chÍnh sÁch ĐiỀu hÀnh thỊ trƯỜng vÀng nĂm 2013 vÀ...

30
155 CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG VÀNG NĂM 2013 VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ PGS.TS. Ngô Trí Long Khoảng 5 năm trở lại đây, khủng hoảng kinh tế thế giới khiến vàng trở thành công cụ trú ẩn lý tưởng của cả thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, đồng nội tệ liên tục mất giá, câu chuyện vàng hóa ở nước ta thành một bài toán đau đầu của các nhà lập chính sách. Thời gian qua giá vàng trong nước biến động với biên độ khá lớn và thất thường gây tâm lý bất ổn cho người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, nhiều người dân thiệt hại khi chạy theo giá vàng. Ở nước ta, tâm lý đầu tư, tích trữ vàng đã trở thành tập quán của người dân. Quy mô của thị trường vàng của nước ta rất lớn và việc tích trữ vàng miếng đứng vào top 4 quốc gia hàng đầu trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Dubai. Hiện đầu tư vàng đối với người Việt Nam vẫn là một nhu cầu rất lớn. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính - tiền tệ của mỗi quốc gia. Do vậy, việc tạo lập một thị trường vàng chính thức nhằm đảm bảo thị trường vàng hoạt động có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách. Từ năm 2006 trở lại đây, thị trường vàng Việt Nam diễn biến vô cùng phức tạp. Ngoài những nguyên nhân thông thường tác động đến quan hệ cung cầu của thị trường vàng: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất VND, lãi suất USD, chênh lệch lãi suất giữa VND so với lãi suất USD, biến động tỷ giá VND/USD, biến động giá vàng thế giới, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,... Thị trường vàng giai đoạn 2006-2012 còn chịu nhiều yếu tố khác như : - Sự ra đời và nở rộ của sàn vàng (2007-2008), sau đó chấm dứt hoạt động của sàn vàng 2010.

Upload: others

Post on 16-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

155

CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG VÀNGNĂM 2013 VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

PGS.TS. Ngô Trí Long

Khoảng 5 năm trở lại đây, khủng hoảng kinh tế thế giới khiến vàng trở thành công cụ trú ẩn lý tưởng của cả thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, đồng nội tệ liên tục mất giá, câu chuyện vàng hóa ở nước ta thành một bài toán đau đầu của các nhà lập chính sách. Thời gian qua giá vàng trong nước biến động với biên độ khá lớn và thất thường gây tâm lý bất ổn cho người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, nhiều người dân thiệt hại khi chạy theo giá vàng. Ở nước ta, tâm lý đầu tư, tích trữ vàng đã trở thành tập quán của người dân. Quy mô của thị trường vàng của nước ta rất lớn và việc tích trữ vàng miếng đứng vào top 4 quốc gia hàng đầu trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Dubai. Hiện đầu tư vàng đối với người Việt Nam vẫn là một nhu cầu rất lớn. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính - tiền tệ của mỗi quốc gia. Do vậy, việc tạo lập một thị trường vàng chính thức nhằm đảm bảo thị trường vàng hoạt động có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách.

Từ năm 2006 trở lại đây, thị trường vàng Việt Nam diễn biến vô cùng phức tạp. Ngoài những nguyên nhân thông thường tác động đến quan hệ cung cầu của thị trường vàng: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất VND, lãi suất USD, chênh lệch lãi suất giữa VND so với lãi suất USD, biến động tỷ giá VND/USD, biến động giá vàng thế giới, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,... Thị trường vàng giai đoạn 2006-2012 còn chịu nhiều yếu tố khác như :

- Sự ra đời và nở rộ của sàn vàng (2007-2008), sau đó chấm dứt hoạt động của sàn vàng 2010.

156

- Tạm ngưng nhập khẩu vàng (6/2008), sau đó cấp hạn ngạch nhập khẩu trở lại (11/2009).

- Cho phép các NHTM được phép kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài (1/2006) và sau đó chấm dứt (7/2012).

- NHTM được phép huy động vàng, cho vay bằng vàng theo quy định mới (10/2010) và lại chấm dứt cho vay vàng (5/2011) chấm dứt huy động vàng (11/2012).

- NHNN tuyên bố độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng, sử dụng thương hiệu SJC làm thương hiệu vàng quốc gia (11/2011).

Ngày 3/4/2012 Chính phủ ban hành NĐ 24/CP về “Quản lý hoạt động kinh doanh vàng” và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2012. Có thể nói NĐ 24/CP về chính sách quản lý thị trường vàng đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn 1999-2011. Nghị định 24 ra đời nhằm chấn chỉnh lại thị trường vàng, với mục tiêu “chống vàng hóa, giảm nhập lậu, đầu cơ vàng và ngoại tệ, chuyển vàng dự trữ trong dân thành VNĐ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ”.

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THị TRƯỜNG VÀNG HIỆN NAYI- Chính sách quản lý thị trường vàng ở nước ta từ sau tháng 5/2012

đã có sự thay đổi lớn so với giai đoạn 2006-2011. Kể từ khi NĐ 24/CP có hiệu lực cho đến nay, thị trường vàng trong nước bước đầu đã có những kết quả nhất định, trong đó đáng chú ý là hạn chế xu hướng đầu cơ vào lĩnh vực vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những biện pháp mạnh tay nhằm hạn chế thị trường vàng miếng, hạn chế giao dịch, thanh toán, ký gửi vàng tại các NHTM và thâu tóm quyền quản lý, kiểm soát thị trường vàng về mình, như: Tuyên bố vàng SJC trở thành nhãn hiệu vàng miếng độc quyền do NHNN kiểm soát, nên các loại vàng miếng khác sẽ hoán chuyển sang vàng SJC, độc quyền nhập khẩu vàng, độc quyền cung ứng vàng ra thị trường. Khoảng 12.000 cửa hàng vàng hoạt động trong cả nước trước đây đã được đăng ký lại với điều kiện ngặt nghèo hơn, việc kinh doanh vàng miếng bị thắt chặt hơn, thực tế hiện chỉ còn khoảng 2.500 cửa hàng vàng kinh doanh vàng miếng. Một năm qua, với việc ban hành NĐ 24/CP cùng với những văn

157

bản pháp quy do NHNN ban hành về quản lý vàng, thị trường vàng luôn trở thành “điểm nóng”. Sau hơn một năm thực hiện, cơ chế quản lý thị vàng đã cho thấy nhiều điểm bất ổn. Hoạt động của thị trường vàng trong nước xem ra vẫn chưa đạt được như kỳ vọng mà các mục tiêu của NĐ 24/CP đề ra, đúng như các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Thống đốc tại các phiên họp Quốc hội. Việc quản lý thị trường vàng đang là một thách thức cho cơ quan quản lý. Thị trường vàng còn bất ổn, căn nguyên từ cơ chế chính sách. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều quy định quản lý thị trường vàng đã thay đổi liên tục, theo chiều hướng ngược nhau. Hầu hết các quy định thay đổi chỉ nhằm giải quyết tình thế hơn là mang tính hệ thống, ổn định. Căn cứ vào mục tiêu NĐ 24/CP đưa ra, chính sách quản lý thị trường vàng hiện nay còn tồn tại những bất cập :

Về mục tiêu chống vàng hóa và chuyển vàng dự trữ trong dân 1- thành VNĐ để phát triển kinh tế - xã hội.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định 24 là “chống vàng hóa”. Vàng hóa được hiểu một cách giản đơn là hiện tượng người dân chọn sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán, giao dịch và dự trữ thay vì sử dụng đồng nội tệ. Trước đây, hiện tượng vàng được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch lớn như mua bán nhà đất tương đối phổ biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi giá vàng trên thế giới biến động tăng cao liên tục và thất thường, trên thực tế ở nước ta vàng đã hầu như không trở thành phương tiện thanh toán. Người dân chỉ mua vàng để tích trữ, như công cụ tiết kiệm. Việc mua bán, tích trữ vàng của người dân để phòng ngừa lạm phát. Hiện nay, hiện tượng vàng hóa chỉ còn giới hạn trong vai trò là phương tiện dự trữ giá trị và phương tiện để đầu cơ. Đứng về mặt điều hành của Nhà nước, vàng hóa ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài khóa và tiền tệ của quốc gia.

Nền tảng cơ bản để chống vàng hóa là tăng cường sức mạnh của đồng nội tệ, nó chỉ có thể thực hiện được khi có một nền kinh tế ổn định vững chắc, một cán cân thương mại lành mạnh, và chính sách tiền tệ có hiệu quả.

158

Những năm qua, tăng trưởng kinh tế nước ta đầu tư theo chiều rộng, chủ yếu là dựa vào vốn, khai thác tài nguyên với chính sách tiền tệ nới lỏng, trong khi đó năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Do vậy đã dẫn tới thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và lạm phát cao diễn ra thường xuyên, đồng nội tệ liên tục bị mất giá, chưa ổn định, chưa có khả năng chuyển đổi, nên người dân vẫn còn lo ngại, thì không thể cấm được họ mua vàng. Giữ vàng là truyền thống của dân Việt Nam, là quy luật chung của cả thế giới chứ không chỉ riêng ở nước ta. Cộng thêm vào đó là việc điều hành chính sách kinh tế giật cục, bất ngờ làm cho người dân không kịp ứng phó. Những điều đó đã làm cho niềm tin vào đồng nội tệ bị xói mòn. Đây là cơ sở tất yếu dẫn tới hiện tượng vàng hóa.

