bÁo cÁo - vast.ac.vn · bÁo cÁo thƯỜng niÊn. bÁo cÁo thƯ˚ng niÊn viỆn hÀn lÂm khoa...

94
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM www.vast.ac.vn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

www.vast.ac.vn

BÁO CÁOTHƯỜNG NIÊN

Page 2: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Page 3: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

MỤC LỤC

Giới thiệu chung

Thông điệp của Chủ tịch Viện

Sơ đồ tổ chức

Một số kết quả nổi bật 2018

Các hướng nghiên cứu ưu tiên

Nghiên cứu cơ bản

Hướng Công nghệ thông tin - Điện tử - Tự động hóa - Công nghệ vũ trụ

Hướng Công nghệ sinh học

Hướng Khoa học vật liệu

Hướng Đa dạng sinh học và Các chất có hoạt chất sinh học

Hướng Khoa học trái đất

Hướng Khoa học và Công nghệ biển

Hướng Công nghệ môi trường và Năng lượng

Hoạt động ứng dụng và Triển khai công nghệ

Hoạt động đào tạo

Hoạt động hợp tác quốc tế

Đầu tư xây dựng tiềm lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia

Công tác thông tin, xuất bản và bảo tàng

Phương hướng kế hoạch năm 2019

Các con số thống kê

7

8

11

12

14

19

20

23

30

33

38

43

46

49

54

59

63

66

69

82

84

Page 4: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

VIẾT TẮTCông nghệ sinh họcCông nghệ thông tinCông nghệ vũ trụGiáo sưHợp tác quốc tếKhoa học và Công nghệKhoa học và Công nghệ Việt NamKinh tế - Xã hộiQuỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc giaNghiên cứu cơ bảnNghiên cứu sinhTổ chức phi chính phủNgân sách nhà nướcNhà xuất bảnViện trợ phát triển chính thứcPhó giáo sưPhòng Thí nghiệm trọng điểmThạc sỹTiến sỹTiến sỹ khoa họcTrung tâm Vệ tinh quốc gia

CNSH CNTT CNVT GS HTQT KHCN KHCNVN KT-XH NAFOSTED NCCB NCS NGO NSNN NXB ODA PGS PTNTĐ ThS TS TSKH TTVTQG

Page 5: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

6

Viện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực

hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; Cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

TẦM NHÌN

Phát triển Viện Hàn lâm KHCNVN trở thành một trung tâm nghiên

cứu khoa học và công nghệ hàng đầu cả nước, với tiềm lực khoa học và công nghệ đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước và hội nhập kinh tế.

CHỨC NĂNGNHIỆM VỤ

Page 6: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

7

Giới thiệu chunG

NHÂN LỰC

>3.500Cán bộ nhân viên

2.582 Cán bộ biên chế

54GIÁO SƯ

183PHÓ GIÁO SƯ

925TIếN SĨ

28TIếN SĨ KHOA HỌC

1186THẠC SĨ

211NCVCC Và TƯơNG ĐƯơNG

Phân bố lực lượng cán bộ theo trình độ

Phân bố lực lượng cán bộ theo ngạch viên chức

34,65%

76,39%17,62%

5,99%

4,65%

33,65%

20,32%

6,73%

Page 7: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

8

Nhìn lại một năm qua, Viện Hàn lâm KHCNVN đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, phát triển toàn diện về mọi mặt.

Tiếp tục là đơn vị đứng đầu cả nước trong nghiên cứu cơ bản, Viện Hàn lâm công bố 2.096 công trình (tăng 14,5% so với 2017), trong số đó nhiều công trình được đăng trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng (Impact factor) cao, bên cạnh đó Viện cũng đã xuất bản 51 sách chuyên khảo. Công tác nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ được đẩy mạnh với kết quả 50 Bằng Độc quyền sáng chế và Giải pháp hữu ích được cấp (tăng 25% so với năm 2017). Các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm đã tham gia tuyển chọn và triển khai thực hiện 1.712 hợp đồng KHCN, trải rộng từ các chuyên ngành sâu đến đa ngành, từ khoa học cơ bản đến ứng dụng.

Bên cạnh đó, các dự án, chương trình KHCN khác cũng đạt kết quả tốt như vận hành hoạt động ổn định VNREDSat-1; Hoàn thành đưa vào hoạt động dự án “Tăng cường mạng lưới trạm quan sát động đất phục vụ báo tin và cảnh báo sóng thần Việt Nam”; Tiếp tục thực hiện Chương trình KHCN Tây Nguyên 3 và KHCN Vũ trụ.

Hoạt động đào tạo tại Học viện KHCN và Trường Đại học KHCN Hà Nội đã đi vào nề nếp và tuyển sinh nhiều khoá học mới. Hoạt động bảo tàng tiếp tục ổn định, đặc biệt là Bảo tàng Hải Dương học đã thu hút được lượng khách vượt chỉ tiêu.

Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Năm 2018 số lượng TS và TSKH là 953 tăng hơn 10% so với 2017. Chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ sau 05 năm triển khai đã thu hút được nhiều cán bộ có trình độ cao. Đặc biệt năm nay cũng là năm đầu tiên Viện Hàn lâm triển khai Chương trình hỗ trợ nghiên cứu viên cao cấp với mục tiêu hỗ trợ, phát triển các hướng nghiên cứu chuyên ngành sâu bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Viện Hàn lâm tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ HTQT với các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Năm 2018, Viện Hàn lâm KHCNVN phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Nga thực hiện chuyến khảo sát hỗn hợp biển Việt Nam bằng tàu “Viện sy Oparin” nhằm khởi động “Lộ trình hợp tác trong linh vực nghiên cứu khoa học biển giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và FEB RAS giai đoạn 2018-2025”.

Viện cũng đã tham mưu, tư vấn cho Đảng và Chính phủ trong việc ban hành nhiều chính sách, đặc biệt là việc xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0.

Tiếp nối thành công của 2018, năm 2019 với trí tuệ tập thể, tinh thần chia sẻ và hợp tác, Viện Hàn lâm KHCNVN sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò là cơ quan KHCN lớn nhất cả nước.

của Chủ tịch Viện

Giáo sư, Viện sỹ CHâu VăN MiNH

Page 8: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

9

Giới thiệu chunG

Công trình khoa học (tăng 14,5% so với 2017), trong đó có

984 công trình trên tạp chí quốc tế (tăng 10,8% so với 2017). Số công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín đạt tiêu chuẩn ISI là 735 công trình (tăng 6,8% so với năm 2017);

2.096

Loài động thực vật mới được các nhà khoa học Viện Hàn lâm KHCNVN phát hiện;

95

Dự án nghiên cứu đấu thầu quốc tế;20

Bằng độc quyền phát minh sáng chế và Bằng độc quyền

giải pháp hữu ích;50

Sách chuyên khảo được NXB Khoa học Tự nhiên & Công nghệ xuất bản;

51

Tỷ đồng - Tổng kinh phí để triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng;

> 940

Học viên, bao gồm 957 nghiên cứu sinh; 536 học viên cao học, 705 sinh viên đại học;

2198

Đài trạm trại thuộc 14 viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam: đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo.

121

Hợp đồng KHCN từ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ

và triển khai ứng dụng;

1.712

Page 9: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

10

Lĩnh vực phụ trách: Lãnh đạo mọi mặt hoạt động của Viện Hàn lâm KHCNVN theo chức năng, nhiệm vụ của Viện; chỉ đạo, giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Viện được Chính phủ quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Viện Hàn lâm KHCNVN; trực tiếp chỉ đạo những lĩnh vực công tác: chiến lược và quy hoạch phát triển; các chương trình, dự án, đề án quan trọng của Viện; trực tiếp quản lý và điều hành công tác hợp tác quốc tế và văn phòng.

Lĩnh vực phụ trách: Giúp Chủ tịch Viện trong quản lý và điều hành các lĩnh vực công tác: kế hoạch – tài chính, quản lý khoa học; ứng dụng và triển khai công nghệ; thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.

Lĩnh vực phụ trách: Giúp Chủ tịch Viện quản lý và điều hành các lĩnh vực công tác tổ chức-cán bộ; thi đua khen thưởng, kiểm tra; thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao. (đến 15/11/2018)

Lĩnh vực phụ trách: Giúp Chủ tịch Viện trong quản lý và điều hành lĩnh vực công tác đào tạo đại học và sau đại học; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.

CHủ TịCH ViệNGiáO Sư, ViệN Sĩ CHâu VăN MiNH

PHó CHủ TịCH ViệNGS. TSKH. NGuyễN ĐìNH CôNG

PHó CHủ TịCH ViệNPGS. TS. PHAN VăN KiệM

PHó CHủ TịCH ViệNGS. TS. PHAN NGọC MiNH

BAN LÃNH ĐẠO VIỆN

Page 10: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

11

Giới thiệu chunG

LãNH ĐạO ViệNCHủ TịCH

CáC PHó CHủ TịCH

CáC HỘi ĐỒNGKHOA HọC

CáC NGÀNH

Viện Toán học

Viện Vật lý

Viện Hóa học

Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên

Viện Cơ học

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Viện Địa lý

Viện Địa chất

Viện Vật lý địa cầu

Viện Hải dương học

Viện Tài nguyên và Môi trường biển

Viện Địa chất và Địa vật lý biển

Viện Khoa học năng lượng

Viện Khoa học vật liệu

Viện Công nghệ thông tin

Viện Công nghệ sinh học

Viện Công nghệ môi trường

Viện Công nghệ hóa học

Viện Công nghệ vũ trụ

Viện Cơ học và Tin học ứng dụng

Viện Sinh học nhiệt đới

Viện Kỹ thuật nhiệt đới

Viện Khoa học vật liệu ứng dụng

Viện NC và UD công nghệ Nha Trang

Viện Hoá sinh biển

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên

Viện Nghiên cứu hệ gen

Ban Tổ chức – Cán bộ

Ban Kế hoạch - Tài chính

Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ

Ban Hợp tác quốc tế

Ban Kiểm tra

Văn phòng (có VPĐD tại TP.HCM)

NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Phát triển công nghệ cao

Trung tâm Tin học và Tính toán

Trung tâm Nghiên cứu và CGCN

Học viện Khoa học và Công nghệ

Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học

Viện Vật lý TP.HCM

Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM

Viện Nghiên cứu khoa học Miền Trung

Viện Sinh thái học Miền Nam

Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Viện: Công ty TNHH MTV Ứng dụng công nghệ

mới và Du lịch (NEWTATCO)

Các đơn vị tự trang trải kinh phí trực thuộc Viện:

1. Viện Công nghệ viễn thông

2. Trung tâm PT kỹ thuật và công nghệ

3. Liên hiệp KHSX CNC viễn thông - tin học

4. Liên hiệp KHSX công nghệ mới

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Page 11: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

12

của TSKH Trần Đình Phong, Trưởng khoa Khoa học cơ bản và Ứng dụng, Trường Đại học KHCN Hà Nội là tác giả chính đã được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018.

Máy làm đá tuyết từ nước biển được chế tạo dựa trên các nguyên vật liệu có khả năng chịu ăn mòn của nước biển. Nước sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn và điều chỉnh độ đậm đặc của sản phẩm đá tuyết theo nhiệt độ xác định. Dùng đá tuyết bảo quản hải sản giúp thời gian bảo quản cá trên tàu lâu, tốc độ làm lạnh hải sản nhanh hơn, làm tăng chất lượng của hải sản, giảm thiểu lượng hải sản bị hư hỏng, hủy bỏ, góp phần bảo vệ môi trường

Máy làm đá tuyết từ nước biển phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ

Máy LÀM Đá TuyếT Từ NướC BiểN PHụC Vụ BảO QuảN Hải SảN ĐáNH BắT XA Bờ

CôNG TrìNH “Cấu TrúC POLyMEr VÀ Cơ CHế HOạT ĐỘNG XúC TáC TạO H2

CủA MOLyBDENuM SuLFiDE Vô ĐịNH HìNH”

MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT 2018

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh trao tặng Giải thưởng cho TSKH Trần Đình Phong và PGS.TS Phạm Văn Hùng.( 20/05/2018)

Page 12: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

13

Giới thiệu chunG

Lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra các di tích cư trú của người tiền sử trong các hang động núi lửa, bổ sung thêm cho một loại hình cư trú mới, một kiểu thích ứng mới của cư dân tiền sử ở vùng đất đỏ Basalt Tây Nguyên. Đây được xem là bước ngoặt cho việc nghiên cứu nhân chủng học/ cổ nhân học ở Việt Nam.Di cốt người tiền sử trong hang động đá vôi ở Việt Nam cũng như trên thế giới khá phổ biến nhưng trong hang động núi lửa chưa có tài liệu nào công bố. Đây là di cốt đầu tiên được phát hiện trong hang động núi lửa ở Việt Nam và Đông Nam Á, hiếm gặp trên thế giới. Kết quả khai quật đã cung cấp những luận cứ khoa học thuyết phục cho việc phục dựng, tái hiện

PHáT HiệN Di TíCH Cư Trú CủA NGười TiềN Sử Tại HÀNG ĐỘNG Núi LửA ở KrôNG Nô, ĐắK NôNG

Mô HìNH ĐấT NGậP NướC NHâN TạO Xử Lý NướC THải THứ CấP Tại CôNG Ty FOrMOSA HÀ TĩNH, rỘNG 43.000M2. Đã VậN HÀNH TrONG 18 THáNG VÀ Hiệu Quả Xử Lý NướC ổN ĐịNH, AN TOÀN CHO Hệ SiNH THái.

Hình ảnh mẫu vật được tìm thấy tại hang động núi lửa ở Krông nô, Đắk Nông

sinh cảnh người tiền sử. Đồng thời đóng góp bằng chứng có tính thuyết phục cao cho việc xây dựng Công viên địa chất toàn cầu ở Đắk Nông.

Page 13: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

14

PHáT HiệN CáC DòNG NHáNH Mới CủA Hệ GEN Ty THể ở NGười ViệT NAM VÀ Sự KếT Tụ Kiểu GEN ĐặC TrưNG VÀO THời Kỳ VăN HOá ĐôNG SơN (ViệN NGHiêN Cứu Hệ GEN).

Đã PHáT HiệN 95 LOÀi ĐỘNG VậT VÀ THựC VậT Mới CHO KHOA HọC VÀ NGHiêN Cứu BảN ĐỒ PHâN LậP VÀ ĐA DạNG CủA 433 LOÀi THựC VậT (THuỘC 133 CHi) DựA TrêN CáC GHi NHậN Mẫu VậT HóA THạCH VÀ CòN SốNG QuA CáC THời Kì ĐịA CHấT KHáC NHAu

Đa dạng và sự phân bố nhóm đơn bội F, một

trong những nhóm đơn bội chính của quần thể

người Việt Nam

Đặc điểm nhận dạng loài Trâm hòn bà Syzygium honbaense Tagane, V.S. Dang & Yahara

Page 14: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

15

Giới thiệu chunG

SáCH CHuyêN KHảO “KếT Quả QuAN TrắC NăM 2017 CủA MạNG QuAN SáT ĐỘNG ĐấT”

NGHiêN Cứu XáC ĐịNH CáC ĐặC ĐiểM ĐịA CHấT VÀ ĐịA VậT Lý KHu VựC THềM LụC ĐịA BắC TruNG BỘ - HOÀNG SA THEO TÀi Liệu ĐịA VậT Lý.

Đề tài đã thành lập được bản đồ cấu trúc địa chất sâu tỷ lệ 1:500.000, xác định được 5 điểm chân dốc lục địa trên khu vực nghiên cứu theo khoản 4(b), điều 76, UNCLOS 1982. kết quả đề tài cũng chỉ rõ ranh giới chuyển tiếp lục địa và đại dương nằm ngoài khu vực nghiên cứu về phía Đông, đây là các bằng chứng khoa học góp phần khẳng định quần đảo Hoàng Sa nằm trên thềm lục địa kéo dài từ đất liền ra.

Với mục đích giới thiệu những kết quả mới nhất về hoạt động của hệ thống đài trạm địa chấn trên lãnh thổ Việt Nam.

Sơ đồ các điểm chân dốc lục địa phục vụ xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo khoản 4(b), điều 76, UNCLOS 1982

Page 15: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

16

Tính đến 30/11/2018, Viện Hàn lâm được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp 50 bằng Sở hữu trí tuệ gồm: 15 bằng độc quyền Sáng chế, 35 bằng Giải pháp hữu ích. Số văn bằng theo các năm thể hiện: năm 2011 được cấp tổng số 08 văn bằng; năm 2012 được cấp 15; năm 2013 được cấp 17; năm 2014 được cấp 15; năm 2015 được cấp 18; năm 2016 được cấp 29 bằng (12 sáng chế và 17 GPHI); Năm 2017 được cấp 40 bằng (20 sáng chế, 20 GPHI).

Page 16: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

17

Giới thiệu chunG

CÁC HƯỚNGNGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

Page 17: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

18

Khẳng định thế mạnh trong NCCB, Viện Hàn lâm thúc đẩy mạnh mẽ công bố quốc tế, khuyến khích đăng ký sở hữu

trí tuệ tạo tiền đề pháp lý cho hoạt động ứng dụng.

Năm 2018, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm đã triển khai thực hiện 813 nhiệm vụ, đề tài, dự án nghiên cứu các cấp, trong đó có 20 dự án nghiên cứu từ các quỹ quốc tế.

Các công trình công bố của Viện Hàn lâm đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Tổng số công trình công bố của Viện Hàn lâm năm 2018 là 2.096 công trình (tăng 14,5% so với 2017), trong đó có 984 công trình trên các tạp chí quốc tế (tăng 10,8% so với 2017). Số công trình công bố trên các tạp chí uy tín trong danh mục ISI là 735 công trình (tăng 6,8% so với 2017), trong số đó nhiều công trình được đăng trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng (Impact factor) cao. Nhiều công trình đã được đánh giá cao và được trao nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Trung bình

mỗi cán bộ nghiên cứu của Viện đã công bố 01 công trình/ năm, mỗi Tiến sỹ đạt trung bình 01 công bố quốc tế. Bên cạnh đó Viện cũng đã xuất bản 51 sách chuyên khảo trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Song song với đẩy mạnh công bố quốc tế, việc đăng ký sở hữu trí tuệ cũng được chú

NGHiêN Cứu Cơ BảN

Biểu đồ phân bố công trình công bố của Viện Hàn lâm KHCNVN (2001 - 2018)

Th.S Nguyễn Tường LanTrung tâm Thông tin -Tư liệu

Page 18: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

19

trọng và phát triển. Tính đến 30/11/2018, Viện Hàn lâm được cấp 50 bằng Sở hữu trí tuệ gồm: 15 bằng độc quyền Sáng chế, 35 bằng Giải pháp hữu ích. Số văn bằng theo các năm thể hiện: năm 2011 được cấp tổng số 8 văn bằng; năm 2012 được cấp 15; năm 2013 được cấp 17; năm 2014 được cấp 15; năm 2015 được cấp 18; năm 2016 được cấp 29 bằng (12 sáng chế và 17 GPHI); Năm 2017 được cấp 40 bằng (20 sáng chế, 20 GPHI ).

Phát huy thế mạnh của Viện trong lĩnh vực Toán học, Vật lý, Viện Hàn lâm KHCNVN đã thành lập 02 Trung tâm quốc tế dạng II về Toán học và Vật lý dưới sự bảo trợ của UNESCO và bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2018, tổ chức được nhiều lớp học quốc tế và thu hút được nhiều nhà khoa học có uy tín đến làm việc tại Viện.

Thực hiện theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hoá học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025,trong năm 2018, Viện Hàn lâm KHCNVN đã triển khai 08 đề tài thuộc Chương trình phát triển khoa

học cơ bản trong lĩnh vực Hoá học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025.

Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN vẫn tích cực tham gia đăng ký đề tài do quỹ Nafosted tài trợ. Đợt 1 năm 2018, Viện Hàn lâm KHCNVN được tài trợ 29 đề tài NCCB trong tổng số 146 đề tài.

Cũng trong năm 2018, Viện Hàn lâm KHCNVN tiếp tục có cá nhân đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu: TSKH. Trần Đình Phong, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội là tác giả chính của công trình trong lĩnh vực Vật lý: “Cấu trúc polymer và cơ chế hoạt động xúc tác tạo H2 của molybdenum sulfide vô định hình” (“Coordination polymer structure and revisited hydrogen evolution catalytic mechanism for amorphous molybdenum sulfide”). Công trình được công bố trong Nature Materials, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới về Khoa học vật liệu.

Tạp chí Vietnam Journal of Mathematic (VJM) và Acta Mathematic Vietnamica tiếp tục nằm trong danh sách ESCI. Chỉ số Simago (Scopus) của 2 tạp chí là 0,27 (Q3).

