bỘ cÂu hỎi trẮc nghiỆm vÀ tÌnh huỐngsotuphap.kontum.gov.vn/uploads/files/bo cau hoi hoi...

31
1 BCÂU HI TRC NGHIM VÀ TÌNH HUNG HI THI HÒA GII VIÊN GII - LN TH4 NĂM 2016 PHN I: TRC NGHIM I. LUT HÒA GII CƠ SỞ Câu 1. Lut hòa gii cơ sở được Quc hi thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiu lc thi hành tthời điểm nào? a. Được Quc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lc thi hành tngày 31 tháng 12 năm 2013. b. Được Quc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lc thi hành tngày 01 tháng 01 năm 2014 (Điều 32 Lut hòa gii cơ sở). c. Được Quc hi thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lc thi hành tngày 01 tháng 7 năm 2014. Câu 2. Theo Lut hòa gii cơ sở thì hòa gii cơ sở được hiểu như thế nào? a. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở (Khoản 1, Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở). b. Hòa giải ở cơ sở là việc tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, làng, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. c. Hòa giải ở cơ sở là hành vi thuyết phục các bên tranh chấp chấm dứt xung đột hoặc xích mích nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Câu 3. Tổ hòa giải được quy định như thế nào theo Luật hòa giải ở cơ sở? a. Là một tổ chức hành chính ở cơ sở. b. Là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở (Khoản 5, Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở). c. Là một tổ chức chính quyền ở cơ sở. Câu 4. Phạm vi nào được hòa gii cơ sở? a. Những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp trong cộng đồng dân cư, bao gồm: mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên gia đình; tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình; những việc vi

Upload: truongque

Post on 06-Feb-2018

230 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

1

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNG

HỘI THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI - LẦN THỨ 4 NĂM 2016

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

I. LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

Câu 1. Luật hòa giải ở cơ sở được Quốc hội thông qua ngày, tháng,

năm nào? Có hiệu lực thi hành từ thời điểm nào?

a. Được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi

hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2013.

b. Được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi

hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 (Điều 32 Luật hòa giải ở cơ sở).

c. Được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi

hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Câu 2. Theo Luật hòa giải ở cơ sở thì hòa giải ở cơ sở được hiểu như

thế nào?

a. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt

được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi

phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở (Khoản 1, Điều 2 Luật

hòa giải ở cơ sở).

b. Hòa giải ở cơ sở là việc tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của

nhân dân ở thôn, xóm, làng, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác hướng

dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải

quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn

đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm

trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

c. Hòa giải ở cơ sở là hành vi thuyết phục các bên tranh chấp chấm dứt

xung đột hoặc xích mích nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng

dân cư.

Câu 3. Tổ hòa giải được quy định như thế nào theo Luật hòa giải ở cơ

sở?

a. Là một tổ chức hành chính ở cơ sở.

b. Là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động

hòa giải theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở (Khoản 5, Điều 2 Luật hòa giải

ở cơ sở).

c. Là một tổ chức chính quyền ở cơ sở.

Câu 4. Phạm vi nào được hòa giải ở cơ sở?

a. Những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp trong cộng đồng dân cư,

bao gồm: mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên gia đình; tranh chấp về

quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình; những việc vi

Page 2: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

2

phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện

pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

b. Những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân

cư, bao gồm: mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân, thành viên gia đình; tranh

chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình; tranh

chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật

chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

c. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp,

vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây: mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm

lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia

đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không

được hòa giải; vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm

hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; mâu thuẫn, tranh chấp khác không

được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật (Khoản 1, Điều 3 Luật hòa giải ở

cơ sở).

Câu 5. Hòa giải viên có những tiêu chuẩn gì?

a. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư.

b. Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.

c. Cả a và b đều đúng (Điều 7 Luật hòa giải ở cơ sở).

Câu 6. Theo quy định hòa giải viên có những quyền gì?

a. Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở; đề nghị các bên có liên quan cung

cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải; tham gia sinh hoạt, thảo

luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải; được bồi

dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu

liên quan đến hoạt động hòa giải.

b. Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải; được khen thưởng

theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được hỗ trợ, tạo điều kiện

để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính

mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải; kiến nghị, đề xuất về các vấn đề

liên quan đến hoạt động hòa giải.

c. Cả a và b đều đúng (Điều 9 Luật hòa giải ở cơ sở).

Câu 7. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành trong các trường hợp nào?

a. Tổ viên tổ hòa giải thực hiện việc hòa giải theo yêu cầu của các bên

tranh chấp; theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; theo đề nghị của tổ

trưởng tổ hòa giải.

b. Tổ viên tổ hòa giải chủ động hòa giải hoặc tổ chức việc hòa giải theo

sáng kiến của mình; theo sáng kiến của tổ trưởng tổ hòa giải; theo đề nghị của cơ

quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh

chấp.

Page 3: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

3

c. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau: một

bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải; hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc

thuộc phạm vi hòa giải; theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị

của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở).

Câu 8. Việc hòa giải được tiến hành vào thời gian nào?

a. Việc hòa giải được tiến hành vào thời gian mà các đương sự yêu cầu.

b. Việc hòa giải được tiến hành vào thời gian theo sáng kiến của tổ viên tổ

hòa giải.

c. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt

đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng

kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải (Khoản 2,

Điều 20 Luật hòa giải ở cơ sở).

Câu 9. Việc hòa giải kết thúc trong trường hợp nào?

a. Các bên đạt được thỏa thuận; một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt

hòa giải.

b. Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt

được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

c. Cả a và b đều đúng (Điều 23 Luật hòa giải ở cơ sở).

Câu 10. Khi nào thì được xem là hòa giải thành?

a. Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận (Khoản 1,

Điều 24 Luật hòa giải ở cơ sở).

b. Hòa giải thành là trường hợp các bên đã hết quyền yêu cầu hòa giải.

c. Hòa giải thành là khi thời hạn yêu cầu hòa giải đã hết.

II. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Câu 11. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thế nào là hành

vi cản trở kết hôn, ly hôn?

a. Là việc đe dọa, hành hạ, ngược đãi để ngăn cản việc kết hôn của người

có đủ điều kiện kết hôn hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái

với ý muốn của họ.

b. Là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải

hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn

theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hoặc buộc người khác phải duy trì

quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ (Khoản 10, Điều 3 Luật Hôn nhân và

gia đình năm 2014).

c. Là việc uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn

cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn hoặc buộc người khác phải

duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

Page 4: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

4

Câu 12. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì "Tảo hôn" là gì?

a. Là việc lấy vợ, lấy chồng bị lừa dối.

b. Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết

hôn theo quy định pháp luật (Khoản 8, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014).

c. Là việc lấy vợ, lấy chồng không cưới, hỏi và không đăng ký kết hôn.

Câu 13. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như thế nào về

độ tuổi kết hôn?

a. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

b. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (Điểm a, Khoản 1,

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

c. Nam vừa bước sang 20 tuổi, nữ vừa bước sang 18 tuổi.

Câu 14. Hôn nhân giữa những người cùng giới tính được Nhà nước

quy định như thế nào?

a. Nhà nước cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

b. Nhà nước không cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

c. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

(Khoản 2, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Câu 15. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng là gì?

a. Chồng có quyền cao hơn vợ.

b. Vợ có quyền cao hơn chồng.

c. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi

mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được

quy định trong Hiếp pháp, Luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên

quan (Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Câu 16. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người

chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp nào?

a. Người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

b. Người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi.

c. Người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

(Khoản 3, Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

III. LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH NĂM 2007

Câu 17. Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm

2007, bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?

Page 5: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

5

a. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng

gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình

(Khoản 2, Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007).

b. Là hành vi hành hạ, đánh đập người khác.

c. Là hành vi làm tổn thương đến cơ thể, tình cảm, tâm lý, sự tiến bộ của

các thành viên trong gia đình.

Câu 18. Các hành vi nào sau đây thể hiện bạo lực gia đình?

a. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức

khỏe, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm

trọng;

b. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa

ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với

nhau.

c. Cả a và b đều đúng (Khoản a, b, c, d, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực

gia đình năm 2007).