Để chống vàng hóa, NHNN cùng các cơ quan chức năng của Chính phủ cần có những biện pháp tăng cường sức mạnh của đồng nội tệ thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả, cán cân thương mại vững chắc, ổn định kinh tế vĩ mô. Vấn đề này đã được tiến hành, song hiệu quả chưa thấy rõ. NHNN không nên lạm dụng việc chống “vàng hoá” để bao biện cho việc sử dụng các biện pháp hành chính trong quản lý bằng việc cấm. Phải coi vàng đúng theo chức năng của nó, là một loại tiền tệ đặc biệt, để tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế thì không được xem vàng là phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, thị trường vàng phải được lưu thông một cách bình thường, khi người dân có nhu cầu bán vàng để lấy tiền chi tiêu hoặc đầu tư, kinh doanh thì họ phải thực hiện được một cách dễ dàng, có như vậy mới có thể huy động được số vàng đang cất trữ trong dân để phục vụ cho nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Tại sao lại như vậy? Điều này xuất phát từ thực tế là nếu Nhà nước ngăn cấm

việc trao đổi, mua bán vàng, việc ngăn cấm này chỉ thực hiện được bề nổi

mà thôi, với chức năng vốn có của vàng và với thể tích gọn nhẹ, nếu ngăn

cấm việc mua bán vàng trên thị trường, sẽ dẫn tới tình trạng đưa vàng ra

nước ngoài để bán, điều này có thể gây ra một hậu quả cực kỳ nghiêm

trọng là tài sản của nhân dân được tích trữ dưới dạng vàng theo tập quán

159

truyền thống sẽ chảy ra nước ngoài. Hơn nữa khi càng cấm đoán thì nguy

cơ giao dịch ngầm, buôn bán vàng trái phép sẽ diễn ra ngày càng phức tạp,

tinh vi hơn. Nếu không cho phép vàng thực hiện theo bản chất, chức năng

vốn có của nó, sẽ càng làm cho quá trình kiểm soát của Nhà nước đối với

loại tiền tệ đặc biệt này trở nên phức tạp và sẽ không tận dụng được những

nguồn lực to lớn trong toàn xã hội, bởi vì nếu như người sở hữu vàng chỉ

được cất giữ ở trong nhà, vàng sẽ bị mất hết các chức năng vốn có của nó,

khi đó việc cất giữ vàng chẳng khác nào cất giữ một tài sản vô giá trị. Cho

tới nay, việc huy động nguồn lực vàng trong dân để đưa vào phát triển kinh

tế - xã hội vẫn chưa được NHNN triển khai thực hiện.

Việc NHNN độc quyền thị trường vàng miếng và tăng cường mua vàng của dân có phải là một phương sách hữu hiệu để chống vàng hóa? Hiểu một cách giản đơn là như vậy, vì dân còn ít vàng hơn nên hiện tượng vàng hóa sẽ phải giảm. Theo NHNN, 5 tháng sau khi thực hiện Nghị định 24/CP, các TCTD đã mua lại hơn 60 tấn vàng, tính trung bình mỗi tháng mua hơn 10 tấn vàng. Tuy nhiên sẽ là sai lầm khi cho rằng như vậy có nghĩa vàng đã biến thành tiền tương đương khoảng 3 tỷ USD và được chuyển thành tiền để phục vụ nền kinh tế. Cáctổ chức tín dụng mua vàng của dân để trả lại cho dân khi hết kỳ huy động. Điều này đã thể hiện không hề có sự chuyển đổi tiền đưa vào phát triển kinh tế. Thực tế, là các NHTM mua vàng từ dân xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có việc đóng tình trạng “thiếu hụt” trong tài khoản buôn bán vàng của các ngân hàng này và để phục vụ việc người dân rút vàng đã gửi vào hệ thống ngân hàng từ trước. Giả sử là NHNN chỉ đạo các NHTM hoặc NHNN trực tiếp mua vàng từ dân để chống vàng hóa, thì điều này cũng không giúp gì được cho mục tiêu chống vàng hóa mà chỉ là việc bơm tiền vào nền kinh tế. Bởi vì, trong điều kiện không cho nhập khẩu vàng, việc mua vàng từ dân sẽ đẩy giá vàng trong nước lên cao hơn. Bởi khi cầu tăng, mà cung không thay đổi thì giá tăng, tạo ra kỳ vọng về giá vàng tiếp tục tăng, vì nguồn cung khan hiếm hơn sau khi mua mà không có bổ sung. Một hệ lụy khác có thể NHNN đã phải tung tiền ra để hỗ trợ các NHTM mua vàng, chưa kể đến việc NHNN từ đầu năm tới nay

160

liên tục tiếp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Chống vàng hóa bằng cách này tạo thêm rủi ro cho đồng VNĐ. Hiện tượng này không có lợi cho việc chống vàng hóa.

Chủ trương của NHNN là chống “vàng hóa”, là tách vàng khỏi hệ thống tiền tệ thì việc tổ chức 57 phiên đấu thầu vàng cho đến ngày 30/8/2013 đã bán 58,3 tấn vàng quy chuẩn. Điều này cho thấy càng bán vàng miếng cho thị trường là càng tiếp tay cho “vàng hóa”, là đưa một khối lượng lớn vàng vật chất vào nằm bất động trong khối tài sản của người dân. Như vậy là đi ngược lại mục tiêu chống vàng hóa và việc chuyển vàng dự trữ trong dân thành VNĐ để phát triển kinh tế không thực hiện được.

Hiệu quả của Nghị định 24 đối với việc ổn định tỷ giá ?2- Thời gian qua, do kiềm chế được lạm phát, lượng ngoại tệ mua vào

dự trữ nhiều hơn. Sự khó khăn, đình trệ của nền kinh tế dẫn tới sản xuất bị đình đốn, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Điều này cho thấy sự ổn định của tỷ giá không phải là hệ quả từ sau khi có Nghị định 24. Một điều nữa cho thấy, trung bình lượng vàng nhập khẩu về VN trong giai đoạn 1990-2011 xấp xỉ 25 tấn/năm, tức chỉ tương đương 1,5-2 tỷ USD/năm - chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nhập khẩu so với các mặt hàng khác (ô tô, xe máy, điện thoại di động, hàng tiêu dùng, xăng dầu…) Trong khi đó, vàng là hàng hoá có thể tái tạo ngoại tệ, còn các hàng hoá khác thì không. Do vậy, việc nhập khẩu vàng thời gian qua cũng không ảnh hưởng nhiều tới việc ổn định tỷ giá.

3- Trước đây, căn cứ vào Nghị định số 64/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, NHNN đã cấp phép sản xuất vàng miếng cho 08 ngân hàng và công ty vàng. Mỗi đơn vị đã bỏ ra hàng nhiều tỷ đồng đầu tư máy móc, trang thiết bị, nhưng nay chỉ sau khoảng 10 năm đã trở nên vô giá trị do NHNN ban hành quyết định độc quyền sản xuất vàng miếng từ 25/5/2012. Chưa kể hàng nghìn lao động trở thành thất nghiệp do hoạt động của các đơn vị nói trên bị đình chỉ. Như vậy, một biện pháp

161

hành chính đã gây lãng phí tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp - cũng là tài sản của đất nước, nhân dân mà không có ai đứng ra đỡ hậu quả.

Đặc thù của hoạt động kinh doanh vàng miếng là không có sự khác biệt giữa doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp nhỏ. Theo Nghị định 24/CP, doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên và có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong hai năm liên tiếp mới đủ điều kiện cấp phép kinh doanh vàng miếng. Điều này làm cho mạng lưới kinh doanh vàng miếng bị thu hẹp, tạo nên những khó khăn, bất tiện trong việc giao dịch vàng miếng của đại đa số người dân nắm giữ ít vàng; thị trường sẽ khó ổn định, những người dân ít tiền lại càng bị thiệt. Vậy tại sao lại phân biệt các doanh nghiệp dựa trên quy mô vốn, căn cứ vốn ít, vốn nhiều để cho phép hoặc không cho phép kinh doanh vàng miếng (theo các điều kiện của Nghị định 24)? Điều này đã gây nên sự mất bình đẳng về quy mô.

Sự hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng nhỏ lẻ là xuất phát từ nhu cầu tất yếu của thị trường, là hệ thống phân phối tự nhiên trên cơ sở cung - cầu xã hội. Không ai bỏ vốn đầu tư kinh doanh khi thị trường không có nhu cầu. Việc xóa bỏ các cửa hàng nhỏ trong kinh doanh vàng đồng nghĩa với việc tước mất công ăn việc làm của hàng chục nghìn lao động, biến các doanh nghiệp này trở thành kinh doanh bất hợp pháp, ngoài ý muốn vì họ vẫn phải tiếp tục tồn tại và nuôi sống chính mình.