Page 19: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

20

Trong năm 2018, hướng Công nghệ thông tin - Điện tử - Tự động hoá - Công nghệ vũ trụ có 26 đề tài được thực

hiện với tổng kinh phí 15,5 tỷ đồng, trong đó có 06 đề tài gia hạn thực hiện đến hết tháng 12/2018 thuộc giai đoạn 2016 – 2017, 10 đề tài chuyển tiếp giai đoạn 2017 – 2018 và 10 đề tài mở mới giai đoạn 2018 - 2019.

LĩNH VựC ĐiệN Tử, Tự ĐỘNG HóA

Đề tài: “Thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị đo và giám sát kết cấu trực tuyến (on-line) bằng phương pháp dao động” đã nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống thiết bị đo dao động phục vụ giám sát kết cấu cầu on-line tại hiện trường bao gồm: Cảm biến dao động; Phần mềm điều khiển thiết bị đo online đặt

tại server; Phần mềm phân tích tín hiệu đo online cài đặt trong máy tính xử lý.

Tín hiệu rung động của cầu được cảm biến tự động thu nhận và truyền về server qua mạng 4G. Máy tính xử lý tại trung tâm sẽ tự động nhận tín hiệu trên server qua mạng internet và tự động phân tích các tín hiệu bất thường để cảnh báo sự cố. Đồng thời phần mềm cũng sẽ tự động dò tìm và phân tích các đặc trưng dao động của cầu để phát hiện và dự báo hư hỏng cầu.

Đề tài đã tiến hành đo thử nghiệm hệ thiết bị tại cầu Nhật Tân, Hà Nội. Khi có ô tô chạy qua, cảm biến sẽ đo độ rung cầu và truyền tín hiệu về server qua mạng 4G. Máy tính xử lý tại trung tâm sẽ tự động nhận tín hiệu trên server qua mạng internet và tự động dò tìm

HướNG CôNG NGHệ THôNG TiN - ĐiệN Tử - Tự ĐỘNG HóA

CôNG NGHệ VŨ TrụGS. TS. Phan Ngọc Minh

Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành

Cảm biến dao động sử dụng trong hệ thống

Page 20: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

21

và phân tích biên độ và tần số dao động của cầu phục vụ công tác giám sát kết cấu cầu.

Cảm biến được đặt cố định trên cầu để giám sát online hoạt động của cầu thông qua việc đo tín hiệu rung động của cầu khi có tải trọng xe chạy qua, rung động bất thường như tai nạn trên cầu, tàu thủy đâm va vào kết cấu cầu, hoặc thiên tai như động đất, gió bão,... Các dấu hiện bất thường sẽ được cảnh báo, phân tích và dự báo hư hỏng của cầu.

LĩNH VựC CôNG NGHệ THôNG TiN

Đề tài: “Thiết kế hệ thống quan sát đối tượng từ xa phục vụ công tác nghiệp vụ an ninh” đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công hệ thiết bị quan sát đối tượng từ xa (EyeBall).

Hệ thống thiết bị quan sát đối tượng từ xa EyeBall bao gồm thiết bị thu và ghi hình không dây dạng quả cầu, bộ điều khiển trung tâm, thiết bị hiển thị di động (PDU) và bộ sạc điện để giữ cho quả cầu hoạt động.

Thiết bị thu và ghi hình dạng cầu nói trên có ưu điểm nổi bật là rất cơ động, tự động cân bằng vị trí. Quả cầu có khả năng tự cung cấp khả năng giám sát âm thanh và video liên tục trong khu vực. Ngoài ra, quả cầu còn có đèn LED hồng ngoại cho phép hoạt động vào ban đêm hoặc trong các khu vực tối.

Tín hiệu video từ quả cầu được truyền về bộ điều khiển trung tâm qua sóng vô tuyến với hình ảnh độ nét cao (HD) ở băng tần 5.8GHz.

Sản phẩm của đề tài rất phù hợp để sử dụng trong công tác cứu hộ, cứu nạn trong hầm mỏ, núi đá,... Có thể sử dụng trong hoạt động phòng chống khủng bố, bắt cóc con tin...

LĩNH VựC CôNG NGHệ VŨ Trụ

Đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng nhiệm vụ vệ tinh quan sát Trái đất có khả năng phối hợp hoạt động với vệ tinh VNREDSat-1” đã thiết kế quỹ đạo một quả vệ tinh (gọi tắt là quả vệ tinh VN-2) phối hợp với vệ tinh VNREDSat-1 để tạo thành chùm vệ tinh với thời gian chụp lặp lại dưới 2 ngày.

Quá trình thiết kế nhiệm vụ cho vệ tinh VN-2 phối hợp với VNREDSat-1: Giả định quả vệ tinh VN-2 có đặc trưng kỹ thuật tương tự như VNREDSat-1 về năng lực chụp ảnh, như vậy yêu cầu của quả VN-2 là phối hợp quỹ đạo với vệ tinh VNREDSat-1 để tạo thành chùm vệ tinh với thời gian chụp lặp lại dưới 2 ngày. Phương pháp thiết kế quỹ đạo dựa trên tiêu chí đánh giá thời gian chụp lặp lại trung bình của chùm vệ tinh. Cách lựa chọn quỹ đạo VN-2 là sự phối hợp lưới đường bay của vệ tinh VN-2 và VNREDSat-1.

Thiết bị quan sát đối tượng từ xa EyeBall

Phương thức truyền thông tin của hệ thiết bị quan sát đối tượng từ xa EyeBall

Page 21: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

22

Mô tả quy đạo của quả vệ tinh VN-2:

Thời điểm* 2013/04/01 22:32:00.000 + T0

Hệ quy chiếu J2000

Bán trục lớn (km) 7058.907082

Độ cao khi qua Xích đạo (km)

680.767

Độ lệch tâm 0.00120705

Góc nghiêng quỹ đạo (độ)

98.1471783

RAAN (độ) Ω

Ω (độ) ω

M (độ) M

Giờ địa phương (điểm lên)

22h32

Chu kỳ (giây) 5909.4

* Lấy trùng thời điểm phóng của vệ tinh VNREDSat-1

Đề tài đã làm chủ quy trình thiết kế hệ thống, cụ thể là thiết kế quỹ đạo cho vệ tinh nhỏ quan sát trái đất nhằm tối ưu tiêu chí thời gian chụp lặp lại trên lãnh thổ Việt Nam. Chùm vệ tinh VNREDSat-1 và VN-2 có thời gian chụp lặp lại trung bình trên lãnh thổ Việt Nam là khoảng 01 ngày với góc nghiêng chụp ảnh tối đa 35o trong khi đó thời gian chụp lại của vệ tinh VNREDSat-1 là trung bình từ 02 đến

03 ngày. Chùm vệ tinh (VNREDSat-1 phối hợp với VN-2) sẽ cho tần suất chụp ảnh và cung cấp dữ liệu ảnh trên lãnh thổ Việt Nam lên gấp hai lần. Việc tăng tần suất quan sát có ý nghĩa quan trọng đối với việc theo dõi, giám sát các đối tượng trên mặt đất.

Kết quả mô phỏng quy đạo 3D của chùm 02 vệ tinh VNEDSat-1 và VN-2

Thời gian chụp lặp lại của chùm vệ tinh VNRESDSat-1 và VN-2 (trung bình 01 ngày

Thời gian chụp lặp lại của chùm vệ tinh VNRESDSat-1 (trung bình 02-03 ngày)

So sánh thời gian chụp lặp lại trung bình trên lãnh thổ Việt Nam của chùm vệ tinh VNREDSat-1

và VN-2 với vệ tinh VNREDSat-1 (đơn vị: giây).

Page 22: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

23

GS. TS. Trương Nam HảiChủ tịch Hội đồng khoa học ngành

CôNG NGHệ SiNH HọC

Năm 2018, hướng Công nghệ sinh học của Viện Hàn lâm KHCNVN có 10 đề tài được triển khai thực hiện. Trong

đó 05 đề tài của giai đoạn 2017-2018 và 05 đề tài thực hiện trong giai đoạn 2018-2019. Hội đồng ngành CNSH đã tiến hành nghiệm thu 03 đề tài của giai đoạn 2016-2017 và lựa chọn được 05 đề tài mới cho giai đoạn 2019-2020.

CáC NHiệM Vụ Mở Mới 2019-2020

Đề tài “Nghiên cứu phát hiện các đột biến và xây dựng phương pháp chẩn đoán bệnh dị tật mống mắt và bệnh ung thư nguyên bào võng mạc trên người Việt Nam”, do TS. Nguyễn Hải Hà - Viện Nghiên cứu hệ gen làm chủ nhiệm.

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hệ gen các chủng virus gây hội chứng còi cọc ở lợn con

(Porcine circovirus, PCV) đang lưu hành tại Việt Nam”, do TS. Đoàn Thị Thanh Hương - Viện Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm.

Đề tài “Giải trình tự và phân tích hệ gen của vi tảo biển dị dưỡng Thraustochytrium sp.TN22 đặc hữu Việt Nam” do TS. Hoàng Thị Minh Hiền - Viện Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm.

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CRISPR/Cas9 trong tạo đột biến gen nhằm giảm tích luỹ đường raffinose nâng cao chất lượng hạt cây đậu tương”, do TS. Phạm Bích Ngọc - Viện Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm.

Đề tài “Phân lập, sàng lọc và định danh các chủng vi sinh vật có hoạt tính gây độc tế bào từ các mẫu trầm tích ở vùng biển Hà Tĩnh”, do TS. Vũ Thị Quyên - Viện Hoá sinh biển làm chủ nhiệm.

Page 23: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

24

MỘT Số KếT Quả Nổi BậT

Làm chủ công nghệ di truyền ngược tạo chủng giống gốc vắc-xin cúm gia cầm A/H5N1 (TS. Nguyễn Trung Nam và công sự, Viện Công nghệ sinh học).

Lần đầu tiên ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học đã làm chủ công nghệ di truyền ngược được chuyển giao từ Bệnh viện Nhi St. Jude (Hoa Kỳ) để tạo chủng giống gốc vắc-xin sử dụng bộ khung là 06 plasmid chứa 06 đoạn gen của chủng H1N1 A/PR/8/34 kết hợp với 02 plasmid chứa đoạn gen H5 (đã loại bỏ đoạn độc) và N1 của các chủng vi rút cúm A/H5N1clade 1.1 và clade 2.3.2.1c đang lưu hành tại Việt Nam. Chủng vi rút tái tổ hợp làm vắc-xin được tạo ra từ việc biến nạp “6+2” plasmid vào trong các tế

bào 293T.

Nhóm nghiên cứu đã thu được chủng vi-rút tái tổ hợp đảm bảo tính ổn định về mặt di truyền với hiệu giá HA cao (HA=28 với clade 1.1 và HA=29 với clade 2.3.2.1c). Các chủng trên sẽ tiếp tục được kiểm tra an toàn và đánh giá tính sinh miễn dịch bảo hộ bằng công cường độc. Việc làm chủ công nghệ di truyền ngược sẽ giúp Việt Nam chủ động sản xuất nhanh vắc-xin cúm A/H5N1 mỗi khi có biến chủng mới xuất hiện, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trong việc nhập khẩu vắc-xin từ nước ngoài. Ngoài ra, có thể áp dụng công nghệ di truyền ngược để tạo ra các chủng vắc-xin chống lại các chủng cúm khác nhau như H5N1, H5N6, H7N9...

Kết quả xác định khả năng chống ngưng kết hồng cầu của chủng vác xin

Nguyên lý tạo chủng cúm vác xin bằng di truyền ngược

Page 24: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

25

Tổng hợp và ứng dụng phức hệ protein-nano kim cương trong công nghệ sinh học (TS. Phạm Đình Minh và cộng sự, Viện Công nghệ sinh học)

Với những phát triển đột phá trong thời gian gần đây, hạt nano kim cương (nanodiamond, ND) đang nổi lên là vật liệu nano hấp dẫn cho nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng liên ngành Khoa học Tự nhiên và Khoa học Sự sống. Đặc biệt, nano kim cương huỳnh quang (fluorescent nanodiamond-FND) có chứa mật độ cao các tâm huỳnh quang Nitrogen-Vacancy (NV

-) - một hệ lượng tử dạng nguyên tử. Với bản chất cacbon và có tính trơ siêu việt của kim cương, vật liệu nano này đã được chứng minh không độc đối với tế bào cũng như cơ thể sinh vật. Vì vậy, một loạt ứng dụng trong khoa học sự sống dựa trên hạt nano kim cương đã được phát triển trên thế giới như nghiên cứu tế bào gốc, dẫn thuốc, kháng khuẩn chọn lọc, phân tích hình ảnh sinh học... Trong khoa học tự nhiên và công nghệ vật liệu mới, nano kim cương cũng đã được phát triển rất thành công trong tính toán lượng tử/quang lượng tử, cảm ứng từ/đo nhiệt độ ở kích thước nano và thiết kế - sản xuất các chất siêu dẫn. Một số phương pháp tổng hợp và các ứng dụng mới của phức hệ protein-nanodiamond đang được phát triển tại viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KHCNVN:

Tổng hợp phức hệ protein-nanodiamond

Phức protein-nanodiamond có thể được tổng hợp bằng 02 phương pháp hấp phụ vật lý và liên kết cộng hóa trị. Gần đây, các nhà nghiên cứu của Viện đã phát triển được phương pháp tổng hợp “xanh” và rất kinh tế (có thể thực hiện trong 05 phút, không dùng hóa chất và trang thiết bị chuyên dùng) sử dụng hấp phụ vật lý.

Nghiên cứu và Phát triển vắc-xin nano, sản xuất kháng thể

Đây là hướng nghiên cứu mới nhất của hạt nano kim cương trong lĩnh vực khoa học sự sống. Các thực nghiệm của nhóm nghiên cứu cho thấy sau khi gắn hạt các protein kháng nguyên không những được polymer hóa lên kích thước nano mà hoạt tính sinh học của chúng còn được tăng cường mạnh mẽ. Hiện nay các nghiên cứu và phát triển vắc-xin nano và sản xuất kháng thể đặc hiệu HA/H5N1, HA/H7N9, S1 (vi rút tiêu chảy lợn), và ung thư… đang được tiến hành tại Viện Công nghệ sinh học.

Đánh dấu và theo dõi tế bào gốc

Tổng hợp vật lý và hóa học phức nano sinh học “protein- nanodiamond”

Nano kim cương tăng cường tính kháng nguyên và HI của chuột trên HA/H7N9.

Page 25: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

26

Tại Viện Công nghệ sinh học, FND đã và đang được sử dụng để đánh dấu tế bào gốc và theo dõi định lượng quá trình tìm và gắn mô đích của chúng. Về nguyên tắc, FND cũng có thể được sử dụng để đánh dấu và theo dõi định hướng các tế bào khác như tế bào ung thư và tế bào miễn dịch. Hình bên trái

thể hiện khả năng gắn vào tế bào gốc của FND và hình bên phải mô tả đường chuẩn định lượng tế bào gốc trong gan chuột thí nghiệm.

Đánh dấu và theo dõi protein

Nano kim cương huỳnh quang (FND) hiện đang được sử dụng để đánh dấu và theo dõi tương tác của các protein vỏ vi rút (HA từ vi rút cúm H5N1, A27 từ vi rút đậu mùa) với tế bào chủ của chúng. Trong tương lai phương pháp này có thể được dùng để đánh dấu và theo dõi protein vắc-xin, protein thuốc cả in vitro và in vivo.

Ứng dụng FND cho đánh dấu, theo dõi, và định lượng tương tác giữa A27 với tế bào sống.

Giải trình tự hệ gen các gia đình nạn nhân dioxin phát hiện thấy các đột biến mới tế bào mầm ở người bố bị phơi nhiễm có thể di truyền sang con cái (TS. Nguyễn Đăng Tôn và cộng sự, Viện Nghiên cứu hệ gen).

Trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam, từ năm 1961 đến năm 1972, Hoa Kỳ đã rải hơn 19 triệu gallon (~72 triệu lít) hỗn hợp các chất diệt cỏ, trong đó có chất da cam (Agent Orange, AO) xuống nhiều vùng ở miền Nam Việt Nam. Nồng độ trung bình của 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) hay còn được gọi là dioxin trong chất AO là 13mg/kg, bền hơn rất nhiều so với 2,4D và 2,4,5-T. Dioxin là chất cực độc, có thể là

nguyên nhân dẫn đến các bất thường về sinh sản và phát triển cá thể, phá hủy hệ miễn dịch và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư.

Nhằm đánh giá tỷ lệ đột biến mới de novo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành giải trình tự toàn bộ hệ gen của 09 gia đình nạn nhân bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin. Đây là những gia đình bộ ba bố-mẹ-con đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới có bố bị phơi nhiễm với nồng độ dioxin trong máu tăng cao (TEQPCDD/F từ 7,5 đến 69,52 ppt) và mẹ không bị phơi nhiễm, được giải trình tự toàn bộ hệ gen.

Page 26: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

27

Qua nghiên cứu, đã phát hiện được 846 đột biến điểm de novo, 25 đột biến chèn/mất đoạn de novo, 04 đột biến thay đổi cấu trúc de novo và 01 đột biến mất đoạn de novo ở 09 gia đình. Một đột biến de novo của gen LAMA5 trên nhiễm sắc thể số 10 (60913153G>A-> p.R604D) cũng được tìm thấy ở người con bị bệnh chậm phát triển trí tuệ và teo cơ. Đột biến trên gen này được chứng minh là có liên quan đến bệnh loạn dưỡng cơ. Các đột biến de novo đảo đoạn hoặc mất đoạn cũng được tìm thấy trên một số cá thể con của nạn nhân phơi nhiễm chất

da cam/ dioxin.

Bằng các phương pháp phân tích tương quan, sự liên quan giữa số đột biến điểm de novo và nồng độ của TCDD, PeCDD, TCDD + peCDD, TEQ (PCDD/F) với P tương ứng là (TCDD; P-value = 0.0089, PeCDD; P-value = 0.017, TCDD + PeCDD; P-value = 0.015, TEQ (PCDD/F); P-value = 0.039) đã được phát hiện. Đây là những bằng chứng khoa học mới, đầu tiên cho thấy dioxin có ảnh hưởng đến tỷ lệ đột biến mới dòng tế bào mầm ở những người cha bị phơi nhiễm. Các đột biến này đã di truyền sang thế hệ con cái.

Các đột biến điểm de novo ở con của các nạn nhân bị phơi nhiễm dioxin

Page 27: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

28

Phát hiện các dòng nhánh mới của hệ gen ty thể ở người Việt Nam và sự kết tụ kiểu gen đặc trưng vào thời kỳ văn hoá Đông Sơn (TS. Nguyễn Thùy Dương và cộng sự, Viện Nghiên cứu hệ gen).

Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng ở lục địa Đông Nam Á, là cửa ngõ đến các nước, các đảo và quần đảo trong khu vực. Do đó, nước ta có sự đa dạng rất cao về mặt sắc tộc. Nơi đây là địa bàn cư trú từ lâu đời của cộng đồng 54 dân tộc anh em thuộc 05 họ ngôn ngữ: 1) Austroasiatic,2) Tai - Kadai, 3) H’mong - Mien, 3) Sino - Tibetan và Austronesian. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu về sự đa dạng di truyền ở mức hệ gen và địa lý phát sinh, tức phân bố địa lý của các kiểu gen và ước lượng niên đại xuất hiện của chúng trên các vùng lãnh thổ của quần thể người Việt Nam.

Nhằm phân tích địa lý phát sinh sử dụng hệ gen ty thể, nhóm nghiên cứu đã giải mã 609 hệ gen ty thể hoàn chỉnh từ các cá thể của 17 dân tộc thuộc 05 ngữ hệ đã nêu ở trên. Qua phân tích so sánh các trình tự người Việt Nam với hệ gen tham chiếu Cambridge được chỉnh sửa (Revised Cambridge Reference Sequence),đã xác định được 399 kiểu đơn bội thuộc 135 nhóm đơn bội, tất cả thuộc hai nhóm đơn bội lớn là M và N. Trong nhóm lớn M, hai nhóm nhỏ có tần suất cao nhất là M7 (9,36%) và M71 (6,08%). Trong nhóm lớn N, các nhóm đơn bội nhánh F và B chiếm ưu thế, cụ thể là các nhóm F1, B4 và B5 có tần suất tương ứng là 19,38%, 17,41% và 7,22%. Trong số 05 ngữ hệ, các trình tự từ các nhóm Austronesian có khác biệt nhiều nhất so với các nhóm khác.

