bất cập trong thu và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển...

18
BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC M ỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chi phối thương mại toàn cầu đồng thời cũng là hai đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Vì vậy, quan hệ thương mại Mỹ - Trung tác động rất mạnh đến thương mại nói riêng, đến kinh tế của Việt Nam nói chung. Quan hệ thương mại Mỹ - Trung hầu như không tác động trực tiếp đến thương mại và đầu tư của Việt Nam mà tác động gián tiếp là quan trọng nhất, nổi bật trên các mặt: (Xem tiếp trang 10) Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam r TS. VŨ ĐÌNH ÁNH - Chuyên gia Kinh tế Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (Xem trang 8) - Thủ tướng Chính phủ kêu gọi tạo bứt phá mới trong năng suất lao động S áng 07/8, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) quốc gia”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị (ảnh bên). Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ, ngành, viện nghiên cứu, các trường đại học, DN... Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá thực trạng NSLĐ của Việt Nam, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ và đề ra các giải pháp cải thiện NSLĐ quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Hội nghị đã nghe báo cáo “NSLĐ và giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng NSLĐ của Việt Nam” của Bộ KH&ĐT, báo cáo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp tăng NSLĐ” của Bộ Khoa học và Công nghệ Ảnh: QUANG HIẾU (Xem tiếp trang 3) 5 Gian nan xuất khẩu dệt may vào thị trường trăm tỷ USD 6 Đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện Kế hoạch kiểm toán Kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất đai luôn là ưu tiên hàng đầu của KTNN 16 MALAYSIA: Nhiều bệnh viện thiếu nhân sự và quá tải 12 QUÁ TRÌNH Cổ PHầN HÓA, THOÁI VốN DNNN: Vẫn nhỏ giọt và thiếu quyết liệt 3 Niềm tin của người dân và cơ hội bứt phá của hàng Việt 2 Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ FED cắt giảm lãi suất - cơ hội thu hút vốn cho thị trường chứng khoán Việt Nam 7 10

Upload: others

Post on 20-Sep-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC

Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chi phốithương mại toàn cầu đồng thời cũng là hai đối tác thương

mại quan trọng nhất của Việt Nam. Vì vậy, quan hệ thương mại Mỹ- Trung tác động rất mạnh đến thương mại nói riêng, đến kinh tế

của Việt Nam nói chung. Quan hệ thương mại Mỹ - Trung hầu nhưkhông tác động trực tiếp đến thương mại và đầu tư của Việt Nammà tác động gián tiếp là quan trọng nhất, nổi bật trên các mặt:

(Xem tiếp trang 10)

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Namr TS. VŨ ĐÌNH ÁNH - Chuyên gia Kinh tế

Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợsắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (Xem trang 8)

-

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi tạo bứt phá mới trong năng suất lao độngSáng 07/8, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chứcHội nghị “Cải thiện năng suất lao động(NSLĐ) quốc gia”. Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị (ảnhbên). Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủVũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ, ngành, việnnghiên cứu, các trường đại học, DN...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánhgiá thực trạng NSLĐ của Việt Nam, xác địnhcác yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ và đề ra cácgiải pháp cải thiện NSLĐ quốc gia, đặc biệttrong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội nghị đã nghe báo cáo “NSLĐ và giảipháp chủ yếu thúc đẩy tăng NSLĐ của ViệtNam” của Bộ KH&ĐT, báo cáo “Khoa học,công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp tăngNSLĐ” của Bộ Khoa học và Công nghệ

Ảnh: QUANG HIẾU(Xem tiếp trang 3)

5

Gian nan xuất khẩu dệtmay vào thị trường

trăm tỷ USD

6

Đảm bảo tiến độ, chấtlượng thực hiện Kế hoạch

kiểm toán

Kiểm toán công tác quảnlý, sử dụng đất đai

luôn là ưu tiên hàng đầucủa KTNN

16

MALAYSIA:

Nhiều bệnh viện thiếunhân sự và quá tải

12

QUÁ TRÌNH Cổ PHầN HÓA, THOÁI VốN DNNN:

Vẫn nhỏ giọt và thiếuquyết liệt

3

Niềm tin của người dân và cơ hội bứt phá

của hàng Việt

2

Tiếp tục siết chặt kỷ luật,kỷ cương trong thực hiện

nhiệm vụ

FED cắt giảm lãi suất - cơ hội thu hút vốn cho

thị trường chứng khoánViệt Nam

7

10

Page 2: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

Vừa qua, tại Hà Nội, Tổng Kiểmtoán Nhà nước Hồ Đức Phớc -

Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Chiếnlược Phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2035 - đã chủ trìCuộc họp Ban Chỉ đạo để tham gia ýkiến (lần thứ nhất) đối với Dự thảoChiến lược.

Theo Tờ trình xin ý kiến về Dựthảo Chiến lược Phát triển KTNN giaiđoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm2035 (Dự thảo Chiến lược), thực hiệnChiến lược Phát triển đến năm 2020,thời gian qua, KTNN đã không ngừngvươn lên cả về số lượng và chất lượng,ngày càng thể hiện rõ vai trò, tráchnhiệm của mình trong bảo vệ phápluật, bảo vệ sự liêm chính trong quátrình điều hành, quản lý nền tài chínhquốc gia và trong công cuộc xây dựng,phát triển đất nước. Hoạt động kiểmtoán không ngừng được nâng cao toàn

diện cả về năng lực, hiệu lực và hiệuquả. Địa vị pháp lý của KTNN đượcnâng lên ngang tầm với nhiệm vụ, từmột cơ quan của Chính phủ, KTNNđã trở thành một cơ quan được Hiếnđịnh, hoạt động độc lập và chỉ tuântheo pháp luật. Tổ chức bộ máy củaKTNN đã có sự phát triển vượt bậc.Hoạt động hợp tác quốc tế liên tụcđược duy trì và phát triển. Trước yêucầu, chức năng, nhiệm vụ mới, quántriệt các nghị quyết của Bộ Chính trị,Quốc hội và Ban Chấp hành T.ƯĐảng, KTNN cần phải tiếp tục pháthuy những kết quả đã đạt được, khắcphục những hạn chế, vượt qua tháchthức, thể hiện rõ tầm nhìn chiến lượctrong nhiều năm tới. Do đó, việc xâydựng Chiến lược là hết sức cần thiết.

Tiếp đó, các thành viên Ban Chỉđạo đã tập trung cho ý kiến vào cácnội dung trọng tâm của Dự thảo

Chiến lược như: tầm nhìn, sứ mệnh,giá trị cốt lỗi, các trụ cột phát triển,quan điểm phát triển, mục tiêu tổngquát, mục tiêu cụ thể... và các chiếnlược cụ thể.

Phát biểu kết luận, Tổng Kiểmtoán Nhà nước Hồ Đức Phớc đánh giácao tinh thần trách nhiệm và ý kiếnphát biểu của các thành viên Ban Chỉđạo; đồng thời, phân tích, làm rõnhững nội dung trọng yếu, các vấn đềđặt ra trong quá trình xây dựng Dựthảo Chiến lược. Trên cơ sở đó, TổngKiểm toán Nhà nước yêu cầu BanSoạn thảo, Tổ Thư ký tiếp thu các ýkiến hợp lý, có tính đồng thuận cao,chủ động triển khai công việc với tinhthần khẩn trương, tích cực, khoa học,thực tiễn, bám sát mục đích, yêu cầuđể xây dựng Dự thảo Chiến lược bảođảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiếnđộ đề ra.n HOÀNG LONG

THỨ NĂM 08-8-20192

Mới đây, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ký, banhành các quyết định về việc điều động và bổ

nhiệm công chức lãnh đạo KTNN. Cụ thể, Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm ông

Nguyễn Văn Quang - Trưởng phòng, Trung tâm Tinhọc - giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Tin học(Quyết định số 1396/QĐ-KTNN); điều động ôngNguyễn Đức Tín - Phó Kiểm toán trưởng KTNN khuvực IV - đến nhận công tác và bổ nhiệm giữ chức vụKiểm toán trưởng KTNN khu vực V (Quyết định số1398/QĐ-KTNN). Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từngày 01/8/2019.n PHƯƠNG LAN

r Sáng 07/8, tại Phủ Chủ tịch, các Đại sứ Đặc mệnhtoàn quyền Vương quốc Thái Lan, Vương quốc SaudiArabia, Cộng hòa Colombia, Cộng hòa Kazakhstan,Malaysia, Australia, Cộng hòa Armenia, Vương quốcMorocco, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Liên bang Đứcđã trình Quốc thư lên Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng, nhân dịp được bổ nhiệm làm Đạisứ Đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau Lễ trìnhQuốc thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn PhúTrọng đã có buổi tiếp các Đại sứ.r Ngày 06/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng ChínhPhủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp ông HorstJulius Pudwill - Chủ tịch Tập đoàn TTI, có trụ sở chínhtại Hong Kong (Trung Quốc), chuyên sản xuất các thiếtbị điện công nghiệp không dây hàng đầu thế giới.r Ngày 05/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Federica Mogherini -Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao củaLiên minh châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và anninh - đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.n

r Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành Quyếtđịnh số 1415/QĐ-KTNN về việc ban hành tài liệu bồidưỡng kiểm toán môi trường và Quyết định số1416/QĐ-KTNN về việc sửa đổi, bổ sung chức năngnhiệm vụ của Phòng Kiểm toán hoạt động trực thuộcVụ Tổng hợp.rNgày 06/8, tại Nhà Quốc hội, Phó Tổng Kiểm toánNhà nước Đoàn Xuân Tiên tham dự cuộc họp của Ủyban Pháp luật cho ý kiến về Đề án Số lượng biên chếtối thiểu và số lượng cấp phó tối đa của KTNN.rCùng ngày, tại trụ sở KTNN, Phó Tổng Kiểm toánNhà nước Đặng Thế Vinh đã có buổi làm việc với đạidiện Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách, Uỷban Pháp luật, Vụ Tài chính Ngân sách, Vụ Pháp luậtcủa Quốc hội, đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp về Dự ánLuật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNNnăm 2015.n NAM SƠN

(Xem tiếp trang 7)

Đảm bảo tiến độ, chất lượng xây dựng Dự thảo Chiến lược Phát triển Kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2020-2030

Đoàn công tác của Kiểm toán Nhà nướcthăm và làm việc tại Australia

Ngày 03/8, Đoàn công tác của KTNN Việt Nam doPhó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh làm

Trưởng đoàn đã kết thúc chuyến công tác tại Australia.Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo: Ủy banTài chính - Ngân sách, Ủy ban Pháp luật của Quốc hộivà một số đơn vị trực thuộc KTNN.

Trong thời gian công tác, Đoàn đã đến thăm và làmviệc với Cơ quan Kiểm toán bang New South Wales, Cơquan Kiểm toán quốc gia Liên bang Australia (ANAO)và Cơ quan Kiểm toán bang Victoria. Tại đây, Đoàn đãđược đại diện lãnh đạo các cơ quan kiểm toán đón tiếpvà giới thiệu về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của mỗicơ quan.

Theo đó, Cơ quan Kiểm toán bang New SouthWales được thành lập theo Luật Kiểm toán và Tài chínhcông năm 1824, là một cơ quan độc lập trực tiếp báocáo trước Nghị viện, có khoảng 290 nhân viên, đứng đầu

Đây là chỉ đạo của Tổng Kiểmtoán Nhà nước Hồ Đức Phớc

tại Hội nghị giao ban trực tuyến toànNgành tháng 8/2019 diễn ra sáng06/8, tại Hà Nội. Tham dự Hội nghịcó các Phó Tổng Kiểm toán Nhànước cùng lãnh đạo các đơn vị trựcthuộc KTNN (ảnh bên).

Theo Báo cáo của KTNN, trongtháng 7, toàn Ngành đã cơ bản hoànthành các nhiệm vụ theo kế hoạchđề ra. Tính đến hết ngày 31/7,KTNN đã tổ chức xét duyệt 139/221kế hoạch kiểm toán, triển khai 128cuộc kiểm toán, kết thúc 113 cuộckiểm toán, xét duyệt 85/247 báo cáokiểm toán, phát hành 70 báo cáokiểm toán.

KTNN đã thực hiện 4 cuộc kiểmsoát chất lượng kiểm toán đột xuất,kiểm soát trực tiếp đối với 3 cuộckiểm toán, kiểm soát đối với Kiểmtoán trưởng tại 2 đơn vị; tổ chức Tọađàm 25 năm thành lập KTNN và sơkết tình hình công tác 6 tháng đầunăm, triển khai nhiệm vụ 6 thángcuối năm. Công tác chỉ đạo, xâydựng Dự thảo Chiến lược phát triểnKTNN giai đoạn 2020-2030, tầm

nhìn đến năm 2035 được triển khaivới tinh thần khẩn trương, tích cực.

Đặc biệt, KTNN đã tổ chức thànhcông Đoàn lãnh đạo cấp cao tham dựCuộc họp Ban Điều hành Tổ chức Cáccơ quan Kiểm toán tối cao châu Á(ASOSAI) lần thứ 54 tại Kuwait. Vớivai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ2018-2021, Tổng Kiểm toán Nhà nướcHồ Đức Phớc đã chủ trì điều hànhCuộc họp, tập trung thảo luận về đềxuất thực hiện Tuyên bố Hà Nội vàđánh giá việc thực hiện Kế hoạchchiến lược ASOSAI giai đoạn 2016-

2018, khẳng định KTNN Việt Nam sẽsát cánh với Ban Điều hành và các cơquan kiểm toán tối cao thành viêntrong việc hiện thực hóa tầm nhìn củaASOSAI, không ngừng đẩy mạnh hợptác, chia sẻ kiến thức, tăng cường nănglực cho các thành viên nhằm thực hiệncác sáng kiến và giải pháp hướng tớinền tài chính công phát triển, ổn địnhvà bền vững.

Cùng với đó, các lĩnh vực công táckhác cũng tiếp tục được chú trọng vàđạt nhiều kết quả.

Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ

Hội đồng khoa học của KTNN vừatổ chức nghiệm thu Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Cơ sở “Hoàn thiệnnội dung kiểm toán đơn vị hành chínhsự nghiệp trong điều kiện áp dụng chếđộ kế toán mới” do ông Lê Ngọc Hiềnvà ông Lê Đình Thưởng (KTNN khuvực XI) đồng chủ nhiệm. PGS,TS.Nguyễn Đình Hòa - Quyền Giám đốcTrường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệpvụ kiểm toán - làm Chủ tịch Hội đồngnghiệm thu.

Theo Ban Chủ nhiệm Đề tài, việcnghiên cứu Đề tài có ý nghĩa cả về mặtlý luận và thực tiễn, làm cơ sở phục vụcho công tác kiểm toán các đơn vị hành

chính sự nghiệp từ năm 2019 của KTNN.Đây sẽ là tài liệu tham khảo, phục vụ chocông tác giảng dạy của KTNN...

Hội đồng khoa học đánh giá, Đề tàiđã hệ thống một cách tổng quan về chếđộ kế toán hành chính sự nghiệp; phântích làm rõ những điểm mới của chế độkế toán mới so với chế độ kế toán cũ,từ đó đề cập những vấn đề cần lưu ýtrong hệ thống tài khoản theo chế độ kếtoán mới khi tiến hành kiểm toán. Đặcbiệt, Đề tài đã xây dựng hướng dẫncách thức kiểm toán đối với từng tàikhoản kế toán trong hệ thống tài khoảnkế toán mới, đồng thời chỉ ra những saisót thường gặp trong quá trình kiểm

toán đối với từng tài khoản và chỉ tiêu.Trên cơ sở đó, Hội đồng nghiệm thu

đề nghị Ban Đề tài bổ sung, làm rõ mốiliên hệ giữa việc hoàn thiện nội dungkiểm toán chế độ kế toán mới với cáchthức kiểm toán đối với từng khoản mục,tài khoản kế toán theo chế độ kế toánmới để làm nổi bật, đảm bảo tính logiccủa nội dung nghiên cứu. Đồng thời, Đềtài cần làm rõ thực trạng, chỉ ra nhữnghạn chế, bất cập của chế độ kế toán cũdẫn đến phải thay đổi bằng chế độ kếtoán mới và sự cần thiết phải hoàn thiệnnội dung kiểm toán...

Kết quả, Đề tài xếp loại Xuất sắc.nTheo website KTNN

Hoàn thiện nội dung kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệptrong điều kiện áp dụng chế độ kế toán mới

(Xem tiếp trang 7)

Page 3: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019 3rThưa bà, sau 10 năm triển khai,Cuộc vận động đã có tác động rasao đến kinh tế - xã hội, đặc biệtlà tâm lý tiêu dùng của người dântrong nước?

- Trong 10 năm qua, với nỗ lựccủa hệ thống chính trị các cấp,Cuộc vận động đã mang lại nhữngkết quả thiết thực, tích cực, gópphần kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô. Hàng Việt tại các hệthống siêu thị trong nước luôn đạttừ 90% trở lên; còn tại các chợ vàcửa hàng tiện lợi, tỷ lệ này cũng đạttrên 60%. Chỉ số giá tiêu dùng từmức lạm phát phi mã 19,8% năm2008 giảm xuống mức dưới 5%trong các năm gần đây.

Đặc biệt, thông qua Cuộc vậnđộng đã giúp người dân nhận thứcđầy đủ hơn về trách nhiệm, quyềnlợi của mình đối với sản xuất trongnước; từ đó thay đổi thái độ, hànhvi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hànghoá thương hiệu Việt, coi đó là thểhiện lòng yêu nước, lòng tự hào, tựtôn dân tộc và bước đầu hình thànhnét đẹp văn hóa tiêu dùng củangười dân.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy,có đến 88% người tiêu dùng chobiết họ quan tâm đến Cuộc vậnđộng. Trong đó, “rất quan tâm” là53% và “quan tâm có mức độ” là35%; số người “ít quan tâm” hoặc“không biết có Cuộc vận động này”chiếm 12%. So với kết quả khảo sátcác năm 2010 thì tỷ lệ “rất quantâm” đến Cuộc vận động ở thờiđiểm năm 2019 tăng 5% (từ 48%lên 53%).

Dù hiện nay còn nhiều bất cậpnhư công tác đấu tranh, chống hànggiả, hàng nhái, hàng kém chấtlượng, có lúc, có nơi chưa kiênquyết, triệt để; thậm chí có DN lợidụng uy tín, dán mác hàng ViệtNam trên hàng hóa có xuất xứ nướcngoài để tiêu thụ, trục lợi... thì hànhtrình 10 năm của Cuộc vận động đãtạo nên dấu mốc quan trọng trongviệc tạo dựng ý thức sử dụng hàngViệt của người Việt.

r Vai trò của các bên được đặt ranhư thế nào trong quá trình triểnkhai Cuộc vận động nói riêng vàchủ trương người Việt ưu tiên dùnghàng Việt nói chung, thưa bà?

- Thành công của Cuộc vậnđộng đòi hỏi trách nhiệm từ cả 3phía. Thứ nhất, Nhà nước tạo môitrường pháp lý, hạ tầng, nhân lựcđể đảm bảo DN, người dân cónhiều điều kiện thuận lợi. Thứ hai,DN là lực lượng sản xuất trực tiếpphải tạo ra sản phẩm có chất lượng,giá cả hợp lý, có hệ thống phânphối phù hợp với nền kinh tế, thuậnlợi cho người tiêu dùng. Thứ ba,trách nhiệm của người tiêu dùng làtham gia sản xuất, cũng như tiêudùng chính những sản phẩm trong

nước sản xuất. Có thể nói, trong nhiều năm

qua, Đảng, Nhà nước đã và đang cónhững chủ trương, chính sáchquyết liệt, rõ ràng, tạo môi trườngthuận lợi để DN phát triển. Với tưcách là cơ quan thường trực BanChỉ đạo T.Ư Cuộc vận động, Ủyban T.Ư MTTQ Việt Nam đã làmviệc với các Bộ, ngành, địa phươngđể nêu cao tinh thần chủ đạo củaCuộc vận động, từ đó tìm ra cáchlàm phù hợp với thực tiễn trongtriển khai thực hiện Cuộc vận động,sâu xa hơn là đưa chủ trương ngườiViệt ưu tiên dùng hàng Việt vàocuộc sống.

Với tất cả tinh thần, ý tưởng tốtđẹp từ Cuộc vận động, những nỗ

lực như vừa qua sẽ tiếp tục đượccác cơ quan chức năng, DN và hyvọng là cả người dân phát huy đểđưa giá trị của Cuộc vận động lantỏa vào đời sống một cách thựcchất, tự nhiên. rĐể tạo sự bứt phá cho hàng Việttrên thị trường trong nước, theobà, các bên, đặc biệt là DN cầnphải làm gì?

- Như trên đã nêu, thông quaCuộc vận động đã cho thấy sự quantâm và cả lòng tin của người dânđối với hàng Việt, đây là yếu tố rấtquan trọng để góp phần đưa hàngViệt chiếm lĩnh thị trường, đáp ứngcao hơn nhu cầu tiêu dùng trongtương lai. Tuy nhiên, khi người dânđã có niềm tin, đã ưu tiên cho hàng

Việt thì hàng Việt phải ngày càngđáp ứng tốt hơn yêu cầu chất lượng,theo mong muốn của người dân.

Thực tế thời gian qua, nhiềuhàng Việt Nam đã cạnh tranh đượcvới khu vực, thế giới, chinh phụcđược người tiêu dùng trong nước,chứ không chỉ dựa vào vận động,thuyết phục. Kết quả này cũng chothấy sự trưởng thành của DN ViệtNam. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lạiở đó thì chưa đủ để người Việt gắnbó với hàng trong nước bền lâu,trong bối cảnh mở cửa thị trường,xu hướng cạnh tranh thương mạiđang diễn ra sôi động với sự bùngnổ của hàng ngoại đa dạng, phongphú. Do đó, bản thân DN cần phảinhận thức đúng điều này để nắmbắt cơ hội, tạo sự bứt phá cho hàngViệt. Một mặt tiếp tục đổi mới mẫumã, đa dạng hóa sản phẩm; chútrọng nâng cao chất lượng sảnphẩm đi đôi với cam kết bảo vệquyền lợi người tiêu dùng. Mặtkhác phải phát triển hệ thống phânphối để đưa hàng Việt đến tận tayngười tiêu dùng, nhất là vùng nôngthôn, miền núi, khu công nghiệp,khu chế xuất.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơnvị liên quan cần nâng cao hơn nữahiệu quả công tác quản lý nhà nướctrong lĩnh vực thị trường, thuế vàhải quan; có chính sách phù hợp đểthúc đẩy DN trong nước sản xuất;xử lý nghiêm vi phạm về chấtlượng sản phẩm hàng hóa... từ đógóp phần tạo dựng lòng tin vữngchắc cho người tiêu dùng về hànghóa trong nước. r Xin trân trọng cảm ơn bà!n

Hàng Việt Nam tại các siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ 90% trở lên Ảnh tư liệu

Kết quả 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vậnđộng) cho thấy những chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức sử dụng hàng Việt của ngườiViệt. Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Trưởng Ban, Ban Chỉ đạoT.Ư Cuộc vận động - đã chia sẻ với Báo Kiểm toán một số kết quả quan trọng của Cuộc vận động.

10 NăM THựC HIệN CUộC VậN độNG “NGườI VIệT NAM ưU TIÊN DÙNG HÀNG VIệT NAM”:

Niềm tin của người dân và cơ hội bứt phácủa hàng Việtr NGUYỄN LỘC (thực hiện)

(KH&CN), báo cáo “Chất lượng nguồn nhânlực Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” củaBộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), báo cáo “Mô hình kinh tế mới vàtác động đến NSLĐ” của Viện Hàn lâm Khoahọc xã hội Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, NSLĐ toàn nềnkinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tínhđạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương4.521 USD/lao động). Nếu năm 2011, NSLĐcủa Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesialần lượt gấp NSLĐ của Việt Nam 17,6 lần,6,3 lần, 2,9 lần và 2,4 lần thì đến năm 2018,khoảng cách tương đối này giảm xuống tươngứng còn 13,7 lần, 5,3 lần, 2,7 lần và 2,2 lần.Ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất.Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành cóNSLĐ thấp nhất trong các ngành kinh tế.Trong những năm qua, sản xuất nông, lâmnghiệp và thủy sản của Việt Nam có tốc độtăng NSLĐ bình quân cao nhất với 5,2%/nămgiai đoạn 2011-2018. Tuy nhiên, khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản lại có mứcNSLĐ rất thấp, thấp nhất trong các khu vựckinh tế, đến năm 2018 theo giá hiện hành đạt39,8 triệu đồng/lao động, chỉ bằng 38,9%NSLĐ của toàn nền kinh tế.

NSLĐ trong khu vực DN gấp trên 3 lầnmức NSLĐ chung của cả nước. So với cácloại hình DN khác, NSLĐ của DN ngoài nhànước đạt thấp nhất. Theo Tổng cục Thốngkê, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng NSLĐ ởViệt Nam là quy mô nền kinh tế còn nhỏ;quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động theohướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc,thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu;chất lượng nguồn nhân lực hạn chế; trình độtổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng cácnguồn lực còn bất cập; khu vực DN chưathực sự là động lực quyết định tăng trưởngNSLĐ của nền kinh tế.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc đã chỉ ra lời giải cho bài toán NSLĐhiện nay, mong muốn cộng đồng DN, doanhnhân, nhà đầu tư và các tầng lớp kề vai sátcánh, chung sức đồng lòng, cùng nhau tạo nênmột cuộc bứt phá mới trong NSLĐ. Thủtướng cũng chỉ ra nguyên nhân khiến NSLĐchưa cao một phần vì các điểm nghẽn về thểchế kinh tế. Trình độ, kỹ năng nguồn nhân lựccòn thấp. Thiếu nhân lực kỹ năng cao, đặc

biệt là kỹ năng mới nổi của cuộc Cách mạngcông nghiệp 4.0, nền kinh tế số. Động cơ sángtạo đổi mới còn thiếu và yếu.

