bÁo cÁo tÌnh hÌnh kinh tẾ - xà hỘi thÁng 8 vÀ 8 …

28
TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC THỐNG KÊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Số: /BC - CTK Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2021 BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH T- XÃ HỘI THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG NĂM 2021 I. CÔNG NGHIỆP Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 năm 2021 uớc tính giảm 22,4% so với tháng 7 năm 2021. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 49,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 22,9%; sản xuất và phân phối điện giảm 9,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 6,7%. Tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước do chịu ảnh hưởng mạnh của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều nhà máy phải giảm công suất hoặc dừng hoạt động để chống dịch; nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bị gián doạn, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 4,1%.

Upload: others

Post on 23-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC THỐNG KÊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số: /BC - CTK

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2021

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG NĂM 2021

I. CÔNG NGHIỆP

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 năm 2021 uớc tính

giảm 22,4% so với tháng 7 năm 2021. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng

giảm 49,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 22,9%; sản xuất và phân phối

điện giảm 9,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 6,7%.

Tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên

địa bàn Thành phố giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước do chịu ảnh hưởng

mạnh của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều nhà máy phải giảm công

suất hoặc dừng hoạt động để chống dịch; nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản

xuất bị gián doạn, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và quốc tế gặp nhiều

khó khăn. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,3%; sản xuất và phân

phối điện giảm 1,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 4,1%.

2

Đối với ngành công nghiệp cấp II: 6/30 ngành cấp II có chỉ số sản xuất

công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó các ngành có mức tăng cao

như: sản xuất kim loại tăng 15,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 9,8%; chế biến gỗ

và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 9,1%; sản

xuất máy móc thiết bị chưa biết phân vào đâu tăng 7,0%; công nghiệp chế biến

chế tạo khác tăng 5,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 5,3%.

Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm mạnh so với cùng kỳ như: Hoạt động dịch

vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm 47,9%; thoát nước và xử lý nước thải

giảm 23,6%; sản xuất trang phục giảm 18,5%; khai khoáng khác giảm 17,4%;

sản xuất đồ uống giảm 17,0%.

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho đa số ngành công

nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất công nghiệp lũy kế 8 tháng năm 2021 giảm

mạnh hơn so với cùng kỳ như: sản xuất trang phục giảm 18,5%; sản xuất đồ

uống giảm 17,0%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 6,9%; sản xuất

sản phẩm điện tử giảm 6,7%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp một số ngành chủ yếu

Đơn vị tính: %

Tháng 8/2021 so

với tháng 7/2021

8 tháng so

với cùng kỳ

Tổng số 77,6 93,4

Chia theo ngành cấp 1 1. Công nghiệp khai khoáng 50,3 52,9

2. Công nghệ chế biến chế tạo 77,1 93,7

3. SX và phân phối điện 90,1 98,7

4. SX và phân phối nước, xử lý chất thải 93,3 95,9

Một số ngành chủ yếu 1. Sản xuất chế biến thực phẩm 96,9 96,1

2. Sản xuất đồ uống 70,7 83,0

3. Sản xuất trang phục 63,1 81,5

4. Sản xuất da và SP liên quan 29,9 93,1

5. SX hóa chất và SP hóa chất 91,4 96,6

6. Sản phẩm từ cao su và plastic 77,2 96,2

7. SP từ khoáng kim loại 87,0 96,9

8. Sản xuất SP điện tử 91,9 93,3

9. Sản xuất thiết bị điện 90,1 109,8

10. Sản xuất xe có động cơ 82,3 96,0

3

Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp 8

tháng năm 2021 giảm 5,8% so với cùng kỳ năm truớc. Trong đó, ngành cơ khí

giảm 2,6%; ngành hóa dược giảm 5,3%; ngành sản xuất hàng điện tử giảm

6,7%; ngành lương thực thực phẩm và đồ uống giảm 8,7%.

Đối với ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp 8

tháng năm 2021 giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành dệt giảm

6,9%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 6,9%; sản xuất

trang phục giảm 18,5%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành truyền thống

Đơn vị tính: %

Tháng 8/2021

so với tháng

7/2021

8 tháng so

với

cùng kỳ

II. Nhóm ngành truyền thống 48,3 87,7

1. Dệt 49,3 93,1

2. Sản xuất trang phục 63,1 81,5

3. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 29,9 93,1

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8 năm

2021 ước tính giảm 27,7% so với tháng 7 năm 2021 và giảm 53,4% so với cùng

kỳ năm trước. Lũy kế 8 tháng năm 2021 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp

giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ

4

tăng cao như: sản xuất kim loại tăng 28,6%; sản xuất máy móc thiết bị chưa

được phân vào đâu tăng 12,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 6,2%,

chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, tre, nứa (trừ giường tủ, bàn, ghế) tăng

4,9%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 4,7%; sản xuất xe có

động cơ tăng 0,9%. Một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ:

sản xuất đồ uống giảm 19,1%; sản xuất trang phục giảm 18,2%; công nghiệp chế

biến, chế tạo khác giảm 13,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản

phẩm quang học giảm 10,6%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy

móc, thiết bị) giảm 10,3%.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 8 năm

2021 ước tính tăng 11,4% so cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành

có chỉ số tồn kho cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp như: sản

xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 644,1%; sản xuất phương tiện vận tải

khác tăng 76,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 65,5%; sản xuất

thiết bị điện tăng 53,2%; sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 25,3%; dệt tăng

16,2%. Tuy nhiên, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ năm

trước như: sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 80,2%; in, sao chép bản ghi các loại

5

giảm 49,5%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 37,6%;

sản xuất động cơ giảm 34,6%; sản xuất kim loại giảm 22,3%.

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố trong tháng 8 tiếp

tục gặp nhiều khó khăn chồng chất, có nguy cơ đứt gãy sản xuất do toàn Thành

phố tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trước 15/9/2021

với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, ưu tiên bảo vệ sức khỏe của người

dân. Những khu vực, địa điểm sản xuất thuộc vùng xanh (khu vực chưa có dịch)

được hỗ trợ duy trì sản xuất; công nhân được ưu tiên tiêm vaccine phòng dịch,

đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

II. NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

Thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu

nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn

2016 – 2021, thành phố đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các

tiến bộ về giống và áp dụng công nghệ, tư vấn và hỗ trợ cải tiến kỹ thuật, đặc

biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển giống cây, giống

con chất lượng cao, hoa - cây kiểng, rau an toàn, giống bò thịt, nâng cao chất

lượng đàn bò sữa.

2.1. Trồng trọt

Vụ He thu: Dự ước diện tích gieo trồng vụ Hè thu đạt 12.166,3 ha tăng

1,7% (+198,9 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Lúa: Diện tích sạ cấy 5.900,9 ha, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước;

Ước tính năng suất lúa Hè thu đạt 50,5 tạ/ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ, sản

lượng lúa đạt 29.776,5 tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Bắp: Diện tích gieo trồng bắp vụ Hè thu ước đạt 12,9 ha, giảm 36,8% so

với cùng kỳ; ước tính sản lượng bắp đạt 47,6 tấn, giảm 38,5 % so với cùng kỳ.

