bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn nÔng thÔn viỆn nghiÊn

127
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN _______o0o_______ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHCN-MT GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ KẾ HOẠCH 2011 1

Upload: ngoduong

Post on 29-Jan-2017

235 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

_______o0o_______

BÁO CÁOĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHCN-MT

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ KẾ HOẠCH 2011

Hải Phòng, tháng 6/2010

1

BÁO CÁOĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHCN-MT

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ KẾ HOẠCH 2011I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KH&CN 2006-2010

1. Kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Sau 30 năm, lần đầu tiên có được bộ số liệu mới nhất về nguồn lợi cá nổi nhỏ biển Việt Nam bao gồm: Trữ lượng (đến một số loài chính), khả năng khai thác bền vững, ngư trường, ngư cụ khai thác,...

Có được bộ số liệu mới nhất về nguồn lợi cá cơm biển Tây Nam Bộ, gồm: trữ lượng nguồn lợi, khả năng khai thác, các biện pháp quản lý nguồn lợi và khai thác cá cơm nhằm duy trì và bảo vệ nguồn lợi cá cơm biển Tây Nam Bộ.

Xây dựng dự báo khai thác cá trong vụ Nam, dự báo khai thác cá ngừ có độ chuẩn xác cao hơn.

Cung cấp kết quả QT & PT MT, cơ sở dữ liệu phục vụ việc cảnh báo môi trường dịch bệnh của Nhà nước và Ngành Thuỷ sản....

Kết hợp lưới chụp mực trong nghề câu vàng cá ngừ đại dương bước đầu thu được kết quả khả quan, tiết kiệm được chi phí mua mồi, tăng hiệu quả cho nghề câu. Sản lượng khai thác đạt 100-200 kg/đêm (khoảng 1-2giờ/đêm).

Đưa ra được phương pháp bảo quản mực bằng nước biển lạnh brine có kết quả rất khả quan; vừa tiết kiệm năng lượng do giảm sự thất thoát nhiệt tối đa vừa tăng hiệu quả bảo quản do tốc độ truyền nhiệt nhanh, mực không bị chèn ép gây vỡ bụng, dập nát, thao tác dễ dàng, thuận tiện.

Xây dựng được bộ Atlas với khoảng trên 300 loài. Xác định được 340 loài cá rạn san hô, thuộc 115 giống và 47 họ phân bố tại 10 vùng dự kiến thiết lập khu BTB.

Đánh giá được nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong 2 năm 2006 và 2007 vào khoảng 76.761 tấn, tương đương với mật độ 1.095,6 kg/km²; ước tính được tổng số tàu thuyền cho phép hoạt động ở Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ dao động trong khoảng 1.074 - 1.504 chiếc. Thống nhất được với phía Trung Quốc cùng nhau soạn thảo báo cáo chung đánh giá kết quả điều tra liên hợp giai đoạn 1 (2005-2007) trình Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Việt - Trung. Kết quả trên là cơ sở tư vấn cho các nhà quản lý của Chính phủ hai nước. (Nguồn số liệu: Dự án Việt - Trung).

Hoàn thiện bộ hồ sơ thiết lập KBTB Phú Quốc (Quyết định số 1297/2007-QĐ/UBND tỉnh Kiên Giang, ngày 12/07/2007).Tư vấn cho ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang về việc triển khai phân định lại vùng

2

chức năng và thiết lập hệ thống phao neo đậu tàu thuyền, phao đánh dấu ranh giới trong vùng lõi của Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Cung cấp số liệu tư vấn cho Sở NN& PTNT Quảng Trị xây dựng bộ hồ sơ “Thiết lập Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ”. Đề án đã được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thẩm định và hiện đã được đề tài chỉnh sửa và trình UBND tỉnh Quảng Trị ra quyết định thành lập. Phối hợp với Dự án “Hợp phần sinh kế bền vững trong và xung quanh các KBTB” xây dựng bộ hồ sơ thiết lập KBTB Bạch Long Vĩ. Đang phối hợp với Vườn quốc gia Côn Đảo xem xét lại các tiềm năng bảo tồn để lập kế hoạch, điều chỉnh lại các vùng chức năng và giải pháp quản lý KBTB Côn Đảo. (Nguồn số liệu: Đề tài KC09.04/06-10).

Dự báo ngư trường khai thác cho vụ Bắc và vụ Nam của 5 loại nghề chủ yếu (lưới kéo đáy, lưới rê, lưới vây, câu vàng) theo tháng. Dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương ở vùng biển xa bờ. Tổ chức phát hành dự báo rộng rãi đến các địa phương thông qua bản tin dự báo hàng ngày trên Đài Tiếng nói Việt Nam, website của Viện và gửi đến các Sở Thủy sản, Chi cục BVNLTS, doanh nghiệp, cá nhân. Đây là cơ sở để bà con ngư dân các nghề (lưới kéo đáy, lưới rê, lưới vây, câu vàng) khai thác hải sản hiệu quả hơn. (Nguồn số liệu: Đề tài Dự báo cá).

Lần đầu tiên khẳng định vùng biển Việt Nam có cá ngừ đại dương giống phân bố và có thể khai thác được cá ngừ đại dương giống với số lượng lớn bằng lưới vây của Việt Nam ở vùng biển miền Trung và đông Nam Bộ làm tiền đề cho việc phát triển nuôi cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam. (Nguồn số liệu: Đề tài KC06.07/06-10).

Thiết kế chế tạo được giàn phơi tháo lắp nhanh có thể quay để mực tự rơi và lò sấy tận dụng nhiệt thải máy thuỷ để sấy mực trên tàu câu với máy thuỷ, công suất 220cv có khả năng sấy 500kg mực/mẻ trong 21 giờ. Có được công nghệ xử lý mực xà trước khi phơi khô cho chất lượng sản phẩm cao hơn mực không xử lý. Giàn phơi mực tháo lắp nhanh, lò sấy mực xà tận dụng nhiệt thải máy thuỷ, công nghệ xử lý mực xà có thể chuyển giao cho các tàu khai thác mực xà trên toàn vùng biển Việt Nam. (Nguồn số liệu: Đề tài KC.CB.01.32).

Đã đánh giá được hiện trạng thành phần loài và phân bố của trứng cá, cá con (TCCC) và ấu trùng tôm - tôm con (ATT-TC) ở vùng ven biển Đông Tây Nam Bộ, bao gồm 185 loài thuộc 125 giống và 88 họ TCCC; 30 họ và 90 loài ATT-TC. Bước đầu đã xác định được các bãi tập trung TCCC và ATT-TC ở vùng ven biển Đông Tây Nam Bộ, chủ yếu ở vùng ven bờ, các cửa sông và xung quanh các đảo lớn, với mật độ từ 500 cá thể/1000m3 nước trở lên. Đã xây dựng được tập bản đồ các bãi đẻ, các vùng tập trung trứng cá, cá con ở vùng biển Đông - Tây Nam Bộ và đề xuất các biện pháp quản lý. (Nguồn số liệu: Đề tài KC.CB.01.32).

Lưới rê hỗn hợp do Viện thiết kế, chế tạo đã được thử nghiệm trên tàu khai thác của Nam Định, kết quả bước đầu cho thấy:

3

+ Về số lượng cá thể đánh bắt được, lưới thiết kế cho hiệu quả hoạt động cao hơn so với lưới đối chứng 2,2 lần (tính bình quân cho 1 cheo lưới hoạt động).

+ Về sản lượng khai thác, lưới thiết kế cho sản lượng cao hơn so với lưới đối chứng 1,3 lần (tính bình quân cho 1 cheo lưới hoạt động).

Lưới rê hỗn hợp sẽ tiếp tục được thí nghiệm trên tàu khai thác ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ trong năm 2009. (Nguồn số liệu: Đề tài lưới rê hỗn hợp)

Về chuyển giao công nghệ sản xuất cá bớp, đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá bớp cho 18 kỹ thuật viên của các cơ sở thuộc 6 tỉnh (Hải Phòng, Thái bình, Nam Đinh, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh), học viện đã nắm chắc kỹ thuật sản xuất giống, tự vận hành quy trình công nghệ thành công và đã chủ động sản xuất được giống cá bớp tại cơ sở của địa phương được 21,41 vạn cá giống vượt chỉ tiêu dự án đề ra. Một số cơ sở đã nhanh chóng đưa vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Nghĩa Hưng - Nam Định, Tiền Hải - Thái Bình. (Nguồn số liệu dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá bớp).

2. Kết quả nổi bật của các nội dung phục vụ quản lý nhà nước

a. Về Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng,

1. QCVN: Sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, thú y thuỷ sản và bảo vệ môi trường

Đã hoàn chỉnh dự thảo lần 3 của quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: Cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản-điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn, sinh học và môi trường. Dự thảo nêu bật tính đặc thù của Cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản.

2. QCVN: Nước thải cơ sở chế biến thuỷ sản - Yêu cầu kỹ thuật

Đã hoàn chỉnh dự thảo lần 3 của quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: Nước thải cơ sở chế biến thủy sản. Dự thảo nêu bật tính đặc thù của Nước thải cơ sở chế biến thủy sản.

3. Hỗ trợ xây dựng dự thảo nước mắm Codex

Đã hoàn thành 02 tiêu chuẩn Codex về nước mắm. Tiêu chuẩn nêu bật được tính đặc thù của Nước mắm Việt Nam.

b. Về Sở hữu trí tuệ

c. Về Thông tin KH&CN

Cập nhật các thông tin khoa học công nghệ mới về lĩnh vực nghiên cứu nguồn lợi, đa dạng sinh học hải sản.

d. Về Hợp tác quốc tế về KH&CN v.v…

4

Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghề cá như: Đánh dấu cá nổi nhỏ vùng biển Việt Nam; Nâng cao nhận thức và xác định các giải pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của các ngư cụ trong đánh bắt thủy sản đến rùa biển; Điều tra nguồn lợi hải sản vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ; ...

3. Tình hình thực hiện các cơ chế quản lý KH&CN, chính sách KH&CN.

a. Tình hình thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.

Theo Quyết định số 1044/QĐ-BTS ngày 30/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn) về việc Phê duyệt Đề án chuyển đổi Viện Nghiên cứu Hải sản sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí theo quy định tại Nghị định số 115/NĐ-CP của Chính phủ thì từ ngày 30/7/2007 Viện chính thức là tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí. Với lộ trình trên, Viện đã triển khai một số việc sau:

Xây dựng định mức chi tiêu cụ thể cho mọi hoạt động của Viện (Quy chế chi tiêu nội bộ, Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...), hoàn thiện các quy định, quy chế;

Hoàn thiện lại chức năng nhiệm vụ của Viện để đề nghị Bộ phê duyệt;

Xây dựng các nhiệm vụ thường niên;Viện là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu chủ yếu các lĩnh vực nguồn lợi, khai thác,

chế biến, nuôi thử nghiệm,... có đặc thù chủ yếu là mang tính tư vấn cho Lãnh đạo Bộ và chuyển giao công nghệ cho ngư dân. Do vậy, việc triển khai áp dụng Nghị định 115/NĐ-CP của Chính phủ thì từ ngày 30/7/2007 đối với Viện vô cùng khó khăn. Nếu như áp dụng toàn việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn thể đối với Viện thì việc bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kế cận về lĩnh vực biển gặp rất nhiều khó khăn.

b. Tình hình thực hiện Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN, Thông tư liên tịch Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và Công nghệ số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 về chế độ khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án KH&CN

Việc áp dụng các Thông tư mới cho các nhiệm vụ KHCN cũng giảm bớt khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tuy vậy, trong thời gian giao thời việc áp dụng tự chủ tài chính vẫn chưa cụ thể hoá, do vậy việc áp dụng tiết kiệm kinh phí trong quá trình triển khai nhiệm vụ để chi cho các hoạt động phát sinh khác vẫn chưa được áp dụng.

Việc khoán chi theo Thông tư số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN là chính sách cởi mở hơn trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, cũng theo Thông tư này khoán chi là các khoản chi đã có định mức trần của Nhà nước, như vậy khoán nhưng không phải là khoán vì đã có định mức trần; Các khoản khoán chi đa số phải có chứng từ chi tiết, như vậy việc khoán coi như không khoán.

5

Việc áp thuế thuê tàu với ngư dân còn bất cập, do ngư dân không đăng ký dịch vụ cho thuê tàu.

c. Tình hình thực hiện Thông tư liên tịch Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và Công nghệ số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước v.v…

Thực hiện Thông tư 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN Viện đã kịp thời bổ sung sửa đổi qui chế chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập, theo Thông tư nói trên thì người thực hiện hiểu các khoản chi chưa bao gồm thuế, do vậy việc áp thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập.

4. Những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục.

Các Thông tư hướng dẫn về lĩnh vực khoa học cần cụ thể hoá hơn.

Việc áp dụng Quyết định 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ còn chưa phù hợp đối với các nhiệm vụ khoa học mang tính tư vấn và nghiên cứu cơ bản.

Cần bổ sung kinh phí dự phòng phí cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Phụ cấp nguy hiểm đi biển còn quá thấp so với mức độ công việc.

5. Một số kiến nghị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động KH&CN.

Các Thông tư hướng dẫn áp dụng cần cụ thể hơn để việc áp dụng thực hiện thuận tiện.

Đối với các lao động khoa học công nghệ cần xem xét lại việc tính thuế. Nếu như tính thuế trí tuệ thì dẫn đến không còn sự say mê và sự phát triển trong khoa học.

Cần xem xét cách áp dụng Nghị định 115NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/7/2007 đối với Viện.

6. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN

a. Nhiệm vụ thuộc chương trình trọng điểm cấp Nhà nước

6.1. Đề tài: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý. KC09.04/06-10. (2007-2009).

Nội dung của đề tài thể hiện một cách tiếp cận tổng hợp, đa lĩnh vực và tính mới được thể hiện từ việc thu thập số liệu chuyển thành cơ sở khoa học, thành nhận thức và cuối cùng là hành động của chúng ta trong việc thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển. Đây là cách tiếp cận đang được nhiều tổ chức quốc tế, quốc gia trong khu vực và trên thế giới khuyến cáo thực hiện.

Các dữ liệu của đề tài về điều kiện môi trường, thành phần loài sinh vật biển, đa dạng hệ sinh học, nguồn lợi hải sản và kinh tế - xã hội ở 4 khu BTB trọng điểm sẽ

6

phục vụ các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của các ngành sinh học, hóa học, dược học, vật lý hải dương và kinh tế - xã hội.

Cơ sở dữ liệu của đề tài không những được sử dụng trực tiếp cho 4 khu bảo tồn Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc mà còn là nguồn tài liệu có giá trị khoa học phuc vụ cho những nghiên cứu sâu hơn về sinh thái học và nguồn lợi hải sản ở các huyện đảo trọng điển ven biển Việt Nam.

6.2. Đề tài: Nghiên cứu ngư trường và công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống phục vụ nuôi thương phẩm KC06.07/06-10. (2007-2010).

Đã xác định được các ngư trường có cá ngừ đại dương giống tập trung.

Đã khai thác thành công cá ngừ đại dương giống. Nhiều mẻ lưới đã khai thác được trên 1 tấn cá ngừ đại dương giống và vận chuyển sống thành công 748 con cá ngừ đại dương giống về Cam Ranh và hiện đang nuôi trong lồng nuôi tại Cam Ranh 570 con cá ngừ đại dương giống..

Đây là lần đầu tiên Việt Nam vận chuyển sống thành công cá ngừ đại dương giống từ ngư trường khai thác về cơ sở nuôi. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề cho việc phát triển nghề nuôi thương phẩm cá ngừ đại dương.

6.3. Đề tài: Ứng dụng và hoàn thiện qui trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ. KC.09.14/06-10. (2008-2009)

Cung cấp hiện trạng phân bố đặc trưng các trường khí tượng - hải dương (gió, khí áp, nhiệt độ, độ muối, dòng chảy và chlorophyll-a) và hiện trạng nguồn lợi (ngư trường, sản lượng - thành phần loài) cũng như các số liệu sinh học (sinh sản, sinh trưởng) và thành phần thức ăn của cá ngừ đại dương Thunnus albacares và T. obesus trong vùng nghiên cứu một cách đồng bộ. Đây là nguồn dữ liệu bổ sung đầu vào quan trọng cho công tác tính toán, xây dựng, kiểm chứng đánh giá dự báo cũng như phục vụ được cho công tác so sánh, điều chỉnh hỗ trợ nâng cao giá trị sử dụng đối với nguồn số liệu logbook thu thập trong cùng thời gian.

Phân tích, đánh giá xác định các cấu trúc hải dương quy mô vừa và nhỏ có khả năng tập trung cá ngừ đại dương. Phương pháp chuẩn và thông dụng phân tích, đánh giá xác định cấu trúc vừa và nhỏ (fron, đột biến, vùng hội tụ, phân kỳ..) làm cơ sở khoa học ứng dụng trong thiết lập dự báo ngư trường tại vùng biển xa bờ Việt Nam.

6.4. Đề tài: Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất canxi cacbonat dược dụng từ vỏ hầu KC.07.21/06-10. (2009-2010)

Xây dựng được Quy trình công nghệ sản xuất can xi cacbonat dược dụng từ vỏ hầu;

Thiết kế, chế tạo Hệ thống thiết bị đồng bộ SX canxi cacbonat từ vỏ hầu, Công suất 10 tấn SP/năm (đang thực hiện)

7

Đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất Canxi cacbonat dược dụng từ vỏ hầu (quy mô phòng thí nghiệm). Sản phẩm Canxi cacbonat dược dụng của đề tài đã được Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo Dược điểm Việt Nam III.

Kết quả của đề tài đã được Công ty Cổ phần Hóa Dược Việt Nam; Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (đã ký hợp đồng và đang triển khai áp dụng SX thử nghiệm)

b. Nhiệm vụ thuộc chương trình công nghệ sinh học thuỷ sản

6.5. Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tận dụng bã thải từ sản xuất agar phục vụ sản xuất thức ăn bổ sung chăn nuôi (2008-2010)

Nghiên cứu lựa chọn chủng VSV và quy trình sản xuất chế phẩm sinh học để thuỷ phân bã rong : Từ 17 chủng vi sinh vật có khả năng sinh enzyme cellulase ngoại bào (6 chủng vi khuẩn, 1 chủng xạ khuẩn, 3 chủng nấm men và 7 chủng nấm sợi) đã được Viện Công nghệ Sinh học và trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia khảo sát, đã tiến hành sàng lọc và chọn được 4 chủng có hoạt độ enzym cao để nuôi cấy thu dịch enzym và tiến hành thí nghiệm thuỷ phân bã rong thì thấy kết quả tốt hơn nhiều so với sử dụng với sử dụng enzym thương mại.

Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất và thử nghiệm ứng dụng trong chăn nuôi: cá rô phi, nuôi gà, nuôi trâu, bò

Kết quả nghiên cứu của đề tài đang được áp dụng thử nghiệm nuôi cá rô phi đơn tính tại Xí nghiệp Giống thuỷ sản - Địa chỉ : Cầu Nguyệt - Kiến An - Hải Phòng.

6.6. Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thử nghiệm Chondroitin và Glucosamine từ nguyên liệu thuỷ sản. (2008-2010)

Đưa ra quy trình công nghệ sản xuất chondroitin và glucosamin. Xây dựng 02 tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Sản xuất thử 10 kg glucosamin và 1kg chondroitin.

6.7. Đề tài: Nghiên cứu phân lập, nuôi cấy chủng vi sinh vật sản sinh Tetrodotoxin (TTX) trong cá nóc độc Việt Nam và tách chiết TTX. (2009-2010).

Đã phân lập được 130 chủng vi sinh vật từ 3 loài cá nóc độc ở Việt Nam, trong đó có 24 chủng vi sinh vật có khả năng sản sinh độc tố Tetrodotoxin. Đây là kết quả quan trọng để chứng minh khả năng sản sinh TTX của các vi sinh vật cộng sinh trong cá nóc biển Việt Nam.

Việc phát hiện ra nguồn gốc sinh học của TTX từ vi sinh vật đã mở ra một hướng nghiên cứu mới đó là sinh tổng hợp TTX từ vi sinh vật. Nó vừa có thể chủ động sản xuất TTX trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp với số lượng lớn, vừa giảm được giá thành, độ tinh sạch lại cao...

c. Nhiệm vụ độc lập cấp Nhà nước

6.8. Nhiệm vụ: Nghiên cứu động vật phù du vùng khơi biển Việt Nam (2006-2007)

8

Có được các kết quả mới, đầy đủ nhất từ trước đến nay về sinh thái học ĐVPD ở vùng khơi biển Đông - Tây Nam Bộ:

+ Thành phần khu hệ, loài mới, loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chỉ thị;

+ Sinh vật lượng, phân bố theo không gian, biến động theo thời gian;

+ Sự đa dạng sinh học của ĐVPD trong các vùng sinh thái biển miền Nam Việt Nam;

+ Tiềm năng sinh học: trữ lượng ĐVPD là thức ăn cho cá; mối liên quan giữa cơ sở thức ăn của cá là ĐVPD với nguồn lợi cá nổi.

Kết quả trên là dữ liệu đầu vào cho công tác dự báo nguồn lợi cá biển bằng các trường hải dương- sinh học của Viện Nghiên cứu Hải sản.

6.9. Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản. (2007-2009, kéo dài đến 2010).

Có được bộ số liệu gốc kết quả thu số liệu thông tin chung về lĩnh vực khai thác thuỷ sản của các cơ quan quản lý nghề cá ở 28 tỉnh ven biển.

Có được bộ số liệu gốc kết quả điều tra, phỏng vấn ngư dân về tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển liên quan đến khai thác thuỷ sản ở 12 tỉnh trọng điểm.

