bÁo cÁo -...

45
VIN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIN NÔNG NGHIP NÔNG THÔN DÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIP BN VNG - VNSAT BÁO CÁO BÁO CÁO CHUI GIÁ TRNGÀNH HÀNG LÚA GO TẠI ĐỒNG THÁP Hà Ni, 2017

Upload: others

Post on 31-Oct-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - VNSAT

BÁO CÁO

BÁO CÁO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG

LÚA GẠO TẠI ĐỒNG THÁP

Hà Nội, 2017

1

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................................... 5

1.1. Lý do nghiên cứu ...................................................................................................... 5

1.2. Mục tiêu .................................................................................................................... 7

1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 7

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 7

1.3. Phương pháp thực hiện ............................................................................................. 7

1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 7

1.3.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 7

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................. 8

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8

1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 9

II. THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG LÚA GẠO VIỆT NAM ......................................... 10

2.1. Sản xuất ................................................................................................................... 10

2.1.1. Diện tích ........................................................................................................... 10

2.1.2. Năng suất và sản lượng .................................................................................... 12

2.2. Tiêu thụ ................................................................................................................... 15

2.3. Thương mại lúa gạo ................................................................................................ 17

2.3.1 Xuất khẩu........................................................................................................... 17

2.3.1 Nhập khẩu .......................................................................................................... 19

III. CHUỐI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TẠI ĐỒNG THÁP ...................... 20

3.1. Đặc điểm chung của các tác nhân trong chuỗi lúa gạo Đồng Tháp........................ 20

3.1.1. Nông dân .......................................................................................................... 20

3.1.2. Hợp tác xã (HTX) ............................................................................................. 24

3.1.3. Thương lái ........................................................................................................ 25

3.1.4. Doanh nghiệp ................................................................................................... 27

3.2. Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp ........................................................ 28

2

3.2.1. Tổ chức chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp .................................................... 28

3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các tác nhân chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp ........... 32

3.3. Những khó khăn đối với sản xuất kinh doanh lúa gạo ........................................... 38

3.4. Các chính sách hỗ trợ .............................................................................................. 42

III. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 43

3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Tổng diện tích canh tác lúa cả nước, giai đoạn 1995-2016 ................................. 10

Hình 2: Năng suất và sản lượng lúa Việt Nam ................................................................. 13

Hình 3: Sản lượng lúa theo vùng sinh thái ........................................................................ 14

Hình 4: Tiêu thụ gạo bình quân đầu người năm 2015 (kg/người/tháng) .......................... 15

Hình 5: Sản xuất và tiêu dùng lúa gạo Việt Nam (Nghìn tấn) .......................................... 16

Hình 6: Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2010 – 2016 ................... 17

Hình 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo 2015 – 2016 ..................................................... 18

Hình 8: Lượng và trị giá nhập khẩu gạo của Việt Nam 2012 – 2016 ............................... 19

Hình 9: Số nhân khẩu của hộ trồng lúa tại Đồng Tháp ..................................................... 20

Hình 10: Quy mô đất trồng lúa của hộ nông dân tại Đồng Tháp ...................................... 21

Hình 11: Cơ cấu doanh thu trồng lúa trên tổng thu nhập của các hộ (%) ......................... 22

Hình 12: Tỷ lệ các giống lúa được sử dụng phổ biến tại Đồng Tháp ............................... 23

Hình 13: Các tiêu chuẩn sản xuất an toàn bền vững mà người dân áp dụng (%) ............. 23

Hình 14: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp ......................................................... 29

Hình 15: Cơ cấu chi phí sản xuất trung bình của nông dân tại Đồng Tháp ...................... 34

Hình 16: Lợi ích các tiêu chuẩn sản xuất an toàn bền vững đối với người dân (%) ......... 36

Hình 17: Khó khăn của người nông dân trồng lúa (% lựa chọn trên tổng mẫu) ............... 38

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Diện tích trồng lúa phân theo các vùng sinh thái ................................................ 11

Bảng 2: Chi phí – lợi nhuận trên 01 kg lúa của các tác nhân trong chuỗi giá trị .............. 32

Bảng 3: Chi phí sản xuất bình quân của người nông dân trồng lúa tỉnh Đồng Tháp ........ 35

Bảng 4: Hiệu quả kinh tế tính trên 1 kg lúa tại Đồng Tháp (đồng/kg) ............................. 36

5

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Lý do nghiên cứu

Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là dự án vốn vay

Ngân hàng Thế giới với tổng số vốn là 301 triệu USD, bao gồm 237,2 triệu USD vốn vay

từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA); 28,8 triệu USD vốn đối ứng Chính phủ và 35 triệu

USD vốn tư nhân (do Nông dân và Doanh nghiệp tham gia dự án đóng góp).

Dự án được thực hiện trong thời gian 5 năm từ 2015 đến 2020 trên địa bàn của 13

tỉnh gồm: 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng

và 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang,

Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang.

Mục tiêu của dự án là góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông

nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác

bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản

xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây

Nguyên.

Xét riêng đối với ngành lúa gạo, đây là một trong những ngành hàng nông sản quan

trọng hàng đầu của Việt Nam. Hàng năm xuất khẩu gạo đạt 6,6 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ chiếm

1,73% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chiếm 9,21% kim ngạch xuất khẩu

nông lâm thủy sản (NLTS). Vị thế ngành lúa gạo của Việt Nam cũng rất cao, luôn đứng

trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cùng với Thái Lan và Ấn Độ trong

nhiều năm qua. Không những vậy, lúa gạo còn là mặt hàng rất quan trọng đối với sinh kế

cho trên 9,3 triệu hộ nông dân và là mặt hàng nông sản chiến lược của quốc gia trong đảm

bảo ANLT. Chính vì thế, trong những năm vừa qua chính sách nhà nước cũng đã ưu tiên

đầu tư rất nhiều cho sự phát triển của mặt hàng này.

Mặc dù vậy, ngành hàng lúa gạo vẫn còn rất nhiều hạn chế, trong hầu hết các khâu

của chuỗi giá trị. Những hạn chế này đã và đang làm cho hai ngành hàng này phát triển

không bền vững:

- Thứ nhất, đối với khâu sản xuất, quy mô sản xuất hộ nông dân còn nhỏ lẻ, trong

khi các hình thứ tổ chức liên kết nông dân như tổ hợp tác, hợp tác xã… chưa được quan

tâm phát triển. Sản xuất còn dựa theo kinh nghiệm, thiếu thông tin khoa học kỹ thuât và thị

trường;

6

- Thứ hai, đối với khâu sau thu hoạch, chế biến, còn thiếu hệ thống sấy, gây thất

thoát và giảm chất lượng gạo xuất khẩu. Chế biến sâu, đa dạng hóa các loại gạo và sản

phẩm chế biến từ gạo còn hạn chế, chưa chú trọng sử dụng các sản phẩm phụ như trấu,

cám;

- Thứ ba, đối với khâu thị trường, xúc tiến thương mại, công tác xúc tiến thương

mại chưa được đầu tư tương xứng với vị trí của ngành hàng và yêu cầu quảng bá sản phẩm,

phát triển thị trường trong điều kiện cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu trên thị trường thế

giới ngày càng trở nên gay gắt. Gạo Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế,

đặc biệt là thị trường gạo chất lượng cao, khả năng cạnh tranh còn thấp, giá bán chưa cao.

- Thứ tư, cơ sở hạ tầng, hậu cần phục vụ ngành lúa gạo còn hạn chế. Hệ thống giao

thông, thủy lợi, tưới tiêu… chưa được đầu tư hoàn thiện, chưa đáp ứng yêu cầu của sản

xuất.

- Thứ năm, sự liên kết trong chuỗi sản xuất - thu mua – chế biến – tiêu thụ còn lỏng

lẻo. Đa số doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo từ thương lái, chưa liên kết với nông dân xây

dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu thấp.

- Thứ sáu, thể chế và chính sách đối với ngành lúa gạo chưa đáp ứng yêu cầu sản

xuất kinh doanh. Nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, yếu thế; vai trò của hợp tác xã hạn chế.

Các doanh nghiệp chủ yếu tham gia trong khâu cuối của chuỗi giá trị, không gắn bó, ít

quan tâm đến lợi ích của nông dân1.

Để giải quyết những khó khăn trên và với mục tiêu hướng tới phát triển ngành hàng

lúa gạo một cách bền vững, cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu, lợi ích, thuận lợi,

khó khăn của tất cả các tác nhân trong ngành hàng lúa gạo. Một trong những hoạt động

nghiên cứu của Dự án VN-SAT đó là chọn ra một tỉnh thành đặc trưng, đại diện để nghiên

cứu chuỗi giá trị ngành hàng này tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh được lựa

chọn là Đồng Tháp. Hoạt động nghiên cứu chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp cũng giúp

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao đó là

xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin sản xuất, thị trường, giá cả cho ngành hàng

lúa gạo thông qua công nghệ Website một cách hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu chung của

Dự án.

1 Tóm tắt nghiên cứu của IPSARD, 2015

7

1.2. Mục tiêu

1.2.1. Mục tiêu chung

Thực hiện khảo sát hàng năm các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm thu thập

thông tin về sản xuất, kinh doanh của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo Việt Nam.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

• Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành

hàng lúa gạo.

• Xác định những khó khăn, hạn chế trong sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong

chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

• Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, hướng tới liên kết bền vững chuỗi giá trị ngành

hàng lúa gạo.

1.3. Phương pháp thực hiện

1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

(i) Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu, thông tin thứ cấp được thu thập,

phân tích để đưa ra tổng quan tình hình ngành lúa gạo Việt Nam và tỉnh Đồng Tháp.

(ii) Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi: Phỏng vấn chuyên sâu, trực tiếp các tác nhân

trực tiếp tham gia chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, bao gồm: Doanh nghiệp, HTX, Cơ sở

xay xát; Người thu gom/thương lái, Nông dân trồng lúa.

(iii) Tham vấn chuyên gia: Phỏng vấn, lấy ý kiến một số chuyên gia, cán bộ chuyên

môn trong ngành lúa gạo tại địa bàn khảo sát.

1.3.2. Phương pháp phân tích

Phân tích số liệu thống kê: Sử dụng những số liệu thống kê sẵn có kết hợp với số liệu

điều tra thực địa để phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh lúa gạo và hiệu quả

của các tác nhân trong ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Phân tích chuỗi giá trị: Phương pháp này được sử dụng để phân tích mỗi liên kết, tổ

chức chuỗi và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng khâu, từng tác nhân trong chuỗi giá

trị lúa gạo.

Phân tích chuỗi giá trị áp dụng trong nghiên cứu này gồm:

8

- Vẽ chuỗi giá trị

- Phân tích quản trị chuỗi

- Phân tích kinh tế (chi phí – lợi nhuận) của các tác nhân trong chuỗi

- Xác định các vấn đề trong chuỗi

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá chung thực trạng sản xuất, kinh doanh của

ngành lúa gạo Việt Nam. Ngoài ra, để nghiên cứu chi tiết tổ chức sản xuất, liên kết, hiệu

quả của các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực

địa tại 01 tỉnh/thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh được lựa chọn là

Đồng Tháp – một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng lúa lớn nhất vùng Đồng bằng

sông Cửu Long và trên cả nước. Đồng Tháp cũng là một trong những tỉnh thực hiện thành

công mô hình cánh đồng mẫu lớn và các mô hình liên kết sản xuất trực tiếp giữa nông dân

và công ty (như Tập đoàn Lộc Trời).

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Dựa trên các tài liệu, các báo cáo, các nghiên cứu

đã thực hiện trong và ngoài nước, nghiên cứu tiến hành tổng quan và kế thừa các kết quả

nghiên cứu để đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng sản xuất, kinh doanh lúa gạo Việt

Nam.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, cán bộ

địa phương để khai thác thông tin, tư liệu, ý kiến của các chuyên gia về các bất cập trong

sản xuất và kinh doanh lúa gạo Việt Nam và đề xuất các giải pháp.

Phương pháp điều tra chọn mẫu và phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng

hỏi đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp, bao gồm: nông dân, hợp

tác xã (HTX), thương lái và doanh nghiệp. Số lượng cụ thể bao gồm:

- Nông dân: 100

- Hợp tác xã: 6

- Thương lái: 10

- Doanh nghiệp: 4

9

1.4. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào hiện trạng sản xuất, kinh doanh của các tác nhân trong

chuỗi giá trị ngành lúa gạo và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các tác nhân

trong chuỗi, đồng thời xác định các vấn đề bất cập của các tác nhân và của chuỗi giá trị .