Câu 19. Biện pháp nào sau đây được áp dụng để bảo vệ nạn nhân bạo

lực gia đình?

a. Phổ biến pháp luật về bạo lực gia đình.

b. Phục hồi danh dự cho nạn nhân bạo lực gia đình.

c. Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình (Điểm a, Khoản 1, Điều

19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007).

Câu 20. Những cơ quan, người nào sau đây có thẩm quyền áp dụng

biện pháp cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân?

a. Trưởng công an cấp xã và Trưởng công an cấp huyện.

b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

huyện.

c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Tòa án nhân dân (Điều 20, Điều 21

Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007).

IV. LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2006

Câu 21. Bình đẳng giới được hiểu như thế nào?

a. Là chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan

hệ xã hội.

b. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ

hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và

thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3, Điều 5 Luật

bình đẳng giới năm 2006).

Page 6: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

6

c. Là nam, nữ phải bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 22. Theo quy định của Luật bình đẳng giới năm 2006, những

hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

a. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới

mọi hình thức.

b. Bạo lực trên cơ sở giới.

c. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới

mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy

định của pháp luật (Điều 10 Luật bình đẳng giới năm 2006).

Câu 23. Nội dung nào sau đây thể hiện việc bình đẳng giới trong gia

đình?

a. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc

gia đình (Khoản 5, Điều 18 Luật bình đẳng giới năm 2006).

b. Các thành viên nam, nữ trong gia đình bình đẳng trong việc lựa chọn

nghề nghiệp.

c. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có quyền có tài sản riêng.

Câu 24. Cơ quan nào sau đây có trách nhiệm tham gia giám sát việc

thực hiện pháp luật bình đẳng giới?

a. Thanh tra.

b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Khoản 3, Điều 29

Luật bình đẳng giới năm 2006).

c. Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 25. Các hành vi nào là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia

đình?

a. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính;

hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới

tính.

b. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai,

triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

c. Cả a và b đều đúng (Khoản 3, 4, 5 Điều 41 Luật bình đẳng giới năm

2006).

V. LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013

Câu 26. Đất đai thuộc sở hữu của ai?

a. Nhân dân.

b. Toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều

4 Luật đất đai năm 2013).

Page 7: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

7

c. Cá nhân, tổ chức có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 27. Hãy cho biết Luật đất đai năm 2013 quy định hành vi nào bị

nghiêm cấm?

a. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; không sử dụng đất, sử dụng đất không

đúng mục đích; không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền

của người sử dụng đất.

b. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với

Nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

c. Cả a và b đều đúng (Khoản 1, 3, 4, 7, 8 Điều 12 Luật đất đai năm 2013).

Câu 28. Trường hợp nào sau đây Nhà nước giao đất không thu tiền sử

dụng đất?

a. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi

trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định

(Khoản 1, Điều 54 Luật đất đai năm 2013).

b. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản

xuất, kinh doanh.

c. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở.

Câu 29. Thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép

chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân?

a. Ủy ban nhân dân cấp xã.

b. Ủy ban nhân dân cấp huyện (Khoản 2 Điều 59 Luật đất đai năm 2013).

c. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Câu 30. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bị xử lý như

thế nào?

a. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất,

mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

theo quy định của pháp luật.

b. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà

nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải

bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

c. Cả a và b đều đúng (Điều 206 Luật đất đai năm 2013).

V. LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2012

Câu 31. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tình tiết

nào sau đây là tình tiết giảm nhẹ?

a. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu; vi phạm hành chính do bị ép

buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

Page 8: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

8

b. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh khó khăn mà không do mình gây ra.

c. Cả a và b đều đúng (Khoản 4, 6, 7, Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành

chính năm 2012).

Câu 32. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ

chức trong trường hợp nào?

a. Vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo

quy định bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

b. Mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi

đến dưới 16 tuổi thực hiện.

c. Cả a và b đều đúng (Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Câu 33. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị

phạt tiền thì mức tiền phạt là bao nhiêu?

a. Không áp dụng hình thức phạt tiền.

b. Không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên (Khoản

3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

c. Bằng mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

VI. LUẬT KHIẾU NẠI NĂM 2011, LUẬT TỐ CÁO NĂM 2011

Câu 34. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 thì hành vi nào

sau đây bị nghiêm cấm?

a. Cố tình khiếu nại sai sự thật (Khoản 5, Điều 6 Luật khiếu nại năm

2011).

b. Ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng hình thức quyết định.

c. Chấp hành quy chế tiếp công dân.

Câu 35. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 thì khiếu nại

được thực hiện bằng các hình thức nào?

a. Qua điện thoại.

b. Bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp (Khoản 1, Điều 8 Luật

khiếu nại năm 2011).

c. Bằng thông điệp qua Internet.

Câu 36. Khiếu nại thuộc trường hợp nào sau đây thì không được thụ

lý giải quyết?

a. Người đại diện hợp pháp thực hiện quyền khiếu nại.

b. Đơn khiếu nại có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.

c. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng

(Khoản 6, Điều 11 Luật khiếu nại năm 2011).

Page 9: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

9

Câu 37. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 thì người khiếu

nại có quyền nào sau đây?

a. Tự mình khiếu nại (Điểm a, Khoản 1, Điều 12 Luật khiếu nại năm 2011).

b. Được biết, được đọc tài liệu, chứng cứ thuộc tài liệu bí mật Nhà nước do

người giải quyết khiếu nại thu thập.

c. Yêu cầu cơ quan có liên quan cung cấp các thông tin không liên quan

đến nội dung khiếu nại.

Câu 38. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 thì người khiếu

nại có nghĩa vụ nào sau đây?

a. Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết (Điểm a, Khoản 2,

Điều 12 Luật khiếu nại năm 2011).

b. Khiếu nại vượt cấp.

c. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính không liên quan

trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 39. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 thì thời hiệu

khiếu nại Quyết định hành chính, hành vi hành chính là bao nhiêu ngày?

a. 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định hành chính hoặc biết được

Quyết định hành chính, hành vi hành chính.

b. 45 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định hành chính hoặc biết được

Quyết định hành chính, hành vi hành chính.

c. 90 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định hành chính hoặc biết được

Quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 9 Luật khiếu nại năm 2011).

Câu 40. Theo quy định của Luật tố cáo năm 2011 thì hành vi nào sau

đây bị nghiêm cấm?

a. Đưa tin đúng sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

b. Có trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.

c. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người

khác tố cáo sai sự thật, mạo danh người khác để tố cáo (Khoản 10, Điều 8 Luật

tố cáo năm 2011).

Câu 41. Theo quy định của Luật tố cáo năm 2011 thì người tố cáo có

nghĩa vụ nào sau đây?

a. Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền theo quy định của pháp luật.

b. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình (Điểm c,

Khoản 2, Điều 9 Luật tố cáo năm 2011).

c. Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác

của mình.

Page 10: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

10

VII. BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Câu 42. Theo quy định, hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

a. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người

chết (Điểm a, Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015).

b. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột

của người chết.

c. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

Câu 43. Theo quy định, hàng thừa kế thứ hai gồm những ai?

a. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người

chết.

b. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của

người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông

ngoại, bà ngoại (Điểm b, Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015).

c. Cả a và b đều sai.

Câu 44. Theo quy định, hàng thừa kế thứ ba gồm những ai?

a. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người

chết.

b. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của

người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại,

bà ngoại.

c. Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì

ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú

ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội,

cụ ngoại (Điểm c, Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Câu 45. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về người

thành niên?

a. Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên (Khoản 1 Điều 20 Bộ

luật Dân sự năm 2015).

b. Người thành niên là người từ 18 tuổi trở lên.

c. Người thành niên là người từ đủ 20 tuổi trở lên.

VIII. LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010

Câu 46. Hãy cho biết thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế?

a. Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm

con nuôi; Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; Người nước ngoài

thường trú ở Việt Nam; Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người nước

ngoài thường trú ở nước ngoài (Khoản 1, Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010).

Page 11: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

11

b. Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm

con nuôi; Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; Công dân Việt Nam định

cư ở nước ngoài; Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

c. Cả a và b đều sai.

Câu 47. Quy định về người được nhận làm con nuôi?

a. Trẻ em dưới 16 tuổi.

b. Trẻ em dưới 15 tuổi.

c. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế, cô,

cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;

d. Cả a và c đều đúng (Khoản 1, 2 Điều Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm

2010).

