cỤc quẢn lÝ cẠnh tranh - vca.gov.vnvca.gov.vn/newsletters/canhtranh_no02.pdf · cục quản...

32

Upload: hangoc

Post on 27-Feb-2018

217 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách
Page 2: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh� Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả hơn cho

các ngành sản xuất trong nước� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66 /GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BIÊN TẬPBẠCH VĂN MỪNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPVŨ BÁ PHÚ

BIÊN TẬP VIÊNNGUYỄN THÀNH HẢI, PHAN CÔNG THÀNH,

NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân Hà NộiPGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện khoa học Nhà nước và Pháp luật - Bộ Tư phápTS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện khoa học Nhà nước và Pháp luật - Bộ Tư pháp TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Thư ban biên tậpQUYỀN CƠ BẢN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NHẬN THỨC CỦA CÔNG CHÚNG - XÃ HỘI

Ngày 9 tháng 4 năm 1985, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phê chuẩn bản hướng dẫn của Liênhợp quốc về Bảo vệ người tiêu dùng, đưa ra các nguyên tắc khung và tám quyền cơ bản củangười tiêu dùng để tăng cường chính sách bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia. Tám quyềncơ bản đó là: (1) Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; (2) Quyền được an toàn; (3) Quyềnđược thông tin; (4) Quyền được lựa chọn; (5) Quyền được lắng nghe; (6) Quyền được khiếu nạivà bồi thường; (7) Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; (8) Quyền được có môi trường sốnglành mạnh và bền vững.

Dựa trên hướng dẫn của Liên hợp quốc, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra chính sáchbảo vệ quyền của người tiêu dùng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội của mình.Tuy ở cấp độ khác nhau nhưng có thể nhận thấy là ở hầu hết các nền kinh tế phát triển như EU,Hoa Kỳ, Nhật Bản... quyền của người tiêu dùng thực sự được tôn trọng và đã trở thành một vănhóa trong cuộc sống thường nhật của người tiêu dùng. Điều này thể hiện qua nội dung chính sách,pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của mỗi quốc gia, nó còn được thể hiện qua sốlượng các khiếu nại của người tiêu dùng được tòa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền liênquan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thụ lý, quan trọng hơn nữa đó chính là sự thừa nhậncủa xã hội, sự hiểu biết của chính người tiêu dùng về các quyền cơ bản của mình. Ở cấp quốc tế,ngày 15 tháng 3 hàng năm đã được Liên hợp quốc chính thức tuyên bố là “ngày Người tiêu dùngthế giới” từ năm 1983. Trước, trong và sau ngày 15/3 hàng năm rất nhiều hoạt động ở cấp quốcgia và quốc tế được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và sự thừa nhận của xã hội về quyền củanguời tiêu dùng.

Trông người lại ngẫm đến ta! Cụm từ “Quyền của người tiêu dùng” dường như còn khá “lạtai” ở nước ta.

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở nước ta được đề cập không phải là muộn, đượcthể hiện trong Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 từ ngày 27/04/1999 và Nghị định số69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD ngày 02/10/2001, Nghịđịnh số 55/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng thay thế Nghị định số 69/2001/NĐ-CP. Bên cạnh đó, ở các mức độ khác nhau tạicác văn bản quy phạm pháp luật như: Bô luât Dân sư (2005), Bô luât Hinh sư (2000), Luât Thươngmai (2005), Luât Canh tranh (2004), Luât Tiêu chuân va Quy chuân ky thuât (2006), Luật Bảo vệmôi trường sửa đổi (2005), Pháp lệnh Chất lượng sản phẩm (1999), Phap lênh Vê sinh an toa nthưc phâm (2003), Pháp lệnh Quảng cáo (2001), v.v… cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợiNTD. Cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp trong lĩnh vực này là Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnhtranh). Bên cạnh các cơ quan nêu trên, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợiNTD còn bao gồm các cơ quan quản lý chuyên ngành như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế,Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Giao thông vận tải, v.v… Về phía tổ chức phichính phủ có Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (tên giao dịch: VINASTAS) với 27 Hội Bảovệ NTD thành viên ở 27 tỉnh, thành trên cả nước. Thời gian gần đây, sự tham gia của các cơ quantruyền thông như Chương trình “Tiêu dùng thông minh” của Đài Truyền hình Việt Nam và chuyênmục “Bảo vệ người tiêu dùng bằng thông tin” trên báo điện tử VNN… cũng góp phần thu hútsự chú ý của công chúng và xã hội về quyền người tiêu dùng.

Tuy vậy, có thể nói nhận thức của xã hội và công chúng về các quyền cơ bản của người tiêudùng còn khá khiêm tốn. Điều này thể hiện ở chỗ số lượng khiếu nại của người tiêu dùng với nhàcung cấp, cơ quan quản lý nhà nước còn hiếm và chưa trở thành một thói quen. Sự tham gia củacác tổ chức phi chính phủ còn khiêm tốn.

Một trong những nguyên nhân của thực tế trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến nhằmnâng cao nhận thức của công chúng và xã hội về quyền của người tiêu dùng còn khiêm tốn vàchưa thực sự hiệu quả. Điều này đặt ra yêu cầu phải sớm có các chương trình quy mô nhằm phốihợp, kết nối hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và phương tiệntruyền thông trong lĩnh vực này. Trước hết, ngày 15 tháng 3 hàng năm cần được nhiều ngườitiêu dùng biết đến hơn nữa! Hy vọng những bài viết và chuyên đề trong bản tin Cạnh tranh vàNgười tiêu dùng số tháng 2 là một sự đóng góp nhỏ bé vào nỗ lực nâng cao nhận thức của côngchúng và xã hội về quyền của người tiêu dùng.

Ban biên tập!

Page 4: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

8 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

14 TRANG QUỐC TẾ

18 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

21 HỎI ĐÁP

23

24 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27 CHÚNG TÔI LÀ AI

28 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

29 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

22 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀBẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 5: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Ngày 17/01/2009, tại 21 NgôQuyền, Hà Nội, Cục Quản lýcạnh tranh đã tổ chức Hội nghị

“Tổng kết hoạt động Cục Quản lýcạnh tranh năm 2008- Phươnghướng, nhiệm vụ năm 2009”.

Đến dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh BạchVăn Mừng cùng toàn thể các cán bộcủa Cục Quản lý cạnh tranh.

Khai mạc hội nghị, Phó Cụctrưởng Trần Anh Sơn đã có bài phátbiểu tổng kết hoạt động của Cụctrong năm 2008 trên cả ba phươngdiện: cạnh tranh, phòng vệ thươngmại và bảo vệ người tiêu dùng. Bàitổng kết nhấn mạnh đến sự cần thiếtvà trách nhiệm phổ biến và hướng

dẫn việc thực hiện các văn bản phápluật đến các đối tượng trong nền kinhtế. Đề cập đến phương hướng hoạtđộng trong năm 2009, bài tổng kếtđề cao sự cần thiết không ngừng nỗlực duy trì và phát huy hiệu quả củacác hoạt động kiểm tra và xử lý các vụviệc vi phạm Luật Cạnh tranh cũngnhư đối với việc xử lý các vấn đềthương mại quốc tế trong điều kiệnnền kinh tế toàn cầu suy thoái.

Lãnh đạo cùng các cán bộ củaCục đã chia sẻ những thành quả đạtđược và những khó khăn, vướng mắctồn tại trong các hoạt động chuyênmôn nghiệp vụ của Cục trong năm2008, đồng thời đưa ra những ý kiếnđề xuất để đạt hiệu quả hơn trongnăm tới.

Cục trưởng Bạch Văn Mừng đãnhấn mạnh nhiệm vụ quan trọngtrước mắt của Cục là hoàn thành vàtrình Chính phủ Luật Bảo vệ quyền lợiNgười tiêu dùng trong năm 2009.Theo Cục trưởng, các cơ quan quản lýcần có sự chuẩn bị về các phương ánbảo vệ các Doanh nghiệp trong nướctrước nguy cơ đợt hàng giá rẻ nướcngoài tràn vào Việt Nam thời gian tới.Bên cạnh đó, Cục trưởng cũng lưu ýđến xu hướng mua bán và sáp nhậptại Việt Nam có thể dẫn đến sự xuấthiện nhiều hơn của các vụ việc hạnchế cạnh tranh, do đó cần có sự giámsát và theo dõi một cách chặt chẽ,thường xuyên để ngăn chặn nhữngtác động bất lợi của hội nhập kinh tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởngLê Danh Vĩnh cho rằng với những đặcđiểm mang tính đặc thù của CụcQuản lý cạnh tranh, bên cạnh nhữngkết quả đã đạt được, Cục cần tăngcường công tác thông tin tuyêntruyền; thiết lập và mở rộng các mốiquan hệ; phối hợp hoạt động với cáccơ quan và tổ chức khác trong cáchoạt động điều tra.

Hội nghị tổng kết năm 2008 đãnhận được sự đồng tình và quyết tâmcủa toàn thể cán bộ của Cục Quản lýcạnh tranh trong việc thực hiện tốt kếhoạch và nhiệm vụ đề ra cho năm2009.

THU TRANG

Hội nghị“TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH NĂM 2008 -

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2009”

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Thứ trưởng Lê Danh Vĩnhphát biểu tại Hội nghị

Page 6: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Được sự đồng ý của Lãnh đạoBộ, Cục Quản lý cạnh tranhđã đăng ký tham gia trở

thành thành viên của Mạng lướicạnh tranh quốc tế (ICN). Đây làmạng lưới quốc tế có tầm ảnhhưởng và uy tín lớn nhất trên thếgiới trong lĩnh vực cạnh tranh, chínhthức được thành lập từ tháng10/2001 với tiền thân là Uỷ ban tưvấn về chính sách cạnh tranh(ICPAC). Hiện nay, ICN có hơn 100thành viên là các cơ quan cạnhtranh của các nước trên thế giới.

ICN hoạt động thông qua các dựán, dựa trên nguyên tắc đồng thuậnvà không chính thức với sự tham giacủa các cơ quan cạnh tranh từ cácnước phát triển và đang phát triểnnhằm chia sẻ kinh nghiệm trongviệc thực thi luật chống độc quyềnvà các vấn đề chính sách liên quanđến lợi ích chung.

Mục tiêu của ICN là khuyếnkhích việc phổ biến kinh nghiệmthực tiễn về việc thực thi pháp luậtcạnh tranh, chống độc quyền, nhằmthúc đẩy vai trò, vị trí của các cơquan cạnh tranh qua đó tạo điều

kiện cho quá trình hợp tác quốc tếgiữa các cơ quan thành viên.

Hội nghị thường niên của ICNđược tổ chức hàng năm, là nơi lãnhđạo của các cơ quan cạnh tranh,chống độc quyền thực hiện các dựán mới và rà soát tiến độ cũng nhưđưa ra các khuyến nghị cho các dựán hiện tại.

Tại các hội nghị này, Ban chỉ đạoICN căn cứ trên nhu cầu của cácnước sẽ xây dựng các nội dung cụthể cho các nhóm công tác trongnăm tới.

Cục Quản lý cạnh tranh Việt namlà những đơn vị mới thành lập, dođó, việc tham gia ICN sẽ tạo cơ hộitiếp cận các tổ chức quốc tế và cáccơ quan quản lý của các nước tronglĩnh vực bảo vệ người tiêu dùngnhư: Hà Lan, Australia, Đức, Nauy,Anh, Thụy Điển, Phần Lan, ĐanMạch, Canada và New Zealand….nhằm tăng cường năng lực thực thipháp luật cạnh tranh cho các cơquan cạnh tranh Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong giai đoạnđầu thực thi luật và chính sách cạnhtranh, việc học hỏi kinh nghiệm từ

phía các cơ quan cạnh tranh của cácnước khác là hết sức thiết thực đốivới nước ta.

Sau khi đăng ký tham gia ICN,Cục đã nhận được đề nghị hỗ trợ từNhóm tuyên truyền và thực thi(Vice-chair Advocacy & Implemen-tation) của ICN. Ngày 20/1/2009,Cục đã tham gia tọa đàm qua điệnthoại do Uỷ Ban Thương mại lànhmạnh chủ trì về công tác tuyêntruyền của cơ quan cạnh tranh vớisự tham gia của đại diện các cơquan của Đài Loan, Singapore, TháiLan, Mông Cổ, Úc. Những hoạt độnghỗ trợ này hi vọng là sẽ giúp ích choviệc nâng cao năng lực cho Cụcđồng thời xây dựng và duy trì mốiquan hệ hợp tác lâu dài với các cơquan cạnh tranh trên phạm vi thếgiới.

Mọi thông tin liên hệ về các cơquan cạnh tranh, các chính sách vàpháp luật cạnh tranh của các nướcvà các hoạt động của ICN đượcđăng tải trên trang web của mạnglưới này: www.internationalcompe-titionnetwork.org.

HỒNG NHUNG

Cục Quản lý cạnh tranh tham gia làm thành viên của mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN)

Ngày 19 tháng 01 năm 2009 tạitrụ sở Bộ Công Thương đã diễnra cuộc họp Tổ biên tập xây

dựng Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng lần thứ tư để cho ý kiến Dựthảo 2 của Luật. Tham dự buổi họp cóông Bạch Văn Mừng, Phó trưởng Bansoạn thảo, Tổ trưởng tổ biên tập vàcác thành viên Tổ biên tập.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tậptrung thảo luận để làm rõ một số vấnđề mà Dự thảo 1 đã thể hiện như: tínhlogic của Dự thảo, vấn đề áp dụngLuật, quyền, nghĩa vụ của người tiêudùng và trách nhiệm của tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;hành vi thương mại không lànhmạnh. Các thành viên Tổ biên tập

cũng tập trung thảo luận cách thứchoạt động của Tổ biên tập trong thờigian tới nhằm phát huy hiệu quả caonhất, nâng cao vai trò, trách nhiệmcủa các thành viên hỗ trợ tích cựchoạt động của Ban soạn thảo.

Phát biểu kết luận cuộc họp, ôngBạch Văn Mừng một lần nữa nhấnmạnh về thời gian cho việc xây dựngLuật không còn nhiều đòi hỏi cácthành viên phải tích cực hơn nữa đểhoạt động của Tổ biên tập đạt đượckết quả cao nhất. Đồng thời khẳngđịnh các ý kiến của thành viên Tổ biêntập sẽ được Nhóm thường trựcnghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý trongDự thảo 2 để trình Ban soạn thảo choý kiến trong thời gian tới.