Có được bộ số liệu gốc kết quả điều tra, phỏng vấn ngư dân về tình hình hoạt động của các mô hình chuyển đổi nghề thành công, mô hình tổ chức sản xuất, mô hình nuôi biển và nuôi hải sản ven bờ.

Các số liệu trên là cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản.

6.10. Đề tài: Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học của một số vùng rừng ngập mặn điển hình để khai thác hợp lý và phát triển bền vững. (2008-2010).

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ và hệ thống nhất từ trước đến nay về nguồn lợi và đa dạng sinh học khu hệ động thực vật thuỷ sản tại một số hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam.

Đưa ra được cơ sở khoa học và mô hình tính toán để lượng giá kinh tế nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học dựa trên các giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp cho các hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam.

Trên cơ sở khoa học về hiện trạng nguồn lợi, đa dạng sinh học, khai thác, kinh tế-xã hội và môi trường, bước đầu đã đề xuất được các biện pháp phục vụ khai thác hợp lý và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn.

6.11. Dự án: Điều tra liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (giai đoạn I: 2006-2007; giai đoạn II: 2008-2010).

9

Kết quả của dự án trong giai đoạn I của dự án: Đánh giá được nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong 2 năm 2006 và 2007 vào khoảng 76.761 tấn, tương đương với mật độ 1.095,6 kg/km²; ước tính được tổng số tàu thuyền cho phép hoạt động ở Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ dao động trong khoảng 1.074 - 1.504 chiếc. Thống nhất được với phía Trung Quốc cùng nhau soạn thảo báo cáo chung đánh giá kết quả điều tra liên hợp giai đoạn 1 (2005-2007) trình Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Việt - Trung. Kết quả trên là cơ sở tư vấn cho các nhà quản lý của Chính phủ hai nước.

Giai đoạn II của dự án hiện đang triển khai thực hiện, dự kiến ước tính được số lượng tàu thuyền cho phép khai thác và có cơ sở khoa học cho việc hạn chế và cấm khai thác trong mùa vụ sinh sản nhằm mục đích tái tạo nguồn lợi hải sản tránh nguy cơ tuyệt chủng.

d. Nhiệm vụ cấp Bộ

6.12. Đề tài: Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá cá nục, trích, cơm, bạc má...) ở vùng biển Việt nam (gọi tắt là đề tài điều tra cá nổi nhỏ). (2003-2006)

Có được bộ số liệu về nguồn lợi cá nổi nhỏ biển Việt Nam bao gồm: Trữ lượng (đến một số loài chính), khả năng khai thác bền vững, ngư trường, ngư cụ khai thác,... làm cơ sở tư vấn cho các cấp quản lý điều chỉnh số lượng tàu thuyền khai thác hiệu quả và bền vững.

6.13. Đề tài: Thiết kế giàn phơi mực xà tháo lắp nhanh và cải tiến công nghệ xử lý mực xà trên tàu khai thác đảm bảo chất lượng và an toàn trong sản xuất. KC.CB.01.32. (2007-2008)

Đã thiết kế 2 kiểu giàn phơi tháo lắp nhanh (giàn gập và giàn quay mực tự rơi) đã được cục đăng kiểm cấp phép hoạt động Thiết kế 01 hệ thống lò sấy mực tận dụng nhiệt thải của máy thủy công suất 500kg/mẻ.

Hệ thống giàn phơi, lò sấy đã được chế tạo và lắp đặt thử nghiệm trên tàu QNa – 91009 TS - Quảng Nam.

6.14. Đề tài: Đánh giá nguồn lợi cá cơm (Stolephorus spp) ở vùng biển Tây Nam Bộ và đề xuất giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý. (2005-2006)

Nguồn số liệu thu được là khá lớn bao trùm cả số liệu về thực trạng nguồn lợi và số liệu thể hiện áp lực khai thác lên nguồn lợi ở vùng biển nghiên cứu. Đây là những bằng chứng khoa học xác thực phục vụ cho quản lý nguồn lợi và nghề khai thác cá cơm biển Tây Nam Bộ.

6.15. Dự án: Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản và bảo tồn các loài thuỷ sản quí hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao đang bị đe doạ, có nguy cơ tuyệt chủng. (2007).

10

Đã xây dựng và hoàn thiện thuyết minh dự án và được các nhà khoa học đánh giá cao. Đề án đã được trình Lãnh đạo Bộ xem xét và có hướng chỉ đạo thực hiện.

6.16. Đề tài: Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi (2005-2007)

Đã đào tạo được 2 cán bộ về phương pháp khảo sát, thu thập mẫu vật san hô và cá rạn san hô. Đào tạo được 2 cán bộ lặn nâng cao và 1 cán bộ lặn bậc 1.

Đã xây dựng được bộ Atlas (gồm 3 tập) với khoảng trên 300 loài cá rạn san hô phân bố ở vùng biển Việt Nam phục vụ nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.

Đã xác định được danh mục thành phần loài cá rạn san hô đầy đủ nhất cho đến nay ở vùng biển Việt Nam, bao gồm trên 510 loài, thuộc 115 giống và 54 họ.

Kết quả tính toán bước đầu đã ước tính được trữ lượng tức thời của nguồn lợi cá rạn san hô tại 10 vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển đạt khoảng trên 1.500 tấn/tổng diện tích rạn san hô (7.297 ha).

Thiết lập được bản đồ phân bố một số loài có giá trị kinh tế ở dốc thềm lục địa Việt Nam.

Phân tích số liệu, viết báo cáo chuyên đề về hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam.

Xây dựng sổ tay hướng dẫn khai thác lồng bẫy và câu vàng đáy ở dốc thềm lục địa Việt Nam.

6.17. Đề tài: Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá mòi cờ hoa (Clupanadon thrissa) ở vùng biển Việt Nam. (2005-2007)

Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá về hiện trạng môi trường, sinh học-sinh thái, khai thác và kinh tế - xã hội tại các khu vực nghiên cứu, đề tài hiện đang xây dựng và đề xuất các bộ giải pháp nhằm khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá mòi cờ hoa ở vùng biển Việt Nam.

Bước đầu đã thử nghiệm thành công khả năng sinh sản nhân tạo loài cá mòi cờ hoa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo ở qui mô nhỏ, với tỷ lệ thụ tinh 70-75%, tỷ lệ nở đạt khoảng 62-65%, tỷ lệ sống của ấu trùng đến hết giai đoạn noãn hoàn đạt khoảng 30-35%. Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng sinh sản nhân tạo loài cá mòi cờ hoa là một trong những triển vọng cho việc áp dụng giải pháp sản xuất giống để thả ra ngoài môi trường tự nhiên nhằm phục hồi nguồn lợi.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã góp phần đào tạo thêm được 5 sinh viên đại học (4 sinh viên AIT và 1 sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội).

6.18. Đề tài: Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

Đã đưa ra được 09 qui chuẩn cụ thể như sau:

11

+ Tàu cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Cơ sở sản xuất đồ hộp thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Cơ sở chế biến thuỷ sản khô - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Cảng cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Cơ sở thu mua thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Chợ cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Cơ sở sản xuất nước mắm -  Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Kho lạnh thuỷ sản - Điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

6.19. Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ (2007-2008)

Đã đánh giá được hiện trạng thành phần loài và phân bố của trứng cá, cá con (TCCC) và ấu trùng tôm - tôm con (ATT-TC) ở vùng ven biển Đông Tây Nam Bộ, bao gồm 185 loài thuộc 125 giống và 88 họ TCCC; 30 họ và 90 loài ATT-TC.

Bước đầu đã xác định được các bãi tập trung TCCC và ATT-TC ở vùng ven biển Đông Tây Nam Bộ, chủ yếu ở vùng ven bờ, các cửa sông và xung quanh các đảo lớn, với mật độ từ 500 cá thể/1000m3 nước trở lên.

Tỉ lệ phần trăm cá con và tôm con bị khai thác ở vùng ven biển Đông Tây Nam Bộ bởi các nghề kéo cá, kéo tôm, nghề đáy, vây cá Cơm, cào bay là rất lớn, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng.

Mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường tới TCCC và ATT-TC bước đầu đã xác định là yếu tố nhiệt độ có mối liên hệ đối với trứng cá ở vùng biển Tây Nam Bộ, và một số nhóm động thực vật phù du.

Đặc biệt với số lượng mẫu phong phú và đa dạng có giá trị cao về mặt khoa học và đào tạo.

6.20. Đề tài: Xây dựng hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thuỷ sản. 2007

Xây dựng được bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy sản tư vấn cho các cơ quan quản lý cấp trên.

6.21. Đề tài: Nghiên cứu tác động của bão và hiện tượng kèm theo đối với hệ thống cầu cảng, khu neo đậu tàu thuyền và khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở trung trung bộ. (2008-2009)

Ứng dụng các mô hình (mô hình Delft 3D- flow dự báo nước dâng; mô hình WAM, SWAN dự báo sóng trong bão và mô hình tính toán khả năng ngập lụt do nước

12

dâng trong bão); đã tính toán chi tiết ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới (theo 10 kịch bản bão khác nhau) đối với miền Trung và 3 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên.

Đã xây dựng được tập bản đồ ngập lụt cho 4 kịch bản (dự báo) tác động do bão tại một số địa phương (1/50 000) và 5 vùng (1/10 000) cho khu vực miền Trung (9 địa phương và 5 vùng chi tiết thuộc các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên)

Những kết quả nghiên cứu, tính toán của đề tài sau khi được nghiệm thu, đánh giá có thể ứng dụng cho các địa phương và các ngành liên quan trong công tác phòng chống bão lụt, khu vực ven biển miền Trung.

6.22. Đề tài: Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh sáng mầu cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và miền Nam (2008-2009).

Đánh giá được tập tính tập trung gần nguồn sáng và cường độ rọi sáng thích nghi của cá nục, cá tráo và cá bạc má.

Xác định được thành phần loài trong các mẻ lưới thí nghiệm, kích thước, tuyến sinh dục, độ no dạ dày của cá nổi nhỏ (cá nục, cá tráo, cá bạc má,...) đối với từng loại ánh sáng.

Đánh giá được hiệu quả sử dụng ánh sáng màu và ánh sáng trắng ngầm cho nghề lưới vây ở vùng biển xa bờ miền Trung và miền Nam. Ánh sáng trắng thắp sáng trên mặt nước cho năng suất khai thác trung bình cao hơn ánh sáng màu (đỏ, vàng và xanh lá cây) từ 1,7-2,9 lần và cao hơn ánh sáng trắng ngầm từ 2,1-3,1 lần.

Đưa ra được phương pháp trang bị và qui trình kỹ thuật sử dụng ánh sáng đèn ngầm và ánh sáng màu cho nghề lưới vây.

Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về công suất ánh sáng cho phép sử dụng trong nghề lưới vây.

Đề xuất được chủng loại bóng đèn phù hợp với điều kiện Việt Nam, đó là: đèn cao áp natri (HPS) và cao áp halogen kim loại (MH).

Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà khoa học, quản lý và áp dụng vào thực tế sản xuất trong nghề lưới vây ánh sáng ở vùng biển phía Nam Việt Nam.

6.23. Đề tài: Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng nghề lưới rê hỗn hợp khai thác một số đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu, ngừ, chim, hồng, dưa, song,…) ở vùng biển xa bờ. (2008-2009)

Đề tài đã tính toán thiết kế, cải tiến được mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, tốt hơn hẳn so với các mẫu lưới rê hỗn hợp và mẫu lưới rê truyền thống đang được ngư dân sử dụng.

Năng suất khai thác chung của mẫu lưới rê hỗn hợp cải tiến cao hơn so với lưới đối chứng từ 1,06 - 2,06 lần.

13

Năng suất khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu vạch) của lưới thiết kế cải tiến cao hơn lưới đối chứng từ 1,13 - 2,6 lần (tuỳ theo khu vực).

Kích thước khai thác của các đối tượng khai thác chính thu được khá lớn và đều lớn hơn so với quy định về kích cỡ khai thác. Trọng lượng bình quân của cá thu vạch khai thác ở khu vực miền Trung của lưới thiết kế cao gấp từ 1,5 - 2,1 lần so với lưới đối chứng.

Với các kết quả thu được của đề tài, một số địa phương (Thái Bình, Ninh Thuân) đã có công văn đề nghị chuyển giao công nghệ khai thác cho đội tàu tại đây.

6.24. Đề tài: Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi Sứa vùng ven biển Việt Nam, đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ. (2009-2010).

Xác định thành phần, phân bố, đặc điểm sinh học hình thái một số loài Sứa kinh tế quan trọng ở vùng ven biển Việt Nam.

Tính toán trữ lượng, mùa vụ, khả năng khai thác các loài Sứa kinh tế ở vùng ven biển Việt Nam.

Cung cấp thông tin về hiện trạng khai thác Sứa ở các tỉnh ven biển Việt Nam.

Tìm hiểu ảnh hưởng của Sứa đối với hoạt động du lịch - tắm biển, các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách.

Xây dựng các giải pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi Sứa ở vùng ven biển Việt Nam.

6.25. Đề tài: Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu thuỷ sản nước ngọt. (2009-2010).

Xây dựng được quy trình công nghệ chế biến sản phẩm cá chép xông khói; Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm cá kèo bao bột; Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm chả cá thát lát; Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm surimi cá mè;

Phân tích được: Thành phần dinh dưỡng, hóa học của sản phẩm cá Chép xông khói và cá Kèo bao bột; Một số chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm cá Chép xông khói và cá Kèo bao bột; Thành phần dinh dưỡng và một số chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm surimi cá Mè; Thành phần dinh dưỡng và một số chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm cá Thát lát.

6.26. Đề tài: Nghiên cứu phục hồi và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng (họ Tridacnidae) ở biển Việt Nam. (2009-2011).

Hiện tại đang nuôi vỗ thành thục, cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi ấu trùng thành công một số loài Trai tai tượng họ Tridacnidae ở Vịnh Nha Trang. Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài đã mở ra một triển vọng trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo một số loài Trai tai tượng phục vụ cho việc phục hồi, tái tạo nguồn lợi Trai tai tượng ở vùng biển Việt Nam.

14

6.27. Dự án :Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá Bớp (Bostrichthys sinensis) (2007-2008; Gia hạn đến 2009).

Tập huấn lý thuyết về đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá bớp cho 18 kỹ thuật viên của cơ sở thuộc 6 tỉnh: Hải Phòng, Thái bình, Nam Đinh, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh (kể cả những người lần đầu bước vào nghề và những người đã sản xuất giống thuỷ sản) đều hiểu rõ đối tượng, nắm chắc kỹ thuật sản xuất giống, tự vận hành quy trình công nghệ thành công đạt chỉ tiêu của Dự án và đã chủ động sản xuất được giống cá bớp tại cơ sở của địa phương.

Các sản phẩm tạo ra của Dự án đã được Khuyến ngư và cơ sở tổ chức nuôi thử nghiệm dạng mô hình để khuyến cáo và rút kinh nghiệm trước khi phổ biến cho bà con nông dân.

Một số cơ sở đã nhanh chóng đưa vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Nghĩa Hưng - Nam Định, Tiền Hải - Thái Bình.

6.28. Nhiệm vụ: Xây dựng Đề án tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển. (2006).

Đề án đã được trình Lãnh đạo Bộ xem xét.

6.29. Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. (2005-2006).

Thu các số liệu để nghiên cứu về :

+ Độ sâu ăn mồi của cá ngừ đại dương .

+ Hiệu quả giữa việc sử dụng mồi mực và mồi cá .

+ Cải tiến kết cấu của vàng câu .

+ Cải tiến sơ đồ thả câu và thu câu sao cho phù hơp với tàu cá Việt Nam .

+ Nghiên cứu kết hợp lưới chụp mực với nghề câu vàng để cung cấp mồi câu và giảm chi phí mua mồi câu .

Việc kết hợp lưới chụp mực trong nghề câu vàng đã thu được những kết quả khả quan. Sản lượng mực đánh bắt được đã đủ cung cấp mồi cho nghề câu, sản lượng khai thác mực có thể đạt 100 - 200 kg/đêm. Như vậy có thể tiết kiệm được chi phí tiền mồi khá lớn cho mỗi chuyến biển, đồng thời cũng tăng hiệu quả cho nghề câu vì câu bằng mồi mực tươi sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều so với dùng mồi cá chuồn hoặc mồi cá ướp lạnh.

6.30. Nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản mực (mực xà tươi và một số loài khác) trên tàu khai thác xa bờ. (2006-2007).

Xác định cơ chế biến đen của mực và đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả. Đưa ra 04 quy trình công nghệ xử lý bảo quản mực xà, mực ống, bạch tuộc và mực nang. Và công nghệ chế biến chả mực xà. Kết quả nổi bật: Mực ống bảo quản đến 19, 20

15

ngày không bị biến đỏ, 100% đạt chất lượng loại 1 (công nghệ cũ chỉ được 7-10 ngày) chả mực xà có chất lượng tương đương với chả mực ống, mực nang.

Áp dụng cho Tàu HP 90037 TS và tàu HP 9012TS Tập đoàn khai thác cá biển Nam Triệu, Thủy Nguyên, Hải Phòng

6.31. Nhiệm vụ “Đánh giá trình độ công nghệ chế biển thủy sản” (2006-2007).

Đánh giá được hiện trạng công nghệ chế biến thủy sản Việt Nam tại thời điểm 2006-2007; bao gồm các loại hình đông lạnh, đồ hộp, TS khô, bột cá, kho lạnh thương mại.

Xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ CBTS

+ Các đề xuất và kiến nghị về chiến lược và chương trình phát triển công nghệ CBTS đến 2015.

Địa chỉ áp dụng (phục vụ công tác quản lý nhà nước): Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối; Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường.

6.32. Đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật khai thác mực xà bằng nguồn sáng. (2010-2011).

Hiện tại đề tài đang triển khai thực hiện,

e. Nhiệm vụ cấp Viện

6.33. Nghiên cứu lập dự báo ngư trường khai thác cá biển và một số loài đặc sản ở biển Việt Nam. (Nhiệm vụ thường xuyên)

Hàng năm phát hành thông tin dự báo ngư trường khai thác trên trang thông tin điện tử của Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản và của Viện Nghiên cứu Hải sản; Phát hành thông qua bản tin dự báo ngư trường của Đài Tiếng nói Việt Nam.

6.34. Xây dựng, chuẩn hoá và hướng dẫn quy trình thu thập số liệu điều tra nguồn lợi hải sản. (2008).

Xây dựng được bản hướng dẫn các quy trình điều tra nguồn lợi hải sản trên tàu nghiên cứu, bao gồm: 1) Điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy bằng lưới kéo đáy; 2) Điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ bằng thuỷ âm; 3) Điều tra nguồn lợi cá nổi lớn bằng lưới rê và câu vàng; 4) Điều tra nguồn lợi hải sản bằng lồng bẫy và câu vàng đáy.

6.35. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng sứa miến trong bao bì nhỏ. (2008).

Xây dựng được “Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm GTGT sứa miến trong bao bì nhỏ” phù hợp với thực tế, dễ áp dụng tại Việt Nam.

- Sản phẩm ăn liền, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá trị gia tăng cao và tiện lợi trong sử dụng.

Áp dụng Công ty Cổ phần XNK thủy sản Hải Phòng

16

6.36. Nghiên cứu biến động điều kiện một số yếu tố hải dương ảnh hưởng đến năng suất khai thác một số loài cá đáy có giá trị kinh tế làm cơ sở khoa học phục vụ dự báo khai thác hải sản vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ. (2008).

Tổng quan đặc trưng phân bố, biến động nguồn lợi cá đáy ở Vịnh Bắc Bộ

Đặc trưng phân bố và biến động cấu trúc các trường khí tượng hải dương và sinh vật phù du vịnh Bắc bộ

Bộ số liệu các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ muối, dòng chảy, gió, Chlorophill-a, sinh vật phù du)và bộ số liệu năng suất, thành phần loài cá đánh bắt bằng nghề giã đáy vùng biển phía tây Vịnh Bắc Bộ.

Đồng bộ hoá nguồn dữ liệu thu thập được về cá và cá yếu tố môi trường.

Bước đầu sử dụng dữ liệu nhiều nguồn, tái khôi phục chuỗi số liệu cá - môi trường theo hướng tăng cường đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời và tính liên tục phục vụ yêu cầu tối thiểu của dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu xác định các mối tương quan.

6.37. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống khoá phân loại và bộ ảnh Atlas nhóm loài tảo độc hại thuộc chi Dinophysis ở vùng biển Việt Nam. (2008).

Đã thu thập được hơn 300 mẫu vật. Định loại được 26 loài tảo thuộc chi Dynophysi, trong đó đã phát hiện được 5 loài tảo có khả năng sinh độc tố.

Hoàn thành được khoá phân loại tổng thể cho chi Dynophysi ở biển Việt Nam phục vụ cho nghiên cứu phân loại tảo.

6.38. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của thư viện Viện Nghiên cứu Hải sản. (2008).

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của thư viện Viện Nghiên cứu Hải sản (giai đoạn 1995-2005) phục vụ cho công tác nghiên cứu, tra cứu thông tin nhanh, chính xác, thuận tiện, đầy đủ và hiệu quả tới các độc giả trong Viện và ngoài Viện.

6.39. Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện bộ dữ liệu môi trường nền phục vụ công tác khai thác, dự báo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam. (2008).

Chuẩn hoá và lưu trữ được bộ dữ liệu về các trường nhiệt, muối, gió, dòng chảy, sinh vật phù du và chlorophyll a được Viện nghiên cứu Hải sản tiến hành khảo sát ở biển Việt Nam từ 1959 - 5/2008.

Đưa ra được những đặc trưng cơ bản về phân bố không gian của các yếu tố môi trường nền (nhiệt, muối, gió, dòng chảy …) theo thời gian ở biển Việt Nam.

