bÁo cÁo k ho ch phÁt tri n tr ng tr t n m 2010vukehoach.mard.gov.vn/datastore/khsxkd/1118bao cao...

36
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN CC TRNG TRT CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc S/BC-TT-KHTC Hà Ni, ngày tháng năm 2009 BÁO CÁO KHOCH PHÁT TRIN TRNG TRT NĂM 2010 PHN I: ĐÁNH GIÁ BI CNH VÀ KT QUTHC HIN KHOCH NĂM 2009 I. BI CNH CHUNG TRONG NĂM THC HIN KHOCH. Năm 2009 ngành trng trt phi đối mt vi nhiu khó khăn thách thc như Cuc khng hong kinh tế thế gii din biến phc tp nh hưởng ln đến xut khu nông sn, giá cnhiu loi nông sn h, giá cvt tư đầu vào vn đứng mc cao, sc ép cnh tranh ln: các mt hàng nông sn ca ta cht lượng không đồng đều, ATVSTP chưa được đảm bo, trong khí đó hàng hoá ca các nước trong khu vc có cht lượng tt hơn giá chtăng hơn khong 10- 20% so vi sn phm trong nước. Đây là thách thc rt ln đối vi sn xut trng trt. nh hưởng ca Biến đổi khí hu toàn cu, thi tiết thay đổi khó dđoán, năm 2007-2008 Vđông xuân rét đầu vlàm cho mchế hàng lot các tnh phía Bc nhưng sang vđông xuân năm 2008-2009 thi tiết m đầu vgây khó khăn cho công tác dbáo, chđạo cơ cu mùa v. Min Bc thi tiết đầu vcó din biến bt thường đó là trn mưa ln trái mùa cui tháng 10 đầu tháng 11 đã làm thit hi phn ln din tích cây trng vĐông ca mt stnh Min Bc, nh hưởng đến đời sng và khnăng đầu tư vào sn xut vĐông Xuân. Tháng 2 nng m liên tc mt cách bt thường làm nhit độ trung bình ca tháng 2 năm 2009 tăng cao hơn trung bình nhiu khong hơn 4 0 C làm cho nhng din tích ging ngn ngày cy sm ngoài khung thi vbnh hưởng và gim năng sut. Đặc bit là hin tượng thoái hóa đầu bông ca nhng din tích lúa cy sm ngoài khung thi vkhuyến cáo ca B. 1

Upload: others

Post on 26-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC TRỒNG TRỌT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số /BC-TT-KHTC Hà Nội, ngày tháng năm 2009

BÁO CÁO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRỒNG TRỌT NĂM 2010

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ BỐI CẢNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH NĂM 2009 I. BỐI CẢNH CHUNG TRONG NĂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.

Năm 2009 ngành trồng trọt phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức

như Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến

xuất khẩu nông sản, giá cả nhiều loại nông sản hạ, giá cả vật tư đầu vào vẫn

đứng ở mức cao, sức ép cạnh tranh lớn: các mặt hàng nông sản của ta chất

lượng không đồng đều, ATVSTP chưa được đảm bảo, trong khí đó hàng hoá

của các nước trong khu vực có chất lượng tốt hơn giá chỉ tăng hơn khoảng 10-

20% so với sản phẩm trong nước. Đây là thách thức rất lớn đối với sản xuất

trồng trọt.

Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết thay đổi khó dự đoán,

năm 2007-2008 Vụ đông xuân rét đầu vụ làm cho mạ chế hàng loạt các tỉnh

phía Bắc nhưng sang vụ đông xuân năm 2008-2009 thời tiết ấm đầu vụ gây

khó khăn cho công tác dự báo, chỉ đạo cơ cấu mùa vụ. Miền Bắc thời tiết đầu

vụ có diễn biến bất thường đó là trận mưa lớn trái mùa cuối tháng 10 đầu tháng

11 đã làm thiệt hại phần lớn diện tích cây trồng vụ Đông của một số tỉnh Miền

Bắc, ảnh hưởng đến đời sống và khả năng đầu tư vào sản xuất vụ Đông Xuân.

Tháng 2 nắng ấm liên tục một cách bất thường làm nhiệt độ trung bình của

tháng 2 năm 2009 tăng cao hơn trung bình nhiều khoảng hơn 40C làm cho

những diện tích giống ngắn ngày cấy sớm ngoài khung thời vụ bị ảnh hưởng

và giảm năng suất. Đặc biệt là hiện tượng thoái hóa đầu bông của những diện

tích lúa cấy sớm ngoài khung thời vụ khuyến cáo của Bộ.

1

Page 2: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Thời tiết nắng ấm trong tháng 2 nhưng lại âm u, ẩm độ cao trong đầu

tháng 3 cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh đặc biệt

là các đối tượng như bệnh đạo ôn, bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân.

Miền Nam tình hình dịch bệnh tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long,

Đông Nam Bộ vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch vẫn cao đặc

biệt là dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Vụ Đông Xuân năm 2008-

2009 lịch xuống giống đồng loạt gặp khó khăn hơn năm trước do nước lũ rút

chậm hơn so với cùng kỳ hàng năm 10-15 ngày.

Dự báo được những khó khăn của sản xuất, năm 2009 Chính phủ, Bộ

Nông nghiệp-PTNT, các địa phương chỉ đạo quyết liệt và kịp thời có nhiều

chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ lãi xuất mua sắm máy

móc, hỗ trợ giống, hỗ trợ sản xuất vụ hè thu, vụ đông nhằm đảm bảo sản xuất

nông nghiệp tăng trưởng ổn định, giữ vững cán cân thanh toán và ổn định kinh

tế xã hội.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỒNG TRỌT.

1. Đánh giá kết quả hoạt động của ngành trồng trọt góp phần vào

tăng trưởng chung của ngành.

1.1. Đánh giá kết quả chung ngành trồng trọt đạt được.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2009 ước đạt (theo giá so sánh

1994) 123.4 ngàn tỷ đồng , tốc độ tăng trưởng đạt 0.80 % . Giá trị sản xuất

trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành .

Đánh giá mục tiêu phát triển Trồng trọt

Chỉ số đánh giá Đơn vị tính Thực hiện

năm 2008

Ức thực

hiện năm

2009

So sánh

2009/2008

( %)

- Tốc độ tăng GTSX trồng trọt % 6,06 0.80 13.2

- Lương thực có hạt BQ/người/năm Kg/ng/năm 498.9 505.1 101.2

2

Page 3: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

1.2. Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình lớn đã triển khai để

đóng góp vào sự tăng trưởng

A. Chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Kết quả nổi bật của chương trình là cơ cấu cây trồng từng bước chuyển

dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường,

có giá trị và hiệu quả cao:

- Đối với cây công nghiệp: thực hiện tốt quy trình chăm sóc, thu hái nên

đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về sản lượng, chất lượng sản phẩm

được cải thiện rõ rệt.

1. Cây cao su

- Diện tích gieo trồng năm 2009 đạt 648 ngàn ha, năng suất đạt 16,9

tạ/ha , sản lượng đạt khoảng 710 nghìn tấn.

- Hiện nay các địa phương và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

chuẩn bị cây giống đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ trồng mới cao su tại Tây

Nguyên, Tây Bắc và các vùng trồng cao su trọng điểm khác, dự kiến năm

2009, trồng mới khoảng trên 30.000 nghìn ha, trong đó Tây Bắc khoảng 7.000

ha.

- Tính đến hết tháng 5/2009, ước xuất khẩu 22 ngàn tấn và đạt 32 triệu USD.

5 tháng đầu năm 2009, khối lượng xuất khẩu cao su đạt 162 ngàn tấn với giá trị 226

triệu USD, chỉ bằng 86,24 % về khối lượng và 49,23 % giá trị so với cùng kỳ năm

trước. Sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ cao su dẫn đến giá năm nay sụt giảm mạnh, chỉ

đạt 1.385 USD/T.

Do điều kiện thời tiết năm nay mưa sớm thuận lợi cho đầu tư thâm canh

cao su, tuy nhiên giá cao su giảm các tháng đầu năm, người trồng cao su tiểu

điền (chiếm 40% diện tích cả nước) giảm đầu tư do vậy sản lượng cao su năm

2009 khoảng 710 nghìn tấn.

2. Cây cà phê

3

Page 4: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Năm 2009, diện tích cà phê đạt khoảng 527 nghìn ha, sản lượng đạt 1020

nghìn tấn.

