bản tin v ăn phòng jica vi t nam · s 19 (tháng 5 năm 2017) bản tin v ăn phòng jica vi...

8
S19 (Tháng 5 năm 2017) Bn tin Văn phòng JICA Vit Nam Thành lp vin phát trin ngun nhân lc Vit Nam- Nht Bn (trang 2) Chính thc khi động dán nâng cao năng lc qun lý Bnh vin ChRy (Trang 2) Hp ban Điu phi chung Dán qun lý môi trường nước lưu vc sông (trang 3) Khi động Kho sát vqun lý ngun nước khu vc Tây Nguyên (trang 4) Ci thin môi trường nước Nam Bình Dương (Trang 5) Ci thin môi trường thông qua tn dng cht thi hu cơ (Trang 5) Tiết kim năng lượng bng phương pháp đo lường đơn gin (Trang 6) JICA htrci thin môi trường làm vic, tăng năng sut lao động (Trang 7) Thông báo thay đổi nhân s(Trang 7) TIÊU ĐIỂM ĐƯA VÀO S D NG TRANG WEB THEO DÕI D ÁN V N VAY Tháng 4/2017, Cơ quan Hp tác Quc tế Nht Bn (JICA) bt đầu đưa trang web theo dõi thc hin các dán vn vay ODA Nht Bn (JICA Web Monitoring) vào hot động. Tính đến ngày 12/5 đã có 44 dán đang thc hin được cp nht trên hthng này. Đây là trang web bng tiếng Anh, công khai thông tin vtiến độ đấu thu và tiến độ thanh toán đối vi các dán sdng vn vay ODA Nht Bn. Trang web được phát trin nhm ci thin tiến độ và cht lượng thc hin dán cũng như chia scác vn đề ca dán vn vay. Truy cp trang web có thbiết được các thông tin như: (1) Thông tin cơ bn vHp đồng vay vn ca các dán, (2) Kế hoch thc hin và tiến độ thc tế (đấu thu, thi công), (3) Kế hoch gii ngân vn vay JICA và thc tế svn đã thc hin. Không chthhin thông tin tiến độ các dán, trang web này cũng cho thy rõ dán đang chm chgiai đon nào, nhđó được kvng smang li hiu qutrong vic phòng chng tham nhũng, gian ln ti các dán vn vay. Vic đấu thu các gói ca dán vn vay ODA do đơn vchdán ca Vit Nam thc hin, tuy nhiên nhng nguyên tc bt buc phi tuân thđược JICA xây dng và công khai trong “Hướng dn mua sm bng vn vay ODA Nht Bn” (dùng chung trên toàn thế gii). Nguyên tc chđạo trong đấu thu sdng ngun vn vay ODA Nht Bn là đảm bo tính kinh tế, tính công bng, tính minh bch và không phân bit gia các nhà thu. Trên quan đim đó, JICA sxem xét và thông qua các bước cơ bn trong quá trình đấu thu như hsơ đấu thu do Chdán xây dng, kết quđánh giá thu và hp đồng gia Chdán và đơn vtrúng thu. Trang web còn công khai tiến độ các gói thu đang giai đon lp hsơ thu, đăng tuyn, đánh giá (kthut, tài chính), thương tho hay ký kết hp đồng. Ngoài ra, các thông tin vthi gian cn thiết đnhà thu chun bhsơ đấu thu cũng như thi gian JICA xem xét và thông qua cũng có thtruy cp được. Hình nh trang web theo dõi dán vn vay

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Số 19 (Tháng 5 năm 2017)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Thành lập viện phát

triển nguồn nhân lực

Việt Nam- Nhật Bản

(trang 2)

Chính thức khởi động

dự án nâng cao năng

lực quản lý Bệnh viện

Chợ Rẫy (Trang 2)

Họp ban Điều phối

chung Dự án quản lý

môi trường nước lưu

vực sông (trang 3)

Khởi động Khảo sát

về quản lý nguồn

nước khu vực Tây

Nguyên (trang 4)

Cải thiện môi trường

nước Nam Bình

Dương (Trang 5)

Cải thiện môi trường

thông qua tận dụng

chất thải hữu cơ

(Trang 5)

Tiết kiệm năng lượng

bằng phương pháp đo

lường đơn giản

(Trang 6)

JICA hỗ trợ cải thiện

môi trường làm việc,

tăng năng suất lao

động (Trang 7)

Thông báo thay đổi

nhân sự (Trang 7)

TIÊU ĐIỂM

ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRANG WEB THEO DÕI DỰ ÁN VỐN VAY

Tháng 4/2017, Cơ quan Hợp tác Quốc

tế Nhật Bản (JICA) bắt đầu đưa trang web

theo dõi thực hiện các dự án vốn vay

ODA Nhật Bản (JICA Web Monitoring)

vào hoạt động. Tính đến ngày 12/5 đã có

44 dự án đang thực hiện được cập nhật

trên hệ thống này.