VĂN THÀNH

Cuộc họp lần thứ tư tổ biên tập xây dựng luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page 7: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Từ ngày 02-06/02/2009, Ủy banđàm phán về Quy tắc đã triệutập đại diện của các quốc gia

thành viên tham dự đàm phán vềquy tắc tại trụ sở của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) ởGenevè, Thụy Sỹ. Đàm phán Quy tắclà một trong những nội dung quantrọng của Vòng đàm phán Doha (bắtđầu từ năm 2001). Nội dung chínhcủa đàm phán quy tắc là sửa đổi, bổsung các Hiệp định chống bán phágiá, Hiệp định về trợ cấp và các biệnpháp đối kháng. Trong nội dung vềtrợ cấp và các biện pháp đối kháng,ngoài việc sửa đổi, bổ sung các quyđịnh hiện hành, các nước thành viêncòn tập trung thảo luận và đưa ranhững quy định mới và dành riêngcho trợ cấp nghề cá.

Sau 6 năm đàm phán, đến tháng11/2007, Ủy ban đàm phán về Quytắc mới đưa ra dự thảo văn kiện mớilần đầu tiên. Mặc dù đã trải quanhiều năm thảo luận, nhưng chođến nay, các nước thành viên WTOvẫn còn nhiều quan điểm khác

nhau, thậm chí trái ngược nhau.Điển hình là các vấn đề phươngpháp quy về không (zeroing), lợi íchcộng đồng (public interest), quyđịnh mức thuế suất thấp hơn (lesserduty rule); sản phẩm thuộc diệnđiều tra (product under considera-tion)... trong Hiệp định chống bánphá giá hay những vấn đề về mứcchuẩn thị trường (market bench-mark), giá cả thị trường thế giới(World Market prices)....; và các chếđịnh mới nhằm điều chỉnh hoạtđộng trợ cấp nghề cá trong Hiệpđịnh về trợ cấp và các biện pháp đốikháng.

Tháng 12/2008, Ủy ban đàmphán đã đưa ra dự thảo văn kiện lầnthứ 2 với khá nhiều chỉnh sửa cơ bảnvà tích cực. Tuy nhiên, những vấn đềgây tranh cãi và gai góc nêu trên vẫnchưa có được bước tiến bộ đáng kểnào. Chính vì vậy, trong dự thảo lần2, phần lớn những vấn đề này đượcđưa ra dưới hình thức tham vấn vàtiếp tục lấy ý kiến góp ý của cácnước thành viên. Phiên đàm phán từ

ngày 02-06/2/2009 là hy vọng mớiđể các nước thành viên WTO đưa ranhững giải pháp, đề xuất và nguyêntắc để tìm ra tiếng nói chung vàphương pháp nhằm thống nhấtnhững vấn đề còn có quan điểmkhác nhau và đẩy nhanh quá trìnhđàm phán Quy tắc, góp phần sớmkết thúc Vòng đàm phán Doha đểtiếp tục hoàn thiện quy định của hệthống thương mại đa phương lớnnhất thế giới. Tại phiên đàm phántháng 02/2009, khá nhiều nước đãnêu ra những ý kiến quan ngại củahọ về tình hình khủng khoảng kinhtế thế giới, xu hướng bảo hộ sảnxuất và gia tăng nguy cơ lạm dụngcác biện pháp chống bán phá giá,chống trợ cấp của các nước thànhviên trong thời gian tới. Tính minhbạch, công khai trong các Hiệp địnhcũng như sự cân bằng giữa quyềnlợi và nghĩa vụ của các nước thànhviên là những ý kiến được các nướcthành viên nêu ra nhiều lần trongphiên đàm phán này.

CHI MAI

Ủy ban đàm phán vềCác quy tắc của WTO triệu tập phiên đàm phán mới

Từ ngày 07 tháng 12 đến 09tháng 12 năm 2009 tại trụ sở BộCông Thương, Cục Quản lý cạnh

tranh đã phối hợp với Dự án Nângcao năng lực cạnh tranh (VNCi) tổchức khóa đào tạo xây dựng Bảnđánh giá tác động văn bản quy phạmpháp luật (RIA). Đây là một hoạt độnghết sức hữu ích đặc biệt làđối với các thành viên Bansoạn thảo, Tổ biên tập xâydựng Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, vì, theo quyđịnh của Luật Ban hành vănbản quy phạm pháp luật (cóhiệu lực từ 01 tháng 01 năm2009) trước khi xây dựngmột văn bản quy phạmpháp luật thì phải xây dựngBản đánh giá tác động củavăn bản đó về chi phí, lợi íchmang lại, đối tượng tácđộng…

Tham dự khóa đào tạo ngoài cácchuyên gia của VNCi còn có các thànhviên Ban soạn thảo, Tổ biên tập xâydựng Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, chuyên gia của ViệnNghiên cứu Kinh tế Trung ương,chuyên gia Dự án Star – Vietnam,Công ty Luật Baker & Mac Kenzie. Sau

ba ngày làm việc tích cực các học viênđã nắm được các kiến thức cơ bản vềRIA, quy trình xây dựng văn bản RIAcũng như những kỹ năng năng khác.

Phát biểu bế mạc Khóa đào tạo,ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng CụcQuản lý cạnh tranh, Phó Trưởng Bansoạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập xây

dựng Luật Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng cảmơn sự giúp đỡ, hợp táccủa VNCi đồng thờiđánh giá cao những kếtquả mà khóa đào tạomang lại. Đây thực sự làmột hoạt động hết sứccần thiết trong bối cảnhthời gian xây dựng Bảnđánh giá tác động củaLuật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng khôngcòn nhiều.

VĂN THÀNH

Khóa đào tạo xây dựng đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật

Page 8: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

MỘT SỐ

SỰ KIỆN PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠIĐÁNG CHÚ Ý TRONG NĂM 2008

1. Châu Âu tiến hành ràsoát cuối kỳ đối với giày mũda

Ngày 06/10/2006, Ủy ban phá giá10% đối với giày mũ da xuất khẩu củaViệt Nam sang thị trường Châu Âutrong thời hạn 02 năm. Trước khi thờihạn nói trên kết thúc, mặc dù đa số

các nước thành viên Liên minh ChâuÂu (EU) phản đối, EC đã quyết địnhtiến hành rà soát áp thuế chống bánphá giá. Như vậy, trước mắt, thuếchống bán phá giá sẽ kéo dài hơn 2năm theo quy định ban đầu. Việc ápthuế chống bán phá giá của EC trongthời gian qua không những gây tácđộng tiêu cực đến hoạt động sảnxuất, kinh doanh của hầu hết doanhnghiệp trong ngành da giày ViệtNam, đặc biệt là các doanh nghiệpnhỏ và vừa, mà còn ảnh hưởngnghiêm trọng tới công ăn việc làmcủa hơn nửa triệu lao động Việt Nam,trong đó chủ yếu là lao động nữ. Ảnhhưởng của việc áp thuế càng nghiêmtrọng hơn trong bối cảnh tháng6/2008, Liên minh Châu Âu đã đưangành da giày Việt Nam ra khỏi diệnkhông tiếp tục được hưởng Quy chếưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giaiđoạn 2009-2011.

V C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Năm 2008 là một nămcó nhiều biến động vềmọi mặt của đời sốngkinh tế xã hội nóichung và đối với lĩnhvực phòng vệ thươngmại nói riêng. Cạnhtranh và Người tiêudùng xin giới thiệu 4 sựkiện trong năm có tácđộng lớn trong lĩnh vựcphòng vệ thương mại:

Giày mũ da tạoviệc làm cho hơn

nửa triệu LĐVN

Page 9: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

2. Bộ Thương mại Hoa Kỳ lầnthứ ba liên tiếp tuyên bố hàng dệtmay Việt Nam không bán phá giá

Chương trình giám sát của Hoa Kỳ đối vớihàng dệt may của Việt Nam bắt đầu đượcthực hiện từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới tháng 1/2007. Trongnăm 2008, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC)công bố 2 lần kết quả giám sát đối với 5nhóm mặt hàng dệt may Việt Nam (quần, áosơ mi, đồ bơi, đồ lót và áo len) đều cho thấyhàng dệt may Việt Nam không bán phá giávào thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt ngày21/11/2008, DOC đã thông báo kết quả ràsoát lần thứ ba (lần cuối cùng của Chươngtrình giám sát hàng dệt may trong nhiệm kỳcuối của Chính quyền Bush), nhấn mạnh DOCkhông đủ bằng chứng để tiến hành việc điềutra chống bán phá giá. Số liệu công bố củaDOC cho biết các mức giá của 5 nhóm hàngdệt may Việt Nam đều tương đồng, thậm chícòn cao hơn so với những nhà cung cấpchính khác, trong đó có cả các nước TrungMỹ. Điều này phù hợp với thực tế là cácdoanh nghiệp Việt Nam không bán phá giávào thị trường Hoa Kỳ cũng như không nhậnđược bất kỳ khoản trợ cấp nào vi phạm cácquy định của WTO.

3. Vụ kiện chống bán phá giá:Quyết định cuối cùng của DOCtrong giai đoạn rà soát hành chínhlần 2 (Period of Review - POR2) đốivới các DNXK tôm Việt Nam

Ngày 01/12/2004, Bộ Thương mại Hoa Kỳ(DOC) đã ra quyết định cuối cùng đối với mặthàng tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam,theo đó, thuế bán phá giá đối với các nhà sảnxuất xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ từ4,13% đến 25,76%.

Theo quy định của pháp luật chống bánphá giá Hoa Kỳ, hàng năm DOC sẽ tiến hànhcác cuộc rà soát hành chính (POR) để xác địnhmức thuế chính xác cho từng doanh nghiệpbị đơn trong các vụ kiện chống bán phá giá.Tháng 9/2008, DOC đã công bố kết quả xemxét POR lần thứ hai đối với các doanh nghiệpViệt Nam, trong đó chỉ có 4 doanh nghiệp cómức thuế bằng không, các doanh nghiệp cònlại khác có mức thuế như cũ là 4,57% (rất bấtlợi so với kết quả sơ bộ của POR2 là 29 doanhnghiệp được hưởng mức thuế suất 0%).Quyết định của DOC về mức thuế chống bánphá giá áp dụng cho POR2 đã đẩy các doanhnghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam vào tìnhthế khó khăn do sẽ không có cơ hội được bãibỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với họmặc dù các doanh nghiệp này đã hợp táctoàn diện và theo đúng luật pháp Hoa Kỳ.(Theo quy định của pháp luật chống bán phágiá của Hoa Kỳ, nếu 1 doanh nghiệp được

hưởng mức thuế suất không đáng kể (thấphơn hoặc bằng 0,02%) trong 3 kỳ rà soáthành chính liên tiếp, lệnh áp thuế chống bánphá giá sẽ được bãi bỏ đối với doanh nghiệpđó).

Với quyết định của DOC nêu trên, thì cácdoanh nghiệp và cả ngành tôm Việt Nam sẽgặp khó khăn hơn và thách thức hơn để duytrì và phát triển xuất khẩu tôm trong thời giantới.

4. Một số đối tác lớn công nhậnViệt Nam có nền kinh tế thịtrường, tạo đà cho công tác vậnđộng, giải trình đạt kết quả thuậnlợi

Trong cam kết gia nhập Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO), Việt Nam chấp nhận thờihạn quá độ 12 năm trước khi được công nhậncó nền kinh tế thị trường (KTTT) đầy đủ. Việcbị coi là nền kinh tế phi thị trường tạo sựphân biệt đối xử đối với các ngành kinh tế vàdoanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiệnchống bán phá giá do các đối tác nước ngoàikhởi kiện. Tuy nhiên, Việt Nam có thể rút ngắnthời hạn quá độ này thông qua việc vận độngngoại giao và chủ động đàm phán, giải trìnhvề kỹ thuật để các đối tác sớm công nhận quychế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Đến nayđã có 16 nước công nhận Việt Nam có nềnkinh tế thị trường đầy đủ, gồm: Trung Quốc,09 nước thành viên ASEAN, Nam Phi, Liênbang Nga, Ucraina, Chi-lê, Angola vàVenezuela. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tiếnhành đàm phán về quy chế KTTT trongkhuôn khổ các cuộc đàm phán Hiệp định khuvực Thương mại tự do (FTA) Úc, New Zealand,Ấn Độ và đạt được những kết quả nhất định.Những thành quả sẽ tạo điều kiện thuận lợicho các nước/đối tác lớn khác công nhận quychế KTTT cho Việt Nam trong thời gian tới.

SỸ GIẢNG

V C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Ngành tôm đangkhó khăn để duy trìphát triển XK

Page 10: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

Năm 2008 là năm các doanhnghiệp đã phải trải qua giaiđoạn khó khăn nhất trong suốtmột thập kỷ phát triển tươngđối ổn định kể từ cuộc khủnghoảng khu vực năm 1997.Trong bối cảnh kinh tế khókhăn đó, nhiều chiến lược kinhdoanh có dấu hiệu hạn chếcạnh tranh đã xuất hiện và cónguy cơ trở thành một xuhướng nếu không kịp thờichấn chỉnh. Trong khuôn khổbài viết này, “Cạnh tranh vàNgười tiêu dùng” xin đưa ra 2 sựkiện điển hình về một số chiếnlược kinh doanh nói trên nhằmgiúp các doanh nghiệp, hiệphội ngành hàng nhận diện mộtsố hành vi phản cạnh tranh vàđịnh hình chiến lược kinhdoanh phù hợp với quy địnhcủa pháp luật.

Vinapco đơn phươngngừng cung cấp nhiên liệucho JPA

Ngày 01/4/2008, các hành kháchcủa Hãng hàng không Jetsrar PacificAirlines (JPA) không khỏi ngạc nhiênvà bức xúc khi nhận được thông báotất cả các chuyến bay nội địa củaHãng đều không thể cất cánh được

theo lịch bay do Công ty xăng dầuhàng không Việt Nam (Vinapco), nhàcung cấp nhiên liệu hàng không choJPA, đã đơn phương ngừng cung cấpnhiên liệu cho các chuyến bay củaJPA từ 0 giờ ngày 01/4/2008. Cácchuyến bay của JPA được cất cánh trởlại chỉ sau khi Bộ trưởng Bộ Giaothông - Vận tải chỉ đạo yêu cầuVinapco cung cấp lại nhiên liệu choJPA.

Nguyên nhân của sự việc này làdo JPA và Vinapco đã không đạt đượcsự thống nhất về việc tăng mức phídịch vụ cung cấp nhiên liệu hàngkhông mới do phía Vinapco đưa ra.Trước thời điểm diễn ra sự việc nêutrên, Vinapco và JPA đang thực hiệnhợp đồng mua bán xăng dầu và cung

cấp dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàngkhông năm 2008 ký giữa hai bên,theo đó mức phí tra nạp nhiên liệuhàng không là 593.000 đồng/tấn(năm 2007 là 565.000 đồng/tấn). Saumột thời gian thực hiện hợp đồng,đến giữa tháng 3/2008, Vinapco gửicông văn cho JPA đề nghị tăng mứcphí nạp xăng dầu lên 750.000đồng/tấn kể từ ngày 01/4/2008.Trong các thương lượng về mức phímới với Vinapco, JPA yêu cầu Vinapcophải đối xử công bằng giữa JPA vàTổng công ty Hàng không Việt Nam(VNA) và JPA chỉ có thể chấp nhậnmức giá mới nếu mức giá đó cũng ápdụng đối với VNA. Trong khi hai bênchưa đạt được sự thống nhất, ngày01/4/2008, Vinapco đã đột ngộtngừng cung cấp nhiên liệu cho JPA.

