bÁo cÁo ngÀnh chẾ biẾn thỰc phẨm viỆt nam

31
BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM 2020

Upload: others

Post on 15-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM 2020

Page 2: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nội dung

Kinh tế vĩ mô

Thủy sản

Thịt

Rau quả

Tinh bột

Khác

Dự báo

Điểm tin

3

4

8

11

15

19

30

31

Page 3: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, Nielsen Nguồn: VIRAC, GSO

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 4: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Top 10 doanh nghiệp chế biến thủy sản theo doanh thu*, 2019

Nguồn: VIRAC, GSO

*Doanh nghiệp co mã ngành kinh doanh chính là 1020 (Chế

biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

Nguồn: VIRAC, GSO

STT Tên doanh nghiệpDoanh thu năm 2019

(Tỷ đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số lượng doanh nghiệp và lao động trong ngành chế biến thủy sản không

ngừng gia tăng qua các năm. Các doanh nghiệp chế biến tập trung chủ yếu

tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ do đây là

những khu vực có hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản phát triển

mạnh, từ đó tạo nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào cho các nhà máy chế

biến.

Số lượng doanh nghiệp và lao động trong ngành chế biến thủy sản tăng

mạnh trong năm 2019 so với năm 2018 chủ yếu do sự gia tăng của khu vực

Đồng bằng sông Cửu Long (từ x lên x doanh nghiệp). Đây là ngành có số

lượng lao động lớn, chủ yếu là lao động địa phương, chỉ yêu cầu trình độ tối

thiểu là phổ thông, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, tham gia vào

công đoạn sơ chế thủy hải sản là chính.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 5: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

• Năm 2020, sản lượng thủy sản ước tính đạt x nghìn tấn, tăng x% so với năm 2019,

trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt x nghìn tấn, tăng x%; sản lượng thủy

sản khai thác đạt x nghìn tấn, tăng x%.

• Sản lượng sản xuất thủy hải sản khô ước đạt x nghìn tấn, giảm x% so với năm

2019. Sản lượng thủy sản đóng hộp trong năm 2020 ước đạt x nghìn tấn, giảm

x% so với năm 2019, sản phẩm chủ lực của nhóm này là cá ngừ đóng hộp được

sản xuất chủ yếu để xuất khẩu sang Mỹ, EU.

• Giá trị tiêu thụ thủy hải sản đóng hộp trong năm 2020 ước đạt x tỷ đồng, tăng x%

so với năm 2019 do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhu cầu tích trữ

các loại thực phẩm có thời hạn sử dụng dài như đồ hộp của người dân tăng cao.

Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ thủy sản sấy khô trong năm 2020 ước đạt x tỷ đồng,

giảm x% so với năm 2019 do kênh tiêu thụ chính của mặt hàng này là chợ truyền

thống hoặc thông qua khách du lịch.

Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, GSO

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 6: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Công ty TNHH Thực phẩm Hoàng gia tiếp tục là doanh nghiệp dẫn đầu thị

phần tiêu thụ thủy hải sản chế biến trong năm 2020, chiếm tới x% tổng giá trị

thị trường, cách biệt lớn so với doanh nghiệp đứng thứ 2 là XNK thủy sản An

Giang (chỉ chiếm x%). Thương hiệu nổi bật của Thực phẩm Hoàng Gia là sản

phẩm thủy hải sản đóng hộp mang nhãn hiện Ba cô gái (Three Lady Cooks),

đây là sản phẩm được nhập khẩu từ Thái Lan.

Nguồn: VIRAC, Euromonitor

STT Tên doanh nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Top 10 doanh nghiệp thực phẩm tươi sống, đông lạnh uy tín, 2020

Nguồn: VIRAC, GSO

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 7: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2020 đều

ghi nhận sự suy giảm nhẹ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động

giao thương thủy sản bị ảnh hưởng. Cụ thể, giá trị nhập khẩu thủy sản đạt x

triệu USD, giảm x% so với năm 2019, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt x triệu

USD, giảm x% so với năm trước.

Các sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam cũng được ưa chuộng tại EU và

Anh trong năm 2020, xuất khẩu các nhóm hàng này tăng mạnh như xuất khẩu

tôm chân trắng chế biến tăng x%, tôm sú chế biến tăng x%, cua ghẹ đóng

hộp tăng x%... Bên cạnh đó, cú huých từ hiệp định EVFTA (hiệu lực từ ngày

1/8/2020) đã tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu thủy sản trong 3 tháng

gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tác động tăng xuất khẩu trong tháng cuối năm.

Các thị trường nhập khẩu chính thủy hải sản đã qua chế biến và bảo quản của

Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Myanmar… Nguồn: VIRAC, GDVC

Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 8: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, GSO

Năm 2020, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, dịch tả lợn

châu Phi, bão lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung, biến đổi cực đoan của thời tiết,

khí hậu gây ra những trị giá ngành chăn nuôi vẫn tăng x% so với năm 2019. Sản

lượng thịt hơi các loại năm 2020 tăng khá, trong đó sản lượng thịt trâu hơi xuất

chuồng đạt x nghìn tấn, tăng x% so với năm trước; sản lượng thịt bò hơi xuất

chuồng đạt x nghìn tấn, tăng x%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt x nghìn

tấn, tăng x% ; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt x nghìn tấn, tăng x% .

