho những công ty đạt thành tích tốt nhất.

Page 6: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · 2016-07-11 · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 4/2016 Hy v ˜ng r ng sau khi mô hình c a hai t nh này thành công, các

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 4/2016

Các bước để đạt được kế hoạch nâng cao năng suất lao động toàn ngành và trên toàn Việt Nam từcấp độ mỗi người lao động

Với Dự án này, Trung tâm năng suất lao động Nhật Bản đề ra kế hoạch nâng cao năng suất lao động của toàn ngành và trên toàn Việt Nam từ cấp độ mỗi người lao động bằng cách tập trung nâng cao mức độ hài lòng của người lao động theo các bước sau:

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04-3831-5005; Fax: 04-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html

Động thổ khởi công 2 bến khởi động thuộc Dự án Cảng Lạch Huyện

Ngày 12/5 tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, Công ty TNHH Cảng container quốc tế Hải Phòng (HITC) tổ chức Lễ động thổ khởi công 2 bến khởi động thuộc Hợp phần B – Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada và các vị khách quý khác từ cả hai quốc gia đã tới tham dự buổi lễ. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng là dự án cảng đầu tiên được phát triển theo hình thức PPP (hợp táccông

công tư) ở Việt Nam. Toàn bộ các gói thầu thuộc Hợp phần A của dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính Phủ Nhật Bản hiện đang trong quá trình thi công (bao gồm công tác nạo vét luồng cho tàu con-tainer tải trọng lớn). Chính phủ và các doanh nghiệp của hai nước đang nỗ lực để hoàn thành và đưa vào khai thác cảng vào năm 2018 như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại lễ khởi công.