ĐẶc ĐiỂm du kÍ vi t nam nỬa ĐẦu thẾ kỈ...

55
BGIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC ------------------------- NGUYN HU LĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIT NAM NỬA ĐẦU THKXX Chuyên ngành : Văn học Vit Nam Mã s: 62220121 TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGVĂN HOÁ VIT NAM Người hướng dn khoa hc: PGS. TS. Trn Thái Hc

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-------------------------

NGUYỄN HỮU LỄ

ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIỆT NAM

NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 62220121

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ

VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Thái Học

Page 2: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

Huế - 2015

Công trình được hoàn thành tại: Đại học Khoa học – Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thái Học

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước

họp tại

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

Vào hồi…..giờ…….ngày……..tháng……năm 2015.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

Page 3: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Hữu Lễ, “Yếu tố kì ảo trong du kí Việt Nam nửa đầu thế

kỉ XX”, Kỉ yếu hội thảo Yếu tố kì ảo và huyền thoại trong văn học,

Đại học Khoa học Huế, 5/2013.

2. Nguyễn Hữu Lễ, “Phong cách du kí Nguyễn Đôn Phục”, Tạp chí

Khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, Số 3/2014.

3. Nguyễn Hữu Lễ, “Một số vấn đề phong cách thể loại của du kí”,

Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 6/2014.

4. Nguyễn Hữu Lễ, “Một số vấn đề thi pháp thể loại của du kí”, Tạp

chí Khoa học Đại học Huế, Tập 95, Số 7/2014.

5. Nguyễn Hữu Lễ, “Bút pháp nghệ thuật du kí Mãn Khánh Dương

Kỵ”, Tạp chí Sông Hương, Số 305, 7/2014.

6. Nguyễn Hữu Lễ, “Những vấn đề thể loại của du kí”, Tạp chí

Nghiên cứu Văn học, Số 8/2014.

7. Nguyễn Hữu Lễ, "Vấn đề thể tài du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XX", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 5/2015.

Page 4: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên
Page 5: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Từ trước đến nay, trong nghiên cứu văn học, người ta chú ý

đến thể loại văn học đã rõ ràng. Bộ phận văn học nằm giữa ranh giới

với các thể loại khác thường bị bỏ quên. Du kí Việt Nam đã nằm trong

trường hợp đó.

1.2. Đầu của thế kỉ XXI, du kí được các nhà nghiên cứu trong và

ngoài nước quan tâm. Trong văn học Việt nam, du kí đã bùng phát hai

lần: lần thứ nhất vào nửa đầu thế kỉ XX, lần thứ hai vào đầu thế kỉ XXI.

Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên cứu một

cách đầy đủ và nghiêm túc. Vì thế, ở Việt Nam, chưa có công trình lí

luận và lịch sử dành riêng về du kí. Chúng tôi muốn đặt vấn đề: làm sao

để tháo gỡ những đường ranh thể loại du kí với các thể loại khác? Làm

sao để xác định đặc điểm của du kí không phải bằng sự suy lí mà bằng

cách khảo cứu thực tiễn sáng tác của nó?.

1.3.Trải qua quá trình hình thành và phát triển, du kí Việt Nam đã

tồn tại như một thể loại văn học. Đến nửa đầu thế kỉ XX, có sự xuất

hiện nhiều tác giả, tác phẩm du kí đăng trên các báo và tạp chí. Sức hấp

dấn của du kí đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách bởi

sự mới mẻ của thể loại này. Trong quá trình hiện đại hóa văn học nửa

đầu thế kỉ XX, du kí là bộ phận văn học đã từng có vị thế trên văn đàn

và có nhiều đóng góp quan trọng. Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc để làm sáng

tỏ một số vấn đề : loại hình, thể loại, đặc trưng và vị trí của nó đối với

quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc.

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm du kí Việt

Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Page 6: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài "Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX", công

việc nghiên cứu của luận án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:

2.1. Xác lập cách hiểu hợp lí về thể loại, khái niệm du kí, xây

dựng các vấn đề lí thuyết về thể loại. Những vấn đề này là căn cứ để

nghiên cứu lịch sử và đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

2.2. Việc nghiên cứu phải xác định những đặc điểm cơ bản của

du kí Việt Nam về nội dung và hình thức.

2.3. Chỉ ra được các phong cách tiêu biểu của thể loại du kí

trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là du kí Việt Nam nửa đầu

thế kỉ XX. Đó là những tác phẩm du kí đăng trên các tạp chí nửa đầu

thế kỉ XX: Nam Phong, Tri Tân, Phụ nữ Tân văn, An Nam, Nam Kỳ,

Thanh Nghị, Tao Đàn, Tiểu thuyết thứ bảy, … và các ấn phẩm du kí

xuất bản từ trước tới nay được sáng tác trong giai đoạn này.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Phạm vi nghiên cứu lí thuyết của luận án là những vấn đề lí

thuyết về thể loại và lịch sử văn học.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận án bao gồm các tác giả

tiêu biểu và những tác phẩm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

- Để việc nghiên cứu có tính hệ thống, chúng tôi xem xét những tác

phẩm du kí Việt Nam trước thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.

- Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có sự phong phú về nội dung,

đa dạng về hình thức, có nhiều tác giả có phong cách độc đáo. Du kí

Việt Nam giai đoạn này có ba loại hình: du kí có yếu tố Hán, du kí

Page 7: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

3

mang phong cách hiện đại, du kí chứa yếu tố hư cấu, tưởng tượng.

Nhiệm vụ đặt ra của Luận án là phải lựa chọn và giới thiệu được các tác

giả tiêu biểu.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp lịch sử

4.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống

4.3. Phân tích - tổng hợp

4.4. So sánh đối chiếu

4.5. Các phương pháp liên ngành: Thi pháp học, Phong cách học,

Văn bản học, Mĩ học tiếp nhận.

5. Đóng góp mới của luận án

5.1. Về lí luận

- Luận án chỉ ra những điểm chưa thống nhất trong cách hiểu

khái niệm và thể loại du kí. Từ đó, Luận án xác lập một quan niệm mới:

du kí là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình tự sự. Du kí có đầy đủ đặc

điểm của một thể loại và có khả năng tiếp nhận phương thức phản ánh

hiện thực của một số thể loại khác. Nó có khả năng ảnh hưởng trở lại

với những thể loại khác.

- Luận án đã xây dựng được một số vấn đề lí thuyết thể loại của

du kí, điều mà từ trước tới nay chưa có trong các sách lí luận văn học ở

Việt Nam.

5.2. Về thực tiễn

- Sưu tầm nhiều tác phẩm du kí, trong đó có các tác phẩm chưa

được phát hiện. Đây là những sản phẩm quí giá làm giàu di sản văn học

dân tộc.

- Dựa trên phân tích các đặc điểm phong cách thể loại, chúng

tôi đưa ra những căn cứ để phân biệt tác phẩm du kí với các tác phẩm

Page 8: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

4

của thể loại khác và chỉ ra những tác phẩm không phải là du kí đã gây

hiểu nhầm cho nhiều người.

- Luận án tiếp cận du kí trên phương diện nội dung và hình thức

để dựng lại diện mạo của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX với những

đặc trưng cơ bản của nó. Việc nghiên cứu về phong cách tác giả càng

khẳng định du kí nửa đầu thế kỉ XX là bộ phận văn học quan trọng.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu

tham khảo để biên soạn giáo trình, tài liệu học tập và nghiên cứu cho

các ngành: văn học, văn hóa học, du lịch.

6. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án có tất cả 5

chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Vấn đề lí thuyết thể loại và lịch sử du kí Việt Nam

Chương 3: Đặc điểm nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XX

Chương 4: Đặc điểm nghệ thuật của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XX

Chương 5: Các phong cách du kí Việt Nam tiêu biểu nửa đầu thế kỉ

XX

Page 9: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

5

NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Về khái niệm và thể loại của du kí

1.1.1. Ở nước ngoài

Những năm 90 của thế kỉ XX, Nghiên cứu và phê bình du kí phát

triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, nhiều học giả

trên thế giới xem du kí là một thể của văn học du lịch. Các khái niệm về

du kí đều xoay quanh vấn đề này.

Vấn đề định nghĩa du kí phụ thuộc vào quan niệm về thể loại của

du kí. Ở nước ngoài, vấn đề khái niệm và thể loại của du kí được tiếp

cận ở hai quan niệm: hư cấu và không hư cấu.

Về thể loại, không có quan điểm cho rằng du kí là tiểu loại, trái lại

còn coi du kí lớn hơn thể loại, nó bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau.

Có người còn cho rằng du kí nằm giữa lằn ranh "giữa quan sát

khoa học và tiểu thuyết" (Tim Youngs)

Mặc dù có những quan niệm khác nhau về du kí, có khi trái ngược

nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên cứu nước ngoài

nói trên không coi du kí là sự ghi chép của người du lịch. Họ quan niệm

du kí là một thể loại văn học, nó dung nạp các phương thức biểu hiện

của các thể loại khác. Như vậy, nội dung của tác phẩm du kí lớn hơn

nhiều so với những gì mà tác giả thể hiện trong văn bản.

1.1.2. Ở trong nước

Đầu thế kỉ XX, thể loại du kí còn xa lạ với nhiều người. Quan

niệm về du kí được nói đến tiên là Phạm Quỳnh. Ông cho rằng: phải có

cuộc hành trình xa, nhiều ngày mới viết được du kí. Còn Vũ Ngọc Phan

đã thừa nhận có văn du kí nhưng chưa khẳng định tính thể loại của du kí.

Nhiều người khi nghiên cứu tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu

Page 10: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

6

Trác, họ gọi nó bởi nhiều tên khác nhau : du kí, kí sự, truyện kí lịch sử,

bút kí,...

Du kí được giới nghiên cứu và phê bình văn học bàn bạc với tư

cách thể loại vào những năm 60 của thế kỉ XX. Dựa trên quan điểm của

các nhà lí luận Liên-xô và Trung Quốc, các học giả Việt Nam chia văn

học thành bốn thể loại: thơ, truyện, kịch, kí. Du kí được xem là tiểu loại

của thể loại kí. Quan điểm đó vẫn duy trì cho đến ngày nay.

Gần đây, du kí được định danh là thể tài nhưng không tách ra khỏi

thể loại kí để tồn tại như một thể loại.

1.2. Về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

1.2.1. Ở nước ngoài

Khi phân tích tạp chí Nam Phong, trong luận án của mình, Phạm

Thị Ngoạn chỉ nói đến du kí nhưng không đưa ra định nghĩa thể loại hay

chỉ ra đặc điểm của du kí.

1.2.2. Ở trong nước

Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã có nhiều người tiếp cận trên

phương diện thể tài. Nguyễn Hữu Sơn có nhiều bài đăng trên các báo và

tạp chí.