Với phân tích đó, Thủ tướng nêu các địnhhướng lớn để thúc đẩy tăng NSLĐ mà đầutiên là phải cải cách thể chế để khắc phục “nútthắt” ở trên. Nâng cao năng lực quản trị nhànước, năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cấpchất lượng môi trường kinh doanh, xây dựngcơ chế để mọi lao động được trao cơ hội, quađó có thể phát huy tối đa năng lực của mình,đóng góp vào sự thịnh vượng chung của nềnkinh tế và xã hội.

Một hướng quan trọng để giải bài toánnăng suất hiện nay là thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu lao động từ nông nghiệp sang côngnghiệp và dịch vụ, từ lao động giản đơn sanglao động có kỹ năng. Ngoài ra, cải cách khuvực tài chính ngân hàng để dòng vốn chảyvào khu vực có năng suất cao nhất. Cần cảicách mạnh mẽ và nhanh hơn nữa khu vựcDNNN để khơi thông và giải phóng cácnguồn lực cho phát triển, thúc đẩy, hỗ trợ khuvực tư nhân và các khu vực khác như hợp tác

xã trở thành một động lực quan trọng của nềnkinh tế. Đặc biệt là khuyến khích tinh thầnkhởi nghiệp sáng tạo. Tiếp tục thu hút FDImột cách có chọn lựa, ưu tiên các dự án sửdụng nguồn lực chất lượng cao để cùng vớikhu vực kinh tế trong nước nâng cấp nền sảnxuất, tăng năng suất chung của nền kinh tế.

Thủ tướng nhấn mạnh định hướng tiếp tụchội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham giavào các dòng chảy thương mại và đầu tư quốctế, các chuỗi giá trị toàn cầu, biến các dòngchảy đó trở thành lực đẩy cho các cải cách,nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suấtquốc gia. Tại Hội nghị, Thủ tướng đã nêu 6nhóm nhiệm vụ trọng tâm để cải thiện NSLĐở Việt Nam và phát động phong trào “Năngsuất lao động quốc gia”.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ luônđồng hành và mong muốn cộng đồng DN,doanh nhân, nhà đầu tư và các tầng lớp hãy nỗlực, cố gắng hơn nữa, chủ động tham gia, tíchcực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ,giải pháp để tăng NSLĐ, kề vai sát cánh, chungsức đồng lòng, cùng nhau tạo nên một cuộc bứtphá mới trong NSLĐ để đưa đất nước ViệtNam vượt lên, phát triển nhanh và bền vững”,Thủ tướng nói.n Theo chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ... (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-20194Có thể đạt mốc 7,6 tỷ USD năm 2019

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam2019 lần thứ 11 với chủ đề “Thayđổi để bứt phá” diễn ra tại TP.HCM từ ngày 06 - 08/8, cácchuyên gia đã tập trung thảo luận,phân tích sâu những yếu tốchuyển động về chính sách cũngnhư chỉ ra các cơ hội và tháchthức cụ thể trong từng ngành, lĩnhvực để tạo nên sự bứt phá chohoạt động M&A.

Sau một thập niên tăng trưởngmạnh mẽ với hàng nghìn giaodịch và tổng giá trị giao dịch đạtkhoảng 55 tỷ USD, thị trườngM&A Việt Nam bước sang giaiđoạn bùng nổ mới. Số liệu thốngkê cho thấy, ước tính tổng giá trịcác thương vụ M&A tại ViệtNam trong 7 tháng năm 2019 đạtgần 5,43 tỷ USD. Trong đó, cógần 2,8 tỷ USD từ các thương vụM&A được công bố tại Việt Namvà khoảng 2,64 tỷ USD nhà đầutư nước ngoài góp vốn mua cổphần của các DN Việt Nam. Consố này đã bao gồm thương vụNgân hàng KEB HANA của HànQuốc chi 885 triệu USD mua15% cổ phần của Ngân hàng Đầutư và Phát triển Việt Nam vừađược công bố ngày 22/7. Đâyđược ghi nhận là thương vụM&A có yếu tố nước ngoài lớnnhất trong lịch sử ngành ngânhàng Việt Nam.

Thị trường M&A không chỉđạt kỷ lục về giá trị mà còn sốlượng tăng lên nhanh chóng ở cảkhối DN tư nhân, DN nước ngoàivà DN có vốn nhà nước; khôngchỉ thu hút nhà đầu tư tài chính

chuyên nghiệp mà còn từ các nhàđầu tư sản xuất, kinh doanh,công nghệ. Những điều này minhchứng cho sự trưởng thành cũngnhư tiềm năng của thị trườngM&A Việt Nam. Dự báo, năm2019, giá trị M&A tại Việt Namcó thể đạt mốc 7,6 tỷ USD, bằng88,16% so với năm 2018. Xét vềtrung hạn, quy mô thị trườngM&A Việt Nam đã vượt qua mốc

5 tỷ USD của giai đoạn 2014-2016 để ổn định ở mốc 6 - 6,5 tỷUSD, tuy nhiên, để đạt mốc 10 tỷUSD thì sẽ cần sự nỗ lực lớn hơntừ nhiều phía.

Theo phân tích của cácchuyên gia, động thái đáng chú ýnhất, có khả năng tác động đếnhoạt động M&A tại Việt Nam là:việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầutư, Luật DN, Luật Chứng khoán

và các luật chuyên ngành khác;Nghị quyết về định hướng hoànthiện thể chế chính sách để nângcao chất lượng, hiệu quả thu hútvà hợp tác đầu tư nước ngoài đếnnăm 2030 dự kiến lần đầu tiênđược Bộ Chính trị ban hành; việcký kết và thực thi các hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới…

“Tất cả những yếu tố tích cựctrên đang mở ra một kỷ nguyênmới cho hoạt động M&A tại ViệtNam với nhiều cơ hội bứt phá,đưa M&A trở thành kênh thu hútđầu tư quan trọng trong thời giantới. Song, để có thể thực sự bứtphá, thị trường M&A Việt Namtrông đợi những thay đổi mạnh

mẽ từ quá trình ban hành và thựcthi chính sách đến các hoạt độngkết nối, thực thi thương vụ và sựđổi mới, sáng tạo trong các bênmua và bên bán” - Thứ trưởng BộKế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT)Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.

Đòn bẩy chính sách tạo độnglực cho nhà đầu tư

Các chuyên gia cũng chorằng, vẫn còn nhiều thách thức từcác yếu tố khách quan cũng nhưnội tại nền kinh tế Việt Nam tácđộng đến hoạt động M&A. Đó làsự thay đổi chính sách thươngmại quốc tế của các nước lớn;một số rào cản chính sách trong

Thời cơ mới phát triển thị trường mua bán, sáp nhập tỷ USDr PHÚC KHANG

Những năm qua, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) đã phát triểnmạnh mẽ về số lượng, quy mô thương vụ, trở thành một kênh huyđộng vốn hiệu quả, góp phần làm đa dạng hóa các kênh thu hútvốn cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hìnhtăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa DNNN. Cácthương vụ M&A cũng góp phần nâng cao năng lực quản trị và sứccạnh tranh của DN Việt Nam.

Thời gian qua, trái phiếu doanh nghiệp(TPDN) đang dần trở thành một kênhhuy động vốn phổ biến giúp DN giảiquyết bài toán nguồn vốn đầu tư. Tuynhiên, theo khuyến cáo của nhiềuchuyên gia, sự phát triển nhanh chóngcủa thị trường trái phiếu này luôn đikèm với những rủi ro tiềm ẩn, rất cầnsự giám sát thường xuyên của các cơquan chức năng.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp có nơi lên đến 14,45%/năm

Ngân hàng Thương mại cổ phần(TMCP) Công thương Việt Nam đã đượcNgân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuậnphương án phát hành 10.000 tỷ đồng tráiphiếu ra công chúng với mức lãi suất sẽ dongân hàng này quyết định. Ngân hàngTMCP Á Châu (ACB) cũng công bố Nghịquyết hội đồng quản trị phương án pháthành trái phiếu riêng lẻ lần 2 trong năm2019 tổng cộng 5.500 tỷ đồng với kỳ hạn2 - 3 năm. Lượng trái phiếu trên sẽ đượcACB phát hành trong 5 đợt theo phươngthức đại lý phát hành. Lãi suất áp dụng cho

trái phiếu là lãi suất cố định trong suốt thờihạn phát hành nhưng tối đa không quá6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm và6,7%/năm đối với kỳ hạn 2 năm. Trước đó,vào đầu tháng 4, ACB cũng đã phát hànhtrái phiếu riêng lẻ đợt 1 với số lượng trị giá2.500 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP TiênPhong cũng đã thông qua chủ trương lấy ýkiến cổ đông bằng văn bản về phương ánphát hành 200 triệu USD trái phiếu quốctế vốn cấp II trong năm 2019…

Cùng với các ngân hàng, nhiều DNcũng huy động vốn thông qua hình thứcnày. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng,Công ty Cổ phần (CP) Phát triển bất độngsản Phát Đạt (PDR) công bố phát hành trái

phiếu 4 đợt với lãi suất cao nhất lên đến14,45%/năm. Trái phiếu PDR là trái phiếukhông chuyển đổi, có bảo đảm bằng tài sảnvà không kèm chứng quyền. Công ty CPĐầu tư kinh doanh nhà Khang Điền vừaphát hành 450 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2năm, lãi suất 12%/năm. Công ty CP Đầutư Văn Phú phát hành 800 tỷ đồng tráiphiếu, kỳ hạn từ 09/5/2019 - 09/12/2021,lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên12%/năm, các kỳ sau lãi suất bằng lãi suấttiết kiệm 12 tháng của VPBank cộng biênđộ 4,3%. Công ty CP Chứng khoán VNDi-rect dẫn đầu lượng phát hành với 1.460 tỷđồng trái phiếu, kỳ hạn từ 1 - 3 năm, lãisuất 9,5 - 11,3%/năm…

Mới đây, tại cuộc Họp báo Chính phủthường kỳ tháng 7, Thứ trưởng Bộ Tàichính Vũ Thị Mai cho hay, tính đến ngày24/6/2019, dư nợ thị trường TPDN đạt10,5% GDP, tăng 19,2% so với cuối năm2018. 7 tháng đầu năm 2019, tổng pháthành TPDN của các công ty đại chúng là31.000 tỷ đồng, tương đương 63,8% tổnggiá trị TPDN của năm 2018, trong đó DNngành tài chính - ngân hàng chiếm 42%,DN bất động sản chiếm 22%. Lãi suấtTPDN 7 tháng năm 2019 cao hơn so vớinăm 2018 do mặt bằng lãi suất huy độngvà cho vay của các ngân hàng thương mạiđều tăng trong năm nay. Trong đó, lãi suấtTPDN ngành xây dựng phổ biến ở mức10%, lãi suất TPDN ngành bất động sảnphổ biến ở mức 12%.

Trong lộ trình phát triển thị trườngTPDN Việt Nam đến năm 2020, mụctiêu dư nợ thị trường TPDN đạt khoảng7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20%GDP vào năm 2030. Tuy nhiên, với sựphát triển mạnh mẽ của thị trường này,năm 2018 TPDN đã vượt mục tiêu củanăm 2020.

Nở rộ trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao, chuyên gia cảnh báo nguy cơ vỡ nợr XUÂN HỒNG

Quang cảnh Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 Ảnh: Đ.THANH

10 DN có thương vụ M&A và đầu tư tiêu biểu 2018-2019:TT Doanh nghiệp Thương vụ1 Vingroup Các thương vụ với SK, Hanwa, Achos,

Fivimart2 SK Group Các thương vụ với Vingroup, Masan3 Saigon Coop Saigon Coop - Auchan4 Thaco Thaco - HAGL5 Minh Phú Mitsui - MinhPhu6 Taisho/

Dược Hậu Giang Taisho - Dược Hậu Giang7 Vinamilk Vinamilk - GTN Foods8 Pan Group Sojitz - Pan9 Sonkim Land SonKim Land phát hành cho đối tác

chiến lược10 Gelex Gelex - Viglacera.n

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, dư nợ thị trường TPDN tại thời điểmcuối năm 2018 là 474.500 tỷ đồng, bằng 8,6% GDP năm 2018 và tăng 53%so với dư nợ thị trường TPDN tại thời điểm cuối năm 2017. Hầu hết các thươngvụ phát hành TPDN đều được thực hiện dưới hình thức phát hành trái phiếuriêng lẻ. Năm 2019, thị trường TPDN tiếp tục diễn biến khả quan. Số liệu côngbố của các DN đang niêm yết cho thấy, có 9.103 tỷ đồng TPDN được pháthành trong quý I/2019, cao hơn 2.816 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.n

Page 5: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019 5

Nhiều lợi ích hiện hữuNăm 2019, ngành dệt may Việt

Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 40tỷ USD. 6 tháng đầu năm, xuất khẩudệt may cả nước đã đạt 18,1 tỷ USD,tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2018.Trong đó, EU đứng ở vị trí thứ 2 (chỉsau Mỹ) trong Top 5 thị trường xuấtkhẩu dệt may lớn nhất của Việt Namvới kim ngạch đạt 2,56 tỷ USD, tăng4,52%. Nhìn lại năm 2018, xuất khẩudệt may Việt Nam sang EU chỉ đạt 4tỷ USD trong tổng giá trị kim ngạchxuất khẩu 36 tỷ USD của toàn ngành.Nhưng năm này, EU chi tới 280 tỷUSD nhập khẩu hàng dệt may từ cácnhà cung ứng trên toàn thế giới nênthị phần của Việt Nam rất nhỏ, chiếmchưa đến 2% tổng mức chi nhậpkhẩu hàng dệt may của EU. Do vậy,kết quả của 6 tháng đầu năm là tínhiệu khởi sắc rất đáng mừng, nhất làtrong bối cảnh Việt Nam đang kỳvọng EVFTA sẽ được phê chuẩn vàcó hiệu lực vào đầu năm 2020, kéotheo đó là dư địa tăng trưởng xuấtkhẩu lớn cho ngành dệt may.

Ngay sau khi Việt Nam và EUchính thức ký kết Hiệp định EVFTA,Thứ trưởng Bộ Công Thương TrầnQuốc Khánh - Trưởng đoàn Đàmphán Chính phủ về kinh tế và thươngmại quốc tế - đã chia sẻ, ngành dệtmay sẽ được hưởng lợi nhiều nhấtkhi EVFTA có hiệu lực. Theo lộ trìnhxóa bỏ thuế quan, chỉ trong 7 năm,mức thuế hiện hành 15% sẽ đượcđưa dần về 0%. Cơ hội thị trườngrộng lớn cùng với ưu đãi thuế quantạo thành chất xúc tác lớn cho cácDN dệt may đẩy mạnh xuất khẩusang EU.

Hiển hiện trước mắt các DN dệtmay còn là lợi ích đến từ quy tắc xuấtxứ của EVFTA, do được yêu cầu đơngiản hơn so với Hiệp định Đối táctoàn diện và tiến bộ xuyên Thái BìnhDương (CPTPP). Đây cũng là mộtthành công lớn của Đoàn đàm phánphía Việt Nam, trong khi CPTPP yêucầu Việt Nam phải đáp ứng quy tắcxuất xứ từ sợi trở đi, có nghĩa là cáccông đoạn từ sợi - vải - cắt may đềuphải thực hiện trên lãnh thổ ViệtNam, thì Hiệp định EVFTA chỉ yêucầu các DN đáp ứng quy tắc xuất xứtừ vải trở đi.

Hơn nữa, theo ông Trần QuốcKhánh, quy định của EU còn chophép các quốc gia sẽ ký FTA với EUđược cộng gộp xuất xứ với nhữngnước đã có FTA với EU. Theo đó,các DN dệt may Việt Nam có thểnhập khẩu vải từ Hàn Quốc (nướcnày đã ký FTA với EU vào cuối năm2010, có hiệu lực từ 01/7/2011 và có

hiệu lực đầy đủ từ giữa năm 2016) đểsản xuất các mặt hàng dệt may xuấtkhẩu sang thị trường EU và vẫn đượchưởng ưu đãi về thuế quan từEVFTA do được cộng gộp xuất xứ.

Sắp tới, ưu đãi này cũng đượcvận dụng tương tự khi EU ký FTAvới Nhật Bản - Thứ trưởng TrầnQuốc Khánh cho biết thêm. Cùngvới đó, đối với một số mặt hàng dệtmay đang được hưởng Chương trìnhƯu đãi thuế quan phổ cập GSP vớimức thuế 9% sẽ tiếp tục được hưởngcho đến hết thời hạn của GSP, sau đósẽ áp dụng theo EVFTA.

Nhưng không ít gian nan phía trước

Theo các chuyên gia trong vàngoài ngành thì điểm yếu của ngànhdệt may lâu nay vẫn là chưa chủđộng được nguyên phụ liệu, đặc biệtlà vải. Đây là thách thức không nhỏtrong thời gian tới, mặc dù quy tắccộng gộp xuất xứ vẫn được hưởngưu đãi mà EU áp dụng đối với hàngdệt may xuất khẩu của Việt Nam.Bởi, đơn cử số liệu năm 2018, trongkhi kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt36 tỷ USD thì kim ngạch nhập khẩuvải đã lên tới gần 13 tỷ USD. Nhưvậy, hơn 1/3 giá trị xuất khẩu thu vềđã được dành cho việc nhập vải phụcvụ sản xuất. Điểm tựa để giải bàitoán thiếu hụt vải và hưởng ưu đãitrong EVFTA là tăng sử dụng vảinhập khẩu tại Hàn Quốc để cắt maytại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhậnđịnh của các chuyên gia, tỷ lệ này sẽkhông lớn do 70% lượng vải đềuđược nhập từ Trung Quốc.

Nhìn sâu hơn vào thực trạng, ôngLương Hoàng Thái - Vụ trưởng VụChính sách Thương mại đa biên (BộCông Thương) - cho rằng, khâu yếunhất hiện nay của ngành dệt may là

dệt và điểm nghẽn là nhuộm. Nếumuốn tham gia sâu vào chuỗi cungứng toàn cầu thì DN Việt Nam phảinắm được mấu chốt cơ bản của chuỗicung ứng đó. Nếu không có sự chuẩnbị về mặt tổng thể, không có sự thamgia tích cực của các Bộ, ngành, địaphương để cùng khắc phục tháchthức trên thì việc tận dụng cơ hội nàyrất khó.

Đồng quan điểm này, ông VũĐức Giang - Chủ tịch Hiệp hội DệtMay Việt Nam - nhận định, để đạtđược lợi ích mà EVFTA mang lại,các Bộ, ngành, địa phương cần tìmcách giúp DN dệt may khắc phụcnguồn cung nguyên liệu bị thiếu hụt,thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu,đồng thời đáp ứng yêu cầu EVFTAđưa ra, đặc biệt là đáp ứng yêu cầuxuất xứ từ vải. Bởi theo số liệu thốngkê, khoảng 90% nguyên phụ liệu củangành dệt may Việt Nam đang nhậpkhẩu từ các nguồn không phải làthành viên của EVFTA và khôngđược hưởng ưu đãi cộng gộp.

Theo các DN dệt may, trong ngắnhạn, tác động tích cực của EVFTAđối với các DN là chưa đáng kể.Xuất khẩu chưa thể tăng mạnh ngayvì đơn hàng thường được thươnglượng và ký kết trước khoảng 4 - 5tháng. Hơn nữa, theo cam kết, sốchủng loại hàng hóa có thuế giảmngay về 0% không nhiều. Hiện thuếsuất nhập khẩu bình quân EU ápdụng với hàng dệt may Việt Nam là9,6% và sẽ có 42,5% dòng thuế sẽgiảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực.Về dài hạn, EVFTA sẽ tác động tíchcực khi các dòng thuế còn lại giảmvề 0% sau từ 3 - 7 năm. Tất nhiên,mức độ ảnh hưởng của EVFTA tớimỗi DN sẽ khác nhau và phụ thuộcvào cơ cấu thị phần xuất khẩu củatừng DN.n

Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USDtrong năm 2019 Ảnh minh họa

Từ nhiều năm qua, khi còn đang đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhiềuchuyên gia đã nhận định, ngành dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định này có hiệu lực. Điềunày là có cơ sở, trên nhu cầu nhập khẩu dệt may lớn của thị trường EU, cũng như khả năng đáp ứng củangành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có thuận lợi, nhiều gian nan đang hiện hữu trên con đườngđến với thành công...

Gian nan xuất khẩu dệt may vào thị trường trăm tỷ USDr Bài và ảnh: H.THOAN

nước còn chưa được tháo gỡ; chất lượng DN và quy mô nềnkinh tế chưa đủ hấp dẫn và những vướng mắc tồn tại trongquá trình cổ phần hóa, thoái vốn DNNN…

Trước những vấn đề được các đại biểu đặt ra liên quanđến việc sửa đổi một số luật, việc đẩy nhanh tiến độ cổ phầnhóa DNNN và niêm yết trên thị trường chứng khoán, sự minhbạch thông tin tới các nhà đầu tư…, ông Phạm Hồng Sơn -Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - cho biết, dựkiến tháng 10/2019, Quốc hội sẽ xem xét và thông qua LuậtChứng khoán sửa đổi với điểm mới là sẽ gắn việc IPO củaDNNN với quy định phải niêm yết ngay, tránh tình trạng thờigian qua có nhiều DNNN sau IPO một thời gian dài khôngniêm yết, tạo ra sự không minh bạch trong hoạt động.

Còn ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiêncứu quản lý kinh tế T.Ư - đề cập, có 3 tác động có lợi chonhà đầu tư khi sửa đổi Luật DN và Luật Đầu tư. Tác độnglớn nhất là sự an toàn của nhà đầu tư khi đầu tư vào DN ViệtNam, bởi đây là trọng tâm của việc sửa Luật, trong đó baogồm cả việc bảo vệ cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số,đồng thời yêu cầu công khai minh bạch thông tin với cả cácDN mà Nhà nước sở hữu 50% vốn. Thứ hai, khi sửa Luật sẽxây dựng danh mục đầu tư có hạn chế nhằm minh bạchthông tin cho các nhà đầu tư, điều này tạo thuận lợi cho hoạtđộng M&A diễn ra một cách tự nhiên chứ không phải vìchính sách. Thứ ba, chính sách mới sẽ tạo ra nhiều cơ hộicho các nhà đầu tư, chẳng hạn sẽ tạo ra các công cụ cho phépnhà đầu tư tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà Nhà nướcđang hạn chế.

Đại diện cho Bộ Tài chính, ông Đặng Quyết Tiến - Cụctrưởng Cục Tài chính DN - cho biết: Chúng tôi đang cố gắngthu hẹp diện DNNN - rà soát, công bố rõ những DNNN sẽbán cổ phần với số lượng lớn và mở cửa cho các cơ quan địnhgiá quốc tế thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam.

Ngoài việc đưa ra các định hướng chiến lược mới theohướng ưu tiên thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọnlọc, chuyển từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăngcao, lấy hiệu quả và công nghệ sử dụng làm thước đo chủyếu, quan trọng nhất, đi cùng với đó là yêu cầu cao hơn vềbảo vệ môi trường, phát triển bền vững…, thì chủ trươngcủa Chính phủ tới đây sẽ đa dạng hóa hình thức M&A;nghiên cứu, thực hiện thí điểm đối với các phương thức đầutư, mô hình kinh doanh mới để tận dụng cơ hội từ Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư… - Thứ trưởng Bộ KH&ĐTVũ Đại Thắng chia sẻ.n

Phải công bố xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trước khi phát hành trái phiếu

Theo đánh giá của Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngânhàng Phạm Xuân Hòe, việc phát hành TPDN giúp giảm gánhnặng rủi ro lên hệ thống ngân hàng vì bản chất ngân hàng chỉhuy động cho vay vốn ngắn hạn là chính. Nếu cứ tiếp tục tạo áplực gánh nặng vốn trung, dài hạn đối với nền kinh tế cho cácngân hàng thương mại thì sẽ rất khó thoát ra khỏi rủi ro lệch phakỳ hạn giữa nguồn vốn ngắn hạn nhưng lại đem cho vay trungvà dài hạn. Hệ quả, ngân hàng sẽ luôn phải cảnh giác về thanhkhoản. Ông Hòe tin tưởng: “Sẽ đến lúc DN bỏ được suy nghĩ“thâm căn cố đế” là cứ thiếu vốn lại đến vay ngân hàng trướctiên. Đây là tư duy ngược nguyên lý thị trường, dẫn đến việcphân bổ nguồn lực tài chính trong nền kinh tế không hiệu quả”.

Tuy vậy, ông Hòe thừa nhận, trong nền kinh tế thực, rất khócó ngành nào đạt được mức lợi nhuận để chịu được lãi suất lêntới hơn 14%/năm. Việc huy động TPDN với lãi suất lên đến12 - 14%/năm sẽ là kênh cạnh tranh đối với các kênh khác như:gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư cổ phiếu, bất động sản hay muavàng. Dù các kênh đầu tư khác nhau nhưng chúng lại là cácbình thông nhau. Ngay lập tức, động thái của các ngân hàng làgia tăng lãi suất huy động. Điều này, nếu không kiểm soát tốtrất dễ gia tăng cuộc đua về lãi suất và rủi ro bong bóng tài chínhtrong nền kinh tế.

Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy, nhiều DN vay nợbằng việc phát hành trái phiếu đã vỡ nợ. Điều đó tạo gánh nặngrất lớn cho cả nền kinh tế khi hệ số vay nợ của nước này gấp2,5 lần GDP, chi phí trả lãi vay lên tới 1/3 GDP. Trở lại ViệtNam, theo Sách Trắng DN Việt Nam năm 2019, hệ số vay nợchung của DN trong nền kinh tế là 2,5 lần, trong khi theo thônglệ quốc tế, hệ số này chỉ khoảng 1,5 - 1,6 lần. Đây là hệ số đángquan ngại, bởi nếu rủi ro vỡ nợ DN gia tăng thì hệ thống tàichính nói chung và ngân hàng nói riêng cũng không ngoàivòng xoáy đó.

(Xem tiếp trang 6)

Page 6: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-20196Nhiều điểm sáng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán

Theo Báo cáo kết quả thựchiện công tác tháng 7/2019 và kếhoạch công tác tháng 8/2019, vớicác giải pháp tổ chức, chỉ đạo, điềuhành hoạt động kiểm toán quyếtliệt và đồng bộ, cùng sự nỗ lực,quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo,cán bộ, công chức, kiểm toán viên,công tác kiểm toán và kiểm soátchất lượng kiểm toán những thángđầu năm đã đạt được nhiều kết quảtích cực. Riêng trong tháng 7, lãnhđạo KTNN đã xét duyệt 2 KHKT,5 báo cáo kiểm toán. Tính đến hếtngày 31/7, KTNN đã tổ chức xétduyệt 139/221 KHKT, triển khai128 cuộc kiểm toán, kết thúc 113cuộc kiểm toán, xét duyệt 85/247báo cáo kiểm toán, đã phát hành70 báo cáo kiểm toán.

Vụ Tổng hợp đánh giá, về cơbản, các đơn vị đã phát hành hếtbáo cáo kiểm toán đợt I đối với cáccuộc kiểm toán đã kết thúc. Bêncạnh nhiệm vụ thực hiện kiểmtoán theo kế hoạch, toàn Ngànhcũng đã hoàn thành một số cuộckiểm toán bổ sung, trong đó cónhiều cuộc kiểm toán đạt kết quảnổi bật như: Chuyên đề Việc quảnlý và sử dụng đất trong và sau khicổ phần hóa DNNN giai đoạn2011-2017; Chuyên đề Quỹ hỗ trợsắp xếp và phát triển DN giai đoạn2011-2017; Ngân hàng Phát triểnViệt Nam; Tổng công ty Côngnghiệp Xi măng Việt Nam; Kiểmtoán ngân sách Bộ Ngoại giao; Dựán Xây dựng đường cao tốc ĐàNẵng - Quảng Ngãi, Dự án Xâydựng đường cao tốc Nội Bài - LàoCai (giai đoạn 1)... Qua kiểm toán,KTNN cũng đưa ra nhiều kiếnnghị quan trọng nhằm chấn chỉnhnhững thiếu sót, bất cập đối vớiviệc thực hiện cơ chế tự chủ trongcác trường đại học công lập; thựchiện hợp đồng xây dựng - chuyểngiao (BT), xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (BOT); quản lý thuếxuất nhập khẩu; công tác quản lýtài nguyên khoáng sản; thực hiệnChương trình mục tiêu quốc giaGiảm nghèo bền vững giai đoạn2016-2020...

Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6tháng đầu năm, triển khai nhiệmvụ 6 tháng cuối năm 2019 củaKTNN, Vụ trưởng Vụ Tổng hợpTrần Khánh Hòa nhấn mạnh, tiếnđộ thực hiện KHKT đã có nhữngchuyển biến tích cực. Nếu nhưmọi năm, ở thời điểm 6 tháng các

đơn vị vẫn đang thực hiện cáccuộc kiểm toán đợt I thì năm 2019,các đơn vị đã kết thúc kiểm toánđợt I và triển khai kiểm toán đợt II.Không chỉ các cuộc kiểm toán đãhoàn thành theo kế hoạch 6 tháng,việc tổng hợp số liệu và phát hànhbáo cáo kiểm toán cũng đều đượcthực hiện sớm hơn mọi năm.

Đạt được kết quả trên là nhờcác đơn vị đã thực hiện đúng địnhhướng cần đẩy nhanh tiến độ pháthành báo cáo kiểm toán của lãnhđạo KTNN trong việc thực hiệnKHKT năm 2019.

Hơn nữa, ngay từ đầu năm,Tổng Kiểm toán Nhà nước đã kýban hành Công văn hướng dẫn vềmục tiêu, trọng tâm kiểm toán năm2019, đồng thời ban hành phươngán tổ chức kiểm toán đối với từngđơn vị; ban hành các chỉ thị liênquan đến hoạt động kiểm toánnhư: tăng cường ứng dụng côngnghệ thông tin trong hoạt độngkiểm toán, tăng cường đạo đứccông vụ kiểm toán viên…

“Nhìn chung, các đơn vị đãthực hiện tốt kế hoạch, bám sát

các hướng dẫn của Ngành, đánhgiá, phân tích các văn bản phápluật của Nhà nước có liên quan,phát huy vai trò của hệ thốngkiểm soát nội bộ, từ đó đưa ra căncứ xác định rủi ro, trọng tâmkiểm toán; bố trí nhân sự cơ bảnphù hợp; đảm bảo thời gian theophương án đã được phê duyệtban đầu” - ông Trần Khánh Hòacho biết.

Trên cơ sở những kết quả đạtđược, để hoàn thành toàn diệnKHKT năm 2019, đại diện VụTổng hợp đề nghị các đơn vịtrong Ngành tiếp tục tập trungphát hành báo cáo kiểm toántheo đúng thời gian quy định.Theo đó, đến thời điểm 31/10phải kết thúc kiểm toán và đến31/12 phải phát hành xong báocáo kiểm toán (trừ những trườnghợp phát sinh).

Phấn đấu hoàn thành đúngthời hạn, đảm bảo chất lượngkiểm toán

Nêu ra một trong những lý dochính ảnh hưởng đến tiến độ phát

hành báo cáo kiểm toán, Kiểmtoán trưởng KTNN khu vực IVDoãn Anh Thơ cho biết, khi lậpbáo cáo kiểm toán thường cónhiều vấn đề vướng mắc phátsinh cần phải trao đổi thông tin,xin ý kiến các tỉnh. Nếu các đơnvị thiếu sự chủ động trong việcgửi xin ý kiến hoặc nếu các tỉnhchậm phản hồi thì đều ảnh hưởngtới tiến độ phát hành báo cáokiểm toán sau đó.

Nhằm đảm bảo tiến độ thựchiện kiểm toán cũng như tránhnhững vấn đề phát sinh trong phốihợp triển khai nhiệm vụ giữa cácđơn vị trong Ngành, Kiểm toántrưởng KTNN khu vực VINguyễn Hữu Phúc đề xuất, cầnphải đẩy nhanh hơn nữa việc xâydựng kế hoạch của các cuộc kiểmtoán chuyên đề do toàn Ngànhthực hiện. Như vậy, một mặt, cácKTNN khu vực có thể thực hiệnkhảo sát, bổ sung thêm thông tinvề các đầu mối kiểm toán để cùngtham gia xây dựng KHKT vớiKTNN chuyên ngành. Mặt khác,các KTNN khu vực sẽ cân đối

được nhân sự khi phát sinh thêmcác đầu mối kiểm toán, tránhđược sự trùng lặp nhân sự docùng một lúc có nhiều đoàn kiểmtoán tại địa phương, cũng như chủđộng bố trí lực lượng trực tại đơnvị không đi kiểm toán.

Đề cập đến nhiệm vụ nhữngtháng cuối năm, Tổng Kiểm toánNhà nước Hồ Đức Phớc nhấnmạnh, việc đảm bảo thực hiệnkiểm toán theo KHKT, đảm bảochất lượng kiểm toán là yêu cầutất yếu. Do đó, Tổng Kiểm toánNhà nước yêu cầu các đơn vị tiếptục thực hiện kiểm toán theo kếhoạch; đẩy nhanh tiến độ pháthành báo cáo kiểm toán của cáccuộc kiểm toán đã kết thúc theođúng quy định của Luật KTNN;tăng cường kiểm tra, kiểm soát,siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tránhrủi ro trong hoạt động kiểm toán;gắn trách nhiệm của Thủ trưởngđơn vị, Trưởng đoàn kiểm toánvới chất lượng, tiến độ lập và pháthành báo cáo kiểm toán. Các đơnvị cũng tăng cường đảm bảo cơsở pháp lý và chất lượng các kếtluận, kiến nghị kiểm toán, đồngthời đổi mới kết cấu báo cáo kiểmtoán theo hướng ngắn gọn, rõràng, mạch lạc, kiến nghị phù hợpvới phát hiện kiểm toán.

Về giải pháp, Tổng Kiểm toánNhà nước yêu cầu các đơn vị tuânthủ nghiêm phương án tổ chứckiểm toán năm 2019 đã được phêduyệt; bố trí thời gian, nhân sự cónăng lực, kinh nghiệm tham giakhảo sát và lập KHKT của cuộckiểm toán phù hợp với phương ántổ chức kiểm toán năm của đơnvị; tăng thời gian và mở rộngphạm vi khảo sát đối với các cuộckiểm toán còn lại trong năm 2019để thu thập đầy đủ thông tin, phântích kỹ nhằm đánh giá đúng rủiro, trọng yếu kiểm toán, qua đóxác định đúng trọng tâm kiểmtoán, tránh dàn trải; Thủ trưởngđơn vị chỉ đạo nâng cao chấtlượng lập KHKT ở cấp vụ để hạnchế tối đa các thiếu sót trước khitrình lãnh đạo KTNN...n

KTNN đang tích cực đẩy nhanh tiến độ phát hành báo cáo kiểm toán Ảnh: HUY THÀNH

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn Ngành đã hoàn thành hơn một nửa Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm2019 với nhiều kết quả khả quan, trong đó, nhiều cuộc kiểm toán được ghi nhận và đánh giá cao cả vềtiến độ lẫn chất lượng kiểm toán. Từ nay đến cuối năm, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đượcTổng Kiểm toán Nhà nước xác định là tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch, đẩy nhanhtiến độ phát hành báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán đã kết thúc.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiệnKế hoạch kiểm toánr NHÓM PHÓNG VIÊN

Ông Bùi Quang Tín - Đại học Ngânhàng TP. HCM - khuyến cáo: Lãi suất caolà rủi ro cao, những kênh có mức sinh lờitrên 10% thì độ rủi ro sẽ càng lớn. Ngườimua trái phiếu cũng khó có thể cập nhậtthông tin liên tục sau khi trái phiếu pháthành. Vì vậy, TPDN sau phát hành cần phảiđược niêm yết trên thị trường chứng khoánmới minh bạch thông tin. Ngoài ra, theo quyđịnh hiện nay, dù không bắt buộc nhưngDN phải công bố đánh giá xếp hạng tínnhiệm trước khi phát hành trái phiếu.

Theo phân tích của giới chuyên gia,trong đầu tư tài chính, thông tin là nguyên

liệu quan trọng nhất để giải bài toán rủi rothông tin bất cân xứng. Thực tế, trong nhiềuthương vụ, TPDN không có tài sản đảmbảo, hoặc có tài sản đảm bảo nhưng lànhững tài sản có độ biến động rất cao như:cổ phiếu, các dự án, tài sản hình thành trongtương lai. Trong tình huống vì ham lợinhuận cao mà mua trái phiếu không có tàisản đảm bảo, khách hàng cá nhân sẽ chịurủi ro rất lớn.

Theo kế hoạch thực hiện Chiến lược tàichính đến năm 2020 đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt, đến năm 2020, ViệtNam sẽ có khoảng 5 công ty xếp hạng tínnhiệm ra đời. Tuy nhiên trên thực tế, hiệnViệt Nam mới chỉ có 1 công ty được cấpphép nhưng chưa cung cấp dịch vụ. Do đó,nhiều chuyên gia đồng thuận rằng, ViệtNam cần có một cơ chế giám sát thị trườngrõ ràng, đặc biệt là cần có tổ chức đánh giá

tín nhiệm độc lập về các đơn vị phát hành,từ đó phân loại trái phiếu giúp nhà đầu tưcó cơ sở đưa ra các lựa chọn.

Từ góc độ cơ quan quản lý, Thứ trưởngBộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, thựchiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BộTài chính đã rà soát, đánh giá và bước đầunhận thấy lãi suất huy động như vậy chưacó xu hướng biến động đáng ngại. Bộ Tàichính vẫn tiếp tục theo dõi, đánh giá, phântích thường xuyên. Nếu có bất thường làmảnh hưởng đến thị trường tài chính và thịtrường trái phiếu, Bộ sẽ có những giải phápphù hợp.n

Nở rộ... (Tiếp theo trang 5)

Page 7: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019 7

Đất đai luôn là lĩnh vực xảy ranhiều sai phạm lớn

Kết quả kiểm toán thời gian quacho thấy, nguyên nhân của sự thấtthoát, lãng phí trong lĩnh vực đấtđai rất đa dạng, phụ thuộc vào từngđơn vị, từng địa phương. Về mặtkhách quan, lợi nhuận từ đất đaithường rất lớn, đan xen giữa nhiềuđối tượng và thành phần trong xãhội, do đó, việc quản lý là hết sứckhó khăn, đòi hỏi sự đồng bộ về cơchế, chính sách cũng như tráchnhiệm quản lý của các cấp, cácngành trong toàn bộ hệ thống chínhtrị. Về mặt chủ quan, việc quản lývà sử dụng đất tại nhiều đơn vị, địaphương còn thiếu chặt chẽ, chưa ápdụng đầy đủ và đúng các quy địnhcủa pháp luật. Bên cạnh đó, các quyđịnh hiện hành về quản lý và sửdụng đất đai cũng còn nhiều vướngmắc, bất cập và thiếu đồng bộ.

Kết quả kiểm toán việc quản lý,sử dụng đất dự án khu đô thị giaiđoạn 2013-2016 tại 7 tỉnh, thànhphố (Hà Nội, TP. HCM, BìnhDương, Đồng Nai, Lào Cai, SầmSơn, thị xã Cam Ranh) và chọnmẫu đối chiếu tại 30 địa phươngcho thấy rõ công tác quản lý và thutiền sử dụng đất đô thị còn nhiềuvấn đề đáng quan ngại. Đó là:

Đa số các dự án đã được phêduyệt và điều chỉnh quy hoạchtheo xu hướng tăng số tầng, vượtquá số tầng và chiều cao tầng sovới quy định, tăng diện tích sàn,chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổsung chức năng nhà ở vào các lôđất thương mại, văn phòng, giảmdiện tích công cộng, cây xanh…Đây là yếu tố cơ bản gây áp lựclớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội, đặc biệt là giaothông đô thị, y tế, giáo dục, làmảnh hưởng đến chất lượng sốngcủa cộng đồng dân cư…

Các dự án được chỉ định nhàđầu tư không đúng quy định; đặcbiệt có tình trạng chuyển mục đíchsử dụng đất từ thương mại dịch vụsang “đất ở không hình thành đơnvị ở”, xác định người mua biệt thự,căn hộ sử dụng đất ổn định lâu dài,không đúng Luật Đất đai.

Phương pháp xác định giá đấthiện nay còn nhiều bất cập, khôngrõ ràng, còn vướng mắc trong quátrình thực hiện và là kẽ hở gây thấtthoát NSNN.

Qua kết quả kiểm toán, đốichiếu 329 dự án ở thời điểm năm2017, KTNN đã kiến nghị xử lý tàichính 7.778 tỷ đồng, trong đó tăngthu, giảm chi NSNN 3.856 tỷ đồng.

Một vài năm qua, KTNN cũngđã lựa chọn kiểm toán khoảng 30dự án đầu tư theo hình thức hợp

đồng BT (xây dựng - chuyểngiao), trong đó có các dự án thựchiện theo cơ chế đổi đất lấy hạtầng. Các cuộc kiểm toán cho thấy,nhiều dự án BT còn thực hiệnthiếu chặt chẽ và minh bạch; chưacó cơ chế, chính sách rõ ràng nêndễ tạo lỗ hổng thất thoát ngân sáchvà tài sản công.

Với kết quả kiểm toán 30 dự ánBT, KTNN đã kiến nghị xử lý tàichính 4.515 tỷ đồng, trong đó có dựán xử lý tài chính lên đến 27% tổnggiá trị dự án được kiểm toán. TheoKTNN, các dự án BT cần đượccông khai thông tin một cách thựcchất, chi tiết; việc lựa chọn nhà đầutư phải theo đúng quy định củapháp luật, đảm bảo cạnh tranh vàhiệu quả đầu tư dự án. Hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật về đầu

tư theo hình thức BT cũng cầnđược hoàn thiện, đặc biệt là quyđịnh về việc thanh toán, cách tínhcũng như tỷ suất lợi nhuận của nhàđầu tư, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, vốnvay và tỷ lệ chi phí quản lý dự án,chi phí duy tu bảo trì đối với các dựán BOT.

Đẩy mạnh kiểm toán đất đai bằng các chuyên đề cóquy mô lớn

Kế thừa kết quả đạt được trongnhững năm qua, năm 2019,KTNN tiếp tục xác định việc kiểmtoán công tác quản lý sử dụng đấtlà một trọng tâm kiểm toán, nhằmđẩy mạnh quá trình minh bạch hoátrong quản lý đất đai theo chủtrương, định hướng của Đảng vàNhà nước. Bên cạnh các hoạt động

kiểm toán tài chính và kiểm toáncác chuyên đề nhỏ lẻ về quản lý,sử dụng đất, KTNN còn thực hiệnnhững chuyên đề có quy mô lớnvà chuyên sâu về công tác quản lý,sử dụng đất. Cụ thể:

Kiểm toán chuyên đề “Việcquản lý, sử dụng đất trong và sauquá trình cổ phần hóa của DNNNgiai đoạn 2011-2017” theo yêucầu của Quốc hội với trọng tâmkiểm toán tập trung đánh giá việcchấp hành pháp luật khi chuyểnđổi mục đích sử dụng đất trong vàsau cổ phần hóa; việc lập, phêduyệt và thực hiện phương án sửdụng đất được duyệt; việc xácđịnh giá đất và thực hiện nghĩa vụnộp tiền sử dụng đất vào NSNNkhi chuyển mục đích sử dụng đấtcủa các DN cổ phần hóa giai đoạn2011-2017.

Kiểm toán chuyên đề “Việcthực hiện các dự án đầu tư theohình thức BT” tại 4 tỉnh, thành phốtrực thuộc T.Ư và lồng ghépchuyên đề này trong các cuộc kiểmtoán ngân sách địa phương thuộckế hoạch kiểm toán năm 2019 đểđánh giá việc thực hiện chức năngquản lý nhà nước về đầu tư theohình thức hợp đồng xây dựng -chuyển giao; đánh giá việc tuân thủcác quy định của Luật Đất đai vềsử dụng quỹ đất để tạo nguồn vốnthanh toán cho nhà đầu tư thựchiện hợp đồng BT; lựa chọn nhàđầu tư và ký kết thỏa thuận đầu tư,hợp đồng dự án; triển khai thựchiện và quyết toán dự án…

Bên cạnh các mục tiêu kiểmtoán chung của toàn Ngành, cáccuộc kiểm toán chuyên đề về quảnlý và sử dụng đất đai năm 2019 sẽưu tiên tập trung vào việc phát hiệncác hành vi vi phạm pháp luật, kiếnnghị xử lý tài chính, tăng thuNSNN các khoản phải nộp tăngthêm; kịp thời chuyển cơ quan điềutra đối với các sai phạm có dấuhiệu vi phạm hình sự để xử lý theothẩm quyền; phát hiện nhữngvướng mắc, hạn chế trong cơ chế,chính sách và kiến nghị hủy bỏ,sửa đổi, bổ sung, hoặc ban hànhcác văn bản mới nhằm bịt các lỗhổng gây thất thoát NSNN.n

Trong năm 2019, KTNN tổ chức nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề quản lý, sử dụng đất có quy mô lớn Ảnh: BÍCH NGỌC

Công tác quản lý, sử dụng đất đai đang được đánh giá là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ratham nhũng, thất thoát nhất hiện nay. Chính vì vậy, trong kế hoạch kiểm toán của KTNN những năm gầnđây, lĩnh vực này luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Riêng trong năm 2019, công tác quản lý, sử dụngđất được KTNN thực hiện kiểm toán bằng các chuyên đề chuyên sâu và có quy mô lớn.

Kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất đai luôn là ưu tiên hàng đầu của Kiểm toán Nhà nướcr TRẦN NGUYÊN

là Tổng Kiểm toán với nhiệm kỳ 8 năm vàkhông được tái bổ nhiệm. Đối tượng kiểmtoán của Cơ quan gồm 3 nhóm chính: cơquan chính quyền bang, khối các trườngđại học và các hội đồng địa phương….

ANAO thực hiện nhiệm vụ kiểmtoán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạtđộng và xây dựng chuẩn mực kiểm toán;có khoảng 350 nhân viên, trong đó, hầuhết kiểm toán viên đều được đào tạo bàibản ở nhiều chuyên ngành… ANAO xâydựng Kế hoạch hoạt động kiểm toán 4năm/lần, có rà soát, điều chỉnh, bổ sunghằng năm; thuê các công ty kiểm toánđộc lập thực hiện phần lớn các cuộckiểm toán chính và chịu trách nhiệmhoàn toàn về kết quả kiểm toán…

Cơ quan Kiểm toán bang Victoria là

một trong những tổ chức khu vực công lâuđời nhất ở Victoria với khoảng 185 nhânviên, thực hiện kiểm toán báo cáo tàichính, kiểm toán hoạt động và kiểm toánquyết toán NSNN. 70% các cuộc kiểmtoán báo cáo tài chính được Cơ quan thuêcác công ty kiểm toán thực hiện. Cơ quanKiểm toán còn tham gia ý kiến rà soát đốivới dự toán ngân sách của Bang.

Tại các buổi làm việc, Phó Tổng Kiểmtoán Nhà nước Đặng Thế Vinh cảm ơn sựđón tiếp thịnh tình của đại diện các cơ quankiểm toán, khẳng định những thông tinđược các bên cung cấp là nguồn dữ liệutham khảo quý giá và hữu ích đối vớiKTNN, nhất là trong việc sửa đổi LuậtKTNN theo hướng tiệm cận với chuẩnmực và thông lệ quốc tế. Đồng thời, PhóTổng Kiểm toán Nhà nước thể hiện mongmuốn tăng cường hợp tác với các đối táctại Australia trong thời gian tới.n

BÉ NGỌC (Vụ Hợp tác quốc tế)

Đoàn công tác... (Tiếp theo trang 2)Báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế

cần khắc phục và nêu các nhiệm vụ trọngtâm của toàn Ngành trong thời gian tớinhư: xây dựng kế hoạch và triển khai cáccuộc kiểm toán đợt 3 đảm bảo thận trọng,chặt chẽ và an toàn; kiểm soát chất lượngkiểm toán năm 2019 theo kế hoạch, tăngcường các cuộc kiểm soát đột xuất; xâydựng Kế hoạch kiểm toán năm 2020 vàKế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020của KTNN...

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo một sốđơn vị đã báo cáo tình hình, tiến độ triểnkhai thực hiện nhiệm vụ, đồng thời nêulên những hạn chế và đề xuất giải pháptháo gỡ những vướng mắc, khó khăntrong thực tiễn triển khai công tác.

Phát biểu kết luận Hội nghị, TổngKiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc yêucầu các đơn vị tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ

cương trong thực hiện nhiệm vụ chuyênmôn; tập trung hoàn thành tốt các nhiệmvụ đề ra trong tháng 8 và những tháng cuốinăm 2019. Trong đó, trọng tâm cần tậptrung vào các nhiệm vụ: tiếp tục thực hiệnkiểm toán theo kế hoạch; đẩy nhanh tiếnđộ phát hành báo cáo kiểm toán các cuộckiểm toán đã kết thúc; nâng cao hơn nữavai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng cácđơn vị, Trưởng đoàn, Tổ trưởng Tổ kiểmtoán cũng như ý thức, đạo đức nghềnghiệp của kiểm toán viên; sớm hoànthành việc xây dựng Dự thảo Kế hoạchkiểm toán năm 2020; đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong mọi hoạt độngcủa KTNN; đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiệnDự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật KTNN; xây dựng Báo cáo hoạtđộng của Tổng Kiểm toán Nhà nước trìnhQuốc hội...n Tin và ảnh: N.LỘC

Tiếp tục siết chặt kỷ luật... (Tiếp theo trang 2)

Page 8: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-20198Tổng hợp Quỹ chưa đầy đủ, quản lý và sử dụng thiếu chặt chẽ

Giai đoạn 2011-2017, Tổngcông ty Đầu tư và Kinh doanhvốn nhà nước (SCIC) trực tiếpquản lý, hạch toán Quỹ Hỗ trợsắp xếp và Phát triển doanhnghiệp (Quỹ HTSX và PTDN);các TĐ, TCT nhà nước trực tiếpquản lý, sử dụng các khoản thu cổphần hóa và các khoản thu kháctừ đơn vị thành viên (Quỹ HT-SXDN). Từ tháng 12/2017, BộTài chính tiếp nhận bàn giao sốdư tại thời điểm 31/12/2017 vàtrực tiếp quản lý Quỹ HTSX vàPTDN (do SCIC quản lý) và QuỹHTSXDN tại các công ty mẹ củaTĐ, TCT nhà nước, tổ hợp côngty mẹ - công ty con theo Nghịquyết số 131/NQ-CP và Nghịđịnh số 126/2017/NĐ-CP củaChính phủ.