Cụ thể:

(i) Đặc điểm các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo được lựa chọn điều tra (bao

gồm các tác nhân: nông dân, hợp tác xã, thương lái, doanh nghiệp (bao gồm cả doanh

nghiệp xay xát và kinh doanh lúa gạo).

(ii) Tổ chức chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp

(iii) Hiệu quả sản xuất, kinh doanh lúa gạo của các tác nhân và các yếu tố ảnh hưởng

(iv) Các vấn đề trong chuỗi giá trị

10

II. THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG LÚA GẠO VIỆT NAM

2.1. Sản xuất

2.1.1. Diện tích

Ở Việt Nam lúa là cây trồng chính, cung cấp lương thực và là ngành sản xuất truyền

thống trong nông nghiệp. Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, phần lớn diện

tích đất này dành cho trồng lúa, khoảng 4,3 triệu ha (chiếm 46% diện tích đất nông nghiệp).

Năm 2016, diện tích đất canh tác lúa có khoảng 7,79 triệu ha (tính cả ba vụ), giảm 0,5% so

với năm 2015. Mục tiêu sản xuất lúa đến năm 2020 của Việt Nam là duy trì diện tích trồng

lúa ở mức 3,8 triệu ha và sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn. Để tăng sản lượng lúa, khả năng

mở rộng diện tích không nhiều và còn gây ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái, do đó chủ

yếu vẫn dựa vào tăng năng suất.

Hình 1: Tổng diện tích canh tác lúa cả nước, giai đoạn 1995-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017

Từ năm 1999 đến 2014, diện tích trồng lúa của Việt Nam được chia làm hai giai

đoạn phát triển rõ rệt. Từ năm 1999 đến 2007, diện tích trồng lúa suy giảm, nếu như năm

1999, diện tích trồng lúa là 7.653,6 nghìn ha thì đến năm 2007 diện tích chỉ còn 7.207,4

nghìn ha (giảm 5,83%). Do quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, các khu công nghiệp, dân

cư chủ yếu được xây dựng ở vùng đồng bằng dẫn đến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5

6000

6200

6400

6600

6800

7000

7200

7400

7600

7800

8000

Tổng diện tích canh tác lúa 1995-2016

Tổng diện tích (Nghìn ha) Tốc độ tăng (%)

11

hẹp. Từ năm 2008 đến 2014, diện tích trồng lúa lại tăng trở lại với 7.400,2 nghìn ha năm

2008 lên 7.813,8 nghìn ha năm 2014 và giảm nhẹ xuống còn 7.790 ha năm 2016. Nguyên

nhân tăng diện tích là do nhà nước đã ban hành những chính sách theo hướng có lợi cho

sản xuất nông nghiệp nên kích thích người dân mở rộng diện tích lúa. Theo Nghị định

42/2012/NĐ-CP2 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, nhà nước có chính sách hỗ trợ để

bảo vệ và phát triển đất trồng lúa như hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa, hỗ trợ

cho người sản xuất trồng lúa hàng năm, hỗ trợ chi phí vật tư cho người sản xuất lúa khi có

dịch bệnh và hỗ trợ chi phí khai hoang, cải tạo đất trồng lúa. Bên cạnh đó, việc củng cố hệ

thống thủy lợi tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn này cũng giúp mở rộng

diện tích lúa vụ 3, góp phần gia tăng diện tích đất trồng lúa cũng như nâng cao năng suất

lúa bình quân. Trong những năm gần đây, diện tích canh tác lúa giảm nhẹ do quá trình đô

thị hóa, đất lúa bị thu hồi để xây dựng các công trình giao thông, khu công nghiệp. Một số

diện tích đất lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng các loại cây hàng năm khác.

Bảng 1: Diện tích trồng lúa phân theo các vùng sinh thái

Đơn vị: 1.000 ha

Stt Vùng 1999 2007 2014 2016

Dtích % Dtích % Dtích % Dtích %

1 ĐB sông Hồng 1.250 16,3 1.158 16,1 1.123 14,4 1.094 14,1

2 Trung du MN phía Bắc 621 8,1 672 9,3 689 8,8 683 8,8

3 BTB và DH miền Trung 1.236 16,2 1.189 16,5 1.244 15,9 1.215 15,6

4 Tây Nguyên 166 2,2 205 2,9 238 3,1 233 2,9

5 Đông Nam bộ 396 5,2 300 4,2 273 3,5 270 3,5

6 ĐB sông Cửu Long 3.985 52,1 3.683 51,1 4.247 54,3 4.295 55,1

Cả nước 7.654 100 7.207 100 7.814 100 7.790 100

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017

Sản xuất lúa Việt Nam được phân bố trên 6 vùng sinh thái cơ bản, đó là: Đồng bằng

sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây

Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 3 vùng lúa quan trọng

2 Đã được thay thế bằng Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015

12

nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

(BTB và DHMT) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Trong năm 2016, diện tích trồng lúa

của ĐBSCL là 4,295 triệu ha, chiếm 55,1%; BTB và DHMT là 1,215 triệu ha, chiếm

15,6%; ĐBSH là 1,094 triệu ha, chiếm 14,1% tổng diện tích trồng lúa cả nước. Như vậy,

trong năm 2016, chỉ tính riêng 3 vùng kinh tế này đã chiếm tới 84,8% tổng diện tích trồng

lúa của cả nước.

Về thời vụ, sản xuất lúa được phân bố theo 3 vụ chính trong năm: Vụ Đông xuân

(thu hoạch từ tháng 02 đến tháng 4), Vụ Hè thu (thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8) và Vụ

mùa (thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12). Trong đó, Vụ Đông xuân là vụ chính có quy mô

lớn nhất, chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Vụ Hè thu có quy mô lớn thứ hai, nhưng do

thu hoạch vào giữa mùa mưa mà công tác xử lý sau thu hoạch chưa tốt nên chất lượng lúa

kém nhất trong năm. Vụ mùa có chất lượng lúa tốt tương đương vụ Đông Xuân, nhưng có

quy mô nhỏ nhất. Trong năm 2016, diện tích vụ Đông xuân vào khoảng 3,082 triệu ha,

chiếm 39,55%; vụ Hè thu 2,807 triệu ha, chiếm 36,02%, vụ Mùa 1,904 ha, chiếm 24,43%

tổng diện tích gieo trồng cả năm.

2.1.2. Năng suất và sản lượng

Trong những năm qua, các chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng lúa như chính sách

bình ổn giá và hỗ trợ người sản xuất, và các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nói chung như

đầu tư phát triển thủy lợi, tự do hóa thương mại, miễn giảm thủy lợi phí, khuyến nông, hỗ

trợ nghiên cứu khoa học, cho vay tín dụng… đã tạo nên động lực đáng kể cho nông dân

sản xuất lúa và góp phần đưa năng suất lúa của Việt Nam không ngừng tăng lên. Nếu như

năm 1999, năng suất lúa của Việt Nam chỉ ở mức 4,10 tấn/ha, thì đến năm 2007, năng suất

tăng lên 4,99 tấn/ha, tăng 21,71%. Và đến năm 2016, năng suất lúa của Việt Nam đã đạt

khoảng 5,6 tấn/ha, tăng 12,25% so với năm 2007 và 36,47% so với năm 1999.

Mặc dù diện tích trồng lúa giảm trong giai đoạn 2000 – 2007, nhưng do năng suất

tăng nên sản lượng lúa của Việt Nam vẫn tăng lên. Nếu như năm 1999, sản lượng lúa của

Việt Nam mới chỉ ở mức 31,394 triệu tấn, thì đến năm 2007, sản lượng lúa đã đạt 35,943

triệu tấn, tăng 14,49%. Thành công này là kết quả nỗ lực của hàng triệu nông dân trong

điều kiện đổi mới, người lao động được làm chủ ruộng đất, được lựa chọn sản xuất, chủ

động trong các khâu sản xuất và tiêu thụ để có được hiệu quả sản xuất cao nhất. Bên cạnh

đó là việc áp dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ trong sinh học, thủy lợi, phân

bón… đặc biệt trong lĩnh vực sinh học như áp dụng các giống lúa mới vào sản xuất, làm

13

chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh, tăng nhanh sản lượng. Cùng

với đóng góp của hàng triệu nông dân trên đồng ruộng còn phải kể đến sự đóng góp không

nhỏ của các nhà khoa học đã trực tiếp làm nên thành quả của ngành nông nghiệp những

năm qua.

Từ năm 2008 đến nay, do năng suất lúa liên tục tăng cùng với diện tích gieo trồng

mở rộng đã làm sản lượng lúa tăng lên. Năm 2016, sản lượng lúa của Việt Nam khoảng

43,61 triệu tấn. Thành công có được là nhờ vào sự tích cực đổi mới trong phương pháp

canh tác, mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật, sử dụng những giống có năng suất vào sản

xuất nên không ngừng đưa năng suất lúa của Việt Nam tăng lên.

Hình 2: Năng suất và sản lượng lúa Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017

Như đã phân tích ở trên thì sản xuất lúa gạo tập trung tại 3 vùng chính là ĐBSCL,

BTB và DHMT và ĐBSH, bởi vậy, phần lớn sản lượng lúa của cả nước được cung cấp bởi

3 vùng này. Nếu tính chung trong cả giai đoạn 1995 – 2016, mỗi năm ba vùng này cung

cấp trên 86% tổng lượng lúa của Việt Nam. Năm 1995, ba vùng cung cấp khoảng 21,929

triệu tấn lúa, chiếm 87,84% tổng sản lượng lúa của cả nước. Trong đó, ĐBSCL cung cấp

khoảng 12,831 triệu tấn, chiếm 51,4%; BTB và DHMT 3,890 triệu tấn, chiếm 15,22%;

ĐBSH 5,207 triệu tấn, chiếm 20,86% tổng sản lượng của cả nước trong năm. Năm 2007,

0

1

2

3

4

5

6

7

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

45000

50000

Tổng sản lượng (Nghìn tấn) Năng suất (tấn/ha)

14

mặc dù là thời điểm diện tích gieo trồng lúa bị thu hẹp nhất trong cả giai đoạn, nhưng lúc

này ba vùng cũng cung cấp khoảng 30,944 triệu tấn lúa, chiếm 86,09% tổng sản lượng lúa

của cả nước. Trong đó, ĐBSCL cung cấp khoảng 18,679 triệu tấn, chiếm 51,97%; BTB và

DHMT 5,764 triệu tấn, chiếm 16,04%; ĐBSH 6,501 triệu tấn, chiếm 18,09% tổng sản

lượng của cả nước trong năm. Và đến năm 2016, ba vùng cung cấp khoảng 37,684 triệu

tấn, chiếm 86,41% tổng sản lượng lúa của cả nước. Trong đó, ĐBSCL cung cấp khoảng

24,226 triệu tấn, chiếm 55,55%; BTB và DHMT 6,879 triệu tấn, chiếm 15,77%; ĐBSH

6,5797 triệu tấn, chiếm 15,09% tổng sản lượng của cả nước trong năm.

Hình 3: Sản lượng lúa theo vùng sinh thái

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017

Như vậy, ngoài là nguồn cung cấp lúa chủ lực cho cả nước và do có sự phân bố dân

cư không tương ứng với lượng lúa được sản xuất ra nên lượng lúa gạo tham gia vào lưu

thông được cung cấp chủ yếu từ ba vùng này. Trong đó, lúa gạo sản xuất tại hai vùng

ĐBSH, BTB và DHMT được lưu thông chủ yếu tại thị trường trong nước và một phần nhỏ

tham gia vào thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, phần lớn (90%) sản lượng lúa xuất khẩu

của Việt Nam được cung cấp bởi vùng ĐBSCL.

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

45000

50000

199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010201120122013201420152016

ĐB sông Hồng Trung du và MN phía Bắc BTB và DH miền Trung

Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long

15

2.2. Tiêu thụ

Tại Việt Nam, lúa gạo là lương thực cơ bản, lâu đời. Theo tính toán từ số liệu của

Tổng cục Thống kê, khối lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người mỗi tháng của Việt Nam

giảm dần từ mức 12 kg/người/tháng vào năm 2002 xuống mức 11 kg/người/tháng vào năm

2008 và đến năm 2012 thì tiêu thụ gạo bình quân đầu người một tháng xuống còn 9,6

kg/người/tháng. Năm 2015, bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ 8,8 kg gạo/tháng. Với

dân số trên 90 triệu người và gần như 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương

thực chính thì lúa gạo có vai trò rất lớn, không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà còn

là sản phẩm đảm bảo an ninh lương thực và đa dạng hoá các sản phẩm có nguồn gốc từ lúa

gạo cho xã hội.