Ngoài ra, du kí giai đoạn này còn được tiếp cận trên phương diện

văn hóa, ngôn ngữ nhưng vẫn dựa trên quan điểm: du kí là tiểu loại của

thể loại kí.

1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình

nghiên cứu

So sánh du kí với các thể loại khác, chúng tôi đồng ý với nhiều

người coi du kí là một thể loại. Chúng tôi cũng xác định các yếu tố chủ

quan mang tính nghệ thuật của du kí và đưa ra khái niệm:

Page 11: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

7

Du kí là thể loại văn học, viết về cuộc hành trình hay liên quan đến

cuộc hành trình với mục đích nào đó và thường phản ánh hiện thực

bằng các phương thức tự sự và phi tự sự như: ghi chép, miêu tả, tường

thuật, kể chuyện, dựng đối thoại,... Trong một số trường hợp, du kí có

thể vận dụng các phương thức phản ánh của hội họa, nhiếp ảnh, điện

ảnh, truyền hình, ... các phương thức thu nhận thông tin khoa học như:

khảo cứu, điều tra, thống kê tư liệu,… có khi đi kèm với các phương

thức biểu cảm. Nhân vật trung tâm của tác phẩm du kí vừa là chủ thể,

vừa là khách thể, đồng thời là người kể chuyện. Ngoài nội dung thông

tin, nội dung biểu cảm, tác phẩm du kí còn chứa đựng văn hóa cá nhân

tại thời điểm tiếp xúc văn hóa của chủ thể với hiện thực ở nơi mà lần

đầu tiên chủ thể khám phá hoặc trải nghiệm nó.

Đối với những tác phẩm du kí sử dụng chất liệu ngôn từ, du kí chịu

ảnh hưởng của các thể loại khác như: bút kí, hồi kí, tùy bút, tản văn,

biền văn, phóng sự, kí sự,... nên trong một số tác phẩm đã có hiện tượng

giao thoa thể loại. Dựa trên những đặc trưng phổ quát, du kí có thể

phân biệt được với các thể loại gần gũi với nó. Du kí bao giờ cũng tồn

tại trong một cấu trúc bị chi phối bởi cuộc hành trình. Những yếu tố

như thời gian, không gian, nhân vật trong tác phẩm du kí luôn đảm bảo

tính khách quan.

Chương 2: VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT THỂ LOẠI VÀ LỊCH

SỬ DU KÍ VIỆT NAM

2.1. Thi pháp thể loại du kí

2.1.1. Cốt truyện

Vấn đề cốt truyện đã được các nhà nghiên cứu đưa ra những cách lí

giải khác nhau. Cách hiểu hiện đại coi cốt truyện du kí là hành trình của

Page 12: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

8

nhân vật di chuyển qua các không gian khác nhau. So sánh cốt truyện

du kí với cốt truyện của truyện kể: cốt truyện của du kí phụ thuộc người

trần thuật; cốt truyện truyện kể phụ thuộc vào nhân vật. Vì vậy, trong

tác phẩm du kí, người kể chuyện đóng vai trò quan trọng đối với cốt

truyện, tức là điều khiển câu chuyện theo một ý đồ nhất định.

2.1.2. Kết cấu

Kết cấu của tác phẩm du kí là kết cấu một chiều, theo nguyên tắc

trật tự của thời gian. Nó có thể bỏ qua một khoảng thời gian nào đó chứ

không quay trở lại. Tọa độ của kết cấu chính là điểm giao nhau của hai

trục: trục tung để liên kết các sự kiện trong cuộc hành trình, trục hoành

là các khoảng cách văn hóa được xác lập ở người đọc trong mối quan hệ

giữa tác giả và độc giả.

Đặc trưng cấu trúc của du kí là cấu trúc khúc đoạn theo trục thời

gian với bốn kiểu kết cấu tiêu biểu: kết cấu trực quan, kết cấu truyện

lồng trong truyện, kết cấu nhật trình, kết cấu đan xen tự sự - trữ tình.

2.1.3. Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trần thuật trong du kí là điểm nhìn bên ngoài, nơi chủ

thể lựa chọn nó để phản ánh. Ý đồ của tác giả thể hiện cách lựa chọn, và

ưu tiên các sự kiện xảy ra trong cuộc hành trình.

2.1.4. Thời gian và không gian

Không gian trong du kí có hai loại. Không gian vật lí là không gian

của lộ trình, bao gồm: địa điểm, địa danh, và các yếu tố biểu thị không

gian như: phương tiện đi lại, nhà cửa, đền đài, chùa chiền, thắng cảnh,

cây cối, núi non,... Không gian ý niệm là không gian mang ý nghĩa của

chuyến đi như là sự trở về cội nguồn, trải nghiệm. Mỗi kiểu đi có cách

mô tả không gian khác nhau để thể hiện những ý niệm khác nhau.

Page 13: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

9

Thời gian trong du kí có hai dạng. Thời gian vật lí là thời gian

tuyến tính. Thời gian ý niệm là thời gian tái hiện không gian quá khứ để

ý niệm rằng: cuộc hành trình còn mang một nghĩa khác. Thời gian này

có khả năng đưa con người vượt ra khỏi trục thời gian của mình để đến

với thời gian khác.

2.1.5. Ngôn từ

Ngôn từ trong du kí là lớp ngôn từ chung. Kiểu ngôn từ trong các

tác phẩm du kí thường gặp trong các văn bản: nhật kí, bức thư trên lộ

trình, bài tạp bút, bài tuỳ bút... Phát ngôn của nhân vật chính trong du kí

là những phát ngôn về đối tượng được nói đến đã lọc qua tư tưởng

2.2. Khái quát quá trình lịch sử của du kí Việt Nam

Chúng tôi nhận thấy du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX không phải

là một hiện tượng đột phát mà là một quá trình. Có thể xác định vị trí

của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trong lịch đại của nó như sau:

2.2.1.Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ thứ XVII. Du kí tồn tại dưới

hình thức thơ, phú. Thông qua cuộc hành trình của mình, tác giả thường

bộc lộ cảm xúc của mình về những nơi đến và cả về thế sự. Về thơ du kí

được viết khi đi sứ, đi chơi núi có tác giả Trương Hán Siêu. Thơ du kí

được viết khi đi làm việc quan có tác giả Phạm Sư Mạnh. Thơ du kí

được viết khi đi du ngoạn của Chu Văn An, Hồ Tông Thốc,… Về phú

du kí có Trương Hán Siêu, Nguyễn Hãng.

2.2.2. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX

Ở thế kỉ XVIII, tiếp nối du kí viết bằng thơ có sự xuất hiện du kí

văn xuôi chữ Hán của: Trịnh Xuân Thụ, Lê Hữu Trác. Đến thế kỉ XIX,

du kí văn xuôi chữ Hán phát triển. Giai đoạn này, đã xuất hiện một số

tác phẩm viết về các chuyến công du ở nước ngoài như: Tây hành kiến

văn kỉ lược (1831) của Lý Văn Phức (1785 - 1849), Hải trình chí lược

Page 14: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

10

(1834) của Phan Huy Chú (1782 - 1840); các tác phẩm của phái đoàn

Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đi sứ sang Pháp

và Tây Ban Nha năm 1863: Như Tây sứ trình nhật kí (1864) của Phạm

Phú Thứ, Như Tây kí (1864) của Ngụy Khắc Đản, Tây phù nhật kí

(1865) của Tôn Thọ Tường ...

2.2.3. Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX

Đây là giai đoạn phát triển của du kí. Dí xuất hiện trên các tạp chí:

Nam Phong, Tri Tân, Phụ nữ Tân văn,… Đội ngũ sáng tác đông đảo, có

nhiều cây bút đã tạo được phong cách riêng như: Phạm Quỳnh, Nguyễn

Đôn Phục, Dương Kỵ,…

Du kí giai đoạn này phát triển là do tác động của sự thay đổi văn

hóa và văn học, đó là:

- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

- Sự hình thành văn học và báo chí Quốc ngữ.

- Hoạt động dịch thuật và phê bình.

Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trải qua các bước phát triển:

- Từ 1900 – 1917. Báo chí in các tác phẩm của quá khứ. Chỉ có

Nguyễn Văn Vĩnh viết Hương Sơn hành trình đăng trên Đông dương

tạp chí.

- Từ 1918 – 1934. Giai đoạn nở rộ của du kí trên tạp chí Nam

Phong. Trong 17 năm tồn tại, Nam Phong có 120 số báo đăng các tác

phẩm du kí trong và ngoài nước. Tạp chí Phụ nữ Tân văn cũng đăng du

kí ngay từ số đầu và đăng nhiều kì. Giai đoạn này xuất hiện nhiều cây

bút du kí chuyên nghiệp như: Phạm Quỳnh, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn

Bá Trác, Phạm Vân Anh (Đào Trinh Nhất), Nguyễn Tiến Lãng,…

Du kí giai đoạn này có đặc điểm: vừa mang yếu tố truyền thống

vừa mang tính hiện đại. Đây là giai đoạn văn học Quốc ngữ đang hình

Page 15: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

11

thành và phát triển.Trong một số tác phẩm du kí có sự ảnh hưởng của

văn học chữ Hán. Sự tiếp nối truyền thống này đã tạo ra ở du kí Việt

Nam sự đa dạng về phong cách thể loại. So với du kí thế kỉ trước, du kí

Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã có những chuyển biến mạnh mẽ, mang

tính hiện đại. Tính hiện đại này thể hiện qua các yếu tố: chất liệu, thi

pháp, phong cách, trào lưu sáng tác,…

- Từ 1935 – 1945. khi Nam Phong chấm dứt, du kí vẫn tiếp tục

xuất hiện trên các tạp chí: Tri Tân, Phong Hóa, Thanh Nghị, Nam Kỳ,…

Đã có thêm những cây bút vững vàng như: Trần Huy Bá, Dương Kỵ,

Nhất Linh, Nguyễn Tuân,… Du kí giai đoạn này đã có sự ảnh hưởng

qua lại với các thể loại văn xuôi khác.

2.2.4. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX

Từ sau năm 1945 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, đất nước ta phải

chịu những cuộc chiến tranh liên miên và sự cấm vận của Mĩ, du lịch

không có điều kiện phát triển, du kí vì thế mà không có đất để sinh sôi.

2.2.5. Giai đoạn từ thập niên cuối thế kỉ XX đến nay

Bắt đầu từ thập niên cuối thế kỉ XX sang thập niên đầu thế kỉ XXI,

du kí xuất hiện trở lại. Du kí giai đoạn này chủ yếu viết trong các

chuyến học tập tham quan ở nước ngoài. Nổi bật giai đoạn này là sự lên

ngôi của các cây bút nữ như: Ngô Thị Giáng Uyên, Dương Thụy, Trần

Thị Khánh Huyền,…

Page 16: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

12

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA DU KÍ VIỆT NAM

NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

3.1. Sự phong phú của đề tài

3.1.1. Đề tài khảo cứu văn hóa

Các bài du kí viết về đề tài khảo cứu văn hóa dân tộc trong giai

đoạn này khá đa dạng và thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện

tượng gặp gỡ văn hóa cá nhân và giá trị văn hóa của đối tượng được

khảo cứu như là một cách triển khai đề tài trong tác phẩm.

