báo cáo kháo luận

88

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo Cáo Kháo Luận
Page 2: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang ii

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017 ........................................................................................

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngành

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY

TRÌNH THANH TOÁN XUẤT KHẨU

NÔNG SẢN BẰNG L/C TẠI CÔNG

TY TNHH SX &CN VIET DELTA

20/5 Đinh Bộ Lĩnh, P. 24, Bình Thạnh,

Tp. Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn:Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh

MSSV: 84011300790

Page 3: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang i

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, trợ

giúp dú ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. trong suốt quãng thời gian học tập ở giảng đường

đại học cho đến nay em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình

và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa thương

mại quốc tế - trường Đại Học Quốc Tế Sài Gỏn đã truyền dạy cho em những kiến thức quý giá

trong xuyên suốt quá trình học tập tại trường

Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong công ty TNHH sản xuất công nghiệp Viet

Delta đặc biệt là chị Nguyễn Thị Cẩm Chi người hướng dẫn, các thầy cô trong trường Đại Học

Quốc Tế Sài Gòn, giảng viên hướng dẫn thầy Chu Bảo Hiệp đã giúp em thực hành và chỉ dẫn

em hoàn thành bài báo cáo

Nếu không có sự giúp đỡ của các thầy cô, cán bộ hướng dẫn trong công ty thì em tin

rằng bái báo cáo thực tập của em sẽ khó mà hoàn thiện được. một lần nữa em xin chân thành

cảm ơn. Bài báo cáo thực tập được thực hiện trong thời gian ngắn kiến thức của em vẫn còn

nhiều hạn chế do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý

kiến đóng góp của quý thầy cô, cán bộ hướng dẫn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô, giảng viên hướng dẫn, cán bộ hướng dẫn thật

dồi dào sức khỏe, niềm tin dể tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền đạt kiến thức cho các thế hệ

mai sau.

Tp.HCM, ngày …tháng…năm….

Sinh viên thực hiện

Page 4: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang ii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

…….Ngày….tháng…..năm….

Giảng viên hướng dẫn

Page 5: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

…….Ngày….tháng…..năm….

Giảng viên phản biện

Page 6: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AWB Airway Bill:

B2B Business To Business: Trang Web Dành Cho Doanh

Nghiệp Và Doanh Nghiệp

BCT Bộ Chứng Từ

C/I Commercial Invoice : Hóa Đơn Thương Mại

C/O Certificate Of Origin: Chứng Nhận Xuất Xứ

C2% Commission : Hoa Hồng

CAD Cash Against Documents: Phương Thức Giao Chứng Từ

Nhận Tiền Ngay

CIF Cost Insurance Freight: Một Trong Điều Kiện Incoterm

2010

CNF Cost And Freight: Một Trong Điều Kiện Incoterm 2010

D/A Documents against acceptance: nhờ thu trả chậm

D/P

Documents against payment: nhờ thu trả ngay

DN Doanh Nghiệp

EU European Union: Liên Minh Châu Âu

FOB Free On Board: Một Trong Điều Kiện Incoterm 2010

FTA Free Trade Agreements: Hiệp Định Thương Mại Tự Do

L/C Letter Of Credit: Tín Dụng Chứng Từ

Page 7: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang v

NH Ngân Hàng

NHTM Ngân Hàng Thương Mại

P/L Packing List: Danh Sách Hàng, Phiếu Đóng Gói

T/T Telegraphic Transfer: Chuyển Tiền Bằng Điện

TMĐT Thương Mại Điện Tử

TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn

TTQT Thanh Toán Quốc Tế

URL Uniform Resource Locator: Liên Kết Internet

XK Xuất Khẩu

XNK Xuất Nhập Khẩu

Page 8: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu ký quỷ mở L/C

Bảng 4.1 : Số lượng nhân viên của công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta tháng

9/2016

Bảng 4.2: Cơ cấu nhân sự của công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta tháng 9/2016

Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta

2013- 2015

Bảng 4.4: Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất công nghiệp

Việt Delta 2013- 2015

Bảng 4.5: Cơ cấu doanh thu theo phương thức thanh toán trong hoạt động xuất nông sản tại

công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Vietdelta giai đoạn 2012-2016

Bảng 4.6: Hình thức thanh toán tại công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta

Page 9: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Quy Trình Mở L/C

Hình 2.2: Khung lý thuyết tổng quan tín dụng chứng tử

Hình 2.3: Khung khái niệm hình thành tín dụng chứng từ

Hình 2.4: Khung phân tích về rủi ro tín dụng chứng từ

Hình 4.1: Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty TNHH Sản Xuất Và Công Nghiệp Viet Delta

Hình 4.2 : Cơ Cấu Nhân Sự Tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và Công Nghiệp Viet Delta tháng

9/2016

Hình 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta

2013- 2015

Hình 4.4: Cơ cấu doanh thu theo phương thức thanh toán trong hoạt động xuất nông sản tại

công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Vietdelta giai đoạn 2012-2016

Hình 4.5: Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản

tại công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta giai đoạn 2012-2016

Hình 4.6:Hình thức thanh toán tín dụng chứng từ tại công ty TNHH sản xuất và công nghiệp

Viet Delta năm 2016

Page 10: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang viii

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................... ii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................................... iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................... vii

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1.1 Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................ 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 3

1.3.1. Không gian ................................................................................................................. 3

1.3.2. Thời gian ..................................................................................................................... 3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4. Kết cấu của khóa luận .................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 5

2.1 Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ ............................................................... 5

2.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 5

2.1.2. Các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ ............................................... 5

2.2 Cơ sở pháp lý của thanh toán tín dụng chứng từ ............................................................ 7

2.2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ ............................................................... 8

2.2.2. Sơ Lược về ICC - UCP 600 – Bản Quy Tắc Thực Hành Thống Nhất Mới Về Tín

Dụng Chứng Từ ..................................................................................................................... 9

2.3. Điều kiện mở L/C ......................................................................................................... 12

2.3.1. Ký quĩ mở L/C .......................................................................................................... 14

2.3.2. Cách thức ký quĩ: ...................................................................................................... 15

2.4. Bản chất và ý nghĩa phương thức tín dụng chứng từ ................................................... 16

2.4.1. Bản chất ................................................................................................................... 16

2.4.2. Ý nghĩa ..................................................................................................................... 16

2.5. Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại quốc tế. ...................................... 17

2.6. Đặc điểm giao dịch L/C ............................................................................................... 20

Page 11: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang ix

2.7. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ................................. 21

2.7.1. Quy trình mở L/C ..................................................................................................... 21

2.7.2. Tỷ lệ kí quỹ ............................................................................................................... 24

2.7.3. Quy trình thanh toán L/C .......................................................................................... 26

2.7.4. Các hình thức thanh toán .......................................................................................... 26

2.8. Các loại thư tín dụng thương mại ................................................................................. 27

2.8.1. Căn cứ vào loại hình ................................................................................................. 27

2.8.2. Căn cứ vào thời điểm thanh toán .............................................................................. 28

2.8.3. Một số loại L/C đặc biệt: .......................................................................................... 28

2.9. Tóm lược cơ sở lý luận ................................................................................................. 31

2.9.2.Khung lý thuyết .......................................................................................................... 31

2.9.2. Khung khái niệm ...................................................................................................... 32

2.9.3. Khung phân tích ........................................................................................................ 33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 34

3.1 Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu ................................................................................. 34

3.2. Phương Pháp Thống Kê ............................................................................................... 35

3.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm ......................................................... 36

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 38

4.1.Sơ lược về công ty ............................................................................................................. 38

4.1.1. Hình thức doanh nghiệp............................................................................................ 38

4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển: ............................................................................ 39

4.1.3.Ngành nghề kinh doanh .............................................................................................. 39

4.2 Mục tiêu, chức năng nhiệm vụ công ty ........................................................................ 40

4.2.1. Mục tiêu .................................................................................................................... 40

4.2.2. Chức Năng ................................................................................................................ 40

4.2.3. Nhiệm Vụ ................................................................................................................. 40

4.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty ............................................................ 41

4.3.1. Sơ đồ tổ chức ............................................................................................................ 41

4.3.2. Chức năng của một số phòng ban ............................................................................. 42

4.4 Tình hình nhân sự ......................................................................................................... 44

4.5 Loại hàng hóa XK chủ yếu của công ty ....................................................................... 45

4.6 Đối tương mua hàng chủ yếu của công ty: ................................................................... 46

4.7 Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước ....................................................................... 47

Page 12: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang x

4.7.1. Trong nước ............................................................................................................... 47

4.7.2. Ngoài nước ............................................................................................................... 47

4.7.Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................... 49

4.9 Thực trạng thanh toán tại công ty ................................................................................. 52

4.9.1. Các phương thức thanh toán trong xuất khẩu ........................................................... 54

4.9.2. Hình Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ............................................................ 57

4.10 Một Vài Rủi Ro Và Giải PhápTTQT Tại Công Ty ..................................................... 58

4.10.1. Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu ................................................................................. 58

4.10.2. Đối với nhà nhập khẩu .......................................................................................... 60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 62

5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 62

5.2 ĐỀ XUẤT ................................................................................................................... 64

5.2.1. GIẢI PHÁP ................................................................................................................ 64

5.2.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 74

PHỤ LỤC ....................................................................................... Error! Bookmark not defined.

Page 13: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ước tính đạt 175,9 tỷ USD,

còn nhập khẩu ước đạt 173,3 tỷ USD. Cả năm nay, nước ta xuất siêu 2,68 tỷ USD.Có thể thấy

ngoại thương đang là một trong những lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa thế giới, là quốc gia nông nghiệp chủ yếu, Việt Nam đã và

đang xâm nhập thị trường thế giới, mở rộng sản phẩm, hàng hóa của việt nam ,nâng cao xuất

nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt không ngừng mở rộng mặt hàng xuất khẩu,

đưa những cái Việt Nam có ra cho thế giới mang đồng ngoại tệ về cho Việt Nam nhưng vấn đề

doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì nhiều nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công.

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có mặt trái phải khác nhau xuất nhập khẩu cũng

vậy, vấn đề luôn xoay quanh “tiền” và “hàng” luôn là vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp.

Đặc biệt khi nó liên quan đến các vấn đề thanh toán quốc tế với rất nhiều điều khoản được quy

định trong đó phải kể đến hình thức thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit) L/C đang

được sử dụng rộng rãi và được xem như phương thức thanh toán an toàn cho các doanh nghiệp

thông qua ngân hàng. Nhưng vào đầu năm 2017 Hiệp Hội Thủy Hải Sản Của Việt Nam bị lừa

đảo và có nguy cơ mất hàng trăm USD do thanh toán bằng L/C hay “Thương vụ Việt Nam tại

Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) cho biết, năm 2015 đã liên tục tiếp nhận, xử lý,

cũng như phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhận được chào bán, mua hàng

hóa, ký kết hợp đồng giao dịch xuất nhập khẩu mang tính lừa đảo, gian lận từ một số doanh

nghiệp có trụ sở tại UAE. Một trong các hình thức lừa đảo thường thấy nhất là việc làm giả

chứng từ L/C, cài người lấy chứng từ xuất khẩu”….

Page 14: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 2

Qua những trường hợp đã và đang xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt một câu hỏi

được đặt ra thanh toán L/C liệu có thật sự an toàn như doanh nghiệp vẫn tin tưởng hay không?

Khi ngân hàng đứng đây chỉ là nhân vật trung gian chứ không đảm bảo các vấn đề xảy ra cho

doanh nghiệp. Sử dụng thanh toán L/C thì doanh nghiêp nào cũng biết nhưng để hiểu và kiểm

soát nó thì không hẳn doanh nghiệp nào cũng thành công. Và nếu doanh nghiệp Việt vẫn không

nâng cao cải thiện vấn đề để hiểu rõ phương thức thanh toán này thì sẽ ngày càng nhiều doanh

nghiệp sập bẫy ,mất tiền cũng như hàng 1 cách đáng tiếc.Trên cơ sở đó, em muốn thực hiện bài

báo cáo của mình về vấn đề “ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THANH TOÁN

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN BẰNG THƯ TÍN DỤNG LC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN

XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT D.E.L.T.A ” Em tin tưởng đây là vấn đề cấp bách khi

phương thức thanh toán L/C đang được thực hiện một ngày rộng rãi nhưng quá nhiều rủi ro

tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

1.2.1. Mục tiêu chung

Với những vấn đề nghiên cứu đã được đề ra. Mục tiêu nghiên cứu của em để tìm hiểu,

học tập và đánh giá vấn đề mình đang thực hiện để có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về vấn

đề thanh toán tưởng đơn giản nhưng mang nhiều rủi ro này. Ngoài ra mục tiêu còn muốn đi sâu

hơn về những công ước quốc tế quy định trong vấn đề thanh toán để có thể hiểu và giúp đỡ

doanh nghiệp khi L/C được quy chiếu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình thanh toán qua các năm

Mục tiêu 2: Phân tích các khả năng gian lận trong thanh toán chứng từ

Page 15: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 3

Mục tiêu 3: Đề xuất 1 số giải pháp nhằm phòng tránh gian lận trong thanh toán bằng chứng từ

Delta.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Không gian

Bài nghiên cứu được thực hiện tại phòng xuất khẩu công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt

Delta địa chỉ 20/5 đường Đinh Bộ Lĩnh phường quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh

1.3.2. Thời gian

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 13.2.2017 đến ngày 13.5.2017

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất công nghiệp

Việt

1.3.4. Phương pháp nghiên cứu:

Bài báo cáo sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích tổng

hợp, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp quan sát thực tiễn những vấn đề phát sinh

trong doanh nghiệp.