Rau các loại: diện tích gieo trồng rau vụ Hè thu ước đạt 2.278,2 ha, giảm

3,5%, sản lượng ước đạt 78.844,9 tấn giảm 4,3% so với cùng kỳ. Trong đó tình

hình gieo trồng tại một số huyện như: huyện Hóc Môn có diện tích gieo trồng

rau đạt 350,6 ha (tăng 13,4 ha), huyện Bình Chánh gieo trồng rau đạt 582,5 ha

(tăng 2,2ha), huyện Củ Chi gieo trồng rau đạt 1.153,2 ha (giảm 73,5 ha)…

6

Đậu phộng: đạt 28,8 ha diện tích gieo trồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ.

Năng suất ước tăng 0,8%, sản lượng ước đạt 77,6 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Vụ Mua (tiến độ gieo trồng cây nông nghiệp đến ngày 15 tháng 8 năm

2021): diện tích gieo trồng lúa Mùa 2021 đạt 1.713 ha, tăng 7,7% (+123 ha);

diện tích gieo trồng rau các loại là 5.813,9 ha, giảm 0,6% so với vụ Mùa năm

trước; diện tích gieo trồng cỏ làm thức ăn gia súc đạt 5.813,9 ha, tương đương

cùng kỳ.

Tình hình sinh vật gây hại:

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa vụ Hè thu là 700,3 ha, thấp hơn

so với cùng kỳ năm trước (855,1 ha). Các sinh vật hại trên lúa hiện nay chủ yếu

gồm có: sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu phao, OBV, chuột, bệnh đạo ôn. Các sinh vật hại

đều ở mức nhiễm nhẹ. Thời tiết hiện nay ngày nắng nóng, xen kẽ mưa rào rải

rác, ẩm độ không khí cao là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát triển, đáng

chú ý bệnh đạo ôn trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh; đạo ôn cổ bông trên lúa giai

đoạn trổ chín.

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên rau trong tháng là 484,9 ha, thấp hơn so

với cùng kỳ năm trước (606,4 ha), trong đó diện tích phòng trừ là 811,8 lượt ha.

Các sinh vật hại chủ yếu là sâu ăn tạp, rầy xám, bệnh rỉ trắng và ốc bươu vàng. Các

sinh vật hại đều có mật số và tỷ lệ bệnh ở mức nhẹ.

Ước tính một số chỉ tiêu trồng trọt chủ yếu năm 2021: Từ đầu tháng 5

do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc liên hoan, hội nghị, tiệc cưới... bị hạn

chế. Đặc biệt từ tháng 7, toàn thành phố thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg về giãn

cách xã hội, cấm các chợ tự phát dẫn đến việc vận chuyển và tiêu thụ một số sản

phẩm nông sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó rau, hoa các loại có xu hướng

giảm mạnh ở thời điểm cuối vụ Hè thu; điển hình hoa lan cắt cành trong vụ Hè thu

năm nay mặc dù diện tích tăng 14,2% nhưng sản lượng giảm 3,4% so với cùng kỳ.

2.2. Chăn nuôi

Do tình hình dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bởi

biến chủng mới ngày càng tăng và 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng đến sản xuất

7

nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng ở 2 lĩnh vực: lưu thông và tiêu thụ

sản phẩm. Bên cạnh đó tình hình chăn nuôi trâu bò gặp khó khăn do dịch viêm

da nổi cục đang diễn ra tại nhiều địa phương. Ngành chăn nuôi heo đối mặt tình

hình giá con giống và thức ăn chăn nuôi vẫn tăng ở mức cao, chưa có dấu hiệu

dừng lại, trong khi giá heo hơi liên tục giảm làm cho người chăn nuôi lâm vào

cảnh thua lỗ, không muốn tái đàn. Ngoài ra tại một số địa phương đã phát hiện

chủng vi-rút cúm gia cầm mới A/H5N8 (lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam).

Kết quả tình hình chăn nuôi trên địa bàn Thành phố:

Tổng đàn trâu tính đến kỳ báo cáo tháng 8 năm 2021 ước tính có 4.711 con,

giảm 4,05% so với thời điểm cùng kỳ, trong đó đàn trâu nuôi tập trung chủ yếu

ở huyện Củ Chi.

Tổng đàn bò của Thành phố ước tính có 128.570 con, giảm 3,2% so với

cùng kỳ, trong đó đàn bò sữa có 86.005 con chiếm 66,9% tổng đàn bò của

Thành phố.

Chăn nuôi heo: Tổng đàn heo toàn Thành phố đến kỳ báo cáo ước đạt

187.111 con, giảm 2,31% so cùng kỳ. Ước tính 8 tháng đầu năm, sản lượng heo

hơi xuất chuồng đạt 37.001 tấn đạt 96,46% so với cùng kỳ.

Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm gà, vịt của Thành phố ước tính hiện có

356 nghìn con, giảm 7,46% so với cùng kỳ; trong đó gà có 316 nghìn con, chiếm

88,76% tổng đàn gia cầm. Đàn gà được nuôi tập trung chủ yếu tại các hộ quy

mô lớn nuôi gia công và tại trang trại gà tại huyện Củ Chi thuộc Tổng Công Ty

Nông Nghiệp Sài Gòn. Sản lượng gia cầm xuất chuồng tính chung 8 tháng đầu

năm ước đạt 1.381,3 tấn, giảm 1,38% so với cùng kỳ.

Về tình hình kiểm dịch chăn nuôi: Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành

phố tăng cường kiểm tra tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tại các địa bàn

có chăn nuôi trọng điểm, tại các hộ chăn nuôi heo nhập cư và địa bàn giáp

ranh với các tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra dịch tễ kết hợp với rà soát

triển khai tiêm phòng gia súc đợt II/2021; tích cực phối hợp lực lượng các

đoàn liên ngành tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh

8

doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép, nhất là tại các điểm nóng kinh

doanh gia cầm sống khu vực giáp ranh giữa các quận huyện.

Như vậy, nhìn chung tổng đàn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn

Thành phố đều giảm hơn so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu từ việc giá con

giống và thức ăn liên tục tăng cao, trong khi sức mua của người dân sụt giảm do

ảnh hưởng của đại dịch.

2.3. Lâm Nghiệp

Tổng diện tích đất có rừng là 36.770 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 17,55%,

tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính từ đầu năm đến nay: Phát hiện 2 vụ, trong đó: 1 vụ phá rừng phòng hộ

trái pháp luật, làm thiệt hại 55m2 rừng phòng hộ và 01 vụ khai thác: 0,089 m3 gỗ

tròn (gỗ Đước); phá rừng: bóc vỏ 21 cây Đước, không xác định được diện tích

thiệt hại.

2.4. Thủy Sản

Lũy kế 8 tháng năm 2021, sản lượng thủy sản ước thực hiện 33.437,8 tấn,

bằng 90,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 11.959,7

tấn; sản lượng tôm ước đạt 7.352,4 tấn; sản lượng thủy sản khác ước đạt

14.125,7 tấn.

Sản lượng thủy sản khai thác 8 tháng ước thực hiện 10.704,4 tấn, giảm

5,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản biển ước

đạt 8.856,0 tấn; sản lượng khai thác thủy sản nội địa ước đạt 1.848,4 tấn.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng 8 tháng ước đạt 22.733,5 tấn, đạt 88,2% so

với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 5.402,5 tấn; sản lượng

tôm ước đạt 5.814,5 tấn; sản lượng thủy sản khác ước đạt 11.516,5 tấn.