3.1.2. Đề tài lịch sử

Du kí giai đoạn này còn có nhiều tác phẩm du kí mang đề tài lịch

sử. Khác với đề tài lịch sử trong tiểu thuyết, du kí không chủ ý để viết

về nhân vật hay sự kiện lịch sử. Du kí hướng đến mục đích thông tin về

các địa danh lịch sử và di tích; và giả định rằng những nơi đó ít người

biết, hoặc nếu có biết thì chưa tường tận.

3.1.3. Đề tài danh lam thắng cảnh

Đề tài danh lam thắng cảnh là đề tài mang tính truyền thống của

du kí Việt Nam. Cảnh vật trong du kí giai đoạn này đã có đủ mọi đối

tượng. Cảnh vật thiên nhiên: có núi, có sông, có hồ, có biển. Cảnh vật

nhân tạo: có chùa, có tháp, có lăng, có điện, có thành quách, lâu đài,…

Tất cả tạo nên hình ảnh đất nước Việt Nam hài hòa và đẹp đẽ.

3.1.4. Đề tài quốc tế

Du kí đầu thế kỉ XX có nhiều tác phẩm viết khi nhà văn đi ra nước

ngoài như: Pháp, Lào, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái lan, Nhật Bản. Đề

tài quốc tế trong du kí giai đoạn này không mang nặng quan hệ chính trị

hay ngoại giao. Quan hệ chủ yếu là quan hệ văn hóa giữa chủ thể và

khách thể. Với đề tài này, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX mang

Page 17: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

13

nhiều ý nghĩa khác nhau: không chỉ quan hệ văn hóa cá nhân mà còn

nói đến vấn đề dân tộc và thuộc địa.

3.1.5. Đề tài dân tộc thiểu số

Đề tài này xuất hiện lần đầu trong du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XX. Các nhà văn du kí đã đến những nơi người dân tộc thiểu số sinh

sống ở miền núi và trung du phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,

Nam Bộ. Những cuộc hành trình khám phá đời sống, phong tục, con

người của một số dân tộc thiểu số đã bổ sung thêm bức tranh về văn hóa

và con người Việt Nam.

3.2. Sự đa dạng của cảm hứng

3.2.1. Cảm hứng viễn du

Cảm hứng viễn du của du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX nằm trong

xu hướng du kí thế giới nửa cuối thế kỉ XIX. Đặc điểm nổi bật của cảm

hứng viễn du trong giai đoạn này là kết hợp giữa cảm hứng văn hóa với

khám phá chính mình.

3.2.2. Cảm hứng yêu nước

Người trí thức Việt Nam ý thức về thân phận người dân của

một nước thuộc địa. Cảm hứng yêu nước thể hiện ở thái độ của nhà văn

đối với hiện thực, con người, sự gặp gỡ, tiếp xúc với di tích, cảnh vật.

3.2.3. Cảm hứng tâm linh

Cảm hứng tâm linh trong du kí là nhu cầu, khát vọng của nhà

văn thực hiện điều tâm nguyện bằng cuộc hành trình.Có nhiều trường

hợp, trong khi thực hiện cuộc hành trình, nhà văn đã gặp gỡ những điều

mang yếu tố tâm linh. Có nhiều bài du kí nói về những cuộc hành trình

vãn cảnh chùa, chiêm ngưỡng nơi được coi là Phật hiển linh. Có nhiều

bài du kí đến những nơi là chốn linh thiêng, nơi đó có miếu, có đình, có

tháp và cả những nơi sinh hoạt tâm linh đang diễn ra.

Page 18: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

14

3.2.4. Cảm hứng trữ tình

Cảm hứng trữ tình trong du kí chính là trí tưởng tượng và cảm

xúc trước sự vật, con người và những hiện tượng khác mà nhà văn đã

trải qua. Có khi cảm hứng trữ tình hòa với cảm hứng thiên nhiên, cảm

hứng lãng mạn. Cảm hứng trữ tình phổ biến trong du kí giai đoạn này là

xúc cảm thành thơ.

3.2.5. Cảm hứng thế sự

Cảm hứng thế sự thể hiện sự quan tâm của nhà văn khi tiếp xúc với

các hiện tượng đời sống gặp trên đường đi. Đội ngũ nhà văn viết du kí

là những người làm báo, nghề nghiệp chi phối cách viết của họ. Sự quan

tâm của họ không bộc lộ thành đề tài mà chỉ xuất hiện trong những

đoạn miêu tả và nghị luận.

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA DU KÍ VIỆT NAM

NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

4.1. Cốt truyện

4.1.1. Cốt truyện hành trình

Du kí Việt Nam có cốt truyện gắn liền với mục đích của cuộc

hành trình. Du kí có cốt truyện thường ở các tác phẩm có cuộc hành

trình ra nước ngoài với hành trình có độ lớn về không gian, độ dài về

thời gian như: Pháp du hành trình nhật kí (1922) của Phạm Quỳnh,

Sang Tây – Mười tháng ở Pháp (1929) của Phạm Vân Anh (Đào Trinh

Nhất), Đi Tây (1935) của Lãng Du, Tôi thầu khoán (1941) của Lê Văn

Trương, Một chuyến đi (1941) của Nguyễn Tuân…

Du kí có cốt truyện vừa và nhỏ ở các tác phẩm gắn liền với các

cuộc hành trình ngắn như đi Lào, đi trong nước. Những tác phẩm không

Page 19: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

15

có cốt truyện thường gần với tản văn, họ viết trong các chuyến đi du

ngoạn cảnh vật.

4.1.2. Cốt truyện sự tích – huyền thoại

Cốt truyện có mối quan hệ với đề tài, tư tưởng. Du kí Việt Nam

có nhiều tác phẩm có cốt truyện sự tích – huyền thoại. Những tác phẩm

này kể những câu chuyện về những nhân vật văn hóa, lịch sử có nội

dung liên quan đến địa danh, di tích, danh lam,…được tác giả gặp trên

lộ trình. Tiêu biểu là các tác phẩm của Dương Kỵ, Nguyễn Đôn Phục,

Hoàng Minh,…

4.2. Kết cấu

4.2.1. Kết cấu khung của tác phẩm

Cấu trúc khung văn bản cũng là một kiểu kết cấu. Thông

thường, tác phẩm du kí dựa trên cấu trúc “tam đoạn”: mở đầu, chính

văn, kết thúc. Trong thực tế, mỗi tác phẩm có một kiểu cấu trúc khác

nhau, biểu hiện tính đa phong cách trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm.

4.2.2. Kết cấu trực quan

Trong du kí Việt Nam, kết cấu trực quan gắn liền với việc miêu

tả đối tượng theo trình tự của thời gian hành trình. Đó là các tác phẩm:

Cuộc chơi năm tầng núi của Nguyễn Đôn Phục, Cuộc chơi trăng sông

Nhuệ của Nguyễn Mạnh Hồng,…

4.2.3. Kết cấu nhật trình – sự kiện

Trong những tác phẩm của Phạm Quỳnh, Mẫu Sơn Mục,… thường

sử dụng lối kết cấu nhật trình - sự kiện để thuật lại các sự kiện theo thời

gian là đơn vị ngày.

4.2.4. Kết cấu đan xen tự sự - trữ tình

Kết cấu này chiếm số lượng lớn trong du kí Việt Nam. Những tác

phẩm viết trong dịp thăm danh lam, thắng cảnh, di tích với các bài du kí

Page 20: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

16

ngắn có kết cấu tự sự - trữ tình. Những tác phẩm này có sự kết hợp giữa

kể, tả với bộc lộ cảm xúc bằng thơ hoặc văn.

4.3. Điểm nhìn trần thuật

4.3.1. Điểm nhìn đa diện đối với hiện thực

Mối quan hệ giữa điểm nhìn trần thuật và nhân vật trong du kí

Việt Nam đã làm dịch chuyển vị trí các ngôi trần thuật. Trong mối quan

hệ với nhân vật, điểm nhìn trần thuật là phương thức phát ngôn, cách

trình bày, mô tả,… phù hợp với cách cảm, cách nghĩ đối với hiện thực

mà nhân vật chứng kiến, trải nghiệm trong cuộc hành trình.

4.3.2. Điểm nhìn dịch chuyển của người kể chuyện

Đối với tác phẩm du kí có dung lượng nhỏ, điểm nhìn trần thuật

phổ biến là sự dịch chuyển giữa tác giả - kí giả - nhân vật như các tác

phẩm của Nguyễn Đôn Phục, Thái Hữu Thành, Vũ Nga,...

4.4. Nghệ thuật ngôn từ

4.4.1. Sự kết hợp các chất liệu

Trong du kí Việt Nam, hiện tượng hỗn dung ngôn ngữ xảy ra ở hai

trường hợp: chữ Hán và chữ Pháp trong văn bản tiếng Việt. Trong nhiều

trường hợp, việc sử dụng ngôn ngữ này đều mang mục đích nghệ thuật.

4.4.2. Sự đa dạng của văn phong

Hành văn trong văn bản của tác phẩm du kí Việt Nam thường biểu

thị các hình thức phản ánh: miêu tả, nghị luận và trữ tình. Hành văn

mang tính nhạc trong văn du kí thường xuất hiện trong những tác phẩm

có đoạn văn mang yếu tố trữ tình.

Những tác phẩm du kí có phong cách diễn đạt này có sự trộn lẫn

giữa thơ và văn xuôi làm hấp dẫn đối với người đọc. Cách diễn đạt này

được kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình, là kiểu phát ngôn nghệ thuật

đặc trưng của du kí truyền thống.

Page 21: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

17

Chương 5: CÁC TÁC GIẢ DU KÍ VIỆT NAM TIÊU BIỂU

NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

5.1. Nguyễn Đôn Phục – phong cách truyền thống

5.1.1. Triết lí nghệ thuật về "sự đi"

Theo Nguyễn Đôn Phục, cách chơi của hạng người văn chương là

không chơi phiếm, chơi suông. Họ có cách chơi chữ nghĩa, chơi có mục

đích, hướng về tâm hồn dân tộc. Cách chơi của Nguyễn Đôn Phục trong

du kí là cách chơi với cái thú thanh cao, cái vui cổ kính không phàm tục.

5.1.2. Tiếp cận đối tượng trên phương diện lịch sử

Từ điểm nhìn lịch sử mà thế giới trong các bài du kí, Nguyễn Đôn

Phục đưa người đọc đến với thế giới cổ tích của các nhân vật và sự kiện

lịch sử

5.1.3. Ngôn từ cổ kính và biểu cảm

Du kí của Nguyễn Đôn Phục như là một hình thức đối thoại nghệ

thuật giữa hai trường phái tư tưởng: cách tân và thủ cựu. Ngôn ngữ

trong du kí của Nguyễn Đôn Phục có nhiều câu châm ngôn, triết lí. Ông

sử dụng từ Hán Việt và chữ Hán, có nhiều câu văn biểu cảm và các thán

từ.