Trên thương trường, thực tế các doanh nghiệp nhỏ lẻ không đủ vốn để đầu cơ, thâu tóm thị trường, mà chỉ có thể là những ngân hàng, doanh nghiệp có nhiều vốn. Do vậy, việc quy định chỉ cho phép các đơn vị có vốn lớn kinh doanh vàng chính là tạo điều kiện, môi trường cho hoạt động đầu cơ, lũng đoạn phát sinh.

4- Sự mâu thuẫn trong điều hành thị trường vàng với Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ một trong những mục tiêu năm nay là “Khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước liên thông với giá vàng quốc tế, bảo đảm

162

quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân” Nhưng trong buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 13/11/2012, Thống đốc NHNN đã thể hiện quan điểm không nhất thiết phải bình ổn giá vàng, Ông Bình nói “Nếu thấy rằng chênh lệch giá như thế mà phải bình ổn thì rõ ràng không có lý do để bình ổn, kể cả về mặt tác động đối với kinh tế vĩ mô cũng như bản chất của vàng miếng” và “liên thông giá vàng là vấn đề chúng ta không đặt ra”, như vậy chấp nhận giá vàng Việt Nam không liên thông với quốc tế. Đây là hệ quả buông xuôi của một loạt chính sách dồn đọng thời gian qua và thể hiện sự bất lực của quản lý nhà nước trước một thị trường rối ren và phức tạp.

Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 5/5/2013, Thống đốc trả lời “Qua các phiên đấu thầu vàng, giá từ 46-47 triệu/lượng nay xuống còn 41-42 triệu/lượng. Giá này liên tục ổn định trong thời gian gần đây. Sự chênh lệch giữa giá trong nước - giá thế giới hôm qua là 2 triệu, hôm nay là 5-6 triệu là hai khái niệm khác nhau. Mục tiêu trước mắt và trực tiếp là bình ổn thị trường vàng nói chung trong đó có bình ổn giá trong nước để tránh việc đầu cơ trục lợi do giá lên xuống thất thường.”

Như vậy, Thống đốc không thừa nhận sự liên thông giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, mục tiêu bình ổn thị trường vàng không phải là thu hẹp khoảng chênh lệch giá trong nước và thế giới một cách hợp lý. Theo Thống đốc, giá vàng trong nước luôn giữ ở mức 41-42 triệu đồng/lượng trong một thời gian là dài là thị trường ổn định? Thực tế, giá vàng trong nước xuống là do giá thế giới giảm từ 1.800USD/oune xuống còn khoảng 1.400USD/oune, chứ không phải do đấu thấu làm cho giá vàng trong nước giảm xuống còn 41-42 triệu đồng/lượng. Trong thời điểm đó, chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới vẫn ở mức cao, khoảng 4-5 triệu đồng/lượng, có thời điểm gần 7 triệu đồng/lượng. Còn giá trong nước trong những ngày qua luôn ổn định ở mức 41-42 triệu/lượng là do giá thế giới tương đối ổn định xoay quanh 1.400USD/oune, chứ không phải do quản lý hoặc do đấu thầu. Lối tư duy như vậy là trái với Nghị quyết của Quốc hội.

163

5- Chính sách quản lý vàng hiện nay theo kiểu “một mình một chợ”, thiếu hội nhập và liên thông với thế giới. Lấy độc quyền nhập khẩu, sản xuất vàng miếng làm nhân tố trung tâm để chi phối các hoạt động khác có liên quan đến vàng, bỏ qua các yếu tố cung cầu của thị trường dẫn đến bế tắc trong sản xuất và lưu thông. Tuy nhiên cơ chế này không làm thay đổi nhu cầu nắm giữ vàng của dân chúng, vì nhu cầu này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu tư, cất giữ do tập quán lâu đời và từ sự bất ổn của kinh tế vĩ mô.

Việc kiểm soát chặt chẽ và độc quyền nhập khẩu sẽ làm hạn chế nguồn cung, trong lúc cầu không hề suy giảm, sẽ xuất hiện tình trạng giá vàng trong nước cách xa với giá vàng thế giới. Điều này sẽ là điều kiện cho việc nhập lậu vàng tiêu chuẩn quốc tế để tiêu thụ tại Việt Nam. Cùng với việc không liên thông đuợc với giá vàng thế giới sẽ làm xuất hiện yếu tố tắc nghẽn trên thị trường vàng và do vậy, khối lượng vàng có giá trị lớn trong nền kinh tế sẽ không đuợc sử dụng có hiệu quả, vì số vàng này chỉ đơn thuần giữ vai trò cất trữ trong bối cảnh nền kinh tế đang thiếu vốn, tích lũy chưa cao.

Điều tiết thị trường vàng bằng biện pháp hành chính, mệnh lệnh (cấp giấy phép chuyển đổi, quản lý máy móc sản xuất của doanh nghiệp…) không tạo điều kiện tốt để hình thành thị trường giao dịch vàng vật chất theo hai kênh giao dịch OTC và giao dịch qua sàn giao dịch vàng vật chất.

Sản xuất vàng miếng theo tiêu chuẩn riêng của Việt Nam, sẽ làm cho thị trường vàng trong nước khác biệt với thị trường vàng thế giới khi hàng hóa giao dịch trên thị trường thế giới. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của DN và tổ chức tín dụng đuợc NHNN Việt Nam cho phép sản xuất vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ, thường bao gồm các loại sau: 1 kg, 10 lượng, 1 lượng, 5 chỉ, 2 chỉ, 1 chỉ, 5 phân và thường là loại 24 kara (99,99); còn trên thế giới lấy đơn vị ounce (tương đương 31,10gram - 01 lượng vàng tương đương với 1,2056 ounce vàng về khối lượng).

164

6- Việc Nhà nước sử dụng DN (G5+1- bao gồm 5 NHTM lớn mạnh về nghiệp vụ kinh doanh vàng gồm ACB, Đông Á, Eximbank, Tecombank, Sacombank và SJC) để can thiệp thị trường, thông qua việc cho phép họ bán vàng huy động của dân mà không được nhập khẩu để trả lại lượng vàng vật chất đã bán, dẫn đến tình trạng khi đóng trạng thái giải quyết thanh khoản đã đẩy giá vàng trong nước liên tục lên cao và chênh lệch quá lớn so với giá thế giới. Việc không cho phép nhập khẩu sẽ làm hạn chế nguồn cung trong lúc cầu không hề suy giảm, do vậy sẽ làm cho giá vàng trong nước bỏ xa giá vàng thế giới và sẽ làm cho nạn nhập lậu vàng gia tăng.

7- Quản lý vàng miếng hiện nay đang “đi lùi” một bước so với các nước. Cả trong quá khứ và hiện tại, chưa một NHTW nào trên thế giới có chính sách chỉ duy trì một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Tại nhiều nước khác, mỗi NHTW có tối thiểu 3-4 thương hiệu vàng, mỗi NHTM, DN lại có thương hiệu vàng của riêng mình chứ không có kiểu NHNN độc quyền sản xuất, kinh doanh và quản lý kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi” như Việt Nam. Việc NHNN chỉ chọn độc quyền SJC là thương hiệu vàng quốc gia, nên trên thực tế đã xuất hiện vàng SJC giả, vàng nhái kém chất lượng. Nếu trên thị trường có nhiều thương hiệu thì tình trạng này đã không xảy ra. Việc quy định chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC gây nên tình trạng là sản xuất, gia công không đảm bảo cả thời gian và số lượng, khiến thị trường vàng trở lại chế độ cấp quota để được gia công vàng miếng và cơ chế “xin - cho” giấy phép đi ngược lại cải cách hành chính và chủ trương xoá bỏ giấy phép con. Những điều trên đã gây thiệt hại cho cả người dân, tổ chức tín dụng và Nhà nước. Việc chỉ công nhận một thương hiệu độc quyền vàng miếng đã gây ra tình trạng cùng chất lượng 99,99% như nhau nhưng các thương hiệu khác có thời điểm lại rẻ hơn SJC trên 3 triệu đồng/lượng, và SJC cũng đắt hơn giá thế giới có thời điểm lên gần 7 triệu đồng/lượng là vô lý. Việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã làm phương hại đến lợi ích của các thương hiệu vàng miếng khác, đồng thời tốn một khoản chi phí để chuyển đổi vàng thương hiệu khác thành vàng SJC.

165

8- Những biện pháp hành chính NHNN đưa ra đều chỉ có tính tình thế, đối phó cục bộ mà không có một phương tiện về mặt nghiệp vụ để giải quyết những vấn đề bất cập của thị trường, làm thui chột những công cụ tài chính đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

9- Thế giới đang chuyển hướng từ thị trường vật chất (thị trường hàng hoá) sang thị trường tài chính với các sản phẩm đầu tư tiện ích hơn (sản phẩm phái sinh, chứng chỉ quỹ…). Trong khi đó, Việt Nam vẫn chăm chăm quản lý sản xuất và kinh doanh vàng miếng. Việc quản lý như vậy đã làm cho danh mục sản phẩm tài chính bị hạn chế.