Hình 4: Tiêu thụ gạo bình quân đầu người năm 2015 (kg/người/tháng)

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017

Tuy nhiên, lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người khác nhau theo vùng sinh thái.

Miền núi phía Bắc là vùng có lượng tiêu thụ gạo ở mức cao nhất cả nước với 10,5

kg/người/tháng (năm 2015). Vùng Đông nam bộ có mức tiêu dùng gạo bình quân thấp nhất

trên cả nước đạt 6,8 kg/người/tháng, tiếp đến là ĐB sông Hồng (8,52 kg/người/tháng). Sự

khác nhau về lượng tiêu thụ gạo là do thói quen sinh hoạt và điều kiện sống. Thông thường,

8.88.2

10.5

9.3 9.5

6.8

9.2

0

2

4

6

8

10

12

Cả nước ĐB sông

Hồng

Miền núi phía

Bắc

Bắc Trung Bộ

và DH miền

Trung

Tây Nguyên Đông Nam

Bộ

ĐBSCL

Tiêu thụ gạo bình quân đầu người cả nước và theo khu vực

(kg/người/tháng)

16

các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ ăn nhiều gạo hơn, còn các hộ có mức thu nhập sẽ

tiêu thụ ít gạo hơn và thay vào đó là các thực phẩm khác.

Trái ngược với tiêu thụ gạo tại hộ, xu hướng tiêu dùng gạo ngoài gia đình (ăn nhà

hàng, quán cơm…) trong những năm qua lại ngày một thịnh hành. Theo điều tra của Trung

tâm Tin học và Thống kê, từ năm 2010 khối lượng gạo được tiêu thụ ngoài gia đình không

ngừng tăng lên với tốc độ rất nhanh. Năm 2015, khối lượng gạo tiêu dùng ngoài gia đình

vào khoảng 4,1 triệu tấn, tăng gần gấp đôi so với mức 2,1 triệu tấn của năm 2010.

Trong những năm qua, do sản lượng lúa tăng, nên sản lượng gạo của Việt Nam cũng

không ngừng tăng lên. Nếu như năm 1999, sản lượng gạo của Việt Nam đạt khoảng 17

triệu tấn thì đến năm 2007, sản lượng gạo đã tăng lên 19,5 triệu tấn (tăng 14,49%); và đến

năm 2016, sản lượng gạo đã đạt khoảng 27,55 triệu tấn (tăng 13,03% so với năm 2007).

Sản lượng gạo trong xu thế tăng được xem là lợi thế lớn của Việt Nam, không chỉ đáp ứng

nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn tạo nguồn hàng lớn phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu.

Hình 5: Sản xuất và tiêu dùng lúa gạo Việt Nam (Nghìn tấn)

Nguồn: USDA, 2017

Tổng lượng gạo tiêu thụ của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2016.

Năm 2016, cả nước tiêu thụ khoảng 22,2 triệu tấn gạo (bao gồm cả ăn, sử dụng trong chăn

nuôi và các ngành công nghiệp thực phẩm khác), tăng 31,1% so với năm 2000 (USDA,

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

45000

50000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Sản lượng lúa Sản lượng gạo Tiêu thụ nội địa Sản lượng gạo sau cân đối

17

2017). Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và PTNT, lượng gạo tiêu

thụ trực tiếp (gạo dùng để nấu cơm) của người dân trên cả nước hàng năm vào khoảng 12

- 14 triệu tấn, trong đó chủ yếu là gạo dùng trong bữa ăn gia đình chiếm 70% – 80%. Trong

bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, tiêu dùng gạo trong gia đình của người dân

Việt có xu hướng giảm dần do mức sống ngành càng tăng và thực phẩm ngày càng đa dạng.

Ngoài nguồn sản xuất trong nước, lượng lúa gạo của Việt Nam còn được bổ sung

bởi nguồn nhập khẩu. Theo số liệu của USDA, hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 100

nghìn tấn lúa, mà chủ yếu là từ Campuchia. Lượng lúa chảy về Việt Nam chủ yếu qua

đường biên giới Tây Nam vào những thời điểm giá lúa gạo Việt Nam cao hơn giá lúa gạo

ở các tỉnh biên giới nước bạn. Mặc dù, lượng lúa nhập khẩu không nhiều so với lượng sản

xuất ra, nhưng đây cũng được xem là một xu hướng đáng chú ý trong tiêu dùng gạo Việt

Nam.

Như vậy, nếu so sánh lượng gạo sản xuất và tiêu dùng thì lượng gạo sau khi cân đối3

của Việt Nam những năm qua trong xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2000, lượng gạo của

Việt Nam sau khi cân đối vào khoảng 3,5 triệu tấn, thì đến năm 2007, đã tăng lên 4,6 triệu

tấn (tăng 40,1% so với năm 2000) và đến năm 2015, là 6,6 triệu tấn (tăng 23,62% so với

năm 2007). Lượng gạo sau cân đối tăng lên đã tạo nguồn lực rất lớn để Việt Nam có thể

mở rộng các hoạt động xuất khẩu gạo; có thể thấy, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng

mạnh từ mức 3,5 triệu tấn lên mức khoảng trên 6 triệu tấn năm 2015, tăng tới 198% trong

vòng 15 năm qua.

2.3. Thương mại lúa gạo

2.3.1 Xuất khẩu

Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Từ sự

chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng gạo (Hình 5), Việt Nam có thể mở rộng các hoạt

động xuất khẩu gạo mà vẫn đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước. Lượng gạo xuất khẩu của

Việt Nam tăng mạnh từ mức 3,5 triệu tấn năm 2000 lên mức 6,6 triệu tấn năm 2015, tăng

tới 188% trong vòng 15 năm qua.

Hình 6: Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2010 – 2016

3 Sản lượng gạo sau khi cân đối được tính bằng sản lượng gạo sản xuất trong năm trừ đi lượng tiêu thụ nội địa

18

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Từ năm 2010, xuất khẩu gạo Việt Nam luôn đạt trên 6 triệu tấn/năm, trong đó cao

nhất là 8 triệu tấn năm 2012. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, khối lượng xuất khẩu gạo

cả năm 2016 ước đạt 4,54 triệu tấn, trị giá 2 tỷ USD, giảm 25% về khối lượng và giảm

20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015, mức thấp nhất trong 8 năm qua. Nguyên nhân

giảm chủ yếu đến từ những khó khăn xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc khi nước

này siết chặt quản lý xuất nhập khẩu gạo qua biên giới đất liền phía Bắc.

Hình 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo 2015 – 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2017

6.8 7.18

6.6 6.3 6.6

4.83

0

1

2

3

4

5

0

2

4

6

8

10

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ U

SD

Triệ

u t

ấn

Lượng (triệu tấn) Trị giá (tỷ USD)

30%

7%

17%9%

8%

4%

25% 36%

11%8%

6%

5%

4%

30%

Trung Quốc

Ghana

Philippines

Indonesia

Malaysia

Bờ Biển Ngà

Khác

2016: Vòng to

2015: Vòng nhỏ

19

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tương đối tập trung, top 6 thị trường lớn nhất

chiếm hơn 70% tổng lượng xuất khẩu. Thị phần của Trung Quốc tăng từ 24% năm 2012

lên 36% năm 2016 nhưng tốc độ tăng trưởng giảm bình quân 3%/năm. Trong giai đoạn

2012-2016, Ghana là thị trường duy nhất trong top 6 vừa có thị phần tăng liên tục từ 4%

lên 11% và có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10%/năm; tuy nhiên trong 10 tháng đầu năm

2017, xuất khẩu gạo sang Gana giảm mạnh. Bên cạnh việc sụt giảm khối lượng xuất khẩu,

giá gạo xuất khẩu trong năm 2016 nhìn chung không cao hơn nhiều so với năm 2015. Theo

tính toán, giá trung bình gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016 đạt 364,4

USd/tấn, chỉ tăng nhẹ 0,4% so với mức trung bình 362,8 USD/tấn của năm 2015.

2.3.1 Nhập khẩu

Ngoài nguồn sản xuất trong nước, lượng lúa gạo của Việt Nam còn được bổ sung

lượng nhỏ bởi nguồn nhập khẩu. Theo tính toán từ số liệu hải quan, từ năm 2012 – 2016

Việt Nam nhập khẩu từ 10 – 20 nghìn tấn thóc lúa (đã quy gạo) mỗi năm, trị giá từ 5 – hơn

8 triệu USD. Con số này là rất nhỏ so với khối lượng xuất khẩu hàng triệu tấn và kim ngạch

hàng tỷ USD của cả nước.

Hình 8: Lượng và trị giá nhập khẩu gạo của Việt Nam 2012 – 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong những năm gần đây, gạo nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ

Thái Lan và Lào. Trong đó, Thái Lan chiếm tới 80% về trị giá nhập khẩu gạo của Việt

Nam từ các thị trường; Lào chiếm 18%. Mặc dù, lượng lúa nhập khẩu không nhiều so với

lượng sản xuất ra, nhưng đây cũng được xem là một nguồn quan trọng bổ sung vào tổng

sản lượng lúa gạo của Việt Nam.

0

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

0

4,000

8,000

12,000

16,000

20,000

2012 2013 2014 2015 2016

US

D

Tấ

n

Lượng Trị giá

20

III. CHUỐI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TẠI ĐỒNG THÁP

3.1. Đặc điểm chung của các tác nhân trong chuỗi lúa gạo Đồng Tháp

3.1.1. Nông dân

Theo khảo sát, số nhân khẩu của các hộ trồng lúa dao động phổ biến trong khoảng

từ 3 – 6 người. Trong đó, tỷ lệ số hộ có 4 nhân khẩu là nhiều nhất, chiếm 33%; hộ có 5

nhân khẩu chiếm tỷ lệ 28%; số hộ có 6 nhân khẩu chiếm 16% và số hộ có 3 nhân khẩu

chiếm 12%.

Hình 9: Số nhân khẩu của hộ trồng lúa tại Đồng Tháp

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

Mặc dù số lượng nhân khẩu khác nhau, song rất ít hộ huy động toàn bộ thành viên

trong gia đình tham gia vào hoạt động trồng lúa. Theo khảo sát, có tới 48% số hộ chỉ có

một lao động gia đình tham gia việc trồng lúa và 38% số hộ có hai lao động gia đình tham

gia trồng lúa. Chỉ có 12% hộ có trên 2 thành viên trực tiếp tham gia trồng lúa.

Việc thuê lao động trực tiếp trồng lúa diễn ra rất phổ biến tại các địa phương. Có tới

96% số hộ cho biết có thuê lao động cho việc chăm sóc lúa và chỉ có 4% cho biết hoàn

toàn không thuê lao động. Các hộ không thuê lao động hầu hết có diện tích đất lúa nhỏ

(dưới 2 ha) và nhà có đông người trong độ tuổi lao động.

Diện tích đất trồng lúa trung bình của người nông dân tham gia khảo sát là 3,8%.

Trong đó, hộ thấp nhất là 0,3 ha; cao nhất là 40 ha. Tỷ lệ số hộ có diện tích dưới 1 ha chiếm

2 Người

4%

3 Người

12%

4 Người

33%5 Người

28%

6 Người

16%

7 Người

3%

Khác

4%

21

7%; từ 1 – dưới 2 ha chiếm 27%; từ 2 – dưới 5 ha chiếm 44%; từ 5 – dưới 10 ha chiếm

13%, từ 10 – dưới 20 ha chiếm 6% và từ trên 20 3%. Như vậy, diện tích đất trồng lúa của

các hộ phổ biến từ 1 – 5 ha, chiếm tới trên 70% số hộ được phỏng vấn. Sản xuất nông hộ

nhỏ, thiếu liên kết trong quản lý đầu vào – đầu ra là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của

các trung gian thị trường, nới rộng khoảng cách giữa nông dân với nhà chế biến – kinh

doanh và với thị trường. 95% nông dân trồng lúa vẫn tiêu thụ lúa tươi qua các thương lái

thay vì ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu dù đã có chính

sách tiêu thụ hàng hóa nông sản theo hợp đồng và chính sách khuyến khích liên kết sản

xuất giữa doanh nghiệp – nông dân.