Trong năm 2009, các tỉnh có kế hoạch trồng tái canh, ghép cải tạo, trồng

mới khoảng 5.000 ha riêng các tỉnh miền núi phía Bắc trồng khoảng 460 ha cà

phê chè.

Hiện nay việc nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với

cây cà phê đang được các công ty và các địa phương triển khai, nhất là khâu

chứng nhận chất lượng theo Utz đạt trên 18.000 ha, theo 4C đạt gần 10.000

ha, sản lượng khoảng 75000 tấn góp phần nâng cao năng suất và chất lượng và

vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm cà phê xuất khẩu.

Giá bình quân 4 tháng năm 2009 đạt 1.499 USD/T, giảm tới 25,79 % so

với cùng kỳ năm trước ảnh hưởng đến đàu tư cảu người sản xuất cà phê.

3. Cây chè

Diện tích chè năm 2009 đạt 132 nghìn ha, sản lượng đạt 790 nghìn tấn

búp chè tươi.

Trong năm 2009, các địa phương trong cả nước trong đó có các tỉnh

miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ

An tiếp tục chuẩn bị giống chè trồng mới khoảng 3000ha.

Tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng thâm canh trọng điểm theo đề án

thâm canh cây công nghiệp lâu năm đã được Bộ phê duyệt, từng bước chuyển

đổi giống theo hướng nâng cao chất lượng và an toàn, nhiều địa phương đã

triển khai thực hiện việc quản lý vùng nguyên liệu kết hợp quản lý sản xuất chè

an toàn như Sơn La, Nghệ An, Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng. Nhiều địa

phương đã đầu tư cơ giới khâu hái chè, hiện nay cả nước có khoảng trên 400

máy hái chè được các doanh nghiệp, các hộ nông dân đang sử dụng trong canh

tác chè.

4

Page 5: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Ước tháng 5/2009, xuất khẩu đạt 8 ngàn tấn với giá trị 10 triệu USD, đưa

khối lượng xuất khẩu chè 5 tháng đầu năm đạt 39 ngàn tấn (tăng 14,58 %) và

giá trị đạt 49 triệu USD (tăng 11,1 %).

Tuy nhiên do 5 tháng đầu năm 2009 ở các tỉnh miền núi phía Bắc (chiếm

khoảng 70% diện tích chè) lượng mưa thấp hơn bình quân cùng kỳ năm trước

và đầu tư của người làm chè hạn chế, do vậy sản lượng chè tăng không nhiều

so với năm 2008.

4. Cây điều

Mặc dù là nước có kim ngạch xuất khẩu hạt điều cao nhưng 2/3 lượng

hạt điều xuất khẩu được nhập thô để chế biến xuất khẩu. Lượng sản xuất trong

nước chỉ chiếm khoảng 1/3 lượng xuất khẩu, diện tích điều có chiều hướng tiếp

tục giảm, khó có thể đạt được mục tiêu tại Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN

ngày 02/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quy hoạch

ngành điều đến năm 2010.

Do trước đây cây điều được xác định là cây lâm nghiệp nên thường

trồng ở những nơi đất xấu (đất cát, đất khô hạn có tầng canh tác mỏng… ) nên

năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Hiện tại giá mua hạt điều thô thấp (dưới

10.000đ/kg, tổng thu nhập khoảng 10 triệu/ha) nên ở những nơi cây điều có

HQKT thấp hơn những cây trồng khác đã bị người dân tự ý phá bỏ để trồng

những cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến nay diện tích điều chỉ còn khoảng

420.000 ha, giảm 20.000 ha so với năm trước và đang tiếp tục giảm. Những

diện tích điều già cỗi, năng suất thấp đã được đốn bỏ.

Trước tình hình đó các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tăng cường

nhập khẩu hạt điều thô (650 USD/tấn) qua các biện pháp khác nhau (nhập khẩu

trực tiếp, lập đề án đổi gạo lấy điều từ các nước châu Phi) để gia công chế biến

xuất khẩu. Tuy nhiên lượng điều xuất khẩu năm nay dự kiến giảm hơn năm

2008 nên khó đạt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.

Theo Hiệp hội điều Việt Nam thì giá hạt điều xuất khẩu 6 tháng đầu năm

giảm mạnh so với giá bình quân năm 2008. Hiện giá hạt điều xuất khẩu chỉ ở

5

Page 6: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Trước tình hình trên, đề nghị các địa phương chỉ đạo người dân không

chạy theo những lợi ích trước mắt tự ý phá bỏ tràn lan diện tích điều hiện có.

Chỉ phá bỏ trồng mới những diện tích già cỗi có HQKT thấp hoặc những diện

tích quá xấu không thể thâm canh đươc. Bên cạnh đó tích cực đầu tư và áp

dụng các biện pháp thâm canh (đốn tỉa canh già, tăng cường ghép cải tạo các

giống điều mới và bón phân hữư cơ… ) để tăng năng suất điều.

5. Cây hồ tiêu

Với sản lượng hồ tiêu hàng năm khoảng hơn 100 nghìn tấn, Việt Nam

đang là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới (chiếm khoảng

60% tổng sản lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới).

Hồ tiêu được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và

Đông nam bộ (chiếm 90% diện tích và sản lượng cả nước). Trong khoảng 5

năm gần đây diện tích luôn giữ ở mức ổn định khoảng 50 nghìn ha.

Hai năm 2007, 2008 giá xuất khẩu hạt tiêu cao đã khuyến khích người

trồng tiêu tích cực đầu tư thâm canh để đạt năng suất cao. Năm 2008 có thể coi

là năm thắng lợi của sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu với lượng xuất khẩu là 90

nghìn tấn đạt kim ngạch 310 triệu USD; giá tiêu trong nước thời điểm đạt cao

nhất là 73.500 đồng/kg hạt tiêu đen thì giá hạt tiêu đang xuống thấp (giá mua

hạt tiêu đen tại các vùng trồng tiêu 31.000 – 32.000 đồng/kg) mặc dù đã tăng

cao so với những những tháng đầu năm (dưới 30.000 đồng/kg).

Trung bình giá hạt tiêu xuất khẩu tính từ đầu năm đến nay đối với hạt

tiêu đen là 19.000 USD/tấn; hạt tiêu trắng là 3.000 USD/tấn.

Lượng tiêu xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay ước đạt 56 ngàn tấn, đạt 246

triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 2.371 USD/T, giảm 33,22

6

Page 7: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

% so với năm 2008. Dự kiến diện tích hồ tiêu đạt khoảng 50 nghìn ha, sản lượng

đạt khoảng 90 nghìn tấn tương đương năm 2008.

6. Cây lạc và đậu tương

Do nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến ép dầu, chế

biến thức ăn gia súc và thực phẩm tiêu dùng trực tiếp tăng cao trong khi sản

lượng lạc và đậu tương thế giới tăng không đáng kể nên trong khoảng 01 năm

trở lại đây giá lạc và đậu tương tăng mạnh (hiện nay giá đậu tương khoảng

12.000 đồng/kg; giá lạc vỏ khoảng 9.000 đồng/kg) đã khuyến khích người sản

xuất thâm canh tăng năng suất và mở rộng diện tích.

Nhiều diện tích đất bỏ hoá ở các tỉnh miền núi được tận dụng để trồng

vụ đậu tương Xuân; các tiến bộ kỹ thuật (trồng đậu tương trên đất ướt bằng các

biện pháp kỹ thuật không làm đất, làm đất tối thiểu, gieo vãi, giao máy… )

được áp dụng ở vùng đồng bằng sông Hồng góp phần mở rộng diện tích đậu

tương Đông. Sản xuất lạc giống ở vụ Thu Đông cùng biện pháp kỹ thuật dùng

màng phủ nilon giúp các địa phương chủ động giống trong vụ Xuân, nâng cao

hiệu quả của người trồng lạc. Áp dụng thành công mô hình chuyển đổi lúa một

vụ sang lạc Xuân (đậu tương Xuân) - lúa Mùa là cơ sở để nhân rộng ở huyện

Chiêm Hóa, Tuyên Quang; Võ Nhai, Thái Nguyên.