Đây là trang web bằng tiếng Anh, công

khai thông tin về tiến độ đấu thầu và tiến

độ thanh toán đối với các dự án sử dụng

vốn vay ODA Nhật Bản. Trang web được

phát triển nhằm cải thiện tiến độ và chất

lượng thực hiện dự án cũng như chia sẻcác vấn đề của dự án vốn vay.

Truy cập trang web có thể biết được các

thông tin như: (1) Thông tin cơ bản vềHợp đồng vay vốn của các dự án, (2) Kếhoạch thực hiện và tiến độ thực tế (đấu

thầu, thi công), (3) Kế hoạch giải ngân

vốn vay JICA và thực tế số vốn đã thực

hiện.

Không chỉ thể hiện thông tin tiến độ các

dự án, trang web này cũng cho thấy rõ dựán đang chậm chễ ở giai đoạn nào, nhờ đó

nó được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quảtrong việc phòng chống tham nhũng, gian

lận tại các dự án vốn vay.

Việc đấu thầu các gói của dự án vốn

vay ODA do đơn vị chủ dự án của Việt Nam thực hiện, tuy nhiên những nguyên

tắc bắt buộc phải tuân thủ được JICA xây

dựng và công khai trong “Hướng dẫn

mua sắm bằng vốn vay ODA Nhật Bản”

(dùng chung trên toàn thế giới).

Nguyên tắc chủ đạo trong đấu thầu sửdụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản là

đảm bảo tính kinh tế, tính công bằng, tính

minh bạch và không phân biệt giữa các

nhà thầu. Trên quan điểm đó, JICA sẽxem xét và thông qua các bước cơ bản

trong quá trình đấu thầu như hồ sơ đấu

thầu do Chủ dự án xây dựng, kết quảđánh giá thầu và hợp đồng giữa Chủ dựán và đơn vị trúng thầu.

Trang web còn công khai tiến độ các

gói thầu đang ở giai đoạn lập hồ sơ thầu,

đăng tuyển, đánh giá (kỹ thuật, tài chính),

thương thảo hay ký kết hợp đồng. Ngoài

ra, các thông tin về thời gian cần thiết đểnhà thầu chuẩn bị hồ sơ đấu thầu cũng

như thời gian JICA xem xét và thông qua

cũng có thể truy cập được.

Hình ảnh trang web theo dõi dự án vốn vay

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 5/2017

Các hợp đồng vốn vay ODA của Nhật Bản tuân

theo nguyên tắc thanh toán quy định tại hợp đồng ký

kết giữa Chủ dự án và công ty trúng thầu. Thanh

toán cho nhà thầu (giải ngân từ JICA) được tiến

hành theo tiến độ thực hiện dự án sau khi nhận được

yêu cầu thanh toán từ nhà thầu (số tiền giải ngân này

được tính vào trách nhiệm nhận nợ của Chính phủViệt Nam).

Trên trang web này cũng thường xuyên công khai

chênh lệch giữa kế hoạch thanh toán hàng năm và

hoạt động thanh toán thực tế của các chủ dự án.

Thông qua trang web này, JICA kỳ vọng sẽ nâng

cao tính minh bạch của các dự án vốn vay ODA và

nâng cao trách nhiệm giải trình đối với người dân.

Bên cạnh đó, từ năm ngoái, dự án Hợp tác kỹthuật áp dụng hệ thống theo dõi giám sát đầu tư công

với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã được triển khai.

Trong thời gian tới, dự án sẽ góp phần thúc đẩy áp

dụng trong các dự án công tại Việt Nam. ※Bạn có thể truy cập hệ thống theo dõi thực hiện

dự án qua trang web (JICA Web Monitoring) đối với

các dự án vốn vay ODA Nhật Bản tại đường link

sau:

http://odaloan.monitoring.jica.go.jp/Monitoring

Thành lập Viện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản

Ngày 12/4/2017, trường Đại học Ngoại thương đã

long trọng tổ chức Lễ Công bố thành lập Viện phát

triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC),

tiền thân là Trung tâm Hợp tác Nguồn Nhân lực Việt

Nam – Nhật Bản tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Buổi lễ đánh dấu một tầm cao mới trong quá trình

hợp tác bền chặt 16 năm giữa Đại học Ngoại thương

và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại

Việt Nam trong nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao phục vụ cho nền kinh tế thị trường, hội

nhập quốc tế của Việt Nam cũng như góp phần tăng

cường hiểu biết giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản.