Đưa ra được những đặc trưng về cấu trúc thẳng đứng của trường nhiệt - muối ở vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

17

Bộ dữ liệu và tập bản đồ sẽ làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác dự báo nguồn lợi ở biển Việt Nam trong thời gian tới.

6.40. Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác hải sản xa bờ ở Đông Nam Bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn sáng hợp lý. (2009).

Đề tài đã xác định được mức tổng công suất nguồn sáng, công suất máy phát điện và chủng loại bóng đèn cho từng nhóm tàu lưới vây như sau:

- Đội tàu công suất < 250 cv: tổng công suất nguồn sáng trên tàu 5,0 ÷ < 10,0 kW; công suất máy phát điện 8,0 ÷ 16,0 kVA; sử dụng bóng huỳnh quang 40W kết hợp bóng cao áp halogen kim loại 1.000W hoặc 200W.

- Đội tàu công suất ≥ 250 cv: tổng công suất nguồn sáng trên tàu 20,0 ÷ < 30,0 kW; công suất máy phát điện 31,0 ÷ 48,0 kVA; sử dụng bóng đèn cao áp halogen kim loại 200W kết hợp với bóng cao áp halogen kim loại 1.000W.

Kết quả của đề tài đóng góp một phần nhỏ cho các nhà quản lý định hướng phát triển nghề lưới vây ánh sáng.

6.41. Nghiên cứu đánh giá sự tích tụ kim loại nặng (Cu, As, Hg, Cd) trong ngao nuôi ở một số vùng ven biển Bắc Bộ, phục vụ công tác cảnh báo môi trường và phát triển sản xuất ngao đạt hiệu quả. (2009).

Đánh giá được mối liên hệ hàm lượng kim loại As, Cd, Cu và Hg trong môi trường nước, trầm tích và trong cơ thể ngao.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận được các kim loại trong môi trường trầm tích có tác động tiêu cực đến ngao nuôi hơn so với kim loại trong môi trường nước. Kiến nghị bổ sung thông số Cu vào Chương trình giám sát vùng nuôi nhuyễn thể của Bộ Nông nghiệp&PTNT.

Kết quả đề tài góp phần làm cơ sở thực hiện Nhiệm vụ quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi hải sản của Viện Nghiên cứu Hải sản đạt hiệu quả hơn.

6.42. Nghiên cứu công nghệ sản xuất dịch hương tôm từ phế thải đầu tôm phục vụ cho sản xuất các sản phẩm mô phỏng giả tôm, mì tôm. (2009).

Đưa ra quy trình công nghệ sản xuất dịch hương tôm từ phế liệu đầu tôm có chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc. Đã giử mẫu chào hàng sang Hàn Quốc và một số công ty sản xuất mì ăn liền trong nước, sản phẩm được chấp nhận nhưng chưa có khả năng thiết bị, kinh phí sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng

6.43. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thủy âm đa tần số để xác định tín hiệu âm phản hồi của một số loài cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam. (2009).

Xác định được đặc tính âm phản hồi của các loài cá nục (Decapterus maruadsi), bạc má (Rastrelliger kanagurta) và cá ngân (Atule mate), làm cơ sở khoa học cho việc phân tích hình ảnh tích phân âm.

18

Đã xác định được hệ số phản hồi âm của cá sòng nhật (Trachurus japonicus) và cá hố (Trichiurus lepturus) theo phương pháp in situ, làm cơ sở cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi bằng phương pháp thủy âm.

Góp phần đào tạo 01 nghiên cứu sinh trong lĩnh vực thủy âm áp dụng trong nghiên cứu tập tính và đánh giá nguồn lợi cá biển.

6.44. Bước đầu nghiên cứu mô hình ECOPATH-ECOSIM đánh giá tương tác của nghề cá và hệ sinh thái ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc bộ. (2009).

Đề tài đã tổng hợp được cơ sở phương pháp luận, kinh nghiệm thực tiễn và tiến hành nghiên cứu thử nghiệm của mô hình Ecopath/Ecosim. Đồng thời, đề tài đã đưa ra các đề xuất về khả năng ứng dụng mô hình Ecopath/Ecosim trong quản lý nghề cá ở Việt Nam.

6.45. Xây dựng định mức NCKH lĩnh vực khai thác. (2009).

Đã xây dựng được định mức cho 08 loại nghề ( lưới kéo tôm, lưới kéo cá, lưới vây tự do, lưới vây kết hợp các thiết bị tập trung cá, lưới rê cá thu ngừ, lưới rê đơn tầng đáy, câu vàng cá ngừ đại dương, chụp mực).

Kết quả của nhiệm vụ sẽ được áp dụng cho các đề tài, dự án, công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực khai thác hải sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

6.46. Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp và thực nghiệm nuôi cá bớp (B. sinensis) thương phẩm đạt năng suất 5 tấn/ha/năm. (2010)

Đang tiến hành sản xuất thử nghiệm thức ăn công nghiệp.

6.47. Ứng dụng kỹ thuật di truyền lai phân tử (FISH) để phân loại nhanh và chuẩn xác một số loài tảo độc và thăm dò khả năng ứng dụng trên trứng cá, cá con. (2010).

Đề tài đang triển khai thực hiện.

6.48. Nghiên cứu khả năng sinh sản nhân tạo cá Nác (Periophthalmus cantonensis Osbeck) (2010-2011).

Đề tài đang triển khai thực hiện.

6.49. Hỗ trợ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn nước mắm codex

Đề tài đang triển khai thực hiện.

f. Nhiệm vụ hợp tác cùng các đơn vị khác

6.50. Đề tài: Nghiên cứu thực nghiệm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá bớp ở Hải Phòng.

Nuôi vỗ, kích thích sinh sản, nuôi luân trùng, phòng trị bệnh cho cá bớp và quy trình hoàn thiện.

Đã xây dựng được quy trình hoàn thiện về sản xuất giống cá bống bớp.

19

Các chỉ tiêu đã đạt được:

Chỉ tiêuQuy trình sản xuất giống cá bớp

Sơ thảo Hoàn thiện

Tỷ lệ thành thục % 89,7 90,3

Tỷ lệ đẻ % 60,4 66,1

Tỷ lệ trứng thụ tinh % 84,3 84,2

Tỷ lệ nở % 82,1 90,7

6.51. Đề tài: Đánh giá hiệu quả chuyển đổi một số mô hình trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả. (2007-2008).

Xác định được bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá hiệu qủa các mô hình chuyển đổi (MHCĐ).

Đánh giá hiệu quả các MHCĐ ở Hải Phòng.

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường các MHCĐ.

Dự báo xu hướng biến động về KT-XH-MT khi chuyển đổi sang NTTS.

Đề xuất các mô hình chuyển đổi tiên tiến phù hợp với Hải Phòng.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qủa chuyển đổi của các mô hình.

Kết quả nghiên cứu đẫ chuyển giao cho các cơ quan chức năng của Hải Phòng (Sở KHCN, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT...)

6.52. Đề tài: Nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị đánh giá và giám sát chất lượng môi trường vùng nuôi thủy sản tập trung của thành phố Hải Phòng. (2007-2008).

Xác định được đặc trưng môi trường nuôi thủy sản (NTS) nước ngọt và nước lợ của Hải Phòng.

Xác định được sinh vật chỉ thị (SVCT) và chỉ số sinh học (CSSH) cho thủy vực NTS nước ngọt và nước lợ của Hải Phòng.

Xây dựng được quy trình xác định, sử dụng SVCT và CSSH đánh giá, giám sát chất lượng môi trường các thủy vực NTS nước ngọt và nước lợ.

Kết quả đề tài đã chuyển giao cho Sở KHCN, Sở NN&PTNT, các trung tâm khuyến ngư ở các huyện của Thành phố.

6.53. Nhiệm vụ: Điều tra khảo sát về tình trạng dữ liệu tài nguyên và môi trường biển phục vụ cho cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển Việt Nam

20

Đã thống kê đánh giá các bộ dữ liệu nghiên cứu hiện có tại Viện thuộc các lĩnh vực công nghệ Khai thác, Đa dạng sinh học biển, Nguồn lợi và nghề cá biển, Môi trường biển được thực hiện bởi các chương trình nghiên cứu KHCN của Viện từ 1961 đến 2008.

6.54. Nhiệm vụ: Bổ sung hoàn thiện bộ átlát ngư cụ khai thác hải sản Việt Nam (SCAFI). (2008)

Bổ sung các mẫu ngư cụ và các hình ảnh về tàu thuyền khai thác hải sản tại 11 tỉnh ven biển Việt Nam. Đã xây dựng được bản thảo cuốn átlát ngư cụ khai thác hải sản Việt Nam phục vụ cho việc quản lý và phát triển nghề cá.

6.55. Dự án: Điều tra thực trạng và giải pháp đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá Việt Nam. (2009)

Có được chỉ tiêu, chỉ số đánh giá, mô tả phương thức điều tra, phương pháp luận thực hiện trong dự án điều tra số liệu và phân tích kết quả điều tra thử và chính thức;

Có được cơ sở dữ liệu về điều tra (Bản in văn bản CD ghi dữ liệu) bao gồm bộ chỉ tiêu, chỉ số đánh giá, các mẫu phiếu điều tra, số liệu sơ cấp thu được trong quá trình điều tra và xử lý số liệu, báo cáo kết quả theo chuyên đề đăng ký đăng kiểm, quản lý tàu cá. Các chỉ tiêu gồm:

- Báo cáo quy trình đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá của Malaysia và khả năng ứng dụng vào Việt Nam;

- Nghiên cứu, đề xuất được quy trình thủ tục, đăng ký, đăng kiểm và chính sách quản lý tàu cá trong điều kiện mới.

- Dự thảo chính sách đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá của Việt Nam;

- Bản góp ý phương pháp và kết quả điều tra các chuyên gia xã hội học, chuyên gia đăng ký, đăng kiểm tàu cá từ Trung ương và chính quyền địa phương nơi chọn mẫu.

6.56. Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor), thử nghiệm và đề xuất hình thức nuôi thương phẩm phù hợp tại đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. (2008-2009).

Đã cho đẻ lần 4 từ tháng 11/2008-12/2009. Kết quả được hơn hơn 25.000 bào ngư giống >4mm. Số bào ngư bố mẹ còn lại đang nuôi vỗ để cho đẻ các lần tiếp theo tại Cát Bà hơn 50 con và 5.000 bào ngư giống (kích thước >2cm).

Thả 6.000 bào ngư giống đi nuôi thương phẩm tại Bạch Long Vỹ .

Soạn thảo 01 quy trình (dự thảo) công nghệ sinh sản nhân tạo Bào ngư chín lỗ.

Soạn thảo 01 quy trình (dự thảo) nuôi Bào ngư chín lỗ thương phẩm tại đảo Bạch Long Vỹ Hải Phòng.

21

Theo các kết quả nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành cho thấy là khả quan và thực tiễn.

6.57. Hợp đồng: Điều tra nguồn lợi và tình hình khai thác, sử dụng Hải Sâm (Holothurioidea) ở vùng biển Cát Bà và Cô Tô. (2008-2009)

Đánh giá được hiện trạng nguồn lợi, khai thác, chế biến và tiêu thụ Hải sâm ở khu vực biển Cát Bà và Cô tô.

Xây dựng được bộ bản đồ GIS về phân bố, mật độ và trữ lượng nguồn lợi Hải sâm ở vùng biển Cát Bà và Cô Tô phục vụ công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn lợi Hải sâm.

6.58. Tiểu dự án: Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững. (2009-2010).

Mới triển khai thực hiện

6.59. Tiểu dự án: Khảo sát, xây dựng báo cáo Qui hoạch, lập bản đồ Qui hoạch thuộc dự án Xây dựng qui hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Phú Quý - Bình Thuận. (2009-2010).

Mới triển khai thực hiện

6.60. Dự án: Chống suy thoái môi trường khu vực Biển Đông – Dự án UNEP/GEF

Đã hỗ trợ, phối hợp thực hiện việc xây dựng khu bảo tồn biển Phú Quốc. Cùng với Ban quản lý dự án và các nước thành viên xây dựng văn kiện, kế hoạch dự án giai đoạn 2009 - 2013 “ Thiết lập và vận hành hệ thống các khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở biển Đông và vịnh Thái Lan - Fisheries Refugia”.

6.61. Dự án: Hợp phần “SCAFI” (gồm 2 hoạt động: 2.6.4 và 2.6.8)

Tổ chức được các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm tại các tỉnh nghề cá trọng điểm để xác định, chuẩn hoá, bổ sung danh mục nhóm thương phẩm.

Hoàn thành báo cáo khoa học chuyên đề “danh mục nhóm thương phẩm của nghề cá thương phẩm ở Việt Nam”.

Tổng hợp, phân tích dữ liệu, số liệu đánh giá lại nguồn lợi hải sản biển Việt Nam theo các vùng biển, tuyến biển hỗ trợ thực hiện Nghị định 123.

6.62. Dự án: Phối hợp Bảo tồn Bò biển và Rùa biển

Tổ chức được 3 khoá tập huấn kỹ thuật đánh dấu rùa biển cho các cán bộ kỹ thuật của Vườn Quốc Gia Côn Đảo (BR_VT) Núi Chúa (NT) và Bái Tử Long (QN);

Thiết kế 01 băng hình phục vụ tuyên truyền

Tổ chức phát các tờ rơi đến các ngư dân ở các tỉnh Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.

22

Chỉ đạo và thực hiện phân phối thẻ đánh dấu Rùa biển cho Núi Chúa, Quảng Trị, Côn Đảo, Bái Tử Long

Đánh dấu được 2.500 cá thể rùa mẹ lên đẻ trứng và rùa mắc lưới ngẫu nhiên của các tỉnh

6.63. Dự án phối hợp với WWF-IUCN Việt Nam nhằm giảm nguy cơ và tác động của hoạt động khai thác nhằm cứu hộ Rùa biển.

Quan trắc trên biển tháng 11/2008

Hội thảo và tập huấn tháng 12/2008

6.64. Dự án: Đánh dấu một số loài cá nổi nhỏ biển Việt Nam” - thuộc Chương trình Đánh dấu một số loài cá nổi nhỏ ở vùng biển Đông và biển Adaman của SEAFDEC/MFRDMD.

Kết quả đã đánh dấu được 2.128 cá thể thuộc 3 loài cá nổi nhỏ (cá nục sồ, cá nục thuôn, cá bạc má) ở Nghệ An, Khánh Hoà và Bến Tre.

In ấn và phát hành được 1.500 tờ rơi đến ngư dân ở các tỉnh ven biển thông tin về chương trình đánh dấu cá nổi nhỏ.

6.65. Tăng cường nguồn lợi rùa biển (Research for Stock Enhancement of Sea Turtles-Japanese Trust Fund IV Program) giữa Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMF) với Vụ Quản lý và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản (MFRDMD), Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam á (SEAFDEC) .

Phối hợp với tổ chức bảo tồn rùa biển quốc tế (Inter. Seaturtle Org.) lắp đặt được 02 thiết bị theo dõi qua vệ tinh. Xác định được tuyến hành lang di cư và vùng kiếm ăn của rùa biển tại biển Đông và các quốc gia lân cận.

Hoàn thành nghiên cứu cấu trúc di truyền tiểu quần thể 2 loài rùa biển Việt Nam.

Xây dựng được 01 tài liệu hướng dẫn nghề lưới rê thân thiện với rùa biển.

Xây dựng được 06 bản phân bố và các bãi đẻ chính của rùa biển Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn.

6.66. Dự án: “Nâng cao nhận thức và xác định các giải pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của các ngư cụ trong đánh bắt thủy sản đến rùa biển” gọi tắt là dự án “Sea Turtle By-Catch” giữa Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMF) và WWF-Greater Mekong, Viet Nam Country Program

Tổ chức được 01 hội thảo- 02 tập huấn cho ngư dân đánh bắt cá ngừ tại 3 tỉnh miền trung. Cung cấp 15.000 lưỡi câu vòng- thu số liệu khoa học và thử nghiệm nhằm thay thế lưỡi câu truyền thống trong thời gian tới.

23

7. Kết quả thực hiện dự toán ngân sách được giao cho hoạt động KHCN thực hiện từ 2006 đến tháng 7 năm 2010 và ước thực hiện đến hết tháng 12/2010.

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu Tổng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

A B 1 2 3 4 5 6

I Chi thường xuyên 194.909.014.005 31.702.736.766 34.519.947.350 43.495.798.797 51.606.963.092 33.583.568.000

1 Sự nghiệp khoa học công nghệ 166.806.710.873 27.397.132.090 30.457.440.328 39.961.745.503 41.374.616.952 27.615.776.000

2 Sự nghiệp kinh tế 16.974.750.632 4.172.844.176 474.507.022 288.053.294 8.199.346.140 3.840.000.000

3 Sự nghiệp môi trường 10.690.000.000   3.460.000.000 3.170.000.000 1.990.000.000 2.070.000.000

4 Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 336.722.500 79.930.500 80.000.000 76.000.000 43.000.000 57.792.000

5 Đào tạo nghiên cứu sinh Campuchia 100.830.000 52.830.000 48.000.000      

II Biển Đông Hải đảo 13.891.010.919 8.292.424.681 5.598.586.238

III Xây dựng cơ bản 42.947.475.542 3.855.933.000 7.003.452.000 12.184.332.489 11.903.758.053 8.000.000.000

Cộng 251.747.500.466 43.851.094.447 47.121.985.588 55.680.131.286 63.510.721.145 41.583.568.000

24

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG 2006-2010

1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ/dự án môi trường

1.1 Nhiệm vụ: Quan trắc và phân tích môi trường vùng biển Đông Tây Nam Bộ và trạm Côn Sơn. (Nhiệm vụ thường xuyên)

Xác định hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường, các tác động xấu đến môi trường vùng biển Tây Nam Bộ và biển Côn Sơn.

Phát hiện các sự cố và nguyên nhân gây ô nhiễm MT biển; cảnh báo ô nhiễm và kiến nghị các biện pháp bảo vệ MT biển.

Số liệu các đợt QTMT, báo cáo các đợt QTMT, báo cáo QTMT hàng năm gủi Cục kiểm soát ô nhiễm, Bộ TN&MT và Vụ KHCNMT Bộ Nông nghiệp&PTNT

1.2 Nhiệm vụ: Quan trắc, cảnh báo chất lượng môi trường vùng nuôi hải sản, cảng cá tập trung và khu bảo tồn biển Việt Nam. (Nhiệm vụ thường xuyên)

Hàng năm đưa ra được: Bộ số liệu quan trắc, phân tích chất lượng môi trường (nước, sinh vật, trầm tích, dịch bệnh TS..) các khu vực quan trắc, giám sát; Các báo cáo nhanh: cảnh báo môi trường, dịch bệnh khu vực nuôi hải sản biển tập trung sau 4 đợt/năm; quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh, gửi các địa phương ven biển, phục vụ quản lý vùng nuôi TS; Các báo cáo chuyên đề: kết quả quan trắc môi trường, giám sát hệ sinh thái san hô tại các khu Bảo tồn biển; gửi các Ban quản lý Khu Bảo tồn biển; Các báo cáo kết quả giám sát, đánh giá hiện trạng và nguy cơ ô nhiễm môi trường các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, cảng cá, tập trung. Xây dựng, đề xuất các giải pháp, mô hình quản lý, BVMT. Gửi các Ban quản lý cảng cá và các cơ quan quản lý địa phương; Các báo các định kỳ (2 lần/năm); báo cáo nhanh, cảnh báo môi trường – dịch bệnh; Báo cáo chuyên đề và Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc hàng năm... được gửi tới các địa phương và các cơ quan quản lý ngành.

1.3 Nhiệm vụ: Triển khai thực hiện Quyết định 64 của Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (2006-2007).

Đã tổng hợp tình trạng ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực CBTS;đánh giá được tình hình thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xác định được danh mục 27/35 cơ sở CBTS đã hoàn thành xử lý ô nhiễm.

Đã hỗ trợ, tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn cho 05 nhà máy CBTS đông lạnh thuộc các thành phần kinh tế. Tiết kiệm điện, nước, giảm thiểu ô nhiễm MT

Hỗ trợ, tư vấn công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải CBTS cho một sô doanh nghiệp, cơ sở CBTS.

25

Nghiên cứu lựa chọn và đề xuất một số quy trình xử lý nước thải CBTS đạt hiệu quả cao, đề xuất một số giải pháp, biện pháp về quản lý - tổ chức, khoa học - công nghệ nhằm hỗ trợ các cơ sở CBTS về xử lý ô nhiễm, thúc đẩy công tác quản lý, BVMT đối với cơ quan quản lý Thủy sản.

1.4 Nhiệm vụ: Triển khai Chương trình hành động của Bộ Thủy sản thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (2006).

- Có được bản Chương trình hành động của Bộ Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết 41 – NQ/TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. (Ban hành theo Quyết định số 1031/QĐ-BTS, ngày 30/7/2007). Được triển khai áp dụng trong các chương trình BVMT của Bộ Thuỷ sản, nay là Bộ Nông Nghiệp & PTNT.

1.5 Nhiệm vụ: Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

Đào tạo và Hỗ trợ tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nặng lượng, nguyên liệu, tiết kiệm nước, giảm thiểu ô nhiễm MT cho cơ sở CBTS; Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý BVMT theo ISO 14001 - 2004.

Đã hỗ trợ cho 3 cơ sở SXSH và 3 cơ sở áp dụng ISO 14001 - 2004

2. Đánh giá chung

Những mặt được:

Thời gian qua, cùng với các Bộ ngành liên quan (như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính…); Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BVMT.

