cÁc dẠng bÀi tẬp bÀi 2.chẤt

9
CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2: CHẤT Dạng 1: Phân biệt chất – vật thể Phương pháp Bài tập vận dụng Phương pháp Nắm các định nghĩa: - Vật thể: là những vật có hình dạng cụ thể, tồn tại xung quanh ta và trong không gian. - Chất: có trong vật thể hoặc tạo nên vật thể. Chẳng hạn nói: cửa sắt thì cửa là vật thể, sắt là chất. Ví dụ 1: Dây điện được làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo. Bàn được làm bằng đá. Bình đựng nước được làm bằng thủy tinh. Lốp xe được làm bằng cao su. - Những từ chỉ vật thể gồm: Dây điện, bàn, bình, lốp xe. - Những từ chỉ chất gồm: đồng, chất dẻo, nước, thủy tinh, cao su. Bài tập vận dụng Bài 1: Hãy chỉ ra những từ hoặc cụm từ nào chỉ vật thể, từ hoặc cụm từ nào chỉ chất: a) Lưỡi dao bằng sắt, ca1ndao bằng nhựa. b) Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic… c) Biển gồm nước, muối và một số chất khác.

Upload: ngan-tran

Post on 28-Oct-2015

979 views

Category:

Documents


20 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2: CHẤT

Dạng 1: Phân biệt chất – vật thể

 Phương pháp

  Bài tập vận dụng

 Phương pháp

Nắm các định nghĩa:

- Vật thể: là những vật có hình dạng cụ thể, tồn tại xung  quanh ta và  trong không gian.

- Chất: có trong vật thể hoặc tạo nên vật thể.

Chẳng hạn nói: cửa sắt thì cửa là vật thể, sắt là chất.

Ví dụ 1:

Dây điện được làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo. Bàn được làm bằng đá. Bình đựng nước được làm bằng thủy tinh. Lốp xe được làm bằng cao su.

- Những từ chỉ vật thể gồm: Dây điện, bàn, bình, lốp xe.

- Những từ chỉ chất gồm: đồng, chất dẻo, nước, thủy tinh, cao su.

  Bài tập vận dụng

Bài 1:

Hãy chỉ ra những từ hoặc cụm từ nào chỉ vật thể, từ hoặc cụm từ nào chỉ chất:

a) Lưỡi dao bằng sắt, ca1ndao bằng nhựa.

b) Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic…

c) Biển gồm nước, muối và một số chất khác.

Page 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

d)  Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin.

e) Với những bút cao cấp, thân bút thường được làm bằng bạc, bạc mạ vàng, vàng, hoặc thậm chí là bạch kim.

f) Khi ăn một trái cam, cơ thể được bổ sung nước với các chất bổ dưỡng như vitamin C, đường glucozo cùng với chất xơ.

g) Rất nhiều thiết bị điện như tivi, máy tính, thảm điện, thường chứa Bromine (chất chống cháy).

h) Đường ăn được sản xuất từ cây mía, củ cải đường.

i) Ly làm bằng thủy tinh dễ vỡ hơn ly nhựa.

Bài 2:

Hãy phân loại các vật thể dưới đây thuộc vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo:

Con dao, quả chanh, núi đồi, xe đạp, cây cỏ, quần áo, giày dép, sông hồ, cày, cuốc, cơ thể người, các con vật, ôtô.

Bài 3:

Cho các vật thể sau:

Xe đạp, chậu nhôm,  ôtô, nồi đồng, cốc nhựa, cặp sách, bút bi, kính đeo mắt, quạt điện, nhẫn vàng.

a) Vật thể do một chất tạo nên: ………………

b) Vật thể do nhiều chất tạo nên: ……………

Bài 4:

Hãy chọn nhũng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Động vật, cây cỏ, sông, hồ là những ………………………………….. Cây viết, bàn học, vở, máy bay, xe tăng, xe honda, xe đạp là những ………………………………..