Sản lượng sản xuất thịt hộp trong năm 2020 đạt x tấn, tăng x% so với năm 2019

trong khi sản xuất các sản phẩm chế biến từ thịt khác đạt x tấn, tăng x% so với

năm trước, nguyên nhân do trong năm có một số nhà máy chế biến thịt đi vào

hoạt động thúc đẩy sản lượng thịt chế biến gia tăng.

Top 10 doanh nghiệp chế biến thịt theo doanh thu*, 2019

*Doanh nghiệp co mã ngành kinh doanh chính là 1010 (Chế

biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt)

Nguồn: VIRAC, MOIT

Stt Tên Doanh NghiệpDoanh Thu Năm 2019

(Tỷ Đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 9: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Giá trị tiêu thụ thịt chế biến trong năm 2020 đạt khoảng x tỷ đồng, tăng x% so

với năm 2019 do dịch Covid-19 bùng phát khiến nhu cầu tích trữ thực phẩm

của người dân tăng cao, các sản phẩm chế biến sẵn tiện lợi như xúc xích, thịt

hộp, giò, chả, mỳ tôm... được người tiêu dùng ưa chuộng và gia tăng số lượng

mua sắm.

Công ty TNHH Vissan với nhãn hiệu Vissan tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu

ngành thịt chế biến trong năm 2019 với thị phần cao và cách biệt khá lớn với

các doanh nghiệp trong nhóm còn lại. Đặc biệt trong năm 2020, thị phần tiêu

thụ của CP Việt Nam đã tăng mạnh lên x% từ mức x% (2019) nhờ đẩy mạnh

hoạt động đầu tư các nhà máy chế biến thịt tại Hà Nội, Đồng Nai và TP.Hồ Chí

Minh. Công ty cũng có lợi thế lớn trong ngành nhờ mô hình 3F khép kín (Feed

– Farm – Food).

Nguồn: VIRAC, Euromonitor Nguồn: VIRAC, Euromonitor

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 10: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, Trademap Nguồn: VIRAC, Trademap

Trong năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ thịt ước

đạt x triệu USD, giảm x% so với năm 2019. Hiện nay Việt Nam chủ yếu nhập

khẩu thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, trong khi đó nhập khẩu các sản

phẩm thịt chế biến khá thấp do tâm lý người tiêu dùng vẫn ưa chuộng các sản

phẩm tươi sống hơn. Nhập khẩu thịt tăng mạnh trong năm 2020, chủ yếu là thịt

heo và thịt bò đáp ứng phần thiếu hụt nhu cầu trong nước, qua đó giảm giá

bán lẻ tới tay người tiêu dùng trong bối cảnh giá thịt trong nước tăng mạnh.

Xuất khẩu thịt gà chế biến liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Trong

năm 2020, xuất khẩu thịt chế biến đạt x triệu USD, tăng x% so với năm 2019

nhờ mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu mới.

Các sản phẩm thịt chế biến của Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang EU

bởi theo Hiệp định EVFTA, với sản phẩm trồng trọt, EU cam kết mở cửa rất

mạnh cho rau quả Việt Nam bằng việc xóa bỏ ngay x% trong tổng số x dòng

thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả. Ngoài ra, các mặt hàng chủ lực khác

của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều đều có thuế suất x% ngay khi Hiệp

định có hiệu lực. Đối với sản phẩm chăn nuôi, thuế bằng x% ngay khi Hiệp định

có hiệu lực với động vật sống, thịt lợn, thịt trâu bò đông lạnh và lộ trình sau x-x

năm đối với thịt gia cầm và thịt gia súc qua chế biến.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 11: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO

Top 10 doanh nghiệp chế biến rau quả theo doanh thu*, 2019

*Doanh nghiệp co mã ngành kinh doanh chính là 1030 (Chế

biến và bảo quản rau quả)

Nguồn: VIRAC, GSO

STT Tên doanh nghiệpDoanh thu năm 2019

(Tỷ đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số lượng doanh nghiệp ngành chế biến trái cây và rau quả không ngừng gia

tăng qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2019, tập trung chủ yếu ở khu vực

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nguồn nguyên liệu dồi

dào. Tuy nhiên, số lượng lao động trong ngành lại giảm mạnh trong giai đoạn

2011 – 2019 do xu hướng cơ giới hóa hoạt động sản xuất của các doanh

nghiệp trong ngành.

Hiện nay, không nhiều doanh nghiệp chế biến rau quả chế biến Việt Nam có

giấy phép xuất khẩu, các doanh nghiệp vẫn chủ yếu làm đầu mối thu mua và

bán lại cho các thương lái nước ngoài để hưởng chênh giá nên chưa có chiến

lược xâm nhập bài bản đến từng thị trường. Ngoài ra còn có hàng nghìn cơ sở

chế biến quy mô nhỏ như sấy vải, nhãn, muối dưa chuột… nhưng cơ sở vật

chất, máy móc còn thô sơ, quy mô nhỏ. Hiện nay hầu hết các cơ sở chế biến

rau quả đều không đủ nguyên liệu cho sản xuất, công suất thực tế trung bình

chỉ khoảng x%.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 12: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

• Diện tích rau sản xuất 960 nghìn ha (tương đương năm 2019), sản lượng dự kiến

đạt x triệu tấn (tăng hơn x nghìn tấn so với năm 2019); tổng sản xuất các loại rau

củ quả đạt khoảng x-x triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và

phục vụ xuất khẩu.

• Sản lượng sản xuất rau quả đóng hộp trong năm 2020 ước đạt x nghìn tấn, tăng

x% so với năm 2019. Sản lượng sản xuất nước rau quả tươi trong năm 2020 đạt x

triệu lít, tăng x% so với năm 2019. Hiện nay, ngành đồ uống trái cây mới chỉ có

các thương hiệu đơn lẻ mà chưa có một thương hiệu bao trùm cho ngành để tạo

nên điểm nhấn trên thị trường quốc tế.

• Hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn đã nhìn thấy cơ hội từ thị trường nước trái cây

tiềm năng và bắt đầu tham gia vào thị trường này, như Tập đoàn TH với thức

uống mới từ sữa và trái cây - TH true Juice milk hay như Betrimex tung ra thị

trường sản phẩm nước dừa đóng hộp đầu tiên với thương hiệu Cocoxim,...

Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, GSO

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 13: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Giá trị tiêu thụ rau quả chế biến tại Việt Nam trong năm 2020 đạt x tỷ đồng, giảm

x% so với năm 2019. Dole Việt Nam tiếp tục là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần tiêu

thụ rau quả chế biến tại Việt Nam (chiếm x%) với nhãn hiệu Dole. Công ty TNHH

Dole Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2009, là công ty con của tập đoàn Dole

Foods International. Là tập đoàn trái cây và rau củ từ Mỹ với kinh nghiệm hơn x năm,

Dole đã đánh dấu sự hiện diện của mình tại x quốc gia trên thế giới với hơn 200

chủng loại sản phẩm được sản xuất theo một quy trình sản xuất khép kín từ trồng

trọt, chế biến, vận chuyển, phân phối và marketing sản phẩm. Tại Việt Nam, Dole đã

chính thức ra mắt thị trường Việt Nam 3 dòng sản phẩm: Nước ép trái cây (Nước

xoài ép có đào, Nước táo ép có thạch dừa và Nước cam ép có tép với vị ngon từ trái

cây thật bên trong); trái cây sấy (trái cây nhiệt đới sấy và dứa sấy từ nguồn trái cây

thượng hạng); trái cây phủ sữa chua & yến mạch (xoài và dứa phủ sữa chua & yến

mạch thơm ngon dinh dưỡng).

Nguồn: VIRAC, Euromonitor Nguồn: VIRAC, Euromonitor

Nguồn: VIRAC, Euromonitor

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 14: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2020 đều giảm so với

năm 2019. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu giảm x%, đạt x triệu USD và kim ngạch nhập

khẩu giảm mạnh x%, chỉ đạt x triệu USD. Mặc dù kim ngạch có giảm so với cùng kỳ

nhưng xét chung trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu

và ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các hoạt động thương mại nông sản giữa các quốc

gia thì những kết quả đạt được của ngành hàng rau quả trong năm 2020 là rất đáng

ghi nhận.

Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về kim ngạch với hơn x tỷ USD,

chiếm x% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Đáng chú ý, xuất

khẩu sang thị trường Mỹ đạt x triệu USD, tăng x% so với cùng kỳ. Đây là một con số

khá ấn tượng không chỉ bởi ngành hàng đã vượt khó trong dịch bệnh để gia tăng

xuất khẩu mà quan trọng hơn, đã góp phần khẳng định chất lượng của rau quả Việt

Nam khi không ngừng gia tăng kim ngạch tại thị trường có nhiều yêu cầu cao như

Mỹ. Nguồn: VIRAC, GDVC

Nguồn: VIRAC, GDVCNguồn: VIRAC, GDVC

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 15: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Top 10 doanh nghiệp chế biến tinh bột theo doanh thu*, 2019

*Doanh nghiệp co mã ngành kinh doanh chính là 1062 (Sản

xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột)

Nguồn: VIRAC, GSO

STT Tên doanh nghiệpDoanh thu năm 2019

(Tỷ đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nguồn: VIRAC, GSO

Số lượng doanh nghiệp và lao động trong ngành chế biến tinh bột và sản

phẩm tinh bột tăng nhanh từ năm 2014 đến 2018 trong đó chế biến tinh bột

sắn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành. Ngành công nghiệp chế biến tinh

bột sắn hầu như phát triển trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước có gần x nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn

quy mô lớn công suất x - x tấn tinh bột sắn/ngày và trên x cơ sở chế biến thủ

công. Tổng công suất của các nhà máy chế biến sắn qui mô công nghiệp đã

và đang xây dựng có khả năng chế biến được x% sản lượng sắn cả nước. So

với 5 năm trước, số lượng nhà máy đã tăng gấp đôi và gấp x lần về công suất.

Sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam cho sản lượng từ x - x triệu tấn/năm; trong

đó xuất khẩu x% và x% tiêu thụ trong nước.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 16: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GDVC

Nguồn: VIRAC, GDVC

Tại thị trường trong nước, thời gian qua mưa lớn kéo dài trên diện rộng, ảnh hưởng

tới năng suất, chất lượng sắn niên vụ 2020/21, gây áp lực lên nguồn cung trong thời

gian tới. Nhiều nhà máy tại miền Trung đã phải tạm ngừng hoạt động do thiếu

nguyên liệu vì ảnh hưởng của mưa lũ. Tại Tây Ninh, mùa vụ chế biến sắn 2020/21

tiếp tục gặp khó khăn do lượng sắn từ Campuchia về ít hơn, nhưng giá sắn lại cao

hơn so với các năm trước, điều này sẽ tạo áp lực lớn đến nguồn cung sắn lát của Việt

Nam.

Theo nhận định, giá sắn tươi có thể sẽ tăng trong thời gian tới, do sự cạnh tranh

nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy chế biến tinh bột sắn và sân phơi sắn lát. Đối

với sắn lát, giá vụ mới có khả năng sẽ cao ngay từ đầu vụ, do nhu cầu mua hàng sản

xuất cám tăng trong khi nguyên liệu thay thế để sản xuất cám như cám gạo, lúa mì

tăng cao.

Tại thị trường trong nước, giá sắn nguyên liệu đến giữa tháng 11 tại khu vực miền

Trung, Tây Nguyên tiếp tục xu hướng tăng (giá sắn nguyên liệu tại Tây Ninh tăng lên

mức khoảng x đồng/kg) do nguồn cung hạn chế, các nhà máy không đủ nguyên liệu

để sản xuất hết công suất.

Nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam trong năm 2020 tăng nhẹ về sản lượng và giá trị. Cụ

thể, sản lượng nhập khẩu lúa mỳ tăng x% và giá trị nhập khẩu tăng x%. Lúa mỳ được

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Australia, Nga và Mỹ.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 17: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, GSO

Sản lượng sản xuất tinh bột và sản phẩm từ tinh bột trong năm 2020 đạt x

nghìn tấn, giảm x% so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến

các nhà máy gặp nhiều khó khăn trong thu mua nguyên liệu, việc tiêu thụ

cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc.

Tính đến tháng 11/2020, ngoại trừ phía Bắc, hầu hết các nhà máy chế biến sắn

tại Việt Nam đã chạy máy vụ sản xuất 2020/2021.Tại thị trường trong nước,

thời gian qua mưa lớn kéo dài trên diện rộng, ảnh hưởng tới năng suất, chất

lượng sắn niên vụ 2020/21, gây áp lực lên nguồn cung trong thời gian tới.

Nhiều nhà máy tại miền Trung đã phải tạm ngừng hoạt động do thiếu nguyên

liệu vì ảnh hưởng của mưa lũ.

Giá trị tiêu thụ tinh bột và sản phẩm từ tinh bột trong năm 2020 ước đạt x

nghìn tỷ đồng, giảm x% so với năm 2019 do hoạt động của các ngành sử

dụng tinh bột sắn như chế biến thực phẩm, giấy, dệt may… bị ngưng trệ bởi

chịu ảnh hưởng của Covid-19.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 18: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GDVC

Quốc giaSản lượng

(Nghìn tấn)

Giá trị

(triệu USD)

Nhập khẩu sắn và tinh bột sắn từ một số quốc gia, 2020

Nguồn: VIRAC, GDVC

Mặt hàng tinh bột sắn, xuất khẩu trong năm 2020 ước đạt x triệu tấn với giá

trị x triệu USD, giảm x% về lượng và giảm x% về giá trị so với cùng kì năm

2019. Giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn đạt x USD/tấn, giảm x% so với

cùng kì năm trước. Giá tinh bột sắn thành phẩm tại Tây Ninh cũng giảm nhẹ,

cao nhất x đồng/kg đối với hàng nội địa do giá xuất khẩu biên mậu/chính

ngạch được điều chỉnh giảm

Tinh bột sắn chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan

trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới x% tỷ trọng. Hiện Trung Quốc

đang ưu tiên nhận các hợp đồng còn lại, những hợp đồng kí mới vẫn ít nên

khả năng trong tháng 12 lượng tinh bột sắn từ miền Trung và miền Nam đi

theo đường biển sẽ giảm lại.