Nhiều giống lạc và đậu tương mới có năng suất chất lượng cao có thể

trồng được nhiều vụ trong năm (L14, L16, ĐT22, ĐT12, DT94, ĐVN-5, ĐVN-

6, ĐVN-9) đã được đưa vào phổ biến rộng trong sản xuât cùng với các biện

pháp thâm canh lạc, đậu tương được áp dụng đã tăng năng suất đáng kể. Tuy

nhiên thời điểm hiện tại do xuất khẩu gặp khó khăn nên tiêu thụ lạc rất chậm

ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch phát triển lạc năm tới.

Dự kiến năm 2009 diện tích lạc đạt 265 nghìn ha, năng suất trung bình

đạt 21 tạ/ha, sản lượng 556,5 tấn; năm 2010 diện tích đạt 270 ha, năng suất

21,3 tạ/ha, sản lượng 575,1 nghìn tấn.

Đậu tương có đầu ra tương đối thuận lợi, diện tích đậu tương năm 2009

ước đạt 210 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 15 tạ/ha, sản lượng 315 nghìn

7

Page 8: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

7. Cây mía

Cuối năm 2007 đến hết quý II năm 2008 giá đường và mía vẫn giữ ở mức ổn

định nhưng giá cả hàng hoá và các loại vật tư nông sản khác đều tăng cao dẫn đến

tình trạng hiệu quả kinh tế từ trồng mía thấp hơn một số cây trồng khác nên một

phần diện tích mía chuyển sang trồng các loại cây khác; diện tích mía còn lại ít được

người trồng mía quan tâm đầu tư thâm canh nên năng suất mía thấp nên sản lượng

mía vụ ép 2008/2009 giảm 20% so với vụ ép trước. Theo báo cáo của các địa

phương và các nhà máy đường, vụ ép 2008/2009 cả nước ép 9,644 tấn mía, giảm

2,45 triệu tấn mía so với vụ ép trước. Công suất ép trung bình của các nhà máy

đường chỉ đạt hơn 60% so với CSTK.

Vào vụ trồng mới vụ mía Đông Xuân 2009 cũng là thời điểm kinh tế thế

giới đang suy thoái, trong khi giá cả các loại hàng hoá khó tiêu thụ thì giá mía

vẫn giữ ở mức cao nên nhiều nơi đã chủ động mở rộng diện tích trồng mía và

tăng cường đầu tư phân bón nên dự kiến sản xuất mía cho vụ ép 2009 – 2010 có

nhiều thuận lợi. Nhiều nơi người nông dân đã quay lại với cây mía. Bên cạnh

diện tích mía được mở rộng thì đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ

thuật để nâng cao năng suất đã được triển khai trên hầu hết diện tích trồng mía.

Mặc dù diện tích mía ở miền Bắc vẫn giảm gần 4.000 ha ở khu vực Bắc

Trung bộ do bị các cây trồng khác cạnh tranh như: cao su, ngô, sắn... nhưng

đến nay diện tích mía cả nước đã đạt khoảng 290.000 ha, tăng gần 20.000 ha

so với năm trước. Diện tích mía tăng ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung +

Tây Nguyên. Vùng nguyên liệu mía tập trung ở Trung + Tây Nguyên tăng

7.735 ha và miền Nam tăng 8.675 ha.

Dự kiến đến cuối vụ ép 2009/2010, diện tích mía cả nước đạt 290 nghìn

tấn, sản lượng đạt 17,4 triệu tấn. Trong đó sản lượng mía nguyên liệu cung cấp

8

Page 9: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Trước tình hình vụ ép vừa qua các nhà máy đường thiếu nguyên liệu

mua mía với giá cao nên kích thích người trồng mía mở rộng diện tích mía. Do

đó dự kiến năm 2010 diện tích mía cả nước đạt 300 nghìn ha như mục tiêu kế

hoạch mà Quyết định 26/2007/QĐ-TTg đã đề ra.

8- Đối với cây ăn quả:

Tổng diện tích cây ăn quả cả nước năm 2009 ước đạt 956 nghìn ha;

Năm 2009 ước tính sản lượng vải, nhãn miền Bắc nói chung bị suy giảm

mạnh (giảm gần 50% so năm 2008) do một số nguyên nhân:

Trận mưa lũ lịch sử cuối năm 2008 (đặc biệt là tại các vùng trọng điểm:

vải Bắc Giang, nhãn Hưng Yên...) làm ảnh hưởng tới sinh trưởng cây vải, nhãn

trước khi bước vào phân hoá mầm hoa làm giảm khả năng ra hoa.

Tiếp theo đó, điều kiện mưa phùn, ẩm độ cao tháng 2/2009 cũng ảnh

hưởng lớn tới quá trình thụ phấn và đậu quả (đối với vải), ảnh hưởng thời kỳ

phân hoá hoa làm tăng ra lộc (đối với nhãn), làm giảm năng suất và sản lượng.

Ngoài ra, sự quan tâm đầu tư của nông dân cho cây vải giảm do giá cả

giảm rất thấp trong một số năm gần đây cũng là một nguyên nhân đáng kể.

9. Sản xuất rau, đậu các loại

Tổng diện tích Rau, đậu hạt các loại ước đạt 850 ngàn ha giảm hơn so

với năm 2008 khoảng 8% và giảm so với kế hoạch 2009 khoảng 7%, tổng sản

lượng ước đạt khoảng 10 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2008 và 3% so với kế

hoạch năm 2009. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm cây rau đậu các loại lại cao hơn

so với năm trước nên vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ Đông năm 2008-2009 bị mưa úng cuối vụ gây thiệt hại gần

200.000ha rau mầu. Năng suất rau, đậu vụ ĐX 2008-2009 bị giảm nguyên

nhân chính do điều kiện thời tiết giai đoạn tháng 1 đến tháng 2 ít mưa cây rau,

9

Page 10: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

đậu sinh trưởng kém, đến tháng cuối tháng 4 đầu đầu tháng 5 mưa nhiều gây

ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây rau, đâu các loại.

Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm cây trồng chính

Đơn vị: %

Chỉ số đánh giá Năm 2008 Năm 2009

- Nhóm cây lương thực 57,25 57,76

- Nhóm cây rau đậu 8,63 7,39

- Nhóm cây Công nghiệp 25,34 25.91

- Nhóm cây ăn quả 7,42 7,59

- Cây khác 1,35 1,35

Tổng số 100 100

B. Chương trình an ninh lương thực:

1. Cây lương thực có hạt.

- Năm 2009 tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ước đạt gần

8,6 triệu ha, đạt 101% so với năm 2008 và 101,3% so với kế hoạch năm 2009.

- Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2009 ước đạt khoảng 44,2 triệu

tấn, tăng 2.5% so với năm 2008 và 4 % so với kế hoạch năm 2009. Trong đó

sản lượng lúa cả năm ước đạt khoảng 39.1 triệu tấn, tăng khoảng 1.3 % so với

năm 2008 và 3% so với kế hoạch năm 2009. Diện tích ngô đạt khoảng 1.170

nghìn ha tăng khoảng 3 % so với năm 2008 và 2% so với kế hoạch 2009, sản

lượng ngô ước đạt khoảng 5 triệu tấn, tăng 16 % so với năm 2008 và 11 % so

với kế hoạch năm 2009.

Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lương thực có hạt tăng nguyên

nhân chính như sau:

- Vụ Đông năm 2008-2009 thiệt hại gần 200.000ha rau mầu do mưa úng

cuối vụ nên các địa phương đã quyết tâm đẩy mạnh sản xuất vụ ĐX2008-2009

để bù đắp thiệt hại.

10

Page 11: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Thời tiết khí hậu vụ ĐX08-09 không gặp rét đầu vụ, thuân lợi cho việc

gieo cấy do vậy hầu hết các địa phương đều gieo cấy đạt và vượt diện tích theo

kế hoạch.

- Diện tích lúa lai tăng hơn so với năm 2008.

- Các địa phương đã gieo trồng đảm bảo đúng thời vụ, đồng thời triển

khai tốt các biện pháp ứng dụng tiến bộ như áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng,

phòng trừ tổng hợp IPM..

2. Cây có củ (cây Khoai lang, Sắn)

- Tổng diện tích cây có củ (Khoai lang, Sắn) năm 2009 ước đạt 680 ngàn

ha giảm khoảng 4 % so với năm 2008, tổng sản lượng ước đạt khoảng 10 triệu

tấn giảm 5% so với năm 2008 .

