bÁo cÁo tỔng quan thỊ trƯỜng tÀi chÍnh · chính, các nhà kinh doanh quan tâm đến...

56
2016 BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

i

2016

BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA

ii

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1

TÓM TẮT ........................................................................................................................... 2

PHẦN I. BỐI CẢNH KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2016-2017 ................... 4

I. KINH TẾ THẾ GIỚI ................................................................................................... 4

II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ................................................................ 6

1. Hệ thống ngân hàng .......................................................................................... 6

2. Thị trường chứng khoán ................................................................................... 6

3. Thị trường ngoại hối ......................................................................................... 6

III. CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA CÁC NƯỚC ......................................... 7

1. Chính sách tiền tệ ............................................................................................. 7

2. Chính sách tài khóa .......................................................................................... 9

PHẦN II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 ............. 13

I. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM NĂM 2016 ....................................................... 13

1. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................ 13

2. Lạm phát ......................................................................................................... 15

3. Cân đối ngân sách và nợ công ........................................................................ 16

II. TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 2017 ............................................................. 18

PHẦN III. KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2016 ............................................ 22

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG KHU VỰC TÀI CHÍNH ...................................................... 22

1. Quy mô và hoạt động của hệ thống tài chính Việt Nam ................................ 22

2. Quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD . ............................................................ 23

3. Hệ thống tài chính đảm bảo tốt việc cung ứng vốn cho nền kinh tế .............. 24

4. Cấu trúc hệ thống tài chính chưa hợp lý ........................................................ 25

5. Khả năng thu hút vốn ngoại của TTCK chưa tương xứng với tiềm năng. 26

II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH .................................................................................... 27

1. Thị trường tiền tệ ............................................................................................ 27

2. Thị trường ngoại hối ....................................................................................... 29

3. Thị trường vốn ................................................................................................ 31

3.1. Thị trường trái phiếu ...................................................................................... 31

3.2. Thị trường cổ phiếu ........................................................................................ 32

iii

3.3. Dòng vốn đầu tư nước ngoài .......................................................................... 32

III. ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH ......................................................................................... 34

1. Hệ thống các TCTD ....................................................................................... 34

2. Đánh giá hoạt động của hệ thống công ty chứng khoán ................................ 41

3. Đánh giá hoạt động các công ty bảo hiểm ..................................................... 42

PHẦN IV. KHU VỰC PHI TÀI CHÍNH NĂM 2016 ............................................... 43

I. KHU VỰC DOANH NGHIỆP .................................................................................. 43

1. Quy mô của khu vực doanh nghiệp ................................................................ 43

2. Hiệu quả của khu vực doanh nghiệp .............................................................. 44

3. Cơ cấu vốn, tài sản và khả năng thanh toán ................................................... 45

II. THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ........................................................................... 47

1. Biến động giao dịch, giá và cung cầu thị trường ............................................ 47

2. Nguồn vốn chảy vào khu vực BĐS ................................................................ 48

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

BCTC Báo cáo tài chính

BĐS Bất động sản

BOJ Ngân hàng trung ương Nhật Bản

CCTM Cán cân thương mại

CCTTQT Cán cân thanh toán quốc tế

CCTTTT Cán cân thanh toán tổng thể

CDS Chỉ số hoán đối tín dụng

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

CTTC Công ty tài chính

CSTT Chính sách tiền tệ

DN Doanh nghiệp

DTNH Dự trữ ngoại hối

EU Châu Âu

EUR Đồng Euro

FED Cục dự trữ liên bang Mỹ

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI Vốn đầu tư gián tiếp

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HTTC Hệ thống tài chính

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

JPY Đồng Yên Nhật

KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

KV Khu vực

LNH Liên ngân hàng

LS Lãi suất

NDT Đồng Nhân dân tệ

NHNN, SBV Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

v

NSNN Ngân sách Nhà nước

OMO Thị trường mở

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

TCTD Tổ chức tín dụng

TPCP Trái phiếu chính phủ

TPDN Trái phiếu doanh nghiệp

TT Thị trường

TTCK Thị trường chứng khoán

UBGSTCQG Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

VAMC Công ty mua - bán nợ

VCSH Vốn chủ sở hữu

VND Việt Nam đồng

WEF Diễn đàn kinh tế thế giới

vi

DANH MỤC ĐỒ THỊ - BẢNG BIỂU

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Biến động của một số đồng tiền so với USD

Bảng 1.2 Lãi suất điều hành tại một số NHTW lớn

Bảng 1.3 Thâm hụt ngân sách cơ bản điều chỉnh theo chu kỳ

Bảng 2.1 Xuất khẩu gạo và dầu thô 10 tháng năm 2015 và 2016

Bảng 3.1 Mức đủ vốn của hệ thống tài chính

Bảng 3.2 Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính

Bảng 3.3 Cơ cấu tín dụng theo loại tiền và kỳ hạn

Bảng 3.4 Cơ cấu huy động theo loại tiền và kỳ hạn

Bảng 3.5 Cơ cấu tài sản các công ty chứng khoán

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Tăng trưởng kinh tế và giá hàng hóa thế giới 1998-2017

Hình 1.2 Tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới 2008-2016

Hình 1.3 Chỉ số chứng khoán thế giới

Hình 1.4 Vốn vào các nền KT mới nổi & ĐPT 2008-2016

Hình 1.5 Nợ công, thâm hụt ngân sách một số nước và khu vực 2010

– 2016

Hình 2.1 Tăng trưởng theo ngành Q1/2015-Q4/2016

Hình 2.2 Đóng góp vào tăng trưởng 2015-2016

Hình 2.3 Tăng trưởng GDP Q4/2014-Q4/2016

Hình 2.4 Chỉ số dẫn báo (LEI) tháng 1/2015-12/2016

Hình 2.5 Đóng góp vào lạm phát 2015-2016

Hình 2.6 Lạm phát cơ bản các tháng 2015-2016

Hình 2.7 Nợ công và bội chi ngân sách giai đoạn 2010 – 2016

Hình 2.8 Tăng trưởng tiềm năng Q1/2000-Q4/2017

Hình 2.9 Lạm phát và giá năng lượng thế giới

Hình 2.10 Tín dụng và lạm phát

Hình 3.1 Quy mô hệ thống tài chính so với nhóm 5 quốc gia hàng

đầu ASEAN

vii

Hình 3.2 Độ sâu tài chính so với các nước trong khu vực (%GDP

Hình 3.3 Cơ cấu tài sản hệ thống tài chính Việt Nam

Hình 3.4 Tỷ trọng cung ứng vốn giữa thị trường tiền tệ và thị trường

chứng khoán

Hình 3.5 Hoạt động trên TT OMO

Hình 3.6 Lãi suất trên thị trường LNH

Hình 3.7 Tỷ giá USD/VND

Hình 3.8 Cán cân thanh toán tổng thể

Hình 3.9 Diễn biến chỉ số VNIndex

Hình 3.10 Mua bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán

Hình 3.11 Cơ cấu tài sản (2012-2016)

Hình 3.12 Cơ cấu nguồn vốn (2012-2016)

Hình 3.13 Thị phần huy động

Hình 3.14 Thị phần cho vay

Hình 3.15 Tăng trưởng tín dụng theo tháng (2015-2016)

Hình 3.16 Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế (2012-2016)

Hình 3.17 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu báo cáo (2012-2016)

Hình 3.18 Dự phòng rủi ro tín dụng (2012-2016)

Hình 3.19 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi năm 2016

Hình 3.20 Tỷ lệ LDR toàn hệ thống TCTD (2012-2016)

Hình 3.21 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Hình 3.22 Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD

Hình 3.23 Cơ cấu lợi nhuận trước trích lập DPRRTD

Hình 3.24 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Hình 3.25 Tỷ lệ vốn khả dụng bình quân hệ thống CTCK

Hình 3.26 Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm

Hình 4.1 DN mới thành lập và phá sản năm 2013-2016

Hình 4.2 Tăng trưởng doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu bình

quân

Hình 4.3 Tăng trưởng doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu bình

quân khu vực SMEs

Hình 4.4 ROA, ROE của khu vực doanh nghiệp phi tài chính

viii

Hình 4.5 ROA, ROE của nhóm SMEs

Hình 4.6 Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu

Hình 4.7 Cơ cấu tổng tài sản

Hình 4.8 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hình 4.9 Khả năng thanh toán lãi vay

Hình 4.10 FDI đầu tư vào BĐS

Hình 4.11 Cơ cấu tín dụng BĐS cung – cầu

DANH MỤC HỘP

Hộp 1 Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit): Ảnh hưởng trực

tiếp đến Châu Á không lớn

Hộp 2 Chính sách của Tổng thống Mỹ mới được bầu: Nhiều yếu

tố bất định cho kinh tế thế giới

Hộp 3 Chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Mỹ, Nhật và ảnh hưởng

đến lạm phát

Hộp 4 Phân tích tác động của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng

khoán

Hộp 5 Xu hướng tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng

Hộp 6 Áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2

1

LỜI NÓI ĐẦU

Với mong muốn cung cấp một bức tranh tổng thể về thị trường tài chính trong

mối tương quan với các biến số vĩ mô và nền kinh tế thực, UBGSTCQG đã tiến hành

nghiên cứu, xây dựng và ban hành Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính (Báo cáo)

kể từ năm 2013. Kể từ năm 2015, Báo cáo chính thức nằm trong danh mục các báo

cáo định kỳ của Ủy ban gửi tới Chính phủ và các Bộ, ban ngành hàng năm.

Với quan điểm ổn định tài chính là một trong những nội dung của ổn định

kinh tế vĩ mô, báo cáo cung cấp thông tin khái quát về kinh tế thế giới và kinh tế vĩ

mô trong nước, thông tin về thị trường tài chính, thông tin về khu vực phi tài chính,

bao gồm cả khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Trong đó, tương tác giữa hệ

thống tài chính và khu vực kinh tế thực được xem xét; nguy cơ rủi ro của các khu

vực trong hệ thống tài chính được phân tích; rủi ro chéo giữa các khu vực của hệ

thống tài chính được cảnh báo.

Báo cáo được coi là tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng khác nhau: các

cơ quan hoạch định, điều hành chính sách, các nhà nghiên cứu, các định chế tài

chính, các nhà kinh doanh quan tâm đến thị trường tài chính và kinh tế Việt Nam.

Sau ba năm thực hiện, Báo cáo đã được các chuyên gia, nhà đầu tư, các đối tượng

tham gia thị trường tài chính có những phản hồi đánh giá tích cực.

UBGSTCQG trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Lê Đức Thúy, TS. Lê Xuân

Nghĩa đã đồng hành cùng nhóm tác giả với vai trò chuyên gia trong quá trình xây

dựng và hoàn thiện Báo cáo này.

2

Kinh tế thế giới năm 2016 tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp trong vòng 5 năm

liên tiếp (dưới mức 3,7% của năm 2010). IMF dự báo năm 2016 tăng trưởng ở mức

3,1% (thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2015). Nguyên nhân chủ yếu là do

năng suất lao động chậm cải thiện tại các nước phát triển, tăng trưởng thương mại

toàn cầu thấp hơn dự kiến, giá cả hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm khá mạnh và những

tác động tiêu cực từ Brexit. Trong khi đó, các chính sách nới lỏng tiền tệ (lãi suất

thấp hoặc âm, các gói nới lỏng định lượng và định tính…) tại hầu hết các nước

không mấy hiệu quả đối với tăng trưởng và lạm phát.

Trước bối cảnh phục hồi kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam

đạt được một số thành quả đáng ghi nhận bên cạnh một số khó khăn, thách thức:

- Tăng trưởng kinh tế dự báo tăng 6,3% thấp hơn so với kế hoạch (6,7%) chủ

yếu đến từ sự giảm tốc của ngành nông nghiệp và sụt giảm của ngành khai khoáng

do giá dầu ở mức thấp, thiên tai hạn hán trong nước. Tuy nhiên, đó chỉ là sự sụt

giảm tổng cung trong ngắn hạn mang tính chất chu kỳ, kết quả của chỉ số LEI công

bố hàng tháng của UBGSTCQG cho thấy kinh tế Việt Nam đã thoát đáy trong quý

3/2016 và báo hiệu tổng cầu sẽ hồi phục trong năm 2017. Về dài hạn, kinh tế Việt

Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực so với các nước trong khu vực

nhờ vào nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh trong những năm

gần đây.

- Ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì: (i) lạm phát năm 2016 ước trong

khoảng 4,75%-4,9% chủ yếu do giá dịch vụ công được chủ động điều chỉnh; trong

đó lạm phát cơ bản ổn định ở mức dưới 2%; (ii) Niềm tin nhà đầu tư nước ngoài

ngày càng được củng cố vào ổn định vĩ mô. Vốn FDI và ODA đăng ký và giải ngân

tiếp tục tăng cao, khối ngoại mua ròng trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu ở mức

cao nhất trong 3 năm nay…giúp gia tăng nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế; (iii) tỷ

giá và thị trường ngoại hối ổn định tạo điều kiện giúp NHNN bổ sung tăng dự trữ

ngoại hối lên mức kỷ lục 40 tỷ USD; (iv) Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT)

đảo chiều từ mức thâm hụt trong năm 2015 nhờ cán cân thương mại xuất siêu và

khoản mục “lỗi và sai sót” giảm do tâm lý găm giữ vàng và ngoại tệ giảm trong

năm 2016.

- Về phía cân đối ngân sách nhà nước, bội chi NSNN đạt thấp hơn so với năm

2015 do thu NSNN mặc dù chỉ tăng ở mức 4,1% (do thu từ tiền bán cổ phần chậm,

thu từ DNNN giảm, giá dầu thanh toán đạt thấp) song chi NSNN tăng thấp hơn ở

mức 2,7% so với thực hiện năm 2015. Tác động lan tỏa của chính sách tài khóa tới

TÓM TẮT

3

khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế khi tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ

bản và vốn Trái phiếu chính phủ chậm nhất so với cùng kỳ những năm gần đây.

- Trong Báo cáo về chỉ số thuận lợi kinh doanh toàn cầu do World Bank

công bố, xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2016 của Việt Nam tăng 9 bậc. Điều

này đã tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tiếp tục phát triển với số lượng đăng

ký và vốn đăng ký tăng nhanh. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó

khăn: doanh thu và tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm nhẹ, trong đó ngành khai

khoáng và nông nghiệp giảm mạnh nhất, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá khiêm tốn.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nói trên, hệ thống tài chính Việt Nam tiếp tục

phát triển khá lành mạnh và an toàn, đảm bảo tốt chức năng cung ứng vốn cho nền

kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng và khu vực doanh nghiệp đồng thời duy trì ổn định vĩ

mô. Cụ thể:

- Vốn cung ứng cho nền kinh tế tiếp tục tăng so với cuối năm 2015 nhờ

thanh khoản khu vực ngân hàng dồi dào và diễn biến tích cực của thị trường chứng

khoán (cổ phiếu và trái phiếu).

- Phân bố nguồn vốn tín dụng cho các khu vực doanh nghiệp và lĩnh vực ưu

tiên tiếp tục được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng; Mặc

dù lạm phát tăng cao hơn 2015 song mặt bằng lãi suất huy động được duy trì khá ổn

định. Lãi suất cho vay chưa giảm được như kỳ vọng.

- Quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính từ cuối năm 2011 góp phần lành

mạnh hóa thị trường tài chính (giảm 10% số TCTD và 25% số công ty chứng

khoán). Hoạt động của khu vực tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển an toàn với

mức đủ vốn bình quân của hệ thống cao hơn mức chuẩn an toàn. Nợ xấu được xử lý

tích cực giúp giảm chi phí dự phòng rủi ro của các TCTD và đà tăng của nợ xấu

chậm lại qua các năm, góp phần gia tăng khả năng sinh lời của hệ thống TCTD.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, qui mô hệ thống tài chính Việt

Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn, năng lực cung ứng vốn còn hạn chế, đặc biệt còn

phụ thuộc nhiều vào khu vực ngân hàng. Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt

Nam chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài so với tiềm năng. Một số vấn đề tồn tại

nổi bật của hệ thống tài chính là nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để, tập trung

ở một số TCTD yếu kém, khiến cho mặt bằng lãi suất cho vay vẫn chưa giảm được

như mong đợi bất chấp sự hỗ trợ tích cực từ các yếu tố vĩ mô.

4

PHẦN I. BỐI CẢNH KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2016-2017

I. KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Tăng trưởng kinh tế và thương mại

Năm 2016, tăng trưởng kinh tế thế giới ước ở mức

3,1%, giảm so với năm 2015 (3,2%). Nguyên nhân

là do giá hàng hóa thế giới giảm đã ảnh hưởng đến

tăng trưởng của các nước mới nổi và đang phát

triển. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính toàn

cầu, cùng với quá trình già hóa dân số, đã có ảnh

hưởng lâu dài đến năng suất của các nền kinh tế

phát triển.

Tăng trưởng thương mại toàn cầu cũng giảm mạnh

từ 3,9% năm 2014 xuống 2,6% năm 2015 và 2,3%

năm 2016. Nguyên nhân chính là do Trung Quốc

cân bằng lại nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng

đầu tư đã ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa phục vụ

đầu tư và hàng hóa trung gian. Ngoài ra, vai trò của

thương mại đối với tăng trưởng đang có chiều

hướng giảm với tỷ lệ giữa tăng trưởng thương mại

Hình 1.1: Tăng trưởng kinh tế và giá

hàng hóa thế giới 1998-2017

Đơn vị: % tăng

Giá hàng hóa do UBGSTCQG ước trên cơ sở

trung bình cộng giá năng lượng và phi năng

lượng theo nguồn của World Bank.

Nguồn: IMF.

-40

-20

0

20

40

-9

-6

-3

0

3

6

9

199

8-2

007

200

8

200

9

201

0

201

1

201

2

201

3

201

4

201

5

201

6

201

7

Toàn cầu Phát triển Mới nổi & ĐPT Giá hàng hóa (trục phải)

Giá cả hàng hóa cơ bản năm 2016 tiếp tục giảm khá mạnh so với năm

2015; Khả năng hồi phục tăng trưởng của các nền kinh tế, nền kinh tế Mỹ phục hồi

khả quan, tuy chậm nhưng khá vững chắc, trong khi đó Nhật Bản, EU, Trung Quốc

chưa thực sự rõ ràng; Tăng trưởng thương mại toàn cầu thấp hơn dự kiến và tác

động tiêu cực từ Brexit là nguyên nhân chính khiến IMF liên tục hạ dự báo tăng

trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016.

Dự báo kinh tế toàn cầu của năm 2016 sẽ chỉ tăng ở mức 3,1%, thấp hơn

0,1 điểm % so với năm 2015; IMF cảnh báo về nguy cơ kinh tế thế giới có thể rơi

vào “bẫy tăng trưởng thấp”do kinh tế toàn cầu đã có 5 năm liên tiếp tăng trưởng

dưới mức 3,7%.

5

và tăng trưởng kinh tế đã giảm từ 1,15 năm 2014

xuống 0,81 năm 2015 và 0,74 năm 2016.

Năm 2017, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự

báo cải thiện so với năm 2016 nhờ giá hàng hóa

phục hồi. Tuy nhiên, kinh tế thế giới trong năm

2017 cũng sẽ phải đối mặt với nhiều yếu tố bất

định: (i) bất ổn chính trị (trong đó có bất ổn do sự

kiện Anh rời khỏi Châu Âu và những thay đổi

chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump);

(ii) các nền kinh tế phát triển rơi vào bẫy lạm phát

thấp; (iii) Trung Quốc tăng trưởng chậm lại; và (iv)

thiên tai, dịch bệnh, xung đột vũ trang khu vực.

2. Thị trường hàng hóa

Giá hàng hóa thế giới tiếp tục giảm trong năm

2016. Giá dầu thô WTI ước giảm 12,1% so với

năm 2015 xuống mức bình quân cả năm là 42,78

USD/thùng.1 Tương tự, giá phi năng lượng giảm

4,1%, trong đó giá lương thực tăng 0,4%, nguyên

liệu thô giảm 1,7% và kim loại giảm 11%.2

Năm 2017, giá hàng hóa thế giới dự báo tăng trở

lại. Giá dầu thô bình quân năm 2017 dự báo tăng

lên 49,9 USD/thùng (tăng 16,9% so với năm

2016).3 Tương tự, giá phi lương thực tăng 2,1%,

trong đó giá lương thực tăng 1,65%, nguyên liệu

thô tăng 2,3% và kim loại tăng 3,6%.4

1 Cơ quan năng lượng Hoa Kì (EIA).

2 Commodity Markets Outlook 10/2016 (Ngân hàng thế giới).

3 Cơ quan năng lượng Hoa Kì (EIA).

4 Commodity Markets Outlook 10/2016 (Ngân hàng thế giới).

Hình 1.2: Tăng trưởng kinh tế và

thương mại thế giới 2008-2016

Đơn vị: %

Nguồn: IMF

6

II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

1. Hệ thống ngân hàng

Hệ thống ngân hàng tại nhiều nước Châu Âu

đang gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận của các

ngân hàng EU đã giảm 20% so với đầu năm. Giá

cổ phiếu và giá trị vốn hóa nhiều ngân hàng lớn

của Châu Âu sụt giảm mạnh5. Ngoài việc kinh tế

phục hồi chậm cũng như tác động tiêu cực từ

Brexit, các lĩnh vực chủ chốt vốn được hỗ trợ tín

dụng lớn như khai thác tài nguyên, khoáng sản

gặp khó khăn và chính sách lãi suất âm là những

nhân tố chủ chốt gây nên sự sụt giảm về lợi

nhuận của các ngân hàng Châu Âu.

2. Thị trường chứng khoán

Chính sách tiền tệ nới lỏng đã giúp thị trường

chứng khoán thế giới tăng trưởng tốt. Chỉ số chứng

khoán Mỹ, Anh, MSCI đều tăng điểm so với đầu

năm. Thị trường chứng khoán Nhật Bản, và tại

Trung Quốc sau một khoáng thời gian giảm sâu và

lập đáy, đã có xu hướng bật tăng trở lại vào hai quý

cuối năm và hiện đã dần khôi phục lại gần mức giá

trị đạt được vào cuối năm 2015.6

3. Thị trường ngoại hối

Chỉ số Bloomberg USD Index có xu hướng giảm từ

đầu năm cho đến cuối tháng 9/2016 do việc trì

hoãn tăng lãi suất của FED. Tuy nhiên, chỉ số này

5 Cổ phiếu nhiều NH đã giảm từ 28% đến 71%, đặc biệt cổ phiếu của Monte Paschi di Siena (ngân hàng lớn

thứ 3 của Italia) đã giảm tới 85% so với cùng kì, buộc phải ngừng giao dịch trong phiên 06/07/2016 nhằm

chặn đà giảm giá; Giá trị vốn hóa của Deutsche Bank (Ngân hàng lớn nhất của Đức) đã giảm 50% so với

cùng kì, chỉ còn 18 tỷ USD. 6 Các chỉ số chính của hai thị trường này là Shanghai Composit (TQ), Nikkei (Nhật Bản) tính đến cuối tháng

11/2016 có mức giảm lần lượt khoảng 5% và 4% so với đầu năm 2016.

Hình 1.3: Chỉ số chứng khoán thế giới

Nguồn: Bloomberg

12%

-7%

10%

-4%

-5%

3%

Dow Jones

EURO STOXX

FTSE 100

Nikkei

Shanghai

MSCI

7

đã tăng trở lại từ đầu tháng 10 và đặc biệt tăng

mạnh sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tính đến

cuối tháng 11 chỉ số này đã tăng gần 3 điểm so với

cuối tháng 9 (tương ứng 3%) và hiện đã nhỉnh hơn

2 điểm so với mức đầu năm 2016 (tương ứng 2%).

Bảng Anh (GBP) tiếp tục giảm giá, có thời điểm đã

lập đáy thấp nhất trong vòng 31 năm so với USD, ở

mức 1,21 USD/GBP. Tại Châu Á, Đồng Yên nhật

tăng gần 6% so với đầu năm. Trong khi đó, Đồng

Nhân dân tệ liên tục giảm giảm giá và đã lập đáy

trong vòng 6 năm gần đây, giảm 6,67% so với đầu

năm.

III. CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA

CÁC NƯỚC

1. Chính sách tiền tệ

Do kinh tế Mỹ hồi phục chậm hơn kỳ vọng, lạm

phát cơ bản thấp và kinh tế thế giới nhiều bất trắc

nên FED đã liên tục trì hoãn việc tăng lãi suất trong

năm 2016 cho đến cuối năm: giảm số lần tăng lãi

suất dự kiến từ 3 xuống 1 lần trong năm 2016 và

xuống 2 lần trong năm 2017. Tuy nhiên, chỉ số giá

của nhà sản xuất và doanh số bán lẻ tiếp tục ổn

định, thị trường lao động diễn biến tích cực và đặc

biệt là những dấu hiệu cho thấy lạm phát sẽ tăng

như kỳ vọng trong thời gian tới là cơ sở cho FED

tăng lãi suất vào tháng 12/2016.

NHTW Anh (BOE) chưa thay đổi các công cụ

chính sách tiền tệ, để ngỏ khả năng giảm lãi suất

xuống sát mức 0%. Sau lần điều chỉnh lãi suất đầu

tiên trong vòng 7 năm xuống mức 0,25%, BOE tiếp

Bảng 1.2: Lãi suất điều hành tại một

số NHTW lớn

Quốc gia

LS cơ

bản hiện

hành

Thời điểm

thay đổi

Mỹ 0,5% 16/12/2015

Úc 1,5% 2/8/2016

Anh 0,25% 4/8/2009

Trung Quốc 4,35% 23/10/2015

Eurozone 0% 10/3/2016

Nhật Bản 0% 1/2/2016

Nguồn:global-rates.com

Bảng 1.1: Biến động của một số đồng

tiền so với USD

So với

01/01/2016

Euro -2.17%

Bảng Anh -17.65%

NDT Trung Quốc -6.63%

Yên Nhật +5.83%

Dollar Singapore -0.70%

Bath Thái Lan +1.38%

(+): thể hiện đồng tiền đang tăng giá

(-): thể hiện đồng tiền đang giảm giá

Nguồn:Reuters

8

tục phát đi tín hiệu lãi suất có thể sẽ giảm sâu hơn

tới mức tiệm cận 0% nhằm hỗ trợ thị trường trước

những tác động tiêu cực có thể xảy ra hậu Brexit.

Ủy ban chính sách tiền tệ của BOE dự kiến sẽ triển

khai nhiều biện pháp kích thích kinh tế khác như

tăng quy mô chương trình mua trái phiếu của mình

lên 435 tỷ GBP (575 tỷ USD) và tung ra một kế

hoạch mới để mua trái phiếu doanh nghiệp trị giá

10 tỷ GBP.

NHTW Nhật Bản (BOJ) tiếp tục kiên trì chính sách

nới lỏng nhằm đưa lạm phát lên mức mục tiêu2%.

Cụ thể, BOJ sử dụng thêm công cụ lãi suất âm

trong gói QQE7 từ tháng 1/2016. Giữa tháng

9/2016 BOJ chuyển sang công cụ kiểm soát đường

cong lãi suất thay vì chỉ giản đơn mua thêm trái

phiếu trong các phiên giao dịch hàng ngày. Nhờ

đó, BOJ sẽ chủ động mua vào và bán ra các trái

phiếu chính phủ Nhật nhằm kiểm soát mức lợi suất

trái phiếu chính phủ 10 năm của nước này nằm

quanh mức 0%. Đồng thời, BOJ cũng tăng gần gấp

đôi mức độ mua hàng năm của quỹ hoán đổi (ETF)

lên khoảng 6.000 tỷ Yên.

NHTW Trung Quốc (PBC) dần nới lỏng sự kiểm

soát chặt chẽ trên thị trường tiền tệ và tài chính

cũng như mở cửa cho các nguồn vốn nước ngoài

để thực hiện kế hoạch quốc tế hóa đồng NDT.

Đồng NDT chính thức được đưa vào giỏ tiền tệ dự

trữ quốc tế (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF

vào ngày 1/10/2016 sẽ có tầm ảnh hưởng quốc tế

lớn hơn. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô và thị trường tài 7 QQE: Quantitative and Qualitative Easing – gói nới lỏng định tính và định lượng.

9

chính Trung Quốc hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều

bất ổn. Theo báo cáo của BIS, nguy cơ xảy ra

khủng hoảng ngành ngân hàng tại Trung Quốc

đang tăng cao. Cụ thể, chênh lệch khoảng cách

giữa tổng cho vay tín dụng với Tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) trong 3 tháng đầu năm 2016 của

Trung Quốc đã tăng lên mức 30 trong khi BIS

khuyến cáo mức 10 là ngưỡng rủi ro tiềm tàng.

Như vậy, năm 2016 chính sách tiền tệ các nước,

nhất là các nước phát triển, nhìn chung được nới

lỏng và được dự báo sẽ tiếp tục nới lỏng trong năm

2017. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách tiền tệ

nới lỏng đến tăng trưởng cũng như lạm phát khá

hạn chế, đòi hỏi sự phối hợp của chính sách tài

khóa cũng như các chính sách tái cơ cấu nền kinh

tế.

2. Chính sách tài khóa

Cũng như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

của các nước nhìn chung được nới lỏng hơn trong

năm 2016. Thâm hụt ngân sách cơ bản điều chỉnh

theo chu kỳ8 bình quân của các nước phát triển dự

ước tăng từ 1% GDP năm 2015 lên 1,4% GDP năm

2016; của các nền kinh tế mới nổi tăng từ 1,6%

GDP lên 1,8% GDP và của các nước thu nhập thấp

tăng từ 2,6% GDP lên 3% GDP.

Mỹ và Châu Âu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng và tạo

việc làm, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp trong khi

chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội

(Mỹ) và chi nhằm giải quyết những khó khăn về

8 Bao gồm cả trả lãi ròng.

Bảng 1.3: Thâm hụt ngân sách cơ

bản điều chỉnh theo chu kỳ

Đơn vị: % GDP

Nền kinh tế 2015 2016 2017

Phát triển -0,9 -1,0 -0,8

Mới nổi &

ĐPT

-1,6 -1,8 -1,3

Thu nhập thấp -2,6 -3,0 -2,4

Nguồn: IMF, Fiscal Monitor 4/2016

Hình 1.4: Vốn vào các nền KT

mới nổi & ĐPT 2008-2016

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: IMF

-600

-400

-200

0

200

400

200

8

200

9

201

0

201

1

201

2

201

3

201

4

201

5

201

6

Đầu tư trực tiếp

Đầu tư gián tiếp

10

kinh tế, dòng người nhập cư và hậu Brexit (châu

Âu) tăng cao đã gia tăng áp lực lên ngân sách và nợ

công9. Nhật Bản tiếp tục điều hành chính sách tài

khóa linh động nhằm hỗ trợ kinh tế phục hồi, với

điểm nhấn trong năm 2016 là: (i) trì hoãn lần 2 kế

hoạch tăng thuế tiêu dùng vào tháng 4/2017 sang

tháng 10/2019; (ii) bổ sung ngân sách 2 lần trong

năm lên mức kỷ lục10

; (iii) tung gói kích thích kinh

tế mới trị giá 274 tỷ USD. Trung Quốc chủ động

nới rộng bội chi ngân sách năm 201611

nhằm đạt

mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch, thực hiện

nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp12

, tăng cường

đầu tư công vào các lĩnh vực giao thông, công nghệ

cao, nước sạch và nới lỏng giới hạn nợ chính quyền

địa phương.

