ĐẶc ĐiỂm loẠi hÌnh truyỆn truyỀn kỲ viỆt nam

53
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC QUẢNG VĂN NGỌC ĐC ĐIM LOẠI HNH TRUYN TRUYN K VIT NAM Chuyên ngành: VĂN HỌC VIT NAM Mã số: 9220121 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIT NAM Người hướng dn khoa hc: 1. PGS.TS. NGUYN PHONG NAM 2. TS. H NGỌC HA HUẾ - 2020

Upload: others

Post on 05-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

QUẢNG VĂN NGỌC

ĐĂC ĐIÊM LOẠI HINH

TRUYÊN TRUYÊN KY VIÊT NAM

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIÊT NAM

Mã số: 9220121

TÓM TẮT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIÊT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

2. TS. HA NGỌC HOA

HUẾ - 2020

Page 2: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

2. TS. HA NGỌC HOA

Phản biện 1: PGS.TS. ĐOAN THỊ THU VÂN

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Phản biện 2: PGS.TS. BIÊN MINH ĐIÊN

Trường Đại học Vinh

Phản biện 3: PGS.TS. NGÔ MINH HIÊN

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế

họp tại 03 Lê Lợi, thành phố Huế

Vào hồi: 08 giờ, ngày 10 tháng 04 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế

- Trung tâm Thông tin tư liệu Đại học Huế

Page 3: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

1

MƠ ĐÂU

1. LÝ DO CHỌN ĐÊ TAI

Trong số các di sản văn học Việt Nam thời trung đại, truyện

truyền kỳ là một trường hợp hết sức đặc biệt. Dưới vỏ bọc của

những câu chuyện quái lạ, dị thường, truyện truyền kỳ là một dạng

ký ức văn hóa, lịch sử của cộng đồng. Nó được các nhà Nho sáng

tạo ra như một phương tiện nhằm để lưu giữ những giá trị truyền

thống và qua đó, chuyển tải những thông điệp quan trọng cho các

thế hệ tiếp nối.

Truyện truyền kỳ là bằng chứng sinh động về quy luật tiếp

biến thể loại, một trong những điểm đặc trưng của văn học trung đại

Việt Nam. Một mặt, nó tiếp thu những mẫu hình cơ bản của lối

truyện chí quái, chí dị trong văn học cổ điển Trung Hoa; mặt khác,

đây là kết quả của quá trình vận động của văn học dân tộc, đặc biệt là

quá trình “thư tịch hoá” các truyền thuyết, giai thoại văn học dân

gian. Điều này không chỉ góp phần tạo nên bước đột phá của văn

xuôi tự sự trung đại mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hiện đại

hóa văn học dân tộc về sau.

Truyện truyền kỳ Việt Nam trở thành đối tượng thu hút mạnh

mẽ sự chú ý của giới chuyên môn từ rất sớm. Tuy nhiên cho đến nay,

vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ. Nguyên

nhân của những giới hạn trong việc nghiên cứu truyện truyền kỳ chủ

yếu là do cách thức, phương pháp nhận thức. Vì thế, việc thay đổi cách

thức tiếp cận truyện truyền kỳ là một đòi hỏi khách quan, cần thiết.

So với các thể loại khác, điểm đặc biệt của truyện truyền kỳ

Việt Nam nằm ở phương thức hình thành và giá trị cốt lõi của nó. Có

Page 4: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

2

thể xem đây là một “siêu thể loại”, một hiện tượng văn hóa - văn học

đặc thù. Vì thế, nó cần được tiếp cận với tư cách là một loại hình văn

học. Đấy cũng chính là xuất phát điểm để chúng tôi tiến hành nghiên

cứu “Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam”.

2. MỤC TIÊU VA NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chủ yếu của luận án này là làm rõ những đặc điểm

của truyện truyền kỳ Việt Nam trong vị thế một loại hình văn học.

Luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ

nhất, đưa ra một cái nhìn tổng quát, có hệ thống về lịch sử của truyện

truyền kỳ, từ quá trình hình thành, con đường vận động, các giai

đoạn phát triển… nói chung là phác thảo diện mạo của loại hình văn

học này. Thứ hai, phân tích những điểm đặc trưng của truyện truyền

kỳ Việt Nam thông qua việc phát hiện, đánh giá các yếu tố thuộc nội

dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm. Thứ ba, tìm hiểu mối

quan hệ giữa truyện truyền kỳ với văn hóa – văn học dân gian và vai

trò của nó đối với tiến trình văn học trung đại Việt Nam. Luận án

cũng xem xét hiện tượng tương tác của văn học truyền kỳ Việt Nam

trong tương quan truyện truyền kỳ của khu vực Đông Á.

Ngoài những điểm chính như đã nêu trên, một số vấn đề khác

về lý thuyết loại hình truyện truyền kỳ cũng được chúng tôi đề cập và

cố gắng giải quyết phần nào trong luận án.

3. ĐỐI TƯỢNG VA PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện truyền kỳ Việt

Nam - một kiểu truyện ký văn xuôi viết bằng chữ Hán, kể những câu

chuyện kỳ - lạ, bắt nguồn từ cộng đồng nhằm để bổ khuyết lịch sử và

xiển dương giá trị văn hóa Việt.

Page 5: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

3

Qua việc khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu, mang tính điển

hình, luận án tập trung vào những đặc điểm của loại hình truyện

truyền kỳ Việt Nam trên hai bình diện cơ bản nhất: giá trị văn hóa -

lịch sử và giá trị nghệ thuật.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Do tính chất đặc thù của đối tượng truyện truyền kỳ, trong

quá trình triển khai luận án, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp

khác nhau. Trong đó, các phương pháp tiếp cận chủ yếu gồm:

Phương pháp nghiên cứu loại hình; Phương pháp nghiên cứu trường

hợp điển hình (case study); Phương pháp phân tích - tổng hợp;

Phương pháp so sánh - đối chiếu

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam,

công trình của chúng tôi có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:

- Nhận diện, mô tả loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam; phân

tích các nhóm truyện truyền kỳ theo một quan niệm mới.

- Đưa ra một cách nhìn khác về lịch sử loại hình truyện truyền

kỳ Việt Nam; trình bày quá trình hình thành, phương thức tiếp thu,

tiếp biến của loại hình, qua đó nêu bật vị thế văn học sử cũng như

quy luật vận động của nó trong tiến trình lịch sử của văn học dân tộc.

- Làm rõ giá trị văn hóa - lịch sử của truyện truyền kỳ; chỉ ra

vai trò, ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo nội dung

cơ bản của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1. Tông

Page 6: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

4

quan tinh hinh nghiên cứu; Chương 2. Loại hinh truyện truyền kỳ

Việt Nam - qua trinh vận động và phat triên; Chương 3. Đặc điêm

loại hinh truyện truyền kỳ Việt Nam - những gia trị văn hóa, lịch

sử.; Chương 4. Đặc điêm loại hinh truyện truyền kỳ Việt Nam - từ

phương thức thê hiện.

Luận án cũng dành một phần có tính chất phụ lục để bổ sung, làm

rõ thêm một số thông tin cần thiết liên quan đến nội dung luận án.

Chương 1

TÔNG QUAN TINH HINH NGHIÊN CỨU

Để có cơ sở triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, chương này tập

trung phác thảo lịch sử vấn đề qua hai điểm chính. Thứ nhất, trình

bày tình hình nghiên cứu truyện truyền kỳ Việt Nam nói chung và

thứ hai, mô tả, bàn luận về những công trình nghiên cứu có liên quan

trực tiếp đến đề tài. Trên nền tảng này, luận án sẽ đưa ra những nhận

định, đánh giá; đồng thời nêu vấn đề và hướng giải quyết cụ thể của

luận án.

1.1. TINH HINH NGHIÊN CỨU TRUYÊN TRUYÊN KY

NÓI CHUNG

Truyện truyền kỳ là đối tượng được nghiên cứu từ rất sớm.

Tuy vậy, phải đến cuối thế kỷ XX, việc nghiên cứu mới có những

bước thay đổi quan trọng. Đối tượng này được chú ý tìm hiểu một

cách toàn diện hơn; từ những vấn đề chung như lý thuyết loại hình,

cho đến các phương diện tư tưởng, nội dung, ý nghĩa xã hội của tác

Page 7: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

5

phẩm... Không gian nghiên cứu cũng bắt đầu được mở rộng. Truyện

truyền kỳ Việt Nam được soi chiếu qua những bối cảnh văn hóa, văn

học rộng hơn.

Trong tất cả các vấn đề thu hút sự chú ý của giới chuyên môn,

vấn đề văn bản, so sánh loại hình và những giá trị của văn học truyền

kỳ được chú trọng trước hết. Đáng chú ý nhất là khâu sưu tầm, xử lý

văn bản. Trải qua một quá trình khảo cứu, so sánh, đối chiếu suốt

hàng thế kỷ, cho đến nay, nhìn chung vấn đề văn bản truyện truyền

kỳ đã được giải quyết tương đối ổn thoả.

1.2. NHỮNG VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÊ

TAI LUẬN ÁN

Có hai vấn đề liên quan đến đề tài luận án của chúng tôi từng

được giới nghiên cứu bàn thảo từ lâu. Thứ nhất là vấn đề nguồn gốc

sinh thành, quá trình vận động của truyện truyền kỳ và thứ hai là mối

quan hệ giữa truyện truyền kỳ Việt Nam với truyện truyền kỳ một số

nước trong khu vực.

Lý giải về nguồn gốc loại hình, nhiều ý kiến cho rằng truyện

truyền kỳ bắt nguồn từ các kiểu loại truyện kể dân gian. Điều này thể

hiện không chỉ ở nội dung, hình thức mà cả chức năng, ý nghĩa của

truyện truyền kỳ. Về mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa

truyện truyền kỳ Việt Nam và khu vực, nhiều tác giả đi sâu lý giải, so

sánh truyện truyền kỳ Việt Nam với truyện truyền kỳ các nước Trung

Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Từ góc nhìn so sánh, các nhà nghiên

Page 8: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

6

cứu đã nhận thấy mối quan hệ sâu sắc giữa truyện truyền kỳ Việt

Nam với truyện của các nước này và khẳng định, truyện truyền kỳ

Việt Nam không tồn tại một cách cô lập mà tiếp thu và cải biến để

vận động, phát triển, hoàn thiện.

1.3. ĐÁNH GIÁ VÊ TINH HINH NGHIÊN CỨU VA VẤN ĐÊ

ĐĂT RA CỦA LUẬN ÁN

Việc nghiên cứu truyện truyền kỳ tuy có nhiều thành tựu song

vẫn còn không ít vấn đề chưa được giải quyết. Cho đến nay, những

công trình nghiên cứu mang tầm bao quát, có tính hệ thống, đầy đủ

về truyện truyền kỳ Việt Nam còn rất hiếm hoi. Luận án này sẽ góp

phần làm rõ những đặc điểm của truyện truyền kỳ Việt Nam, một

trong những thành tựu quan trọng của văn học dân tộc. Đối tượng sẽ

được tiếp cận trên một góc nhìn mới - một hiện tượng văn hóa hoặc,

một loại hinh văn học đặc thù. Truyện truyền kỳ sẽ được quan sát,

đánh giá dựa trên tiêu chí, thước đo chủ yếu là giá trị, thông qua các

bình diện như: quy luật sinh thành, quá trình vận động, các đặc điểm

thuộc phương diện nội dung, phương thức thể hiện của nó.

Page 9: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

7

Chương 2

LOẠI HINH TRUYÊN TRUYÊN KY VIÊT NAM -

QUÁ TRINH VẬN ĐỘNG VA PHÁT TRIÊN

Truyện truyền kỳ hiện hữu trong văn học trung đại Việt Nam

với một quãng thời gian trên dưới sáu thế kỷ. Đây là một hiện tượng

văn hoá - văn học độc đáo, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh

thần của dân tộc ta. Chương này có nhiệm vụ trình bày một cách cụ

thể diện mạo của loại hình văn học truyền kỳ, đồng thời phác thảo sơ

lược quá trình hình thành, con đường vận động và phát triển của nó.

2.1. TRUYÊN TRUYÊN KY - MỘT LOẠI HINH VĂN HỌC

2.1.1. Cơ sở lý thuyết về “loại hình”, “loại hình truyện truyền kỳ”

Trong các công trình nghiên cứu văn học, “loại hình”, “loại hình

văn học” là những khái niệm được dùng rất phổ biến. Tuy vậy, với tư

cách một thuật ngữ nghiên cứu khoa học văn học, nó được hiểu theo

nhiều cách khác nhau. Khái niệm “loại hình văn học”có thể hiểu là

“kiểu văn học giống nhau, có tính chất tiêu biểu đối với một thời đại

lịch sử” hay một kiêu/ dạng văn học mang những nét đặc trưng của

một thời đại, một nền văn hóa cụ thể nào đó. Loại hình cũng có thể

hiểu là một tập hợp những tác phẩm có chung “chức năng”, “cấu trúc”,

hoặc những tác phẩm văn học giống nhau về “phương thức thể hiện”,

“thiết chế” được sử dụng để kiến tạo nên tác phẩm.

Page 10: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

8

Truyện truyền kỳ là một hiện tượng văn học rất đa dạng. Ranh

giới giữa nó với những tác phẩm thuộc dạng truyện yêu ma, truyện

chí quái chí dị, truyện huyễn tưởng, kinh dị…, trên một số phương

diện cụ thể là không thật sự rõ ràng. Luôn có sự đan xen, xâm lấn

giữa chúng về mặt hình thức, chức năng, giá trị, nguồn gốc… với

những mức độ nhiều ít khác nhau. Muốn tìm hiểu, nghiên cứu truyện

truyền kỳ thì cần, vận dụng phương pháp “tư duy loại hình” để có thể

nhận diện, phân xuất, mô hình hóa… đối tượng.

Loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam là một sản phẩm được

“lai tạo” giữa văn học truyền khẩu với văn học thành văn; có sự

đa tạp về phong cách do được kết hợp nhiều nguồn. Xét về tính

năng, công dụng, nó mang tính chất dung hợp, không chỉ “văn -

triết - sử” mà còn cả tôn giáo, tín ngưỡng, địa chí, phong tục...

Đây là một chỉ dấu về sự phát triển tư tưởng, tư duy và nghệ thuật

của dân tộc ta. Truyện truyền kỳ kết tinh trong đó các giá trị văn

hoá - lịch sử được hình thành qua hàng ngàn năm, là kết quả của

quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn học trong khu vực. Vì

thế, nó mang đậm dấu ấn tâm thức văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng

của cộng đồng dân tộc Việt. Đó là một dạng folklore được “tân

biên” thành một thứ văn chương bác học.

2.1.2. Nguồn gốc và ý nghĩa của truyện truyền kỳ Việt Nam

Truyện truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc đa nguyên và mang

giá trị văn hóa - lịch sử sâu sắc. Quy luật hình thành loại hình văn

học này rất khác với các thể loại khác của văn học trung đại. Nó phát

Page 11: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

9

triển theo phương thức cải biên các giai thoại, truyền thuyết, truyện

kể dân gian; “văn bản hóa” các yếu tố folklore, tôn giáo, tín ngưỡng,

hoặc chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc và cả phương

thức hư cấu… Tất cả những biểu hiện đó cho thấy tính chất đa tạp,

sinh động của truyện truyền kỳ Việt Nam.

Xét về giá trị, truyện truyền kỳ có hai điều nổi bật: giá trị văn

hiến và ý nghĩa lịch sử. Nó trở thành phương tiện lưu giữ ký ức văn

hóa, ký ức lịch sử của cộng đồng người Việt qua hàng ngàn năm. Mặt

khác, bản thân nó cũng là một biểu tượng cho văn hiến Việt Nam.

2.2. QUÁ TRINH VẬN ĐỘNG CỦA TRUYÊN TRUYÊN KY

VIÊT NAM XÉT TRÊN PHƯƠNG DIÊN LOẠI HINH

Lịch sử loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam trên đại thể, gồm

3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng xét về nội dung,

giá trị cũng như phương thức thể hiện. Giai đoạn thứ nhất, từ thế kỷ

X - XIV là giai đoạn có tính khởi đầu. Truyện truyền kỳ giai đoạn

này gắn bó nhiều với các thể loại văn học chức năng. Giai đoạn thứ

hai, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Đây là giai đoạn phát triển mạnh

mẽ, có nhiều thành tựu nhất. Giai đoạn thứ hai, từ thế kỷ XIX đến

những năm đầu thế kỷ XX. Truyện truyền kỳ giai đoạn này nằm

trong quá trình chuyển hóa, thay đổi và kết thúc số phận lịch sử của

nó. Cách phân chia này chủ yếu dựa vào tính liên thông, liên tục, sự

tương đồng về nội dung và thi pháp của các tác phẩm.

Page 12: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

10

2.2.1. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV-truyện truyền kỳ trong mối

tương quan với văn học chức năng, nghi lễ, tôn giáo

Đây được coi là giai đoạn khởi đầu của loại hình văn học

truyền kỳ. Tác phẩm truyền kỳ lúc này chủ yếu mang chức năng tôn

giáo, tín ngưỡng, lễ nghi. Vì thế nội dung, hình hài, diện mạo của các

truyện truyền kỳ cũng có đặc điểm riêng. Nhìn chung, quá trình định

hình của truyện truyền kỳ giai đoạn này diễn tiến theo quy luật chung

của văn xuôi trung đại: thoát dần vai trò văn học chức năng, văn

chương nhật dụng để đến gần hơn với văn học hình tượng. Sự hoàn

thiện của lối truyện truyền kỳ chức năng đã tạo tiền đề cho sự phát

triển vượt bậc ở giai đoạn kế tiếp.

2.2.2. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII - quá trình hoàn thiện

truyện truyền kỳ trên con đường tiếp thu, tiếp biến các giá trị

văn hóa, văn học

Đây là giai đoạn phát triển, hoàn thiện của truyện truyền kỳ.

Các nhà văn đã có ý thức tiếp thu một cách sáng tạo những yếu tố

cần thiết từ nguồn mạch, chất liệu văn học dân gian cũng như yếu tố

văn học nước ngoài để tạo ra những tác phẩm có giá trị cao cả về nội

dung lẫn hình thức nghệ thuật. Với những bộ sách được coi là kết

tinh thành tựu mấy trăm năm của loại hình văn học này như Thanh

Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả…, truyện truyền

kỳ đã có những bước chuyển biến mang tính đột phá. Diện mạo loại

hình truyện truyền kỳ Việt Nam đã trở nên hoàn thiện.

Page 13: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

11

2.2.3. Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - quá trình chuyển hóa

và kết thúc loại hình truyện truyền kỳ

Sau giai đoạn đỉnh cao, truyện truyền kỳ Việt Nam vẫn tiếp tục

con đường vận động, phát triển liên tục của nó. Tuy vậy, đã có những

thay đổi quan trọng về nội dung, hình thức cũng như phương thức

hình thành truyện truyền kỳ. Loại hình này bắt đầu vận động theo xu

hướng khác. Các truyện được trình bày theo hình thức tiểu phẩm, tốc

ký những điều “kiến văn”, “thính văn” các “tiểu sử”, “dã sử”, “liệt

truyện”. Nội dung thiên hẳn về lối truyện “kỳ nhân”, “dị nhân”, “dị

lục”… chủ yếu là “cải biên” các bộ truyện truyền kỳ vốn lưu hành từ

trước. Đặc biệt, đã bắt đầu xuất hiện lối truyện truyền kỳ quốc ngữ,

chuẩn bị cho sự đột phá của xu hướng “phỏng truyền kỳ” của văn

xuôi hiện đại trong chặng đầu thế kỷ XX.

Page 14: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

12

Chương 3

LOẠI HINH TRUYÊN TRUYÊN KY VIÊT NAM

– NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ

Chương này đi vào phân tích hai điểm chủ yếu, mang tính đặc

thù của truyện truyền kỳ Việt Nam xét trên phương diện nội dung.

Đó là những ký ức lịch sử, văn hóa của dân tộc trong truyện truyền

kỳ và thế giới “linh”, “dị” trong truyện truyền kỳ.

3.1. KÝ ỨC LỊCH SỬ, VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC TRONG

TRUYÊN TRUYÊN KY

3.1.1. Truyện truyền kỳ - một lối “sử trong truyện”

Trong các tác phẩm truyền kỳ, “tinh thần lịch sử” luôn xuyên

thấm ở hầu hết mọi hình tượng. Nó thể hiện một cách nhìn độc đáo

về cội nguồn dân tộc, hạo khí của đất nước. Theo đó, Đất Nước

không chỉ là cương vực, địa lý mà còn là “hồn thiêng”, “linh khí” của

vạn vật; dân tộc không chỉ có con người mà còn là nơi cư ngụ của

những thế lực siêu nhiên. Mọi thứ đều được bảo hộ bởi các thần,

thánh, tiên, tinh, mẫu…. Hình hài đất nước đã được hình tượng hóa,

chuyển hóa vào các kiểu chân dung người, thần, vật linh diệu. Đó

cũng chính là tinh thần lịch sử ẩn tàng trong truyện truyền kỳ.

Tinh thần lịch sử được bộc lộ rất rõ qua chân dung các bậc

tuấn kiệt, hiền tài nước Việt, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu cho tài

trí, khí phách dân tộc. Họ hiện diện bằng nhiều danh phận khác nhau:

đế vương, võ tướng, văn thần, anh hùng, liệt nữ, Nho sĩ trí thức,

người tu hành… Đây là những nguyên mẫu nhân vật lịch sử đã được

Page 15: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

13

nhào nặn, chế tác thành hình tượng văn học theo lối truyền kỳ. Chân

dung, hành trạng của họ đã bị khúc xạ theo một phương thức đặc thù

để thành biểu tượng cho sự tinh anh của cộng đồng.

3.1.2. Truyện truyền kỳ và giá trị văn hóa Việt Nam

Trong quan niệm của người Việt, con người và địa vật luôn liên

quan hô ứng với nhau. Đất đai cũng là thứ “hữu linh”, cũng có linh hồn.

Vì thế, “địa linh” luôn gắn kết với “nhân kiệt” một cách chặt chẽ. Một

mặt, đất đai phong thổ chính là đất nước, tổ quốc theo nghĩa đen, là gốc

tích để làm nơi sinh xuất, làm điểm tựa cho “nhân kiệt”, mặt khác, chính

con người cũng làm cho đất đai trở nên linh diệu. Chính vì vậy mà

truyện về các miền đất luôn chiếm vị trí quan trọng trong truyện truyền

kỳ. Có thể thấy, đặc điểm chung của truyện kể về các miền đất thiêng,

nơi linh địa trong loại hình truyền kỳ là sự hòa quyện giữa Thần - Người

- Đất. Địa “linh” là bởi có các sự tích, tình tiết “kỳ”, dị” của thần, nhân

góp vào. Đó là mô thức khá thống nhất cho truyện kể về các miền đất.

Chính màn sương khói vừa hư vừa thực của các câu chuyện về nhân,

thần đã góp phần tạo ra giá trị văn hóa của danh lam thắng tích. Công

trình kiến trúc có thể không nguy nga đường bệ, không thật tinh xảo cầu

kỳ, thế nhưng chính huyền thoại sẽ bù đắp những phần hạn chế đó. Và

đó là nét đặc sắc của truyện truyền kỳ về văn vật Việt Nam.

3.2. THẾ GIỚI “LINH”, “DỊ” TRONG TRUYÊN TRUYÊN KY

3.2.1. Truyện “dị nhân”, “quái sự”

Chủ đề “kỳ nhân”, “dị nhân” là một nét bổ sung rất có ý nghĩa

cho chân dung “người Việt tài trí” trong truyện truyền kỳ. Nếu danh

nhân là những “người hiền”, những người có uy vọng trong xã hội, là

Page 16: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

14

“nguyên khí quốc gia”, thì đối với kỳ nhân, dị nhân, điểm cốt yếu chỉ

là sự khác lạ, siêu phàm.

Chủ đề “quái sự” rất hay xuất hiện trong các truyện truyền kỳ.

Nó thường được dùng để chỉ những sự lạ, bao gồm cả sự việc kỳ lạ

và sự vật kỳ lạ. Truyện truyền kỳ “quái sự” là một chủ đề rất đa dạng,

trong đó hai hiện tượng nổi bật nhất là chuyện kỳ ngộ và chuyện yêu

ma. Xét về mặt nội dung tác phẩm, truyện quái sự khá gần gũi với

một thể tài thường được gọi là “chí quái chí dị” trong truyện ký trung

đại. Tuy vậy, chúng là những hiện tượng văn học khác nhau cả về

phương thức hình thành cũng như ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

3.2.2. Truyện “nhân - quả”, “báo ứng”

Trong truyện truyền kỳ, biểu hiện của quy luật nhân - quả, linh

ứng là một hiện tượng rất phổ biến. Hiện tượng linh ứng thực chất

cũng là một biểu hiện khác của chủ đề “linh địa”. Đây là một dòng

mạch xuyên suốt, rất nhất quán trong truyện truyền kỳ Việt Nam mà

điểm cốt lõi là sự linh thiêng, linh ứng của đất đai thổ trạch. Ở phạm

vi rộng lớn (cộng đồng, dân tộc) thì biểu hiện của nó là khí thiêng

sông núi hóa vào hình tượng thổ địa thổ thần “hộ quốc”; còn ở phạm

vi nhỏ hẹp (gia đình, cá nhân) thì biểu hiện đó là các chuyện gia tộc,

con cháu phát phúc do cát trạch.

Page 17: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

15

Chương 4

ĐĂC ĐIÊM LOẠI HINH TRUYÊN TRUYÊN KY

VIÊT NAM - TỪ PHƯƠNG THỨC THÊ HIÊN

Phương thức thể hiện của truyện truyền kỳ rất phong phú, với

nhiều yếu tố, thủ pháp được nhà văn vận dụng để tạo nên tác phẩm.

Nó được cụ thể hóa qua các yếu tố hình thức. Trong đó nổi bật là vấn

đề cốt truyện, cách xây dựng hình tượng nghệ thuật và lời văn.

4.1. CỐT TRUYÊN VA PHƯƠNG THỨC TÔ CHỨC CỐT TRUYÊN

4.1.1. Đặc điểm cốt truyện truyện truyền kỳ

Về mặt hình thái tác phẩm, truyện truyền kỳ Việt Nam là một

tập hợp rất nhiều kiểu dạng rất khác nhau. Có những truyện mang

dáng dấp truyện ngắn, có trường hợp chỉ là một “tiểu phẩm”, hoặc là

một sự kết hợp, dung hợp trong đó nhiều thể văn, thơ khác nhau…

Nhìn chung, mô hình cốt truyện truyền kỳ rất ổn định, thống nhất. Đó

là dạng cốt truyện thể hiện một hiện tượng, một sự kiện tự nhiên, xã

hội… theo quy luật nhân - quả. Đặc biệt, cốt truyện truyền kỳ luôn

chứa đựng yếu tố khác lạ. Chính yếu tố đó đã làm nên đặc điểm, tính

khu biệt của loại hình văn học này.

4.1.2. Phương thức tổ chức cốt truyện truyện truyền kỳ

Nhìn chung, phương thức tổ chức cốt truyện truyền kỳ khá đơn

điệu, đơn giản. Trên đại thể, đó chỉ là sự sắp xếp các mô tip theo trật

tự nhân - quả hoặc ghép nối mô tip theo chuỗi liên hoàn để thành cốt

truyện hoàn chỉnh. Đây có thể coi là một đặc điểm chung của loại

hình truyện truyền kỳ.

Page 18: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

16

4.2. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG HINH TƯỢNG NGHÊ

THUẬT TRONG TRUYÊN TRUYÊN KY

4.2.1. Hình tượng nhân vật trong truyện truyền kỳ

Hình tượng nhân vật trong truyện truyền kỳ thường được thể

hiện theo ba nhóm là “Thần Tiên”, “người trần” và “yêu quái”. Tất

cả đều được mô tả theo một số mô thức, khuôn mẫu nhất định, tùy

thuộc nguồn gốc và hoạt động của chúng. Mọi nhân vật truyền kỳ

đều có những điểm khác biệt như sinh xuất kỳ lạ, hình tướng lạ, năng

lực siêu phàm… Những tình tiết kỳ dị như thế là điều cần thiết và có

vai trò quan trọng trong tác phẩm. Có thể xem đó là nét đặc thù của

phương thức thể hiện hình tượng nghệ thuật của loại hình truyện

truyền kỳ.

4.2.2. Hình tượng không gian, thời gian trong truyện truyền kỳ

Không gian và thời gian nghệ thuật truyện truyền kỳ cũng

mang những đặc trưng riêng. Đó vừa là không gian địa lý cụ thể,

thời gian mang tính lịch sử, lại vừa là không gian, thời gian có

nhiều yếu tố lạ kỳ, hoang đường. Các yếu tố đó đã tạo nên một thế

giới được bao phủ bởi một lớp sương khói linh diệu, huyền ảo

cuốn hút người đọc. Đặc điểm quan trọng nhất của không gian

truyện truyền kỳ là sự pha trộn, hỗn dung các dạng thế giới khác

nhau. Không gian đó có đủ ba “giới” cơ bản là “trần giới”, “tiên

giới”, “âm giới”; chúng không tồn tại tách biệt mà gộp lại để làm

nơi cư ngụ cùng lúc của ba giống loài: Thần Tiên, người vật và

yêu ma. Hai dạng thức không gian thực tế và không gian huyền ảo

được các tác giả mô tả khá ky lưỡng.

Page 19: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

17

Thời gian nghệ thuật trong truyện truyền kỳ vừa mang tính lịch

sử lại vừa mang tính hoang đường. Thời gian kỳ ảo hòa trộn với

không gian hoang đường trở thành nét riêng của thế giới truyền kỳ.

4.3. LỜI VĂN TRONG TRUYÊN TRUYÊN KY

4.3.1. Lối văn “truyện kể” trong truyện truyền kỳ

Đặc điểm nổi bật của lời văn truyện truyền kỳ là tính chất khuôn

mẫu theo phong cách truyện kể dân gian. Từ cách mở đầu, chuyển đoạn,

kết thúc… cho đến việc sắp xếp, trình bày văn bản, tất cả đều theo một

số khuôn mẫu quen thuộc. Tính chất truyện kể còn được thể hiện qua

cách tổ chức trần thuật, lời thoại, và văn bản. Nói chung, tất cả mọi yếu

tố ngôn ngữ truyện truyền kỳ đều được hiển lộ qua lời kể của tác giả.

4.3.2. Sự đa dạng của văn bản truyện truyền kỳ

Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của văn bản truyện

truyền kỳ là văn thể, văn bản rất đa dạng. Những tác phẩm xuất hiện

ở giai đoạn sơ khởi của truyện truyền kỳ thường có dạng thức một

văn bản chức năng, nhật dụng. Tuy nhiên càng về sau, văn thể càng

phong phú hơn: truyện, ký, chí, lục, văn tế, thơ ca… Thậm chí còn có

hiện tượng dung hợp nhiều thể văn, thơ vào trong một tác phẩm.

Điều đó càng tăng thêm sức hấp dẫn của truyện truyền kỳ.

Page 20: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

18

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ là một công

việc rất khó khăn. Để đạt mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã mạnh

dạn đưa ra một quan niệm khác về truyện truyền kỳ, coi đó là một

loại hinh văn học. Qua khảo sát các phương diện nguồn gốc, quá

trình vận động, đặc điểm nội dung và phương thức thể hiện của

truyện truyền kỳ, những vấn đề có thể rút ra về đối tượng này là:

1. Loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn

hóa - văn học hết sức đa dạng, phức tạp. Xét về cách thức biểu hiện,

nó là một sản phẩm được “lai tạo” giữa văn học truyền khẩu với văn

học thành văn, là thứ văn chương mang tính chất dung hợp, không

chỉ “văn - triết - sử” mà còn gồm tôn giáo, tín ngưỡng, địa chí, phong

tục... Nó mang đậm dấu ấn tâm thức văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng

của cộng đồng dân tộc Việt, là một dạng folklore được “tân biên”

thành văn chương bác học.

Truyện truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc đa nguyên và mang

giá trị văn hóa - lịch sử sâu sắc. Nó vừa phát triển theo phương thức

cải biên các giai thoại, truyền thuyết, truyện kể dân gian vừa hình

thành theo hình thức “văn bản hóa” các yếu tố folklore, tôn giáo, tín

ngưỡng, hoặc chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc và cả

theo phương thức hư cấu… Tất cả những biểu hiện đó cho thấy tính

chất đa tạp, sinh động của truyện truyền kỳ Việt Nam.

Xét về mặt giá trị, truyện truyền kỳ có hai điểm nổi bật. Đó

là giá trị văn hiến và ý nghĩa lịch sử. Truyện truyền kỳ là phương

tiện lưu giữ ký ức văn hóa, ký ức lịch sử của cộng đồng người Việt

Page 21: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

19

qua hàng ngàn năm. Nó vừa kết tinh trong đó những giá trị tinh

thần của người Việt, vừa là một biểu tượng cho văn hiến Việt Nam.

Quá trình vận động của loại hình văn học này gồm 3 giai đoạn, mỗi

giai đoạn có những đặc điểm riêng. Giai đoạn từ thế kỷ XIII - XIV,

là giai đoạn khởi đầu. Tác phẩm giai đoạn này chủ yếu mang chức

năng tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

là giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Các nhà văn đã có ý thức tiếp

thu một cách sáng tạo những yếu tố cần thiết từ nguồn mạch, chất

liệu văn học dân gian cũng như yếu tố văn học nước ngoài để tạo ra

những tác phẩm truyền kỳ có giá trị cao, cả về nội dung lẫn hình

thức nghệ thuật. Diện mạo loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam lúc

này đã trở nên hoàn thiện. Giai đoạn cuối cùng là từ thế kỷ XIX đến

đầu thế kỷ XX. Đây là thời điểm có những thay đổi quan trọng về

nội dung, hình thức cũng như phương thức hình thành truyện truyền

kỳ. Nó bắt đầu vận động theo xu hướng khác. Các truyện được trình

bày theo hình thức tiểu phẩm, tốc ký những điều “kiến văn”, “thính

văn” các “tiểu sử”, “dã sử”, “liệt truyện”. Nội dung thiên hẳn về lối

truyện “kỳ nhân”, “dị nhân”, “dị lục”… Trong giai đoạn này có

điều đáng lưu ý là hiện tượng “cải biên” các bộ truyện truyền kỳ

vốn lưu hành từ trước.

2. Trên phương diện nội dung, truyện truyền kỳ Việt Nam

được coi là một dạng ký ức lịch sử, văn hóa của dân tộc và mô tả thế

giới “linh”, “dị” ở đất nước ta. Các tác phẩm xuất hiện ở giai đoạn

đầu, thường được coi là một lối “sử trong truyện”. Tinh thần lịch sử

luôn xuyên thấm trong hầu hết mọi hình tượng. Truyện truyền kỳ đã

Page 22: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

20

đưa ra một cách nhìn độc đáo về cội nguồn dân tộc, hạo khí của non

sông… Trong nhãn quan của tác giả truyện truyền kỳ, đất nước

không chỉ là cương vực, địa lý mà còn là “hồn thiêng”, “linh khí” của

vạn vật; dân tộc không chỉ có con người mà còn là nơi cư ngụ của

những thế lực siêu nhiên. Hình hài đất nước đã được hình tượng hóa,

chuyển hóa vào các kiểu chân dung người, thần, vật linh diệu.

Tinh thần lịch sử của truyện truyền kỳ được bộc lộ rất rõ qua

chân dung các bậc tuấn kiệt, hiền tài, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu

cho tài trí, khí phách dân tộc. Họ hiện diện trong truyện truyền kỳ với

nhiều danh phận khác nhau: đế vương, võ tướng, văn thần, anh hùng,

liệt nữ, Nho sĩ trí thức, người tu hành… Mặc dù có gốc tích từ quần

chúng, nhưng kẻ hiền tài lại có tài năng vượt trội, thậm chí có cả

những biểu hiện phi phàm, rất gần với thần thánh. Đó là những cá

nhân mà chân dung, hành trạng đã bị khúc xạ, bị “lạ hóa” đi theo một

phương thức đặc thù để thành niềm tự hào chung, là biểu tượng cho

sự tinh anh của cộng đồng. Đó cũng chính là tinh thần lịch sử ẩn tàng

trong truyện truyền kỳ.

Trong thế giới truyền kỳ, chủ đề “địa linh” có vị trí rất quan

trọng và gắn bó chặt chẽ với chủ đề “nhân kiệt”. Điều này xuất phát

từ quan niệm của người Việt về mối quan hệ giữa con người và đất

đai, vật loại. Địa linh là gốc tích để làm nơi sinh xuất, làm điểm tựa

cho “nhân kiệt”. Mặt khác, chính con người cũng làm cho đất đai trở

nên linh diệu. Mọi cảnh trí thiên tạo như bãi biển, núi non, gò đồi,

sông suối, đầm phá, hồ vịnh…qua nhãn quan truyền kỳ đều trở thành

“địa linh”, gắn với chuyện kỳ lạ, sự bất thường. Có thể thấy, đặc

Page 23: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

21

điểm chung của truyện kể về các miền đất thiêng là sự hòa quyện

giữa Thần - Người - Đất. Địa “linh” là bởi có các sự tích, tình tiết

“kỳ”, “dị” của thần, nhân góp vào. Hiện tượng linh ứng do mồ mả,

thổ trạch thực chất cũng là một biểu hiện khác của chủ đề “linh địa”.

Đây là một dòng mạch xuyên suốt, rất nhất quán trong truyện truyền

kỳ Việt Nam với các biểu hiện khác nhau.

3. Truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn học

phức tạp. Điều đó xuất phát từ nguồn gốc, từ nội dung tư tưởng, từ

chức năng và vì thế, phương thức thể hiện của nó cũng không đơn

giản. Phương thức thể hiện của truyện truyền kỳ gồm nhiều yếu tố

được nhà văn vận dụng để tạo nên tác phẩm. Nó được cụ thể hóa

qua các yếu tố hình thức. Trong đó nổi bật là vấn đề cốt truyện,

hình tượng và lời văn.

Về cốt truyện, đặc điểm rất dễ nhận thấy ở truyện truyền kỳ là

tính chất truyện kê, thể hiện ở mô hình và khả năng “có thể đem kể lại”

của nó. Tính chất truyện kể khiến cho cốt truyện truyền kỳ rất đơn

giản. Số lượng nhân vật, sự kiện luôn ở mức tối thiểu. Nói chung, đó là

dạng cốt truyện thể hiện một nhân vật, một hiện tượng, một sự kiện tự

nhiên, xã hội… theo quy luật nhân - quả. Cốt truyện truyền kỳ chủ yếu

được tổ chức theo trật tự nhân - quả hoặc ghép nối mô tip theo chuỗi

liên hoàn để thành cốt truyện hoàn chỉnh. Nguyên tắc này chú trọng

đến trật tự tuyến tính của các sự kiện xét về mặt thời gian. Tất cả các

yếu tố đều được sắp xếp làm sao để có thể đảm bảo được trình tự diễn

tiến theo thứ tự trước - sau, theo một lô gic nhất định.

Page 24: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

22

Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong truyện truyền kỳ được

thể hiện rõ nhất qua việc mô tả hình tượng nhân vật và hình tượng

không gian, thời gian. Hình tượng nhân vật thường được trình bày

theo ba nhóm là “Thần Tiên”, “người trần” và “yêu quái”. Tất cả đều

được mô tả theo một số mô thức, khuôn mẫu nhất định, tùy thuộc

nguồn gốc và hoạt động của chúng. Các “nhân vật” thần tiên, ma

quái tuy thuộc thế giới phi phàm nhưng hình dáng và hành vi lại mô

phỏng theo con người bình thường. Hình tượng người trần thế cũng

được mô tả theo những cách thức riêng. Các danh nhân lịch sử, danh

nhân văn hóa thường được mô tả là người có điểm phi phàm, khác lạ

so với đồng loại. Những tình tiết kỳ dị như thế là điều cần thiết và có

vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính chất của truyện truyền kỳ.

Do tính chất đan xen giữa chuyện lạ kỳ với chuyện đời thường

trong thế giới truyền kỳ nên không gian và thời gian nghệ thuật ở đây

cũng mang những đặc trưng riêng. Đó vừa là không gian, thời gian thực

tế vừa có nhiều yếu tố lạ kỳ, thậm chí hoang đường. Nó là sự pha trộn,

hỗn dung các dạng thế giới khác nhau. Không gian đó dung hợp ca ba

“cõi” và là nơi cư ngụ cùng lúc của thần tiên, người vật và yêu ma.

Đối với thời gian truyện truyền kỳ, đặc điểm nổi bật của hình

tượng này là sự kết hợp giữa thời gian cụ thể và thời gian kỳ ảo. Thời

gian cụ thể với các điểm mốc, các niên đại xác định đã góp phần tạo

nên giá trị lịch sử của truyện truyền kỳ. Thời gian kỳ ảo cũng là yếu

tố rất quan trọng trong thế giới truyền kỳ. Nó làm nên nét đặc thù của

các “cõi” khác, nơi mà mọi thứ không biến đổi, không giới hạn và

hoàn toàn không giống trần thế.

Page 25: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

23

Lời văn trong truyện truyền kỳ thể hiện rất rõ tính khuôn mẫu

và chất “truyện kể”. Từ cách mở đầu, chuyển đoạn, kết thúc… cho

đến việc sắp xếp, trình bày văn bản, tất cả đều theo những quy cách

ổn định, thống nhất. Đặc trưng ngôn ngữ truyện kể trong tác phẩm

truyền kỳ còn được thể hiện qua cách tổ chức trần thuật, lời thoại và

văn bản. Nói chung, tất cả mọi yếu tố ngôn ngữ truyện truyền kỳ đều

được bộc lộ bằng lời kể của tác giả.

4. Qua các chương của luận án, có thể nói các mục tiêu chủ yếu

mà chúng tôi đặt ra về cơ bản đã được thực hiện. Luận án đã đưa ra

một cái nhìn tổng quát, có hệ thống về lịch sử của truyện truyền kỳ, từ

quá trình hình thành, con đường vận động, các giai đoạn phát triển…

đồng thời phác thảo diện mạo của loại hình văn học này. Luận án đã

chỉ ra những điểm đặc trưng của truyện truyền kỳ Việt Nam thông qua

việc phát hiện, đánh giá các yếu tố cụ thể liên quan đến nội dung và

hình thức nghệ thuật (như hệ thống chủ đề, đề tài, thế giới hình tượng,

tổ chức tác phẩm, các phương thức trần thuật…) trong các tác phẩm.

Luận án còn khảo sát mối quan hệ giữa truyện truyền kỳ với văn hóa -

văn học dân gian, vai trò của nó đối với tiến trình văn học dân tộc.

Ngoài ra, sự tương tác của loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam với

văn học một số nước trong khu vực cũng được xem xét.

Luận án của chúng tôi đã có một số đóng góp mới về phương

diện lịch sử văn học, cũng như lý thuyết nghiên cứu văn học. Luận án

đã đưa ra một cách nhìn mới về lịch sử và diện mạo truyện truyền kỳ

Việt Nam, qua đó làm rõ vị thế văn học sử cũng như quy luật vận

động của loại hình này trong tiến trình lịch sử của văn học dân tộc.

Page 26: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

24

Nghiên cứu truyện truyền kỳ từ phương diện loại hình là một

hướng tiếp cận có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, đây cũng là công việc

không dễ dàng. Vẫn còn những vấn đề khác của loại hình văn học

này cần tiếp tục nghiên cứu. Đó là những nhiệm vụ mà chúng tôi sẽ

thực hiện trong những công trình khác tiếp theo.

Page 27: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

25

DANH MỤC

CÁC BAI BÁO KHOA HỌC ĐA CÔNG BỐ

-----

1. Quảng Văn Ngọc (2018), “Dữ liệu lịch sử trong truyện truyền kỳ trung

đại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 6C, tr. 5 - 13 (ISSN

2588 - 1213).

2. Quảng Văn Ngọc (2017), “Nét đặc sắc trong thủ pháp kể chuyện

của Vũ Trinh qua Lan Tri kiến văn lục”, Tạp chí Khoa học và

Giao dục (Đại học Sư phạm Đà Nẵng), số 15, tr. 63 - 66 (ISSN

1859 - 4603).

3. Nguyễn Phong Nam, Quảng Văn Ngọc (2017), “Đặc trưng

truyện truyền kỳ Việt Nam (trong mối quan hệ với văn học Trung

Quốc)”, Ky yếu Hội thảo Khoa học Văn học Việt Nam trong xu

hương toàn cầu hóa, (Đại học Sư phạm Đà Nẵng), tr. 236 - 245

(ISBN:978-604-80-2164-1).

4. Quảng Văn Ngọc (2017), “Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến

trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam”, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ (Đại học Khoa học Huế), số 2, tr. 51 - 60

(ISSN 2354 - 0850).

5. Quảng Văn Ngọc (2013), “Truyền kỳ mạn lục - Áng thiên

cổ kỳ bút trong nền văn xuôi trung đại Việ t Nam”, Tạp chí

Văn hóa Phật giao, số 182, tr. 13 - 15.

6. Quảng Văn Ngọc (2013), “Yếu tố “kỳ” và “thực” trong Lan tri

kiến văn lục của Vũ Trinh”, Tạp chí Phat triên Kinh tế - Xa hội

Đà Năng, số 64, tr. 64 - 67 (ISSN 1859 - 3437).

7. Quảng Văn Ngọc (2013), “Lý tưởng nhân văn và khát vọng cải tạo xã

hội trong Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ”, Tạp chí Khoa học và

Công nghệ tinh Quảng Nam, số 124, tr. 11 - 14 (ISSN 1859 - 0322).

Page 28: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF SCIENCES

QUANG VAN NGOC

TYPOLOGICAL CHARACTERISTICS

OF VIETNAMESE STRANGE STORIES

Major: VIETNAMESE LITERATURE

Code: 9220121

DOCTORAL THESIS SUMMARY IN VIETNAMESE LITERATURE

Science instructor:

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Phong Nam

Dr. Ha Ngoc Hoa

HUE, 2020

Page 29: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

This work was completed at:

THE UNIVERSITY OF SCIENCES, HUE UNIVERSITY

Science instructor:

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Phong Nam

Dr. Ha Ngoc Hoa

Reviewer 1: Assoc. Prof. Dr. DOAN THI THU VAN

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Reviewer 2: Assoc. Prof. Dr. BIEN MINH DIEN

Trường Đại học Vinh

Reviewer 3: Assoc. Prof. Dr. NGO MINH HIEN

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

The thesis was defended at the Council of thesis assessment of

Hue University:

Council held at: 4 Le Loi street, Hue city. Thua Thien Hue

Province, at………on………month………year 201……..

Theses can be found referred at:

1. National Library

2. Center for Information and Library of University of sciences,

Hue University.

Page 30: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

1

INTRODUCTION

1. RATIONALE OF THE RESEARCH

Among various forms of literary heritage of medieval

Vietnam, strange story has emerged as an exceedingly special case.

This literary genre is basically a type of communities’ cultural,

historical memories reflected in the form of strange, extraordinary

stories. It was created by Confucian scholars as a vehicle for

maintaining traditional values and communicating significant

messages to future generations.

Strange story acts as the vivid evidence for the law of literary

genre adoption and adaptation, which is one of the typical

characteristics of Vietnamese medieval literature. On the one hand, it

absorbed basic literary formulas of a story genre named “chi quai, chi

di” (strange, weird people and things) in Chinese classical literature;

On the other hand, it resulted from the movement processes within

the national literature, especially the transformation of oral legends

and anecdotes in folk literature into written forms. This not only

contributed to the breakthroughs of medieval narrative prose but also

deeply influenced the modernization process of the national literature

afterwards.

Though Vietnamese strange stories have drawn much

attention from experts early on, several relevant matters have not

been thoroughly investigated yet up to present. Limitations in

doing research on strange stories mostly result from the methods

Page 31: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

2

and modes of perception. Accordingly, it is without doubts an

objective and essential demand to change the existing approaches

to strange stories.

In comparison with other literary genres, the formation manner

and core values of strange story make it exceptional. It can also be

regarded as a meta-genre or a cultural - literary phenomenon.

Therefore, it needs to be approached as a literary genre. This is also

the key reason why we decided to conduct the research named

“Typological characteristics of Vietnamese strange stories”.

2. OBJECTIVE AND TASKS OF THE RESEARCH

The primary objective of this thesis is clarifying the

characteristics of Vietnamese strange stories as a literary genre.

Accordingly, it focuses on undertaking the specific tasks as follows.

Firstly, the research aims to provide a systematic overview of the

history of strange stories, including its formation, movements, stages

of developments…, which, generally speaking, is an attempt to

adumbrate such a literary genre. Secondly, the study strives for

analyzing the characteristics of Vietnamese strange stories through

discovering, evaluating elements of the artistic contents and forms of

literary works. Thirdly, the dissertation investigates the relationship

between strange stories and folk culture, folk literature as well as the

role of this literary genre in the development process of Vietnamese

medieval literature. Besides, the research examines the interaction

phenomenon of Vietnamese strange story as a literary genre in its

interrelation with strange stories in East Asian area.

Page 32: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

3

In addition to the main points stated above, the study also

mentions some other issues regarding the typology theory of strange

stories and attempts to solve them to a certain degree.

3. SUBJECT AND SCOPE OF THE RESEARCH

The subject of the research is Vietnamese strange story – a

type of prose memoirs written in Han script (ancient Chinese

characters) that tells strange, extraordinary tales originated from

communities in order to complement Vietnamese history and

commend Vietnamese cultural values.

Through the survey on a number of representative, typical

literary works, the thesis focuses on clarifying the typological

characteristics of Vietnamese strange stories in two most basic

aspects including cultural – historical values and artistic values.

4. RESEARCH METHOD

In light of the particularity of strange story, the thesis employs

various research methods, among which the primary approaches

include typological research method, case study method, analysis -

synthetic method and comparative - contrastive method.

5. NEW CONTRIBUTIONS OF THE RESEARCH

As an attempt to investigate the typological characteristics of

Vietnamese strange stories, the research aims to make some new

contributions as follows:

- The thesis helps to establish the concept “Vietnamese strange

story genre”, analyze forms of strange stories according to new

conceptions and point out the special cultural, historical values of

Vietnamese strange stories.

Page 33: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

4

- The study provides a totally new outlook on the history and

face of Vietnamese strange stories. Furthermore, it describes, presents

the process of formation, the methods of absorption, adoption and

adaption of such a literary genre, and hereby clarifies the position of

literature history as well as the movement rules of strange story in the

historical process of Vietnamese national literature.

6. OUTLINE OF THE THESIS

In addition to Introduction, Conclusion and References, the

body of the thesis is divided into 4 chapters including Chapter 1 -

Overview of the research problem, Chapter 2 - Strange story genre in

Vietnamese medieval literature, Chapter 3 - Typological

characteristics of Vietnamese strange story viewed from the aspect of

content and Chapter 4 - Typological characteristics of Vietnamese

strange story viewed from the aspect of expression methods.

The research also has an appendix section in which a number

of necessary information pieces related to the content of the thesis are

supplemented and clarified.

Page 34: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

5

Chapter 1

OVERVIEW OF THE RESEARCH PROBLEM

1.1. RESEARCH ON STRANGE STORY IN GENERAL

Strange story has been the subject of several research works

early on. However, it was not until the late 20th century, the research

on such a literary genre witnessed significant changes. Strange story

has been investigated much more comprehensively, from general

factors like the typology theory to the aspects of the thoughts,

contents, social significance of literary works, etc. The space of

research has also been expanded, which allows Vietnamese strange

stories to be illuminated in larger cultural, literary contexts.

Among the relevant issues that attract much attention from

experts, the greatest focus is on documentary problems, typological

comparison and the values of strange story as a literary genre.

Specifically, the work of collecting and processing text is the most

remarkable. After centuries of investigation, comparison and

collation, up to present, the documentary problems regarding strange

stories have basically been solved in a relatively satisfactory manner.

1.2. ISSUES RELATED TO THE RESEARCH TOPIC

There are two issues related to the research topic that have

been discussed by experts for ages. The former refers to the origin of

formation and the movement process of strange story genre while the

latter evolves the relationship between Vietnamese strange stories

and strange tales of some other countries in East Asia.

As an attempt to explain the origin of this literary genre, a lot

of researchers and experts have argued that strange story originated

Page 35: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

6

from types of folktales. This fact is reflected in not only the contents

and forms but in the functions and significance of strange stories as

well. With regard to the interactive relationship between Vietnamese

strange stories and those of other nations in East Asian area, a lot of

authors have made efforts to provide profound explanations and

collate Vietnamese strange stories with strange tales in China, North

Korea, Japan... on a comparative perspective. Acknowledging the

deep relationship between Vietnamese strange stories and strange

tales in such nations, numerous experts have reached an assertion that

Vietnamese strange story does not exist in an isolated manner; it

absorbs and adapts strange stories from other countries to serve its

own process of movement, development and completion.

1.3. RESEARCH SITUATIONS RELATED TO THE RESEARCH

TOPIC AND THE MATTERS SET FORTH IN THE THESIS

Although the research on strange stories has gain a lot of

achievements, there still exist various unsolved problems. Up to now,

comprehensive, systematic and sufficient research works on

Vietnamese strange stories are exceedingly rare. In such situations,

this very research is hoped to help with the clarification of the

characteristics of Vietnamese strange stories, one of the significant

accomplishments of the national literature. In the thesis, such a

research subject is approached from a new outlook, as a cultural

phenomenon or a specific literary genre. Meanwhile, strange stories

are also surveyed and assessed with values as the key criterion or

measure, in the aspects including the origin of formation, the process

of movement, the characteristics regarding their contents and

expression methods.

Page 36: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

7

Chapter 2

STRANGE STORY GENRE

IN VIETNAMESE MEDIEVAL LITERATURE

This chapter covers two main theoretical points. Firstly, it

presents a number of issues related to “strange story genre”.

Secondly, it describes the historical face of Vietnamese strange story,

and hereby outlines the movement process of this literary genre. The

chapter aims to propose approaches to the research subject and

principles for realizing the subject as well as take the first steps to

apply theories to checking the realities of Vietnamese national

literature history.

2.1. STRANGE STORY – A LITERARY GENRE

2.1.1. The concept of literary genre

As a literary genre, Vietnamese strange story is a “hybrid”

product between orally transmitted literature and written literature. As

a combination of several sources, the styles employed in this genre are

varied. With regard to features and functions, it possesses the quality of

fusion, which allows combining not only literature, philosophy, history

but also religions, beliefs, geography books, customs, etc. This

indicates the development in terms of thoughts, mentality and arts of

our nation. Strange story contains countless cultural, historical values

formed throughout thousands of years, resulting from the cultural

exchange and contact with other cultures in the area. Therefore, it bears

the strong hallmark of the cultural, religious, belief consciousness of

Page 37: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

8

Vietnamese communities. It is a form of folklore that has been

renovated into a scholarly literary genre.

2.1.2. Origin and significance of strange story

Vietnamese strange story has a pluralist origin and deep

cultural - historical values. The formation principles of such a literary

genre are very different from the others of medieval literature. It

develops by adapting folk anecdotes, legends and tales; it transforms

factors of folklore, religions and beliefs into written text or adapts

Chinese literary works; it even employs fictional method in literary

creation, etc. All of these manifestations demonstrate the variety and

vividness of Vietnamese strange stories.

In terms of values, strange story genre possesses two

outstanding traits, which are cultural tradition values and historical

significance. On the one hand, this literary genre has been serving as

a vehicle for maintaining the cultural memories and historical

memories of Vietnamese communities for thousands of years. On the

other hand, it is also a symbol of Vietnamese cultural tradition.

2.2. MOVEMENT PROCESS OF STRANGE STORY

Generally, the history of strange story genre can be divided

into 3 stages. The first stage lasted from the 10th century to the 14th

century; the second stage or the pinnacle stage ranged from the 15th

century to the 18th century; the third stage was from the 19th century

to the first years of the 20th century.

Such division mainly bases on the transferability,

continuousness as well as similarity with regard to the contents and

poetics of literary works of this kind.

Page 38: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

9

2.2.1. The first stage, from the 10th century to the 14th century

In this beginning stage, works of strange story genre were

mostly created for religious, custom and ceremonial purposes. As a

result, the contents, shapes and faces of contemporary strange stories

all possessed their own characteristics.

Overall, the formation process of strange story in this period

occurred according to a general principle of medieval prose, which is

step by step divorcing itself from the role of functional literature and

everyday literature so as to approach that of imagistic literature. Such

improvement of functional strange story served as the seeds of the

flourish of strange story genre in the next stage.

2.2.2. From the 15th century to the 18th century

To strange story genre, this was the stage of development

and completion. Specifically, contemporary writers had good

awareness of creatively absorbing necessary factors from various

sources, folk literature materials as well as elements of foreign

literature to create literary works with great values in terms of

both artistic content and form.

In this period, strange story experienced breakthrough changes

with pieces of work which, as widely regarded, could represent the

achievements of this literary genre throughout hundreds of years such

as Thanh Tong di thao (The Manuscript left by King Le Thanh Tong),

Truyen ky man luc (Collection of Strange Tales), Truyen ky tan pha

(New collection of marvelous stories), etc. Meanwhile, the face of

Vietnamese strange story was also perfected.

Page 39: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

10

2.2.3. From the 19th century to the early 20th century

After its pinnacle stage, Vietnamese strange story continued to

follow the path of ceaseless movement and development.

Nevertheless, there were significant changes in the contents, forms as

well as the formation methods of strange stories, which indicated that

such a literary genre began to follow another trend of movement.

Specifically, the stories were designed in the form of

feuilletons, shorthand text about things truly seen or heard, notes of

whatever heard about biographies, non-official historical stories and

biographies of historical celebrities. Meanwhile, the contents of

contemporary works were dominated by motives about strange,

extraordinary people and things, etc. The primary creation method

was adapting collections of strange tales that had been circulated

before. Specially, strange stories written in Vietnamese script also

began to show up as preparation for the breakthrough of the “strange

story adaptation” trend of modern prose in the early 20th century.

Page 40: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

11

Chapter 3

TYPOLOGICAL CHARACTERISTICS

OF VIETNAMESE STRANGE STORY

VIEWED FROM THE ASPECT OF CONTENT

This chapter focuses on analyzing two major, specific issues in

terms of the contents of Vietnamese strange stories. They are

historical memories and national culture reflected in strange stories

and the sacred, extraordinary worlds within such tales.

3.1. HISTORICAL MEMORIES AND NATIONAL CULTURE

REFLECTED IN STRANGE STORIES

3.1.1. Strange story - a form of “history within story”

In literary works of strange story genre, the “historical spirit”

has always manifested itself in almost every image, indicating an

original view on national origins and magnanimous spirit.

Accordingly, a country is not only geographical territory but also the

“sacred soul” and “sacred energy” of all things within; a nation is not

only for people but for supernatural forces as well. Everything and

everyone are under the protection of Gods, saints, fairies, spirits,

Mother Goddesses, etc. The face of our country has experienced a

process of imagery and been transformed into types of sacred,

miraculous people, gods and objects. This is also the latent historical

spirits existing in strange stories.

Meanwhile, the historical spirit is also evident via Vietnamese

talented and righteous figures as well as eminent individuals, all of whom

represented the national competence, intelligence and courage. They

appear with various social statuses such as kings, lords, military

mandarins, civil mandarins, heroes, heroines, Confucian scholars, monks,

Page 41: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

12

Taoist hermits, etc. These are prototypes of historical figures modified and

transformed into literary images of strange story genre style. Furthermore,

their portraits as well as behaviors have also been adapted in a special

manner to become symbol of Vietnamese communities’ quintessence.

3.1.2. Strange stories and values regarding Vietnamese culture

and Vietnamese cultural heritage

From Vietnamese people’s perspective, there always exists an

interrelation between human being and land. As land has its own soul, “sacred

lands” always tie in closely with “preeminent individuals”. On the one hand, it is

land that forms every country and motherland in their literal meaning and serves

as a cradle where “preeminent individuals” are born, raised and facilitated to

develop themselves. On the other hand, people also make their homelands

become sacred and miraculous. As a result, tales about lands always hold a

significant position in strange story genre. Evidently, strange stories about sacred

lands all have one feature in common, which is the harmonious blend of Gods,

human being and lands. Lands become “sacred” thanks to “strange”,

“extraordinary” legends and details in which Gods and people have a part. This

is a moderately united pattern in strange stories of such a kind. It is the half-real,

half-unreal mist covering tales about people and Gods that contributes much to

the cultural values of various famous sites and beautiful historical spots. A

number of famous architectural works, though not really splendid or

sophisticated, possess great attraction thanks to such legends. This is the special

trait of strange stories about Vietnamese cultural heritage.

3.2. SACRED, EXTRAORDINARY WORLDS IN STRANGE

STORIES

3.2.1. Stories about extraordinary people and weird things

The topic of strange, extraordinary people acts as meaningful

Page 42: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

13

supplementation to the portrait of “competent, intelligent Vietnamese

individuals” in strange stories. While celebrities are ordinarily

righteous, socially prestigious people regarded as national sap,

strange and extraordinary individuals are characterized by

abnormality and supernaturalness.

Simultaneously, the “weird things” topic has frequently been

employed in strange stories to refer to uncanny things, including both

weird events and weird objects. Strange story about “weird things” is a

topic of great variety, in which tales of unusual encounters and those of

ghosts and demons emerge as the two most outstanding phenomena.

With regard to the contents of works, stories of “weird things” have a lot

in common with the “chi quai chi di” topic in medieval memoirs.

Nonetheless, they are different literary phenomena in terms of formation

methods as well as works’ significance and values.

3.2.2. Topic of divine effectuality and divine retribution

In strange stories, the manifestation of causality law and divine

effectuality forms a real popular phenomenon. In fact, the divine

effectuality phenomenon is basically another expression of the

“sacred land” topic.

It is an uninterrupted and exceedingly consistent flow in

Vietnamese strange stories whose core is the sacredness and divine

effectivity of lands. On a large scale like community or nation, such a

course manifests itself via the sacred energy of our country transformed

into Earth God’s image as a national protector; on a small extent such as

family or individual, it appears in the form of tales in which families or

descendants thrive on blessing handed down by ancestors.

Page 43: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

14

Chapter 4

TYPOLOGICAL CHARACTERISTICS

OF VIETNAMESE STRANGE STORY

VIEWED FROM THE ASPECT OF EXPRESSION METHODS

The expression methods of strange stories are very copious

with several artistic elements and techniques employed by writers to

create such works. They are particularized via formalistic factors, in

which plot, artistic image building and literary language stand out

from the others.

4.1. PLOT ORGANIZATION METHODS

4.1.1. Characteristics of strange story’s plots

Works of Vietnamese strange story are created in a lot of

different forms. While some stories bear the style of short stories,

some are merely feuilletons; some other literary products are a

combination or fusion of various poetic and literary types…

In general, the model of strange story plots is very stable and

united. It is the plots about a natural, social… phenomenon or event

following the law of causality. Specially, plots of strange stories

always include extraordinary factors, which form the typical

characteristics and localization of such a literary genre.

4.1.2. Plot organization methods in strange stories

As a whole, the methods for organizing plots employed in

strange stories are quite monotonous. They are basically arranging

motives according to the order of karma or joining them in an

Page 44: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

15

uninterrupted series to make a complete plot. This can be considered

as a general characteristic of strange story genre.

4.2. IMAGE BUILDING ART

4.2.1. Character images

In strange stories, character images usually show up in the

forms of three groups including “Gods and fairies”, “normal people”

and “ghosts and demons”. All of them are described pursuant to a

number of specific patterns and models, depending on their own

origins and activities. Such characters, more or less, all possess

uncommon features such as extraordinary birth and background,

strange appearance, supernatural ability, etc. Strange details like

these play a very significant role in literary works. This can be

regarded as a characteristic of methods for expressing artistic images

in strange story genre.

4.2.2. Temporal images and spatial images

Artistic time and space in strange stories also have their own

features. They are at once specific geographical space blended with

historical time and special ones both filled with extraordinary,

fabulous factors. Such factors create a world covered with a layer of

miraculous, illusory mist that strongly attracts readers. The most

important characteristic of strange story’s space is the blend of

different types of worlds. Such space includes three basic “worlds”

which are “earth”, “fairyland” and “underworld”. They do not exist

separately but combine with each other to form common shelter for

three races including Gods and fairies, man and animals, ghosts and

Page 45: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

16

demons. As two main forms of artistic space in strange stories,

realistic space and fantastic space have been described relatively

carefully by authors.

Artistic time in strange stories not only bears historical quality

but also possesses fabulousness. Fantastic time mixed with fabulous

space has become an original trait of the worlds in strange stories.

4.3. LITERARY LANGUAGE IN STRANGE STORIES

4.3.1. Narrative nature reflected in language used

The most remarkable characteristic of strange story’s language

is the patterns of folk narrations. Every step including introduction,

transition from one paragraph to another, ending, arrangement and

presentation of details… follows a number of familiar patterns. The

nature of narratives is also presented via the organization of narrative

language, dialogues and text. In general, the factors of strange story’s

literary language are all evident in narrative language of authors.

4.3.2. Variety regarding text forms of strange stories

One of the most noticeable features of strange story is the

variety of text forms. Specifically, literary works created in the first

stage of strange story genre usually bore the forms of functional text

or everyday text.

Nonetheless, as time went by, literary text forms became more

and more varied with story, memoir, report, account, funeral oration,

poetry, etc. There was even the phenomenon of combining various

poetic and literary types in one single work, which greatly enhances

the attraction of strange stories.

Page 46: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

17

CONCLUSION

Investigating the typological characteristics of strange story

genre is work of great difficulty. Obstacles in terms of research

material, research achievements and even scatter of experts’

viewpoints have turned such an investigation into a huge challenge to

us. In order to accomplish the research objective and tasks, we have

bravely set forth our own conception on strange story.

1. Vietnamese strange story genre is a cultural, literary

phenomenon of great variety and complexity. In terms of expression

methods, it is a “hybrid” product between orally transmitted literature

and written literature. Furthermore, such a literary genre has the

quality of fusion, which allows it to mingle not only literature,

philosophy, history but also religions, beliefs, geography books,

customs… together within a single story.

Vietnamese strange story has a pluralist origin and deep

cultural, historical values. For development, it not only adapts folk

anecdotes, legends and tales but also transforms elements of folklore,

religions and beliefs into written text; it even adapts Chinese literary

works and utilizes fictional method in literary creation, etc. All of the

manifestations above prove the variety and vividness of Vietnamese

strange stories.

With regard to values, strange story genre has two remarkable

features including cultural tradition values and historical significance.

Strange stories are at one a means to preserve cultural, historical

Page 47: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

18

memories of Vietnamese communities throughout thousands of years,

and a symbol of Vietnamese cultural tradition. The movement process of

this literary genre consists of three stages; such division primarily bases

on the transferability, continuousness as well as similarity in terms of the

contents and poetics of literary works of this type.

2. The historical spirit is considerably evident via Vietnamese

talented and righteous figures as well as eminent individual, all of

whom represent the national competence, intelligence and courage.

They show up with various social statuses such as kings, lords,

military mandarins, civil mandarins, heroes, heroines, Confucian

scholars, monks, Taoist hermits, etc. In spite of their humble

beginnings, such characters usually possess preeminent talents and

even superhuman, almost godlike abilities. Their portraits have been

modified and made extraordinary via a specific method in order for

them to become the common pride and symbol of Vietnamese

communities’ wisdom. This is the very historical spirit hiding in

strange stories.

In strange story genre, the “sacred lands” topic holds a very

important position and closely ties in with the “preeminent

individuals”. This fact resulted from a popular outlook of Vietnamese

people that there is a deep interrelation between man and land. On the

one hand, it is land that forms every country and motherland in their

literal meaning and serves as a cradle where “preeminent individuals”

are born, raised and facilitated to develop themselves. On the other

hand, people also make their homelands become sacred and

Page 48: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

19

miraculous. In the eyes of strange stories’ authors, all natural scenery

including beaches, mountains, hills, rivers, streams, lagoons, lakes,

bays ... can become “sacred lands”, where their geographical names

are associated with extraordinary, unusual stories or things.

Evidently, strange stories about such sacred lands all have one feature

in common, which is the harmonious blend of Gods, human being

and lands. Lands become “sacred” thanks to “strange”,

“extraordinary” legends and details in which Gods and people have a

part. The divine effectuality phenomenon resulting from ancestors’

graves and resident lands is basically another expression of the

“sacred lands” topic. This is an uninterrupted and very consistent

flow in Vietnamese strange story genre with various manifestations.

On a community scale, sacred lands manifest themselves via the

hallowed energy of our country transformed into Earth God’s image

as a national protector; on an individual scale or family scale, they

show up in the form of tales in which families or descendants thrive

on blessing handed down by ancestors.

3. Vietnamese strange story is a very complicated literary

phenomenon. Such complexity originates from its origins, thought

contents and functions, which leads to the fact that its expression

methods are not simple at all. With several internal elements, such

methods are employed by writers to create literary works; they are

also particularized via formalistic factors, among which plot, image

and literary language stand out from the others.

In terms of plot, the most noticeable feature of strange story

genre is the quality of narration, which can be evident in its model

Page 49: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

20

and the “quality of being able to be narrated”. Plots of strange stories

are mostly organized accordingly to the cause – effect order or

formed by joining motives in an uninterrupted series. This principle

attaches special importance to the linear order of events in terms of

time. All of the factors above are arranged in such a way that events

can be ensured to develop in a before-after order according to a

specific logic.

As for image building art, strange story genre has two basic

types of image including character image and spacial, temporal image.

In strange stories, character images usually show up in the forms of

three groups including “Gods and fairies”, “normal people” and

“ghosts and demons”. All of them are described pursuant to a number

of specific patterns and models, depending on their own origins and

activities. Although characters of “Gods and fairies” group such as

Gods, saints, fairies, Taoist hermits... all belong to superhuman worlds,

they have normal appearance and perform everyday behaviors; on the

other hand, the description of “ghosts and demons” characters in

strange stories follows a totally different principle.

As strange stories are a combination of extraordinary events

and everyday events in life, artistic time and space in literary works

of this type have their own characteristics. They are at once specific

geographical space mixed with historical time, and special ones both

filled with extraordinary, even fabulous factors. The most important

characteristic of strange story’s space is the blend and fusion of

different types of worlds. Such space includes three basic “worlds”

Page 50: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

21

which are “earth”, “fairyland” and “underworld”. They do not exist

separately but combine with each other to form common shelter for

three races including Gods and fairies, man and animals, ghosts and

demons. Realistic space is associated with the lifestyle, ceremonies,

customs and habits of communities whereas fantastic, fabulous space

is the world of Buddhas, fairies, ghosts, demons, elves and even

people with uncommon qualities and abilities. This kind of image is

quite varied. For instance, it can be good places like heaven,

fairylands or darks lands such as hell, underwater palaces. Of course,

no matter which world it is, spacial images in strange stories always

bear the stamp of earth. This is because such images are all fictional

products created by authors’ imagination.

Artistic time in strange stories not only bears historical quality

but also possesses fabulousness. Specially, fantastic fabulous time

emerges as the most popular and outstanding kind of artistic time. It is

characterized by the eternity in heaven or fairylands. In such places,

time follows special movement principles differing from those of earth.

As time does not elapse there, Gods and fairies never age.

The most remarkable characteristic of strange story’s language

is the patterns of folk narrations. Every step including introduction,

transition from one paragraph to another, ending, arrangement and

presentation of details… follows a number of familiar patterns.

Specifically, it is a general introduction of characters followed by the

narration of the first detail in an indeterminate time. The introduction

part of strange stories always follows a stable formula; this is a good

Page 51: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

22

way to relate a past story. To match such a memorial introduction,

writers usually employ a special way to make the ending part, which

is adding a simple detail or a formulaic comment at the end of the

story. This strategy not only emphasizes the uncommonness of the

event just presented but at the same time informs about the

completion of the story as well.

Additionally, the nature of narratives is also presented via the

organization of narrative language, dialogues and text in strange

stories. In general, the factors of strange story’s literary language are

all evident in narrative language of authors. Here, the language styles

of writers are reflected not only in the description of events, upheavals,

characters’ portraits, world images... but in every dialogue as well.

4. Given four main chapters of the thesis, it can be said that the

research objective and tasks we set forth are basically accomplished.

Firstly, the research has provided a systematic overview of the

history of strange stories, including its formation, movements, stages

of developments... and simultaneously outlined the face of this

literary genre. Secondly, the thesis has pointed out the typological

characteristics of Vietnamese strange stories through discovering,

evaluating specific elements related to the artistic contents and forms

of literary works such as system of topics and themes, world of

images, organization of work, narrative methods, etc. Besides, the

thesis has carefully examined the relationship between strange stories

and folk culture, folk literature as well as the role of this literary

genre in the development process of Vietnamese medieval literature.

Page 52: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

23

Meanwhile, the interaction of Vietnamese strange story in its

interrelation with strange tales in East Asian area has also been

investigated in a specific manner.

This dissertation has made a number of new contributions in

terms of literature history as well as theories of literary research.

Specifically, the research has helped with setting up the connotation

of the “Vietnamese strange story genre” concept as well as proposed

a new outlook on the history and face of such literary genre.

Accordingly, the position of literature history as well as the

movement rules of strange story in the historical process of

Vietnamese national literature has been clarified.

Doing research on strange stories in the typological aspect is

an approach of great prospects. However, it is exceptionally difficult

work as well. Due to limitations in professional competences, our

efforts are not enough for us to gain all the results we desire. A lot of

significant problems related to strange story are still there, unsolved.

Thus, we have identified them as the further research that we may

conduct in the future.

Page 53: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM

24

LIST OF PUBLISHED SCIENTIFIC JOURNALS

RELATED TO THE RESEARCH

1. Quang Van Ngoc (2018), Historical data in Vietnamese medieval

strange stories, Hue University Journal of Science, vol 6C, p. 5 -

13 (ISSN 2588 - 1213).

2. Quang Van Ngoc (2017), “Distinctive features of Vu Trinh’s

storytelling method through Lan Tri kien van luc”, Journal of

Science and Education (The University of Danang - University of

Science and Education), vol. 15, p. 63 - 66 (ISSN 1859 - 4603).

3. Nguyen Phong Nam, Quang Van Ngoc (2017), “Characteristics of

Vietnamese strange stories (in the relationship with Chinese

literature)”, A scientific conference summary record: Vietnamese

literature in globalization trends, (The University of Danang -

University of Science and Education), tr. 236 - 245 (ISBN 978-

604-80-2164-1).

4. Quang Van Ngoc (2017), Strange stories as a literary genre in the

development process of Vietnamese medieval short stories,

Journal of Science and Technology (Hue University - University

of Sciences), vol. 2, tr. 51 - 60 (ISSN 2354 - 0850).

5. Quang Van Ngoc (2013), Truyen ky man luc – An unparalleled

literary work in Vietnamese medieval prose, Journal of Buddhist

culture, vol. 182, p. 13 - 15.

6. Quang Van Ngoc (2013), “Strange” and “Real” factor in Lan tri

kien van luc of Vu Trinh, Review of Danang socioeconomic

development, issue. 64-12, p. 64 - 67 (ISSN 1859 - 3437).

7. Quang Van Ngoc (2013), Humanistic ideals and aspirations for

social renovation in Truyen ky man luc - Nguyen Du, Journal of

Science and Technology of Quang Nam province, vol. 124, p. 11 -

14 (ISSN 1859 - 0322).