Nguyên nhân sản lượng Khoai lang, sắn giảm so với kế hoạch chủ yếu

do các địa phương đã chú trọng đến các giống có chất lượng cao do vậy năng

suất trung bình có thấp hơn dẫn tới sản lượng thấp nhưng vẫn mang lại hiệu

quả kinh tế cao.

C. Chương trình thâm canh cây công nghiệp lâu năm:

- Quy trình canh tác hợp lý cho từng loại cây theo từng vùng, miền đã

được xây dựng, ban hành và tuyên truyền rộng rãi, kết hợp công tác khuyến

nông giúp nông dân sản xuất có hiệu quả

- Mức độ đầu tư phân bón, vật tư nông nghiệp: ngày càng hợp lý và hiệu

quả đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

- Vấn đề giải quyết nước tưới đặc biệt là phương pháp tưới tiết kiện cho

cây trồng được áp dung rộng rãi đã phát huy hiệu quả tích cực.

Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, thâm canh nên năm 2009

hầu hết năng suất các loại cây công nghiệp lâu năm đều tăng và gần đạt mục

tiêu kế hoạch năm 2010. Sản lượng, chất lượng sản phẩm tăng nhanh góp phần

đẩy mạnh xuất khẩu

11

Page 12: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Năng suất các loại cây công nghiệp lâu năm

Loại cây Năm 2008

(tấn/ha)

Năm 2009

(tấn/ha)

So sánh

2009/2008 (%)

Chè 6.57 6.94 105.6

Cà phê 1.83 2.00 109.3

Cao su 1.60 1.69 105.6

Hồ tiêu 2.17 2.04 94.0

Điều 1.03 0.96 93.2

Kết quả sản xuất các cây công nghiệp xuất khẩu

Đơn vị: 1000 tấn

Loại sản phẩm Mục tiêu

2010

Năm

2008

Ứớc thực

hiện

2009

So sánh

2009/2008 (%)

Cà phê nhân 970 1055.8 1070 101.3

Cao su mủ khô 750 659.6 710 107.6

Chè búp tươi 775 760.5 790 103.9

Hồ tiêu 113 98.3 90 91.6

Điều thô 385 308.5 303 98.2

12

Page 13: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2009 CỦA

CỤC.

1- Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản QPPL

1.1. Công tác xây dựng văn bản QPPL:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ về xây dựng các văn bản QPPL, Trong 6

tháng qua Cục đã trình Bộ ban hành: Thông tư 17/2009/TT-BNN ngày

27/3/2009 về việc ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất,

kinh doanh và sử dựng tại VN; Thông tư 21/2009/TT-BNN ngày 24/4/2009 Về

việc ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh

doanh và sử dụng ở VN; Thông tư 33/2009/TT-BNN, ngày 10/6/2009 Về việc

ban hành danh mục giống cây trồng được bảo hộ.

Đang trình lãnh đạo Bộ ký ban hành: Thông tư quy định bổ sung về

quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa xác nhận; Thông tư quy

định về quản lý và sử dụng mẫu giống cây trồng;

Soạn thảo trình Bộ, trình Chính phủ Nghị định quản lý đất lúa

1.2. Kiểm tra, rà soát văn bản

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ, Cục đã thành lập Tổ kiểm tra văn bản

của Cục. Tổ kiểm tra văn bản đã tiến hành kiểm tra các văn bản ban hành từ

tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009 kết quả kiểm tra như sau:

Nội dung kiểm tra: Thẩm quyền ban hành văn bản, tính hợp hiến, hợp

pháp của văn bản, thể thức văn bản, kỹ thuật trình bày văn bản.

2-Kết quả thực hiện kế hoạch chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát

triển ngành, đổi mới công tác lập kế hoạch.

2.1.Chỉ đạo sản xuất

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản

xuất để hạn chế suy thoái kinh tế; Cục Trồng trọt đã theo dõi sát sao tình hình

sản xuất và chỉ đạo các địa phương tập trung chỉ đạo gieo cấy, chăm sóc, thu

13

Page 14: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

hoạch lúa Đông Xuân đạt kết quả cao nhất, chỉ đạo phát triển sản xuất cây

công nghiệp, cây ăn quả đặc biệt là một số loại cây chủ lực như cao su, chè, cà

phê, điều, tiêu, cây ăn quả. Kết quả sản xuất đông xuân và hè thu đến nay có

thể đánh giá là thắng lợi toàn diện.

Ngoài ra Cục Trình Bộ nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất

trong điều kiện suy thoái kinh tế, hỗ trợ sản xuất Hè Thu, Thu Đông năm 2009

vùng Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ giống phục vụ sản xuất vụ Đông 2009 ở

miền Bắc; về trung hạn, đề nghị hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm lúa gạo, cà phê, chè theo VietGAP; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các

vùng sản xuất giống lúa lai trong nước để thay thế nhập khẩu, hỗ trợ khắc phục

thiên tai, dịch bệnh...

2.2. Kết quả xây dựng đề án, chiến lược ngành

- Xây dựng trình Chính phủ Đề án phát triển trồng trọt đến 2020

- Xây dựng trình Chính phủ Đề án Quy hoạch tổng thể đất lúa đến 2020

và tầm nhìn 2030

2.3. Kết quả tổ chức chỉ đạo các dự án điều tra, quy hoạch thuộc lĩnh

vực Cục phụ trách đã được phê duyệt:

- Nghiệm thu 3 Dự án điều tra cơ bản thực hiện năm 2008 (Điều tra đất

cao su; Điều tra thực trạng sản xuất 5 cây công nghiệp lâu năm; Dự án điều tra

hệ thống sản xuất giống cây ăn quả chủ lực);

Tổ chức triển khai các dự án năm 2009 theo đúng kế hoạch:

- Điều chỉnh quy hoạch phát triển cà phê toàn quốc đến năm 2015 và tầm

nhìn 2020.

- Quy hoạch phát triển hồ tiêu toàn quốc đến năm 2015 và định hướng

đến năm 2020

- Quy hoạch tổng thể phát triển lúa gạo toàn quốc đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030

14

Page 15: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Điều tra thu nhập của người trồng lúa các vùng sản xuất lúa trọng điểm

và đề xuất chính sách.

3. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án, đề tài khoa học công

nghệ và chuyển giao

3.1. Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm:

Đã ban hành văn bản số 645/TT-ĐBP ngày 14/4/2009 về vệc: Sử dụng

phân sinh học vào sản xuất an toàn theo hướng VietGAP gửi các địa phương.

Thực hiện chương trình kiểm tra sản xuất rau trên địa bàn một số tỉnh ở

miền Bắc, miền Trung, miền Nam về: Quy hoạch vùng sản xuất; công tác xây

dựng đề án, chương trình RAT; triển khai thực hiện, chấp hành các văn bản

quy phạm pháp luật; …

Chỉ đạo và phối hợp với Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên xây

dựng GAP trên cà phê.

Tổ chức kiểm tra một số mô hình sản xuất vải theo GAP tại tỉnh: Bắc

Giang và Hưng Yên

Triển khai các nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP

2006-2010:

Giám sát VSATTP trong sản xuất rau, quả, chè .

Tổ chức đào tạo, tập huấn về VietGAP và lấy mẫu đất, nước, sản phẩm

rau, quả, chè an toàn và thẩm định hồ sơ để cấp chứng chỉ cho người lấy mẫu

đất nước, rau, quả, chè.

Giám sát VSATTP trong sản xuất, kinh doanh phân bón có nguy cơ gây

ô nhiễm cao.

Kiểm tra việc thực hiện các quy định trong sản xuất rau, quả, chè an

toàn.

Xây dựng 04 mô hình sản xuất rau, chè an toàn theo tiêu chuẩn

VietGAP.

15

Page 16: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

3.2. Công tác Môi trường:

Tổ chức 4 lớp tập huấn Nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trường.

Xây dựng hướng dẫn bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh

phân bón.

Thực hiện đề tài cơ sở: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đối phó với

xâm nhập mặn, lụt, nóng và khô hạn tại vùng ĐB Sông Cửu Long.

Chủ trì xây dựng VietGAP cho cà phê, lúa gạo; tham gia hoàn thiện Sổ

tay hướng dẫn VietGAP cho rau, quả, chè…

3.3. Công tác xây dựng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn:

Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Phân bón - Các chỉ tiêu

VSATTP và phương pháp phân tích.

Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Điều kiện sản xuất, sơ chế rau,

quả, chè an toàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

Năm 2009 Cục ra soát xây dựng 21 tiêu chuẩn Việt nam

Theo phân cấp của Bộ, Cục đang tổng hợp, tổ chức nghiệm thu các tiêu

chuẩn, quy chuẩn thực hiện trong năm 2008, trình Bộ xem xét.

3.4. Các đề tài.

Năm 2009 Cục triển khai 1 đề tài cấp Bộ và 11 đề tài cơ sở. Các đề tài

thực hiện đúng tiến độ, đề cương đã được phê duyệt

3.5 Chương trình giống cây trồng cây trồng.

Tổ chức triển khai 18 dự án giống cây trồng do Cục làm chủ đầu tư, tinh

hết 6 tháng đầu năm các dự án đã triển khai trên 60% khối lượng công việc,

qua nghiệm thu vụ đông xuân 2009 các dự án được đánh giá triển khai tốt, có

hiệu quả, đảm bảo kế hoạch đề ra, các gói thầu mở mới năm 2009 đang tổ chức

đấu thầu theo đúng kế hoạch đề ra, tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm đạt 40%

theo kế hoạch. Tổng kinh phí sự nghiệp kinh tế năm 2009 là 20,7 tỷ đồng. vốn

xây dựng cơ bản 90 tỷ đồng.

16

Page 17: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

4 Kết quả thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế

- Tiếp tục thực hiện Dự án khoai tây Việt Đức với một số nội dung: sản

xuất giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng; kiểm định đồng ruộng và chứng

nhận chất lượng giống khoai tây; xây dựng mô hình tập huấn cho nông dân và

tổ chức các chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giống và

khoai tây thương phẩm. Hoàn thiện các thủ tục để đóng Dự án và tổ chức buổi

lễ kết thúc Dự án khoai tây Việt Đức vào ngày 29/5/2009.

- Tổ chức Đoàn công tác khảo sát tại Cu Ba phục vụ Chương trình hỗ trợ

Cu Ba sản xuất lương thực từ 15/4 đến 05/5/2009 và báo cáo Bộ trưởng, VP

Chính phủ kết quả chuyến công tác. Chuẩn bị các thủ tục và mời đoàn cán bộ

của Cu Ba sang làm việc trong Chương trình hỗ trợ Cu Ba sản xuất lương thực.

- Xây dựng Đề cương chi tiết các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác Nhà

nước và tư nhân phát triển ca cao bền vững tại Việt Nam. Thành lập văn phòng

Dự án Thúc đẩy Quan hệ Đối tác Nhà nước và Tư nhân về Phát triển Cacao

Bền vững tại Việt Nam. Tổ chức thành công chuyến khảo sát và làm việc của

Giám đốc ICCO tại Việt Nam

- Xây dựng DA Giảm thiểu và Thích ứng của Ngành Trồng trọt đối với

Biến đổi Khí hậu và gửi Văn phòng FAO tại Hà Nội thẩm định.

- Tham gia xây dựng chương trình Bảo đảm an ninh lương thực và dinh

dưỡng cho một số tỉnh nghèo tại VN do FAO tài trợ và tổ chức đoàn khảo sát

tại Tây Bắc với Văn phòng FAO tại Hà Nội.

- Thành lập ban quản lý dự án: Nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm

nông nghiệp VIE 4927-ADB;

- Xây dựng DA Giảm thiểu và Thích ứng của Ngành Trồng trọt đối với Biến

đổi Khí hậu;

- Phối hợp với MSCP Xây dựng tầm nhìn chiến lược về thể chế và tổ

chức của Cục Trồng trọt đến 2020.

5. Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra

17

Page 18: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra: 08 cuộc trong đó:

+ Số cuộc đã kết thúc: 04 cuộc kiểm tra công tác quản lý về sản xuẩt rau

theo hướng an toàn tại 04 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Sơn La.

+ Số cuộc đang thực hiện: 04 cuộc

* Kiểm tra việc thực hiện những quy định pháp luật trong sản xuất, kinh

doanh phân bón tại Công ty cổ phần Thanh Hà;

* Kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân

bón tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Lâm Đồng và Đắk Lắk

* Kiểm tra việc thực hiện những quy định pháp luật trong sản xuất, kinh

doanh giống cây trồng tại các Tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà

Nẵng, Quảng Trị và Hà Tĩnh.

* Kiểm tra việc thực hiện những quy định pháp luật trong sản xuất, kinh

doanh giống cây trồng tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc,

Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Lào cai,

Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh hóa và Nghệ An.

* Kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân

bón tại các tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Hải

Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây

Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu, Long An, Đồng Tháp, Tiền

Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và An Giang.

* Kiểm tra VSATTP và chất lượng chè, quả tại các tỉnh: Hà Giang, Tuyên

Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang.

* Kiểm tra thực hiện các quy định VSATTP trong sản xuất rau, quả tại

các tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Giang và Yên Bái.

* Kiểm tra sản xuất rau và công tác quản lý về sản xuất rau tại các tỉnh:

Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Sơn La.

18

Page 19: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

* Kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, chất lượng giống, phân bón tại:

Công ty Hoa Nam- Hà Nội; Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An; Công ty

giống Lào Cai; Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm giống cây trồng

thuộc Công ty BVTV An Giang và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

tỉnh Đồng Nai.

* Giám sát sản xuất phân bón có nguy cơ gây ô nhiễm tại các tỉnh, thành

phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,

Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.

* Giám sát về rau an toàn tại các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và

Hải Dương.

+ Số cuộc năm trước chuyển sang: không có.

- Sai phạm về kinh tế: chưa phát hiện.

+ Sai phạm về vật chất: chưa phát hiện.

+Vi phạm chế độ, chính sách pháp luật khác: chưa phát hiện.

- Kết quả xử lý: chưa có

6. Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống tổ chức và cải cách

hành chính.

- Có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh về việc tiếp tục thực

hiện Thông tư 61 về hệ thống tổ chức ngành Nông nghiệp và PTNT;

- Đăng ký thi nâng ngạch công chức năm 2009 và báo cáo danh sách

chuyển đổi vị trí công tác theo yêu cầu của Vụ Tổ chức cán bộ;

- Đề nghị Vụ TCCB trình Bộ phê duyệt thành lập Phòng Quản lý chất

lượng và môi trường trực thuộc Cục Trồng trọt; Ban hành Quyết định quy định

chức năng, nhiệm vụ của các phòng, văn phòng thuộc Cục Trồng trọt nhằm

điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng và đưa phòng QLCL vào

hoạt động từ 01/4/2009.

19

Page 20: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Hoàn thành thủ tục trình Bộ phê duyệt cho 03 cán bộ nghỉ hưu sớm

theo chế độ 132

- Thành lập Hội đồng và tổ chức xét duyệt Hồ sơ thi tuyển công chức dự

bị; Phối hợp với Vụ Tổ chức xét duyệt Hồ sơ và chuẩn bị đề thi, chấm thi cho

đợt thi tuyển công chức dự bị năm 2009;

- Ban hành Quy định về tổ chức, kiểm tra sát hạch lựa chọn tiếp nhận

công chức Cục Trồng trọt năm 2009 và tổ chức thi sát hạch 06 cán bộ thi tuyển

về Cục Trồng trọt, làm thủ tục để 03 cán bộ về nhận công tác tại Cục

- Đề nghị Bộ phê duyệt cán bộ có mức lương dưới 3,0 để thực hiện trợ

cấp khó khăn theo Quyết định 169 của Thủ tướng;

- Đề nghị Bộ nâng bậc lương trước thời hạn cho 02 cán bộ;

- Làm thủ tục tiếp nhận 04 cán bộ về Trung tâm KKN, điều động 3 cán

bộ từ Trung tâm lên Cục.

- Cử 3 cán bộ tham gia bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên cao

cấp và 08 cán bộ thi chuyên viên chính năm 2009; Cử 10 đồng chí phối hợp

với các Cục, Vụ tham gia tổ công tác, ban soạn thảo chính sách...; 14 lượt cán

bộ đi học tập, công tác ở nước ngoài.

Công tác cải cách hành chính:

- Xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính năm 2009 của Cục và trình

Bộ phê duyệt dự toán chi tiết kế hoạch thực hiện cải cách hành chính năm

2009.