VJCC có nhiệm vụ duy trì và phát triển các hoạt động thuộc Dự án VJCC và triển khai chương trình

đào tạo cử nhân kinh doanh quốc tế theo mô hình

Nhật Bản. Với ba trụ cột chính để xây dựng và phát

triển: tri thức hiện đại, phương thức Nhật Bản và bản

sắc văn hóa và con người Việt Nam, VJCC được kỳvọng sẽ đưa các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam tiến gần hơn tới các tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý

Nhật Bản và thế giới.

Chính thức khởi động Dự án Nâng cao năng lực quản lý Bệnh viện Chợ Rẫy

Phát biểu chúc mừng của Ngài Kawaue,

Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP. HCM

Ngày 21/4 vừa qua, Lễ Khởi động Dự án Hợp tác

Kỹ thuật “Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện” đã

được tổ chức long trọng tại hội trường lớn Bệnh viện

Chợ Rẫy. Buổi lễ đánh dấu 3 tháng hoạt động của

Dự án với đầy đủ bốn chuyên gia dài hạn của Cơ

quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và chính

thức công bố rộng rãi về Dự án đến các đơn vị có

liên quan trong và ngoài bệnh viện.

Tham dự buổi lễ có PGS. TS. Trần Thị Giáng

Hương -Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Y tế, Ngài Junichi Kawaue -Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh, bà Nozomi Iwama – Phó trưởng

đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, và TS. Yoshio

Namba – Cục trưởng Cục Quy hoạch Chiến lược,

Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về Y khoa và Sức

khỏe Toàn cầu (NCGM).

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 5/2017

Dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường

nước tại lưu vực sông” đã tổ chức họp Ban Điều

phối chung lần thứ 3 tại Hà Nội, hôm 21/4/2017,

dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và

Môi trường Võ Tuấn Nhân và Phó trưởng đại diện

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt

Nam Kakioka Naoki.

Đây là Dự án Hợp tác kĩ thuật do Tổng cục Môi

trường của Bộ TN&MT cùng bảy Sở TN&MT tại

các lưu vực sông Cầu, sông Đồng Nai và JICA phối

hợp thực hiện, từ tháng 11/2015 và dự kiến kết thúc

vào tháng 10/2018.

Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban điều

phối chung, là đại diện các Cục, Vụ trực thuộc BộTN&MT, đại diện bảy Sở TN&MT ở các địa

phương trên lưu vực sông Cầu là Thái Nguyên, Bắc

Giang, Bắc Ninh; trên lưu vực sông Đồng Nai là

Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa

Tại buổi lễ, PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn –Giám

đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đã trình bày khái quát vềcác hoạt động hợp tác trong thời gian tới giữa hai

phía Việt Nam và Nhật Bản.

TS. Koji Wada -Cố vấn trưởng Dự án, và các

chuyên gia về an toàn bệnh nhân và kiểm soát nhiễm

khuẩn cũng lần lượt giới thiệu tổng quan về Dự án

và kế hoạch hoạt động trong từng lĩnh vực.

Từ ngày 1/4, chuyên gia dài hạn về kiểm soát

nhiễm khuẩn/quản lý điều dưỡng, TS. Hitomi Kuro-

su đã chính thức bắt đầu nhiệm kỳ công tác, với

phần công việc chính là phụ trách tăng cường công

tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Tiến sĩ điều dưỡng Hitomi Kurosu là người chịu trách

nhiệm quản lý hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại

Bệnh viện Ebara, Tokyo, từ năm 1994- 2017. Bà tốt

nghiệp cao học và nhận bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ vềphòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại trường

Đại học Chăm sóc Sức khỏe Tokyo. Bà có nhiều

kinh nghiệm trong việc kiểm soát các dịch bệnh

nguy hiểm và nhiễm khuẩn bệnh viện. Bà cũng là

thành viên Ban chấp hành Hiệp hội phòng ngừa và

kiểm soát nhiễm khuẩn Nhật Bản.