Do những tác động của dịch Covid-19 trong đầu năm 2020 đã khiến ngành

sắn Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn

đã lấy lại đà tăng trưởng sau khi dịch bệnh được kiểm soát và trở thành một

trong số ít mặt hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng

dương. Đối với tinh bột sắn, giao dịch tinh bột sắn sẽ sôi động trong năm

2021 do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tiêu thụ từ ngành thức ăn chăn

nuôi và chế biến sâu tại Trung Quốc vẫn cao.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 19: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO

Top 10 doanh nghiệp sản xuất mỳ theo doanh thu*, 2019

*Doanh nghiệp co mã ngành kinh doanh chính là 1074 (Sản

xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự)

Nguồn: VIRAC, GSO

STT Tên doanh nghiệpDoanh thu năm 2019

(Tỷ đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nguồn: VIRAC, GSO

Sản lượng sản xuất mỳ ăn liền các loại năm 2020 đạt x nghìn tấn, tăng mạnh

x% so với năm 2020 do trong năm này, dưới tác động của Covid-19 khiến nhu

cầu tích trữ của người dân tăng mạnh, đặc biệt các sản phẩm mỳ ăn liền, do

vây, các doanh nghiệp trong ngành đều gia tăng năng lực sản xuất nhằm đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng như Acecook Việt Nam đã tăng cường sản xuất với

mức tăng khoảng x% để đáp ứng mức tăng của thị trường. Mỗi ngày, doanh

nghiệp này có thể sản xuất x – x thùng sản phẩm, tương đương x triệu - x

triệu gói/ngày.

Ngành hàng mỳ ăn liền là ngành có tỷ suất lợi nhuận khá cao. Với chiến lược

hướng đến sản phẩm cao cấp và không ngừng phát triển các sản mới góp

phần cải thiện rõ rệt tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan trong nhiều năm qua.

Trong 4 nhà sản xuất hàng đầu, chỉ số này của Masan vượt trội đạt gần x%,

Uniben đạt x%, Acecook x% và thấp nhất là Asia Foods chỉ khoảng x%.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 20: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, Euromonitor Nguồn: VIRAC, Euromonitor

Giá trị tiêu thụ sản phẩm mỳ các loại trong năm 2020 ước tính đạt x nghìn tỷ

đồng, tăng x% so với năm 2019 do tác động của đại dịch COVID-19 xuất hiện

trong năm 2020 khiến người dân đẩy mạnh việc tích trữ lương thực thực

phẩm trong giai đoạn dịch bùng phát. Theo dữ liệu của Statista, sản lượng mì

gói được tiêu dùng tại khu vực thành thị của Việt Nam tăng thêm tới x% so

với cùng kỳ. Số này vượt trội hơn nhiều so với thực phẩm đông lạnh (x%) và

các sản phẩm chế biến từ thịt, xúc xích (x%).

Theo KantarWorldpanel, người tiêu dùng hiện nay đang hướng đến các sản

phẩm mì ăn liền tiện lợi, tốt cho sức khỏe và đa dạng hương vị hơn. Vì vậy các

nhà sản xuất cũng tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng

tốt hơn nhu cầu. Xu hướng mì ly và mì cao cấp là hai trong những xu hướng

chính của thị trường mì ăn liền hiện nay, chủ yếu xảy ra ở thành thị. Theo

Nikkei, Acecook có kế hoạch tăng doanh số bán mì ly tại Việt Nam lên khoảng

x triệu phần vào năm 2022, gấp đôi so với 2017.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 21: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Xuất khẩu các sản phẩm mỳ trong năm 2020 ước đạt x triệu USD, tăng x% so với cùng kỳ năm 2019. Hoạt động xuất khẩu mỳ gói của Việt Nam tăng mạnh nhờ ảnh

hưởng của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tích trữ thực phẩm của người dân tại nhiều quốc gia tăng cao. Theo một khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường

Nielsen Việt Nam, tỉ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng x%. Đặc biệt, năm nay ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng trong việc ứng

phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch COVID-19 toàn cầu. Chẳng hạn như trong tháng 2, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất

khẩu của Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vifon) tăng x% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu các sản phẩm mỳ trong năm 2020 ước đạt x triệu USD, tăng x% so với năm 2019. Hiện nay, thị trường mì gói xuất hiện rất nhiều sản phẩm mì ăn liền được

nhập từ Thái với giá x – x đồng/gói bán lẻ tại siêu thị. Phân khúc cao cấp, giá từ x – x đồng/gói, chủ yếu nhập từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Xu hướng chọn mì giá cao,

hàng nhập tốt đang tăng nhưng các doanh nghiệp nội khó chen chân được vào phân khúc này vì tâm lý một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng

ngoại giá cao nhưng vẫn ngần ngại, thậm chí nhất quyết không mua hàng nội giá mắc, nhất là với những sản phẩm như mì gói.

Nguồn: VIRAC, Euromonitor Nguồn: VIRAC, Euromonitor

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 22: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, GSO

Top 10 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo theo doanh thu*, 2019

*Doanh nghiệp co mã ngành kinh doanh chính là 1073 (Sản

xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo)

Nguồn: VIRAC, GSO

STT Tên doanh nghiệpDoanh thu năm 2019

(Tỷ đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Trong năm 2020, sản lượng sản xuất bánh kẹo đạt x nghìn tấn, giảm x% so với

năm 2019. Bằng ưu thế về giá cả cùng việc am hiểu về hương vị và thị hiếu

của khách hàng, các thương hiệu bánh kẹo Việt vẫn đang có được chỗ đứng

vững chắc trên thị trường nội địa.