- Thực hiện Đề án 30 của Chính phủ, Cục đã hoàn thiện biểu mẫu thống

kê một số thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Tổ công tác của Bộ, của

Chính phủ; Gửi Văn phòng CCHC văn bản thống kê Danh mục các văn bản

QPPL, văn bản cá biệt còn hiệu lực lĩnh vực Trồng trọt và các file mềm các

văn bản đó để làm hồ sơ các thủ tục hành chính khi cập nhật vào phần mềm

máy xén của Chính phủ; Tham dự buổi họp giao ban thực hiện Đề án 30 do Bộ

tổ chức ngày 17/2/2009. Triển khai rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính

20

Page 21: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

các lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục. Tham gia đoàn khảo sát việc thực hiện

Đề án 30 tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình.

- Trả lời phiếu xin ý kiến về chia sẻ thông tin về cải cách hành chính của

Văn phòng TTCCHC;

- Tiếp tục giải quyết một số thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa các

thủ tục xuất, nhập khẩu giống, phân bón; đăng ký sản xuất, khảo nghiệm phân

bón.

- Tiếp tục thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

với 5 quy trình hành chính và tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ để chuẩn bị

cho việc Tổ chức chứng nhận vào đánh giá giám sát;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ; Sử

dụng mạng nội bộ để tiết kiệm chi phí hành chính.... Phối hợp với Trung tâm

tin học, các công ty phần mềm tiến hành khảo sát và chuẩn bị xây dựng Dự án

Văn phòng điện tử.

7. Kết quả triển khai công tác xây dựng cơ bản

Cục được giao làm chủ đầu tư 20 dự án giống và dự án xây dựng khác:

phần xây dựng cơ bản hiện nay các gói thầu thực hiện trong năm 2009 đã hoàn

thành xong hồ sơ mời thầu, đăng tạp chí đấu thầu của Bộ kế hoạch đầu tư, tổ

chức đầu thầu vào tháng 7và ký hợp đồng thi công tháng 8. và hoàn thành

tháng 12. Nhìn chung các dự án đều triển khai đúng tiến độ đặt ra, đảm bảo

đúng thủ tục.

8. Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính

Năm 2009 triển khai kế hoạch tài chính khá thuận lợi, Bộ giao dự toán

ngay từ đầu năm nên Cục chủ động được trong khâu thực hiện. Đến nay các

nguồn kinh phí đã được Bộ phê duyệt dự toán chi tiết. Cục đã triển khai các

nội dung đảm bảo tiến độ công việc, đảm bảo đúng hạng mục, đúng định mức

theo quy định

21

Page 22: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

PHẦN II: KẾ HOẠCH NĂM 2010

I. MỘT SỐ DỰ BÁO CHỦ YẾU

1. Dự báo về môi trường kinh tế chung:

Tình hình kinh tế trong nước phát triển khá, 6 tháng đầu năm 2009 tốc độ

tăng trưởng đạt 3.9%, sáu tháng cuối năm dự kiến mức tăng trưởng cao hơn ổn

định, gói kích cầu của Chính phủ phát huy tác dụng kiềm chế suy thoái và thúc

đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Theo dự báo đến năm 2010 nền kinh tế thế giới sẽ thoát khỏi khủng

khoảng và mức tăng trưởng có thể đạt 2,5%,( theo dự báo của IMF).

Khả năng xuất khẩu nông sản thuận lợi hơn so với năm 2009.

2. Dự báo về sản xuất nông nghiệp

Tình hình giá cả nông sản năm 2009 thấp, nông dân đầu tư cho sản xuất

hạn chế vì vậy có thể ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng trong năm

2010.

Dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn,

lùn xoắn lá ở các tỉnh phía Nam và bệnh đạo ôn, bạc lá, rầy nâu, rầy lưng

trắng, sâu đục thân ở các tỉnh phía Bắc.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT 2010

1. Kế hoạch hoạt động của ngành trồng trọt góp phần vào tăng

trưởng chung của ngành.

1.1. Kế hoạch góp phần thực hiện mục tiêu chungcủa ngành.

Năm 2009 tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt tăng thấp khoảng 0.80 %

nguyên nhân do thời tiết không thuận làm cho sản lượng cây ăn quả, rau màu

giảm mạnh. Dự kiến năm 2010 tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt đạt khoảng

4 % .

22

Page 23: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Đánh giá mục tiêu phát triển Trồng trọt

Chỉ số đánh giá Đơn vị tính Ứơc thực hiện

năm 2009

Khế hoạch

2010

- Tốc độ tăng GTSX trồng trọt % 0.80 4

- Lương thực bình quân/người/năm Kg/ng/năm 505.1 502.5

1.2. Kế hoạch thực hiện các chương trình lớn đóng góp vào sự tăng

trưởng

A. Chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng

1. Đối với phát triển cây cao su

- Thực hiện Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn

đến năm 2020.

Cục Trồng trọt tiếp tục chỉ đạo các địa phương vùng Tây Bắc không phát

triển cao su theo phong trào, có bước đi thích hợp. Trên cơ sở kết quả đánh giá

diện tích cao su đã trồng, các địa phương kết hợp Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam lập quy hoạch chi tiết ở các vùng có kế hoạch phát triển cao su, để đến

năm 2020 toàn vùng đạt khoảng 50 nghìn ha. Chỉ đạo các tỉnh Tây Bắc thực hiện

đúng hướng dẫn về độ cao trồng cao su dưới 600 m so mực nước biển, độ dốc dưới

300, tầng dày đất trên 70 cm, trồng nơi không xương muối và kín gió nhằm tránh

rủi ro khi phát triển diện rộng cao su ở các tỉnh Tây Bắc.

- Đối với các tỉnh Tây Nguyên, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ

tại Thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14 tháng 8 năm 2006 và Thông tư 127/2008/

TT-BNN, hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp, phải thực hiện đúng tiêu

chuẩn kỹ thuật đối với đất trồng cao su và đối tượng đất lâm nghiệp được trồng cao

su.

2. Đối với phát triển cây cà phê

23

Page 24: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Củng cố, hoàn thiện các cơ sở nhân giống cây cà phê, nhất là hệ thống vườn

đầu dòng các giống cà phê đã được chọn lọc có năng suất, chất lượng tốt để kịp thời

cung cấp giống cho nhu cầu ghép cải tạo, trồng thay thế tại các tỉnh.

- Đề xuất các hình thức tổ chức sản xuất đối với các hộ nông dân sản xuất cà

phê nhỏ lẻ, tạo điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường. Đào tạo,

tập huấn, xây dựng mô hình thâm canh cây cà phê, tập trung vào các mô hình tưới

nước tiết kiệm, mô hình thâm canh nâng cao chất lượng cà phê, mô hình ghép phục

hồi cà phê. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê tham gia các chương

trình chứng nhận cà phê như Utz, 4C truy nguyên nguồn gốc, góp phần nâng cao chất

lượng cà phê phê xýât khẩu của Việt Nam.

- Đẩy mạnh đầu tư thâm canh như cải tạo đất, trồng cây che bóng và tạo

nguồn chất hữu cơ cho vườn cà phê thông qua các biện pháp tổng hợp; bón

phân vô cơ cân đối kết hợp với bón phân hữu cơ tăng cường chất lượng cà phê;

củng cố, nâng cấp các công trình giữ nước trong các vùng sản xuất cà phê tập

trung, mở rộng áp dụng các hình thức chống hạn và tưới nước tiết kiệm cho

cây cà phê.

- Tăng cường quản lý chất lượng cà phê: hạn chế tối đa việc thu hái lẫn quả

xanh, tạo điều kiện cho các tổ chức chứng nhận chất lượng cà phê hoạt động hướng

dẫn sản xuất cà phê theo GAP. Chứng nhận chất lượng gắn với giới thiệu thị

trường tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân, cơ sở sản xuất và kinh doanh cà

phê.

- Chỉ đạo Viện Khoa học kỹ thuật Nông lân nghiệp Tây Nguyên có kế

hoạch sớm hoàn thành quy trình tái canh cà phê, quy trình thực hành sản xuất

nông nghiệp tốt đối với cà phê và quy trình sản xuất cà phê hữu cơ nhằm góp

phần nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trong thời gian tới.

3. Đối với phát triển cây chè

- Các tỉnh tiếp tục thực hiện việc xây dựng quy hoạch vùng sản xuất chè

an toàn trên địa bàn, chỉ định tổ chức chứng nhận sản xuất chè an toàn trên địa

bàn, thực hiện việc xây dựng và triển khai sản xuất cèh an toàn trên địa bàn.