Tình hình nuôi tôm: (tính đến ngày 10/08/2021 tại huyện Cần Giờ)

+ Tôm sú: Hiện có 301 lượt hộ thả nuôi với 106,0 triệu con giống trên diện

tích 3.313,4ha. So với cùng kỳ diện tích đạt 99,5%, con giống đạt 98,7%.

+ Tôm thẻ chân trắng: Có 1.033 lượt hộ thả nuôi với 375,7 triệu con giống

trên diện tích 855,0 ha.

9

Hiện nay tình hình dịch bệnh trên tôm (chủ yếu bệnh đốm trắng) tại huyện

Cần Giờ đang gây thiệt hại cho hộ nuôi tôm. Trong tháng, không phát sinh diện

tích tôm bị bệnh. Tính từ đầu năm có 32 hộ nuôi có tôm bệnh trên diện tích 15,6

ha làm thiệt hại 6,3 triệu con giống. Toàn bộ diện tích tôm bị bệnh được xử lý

dập bệnh bằng 2.349 kg thuốc TTCA của quỹ phòng ngừa dịch bệnh.

Tổng sản lượng thủy sản toàn thành phố năm 2021 ước đạt 48.614,4 tấn,

giảm 19,2% so với năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19. Trong đó sản

lượng khai thác ước đạt 16.201,4 tấn, giảm 7,6%; sản lượng nuôi trồng ước đạt

32.413,0 tấn, giảm 24% so với năm 2020. Sản lượng tôm nuôi đóng vai trò quan

trọng, chiếm 26,4% trong tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của thành phố.

III. VỐN ĐẦU TƯ

3.1. Đầu tư xây dựng

Vốn từ ngân sách địa phương và Trung ương phân bổ về địa phương ước

thực hiện 8 tháng 13.267 tỷ đồng, giảm 27,4% so với cùng kỳ; so với kế hoạch

đạt 37,1%.

Khối lượng thực hiện tháng 8 ước 567 tỷ đồng, so với tháng 7/2021 bằng

42,4%; so với tháng 6/2021 bằng 23%; so tháng 8/2020 bằng 13,8%. Đây là

tháng việc thi công các dự án gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các dự án đang thi

công cầm chừng. Nguyên nhân: Thành phố tiếp tục tăng cường thực hiện Chỉ thị

16, phấn đấu đến hết ngày 15/9/2021 kiểm soát dịch bệnh, rất ít dự án có đủ điều

kiện “3 tại chỗ” được tiếp tục thi công. Ngoài ra giá vật tư ngành xây dựng tăng,

công tác đấu thầu, chọn thầu bị chậm trễ; một số nhà sản xuất bê tông tạm dừng

hoạt động do dịch Covid-19, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung cấp

nguyên liêu cho các công trình.

Vốn thực hiện ngân sách 8 tháng năm 2021

Khối lượng thực

hiện 8 tháng

(tỷ đồng)

So kế hoạch

năm

(%)

So với cùng

kỳ năm 2020

(%)

Tổng số 13.267 37,1 72,6

- Vốn XDCB 12.832 36,9 72,4

- Vốn sửa chữa lớn 436 45,3 79,3

10

Tình hình thực hiện một số công trình trọng điểm:

Các công trình trọng điểm đang gặp khó khăn bởi diễn biến phức tạp của

dịch Covid-19. Đáng kể nhất là dự án cầu Thủ Thiêm 2, cầu vượt trước Bến xe

Miền Đông mới, dự án xây dựng hầm chui đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn

Hữu Thọ (quận 7)… tạm ngưng thi công, hoặc thi công cầm chừng. Cụ thể:

- Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên: Hiện do

ảnh hưởng dịch Covid-19, nên chỉ thi công gói thầu nhà ga Bến Thành, do chủ

thầu đáp ứng đủ điều kiện áp dụng Chỉ thị 16. Tính chung khối lượng toàn tuyến

đến nay đạt trên 88%. Theo dự kiến ban đầu dự án sẽ đưa vào vận hành kỹ thuật

vào cuối năm nay, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên đã chuyển sang

giữa năm 2022;

- Dự án tuyến đường sắt Metro số 2: Công tác giải tỏa cơ bản đã xong,

các quận bị giải tỏa đang tháo dỡ, bàn giao mặt bằng. Dự kiến sẽ khởi công vào

giữa năm 2022;

- Dự án cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 với quận 2: Do ảnh hưởng của dịch

Covid-19 và vật tư xây dựng gặp nhiều khó khăn do các nhà máy cung cấp bê

tông tạm dừng hoạt động. Vì vậy, việc thi công chỉ diễn ra cầm chừng; phần cầu

chính đã lắp đặt 13/17 đốt hầm thép nhịp S2 đến S1, căng 44/56 bó cáp dây

văng, hoàn thành 30/34 đốt trụ tháp. Hiện tiến độ đạt trên 70% và theo dự kiến

sẽ hợp long cầu vào cuối quý 3/2021.

3.2. Cấp giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở hộ dân

Tính đến cuối tháng 7, toàn thành phố đã cấp 18.218 giấy phép xây dựng

và sửa chữa lớn, với diện tích sàn 3.255 nghìn m2. Trong đó cấp cho xây dựng

mới 17.248 giấy phép, với diện tích 3.1446 nghìn m2 và 970 giấy phép sửa chữa

lớn, với diện tích 109 ngàn m2.

So với cùng kỳ, số giấy phép giảm 21,6% (- 5.010 giấy phép) và diện tích

giảm 34,7% (-1.726 nghìn m2).

3.3. Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước qua tháng 8, thành phố tiếp tục tăng cường siết chặt việc thực hiện giãn

cách xã hội một cách nghiêm ngặt nhằm kiểm soát tình hình dịch Covid-19. Trước

11

diễn biến phức tạp của dịch trên địa bàn, nhiều hoạt động kinh doanh sản xuất gặp

phải khó khăn khi tạm ngưng hoạt động, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý

của các nhà đầu tư. Vì vậy, số lượng giấy phép và vốn đăng ký cấp mới của doanh

nghiệp trong 15 ngày đầu tháng 8 năm 2021 (từ ngày 01/8/2021 đến ngày

15/8/2021) đạt mức rất thấp, chỉ có 265 doanh nghiệp thành lập với vốn đăng ký là

6.646 tỷ đồng, so với tháng cùng kỳ năm trước thì số giấy phép giảm đến 85,5% và

số vốn cũng giảm 95,4%.

Lũy kế từ ngày 01/01/2021 đến 15/8/2021, thành phố đã cấp phép 21.762

doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 365.200 tỷ đồng1. So với cùng kỳ năm trước, số

giấy phép giảm 15,9% và vốn giảm 34,1%. Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu của

thành phố có số lượng giấy phép là 16.124, chiếm 74,1% trong tổng số doanh nghiệp

được cấp phép trong 8 tháng đầu năm, giảm 11,9%; vốn đăng ký 244.532 tỷ đồng,

chiếm 67% tổng vốn, giảm 47,7%.

Doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng năm 2021

(Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 15/8/2021)

Phân theo loại hình: Công ty TNHH 18.711 đơn vị, chiếm 86% trong tổng

số doanh nghiệp được cấp phép mới, tăng 16% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng

1 Chưa bao gồm 2 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông có số vốn tăng

đột biến là 525 nghìn tỷ đồng (2 đơn vị này có chung một đại diện pháp luật và đang trong quá trình hoàn tất

việc góp vốn).