Đánh giá về sự kiện này, nhiềuchuyên gia cho rằng đây là một sựkiện hi hữu trong lịch sử hàng khôngcủa Việt Nam, trong đó có nhiều dấuhiệu cho thấy Vinapco đã lạm dụng vịtrí độc quyền trên thị trường dịch vụtra nạp nhiên liệu hàng không, gâyảnh hưởng tới hàng nghìn hànhkhách, tác động tiêu cực đến dư luậntrong nước và quốc tế về uy tín củangành hàng không Việt Nam.

Thỏa thuận hợp tác tronglĩnh vực bảo hiểm

Trong thời gian gần đây, cácdoanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

V C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Một số sự kiện liên quan đếnHÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH

trong năm 2008

Ảnh có tính chất minh họa

Ảnh có tính chất minh họa

Page 11: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh 09 loại hành vi cạnh tranh không lànhmạnh khác nhau, bao gồm chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mậtkinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha, gây rối hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnhtranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội và bán hàng đa cấpbất chính.

Trong năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã đã tiến hành điều tra và xửlý 15 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồmvụ việc liên quan đến vi phạm về bán hàng đa cấp bất chính, 02 vụ việc liênquan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, 01 vụviệc liên quan đến hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkhác, 01 vụ việc về gièm pha doanh nghiệp khác và 01 vụ việc liên quanđến hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Trong số đó, 12 vụ việc đã được Cục QLCTtiến hành điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, 8 vụ việc đã có kết luậncuối cùng theo Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng CụcQLCT, với tổng số tiền phạt là 805 triệu đồng.

Trong thời gian tới, dự kiến số lượng các vụ việc cạnh tranh không lànhmạnh do Cục QLCT tiếp nhận và xem xét xử lý sẽ tăng lên đáng kể. Do thựctiễn hoạt động thị trường với tình hình kinh tế có dấu hiệu suy thoái, cácdoanh nghiệp sẽ tìm kiếm các biện pháp cạnh tranh mạnh mẽ hơn, có thểdẫn đến các hành vi không lành mạnh. Bên cạnh đó, thông qua hoạt độngtích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật và triển khai điều tra, xử lý cáchành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cục QLCT thời gian vừa qua, cộngđồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đã hiểu biết nhiều hơn về phápluật cạnh tranh và hoạt động điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh khônglành mạnh của Cục. Các hoạt động khiếu nại đến Cục cũng vì thế mà đãtăng lên rõ rệt.

ĐỨC QUẾ

Điều tra và xử lý

HÀNH VI CẠNH TRANHKHÔNG LÀNH MẠNH

trong năm 2008

phi nhân thọ phải đối mặt vớitình trạng cạnh tranh gay gắt,chủ yếu là thông qua các chínhsách hạ phí bảo hiểm, trả phí hoahồng và tăng chi phí hỗ trợ đạilý… nhất là từ các doanh nghiệpmới gia nhập thị trường. Chính vìvậy, việc kinh doanh bảo hiểm trởnên khó khăn hơn, đặc biệt là đốivới các lĩnh vực bảo hiểm xe cơgiới, bảo hiểm hàng hóa và bảohiểm tàu thủy. Để đối phó với vấnđề này, các công ty bảo hiểm đãcó ý kiến về việc nên có một loạihình thỏa thuận để giảm tỷ lệ bồithường và tránh lỗ cho doanhnghiệp.

Từ ý tưởng ban đầu đó, cácdoanh nghiệp bảo hiểm phi nhânthọ đã xây dựng các bản thỏathuận hợp tác và ngày15/09/2008, tại Hội nghị các TổngGiám đốc (CEO) Phi nhân thọ lầnthứ VI, 15 doanh nghiệp bảohiểm phi nhân thọ đã ký kết thựchiện 04 thỏa thuận hợp tác trongcác lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa,bảo hiểm tàu biển và bảo hiểmxe cơ giới trong đó có các nộidung liên quan đến việc ấn địnhmức phí dịch vụ bảo hiểm trên thịtrường. Sau hội nghị, 04 doanhnghiệp bảo hiểm đã ký tham giabổ sung vào các thỏa thuận nóitrên, nâng tổng số các doanhnghiệp tham gia thỏa thuận lêntới 19 doanh nghiệp (trong tổngsố 27 doanh nghiệp bảo hiểm phinhân thọ hiện có).

Sau khi thông tin về các thỏathuận nêu trên được các phươngtiện thông tin đại chúng đăng tải,nhiều chuyên gia kinh tế, phápluật đã bày tỏ quan điểm chorằng việc các doanh nghiệp cùngnhau hợp tác để phát triển theoquy định của pháp luật là cầnthiết và cần được khuyến khíchnhằm mang đến sản phẩm, dịchvụ tốt hơn cho khách hàng vàngười tiêu dùng với mức giá hợplý. Tuy nhiên các hành vi liên kếtnhằm hạn chế cạnh tranh nhưthoả thuận ấn định giá, phân chiathị trường, hạn chế phát triển kỹthuật, công nghệ… cần đượcđiều tra và xử lý nghiêm minhnhằm đảm bảo môi trường kinhdoanh bình đẳng, lành mạnh vàbảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng của doanh nghiệp và ngườitiêu dùng.

THU TRANGChỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là một trong những hành vi cạnh tranh không lànhmạnh phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: P.V

Page 12: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

Ngày quyền của ngườitiêu dùng thế giới

Ngày quyền của người tiêu dùngthế giới được gọi tắt theo tiếng Anhlà WCRD (World Consumer RightsDay).

Ngày quyền của người tiêu dùngthế giới lần đầu tiên được tổ chức vàongày 15 tháng 3 năm 1983. Hai nămsau, ngày 9 tháng 4 năm 1985, Đại hộiđồng Liên hợp quốc phê chuẩn bảnhướng dẫn của Liên hợp quốc về Bảovệ người tiêu dùng, do nỗ lực củahàng thập kỷ đấu tranh, thuyết phụccủa Quốc tế người tiêu dùng và các tổchức người tiêu dùng toàn thế giới.Bản hướng dẫn đưa ra các nguyên tắcdựa trên tám quyền của người tiêudùng và vạch ra những nguyên tắckhung để tăng cường các chính sáchbảo vệ người tiêu dùng của các quốcgia.

Với sự phê chuẩn của Liên hợpquốc, những quyền của người tiêudùng đã được đưa lên vị trí hợp phápvà được quốc tế công nhận, được tất

cả các quốc gia dù là phát triển hayđang phát triển thừa nhận. Ngàyquyền của người tiêu dùng thế giớicó mục đích thu hút dư luận chú ývào các hành vi vi phạm các quyềncủa người tiêu dùng và giúp nâng caonhận thức của người tiêu dùng về cácquyền và lợi ích của mình.

Điều quan trọng nhất trong ngàynày là việc cổ vũ cho những quyền cơbản của người tiêu dùng, để đòi hỏicác quyền đó phải được tôn trọng vàbảo vệ, phản đối những sự lạm dụngtrên thị trường và những bất côngtrong xã hội làm phương hại đếnquyền của người tiêu dùng.

Ngày nay, tám quyền cơ bản củangười tiêu dùng đã được Liên hợpquốc, cộng đồng quốc tế và các chínhphủ thừa nhận. Chính phủ nhiềunước đã đưa nội dung tám quyền củangười tiêu dùng vào pháp luật bảo vệngười tiêu dùng của nước mình. Đólà các quyền:

1. Quyền được thỏa mãn nhữngnhu cầu cơ bản

2. Quyền được an toàn3. Quyền được thông tin4. Quyền được lựa chọn5. Quyền được lắng nghe6. Quyền được khiếu nại và bồi

thường7. Quyền được giáo dục, đào tạo

về tiêu dùng8. Quyền được có môi trường

sống lành mạnh và bền vững.Tám quyền này được dùng làm cơ

sở để các quốc gia hoạch định chínhsách bảo vệ người tiêu dùng và cũnglà cơ sở cho hoạt động của các tổchức bảo vệ người tiêu dùng trên thếgiới.

Kỷ niệm Ngày quyền củangười tiêu dùng thế giới

Việc tổ chức kỷ niệm Ngày quyềncủa người tiêu dùng thế giới phụthuộc vào sáng kiến, kế hoạch củacác cơ quan chức năng và các tổ chứcngười tiêu dùng và do các cơ quan, tổchức đó thực hiện. Nội dung có thểbao gồm các chiến dịch, các cuộc họp

NGÀY “QUYỀN NGƯỜI

Page 13: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

báo, triển lãm, hội thảo, sự kiện trênđường phố hoặc các ấn phẩm…Những sáng kiến kỷ niệm Ngàyquyền của người tiêu dùng thế giớithường được thực hiện trước, trongvà sau ngày 15 tháng 3, tạo thànhmột chương trình hành động liên tục.Những mối quan tâm của Ngàyquyền của người tiêu dùng thế giớithường tập trung vào các vấn đề nhưlương thực, thực phẩm, thuốc chữabệnh, hàng hóa tiêu dùng, dịch vụhàng ngày… hoặc tập trung vào việcvạch trần các hoạt động quảng cáo,tiếp thị gian dối, các quá trình và côngnghệ sản xuất độc hại, hoặc tập trungvào vấn đề pháp luật về các quyềncủa người tiêu dùng. Dù mục tiêu làgì thì ngày quyền của người tiêudùng thế giới đều có mục đích chunglà mang lại quyền lợi cho người tiêudùng. Hoạt động của ngày quyềnngười tiêu dùng thế giới nói chungđều xoay quanh tám quyền củangười tiêu dùng đã nói ở trên. Tùytình hình cụ thể của từng nước, từngđịa phương mà mỗi năm có thể tập

trung vào một số quyền cơ bản đểtriển khai những hoạt động nhânngày này.

Sự hình thành và pháttriển các quyền của ngườitiêu dùng

Hoạt động bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng được hình thành vàphát triển đã khá lâu, nhưng nhữngquyền của người tiêu dùng thì chưaxác định rõ rệt. Ngày 15 tháng 3 năm1962, Tổng thống Mỹ John Kennedy,trong một cuộc họp của Thượng việnMỹ đã phát biểu:

“…Theo định nghĩa, người tiêudùng là tất cả chúng ta. Họ là nhómngười đông đảo nhất, có tác động vàchịu tác động của hầu hết các quyếtđịnh về kinh tế, dù là của nhà nước haytư nhân. Thế nhưng họ lại là nhómngười quan trọng duy nhất mà quanđiểm của họ lại thường không đượclắng nghe…”

Từ phát biểu của Tổng thống Mỹnhững quyền của người tiêu dùngdần dần được hình thành và phát

triển. Tuyên bố Kennedy lúc đầu chỉđề cập bốn quyền cơ bản của ngườitiêu dùng, đó là: quyền được an toàn,quyền được thông tin, quyền đượclựa chọn và quyền được bày tỏ quanđiểm. Bốn quyền này là cốt lõi củahoạt động bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng trên thế giới trong giaiđoạn đó.

Qua quá trình hoạt động thựctiễn của Quốc tế người tiêu dùng vàcác tổ chức người tiêu dùng các nước,bốn quyền của người tiêu dùng đãđược bổ sung thêm. Đó là các quyền:quyền được thỏa mãn những nhucầu cơ bản, quyền được bồi thường,quyền được giáo dục và quyền đượcsống trong một môi trường lànhmạnh. Ngày nay, hoạt động của CI vàcác hội người tiêu dùng các nước đềuxoay quanh việc thực hiện tám quyềntrên. Ngày 8 tháng 4 năm 1985, Đạihội đồng Liên hợp quốc cũng đã phêchuẩn bản hướng dẫn của Liên hợpquốc về bảo vệ người tiêu dùng, vẫndựa trên nguyên tắc của 8 quyền củangười tiêu dùng.

TIÊU DÙNG THẾ GIỚI”

Page 14: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

Lời phát biểu của cố Tổng thốngMỹ John Kennedy ngày 15 tháng 3năm 1962 đã làm cho ngày đó saunày trở thành “Ngày quyền củangười tiêu dùng thế giới”. Năm 1983,Liên hợp quốc đã chính thức tuyênbố ngày 15 tháng 3 là ngày quyền củangười tiêu dùng thế giới.

Nội dung tám quyền củangười tiêu dùng

Quyền được thỏa mãn những nhucầu cơ bản

Là quyền được có những hànghóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ chocuộc sống như ăn, ở, chăm sóc sứckhỏe, học hành, đi lại… những nhucầu thiết yếu về tinh thần với giá cảhợp lý và có thể chấp nhận được. Nhucầu cơ bản là một khái niệm tươngđối và tổng quát. Khi trình độ pháttriển của xã hội còn ở mức thấp, nềnkinh tế còn gặp nhiều khó khăn thìnhu cầu cơ bản là những cái tối thiểuđể con người có thể tồn tại được. Khixã hội phát triển ở mức cao hơn, nhucầu cơ bản cũng thay đổi. Khi đó, nhucầu cơ bản không chỉ là nhu cầu vậtchất tối thiểu để tồn tại mà còn baogồm những nhu cầu về tinh thần nhưgiao tiếp, học hành, đi lại… để chocon người có thể tồn tại và phát triển.Khi xã hội phát triển đến mức cao hơnnữa thì nhu cầu cơ bản của con ngườicũng phải phát triển tương ứng. Nhưvậy, nhu cầu cơ bản của người tiêudùng thay đổi tùy theo điều kiện củaxã hội, sự phát triển của nền kinh tếmỗi nước, nhưng bao giờ cũng cầnđủ để con người không những tồn tạimà còn có thể phát triển cả về thểchất và tinh thần.

Quyền được an toànQuyền được an toàn là quyền của

người tiêu dùng được bảo vệ chốnglại những loại hàng hóa, dịch vụ, quátrình sản xuất có hại đến sức khỏe,đời sống và quyền lợi chính đáng củahọ. Quyền được an toàn không phảichỉ liên quan đến các sản phẩm, hànghóa an toàn mà còn liên quan đến cácdịch vụ và quá trình sản xuất. Ngườitiêu dùng cần không bị đe dọa bởinhững nguy cơ trong quá trình sảnxuất cũng như không bị thiệt thòitrong quá trình sử dụng hàng hóa,dịch vụ được cung cấp.