5.2. Phạm Quỳnh – phong cách hiện đại

5.2.1. Văn du kí mang tính tư tưởng

Văn Phạm Quỳnh là văn tư tưởng và cũng viết bởi mục tiêu tư

tưởng. Trong văn du kí, Phạm Quỳnh luôn thể hiện các vấn đề về tư

tưởng quốc gia, dân tộc, vấn đề đạo lí, … Do tiếp xúc với tư tưởng

phương Tây hiện đại, nhiều tác phẩm du kí của Phạm Quỳnh mang tư

tưởng dân tộc hiện đại, thể hiện những khát vọng canh tân đất nước.

Những tác phẩm viết về đề tài quốc tế thường mang tính tư tưởng như:

Pháp du hành trình nhật kí và Du lịch xứ Lào. Ngoài ra, các tác phẩm

Page 22: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

18

viết về cuộc đi thăm, đi chơi ở trong nước như: Mười ngày ở Huế, Một

tháng ở Nam kì đều có sự thể hiện tư tưởng của ông.

5.2.2. Kết cấu và ngôn ngữ mang tính hiện đại

Du kí Phạm Quỳnh có nhiều tác phẩm có qui mô lớn, gắn liền

với cuộc hành trình lớn. Những tác phẩm này đều có lối kết cấu hiện đại

như du kí châu Âu. Ngôn ngữ trong du kí Phạm Quỳnh là tiếng Việt

hiện đại.

5.2.3. Văn du kí giàu chất triết luận

Văn du kí Phạm Quỳnh dài dòng không phải là sự ghi chép lôi thôi,

thấy gì ghi đó khi gặp trên lộ trình. Chất triết luận trong văn ông chi

phối sự lựa chọn lối viết. Văn du kí của Phạm Quỳnh không cứng nhắc

trong một kiểu cấu trúc văn bản mà có thể biến hóa linh hoạt. Văn du kí

Phạm Quỳnh khác người ở chỗ, cái tư tưởng bao giờ cũng được đặt lên

hàng đầu. Vì thế, dù mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng bài nào cũng

được trang điểm bởi chất triết luận.

5.3. Mãn Khánh Dương Kỵ - phong cách huyền thoại hóa

5.3.1. Cảm quan lịch sử và bút pháp huyền thoại hóa

Cuộc hành trình trong du kí Mãn Khánh Dương Kỵ là cuộc hành

trình xuyên thời gian, không gian để đến những nơi chưa có ai từng đến

ở thời đại của ông; đó là kinh đô Chiêm Thành cách đây chừng mười

thế kỉ. Thế giới nghệ thuật du kí của Mãn Khánh Dương Kỵ là sự trộn

lẫn giữa lịch sử và truyền thuyết. Ông dùng bút pháp huyền thoại hoá để

làm cho cái thực và cái ảo đồng hiện, khó phân biệt.

5.3.2. Nghệ thuật dựng cảnh và tạo không khí lịch sử

Mãn Khánh Dương Kỵ có tài năng dựng cảnh và tạo không khí lịch

sử cả trong lời văn và kết cấu.

5.3.3. Ngôn từ giàu tính tạo hình

Page 23: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

19

Ngôn ngữ du kí của Mãn Khánh Dương Kỵ được chọn lọc. Ông có

vốn từ vựng phong phú để miêu tả đúng cảnh, đúng người. Ngoài ra ông

còn có vốn từ khoa học, những nguồn tư liệu quí giá và sự am hiểu

ngôn ngữ và văn hóa Chămpa. Điều này ông đã phục hồi những cái mất

đi phải trở về trong ý niệm. Sử dụng chất liệu này, nhiều bức tranh cảnh

vật được ông vẽ lên giàu màu sắc, đường nét và biểu cảm.

KẾT LUẬN

1. Du kí là vấn đề của văn học đương đại. Nhờ sự tác động nhiều

mặt của kinh tế - văn hóa – xã hội trong thời đại khoa học – kĩ thuật và

công nghệ phát triển, nhiều vấn đề của lịch sử và lí luận văn học được

nhìn nhận lại. Du kí đã trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ đối

với lí luận và phê bình văn học mà còn của nhiều ngành khác nhau.

Trong thập niên cuối của thế kỉ XX, những cuộc hội thảo quốc tế về du

kí đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu đến với du kí. Những vấn đề đặt ra

cho những nghiên cứu mang tính học thuật và nghiên cứu ứng dụng về

du kí như: định nghĩa về du kí, xác định loại hình của du kí, đặc trưng

thể loại của du kí, ranh giới phân biệt du kí là thể loại văn học với thể

loại phi văn học,… được đưa ra bàn luận. Những cuộc tranh luận mang

tính học thuật của các nhà nghiên cứu đã gặp nhau ở một số điểm: coi

du kí là một thể loại văn học, đặc trưng cơ bản của du kí là cuộc hành

trình của tác giả, đồng thời là nhân vật, tính thông tin và tính khách

quan của du kí lớn hơn những gì mà người ta tưởng nên có khả năng

xâm nhập vào các địa hạt của các ngành khoa học khác,… Trong sự mở

rộng phạm vi của đối tượng nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu lịch sử

văn học trong mối quan hệ với văn hóa, như là một môi trường của văn

học đã đặt lại vấn đề về quan niệm thể loại. Trong xu hướng đó, gần

Page 24: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

20

đây các nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề xem lại các tiểu loại của thể

loại kí như: luận án tiến sĩ của Lê Trà My với đề tài Tản văn Việt Nam

thế kỷ XX (từ cái nhìn thể loại) (2008), luận án tiến sĩ của Trần Văn

Minh với đề tài Thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam từ 1930 đến

1945 (2011), cùng với nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

Nhưng ở Việt Nam, nhiều người vẫn quan niệm du kí là tiểu loại của kí,

có người dè dặt định danh du kí là thể tài. Không giống như tản văn hay

tùy bút, là những thể loại phái sinh từ thể kí, du kí ra đời rất sớm trong

văn học viết của nhân loại. Trong lịch sử văn học Việt Nam, du kí ra

đời trước cả thể loại kí chữ Hán, mặc dù sự hình thành thể loại của nó

phải trải qua các giai đoạn phát triển với các hình thức thể loại khác

nhau. Du kí Việt Nam có một quá trình phát triển không liên tục bởi

tính đặc thù về phương thức tồn tại của nó. Đến nửa đầu thế kỉ XX, khi

hội đủ các điều kiện như quan niệm về sự đi, phương tiện đi lại được cải

thiện, môi trường văn hóa thay đổi, báo chí và dịch thuật du kí phát

triển,…thì du kí đã hưng khởi trở lại. Với một qui mô lớn, có nhiều tác

phẩm, tác giả với nhiều phong cách khác nhau, du kí Việt Nam nửa đầu

thế kỉ XX là một thể loại văn học có vị trí xứng đáng trong nền văn học

dân tộc.

2. Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nổi lên như là một hiện

tượng của sự phát triển văn học. Bắt nguồn từ trong dòng chảy của du kí

truyền thống, lại được tiếp thu tinh thần và văn hóa của thời đại, không

gian đi lại được mở rộng, nhận thức về lịch sử, văn hóa của tầng lớp trí

thức được nâng lên, du kí Việt Nam đã phát triển và đi tiên phong trên

con đường hiện đại hóa văn học về sử dụng ngôn ngữ và hoàn thiện thể

loại. Với hàng trăm tác phẩm xuất hiện trên các báo và tạp chí trong gần

nửa thế kỉ cùng với nhiều cây bút xuất sắc đã làm cho thể loại du kí đạt

Page 25: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

21

đến đỉnh cao của sự phát triển trong lịch sử du kí Việt Nam. Từ những

chuyến đi ra nước ngoài để công tác, để học tập, để thăm người thân

hay chỉ là cuộc phiếm du, những trí thức Việt Nam đã viết nên những

thiên du kí, nói về những điều mắt thấy, tai nghe, ghi lại những cảm

nhận, những suy nghĩ của mình về đất nước, con người của nhiều quốc

gia trên thế giới. Từ đó, họ nhìn về danh lam, thắng cảnh cũng như con

người, văn hóa Việt Nam với những nét ưu và khuyết bằng tình cảm và

khát vọng đối với đất nước. Trong những tác phẩm du kí viễn du, có thể

nhận ra trong đó những khát vọng của người trí thức Việt Nam về sự

canh tân đất nước, về ngày mai của dân tộc. Những người không có cơ

may có cuộc hành trình xuất ngoại đành tìm về những nơi còn ẩn dấu

nhiều điều về văn hóa, lịch sử dân tộc mà người trí thức chưa có dịp

chiêm bái nó. Non nước Việt Nam trở nên bao la hơn, xinh đẹp hơn,

giàu truyền thống và bản sắc văn hóa hơn nhờ bước chân của những nhà

văn, nhà báo đi du lịch. Chính những điều này đã làm nên đặc điểm về

nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX: phong phú về về tài,

đa dạng về cảm hứng. Bên cạnh những đề tài truyền thống như viết về

danh lam thắng cảnh, viết về ngoại quốc, du kí giai đoạn này xuất hiện

một số đề tài mới như: đề tài khảo cứu văn hóa, đề tài lịch sử, đề tài dân

tộc thiểu số. Với những đề tài này, du kí đã vẽ nên bức tranh nhiều màu

sắc khác nhau về non nước và con người Việt Nam. Cảm hứng sáng tác

du kí trong giai đoạn này không hoàn toàn bắt nguồn từ cảm hứng du

quan, du lịch mà phần lớn xuất phát từ tư tưởng. Mỗi tác phẩm mang

một tiếng nói khác nhau về đất nước, lịch sử, văn hóa và con người Việt

Nam. Mặc dù không có nhiều tác phẩm du kí trường thiên nhưng với

nhiều bài du kí ngắn viết về nhiều địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Việt

Page 26: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

22

Nam, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX như là cuộc hành trình tập thể

tìm về với dân tộc.