12

ký đạt 202.699 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cổ phần

có 2.871 đơn vị, giảm 16,4%; vốn đăng ký 162.350 tỷ đồng, giảm 58,2% so với

cùng kỳ. Doanh nghiệp tư nhân có 178 đơn vị, vốn đăng ký đạt 150 tỷ đồng; số

giấy phép tăng 4,7% và số vốn giảm 28,2%.

Phân theo khu vực kinh tế:

− Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: số lượng doanh nghiệp

cấp phép là 101 đơn vị, giảm 31,3%; vốn đăng ký đạt 2.488 tỷ đồng, giảm 10%

so với cùng kỳ năm trước.

− Khu vực công nghiệp, xây dựng: cấp phép 4.163 doanh nghiệp, giảm

27% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 106.732 tỷ đồng, tăng 52,6% so với cùng

kỳ năm trước. Trong đó, ngành xây dựng có 1.901 doanh nghiệp, giảm 24,3%;

vốn đạt 31.361 tỷ đồng, giảm 28,9% về vốn so với cùng kỳ năm trước; nhóm các

ngành công nghiệp có 2.262 đơn vị, giảm 29,2%, số vốn đăng ký đạt 75.371 tỷ

đồng, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

− Khu vực thương mại, dịch vụ: cấp phép 17.498 doanh nghiệp, giảm

12,7% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 255.980 tỷ đồng, giảm 46,9%.

Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản 1.395 đơn vị, giảm 8,6%; vốn

đăng ký 81.594 tỷ đồng, giảm 76,1%. Thương nghiệp có 8.293 doanh nghiệp,

giảm 12,9%; vốn đăng ký đạt 86.332 tỷ đồng, tăng 48,1%. Hoạt động chuyên

môn, khoa học công nghệ 2.517 doanh nghiệp, vốn đăng ký 30.882 tỷ đồng; so

với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 9,6%, vốn đăng ký tăng 14,5% so với

cùng kỳ.

3.4. Tình hình cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 20/8/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào

Thành phố là 2,18 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị

góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 43,6% so với cùng kỳ

năm trước. Trong đó:

− Cấp mới có 386 dự án cấp với vốn đăng ký đạt 375,5 triệu USD, giảm

52,7% về số giấy phép và giảm 50,2% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Vốn

đăng ký vẫn tiếp tục tập trung chủ yếu ở 3 ngành là kinh doanh bất động sản,

13

thương nghiệp và vận tải kho bãi, trong đó ngành kinh doanh bất động sản

chiếm 57% về vốn đăng ký cấp mới, tương đương là 214,1 triệu USD; kế đến là

thương nghiệp chiếm 15,9%, vốn đăng ký là 59,7 triệu USD và vận tải kho bãi

chiếm 14,2%, vốn đăng ký đạt 53,2 triệu USD. Hai quốc gia có tỷ trọng vốn cao

và chiếm đến 76,2% tổng vốn đăng ký là Singapore 59 dự án, vốn 204,9 triệu

USD (chiếm 54,6%) và Hà Lan 13 dự án, vốn đăng ký 81,2 triệu USD (chiếm

21,6%). Theo hình thức đầu tư thì có 359 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng

vốn đăng ký là 278,6 triệu USD; liên doanh có 27 dự án, vốn đăng ký là 96,9

triệu USD.

− Điều chỉnh vốn đầu tư có 117 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 647,3

triệu USD, giảm 40,6% về số giấy phép, nhưng vốn đăng ký tăng 54,4% so với

cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn

tăng 311 triệu USD (chiếm 48% tổng vốn điều chỉnh); hoạt động chuyên môn,

khoa học công nghệ là 156,2 triệu USD (chiếm 24,1%) và thương nghiệp là

132,6 triệu USD (chiếm 20,5%). Nhật Bản là nhà đầu tư có vốn điều chỉnh cao

nhất, với số vốn tăng là 280,2 triệu USD, chiếm 43,3%; tiếp theo là Singapore

đạt 97,9 triệu USD (chiếm 15,1%) và Vương quốc Anh với 82,6 triệu USD

(chiếm 12,8%).

− Góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài có 1.626 trường

hợp với tổng vốn đạt 1,15 tỷ USD, giảm 57% về vốn so với cùng kỳ.

Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép tại thành phố

(từ ngày 01/01/2021 đến 20/8/2021)

Năm 2021 % so với

cung kỳ năm 2020

Số dự án Vốn đầu tư

(triệu USD)

Số dự

án

Vốn đầu

Tổng vốn đầu tư 2.176,0 56,4

Dự án cấp mới Giấy chứng

nhận đầu tư 386 375,5 47,3 49,8

Dự án điều chỉnh vốn đầu tư 117 647,3 59,4 154,4

Góp vốn, mua cổ phần, mua lại

phần vốn góp 1.626 1.153,2 56,4 43,0

14

Dự án chấm dứt hoặc tạm ngưng hoạt động từ đầu năm đến ngày

20/8/2021 là 89 dự án, với tổng vốn đầu tư là 100,7 triệu USD.

Dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn thành phố đến ngày 20/8/2021

là 10.269 dự án, với vốn đăng ký là 49,1 tỷ USD (bao gồm vốn cấp mới và điều

chỉnh vốn).

IV. NỘI THƯƠNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

4.1. Nội thương

Doanh thu thương mại dịch vụ tháng 8 năm 2021 tại thành phố tiếp tục sụt

giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tình trạng dịch bệnh kéo dài làm

cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị thương mại dịch vụ gặp nhiều khó

khăn do tạm ngừng hoạt động theo Chỉ thị 16, đồng thời thu nhập của người dân

trong thời gian này giảm và sức mua thấp, chủ yếu người dân chi tiêu vào các

mặt hàng thiết yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu

dùng tháng 8 dự ước đạt 35.522 tỷ đồng, giảm 15,9% so với tháng trước và

giảm 59,4% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 8 ước đạt 24.188 tỷ đồng, giảm 15,9% so

với tháng trước và giảm 49,3% so với tháng cùng kỳ năm trước. Các nhóm

ngành hàng đều giảm sâu so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm lương thực,

thực phẩm và nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) có mức giảm thấp nhất lần lượt ở

mức giảm là 12,2% và 13,2%.

Doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú tháng 8 ước đạt 362 tỷ đồng, giảm

57,3% so với tháng trước và giảm đến 94,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong

đó, doanh thu dịch vụ lưu trú là 38 tỷ đồng giảm 7,3% so với tháng trước và

giảm 91% so với tháng cùng kỳ năm trước. Doanh thu này chủ yếu đến từ các

đơn vị đăng ký phục vụ người dân có nhu cầu cách ly có thu phí tại các khách

sạn. Tương tự, hoạt động ăn uống tháng 8 ước đạt 324 tỷ đồng, với mức giảm

lần lượt so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước là 59,8% và 95%. Trong

thời gian thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, hình thức kinh doanh thức ăn

mang về và tại chỗ buộc tạm ngừng để phòng chống dịch, doanh thu của ngành

15

đạt mức thấp và chủ yếu đến từ đơn vị cung cấp suất ăn cho doanh nghiệp sản

xuất 3 tại chỗ, khu cách ly và phục vụ tình nguyện viên.