Quyền được thông tinNgười tiêu dùng có quyền được

cung cấp những thông tin cần thiếtvề sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ màhọ sử dụng để có thể tự quyết định

việc có sử dụng hay không trên cơ sởcó đầy đủ thông tin. Việc không cungcấp thông tin hoặc cung cấp khôngđầy đủ, thậm chí cung cấp thông tinsai lệch để cố tình làm cho người tiêudùng nhầm lẫn trong việc lựa chọnhàng hóa, dịch vụ đều là vi phạmquyền được thông tin của người tiêudùng. Nội dung thông tin cho ngườitiêu dùng có thể được thực hiệnthông qua việc ghi nhãn, qua cáchướng dẫn sử dụng hay qua các giớithiệu quảng cáo trên các phương tiệnthông tin.

Quyền được lựa chọnQuyền được lựa chọn là quyền

của người tiêu dùng trong việc tự doquyết định dùng hay không dùng sảnphẩm, dịch vụ. Các hành vi thông tinkhông trung thực, tạo ra sự khanhiếm giả tạo để gò ép người tiêudùng, việc lợi dụng vị thế thống lĩnhhay độc quyền để khiến người tiêudùng bắt buộc phải sử dụng hànghóa, dịch vụ của mình hoặc việc thamgia vào thỏa thuận hạn chế cạnhtranh đều là hành vi vi phạm quyềnđược lựa chọn của người tiêu dùng.

Quyền được lắng ngheQuyền được lắng nghe còn được

gọi là quyền được đại diện hay quyềnđược bày tỏ ý kiến của người tiêudùng. Quyền được lắng nghe làquyền của người tiêu dùng được bàytỏ ý kiến của mình đối với các nhà sảnxuất, kinh doanh về các loại hànghóa, dịch vụ do họ cung ứng, kể cảquan hệ thái độ giữa người bán vàngười mua cũng như bày tỏ ý kiến vớinhà nước, với các cơ quan hoạch địnhchính sách pháp luật… về những vấnđề có liên quan đến họ. Người tiêudùng có thể trực tiếp góp ý kiến hoặcthông qua đại diện của mình, thôngqua các hội người tiêu dùng các cấp,do đó quyền này còn gọi là quyềnđược đại diện. Những hành vi khôngtôn trọng, phớt lờ hoặc đàn áp ý kiếnngười tiêu dùng đều là vi phạmquyền được lắng nghe của người tiêudùng. Tôn trọng quyền được lắngnghe của người tiêu dùng vừa lànghĩa vụ vừa là lợi ích của các nhà sảnxuất kinh doanh, vì thông qua ý kiếncủa người tiêu dùng, họ có thể cảitiến hàng hóa, dịch vụ nhằm giànhđược lòng tin của người tiêu dùng, làđiều kiện mấu chốt để doanh nghiệpphát triển.

Quyền được bồi thườngQuyền được bồi thường còn được

gọi là quyền được khiếu nại và bồithường của người tiêu dùng. Khi gặpnhững thiệt thòi, những điều khôngvừa ý trong quan hệ với các nhà sảnxuất kinh doanh, người tiêu dùng cóquyền được khiếu nại. Khi nhữngkhiếu nại là chính xác và đúng đắn,người tiêu dùng có quyền được bồithường. Nhà sản xuất, kinh doanhphải bồi thường cho người tiêu dùngnếu sản phẩm dịch vụ do họ cungứng không đúng với nội dung đã giớithiệu, quảng cáo, giao kết hợp đồng.Các khiếu nại của người tiêu dùng cóthể được giải quyết bằng cách hòagiải giữa người cung ứng và ngườitiêu dùng thông qua các văn phòngkhiếu nại của người tiêu dùng, bằngcách trực tiếp giữa người cung ứng vàngười tiêu dùng hoặc thông qua cáccơ quan quản lý nhà nước liên quan,hoặc trong trường hợp không giảiquyết được thì có thể thông qua hệthống tòa án dân sự. Bồi thường thỏađáng cho những khiếu nại chínhđáng của người tiêu dùng sẽ nângcao được uy tín của doanh nghiệp vàcải thiện được hình ảnh của doanhnghiệp trong con mắt người tiêudùng.

Quyền được giáo dục về tiêu dùngQuyền được giáo dục về tiêu

dùng là điều kiện cần thiết để cácquyền của người tiêu dùng được thựchiện. Giáo dục về tiêu dùng, về nhữngkiến thức và kỹ năng tiêu dùng sẽgiúp cho người tiêu dùng có hiểu biếtvề vị thế của mình trong xã hội, cókhả năng tự bảo vệ mình, bảo vệ cácquyền của mình. Việc giáo dục ngườitiêu dùng có thể được thực hiện bằngnhiều hình thức như cung cấp thôngtin, kiến thức thông qua các ấn phẩm,báo chí, các hội thảo, hội nghị, triểnlãm… Nhiều nước đã đưa giáo dục vềtiêu dùng vào các chương trình giáodục ở các trường học.

Quyền được sống trong một môitrường lành mạnh

Môi trường ở đây bao gồm cả môitrường vật chất và xã hội. Người tiêudùng có quyền được sống trong môitrường trong lành, không bị ô nhiễm,tài nguyên và sinh quyển được bảovệ, bảo đảm bền vững cho thế hệhôm nay và mai sau. Người tiêu dùngcũng được quyền có một môi trườngxã hội lành mạnh, trong đó họ đượcan toàn về vật chất và tinh thần, đượcsống hòa hợp, thân ái trong cộngđồng và nhân phẩm được tôn trọng.

CCID

Page 15: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Báo cáo thường niên về THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG EU

Đây là lần thứ hai Báo cáo này được thực hiện. Trong Báocáo, Uỷ ban Châu Âu (EC) tiến hành đánh giá và xếp hạngcác thị trường sản phẩm dựa trên kết quả điều tra, khảosát từ hơn 20 ngành kinh tế gồm cả hàng hoá và dịch vụ(bao gồm cả thực phẩm, dệt may, giầy dép, cung cấp nănglượng, dịch vụ tài chính và viễn thông). Việc đánh giá cácthị trường dựa trên 5 tiêu chí: giá cả sản phẩm, khả năngchuyển đổi, mức độ thoả mãn của khách hàng, sự thanphiền của khách hàng và mức độ an toàn của sản phẩm.Mục đích của Báo cáo là nhằm xác định thị trường có mứcrủi ro cao có thể gây sự cố đối với người tiêu dùng.

Ảnh có tính chất minh họa

Page 16: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

Thứ nhất, các ngành dịch vụ cơ bản đangtrở nên không hiệu quả đối với người tiêudùng

Các ngành dịch vụ là nguyên nhân gây ranhững rắc rối và phiền toái cho khách hàng nhiềuhơn trong thị trường hàng hoá truyền thống. Mứcđộ thoả mãn của khách hàng được khảo sát từ 19thị trường sản phẩm một lần nữa chỉ ra sự phânđịnh rõ ràng giữa thị trường dịch vụ và thị trườnghàng hoá. Khách hàng tỏ ra ít hài lòng nhất đốivới dịch vụ giao thông công cộng ở các thànhphố (đi lại bằng tàu điện ngầm, xe buýt và xeđiện), dịch vụ cung cấp năng lượng, dịch vụ điệnthoại cố định và bưu chính. Chỉ có dưới 60%khách hàng trả lời tỏ ra hài lòng khi sử dụng cácdịch vụ trên.

Thứ hai, ba sản phẩm dịch vụ mà kháchhàng cảm thấy phiền toái và khó khăn nhất khisử dụng đó là dịch vụ cung cấp năng lượng,giao thông công cộng và ngân hàng.

Về năng lượng, chưa đến 2/3 người tiêu dùngkhi được phỏng vấn hài lòng với các nhà cungcấp. Điện và khí gas là hai sản phẩm tăng giá độtngột, không có sự thông báo trước cho kháchhàng (chỉ khoảng 60% khách hàng nhận đượcthông báo khi giá tăng từ các nhà cung cấp). Đâycũng là 2 lĩnh vực mà người sử dụng rất khó đểcó thể chuyển đổi và lựa chọn các nhà cung cấpkhác (khoảng 7% người sử dụng gas chuyển đổiđược nhà cung cấp của mình, con số này ở thịtrường điện là 8%). Tỷ lệ chuyển đổi của ngườitiêu dùng cao trong các thị trường cũng thể hiệnsự dễ dàng lựa chọn trong tiêu dùng. Theo Báocáo, đứng đầu trong các thị trường về tỷ lệ này làbảo hiểm ô tô (25%), Internet (22%), điện thoại diđộng (19%).

Đối với các phương tiện giao thông côngcộng trong và ngoài thành phố, có tới hơn mộtnửa số người sử dụng tỏ ra không hài lòng vớidịch vụ mà họ nhận được. Những nguyên nhânchính dẫn đến sự không hài lòng của khách hàngbao gồm: có quá nhiều các mức giá khác nhautrong khi đó sự hấp dẫn cũng như lợi ích đượchưởng từ các mức giá đó lại không khác nhau làmấy, người sử dụng gặp khó khăn trong việc muavé.

Về ngân hàng, với các dữ liệu về giá hiện cóthì đây là ngành cần đặc biệt có sự lưu ý. Có sựkhác biệt lớn về chi phí ngân hàng và tỉ lệ lãi suấtcho vay tại các nước thành viên của EU mà lạikhông có sự lý giải cụ thể và hợp lý. Ví dụ, chênhlệch tỉ lệ lãi suất (đã điều chỉnh) đối với khoản vaytiêu dùng thời hạn 1 năm và 5 năm là 0,21% tạiThụy Điển, trong khi đó con số này lên tới 12,12%tại Estonia. Ngân hàng cũng là lĩnh vực mà kháchhàng không hề dễ dàng trong việc chuyển đổi bởi

lẽ dịch vụ do các ngân hàng khác nhau cung cấpđều có sự tương đồng, rất khó để khách hàng sosánh và đưa ra sự lựa chọn khi muốn thay đổi.Trung bình, chỉ có 11% người sử dụng các dịch vụbán lẻ của ngân hàng thay đổi đối tác trong vòng2 năm và 9% tài khoản hiện tại thay đổi ngânhàng để gửi tiết kiệm.

Hội đồng liên minh Châu Âu cũng có ý kiếnbày tỏ sự lo ngại khi mà 3 ngành dịch vụ đóng vaitrò quan trọng trong đời sống lại có mức xếphạng kém đến như vậy và cho rằng người tiêudùng Châu Âu xứng đáng được phục vụ tốt hơn.

Trong 3 khu vực trên, năng lượng là sản phẩmchiếm tỉ trọng lớn trong chi tiêu của hộ gia đình(bình quân 5,7%), trong đó tiêu dùng điện chiếmtới 2,1%. Do đó, thị trường bán lẻ điện sẽ là mụctiêu nghiên cứu sâu hơn của Uỷ ban trong năm2009, để xem rằng các điều kiện tiêu dùng cóđược đáp ứng như thế nào, ví dụ như người tiêudùng có nhiều hay ít sự lựa chọn, cách tính chi phívà hoá đơn cho khách hàng có hợp lý hay không.

MẠNH LINH

HAI XU HƯỚNG ĐÃ NỔI LÊN TRONG NĂM 2008 VỪA QUATRÊN THỊ TRƯỜNG LÀ:

Ảnh có tính chất minh họa

Ảnh có tính chất minh họa

Page 17: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Ngày 6/1, Bộ thương mại Hoa Kỳ thông báo đãđưa ra phán quyết cuối cùng về việc điều trathuế chống bán phá giá trong việc nhập khẩu

điện cực grafit từ Trung Quốc. Điện cực grafit chủ yếuđược dùng trong công đoạn nung chảy của ngànhluyện kim và đặc biệt là được ứng dụng trong các thiếtbị như khuôn đúc, lò nung chảy kim loại, và các hoạtđộng tinh luyện thép.

Bộ thương mại Hoa Kỳ cho rằng các nhà sảnxuất/nhà xuất khẩu Trung Quốc đã bán điện cực grafitở Mỹ với giá thấp hơn so với giá trị trung bình của mặthàng này từ 132,90 đến 159,64%. Các mức thuế xửphạt cuối cùng đối với cả nhà sản xuất và xuất khẩu viphạm sẽ dựa trên những thiệt hại thực tế do họ đãkhông hợp tác trong khả năng tốt nhất có thể trongquá trình điều tra.

Bên cạnh đó, Bộ thương mại Hoa Kỳ cho rằng tìnhtrạng khẩn cấp đang xảy ra với tất cả các nhà xuấtkhẩu hàng hóa. Kết quả là hàng hóa nhập vào trongvòng 90 ngày trước khi công bố các quyết định sơ bộmà chưa được thanh toán sẽ bị đưa vào xem xét vànếu thuế chống bán phá giá được áp dụng thì nhữnghàng hóa trên sẽ áp dụng thuế chống bán phá giáhoặc nếu cần xem xét hành chính thì mức thuế sẽđược quyết định theo thực tế xem xét hành chính.

Dựa vào kết quả của phán quyết cuối cùng, Bộthương mại Hoa Kỳ sẽ hướng dẫn Cục Hải quan vàBiên phòng Hoa Kỳ thu tiền mặt hoặc trái phiếu dựatrên mức giá cuối cùng.

Nguyên đơn của vụ điều tra này là công ty SGLCarbon LLC và Superior Grafit (IL).

Phạm vi của vụ điều tra này bao gồm tất cả các loạiđiện cực grafit có độ dài khác nhau, được dùng trongcác lò luyện kim, với đường kính thực tế hoặc trêndanh nghĩa là 400 mm (16 inch) hoặc ít hơn, bất kể làgắn hay không gắn liền với hệ thống nối grafit hoặc làcác loại hệ thống nối khác. Cũng nằm trong phạm vivụ điều tra này là hệ thống kết nối grafit, bất kể hệthống kết nối grafit có bán cùng hoặc bán riêng rẽ vớiđiện cực grafit có đường kính nhỏ.

Điện cực grafit được phân loại ở tiểu mục8545110000 trong Biểu hài hòa thuế quan của Hoa Kỳ.Tiểu mục này được quy định nhằm mục đích tạothuận lợi cho việc áp thuế nhập khẩu.

Từ năm 2005-2007, khối lượng nhập khẩu điện cựcgrafit từ Trung Quốc tăng 81% và được ước tính làkhoảng 45 triệu $ trong năm 2007.

