vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/datastore/khsxkd/1115lam lai kh 2010...

22
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN CNG HÒA Xà HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc CC KHAI THÁC VÀ BO VNGUN LI THY SN S: /BC - KTBVNL Hà Ni, ngày tháng 6 năm 2009 BÁO CÁO KHOCH NĂM 2010 PHN I: ĐÁNH GIÁ BI CNH Vμ KT QUTHC HIN KHOCH NĂM 2009 I. BI CNH CHUNG TRONG NĂM THC HIN KHOCH. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tình hình thi tiết tương đối thun li cho hot động khai thác hi sn trên bin; vi thi tiết thun li ngư dân các tnh trong cnước đã tn dng ti đa để bám bin , kết qukhai thác nhng tháng đầu năm 2009 đã cho sn lượng tương đối khquan, đây cũng là động lc để ngư dân hăng hái sn xut. Tuy nhiên hu nn kinh tế thế gii vn trong tình trng suy gim do vy vic tiêu dùng các sn phm tkhai thác hi sn ca các nước như Nht, Mvà các nước EU cũng bnh hưởng làm cho lượng hàng xut khu sang các nước bngng trmt khác giá du thế gii càng vnhng tháng gia năm có xu hướng tăng trli làm cho chi phí sn xut khai thác hi sn cũng bnh hưởng; trong khi đó hthng hot động ca Cc Khai thác và Bo vngun li thy sn chưa được thng nht tTrung ương xung địa phương đặc bit là tchc Thanh tra bo vngun li thy sn bxáo trn dn ti vic kim tra, kim soát hot động khai thác và bo vngun li thy sn trong thi gian dài bbuông lng. II. §¸NH GI¸ KÕT QU¶ THùC HIÖN KÕ HO¹CH TIÓU NGμNH LÜNH VùC. 1. Đánh giá kết quhot động lĩnh vc Khai thác và Bo vngun li thy sn đối vi ngành. 1.1 VKhai thác hi sn Kết qutrin khai công tác khai thác hi sn Nhng tháng đầu năm 2009, tình hình thi tiết có nhiu thun li, các cơn bão xut hin không nh hưởng ln đến vùng bin Vit Nam. Ngư trường khai thác hi sn xut hin các đàn cá có trlượng ln mc khác giá nhiên liu nhng tháng đầu năm n định mc 9000đ/lít được squan tâm ca Chính phtrong vic chđạo thc thi các chính sách htrngư dân, đó là vic kéo dài htrdu theo Quyết định s289 đến hết quý I/2009 đã to điu kin khuyến khích ngư dân hăng hái sn sut do vy tình trng tàu nm bkhông còn lp li. Sn lượng khai thác hi sn 6 tháng đầu năm 2009 đạt 1.192.000 tn, bng 54,2% kế hoch năm, tăng 5.8% so vi cùng knăm trước. Trong đó sn lượng khai thác bin ước tính đạt 1.075.000 tn, sn lượng khai thác ni địa ước đạt 117.000 tn. Dbáo 6 tháng cui năm sn lượng khai thác hi sn 1

Upload: others

Post on 02-Nov-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Số: /BC - KTBVNL

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2009

BÁO CÁO KẾ HOẠCH NĂM 2010

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ BỐI CẢNH Vμ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH NĂM 2009

I. BỐI CẢNH CHUNG TRONG NĂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản trên biển; với thời tiết thuận lợi ngư dân các tỉnh trong cả nước đã tận dụng tối đa để bám biển , kết quả khai thác những tháng đầu năm 2009 đã cho sản lượng tương đối khả quan, đây cũng là động lực để ngư dân hăng hái sản xuất. Tuy nhiên hậu nền kinh tế thế giới vẫn trong tình trạng suy giảm do vậy việc tiêu dùng các sản phẩm từ khai thác hải sản của các nước như Nhật, Mỹ và các nước EU cũng bị ảnh hưởng làm cho lượng hàng xuất khẩu sang các nước bị ngừng trệ mặt khác giá dầu thế giới càng về những tháng giữa năm có xu hướng tăng trở lại làm cho chi phí sản xuất khai thác hải sản cũng bị ảnh hưởng; trong khi đó hệ thống hoạt động của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được thống nhất từ Trung ương xuống địa phương đặc biệt là tổ chức Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản bị xáo trộn dẫn tới việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian dài bị buông lỏng.

II. §¸NH GI¸ KÕT QU¶ THùC HIÖN KÕ HO¹CH TIÓU NGμNH LÜNH VùC.

1. Đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với ngành.

1.1 Về Khai thác hải sản Kết quả triển khai công tác khai thác hải sản Những tháng đầu năm 2009, tình hình thời tiết có nhiều thuận lợi, các

cơn bão xuất hiện không ảnh hưởng lớn đến vùng biển Việt Nam. Ngư trường khai thác hải sản xuất hiện các đàn cá có trữ lượng lớn mặc khác giá nhiên liệu những tháng đầu năm ổn định ở mức 9000đ/lít và được sự quan tâm của Chính phủ trong việc chỉ đạo thực thi các chính sách hỗ trợ ngư dân, đó là việc kéo dài hỗ trợ dầu theo Quyết định số 289 đến hết quý I/2009 đã tạo điều kiện khuyến khích ngư dân hăng hái sản suất do vậy tình trạng tàu nằm bờ không còn lặp lại.

Sản lượng khai thác hải sản 6 tháng đầu năm 2009 đạt 1.192.000 tấn, bằng 54,2% kế hoạch năm, tăng 5.8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản lượng khai thác biển ước tính đạt 1.075.000 tấn, sản lượng khai thác nội địa ước đạt 117.000 tấn. Dự báo 6 tháng cuối năm sản lượng khai thác hải sản

1

đạt 1.118.000 tấn bằng 104,2% so với kế hoạch. Tổng sản lượng năm 2009 ước đạt 2.310.000,tấn bằng 105% so với kế hoạch tăng 5% so với năm 2008. (Nguồn số liệu: Phòng Quản lý Khai thác)

Để đạt những kết quả trên, Cục đã triển khai một số giải pháp sau: - Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Quyết định 289 để hoàn

thành việc giải ngân cho ngư dân.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai khai thác vụ cá Nam năm 2009; tổ chức cấp phát bản đồ dự báo ngư trường phục vụ cho ngư dân khai thác hải sản vụ cá Nam được kịp thời;

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật về biển, đảo của Việt Nam, các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực cho ngư dân và thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá khai thác hải sản xa bờ.

- Phối hợp với Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng và các địa phương thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của các tàu cá khai thác thủy sản trên các vùng biển, kịp thời báo cáo về Cục các trường hợp tàu cá nước ngoài đánh cá bất hợp pháp và tàu cá, ngư dân ta bị nước ngoài bắt giữ.

- Trong 6 tháng đầu năm 2009, có 61 tàu và 688 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt (Giảm 21 tàu, 188 ngư dân so với 06 tháng cuối năm 2008). Trong số 61 tàu và 688 ngư dân bị các nước bắt giữ, xử phạt, Cục đã phối hợp với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao can thiệp đề nghị các nước thả được 29 tàu và 319 ngư dân. Số còn lại đang bị giam giữ ở các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc là: 32 tàu, 294 ngư dân.

- Chỉ đạo các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh và các Trung tâm thông tin khai thác thủy sản tổ chức công tác thu mẫu thống kê nghề cá và cập nhật số liệu vào phần mềm quản lý phục vụ cho công tác chỉ đạo của Cục.