Hiện cả bốn chuyên gia dài hạn của JICA là Cốvấn trưởng Wada, chuyên gia Moriyama (An toàn

bệnh nhân/Quản lý điều dưỡng), chuyên gia

Matsumoto (Điều phối viên dự án) và TS. Kurosu,

đã có mặt đầy đủ tại Việt Nam và dự án đã chính

thức bước vào giai đoạn triển khai hoạt động mạnh

mẽ.

Bên cạnh bốn chuyên gia dài hạn, Dự án cũng có

sự tham gia của một số chuyên gia ngắn hạn. TS.

BS. Masao Hashimoto, chuyên khoa hô hấp(NCGM), đã đến Bệnh viện Chợ Rẫy công tác với tư

cách chuyên gia ngắn hạn được JICA phái cử từngày 26/4 đến ngày 9/5.

Bác sĩ Hashimoto đã trực tiếp làm việc cùng các

bác sĩ tại Khoa Nội hô hấp, Trung tâm Ung bướu để

tìm hiểu tình hình khám chữa bệnh ung thư, đặc biệt

là ung thư phổi tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ cũng

đã có buổi báo cáo giới thiệu mô hình Tumor Board

(hội chẩn liên khoa trong điều trị ung bướu) của

Nhật Bản tới lãnh đạo và các bác sĩ đầu ngành hô

hấp và ung bướu của bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là

bước khởi đầu quan trọng cho việc thực hiện nội

dung “triển khai tiếp cận đội ngũ y tế đa chuyên

ngành (team approach)” của Dự án.

Đầu tháng 6 tới đây, TS. BS. Satoshi Kutsuna điều

trị bệnh truyền nhiễm, NCGM) sẽ đến công tác tại

Bệnh viện Chợ Rẫy với tư cách chuyên gia JICA

ngắn hạn. Cuối tháng 7, Dự án sẽ tổ chức một khóa

đào tạo tại Nhật Bản về quản lý chất lượng và an

toàn y tế cho sáu nhân viên của bệnh viện.

Mới đây, Dự án cũng hỗ trợ tái bản 3.000 cuốn

“Sổ tay an toàn trong y tế” sau khi tiến hành một sốchỉnh sửa nhỏ. Trước đây, do số lượng in ấn có hạn

nên không đủ để phát cho tất cả nhân viên y tế trong

bệnh viện. Tại buổi họp Điều dưỡng trưởng được tổchức vào tháng 3 vừa qua, cuốn cẩm nang bỏ túi này

được phát miễn phí cho gần như toàn bộ bác sĩ và

điều dưỡng, kỹ thuật viên của tất cả các khoa trong

bệnh viện. Cuốn cẩm nang đã được Bệnh viện ChợRẫy biên soạn và phát hành với sự hợp tác của

NCGM, đồng thời, sẽ tiếp tục được cập nhật, chỉnh

sửa và tái bản trong những năm tới.

Phát tặng “Sổ tay an toàn trong y tế” cho

Điều dưỡng trưởng

Họp Ban điều phối chung Dự án quản lý môi trường nước lưu vực sông

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 5/2017

Vũng Tàu.

Cuộc họp đã tiến hành rà soát tiến độ thực hiện Dựán tới thời điểm hiện tại; thông qua kế hoạch hoạt động năm 2017 và điều chỉnh một số chỉ tiêu kết quảcủa Dự án; đồng thời trao đổi những khó khăn,

vướng mắc và các giải pháp tương ứng để triển khai

Dự án hiệu quả.

Sau nửa chặng đường thực hiện, Dự án đã bước

đầu thu được một số kết quả đúng như kế hoạch đềra. Cụ thể, Dự án đã hoàn thành một số khảo sát và

nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng thông tư qui

định về qui trình bồi thường thiệt hại về môi trường.

Các hoạt động thí điểm của Dự án tại các lưu vực

sông mục tiêu cũng đạt được một số kết quả như

hoàn thành khảo sát điều tra thống kê nguồn thải, thu

thập và phân tích dữ liệu về tải lượng ô nhiễm, và

thực hiện một số chương trình tập huấn cho các cán

bộ liên quan về điều tra thống kê nguồn thải và đánh

giá sức chịu tải.

Về các hoạt động trong thời gian tới, các thành

viên Ban điều phối chung cũng nhất trí với kế hoạch

hoạt động của Dự án đến hết năm 2017 và điều

chỉnh một số chỉ tiêu đánh giá việc hoàn thành các

kết quả chính của Dự án.