1.4. Kết cấu của khóa luận:

Ngoài các phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo thì bài báo cáo bao gồm ba chương chính như sau:

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Page 16: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 4

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 17: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ

2.1.1. Khái niệm

- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng

(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người xin mở thư tín dụng ) cam

kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3 (người hưởng lợi số tiền thư tín dụng) hoặc

chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất

trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín

dụng.

2.1.2. Các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ :

- Người xin mở thư tín dụng (Applicant) là người mà theo yêu cầu của người đó thư

tín dụng được phát hành, trong hoạt động xuất nhập khẩu thông thường đó là nhà nhập khẩu,

người mua.

- Ngân hàng phát hành (Issuing bank or opening bank) là ngân hàng phát hành thư tín

dụng theo yêu cầu của người xin mở thư tín dụng hoặc của người thay mặt họ. trong hoạt động

xuất nhập khẩu thông thường là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng

cho người nhập khẩu. Là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận

lựa chọn và được qui định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có

quyền lựa chọn.

- Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu trách nhiệm.

Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở thư tín dụng từ 0,125% đến 0,5% trị giá của

thư tín dụng(tùy từng ngân hàng)

Page 18: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 6

- Nghĩa vụ cơ bản nhất của ngân hàng phát hành là thanh toán cho người thụ hưởng,

nghĩa vụ này được quy định chi tiết tại điều 7, UCP 600 – nghĩa vụ ngân hàng phát hành )

- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người được hưởng lợi từ việc phát hành thư tín

dụng. trong hoạt động XNK thường là người xuất khẩu hàng hóa, người bán hoặc bất cứ người

nào khác mà người xuất khẩu chỉ định

- Ngân hàng thông báo (Advising bank) là ngân hàng thông báo thư tín dụng theo yêu

cầu của của ngân hàng phát hành thư tín dụng đó. Trong thực tế thường là ngân hàng đại lý của

ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu.

- Nghĩa vụ chi tiết của ngân hàng thông báo xem chi tiết điều 9,UCP 600 – thông báo thư

tín dụng và tu chỉnh )

- Ngoài ra còn có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh

- Ngân hàng xác nhận ( confirming bank) là ngân hàng xác nhận thêm vào thư tín dụng

theo sự ủy nhiệm hoặc theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận sẽ cùng

ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân

hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân

hàng thông báo thư tín dụng hay một ngân hàng khác do người XK yêu cầu. thường là một nh

lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.

- Nghĩa vụ về ngân hàng xác nhận tại điều 8, UCP 600 – nghĩa vụ ngân hàng xác nhận)

- Ngân hàng thông báo (paying bank) có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể

là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền cho

người xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu. Trường hợp ngân hàng làm nhiệm vụ chiết khấu hối

phiếu thì gọi là ngân hàng chiết khấu ( the negotiating bank ). Nếu địa điểm trả tiền quy định tại

Page 19: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 7

nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Trách nhiệm của

ngân hàng thanh toán giống như ngân hàng mở thư tín dụng khi nhận bộ chứng từ của người

xuất khẩu gửi đến.

- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank) là ngân hàng mà ở đó thư tín dụng có

giá trị thương lượng hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu trong thư tín dụng quy định có thể thương

lượng tại bất cứ ngân hàng

- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ.

- Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong

trường hợp L/C có chỉ định.

- Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được

chỉ định trong L/C.

- Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các

bên thụ hưởng.

2.2 Cơ sở pháp lý của thanh toán tín dụng chứng từ

1.UCP-600/2007/ICC - Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

2. ISBP - 681/2007/ICC - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư

tín dụng

3. eUCP 1.1 - Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng thư điện tử

4. URR - 725/2008/ICC - Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín

dụng.

Page 20: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 8

2.2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế phải:

- Tuân thủ các quy tắc do phòng thương mại quốc tế ban hành như: UCP 600, URC 522, URR

725, ISP 98, ISBP,…

- Quy tắc về tập quán và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ ( Uniform customs and

practice for documentary credit UCP DC) của ICC. Đến nay UCP đã 5 lần sửa đổi vào

1952,1962,1974,1983 (UCP 400), 1993 (UCP 500). Hiện nay UCP được sử dụng tại 180 nước

trên thế giới, 1962 lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt.

- Số hiệu ban hành 1993 có hiệu lực vào ngày 1/1/1994 UCP 600 có hiệu lực vào ngày

1/1/2007

- Tháng 12/1996, trên tinh thần cụ thể hóa điều 19 của UCP 500, ICC đã ban hành quy tắc số

525 thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng với nhau (Uniforms rules for bank

to bank reimbursements under documnetary credits URR 525) có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1996.

Ở Việt nam bắt đầu thực hiện kể từ ngày 1/7/1996

- Đáp ứng yêu cầu cách xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ được ICC đề cập trong

cuộc họp ngày 24/5/2000 tại Paris, sau 18 tháng nỗ lực thực hiện, ICC cho ra đời văn bản bổ

sung e.UCP (được coi là UCP 500.1) có hiệu lực tháng 2/2002

- Đầu 2003, ICC cho ra đời văn bản No.465 ISBP – the international standard banking

practice for examination of documentary credits ( thực hành ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế

về kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ )

- Các điều ước quốc tế liên quan đến thanh toán quốc tế

- Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như: incoterm, luật

hối phiếu,… và các tập quán thương mại quốc tế. Phù hợp với các quy định chính phủ, ngân

Page 21: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 9

hàng nhà nước về quản lý ngoại hối các văn bản liên quan đến thanh toán quốc tế và không trái

với pháp luật Việt Nam

2.2.2. Sơ Lược về ICC - UCP 600 – Bản Quy Tắc Thực Hành Thống Nhất Mới Về

Tín Dụng Chứng Từ

UCP là viết tắt của "The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits" (Quy

tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm

1933 với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc

gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo

đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất

trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch

thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới.

UCP đã qua bảy lần sửa đổi và chỉnh lý. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay là UCP

500 (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No. 500) -

kết quả của lần sửa đổi thứ sáu, được phát hành năm 1993.

Vào tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho ủy ban Kỹ

thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice) bắt đầu

xem xét lại UCP 500 để có thể có những sửa đổi cần thiết đáp ứng với tình hình thực tiễn mới.

Cũng như những lần sửa đổi trước đây, mục đích chính của lần sửa đổi này là để đáp

ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn nữa, cũng cần

thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong UCP để loại bỏ những cách

diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng không thống nhất.

Page 22: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 10

Ngay khi công việc xem xét lại được tiến hành, thông qua một số kết quả điều tra toàn

cầu, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng nhận thấy có tới khoảng 70% chứng từ xuất trình

theo tín dụng thư đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót. Điều này rõ ràng có ảnh

hưởng tiêu cực đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, vốn là một phương thức thanh

toán quốc tế truyền thống và có nhiều ưu điểm, vì chi phí tăng lên do các trường hợp phải chịu

phí chứng từ bất hợp lệ gia tăng (thông thường mỗi bộ chứng từ bất hợp lệ sẽ bị thu phí từ 50 -

100USD khi thanh toán) và quan trọng hơn là những sai sót chứng từ đó lại tỏ ra không mấy rõ

ràng.

Do đó, Ban soạn thảo gồm 9 thành viên đã ra đời để sửa đổi UCP 500. Đồng thời, ủy

ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng thành lập Ban cố vấn gồm 41 thành viên là các chuyên

gia trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải đến từ 26 nước trên thế giới.

Sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua Bản

Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600) thay cho UCP 500. UCP

600 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007.

UCP 600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP 500 như sau:

Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều

khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ

nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions”

(Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant,

Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour,

Negotiation, Presentation…

Page 23: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 11

Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng

từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). ở

UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý”

(Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo

chứng từ bất hợp lệ. Cụ thể như sau:

Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người

hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C:

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết trong UCP 600. Chẳng

hạn như chưa quy định về chứng từ bất hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng chuyển nhượng

(Điều 38 UCP 600). Ngoài ra, chưa phân biệt “one copy of” và “in one copy”. Điều 17 (d) và

(e) UCP600 quy định:

d. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ là “copies of” thì việc xuất trình bản gốc hay

bản sao đều được chấp nhận.

(If a credit requires presentation of copies of documents, presentation of either originals or

copies is permited).

e. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình nhiều bản chứng từ bằng cách sử dụng các cụm từ như

“in duplicate”, “in two fold”, “in two copies” thì sẽ được thỏa mãn khi xuất trình ít nhất một

bản gốc và những bản còn lại là bản sao, trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác.

(If the credit requires presentation of multiple documents by using terms such as “in duplicate”,

“in two fold” or “in two copies”, this will be satisfied by the presentation of at least one

original and the remaining number in copies, except when the document ifself indicates

otherwise).

Page 24: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 12

Theo ISBP (International Standard Banking Practice for the examination of documents

under documentary credits – Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ

trong thanh toán tín dụng chứng từ), “one copy of” có nghĩa là “một bản sao” trong khi đó, “in

one copy” có nghĩa là một bản gốc. Có lẽ, để có được sự phân định rõ ràng hơn, chúng ta chờ

đợi ở lần sửa đổi ISBP sắp tới.

Như vậy, UCP 600 là kết quả hơn 3 năm làm việc của ủy ban Kỹ thuật và tập quán ngân

hàng của ICC. Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết

những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP

500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết

được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu

và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế.

UCP 600 đã ra đời và sẽ có hiệu lực vào 01/7/2007. Trong thời gian tiếp theo, ICC sẽ có

nhiều việc phải làm như cập nhật eUCP, sửa đổi ISBP cho phù hợp với Bản quy tắc mới này.

Các ngân hàng và các doanh nghiệp cũng gấp rút tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng UCP 600 chính

xác và hiệu quả. Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế

giới với tốc độ và quy mô trao đổi thương mại ngày càng tăng nhanh, một khi phương thức

thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm

hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một

yêu cầu quan trọng cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam.

2.3. Điều kiện mở L/C

Ðiều kiện mở L/C tại Vietcombank HCM

- Đối với doanh nghiệp trong nước cần có:

Page 25: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 13

• Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp.( bản sao có dấu công chứng,

nộp 1 lần).

• Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK ( bản sao có dấu công

chứng nộp 1 lần

• Đối với nhóm hàng XNK có điều kiện (theo quy định của pháp luật) thì cần xuất trình

các giấy phép theo quy định.

• Đối với chi nhánh thì cần xuất trình giấy ủy quyền

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần có:

• Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao có công chứng, nộp 1 lần).

• Văn bản phê duyệt kế hoạch XNK của bộ thương mại – nay là bộ công thương (bản

chính còn hiệu lực)

- Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào

tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:

* Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C

- Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể

thêm một số nội dung có lợi cho mình.

- Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện

nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và

Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị

nhận uỷ thác

Page 26: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 14

- Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn

xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.

- Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho

mình

- Đơn xin mở L/C không ghi ngày mở L/C. ngân hàng sẽ thực hiện mở L/C sớm nhất có thể

được. Nếu thủ tục về tiền ký quỹ trôi chảy, có thể gửi L/C đi trong ngày hoặc ngày hôm sau.

Nếu đơn vị vay để kí quỹ hoặc có sai sót trong đơn thì việc gửi L/C bị chậm lại cho đến khi đơn

vị hoàn thành thủ tục ký quỹ hoặc sửa mọi sai sót trong đơn.