24

Page 25: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Chỉ đạo chuyển đổi giống mới trồng thay thế ở vùng thấp, tiếp tục

trồng mới ở vùng cao, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, tăng cường

công tác khuyến nông, xây dựng mô hình, sắp xếp lại các cơ sở chế biến chè,

phát triển cơ sở hạ tầng, lồng ghép các chương trình mục tiêu tạo nguồn vốn

cho thâm canh chè an toàn.

- Chỉ đạo rà soát, xây dựng hệ thống vườn giống đầu dòng, vườn

ươm chè, tăng cường công tấc kiểm tra chất lượng giống chè, đảm bảo

không đến giống chè kém phẩm chất và không rõ nguồn gốc, không đúng

cơ cấu giống chè cho các vùng trong sản xuất đại trà.

- Tăng cường khâu cơ giới hoá hái chè, hái theo phương pháp hái dãn

lứa, tưang thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trong tsản xuất chè.

4. Đối với cây điều

- Căn cứ quy hoạch chung của Trung ương về phát triển ngành điều,

UBND các tỉnh trồng điều chỉ đạo UBND các huyện có diện tích quy hoạch

điều tập trung tiến hành rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch cho từng xã, lập

phương án phát triển cho từng khu vực, địa bàn cụ thể để xác lập tiến độ cải

tạo giống mới, thâm canh, xen canh hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác; từ

đó có biện pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp với thực tế nhưng vẫn đảm bảo đúng

theo quy hoạch. Triển khai chương trình khảo sát, phân loại đánh giá lại diện

tích điều hiện có.

- Xác định những vùng có ưu thế trồng điều tập trung để đầu tư cơ sở hạ

tầng, áp dụng kỹ thuật thâm canh, tạo bước chuyển biến mạnh trong việc nâng

cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các vườn điều có năng suất thấp, trồng

bằng các giống thực sinh đã bị thoái hóa hướng dẫn cải tạo hoặc trồng thay dần

bằng các giống ghép có năng suất cao.

- Tiếp tục hỗ trợ cho việc nghiên cứu tuyển chọn giống điều có năng suất

cao, chất lượng hạt tốt nhằm đưa giống mới vào sản xuất thay thế dần giống cũ,

trồng bằng hạt nhằm nâng cao năng suất, sản lượng điều. Khảo nghiệm sự thích nghi

sinh thái với từng vùng sản xuất của bộ giống điều đã được công nhận cho sản xuất

25

Page 26: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Lồng ghép các chương trình được sử dụng vốn của ngân hàng chính

sách, vốn của các chương trình: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, định

canh định cư vùng kinh tế mới,… đặc biệt vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số để có hỗ trợ thêm nguồn vốn ưu đãi cho việc cải tạo vườn

điều.

- Khuyến khích các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất điều: xây

dựng các Hợp tác xã sản xuất điều hoặc các Công ty cổ phần liên kết giữa

trồng, chế biến và tiêu thụ hạt điều.

5. Cây hồ tiêu

- Tập trung thâm canh theo hướng tiết kiệm vật tư và an toàn, nâng cao

chất lượng và hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hiện

nay.

- Xây dựng các vườn đầu dòng cây tiêu, có năng suất cao, chống chịu tốt với

các loại bệnh hại trên hồ tiêu, từng bước thay thế các vùng tiêu có chất lượng giống

không đảm bảo ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất tiêu hiện

nay.

- Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho

người sản xuất, đào tạo tập huấn nhằm phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng

hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.

6. Các cây công nghiệp ngắn ngày

- Quy hoạch vùng trồng tập trung thành khu vực sản xuất hàng hóa, đưa

những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào vùng thâm canh, những

giống có các đặc tính chống chịu điều kiện bất thuận vào vùng khó khăn.

- Áp dụng KHCN trong công tác nghiên cứu và chọn tạo giống, đẩy

mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng.

26

Page 27: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Đẩy mạnh cơ giơí hóa trong làm đất, gieo hạt (đậu tương), thu hoạch

và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả của người lao động và tăng cường khả

năng cạnh tranh các mặt hàng nông sản trên thị trường.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống, đặc biệt đối với cây lạc

và đậu tương theo bốn cấp.

- Tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng chương trình khuyến

nông trọng điểm đối với mỗi loại cây trồng.

- Với những cây gắn với các cơ sở chế biến cần xây dựng chính sách để

gắn kết sản xuất nguyên liệu với chế biến khống để xảy ra tình trạng các cơ sở

chế biến thiếu nguyên liệu. Bên cạnh đó các cơ sở chế biến cần chia sẻ lợi

nhuận của mình để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu bền vững để ổn định sản

xuất.

7. Đối với cây ăn quả

- Tiếp tục rà soát, xây dựng và chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch các vùng cây

ăn quả tập trung, bố trí các giống cây ăn quả chất lượng cao, phù hợp, có lợi thế thị

trường.

- Tổ chức, sắp xếp các hình thức tổ chức sản xuất cây ăn quả phù hợp,

gắn sản xuất - tiêu thụ (Doanh nghiệp, HTX, Câu lạc bộ…).

- Chú trọng nâng cao giá trị các loại quả bằng cách tăng tỷ lệ diện tích

các giống chín sớm (như đối với vải) hoặc chín muộn (nhãn ở Miền Bắc), phổ

biến ứng dụng kỹ thuật xử lý ra quả trái vụ (dứa, bưởi, cam, chôm chôm...)

nhằm rải vụ thu hoạch cho tiêu thụ tươi và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy

chế biến;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng giống cây ăn

quả;

- Đầu tư thâm canh tăng năng suất, tổ chức sản xuất trái cây an toàn theo

hướng GAP, trước mắt là đối với các cây ăn quả chủ lực, có lợi thế.

27

Page 28: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

- Đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch: sơ chế đóng gói, kho lạnh bảo

quản...hạn chế thất thoát về sản lượng và chất lượng, đảm bảo ATVSTP.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu; mở rộng các hình thức liên kết trong

sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả; tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị

trường tiêu thụ../

- Sản xuất rau, đậu các loại: Tổng diện tích các cây Rau, đậu hạt các

loại ước đạt 950 ngàn ha tăng hơn so với năm 2009 khoảng 12%, tổng sản

lượng ước đạt 12 triệu tấn, tăng khoảng 21% so với năm 2009.

Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm cây trồng chính

Đơn vị: %

Chỉ số đánh giá Năm 2009 Năm 2010

- Nhóm cây lương thực 57.76 55.72

- Nhóm cây rau đậu 7.39 8.70

- Nhóm cây Công nghiệp 25.91 25.80

- Nhóm cây ăn quả 7.59 8.48

- Cây khác 1.35 1.30

Tổng số 100 100

B. Chương trình an ninh lương thực:

1. Cây lương thực có hạt.

-Dựa trên cơ sở kết quả đạt được năm 2008 và năm 2009, với quyết tâm

chỉ đạo của toàn ngành phấn đấu kế hoạch sản xuất một số loại cây trồng năm

2010 như sau:

- Năm 2010 tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ước khoảng

8,5 triệu ha, tương đương 99,6% so với năm 2009, sản lượng cây lương thực

có hạt ước đạt khoảng 44,4 triệu tấn, tăng 0.3% so với năm 2009. Trong đó sản

28

Page 29: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

lượng lúa cả năm ước đạt gần 39 triệu tấn tương đương 99,4% so với năm

2009.

- Tổng diện tích cây có củ (Khoai lang, Sắn) năm 2010 ước đạt 600 ngàn

ha tương đương với 88,2% so với năm 2009, tổng sản lượng ước đạt trên 9

triệu tấn tương đương với 91,6% so với năm 2009.

C. Chương trình thâm canh cây công nghiệp lâu năm:

Năng suất các loại cây công nghiệp lâu năm

Loại cây Năm 2009

(tấn/ha)

Năm 2010

(tấn/ha)

So sánh

2010/2009 (%)

Chè 6.94 7.04 101.30

Cà phê 2.00 2.05 102.54

Cao su 1.69 1.72 101.99

Hồ tiêu 2.04 2.07 101.04

Điều 0.96 0.94 97.46

Kế hoạch sản xuất các cây công nghiệp xuất khẩu 2010

Đơn vị: 1000 tấn

Loại sản phẩm Mục tiêu

2010

Ước TH

Năm

2009

KH năm

2010

So sánh

2010/2009 (%)

Cà phê nhân 970 1070 1090 101.8

Cao su mủ khô 750 710 750 105.63

Chè búp tươi 775 790 820 103.79

Hồ tiêu 113 90 93 103.33

Điều thô 385 303 300 99.00

29

Page 30: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC

1. Kế hoạch xây dựng các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Cục quản lý.

- Nghị định:

Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2006/NĐ-

CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật sở hữu trí

tuệ ( phần về quyền đối với giống cây trồng)

- Thông tư

+ Thông tư Ban hành quy chuẩn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hai cà fê

để phát triển bền vững.