Theo đó, Dự án sẽ tập trung hoàn thành một số Dựthảo thông tư quan trọng, như Thông tư về đánh giá

sức chịu tải và Thông tư về kiểm kê, phân loại nguồn thải. Đây được coi là những nội dung cốt lõi

của Dự án, đóng góp cơ sở pháp lý quan trọng cho

việc quản lý tài nguyên nước bền vững ở lưu vực

sông.

Ngoài ra, các hoạt động thí điểm và tập huấn nâng

cao về tính toán, phân tích tải lượng ô nhiễm, sức

chịu tải sẽ được thực hiện tích cực nhằm đảm bảo

tiến độ của Dự án.

Tại cuộc họp, một số vấn đề tồn tại gây trở ngại

cho việc thực hiện Dự án cũng đã được chỉ ra. Ví dụ,

việc thu thập, điều tra số liệu cơ bản còn gặp khó

khăn, ảnh hưởng tới hoạt động thí điểm tính toán sức

chịu tải.

Đặc biệt, một số thông tư được đề xuất trong Dựán chưa được đưa vào chương trình xây dựng văn

bản pháp luật năm 2017 của Bộ TN&MT, trong khi

Dự án sẽ kết thúc vào tháng 10/2018.

Cơ quan chủ trì xây dựng thông tư về đánh giá sức

chịu tải của lưu vực sông chưa được quyết định rõ

ràng khiến cho sự điều phối hoạt động của Dự án bịđộng.

Các thành viên Ban điều phối chung đều nhận định

đây là những vấn đề quan trọng và cần nhanh chóng

giải quyết để đảm bảo Dự án được triển khai hiệu

quả.

Tổng cục Môi trường- cơ quan thực hiện Dự án-

được yêu cầu tích cực điều phối với các cơ quan liên

quan để giải quyết những tồn tại này và báo cáo lại

sớm cho Trưởng Ban điều phối chung của Dự án.

Khởi động Khảo sát về quản lý nguồn nước khu vực Tây Nguyên

Hội thảo Khởi động Khảo sát thu thập thông tin vềquản lý nguồn nước tại khu vực Tây Nguyên đã

được tổ chức tại Đắk Lắk hôm 19/4.

Tại Việt Nam, từ cuối năm 2015, do ảnh hưởng

của hiện tượng thời tiết El Nino, khu vực Tây

Nguyên, khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra tình trạng

hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng. Đây là khu

vực nông thôn chiếm hơn một nửa số tỉnh nghèo ởViệt Nam.

Theo đánh giá khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc và

Chính phủ Việt Nam, 18 tỉnh của Việt Nam đã chịu

thiệt hại nghiêm trọng, khoảng 2 triệu người không

thể tiếp cận với nguồn nước sạch, 1,1 triệu người

cần hỗ trợ lương thực và 1,75 triệu người bị cướp đi

sinh kế.

Hội thảo Khởi động Khảo sát thu thập thông tin

về quản lý nguồn nước tại khu vực Tây Nguyên

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 5/2017

Lễ khánh thành nhà máy xử lý nước thải sinh

hoạt với công suất 17.000 m3/ngày đêm tại thị xã

Thuận An, tỉnh Bình Dương, đã được tổ chức

hôm 21/4/2017. Gói thầu xây dựng nhà máy là

một hợp phần của Dự án Cải thiện môi trường

nước Nam Bình Dương – giai đoạn 2, được thực

hiện bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản (Hiệp định

vay ký ngày 30/3/2012).

Dự án nhằm cải thiện môi trường vệ sinh ở thị xã Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An, tỉnh Bình

Dương, bằng việc mở rộng và xây dựng các hệ

thống thu gom và xử lý nước thải đô thị. Dự án sẽ

góp phần cải thiện điều kiện sống trong khu vực,

kể cả vùng hạ lưu sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ

Chí Minh.

Dự án được thực hiện trong thời gian 2012-2018,

trong đó có việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt nói trên và mạng lưới thu gom nước thải trên phạm vi hơn 1.900 ha ở thị xã Thủ Dầu Một và

3.000 ha ở thị xã Thuận An.

Khu vực Nam Bình Dương nằm ở phía Nam tỉnh

Bình Dương, phía Đông là sông Đồng Nai, phía Tây

là sông Sài Gòn và phía Nam là Quốc lộ 1A (giáp

với Tp. Hồ Chí Minh), có diện tích tự nhiên khoảng

592km2, chiếm 22% diện tích toàn tỉnh Bình

Dương.