2.3.1. Ký quĩ mở L/C

Ký quỹ là hình thức trích tiền trong tài khoản lưu thông chuyển qua một tài khoản đặc

biệt gọi là tài khoản ký quỹ - tài khoản này không có quyền được tự ý rút tiền ra, để tiền vào –

số tiền đó để dành thanh toán một L/C mở

Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký qũi ( 100%; dưới 100% hoặc không cần ký

quĩ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp

- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng

- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp

- Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu

- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu

Page 27: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 15

2.3.2. Cách thức ký quĩ:

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quĩ, ngân hành sẽ trích từ tài

khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quĩ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển

khoản nội dung ký quĩ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quĩ, giải quyết bằng hai cách sau:

+ Mua ngoại tệ để ký quĩ

+ Vay ngoại tệ để ký quĩ.

Thanh toán phí mở L/C:

Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ:

Ví dụ: Tại Vietcombank

Bảng 1.1: Cơ cấu ký quỹ mở L/C

Ký qũi Phí mở L/C

100% trị giá L/C 0,075% trị giá L/C mở

30 - 50% trị giá L/C 0,1% trị giá L/C mở

Dưới 30% trị giá L/C 0,15% trị giá L/C mở ( min 5 USD và

max 200 USD)

Miễn ký quĩ 0,2% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max

300 USD )

Nguồn: Theo Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu ( PGS.TS Võ Thanh Thu)

Page 28: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 16

Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà nhập khẩu phải trả thêm

0,2% - 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu.

2.4. Bản chất và ý nghĩa phương thức tín dụng chứng từ

2.4.1. Bản chất

- Trước tiên tín dụng là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ

chứng từ hợp lệ. người bán sẽ được đảm bảo thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng

từ phù hợp với những quy định đề ra. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng có thể

hiểu như là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu. từ

tính chất của thư tín dụng có thể suy ra:

- Thứ nhất: chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này.

- Thứ hai: do tính độc quyền của hoạt động ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ thực

hiện bởi các tổ chức tín dụng.

2.4.2. Ý nghĩa

- Là 1 chứng từ: các dạng L/C không bằng chứng thì đều vô giá trị, chứng thư phải bằng

văn bản (qua điện tín: by cable, telex,swift…) mới có giá trị

- Là 1 cam kết trả tiền hoặc là một số chấp nhận trả tiền chứ không phải 1 lời hứa

- Do 1 người phát hành song có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi. người phát hành

thư tín dụng phải là ngân hàng thương mại

- Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ

- Là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn =.

Page 29: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 17

- Tín dụng chứng từ được nhiều công ty ngân hàng ưu tiên chọn lựa vì nó đáp ứng được

những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc tế

+ Thứ nhất, do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên

giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp loại

bỏ rào cản đó

+ Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ luôn có sự hiện diện của các ngân hàng đại diện

của 2 bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung

hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng

2.5. Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại quốc

tế.

Nội dung chủ yếu của thư tín dụng gồm có:

(1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C

* Số hiệu của L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là

dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được

dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, đặc biệt là

tham chiếu khi lập hối phiếu đòi tiền.

* Địa điểm mở L/C (place of issuing): Là nơi ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi.

* Ngày mở L/C( issuing date): là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của ngân

hàng mở L/C đối với người thụ hưởng.Ngày mở L/C là ngày bắt đầu tính thời hạn của L/C

và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở L/C

đúng thời hạn như trong hợp đồng không.

Page 30: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 18

(2) Loại thư tín dụng:

Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên

quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. Do đó, khi mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải

xác định cụ thể loại thư tín dụng nào cần mở.

(3) Tên, địa chỉ của những người liên quan.

(4) Số tiền của thư tín dụng (amount of money)

Đây là một nội dung rất quan trọng. Tên đơn vị tiền tệ phải cụ thể, rõ ràng.

(5) Thời hạn hiệu lực của L/C ( expiry date)

Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người

xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều đã

quy định trong L/C.

Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.

(6) Thời hạn trả tiền của L/C ( latest payment date)

Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C hoặc có thể nằm ngoài thời hạn

hiệu lực của L/C. Trong trường hợp này phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình

để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

(7) Thời hạn giao hàng ( shipment date)

Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng thương mại quy định.

Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có

hiệu lực.

Page 31: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 19

Thời hạn giao hàng có liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

(8) Điều khoản về hàng hóa (description of goods)

Là điều khoản chỉ ra những quy định có liên quan đến hàng hóa, bao gồm tên hàng,

số lượng và trọng lượng, giá cả…

(9) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: (shipment terms)

Điều kiện, cơ sở giao hàng (FOB, CIF, …), nơi gởi hàng, nơi giao hàng,… cũng được ghi vào

L/C. Thông thường điều kiện giao hàng tùy thuộc vào khả năng cung ứng hàng của người xuất

khẩu, khả năng nhận hàng của người nhập khẩu…

(10) Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình:Document for payment

Yêu cầu về việc ký phát và xuất trình các loại chứng từ cần phải được nêu rõ ràng, cụ thể và

chặt chẽ trong L/C.

(11) Cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng:

Là nội dung thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với L/C này.

(12) Những điều kiên đặc biệt khác:

Những điều kiện khác có thể liệt kê như: ai trả phí ngân hàng, những hướng dẫn đối

với ngân hàng chiết khấu, số UCP mà hai bên thống nhất áp dụng,…

(13) Chữ ký của ngân hàng mở L/C:

Nếu mở L/C bằng thư. Nếu gởi bằng telex, swift thì không có chữ ký, khi đó căn cứ vào mã

khóa của L/C.

Page 32: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 20

2.6. Đặc điểm giao dịch L/C

1. L/C là hợp đồng kinh tế 2 bên: L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của 2 bên là ngân

hàng phát hành và người thụ hưởng. mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C không được

thể hiện trong L/C

2. L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C được hình thành trên cơ sở hợp

đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.

một khi L.C đã được mở và được các bên chấp nhận, thì dù nội dung của L/C có đúng với hợp

đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên

quan đến L/C

3. L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:

- Chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao

hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao. Do đó chứng từ trở thành

căn cứ để ngân hàng trả tiền, để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận

hàng cùa nhà nhập khẩu v.v…

- Khi chứng từ xuất trình phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện

cho nhà xuất khẩu, mặc dù thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không

hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ.

4. L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: đây là nguyên tắc cơ bản của giao

dịch L/C để được thanh toán người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp tuân thủ chặt

chẽ các điều khoản và các điều kiện L/C bao gồm: số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng

từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ có liên quan.

Page 33: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 21

5. L/C là công cụ thanh toán hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh toán và lừa

đảo:

- Trong thực tế thương mại quốc tế do diễn biến của thị trường giá cả mà L/C có thể bị

lạm dụng trở thành công cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận, lừa

đảo.

- Do tính chất độc lập của L/C với hợp đồng cơ sở, nên bọn lừa đảo có thể lợi dụng

không giao hàng hoặc giao hàng không đúng, nhưng vẫn lập bộ chứng từ để thanh toán.

2.7. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng

từ

2.7.1. Quy trình mở L/C

- Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gởi vào

ngân hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển

đến. quy trình mở L/C gồm 3 bước:

- Lập giấy đề nghị mở L/C

- Mở L/C

- Thông báo L/C

Page 34: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 22

Quy trình mở thư tín dụng được biểu diễn như sau:

Nguồn: voer.edu.vn

Bước 1: Căn cứ hợp đồng mau bán ngoại thương hoặc đơn đặt hàng, tổ chức nhập khẩu lập

giấy đề nghị mở L/C gởi đến ngân hàng phục vụ mình ( nơi đơn vị nhập khẩu mở tài khoản

ngoại tệ ) để yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người bán hay người xuất khẩu hưởng.

Các giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng để mở L/C

Ðối với L/C trả ngay, theo điều 18 QĐ 29, khách hàng cần xuất trình đầy đủ các giấy

tờ sau:

+ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép)

Hình 1.1: Quy Trình Mở Thư Tín Dụng

Page 35: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 23

+ Quota ( đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)

+ Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao)

+ Ðơn xin mở L/C trả ngay(at sight) ( theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp

đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

Ðối với L/C trả chậm

+ Giấy phép nhập khẩu ( nếu có) hoặc quota nhập

+ Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu

+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng).Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua

bán ngoại thương đã ký kết.

+ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ ( theo mẫu của Ngân hàng)

Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu xin mở thư tín dụng của tổ chức nhập khẩu và các chứng từ có liên

quan, nếu đồng ý. Ngân hàng trích tài khoản đơn vị mở tài khoản, tín dụng số tiền ký quỹ. Sau

đó ngân hàng lập thư tín dụng gởi cho tổ chức xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại

nước người xuất khẩu. việc chuyển thư tín dụng qua bên đơn vị xuất khẩu có thể thực hiện

bằng đường bưu chí

Bước 3: Khi nhận thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gửi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến

hành kiểm tra, xác minh báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho nhà xuất khẩu dưới

hình thức văn bản “nguyên văn”. Nếu gởi bằng thư thì kiểm tra chữ ký, gởi điện thì kiểm mã

nh, bằng điện tín hoặc bằng hệ thống SWIFT.

Page 36: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 24

2.7.2. Tỷ lệ kí quỹ

Tùy từng khách hàng mức ký quỹ rất khác nhau. Các ngân hàng lớn đều có chính sách phân

loại khách hàng làm 3-4 loại :

- Loại 1: khách ưu đãi: không phải ký quỹ

- Loại 2: ký quỹ <100%

- Loại 3: ký quỹ 100% trị giá L/C

Tỷ lệ ký quỹ có ảnh hưởng nội dung L/C. cụ thể là ảnh hưởng tới quy định về B/L trong L/C.

có thể ghi một trong các trường hợp sau:

- Full set (3/3) Bill of lading… tức là 3 vận đơn chính đều qua ngân hàng. Đơn vị muốn

nhận hàng phải đến ngân hàng lấy vận đơn

- Set (2/3) Bill of lading… tức là 2 vận đơn chính qua ngân hàng còn vận đơn thứ 3 được

gửi thẳng đến nhà nhập khẩu. điều kiện này có lợi cho nhà nhập khẩu hơn.

- Made out to order of… bank: phải có chữ kỳ hậu của ngân hàng mới được phép nhận

hàng.

- Made out to order of xyz: loại vận đơn không cần chữ ký hậu của ngân hàng, mà có chữ

ký mà có chữ ký hậu người gửi hàng hoặc của một người khác

• Nếu doanh nghiệp ký quỹ đủ 100% thì muốn quy định vận đơn thế nào cũng được

• Nếu doanh nghiệp ký quỹ X% trị giá L/C thì bắt buộc phải chọn 1 trong 2 điều kiện:

“ full set 3/3 Bill of lading…”

“ made out to order of bank”

Page 37: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 25

Đối với L/C trả chậm

Tỷ lệ ký quỹ thường rất nhỏ 10% đền 20% đối với khách loại 1, loại 2 có thể không phải ký

quỹ. Khách sẽ phải làm đơn xin giảm mức độ ký quỹ. Các cách quy định :

- Full set (3/3) Bill of lading… tức là 3 vận đơn chính đều qua ngân hàng. Đơn vị muốn

nhận hàng phải đến ngân hàng lấy vận đơn

- Set (2/3) Bill of lading… tức là 2 vận đơn chính qua ngân hàng còn vận đơn thứ 3 được

gửi thẳng đến nhà nhập khẩu. điều kiện này có lợi cho nhà nhập khẩu hơn.

- Made out to order of… bank: phải có chữ kỳ hậu của ngân hàng mới được phép nhận

hàng.

- Made out to order of xyz: loại vận đơn không cần chữ ký hậu của ngân hàng, mà có chữ

ký mà có chữ ký hậu người gửi hàng hoặc của một người khác

• Nếu doanh nghiệp ký quỹ đủ 100% thì muốn quy định vận đơn thế nào cũng được

• Nếu doanh nghiệp ký quỹ X% trị giá L/C thì bắt buộc phải chọn 1 trong 2 điều kiện:

“ full set 3/3 Bill of lading…”

“ made out to order of bank”

Sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục ký quỹ, ngân hàng sẽ soạn L/C và mở ra nước ngoài theo

yêu cầu đã ghi trong đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu

Page 38: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 26

2.7.3. Quy trình thanh toán L/C

- Quy trình thanh toán L/C bắt đầu từ bước 4 trở đi bao gồm các khâu chính đó là giao

hàng, lập bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu và kiểm tra bộ chứng từ, thanh toán của ngân hàng

mở L/C và thanh toán tại ngân hàng chỉ định.