IX. BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Câu 48. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành những

loại nào?

a. Tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm

trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015).

b. Tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

c. Tội phạm nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 49. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

a. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội

phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

b. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng

dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm

chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

quy định tại Bộ luật Hình sự.

c. Cả a và b đều đúng (Khoản 1, 2, Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015).

Câu 50. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các trường hợp nào không thi

hành án tử hình đối với người bị kết án?

a. Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

b. Người đủ 75 tuổi trở lên.

c. Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi

bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp

Page 12: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

12

tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm

hoặc lập công lớn.

d. Cả a, b và c đều đúng (Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Page 13: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

13

PHẦN II: TÌNH HUỐNG

Tình huống 1: Ông A vừa nghỉ hưu nên có ý định mua mấy con bò cái về

nuôi nhằm tăng gia sản xuất. Biết bà B ở gần nhà nuôi nhiều bò và cũng đang

định bán để lấy tiền chữa bệnh cho chồng, ông A đã đến nhà bà B để hỏi mua.

Sau khi kiểm tra, xem xét, ông A chọn được 02 con bò cái vừa ý, ông A và bà B

đồng ý với giá 30 triệu đồng. Sau khi thỏa thuận xong, ông A đặt cọc trước 05

triệu đồng, hẹn hôm sau sang trả đủ số tiền còn lại và dắt bò về. Đúng hẹn, ông A

đem tiền đến, nhưng khi kiểm tra lại thấy con bò bị thương ở chân, đi không

vững nên ông A không đồng ý mua và yêu cầu bà B trả lại tiền đặt cọc. Bà B cho

rằng do sơ suất trong lúc chăn giữ nên con bò bị một vết thương ở chân, sau đó

bà đã mời cán bộ thú y đến chữa trị, hai tuần sau sẽ hết. Bà B đề nghị ông A trả

đủ tiền, dắt bò về, không đồng ý trả lại tiền đặt cọc cho ông A. Sau đó hai bên cãi

vã, to tiếng và nặng lời với nhau.

Ông (bà) hãy trình bày quy định pháp luật điều chỉnh vụ việc trên? Cách

giải quyết của hòa giải viên trong trường hợp này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại

cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ

chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên

nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân

sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá

trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

- Vận dụng một số câu ca dao, tục ngữ về tình làng, nghĩa xóm: "Bán anh

em xa, mua láng giềng gần", "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau"…

2. Cách giải quyết

- Việc con bò bị thương ở chân là rủi ro nằm ngoài ý muốn của bà B; vết

thương nhẹ không chạm vào xương, sẽ lành hẳn trong vòng hai tuần (theo lời cán

bộ thú y), việc ông A đòi lại tiền đặt cọc và không mua bò sẽ gây khó khăn cho

bà B, trong lúc bà B đang cần bán bò để có tiền chữa bệnh cho chồng, chuyện rủi

ro xảy ra, hai bên nên cùng nhau chia sẻ, gánh vác.

- Hướng giải quyết: Để bò ở lại nhà bà B, bà B có nghĩa vụ chăm sóc, chữa

trị vết thương. Trong hai tuần, nếu bò trở lại bình thường và không ảnh hưởng

đến việc đi, đứng của nó sau này (phải có sự theo dõi, kết luận khách quan của

cán bộ thú y) thì ông A đem số tiền còn lại đến trả đủ cho bà B và dắt bò về. Sau

hai tuần bò vẫn chưa lành vết thương thì bà B có nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc cho

ông A.

Tình huống 2: Nhà bà A và nhà bà B ở liền kề nhau. Do tuổi già, lại sống

một mình nên bà B đã bán lại nhà cho ông C để chuyển lên thành phố sống với

con cái. Sau khi mua nhà và chuyển về sinh sống, ông C sửa lại nhà và đào ao để

Page 14: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

14

nuôi cá, trong quá trình đào ao đã gây nứt móng nhà bếp của bà A và có nguy cơ

làm sập đổ nhà bếp của bà. Bà A yêu cầu ông C không được đào ao như vậy và

nếu ông cứ cố tình đào thì bà sẽ cho người sang dạy cho ông một bài học để ông

không ở đây được nữa. Ông C không chấp nhận vì ông cho rằng đất ông bỏ tiền

ra mua thì ông muốn làm gì thì làm, miễn là không lấn sang phần đất nhà bà A,

còn việc nhà bếp nhà bà bị nứt móng thì phải có biện pháp mà khắc phục.

Là hòa giải viên, ông (bà) hòa giải trường hợp này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Khoản 2, 3 Điều 177 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm an toàn trong

trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại quy định: "Khi đào giếng,

đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải

đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định

...Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung

quanh...thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường".

- Ca dao, tục ngữ có câu: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" hoặc

"Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau"...

2. Cách giải quyết

- Việc đào ao của ông C gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà bếp của bà

A, có nguy cơ gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người nên ông phải chấm

dứt ngay việc làm của mình.

- Bà A nên dùng lời nói đúng mực với ông C, đặt vấn đề nhẹ nhàng để ông

C hiểu được việc đào ao của ông là sai, chứ không nên to tiếng, nặng lời và đe

dọa nhau gây thêm căng thẳng.

Tình huống 3: Trên đường dẫn trâu ra đồng ăn, ông A ghé vào chơi nhà

bạn. Mải vui chuyện trò, ông quên không buộc trâu, để trâu vào phá một góc

ruộng bắp đang kỳ trổ cờ của nhà bà B - người cùng thôn. Bà B thấy vậy nên đã

yêu cầu ông A phải bồi thường thiệt hại cho toàn bộ ruộng bắp ở kỳ thu hoạch

với mức năng suất cao nhất, nhưng ông A chỉ chấp nhận bồi thường cho bà một

góc ruộng bắp ở kỳ thu hoạch mà trâu đã phá với mức năng suất trung bình, vì

ông cho rằng mình không cố ý thả trâu vào phá ruộng bắp, hơn nữa bắp nhà bà B

đang trong thời kỳ trổ cờ, chắc gì đã đậu trái 100%, mặt khác trâu của nhà ông

cũng chỉ phá một góc ruộng bắp mà thôi, phá đến đâu thì bồi thường đến đó. Mỗi

người một ý, chẳng ai chịu ai, mâu thuẫn giữa hai nhà ngày càng gay gắt.

Ông (bà) hãy trình bày cách giải quyết vụ việc trên.

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

Khoản 1 Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Chủ sở hữu súc vật

phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác…".

Page 15: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

15

Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường như

sau: "Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể

thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật

hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần,

trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chịu trách nhiệm bồi thường

thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và

thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình".

2. Cách giải quyết

- Việc để trâu nhà mình vào phá một phần ruộng bắp đang kỳ trổ cờ của

nhà bà B, cho dù là lỗi vô ý thì cũng vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

- Việc trâu nhà ông A vào phá ruộng bắp là do ông vô ý không buộc trâu,

chứ không phải chủ định thả trâu vào phá ruộng bắp. Hơn nữa, hai gia đình còn là

người cùng thôn; thiệt hại xảy ra là ngoài ý muốn của hai gia đình, do vậy việc bà

đòi bồi thường cho toàn bộ ruộng bắp ở kỳ thu hoạch với mức năng suất cao nhất

là không nên. Hai gia đình có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường và hình

thức bồi thường cho đúng quy định của pháp luật và quy ước của thôn nhằm giữ

hòa khí và sự bình yên của thôn.

Tình huống 4: Gia đình anh A có một mảnh ruộng nằm ở đầu nguồn nước,

do đó, anh A đã ngăn nguồn nước lại và cho nước chảy hết vào ruộng nhà mình.

Nhà anh B có khu ruộng phía dưới ruộng nhà anh A nên mỗi lần anh A ngăn

nước lại thì ruộng nhà anh B bị thiếu nước nghiêm trọng, thậm chí là khô hạn.

Nhiều lần anh B đề nghị anh A không được ngăn nguồn nước nhưng anh A

không đồng ý với lý do nước chảy từ nơi cao xuống thấp, nhà ai ở gần nguồn

nước thì được toàn quyền sử dụng. Sau nhiều lần đề nghị không được, hai bên

thường xảy ra to tiếng, cãi vã.