Hình 10: Quy mô đất trồng lúa của hộ nông dân tại Đồng Tháp

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

Nhìn chung, các hộ tham gia cánh đồng lớn hoặc ký hợp đồng nông sản với doanh

nghiệp đa phần có ruộng ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển. Có nhiều hộ ở các

vùng sâu, vùng xa, khó khăn đi lại vẫn chưa được doanh nghiệp tiếp cận tới. Nhiều năm

trước đây, việc thuê ruộng đất ở khu vực ĐBSCL diễn ra phổ biến hơn so với các vùng

khác. Người dân ở khu vực này sẵn sàng bán ruộng đất đi khi cần, họ chuyển sang các hoạt

động tạo thu nhập khác, hoặc trở thành người làm thuê trong nông nghiệp. Tuy nhiên trong

vài năm gần đây, đất lúa thường được mua bán, sang tên giữa các hộ. Theo khảo sát, phần

lớn đất lúa các hộ đang sử dụng đều có quyền sử dụng bởi hộ (hộ có giấy chứng nhận hoặc

Dưới 1 ha

7%

Từ 1 - dưới 2

ha

27%Từ 2 - dưới 5

ha

44%

Từ 5 - dưới

10 ha

13%

Từ 10 - dưới

20 ha

6%

Trên 20 ha

3%

22

mua), chiếm tỷ lệ 81%. Trong khi, tỷ lệ thấp các hộ đi thuê đất (13%) hoặc mượn đất (6%).

Một số hộ có diện tích canh tác lớn do họ mua tích tụ dần qua các năm.

Thu nhập của các hộ chủ yếu là trồng lúa, với nguồn thu phổ biến từ 72% đến 100%.

71% số hộ được phỏng vấn cho biết nguồn thu nhập của hộ chỉ đơn thuần từ hoạt động

trồng lúa. 18% cho biết ngoài trồng lúa gia đình có thu nhập từ nghề phụ khác và lúa vẫn

là nguồn thu chủ yếu. Chỉ có 11% cho biết họ có các thu nhập khác có doanh thu cao hơn

nghề trồng lúa.

Hình 11: Cơ cấu doanh thu trồng lúa trên tổng thu nhập của các hộ (%)

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

Các giống lúa sản xuất chính được các hộ nông dân trồng thuộc 03 nhóm chính:

Giống ngắn ngày thơm: bao gồm Jasmine 85, VD20, ST5; giống tẻ thường ngắn ngày:

OM3536, VND 95-20, OM57; giống trung ngày địa phương: IR29723, IR 42 và các giống

địa phương khác. Các giống lúa chất lượng cao chủ yếu được trồng ở vụ Đông Xuân do

đây là thời điểm có nhiều lượng phù sa nhất. Tuy nhiên, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ

yếu vẫn là các loại gạo thường và gạo chất lượng thấp. Các giống lúa không có sự khác

biệt nhiều. Trong điều kiện có rất nhiều hộ trồng lúa, nhưng các giống lúa không có sự

khác biệt nhau về chất lượng, phẩm cấp, sẽ khiến cho những người trồng lúa càng có ít vị

thế mặc cả hơn trên thị trường.

Theo khảo sát, các giống lúa được sử dụng có tỷ lệ như sau: nhóm lúa OM chiếm

khoảng 23% (phổ biến nhất là các chủng loại OM6976, OM4900, OM5451); Nàng hoa 9

(16%); Jasmine 85 (15%), IR 50404 9%, VD 20 6%, Đài Thơm 8 5%... Người dân cho biết

Dưới 25%

tổng thu nhập

3%

Từ 25% - 50%

tổng thu nhập

5%

Từ 50% - 75%

tổng thu nhập

13%

Trên 75% tổng

thu nhập

79%

23

chọn lựa giống lúa là do giống có năng suất, có tính kháng bệnh và quan trọng là họ cảm

thấy giống lúa họ lựa chọn dễ tiêu thụ (nhu cầu thị trường cao).

Hình 12: Tỷ lệ các giống lúa được sử dụng phổ biến tại Đồng Tháp

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

Trong khuôn khổ dự án VnSat, các nông dân trên địa bàn dự án sẽ được tập huấn

các kỹ thuật canh tác bền vững, bao gồm: 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng và VietGap. Theo

kết quả khảo sát, 100% các hộ được khảo sát đã tham gia các lớp tập huấn nhưng phần lớn

các hộ dân sản xuất lúa chỉ áp dụng một hoặc một số tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững

(chiếm 96%) chứ không tuân theo toàn bộ quy trình. Đối với các hộ cho biết không áp

dụng, thực tế họ sản xuất lúa theo kinh nghiệm bản thân là chủ yếu. Tiêu chuẩn được áp

dụng nhiều nhất tại địa phương là: 3 giảm 3 tăng (34%), 1 phải 5 giảm (23%), VietGap

(19%), Áp dụng tiêu chuẩn riêng do doanh nghiệp yêu cầu (13), các tiêu chuẩn khác (11%).

Hình 13: Các tiêu chuẩn sản xuất an toàn bền vững mà người dân áp dụng (%)

AG 114

4%Đài thơm 8

5%

IR

50404

9%

Jasmine 85

15%

Nàng hoa 9

16%Nếp

6%OM 4900

6%

OM 5451

5%

OM 6976

8%

VD 20

6%

Khác

20%

24

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

Đối với các hộ nông dân thuộc cánh đồng lớn hoặc liên kết toàn diện với doanh

nghiệp, thong thương người nông dân phải sử dụng giống, phân bón do công ty cung cấp

hoặc phải tuân theo các quy trình sản xuất gạo an toàn bền vững mà công ty yêu cầu. Nếu

như họ vi phạm hoặc phá vỡ hợp đồng, họ sẽ khó có cơ hội được tham gia trở lại vào mô

hình liên kết theo chuỗi giá trị này. Ở những mức độ liên kết lỏng lẻo hơn, công ty chỉ ký

hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nông dân được tự chủ hơn trong việc chọn kỹ thuật sản xuất.

Quá trình liên kết giữa nông dân với công ty hoàn toàn tự nguyện. Hiện nay, trong các mô

hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tổ chức hợp tác xã tại địa phương đóng vai

trò cầu nối quan trọng: HTX đứng ra đại diện cho xã viên ký hợp đồng tiêu thụ lúa với

doanh nghiệp.

3.1.2. Hợp tác xã (HTX)

Để khắc phục một phần hạn chế của sản xuất nông hộ, các HTX được kỳ vọng sẽ là

bước đệm giữa người nông dân với thị trường đầu ra – đầu vào, tổ chức sản xuất quy mô

lớn theo tiêu chuẩn canh tác tốt, là một đại diện tiếng nói của nông dân đối với các vấn đề

sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu lúa gạo. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của HTX

không đáp ứng được những kỳ vọng trên. Hiện nay, phần lớn HTX ngành lúa gạo nói riêng,

nông nghiệp nói chung chủ yếu cung cấp một số dịch vụ tưới tiêu, phun thuốc, giống,…

cho hộ nông dân; chưa cung cấp được các dịch vụ cơ giới; chưa đóng vai trò đàm phán với

các nhà cung cấp đầu vào – đầu ra cho lúa hàng hóa và hỗ trợ nhà nước về quản lý chất

lượng.

3 giảm 3 tăng

34%

1 phải 5 giảm

23%

VietGap

19%

Tiêu chuẩn riêng

của DN

13%

Tiêu

chuẩn

khác

11%

25

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 126 HTX nông nghiệp (bao gồm cả nông nghiệp,

chăn nuôi và thủy sản). Đối với lĩnh vực trồng lúa, các hợp tác xã được nghiên cứu chọn

đều nằm trong vùng dự án VNSAT.

Liên quan tới ngành lúa gạo, hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh đều có lĩnh vực hoạt

động chính là dịch vụ bơm nước tưới tiêu phục vụ bà con sản xuất lúa (chiếm trên 80%

tổng doanh số). Tất cả các HTX tham gia khảo sát đều có nguồn thu từ dịch vụ tưới tiêu là

chính, chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu.

Đặc điểm tác nhân HTX liên quan tới lĩnh vực lúa gạo:

- Các HTX đều khuyến khích, hướng dẫn người dân sản xuất lúa gạo theo tiêu

chuẩn bền vững (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm).

- Khó khăn nổi bật trong sản xuất lúa gạo của xã viên:

+ Thời tiết dịch bệnh

+ Giá vật tư đầu vào cao

+ Giá lúa bán ra không ổn định

- Khó khăn nổi bật trong hoạt động kinh doanh:

+ Thiếu vốn, khó tiếp cận vốn

+ Thiếu thông tin về công nghệ, thị trường

+ Ít nhận được hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Do các HTX không tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu thụ lúa gạo (chỉ đóng vai

trò là tổ chức đại diện cho người nông dân trồng lúa trong phạm vi hoạt động của mình

đứng ra ký hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp (nếu có). Nhìn chung, các HTX chưa

thể hiện được vai trò liên kết nông dân – nông dân, nông dân – doanh nghiệp và vai trò đại

diện tiếng nói của nông dân như được kỳ vọng; quản lý yếu và thiếu sức lôi cuốn đối với

cộng đồng nông dân.

3.1.3. Thương lái

Trên thị trường lúa gạo, các hoạt động chính của thương lái là thực hiện quá trình

thu mua lúa, bán gạo trong mùa thu hoạch và quá trình thu mua chênh lệch giá gạo tại các

vùng khác nhau. Xét trong toàn bộ chuỗi giá trị gạo xuất khẩu, thương lái là tác nhân đóng

26

vai trò rất quan trọng trong việc kết nối từ người sản xuất lúa đến nhà xuất khẩu, và có hoạt

động trải dài nhất trong chuỗi.

Thương lái ở ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp nói riêng có đặc điểm phân tán cao,

di chuyển thường xuyên, không được tổ chức, không được quản lý mặc dù các hoạt động

của họ hiện có ưu điểm nổi bật là hoàn toàn theo tín hiệu thị trường. Thương lái gồm những

người đến tận ruộng để đặt cọc, thu mua lúa tươi từ nông dân. Họ có thể bán cho hàng xáo,

là những người thu mua lúa, chở lúa đến các cơ sở chế biến lúa gạo để bán hoặc sử dụng

dịch vụ của các cơ sở này, lấy lại gạo thô, tấm, tiếp tục bán cho các doanh nghiệp kinh

doanh xuất khẩu hoặc chợ (bán buôn-bán lẻ), kho. Đôi khi, hàng xáo cũng đóng vai trò bán

buôn – bán lẻ gạo thành phẩm. Thương lái có vai trò quan trọng trong việc thu mua lúa gạo

cho nông dân, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, đồng thời giúp các doanh nghiệp ổn

định đầu vào sản xuất. Không có thương lái, các doanh nghiệp rất khó có đủ nguyên liệu

đầu vào do doanh nghiệp chưa ký hợp đồng trực tiếp tiêu thụ nông sản cho nông dân, trong

khi, nông dân cũng muốn bán lúa cho các thương lái vì việc mua bán thuận tiện và đơn

giản. Vì thế, ở thời điểm hiện tại, thương lái được coi là cánh tay nối dài của các cơ sở xay

xát, công ty xuất khẩu nhưng chưa được quản lý dưới bất kỳ hình thức nào.

Những mặt hạn chế lớn nhất của đội ngũ thương lái thực chất là làm giảm khả năng

truy xuất nguồn gốc, kiểm soát dư lượng thuốc và làm giảm mức độ nguyên chất của gạo

Việt Nam. Do một chuyến ghe thu mua từ nhiều ruộng khác nhau, với mức dư lượng thuốc

khác nhau, nên việc truy xuất nguồn gốc và kiểm soát dư lượng thuốc hầu như là không

thể thực hiện. Ngoài ra, việc thu mua cùng lúc các loại lúa có hình thức khá tương đồng

nhau ngay từ khi thu mua để buộc nông dân giảm giá lúa chất lượng cao, rồi pha trộn lại

theo tỷ lệ được doanh nghiệp xuất khẩu chấp nhận, khiến gạo xuất khẩu Việt Nam kém

nguyên chất hơn so với gạo từ các nước khác.

Một tác nhân trung gian khác có vai trò khá quan trọng không thể không nhắc đến

đó là “cò lúa” tại địa phương. Họ chủ yếu là nông dân, không có thêm các trang thiết bị

nào khác như ghe hay thuyền. Họ chủ yếu nhờ nhanh nhạy, nắm vững về tình hình sản xuất

của địa phương, và có mối quan hệ rộng với các thương lái nên trở thành người môi giới ở

giữa. Những cò lúa này sẽ thông báo thông tin tới thương lái về thời điểm thu hoạch ở địa

phương, sản lượng, chất lượng. Thương lái thường phải trả phí cho các cò lúa này số tiền

khoảng 20đ/kg lúa. Theo khảo sát tại Đồng Tháp, thương lái mua gạo thông qua cò lúa

chiếm tới trên 65%. Sự tồn tại của các cò lúa này giúp tiết kiệm thời gian và các chi phí

27

giao dịch khác trong việc tìm kiếm nguồn hàng của các thương lái, giúp họ chủ động hơn

trong việc thu gom lúa.