10- Về đấu thầu vàng.Một năm qua đầy xáo trộn trên thị trường vàng vì những chính sách

mới khiến vàng luôn trở thành “điểm nóng”, nhất là nhiều tháng qua thị trường vàng luôn bất ổn, giá vàng trong nước chênh lệch với giá thế giới khá cao. Nhằm bình ổn thị trường vàng, NHNN đã tiến hành tổ chức đấu thầu vàng. Như vậy, tính từ ngày 28/3/2013 đến 30/8/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 57 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.517.200 lượng (tương đương hơn 58,3 tấn vàng quy chuẩn) trên tổng số 1.622.000 lượng chào thầu. Ai đã mua 58,3 tấn vàng đấu thầu? Việc làm này của NHNN đã thực hiện đúng chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước chưa? Việc cung ứng một lượng lớn vàng miếng (vàng vật chất) vào nền kinh tế đã phù hợp với xu thế chung của thị trường vàng hiện đại và có phù hợp với việc chống vàng hoá hay không? Nguồn vàng này đã đi về đâu? Người dân được hưởng lợi gì từ các phiên đấu thầu vàng này? Đấu thầu vàng - sân chơi đã bình đẳng chưa? Đây là những câu hỏi cần phải có lời giải đáp thỏa đáng.

NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng, thực chất là đi kinh doanh vàng, điều này có phù hợp với chức năng của một NHTW không ?

Trên thế giới chưa có NHTW nào độc quyền nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất, sau đó đấu giá để cung cấp nguồn cung vàng cho thị trường. Hay nói một cách khác là chưa có NHTW lại đi kinh doanh vàng. Trong khi tại Việt Nam, NHNN lại kiêm tất cả vai trò này, NHNN trở thành đơn vị kinh doanh vàng. Ở đây NHNN đã quên vai trò điều

166

hành, quản lý để đi kinh doanh. Mà kinh doanh thì không thể đứng ra bình ổn thị trường được, vì có sự mâu thuẫn trong lợi ích. Trên thực tế không có một đơn vị kinh doanh nào chịu lỗ khi tham gia thị trường. Trong cuộc đấu thầu này, người được lợi lớn nhất là các ngân hàng, không phải là người dân. Do vậy, mục tiêu bình ổn giá là không thực hiện được. Nguyên tắc cao nhất của NHNN khi tham gia thị trường vàng là phải bảo đảm dự trữ ngoại hối quốc gia, không được lỗ. Sự ôm đồm đó khiến dư luận đặt dấu hỏi về việc kinh doanh của NHNN có phù hợp với chức năng vốn có của một cơ quan quản lý Nhà nước về chính sách tiền tệ, nhất là sau phiên đấu giá thất bại sáng 28/3. Với vai trò độc quyền, giá của Ngân hàng Nhà nước đưa ra coi như được các chủ thể trên thị trường thừa nhận đó là giá thị trường. Giá này luôn rất cao so với giá thế giới.

Trước khi đấu thầu, cuối tháng 3-2013, theo một lãnh đạo của NHNN, NHNN dự kiến “bơm” ra khoảng 20 tấn là đủ cho các ngân hàng đóng trạng thái vàng, cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng trên thực tế số vàng “bơm” ra cho đến nay đã gấp ba lần dự kiến, có lẽ không phải vì NHNN không nắm được số dư cho vay vàng cộng với số vàng các ngân hàng cần mua để tất toán trạng thái. Phải chăng NHNN không dự đoán được sức đầu cơ trong nước cũng như nhu cầu của người dân về vàng và sự giảm giá mạnh của vàng thế giới?

Mơ hồ về bình ổn thị trường vàng

Bình ổn thị trường về bản chất là bình ổn giá. Bởi trên thị trường, giá cả là tín hiệu, là hàn thử biểu phản ảnh thực trạng của thị trường. Nước ta không sản xuất vàng nguyên liệu, phải nhập khẩu vàng để đảm bảo cân đối cung cầu. Đồng thời trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giá vàng trong nước phải liên thông với giá vàng thế giới. Bình ổn thị trường vàng đồng nghĩa giá vàng trong nước phải theo sát và liên thông với giá vàng thế giới. Như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng tuyên bố chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới chỉ cần 400.000 đồng/lượng là hợp lý. Tuy nhiên, không nên hiểu một mức chênh lệch “cố định” này để làm căn cứ can thiệp thị trường. Phải tùy

167

theo tín hiệu thị trường, tùy thuộc sức mua của VNĐ, tỷ giá, các khoản chi phí nhập khẩu, gia công thành vàng miếng SJC... không phải lúc nào cũng phải cố để giữ chênh lệch giá vàng ở một mức cứng như vậy.

Trả lời trên Website của NHNN, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cho rằng mục tiêu NHNN đấu thầu bán vàng miếng là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can thiệp bình ổn thị trường vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường. Cũng như vậy, sau phiên đấu thầu vàng đại diên NHNN trả lời trước phóng viên báo chí: “ Mục tiêu của chúng tôi là bình ổn thị trường chứ không chạy theo bình ổn giá, không dùng cách thức bù giá để ép giá xuống. Giá vàng là do thị trường tự điều chỉnh”. Như vậy, quan điểm của NHNN “đấu thầu vàng nhằm bình ổn thị trường, không bình ổn giá” là chưa chuẩn, còn mơ hồ. Như vậy, một khi đã không nhất thiết phải bình ổn mà vẫn bình ổn theo những quan điểm mơ hồ nào đó ắt sẽ dẫn đến những kết quả mơ hồ.

Như vậy, với quan điểm mơ hồ không phản ảnh đúng bản chất của mục tiêu bình ổn thị trường vàng chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy mà hậu quả nhãn tiền là vàng SJC luôn đứng cao hơn giá vàng thế giới, tiềm ẩn rủi ro cực lớn cho thị trường.

Ổn định thị trường vàng trong nước có nghĩa là giá vàng trong nước phải

luôn bám sát với giá vàng thế giới (Sát giá vàng thế giới không có nghĩa là

bằng với giá vàng thế giới - Đây là điều hết sức cơ bản, cần phải hiểu). Điều

này đã được Nghị quyết của Quốc hội năm 2013 nêu ra. Vậy khoảng cách

chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là bao nhiêu thì

hợp lý. Về vấn đề này hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến của ông Đỗ

Minh Phú, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI cho rằng chênh

lệch khoảng 100 USD/1 lượng - khoảng 2 triệu đồng/1 lượng; Phó Giám đốc

Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Nhật Quang

cho rằng khoảng 1-1,5 triệu đồng/1 lượng; ông Nguyễn Thành Long - Chủ

tịch Hiệp hội vàng Việt Nam cho rằng khoảng 500.000 - 700.000đồng/1

lượng là hợp lý.

168

Theo tính toán của chúng tôi, chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới bao gồm: Chi phí nhập khẩu gồm: Bảo hiểm; Chi phí vận chuyển; Chi phí gia công; Chi phí kinh doanh; Rủi ro; Thuế,... Cụ thể Chi phí vận chuyển + chi phí bản hiểm cao nhất là từ 10 đến 15 USD/Oz, tức là từ 200.000 đồng - 300.000 đồng/Oz. Chi phí gia công 50.000 đồng/lượng; Các chi phí còn lại khoảng 300.000 đồng/lượng. Như vậy, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch từ 500.000-600.000 đồng/lượng là hợp lý. Để đảm bảo an toàn cho NHNN và có lãi khi định giá đấu thầu, thì mức chênh lệch nên là 1.000.000 đồng/1 lượng (50 $/lượng) so với giá thế giới. Mức lãi này cao hơn mức lãi của các nước nhập khẩu vàng từ 4 đến 5 lần tùy theo nhu cầu vàng của từng nước.

Đấu thầu vàng - sân chơi chưa bình đẳng

Tham gia đấu thầu vàng có các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp phép kinh doanh vàng miếng. Hiện tại có 22 tổ chức tín dụng (NHTM- Ngân hàng Thương mại) và 17 doanh nghiệp đã được NHNN cấp phép kinh doanh vàng miếng; 39 đơn vị này có tổng số gần 2.500 điểm kinh doanh tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Quan sát qua 57 cuộc đấu thầu cho thấy tổng số thành viên tham gia mỗi phiên giao động từ 16-22 thành viên. Trong đó mỗi phiên đấu thầu, số doanh nghiệp tham gia dao động từ 3 đến 6, chiếm từ 10-15% tổng số thành viên tham gia, đó là: SJC, DOJI, Phú Quý, ViettinGold, VietnamGold, Kim Ngọc Phú. Còn lại là các tổ chức tín dụng, ước lượng gần 90% số vàng đấu thầu của NHNN do các NHTM mua được. Tại sao số lượng các doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng lại thấp? Bởi, điều kiện mà NHNN đưa ra mức đặt thầu tối thiểu những phiên đầu là 500 lượng, còn những phiên sau là 1.000 lượng, thì những doanh nghiệp nhỏ không thể nào có đủ tiềm lực tài chính để tham gia. Với tỷ lệ đặt thầu tối thiểu là 1.000 lượng/phiên, giá mỗi lượng khoảng 41-42 triệu đồng, cộng với 10% trị giá tiền đặt cọc nữa, tổng cộng sẽ mất tối thiểu khoảng 45-46 tỷ đồng/phiên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có số vốn lưu động lớn để thanh toán cho NHNN trong thời gian rất ngắn sau khi trúng thầu. Do vậy, sân chơi đấu thầu vàng này gần như chỉ dành cho các NHTM