Sự phát triển nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực

kinh tế xã hội của khu vực Nam Bình Dương đã làm

gia tăng một lượng lớn nước thải đổ vào các kênh

rạch, sông suối và cuối cùng là đổ vào sông Sài Gòn

và sông Đồng Nai, là nơi đang cung cấp hàng triệu

m3 nước mỗi ngày cho sản xuất và sinh hoạt cho cả

khu vực Tp. Hồ Chí Minh – Nam Bình Dương –

Biên Hòa – Nhơn Trạch và một phần của tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu.

Quang cảnh nhà máy xử lý nước thải

Cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương

Trong bối cảnh đó, Chính Phủ Nhật Bản đã đồng ý

với Chính Phủ Việt Nam về việc nghiên cứu các

biện pháp trung và dài hạn nhằm đối phó với tình trạng hạn hán. Theo đó, hai bên quyết định sẽ nghiên

cứu các biện pháp đối phó với tình trạng hạn hán

bằng cách sử dụng tối đa thành quả của các dự án và

kết quả của các cuộc khảo sát có liên quan trước

đây. Khu vực đối tượng của nghiên cứu là năm tỉnh

Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk

Nông và Lâm Đồng, những tỉnh vốn chịu thiệt hại nặng nề do hạn hán từ cuối năm 2015.

Tham dự Hội thảo Khởi động có đại diện của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo

UBND các tỉnh và đại diện các đơn vị có liên quan.

Về phía Nhật Bản, ông Nagai Katsuro - Công sứ Đại

sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tham dự Hội thảo

và có bài phát biểu về bối cảnh, mục đích và phương

pháp khảo sát, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng

của sự phối hợp giữa các bên liên quan để khảo sát

có kết quả hữu ích. Dự kiến, Khảo sát này sẽ được

thực hiện trong thời gian 1 năm.

u Hội thảo “Cải thiện Môi trường thông qua Tái

chế Chất thải Hữu cơ” đã được tổ chức vào ngày

25/4/2017 tại tỉnh Thanh Hóa. Đây là một hoạt động

trong khuôn khổ Dự án khảo sát tính khả thi cùng

tên, do công ty CAN Holdings (tỉnh Okayama –

Nhật Bản) thực hiện, thuộc chương trình dựa trên đềxuất từ các doanh nghiệp Nhật Bản do Cơ quan Hợp

tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Hơn 60 đại biểu tham dự Hội thảo đã được nghe

trình bày các tham luận xúc tích, giàu thông tin, mà

nổi bật nhất là phần giới thiệu về kĩ thuật xử lý và tái

chế rác thải hữu cơ của công ty CAN Holdings.

Kĩ thuật xử lý của CAN sẽ triệt để loại bỏ các chất

gây ô nhiễm có trong rác thải, điều chỉnh lượng

nước và lắp thiết bị khuấy trộn kiểu “scoop” cùng

thiết bị cấp khí để lên men rác thải đồng nhất, giúp

giảm từ 1/4 đến 1/3 khối lượng. Rác thải lên men sẽlà nguyên liệu để sản xuất phân bón với chất lượng

cao và tiết kiệm thời gian sản xuất hơn hẳn các

phương pháp hiện có. Bên cạnh đó, tính an toàn,

hiệu

Cải thiện môi trường thông qua tận dụng chất thải hữu cơ

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 5/2017

Ngày 20/4/2017, tại Trung tâm Hành chính thành

phố Đà Nẵng, công ty Osumi (thành phố Yoko-

hama) phối hợp cùng Sở Công Thương thành phốĐà Nẵng tổ chức buổi Báo cáo tổng kết Dự án “Tiết

kiệm năng lượng bằng phương pháp đo lường đơn

giản”.

Đây là dự án thuộc khuôn khổ chương trình dựa

trên đề xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản do Cơ

quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, được

thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 7/2017 tại

thành phố Đà Nẵng.

Trong Dự án này, nhiều hoạt động đã được triển

khai hướng tới nâng cao ý thức tiết kiệm năng

lượng, như đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng tại

20 nhà máy, xí nghiệp, khách sạn, bệnh viện…, tổchức hội thảo về thực hành tiết kiệm năng lượng,

biên soạn và giới thiệu sổ tay hướng dẫn tiết kiệm

Tiết kiệm năng lượng bằng phương pháp đo lường đơn giản

Đại diện công ty Osumi và IPDCC Đà Nẵng kí kết biên

bản hợp tác

năng lượng v.v…

Phát biểu tại buổi báo cáo, đại diện công ty Osumi

cho biết, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam muốn

thực hiện tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí

sản xuất, nhưng còn gặp nhiều vướng mắc do chưa

hiểu rõ kĩ thuật và cách thức. Cùng với sự tư vấn của

công ty Osumi và việc lắp đặt một số thiết bị phụ trợgiúp tiết kiệm năng lượng tiềm năng cũng như liên

kết các thiết bị một cách hợp lí, sẽ giúp đạt hiệu quảtiết kiệm năng lượng cao với chi phí đầu tư ban đầu

không đáng kể.