Do các hộ nông dân sản xuất với quy mô quá nhỏ, sự tồn tại của các cò lúa là quan

trọng và hiển nhiên. Hoạt động của các cò lúa giúp tiết kiệm thời gian và các chi phí giao

dịch khác trong việc tìm kiếm nguồn hàng của các thương lái, giúp họ chủ động hơn trong

việc thu gom lúa. Thay vì phải tới tận nơi để khảo sát, thương thảo với từng nông dân một,

thương lái chỉ cần phải liên lạc và thỏa thuận với một vài cò lúa ở mỗi vùng. Các nông dân

khi làm ăn với cò lúa cũng thấy rất yên tâm do là người cùng địa phương, có mối quan hệ

thân thiết hơn, và được các cò lúa thông tin về tình hình giá cả cũng như giúp bán lúa được

nhanh hơn.

Tóm lại, mặc dù đang đóng vai trò chính trong liên kết nông dân với doanh nghiệp

và thị trường, thể chế của các trung gian thương mại chưa tồn tại, là mắt xích thiếu sự quản

lý và trách nhiệm xã hội nhất trong chuỗi giá trị

3.1.4. Doanh nghiệp

Các nhà máy xay xát lúa gạo ở ĐBSCL vừa đơn thuần làm gia công xay xát thuê,

đồng thời vừa trực tiếp cung cứng gạo cho tiêu thụ nội địa và cho các công ty xuất khẩu.

Cùng với xu hướng mở rộng về quy mô, các nhà máy xay xát hiện nay thực hiện cả khâu

sấy lúa, bóc vỏ, chà cám. Sản phẩm thu được từ quá trình xay xát được tận dụng để làm

than trấu, cám được dùng để tạo ra các phụ phẩm khác như củi đun, cám chăn nuôi, tinh

dầu...

Tại Đồng Tháp, nhiều nhà máy xay xát có hệ thống kho chứa, với sức chứa của kho

quy mô nhỏ khoảng 3.000 tấn, vừa khoảng 5.000 tấn hoặc lớn hơn khoảng 10.000 - 50.000

tấn, thậm chí hơn nữa. Tuy nhiên, thời gian lưu trữ trong kho của các nhà máy này không

lâu, chỉ khoảng 2 - 3 tháng.

Các doanh nghiệp lúa gạo hoặc nhà máy xay xát phần lớn đều được bố trí gần nơi

sản xuất và dọc theo các tuyến đường thủy để thuận tiện cho việc vận chuyển lúa gạo. Hiện

nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đều có các nhà máy xay xát của riêng mình.

Đa số các nhà máy đều hoạt động liên tục trong cả năm. Tuy nhiên, vào các thời điểm như

tháng 3, tháng 6, 7, 8, gần như tất cả các nhà máy đều hoạt động và đạt công suất tối đa.

Các nhà máy hoạt động ít nhất vào các tháng 10, 11, 12 của năm. Vụ Đông Xuân do năng

28

suất và sản lượng lúa cao nhất nên cũng là những thời điểm mà các nhà máy hoạt động với

công suất cao nhất.

Lợi nhuận của các nhà máy xay xát tương đối ổn định, không phụ thuộc vào biến

động giá cả trên thị trường của lúa gạo. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, lợi nhuận

còn cao hơn, đặc biệt với hoạt động xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo hiện nay cũng

phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Hiện nay. Trung Quốc là thị trường đối tác nhập khẩu gạo

lớn của Việt Nam song xuất khẩu gạo sang thị trường này cũng không hề dễ dàng do những

điều chỉnh chính sách thường xuyên từ phía nước bạn.

Gần đây xu hướng liên kết dọc trong chuỗi giá trị lúa gạo đang được hình thành.

Một số doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đặc trưng, các loại gạo chất lượng cao, quy

trình sản xuất phức tạp, đã tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết và gắn bó chặt

chẽ với nông dân trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng liên kết với

các doanh nghiệp sản xuất giống, phân bón, thuốc trừ sâu để cung ứng đầu vào đảm bảo

chất lượng cho nông dân. Tuy nhiên, tỉ lệ các doanh nghiệp thực hiện các liên kết như thế

này chưa nhiều do các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các giống lúa có sẵn trên thị

trường, và vẫn chỉ hoạt động trong phân khúc gạo chất lượng trung b.nh và thấp trên thị

trường thế giới.

3.2. Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp

3.2.1. Tổ chức chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp

Đã có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị của ngành lúa gạo khu vực ĐBSCL. Các

nghiên cứu đều chỉ ra thương lái và công ty xuất khẩu gạo là những chủ thể đóng vai trò

quan trọng trong chuỗi giá trị gạo của vùng ĐBSCL. Các công ty xuất khẩu là đơn vị quyết

định giá bán gạo trên thị trường thế giới, từ đó truyền tín hiệu về cho toàn bộ chuỗi giá trị,

thông qua các tác nhân khác bao gồm thương lái và nhà máy xay xát.

Các tác nhân chính trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam gồm: nông dân, thương lái,

nhà chế biến (sấy, xay xát, đánh bóng), và doanh nghiệp kinh doanh lương thực - xuất

khẩu. Đối với một số ít doanh nghiệp kinh doanh lương thực – xuất khẩu đã sở hữu hoặc

đang đầu tư xây dựng hệ thống chế biến khép kín để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất

khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP, các doanh nghiệp này đảm nhiệm vai trò nhà

chế biến trong chuỗi giá trị.

29

Hình 14: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp

Nguồn: Điều tra của IPSARD, 2017

Trong khuôn khổ phạm vi và mục đích nghiên cứu của dự án, dự án nghiên cứu lựa

chọn ra một số tác nhân chính trong chuỗi giá trị chuỗi giá trị lúa gạo, bao gồm:

Các kênh phân phối chính trong chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp:

Kênh 1: Nông dân –> doanh nghiệp

Kênh này là kênh ngắn nhất trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu Đồng Tháp, với sự

tham gia của 2 tác nhân là nông dân và doanh nghiệp lương thực, xuất khẩu. Đây là kênh

thị trường ngắn và được cho là hiệu quả nhất trong số các kênh tiêu thụ. Trong kênh này,

các doanh nghiệp lương thực/xuất khẩu lớn trực tiếp ký hợp đồng với nông dân thông qua

hợp tác xã; do vậy, hạn chế được các khâu trung gian khác. Một số doanh nghiệp điển hình

thực hiện mô hình liên kết với nông dân tại tỉnh Đồng Tháp bao gồm: Tập đoàn Lộc Trời,

Công ty giống cây trồng miền Nam. Thông thường, các công ty mua gạo với yêu cầu cao

hơn bao gồm: giống thuần chủng, lúa không bị lẫn với các loại khác, tỷ lệ lúa đổ. Các tiêu

Thương

lái

Xay sát,

đánh

bóng

Đầu

vào:

Giống

Phân

Thuốc

Nông

dân Doanh nghiệp

lương thực, XK

Nhà bán

sỉ/bán lẻ

Chú thích:

Kênh 1: Nông dân -> Doanh nghiệp lương thực, xuất khẩu (LT, XK)

Kênh 2: Nông dân -> Xay sát, đánh bóng -> Doanh nghiệp LT, XK

Kênh 3: Nông dân -> Thương lái -> Xay sát, đánh bóng -> Doanh nghiệp LT, XK

30

chuẩn này khác nhau đối với mỗi công ty. Trong trường hợp của Tập đoàn Lộc Trời, nông

dân phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, có cán bộ của công ty giám sát từ khi gieo đến

khi thu hoạch. Tập đoàn chỉ mua lúa của các nông dân đạt tiêu chuẩn.

Trong tổng mẫu điều tra, có đến 37 trên tổng số 100 hộ được phỏng vấn có hợp

đồng liên kết trực tiếp với các công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm bán cho công ty theo hình

thức liên kết trực tiếp với doanh nghiệp tại Đồng Tháp rất ít. Thông thường, mỗi hộ chỉ ký

hợp đồng với công ty với diện tích khá nhỏ (từ 1-5ha) so với tổng diện tích đất canh tác

Chủ yếu, nông dân ký kết với doanh nghiệp để sản xuất lúa giống, hoặc lúa thương phẩm

theo yêu cầu của công ty. Tùy theo công ty, hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp với nông

dân có nhiều nội dung khác nhau. Như trường hợp của Tập đoàn Lộc Trời, công ty cung

cấp giống, vật tư và có cán bộ hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông dân. Còn các trường

hợp khác, các công ty lương thực thường chỉ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Về giá thu

mua, các công ty cam kết sẽ mua lúa của nông dân với giá cao hơn mức giá thị trường từ

200-500 đồng/kg lúa tươi. Hợp đồng liên kết không những mang lại lợi ích cho nông dân

mà cả doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của IPSARD (2014), nếu không thông qua

các tác nhân khác, chi phí chế biến lúa tươi thành gạo thành phẩm giảm đến 65% do khi

doanh nghiệp mua lúa trực tiếp từ nông dân, đầu tư hệ thống sấy – xay xát – đánh bóng

liên hoàn đã giảm được chi phí lao động và chi phí vận chuyển

Mặc dù tiêu thụ lúa gạo qua kênh 1 mang lại hiệu quả cao cho cả nông dân và doanh

nghiệp, tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai hợp đồng giữa người nông dân trồng lúa và

doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, từ khâu ký kết hợp đồng đến khâu

thu hoạch và vận chuyển do những bất đồng trong việc thực hiện hợp đồng giữa doanh

nghiệp với nông dân. Đây cũng là rào cản cho việc tăng tốc độ phát triển liên kết trực tiếp

giữa nông dân và doanh nghiệp. Những khó khăn của doanh nghiệp trong việc triển khai

các hơp đồng nông sản với nông dân bao gồm: (i) thị trường đầu ra không chắc chắn; (ii)

cần có nguồn vốn đầu tư lớn; (iii) rủi ro không lường trước khi có biến động của thị trường;

(iv) quy mô của mỗi hộ nông dân nhỏ, do vậy việc đạt được sự đồng thuận của số lượng

lớn hộ, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất gặp nhiều khó khăn nếu không

tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

Kênh 2: Nông dân –> Xay sát, đánh bóng –> Doanh nghiệp

Trong kênh này, 3 tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gạo xuất khẩu bao gồm: người

nông dân trồng lúa, cơ sở xay xát, đánh bóng và doanh nghiệp lương thực, xuất khẩu. Cơ

31

sở xay xát, đánh bóng ngoài thu mua lúa từ tác nhân thương lái còn thu mua trực tiếp từ

nông dân. Kênh này được thực hiện khi nhu cầu lúa của các cơ sở xay xát lớn trong khi

lượng lúa do thương lái cung cấp chưa đủ so với yêu cầu. Hoặc trong trường hợp vào vụ

thu hoạch rộ, lượng lúa trên thị trường lớn, cơ sở xay xát nếu có nguồn vốn, kho dự trữ và

những mối hàng tiêu thụ thường xuyên sẽ mua trực tiếp từ nông dân để tích trữ.

Tại Đồng Tháp, số lượng cơ sở xay sát, đánh bóng nhỏ, tuyền thống giảm đáng kể,

thay vào đó là các doanh nghiệp xay sát, đánh bóng nhỏ. Ngoài mua lúa của nông dân, họ

mua lúa của các thương lái, sau đó xay sát, đánh bóng gạo và bán cho các công ty xuất

khẩu hoặc các cơ sở bán buôn, bán lẻ trong địa phương.

Kênh 3: Nông dân – thương lái – Xay sát, đánh bóng – Doanh nghiệp

Trong kênh thị trường này, lúa gạo từ nông dân đi qua thương lái, xay xát và doanh

nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo. Kết quả khảo sát cho thấy, đây là kênh thị trường chiếm

vị trí chủ đạo trong chuỗi giá trị lúa gạo tại ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp nói riêng.