Báo cáo kiểm toán cho thấy, sốdư Quỹ HTSX và PTDN tại SCICvà tại các công ty mẹ của TĐ, TCTnhà nước đến ngày 31/12/2017 là112.513 tỷ đồng (trong đó, KTNNđiều chỉnh tăng thêm 11.905 tỷđồng) gồm: Quỹ HTSX và PTDNlà 106.669 tỷ đồng; Quỹ HT-SXDN là 5.844 tỷ đồng.

Theo kết quả kiểm toán, tronggiai đoạn 2011-2017, báo cáo tìnhhình hoạt động của 2 Quỹ trênthực hiện chưa đầy đủ, chính xác.Chẳng hạn như năm 2011, chưacó báo cáo đầy đủ tiền và tài sảncủa Quỹ HTSX và PTDN (chỉbáo cáo số dư bằng tiền); số liệucủa Quỹ HTSXDN là số liệuthống kê, chưa có sự kiểm tra, ràsoát và chưa được đối chiếu giữacác năm; năm 2017, số liệu QuỹHTSXDN không được tổng hợp.Đến thời điểm kết thúc kiểm toán

(tháng 01/2019), chưa có số liệutheo dõi, tổng hợp và cập nhật kịpthời toàn bộ đối tượng phải nộp,số tiền phải thu về Quỹ, chưaphản ánh đầy đủ quy mô tài sản

của Quỹ để báo cáo Thủ tướngChính phủ.

Trong công tác quản lý và sửdụng 2 Quỹ trên, KTNN cũng chỉra nhiều thiếu sót. Cụ thể, một sốđịa phương hạch toán số thu từ cổphần hóa, thoái vốn của các TCTtrực thuộc UBND tỉnh, thành phốtại tài khoản ngân sách địaphương hoặc tài khoản tạm thungân sách, đến ngày 31/12/2017chưa nộp về Quỹ HTSX vàPTDN là 1.544 tỷ đồng; một sốDN chậm nộp tiền thu từ cổ phầnhóa về Quỹ và chưa tính, hạchtoán lãi chậm nộp theo quy địnhtại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Kết quả kiểm toán cũng chothấy, SCIC chưa theo dõi khoảntiền phải thu ứng cho NSNN đểsử dụng cho 5 bệnh viện, khôngtheo dõi đầy đủ đối tượng vàhạch toán kịp thời số tiền phảinộp về Quỹ HTSX và PTDN;hạch toán không đúng tiền lãichậm nộp; không xử lý dứt điểmviệc thu hồi nợ gốc và lãi chậmnộp. Cụ thể, SCIC theo dõi, hạchtoán số tiền còn phải thu tại thờiđiểm 31/12/2017 và bàn giao choBộ Tài chính là 2.084 tỷ đồng,ngoài ra, KTNN xác định tăngthêm 11.723 tỷ đồng...

Đối với Quỹ HTSXDN tại cáccông ty mẹ của TĐ, TCT nhànước, qua kiểm toán cho thấy,một số TĐ, TCT chưa tính vàhạch toán đầy đủ lãi chậm nộptheo quy định số tiền 7,9 tỷ đồng;

chưa xác định đầy đủ các khoảnphải nộp, hạch toán không đúngcác khoản thu khác về Quỹ,không mở tài khoản tiền gửi riêngcủa Quỹ tại ngân hàng thươngmại theo quy định. Nhiều đơn vịbáo cáo số liệu Quỹ còn sai sótdẫn đến báo cáo số liệu cuối nămtrước và đầu năm sau liền kề cònchênh lệch lớn. Đơn cử như TCTThuốc lá Việt Nam, số dư nguồnQuỹ tại thời điểm 31/12/2015 là0,41 tỷ đồng, tại thời điểm01/01/2016 là 2,4 tỷ đồng…

Về sử dụng Quỹ, kết quả kiểmtoán chỉ ra, TCT Công nghiệpTàu thủy và TCT Lương thựcmiền Nam sử dụng Quỹ vào hoạtđộng kinh doanh nhưng kinhdoanh thua lỗ, tiềm ẩn rủi ro mấtvốn. TCT Giấy Việt Nam sử dụngnguồn thu từ cổ phần hóa để tăngvốn điều lệ 21 tỷ đồng nhưngchưa có sự chấp thuận của Thủtướng Chính phủ. TCT Hàng hảiViệt Nam sử dụng 45 tỷ đồng củaQuỹ để góp vốn vào Cảng ĐìnhVũ không đúng quy định; TCTDu lịch Sài Gòn dùng Quỹ để bùđắp phần giá trị thặng dư âm khiphát hành thêm cổ phần tăng vốncủa Công ty TNHH MTV Dịchvụ du lịch Thủ Đức 0,32 tỷ đồngkhông đúng quy định.

Thu nộp về Quỹ HTSX và PTDN hơn 3.500 tỷ đồng

Liên quan đến công tác quyếttoán, bàn giao sang công ty cổ

phần và bàn giao các Quỹ về BộTài chính, qua kiểm toán chothấy, một số cơ quan đại diệnchủ sở hữu chậm quyết toán đốivới các DN cổ phần hóa đãchuyển sang công ty cổ phần,làm ảnh hưởng đến công tác bàngiao và thu nộp về Quỹ. Ngoàira, Bộ Tài chính cũng đã banhành nhiều văn bản đôn đốc, đềnghị các địa phương quyết toánvà chỉ đạo các đơn vị liên quannộp tiền về Quỹ HTSX vàPTDN, tuy nhiên, đến thời điểmkiểm toán, việc quyết toán vàchuyển số dư về Quỹ vẫn chưađược xử lý dứt điểm. Qua kếtquả kiểm toán, KTNN kiến nghị29 địa phương, công ty mẹ củacác TĐ, TCT nhà nước nộp vềQuỹ T.Ư số tiền 3.536 tỷ đồng.

KTNN cũng đề nghị Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ chỉđạo Bộ Tài chính rà soát để xácđịnh, hạch toán đầy đủ và đônđốc thu hồi về Quỹ HTSX vàPTDN số phải thu từ cổ phầnhóa, thoái vốn nhà nước tại cácTĐ, TCT nhà nước và các TCT,công ty do UBND các tỉnh,thành phố làm chủ sở hữu; phốihợp với SCIC và các cơ quanliên quan thu hồi về Quỹ HTSXvà PTDN các khoản nợ tồn đọngđến ngày 31/12/2018; rà soát,hạch toán đầy đủ số nợ lãi chậmnộp trước khi bàn giao về Bộ Tàichính; phối hợp với Bộ Y tế xửlý dứt điểm khoản tiền ứng từQuỹ HTSX và PTDN đầu tư cho5 bệnh viện nhưng chưa giảingân hết để thu hồi về Quỹ.

Đặc biệt, KTNN đề nghịQuốc hội xem xét ban hànhNghị quyết về quản lý, sử dụngtiền thu từ chuyển đổi sở hữuDNNN, thoái vốn nhà nước tạiDN theo hướng: Tập trungnguồn thu Quỹ Hỗ trợ sắp xếpvà Phát triển DN để quản lý vàsử dụng hiệu quả, tạo nguồn lựclâu dài để chi đầu tư phát triển,các dự án trọng điểm phục vụphát triển kinh tế - xã hội củađất nước; bổ sung vốn điều lệvà duy trì tỷ lệ phần vốn nhànước tại DN theo quy định củapháp luật về quản lý, sử dụngvốn nhà nước, không sử dụngcho chi thường xuyên củaNSNN. Đồng thời, thực hiệngiám sát hoạt động quản lý vàsử dụng nguồn thu từ chuyểnđổi sở hữu DN và thoái vốn nhànước, quy định chế tài đủ mạnhđể đảm bảo thu đầy đủ, kịp thờivề Quỹ như đang áp dụng vớinguồn thu NSNN.n

KTNN đã chỉ ra một số TCT sử dụng Quỹ HTSXDN vào hoạt động kinh doanh nhưng để thua lỗ, tiềm ẩnnguy cơ mất vốn Ảnh: TTXVN

Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợsắp xếp và Phát triển doanh nghiệp r KIM AN

Qua kiểm toán Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển DN giai đoạn 2011-2017 tại Bộ Tài chính, 24 tập đoàn(TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước và một số địa phương, KTNN đã chỉ ra nhiều bất cập trong công tácthu, quản lý và sử dụng nguồn Quỹ. Từ đó, KTNN đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết vềquản lý, sử dụng tiền thu từ chuyển đổi sở hữu DNNN, thoái vốn nhà nước tại DN, trong đó, quy địnhchế tài đủ mạnh để đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời về Quỹ như đang áp dụng với nguồn thu NSNN.

Thách thức khi triển khai thực tế IFRS 9 tại ngân hàng

Ngày 29/7, tại Hà Nội, PwC Vietnam đã phối hợp cùng Hiệp hộiNgân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức Hội thảo Triển khai thực tếChuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 9 với sự tham gia của hơn50 nhà quản lý tài chính và cán bộ cao cấp đến từ các ngân hàng. Quanhiều phiên thảo luận, các chuyên gia IFRS của PwC Malaysia và ViệtNam đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về phân loại và đo lường suygiảm IFRS 9, một số thách thức khi thực hiện và các bước tiếp theo cácngân hàng cần phải làm.n

HAA sinh hoạt hội viên thường kỳ tháng 7Vừa qua, Hội Kế toán TP. HCM (HAA) đã tổ chức sinh hoạt thường

kỳ tháng 7 nhằm giới thiệu Luật Quản lý thuế 2019 đến các hội viên.Buổi sinh hoạt tập trung thảo luận các vấn đề mới trong Luật Quản lýthuế 2019 so với Luật Quản lý thuế 2007, cụ thể như: cơ chế thỏa thuậntrước về giá - đối chiếu với Nghị định số 20/2017/NĐ-CP; hóa đơn điệntử - đối chiếu với Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, Nghị quyết số01/2019/NQ-CP; khoanh nợ tiền thuế; hợp tác quốc tế về thuế; đăngký thuế - đối chiếu với Thông tư số 95/2016/TT-BTC; các quyền lợi vànghĩa vụ của người nộp thuế, các cơ quan quản lý thuế.n

APT tổ chức các khóa học dành cho kế toán, kiểm toán viên

Ngày 27/7, Học viện APT tổ chức Khóa học Luật DN nhằm giúphọc viên được tiếp cận trực tiếp các hoạt động của DN, những vấn đềthường phát sinh trong DN như: thay đổi vốn điều lệ, thay đổi địa chỉtrụ sở, thành lập chi nhánh, tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản…Cùng ngày, Học viện cũng khai giảng Khóa học Excel chuyên ngànhkế toán - kiểm toán - tài chính. Các khóa học được tổ chức dành cho cánhân làm việc ở các lĩnh vực kinh tế nói chung, kế toán viên, kiểm toánviên, chuyên viên tài chính, đầu tư.n THÙY LÊ

Page 9: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019 9Nguy cơ cao rửa tiền qua bất động sản

Bộ Xây dựng mới đây đã cóCông văn gửi Sở Xây dựng cáctỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư vềviệc thực hiện công tác phòng,chống rửa tiền trong lĩnh vực kinhdoanh BĐS, trong đó có nội dungyêu cầu các DN kinh doanh dịchvụ quản lý BĐS, môi giới BĐS,sàn giao dịch BĐS lập và gửi báocáo các giao dịch đáng ngờ, báocáo các giao dịch tiền mặt có giátrị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên)về Cục Quản lý nhà và thị trườngBĐS - Bộ Xây dựng và CụcPhòng, chống rửa tiền - Ngânhàng Nhà nước (NHNN) theođúng các quy định của pháp luậtphòng, chống rửa tiền.

Thực tế, câu chuyện cảnh báorửa tiền qua BĐS không mới vàđã được các chuyên gia cũng nhưNHNN nhiều lần cảnh báo.Trong một báo cáo gửi Thủtướng Chính phủ mới đây, Hiệphội BĐS TP. HCM (HoREA) đãbày tỏ một số quan ngại về thịtrường BĐS TP. HCM năm 2019,trong đó có cảnh báo hiện tượngrửa tiền ở phân khúc cao cấp,hạng sang.

Hiệp hội nhận thấy, trongphân khúc nhà ở trung cấp, tỷ lệnhà đầu tư khoảng 20 - 30%,phân khúc bình dân khoảng10%. Việc gia tăng quá nhiềunhà đầu tư kinh doanh thứ cấptrong phân khúc nhà ở cao cấpvà trung cao cấp nhằm đầu tưkinh doanh, cất giữ tài sản,cũng có thể nhằm mục đích rửatiền, dễ dẫn đến việc đầu cơ vàkích giá ảo trên thị trường BĐS.

Theo Báo cáo của NHNN về

kết quả đánh giá rủi ro quốc giavề rửa tiền, tài trợ khủng bố giaiđoạn 2012-2017, đối với lĩnh vựcBĐS, nguy cơ rửa tiền là cao bởithu hút được nhiều nguồn tiềnđầu tư có giá trị lớn, các giaodịch lại thường bằng tiền mặthoặc chuyển khoản và khôngthông qua sàn giao dịch BĐS nênrất khó cho các cơ quan chứcnăng kiểm tra, xác định nguồngốc của tiền.

Thực tế không dễ kiểm soátĐánh giá về vấn đề này,

chuyên gia tài chính - ngân hàngNguyễn Trí Hiếu cho rằng: Thôngqua việc giao dịch mua bán BĐSđể rửa tiền là một việc làm phổbiến tại nhiều quốc gia trên thếgiới và ngay cả tại Việt Nam.Việc Bộ Xây dựng yêu cầu báocáo các giao dịch đáng ngờ, cácgiao dịch tiền mặt từ 300 triệuđồng trở lên về Cục Quản lý nhà

và thị trường BĐS và Cục Phòng- chống rửa tiền sẽ giúp cho việckiểm soát các giao dịch đáng ngờtốt hơn, tuy nhiên về hiệu quả sẽkhông cao.

Đồng quan điểm, TS. NguyễnĐình Ánh - chuyên gia kinh tế -cho rằng việc quản lý các giaodịch BĐS từ 300 triệu đồng lànhằm phòng, chống rửa tiền, nếucơ quan quản lý nhà nước quyếttâm thì sẽ làm được. Đây là nhu

cầu tất yếu mà hiện nay chúng tađã buông lỏng. Để quản lý đượchoạt động giao dịch này, theo TS.Ánh, khi ban hành, cơ quan quảnlý nhà nước phải thường xuyênkiểm tra, rà soát hệ thống thôngtin, đồng thời làm rõ nguyên nhântại sao các đơn vị không thựchiện, mức độ nghiêm túc như thếnào. Bộ Xây dựng thay vì phải cóhệ thống thông tin nắm tình hìnhthị trường BĐS thì có thể quahoạt động báo cáo giao dịch từ300 triệu đồng này để thu thậpthông tin về thị trường BĐS mộtcách chính xác hơn.

Trong khi đó, ông NguyễnVăn Đính - Phó Chủ tịch kiêmTổng Thư ký Hội Môi giới bấtđộng sản Việt Nam - cho biết,Việt Nam phải thực hiện các quyđịnh của luật pháp quốc tế vềphòng, chống rửa tiền là đươngnhiên song việc thực hiện khôngdễ dàng. Ở các nước trên thế giới,việc thanh toán bằng tiền mặtđược kiểm soát chặt chẽ, chủ yếuhọ thực hiện chuyển khoản nênkiểm soát dễ dàng. Còn ở ViệtNam, thói quen thanh toán bằngtiền mặt khiến tình trạng rửa tiềntrở nên khó kiểm soát. Chính phủđang có lộ trình dần chuyển đổisang không sử dụng tiền mặt vàchừng nào chúng ta làm đượcviệc này thì mới kiểm soát đượcnạn rửa tiền.n

Nhiều khó khăn trong việc kiểm soát giao dịch BĐS có tiền mặt từ 300 triệu đồng trở lên Ảnh: TK

Chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sảnr NAM SƠN

(ii) Việc sử dụng các cơ sởkinh doanh trung gian để thực hiện các giao dịchquan trọng không có căn cứ rõ ràng có thể chothấy các bên liên quan có lợi ích trong các giaodịch đó thông qua việc kiểm soát các cơ sở kinhdoanh trung gian đó vì mục đích gian lận;

(iii) Bằng chứng về sự tham gia quá mức,hoặc gây ảnh hưởng của các bên liên quan vàoviệc lựa chọn chính sách kế toán hoặc quyết địnhcác ước tính quan trọng có thể cho thấy khả năngbáo cáo tài chính bị gian lận.

Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sóttrọng yếu gắn với các mối quan hệ và giaodịch với các bên liên quan

18. Để xử lý các rủi ro đã được đánh giá,kiểm toán viên nhà nước phải thiết kế và thựchiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo để thu thậpđầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về rủi rocó sai sót trọng yếu đã được đánh giá gắn với cácmối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan.Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tụckiểm toán tiếp theo mà kiểm toán viên nhà nướccó thể lựa chọn để xử lý rủi ro có sai sót trọngyếu đã đánh giá gắn với các mối quan hệ và giaodịch với các bên liên quan phụ thuộc vào bảnchất của rủi ro đó và hoàn cảnh của đơn vị.

19. Khi kiểm toán viên nhà nước đánh giá córủi ro đáng kể là đơn vị được kiểm toán đã khônghạch toán hoặc thuyết minh hợp lý về các giaodịch cụ thể với các bên liên quan theo khuôn khổvề lập và trình bày báo cáo tài chính được áp

dụng (cho dù do nhầm lẫn hay gian lận), thì kiểmtoán viên nhà nước có thể thực hiện các thủ tụckiểm toán cơ bản như sau:

(i) Xác nhận hoặc thảo luận về các khía cạnhcụ thể của các giao dịch với các bên trung giannhư ngân hàng, công ty luật, tổ chức bảo lãnh,hoặc đại lý, nếu được và không bị pháp luật, cácquy định hoặc các quy tắc đạo đức ngăn cấm;

(ii) Xác nhận về mục đích, điều khoản hoặcgiá trị cụ thể của các giao dịch với các bên liênquan (thủ tục kiểm toán này có thể kém hiệu quảnếu kiểm toán viên nhà nước đánh giá rằng đơnvị có thể gây ảnh hưởng tới các bên liên quan đểđối phó với kiểm toán viên nhà nước);

(iii) Xem xét báo cáo tài chính hoặc cácthông tin tài chính khác của các bên liên quan,khi có thể, để tìm bằng chứng về việc hạchtoán các giao dịch trong sổ kế toán của các bênliên quan.

20. Nếu kiểm toán viên nhà nước đánh giámột rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận là kếtquả của sự tồn tại của bên liên quan có ảnhhưởng chi phối, kiểm toán viên nhà nước có thểtiến hành các thủ tục kiểm toán sau để hiểu đượccác mối quan hệ mà bên liên quan đó có thể đãthiết lập trực tiếp hoặc gián tiếp với đơn vị và đểquyết định tiến hành thêm các thủ tục kiểm toáncơ bản thích hợp:

(i) Phỏng vấn và thảo luận với lãnh đạo đơnvị được kiểm toán;

(ii) Phỏng vấn bên liên quan;n

KPMG hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc về kiểm toán thuế

Mới đây, tại Hà Nội, KPMG đã tổ chức Hội thảo Kiểm toán thuếdành cho các DN Hàn Quốc. Tại đây, các chuyên gia của KPMG đãthảo luận với DN về những vấn đề liên quan đến thuế như: thuế thunhập DN, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và định giáchuyển nhượng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cung cấp thông tin hữuích về thủ tục kiểm toán thuế, kiểm tra và tranh chấp thuế tại thị trườngViệt Nam.n

VACPA cập nhật kiến thức mới cho kiểm toán viên Với mục đích chia sẻ các kiến thức mới, vừa qua, Hội Kiểm toán

viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và PwC Việt Nam đã phối hợp tổchức Lớp Đào tạo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 16 - thuêtài sản và so sánh với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS 06). Khóahọc đã thu hút hơn 200 kiểm toán viên đến từ nhiều DN, tổ chức đanghoạt động tại khu vực TP. HCM. Đây là một phần trong chuỗi chươngtrình đào tạo do VACPA tổ chức để giúp các kiểm toán viên nắm bắt vàcập nhật những kiến thức hỗ trợ trong quá trình hành nghề.

Tại Hà Nội, VACPA cũng vừa tổ chức Lớp Cập nhật kiến thức dànhcho kiểm toán viên người nước ngoài đang làm việc tại các công tykiểm toán. Khóa học tập trung vào các nội dung như: quy định mới vềkế toán, hành nghề kế toán, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam, sự khácbiệt giữa VAS và IFRS, thuế, các luật hiện hành… Đây là cơ hội để cáckiểm toán viên cùng trao đổi, giải đáp vướng mắc xung quanh hoạt độngnghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại Việt Nam.n

EY chia sẻ kinh nghiệm về an ninh mạngNgày 07 và 08/8, tại Hà Nội và TP. HCM, EY tổ chức Hội thảo

“Threat Intelligence có thể giúp các tổ chức Việt Nam trở nên kiêncường như thế nào?”. Tại đây, các chuyên gia của EY đã chia sẻ với cácDN về Cyber Threat Intelligence (CTI) - một quy trình tiên tiến nhằmgiúp các DN tăng tính bảo mật thông qua chu trình lập kế hoạch, thuthập, xử lý, phân tích, kiểm tra thông tin riêng biệt.n THÙY LÊ

QUY ĐỊNH CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 1550 KIỂM TOÁN

CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

(Kỳ sau đăng tiếp)

(Tiếp theo kỳ trước)

Trước yêu cầu của Bộ Xây dựng về việc kiểm soát giao dịch bất động sản (BĐS) có tiền mặt từ 300triệu đồng trở lên, các chuyên gia cho rằng sẽ khó khăn trong triển khai thực tế.

Page 10: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-201910

1. Quan hệ thương mại Mỹ - Trung chiphối sự phát triển của thương mại và đầutư toàn cầu nên xung đột thương mại Mỹ- Trung có thể làm giảm tốc thương mạiquốc tế, qua đó ảnh hưởng đến khả năngxuất khẩu của Việt Nam kể cả về lượng vàvề giá. Thực tế kim ngạch xuất khẩu hànghoá 7 tháng năm 2019 chỉ tăng 7,5% sovới cùng kỳ năm 2018 và nhập khẩu tăng8,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019,chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá tăng 2,77%còn chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng0,95% so với cùng kỳ năm 2018.

2. Việt Nam liên tục xuất siêu sang Mỹvới hàng chục tỷ USD mỗi năm có thểkhiến cho các biện pháp trừng phạtthương mại mà Mỹ dành cho Trung Quốcvới lý do thâm hụt thương mại nặng nề vớiTrung Quốc cũng có thể mở rộng áp dụngđối với cả Việt Nam với lý do tương tựmặc dù với mức độ và quy mô thấp hơn.Trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Namvẫn xuất khẩu sang Mỹ tới 32,5 tỷ USD

(tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2018) vàchỉ nhập khẩu 8,27 tỷ USD từ Mỹ (tăng8,6%). Để giảm thặng dư thương mại vớiMỹ nhằm tránh nguy cơ bị trừng phạt“lây”, Việt Nam có thể phải điều chỉnhchính sách thương mại theo hướng tăngcường nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là nhậpkhẩu các sản phẩm công nghệ cao và mộtsố nông sản là thế mạnh của Mỹ.

3. Sức ép từ phía Mỹ có thể khiếnTrung Quốc điều chỉnh bớt dòng xuất khẩuhàng hoá sang các thị trường khác, trongđó có Việt Nam khiến cho thâm hụt thươngmại với Trung Quốc ngày càng thêm nặngnề, nhất là bên cạnh thương mại chínhthức còn có thương mại phi chính thức màViệt Nam chưa kiểm soát được. Sau 7tháng năm 2019, Trung Quốc đã xuất khẩusang Việt Nam tới 42 tỷ USD, tăng 16,9%so với cùng kỳ năm 2018 trong khi kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang TrungQuốc đứng yên ở mức 20 tỷ USD.

4. Cuộc chạy đua kinh tế và thươngmại giữa Mỹ và Trung Quốc tập trung vàohàng hoá và dịch vụ công nghệ cao sẽbuộc Trung Quốc phải thay đổi công nghệtheo hướng hiện đại đủ sức cạnh tranh vớicông nghệ của Mỹ. Vì vậy, những côngnghệ lạc hậu bị thải loại của Trung Quốccó thể tìm “bến đỗ” ở Việt Nam. Thực tếnhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyềnsản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam tăngmạnh trong những năm gần đây thông quasự hỗ trợ của cả đầu tư trực tiếp lẫn cáckhoản cho vay của Trung Quốc. Bên cạnhđó, để tránh chiến tranh thương mại, mộtphần dòng vốn FDI rút ra từ Trung Quốccó gắn với công nghệ cao có thể chọn ViệtNam làm điểm đến. Tuy nhiên, khả năngnày chưa thành hiện thực khi sau 7 tháng

năm 2019, FDI đăng ký mới vào Việt Nammới có 2.064 dự án với tổng vốn đăng kýgần 8,3 tỷ USD, tăng 24,6% về số dự ánnhưng lại giảm tới 37,4% về vốn đăng kýso với cùng kỳ năm 2018, làm cho tổng sốvốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêmgiảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2018,trong khi vốn FDI thực hiện cũng chỉ tăng7,1% và đạt 10,6 tỷ USD

5. Quan hệ thương mại Mỹ - Trungluôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột,tranh chấp, thậm chí chiến tranh thươngmại công nghệ và kéo theo chiến tranhtiền tệ nên Việt Nam phải luôn sẵn sàngchuẩn bị các phương án tối ưu để giảmthiểu tác động tiêu cực đối với thươngmại, đầu tư và tài chính tiền tệ,... ViệcUSD liên tục lên giá do kinh tế Mỹ tăngtrưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và FEDgiảm lãi suất USD trong khi NDT mất giámạnh do hậu quả chiến tranh thương mạiMỹ - Trung sẽ gây sức ép lên chính sáchđiều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam.n

Việc cắt giảm lãi suất đã đượcnhiều nhà đầu tư dự báo

Thông thường, trước áp lựckinh tế suy giảm, ngân hàng trungương (NHTW) các nước trên thếgiới sẽ điều chỉnh chính sách tiềntệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Nếukinh tế rơi vào khủng hoảng sâuvà kéo dài, các động thái cắt giảmlãi suất sẽ diễn ra nhanh và dồndập trong một thời gian ngắn.Theo quan sát, trong quá khứ,FED thường chỉ cắt giảm mạnh lãisuất và liên tiếp khi nền kinh tế cócác dấu hiệu: GDP của Mỹ tăngtrưởng âm 2 quý liên tiếp, tỷ lệthất nghiệp liên tục tăng, bảnglương phi nông nghiệp dưới mức100.000 việc làm/tháng hay cácđiều kiện tài chính ở trạng tháithắt chặt.

Xét trong bối cảnh hiện tại,việc tham chiếu theo những chỉbáo trên cho thấy, nền kinh tế Mỹhoàn toàn chưa rơi vào trạng tháiquá “nguy hiểm”. GDP quý II củanước này tăng 2,2%, chậm lại sovới mức 3,1% trong quý I, nhưngchưa đến mức chính thức bướcvào pha suy giảm (được địnhnghĩa là GDP tăng trưởng âm 2quý liên tiếp). Ngoài ra, một số tínhiệu cảnh báo sớm về khả năngkinh tế Mỹ bước vào pha suygiảm là tỷ lệ thất nghiệp và chênhlệch lợi suất trái phiếu Chính phủMỹ giữa kỳ hạn 10 năm và 2 nămhiện cũng chưa hoàn toàn rõ ràng.

Bởi vậy, quyết định cắt giảmlãi suất của FED có tính chất nhưmột hành động mang tính đi trướcnhằm ngăn chặn những dấu hiệusuy giảm của nền kinh tế trongtương lai, thay vì chịu áp lực phảicắt giảm lãi suất nhanh và mạnhngay lập tức trong hiện tại đểchống đỡ lại đà suy giảm. Thêmvào đó, lạm phát thấp (dưới mứcmục tiêu 2% của FED) và đườngcong lợi suất trái phiếu Chính phủMỹ giữa kỳ hạn 3 tháng và 10năm (không phải giữa kỳ hạn 2năm và 10 năm vốn thường đượctham chiếu để dự báo khủnghoảng) đang ở trạng thái đảongược cũng là những nhân tố để

FED cắt giảm lãi suất trong thờiđiểm hiện tại.

Trên thực tế, việc cắt giảm lãisuất lần này đã gần như hoàn toànnằm trong kỳ vọng của giới đầutư trước đó. Kể từ đầu tháng7/2019 cho đến nay, quá trìnhtheo dõi tỷ lệ kỳ vọng của nhà đầutư đối với việc FED cắt giảm lãisuất cho thấy, tỷ lệ này liên tụcduy trì ở mức cao (trên 80%). Bởivậy, quyết định cắt giảm lãi suấtcủa FED tác động tích cực tới tâmlý nhà đầu tư gần như khôngnhiều. Thậm chí, những phiêngiao dịch của thị trường chứngkhoán Mỹ còn giảm mạnh sauquyết định này.

Theo chia sẻ của Chủ tịchFED, ông Jerome Powell, việc cắt

giảm lãi suất lần này không phảilà sự bắt đầu của một chuỗi dài cắtgiảm lãi suất. Mặc dù ông Powellkhông nói việc cắt giảm lãi suấtchỉ diễn ra 1 lần nhưng nhữngthông điệp trên đã phần nào đingược với kỳ vọng của nhà đầu tưtrên thị trường là sẽ có thêmnhững lần cắt giảm lãi suất nữa từFED. Đây được xem là nguyênnhân chính đẩy thị trường chứngkhoán Mỹ giảm điểm sau quyếtđịnh của FED.

Cơ hội thu hút vốn cho thịtrường chứng khoán Việt Nam

Việc FED cắt giảm lãi suất vàcó quan điểm nới lỏng hơn trongchính sách tiền tệ sẽ giúp giá trịđồng USD trở nên ổn định, không

tăng giá mạnh. Khi đồng USDkhông tăng giá sẽ có tác động tíchcực đến giá trị đồng tiền của cácnước thuộc thị trường mới nổi.Năm 2018, trong 3 lần FED tănglãi suất, giá trị đồng USD đã tăngrất mạnh khiến cho giá trị cácđồng bản tệ của các nước thuộcnhóm thị trường mới nổi giảmmạnh, đặc biệt là những nước cóvay nợ nước ngoài lớn. Điều nàyđã dẫn tới hiện tượng rút vốn ồ ạtra khỏi thị trường mới nổi trongsuốt 9 tháng đầu năm 2018, khiếnthị trường chứng khoán tại cáckhu vực này giảm sâu.

Trong bối cảnh hiện nay, việcFED hạ lãi suất có thể tạo ra lànsóng giảm lãi suất tại NHTW cácnước lớn. Động thái này giúp tạo

ra sự ổn định của đồng bản tệ cácnước so với đồng USD, từ đó hỗtrợ xuất khẩu và kích thích nềnkinh tế. Điều đó cũng đồngnghĩa với việc, các nhà đầu tư tạicác quốc gia này có thể tiếp cậndòng tiền giá rẻ và sẽ có dòngtiền mua ròng vào thị trườngchứng khoán các nước thuộcnhóm thị trường mới nổi cũngnhư thị trường cận biên.

Đối với thị trường chứngkhoán Việt Nam, trong 7 thángđầu năm, dù giao dịch của thịtrường khá trầm lắng nhưng giátrị mua ròng của khối ngoại vẫnđạt trên 12.000 tỷ đồng. Bối cảnhkinh tế vĩ mô trong nước ổn định,Việt Nam đã tham gia ký kếtnhiều hiệp định thương mại tự do(FTA) lớn, cùng với việc thịtrường chứng khoán Việt Nam cótriển vọng lớn được nâng hạnglên thị trường mới nổi chính lànhững nguyên nhân tạo ra sự hấpdẫn của thị trường đối với nhàđầu tư nước ngoài. Xu hướngnày còn có thể tiếp diễn trong 6tháng cuối năm, khi môi trườnglãi suất được nhiều NHTW lớnđiều hành theo hướng thấp hơn.Trong thời gian tới, dòng vốnngoại có thể là điểm nhấn chínhcho thị trường, tuy nhiên, điềunày chưa đồng nghĩa với sự bứtphá mạnh mẽ của các chỉ sốchứng khoán. Trong bối cảnhchung của tình hình kinh tế thếgiới vẫn còn nhiều bất ổn, như:tăng trưởng toàn cầu đang chậmlại, căng thẳng thương mại giữaMỹ - Trung Quốc vẫn daidẳng…, thì thị trường chứngkhoán có lẽ vẫn cần thêm nhiềuthời gian để tích lũy trước khiquay trở lại đà tăng.n

Việc FED cắt giảm lãi suất sẽ mở ra cơ hội thu hút vốn cho thị trường chứng khoán Việt Nam Ảnh minh họa

Cuộc họp chính sách tháng 7/2019 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã kết thúc vào ngày 01/8(theo giờ Việt Nam) với kết quả là lần đầu tiên FED cắt giảm lãi suất 0,25% kể từ cuộc khủng hoảngtài chính năm 2008, từ mức 2,25 - 2,5% về mức 2 - 2,25%. Động thái này được đánh giá là sẽ mở racơ hội thu hút vốn cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

FED cắt giảm lãi suất - cơ hội thu hút vốn cho thị trường chứng khoán Việt Namr PHẠM DŨNG - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

Tác động ... (Tiếp theo trang 1)

Page 11: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019 11Vượt chỉ tiêu đối tượng thamgia bảo hiểm y tế

Thực hiện nhiệm vụ Quốc hộigiao tại Nghị quyết 68 với mụctiêu: “Bảo đảm đến năm 2015 đạtít nhất 75% dân số tham giaBHYT và đến năm 2020 đạt ítnhất 80% dân số tham giaBHYT”, thời gian qua, BHXHViệt Nam đã phối hợp với Bộ Ytế và các địa phương triển khainhiều giải pháp đồng bộ. Đángchú ý là các giải pháp: triển khaiquy định bắt buộc tham giaBHYT; tham gia BHYT theo hộgia đình; bổ sung một số đốitượng được NSNN đóng BHYT;các địa phương xây dựng kếhoạch và giải pháp cụ thể pháttriển BHYT theo từng nhóm đốitượng, trình Hội đồng nhân dânthông qua chỉ tiêu thực hiệnBHYT trong chỉ tiêu phát triểnkinh tế - xã hội hằng năm và giaiđoạn 2016-2020; cân đối nguồntài chính hỗ trợ đóng cho ngườitham gia BHYT…

Nhờ đó, đối tượng tham giaBHYT không ngừng tăng nhanh.Theo báo cáo của BHXH ViệtNam, toàn bộ 63 tỉnh, thành phốđều đạt và vượt chỉ tiêu tỷ lệ baophủ BHYT được Thủ tướngChính phủ giao tại Quyết định số1167/QĐ-TTg. Đến ngày31/12/2018, toàn quốc có trên83,5 triệu người tham gia BHYT,đạt tỷ lệ bao phủ 88,5% dân số,vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tạiQuyết định số 1167/QĐ-TTg là3,3%. Tính đến hết tháng 6/2019,toàn quốc có 84,74 triệu ngườitham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ89,3% dân số, vượt 1,2% so vớimục tiêu Thủ tướng Chính phủgiao (năm 2019 đạt 88,1%).

Cùng với phát triển đối tượngtham gia, BHXH Việt Nam đãthực hiện nhiều giải pháp, sángkiến cải cách thủ tục hành chính(TTHC), cắt giảm các quy trình,thủ tục, hồ sơ, tạo thuận lợi chongười dân, tổ chức trong thựchiện các giao dịch về BHYT. Đếnnay, số TTHC thuộc lĩnh vực giảiquyết chính sách BHYT đã giảmxuống còn 4 thủ tục. BHXH Việt

Nam cũng đã chủ động giảm thờigian thực hiện TTHC, rút ngắnthời gian cấp thẻ BHYT (LuậtSửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật BHYT năm 2014 quy địnhthời gian cấp thẻ BHYT là 7ngày, BHXH Việt Nam thực hiện3 ngày và 1 ngày đối với trườnghợp cấp cứu, chuyển công táchoặc không thay đổi thông tin).

Bên cạnh đó, ngành BHXHthực hiện đa dạng hóa các hìnhthức tiếp nhận và trả kết quảTTHC với 3 hình thức gồm: giaodịch điện tử, sử dụng dịch vụ bưuchính và trực tiếp tại Bộ phận“Một cửa”. Đặc biệt, hiện BHXHViệt Nam đang chủ động phốihợp với các Bộ, ngành liên quanxây dựng, trình Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Quyết định về việcthực hiện thẻ BHYT điện tử nhằmtạo thuận lợi nhất cho cơ quan,đơn vị, tổ chức trong thực hiệngiao dịch về BHYT và cá nhânkhi đi khám, chữa bệnh BHYT.

Tích cực ứng dụng công nghệthông tin

Nhằm đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin (CNTT) tronglĩnh vực BHYT, Nghị quyết 68của Quốc hội giao: “Trước năm2018, hoàn thành việc liên thônghệ thống phần mềm công nghệthông tin giữa cơ quan BHXH vàcơ sở khám, chữa bệnh nhằm cảitiến thủ tục hành chính trongkhám, chữa bệnh, nâng cao hiệuquả công tác giám định BHYT,

quản lý, sử dụng Quỹ BHYT”. Để đạt mục tiêu trên, ngành

BHXH đã hoàn thiện Hệ thốngthông tin giám định BHYT; phốihợp với ngành y tế chuẩn hóa danhmục sử dụng tại hơn 12.000 cơ sởy tế, đồng bộ dữ liệu lên Hệ thốngthông tin giám định BHYT, nhằmquản lý, sử dụng Quỹ BHYT đúngquy định, an toàn, hiệu quả. Đồngthời, ngày càng có nhiều phầnmềm tiện ích được tích hợp lên Hệthống như: Phần mềm Cổng tiếpnhận, trao đổi thông tin giữa cơ sởkhám, chữa bệnh và cơ quanBHXH giúp cung cấp công cụ tracứu, quản lý thông tuyến, chuyểntuyến, kiểm tra thẻ BHYT, thôngbáo kết quả giám định, theo dõitình hình khám, chữa bệnh của cơ

sở y tế và thống kê thanh toánBHYT; đặc biệt, các cơ sở y tế cóthể liên thông các kết quả xétnghiệm, khai thác tiền sử bệnh tật,kết quả điều trị của người bệnhBHYT, tránh trùng lặp chỉ định,tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệuquả điều trị.

Ngoài ra, trên Hệ thống còncó Phần mềm Giám định theoquy trình giám định BHYT củaBHXH Việt Nam, thực hiện giámđịnh điện tử 100% hồ sơ đề nghịthanh toán; tích hợp Phần mềmGiám sát nhằm cung cấp các biểuđồ, bản đồ theo dõi tình hìnhkhám, chữa bệnh, sử dụng kinhphí trên toàn quốc.

Phục vụ tốt nhu cầu quản lý,khám chữa bệnh của người dânvà cơ sở y tế, năm 2018, Hệthống đã tiếp nhận và giám định176,5 triệu hồ sơ điện tử với98.116 tỷ đồng đề nghị thanhtoán BHYT, tỷ lệ liên thông dữliệu trên toàn quốc đạt 95,12%;đã kết nối với 12.132 cơ sởkhám, chữa bệnh BHYT. Trong 5tháng đầu năm 2019, Hệ thống đãtiếp nhận và giám định 72,2 triệuhồ sơ điện tử với 40.438 tỷ đồngđề nghị thanh toán BHYT.

Qua giám định tự động 100%hồ sơ đề nghị thanh toán, Hệthống đã phát hiện các hồ sơ saisót và từ chối thanh toán năm2018 là hơn 500 tỷ đồng, yêu cầucơ sở khám, chữa bệnh chuẩn hóalại dữ liệu sai danh mục của Bộ Ytế. Hệ thống cũng đã ghi nhận kếtquả giám định của BHXH cáctỉnh, thành phố năm 2018 với sốtiền thanh toán sai quy định năm2017, 2018 là 1.000 tỷ đồng/năm.

Theo BHXH Việt Nam, vớinhững kết quả trên, ngành BHXHđã hoàn thành mục tiêu Quốc hộigiao tại Nghị quyết 68.n

Đến hết tháng 6/2019, tỷ lệ bao phủ BHYT trên toàn quốc đạt 89,3% Ảnh minh họa

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt và vượt chỉ tiêu được giao; tích cực cải cách thủ tụchành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực BHYT... là những kết quả nổi bật của ngànhbảo hiểm xã hội (BHXH) trong thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnhthực hiện chính sách, pháp luật về BHYT tiến tới BHYT toàn dân (Nghị quyết 68) giai đoạn 2018-2019.

Tăng đối tượng tham gia, giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tếr ĐĂNG KHOA

PVN nộp NSNN gần 60.000 tỷ đồng, bằng 68,1% kế hoạch năm

Tính đến hết tháng 7/2019, toànTập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đãnộp NSNN 59.600 tỷ đồng, vượt 7% sovới kế hoạch 7 tháng và bằng 68,1% kếhoạch năm 2019.

7 tháng qua, PVN đã hoàn thành vàhoàn thành vượt mức các chỉ tiêu,nhiệm vụ được giao, trong đó có chỉtiêu vượt trên 13% kế hoạch đề ra. Cụthể, sản xuất đạm 7 tháng đầu năm đạt850.400 tấn, vượt 10% kế hoạch; sảnxuất điện 7 tháng đầu năm đạt 13,24tỷ kWh, vượt 2,3% kế hoạch… Tổngdoanh thu toàn Tập đoàn 7 tháng ướcđạt 432.700 tỷ đồng, vượt 11,8% kếhoạch 7 tháng và bằng 70,7% kếhoạch năm. Các dự án đầu tư của PVNvà các đơn vị thành viên được kiểmsoát chặt chẽ. PVN cũng thường

xuyên báo cáo cấp trên tiến độ, nhữngkhó khăn, vướng mắc để kịp thời cógiải pháp tháo gỡ, hỗ trợ.n

QUỲNH ANH

Thu ngân sách tăng cao so vớicùng kỳ nhiều năm gần đây

Bộ Tài chính cho biết, luỹ kế thuNSNN 7 tháng năm 2019 ước đạt891.700 tỷ đồng, bằng 63,2% dự toán,tăng 11,9% (so với cùng kỳ năm 2018).Đây là mức tiến độ dự toán cao so vớicùng kỳ 3 năm trở lại đây. Tổng chiNSNN tháng 7 ước đạt 110.700 tỷđồng; lũy kế chi 7 tháng đạt 776.860 tỷđồng, bằng 47,6% dự toán.

Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thungân sách nên cân đối NSNN tháng 7 và7 tháng năm 2019 tiếp tục có thặng dư.Bộ Tài chính đã chủ động điều hànhphát hành trái phiếu chính phủ để vừasử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước,

vừa đảm bảo nguồn thanh toán, chi trảkịp thời các khoản nợ gốc đến hạn vàgóp phần định hướng sự phát triển củathị trường, cơ cấu lại nợ công.n

THÙY ANH

56/63 địa phương thu cao hơnso với cùng kỳ

Theo Bộ Tài chính, trong cơ cấuthu ngân sách, thu nội địa đạt kết quảkhả quan do sự phát triển tích cực củanền kinh tế từ cuối năm 2018 đến nay.Ước tính cả nước có 53/63 địa phươngthu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên58%), trong đó, 42 địa phương thu đạttrên 61% dự toán; 56/63 địa phươngthu cao hơn so với cùng kỳ. Chỉ có 7địa phương thu thấp hơn so với cùngkỳ là: Hà Giang, Thái Nguyên, BắcGiang, Sơn La, Điện Biên, QuảngNgãi, Bình Phước.n MINH ANH

- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số67/2019/NĐ-CP quy định về phương pháptính, mức thu tiền cấp quyền khai tháckhoáng sản.

- Thủ tướng Chính phủ vừa quyếtđịnh điều chỉnh giảm kế hoạch vốn tráiphiếu chính phủ và bổ sung danh mục,mức vốn các dự án sử dụng vốn tráiphiếu chính phủ tiếp tục còn dư giaiđoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo,nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ ChíMinh đoạn qua Tây Nguyên.

- Thông tin từ Ban Chỉ đạo T.Ư cácChương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn2016-2020, đến hết năm 2019, toàn khuvực miền núi phía Bắc sẽ có 28% tổng sốxã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thànhnhiệm vụ trong cả giai đoạn 2016-2020theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.n

HÒA LÊ

Page 12: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-201912Dù đã được Chính phủ nhắcnhở nhiều lần nhưng việc cổphần hóa (CPH), thoái vốnDNNN vẫn chỉ triển khai nhỏgiọt. Đến nay, quá trình nàymới đạt 28% kế hoạch. Khôngnhững thế, sau CPH, nhiều DNcòn chậm niêm yết trên thịtrường chứng khoán và chậmquyết toán…

Chậm cổ phần hóa, chậm lênsàn và chậm quyết toán

Đánh giá về tình hình CPH,thoái vốn của DNNN, ông ĐặngQuyết Tiến - Cục trưởng Cục Tàichính DN, Bộ Tài chính - chobiết: Chất lượng công tác CPHđã được nâng lên, các phương ánCPH, thoái vốn đảm bảo chặtchẽ, công khai, minh bạch, đặcbiệt là những vấn đề liên quanđến đất đai, giá trị thu về choNSNN sau thoái vốn đều vượtnhiều lần so với giá trị sổ sách.Kết quả công tác CPH, thoái vốnđã có tác động tích cực tới sựphát triển của TTCK, đồng thờinâng cao hiệu quả hoạt động củacác DN, hầu hết các DNNN sauCPH đều sản xuất, kinh doanh cóhiệu quả. Tuy nhiên, việc triểnkhai thực hiện CPH, thoái vốn ởcác Bộ, ngành, địa phương vẫncòn nhỏ giọt, thiếu sự quyết liệtdù đã được Chính phủ nhắc nhởnhiều lần.

Báo cáo của Bộ Tài chính chothấy: Đến hết quý II/2019, cả

nước chỉ có 6 DN được phê duyệtphương án CPH. Lũy kế đến hếtquý II/2019, có 35/127 DN CPHthuộc danh mục phải CPH theokế hoạch của giai đoạn 2017-2020. Như vậy, từ nay đến hếtnăm 2020, còn 92/127 DN phảiCPH, chiếm 72% kế hoạch.

Về thoái vốn, đến hết quý II,có 9 DN thoái vốn với giá trị759 tỷ đồng, thu về 1.657 tỷ

đồng, trong đó, riêng Bộ Xâydựng thoái vốn tại Tổng công tyViglacera với giá trị sổ sách 690tỷ đồng, thu về 1.587 tỷ đồng.Lũy kế từ năm 2017 đến hết quýII/2019, có 88 đơn vị đã thoáivốn nhà nước với giá trị 4.549 tỷđồng, thu về 8.765 tỷ đồng.

Cũng trong 6 tháng đầu năm2019, Bộ Tài chính đã chuyển30.000 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp

xếp và phát triển DN vào NSNN,số còn phải chuyển về NSNNtrong năm nay là 20.000 tỷ đồng.Tính từ năm 2016 đến quýII/2019, đã có 185.000 tỷ đồngđược chuyển vào NSNN và sốtiền còn phải chuyển tiếp theo là65.000 tỷ đồng.

Không chỉ chậm trễ trongquá trình CPH, thoái vốn, ngaycả sau khi được CPH, số DNchậm niêm yết cũng còn khánhiều. Đến nay, vẫn còn 780 DNđã CPH chưa thực hiện đăng kýgiao dịch, niêm yết trên thịtrường chứng khoán (TTCK).Sau đợt công khai 747 DN chậmniêm yết năm 2017, Uỷ banChứng khoán Nhà nước đã xửphạt 20 DN với mức phạt 200triệu đồng. Tình trạng DN chậmđăng ký giao dịch, niêm yết trênTTCK đã làm ảnh hưởng đếntính công khai, minh bạch củathị trường, làm chậm tiến trìnhđổi mới DN và hạn chế công tácgiám sát của toàn xã hội đối vớihoạt động của các DN này.

Ngoài ra, không ít DN sauCPH vẫn còn chậm quyết toán.

Chẳng hạn, Tổng công ty ThépViệt Nam đã CPH từ tháng10/2011, nhưng đến nay sau 8năm, việc quyết toán vẫn chưađược thực hiện, hay như Tổngcông ty Máy động lực và Máynông nghiệp Việt Nam (VEAM),Tổng công ty Dệt may ViệtNam, 3 DN trực thuộc Tập đoànDầu khí Việt Nam cũng trongtình trạng tương tự... Việc chậmquyết toán này dẫn đến nhiều hệlụy về tài chính, làm ảnh hưởngđến nhà đầu tư, đến sức hút củaquá trình CPH cũng như côngtác bàn giao, thu nộp các khoảnvề Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và pháttriển DN.

Trước tình hình này, Bộ Tàichính đã liên tục rà soát, lấy ýkiến các đơn vị để hoàn thiện cơchế, chính sách đồng thời trựctiếp làm việc với các đơn vịnhằm tìm ra giải pháp và đề xuấtChính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Tăng cường hàng loạt giảipháp nhằm đẩy nhanh tiến độ

Để đẩy mạnh công tác cơ cấulại DNNN, ông Đặng Quyết Tiến

QUÁ TRÌNH Cổ PHầN HÓA, THOÁI VốN DNNN:

r THÙY ANH

Hiện nay, bộ Chuẩn mực Báocáo tài chính quốc tế (IFRS)đã được hầu hết các quốc giatrên thế giới áp dụng theonhững cách thức khác nhau,mang lại nhiều lợi ích thiếtthực cho DN cũng như nềnkinh tế. Trong bối cảnh hộinhập quốc tế ngày càng sâurộng vào nền kinh tế toàncầu, Việt Nam cần nhanhchóng thúc đẩy việc áp dụngIFRS đối với tất cả các DN đểtăng khả năng tiếp cận nguồnvốn và niêm yết trên thịtrường quốc tế.

Nhiều rào cản khi áp dụngchuẩn mực quốc tế

Kinh nghiệm của nhiều nướctrên thế giới cho thấy, việc ápdụng IFRS đem lại nhiều lợi íchthiết thực cho mỗi quốc gia, tuynhiên, theo các chuyên gia, việcáp dụng IFRS tại Việt Nam đanggặp rất nhiều khó khăn, tháchthức. Rào cản lớn nhất là thịtrường vốn, thị trường tài chínhcủa Việt Nam phát triển chưa đủmạnh, một số công cụ tài chínhnhư trái phiếu chuyển đổi, côngcụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãichưa được giao dịch rộng rãi nêncác DN chưa có kinh nghiệmtrong việc thực hiện giao dịch vàhạch toán các nội dung kinh tếliên quan. Điều này dẫn tới việcDN khó có thể cung cấp thôngtin về giá trị tài chính hợp lý mộtcách đáng tin cậy.

IFRS yêu cầu nhiều kỹ thuậtphức tạp và thực hiện một sốđánh giá mang tính chủ quan.Nếu không có thời gian chuẩnbị kỹ lưỡng, DN Việt Nam khócó thể áp dụng IFRS thànhcông. Đặc biệt, IFRS được soạnthảo bằng tiếng Anh nên nếumuốn phổ biến rộng rãi thì cầnphải được dịch nguyên mẫusang tiếng Việt. Thế nhưng trênthực tế, việc chuyển tải chínhxác các thuật ngữ chuyên mônkhông phải là điều dễ dàng. Khixảy ra bất đồng giữa DN và cơquan kiểm toán, thanh tra…, ràocản ngôn ngữ sẽ là một trongnhững nguyên nhân gây tranhcãi nhiều nhất.

Nhiều năm qua, Việt Namluôn nỗ lực trong việc nâng hạngthị trường chứng khoán, cải thiệntính minh bạch, công khai thôngtin thị trường, nhưng vấn đề tínhminh bạch về thông tin trên báocáo tài chính (BCTC) vẫn chưađược coi trọng. Ngoài ra, một sốDN Việt Nam vẫn giữ tâm lýkhông muốn công khai tình hìnhtài chính hoặc cố tình che giấunhững yếu kém; khó xác địnhgiá trị hợp lý của các tài sản;

thiếu đội ngũ nhân lực am hiểuIFRS... Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân khiến choquá trình áp dụng IFRS chậm lại.

Phát biểu tại Hội thảo “Ápdụng IFRS tại các nước đangphát triển - kinh nghiệm và giảipháp cho Việt Nam”, ông TrịnhĐức Vinh - Phó Cục trưởng CụcQuản lý, giám sát kế toán, kiểmtoán (Bộ Tài chính) - cho biết,Chuẩn mực Kế toán Việt Nam(VAS) hiện đã trở nên lạc hậu,lỗi thời so với mặt bằng chungcủa thế giới do chưa được sửađổi, bổ sung và cập nhật. Trongkhi đó, Việt Nam vẫn chưa tuyênbố áp dụng IFRS nên các DNphải lập BCTC theo VAS. Doyêu cầu của nhà đầu tư hoặccông ty mẹ tại nước ngoài, mộtsố DN lớn trong nước và DN

FDI đã thực hiện chuyển đổiBCTC từ VAS sang chuẩn IFRS,nhưng chưa trực tiếp lập BCTCtheo IFRS. Tuy vậy, việc chuyểnđổi này hiện vẫn còn nhiều hạnchế do các DN chưa được đàotạo căn bản, chủ yếu phụ thuộcvào các công ty cung cấp dịch vụkế toán, kiểm toán.

Chia nhiều giai đoạn để đảmbảo tính khả thi

Qua các cuộc khảo sát của BộTài chính từ năm 2016 đến 2018,các DN đã đưa ra nhiều ý kiến liênquan đến việc áp dụng IFRS như:áp dụng bắt buộc hay tự nguyện,áp dụng toàn bộ IFRS tại một thờiđiểm hay áp dụng từng phần theocác giai đoạn khác nhau.

Để việc triển khai IFRS trởnên khả thi, hiệu quả, các DN đã

đề nghị thời gian chuẩn bị ápdụng IFRS là từ 1 - 2 năm, kéodài thêm thời hạn nộp BCTCquý, bán niên so với hiện nay.

Ngoài ra, cơ quan quản lýcũng cần giảm bớt sự khác biệthoặc thống nhất giữa chuẩn mựckế toán với chính sách thuế, cơchế tài chính để thuận lợi chocông tác kế toán của DN; xemxét cho phép DN đã lập BCTCtheo IFRS thì không cần lập thêmBCTC theo VAS. Nhiều DNcũng cho rằng, Bộ Tài chính nêncho phép các DN tự nguyện ápdụng IFRS trước khi có quy địnháp dụng bắt buộc. Thời gian ápdụng thí điểm nên là 2 - 3 năm.

Ông Trịnh Đức Vinh cho hay:Vừa qua, Bộ Tài chính đã hoànthiện Dự thảo “Đề án Áp dụngchuẩn mực kế toán quốc tế vàoViệt Nam”. Theo đó, DN sẽ cóthời gian để chuẩn bị về nguồnnhân lực, hệ thống hạ tầng côngnghệ thông tin... Mặt khác, cáchtiếp cận của Việt Nam là thậntrọng, áp dụng từng bước đểtránh những tác động khôngmong muốn. Từ đó, Bộ Tài chínhđưa ra phương án áp dụng IFRStheo nhiều giai đoạn, cụ thể:

ÁP DụNG CHUẩN MựC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUốC Tế TạI VIệT NAM:

r THÙY LÊ

Đến nay, quá trình CPH, thoái vốn DNNN mới đạt 28% kế hoạchẢnh minh họa

Theo thống kê của IASB, tính đến nay, đã có 131/143 quốc giavà vùng lãnh thổ tuyên bố về việc cho phép áp dụng IFRS dướicác hình thức khác nhau, chiếm tỷ lệ 93% các nước được IASB khảosát. Trong đó, có 119 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ83,2%) đã yêu cầu bắt buộc sử dụng các chuẩn mực của IFRS đốivới hầu hết các đơn vị lợi ích công chúng trong nước. Việt Namhiện nay là một trong số ít các quốc gia chưa có tuyên bố về việcáp dụng IFRS.n

Page 13: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019 13cho rằng: Các Bộ, ngành cầntiếp tục hoàn thiện thể chế,khung khổ pháp lý về tổ chứcquản lý và hoạt động củaDNNN và DN có vốn nhànước về CPH; thoái vốn, cơcấu lại DN theo chỉ đạo, phâncông của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ. Đồng thời,thủ trưởng, người đứng đầucác Bộ, ngành, địa phương, ủyban quản lý vốn nhà nước tạiDN có trách nhiệm đôn đốccác tập đoàn, tổng công ty,DNNN triển khai thực hiệnphương án CPH, thoái vốn, cơcấu lại DN.

Cơ quan đại diện chủ sởhữu chỉ đạo người đại diệnphần vốn nhà nước đôn đốccác DN đã CPH thực hiệnnghiêm việc đăng ký giaodịch, niêm yết trên TTCK theoquy định; bàn giao các DN vềTổng công ty Đầu tư và kinhdoanh vốn nhà nước (SCIC).

Các DNNN thuộc diệnCPH cần khẩn trương rà soáttoàn bộ quỹ đất đang quản lý,sử dụng để lập phương án sửdụng đất, trình ủy ban nhândân các tỉnh, thành phố trựcthuộc T.Ư phê duyệt trước khixác định giá trị DN.

Các DN đã CPH và chuyểnsang hoạt động dưới hình thứccông ty cổ phần cần sớm thựchiện quyết toán, xác định sốphải nộp/tạm nộp và thực hiện

nộp về Quỹ theo quy định...Đại diện Cục Tài chính DN

cho biết thêm: Bộ Tài chínhsắp trình Chính phủ sửa đổiNghị định số 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lạitài sản công để tạo cơ chế xửlý thông thoáng hơn cho DN,trong đó đề xuất Chính phủphân cấp mạnh mẽ hơn việcxử lý đất đai khi thực hiệnCPH. Bộ Tài chính cũng đãlấy ý kiến của các Bộ, ngành,địa phương và báo cáo Chínhphủ các vướng mắc tại Nghịđịnh số 126/2017/NĐ-CP vềchuyển DN 100% vốn nhànước thành công ty cổ phần vàNghị định số 32/2018/NĐ-CPvề đầu tư vốn nhà nước vàoDN và quản lý, sử dụng vốn,tài sản nhà nước tại DN.

Bên cạnh đó, trong năm2019, Bộ Tài chính sẽ tổ chứchội nghị dành cho các DNchậm niêm yết, yêu cầu cácđơn vị chậm niêm yết giảitrình rõ nguyên nhân chậm trễ.Trong tháng 8 này, Uỷ banChứng khoán Nhà nước sẽ tiếptục rà soát để công bố danhsách DN chậm niêm yết gắnvới trách nhiệm người đứngđầu. Nếu cơ quan đại diện chủsở hữu tại DN chỉ đạo sát saothì việc đăng ký niêm yết sẽđạt kết quả tốt hơn. DN khôngniêm yết trên sàn chứng khoántheo quy định sẽ bị xử phạt.n

Giai đoạn 2019-2021được xác định là giai đoạnchuẩn bị các điều kiện triểnkhai: Bộ Tài chính sẽ banhành các thông tư hướng dẫnviệc áp dụng IFRS và côngbố bản dịch IFRS từ tiếngAnh sang tiếng Việt; xâydựng và ban hành các tài liệuhướng dẫn chuyên mônnghiệp vụ thực hiện IFRS; bổsung, sửa đổi và ban hànhmới cơ chế tài chính liênquan đến việc áp dụng IFRS;đào tạo nguồn nhân lực, quytrình triển khai cho các DN.

Giai đoạn 2022-2025 làgiai đoạn tự nguyện: cáccông ty mẹ của tập đoàn kinhtế nhà nước hoặc các công tymẹ là công ty niêm yết, côngty đại chúng quy mô lớn... cónhu cầu và đủ nguồn lực sẽtự nguyện áp dụng IFRS khilập BCTC hợp nhất. Ngoàira, các DN FDI có nhu cầuvà đủ nguồn lực cũng có thểtự áp dụng IFRS để lậpBCTC riêng.

Từ sau năm 2025, các DNsẽ bắt buộc phải áp dụngIFRS. Bên cạnh đó, Đề áncũng nêu rõ, khi Ủy banChuẩn mực kế toán quốc tế(IASB) có sự sửa đổi hoặcthay thế IFRS, Việt Nam sẽáp dụng các chuẩn mực mớinày chậm nhất là sau 1 nămkể từ thời điểm sửa đổi IFRScó hiệu lực. Điều này nhằm

mục đích giúp các DN cóthời gian chuẩn bị và áp dụnghiệu quả các chuẩn mực mớicủa IFRS.

Đại diện Bộ Tài chính chobiết thêm, để hỗ trợ các DNtrong quá trình chuyển đổi từVAS sang IFRS, đến trướcngày 31/12/2024, Bộ Tàichính sẽ ban hành bổ sung 17chuẩn mực VAS mới và xâydựng lại bộ VAS dựa trên hệthống IFRS theo nguyên tắctiếp thu tối đa thông lệ quốctế, phù hợp với đặc thù củanền kinh tế, nhu cầu của DNViệt Nam. Bộ Tài chính cũngsẽ thường xuyên rà soát lạiVAS, cập nhật những thayđổi của IFRS để đảm bảoVAS phù hợp ở mức độ caonhất với thông lệ quốc tế,giảm mức độ khác biệt xuốngdưới 5%. Ngoài ra, DN khiđã lập BCTC theo IFRS sẽkhông cần lập thêm BCTCtheo VAS như trước đây.

Về cách thức áp dụng, BộTài chính thống nhất áp dụngIFRS theo hình thức BigBang, nghĩa là tất cả cácchuẩn mực kế toán đều ápdụng tại cùng một thời điểm.Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽphối hợp cùng các công tykiểm toán trực tiếp đến cácDN khảo sát, tư vấn nhằmkhuyến khích việc áp dụngIFRS và hỗ trợ DN công tácđào tạo nguồn nhân lực.n

Từ đầu tháng 8, nhiều ngânhàng thương mại đã đồng loạtcông bố quyết định giảm lãisuất cho vay ngắn hạn bằngVND. Đây là nỗ lực rất lớn củangành ngân hàng nhằm tiếp tụchỗ trợ DN tiếp cận vốn, gópphần thúc đẩy tăng trưởng kinhtế từ nay đến cuối năm 2019.

Tập trung giảm lãi suất vayđối với lĩnh vực ưu tiên

Theo công bố của Ngân hàngThương mại cổ phần (TMCP) Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank)từ ngày 01/8 đến 31/12/2019,Vietcombank áp dụng lãi suất chovay ngắn hạn bằng VND ở mứctối đa là 5,5%/năm, giảm1%/năm so với mức quy định củaNgân hàng Nhà nước (NHNN),áp dụng cho tất cả các khoản chovay hiện hữu và các khoản chovay mới thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên,lĩnh vực nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao và start-up.

Tương tự, Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam (Vietinbank)công bố giảm 0,5%/năm sàn lãi suấtcho vay VND ngắn hạn từ ngày01/8 đến hết 31/12/2019 cho cácnhu cầu vốn có phương án sản xuấtkinh doanh khả thi, hiệu quả, đápứng các điều kiện tín dụng theođúng quy định là đem lại lợi íchtổng thể phục vụ lĩnh vực nôngnghiệp sản xuất hàng hóa quy môlớn, theo chuỗi liên kết; phát triểnngành công nghiệp hỗ trợ và phụcvụ sản xuất kinh doanh của DN ứngdụng công nghệ cao.

Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam(Agribank) cũng quyết định giảm0,25 - 0,5%/năm lãi suất cho vayngắn hạn VND đối với 5 lĩnh vựcưu tiên so với mặt bằng hiện tại(thấp hơn 0,75 - 1%/năm so vớitrần quy định của NHNN) và giảm0,5%/năm trần lãi suất cho vayngắn hạn đối với lĩnh vực hoạtđộng sản xuất kinh doanh.

Còn Ngân hàng TMCP Đầu tưvà Phát triển Việt Nam (BIDV)giảm trần lãi suất cho vay0,5%/năm về mức 5,5%/năm (thấphơn 1%/năm trần quy định củaNHNN) đối với 3 nhóm kháchhàng ưu tiên gồm: kinh doanh hàngxuất khẩu, phát triển ngành côngnghiệp hỗ trợ, phục vụ kinh doanhDN ứng dụng công nghệ cao. Cácđối tượng còn lại thuộc 5 lĩnh vựcưu tiên vẫn tiếp tục áp dụng trần lãisuất cho vay tối đa 6%/năm (thấphơn 0,5%/năm so với trần quy địnhcủa NHNN). Bên cạnh đó, kể từngày 01/8 đến 31/12/2019, BIDVtriển khai 2 gói tín dụng quy mô70.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi

thấp hơn 0,5%/năm so với lãi suấtcho vay thông thường. Trong đó,gói tín dụng dành cho DN nhỏ vàvừa với quy mô 60.000 tỷ đồng;gói tín dụng ngắn hạn dành cho DNsiêu nhỏ, DN khởi nghiệp với quymô 10.000 tỷ đồng.

Bên cạnh các ngân hàng lớn,nhóm ngân hàng TMCP cũng thựchiện nhiều chương trình ưu đãi chovay với lãi suất thấp. Điển hình nhưNgân hàng TMCP Á Châu (ACB)công bố gói vay 3.000 tỷ đồng vớilãi suất ưu đãi từ 7,5%/năm kể từngày 01/8/2019. Ngân hàng TMCPQuân đội (MB) cũng triển khai 2gói cho vay ngắn hạn VND ưu đãi,gồm: gói 3.000 tỷ đồng với lãi suấttối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vựcưu tiên; gói 4.000 tỷ đồng với lãisuất tối đa 7 - 7,5%/năm đối vớiDN nhỏ và vừa. Sau ngày01/8/2019, Ngân hàng TMCP Kỹthương Việt Nam (Techcombank)cũng áp dụng ưu đãi lãi suất chovay ngắn hạn VND cho DN nhỏ vàvừa với mức lãi suất giảm khoảng0,5% so với mức hiện tại đối vớinhững khách hàng nằm trong cácchương trình kinh doanh trọng tâmcủa Techcombank.

Hỗ trợ doanh nghiệp đẩymạnh sản xuất kinh doanh

Việc điều chỉnh giảm lãi suấtlần này là hành động thiết thực củacác ngân hàng nhằm thực hiện chủtrương của Chính phủ, NHNN làhỗ trợ thị trường, hỗ trợ DN đẩymạnh hoạt động sản xuất kinhdoanh, góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế; đảm bảo đúng địnhhướng là tập trung vốn tín dụngvào các lĩnh ưu tiên của NHNN.Tại buổi Họp báo Chính phủthường kỳ tháng 7 diễn ra mớiđây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vănphòng Chính phủ Mai Tiến Dũngcho rằng, việc 4 ngân hàng lớnđồng loạt hạ lãi suất từ ngày 01/8và thời gian tới các ngân hàngthương mại tiếp tục điều chỉnh hạ

lãi suất sẽ góp phần giảm chi phísản xuất, tạo điều kiện cho kinhdoanh, giúp tăng trưởng tốt hơn.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá,việc giảm lãi suất cho vay của cácngân hàng thương mại xuất phát từnhu cầu của khách hàng và sự chiasẻ của ngành ngân hàng đối với nềnkinh tế. Như tại Vietcombank, việcgiảm lãi suất lần này được triểnkhai trên phạm vi rộng với dư nợcho vay tương đương 38% dư nợcho vay ngắn hạn hiện hành vàchiếm gần 20% tổng dư nợ chovay nội tệ hiện hữu của Ngânhàng. Để có thể từng bước giảmlãi suất, tạo điều kiện hỗ trợ pháttriển nền kinh tế, ngân hàng đãtriển khai đồng bộ các giải phápvề tiết giảm chi phí hoạt động,phát triển các sản phẩm, dịch vụmới, đa dạng hóa kinh doanh,tăng cường quản trị rủi ro. Ướctính, chỉ riêng tại Vietcombank, sẽcó khoảng 400 tỷ đồng chi phí vayvốn của DN được giảm thiểu từchính sách trên.

Theo lãnh đạo Vietinbank, giátrị chiều sâu của đợt giảm lãi suấtnày không chỉ nằm ở con số mà ởmục tiêu chung của các ngân hànglà tăng cường hỗ trợ DN, góp phầnthúc đẩy kinh tế và tăng trưởngGDP nửa cuối năm 2019. Khi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của DNđược thúc đẩy, kinh tế tăng trưởngtốt thì đây là lợi ích chung, ngânhàng cũng hưởng lợi từ mục tiêuchung này.

Đặc biệt, do có sự tham gia củacác ngân hàng TMCP tư nhâncùng với khối ngân hàng thươngmại nhà nước nên đợt giảm lãisuất lần này được nhận định là giátrị và hiệu ứng sẽ mở rộng hơn hồiđầu năm. Qua thống kê sơ bộ củaNHNN, thị phần tín dụng của cácngân hàng thương mại cho đếnnay đưa ra các chương trình ưuđãi, giảm lãi suất cho vay nêu trênđã chiếm khoảng 57% tổng tíndụng toàn hệ thống ngân hàng.n

NGÂN HÀNG GIảM LÃI SUấT:

r Đ. KHOA

Nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay đối với cáclĩnh vực ưu tiên Ảnh minh họa

Page 14: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-201914

Đề xuất Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảoThông tư ban hành Danh mục nghề, công việc nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm.

Tại Dự thảo, Bộ đề xuất bổ sung nhiều công việc vàoDanh mục nghề độc hại, gồm: 26 công việc thuộc lĩnhvực khai thác khoáng sản; 7 công việc thuộc lĩnh vực vậntải; 24 công việc thuộc lĩnh vực điện; 1 công việc thuộclĩnh vực cơ khí, luyện kim; 4 công việc thuộc lĩnh vựcda giày, dệt may; 19 công việc thuộc lĩnh vực nôngnghiệp và lâm nghiệp; 11 công việc thuộc lĩnh vựcthương mại.

Với việc được xếp vào Danh mục nghề, công việcnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động làm việc trongcác ngành nghề này được hưởng các chế độ làm việc,bao gồm: thang bảng lương, thời gian làm việc... ưu tiênhơn so với ngành nghề khác.n NGUYỄN LỘC

Tổng thu từ khách du lịch đạt 401.000 tỷđồng trong 7 tháng

Thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch) cho biết, 7 tháng của năm 2019, ViệtNam đón gần 9,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng7,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng trong 7 tháng qua, số lượng khách du lịch nộiđịa đạt 52,4 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịchđạt 401.000 tỷ đồng (tăng 8,67% so với cùng kỳ năm2018). Với tỷ lệ tăng trưởng đều từ các thị trường kháchdu lịch quốc tế như hiện nay, Tổng cục Du lịch dự báo,từ nay đến cuối năm, số lượng khách du lịch quốc tế đếnViệt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh để có thể sớm hoànthành chỉ tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế trongnăm 2019.n PHỐ HIẾN

Chi trả hơn 159.000 tỷ đồng các chế độ bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) chobiết, trong 6 tháng đầu năm 2019, cơ quan BHXH đã chitrả hơn 159.356 tỷ đồng để giải quyết các chế độ bảohiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảohiểm y tế (BHYT) cho người dân. Cụ thể, chi BHXH từnguồn ngân sách 21.607 tỷ đồng, chi từ Quỹ BHXH bắtbuộc 80.251 tỷ đồng, chi BHTN là 4.286 tỷ đồng và chitừ Quỹ BHYT 49.021 tỷ đồng...

Về công tác thu, trong nửa đầu năm 2019, toàn ngànhBHXH thu 171.270 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch cả năm;trong đó, thu BHXH 114.437 tỷ đồng, BHTN 8.191 tỷđồng, BHYT 46.079 tỷ đồng. Toàn quốc cấp được 14,79triệu sổ BHXH, đạt 99,4% trên tổng số đối tượng thamgia BHXH.n N. HỒNG

Hỗ trợ phát triển mô hình chăm sóc ngườicao tuổi

Ngày 07/8, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)cùng Ngân hàng Thế giới (WB) triển khai Chương trìnhChia sẻ kiến thức nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển môhình chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh tốc độ giàhóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh hơn so với cácquốc gia khác trong khu vực.

Chương trình được thực hiện theo 3 giai đoạn, từtháng 8/2019 đến tháng 3/4 năm 2020. Sau Hội thảochuyên đề nhằm nâng cao hiểu biết về bản chất của cácvấn đề, thách thức mà Việt Nam gặp phải trong việcchăm sóc người cao tuổi, Chương trình sẽ tổ chức thamquan, học tập kinh nghiệm tại Thái Lan để tăng cườngkiến thức cho người tham gia và thúc đẩy trao đổi kiếnthức. Giai đoạn cuối, Chương trình sẽ tổng kết kiến thứctích lũy từ chuyến tham quan học tập để đưa ra nhữngkhuyến nghị chính sách phù hợp và phát triển mô hìnhdịch vụ mẫu.n Đ. KHOA

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm còn hạn chế

Từ đầu năm đến nay, ngành nôngnghiệp đã kiểm tra 23.198 cơ sở, xửphạt hành chính 1.412 cơ sở sản xuấtkinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTPnông - lâm - thủy sản. Tình trạng đưatạp chất vào tôm nguyên liệu, sảnxuất, chế biến, xuất khẩu, kinh doanh,vận chuyển, tàng trữ tôm, các sản

phẩm tôm có chứa tạp chất diễn rakhá phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phốtrong cả nước.

Cũng trong thời gian qua, các cơquan chức năng đã tổ chức lấy mẫugiám sát đối với các sản phẩm chủlực, tiêu dùng có nguy cơ mất ATTPcao và phát hiện 21 trong số 1.723mẫu thủy sản nuôi và thủy sản chếbiến vi phạm chỉ tiêu ATTP (chiếm1,21%), giảm so với 6 tháng đầu năm2018 (1,7%); 27 trong số 333 mẫuthịt lợn, gà tại cơ sở giết mổ và kinhdoanh nhiễm E.Coli, Salmonella(chiếm 8,1%), giảm so với cùng kỳnăm 2018 (22,3%), không phát hiệnchất cấm Salbutamol, Clenbuteroltrong 508 mẫu thịt lợn... Tuy kết quảvi phạm có giảm so với trước nhưngthực tế này cho thấy việc bảo đảmATTP vẫn còn những thách thức.

Đề cập đến nguyên nhân dẫn đếntình trạng trên, Cục trưởng Cục Quảnlý chất lượng nông, lâm sản và thủysản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn NhưTiệp cho biết, một số văn bản quyphạm pháp luật chậm tiến độ so vớikế hoạch xây dựng văn bản quy phạmpháp luật của Bộ NN&PTNT đề ra;công tác rà soát, loại bỏ, bổ sung cácvật tư nông nghiệp được phép sảnxuất, kinh doanh tại Việt Nam chưathường xuyên; việc xử lý dứt điểmmột số hạn chế như lạm dụng thuốcbảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất,kháng sinh trong sản xuất, kinh doanhrau, quả và thủy sản chưa đạt chỉ tiêukế hoạch đề ra. Đặc biệt, nguồn nhânlực tại nhiều tỉnh, thành phố chưa đápứng để triển khai đầy đủ các nhiệmvụ quản lý, thanh tra về ATTP theophân công, phân cấp, nhất là trong tổchức ký cam kết tuân thủ quy địnhATTP đối với những cơ sở khôngthuộc diện cấp chứng nhận đủ điềukiện ATTP...

Trong khi đó, Chi cục Quản lýchất lượng nông, lâm sản và thủy sảnTP. Hà Nội chia sẻ, sự vào cuộc củachính quyền các địa phương, xử lý viphạm ở tuyến xã chưa thường xuyênvà quyết liệt, chủ yếu là nhắc nhở,chưa tập trung vào các cơ sở có nguycơ mất ATTP cao; việc triển khai quyhoạch giết mổ gặp nhiều khó khăn,vẫn còn các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ

trong khu dân cư, chưa bảo đảm vệsinh thú y, ATTP.

Áp dụng VietGAP để bảo đảm antoàn thực phẩm

VietGAP được xem là một trongnhững biện pháp hữu hiệu để hạn chếtình trạng mất ATTP trong nôngnghiệp. Tuy nhiên, theo Phó Giámđốc Viện Khoa học nông nghiệp ViệtNam Đào Thế Anh, tham gia vào sảnxuất nông sản tại Việt Nam chủ yếu lànông dân sản xuất nhỏ, làm theo thóiquen, có tâm lý ngại tuân thủ theo quyđịnh, tiêu chuẩn; thiếu tầm nhìn, vốn,công nghệ, thị trường,… Vì vậy, nôngdân thường không tự nguyện, chủđộng áp dụng VietGAP mà trông chờvào hỗ trợ của các chương trình, dựán. Mặt khác, chứng nhận VietGAPkhông khả thi đối với nông dân sảnxuất nhỏ, chi phí chứng nhận cao. Đâylà các nguyên nhân khiến việc triểnkhai áp dụng VietGAP gặp nhiều khókhăn và không bền vững, trong khi sốlượng hộ nông dân nhỏ tham gia hợptác xã sản xuất an toàn được chứngnhận VietGAP còn hạn chế.

Để VietGAP được áp dụng rộngrãi, ông Đào Thế Anh đề xuất, cầnthúc đẩy xây dựng và nhân rộng mô

hình liên kết theo chuỗi giá trị áp dụngthực hành nông nghiệp tốt (GAP)nhằm đảm bảo chuỗi thực phẩm antoàn. Đồng thời, tăng cường công tácthanh tra, giám sát các đơn vị đã đượcchứng nhận cũng như toàn bộ quytrình chứng nhận VietGAP; xử phạt tổchức, cá nhân làm ăn gian dối, nhất làđối với các tổ chức, cá nhân tham giavào các chuỗi giá trị sản phẩm để xuất

khẩu, vì khi có một lôhàng nào bị đánh giákhông đạt bởi nướcnhập khẩu thì tỷ lệ DNbị kiểm tra sẽ tăng lêntới 50%, thậm chí100% thay vì bìnhthường chỉ là 5%.Điều này không chỉgây thiệt hại cho cáctác nhân tham gia vàochuỗi giá trị mà cònảnh hưởng đến uy tíncủa nông sản ViệtNam. Bên cạnh đó, Bộ

NN&PTNT và các Bộ, ngành cầncông khai, minh bạch thông tin vềATTP, VietGAP để người tiêu dùngtham gia vào hệ thống giám sát.

Trao đổi về công tác quản lý ATTPtrong lĩnh vực nông nghiệp, Thứtrưởng Bộ NN&PTNT Phùng ÐứcTiến cho hay, cần xây dựng, mở rộngcác vùng sản xuất tập trung quy môlớn các sản phẩm chủ lực quốc gia,sản phẩm chủ lực vùng kết hợp ứngdụng công nghệ cao, nông nghiệp hữucơ. Mặt khác, nhân rộng mô hình mỗixã một sản phẩm (OCOP); phổ biến,vận động, hỗ trợ người dân, DN quymô nhỏ áp dụng GAP, thực hành sảnxuất tốt (GMP) trong sản xuất kinhdoanh thực phẩm nông - lâm - thủysản. Ngoài ra, việc giám sát, quản lýphải được thực hiện một cách đồng bộtrong tất cả các khâu của chuỗi giá trịnông sản, từ giống cây trồng, vật nuôi,quy trình canh tác, thu hoạch, vậnchuyển, chế biến tới tiêu thụ. Nếu cáckhâu này được thực hiện tốt thì mớiđáp ứng được yêu cầu của thị trườngcác nước, mang lại giá trị xuất khẩucao, góp phần chuyển đổi nền nôngnghiệp từ quy mô nhỏ lẻ, tự cấp - tựtúc sang nền nông nghiệp hội nhập,phát triển bền vững.n

Công tác đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệpvẫn còn những thách thức Ảnh minh họa

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm(ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều thách thức. Do vậy, cần thực hiện đồng bộ các giải pháphữu hiệu hơn để khắc phục tình trạng này, đặc biệt, Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)cần được áp dụng rộng rãi.

đảM BảO AN TOÀN THựC PHẩM TRONG NÔNG NGHIệP:

Nhân rộng những mô hình sản xuất tiên tiếnr LÊ HÒA

- Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản thông báo ýkiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạoBộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh trong năm học mới 2019-2020.

- Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng 2019 diễn ra

từ ngày 09 - 11/8 tại TP. Đà Nẵng sẽ thu hút hơn 9.000vận động viên, trong đó có 2.404 vận động viên đến từ67 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văngửi Bộ, ngành, địa phương về việc định hướng hoạt độngbảo tàng, trong đó có nội dung ưu tiên đầu tư kinh phí chocông tác sưu tầm tài liệu, hiện vật, nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động của bảo tàng.n LỘC NGUYỄN

Page 15: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019 15

Tổng Kiểm toán Kenya Edward Oukovừa công bố một Báo cáo kiểm toánmới nhất chỉ ra rằng, trong năm tàichính 2016-2017, nhiều Bộ, ngành đãlỏng lẻo trong quản lý, để xảy ranhững sai sót kế toán nghiêm trọngkhiến ngân sách của Chính phủ bịthất thoát lớn.

Hàng tỷ USD bị thất thoátBáo cáo kiểm toán đặc biệt nhấn

mạnh, trong năm tài chính được xemxét, Chính phủ đã giải ngân 2.000 tỷKES cho các cơ quan nhà nước. Tuynhiên, khoảng 65% số tiền trên có thể đãbị các quan chức, cán bộ lạm chi, biểnthủ, sử dụng lãng phí, sai mục đích, chỉ35% số tiền trên được các Bộ, ban,ngành và các cơ quan nhà nước cung cấpcác hóa đơn tài chính hợp lệ, giải trìnhlý do chính đáng cho các khoản chi.

Trong đó, khoảng 922 tỷ KES (gần8,94 tỷ USD) đã được các cơ quan nhànước chi nhưng không thể giải trình đượclý do chi tiêu chính đáng; hơn 8,2 tỷ KESkhác bị thanh toán, chi tiêu trái quy định...Tính đến ngày 30/6/2017, số tiền thuế màcác cơ quan nhà nước nộp chậm vào Khobạc Nhà nước lên đến 5,2 tỷ KES.

Báo cáo cho biết, số tiền thất thoát bịphát hiện chủ yếu tại 10 Bộ, nguyênnhân chính là do bộ phận kế toán của cácBộ này đã để xảy ra nhiều sai sót kế toántrọng yếu; nhiều khoản chi lớn, bấtthường, không rõ nguyên nhân nhưngvẫn được duyệt chi; nhiều tài liệu, chứngtừ thanh toán quan trọng bị thất lạc.

Sau khi Báo cáo kiểm toán trên đượccông bố, một số cơ quan nhà nước khácvẫn tiếp tục báo cáo bổ sung về nhữngkhoản chi bất thường, trái quy định. Dođó, Tổng Kiểm toán nhấn mạnh rằng, sốtiền thất thoát trên còn có thể cao hơn nữa.

Chi nhưng không thể kiểm soát,chứng minh

Bộ Tư pháp Kenya là một trongnhững cơ quan bị nêu tên đầu tiêntrong Báo cáo kiểm toán vì đã chi tới9,4 tỷ KES cho một số dự án xây dựng,

tuy nhiên, nhiều khoản chi không cógiấy tờ hợp lệ.

Kho bạc Nhà nước đã không xuấttrình được các tài liệu chứng minh chokhoản chi bất thường 4,6 tỷ KES, con sốnày tại Ủy ban Bầu cử độc lập và biêngiới Kenya là 2,7 tỷ KES.

Bộ Y tế cũng bị chỉ trích vì đã bội chi9,1 triệu KES trong quá trình thực hiệncác chương trình nghiên cứu khoa học,y tế tại một số dự án.

Bộ Khai thác mỏ bị chỉ trích sử dụngbừa bãi tới 10 triệu KES, số tiền nàyđược lấy từ một số quỹ do các nhà tài trợđầu tư kinh phí. Bộ Thương mại bị pháthiện đã vi phạm các quy định chi tiêungân sách công khi lãng phí chi 89 triệuKES với nội dung thanh toán công tácphí cho các quan chức đi nước ngoài vàtổ chức một số cuộc họp với các đoàncông tác nước ngoài.

Cơ quan Bảo trợ xã hội cũng khôngthể chứng minh các khoản chi trị giá135 triệu KES theo đúng quy định vềquản lý và sử dụng tài chính; trong khitrên thực tế, số tiền này lẽ ra phải đượcdùng cho các chương trình ủng hộ trẻem mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh khókhăn trên cả nước.

Đặc biệt, Cơ quan Dịch vụ cải huấnđang gặp rắc rối khi phải loay hoay tìmnguồn kinh phí để thanh toán các hóađơn bất thường lên tới 304 triệu KES.

Các kiểm toán viên đãtiến hành xác minh vàphát hiện nhiều khoảntiền được thanh toáncho một số đối tượngkhông cung cấp thựcphẩm hay sản phẩm,dịch vụ nào cho cáctrại giam, nhà tù. Mộtsố nhà cung cấp cònđược thanh toán caogấp đôi số tiền tronghợp đồng đã thỏathuận trước đó.

Bộ Thủy lợi cũngcó mặt trong danhsách đen trên khi chi

tới 865 triệu KES cho một số dự án chưatừng được thực hiện. Bộ Xây dựng đãchi tới 1,2 tỷ KES để thực hiện công tácgiải phóng mặt bằng tại nhiều địaphương, tuy nhiên, các kiểm toán viêncho rằng, số tiền trên quá lớn so với khốilượng công việc thực tế được hoànthành. Bộ này còn bị phát hiện đã chi110 triệu KES khác từ ngân sách, hiệncũng chưa giải trình được lý do.

Trong năm tài chính được xem xét,một số cơ quan trực thuộc các quận,huyện của Kenya đã bị giải thể hoặc sápnhập, tuy nhiên, Tổng Kiểm toán pháthiện 3,3 triệu KES vẫn được chi với nộidung giải ngân cho các cơ quan đãkhông còn hoạt động.

Tổng Kiểm toán Edward Ouko chorằng, bộ phận kế toán của các cơ quannhà nước nói trên đã vô cùng tắc trách khikhông hoàn thành nhiệm vụ của mình.Nhiều cán bộ không có năng lực và đạođức bị tha hóa, biến chất dẫn đến nhữngsai sót nghiêm trọng, gây ra tình trạngthất thoát ngân sách triền miên. Báo cáokiểm toán trên đã chỉ ra những thực trạngđáng báo động tại các cơ quan nhà nước,đồng thời cảnh báo, nếu không có cácbiện pháp chấn chỉnh hoạt động kịp thời,các cơ quan này sẽ rơi vào tình trạngkhủng hoảng tài chính vô cùng nghiêmtrọng, không thể tìm được lối thoát.n

(Theo The-star.co.ke và Kionjo)

Tổng Kiểm toán Edward Ouko bày tỏ lo ngại về nhữngphát hiện của Báo cáo kiểm toán mới nhất Ảnh minh họa

Một cuộc kiểm toán nội bộgần đây đã hé lộ khoản

tiền đáng ngờ hơn 1,3 triệu USDtại một trung tâm y tế của tỉnhbang Manitoba, làm dấy lên longại về công tác quản lý tàichính trong lĩnh vực y tế củaChính phủ Canada.

Theo đó, các kiểm toán viêncáo buộc các nhân viên tại Trungtâm Y tế Sagkeeng, Manitoba đãnhận 1,3 triệu USD ngoài lươngtrong khoảng thời gian 18 thángtừ ngày 01/4/2016 đến ngày31/10/2017. Khoản tiền này baogồm các khoản trả trước và chiphí giải trí vượt hạn mức.

Trong bản báo cáo pháp lý dài800 trang, các kiểm toán viên nộibộ cho rằng, Ban Lãnh đạo Trung

tâm đã thực hiện nhiều khoản chitrả cho “nhiệm vụ thêm” như:làm vườn, sửa chữa điện nướchay trợ cấp đi lại hằng tháng vượtquá mức quy định. Thậm chí,nhiều khoản thanh toán không cóhóa đơn, chứng từ đối chiếu.Nhiều nhân viên đã yêu cầu cáckhoản vay hoặc tạm ứng, songkhông có một quy trình chínhthức nào nhằm theo dõi cáckhoản vay này. Các kiểm toánviên nội bộ cho biết, Ban Lãnh

đạo Trung tâm đã không thể giảitrình tổng giá trị các khoản vaylên tới gần 65.000 USD.

Ngoài ra, ngân sách củaTrung tâm thường xuyên đượcchi dùng cho các chi phí khôngliên quan, như chi phí giải trí,bao gồm: vé xem phim, chi phiăn tại các nhà hàng, nghỉ ngơi tạikhách sạn. Thậm chí, thẻ tíndụng DN của Trung tâm chothấy thường xuyên sử dụng đểtạm ứng tiền mặt.

Cuộc kiểm toán chủ yếu tậptrung cáo buộc ông Courchene- Giám đốc Trung tâm - khôngtuân thủ đúng các quy trìnhhợp lý. Ông Courchene làngười trực tiếp chỉ đạo việc sửdụng ngân sách của Trung tâm.Ngay sau đó, ông này đã lêntiếng thừa nhận trách nhiệm vàxin từ chức.

Các kiểm toán viên nội bộyêu cầu Trung tâm thu hồi ngaycác khoản thanh toán sai quy

định và khuyến nghị Trung tâmcần xây dựng quy trình kiểmsoát tài chính phù hợp để theodõi các khoản thu chi. Đượcbiết, cuộc kiểm toán lần nàyđược thực hiện theo yêu cầu củaChính quyền tỉnh bang Mani-toba, với mục đích cải thiện hoạtđộng tại các trung tâm y tế cộngđồng trên toàn tỉnh bang.n

(Theo CBC.ca và Global News.ca)

NGỌC QUỲNH

CANADA:

Philippines: KTNN chỉ ra sai phạmtại PhiHealth

Ngày 05/8, KTNN Philippines (COA) đãlên tiếng cảnh báo những sai phạm từ cuộckiểm toán đối với Tập đoàn Bảo hiểm y tếPhilippines (PhilHealth) trong công tác quảnlý tài chính và tổ chức. Theo đó, PhiHealthđã lập nhiều chứng từ giả với các đối tượngbệnh nhân không có thật, thực hiện nhiềukhoản thanh toán vượt hạn mức, với giá trịsai phạm hàng chục tỷ Peso.n

(Theo Inquirer.Net)

Ấn Độ: Chuẩn bị kiểm toán SDGsCơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn

Độ (CAG) cho biết, CAG đã lên lộ trình thựchiện kiểm toán các Mục tiêu phát triển bềnvững (SDGs) của Liên Hợp Quốc. Dự kiến,cuộc kiểm toán sẽ đánh giá tính sẵn sàng củaChính phủ Ấn Độ trong việc thực hiện SDG 3về sự thịnh vượng. Qua đó, Chính phủ Ấn Độsẽ xây dựng các mốc thực hiện và các chỉ tiêuquốc gia nhằm đạt được các mục tiêu chính.n

(Theo Mongabay India)

Anh: Kiểm toán thị trường lao động công nghệ thông tin

KTNN Anh (NAO) vừa qua đã chính thứckhởi động cuộc kiểm toán thị trường lao độngcông nghệ thông tin (CNTT) nhằm đánh giánăng lực, nhu cầu và công tác đào tạo chuyêngia CNTT tại các tổ chức công và tư trên cảnước. Được biết, NAO sẽ lựa chọn ngẫu nhiênmột số tổ chức và tiến hành các khảo sát đánhgiá kéo dài 15 phút. Dự kiến, kết quả kiểm toánsẽ được công bố vào cuối tháng 12/2019.n

(Theo BBC News)

KENYA:

Thất thoát ngân sách nghiêm trọng tại nhiều Bộ, ngànhr THANH XUYÊN

KPMG có khả năng đối mặt với mức phạt5 triệu Bảng Anh liên quan đến công tác kiểmtoán tại Ngân hàng BNY Mellon.n

(Theo Financial Times)PwC đã chính thức trở thành hãng kiểm

toán của Tập đoàn Dịch vụ vận tải FirstGroupcủa Anh thay thế Hãng tiền nhiệm Deloitte.n

(Theo Economia)KTNN bang Tennessee (Hoa Kỳ) mới đây

cho biết, Chương trình Y tế tại Tiểu bang doChính phủ trợ cấp không được quản lý chặt chẽgây ra nhiều khoản thất thoát ngân sách.n

(Theo Tennesseestar) TRÚC LINH

Tin vắn

Page 16: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-201916

Tổng biên tập: ĐỖ HỒNG CÔNGPhó Tổng biên tập: MAI HẢI ĐƯỜNG

Trụ sở: 116 Nguyễn Chánh - Cầu Giấy - Hà NộiEmail: [email protected] Website: baokiemtoannhanuoc.vn, www.auditnews.vnĐiện thoại: (024) 6262 8616 Số máy lẻ: Phòng Trị sự: 1316, Phòng Báo điện tử: 1318Phòng Thư ký toà soạn: 1303, Phòng Phát hành - Quảng cáo: 1312Fax: (024) 6282 0708

Tài khoản: Báo Kiểm toán - 2601 0000 056239 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà NộiGiấy phép hoạt động báo chí in: Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 củaBộ Thông tin và Truyền thôngChế bản vi tính tại Tòa soạn In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1 Giá: 5.800đ

.

Cơ quan KTNN Malaysia (NAD) vừaphát hành Báo cáo kiểm toán năm2018, trong đó cảnh báo tình trạngnhiều bệnh viện tại Malaysia đangthiếu nhân sự trầm trọng, quá tảibệnh nhân và không đủ ngân sáchchi dùng.

NAD cho rằng, tình trạng quá tảibệnh nhân, thiếu nhân sự và ngân

sách hiện nay nếu không được giảiquyết sớm, hiệu quả và chất lượng củadịch vụ chăm sóc y tế cho người dân sẽbị ảnh hưởng. Phản hồi trước các pháthiện kiểm toán, Bộ Y tế Malaysia tỏ raquan ngại rằng việc thiếu ngân sáchđồng nghĩa với việc các bệnh việnkhông thể thay thế và mua mới cáctrang thiết bị y tế.

Theo Bộ Y tế Malaysia, từ năm2016 đến năm 2018, Bộ này đã yêu cầuphân bổ 96,95 triệu Ringgit (23,2 triệuUSD) cho một số hạng mục bệnh viện,song chỉ tiếp nhận được 20,32 triệuRinggit (tương đương 21%) khoảnngân sách đề xuất. Vì thế, để khắc phụctình trạng thiếu trang thiết bị do khôngđủ ngân sách mua sắm, Bộ đã tiến hànhthuê lại một số thiết bị chụp X-quang,phẫu thuật tổng quát, chỉnh hình, gâymê và chăm sóc tích cực. “Việc thuê lạinày được xem là một dự án tiên phongvà sẽ được mở rộng nhằm đáp ứng nhucầu trang thiết bị y tế tại các khoakhám, chữa bệnh trong vòng 5 năm tới,bắt đầu từ năm 2019” - đại diện Bộ Ytế cho biết.

Cuộc kiểm toán của NAD đã tiếnhành xem xét, đánh giá tổng số 38bệnh viện trên cả nước. Một trong sốnhững vấn đề được NAD nhấn mạnh làtình trạng quá tải, ùn tắc trong các khâukhám, chữa bệnh tại một số bệnh viện.Cụ thể, hiện nay, Malaysia có khoảng140 bệnh viện (theo số liệu năm 2018).Trong năm 2018, những bệnh viện nàyđã tiếp nhận trên 8 triệu bệnh nhân vào

điều trị tại các khoa cấp cứu và chấnthương, chỉnh hình.

Theo báo cáo, các khoa cấp cứu,chấn thương, chỉnh hình tại hầu hếtcác bệnh viện đều thiếu nhân sự trầmtrọng từ 11,6 - 53,1%. Tại một số bệnhviện, nhân sự thiếu tới 75,6 - 79,5%.Điều này dẫn đến việc nhân sự phảilàm việc quá nhiều thời gian khiếnchất lượng dịch vụ giảm sút nghiêmtrọng. Về trang thiết bị y tế, các khoacấp cứu và chấn thương, chỉnh hìnhhiện chỉ có khoảng hơn 100 trên tổngsố 212 (49%) danh mục trang thiết bịcần thiết. Trong khi đó, số lượng bệnhnhân tại các khoa này năm nào cũngtăng từ 2 - 3%, dẫn tới tình trạng ùn ứbệnh nhân tại hầu hết các bệnh việntrên toàn quốc.

Theo điều tra của NAD, bệnh nhânphải chờ trong khoảng thời gian dàitrước khi được tiếp nhận khám, điều trịtại các khoa chấn thương, chỉnh hình.Chỉ có khoảng 58,7% bệnh nhân đượctiếp nhận điều trị trong thời gian dưới4 tiếng và nhiều bệnh nhân không đượcchấp nhận chuyển tuyến do quá tải.Một trong những nguyên nhân dẫn tớiùn ứ, theo NAD, là do không gian

khám, chữabệnh hạn chế,thiếu giườngbệnh, thiếu y táchăm sóc và cáchệ thống côngnghệ thông tinnghèo nàn, lạchậu tại các bệnhviện. NAD cảnhbáo tình trạngthiếu giườngbệnh đang nằmtrong vùng Vàngvà Đỏ (vùngnguy hiểm).Nhiều bệnh việngiải quyết tình

trạng này bằng cách bố trí các giườngtạm và sofa di động.

NAD khuyến nghị: Bộ Y tế nướcnày cần tăng cường điều phối hoạtđộng giữa các bệnh viện cũng như cáccơ sở khám, chữa bệnh công và tư,nhằm thúc đẩy dịch vụ tiền khámbệnh, cung cấp các dịch vụ chăm sócchất lượng và toàn diện; đồng thờicần xem xét lại cơ chế, chính sách tốiưu hóa nguồn nhân lực để giải quyếttình trạng thiếu nhân sự và giảm tảigiờ làm. Ngoài ra, Bộ Y tế cần phốihợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để tìmra một phương pháp toàn diện hơnnhằm giải quyết tình trạng thiếu trangthiết bị và thuê ngoài hiện nay, hướngtới mục tiêu tăng cường chất lượngdịch vụ và giảm gánh nặng cho ngânsách Chính phủ. Bên cạnh đó, NADcũng khuyến nghị Bộ Y tế cần ưu tiênphát triển cơ sở hạ tầng công nghệthông tin, đặc biệt trong quản lý dữliệu và ra quyết định nhanh, nhằm đápứng tốt các yêu cầu về cung cấp dịchvụ y tế, đặc biệt là dịch vụ cấp cứu vàchấn thương, chỉnh hình.n

(Theo Malaymail và The Edge Markets MY)

Các bệnh viện tại Malaysia hiện đang rơi vào tình trạngquá tải Ảnh minh họa

Trong Báo cáo thường niên củaTổng Kiểm toán Zimbabwe

Mildred Chiri mới được công bố,tình trạng tham nhũng tồi tệ, nănglực hoạt động yếu kém tại nhiềucơ quan, tổ chức nhà nước mộtlần nữa bị phơi bày.

Nhiều năm qua, Tổng Kiểmtoán đã liên tục công bố các báocáo chỉ ra tình trạng trên, đồngthời, lấy đó làm cơ sở để đề nghịChính phủ cần có những biện phápcứng rắn nhằm chấn chỉnh hoạtđộng của các cơ quan nhà nước.

Bà Mildred Chiri lên án tìnhtrạng các tổ chức, DNNN đã lạmdụng các nguồn lực và tài sảncông. Một trong những vụ bê bốilớn nhất bị Tổng Kiểm toán lên án

là trường hợp Công ty Phân phốivà Truyền tải điện Zimbabwe(ZETDC). Công ty này báo cáo đãthanh toán tiền cho một số nhà thầuđể mua máy biến áp, tuy nhiên, 9năm qua, Công ty vẫn chưa nhậnvề một chiếc máy biến áp nào.Điển hình là trường hợp ZETDCđã trả khống số tiền 4,9 triệu USDcho nhà thầu Công ty TNHH Đầutư Pito để mua máy biến áp.

Năm 2016, Công ty Điện lựcZimbabwe (ZPC) cũng đặt cọc562.000 USD cho nhà thầu này,

tuy nhiên đến nay, Pito vẫn chưacung cấp sản phẩm, dịch vụ nàocho ZPC. Cũng trong năm 2016,ZPC báo cáo đã trả 550.000 USDcho Công ty York Internationalvới nội dung mua gas, tuy nhiên,Công ty này chưa bao giờ giaogas cho ZPC.

ZETDC và ZPC là 2 công tycon của Tổng công ty Điện lựcZESA. Hiện, ZESA đang phải vậtlộn để đảm bảo cung cấp đủ điệnnhằm đáp ứng nhu cầu của ngườidân trước tình trạng các nhà máy

điện đã quá cũ kỹ, không đảm bảosản lượng. Trước đây, ZESA cũngtừng dính phải một số vụ bê bối,tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa cóhình phạt hay hành động cứng rắnnào đối với Công ty này.

Một số DNNN khác cũng bịnêu tên trong Báo cáo kiểm toángồm: Hãng Hàng không quốc giaAir Zimbabwe, Hội đồng Giáodục Zimbabwe, Hội đồng Tiếpthị ngũ cốc…

Báo cáo kiểm toán cho biếtthêm, một số cơ quan và chính

quyền các địa phương khác cũngthường xuyên phớt lờ các quyđịnh mua sắm công, tự ý chi tiêungân sách bừa bãi. Tổng Kiểmtoán cảnh báo, tình trạng này đãdiễn ra nhiều năm và một lần nữakêu gọi Chính phủ, Ủy banPhòng, chống tham nhũng và cáccơ quan liên quan cần hành độngmạnh mẽ, quyết liệt để đối phóvới nạn tham nhũng đang tàn pháquốc gia này.n

(Theo Allafrica) THANH XUYÊN

ZIMBABWE:

INTOSAI, UNODC ký Biên bảnghi nhớ

Ngày 30/7, tại Áo, Tổ chức quốc tế Các cơquan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) và Cơquan Phòng, chống ma túy và tội phạm củaLiên Hợp Quốc (UNODC) đã ký Bản ghi nhớthể hiện bước ngoặt khi INTOSAI được côngnhận là đối tác quan trọng của UNODC trongcuộc chiến phòng, chống tham nhũng. Trongtương lai, INTOSAI sẽ tiếp tục hợp tác với cáccơ quan phòng, chống tham nhũng nhằm giảiquyết vấn nạn tham nhũng toàn cầu.n

(Theo INTOSAI)

Hội thảo về Mục tiêu phát triển bền vững

Vừa qua, tại Tunisia, Tổ chức Các cơ quanKiểm toán tối cao nói tiếng Anh tại châu Phi đãhợp tác với Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tốicao Ả Rập tổ chức Hội thảo đào tạo về các Mụctiêu phát triển bền vững. Sự kiện kéo dài 5 ngàyvới sự tham gia của đông đảo các cơ quan kiểmtoán tối cao (SAI) thành viên. Hội thảo đã giúpcác SAI học hỏi nhiều thông tin và chia sẻ kinhnghiệm quý giá.n (Theo AFROSAI-E)

SAI Fiji tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động

Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) Fiji mớiđây đã tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt độngthông qua Khung đo lường hoạt động - PMF,tập trung vào 6 lĩnh vực hoạt động chủ yếu.Nhóm chuyên gia đánh giá đến từ Tổ chức Cáccơ quan Kiểm toán tối cao Thái Bình Dương vàcác SAI trong khu vực. Cuộc đánh giá đã chỉra những điểm yếu, điểm mạnh, mang lại nhiềulợi ích cho SAI Fiji.n (Theo PASAI)

MALAYSIA:

Nhiều bệnh viện thiếu nhân sự và quá tảir NGỌC QUỲNH

Mới đây, Ủy ban Chia sẻ kiến thức củaTổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tốicao đã hoàn thành Dự án “Vai trò của các tổchức kiểm toán tối cao trong phòng, chốngthiên tai”.n (Theo AFROSAI-E)

Vừa qua, Cơ quan Kiểm toán tối cao NamSudan đã công bố Kế hoạch chiến lược 5 năm(2019-2024), đặc biệt nhấn mạnh vai trò củamình trong quản lý tài chính công.n (Theo IDI)

YẾN NHI

Tin vắn

Page 17: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụcủa cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng

của người bệnh là một trong những đột phácủa ngành y tế sau khi ngành triển khai mộtloạt chính sách đồng bộ về đầu tư cơ sở hạtầng, đổi mới cơ chế tài chính, bảo hiểm ytế toàn dân, nâng cao chất lượng khám,chữa bệnh thông qua Đề án Giảm tải bệnhviện và Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyểngiao kỹ thuật cao cho bệnh viện tuyến dưới.

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện,việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụcủa cán bộ y tế trong toàn ngành đã giúpbộ mặt các cơ sở y tế có thay đổi rõ rệt vềcơ sở vật chất, tinh thần thái độ phục vụ,chất lượng dịch vụ, trang phục của cán bộy tế, điều kiện cơ sở vệ sinh, môi trườngbệnh viện; quy trình khám, chữa bệnh; thờigian chờ đợi. Tình trạng cán bộ y tế vòivĩnh, gây phiền hà với người bệnh đã giảmrõ rệt. Tỷ lệ cuộc gọi đường dây điện thoạinóng giảm nhiều và tỷ lệ thư khen ngợităng lên. Năm 2018, Tổ chức Sáng kiếnViệt Nam đã khảo sát qua điện thoại tại 60bệnh viện thuộc 23 tỉnh/thành phố trong cảnước, kết quả khảo sát cho thấy sự hài lòng

chung của người bệnh đối với dịch vụkhám, chữa bệnh đạt 80,8% (tăng so vớinăm 2017 đạt 79,6%).

Nghị quyết số 20-NQ/TW đề ra mụctiêu, đến năm 2025 phấn đấu tỷ lệ hài lòngcủa người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%.Theo kết quả đánh giá, đo lường sự hài lòngngười bệnh về phong cách, thái độ phục vụcủa cán bộ y tế của Vụ Tổ chức cán bộ phốihợp với Viện Chiến lược và Chính sách ytế (Bộ Y tế) thực hiện năm 2016 tại 22 bệnhviện (11 bệnh viện T.Ư, 8 bệnh viện đa khoatỉnh, 3 bệnh viện huyện), tỷ lệ hài lòngngười bệnh đạt 81,3% (trong đó bệnh việntuyến T.Ư là 77,9%, bệnh viện tuyến tỉnh là87,3% và bệnh viện tuyến huyện là 77,5%).Năm 2018, qua đánh giá tại 53 bệnh việntuyến T.Ư, bệnh viện thuộc trường đại họcvà bệnh viện tuyến tỉnh cho thấy, tỷ lệ hàilòng của người bệnh đạt 83,7% (trong đó,tuyến T.Ư đạt 84,5%, tuyến tỉnh đạt 83,3%,nhóm bệnh viện thuộc trường đại học là81,5%). Theo Chỉ số Hiệu quả Quản trị vàHành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam(PAPI) năm 2018, chỉ số tham nhũng vặt ởbệnh viện huyện giảm còn 0,4%. Tỷ lệ hài

lòng của người bệnh không ngừng tăng lênvà một số chỉ số khác được cải thiện làminh chứng cho những nỗ lực đổi mớiphong cách, thái độ phục vụ của ngành y tế.

Tuy nhiên, để đạt tiêu chuẩn cơ sởkhám, chữa bệnh xanh, sạch, đẹp, nâng caohơn nữa sự hài lòng của người bệnh, Bộtrưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chorằng, giải pháp căn cơ và lâu dài là cần tiếptục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, vậtchất, đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở, đồngthời giảm quá tải tuyến trên. Tiếp tục đổimới phong cách phục vụ, nâng cao chấtlượng khám, chữa bệnh, xây dựng môitrường xanh, sạch, đẹp; đẩy mạnh cải cáchhành chính, ứng dụng công nghệ thông tin,tạo dựng niềm tin, thu hút người bệnh trongvà ngoài nước. Đặc biệt, cán bộ lãnh đạocủa các bệnh viện phải thực sự quan tâm tớibộ mặt của đơn vị; đồng thời cần chú trọnggiải quyết ngay một số vấn đề còn tồn tạinhư: thái độ phục vụ chưa niềm nở, thủ tụchành chính còn rườm rà hay thực trạng quátải bệnh nhân ở tuyến trên. “Đối với ngườibệnh, cán bộ ngành y phải luôn ân cần,chăm sóc, đặt lợi ích của họ lên hàng đầu;trong mọi hoàn cảnh phải niềm nở, hướngdẫn tận tình, tạo tâm lý thoải mái cho bệnhnhân và người nhà” - Bộ trưởng NguyễnThị Kim Tiến nhấn mạnh.n N. KIM

Nhiều quy định chưa đảm bảothống nhất, khả thi

Theo Bộ Y tế, Luật Khámbệnh, chữa bệnh (KCB) đượcQuốc hội thông qua vào ngày23/11/2009 và có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01/01/2011. Đến nay, sau9 năm thi hành Luật, bên cạnhnhững kết quả đạt được, quá trìnhthực hiện Luật cũng đã có một sốhạn chế, bất cập như: một số quyđịnh chưa bảo đảm tính thống nhất,đồng bộ, khả thi và phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn của Việt Namcũng như một số nội dung chưabảo đảm tính hội nhập quốc tế.

Nêu lên những bất cập trongquy định về cấp chứng chỉ hànhnghề, ông Nguyễn Huy Quang -Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)- cho biết: Luật KCB năm 2009 chỉcấp chứng chỉ hành nghề cho 6nhóm đối tượng, quy định nàychưa bao phủ hết các đối tượngtham gia hoạt động KCB trongthực tế, gây khó khăn cho ngườihành nghề và cơ sở KCB trong quátrình tổ chức thực hiện KCB vàthanh quyết toán bảo hiểm y tế.Luật cũng chưa quy định cụ thể vềphạm vi hoạt động chuyên mônghi trong chứng chỉ hành nghề đốivới bác sĩ đa khoa; phạm vi chuyênmôn của đối tượng hành nghề về yhọc cổ truyền, điều dưỡng, kỹ thuậtviên ở các trình độ khác nhau cũngchưa rõ ràng và sử dụng chung mộtphạm vi hoạt động chuyên môn.

Bên cạnh đó, Luật KCB quyđịnh người hành nghề phải cậpnhật kiến thức y khoa liên tụctrong 2 năm, nhưng Thông tư số22/2013/TT-BYT chưa đồng bộvới Thông tư số 35/TT-BYT vềthu hồi chứng chỉ hành nghề, giấyphép hoạt động và đình chỉ hoạtđộng chuyên môn của người hànhnghề, cơ sở KCB, dẫn đến việc thuhồi chứng chỉ hành nghề đối với

trường hợp không cập nhật y khoaliên tục đang gặp khó khăn. Đặcbiệt, Luật không quy định thời hạngiá trị của chứng chỉ hành nghềnên không tạo ra cơ chế giúp cơquan quản lý nhà nước theo dõi,giám sát việc quản lý chất lượngngười hành nghề khi chuẩn hóacác điều kiện chuyên môn, cậpnhật kiến thức y khoa liên tục vàquá trình hành nghề của ngườihành nghề. Quy định này cũngkhông phù hợp với pháp luật cũng

như thông lệ quốc tế, gây khókhăn cho việc hội nhập của y tếViệt Nam với các nước trong khuvực và trên thế giới về KCB, đặcbiệt trong bối cảnh đa phương hóa,đa dạng hóa các mối quan hệ quốctế và hội nhập quốc tế của ViệtNam hiện nay.

Tổ chức kỳ thi quốc gia cấpchứng chỉ hành nghề

Để khắc phục những hạn chếcủa Luật KCB hiện hành, ông

Nguyễn Huy Quang cho biết, mộttrong những đề xuất sửa đổi LuậtKCB là người muốn hành nghềKCB phải trải qua kỳ thi quốc gia(bao gồm cả lý thuyết và thựchành), nếu đủ điều kiện mới đượccấp chứng chỉ hành nghề.

Theo ông Quang, việc sửa đổinày nhằm nâng cao kỹ năng thựchành y khoa cho người hành nghềgắn với đổi mới đào tạo, trong đócó đào tạo bác sĩ chuyên khoasâu. Điều này nhằm tiếp cận với

quốc tế theo hướng chuyên khoahoá, chuyên sâu hoá. Theo đó,người tốt nghiệp các trường họcphải trải qua kỳ thi quốc gia(trong đó có thi lý thuyết và thựchành), nếu đủ điều kiện mới đượccấp chứng chỉ hành nghề.

Thực tế, việc cấp chứng chỉhành nghề KCB là biện pháp bắtbuộc để kiểm soát chất lượnghành nghề phù hợp với kiến thứcvà kỹ năng nghề nghiệp đã đượcđào tạo. Điều kiện cấp chứng chỉhành nghề hiện nay theo quyđịnh của Luật KCB chủ yếu xemxét về thủ tục hành chính, dựatrên hồ sơ, giấy tờ về văn bằng,chứng chỉ do cơ sở đào tạo cấp,giấy xác nhận thời gian thựchành của cơ sở KCB mà khôngdựa trên việc đánh giá năng lựcchuyên môn thông qua kỳ thiquốc gia như nhiều nước trên thếgiới đã thực hiện. Vì vậy, cơ quanchức năng chưa đánh giá đượcngười hành nghề có đủ năng lựcchuyên môn thực sự để đạt đượcchuẩn kiến thức, kỹ năng tốithiểu thực hiện hoạt động KCBhay không. Trong khi trên thếgiới, nhiều nước đã thành lập Hộiđồng Y khoa quốc gia và tổ chứcthi sát hạch chuyên môn làm cơsở cấp chứng chỉ hành nghề, đâylà một xu thế tất yếu trong việcquản lý hành nghề KCB.

Cũng theo ông Quang, ViệtNam là một trong số rất ít quốcgia cấp chứng chỉ hành nghề mộtlần và có giá trị vĩnh viễn, cònhầu hết các nước cấp chứng chỉhành nghề có thời hạn. Yêu cầucó thời hạn trong chứng chỉ đòihỏi người hành nghề phải cậpnhật kiến thức y khoa liên tục,đồng thời giữ được y đức, tránhđể xảy ra sai sót về mặt chuyênmôn. Đây cũng là vấn đề cần xemxét khi sửa Luật KCB.n

Theo đề xuất của Bộ Y tế, bác sĩ phải trải qua kỳ thi quốc gia để được cấp chứng chỉ hành nghề Ảnh: THANH XUÂN

Đổi mới toàn diện việc kiểm soát chất lượng hành nghề khám, chữa bệnhr NGUYÊN AN

Nỗ lực để người bệnh hài lòngBộ Y tế khuyến cáo phòngchống dịch bệnh sau mưa lũ

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyếncáo người dân chủ động phòng

tránh các bệnh truyền nhiễm thườngxảy ra sau mùa mưa bão như: tiêu chảy,đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp...

Theo đó, người dân cần triển khaicác biện pháp đảm bảo vệ sinh cánhân, vệ sinh môi trường, an toàn thựcphẩm sau những ngày mưa bão. Trongđó, cần thiết phải thực hiện các hoạtđộng vệ sinh môi trường sau mưa lớn,lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làmvệ sinh môi trường đến đó; tổ chức thugom và sử dụng vôi bột hoặc các hóachất để xử lý khi chôn xác động vậttránh phát sinh dịch bệnh truyềnnhiễm; phối hợp với nhân viên ngànhy tế phun hóa chất diệt côn trùngtruyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Ngành y tế sẽ giám sát, phát hiệnvà xử lý các nguy cơ gây bệnh truyềnnhiễm xảy ra sau mưa bão như: tiêuchảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp,nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt cácbệnh lây truyền qua đường tiêu hóanhư: dịch tả, lỵ, thương hàn…n

Đ. KHOA

Thủ tướng Chính phủ vừa phân công Bộ Y tế chủ trì soạn thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)để trình Chính phủ vào tháng 01/2020. Một trong những đề xuất đáng chú ý của Bộ Y tế trong lần sửađổi này là việc bổ sung các quy định nhằm đổi mới toàn diện việc kiểm soát chất lượng của ngườihành nghề thông qua việc đổi mới hệ thống cấp chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề KCB.

Page 18: Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · 2019. 8. 12. · các yếu tố ảnh

THỨ NĂM 08-8-2019

Trường nghề vẫn chưa thực sựtạo được sức hút với người học

Theo đánh giá của Tổng cụcGDNN (Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội), hệ thống GDNNđang đứng trước nhiều khó khăn,thách thức để có thể đáp ứng đượcyêu cầu của thị trường lao độngnăng động, thay đổi nhanh chóngở Việt Nam cả về quy mô, cơ cấulẫn chất lượng.

Nhìn lại năm 2018, dù kết quảtuyển sinh học nghề đạt 100% chỉtiêu đề ra, nhưng trên thực tế, sốlượng người học nghề vẫn quáthấp so với nhu cầu của thị trườnglao động; kết quả tuyển sinh có sựchênh lệch lớn giữa các trườngnghề. TS. Vũ Xuân Hùng - Vụtrưởng Vụ Đào tạo chính quy(Tổng cục GDNN) - thẳng thắncho rằng, bản thân trường nghềcũng cần phải nhìn nhận một thựctế là các trường vẫn chưa thực sựnăng động, tích cực trong việc đổimới, tìm kiếm nguồn tuyển sinhcũng như chưa tạo được sức hútvới người học. “Bằng chứng lànhiều người vẫn có tâm lý thi rớtđại học mới đi học nghề, thậm chílà bỏ đi làm công nhân mà khôngquan tâm đến học nghề” - TS. VũXuân Hùng cho biết.

Bên cạnh đó, tại nhiều trườngnghề hiện nay, đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý vừa thiếu về sốlượng vừa yếu về chất lượng vàchưa được quan tâm phát triểnđúng mức. Chương trình, giáotrình đào tạo nghề còn nhiều nộidung mang tính hình thức, chưađược thường xuyên cập nhật, bổsung. Sự kết hợp với các DN,người sử dụng lao động trong xâydựng, biên soạn chương trình, giáotrình chưa chặt chẽ. Học sinh, sinhviên tốt nghiệp yếu về ngoại ngữvà các kỹ năng mềm như: tác

phong công nghiệp, khả năng làmviệc theo tổ, nhóm, kỹ năng khởinghiệp… Những hạn chế trênđang trở thành thách thức đối vớicông tác tuyển sinh nghề nói riêngvà chất lượng nguồn nhân lực nóichung. “Điều này đòi hỏi cáctrường nghề cần phải nỗ lực hơnnữa, tự khẳng định thương hiệuvới xã hội bằng việc nâng cao chấtlượng đào tạo, để người học ratrường có việc làm tốt, đáp ứngyêu cầu thị trường lao động” - TS.Vũ Xuân Hùng lưu ý.

Cũng theo TS. Hùng, hiện Dựán Đổi mới và nâng cao chấtlượng GDNN giai đoạn 2016 -

2020 đang được triển khai sẽ tiếptục hỗ trợ tối đa cho các cơ sởGDNN, bao gồm cả về tài chính,lẫn đào tạo giáo viên, đầu tư cơ sởvật chất. Điều quan trọng là cáctrường cần phải năng động nắmbắt tốt những cơ hội này để nângcao chất lượng đào tạo, tạo dựngthương hiệu của chính cơ sở mình.

Nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu tiên quyết

Trên cơ sở nhìn nhận thiếu sót,hạn chế, trong vài năm trở lại đây,nhiều trường nghề đã nỗ lực đổimới và có sự bứt phá trong việcnâng cao chất lượng đào tạo, xây

dựng thương hiệu, hình ảnhtrường với người học và xã hội.

Mặc dù là một cơ sở GDNN ởđịa bàn còn nhiều khó khăn songTrường Cao đẳng nghề Đà Lạt(Lâm Đồng) đã nỗ lực đổi mớitoàn diện và trở thành nơi đào tạonghề uy tín khu vực Tây Nguyên.Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Hiệutrưởng Nhà trường - cho biết: Từnăm học 2016-2017, Nhà trườngđã triển khai đào tạo theo hìnhthức tín chỉ và hằng năm, Trườngtổ chức xây dựng phát triển cácngành nghề mới theo danh mụcngành nghề cấp IV do Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội banhành. Trong quá trình đào tạo,Trường thường xuyên rà soát, biênsoạn lại giáo trình, ngân hàng câuhỏi cho phù hợp với chương trìnhđào tạo theo tín chỉ. Để tạo điềukiện cho người học, Nhà trường đãáp dụng đa dạng các loại hình đàotạo: liên kết với Học việnChisholm (Australia) đào tạo thíđiểm lớp cao đẳng công nghệ sinhhọc dạy theo chương trình củaAustralia; triển khai liên kết vớicác trường đại học tổ chức đào tạoliên thông từ trình độ cao đẳng lênđại học, đáp ứng nhu cầu củangười học...

Từ kinh nghiệm của nhàtrường, ông Phạm Xuân Khánh -Hiệu trưởng Trường Cao đẳng

Công nghệ cao Hà Nội - cho rằng,đào tạo nghề khác với đại học là ởchỗ, người học nghề có thể vừahọc, vừa thực hành, thậm chí là cóthu nhập tốt trong quá trình họctập. “Muốn như vậy, trường nghềcần phải thực sự chú trọng đếnkhâu thực hành, gắn kết đào tạovới yêu cầu việc làm” - ông Khánhcho biết.

Tuy nhiên, một trong nhữngđiều mà lãnh đạo Trường cũngnhư nhiều trường nghề băn khoănhiện nay là việc giữ chân giáo viêncó trình độ cao ở lại làm việc.“Đây là khó khăn chung của cáctrường nghề và cần được khắcphục để đảm bảo chất lượng giảngdạy” - ông Khánh lưu ý.

Là một trong những trườngnghề “hot” ở khu vực phía Nam,đại diện Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật TP. HCM cho rằng,điều quan trọng nhất để thu hútngười học là đảm bảo sản phẩm“đầu ra” - sinh viên ra trường đápứng ngay yêu cầu thị trường laođộng. Các trường nghề cần xácđịnh vai trò, vị trí của mình tronghệ thống giáo dục là đào tạo nghề,cung cấp nhân lực là những ngườithợ lành nghề cho xã hội. Từ việcxác định đúng vị trí, chức năng,các trường cần có chiến lược cũngnhư kế hoạch phát triển cụ thể,trong đó, nâng cao chất lượng đàotạo là yêu cầu tiên quyết, “sốngcòn” đối với sự tồn tại và phát triểncủa trường nghề.n

Nâng chất lượng đào tạo - giải pháp “sống còn” của các trường nghềr Bài và ảnh: NGUYỄN HIÊN

Nâng cao chất lượng đào tạo là giải pháp “sống còn” của các trườngnghề hiện nay

Năm nay, không ít trường đại học đượcdự báo sẽ gặp khó khăn trong tuyển

sinh. Trong khi đó, nhiều cơ sở giáo dục nghềnghiệp (GDNN) - vốn bị coi là yếu thế trongcuộc cạnh tranh tuyển sinh - lại thu hút ngườihọc nhờ cam kết đảm bảo việc làm cho sinhviên sau tốt nghiệp.

Ngày 02/8, Trường Cao đẳng Cơ điện HàNội đã tổ chức tiếp đón và làm thủ tục nhậphọc đợt 1 cho các tân sinh viên. Mặc dù thờitiết không thuận lợi nhưng hàng trăm họcsinh và phụ huynh đã có mặt tại Trường đểlàm thủ tục nhập học. Ông Đồng Văn Ngọc- Hiệu trưởng Nhà trường - cho biết: “Chưanăm nào không khí tuyển sinh sôi động nhưnăm nay. Chỉ tiêu tuyển sinh của Trường nămnay là 1.500 học sinh, sinh viên. Chỉ tínhriêng trong ngày đầu nhập học, số lượng sinhviên nhập học đã ước đạt trên 400 em”.

Sức hút của Trường với người học, theoông Ngọc, đến từ chính cam kết tạo việc làmcho sinh viên sau khi ra trường. “Chúng tôicam kết 100% sinh viên khi ra trường có việclàm ngay sau 6 tháng tính từ khi hoàn thànhkhóa học, mức lương khởi điểm từ 5 - 7 triệuđồng/tháng. Nếu sinh viên không tìm đượcviệc làm, Trường sẽ trả lại 100% học phí” -ông Ngọc khẳng định và cho biết, mỗi nămchỉ có một lượng nhỏ sinh viên cần Trườnggiới thiệu việc làm.

Cam kết đào tạo gắn với việc làm sau tốtnghiệp cũng tạo nên sức hút của Trường

Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đốivới người học. Ngày 10/7, 2 cơ sở củaTrường đã đón hơn 1.500 tân sinh viên nhậphọc trong đợt 1. Theo lãnh đạo Nhà trường,sinh viên của Trường được định hướngngành nghề học tập phù hợp với bản thân,từ năm học thứ 2 được đi thực tập có hưởnglương. “Chính những điều này đã tạo dựnglòng tin ở người học dành cho Trường suốt

nhiều năm qua” - đại diện lãnh đạo Trườngcho biết.

Tại nhiều cơ sở GDNN khác như:Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội...,không khí tuyển sinh cũng diễn ra khá sôiđộng nhờ vào chính sách cam kết đào tạo gắnvới việc làm cho người học sau tốt nghiệp.

Bên cạnh những gam màu sáng, đại diện

Tổng cục GDNN (Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội) cũng thừa nhận, khó khăntrong công tác tuyển sinh học nghề vẫn làtình trạng chung trong những năm gần đây.Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNNĐỗ Năng Khánh, trường nghề đang phải đốidiện với sức ép tuyển sinh từ chính cáctrường đại học khi mà số lượng các trườngđại học mở ra nhiều; nhiều trường chỉ thựchiện xét tuyển theo tổ hợp môn mà khôngphải thi. Bên cạnh đó, tâm lý trọng bằng cấpvẫn còn nặng, nên học sinh tốt nghiệp trunghọc phổ thông có xu hướng học lên đại học.Đặc biệt, việc phân luồng, định hướngGDNN từ hệ thống giáo dục phổ thông chưađược thực hiện tốt dẫn đến công tác tuyểnsinh các nhóm trường top dưới, các trườngtrung cấp vẫn khó khăn. “Để giải bài toánnày, thời gian qua, Tổng cục GDNN đã triểnkhai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tậptrung chủ yếu vào việc thông tin, tuyêntruyền rộng rãi tới người học về công táctuyển sinh GDNN và tăng cường kết nối giữacơ sở đào tạo với DN để giải quyết việc làmcho người học sau khi tốt nghiệp” - ôngKhánh cho biết.n

Để giải quyết những khó khăn trong công tác tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN),bên cạnh việc quy hoạch lại mạng lưới GDNN, các trường nghề cần tự khẳng định thương hiệu, tạoniềm tin với xã hội bằng chất lượng đào tạo.

Cam kết đào tạo gắn với việc làm, nhiều trường nghề hút người họcr Bài và ảnh: VŨ HẢI

Các tân sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội

Năm 2019, các cơ sở GDNN phấn đấutuyển sinh gần 2,3 triệu người học. Trong6 tháng đầu năm, tuyển sinh GDNN ướcđạt trên 1 triệu người, đạt 48% kế hoạch.n