Chính sách tài khóa sang năm 2017 dự báo sẽ tiếp

tục được điều hành linh hoạt nhằm hỗ trợ tăng

trưởng trong ngắn và trung hạn. Tuy nhiên việc

nới lỏng tài khóa sẽ được tính toán chặt chẽ hơn so

với năm 2016 và tuân theo kế hoạch tài chính trung

hạn để đảm bảo mục tiêu dài hạn của tài khóa là

thặng dư ngân sách và bền vững nợ công.

9 Mỹ: Thâm hụt ngân sách/GDP năm 2016 tương đương 3,2% GDP, cao hơn so với 2,5% của năm 2015. Nợ

công cũng tăng lên mức 77% GDP (năm 2015: 74% GDP), cao nhất kể từ năm 1950. Châu Âu: Nợ

công/GDP của khu vực tăng từ mức 90,7% quý IV/2015 lên mức 91,2% quý II/2016. 10

Tổng ngân sách sau 2 lần bổ sung là 100,01 nghìn tỷ Yên, tăng 3,4% so với dự kiến ban đầu. 11

Chính phủ sẵn sàng chấp nhận mức thâm hụt ngân sách so với GDP từ 4 - 5%, cao hơn mục tiêu ban đầu là

3% cũng như 2,4% của năm 2015 và 2,1% năm 2014. 12

Cắt giảm thuế, hoàn thiện chính sách thuế GTGT, giảm chi phí an sinh xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.

Hình 1.5: Nợ công, thâm hụt ngân

sách một số nước và khu vực

2010 – 2016

Đơn vị: %GDP

Nguồn: IMF, Fiscal Monitor 4/2016

-6

-3

0

3

0

100

200

300

Nợ công Thâm hụt

11

Hộp 1: Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit): Ảnh hưởng trực tiếp đến

Châu Á không lớn

Ngay sau kết quả bỏ phiếu rời EU của Anh, HSBC và Deutsche Bank đã

giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Anh xuống từ 0,2-0,3 điểm % trong năm 2016 và

giảm mạnh từ 1,2-1,4 điểm % trong năm 2017. Đồng thời, HSBC dự báo lạm phát

nước này sẽ tăng từ 0,8% lên 1,5% vào cuối năm 2016 và tăng mạnh từ 1,7% lên

4% trong năm 2017, chủ yếu do sự mất giá của bảng Anh (dự báo sẽ mất giá so

với USD khoảng 18% vào cuối năm 2016). Fitch cũng hạ xếp hạng tín dụng của

Anh từ “AA+” xuống “AA” với cảnh báo tiêu cực.

Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp của Brexit đến Châu Á không lớn khi kim

ngạch xuất khẩu từ các nước châu Á sang Anh hiện nay chỉ chiếm 0,7% GDP

Anh. Mặt khác đối với các dòng vốn đầu tư ở Châu Á, hiện nay đa phần đến từ

Mỹ, Nhật Bản và trong nội tại Châu Á, vì vậy những bất ổn ở Châu Âu với việc

đồng Bảng và Euro suy yếu sẽ chưa đủ mạnh để dẫn đến việc các dòng vốn chạy

ra khỏi các thị trường châu Á.

Bảng H1.1: Một số dự báo kinh tế UK giai đoạn 2016-2017

HSBC Deutsche Bank

2016F 2017F 2016F 2017F

+/- (*) +/- (*) +/-

(**)

+/-

(**)

GDP 1,5% -0,3% 0,7% -1,4% 1,5% -0,2% 0,9% -1,2%

Lạm

phát 1,5% +0,7% 4% +2,3%

(*): tăng giảm so với dự báo trước khi có kết quả Brexit; HSBC dự báo ngày 24/6/2016

(**): tăng giảm so với kịch bản Anh ở lại EU; DB dự báo ngày 23/6/2016

12

Hộp 2: Chính sách của Tổng thống Mỹ mới được bầu: Nhiều yếu tố bất

định cho kinh tế thế giới

Ngày 21/11/2016, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã công bố kế

hoạch cho 100 ngày đầu tiên tại Nhà Trắng để cụ thể hóa các quan điểm chính

sách trong chiến dịch tranh cử của ông. Trong đó, những quan điểm chính sách

của ông Donald Trump có thể gây bất định cho kinh tế thế giới cũng như kinh

tế Việt Nam trên nhiều phương diện:

- Về đối ngoại, ông Donald Trump có quan điểm bảo hộ mậu dịch, trong

đó có việc rút khỏi TPP. Quan điểm bảo hộ mậu dịch của ông Donald Trump

có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại toàn cầu, thậm chí có khả năng

dẫn đến chiến tranh thương mại giữa các nước. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu

cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như hoạt động đầu tư nước ngoài

vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

- Về đối nội, ông Donald Trump có chủ trương gia tăng các biện pháp

kích thích kinh tế, nhất là biện pháp nới lỏng tài khóa bằng cách tăng chi tiêu

Chính phủ và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, dự kiến từ 39,6% xuống 15%.

Biện pháp nới lỏng tài khóa sẽ gây sức ép đối với lãi suất TPCP Mỹ (thực tế

lãi suất TPCP Mỹ đã tăng 0,6 điểm % sau khi có kết quả bầu cử) qua đó làm

tăng lãi suất USD. Việc này cùng với khả năng Ngân hàng trung ương Mỹ

(FED) tăng lãi suất (trong cuộc họp dự kiến vào ngày 13-14/12/2016) sẽ làm

USD tăng giá1. Việc đồng USD tăng giá sẽ làm tăng áp lực nợ công của Việt

Nam do tỷ lệ vay USD/tổng nợ nước ngoài tính đến 31/12/2015 là khoảng

44%.

- Về tài chính, ông Donald Trump cũng có quan điểm giảm bớt kiểm soát

hoạt động đầu tư tài chính. Việc này cùng với khả năng tăng lãi suất USD sẽ

làm giảm dòng vốn đầu tư gián tiếp của Mỹ sang các nền kinh tế mới nổi và

đang phát triển (trong đó có Việt Nam).

13

PHẦN II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017

I. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM NĂM 2016

1. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng GDP năm 2016 ước ở mức 6,3%,

giảm so với năm 2015 (6,7%) chủ yếu do tổng cung

suy giảm, tập trung vào nông nghiệp và khai

khoáng. Tăng trưởng của nông nghiệp và khai

khoáng ước ở mức tương ứng là 0,05% và -3,6%,

thấp hơn nhiều mức tương ứng của năm 2015 là

2,03% và 6,5%. Do đó, nếu tính dựa trên GDP loại

trừ nông nghiệp và khai khoáng tăng trưởng 9

tháng năm 2016 (7,7%) cao hơn cùng kì năm 2015

(7,1%). Nông nghiệp tăng trưởng chậm là do hạn

hán, thiên tai; trong khi khai khoáng suy giảm là do

giá dầu thế giới xuống thấp khiến sản lượng dầu

thô phải cắt giảm (10 tháng năm 2016 giảm 9,3%

so cùng kì năm trước).

Tăng trưởng kinh tế thấp hơn năm 2015 chủ yếu do nông nghiệp và

khai khoáng suy giảm; trong khi, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ

vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt. Tăng trưởng loại bỏ yếu tố mùa vụ sau

4 quý suy giảm đã tăng trở lại trong Q3/2016. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô

cơ bản ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát (lạm phát tổng thể cao

hơn năm 2015 chủ yếu do chủ động điều chỉnh mạnh giá dịch vụ công), tỷ

giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao. Năm 2017, tăng trưởng thuận lợi

hơn do tăng trưởng kinh tế thế giới cải thiện, giá dầu thô phục hồi, tăng

trưởng tiềm năng trong đà cải thiện. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng sẽ đối mặt

không ít khó khăn do môi trường thế giới bất định, sản xuất kinh doanh còn

nhiều khó khăn, tái cơ cấu còn chậm, nợ công ở mức cao.

Hình 2.1: Tăng trưởng theo

ngành Q1/2015-Q4/2016

Đơn vị: %

Nguồn: TCTK

-10

0

10

20

Nông nghiệp Khai khoáng

CN chế biến chế tạo

Xây dựng

Dịch vụ

14

Trong khi đó, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn

liên tục cải thiện tăng trưởng kể từ Q1/2015 (riêng

Q1/2016 giảm tăng trưởng do sản lượng điện thoại

bị cắt giảm mạnh trong quý, giảm 17,6% so cùng

kì năm trước, Q1/2015 tăng 205%). Chỉ số PMI

trong năm 2016 cũng luôn cao hơn 50 điểm và liên

tục tăng cũng cho thấy sản xuất liên tục được mở

rộng. Ngoài ra, dịch vụ cũng tăng trưởng cao hơn

kế hoạch, ước ở mức 6,8% trong năm 2016 (kế

hoạch là 6,58%). So sánh mức đóng góp vào tăng

trưởng của các ngành giữa 9 tháng 2016 và cùng kì

2015 cho thấy động lực tăng trưởng đang tập trung

nhiều hơn vào công nghiệp chế biến chế tạo và

dịch vụ.

Trong khi tổng cung suy giảm, tổng cầu vẫn được

duy trì, ngay cả cầu tiêu dùng.

Tổng đầu tư toàn xã hội đạt mức khá cao (ước

ở mức 33,1% GDP, cao hơn mức 32,6% GDP

năm 2015.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

tăng chậm hơn năm 2015 (loại trừ yếu tố giá

ước tăng 7,7%, thấp hơn mức tăng 8,4% của

năm 2015) nhưng tỷ lệ tổng mức bán lẻ hàng

hóa và doanh thu dịch vụ so với GDP ước đạt

85,8%, cao hơn mức 77,3% của năm 2015.

Điều này cho thấy tiêu dùng tăng chậm là kết

quả chứ không phải nguyên nhân của tăng

trưởng thấp.

Xuất khẩu ròng 10 tháng năm 2016 đạt 3,5 tỷ USD,

so với mức âm 4,1 tỷ USD của cùng kì năm 2015.

Bảng 2.1: Xuất khẩu gạo và dầu

thô 10 tháng năm 2015 và 2016

Đơn vị : % thay đổi so cùng kì

2015 2016

Lượng Giá trị Giá Lượng Giá trị Giá

Gạo -6,5 -14.3 -7,8 -20,6 -16,3 4

Dầu -0,2 -49,1 -48,9 -22,2 -39,4 -17,2

Nguồn: UBGSTCQG

Hình 2.2: Đóng góp vào tăng

trưởng 2015-2016 Đơn vị: điểm %

Nguồn: TCTK. Số Q4/2016 do

UBGSTCQG ước.

-1

0

1

2

3

Nông

nghiệp

Khai

khoángCông

nghiệp

chế biến chế tạo

Xây

dựng

Dịch vụ

2015 2016

98

99

100

101

15

Tuy nhiên, xuất khẩu năm 2016 tăng chậm hơn

năm 2015 (ước tăng 6,7% về giá trị và 9,8% về

lượng) thấp hơn mức tăng của năm 2015 (tăng

8,1% về giá trị và tăng 11,9% về lượng). Xuất khẩu

tăng chậm chủ yếu do xuất khẩu gạo và dầu thô

giảm: gạo giảm 12,4% về giá trị và 16,3% về

lượng; dầu thô giảm 43,3% về giá trị và 25% về

lượng; và xuất khẩu điện thoại & linh kiện tăng

chậm lại (tăng 8,6% về giá trị, so với mức 33,6%

cùng kì năm 2015). Tuy nhiên, giá xuất khẩu của

hai mặt hàng gạo và dầu thô đã cải thiện so với

cùng kì năm 2015 (tăng trở lại hoặc giảm ít hơn).

Mặc dù bình quân cả năm 2016 thấp hơn năm

2015 nhưng tăng trưởng đã hồi phục trong

Q3/2016, dựa trên việc tăng trưởng đã loại bỏ yếu

tố mùa vụ sau 4 quý suy giảm liên tiếp (Q3/2015-

Q2/2016) đã tăng trở lại trong Q3/2016. Điều này

đã được dự báo trước 2 quý bởi chỉ số LEI13

(thoát

đáy trong tháng 3/2016).

2. Lạm phát

Lạm phát cao hơn năm 2015 (ước ở mức 4,75%-

4,9%, so với mức 0,6% của năm 2015) chủ yếu do

giá dịch vụ công (y tế và giáo dục) được chủ động

điều chỉnh mạnh hơn, ước làm lạm phát tăng thêm

khoảng 4 điểm % so với năm 2015. Giá nhà ở và

vật liệu xây dựng và giá thực phẩm tăng nhanh hơn

cũng làm lạm phát tăng so với năm 2015. Ngoài ra,

13

Chỉ số LEI do Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia công bố là một chỉ số được xây dựng phục vụ việc dự

báo chu kỳ kinh tế, đóng vai trò như một chỉ số dẫn báo trong công tác điều hành chính sách kinh tế vĩ mô

hàng tháng. Chỉ số được hình thành từ các chỉ số kinh tế thành phần có tính chu kỳ bao gồm: Chỉ số nhập

khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép; chỉ só dẫn báo tài chính; Chỉ số nhập khẩu máy móc thiết bị.

Hình 2.3: Tăng trưởng GDP

Q4/2014-Q4/2016

Đơn vị: %

Nguồn: UBGSTCQG

5,0

5,5

6,0

6,5

7,0

20

14Q

4

20

15Q

1

20

15Q

2

20

15Q

3

20

15Q

4

20

16Q

1

20

16Q

2

20

16Q

3

20

16Q

4

Tăng trưởng

Tăng trưởng loại bỏ mùa vụ

Hình 2.5: Đóng góp vào lạm

phát 2015-2016

Đơn vị: điểm %

Nguồn: UBGSTCQG

0,2 0,8

2,4

0,8 0,3

-2

-1

0

1

2

3

Thực

phẩm

Nhà ở

và vật

liệu xây dựng

Dịch vụ

y tế

Giao

thôngDịch vụ

giáo

dục

2015

2016(ước theo số 10/2016)

Làm lạm phát 2016 tăng so với 2015

Hình 2.4: Chỉ số LEI tháng

1/2015-12/2016

Xu thế dài hạn = 100

Nguồn: UBGSTCQG

98

99

100

101

16

giá xăng dầu không giảm nhiều như trong năm

2015 đã khiến ảnh hưởng giảm đối với lạm phát

của giá giao thông không nhiều như năm 2015.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản vẫn được duy trì ổn

định (ước ở mức xung quanh 2%, so với mức

1,69% của năm 2015). Nguyên nhân do chi phí sản

xuất tiếp tục giảm với giá nguyên nhiên vật liệu

dùng cho sản xuất giảm (9 tháng năm 2016 giảm

1,3%, cùng kì năm 2015 tăng 1,8%). Đồng thời, tỷ

lệ tín dụng trên GDP vẫn duy trì ở mức cân bằng

dài hạn. Trong bối cảnh trên, lạm phát cơ bản tăng

nhẹ so với năm 2015 chủ yếu do giá nhà ở và vật

liệu xây dựng tăng (như đề cập ở trên).