3. Nằm trong dòng chảy của văn học dân tộc trong thời kì hiện đại

hóa, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nổi lên với tư cách là một thể

loại văn học với nhiều đặc điểm thể loại của nó. Mặc dù trong vườn hoa

đa sắc của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nhưng cũng dễ dàng nhận

ra du kí Việt Nam đang chảy thành hai dòng rõ rệt: một dòng chảy bắt

nguồn từ du kí truyền thống của dân tộc, một dòng bắt nguồn từ du kí

phương Tây hiện đại. Không như thơ hay tiểu thuyết phải tìm cách loại

trừ nhau, hai dòng chảy này đồng hành với nhau, bổ sung cho nhau để

làm nên đặc điểm hình thức của du kí Việt Nam. Tác phẩm du kí nằm

trong dòng chảy hiện đại có cốt truyện hành trình mà cấu trúc của nó

chi phối bởi lộ trình và trải nghiệm của chủ thể. Tác phẩm du kí nằm

trong dòng chảy truyền thống có cốt truyện sự tích – huyền thoại chi

phối bởi điểm đến và tư tưởng của tác giả. Quá trình đào luyện của văn

học đã kéo theo du kí, một thể loại lấy nguyến tắc tự do làm đối ứng

cũng phải qui thuận thành một số kiểu cấu trúc và kết cấu nhất định để

làm nên phong cách thể loại của du kí Việt Nam. Cùng với nó là sự linh

hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt để tạo ra những tiếng nói

riêng, giọng điệu riêng, cách nhìn riêng đối với sự vật, hiện tượng. Khi

chuyển dạng về chất liệu, nhiều thể loại khác phải ngập ngừng thử

nghiệm thì du kí là thể loại đi tiên phong trong sáng tác bằng chữ Quốc

ngữ. Du kí Quốc ngữ Việt Nam nhanh chóng định hình trong thể loại

của nó, đồng thời nó không khước từ chất liệu khác như chữ Hán, chữ

Pháp mà còn sử dụng chất liệu đó như là thủ pháp nghệ thuật.

4. Du kí là thể loại có khả năng tạo ra sự đa dạng về phong cách.

Sự phát triển của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã hình thành nên

Page 27: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

23

nhiều phong cách tác giả như Nguyễn Đôn Phục, Phạm Quỳnh, Dương

Kỵ,… Trong sáng tác du kí, cuộc hành trình được ví như "bột", nhưng

chưa thể làm nên "cái bánh" là tác phẩm. Để cuộc hành trình đi vào

trang giấy đòi hỏi chủ thể của nó phải có tư tưởng, thái độ, quan niệm

về sự đi. Đi đến đâu không quan trọng bằng đi với mục đích gì. Nguyễn

Đôn Phục có quan niệm đi là một sự trở về, ngoài việc trở về với cội

nguồn, truyền thống dân tộc thì cái quan trọng là trở về với chính mình.

Hành trình đơn giản như đi chơi thì cũng có nhiều hạng người với nhiều

cách chơi. Người trí thức là chơi cao cả, chơi có trách nhiệm, chơi cổ

tích, chơi lịch sử. Còn đối với Phạm Quỳnh, đã chơi là phải đi xa và có

đi xa mới viết thành du kí. Những cuộc hành trình, những chuyến công

du đi Pháp, đi Lào, đi Nam Kì, đi Huế, đi Lạng Sơn – Cao Bằng mà

Phạm Quỳnh thực hiện đã trở thành tác nhân của nhiều tác phẩm du kí.

Phạm Quỳnh đã đưa hơi thở của thời đại vào trong du kí, thôi thúc, giục

giã con người tìm kiếm các cuộc hành trình để trải nghiệm bản thân, để

mở rộng tầm nhìn, đi cho biết đó biết đây. Mãn Khánh Dương Kỵ chọn

con đường lạc nguồn lịch sử, tìm trong đống đổ nát hoang tàn về một

thời hoàng kim của vương quốc Chăm Pa để viết du kí. Tìm về cội

nguồn văn hóa, Dương Kỵ đã đưa người đọc thấy được hai mặt phải trái

của văn hóa và đời sống tâm linh, tín ngưỡng và cuộc sống đời thường

qua những cái mà người Việt mượn làm chốn múa may đồng bóng kiếm

kế sinh nhai, lại là biểu tượng tín ngưỡng, tinh thần của dân tộc Chăm

Pa. Du kí không phải kén chọn chủ nhân như tùy bút nhưng nó không

cho phép chủ nhân dễ dãi với nó khi đã chọn cách đi. Vì thế mà Nguyễn

Đôn Phục phải đem hết vốn văn hóa truyền thống có trong mình dâng

cho du kí; Phạm Quỳnh đưa cả tinh thần thời đại vào từng trang du kí

để làm nên một phong cách hiện đại; còn Mãn Khánh Dương Kỵ mang

Page 28: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

24

tài nghệ phục chế lịch sử vào văn chương để tạo sắc cho du kí. Đó chỉ là

những trường hợp tiêu biểu. Trong du kí Việt Nam có bao nhiêu cách đi

thì có bấy nhiêu cách viết, tất cả cùng nhau làm nên sự phong phú về

nội dung, đa dạng về hình thức để hình thành đặc điểm của du kí Việt

nam nửa đầu thế kỉ XX.

5. Du kí là một thể loại văn học mang tính dân chủ và đại chúng.

Làn sóng "đi Tây" đầu thế kỉ XX có sự tương đồng với làn sóng "đi

Tây" ở đầu thế kỉ XXI và đều xuất phát ở khát vọng của giới trí thức và

thế hệ trẻ về sự trải nghiệm, nhu cầu học tập, khám phá đã tạo ra dòng

du kí viễn du. Du kí có khả năng thắp sáng những ước mơ, đánh thức

tâm hồn, khơi dậy sự sáng tạo nên du kí dễ thích nghi với xã hội văn

minh, hiện đại. Trong tương lai không xa, du kí đến với thế hệ trẻ Việt

Nam không phải là là nhu cầu mang tính hiện tượng mà là sự thỏa mãn

cho những khát vọng bay cao, bay xa để tìm hiểu, khám phá chân trời

mới của thế giới và bản thân, đưa văn học hòa nhập vào cuộc sống luôn

sôi động và biến động.

Du kí có thể nghỉ chân nhưng không từ bỏ hành trình, cũng không

bị các thể loại khác buộc phải dừng chân ở một thời điểm nào đó bởi

chừng nào con người còn có khát vọng di chuyển, thay đổi không gian,

thay đổi chính mình thì vẫn còn du kí. Tuy nhiên, một khi phương tiện

tối tân làm cho người ta di chuyển quá nhanh, người đi lại quá đông, lại

chia thành nhiều hạng người hơn so với trước thì du kí có nguy cơ bị

tước đoạt đi những cái tinh anh hoặc bị hòa lẫn vào trong những cái

dung tục, tầm thường của chủ nghĩa thực dụng và giải trí. Nghiên cứu

du kí đương đại phải có trách nhiệm điều hướng cả trong phê bình và

sáng tác để du kí không mất đi những vẻ đẹp nhân văn cao cả của nó.

Page 29: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF SCIENCE

-------------------------

NGUYỄN HỮU LỄ

CHARACTERISTICS OF VIETNAM

TRAVEL WRITING IN THE FIRST HALF

OF THE TWENTIETH CENTURY

Specialization: Vietnam Literature

Code : 62 22 01 21

A SUMMARY OF DISSERTATION ON

VIETNAMESE LANGUAGE AND

CULTURE

The scientific guidance:

Associate Prof. Dr. Trần Thái Học

Huế, 2015

Page 30: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

The thesis was completed at the University of Science - Hue University

The instructors of science: Prof. Dr of Science. Trần Thái Học

The Reviewer 1:

The Reviewer 2:

The Reviewer 3:

The thesis will be protected against Council of state of assessing

thesis meets at

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

At…..hour…….date……..month……year 2015.

Learning more about the thesis in the library:

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

......................................................................................................

Page 31: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

THE LIST OF THE WORKS PUBLISHED BY THE AUTHOR

RELATED TO THE TOPICS OF THE THESIS

1. Nguyen Huu Le (2013), "The magical element in Vietnam travel

writing in the first half of the twentieth century", Proceedings of

Scientific Conference "The magic element and myth in literature",

Hue.

2. Nguyen Huu Le (2014), "Nguyen Don Phuc's style travel writing",

Journal of science of HNUE, Vol. 59, No 3, pp. 39 – 47.

3. Nguyen Huu Le (2014), "Some issues on language style of travel

writing", Journal of Language and Life, No 224, pp. 58 – 65.

4. Nguyen Huu Le (2014), "Some issues of genre – poetics of travel

writing", Journal of science Hue university, Vol. 95, No. 7, 163 –

179.

5. Nguyen Huu Le (2014), "The art style of Man Khanh Duong Ky

travel writing", Song Huong Journal, No. 305, pp. 72 – 79.

6. Nguyen Huu Le (2014), "Some issues on the genre of travel

writing", Literary journals, No. 8, pp. 52 – 62.

7. Nguyen Huu Le (2015), "The subject matter in Vietnam travel

writing in the first half of the twentieth century", Literary journals,

No. 5, pp. 104 – 115.

Page 32: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

1

INTRODUCTION

1. Reasons for choosing the subject

1.1. In studying of literature, people have so far paid attention to

defined literary genres. Literary works lie among the boundaries of

different genres have normally been forgotten. Vietnam travel writing is

one of such case.

1.2. From beginning of the twenty first century, travel writing started

to gain the attention of both national and foreign researchers. In Vietnam

literature, this genre has twice broken out: the first time was on the first

half of the twentieth century, and the second one was on the beginning of

the twenty first century. However, after a quite long time, travel writing

has not yet been researched seriously and adequately. Therefore, there is

no theoretical and historical works expressly for this genre. We want to set

out an issue: How to remove the boundaries that separate the travel writing

genre from others? And how to identify the characteristics of this genre

not through rationalization but through the studying of its practical

composition?

1.3 Throughout the process of formation and development, Vietnam

travel writing has existed as a genre of literature. Until the first half of the

twentieth century, there appeared many authors and works of travel

writing published on newspapers and magazines. Appeal of travel writing

attracted a lot of journalists, writers, students and travellers by its

freshness. During the literary modernization in the first half of the

twentieth century, travel writing once occupied an important position on

Vietnam Literary Circles and made a lot of contributions. Vietnam travel

writing in the first half of the twentieth century need to be seriously study

to clarify some issues: type, genre, feature and its position towards the

development of national literature history.

Page 33: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

2

From the above reasons, we selected the subject: Characteristics of

Vietnam travel writing in the first half of the twentieth century.

2. Research target

Under the subject “Characteristics of Vietnam travel writing in the

first half of the twentieth century”, researching activities of this thesis aim

to attain the here under targets:

2.1. Establish a reasonable understanding about the genre, the concept

of travel writing; determine theoretical matters of the genre. These matters

shall be the foundation to study the history and characteristics of Vietnam

travel writing in the first half of the twentieth century.

2.2. Determine the fundamental characteristics of Vietnam travel

writing respective to contents and forms.

2.3. Point out typical styles of travel writing genre in Vietnamese

Literature in the first half of the twentieth century.