Page 3: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

b) Hạt gạo, củ khoai, quả chuối, quả chanh, quặng apatit, khí quyển, đại dương là những ……………………………………….; còn tinh bột, glucozo, axit xitric, nước, đường, xenlulozo, chất dẻo, protein được gọi là ……………………

Bài 5:Các vật thể sau có thể được làm bằng những chất nào? (ứng với mỗi ví dụ nêu hai chất)

a) Chai lọ

b) Chìa khóa

c) Ấm đun nước

Bài 6:Hãy cho thí dụ về:

a) Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất.

b) Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể.

Dạng 2: Tính chất của chất  Bài tập vận dụng

Hướng dẫn

  Bài tập vận dụng

Bài 1:Hãy tìm những tính chất ở cột (II) có thể tìm hiểu bằng phương pháp ở cột (I)

Page 4: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

Bài 2:Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: Giấm ăn, nước đường, nước muối.

Làm thế nào có thể nhận biết được từng chất.

Bài 3:Dựa vào tính chất vật lý, hãy phân biệt:

a) Có 3 chất bột trắng bị mất nhãn gồm: muối ăn, đường cát, tinh bột.

b) Ba bình chứa 3 chất bột kim loại: sắt, nhôm, bạc.

Bài 4:Hoàn thành các ô trống trong bảng sau:

Page 5: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

Bài 5:Có 4 lọ thủy tinh đựng riêng biệt từng chất dạng bột: sắt, than, lưu huỳnh, nhôm. Làm thế nào để phân biệt được từng lọ.

Page 6: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

Bài 6:Hãy nêu những tính chất giống nhau và khác nhau giữa sắt, đồng và nhôm.

Bài 7:Trước kia, người ta dùng nồi đồng, nồi đất để đun nấu, ngày nay người ta dùng nồi nhôm. Nồi nhôm có ưu điểm gì hơn so với nồi đất, nồi đồng?

Bài 8:Nêu ưu điểm và nhược điểm của hai loại vành xe đạp: vành sắt và vành nhôm.

Hướng dẫn và bật mí

Bài 2

 Hướng dẫn: Vì đây là những chất không độc hại, có tính chất đặc trưng dễ biết nhất, nên ta có thể sử dụng cách này. Đó là cách gì?

Bài 3

 Hướng dẫn: sắt còn có một điểm đáng chú ý là có từ tính tức là bị nam châm hút. Có thể dùng cách này để nhận biết sắt.Nhưng còn hai loại bột kim loại còn lại có màu sắc khá giống nhau thì làm sao phân biệt? Vậy ta suy nghĩ tiếp giữa nhôm và bạc thì nhôm thường dùng làm vỏ máy bay vì đặc tính gì? (nhẹ). Nếu lấy cùng thể tích thì mẫu nào có khối lượng nặng hơn là bạc, còn nhẹ hơn là nhôm.

Bật mí hình: từ trái sang phải:a) muối, bột, đường.    b)bột nhôm, bột sắt, bột bạc.

Bài 5

 Bật mí hình: 1) nhôm; 2) sắt; 3) than; 4) lưu huỳnh

Bài 6

Giống nhau: dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim.

Khác nhau: màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

Bài 7

Nồi đất: dẫn nhiệt kém, nặng, dễ vỡ.

Page 7: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

Nồi đồng: đắt tiền, nặng, dễ bị gỉ gây nhiễm độc cho cơ thể.

Nồi nhôm: rẻ hơn so với nồi đồng, dẫn nhiệt tốt, nhẹ, bền, sạch, hợp vệ sinh.

Dạng 3: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp – Tách chất

 Phương pháp

  Bài tập vận dụng

 Hướng dẫn

Phương pháp* Nắm lại định nghĩa:- Hỗn hợp gồm nhiều chất, tính chất thay đổi.- Chất tinh khiết chỉ có 1 chất, tinh chất nhất định.* Dựa vào tính chất vật lý có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp. Ta cũng có thể tách chất bằng phương pháp hóa học (thường dùng). Chẳng hạn cacbonic tác dụng với nước vôi, còn oxi thì không, ta có thể tách riêng oxi ra khỏi hỗn hợp cacbonic và oxi.* Các PP tách chất thông dụng dựa vào tính chất vật lý:-         PP gạn, lắng, lọc: tách chất rắn không tan trong chất lỏng.-         PP bay hơi: chất lỏng kết tinh (t0 sôi của các chất khác nhau).-         PP chưng cất: các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.-         PP chiết: các chất lỏng không tan vào nhau.