Sau 5 năm ngừng sản xuất, từ quý II/2020 KIDO đã quyết định quay lại ngành

sản xuất cốt lõi của doanh nghiệp là bánh kẹo và hướng đến vừa tiêu thụ nội

địa vừa đẩy mạnh xuất khẩu, giúp sản lượng sản xuất bánh kẹo tang.

Lợi thế của doanh nghiệp bánh kẹo Việt hiện nay là nguồn nguyên liệu tại chỗ

(trái cây, đường, đậu…) rất lớn, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Các

doanh nghiệp trong nước cũng chủ động nhiều thay đổi nhằm thích nghi với

thị hiếu của khách hàng.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 23: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, Euromonitor

Nguồn: VIRAC, GDVC

Nguồn: VIRAC, GDVC

Giá trị tiêu thụ bánh kẹo trong năm 2020 ước đạt x tỷ đồng, tăng x% so với

năm 2019 . Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thói quen tiêu dùng và chi

tiêu của khách hàng thay đổi. Họ sẽ đến những cửa hàng tiện lợi hoặc điểm

bán gần nhà hơn để mua sắm thay vì đến đại siêu thị hay siêu thị. Tiếp nữa,

sản phẩm còn phải đáp ứng được việc đa dạng nhu cầu của gia đình vào

những thời điểm khác nhau. Hay như sản phẩm có thể được dùng cho đa

dạng đối tượng khách hàng, ví dụ như người cao tuổi thì có nhu cầu sử dụng

sản phẩm ít ngọt hơn, dễ tiêu hóa...hay trẻ em ưa thích các sản phẩm ngọt và

có nhiều mùi vị hơn, đáp ứng nhu cầu calo cao hơn...

Kinh Đô giữ vững vị trí dẫn đầu nhóm bánh quy ngọt tại Việt Nam (chiếm x%)

với các sản phẩm nổi bật như Cosy, AFC, Solite... Trong đó nổi bật là nhãn

hiệu Cosy (chiếm 18.6% thị phần).

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 24: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GDVC Nguồn: VIRAC, GDVC

Nguồn: VIRAC, GDVC

Nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc của Việt Nam năm 2020 đạt x

triệu USD, giảm x% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường nhập khẩu chính của

Việt Nam vẫn là các nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan, Malaysia. Hiện nay,

bánh kẹo nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là khi Hiệp định Thương mại hàng

hóa ASEAN được thực thi, sản phẩm bánh kẹo từ các nước ASEAN (Indonesia,

Thái Lan, Malaysia) được giảm thuế nhập khẩu về x% không ngừng tăng số lượng

vào Việt Nam. Tuy vậy, thị phần bánh kẹo nhập khẩu hiện chưa chiếm quá x% thị

phần bánh kẹo Việt. Mặt khác, bánh kẹo ngoại chỉ chọn một số kênh phân phối

nhất định là siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ

Chí Minh, còn lại đến x% thị trường nông thôn chủ yếu tiêu thụ bánh kẹo nội địa.

Xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc năm 2020 đạt x triệu USD, tăng x%

so với năm 2019, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gồm Trung Quốc,

Mỹ, Campuchia…

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 25: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO

Top 10 doanh nghiệp chế biến tinh bột theo doanh thu*, 2019

*Doanh nghiệp co mã ngành kinh doanh chính là 1072 (Sản

xuất đường)

Nguồn: VIRAC, GSO

STT Tên doanh nghiệpDoanh thu năm 2019

(Tỷ đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tính đến năm 2019, Việt Nam có x doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản

xuất đường. Trong đó, Công ty CP Đường Quảng Ngãi là doanh nghiệp đứng đầu

ngành về doanh thu năm 2019.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 26: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GSO

Theo báo cáo của Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tổng hợp từ số liệu của các địa phương có nhà máy đường, tổng diện tích trồng mía

vụ 2019/2020 là x ha, giảm x% so với niên vụ trước. Năng suất mía bình quân niên vụ này đạt x tấn/ha, giảm x% so với niên vụ trước, điều này dẫn đến sản lượng mía

niên vụ 2019/2020 chỉ đạt hơn x triệu tấn, giảm x% so với niên vụ trước (x tấn).