Tuy nhiên còn một số khó khăn đối với hoạt động khai thác hải sản trong thời gian vừa qua:

- Trong những tháng cuối quý II/2009, giá dầu thế giới tăng làm cho giá dầu trong nước tăng (tăng 1500 so với đầu năm) đã ảnh hưởng tới thu nhập của ngư dân.

- Trên biển đông diễn biến phức tạp, lực lượng tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng biển của ta ít đặc biệt từ khi Trung quốc có lệnh cấm biển 3 tháng đã gây khó khăn cho tàu cá và ngư dân khai thác trên các vùng biển xa.

- Công tác dự báo, thông tin khai thác hải sản phục vụ cho khai thác hải sản chưa được cập nhật thường xuyên do kinh phí không có.

- Công tác khuyến ngư, chuyển giao các mô hình khai thác, chuyển giao công nghệ khai thác từ nước ngoài cho ngư dân còn ít do vậy năng suất khai thác vẫn chưa được nâng cao.

2

1.2 Về công tác quản lý tàu cá và cơ sở hậu cần nghề cá Kết quả triển công tác quản lý tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Về công tác quản lý tàu cá - Ngay từ đầu năm 2009, Cục đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn có công văn chỉ đạo địa phương tăng cường công tác quản lý tàu cá; nghiêm túc rà soát lại số liệu trên cơ sở các hồ sơ của chủ tàu nộp UBND xã để xin nhận tiền hỗ trợ dầu; Qua 6 tháng triển khai, kết qủa cụ thể như sau:

- Tổng số tàu cá cả nước là: 130.926 chiếc Trong đó

+ Số tàu cá đã đăng ký là: 129.426 chiếc (chiếm 99%) + Số tàu cá chưa đăng ký chiếm 1.500 chiếc (chiếm 0,1%)

- Tổng số tàu cá phải đăng kiểm là 61.773 chiếc Trong đó; + Số tàu đã được đăng kiểm là: 61.656 chiếc (chiếm 99,8%) + Số tàu cá chưa đăng kiểm là : 117 chiếc (chiếm 0,02%) (Nguồn số liệu: Phòng Quản lý tàu cá và cơ sở hậu cần nghề cá) Để đạt những kết quả trên, Cục đã triển khai một số giải pháp sau:

- Chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản về triển khai thực hiện công văn số 676/BNN-KTBVNL ngày 20/3/2009, thường xuyên đôn đốc các địa phương báo cáo công tác quản lý tàu cá đăng ký, đăng kiểm từng tháng để tổng hợp.

- Rà soát, bổ nhiệm đăng kiểm viên tàu cá trên toàn quốc. Sáu tháng đầu năm đã bổ nhiệm 61 đăng kiểm viên hạng II, 95 đăng kiểm viên hạng III và 21 đăng kiểm viên không phân hạng

- Tiến hành rà soát quy hoạch các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tổng hợp báo cáo, đề xuất việc đầu tư xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu cá phù hợp với từng vùng và địa phương.

- Về nhiệm vụ phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thủy sản:

- Cục đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Giao thông đường thủy, tổ chức ký kết Quy chế phối hợp hoạt động và bản thỏa thuận trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an toàn cho ngư dân và tàu cá hoạt động thủy sản.

- Tổ chức thường trực, trực ban khi có bão, áp thấp nhiệt đới, chỉ đạo các Chi cục nắm số lượng tàu cá hoạt động trên các vùng biển, thông tin và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

3

Về công tác quản lý cơ sở hậu cần nghề cá - Tổ chức hội thảo và xin ý kiến các địa phương về công tác rà soát quy hoạch cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2009 phê duyệt điều chỉnh - Hướng dẫn các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai quy chế quản lý cảng cá, bến cá. - Đôn đốc các ban quản lý cảng cá thường xuyên báo cáo tình hình quản lý cảng cá, bến cá; Khó khăn trong công tác quản lý tàu cá và cơ sở hậu cần nghề cá: - Sau khi triển khai Quyết định 289, số lượng tàu cá tăng lên nhiều tuy nhiên Cục chưa có kinh phí để tổ chức tổng kiểm tra, rà soát trên phạm vi quy mô toàn quốc để quản lý chặt chẽ hơn - Số lượng tàu cá nhiều nhưng lực lượng đăng kiểm viên trong cả nước lại thiếu do vậy việc đảm bảo đăng kiểm đúng quy trình rất khó khăn. - Việc quản lý các cở sở đóng sửa tàu cá chưa thực hiện được do công tác quy hoạch chưa được thực hiện trong nhiều năm qua - Xây dựng các quy trình, quy phạm phục vụ cho công tác quản lý chưa được bổ sung, điều chỉnh mới. 1.3 Về công tác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Kết quả triển khai công tác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai công tác bảo vệ

nguồn lợi và môi trường;

- Phối hợp với các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hòa Bình, Cà Mau và chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai các hoạt động nhân ngày môi trường thế giới 05/6/2009;

- Ban hành công văn hướng dẫn các địa phương quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững;

- Ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện những nội dung liên quan đến bảo vệ các loài thuỷ sinh ở các thuỷ vực. Tổ chức nghiên cứu nội dung Luật Thuỷ sản, Luật Môi trường, Luật Tài nguyên nước để có cơ sở đề xuất, thu thập thông tin phục vụ cho nội dung xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện và chất có độc tố để khai thác thủy sản.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường xây dựng chiến lược và kế hoạch quản lý các loài ngoại lai xâm hại, tham gia xây dựng nội dung quản lý thuỷ sinh vật lưu vực sông; giúp một số địa phương soạn thảo quy chế quản lý giống thuỷ sản, quản lý vùng cấm khai thác có thời hạn.

4

- Triển khai dự án thuộc các chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt bao gồm:

+ Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến 2010 (QĐ số 131/QĐ-TTg): Triển khai kế hoạch hành động tuyên truyền quốc gia về bảo vệ nguồn lợi và phát triển nguồn lợi thủy sản , Cục đã tổ chức tuyên truyền trên Đài tiếng nói Việt Nam; Báo nông nghiệp, nông thôn ngày nay, tạp chí thủy sản; Xây dựng 03 phóng sự phát trên truyền hình Việt Nam; tổ chức 02 lớp tập huấn cho ngư dân về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi.

+ Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015 tầm nhìn 2020 (QĐ số 485/QĐ-TTg): Cục đã tiến hành xây dựng các nhiệm vụ như Xây dựng Nghị định về quản lý cấm các vùng khai thác, vùng khai thác có thời hạn để bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm; Xây dựng Quy chế bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm cho cộng đồng; Xây dựng Nghị định về quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Quy hoạch Hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa (QĐ số 1479/QĐ-TTg): triển khai hợp phần I về Điều tra đa dạng sinh học và hợp phần II về Quy hoạch các khu bảo tồn.

+ Đề án số 8 điều tra quy hoạch tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản (QĐ số 47/QĐ-TTg); Quy hoạch và xây dựng các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững và các nhiệm vụ thuộc đề tài sinh vật lạ;

Khó khăn trong quá trình triển khai công tác Bảo vệ nguồn lợi:

+ Cơ cấu tổ chức hệ thống khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ Trung ương đến địa phương chưa có sự thống nhất, nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành chưa được chuyển giao về các chi cục nên chỉ đạo, điều hành về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.

+ Việc các đề tài nhiệm vụ khoa học công nghệ còn chậm do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc triển khai các dự án mặt khác còn có sự chồng chéo giữa các đơn vị thuộc Bộ trong việc quản lý.

- Đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình lớn đã triển khai đóng góp vào sự tăng trưởng.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2009, Cục theo dõi trực tiếp về mảng đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; qua 6 tháng đầu năm 2009 theo dõi, kết quả cụ thể:

Về triển khai Quyết định 288/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 về đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền: theo Quyết định trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các dự án cấp vùng (13 khu ) và dự án cấp địa phương 75 khu neo đậu ( giai đoạn 2005- 2015); Qua sáu tháng đầu năm 2009 và ước triển khai 6 tháng cuối năm 2009 đạt được như sau:

+ Đối với dự án cấp vùng triển khai trong năm 2009 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý):

5

* Các dự án hoàn thành trong năm 2009 - Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền Trân Châu Cát Bà – Hải

Phòng: Tổng vốn đầu tư ngân sách Trung ương là 60,314 tỷ giải ngân hết tháng 12/2008 là 30,8 tỷ; vốn 2009 bố trí 13 tỷ và dự kiến hoàn thành cuối năm 2009.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền Tam Quan – Bình Định: Tổng mức đầu tư 61,171 tỷ đồng, giải ngân đến 23/12/2008 là 58.3 tỷ, dự án dự kiến hoàn thành cuối năm nay.

- Dự án khu neo đậu tránh trú bão Ninh Chữ- Ninh Thuận: Tổng mức đầu tư 64,19 tỷ đồng, giải ngân đến hết 31/12/2008 là 40 tỷ; Theo tiến độ đang triển khai, dự án hoàn thành trong năm 2009.

* Các dự án đang triển khai năm 2009. - Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền Rạch Gốc – Cà Mau: Tổng

mức ngân sách trung ương đầu tư là 82,03 tỷ đồng dự án đang trong quá trình triển khai bước thiết kế thi công.

* Các dự án khởi công năm 2009: - Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền sông Dinh – Bà Rịa Vũng

Tàu: Tổng mức đầu tư vốn Trung ương: 75,23 tỷ đồng vốn năm 2009 cấp 5 tỷ đồng.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền Côn Đảo – BRVT: Tổng kinh phí đầu tư 96,773 tỷ đồng; vốn năm 2009 cấp 5 tỷ đồng.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền Hòn Tre – Kiên Giang: Tổng kinh phí đầu tư 121,7 tỷ đồng; vốn năm 2009 cấp 5 tỷ đồng.

+ Đối với dự án cấp địa phương quản lý: gồm 17 dự án đang triển khai, trong đó 01 dự án hoàn thành trong năm, số dự án còn lại tiếp tục triển khai năm 2010;

Ngoài chương trình khu neo đậu đầu tư theo Quyết định số 288, thì còn các dự án đầu tư khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền bằng nguồn vốn khác như Biển Đông hải Đảo (gồm 3 dự án), Nguồn vốn WB4 (gồm 5 dự án)

Về đầu tư Cảng cá, bến cá: đầu tư theo nguồn vốn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý của năm 2009, gồm các Dự án cảng cá Cà Ná , cảng cá Qui Nhơn, cảng cá Phan Thiết – Bình thuận, cảng cá Thuận An – TT. Huế, cảng cá Mỹ Tho – Tiền Giang; cảng cá Sa Kỳ - Quảng Ngãi, cảng cá Phú Lạc – Phú Yên; Cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa. Các dự án trên đang triển khai theo kế hoạch vốn của Bộ bố trí.

Trong năm việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án khu neo đậu tránh trú bão và đầu tư cảng cá góp phần làm gia tăng hiệu quả khai thác hải sản; Tàu thuyền khai thác đã có chỗ neo đậu, tiếp nhận các dịch vụ về xăng, dầu, đá, nước sinh hoạt và bán sản phẩm khai thác được kịp thời qua đó nâng cao giá trị sản phẩm góp phần vào xuất khẩu các mặt hàng hải sản có giá trị cao cho ngành mặt khác tăng thu nhập cho người lao động đồng thời đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào khi có áp thấp nhiệt đới, bão.

6

2- KÕt qu¶ thùc hiÖn c¸c ho¹t ®éng cña môc tiªu c¶i thiÖn møc sèng vµ ®iÒu kiÖn sèng cña d©n c− n«ng th«n, nhÊt lµ ng−êi nghÌo, vïng nghÌo.

Triển khai Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho ngư dân: Việc chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong bối cảnh giá dầu tăng cao (khoảng 17.000 đ/lít) đã làm cho hơn 14.000 tàu phải nằm bờ vì khai thác hải sản bị thua lỗ nên hoạt động khai thác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ ngư dân nhằm duy trì hoạt động sản xuất đảm bảo thu nhập của ngư dân kịp thời khai thác hải sản;

Trước ngày 31/12/2007, cả nước có khoảng 86.000 tàu cá đăng ký hoạt động khai thác tuy nhiên sau khi có Quyết định 289, đến ngày 31/12/2008, số tàu thuyền đăng ký khai thác trở lại là 123.000, tăng hơn 30.000 chiếc chủ yếu là tàu cá nhỏ có công suất từ 6 CV đến 20 CV của các hộ ngư dân nghèo ven biển; việc Chính phủ ban hành Quyết định số 289 đã tạo diều kiện an sinh cho cộng đồng ngư dân ven biển, ngư dân tiếp tục có cơ hội được tái sản xuất và tham gia hoạt động khai thác hải sản.

Tính đến 15/6/2009, cả nước đã hỗ trợ theo Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ được 2.301.655 triệu đồng; trong đó: Hỗ trợ dầu khoảng 2.266.471 triệu đồng; hỗ trợ thân tàu khoảng 21.570 triệu đồng hỗ trợ tai nạn thuyền viên; 14.285 triệu đồng; hỗ trợ thay máy mới 1,540 triệu đồng và hỗ trợ đóng mới tàu cá là 1.610 triệu đồng.

3. Kết quả thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường - Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng Nói việt Nam và

các cơ quan tổ chức ngày môi trường thế giới; tổ chức các hoạt động như thu gom rác tại các bãi biển Hải Phòng, Cửa Lò - Nghệ An, Cà Mau qua đó nâng cao ý thức của ngư dân về bảo vệ môi trường; Ban hành các quy định về vệ sinh an toàn trên tàu cá đảm bảo chất thải, uế không tràn ra biển.

- Triển khai các dự án Bảo tồn biển trong đó lồng ghép các hoạt động bảo vệ các loài thủy sản kết hợp với bảo vệ môi trường, các bãi cá đẻ, các khu trú ẩn của nhiều loài sinh vật quý có nguy cơ tuyệt chủng.

- Phát hành các bản tin về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Qua đó thông tin truyền thông về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện, nổ mìn là hủy hoại môi trường biển.

III. §¸NH GI¸ KÕT QU¶ THùC HIÖN KÕ HO¹CH N¡M CñA CôC.

1. Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản pháp quy của Cục. - Về phổ biến các văn bản pháp quy: Trong thời gian qua Cục đã phổ

biến các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với nhiều hình thức khác nhau; Cục đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói việt Nam tuyên truyền phổ biến Nghị định 123 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân và nước ngoài, Nghị định số 66 về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển và các văn bản khác cho ngư dân, cán bộ chính quyền địa phương và cán bộ thực thi pháp luật tại các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn

7

lợi thủy sản; Qua các đợt tuyên truyền ngư dân nắm bắt được chủ trương, chính sách và các quy định của Nhà nước về lĩnh vực thủy sản qua đó nâng cao nhận thức, giảm vi phạm về đánh bắt hải sản, tuân thủ các quy định về an toàn tàu cá trên biển, đăng ký, đăng kiểm tàu cá và các quy định về khai thai thác tại các vùng biển ráp gianh qua đó, giảm thiểu tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ.