3. Cân đối ngân sách và nợ công

Cân đối NSNN năm 2016 dự kiến đạt mục tiêu về

số tuyệt đối (bội chi NSNN là 254 nghìn tỷ đồng)14

.

Thu NSNN ước đạt 1.039 nghìn tỷ đồng, bằng

102,4% dự toán, tăng 4,1% so thực hiện năm 2015.

Chi NSNN ước đạt 1.297,7 nghìn tỷ đồng, bằng

101,9% dự toán năm, tăng 2,7% so thực hiện năm

2015. Thu NSNN đạt cao hơn kế hoạch chủ yếu do

tăng thu nội địa (ước vượt 5,6% dự toán, tăng 12%

so ước thực hiện năm 2015), tuy nhiên các khoản

tăng chủ yếu là do điều chỉnh chính sách, tăng thu

về đất đai15

, thu từ khu vực sản xuất kinh doanh

tăng chậm (tăng 2,2% so dự toán), đặc biệt thu từ

14

Chỉ tiêu tăng trưởng GDP dự kiến không đạt kế hoạch sẽ khiến chỉ tiêu bội chi NSNN/GDP vượt dự toán.

Ước GDP năm 2016 ở mức 4.600 nghìn tỷ đồng (mức kế hoạch là 5.100 tỷ đồng) thì tỷ lệ bội chi/ GDP năm

2016 sẽ vào khoảng 5,5%. 15

Các khoản thu về nhà đất tăng 32,6% so với dự toán, trong đó thu tiền sử dụng đất tăng 28% so dự toán,

thu thuế sử dụng đất nông nghiệp tăng 38,7% so dự toán.

Hình 2.6: Lạm phát cơ bản các

tháng 2015-2016

Đơn vị: %

Nguồn: TCTK.

.

1,5

2,0

2,5

02

/15

04

/15

06

/15

08

/15

10

/15

12

/15

02

/16

04

/16

06

/16

08

/16

10

/16

17

khu vực DNNN giảm 6,4% so dự toán16

. Thu từ

dầu thô và thu từ xuất, nhập khẩu đều giảm so với

dự toán và so thực hiện 201517

, do giá dầu giảm18

,

kim ngạch XNK tăng chậm và tác động của các

Hiệp định thương mại tự do. Các khoản chi về cơ

bản được thực hiện theo đúng dự toán, tuy nhiên

chi đầu tư phát triển ước giảm gần 23% so cùng kỳ,

tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB và vốn trái

phiếu Chính phủ chậm nhất so với cùng kỳ những

năm gần đây19

. Cơ cấu thu đã có chuyển biến tích

cực khi thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn hơn20

, góp

phần bù đắp xu hướng giảm thu từ thuế XNK và

thu từ dầu thu21

. Tuy nhiên chi thường xuyên và

chi trả nợ tăng nhanh khiến dư địa chi ĐTPT bị hạn

chế, tỷ trọng chi ĐTPT trong cơ cấu chi vẫn ở mức

thấp và giảm qua các năm22

.

Bội chi NSNN cao nên nợ công tiếp tục tăng, dự

kiến ở mức 64,98% GDP so với 62,2% GDP của

năm 2015, sát ngưỡng 65%. Nợ Chính phủ và nợ

nước ngoài của Quốc gia so với GDP dự kiến lần

lượt ở mức 53,1% và 45,7% GDP. Việc cơ cấu lại

nợ trong nước, phát hành TPCP kỳ hạn dài23

đã

16

Do thu cổ tức và lợi nhuận giảm, thu tiền bán cổ phần chậm. Một số DNNN bị ảnh hưởng bởi giá dầu và

giá hàng hóa giảm, chi phí sản xuất tăng cao. 17

Thu từ dầu thô đạt 72,5% dự toán, giảm 41,5% so thực hiện năm 2015; thu cân đối từ hoạt động XNK bằng

97,1% dự toán, giảm 5,8% so thực hiện năm 2015. 18

Giá dầu thanh toán bình quân cả năm khoảng 43 USD/ thùng, giảm 17 USD/ thùng so với giá tính dự toán. 19

Tính đến 15/10, giải ngân vốn đầu tư XDCB mới ước đạt 60,4% dự toán (cùng kỳ năm 2015, 2014 lần lượt

là 68,5% và 82,7%), vốn trái phiếu Chính phủ ước đạt chỉ 43% dự toán. Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi

giải ngân 9 tháng đầu năm chỉ ước đạt 2,685 tỷ USD, bằng 81,4% mức giải ngân của cùng kỳ năm trước. 20

Tỷ trọng thu nội địa năm 2016 là 79,8%, cao hơn nhiều so với mức bình quân giai đoạn 2011-2015 là

67,8%. 21

Tỷ trọng thu từ dầu thô và thu từ XNK năm 2016 chiếm gần 20%, giảm mạnh so với bình quân giai đoạn

2011-2015 là khoảng 30,8%. 22

Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN giảm từ 26,5% năm 2011 xuống còn 20% năm 2016.

Bình quân giai đoạn 2011-2015 là 24,3%. 23

Kỳ hạn phát hành bình quân TPCP trong 3 năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 4,84; 7,12;8,54. Lãi suất phát

hành bình quân giảm mạnh, từ 12%/ năm năm 2011 xuống còn 6,5% năm 2016.

Hình 2.7: Nợ công và bội chi ngân

sách giai đoạn 2010 – 2016

Đơn vị: % GDP

Nguồn: UBGSTCQG theo số của

BTC.

51,7 50 50,8 54,5 58 62,2 64,9

5,5 4,4 5,4 6,6 6,3 6,1 5,5

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nợ công Bội chi NSNN

18

giúp tăng kỳ hạn của danh mục nợ Chính phủ24

.

Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với

thu NSNN vẫn ở mức cao (ước năm 2016 là

26,3%), số vay đảo nợ để trả nợ gốc hàng năm tăng

mạnh25

cho thấy áp lực trả nợ vẫn còn lớn.

II. TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 2017

1. Tăng trưởng kinh tế

1.1. Những thuận lợi

Tăng trưởng kinh tế và thương mại của thế giới

dự báo cao hơn trong năm 2017, tạo tiền đề

thuận lợi hơn cho xuất khẩu.

Giá dầu thế giới dự báo tăng mạnh trong năm

2017, tạo điều kiện thuận lợi để tăng sản lượng

dầu thô cũng như thu NSNN.

Mức tăng trưởng tiềm năng tiếp tục đà cải thiện

kể từ năm 2013 nhờ tái cơ cấu nền kinh tế phát

huy tác dụng, môi trường đầu tư kinh doanh

được cải thiện, đầu tư tư nhân gia tăng, và hội

nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

Chính sách tiền tệ các nước phát triển tiếp tục

nới lỏng tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư

nước ngoài, nhất là đầu tư gián tiếp.

1.2. Những khó khăn

Kinh tế thế giới đối mặt với nhiều yếu tố bất

định trong năm 2017.

Thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng không

nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

24

Thời gian đáo hạn trung bình danh mục nợ trong nước của Chính phủ tăng từ 4,4 năm vào năm 2013 lên

5,6 năm vào cuối năm 2015. 25

Số vay đảo nợ qua các năm: 2012 (20.000 tỷ); 2013 (47.000 tỷ); 2014 (106.000 tỷ); 2015 (125.000 tỷ);

2016 (95.000 tỷ).

Hình 2.8: Tăng trưởng tiềm năng

Q1/2000-Q4/2017

Đơn vị: % tăng GDP so cùng kì

Chú thích: Tăng trưởng đã được loại bỏ

yếu tố mùa vụ (ước bằng phương pháp

X12). Tăng trưởng tiềm năng là xu thế dài

hạn của tăng trưởng (ước bằng lọc HP).

Nguồn: UBGSTCQG theo số TCTK

3

6

9

12

20

00

20

01

20

02

20

03

20

04

20

05

20

06

20

07

20

08

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

20

15

20

16

20

17

Tăng trưởng tiềm năng Tăng trưởng

19

Việc Chính phủ Mỹ trì hoãn thông qua TPP có

thể tác động nhất định đến tâm lý của các nhà

đầu tư nước ngoài.

Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn.

Tái cơ cấu nhiều ngành, lĩnh vực còn chậm.

2. Lạm phát

Năm 2017, lạm phát chịu áp lực chủ yếu từ yếu tố

giá thế giới, được dự báo tăng trở lại. Số liệu giai

đoạn 2001-2016 cho thấy mối quan hệ cùng chiều

giữa giá năng lượng thế giới và lạm phát, nhất là từ

năm 2013. Yếu tố giá thế giới dự báo làm lạm phát

năm 2017 tăng thêm khoảng 2,5 điểm % so với

năm 2016 (trong đó, giá năng lượng làm tăng 2,2

điểm %, giá lương thực làm tăng 0,3 điểm %). Tuy

nhiên, so với năm 2016 áp lực điều chỉnh giá dịch

vụ công trong năm 2017 sẽ giảm. Dự báo lạm phát

năm 2017 sẽ phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh giá

dịch vụ công theo hai kịch bản sau: (i) giá dịch vụ

công không điều chỉnh, lạm phát dự báo ở mức

khoảng 4%; (ii) giá dịch vụ công điều chỉnh bằng

nửa mức điều chỉnh trong năm 2016, lạm phát dự

báo ở mức 5%.

Tác động trễ của yếu tố tiền tệ đến lạm phát, từ

năm 2016 sang năm 2017, không lớn do: (i) hệ số

thâm dụng tín dụng trong năm 2016 ước giảm so

với năm 2015; (ii) hệ số chênh lệch tín dụng năm

2016 ước chỉ ở mức 1,5% GDP; ngoài ra (iii) tốc

độ vòng quay tiền tệ26

đang có xu hướng giảm

trong những năm gần đây (2014: 0,76; 2015: 0,7 và

6 tháng năm 2016: 0,61 lần trong 6 tháng đầu năm

2016).

26

Theo công thức của Fisher: MV=PQ trong đó M là tổng phương tiện thanh toán, PQ=GDP danh nghĩa;

vòng quay tiền tệ là số lần một đơn vị tiền tệ trong lưu thông bình quân thực hiện mua bán chi trả dịch vụ

trong một khoảng thời gian nhất định.

Hình 2.9: Lạm phát và giá năng

lượng thế giới Đơn vị: %

Nguồn: TCTK, WB.

2001

2002 2003

2004 2005 2006

2007

2008

2009 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

-5

0

5

10

15

20

25

-60 -40 -20 0 20 40 60

Lạ

m p

t

Tăng giá năng lượng thế giới

Hình 2.10: Tín dụng và lạm phát

Đơn vị: %

Chú thích: Chênh lệch tín dụng = Tín dụng

– Xu hướng dài hạn của tín dụng (ước bằng

lọc HP). Thâm dụng tín dụng là số đơn vị tín

dụng tăng thêm cần cho 1 đơn vị GDP tăng

thêm.

Nguồn: UBGSTCQG.

-40

-20

0

20

40

0

2

4

6

8

20

01

20

02

20

03

20

04

20

05

20

06

20

07

20

08

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

20

15

20

16

Thâm dụng tín dụng (lần, trục trái)

Lạm phát (%, trễ 1 năm, trục phải)

Chênh lệch tín dụng (% GDP, trục phải)

20

Hộp 3 : Chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Mỹ, Nhật và ảnh hưởng đến lạm phát

NHTW Mỹ (FED) thực thi chính sách sách tiền tệ phi truyền thống, với công

cụ là các gói nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) nhằm vực dậy nền kinh

tế sau tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thành công

của các gói QE của Mỹ được thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh và thị trường chứng

khoán phục hồi và khởi sắc, tăng trưởng kinh tế cũng có sự hồi phục. Tuy nhiên, mục

tiêu nâng lạm phát của các gói QE chưa đạt được như kỳ vọng khi lạm phát được cải

thiện, nhưng vẫn ở mức thấp. CPI của Mỹ sau khi bật tăng mạnh nhờ gói QE1, từ xấp

xỉ 0% năm 2008 lên 2,6% trong năm 2009 đã không giữ được đà ổn định mà quay lại

xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2015.

Hình H3.1: GDP, lạm phát và thất

nghiệp tại Mỹ

Nguồn: Fed

Hình H3.2: Vòng quay tiền tệ, hệ

số nhân tiền

Nguồn: Fed

Nguyên nhân các gói QE không gây ra lạm phát tại Mỹ do tốc độ tăng trưởng

GDP danh nghĩa và đặc biệt là sự sụt giảm của vòng quay tiền tệ đã bù đắp cho tốc

độ tăng cung tiền trong cùng thời kỳ. Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2008 đến

cuối năm 2015, trong khi cung tiền M2 của Mỹ tăng 50% thì GDP danh nghĩa của

Mỹ đã tăng 15% và vòng quay tiền tệ đã giảm 17% và hiện đang ở mức thấp nhất kể

từ năm 1960. Nguyên nhân khiến vòng quay tiền tệ của Mỹ giảm là do: (1) nền kinh

tế Mỹ đi vào suy thoái, sản xuất gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư không còn mặn

mà với việc đưa vốn vào thị trường. (2) từ năm 2008, FED đã áp dụng chính sách trả

lãi suất cho các khoản tiền gửi bắt buộc của các NHTM (0,5%/năm). Điều này đã

làm giảm động lực cho vay của các NHTM, khiến khoản tiền các NHTM gửi tại FED

cao hơn rất nhiều so với mức tối thiểu1. Do đó, hệ số nhân tiền của nền kinh tế Mỹ đã

giảm từ mức 8,52 trong năm 2006 xuống mức 3,21 trong năm 2014.

-4-20246

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Tốc độ tăng lạm phát (%)

0

3

6

9

12

Số nhân tiền hệ (lần)

Vòng quay tiền tệ

21

Tại Nhật Bản, tỷ lệ lạm phát cơ bản rơi vào tình trạng âm bắt đầu từ cuối

những năm 1990 và chỉ chuyển sang trạng thái dương vào cuối năm 2005. Tuy nhiên,

do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Nhật Bản lại tiếp tục rơi

vào thời kỳ giảm phát khi CPI cơ bản quay lại trạng thái âm và buộc BOJ phải triển

khai thêm các gói kích thích tiền tệ mới. Sau khi thực hiện các chính sách lỏng tiền tệ,

cùng với thực hiện các chính sách “mũi tên” của Abenomics, mục tiêu lạm phát và

tăng lạm phát kỳ vọng khá thành công khi lạm phát cơ bản (loại trừ thực phẩm tươi

sống và năng lượng) đạt mức tăng mạnh, lên mức khoảng 1,3% năm 2015. Tuy nhiên,

sang năm 2016, cả hai chỉ số lạm phát đều có dấu hiệu giảm xuống, đặc biệt là CPI chỉ

loại trừ yếu tố thực phẩm tươi sống trở lại trạng thái âm.

Như vậy, mục tiêu chính của chính sách tiền tệ là đẩy lạm phát lên mức 2% vẫn

còn là thách thức lớn. Theo thống đốc BOJ –Kuroda, có 3 yếu tố kiềm hãm tăng lạm

phát đó là: (1) tác động của việc giá dầu giảm kể từ hè năm 2014 (2) cầu yếu, cụ thể là

tiêu dùng của khu vực tư nhân giảm, cùng với tác động của việc tăng thuế tiêu dùng

vào tháng 4/2014, và (3) sự giảm sút tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi từ hè

năm 2015 và sự phục hồi kém vững chắc của thị trường tài chính toàn cầu đã phản ánh

tình trạng đó. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật việc vòng quay tiền tệ của Nhật Bản liên tục

sụt giảm và ở mức rất thấp (năm 2015 là 0,54 lần) so với Mỹ (3,21 lần) đã làm giảm

đáng kể tác động đến lạm phát của việc mở rộng lượng tiền cơ sở của BOJ.