Phân tích phát sinh chủng loại của tổng số 2742 trình tự, bao gồm 609 trình tự người Việt Nam cùng với 2133 trình tự khác từ các dân tộc cư trú trên lục địa Đông Nam Á (bao gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Tây Malaysia, Nam Trung Quốc) và Đài Loan, đã phát hiện được 111 dòng nhánh (lineages)

mới DNA ty thể của Việt Nam. Theo ước tính Bayesian về thời gian kết tụ (coalescence time) với 95% mật độ hậu nghiệm cao nhất (Highest Posterior Density, HPD), các nhóm đơn bội M, hai nhánh F và B là khoảng 58, 50 và và 49 ngàn năm trước (thousand years ago, kya). Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây ước tính sự có mặt của con người hiện đại trên lục địa ĐNA từ 51-46 kya.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã phát hiện được đỉnh cao của sự đa dạng mtDNA khoảng 2,5-3 ngàn năm về trước, trùng với nền Văn hóa Đông Sơn và do vậy có thể liên quan đến sự mở rộng nền văn hoá theo xu hướng nông nghiệp. Đây là bằng chứng khoa học mới, đầu tiên trên thế giới về di truyền phân tử người liên quan đến khoảng thời gian ra đời của nền văn hoá Đông Sơn.

Nghiên cứu khu hệ vi sinh ruột dê Việt Nam (TS. Đỗ Thị Huyền và cộng sự, Viện Công nghệ sinh học).

Nguồn phế thải lignocellulose từ nguồn nông nghiệp là nguồn phong phú, sẵn có và phục vụ tốt cho phát triển kinh tế nông nghiệp để thay thế nền kinh tế hóa thạch. Vượt qua những hạn chế của nền kinh tế dựa trên hóa thạch, nền kinh tế dựa trên sinh học có lợi thế:(i) Là nguồn nguyên liệu bền vững; (ii) Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch; (iii) Giảm phát thải khí nhà kính nên làm giảm biến đổi khí hậu; (iv) Kích thích phát triển kinh tế khu vực và nông thôn. Lignocellulose có thể được chuyển thành các phân tử đường bởi các enzyme vi sinh vật và nguồn đường này có thể được lên men thành các sản phẩm có giá trị cao bao gồm nhiên liệu sinh học, nguyên liệu cho thực phẩm, hóa chất tinh khiết, các hóa chất kiến tạo, dược phẩm. Việc chuyển đổi lignocellulose thành các sản phẩm có giá trị cao hơn đòi hỏi quá trình đa bước bao gồm tiền xử lý (ví dụ như cơ học, hóa học, hoặc sinh học), đường hóa bằng enzyme và lên

Page 28: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

29

men thành sản phẩm cuối cùng, trong đó quá trình đường hóa nhờ enzyme đang đóng vai trò chính, ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm cuối cùng do nguồn enzyme dùng cho đường hóa trong công nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Trong tự nhiên, hơn 99% vi sinh vật từ các mẫu môi trường là không thể nuôi cấy trong điều kiện phòng thí nghiệm. Do đó, trong những năm gần đây, bằng công cụ giải trình tự gen thế hệ mới, toàn bộ DNA metagenomic từ các mẫu môi trường có khả năng phân hủy lignocellulose cao rất mạnh đã được nghiên cứu để khai thác một số lượng rất lớn gen mã hóa cho enzyme tham gia chuyển hóa sinh khối. Đường tiêu hóa của mối và dạ cỏ dê Hàn Quốc đại diện cho môi trường thủy phân lignocellulose nhanh và hiệu quả là nguồn cung cấp nguồn gen chủ yếu. Trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự DNA metagenome của vi khuẩn trong dạ cỏ dê Việt Nam (dê chăn

thả, sống trên núi và ăn các thức ăn có lignocellulose khó tiêu hóa) với dung lượng 09 Gb bằng hệ thống giải trình tự Ilumina 2500. Từ bộ dữ liệu này đã khai thác được 821 ORF mã hóa carbohydtate esterase (CEs) và polysaccharide lyases (PLs) phục vụ cho tiền xử lý sinh khối, 816 ORFs mã hóa cho 11 họ glycoside hydrolase (GHs) có hoạt tính cellulase, 2252 ORFs mã hóa 22 GH có hoạt tính hemicellulase. Các module liên kết vớicarbohydrate (CBM) có số lượng lớn (763 ORF), trong đó 480 ORF có mặt trong các enzyme tham gia thủy phân lignocellulose. Để khẳng định các công cụ chú giải chức năng gen là chính xác, nhóm đã biểu hiện một khung đọc mở mã hóa cho CBM63 trong E. coli. Protein được biểu hiện dưới dạng tan và có vai trò như chất hoạt hóa sinh học làm tăng khả năng thủy phân cellulose tinh thể trong giấy lọc của cellulase thương mại (Sigma)

Điện di đồ phân tích protein CBM63 được biểu hiện trong E. coli (A), expansin tinh sạch từ dịch chiết tế bào E. coli tái tổ hợp (B) và đánh giá khả năng của CBM63 làm tăng hoạt tính cellulase được đo bằng phương pháp DNS (C). M. Protein chuẩn

(Fermentas).

Page 29: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

30

l NGHiêN Cứu PHáT TriểN CôNG NGHệ CHế TạO THử NGHiệM PiN MặT Trời NANO TrêN Cơ Sở Hiệu ứNG PLASMONiC CủA Hệ HạT Au(Ag)TiO2

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Duy Long

Đã nghiên cứu chế tạo các lớp màng vật liệu ôxít bán dẫn TiO2, ZnO có cấu trúc nano với các hình thái khác nhau như nano xốp, sợi nano và thanh nanobằng các phương pháp khác nhau, trong đó màng TiO2 và ZnO nano xốp đã được chế tạo bằng phương pháp bốc bay tạo các màng kim loại Ti và Zn, sau đó tiến hành ủ nhiệt trong không khí. Màng TiO2 sợi nano được chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt màng Ti trong dung dịch NaOH và màng ZnO thanh nano bằng phương pháp mạ điện.

Đã xây dựng được quy trình chế tạo hệ vật nano composite Au@TiO2 và Au@ZnO bằng

phương pháp bốc bay kết hợp ủ nhiệt. Các hạt nano Au được phân tán đồng đều trên màng bằng việc phủ một lớp màng Au lên trên bề mặt lớp ôxit sau đó ủ nhiệt để tạo màng nanocomposite. Kích thước của các hạt nano Au có sự tăng tuyến tính với chiều dày lớp màng Au cũng như phụ thuộc vào hình thái học của lớp màng ôxít. Kích thước của các hạt nano Au nhỏ hơn và ít phụ thuộc vào chiều dày lớp màng Au bốc bay khi độ gồ ghề bề mặt lớp ôxit lớn. Với các trường hợp màng dây nano TiO2 và thanh nano ZnO thì kích thước hạt gần như không thay đổi theo chiều dày lớp màng Au, trong khi đó mật độ của các hạt lại tăng rõ rệt theo chiều dày.

Hiệu ứng hấp thụ cộng hưởng plasmonic của hệ hạt Au@ZnO và Au@TiO2 cũng đã được nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu suất của linh kiện pin mặt trời QDSSC và DSSC.

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn HiệuChủ tịch Hội đồng khoa học ngành

KHOA HọC VậT Liệu

Page 30: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

31

Các kết quả cho thấy hiệu ứng plasmonics của các hệ hạt Au@ZnO vàAu@TiO2 đã làm cải thiện đáng kể phẩm chất của các linh kiện này. Đối với linh kiện QDSSCs (FTO/Au@ZnO/CdS) các thông số: thế hở mạch Voc tăng từ 0,49V lên 0,53V và dòng mạch ngắn Jsc tăng từ 0,21mA/cm2 lên 0,37mA/cm2 tương ứng với linh kiện khi không có và có các hạt nano Au. Còn trong trường hợp linh kiện pin DSSCs khi có mặt các hạt nano Au trong màng TiO2 thì linh kiện cho thể hở mạch đạt 0,63 V và mật độ dòng mạch ngắn đạt 5,37 mA/cm2 với hiệu suất đạt 2,13 % tăng khoảng 15% so với linh kiện không có các hạt nano Au.

l NGHiêN Cứu CHế TạO Hệ Vi Lưu TíCH HỢP ĐiệN HóA ứNG DụNG TrONG TổNG HỢP VậT Liệu Cấu TrúC NANO VÀ PHâN TíCH y SiNH

Chủ nhiệm đề tài: Trần Đại Lâm

Thiết kế và chế tạo hệ vi lưu trên vật liệu PDMS có độ sâu nhỏ hơn 50µm đồng thời cũng chế tạo vi điện cực cảm biến trên đế Si/SiO2 bằng kỹ thuật vi cơ điện tử, trong điều kiện Việt Nam.

Hệ vi lưu trên vật liệu PMMA cũng được chế tạo bằng kỹ thuật khắc laze CO2 với độ sâu

nhỏ hơn 500 µm.

Đưa ra quy trình tích hợp cảm biến điện hóa và từ trường trên cả hai hệ vi kênh PDMS và PMMA.

Vật liệu nano sắt từ được chế tạo trong hệ vi lưu PDMS ở điều kiện nhiệt độ phòng với thời gian phản ứng nhanh và tiêu tốn ít hóa chất, dung môi. Các hạt nano sắt từ thu được có kích thước nhỏ (khoảng 10 nm) và đồng đều. Trong khi đó, hệ vi lưu PMMA được sử dụng để tổng hợp vật liệu khung cơ kim ở điều kiện nhiệt độ thấp, thời gian phản ứng nhanh so với các phương pháp truyền thống như thủy nhiệt, dung nhiệt. MOF thu được có độ tinh thể cao và có kích thước nhỏ.

Tiến hành thử nghiệm phát hiện chỉ dấu sinh học CEA xác định ung thư sử dụng hệ vi lưu tích hợp cảm biến điện hóa và từ trường và có giới hạn phát hiện bệnh là150 pg/ml.

Giản đồ nhiễu xạ tia X và ảnh FESEM của MIL-88(Fe) được tổng hợp trong thiết bị vi lưu

Ảnh FE-SEM bề mặt màng TiO2 nano dây đã chế tạo.

Page 31: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

32

Page 32: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

33

Trong năm 2018, hướng Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học 20 đề tài với tổng kinh phí là 6.000 triệu

đồng, trong đo có 10 đề tài chuyển tiếp với kinh phí 3.000 triệu đồng và 10 đề tài mở mới với kinh phí 3.000 triệu đồng.

Trong năm 2018, hướng cũng đã nghiệm thu được 08 đề tài, kết quả của các đề tài đều

được đánh giá loại xuất sắc. Các đề tài tiếp tục và mở mới của hướng Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học tập trung nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Việt Nam và xây dựng các cơ sở dữ liệu về các loài động, thực vật cho các khu vực khác nhau tại Việt Nam. Sàng lọc, nghiên cứu tách chiết và tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học

GS.TSKH.Trần Văn SungPhó Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành

HướNG ĐA DạNG SiNH HọCVÀ CáC CHấT Có HOạT CHấT THiêN NHiêN

Neoalcathous annamica Constant & Pham

Limnonectes kiziriani Nguyen Quang Truong

Callosciurus honkhoaiensis Nguyen Truong Son

Page 33: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

34

như kháng ung thư, kháng viêm, tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết... để có thể định hướng ứng dụng vào lĩnh vực Y-dược tạo ra các sản phẩm thuốc phục vụ cuộc sống. Một số kết quả nổi bật của hướng đạt được như sau:

Trong năm 2018, Viện Hàn lâm đã thu được Cơ sở dữ liệu thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam với 500 phiếu thông tin và ảnh cho 500 loài (do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật xây dựng).

Đã hoàn thành việc đăng ký bản quyền phần mềm BIOKEYS và đề xuất môn học tự chọn “Ứng dụng tin học trong phân loại thực vật” với nội dung ứng dụng phần mềm BIOKEYS trong nghiên cứu thực vật thuộc chương trình đào tạo tiến sĩ ở Học viện Khoa học và Công nghệ.

Đề tài “Xây dựng bộ dữ liệu đa dạng sinh học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” (Viện Sinh thái học Miền Nam thực hiện) đã xác định tính đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn của hệ sinh thái rừng huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam gồm 540 loài thực vật, 40 loài thú , 137 loài chim , 50 loài bò sát, 44 loài lưỡng cư, 299 loài côn trùng, trong đó có 9 loài thực vật và 58 loài động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn; Trên cơ sở đó đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Tây Giang.

Đặc biệt bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đã hoàn thiện chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm bằng phương pháp nhựa hóa , một phương pháp hiện đại nhất trên thế giới hiện nay; Tiêu bản Rùa hoàn thành rất đẹp, có hồn, các chi tiết giống với Rùa Hồ Gươm khi còn sống.

Viện Hóa sinh biển đã đăng ký hai bằng độc quyền sáng chế và 4 giải pháp hữu ích. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích GPHI số 1806 năm 2018 về phương pháp tổng hợp và thử hoạt tính kháng tế bào ung thư Lu-1, MCF – 7 và KB của mốt số analog của bengamide, một hợp chất thiên nhiên được tách từ sinh vật biển.

Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đăng ký một bằng độc quyền sáng chế và hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Trứng cầu gai và FORTE’KID từ đề tài trọng điểm cấp Viện Hàn lâm KHCNVN và đề tài cấp nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Page 34: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

35

Hợp chất mới [(24S)-28-O-[ β-D-g a l a c t o f u r a n o s y l - ( 1 → 5 ) - α - L -arabinofuranosyl]-24-methyl-5α-cholestane 3β,4β,6α,8, 15β, 16β, 28-heptol], được tách từ loài sao biển Acanthasten placi được đăng ký sáng chế là chất có cấu trúc mới lần đầu tiên được phân lập trong tự nhiên, thuộc lớp chất steroid glycoside và có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các tế bào thuộc 3 dòng ung thư đại tràng HCT-116, ung thư vú T-47D, và ung thư da RPMI-7951dòng HCT-116, T-47D và RPMI-7951.

Viện Hóa học đã tiến hành đề tài trong Quỹ

phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia “Thiết kế, tổng hợp và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các dẫn xuất mới lai 4 -anilinoquinazoline qua cầu triazole” sử dụng phản ứng domino và phản ứng click. Các hợp chất mới tổng hợp được có hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên ba dòng tế bào ung thư thử nghiệm là: ung thư biểu bì ( KB), ung thư gan HepG2 và ung thư phổi không tế bào nhỏ (SK - Lu - 1), trong đó có những chất mạnh hơn thuốc đối chứng erlotinib hydrochloride 100 lần. Các nghiên cứu ban đầu về quan hệ giữa các cấu trúc và hoạt tính cho thấy các hợp chất dị vòng

Sao biển Acanthaster planci

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Page 35: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

36

chứa oxy và nhóm aryl liên kết với triazole có ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt tính gây độc tế bào.

Dự án sản xuất thử nghiệm thuộc chương trình Hóa dược quốc gia: “Hoàn thiện công nghệ tổng hợp celecoxib đạt tiêu chuẩn USP quy mô pilot và sản xuất viên nang celecoxib trên dây chuyền WHO-GMP” do PGS Quốc Anh làm chủ nhiệm. Đã hoàn thiện quy trình công nghệ tổng hợp và tinh chế celecoxib quy mô 10kg/mẻ đạt hiệu suất tổng cộng 80,69% đạt tiêu chuẩn dược điển Mỹ USP và đạt độ ổn định của sản phẩm 36 tháng.

Nhóm nghiên cứu cũng đã thiết kế một dây chuyền thiết bị tổng hợp và tinh chế xelecoxib liên tục ở quy mô 10kg/mẻ, sản phẩm đã được sản xuất trên dây chuyền GMP-WHO quy mô 250.000 viên/mẻ đã sản xuất được 1 triệu viên nang celecoxib. Hiện nay đang hoàn thiện hồ sơ xin Bộ y tế cho phép lưu hành rộng rãi trên toàn quốc.

Công thức hóa học của celecoxib : 4-[5-(4-methylphenyl)-3-(trifluoromethyl)-1H-pyrazol-1-yl] benzenesulfonamide.

Công thức phân tử: C17H14F3N3O2S

Công thức cấu tạo:

Page 36: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

37

Agostemma vietnamicum Oreocharis tribracteata

Page 37: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

38

HOạT ĐỘNG KHCN

Trong năm 2018, các viện chuyên ngành thuộc khối Khoa học Trái đất đã thực hiện 31 đề tài cấp nhà nước bao gồm các đề tài độc lập, đề tài thuộc các chương trình trọng điểm cấp quốc gia: KC08, KC09, KC06, chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020, chương trình Tây Bắc, chương trình Tây Nam Bộ, chương trình KHCN Vũ Trụ; 25 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc Quỹ NAFOSTED; 05 đề tài cấp nhà nước được ủy quyền thực hiện tại Viện Hàn lâm KHCNVN; 35 đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCNVN và tương đương; 05 đề tài nghị định thư; 08 đề tài hợp tác quốc tế cấp Viện Hàn lâm KHCNVN; 15 đề tài hợp tác giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và các địa phương; 09 nhiệm vụ Chính phủ giao; 01 dự án sản xuất thử nghiệm và 07 dự án khác.

Ngoài ra còn hàng loạt đề tài cấp cơ sở dành cho cán bộ trẻ cũng đã được triển khai ở tất cả các viện. Cùng với các đề tài, dự án, nhiều hợp đồng khoa học công nghệ hoặc dịch vụ khoa học công nghệ cũng đã được thực hiện. Ngoài các đề tài, dự án khoa học công nghệ, các viện thuộc khối các Khoa học Trái đất còn thực hiện hơn một trăm (115) hợp đồng nghiên cứu hoặc dịch vụ khoa học công nghệ với các địa phương, các cơ quan và doanh nghiệp.

CôNG Bố KHOA HọC

Trong năm 2018, các viện Địa chất, Vật lý địa cầu, Địa lý, Địa chất - Địa vật lý biển và Địa lý Tp. HCM đã công bố 34 bài báo thuộc danh mục SCI và SCI-E, 32 bài báo trên các tạp chí quốc tế khác, 46 bài báo trên các tạp chí của Viện Hàn lâm KHCNVN thuộc danh

PGS. TSKH. Trần Trọng HòaChủ tịch Hội đồng khoa học ngành

KHOA HọC Trái ĐấT

Trung tâm cảnh báo động đất sóng thần

Page 38: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

39

mục VAST2 và 77 bài trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia khác. Đã xuất bản 07 sách chuyên khảo, trong đó có 03 sách chuyên khảo do các nhà xuất bản quốc tế xuất bản bằng tiếng Anh.

CáC HướNG NGHiêN Cứu CHíNH

Nghiên cứu cơ bản và cơ bản định hướng ứng dụng

Các nghiên cứu cơ bản và cơ bản định hướng ứng dụng được thực hiện chủ yếu thông qua các đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ và một số đề tài hợp tác quốc tế. Các nghiên cứu cơ bản tập trung vào vấn đề xây dựng các mô hình: Thành tạo quặng nội sinh như Ni-Cu-PGE, Fe-Ti-V liên quan tới các hoạt động magma mafic - siêu mafic vùng ĐBVN, Au-Sb liên quan tới các granitoid khử; Quá trình hình thành và phát triển của các trũng Kainozoi dọc đứt gãy sâu Sông Hồng; Mô hình bồi xói bờ biển và xu thế biến động châu thổ sông Cửu Long; Sử dụng mô hình trị số WRF trong nghiên cứu cơ chế hình thành mưa lớn ở Việt Nam; Mô hình đánh giá rủi ro động đất thành phố Hà Nội. Ngoài ra, sử dụng công nghệ viễn thám và GIS còn triển khai các nghiên đánh giá biến đổi khí hậu, mối quan hệ giữa đảo nhiệt đô thị thành phố Hà Nội và biến động sử dụng đất; Nghiên cứu phát triển thuật toán phân loại tự động lớp phủ bằng tư liệu Landsat 8 OLI hay thuật toán nội suy bỏ mây trên tư liệu MODIS đa thời gian...

Tài nguyên thiên nhiên

Về tài nguyên khoáng sản: các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ đã tập trung vào nghiên cứu đánh giá triển vọng của một số loại khoáng sản như vàng, antimon, thiếc. Đã triển khai nghiên cứu phát triển công nghệ sử dụng vi sinh trong xử lý quặng sulfide thu hồi vàng từ một số loại quặng Au-Cu, Au-As, Au-Sbở Tây Nguyên góp phần giảm thiểu

ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, lần đầu tiên các nghiên cứu đánh giá triển vọng khoáng sản rắn (kết hạch Mn-Fe, vỏ Mn-Fe chứa Co và các nguyên tố đất hiếm, quặng sulfur đa kim) và hoạt động magma núi lửa Kainozoi tây nam trũng sâu Biển Đông bắt đầu được triển khai.