+ Trong đó, các cơ quan chức năng của Bộ đã đẩy mạnh các hoạt động xây dựng chính sách, các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn môi trường; Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện BVMT (công tác thẩm định, quản lý… các dự án về BVMT) trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành và phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, miền núi, ven biển và hảo đảo…

+ Hoạt động thường xuyên của hệ thống quan trắc giám sát môi trường và dịch bệnh thuỷ sản đã ổn định, từng bước được hoàn thiện về năng lực chuyên môn; đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu về thông tin, số liệu cho công tác quản lý BVMT của ngành, các địa phường và người sản xuất.

+ Các nhiệm vụ điều tra, đánh giá hiện trạng, tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành, thường xuyên được triển khai trên phạm vi cả nước; Đặc biệt, đã tập trung nguồn lực, thực hiện các chương trình, chiến lược trọng điểm về BVMT của Chính phủ, Bộ TNMT (như: Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg…) với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành.

26

+ Đã tập trung cho công tác truyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mô hình quản lý về BVMT cho các địa phương và mọi thành phần kinh tế, theo hướng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm tàig nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững…

+ Hoạt động KHCN trong lĩnh vực BVMT đã được các Bộ ngành và địa phương quan tâm, đội ngũ cán bộ và trang thiết bị nghiên cứu KHCN về BVMT trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng; tạo động lực cho các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường…

Những mặt chưa được và khó khăn, vướng mắc:

Sản xuất càng phát triển thì các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp; đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO và trước những hiểm hoạ của biến đổi khí hậu toàn cầu, công tác BVMT trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT đang đứng trước những thách thức mới. Những khó khăn chủ yếu là:

+ Với tình trạng sản xuất thuỷ sản, nông nghiệp nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán… thì một hệ thống quản lý nhà nước về BVMT chuyên ngành Nông nghiệp, thuỷ sản triển khai tới các làng xã, hiệp hội…là hết sức cần thiết…nhưng đến nay chúng ta chưa có. Các cơ quan chuyên ngành BVMT địa phương (Sở TN&MT, cảnh sát Môi trường) chưa quản lý được các vấn đề môi trường trong nông nghiệp, thuỷ sản… Do vậy, khi triển khai các nhiệm vụ BVMT tại địa phương và cơ sở, không có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các ngành, ít có sự tham gia, phối hợp của lực lượng tại chỗ nên hiệu quả chưa cao và thiếu bền vững.

+ Các chủ trương, chính sách chung về BVMT trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã có; Tuy nhiên, việc triển khai vào thực tiễn của các ngành và địa phương chưa đồng bộ; chưa có chiến lược quy hoạch, quản lý BVMT hoặc vì mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nên xem nhẹ vấn đề BVMT… Dẫn đến tình trạng: các cơ quan quản lý địa phương không đủ năng lực kiểm soát; các cơ sở sản xuất, các nhà đầu tư… thiếu ý thức, trách nhiệm với nghĩa vụ BVMT trong các hoạt động sản xuất kinh doanh….

+ Kinh phí và các nguồn lực cho các nhiệm vụ BVMT của ngành Nông nghiệp thời gian qua, quá thấp so với yêu cầu thực tế. Việc quản lý các hoạt động BVMT của các cơ quan chức năng theo hình thức các đề tài nghiên cứu Khoa học, chưa phù hợp với đặc thù của nhiệm vụ MT. Ví dụ: việc tổ chức thẩm định đề cương (nội dung, kinh phí) và trình tự tổ chức hội đồng KH nghiệm thu kết quả các nhiệm vụ thường xuyên BVMT… theo hình thức các đề tài NCKH… như hiện nay, làm ảnh hưởng tới việc ứng dụng các kết quả vào công tác chỉ đạo quản lý và sản xuất.

3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

3.1. Các kiến nghị về thể chế, chính sách bảo vệ môi trường.

27

Cần tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các chính sách về BVMT tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý BVMT đối với mọi mặt hoạt động của ngành Nông nghiệp.

3.2. Các kiến nghị về công tác quản lý, đầu tư cho bảo vệ môi trường.

Cần thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý, BVMT chuyên ngành Nông nghiệp&PTNT từ Trung ương tới địa phương; phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành.

Đầu tư, xây dựng và nâng cấp hệ thống các cơ quan chuyên trách về hoạt động BVMT (các Viện, trung tâm Môi trường) của ngành theo hướng phân vùng chức năng và thống nhất trong hệ thống quản lý BVMT chung của Bộ Nông nghiệp&PTNT.

3.3. Các kiến nghị khác

Cần xây dựng và áp dụng cơ chế quản lý, cấp phát kinh phí cho các hoạt động BVMT theo hướng giao quyền chủ động cho đơn vị thực hiện.

Xây dựng, ban hành các định mức chi tiêu riêng cho hoạt động BVMT của ngành Nông nghiệp, trên cơ sở các nguyên tắc tài chính chung cho hoạt động BVMT hiện hành. Biểu giá quan trắc, phân tích môi trường hiện nay quá thấp (thông tư 83, biểu giá QTMT của Bộ KHCNMT năm 1999, ...) không đáp ứng được với sự tăng giá của thị trường. Cần sớm có biểu giá mới cho hoạt động môi trường do Bộ tài chính phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng, ban hành.

Các văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính đối với hoạt động BVMT cần linh hoạt, tiếp cận thực tế hơn (giao khoán các nội dung chi…), tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) trong lĩnh vực BVMT biển và môi trường ngành Thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác BVMT (các tiêu chuẩn hiện có còn nhiều bất cập, cần có TCVN về môi trường biển áp dụng ở vùng ngoài 3 hải lý tính từ bờ.

III.KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHCN&MT NĂM 2011

1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

Mục tiêu chung:

Cung cấp các cơ sở khoa học và chỉ tiêu chung cho việc sử dụng và quản lý nguồn lợi hải sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân, xoá đói giảm nghèo và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

Góp phần phát triển mạnh mẽ KHCN, đưa lĩnh vực thuỷ sản thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn được công nghiệp hoá, hiện đại hoá có luận cứ khoa học chắc chắn cho phát triển và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến và thích hợp, tạo ra hiệu quả kinh tế cao.

28

Góp phần xây dựng một ngành thuỷ sản được quản lý tốt nhằm đạt được sự phát triển ổn định, bền vững cho hiện nay và trong tương lai đồng thời bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Mặt khác cần đề xuất được các biện pháp quản lý bao gồm việc bảo vệ, bảo tồn và khai thác nguồn lợi hải sản một cách hợp lý, bảo đảm sự phát triển bền vững nghề cá.

Các nhiệm vụ cụ thể trong năm 2010:

- Các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước:

Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus Obesus) tại Việt Nam.

Nghiên cứu công nghệ khai thác một số đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao bằng nghề lồng bẫy, câu tay, câu vàng (câu thẳng đứng, câu đáy) ở vùng biển Trường Sa.

Nghiên cứu công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam.

- Các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ:

Nghiên cứu phục hồi và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng (họ Tridacnidae) ở biển Việt Nam.

Nghiên cứu kỹ thuật khai thác mực xà bằng nguồn sáng.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng ở một số khu bảo tồn biển trọng điểm.

Nghiên cứu quy trình sản xuất giống nghêu Meretrix lyrata ở quy mô hàng hóa.

Nghiên cứu biến động và phân bố cường lực khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ.

Nghiên cứu cải tiến công nghệ chế biến khô cá béo (cả nước ngọt và nước mặn) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Giai đoạn 2)

Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường đối với cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, bến cá điển hình)

Nghiên cứu phát triển và lựa chọn công nghệ bảo vệ môi trường làng nghề CBTS ven biển Việt Nam

Điều tra, đánh giá và xác định các điểm nóng về ô nhiễm, suy thoái môi trường những khu vực sản xuất thuỷ sản tập trung ven biển Việt Nam.

- Các nhiệm vụ KH&CN cấp Viện:

29

Nghiên cứu khả năng sinh sản nhân tạo cá Nác (Periophthalmus cantonensis Osbeck).

Nghiên cứu xác định hệ số phản hồi âm của một loài cá cơm thường và cá cơm mõm nhọn ở biển Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi.

Đánh giá tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề chụp mực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn sáng.

Nghiên cứu cải tiến hệ thống giềng rút chính lưới vây ánh sáng xa bờ biển Đông Nam Bộ.

Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện bộ Atlas phân loại cá rạn san hô thường gặp ở Việt Nam.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo Phi phi (Hiatula diphos).

Nghiên cứu sàng lọc vi khuẩn Bacillus spp., Lactobacillus spp. có khả năng ức chế tác nhân gây bệnh phát sáng (Vibrio) trên ấu trùng cua biển.

Chuẩn hóa bản đồ nền các vùng biển Việt Nam theo tiêu chuẩn VN2000 phục vụ xây dựng bản đồ phân bố nguồn lợi sinh vật và quản lý các khu bảo tồn biển.

- Nhiệm vụ KHCN thường xuyên

Quan trắc môi trường vùng biển phía tây Vịnh Bắc Bộ, biển Tây Nam Bộ và Côn Sơn.

Quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi hải sản tập trung, cảng cá, bến cá và các khu bảo tồn ven biển Việt Nam.

Dự báo ngư trường khai thác cá và một số loài đặc hải sản.

30

Biểu số 1VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC 2006-2010

TT Tên nhiệm vụ KHCN

Tên cá nhân chủ

trì

Thời gianthực hiện

(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí 2010

(trđ) Ghi chú

I Mã số, tên đề tài, dự án thuộc các Chương trình KH&CN cấp Nhà nước1.1 Đánh giá điều kiện

tự nhiên và kinh tế - xã hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý. KC09.04/06-10.

PGS. TS. Đỗ Văn Khương

2007-

2009 (gia hạn 5/2010)

Đề án và bản đồ phân vùng chức năng đã được áp dụng trong việc triển khai thành lập, thả neo phân vùng chức năng khu BTB Phú Quốc.Đề án và bản đồ phân vùng chức năng đã được Vườn quốc gia Côn Đảo áp dụng để điều chỉnh qui hoạch và kế hoạch quản lý khu BTB thuộc vườn quốc gia Côn Đảo theo cấp Quốc gia, trình Chính phủ phê duyệt (Quyết định phê duyệt của TTg Chính phủ số 120/QĐ-TTg, ngày 21/01/2009).Đề án và bản đồ phân vùng chức năng đã được áp dụng trong việc triển khai thành lập và quản lý khu BTB Cồn Cỏ, (QĐ số 2090/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị ngày 14/10/2009 về việc thành lập khu BTB đảo Cồn Cỏ).

3.800,00

1.2 Nghiên cứu ngư trường và công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống phục vụ nuôi thương phẩm KC06.07/06-10

TS. Nguyễn Long

2007-

2010

Vận chuyển sống thành công 748 con cá ngừ đại dương giống về Cam Ranh và hiện đang nuôi trong lồng nuôi tại Cam Ranh 570 con cá ngừ đại dương giống..Đây là lần đầu tiên Việt Nam vận chuyển sống thành công cá ngừ đại dương giống từ ngư trường khai thác về cơ sở nuôi. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề cho việc phát triển nghề nuôi thương phẩm cá ngừ đại dương.

6.982,00 1.812,92

1.3 Ứng dụng và hoàn thiện qui trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ. KC.09.14/06-10

TS. Đoàn Văn Bộ

2008-

2009

Phân tích, đánh giá xác định các cấu trúc hải dương quy mô vừa và nhỏ có khả năng tập trung cá ngừ đại dương. Phương pháp chuẩn và thông dụng phân tích, đánh giá xác định cấu trúc vừa và nhỏ (fron, đột biến, vùng hội tụ, phân kỳ..) làm cơ sở khoa học ứng dụng trong thiết lập dự báo ngư trường tại vùng biển xa bờ Việt Nam.

31

1.4 Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất canxi cacbonat dược dụng từ vỏ hầu KC.07.21/06-10

ThS. Nguyễn Xuân Thi

2009-

2010

Xây dựng được Quy trình công nghệ sản xuất can xi cacbonat dược dụng từ vỏ hầu:

+ Thiết kế, chế tạo Hệ thống thiết bị đồng bộ SX canxi cacbonat từ vỏ hầu, Công suất 10 tấn SP/năm (đang thực hiện)

+ Sản phẩm Can xi cacbonat dược dụng đạt tiêu chuẩn theo Dược điển VN III (được phân tích tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương)Địa chỉ áp dụng: Công ty Cổ phần Hóa Dược Việt Nam; Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (đã ký hợp đồng và đang triển khai áp dụng SX thử nghiệm)

2.100,00 1.000,00

II Chương trình Công nghệ sinh học2.1 Nghiên cứu ứng

dụng công nghệ sinh học tận dụng bã thải từ sản xuất agar phục vụ sản xuất thức ăn bổ sung chăn nuôi

ThS. Lê Hương Thuỷ

2008-

2010

Nghiên cứu lựa chọn chủng VSV và quy trình sản xuất chế phẩm sinh học để thuỷ phân bã rong : Từ 17 chủng vi sinh vật có khả năng sinh enzyme cellulase ngoại bào ( 6 chủng vi khuẩn, 1 chủng xạ khuẩn, 3 chủng nấm men và 7 chủng nấm sợi) đã được Viện Công nghệ Sinh học và trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia khảo sát, chúng tôi tiến hành sàng lọc và đã chọn được 4 chủng có hoạt độ enzym cao để nuôi cấy thu dịch enzym và tiến hành thí nghiệm thuỷ phân bã rong thì thấy kết quả tốt hơn nhiều so với sử dụng với sử dụng enzym thương mại.- Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất và thử nghiệm ứng dụng trong chăn nuôi: cá rô phi, nuôi gà, nuôi trâu, bò - Áp dụng thủ nghiệm nuôi cá rô phi đơn tính tại Xí nghiệp Giống thuỷ sản - Địa chỉ : Cầu Nguyệt - Kiến An - Hải Phòng

766,00 334,00

2.2 Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thử nghiệm chondroitin và glucosamin từ nguyên liệu thủy sản

ThS. Trần Cảnh Đình

2008-

2010

Đưa ra quy trình công nghệ sản xuất chondroitin và glucosamin. Xây dựng 02 tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. xản xuát thủ 10 kg glucosamin và 1kg chondroitin

1.192,00 347,00

32

2.3 Nghiên cứu phân lập, nuôi cấy chủng vi sinh vật sản sinh Tetrodotoxin (TTX) trong cá nóc độc Việt Nam và tách chiết TTX

ThS. Bùi Thị Thu Hiền

Đã phân lập được 130 chủng vi sinh vật từ 3 loài cá nóc độc ở Việt Nam, trong đó có 24 chủng vi sinh vật có khả năng sản sinh độc tố Tetrodotoxin. Đây là kết quả quan trọng để chứng minh khả năng sản sinh TTX của các vi sinh vật cộng sinh trong cá nóc biển Việt Nam. Việc phát hiện ra nguồn gốc sinh học của TTX từ vi sinh vật đã mở ra một hướng nghiên cứu mới đó là sinh tổng hợp TTX từ vi sinh vật. Nó vừa có thể chủ động sản xuất TTX trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp với số lượng lớn, vừa giảm được giá thành, độ tinh sạch lại cao...

III Đề tài độc lập cấp Nhà nước3.1. Nghiên cứu cơ sở

khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản

ThS. Nguyễn Văn Kháng

2007-

2009(Kéo dài

đến 2010)

Có được bộ số liệu gốc kết quả thu số liệu thông tin chung về lĩnh vực khai thác thuỷ sản của các cơ quan quản lý nghề cá ở 28 tỉnh ven biển.Có được bộ số liệu gốc kết quả điều tra, phỏng vấn ngư dân về tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển liên quan đến khai thác thuỷ sản ở 12 tỉnh trọng điểm.Có được bộ số liệu gốc kết quả điều tra, phỏng vấn ngư dân về tình hình hoạt động của các mô hình chuyển đổi nghề thành công, mô hình tổ chức sản xuất, mô hình nuôi biển và nuôi hải sản ven bờ.Các số liệu trên là cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản.

2.461,50 995,70 Năm 2010 còn

500,00 triệu chưa được cấp

3.2. Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học của một số vùng rừng ngập mặn điển hình để khai thác hợp lý và phát triển bền vững

ThS. Nguyễn Quang Hùng

2008-

2010

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ và hệ thống nhất từ trước đến nay về nguồn lợi và đa dạng sinh học khu hệ động thực vật thuỷ sản tại một số hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam.Đưa ra được cơ sở khoa học và mô hình tính toán để lượng giá kinh tế nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học dựa trên các giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp cho các hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trên cơ sở khoa học về hiện trạng nguồn lợi, đa dạng sinh học, khai thác, kinh tế-xã hội và môi trường, bước đầu đã đề xuất được các biện pháp phục vụ khai thác hợp lý và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn.

2.300,00 500,00 Năm 2010 còn 500,00 triệu chưa được cấp

33

3.3. Điều tra liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ

TS. Đào Mạnh SơnThS. Phạm Huy Sơn

(giai đoạn I: 2006-2007;

giai đoạn II: 2008-

2010)

Kết quả của dự án trong giai đoạn I của dự án: Đánh giá được nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong 2 năm 2006 và 2007 vào khoảng 76.761 tấn, tương đương với mật độ 1.095,6 kg/km²; ước tính được tổng số tàu thuyền cho phép hoạt động ở Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ dao động trong khoảng 1.074 - 1.504 chiếc. Thống nhất được với phía Trung Quốc cùng nhau soạn thảo báo cáo chung đánh giá kết quả điều tra liên hợp giai đoạn 1 (2005-2007) trình Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Việt - Trung. Kết quả trên là cơ sở tư vấn cho các nhà quản lý của Chính phủ hai nước.Giai đoạn II của dự án hiện đang triển khai thực hiện, dự kiến ước tính được số lượng tàu thuyền cho phép khai thác và có cơ sở khoa học cho việc hạn chế và cấm khai thác trong mùa vụ sinh sản nhằm mục đích tái tạo nguồn lợi hải sản tránh nguy cơ tuyệt chủng.

Giai đoạn I đã hoàn thành; Giai đoạn II đang triển khai

IV Đề tài nghiên cứu cơ bản4.1 Nghiên cứu động vật

phù du vùng khơi biển Việt Nam

TS. Nguyễn Dương Thạo

2007-

2008

Có được các kết quả mới, đầy đủ nhất từ trước đến nay về sinh thái học ĐVPD ở vùng khơi biển Đông - Tây Nam Bộ: + Thành phần khu hệ, loài mới, loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chỉ thị; + Sinh vật lượng, phân bố theo không gian, biến động theo thời gian; + Sự đa dạng sinh học của ĐVPD trong các vùng sinh thái biển miền Nam Việt Nam; + Tiềm năng sinh học: trữ lượng ĐVPD là thức ăn cho cá; mối liên quan giữa cơ sở thức ăn của cá là ĐVPD với nguồn lợi cá nổi.Kết quả trên là dữ liệu đầu vào cho công tác dự báo nguồn lợi cá biển bằng các trường hải dương- sinh học của Viện Nghiên cứu Hải sản.

88,10

34

Biểu số 2VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 2006-2010

TT Tên nhiệm vụ KHCN

Tên cá nhân chủ

trì

Thời gianthực hiện(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đ)

Kinh phí 2010 (trđ) Ghi

chú

I Đề tài trọng điểm cấp Bộ

1.1 Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá cá nục, trích, cơm, bạc má...) ở vùng biển Việt nam

ThS. Nguyễn Viết Nghĩa

2003-

2006

Có được bộ số liệu về nguồn lợi cá nổi nhỏ biển Việt Nam bao gồm: Trữ lượng (đến một số loài chính), khả năng khai thác bền vững, ngư trường, ngư cụ khai thác,... làm cơ sở tư vấn cho các cấp quản lý điều chỉnh số lượng tàu thuyền khai thác hiệu quả và bền vững.

5.858,08

1.2 Thiết kế giàn phơi mực xà tháo lắp nhanh và cải tiến công nghệ xử lý mực xà trên tàu khai thác đảm bảo chất lượng và an toàn trong sản xuất. KC.CB.01.32

ThS. Trần Cảnh Đình

2007-

2008

Đã thiết kế 2 kiểu giàn phơi tháo lắp nhanh (giàn gập và giàn quay mực tự rơi) đã được cục đăng kiểm cấp phép hoạt động Thiết kế 01 hệ thống lò sấy mực tận dụng nhiệt thải của máy thủy công suất 500kg/mẻ. Hệ thống giàn phơi, lò sấy đã được chế tạo và lắp đặt thử nghiệm trên tàu QNa – 91009 TS - Quảng Nam.

973,00

1.3 Đánh giá nguồn lợi cá cơm (Stolephorus spp) ở vùng biển Tây Nam Bộ và đề xuất giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý

ThS. Đặng Văn Thi

2005-

2006

Nguồn số liệu thu được là khá lớn bao trùm cả số liệu về thực trạng nguồn lợi và số liệu thể hiện áp lực khai thác lên nguồn lợi ở vùng biển nghiên cứu. Đây là những bằng chứng khoa học xác thực phục vụ cho quản lý nguồn lợi và nghề khai thác cá cơm biển Tây Nam Bộ.

2.970,00

35

1.4 Dự án: Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản và bảo tồn các loài thuỷ sản quí hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao đang bị đe doạ, có nguy cơ tuyệt chủng

ThS. Pham Hồng Dũng

2007 Đã xây dựng và hoàn thiện thuyết minh dự án và được các nhà khoa học đánh giá cao. Đề án đã được trình Lãnh đạo Bộ xem xét và có hướng chỉ đạo thực hiện.