169

và vài công ty vàng lớn như SJC, DOJI. Trong khi những doanh nghiệp có vốn 100 tỷ đồng theo tiêu chuẩn cấp phép, thì họ không thể sử dụng toàn bộ số vốn này để tham gia đấu thầu. Vì họ phải đầu tư cho cơ sở vật chất (cửa hàng, máy móc kiểm định, hàng hóa,...). Trong khi đó, NHNN lại cấm các NHTM cho các công ty kinh doanh vàng vay tiền để tham gia đấu thầu vàng. Vì vậy, việc các công ty kinh doanh vàng này phải huy động một lúc 45-46 tỷ đồng từ nguồn lực tài chính của chính mình là chuyện bất khả thi. Cùng với nó là mỗi bước khối lượng đặt thầu là 100 lượng cũng là quá lớn. Với điều kiện đưa ra mức đặt thầu tối thiểu là 1.000 lượng/phiên và mỗi bước đặt thầu là 100 lượng, vô hình trung đã loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra khỏi cuộc chơi đấu thầu. Những quy định trên đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, loại bỏ nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa ra khỏi cuộc đấu thầu, đi ngược lại chủ trương của Chính phủ về việc hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ. Như vậy, sân chơi này chỉ dành cho NHTM và một vài “ ông” lớn - DN kinh doanh vàng. Phần lớn số vàng đấu thầu của NHNN do NHTM mua để bù đắp lại số vàng huy động trong dân cư trước đây và đã bán ra để lấy VNĐ. Số ít còn lại là các công ty kinh doanh vàng mua, nhưng trong số này nhiều công ty là sân sau của NHTM. Thực chất số vàng đấu thầu được không đưa ra thị trường, mà chẩy vào túi các NHTM. Đối với một số NHTM hoàn tất việc đóng trạng thái cũng vẫn phải mua vào để hỗ trợ khách hàng vay vàng chuẩn bị đáo hạn. Thực tế nhiều NHTM đăng ký rất nhiều điểm giao dịch mua bán vàng miếng, nhưng không triển khai được do không đủ kinh nghiệm và khả năng chuyên môn trong việc mua bán trong hoạt động kinh doanh vàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng có bề dầy kinh nghiệm, có chuyên môn sâu, có mạng lưới rộng mua bán vàng, nhưng không có đủ nguồn hàng để kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu mua bán vàng của người dân.

Từ thực trạng trên cho thấy, đấu thầu vàng miếng không những không bình ổn được thị trường, mà còn không phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài của các loại hình DN; đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật

170

của các DN không phân biệt hình thức sở hữu, không có sự khác biệt giữa các DN lớn hoặc DN nhỏ; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.” Qua đây, dư luận có quyền đặt câu hỏi: “Liệu có lợi ích nhóm trong phương thức đấu thầu vàng hiện nay hay không?”.

Hành động của NHNN đã và đang cho thấy cơ quan này không ngại nhập vàng và dự trữ ngoại hối hiện đủ mạnh đã cho phép nhập khẩu vàng đến mức cần thiết để đấu thầu vàng miếng. Nhiều phiên đấu thầu vàng liên tiếp với khối lượng lớn đang chứng minh điều đó. Sẵn sàng cung ứng vàng, nhưng không bán giá thấp, NHNN đang giữ thế độc quyền, bán với giá cao hơn giá quốc tế hiện tại là một rủi ro vô cùng lớn cho người nắm giữ vàng. Sức chịu đựng rủi ro này có thể kéo dài bao lâu nữa đối với nhà đầu tư vàng?

Dư nợ vàng rồi sẽ tiến tới bằng không. Trạng thái vàng của ngân hàng theo quy định cộng trừ tối đa 2% vốn tự có. Không gian cho đầu cơ vàng có thể sẽ không còn nhiều. Và nếu may mắn, giá vàng quốc tế cứ dích dắc đi xuống, tỷ giá không biến động quá mức dự liệu, đến một thời điểm nào đó, thay vì mua vàng người ta sẽ bán vàng. Nhiều người nói họ mua vàng cho mục đích tích lũy lâu dài và không bán. Nhưng cũng có một quy luật bất thành văn khác là người ta có xu hướng rời bỏ những thứ tài sản mà càng giữ càng mất giá trị. Cơ may mua lại được vàng trong tương lai để xuất khẩu, gia tăng dự trữ ngoại hối của NHNN, do đó, không phải là không có nhưng cho đến giờ là khá mong manh.

II- KINH NGHIỆM THẾ GIỚI Về Tổ CHỨC, QUẢN LÝ THị TRƯỜNG VÀNG

1-Thị trường vàng thế giới được tổ chức theo hai hình thức: Thị trường phi tập trung (OTC) và thị trường tập trung (Sở giao dịch).

Thị trường OTC như London, New York, HongKong, Zurich, Dubai, các chủ thể trực tiếp giao dịch với nhau và thực hiện thanh toán thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của thị trường. Đặc điểm giao dịch không được tiêu chuẩn hóa và được thỏa thuận giữa các bên. Thị trường OTC được vận hành chủ yếu bởi các NHTM, nhà khai thác, tinh chế

171

và bán lẻ vàng,.., với các giao dịch đa số trên cơ sở bán buôn, phần lớn nhằm mục đích mua bán vàng vật chất hoặc giao dịch vàng tài khoản để bảo hiểm rủi ro cho hoạt động vàng vật chất.

Thị trường tập trung các giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp lệnh liên tục. Người mua và người bán không trực tiếp giao dịch với nhau. Sở giao dịch đóng vai trò trung gian trong tất cả các giao dịch. Đặc điểm giao dịch được tiêu chuẩn hóa, cố định và không thương lượng được. Các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp có thể thực hiện tại các sở giao dịch thông qua các nhà môi giới. Lợi thế của hình thức này là hệ thống thanh toán, lưu trữ và vận chuyển vàng được chuẩn hóa, đồng bộ hóa bởi sở giao dịch, nhờ đó rủi ro gần như được lại bỏ và hoạt động của thị trường được vận hành một cách thông suốt.

Trên cả hai loại thị trường này, hoạt động vàng vật chất và vàng tài khoản vận hành xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

2- Kinh nghiệm tổ chức, quản lý thị trường vàng của các nướcHầu hết các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Nhât,... đều đã tự

do hóa thị trường vàng từ rất lâu. Thị trường vàng ở các nước này hoạt động theo những chuẩn mực rõ ràng, chủ yếu giao dịch các chứng chỉ vàng thông qua sàn giao dịch tập trung. Việc giao dịch không qua sàn (OTC) vẫn còn diễn ra sôi động giữa các nhà bán buôn, được tổ chức rất bài bản, minh bạch và chủ yếu liên quan đến vàng lưu kho tại Luân Đôn thông qua thay đổi sở hữu vàng của các bên liên quan tại kho này. Một số khu vực có truyền thống dân chúng giữ vàng như châu Á, Trung Đông đã tổ chức rất thành công giao dịch vàng qua sàn giao dịch tập trung gồm cả vàng vật chất và vàng tài khoản như Thổ Nhĩ Kỳ; Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập, Hồng Kong,...

Chúng ta sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của hai nước về quản lý thị trường vàng và tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế giới, có những giai đoạn quản lý tương tự như nước ta hiện nay, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước này là 2 thị trường tiêu thụ vàng chiếm hơn 42% nhu cầu vàng thế giới, đồng thời là 2 quốc gia đã từng trải qua thời gian dài kiểm soát thị trường vàng rất chặt chẽ trong quá khứ, nhưng sau đó phải

172

tiến hành cải cách thị trường vàng theo hướng tự do hóa, đã đạt được các thành công đáng ghi nhận.

Ấn Độ phải nhập khẩu đến 90% lượng vàng tiêu thụ, đây là một thách thức không nhỏ trong việc kiểm soát vàng nhập khẩu để giảm cán cân thâm hụt ngân sách. Trong những năm trước, Ấn Độ đã kiểm soát rất chặt thị trường vàng, cấm nhập khẩu vàng. Với cơ chế đó, việc nhập khẩu vàng phi chính thức diễn ra trầm trọng, nhưng giá vàng trong nước vẫn luôn cao hơn giá vàng thế giới từ 20%-50%. Giữa năm 1990, Ấn Độ thừa nhận sự thất bại trong chính sách quản lý thị trường vàng chặt chẽ theo Luật quản lý vàng 1963. Những hạn chế sở hữu tư nhân về vàng đã giảm đi, các thương nhân kinh doanh vàng không còn phải xin giấy phép nhập khẩu vàng nhằm gia tăng tỷ trọng nhập khẩu vàng chính thức, điều đó đã giảm nhập khẩu lậu vàng, tăng thu ngân sách thông qua việc thu thuế nhập khẩu vàng, kích thích nữ trang xuất khẩu, phát triển ngành sản xuất vàng và chế tác trang sức. Để khuyến khích tái chế vàng trang sức trong nước, Chính phủ đã đưa ra các tiêu chí rất cụ thể để xác định các ngân hàng có đủ điều kiện được cấp phép nhập khẩu vàng. Các tổ chức này được phép mua bán vàng trong nước và quốc tế không giới hạn. Ngoài ra, họ còn được phép cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và cho vay liên quan đến vàng. Tiếp theo sự cải cách đó, Ngân hàng dự trữ cho phép các NHTM trả lãi tiền gửi vàng vật chất, phát hành chứng chỉ vàng và các chứng chỉ này chỉ được phép chuyển nhượng, giao dịch trên thị trường thứ cấp với mục tiêu phát triển thị trường chỉ chứng vàng. Tuy nhiên, việc triển khai này đã không thành công khi sau 12 tháng triển khai. Điều này cho thấy dân chúng vẫn thích nắm giữ vàng vật chất hơn chứng chỉ vàng. Từ đầu năm 2012 các hạn chế về xuất khẩu vàng, đặc biệt là xuất khẩu vàng trang sức, các quy định kiểm soát giao dịch vàng bao gồm cả vàng thỏi và vàng trang sức cũng đã được bãi bỏ.