+ Thông tư Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản

xuất kinh doanh.

+ Thông tư Ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất

kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam.

+ Thông tư ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được bảo hộ.

- Kiểm tra, rà soát văn bản

Nội dung kiểm tra, rà soát

văn bản Loại văn bản kiểm tra

- Thẩm quyền ban hành văn bản

- Tính hợp hiến, hợp pháp của

văn bản

- Thể thức văn bản

- Kỹ thuật trình bày văn bản

- Rà soát các văn bản đã ban

hành và các văn bản có liên

quan

- Văn bản của Sở NN & PTNT các tỉnh gửi đến

Cục.

- Văn bản của Cục soạn thảo trình Bộ và các văn

bản Cục ban hành bao gồm:

* Các văn bản quy phạm pháp luật

* Các Quyết định cá biệt

* Các công văn

* Giấy phép xuất, nhập khẩu giống cây trồng

* Giấy phép xuất, nhập khẩu phân bón

30

Page 31: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

2. Kế hoạch chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển chuyên ngành

và xây dựng quy hoạch mới; Kế hoạch đổi mới công tác lập và giám sát

thực hiện kế hoạch.

2.1. Xây dựng kế hoạch thiết kế quy hoạch:

- Tổ chức nghiệm thu dự án hoàn thành:

+ Dự án Rà soát điều chỉnh quy hoạch chè cả nước đến 2015 và tầm

nhìn 2020

- Tiếp tục triển khai 3 dự án chuyển tiếp:

+ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cà phê đến 2015 và tầm nhìn

đến năm 2020.

+ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hồ tiêu đến 2015 và tầm nhìn

đến năm 2020.

+ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển điều đến 2015 và tầm nhìn

đến năm 2020.

- Đề xuất 3 dự án mới:

+ Quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý vùng Trung du và miền núi

phía bắc đến 2015, định hướng 2020

+ Quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý vùng Tây Nguyên đến 2015,

định hướng 2020

+ Quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý vùng Bắc Trung bộ đến

2015, định hướng 2020.

2.2. Lập kế hoạch các dự án điều tra cơ bản

Đề xuất 12 dự án điều tra cơ bản cho năm 2010

Mục tiêu điều tra:

31

Page 32: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Đánh giá thực trạng sản xuất, chi phí, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, giá

thành một số nông sản xuất khẩu chủ yếu tại các vùng.

Xác định cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng

Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển.

( Danh mục dự án có phụ lục kèm theo)

3- Kế hoạch phát triển công tác khoa học công nghệ và chuyển giao.

a) TËp trung nguån lùc ®Ó nghiªn cøu vµ øng dông c«ng nghÖ sinh häc

phôc vô chän t¹o, nh©n s¶n xuÊt gièng c©y trång, cã n¨ng suÊt vµ chÊt l−îng

cao; ph©n bãn; chÕ phÈm sinh häc gãp phÇn an toµn l−¬ng thùc, thùc phÈm vµ

n©ng cao chÊt l−îng; c«ng nghiÖp ho¸ s¶n xuÊt gièng.

b) Nghiªn cøu c¬ së khoa häc, nghiªn cøu kinh tÕ, x· héi, thÞ tr−êng, tæ

chøc s¶n xuÊt ®Ó x©y dùng m« h×nh chuyÓn ®æi c¬ cÊu s¶n xuÊt n«ng nghiÖp

theo h−íng x©y dùng mét sè ngµnh hµng s¶n xuÊt hµng ho¸ lín trªn c¬ së øng

dông c«ng nghÖ cao, nh»m t¨ng søc c¹nh tranh, nh− c«ng nghiÖp ho¸ ngµnh

hµng s¶n xuÊt lóa g¹o, cµ phª, cao su, chÌ,…

d) Nghiªn cøu hoµn thiÖn quy tr×nh kü thuËt vµ c«ng nghÖ, qu¶n lý nh»m

n©ng cao chÊt l−îng, hiÖu qu¶, ®¶m b¶o an toµn l−¬ng thùc, thùc phÈm víi mét

sè mÆt hµng chñ lùc nh− lóa g¹o, cµ phª, chÌ, rau, qu¶.

N¨m 2010 tiÕp tôc thùc hiÖn 1 ®Ò tµi cÊp Bé, 7 ®Ò tµi c¬ së vµ ®Ò xuÊt thùc

hiÖn 3 ®Ì tµi c¬ së míi ( cã phô lôc kÌm theo)

4. Kế hoạch Hội nhập và hợp tác quốc tế.

- Tiếp tục xây dựng Dự án JICA với các nội dung như nâng cao năng lực

quản lý ngành trồng trọt trong lĩnh vực Bảo hộ giống cây trồng; An toàn vệ

sinh thực phẩm; Xây dựng trung tâm KKN ;

- Tiếp tục thực hiện các nội dung của Dự án ca cao ; Dự án Biến đổi khí

hậu, Dự án VSATTP vốn vay của ADB, ...

- Xây dựng Dự án: Xây dựng Chương trình Hỗ trợ Cu Ba phát triển sản xuất

lương thực.

32

Page 33: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Tham gia các hoạt động về bảo hộ giống cây trồng mới của UPOV

5- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Kiểm tra việc triển khai, phổ biến, thực hiện các văn bản QPPL về quản

lý chất lượng giống cây trồng, phân bón và VSATTP tại một số Sở Nông

nghiệp và PTNT và Công ty sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên cả

nước.

6. Kế hoạch xây dựng năng lực tổ chức và cải cách hành chính.

- Triển khai đề án nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước

ngành trồng trọt, trong đó trước mắt hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm

giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

- Rà soát đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều chỉnh, bổ sung quy

chế "1 cửa".

- Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000

- Xây dựng và hoàn thiện phần mềm quản lý nhà nước về giống cây

trồng, phân bón. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thông tin, quản trị mạng cho cán

bộ trong Cục và một số tỉnh.

- Công khai hoá thủ tục hành chính, kế hoạch tài chính, tổ chức nhân sự

7. Kế hoạch xây dựng cơ bản:

- Triển khai một số gói thầu còn lại của các dự án giống cây trồng

- Tiếp tục triển khai dự án Thiết bị phân tích phân bón

- Tiếp tục triển khai dự án xây dựng Trạm Khảo kiểm nghiệm giống, sản

phẩm cây trồng và phân bón vùng Tây Nguyên.

- Trình Bộ phê duyệt Dự án Xây dựng Trung tâm Khảo kiểm nghiệm

giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân

bón Quốc gia

8- Kế hoạch tài chính của Cục.

33

Page 34: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ Bộ giao Cục xây dựng kế hoạch tài

chính năm 2010 như sau:(có phụ lục chi tiết kèm theo)

PHẦN III : KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Phân công trách nhiệm và yêu cầu phối hợp trong quá trình thực hiện

kế hoạch giữa các đơn vị trong Cục;

- Xây dụng kế hoạch thực hiện theo từng quý

- Xây dựng khung theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch năm gồm:

+ Xác định bộ chỉ số giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch năm;

+ Xác định tần suất báo cáo;

+ Phân công thu thập số liệu và báo cáo

Nơi nhận CỤC TRƯỞNG - Bộ trưởng, các TT ( để BC) - Vụ KH, TC, KHCN - Cục QLXDCT - ĐV thuộc Cục -Lưu VT. Nguyễn Trí Ngọc

34

Page 35: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

PHỤ LỤC CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

KT.CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT,KHTC.

Phan Huy Thông

35

Page 36: BÁO CÁO K HO CH PHÁT TRI N TR NG TR T N M 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1118Bao cao Ke hoach nam 2010.pdf · đa số các cây công nghiệp đều tăng nhanh về

36

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC TRỒNG TRỌT

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRỒNG TRỌT NĂM 2010

Hà Nội, tháng 7 năm 2009