Bài tập vận dụng

Bài 1:Trong các chất dưới đây, hãy xếp riêng một bên là chất tinh khiết, một bên là hỗn hợp.

Sữa đậu nành, xenlulozơ, sắt, nhôm, axit, nước biển, nước muối, khí oxi, đồng, không khí, nước tự nhiên, hơi nước, đường.

Bài 2:a)   Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ

Page 8: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

chua của nước chanh bằng cách nào?b)   Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt và bột lưu huỳnh rất mịn, thu được một loại bột màu đen. Có thể xem bột đó là hỗn hợp không?

Bài 3:Rượu để uống là một chất hay hỗn hợp? Vì sao?

Bài 4:  Trình bày phương pháp:a)   Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn.b)   Tách dầu ăn có lẫn nước.

Bài 5:

Trình bày cách tách riêng từng chất trong các hỗn hợp sau:1. Dầu hoả, nước.2. Rượu, nước. Biết rượu sôi ở nhiệt độ 78,30C.3. Muối, cát, nước.4. Bột sắt, vụn gỗ, vụn đồng.5. Tách đường cát ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột.6. Tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic. Biết khí cacbonic làm đục nước vôi trong.

Bài 6:

Có 4 lọ mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: giấm ăn, nước đường, nước muối, cồn. Làm thế nào nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ.

Bài 7:Có hai lọ đậy kín, mỗi lọ đựng một chất khí oxi hoặc khí cacbonic.a)   Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ?b)   Nếu trộn 2 chất khí trên với nhau, bằng cách nào có thể tách riêng được khí oxi?

 Hướng dẫn và bật mí

Bài 4a)   Xét về tính chất riêng, sắt bị nam châm hút, lưu huỳnh không tan trong nước, muối ăn tan trong nước. Chúng ta sẽ dùng những phương pháp nào?

Page 9: CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2.CHẤT

Ta dùng nam châm hút riêng bột sắt. Hỗn hợp còn lại đem hòa tan vào nước. Khuấy đều, muối ăn tan hết. Rót toàn bộ hỗn hợp qua phễu lọc, ta tách riêng được lưu huỳnh (trên phễu) và nước muối. Dùng biện pháp chưng cất, tách riêng được nước và muối ăn.Chú ý: do đề yêu cầu tách riêng từng chất, nên không được đem nước muối cô cạn (bay hơi), biện pháp này chỉ tách được muối.b)   Do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nên dùng phễu chiết, mở khóa cho nước chảy xuống vừa hết, khóa lại, ta tách được dầu ăn và nước riêng.   

Bài 52)Chú ý đun hỗn hợp đến 78,3 độ C. và đây là hai chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, ta dùng phương pháp gì?4)Chú ý vụn gỗ và vụn đồng khi cho vào nước, vụn gỗ nổi, ta sẽ gạn, lọc lấy vụn gỗ, còn vụn đồng chìm xuống đáy, ta rót hỗn hợp qua phễu lọc, tách được vụn đồng.5) Đường cát tan trong nước, còn tinh bột thì không, ta tách tinh bột bằng phễu lọc. Hỗn hợp nước đường còn  lại ta đun nhẹ thu được đường.6) Đây là phương pháp hóa học vì cacbonic làm đục nước vôi trong. Ta sẽ dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong, khí oxi không làm đục nước vôi, sẽ được tách riêng.

Bài 7a)   Như ta đã biết khó oxi duy trì sự cháy, còn cacbonic thì không.Ta cho vào lần lượt mỗi lọ que đóm (tàn đóm qua diêm), khí nào làm que đóm bùng cháy là oxi; làm tắt que đóm là cacbonic.b)   Tương tự bài 5, câu 6.