Bước 4: Tổ chức xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gởi đến tiến hành

kiểm tra và đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký trước đây. Sau khi kiểm tra

chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu, nếu không đồng ý đề nghị

bên nhập khẩu điều chỉnh hoạt động bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng.

Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tổ chức xuất nhập khẩu lập bộ chứng từ thanh

toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu

thanh toán

Bước 6: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu nhận kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị

xuất khẩu nhập vào.

Vì ngân hàng mở L/C thường ở nước người mua, nên việc trực tiếp thông báo và trả tiền cho

người bán sẽ gặp những khó khăn nhất định, nên ngân hàng mở L/C ủy quyền cho ngân hàng

đại lý của mình ở nước ngoài thực hiện những công việc này.

2.7.4. Các hình thức thanh toán

Thanh toán ngay ( settlement by payment)

Trong trường hợp L/C trả ngay (L/C at sight) thì ngân hàng sẽ thanh toán ngay hối

phiếu trong thời hạn 7 ngày làm việc (UCP 500), 5 ngày làm việc (UCP 600) kể từ khi nhận bộ

chứng từ với điều kiện bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C

Page 39: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 27

Thanh toán bằng cách chấp nhận hối phiếu (settlement by acceptance)

Nếu trường hợp L/C trả chậm (usance L/C), ngân hàng mở L/C một khi đã cam kết

thanh toán thì thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán hối phiếu, hoặc có thể chỉ thị

cho ngân hàng chấp nhận hối phiếu. sau đó theo dõi hối phiếu đến hạn và thanh toán tiền cho

người thụ hưởng L/C.

Thanh toán bằng cách chiết khấu ( settlement by negotiation)

L/C quy định thanh toán bằng chiết khấu tức là người thụ hưởng được thanh toán ngay

dù hối phiếu chưa đến hạn bời ngân hàng chiết khấu nếu người thụ hưởng xuất trình bộ chứng

từ hợp lệ và khi có sai sót trong chứng tứ phải được ngân hàng chiết khấu chấp nhận. trong đó

L/C có chỉ định cụ thể ngân hàng chiết khấu thì bộ chứng từ chỉ có thể chiết khấu tại ngân hàng

đó. Trường hợp nếu không chỉ định cụ thể ngân hàng nào, thì trong L/C có ghi “any bank

negotiation” thì có nghĩa được chiết khấu tại bất cứ ngân hàng nào tùy theo người hưởng lợi

nộp chứng từ vào ngân hàng

2.8. Các loại thư tín dụng thương mại

Trong thanh toán quốc tế, có nhiều loại thư tín dụng được sử dụng. Việc phân loại thư

tín dụng dựa theo những tiêu chuẩn nhất định. Theo Uỷ Ban Kỹ Thuật và nghiệp vụ ngân hàng

thuộc ICC, ấn phẩm số 515, thư tín dụng được phân loại dựa vào các tiêu chí sau:

2.8.1. Căn cứ vào loại hình

Thư tín dụng được phân thành 2 loại chính

Thư tín dụng có thể hủy ngang (revocable L/C)

Thư tín dụng không thể hủy ngang ( irrevocable L/C)

Page 40: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 28

Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi L/C

được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc

nào không cần sự đồng ý cùa người được hưởng lợi L/C. Loại này đã bị bỏ theo UCP600 và tất

cả thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600

Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi

được mở thì người yêu cầu phát hành thư tín dụng sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hoặc

hủy bỏ nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người hưởng lợi L/C

2.8.2. Căn cứ vào thời điểm thanh toán

L/C trả ngay (at sight L/C): ngân hàng phải thanh toán ngay cho người hưởng lợi khi họ xuất

trình bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng

L/C trả chậm (time L/C): ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi sau một số ngày

nhất định trong L/C. có 2 loại L/C kì hạn:

+ Acceptable L/C: sử dụng hối phiếu trả chậm để đòi tiền ngân hàng

+ Deferred L/C: không sử dụng hối phiếu trả chậm để đòi tiền ngân hàng

2.8.3. Một số loại L/C đặc biệt:

L/C xác nhận (confirm L/C): được 1 ngân hàng khác ngoài ngân hàng phát hành xác nhận, là

cam kết trả tiền đồng thời bởi 2 ngân hàng

L/C chuyển nhượng ( transferable L/C): người được hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân

hàng phát hành hay ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền thực hiện

L/C cho người khác

Page 41: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 29

L/C tuần hoàn (revoling L/C): không thể hủy ngang mà được sử dụng một cách tuần hoàn

trong thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện

L/C giáp lưng (back to back L/C): người xuất khẩu nhận được L/C người nhập khẩu mở cho

mình lại dùng chính L/C đó để mở một L/C cho ngưới khác hưởng.

L/C đối ứng ( reciprocal L/C ): L/C bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng được mở

L/C điều khoản đỏ (red clause L/C): cho phép ngân hàng chỉ định ứng trước một phần tiền

cho người được thụ hưởng để mua nguyên vật liệu và giao hàng theo đúng L/C đã mở.

L/C dự phòng (stand by L/C): do ngân hàng người xuất khẩu phát hành cam kết hoàn trả tiền

đặt cọc, ứng trước và chi phí mở L/C cho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu không thực

hiện nghĩa vụ của mình.

Thư tín dụng đối ứng (reciprocal letter of credit) hay còn gọi là thư tín dụng cho mua bán

đối lưu (L/C for a counter trade transaction) là loại L/C được quy định là chỉ có giá trị hiệu lực

khi L/C khác đối ứng với nó đã được mở ra. Có nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được L/C do

người nhập khẩu mở thì phải mở ra một L/C tương ứng thì nó mới có giá trị. L/C đối ứng

thường được sử dụng trong việc mua bán trên cơ sở hàng đổi hàng (barter)

Ngoài sự phân loại L/C như được trình bày ở trên, trong thực tế, khi sử dụng L/C cần

chú ý đến cách phân loại sau:

Thư tín dụng thanh toán (payment credits) là loại L/C được phát hành trong đó quy định

rằng nó được ngân hàng thanh toán trả ngay khi xuất hối phiếu

Page 42: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 30

Thư tín dụng chấp nhận (acceptance credits) thực chất là loại thư tín dụng cho phép trả

chậm bằng cách qui định hối phiếu có kỳ hạn ký phát đòi tiền ngân hàng chấp nhận ( accepting

bank)

Thư tín dụng thương lượng (negotiation credits) khác với L/C thanh toán hay chấp nhận L/C

thương lượng (chiết khấu) có hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc người mua.

Trừ khi L/C bắt buộc việc thương lượng tại 1 ngân hàng cụ thể (restricted to bank for

negotiation) thì bất kì ngân hàng nào cũng được phép thương lượng.

Thư tín dụng nhờ thu ( collection credits): loại thư này được phát hành theo mẫu thông

thường nhưng phải chỉ rõ ràng nó chỉ có hiệu lực thanh toán tại ngân hàng phát hành. Không có

một ủy quyền cho bất cứ ngân hàng nào khác và cũng không có điều kiện bồi hoàn. Các ngân

hàng chỉ đóng vai trò nhờ thu (collecting agent)

Thư tín dụng có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện TTR credits- Telegraphic

transfer Reimbursement: là L/C cho phép ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi kiểm

tra tính hợp lệ của bộ chứng từ với những điều kiện và điều khoản của L/C sẽ được phép đánh

điện đòi tiền của ngân hàng phát hành hay một ngân hàng được chỉ định trong L/C

Trong trường hợp này còn được gọi là “thanh toán ngay tại quầy” bởi trong L/C ở phần hoàn

trả có câu (reimbursement : by payment at our counter”

Đặc điểm của loại L/C này là thanh toán rất nhanh thường là 1-3 ngày làm việc), vì vậy các

nhà xuất khẩu rất thích

Thư tín dụng không có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện (Non- TTR credits) là

L/C không cho phép đòi tiền bằng điện

Page 43: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 31

2.9. Tóm lược cơ sở lý luận

2.9.1. Khung lý thuyết

Là sự tóm lược ngắn gọn các ý tưởng chủ đạo của các lý thuyết mà ta có thể vận dụng làm nền

tảng cho nghiên cứu của mình. Trong khung này em đã tóm lược nội dung tổng quan về lý

thuyết tín dụng

Khung lý thuyết về sự thành lập của thanh toán tín dụng chứng từ

Hình 2.1: Khung Lý Thuyết Về Tổng Quan Tín Dụng Chứng Từ

Nguồn: Tác Giả

TỔNG QUAN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

L/C

NGƯỜI MUA

NGÂN HÀNG

NGƯỜI BÁN

HỢP ĐỒNG

PHÂN LOẠI L/C

SƠ LƯỢC VỀ ICC -UCP 600

Page 44: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 32

2.9.2. Khung khái niệm

Khung khái niệm chứa đựng các khía cạnh ta chọn lọc từ khung lý thuyết để hình thành nền

tảng nghiên cứu. Có thể nói khung khái niệm là một dạng hình thành và có tiềm năng nối kết tất

cả mọi khía cạnh của nghiên cứu như xác định vấn đề, mục tiêu, tổng quan …

Hình 2.2: Khung Khái Niệm Về Hình Thành L/C

Nguồn: Tác giả

Hình thành

L/C

GIẤY PHÉP KINH

DOANH

KÝ QUỸ

PHÂN LOẠI L/C

QUY TRÌNH MỞ L/C

QUY TRÌNH THANH

TOÁN L/C

HỢP ĐỒNG

Page 45: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 33

2.9.3. Khung phân tích

Sau khi xây dựng khung khái niệm, thiết lập khung phân tích lọc lại các khái niệm trực tiếp liên

quan đến vấn đề nghiên cứu

Hình 2.3 : Khung Phân Tích Về Rủi Ro Trong Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ

Nguồn: Tác giả

RỦI RO THANH TOÁN

KHÁC NHAU GIỮA UCP

500 VÀ UCP 600

KIỂM TRA CHỨNG TỪ

RỦI RO NHÀ XUẤT KHẨU

RỦI RO NHÀ NHẬP KHẨU

NGÔN NGỮ

CHÍNH TẢ

Page 46: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để bài báo cáo có thể sát thực tế, có những luận điểm có căn cứ thì không thể thiếu

những phương pháp nghiên cứu. đầu tiên em muốn đề cập đến phương pháp nghiên cứu thu

thập dữ liệu từ sơ cấp, thứ cấp và tam cấp

3.1 Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu

Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp là các kết quả nguyên thủy của các nghiên cứu hoặc các

dữ liệu thô chưa được giải thích hoặc phát biểu đại diện cho một quan điểm hoặc vị trí chính

thức nào đó. Dữ liệu sơ cấp hầu hết có căn cứ đích xác vì các thông tin này chưa được lọc hoặc

diễn giải bởi một người thứ hai. Những dữ liệu sơ cấp mà em thu thập được từ những cuốn

sách trong công ty do chính giám đốc công ty soạn thảo việc sử dụng nguồn thông tin này có

thể nắm bắt được cơ cấu tổ chức của công ty, số lượng nhân sự cũng như các chế tài đang tồn

đọng trong công ty ngoài ra có những cuốn sách nói về các tập quán thanh toán cũng như các

điều kiện, phương pháp thanh toán nên có với từng quốc gia được giám đốc diễn giải. trên 20

kinh nghiệm hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu được đút tỉa trên từng trang giấy thì đây là

nguồn thông tin vô cùng hữu ích đối với em.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là

khác với mục đích nghiên cứu của ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý còn gọi là dữ

liệu thô hoặc dữ liệu đã xử lý. Dữ liệu này không do người nghiên cứu trực tiếp thu thập

Nguồn dữ liệu thứ cấp trong bài báo cáo của em đến từ

- Các báo cáo của bộ ngành, số liệu các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội,

ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, kết quả tình hình hoạt động kinh doanh …

- Các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan, trường đại học

Page 47: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 35

- Các bài viết đăng trên báo

- Tài liệu giáo trình hoặc xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Cuối cùng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo nghiên cứu, các luận văn của

các sinh viên (khóa trước) ở trường hoặc các trường khác.

Ưu điểm của việc sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền và thời gian tuy nhiên

khó tạo được kết quả mới. Dữ liệu này thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ

chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.

3.2. Phương Pháp Thống Kê

Một quá trình nghiên cứu thống kê gồm có 3 giai đoạn chính: điều tra thống kê – tổng hợp

thống kê – phân tích và dự đoán thống kê.