(Nguồn: CCID – DOC)

Bộ Thương mại Hoa Kỳ kết luận MẶT HÀNG ĐIỆN CỰC GRAFIT

CÓ ĐƯỜNG KÍNH NHỎ TỪTRUNG QUỐC PHÁ GIÁ TẠI MỸ

Page 18: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mở cửa nền kinh tế, hội nhậpsâu rộng với thế giới trên mọiphương diện từ kinh tế, chính

trị, văn hóa đến xã hội đã là chínhsách xuyên suốt, chủ đạo của Đảngvà Nhà nước ta từ những năm 1986đến nay. Ngày 7/11/2006, Việt Namđã chính thức trở thành thành viênthứ 150 của tổ chức thương mại lớnnhất toàn cầu - Tổ chức Thương mạithế giới (WTO). Với việc trở thànhthành viên chính thức của tổ chứcnày, trong những năm tới quá trìnhhội nhập giao thương buôn bán,thương mại, đầu tư, du lịch giữa ViệtNam với thế giới sẽ tăng lên gấp bội.Hội nhập kinh tế quốc tế của nước tacũng đã mang lại nhiều lợi ích thiếtthực cho người tiêu dùng như:

1. Thu nhập của ngườitiêu dùng tăng

Hội nhập kinh tế quốc tế đã gópphần làm cho nền kinh tế nước ta cóbước tăng trưởng vượt bậc. Tăngtrưởng kinh tế cũng đồng nghĩa vớithu nhập của nền kinh tế quốc dântăng lên, thu nhập của người laođộng và cũng chính là người tiêudùng cũng tăng lên tương ứng. Cácsố liệu thống kê cho thấy, trongnhững năm nước ta thực hiện chủtrương cải cách đổi mới gắn liền vớihội nhập kinh tế quốc tế, GDP bìnhquân đầu người cũng liên tục tăngnhanh.

Năm Thu nhập bình quân đầungười (Nghìn đồng)

Thu nhập bình quân đầungười theo USD (Theo tỷgiá hối đoái bình quân)

1986 101987 461988 242 861989 434 1101990 636 1181991 1141 1181992 1615 1451993 2014 1901994 2521 2311995 3179 2881996 3719 3381997 4221 3611998 4784 3571999 5221 3742000 5689 4022001 6117 4132002 6720 4402003 7583 4922004 8720 5532005 10080 6382006 6502007 670

DK 2008 750

(1) Nguồn: Tổng Cục thống kê, tại địa chỉ:http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=4326. Năm 2007,

2008 lấy theo thông báo của IMF

Bảng số 1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tếbình quân đầu người (1)

Người tiêu dùngVÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNGTRONG THỜI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Hội nhập mang lạinhiều lựa chọn chongười tiêu dùng

Page 19: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Mặc dù con số này chưa hoàntoàn phản ánh thu nhập thực tế củangười tiêu dùng và mang tính bìnhquân, nhưng rõ ràng cùng với hộinhập và tăng trưởng, người tiêu dùngngày càng có nhiều thu nhập hơn đểtiêu dùng và tích lũy. Thu nhập tănglà điều kiện cơ bản để người tiêudùng thực hiện quyền được thỏamãn những nhu cầu cơ bản của mình– một trong tám quyền cơ bản củangười tiêu dùng (2).

2. Cơ hội lựa chọn hànghóa, dịch vụ tăng

Hội nhập kinh tế đã tạo điều kiệnđể giao thương buôn bán không chỉbó hẹp ở trong nước mà còn mở rộngra nước ngoài. Doanh nghiệp nướcngoài vào đầu tư sản xuất và hànghóa nước ngoài sẽ được nhập khẩuvào Việt Nam ngày càng nhiều hơn.Một loại mặt hàng sẽ không chỉ domột doanh nghiệp mà sẽ có rất nhiềudoanh nghiệp cả trong nước và nướcngoài cùng nghiên cứu sản xuất,cạnh tranh với nhau đưa đến chongười tiêu dùng sự phong phú đadạng về hàng hóa, mẫu mã, tínhnăng, giá rẻ hơn nhưng chất lượngcao hơn, chính sách bán hàng và hậumãi tốt hơn … để người tiêu dùng lựachọn và như vậy quyền được lựachọn của người tiêu dùng ngày càngđược đáp ứng tốt hơn.

3. Người tiêu dùng cónhiều thông tin hơn

Việc mở cửa nền kinh tế ra nướcngoài cho phép người tiêu dùng tiếpcận được với những phương tiệnthông tin hiện đại, phong phú và đadạng, cả trong và ngoài nước cùngvới sự phát triển như vũ bão của côngnghệ thông tin giúp cho người tiêudùng tiếp cận được với những tri thứctiên tiến của nhân loại. Thông qua cácphương tiện thông tin như Internet,người tiêu dùng có thể tự tìm hiểuđược những thông tin cần thiết giúpcho các quyết định mua sắm, tiêudùng của mình đúng đắn, có hiệuquả. Đây là cơ sở rất quan trọng đểngười tiêu dùng thực hiện quyềnđược thông tin và quyền lựa chọn củamình.

4. Cơ hội được giáo dục,nâng cao nhận thức tiêudùng tăng cao

Khối lượng và chất lượng hànghóa, dịch vụ ngày càng tăng cao buộc

người tiêu dùng phải tự nâng caokiến thức tiêu dùng của mình. Bêncạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoàimang đến những đổi mới về nhậnthức cho người tiêu dùng thông quacả phong cách làm việc tiến tiến,chuyên nghiệp, văn hóa kinh doanhvà chính sách chăm sóc khách hàngtận tụy của các tập đoàn đa quốc gianhư Honda, DELL… đã có rất nhiềuchương trình tài trợ cho việc tuyêntruyền phổ biến về sử dụng sảnphầm an toàn…Thông qua cácchương trình này, người tiêu dùng cóthể nâng cao được nhận thức củamình.

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tếđã mang lại rất nhiều những tác độngtích cực đối với người tiêu dùng ViệtNam. Trong những năm tới, các tácđộng này sẽ ngày càng thể hiện rõnét hơn khi nền kinh tế Việt Namtham gia hội nhập sâu rộng hơn nữavào nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, mọi sự việc điều cótính hai mặt của nó. Hội nhập kinh tếquốc tế cũng mang lại nhiều tháchthức, khó khăn cho người tiêu dùngtrong việc bảo vệ quyền lợi chínhđáng của mình. Đó là:

* Doanh nghiệp vi phạm quyềnlợi của người tiêu dùng vì mục tiêulợi nhuận ngày càng tăng cao

Lợi nhuận luôn là mục tiêu caonhất và cuối cùng của bất kỳ doanhnghiệp kinh doanh nào. Việc theođuổi mục tiêu này khiến nhiều doanhnghiệp bất chấp những quyền lợi củangười tiêu dùng là mặt trái của kinhtế thị trường đồng thời là mặt trái củahội nhập kinh tế quốc tế khi áp lựccạnh tranh gay gắt ngày càng tăngbuộc doanh nghiệp phải tính đếnmọi phương cách nhằm tối đa hóa lợinhuận bất chấp cả việc vi phạm thôbạo đến quyền lợi chính đáng, kể cảviệc gây nguy hại đến tính mạng vàsức khỏe của người tiêu dùng. Hơnnữa, sự vi phạm này ngày càng tinhvi, phức tạp làm cho người tiêu dùngkhó nhận biết và phòng tránh.

Thực tế ở Việt Nam trong thờigian qua cũng đã minh chứng chođiều này như: nước tương của 17 nhàsản xuất nước tương bất chấp lươngtâm đã vượt quá hàm lượng chophép đối với chất 3-MCPD - một chấtcó nguy cơ gây ra ung thư cho ngườisử dụng, vụ sữa bột pha thành sữatươi, gắn chíp điện tử để đong thiếuxăng dầu, các vụ ngộ độc nghiêmtrọng do ăn phải các chất độc có

trong thực phẩm, rau quả… là nhữngví dụ điển hình trong nước. Khôngnhững thế người tiêu dùng Việt Namcòn phải chịu hậu quả của các doanhnghiệp làm ăn không chân chính từnước ngoài như sữa bột nhiễmmelamin, hoa quả bảo quản bằng cácchất độc hại của Trung Quốc…

* Kiến thức tiêu dùng của ngườitiêu dùng Việt Nam chưa theo kịptốc độ hội nhập

Điều đáng lo ngại cho người tiêudùng Việt Nam là kiến thức tiêu dùngcòn rất thấp. Gần 80% người tiêudùng Việt Nam đang sống ở các vùngnông thôn là nông dân. Ở đó, ngườitiêu dùng ít được tiếp cận với thôngtin đầy đủ về chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm, những thông tinnhằm bảo vệ chính mình. Người tiêudùng không ý thức được đầy đủnhững tác hại trong những thànhphần hợp chất trong sản phẩm hànghóa khi mình lựa chọn. Thực tế chothấy tốc độ hội nhập kinh tế quốc tếđang diễn ra rất nhanh trong khi việccải thiện nâng cao kiến thức củangười tiêu dùng Việt Nam lại diễn rachậm hơn.

Trong thời buổi hội nhập, cácphương thức xâm phạm quyền lợingười tiêu dùng trở nên tinh vi hơn,đa dạng hơn và phổ biến hơn nhiềuso với thời kỳ trước đây. Nhiều hìnhthức kinh doanh mới, sự đan xen vớicác hình thức mua bán hiện đại với sựtrợ giúp của công nghệ phát triển làmcho người tiêu dùng dễ bị lừa gạt,không có khả năng chống đỡ, khôngthể có được khả năng học hỏi, cậpnhật nhanh và chủ động như doanhnghiệp trong thời kỳ hội nhập này.

Một ví dụ điển hình về việc doanhnghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết củangười tiêu dùng để trục lợi là việcdoanh nghiệp tổ chức lừa đảo quamạng lưới bán hàng đa cấp bất chính.Phương thức bán hàng đa cấp xuấthiện đầu tiên ở Hoa Kỳ vào nhữngnăm 1930 và phát triển rất mạnh mẽở nhiều quốc gia trên thế giới. Là mộthệ quả của hội nhập, từ những năm2000, phương thức bán hàng này đãđược du nhập vào Việt Nam và pháttriển khá rầm rộ. Điều hấp dẫn của

(2) Tám quyền cơ bản của người tiêu dùngbao gồm: 1) quyền được thỏa mãn những nhucầu cơ bản; 2) quyền được an toàn; 3) quyềnđược thông tin; 4) quyền được lựa chọn; 5)quyền được lắng nghe; 6) quyền được khiếunại và bồi thường; 7) quyền được giáo dục, đàotạo về tiêu dùng; 8) quyền được có môi trườngsống lành mạnh.

Page 20: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

phương thức bán hàng này là lợinhuận dành cho người tham giamạng lưới rất cao. Tuy nhiên, điềuđáng lên án ở đây là nhiều doanhnghiệp đã lạm dụng sự thiếu hiểubiết của người dân Việt Nam để tungra những chiêu bài, phương thức bánhàng đa cấp bất chính. Hậu quả là đãcó rất nhiều bà con, người dân đãphải bán tài sản ít ỏi của mình đểtham gia mua hàng hóa mà mìnhkhông có nhu cầu sử dụng và trởthành những hợp tác viên bất đắc dĩ.Không bán được hàng cho ngườikhác, nhiều trường hợp đã quay về“lừa gạt” những người thân và bạn bècủa mình cùng tham gia.

* Thói quen tiêu dùng ở ViệtNam còn chưa kịp thay đổi theoyêu cầu của hội nhập

Thói quen mua hàng không lấyhóa đơn hoặc có hóa đơn nhưngkhông lưu giữ của người tiêu dùngViệt Nam đã gây ra rất nhiều khókhăn khi muốn bảo vệ quyền lợi bịxâm phạm. Thói quen không đọc kỹthông tin trên bao bì khi chọn muasản phẩm, thực tế đã chứng kiếnnhiều cảnh tượng cấp cứu vì sử dụnghàng hóa đã hết hạn sử dụng. Thóiquen mua hàng theo “phong trào”ngay cả khi không có nhu cầu tiêudùng…Những thói quen này đã tạođiều kiện cho các doanh nghiệp lợidụng từ chối trách nhiệm của mìnhkhi có tranh chấp xảy ra cũng nhưviệc đưa ra những quảng cáo, thôngtin không chính xác về hàng hóa, dịchvụ của mình…

Trong bối cảnh hội nhập, vấn đềpháp luật và Nhà nước pháp quyềnluôn được đề cao. Mọi hoạt động bảovệ quyền lợi người tiêu dùng phảidựa trên nền tảng các quy định phápluật. Trong đó, yêu cầu về bằng chứngchứng minh vi phạm luôn là một đòihỏi khắt khe. Do vậy, thói quen tiêudùng nói trên cần phải được thay đổi.

Trên đây là một số những cơ hộivà khó khăn đối với người tiêu dùngViệt nam trong thời kỳ hội nhập kinhtế quốc tế. Vậy để bảo vệ quyền lợichính đáng của người tiêu dùng thìphải làm thế nào?

Như chúng ta đã biết, bảo vệ ngườitiêu dùng là trách nhiệm của toàn xãhội. Một tổ chức, các nhân hay cơ quandù có có gắng đến đâu cũng không thểlàm tốt được điều này. Để bảo vệ ngườitiêu dùng tốt hơn nữa mỗi cơ quan, tổchức, cá nhân cần giải quyết nhữngvấn đề sau đây:

- Trước hết phải kể đến chính bảnthân người tiêu dùng. Để thực hiệnđược điều này, mỗi người tiêu dùngkhi mua hàng hóa, dịch vụ thực hiệntốt ít nhất 2 điều sau:

+ Xem xét kỹ những hướng dẫnsử dụng sản phẩm, hạn sử dụng, cácthành phần sản xuất của sản phẩm,nhà sản xuất, phân phối… được đínhkèm sản phẩm sẽ hạn chế được nhiềurủi ro khi mua phải hàng quá hạn sửdụng, hàng không có nguồn gốc vàbiết cách sử dụng, tiêu dùng sảnphẩm hợp lý, hiệu quả.

+ Nhớ và thường xuyên lấy, lưugiữ hóa đơn, chứng từ khi mua hànghóa, dịch vụ, thậm chí phải yêu cầungười bán hàng giao hóa đơn, chứngtừ liên quan đến việc mua – bán hànghóa (nếu người bán hàng cố tìnhkhông giao) để làm bằng chứng khikhông may có tranh chấp xảy ra.

+ Cần mạnh dạn khiếu nại ngayvới các nhà kinh doanh hàng hóa,dịch vụ, yêu cầu đổi hàng hóa đúngchất lượng, bồi thường thiệt hại hoặctố cáo các hành vi vi phạm quyền lợicủa mình với các cơ quan chức năngnhư: Sở Công Thương, cơ quan quảnlý thị trường, thanh tra Y tế, thanh traVSATTP, Cục Quản lý cạnh tranh, BộCông Thương… Hành động nàykhông những nhằm bảo vệ quyền lợicủa mình, giúp người kinh doanhchân chính nắm bắt được nhu cầucủa người tiêu dùng để đáp ứng tốthơn mà còn nhắc nhở các nhà kinhdoanh thực hiện trách nhiệm đối vớingười tiêu dùng theo luật định.