- Về công tác rà soát văn bản pháp quy: Ngay từ đầu năm Cục đã thành lập tổ công tác về rà soát các văn bản không phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung như Nghị định số 123/2006/NĐ-CP, Nghị định số 191/2004/NĐ-CP và phối hợp với tổ công tác 130 của Bộ tiến hành rà soát và liệt kê các văn bản trình Bộ trưởng xem xét và cho sửa đổi trong thời gian tới.

- Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản pháp quy so với kế hoạch năm. Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-BNN-PC ngày 06/01/2009 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã phê duyệt kế hoạch xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật đối với Cục Khai thác và BVNL thủy sản; Cục phải đảm nhận xây dựng 04 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 03 Thông tư của Bộ trưởng; tính đến 30/6/2009, các văn bản trên đang triển khai theo đúng kế hoạch và trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Đối với các văn bản trình Chính phủ như các Nghị định số 123, Nghị định 191, Nghị định mua bán tàu cá đã được Cục biên soạn nhiều lần, tổ chức hội thảo xin ý kiến và đang xin ý kiến các địa phương; Đối với các văn bản trình Bộ trưởng (03 thông tư ) Cục đang hoàn thiện các bước cuối cùng để trình Bộ ban hành theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên có một văn bản vẫn chưa triển khai được do chịu rằng buộc thay đổi cơ cấu tổ chức của Bộ như Nghị định của Chính phủ về hệ thống Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (phụ thuộc vào đề án thành lập Tổng cục của Bộ), đối với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho ngư dân khai thác xa bờ thì Cục đã phải xây dựng một đề án cấp bách khác đó là Đề án hỗ trợ cho ngư dân khai thác vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và Vùng DK1.

2. Kết quả thực hiện kế hoạch chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát

triển ngành, đổi mới công tác lập kế hoạch thuộc lĩnh vực Cục phụ trách. + Về công tác xây dựng Quy hoạch triển ngành: Trong năm 2009,

Cục được Bộ trưởng phê duyệt 7 nhiệm vụ; trong đó 01 nhiệm vụ chuyển từ năm 2008 sang, 05 nhiệm vụ đã có Quyết định phê duyệt đề cương; 01 nhiệm vụ đã giao nhưng chưa có quyết định giao nhiệm vụ:

- Về Chiến lược Phát triển ngành thủy sản đến năm 2020; Chiến lược được phê duyệt đề cương từ tháng 10/2008 và hoàn thành trong tháng 6/2009; ngay sau khi được Bộ trưởng phê duyệt đề cương, dự toán và kế hoạch đấu thầu dự án, Cục đã tiến hành triển khai các bước theo Nghị định 58 về quản lý đấu thầu; Cục phối hợp với tư vấn tổ chức 05 Hội thảo chuyên đề xin ý kiến các chuyên gia và các hội thảo chuyên đề của Chiến lược; đến tháng 5/2009 Cục đã tổ chức 02 Hội thảo nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu chính thức; đồng thời trình Thủ tướng chính phủ.

- Về Triển khai 05 Dự án Quy hoạch các khu bảo tồn: Khu bảo tồn Nội địa Hồ Lắc, Khu bảo tồn nội địa Sông Hồng, Khu bảo tồn nội địa Sông Đà –

8

Sông Thao , Khu bảo tồn Sông Hậu và Ven biển Cà Mau; trong đó 03 khu đã chọn được tư vấn và ký hợp đồng triển khai còn 02 khu là Sông Hậu và ven biển Cà Mau đang tổ chức đầu thầu và chọn tư vấn:

+ Về các Dự án điều tra cơ bản: - Về dự án điều tra Thái độ nhận thức và hành vi của cán bộ chính quyền

địa phương đối với Luật thủy sản; Đây là dự án triển khai trong 2 năm (2008 và 2009) đến nay dự án đang triển khai đúng tiến độ; Cục thường xuyên đôn đốc, giám sát công tác triển khai của Tư vấn đồng thời yêu cầu phải hoàn thành dự án trước 30/12/2009.

- Đối với dự án Điều tra thực trạng chuyển đổi nghề khai thác hải sản: Sau khi Bộ trưởng phê duyệt đề cương, dự toán kế hoạch đấu thầu, Cục đã tiến hành các bước theo Quyết định 720/QĐ-BNN-KH; đến nay dự án đang trong triển khai khảo sát và thu mẫu.

- Đối với dự án Điều tra thực trạng đăng ký, đăng kiểm tàu cá của Việt Nam; Cục đã ký hợp đồng với tư vấn để triển khai dự án theo đúng tiến độ.

3. Kết quả thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ và chuyển giao. Trong năm Cục được giao 01 đề tài cấp Bộ về đánh giá tác động của các

loài thủy sinh vật nhập nội địa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản và 06 tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Ngay sau khi có quyết định phê duyệt của Bộ, Cục đã tiến hành triển khai các nhiệm vụ trên, cụ thể;

+ 05 Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đang triển khai khai theo đúng kế hoạch đề ra, cụ thể: đã tiến hành các đợt nghiên cứu thu thập tài liệu tại các tỉnh và tổ chức các hội thảo nhỏ nhằm xin ý kiến của các chuyên gia;

+ Về đề tài cấp bộ: Đây là nhiệm vụ được giao triển khai trong 2 năm (2009-2010); và đã tiến hành tổ chức thu thập tài liệu, dịch tài liệu trong và ngoài nước để nghiên cứu.

4- Kết quả thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ủy ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ

của Việt Nam, phối hợp tốt với các cơ quan có liên quan của Việt Nam và các cơ quan phía Trung Quốc. Cục tổ chức các phiên họp đàm phán giữa 02 nước tại Việt Nam cũng như Trung Quốc; tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng Chính phủ tổ chức sơ kết 5 năm triển khai hợp tác nghề cá Việt Nam – Trung Quốc.

Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập nhóm công tác gia nhập Ủy ban Nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương để chuẩn bị gia nhập tổ chức này trong thời gian tới; việc gia nhập tổ chức trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các sản phẩm khai thác hải sản, quyết định đến sản phẩm của Việt Nam có được phép xuất khẩu vào các nước trong tổ chức này.

Tổ chức đàm phán với phía Trung Quốc về hoạt động khai thác hải sản của hai nước vùng đặc quyền kinh tế sau khi vùng dàn xếp quá độ hết hiệu lực.

Phối hợp với Ủy ban Châu Âu tổ chức hội nghị phổ biến quy định số 1005/2008 thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn việc đánh bắt cá bất hợp pháp do Ủy ban Châu Âu tổ chức tại Thành phố Hồ Chính Minh; Cục đã

9

xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Việc tham gia và gia nhập các tổ chức nghề cá trên thế giới của Việt Nam gặp nhiều khó khăn; trong đó phải kể đến tập tục, truyền thống khai thác hải sản của ngư dân còn lạc hậu, ý thức chấp hành các qui định của Việt Nam và Quốc tế còn hạn chế do vậy rất khó trong việc gia nhập các tổ chức.

5. Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra Căn cứ vào kế hoạch Thanh tra được Bộ phê duyệt; Cục đã tiến hành

một số đợt kiểm tra, cụ thể: - Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh nhìn chung, công tác đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản đã có nhiều tiến bộ hơn những năm trước (đã đăng ký được 95% số lượng tàu cá, công tác cấp Giấy phép khai thác thủy sản đạt 95%).

- Kiểm tra tại khu bảo tồn biển Đất Mũi, Cà Mau. Qua kiểm tra thực tế tại khu bãi bồi, do ngân sách cho khu bảo tồn biển eo hẹp, lực lượng thanh tra, kiểm tra không hoạt động nên việc khai thác trái phép tại bãi bồi thuộc khu bảo tồn đất Mũi đang diễn ra hết sức phức tạp.

Chỉ đạo các Chi cục phía Nam tổ chức phối hợp kiểm tra liên tỉnh năm 2009 tại 10 tỉnh ven biển Nam Bộ gồm: Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang; Tổng số phương tiện kiểm tra : 900 phương tiện ; trong đó có 212 phương tiện có hành vi vi phạm :

Chỉ đạo các Chi cục phía Bắc phối hợp kiểm tra liên tỉnh các tỉnh từ Hải phòng đến Quảng Bình, khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Nhìn chung, công tác phối hợp kiểm tra liên tỉnh đã tập trung được sức mạnh của lực lượng Thanh tra thuỷ sản trong khu vực. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát của các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Thanh tra thuỷ sản một số tỉnh, thành phố có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và thống nhất các biện pháp, trình tự, thủ tục xử lý các vi phạm hành chính về thuỷ sản trong khu vực. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

6- Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống tổ chức và cải cách

hành chính. - Kết quả kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý chuyên ngành: Triển khai

Thông tư 61 liên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ về hướng dẫn bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp, thủy sản; Đến 30/6/2009, cả nước (28 tỉnh ven biển) đều có tổ chức về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong đó có 8/28 Chi cục đã hình thành Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản số còn lại tên gọi còn khác nhau. Do vậy phần nào ảnh hưởng đến việc chỉ đạo, điều hành công tác chuyên môn từ Trung ương xuống địa phương; đặc biệt đối với hệ thống Thanh tra chuyên ngành Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều vướng mắc do vậy ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn lợi thủy sản trong thời gian qua.

10

- Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn thuộc chuyên ngành: Trong năm Cục đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên ngành về khai thác và bảo vệ lợi thủy sản như:

+ 02 lớp về đồng quản lý cho các chi cục. + 02 lớp đào tạo thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản + 02 lớp về đào tạo đăng kiểm viên tàu cá + 04 lớp về các kỹ năng như lập kế hoạch, thuyết trình… - Kết quả thực hiện cải cách hành chính: +Cục đã thành lập tổ Đề án 30 của Chính phủ, xây dựng kế hoạch triển

khai Cải cách hành chính năm 2009, tổ chức rà soát, liệt kê các văn bản, thủ tục hết hiệu lực, rườm rà để kiến nghị cấp có thẩm quyền loại bỏ.

+ Tiến hành hoàn thiện hệ thống quản lý theo ISO 9001-200, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý công sở.

+ Xây dựng hệ thống mạng LAN, củng cố trang điện tử thông tin của Cục tiến tới công khai hóa các thủ tục về cấp phép khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên website phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và ngư dân.

- Kết quả thực hiện chương trình hành động thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến và quán triệt cho toàn thể cán bộ công chức nắm vững và nâng cao nhận thức về các quy định của Nhà nước trong Luật Phòng, chống tham nhũng.

+ Phổ biến sâu rộng Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ V/v quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị và trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Nghị định 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 V/v quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị của Nhà nước trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và một số văn bản khác liên quan.

+ Thành lập ban Thanh tra nhân dân theo Nghị quyết của công đoàn qua đó ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giám sát, kiểm tra các hoạt động của đơn vị, qua đó nâng cao tính minh bạch các hoạt động của Cục.

+ Đối với hoạt động quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản: Cục đã thành lập tổ công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, qua thời gian hoạt động thì tổ công tác đã dần dần tiếp nhận và xử lý các vấn đề phát sinh theo đúng trình tự của Luật

7. Kết quả triển khai công tác xây dựng cơ bản. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng, từ năm 2009 giao cho Cục quản lý các dự

án liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kết quả như sau: + Về chức năng kiểm tra, giám sát: - Cục đã có công văn đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn báo cáo hàng tháng về Cục công tác xây dựng cơ bản tại các địa phương và từng dự án.

11

- Tổ chức đoàn công tác đi các tỉnh có dự án đang triển khai đến từng công trường kiểm tra tiến độ xây dựng, tiến độ giải ngân.

- Kiểm tra công tác thi công và chất lượng công trình. + Về kết quả đã đạt được trong triển khai dự án: - Đôn đốc tiến độ 03 dự án án khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cát Bà –

Hải Phòng, Ninh Chữ - Bình Định, Tam Quan – Bình Định để hoàn thành dự án trong năm 2009.

- Đôn đốc hoàn thành dự án trong năm 2009, 02 dự án cảng cá là Qui Nhơn – Bình Định, Cảng cá Cà Ná – Ninh Thuận và 01 chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang – Đà Năng.

+ Những vấn đề đặt ra trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: - Về phân bổ các nguồn lực: Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất

cần có đội ngũ cán bộ kỹ thật cao đồng thời thiết bị máy móc của nhà thầu phải đầy đủ để đáp ứng thi công, mặc khác việc nhu cầu về vốn hết sức quan trọng; đa số các dự án đều trong tình trạng thiếu vốn do vậy công trình thi công luôn bị gián đoạn. - Các nhà thầu không tập trung các nguồn lực để thi công công trình mà dàn trải nhiều công trình do vậy tiến độ chậm - Về cơ quan quản lý: Bố trí vốn còn dàn trải, kiểm tra, giám sát chưa sâu do vậy làm cho quá trình đầu tư thường bị kéo dài.

8. Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính của Cục. + Thu nhân sách năm 2008: 523 triệu/760 triệu, đạt 68,8% kế hoạch năm + Thu ngân sách đạt 100% kế hoạch được giao.

+ Trong năm 2009, Cục thường xuyên được phân công nhiều nhiệm vụ đột xuất, kinh phí không được cấp nên gặp khó khăn nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

PHẦN II: KẾ HOẠCH NĂM 2010

I. MỘT SỐ DỰ BÁO CHỦ YẾU

Năm 2010 là năm thứ 2 triển khai Quyết định số 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ sản xuất cho ngư dân, trong đó có hỗ trợ bảo hiểm, thay máy tàu, cải hoán và phí đào tạo thuyền viên mặc khác nhiều chính sách đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Chính phủ về khuyến khích khai thác xa bờ và hàng loạt các chương trình hợp tác nghề cá với các nước như Maylaisia, Phillipine, Thái Lan đang được xúc tiến hy vọng ngư trường khai thác sẽ được mở rộng bên cạnh đó hệ thống quản lý thông tin nghề cá trên biển đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ sản xuất, cảnh báo tai nạn Do vậy đây là năm mà hoạt động khai thác thủy sản tiếp tục khả quan, ngư dân có nhiều điều kiện để đóng tàu lớn ra khơi đánh bắt nên sản lượng khai thác hải sản được kỳ vọng tăng hơn so với các năm. Tuy nhiên năm 2010 cũng là năm dự báo tương đối khó khăn đối về đầu ra với sản phẩm khai thác hải sản, lý do giá dầu trên thế giới có xu hướng tăng mặt khác sản phẩm hải sản của Việt Nam muốn xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật phải vượt qua rất nhiều

12

hàng rào kỹ thuật của các tổ chức phi chính phủ yêu cầu do vậy từ nay đến 2010, chúng ta phải cố gắng để hoàn thành các nhiệm vụ trên.

II. KẾ HOẠCH TIỂU NGÀNH/LĨNH VỰC

1. Kế hoạch hoạt động góp phần vào sự tăng trưởng chung ngành nông nghiệp, nông thôn

1.1 Về khai thác hải sản Chỉ tiêu sản lượng về khai thác thủy sản; ước đạt 2.2 triệu tấn

+ Sản lượng khai thác hải sản đạt 2,0 triệu tấn. + Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn.

Giải pháp để đảm bảo chỉ tiêu trên: + Tiếp tục đề nghị Chính phủ hỗ trợ cho ngư dân khai thác hải sản theo

Quyết định số 289/2008/QĐ-TTg + Tham mưu cho Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án

Hỗ trợ cho ngư dân khai thác xa bờ, qua đó sẽ khuyến khích tàu thuyền vươn khơi, bám biển khai thác để nâng cao sản lượng.

+ Tổ chức lại hoạt động Thanh trabảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm đảm bảo cho ngư dân khai thác thủy sản tại các vùng giáp ranh với các nước được an toàn.

+ Đẩy nhanh chuyển giao các mô hình khai thác, các công nghệ khai thác mới từ các nước trong khu vực phù hợp với tập quán khai thác hải sản của Việt Nam nhằm nâng cao sản lượng và giá trị hàng hóa, tăng thu nhập cho ngư dân.

+ Tăng cường công tác dự báo, thông tin khai thác hải sản đảm bảo cho ngư dân khai thác có hiệu quả cao vừa duy trì hệ thống thông tin về an toàn trên biển giảm thiểu tai nạn, rủi ro khi ra khơi đánh bắt cá.

+ Tăng cường công tác điều tra, quy hoạch về thác thủy sản phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất.

2.2 Về đăng ký, đăng kiểm tàu cá: duy trì như năm 2009 Chỉ tiêu về quản lý tàu cá (Tổng số tàu cá cả nước là: 130.925 chiếc)

+ Tổng số tàu cá được đăng ký: 129.426 chiếc + Tổng số tàu cá được đăng kiểm: 61.656 chiếc

Giải pháp để đảm bảo chỉ tiêu trên: - Nắm vững và quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá trong toàn ngành để

từng bước triển khai việc phát triển tàu cá theo đúng quy hoạch phát triển của ngành đã được phê duyệt tại Quyết định 10/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nâng cao chất lượng kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá, đưa công tác đăng kiểm đi vào thực tế nhằm đảm bảo an toàn cho tàu cá hoạt động trên các vùng nước. Từng bước triển khai đề án xã hội hóa công tác đăng kiểm tàu cá

13

- Tăng cường công tác chỉ đạo bước đầu đưa các cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão vào quản lý thống nhất trong toàn ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra khi quy hoạch các cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão.

- Cải tiến công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm chủ động triển khai các hoạt động nắm số lượng tàu cá hoạt động trên các vùng biển trong mùa mưa bão, có phương án cụ thể để phòng tránh và giảm thiểu các thiệt hại cho người và tàu cá do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra. - Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục cho ngư dân hiểu và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tàu cá, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

- Hoàn thiện các cơ chế quản lý tàu cá, cảng cá; Hoàn thiện hệ thống tổ chức đăng ký đăng kiểm tàu cá và phòng chống lụt bão trong toàn ngành

- Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý tàu cá, cảng cá và phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn toàn ngành quốc thông qua công tác đào tạo trong và ngoài nước. - Triển khai xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về tàu cá, cảng cá - Tăng cường phối hợp với các ngành các cấp đặc biệt là bộ đội Biên phòng, các huyện xã, trong công tác quản lý tàu cá, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. 2.3. Về quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Triển khai khai đề án truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân ven biển trong việc quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Xây dựng các mô hình chuyển dổi nghề khai thác; chuyển các nghề khai thác ven bờ không hiệu quả sang mô hình sản xuất khác; - Tổ chức tuyên truyền về Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấm sử dụng xung điện khai thác thủy sản. - Xây dựng các quy định về các vùng cấm khai thác, vùng hạn chế khai thác. - Xây dựng các quy trình hướng dẫn các địa phương thành lập các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn nội địa. - Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình về bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: Quyết định 485/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 131/2004/QĐ-TTG; Quyết định số 47.

2. Kế hoạch hoạt động thực hiện mục tiêu tăng thu nhập cho hộ nông dân, nhất là nông dân nghèo.

- Tiếp tục triển khai Quyết đinh số 289 của Chính phủ về hỗ trợ cho ngư dân; gồm các hoạt động chính:

+ Hỗ trợ thay máy tàu, cải hoán tàu và thay vỏ tàu + Hỗ trợ đào tạo thuyền trưởng máy trưởng + Hỗ trợ phí bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm thuyền viên - Triển khai Chương trình hỗ trợ chương dân khai thác xa bờ (đang

trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt )

14

3. Kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên.

- Tiếp tục triển khai Chỉ thỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấm sử dụng xung điện và chất nổ để khai thác thủy sản hủy hoại đến môi trường - Tập trung chỉ đạo triển khai ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm; xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các ngành, địa phương.

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC

1. Kế hoạch xây dựng các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Cục quản lý.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến văn bản pháp quy : + Tập trung tuyên truyền các quy định về vùng biển giáp ranh giữa Việt

Nam và các nước lân cận nhằm giảm tình trạng tàu thuyền vi phạm lãnh thổ. + Tuyên truyền các quy định về khai thác và bảo vệ lợi thủy sản: các quy

định về mùa vụ khai thác các ngư trường nhằm hạn chế đánh bắt, khai thác các khu vực cá sinh sản trong mùa vụ.

+ Tuyên truyền Chỉ thị số 22/2005/CT_TTg, Nghị định số 66/2005/NĐ_CP, Nghị định số 123, Nghị định số 191…

- Dự kiến kế hoạch rà soát các văn bản không còn phù hợp để loại bỏ, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện :(Theo phụ lục kèm theo)

- Dự kiến kế hoạch xây dựng các văn bản pháp quy trong năm: (Kèm theo phụ lục)

+ Nghị định về Quản lý cảng cá + Nghị định về quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt

chủng +Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xác định

vùng cấm khai thác và khai thác có thời hạn + Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế

kiểm tra, giám sát môi trường cảng cá + Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiêu chí phân

hạng cấp độ tuyệt chủng của các loài thủy sinh quý hiếm. + Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cập nhật, sửa

đổi QĐ số 82/2008/QĐ-BNN về việc công bố danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển

+ Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm cho cộng đồng

+ Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Đề án " quản lý vùng cấm khai thác và vùng cấm có thời hạn trên vùng biển Việt nam

15

+ Thông tư sửa đổi bổ sung Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 26/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế đăng kiểm viên tàu cá.

+ Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý cơ sở đóng tàu cá.

2. Kế hoạch chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển chuyên ngành và xây dựng quy hoạch mới; Kế hoạch đổi mới công tác lập và giám sát thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch thiết kế quy hoạch, bao gồm: + Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2020, định hướng

2030. + Quy hoạch phân vùng khai thác hải sản + Quy hoạch các cơ sở đóng, sửa tàu cá + Quy hoạch hệ thống đăng kiểm tàu cá trong cả nước Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa (theo quyết định số1479) + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp Quốc gia ven

biển Cà Mau. + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp Quốc gia Hồ

Lak. + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa ngã ba sông Đà- Lô-

Thao cấp Quốc gia + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp Quốc gia Sông

Hậu + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp Quốc gia cửa

sông Hồng. + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa Hồ Tây + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cửa sông ven biển

Cần Giờ + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa hệ thống hồ chứa

trên sông Đà + Sông và sông ngầm trong vùng núi caxto thuộc vườn quốc gia Phong

Nha -Kẻ Bàng + Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa U Minh Thượng Quy hoạch khu bảo tồn biển (thuộc đề án 47): + Qui hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ + Xây dựng quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Phú Quý + Xây dựng quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Hải Vân – Sơn Chà + Quy hoạch chi tiết KBTB Hòn Cau - Cà Ná, Bình Thuận + Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Tiên Yên – Hà Cối, Quảng Ninh

16

+ Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Nam Yết - Khánh Hòa + Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Lý Sơn, Quảng Ngãi - Lập kế hoạch các dự án điều tra cơ bản: + Đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển nghề cá biển khu vực Hoàng

Sa và Trường Sa + Điều tra mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động khai

thác hải sản. + Điều tra thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động khai thác tôm hùm

tại khu vực Miền trung. + Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý cảng cá của Việt

Nam + Điều tra thực trạng và giải pháp quản lý cảng cá + Điều tra thực trạng khai thác tôm hùm ở khu vực Miền Trung + Điều tra thực trạng các cơ sở đóng, sửa tàu cá + Điều tra định mức thời gian đăng kiểm + Điều tra cơ cấu nghề nghiệp trong khai thác hải sản là cơ sở để đánh

giá tác động của các nghề đối với cơ cấu nghề nghiệp. + Điều tra xây dựng Atlat ngư cụ nghề cá nội địa các tỉnh phía Bắc. - Đề xuất các hoạt động nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng lập kế

hoạch và giám sát thực hiện kế hoạch chuyên ngành + Tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ làm kế hoạch + Bố trí kinh phí hàng năm cho công tác thu thập số liệu, lập kế hoạch. 3- Kế hoạch phát triển công tác khoa học công nghệ và chuyển giao. - Về xây dựng các tiêu chuẩn: + Xây dựng quy trình quản lý môi trường trong khu vực cảng cá + Xây dựng tiêu chuẩn khu neo đậu trú bão + Xây dựng trang bị an toàn tàu cá, quy trình kiểm tra + An toàn kỹ thuật tàu cá dưới 50CV + Soát xét quy phạm 7111:2002 + Quy trình kiểm tra vỏ tàu trong đóng mớ + Hệ thống chỉ tiêu thống kê tàu cá + Quy trình kiểm tra máy tàu trong đóng mới + Lưới vây kết hợp ánh sáng + Lưới kéo đơn tầng đáy nhóm tàu 250-300CV + Lưới kéo đôi tầng đáy nhóm tàu 80 – 135CV + Quy trình điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ

17

+ Thiết bị khai thác trên tàu cá – Quy trình kiểm tra + Mực đại dương – Kỹ thuật đảm bảo chất lượng trên tàu cá + Cá biển đánh bắt bằng chất nổ-các chỉ tiêu xác định + Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật trong công tác điều tra, thống kê sản

lượng khai thác hải sản + Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật trong công tác điều tra, thống kê khai

thác thủy sản tại các vùng nước nội địa + Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và các biểu mẫu báo cáo trong quản lý

hoạt động khai thác thủy sản + Hầm bảo quản sản phẩm khai thác đối với nghề lưới kéo đáy + Hầm bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương + Lưới rê thu ngừ- Thông số và kích thước cơ bản, quy trình kỹ thuật lắp

ráp, kỹ thuật khai thác + Lưới kéo đôi tầng đáy- Thông số và kích thước cơ bản, quy trình kỹ

thuật lắp ráp, kỹ thuật khai thác - Về đề tài nghiên cứu + Lưu giữ một số giống đặc hữu nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt

chủng + Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi loài trai điệp

Siniohyriopsis cumingii (Lea, 1852) + Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi loài trai cóc dày

Gibbosula crassa (Wood, 1815) + Nghiên cứu, đánh giá khả năng an toàn của các khu neo đậu tránh trú

bão; đề xuất giải pháp an toàn. + Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản tại

các vùng nước nội địa, ven biển hải đảo đến năm 2015, tầm nhìn 2020. + Xây dựng Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản giai

đoạn 2011-2020. + Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý khai thác và tàu cá có sự tham

gia của cộng đồng. + Điều tra đánh giá tác động của các ngư cụ khai thác thủy sản tại các

thủy vực nước ngọt Đồng Bằng Bắc bộ. + Điều tra đánh giá tác động của các loại ngư cụ khai thác tôm nuôi

giống tại các tỉnh miền trung. Đề xuất các giải pháp cải tiến ngư cụ và bảo vệ nguồn lợi tôm vùng nước tự nhiên

+ Nghiên cứu các loại vật liệu để xây dựng bãi cá nhân tạo + Nghiên cứu các yếu tố tác động đến bãi cá nhân tạo + Nghiên cứu hiệu quả khai thác hải sản bằng nghề lồng bẫy. Đề xuất

phát triển hợp lý nghề

18

+ Xây dựng chương trình đào tạo đăng kiểm viên. + Xây dựng Bộ giáo trình, giảng dạy đăng kiểm viển tàu cá các hạng. + Đánh giá khả năng đảm bảo an toàn của các khu neo đậu trú bão cho

tàu cá. 4. Kế hoạch Hội nhập và hợp tác Quốc tế. - Về xây dựng kế hoạch về các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế + Kế hoạch tuyên truyền phổ biến về hội nhập; - Tổ chức tuyên truyền cho ngư dân các tỉnh khu vực khai thác hải sản

tại cac vùng biền giáp ranh, vùng biển hợp tác với các nước trong khu vực. - Tuyên truyền phổ biến các quy định về khai thác hải sản; mùa vụ, các

loài thủy sản bị cấm khai thác để ngư dân Việt Nam không vi phạm. - Tuyên truyền và tập huấn cho ngư dân về các quy định của các Tổ

chức quốc tề về điều kiện xuất khẩu các sản phẩm khai thác hải sản để ngư dân áp dụng như các quy định về khai thác cá ngừ, không gây nguy hại đến các loài Rùa biển…

- Các Quy định về đánh bắt hải sản phải khai báo (IUU) để từng bước áp dụng đối với ngư dân Việt Nam

+ Đề xuất ký kết các điều ước quốc tế, hiệp định thoả thuận: - Ký hiệp ước gia nhập Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương. + Đề xuất các nghiên cứu, các chương trình, đề án, dự án: - Xây dựng dự án Quản lý thông tin nghề cá trên biển; quản lý nghề cá

thông qua vệ tinh bằng nguồn vốn vay Cộng Hòa Pháp - Phối hợp với WWF xây dựng đề án về chống đánh bắt các loài thủy

sinh quý hiếm có tính chất ngẫu nhiên. + Kế hoạch đoàn ra, đoàn vào và nhu cầu kinh phí; (có phụ luc kèm

theo) - Hội nghị ký kết hiệp định với Trung Quốc đối với vùng đặc quyền kinh

tế biển. - Tổ chức 5 đoàn đàm phán nghề cá với các nước trong khu vực như:

Indonixia, Malaysia, Philippine, Myanmar, Bruney. - Đàm phán gia nhập Ủy ban Nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương. - Họp thường niên của các tổ chức nghề cá Quốc tế như: SEAFDEC,

FAO, APFIC. 5- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra. - Dự kiến trong năm kế hoạch Cục đề nghị được thanh tra chuyên

ngành (thanh tra chủ động) ; + Kiểm tra việc hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật

cho địa phương thuộc lĩnh vực về Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

19

+ Kiểm tra việc áp dụng chế độ kế toán tài chính tại đơn vị các đơn vị trực thuộc Cục.