Hình H3.3: Lạm phát cơ bản của Nhật Bản

Nguồn: BOJ

Hình H3.4: Vòng quay tiền tệ, MB/GDP tại

Nhật bản

Nguồn: BOJ

0

0,3

0,6

0,9

0%

30%

60%

90%

200

1

200

3

200

5

200

7

200

9

201

1

201

3

201

5

MB/GDPn

Vòng quay tiền tệ

22

PHẦN III. KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2016

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG KHU VỰC TÀI CHÍNH

1. Quy mô và hoạt động của hệ thống tài chính

Việt Nam

Tổng tài sản hệ thống tài chính năm 2016 ước tăng

13,5%; tổng vốn chủ sở hữu tăng 6,8% so với cuối

năm 2015. Quy mô hệ thống tài chính Việt Nam

vẫn nhỏ hơn các nước trong khu vực. Tổng tài sản

hệ thống tài chính tương đương 187,6% GDP, thấp

hơn nhiều so với số bình quân của nhóm 5 quốc gia

hàng đầu ASEAN (318% GDP).

Mức đủ vốn bình quân của hệ thống tài chính theo

báo cáo cao hơn mức chuẩn an toàn theo quy định,

tuy nhiên trong hệ thống vẫn còn một số định chế

tài chính có mức đủ vốn thấp hơn chuẩn an toàn

Trong năm 2016, hệ thống tài chính đã thực hiện tốt chức năng cung ứng vốn cho

nền kinh tế nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, thanh khoản khu vực ngân hàng dồi dào và diễn

biến tích cực của thị trường chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu). Quá trình tái cơ cấu

hệ thống tài chính từ cuối năm 2011 góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính (giảm

10% số TCTD và 25% số công ty chứng khoán). Hoạt động của khu vực tài chính Việt

Nam tiếp tục phát triển an toàn với mức đủ vốn bình quân của hệ thống cao hơn mức

chuẩn an toàn và khả năng sinh lời của toàn hệ thống tăng nhẹ so với năm 2015.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, qui mô hệ thống tài chính Việt Nam

vẫn còn ở mức khiêm tốn, năng lực cung ứng vốn còn hạn chế, đặc biệt còn phụ thuộc

nhiều vào khu vực ngân hàng. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa hấp dẫn nhà đầu

tư nước ngoài so với tiềm năng. Nợ xấu của các TCTD chưa được giải quyết triệt để, tập

trung ở một số TCTD yếu kém, khiến cho mặt bằng lãi suất cho vay vẫn chưa giảm được

như kỳ vọng dù được hỗ trợ tích cực từ các yếu tố kinh tế vĩ mô.

.

Hình 3.1: Quy mô hệ thống tài chính

so với nhóm 5 quốc gia hàng đầu

ASEAN

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn:WB, IMF, UBGSTCQG

Nguồn: UBGSTCQG

72% 126%

188% 256%

436%

644%

0%100%200%300%400%500%600%700%

0

500

1000

1500

2000

Tổng tài sản hệ thống TC (tỷ USD)

Tổng tài sản hệ thống TC/GDP (%)

23

mặc dù quy mô tài sản và hoạt động của các định

chế này nhỏ.

Bảng 3.1: Mức đủ vốn của hệ thống tài chính

Chỉ tiêu mức đủ vốn Bình quân Chuẩn

an toàn

CAR (TCTD) 11,3% 9%

Tỷ lệ vốn khả dụng (CTCK) 377,8% 180%

Biên khả năng thanh toán (DNBH) 260% 100%

Nguồn: UBGSTCQG

Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính được cải

thiện. ROA bình quân đạt 0,58% (năm 2015:

0,49%), ROE bình quân đạt 7,57% (năm 2015:

5,98%).

Bảng 3.2: Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính

ROA

2016

ROE

2016 Hệ thống tài chính 0,58% 7,57%

TCTD 0,52% 7,83%

CTCK & Cty QLQ 4,33% 6,81%

Doanh nghiệp bảo hiểm 1,24% 5,59%

Nguồn: UBGSTCQG

2. Quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD đã có

những kết quả bước đầu, song còn tồn tại một số

hạn chế.

Quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn

2011-2015 và đến cuối năm 2016 đã tháo gỡ cơ

bản các khó khăn của hệ thống: (i) Tình trạng căng

thẳng thanh khoản được kiểm soát, thanh khoản

chung của toàn hệ thống ổn định; (ii) Phát hiện và

khu biệt các TCTD yếu kém; (iii) Tỷ lệ nợ xấu theo

24

báo cáo dưới 3,0%, số nợ xấu được xử lý từ năm

2013 đến nay hơn 500 nghìn tỷ đồng (trong đó số

nợ bán cho VAMC chiếm 41,6%, TCTD tự xử lý

khoảng 58,4%); (iv) Sở hữu chéo, đầu tư chéo dần

được kiểm soát; (v) Các TCTD chú trọng hơn vào

quản trị rủi ro và quản trị điều hành, các văn bản

quy phạm pháp luật về chuẩn mực an toàn trong

hoạt động của các TCTD được ban hành. Hầu hết

các khó khăn của hệ thống TCTD trước năm 2011

về cơ bản đã được tháo gỡ.

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu TCTD còn một số

hạn chế: (i) Xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD chưa

triệt để, chủ yếu áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật.

Theo đánh giá của UBGSTCQG, tỷ lệ nợ xấu cao

hơn so với mức báo cáo. Trong số nợ xấu bán cho

VAMC, chỉ mới xử lý được khoảng 38 nghìn tỷ

đồng, tương đương 15% (qua bán TSBĐ và bán

nợ: 14,5 nghìn tỷ đồng, ủy thác TCTD thu hồi nợ:

23,3 nghìn tỷ đồng). (ii) Lãi dự thu bất hợp lý tập

trung cao tại một số TCTD yếu kém. (iii) Việc triển

khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II trên toàn hệ thống

còn chậm so với lộ trình đặt ra.

3. Hệ thống tài chính đảm bảo tốt việc cung ứng

vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng

Nhìn chung, hệ thống tài chính đã đảm bảo tốt khả

năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong năm

2016, hệ thống tài chính cung ứng khoảng 1 triệu

230 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế27

. Trong đó, khu

vực ngân hàng cung ứng 68,1%; thị trường vốn

cung ứng 31,9%. Tính đến cuối năm 2016, tổng

27

Vốn cung ứng bao gồm: Cho vay của TCTD, phát hành vốn cổ phiếu, trái phiếu trong năm.

25

nguồn vốn hệ thống tài chính cung ứng cho nền

kinh tế tương đương 181,2%GDP.

Khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ

thống tài chính được đảm bảo trước hết do thanh

khoản của khu vực ngân hàng khá dồi dào. Điều

này làm tăng khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế

và tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động TPCP

đạt kế hoạch năm với lợi suất TPCP giảm và kỳ

hạn trung bình tăng lên. Đồng thời, diễn biến tích

cực của thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã tạo

điều kiện thuận lợi cho phát hành TPDN và cổ

phần hóa DNNN. Huy động vốn thông qua đấu giá

cổ phần cả năm tăng 43,1% so với cùng kỳ năm

2015.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, năng lực

cung ứng vốn của hệ thống tài chính Việt Nam còn

hạn chế. Độ sâu tài chính28

của hệ thống tài chính

Việt Nam chỉ đạt 181% GDP, thấp hơn so với các

nước trong khu vực.

4. Cấu trúc hệ thống tài chính chưa hợp lý

Cơ cấu tài sản giữa các lĩnh vực trong hệ thống tài

chính chưa hợp lý. Hệ thống các tổ chức tín dụng

chiếm tới 96,2% tổng tài sản toàn hệ thống tài

chính. Các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 2,8%;

các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ

chiếm 1%.

Cung ứng vốn cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu

vào hệ thống ngân hàng, vốn cung ứng từ thị

trường chứng khoán còn khiêm tốn so với tiềm

28

Độ sâu tài chính = (Tín dụng + Số dư trái phiếu + Vốn hóa TT cổ phiếu)/GDP.

Hình 3.2: Độ sâu tài chính so với

các nước trong khu vực (%GDP)

Nguồn: WB, IMF

181% 194%

337% 339%

418% 372%

0%

100%

200%

300%

400%

500%

Hình 3.3: Cơ cấu tài sản hệ thống tài

chính Việt Nam

Nguồn: UBGSTCQG

Tổ chức tín

dụng 96,2%

Bảo hiểm

2,8%

Công ty

chứng khoán

và quản lý quỹ 1,0%

26

năng và các nước trong khu vực. Cho vay của ngân

hàng chiếm hơn 60% tổng cung ứng vốn cho nền

kinh tế, cao hơn các nước trong khu vực với tỷ

trọng bình quân dưới 50%.

Hệ thống các TCTD tiếp tục đối mặt với thách thức

kỳ hạn. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay và đầu

tư trung dài hạn của hệ thống TCTD tăng từ 31,8%

năm 2015 lên khoảng 35%.

5. Khả năng thu hút vốn ngoại của thị trường

chứng khoán chưa tương xứng với tiềm năng29

.

Thị trường chứng khoán ít nhận được phân bổ vốn

từ các quỹ đầu tư lớn trên toàn cầu do Việt Nam

chỉ được coi là thị trường chứng khoán cận biên,

chưa đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí xếp hạng thị

trường chứng khoán mới nổi của MSCI30

, trong đó

có tiêu chí mức độ tự do trên thị trường ngoại hối.

Hơn thế nữa, mức độ tự do hóa tài khoản vốn của

Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực như

Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Trung

Quốc, Singapore và khả năng chuyển đổi thấp của

Đồng Việt Nam cũng ảnh hưởng đến việc thu hút

dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán

và khả năng hội nhập tài chính khu vực ASEAN.

Ngoài ra, sức hấp dẫn của thị trường còn chưa cao

do: (1) Sản phẩm chứng khoán chưa đa dạng nên

phần nào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn vào thị

trường chứng khoán. Đến nay vẫn chưa có những

sản phẩm phái sinh phổ biến như: cho vay chứng 29

Chỉ số định giá P/E toàn thị trường mới chỉ đạt 16,2 lần, thấp hơn P/E các thị trường khu vực (Malaysia:

18 lần, Thái Lan: 19,6 lần, Philippines: 20,8 lần). 30

MSCI (Morgan Stanley Capital International) xếp hạng các thị trường chứng khoán toàn cầu theo 4 nhóm:

thị trường phát triển, thị trường mới nổi, thị trường cân biên và thị trường đơn lập dựa trên bộ nguyên tắc

gồm 15 tiêu chí phân loại thị trường dựa trên 3 nhóm: sự phát triển kinh tế; quy mô và thanh khoản; khả năng

tiếp cận thị trường.

27

khoán, bán khống, quyền chọn mua, quyền chọn

bán chứng khoán, hợp đồng tương lai. (2) Thị

trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển làm

hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp,

đồng thời dẫn đến sự chậm ra đời của thị trường

mua bán nợ. Quy mô thị trường trái phiếu doanh

nghiệp chỉ xấp xỉ 4%GDP, thanh khoản rất thấp,

chưa có tổ chức định mức tín nhiệm. Việc chưa có

thị trường mua bán nợ dẫn đến khó khăn trong việc

chứng khoán hóa các khoản nợ xấu và hình thành

thị trường mua bán nợ xấu. (3) Tỷ lệ vốn Nhà nước

tại nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa

vẫn trên 50%31

làm giảm mức độ hấp dẫn đối với

các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, là rào cản đối

với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Số lượng

doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ

phần chi phối khi cổ phần hóa còn lớn, tỷ lệ cổ

phần chào bán ra công chúng trung bình dưới 30%.

II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1. Thị trường tiền tệ

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm

bảo, lãi suất liên ngân hàng giảm,32

tạo điều kiện

sớm hoàn thành kế hoạch phát hành TPCP . Thanh

khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo nhờ:

(i) huy động tăng khá hơn năm trước và tăng cao

hơn tín dụng. Năm 2016, tăng trưởng huy động

ước đạt khoảng 19% cao hơn khoảng 1 điểm % so

31

Nhà nước nắm giữ 90% vốn điều lệ tại 15 tập đoàn, tổng công ty lớn; nắm giữ 65% vốn tại 82 doanh

nghiệp, 50% vốn tại 96 doanh nghiệp

32 Lãi suất qua đêm bình quân tháng 11 bình quân 1,24%, giảm khoảng 4% so với thời điểm đầu năm.

28

với tăng trưởng tín dụng33

, LDR toàn hệ thống xấp

xỉ 85%, giảm 0,7 điểm % so với cuối năm 2015.

(ii) cung tiền tăng cao, dự báo tăng hơn 3 điểm %

so với năm ngoái, đạt khoảng 19-20%. Năm 2016,

NHNN cung ứng tiền chủ yếu thông qua việc mua

ngoại tệ và mới hút ròng được khoảng hơn 60%

tổng lượng tiền cung ứng thông qua thị trường mở.

Hình 3.5: Hoạt động trên TT OMO

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: HSC

Hình 3.6: Lãi suất VND trên thị trường LNH

Đơn vị: %

Nguồn: NHNN

Trước tình hình thanh khoản dồi dào và các yếu tố

thuận lợi từ kinh tế vĩ mô34

, từ cuối tháng 9, lãi

suất huy động điều chỉnh giảm 0,3-0,5% ở các kỳ

hạn ngắn, lãi suất cho vay cũng đã ghi nhận giảm ở

một số ngân hàng35

với mức lãi suất giảm từ 0,2-

0,5% ở các kỳ hạn. Đặc biệt, các NHTM NN lớn

đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn 0,5% - 1%/năm

đối với các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư

33

Năm 2015, tăng trưởng huy động đạt 16, 1% trong khi tín dụng đạt 12,03%. 34

Các yếu tố thuận lợi từ vĩ mô như: Lạm phát được kiểm soát trong mức kỳ vọng, tỷ giá tương đối ổn định

và yếu tố định hướng, cam kết của chính sách giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, phát hành

TPCP đã hoàn thành kế hoạch với lợi suất thấp, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lợi suất TPCP ở mức cao 35

Như Vietcombank, HDBank, BIDV, VIB.

74.116

(34.840)

(127.976)

20.847

(35.467)

5.989

(31.000)

(27.000)

(35.999)

7.999

33.990

(149.342)

(200.000)

(150.000)

(100.000)

(50.000)

-

50.000

100.000

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

Tổn

g

0

2

4

6

Lãi suất qua đêm Lãi suất 1 tháng

29

và khởi nghiệp, lãi suất đối với 5 vực ưu tiên về sát

mức 6%/năm.

Tuy nhiên, mặc dù thanh khoản trên thị trường 2

(TT2) khá dồi dào, lãi suất có tín hiệu giảm nhưng

mặt bằng lãi suất vẫn chưa được như kỳ vọng. Lãi

suất huy động và cho vay bình quân toàn thị trường

cuối năm giảm so với những tháng trước nhưng vẫn

tăng nhẹ so với đầu năm 201536

. Nguyên nhân: (i) Dư

thừa thanh khoản trên TT2 chỉ là trong ngắn hạn,

trong khi cơ cấu cho vay chủ yếu là trung, dài hạn37

;

(ii) Có sự phân hóa trong khả năng huy động vốn trên

TT2 giữa các TCTD. Một số TCTD yếu kém gặp khó

khăn trong việc vay vốn trên TT2 do thiếu tín nhiệm

và không đủ tài sản đảm bảo để thực hiện vay đối

ứng. Tỷ trọng vốn vay liên ngân hàng/tổng nguồn vốn

của các TCTD này rất thấp (dưới 3%). Lãi suất vay tái

chiết khấu (4,5%/năm) hoặc tái cấp vốn (6,5%/năm)

cũng cao hơn nhiều lãi suất trên thị trường liên ngân

hàng. Do đó, các ngân hàng này phải huy động trên

TT1 với lãi suất cao hơn các NHTM lớn từ 1,5 % đến

2%/năm dẫn đến tăng mặt bằng lãi suất bình quân

toàn thị trường. Tình trạng này phần nào ảnh hưởng

đến cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ.

2. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối khá ổn định trong suốt cả

năm 2016, duy chỉ có biến động nhẹ vào cuối năm

do yếu tố mùa vụ và ảnh hưởng tâm lý của việc

USD tăng giá trên thị trường thế giới sau kết quả

36

Lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn thị trường tại 30/9/2016 tăng nhẹ so với cuối năm 2015 lần

lượt là 0,4% và 0,1%. 37

Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn vẫn ở mức cao (chiếm 55,6% tổng tín dụng) và tốc độ tăng trong 9

tháng (12,9%) cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống (12,5%)

30

bầu Tổng thống Mỹ. Tỷ giá trung tâm tính đến cuối

tháng 11 tăng khoảng hơn 1% so với đầu năm. Tỷ

giá ngân hàng thương mại và thị trường phi chính

thức cũng tăng trở lại, phổ biến ở mức 22.700

VND/USD vào cuối tháng 11, tăng khoảng 0,22%

so với đầu năm.

Nguyên nhân khiến tỷ giá tăng vào thời điểm cuối

năm chủ yếu do: (i) Đồng đô la Mỹ liên tục lên giá

so với các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt sau khi có

kết quả chính thức của bầu cử Tổng thống Mỹ38

;

(ii) nhu cầu ngoại tệ tăng trở lại theo yếu tố mùa vụ

nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán về cuối năm và

đón đầu khả năng FED tăng lãi suất vào tháng 12.

Cụ thể, cầu ngoại tệ đã tăng lên, thể hiện: (i) kim

ngạch nhập khẩu hàng hóa đã chấm dứt xu hướng

giảm so với năm trước và bắt đầu tăng trở lại kể từ

tháng 939

; (ii) nhu cầu mua ngoại tệ để trả nợ USD

trước hạn tăng lên do lo ngại tỷ giá có biến động

sau bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, nguồn cung ngoại tệ hiện đang khá dồi

dào do hỗ trợ tích cực từ cán cân thương mại thặng

dư40

, FDI tăng khá41

. Cán cân thanh toán tổng thể

(CCTTTT) dự báo có sự đảo chiều tích cực so với

cuối năm 2015. Cụ thể, từ mức thâm hụt hơn 6 tỷ

USD vào cuối năm 2015, CCTTTT năm 2016 ước

thặng dư ở mức khá cao, tương đương với năm

2014 do cán cân thương mại xuất siêu và khoản

38

Tính đến ngày 23/11, chỉ số Bloomberg Dollar Index đã tăng 4% so với ngày 8/11. 39

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước 11 tháng đầu năm đạt 156,6 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ

năm 2015. (GSO) 40

Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng đầu năm xuất siêu 2,84 tỷ USD. (GSO) 41

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng năm nay ước tính đạt 14,3 tỷ USD, tăng 8,3% so với

cùng kỳ năm 2015. (GSO)

Hình 3.7 : Tỷ giá USD/VND

Nguồn: HSC

Nguồn:

UBGSTCQG

Nguồn: UBGSTCQG

22.050

22.300

22.550

22.800

23.0501

/201

6

2/2

01

6

3/2

01

6

4/2

01

6

5/2

01

6

6/2

01

6

7/2

01

6

8/2

01

6

9/2

01

6

10/2

016

11/2

016

Tỷ giá trần (3%, SBV) Tỷ giá NHTM Tỷ giá không chính thức

Hình 3.8: Cán cân thanh toán

tổng thể

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: NHNN

-10

-5

0

5

10

15

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Ước

2016

Cán cân vãng lai

Cán cân vốn và tài chính

Cán cân thanh toán tổng thể

31

mục lỗi và sai sót giảm42

. Bên cạnh đó, niềm tin

vào VND và sự ổn định vĩ mô ngày càng được

nâng cao (phản ánh rõ qua chỉ số CDS giảm

khoảng 40% so với đầu năm), giúp cho khoản mục

Lỗi và sai sót trong CCTTTT giảm so với cùng kỳ

giúp CCTTTT thặng dư. Nhờ đó, NHNN đã bổ

sung được dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục 40

tỷ USD.

Mặc dù vậy, chính sách tỷ giá thời gian tới cần tính

đến một số yếu tố: (i) Fed chắc chắn sẽ tăng lãi suất

vào tháng 12; (ii) một số đồng tiền chủ chốt trong

giỏ tính tỷ giá giảm giá mạnh so với USD, đặc biệt

là đồng Nhân dân tệ , Euro43

; (iii) lạm phát có chiều

hướng tăng.

3. Thị trường vốn

3.1. Thị trường trái phiếu

Phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) hoàn

thành kế hoạch huy động vốn cả năm do kinh tế vĩ

mô ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng được

đảm bảo. Khối lượng huy động TPCP cả năm đạt

281 nghìn tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm đã

điều chỉnh. Đáng chú ý nhất là kỳ hạn phát hành

bình quân tăng lên đáng kể so với năm 201544

. Tỷ

lệ trúng thầu bình quân đạt mức 81%. Lợi suất

giảm so với đầu năm45

. Lãi suất TPCP giảm đồng

loạt tại tất cả các kỳ hạn so với cuối năm 2015

(giảm từ 0,5% đến 1,4%/năm trên cả thị trường sơ

cấp và thứ cấp).

Như vậy, thị trường trái phiếu Chính phủ năm

2016 cho thấy nhiều diễn biến tích cực: Lợi suất

trái phiếu giảm tạo điều kiện giảm lãi suất dài hạn

42

Lỗi và sai sót giảm còn 1,9 tỷ USD tính đến hết quý II/2016 so với 7,1 tỷ USD cuối năm 2015. 43

Đồng Nhân dân tệ liên tục giảm giảm giá và đã lập đáy trong vòng 6 năm gần đây vào ngày 23/11 ở mức

6.92 CNY/USD, giảm mạnh 6,63% so với đầu năm. Riêng trong tháng 11, EUR đã giảm tới 5,56%. 44

Kỳ hạn phát hành năm 2016 là 8,7 năm cao hơn hẳn mức 6,1 năm của năm 2015 45

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 năm giảm lần lượt là 1,58 điểm % và 0,98 điểm % so với đầu năm

32

của nền kinh tế và nợ của Chính phủ; kỳ hạn phát

hành bình quân tăng góp phần kéo dài kỳ hạn danh

mục nợ của Chính phủ

3.2. Thị trường cổ phiếu

Thị trường cổ phiếu phản ánh niềm tin của nhà đầu

tư vào triển vọng phục hồi tăng trưởng cũng như

quyết tâm của Chính phủ trong hỗ trợ doanh

nghiệp và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số

VNIndex cuối năm 2016 vượt vùng đỉnh 650 điểm

kể từ năm 2009 đến nay. Tổng giá trị vốn hóa thị

trường cổ phiếu ước tăng từ 32,4% GDP năm 2015

lên khoảng 40% GDP trong năm 2016.

3.3. Dòng vốn đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào thị

trường chứng khoán do kinh tế vĩ mô ổn định, lãi

suất trong nước cao hơn thế giới. Tổng giá trị thị

trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước

ngoài cuối năm 2016 ước tăng 20,7% so với cuối

năm 2015, đạt 19,55 tỷ USD.

Dòng vốn nước ngoài có xu hướng tập trung vào

tài sản ít rủi ro là TPCP và trái phiếu Chính phủ

bảo lãnh (mua ròng xấp xỉ 540 triệu USD) và giảm

tỷ trọng tài sản rủi ro (bán ròng khoảng 240 triệu

USD cổ phiếu niêm yết). Xu hướng giao dịch này

phần nào phản ánh xu thế dòng tiền đầu tư quốc tế

tìm nơi trú ẩn tại các tài sản an toàn trong năm

2016. Ngoài ra, việc nâng tỷ lệ đầu tư TPCP so với

nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước

ngoài46

đã có tác động tích cực đối với dòng vốn

nước ngoài.

46

Thông tư 06/2016/TT-NHNN của NHNN quy định nâng tỷ lệ đầu tư TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn của

Chi nhánh NHNN từ 15% lên 35%.

Hình 3.9: Diễn biến chỉ số

VNIndex

Nguồn: UBGSTCQG

Nguồn: UBGSTCQG

500

550

600

650

700

01

/2016

02

/2016

03

/2016

04

/2016

05

/2016

06

/2016

07

/2016

08

/2016

09

/2016

10

/2016

11

/2016

Hình 3.12:Mua bán ròng

của khối ngoại trên thị trường

chứng khoán

Nguồn: UBGSTCQG

Nguồn: UBGSTCQG

1.286

3.389 2.169

(168)

3.966 3.730 3.276

2.431 2.601

(2.492)

(7.528)

Cổ phiếu Trái phiếu

33

Hộp 4: Phân tích tác động của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán năm 2016 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong

8 năm gần đây do nhiều yếu tố hỗ trợ: sự hồi phục của giá dầu và hàng hóa cơ

bản; niềm tin vào các chính sách, cam kết hỗ trợ của chính phủ đối với doanh

nghiệp; lãi suất giảm; kết quả kinh doanh các doanh nghiệp cải thiện. Các yếu

tố bất lợi như sự kiện Brexit, GDP quý 1 thấp chỉ gây sụt giảm ngắn hạn.

Hình H4.1: Các yếu tố vĩ mô tác động đến TTCK năm 2016

Việc tăng, giảm tốc độ tăng cung tiền M2 phần nào tác động đến việc

tăng hoặc giảm luồng tiền đổ vào kênh chứng khoán và gián tiếp tác động đến

biến động của chỉ số VN Index với độ trễ từ 3 đến 6 tháng. Năm 2016, việc

tăng cung tiền M2 trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất thấp đã kích

thích luồng tiền đổ vào thị trường chứng khoán giúp thị trường chứng khoán

đạt được sự tăng trưởng cao.

Hình H4.2: Biến động của VN Index và M2 cuối quý so với năm trước

(yoy)

500

550

600

650

700

1/2016 2/2016 3/2016 4/2016 5/2016 6/2016 7/2016 8/2016 9/2016 10/2016 11/2016

Brexit

Giá dầu

thô tạo

đáy và

hồi

L/s liên ngân hàng

giảm

Kỳ vọng

tích cực

GDP

quý 1

thấp

L/s liên

ngân hàng

giảm FED

hoãn

tăng lãi

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

9%

10%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%VN Index

M2

34

III. ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

1. Hệ thống các TCTD

1.1. Tổng quan hệ thống TCTD

Cơ cấu tài sản chuyển dịch theo hướng tích cực: (i)

Tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản tăng nhẹ từ

56,6% cuối 2015 lên 58,0%; (ii) Tỷ trọng tài sản

trên thị trường liên ngân hàng giảm từ 15% xuống

13,2%; (iii) Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính

tăng nhẹ từ 17,1% lên 18,4%.

Hình 3.11: Cơ cấu tài sản (2012-2016)

Nguồn: UBGSTCQG

Cơ cấu nguồn vốn tiếp tục thay đổi theo hướng

tăng tỷ trọng vốn huy động từ dân cư và giảm phụ

thuộc vào vốn liên ngân hàng: (i) Tỷ trọng tiền gửi

khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng từ

73,7% lên 76,0%; (ii) tỷ trọng huy động vốn trên

thị trường liên ngân hàng giảm từ 11,1% xuống

10,2%; (iii) Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm nhẹ từ

6,9% xuống 6,6%.

Hình 3.12: Cơ cấu nguồn vốn (2012-2016)

Nguồn: UBGSTCQG

13,5% 15,0% 17,7% 16,7% 18,4%

17,3% 17,0% 16,1% 15,0% 13,2%

54,2% 53,3% 53,8% 56,6% 58,0%

2012 2013 2014 2015 Ước 2016

Tài sản có khác Dư nợ cho vay (ròng)

Tài sản liên ngân hàng (ròng) Chứng khoán kinh doanh và đầu tư (ròng)

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt

16,9% 15,1% 13,8% 11,1% 10,2%

64,3% 68,3% 71,4% 73,7% 76,0%

2012 2013 2014 2015 Ước 2016 Tài sản nợ khác Vốn CSH

Tiền gửi khách hàng và phát hành GTCG Nợ liên ngân hàng

Các khoản nợ CP và NHNN

35

Thị phần huy động và cho vay của các nhóm

TCTD duy trì tương đối ổn định; nhóm NHTM NN

và CP vẫn chiếm thị phần lớn nhất. Thị phần huy

động của nhóm NHTM CP tăng từ 39,7% lên

42,9%, trong khi nhóm NHTM NN giảm từ 53,2%

xuống 49,1%. Thị phần cho vay của nhóm NHTM

CP ở mức 40,1%, nhóm NHTM NN là 52,9%.

Hình 3.13: Thị phần huy động Hình 3.14: Thị phần cho vay

Nguồn: UBGSTCQG

1.2. Đánh giá hoạt động hệ thống các TCTD

1.2.1 Tín dụng và chất lượng tín dụng

Tín dụng tăng trưởng khá, hỗ trợ mục tiêu tăng

trưởng. Tín dụng47

trong năm 2016 ước tăng 18%.

Tính riêng 9 tháng đầu năm tăng 12,5% so với cuối

năm 2015 (cùng kỳ năm 2015 tăng 11,7%). Trong

đó: dư nợ cho vay tăng 13,5% (cùng kỳ năm 2015

tăng 10,0%), trái phiếu doanh nghiệp giảm 1,8%

(cùng kỳ năm 2015 tăng 32,7%).

Về cơ cấu, tín dụng cho công nghiệp và các hoạt

động dịch vụ khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tạo điều

kiện để tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế

biến, chế tạo và dịch vụ liên tục cải thiện. Tín dụng

tiêu dùng cũng tăng mạnh, góp phần duy trì tổng

47

Tổng tín dụng bao gồm: Cho vay TCKT, cá nhân + TPDN

Hình 3.15: Tăng trưởng tín

dụng theo tháng (2015-2016)

Nguồn: UBGSTCQG

18%

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

2015 2016

Bảng 3.3: Cơ cấu tín dụng

theo loại tiền và kỳ hạn

2015

Ước

2016

Theo loại tiền

VND 90,4% 91,0%

Ngoại tệ 9,6% 9,0%

Theo kỳ hạn

Ngắn hạn 44,6% 44,4%

Trung và

dài hạn 55,4% 55,6%

Nguồn: UBGSTCQG

0,3% 7,7%

42,9%

49,1%

Cty TC&CTTC, NH

HTXNHLD&NHNNg

NHTM CP

NHTM NN

2,1% 4,9%

40,1

%

52,9

%

36

mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ so với

GDP. Tín dụng tiêu dùng ước tăng 39% so với

cuối năm 2015, chiếm 11,4% tổng tín dụng (năm

2015 là 9,8%). Trong đó, gần 50% tín dụng tiêu

dùng tập trung vào cho vay sửa chữa nhà, mua nhà

để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách

hàng vay.

Tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản tăng

chậm lại. Năm 2016, tín dụng BĐS48

ước tăng

12,5% so với cuối năm 2015, thấp hơn nhiều so với

năm 2015 (28,3%). Tín dụng đầu tư và kinh doanh

BĐS tập trung chủ yếu vào nhu cầu xây dựng, sửa

chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho

thuê (34,3%); xây dựng khu đô thị (19%); đầu tư

kinh doanh BĐS khác (nhà hàng, khách sạn để bán,

cho thuê) 21,8%. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng

tăng mạnh, trong đó gần 50% tập trung vào lĩnh

vực BĐS cho thấy hình thái tín dụng BĐS có sự

chuyển dịch và cần được theo dõi, đánh giá.

Hình 3.16: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế (2012-2016)

Nguồn: NHNN

48

Tín dụng đầu tư và kinh doanh BĐS chỉ chiếm 8,4% tổng tín dụng, giảm nhẹ so với tỷ trọng này năm 2015

(8,8%)

10% 11% 10% 10% 10%

29% 28% 26% 23% 23%

9% 10% 10% 10% 9%

20% 19% 19% 18% 17%

28% 28% 33% 36% 37%

2012 2013 2014 2015 Ước 2016

Các hoạt động dịch vụ khác

Vận tải và viễn thông

Thương mại

Xây dựng

Công nghiệp

Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

37

Hộp 5: Xu hướng tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng

Trong 10 năm qua, xu hướng tiêu dùng thị trường Việt Nam thay đổi rõ rệt,

người dân sẵn sàng chi tiêu trước cho các nhu cầu đời sống thay vì tiết kiệm

trước, chi tiêu sau; chuyển từ tiền mặt sang thẻ tín dụng trong thanh toán và sử

dụng các kênh bán lẻ trực tuyến thay vì chuỗi cửa hàng bán lẻ như trước kia.

Xu hướng trên tác động lớn đến tín dụng tiêu dùng của hệ thống TCTD. Cụ

thể, theo thống kê của NHNN, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng bình quân là

20%/năm từ năm 2010 tới nay. Thị phần tín dụng tiêu dùng tập trung chủ yếu ở

nhóm NHTM (chiếm 90,7%), nhóm CTTC chỉ chiếm 9,3%. Sự chênh lệch lớn về

thị phần của hai nhóm là do danh mục cho vay của các NHTM chủ yếu là các mặt

hàng có giá trị cao như cho vay mua nhà, mua ô tô trong khi nhóm CTTC hướng

đến các khoản vay giá trị thấp hơn.

Trong tương lai, đầu tư tài chính cho tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh và

có sự dịch chuyển từ tín dụng doanh nghiệp sang tín dụng tiêu dùng, đặc biệt

trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp

nhiều khó khăn. Nhiều TCTD xác định chiến lược phát triển trong thời gian tới

mở rộng tín dụng tiêu dùng (NHTM CP Hàng Hải, Việt Nam Thịnh vượng, Kỹ

Thương…) và thành lập các công ty tài chính để chuyên môn hóa tín dụng tiêu

dùng. Hiện tại hệ thống có 14 công ty tài chính và 12 công ty cho thuê tài chính,

thị phần tài sản và dư nợ rất thấp, lần lượt là 1,3% và 0,3%. Tín dụng tiêu dùng

cuối năm 2016 ước tính khoảng 605 nghìn tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm,

chiếm 11,4% tổng tín dụng. Nếu so sánh với GDP thì tỷ lệ tín dụng tiêu

dùng/GDP của Việt Nam là khoảng 9,8%, tăng mạnh so với 2010 (2,3%), nhưng

vẫn thấp hơn các nước như Mỹ (23%), Đức (10,5%), Anh (16%), Malaysia

(14%).

54,3%

9,4%

22,0%

4,7%

9,6% Nhóm NHTM 4,7%

19,6%

28,0%

42,5%

5,2%

Nhóm CTTC Sửa chữa nhà và

mua nhà để ở

Mua phương tiện đi

lại

Mua đồ dùng, trang

thiết bị gia đình

Chi phí cho hoạt

động văn hóa, thể

thao, du lịch

38

Chất lượng tín dụng theo báo cáo cải thiện nhẹ. Tỷ

lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống theo báo cáo của

các TCTD giảm nhẹ từ 2,9% (năm 2015) xuống

2,8%.

Trong 2016, hệ thống TCTD đã xử lý khoảng 95

nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó: qua thu hồi nợ, bán

tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị

nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro

chiếm 26,6%, bán cho VAMC chiếm 21%.

Nợ xấu chờ xử lý (nợ bán cho VAMC) và nợ xấu

tiềm ẩn trong tái cơ cấu lớn. Tổng số nợ bán cho

VAMC chưa xử lý được là 224 nghìn tỷ đồng

(chiếm 85% nợ xấu bán cho VAMC, và chiếm

khoảng 4,3% tổng tín dụng).

Số DPRRTD của hệ thống ước tăng khoảng 11,9%

so với cuối năm 2015 (năm 2015 tăng 5,4%).

DPRR cụ thể tăng 24,9%, cao hơn so với cùng kỳ

2015 (11,9%). Tỷ lệ DPRR cụ thể/nợ xấu báo cáo

là 57,2%.

Lãi dự thu tăng khoảng 19% so với cuối năm 2015.

Tỷ lệ lãi dự thu/dư nợ là 2,9% (năm 2015 là 2,8%,

năm 2012 là 2,4%).

1.2.2.Thanh khoản

Nguồn vốn huy động (gồm tiền gửi khách hàng và

phát hành GTCG) tăng mạnh hơn cùng kỳ năm

2015. Ước tính đến cuối năm 2016, nguồn vốn huy

động từ TCKT và dân cư tăng 19% so với cuối

năm 2015 (năm 2015 tăng 16,1%).

Huy động theo VND tăng cao; huy động ngoại tệ

giảm mạnh. Huy động bằng VND ước tăng 23% và

Hình 3.17: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

báo cáo (2012-2016)

Nguồn: UBGSTCQG

4,2% 3,6% 3,7% 2,9% 2,8%

0,00%

0,50%

1,00%

1,50%

2,00%

2,50%

3,00%

3,50%

4,00%

4,50%

0

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

140.000

160.000

180.000

200.000

2012 2013 2014 2015 Ước

2016

Giá trị nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

Hình 3.18: Dự phòng rủi ro tín

dụng (2012-2016)

Nguồn: UBGSTCQG

54% 62% 58% 66% 57%

0,0%

10,0%

20,0%

30,0%

40,0%

50,0%

60,0%

70,0%

-

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

2012 2013 2014 2015 Ước

2016

Dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng RRTD/nợ xấu

Hình 3.19 : Tốc độ tăng trưởng

tín dụng và tiền gửi năm 2016

Nguồn: UBGSTCQG

14,1%

12,5%

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T1

0

T1

1

T1

2

Huy động vốn

Tín dụng

39

chiếm tỷ trọng 89,5% tổng vốn huy động (năm

2015 tăng 16,3% và chiếm 87,1%). Huy động

ngoại tệ ước giảm khoảng 7,0% so với cuối năm

2015 (năm 2015 tăng 14,3%) và chiếm khoảng

10,5% tổng vốn huy động. Huy động ngoại tệ giảm

do lãi suất huy động tối đa duy trì ở mức 0%, tỷ giá

USD/VND ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm.

Huy động vốn có kỳ hạn tăng 17%, chiếm 81%

tổng huy động (năm 2015 chiếm 78,9%), huy động

không kỳ hạn chiếm 19% tổng huy động (năm

2015 chiếm 21,1%).

Thanh khoản của hệ thống TCTD tương đối ổn

định và dưới ngưỡng quy định của NHNN. Tỷ lệ

tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống

là khoảng 85% (năm 2015 là 85,7%). Tỷ lệ LDR

bằng VND là 85,9%, bằng ngoại tệ là 72,1%.

Tuy nhiên, vẫn tiểm ẩn rủi ro chênh lệch kỳ hạn

giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn: tỷ lệ sử

dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tăng

từ 31,8% (năm 2015) lên 35%. Tỷ lệ này tại một số

TCTD cao sát mức trần quy định 50% tại Thông tư

06 của NHNN.

1.2.3. Khả năng sinh lời

Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD năm 2016

cao hơn so với năm 2015. Thu nhập lãi thuần tăng

9% so với 2015, chiếm 79,0% trong tổng thu nhập

thuần từ HĐKD. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM

cả năm 2016 tăng nhẹ từ 2,7% (năm 2015) lên

2,8%.

Bảng 3.4: Cơ cấu huy động theo

loại tiền và kỳ hạn

2015

Ước

2016

Theo loại tiền

VND 87,1% 89,5%

Ngoại tệ 12,9% 10,5%

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 21,1% 19,0%

Có kỳ hạn 78,9% 81,0%

Nguồn: UBGSTCQG

Hình 3.20: Tỷ lệ LDR toàn hệ

thống TCTD (2012-2016)

Nguồn: UBGSTCQG

60%

80%

100%

12/1

1

06/1

2

12/1

2

06/1

3

12/1

3

06/1

4

12/1

4

06/1

5

12/1

5

06/1

6

12/1

6

LDR LDR VND

LDR ngoại tệ

Hình 3.21: Tỷ lệ thu nhập lãi

cận biên

Nguồn: UBGSTCTG

3,2%

2,8% 2,7% 2,7%

2,8%

2012 2013 2014 2015 Ước

2016

40

Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 18,5%,

hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 44,0%, hoạt

động góp vốn mua cổ phần tăng 51,7%, hoạt động

khác tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Lợi nhuận trước trích lập DPRRTD năm 2016 ước

tính tăng 10% so với 2015. Chi phí DPRRTD chỉ

tăng nhẹ 3,2% so với năm 2015, tỷ lệ chi phí

DPRRTD/lợi nhuận trước trích lập giảm từ 62,5%

(năm 20155) xuống 58,5%.

Lợi nhuận sau thuế ước tăng 26,8% so với năm

2015. ROA và ROE ước tính lần lượt là 0,54% và

7,87% (năm 2015 là 0,46% và 6,42%).

Hình 3.23: Cơ cấu lợi nhuận trước trích lập DPRRTD

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Nguồn: UBGSTCTG

1.2.4. Mức đủ vốn

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ

thống ước tính 2016 là 11,3% (năm 2015 là

11,6%). Tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản ”có” rủi ro

điều chỉnh là 8,6%. Toàn hệ thống có 4/92 NHTM

có tỷ lệ CAR dưới 9%. Có 10/118 TCTD âm vốn

tự có. Nếu loại trừ các TCTD bị âm vốn tự có thì

CAR của toàn hệ thống là 12,6%.

20 29 22 31 39

54 52 65 69 70

62,7%

56,5%

67,1%

62,5%

58,5%

46,0%

51,0%

56,0%

61,0%

66,0%

-

30

60

90

120

150

180

2012 2013 2014 2015 Ước 2016

Chi phí DPRRTD

Chi phí thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế

Chi phí DPRRTD/Lợi

nhuận trước trích lập

DPRRTD

Hình 3.22: Hiệu quả sinh lời

của hệ thống TCTD

Nguồn: UBGSTCTG

0,4% 0,6% 0,4% 0,5% 0,5%

4,7%

6,4%

4,6%

6,4%

7,9%

2012 2013 2014 2015 Ước

2016

ROA ROE

Hình 3.24: Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu

Nguồn: UBGSTCTG

13,7%

11,6% 11,3%

12,7%

9,0% 8,6%

2012 2013 2014 2015 Ước

2016 Tỷ lệ an toàn vốn

Vốn cấp 1/Tổng tài sản có

rủi ro điều chỉnh

41

2. Đánh giá hoạt động của hệ thống công ty

chứng khoán

Năm 2016, hoạt động của hệ thống công ty chứng

khoán (CTCK) lành mạnh hơn, kết quả tái cấu

trúc đã loại bỏ các công ty yếu kém. Đến cuối năm

2016 còn 76 CTCK đang hoạt động bình thường.

Năm 2016 đã chấm dứt hoạt động 5 CTCK và hợp

nhất 2 CTCK. Tình hình tài chính của các CTCK

lớn an toàn, tiếp tục phát triển, còn các CTCK nhỏ

bị thu hẹp dần thị phần và tiếp tục bị đào thải49

.

Hệ thống CTCK duy trì tình hình tài chính an toàn,

tổng tài sản đạt 76.100 tỷ đồng, tăng 10% so với

cuối năm 2015, tỷ lệ vốn khả dụng bình quân cao

hơn chuẩn an toàn50

, cơ cấu tài sản lành mạnh.

Chất lượng tài sản toàn hệ thống CTCK an toàn.

Nợ quá hạn giảm 16%, dự phòng đầu tư tài chính

giảm 25%.

49

Tổng thị phần môi giới của top 10 CTCK trên HSX tăng lên 69,3% từ 65,3% cuối năm 2015. Thị phần môi

giới của top 10 trên HNX tăng lên 61,9% từ 59,9%. 50

Tỷ lệ vốn khả dụng bình quân toàn hệ thống đạt 378%, chỉ có 01 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%

chiếm 0,1% tổng tài sản hệ thống

Bảng 3.5: Cơ cấu tài sản các

công ty chứng khoán

Chỉ tiêu 2015 Ước

2016

Tiền và tương

đương tiền 15,9% 10,0%

Các khoản cho vay

và phải thu 41,6% 44,7%

Đầu tư tài chính 35,4% 37,1%

Tài sản Ngắn hạn 93,1% 93,6%

Tài sản Dài hạn 6,9% 6,4%

Tổng Tài sản (nghìn tỷ đồng)

69,0 76,1

Nguồn: UBGSTCTG

Hộp 6: Áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2

Kết quả áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2 tại 10 TCTD thí điểm cho thấy

hệ số CAR giảm mạnh so với số báo cáo hiện tại, chủ yếu do tài sản có quy đổi rủi ro

tăng.

Đối với 04 NHTM NN, CAR theo báo cáo hiện tại đã gần tiệm cận mức 9%, áp

dụng Basel 2 thì CAR giảm xuống dưới 8%. Nếu trong thời gian tới nhóm NHTM NN

không tăng được vốn, trong khi phải đảm bảo CAR tối thiểu thì sẽ tác động mạnh tới

kế hoạch tăng trưởng tín dụng của nhóm cũng như tăng trưởng tín dụng toàn ngành,

từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 do đây là nhóm có vai trò

quan trọng và mức độ ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống TCTD.

42

Dư nợ cho vay ký quỹ của hệ thống CTCK tăng

nhưng trong mức kiểm soát và phù hợp với tốc độ

tăng trưởng của thị trường. Tổng dư nợ cho vay ký

quỹ của hệ thống CTCK cuối năm 2016 đạt 25.600

tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2015. Phần lớn

các cổ phiếu có dư nợ margin lớn nhất đều là các

cổ phiếu blue-chip, có thanh khoản cao và kết quả

kinh doanh tích cực.

3. Đánh giá hoạt động các công ty bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm có tình hình tài chính an

toàn, tổng tài sản, doanh thu phí bảo hiểm tiếp tục

tăng trưởng khả quan. Cuối năm 2016, tổng tài sản

của toàn hệ thống các công ty bảo hiểm đạt 234

nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2015.

Chất lượng tài sản an toàn với tỷ lệ đầu tư vào

TPCP và tiền gửi trên tổng đầu tư trên 70%, tỷ lệ

các khoản phải thu quá hạn thấp. Hầu hết công ty

bảo hiểm có tỷ lệ biên khả năng thanh toán cao hơn

chuẩn an toàn. Tổng doanh thu phí bảo hiểm cả

năm 2016 ước đạt 85 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so

với năm 2015.