- Thứ hai là trách nhiệm của các tổchức, cá nhân kinh doanh. Rõ ràngrằng, nếu không có sản xuất thìkhông có tiêu dùng. Nhiều nhà sảnxuất, kinh doanh chân chính đã luôntìm cách để đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng, được người tiêudùng tin tưởng và cả người tiêu dùngvà nhà sản xuất, kinh doanh cùng cólợi. Trong nền kinh tế thị trường, một

số nhà kinh doanh do trình độ quảnlý yếu, công nghệ lạc hậu, đạo đứckinh doanh kém, chạy theo cái lợitrước mắt cố tình sản xuất hàng giả,hàng kém chất lượng, cân đong giandối…để đánh lừa người tiêu dùng. Vìvậy, người tiêu dùng phải luôn cảnhgiác với những nhà kinh doanh nàyvà sản phẩm của họ. Các nhà kinhdoanh lừa dối sẽ bị loại bỏ do bịngười tiêu dùng “tẩy chay” và phápluật trừng trị.

- Thứ ba là các cơ quan Nhà nước.Đây là chủ thể có vai trò quan trọngnhất trong việc bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng thông qua các chínhsách, chương trình quốc gia cho từngthời kỳ nhất định. Thực hiện thanh tra,kiểm tra việc thi hành pháp luậtBVNTD theo chức năng được phâncông. Nhà nước cần can thiệp sâuhơn vào quan hệ giữa nhà kinhdoanh và người tiêu dùng do ngườitiêu dùng tự mình rất khó nhận biếtnhà kinh doanh chân chính hay giandối, sản phẩm nào thật hay giả. Dovậy, các cơ quan Nhà nước bằngchính sách của mình vừa khuyếnkhích các nhà kinh doanh chân chínhvừa có các chế tài để xử lý đối với cácnhà kinh doanh không thực hiệnđúng trách nhiệm của mình đối vớingười tiêu dùng.

- Thứ tư là vai trò của các tổ chứcxã hội, đoàn thể quần chúng. Vấn đềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng làvấn đề liên quan đến toàn xã hội, dovậy cần có sự tham gia tích cực củacác tổ chức xã hội và đoàn thể quầnchúng, cụ thể:

+ Giám sát hoạt động của các cơquan, tổ chức, các nhân trong việcthực hiện chính sách, trách nhiệm củamình trong việc bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng;

+ Tham gia thông tin, tuyêntruyền, phổ biến kiến thức nâng caokiến thức, kỹ năng tiêu dùng và bảovệ người tiêu dùng;

+ Tham gia hòa giải, giải quyếtnhững khiếu nại của người tiêudùng…

Trên đây là một số ý kiến nhậnxét, đề xuất về vấn đề người tiêudùng và bảo vệ người tiêu dùngtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốctế hiện nay của Việt Nam. Chúng tôimong nhận được ý kiến, đóng gópcác giải pháp để góp phần bảo vệ tốtnhất quyền lợi chính đáng của ngườitiêu dùng trong thời gian tới.

BẠCH NGA

Page 21: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

>> Câu 1: Người tiêudùng có thể khiếu nạinhững gì và đòi bồi thườngthiệt hại ra sao?

✓Trả lời:Người tiêu dùng có quyền khiếu

nại khi hàng hóa dịch vụ không đúngtiêu chuẩn, chất lượng, giá cả đã côngbố hoặc hợp đồng đã giao kết; khiếunại, tố cáo, khởi kiện theo quy địnhcủa pháp luật đối với việc sản xuất,kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hànghóa dịch vụ không đúng tiêu chuẩn,chất lượng, số lượng và việc thông tinquảng cáo sai sự thật. Người tiêudùng có quyền yêu cầu bồi thườngthiệt hại nếu những hành vi vi phạmđó gây thiệt hại cho mình theo quyđịnh của pháp luật.

>> Câu 2: Nếu khôngthỏa mãn với kết quả giảiquyết khiếu nại của tổ chức,cá nhân sản xuất, kinhdoanh thì bạn nên làm gì?

✓Trả lời:Trước khi gửi khiếu nại của bạn

đến cơ quan, tổ chức bảo vệ ngườitiêu dùng hoặc khởi kiện ra tòa án cóthẩm quyền, chúng tôi khuyên bạnnên xem xét lại tình hình và chắc chắnrằng các quyền và lợi ích hợp phápcủa bạn đã bị vi phạm và bạn có đầy

đủ chứng cứ của sự vi phạm đó. Tuynhiên, nếu trong quá trình hòa giảibạn nhận thấy rằng lý lẽ, chứng cứcủa bạn tương đối yếu về mặt pháplý thì bạn có thể cân nhắc để dừngcác thủ tục đã nêu phía trên. Bêncạnh đó bạn cũng phải cân nhắc đếncác lợi ích của mình khi gửi các khiếunại lên cơ quan, tổ chức bảo vệ ngườitiêu dùng hoặc khởi kiện ra tòa án.

Bạn nên trang bị cho mình thóiquen nắm bắt thông tin phù hợp vềvấn đề bảo vệ người tiêu dùng đểtránh những tranh chấp tương tự táidiễn trong tương lai.

Bạn cũng cần biết rằng việc khiếunại của người tiêu dùng đối với tổchức, cá nhân sản xuất kinh doanhhàng hóa, dịch vụ được giải quyếttrước hết theo nguyên tắc thươnglượng hòa giải. Trong trường hợpkhông hòa giải được người tiêu dùngcó quyền khiếu nại hoặc khởi kiệntheo quy định của pháp luật.

>> Câu 3: Những hành visản xuất, kinh doanh nào bịcoi là vi phạm quyền lợingười tiêu dùng và bị phápluật nghiêm cấm

✓Trả lời:Những hành vi sản xuất, kinh

doanh sau đây bị coi là vi phạmquyền lợi người tiêu dùng và bị phápluật nghiêm cấm:

- Không đăng ký, công bố tiêuchuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụtheo quy định của pháp luật đối vớitrường hợp pháp luật yêu cầu phảiđăng ký;

- Không thực hiện đúng cam kếtvới người tiêu dùng;

- Không thường xuyên kiểm tra vềan toàn, chất lượng hàng hóa, dịchvụ, thực hiện việc cân, đong, đo, đếmchính xác;

- Không thông tin, quảng cáochính xác và trung thực về hàng hóa,dịch vụ;

- Không niêm yết giá hàng hóadịch vụ;

- Không công bố điều kiện, thờihạn, địa điểm bảo hành và hướngdẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ củamình cho người tiêu dùng;

- Không giải quyết kịp thời mọikhiếu nại của người tiêu dùng vềhàng hóa, dịch vụ của mình khôngđúng tiêu chuẩn, chất lượng, sốlượng, giá cả đã công bố hoặc hợpđồng đã giao kết;

- Không bồi hoàn, bồi thườngthiệt hại cho người tiêu dùng theoquy định của Pháp luật.

CCID

V C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

HỎI - ĐÁP

Ảnh có tính chất minh họa

Page 22: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Luật Cạnh tranh 20042. Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật cạnh tranh3. Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh4. Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động

bán hàng đa cấp5. Thông tư 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại về

hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về quảnlý hoạt động bán hàng đa cấp.

6. Pháp luật về quảng cáo7. Pháp luật về sở hữu trí tuệ 8. Pháp luật về thương mại9. Pháp luật về doanh nghiệp10. Pháp luật về đầu tư11. Pháp luật về chứng khoán

12. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh trongcác ngành như bưu chính, viễn thông, bảo hiểm, tài chính,ngân hàng,…

13. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh tronglĩnh vực độc quyền nhà nước, lĩnh vực công ích.

14. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chú thích:

Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnhtranh

Hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Hạn chế cạnh tranh

Cạnh tranh không lành mạnh

Văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm tronglĩnh vực cạnh tranh

ANH HOA

LUẬT CẠNH TRANH

Tổng quan pháp luật Việt Nam về hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hành vi hạn chế cạnh tranh

- Lạm dụng vị tríthống lĩnh thị

trường- Lạm dụng vị trí

độc quyền

Thỏa thuận hạnchế cạnh tranh Tập trung kinh tếNghị định

110/2005/NĐ-CPPháp luật quảng cáo

Pháp luật sở hữu trí tuệ

Văn bản pháp luậtkhác điều chỉnh hoạt

động kinh doanhtrong các ngành, lĩnh

vực

Thông tư19/2005/TT-BTM

Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Văn bản điềuchỉnh hoạt độngkinh doanh trong

lĩnh vực độcquyền nhà nước,lĩnh vực công ích

Văn bản pháp luậtđiều chỉnh hoạt

động kinh doanhtrong các ngành,

lĩnh vực: bưu chính,viễn thông

Pháp luật doanhnghiệp

Pháp luật đầu tư

Pháp luật chứngkhoán

Văn bản pháp luậtkhác điều chỉnhhoạt động kinhdoanh trong cácngành, lĩnh vực

Pháp luật xử lý viphạm hành chính Nghị định 120/2005/NĐ-CP

về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Page 23: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Trong tháng 2/2009, Diễn đàncạnh tranh sẽ được tổ chức vớichủ đề “Nguyên tắc tỷ lệ trong

luật cạnh tranh”. Đây cũng là đề tàinghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn HữuHuyên, hiện đang công tác tại Vụ Hợptác quốc tế - Bộ Tư pháp.

Nguyên tắc tỷ lệ từ lâu đã đượcthừa nhận là một trong nhữngnguyên tắc quan trọng và xuyên suốttrong quá trình ban hành và thực thiluật cạnh tranh của các nước và châulục trong đó có Hoa Kỳ và EU. Trongthực tiễn xử lý các vụ việc cạnh tranh,các cơ quan có thẩm quyền áp dụngluật cạnh tranh luôn ý thức rõ tầmquan trọng của nguyên tắc này trướckhi cân nhắc sự cần thiết của việc ápdụng các biện pháp chế tài cũng nhưmức độ áp dụng các biện pháp này.Mặc dù có nhiều định nghĩa khácnhau về nguyên tắc này song điểmcốt lõi chính là: đối với hành vi viphạm pháp luật cạnh tranh, nếu chỉdựa thuần túy trên cơ sở pháp luật thìcơ quan quản lý cạnh tranh sẽ tiếnhành xử phạt một cách bình thường;tuy nhiên nếu dựa trên cơ sở phântích kinh tế, cân nhắc mối tương quangiữa cái lợi và cái hại thì việc khôngphạt có thể mang lại cái lợi nhiều hơnlà cái hại. Nói tóm lại, đó là một sự cânnhắc tỷ lệ giữa mặt lợi và mặt hại đểđi đến quyết định có nên phạt haykhông.

Mặc dù Luật cạnh tranh của ViệtNam đã quy định các trường hợpmiễn trừ song các quy định vẫn chưathực sự đầy đủ và chi tiết; mặt khácluật cũng chưa có quy định cho phépcơ quan quản lý cạnh tranh đượcquyền cân nhắc theo lý thuyết tỷ lệnhư trên. Hơn nữa, thực tiễn giảiquyết các vụ việc cạnh tranh chưa cónhiều nên cơ quan quản lý cạnhtranh chưa có kinh nghiệm trong việcáp dụng nguyên tắc này.

Trong bối cảnh đó, việc nguyêncứu về nguyên tắc tỷ lệ trong luậtcạnh tranh cả trên phương diện pháplý và thực thi trên thực tế sẽ có nhiềuý nghĩa:

Một mặt, cho phép rà soát, đánhgiá về nguyên tắc tỷ lệ trong luậtcạnh tranh của Việt Nam, từ đó đưa ranhững khuyến nghị sửa đổi, bổ sung,hoàn thiện pháp luật cạnh tranh củaViệt Nam để tiệm cận với các chuẩnmực quốc tế.

Mặt khác, đối với cơ quan quản lýcạnh tranh, việc hiểu rõ và vận dụngđúng đắn nguyên tắc này sẽ giúp chocơ quan quản lý cạnh tranh tránhđược khuynh hướng áp dụng luậtcạnh tranh một cách máy móc, mangtính hình thức mà không quan tâmđến hiệu quả kinh tế- xã hội.

Ngoài ra, đối với nền kinh tế, việcáp dụng nguyên tắc này một cách

hợp lý sẽ có lợi cho tăng trưởng kinhtế (nâng cao năng suất, cải tiến kỹthuật, thúc đẩy các ngành nghề pháttriển...) và đảm bảo hài hoà các lợi íchxã hội (bảo tồn các giá trị văn hoá,làm lợi cho người tiêu dùng...).

Trên cơ sở đó, nghiên cứu baogồm các nội dung sau: xây dựng kháiniệm và các yếu tố cấu thành củanguyên tắc tỷ lệ; việc áp dụngnguyên tắc tỷ lệ sẽ mang lại những lợiích và ý nghĩa như thế nào; cuối cùng,trên cơ sở kinh nghiệm của một sốnước phát triển trong xây dựng và ápdụng nguyên tắc tỷ lệ sẽ nghiên cứuđưa ra những cơ chế để chuyển hoánguyên tắc tỷ lệ để có thể áp dụngvào hệ thống pháp luật cạnh tranhViệt Nam.

Tác giả là một trong số những nhànghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam vềluật cạnh tranh, đã hoàn thànhnghiên cứu sinh tại Khoa Luật Đại họcTổng hợp Montpellier Cộng hòa Pháp(2005-2008) với Luận án Tác động củaLuật cạnh tranh của EU đối với Luậtcạnh tranh của Việt Nam. Ngoài ra, tácgiả còn thực hiện chuyên đề nghiêncứu: Nguyên tắc tỷ lệ trong luật cạnhtranh của Pháp và EU, đồng thời là tácgiả của nhiều bài viết khác liên quantới việc xây dựng, thực thi Luật Cạnhtranh tại Việt Nam trên báo Nhà nướcvà pháp luật, Nghiên cứu lập pháp.

MẠNH LINH

Hướng tớiHÌNH THÀNH MẠNG LUỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

Page 24: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Từ vụ Escola kiện Công ty đóng chai Coca-Cola tới quy định về

“TRÁCH NHIỆM NGHIÊM NGẶT”tại Việt Nam

Escola kiện Coca-Cola là vụ án đượcTòa tối cao Bang California xử liên

quan tới việc một chai nước ngọtCoca-Cola bị nổ. Đây là một vụ án

quan trọng đối với sự phát triển củapháp luật về trách nhiệm nghiêm

ngặt của Hoa Kỳ. Nguyên đơn của vụ án là Gladys Es-

cola - một tiếp viên của một nhàhàng. Trong lúc cô đang cầm chai

Côca Côla trên tay thì chai bỗngnhiên phát nổ. Nguyên đơn bị một

vết thương rộng 5 inch cắt vào độngmạch, dây thần kinh và cơ của ngón

cái cũng như gan bàn tay.