Về di sản thiên nhiên: hàng loạt các đối tượng như hang động núi lửa ở Krông Nô (Đăk Nông), giá trị cảnh quan núi lửa trẻ Tây Nguyên, các di sản địa chất ven biển tỉnh Bình Thuận phục vụ phát triển du lịch cho một số vùng kinh tế - xã hội quan trọng đã được quan tâm nghiên cứu. Cá biệt trong năm 2018, đề tài TN17/T06, thuộc Chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020 đã xác lập được hàng loạt kiểu di sản địa chất liên quan đến hang động núi lửa ở Tây Nguyên như hóa thạch khuôn cây trong hang, các kiểu hình thái cấu trúc hang động, các kiểu thạch nhũ, ranh giới/dấu vết các thế hệ phun trào/các dòng chảy dung nham, các ngấn dung nham,... Các kết quả này, cùng với việc xác lập đặc tính đa dạng sinh học đặc thù và di sản khảo cổ trong hang động núi lửa là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng mô hình bảo tồn di sản tại chỗ phục vụ phát triển du lịch.

Về tài nguyên nước: cùng với với việc nghiên cứu đánh giá chất lượng, trữ lượng nước mặt và nước dưới đất, các đề tài còn tập trung vào các nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp chống suy thoái tài nguyên nước. Các kết quả nghiên cứu mới về biến động mực nước ngầm trong các vùng đá basalt ở Tây Nguyên (TN16/T02; TN18/T10) đã cho phép đưa ra cách tiếp cận mới trong giải quyết vấn đề dâng cao mực nước ngầm làm cơ sở cho các giải pháp công nghệ bổ cập nước dưới đất, góp phần giải quyết tình trạng khô hạn ở Tây Nguyên. Kết quả hoàn thiện công nghệ hồ treo tăng khả năng sử dụng nước và tạo cảnh quan du lịch ở Hà

Page 39: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

40

Giang đã đăng ký giải pháp hữu ích và được chấp thuận đơn đăng ký bản quyền. Công trình cấp nước sinh hoạt cho trường THPT Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên do Viện Địa chất xây dựng đã được bàn giao và đưa vào sử dụng. Một số giải pháp sử dụng nước mưa, nước mặt, nước ngầm và thu hồi nước trong đới thông khí bằng phương pháp ngưng tụ cũng đã được đề xuất và triển khai thực hiện.

Đối với tài nguyên đất, các nghiên cứu tập trung vào hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất dưới tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều giải pháp đã được đề xuất như thay đổi cơ cấu sử dụng đất (ví dụ đối với tỉnh Trà Vinh), đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất các mô hình kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (cụ thể cho vùng Tây Thanh Hóa, Nghệ An) hay giải pháp kỹ thuật tổng hợp duy duy trì, nâng cao độ phì đất góp phần tăng năng suất và ổn định chất lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang. Đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sự suy giảm chất lượng đất liên quan tới khai thác bauxite ở Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái đất bằng các mô hình trồng các loại cây thích hợp.

Các vấn đề môi trường

Một số đề tài đã tiến hành đánh giá ô nhiễm kim loại nặng và dư lượng chất bảo vệ thực vật trong môi trường đất, trầm tích bề mặt cho những vùng cụ thể như Thái Bình, Nam Định hoặc Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến môi trường được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau như đánh giá tác động của các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, đánh giá tác động môi trường của các vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản,... Phát triển và áp dụng công nghệ viễn thám và GIS trong giám sát và quản lý môi trường biển vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà

Mau; Ứng dụng tư liệu viễn thám độ phân giải cao và trung bình, đa thời gian đánh giá tổng hợp tai biến môi trường vùng bờ biển Bắc Trung Bộ,... Một số giải pháp kỹ thuật trong xử lý chất ô nhiễm như việc điều chế xúc tác quang bán dẫn hiệu quả cao dưới ánh sáng nhìn thấy để xử lý chất hữu cơ khó phân hủy trong nước đang được tiến hành.

Tai biến địa chất

Trong nghiên cứu và cảnh báo động đất sóng thần, mạng lưới đài trạm địa chấn quốc gia do Viện Vật lý địa cầu vận hành đã ghi nhận được 51 trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 5.3 độ theo thang Mô men trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, trong đó các trận động đất có magnitude M>3.5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để thiết lập mạng quan trắc động đất và đánh giá động đất kích thích hồ chứa trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Đà, nghiên cứu đánh giá nguy hiểm động đất cho các vùng khác nhau như Thừa Thiên Huế, mô hình đánh giá rủi ro động đất cho thành phố Hà Nội, v.v. Các nghiên cứu phục vụ công tác cảnh báo động đất sóng thần như xây dựng và mô phỏng các kịch bản sóng thần nguồn gần và xa trên Biển Đông; Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sâu và chuyển động hiện đại vỏ trái đất; Các nghiên cứu chi tiết hoạt động địa chấn đới đứt gãy kinh tuyến Thường Xuân - Bá Thước và các tai biến địa chất liên quan.

Nghiên cứu các giải pháp cảnh báo sớm tai biến sụt đất, trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá miền Bắc Việt Nam và nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo trượt tự động tại một số khu đô thị trọng điểm khu vực Tây Nguyên đang được xúc tiến. Nghiên cứu đánh giá mức độ nứt, trượt lở đất, đề xuất các giải pháp khoa học đảm bảo an toàn cho dân cư tại hai xã Tú Sơn và Hạ Bì, huyện Kim Bôi,

Page 40: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

41

tỉnh Hòa Bình; Các nghiên cứu giải pháp kiểm soát xâm nhập mặn ở thành phố Đà Nẵng; Sử dụng công nghệ viễn thám trong nghiên cứu xâm nhập mặn cho các vùng cửa sông ven biển Hải Phòng - Thái Bình,Bến Tre,...

Các nghiên cứu phục vụ cho đánh giá biến thiên nhiên như nghiên cứu chuyển động kiến tạo Pliocen – hiện đại các đảo và thềm lục địa Việt Nam, nghiên cứu đánh giá các tai biến địa chất và môi trường nghiêm trọng trong khai thác chế biến một số khoáng sản chính ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại và phòng chống tai biếnđã bắt đầu được triển khai.

MỘT Số KếT Quả Nổi BậT

Phương pháp thu hồi Indi kim loại (In) từ bụi lò hồ quang luyện thiếc được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích năm 2018 trên cơ sở kết quả thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL.2011-T/22 do TS. Phan Lưu Anh - Viện Địa chất chủ nhiệm. Quy trình công nghệ thu hồi Indi gồm các bước thiêu oxy hóa, hòa tách, tách tạp chất, xi măng hóa và tinh chế sản phẩm. Sản phẩm Indi kim loại đạt 31,40 % In. Sản phẩm phụ là thiếc (IV) oxyt có hàm lượng 63,05 % Sn với hàm lượng tạp chất rất nhỏ. Phương pháp này có ưu điểm là giá thành sản xuất thấp do giá trị đầu tư thiết bị thấp, vật tư hóa chất đưa vào có giá thành rẻ và được thu hồi lại trong quá trình công nghệ, các kim loại có ích trong bùn được thu hồi tối đa, phần cặn quay lại quá trình luyện thiếc có thực thu cao và sản phẩm này là đầu vào cho quá trình tinh chế Indi kim loại. In là một nguyên tố đi kèm có giá trị trong quặng thiếc ở nước ta nhưng cho đến nay chưa được nghiên cứu để thu hồi, vì thế, việc ứng dụng vào thực tiễn quy trình công nghệ này sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm của công nghiệp khai thác và chế biến quặng thiếc, giảm thiểu thất thoát tài nguyên kim loại hiếm.

Phát hiện di cốt của người tiền sử tại hang động núi lửa ở Krông Nô, Đắk Nông là một trong 03 sự kiện KHCN nổi bật của Viện Hàn lâm KHCNVN trong năm 2018 do Câu lạc bộ nhà báo KHCN VN bình chọn và công bố. Đây là một trong những kết quả của đề tài TN17/T06 thuộc Chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020 do TS. La Thế Phúc làm chủ nhiệm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam là cơ quan chủ trì. Trong quá trình nghiên cứu đánh giá các giá trị di sản trong hang động núi lửa khu vực Krông Nô, đã xác lập được các kiểu di sản địa chất, đa dạng sinh học và các di sản văn hóa. Trong số các di chỉ khảo cổ ở đây đã phát hiện được di cốt người tiền sử minh chứng cho sự chiếm lĩnh và cư trú của cư dân từ khoảng 7000 – 4000 năm cách ngày nay. Đây là một phát hiện rất quan trọng và được sự quan tâm đặc biệt cả

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích Phương pháp thu hồi Indi từ bụi lò hồ quang luyện thiếc

(Nguồn: Phan Lưu Anh, viện Địa chất)

Page 41: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

42

trong và ngoài nước. Các kết quả nghiên cứu về niên đại, di chỉ khảo cổ, di cốt người tiền sử đã được công bố trên các tạp chí khoa học và phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.

Kết quả nghiên cứu đối sánh ranh giới Permi-Trias Paleo-tethys (PTB) ở Lũng Cẩm (Hà Giang, Việt Nam) và Lukač (Slovenia) của đề tài mã số VAST05.03/17-18 do TS. Lưu Thị Phương Lan (Viện Vật lý địa cầu) làm

chủ nhiệm sau khi được công bố trên tạp chí Vietnam Journal of Earth Sciences số 40 (3) đã được giới chuyên môn trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Sau khi được đưa lên online trong 05 tuần, bài báo luôn chiếm vị trí hàng đầutrong bảng xếp hạng đánh giá “new mention” của trang Academia.edu. Hai ranh giới PTB, một ở rìa đông (Lũng Cẩm), một ở rìa tây (Lukač) của đại dương cổ Paleo-tethys đã được phân tích, đối sánh trên cơ sở tổ hợp các tài liệu địa hóa, địa vật lý và cổ sinh. Kết quả không chỉ xác định được tuổi của ranh giới PTB Lũng Cẩm (~252 tr.n) mà còn cho thấy những đặc điểm thú vị của ranh giới này ở Lũng Cẩm, tính liên kết của nó với ranh giới PTB ở Lukač cũng như mặt cắt và điểm chuẩn toàn cầu GSSP tại Meishan, đông nam Trung Quốc. Các kết quả nghiên cứu đối sánh này đã cho phép xác định bối cảnh cổ khí hậu trong giai đoạn ranh giới PTB ở các khu vực nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu này đã làm cho mặt cắt Lũng Cẩm (Hà Giang) trở thành mặt cắt chi tiết nhất về ranh giới P-T trên toàn cầu (tại thời điểm này). Đây là những kết quả mới, rất có ý nghĩa trong nghiên cứu địa chất khu vực đồng thời làm tăng giá trị của Di sản Địa chất toàn cầu Cao nguyên Đá Đồng Văn.

Những chiếc rìu đá cổ được khai quật cùng các di cốt người tiền sử trong hang núi lửa C6-1 ở

Đăk Nông (Nguồn: Đề tài TN17/T06)

Khảo sát thu thập mẫu mặt cắt Lũng Cẩm (Nguồn: Đề tài VAST05.03/17-18)

Page 42: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

43

Trong năm 2018, Hội đồng Khoa học ngành KHCN biển đã tiến hành xét duyệt các đề xuất đề tài cho năm 2019

và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng khoa học và công nghệ biển.

Hội đồng ngành đã tuyển chọn được 06 trong số 13 đề xuất cấp Viện Hàn lâm thuộc hướng ưu tiên VAST06. Trong đó gồm:

- Hai đề xuất liên quan đến tai biến địa chất đới bờ cửa sông: nghiên cứu cơ chế bồi lấp và đề xuất giải pháp chống bồi lấp cửa sông khu vực Thanh Hóa và ứng dụng công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo đánh giá tai biến địa chất đới bờ vùng Cửa Đại và lân cận.

- Hai đề xuất liên quan đến hóa sinh biển: Nghiên cứu chế tạo mỹ phẩm chứa hoạt chất tự nhiên quinonoid từ vỏ và gai con cầu gai và xây dựng bộ chỉ số sinh học để đánh giá

cảnh báo môi trường tại các khu vực nuôi thủy sản tập trung.

- Một đề xuất liên quan đến hướng đánh giá độ nguy hại của chất thải vi nhựa trong môi trường biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh và đề xuất giải pháp ngăn ngừa suy giảm sức khỏe hệ sinh thái.

- Một đề xuất liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu chế tạo thiết bị lặn điều khiển từ xa phục vụ công tác nghiên cứu đáy biển.

Hội đồng đã lựa chọn được 01 trong 02 đề xuất đề tài thuộc hướng độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm với hướng nghiên cứu là xác định các đặc trưng cấu trúc vỏ Trái đất khu vực phụ bể Tây Nam bồn trũng Trung tâm và phụ cận trên cơ sở phân tích các số liệu cập nhật địa chất - địa vật lý.

PGS. TSKH. Nguyễn Văn CưChủ tịch Hội đồng khoa học ngành

KHOA HọC VÀ CôNG NGHệ BiểN

Page 43: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

44

Trong năm 2018 các nhà khoa học của Viện Hải dương học, Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Địa lý, Viện Hóa sinh biển, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên… đã tích cực triển khai nhiệm vụ nghị định thư cấp Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nga, triển khai các đề tài KHCN về biển cấp nhà nước thuộc chương trình nghiên cứu biển KC09/16-20.

Theo kế hoạch công tác năm 2018, Hội đồng ngành đã tổ chức một chuyến công tác sang Trường Đại học tổng hợp Brunei Durasalem.Đoàn đã thảo luận các vấn đề có thể hợp tác trong thời gian tới thuộc lĩnh vực nghiên cứu biển, bao gồm: nghiên cứu đa dạng sinh học biển, trọng tâm là hệ sinh thái rạn san hô. Cách tiếp cận và bảo vệ phục hồi rạn san hô trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những vấn đề trồng phục hồi rạn san hô. Bảo vệ, bảo tồn các nguồn lợi thủy sinh vật gắn với rạn san hô. Nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản biển sâu. Cấu trúc và tiến hóa địa chất thềm lục địa và các tai biển địa chất liên quan đến sự phát triển của hướng nghiên cứu địa chấn động đất và sóng thần; Trao đổi, chia sẻ thông tin, hoạt động đào tạo, trao đổi sinh viên sau đại học; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học biển.

MỘT Số KếT Quả Nổi BậT

- Đề tài “Nghiên cứu sự tich luy một số kim loại nặng As, Hg, Pb và dư lượng hoá chất bảo vệ thực vât trong trầm tich bề mặt và đánh giá mức độ rủi ro sinh thái phục vụ phát triển bền vưng nuôi thuy sản vung ven biển tinh Thái Bình” đã phân tích đánh giá hiện trạng mức độ ô nhiễm kim loại nặng As, Hg, Pb và HCBVTV trong 81 trầm tích và 90 mẫu động vật đáy; Tính toán chỉ số địa hoá, nhân tố làm giàu, chỉ số rủi ro sinh thái của các nguyên tố As, Hg, Pb trong 81 mẫu trầm tích; Xây dựng bản đồ phân vùng ảnh hưởng của As, Hg, Pb và HCBVTV clo hữu cơ trong mẫu trầm tích ven biển tỉnh Thái Bình; Đã viết bài đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục SCI-E và đã được hai phản biện chấp nhận cho đăng.

- Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm địa hóa thạch học magma bazan khu vực ven biển và ngoài khơi Nam Trung Bộ để tìm hiểu các chế độ động lực manti và địa động lực liên quan” đã xây dựng được sơ đồ phân bố các vị trí phun trào núi lửa khu vực thềm lục địa Nam Trung Bộ. Cập nhật, bổ sung và xây dựng hệ thống đứt gãy khu vực nghiên cứu dựa trên những cải tiến mới về phương pháp. Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện phương pháp xác định các hợp phần địa

Bản đồ dị thường Bouguer khu vực Bắc Trung Bộ - Hoàng Sa thu nhỏ từ 1:500.000

Page 44: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

45

hóa nguồn dung thể magma nóng chảy ban đầu. Bộ số liệu kết quả phân tích hợp phần địa hóa khoáng vật Olivin và Clinopyroxen. Bộ số liệu kết quả phân tích hợp phần địa hóa nguyên tố chính, vết các đá magma núi lửa khu vực đảo Lý Sơn, Phú Quý, Đảo Tro. Mô hình tương tác giữa manti - thạch quyển trong Kainozoi.

- Đề tài “Nghiên cứu xác định các đặc điểm địa chất và địa vât lý khu vực thềm lục địa bắc Trung Bộ - Hoàng Sa theo tài liệu địa vât lý” đã thành lập được bản đồ cấu trúc địa chất sâu tỷ lệ 1:500.000, xác định được 5 điểm chân dốc lục địa trên khu vực nghiên cứu theo khoản 4(b), điều 76, UNCLOS 1982. kết quả đề tài cũng chỉ rõ ranh giới chuyển tiếp lục địa và đại dương nằm ngoài khu vực nghiên cứu về phía Đông, đây là các bằng chứng khoa học góp phần khẳng định quần đảo Hoàng Sa nằm trên thềm lục địa kéo dài từ đất liền ra.

- Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nền đáy, độ mặn, nhiệt độ và thời gian phơi bãi đến mức độ phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao năng suất nghề nuôi ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)” đã đánh giá được ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố nền đáy, độ mặn, nhiệt độ và thời gian phơi bãi đến mức độ phát triển của ngao Bến

Tre Meretrix lyrata ở vùng triều phía Tây Vịnh Bắc Bộ. Đề xuất được các giải pháp quản lý - thích ứng với các ảnh hưởng nêu trên nhằm nâng cao hiệu suất nghề nuôi ngao Bến Tre Meretrix lyrata ở vùng triều Tây Vịnh Bắc Bộ.

- Đề tài “Biến đổi thành phần và số lượng vi sinh vât gây bệnh cơ hội sống cung loài san hô Acropora muricata và sức khoẻ san hô” đã xây dựng quy trình sản xuất collagen có trọng lượng phân tử thấp từ da cá Bò gai móc dùng trong thực phẩm bổ sung ở quy mô phòng thí nghiệm; Điều chế collagen thủy phân để đánh giá chất lượng,hiệu quả quy trình sản xuất và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở collagen.

- Đề tài “Nghiên cứu tinh liên kết giưa các hệ sinh thái của một số nguồn lợi cá quan trọng phục vụ khai thác bền vưng ở Khu dự trư Sinh quyển Thế giới Cu Lao Chàm - Hội An” đã hoàn thành 02 tập số liệu phân tích DNA của 2 loài cá Hồng bạc (64 mẫu) và cá Dìa công (60 mẫu) giữa 2 khu vực hạ lưu sông Thu Bồn (con giống) và Cù Lao Chàm (thương phẩm); 02 tập số liệu phân tích thành phần thức ăn của con giống và thương phẩm của 2 loài cá nói trên. Kết quả của đề tài là có cơ sở khoa học phục vụ khai thác nguồn lợi cá ở khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Hội An

Sơ đồ bề dầy trầm tích Kainozoi khu vực Bắc Trung Bộ - Hoàng Sa (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:500.000 về khổ A4)

Page 45: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

46

TìNH HìNH THựC HiệN NăM 2018

Trong năm 2018, Hướng Môi trường- Năng lượng thực hiện 10 đề tài trong đó có 05 đề tài chuyển tiếp và 05 đề tài mở mới, với tổng kinh phí là 3.000 triệu đồng, trong đó kinh phí 05 đề tài chuyển tiếp là 1.500 triệu đồng và 05 đề tài mới 1.500 triệu đồng, các đề tài đã được các đơn vị chủ trì triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch. Trong năm 2018, Hướng đã nghiệm thu được 03 đề tài, các kết quả đề tài đều được đánh giá xuất sắc và khá. Đề tài: “Nghiên cứu, xử lý thuốc trừ cỏ và diệt khuẩn trong nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn và miền núi bằng xúc tác quang hóa TiO2”. Đã chế tạo thành công vật liệu TiO2 và TiO2 pha tạp phi kim (N), kim loại (Co, Fe) phủ trên hạt silicagel. Vật liệu pha tạp TiO2/SiO2 có tính quang xúc tác trong vùng ánh sáng khả kiến. Vật liệu có khả năng xử lý hóa

chất diệt cỏ (paraquat, 2,4-D) và diệt khuẩn (coliform, salmonella) trong nước sinh hoạt. Khả năng quang xúc tác của vật liệu đề tài chế tạo được tương đương với vật liệu của Nhật Bản. Đề tài: “Xây dựng phương pháp và phần mềm đánh giá độ tin cậy cung cấp điện có xét đến vai trò của các nguồn năng lượng tái tạo và nguồn nhiên liệu cho các nhà máy điện tại Việt Nam” đã ứng dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo, phương pháp có nhiều ưu điểm nhất hiện nay để xác định độ tin cậy cho nguồn cung cấp điện trong hệ thống điện có sự tham gia của các nguồn năng lượng tái tạo gồm gió và mặt trời. Đề tài cũng đóng góp về phương pháp và công cụ nghiên cứu xác định độ tin cậy đối với hệ thống điện khi xét đến sự thay đổi nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy điện than.

Từ ý tưởng của Bằng độc quyền sáng chế số

PGS. TS. Vũ Đức LợiThư ký Hội đồng khoa học ngành

CôNG NGHệ Môi TrườNG VÀ NăNG LưỢNG

Page 46: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

47

17174, được cấp theo quyết định số 44563/QĐ-SHTT ngày 04 tháng 7 năm 2017, Viện Công nghệ Môi trường đã xây dựng được mô hình đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải thứ cấp có chứa các chất ô nhiễm như COD, N, P, Mn, Fe, Phenol, CN-... Mô hình công nghệ được triển khai trên diện tích 43.000 m2, đã được vận hành trong 18 tháng và hiệu quả xử lý nước thải là ổn định, nước thải an toàn với hệ sinh thái.

Năm 2018, Đề tài đánh giá tác động của hiện tượng axit hóa đại dương đến sức khỏe của các rạn san hô vùng biển ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ do Viện Tài Nguyên và Môi trường Biển chủ trì đã thu thập được bộ tự liệu về hiện trạng của san hô tạo rạn vùng ven biển ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Đề tài đang tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của axit hoá đại dương tới tốc độ phát triển của san hô vùng biển ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đánh giá khả năng phục hồi của san hô tạo rạn trước tác động của tự nhiên và các hoạt động con người.

Kế HOạCH THựC HiệN 2019

Trong năm 2019 hướng Công nghệ Môi trường và Năng lượng sẽ mở mới 05 đề tài, các đề tài mở mới năm 2019 bao gồm:

- Nghiên cứu chế tạo cảm biến sinh học ứng dụng trong phân tích nhanh và liên tục nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

- Nghiên cứu xử lý nước thải giàu chất dinh dưỡng bằng phương pháp vi tảo kết hợp màng

- Vai trò của quần xã vi khuẩn bùn đáy đối với sự phát thải khí methane trong rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

- Nghiên cứu tuyển chọn các chủng Vi Khuẩn Lam có khả năng sinh hormon thực vật và sử dụng chúng để loại bỏ nitơ và photpho trong nước thải chăn nuôi

- Nghiên cứu và thiết kế hệ thống chẩn đoán lỗi và tái cấu trúc cho bộ chỉnh lưu đa tầng ứng dụng cho hệ thống điện gió.

Mô hình công nghệ đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải.

Page 47: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

48

Loài san hô khối Galaxea fascicularis (Linnaeus, 1767)- Loài gặp phổ biển trên rạn san hô vùng bờ tây Vịnh Bắc bộ

Loài san hô nấm Fungia fungites (Linneaus, 1758)-loài ít gặp trên các rạn san hô vùng bờ tây Vịnh Bắc bộ

Page 48: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN

49

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

Page 49: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

50

HOạT ĐỘNG ứNG DụNG VÀ TriểN KHAi CôNG NGHệ

TS. Hà Quý QuỳnhTrưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 159-NQ/ĐUVHL của Đảng ủy Viện Hàn lâm KHCNVN về “Đẩy mạnh công tác ứng

dụng và triển khai công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030”, Viện Hàn lâm đã đẩy mạnh chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cho các đối tác.

Năm 2018 có 899 Hợp đồng KHCN với tổng kinh phí là 755 tỷ đồng, trong đó có 701 Hợp đồng kinh tế thu từ dịch vụ với tổng kinh phí hơn 483 tỷ đồng và kinh phí thu về trong năm 2018 là 312 tỷ đồng. Số lượng Hợp đồng có nguồn sự nghiệp là 198 với tổng kinh phí hơn 271 tỷ đồng và kinh phí thu về

năm 2018 là 68 tỷ đồng. Về công tác quản lý nhiệm vụ ứng dụng triển khai công nghệ, trong năm nay đã có 39 nhiệm vụ đang được thực hiện theo các hướng ứng dụng triển khai công nghệ của Viện Hàn lâm, trong đó có 26 nhiệm vụ mở mới.

Công tác phối hợp tác với các bộ, ngành và địa phương

Tiếp tục mở rộng mạng lưới hợp tác KHCN với các Bộ ngành địa phương thông qua các bản ghi nhớ được ký kết gồm: Ký kết với UBND tỉnh Ninh Thuận, tháng 7/2018; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần Vịnh Nha Trang;

Thủ tướng đến thăm gian Triển lãm Industry 4.0

của Viện hàn lâm tại Hà Nội(18/07/2018)

Page 50: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

51

Kết hợp với sở KHCN các tỉnh: Ninh Thuận, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Hải Phòng, Đak Nông, Quảng Nam và Cà Mau; các cơ quan: Vụ địa Phương, Trung tâm Truyền thông công nghệ, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ của Bộ KHCN, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các Công ty: Công ty Vịnh Nha Trang, công ty Dược Thái Minh… nhằm tổ chức kết nối các nhà khoa học với các đơn vị triển khai các lĩnh vực KHCN liên quan.

Công tác Sở hữu trí tuệ - Xúc tiến thương mại hoá kết quả nghiên cứu

Nhận thức vai trò sở hữu tài sản trí tuệ trong công tác thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, Viện Hàn lâm đã chú trọng trong vấn đề nâng cao nhận thức của các nhà khoa học trong Viện về sở hữu trí tuệ.

Năm 2018, Viện Hàn lâm đã tổ chức 04 lớp tập huấn, hội thảo, “Nâng cao kỹ năng viết bảng mô tả sáng chế” cho các cán bộ nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHCNVN tại khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Cử 01 cán bộ Lãnh đạo Ban tham gia đoàn công tác và tham dự hội thảo quốc tế tại Đức về công tác phát triển công nghệ trong thời kỳ CMCN 4.0.

Tính đến 30/11/2018, Viện Hàn lâm được cấp 50 bằng Sở hữu trí tuệ gồm: 15 bằng độc quyền Sáng chế, 35 bằng Giải pháp hữu ích, tăng 25% so với năm 2017. Số văn bằng theo các năm thể hiện: năm 2011 được cấp tổng số 8 văn bằng; năm 2012 được cấp 15; năm 2013 được cấp 17; năm 2014 được cấp 15; năm 2015 được cấp 18; năm 2016 được cấp 29 bằng (12 sáng chế và 17 GPHI); Năm 2017 được cấp 40 bằng (20 sáng chế, 20 GPHI ).

Năm 2018, Viện Hàn lâm triển khai 06 sự kiện giới thiệu, quảng bá công nghệ với trên 300 công nghệ, thiết bị, mặt hàng được giới thiệu đến hơn 10.000 lượt khách và doanh nghiệp,

chi tiết như sau: Triển lãm kết quả ứng dụng KHCN tại tỉnh Lào Cai trong sự kiện giao ban KHCN Vùng Tây Bắc 5/2018; Triển lãm kết quả nghiên cứu, công nghệ nhân ngày KHCN 18/5/2018 tại Viện Hàn lâm; Triển lãm tại Smart Industry 2018 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức vào tháng 7/2018, có 16 công nghệ của 9 đơn vị trực thuộc được giới thiệu; Triển lãm tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào tháng vào tháng 8/2018, có 38 công nghệ của 5 đơn vị trực thuộc được giới thiệu; Triển lãm tại Techfest thành phố Hải Phòng tháng 9/2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại có 70 kết quả nghiên cứu, công nghệ của 9 đơn vị trực thuộc; Tech Demo do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Cần Thơ tháng 11/2018 có 9 đơn vị trực thuộc tham gia với hàng trăm công nghệ được giới thiệu;

Trong năm 2018 các công nghệ, sự kiện gồm: Công nghệ vệ tinh (Trung tâm Vũ trụ Việt Nam); công nghệ chế tạo màng điện phân H2 từ năng lượng mặt trời (USTH); Công nghệ chế tạo máy làm đá tuyết; Công nghệ cấp và xử lý nước; Công nghệ chiết suất hợp chất KG1; Công nghệ nano trong nông nghiệp; Kết quả phát hiện Di chỉ người Cổ đại trong hang động núi lửa tại Đắk Nông; Hệ thống Robot 6 bậc tự do... được đài Truyền hình Trung ương (VTV1) và báo Nhân dân xây dựng phóng sự và phát trên sóng và đăng tải. Trung bình 01 tháng Viện Hàn lâm giới thiệu 01 công nghệ tới công chúng trên cả nước qua hệ thống truyền thông chính thức của Trung ương. Bên cạnh đó còn có hàng trăm tin bài quảng bá công nghệ được đăng tải trên bác báo trung ương và địa phương.

Các kết quả điển hình đã được ứng dụng vào thực tế

Công tác chuyển giao công nghệ của Viện Hàn lâm năm 2018 đạt được nhiều kết quả đáng kể, số công nghệ được chuyển giao vào sản xuất và đời sống tăng so với năm trước,

Page 51: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

52

tiếp cận đến nhiều doanh nghiệp, tổ chức chuyển giao.

Trong năm 2018, có 74 công nghệ của 12 đơn vị trực thuộc sẵn sàng chuyển giao vào sản xuất và đời sống. Các công nghệ này được Viện Hàn lâm xuất bản trong cuốn “Giới thiệu công nghệ 2018”.

Các đơn vị đã chuyển giao 11 công nghệ cho doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh. Trong đó có 3 công nghệ xuất xứ từ đề tài (Viện Hóa Hợp chất thiên nhiên 02; Trung tâm Phát triển công nghệ cao 01), 1 công nghệ xuất xứ từ Bằng sáng chế (Viện Kỹ thuật nhiệt đới). Số công nghệ được chuyển giao gồm: Viện Kỹ thuật nhiệt đới có 01; Viện Hóa học các HCTN (02); Viện Công nghệ sinh học (02); Viện Công nghệ Môi trường (03).Trung tâm Phát triển công nghệ cao chuyển giao 02 hợp đồng lắp đặt máy làm đá tuyết cho Tổng đội thanh niên xung phong Huyện đảo Bạch Long Vỹ và Doanh nghiệp tầu cá Việt Trường; Viện Hóa Sinh biển chuyển giao kết

quả nghiên cứu thành phần hóa học 11 cây dược liệu của cho UBND và doanh nghiệp tại tỉnh Hà Giang để đưa vào nghiên cứu triển khai phục vụ sản xuất

Các đơn vị trực thuộc đã cung cấp gần 1,5 triệu cây giống (chuối, đinh lăng, ba kích, hoa lan) cho doanh nghiệp và địa phương (Viện Sinh học nhiệt đới cung cấp khoảng 1 triệu giống cây chuối/tháng cho Công ty Hoàng Anh Gia Lai; 20 ngàn cây gừng, 300 ngàn cây đinh lăng, 100 ngàn cây hoa lan ,mỗi tháng cho doanh nghiệp. Viện Công nghệ sinh học cung cấp hơn 30,000 cây giống Ba kích cho doanh nghiệp tại Quảng Nam).

Viện Công nghệ Môi trường, Viện Địa chất đã nghiên cứu hoàn thiện công trình cấp và xử lý nước sạch và chuyển giao cho tỉnh Điện Biên. Công trình đang cấp nước cho 400 học sinh và giáo viên Trường học tại vùng sâu vùng xa của Tỉnh. Hiện tại ngoài trường học còn có 8 cơ quan với hơn 1500 người dân sử dụng nước từ công trình.

Chủ tịch Quốc hội đến thăm Viện Hàn lâm nhân dịp Triển lãm ngày KHCN (20/5/2018)

Page 52: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

53

Cắt băng khánh thành công trình cấp nước Mùn Chung - Điện Biên (20/11/2018)

Lãnh đạo Bộ KHCN Việt Nam, Lào, Lãnh đạo Viện Hàn lâm tham quan gian triển lãm của Viện Hàn lâm tại Vientien, Lào

Page 53: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

54

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Viện Hàn lâm KHCNVN với vai

trò là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước, gắn chặt nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhiều năm nay đã trở thành cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước về lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Page 54: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

55

TS. Nguyễn Tiến ĐạtPhó Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ

HọC ViệN KHOA HọC VÀ CôNG NGHệ

Học viện đang đào tạo 53 mã ngành trình độ Tiến sĩ tại 12 Khoa và 18 mã ngành trình độ Thạc sĩ tại 05 Khoa với

1.183 học viên, trong đó có 827 nghiên cứu sinh và 356 học viên cao học. Năm 2018, Học viện đã triển khai và thực hiện 06 chương trình đào tạo:

- Đào tạo trình độ Thạc sĩ: Học viện đã tổ chức 02 đợt tuyển sinh cao học cho 18 mã ngành đào tạo với 188 học viên.

- Đào tạo tiền Tiến sĩ: Để tạo điều kiện cho các ứng viên có nguyện vọng đào tạo trình độ tiến sĩ nhưng chưa đủ điều kiện đầu vào về công trình công bố và trình độ ngoại ngữ, Học viện đã phê duyệt chương trình đào tạo dự bị NCS, Chương trình đã bắt đầu triển khai từ tháng 10/2018.

- Đào tạo trình độ Tiến sĩ: Tuyển mới năm 2018 là trên 40 NCS. Đã tổ chức bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Học viện và cấp bằng Tiến sĩ cho 70 NCS.

- Đào tạo Tiến sĩ theo Chương trình 911: Học viện đang đào tạo 25 NCS theo Đề án

911. Từ năm 2017 đến nay, Học viện không tuyển NCS theo học Đề án này do Chương trình đã kết thúc.

- Đào tạo học viên quốc tế: Hiện nay, Học viện đang đào tạo cho Lào 03 NCS (01 NCS diện hiệp định và 02 NCS thường), đây là các NCS tuyển từ những năm trước. Từ năm 2017 đến nay, Học viện không có thêm NCS Lào. Năm 2019, Học viện dự kiến sẽ tuyển 10 NCS Lào.

- Chương trình đào tạo sau tiến sĩ: Học viện đã tổ chức triển khai Chương trình đào tạo sau tiến sĩ từ năm 2017 đến nay. Sau gần 2 năm thực hiện Chương trình, đến nay Học viện đang quản lý và tổ chức thực hiện 50 đề tài/nhiệm vụ KHCN sau tiến sĩ.

Năm 2018, Học viện Khoa học và Công nghệ đã khai trương, vận hành Cổng thông tin điện tử mới http://gust.edu.vn. theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và chuẩn mực, là kênh thông tin rất hữu ích, kết nối và tạo môi trường tương tác giữa Học viện với các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các Khoa, bộ

Page 55: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

56

môn, các giảng viên, các học viên, cựu học viên, phục vụ đắc lực cho các hoạt động đào tạo tại Học viện. Tính trung bình có khoảng 600-700 lượt truy cập/ngày.

Năm 2018, Học viện đã công bố được hơn 300 công trình trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, trong đó gần 210 bài trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI, tăng trên 30% so với năm 2017. Học viện đã có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các công trình công bố của các giảng viên và cán bộ tại Học viện.

Năm 2018, Học viện đã tổ chức thành công 02 Hội thảo: “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”, “Khoa học tự nhiên, công nghệ cao và nhân văn cho các nhà khoa học trẻ”

và Diễn đàn: “Kết nối Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Hỗ trợ khởi nghiệp” với sự tham gia của gần 500 đại biểu đại diện cho các cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và các học viên đang tham gia học tập và nghiên cứu tại Học viện.

Năm 2018, Học viện đã thành lập Hội đồng Khoa học và Đào tạo (gồm 21 thành viên) nhiệm kỳ 2018-2023 và đã được Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN phê duyệt.

Năm 2018, nhiều đoàn khách quốc tế đã đến thăm và làm việc với Học viện như Mỹ, Bỉ, Pháp, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,… Trên cơ sở đó, Học viện đang chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để ký Thỏa thuận hợp tác về Đào tạo song bằng với Đại học Osaka (Nhật Bản), và Đại học Murdoch (Úc).

Tọa đàm, trao đổi tại Diễn đàn “Kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp”(16/11/2018)

Page 56: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

57

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Trường ĐHKHCNHN) hiện đào tạo cả ba trình độ: Đại học, Thạc sĩ và

Tiến sĩ với gần 900 sinh viên trong 13 ngành khoa học và công nghệ, cụ thể là: Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Công nghệ Sinh học nông, y, dược; Năng lượng; Nước - Môi trường - Hải dương học; Vũ trụ và ứngdụng; Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano; Khoa học và Công nghệ Y tế; Khoa học và Công nghệ Thực phẩm và 05 ngành mới mở từ năm học 2018-2019 bao gồm Toán ứng dụng, Vật lý kỹ thuật và điện tử, Hóa học, An toàn thông tin, Kỹ thuật Hàng không. Đối với ngành đào tạo Kỹ thuật Hàng không, Trường nhận được sự hỗ trợ tài chính

từ Airbus với số tiền 2,2 triệu Euro và cam kết từ đối tác Vietnam Airlines đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Năm học 2018-2019, bên cạnh việc mở một số ngành đào tạo mới nêu trên, Trường mở thêmchương trình đào tạo cử nhân hệ 04 năm trong đó sinh viên sẽ dành năm đầu tiên để tăng cường khả năng tiếng Anh và làm quen với tiếng Anh khoa học, chuẩn bị cho 03 năm của chương trình Bologna tiếp theo.

Trường hiện có 705 sinh viên đại học, 134 học viên cao học, 22 nghiên cứu sinh đang theo học tại Trường. Số nghiên cứu sinh của Trường đang học tập ở Pháp là 40 người. Số sinh viên theo học hệ cử nhân năm học

PGS.TS. ĐinhThị Mai ThanhQuyền Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

TrườNG Đại HọC KHOA HọC VÀ CôNG NGHệ HÀ NỘi

Page 57: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

58

2018 tăng 66% so với năm 2017. Năm 2019, Trường có kế hoạch tuyển sinh 400 sinh viên.

Tháng 11/2018, Viện Hàn lâm đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký Hiệp định liên Chính phủ giai đoạn 2 về phát triển Trường ĐHKHCNHN trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước CNXHCN Việt Nam và Thủ tướng CH Pháp, thể hiện sự cam kết của hai Chính phủ Việt Nam và Pháp trong việc xây dựng ĐHKHCNHN trở thành trường

đại học xuất sắc đẳng cấp quốc tế.

Từ năm 2019, Trường đẩy mạnh triển khai dự án xây dựng Trường ĐHKHCNHN tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; tăng cường hợp tác với các đối tác Pháp trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐHKHCNHN, đặc biệt là các đối tác đã có quan hệ truyền thống với Viện Hàn lâm trong thực hiện các dự án nghiên cứu như CNRS, CNES, IRD.

USTH phối hợp với Airbus tổ chức

lễ ra mắt chương trình

hàng không mới (27/06/2018)

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa

USTH và IRD(03/11/2018)

Page 58: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

HỢP TÁC QUỐC TẾ

59

HOẠT ĐỘNGHỢP TÁC QUỐC TẾ

Những sự kiện nổi bật trong năm 2018 có thể kể đến là Lễ ký kết Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam và Pháp giai

đoạn 2 về phát triển trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Hội nghị quốc tế VAST-CNRS “Phòng thí nghiệm liên kết quốc tế (LIA): những kết quả nổi bật và định hướng hợp tác” được tổ chức tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ hợp tác song phương và việc ký kết “Lộ trình hợp tác trong

lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển giữa VAST và FEB RAS giai đoạn 2018-2025” giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Trong khuôn khổ dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam” hợp tác với Cơ quan nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), các cán bộ Viện Hàn lâm KHCNVN đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản chế

Các đối tác quốc tế chínhcủa Viện Hàn lâm KHCNVN

Page 59: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

60

tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon và vệ tinh nhỏ Micro Dragon nhằm thực hiện nhiệm vụ quan sát tài nguyên môi trường Việt Nam, đặc biệt là các vùng biển ven bờ. Sự kiện vệ tinh Micro Dragon được tên lửa Epsilon-4 của Nhật Bản phóng lên quỹ đạo vũ trụ vào ngày 18/01/2019 là tín hiệu khởi đầu tốt đẹp để Viện Hàn lâm KHCNVN tiếp tục duy trì và phát triển những hoạt động hợp tác quốc tế trong giai đoạn tới.