Hoạt động du lịch lữ hành tiếp tục ghi nhận không phát sinh doanh thu

trong tháng 8. Đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, liên tục nhiều tháng các

đơn vị phải tạm ngừng hoạt động khi tình hình dịch Covid-19 trong nước và

quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt

10.972 tỷ đồng, giảm 12,9% so với tháng trước và giảm 66,3% so với cùng kỳ

năm trước. Trong đó, dịch vụ kinh doanh bất động sản dự ước đạt 7.166 tỷ đồng,

giảm 16,1% so với tháng trước và giảm 64,2% so cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tiêu dung 8 tháng năm 2021 ước đạt 609.351 tỷ đồng, giảm 10,6%

so với cung kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 8 tháng năm 2021

(so với cùng kỳ năm trước)

Xét theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ ước đạt 352.969 tỷ đồng, chiếm

57,9% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giảm 6,2% so với

cùng kỳ. Trong đó, diễn biến một số nhóm ngành có hàng tỷ trọng cao như nhóm

lương thực, thực phẩm ước đạt 66.296 tỷ đồng, chiếm 18,8% trong tổng mức

bán lẻ, tăng 4,2%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 51.242 tỷ đồng,

16

chiếm 14,5% trong doanh thu bán lẻ, giảm 10,6%; xăng dầu các loại đạt 33.981

tỷ đồng, chiếm 9,6%, tăng 2,3%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) ước đạt 7.818

tỷ đồng, chiếm 2,2%, tăng 7,3%.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 35.201 tỷ đồng, chiếm 5,8% trong tổng

mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giảm 20% so với cùng kỳ năm

trước. Trong đó, dịch vụ ăn uống 32.075 tỷ đồng, giảm 20,3% so với năm trước.

Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 3.126 tỷ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ

năm trước.

Du lịch, lữ hành ước đạt 2.490 tỷ đồng, chiếm 0,4%, giảm 52,2% so với

cùng kỳ năm trước. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đến thời điểm

hiện nay thì dự báo các tháng cuối năm 2021, doanh thu của ngành vẫn ở mức

rất thấp do với năm trước.

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 218.691 tỷ đồng, chiếm 35,9%,

giảm 14,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bất động

sản ước đạt 137.351 tỷ đồng, chiếm 62,8% tổng doanh thu dịch vụ tiêu dùng

khác, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

4.2. Chỉ số giá tiêu dùng

Trong tháng, thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

nhằm kiểm soát dịch Covid-19, nhu cầu dự trữ hàng hóa, đặc biệt là các mặt

hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm của người tiêu dùng cũng tăng cao,

trong khi đó nguồn cung hàng hóa vẫn còn hạn chế khi nhiều chợ đầu mối và

truyền thống vẫn đang tạm ngưng hoạt động để phòng chống Covid-19, ngoài ra,

chi phí vận chuyển hàng hóa trong thời gian này cũng tăng lên, đây là một số

nguyên nhân giá làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2021 tăng 0,33% so

với tháng trước, tăng 3,83% so với tháng cung kỳ năm trước và bình quân

8 tháng năm 2021 tăng 2,51% so với bình quân năm 2020. Nhằm kiểm soát

tình hình, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai phiếu/thẻ đi chợ, siêu thị,

khuyến khích các điểm bán hàng lưu động, tăng cường kiểm tra, siết chặt việc

17

sốt giá, tăng giá nhằm góp phần ổn định giá cả trên thị trường trong thời điểm

hiện nay.

So với tháng trước, có 3/11 nhóm chỉ số giá tăng so với tháng trước bao

gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,38%); đồ uống và thuốc lá (+0,75%);

nhóm giáo dục (+0,003%). Nhóm thuốc và dịch vụ y tế không biến động. Các

nhóm hàng còn lại đều giảm so tháng trước, trong đó giảm cao nhất là nhóm nhà

ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (-0,84%).

Diễn biến giá một số nhóm ngành hàng so với tháng trước như sau:

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: chỉ số giá nhóm này tăng 1,68% so

với tháng trước. Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 1,59%, chủ yếu do

gạo tăng 0,50%; nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 8,33%; nhóm lương thực

chế biến tăng 2,07%. Giá các mặt hàng này tăng cao do nhu cầu mua dự trữ

tăng, nguồn cung tăng giá. Tương tự, chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 2,71% so

với tháng trước, cụ thể như thịt gia súc tăng 2,57%, thịt gia cầm tăng 1,01%, thịt

chế biến tăng 0,80%, trứng các loại tăng 7,38%, thủy sản tươi sống tăng 4,99%,

nước mắm, nước chấm tăng 1,06%. Rau tươi, khô và chế biến tăng 5,39% so

tháng trước; quả tươi, chế biến tăng 4,36%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá: chỉ số giá tăng 0,75% so tháng trước, tập

trung ở mặt thuốc lá tăng 2,66%, do nhu cầu tăng cao để tích trữ và chi phí vận

chuyển tăng.

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, VLXD: chỉ số giá nhóm này giảm

0,84% so với tháng trước, chủ yếu ở nhà ở thuê giảm 1,21% do chủ nhà chia sẻ

khó khăn với khách trong thời điểm dịch bệnh; giá điện sinh hoạt giảm 0,49%,

nước sinh hoạt giảm 0,39%. Bên cạnh đó, nhóm gas và các loại chất đốt tăng

2,97%, do giá gas điều chỉnh tăng trong khoảng 12.000 đến 20.000 đồng/bình;

ngược lại giá dầu hỏa giảm 2,53%.

Nhóm giao thông: chỉ số giá nhóm giao thông giảm 0,22% so với tháng

trước. Trong đó, phương tiện đi lại giảm 0,14%; nhiên liệu giảm 0,38% do tác

động của việc điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 11/8/2021 và giảm giá xăng dầu

hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã

18

hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, giá xăng giảm

0,41%, dầu diezel giảm 2,62% so tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dung, giá vàng và tỷ giá USD

Đơn vị tính: %

Tháng 8 so với tháng

cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá bình quân so

năm trước

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2021

1. Chỉ số giá tiêu dung 102,43 103,83 103,24 102,51

Trong đó: Lương thực 103,04 106,02 102,56 104,00

Thực phẩm 110,36 106,61 108,85 102,85

2. Chỉ số giá vàng 139,76 100,44 128,57 117,23

3. Chỉ số giá USD 99,78 99,86 100,37 99,10

Chỉ số giá vàng tháng 8 năm 2021 giảm 0,05% so với tháng trước; tăng

3,66% so tháng 12 năm 2020 và tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước; bình

quân 8 tháng năm 2021 tăng 17,23% so với năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ

tháng 8 năm 2021 giảm 0,05% so với tháng trước; tăng 0,12% so với tháng 12

năm 2020 và giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2021 giảm

0,9% so với cùng kỳ.

V. VÂN TẢI

5.1. Doanh thu vận tải

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 sau khi bùng

phát trở lại vào đầu tháng 5 và kéo dài đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã duy

trì thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, đặc biệt là vận tải hành khách gần như

phải dừng toàn bộ hoạt động từ ngày 15/6 theo Chỉ thị 10 của Ủy ban.