Cũng tại buổi báo cáo, biên bản hợp tác giữa công

ty Osumi và Trung tâm Khuyến công và Tư vấn

phát triển công nghiệp Đà Nẵng (IPDCC) đã được kí

kết, thể hiện quyết tâm của thành phố Đà Nẵng trong

tăng cường tiết kiệm năng lượng, đồng thời mở ra cơ

hội đầu tư lâu dài cho công ty Osumi tại Việt Nam.

hiệu quả và giá thành cạnh tranh là những yếu tố hứa

hẹn những đóng góp tích cực của loại phân bón này

cho ngành nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang trên

đà phát triển trong những năm gần đây.

Cũng trong Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp

địa phương đã chia sẻ về tầm quan trọng của công

tác phân loại rác tại nguồn, đề xuất thủ tục xin giấy

phép kinh doanh phân bón cũng như hợp tác - hỗ trợbán hàng thông qua đại lý phân phối đã có trên toàn

quốc.

Đặc biệt chú ý là việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền đã đưa ra những

cam kết ưu đãi chính sách cho những kế hoạch tiếp

theo của công ty CAN Holdings, như hỗ trợ đất dựán theo tiến độ, chỉ định cơ quan, doanh nghiệp đối

tác và cách thức vận chuyển rác đến nơi xử lý.

Những đề xuất hợp tác và cam kết hỗ trợ rất cụ thểnày chính là cơ sở để CAN Holdings triển khai các

dự án tiếp theo, hướng tới việc mở rộng kinh doanh,

đồng thời góp phần giải quyết vấn đề môi trường và

hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Thanh Hóa

trong thời gian tới.

Quang cảnh buổi hội thảo

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 5/2017

JICA hỗ trợ cải thiện môi trường làm việc, tăng năng suất lao động

Dự án đã thực hiện các hoạt động xúc tiến cải thiện môi

trường làm việc tại 8 DNVVN của Việt Nam

Ngày 13/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo

kết quả hoạt động của Dự án “Hỗ trợ đào tạo chuyên

gia năng suất nhằm cải thiện môi trường làm việc và

nâng cao mức độ thỏa mãn của người lao động”,

trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Phát triển của

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Dự án do Tổ chức Năng suất Nhật Bản và Viện

Năng suất Việt Nam thực hiện, nhằm mục tiêu cải

thiện môi trường làm việc của doanh nghiệp Việt

Nam và nâng cao mức độ hài lòng của người lao

động. Dự án được thực hiện trong vòng 2 năm, từtháng 5/2016 tới tháng 3/2018.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Dự án đang tiến hành

chuyển giao kỹ thuật cho các chuyên gia năng suất

của Viện Năng suất Việt Nam để tăng cường kỹnăng tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp

cải thiện mức độ hài lòng của người lao động và

nâng cao năng suất.

Hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam trong

1 giờ làm việc còn rất thấp, chỉ là 3,4 USD, so với

10 USD ở Thái Lan và 20,5 USD ở Malaysia. Bước

đầu, từ tháng 5/2016 tới tháng 3/2017, Dự án đã

thực hiện các hoạt động xúc tiến cải thiện môi

trường làm việc tại tám doanh nghiệp vừa và nhỏcủa Việt Nam. Hiện tại, trong tám doanh nghiệp

tham gia thì có sáu doanh nghiệp đã đạt được kết quả nâng cao mức độ thỏa mãn của người lao động.

Trong buổi Hội thảo, kết quả hoạt động của Dự án

từ tháng 11/2016 tới nay đã được báo cáo chi tiết,

đồng thời Hội thảo cũng biểu dương những doanh

nghiệp đã triển khai các hoạt động cải thiện tốt nhất trong một năm vừa qua. Có khoảng 130 đại biểu từcác doanh nghiệp có quan tâm và các tổ chức liên

quan đã tham gia Hội thảo.