Năm 2018, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tổ chức 06 đoàn ra và đón 27 đoàn vào cấp Viện Hàn lâm, đáng chú ý là hai đoàn công tác do GS.VS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp để ký kết thỏa thuận thực hiện dự án Phòng thí nghiệm liên kết quốc tế (LIA) về các vật liệu chức năng bảo vệ chống ăn mòn với Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và trao đổi về việc tiếp tục triển khai Lớp học chuyên đề Pháp - Việt Đồ Sơn. Việc ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển và ứng dụng công nghệ vũ trụ với Cơ quan nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) giai đoạn 2018-2023 và thống nhất tổ chức Hội nghị APRSAF 2020 tại Việt Nam giữa Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN và Chủ tịch JAXA là những tín hiệu quan trọng hợp tác về công nghệ vũ trụ giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung, giữa VAST và JAXA nói riêng.

Viện Hàn lâm KHCNVN đã ký mới, gia hạn 07 văn bản thỏa thuận hợp tác cấp Viện Hàn lâm năm 2018, trong đó có 02 văn bản “Thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ” với Viện Nghiên cứu và phát triển Pháp (IRD) (tháng 03/2018) và Y định thư với Trung tâm Nghiên cứu vũ trụ Quốc Gia Pháp (CNES) (tháng 11/2018) dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước và cho phép ký 72 văn bản cấp đơn vị trực thuộc.

Trong năm qua, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tổ chức 04 Hội thảo và lớp học quốc tế cấp Viện Hàn lâm, đặc biệt là Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát hỗn hợp VAST-FEB RAS lần thứ 6 trong vùng biển Việt Nam bằng tàu “Viện sỹ Oparin”. Các nhà khoa học Việt Nam và Nga đã thu thập 1064 mẫu san hô, hải miên, hải sâm, cầu gai, tảo biển,… 314 mẫu vi sinh vật biển và nhiều tư liệu về đa dạng sinh học và cấu trúc quần xã sinh vật. Viện Hàn lâm KHCNVN cũng đã làm thủ tục cho phép các đơn vị trực thuộc tổ chức 57 hội nghị, hội thảo và lớp học quốc tế, thu hút sự tham dự của khoảng 3300 đại biểu Việt Nam và hơn 1000 đại biểu quốc tế.

Năm 2018, Viện Hàn lâm thực hiện 18 nhiệm vụ Nghị định thư, 03 dự án ODA và phối hợp với các đối tác quốc tế tiếp tục cấp kinh phí cho 27 nhiệm vụ chuyển tiếp và mở mới 41 nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương. Việc triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế đã tạo cơ hội cho các nhà khoa học trẻ tiếp cận với những nghiên cứu mới về khoa học công nghệ, nâng cao kỹ năng thực hành phòng thí nghiệm cũng như kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại Viện Hàn lâm.

Năm 2018, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tăng cường hợp tác đa phương và hội nhập quốc tế với các tổ chức khoa học thông qua các hoạt động cử cán bộ sang trao đổi khoa học và nghiên cứu tại Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân (DUBNA); cử cán bộ tham gia các chương trình hè tại Viện Phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế (IIASA), đồng tài trợ cho dự án nghiên cứu chung “Hỗ trợ khoa học trong quản lý ô nhiễm không khí ở khu vực Hà Nội”, là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách xây dựng và áp dụng những mô hình khoa học tiên tiến cho bài toán phát triển bền vững tại Việt Nam.

Page 60: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

HỢP TÁC QUỐC TẾ

61

GS. VS. Châu Văn Minh và Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam - Betrand Lortholary ký Hiệp định giai đoạn 2 về phát triển trường USTH trước sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước Việt Nam và Pháp

(02/11/2018)

Đại sứ Pháp thăm và làm việc với Viện Hàn lâm KHCNVN (12/10/2018)

Page 61: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

62

GS. VS. Châu Văn Minh tiếp Đoàn đại biểu nước Cộng hòa Belarus (26/09/2018)

Chủ tịch VAST, GS. VS. Châu Văn Minh và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Ngài Bertrand Lortholary, ký hiệp định liên chính phủ

về phát triển Trường Đại học KHCN Hà Nội (12/10/2018)

Page 62: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TIỀM LỰC NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Page 63: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

64

Kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2018 của Viện Hàn lâm được giao là 1.356,830 tỷ đồng, trong đó vốn nước

ngoài là 1.146,830 tỷ đồng, vốn trong nước là 210,0 tỷ. Mức vốn trong nước đạt hơn 30% so với mức vốn cần thiết của năm 2018 cho các dự án kết thúc và chuyển tiếp.

Kế hoạch trung hạn 2016 – 2020: Viện Hàn lâm KHCNVN tiếp tục triển khai dự án xây dựng Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam và bổ sung 02 dự án mới: dự án Nâng cao tiềm lực nghiên cứu Viện Vật lý địa cầu phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, dự án Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Hoành Bồ, Quảng Ninh.

CôNG TáC Xây DựNG VÀ SửA CHỮA

Năm 2018, một số công trình đã hoàn thiện và bàn giao đưa vào hoạt động như: Công trình Khu ươm tạo công nghệ của Viện Hàn lâm; Cơ sở nghiên cứu Viện Công nghệ vũ trụ và Hóa sinh; Cải tạo mở rộng nhà B2 Viện Khoa học vật liệu; Cơ sở nghiên cứu Viện Khoa học miền Trung; Hệ thiết bị giải mã gen người và các sinh vật đặc hữu của Việt Nam; Đầu tư phát triển và hiện đại hóa viện Địa chất giai đoạn I; Các công trình sẵn sàng kết thúc và chuẩn bị bàn giao: cơ sở Viện Sinh thái học miền Nam, cơ sở nghiên cứu Viện Công nghệ hóa học, Trung tâm tin học và tính toán.

CáC Dự áN ODA

- Dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam (vốn ODA Nhât Bản): đến nay, dự án đã thực hiện và hoàn thành các nội dung thực hiện từ nguồn vốn đối ứng, theo đúng tiến độ đã phê duyệt, gồm: bàn giao đưa vào sử dụng. Đài quan sát thiên văn tại Hòn Chồng, Nha Trang; Tòa nhà Trung tâm hỗ trợ phát triển nhân lực và chuyển giao công nghệ vũ trụ tại số 18 Hoàng Quốc Việt-Hà Nội; Năm 2018, đã hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục công trình Khu Bắc tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Trung tâm phổ cập kiến thức vũ trụ và nhà khách quốc tế); Thiết bị đài thiên văn và nhà chiếu hình vũ trụ thuộc Trung tâm phổ cập kiến thức vũ trụ; Các hạng mục công trình tại Khu Nam (Trung tâm đào tạo, hội thảo và Khu nghiên cứu triển khai B).

Các nội dung thực hiện bằng nguồn vốn ODA: đã hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo cơ bản chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển vệ tinh tại Nhật Bản với 36 Thạc sỹ Công nghệ vệ tinh và thiết kế, chế tạo 01 vệ tinh thử nghiệm MicroDragon (50 kg) bằng nguồn vốn ODA (940 triệu JPY). Theo kế hoạch, vệ tinh MicroDragon sẽ được phía Nhật Bản hỗ trợ phóng lên không gian vào tháng 01/2019.

Các nội dung khác như thiết kế, chế tạo, phóng vệ tinh LotuSat-1; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu Nam và cơ sở nghiên cứu, triển khai,

ĐẦu Tư Xây DựNG TiềM LựC NGHiêN CứuVÀ CHuyểN GiAO CôNG NGHệ

ThS. Trần Văn NgọcPhó trưởng Ban Kế hoạch – Tài chính

Page 64: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TIỀM LỰC NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

65

lắp ráp hiện đang tạm dừng, chờ kết quả rà soát, điều chỉnh nội dung dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự án xây dựng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sử dụng nguồn vốn

vay của ADB: Ban quản lý dự án (PMU) và Ban quản lý dự án thành phần của Trường Đại học KHCNHN (UIU) đang tích cực triển khai, phấn đấu đến đầu năm 2020 sẽ khởi công xây dựng công trình trên khuôn viên đất của Dự án tại Hòa Lạc.

Vệ tinh MicroDragon (50kg)

đã được chế tạo thành công và

chuẩn bị phóng

Mặt bằng tổng thể trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc)

Page 65: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC PHÒNG THÍ NGHIÊM TRỌNG ĐIỂM

Page 66: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

67

Viện Hàn lâm KHCNVN hiện đang giao quản lý 04 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia: PTNTĐ Công nghệ gen, PTNTĐ Công nghệ tế bào thực vật phía Nam, PTNTĐ Vật liệu và Linh kiện Điện tử, PTNTĐ Mạng và Đa phương tiện

Nhìn chung, các Phòng thí nghiệm đều tích cực triển khai các nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời là nơi để thực hiện các đề tài, dự án trọng điểm cấp Nhà nước. Kinh phí năm 2018 hỗ trợ hoạt động của 04 phòng thí nghiệm trọng điểm tại Viện Hàn lâm KHCNVN là 7.343 triệu đồng. Các thiết bị của PTNTĐ và các dự án tăng cường trang thiết bị đã được khai thác khá hiệu quả, trong đó có những

thiết bị hoạt động với tần suất cao trong nhiều năm qua như kính hiển vi điện tử quét (FESEM), hệ kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (HR-TEM), hệ thiết bị đo tính chất quang của vật liệu, hệ thiết bị phân tích tính chất của vật liệu, máy ép nóng đẳng tĩnh (HIP), máy ép nóng, lò thiêu kết chân không,.. Các thiết bị này đã hoạt động gần như hết công suất để phục vụ những đề tài, dự án mà các Viện đang chủ trì thực hiện và phục vụ đào tạo, hợp tác trong nước và quốc tế, công tác triển khai ứng dụng,.. góp phần nâng cao vị thế của Viện trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và trong hoạt động sản xuất công nghiệp

PHòNG THí NGHiệM TrọNG ĐiểM QuốC GiA

Đào Hữu Hảo Trung tâm Thông tin -Tư liệu

Page 67: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

68

Hình ảnh các phòng thí nghiệm tại Viện Hàn lâm KHCNVN

Page 68: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN, BẢO TÀNG

69

CÔNG TÁC THÔNG TINXUẤT BẢN, BẢO TÀNG

Page 69: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

70

HOạT ĐỘNG THôNG TiN TruyềN THôNG

Công tác thông tin truyền thông khoa học được Viện Hàn lâm KHCNVN tích cực triển khai thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau với mục đích nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KHCN, giới thiệu và quảng bá về hoạt động và những thành tựu KHCN nổi bật của Viện Hàn lâm. Ngoài 3 đơn vị có trách nhiệm là đầu mối của những kênh thông tin truyền thông chính của Viện Hàn lâm là Văn phòng, Trung tâm Thông tin – Tư liệu và Trung tâm Tin học và Tính toán, các đơn vị trực thuộc khác cũng có bộ phận chuyên trách về công tác thông tin truyền thông, góp phần vào hoạt động quảng bá, truyền thông chung của Viện Hàn lâm.

Kênh thông tin truyền thông chính thức của Viện Hàn lâm KHCNVN là Trang thông tin điện tử (website http://vast.ac.vn), cập nhật thường xuyên và toàn diện về các mặt hoạt động của Viện. Trong năm 2018, lượng độc giả quan tâm truy cập vào website của Viện Hàn lâm càng ngày càng tăng, số lượng truy cập lên tới 5.542.887 lượt với trang tiếng Việt và 1.436.460 lượt với trang tiếng Anh.

Song hành và bổ sung cho trang thông tin điện tử là các kênh thông tin truyền thông khoa học thông qua các bản tin định kỳ do các đơn vị trực thuộc xuất bản, như Bản tin KHCN điện tử hàng tháng do Trung tâm Thông tin – Tư liệu xuất bản, nhằm cung cấp thông tin chuyên sâu hơn về các hoạt động KHCN nổi bật của Viện Hàn lâm, cập nhật đa

HOạT ĐỘNG THôNG TiN KHCNPGS.TS. Nguyễn Hồng Quang

Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham quan

các gian trưng bày sản phẩm KHCN nhân Lễ kỷ niệm Ngày KHCNVN và ngày thành lập

Viện Hàn lâm KHCNVN (17/5/2018)

Page 70: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN, BẢO TÀNG

71

Giao diện Trang thông tin điện tử của Viện Hàn lâm KHCNVN

chiều về thông tin khoa học trong nước và trên thế giới. Nhiều bản tin điện tử chuyên ngành khác như Bản tin Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Viện Vật lý địa cầu, Bản tin VNREDSat-1 hàng tháng của Viện Công nghệ vũ trụ; Bản tin IOC Việt Nam của Viện Hải dương học Nha Trang và Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ Việt Nam, Bản tin VATLY Newsletter của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam…

Các hoạt động truyền thông khoa học đã được triển khai rầm rộ trong Viện Hàn lâm và các Viện nghiên cứu trực thuộc nhân dịp Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, và ngày thành lập Viện Hàn lâm KHCNVN 20/5, như tổ chức ngày mở cửa các Phòng thí nghiệm để đón tiếp sinh viên, học sinh và những người quan tâm tới khoa học công

nghệ đến thăm quan, Hội thảo và Triển lãm sách nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4/2018, Hội thảo thường niên và Thông tin KHCN của Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Ngày hội Khoa học và Công nghệ Vũ trụ (Space Day 2018) của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhằm mục đích khơi gợi và khích lệ niềm đam mê nghiên cứu khoa học, công nghệ vũ trụ đối với các bạn trẻ, Ngày hội toán học 20/5/2018 “Một ngày với Toán học” do Trường ĐHSP Hà Nội 2 phối hợp với Viện Toán học tổ chức, .…

Đặc biệt, Viện Hàn lâm và các đơn vị trực thuộc đã tăng cường hỗ trợ, cung cấp thông tin cho cơ quan báo đài, phục vụ tuyên truyền và quảng bá các kết quả hoạt động của Viện Hàn lâm KHCNVN trên các phương tiện thông tin đại chúng như VTV, VOV, và cả trên youtube.

Page 71: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

72

HOạT ĐỘNG THôNG TiN THư ViệN

Với mục đích phục vụ hỗ trợ tốt nhất cho các nhà khoa học, Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã đảm bảo hoạt động liên tục của Thư viện điện tử với các CSDL tạp chí quan trọng nhất của các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới như Elsevier, Springer Nature, ACS, APS, AMS, AIP, IOP. Năm 2018, đã có 107.712 bài báo toàn văn đã được tải về phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong đó, một số CSDL được tải nhiều là: ScienceDirect: 88.876 bài, Springerlink: 10.016 bài, ACS: 4.912 bài, APS: 2.273 bài.

Bảng thống kê số bài toàn văn được tải về trong 8 năm 2011-2018

Năm ScienceDirect SpringerLink ACS APS AiP iOP Tổng số

2011 53.018 7.680 2.406 204 734 767 64.809

2012 47.232 7.749 6.184 2.618 729 859 65.371

2013 79.096 9.068 6.381 2.623 760 1.131 99.059

2014 99.163 7.655 5.986 1.655 784 915 116.158

2015 96.213 6.759 5.421 1.633 738 912 111.676

2016 87.954 7.564 5.786 2.029 956 878 105.167

2017 98.397 11.070 6.829 2.769 841 926 120.832

2018 88.876 10.016 4.912 2.273 775 860 107.712

Bản tin KHCN điện tử Bản tin VATLY Bản tin VnRedSat-1

Page 72: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN, BẢO TÀNG

73

Trung tâm Thông tin - Tư liệu đã phối hợp với Trường Đại học KHCN (USTH) tổ chức Thư viện Viện Hàn lâm phục vụ tích cực cho cán bộ Viện Hàn lâm cũng như các học viên, sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo tại trường.

Biểu đồ số lượng các bài báo được tải về từ các CSDL tạp chí online

Tham dự Hội thảo và Triển lãm sách nhân Ngày Sách Việt Nam (21/4/2018)

Page 73: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

74

Hàng năm, Hàn lâm KHCNVN xuất bản các ấn phẩm như: Các tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành, các bộ sách

chuyên khảo, tham khảo, bộ giáo trình đào tạo đại học và sau đại học... 12 tạp chí khoa học chuyên ngành do Hàn lâm KHCNVN xuất bản ngày càng phát triển và đã có 4/12 tạp chí trở thành tạp chí quốc tế, 3 tạp chí trở thành tạp chí trong khu vực Asean.

Sau hơn 10 năm hoạt động Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ đã xuất bản hàng nghìn đầu sách với chất lượng ngày càng được khẳng định, nhiều tên sách đã đạt giải thưởng sách Việt Nam qua các năm dự thi.

XuấT BảN CáC TạP CHí KHOA HọC

Viện Hàn lâm KHCNVN đang xuất bản 12 tạp chí Khoa học chuyên ngành, đây là các tạp chí Quốc gia có uy tín đã được Nhà nước công nhận và cấp giấy phép hoạt động. Nhiều tạp chí được nâng cấp từ xuất bản tiếng Việt sang xuất bản tiếng Anh như Tạp chí Toán học (Vietnam Journal of Mathematics) tạp chí Cơ học (Vietnam Journal of Mechanics); Tạp chí Vật lý (Communications in Physics); Tạp chí Advances in Natural Sciences: Nano Sciences and Nanotechnology (ANSN); Tạp chí Acta Mathematica Vietnammica và Tạp chí Tin học và Điều khiển học (Journal of Computer Science and Cybernetics). Tạp chí Toán học

HOạT ĐỘNG XuấT BảNThS. Trần Văn Sắc

Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ

Page 74: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN, BẢO TÀNG

75

và tạp chí Ác ta đang được nhà xuất bản Springer xuất bản và phát hành quốc tế và đã đạt chuẩn khu vực, chuẩn SCOPUS vào năm 2013. Tạp chí Advances in Natural Sciences: NanoSciencesandNanotechnology (ANSN) đang được nhà xuất bản IOP của Anh xuất bản và đạt chuẩn SCOPUS vào năm 2011. Tạp chí Hóa học đang được nhà xuất bản Wiley-VCH của Cộng Hòa Liên Bang Đức xuất bản bắt đầu từ năm 2018. 3 tạp chí đạt chuẩn ACI vào năm 2018 đó là tạp chí Khoa học và Công nghệ, tạp chí Các Khoa học về Trái đất, tạp chí Cơ học. Các tạp chí khác cũng được đầu tư nâng cấp chất lượng cả về nội dung và hình thức, dung lượng, tần số xuất bản trong năm để tiệm cận dần đến chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế, đặc biệt đang chuyển dần xuất bản bằng tiếng Anh. Chính sự nâng cấp này, phần nào đáp ứng nhu cầu công bố các công trình, kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nước và quốc tế.

Ba tạp chí đạt chuẩn quốc tế (ANSN; Vietnam Journal of Mathematics; Acta Mathematica Vietnamica (tạp chí do Viện Toán học quản lý)) luôn nhận được hàng trăm bài báo từ các nhà khoa học quốc tế gửi bài đăng, số lượng truy cập, download của độc giả trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Hội đồng biên tập các tạp chí được tổ chức theo hướng tinh gọn và có sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành trong nước và quốc tế. Năm 2016, tất cả các tạp chí đã được kiện toàn Hội đồng biên tập. Hiện có khoảng hơn 300 nhà khoa học trong nước và hơn 100 các nhà khoa học là người nước ngoài tham gia Hội đồng biên tập của các tạp chí. Chính sự tham gia này là điều kiện tốt để các tạp chí nhanh chóng tiến dần và trở thành các tạp chí quốc tế.

Các bài báo được đăng tải trong các tạp chí phải đáp ứng các yêu cầu về giá trị khoa học,

tính chính xác và bản quyền của bài báo theo các luật lệ hiện hành của Nhà nước và các thể lệ của Hội đồng biên tập từng tạp chí. Thông thường, một bài báo khi được đăng phải qua các khâu thẩm định, biên tập và xét duyệt rất cẩn thận để đảm bảo tính khoa học và các yêu cầu khác của Hội đồng biên tập.

XuấT BảN CáC ấN PHẨM KHOA HọC Dưới DạNG SáCH

Bên cạnh việc xuất bản định kỳ các tạp chí khoa học, Hàn lâm KHCNVN hàng năm cũng dành một khoản kinh phí đáng kể cho việc xuất bản các ấn phẩm dưới dạng sách.

Tiếp tục xuất bản bộ sách Chuyên khảo.Bộ sách được chia theo 04 lĩnh vực:

- Các chuyên khảo thuộc linh vực Công nghệ và phát triển công nghệ.

- Các chuyên khảo thuộc linh vực tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam.

- Các chuyên khảo thuộc linh vực Biển và công nghệ Biển.