+ Kiểm tra việc triển khai các dự án về đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009.

- Dự kiến các cuộc kiểm tra, giám sát cần thiết trong năm 2010 + Kiểm tra 28 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản về việc

triển khai Quyết định số 289 của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ cho ngư dân. + Kiểm tra việc triển khai Chỉ thị số 54 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn về tình hình đăng ký, đăng kiểm tàu cá của các địa phương. + Kiểm tra việc chuẩn bị công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu

nạn năm 2010. + Kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác hải sản tại các sông lớn; kiểm

tra tình hình đánh bắt cá tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ và các vùng biển khác. + Kiểm tra tình hình triển khai Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về cấm sử dụng

xung điện khai thác hải sản. 6. Kế hoạch xây dựng năng lực tổ chức và cải cách hành chính. - Dự kiến kế hoạch kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý chuyên ngành

phù hợp với tình hình mới. + Củng cố lại bộ máy về Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản sau khi

có Nghị định mới về hệ thống khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản + Sắp xếp chức năng, nhiệm vụ các đơn vị thuộc Cục nhằm phát huy tối

đa công tác chuyên môn của mỗi đơn vị. - Dự kiến kế hoạch nâng cao năng lực hệ thống chuyên ngành + Cử 03 cán bộ tham dự thi các khóa cao học nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ + Tổ chức 02 khóa đào tạo thanh tra chuyên ngành thủy sản + Tổ chức 01 lớp đào tạo nghiệp vụ đăng kiểm viên cơ bản và 01 lớp

đào tạo nghiệp vụ đăng kiểm viên nâng cao. + Tổ chức 04 khóa tập huấn về đồng quản lý cho cán bộ Chi cục Khai

thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. + Tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ quản lý các khu bảo tồn biển

cũng như các khu bảo tồn nội địa. - Dự kiến kế hoạch cải cách hành chính của Cục + Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực; bổ sung

và sửa đổi các văn bản không còn phù hợp và đề nghị hủy bỏ các văn bản không còn hiệu lực.

+ Củng cố lại các phòng, ban thuộc Cục; đào tạo, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo Phòng, ban còn thiếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

20

+ Tiếp tục duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000; thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra việc áp dụng hệ thống ISO để phát hiện và xử lý các quy định, quy trình không phù hợp.

+ Công khai hóa các thủ tục hành chính về cấp phép khai thác, đăng ký, đăng kiểm tàu cá trên bản tin giấy và trên trang thông tin điện tử của Cục.

+ Bảo trì mạng thông tin nội bộ đảm bảo thông tin hàng ngày được cập nhật và liên tục; duy trì hoạt động của trang thông tin điện tử của Cục (website) nhằm đáp ứng kịp thời thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

- Kế hoạch thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

+ Tuyên truyền phổ biến và quán triệt cho toàn thể cán bộ công chức nắm vững và nâng cao nhận thức về các quy định của Nhà nước trong Luật Phòng, chống tham nhũng.

+ Củng cố Ban thanh tra nhân dân của Cục; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cá nhân, phòng ban nêu cao trách nhiệm trong việc quản lý tài chính của Cục.

+ Phổ biến đến các cán bộ các quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế quản lý, sử dụng phí và lệ phí áp dụng tại Cục.

+ Triển khai áp dụng quy định nội bộ về quản lý tài sản gắn với trách nhiệm cho từng phòng, bộ phận, cá nhân.

+ Thực hiện tốt các chế độ mua sắm tài sản công, công tác tổ chức hội nghị, chi phí tiếp khách...theo tiêu chuẩn ISO đã được công nhận và áp dụng tại Cục.

7. Kế hoạch xây dựng cơ bản: - Dự kiến kế hoạch về công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng cơ bản: + Tổ chức 03 đoàn công tác kiểm tra triển khai các dự án, giải quyết các

vướng mắc trong quá trình triển khai thi công dự án. + Tổ chức đến các công trường kiểm tra chất lượng, quy cách các gói

thầu tại hiện trường. + Đôn đốc các đơn vị hàng tháng báo cáo tổng hợp tình hình triển khai

dự án, mức độ giải ngân về Cục. - Dự kiến kế hoạch thực hiện các dự án xây dựng cơ bản + Khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc – Cà Mau + Khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải – Bình Thuận + Dự án xây dựng Cảng cá Phan Thiết – Bình Thuận + Dự án xây dựng Cảng cá Mỹ Tho – Tiền Giang + Dự án mở rộng cảng cá Tắc Cậu – Kiên Giang + Dự án đường vào Cảng cá Cà Ná - Ninh Thuận - Dự kiến các dự án khởi công trong năm kế hoạch.

21

22

+ Dự án xây dựng Trạm kiểm ngư Bạch Long Vĩ – Hải Phòng + Dự án đầu tư xây dựng cơ quan đại diện Cục vùng II – Khánh Hòa + Dự án đầu tư khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội – Xuân Phổ 8- Kế hoạch tài chính của Cục.

+ Kế hoạch thu, chi: Trên cơ sở theo quyết định phê của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo chi đúng nguồn, đúng chế độ Nhà nước quy định. + Chi sự nghiệp: + Chi dự án điều tra: 94,774, tỷ đồng + Chi dự án Quy hoạch: 19,273: tỷ đồng + Chi về Khoa học công nghệ và Môi trường: 103,3 tỷ đồng + Chi về XDCB (nguồn vốn Bộ NN&PTNT quản lý): 525,105 tỷ đồng

PHẦN III : KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Phân công trách nhiệm và yêu cầu phối hợp trong quá trình thực hiện kế hoạch giữa các đơn vị trong Cục;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng quý: Các đơn vị thuộc Cục xây dựng kế hoạch từng tháng, quý gửi Phòng Kế hoạch Tài chính xem xét trình Cục trưởng phê duyệt

- Xây dựng khung theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch năm gồm: + Xác định bộ chỉ số giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch năm; Phòng

Kế hoạch Tài chính xây dựng chỉ số giám sát, đánh giá cho từng nhiệm vụ, trên cơ sở các chỉ số giám sát theo dõi, đông đốc các phòng triển khai theo đúng kế hoạch.

+ Xác định tần suất báo cáo; hàng tháng, các Phòng thuộc Cục phải báo cáo về tiến độ triển khai các hoạt động về Phòng Kế hoach Tài chính.

+ Phân công thu thập số liệu và báo cáo: Phòng Kế hoạch phải cử cán bộ theo dõi việc triển khai các nhiệm vụ, tổng hợp báo cáo trình Cục trưởng xem xét, có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO (XEM MẪU KHUNG LOGIC VÀ CÁC BIỂU MẪU KÈM THEO)

Nơi nhận: CỤC TRƯỞNG - Bộ NN&PTNT ; - TT. Vũ Văn Tám(b/c); - Vụ KH, TC; - Lãnh đạo Cục; - Các đơn vị thuộc Cục; - Lưu VT:

Chu Tiến Vĩnh