Bước 1:Điều tra thống kê là việc tổ chức thu thập tài liệu về các hiện tượng và quá trình

kinh tế-xã hội một cách khoa học, theo một kế hoạch thống nhất. Tính khoa học và

thống nhất nàyđược thể hiện rất rõ trong phương án điều tra thống kê.

Bước 2: Phân loại thống kê.Có các loại điều tra thống kê khác nhau tuỳ theo cách phân

loại: điều tra thường xuyên vàđiều tra không thường xuyên; điều tra toàn bộ và điều tra

không toàn bộ. Trong điều tra không toàn bộ, tuỳ theo cách chọn đơn vị điều tra mà có

3 loại điều tra không toàn bộ khác nhau: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm và điều

tra chuyên đề. Có hai hình thức tổ chức điều tra thống kê khác nhau: báo cáo thống kê

định kỳ và điều tra chuyên môn. Các loại điều tra này thường sử dụng phương pháp thu

thập thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc dù được thực hiện rất khoa học nhưng trong

điều tra thống kê vẫn tồn tại hai loại sai số thống kê: sai số do ghi chép tài liệu và sai số

do tính chất đại biểu.

Page 48: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 36

Bước 3: Sau khi kết thúc điều tra, chúng ta thu được một số lượng lớn các tài liệu ở

dạng thô. Côngviệc tiếp theo là phải tổng hợp những tài liệu đó lại để tìm ra các đặc

trưng của hiện tượnglàm cơ sở cho quá trình phân tích thống kê. Tổng hợp thống kê là

tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học toàn bộ tài liệu thu thập

được trong điều tra thống kê.

Có 3 phương pháp tổng hợp: phân tổ thống kê, bảng thống kê và đồ thị thống kê. Trong

đó, phân tổ thống kê theo một tiêu thức nào đó là phương pháp chủ yếu nhất. Kết quả của phân

tổ thống kê sẽ cho một dãy số phân phối – được sử dụng trong giai đoạn phân tích và dự đoán

thống kê.

Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật

của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện nhất định qua biểu hiện bằng số

lượng và tính toán các mức độ trong tương lai, nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản

3.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

- Đó là phương pháp nghiên cứu khoa học trong đó nhà nghiên cứu dùng lý luận để xem

xét lại những thànhquả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận

bổ ích cho thực tiễn vàkhoa học.

- Mục đích của PP : tìm ra các giải pháp hoàn hảo hơn, trên cơ sở phân tích nhữnggiải

pháp, kinh nghiệm đã có từ thực tiễn.

Vì vậy, PP này thường sử dụng cho những công trình mang tính tham luận hay báo

cáo điển hình về một lĩnh vực nào đó.

Page 49: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 37

+ Các bước tiến hành :

1. Xác định đối tượng (xác định sự kiện điển hình).

2. Trang bị lý luận liên quan vấn đề cần tổng kết kinh nghiệm.

3. Gặp gỡ, trao đổi với những nhân chứng, người liên quan vấn đề định tổng kết.

4. Mô tả quá trình phát triển của sự kiện (trạng thái ban đầu, hiện tại để so sánh)

5. Dùng lý luận phân tích, tìm nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.

6. Kiểm chứng và bổ sung

Page 50: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 38

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Sơ lược về công ty

4.1.1. Hình thức doanh nghiệp

Công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Việt D.E.L.T.A là công ty tư nhân hai thành

viên trở lên, trong đó người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Phạm Anh Thu với chức

danh Chủ tịch Hội đồng thành viên. Công ty được thành lập năm 2003 theo giấy phép đăng kí

kinh doanh số 4102018597 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. HCM cấp lần đầu ngày 3/11/2003

và lần 2 ngày 31/5/2004

Tên công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT D.E.L.T.A

Tên giao dịch: VIET D.E.L.T.A INDUSTRIAL CO.,LTD

Tên viết tắt: VDELTA Co., Ltd

Logo chính thức:

Địa chỉ trụ sở chính: 20/5 đinh bộ lĩnh – p24 – q.bình thạnh – tp hcm

Điện thoại: (08) 5114929 Fax: (08) 5114834

Email: [email protected]

Website: www.vdelta.com.vn

Vốn điều lệ: 1.500.000.000 (Một tỷ năm trăm triệu đồng)

Page 51: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 39

4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:

Việt D.E.L.T.A được thành lập trên nền tảng từ phòng xuất khẩu của công ty hàng xanh

và là một trong sáu công ty trực thuộc hệ thống kinh doanh xuất nhập khẩu hàng xanh. Thành

lập từ năm 2003 hoạt động chủ yếu ban đầu của công ty là nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

về phân phối lại cho các công ty trong nước. mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng thủ công mỹ

nghệ làm từ gỗ. đến đầu năm 2004, hàng xuất khẩu mang lại những hiệu quả nhất định vì vậy

công ty quyết định mở rộng mặt hàng xuất khẩu sang hàng nông sản, thủy sản và hàng công

nghiệp khác

Giai đoạn 2003-2007 là giai đoạn quan trọng để xây dựng và hình thành công ty. Các

hoạt động chính của công ty trong giai đoạn này:

Xây dựng đội ngũ nhân viên công ty ở các phòng ban ổn định

Xây dựng định hướng mặt hàng cho công ty

Tìm hiểu thông tin và phân loại thị trường xuất – nhập khẩu

Xây dựng quan hệ giao dịch với một số đối tác và khách hàng thân thiết trong và ngoài

nước

Xây dựng hệ thống cơ chế hoạt động cho công ty

4.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Xuất khẩu

Xuất khẩu 3 nhóm mặt hàng chính: đồ thủ công mỹ nghệ (tranh, dép gỗ, hộp quà, khung

tranh, sản phẩm từ tre, sản phẩm từ dừa và một số tặng phẩm khác), thủy hải sản (cá ba sa, cá

đóng hộp, phi lê, cá cơm, khô mực đông lạnh, cá tra, tôm sú), nông sản (tinh bột khoai mì, tinh

bột biến tính, sắn lát khô). Theo đó nông sản được coi là sản phẩm chính của công ty trong giai

đoạn hiện tại.

Page 52: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 40

Thị trường xuất khẩu chính là mỹ, nhật bản, ireland, một số nước châu âu, trung quốc

và philipine

Nhập khẩu

Nhập khẩu đinh tán, vòi nước chữa cháy, đèn báo cháy, bình cứu hỏa, lưới được sử

dụng trong công nghiệp dân dụng, lưỡi cưa, dụng cụ đo lường, dụng cụ thể thao, đồ chơi và

một số dụng cụ khác

4.2 Mục tiêu, chức năng nhiệm vụ công ty

4.2.1. Mục tiêu

Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển

sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm theo các chức năng và ngành nghề đăng kí kinh

doanh được cấp phép. Đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả và thu nah65p ổn định cho người lao

động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và không ngừng phát triển công ty ngày càng lớn

mạnh.

4.2.2. Chức Năng

Thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước nhằm thỏa mãn

nhu cầu tiêu dùng của xã hôi ngày đang càng tăng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất hàng

hóa trong nước, thúc đẩy quá trình kinh tế phát triển và tắng tích lũy thu nhập cho công ty

4.2.3. Nhiệm Vụ

Tổ chức tốt việc nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và thực hiện kế

hoạch XNK trực tiếp và các kế hoạch có liên quan nhằm đáp ứng năng luật sản xuất kinh doanh

của công ty.

Page 53: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 41

Đảm bảo thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế đầy đủ, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho

ngân sách theo đúng quy định nhà nước

Luôn chủ động tìm nguồn nguyên liệu, tìm kiếm khách hàng, tìm các biện pháp để mở

rộng phạm vi và nâng cao quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường

4.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty

4.3.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 4.1: Sơ Đồ Tổ Chức

Ban Giám Đốc

Trưởng Phòng Xuất Khẩu

Bộ Phận Ngoại Thương

Bộ Phận Kinh Doanh

Bộ Phận Giao Nhận

Trưởng Phòng Nhập Khẩu

Bộ Phận Ngoại Thương

Bộ Phận Kinh Doanh

Bộ Phận Giao Nhận

Trưởng Phòng Kế Toán

Kế Toán Xuất

Kế Toán Nhập

Kế Toán Cửa Hàng

Quản Lý Chuỗi Cửa Hàng

Cửa Hàng An Sương

Cửa Hàng Khu Vực Miền Tây

Cửa Hàng Khu Vực Miền Đông

Phòng Hành Chính Nhân Sự

Page 54: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 42

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta)

4.3.2. Chức năng của một số phòng ban

Ban giám đốc

Là cơ quan đầu não thực hiện các chức năng quản trị, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động

công ty theo đúng quy định của pháp luật. giám đốc làm việc theo nguyên tắc cùng bàn bạc

thống nhất với các trưởng phòng để đề ra những chiến lược kinh doanh và định hướng kế hoạch

phát triển trong tương lai của công ty

Phòng xuất khẩu

Thực hiện công tác đối ngoại, tìm kiêm thị trường, tìm kiêm khách hàng. Bộ phận ngoại

thương kết hợp bộ phận thu mua tìm kiếm khách hàng trong nước, tính toán đầy đủ, chính xác

giá cả các mặt hàng, các khoản chi phí: gửi mẫu, công tác, đóng gói bao bì, vận chuyển, cước

tàu, phí giao nhận, ….bảo hiểm. báo giá cho khách hàng theo giá FOB, CNF, CIF.

Hoàn thành chứng từ xuát khẩu cần thiết: lập tờ khai xuất khẩu, C/O,P/L,C/I… để việc

nhận tiền thanh toán nhanh chóng

Phối hợp với bộ phận kế toán để thực hiện việc thanh toán cho nhà cung cấp trong nước

đúng thời hạn

Phối hợp với bộ phận giao nhận thực hiện viêc giao nhận đúng thời hạn trong hợp đồng

Phòng nhập khẩu

Phối hợp bộ phận kinh doanh để tính toán mặt hàng cần nhập khẩu với khối lượng, giá

trị hợp đồng, nhập khẩu theo phương thức nào, phương thức thanh toán giá nhập khẩu:

FOB,CNF,CIF

Page 55: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 43

giao dịch đàm phán với khách hàng, tìm hiểu các mặt hàng trên thị trường khu vực kinh doanh.

Hỗ trợ nhân viên kế toán nắm rõ thông tin: số lượng hàng hóa, hàng tồn kho, công nợ…

và đối chiếu công nợ với khách hàng quý.

Phối hợp với bộ phận giao nhận để xem, lựa chọn mã số code hàng hóa, mã thuế nhập

khẩu, thuế suất VAT nhập khẩu, tính toán các loại thuế xuất nhập khẩu va2a hoàn tất các thủ

tục nhập khẩu cần thiết: hợp đồng, L/C, C/O, P/L, B/L, C/I,

Phòng kế toán

Kế toán công nợ

Thu tiền hàng tháng trước hoặc trả sau, mở sổ chi tiết theo dõi công nợ khách hàng

trong nước, công nợ tạm ứng phí làm hàng, theo dõi tình hình thực hiện tín dụng với khách

hảng trong nước.

Kế toán tài chính

Thực hiện các báo cáo tài chính, thống kê, hoạch toán kế toán, quyết toán chi phí,

phương án làm hàng và thanh toán, báo cáo kết quả kinh doanh và công tác tài chính cho công

ty.

Bộ phận giao nhận xuất nhập khẩu

Tiến hành xem xét hàng hóa XNK tương ứng với “mã số hàng hóa”, để khai báo vào tờ

khai hải quan cho chính xác.

Phối hợp với bộ phận kinh doanh XNK, bộ phận kế toán kiểm tra chính xác và đầy đủ

bộ chứng từ trước khi làm thủ tục xuất nhập ở hải quan cảng

Page 56: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 44

Phối hôp bộ phận kinh doanh để giao nhận hàng và đóng gòi kiểm tra số lượng hàng tại

cảng đúng thời hạn.