Page 25: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Diễn biến vụ việc Chai coca sau khi nổ bị vỡ thành 2

nửa trong đó nửa dưới rơi xuống đấtnhưng không vỡ. Tại Tòa nguyên đơnkhông xuất trình chai Côca bị vỡ bởicác mảnh vỡ đã bị một nhân viênkhác của nhà hàng bỏ đi sau khi tainạn xảy ra. Tuy nhiên Escola đã mô tảlại cái chai bị vỡ và hình vẽ thể hiệnđường đứt gãy của vỏ chai đã đượcdựng lại. Ngoài ra, một người giaohàng đã được mời tới để làm chứngcho nguyên đơn và xác nhận rằnganh ta đã nhìn thấy một chai Coca bịvỡ trong quá khứ khi anh ta đưa chiếcchai ra khỏi hộp trong nhà khonhưng không biết tại sao nó lại nổ.

Nguyên đơn sau đó đã có lúc phảingừng vụ kiện vì cô ta không thểchứng minh được bất cứ hành vi nàocho thấy sự bất cẩn - một yếu tố quantrọng trong việc yêu cầu bồi thườngthiệt hại và chỉ còn cách trông cậyhoàn toàn vào học thuyết res ipsa lo-quitur (1).

Quan điểm chủ đạoThẩm phán Phil S. Gibson đã

đồng ý với phán quyết của Tòa cấpdưới. Ông cho rằng cho dù khi xảy ratai nạn, chai nước đang không thuộcquyền kiểm soát của bị đơn nhưng bịđơn đã kiểm soát nó tại thời điểm màhành vi bất cẩn (2) (cẩu thả) được thựchiện (trong trường hợp này là hành viđóng nước ngọt vào chai bị lỗi). Kếtquả thí nghiệm đã dẫn tới suy luậnrằng chai nước đã không bị tác độngbởi bất kỳ lực nào sau khi được đưatới nhà hàng. Điều này cho thấy chainước đã bị lỗi trước thời điểm bị đơngiao hàng bởi lẽ một chai nướccacbonat được chuẩn bị vỏ một cáchcẩn thận và đúng quy trình sẽ khôngphát nổ khi được vận chuyển cẩnthận (3).

Phía bị đơn cũng đã cung cấp cácchứng cứ để phản bác lại việc suyđoán lỗi bất cẩn dựa trên việc ápdụng học thuyết res ipsa loquiturthông qua giải thích quy trình kiểmtra an toàn. Lập luận này của bị đơnsau đó đã được đưa ra lấy ý kiến bồithẩm đoàn tuy nhiên không đượcchấp nhận.

Trên thực tế, học thuyết res ipsaloquitur chỉ được áp dụng khi bị đơnlà người kiểm soát nguồn gây thiệthại và việc xảy ra tai nạn là do sự bấtcẩn của bị đơn (4). Do vậy nhiều quanđiểm khác cho rằng việc tai nạn xảyra không tự nói lên điều gì bởi thờiđiểm xảy ra tai nạn là sau khi bị đơn

đã trao quyền kiểm soát chai nướccho nguyên đơn. Tuy nhiên tiếp cậntheo một cách mở hơn, học thuyết cóthể được áp dụng dựa trên hai yếu tốlà (1) việc bị đơn đã kiểm soát nguồngây tai nạn khi hành vi bất cẩn đượcdiễn ra (thời điểm đó thì tai nạn vẫnchưa xảy ra) và (2) nguyên đơn chứngminh được các điều kiện bảo quảnthông thường đối với chai nướckhông bị thay đổi sau khi được nhậnchuyển giao từ bị đơn (5).

Sau khi cân nhắc các chứng cứ vàlời khai của những người làmchứng(6), Tòa đã phán quyết chonguyên đơn thắng dựa trên họcthuyết res ipsa loquitur.

Các quan điểm đồng tìnhvà cách tiếp cận xa hơn đốivới trách nhiệm sản phẩm

Về vụ việc này, thẩm phán RogerTraynor đồng tình với quan điểm củaGibson. Hơn thế nữa, ông cho rằng vụviệc không chỉ có thể quyết định dựatrên nguyên tắc về lỗi bất cẩn mà cóthể áp dụng nguyên tắc trách nhiệmnghiêm ngặt(7) đối với nhà sản xuấtsản phẩm gây thiệt hại cho người tiêudùng. Theo quan điểm này, Traynorcho rằng pháp luật phải đòi hỏi ở nhàsản xuất một trách nhiệm nghiêmngặt để giảm thiểu tính nguy hại củasản phẩm có khuyết tật trên thịtrường. Quan điểm này xuất phát từlập luận rằng nhà sản xuất hiển nhiênphải nhận thức và ngăn chặn đượcnhững hiểm họa do sản phẩm khuyếttật gây ra, điều mà các chủ thể kháctrong xã hội không thể làm được. Bêncạnh đó, nhà sản xuất luôn có khảnăng sẵn sàng đối phó với những tổnthất hơn là cá nhân người tiêu dùng.Trên thực tế, các sản phẩm có khuyếttật cần phải được loại khỏi thị trường.Do vậy nếu như vì một lý do nào đómà các sản phẩm này được đưa vàolưu thông trên thị trường thì ngườitiêu dùng phải được quyền đòi hỏitrách nhiệm từ phía nhà sản xuất đốivới bất kỳ thiệt hại nào do những sảnphẩm này gây ra ngay cả khi họkhông có lỗi bất cẩn trong quá trìnhsản xuất (8). Các lập luận nói trên chothấy Traynor đã tiếp cận vấn đề tráchnhiệm nghiêm ngặt theo hướngđánh giá sự bất cân xứng trong quanhệ giữa người tiêu dùng với nhà sảnxuất theo đó người tiêu dùng luôn làbên yếu thế hơn so với nhà sản xuấtvà do vậy trách nhiệm đặt lên nhà sảnxuất luôn phải nghiêm ngặt hơn.

Trách nhiệm sản phẩm,trách nhiệm nghiêm ngặt(9)

và quy định của pháp luậtViệt Nam

Trách nhiệm sản phẩm là tráchnhiệm của nhà sản xuất, phân phối vàbán lẻ sản phẩm vào thị trường đốivới thiệt hại cho một hoặc nhiềungười do khuyết tật của sản phẩm đógây ra(10). Thông thường, trách nhiệmsản phẩm thường đặt ra đối với cáchành vi xuất phát từ các nguyên nhânnhư (1) khuyết tật của khâu thiết kế,(2) khuyết tật của khâu sản xuất và (3)lỗi thiếu cảnh báo.

Tuy nhiên trên thực tế, tráchnhiệm sản phẩm không chỉ giới hạn ởlỗi bất cẩn của nhà sản xuất mà cònđược mở rộng ra theo hướng tráchnhiệm nghiêm ngặt. Theo lý thuyếtvề trách nhiệm nghiêm ngặt, nhà sảnxuất phải chịu trách nhiệm đối với sảnphẩm của mình ngay cả khi họ khôngcó lỗi. Điều này cho phép người sửdụng có thể yêu cầu bồi thường thiệthại do sản phẩm bị khuyết tật gây rakhi họ ở vị thế yếu hơn trong việcchứng minh nhà sản xuất có lỗi haykhông. Xét dưới góc độ kinh tế, tráchnhiệm nghiêm ngặt được đặt ra xuấtphát từ tiềm lực tài chính của nhà sảnxuất và khả năng san sẻ trách nhiệmtới xã hội thông qua chi phí kinhdoanh và thể hiện ở giá sản phẩm.

(1) Res ipsa loquitur là khái niệm pháp lý cónguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là “Bản thânsự việc đã nói lên tất cả”. Điều này có nghĩa làcác bằng chứng của vụ việc đã hiển nhiên. Họcthuyết này được áp dụng trong các vụ việc yêucầu đòi bồi thường thiệt hại và được hình thànhtừ án lệ Byrne kiện Boadle (1863) tại Anh (xemtại http://en.wikipedia.org/wiki/Res_ipsa_lo-quitur)

(2) Xem thêm về vấn đề lỗi bất cẩn trongpháp luật trách nhiệm sản phẩm (negligence)

(3) [Escola, 24 Cal.2d at 459](4) Án lệ Honea kiện Công ty sữa City, 22

Cal.2d 614, 616-617 [140 P.2d 369](5) Escola v. Coca Cola Bottling Co. (1944) 24

C2d 453 (trang 2/7)(6) Các lời khai được ghi lại trong trang 1/7

tóm tắt Escola kiện Coca Cola Bottling Co.(1944) 24 C2d 453

(7) Xem thêm vấn đề về trách nhiệm nghiêmngặt (strict liability).

(8) Greenman, Roger Traynor(http://en.wikipedia.org/wiki/Product_liability)

(9) Trong khuôn khổ bài viết này tác giảkhông đề cập một cách toàn diện tới tất cả cáckhía cạnh của Luật trách nhiệm sản phẩm nhưnhững trường hợp miễn trừ, phạm vi sản phẩmđược áp dụng,…

(10) Theo từ điển luật học (tra tại http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/product+lia-bility)

Page 26: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

Như vậy có thể thấy trách nhiệmnghiêm ngặt không tiếp cận từ hànhvi của nhà sản xuất mà quan tâm tớibản thân sản ph ẩm, tức là tới khuyếttật của khâu sản xuất. Như vậy khácvới trách nhiệm sản phẩm thôngthường như đề cập ở trên, tráchnhiệm nghiêm ngặt chỉ áp đặt lênkhuyết tật của khâu sản xuất(11)

(không áp đặt lên khâu thiết kế vàcảnh báo) do sản phẩm phát sinhnhững khuyết tật ngoài mục đíchchính của thiết kế ban đầu và vụ Es-cola kiện hãng đóng chai nước Coca-Cola là vụ án tiên phong trong việc ápdụng trách nhiệm này.

Đối với vấn đề bồi thường thiệthại do sản phẩm gây ra, pháp luật ViệtNam cũng đã có những chế địnhtương tự, tuy nhiên các chế định nàychưa tập trung và chưa có quy địnhvề trách nhiệm nghiêm ngặt đối vớinhà sản xuất.

Bộ luật dân sự quy định về tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng tại chương XXI trong đó Điều630 quy định cá nhân, pháp nhân, chủthể khác sản xuất, kinh doanh khôngbảo đảm chất lượng hàng hóa mà gâythiệt hại cho người tiêu dùng thì phảibồi thường. Về mặt lý luận, yếu tố lỗi làmột căn cứ quan trọng đối với việcxác định trách nhiệm bồi thườngthiệt hại. Tuy nhiên khoản 2, Điều 604Bộ luật dân sự có quy định mang tínhđột phá theo đó trong trường hợppháp luật quy định người gây thiệt hạiphải bồi thường ngay cả trong trườnghợp không có lỗi thì áp dụng quy địnhđó. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luậtcủa Việt Nam hiện nay về trách nhiệmđối với sản phẩm vẫn chưa có quyđịnh này.

Mục 2, Chương V Luật chất lượngsản phẩm, hàng hóa năm 2007 quyđịnh vấn đề bồi thường thiệt hại vềchất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tuynhiên, trách nhiệm bồi thường thiệthại này mới dừng lại ở mức độ tráchnhiệm sản phẩm thông thường. Cácquy định của Điều 61 đều xác địnhyếu tố “lỗi của người sản xuất, ngườinhập khẩu” hoặc “lỗi của người bánhàng” là một căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại. Điều nàycho thấy vấn đề trách nhiệm nghiêmngặt chưa được đề cập tại Luật chấtlượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007.

Để hướng dẫn việc áp dụng quyđịnh của Bộ luật dân sự năm 2005 vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dântối cao đã ban hành Nghị quyết số03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7năm 2006. Khoản 5, mục I của Nghịquyết đã quy định đảo ngược nghĩavụ chứng minh lỗi theo đó “Việcchứng minh không có lỗi thuộc nghĩavụ của người có trách nhiệm bồithường thiệt hại”. Như vậy quy địnhnày đã giảm gánh nặng chứng minhcho người tiêu dùng trong quá trìnhyêu cầu nhà sản xuất bồi thường thiệthại. Tuy nhiên, lại một lần nữa chúngta thấy vấn đề lỗi lại được đặt ra vàkhả năng người tiêu dùng được bồithường vẫn phải phụ thuộc vào việcnhà sản xuất có lỗi hay không.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễnvề bồi thường thiệt hại do sản phẩmcó khuyết tật gây ra đối với người tiêudùng tại Việt Nam, việc định hướngxây dựng quy định về trách nhiệmnghiêm ngặt đối với nhà sản xuất làcần thiết và có cơ sở pháp lý. Dự thảoLuật bảo vệ quyền lợi người tiêudùng do Bộ Công Thương chủ trìđang xây dựng chế định về tráchnhiệm nghiêm ngặt và đây là sự tiếpcận theo xu hướng chung của nềnpháp luật tiên tiến. Để thay lời kết củabài viết, xin dẫn lại lời của thẩm phánRoger Traynor rằng, trong xu thế sảnxuất và phân phối hàng hóa ngàycàng được diễn ra trên diện rộng,người tiêu dùng rất khó và có thể nóirằng không thể kiểm tra và chứngminh độ an toàn của sản phẩm mìnhmua hoặc chứng minh nhà sản xuấtđã có lỗi bất cẩn. Do vậy yêu cầu đốivới trách nhiệm nghiêm ngặt đượcđặt ra ngày càng cấp thiết hơn.

ANH HOA

V C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

(11) Có những quan điểm cho rằng tráchnhiệm nghiêm ngặt có thể được áp đặt lênkhâu thiết kế và cảnh báo. Tuy nhiên khi tòa ánHoa Kỳ xác định khuyết tật sản phẩm thông quaphương pháp consumer expectations test hoặcrisk-utility test cho thấy trách nhiệm của haikhâu này phải áp dụng nguyên tắc lỗi bất cẩnmà không phải trách nhiệm nghiêm ngặt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Escola v. Coca Cola Bottling Co. (1944) 24 C2d 4532. Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Escola_v._Coca-Cola_Bottling_Co) (http://en.wikipedia.org/wiki/Product_liability)(http://en.wikipedia.org/wiki/Res_ipsa_loquitur)3. Product Liability Law - Protecting Consumers from Defective Products - Aaron Larson4. Từ điển luật học (http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/product+liability)

Page 27: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

Ban Bảo vệ người tiêu dùng (Ban BVNTD) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, có chức năng tham mưu và giúpCục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Với đối ngũ cán bộ có kinh nghiệm được đào tạo cơ bản trong lĩnh vực kinh tế, luật, trong nước cũng như Quốc tế,

Ban Bảo vệ người tiêu dùng đã tạo ra một hình ảnh thân thiện, đoàn kết, cởi mở, năng động, mang hết tài lực và trí lựccủa mình nhằm góp phần tạo môi trường kinh doanh, tiêu dùng an toàn, lành mạnh, bảo vệ các quyền và lợi ích chínhđáng của người tiêu dùng và toàn xã hội. Các thành viên của Ban gồm:

Trong nỗ lực chung của Cục Quản lý cạnh tranh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng đang ngày một hoànthiện hơn nữa để có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày một tốt hơn. Nhiệm vụ của chúng tôi là:

- Tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, hướngdẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Phát hiện và đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những quy định không phù hợp với phápluật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vàđề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng;

- Thụ lý khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng;

- Đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Mặc dù còn hạn chế về nguồn nhân lực, nhưng Ban BVNTD đã có nhiềuhoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đến cộngđồng người tiêu dùng. Trong thời gian qua, Ban cũng đã tiếp nhận và xử lýrất nhiều khiếu nại của người tiêu dùng và tạo được niềm tin của người tiêudùng. Ban BVNTD cũng đã chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng. Ban BVNTD cũng giữ vai trò chủ đạo trong công tác xây dựngLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm bảo vệ những lợi ích thiết thực của người tiêu dùng.

BẠCH NGA

Bà Vũ Thị Bạch Nga: Trưởng Ban Bảo vệ người tiêudùng, tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tếtại học viện Kinh tế Plexanov –Moskow. Bà Nga có kinh nghiệmtrong việc xây dựng chính sáchkinh tế vĩ mô và hiện đã làm việctrong lĩnh vực Bảo vệ người tiêudùng từ năm 2007.

Ông Nguyễn Minh Thăng: Tốt nghiệp Đại học Luật tại LiênXô (cũ). Từ tháng 6 năm 2007,ông Thăng về làm việc ở BanGiám sát và Quản lý cạnh tranh.Đến tháng 5 năm 2008, ôngThăng chuyển về làm chuyênviên chính của Ban BVNTD.

Ông Nguyễn Văn Thành: Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội hiệnđang theo học chương trình Thạc sỹchuyên ngành Luật Quốc tế tại Đại họcQuốc gia Hà Nội. Trước khi về công táctại Cục Quản lý cạnh tranh, ông Thànhlà Luật sư của Công ty Luật InvestCon-sult, một trong những Công ty Luậtđầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.

Ông Phan Thế Thắng: Tốt nghiệp Đại học Ngoạithương và hiện đang theo họcchương trình Thạc sỹ chuyênngành Thương mại quốc tế tạiTrường Đại học Ajou, Hàn Quốc.Ông Thắng là một trong nhữngngười đầu tiên công tác tại BanBảo vệ người tiêu dùng.

Bà NguyễnMinh Trang: Tốt nghiệptrường Đại họcKinh tế Quốcdân, Trang bắtđầu gia nhậpBan BVNTD từđầu năm 2008.

BAN BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bà Tạ ThịMinh Vân: Cử nhân KhoaLuật Trường Đạihọc Quốc gia HàNội, Vân mới gianhập Ban Bảo vệquyền lợi ngườitiêu dùng từnăm 2009.

Ông Đoàn Quang Đông: Là cử nhân Khoa kinh tế đốingoại, Đại học Ngoại thương HàNội. Ông Đông vừa tốt nghiệpThạc sĩ Quản trị kinh doanh Đạihọc ngoại thương. Ông Đông đãtừng công tác tại Công ty chứngkhoán Ngân hàng Công thươngViệt Nam trước khi về công tác tạiBan Bảo vệ người tiêu dùng vàođầu năm 2009.

Tập thể thành viên Ban Bảo vệngười tiêu dùng - Ảnh: A.V.

CHÚNG TÔI LÀ AI ?

Page 28: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

HỘI THẢO: VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘITRONG VIỆC THÚC ĐẨY MÔI

TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH- KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN

Thời gian: Ngày 03/03/2009Địa điểm: Hà NộiNội dung: - Giới thiệu tổng quan chính sách cạnh tranh Việt

Nam và các văn bản liên quan;- Bình luận vai trò của hiệp hội trong việc thúc

đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thựctiễn;

- Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệmtrong việc nâng cao mối liên hệ giữa cơ quan cạnhtranh với cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội.

Thành phần tham gia- Chuyên gia Nhật Bản;- Cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh;- Đại diện hiệp hội và doanh nghiệp.

KHOÁ ĐÀO TẠO: KỸ NĂNG ĐIỀUTRA VỤ VIỆC CẠNH TRANH - KINH

NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN

Thời gian: 04 - 06/03/2009Địa điểm: Hà NộiNội dung: Đây là khoá đào tạo hỗ trợ kỹ

thuật, nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cáccán bộ, điều tra viên Cục Quản lý cạnh tranh vớisự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Uỷ banThương mại lành mạnh Nhật Bản

Thành phần tham gia:- Điều tra viên cạnh tranh; - Cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh.

KHOÁ ĐÀO TẠO VỀ LUẬT VÀ CHÍNHSÁCH CẠNH TRANH CHO CÁC ĐIỀU

TRA VIÊN CẠNH TRANH VÀ CÁCTHẨM PHÁN

Thời gian: 09 - 11/3/2009Địa điểm: Đà NẵngNội dung: Tập trung giới thiệu các qui định

cơ bản về pháp luật cạnh tranh và quy trình xử lýcác hành vi hạn chế cạnh tranh của Hoa Kỳ vàViệt Nam cho các thẩm phán đồng thời đào tạocác kỹ năng điều tra các hành vi vi phạm phápluật cạnh tranh cho các cán bộ điều tra cạnhtranh

Thành phần tham gia- Cán bộ, điều tra viên Cục Quản lý cạnh

tranh;- Cán bộ thẩm phán và sở thương mại khu

vực miền Trung.

HỘI THẢO: PHÁP LUẬT CẠNHTRANH VIỆT NAM

Thời gian: 12/3/2009Địa điểm: Đà NẵngNội dung: Giới thiệu tổng quan chính

sách cạnh tranh và thực tiễn diễn ra hiện naycho các doanh nghiệp và hiệp hội khu vựcphía Nam

Thành phần tham gia- Đại diện các Hiệp hội và doanh nghiệp

khu vực miền Trung;- Cán bộ các cơ quan hữu quan khác.

Page 29: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

TẢN MẠN

Mấy năm trước đây nhiềungười khi xem cácchương trình Phimtruyện của nước ngoàiluôn thắc mắc khônghiểu tại sao lại có “cáihộp” ở ngoài đường, chỉcần đút cái “mảnh nhựa”mỏng là tiền tuôn ra àoào, người ta đâu biết rằngnó là “máy rút tiền tựđộng”, dịch vụ ATM (Au-tomatic Teller Machine).Thế nhưng, hiện nay dịchvụ ATM đã quá quenthuộc đối với người tiêudùng đặc biệt là ở nhữngthành phố lớn và nhất làsau khi có quy định “trảlương qua tài khoản”. Tuynhiên, việc sử dụng dịchvụ này không phải khinào cũng mang lại sựthuận tiện cho người tiêudùng.

Dở khóc dở cười

DỊCH VỤ ATM

Page 30: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

TẢN MẠN

1. Sự xuất hiện và pháttriển của công nghệ ATM

Máy rút tiền ATM được thiết kế vàhoàn thành bởi Luther GeorgeSimjian vào năm 1939 tại thành phốNew York cho Ngân hàng Citi Bank ofNew York, tuy nhiên sáu tháng sau nóbị bỏ đi vì rất ít người sử dụng. 25năm sau, vào ngày 27 tháng 6 năm1967 máy rút tiền điện tử đầu tiênđược hãng in De La Rue thiết kế tạiEnfield Town (gần London) cho ngânhàng Barclays Bank. Người phát minhra máy này được xem là John Shep-herd-Barron (sinh năm 1925, ngườiAnh) tuy rằng Luther George Simjianvà vài người khác cũng đã đăng kývăn bằng phát minh cho loại máynày.

Tại Việt Nam, việc sử dụng máyATM bắt đầu được thực hiện vào năm2004. Do tính tiện lợi trong việc sửdụng, dịch vụ ATM đã nhanh chóngphát triển và trở thành một công cụthanh toán thuận lợi trong đời sốnghàng ngày nhất là tại các thành phốlớn. Đặc biệt, ngày 24 tháng 8 năm2007, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg vềviệc trả lương qua tài khoản cho cácđối tượng hưởng lương từ ngân sáchnhà nước. Đây có thể coi là một dấumốc quan trọng tạo điều kiện choviệc phát triển hệ thống ATM tại ViệtNam. Theo thống kê của Hiệp hộingân hàng Việt Nam, tính đến ngày31 tháng 12 năm 2007 cả nước đã có4.300 máy ATM. Như vậy, có thể nóirằng việc sử dụng máy ATM đã rấtphổ biến và không thể thiếu trongđời sống hàng ngày của người dân.Sẽ không có gì phải nói nếu như dịchvụ này thực sự thuận tiện cho ngườitiêu dùng nhưng trên thực tế thìkhông hẳn lúc nào mọi việc cũngsuôn sẻ với dịch vụ hiện đại này.

2. Muôn chuyện ATMNăm 2005 dư luận hết sức quan

tâm đến vụ việc một khách hàng khởikiện Techcombank liên quan đến việcsử dụng thẻ ATM. Vụ việc bắt đầu khikhách hàng phát hiện 30 triệu trong

tài khoản của mình “không cánh màbay”, ngay lập tức khách hàng đã liênhệ với Techcombank để khiếu nạinhưng phía Ngân hàng cho rằng việcmất tiền hoàn toàn là do…lỗi củakhách hàng. Mặc dù khách hàng đãchứng minh mình không thực hiệnviệc rút tiền tại thời điểm mà máyATM ghi nhận nhưng không đượcNgân hàng chấp thuận. Sau một thờigian hòa giải, thương lượng khôngthành vụ án đã được đưa ra giải quyếttại Tòa án nhân dân Quận Hoàn Kiếm.Sự đúng sai trong vụ việc này xinphép không bàn cãi tại đây nhưngqua vụ việc này có thể thấy rất nhiềuphiền phức, rủi ro tiềm ẩn mà ngườisử dụng dịch vụ ATM có thể gặp phảivà không phải lúc nào họ cũng có thểtự bảo vệ mình được.

Xung quanh câu chuyện máyATM còn khối chuyện…cười ra nướcmắt. Chị NA, nhân viên của một Côngty Chứng khoán cũng gặp một sựviệc dở khóc, dở cười khi sử dụngdịch vụ ATM. Để chuẩn bị tiền về quêăn Tết, biếu bố mẹ hai bên nội ngoạichị đã tích góp được một khoản tiềntrong tài khoản, do công việc cuốinăm bận bịu và yên tâm là tiền đã gửi“bác ATM” rồi nên chị không đếnNgân hàng rút tiền. Một ngày trướckhi về quê, NA ung dung ra địa điểmđặt máy ATM để rút tiền nhưng thựchiện rất nhiều lần mà vẫn không lấyđược tiền, một lúc sau chị tá hỏa khitin nhắn từ hệ thống của Ngân hàngbáo chị đã rút 6 triệu đồng. Ngay lậptức NA liên hệ với Ngân hàng thì đượcbiết sự cố này là do máy ATM…hếttiền và Ngân hàng phải mất… 45ngày mới trả lại tiền vào tài khoảnđược. Chị NA bức xúc: “đây không phảilà lần đầu tiên tôi lâm vào tình cảnhnhư thế này, lần trước tôi cũng bị mộtlần tương tự, bây giờ mỗi lần rút tiền từmáy ATM là tôi run lắm”. Không lâmvào tình cảnh trớ trêu như chị NAnhưng nhiều người được một phenkhóc dở mếu dở vì các sự cố lỗi củamáy ATM. Tình trạng máy báo lỗi giaodịch, máy hết tiền, máy ngừng phụcvụ,…rất phổ biến trên thực tế đặcbiệt là những ngày nghỉ, ngày lễ lúc

mà người tiêu dùng có nhu cầu muasắm cao nhất. Chúng tôi gặp anh TVtại một điểm rút tiền trên đườngXuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội với vẻmặt ngán ngẩm, anh cho biết: “Hômnay ngày nghỉ định đi mua sắm ít đồcho gia đình vì ngày thường bận đilàm nhưng từ sáng đến giờ đi gầnchục điểm ATM mà vẫn không rútđược tiền”, TV chua chát: “rõ ràng làtiền của mình vậy mà không phải lúcnào mình lấy cũng được, còn phải xemcái ông ATM có đồng ý không đã, bâygiờ thì tôi mới hiểu, ATM có nghĩalà…Anh Thua Mày”.

Trên đây chỉ là một vài câu chuyệntrong vô vàn sự cố mà người tiêudùng gặp phải khi sử dụng dịch vụATM. Trong khi chất lượng dịch vụvẫn còn nhiều vấn đề như vậy thìngười tiêu dùng lại chuẩn bị phảithanh toán một khoản phí cho mỗilần sử dụng dịch vụ này. Nhiều ngườicho rằng, việc thu phí dịch vụ ATM làvô lý, nhiều người buộc phải sử dụngdịch vụ ATM mà không có sự lựa chọnnào khác lại phải mất một khoản phícho mỗi lần rút tiền, trong khi đóNgân hàng lại được hưởng lợi từ việcsử dụng các khoản tiền của kháchhàng như một khoản tiền gửi “khôngkỳ hạn”. Có ý kiến lại cho rằng, việcNgân hàng thu lại khoản phí phục vụcho việc lắp đặt, bảo trì các máy ATMlà cần thiết nhưng với chất lượng dịchvụ như hiện nay thì rõ ràng người tiêudùng không thể hài lòng khi phảiphải thanh toán phí dịch vụ đó.

Không thể không nói đến vai tròcủa những dịch vụ tiện ích như dịchvụ ATM trong cuộc sống hiện đại. Thếnhưng, làm thế nào để các dịch vụnày thực sự thuận lợi, hữu ích và thânthiện với người tiêu dùng thì vẫn cònlà một vấn đề cần phải tiếp tục hoànthiện. Hy vọng các nhà cung cấp dịchvụ, các Ngân hàng sẽ quan tâm hơnnữa quyền và lợi ích hợp pháp củangười tiêu dùng khi sử dụng dịch vụATM để người tiêu dùng có thể hoàntoàn yên tâm và thoải mái với dịch vụhiện đại này.

VĂN THÀNH

Page 31: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

V C A 31CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 2 - 2009

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCA;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ký ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Page 32: CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_No02.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là ... người tiêu dùng để tăng cường chính sách

Biên tập, phát hành các tài liệu tham khảo chuyên ngành là mộttrong những nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách và phátluật về Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệthương mại của Cục Quản lý cạnh tranh.

Độc giả có nhu cầu tham khảo xin vui lòng liên hệ với:Trung tâm Thông tin cạnh cạnh (CCID)Địa chỉ: Tầng 6 - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm - Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 * Fax: (84.4) 2220 5303Email: [email protected] * Website: www.ccid.vn