Tổng doanh thu vận tải hàng hóa, hành khách, bốc xếp và dịch vụ đại lý

vận tải tháng 8 ước đạt 16.758 tỷ đồng, giảm 8% so với tháng trước và giảm

25,7% so tháng cùng kỳ. Tám tháng ước đạt 165.157 tỷ đồng, tăng 0,2% so với

cùng kỳ. Trong đó, vận tải hàng hóa 45.842 tỷ đồng, tăng 14,6%; vận tải hành

khách 5.278 tỷ đồng, giảm 34,6%.

19

Doanh thu vận chuyển hàng hóa và hành khách 8 tháng đầu năm

Doanh thu 8 tháng

(tỷ đồng) So sánh với cung kỳ

năm 2020 (%) Hàng hóa Hành khách Hàng hóa Hành khách

Tổng số 45.842 5.278 114,6 65,4 *Phân theo khu vực kinh tế

Kinh tế nhà nước 4.736 270 113,9 73,6 Kinh tế ngoài nhà nước 39.543 4.260 117,2 69,1 Kinh tế có vốn nước ngoài 1.563 748 100,3 48,8

*Phân theo phương tiện vận tải Trong đó: Đường bộ 32.196 4.206 113,9 70,4 Đường sắt 251 255 202,0 76,9

Đường sông 3.544 163 157,4 78,5 Đường biển 9.833 6 105,4 4,4 Đường hàng không 18 648 39,7 45,9

* Vận tải hàng hóa: Doanh thu 8 tháng đầu năm ước đạt 45.842 tỷ đồng,

tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 10,2%,

tăng 13,9% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 86,4%, tăng

17,2%; khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 3,4%, tăng 0,3%.

Trong đó: Vận tải đường bộ chiếm 68,1%, tăng 13,9%; vận tải đường biển

chiếm 21,1%, tăng 5,4% so với cùng kỳ; vận tải đường sông chiếm 7,7%, tăng

57,4%.

* Vận tải hành khách: Doanh thu 8 tháng đầu năm ước đạt 5.278 tỷ đồng,

giảm 34,6% so với cùng kỳ. Kinh tế ngoài nhà nước chiếm chủ yếu 80,7%, giảm

30,9% so với cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 14,2%, giảm

51,2% so với cùng kỳ.

Trong đó: Vận tải đường bộ chiếm 79,7%, giảm 29,6% so với cùng kỳ,

đường hàng không chiếm 12,3%, giảm 54,1% so với cùng kỳ.

5.2. Sản lượng vận tải hàng hóa và hành khách

a. Sản lượng vận tải hàng hóa: tháng 8 ước đạt 22.249 nghìn tấn, so với

tháng trước giảm 7,7%. Tám tháng đầu năm ước đạt 218.545 nghìn tấn, so với

cùng kỳ tăng 17,3%. Khu vực nhà nước chiếm 9,2%, tăng 16,7%; khu vực kinh

tế ngoài nhà nước chiếm 81,2%, tăng 20,3% và khu vực đầu tư nước ngoài

chiếm 9,6%, giảm 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, vận tải đường bộ chiếm

20

65,2%, tăng 13,2% so với cùng kỳ; vận tải đường sông chiếm 21,4%, tăng

49,1% so với cùng kỳ; vận tải đường biển chiếm 13,1%, tương đương cùng kỳ.

b. Sản lượng vận tải hành khách: tháng 8 ước đạt 1.950 nghìn hành

khách, so với tháng trước giảm 70,7%. Tám tháng ước đạt 224.232 nghìn hành

khách, so với cùng kỳ giảm 31,7%. Khu vực nhà nước chiếm 0,1%, giảm

54,6%; khu vực ngoài nhà nước chiếm 98,1%, giảm 31,4% và khu vực đầu tư

nước ngoài chiếm 1,8%, giảm 28,3%. Trong đó, vận tải đường bộ chiếm 92,6%,

giảm 32,2%; vận tải đường sông chiếm 6,7%, giảm 22,9%.

VI. TÀI CHÍNH

6.1. Thu chi ngân sách

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa thành phố lũy kế 08 tháng

đầu năm 2021 ước thực hiện 255.687 tỷ đồng, đạt 70,1% dự toán và tăng 15,8% so

với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể:

- Thu nội địa ước thực hiện 165.682 tỷ đồng, đạt 66,7% dự toán, chiếm 64,8%

tổng thu cân đối và tăng 12,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà

nước ước thực hiện 18.480 tỷ đồng, đạt 68,4% dự toán, chiếm 7,2% tổng thu và

tăng 15,4% so với cùng kỳ; thu từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 46.726 tỷ

đồng, đạt 69% dự toán, chiếm 18,3% tổng thu và tăng 30,5% so với cùng kỳ; thu từ

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 42.806 tỷ đồng, đạt 69% dự toán,

chiếm 16,7% tổng thu và tăng 11,5% so với cùng kỳ;

- Thu dầu thô ước thực hiện 9.245 tỷ đồng, vượt 8,1% so dự toán, chiếm 3,6%

tổng thu cân đối và tăng 18% so với cùng kỳ;

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 80.740 tỷ đồng, đạt 4,8% dự

toán, chiếm 31,6% tổng thu cân đối và tăng 22,5% so với cùng kỳ.

Thu cân đối ngân sách địa phương lũy kế 08 tháng đầu năm 2021, ước

thực hiện 50.757 tỷ đồng, đạt 73,5% dự toán, chiếm 19,9% tổng thu cân đối ngân

sách nhà nước trên địa bàn và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2020.

21

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố

8 tháng đầu năm 2021 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Số liệu

kỳ báo

cáo

Số liệu

cùng kỳ

năm

trước

Kỳ

báo

cáo so

với

cùng

kỳ

năm

trước

(%)

cấu kỳ

báo

cáo

(%)

Cơ cấu

cùng

kỳ

năm

trước

(%)

A 1 2 3 4 5

Tổng thu cân đối NSNN (I+II+III+IV) 255.687 220.859 115,8 100,00 100,00

I. Thu nội địa 165.682 147.086 112,6 64,79 66,59

Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước 18.480 16.017 115,4 7,23 7,25

- Khu vực ngoài nhà nước 46.726 35.816 130,5 18,27 16,22

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 42.806 38.405 111,5 16,74 17,39

- Thuế thu nhập cá nhân 30.126 29.284 102,9 11,78 13,26

- Thu phí, lệ phí 6.056 6.513 93,0 2,37 2,95

Trong đó: Lệ phí trước bạ 2.760 3.055 90,3 1,08 1,38

- Các khoản thu về nhà, đất 6.567 6.881 95,4 2,57 3,12

II. Thu từ dầu thô 9.245 7.834 118,0 3,62 3,55

III. Thu hoạt động xuất nhập khẩu 80.740 65.897 122,5 31,58 29,84

IV. Thu viện trợ, đóng góp 20 42 47,6 0,01 0,02

Tổng chi ngân sách địa phương (chưa tính tạm ứng) lũy kế 08 tháng đầu

năm 2021 ước thực hiện 53.921 tỷ đồng, đạt 40,3% dự toán và tăng 16,6% so với

cùng kỳ năm 2020. Đối với chi cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện 52.019

tỷ đồng, đạt 40% dự toán, chiếm 96,5% tổng chi ngân sách địa phương và tăng

26,5% so với cùng kỳ 2020. Trong đó:

- Chi cho đầu tư phát triển ước thực hiện 24.771 tỷ đồng, đạt 32,9% dự toán,

chiếm 45,9% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 43,1% so với cùng kỳ;