Thị trường OTC bán lẻ vàng thỏi diễn ra phổ biến rộng rãi giữa nhà đầu tư với các tổ chức kinh doanh vàng, không bắt buộc giao dịch vàng thỏi phải diễn ra tại các sàn giao dịch, mà có thể thực hiện ở thị trường

173

bán lẻ phân tán khắp cả nước với hàng triệu cửa hàng bán lẻ và hàng trăm ngàn thợ kim hoàn.

Trung Quốc, chiếm khoảng 18% tổng cầu vàng trên thế giới, nhưng đồng thời cung cấp 13% tổng cung vàng trên thế giới - là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Trước năm 2002, thị trường vàng Trung Quốc được kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu sản xuất, đến phân phối bán lẻ. Giá vàng và hạn ngạch được quyết định bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (NHNDTQ) phối hợp với các cơ quan khác ở Trung ương. Từ năm 1996 Trung Quốc đã đẩy nhanh quá trình cải cách, dần dần tự do hóa và sau đó đã bãi bỏ việc Nhà nước độc quyền vàng, bãi bỏ hệ thống cấp phép bán lẻ, bán buôn, sản xuất và không còn kiểm soát giá vàng. Tháng 10/2002, Sàn giao dịch vàng Thượng Hải được thành lập để tổ chức giao dịch vàng, thay thế cho NHNDTQ trước đây.

Kể từ khi mở cửa thị trường vàng và sau khi Sàn giao dịch vàng đi vào hoạt động, giá vàng tại Trung Quốc đã cho phép các NHTM giao dịch các sản phẩm đầu tư vàng với nhà đầu tư cá nhân. Cũng trong năm này, hệ thống giao dịch vàng thỏi hai giá cũng đã được triển khai và đến năm 2007, các NHTM được phép giao dịch vàng thỏi vật chất, được tham giatại sàn giao dịch.

Về thị trường bán lẻ, chỉ được phép bán vàng trang sức qua các cửa hàng bán lẻ trang sức vốn chịu sự quản lý của chi nhánh NHNDTQ địa phương. Tất cả các giao dịch vàng đều phải thông qua sàn giao dịch.

Từ những điểm cơ bản nêu trên cho thấy, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã từng trải qua giai đoạn kiểm soát rất chặt chẽ nhập khẩu vàng, độc quyền sản xuất, phân phối và kinh doanh vàng. Nhưng cơ chế này đã không thành công như mong đợi, đã gây nên những hệ lụy cho nền kinh tế. Từ thực tiễn đó, buộc nhà nước phải tiến hành cải cách. Sau cải cách, cơ quan nhà nước vẫn quản lý sản xuất, kinh doanh vàng (bán buôn, bán lẻ), nhưng đều thực hiện cơ chế minh bạch và hoàn toàn không có độc quyền Nhà nước hay độc quyền tư nhân. Việc quản lý nhập khẩu vàng được thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở xử lý hài hòa giữa trạng thái cán cân thanh toán và tình trạng nhập lậu. NHTW

174

hoàn toàn không tham gia trực tiếp vào sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu vàng. Chính sách quản lý vàng được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, thông thoáng, nhằm tạo được sự liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới. Các nước này đã quản lý chặt chẽ chất lượng vàng thỏi theo tiêu chuẩn quốc tế. Các nước này cũng đã tổ chức nhiều sàn giao dịch vàng với cơ chế tổ chức theo thông lệ quốc tế, có điều chỉnh để tương thích với đặc trưng của thị trường trong nước.

Từ kinh nghiệm thành công về quản lý thị trường vàng của các nước, cho thấy chúng ta cần sửa đổi Nghị định 24/CP để loại bỏ những bất cập hiện nay. Việc sửa đổi này phải đề cập toàn diện hơn các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức.

III- NHỮNG KHUYẾN NGHịCác nguyên tắc quản lý thị trường vàng cần được quán triệt 1- NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính -

sách: Chỉ điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo Pháp lệnh Ngoại hối, Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng mà không tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự vào việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất – kinh doanh - thì phải để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường (Trách nhiệm của doanh nghiệp là hoạt động đúng luật, tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế). Nhà nước chỉ quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhãn hiệu như các doanh nghiệp đã đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền. Khi đã quy định điều kiện kinh doanh thì không được đẻ ra các thủ tục xin - cho, cấp giấy phép con.

Thị trường Việt Nam phải liên thông với thị trường thế giới, phải - loại bỏ yếu tố giá cách biệt như hiện nay bằng các giải pháp thị trường. Cung phải gắn với cầu, tiến tới tự do hoá xuất nhập khẩu, Nhà nước chỉ điều tiết bằng chính sách thuế như các nước khác trên thế giới.

Phải dần chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang thị trư- ờng vàng có nhiều sản phẩm phái sinh, tạo cho các doanh nghiệp và nhà đầu

175

tư có thêm nhiều công cụ bảo hiểm rủi ro và hội nhập, tiếp cận được những sản phẩm tài chính thông dụng trên thị trường quốc tế.

Đảm bảo quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức và cá nhân - như quyền nắm giữ, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố… theo quy định của pháp luật, đồng thời phải hạn chế việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

Quản lý thị trường vàng phải có những giải pháp thích hợp để - huy động được nguồn vàng rất lớn trong dân cư (từ 400-500 tấn) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2- Những khuyến nghị2.1- Hãy trả lại việc kinh doanh vàng miếng cho doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được cấp phép. Điều kiện kinh doanh vàng cho các doanh nghiệp chỉ cần quy định vốn điều lệ 20 tỷ VND thay vì 100 tỷ VND; Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp; Có cửa hàng, mặt bằng và trang thiết bị đo lường, kiểm định vàng. Thực hiện đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp, không cần phải có giấy phép con của NHNN. Với điều kiện như vậy sẽ cho phép các DN trước đây đã được phép kinh doanh vàng miếng sẽ trở lại. Có như vậy mới tạo lập một hệ thống phân phối trên thị trường rộng khắp cho phép người dân ở mọi vùng miền đều được hưởng lợi, có điều kiện giao dịch thuận lợi. Sự quản lý nhà nước theo hướng chỉ tập trung quản lý nghiệp vụ kinh doanh vàng miếng như quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhãn hiệu của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, xoá bỏ cơ chế giấy phép con (cấp phép các địa điểm kinh doanh vàng miếng), phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính và tạo sự chủ động cho doanh nghiệp. Chống hiện tượng cửa quyền, xin - cho trong việc cấp phép cho chi nhánh hoạt động. Cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng. Theo chúng tôi các doanh nghiệp được tiếp tục huy động và cho vay vàng, vì đây là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp vì “các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trong nước không phải là định chế tài chính

176

nên không có vốn tiền và vàng đủ lớn để thao túng thị trường như các tổ chức tín dụng”. Hiện NHNN chỉ mới ban hành quy định ngăn cấm tổ chức tín dụng huy động và cho vay kinh doanh vàng chứ chưa đề cập tới đối tượng doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp vẫn hoạt động dưới sự điều chỉnh của các luật hiện hành khác như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại - theo đó hoạt động vay và cho vay vàng với các đối tượng không phải tổ chức tín dụng hoàn toàn được thừa nhận.

Cần khuyến khích các đơn vị kinh doanh sản xuất thêm vàng miếng với kích thước trọng lượng theo thông lệ quốc tế (vàng khối/thanh với trọng lượng ounce và kilôgam) và khuyến khích giao dịch loại vàng này để giảm dần việc sử dụng các sản phẩm vàng theo đơn vị truyền thống (chỉ, lượng).

2.2- Những việc cần làm để đấu thầu vàng là sân chơi bình đẳng và giảm bớt sự chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới

Các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng miếng đều đã đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định và đã thiết lập quan hệ mua bán vàng miếng với NHNN. Do nhu cầu lưu chuyển vốn đa dạng của các doanh nghiệp nên việc vay vốn của các TCTD để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh vàng nói riêng là hoàn toàn bình thường và phù hợp với quy định của pháp luật. Để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vàng có điều kiện tham gia tích cực hơn nữa vào việc thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường vàng của NHNN, có thể tham gia trong sân chơi đấu thầu vàng. Vì vậy, việc cho phép các TCTD cho các doanh nghiệp vay vốn mua vàng qua đấu thầu và mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện tín dụng là cần thiết.

Tỷ lệ đặt thầu mức tối thiểu nên quy định là 300 lượng/phiên và mỗi bước khối lượng đặt thầu là 30 lượng. Với mức đặt thầu tối thiểu và mỗi bước đặt thầu như vậy, thì mới tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ kinh doanh vàng có điều kiện về vốn để tham gia đấu thầu vàng miếng. Đã có một thay đổi đáng kể trong quy chế đấu thầu của phiên ngày 30/8

177

là khối lượng đặt thầu tối đa rút xuống còn 2.000 lượng từ mức 3.000 lượng trước đó. Đây là cách để phân bố nguồn cung vàng đều hơn, tránh để vàng tập trung vào các “tay to”.

Mục tiêu của NHNN đấu thầu bán vàng là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can thiệp bình ổn thị trường vàng. Bản chất của bình ổn thị trường vàng là bình ổn giá. Bởi vì, giá là tín hiệu, là hàn thử biểu phản ảnh thực trạng của thị trường. Thông qua sự biểu hiện của giá vàng (tăng, giảm hoặc ổn định) trên thị trường, có thể biết thực trạng của thị trường vàng. Như Thống đốc NHNN đã từng tuyên bố chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới 400.000 đồng là hợp lý (khoảng 20 USD/lượng). Theo luật định, Nhà nước độc quyền và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, sản xuất vàng miếng nên giá vàng trên thị trường do chủ thể độc quyền quyết định. Việc NHNN đưa ra mức giá sàn trong các phiên đấu thầu chính là NHNN đã thừa nhận (công nhận) đó là giá thị trường.

Vậy thông qua các phiên đấu thầu vàng, NHNN có thể làm thu hẹp khoảng chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới được không? NHNN có thể làm được. Bởi vì, với vai trò độc quyền xuất nhập khẩu vàng, NHNN có tài khoản vàng nước ngoài, nên tại thời điểm đưa ra khối lượng vàng đấu thầu, có thể mua ngay lượng vàng đưa ra gọi thầu với giá vàng thế giới tại thời điểm đó. Tại thời điểm này, NHNN cũng biết được giá vàng trong nước. Từ đó, NHNN có thể đưa ra giá sàn đấu thầu là bao nhiêu tùy thuộc vào ý đồ của mình, có thể sát hoặc không sát với giá thế giới với khoảng chênh lệnh là tùy ý, mà không sợ lỗ. Việc làm đó là trong khả năng và quyền hạn của NHNN. Còn với cách đặt giá sàn trong đấu thầu như hiện nay cao hơn nhiều so với giá thế giới và sát với giá trong nước, thì khó có thể có thể đạt được mục tiêu bình ổn thị trường vàng, như Nghị quyết Quốc hội đã nêu rõ một trong những mục tiêu của năm 2013.

2.3- Để thị trường vàng Việt Nam liên thông với thị trường thế giới, phải có biện pháp loại bỏ yếu tố giá cách biệt như hiện nay bằng các giải pháp thị trường. Cung phải gắn với cầu, tiến tới tự do hoá xuất

178

nhập khẩu, Nhà nước chỉ điều tiết bằng chính sách thuế như các nước khác trên thế giới. Nhà nước quản lý đầu vào là vàng nhập khẩu, vàng nguyên liệu thu mua trôi nổi trên thị trường bằng số lượng vàng miếng sản xuất ra - Theo báo cáo định kỳ của doanh nghiệp cho NHNN và báo cáo thuế theo quy định. Việc xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu cần được giao dịch trở lại cho các công ty có chức năng và hội tụ đủ điều kiện. Không nhất thiết phải giới hạn về mặt số lượng các công ty tham gia xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, nhưng cần đặt ra các tiêu chuẩn cao để chỉ những công ty thật sự vững mạnh về tài chính lẫn kinh nghiệm có đủ những điều kiện sản xuất vàng miếng mới được phép xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu, các công ty này sẽ đóng vai trò đầu mối trong việc sản xuất, gia công vàng miếng.

2.4- Phải dần chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng có nhiều sản phẩm phái sinh, tạo cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ bảo hiểm rủi ro và hội nhập, tiếp cận được những sản phẩm tài chính thông dụng trên thị trường quốc tế. NHTM không nên đóng vai trò đầu mối kinh doanh vàng miếng mà chỉ nên triển khai các sản phẩm phái sinh (với điều kiện đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn), còn nếu muốn kinh doanh vàng miếng thì nên thành lập Công ty vàng độc lập, vì: Chức năng cơ bản của NHTM là cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động tín dụng, nếu để các NHTM trực tiếp kinh doanh vàng sẽ dễ dẫn tới các hệ luỵ: Dễ đầu cơ, làm giá do có lượng vốn lớn; đặc biệt nếu được phép huy động vàng và có các nghiệp vụ cho vay, cầm cố bằng vàng, có thể xảy ra nguy cơ mất thanh khoản vàng - tiền khi không được kiểm soát chặt chẽ (như các trường hợp có sự cố vừa qua).

2.5- Chống vàng hoá không thể bằng giải pháp hành chính mà là phải chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản…) trên một trung tâm giao dịch tập trung. Thành lập sở giao dịch vàng quốc gia, chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản...) trên một trung tâm giao dịch tập trung. Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ vận hành trong mối quan hệ

179

tổng hợp với với các chủ thể: Cơ quan quản lý, Ngân hàng, DN, nhà đầu tư cá nhân, do đó sẽ gắn kết chặt chẽ hơn thị trường vàng với hệ thống tài chính quốc gia. Trong khi đưa vào hoạt động Sở giao dịch vàng, sẽ cho phép các NHTM và các công ty được phép nhập khẩu, sản xuất vàng miếng là thành viên của Sở giao dịch vàng được phép mở tài khoản vàng ở nước ngoài và kinh doanh vàng trên tài khoản này. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý giám sát rủi ro, nhất là kiểm soát mức độ tuân thủ trạng thái vàng của các tổ chức này, cần được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt để tránh rủi ro nằm trong mức chấp nhận, để tránh đổ vỡ.

2.6- Cho phép thành lập các quỹ tín thác bằng vàng (ETF- Exchange Traded Fund) như một công cụ tài chính quốc tế. Chứng chỉ quỹ cũng có thể được mua bán trên Sở giao dịch sẽ khuyến khích người dân gửi vàng, bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, đầu tư thay vì nắm giữ vàng miếng.

ETF nếu được tham gia mua bán các sản phẩm forward, futures, options trên sàn thế giới, được xuất nhập khẩu vàng thì dự trữ vàng của ETF sẽ có vai trò như một quỹ bình ổn, giảm bớt áp lực cho NHNN khi xảy ra sốt giá sẽ giúp tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

2.7- Về giải pháp huy động vàng trong dân:

Việt Nam là một trong bốn quốc gia hàng đầu thế giới về việc người dân có thói quen giữ vàng miếng và lượng vàng được lưu giữ trong dân có tới vài trăm tấn. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang đòi hỏi một lượng ngoại tệ rất lớn cho đầu tư phát triển. Làm thế nào để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính to lớn bằng vàng trong dân. Vấn đề này đã trở thành chủ đề không những thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, mà quan trọng hơn là của các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách để xây dựng cơ chế chính sách nhất quán nhằm huy động nguồn lực này một cách có hiệu quả cả về ngắn, trung và dài hạn.

Tháng 5/2012, NHNN có đề án về phát hành chứng chỉ vàng nhằm huy động nguồn lực trong dân, nhưng cho đến nay đề án vẫn chưa thực thi, do vẫn còn một số do dự về tính khả thi của nó.

180

Ước lượng nguồn vàng trong dân:

Theo số liệu thống kê từ các ngân hàng Thụy Sĩ, nguồn cung ứng vàng chủ yếu cho thị trường Việt Nam và trong giai đoạn 1990-2011 trung bình đã nhập xấp xỉ 500 tấn vàng, trong đó năm thấp nhất là 5 tấn, năm cao nhất là 80 tấn. Thông tin từ Hội đồng Vàng thế giới cho thấy lượng vàng nhập về Việt Nam trong những năm qua rất lớn, năm 2011 là 87,8 tấn; năm 2012 là 75,2 tấn và năm 2013 được dự báo sẽ nhập 73 tấn. Ngoài ra, còn có nguồn vàng nhập khẩu từ một số nước khác như Úc, Hồng Kông và từ các con đường tiểu ngạch hoặc không chính thống. Số vàng nhập trung bình giai đoạn này là 25 tấn/năm. Số vàng nhập dùng để gia công chế tác trang sức rất ít, mà chủ yếu được gia công thành vàng SJC và một số thương hiệu khác. Đồng thời, cũng trong thời gian đó, lượng vàng miếng xuất tối đa cũng chỉ đạt 20 tấn trong các năm 2007-2009. Còn lượng vàng gửi tiết kiệm theo số liệu chính thức được công bố từ các NHTM Việt Nam huy động khoảng 100 tấn. Như vậy, theo ước tính tại Việt Nam, số lượng vàng vật chất nằm trong dân khoảng 400-500 tấn. Nếu theo giá vàng tại thời điểm này trên thị trường, thị lượng vàng nằm trong dân có giá trị giao động từ 16-18 tỷ USD, tương đương 16% GDP, xấp xỉ lượng dự trữ ngoại tệ thời kỳ trung bình trước đây. Tỷ lệ này quá lớn nếu so với các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới cũng chưa tới 3%. Rõ ràng đây là một nguồn lực tài chính khổng lồ hiện đang nằm trong dân, chưa được huy động để sử dụng có hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu chỉ huy động được một nửa số vàng trong dân, thì ít nhất cũng có gần 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế, nguồn ngoại tệ này sẽ làm giảm áp lực vay nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế hoặc tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối, sẽ giúp NHNN có nguồn lực để chủ động và sẵn sàng điều tiết thị trường khi xảy ra những cơn sốt giá như thời gian vừa qua.