500,00

1.5 Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi

PGS. TS. Đỗ Văn Khương

2005-

2007

Đã đào tạo được 2 cán bộ về phương pháp khảo sát, thu thập mẫu vật san hô và cá rạn san hô. Đào tạo được 2 cán bộ lặn nâng cao và 1 cán bộ lặn bậc 1.Đã xây dựng được bộ Atlas (gồm 3 tập) với khoảng trên 300 loài cá rạn san hô phân bố ở vùng biển Việt Nam phục vụ nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.Đã xác định được danh mục thành phần loài cá rạn san hô đầy đủ nhất cho đến nay ở vùng biển Việt Nam, bao gồm trên 510 loài, thuộc 115 giống và 54 họ.Kết quả tính toán bước đầu đã ước tính được trữ lượng tức thời của nguồn lợi cá rạn san hô tại 10 vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển đạt khoảng trên 1.500 tấn/tổng diện tích rạn san hô (7.297 ha).Thiết lập được bản đồ phân bố một số loài có giá trị kinh tế ở dốc thềm lục địa Việt Nam.Phân tích số liệu, viết báo cáo chuyên đề về hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam.Xây dựng sổ tay hướng dẫn khai thác lồng bẫy và câu vàng đáy ở dốc thềm lục địa Việt Nam.

8.521,00

36

1.6 Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá mòi cờ hoa (Clupanadon thrissa) ở vùng biển Việt Nam

ThS. Nguyễn Quang Hùng

2005-

2007

Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá về hiện trạng môi trường, sinh học-sinh thái, khai thác và kinh tế - xã hội tại các khu vực nghiên cứu, đề tài hiện đang xây dựng và đề xuất các bộ giải pháp nhằm khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá mòi cờ hoa ở vùng biển Việt Nam. Bước đầu đã thử nghiệm thành công khả năng sinh sản nhân tạo loài cá mòi cờ hoa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo ở qui mô nhỏ, với tỷ lệ thụ tinh 70-75%, tỷ lệ nở đạt khoảng 62-65%, tỷ lệ sống của ấu trùng đến hết giai đoạn noãn hoàn đạt khoảng 30-35%. Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng sinh sản nhân tạo loài cá mòi cờ hoa là một trong những triển vọng cho việc áp dụng giải pháp sản xuất giống để thả ra ngoài môi trường tự nhiên nhằm phục hồi nguồn lợi. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã góp phần đào tạo thêm được 5 sinh viên đại học (4 sinh viên AIT và 1 sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội).

2.207,30

1.7 Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ

ThS. Phạm Quốc Huy

2007-

2008

Bước đầu đã xác định được các bãi tập trung TCCC và ATT-TC ở vùng ven biển Đông Tây Nam Bộ, chủ yếu ở vùng ven bờ, các cửa sông và xung quanh các đảo lớn, với mật độ từ 500 cá thể/1000m3 nước trở lên. Tỉ lệ phần trăm cá con và tôm con bị khai thác ở vùng ven biển Đông Tây Nam Bộ bởi các nghề kéo cá, kéo tôm, nghề đáy, vây cá Cơm, cào bay là rất lớn, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng. Mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường tới TCCC và ATT-TC bước đầu đã xác định là yếu tố nhiệt độ có mối liên hệ đối với trứng cá ở vùng biển Tây Nam Bộ, và một số nhóm động thực vật phù du. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học tư vấn Lãnh đạo các cấp hạn chế đánh bắt nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản.

5.180,00

1.8 Xây dựng hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thuỷ sản

ThS. Đào Trọng Hiếu

2007 Xây dựng được bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy sản tư vấn cho các cơ quan quản lý cấp trên.Đã được ban hành theo Quyết định số:4085/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

200,00

37

1.9 Nghiên cứu tác động của bão và hiện tượng kèm theo đối với hệ thống cầu cảng, khu neo đậu tàu thuyền và khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở trung trung bộ

PGS. TS. Lê Đức Toàn

2008 -

2009

Ứng dụng các mô hình (mô hình Delft 3D- flow dự báo nước dâng; mô hình WAM, SWAN dự báo sóng trong bão và mô hình tính toán khả năng ngập lụt do nước dâng trong bão); đã tính toán chi tiết ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới (theo 10 kịch bản bão khác nhau) đối với miền Trung và 3 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên. Đã xây dựng được tập bản đồ ngập lụt cho 4 kịch bản (dự báo) tác động do bão tại một số địa phương (1/50 000) và 5 vùng (1/10 000) cho khu vực miền Trung (9 địa phương và 5 vùng chi tiết thuộc các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên)Những kết quả nghiên cứu, tính toán của đề tài sau khi được nghiệm thu, đánh giá có thể ứng dụng cho các địa phương và các ngành liên quan trong công tác phòng chống bão lụt, khu vực ven biển miền Trung

1.500

1.10 Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh sáng mầu cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và miền Nam

ThS. Đoàn Văn Phụ

2008-

2009

Đánh giá được hiệu quả sử dụng ánh sáng màu và ánh sáng trắng ngầm cho nghề lưới vây ở vùng biển xa bờ miền Trung và miền Nam. Ánh sáng trắng thắp sáng trên mặt nước cho năng suất khai thác trung bình cao hơn ánh sáng màu (đỏ, vàng và xanh lá cây) từ 1,7-2,9 lần và cao hơn ánh sáng trắng ngầm từ 2,1-3,1 lần.Đưa ra được phương pháp trang bị và qui trình kỹ thuật sử dụng ánh sáng đèn ngầm và ánh sáng màu cho nghề lưới vây.Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về công suất ánh sáng cho phép sử dụng trong nghề lưới vây.Đề xuất được chủng loại bóng đèn phù hợp với điều kiện Việt Nam, đó là: đèn cao áp natri (HPS) và cao áp halogen kim loại (MH).Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà khoa học, quản lý và áp dụng vào thực tế sản xuất trong nghề lưới vây ánh sáng ở vùng biển phía Nam Việt Nam.

4.066,00

38

1.11 Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng nghề lưới rê hỗn hợp khai thác một số đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu, ngừ, chim, hồng, dưa, song,…) ở vùng biển xa bờ

ThS. Nguyễn Phi Toàn

2008-

2009

Đề tài đã tính toán thiết kế, cải tiến được mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, tốt hơn hẳn so với các mẫu lưới rê hỗn hợp và mẫu lưới rê truyền thống đang được ngư dân sử dụng. Năng suất khai thác chung của mẫu lưới rê hỗn hợp cải tiến cao hơn so với lưới đối chứng từ 1,06 - 2,06 lần.Năng suất khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu vạch) của lưới thiết kế cải tiến cao hơn lưới đối chứng từ 1,13 - 2,6 lần (tuỳ theo khu vực).Kích thước khai thác của các đối tượng khai thác chính thu được khá lớn và đều lớn hơn so với quy định về kích cỡ khai thác. Trọng lượng bình quân của cá thu vạch khai thác ở khu vực miền Trung của lưới thiết kế cao gấp từ 1,5 - 2,1 lần so với lưới đối chứng.Với các kết quả thu được của đề tài, một số địa phương (Thái Bình, Ninh Thuân) đã có công văn đề nghị chuyển giao công nghệ khai thác cho đội tàu tại đây.

2.118,00

1.12 Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi Sứa vùng ven biển Việt Nam, đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ

TS. Nguyễn Dương Thạo

2009-

2010

Xác định thành phần, phân bố, đặc điểm sinh học hình thái một số loài Sứa kinh tế quan trọng ở vùng ven biển Việt Nam.Tính toán trữ lượng, mùa vụ, khả năng khai thác các loài Sứa kinh tế ở vùng ven biển Việt Nam.Cung cấp thông tin về hiện trạng khai thác Sứa ở các tỉnh ven biển Việt Nam.Tìm hiểu ảnh hưởng của Sứa đối với hoạt động du lịch - tắm biển, các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách. Xây dựng các giải pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi Sứa ở vùng ven biển Việt Nam.

5.145,00 2.440,00

39

1.13 Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu thuỷ sản nước ngọt.

ThS. Đào Trọng Hiếu

2009-

2010

Xây dựng được quy trình công nghệ chế biến sản phẩm cá chép xông khói; Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm cá kèo bao bột; Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm chả cá thát lát; Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm surimi cá mè;Phân tích được: Thành phần dinh dưỡng, hóa học của sản phẩm cá Chép xông khói và cá Kèo bao bột; Một số chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm cá Chép xông khói và cá Kèo bao bột; Thành phần dinh dưỡng và một số chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm surimi cá Mè; Thành phần dinh dưỡng và một số chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm cá Thát lát.

2.034,00 798,00

1.14 Nghiên cứu phục hồi và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng (họ Tridacnidae) ở biển Việt Nam

ThS. Nguyễn Quang Hùng

2009-

2011

Hiện tại đang nuôi vỗ thành thục, cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi ấu trùng thành công một số loài Trai tai tượng họ Tridacnidae ở Vịnh Nha Trang. Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài đã mở ra một triển vọng trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo một số loài Trai tai tượng phục vụ cho việc phục hồi, tái tạo nguồn lợi Trai tai tượng ở vùng biển Việt Nam.

4.714,00 2.374,00

1.15 Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá Bớp (Bostrichthys sinensis)

TS. Trần Văn Đan

2007-

2008(Gia hạn đến 2009)

Tập huấn lý thuyết về đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá bớp cho 18 kỹ thuật viên của cơ sở thuộc 6 tỉnh: Hải Phòng, Thái bình, Nam Đinh, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh (kể cả những người lần đầu bước vào nghề và những người đã sản xuất giống thuỷ sản) đều hiểu rõ đối tượng, nắm chắc kỹ thuật sản xuất giống, tự vận hành quy trình công nghệ thành công đạt chỉ tiêu của Dự án và đã chủ động sản xuất được giống cá bớp tại cơ sở của địa phương.Các sản phẩm tạo ra của Dự án đã được Khuyến ngư và cơ sở tổ chức nuôi thử nghiệm dạng mô hình để khuyến cáo và rút kinh nghiệm trước khi phổ biến cho bà con nông dân

1.035,975

1.16 Xây dựng Đề án tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển

ThS. Phan Hồng Dũng

2006 Đề án đã được trình Lãnh đạo Bộ xem xét. 200,00

40

1.17 Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ

TS. Nguyễn Long

2005-

2006

Thu được các số liệu nghiên cứu về :+ Độ sâu ăn mồi của cá ngừ đại dương .+ Hiệu quả giữa việc sử dụng mồi mực và mồi cá .+ Cải tiến kết cấu của vàng câu .+ Cải tiến sơ đồ thả câu và thu câu sao cho phù hơp với tàu cá Việt Nam .+ Nghiên cứu kết hợp lưới chụp mực với nghề câu vàng để cung cấp mồi câu và giảm chi phí mua mồi câu . Việc kết hợp lưới chụp mực trong nghề câu vàng đã thu được những kết quả khả quan. Sản lượng mực đánh bắt được đã đủ cung cấp mồi cho nghề câu, sản lượng khai thác mực có thể đạt 100 - 200 kg/đêm

3.678,00

1.18 Nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản mực (mực xà tươi và một số loài khác) trên tàu khai thác xa bờ

ThS. Trần Cảnh Đình

2006-

2007

Xác định cơ chế biến đen của mực và đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả. Đưa ra 04 quy trình công nghệ xử lý bảo quản mực xà, mực ống, bạch tuộc và mực nang. Và công nghệ chế biến chả mực xà. Kết quả nổi bật: Mực ống bảo quản đến 19, 20 ngày không bị biến đỏ, 100% đạt chất lượng loại 1 (công nghệ cũ chỉ được 7-10 ngày) chả mực xà có chất lượng tương đương với chả mực ống, mực nang.Áp dụng cho Tàu HP 90037 TS và tàu HP 9012TS Tập đoàn khai thác cá biển Nam Triệu, Thủy Nguyên, Hải Phòng

577,00

1.19 Nhiệm vụ:Đánh giá trình độ công nghệ chế biển thủy sản

TS. Nguyễn Văn Lệ; ThS. Nguyễn Xuân Thi

2006-

2007

Đánh giá được hiện trạng công nghệ chế biến thủy sản Việt Nam tại thời điểm 2006-2007; bao gồm các loại hình đông lạnh, đồ hộp, TS khô, bột cá, kho lạnh thương mại.

+ Xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ CBTS

+ Các đề xuất và kiến nghị về chiến lược và chương trình phát triển công nghệ CBTS đến 2015.Địa chỉ áp dụng (phục vụ công tác quản lý nhà nước): Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối; Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường.

767,00

1.20 Nghiên cứu kỹ thuật khai thác mực xà bằng nguồn sáng

ThS. Bách Văn Hạnh

2010-

2011

Mới triển khai thực hiện 1830,00 500,00

II Dự án sản xuất thử nghiệm

41

1

III Đề tài cơ sở/Thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù

3.1. Nghiên cứu lập dự báo ngư trường khai thác cá biển và một số loài đặc sản ở biển Việt Nam

ThS. Nguyễn Viết Nghĩa

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm phát hành thông tin dự báo ngư trường khai thác trên trang thông tin điện tử của Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản và của Viện Nghiên cứu Hải sản; Phát hành thông qua bản tin dự báo ngư trường của Đài Tiếng nói Việt Nam.

250,00

3.2. Xây dựng, chuẩn hoá và hướng dẫn quy trình thu thập số liệu điều tra nguồn lợi hải sản

ThS. Nguyễn Viết Nghĩa

2008 Xây dựng được bản hướng dẫn các quy trình điều tra nguồn lợi hải sản trên tàu nghiên cứu, bao gồm: 1) Điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy bằng lưới kéo đáy; 2) Điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ bằng thuỷ âm; 3) Điều tra nguồn lợi cá nổi lớn bằng lưới rê và câu vàng; 4) Điều tra nguồn lợi hải sản bằng lồng bẫy và câu vàng đáy.

50,00

3.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng sứa miến trong bao bì nhỏ

ThS. Nguyễn Xuân Thi

2008 Xây dựng được “Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm GTGT sứa miến trong bao bì nhỏ” phù hợp với thực tế, dễ áp dụng tại Việt Nam.- Sản phẩm ăn liền, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá trị gia tăng cao và tiện lợi trong sử dụng. Áp dụng Công ty Cổ phần XNK thủy sản Hải Phòng

150,00

3.4. Nghiên cứu biến động điều kiện một số yếu tố hải dương ảnh hưởng đến năng suất khai thác một số loài cá đáy có giá trị kinh tế làm cơ sở khoa học phục vụ dự báo khai thác hải sản vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ

KS. Lê Hồng Cầu

2008 Bộ số liệu các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ muối, dòng chảy, gió, Chlorophill-a, sinh vật phù du)và bộ số liệu năng suất, thành phần loài cá đánh bắt bằng nghề giã đáy vùng biển phía tây Vịnh Bắc Bộ.Bước đầu sử dụng dữ liệu nhiều nguồn, tái khôi phục chuỗi số liệu cá - môi trường theo hướng tăng cường đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời và tính liên tục phục vụ yêu cầu tối thiểu của dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu xác định các mối tương quan.

150,00

42

3.5. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống khoá phân loại và bộ ảnh Atlas nhóm loài tảo độc hại thuộc chi Dinophysis ở vùng biển Việt Nam

ThS. Lê Thanh Tùng

2008 Đã thu thập được hơn 300 mẫu vật. Định loại được 26 loài tảo thuộc chi Dynophysi, trong đó đã phát hiện được 5 loài tảo có khả năng sinh độc tố.Hoàn thành được khoá phân loại tổng thể cho chi Dynophysi ở biển Việt Nam phục vụ cho nghiên cứu phân loại tảo.

135,00

3.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của thư viện Viện Nghiên cứu Hải sản

CN. Nguyễn Thị Tỉnh

2008 Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của thư viện Viện Nghiên cứu Hải sản (giai đoạn 1995-2005) phục vụ cho công tác nghiên cứu, tra cứu thông tin nhanh, chính xác, thuận tiện, đầy đủ và hiệu quả tới các độc giả trong Viện và ngoài Viện.

50,00

3.7. Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện bộ dữ liệu môi trường nền phục vụ công tác khai thác, dự báo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam

ThS. Nguyễn Hoàng Minh

2008 Chuẩn hoá và lưu trữ được bộ dữ liệu về các trường nhiệt, muối, gió, dòng chảy, sinh vật phù du và chlorophyll a được Viện nghiên cứu Hải sản tiến hành khảo sát ở biển Việt Nam từ 1959 - 5/2008.Đưa ra được những đặc trưng cơ bản về phân bố không gian của các yếu tố môi trường nền (nhiệt, muối, gió, dòng chảy …) theo thời gian ở biển Việt Nam.Đưa ra được những đặc trưng về cấu trúc thẳng đứng của trường nhiệt - muối ở vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ.Bộ dữ liệu và tập bản đồ sẽ làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác dự báo nguồn lợi ở biển Việt Nam trong thời gian tới.

150,00

43

3.8. Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác hải sản xa bờ ở Đông Nam Bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn sáng hợp lý

ThS. Bùi Văn Tùng

2009 Xác định được mức tổng công suất nguồn sáng, công suất máy phát điện và chủng loại bóng đèn cho từng nhóm tàu lưới vây như sau:

- Đội tàu công suất < 250 cv: tổng công suất nguồn sáng trên tàu 5,0 ÷ < 10,0 kW; công suất máy phát điện 8,0 ÷ 16,0 kVA; sử dụng bóng huỳnh quang 40W kết hợp bóng cao áp halogen kim loại 1.000W hoặc 200W.- Đội tàu công suất ≥ 250 cv: tổng công suất nguồn sáng trên tàu 20,0 ÷ < 30,0 kW; công suất máy phát điện 31,0 ÷ 48,0 kVA; sử dụng bóng đèn cao áp halogen kim loại 200W kết hợp với bóng cao áp halogen kim loại 1.000W.

Kết quả của đề tài đóng góp một phần nhỏ cho các nhà quản lý định hướng phát triển nghề lưới vây ánh sáng.

150,00

3.9. Nghiên cứu đánh giá sự tích tụ kim loại nặng (Cu, As, Hg, Cd) trong ngao nuôi ở một số vùng ven biển Bắc Bộ, phục vụ công tác cảnh báo môi trường và phát triển sản xuất ngao đạt hiệu quả

ThS. Nguyễn Công Thành

2009 Đánh giá được mối liên hệ hàm lượng kim loại As, Cd, Cu và Hg trong môi trường nước, trầm tích và trong cơ thể ngao.Kết quả nghiên cứu ghi nhận được các kim loại trong môi trường trầm tích có tác động tiêu cực đến ngao nuôi hơn so với kim loại trong môi trường nước. Kiến nghị bổ sung thông số Cu vào Chương trình giám sát vùng nuôi nhuyễn thể của Bộ Nông nghiệp&PTNT. Kết quả đề tài góp phần làm cơ sở thực hiện Nhiệm vụ quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi hải sản của Viện Nghiên cứu Hải sản đạt hiệu quả hơn.

150,00

3.10. Nghiên cứu công nghệ sản xuất dịch hương tôm từ phế thải đầu tôm phục vụ cho sản xuất các sản phẩm mô phỏng giả tôm, mì tôm

ThS. Trần Cảnh Đình

2009 Đưa ra quy trình công nghệ sản xuất dịch hương tôm từ phế liệu đầu tôm có chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc. Đã giử mẫu chào hàng sang Hàn Quốc và một số công ty sản xuất mì ăn liền trong nước, sản phẩm được chấp nhận nhưng chưa có khả năng thiết bị, kinh phí sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng

100,00

44

3.11. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thủy âm đa tần số để xác định tín hiệu âm phản hồi của một số loài cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam

ThS. Vũ Việt Hà

2009 Xác định được đặc tính âm phản hồi của các loài cá nục (Decapterus maruadsi), bạc má (Rastrelliger kanagurta) và cá ngân (Atule mate), làm cơ sở khoa học cho việc phân tích hình ảnh tích phân âm.Đã xác định được hệ số phản hồi âm của cá sòng nhật (Trachurus japonicus) và cá hố (Trichiurus lepturus) theo phương pháp in situ, làm cơ sở cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi bằng phương pháp thủy âm.Góp phần đào tạo 01 nghiên cứu sinh trong lĩnh vực thủy âm áp dụng trong nghiên cứu tập tính và đánh giá nguồn lợi cá biển.

50,00

3.12. Bước đầu nghiên cứu mô hình ECOPATH-ECOSIM đánh giá tương tác của nghề cá và hệ sinh thái ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ

ThS. Mai Văn Điện

2009 Đã tổng hợp được cơ sở phương pháp luận, kinh nghiệm thực tiễn và tiến hành nghiên cứu thử nghiệm của mô hình Ecopath/Ecosim. Đồng thời, đề tài đã đưa ra các đề xuất về khả năng ứng dụng mô hình Ecopath/Ecosim trong quản lý nghề cá ở Việt Nam

100,00

3.13. Xây dựng định mức NCKH lĩnh vực khai thác

KS. Phạm Văn Tuyển

2009 Đã xây dựng được định mức cho 08 loại nghề ( lưới kéo tôm, lưới kéo cá, lưới vây tự do, lưới vây kết hợp các thiết bị tập trung cá, lưới rê cá thu ngừ, lưới rê đơn tầng đáy, câu vàng cá ngừ đại dương, chụp mực).Kết quả của nhiệm vụ sẽ được áp dụng cho các đề tài, dự án, công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực khai thác hải sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

50,00

3.14. Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp và thực nghiệm nuôi cá bớp (B. sinensis) thương phẩm đạt năng suất 5 tấn/ha/năm

TS. Trần Văn Đan

2010 Mới triển khai thực hiện 250,00 250,00

45

3.15. Ứng dụng kỹ thuật di truyền lai phân tử (FISH) để phân loại nhanh và chuẩn xác một số loài tảo độc và thăm dò khả năng ứng dụng trên trứng cá, cá con

TS. Nguyễn Văn Nguyên

2010 Mới triển khai thực hiện 250,00 250,00

3.16. Nghiên cứu khả năng sinh sản nhân tạo cá Nác (Periophthalmus cantonensis Osbeck)

KS. Đặng Minh Dũng

2010-

2011

Mới triển khai thực hiện 256,22 150,00

3.17. Hỗ trợ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn nước mắm codex

ThS. Nguyễn Xuân Thi

2010 Mới triển khai thực hiện 250,00 250,00

IV Đề tài hợp tác với địa phương

4.1. Nghiên cứu thực nghiệm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá bớp ở Hải Phòng

TS. Trần Văn Đan

2006 Nuôi vỗ, kích thích sinh sản, nuôi luân trùng, phòng trị bệnh cho cá bớp và quy trình hoàn thiện.Đã xây dựng được quy trình hoàn thiện về sản xuất giống cá bống bớp.