Tiến hành làm bộ thủ tục XNK và nộp khai báo hải quan trong thời gian sớm nhất để

việc xuất và nhận đúng thời hạn

Sau khi xuất và nhậng hàng xong, nhân viên giao nhận hoàn tất bộ chứng từ đầy đủ

chính xác: tờ khai hải quan,C/O, P/L… bàn giao cho bộ phận kế toán trưởng phòng kinh doanh

XNK liên quan

4.4 Tình hình nhân sự

Bảng 4.1 : Số lượng nhân viên của công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta tháng

9/2016

(đơn vị: người)

Bộ phận

phòng

Xuất khẩu Nhập khẩu Giao nhận Kế toán Tài xế Bảo vệ Tổng

Số lượng

(người)

43 11 4 5 1 80

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta

Bảng 4.2: Cơ cấu nhân sự của công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta tháng

9/2016

Bằng cấp Số lượng Tỉ lệ (%)

Đại học 43 53,75

Cao đẳng 29 36,25

Page 57: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 45

Trung cấp 8 10

Tổng 80 100

(Nguồn: phòng kế toán của công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta)

Hình 4.2: Cơ Cấu Nhân Sự Công Ty TNHH Sản Xuất Và Công Nghiệp Viet Delta 09/2016

(Nguồn: phòng kế toán của công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta)

Dựa vào bảng ở trên có thể thấy nguồn nhân lực chính của công ty phần lớn trình độ đại học và

cao đẳng. Riêng trình độ đại học chiếm hơn 50% số lượng nhân viên công ty. Tuy nhiên, tỉ lệ

này đang có xu hướng giảm do sự thay đổi chính sách tuyển dụng, chỉ tập trung vào kỹ năng,

ngoại ngữ,nghiệp vụ ngoại thương hơn là bằng cấp

4.5 Loại hàng hóa XK chủ yếu của công ty

Mặt hàng trong nước có khả năng sản xuất, chế biến được

Mặt hàng được chế biến sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước

53.736.25

10.5

Đại học Cao đẳng Trung cấp

Page 58: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 46

Mặt hàng đã được XK ra nước ngoài( thông tin từ cảng hay hải quan ) và được nhà

nước cho phép XK

Mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới nói cách khác mặt hàng có nhiều

doanh nghiệp nước ngoài tìm mua và nhập khẩu thường xuyên, lâu dài

Mặt hàng được ưu đãi về thuế.

Nhóm/ ngành hàng XK liên quan tới nông sản

Nông sản chủ yếu là các mặt hàng có khả năng xuất cao như tinh bột sắn, cơm dừa, bồ

kết, tinh dầu dừa hay một số mặt hàng đặc biệt như: hải sâm, rong biển…

Ngoài ra các ngành XK của công ty có thể mở rộng như: thủ công mỹ nghệ, may

mặc,…

Điển hình 1 số loại mặt hàng XK chù yếu của công ty

Mặt hàng nông sản

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ

4.6 Đối tương mua hàng chủ yếu của công ty:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đối tượng kinh doanh là một trong những yếu

tố quyết định khả năng giao dịch với khách hàng thành công.

Các khách hàng thuộc dạng: nhà máy, doanh nghiệp phân phối( siêu thị) có nhu cầu về

các ngành hàng nông sản,…

Các đối tượng kinh doanh khác như: xí nghiệp dược phẩm, xí nghiệp chế biến, các đối

tượng này có nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng đặc trưng như: hải sàn, rong biển,…

Page 59: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 47

Tất cả các công ty, xí nghiệp, nhà máy doanh nghiệp “đầu nậu”,… ở nước ngoài có khả

năng tiêu thụ mạnh các mặt hàng nhập khẩu từ việt nam và có nhu cầu nhập khẩu các

mặt hàng thuộc nhóm ngành hàng nông sản.

Chủ yếu ở các công ty, nhà máy, xí nghiệp,… ở các cấp độ phân phối số một tức là

những công ty nhập khẩu hàng hóa để tiêu thụ trực tiếp hay chế biến, sản xuất đối tượng

này thường có nguồn tài chính mạnh, khả năng nah65p khẩu thường xuyên không đòi

hỏi chiết khấu hay dow giá và có khả năng nhập khẩu hàng hóa thường xuyên hơn.’

4.7 Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước

4.7.1. Trong nước

Các công ty cùng XK mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản và có nguồn cung cấp ổn

định…thế mạnh ở các công ty này là có kinh nghiệm lâu đời và nguồn huy động vốn dồi dào,

do đó họ dễ dàng cung cấp một lượng hàng hóa lớn cho những hợp đồng lớn theo yêu cầu từ

phía đối tác và có giá trị lâu dài. Đối vơi những công ty có hình thức kinh doanh như Việt Delta

lợi thế về vốn giúp họ có nguồn hàng nhanh chóng và đầy đủ vì họ có khả năng ứng trước cho

nhà cung cấp trong nước khoảng 80% giá trị hớp đồng mua bán hàng nội địa. ngoài ra một số

công ty vừa tự sản xuất vừa xuất khẩu có lượng hàng hóa ổn định và giá cả ít biến động. hơn

nữa việc đầu cơ nguyên liệu luôn được họ quan tâm và đầu tư. Do đó, khi giá xuống thấp, họ có

khả năng gom một lượng nguyên vật liệu lớn để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, đến khi giá lên

cao thì học không cần vội vàng mua nguyên vật liệu vì đã có nguồn sản lượng cần thiết và đủ

cho việc sản xuất. nhưng công ty như trên đếu là đối thủ mạnh

4.7.2. Ngoài nước

Đối với các nước có truyền thống lâu đời vế mặt hàng thủ công mỹ nghệ như Trung

Quốc, Ấn Độ và các nước Trung Quốc, Ấn Độ… và các nước có điều kiện khí hậu thích hợp

Page 60: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 48

cho mặt hàng nông sản như: Thái Lan ( đối thủ mạnh về tinh bột sắn), Indonexia,Malayxia,

Sikilanka ( đối thủ mạnh về cơm dừa)… chất lượng hàng hóa các nước này hơn hẳn chất lượng

hàng hóa ở nước ta và còn có uy tín trên thị trường. hơn thế nữa, trong thời gian này, tình hình

lạm phát trong nước làm cho giá cả tăng cao liên tục và không ổn định, đây chính là điểm bất

lợi trong cạnh tranh với viet delta nói riêng và các doanh nghiệp việt nói chung.

Ngoài ra, đối thủ Việt Delta cũng bao gồm những doanh nghiệp lớn và có danh tiếng

trên các sàn giao dịch B2B trong và ngoài nước. các doanh nghiệp này đa phần là các doanh

nghiệp có kinh nghiêm kinh doanh trên mạng Internet, thành thạo và có tầm nhìn sâu torng việc

ứng dụng thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh. Ngoài những bạn hàng mối quen thuộc,

những doanh nghiệp này không dễ dàng bỏ qua các thị trường hấp dẫn khác mang lại nhiều lợi

nhuận cho họ

Page 61: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 49

4.7. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta

2013- 2015

(Đơn vị tiền tệ: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

So sánh 2014 và

2013

So sánh 2015 và

2014

Giá trị

chênh

lệch

Phần

trăm

Giá trị

chênh

lệch

Phần

trăm

Tổng

doanh

thu

48.351 49.296 62.819 1.575 3,26 12.893 25,82

Tổng chi

phí

47.104 48.514 59.812 1.410 2,99 11.298 23,29

Lợi

nhuận

trước

thuế

1.247 1.412 3.007 165 13,23 1.595 129.6

(Nguồn: báo cáo thống kê của công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta)

Từ số liệu bảng cho thấy tất cả các khoản doanh thu, lợi nhuận trước thuế và chi phí đều tăng

qua các năm 2013-2015, cụ thể là doanh thu tăng từ 48.351 triệu đồng vào năm 2013 lên đến

62.819 triệu đồng vào năm 2015, mức tăng là 14.468 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng vào

khoảng 13,98%

Page 62: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 50

Bảng 4.4 : Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất công

nghiệp Việt Delta 2013- 2015

(Đơn vị tính: triệu USD)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tỉ trọng

(%)

Giá trị Tỉ trọng

(%)

Giá trị Tỉ trọng

(%)

Xuất khẩu 37.544 77,65 39.916 79,95 51.009 81,20

Nhập khẩu 8.007 16,56 8.168 16,36 10.145 16,15

Kinh

doanh nội

địa

2.800 5,79 1.842 3,69 1.6645 2,65

Tổng 48.351 100 49.296 100 62.819 100

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta)

Page 63: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 51

Hình 4.3: Biểu đồ doanh thu từ các hoạt đông kinh doanh của công ty sản xuất và công

nghiệp Viet Delta 2013-2015

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta)

Từ bảng cho thấy hoạt động xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 81,2% vào

năm 2015. Doanh thu xuất khẩu tăng mạnh từ năm 2013 đến 2015 là 3,55%. Doanh thu từ nhập

khẩu. kết quả kinh doanh nội địa giảm khá mạnh từ 5,97% xuống 2,65%. Nhập khẩu có tăng

nhưng không đáng kể, tỷ trọng xê dịch trong 16,15% đến 16,56%

So sánh với bảng có thể thấy tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của doanh thu cao

hơn so với chi phí, đồng thời tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân hằng năm là

55,29% ứng với mức tăng 1.760 triệu đồng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Nội địa

Xuất khẩu Nhập khẩu Nội địa

2015 81.2 16.15 2.65

2014 79.95 16.36 3.69

2013 77.65 16.56 5.79

2015 2014 2013

Page 64: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 52

4.9 Thực trạng thanh toán tại công ty

Thực trạnh thanh toán cúa công ty

Về việc thanh toán với người nước ngoài

Công ty chỉ chấp nhận thanh toán một số điểm như sau:

1. Công ty chỉ chấp nhận thanh toán bằng L/C at sight với 100% value

Trong trường hợp khách hàng đòi trả chậm, thì chỉ chấp nhận L/C after tối đa 45 days from

sign B/L date. Trường hợp này đề nghị làm việc với giám đốc

2. Về việc khách hàng muốn giữ lại phần tiền để kiểm tra chất lượng hàng hóa

khi đến

Tùy trường hợp công ty chỉ chấp nhận cho khách nước ngoài giữ lại phần lời hay phần lãi của

công ty . khi này có thể sử dụng L/C at sight với 80 % hay 90% value của L/C

3. Trong trường hợp T/T thì xảy ra các trường hợp sau

- Chỉ áp dụng hình thức như sau: đặt cọc thấp nhất là 30% và phần còn lại là copy shipping

document

- Trong trường hợp đặc biệt, nếu mặt hàng chất lượng tốt và trị giá thấp chúng ta có thể chấp

nhận ít nhất 25% của T/T advance

- Ngoài ra các bạn tùy trường hợp áp dụng 40% và 60% sau khi fax B/L, tùy theo trường hợp

để giảm thiểu vốn và rủi ro cho công ty

Page 65: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 53

- Trong trường hợp bán mặt hàng tươi sống hay mặt hàng dễ hỏng thì chỉ cho phép khách hàng

giữ lại phần lợi nhuận thấp nhất của công ty. Ví dụ như T/T advance 20-30% copy S/D thường

70-80% khách hàng giữ lại 10-20% sau khi nhận hàng

4. Trường hợp khách hàng đề nghị thanh toán bằng CAD, D/P

- Đây là trường hợp khá rủi ro cho công ty trong phần thanh toán vì vậy nếu áp dụng CAD và

D/P thì ưu tiên dùng CAD thay vì D/P vì CAD đổi chứng từ còn D/P thỉ nhờ thu qua ngân hàng

- Yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước tối thiểu 30% bằng T/T advance phần còn lại chấp

thuận CAD

- Các ngân hàng áp dụng CAD là các ngân hàng lớn của các nước có thanh toán tốt không áp

dụng các nước nghèo như Pakistan, Bangladesh, Iran… Khu Trung Á

- Các mặt hàng có giá trị tương đối, hàng có chất lượng tốt, không sử dụng các loại hàng mà ta

dự kiến và đánh giá là hảng có vấn đề

- Mặt hàng có giá biến động không vượt quá 20%

- Chỉ áp dụng giao hàng chất lượng tốt

5. Một số mặt hàng thường tránh thuế nhập khẩu và VAT tại nước họ nên họ

thường áp dụng các cách như sau

- Thanh toán T/T advance trước 20-30% phần còn lại để hợp thức hóa chứng từ của họ, sẽ dùng

L/C hay CAD.

- Một số khách hàng áp dụng đổi tên mặt hàng để giảm thuế nhập khẩu tại nước của họ, chúng

ta đề nghị phải thay đổi ngay từ đầu để chúng ta làm tờ khai phải khớp với các chứng từ nội địa

của chúng ta

Page 66: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 54

6. Một số khách hàng trung gian thường yêu cầu lấy hoa hồng

Dưới dạng CIF C2% hay c3% commission chúng ta chỉ cho họ hoa hồng thường 2-3% thay vì

5%

- Toàn việc chuyển tiền chỉ thực hiện sau khi đã nhận thanh toán lưu ý khi áp dụng c thì việc

thanh toán phải đảm bảo tối đa 100% bằng L/C hay T/T mà đã đề cập

4.9.1. Các phương thức thanh toán trong xuất khẩu

Công ty áp dụng các hình thức thanh toán phổ biến trên thế giới như L/C,TT, D/P, D/A

và CAD dành cho các nước phát triển. Tuy nhiên trong 4 năm trở về đây, 2 phương thức thanh

toán L/C và T/T là hai phương thức chiếm tỉ trọng cao tại công ty bởi các ưu điểm của các giao

dịch này đặc biệt phương thức L/C phải tuân thủ UCP 600 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất

quán trong giao dịch thương mại quốc tế.

Mặt hàng nông sản

Những phương thức thanh toán chủ yếu công ty sử dụng T/T:Telegraphic Transfer(

chuyển tiền bằng điện), L/C: Letter of Credit (phương thức tín dụng chứng từ). Cơ cấu doanh

thu theo phương thức thanh toán hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công Ty TNHH

Sản Xuất Công Nghiệp Viet Delta giai đoạn năm 2012 – 2016 được thể hiện qua bảng và biểu

đồ như sau

Page 67: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 55

Bàng 4.5: Cơ cấu doanh thu theo phương thức thanh toán trong hoạt động xuất nông sản

tại công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Vietdelta giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: triệu USD

Phương thức

thanh toán

2012 2013 2014 2015 2016

L/C 37.863 42.242 40.790 48.597 56.954

T/T 7.373 7.396 6.806 7.650 8.889

Kim ngạch

xuất khẩu

nông sản

45. 236 49.638 47.596 56.247 65.843

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta

Page 68: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 56

Hình 4.4: Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng

nông sản tại công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta giai đoạn 2012-2016

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta

Qua bảng 4.5 và hình 4.4, phương thức chuyển tiền bằng điện L/C chính là phương thức

thanh toán chính trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Cụ thể tỷ trọng của

phương thức này chiếm đa số trong cơ cấu doanh thu theo phương thức xuất khẩu. Tỷ trọng của

phương thức này có xu hướng tăng dần. trong năm 2012, tỷ trọng của phương thức chuyển tiền

bằng điện (L/C) là 83,7% và liên tục tăng qua cả năm tiếp theo. Đến năm 2015, con số này đoạt

được mức 86,4%. Phương thức này vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng với tỷ trọng 87,1 % năm

2016

Page 69: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 57

Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện T/T có xu hướng giảm dần. tỷ trọng của

phương thức này trong cơ cấu doanh thu theo phương thức xuất khẩu năm 2012 là 16,3 %. Con

số này giảm liên tục xuống còn 13,5% trong năm 2016, phương thức thanh toán chuyển tiền

bằng điện T/T đạt 12,9 %

Nguyên nhân là do so với phương thức tín dụng chứng từ thì phương thức chuyển tiền

bằng điện tuy có quy trình nghiệp vụ đơn giản và thời gian ngắn hơn chỉ trong 2 ngày (trừ ngày

lễ t7, cn ), chi phí thấp. Tuy nhiên đối với phương thức T/T công ty thường sử dụng cho khách

hàng lâu năm đã giao dịch với công ty hoặc với những lô hàng có giá trị thấp và phải có sự tin

tưởng lẫn nhau. Để đảm bảo sự tin cậy trong thanh toán công ty vẫn sử dụng chủ chốt phương

thức thanh toán L/C.

4.9.2. Hình Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ

Công ty chỉ chấp nhận L/C trả ngay 100% giá trị ngoài ra nếu trong trường hợp khách

hàng đòi trả chậm, thì chỉ chấp nhận L/C after tối đa 45 days from sign B/L date. Trường hợp

này đề nghị làm việc với giám đốc.

Bảng 4.6: Hình thức thanh toán tại công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta

năm 2016

Đơn vị: triệu USD

Hình thức thanh toán Giá trị Tỷ lệ

Trả ngay 41,504 72,87%

Trả chậm 15,450 27,13%

Tổng 56,954 100%

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta

Page 70: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 58

Hình 4.5:Hình thức thanh toán tín dụng chứng từ tại công ty TNHH sản xuất và công

nghiệp Viet Delta năm 2016

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Viet Delta

4.10 Một Vài Rủi Ro Và Giải PhápTTQT Tại Công Ty

4.10.1. Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu

1. Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C

- Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp

Giải pháp

- Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng

- Thời gian đưa hàng lên tàu

- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu không thực hiện được

-

73%

27%

Trả ngay Trả Chậm

Page 71: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 59

2. Chuyên chở hàng hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới

- Chuyển tải hàng hóa

Giải pháp

- Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng

- Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều

- Chọn hãng tàu thế mạnh về tuyến vận chuyển đó

- Tu chỉnh L/C nếu cần

- Trường hợp giao hàng từng phần

- Trước hết phải đọc kỹ để nắm vững yêu cầu của L/C

- Cho phép giao hàng mấy lần

- Thời gian giao hàng mấy lần

- Khối lượng giao hàng mấy lần

3. Chuẩn bị hàng hóa không đúng yêu cầu của hợp đồng

Giải pháp

- Đọc kỹ,mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng

- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần

4. Rủi ro trong thanh toán

- Không xuất trình được bộ chứng từ theo đúng quy định L/C

- Giải pháp

- Bố trí nhân sự giỏi khâu nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ

- Làm ăn đối tác có thiện chí

Page 72: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 60

- Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợp

đồng ngoại thương

- Nghiên cứu kỹ những sai sót thường gặp đối với chứng từ

- Đọc nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ ISBP

- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần

4.10.2. Đối với nhà nhập khẩu

1. Rủi ro không cung cấp hàng hóa đúng quy định của L/C mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C

đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng

Giải pháp

- Tìm hiểu kỹ bạn hàng

- Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác

- -Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu không thực hiện

hợp đồng

- Hai bên ký quỹ tại ngân hàng

- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: thư tín dụng dự phòng, performance bond,

bank guarantee…

2. Tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán: chứng từ giả, không trung thực, nội dung hàng hóa

không phù hợp chứng từ

Giải pháp

- Yêu cầu về nội dung và hình thức của chứng từ phải rõ ràng, không chung chung

- Chứng từ phải do các người có thẩm quyền cấp, C/O, I/P, C/Q, test report..

Page 73: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 61

- Vận đơn hãng tàu đứng ra lập và khi xếp hàng hóa có đại diện nhà nhập khẩu kiểm tra

giám sát sự phù hợp lịch chạy tàu và vận đơn, B/L phải ghi rõ hàng đã xếp lên tàu

- -Đề nghị nhà xuất khẩu gửi ngay 1/3 bộ vận đơn gốc thẳng tới nhà nhập khẩu để kiểm

tra đối chiếu với L/C và hợp đồng

- -Chứng chỉ chất lượng do các cơ quan uy tín của XNK hay quốc tế cấp và có sự giám

sát, kiểm tra và ký nhận của đại diện nhập khẩu

- Chứng nhận số lượng và có sự kiểm tra của đại diện nhà nhập khẩu hoặc đại diện

thương mại của việt nam

Page 74: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 62

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận:

Trong giao dịch thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán bằng phương thức L/C chiếm

tỷ trọng khá cao, hơn 60%. Theo khảo sát của phòng thương mại quốc tế ICC có khoảng 70%

chứng từ xuất trình theo L/C đã bị ngân hàng từ chối vì có sai sót. Điều này gây thiệt hại cho

doanh nghiệp về thời gian và tiền bạc ( mỗi lần làm lại chứng từ, DN phải tốn từ 50-100 USD),

cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán XNK

Rủi ro trong hoạt động TTQT là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành.

Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn

được hiểu rộng ra là bất kỳ sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể

xảy ra với tất cả các bên tham gia: với người bán rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được

tiền hoặc chậm thu tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh

toán…, với người mua rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của

hợp đồng( không đúng số lượng, chủng loại, hợp đồng …) rủi ro không giao hàng, rủi ro trong

quá trình vận chuyển hàng hóa …, với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc

người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, tỷ giá biến

động …

Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn

cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Ngân hàng

chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất

trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định để thanh toán. Như vậy sẽ không có sự bảo đảm

cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị

Page 75: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 63

hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán

cho ngân hàng phát hành.

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi

khoản thanh toán ( chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng

cách dỡ hàng lưu kho, bán đấu giá …cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng

quay về nước. nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua

bảo hiểm hàng hóa … trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối

nhận hàng vì lý do bộ chứng từ sai sót. Nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận mất

khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh

toán. Cũng tương tự như vậy, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kì hạn bị phá sản trước khi

hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. trừ khi L/C được xác nhận bởi một

ngân hàng hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm

của ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách nhà nước

thay đổi

Thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà quản trị xuất nhập khẩu trên

thế giới đều rất quan tâm. Có thể nói cách giải quyết vấn đề thanh toán là đại bộ phận của công

việc buôn bán. Chất lượng của công tác này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế

của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Muốn quản trị XNK, quản trị toàn bộ quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện

hợp đồng XNK một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu thấu đáo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế,

đặc biệt là các phương thức thanh toán.

Nhìn chung, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán àn

toàn nhất cho cả doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và ngân hàng nên thường

Page 76: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 64

được các doanh nghiệp lựa chọn khi tham gia hoạt động thanh toán nhưng đây cũng lại là

phương thức thanh toán phức tạp nhất, đòi hỏi các bên tham gia phải am hiểu về thanh toán

quốc tế nói chung và nghiệp vụ nói riêng nhằm nang cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, đây

không phải là phương thức thanh toán tuyệt đối an toàn nên các nhà kinh doanh XNK cũng như

ngân hàng cần phải thận trọng trong nghiệp vụ nhằm hạn chế nhỏ nhất những rủi ro có thể xảy

ra.

Sắp tới đây cùng với sự bùng nổ của internet, của nền kinh tế tri thức sẽ có những

phương pháp thanh toán mới ra đời – thanh toán qua mạng tạo cuộc cách mạng trong thanh

toán quốc tế. Hiện ở Việt Nam một số công ty khi giao dịch với đối tác từ các nước phát triển

đã sử dụng phương thức tradecad một phương thức thanh toán mới với kỷ nguyên robo hiện tại

sẽ có nhiều phương thức thanh toán mới mỗi phương thức mổi điểm mạnh, điểm yếu riêng

nhưng chung quy để cải thiện thời gian thanh toán và giảm rủi ro nhất có thể.

5.2 Đề xuất:

5.2.1. Giải pháp:

Các nguyên nhân khách quan làm phát sinh những rủi ro khó lường trước được, để tránh

được những rủi ro xảy ra công ty cần có những biện pháp cụ thể:

- Lo lắng về rủi lo chính trị

Để đảm bảo an toàn nên chọn hình thức an toàn trả ngay, mua bảo hiểm hàng hóa

Cập nhật các thông tin về chiếng tranh, bạo động… của các nước đối tác

Xin thông tin từ các thương vụ ở nước đối tác

- Lo ngại về những chính sách về ngoại thương

Page 77: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 65

Cập nhật liên tục các văn bản mới nhất của chính phủ cũng như báo chí về những thay đổi hay

dự báo về các chế độ nhập khẩu xuất khẩu của đối tác

- Rủi lo về hối đoái

Chọn đồng tiền thanh toán có tính ổn định hoặc đồng tiền đang lên giá để có thể thu về khoản

chênh lệch

Thực hiện các nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn đối với ngân hàng

Ngoài các giải pháp hỗ trợ giảm rủi ro thì phương pháp bền vững nằm cốt lõi ở cán bộ

của công ty trong khoản kiểm tra nội dung L/C vì kiểm tra nội dung L/C – D/C là khâu cực kỳ

quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không phát hiện được sự

phù hợp giữa L/C với hợp đồng xnk mà người xuất khẩu cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng

thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng.

Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương. Các nội dung L/C cần kiểm tra kỹ:Khi

nhận được L/C, cần phải kiểm tra kỹ và đối chiếu với Hợp đồng ngoại thương một số nội dung

sau đây:

Kiểm tra Số hiệu và ngày mở L/C:

– Trường 20 – Document Credit Number (Số hiệu của thư tín dụng): Tất cả các L/C đều phải

có số hiệu riêng do Ngân hàng mở L/C quy định, dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan

đến việc thực hiện L/C và tham chiếu trên các chứng từ có liên quan trong BCT theo L/C.

– Trường 31C – Date of Issue (Ngày mở thư tín dụng): là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của

ngân hàng mở L/C với nhà xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin

mở L/C và là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có

đúng hạn quy định trong hợp đồng hay không.

Page 78: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 66

Kiểm tra Tên và địa chỉ của các bên liên quan trên D/C:

L/C phải nêu rõ tên địa chỉ, số điện thoại và fax (nếu có) của những người liên quan đến L/C

gồm:

– Trường 50 – Applicant (Người yêu cầu mở L/C (nhà nhập khẩu)

– Trường 59 – Beneficiary (Người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu)

– Đầu điện (phần Sender) thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng mở L/C (ngân

hàng phát hành L/C).

– Trường 57a – Advise Through Bank: thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng

thông báo L/C.

Kiểm tra Số tiền trên L/C:

– Số tiền của L/C được thể hiện tại trường 32B – Currency Code, Amount (Loại tiền tệ, số

tiền). Ngoài ra số tiền này còn được ghi cụ thể (thường là cả bằng số và chữ) tại trường 45A –

Description of Goods and/or Services (mô tả hàng hóa).

Trường hợp thư tín dụng có cho phép dung sai thì con số này thường được ghi ở trường 39A –

Tolerance (if any).

Kiểm tra Thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền của L/C:

– Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho

nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình BCT phù hợp với những điều khoản và điều kiện

của L/C trong thời hạn đó. Ðịa điểm hết hiệu lực thường quy định tại nước người bán và được

thể hiện tại trường 31D – Date and Place of Expiry.

Page 79: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 67

– Thời hạn giao hàng thể hiện thời gian mà người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao

hàng lên phương tiện vận tải. Thời hạn giao hàng nếu là một ngày cụ thể thường được thể hiện

ở trường 44C – Latest Date of Shipment (Ngày giao hàng cuối cùng).

Nếu giao hàng nhiều lần thì thông tin này thường được thể hiện ở trường 44D – Shipment

Period (Thời gian giao hàng)

Nguyên tắc:

+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C và không được trùng

với ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C.

+ Ngày giao hàng phải sau ngày mở thư tín dụng L/C.

+ Ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C phải sau ngày giao hàng.

– Thời gian trả tiền của thư tín dụng L/C: quy định việc trả tiền ngay hay trả tiền sau khi xuất

trình hối phiếu đòi tiền. Thời hạn trả tiền được thể hiện tại trường 42C – Drafts at… Thời hạn

này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên, đối với thư tín

dụng L/C trả chậm, hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu

lực của L/C.

Ví dụ: Ngày hết hạn hiệu lực của L/C là ngày 15/02/2014, hối phiếu kỳ hạn 90 ngày, vậy nhà

xuất khẩu phải xuất trình hối phiếu và các chứng từ hàng hóa khác kèm theo trước hoặc trong

ngày 15/02/2014 để được chấp nhận. Tính từ ngày chấp nhận cộng thêm 90 ngày thì ra ngày trả

tiền hối phiếu kỳ hạn (ngày15/05/2014). Như vậy, thời hạn trả tiền đã nằm ngoài thời hạn hiệu

lực của L/C, nhưng đã được nhà nhập khẩu (hay ngân hàng mở L/C) chấp nhận thì họ phải có

nghĩa vụ trả tiền cho hối phiếu khi đến hạn.

Page 80: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 68

Thông tin về người trả tiền hối phiếu được thể hiện ở trường 42a – Drawee.

Kiểm tra Những nội dung về hàng hóa trên L/C:

Bao gồm những nội dung như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm

chất, bao bì, mã ký hiệu, … được thể hiện chủ yếu tại trường 45A Description of Goods and/or

Services (Mô tả hàng hóa/dịch vụ). Đôi khi những thông tin này còn được thể hiện tại trường

46A – Documents Required (Các chứng từ yêu cầu) và trường 47A – Additional Conditions

(Điều kiện khác).

Kiểm tra nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa trên L/C:

– Điều kiện cơ sở giao hàng theo incoterms (FOB, CIF, CIP, …) thường được thể hiện tại

trường 45A Description of Goods and/or Services (Mô tả hàng hóa/dịch vụ).

– Nơi gửi hàng và nơi giao hàng được thể hiện tại trường 44A – Place of Taking in

Charge/Dispatch from…/Place of Receipt (dùng trong vận tải đa phương thức) hoặc

trường 44E Port of Loading/Airport of Departure (dùng trong vận tải đường biển và hàng

không).

– Thông tin về nơi nhận hàng được thể hiện tại trường 44F – Port of Discharge/Airport of

Destination (dùng trong vận tải đường biển và hàng không) hoặc 44B – Place of Final

Destination/For Transportation to…/Place of Delivery (dùng trong vận tải đa phương thức).

– Kiểm tra L/C cho phép chuyển tải hay không.

Nội dung về chuyển tải thường được thể hiện ở trường 43T – Transshipment (Allowed/Not

allowed hoặc Permitted/Not permitted).

Page 81: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 69

Kiểm tra xem có được phép giao hàng từng phần hay không.

Thông tin này thường được thể hiện trên trường 43P – Partial Shipments (Allowed/Not

allowed hoặc Permitted/Not permitted).

Kiểm tra Các chứng từ yêu cầu theo L/C:

– Điều khoản về BCT theo L/C chủ yếu được quy định tại trường 46A – Documents Required,

ngoài ra cũng được quy định thêm tại trường 47A – Additional Conditions.

– Bộ chứng từ thanh toán trong Thư tín dụng L/C là bằng chứng của nhà xuất khẩu chứng minh

rằng mình đã tuân thủ đầy đủ các điều khoản, điều kiện của Thư tín dụng L/C và/hoặc hoàn

thành nghĩa vụ giao hàng. BCT thường bao gồm: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, Bill tàu

/ AWB, Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O, Giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận số

lượng/trọng lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch… Cần kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ trên

các khía cạnh:

+ Số loại chứng từ phải xuất trình.

+ Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại (thông thường lập 3 bản)

+ Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại xem nhà xuất khẩu có khả năng đáp ứng

được các yêu cầu đó không.

+ Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ

Kiểm tra Cam kết trả tiền của ngân hàng mở Thư tín dụng L/C:

– Được thể hiện ở trường 78 – Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank và là

điều khoản ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Trường này cũng thể hiện cách thức

trả tiền. Trong hợp đồng quy định cách nào thì thư tín dụng L/C phải quy định bằng cách đó.

Page 82: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 70

=> Tóm lại, kiểm tra thư tín dụng L/C là khâu cực kỳ quan trọng. Hiểu rõ và biết cách kiểm tra

những nội dung chính của L/C góp phần giảm bớt rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ có liên

quan đến thanh toán quốc tế.

5.2.2. Kiến nghị:

Hiện nay những rủi ro trong thanh toán không còn là vấn đề quá mới nhưng cũng chưa

bao giờ là cũ khi ngày càng ngày các hành vi gian lận thương mại ngày càng có trình độ cao

không ngừng có những chiêu trò khiến các doanh nghiệp Việt khốn đốn

Với người bán (doanh nghiệp xuất khẩu) các rủi ro thường gặp là khả năng tài chính,

hàng hoá không được chấp nhận, chiến tranh hoặc bạo động ở nước xuất khẩu, ngoại tệ thanh

toán biến động, các luật lệ, quy định của các nước nhập khẩu không phù hợp với hàng hoá.

Về lãi suất, doanh nghiệp nên cẩn trọng với các biến động khi cho vay xuất khẩu như

biến động tỷ giá ngoại hối, mẫu LC từ phía ngân hàng không đúng thủ tục quốc tế...

Người mua (doanh nghiệp nhập khẩu) có thể gặp rủi ro do không được giao hàng theo

hợp đồng, bị giao hàng muộn, thiếu hàng, hàng giả, lừa đảo, kém phẩm chất và không đúng quy

cách. Thậm chí, cả khi ngân hàng được uỷ nhiệm chiết khấu hay nhờ thu không thực hiện đúng

quy cách quốc tế.

Để đạt được mục tiêu là hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT của

NHTM cũng như các doanh nghiệp XNK cần có những chính sách, biện pháp mang tính đồng

bộ dài hạn, cụ thể là:

Đối với NHTM

Hiện đại hóa công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình độ quốc tế. công

nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của NH trong quá trình

Page 83: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 71

hoạt động. do vậy, các NHTM cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ có sự liên kết

chặt chẽ với doanh nghiệp. hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng chất lượng TTQT,

hội nhập với khu vực và thế giới.

Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Các ngân hàng cần cập nhật đầy đủ

thông tin, kinh tến đặc biệt là thông tin phòng ngừa, hạn chế rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu

rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và

công cụ phòng ngừa, hạn chế phòng ngừa theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế

Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần phải thiết lập

mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua

đó cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động

TTQT một cách an toàn hiệu quả và nhanh chóng

Doanh nghiệp XNK

“Cứ khoảng 10 doanh nghiệp giao dịch xuất nhập khẩu qua ngân hàng HSBC thì 7

phải chỉnh sửa lại L/C (thư tín dụng)”.

"Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các

chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được

một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp

quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá...".

Theo bà Minh Anh, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam còn là thiếu kinh nghiệm giao

dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật

pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

Page 84: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 72

Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nước ngoài.

"Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chính sách của họ

thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường đó dễ bị rủi ro. Cũng còn

nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng. Ngoài ra, còn không ít nghiệp vụ mới

đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế"

Trao đổi với VietNamNet bên lề Hội thảo "Thanh toán quốc tế và các biện pháp quản lý

rủi ro" vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Bùi Tường Minh Anh - Giám đốc thanh toán quốc tế của

ngân hàng HSBC - đã nhận xét về các DN xuất nhập khẩu Việt Nam như vậy.

Có thể dễ dàng thấy được rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ các doanh

nghiệp XNK – những người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động TTQT. Do vậy, để

giảm bới rủi ro trong quá trình TTQT, các doanh nghiệp XNK cần phải trang bị tốt kiến thức

chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn

nghiệp vụ trực tiếp làm công tác XNK. Cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại

thương, am hiểu phong tục tập quán và pháp luật của nước có quan hệ ngoại thương.

Ngoài ra trước khi đi đến kí kết hợp đồng cần liên hệ các thương vụ ở nước đối tác nhờ

thương vụ xem xét khi thấy đối tác có những biểu hiện hành vi gian lận

Đối với Nhà nước

Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính

sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều

kiện cho doanh nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của tổ chức kinh tế, các quy ước, định

chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia.

Page 85: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 73

Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT. Sớm hoàn

thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu

mới của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô tiền tệ, tín dụng. duy trì chính sách tỷ giá thị

trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả

Page 86: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 9 (2015). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất

nhập khẩu nông lâm thủy sản.Tapchitaichinh.vn. Được trích từ

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/canh-tranh-quoc-gia/mot-so-giai-phap-nang-cao-

hieu-qua-xuat-nhap-khau-nong-lam-thuy-san-70148.html

Dung, N. Ucp 600 – Bản Quy Tắc Thực Hành Thống Nhất Mới Về Tín Dụng Chứng Từ. Được

trích từ: https://dzungnguyenduc.wordpress.com/2012/05/07/ucp-600-ban-quy-tac-thuc-

hnh-thong-nhat-moi-ve-tn-dung-chung-tu/

Giang, L. (2015). Mở rộng cánh cửa xuất nhập khẩu. Thương Mại Điện Tử mở rộng cánh cửa

xuấtnhậpkhẩu.Daibieunhandan.vn.Đượctríchtừhttp://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/Ne

wsPrint.aspx?newsId=362115

Khai, T.T (2012). Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Hà Nội, Việt Nam; NXB Lao Động – Xã

Hội

Thu, P.A (2007). Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Công Ty Sản Xuất Và Công

NghiệpVietdelta. Thành Phố Hồ Chí Minh

Thu, P.A (2011). Ngăn ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế. Thành Phố Hồ Chí Minh

Thu,V.T (2011). Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh

Page 87: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 75

Thắng, N.T. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Phương Pháp Luậnnghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục.

Được trích từ: http://www.cdspbrvt.edu.vn/vie/uploads/PP_NCKH1.pdf

Thúy. T.T.D. Phân tích những rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C tại công ty

xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Được trích từ http://tai-lieu.com/tai-lieu/phan-tich-

nhung-rui-ro-khi-ap-dung-phuong-thuc-thanh-toan-bang-lc-tai-cong-ty-xuat-nhap-khau-

thuy-san-an-giang-agifish-25448/

Vân, Đ.T.H & Đạt, K.N (2016). Giáo trình quản trị xuất nhập khẩu. Thành Phố Hồ Chí Minh,

Việt Nam. NXB Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh

Page 88: Báo Cáo Kháo Luận

Báo Cáo Kháo Luận GVHD: Th.S Chu Bảo Hiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 76