Lượng vàng dự trữ nằm trong dân do nhiều nguyên nhân: Giá vàng thế giới tăng giảm liên tục, nên là kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thị

181

trường chứng khoán èo uột, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, v.v..; Vàng có tính thanh khoản cao, dễ cất giữ và vận chuyển; Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát vẫn còn cao và luôn thường trực trong nền kinh tế nước ta; Tỷ giá VNĐ thiếu ổn định; Do yếu tố tâm lý, thói quen và truyền thống tích trữ vàng của người dân, với quan niệm vàng đem lại sự may mắn và an tâm lâu dài cho cuộc sống.

Giải pháp huy động vàng trong dân:Thừa nhận nguồn lực vàng trong dân là rất lớn, kinh nghiệm của

các nước cho thấy việc huy động vàng trong dân là không dễ, cần hết sức thận trọng và phải đặt vấn đề an toàn tài sản cho người dân, an toàn hệ thống tài chính và sử dụng nguồn lực huy động này lên hàng đầu. Những biện pháp chủ quan, duy ý chí, nóng vội có thể có tác dụng nhất thời, nhưng về lâu dài hoàn toàn không thể đạt mục tiêu mong muốn, mà ngược lại sẽ nảy sinh một thị trường ngầm, không dễ kiểm soát, mà còn phát sinh nhiều hệ lụy.

Muốn huy động được vàng trong dân, trước hết cần phải đảm bảo được các yếu tố ổn định về chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của cả tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như của người gửi vàng.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô phải ổn định, trong đó thước đo quan trọng nhất là lạm phát phải được kiểm soát. Duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định theo tín hiệu của thị trường để tránh tác động tới giá vàng. Chính sách quản lý thị trường vàng phải tuân thủ theo quy luật của thị trường và thông lệ quốc tế. Khung pháp lý phải rõ ràng, nhất quán, không có rào cản cho việc chuyển đổi chứng chỉ vàng lấy vàng miếng và ngược lại. Mọi thông tin cần được minh bạch, giúp cho người gửi vàng yên tâm, cảm thấy an toàn, tính toán hợp lý đảm bảo lãi suất có lợi cho người gửi vàng.

Về điều kiện thực thi, cần đảm bảo tính thanh khoản tốt cho chứng chỉ huy động vàng và hệ thống ngân hàng luôn sẵn sàng có nguồn vàng đáp ứng nhu cầu rút vàng của dân khi cần đến, hay trong những trường

182

hợp biến động bất thường. Quy trình, thủ tục phải khoa học, chặt chẽ từ khâu phát hành chứng chỉ, nhận gửi, trả vàng, nhưng phải đơn giản, thuận tiện. Chứng chỉ vàng có thể cầm cố, thế chấp, cho vay, chuyển nhượng,... và có thể lâu dài chứng khoán hóa, được phép giao dịch trên thị trường mở và thị trường thứ cấp.

Về cách thức huy động: Sau khi ổn định trạng thái vàng của các NHTM, NHNN cần thực hiện chủ trương tiếp tục huy động vàng trong dân. Lần này không để NHTM kinh doanh, mà để NHNN sẽ phát hành chứng chỉ vàng dài hạn.

Từ kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể rút ra những bài học trong việc quản lý thị trường vàng là việc thay thế người dân nắm giữ vàng vật chất thì họ nắm giữ “chứng chỉ vàng”. Việc sử dụng chứng chỉ vàng có những ưu điểm là an toàn, tiện lợi, không sợ vàng giả, vàng thiếu tuổi, thiếu trọng lượng, không mất phí gia công dập ra vàng miếng,... Về vĩ mô, nền kinh tế sẽ được lợi vì nguồn vàng trong dân tập trung về ngân hàng, góp phần tăng dự trữ quốc gia và tiết kiệm được USD, vì không cần nhập khẩu hàng mấy chục tấn vàng vật chất mỗi năm.

Chứng chỉ vàng này do NHNN phát hành, có các loại mệnh giá như: 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ; 1 lượng, 2 lượng, 5 lượng, 10 lượng,... Đặc điểm của vàng huy động thông qua phát hành chứng chỉ là người gửi vàng không được phép rút vàng trước hạn, thay vì hình thức tiết kiệm như trước đây. Do vậy, vốn vàng có thể được sử dụng làm một nguồn lực dài hạn cho đầu tư phát triển.

Trước thực trạng hiện nay, nhiều NHTM còn bộc lộ một số yếu kém trong quản trị, cũng như chưa đủ mức độ tín nhiệm, do đó chứng chỉ huy động vàng phải do chính NHNN phát hành. Tuy nhiên, NHNN là cơ quan quản lý nhà nước nên không tực tiếp đứng ra, mà ủy quyền cho các NHTM thực hiện với vai trò đại lý phát hành chứng chỉ. Ngược lại NHNN phải chiết khấu hoa hồng cho NHTM để bù đắp các chi phí kiểm định, cất giữ, vận chuyển,...

Xuất phát từ đặc điểm, tập quán về thói quen và truyền thống tích trữ vàng trong dân của nước ta, chúng tôi cho rằng việc cấp chứng chỉ

183

vàng có thể nói là phương thức huy động vàng trong dân hữu hiệu nhất. Với cách làm này sẽ loại bỏ được những tâm lý, truyền thống đã ăn sâu hàng thế kỷ nay của người dân, đó là giữ vàng nằm im một chỗ, mà không phát huy được tác dụng gì. Việc phát hành chứng chỉ vàng sẽ hạn chế mua bán vàng miếng, đây cũng là một trong những giải pháp ổn định thị trường vàng. Tuy nhiên, trong dài hạn, Chính phủ cần phải xây dựng một thị trường vàng hiện đại, để thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường vàng thế giới, một thị trường cho phép vàng trong dân được đưa vào lưu thông trong hệ thống tín dụng thông qua chứng chỉ vàng và sàn vàng quốc gia. Muốn vậy, cần thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia tại Việt Nam với việc xây dựng các tiêu chuẩn về vàng giao dịch trên sàn và chỉ định một số thương hiệu vàng và tổ chức kiểm định vàng được chấp nhận sẽ dần chuẩn hóa chất lượng vàng vật chất lưu hành tại Việt Nam. Khi vàng được chuẩn hóa về chất lượng, người dân có thể thực hiện ký gửi vàng tại các kho của Sở, được quản lý tập trung để có thể trở thành các tài sản cầm cố, thế chấp vay vốn từ các tổ chức trong nước hoặc quốc tế, tạo nguồn vốn phát triển kinh tế. Đồng thời vàng vật chất sẽ được chuyển hóa thành vàng tài khoản, được đưa vào hệ thống giao dịch thông suốt, thuận lợi cho việc thực hiện giao dịch và thanh toán vàng.

Với việc huy động vàng trong dân qua việc phát chứng chỉ vàng, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo được an toàn lượng tài sản khổng lồ của dân và của Nhà nước? Bởi giá vàng thế giới diễn biến phức tạp và thay đổi liên tục, sự lao đao của một số cá nhân lãnh đạo NHTM trong việc bán khống một số vàng lớn thời gian qua đã đem lại món nợ khổng lồ cho họ và NHTM của họ là một bài học lớn cho cả hệ thống NHTM và NHNN trong việc quản lý thị trường vàng tương lai. Muốn thực hiện được phương thức huy động này, NHNN cần có những chuyên gia giỏi phân tích và đưa ra dự báo về giá vàng trong thời gian tới và cần sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro do biến động của giá vàng thế giới. Đây là điều cần thiết phải có và phải thực hiện đối với NHNN. Nếu không, chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm tính toán của các chuyên gia.

184

Thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính tiền tệ. Ở bất kỳ quốc gia nào cũng cần có sự quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường vàng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự quản lý của mỗi quốc gia ngoài việc đòi hỏi phải xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Mục tiêu là phải đưa thị trường vàng phát triển lành mạnh và đúng hướng, gắn kết mật thiết, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Hiện thị trường vàng vẫn đang bị nhìn nhận một cách tiêu cực, phiến diện luôn gây sự bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Để hoàn thiện cơ chế quản lý cần nhìn nhận rõ những bất cập, hạn chế trong Nghị định 24/CP về “Quản lý hoạt động kinh doanh vàng” để sửa đổi và cần phải thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng.