cƠ chẾ quẢn lÝ tÀi chÍnh Ởhcma.vn/uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · dn trong...

28
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH DƯƠNG KIM NGỌC CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Chuyên ngành : Qun lý kinh tế Mã s: 62 34 04 10 TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ KINH TẾ Hà Ni - 2016

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG KIM NGỌC

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ỞTỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Chuyên ngành : Quản lý kinh tếMã số : 62 34 04 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2016

Page 2: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

Công trình được hoàn thành tại:

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN THỊ MINH CHÂU

Phản biện 1: ……………………………………….……………………………………….

Phản biện 2: ……………………………………….……………………………………….

Phản biện 3: ……………………………………….……………………………………….

Luận an sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Vao hôi giơ ngay thang năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giavà Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ

1. Dương Kim Ngọc (2012), "Tập đoàn kinh tế nhà nước: Thực trạng và

giải pháp phát triển", Tạp chí Thương mại, (13).

2. Dương Kim Ngọc (2012), "Đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các tập

đoàn kinh tế", Tạp chí Thương mại, (15).

3. Dương Kim Ngọc (2015), "Mục tiêu quản lý tài chính ở các Tổng công

ty nhà nước", Tạp chí Thương mại, (3+4).

4. Dương Kim Ngọc (2015), "Mô hình quản lý tài chính của cơ quan đại

diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty nhà nước", Tạp chí Kinh tế và

quản lý, (13).

5. Dương Kim Ngọc (2015), "Đổi mới vai trò Tổng công ty nhà nước ở

Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (14).

Page 4: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để
Page 5: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ (XHCN) ở

nước ta, các doanh nghiệp (DN) nhà nước nói chung, tổng công ty (TCT) nhànước nói riêng, có vai trò rất quan trọng. Một mặt, các TCT nhà nước là bộphận quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước, giúp thành phần này giữvai trò chủ đạo. Mặt khác, các TCT nhà nước ở nước ta còn mang trọng tráchtạo dựng môi trường cho các quan hệ sản xuất XHCN phát triển, liên kết cácDN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để nướcta hội nhập quốc tế thành công. Song, tất cả những vai trò đó chỉ có thể đạtđược khi các TCT nhà nước hoạt động hiệu quả. Chính vì thế, đổi mới cơ chếquản lý, trong đó có đổi mới cơ chế quản lý tài chính (CCQLTC), để cácTCT nhà nước hoạt động hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trên thực tế nước ta đã bắt đầu đổi mới cơ chế quản lý các TCT nhànước từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước và được thực hiện quyếtliệt hơn từ năm 1994 đến nay. Sau chuyển đổi, các TCT nhà nước đã trởthành những tổ chức kinh tế có quy mô lớn, đảm trách các lĩnh vực kinh tếthen chốt, là lực lượng kinh tế mạnh trong tay Nhà nước. Hiện nay, nhiềuTCT nhà nước hoạt động rất tốt, đóng góp lớn vào GDP và ngân sách nhànước (NSNN), tạo việc làm, thu nhập ổn định cho số lượng lớn người laođộng. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế hiện có, nhiều TCT nhà nướccòn hoạt động chưa hiệu quả, một số TCT còn thua lỗ. Chính vì thế, tiếp tụcđổi mới cơ chế quản lý đối với các TCT nhà nước trở thành nhiệm vụ cấpthiết của nước ta hiện nay.

Tổng công ty Sông Đà (TCTSĐ) là một TCT nhà nước trưởng thành từBan chỉ huy công trường thuỷ điện Thác Bà. Sau nhiều năm xây dựng vàphát triển, hiện nay TCTSĐ đã là một trong những DN xây dựng hàng đầucủa nước ta, nhất là trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ điện, côngtrình ngầm, công trình hạ tầng kỹ thuật. Từ một tập thể nhỏ bé ban đầu với 3kỹ sư thủy lợi, 30 kỹ thuật viên trình độ trung cấp, 40 kỹ thuật viên sơ cấp, 1chuyên gia địa chất, 1 trắc đạc và mấy trăm công nhân lao động, ngày nayTCTSĐ đã có đội ngũ lao động gần 28.000 người, trong đó có hơn 5.000 kỹsư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ cao. Từ một cơ ngơi gần nhưkhông có gì thời kỳ “hậu Sông Đà”, chỉ sau hơn 10 năm, TCT đã trở thànhmột trong những đơn vị xây dựng có tài sản vào loại lớn, có doanh thu hànghàng chục tỉ đồng, có tốc độ tăng trưởng cao, từ 25 - 35%/năm.

Tuy nhiên, có thể thấy, những thành quả của TCTSĐ đã đạt được chưatương xứng với quy mô, tầm cỡ mà TCT đang có, nhất là về phương diệnhiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD). Thậm chí trong một số năm gần đây,

Page 6: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

2

các chỉ tiêu hiệu quả của TCT còn có xu hướng xấu đi, thu nhập của ngườilao động và nộp NSNN suy giảm. Một trong những nguyên nhân dẫn đếntình trạng đó là cơ chế quản lý, nhất là CCQLTC ở TCTSĐ chưa thực sự hợplý. Để khắc phục những điểm hạn chế trong CCQLTC ở TCT cũng như đểxây dựng TCTSĐ thành một đơn vị kinh tế nhà nước hoạt động hiệu quả,vững mạnh, cần tiếp tục đổi mới CCQLTC ở TCT hơn nữa, đặc biệt làm rõtrách nhiệm của các cơ quan và cá nhân đại diện sở hữu nhà nước, xác lậpCCQLTC nội bộ TCT sao cho phát huy tốt nhất tinh thần sáng tạo, dám nghĩ,dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ quản lý và người lao động, tạođộng lực khuyến khích mọi người tích cực làm việc, sử dụng vốn nhà nướcđúng mục đích với hiệu quả cao…Muốn vậy, cần tiến hành nghiên cứu mộtcách kỹ lưỡng cơ chế quản lý tài chính hiện hành của TCTSĐ trên nền lýthuyết quản trị công ty (CT) hiện đại, tìm ra những điểm mạnh để phát huy,những điểm yếu và nguyên nhân để khắc phục.

Đó là lý do đề tài: “Cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty Sông Đà”được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận án này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tàiMục đích nghiên cứu đề tài là xây dựng khung lý thuyết về CCQLTC ở

TCT nhà nước trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở nước ta, phân tíchlàm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của CCQLTC ở TCTSĐ, đề xuất phươnghướng và giải pháp hoàn thiện CCQLTC ở TCTSĐ trong thời gian tới.

Để hoàn thành mục tiêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài đã hoàn thànhnhững nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng khung lý thuyết về CCQLTC ở các TCT nhà nước trong điềukiện KTTT định hướng XHCN ở nước ta.

- Tổng hợp, phân tích kinh nghiệm quản lý tài chính của một số TCT nhànước và rút ra bài học cho TCTSĐ.

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở TCTSĐ trongnhững năm gần đây, chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chínhở TCTSĐ trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài.Đối tượng nghiên cứu đề tài luận án là CCQLTC ở TCTSĐ thể hiện

trên hai phương diện: cơ chế quản lý tài chính của cơ quan đại diện chủ sởhữu nhà nước đối với TCTSĐ và cơ chế quản lý tài chính của TCTSĐ đốivới các CT thành viên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.Phạm vi nghiên cứu trong luận án giới hạn ở các vấn đề liên quan đến

nội hàm của CCQLTC xét trên ba phương diện sau đây: cơ chế quản lý quá

Page 7: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

3

trình huy động vốn; cơ chế quản lý quá trình sử dụng vốn và tài sản; cơ chếquản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các quỹ của TCT. Ba nội dung nàyđược xem xét đối với hai chủ thể quản lý, đó là các cơ quan đại diện sở hữunhà nước đối với TCTSĐ và bản thân TCTSĐ. Trong luận án không đi sâunghiên cứu quản lý tài chính trong các CT thành viên và CT liên kết.

Về thời gian: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở TCTSĐ được xemxét trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Các giải pháp đổi mới cơ chế quảnlý tài chính ở TCTSĐ dự kiến cho giai đoạn đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu.Trong Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hai chiều, lấy TCTSĐ là

trọng tâm, xem xét cơ chế quản lý tài chính trong mối quan hệ giữa TCT với cơquan chủ quản cấp trên và CT thành viên bên dưới để làm rõ quyền hạn, tráchnhiệm và nội dung quản lý của hai chủ thể này trong lĩnh vực quản lý tài chínhcủa TCT. Đồng thời, trong luận án cũng kết hợp các góc độ phân tích theonhiều chiều khác nhau về nội dung, quy trình, phân cấp trong bộ máy thực hiệnCCQLTC ở TCTSĐ để rút ra các nhận xét, đánh giá chân thực, khách quan.

Để nghiên cứu đề tài, trong luận án sử dụng chủ yếu các phương phápphân tích dữ liệu thứ cấp lấy từ các văn bản pháp quy liên quan đến quản lýtài chính trong các TCT nhà nước và báo cáo chính thức của TCTSĐ. Cácsuy luận dựa chủ yếu vào phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh theo thờigian, quy nạp, diễn dịch.

Trong một số vấn đề đánh giá cụ thể trong luận án có sử dụng các sốliệu nội bộ của TCTSĐ, sử dụng các đánh giá và kinh nghiệm của nghiên cứusinh với tư cách người trực tiếp tham gia quản lý tài chính ở TCTSĐ trongthời gian khá dài.

5. Những đóng góp khoa học của luận án.- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu CCQLTC của các TCT nhà

nước ở Việt Nam trên hai phương diện: CCQLTC của cơ quan đại diện chủsở hữu nhà nước và CCQLTC nội bộ TCT nhà nước theo các nội dung: quảnlý huy độngvốn; quản lý sử dụng vốn; quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

- Phân tích, đánh giá CCQLTC hiện hành của TCTSĐ và rút ra các kếtluận về điểm mạnh (các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đã đổi mớiphương thức, nội dung quản lý phù hợp với KTTT hội nhập; CCQLTC nộibộ TCT đã gắn kết quyền chủ động với trách nhiệm của HĐTV, TGĐ trongviệc huy động và sử dụng vốn hiệu quả; Cơ chế quản lý chi phí, doanh thu,lợi nhuận, các quỹ đã bước đầu cải tiến theo hướng quản trị CT hiện đại, gắnvới yêu cầu nâng cao hiệu quả SXKD), điểm yếu (phối hợp giữa các cơ quanđại diện chủ sở hữu nhà nước chưa hợp lý; CCQLTC chưa đảm bảo mức antoàn tài chính cần thiết; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả;chưa khuyến khích CT thành viên gắn bó với TCT; chưa hạch toán rõ ràng

Page 8: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

4

hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội) và nguyên nhân tồn tại điểm yếu (kinh tếViệt Nam gặp khó khăn; chính sách của Nhà nước thay đổi nhiều, nhanh; cơchế phân cấp, phân quyền trong quản lý tài chính công chưa hợp lý; TCTchưa nỗ lực vươn lên, chậm áp dụng chế độ quản trị CT hiện đại).

- Đề xuất sáu phương hướng hoàn thiện CCQLTC ở TCTSĐ gồm: Táicơ cấu tài chính; Tổ chức sắp xếp lại các DN thành viên; Xây dựng đầu mốitập trung thực thi quyền của chủ sở hữu nhà nước; Tăng cường tính côngkhai, minh bạch trong quản lý tài chính nội bộ; Tăng cường phân cấp tự chủtài chính cho CT thành viên.

- Đề xuất năm nhóm giải pháp hoàn thiện CCQLTC: thành lập công tytài chính kinh doanh vốn nhà nước thuộc Bộ Xây dựng; Đổi mới phươngthức phân bổ vốn và quản lý chặt chẽ chi phí, doanh thu trong TCT theonguyên tắc đầu tư gắn với lợi nhuận, tập trung vào nhiệm vụ chính; Hoànthiện cơ chế kiểm soát tài chính đi đôi với mở rộng phạm vi tự chủ cho CTthành viên; kiện toàn bộ máy và cán bộ quản lý tài chính của TCT; nâng caovai trò lãnh đạo của các tổ chính trị, xã hội trong TCT.

6. Kết cấu của luận án.Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương, 11 tiết.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC LIÊN QUANĐẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Ở nước ngoài có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến khu vựccông trong nền KTTT theo ba cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận kinh tế học;tiếp cận chính trị học và tiếp cận quản trị học. Các nhà kinh tế học theo batrường phái: hạn chế tối đa can thiệp của nhà nước; ủng hộ can thiệp của nhànước ở mức độ lớn; quan điểm trung dung: cơ chế thị trường và điều tiết củanhà nước cùng tồn tại, bổ sung cho nhau; Các nhà nghiên cứu chính trị cũngcho rằng, DNNN tạo điều kiện thực thi các mục tiêu mang tính chính trị, xãhội và DNNN chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định chính trị. Các nhàquản trị học cho rằng, quản trị công ty theo phương thức đại diện, trong đóngười sở hữu và người quản lý công ty có sự tách biệt, người sở hữu phảichịu chi phí đại diện để kiểm công ty.

Page 9: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

5

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢNLÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Có hai luồng quan điểm về vị trí, vai trò của các DNNN trong nền KTTTđịnh hướng XHCN: không nên nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước và ủng hộ quan điểm DNNN là bộ phận quan trọng giúp kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo và coi đây là một điều kiện của định hướng XHCN.

Có ba nhóm ý kiến về thể chế hóa sở hữu nhà nước ở các DNNN:1)cần tách biệt quản lý hành chính về kinh tế của nhà nước với quản lý củaNhà nước với tư cách nhà đầu tư tại các DN sử dụng vốn nhà nước; 2)nêngiao quyền tự chủ cho DNNN như DN tư nhân, Nhà nước chỉ đóng vai trònhư các cổ đông khác thông qua các cá nhân đại diện chủ sở hữu nhà nướctại DN; 3) vừa nhấn mạnh tính tự chủ của giới quản lý DNNN vừa đòi hỏi sựgiám sát chặt chẽ của các cơ quan chủ quản.

Những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính nội bộ các DNNNđề cập đến quyền tự chủ của giới quản lý DNNN, quản lý chi phí, doanh thu,chế độ phân phối lợi nhuận, tiền lương…

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC2.1.1. Khái niệm tổng công ty nhà nước.Tổng công ty nhà nước là nhóm DN gồm CT mẹ, CT con và CT liên

kết, trong đó Nhà nước sở hữu 100% vốn của CT mẹ và 65% trở lên vốn củaCT con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vựckinh doanh chính.

Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanhtại DN, Nhà nước ta chỉ đầu tư thành lập các TCT nhà nước trong những ngành,lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng chophát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ, tạo động lực nâng cao khả năng cạnhtranh của các DN, ngành hoặc vùng lãnh thổ.

TCT Nhà nước có thể có các đơn vị thành viên là những đơn vị hạchtoán độc lập, những đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc. Việc quản lý,điều hành TCT nhà nước được thực hiện qua CT mẹ hoặc qua các hình thứcthỏa thuận đầu tư, liên kết, hợp tác sử dụng dịch vụ chung, thực hiện các quy

Page 10: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

6

chế, tiêu chuẩn, định mức chung trong TCT hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụcủa nhau theo nguyên tắc thị trường.

2.1.2. Đặc điểm của tổng công ty nhà nước ở Việt Nam.2.1.2.1. Đặc điểm về mô hình tổ chức của tổng công ty nhà nước ở

Việt Nam.Mô hình tổ chức phổ biến hiện nay của các TCT nhà nước ở Việt Nam

là mô hình CT mẹ- CT con, được cấu trúc sở hữu theo hình tháp: trên cùng làCT mẹ, tiếp đến là các tầng CT con, CT cháu, CT chắt…Mô hình tổ chức vàquan hệ quản lý trong các TCT nhà nước ở nước ta hiện nay được thể hiệndưới các hình thức sau: (1) Về vốn: Trước đây, 100% vốn của các CT con làcủa CT mẹ. Sau khi CT được cổ phần hóa, CT mẹ chiếm một phần vốn củaCT con theo các tỷ lệ khác nhau, (2) Về mặt hạch toán: Trước đây, các CTcon có thể hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, báo cáo tài chính sẽ được hợpnhất với TCT vào cuối niên độ. Theo Luật DN năm 2014 chỉ còn CT conhạch toán độc lập, (3) Về pháp lý: Trước đây TCT nhà nước do Thủ tướngchính phủ ký hoặc uỷ quyền cho bộ chuyên ngành, UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương ký quyết định thành lập là một pháp nhân độc lập,đăng ký hoạt động theo luật DN. Theo Luật DN 2014, chỉ có công ty mẹ mớilà đơn vị có tư cách pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quannhà nước. CT mẹ thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với CT con.