- Các bộ sách giáo trình đào tạo đại học và sau đại học.

Hội đồng biên tập của bộ sách được thành lập theo từng lĩnh vực kể trên.

Các chuyên khảo được tuyển chọn và xuất bản đều là những kết quả về một lĩnh vực KHCN chuyên sâu do tác giả hoặc tập thể tác giả qua nhiều năm nghiên cứu tổng kết nâng lên thành lý luận ở tầm cao hơn, do vậy về mặt khoa học được các nhà khoa học và các nhà quản lý đánh giá cao. Về hình thức được trình bày thống nhất, in ấn với chất lượng cao trang trọng. Sau khi xuất bản, Nhà xuất bản đã tổ chức phát hành tới các địa chỉ có nhu cầu. Theo kế hoạch trung bình một năm bộ sách sẽ xuất bản khoảng 7 - 10 đầu sách, riêng năm 2018 đã xuất bản được 08 cuốn chuyên khảo nâng tổng số đầu sách trong bộ

Page 75: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

76

sách chuyên khảo lên gần 100 đầu sách.

Tiếp tục xuất bản bộ sách về Biển - Đảo Việt Nam. Đây là bộ sách đặt hàng của Nhà nước mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có thế mạnh. Đến hết năm 2018 bộ sách đã xuất bản được 55 đầu sách về các lĩnh vực liên quan đến biển và hải đảo Việt Nam. Qua đánh giá của các nhà khoa học và các độc giả, đây là bộ sách có giá trị khoa học cao và rất có giá trị trong việc phổ cập và nâng cao dân trí về lĩnh vực biển, góp phần thực hiện chiến lược Biển Quốc gia mà Nhà nước đang triển khai đến năm 2020.

Trong năm 2018 đã triển khai đăng ký kế hoạch xuất bản được 60 đợt gồm 110 đầu sách, cấp quyết định xuất bản cho các xuất bản phẩm đủ tiêu chuẩn theo các tiêu chí phù hợp với tôn chỉ mục đích của NXB được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trong năm 2018 không để xảy ra bất kỳ sai sót nào khi xuất bản các ấn phẩm.

Với hàm lượng khoa học cao, chất lượng và

hình thức đẹp đã có nhiều cuốn tham gia Giải thưởng sách Việt Nam và đoạt giải sách hay và sách đẹp: Năm 2010: 01 Giải vàng (sách hay): Địa chất và Tài nguyên Việt Nam; năm 2011: 02 giải bạc (sách hay), Atlas Công trùng Việt Nam và Nguy hiểm động đất và Sóng thần ở vùng ven Biển Việt Nam; năm 2013: 01 giải đồng (sách hay): Địa mạo Việt Nam cấu trúc – Tài nguyên – Môi trường và 01 giải khuyến khích (sách hay): Giới thiệu một số loài chim Việt Nam; năm 2014: 01 giải khuyến khích ( sách hay): Phong hóa nhiệt đới ẩm; năm 2015: 01 giải đồng (sách hay): Vật liệu cacbon cấu trúc nano và ứng dụng tiềm năng và 01 giải khuyến khích (sách đẹp): Việt Nam dưới góc nhìn VNRED Sat 1. Năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện giải thưởng sách quốc gia cuốn chuyên khảo vi tảo biển dị dưỡng Labyrinthula, Schizochytrium, Tharaustochytrium mới ở Việt Nam: Tiềm năng và thách thức đạt giải A về sách hay (Giải A duy nhất về lĩnh vực Khoa học và Công nghệ) do Hội đồng sách Quốc gia trao tặng.

Page 76: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN, BẢO TÀNG

77

HOạT ĐỘNG BảO TÀNGPGS.TS. Nguyễn Trung Minh

Tổng Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

HOạT ĐỘNG TrưNG BÀy QuảNG Bá

Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (TNVN) không chỉ là nơi trưng bày và lưu giữ hàng ngàn hiện vật, mà còn là nơi giáo dục, nghiên cứu về thiên nhiên. Năm 2018, những tên như Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Hải dương học, Bảo tàng sinh học... đã trở nên quen thuộc với cộng đồng, đón hàng trăm ngàn lượt tham quan trong và ngoài nước.

Phòng Trưng bày “Tiến hoá sinh giới” tính từ tháng 1/12/2017 đến hết 30/11/2018, đã đón hơn 54.000 lượt khách tham quan; trang website của Bảo tàng TNVN cũng đạt hơn 907 nghìn lượt truy cập.

Năm 2018, phòng Trưng bày đón 44 trường từ Tiểu học đến Đại học, trong đó: 18 trường Tiểu học, 12 trường THCS, 07 trường THPT, 07 trường Đại học. Ngoài ra, Phòng trưng bày còn tổ chức học tập theo các chuyên đề cho học sinh tiểu học khối lớp tiểu học

vào dịp hè, tổ chức hoạt động trải nghiệm: hướng dẫn học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông làm tiêu bản mẫu côn trùng và tiêu bản mẫu thực vật. Phối hợp với Học viện Khám phá (Tổ chức giáo dục) tổ chức các hoạt động giáo dục, nghiên cứu và tìm hiểu khoa học, và trải nghiệm tại Bảo tàng.

Ngoài ra, trong năm 2018, Bảo tàng TNVN đã hoàn thiện thiết kế trưng bày, thu thập mẫu vật và hoàn thiện trưng bày “Phòng trưng bày về thiên nhiên”của Bảo tàng Thiên nhiên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, góp phần quảng bá hình ảnh về thiên nhiên, văn hóa và con người Hà Giang.

Bảo tàng Hải dương học ở Nha Trang đã thực hiện chức năng giáo dục về khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ quyền biển quốc gia cho nhiều đối tượng bao gồm sinh viên các trường đại học và học sinh. Mặt khác, Bảo tàng cũng tổ chức tốt hoạt động truyền thông theo các chủ đề cụ thể, ví dụ

Phòng trưng bày Thiên nhiên CVĐCTCCNĐ Đồng Văn tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang với diện tích 100 mét vuông.

Page 77: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

78

HìNH ảNH CáC

HOạT ĐỘNG CủA

PHòNG TrưNG

BÀy

Page 78: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN, BẢO TÀNG

79

như Tuyên truyền về Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi cho các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Nha Trang hưởng ứng ngày Môi trường thế giới với chủ đề “Chặn đứng rác thải nhựa”. Đến cuối tháng 10/2018, Bảo tàng Hải dương học cũng đã đón tiếp và phục vụ 440.000 lượt khách tham quan, trong đó hơn 70.000 lượt khách quốc tế.

Bảo tàng hải dương học ở Đồ Sơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ; Tiếp tục triển khai dự án thu thập mẫu địa chất biển; Trình duyệt và triển khai dự án thu thập mẫu sinh vật biển; Hiện đang tích cực triển khai dự án thành phần điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng bộ sưu tầm mẫu vật biển để củng cố và bổ sung mẫu vật cho bảo tàng chuyên ngành biển phía Bắc Việt Nam; Triển khai từ năm 2015 - 2017 tiến hành thu thập 38 bộ mẫu địa chất ở các đảo và biển ven bờ phía Bắc Việt Nam. Phục chế một số mẫu vật dạng khô đang có biểu hiện xuống cấp, Gia công, lắp đặt thêm các thiết bị để bảo quản mẫu sinh vật dạng khô.

Bảo tàng sinh học Tây Nguyên đã đón trên 33 ngàn lượt khách trong và ngoài nước, học tập, trong đó có 50% là học sinh, sinh viên.

Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh (Vườn Thực vật) xây dựng, duy trì bộ sưu tập động, thực vật, mô hình bảo tồn các loài rùa, mô hình bảo tồn, cứu hộ các loài linh trưởng của Việt Nam. Xây dựng sơ đồ và trang dữ liệu cây trồng để phục vụ cho việc quản lý và chăm sóc. Xây dựng cơ sở dữ liệu nhân nuôi động vật tại Trạm. Công tác giáo dục, đào tạo về môi trường, thiên nhiên được làm tốt tại Trạm, phối hợp với nhiều trung tâm, tổ chức về giáo dục môi trường, trong 9 tháng đầu năm 2018 đã tiếp đón hơn 300 đoàn với trên 6000 lượt người của nhiều lứa tuổi học sinh từ tiểu học đến phổ thông trung học, sinh viên và người lớn đến thăm quan, học tập về môi trường.Trạm ĐDSH Mê Linh

tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với Vườn thú Cologne (CHLB Đức) về xây dựng các chương trình nhân nuôi bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm như: chương trình nhân nuôi sinh sản loài Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus), chương trình nhân nuôi bảo tồn quần thể loài Rùa trung bộ (Mauremys annamensis), chương trình cứu hộ các loài bò sát cỡ lớn (Trăn...), phòng nuôi trưng bày và khu nuôi bán tự nhiên các loài bò sát, ếch nhái Việt Nam, khu cứu hộ linh trưởng.

CáC Dự áN TrọNG ĐiểM

Năm 2018, Dự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam”tiếp tục triển khai thực hiện 13 dự án thành phần (giao cho 9 đơn vị thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN thực hiện), bao gồm 4 dự án thành phần chuyển tiếp sử dụng nguồn kinh phí Sự nghiệp khoa học với kinh phí được cấp là 4.500 triệu đồng; 09 dự án thành phần chuyển tiếp thuộc nguồn Sự nghiệp văn hóa với kinh phí được cấp là 9.500 triệu đồng; Các dự án thành phần thuộc Sự nghiệp khoa học đã đạt được các kết quả quan trọng, có ý nghĩa như góp ý hoàn thiện cẩm nang về quy trình giám định mẫu khoáng vật, mẫu cổ sinh, phát triển phần mềm sử dụng cho việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về mẫu vật, rà soát đánh giá và phân loại chi tiết 7.650 mẫu động vật, thực vật, cố sinh chưa được chuẩn hoá, hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo vệ và bảo tồn các di sản thiên nhiên ở Việt Nam, biên tập bản đồ, cập nhật các thông tin về công tác bảo vệ, bảo tồn các di sản thiên nhiên Việt Nam. Các dự án thành phần thuộc Sự nghiệp văn hoá đã thực hiện việc phân tích nhập liệu làm tiêu bản số lượng lớn các mẫu vật thu thập được, xây dựng hồ sơ mẫu, gia công chế tác bảo quản mẫu bao gồm 300 mẫu cổ sinh, 135 mẫu khoáng vật, 1.200 mẫu tiêu bản động vật không xương sống, 800 mẫu tiêu bản thực vật, 800 mẫu động vật có xương sống,

Page 79: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

80

1.000 mẫu tiêu bản sinh vật phù du, 337 mẫu côn trùng...

Thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam theo Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020”. Trong năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phối hợp với các Bảo tàng trong Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên, các Bộ, Ban, Ngành tổ chức thành công hội thảo “Trao đổi về xây dựng Quy hoạch Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2050”. Chủ tịch Viện Hàn

lâm KHCNVN đã ra quyết định về việc thành lập Ban soạn thảo Quy hoạch Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2050 (Quyết định số 1719/QĐ-VHL ngày 28/9/2018).

Dự án “Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam” đang tiến hành giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hiện nay vị trí xây dựng Dự án đã được quy hoạch và đang làm thủ tục cấp phép quy hoạch chi tiết 1/500 tại khu đô thị Sinh Thái Quốc Oai, trên diện tích khoảng 30 ha. Dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư tại Công văn số 86/TTg-KGVX ngày 19/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Phối cảnh tổng thể dự án: “Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam”

Page 80: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN, BẢO TÀNG

81

Dự án “Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động vật, thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam” và dự án “Giao thông kết nối hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động vật, thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam” đang được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng kế hoạch đề ra.

Các dự án khác đang thực hiện là: Sửa chữa, nâng cấp đường hầm Bảo tàng Hải dương học ở Nha Trang, Sửa chữa nâng cấp Bảo tàng sinh học Tây Nguyên, Bảo tàng Hải dương học ở Đồ Sơn đang xây dựng lại, cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 12 ha tại phường Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng, thực hiện Dự án xây dựng một nửa tường bao khu đất. Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh (Vườn Thực vật) đang chuẩn bị đầu tư.

MỘT Số KếT Quả Nổi BậT

Đặc biệt trong năm 2018, Bảo tàng TNVN đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy thí dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”, thuộc Chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020, đã thu được kết quả gây “chấn động” giới khoa học trong nước và quốc tế. Trong quá trình khảo sát, khai quật và nghiên cứu các nhà khoa học khẳng định đã phát hiện di chỉ khảo cổ, đặc biệt là khai quật được di cốt người tiền sử, có niên đại khoảng 7.000 năm, trong hang động núi lửa Krông Nô. Việc phát hiện di cốt người cổ trong hang động núi lửa ở Tây Nguyên là một bước ngoặt của ngành cổ nhân học trong nước, có ý nghĩa giá trị to lớn không chỉ ở Tây Nguyên, Việt Nam và Đông Nam Á; mà còn có giá trị và thuộc loại hiếm gặp trong hang động núi lửa thế giới. Đây cũng là chứng cứ khoa học đầy thuyết phục, rất có giá trị để bổ sung một cách đầy đủ, chi tiết hơn vào hồ sơ trình UNESCO xem xét công

nhận danh hiệu toàn cầu đối với công viên địa chất Đắk Nông và đối với du khách, đây sẽ là một trong những điểm tham quan thú vị mới.

Trong năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã hoàn thiện chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm bằng phương pháp thay thế mô - nhựa hóa, một phương pháp hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đây là mẫu vật lớn gắn với đời sống tâm linh của người Hà Nội, nên các chuyên gia phải thực hiện rất tỉ mỉ. Phương pháp thay thế mô - nhựa hóa sẽ giúp mẫu vật giữ được nguyên trạng, sát thực nhất với mẫu sống, không mùi và độ bền cao. Tiêu bản rùa hoàn thành rất đẹp và có hồn, các chi tiết giống với rùa Hồ Gươm khi còn sống.

Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28 - Đại hội đồng lần thứ 14 của Viện Hàn lâm Khoa học thế giới (TWAS), trước đây là Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba, tổ chức tại thành phố Trieste, Italy từ ngày 27-29 tháng 11 năm 2018, đã chọn Tiến sỹ Nguyễn Thiên Tạo - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam là thành viên trẻ của Viện Hàn lâm Khoa học thế giới nhiệm kỳ 2018-2022. Trước đó, GS.TSKH Phùng Hồ Hải và GS.TSKH Phạm Hoàng Hiệp (Viện Toán học) cũng được TWAS chọn là thành viên trẻ lần lượt năm 2009 và 2016. Đây là đại diện đầu tiên của Việt Nam thuộc lĩnh vực Sinh học được chọn là thành viên trẻ của TWAS.

Page 81: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

82

PHƯƠNG HƯỚNGKẾ HOẠCH NĂM 2019

Trên cơ sở tình hình thực tế, nguồn lực và để có thể hoàn thành tốt kế hoạch giai đoạn 2016-2020, Viện Hàn lâm có

một số định hướng lớn trong kế hoạch năm 2019 như sau:

Tiếp tục bám sát quy hoạch phát triển Viện Hàn lâm KHCNVN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt, căn cứ vào nguồn lực cán bộ, kinh phí đã được nhà nước cấp năm 2019, tiến hành triển khai hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển KHCN;

Phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch năm 2019 để hoàn thành tốt kế hoạch giai đoạn 2016-2020 đáp ứng đòi hỏi của đất nước cho giai đoạn phát triển, giao lưu và hội nhập sâu

ThS. Nguyễn Thi Vân Nga Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu

(Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2018 và kế hoạch năm 2019)

Page 82: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH 2018

83

rộng trong mọi lĩnh vực của xã hội; Thực hiện tốt công tác tinh giảm biên chế theo Nghị Quyết 39 của Bộ Chính trị;

Thúc đẩy tăng số lượng bài báo, chú trọng tới tăng cường chất lượng các công bố quốc tế đạt chuẩn quốc tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm các nhiệm vụ KHCN. Tăng cường công tác ươm tạo công nghệ, ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống, sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh các hướng nghiên cứu phù hợp với cuộc CMCN4.0. Tăng cường công tác truyền thông, thông tin xuất bản, nâng cao chất lượng các tạp chí KHCN của Viện Hàn lâm. Đẩy mạnh hoạt động của hai Trung tâm quốc tế Toán học và Vật lý dạng II dưới sự bảo trợ của UNESCO. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đưa Học Viện KHCN và trường USTH vào hoạt động đạt chất lượng và hiệu quả cao;

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các dự án lớn về vệ tinh, vũ trụ, dự án sưu tập bộ mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam, chương trình Tây nguyên 3, chương trình KHCN Vũ trụ giai đoạn 2016-2020. Tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng Bảo tàng TNVN tại khu đất 32 Ha đã được cấp tại Quốc Oai, dự án xây dựng Khu công nghệ cao của Viện hàn lâm KHCNVN tại Hoà lạc. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng trạm động đất - cảnh báo sóng thần; Triển khai thực hiện Chương trình Vật lý và 04 Chương trình khoa học cơ bản về khoa học sự sống, khoa học trái đất, khoa học công nghệ biển, hoá học quốc gia đến năm 2025;

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ KHCN trọng điểm cấp Viện Hàn lâm mang lại kết quả có tính nổi bật. Tập trung thực hiện tốt các dự án trọng điểm về tăng cường trang thiết bị nghiên cứu của Viện Hàn lâm đã được các bộ ngành quan tâm, ủng hộ. Đưa các dự án vào khai thác, sử dụng có hiệu quả cao;

Tiếp tục xây dựng một số dự án lớn trình Chính phủ: Dự án Trung tâm tiên tiến Việt

Nam - Nhật Bản tại Hoà Lạc; Dự án xây dựng tàu nghiên cứu biển của Viện Hàn lâm; Các dự án thuộc Quy hoạch phát triển công nghệ sinh học đến năm 2020; Vệ tinh nhỏ Việt Nam giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai - giai đoạn 2 - VNREDSat-2 (Dự án vệ tinh VNREDSat-2);

Triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chuyển tiếp thực hiện từ 2018 và các dự án mở mới năm 2019; Tiếp tục chỉnh trang cơ sở vật chất nhằm tạo ra bộ mặt mới tương xứng với một cơ quan khoa học đầu ngành quốc gia. Tập trung xây dựng và từng bước triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn 2019-2020;

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình cán bộ trẻ và Chương trình hỗ trợ nghiên cứu viên cao cấp;

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách, việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án KHCN các cấp, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các trang thiết bị và diện tích làm việc của từng đơn vị trong toàn Viện; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành báo cáo quyết toán ở các đơn vị;

Thủ tướng Chính phủ và Bộ tài chính đã có quyết định giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 của Viện Hàn lâm là 1.521,65 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư phát triển là 238,35 tỷ đồng; kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ là 1.175,85 tỷ đồng, trong đó kinh phí cho các chương trình quốc gia là 188 tỷ đồng và các hoạt động thường xuyên của Viện Hàn lâm là 987,85 tỷ đồng. Viện Hàn lâm sẽ phân bổ, giao kinh phí cho các đơn vị trực thuộc trước 31/12 và kiểm tra giám sát việc sử dụng nguồn ngân sách trên theo đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất.

Page 83: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CÁC CON SỐ THỐNG KÊ

Page 84: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CON SỐ THÔNG KÊ

85

THốNG Kê Số LưỢNG CáC Đề TÀi, NHiệM Vụ CáC CấP THựC HiệN NăM 2018

TT Tên chương trình Số đề tài, nhiệm vụ

Kinh phí(tr.đồng)

1 Đề tài KC 22 29.933

2 Đề tài Độc lập cấp Nhà nước 35 31.775

3 Đề tài Nghị định thư cấp Nhà nước 18 29.673

4 Đề tài NCCB do Quỹ NAFOSTED tài trợ 265 39.478

5 Chương trình Tây nguyên 2016-2020

- Hoạt động của Ban chủ nhiệm và Văn phòng 3.300

- Đề tài 32 76.700

6 Chương trình KHCN vũ trụ giai đoạn 2016-2020

+ Hoạt động của Ban chủ nhiệm và Văn phòng 2.500

+ Đề tài 22 71.910

7 Dự án điều tra cơ bản

- Dự án điều tra cơ bản 5 3.075

- Dự án thuộc Đề án 47 1 11.000

- Hệ thống đài trạm 7 3.425

8 Dự án bảo vệ môi trường 8 5.360

9 Chương trình KHCN trọng điểm giao Bộ, Ngành 22 22.965

10 Đề tài KHCN giao Bộ, Ngành - địa phương 65 17.116

11 Dự án trọng điểm cấp Viện Hàn lâm 6 75.670

12 Dự án Bộ sưu tập mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam 13 15.500

13 Đề tài theo các hướng ưu tiên cấp Viện Hàn lâm

- Công nghệ thông tin, Điện tử, Tự động hoá và Công nghệ vũ trụ (VAST01) 20 5.950

- Hướng Công nghệ sinh học (VAST02) 10 3.000

- Khoa học vật liệu (VAST03) 15 4.450

- Hướng đa dạng SH và các chất có HTSH (VAST04) 20 6.000

- Khoa học trái đất (VAST05) 12 3.450

- Khoa học và Công nghệ biển (VAST06) 11 3.300

- Hướng Môi trường - Năng lượng (VAST07) 10 3.000

Page 85: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

86

TT Tên chương trình Số đề tài, nhiệm vụ

Kinh phí(tr.đồng)

14 Chương trình Vật lý cấp Bộ 15 4.500

15 Chương trình theo Quyết định 562 8 4.000

16 Đề tài Hợp tác với Bộ, Ngành – địa phương 09 3.250

17 Đề tài Ứng dụng công nghệ cấp Viện Hàn lâm 07 2.600

18 Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Viện Hàn lâm 12 4.720

19 Dự án Phát triển sản phẩm thương mại cấp Viện Hàn lâm 04 1.200

20 Đề tài Nghiên cứu ứng dụng đặt hàng cấp Viện Hàn lâm 04 2.350

21 Đề tài Độc lập cấp Viện Hàn lâm 6 2.500

22 Đề tài Độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm 19 4.700

23 Nhiệm vụ do Chủ tịch giao trực tiếp 10 6.100

24 Nhiệm vụ HTQT do Viện Hàn lâm KHCNVN hỗ trợ 80 14.000

Cộng 793 523.450

25 Vốn NGO nước ngoài 20 36.914

THốNG Kê Số LưỢNG CáC Đề TÀi NCCB ViệN HÀN LâM KHCNVN ĐưỢC TuyểN CHọN

GiAi ĐOạN 2013 - 2018

TT Lĩnh vực tài trợ

Tổng số đề tài NCCB Viện Hàn lâm KHCNVN được tài trợ theo từng năm

(tính đến thời điểm 30/11/2018) Tổng số

2013 2014 2015 2016 2017 2018 (đợt 1)

1 Toán học 2 18 5 2 15 0 422 Khoa học thông tin và máy tính 2 2 0 0 2 0 63 Vật lý 15 17 16 11 26 4 894 Hoá học 15 14 14 12 24 11 905 Khoa học Trái đất 3 6 2 3 3 3 206 Sinh học nông nghiệp 12 11 23 12 19 8 857 Y Sinh 5 3 2 1 2 0 138 Cơ học 3 2 7 2 2 3 19

Tổng số 57 73 69 43 93 29 364 Ghi chú: Số liệu năm 2018 dựa trên Quyết định phê duyệt danh mục công bố vào 05/7/2018 và 25/12/2018 trên trang web của Nafosted.

Page 86: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CON SỐ THÔNG KÊ

87

THốNG Kê Số LưỢNG CáC CôNG TrìNH KHOA HọC CủA CáC ĐơN Vị

TrựC THuỘC ViệN HÀN LâM KHCNVN NăM 2018 (*)

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của Tổng số công bố iSi

TT Tên đơn vị

Bài báo quốc tế Bài báo trong nướcSách

chuyên khảo

Tổng iSi SCi SCi-E VAST1

(**)iSSN

Tổng trong nước

VAST2 (***)

Khác

1 Viện sinh thái và TNSV 100 32 68 0 45 41 14 27 11

2 Viện Khoa học Vật liệu 77 56 21 7 8 42 22 20 2

3 Viện Toán học 59 35 24 5 8 1 0 1 1

4 Viện Vật lý 51 47 4 1 6 54 12 42 2

5 Viện Hóa sinh Biển 51 11 40 0 5 65 54 11 0

6 Bảo tàng Thiên nhiên VN 42 13 29 0 12 20 9 11 3

7 Viện Hóa học 39 15 24 0 6 102 86 16 1

8 Viện Công nghệ Sinh học 37 12 25 1 9 170 53 117 1

9 Viện Nghiên cứu hệ gen 21 10 11 0 2 34 21 13 1

10 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 21 11 10 2 7 38 38 0 1

11 Viện Công nghệ Môi trường 21 11 10 0 7 51 17 34 0

12 Viện KHVL ứng dụng 20 5 15 0 7 19 13 6 1

13 Viện TN&MTBiển 20 6 14 0 1 24 9 15 4

14 Viện Hóa học các HCTN 19 6 13 0 11 45 32 13 1

15 Viện Cơ học 18 9 9 0 1 16 16 0 0

16 Trung tâm NC&CGCN 18 6 12 1 2 17 4 13 2

17 Viện Sinh học nhiệt đới 17 8 9 0 20 96 54 42 1

18 Viện Công nghệ Hóa học 16 9 7 3 3 23 17 6 0

19 Viện NCUDCN Nha Trang 10 7 3 0 0 11 0 11 1

20 Viện Vật lý Địa cầu 9 6 3 0 3 28 24 4 1

21 Viện Hải dương học 9 5 4 0 3 56 41 15 1

22 Viện Địa chất 8 6 2 0 8 19 6 13 1

23 Viện Địa chất và ĐVL Biển 8 3 5 0 7 32 6 26 1

24 Viện Công nghệ Thông tin 7 2 5 0 7 9 6 3 0

25 Viện Vật lý Tp HCM 7 6 1 0 1 6 3 3 2

26 Viện NCKH Miền Trung 7 2 5 0 1 15 8 7 1

27 Trung tâm Tin học và Tính toán 7 3 4 1 2 3 3 0 0

28 Viện Sinh thái học Miền Nam 7 3 4 0 5 2 1 1 0

Page 87: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

88

TT Tên đơn vị

Bài báo quốc tế Bài báo trong nướcSách

chuyên khảo

Tổng iSi SCi SCi-E VAST1

(**)iSSN

Tổng trong nước

VAST2 (***)

Khác

29 Trung tâm Vũ trụ Việt Nam 8 3 5 0 7 2 2 0 0

30 Viện Địa lý 5 1 4 0 7 24 5 19 3

31 Trung tâmPhát triển CN cao 5 2 3 0 1 10 5 5 0

32 Viện Địa lý TN TP. HCM 4 2 2 0 7 20 5 15 1

33 Viện NCKH Tây Nguyên 3 2 1 0 2 19 10 9 1

34 Viện Vật lý ƯD&TBKH 2 2 0 0 1 3 1 2 0

35 Viện Khoa học Năng lượng 2 0 2 0 8 0 0 0 0

36 Viện Công nghệ Vũ trụ 2 1 1 0 5 8 1 7 0

37 Viện Cơ học và Tin học ƯD 1 0 1 0 1 3 2 1 0

38 Nhà xuất bản 0 0 0 0 0 4 4 0 8

39 Trung tâm Thông tin- Tư liệu 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Các đơn vị đào tạo

40 Học viện KHCN (1) 220 107 113 6 41 5 136 6 0

41 Trường ĐH KHCN Hà Nội 32 18 14 2 5 31 17 14 2

Số công trình ghi Viện Hàn lâm nhưng không ghi tên đơn vị 5 3 2 3

Tổng số công trình tính thành tích 822 389 433 23 244 1.168 626 542 55

Số công trình phối hợp nhiều đơn vị 77 29 48 1 15 52 52 0

Tổng số công trình của Viện Hàn lâm KHCNVN (****) 735 356 379 22 227 1.112 570 542 51

(*) Số liệu thống kê từ 01/12/2017 đến 30/11/2018; (**) VAST1: 03 tạp chí đạt chuẩn quốc tế (Vietnam Journal of Mathematics, Acta Mathematica Vietnamica, Advances in Natural Sciences);(***) VAST2: 09 tạp chí còn lại của Viện Hàn lâm KHCNVN;(****) Tính một lần cho các công trình phối hợp chung của các đơn vị.(1) Bao gồm các công trình công bố của Học viện Khoa học và công nghệ và các giảng viên kiêm nhiệm từ các đơn vị của Viện Hàn lâm KHCNVN;

Page 88: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CON SỐ THÔNG KÊ

89

THốNG Kê Số LưỢNG VăN BằNG Sở HỮu Trí Tuệ CủA CáC ĐơN Vị TrựC THuỘC ViệN HÀN LâM KHCNVN

NăM 2018(*) (Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của Tổng số lượng văn bằng sở hữu trí tuệ)

TT Tên đơn vị Bằng Độc quyền Sáng chế

Bằng Độc quyền Giải pháp hữu ích

Tổng văn bằng sở hữu trí tuệ

1 Viện Công nghệ Sinh học 2 9 11

2 Viện Khoa học Vật liệu 6 3 9

3 Viện Hóa sinh Biển 2 4 6

4 Viện Hóa học 1 4 5

5 Viện Công nghệ Môi trường 0 5 5

6 Viện Hóa học các HCTN 1 4 5

7 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 1 1 2

8 Viện NCKH Miền Trung 1 1 2

9 Trung tâm Phát triển CN cao 1 1 2

10 Viện Vật lý 0 1 1

11 Học viện Khoa học và Công nghệ 1 0 1

12 Viện Tài nguyên và MT Biển 0 1 1

13 Viện Công nghệ Thông tin 0 1 1

14 Viện Địa chất 0 1 1

15 Viện Khoa học Năng lượng 0 1 1

(*) Số liệu thống kê từ 01/12/2017 đến 30/11/2018

Page 89: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

90

TT Tên đơn vị

Bài báo quốc tế

Sở hữu trí tuệ Tổng iSi

và SHTTSL biên

chếTỷ lệ

(**)Tổng iSi SCi SCi-E PMSC GPHi

1 Viện Hóa sinh Biển 51 11 40 2 4 57 39 1,62

2 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam 42 13 29 0 0 42 33 1,41

3 Viện Nghiên cứu hệ gen 21 10 11 0 0 21 17 1,37

4 Trung tâm NC& CGCN 18 6 12 0 0 18 15 1,33

5 Viện Sinh thái và TNSV 100 32 68 0 0 100 107 1,04

6 Viện Toán học 59 35 24 0 0 59 78 0,84

7 Viện Sinh thái học Miền Nam 7 3 4 0 0 7 11 0,71

8 Viện Vật lý 51 47 4 0 1 52 95 0,61

9 Viện Hóa học các HCTN 19 6 13 1 4 24 44 0,61

10 Viện Công nghệ Môi trường 21 11 10 0 5 26 48 0,60

11 Viện Tài nguyên và MT Biển 20 6 14 0 1 21 43 0,54

12 Viện Khoa học vật liệu ƯD 20 5 15 0 0 20 41 0,54

13 Viện NCKH Miền Trung 7 2 5 1 1 9 20 0,50

14 Viện Khoa học Vật liệu 77 56 21 6 3 86 202 0,47

15 Trung tâm Tin học và Tính toán 7 3 4 0 0 7 18 0,43

16 Viện Hóa học 39 15 24 1 4 44 117 0,42

17 Viện Công nghệ Hóa học 16 9 7 0 0 16 47 0,38

18 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 21 11 10 1 1 23 70 0,37

19 Viện Công nghệ Sinh học 37 12 25 2 9 48 153 0,35

20 Viện Sinh học nhiệt đới 17 8 9 0 0 17 69 0,27

THốNG Kê Số LưỢNG CáC CôNG TrìNH KHOA HọC iSi, Sở HỮu Trí Tuệ CủA CáC ĐơN Vị TrựC

THuỘC ViệN HÀN LâM KHCNVN NăM 2018 (*) (Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tỷ lệ số bài báo trong

các tạp chí thuộc danh sách iSi và sở hữu trí tuệ so với số cán bộ khoa học trong biên chế)

Page 90: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CON SỐ THÔNG KÊ

91

TT Tên đơn vị

Bài báo quốc tế

Sở hữu trí tuệ Tổng iSi

và SHTTSL biên

chếTỷ lệ

(**)Tổng iSi SCi SCi-E PMSC GPHi

21 Viện NCUDCN Nha Trang 10 7 3 0 0 10 42 0,26

22 Trung tâm Phát triển CN cao 5 2 3 1 1 7 33 0,24

23 Viện Cơ học 18 9 9 0 0 18 92 0,22

24 Viện Vật lý Tp. HCM 7 6 1 0 0 7 39 0,20

25 Trung tâm Vũ trụ Việt Nam 6 3 3 0 0 6 36 0,19

26 Viện Địa chất và Địa vật lý Biển 8 3 5 0 0 8 57 0,16

27 Viện Vật lý Địa cầu 9 6 3 0 0 9 74 0,14

28 Viện Địa lý TN Tp. HCM 4 2 2 0 0 4 37 0,12

29 Viện NCKH Tây Nguyên 3 2 1 0 0 3 29 0,11

30 Viện Vật lý UD và TBKH 2 2 0 0 0 2 20 0,11

31 Viện Hải dương học 9 5 4 0 0 9 97 0,10

32 Viện Khoa học Năng lượng 2 0 2 0 1 3 35 0,10

33 Viện Địa chất 8 6 2 0 1 9 109 0,09

34 Viện Địa lý 5 1 4 0 0 5 89 0,06

35 Viện Công nghệ Thông tin 7 2 5 0 1 8 144 0,06

36 Viện Công nghệ Vũ trụ 2 1 1 0 0 2 42 0,05

37 Viện Cơ học và Tin học UD 1 0 1 0 0 1 66 0,02 (*) Số liệu thống kê từ 01/12/2017 đến 30/11/2018; (**) Tỷ lệ số bài báo trong các tạp chí thuộc danh sách ISI và sở hữu trí tuệ theo báo cáo của các đơn vị so với số cán bộ khoa học trong biên chế;

Page 91: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

92

THốNG Kê CáC HỢP ĐỒNG KHCN CủA ViệN HÀN LâM KHCNVN NăM 2018

Đơn vị: triệu đồng

TT Tên đơn vị

Hợp đồng có nguồn gốc NSNN Hợp đồng ngoài Tổng cộng

Số HĐ

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2018

Số HĐ

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2018

Số HĐ

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2018

1 Viện Công nghệ môi trường 7 5.305 1.851 258 148.090 148.090 265 153.395 149.941

2 Viện Khoa học năng lượng 4 2.825 950 103 108.282 39.698 107 111.107 40.648

3 Viện Khoa học vật liệu 16 25.403 4.969 18 22.929 22.280 34 48.332 27.249

4 Viện Hóa học 0 - - 34 20.892 20.892 34 20.892 20.892

5 Trung tâm Phát triển CN cao 6 6.606 1.914 10 13.047 12.488 16 19.653 14.402

6 Viện TN&MT biển 4 4.073 1.539 9 42.052 12.056 13 46.125 13.595

7 Viện Hóa học các HCTN 20 44.252 8.647 16 3.549 3.549 36 47.801 12.196

8 Bảo tàng Thiên nhiên VN 14 52.602 11.289 3 3.877 197 17 56.479 11.486

9 Viện Vật lý 28 30.426 7.912 23 2.775 2.292 51 33.201 10.204

10 Viện Hải dương học 10 12.365 3.360 24 18.268 4.302 34 30.633 7.662

11 Viện Địa chất 5 4.173 923 31 25.498 6.423 36 29.671 7.346

12 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 8 7.150 2.420 23 4.612 4.612 31 11.762 7.032

13 Viện Công nghệ hóa học 0 - - 17 7.853 6.581 17 7.853 6.581

14 Viện Công nghệ sinh học 9 8.034 4.156 13 2.309 2.309 22 10.343 6.465

15 Viện Sinh học nhiệt đới 19 17.144 4.617 4 1.339 1.104 23 18.483 5.721

16 Viện NC&ƯDCN Nha Trang 2 765 668 9 5.082 4.357 11 5.847 5.025

17 Viện Địa lý TN TP.HCM 7 15.710 4.927 0 - - 7 15.710 4.927

18 Viện KH vật liệu ứng dụng 0 - - 10 4.299 4.299 10 4.299 4.299

19 Viện Công nghệ thông tin 1 3.910 - 13 9.755 3.999 14 13.665 3.999

20 Viện Sinh thái học Miền Nam 2 430 54 15 14.569 3.933 17 14.999 3.987

21 Viện Địa lý 5 5.818 1.358 3 3.296 1.630 8 9.114 2.988

22 Viện Cơ học 2 4.455 486 14 2.630 2.134 16 7.085 2.620

Page 92: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

CON SỐ THÔNG KÊ

93

TT Tên đơn vị

Hợp đồng có nguồn gốc NSNN Hợp đồng ngoài Tổng cộng

Số HĐ

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2018

Số HĐ

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2018

Số HĐ

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2018

23 Viện Vật lý địa cầu 1 969 201 11 14.092 2.107 12 15.061 2.308

24 Viện Hoá sinh biển 4 2.332 1.796 3 174 174 7 2.506 1.970

25 Viện Nghiên cứu hệ gen 8 4.941 1.788 8 4.941 1.788

26 Viện Vật lý ƯD&TBKH 0 - - 1 970 970 1 970 970

27 Trung tâm Nghiên cứu & CGCN 2 1.150 350 8 739 539 10 1.889 889

28 Viện NCKH Tây Nguyên 2 1.113 282 8 564 564 10 1.677 846

29 Viện NCKH Miền Trung 7 4.809 661 0 - - 7 4.809 661

30 Trung tâm Vũ trụ Việt Nam 1 1.040 500 1 94 94 2 1.134 594

31 Trung tâm Tin học và Tính toán 0 - - 3 423 423 3 423 423

32 Viện Công nghệ vũ trụ 4 3.948 356 0 - - 4 3.948 356

33 Viện ĐC&ĐVL biển 0 - - 1 325 325 1 - 325

34 Viện Cơ học và Tin học ƯD 0 - - 15 1.526 - 15 1.526 -

35 Trung tâm Thông tin - Tư liệu 0 - - 0 - - 0 - -

36 Học viện KH&CN 0 - - 0 - - 0 - -

37 Nhà xuất bản KHTN&CN 0 - - 0 - - 0 - -

38 Văn phòng đại diện tại TP.HCM 0 - - 0 - - 0 - -

39 Văn phòng Viện Hàn lâm KHCNVN 0 - - 0 - - 0 - -

40 Viện ST&TN sinh vật 0 - - 0 - - 0 - -

41 Viện Toán học 0 - - 0 - - 0 - -

42 Viện Vật lý TP.HCM 0 - - 0 - - 0 - -

Tổng cộng 198 271.748 67.974 701 483.910 312.421 899 755.333 380.395

Ghi chú: Số liệu tổng hợp từ báo cáo của các đơn vị (tính từ 30/11/2017-30/11/2018)

Page 93: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

94

TổNG HỢP Dự TOáN CHi NGâN SáCH NHÀ NướC NăM 2018 (*)

Đơn vị tính: triệu đồng* Nguồn vốn trong nước

A. Chi đầu tư phát triển 210.000,0

1. Chi đầu xây dựng cơ bản 210.000,0

2. Chương trình Biển đông - Hải đảo 0,0

B. Chi thường xuyên 1.167.895,3

1. Kinh phí sự nghiệp khoa học 1.071.495,3

Trong đó:

* Kinh phi nhiệm vụ cấp Nhà nước 164.300,0

* Kinh phi nhiệm vụ cấp Viện Hàn lâm KHCNVN (trong đó: Quy tiền lương: 213.530,1trđ) 907.195,3

2. Chi giáo dục đào tạo 57.010,0

3. Chi Sự nghiệp kinh tế 17.500,0

4. Chi Sự nghiệp môi trường 5.360,0

5. Chi Sự nghiệp Văn hóa 16.320,0

6. Chi Viện trợ (NCS Lào) 210,0

* Nguồn vốn ngoài nướcA. Chi đầu tư phát triển 1.146.830,0

1. Chi đầu xây dựng cơ bản Các dự án ODA 1.146.830,0

B. Chi thường xuyên 10.856,0

1. Kinh phí sự nghiệp khoa học 0,0

2. Chi giáo dục đào tạo 10.856,0

Ghi chú: Số liệu tính đến cuối năm 2018

Page 94: BÁO CÁO - vast.ac.vn · BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN. BÁO CÁO THƯ˚NG NIÊN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . MỤC LỤC Giới thiệu chung Thông điệp

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018Viện hàn lâm khoa học Và công nghệ Việt nam

Chịu trách nhiệm biên tập và xuất bản: Trung tâm Thông tin - Tư liệuĐịA CHỈ LiêN HệNhà A11 Viện Hàn lâm KHCNVN18 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà NộiTel: (84-24) 3 7564 373; Fax: (84-24) 3 7564 344; Email: [email protected] Website: http://isi.vast.vn