3. Objects and scope of research

3.1 Research Object

Research Objects of the thesis’ subject is Vietnam travel writing in

the first half of the twentieth century. Those are literature works of travel

writing published on magazines in the first half of the twentieth century:

Nam phong (The Southern Wind), Tri Tan (Understanding the New by

reviewing the Old), Phu nu Tan van (Modern women), An Nam, Nam Ky,

Thanh Nghi, Tao Dan, Tieu thuyet thu bay (Saturday Novel) and printings

of travel writing having been published so far, which were all written in

this period.

2.2 Research scope

2.2.1 Scope of theoretical research of thesis is about theoretical

matters related to genre and literature history.

2.2.2. Scope of documentary research of thesis is about typical

authors and works of travel writing in the first half of twentieth century.

Page 34: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

3

- In order for the research to be systematic, the works of Vietnam

travel writing before the twentieth century and in the beginning of the

twenty first century will be considered.

- Vietnam travel writing in the first half of the twentieth century was

in rich content, diverse form with unique styles from various authors.

Vietnam travel writing in this period was divided in three types: travel

writing mixed with Han (Chinese) factors, travel writing contained with

modern style, and travel writing contained with imaginative and fictive

factor. The objective of the thesis is to select and introduce typical authors.

4. Method of research

4.1. Method of history

4.2. Method of structure –system

4.3. Analysis and summary

4.4. Comparison and correlation

4.5. Methods of inter-branch: poetics, stylistics, documentary,

aesthetic

5. New contribution of thesis

5.1. With regard to theory

- The thesis has pointed out the inconsistency about the

understanding of the concept and genre of travel writing. Since then, a

new concept has been defined: travel writing is one genre of prose to be

written under narrative form. Travel writing obtains full characteristics of

a genre and enables accept reflection manner of reality of some other

genres. It is able to have backward impact on the other genres.

- Some theoretical matters of genre of travel writing have been

given, which have never been mentioned in books of literature theory in

Vietnam so far.

5.2. With regard to reality

Page 35: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

4

- Collect many works of travel writing including works that haven’t

been discovered. They are precious writings that enrich the heritage of

national literature.

- Based on the analysis of the characteristics of style and genre, we

launch bases to separate travel writing works from others and point out

works that are not travel writing, which mislead many people.

- The thesis approaches travel writing in terms of content and form to

recover the appearance of Vietnam travel writing in the first half of the

twentieth century with its specific characteristics. The research on the style

of author affirms that travel writing in the first half of the twentieth

century is an important part of literature.

- The thesis’s findings can be used as reference to compile textbooks,

learning materials and research for some majors such as literature, culture,

tourism.

6. The thesis’s structure:

Besides the introduction, conclusion and appendix, the thesis

includes five chapters:

Chapter 1: Research overview

Chapter 2: The issue of theoretical genre and history of Vietnam

travel writing

Chapter 3: Characteristics in content of Vietnam Travel writing in

the first half of the twentieth century

Chapter 4: Characteristics in form of Vietnam travel writing in the

first half of the twentieth century

Chapter 5: Typical styles of Vietnam travel writing at the first half

of the twentieth century

Page 36: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

5

CONTENT

Chapter 1: RESEARCH OVERVIEW

1.1. Concept and genre of travel writing

1.1.1. Overseas

During the 90s of the twentieth century, the study and criticism of

travel writing developed strongly in many countries in the world.

Nowadays, many scholars consider travel writing as a genre of travel

literature. The concepts of travel writing are about this issue.

The definition of travel writing depends on the concept of its genre. In

other countries, the definition and genre of travel writing are approached

by two concepts: fiction and non- fiction.

About genre, there is no viewpoint which claims that travel writing is

a subcategory. On the contrary, it is considered to be wider than genre and

includes different subcategories.

Some people claim that travel writing stands between the line

“between scientific observation and novel” (Tim Youngs)

Although there are different concepts about travel writing, even

conflicting to each other, the definitions of foreign researchers as

mentioned above don’t consider travel writing as the notes of travellers.

They consider travel writing as a literature genre, which accepts many

expression modes of other genres. Thus, the content of travel writing

works is much larger than what the authors express in the text.

1.1.2. In the country

In the beginning of the twentieth century, travel writing was

unfamiliar to many people. Conception of travel writing was first

mentioned by Pham Quynh. He claimed that one must have experienced a

long journey in many days to write travel writing works. Vu Ngoc Phan

also admitted that there was travel writing but he didn’t confirm the genre

Page 37: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

6

of travel writing. After studying “Thuong kinh ki su” (The chronicle of

the journey to the royal city ) by Le Huu Trac, which was called by several

names: Du ky (Travel writing), Ky su (chronicle), (truyen ky kich su)

memoirs, But ky (notes), etc.

Travel writing was discussed as a genre by researchers and literary

critics in the 60s of the twentieth century. Based on the perspectives of

theoreticians in USSR and China, Vietnamese scholars divided into four

categories: poetry, story, drama, and chronicle. Travel writing was

considered as a subcategory of note. This perspective is maintained until

today.

Recently, travel writing is identified as a style but it doesn’t separate

from chronicle genre and exist as a genre.

1.2. Vietnam Travel writing in the first half of the twentieth century

1.2.1. Overseas

When Pham Thi Ngoan analyzed the magazine Nam Phong in her

thesis, she focused only on travel writing but she didn’t give any definition

of this genre or pointed out its characteristics.

1.2.2. In the country

Vietnam travel writing in the first half of the twentieth century was

approached on aspect of style by many people and scholars. Nguyen Huu

Son had many articles published in magazines and newspapers.

In addition, travel writing during this period was also approached in

terms of culture and language but still based on point of view: travel

writing is a sub-genre of chronicle.

1.3. Identification of problems from research overview

Comparing travel writing to other genres, we agree with many people

to consider travel writing as a genre. We also define subjective factors of

art of travel writing and give a definition as follow:

Page 38: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

7

Travel writing is a genre of literature, its works write about journeys

or relate to journeys with specific purposes and often reflect reality

through many means of narrative and non- narrative such as: notes taking,

describing, imagining, telling stories, building dialogues, etc.. In some

cases, travel writing can apply reflection methods of art, photography,

cinematography, television, etc., which receives scientific information

such as: studying, investigation, documentations statistics, etc. and in

some cases it accompanies with ways of expression. The central

characters of works are both subject and object, and also narrator. In

addition to informative content, expressive content, travel writing also

contains personal culture at the point of cultural contacting between

subject and reality in the place where subject discovers or experiences it

for the first time.

For works which use verbal material, travel writing is influenced by

other genres such as: notes, memoirs, journal editor, prose, style using

couplets, reportage, chronicle, etc. Thus, in some existing works, different

genres interfere. Based on universal characteristics, travel writing can be

distinguished with other genres which are closed to it. Travel writing

always exists in a structure which is dominated by journeys. Factors such

as time, space, characters in works of travel writing ensure the objectivity.

Chapter 2: THEORY ON CATEGORIES AND HISTORY OF

VIETNAM TRAVEL WRITING

2.1 Poetics of the travel writing genre

2.1.1. Plot

The matter of plot has been given with various explanations by

researchers. According to modern perspective, travel writing gives an

account of the character’s journey through several places. Compared with

the plot of tales, the plot of travel writing depends on the narrator, while

Page 39: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

8

the other one depends on the characters. Therefore, in works of travel

writing genre, the narrator plays an important part in the plot, which

means he or she can drive the plot according to his or her own intention.

2.1.2. Structure

The structure of travel writing is one-way, chronological structure. It

may omit a period of time, but it never goes back to the past. The

coordinates of the structure is the passing points of two axes: vertical axis

to connect events in the journey and horizontal axis to connect culture

gaps established by readers in the relationship between the author and the

readers.

The characteristic of the structure of travel writing is the segmented

structure, following time axis with four main types: intuitive structure,

story-within-story structure, daily log structure, and narrative-lyrical

structure.

2.1.3. Narrative perspective

The narrative perspective in travel writing is external objective,

where the subject chooses it to reflect upon. The author’s intention

represents his or her way of choosing and prioritizing events that happen

along the journey.

2.1.4. Time and space

Space in a travel writing consists of two types: Physical space is the

space of the journey, including: location, sites and other elements

indicating space such as vehicle, houses, temples, pagodas, landmarks,

greenery, mountains, etc.. Conceptual space is the space that carries the

meaning of the journey such as tracing origin or experiencing. Each type

of journey has a different way of expressing ideas.

Time in travel writing consists of two types. Physical time is the

linear time. Conceptual time is the time that recreates a past space to

Page 40: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

9

express the idea that this journey carries another meaning. This time can

bring human beyond his or her own time axis to another time.

2.1.5. Wording

Words used in travel writing are the generic layer. Words in travel

writing can commonly be found in such documents as: diaries, letters

during journeys, freestyle articles, essays, etc. The main character’s speech

in travel writing is about mentioned subjects that have been filtered by

thoughts.

2.2. An overall view on the history of Vietnam travel writing

We find that Vietnam travel writing during the first half of the

twentieth century was not a breakthrough phenomenon, but rather a

process. We can determine the position of Vietnam travel writing during

the first half of the twentieth century in its own diachronic as follows:

2.2.1. From the tenth century to the seventeenth century

Travel writing existed in the form of poems or verses. Through his or

her journey, the author often expressed his or her feelings about the

destinations and about current affairs. Truong Han Sieu is famous for his

travel writing in the form of poems, written during envoys or mountainous

trips. Pham Su Manh is known for the poems telling his trips as an official.

Chu Van An, Ho Tong Thoc, etc. are popular as authors of poems written

while travelling. As for verse type, we can cite Truong Han Sieu, Nguyen

Hang as prominent authors.

2.2.2. From the eighteenth century to the nineteenth century

During the eighteenth century, travel writings in the form of poems

were followed by travel writings in the form of Han prose by authors such

as Trinh Xuan Thu, Le Huu Trac. In the nineteenth century this form of

travel writing developed and there appeared a number of literature works

about overseas trips such as: Tay hanh kien văn ki luoc (My brief account

Page 41: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

10

of a trip to the West) (1831) by Ly Van Phuc (1784 – 1849), Hanh trinh

chi luoc (A brief of a journey on the sea) (1834) by Phan Huy Chu (1782 –

184); other works by the delegation of Phan Thanh Gian, Pham Phu Thu,

Nguy Khac Dan during their envoys to France and Spain in 1863: Nhu tay

su trinh nhat ky (Diary of the Envoy trip to the West) (1864) by Pham Phu

Thu, Nhu Tay ki (An account of the journey to the West) (1864) by Nguy

Khac Dan, Tay phu Nhat ki (Diary in the West( (1865) by Ton Tho Tuong,

etc.

2.2.3. In the first half of the twentieth century

This is the blooming period of travel writings. This kind of literature

works appeared in such magazines as: Nam phong (The Southern Wind),

Tri Tan (Understanding the New by reviewing the Old), Phu Nu Tan Van

(Modern women), etc. There were a large number of authors, many of

which created their own style of writing such as Pham Quynh, Nguyen

Don Phuc, Duong Ky, etc.

The development of travel writings during this period is accountable

to the change in culture and literature, namely:

- Colonization policy of the French colony

- The appearance of literature and newspapers using the national

language

- Translation and critics activities

During the first half of the twentieth century, Vietnam travel writing

went through developing stages as follows:

- From 1900 – 1917: Newspapers re-released old works. There was

only “Huong son hanh trinh” (Huong Son journey) by Nguyen Van Vinh

appearing as a new work on the Dong Duong tap chi (Indochina

Magazine).

Page 42: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

11

- From 1918 to 1934: This is the blooming period of travel writing on

Nam Phong (The Southern Wind) magazine. During its 17 years of

publishing, Nam Phong (The Southern Wind) published 120 issues with

both domestic and foreign travel writings. Phu Nu Tan Van (Modern

women) magazine also featured travel writings from the first issue and

published in series. This period witnessed the emergence of many

professional authors of travel writings such as Pham Quynh, Nguyen Don

Phuc, Nguyen Ba Trac, Pham Van Anh (Dao Trinh Nhat), Nguyen Tien

Lang, etc. In this period, travel writings had some characteristics such as:

featuring both traditional and modern elements. It was in this period that

literature using national language was forming and developing. In some

travel writings, there appeared an influence from Han literature. This

continuation of tradition created an abundance of styles and categories for

Vietnam travel writing. In comparison with travel writings of the last

century, Vietnam travel writing in the first half of the twentieth century

had radical transformations towards modernity. This modernity was

expressed in such elements as: materials, poetics, style, writing trends, etc.

- From 1935 to 1945, when Nam Phong (the Southern Wind) magazine

stopped publishing, travel writings still appeared on such magazines as Tri

Tan (Understanding the new by reviewing the old), Phong Hoa, Thanh

Nghi, and Nam Ky. There were more steady authors such as Tran Huy Ba,

Duong Ky, Nhat Linh, Nguyen Tuan, etc. During this period, there was a

correlative influence between other kinds of prose.

2.2.4. The latter half of the twentieth century

After 1945 to the 1980s of the twentieth century, our country suffered

from continuous wars and embargo by the US and tourism writhed without

favorable conditions. Therefore, travel writing works lack the necessary

conditions to thrive.

2.2.5. From the last decades of the twentieth century to present

Page 43: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

12

From the last decade of the twentieth century to the first decade of the

twenty first century, travel writings re-emerged. During this period, travel

writing works were mostly about overseas trips for sightseeing and

education. This period also witnessed the rising of female authors such as

Ngo Thi Giang Uyen, Duong Thuy, TranThi Khanh Huyen, etc.

Chapter 3: CHARACTERISTICS OF CONTENT OF VIETNAM

TRAVEL WRITING IN FIRST HALF OF THE TWENTIETH

CENTURY

3.1. The richness of the theme

3.1.1. Cultural study theme

Travel writing works on national culture study during this period

were quite diverse and reflected in many different areas. The interference

phenomenon between individual culture and cultural value of the object is

studied as a way to deploy the themes in the works.

3.1.2. Historical theme

There are a variety number of travel writing works on historical

theme during this period. Unlike historical themes in the novel, travel

writing genre did not focus on writing about historical figures or events.

Travel writing aimed to information on historical sites and monuments;

and assumed that these places are known by few people or known

unthoroughly;

3.1.3. Landscape theme

Landscape is a traditional theme of Vietnam travel writing genre.

Landscape in travel writing during this period varied in many objects such

as natural scenes with mountain, river, lake, sea and artificial scenes with

pagoda, tower, mausoleum, palace, citadel, castle, etc. All created an

image of the harmonious and beautiful Vietnam.

Page 44: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

13

3.1.4. International theme

There are many works written during the writers’ abroad trips to

many foreign countries such as France, Laos, China, Hong Kong, Thailand,

and Japan in Travel writing in the first half of the twentieth century.

International theme in travel writing during this period did not seriously

convey political or diplomatic relations. With this theme, Travel writing in

the first half of the twentieth century carried much significance not only

on individual culture relationship but also on ethnic and colonial issues.

3.1.5. Ethnic minorities theme

This theme was first appeared in Vietnam travel writing in the first

half of the twentieth century. Writers of this genre came to the places

where ethnic minority people resided in Northern Midlands and Mountains,

Highlands, South Central, Southern regions. The journey to discover the

life, customs and people of some Ethnic minorities has added a picture of

the culture and people of Vietnam.

3.2. The diversity of inspiration

3.2.1. Inspiration of exploration

Inspiration of exploration in Vietnam travel writing in the first

half of the twentieth century lay on the trend of world travel writing in the

second half of the twenty first century. The highlight of inspiration of

exploration during this period was the combination of cultural inspiration

and self-exploration.

3.2.2. Patriotic inspiration

Vietnamese intellectuals were aware of the fate of people in a

colonial country. Patriotic inspiration was reflected in the writer's attitude

towards reality, man, the encounter and contact to relics and scenery.

3.2.3. Spiritual inspiration

Page 45: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

14

Spiritual inspiration in travel writing is the writer’s needs and

aspirations to implement his wishes by journey. There are many cases, the

writer, while making the journey, met spiritual elements. There are many

works of travel writing talking about the journey to admire the temple

which is considered to be the place of Buddha epiphany. There are also

many works of travel writing about sacred places with shrines, communal

house, tower and the spots where mental activities are taking place.

3.2.4. Lyrical inspiration

Lyrical inspiration in travel writing is the imagination and

emotions before things, people and other phenomena that the writer has

experienced. Sometimes lyrical inspiration was in harmony with nature

and romantic inspiration. The popular lyrical inspiration in travel writing

during this period was the emotions turning into poems.

3.2.5. Inspiration of life

Inspiration of life reflected the interest of the writer while contacting

with life situations along the journey. The team of writers of travel writing

genre is journalists, whose profession dominated their writing. Their

interest was not expressed into theme but appeared in the description

paragraphs and discourses.

Chapter 4: CHARACTERISTICS OF FORM OF

VIETNAM TRAVEL WRITING IN FIRST HALF OF THE

TWENTIETH CENTURY

4.1. Plot

4.1.1. Plot of Journey

Vietnam Travel writing genre has the plot associated with the

purposes of the journey. Travel writing with plot are often the works of

abroad journeys with large space and long duration such as Phap du hanh

Page 46: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

15

trinh nhat ky (Diary of Journey to France) (1922) by Pham Quynh, Sang

Tay – Muoi thang o Phap (Going abroad – Ten months in France) (1929)

by Pham Van Anh (Dao Trinh Nhat), Di Tay (Going abroad) (1935) by

Lang Du, Toi thau khoan (Three months in China) (1941) by Le Van

Truong, Mot chuyen di (One trip) (1941) by Nguyen Tuan, etc.

Travel writing with small and medium plot is the works associated

with short journeys to Laos or domestic journeys. Plotless works are close

to prose written during scenic excursions.

4.1.2. Plot of Tale - Legend

This plot has a relationship with topics and ideas. Vietnam Travel

writing has many works with plot of tale – legend. These works tell stories

about the cultural and historical figures with the content related to sites,

monuments, landscapes, etc. which the author met his journey. Some

typical works are those written by Duong Ky, Nguyen Don Phuc, Hoang

Minh, etc.

4.2. Structure

4.2.1. Frame structure of the works

Frame structure of the documents is almost one type of structure.

As usual, travel writing is based on the structure of “three sections” of

introduction, main content, and conclusion. In fact, each work has a

different type of structure, expressing the multi-style in the art of building

works.

4.2.2. Visual structure

In Vietnam Travel writing, visual structure is associated with the

description of objects in sequence of journey time. Some typical works are

Cuoc choi nam tang nui (Exploration trip to five-story mountain) by

Nguyen Don Phuc, Cuoc choi trang song Nhue (Playing with the moon on

Nhue river) by Nguyen Manh Hong, etc.

Page 47: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

16

4.2.3. Structure of Itinerary - Event

In the works of Pham Quynh, Mau Son Muc, etc. the structure of

itinerary-event is often used to recount the event by time on daily basis.

4.2.4. Narrative – lyrical structure

This type of structure occupies a large number in Vietnam Travel

writing. The works written during visits to landscapes, monuments with

short travel writing have narrative – lyrical structure. These works have a

combination of recounting and describing to express feelings in poetry or

literature.

4.3. Narrative viewpoint

4.3.1. Multifaceted viewpoint toward reality

The relationship between the narrative viewpoint and characters in

Vietnam travel writing has shifted the position of narrative persons. In

relation with the characters, narrative viewpoint is the method of narration,

presentation, description, etc. matching the way of feeling and thinking to

the reality that the characters witness and experience during the journey.

4.3.2. Shifting viewpoint of the narrator

To travel writing works with small extent, popular narrative

viewpoint is the shift between author - journalists - characters such as the

works of Nguyen Don Phuc, Thai Huu Thanh, Vu Nga, etc.

4.4. Verbal art

4.4.1. Combination of materials

In Vietnam travel writing works genre, the mixed language

phenomenon occurs in two cases: the Han (Chinese) and French language

in Vietnamese documents. In many cases, this use of language carries

artistic purposes.

4.4.2. Diversity of writing style

Page 48: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

17

Wording in the works of Vietnam traveller writing genre often

displays the forms of reflection: description, discourse and lyric. Musical

wording in travel writing works often appears in the works with lyrical

paragraphs.

Travel writing works using this writing style have combination of

poem and prose attracting the readers. This writing style combines two

elements of narration and lyric which is the typical type of speech in

traditional travel writing.

Chapter 5: TYPICAL AUTHORS OF VIETNAM TRAVEL

WRITING IN FIRST HALF OF THE TWENTIETH CENTURY

5.1. Nguyen Don Phuc – traditional style

5.1.1. Artistic philosophy on « travelling »

According to Nguyen Dong Phuc, the playing style of writer class is

non-superficial. They have their own purposeful pun toward nation soul.

The playing style of Nguyen Don Phuc in travel writing is the one with

noble fun, old and non-secular happiness.

5.1.2. Approaching the object in terms of history

From historical viewpoint in his notes, Nguyen Don Phuc took the

readers to the fairy world of the historical figures and events.

5.1.3. Ancient and expressive language

Travel writing works of Nguyen Don Phuc are an art form of

dialogue between two schools of thought: innovative and conservative.

There appeared many proverbs and philosophies in travel writing works of

Nguyen Don Phuc. He used the Han-Vietnamese and Han language with

many expressive sentences and the interjection.

5.2. Pham Quynh – modern style

5.2.1. Ideological travel writing

Page 49: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

18

Poses of Pham Quynh are ideological poses written for ideological

target. In travel writing, Pham Quynh always reflected the issues of

national and ethnic ideas and moral ideas, etc. By contacting with modern

Western thoughts, many travel writing works of Pham Quynh bring

modern nation ideas, expressing the desire to reform the country. The

works about international topics are often ideological such as: Phap du

hanh trinh nhat ky (Diary of Journey to France) and Du lich xu Lao

(Travelling in Laos). In addition, the works about his visits in the country

such as Muoi ngay o Hue (Ten days in Hue), Mot thang o Nam Ky (One

month in the South) also expressed his ideas.

5.2.2. Modern structure and language

Pham Quynh has many travel writing works with large scale

attached with big trips. These works have modern structure like European

travel writing. Wording in Pham Quynh travel writing is modern

Vietnamese language.

5.2.3. Travel writing with philosophical style

The length in Pham Quynh travel writing is not the result of diffuse

record of everything she met during his trips. The philosophical feature in

his works dominates the selection of writing style. Pham Quynh travel

writing is not rigid in one type of document structure but varied flexibly.

Pham Quynh travel writing differs from the others’ in his philosophy

which is always on top priority. Therefore, his travel writing, dispite of

different extent, are always decorated by philosophical nature.

5.3. Man Khanh Duong Ky – mythologizing style

5.3.1. Historical sensory and mythologizing style

The journey in Man Khanh Duong Ky travel writing is the journey

through time and space to visit the place that no one has ever come in his

time which is Champa capital of ten centuries ago. Art world in Man

Khanh Duong Ky travel writing is a mix of history and legend. He used

Page 50: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

19

the mythologizing style to make the reality and the virtuality co-existing

and indistinguishable.

5.3.2. Art of building scenes and creating historical atmosphere.

Man Khanh Duong Ky is talent in building scenes and creating

historical atmosphere both in the text and structure.

5.3.3. Visual wording

Travel writing wording of Man Khanh Duong Ky is selective one. He

has a rich vocabulary to describe exactly the scene and people. He also has

scientific vocabulary, valuable resources and a thorough understanding of

Champa language and culture. In doing this, he has restored lost things to

return in the notion. By this material, many scenes were drawn with rich

colors, contours and expressions by him.

CONCLUSION

1. Travel writing is the issue of contemporary literature. Thanks to the

multi-faceted impact of economics - culture - society in the development

era of science, engineering and technology, many issues of history and

literary theory are reviewed. Travel writing has become the object of study

not only for theory and literary criticism but also for many different

sectors. In the last decade of the twentieth century, the international

conferences on travel writing genre attracted many researchers to this

genre. The issues posed for academic research and application research in

travel writing such as its definition, genre determination, genre

characteristics, boundary to distinguish travel writing as a literary genre

from non-literary genres, etc. were discussed. The debates of academic

researchers met at some points: considering travel writing as a literary

genre, basic characteristic of travel writing is the journey of the author, at

the same time, the figures, the information and objectivity characteristics

of travel writing are larger than what people think so that it could be able

Page 51: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

20

to penetrate into the territory of the other sciences, etc. In the scope

expansion of research objects, research trend of literary history in relation

to culture as a literary environment has re-put the issue on the concept of

genre. In this trend, researchers have recently set out the issue of

reviewing the sub-genres of travel writing such as: doctoral thesis by Le

Tra My titled Tan van Viet Nam the ky XX (tu cai nhin the loai) (Vietnam

prose in the twentieth century – From the viewpoint of genre) (2008),

doctoral thesis by Tran Van Minh titled The loai tuy but trong van hoc

Viet Nam tu 19030 den 1945 (Essay genre in Vietnamese literature from

1930 to 1945 ) (2011), together with many other articles published on

specialized journals. However in Vietnam, many people still have the

conception that travel writing is a sub-genre of memoirs, some cautiously

identify travel writing as a genre. Unlike proses or essays which are

originated from memoirs; travel writing appeared very early in the written

literature of humanity. In the history of Vietnam literature, travel writing

even appeared before Han script memoirs, despite the formation of its

genre had to undergo the stages of development with different genre form.

Vietnam travel writing has an intermittent development process by the

peculiarity of its existence mode. By the first half of the twentieth century,

with the convergence of conditions such as the concept of travelling and

means of transport had improved, cultural environment had changed,

journalism and translation of travel writing had developed, etc., travel

writing flourished again. With large extent and a variety number of

authors and works in many different styles, Vietnam travel writing in the

first half of the twentieth century is a literature genre with deserved

position in nation literature.

2. Vietnam travel writing in the first half of the twentieth century

emerged as a phenomenon of literary development. Being rooted in the

flow of traditional travel writing, acquired the spirit and culture of the era,

expanded travel space, and raised awareness of the history and culture of

Page 52: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

21

the intellectual elite, Vietnam travel writing has developed and pioneered

on the path of modernization of literature on the use of language and

perfecting its genre. Hundreds of works appeared in newspapers and

magazines for almost half a century with many outstanding writers have

made travel writing genre reach the pinnacle of development in the history

of Vietnam travel writing. From abroad trips to work, to study, to visit

relatives or just the flighty trip, Vietnam intellectuals have written celestial

travel writing works talking about what being seen by their eyes see, and

what being heard by their ears, recording the feelings and thoughts about

the country and people of many countries around the world. From there,

they looked on the spots, landscapes, people, and culture of Vietnam with

the pros and cons by sentiment and desire toward the country. In travel

writing works of exploration, the aspirations of Vietnam intellectuals on

the reform of the country and on a tomorrow nation could be realized.

Those people with no chance to travel abroad had to find hidden places

where many nations’ cultural and historical features that the intellectuals

had not had the opportunity to admire. Vietnam landscapes become vaster,

more beautiful, and richer in tradition and culture thanks to the footsteps

of traveling writers and journalists. It is what has made the content

characteristics of Vietnam travel writing in the first half of the twentieth

century: richness in theme and diversity in inspiration. Besides traditional

themes of landscapes or foreign countries, there were some new themes

appearing in travel writing during this period such as cultural study theme,

historical theme, and ethnic minorities theme. With these themes, travel

writing has created a colorful picture of Vietnam country and people.

Inspiration for travel writing in this period did not completely rooted in

inspiration for travelling or sightseeing but largely from ideology. Each

work carries a different voice on the country, history, culture and people

of Vietnam. Although there are not many long travel writing works, with

multiple short travel writing works about many different places in the

Page 53: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

22

territory of Vietnam, Vietnam travel writing in the first half of the

twentieth century was like a journey of a collective returning to the nation.

3. Lying on the flow of national literature in modernization period,

Vietnam travel writing in the first half of the twentieth century emerged as

a literary genre with many characteristics of its genre. Despite the colorful

flower garden of Vietnam travel writing in the first half of the twentieth

century, it could be easily realized that Vietnam travel writing was flowing

into two distinct flows: one originated from traditional travel writing of the

nation, one originated from modern European travel writing. Unlike

poems or novels which have to seek to eliminate each other, these two

flows accompany and complement each other to make up the

characteristics of form of Vietnam travel writing. Travel writing works of

modern flow have journey plot with its structure being dominated by the

itinerary and experience of the authors. Travel writing works of traditional

flow have tale – legend plot being dominated by the destination and

ideology of the authors. The formation and development process of

literature has made surrendered travel writing, a genre taking free principle

as matching principle, into some types of structure and structure to make a

certain style of Vietnam travel writing genre. Along with it was the

flexibility in the use of language and expression to create its own voice, its

own tone, and its own view on things and phenomena. Meanwhile other

genres, upon changing the materials, had to hesitate in testing; travel

writing was pioneered genre in composing in national script. Travel

writing in Vietnam national script quickly shaped in its genre and at the

same time did not reject other materials such as Han characters and French

but used them as an art method.

4. Travel writing is the genre capable of creating a variety of styles.

The development of Vietnam travel writing in the first half of the

twentieth century has formed a variety of author styles such as Nguyen

Page 54: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

23

Don Phuc, Pham Quynh, Duong Ky, etc. In the composition of travel

writing works, the journey is compared "flour", but it could not make up

the "cake" which is the work. To convey the journey into paper, it requires

the authors with ideology, attitude and perception on travelling.

Destination is not as important as travelling purposes. Nguyen Don Phuc

has the notion of travelling as a return, in addition to the return to his roots

and national traditions, more important, the return to himself. If the

journey is as simple as outing, there are many classes of people with

multiple ways of playing. Intellectuals are noble players, responsible fairy

and historical players. To Pham Quynh, once travelling, it must be far

away and only travelling far away, travel writing works are written. The

journeys and trips to France, to Laos, to the South, to Hue, Lang Son - Cao

Bang conducted by Pham Quynh have become the factors of much travel

writing works. Pham Quynh has brought the breath of the times into the

travel writing, motivated and urged the men to seek for the journey so as

to experience themselves, to widen their views, to know here and there.

Man Khanh Duong Ky chose the way of going back the history to find in

the ruins to a heyday of the kingdom of Champa to compose travel writing

works. Returning to cultural roots, Duong Ky has led the readers to the

two contrary sides of the culture, spiritual and religious life and daily life

through what Vietnamese people borrowed as homophobic dancing place

to earn their living, which is the religious and spiritual symbol of the

Champa. Although travel writing was not selective of its owners like

essays, it did not permit its owners to go easy with it once they have

chosen their way of travelling. Therefore Nguyen Don Phuc had to bring

his all traditional cultural capital dedicated to travel writing; Pham Quynh

has also put the spirit of the age on each page of travel writing to make up

a modern style ; meanwhile Man Khanh Duong Ky brought his talent of

history restoration into literature to create identity for travel writing. These

are just some typical cases. In Vietnam travel writing, the number of ways

Page 55: ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VI T NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XXhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1036/TOMTAT_LA.pdf · nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên

24

of travelling is relevant to the number of ways of writing. All of these have

created the richness of content and diversity of forms to shape the

characteristics of Vietnam travel writing in the first half of the twentieth

century.

5. Travel writing is a democratic and popular genre of literature. The

wave of "Travel abroad" in the first half of the twentieth century had

similarities with the wave of "Travel abroad" in the first half of the twenty

first century and both were originated from the desire of the intellectuals

and the youth on the experience, the needs of studying and discovery

which created the travel writing flow of exploration. Travel writing is

capable of lighting dreams, awaking the soul, and inspiring the creativity;

hence travel writing is easy to adapt to civilized and modern society. In the

near future, travel writing will come to the Vietnamese younger generation

not because of the phenomenal demand but the satisfaction for the desire

to fly high and far to understand and discover new horizons of the world

and themselves and bring literary integrated into the vibrant and changing

life.

Travel writing might stop for a while but neither give up its itinerary,

nor be forced by other genres to stop at a certain time, because as long as

people still has the desire to move, to change their space, and to change

themselves, travel writing still remains. However, once advanced means

make people move too fast with too crowded travellers with a wider range

of people than before, travel writing will be at risk of being deprived from

delicate ones or being merged into vulgar, trivial things of pragmatism and

entertainment. Research on modern travel writing should be responsible

for navigating both critics and composition so that travel writing does not

lose its noble humanistic beauty.