- Chi thường xuyên ước thực hiện 26.959 tỷ đồng, đạt 56,3% dự toán, chiếm

50% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 14,3% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi

cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề ước thực hiện là 8.475 tỷ đồng, chiếm

49,4% dự toán và tăng 12,8% so với cùng kỳ; Chi cho sự nghiệp y tế ước thực hiện

2.375 tỷ đồng, chiếm 76,7% dự toán và tăng 75,4% so với cùng kỳ; Chi khoa học

22

và công nghệ ước thực hiện 738 tỷ đồng, chiếm 71,8% dự toán và giảm 9,3% so

với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương 08 tháng đầu năm 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Số

liệu kỳ

báo

cáo

Số liệu

cùng kỳ

năm

trước

Kỳ báo

cáo so

với cùng

kỳ năm

trước (%)

Cơ cấu

kỳ báo

cáo

(%)

Cơ cấu

cùng kỳ

năm

trước

(%)

A 1 2 3 4 5

TỔNG CHI (không tính tạm ứng) 53.921 46.251 116,6 100,0 100,0

Trong đó: Chi cân đối Ngân sách địa

phương 52.019 41.128 126,5 96,5 88,9

Trong đó: 1. Chi đầu tư phát triển 24.771 17.314 143,1 45,9 37,4

2. Chi thường xuyên 26.959 23.583 114,3 50,0 51,0

Trong đó: - Chi giáo dục - đào tạo và dạy

nghề 8.475 7.516 112,8 15,7 16,3

- Chi y tế, dân số và gia đình 2.375 1.354 175,4 4,4 2,9

- Chi khoa học và công nghệ 738 814 90,7 1,4 1,8

6.2. Ngân hàng

Tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố

tính đến ngày 01/8/2021 đạt 3.029,25 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng

trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó,

- Vốn huy động của khối ngân hàng nhà nước đạt 872,12 nghìn tỷ đồng,

chiếm 28,8% tổng vốn huy động, tương đương tháng trước và tăng 12,1% so với

cùng kỳ;

- Vốn huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần đạt 1.599,57 nghìn

tỷ đồng, chiếm 52,8% tổng vốn huy động, tăng 1% so với tháng trước và tăng

14,4% so với cùng kỳ;

- Vốn huy động của khối ngân hàng nước ngoài, liên doanh đạt 557,56

nghìn tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng vốn huy động, tăng 0,6% so với tháng trước

và tăng 16,9% so với cùng kỳ.

23

Tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng phân theo loại

tiền tệ, trong đó vốn huy động bằng VNĐ đạt 2.676,65 nghìn tỷ đồng, chiếm

88,4% tổng vốn huy động, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 16,1% so với

cùng kỳ 2020; Vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 352,6 nghìn tỷ đồng, chiếm

11,6% tổng vốn huy động, tăng 3,5% so tháng trước và tăng 1,6% so cùng kỳ.

Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố

tính đến ngày 01/8/2021 đạt 2.681,49 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng

trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó,

- Dư nợ tín dụng của khối ngân hàng nhà nước đạt 797,85 nghìn tỷ, chiếm

29,8% tổng dư nợ toàn hệ thống, giảm 0,7% so với tháng trước và tăng 13,2% so

với cùng kỳ;

- Dư nợ tín dụng của khối ngân hàng cổ phần đạt 1.452,15 nghìn tỷ đồng,

chiếm 54,2% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng

14,4% so với cùng kỳ;

- Dư nợ tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài, liên doanh đạt 431,49

nghìn tỷ đồng, chiếm 16% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 1,2% so với tháng

trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ.

Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng phân theo loại tiền tệ,

trong đó dư nợ tín dụng bằng VND đạt 2.488,86 nghìn tỷ đồng, chiếm 92,8%

24

tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 12,8% so với

cùng kỳ năm 2020; Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 192,64 nghìn tỷ đồng,

chiếm 7,2%, giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ.

Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng phân theo thời hạn

cho vay, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 1.220,89 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,5% tổng

dư nợ tín dụng, giảm 0,1% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm

2020. Dư nợ trung hạn, dài hạn đạt 1.460,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,5% tổng dư

nợ, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ.

6.3. Thị trường chứng khoán

Tính đến phiên giao dịch ngày 30/7/2021, số lượng mã chứng khoán được

phép giao dịch khớp lệnh trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 438

mã chứng khoán bao gồm: 326 mã cổ phiếu, 9 mã chứng chỉ quỹ, 102 mã chứng

quyền và 1 mã trái phiếu. So với phiên giao dịch cuối cùng của tháng trước, số lượng

mã chứng khoán giao dịch khớp lệnh đã giảm 19 mã chứng quyền.

Ngày 5/7/2021, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới với kỳ vọng thị trường sẽ giao dịch thông

suốt, không còn trình trạng giới hạn lệnh, tính thanh khoản và nhà đầu tư không còn

hạn chế sửa lệnh, hủy lệnh. Trong tháng chưa ghi nhận mã chứng khoán mới có phát

sinh giao dịch đầu tiên, tuy nhiên có 3 mã trái phiếu và 16 mã chứng quyền hủy niêm

yết.

Trong tháng 7 năm 2021, có 22 phiên giao dịch được thực hiện với tổng khối

lượng đạt 13.666,8 triệu chứng khoán, giảm 17,5% so với tháng trước và tổng giá trị

giao dịch đạt 456.793,1 tỷ đồng, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, giao dịch

khớp lệnh chiếm 93,2% tổng khối lượng và chiếm 90,5% tổng giá trị. Trung bình

mỗi phiên có 621,2 triệu chứng khoán với giá trị 20.763,3 tỷ đồng được giao dịch. So

với tháng trước, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên đã giảm 17,5% và giảm

14,1% giá trị.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, tổng khối lượng giao dịch đạt 100.102,1 triệu

chứng khoán với tổng giá trị đạt 2.736.834,5 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh

chiếm 93,3% tổng khối lượng và chiếm 90,5% tổng giá trị giao dịch trên thị trường.

25

Trung bình mỗi phiên có 704,9 triệu chứng khoán với giá trị 19.273,5 tỷ đồng được

giao dịch. So với cùng kỳ năm trước, tổng khối lượng giao dịch đã tăng gấp 2,4 lần

và gấp 3,9 lần về tổng giá trị giao dịch.