Phạm vi hoạt động của thương lái rất rộng, có cả các thương lại chỉ mua trong tỉnh và liên

tỉnh. Các thương lái trực tiếp mua lúa tươi của nông dân, không qua hợp đồng (chỉ có hợp

đồng miệng), hoặc mua của cò lúa hoặc người thu gom lúa nhỏ. Trước khi thu hoạch,

thương lái sẽ đến ruộng lúa của nông dân để xem chất lượng lúa và thỏa thuận giá. Các

thương lái thường không quan tâm đến sản xuất lúa theo quy trình bền vững hay không

bền vững, có tiết kiệm đầu vào không, mà chỉ quan tâm đến chất lượng lúa tại thời điểm

thu hoạch. Giá lúa được thỏa thuận theo giá thị trường, nhưng các thương lái vẫn giữ quyền

quyết định nhất là trong thời điểm giữa vụ thu hoạch, giá lúa trên thị trường chững lại.

Thông thường, thương lái sẽ thực hiện trả tiền mặt ngay cho người nông dân khi thu mua

lúa tại ruộng, cung cấp thanh khoản thanh toán các khoản nợ về phân bón, thuốc trừ sâu

cho người nông dân. Trong khi đó, các thành phần khác trong thị trường như doanh nghiệp

xuất khẩu hay nhà máy xay xát thường gặp khó khăn khi có sẵn nguồn tiền mặt đủ lớn trả

trực tiếp cho nông dân, vốn của họ phải đầu tư thêm vào máy móc, thiết bị, quản lý doanh

nghiêp. Sau khi thu mua lúa, các thương lái sẽ tiêu thụ dưới các hình thức sau: (1) bán cho

các nhà máy xay xát; (2) Đem lúa đi xay xát rồi bán cho các nhà máy lau bóng/xuất khẩu;

(3) bán gạo sau khi xay xát cho các nhà bán buôn/bán lẻ hoặc các doanh nghiệp cung ứng

gạo.

Do mỗi thương lái đều thực hiện thu mua trên nhiều vùng khác nhau ở Đồng bằng

sông Cửu Long nên hoạt động của thương lái rất khó để kiểm soát, số lượng thương lái

32

cũng không được các cấp chính quyền thông kê một cách đầy đủ, chi tiết. Đây cũng là tác

nhân khó tiếp cận nghiên cứu nhất, đặc biệt trong thời điểm mùa vụ thu hoạch do họ rất

bận rộn.

Mặt hạn chế lớn nhất của thương lái thực chất là làm giảm chất lượng gạo Việt Nam

do không có khả năng truy xuất nguồn gốc và làm giảm mức độ nguyên chất của gạo. Do

một thương lái thu mua từ nhiều ruộng khác nhau, nên việc truy xuất nguồn gốc hầu như

là không thể thực hiện. Việc thu mua cùng lúc các loại lúa có hình thức khá tương đồng

nhau khiến gạo Việt Nam có tỷ lệ nguyên chất thấp, làm giảm chất lượng gạo xuất khẩu.

Ngoài ra, chi phí trung gian giữa các tác nhân cũng là một vấn đề khiến chuỗi giá trị lúa

gạo kém hiệu quả.

3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các tác nhân chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp

a. Phân bổ chi phí - lợi nhuận trong chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp

Từ tính toán, tổng hợp dữ liệu điều tra của các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo

ở Đồng Tháp, chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tại địa bàn khảo sát được thể hiện trong

Bảng 4 dưới đây.

Bảng 2: Chi phí – lợi nhuận trên 01 kg lúa của các tác nhân trong chuỗi giá trị

Tác nhân

Chi phí

gộp

(đồng/kg)

Chi phí Giá bán

(đồng/kg)

Lợi nhuận

Giá trị

(đồng/kg)

Tỷ lệ

(%)

Giá trị

(đồng/kg)

Tỷ lệ

(%)

Nông dân 2.864 2.864 83% 5.017 2.153 77%

Thương lái 5.102 85 2% 5.325 223 8%

Nhà máy xay xát/đánh

bóng (*) 5.628 303 9% 5.813 185 7%

DN kinh doanh/XK 6.017 204 6% 6.250 233 8%

Tổng 3.456 100% 2.794 100%

Ghi chú (*): Chi phí đã được bù đắp bởi phụ phẩm sau xay xát.

Nguồn: Kết quả điều tra của IPSARD, 2017

Theo bảng trên, ban đầu người nông dân bán lúa tươi cho hệ thống thương lái tại

địa phương. Khi lúa chuyển tới nhà máy xay xát sẽ trải qua công đoạn chuyển đổi: từ 01

33

kg lúa sẽ tạo ra 0,6 kg gạo nguyên liệu, 0,15 kg cám và 0,25 kg trấu. Do bảng trên chỉ đề

cập đến sản phẩm chính từ lúa – gạo qua các tác nhân, nên giá trị thu được từ phụ phẩm

sau xay xát (cám, trấu) sẽ được bù đắp vào chi phí của tác nhân nhà máy xay xát, doanh

nghiệp. Và giá trị đầu ra của nhà máy xay xát được tính là 0,6 kg gạo được quy đổi từ 01

kg lúa ban đầu.

Trong các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành gạo, nông dân là tác nhân có tỷ

trọng chi phí rất lớn (83%) và cao hơn tỷ trọng lợi nhuận (77%), cho thấy tác nhân này

chịu rủi ro nhiều nhất trước các sú shock thị trường. Trong khi đó, tác nhân thương lái tỷ

trọng chi phí chỉ 2% trong khi tỷ trọng lợi nhuận tới 8% cho thấy sự an toàn và linh hoạt

cao. Doanh nghiệp cũng có chênh lệch tỷ trọng lợi nhuận (8%) cao hơn tỷ trọng chi phí

(6%). Nhà máy xay xát, đánh bóng có chênh lệch tỷ trọng lợi nhuận (7%) cao hơn tỷ trọng

chi phí (9%) song phụ thu từ phụ phẩm có thể làm thay đổi tương quan này.

Mặc dù chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất trong chuỗi nhưng quy mô sản xuất nhỏ

lẻ (bình quân 1 – 2 ha/hộ) nên tổng lợi nhuận của hộ trồng lúa thấp hơn nhiều so với các

tác nhân khác trong chuỗi. Theo khảo sát, trong một năm trung bình mỗi hộ nông dân chỉ

sản xuất dưới 10 tấn lúa trong khi với các tác nhân khác như thương lái, nhà máy xay xát

lượng tiêu thụ lên tới hàng nghìn, chục nghìn tấn, thậm chí một số doanh nghiệp thương

mại tiêu thụ lên tới cả trăm nghìn tấn. Bên cạnh đó, rủi ro mùa màng của người nông dân

rất cao, khiến họ luôn phải đối mặt với thua lỗ, thậm chí mất trắng do mất mùa.

Trong khi đó, Quy mô của thương lái, cơ sở xay sát và đánh bóng, doanh nghiệp lương

thực và xuất khẩu đều có quy mô lớn hơn rất nhiều so với nông dân. Vì vậy, tuy lợi nhuận

tính trên 1kg lúa của các tác nhân thấp nhưng tổng lợi nhuận lại lớn hơn nhiều so với nông

dân. Tóm lại, phân bổ lợi nhuận toàn chuỗi giá trị ngành gạo chịu sự chi phối của quy mô

sản xuất, chu kỳ sản xuất kinh doanh, và quyền lực vận hành chuỗi của từng tác nhân.

b. Nông dân

Theo tính toán từ số liệu khảo sát đối với nhóm giống lúa phổ biến, có điều kiện

không quá khác biệt về năng suất, giá bán tại các địa bàn khảo sát, nhóm chi phí lớn nhất

trong hoạt động trồng lúa vẫn là các loại vật tư đầu vào, bao gồm: giống, phân bón, thuốc

BVTV, chiếm 56,3% tổng chi phí sản xuất. Tiếp đến là công lao động chiếm 23,1% (trong

đó công lao động gia đình chiếm 12,7%) và chi phí thuê máy móc, dịch vụ trong toàn bộ

quá trình canh tác, chiếm 19,9%. Các chi phí khác như khấu hao dụng cụ, nhiên liệu, vận

chuyển… không đáng kể chỉ chiếm chưa đến 1%.

34

Hình 15: Cơ cấu chi phí sản xuất trung bình của nông dân tại Đồng Tháp

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

Chi tiết các khoản chi phí được trình bày cụ thể trong Bảng 2. Trong các loại vật tư

đầu vào, chi phí cho thuốc BVTV trung bình chiếm khoảng 26,9% tổng chi phí, tiếp đến là

phân bón (với 3 loại chính là đạm urê, kali và DAP) chiếm 20,6% và giống chiếm gần

8,8%. Tình hình cơ giới hóa tại các địa phương tỉnh Đồng Tháp rất tốt, đặc biệt là khâu

làm đất, thu hoạch lúa, thủy lợi. Hầu như 100% hộ nông dân được phỏng vấn sử dụng máy

trong làm đất và thu hoạch lúa. Có một số hộ tự mua máy làm đất, máy gặt lúa để kinh

doanh và tự làm cho gia đình. Dịch vụ thủy lợi được quản lý và cung cấp thông qua các

HTX.

Chi phí thuê máy móc cho các khâu này chỉ chiếm khoảng 20% tổng chi phí, trong

đó thuê máy gặt đập chiếm 9%, máy làm đất 5,5% và dịch vụ bơm tưới tiêu (chủ yếu sử

dụng dịch vụ của HTX) chiếm 5,2%. Chi phí lao động vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong

tổng chi phí (23%). Trong đó công lao động gia đình chiếm 12,7% và thuê ngoài 10,5%.

Tuy nhiên, thực tế như đã nêu ở phần đặc điểm nhân khẩu học, phần lớn các hộ trồng lúa

tại Đồng Tháp hiện nay đều thuê máy móc và lao động ngoài vào việc canh tác trực tiếp.

Phần việc của lao động gia đình chủ yếu là đi thăm đồng, chuẩn bị vật tư, quản lý lao động

làm thuê hoặc thực hiện các công việc nhỏ khác. Do vậy việc ước tính chính xác công lao

động gia đình khá khó khăn và chỉ mang tính tương đối.

Đầu vào

56.3%

Máy móc, dịch vụ

19.9%

Công lao động

23.1%

Chi phí khác

0.7%

35

Bảng 3: Chi phí sản xuất bình quân của người nông dân trồng lúa tỉnh Đồng Tháp

Chỉ tiêu Hạng mục

Chi phí theo 1

ha (nghìn

đồng/ha)

Chi phí theo

1 kg lúa

(đồng/kg)

Tỷ trọng

(%)

1. Đầu vào

1.1. Giống 1.592 253 8,8

1.2. Phân bón 3.715 590 20,6

1.3. Thuốc BVTV 4.846 769 26,9

2. Máy móc,

dịch vụ

2.1. Bơm, tưới tiêu 946 150 5,2

2.2. Thuê máy làm đất 992 158 5,5

2.3. Thuê máy gặt đập 1.646 261 9,1

3. Thuê lao

động

3.1. Gieo/cấy 385 61 2,1

3.2. Làm cỏ 445 71 2,5

3.3. Rải phân 392 62 2,2

3.4. Phun thuốc 669 106 3,7

4. Lao động gia đình 2.285 363 12,7

5. Chi phí khác 131 21 0,7

Tổng chi phí 18.045 2.864 100

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

Như vậy, chi phí trung bình tính trên 1ha lúa tại Đồng Tháp vào khoảng 18,05 triệu

đồng/ha, và tính trên 1kg lúa tươi là 2,87 nghìn đồng/kg. Giá lúa trung bình tại thời điểm

điều tra là 5.017 đồng/kg, nông dân thu được lợi nhuận là 2.153 đồng/kg. Với năng suất

trung bình vào khoảng 6,3 tấn lúa/ha/vụ, doanh thu trồng lúa đạt khoảng 32 triệu đồng/ha,

sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận 11 triệu đồng/ha. Đối với các hộ nông dân trồng lúa với

quy mô lớn trên 20 ha, lợi nhuận thu được mỗi năm trên cả 3 vụ lên tới hàng tỷ đồng. Tuy

nhiên, tỷ lệ hộ có quy mô trên 20ha khá nhỏ (tỷ lệ hộ trồng lúa canh tác trên diện tích dưới

2 ha vẫn chiếm đến 86,6% tại vùng ĐBSCL), hơn nữa sản xuất lúa chịu nhiều rủi ro như

dịch bệnh, thời tiết, biến động giá trên thị trường. Ngoài ra, các phụ phẩm từ trồng lúa vẫn

chưa được nông dân tận dụng hiệu quả như rơm, rạ. Qua kết quả khảo sát, có rất ít hộ thu

36

gom rơm để bán và thu tiền cho các hộ nuôi vịt chạy đồng sau khi thu hoạch. Tuy đây chỉ

là các khoản thu nhỏ, nhưng nếu tính trên tổng diện tích cũng có thể tăng thêm thu nhập

cho hộ.