Niên vụ 2019/2020, dù giá mía nguyên liệu có tăng (khoảng từ x – x đồng/tấn so với niên vụ trước), nhưng vẫn là năm khó khăn chung của ngành mía đường. Nông dân

không mặn mà với cây mía, bỏ mía không đầu tư chăm sóc hoặc chuyển đổi sang trồng cây khác dẫn đến năng suất, chất lượng và sản lượng mía đều giảm so với niên

vụ trước. Ở nhiều vùng, có rất nhiều diện tích mía gốc vụ 2019-2020 bị nông dân bỏ, không chăm sóc và thu hoạch nên sản lượng mía thu hoạch thực tế thấp hơn

nhiều so với dự kiến đầu vụ. Một số vùng bị hạn hán nghiêm trọng, làm giảm cả diện tích lẫn năng suất và chất lượng mía.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 27: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO

Nguồn: VIRAC, GSO

Niên vụ 2019/2020 là một năm khó khăn đối với ngành đường Việt Nam.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), gần 1/3 số nhà máy đường tại

Việt Nam đã phải đóng cửa trong niên vụ 2019/2020. Doanh nghiệp mía

đường đang phải đối mặt với không ít những thách thức nhưng vẫn còn

những cơ hội phía trước. Theo dự báo niên vụ 2020/2021 ngành mía đường

vẫn phải tiếp tục đương đầu với khó khăn thách thức từ nhiều phía. Xu hướng

phục hồi của giá đường đang bị đánh giá là thiếu bền vững khi mà giá dầu

thô có nguy cơ sẽ quay đầu giảm trong thời gian tới khi Tổ chức Các nước

xuất khẩu dầu mỏ cùng các đồng minh (OPEC+) chưa có sự đồng thuận cho

kế hoạch cắt giảm sản lượng dài hạn. Mía là một trong những nguyên liệu sản

xuất ethanol. Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát với diễn biến

phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp tới

nhu cầu tiêu thụ đường và giá đường.

Tại Việt Nam, các nhà máy đường đã kết thúc vụ ép 2019/2020 trong tháng

5/2020 cùng với lượng tồn kho đường ngoại ở mức cao (khoảng x nghìn tấn),

khiến giá bán đường trong nước không tăng theo giá thế giới. Thậm chí còn

dưới giá thành sản xuất, gây khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp mía

đường trong vụ tới. Trên thị trường hiện nay, đường tồn kho không bán được,

nhưng doanh nghiệp vẫn cần nguồn tiền để trang trải chi phí sản xuất, tiền

lương cho người lao động. Trong khi đó, đường và chất tạo ngọt được nhập

về ồ ạt. Nguồn cung đường dư thừa khiến giá đường có xu hướng giảm trong

năm 2020 và duy trì ở mức thấp.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 28: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và lũ lụt, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu đường nhằm gia tăng dự trữ lương thực thiết yếu, trong đó có đường từ Việt Nam.

Đây là cơ hội lớn trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp đường Việt Nam có khả năng xuát khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp đường phía Bắc, có

lợi thế là vị trí địa lý gần với biên giới Trung Quốc.

Trong dài hạn, thị trường EU sẽ đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có bộ sản phẩm đường và sau đường đa dạng, đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, Hiệp định

Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ đem lại cơ hội xuất khẩu cho ngành đường Việt Nam khi quy định hạn ngạch

xuất khẩu x nghìn tấn đường các loại và x tấn đường đặc biệt từ Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế. Thuế xuất khẩu ngoài hạn ngạch vẫn được tính với thuế suất x

EUR/tấn đối với đường thô và x EUR/tấn đối với đường luyện. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng đường nhập khẩu của EU trong niên vụ

2020/2021 ước đạt x triệu tấn (-x%), tương ứng với khoảng x% sản lượng đường tiêu thụ trong khu vực. Để đạt được lợi thế cạnh tranh tại thị trường này, các sản

phẩm nông sản (bao gồm mặt hàng đường) cần bảo đảm được các yêu cầu cao về chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Nguồn: VIRAC, GDVC

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 29: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Nguồn: VIRAC, GSO Nguồn: VIRAC, GDVC

Việt Nam đã thực hiện cam kết ATIGA đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2020. Kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan đối với đường nhập khẩu từ các nước

ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt khoảng x triệu tấn trong 10T/2020. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp

từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu là x%. Lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng gia tăng.

Ngoài ra, giá đường nhập khẩu cũng rất thấp gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường cũng như các hộ nông dân trồng mía trên cả nước.

Giải thích lý do vì sao giá đường nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với giá đường nội địa, VSSA cho biết hiện có 4 nước sản xuất đường chính trong ASEAN, là Thái

Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, các nước khác thực chất không mở cửa thị trường đường của họ theo thỏa thuận ATIGA. Các nước đều có cơ

chế bảo vệ nông dân và các ngành đường nội địa khỏi tác động mang tính tàn phá của luồng đường giá rẻ từ thị trường quốc tế. Ví dụ, Thái Lan xuất khẩu

đường thô với giá x USD/tấn, trong khi giá đường tại Thái Lan là x USD/tấn. Ngành đường Philippines từng bị tác động nghiêm trọng bởi luồng syrup ngô nhập

khẩu từ Trung Quốc và đã tăng gấp đôi thuế tiêu dùng đối với đồ uống không cồn chứa đường từ ngô.

Chỉ trong 10T/2020, Việt Nam đã nhập khẩu từ Thái Lan tổng cộng x triệu tấn đường với trị giá gần x triệu USD, trong khi đó, lượng đường xuât khẩu từ Thái

Lan sang Lào và Campuchia chính là lượng đường cung cấp cho hoạt động buôn lậu đường qua biên giới phía Tây và Tây Nam của Việt Nam với khối lượng

khoảng x tấn. Như vậy, hoạt động buôn lậu đường qua biên giới đã và đang ngày càng gia tăng.