2.1.2.2. Đặc điểm về tự chủ sản xuất kinh doanh.Quyền tự chủ SXKD của TCT nhà nước ở Việt Nam thay đổi theo quá

trình cải cách DNNN và các giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước. Tronggiai đoạn hoạt động theo Luật DN nhà nước 1995, quyền tự chủ của TCT tươngđối hẹp, bó gọn trong các ngành nghề đã được giao khi tổ chức, sắp xếp lại.Theo tinh thần mới của Luật DN 2014 và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nướcđầu tư vào SXKD tại DN (2014), quyền tự chủ của TCT nhà nước có một sốthay đổi theo hướng: (1) TCT không phải là một loại hình DN, không có tưcách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập. TCT có CT mẹ, CT con và cácCT thành viên khác, (2) TCT nhà nước chỉ được đầu tư vốn nhà nước để thànhlập DN thuộc phạm vi cho phép, (3) Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quảnlý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động SXKD của TCT, việc quảnlý vốn nhà nước đầu tư tại CT được thực hiện thông qua người đại diện (NĐD),(4) CT thuộc sở hữu nhà nước phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tửcủa CT và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin cơ bản về CT.

2.1.2.3. Đặc điểm về liên kết nội bộ.Đa phần các TCT nhà nước ở Việt Nam có cơ cấu sở hữu được tổ chức

theo mô hình CT mẹ - CT con, trong đó CT mẹ có vai trò đặc biệt: CT mẹ vừa

Page 11: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

7

tiến hành hoạt động SXKD trực tiếp, vừa đầu tư trên thị trường tài chính, vừathực hiện quản lý, định hướng hoạt động SXKD của TCT, tạo mối liên kết giữacác đơn vị thành viên thông qua NĐD phần vốn của CT mẹ tại các CT con.Phần lớn hoạt động SXKD được giao cho các CT con trực tiếp thực hiện.

2.1.2.4. Đặc điểm trong quan hệ với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền cổ đông, thành

viên góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ của TCT. Cơ quan đạidiện chủ sở hữu nhà nước chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát tình hình hoạtđộng SXKD, tài chính, kết quả hoạt động SXKD của TCT qua CT mẹ. Đặcđiểm về tính phân tán trong thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước ở cácTCT nhà nước phản ánh tình trạng chưa rõ ràng và chồng chéo trong quản lý.

2.1.2.5. Đặc điểm về quy mô, vị thế và tầm quan trọng của tổng công tynhà nước.

TCT nhà nước ở Việt Nam thường có quy mô lớn so với các DN khác.Đặc tính “quy mô lớn” của TCT nhà nước quy định vị thế cạnh tranh gần nhưcó tính độc quyền của các tổ chức này trong các ngành có sự hiện diện củaTCT, thậm chí một số TCT giữ độc quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

2.1.3. Vai trò của tổng công ty nhà nước.*Vai trò kinh tế của TCT nhà nước.Với lựa chọn định hướng XHCN, các TCT nhà nước ở Việt Nam được

coi là hạt nhân tạo liên kết nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho DNtrong nước, qua đó giữ thế chủ động và độc lập của Nhà nước trong quản lýnền kinh tế.

Vị trí và tầm quan trọng của các TCT nhà nước còn được thể hiện ởchỗ: các TCT Nhà nước là những đơn vị có quy mô lớn, có tiềm lực kinh tếmạnh, đóng góp lớn cho NSNN và GDP. TCT nhà nước còn là đối tác chínhtrong liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài. TCT nhà nước làchủ thể hỗ trợ Nhà nước đầu tư và phát triển những ngành, lĩnh vực kinhdoanh đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, tỷ suất lợi nhuận thấp, mứcđộ rủi ro cao mà các DN thuộc các thành phần kinh tế khác không muốn vàkhông có khả năng đầu tư.

*Vai trò chính trị, xã hội của TCT nhà nước.Các TCT nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ

mang tính xã hội, chính trị.2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC2.2.1. Khái quát về hoạt động tài chính của tổng công ty nhà nướcHoạt động tài chính của bất kỳ một DN nào cũng gồm ba công đoạn chính

là huy động vốn, sử dụng vốn và phân phối thành quả hoạt động. Xét riêng CT

Page 12: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

8

mẹ trong TCT nhà nước thì hoạt động tài chính còn bao hàm đầu tư của CT mẹvào CT con, CT liên kết và tham gia phân phối lợi nhuận tại các CT này.

2.2.2. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính ở các tổng công ty nhà nước.CCQLTC đối với TCT nhà nước là tổng thể các phương pháp, công

cụ và phương tiện phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành đượccác cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và giới quản trị CT mẹ vậndụng để quản lý các hoạt động tài chính của TCT nhằm thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao.

Nếu xét về chủ thể quản lý, CCQLTC ở TCT nhà nước bao gồm baphân hệ: CCQLTC của chủ sở hữu nhà nước đối với CT mẹ thông qua các cơquan đại diện sở hữu nhà nước; CCQLTC của CT mẹ đối với CT con và cơchế quản lý tài chính nội bộ CT mẹ.

Nếu xét về nội dung quản lý, CCQLTC ở TCT nhà nước bao gồm bốnbộ phận: cơ chế quản lý huy động vốn; cơ chế quản lý sử dụng vốn; cơ chếquản lý phân phối lợi nhuận, cơ chế giám sát nội bộ.

Nếu xét về hình thức và phương pháp mà chủ thể quản lý sử dụng để tácđộng vào hoạt động tài chính của TCT có thể thấy, CCQLTC sử dụng cácphương pháp, công cụ quản lý vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phiếu, huy độngvốn góp), quản lý vốn vay, quản lý tài sản hình thành từ vốn của DN; quản lýdoanh thu, chi phí, lợi nhuận, đầu tư…

2.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc vận hành cơ chế quản lý tài chính ở tổng côngty nhà nước.

2.2.2.1. Mục tiêu vận hành cơ chế quản lý tài chính ở tổng công tynhà nước.

*Mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước: (1) hoàn thành các nhiệm vụ nhànước giao cho DN, (2) bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào DN,(3) nộp NSNN.

*Mục tiêu của giới quản lý TCT: (1) huy động đủ vốn cho hoạt độngSXKD, (2) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong SXKD, (3) tăng tỷ suất lợinhuận chung của TCT

2.2.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính ở tổng công ty nhà nước.Đối với các CT nhà nước thì quản lý tài chính phải đảm bảo các nguyên

tắc: (1)Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, (2) Nguyên tắc giá trị thờigian của tiền, (3) Nguyên tắc chi trả, (4) Nguyên tắc sinh lợi, (5) Nguyên tắcthị trường, (6) Nguyên tắc gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của chủsở hữu, (7) Nguyên tắc tuân thủ chế độ, chính sách của nhà nước, (8)Đảm bảocông khai, minh bạch.

Page 13: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

9

2.2.3. Các bộ phận cấu thành của cơ chế quản lý tài chính ở tổng công tynhà nước.

2.2.3.1. Cơ chế quản lý tài chính từ các cơ quan đại diện chủ sở hữunhà nước đến tổng công ty nhà nước.

Gồm các cơ chế sau: Cơ chế quản lý đầu tư vốn; Cơ chế quản lý sửdụng vốn; Cơ chế quản lý phân phối thu nhập; Cơ chế giám sát.

* Bộ máy thực thi cơ chế quản lý tài chính của chủ sở hữu nhà nướcVề mặt lý thuyết, có nhiều mô hình thực thi CCQLTC của cơ quan đại

diện sở hữu nhà nước tại các TCT nhà nước. Có thể khái quát thành ba môhình sau đây:

+ Mô hình DN kinh doanh vốn nhà nước+ Mô hình quản lý song trùng+ Mô hình cơ quan điều tiết độc lập2.2.3.2. Cơ chế quản lý tài chính ở cấp tổng công ty nhà nước.Gồm các cơ chế: Cơ chế quản lý huy động vốn; Cơ chế quản lý sử

dụng vốn (gồm: (1) Cơ chế quản lý đầu tư, (2) Cơ chế quản lý tài sản củacông ty mẹ, (3) Cơ chế quản lý nợ); Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợinhuận của CT mẹ (gồm: (1) Quản lý doanh thu, (2) Quản lý chi phí, (3) Quảnlý lợi nhuận); Cơ chế kiểm soát nội bộ ở CT mẹ; Bộ máy quản lý tài chính ởở CT mẹ, bộ máy quản lý tài chính ở CT mẹ bao gồm HĐTV, TGĐ, bộ phậnquản lý tài chính của CT mẹ.

2.2.3.3. Cơ chế quản lý tài chính của công ty mẹ đối với công tythành viên

Bao gồm các cơ chế: Quản lý của CT mẹ đối với CT con do CT mẹ nắmgiữ 100% vốn điều lệ; Quản lý của CT mẹ đối với phần vốn góp của CT mẹvào CTCP, CTTNHH hai thành viên trở lên; Cơ chế quản lý NĐD phần vốnnhà nước tại CT con.

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính ở tổng công tynhà nước.