Trong thời gian khoảng 1 năm còn lại, Dự án sẽtiếp tục các hoạt động cải thiện môi trường làm việctại tám doanh nghiệp hiện tại và mở rộng hoạt động

ra một số doanh nghiệp khác. Bằng những hoạt động

này, Dự án được kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa năng

lực của Viện Năng suất Việt Nam và giúp nâng cao

năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam

trên diện rộng trong tương lai.

Thông báo thay đổi nhân sự

Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam xin thông báo về việc thay đổi một số nhân

sự chủ chốt trong thời gian từ tháng 3 ~ tháng 4 năm 2017 như sau:

Cán bộ về

nước Cán bộ kế nhiệm

Chức vụ hiện

nay

Ngày nhậm

chức Lời chào của người kế nhiệm

MASUDA

Chikahiro

IWAMA Nozomi

Phó Trưởng

đại diện Văn

phòng JICA

Việt Nam

15 tháng 3

Các thế hệ đi trước tôi đã dày công vun

đắp sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Trong thời gian tới, tôi sẽ phát huy hết khả năng của mình, đóng góp một phần

vào nỗ lực chung của tất cả các quý vị vì sự phát triển của Việt Nam. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ

từ phía các đối tác Việt Nam!

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 5/2017

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04-3831-5005; Fax: 04-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html

Facebook: https://www.facebook.com/jicavietnam/

SỰ KIỆN DỰ KIẾN DIỄN RA TRONG THÁNG 6/2017 (Thông tin dưới đây chưa phải thông tin chính thức, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện có thể thay đổi. Vui lòng tham khảo

thêm thông tin tại trang Facebook của JICA Việt Nam)

Tên (dự kiến) : Lễ thông xe cao tốc Bắc Nam đoạn tuyến Đà Nẵng Quảng Ngãi

Thời gian : Cuối tháng 6/2017

Địa điểm : Chưa quyết định

Nội dung :

Đường cao tốc Bắc Nam (Đà Nẵng – Quảng Ngãi) đoạn tuyến Đà Nẵng – Tam Kỳ do JICA hỗ trợ dài 65 km

dự kiến cuối tháng 6 sẽ thông xe, lễ thông xe chính thức cũng được tổ chức trong thời gian này.

Tham khảo:

Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc Nam (đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi) thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA

của JICA. Đường cao tốc Bắc Nam với tổng chiều dài trên 1.800km (Hà Nội – Thành phố HCM – Cần Thơ),

trong đó đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi là đoạn được ưu tiên nhất, ngoài việc xây dựng đường cao tốc với 2 làn

xe chạy mỗi bên, đoạn này còn được lắp đặt thiết bị quản lý vận hành ITS (hệ thống giao thông thông minh).

Tuyến cao tốc này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời góp phần tăng cường năng lực cạnh

tranh quốc tế khu vực miền Trung Việt Nam, trước tiên là Đà Nẵng, thông qua nâng cao hiệu suất giao thông,

lưu thông hàng hóa cũng như an toàn giao thông của khu vực xung quanh thành phố Đà Nẵng. Đây là Dự án sử

dụng vốn vay hỗn hợp với Ngân hàng Thế giới, trong đó JICA hỗ trợ xây dựng 65km từ phía Bắc thành phố

Đà Nẵng tới thành phố Tam Kỳ (thuộc tỉnh Quảng Nam). Đầu tư và lắp đặt thiết bị quản lý vận hành cho toàn

tuyến do JICA hỗ trợ.

Cán bộ về nước Cán bộ kế nhiệm Chức vụ hiện

nay

Ngày nhậm

chức Lời chào của người kế nhiệm

YAMAMOTO

Kenichi

KITAMURA Shu

Phó Trưởng

đại diện Văn

phòng JICA

Việt Nam

8 tháng 4

Đây là lần đầu tiên tôi làm việc tại

Văn phòng JICA ở nước ngoài,

nhưng tôi hy vọng sẽ nhận được

nhiều ý kiến đóng góp từ các quý vị đang sinh sống và làm việc tại Việt

Nam. Tôi mong muốn góp phần

mang lại giá trị gia tăng mới cho Văn

phòng JICA Việt Nam. Rất mong

nhận được sự giúp đỡ!

SAKAI

Toshifumi

IZAKI Hiroshi

Trưởng đại

diện Văn

phòng JICA

– Chi nhánh

Tp. HCM

23 tháng 4

Đây là lần thứ hai tôi làm việc tại

Việt Nam, tuy nhiên lần này tôi có

một tâm trạng rất mới mẻ. Tôi sẽ cố

gắng hết sức để góp phần cống hiến

cho sự phát triển của Việt Nam.