Bảng 4: Hiệu quả kinh tế tính trên 1 kg lúa tại Đồng Tháp (đồng/kg)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ trên doanh thu (%)

Giá bán lúa (đồng/kg) 5,017 100

Chi phí (đồng/kg) 2,864 57,1

Lợi nhuận (đồng/kg) 2,153 42,9

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

100% số hộ đều cho biết họ thấy được một số hiệu quả từ canh tác theo phương

pháp an toàn bền vững mang lại. Trong đó, tỷ lệ cho biết biết áp dụng tiêu chuẩn canh tác

an toàn bền vững giúp: giảm lượng giống gieo (83%); giảm lượng phân bón (81%); giảm

lượng thuốc BVTV (74%); giảm nước tưới (68%); Tăng năng suất lúa (61%); tăng chất

lượng lúa (47%); tiêu thụ lúa gạo dễ dàng hơn (33%); bán giá cao hơn gạo thường (19%)…

Hình 16: Lợi ích các tiêu chuẩn sản xuất an toàn bền vững đối với người dân (%)

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

83

81

74

68

35

29

61

47

54

37

28

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Giảm giống

Giảm phân

Giảm thuốc BVTV

Giảm nước tưới

Giảm thất thoát

giảm khí thải

tăng năng suất

tăng chất lượng

tăng hiệu quả kinh tế

dễ tiêu thụ

bán giá cao hơn

%

37

Rất khó để xác định hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa áp dụng theo các quy

trình như 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng do các nguyên nhân sau. Thứ nhất, các hộ nông dân

không tuân theo toàn bộ quy trình mà chỉ áp dụng một vài nội dung trong quy trình. Nông

dân có thể nhận thức được lợi ích của việc áp dụng quy trình sản xuất mới thông qua các

cuộc tập huấn nhưng do không có thói quen ghi chép lại chi phí nên rất khó để so sánh.

Một nguyên nhân nữa là do chưa có chứng nhận về sản phẩm nên không có sự phân biệt

giá lúa trên thị trường. Chỉ có một số ít hộ bán lúa cho các công ty mới thấy được chênh

lệch giá, còn lại đại đa số nông dân vẫn bán lúa cho thương lái.

Về áp dụng các tiêu chuẩn, phần lớn các hộ dân cho biết việc thực hiện theo tiêu

chuẩn tương đối dễ dàng không gặp khó khăn trở ngại nào (76%). Thậm chí, một số hộ cho

biết tiêu chuẩn họ đang áp dụng còn dễ dàng hơn phương pháp canh tác thông thường

truyền thống (21%). Cụ thể, tỷ lệ người dân đồng ý rằng việc áp dụng quy trình quá phức

tạp chỉ chiếm 22%; không quá khó với trình độ người dân (26%); lợi nhuận thấp so với

cách thức truyền thống (24%), điều kiện tự nhiên không phù hợp (31%), thiếu chính sách

hỗ trợ của nhà nước (43%).

c. Thương lái

Hầu hết thương lái dùng ghe lớn với công suất khác nhau để thu mua lúa của nông

dân. Theo khảo sát, công suất ghe tàu của họ rất đa dạng, từ 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn…, thậm

chí cả trăm tấn, được sử dụng tùy theo chuyến hàng, điều kiện cho phép của hệ thống kênh

rạch.

Các khoản chi phí của thương lái bao gồm: chi phí mua lúa tươi, tiền chênh lệch trả

cho cò lúa (nếu có) chi phí vận chuyển. Theo kết quả điều tra, chi phí tăng thêm mà thương

lái chi (trừ tiền mua lúa) khoảng 85 đồng/kg. Với giá lúa chênh lệch khoảng 300-350

đồng/kg, thương lái thu được lợi nhuận khoảng 223 đồng/kg. Tính trên 1kg lúa, lợi nhuận

của thương lái thu được rất nhỏ nhưng trên thực tế, lượng thu mua lúa của thương lái rất

lớn nên lợi nhuận thương lái thu được là rất lớn. Trung bình thu gom 1 tấn lúa, thương lái

thu được lợi nhuận là 223 nghìn đồng. Trong khi đó, chỉ tính trong 1 vụ, một thương lái

chỉ cần sở hữu 1 ghe trọng tải 40 tấn (mức trọng tải trung bình) có thể thu mua trên 100 tấn

lúa, lợi nhuận thu được khoảng 25-30 triệu đồng/vụ, tổng lợi nhuận hàng năm của một

thương lái nhỏ từ 1 ghe có thể đạt 65-75 triệu đồng.

Trong toàn chuỗi giá trị, thương lái là nhà trung gian chịu rủi ro trong kinh doanh

thấp nhất bởi vì chu kỳ kinh doanh ngắn nên ít bị ảnh hưởng của biến động giá cả lên xuống

38

nên họ thu được mức lợi nhuận biên cao. Trong trường hợp rủi ro, chẳng hạn giá biến động

giảm, họ có thể “hủy kèo” với nông dân và chịu mất tiền cọc ứng trước. Mức tiền cọc mất

đi thấp hơn đáng kể so với việc họ phải bỏ tiền ra mua lúa trong bối cảnh giá có xu hướng

đi xuống.

d. Nhà máy xay xát và doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo:

Theo kết quả tính toán trên, lợi nhuận của nhà máy xay xát, đánh bóng đạt 185

đồng/kg. Đối với cơ sở sấy lúa trung bình, cơ sở chỉ cần hoạt động với công suất tối đa 500

tấn lúa tươi/ngày trong vòng 3 tháng cao điểm mỗi năm, sử dụng lò sấy vỉ ngang bán công

nghiệp, thì có thể thu tổng lợi nhuận hàng năm khoảng 3,6 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh

nghiệp lương thực-xuất khẩu có bỏ ra chi phí 204 đồng/kg và thu được lợi nhuận 233

đồng/kg. Như vậy, cứ một tấn lúa doanh nghiệp thu được lợi nhuận 233 nghìn đồng. Tuy

nhiên, các doanh nghiệp phải đầu tư vốn lớn (mua máy móc, thiết bị, đầu tư nhà xưởng,

văn phòng, vốn lưu động), cũng là đối tượng chịu rủi ro nếu có biến động lớn trên thị

trường. Quy mô sản xuất của nhà máy xay sát và doanh nghiệp lớn, duy trì trong cả năm

nên tổng lợi nhuận thu được là rất lớn. Đây cũng là khâu mang lại giá trị gia tăng cho sản

phẩm lúa gạo.

3.3. Những khó khăn đối với sản xuất kinh doanh lúa gạo

a. Các yếu tố khách quan

Trong nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, các loại rủi ro thường

gặp đó là: Rủi ro do thời tiết; do dịch bệnh; do ô nhiễm; do thị trường; do thể chế chính

sách; do khâu hậu cần và do quản lý của các tác nhân tham gia. Những rủi ro này có thể

ảnh hưởng đến toàn bộ các tác nhân tham gia chuỗi với các mức độ khác nhau.

Hình 17: Khó khăn của người nông dân trồng lúa (% lựa chọn trên tổng mẫu)

39

Nguồn: Điều tra của IPSARD tại Đồng Tháp, 2017

Theo khảo sát, các yếu tố khó khăn phổ biến nhất đối với người nông dân sản xuất

lúa gạo đó là tác động của thời tiết (84% số người lựa chọn). Biến động của thời tiết là

những thứ rất khó dự báo. Tại xã An Phong huyện Thanh Bình, vụ mùa năm 2016 tại địa

phương đã xảy ra lũ lụt khiến cho mùa màng của đa số người dân bị mất trắng, thiệt hại lên

tới hàng trăm triệu đồng. Đối với các tác nhân khác, mức độ thiệt hại do thời tiết xấu gây

ra thấp hơn người nông dân rất nhiều (chỉ 34%) do họ hoặc thời gian lưu chuyển lúa ngắn

(thương lái), hoặc có phương tiện lưu trữ (nhà máy xay xát, doanh nghiệp).

Khó khăn lớn tiếp theo đó là diễn biến dịch bệnh làm giảm năng suất/ sản lượng lúa

(71%). Mặc dù công tác tuyên truyền, cảnh báo, khuyến cáo tại địa phương hiện nay tương

đối tốt, giúp bà con chủ động phòng tránh được thiệt hại từ các loại dịch bệnh như đạo ôn,

rầy, lùn xoắn lá… song thiệt hại vẫn xảy ra ở mức độ nào đó và người dân vẫn phải tốn chi

phí cho việc phòng chống dịch, chi phí thuốc BVTV… Tuy nhiên, các tác nhân khác hầu

như không bị tác động trực tiếp bởi yếu tố dịch bệnh này.

Một khó khăn lớn khác đó chính là sự biến động thất thường của giá lúa (68% lựa

chọn). Có những thời điểm trong vụ thu hoạch, giá lúa đã giảm xuống rất thấp khiến nhiều

hộ dân đối mặt với thua lỗ. Người nông dân vẫn là chủ thể dễ tổn thương nhất khi giá lúa

biến động. Bên cạnh đó, họ còn thường xuyên đối mặt với tình trạng thương lái ép giá.

Trước sức ép trả nợ vay vật tư đầu vào hoặc đầu tư từ đầu vụ, nhiều trường hợp phải bán

lúa cho thương lái với giá thấp để có tiền trang trải chi phí. Không chỉ người nông dân,

84

71

11

16

5

68

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Thời tiết

Dịch bệnh

Hệ thống thủy lợi

Cơ sở hạ tầng

Vật tư đầu vào

Giá cả

%

40

doanh nghiệp cũng chịu những rủi ro và sức ép lớn khi giá cả biến động. Trong khi đó,

thương lái ít chịu rủi ro hơn cả do họ luôn nhanh chóng quay vòng vốn của mình.

Cũng theo khảo sát, các yếu tố như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng ít gây ra khó

khăn cho người dân trồng lúa vì họ cho biết hệ thống thủy lợi tại địa phương tốt, đáp ứng

được nhu cầu mùa vụ (91%), đường xá tốt (78%), điện lưới tốt (86%). Họ cũng không gặp

khó khăn đối với vấn đề vật tư đầu vào do dịch vụ nhà cung ứng tốt (85%), không hoặc rất

ít khi gặp phải tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, hoặc giống không tốt.

b. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lỏng lẻo

Theo kết quả điều tra, nông dân bán lúa thường qua hai kênh chính là thương lái và

cơ sở xay xát theo nguyên tắc thuận mua vừa bán và theo giá cả thị trường. Những giao

dịch này được thực hiện chủ yếu bằng miệng mà không có hợp đồng hay bất cứ cam kết

nào. Tương tự như nông dân bán lúa, các giao dịch khác như thương lái – cơ sở xay xát,

cơ sở xay xát – bán buôn/ bán lẻ hầu như cũng không có cam kết. Sự lỏng lẻo và yếu kém

của mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo không chỉ gây ra những khó khăn, bất

lợi cho nông dân khi bị thương lái, doanh nghiệp ép giá mà nông dân còn gặp rất nhiều khó

khăn trong tiếp cận, tiếp nhận vốn tín dụng, chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật.

Nông dân phải mua vật tư nông nghiệp với giá cao, chi phí sản xuất cao do sử dụng lãng

phí vật tư và tiêu thụ lúa gạo với giá bất lợi, lợi nhuận bị giảm thấp. Ngay cả khi giá lúa

trên thị trường nội địa và giá xuất khẩu gạo cao lợi nhuận này cũng phải chia cho nhiều

tầng nấc trung gian. Hệ quả tất yếu là đã gây bất ổn cho sản xuất nông nghiệp, gây trở ngại

cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

b. Động lực và năng lực liên kết trực tiếp nông dân – doanh nghiệp còn thấp

Trong các kênh sản xuất – tiêu thụ lúa gạo, liên kết trực tiếp nông dân – doanh

nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhất, khả năng truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng

và độ nguyên chất của sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên, liên kết trực tiếp nông dân – doanh

nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các kênh tiêu thụ lúa từ đồng ruộng của nông dân,

do động lực và năng lực liên kết giữa cả hai bên còn thấp. Mặc dù các chính sách hiện hành

đã có (như: Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, Quyết định số

62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông

sản, xây dựng cánh đồng lớn) tác động trong việc kiến tạo động lực, nhưng động lực này

chưa được thúc đẩy bằng những ưu đãi, hỗ trợ cụ thể và những chế tài quản lý chặt chẽ.

41

Theo phản hồi của các doanh nghiệp, các điều kiện ưu đãi trong Quyết định 62 chưa

cụ thể và hấp dẫn, trong khi các điều kiện hưởng ưu đãi lại đang vượt quá năng lực của

doanh nghiệp, khiến động lực liên kết trực tiếp với nông dân của họ bị giảm sút. Hai thách

thức lớn nhất đối với doanh nghiệp trong liên kết trực tiếp với nông dân này là: vốn và

nhân lực để phát triển liên kết, vùng nguyên liệu thì không được đề cập trong nội dung ưu

đãi. Hiện tại, đội ngũ thương lái đang có hệ thống phương tiện nhỏ và cò lúa để thu mua

tới tận ruộng của từng hộ nông dân trồng lúa. Trong ngắn và trung hạn, doanh nghiệp không

có đủ tiềm lực vốn để xây dựng một đội ngũ hoạt động hiệu quả và có kinh nghiệm để thay

thế hoàn toàn đội ngũ thương lái hiện tại.

Hơn nữa, Quyết định 62 quy định doanh nghiệp phải có hợp đồng trực tiếp hoặc liên

kết với các doanh nghiệp khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào cho nông dân; đây là

quy định còn khá cứng nhắc và sẽ khiến tốc độ liên kết, vốn đã chậm, càng chậm hơn, đặc

biệt là đối với các doanh nghiệp chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh – xuất khẩu

lương thực. Nông dân ưa thích sự tùy chọn vật tư sản xuất và hiện các doanh nghiệp vật tư

nông nghiệp đều dựa vào hệ thống đại lý nhiều cấp để phân phối sản phẩm, nên quy định

buộc doanh nghiệp vật tư đầu vào – doanh nghiệp thu mua lúa liên kết với nhau rất khó

thực hiện và đạt đồng thuận giữa các tác nhân. Hiện nay, các địa phương đang kỳ vọng có

thể nhân rộng mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân có sự tham gia của HTX; trong

đó, HTX đóng vai trò pháp nhân liên kết giữa doanh nghiệp – nông dân (gồm cả doanh

nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và doanh nghiệp thu mua) dựa trên sự đồng thuận và tự

nguyện tham gia của nông dân. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kỳ vọng HTX có thể sấy

và lưu kho một phần lúa vào vụ thu hoạch rộ để giảm áp lực tại cơ sở chế biến của doanh

nghiệp. Tuy được kỳ vọng nhiều, nhưng hầu hết các HTX hiện nay chỉ cung cấp dịch vụ

tưới tiêu, năng lực quản lý hạn chế và thiếu khả năng liên kết với các tác nhân trong chuỗi

ngành hàng.

Trong khi đó, về phía nông dân, giá cả là vấn đề được quan tâm hàng đầu và cũng

là nguyên nhân chủ yếu khiến nông dân – doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng. Mặc dù nhiều

doanh nghiệp đang thực hiện chính sách thu mua cao hơn giá thị trường từ 100-200đ/kg

nhưng nông dân cho rằng, với những yêu cầu cụ thể về chất lượng, quy trình sản xuất, giá

thu mua này không mang lại cho họ lợi nhuận cao hơn, trong khi nông dân phải bỏ nhiều

công hơn, đặc biệt trong các giai đoạn mùa vụ cao điểm (cấy, gặt) để đáp ứng các yêu cầu

này. Mặt khác, những rủi ro khiến nông dân mất khả năng thanh toán, hoặc làm giảm năng

42

suất, chất lượng lúa (như mưa gió làm đổ ngã lúa, lũ lụt), chưa được bảo hiểm và doanh

nghiệp cũng không sẵn sàng chia sẻ các rủi ro này, nên nông dân không nhận thấy rõ lợi

ích khi liên kết với doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều nông dân chưa quen với cách tính giá

lúa khô dựa trên ẩm độ lúa tươi tại ruộng nên không đồng thuận về giá giao dịch với doanh

nghiệp. Như trong mô hình liên kết với Tập đoàn Lộc Trời, nông dân được cung cấp đầu

vào, hướng dẫn kỹ thuật và thu mua sản phẩm với giá cao hơn. Tuy nhiên, không phải nông

dân nào cũng sẵn lòng tham gia liên kết vì: (i) yêu cầu của công ty khá cao về chọn vị trí

ruộng, chọn giống, sử dụng vật tư và quy trình canh tác, (ii) nông dân quen sản xuất theo

kinh nghiệm của bản thân nên gặp khó khăn khi thực hành theo quy trình có sự giám sát

của công ty.

Những thực tế trên cho thấy động lực và năng lực liên kết trực tiếp giữa nông dân –

doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, mặc dù đây là kênh sản xuất – kinh doanh lúa gạo có tiềm

năng tốt trong nâng cao giá trị, tạo lập thương hiệu, kiểm soát chất lượng và truy xuất

nguồn gốc, cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn về dài hạn cho cả nông dân và

doanh nghiệp.

3.4. Các chính sách hỗ trợ

Nhìn chung, nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như địa phương không tới

được người dân trồng lúa. Theo khảo sát, chính sách chính mà người dân tiếp cận được là

chính sách hỗ trợ liên kết cánh đồng mẫu lớn (64%). Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ

khác gần như không nhận được, bao gồm: hỗ trợ ưu đãi tín dụng mua máy móc phục vụ

sản xuất, chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ bảo vệ đất lúa (Nghị định

35 mới), chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo hàng năm, chính sách liên kết tiêu thụ sản

phẩm (Nghị định 62), chính sách hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch (Nghị định 68).

Các chủ thể là thương lái cũng cho biết hầu như không tiếp cận/nhận được chính

sách hỗ trợ gì. Một số doanh nghiệp cho biết các chính sách của nhà nước giúp doanh

nghiệp giảm được khó khăn về thuế phí, có cơ hội thực hiện liên kết cánh đồng mẫu lớn

với người nông dân trồng lúa.

Một vấn để gặp phải là hiện nay chưa có cơ chế chính sách quy định cụ thể về đơn

vị chứng nhận sản phẩm từ sản xuất lúa gạo theo các quy trình lúa theo các phương pháp

như “1 phải 5 giảm” hay “3 giảm 3 tăng” mặc dù việc tập huấn và tuyên truyền những lợi

ích các quy trình này mang lại đang được triển khai rộng rãi. Do không được chứng nhận,

sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình khi bán trên thị trường không có sự khác biệt về

43

giá, người trồng lúa và doanh nghiệp do đó không có động lực để sản xuất và kinh doanh

sản phẩm này.

III. KẾT LUẬN

Nông dân là chủ thể chịu nhiều rủi ro nhất, bởi cả nguyên nhân chủ quan và khách

quan. Về phía nội tại, quy mô sản xuất nhỏ, tính toán lợi nhuận thiếu chính xác khiến thu

nhập từ trồng lúa của nông dân càng bấp bênh và nhỏ bé so với các tác nhân khác trong

chuỗi giá trị. Về các điều kiện khách quan, bên cạnh những rủi ro hiện hữu như thời tiết,

dịch bệnh, quy trình chế biến truyền thống và sự phân vai các tác nhân trong chuỗi giá trị

theo kênh phổ biến hiện nay khiến giá trị hạt gạo Việt Nam chưa đạt hết tiềm năng. Giá trị

toàn bộ chuỗi giá trị xuất khẩu bị chi phối lớn bởi giá xuất khẩu mà doanh nghiệp đàm

phán. Nông dân gánh tỷ trọng chi phí lớn nhất nhưng chỉ nhận được phần lợi nhuận nhỏ và

không có quyền đàm phán giá trong chuỗi, nên chịu nhiều rủi ro về thị trường.

Thương lái là bộ phận hoạt động tích cực trong chuỗi giá trị nhưng cần được đặt

dưới sự quản lý chặt chẽ hơn. Cho đến nay, thương lái vẫn là tác nhân có vai trò kết nối

toàn chuỗi giá trị, từ nông dân đến doanh nghiệp xuất khẩu, có lợi nhuận biên hoạt động

khá nhỏ do cạnh tranh mạnh. Điều kiện cơ sở vật chất của thương lái đang ảnh hưởng rất

lớn tới chất lượng gạo do thời gian vận chuyển dài, điều kiện bảo quản lúa gạo trên ghe

nghèo nàn, và lúa gạo được chế biến tại nhiều địa điểm khác nhau dẫn tới chất lượng không

đồng đều. Tuy vậy, về khách quan, thương lái không chủ động nâng cao chất lượng và

quản lý chất lượng do doanh nghiệp kinh doanh lương thực, xuất khẩu mới là đầu mối yêu

cầu chất lượng sản phẩm, phần lớn vẫn quan tâm đến độ trắng, độ trong, độ trọng nên quy

trình hiện tại mà thương lái đang thực hiện vẫn đáp ứng yêu cầu.

Các nhà máy xay xát tư nhân nhỏ sẽ đối diện với sự cạnh tranh mạnh từ phía các

doanh nghiệp chế biến quy mô lớn trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà máy xay

xát vẫn là các vệ tinh cung ứng quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh lương thực,

xuất khẩu và bán lẻ, cũng như cung ứng dịch vụ cho đội ngũ thương lái. Do đó, trong ngắn

hạn, đây sẽ là khâu trọng tâm để đổi mới công nghệ chế biến và thay đổi quy trình chế biến

theo hướng tăng chất lượng, giá trị, và giảm thất thoát, từ đó tạo đột phá về dài hạn cho

ngành lúa gạo Việt Nam.

Sự nổi lên của các doanh nghiệp chế biến – kinh doanh lớn, có hệ thống chế biến

khép kín, liên hoàn, và có liên kết trực tiếp với nông dân là một khuynh hướng quan trọng

trong ngành lúa gạo 5 năm qua. Về mặt khách quan, Nghị định 109 về điều kiện kinh

44

doanh, xuất khẩu gạo có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành khuynh hướng này. Tuy

nhiên, đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp lớn nằm trong khuynh hướng này là những doanh

nghiệp ngoài ngành, có các lĩnh vực kinh doanh truyền thống ngoài ngành gạo (như

AGPPS, Võ Thị Thu Hà, Cẩm Nguyên…). Do vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động

thường xuyên lớn và thanh khoản tiền mặt cao vào vụ thu hoạch, các doanh nghiệp ngoài

ngành có lĩnh vực kinh doanh khác bù đắp cho hoạt động thu mua – chế biến – kinh doanh

gạo có lợi thế lớn để đi đầu khuynh hướng này.

Mặc dù HTX và các tổ chức kinh tế hợp tác không được thể hiện trong chuỗi giá trị

phổ biến hiện tại nhưng với sự nổi lên của hình thức hợp tác giữa nông dân – doanh nghiệp,

các tổ chức kinh tế hợp tác được kỳ vọng sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong thời gian tới.

Trên thực tế, ngoài AGPPS ký hợp đồng trực tiếp với nông dân, các doanh nghiệp khác

đều tìm kiếm kênh hợp tác với nông dân thông qua các HTX và tổ chức kinh tế hợp tác

mạnh để giảm chi phí giao dịch và quản lý. Bởi vậy, để thúc đẩy khuynh hướng nói trên

trở thành một kênh thị trường chủ chốt trong chuỗi giá trị lúa gạo, phát triển các tổ chức

kinh tế hợp tác là một điều cần thiết.

Sản xuất lúa theo các tiêu chuẩn bền vững (như 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng,

Vietgap) mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Các hộ nông dân chưa chủ động áp dụng hoặc chỉ áp

dụng một phần do chưa thấy được lợi ích các quy trình. Chưa có cơ quan chức năng nào

tham gia chứng nhận các sản phẩm được sản xuất theo các quy trình trên và cũng chưa có

sự phân biệt giá trên thị trường. Vì vậy, để khuyến khích nông dân áp dụng, cần tăng cường

tập huấn về việc áp dụng các quy trình sản xuất lúa bền vững, minh chứng hiệu quả thực

tế từ tiết kiệm đầu vào và năng suất được cải thiện. Ngoài ra, cần thiết phải có chứng nhận

sản phẩm theo các quy trình sản xuất bền vững để nâng cao chất lượng lúa gạo và xây dựng

thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam. Chứng chỉ giảm phát thải trong canh tác lúa cũng là

một thị trường tiềm năng cần được khai thác để tăng lợi nhuận cho nông dân và đóng góp

vào mục tiêu canh tác lúa bền vững.