Các công ty bảo hiểm đẩy mạnh đầu tư vào TPCP

kỳ hạn từ 10 năm đến 30 năm. Giá trị đầu tư TPCP

tăng 22% so với cuối 2015 và đạt xấp xỉ 100 nghìn

tỷ đồng.

Hình 3.25: Tỷ lệ vốn khả dụng bình

quân hệ thống CTCK

Nguồn: UBGSTCQG

Nguồn: UBGSTCQG

Nguồn: UBGSTCQG

300%

340%

380%

420%

Hình 3.26: Tăng trưởng doanh

thu phí bảo hiểm

Đơn vị: %

Nguồn: UBGSTCQG

26 22

29 26

15 17 22

21

7 12 14 15

2013 2014 2015 Ước

2016 Bảo hiểm nhân thọ

Toàn thị trường

Bảo hiểm Phi nhân thọ

43

PHẦN IV. KHU VỰC PHI TÀI CHÍNH NĂM 2016

I. KHU VỰC DOANH NGHIỆP

1. Quy mô của khu vực doanh nghiệp

Quy mô của khu vực doanh nghiệp gia tăng nhờ

môi trường kinh doanh cải thiện. Doanh nghiệp

đăng ký thành lập mới51

năm 2016 ước tăng 18%

so với cùng kỳ và tăng khoảng 46% về số vốn đăng

ký (số vốn đăng ký bình quân tăng 23,5%); trong

đó, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và thuộc

ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh52

.

Tuy nhiên, doanh thu và tổng nguồn vốn bình quân

của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể so với cùng

kỳ năm trước. Tăng trưởng doanh thu, tổng tài sản,

vốn chủ sở hữu bình quân năm 2016 ước lần lượt là

-0,87%; 14,37% và -4,52% thấp hơn mức tăng

12,92%; 25,97% và 33,41% của cùng kỳ năm

2015. Trong đó, ngành khai khoáng là ngành có

quy mô giảm mạnh nhất với doanh thu bình quân

ngành ước giảm 42,17% so với cùng kỳ năm 2015.

Ngược lại, doanh thu bình quân của các doanh

nghiệp nghành bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh

doanh bất động sản ước tăng tương ứng 21,09% và

49,68% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2015 tăng

46,87% và 53,14%).

Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều khó

khăn, tăng trưởng quy mô ở mức thấp. Số doanh

nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt

51

Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm 2016, Tổng cục Thống kê. 52

Kinh doanh bất động sản tăng 99,1% về số doanh nghiệp và tăng 242,5% về vốn đăng ký, công nghiệp chế

biến, chế tạo tăng 23,1% và tăng 110,7% tương ứng.

Hình 4.1: DN mới thành lập và

phá sản 10 tháng năm 2013-2016

Đơn vị: số DN

64.187 60.023

77.542

91.765

8108 7.782 7.581 9.295

10T/13 10T/14 10T/15 10T/16

Số DN thành lập mới

Số DN giải thể, chấm dứt hoạt động

Hình 4.1: DN mới thành năm

2013-2016

Đơn vị: số DN

Nguồn: TCTK

76.955 74.842

94.754 101.633

8.108 7.782 9.467 10.468

0

30.000

60.000

90.000

120.000

2013 2014 2015 2016

Số DN thành lập mới Số DN giải thể, chấm dứt hoạt động

Hình 4.2 : Tăng trưởng doanh

thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu

bình quân

Nguồn: Stoxplus và tính toán của

UBGSTCQG

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

Tăng/giảmdoanh thu bình quân

Tăng/giảm TS bình quân

Tăng/giảm VCSH bình quân

44

động sản xuất, kinh doanh năm 2016 vẫn ở mức

cao53

(10.468 doanh nghiệp, tăng 23,6% so với

cùng kỳ năm trước). Tăng trưởng doanh thu bình

quân, tổng tài sản bình quân, vốn chủ sở hữu bình

quân của các DN vừa và nhỏ ước tăng chậm, tương

ứng ở mức 1,37%; -0,04% và -9,8% (cùng kỳ năm

2015 lần lượt là 15,79%; 3,36% và 4,93%).

2. Hiệu quả của khu vực doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp phi tài chính

giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2015; nhóm doanh

nghiệp thuộc ngành khai khoáng và nông, lâm,

thủy sản có hiệu quả kinh doanh suy giảm mạnh

nhất. ROA, ROE của doanh nghiệp phi tài chính

năm 2016 lần lượt ở mức 3,64% và 8,72% giảm so

với mức tương ứng 4,36% và 10,18% của cùng kì

năm 2015. Khai khoáng và nông lâm thủy sản là

những ngành có hiệu quả sinh lời giảm mạnh nhất:

ROA, ROE của khu vực nông, lâm thủy sản lần

lượt là 0,88% và 2,54% (cùng kỳ năm 2015 là

4,46% và 10,21%); của ngành khai khoáng chỉ ở

mức 2,24% và 5% (cùng kỳ năm trước là 4,13% và

11,09%). Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời của các ngành

bán buôn bán lẻ, xây dựng và kinh doanh bất động

sản vẫn tiếp tục xu hướng tăng.

Mặc dù thu hẹp về quy mô nhưng nhóm SMEs vẫn

đảm bảo tốt hiệu quả sinh lời kể từ năm 2015.

Trong năm 2016, ROA, ROE của nhóm SMEs đạt

3,67% và 6,32% (năm 2015 ở mức 3,18% và

5,14%), tiếp tục xu hướng tăng kể từ năm 2014.

Hình 4.4: ROA, ROE của khu vực

doanh nghiệp phi tài chính

Nguồn: Tính toán của UBGSTCQG

2%

5%

8%

11%

14%

17%

200

8

200

9

201

0

201

1

201

2

201

3

201

4

201

5

Ướ

c 2

01

6

ROA ROE

Hình 4.5: ROA, ROE của nhóm

SMEs

Nguồn: Stoxplus & Tính toán của

UBGSTCQG

-6%

0%

6%

12%

18%

200

8

200

9

201

0

201

1

201

2

201

3

201

4

201

5

Ướ

c 2

01

6

ROA ROE

Hình 4.3: Tăng trưởng doanh thu,

tổng tài sản, vốn chủ sở hữu bình

quân khu vực SMEs

Nguồn: Stoxplus và tính toán của

UBGSTCQG

-25%

-15%

-5%

5%

15%

25%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

(ước)

Tăng trưởng VCSH bình quân Chỉ tiêu tăng trưởng TS bình quân Tăng trưởng doanh thu bình quân

45

3. Cơ cấu vốn, tài sản và khả năng thanh toán

Doanh nghiệp tăng nhẹ đòn bẩy tài chính. Năm

2016, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của khu vực doanh

nghiệp phi tài chính ước khoảng 1,4 lần, cao hơn

mức 1,33 lần của cùng kỳ năm 2015. Trong đó

ngành có tỷ lệ đòn bẩy tăng mạnh nhất là ngành

hoạt động kinh doanh bất động sản (tăng 0,6 lần).

Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của nhóm SMEs luôn ở

mức thấp nhất trong toàn khu vực. Trong năm

2016, tỷ lệ đòn bẩy của nhóm SMEs khoảng 0,72

lần tăng so với năm 2015; thấp hơn nhiều so với

bình quân của khu vực doanh nghiệp phi tài chính

và là mức thấp nhất trong các nhóm ngành. Nhóm

SMEs có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp một phần do

việc tiếp cận vốn của nhóm này còn nhiều hạn chế.

Cơ cấu tổng tài sản chuyển hướng tích cực, giảm tỷ

trọng hàng tồn kho, đầu tư tài chính. Cơ cấu tài sản

của khu vực phi tài chính trong năm 2016 có sự

thay đổi đáng kể đối với một số khoản mục so với

cùng kỳ năm 2015. Trong đó, cơ cấu hàng tồn kho,

ước ở mức 16,46% giảm 1,18 điểm % so với cùng

kỳ năm 2015. Sau thời gian dài trong tình trạng nợ

tồn đọng kéo dài, lượng hàng tồn kho lớn, cơ cấu

hàng tồn kho của khu vực phi tài chính ngày càng

được điều chỉnh hợp lý khiến cho hoạt động sản

xuất của khu vực đi vào ổn định hơn.

Nhìn chung, khu vực doanh nghiệp duy trì tốt khả

năng thanh toán, tuy nhiên khả năng trả lãi vay

giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2015. Trong năm

2016, tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán

Hình 4.6: Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu

Nguồn: Stoxplus & Tính toán của

UBGSTCQG

0,5

1,0

1,5

2,0

200

8

200

9

201

0

201

1

201

2

201

3

201

4

201

5

Ướ

c 2

01

6

Toàn ngành SMEs

0

5

10

15

20

25

9T/08

9T/09

9T/10

9T/11

9T/12

9T/13

9T/14

9T/15

9T/16

SMEs

Khai khoáng

Nông, lâm, thủy sản

Hình 4.7: Cơ cấu tổng tài sản

Nguồn: UBGSTCQG

0%

40%

80%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Ước

2016 Tiền và các khoản tương đương tiền/TTS

Các khoản phải thu ngắn hạn và dài

hạn/TTS Hàng tồn kho/TTS

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và

dài hạn/TTS Tài sản khác/TTS

46

nhanh của khu vực doanh nghiệp phi tài chính lần

lượt khoảng 1,43 lần và 0,98 lần tương đương với

mức cùng kỳ 2014 và 2015. Tuy nhiên, khả năng

thanh toán lãi vay trong năm 2016 của khu vực

giảm khá mạnh, ở mức khoảng 5,25 lần, giảm 1,36

lần so với cùng kỳ năm 2015.

Nông, lâm thủy sản là ngành có khả năng trả lãi

giảm mạnh nhất. Năm 2016, khả năng trả lãi vay

của ngành nông, lâm thủy sản chỉ đạt khoảng

1,76 lần, giảm 3,63 lần so với cùng kỳ năm 2015,

ở mức thấp nhất kể từ năm 2008. Nguyên nhân

do tình hình xâm ngập mặn kéo dài dẫn đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.

Khả năng thanh toán của khu vực SMEs duy trì ở

mức khá. Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả

năng thanh toán nhanh lần lượt khoảng 1,96 lần và

1,46 lần lượt giảm nhẹ 0,1 và 0,08 lần so với cùng

kỳ năm 2015. Tuy nhiên, đây là khu vực có khả

năng thanh toán nhanh khá cao, luôn ở mức trên 1

lần. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán lãi vay của

nhóm SMEs đạt khoảng 6,97 lần tương đương với

cùng kỳ năm 2015.

Hình 4.8: Khả năng thanh toán

của doanh nghiệp

Nguồn: Stoxplus & Tính toán của

UBGSTCQG

0

2

4

6

8

10

0

0,4

0,8

1,2

1,6

220

08

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

20

15

Ướ

c 2

01

6

Tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng trả lãi

Hình 4.9: Khả năng thanh toán lãi vay

Nguồn: Stoxplus và tính toán của

UBGSTCQG

0

5

10

15

20

25

200

8

200

9

201

0

201

1

201

2

201

3

201

4

201

5

Ướ

c 2

01

6

SMEs

Khai khoáng

Nông, lâm, thủy sản

47

II. THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

1. Biến động giao dịch, giá và cung cầu thị

trường

Giá BĐS năm 2016 vẫn có xu hướng tăng nhẹ, tồn

kho BĐS tiếp tục giảm do lượng cung gia nhập thị

trường đa số là các dự án cũ tiếp tục mở bán để điều

chỉnh giá hoặc chính sách bán hàng. Cụ thể, giá BĐS

thị trường sơ cấp đã tăng khoảng 5-7% so với đầu

năm, giá bán tại thị trường thứ cấp cũng tăng khoảng

10-15%54.

Giao dịch thị trường BĐS nửa cuối năm 2016 phục

hồi nhẹ sau nửa đầu năm chững lại. Nổi bật nhất là

phân khúc căn hộ khi tỷ lệ hấp thụ BĐS của thị

trường lên đến gần 80%55

. Đây là tỷ lệ hấp thụ cao

nhất của thị trường trong vòng 4 năm trở lại đây.

Riêng trong quý 3, có tổng cộng khoảng 5.273 căn

được bán ra, tăng 52% so với quý trước.

Thị trường bất động sản năm 2017 có nhiều động lực

để tăng trưởng, song vẫn tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể, đối

với phân khúc trung bình và thấp sẽ có cơ hội tăng

trưởng và giá nhà có thể tăng. Tuy nhiên, giá phân

khúc cao cấp sẽ chịu ảnh hưởng do nguồn cung được

sự báo sẽ tăng nhẹ. Thêm vào đó, 2 điều luật mới

được ban hành56

, dự báo thị trường bất động sản năm

2017 có thể sẽ đón nhận làn sóng đầu tư mạnh tư

người nước ngoài và Việt kiều.

54

Theo Hiệp hội Bất động sản. 55

Tỷ lệ hấp thụ thị trường = số căn bán so với số căn mở bán. Nguồn:CBRE. 56

Theo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/15.

48

2. Nguồn vốn chảy vào khu vực BĐS

Nguồn vốn FDI chảy vào khu vực BĐS giảm so với

cùng kỳ năm 2015. Năm 201657

, nguồn vốn FDI

đầu tư vào BĐS đạt khoảng 1.301 triệu USD,

giảm58

44% so với cùng kỳ 2015. Vốn FDI đầu tư

vào lĩnh vực BĐS chiếm 10% tổng vốn FDI đăng

ký trong năm 2016, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm

2015 (11,5%).

Tín dụng BĐS tăng chậm trong bối cảnh chính

sách ngày càng cẩn trọng hơn59

. Dư nợ tín dụng

đối với lĩnh vực BĐS năm 2016 ước tăng 12,5% so

với cuối năm 2015, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ

năm 2015 (28,3%). Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng

sử dụng cho mục đích BĐS tăng mạnh.

Cơ cấu tín dụng BĐS tiếp tục xu hướng tăng tỷ

trọng tín dụng đối với cầu BĐS, giảm tỷ trọng đối

với cung BĐS. Tỷ trọng tín dụng dành cho cầu là

62% và cho nguồn cung BĐS là 38%.

57

Theo báo cáo Tình hình kinh tế xã hội 11 tháng đầu năm 2016, Tổng cục thống kê. 58

Tính đến tháng 11/2016, Việt Nam đã có 3 tháng liên tiếp giảm vốn FDI đăng ký. Vốn FDI đăng ký bổ

sung vào bất động sản giảm hơn 543 triệu USD cho thấy có dự án quy mô lớn giảm vốn đăng ký hoặc bị thu

hồi chứng nhận đầu tư. 59

NHNN đã ban hành TT 06 sửa đổi Thông tư 36 theo hướng siết chặt dòng vốn tín dụng vào bất động sản.

Theo đó, tăng hệ số rủi ro với tín dụng bất động sản từ 150% lên 250% và giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay

trung, dài hạn từ 60% xuống còn 40% theo lộ trình.

Hình 4.10: FDI đầu tư vào BĐS

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ

KH&ĐT

0%

10%

20%

30%

40%

50%

0

4

8

12

16

20

24

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng FDI FDI đăng kí vào BĐS% FDI đăng kí vào BĐS

Hình 4.11: Cơ cấu tín dụng BĐS

cung – cầu

Nguồn: UBGSTCQG

46% 44,7% 42,3% 41% 37% 38% 38%

54% 55,3% 57,7% 59% 63% 62% 62%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Tín dụng cho cầu BĐS

Tín dụng cho cung BĐS