Kết quả giao dịch từng loại chứng khoán như sau:

Quy mô giao dịch chứng khoán trên

Sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE)

Kết quả giao dịch % so sánh

Tháng

7/2021

Lũy kế

7 tháng

2021

Tháng

7/2021

so

tháng

6/2021

Lũy kế

7 tháng

2021 so

cùng kỳ

A. Tổng khối lượng giao dịch

(Triệu CK) 13.666,8 100.102,1 82,5 240,9

1. Chia theo loại chứng khoán:

- Cổ phiếu 11.664,0 85.711,2 83,1 215,1

- Trái phiếu 58,7 288,6 88,9 147,1

- Chứng chỉ quỹ & ETF 164,7 1.069,9 143,5 182,4

- Chứng quyền 1.779,3 13.032,5 75,9 1.407,0

2. Chia theo hình thức giao dịch:

- Giao dịch khớp lệnh 12.733,5 93.364,7 82,1 263,2

- Giao dịch thoả thuận 933,3 6.737,5 88,6 110,6

B. Tổng giá trị giao dịch (Tỷ đồng) 456.793,1 2.736.834,5 85,9 389,4

1. Chia theo loại chứng khoán:

- Cổ phiếu 362.597,2 2.197.762,7 88,9 325,9

- Trái phiếu 5.532,8 26.408,5 92,0 130,8

- Chứng chỉ quỹ & ETF 4.005,2 21.971,4 143,2 305,3

- Chứng quyền 84.657,9 490.691,9 73,6 52.194,6

2. Chia theo hình thức giao dịch:

- Giao dịch khớp lệnh 413.198,6 2.477.415,6 84,5 465,6

- Giao dịch thoả thuận 43.594,5 259.418,9 102,3 152,0

Chỉ số VN-index trong tháng 7 năm 2021 đã thiết lập đỉnh mới với 1.420,27

điểm vào ngày 2/7/2021. Với 22 phiên giao dịch được thực hiện trong tháng thì có

13 phiên tăng điểm và 9 phiên giảm điểm. Trong phiên giao dịch đầu tháng 7/2021,

VN-index đạt 1.417,08 điểm và xác lập đỉnh mới trong phiên tiếp theo với 1.420,27

điểm, những phiên tiếp theo có xu hướng giảm và kết thúc phiên giao dịch tháng

7/2021 khi VN-Index trở lại mức 1.310,05 điểm, giảm 7,6% (tương ứng giảm 107,03

điểm) so với đầu tháng 7/2021 và tăng 18,7% (tương ứng tăng 206,18 điểm) so với

cuối năm 2020.

26

Tính từ đầu năm đến cuối tháng 7/2021, VN-Index đã xác lập đỉnh mới vào

ngày 2/7/2021 với 1.420,27 điểm, tăng 28,7% (tương ứng tăng 316,40 điểm) so thời

điểm cuối năm 2020 và giá trị vốn hóa thị trường đạt 5.329.318 tỷ đồng, tương

đương 3,2 lần quy mô GRDP thành phố năm 2020. VN-Index đạt giá trị thấp nhất

vào ngày 28/01/2021 với 1.023,94 điểm, giảm 7,2% (tương ứng giảm 79,93 điểm) so

thời điểm cuối năm 2020.

Tính đến phiên giao dịch ngày 16/8/2021, số lượng mã chứng khoán được phép

giao dịch khớp lệnh trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 430 mã

chứng khoán, trong đó có 326 mã cổ phiếu, 9 mã chứng chỉ, 94 mã chứng quyền và 1

mã trái phiếu. Chỉ số VN-index đạt 1.370,96 điểm, tăng 24,4% (tương ứng tăng 267,09

điểm) so thời điểm cuối năm 2020 và vốn hóa thị trường đạt 5.165.681 tỷ đồng.

VII. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI

7.1. Tình hình trật tự an toàn xã hội

7.1.1. Vi phạm kinh tế

Trong tháng, đã phát hiện và xử lý 3 vụ với 6 đối tượng vi phạm về kinh tế,

tham nhũng, buôn lậu. Về xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành 08 quyết

định, thu về ngân sách khoảng 217 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu vẫn

là xả nước thải, chất thải, khí thải nguy hại ra môi trường; sử dụng nguyên liệu,

27

phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng để sản xuất

thực phẩm; sử dụng nước ngầm không giấy phép để hoạt động sản xuất;…

7.1.2. Phạm pháp hình sự

Trong tháng, ghi nhận xảy ra 155 vụ phạm pháp hình sự, giảm 61,05%

(-243 vụ) so với cùng kỳ năm 2020; điều tra khám phá 120/155 vụ (đạt 77,41%),

bắt 142 tên. Đã triệt phá 14 băng nhóm tội phạm, bắt 63 đối tượng. Bắt, vận

động đầu thú, thanh loại 51 đối tượng có quyết định truy nã.

7.1.3. Tình hình hoạt động phong, chống tội phạm ma túy

Đã triệt phá 67 vụ, bắt 92 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ, vận

chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy (giảm 01 vụ, giảm 30 đối tượng so với

liền kề). Khởi tố 55 vụ/63 bị can (giảm 06 vụ, giảm 07 bị can); XLHC 12 vụ/29

đối tượng. Tang vật thu giữ: 3,70 gram Heroin; 1,76 kilogram MTTH; 215,71

gram Diazepam; 897,93 gram chất phức tạp và nhiều tang vật khác.

7.1.4. Trật tự an toàn giao thông (TTATGT)

CATP đã chủ động tổ chức phân luồng giao thông tại các tuyến đường ở

cửa ngõ ra vào thành phố, các địa bàn giao thông phức tạp, khu vực bến xe, bến

cảng, kho bãi nhằm đảm bảo TTATGT; tiếp tục tập trung kiểm tra, xử lý các

trường hợp vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của

Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ và đường sắt. Xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm

trọng trở lên, làm chết 09 người, bị thương nặng 01 người (so với cùng kỳ giảm

40 vụ, giảm 38 người chết, giảm 09 người bị thương; so với liền kề giảm 16 vụ,

giảm 04 người chết, giảm 01 người bị thương) và 35 vụ va chạm, làm bị thương

nhẹ 19 người.

Tai nạn giao thông đường sắt: Không xảy ra tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông đường thủy: Không xảy ra tai nạn giao thông.

7.1.5. Về tình hình cháy, nổ

Xảy ra 04 vụ cháy (giảm 11 vụ, giảm 01 người chết so với liền kề); thiệt

hại tài sản chưa ước tính thành tiền. Tiếp nhận và xử lý 15 vụ tai nạn, sự cố có tổ

chức cứu nạn, cứu hộ; cứu được 05 người, tìm được 02 thi thể.

Trong tháng trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ nổ nào.

28

7.2. Tình hình giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm: Trong tháng các thành phần kinh tế đã giải quyết việc

làm 3.494 lượt người chiếm tỷ lệ 1,16% kế hoạch năm; số chỗ việc làm tạo mới

là 2.772 chỗ, chiếm 1,98% kế hoạch năm. Lũy kế, số giải quyết việc làm đến

nay 174.062 lượt người, đạt 58,02% kế hoạch năm 2021; số chỗ việc làm mới là

80.043 chỗ, đạt 57,17% kế hoạch năm 2021. So với cùng kỳ năm 2020, số lao

động được giải quyết việc làm giảm 24.196 lượt người, tỷ lệ giải quyết việc làm

giảm 8,67%; số chỗ việc làm mới giảm 10.843 chỗ, tỷ lệ tạo việc làm mới giảm

8,03%.

Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Tính từ đầu năm

đến nay, đã có 80.614 người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất

nghiệp và tư vấn các chế độ cho người lao động theo quy định và đã có 80.863

người có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tiếp tục tăng cường rà soát dữ

liệu báo tăng của Bảo hiểm xã hội, dữ liệu báo cáo lao động, biến động lao động

tại các doanh nghiệp để hạn chế việc người lao động đã có việc làm nhưng vẫn

nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trên đây là tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 và 8

tháng năm 2021.

Nơi nhận:

- Tổng cục Thống kê;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND Thành phố;

- Thường trực UBND Thành phố;

- Sở, ban ngành Thành phố;

- Cục Thống kê tỉnh, thành phố;

- Các đơn vị thuộc Cục Thống kê;

- Lưu: VT, TH.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

Trần Phước Tường