2.2.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô.Một là, khung khổ thể chế pháp luật chế định hành vi của DNHai là biến động của thị trường ngành cũng như biến động của nền

kinh tế quốc gia và quốc tế.Ba là sự thay đổi mục tiêu, chính sách điều hành kinh tế của nhà nướcBốn là, trình độ phát triển của thị trường tài chính trong nướcNăm là đối thủ cạnh tranh2.2.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về tổng công ty nhà nước.Một là, đặc thù của từng TCTHai là, năng lực tài chính của TCT nhà nước

Page 14: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

10

Ba là tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý TCT nhà nước2.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH CỦA MỘT SỐ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RACHO TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.

Luận án phân tích kinh nghiệm thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước tạidoanh nghiệp của Trung Quốc; Kinh nghiệm xây dựng và vận hành cơ chếquản lý tài chính của Temasek Holdings; Kinh nghiệm xây dựng và vận hànhcơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam, qua đó rútra bảy bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty Sông Đà:

Thứ nhất, Nhà nước cần thiết lập cơ chế phân cấp thực hiện quyền củachủ sở hữu nhà nước một cách rõ ràng.

Thứ hai, giao quyền tự chủ quyết định các vấn đề liên quan đến SXKD theocơ chế thị trường cho CT mẹ TCT.

Thứ ba, nên để lại lợi nhuận cho TCT đầu tư và tạo điều kiện cho TCThuy động vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu hoạt động SXKD.

Thứ tư, TCT cần quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, các khoản nợ và khoảnphải thu để chủ động trong thanh toán và hạn chế tình trạng phân tán vốn.

Thứ năm, CCQLTC của TCT nên định hướng hoạt động đầu tư cho cáchoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn, nhất là chiến lược đầu tư ra ngoài DN.

Thứ sáu, xây dựng chính sách quản lý và sử dụng tài sản trong TCThướng đến giao quyền tự chủ cho CT con.

Thứ bảy, thiết lập và kiện toàn hệ thống kiểm soát tài chính.

Chương 3THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà.

TCTSĐ bao gồm một tập hợp các CT dưới sự chi phối của CT mẹ mangtên là TCTSĐ trực thuộc Bộ Xây dựng. TCTSĐ ngày nay là thành quả pháttriển hơn 50 năm, trải qua ba giai đoạn có tính đặc thù: (1) Giai đoạn trướckhi có Tập đoàn Sông Đà, (2) Giai đoạn Tập đoàn Sông Đà, (3) Giai đoạngiải thể Tập đoàn Sông Đà, hình thành trở lại TCT Sông Đà.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh hiện nay của Tổng công tySông Đà.

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức hiện nay của Tổng công ty Sông Đà.Hiện nay TCTSĐ hoạt động theo mô hình CT mẹ - CT con. CT mẹ là

CTTNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Trong TCT

Page 15: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

11

có 24 CT con, 16 CT liên kết. Bộ máy quản lý của CT mẹ gồm có HĐTV, BanTGĐ, văn phòng và các ban giúp việc cho HĐTV và Ban TGĐ.

TCTSĐ được tổ chức theo mô hình tập trung các chức năng quản lý chung vềCT mẹ, kết hợp với phân công chuyên môn hóa theo lĩnh vực và địa bàn SXKDcho các CT con. Sự phân công như vậy có một số hạn chế như: Quá nhiều đầu mối,các CT cấp II, cấp III có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, phân tán nguồn lực.phối hợp giữa các CT con gặp khó khăn, phân tầng phức tạp.

3.1.2.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà.- Tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC- Đầu tư và sản xuất kinh doanh điện năng theo hình thức BOT, BO;

Hoạt động kinh doanh bất động sản; Sản xuất, kinh doanh sắt, thép, gang., TCT còn kinh doanh trong các ngành liên quan như sản xuất, kinh doanh

vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải; vậntải hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ...

3.1.3. Năng lực kỹ thuật, công nghệ, nhân lực của Tổng công ty Sông Đà.3.1.3.1. Năng lực kỹ thuật công nghệ của Tổng công ty Sông Đà.Hiện nay TCTSĐ là đơn vị đứng đầu cả nước về năng lực, thiết bị, máy

móc thi công các công trình thủy điện, công trình ngầm. Nhiều năm qua TCTđã chú trọng đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo hướng hiện đại. Đặcbiệt TCT đã đi đầu trong áp dụng nhiều công nghệ có chất lượng xây dựngcao, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Các đơn vị trong TCT có thể cung cấptổng năng lực sản xuất rất lớn, đủ sức làm tổng thầu các dự án lớn.

3.1.3.2. Nhân lực của Tổng công ty Sông Đà.Số lượng lao động bình quân toàn TCT lên tới gần 30 nghìn người. Mặc

dù hai năm gần đây số lao động có xu hướng giảm đi, nhưng năm thấp nhấtTCT vẫn thu hút hơn 27 nghìn lao động. TCT có lực lượng lao động kỹ thuậtđông đảo với hơn 6.000 cán bộ có trình độ đại học trở lên, chiếm hơn 20%tổng số lao động của TCT; gần 2000 thợ bậc cao, chiếm hơn 6% tổng số laođộng. Những năm gần đây, tỷ lệ lao động có trình độ thấp có xu hướng giảm(từ mức hơn 62% xuống còn hơn 55%). Tuy nhiên, những năm gần đây TCTcũng gặp phải một số khó khăn trong tuyển dụng và giữ chân công nhân, cánbộ kỹ thuật giỏi

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ỞTỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

3.2.1. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của cơ quan đại diện chủsở hữu nhà nước đối với Tổng công ty Sông Đà

*Giai đoạn trước khi thành lập Tập đoàn Sông ĐàThời kỳ này Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản của TCT, Bộ Tài

chính là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về mặt chế độ tài chính chungđối với TCT. Theo pháp luật của Việt Nam thời kỳ đó, các cơ quan đại diệnchủ sở hữu nhà nước có quyền quản lý tài chính đối với TCTSĐ gồm:

Page 16: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

12

- Thủ tưởng Chính phủ thống nhất thực hiện các quyền và nghĩa vụ củachủ sở hữu đối với TCTSĐ. Bộ Xây dựng là Bộ chủ quản đối với TCTSĐ cóquyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh,chế độ báo cáo và công khai tài chính của TCTSĐ.

*Trong giai đoạn thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn.Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với

Tập đoàn Sông Đà. Chính phủ ủy quyền cho HĐTV Tập đoàn Sông Đà là cơquan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Sông Đà; HĐTV thực hiệncác quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Sông Đà và tạicác CT do Tập đoàn Sông Đà đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, thực hiện quyềnchủ sở hữu đối với phần vốn góp của Tập đoàn Sông Đà tại các DN khác.

*Giai đoạn từ kết thúc thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn đến nay.Sau khi giải tán tập đoàn, TCTSĐ được chính phủ giao lại cho Bộ Xây

dựng. Sau chuyển đổi CCQLTC của TCTSD chỉ có sự thay đổi chút ít, đó là:thay vì HĐTV trình trực tiếp các vấn đề của mình cho Thủ tướng thì giờ đâytrình cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Mặc dù thế, việc tổ chức lại cũng cũng cóý nghĩa xác định cụ thể hơn cơ quan chủ quản của TCTSĐ. Các vấn đề hậutập đoàn không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý nội bộ TCT.

3.2.2. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính nội bộ Tổngcông ty Sông Đà

3.2.2.1. Phân tích thực trạng cơ chế huy động vốn của Tổng công tySông Đà

Vốn điều lệ của TCT là giá trị tài sản được định giá khi thành lập lại.Theo QĐ 1068/ QĐ-BXD ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng, vốnđiều lệ của TCTSĐ là 4.276 tỷ đồng.

Vốn nhà nước trong TCT được hình thành từ nguồn NSNN, vốn TCTtự tích lũy từ lợi nhuận bổ sung vào vốn của Nhà nước, giá trị quyền sử dụngđất, giá trị thương hiệu "Sông Đà" được vốn hóa.

TCT được quyền chủ động sử dụng số vốn Nhà nước giao, các loại vốnkhác, các quỹ do TCT quản lý phục vụ hoạt động SXKD của TCT. Ngoài nguồnvốn của chủ sở hữu nhà nước, TCTSĐ được quyền huy động vốn của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để SXKD.

Từ năm 2006 đến nay, TCTSĐ đã thực hiện tốt trách nhiệm bảotoàn và phát triển vốn. Ngoài vốn nhà nước TCT đã tích cực huy độngvôn từ các nguồn khác, nhất là vốn vay, nên quy mô vốn kinh doanhkhông ngừng tăng lên. Từ năm 2006 đến 2009, tổng vốn kinh doanh tăng từ14.077 tỷ đồng lên 35.910 tỷ đồng, gấp 2,5 lần. Hai năm 2010 và 2011 sốvốn kinh doanh tăng nhanh là do hợp vốn của Tập đoàn. Hai năm sau (2012-2013) vốn kinh doanh giảm nhanh do TCT đã giao lại vốn của 5 TCT trong

Page 17: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

13

Tập đoàn cho Bộ Xây dựng. Ngoài ra, hiện tượng giảm vốn kinh doanh còndo cổ phần hóa một số DN thành viên TCT và Nhà nước thoái vốn ở một sốCT khác.

Tình trạng tài chính của TCTSD sau khi ra khỏi Tập đoàn có sáng sủa hơn.Tuy nhiên, cơ cấu vốn cho thấy hoạt động đầu tư của TCT không bền vững, sảnxuất có chiều hướng đi xuống. Tỷ lệ nợ trên vốn chưa vượt quá mức quy địnhnhưng cũng phản ánh tình trạng huy động vốn chưa tốt.

3.2.2.2. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý sử dụng vốn của Tổngcông ty Sông Đà

Theo quy định, TCT Sông Đà được quyền sử dụng vốn, tài sản đểđầu tư ra ngoài TCT. Việc đầu tư vốn của TCT vào các DN khác phải phùhợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của TCT, không làm ảnh hưởngđến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của TCT đượcchủ sở hữu giao và đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triểnvốn, tăng thu nhập.

Trong giai đoạn thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn, cơ chế quản lýđầu tư không có sự khác biệt so với mô hình TCT.

Tuy nhiên, cơ chế sử dụng tài chính khi thực hiện mô hình tập đoàn có điểmkhác là những vấn đề đầu tư lớn, quan trọng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, cònở mô hình TCT thì quyền quyết định đó chuyển về Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính.

3.2.2.3. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợinhuận của Tổng công ty Sông Đà

Doanh thu của TCTSĐ có xu hướng tăng nhưng không đều theo thờigian. Nếu như tổng doanh thu năm 2006 mới đạt 6.695 tỷ đồng, thì năm 2009đã tăng lên 13.218 tỷ đồng, gấp gần 2 lần. Tuy nhiên, hai năm gần đây doanhthu có xu hướng giảm, thậm chí năm 2013 TCT chỉ đạt 6.671 tỷ đồng doanhthu, thấp hơn năm 2006. Trong khi đó chi phí có xu hướng tăng không cùngchiều với doanh thu. Năm 2006 chi phí thấp hơn hẳn doanh thu nên TCT cókhoản lợi nhuận trước thuế là 452 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu giảm, chiphí tăng nên lợi nhuận trước thuế còn có 77,4 tỷ đồng, giảm gần 6 lần so vớinăm 2006. Đồng thời, nợ trên vốn chủ sở hữu cũng biến động thất thường.Năm 2006, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 4,36 lần, năm 2009 giảm xuốngcòn 2,94 lần, đến năm 2013 lại có xu hướng tăng lên 4,49 lần, cao hơn cảnăm 2006. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của TCT không ổn định..

Chi phí tài chính tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu qua thời giandẫn tới tổng lợi nhuận của TCT giảm đáng kể. Mặt khác, giá cả hầu hết cácloại vật tư, nguyên vật liệu xây dựng trong những năm gần đây có xu hướngtăng, đẩy giá vốn lên cao, cũng làm giảm lợi nhuận. Hệ số nợ phải trả/vốnchủ sở hữu của TCT cao so với trung bình quốc tế. Đặc biệt, với thực trạngdòng tiền không đủ đảm bảo việc mở rộng đầu tư cho thấy, nợ khó đòi của

Page 18: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

14

TCT không phải nhỏ. Việc cân đối nguồn vốn để trả nợ do vay vốn đầu tưmột số dự án chậm tiến độ càng đẩy chi phí tài chính lên cao. Hơn thế nữa,việc hợp nhất thành Tập đoàn đã làm phát sinh chi phí chung dồn về cho CTmẹ gánh chịu trong khi nguồn thu chung chưa có.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nói riêng và vốn của TCTSĐ nóichung chưa cao, hoạt động đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng điểm, còn tìnhtrạng lãng phí trong đầu tư, nhiều đơn vị thành viên trong TCT thua lỗ.

Cơ chế quản lý tài chính của TCT cũng chưa phát huy được thế mạnhcủa TCT nhằm khơi thông và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi nội bộ đểphục vụ nhu cầu phát triển của TCT. Quản lý chi phí còn lỏng lẻo.

Mô hình quản lý lợi nhuận trong thời gian thực hiện thí điểm môhình tập đoàn có sự khác biệt là, trong trường hợp CT mẹ có số vốn thuộcvốn chủ sở hữu đầu tư tại CT lớn hơn hoặc bằng mức vốn điều lệ đã đượcphê duyệt theo quy định thì chủ sở hữu chủ trì phối hợp với Bộ Tài chínhcó phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyển phần lợi nhuận đượcchia theo vốn nhà nước đầu tư tại CT về Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN Trungương.

Hiện nay, cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế còn tồn tại một số hạnchế như: mức phân phối lợi nhuận sau thuế chưa thực sự phù hợp với tìnhhình kinh doanh của TCT.

Giai đoạn 2006-2013, số tiền các loại quỹ của TCT tăng đều, cụ thểnăm 2006 tổng số quỹ là trên 531 tỉ đồng, năm 2010 là gần 1.900 tỉ đồng,năm 2013 là gần 1.800 tỉ đồng.

Cơ chế quản lý quỹ của TCT Sông Đà đã có những tác động tích cực:số lượng các quỹ không ngừng gia tăng, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triểncủa TCT. Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu phát triển thì cần phải tiếp tục có sựgia tăng các quỹ.

3.2.2.4. Thực trạng cơ chế kiểm soát tài chínhCác quan hệ tài chính trong TCT dựa trên nguyên tắc công khai và báo

cáo đầy đủ. TCT chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạtđộng của các CT thành viên. TCT đã tăng cường tổ chức thực hiện kiểm tra,kiểm soát tại các CT thành viên một cách đầy đủ, kịp thời. TCT tiến hànhkiểm tra, giám sát thông qua kế hoạch tài chính và báo cáo định kỳ.

3.2.3. Phân tích quản lý tài chính của Công ty mẹ đối với các công tythành viên

3.2.3.1. Phân tích mô hình quản lý tài chính từ Công ty mẹ đến công tythành viên

Các CT con trong TCT được CT mẹ đầu tư vốn, thực hiện quản lý, tổchức, hoạt động theo chủ trương, mục tiêu chiến lược chung của TCT. CTmẹ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính các DN thành viên trực

Page 19: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

15

thuộc theo quy định hiện hành của Nhà nước và của TCT. Ngoài ra, CT mẹcòn quản lý và điều hành gián tiếp thông qua hệ thống các văn bản quản lýtài chính ban hành trong nội bộ TCT.

CT mẹ phê duyệt quy chế quản lý tài chính của CT TNHH 100% vốnnhà nước, chỉ đạo trực tiếp HĐTV xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinhdoanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn trung hạn, dài hạn, ngắn hạn. TCTquản lý và phân cấp cho HĐTV của CT con một số chức năng nhất định.

CT mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông chi phối hoặc thành viêngóp vốn chi phối thông qua NĐD tại CT thành viên do CT mẹ nắm giữ quyềnchi phối. Đối với các CT cổ phần nắm giữ dưới 50% vốn thì cơ chế quản lý tuỳtheo mức độ góp vốn của CT mẹ.

3.2.3.2. Phân tích thực trạng quản lý vốn của công ty mẹ đối với côngty thành viên

Giai đoạn trước khi cổ phần hoá các CT con, sau khi được Nhà nướcgiao vốn, TCT thực hiện giao vốn thuộc sở hữu nhà nước cho các đơn vị thànhviên theo phương án TGĐ đề nghị và được HĐTV phê duyệt.

Từ năm 2005 thực hiện Quyết định số 2432/QĐ-BXD của Bộ trưởng BộXây dựng về việc sắp xếp, cổ phần hóa các DN trực thuộc TCT chuyển sangcơ chế đầu tư vốn.

Các CT con được chủ động huy động vốn cho hoạt động SXKD. Việchuy động vốn không được làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước của CTcon. Các CT con được quyền nhượng, bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp, thanhlý tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của CT con theo nguyên tắc bảotoàn, phát triển vốn. CT mẹ vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các CT con, CT liênkết cũng như cho các CT con vay lại với lãi suất nội bộ.

3.2.3.3. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý sử dụng vốn của công ty mẹđối với công ty thành viên

Các CT con được sử dụng vốn của mình để đầu tư thành lập các CTcon khác; góp vốn liên doanh, liên kết hình thành các pháp nhân mới; gópvốn liên doanh, liên kết trên cơ sở các hợp đồng hợp tác kinh doanh khônghình thành pháp nhân mới phù hợp với các quy định của pháp luật. Việc đầutư ra ngoài TCT phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triểnvốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh củaCT. Việc quản lý phần vốn góp tại DN khác thông qua NĐD.

3.2.3.4. Phân tích thực trạng quản lý của Công ty mẹ đối với phân phốilợi nhuận và các quỹ của công ty thành viên

Từ năm 2009 đến nay cơ chế quản lý lợi nhuận được thực hiện theo Nghịđịnh 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ. Theo đó, lợi nhuận thựchiện sau khi bù đắp các khoản lỗ các năm trước theo quy định của Luật thuếthu nhập DN và nộp thuế thu nhập DN được phân phối như sau:

Page 20: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

16

- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết.- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi

nhuận trước thuế.- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn

điều lệ thì không trích nữa.- Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái

đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại TCTSĐ.Việc phân phối lợi nhuận của các CT con do HĐTV quyết định. TCT phê

duyệt phương án phân phối lợi nhuận. Đối với các CT con hoạt động theo môhình CTCP thì do HĐQT xây dựng phương án phân phối lợi nhuận được CTmẹ chấp thuận và trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Lợi nhuận còn lại sau thuế của CT mẹ và phần lợi nhuận được chia từ liêndoanh, liên kết được bổ sung vào Quỹ đầu tư phát triển của TCT do CT mẹ trựctiếp quản lý, mức độ cụ thể do HĐTV phê duyệt theo đề nghị của TGĐ.

Cơ chế quản lý các quỹ đối với các CT thành viên đã có tác động tíchcực: quy mô các quỹ không ngừng gia tăng qua các năm, trách nhiệm thựchiện các quỹ của các CT thành viên đối với TCT ngày càng rõ nét, đặc biệt làcác quỹ đã phát huy tác dụng trong hoatj động của các cồng ty thành viên.

3.3. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TYSÔNG ĐÀ

3.3.1. Những ưu điểm của cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty Sông ĐàMột là, cơ chế quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đã được đổi

mới theo hướng thích nghi với cơ chế thị trường, hội nhập.Hai là, cơ chế quản lý tài chính của TCT đã tạo được khung khổ pháp

lý gắn kết quyền chủ động với trách nhiệm của HĐTV, TGĐ TCT trong việchuy động và sử dụng vốn hiệu quả.

Ba là, cơ chế quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận ngày càng phù hợphơn với cơ chế quản lý mới, tạo được động lực trong hoạt động SXKD.

Bốn là, việc trích lập các quỹ của TCTSĐ trong thời gian qua đượcthực hiện công khai, minh bạch.

Năm là, cơ chế quản lý tài chính mở rộng phạm vi tự chủ cần thiết choDN thành viên đồng thời vẫn duy trì được sự kiểm soát tập trung của TCT.

Sáu là, công tác quản lý chi tiêu nội bộ ngày càng hoàn thiện hơn, gópphần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của TCT.

Bảy là, công tác kế toán, thống kê, kiểm toán và kế hoạch hoá tài chínhđã có sự thay đổi tích cực theo hướng ngày càng chuẩn hoá, minh bạch.

Tám là, công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện cơ chếtài chính của TCT được quan tâm.

3.3.2. Hạn chế của cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty Sông ĐàMột là, việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản

lý nhà nước về chức năng đại diện chủ sở hữu còn có sự chồng chéo, phân tán.

Page 21: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

17

Hai là, nguồn vốn điều lệ của TCT quá nhỏ, hoạt động của TCT dựaquá lớn vào nguồn vốn huy động khiến chi phí tài chính gia tăng.

Ba là, cơ chế đầu tư, sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quảBốn là, mô hình tổ chức quản lý nội bộ TCTSĐ còn chưa thật hợp lýNăm là, cơ chế quản lý tài chính của TCT chưa khuyến khích cán bộ

quản lý ở các CT thành viên gắn bó với TCT.3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính

ở Tổng công ty Sông ĐàNhững hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau:Một là, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn biến động mạnh, thị

trường xây dựng khó khăn, cầu thu hẹp nhanh chóng khiến môi trường hoạtđộng của TCT không thuận lợi.

Hai là chính sách của Nhà nước đối với DNNN và TCT nhà nước thayđổi quá nhanh, quá nhiều trong một thời gian ngắn khiến TCT không kịpthích ứng.

Ba là, cho đến nay cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý tài chínhcông của Nhà nước đối với TCT còn chồng chéo, chưa đồng bộ và ở một sốmặt chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

Bốn là, Chính phủ chưa phân định rõ ràng giữa trách nhiệm về kinhdoanh hiệu quả và trách nhiệm chính trị, xã hội của TCT.

Năm là TCT chưa nỗ lực vươn lên, chưa quyết tâm đổi mới, vẫn ítnhiều níu kéo cơ chế cũ, chậm áp dụng chế độ quản trị DN hiện đại..

Sáu là thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp chính xác, cập nhật, theotrình tự thời gian và việc trao đổi thông tin giữa TCT với các bộ, ngành chứcnăng, từ TCT đến các CT thành viên còn chưa đầy đủ, kịp thời.

Chương 4PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNGCÔNG TY SÔNG ĐÀ

4.1.1. Dự báo những yếu tố mới ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính ở Tổngcông ty Sông Đà

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là áp lực trong lĩnh vực tài chính công và táicơ cấu DNNN. Triển vọng tăng vốn, tăng dự án đầu tư mới giao cho TCTSĐsẽ không sáng sủa. TCT sẽ phải đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, kể cả cổphần hóa CT mẹ. Sự chuyển đổi từ CTTNHH một thành viên sang CTCP cóvốn nhà nước chi phối hoặc không chi phối sẽ gây ra những biến động rất lớntrong TCT.

Với việc ký kết TPP, thị trường xây dựng ở Việt Nam sẽ biến động phứctạp do nước ta phải mở cửa cho các công ty xây dựng mạnh của nước ngoài,

Page 22: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

18

đồng thời cũng mở cánh cửa để TCTSĐ đầu tư ra nước ngoài. Tốc độ đổi mớicông nghệ rất nhanh ở nhiều công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia cũng buộcTCTSĐ phải đầu tư vào máy móc, thiết bị, đẩy nhanh tốc độ khấu hao, vươnlên về mặt quản lý chất lượng. Dự báo thị trường xây dựng sẽ có mức độ cạnhtranh ác liệt hơn do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, xu hướng dịchchuyển các công ty xây dựng của Trung Quốc sang Việt Nam tìm kiếm việclàm sẽ gia tăng. Tốc độ tăng trưởng có thể cao hơn 5 năm vừa qua nhưng đượcdự báo không vượt qua 7%. Tốc độ tái cơ cấu DNNN và ngân hàng kháchậm, trong khi nợ xấu lại có xu hướng tăng lên, thị trường xây dựng mớichưa có dấu hiệu sáng sủa.

Mặc dù thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta đang dần đượchoàn thiện, nhưng vẫn còn nhiều nước chưa công nhận nước ta có KTTT pháttriển. Cùng với đó là dấu hiệu đạt ngưỡng phát triển theo chiều rộng, tháchthức của trần thu nhập trung bình sẽ tạo áp lực phải đổi mới hoàn thiện hơnnữa CCQLTC ở các TCT nhà nước. Chủ trương chuyển các nguồn lực vềvốn, tài sản, đất đai... do Nhà nước đại diện chủ sở hữu cho các chủ thể thuộcmọi thành phần kinh tế sử dụng theo nguyên tắc thị trường, bình đẳng…đã tạoáp lực đối với các TCT nhà nước, buộc các tổ chức này phải cải thiện căn bảnquản trị DN theo hướng hiện đại, đạt chuẩn mực quốc tế, đề cao hiệu quả kinhtế cá biệt của DN.

Mặc dù quá trình mở rộng trao đổi thương mại toàn cầu vẫn tiếp diễn,nhưng tốc độ sẽ chậm hơn các thập kỷ trước.

Nói tóm lại, kinh tế trong nước và trên thế giới chứa đựng cả những yếutố thuận lợi lẫn không thuận lợi đối với TCTSĐ trong thời gian tới đây. Nhữngthành quả đổi mới nhiều năm đã đến thời điểm phát huy tác dụng, đàm phánTPP thành công mở ra những triển vọng đầu tư ra nước ngoài đẩy nhanh hơnquá trình tăng trưởng… là những yếu tố thuận lợi cho hoàn thiện CCQLTC tạiTCTSĐ. Môi trường cạnh tranh gay gắt hơn, các yêu cầu về chất lượng caohơn, công nghệ đòi hỏi được thay thế nhanh hơn, chi phí sản xuất có xu hướngtăng và những bất ổn trong nợ của nền kinh tế nói chung, nợ công nói riêng,đầu tư công có xu hướng giảm… là những khó khăn cho hoàn thiện CCQLTCở TCTSĐ.

TCTSĐ có nhiều cơ hội và điểm mạnh để phát triển như nguồn nhân lựcchất lượng tương đối cao, có uy tín, có thương hiệu trong lĩnh vực xây dựng,thủy điện, trình độ quản lý nói chung và quản lý tài chính của TCT thuộc loạitương đối tốt, trang thiết bị máy móc hiện đại, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo,cũng như sự hậu thuẫn về quản lý của Bộ Xây dựng sẽ hỗ trợ TCT.

TCTSĐ phải hóa giải không ít những thách thức, đó là: đơn hàng dự áncông ngày càng ít hơn, nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng của TCT chưa đủ

Page 23: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

19

mạnh khi phải cạnh tranh trực diện với các tập đoàn xây dựng nước ngoàingay trên phân khúc thị trường đầu tư công.

4.1.2. Chiến lược phát triển Tổng công ty Sông Đà đến năm 2020 vàtầm nhìn đến năm 2025

- Xây dựng và phát triển TCT Sông Đà thành một TCT lớn, đa dạng hoángành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, hoạt động theo mô hình CT mẹ - CT con.

- Thay đổi cách thức phát triển của TCT Sông Đà theo hướng tập trung cácnguồn lực, năng lực cốt lõi nhằm tăng quy mô, nâng cao lợi thế cạnh tranh.

- Hình thành số tầng doanh DN hợp lý để quản lý tốt, phù hợp với mụctiêu phát triển và thích ứng với môi trường kinh doanh

- Các lĩnh vực không cốt lõi cần nhấn mạnh mục tiêu hoạt động là tốiđa hoá lợi nhuận, nhưng cần ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động cốt lõi.

- Từng bước điều chỉnh cơ chế quản lý ở CT mẹ, điều chỉnh mối quanhệ giữa CT mẹ- CT con cho phù hợp với quá trình tái cơ cấu TCT.

* Mục tiêu phát triển.- Mục tiêu chung: Xây dựng TCT Sông Đà trở thành một TCT vững

mạnh tập trung vào một số ngành kinh doanh chính mà TCT đã hoặc sẽ cókhả năng xây dựng năng lực cạnh tranh mạnh. Nâng cao uy tín, thương hiệuvà năng lực cạnh tranh của TCT và từng CT con trên thị trường trong vàngoài nước.

- Mục tiêu cụ thể :+ Tốc độ tăng trưởng SXKD bình quân hàng năm giai đoạn giai 2015-

2020 là 6-7%/năm. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2020 tăng gấp 1,4lần so với năm 2015, cụ thể tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2020 đạt35.000 tỷ đồng, tương đương với 1,67 tỷ USD.

+ Tốc độ doanh thu tăng hàng năm là 10%/năm giai đoạn 2015-2020,doanh thu năm 2020 đạt 31.000 tỷ đồng, tương đương 1,48 tỷ USD.

+ Vốn chủ sở hữu không ngừng tăng qua các năm, năm 2020 đạt14.000 tỷ đồng, tương đương với 660 triệu USD.

+Tổng tài sản của TCT 2020 đạt 50.000 tỷ đồng, tương đương với 2,38 tỷ USD.+ Thu nhập bình quân cán bộ, nhân viên vào năm 2020 đạt khoảng gần

10 triệu đồng/người/tháng.4.1.3. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công

ty Sông Đà- Tái cơ cấu tài chính để xây dựng TCT thành đơn vị mạnh trong các lĩnh vực

hoạt động chính- Tổ chức sắp xếp lại các DN thành viên, giảm đầu mối DN, giảm cấp

DN, xây dựng một số CT con có tiềm lực tài chính, có lợi thế cạnh tranh làmchỗ dựa cho TCT.

Page 24: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

20

- Xây dựng đầu mối tập trung thực thi quyền của chủ sở hữu nhà nước đốivới TCT. Thành lập Công ty đầu tư tài chính thuộc Bộ Xây dựng làm đại diện sởhữu nhà nước tại các Dn thuộc Bộ Xây dựng.

- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính nội bộcủa TCT.

- Tăng cường phân cấp tự chủ tài chính cho CT thành viên4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG

CÔNG TY SÔNG ĐÀ4.2.1. Đổi mới phương thức quản lý của cơ quan đại diện chủ sở

hữu nhà nước đối với Tổng CT Sông ĐàPhương thức quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu cũng cần phải

đổi mới theo hướng: Chỉ đạo sát sao hơn quá trình triển khai thực hiện cácquyết định về TCT; Xác định cụ thể các ngành, lĩnh vực kinh doanh chính vàcấp đủ vốn điều lệ trong thời gian quy định. Giám sát chặt chẽ dự án đầu tưra ngoài, giám sát và kiểm soát mức độ đa dạng gành nghề đảm bảo trongkhuôn khổ đã được luật pháp quy định...

Thời gian tới, đại diện chủ sở hữu nhà nước nắm giữ việc quản lí, giámsát đối với TCT cần tập trung vào các vấn đề sau: (1) giám sát việc thoái vốnkhỏi các lĩnh vực không phải nhiệm vụ chính, (2) nâng cao chất lượng chiếnlược, kế hoạch và các chuẩn mực kinh doanh, (3) từng bước mở rộng quyềncho CT thông qua giao nhiều quyền chủ động hơn cho NĐD phần vốn nhànước trong CT con đi đôi với củng cố lại cơ chế giám sát, (4) chuyên nghiệphóa thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với TCT Sông Đà, (5) thiếtlập hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy, cập nhập. minh bạch về hoạt động củaTCT, (6) xây dựng mô hình tổ chức quản lý vốn nhà nước tại TCTSĐ mộtcách hợp lý.

4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cấp Tổng Công ty Sông Đà.Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở cấp TCTSĐ cần theo các hướng sau:*Đổi mới phương thức phân bổ vốn ngân sách trong TCT.Một là, chuyển cơ chế phân bổ vốn NSNN từ xin - cho theo dự án sang

chiến lược đầu tư theo chương trình dài hạn với phần vốn cấp từ NSNN trọn gói.Thứ hai, ưu tiên những lĩnh vực trọng yếu để tập trung đầu tư bằng vốn

NSNN, phần vốn nhà nước đầu tư vào TCT chỉ trong những lĩnh vực cốt lõi.Ba là, bổ sung về các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn NSNN vào hệ

thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của TCT.Bốn là, nâng cao năng lực dự báo, lập kế hoạch chung và kế hoạch tài

chính của cán bộ trong TCT.Năm là, thành lập hội đồng tư vấn đầu tư cho các CT con để tăng hiệu

quả các dự án đầu tư của từng CVT con và cả TCT.Sáu là, khuyến khích TCT Sông Đà nâng cao khả năng tích tụ vốn, đầu

tư mở rộng từ chính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Page 25: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

21

* Hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn.Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về vốn tại TCT

trên cơ sở phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nướctheo nguyên tắc phải có người, tổ chức chịu trách nhiệm chính theo dõi việcsử dụng vốn và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của TCT cũng nhưtừng DN thành viên.

* Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu và chi phí.Một là, TCT phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm minh

các định mức kinh tế- kỹ thuật.Hai là, cần hoàn thiện việc phân cấp, phân quyền cho thủ trưởng các đơn

vị được quyết định mức chi à tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.Ba là, việc hoạch toán, phân bổ chi phí cho các hoạt động SXKD cần

phải đúng tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của Nhà nước.Bốn là, đối với chi phí tiền lương và các chi phí khác cho người lao động

cần phải đặc biệt chú ý khi tính toán phân bổ.Năm là, cần tiết kiệm tối đa các khoản chi phí khác...*Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài chính.Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 49/2014/NĐ-CP của Chính

phủ về giám sát, kiểm tra thanh tra đối với DNNN trong việc chấp hành pháp luậtvà tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

4.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệpthành viên.

4.2.3.1. Mở rộng phạm vi tự chủ tài chính cho các doanh nghiệp thành viên.Phạm vi tự chủ tài chính của các DN thành viên nên được nới rộng theo hướng:*Phân cấp rộng hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn về hiệu quả hoạt

động của DN.* Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ.4.2.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận.Ở các CT thành viên, việc hoạch toán doanh thu phải tôn trọng nguyên

tắc đúng kỳ, đúng với số thực tế phát sinh.Các DN thành viên cần có quy định cụ thể về việc lập hóa đơn bán

hàng hóa, dịch vụ, lập bảng kê, chế độ báo cáo...Trong quản lý chi phí, các CT thành viên cần phải có quy định cụ thể

về chỉ tiêu tài chính, khoán chi phí kinh doanh đối với từng bộ phận, đơn vị. .Việc hoạch toán, phân bổ chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh

cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của nhà nước.Việc phân phối lợi nhuận sau thuế cần phải thực hiện trên cơ sở nhu cầu của

các DN và các quy định của pháp luật. Việc trích lập các quỹ phải đảm bảo cấnđối giữa qũy đầu tư phát triển để mở rộng sản xuất kinh doanh và quỹ dự phòng

Page 26: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

22

tài chính để ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh với các quỹ phúc lợi, khen thưởng,khoa học nhằm đảm bảo được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của DN.

Các DN thành viên cũng cần xem xét, mở rộng đầu tư tài chính khi có cơ hội.4.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính và nâng cao năng lực

cán bộ quản lý tài chính của Tổng CT Sông Đà.* Sắp xếp và hoàn thiện bộ máy kế toán tài chính ở TCT Sông Đà.TCT cần tổ chức lại Ban Tài chính kế toán ; TCT chỉ đạo sát sao để các

đơn vị thành viên kiện toàn lại bộ máy kế toán, tài chính. Bổ sung cơ sở vật chấtvà các điều kiện làm việc của Ban tài chính kế toán TCT, của bộ máy quản lýtài chính trong các CT thành viên. Tích cực ứng dụng các phần mềm chuyêndụng vào quản lý tài chính.

* Củng cố hệ thống thông tin phục vụ quản lý tài chính mới.Thiết kế lại hệ thống đảm bảo thông tin theo nguyên tắc gọn nhẹ, kịp thời,

hiệu quả, thiết thực. Nên số hóa hệ thống cung cấp thông tin để dẽ dàng truy cập ởmọi nơi nhằm hỗ trợ thông tin từ CT mẹ cho các CT con đáp ứng nhu cầu củaquản lý tài chính và giảm thiểu chi phí ra quyết định ở DN thành viên.

*Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ cán bộtài chính.

- Bổ nhiệm Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính có năng lực giao tiếpquan hệ, có chuyên môn sâu về tài chính, kế toán, am hiểu các CT con để đủ sứctham mưu và giúp việc cho TGĐ và HĐTV. Kiên quyết loại bỏ các nhân viênkhông đủ năng lực và không đáp ứng về tiêu chuẩn đạo đức ra khỏi bộ phận giúpviệc quan trọng này.

- Kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quảnlý tài chính tại các CT thành viên và CT mẹ..

- Sắp xếp phân công cán bộ phù hợp với khả năng trình độ chuyên môncủa từng người lao động

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý tàichính theo yêu cầu của TCT.

- Nghiêm túc thực hiện chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật lao động, nâng caotinh thần đạo đức nghề nghiệp đối với các cán bộ, công chức quản lý tài chính.

4.2.5. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chính trị, xã hội trongTổng công ty Sông Đà.

Một là, tổ chức Đảng phải thực hiện tốt nhiệm vụ đoàn kết trong TCT.Hai là, động viên người lao động trong TCT lao động sáng tạo, cùng TCT

vượt qua giai đoạn khó khăn..Ba là, các tổ chức Đảng trong TCT cần tăng cường tuyên truyền chính sách,

đường lối của Đảng về kinh tế, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt độngSXKD của TCT.

Page 27: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Cơ chế quản lý tài chính co vai trò quan trọng đối với TCT nhà nước.Trong điều kiện KTTT, CCQLTC là công cụ hữu hiệu để chủ sở hữu nhànước thực thi những quyền cơ bản của mình tại DN cũng như là công cụ điềuhành chính của giới quản trị TCT.

Đối với mọi TCT nhà nước CCQLTC đều được xem xét theo haiphương diện: CCQLTC của chủ sở hữu và CCQLTC của giới quản lý chuyênnghiệp trong TCT. Các yếu tố cấu thành CCQLTC bao giờ cũng là: cơ chếquản lý huy động vốn; cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế phân phối thunhập và lợi nhuận; cơ chế kiểm soát nội bộ.

TCTSĐ là một TCT 90 trực thuộc Bộ Xây dựng trưởng thành lên từxây dựng các công trình thủy điện, hạ tầng giao thông, sản xuất vật liệu xâydựng…Hiện nay TCTSĐ là một trong những những DN đi đầu trong lĩnhvực xây dựng ở nước ta.

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, CCQLTC của TCTSĐ cónhiều thay đổi, từ quản lý của một ban chỉ huy công trường xây dựng thủy điệndưới thời bao cấp đã trưởng thành để bao quát cả một hệ thống các CT mẹ, CT con,CT cháu vừa hoạt động theo chuỗi giá trị ngành xây dựng, vừa mở rộng sang cácngành nghề liên quan. TCT đã được tổ chức lại từ mô hình TCT 90, tập đoàn kinhtế, TCT theo luật DN 2014 trực thuộc Bộ Xây dựng. Trải qua các giai đoạn pháttriển khác nhau CCQLTC của TCT không chỉ thay đổi về lượng mà còn được pháttriển lên về chất.

Trong 10 năm trở lại đây, CCQLTC của TCTSĐ có những ưu điểmnhư: cơ chế quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đã đượcđổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế hơn; cơ chế quản lý huy động vốnđã được đổi mới theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho TCT; cơchế quản lý sử dụng vốn đã định hướng hiệu quả và quản trị công ty hiện đạinhiều hơn; cơ chế kiểm soát nội bộ đã được củng cố một bước, quyền tự chủcủa các TC thành viên từng bước được mở rộng, tính lien kết và phối hợptrong TCT đã được thiết kế phù hợp hơn với yêu cầu…

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay CCQLTC của TCTSĐ Sông Đà còntồn tại một số hạn chế như: việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa cácđại diện chủ sở hữu nhà nước chưa rõ ràng, còn chồng chéo, phân tán; quảnlý huy động vốn của TCTSĐ chưa hiệu quả, sức ép nợ gia tăng; quản lý sửdụng vốn còn lỏng lẻo dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp, tổng lợi nhuận những

Page 28: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ởhcma.vn/Uploads/2016/4/4/duong_kim_ngoc_vi.pdf · DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để

24

năm gần đây suy giảm; kiểm soát CT thành viên chưa tốt, một số CT thua lỗnặng nề; đầu tư ra ngoài ngành còn lớn…

Những hạn chế trên là do một số nguyên nhân như tình hình kinh tế thếgiới và trong nước không thuận lợi, chính sách của nhà nước không ổn định,cơ cấu tổ chức của TCT liên tục thay đổi, một số cán bộ quản lý không hoànthành nhiệm vụ, kiểm soát nội bộ yếu kém…

Để xây dựng TCTSĐ thành một TCT lớn, đi đầu trong lĩnh vực xâydựng, điện, có tiềm lực kinh tế mạnh, có trang thiết bị hiện đại, có nguồnnhân lực chất lượng cao, có sức cạnh tranh, cần hoàn thiện CCQLTC củaTCT theo hướng: Tái cơ cấu tài chính để xây dựng TCT thành đơn vị mạnhtrong các lĩnh vực hoạt động chính; Tổ chức sắp xếp lại các DN thành viên,giảm đầu mối DN, giảm cấp DN, xây dựng một số CT con có tiềm lực tàichính, có lợi thế cạnh tranh làm chỗ dựa cho TCT; Xây dựng đầu mối tậptrung thực thi quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với TCT; Tăng cường tínhcông khai, minh bạch trong quản lý tài chính nội bộ của TCT; Tăng cườngphân cấp tự chủ tài chính cho CT thành viên.

Muốn vậy phải thực hiện một số giải pháp, trong đó trọng tâm là: Đổi mớiphương thức quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với TCTSĐ;Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cấp TCT; Hoàn thiện cơ chế quản lý tàichính đối với các DN thành viên; Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính và nângcao năng lực cán bộ quản lý tài chính của TCT; Nâng cao vai trò lãnh đạo củacác tổ chính trị, xã hội trong TCTSĐ.

Để tạo điều kiện cho TCTSĐ hoàn thiện CCQLTC của mình kiến nghịChính phủ xây dựng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, hoàn thiện khuônkhổ pháp lý và tổ chức hoạt động của các tập đoàn, TCT nhà nước, hoàn thiện thểchế về kiểm tra, giám sát phần vốn sở hữu Nhà nước, xem xét điều chỉnh lại quyđịnh về chức năng xã hội của TĐKT, TCT Nhà nước, thiết lập cơ chế làm việchiệu quả của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, đổi mới cơ chế tuyển, bổnhiệm, sử dụng, đánh giá, xác định trách nhiệm, quyền lợi của những người đạidiện vốn nhà nước, vốn của tập đoàn ở CT mẹ, CT con, CT cháu,

Kiến nghị Bộ Xây dựng đổi mới, tăng cường quản lý, giám sát, lựa chọnngười đại diện có trình độ chuyên môn, đồng thời phân định rõ trách nhiệm vàquyền hạn người đại diện một cách rõ ràng, có chế tài quy định rõ ràng về xử lýlãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ.