ĐẶc ĐiỂm phÂn bỐ cỦa Ốc cỐi (conus spp) tẠi vỊnh vÂn...

10
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011 82 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN PHONG KHÁNH HÒA DISTRIBUTION OF CONE SNAIL (CONUS SPP) AT VAN PHONG BAY, KHANH HOA Đặng Thúy Bình, Bùi Vân Khánh, Nguyễn Thị Thu Nga Viện Ngiên cứu CNSH & MT - Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Ốc cối (Conoidea) là giống ốc độc có giá trị mỹ nghệ và là nguồn dược liệu quý. Nghiên cứu này xác định thành phần loài, đặc điểm phân bố của ốc cối tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) và xây dựng bản đồ phân bố của một số loài phổ biến. Tổng số 19 loài được tìm thấy tại 10 điểm thu mẫu đại diện cho mùa khô và mùa mưa. Số lượng cá thể/điểm thu mẫu vào mùa khô cao hơn mùa mưa và dao động từ 15 - 55/100m 2 . Các loài phổ biến là Conus textile (83 cá thể/ 8 điểm thu mẫu); C. striatus (54 cá thể/10 điểm thu mẫu); C. vexilum (42 cá thể/8 điểm thu mẫu); và C. miles (38 cá thể/6 điểm thu mẫu). Bản đồ phân bố của các loài ốc phổ biến cho thấy ốc cối hiện diện ở hầu hết các điểm thu mẫu nhưng mật độ phân bố mùa khô cao hơn mùa mưa (lần lượt là 29 - 55 và 12 - 22). Dữ liệu trên làm cơ sở cho các nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi giống ốc cối có giá trị kinh tế và y học. Từ khóa: Conus, bản đồ phân bố, vịnh Vân Phong, ốc cối ABSTRACT The Cone snail (Conoidea) is the toxic Conus species known as precious drug. This study presents the species composition and distribution of Conus species at Van Phong Bay, Khanh hoa Province. Based on this data, the distribution of four common Conus species has been mapped. Nineteen species have been totally found at 10 sampling sites representatively for dry and rainy seasons. The number of individuals per location was found higher in dry than in the rainy seasons (29-55 and 12-22, respectively). Dominaant species are Conus textile (83 individuals/8 sampling sites); C. striatus (54 individuals/10 sampling sites); C. vexilum (42 individuals/8 sampling sites); and C. miles (38 individuals/6 sampling sites). The distribution maps show that diminant Conus species has been found in most of sampling sites, but the density is higher in dry season compared to the rainy one. These data can be used for further research on conservation of this high value and medical species. Keywords: Conus, distribution map, Van Phong Bay, Cone snail I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bờ biển Việt Nam dài 3.260km và có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ. Năm 1992, Trung tâm quan trắc bảo tồn thế giới (World Conservation Monitoring Center) đánh giá Việt Nam là một trong 16 quốc gia có sự đa dạng di truyền cao trên thế giới. Đa dạng sinh học của Việt Nam đặc trưng bởi 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và 3.000 loài vi sinh vật. Việt Nam có tiềm năng về kinh tế biển với khoảng 20 hệ sinh

Upload: others

Post on 13-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

82 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP)TẠI VỊNH VÂN PHONG KHÁNH HÒA

DISTRIBUTION OF CONE SNAIL (CONUS SPP) AT VAN PHONG BAY, KHANH HOA

Đặng Thúy Bình, Bùi Vân Khánh, Nguyễn Thị Thu Nga Viện Ngiên cứu CNSH & MT - Trường Đại học Nha Trang

TÓM TẮTỐc cối (Conoidea) là giống ốc độc có giá trị mỹ nghệ và là nguồn dược liệu quý. Nghiên cứu này xác

định thành phần loài, đặc điểm phân bố của ốc cối tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) và xây dựng bản đồ phân bố của một số loài phổ biến. Tổng số 19 loài được tìm thấy tại 10 điểm thu mẫu đại diện cho mùa khô và mùa mưa. Số lượng cá thể/điểm thu mẫu vào mùa khô cao hơn mùa mưa và dao động từ 15 - 55/100m2. Các loài phổ biến là Conus textile (83 cá thể/ 8 điểm thu mẫu); C. striatus (54 cá thể/10 điểm thu mẫu); C. vexilum (42 cá thể/8 điểm thu mẫu); và C. miles (38 cá thể/6 điểm thu mẫu). Bản đồ phân bố của các loài ốc phổ biến cho thấy ốc cối hiện diện ở hầu hết các điểm thu mẫu nhưng mật độ phân bố mùa khô cao hơn mùa mưa (lần lượt là 29 - 55 và 12 - 22). Dữ liệu trên làm cơ sở cho các nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi giống ốc cối có giá trị kinh tế và y học.

Từ khóa: Conus, bản đồ phân bố, vịnh Vân Phong, ốc cốiABSTRACT

The Cone snail (Conoidea) is the toxic Conus species known as precious drug. This study presents the species composition and distribution of Conus species at Van Phong Bay, Khanh hoa Province. Based on this data, the distribution of four common Conus species has been mapped. Nineteen species have been totally found at 10 sampling sites representatively for dry and rainy seasons. The number of individuals perlocation was found higher in dry than in the rainy seasons (29-55 and 12-22, respectively). Dominaant species are Conus textile (83 individuals/8 sampling sites); C. striatus (54 individuals/10 sampling sites); C. vexilum (42 individuals/8 sampling sites); and C. miles (38 individuals/6 sampling sites). The distribution maps show that diminant Conus species has been found in most of sampling sites, but the density is higher in dry season compared to the rainy one. These data can be used for further research on conservation of this high value and medical species.

Keywords: Conus, distribution map, Van Phong Bay, Cone snail

I. ĐẶT VẤN ĐỀBờ biển Việt Nam dài 3.260km và có hơn

3.000 đảo lớn nhỏ. Năm 1992, Trung tâm quan trắc bảo tồn thế giới (World ConservationMonitoring Center) đánh giá Việt Nam là một

trong 16 quốc gia có sự đa dạng di truyền cao trên thế giới. Đa dạng sinh học của Việt Nam đặc trưng bởi 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và 3.000 loài vi sinh vật. Việt Nam có tiềm năng về kinh tế biển với khoảng 20 hệ sinh

Page 2: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 83

thái biển, trong đó có khoảng 11.000 loài bao gồm 2.500 loài cá biển, 225 loài tôm, hơn 200 loài thủy sinh vật, gần 700 loài động vật nổi và 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 15 loài cỏ biển và hơn 6.000 loài động vật không xương sống. Theo ước tính, có khoảng 1.122km2 rạn san hô phân bố từ Bắc vào Nam, 90% các loài san hô cứng ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương được tìm thấy ở Việt Nam (Dang và Chu, 2005).

Ở nước ta, ốc là một trong những nguồn lợi hải sản có mức độ phong phú về thành phần loài, có giá trị thực phẩm và kinh tế cao. Song những năm gần đây, tình trạng khai thác quá mức cộng với sự ô nhiễm môi trường đang làm cho nguồn lợi ốc có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài nhuyễn thể có giá trị cao đang có nguy cơ tuyệt chủng như ốc tù và, ốc đụn, ốc bàn tay, trai tai tượng, ốc vú nàng (http://www.baomoi.com/Home/DuLich/cand.com.vn/).

Ốc cối là loại động vật thân mềm, có nọc độc, sống chủ yếu ở các vùng nước nông nhiệt đới. Ở Việt Nam có hơn 76 loài (Hylleberg và Kilburm, 2003) và khoảng 500 - 700 loài được ghi nhận trên toàn thế giới (Nam và cs, 2009; Cunha và cs, 2005). Chúng thường được khai thác để làm hàng mỹ nghệ và còn là nguồn thực phẩm cao cấp ở một số quốc gia như Vanuatu, New Caledonia, Philippines. Gần đây, ốc cối còn được biết đến như là một loại dược liệu quý để chữa các cơn đau mãn tính, ung thư và nhiều bệnh khác (Oliverra, 2002; Terlau và Olivera, 2004; Puillandre và cs, 2010).

Những nghiên cứu về ốc cối ở Việt Nam phần lớn vẫn còn ở mức độ khảo sát, thu thập mẫu và tư liệu liên quan (Hylleberg vàKilburm, 2003); phân loại, mô tả đặc điểm hình thái (Nguyễn Ngọc Thạch, 2002); xác định độc

tính và kiểm chứng tính chất của một số độc tố (http://www.vnio.org.vn/). Ngô Đăng Nghĩa và cs (2010) đã tiến hành khảo sát, phân loại, mô tả đặc điểm hình thái, xây dựng mối quan hệ tiến hóa và bước đầu khảo sát độc tính của các loài ốc cối thu tại vùng biển Nam Trung bộ. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về đặc điểm phân bố của ốc cối vẫn còn rất hạn chế.

Nghiên cứu này xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố ốc cối ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) để xây dựng bản đồ phân bố của một số loài ốc cối phổ biển làm cơ sở cho các nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi giống thủy sản có giá trị kinh tế và y học.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Địa điểm, phương pháp thu mẫu và phân loại

Mẫu ốc cối được thu 2 lần/ năm, đại diện cho mùa mưa và mùa khô (tháng 5 và tháng 10 năm 2010) quanh đảo Hòn Lớn thuộc vịnh Vân Phong (Khánh Hòa). Mẫu được thu theo phương pháp lặn quan sát theo mặt cắt(Transect surveys) và quan sát tự do không theo mặt cắt (free-swimming observations) (Hodgson,1998; English và cs, 1997).

Các thông tin liên quan đến địa điểm khảo sát (vị trí, thời gian) được mô tả và ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký thực địa làm cơ sở cho việc lập bản đồ phân bố sau này. Vị trí các mặt cắt (điểm khảo sát) có diện tích khoảng 100m2 và được xác định bằng máy định vị cầm tay GPS (Magellan JPS colour tract, hệ quy chiếu GW 84, Đài Loan). Ốc cối được định danh theo Röckel và cs (1995) và Nguyễn Ngọc Thạch (2007). Thông tin về 10 điểm thu mẫu được trình bày ở bảng 1.

Page 3: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

84 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

2. Nghiên cứu phân bố ốc cốiMẫu ốc cối được phân loại sơ bộ, đo kích

thước, khối lượng, và chụp ảnh, vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm trong nitơ lỏng, sau đó được lưu giữ ở -700C.

Dữ liệu phân bố (số cá thể/điểm thu mẫu) của một số loài phổ biến được sử dụng để xây dựng bản đồ phân bố bằng phần mềm Golden Software Surfer ver 8.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thành phần loài, mật độ phân bố ốc cốiChúng tôi đã tiến hành thu mẫu tại Vịnh

Vân Phong (Khánh Hòa) tại 10 điểm thu mẫu. Thành phần, số lượng cá thể và sự phân bố của các loài ốc cối được trình bày ở bảng 2. Qua khảo sát cho thấy ốc cối ở vịnh Vân Phong khá đa dạng về thành phần loài (bảng 2), cụ thể ở Vân Phong tìm thấy 19 loài tại các điểm thu mẫu khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa (9 - 12 loài ở mùa khô và 5 - 9 loài ở mùa mưa). Hình thái ngoài của các loài trên được biển hiện ở hình 1. Một số loài biểu hiện sự đa dạng về mặt hình thái, có sự khác nhau về màu sắc và vân trên vỏ (C. caractericus, hình 1 - 22,23) hay sự

khác biệt về kiểu vân trên vỏ (C. betulinus, hình 1 - 4,5). Một số loài có đặc điểm hình thái rất giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn (C. litteratus và C. leopardus, hình 1 - 1,2); C. bandanus vàC. marmoreus, hình 1 - 11,12).

Loài phổ biến nhất là Conus textile (83 cá thể tại 8/10 điểm thu mẫu (nhiều nhất là 18 cá thể tại điểm 3, ít nhất 5 cá thể ở điểm 8,9), Một số loài khác cũng khá phổ biến là C. striatus(54 cá thể phân bố khá đồng đều tại 10/10 điểm thu mẫu), loài C. vexilum (42 cá thể phân bố tại 8/10 điểm thu mẫu), và loài C. miles (38 cá thể phân bố tại 6/10 điểm thu mẫu). Loài C. betulinus và C. quercinuss có mật độ phân bố trung bình. Một số loài rất hiếm gặp như C. arenatus và C. leopardus. Các loài có kích thước lớn như C. textile, C. striatus, C. vexilum, C, betulinus, C. distans và C. leopardus. Loài có kích thước dao động lớn như C. litteratus và C. lividus. Số lượng cá thể tại các điểm thu mẫu dao động từ15 - 55/100m2 khu vực thu mẫu, cao nhất là tại điểm 3 và 5, lần lượt là 52 và 55 cá thể.

Kết quả cũng cho thấy tần xuất bắt gặp ốc cối vào mùa khô cao hơn so với mùa mưa(29 - 55 tổng cá thể/điểm thu mẫu vào mùa khô

Bảng 1. Vị trí các điểm thu mẫu ở Vân Phong (Khánh Hòa)

Ký hiệu Thời gian (mùa) Kinh độ Vĩ độ

D1 5/2010 (khô) 109°18’0.84”E 12°37’56.23”N

D2 5/2010 (khô) 109°18’25.88”E 12°38’52.65”N

D3 5/2010 (khô) 109°18’25.88”E 12°38’52.65”N

D4 5/2010 (khô) 109°18’34.30” 12°36’12.03”N

D5 5/2010 (khô) 109°21’24.82”E 12°34’10.39”N

D6 10/2010 (mưa) 109°22’33.27”E 12°33’11.45”N

D7 10/2010 (mưa) 1090. 19’.51.6”E 120.38’ 02.7”N

D8 10/2010 (mưa) 1090. 20’.19.4”E 120.38’ 02.7”N

D9 10/2010 (mưa) 1090. 17’.31.6”E 120.37’ 31.6”N

D10 10/2010 (mưa) 1090. 18’.36.9”E 120.38’ 39.6”N

Page 4: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 85

và 15 - 22 tổng cá thể/điểm thu mẫu vào mừa mưa). (hình 2). Số lượng cá thể ốc tại từng điểm thu mẫu cũng nhiều hơn (5 - 18 đối với các loài phổ biển và 2 - 5 đối với các loài khá phổ biến. Tuy nhiên, đối với các loài hiếm đôi khi chỉ gặp 1 đến 2 cá thể. Về thành phần loài cũng có đặc điểm tương tự. Các điểm có số lượng loài nhiều là D1 và D4 (có 12 loài); tiếp theo là các điểm D2, D3, D5 và D7 (có 9 loài) (bảng 2)

Hình 2. Phân bố cá thể ốc cối theo điểm thu mẫutại vịnh Vân Phong.

Điểm 1 - 5 thu vào mùa khô và 6 - 10 thu vào mùa mưa

2. Đặc điểm phân bố ốc cốiSự phân bố của ốc cối được thể hiện bằng

bản đồ phân bố trên hình 3, các loài phổ biến

nhất C. textile, C. striatus, C. vexilum và C.

miles. Loài C. textile phân bố rộng (8/10 điểm)

và số cá thể được tìm thấy nhiều nhất ở các

điểm thu mẫu 2 - 5 (10 - 18 cá thể), trong khi đó

loài C. striatus và C. vexilum được tìm thấy ở

hầu hết các điểm với số lượng cá thể gần như

đồng đều (thấp nhất 4 cá thể, cao nhất 10 cá

thể). Loài C. miles được tìm thấy ở 6 điểm thu

mẫu với số lượng cá thể trung bình (5 - 8 cá thể).

IV. THẢO LUẬN

1. Thành phần loài, mật độ phân bố ốc cốiThành phần loài và sự phân bố của động

vật thân mềm đã được nghiên cứu trên hầu hết

các vùng biển thế giới, trong đó nhiều nhất là vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nguyễn Ngọc Thạch (2007) đã xác định có 39 loài ở Việt Nam thuộc họ Conidae, trong đó họ phụ Coninae gồm giống Conus L 1758 (loài đặc trưng (typespecies) là Conus marmoreus L 1758) được phân thành các lớp phụ Asprella Schaufuss, 1869; Chelyconus Morch, 1852; Darioconus

Iredale 1930; Hermes Montifort, 1810;Lithconus Morch, 1852; Phasmoconus Morch, 1852; Pimoconus Morch, 1852; Rhizoconus Morch, 1852; Stephanoconus Morch, 1852;Vigiconus Cotton, 1945; Viroconus Iradale, 1930. Tác giả cũng ghi nhận một số loài chưa được định danh, ví dụ ốc cối thon dài (Conus

sp1.), ốc cối thon nhí (Conus sp2.), ốc cối rãnh cạn (Conus (Rhizoconus) sp1.); ốc cối đáy bằng (Conus (Rhizoconus) sp1.).

Tập hợp tất cả các nghiên cứu trong và ngoài nước và các mẫu vật thu được về khu hệ động vật thân mềm biển Việt Nam từ trước đến nay sau khi xem xét và điều chỉnh, Hylleberg và Kilburn (2003) đã xác định biển Việt Nam có khoảng 2.200 loài thuộc 700 giống của 200 họ phụ đã được công bố ở Việt Nam. Trong đó, giống ốc cối được ghi nhận có khoảng 76 loài. Các tác giả cũng ghi chú 18 loài ốc cối được mô tả bởi Nguyễn Ngọc Thạch (2007) hoặc các công bố khác, nhưng những loài này không được ghi nhận có mặt ở Việt Nam hoặc tên của chúng đã thay đổi theo Röckel và cs (1995) như Conus luteus Sowerby, 1833; Conus monachus Linnaeus, 1758.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy 19 loài tại vịnh Vân Phong (chiếm 30% số loài bắt gặp ở Việt Nam). Tất cả các loài trên đã được định danh chính xác dựa trên đặc điểm hình

Page 5: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

86 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

thái và sự đa dạng về màu sắc và vân trên vỏ đã được ghi nhận (hình 1). Các loài phổ biển nhất là C. textile, C. striatus và C. vexilum. Kết quả này cũng khá phù hợp với các nghiên cứu trước đó (Ngô Đăng Nghĩa, 2010). Loài C. miles cũng phân bố rộng nhưng tần suất bắt gặp và số lượng cá thể ít hơn.

Tuy nhiên, qua đợt khảo sát tại vịnh Vân Phong, cũng như thu mẫu dọc bờ biển Nam Trung Bộ (Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Bình Thuận, Sông Cầu) đều không thấy sự xuất hiện của ốc cối địa lý (C. geographus) là loài được công bố phổ biến ở Việt Nam. Đây là loài ốc ăn cá và được biết đến là một trong các loài có tính độc cao nhất trong số các loài ốc cối (http://vn.vinaseashells.com/oc-coi-nau.htm). Có thể ốc cối địa lý có thói quen săn mồi vào ban đêm, ban ngày thường vùi mình trong cát nên rất khó phát hiện hoặc do cơ thể có kích thước lớn, màu sắc đẹp nên chúng bị khai thác tập trung dẫn đến sự suy giảm về số lượng.

So sánh với dữ liệu phân bố của ốc cối thu ở Vân Phong năm 2009 (Ngô Đăng Nghĩa và cs, 2010), chúng tôi nhận thấy năm 2010 có sự đa dạng hơn về loài và số lượng cá thể. Cụ thể kết quả khảo sát ở 4 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Bình Thuận) năm 2009 tìm thấy 18 loài, trong đó ở vịnh Vân Phong có 12 loài tại 6 điểm thu mẫu. C. textile 13 cá thế, C. striatus 13 cá thể và C. vexilum 5 cá thể; Tuy nhiên loài C. miles có số lượng cá thể là 19, trong khi năm 2010 chúng tôi thu được loài C. striatus 54 cá thể, C. textile 83 cá thế và C. vexilum 42 cá thể; và C. miles có số lượng cá thể là 38. Có thể số lượng đợt/điểm thu mẫu năm 2010 nhiều hơn và tập trung vào mùa khô và đầu mùa mưa nên tần suất bắt gặp nhiều hơn so với mẫu thu năm

2009 (chủ yếu vào cuối mùa mưa).

Qua 2 đợt thu mẫu, chúng tôi nhận thấy tần

xuất bắt gặp ốc cối vào mùa khô cao hơn mùa

mưa (hình 2); Vào mùa mưa, có thể do nhiệt độ

xuống thấp hơn, chúng trốn vào các hốc, ghềnh

đá, rạn san hô. Theo điều tra khảo sát chúng

tôi nhận thấy vào mùa khô là lúc thu mẫu dễ và

nhiều nhất. Đồng thời kích cỡ mẫu ốc của cùng

loài thu vào vào mùa khô (6 - 8cm) lớn hơn hẳn

so với các mẫu thu được vào mùa mưa (3 - 4cm).

2. Đặc điểm phân bố ốc cốiGiống ốc cối thường phân bố ở vùng vĩ

độ giữa 400 Bắc và 400 Nam, thuộc các vùng

biển: Ấn Độ - Thái Bình Dương, Panamic,

Caribbean, Peruvian, Patagonic, Tây và Nam

Phi và Địa Trung Hải. Một vài loài có thể phân

bố ở vĩ độ trên 400 Bắc - Nam như ở Nam Phi.

Nam Australia, Nam Nhật Bản và biển Địa Trung

Hải. Nhìn chung, ốc cối xuất hiện ở hầu hết các

vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng đa

dạng nhất ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình

Dương (Indo-West Pacifi c). Mật độ phân bố lớn

nhất của chúng đạt 40 cá thể/m2 (Kohn và cs,

2001). Ốc cối được tìm thấy chủ yếu ở các rạn

san hô. Chúng có thể ở các vùng nước nông

gần rạn san hô, dưới rạn san hô, vùi mình trong

cát hoặc ở dưới các tảng đá hoặc sỏi (Röckel và

cs, 1995). Một vài loài ốc cối sống ở rừng ngập

mặn. Một số lượng đáng kể ốc cối sống xa bờ

hoặc ở những vùng nước sâu đến 400m (Röckel

và cs, 1995)

Ở Việt Nam, ốc cối phân bố chủ yếu ở các

vùng ven biển thuộc khu vực Nam Trung bộ từ

Đà Nẵng (Khánh Hòa, Bình Thuận...) đến Vũng

Tàu, Kiên Giang, và quanh các đảo (như Lý Sơn,

Cù Lao Chàm, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý,

Page 6: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 87

Long Hạ, Côn Đảo). Các loài ốc được ghi nhận phổ biến ở Việt Nam như C. vexilum, C. quercinus,C. imperialis, C. striatus, C. generalis, C.

geographus, C. litteratus và C. distans. Chúng có dải phân bố rất rộng, từ vùng dưới triều đến độ sâu khá lớn, nhưng thường sống chui trong các kẽ rạn san hô ở độ sâu từ 10 - 70m. Đôi khi thấy chúng vùi trong cát ở vùng rạn phẳng. Một số loài có thể sống ở vùng xa bờ (http://vn.vinaseashells.com/oc-coi-nau.htm).

Dựa trên bản đồ phân bố của các loài ốc cối (hình 3) ta thấy loài C. textile, C. striatus và

C. vexilum có phạm vi phân bố gần như nhau, trong đó, loài C. textile có số lượng cá thể được tìm thấy nhiều nhất. Số lượng cá thể mùa khô cao hơn so với mùa mưa, đặc biệt đối với loài C. textile. Loài C. miles có mức độ phân bố đồng đều giữa mùa khô (Điểm D1, D4 và D5) và mùa mưa (Điểm D8, D9, D10) nhưng số lượng cá thể mùa khô tương đối nhiều hơn.

Loài C. textile được ghi nhận là phân bố trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Röckel và cs, 1995). C. striatus phân bố ở rất nhiều vùng khác nhau tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, từ Nam Phi đến Biển Đỏ, Hawaii và bán đảo Pháp. Trong khi đó, loài C. vexilum được ghi nhận phân bố ở nhiều khu vực thuộc Ấn Độ - Thái Bình Dương như Aldabra, quần đảo Chagos, Tazania, Madagasca, Biển Đỏ. Theo Röckel va cs (1995), loài C. miles phân bố trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trừ vùng Biển Đỏ. Tuy nhiên, Vine (1986) lại ghi nhận sự có mặt của loài ở Biển Đỏ. Cả bốn loài trên đều có vùng phân bố rất rộng.

Việt Nam nằm trong khu vực Thái Bình Dương, vì vậy tần xuất bắt gặp các loài trên cũng rất cao. Kết quả của Ngô Đăng Nghĩa và cs

(2010) cũng cho thấy các loài trên bắt gặp ở các vùng khảo sát thuộc khu vực Nam Trung bộ với mật độ cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

Ốc cối được dùng làm hàng mỹ nghệ, vì

vậy các loài có kích thước lớn và màu sắc đẹp

đang bị khai thác với số lượng lớn. Tuy chưa

có loài ốc cối nào được xếp trong sách đỏ hoặc

được ghi nhận có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng

với tốc độ khai thác như hiện nay, loài ốc với giá

trị dược liệu cao sẽ phải đối mặt với nguy cơ

suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng và ảnh hưởng

đến cấu trúc quần thể tự nhiên. Theo Ngô Đăng

Nghĩa và cs (2010) và kinh nghiệm của ngư dân

cho thấy càng xa bờ, ở độ sâu càng lớn thì khả

năng bắt gặp các loài ốc cối càng nhiều và có

kích thước lớn (6 - 8cm) so với gần bờ (3 - 4cm).

Điều này cũng có thể do sự tăng cường đánh

bắt ốc cối có kích thước lớn ở các khu vực gần

bờ trong những năm gần đây dẫn dến sư suy

giảm về số lượng và kích thước loài.

V. KẾT LUẬN Ốc cối là nguồn tài nguyên quý giá về mặt

mỹ nghệ và gần đây rất được chú trọng vì những

ứng dụng của độc tố trong nghiên cứu sinh học

thần kinh và y dược học. Ốc cối ở vịnh Vân Phong

(Khánh Hòa) khá đa dạng về loài (19 loài) và các

loài phổ biến có mật độ phân bố cao là Conus

textile; C. striatus; C. vexilum; và C. miles. Các

loài hiếm gồm C. arenatus và C. Leopardus. Ốc

cối có mặt ở hầu hết các điểm thu mẫu nhưng

mật độ phân bố mùa khô cao hơn mùa mưa. Kết

quả nghiên cứu về thành phần loài, mật độ và

khu vực phân bố của ốc cối ở vịnh Vân Phong

(Khánh Hòa) có thể làm cơ sở cho công tác bảo

tồn và bảo vệ nguồn lợi.

Page 7: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

88 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Hình 1. Hình thái vỏ của các loài ốc cối phân bố ở biển Việt Nam 1. Conus leopardus; 2. C. litteratus; 3,4. C. betulinus, 5. C. quercinus; 6. C. terebra; 7. C. magus; 8. Conus cf. disstans;

9. C. distans; 10. C. textile; 11. C. bandanus; 12. C. marmoreus; 13. C. imperialis; 14, 15. C. vexilum; 16. C: capitaneus; 17. C. miles; 18. C. stratus;19. C. generalis; 20. C. lividus; 21. C. tessulates; 22,23. C. caracteriscus.

Page 8: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 89

Bản

g 2.

Thà

nh p

hần

và s

ố lư

ợng

các

loài

ốc

cối t

hu tạ

i vịn

h Vâ

n Ph

ong

(Khá

nh H

òa) n

ăm 2

010

STT

Tên

loài

D1

D 2

D 3

D 4

D5

D6

D 7

D 8

D 9

D10

Tổng

số

1C

. tex

tlie

10

1816

158

65

5

83

2C

. stri

atus

76

107

54

4

65

54

3C

. vex

illum

45

86

54

55

42

4C

. mile

s7

86

65

638

5C

. bet

lulin

us3

2

51

2

215

6C

. que

rcin

us

32

4

1

111

7C

. car

acte

riscu

s2

1

3

1

29

8C

. cap

itane

us2

3

2

1

8

9C

. mag

us1

1

3

1

17

10C

. ban

danu

s1

1

3

5

11C

. liv

idus

2

1

1

1

5

12C

. litt

erat

us1

3

1

5

13C

. dis

tans

1

1

2

4

14C

. gen

eral

is1

2

1

4

15C

. im

perri

alis

2

2

1

1

4

16C

. mar

mor

eus

2

11

4

17C

. tes

sula

tus

1

1

1

3

18C

. ter

ebra

1

2

3

19C

. leo

pard

us

1

1

Số c

á th

ể/Đ

iểm

thu

mẫu

3329

5553

3721

2215

2217

Số lo

ài/Đ

iểm

thu

mẫu

129

912

95

97

76

Page 9: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

90 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Hình 2. Bản đồ phân bố các loài ốc cối phổ biến(Conus textile, C. striatus, C. vexilum và C. miles) tại 10 diểm thu mẫu (đánh số từ D1 – D10) ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) năm 2010.

Độ lớn của các vòng tròn thể hiện số lượng cá thể ốc của từng loài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cunha RL, Castilho R, Ruber L, Zardoya R. 2005. Patterns of cladogenesis in the venomous marine gas-tropod genus Conus from the Cape Verde islands. Syst Biol, 54:634-650.

2. Dang Thi An, Chu Thị Thu Hà. 2005. Biodiverity in Vietnam. The 2005-report (the fourth) of Vietnam Environmental Monitors (VEM).

3. English, S., Wilkinson, C., Barker, V. 1997. Survey Manual for Tropical Marine resources. Second edition. Australian Institute of Marine Science. Townsville. Australia.

Page 10: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3.2011_11 Dang Thuy...trên thế giới. Đa dạng sinh

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 91

4. Hodgson, G. 1998. Reef Check and sustainable management of coral reefs. Pp. 165-68. In: C.Wilkinson (ed) Status of Coral Reefs of the World: 1998. Australian Institute of Marine Science, Townsville, Australia 184 p.

5. Hylleberg, J and Kilburm, R.N. 2003. Marine Molluscs of Vietnam, Proceeding of. 16th InternationalCongress and Workshop, Tropical Marine Molluscs Program (TMMP).

6. Kohn AJ, Omori M, Yamakawa H, Koike Y. 2001. Maximal species richness in Conus: diversity, diet and habitat on reefs of northeast Papua New Guinea. Coral Reefs 20: 25–38.

7. Nam HH, Corneli PS, Watkins M, Olivera B, Bandyopadhyay P. 2009. Multiple genes elucidate theevolution of venomous snail-hunting conus species. Mol Phylogenet Evol, 53:645-652.

8. Ngô Đăng Nghĩa và cs. 2010. Báo cáo tổng kết dự án “Bảo tồn tiềm năng di truyền các loài thủy hải sản Việt Nam”. 2009-2010. 200 pp.

9. Nguyen Ngọc Thạch, 2007. Recently collected shells of Vietnam. L ‘Informator Piceno & N.N.T. Italy.10. Olivera BM. 2002. Conus venom peptides: reflections from the biology of clades and species. Annu Rev

Ecol Syst 33.11. Puillandre N, Watkins M, Olivera BM. 2010. Evolution of conus peptide genes: Duplication and positive

selection in the a-superfamily. J Mol Evol (in press)12. Röckel, D., Korn, W., Kohn, A.J., 1995. Manual of the Living Conidae (Vol. I: Indo- Pacifi c Region).

Verlag Christa Hemmen, Wiesbaden, Germany.13. Terlau, H., Olivera, B. M. 2004. Conus Venoms: A rich source of novel ion channel-targeted peptides.

Physiol Rev. 84: 41–68.14. Vine, K. 1986. Red Sea Invertebrates. Immel Publishing, London. 224 pp.