Sự việc được đưa đến tổ hòa giải thôn giải quyết. Là hòa giải viên, trước

vụ việc này, ông (bà) giải quyết như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người có quyền sử dụng đất

canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người

sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho

việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người

sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải

bồi thường".

2. Cách giải quyết

- Giải thích rằng nguồn nước là tài sản chung, tất cả các gia đình đều có

quyền cùng sử dụng.

- Vận dụng, dẫn chiếu Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015 để phân tích cho

hai bên hiểu quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác. Theo đó, anh A phải

để cho anh B một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu.

Page 16: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

16

Tình huống 5: Ông, bà A sinh được ba người con gái và họ đã xây dựng

gia đình. Sau khi ông, bà mất có để lại di chúc cho ba người con gái di sản thừa

kế là một mảnh đất và được chia đều cho ba chị em. Biết được tin này, ông B,

trưởng họ không đồng ý và nói rằng con gái gả chồng thì theo nhà chồng, không

được hưởng thừa kế đất của cha mẹ đẻ, đất đó để ông làm nơi thờ cúng tổ tiên.

Ba chị em cương quyết với ông B rằng dù là con trai hay con gái cũng đều được

hưởng thừa kế như nhau về di sản của cha mẹ để lại.

Sau đó, người con gái thứ 2 và người con gái út thỏa thuận giao phần đất

của mình cho người chị cả quản lý và để chị thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên ở được

một thời gian, người chị cả có ý định bán toàn bộ đất đó cho một người bạn. Hai

người em biết tin, không đồng ý và tuyên bố đòi lại đất. Do vậy, mâu thuẫn trong

gia đình đã phát sinh rất căng thẳng. Hai người em đã đến tổ hòa giải đề nghị

giúp đỡ tháo gỡ mâu thuẫn, xích mích trong gia đình.

Ông (bà) giải quyết vụ việc này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền thừa kế của cá nhân quy

định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản

của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo

pháp luật".

Khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015 về nghĩa vụ của người quản lý

di sản quy định: "Người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do

những người thừa kế thoả thuận cử ra, có các nghĩa vụ sau: lập danh mục di sản;

thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác; bảo quản di sản, không được bán, trao

đổi, tặng, cho cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác nếu

không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; thông báo về di sản cho

những người thừa kế; bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà

gây thiệt hại; giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế".

2. Cách giải quyết

- Chủ động gặp gỡ ông B và phân tích cho ông hiểu ông không nên có tư

tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ như vậy, ông nên giúp đỡ ba người cháu gái

của mình. Trong trường hợp này, việc ông đòi giữ lại đất để làm nơi thờ cúng là

sai pháp luật vì ông, bà A có quyền để lại di sản cho ai là quyền của ông, bà. Mặt

khác, giải thích cho ông hiểu rõ mọi cá nhân không phân biệt nam, nữ đều bình

đẳng về quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

- Phân tích cho người chị cả hiểu là chị em không nên vì lợi ích vật chất mà

làm ảnh hưởng, rạn nứt đến tình cảm, quan hệ chị em trong gia đình. Đồng thời

giải thích cho chị hiểu việc chị định bán tất cả thửa đất của bố mẹ đã cho ba chị

em là sai pháp luật. Trong trường hợp này, kết hợp bằng tình cảm để thuyết phục

người chị cả nên thống nhất với các em của mình trước khi bán đất của cha mẹ để

Page 17: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

17

lại, nếu các em của chị không đồng ý, chị chỉ được bán phần đất của cha mẹ đã

chia cho chị, phần đất còn lại cha mẹ chị đã chia cho hai người em, chị phải có

nghĩa vụ trả lại cho họ.

Tình huống 6: Do cùng đi chung một ngõ nên khi hai gia đình ông A và B

có tranh chấp về phần ngõ đi chung. Ông A không cho gia đình ông B đi với lý

do phần ngõ trước đây là của gia đình ông. Còn ông B thì cho rằng ngõ là của

chung hai nhà nên bây giờ phải chia đôi. Mâu thuẫn giữa hai nhà rất căng thẳng

khi mùa vụ vừa qua nhà ông A cố tình không cho ông B phơi rơm rạ, thậm chí đã

xảy ra xô xát. Sau đó, ông A chia ra, nhà ông hai phần còn nhà ông B một phần.

Gia đình ông B không đồng ý và đòi chia đôi ngõ. Mâu thuẫn gia tăng khi sáng

hôm sau phần tường gạch cũ nhà ông A xây bị đổ (chưa rõ lý do), ông A cho rằng

ông B đã phá đổ tường nên chửi bới và quyết định không cho gia đình ông B đi

qua nữa. Có người nói với ông B nên nhờ tổ hòa giải nơi ông cư trú để giải quyết.

Ông (bà) hòa giải vụ việc này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

Khoản 1, Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền lối đi qua bất động

sản liền kề quy định: "Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản

của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong

những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường

công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được

dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa

thuận khác; Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận

tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất

động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi"

để giải thích, giúp cho mọi người thấy được trách nhiệm của chính bản thân mình

trong việc thực hiện các quy định của pháp luật mà mỗi người công dân phải làm.

2. Cách giải quyết

- Giải thích cho ông A và ông B về tình làng nghĩa xóm "Bán anh em xa,

mua láng giềng gần", hơn nữa hai ông là anh em thì những xung đột như vậy sẽ

đánh mất đi tình cảm gia đình.

- Về việc tường gạch cũ bị đổ, hòa giải viên nên giúp đỡ hai gia đình tìm ra

nguyên nhân là do tường gạch cũ xây đã lâu năm, phần nền móng bị lún nên dẫn

đến việc sập tường.

Tình huống 7: Gia đình bà A và bà B ở cùng xóm. Sáng ra, khi ra đồng

thấy ruộng lúa nhà mình đang bị sâu rầy tấn công dữ dội, bà A sang nhà bà B vay

1.200.000 đồng để mua thuốc trừ sâu và phân bón lúa với thỏa thuận là hàng

tháng bà sẽ trả lãi cho bà B theo lãi suất của ngân hàng.

Mấy tháng liền bà A vẫn đóng lãi đầy đủ, đến khi thu hoạch, do mùa màng

thất bát và lúc này lúa lại mất giá nên tiền thu được không đủ chi phí để trang trải

nợ nần. Thấy bà A đã bán lúa xong nhưng không đem tiền sang trả, bà B vội sang

Page 18: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

18

đòi. Bà A hứa đến mùa lúa sau sẽ trả hết vì hiện nay không có tiền để trả, hơn

nữa bà cho rằng bà chỉ hứa trả lãi chứ không nói thời gian trả tiền gốc, vì vậy, khi

nào có tiền bà sẽ trả. Bà B không chịu, yêu cầu bà A phải trả hết. Hai người mâu

thuẫn với nhau và cùng nhau ra tổ hòa giải nhờ giải quyết.

Ông (bà) hòa giải vụ việc này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

Điều 280 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Nghĩa vụ trả tiền phải được

thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận;

Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận

khác".

Khoản 2, Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Trường hợp bên

có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không

phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật

có quy định khác".

Khoản 3, Điều 278 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Trường hợp

không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì mỗi bên có thể

thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiên nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng

phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý".

2. Cách giải quyết

Xác định đây là vụ việc dân sự, nguyên nhân chính là do việc vay nợ giữa

hai bên không quy định rõ thời gian trả nợ. Hòa giải viên cần giảng giải cho bà A

và bà B rõ về mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm "tối lửa tắt đèn có nhau" để bà A

và bà B hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của nhau.

Việc bà A vay tiền của bà B là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo quy

định tại Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó bà A phải có trách nhiệm

nghĩa vụ trả nợ của mình đúng quy định.

Tuy nhiên, bà A không trả được tiền vì mùa màng thất bát, giá lúa hạ nên

không có tiền để trả nợ, tuy thế hàng tháng bà A vẫn đóng tiền lãi đầy đủ và

không có ý định trốn nợ. Bà A cũng có thiếu sót vì bà vừa bán lúa xong, tuy

không có tiền để trả nợ nhưng lại không giải thích rõ ràng khiến bà B hiểu lầm.

Vì hai bên không thỏa thuận về thời hạn cho vay, nên bà B có quyền yêu

cầu bà A trả nợ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, trước khi đòi nợ, bà B nên báo trước

cho bà A để bà A có thời gian thu xếp trả nợ.

Tình huống 8: Vì muốn có tiền để chơi điện tử, nên A (14 tuổi) đã tự ý

bán chiếc xe đạp của mình (được bố mẹ cho năm ngoái) cho ông B chủ tiệm sửa

xe gần trường học của A với giá chỉ bằng ½ giá trị xe đó. Biết chuyện, bố mẹ A

đề nghị ông B trả lại chiếc xe cho A (ông B vẫn giữ chiếc xe đó) và họ sẽ hoàn lại

tiền A đã bán xe cho ông B nhưng ông B không chịu nên bố mẹ A đưa sự việc ra

nhờ tổ hòa giải giải quyết.

Page 19: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

19

Ông (bà) hòa giải vụ việc này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

Căn cứ pháp luật: Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ

nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi".

Điểm a, Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều

kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: "Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự,

năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập" và Điều 122

Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: "Giao dịch dân sự không có một trong

các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu"; Điều 125

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Khi giao dịch dân sự do người chưa thành

niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm

chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì

theo yêu cầu đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu

theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập,

thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này ".

Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: "Giao dịch dân sự vô

hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên

kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại

tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể

hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá bằng tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong

việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây

thiệt hại thì phải bồi thường. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô

hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy

định".

2. Cách giải quyết

Sau khi biết chuyện, hòa giải viên cần xác định việc mua bán xe giữa ông

B và cháu A là giao dịch dân sự vô hiệu vì cháu A mới 14 tuổi, đồng thời cũng

phân tích, giải thích cho hai bên.

Bên cạnh đó, việc mua bán xe đạp giữa ông B và cháu A (14 tuổi) mà

không có sự đồng ý của cha mẹ A nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu.

Do đó, thì ông B phải trả lại xe đạp cho A và bố mẹ A phải hoàn lại số tiền

mà A đã nhận từ ông B.

Tình huống 9: Tất cả các hộ gia đình tại làng A cùng sử dụng nguồn nước

sinh hoạt chung tại một con mương dẫn nước từ khúc sông vào. Gia đình anh B ở

đầu nguồn nhưng thường xuyên xả rác và nước thải xuống nguồn nước chung

này. Đại diện cho những hộ gia đình trong làng đã góp ý nhiều lần nhưng gia

đình B không chịu sửa đổi và còn có những lời nói la mắng, cãi vã to tiếng.

Chính vì lẽ đó sự việc được đưa ra tổ hòa giải để giải quyết.

Page 20: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

20

Là hòa giải viên giải quyết vụ việc này, ông (bà) hòa giải vụ việc này như

thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Căn cứ pháp luật: Điều 251 Bộ luật Dân sự năm 2015 về nghĩa vụ của

chủ sở hữu trong việc thoát nước thải quy định: "Chủ sở hữu nhà, công trình xây

dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi

quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu

bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng".

Khoản 1 Điều 9 Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định: "Nghiêm cấm

đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các

hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước" và Khoản 5 Điều 7

Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: "Nghiêm cấm thải chất thải chưa

được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy

hại khác vào đất, nguồn nước và không khí".

- Vận dụng các câu ca dao, tục ngữ về tình nghĩa làng xóm, láng giềng:

"Bán anh em xa, mua láng giềng gần"; "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau"…

2. Cách giải quyết

- Mâu thuẫn giữa gia đình anh B và các hộ gia đình trong làng A trong việc

sử dụng nguồn nước sinh hoạt chung.

- Nguyên nhân do gia đình anh B ở đầu nguồn nước nhưng thường xuyên

xả rác và nước thải, đại diện cho những hộ gia đình trong làng đã góp ý nhiều lần

nhưng anh B không sửa đổi.

Việc giữ gìn vệ sinh nguồn nước, sử dụng nước sông là tập quán lâu đời

của người dân vùng sông nước. Mặt khác, hành vi của anh B đã được các hộ gia

đình góp ý nhiều lần nhưng vẫn cố tình tái diễn và có những lời nói la mắng, cãi

vã to tiếng đối với người đã góp ý chính đáng cho mình là những hành vi hoàn

toàn sai

Anh B cần phải xin lỗi công khai các hộ gia đình trong làng và chấm dứt

ngay việc xả rác và nước thải xuống nguồn nước chung, nếu còn tái diễn căn cứ

vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

Tình huống 10: Gia đình bà A là gia đình thuần nông, ngoài việc canh tác

3 sào ruộng lúa, gia đình bà còn nuôi một đàn vịt để tăng thêm thu nhập. Một

hôm, sau khi lùa đàn vịt chăn ở ngoài đồng về nhà, bà A đếm lại và phát hiện có

thêm 05 con vịt khác lạc vào đàn vịt nhà bà. Ngay lúc đó, bà A đã đi hỏi các gia

đình nuôi vịt gần đó và báo với Ủy ban nhân dân xã nhưng không thấy gia đình

nào báo mất vịt. Theo lời cán bộ Ủy ban nhân dân xã, bà A đã nuôi ghép số vịt đó

cùng đàn vịt của nhà mình trong thời gian chờ người mất đến nhận vịt.

20 ngày sau, ông B nhà ở cuối thôn đến tìm bà A và nói rằng số vịt đó là

của nhà ông bị thất lạc nên muốn nhận lại, yêu cầu bà A phải trả lại số vịt nói trên

Page 21: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

21

và toàn bộ số lượng trứng mà 05 con vịt đã đẻ ra trong quá trình bà nuôi giữ. Bà

A không đồng ý trả lại vịt cho ông B vì bà cho rằng mình đã tốn công chăm sóc

trong 20 ngày vừa qua nên số vịt nói trên phải là của gia đình bà. Không ai chịu

nhường ai nên hai bên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã và nặng lời với nhau.

Sau đó ông B đã đến nhờ tổ hòa giải giải quyết. Là hòa giải viên giải quyết

vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Căn cứ pháp luật: Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở

hữu đối với gia cầm bị thất lạc quy định: "Trường hợp gia cầm của một người bị

thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để

chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công

khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do

gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.

Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền

công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian

nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia

cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm".

- Vận dụng truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về tình làng,

nghĩa xóm "Bán anh em xa mua láng giềng gần", "Mình vì mọi người, mọi người

vì mình", "Không nên tham của người khác", "Đói cho sạch, rách cho thơm"...

2. Cách giải quyết

- Mâu thuẫn giữa ông B và bà A trong việc trả lại 05 con vịt bị thất lạc.

- Nguyên nhân là do ông B muốn nhận lại vịt và toàn bộ số lượng trứng mà

05 con vịt đã đẻ ra trong quá trình bà nuôi giữ. Bà A không đồng ý trả lại vịt.

Trong trường hợp này, việc bà A phát hiện 05 con vịt lạc vào đàn vịt nhà

mình và đã báo cho Ủy ban nhân dân xã để thông báo cho người mất, đồng thời

nuôi giữ số vịt nói trên chờ người đến nhận là đúng.

- Theo quy định thì phải sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà

không có người đến nhận thì số vịt nói trên mới thuộc sở hữu của bà A, tuy nhiên

bà A mới chỉ nuôi giữ số vịt này được 20 ngày nên bà A phải trả lại toàn bộ số vịt

này cho ông B và bà A chỉ được hưởng số trứng mà 05 con vịt đã đẻ trong thời

gian nuôi giữ.

Còn về phía ông B, ông B chỉ được nhận lại số vịt bị lạc mà không tính số

lượng trứng vịt đẻ ra trong thời gian bà A nuôi giữ, đồng thời phải thanh toán tiền

công nuôi giữ và các chi phí khác trong thời gian này.

- Khuyên ông B và bà A không nên cãi vã, to tiếng với nhau sẽ làm mất

tình đoàn kết giữa hai gia đình và ảnh hưởng đến thôn.

Tình huống 11: Anh A và chị B đã lấy nhau được hơn 15 năm, sinh sống

tại thôn C, xã C, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, hiện có hai con đang tuổi đi

Page 22: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

22

học. Cuộc sống của gia đình anh chị rất vất vả, hàng ngày chị tần tảo buôn bán

mớ rau, con cá tại chợ dân sinh để kiếm sống, anh làm nghề sửa chữa xe đạp

ngay tại nhà.

Tuy nhiên gần đây, nghe bạn bè rủ rê anh A thường xuyên bỏ bê công việc

lao vào số đề, rượu chè bê tha. Chị B khuyên nhủ, thuyết phục chồng không

được. Hai vợ chồng thường to tiếng, xô xát, gây mất trật tự thôn.

Vụ việc trên được đưa đến tổ hòa giải. Là hòa giải viên, ông (bà) giải quyết

vụ việc này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Căn cứ pháp luật: Khoản 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

quy định: "Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm,

chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia

đình...".

- Vận dụng câu tục ngữ:

"Cờ bạc là bác thằng bần,

Cửa nhà tan nát, vợ con chia lìa"

2. Cách giải quyết

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng anh A, chị B do anh A thường xuyên bỏ bê

công việc, lao vào số đề, rượu chè bê tha, dẫn đến vợ chồng thường to tiếng, xô

xát, gây mất trật tự thôn, xóm.

- Việc anh A say mê, lao vào nạn lô đề là sai, không những gây thiệt hại

cho kinh tế gia đình vốn đã khó khăn mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh

hưởng đến trật tự trị an của xã hội, sẽ bị xử phạt hành chính, nếu tiếp tục vi phạm

sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

- Với trách nhiệm của một người chồng, một người cha, anh A phải có

trách nhiệm với gia đình. Hơn thế nữa, vợ khuyên nhủ không nghe, lại có hành vi

đánh chửi vợ là không đúng (vi phạm Luật phòng, chống bạo lực gia đình). Là

trụ cột trong gia đình, anh phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Nếu

tiếp tục tình trạng này sẽ làm cho tình cảm vợ chồng, cha con bị tổn thương,

nhiều hệ lụy xảy ra, dễ dẫn đến ly hôn, khi đó hai con của anh sẽ chịu nhiều thiệt

thòi nhất.

- Còn đối với chị B, vận động, nhắc nhở chị B khuyên nhủ, thuyết phục

chồng là đúng nhưng cần phải gần gũi, phân tích nhẹ nhàng, kiên nhẫn, biết kìm

chế nóng giận, không nên chì chiết, mắng chửi chồng. Ngoài ra, chị B có thể nhờ

các con và người thân, họ hàng hai bên gia đình để có biện pháp tác động, nhắc

nhở, động viên, giúp đỡ chồng.

Tình huống 12: Chị A làm công tác xã hội nên thường xuyên đi sớm về

muộn, vì vậy, ít có thời gian chăm sóc gia đình và các con. Anh B, chồng chị A

Page 23: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

23

rất khó chịu và thường mắng chửi vợ. Chị A lại nóng tính, hai vợ chồng thường

xuyên cãi nhau, thậm chí anh B còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với chị A.

Sự việc trên được đưa đến tổ hòa giải. Là hòa giải viên chịu trách nhiệm

hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ giải quyết như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Căn cứ pháp luật: Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp;

học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội"; Khoản 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình

năm 2014 quy định: "Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng,

quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc

trong gia đình..." và Điều 21 quy định: "Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn

và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau".

- Vận dụng câu ca dao:

"Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê"

2. Cách giải quyết

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng anh B, chị A trong việc chị A ít có thời gian

chăm sóc gia đình, con cái, dẫn đến hai vợ chồng thường xuyên cãi vã, đánh

nhau.

- Nguyên nhân là do chị A làm công tác xã hội, thường xuyên đi sớm về

muộn, gây khó chịu cho anh B.

- Việc anh B mắng chửi vợ là không đúng. Hơn nữa, việc anh B đánh đập

chị B là vi phạm quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

- Chị A không nên nóng giận.

- Giải thích để anh B thấy được việc chị A về muộn là do công việc của cơ

quan và khuyên anh B với tư cách là một người chồng, người trụ cột trong gia

đình nên thông cảm cho công việc của vợ, giúp đỡ vợ trong công việc gia đình,

tạo điều kiện, động viên để vợ tiến bộ trong công tác. Bên cạnh đó, với trách

nhiệm của một người chồng anh phải biết yêu thương, tôn trọng vợ.

- Còn đối với chị A, với trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, chị A

hãy cố gắng thu xếp hợp lý cả việc xã hội, việc cơ quan và việc gia đình để có

thời gian chăm sóc chồng con, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đồng thời, chị A cần

nhẹ nhàng giải thích để anh B thông cảm với công việc của mình và động viên

anh giúp chị việc gia đình.

Tình huống 13: Bà A đã nhiều năm mâu thuẫn, xích mích với con dâu,

ban đầu chỉ là những mâu thuẫn nhỏ nhưng về sau ngày càng gay gắt, đỉnh điểm

Page 24: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

24

bà A đã đuổi con dâu ra khỏi nhà và bắt con trai bà phải bỏ vợ, nếu không bỏ bà

sẽ từ mặt cả con trai nên con trai bà A đã đến nhờ Tổ hòa giải giúp đỡ.

Ông (bà) giải quyết vụ việc này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Khoản 4 Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Cha mẹ

không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn

nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên,

con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao

động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã

hội".

- Khoản 2 Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Con có

bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn

danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình".

- Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy

định: "Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ,

tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành

viên gia đình theo quy định; Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia

đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp

công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp

với khả năng thực tế của mình".

2. Cách giải quyết

Hòa giải viên nên tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn là do kinh tế gia đình

khó khăn, đất đai nhà cửa chật hẹp và xuất phát từ những chuyện lặt vặt trong gia

đình, bà A thì khó tính, hay để ý, khắt khe với con dâu, con dâu bà A thì nói năng

thiếu lễ phép với mẹ chồng. Hai mẹ con lời qua tiếng lại, phát sinh mâu thuẫn gay

gắt (đỉnh điểm bà A đã đuổi con dâu ra khỏi nhà và bắt con trai bà phải bỏ vợ,

nếu không bỏ bà sẽ từ mặt cả con trai).

Sau đó, hòa giải viên gặp gỡ từng bên, phân tích, thuyết phục các bên hiểu

rõ điều hay, lẽ phải:

Về phía bà A: Việc bà đã đuổi con dâu ra khỏi nhà và bắt con trai bà phải

bỏ vợ là việc làm vi phạm pháp luật và trái với đạo đức xã hội.

Là mẹ chồng bà nên coi con dâu như con đẻ của mình, các cụ ta vẫn

thường nói "dâu con, rể khách". Bà cũng đã từng làm dâu nên hơn ai hết bà nên

thông cảm và hiểu cho con dâu của mình còn "trẻ người non dạ", bà nên vị tha,

độ lượng, không nên cay nghiệt, khắt khe với con dâu, con dâu có điều gì không

phải thì nhẹ nhàng dạy bảo, chắc chắn con dâu bà sẽ nhận ra cái sai của mình mà

tự sửa chữa, cuộc sống gia đình sẽ thoải mái, vui vẻ và con trai bà cũng sẽ không

phải đau khổ, khó xử vì mâu thuẫn giữa mẹ và vợ mình.

Page 25: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

25

Về phía cô con dâu bà A: Nếu mẹ chồng có thái độ hoặc lời nói không

đúng thì lựa lúc mẹ chồng vui vẻ cô giải thích để mẹ chồng hiểu và thông cảm.

Phân tích cho cô thấy việc cô cư xử thiếu lễ phép với mẹ chồng là sai. Là

phận con, cô phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, lắng nghe những

lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, cha mẹ chồng cũng như cha mẹ đẻ, giữ gìn

truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Cô phải hiểu rằng nếu như không có

cha mẹ chồng thì làm sao có chồng và các con của mình, "mẹ sinh ra anh để bây

giờ cho em".

Đồng thời áp dụng các quy định của pháp luật để giải thích cho hai mẹ con.

Cuộc sống gia đình đã khó khăn, mọi người trong gia đình càng cần phải yêu

thương, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ nhau nhiều hơn, bớt đi nỗi vất vả, cực

nhọc, cùng nhau vun đắp xây dựng cuộc sống gia đình.

Tình huống 14: Anh A và chị B sau một thời gian tìm hiểu, hai anh chị đã

quyết định xin phép gia đình hai bên cho họ kết hôn với nhau. Song do trước đây,

bà C là mẹ anh A có mâu thuẫn với mẹ chị B (đã chết) nên bà C cương quyết

không cho anh A cưới chị B. Cho dù bị mẹ ngăn cản nhưng họ vẫn quyết tâm đến

với nhau, hai anh chị đã đến Ủy ban nhân dân xã đề nghị đăng ký kết hôn. Bà C

biết chuyện đã đến Ủy ban nhân dân xã nơi hai anh chị đang đăng ký kết hôn

mắng chửi chị B và dọa sẽ chết nếu anh A cương quyết đăng ký kết hôn với chị

B. Anh A đã phải hoãn ngày đăng ký kết hôn.

Ông (bà) hãy nêu căn cứ pháp luật điều chỉnh và cách giải quyết vụ việc

này.

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Việc bà C cản trở hôn nhân của anh A và chị B là vi phạm pháp luật,

Điểm b Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "... Việc

kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định...", Điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật hôn

nhân và gia đình năm 2014 quy định: "...Cấm hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,

lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn...", nếu bà cứ tiếp tục cản trở hôn nhân của anh A

thì bà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Hành vi mắng chửi chị B của bà C có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định

tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Vận dụng câu "Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên".

2. Cách giải quyết

Xác định nguyên nhân sự việc, bà C là mẹ anh A có mâu thuẫn với mẹ chị

B vì thế bà C cương quyết không cho anh A cưới chị B, anh A đã phải hoãn ngày

đăng ký kết hôn.

Hòa giải viên giải thích cho bà C thấy rằng: dựa trên tình mẫu tử, hạnh

phúc của con cái cũng là hạnh phúc của người làm cha làm mẹ. Bố mẹ phải có

Page 26: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

26

trách nhiệm lo cho hạnh phúc của con cái. Hơn nữa, chị B là người hiền thảo,

chăm làm, chắc sẽ là một người vợ đảm, nàng dâu ngoan, bà nên tạo điều kiện để

con bà có hạnh phúc chứ không nên cấm đoán, cản trở hôn nhân của con chỉ vì

mâu thuẫn cá nhân của mình trong quá khứ. Hành động của bà là trái với đạo lý.

Mặt khác, mẹ chị B đã chết, việc cố chấp với người quá cố là không nên.

Hòa giải viên còn vận dụng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình để

giải thích cho bà hiểu anh A và chị B kết hôn là tự nguyện, phù hợp với quy định

của pháp luật.

Về phía anh A: Khuyên anh mặc dù việc làm của mẹ anh là sai, nhưng anh

cũng phải bình tĩnh, không nên nóng vội, lựa những thời điểm thích hợp để giải

thích, thuyết phục mẹ anh, hoặc có thể nhờ họ hàng, cô bác thuyết phục mẹ giúp

mình.

Về phía chị B: Động viên chị B, không vì những hành động sai trái của bà

C mà buồn tủi, cố gắng động viên anh A thuyết phục bà C để cùng nhau xây

dựng hạnh phúc bằng tình yêu chân chính của mình.

Tình huống 15: Anh A và chị B kết hôn năm 1987, đến nay đã có hai con,

một trai, một gái. Những năm đầu, cuộc sống gia đình anh chị rất đầm ấm, hạnh

phúc. Thế nhưng, hai năm trở lại đây anh A sinh ra đổ đốn thích trăng hoa, chơi

bời, thậm chí có hôm mải chơi đi cả đêm không về, không quan tâm đến gia đình.

Thấy chồng mình thay đổi, chị B rất buồn, hai người thường cãi nhau, lời ra tiếng

vào chị B nổi nóng, dẫn đến xô xát giữa hai anh chị nên chị B có ý định làm đơn

xin ly hôn.

Vụ việc được đưa đến tổ hòa giải. Là hòa giải viên giải quyết vụ việc này,

ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Khoản 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: "Vợ

chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp

đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình" và Điều 17

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau,

có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình..."

- Vận dụng câu ca dao:

"Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê"

2. Cách giải quyết

Về phía anh A: Là người đàn ông, anh phải là người trụ cột và là tấm

gương soi cho con cái trong gia đình, nghĩ ra việc lớn để giúp vợ con ổn định

cuộc sống, cùng vợ có trách nhiệm với gia đình nhưng anh A lại sa đà vào những

cuộc chơi không mục đích, bỏ bê việc nhà, làm tổn thương đến tình cảm gia đình,

lại còn có thái độ hăm dọa vợ con, đập phá tài sản... Bên cạnh đó, thói "trăng

Page 27: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

27

hoa" của anh là vi phạm chế độ một vợ một chồng, có thể sẽ bị xử phạt vi phạm

chính chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Bản thân anh cần phải bình tĩnh, nhìn lại thái độ và cách cư xử của mình

xem đã đúng hay không? Dù đi đâu, làm gì bao giờ ta cũng xác định gia đình

chính là cái chốt, là tổ ấm nên phải biết trân trọng, bảo vệ và vun đắp để vợ

chồng, con cái luôn luôn được yên vui, hạnh phúc.

Về phía chị B: Là người phụ nữ khi sự việc xảy ra trong gia đình, chị nên

bình tĩnh, khuyên nhủ chồng mình, khi chồng mắc lỗi hoặc nổi giận, chị phải biết

kìm chế tìm cơ hội vui vẻ, thuận lợi nhất góp ý cho nhau. Nhưng chị lại thiếu tế

nhị, lại có những lời lẽ thách đố khác nào lửa đang cháy chị lại đổ thêm dầu thì ắt

cuộc đấu khẩu phải bùng to dẫn đến tình cảm gia đình bị sứt mẻ, có nguy cơ tan

vỡ. Nếu anh A và chị B ly hôn, khi đó hai con của anh chị sẽ chịu nhiều thiệt thòi

nhất.

Hòa giải viên đã chỉ ra cho anh chị thấy được những sai lầm, thiếu sót của

mỗi bên đồng thời khuyên nhủ anh chị cần suy nghĩ về hạnh phúc gia đình mình,

vì các con đang cần đến tình cảm, sự chăm sóc của những người làm cha, làm mẹ

và vì bà con hàng xóm, anh chị hãy sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình,

chị không nên viết đơn ly hôn để gia đình lại hạnh phúc như xưa.

Tình huống 16: Sau khi kết hôn, anh A chuyển nghề sửa xe sang làm nghề

thợ mộc, còn chị B buôn bán nhỏ ở chợ. Do kinh tế gia đình eo hẹp, chị B lại

nghi chồng mình cặp bồ với bà chủ nhà đang thuê anh đóng đồ gỗ nên mâu thuẫn

giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra. Một hôm, chị theo dõi chồng, bắt gặp

anh mặc quần đùi đang đóng bàn ghế còn bà chủ nhà thì mặc bộ đồ ngủ ngồi

cạnh đấy, máu ghen nổi lên, chị liền chạy đến xé quần áo, đánh anh và bắt anh

không làm nữa mà phải về nhà. Nhiều lần sau đó, chị B tiếp tục cấu xé, cắn tay

chồng chảy máu, những lần như thế anh thường cố nhịn cho qua chuyện rồi đến

trình báo với chính quyền, duy nhất có một lần anh đã tát lại chị.

Là hòa giải viên, ông (bà) hòa giải vụ việc này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Hành vi của chị B là vi phạm pháp luật, cụ thể Khoản 1 Điều 19 Luật hôn

nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung

thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện

các công việc trong gia đình"; Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng

quy định: "Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân

phẩm, uy tín cho nhau"; vi phạm các quy định của Luật bình đẳng giới; Luật

phòng, chống bạo lực gia đình.

- Vận dụng câu ca dao:

"Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người"

Page 28: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

28

2. Cách giải quyết

Hòa giải viên cần chỉ rõ cho chị B thấy được, là một người vợ không nên

xử sự với chồng như thế. Việc làm của chị là trái với đạo lý vợ chồng của người

Việt Nam, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc. Là người vợ, nhất là khi cuộc

sống gia đình còn nhiều khó khăn thì chị càng phải yêu chồng, thương con hơn,

động viên chồng làm việc,

Anh A vốn là người hiền lành, chăm chỉ, chỉ vì bắt gặp bà chủ nhà ngồi

xem anh khi anh đang đóng bàn ghế mà chị nghi anh cặp bồ là không có căn cứ,

chị cần xem xét thận trọng, điều cốt yếu là phải tin tưởng, thương yêu, quý trọng

chồng.

Hòa giải viên cũng giải thích cho anh hiểu về đạo lý, trách nhiệm của

người chồng trong gia đình là phải chung thủy, yêu thương, chăm sóc vợ con.

Anh cũng cần xét lại mình xem đã làm tốt trách nhiệm của một người chồng, một

người cha hay chưa?

Nếu vợ anh (chị B) có những hành vi thái quá thì anh cũng không nên đánh

vợ, như vậy sẽ trái với đạo lý và vi phạm pháp luật mà anh có thể nhờ hàng xóm,

gia đình hai bên hoặc báo chính quyền can thiệp để tránh gây nên những hậu quả

đáng tiếc xảy ra.

Tình huống 17: Nhà anh A và chị B là hàng xóm, ở sát vách nhau. Anh A

mới mua dàn máy karaoke và loa công suất lớn, vì vậy anh A rất thích rủ bạn bè

về nhà mình để hát, có ngày hát đến 12 giờ đêm, gây ồn ào, ảnh hưởng đến cuộc

sống bình thường của hàng xóm. Chị B đã nhiều lần đề nghị anh A giảm bớt

tiếng ồn nhưng anh A không thực hiện, dẫn đến hai bên cãi vã, to tiếng với nhau.

Ông (bà) hãy trình bày quy định pháp luật điều chỉnh vụ việc trên? Cách

giải quyết của hòa giải viên trong trường hợp này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

Văn bản pháp luật vận dụng để giải quyết tình huống: Điểm a Khoản 1

Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng

chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình

quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với

hành vi "gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng

trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm

sau".

2. Cách giải quyết

Trong trường hợp này, hòa giải viên cần khuyên anh A không nên mở nhạc

quá to, điều này sẽ gây ồn ào, ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh, đồng thời

cho anh A biết về hành vi của anh A đã vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị

định số 167/2013/NĐ-CP, có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng

Page 29: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

29

đến 300.000 đồng. Nếu anh A không chấp hành, đề nghị chị B báo lên Ủy ban

nhân dân cấp xã hoặc Công an nhân dân cấp xã để xử lý theo quy định pháp luật.

Tình huống 18: Tại thôn (làng, tổ dân phố, khu dân cư) nơi gia đình bạn

đang sinh sống có một gia đình thường xuyên xả chất thải ra ngoài đường, gây

mùi hôi thối và làm mất vệ sinh. Các gia đình hàng xóm, láng giềng đã nhiều lần

góp ý, nhắc nhở nhưng gia đình này vẫn không chấm dứt hành vi trên, nên hay

xảy ra xích mích, to tiếng với nhau.

Là hòa giải viên, ông (bà) hãy trình bày những nội dung pháp luật liên

quan để giải quyết tình huống này một cách hợp tình, hợp lý, đồng thời tuyên

truyền như thế nào để mọi người chấp hành tốt pháp luật về môi trường và nếp

sống văn minh đô thị.

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Văn bản pháp luật vận dụng để giải quyết tình huống: Điểm c Khoản 2

Điều 7, Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của

Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,

an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng,

chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

đối với hành vi đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát

nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường; đồng thời khôi phục lại tình trạng ban

đầu.

- Vận dụng một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình làng nghĩa xóm:

"Bán anh em xa, mua láng giềng gần", "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau"...

2. Cách giải quyết

- Việc xả rác thải ra ngoài đường, gây mùi hôi thối, làm mất vệ sinh khiến

các gia đình mâu thuẫn với nhau.

- Việc xả rác thải của gia đình đó ra ngoài đường là sai.

- Trong trường hợp này, hòa giải viên cần đề nghị gia đình không được xả

chất thải ra đường, nêu rõ hành vi đó là vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tiền

từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tuyên truyền để gia đình này và

mọi người trong khu dân cư có nhận thức về bảo vệ môi trường.

Tình huống 19: Bà A và ông B là hàng xóm. Vừa qua, bà A làm thêm mái

tôn để che mưa nhưng không làm đường thoát nước. Khi trời mưa, nước từ mái

nhà bà A chảy sang mái nhà ông B, thấm nước xuống các phòng bên dưới. Ông B

yêu cầu bà A làm đường thoát nước nhưng bà A cho rằng việc thấm nước là do

mái nhà ông B không được xử lý chống thấm, không liên quan đến bà.

Ông (bà) hãy trình bày cách giải quyết trong trường hợp này.

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

Page 30: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

30

- Hòa giải viên phân tích cho bà A biết quy định pháp luật, cụ thể Điều 250

Bộ luật Dân sự năm 2015: "Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp

đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của

mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề".

- Thuyết phục giữ gìn tình làng nghĩa xóm tốt đẹp trước nay, "Bán anh em

xa, mua láng giềng gần"; "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau".

2. Cách giải quyết

- Mâu thuẫn: Giữa bà A và ông B xảy ra mâu thuẫn trong việc làm đường

dẫn thoát nước mưa.

- Nguyên nhân: Nước mưa từ mái tôn nhà bà A chảy sang nhà ông B, thấm

nước xuống các phòng phía dưới.

- Ông B bình tĩnh để hòa giải viên khuyên bà A và tìm phương pháp giải

quyết.

- Ông B yêu cầu hòa giải viên vận động bà A làm đường dẫn nước sao cho

nước mưa từ mái nhà của bà A không chảy xuống mái nhà ông B.

- Không vì chuyện đường thoát nước mà dẫn đến tranh chấp, mất đoàn kết,

ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm hai bên và với những người xung quanh. Về phía

ông B cũng đã hứa sẽ tạo điều kiện cho bà A có một đường thoát nước thích hợp.

Tình huống 20: Chị A và anh B ly hôn. Tòa xử cho chị A nuôi con. Tuy

nhiên, trong quá trình nuôi con chị A không cho anh B gặp con, một phần để trả

thù chồng cũ, phần khác sợ con gặp bố thường xuyên sẽ yêu bố hơn mẹ và về ở

với bố. Anh B nhiều lần muốn gặp con nhưng không được gặp đã rất tức giận với

chị A. Hai bên đã nhiều lần lời qua tiếng lại cãi nhau. Mâu thuẫn giữa họ ngày

càng tăng.

Là hòa giải viên, ông (bà) hãy hòa giải vụ việc trên.

Gợi ý hòa giải:

1. Căn cứ giải quyết

- Chị A ngăn cản không cho cha con gặp nhau là vi phạm pháp luật, cụ thể

tại Điều 94 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Sau khi ly hôn, người

không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người

đó thực hiện quyền này".

- Nêu một số câu ca dao, tục ngữ về tình cảm cha con, mẹ con: "Con không

cha như nhà không nóc", "Trẻ cậy cha, già cậy con".

2. Cách giải quyết

- Mâu thuẫn: Giữa hai người đã ly hôn mâu thuẫn về việc thăm con của

người cha.

- Nguyên nhân: Muốn trả thù chồng cũ, đồng thời sợ con sẽ về ở với bố.

Page 31: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNGsotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/BO CAU HOI HOI THI HOA GIAI... · vi phạm pháp luật, ... đình, giao dịch dân sự mà

31

- Chị A không cho cha con gặp nhau là sai, là ngăn cản tình cảm thiêng

liêng giữa cha và con, là trái với đạo lý, đã làm tổn hại đến tình cảm trước hết là

của con.

- Anh B cãi nhau to tiếng là sai, gây mất trật tự, làm tổn hại đến tư tưởng,

tình cảm của con đối với chính anh và với vợ cũ mà không giải quyết được vấn

đề.

- Khuyên anh B không nên cãi nhau, tìm cách thuyết phục thêm.

- Gặp gỡ chị A khuyên nhủ, phân tích đúng sai để chị A chấm dứt việc

ngăn cản, tạo điều kiện cho hai bố con gặp nhau.