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 30: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Thị trường thực phẩm chế biến Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt x% trong giai đoạn 2019 – 2023, đạt x nghìn tỷ

đồng vào năm 2023.

Theo Bộ Công thương, sản xuất và chế biến sữa, dầu ăn và bánh kẹo dự báo tăng trưởng và trở thành các phân khúc thị trường chế biến năng suất nhất của Việt Nam.

Tiêu dùng sữa nội địa dự báo đạt 27 – 28 lít/người/năm đến năm 2020; tiêu dùng dầu ăn sẽ đạt x kg/người/năm đến năm 2020 và x kg/người/năm đến năm 2025; tiêu

dùng bánh kẹo sẽ tăng x%/năm.

Tiêu dùng thực phẩm hàng năm của Việt Nam chiếm khoảng x% GDP và dự báo sẽ tiếp tục mở rộng do các xu hướng thực phẩm ăn liền cũng như thu nhập tăng.

Thêm vào đó, nhiều yếu tố tích cực cho sự phát triển của ngành trong tương lai gần, đặc biệt sau khi các thỏa thuận thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu

lực và mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư rộng lớn hơn.

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biễn khá phức tạp, tuy nhiên, ngành chế biến thực phẩm sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng do đặc thù đây là ngành tiêu dùng

thiết yếu, ngoại trừ nhóm ngành chế biến tinh bột sẽ bị tác động lớn do thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc. Hiện nay, do Trung Quốc hạn chế giao thương với

nhiều nước nhằm kiểm soát dịch bệnh, do vậy, việc xuất khẩu các sản phẩm tinh bột sắn sang thị trường này, đặc biệt qua đường biên mậu sẽ rất khó khăn, nhất là

trong Q1/2020.

Nguồn: VIRAC

KINH TẾ VĨ MÔ THUỶ HẢI SẢN THỊT TINH BỘT DỰ BÁOKHÁCRAU QUẢ

Page 31: BÁO CÁO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Đ I Ể M T I N

• Trong tháng 3/2020, công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (chi nhánh

Nhà máy chế biến sản phẩm thịt gà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là

doanh nghiệp đầu tiên được Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên

bang Nga cấp phép cho xuất khẩu các sản phẩm thịt gà chế biến

sang thị trường Nga. Việc Việt Nam được phép xuất khẩu thịt gà chế

biến sang thị trường Nga cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam được

phép xuất khẩu sản phẩm này sang các nước trong Liên minh kinh tế

Á - Âu.

• Trong tháng 10/2020, công ty TNHH Koyu & Unitek (Đồng Nai) đã

đàm phán thành công với các đối tác để xuất khẩu thịt gà sang thị

trường Singapore và Hong Kong (Trung Quốc). Sản phẩm xuất sang

các thị trường này được làm từ cánh, đùi và ức gà, số lượng mỗi năm

lên đến hàng trăm tấn, giá bán cao hơn khoảng 30% so với tiêu thụ

trong nước. Những năm tới, Công ty TNHH Koyu & Unitek sẽ tiếp tục

tìm kiếm thêm khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu thịt gà Việt

Nam sang các nước châu Á và châu Âu.

• Trong tháng 8/2020 các chủng loại quả đóng góp vào mức tăng

trưởng chung toàn ngành gồm: Thanh long, xoài, chuối, dừa, mít, sầu

riêng, chanh leo, nhãn… Trong đó, thanh long là chủng loại quả xuất

khẩu chính với trị giá chiếm 51.8% tổng xuất khẩu chủng loại quả.

Xuất khẩu thanh long chủ yếu tới thị trường Trung Quốc đạt 127.4

triệu USD, tăng 7.0% so với tháng 8/2019, chiếm 95% tổng trị giá xuất

khẩu thanh long của Việt Nam.

• Hiện thực phẩm và đồ uống đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu

chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam, chiếm khoảng

35% mức chi tiêu. Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam

ước tính khoảng 15% GDP và đang có xu hướng gia tăng. Thói quen

sử dụng thực phẩm chế biến và xu hướng sử dụng thực phẩm tự

nhiên, hữu cơ ngày càng phổ biến với mức tăng trung bình

9.12%/năm (đối với thực phẩm chế biến) và 11.28%/năm đối với đồ

uống. Những con số trên đã cho thấy Việt Nam là một trong những

thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống rất tiềm năng.

CÔNG TY CP NGHIÊN CỨU NGÀNH VÀ TƯ VẤN VIỆT NAM

VIRAC không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo,

cũng như không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay

một phần nội dung của bản báo cáo. Bản báo cáo này có bản quyền và là tài sản của

Công ty CP Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC). Nghiêm cấm mọi hành vị

sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự cho phép bằng văn bản của VIRAC.

http://viracresearch.com

Tầng 5 tòa nhà Anh Minh, 36

Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội

(+84) 24 6328 9520

Tòa nhà SCIC, 16 Trương Định,

phường 6, quận 3, TP.HCM

(+84) 28 6680 8523