4.2. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi một số mô hình trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả

CN. Vũ Minh Hào

2007-

2008

Xác định được bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá hiệu qủa các mô hình chuyển đổi (MHCĐ).Đánh giá hiệu quả các MHCĐ ở Hải Phòng.Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường các MHCĐ.Dự báo xu hướng biến động về KT-XH-MT khi chuyển đổi sang NTTS.Đề xuất các mô hình chuyển đổi tiên tiến phù hợp với Hải Phòng.Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qủa chuyển đổi của các mô hình.Kết quả nghiên cứu đẫ chuyển giao cho các cơ quan chức năng của Hải Phòng (Sở KHCN, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT...)

216,00

46

4.3. Nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị đánh giá và giám sát chất lượng môi trường vùng nuôi thủy sản tập trung của thành phố Hải Phòng

TS. Nguyễn Dương Thạo

2007-

2008

Xác định được đặc trưng môi trường nuôi thủy sản (NTS) nước ngọt và nước lợ của Hải Phòng.Xác định được sinh vật chỉ thị (SVCT) và chỉ số sinh học (CSSH) cho thủy vực NTS nước ngọt và nước lợ của Hải Phòng.Xây dựng được quy trình xác định, sử dụng SVCT và CSSH đánh giá, giám sát chất lượng môi trường các thủy vực NTS nước ngọt và nước lợ.Kết quả đề tài đã chuyển giao cho Sở KHCN, Sở NN&PTNT, các trung tâm khuyến ngư ở các huyện của Thành phố.

335,00

4.4. Điều tra khảo sát về tình trạng dữ liệu tài nguyên và môi trường biển phục vụ cho cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển Việt Nam

Đã thống kê đánh giá các bộ dữ liệu nghiên cứu hiện có tại Viện thuộc các lĩnh vực công nghệ Khai thác, Đa dạng sinh học biển, Nguồn lợi và nghề cá biển, Môi trường biển được thực hiện bởi các chương trình nghiên cứu KHCN của Viện từ 1961 đến 2008.

4.5. Bổ sung hoàn thiện bộ átlát ngư cụ khai thác hải sản Việt Nam

ThS. Nguyễn Phi Toàn

2008 Bổ sung các mẫu ngư cụ và các hình ảnh về tàu thuyền khai thác hải sản tại 11 tỉnh ven biển Việt Nam. Đã xây dựng được bản thảo cuốn átlát ngư cụ khai thác hải sản Việt Nam phục vụ cho việc quản lý và phát triển nghề cá.

160,00

47

4.6. Điều tra thực trạng và giải pháp đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá Việt Nam

ThS. Nguyễn Phi Toàn

2009 Có được cơ sở dữ liệu về điều tra (Bản in văn bản CD ghi dữ liệu) bao gồm bộ chỉ tiêu, chỉ số đánh giá, các mẫu phiếu điều tra, số liệu sơ cấp thu được trong quá trình điều tra và xử lý số liệu, báo cáo kết quả theo chuyên đề đăng ký đăng kiểm, quản lý tàu cá. Các chỉ tiêu gồm:

- Báo cáo quy trình đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá của Malaysia và khả năng ứng dụng vào Việt Nam;

- Nghiên cứu, đề xuất được quy trình thủ tục, đăng ký, đăng kiểm và chính sách quản lý tàu cá trong điều kiện mới.

- Dự thảo chính sách đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá của Việt Nam;

- Bản góp ý phương pháp và kết quả điều tra các chuyên gia xã hội học, chuyên gia đăng ký, đăng kiểm tàu cá từ Trung ương và chính quyền địa phương nơi chọn mẫu.

519,395

4.7. Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor), thử nghiệm và đề xuất hình thức nuôi thương phẩm phù hợp tại đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng

ThS. Phan Hồng Dũng

2008-

2009

Kết quả được hơn hơn 25.000 bào ngư giống >4mm. Số bào ngư bố mẹ còn lại đang nuôi vỗ để cho đẻ các lần tiếp theo tại Cát Bà hơn 50 con và 5.000 bào ngư giống (kích thước >2cm).Thả 6.000 bào ngư giống đi nuôi thương phẩm tại Bạch Long Vỹ . Soạn thảo 01 quy trình (dự thảo) công nghệ sinh sản nhân tạo Bào ngư chín lỗ. Soạn thảo 01 quy trình (dự thảo) nuôi Bào ngư chín lỗ thương phẩm tại đảo Bạch Long Vỹ Hải Phòng.Theo các kết quả nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành cho thấy là khả quan và thực tiễn.

821,892

4.8. Điều tra nguồn lợi và tình hình khai thác, sử dụng Hải Sâm (Holothurioidea) ở vùng biển Cát Bà và Cô Tô

KS. Lại Duy Phương

2008-

2009

Đánh giá được hiện trạng nguồn lợi, khai thác, chế biến và tiêu thụ Hải sâm ở khu vực biển Cát Bà và Cô tô.Xây dựng được bộ bản đồ GIS về phân bố, mật độ và trữ lượng nguồn lợi Hải sâm ở vùng biển Cát Bà và Cô Tô phục vụ công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn lợi Hải sâm.

335,00

48

4.9. Tiểu dự án: Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững

ThS. Đặng Văn Thi

2009-

2010

Mới triển khai thực hiện 2.380,26

4.10. Khảo sát, xây dựng báo cáo Qui hoạch, lập bản đồ Qui hoạch thuộc dự án Xây dựng qui hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Phú Quý - Bình Thuận.

ThS. Nguyễn Quang Hùng

2009-

2010

Mới triển khai thực hiện 1.046,00

V Các đề tài khác

5.1. Dự án: Đánh dấu một số loài cá nổi nhỏ ở vùng biển Đông và biển Adaman” – Dự án SEAFDEC/MFRDMD

ThS. Nguyễn Viết Nghĩa

2008-

2009

Kết quả đã đánh dấu được 2.128 cá thể thuộc 3 loài cá nổi nhỏ (cá nục sồ, cá nục thuôn, cá bạc má) ở Nghệ An, Khánh Hoà và Bến Tre.In ấn và phát hành được 1.500 tờ rơi đến ngư dân ở các tỉnh ven biển thông tin về chương trình đánh dấu cá nổi nhỏ.

5.2. Dự án “Chống suy thoái môi trường khu vực Biển Đông” – Dự án UNEP/GEF

Đã hỗ trợ, phối hợp thực hiện việc xây dựng khu bảo tồn biển Phú Quốc. Cùng với Ban quản lý dự án và các nước thành viên xây dựng văn kiện, kế hoạch dự án giai đoạn 2009 - 2013 “ Thiết lập và vận hành hệ thống các khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở biển Đông và vịnh Thái Lan - Fisheries Refugia”.

5.3. Dự án: Hợp phần “SCAFI” (gồm 2 hoạt động: 2.6.4 và 2.6.8)

Tổ chức được các chuyến điều tra nghề cá thương phẩm tại các tỉnh nghề cá trọng điểm để xác định, chuẩn hoá, bổ sung danh mục nhóm thương phẩm. Hoàn thành báo cáo khoa học chuyên đề “danh mục nhóm thương phẩm của nghề cá thương phẩm ở Việt Nam”. Tổng hợp, phân tích dữ liệu, số liệu đánh giá lại nguồn lợi hải sản biển Việt Nam theo các vùng biển, tuyến biển hỗ trợ thực hiện Nghị định 123.

49

5.4. Dự án: Phối hợp Bảo tồn Bò biển và Rùa biển

ThS. Phan Hồng Dũng

Tổ chức phát các tờ rơi đến các ngư dân ở các tỉnh Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.Chỉ đạo và thực hiện phân phối thẻ đánh dấu Rùa biển cho Núi Chúa, Quảng Trị, Côn Đảo, Bái Tử LongĐánh dấu được 2.500 cá thể rùa mẹ lên đẻ trứng và rùa mắc lưới ngẫu nhiên của các tỉnh

5.5. Dự án phối hợp với WWF-IUCN Việt Nam nhằm giảm nguy cơ và tác động của hoạt động khai thác nhằm cứu hộ Rùa biển

ThS. Phan Hồng Dũng

5.6. Tăng cường nguồn lợi rùa biển (Research for Stock Enhancement of Sea Turtles-Japanese Trust Fund IV Program) giữa Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMF) với Vụ Quản lý và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản (MFRDMD), Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam á (SEAFDEC) .

ThS. Phan Hồng Dũng

Phối hợp với tổ chức bảo tồn rùa biển quốc tế (Inter. Seaturtle Org.) lắp đặt được 02 thiết bị theo dõi qua vệ tinh. Xác định được tuyến hành lang di cư và vùng kiếm ăn của rùa biển tại biển Đông và các quốc gia lân cận.Hoàn thành nghiên cứu cấu trúc di truyền tiểu quần thể 2 loài rùa biển Việt Nam. Xây dựng được 01 tài liệu hướng dẫn nghề lưới rê thân thiện với rùa biển. Xây dựng được 06 bản phân bố và các bãi đẻ chính của rùa biển Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn.

50

5.7. Nâng cao nhận thức và xác định các giải pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của các ngư cụ trong đánh bắt thủy sản đến rùa biển” gọi tắt là dự án “Sea Turtle By-Catch” giữa Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMF) và WWF-Greater Mekong, Viet Nam Country Program

ThS. Phan Hồng Dũng

Tổ chức được 01 hội thảo- 02 tập huấn cho ngư dân đánh bắt cá ngừ tại 3 tỉnh miền trung. Cung cấp 15.000 lưỡi câu vòng- thu số liệu khoa học và thử nghiệm nhằm thay thế lưỡi câu truyền thống trong thời gian tới.

51

Biểu số 3 VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

DANH MỤC TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHUYỂN GIAO VÀO SẢN XUẤT NĂM 2006-2010

TT Tên kỹ thuật tiến bộ Xuất xứ kết quả(tên đề tài/dự án, cá nhân chủ trì) Địa chỉ áp dụng Quy mô và chỉ tiêu kinh tế -

kỹ thuật chủ yếuThời gian công

nhận

1 Công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng sứa miến trong bao bì nhỏ

Kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm GTGT sứa miến trong bao bì nhỏ”. Chủ trì ThS. Nguyễn Xuân Thi

Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hải phòng, 103 Ngô Quyền, Hải Phòng

Áp dụng vào Phân xưởng chế biến sứa với quy mô sản xuất thử nghiệm và chào hàng ra thị trường

Triển khai SX thử tháng 5/2009

2 Chuyển giao công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá bớp

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho sản xuất giống và nuôi cá bớp (Bostricthys sinensis Lacépède, 1801) ở ven biển miền Bắc Việt Nam

Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh

Một số cơ sở sản xuất ven biển các tỉnh

2007 - 2008

52

Biểu số 4 VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾT QUẢ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG NĂM 2006-2010

TT Tên tiêu chuẩn Cá nhân chủ trì Thời gian Kinh phí(tr. đồng)

Quyết định ban hànhBắt đầu Kết thúc

1 Tàu cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmCơ sở sản xuất đồ hộp thuỷ sản- điều kiện đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩmCơ sở chế biến thuỷ sản khô - điều kiện đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩmCảng cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmCơ sở thu mua thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩmChợ cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmCơ sở sản xuất nước đá Thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩmCơ sở sản xuất nước mắm -  Điều kiện đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩmKho lạnh thuỷ sản - Điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực

phẩm

ThS. Nguyễn Xuân Thi

1/2007 6/2008 412,00 Quyết định ban hành số 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/7/2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

2 Cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn, sinh học và môi trường.

Nước thải cơ sở chế biến thuỷ sản - Yêu cầu kỹ thuật

ThS. Nguyễn Xuân Thi

1/2008 12/2008 247,0 Quyết định ban hành số...ngày / /2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

53

Biểu số 5 VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

THỐNG KÊ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2006-2010

TT Tªn ®¬n vÞ trùc thuéc Tæng

Biªn chÕC¬ cÊu c¸n béTrong ®ã hëng l¬ng sù nghiÖp

khoa häcGS/PGS TSKH/

TS ThS §¹i häc Qu¶n lý

Nghiªn cøu

1 Phßng Tæ chøc - Hµnh chÝnh 5       3 2  2 Phßng Th«ng tin khoa häc c«ng nghÖvµ

HTQT 5     1 4 2  3 Phßng KÕ ho¹ch - Tµi chÝnh 10     2 8 4  4 Phßng Nghiªn cøu C«ng nghÖ

Khai th¸c 10     2 8 2 85 Phßng Nghiªn cøu Nguån lîi h¶i s¶n 15     5 10 3 126 Phßng Nghiªn cøu B¶o tån biÓn 9 1 2 4 2 4 57 Phßng Nghiªn cøu C«ng nghÖ

Sau thu ho¹ch 7     5 2 2 5

8 Phßng Nghiªn cøu C«ng nghÖ Sinh häc biÓn 7   1 4 2 2 5

9 Tæ H¶i d¬ng häc nghÒ c¸ 4     1 3 2 210 TT Quèc gia quan tr¾c, c¶nh

b¸o MTB 7   1 2 4 2 5

11 TT Ph¸t triÓn nghÒ c¸ vµ §a d¹ng sinh häc VÞnh B¾c bé 4   1   3 2 2

12 TT T vÊn vµ chuyÓn giao c«ng nghÖ h¶i s¶n MB 3       3 1 2

13 Ph©n ViÖn Nghiªn cøu H¶i s¶n phÝa Nam 10     3 7 3 7

54

  Tæng céng 96 1 5 29 59 31 53

55

Biểu số 6 VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU THUỘC VỐN SNKHCN 2006-2010

TT Tên phòng thí nghiệm/đơn vị Địa điểm đầu tư Tên thiết bị(Chỉ ghi loại A)

Kinh phí (tr. đồng) Đánh giá hiệu quả khai thác

101 bộ trang âm phòng họp và 01 kính hiển vi huỳnh quang đảo ngược (năm 2006)

224, Lê Lai, Hải Phòng 748,00Hiện tại các thiết bị hoạt động rất hiệu quả cho hội nghị, hội thảo; Kính huỳnh quang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phân tích mẫu môi trường biển.

2

Tăng cường thiết bị phòng tin học (ổ cứng máy chủ và lưu điện).Phòng Nghiên cứu bảo tồn biển (tủ sấy, tủ hút khí độc, tủ ấm, tủ cấy, camera chụp ảnh kính hiển vi)

224, Lê Lai, Hải Phòng 608,90

Sau khi lắp đặt hệ thống thiết bị cho Phòng tin học, các thiếtbị hoạt động hiệu quả, tăng dung lượng lưu trữ thông tin hạn chế lỗi mạng trong công tác.Các thiết bị phục vụ trong công tác bảo tồn biển hoạt động rất hiệu quả. Giúp các nhiệm vụ triển khai việc phân tích và lưu giữ mẫu tốt hơn.

3Phụ kiện HPLC:- Hệ thống phản ứng sau cột- Thiết bị cô quay

224, Lê Lai, Hải Phòng 493,10 Hiện tại thiết bị hoạt động rất hiệu quả và đang phục vụ đề tài TTX

4

01 Kính hiển vi soi nổi, 02 Kính hiển vi thường, 01 cân phân tích; 02 máy đo khí tượng; 01 máy đo dòng chảy; 01 tủ sấy

224, Lê Lai, Hải Phòng 968,90 Hiện tại cac thiết bị đang hoạt động tốt và phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ KHCN đang triển khai.

5

Máy cực phổ cho Trung tâm Quan trắc & Cảnh báo môi trường biển.Bộ Kính hiển vi soi nổi gắn máy ảnh kỹ thuật sô và Máy chụp ảnh dưới nướcthí nghiệm cho Phòng Nghiên cứu Bảo tồn biển.

224, Lê Lai, Hải Phòng 1.000,00 Hiện đang triển khai các thủ tục mua sắm thiết bị theo qui định của Nhà nước

Cộng 3.818,90

56

Biểu số 7 VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NHỎ, SỬA CHỮA LỚN 2006-2010

TT Tên dự án Điạ điểm xây dựng

Số quyết định phê duyệt

Thời gian Kinh phí (tr.đồng)Đánh giá hiệu quả

Bắt đầu Kết thúc Tổng được duyệt

Kinh phí cấp đến năm 2010

1 Cải tạo ao điều hoà 224, Lê Lai, Hải Phòng

66/QĐ-BTS, ngày 19/1/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản

1/2006 12/2006 200,00

Giảm thiểu hiện trạng lụt trong mùa mưa và có tác dụng trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

2Sơn lại nhà SeafdecNâng cấp phòng thí nghiệm Bảo tồn biển

224, Lê Lai, Hải Phòng

1105/QĐ-BTS, ngày 27/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản

1/2007 12/2007 268,00 Chống xuống cấp.

3

Sửa trung tâm QGQT và Cảnh báo môi trường biển và sửa chữa Bảo tàng sinh vật biển thuộc phòng nghiên cúu nguồn lợi

224, Lê Lai, Hải Phòng

957/BNN-KHCN, ngày 4/2/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1/2008 12/2008 404,90 Chống xuống cấp.

4

Sửa chữa nâng cấp khu nhà A, nhà thường trực, sân bê tông, cổng chính và hàng rào sắt bảo vệ

224, Lê Lai, Hải Phòng

2186/QĐ-BNN-KHCN, ngày 13/10/3008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1/2009 12/2009 300,00 Chống xuống cấp.

5 Sửa chữa khu nhà khách 224, Lê Lai, Hải Phòng 1/2010 12/2010 Chống xuống cấp.

Tổng cộng 1.172,90

57

Biểu số 8 VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KH & CN 2006-2010

TT Nội dung công việc Đơn vị Số lượngThực hiện

Ghi chúSốlượng

Kinh phí (tr. đồng)

1 Xuất bản - Sách Bản- Tạp chí Loại- Atlas Bản- CD/ROM, băng hình... Đĩa/băng- Tờ tin (tờ gấp)/ Giới thiệu Viện Bản/Tờ 1.000 1.000 10- Các loại tài liệu khác Bản- Tuyển tập Nghiên cứu nghề cá biển - Tập 4 Cuốn 215 215 20- Tuyển tập Nghiên cứu nghề cá biển - Tập 5 Cuốn 350 350 72- Bản tin hàng quý (từ số 1/2006 đến số 16/2010) bản 2.450 2.450 87

2 Tin điện tử:- Website về KHCN- Thư viện điện tử về KHCN: CSDL toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu của thư viện Viện NC Hải sản. 01 01 50

3 Chương trình truyền hình:4 Triển lãm/Hội chợ KHCN

- Triển lãm “Việt Nam với Biển” tại Hội nghị toàn cầu (tháng 4/2008)- Phiên chợ giống - thiết bị nông nghiệp (tháng 8/2008)- Hội chợ Thương mại – Du lịch - Thuỷ sản Cát Bà (2009)

Lần 03 03 50

5 Hội nghị, Hội thảo KHCN: Lần6 HTQT:

- Đoàn vào- Đoàn ra

Lần50

10850

1087 Chính phủ điện tử (Mạng LAN) Tin 2.517 2.517

58

Biểu 9VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

DANH MỤC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC NĂM 2011

TT Mã số, tên chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì, phối hợp Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết

quả đạt được

Kinh phí(tr. đồng)

Thời gian Ghi chú

Bắt đầu Kết thúc

I CT KHCN cấp Nhà nước

1 Tên Chương trình: KC.06Đề tài 1:Nghiên cứu công nghệ khai thác một số đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao bằng nghề lồng bẫy, câu tay, câu vàng (câu thẳng đứng, câu đáy) ở vùng biển Trường Sa

Chủ trì: Viện Ngiên cứu Hải sảnCơ quan phối hợp:- Trường ĐH Nha Trang.- Cục KT&BVNLTS- Các đội tàu khai thác hải sản xa bờ khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ

Mục tiêu:Có được công nghệ khai thác hiệu quả đối với các loại nghề lồng bẫy, câu tay, câu vàng ở vùng biển Trường SaNội dung:- Nghiên cứu cải tiến kết cấu ngư cụ cho nghề lồng bẫy và nghề câu cá đáy ở vùng biển Trường Sa.- Nghiên cứu cải tiến qui trình kỹ thuật khai thác nghề lồng bẫy và câu vàng đáy.- Nghiên cứu cải tiến qui trình kỹ thuật bảo quản, lưu giữ và vận chuyển sản phẩm sau khai thác.

- Bản thiết kế và các mẫu ngư cụ; - Quy trình công nghệ khai thác; - Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch các đối tượng khai thác

4.500,00 1/2011 12/2013

2 Tên Chương trình: KC.07Đề tài 1:Nghiên cứu công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam

Chủ trì: Viện Ngiên cứu Hải sảnCơ quan phối hợp:- Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.- Trường Đại học Nha Trang.- Các Doanh nghiệp đóng tàu cá.- Các Doanh nghiệp và ngư dân KTTS.

Mục tiêu:Có được thiết kế và mẫu lưới vây sử dụng trên tàu thuê của nước ngoài và công nghệ khai thác cá ngừ ở vùng biển Việt NamNội dung:Thiết kế và đóng mới tàu lưới vây bằng vỏ gỗ

có boong thao tác ở đuôi tàu.Thiết kế cải tiến vàng lưới vây cho phù hợp với đặc điểm kết cấu của tàu lưới vây có boong thao tác phía đuôi.Nghiên cứu thực nghiệm và xây dựng qui trình công nghệ khai thác cho tàu lưới vây đuôi đánh bắt cá nổi ở vùng biển có độ sâu lớn

- Bản vẽ thiết kế và mẫu lưới;- Quy trình công nghệ khai thác.

9.500,00 1/2011 6/2014

59

II Dự án KHCN cấp Nhà nước

Dự án 1Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus Obesus) tại Việt Nam

Chủ trì: Viện Ngiên cứu Hải sản

Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to ở điều kiện Việt Nam

- Quy trình nuôi thương phẩm cá ngừ vây vàng, mắt to ở Việt Nam (dự thảo); - Mô hình nuôi cá ngừ vây vàng, mắt to phù hợp với điều kiện Việt Nam; - Số lượng cá thương phẩm 500 con, cỡ cá thương phẩm trên 20 Kg/con (kích thước cá giống ban đầu 3 – 5 Kg/com)

8.000,00 1/2011 12/2013

60

Biểu 10VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

DANH MỤC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 2011

TTMã số, tên

chương trình, đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì, phối hợp

Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt được

Kinh phí(tr.

đồng)

Thời gian Ghi chúBắt đầu Kết thúc

I Đề tài trọng điểm cấp Bộ1 Nghiên cứu phục

hồi và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng (họ Tridacnidae) ở biển Việt Nam

Viện Nghiên cứu Hải sản

- Có được cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa) ở vùng biển Việt Nam. - Xây dựng được qui trình bảo tồn và tái tạo nguồn lợi trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa) trong điều kiện Việt Nam.

- Báo cáo hiện trạng nguồn lợi trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa) trong vùng biển Việt Nam- Tập bản đồ phân vùng phân bố nguồn lợi trai tai tượng vẩy trong vùng biển Việt Nam.- Quy trình sản xuất giống và ương nuôi thương phẩm trai tai tượng vẩy trong điều kiện Việt Nam- Mô hình bảo tồn, phục hồi và phát triển bền vững nguồn lợi trai tai tượng vẩy trong điều kiện biển Việt Nam.- Báo cáo tổng kết các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi trai tai tượng vẩy tại vùng biển Việt Nam

4.714,00 1/2009 12/2011

2 Nghiên cứu kỹ thuật khai thác mực xà bằng nguồn sáng.

Viện Nghiên cứu Hải sản

Đề xuất được các giải pháp sử dụng nguồn sáng phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác mực xà ở Việt Nam

Báo cáo chuyên đề nghiên cứu tổng quan tình hình khai thác và một số vấn đề liên quan đến nghề khai thác mực xà ở Việt NamBáo cáo chuyên đề nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng nguồn sáng (màu sắc, cường độ) chiếu trên mặt nước cho lưới chụp mực bốn tăng gông khai thác mực xàBáo cáo chuyên đề nghiên cứu thử nghiệm ánh sáng đèn ngầm khai thác mực xà-Sơ đồ lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống tăng gông phù hợp với cỡ tàu tàu chụp mực xà ở các tỉnh miền TrungQui trình công nghệ khai thác mực xà bằng lưới chụp mực bốn tăng gông kết hợp ánh sáng

1.830,00 1/2010 12/2011

3 Đánh giá hiện Chủ trì: Viện - Xác định được hiện - Các tệp dữ liệu về môi trường, trứng cá, cá con 1.800,00 1/2011 12/2012

61

trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ.

Nghiên cứu Hải sảnCơ quan phối hợp:- Viện Tài nguyên và Môi trường biển- Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Nguồn lợi, Thủy sinh và Môi trường

trạng, thành phần, phân bố, bãi đẻ, mùa vụ sinh sản và vùng hạn chế (cấm) khai thác đối với trứng cá, cá con và ấu trung tôm, tôm con.- Đề xuất các biện pháp bảo vệ hợp lý

và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ- Các báo cáo chuyên đề về hiện trạng trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ- Các tập bản đồ phân bố trứng cá cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ.- Các đề xuất nhằm bảo vệ hợp lý nguồn lợi

4 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng ở một số khu bảo tồn biển trọng điểm.

Chủ trì: Viện Nghiên cứu Hải sản

Có được mô hình phục hồi rạn san hô cứng tại các khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và vịnh Nha Trang

- Báo cáo kỹ thuật về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của san hô. - 8000m2 rạn san hô suy thoái được phục hồi ở độ phủ ≥ 25%, nguồn lợi thủy sản được phục hồi 10%. - Cán bộ các khu bảo tồn được đào tạo về kỹ năng phục hồi san hô cứng. - Sách hướng dẫn kỹ thuật phục hồi san hô cứng.

6.000,00 1/2011 12/2013

5 Nghiên cứu quy trình sản xuất giống nghêu Meretrix lyrata ở quy mô hàng hóa

Chủ trì: Viện Nghiên cứu Hải sản

Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nghêu ở quy mô sản xuất đại trà ở vùng trọng điểm thuộc vùng biển phía Bắc và Nam Việt Nam

- Thiết kế và vận hành trại giống quy mô 3 tỷ giống (0,8-1mm)/năm. - Quy trình sản xuất giống với tỷ lệ sống của ấu thể (spat: 0,8-1mm) 5%. - Tạo ra 5 tấn giống với kích thước 0,8-1mm.

7.000,00 1/2011 12/2013

6 Nghiên cứu biến động và phân bố cường lực khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ.

Chủ trì: Viện Nghiên cứu Hải sản

Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quản lý cường lực khai thác hải sản

Báo cáo biến động và phân bố cường lực khai thác theo mùa, nghề, nhóm công suất, địa phương.- Đề xuất giải pháp quản lý cường lực khai thác theo hướng bền vững.

6.000,00 1/2011 12/2013

7 Nghiên cứu cải Chủ trì: Viện Tạo sản phẩm có 3 quy trình công nghệ cải tiến chế biến khô 3 loài 6.500,00 1/2011 12/2013

62

tiến công nghệ chế biến khô cá béo (cả nước ngọt và nước mặn) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nghiên cứu Hải sản

giá trị gia tăng từ cá béo nước ngọt và nước mặn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

cá (cá mè, cá trích, cá bạc má): + Sản phẩm có mầu sắc tự nhiên. + Sản phẩm không bị biến vàng và ôi khét trong quá trình bảo quản (6 tháng).1 thiết bị sấy cải tiến công suất 500kg nguyên liệu/mẻ.Sản phẩm 3 loại cá khô béo xuất khẩu: 3000kg.1 tiêu chuẩn sản phẩm cá khô béo. - Chương trình quản lý chất lượng được công nhận.

II Đề tài khác (Môi trường..)1 Nghiên cứu sức

chịu tải, khả năng tự làm sạch môi trường một số đầm phá ven biển miền Trung (từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hoà), làm cơ sở khoa học phát triển nuôi thủy sản bền vững.

Chủ trì:Viện NC Hải sản. Cơ quan phối hợp:- Trung tâm NC quan trắc và mô hình hoá MT – Đại học KHTN - Viện Tài nguyên và Môi trường biển

* Mục tiêu lâu dài: Cung cấp cơ sở khoa học về sức chịu tải, khả năng tự làm sạch môi trường, phục vụ công tác quy hoạch và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội các khu vực ven biển miền Trung.

- Có được bộ số liệu về các điều kiện khí tượng -

thuỷ văn môi trường cơ bản và tình hình nuôi

thuỷ sản, điều kiện kinh tế xã hội liên quan tới khu

vực phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thị Nại, đầm

Cù Mông, đầm Ô Loan và đầm Nha Phu

- Kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng tự làm

sạch môi trường thông qua chu trình sinh - địa -

hoá của các thuỷ vực .

- Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu, tính toán,

đánh giá khả năng tự làm sạch môi trường bằng

mô hình thuỷ động lực học và chất lượng môi

trường của các thuỷ vực nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu, tính toán diện tích, mật độ,

sản lượng một số đối tượng thuỷ sản nuôi chính

5.500,00 1/2011 12/2012

63

phù hợp với sức chịu tải môi trường của các thuỷ

vực nghiên cứu.

- Các giải pháp điều chỉnh quy hoạch, quản lý và

bảo vệ môi trường vùng nuôi thuỷ sản tập trung ở

khu vực phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thị Nại,

đầm Cù Mông, đầm Ô Loan và đầm Nha Phu.2 Nghiên cứu mối

liên quan giữa điều kiện khí tượng - thời tiết và biến động các yếu tố môi trường (đất; nước, vi sinh...) ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh trên một số loài thủy sản nuôi ven biển miền Trung (từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà).

Viện Nghiên cứu Hải sản- Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 3.

* Mục tiêu lâu dài: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo dịch bệnh thuỷ sản; giảm thiệt hại do dịch bệnh cho nghề nuôi, góp phần phát triển bền vững sản xuất thủy sản.

- Có được bộ số liệu điều tra, quan trắc, phân tích,

thống kê, đánh giá về các điều kiện khí tượng -

thời tiết và môi trường cơ bản; liên quan tới tình

hình dịch bệnh khu vực miền Trung (từ Đà Nẵng

đến Khánh Hoà).

- Có được các sơ đồ, biểu đồ phản ánh diễn biến

các yếu tối khí tượng thời tiết và môi trường

(nước, đất...); diễn biến dịch bệnh của một số loại

bệnh thường gặp (đốm trắng - wssv; đỏ đuôi -

TSV, bệnh MBV, đầu vàng - HYD, bệnh trắng sữa

tôm hùm...) .

- Chuyên đề nghiên cứu về mối liên quan giữa

diễn biến điều kiện khí tượng - thời tiết và môi

trường cơ bản và dịch bệnh khu vực miền Trung.

4.500,00 1/2011 12/2013

64

- Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa biến

động điều kiện khí tượng thuỷ văn, thời tiết và các

yếu tố môi trường (không khí, nước, đất...) .

- Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa một số

yếu tố khí tượng, thời tiết và các yếu tố môi

trường với tình hình dịch bệnh.

- Cơ sở khoa học cho công tác cảnh báo sớm dịch

bệnh thuỷ sản dựa vào các biến động thời tiết và

môi trường cơ bản...

- Các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường vùng

nuôi thuỷ sản tập trung

- Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu của đề

tài và đề xuất III Đề tài cơ sở/nhiệm vụ đặc thù1. Nghiên cứu xác

định hệ số phản hồi âm của một loài cá cơm thường và cá cơm mõm nhọn ở biển Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi

Viện NC Hải sản

Xác định được hệ số phản hồi âm của một số loài cá cơm ở biển Việt Nam làm cơ sở cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi

Báo cáo chuyên đề: Hệ số phản hồi âm của loài cá cơm thường (Stolephorus commersonii) ở biển Việt NamBáo cáo chuyên đề: Hệ số phản hồi âm của loài cá cơm mõm nhọn (Encrasicholina heteroloba) ở biển Việt NamBáo cáo chuyên đề: Một số đặc điểm nguồn lợi và sinh học cá cơm ở biển Việt NamBộ số liệu về nguồn lợi, sinh học và hệ số phản hồi âm in situ của cá cơm mõm nhọn và cá cơm thường.

50,00 1/2011 12/1011

65

Báo cáo tổng kết khoa học công nghệ đề tài2. Đánh giá tình

hình sử dụng nguồn sáng trong nghề chụp mực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn sáng

- Viện NCHS.- Chi cục KT&BVNLTS một số tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ

- Xác định được công suất nguồn sáng; chủng loại bóng đèn, bố trí nguồn sáng và trang thiết bị phù hợp với các đội tàu chụp mực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.

- Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng các chủng loại bóng đèn của các đội tàu chụp mực ở vịnh Bắc Bộ.- Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng nguồn sáng (công suất nguồn sáng, màu sắc ánh sáng...) của nghề chụp mực ở vịnh Bắc Bộ.- Xác định cách bố trí nguồn sáng và trang thiết bị phù hợp cho nghề chụp mực.- Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn sáng

150,00 01/2011 12/2011

3. Nghiên cứu cải tiến hệ thống giềng rút chính lưới vây ánh sáng xa bờ biển Đông Nam Bộ

-Viện Nghiên cứu Hải sản- Chi Cục thủy sản các tỉnh vùng biển Đông Nam Bộ- Các đội tàu khai thác lưới vây ánh sáng

Đưa ra được hệ thống giềng rút lưới vây đảm bảo độ bền, tốc độ rơi chìm và cuộn rút trong quá trình hoạt động nhằm nâng cao hiêu quả khai thác.

- Bản thiết kế hệ thống giềng rút đảm bảo tốc độ rơi chìm, độ bền và mẫu lưới vây ánh sáng.- Tập số liệu về kết quả đánh bắt của các mẻ lưới vây ánh sáng ở vùng biển Đông Nam Bộ.- Báo cáo “Qui trình kỹ thuật khai thác lưới vây ánh sáng sử dụng dây cáp rút”.- Báo cáo tổng kết Khoa học kỹ thuật đề tài.

200,00 2011 2011

4. Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện bộ Atlas phân loại cá rạn san hô thường gặp ở Việt Nam.

Viện Nghiên cứu Hải sản

Hoàn thiện bộ Atlas với hơn 300 loài cá rạn san hô thường gặp ở biển Việt Nam.

- Bộ atlas phân loại cá rạn san hô thường gặp ở biển Việt Nam (khoảng trên 300 loài). - Xuất bản 10 tập atlas cá rạn san hô thường gặp ở biển Việt Nam - Bộ mẫu vật và ảnh cá rạn san hô thường gặp ở biển Việt Nam (khoảng trên 300 loài) - Các báo cáo chuyên đề khoa học có liên quan.

200,00 2011 2012

5. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo Phi phi (Hiatula diphos)

Trung tâm Tư vấn & CGCN miền Bắc - Viện nghiên cứu Hải sản

- Nắm được chính xác các đặc điểm sinh học sinh sản của Phi phi (Hiatula diphos) là cơ sở khoa học vững chắc đảm bảo sự thành công trong nghiên cứu để sản xuất được con giống nhân tạo

- Có được các đặc điểm sinh học sinh sản của Phi phi (Hiatula diphos). - Xây dựng quy trình sản xuất giống Phi phi (Hiatula diphos) nhân tạo.- 10.000 con giống Phi phi bằng sinh sản nhân tạo.- Báo cáo tổng kết đề tài.

250,00 2011 2012

66

một cách chủ động phục vụ nuôi thương phẩm và bảo tồn tái tạo nguồn lợi tự nhiên.- Xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo Phi phi (Hiatula diphos) nhằm bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và đa dạng các đối tượng nhuyễn thể nuôi ven bờ Việt Nam.

6. Nghiên cứu sàng lọc vi khuẩn Bacillus spp., Lactobacillus spp. có khả năng ức chế tác nhân gây bệnh phát sáng (Vibrio) trên ấu trùng cua biển.

Viện nghiên cứu Hải Sản

Phân lập, lựa chọn được bộ giống Bacillus spp., Lactobacillus spp. có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh phát sáng (Vibrio) trên ấu trùng cua biển

Các chủng vi khuẩn Bacillus spp., Lactobacillus spp. tối ưu phân lập được từ hệ tiêu hoá cua biển và từ đáy bùn ao nuôi cua.Báo cáo đánh giá khả năng ức chế của các chủng Bacillus spp., Lactobacillus spp. phân lập được đối với vi khuẩn Vibrio phân lập từ ấu trùng cua bệnh, Báo cáo thử nghiệm tác dụng của một số chủng Bacillus spp., Lactobacillus spp. tối ưu trên ấu trùng cua biểnBáo cáo tổng kết và các báo cáo chuyên đề khác1- 2 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong hoặc ngoài nước

200,00 2011 2011

7. Chuẩn hóa bản đồ nền các vùng biển Việt Nam theo tiêu chuẩn VN2000 phục vụ xây dựng bản đồ phân bố nguồn lợi sinh vật và quản lý các khu bảo tồn biển.

Viện NC Hải sản

Có được bộ bản đồ nền chuẩn cho toàn vùng biển Việt Nam, các vùng biển Việt Nam và 15 khu bảo tồn biển phục vụ cho công tác điều tra nguồn lợi hải sản, quản lý và quy hoach các khu bảo

+ Hoàn thiện các bản đồ nền theo chuẩn hệ quy chiếu VN-2000 tỷ lệ 1:1.000.000 của vùng biển Việt Nam, vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, giữa Biển Đông, Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ. + Hoàn thiện các bản đồ nền theo chuẩn hệ quy chiếu VN-2000 tỷ lệ 1:50.000 cho 15 khu bảo tồn biển Việt Nam.

100,00 01/2011 12/2011

67

tồn biển Việt Nam8 Dự báo ngư

trường khai thác hải sản nhằm mục tiêu phát triển bền vững

Viện Nghiên cứu Hải sản

Có được bản dự báo ngư trường khai thác cá và một số loài đặc hải sản của một số đội tàu khai thác chủ yếu nhằm hướng dẫn, tổ chức khai thác góp phần phát triển nghề cá.

Thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám các trường khí tượng, hải dương học nghề cá có liên quan. Báo cáo phân tích cấu trúc các trường khí tượng, hải dương. Bộ số liệu sổ nhật ký khai thác của các đội tàu ở các tỉnh ven biển Báo cáo phân tích phân bố năng suất khai thác, các đặc trưng sinh học của một số loài đặc hải sản. Cơ sở dữ liệu các trường khí tượng, hải dương phục vụ dự báo. Cơ sở dữ liệu khai thác phục vụ dự báo. Báo cáo phân tích tương quan các cấu trúc hải dương và phân bố hải sản Dự báo cấu trúc các trường khí tượng, hải dương. Dự báo ngư trường khai thác của các đội tàu và một số loài đặc hải sản. Bản tin dự báo ngư trường khai thác (bản in) phát hành đến các chi cục và ngư dân. Bản tin dự báo ngư trường khai thác trên trang thông tin điện tử. Bản tin dự báo ngư trường khai thác phát trên các phương tiện thông tin đại chúng (VOV, VTV, đài thông tin duyên hải) Các đợt tập huấn hướng dẫn xác định ngư trường khai thác cho ngư dân. Hướng dẫn trực tiếp cho ngư dân thông qua kênh đàm thoại trực tuyến. Bộ thông tin, dữ liệu, số liệu phỏng vấn và giám sát khai thác phục vụ đánh giá và kiểm chứng dự báo. Báo cáo đánh giá, kiểm chứng dự báo ngư trường khai thác

5.280,00 2010 NV thường xuyên

68

Biểu 12VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

DANH MỤC TIẾN BỘ KỸ THUẬT DỰ KIẾN CHUYỂN GIAO VÀO SẢN XUẤT NĂM 2011

TT Tên tiến bộ kỹ thuật Xuất xứ Cơ quan áp dụng Quy mô và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu Ghi chú

12...

69

Biểu 13VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NĂM 2011

Đơn vị: Số người

TT Trình độ đào tạo Tổng số Trong nước Ngoài nước Chuyên ngành đào tạo Ghi chú

1 Tiến sĩ2011 3   Khai thác, chế biến

 2011 - 2012 6   Môi trng, sinh học, hoá sinh

2 Thạc sĩ2011 12   Khai thác, chế biến, nuôi trồng, kinh tế…

 2011 - 2012 15 2 Khai thác, chế biến, nuôi trồng, kinh tế…

3 Ngắn hạn2011 1   Quản trị mạng

 2011 - 2012      

4 Khác2011      

 2011 - 2012      

5Cộng

2011       

2011 - 2012

70

Biểu 14VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU TỪ VỐN SỰ NGHIỆP KHOA HỌC NĂM 2011

TT Tên phòng thí nghiệm/đơn vị Địa điểm đầu tư Số QĐ phê duyệt Tên thiết bị(Chỉ ghi loại A)

Kinh phí Ghi chúTổng số Năm 2010

1 Trung tâm phát triển Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Cát Bà 1.000,00

Cộng 1.000,00

Biểu 15VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM NĂM 2011

Tên phòng thí nghiệm Nội dung Hạng mục/tên thiết bị

Kinh phí (triệu đồng) Ghi chúTổng số Đã cấp đến 2010 Năm 2011

Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học

Phần Xây lắpXây phòng thí nghiệm 20.000,00 10.000,00

Phần thiết bị (Chỉ ghi loại A)

Thiết bị sinh học 44.000,00 20.000,00

71

Biểu 16VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NHỎ, SỬA CHỮA LỚN NĂM 2011

TT Tên dự án Địa điểm xây dựng

Số quyết định phê duyệt

Thời gian khởi công, hoàn thành Kinh phí(triệu đồng)Bắt đầu Kết thúc Tổng được duyệt Cấp 2010 Đề nghị năm 2011

1. Trung tâm phát triển nghề cá Vịnh Bắc Bộ Cát Bà 2011 2011 1.000,00

Cộng 1.000,00

Biểu 17VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 2011

TT Tên dự án Số quyết định phê duyệt

Địa điểmxây dựng

Thời gian thực hiện

Vốn đầu tư được duyệt(triệu đồng) Kinh phí cấp

năm 2010(tr. đồng)

Kinh phí đề nghị cấp 2011(tr. đồng)Khởi

côngHoàn thành TS XL TB

1 Trung tâm phát triển nghề cá Vịnh Bắc Bộ Cát Bà 2011 2015 5.000 50.000 20.000 10.000

72

Biểu 18VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NĂM 2011

TT Tên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Đơn vị thực hiện

Thời gian Kinh phí (triệu đồng)Ghi chú

Bắt đầu Kết thúc Tổng số Năm 2011

1 Lưới rê 3 lớp khai thác tôm - Thông số và kích thước cơ bản

Phân Viện NCHS phía Nam 1/2011 12/2011 20,00 20,00

2 Lưới rê 3 lớp khai thác tôm - Kỹ thuật lắp ráp “” 1/2011 12/2011 20,00 20,00

3 Lưới rê 3 lớp khai thác tôm - Kỹ thuật khai thác “” 1/2011 12/2011 20,00 20,00

4 Lưới rê cá thu, ngừ - Thông số và kích thước cơ bản “” 1/2011 12/2011 20,00 20,00

5 Lưới rê cá thu, ngừ - Kỹ thuật lắp ráp “” 1/2011 12/2011 20,00 20,00

6 Lưới rê cá thu, ngừ - Kỹ thuật khai thác “” 1/2011 12/2011 20,00 20,00

7 Lưới rê ghẹ - Thông số và kích thước cơ bản “” 1/2011 12/2011 20,00 20,00

8 Lưới rê ghẹ - Kỹ thuật lắp ráp “” 1/2011 12/2011 20,00 20,00

9 Lưới rê ghẹ - Kỹ thuật khai thác “” 1/2011 12/2011 20,00 20,00

73

Biểu 19VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2011-2015 VÀ NĂM 2011

Kinh phí (triệu đồng)TT Nội dung Tổng số Trong đó Ghi chú

Kinh phí sự nghiệp khoa học

Nguồnkhác*

A CHI CHO HOẠT ĐỘNG KHCN Tổng số 2011 Vốn SNKHI Quỹ lương và bộ máy/KP Hoạt động

thường xuyên 32.500 32.500 5.500

II Nghiên cứu KH&CN 159.344 114.344 36.110 9.000II.1 Nhiệm vụ cấp Nhà nước

- Đề tài thuộc Chương trình- Dự án SXTN thuộc CT- Đề tài độc lập- Dự án SXTN độc lập- HTQT theo Nhị định thư- Nghiên cứu cơ bản (DA Việt-Trung)

22.000

45.000

22.000 7.000

9.000 SNKTCộng 67.000 22.000 7.000 9.000

II.2 Nhiệm vụ cấp Bộ- Đề tài thuộc Chương trình- Đề tài trọng điểm- Đề tài thường xuyên (cơ sở)- Bảo tồn nguồn gen- Đề tài khác

33.84435.000

10.000

33.84435.000

10.000

15.0006.430

5.000Cộng 78.844 78.844 26.430

II.3 Hoạt động KHCN khác- Tiêu chuẩn chất lượng- Thông tin, xuất bản, đào tạo- Hợp tác quốc tế (đoàn ra, đoàn vào, đóng niên liễm)

1.0001.0001.500

1.0001.0001.500

180200300

Cộng 3.500 3.500 680II.4 Tăng cường năng lực n/cứu

- Tăng cường trang thiết bị- Xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn

5.0005.000

5.0005.000

1.0001.000

Cộng 10.000 10.000 2.000B HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Vốn SNMT

I Quan trắc môi trường 17.500 17.500 3.500II Dự án nghiên cứu 12.100 12.100 4.300III Khác 3.600 3.600 720

Cộng 33.200 33.200 8.520D XÂY DỰNG CƠ BẢN Vốn XDCB

I Phòng thí nghiệm trọng điểm 64.000 64.000 30.000II Xây dựng cơ sở hạ tầng 75.000 75.000 10.000

Cộng 139.000 139.000 40.000E THU TỪ HOẠT ĐỘNG KHCN

- Hợp đồng với sản xuất- Hợp đồng với các tổ chức NC-PT- Dịch vụ- KhácCộng

74

Biểu 20VIỆN NGHIÊN CƯUC HẢI SẢN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2006-2010

TT Tên nhiệm vụ/dự án Tên đơn vị, cá nhân chủ trì

Thời gian thực hiện

Kinh phí năm 2009

Triệu đKết quả đạt được, địa chỉ áp dụng Ghi chú

I Quan trắc môi trường1.1. Tăng cường năng lực quan trắc môi trường1. Thiết bị lẻ cho hoạt

động quan trắc môi trường

Trung tâm quốc gia QT&CBMT biển

2007 150,00 Bổ sung cho Trung tâm một số thiết bị thu mẫu và Phân tích một số thông số môi trường tại hiện trường: thiết bị thu mẫu nước theo độ sâu, máy đo DO, máy đo pH, máy đo độ muối, thiết bị xác định COD, một số hóa chất chuẩn và dụng cụ thủy tinh cho phòng thí nghiệm

Kinh phí cấp thực hiện năm 2007

1.2. Hoạt động quan trắc môi trường1 Quan trắc và phân

tích môi trường vùng biển Tây Nam Bộ và biển Côn Sơn

Trung tâm quốc gia QT&CBMT biển. TS. Nguyễn Dương Thạo

hàng năm

550,00 -Xác định hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường, các tác động xấu đến môi trường vùng biển Tây Nam Bộ và biển Côn Sơn. -Phát hiện các sự cố và nguyên nhân gây ô nhiễm MT biển; cảnh báo ô nhiễm và kiến nghị các biện pháp bảo vệ MT biển.-Số liệu các đợt QTMT, báo cáo các đợt QTMT, báo cáo QTMT hàng năm gủi Cục kiểm soát ô nhiễm, Bộ TN&MT và Vụ KHCNMT Bộ Nông nghiệp&PTNT

Nhiệm vụ thuộc hệ thống QT&PT môi trường quốc gia

2 Quan trắc, cảnh báo chất lượng môi trường vùng nuôi hải sản, cảng cá tập trung và khu bảo tồn biển Việt Nam

Trung tâm Quốc gia QTCB môi trường biển.ThS. Trần Lưu Khanh

hàng năm 1.020,00 1. Bộ số liệu và kết quả và quan trắc, phân tích chất lượng môi trường (nước,

sinh vật, trầm tích, dịch bệnh TS..) các khu vực quan trắc, giám sát.

2. Các báo cáo nhanh: cảnh báo môi trường, dịch bệnh khu vực nuôi hải sản

biển tập trung sau 4 đợt/năm; quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh, gửi các

địa phương ven biển, phục vụ quản lý vùng nuôi TS.

3. Các báo cáo chuyên đề: kết quả quan trắc môi trường, giám sát hệ sinh thái

san hô tại các khu Bảo tồn biển; gửi các Ban quản lý Khu Bảo tồn biển

4. Các báo cáo kết quả giám sát, đánh giá hiện trạng và nguy cơ ô nhiễm môi

Nhiệm vụ thường xuyên

75

trường các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, cảng cá, tập trung. Xây dựng, đề

xuất các giải pháp, mô hình quản lý, BVMT. Gửi các Ban quản lý cảng cá và

các cơ quan quản lý địa phương

5. Các báo các định kỳ (2 lần/năm); báo cáo nhanh, cảnh báo môi trường –

dịch bệnh; Báo cáo chuyên đề và Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc hàng

năm... được gửi tới các địa phương và các cơ quan quản lý ngành.II Các dự án, nhiệm vụ BVMT do cấp có thẩm quyền giao ( thực hiện Quyết định của Thủ tướng, các Chương trình BVMT quốc gia, . . .)III Nhiệm vụ, dự án BVMT cấp Bộ1. Triển khai thực hiện

Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản

Trung tâm QG QTCB môi trường biển -ThS. Trần Lưu

Khanh

2006 -

2007

- Đã tổng hợp tình trạng ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực CBTS;đánh giá được tình hình thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xác định được danh mục 27/35 cơ sở CBTS đã hoàn thành xử lý ô nhiễm.- Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý BVMT trong lĩnh vực CBTS cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp CBTS tại 3 miền (Bắc, Trung và Nam bộ) - Đã hỗ trợ, tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn cho 05 nhà máy CBTS đông lạnh thuộc các thành phần kinh tế. Tiết kiệm điện, nước, giảm thiểu ô nhiễm MT- Hỗ trợ, tư vấn công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải CBTS cho một sô doanh nghiệp, cơ sở CBTS. - Nghiên cứu lựa chọn và đề xuất một số quy trình xử lý nước thải CBTS đạt hiệu quả cao, đề xuất một số giải pháp, biện pháp về quản lý - tổ chức, khoa học - công nghệ nhằm hỗ trợ các cơ sở CBTS về xử lý ô nhiễm, thúc đẩy công tác quản lý, BVMT đối với cơ quan quản lý Thủy sản.

Đã nghiệm thu

2Xây dựng Chương trình hành động của Bộ Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết 41 – NQ/TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời

Trung tâm QG QTCB môi

trường biển -ThS. Trần Lưu

Khanh

2006 - Có được bản Chương trình hành động của Bộ Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết 41 – NQ/TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.- (Ban hành theo Quyết định số 1031/QĐ-BTS, ngày 30/7/2007). Được triển khai áp dụng trong các chương trình BVMT của Bộ Thuỷ sản, nay là Bộ Nông Nghiệp & PTNT

Đã nghiệm thu

76

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

3Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Trung tâm QG QTCB môi

trường biển -ThS. Trần Lưu

Khanh

2008 -

2010

420,0- Nội dung chính: Đào tạo và Hỗ trợ tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nặng lượng, nguyên liệu, tiết kiệm nước, giảm thiểu ô nhiễm MT cho cơ sở CBTS; Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý BVMT theo ISO 14001 – 2004.- Đã hoàn thành các nội dung điều tra, đánh giá,… - Đã hỗ trợ cho 3 cơ sở SXSH và 3 cơ sở áp dụng ISO 14001 - 2004

Đang tiếp tục thực hiện

Biểu 21VIỆN NGHIÊN CƯUC HẢI SẢN

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2011

TT Tên nhiệm vụ/dự án

Tên đơn vị, cá nhân chủ

trìMục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt được

Kinh phí

triệu đ

Thời gian Ghi chúBắt đầu Kết thúc

I Quan trắc môi trường1.1. Tăng cường năng lực quan trắc môi trường1 - Đầu tư mua sắm

trang thiết bị quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước và trầm tích.

Trung tâm QG QTCB môi trường biển – Viện nghiên cứu Hải sản

- Có được hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để phục vụ các hoạt động nghiên cứu KH; quan trắc phân tích môi trường

Thiết bị đồng bộ thu, bảo quản và phân tích mẫu môi trường không khí, khí thải.- Thiết bị đồng bộ thu, bảo quản và phân tích mẫu môi trường đất, trầm tích.- Thiết bị đồng bộ thu, bảo quản và phân tích mẫu môi trường nước biển, nước thải…

3.600,00 2011 2015

1.2. Hoạt động quan trắc môi trường1 Quan trắc môi

trường vùng biển khơi phía Tây vịnh Bắc Bộ, biển Tây Nam Bộ và Côn Sơn

Trung tâm quốc gia QT&CBMT biển. TS. Nguyễn Dương Thạo

* Mục tiêu lâu dài: - Cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước.*Mục tiêu trước mắt: - Cung cấp thông tin, số liệu MT

-Xác định hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường, các tác động xấu đến môi trường vùng biển quan trắc. -Phát hiện các sự cố và nguyên nhân gây ô nhiễm MT biển; cảnh báo ô nhiễm và kiến nghị các biện pháp bảo vệ MT biển.

1.200,00 2011 nhiệm vụ

thường xuyên

77

phục vụ công tác quản lý môi trường, phát triển KT-XH, giữ vững an ninh và bảo vệ chủ quyền biển. - Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng MT và các tác động xấu đến MT vùng biển phía tây Vịnh Bắc Bộ, biển Tây Nam Bộ và Côn Sơn phục vụ công tác giám sát, cảnh báo MT biển.Nội dung chủ yếu- QT&PT bộ thông số khí tượng - hải văn, MT nước và thủy sinh vật biển theo quy định cho các Trạm QTMT biển khơi: t0C không khí, gió, sóng, t0C nước biển, S‰, pH, độ đục, DO, NO2, NO3, NH4, PO4, SiO3, CN, Sinh vật phù du, dầu mỡ, kim loại nặng (Cu, Zn, Cd, Hg, Pb, As), Chlorophyll-a.

- Bộ số liệu kết quả quan trắc& phân tích

môi trường.

- .Báo cáo các đợt QTMT, báo cáo QTMT

hàng năm.

2 Quan trắc, cảnh báo chất lượng môi trường, dịch bệnh vùng nuôi hải sản biển; cảng cá, bến cá - khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá, làng nghề thuỷ sản tập trung và các khu bảo tồn biển Việt Nam.

Trung tâm QG QTCB môi trường biển ThS. Trần Lưu Khanh -

Cập nhật thông tin, số liệu; đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường; để phục vụ:1. Cảnh báo nguồn, nguy cơ ô nhiễm MT, tình hình dịch bênh tại một số vùng nuôi hải sản biển tập trung.2. Cảnh báo nguồn và nguy cơ ô nhiễm môi trường, đề xuất các giải pháp quản lý, BVMT đối với cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, các cảng cá, bến cá và làng nghề thuỷ sản tập trung ven biển... 3. Cảnh báo những nguy cơ ô nhiễm môi trường, suy giảm hệ sinh thái rạn san hô đối với các

1. Bộ số liệu điều tra và kết quả và quan

trắc, phân tích chất lượng môi trường

(nước, sinh vật, trầm tích, dich bệnh..)các

khu vực quan trắc, giám sát.

2. Các báo cáo chuyên đề: kết quả quan

trắc môi trường, giám sát hệ sinh thái san

hô tại các khu Bảo tồn biển

3. Các báo cáo nhanh: cảnh báo môi

trường, dịch bệnh khu vực nuôi hải sản

từ năm 2011Kinh phí là 2.300

Nhiệm vụ thường xuyên, thực hiện

hàng năm,

78

khu bảo tồn biển Việt Nambiển tập trung sau 4 đợt/năm; quan trắc

môi trường, giám sát dịch bệnh

4. Các báo cáo kết quả giám sát, đánh giá

hiện trạng và nguy cơ ô nhiễm môi trường

các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề các, cảng

cá, làng nghề chế biến thuỷ sản tập trung.

Xây dựng, đề xuất các giải pháp, mô hình

quản lý, BVMT.

5. Các báo các định kỳ (2 lần/năm) ; báo

cáo nhanh, cảnh báo môi trường – dịch

bệnh ; báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng

hợp... được gửi tới các địa phương và các

cơ quan quản lý ngành.III Nhiệm vụ, dự án BVMT cấp Bộ1 Hỗ trợ các doanh

nghiệp chế biến thuỷ sản bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.(Giai đoạn 2)

ThS. Trần Lưu Khanh - Trung tâm QG QTCB môi trường biển

1. Giúp các cơ sở CBTS xử lý ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, trong giai đoạn đến 2010 và 2012.2. Giúp các cơ sở CBTS thực hiện và duy trì các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm; bảo đảm các tiêu chuẩn về BVMT trong quá trình sản xuất trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế (đảm bảo các

1. Bộ số liệu về hiện trạng, chất lượng môi trường (nước thải, không khí) tại các cơ sở CBTS.2. Các báo cáo chuyên đề về: - Kết quả đào tạo, tư vấn BVMT- Kết quả ứng dụng cải tiến công nghệ xử lý nước thải CBTS- Kết quả áp dụng SXSH, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng : - Kết quả áp dụng TC môi trường ISO 14001 – 2004.3. Báo cáo hiện trạng ô nhiễm môi trường

1.700,00 2011 2012 Tiếp tục thực hiện

nhiệm vụ giai đoạn năm

2008 - 2010

79

tiêuchuẩn môi trường). 3. Các doanh nghiệp CBTS có đủ điều kiện, được tham gia chương trình SXSH, áp dụng bộ tiêu chuẩn BVMT quốc tế (ISO 14001 – 2004) và nâng cao nhận thức, trình độ quản lý bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập.

và các yêu cầu về đề môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế.4. Báo cáo kết quả tổng hợp số liệu; điều tra, danh sách cơ sở CBTS mới phát sinh ô nhiễm MT cần xử lý và tình hình thực hiện quản lý, bảo vệ MT tại các cơ sở CBTS5. Tư vấn, áp dụng chương trình SXSH, kiểm toán, tiết kiệm năng lượng.... tại 15 doanh nghiệp (cơ sở) CBTS.

6. Tư vấn, áp dụng tiêu chuẩn môi trường, cấp chứng nhận ISO 14001- 2004 tại 3 doanh nghiệp (cơ sở) CBTS.7. Tư vấn, hỗ trợ 02 doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý MT ; 03 DN cải tiến công nghệ XLNT 8. Các khoá đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn, tư vấn lựa chọn công nghệ xử lý chất thải cho các doanh nghiệp cần xử lý ONMT.- Chuyển giao các mô hình quản lý, BVMT theo nguyên tắc: Giảm thiểu, tận thu - Xử lý ô nhiễm, thay đổi công nghệ cho cơ sở CBTS - Đào tạo, áp dụng một số mô hình quản lý và cải tiến công nghệ XLNT hiệu quả cao tại những doanh nghiệp đã có HTXL nhưng chưa đạt các tiêu chuẩn môi trường.

9. Các báo cáo định kỳ, báo cáo kiểm tra

và Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

nhiệm vụ2 Điều tra, đánh giá

hiện trạng môi trường, đề xuất

Trần Quang Thư - Trung

- Đánh giá được hiện trạng môi trường, cảnh báo những nguy cơ ô nhiễm môi trường taị những cơ

1. Bộ số liệu về các hoạt động kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên xung quanh có liên quan tới môi trường cảng cá, bến cá; Số

1.400,00 2011 2012

80

các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường đối với cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, bến cá điển hình)

tâm QG QTCB môi trường biển

sở dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, bến cá) điển hình vùng ven biển Việt Nam.- Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường; hiệu quả quản lý, BVMT của một số mô hình đang thực hiện tại các cảng cá, bến cá - Đề xuất được các giải pháp (khoa học công nghệ và quản lý), bản hướng dẫn, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái, bảo vệ môi trường phù hợp với các khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, bến cá) điển hình

liệu về tình hình hoạt động, thực trạng quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải và những biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cảng cá, bến cá;2. Bộ số liệu kết quả khảo sát, phân tích các thông số môi trường tại 30 cảng cá, bến cá điển hình; Số liệu từ các cơ quan quản lý trung ương, địa phương về các chính sách, quy định, quy chế hoạt động và hiện trạng quản lý môi trường đối với các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề các cảng cá, bến cá...3. Các báo cáo chuyên đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; Báo cáo tổng hợp vềhiện trạng ô nhiễm môi trường và những cơ chế chính sách, mô hình quản lý, BVMT tại 30 cảng cá, bến cá điển hình.

4. Các báo cáo chuyên đề: nghiên cứu đề

xuất các giẩi pháp KHCN, giải pháp quản

lý, BVMT và xây dựng bản hướng dẫn

quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu

ô nhuiễm môi trường đối với các cảng cá,

bến cá.

5. Các báo cáo định kỳ, báo cáo kiểm tra

và Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

nhiệm vụ3. Nghiên cứu phát

triển và lựa chọn Phan Huy Hùng -

- Phát triển và lựa chọn được công nghệ giảm thiểu, xử lý ô

- Phát triển, lựa chọn công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với làng

5.500,00 2011 2013

81

công nghệ bảo vệ môi trường làng nghề CBTS ven biển Việt Nam

Trung tâm QG QTCB môi trường biển

nhiễm môi trường phù hợp với các loại hình chế biến thuỷ sản, quy mô hộ gia đình và làng nghề CBTS tập trung.- Áp dụng thử nghiệm 10 mô hình quản lý, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm MT làng nghề CBTS (với các đối tượng, quy mô khác nhau)

nghề chế biến mắm (các loại);- Phát triển, lựa chọn công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với làng nghề chế biến hàng khô (các loại);- Phát triển, lựa chọn công nghệ công nghệ xử lý ô nhiễm nước thải, không khí và chất thải rắn tại làng nghề CBTS tập trung.- Phát triển, lựa chọn công nghệ công nghệ xử lý ô nhiễm nước thải, không khí và chất thải rắn trong CBTS đối với quy mô hộ gia đình.+ Kết quả áp dụng thử nghiệm 05 mô hình quản lý, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm. Các giải pháp nhan rộng mô hình quản lý, BVMT làng nghề CBTS.

- Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên

cứu của đề tài4. Điều tra, đánh giá

và xác định các điểm nóng về ô nhiễm, suy thoái môi trường những khu vực sản xuất thuỷ sản tập trung ven biển Việt Nam.

Trương Văn Tuân - Trung tâm QG QTCB môi trường biển

- Xác định được các điểm nóng về ô nhiễm và suy thoái môi trường trong nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá ven biển;- Cảnh báo sớm nguồn và nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tại các điểm nóng;- Đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng do sản xuất thuỷ sản, khu vực nông thôn ven biển;

- Bộ số liệu điều tra, hiện trạng sản xuất TS tập trung (nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá) và hiện trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường tại các khu vực nông thôn ven biển. Đánh giá và xác định các điểm nóng về ô nhiễm, suy thoái MT.- Xây dựng các bản đồ về hiện trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường các điểm nóng do sản xuất TS gây ra khu vực nông thôn ven biển;- Báo các tổng hợp, đánh giá nguồn và cảnh báo sớm nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các các điểm nóng do sản xuất TS gây rakhu vực nông thôn venbiển;- Tập hợp và đề xuất giải pháp về quản lý,

3.500,00 2011 2012

82

giảm thiểu, xử lý ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các điểm nóng khu vực nông thôn ven biển Việt Nam.

83