cac hop am 7 trong nhac nhe

5
Các hợp âm 7 thông dụng trong nhạc nhẹ trước khi giải nghệ tớ có vài đóng góp nho nhỏ cuối cùng cho aeguitar đây hehe , coi như chúc mừng anh Chó nhân dịp kỷ niệm bài viết thứ 1000 . Bài này nói tới vai trò của hợp âm 7 trong nhạc nhẹ , chứ không đánh giá nó với tư cách là một chất liệu tiêu biểu của nhạc Blues . Để tìm hiểu về hợp âm Blues Jazz thì có lẽ cần phải có một bài viết khác tổng hợp hơn , về cả hợp âm 6 , hợp âm 9 , hợp âm ... Các hợp âm 7 thông dụng 1. Hợp âm bảy trưởng : _Ký hiệu : Cmaj7 , Dmaj7 , Emaj7 ... ----------CM7 , DM7 , EM7 ... ----------C7+ , D7+ , E7+ ... trong đó 2 cách ký hiệu đầu tiên phổ biến hơn _Cấu tạo : Gồm 1 + 3T + 5D + 7T hay cũng bằng hợp ba trưởng cộng thêm 1 quãng 7 Trưởng _Cách sử dụng : a) Để kết thúc 1 bản nhạc thuộc âm thể trưởng , người ta có thể dùng hợp âm 7 trưởng (hợp âm nghịch) thay vì hợp âm thuận như thường lệ VD : Kết thông thường---------------Kết bằng hợp âm 7 trưởng ------C -> G7 -> C-------------------C -> G7 -> CM7 ------G -> D7 -> G-------------------G -> D7 -> GM7 ------F -> C7 -> F-------------------F -> C7 -> FM7 b) Dùng để làm hợp âm chuyển tiếp : VD : C -> CM7 -> F -> FM7 -> Bb -> BbM7 -> Eb -> G7 -> C c )Dùng để thực hiện giải kết tránh né . Bình thường , sau hợp âm 7 bậc 5 sẽ về hợp âm chủ . Ở giải kết tránh né , sau hợp âm 7 bậc 5 sẽ qua hợp âm bậc VI ( hợp âm bậc 6 của âm giai chứ ko phải là hợp âm 6 ) . VD : C -> F -> GM7 -> Am

Upload: nguyen-minh-vung

Post on 12-Feb-2016

14 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Cach su dung hop am 7 trong nhac nhe

TRANSCRIPT

Page 1: Cac Hop Am 7 Trong Nhac Nhe

Các hợp âm 7 thông dụng trong nhạc nhẹ trước khi giải nghệ tớ có vài đóng góp nho nhỏ cuối cùng cho aeguitar đây hehe , coi như chúc mừng anh Chó nhân dịp kỷ niệm bài viết thứ 1000 . Bài này nói tới vai trò của hợp âm 7 trong nhạc nhẹ , chứ không đánh giá nó với tư cách là một chất liệu tiêu biểu của nhạc Blues . Để tìm hiểu về hợp âm Blues Jazz thì có lẽ cần phải có một bài viết khác tổng hợp hơn , về cả hợp âm 6 , hợp âm 9 , hợp âm ...

Các hợp âm 7 thông dụng

1. Hợp âm bảy trưởng :_Ký hiệu : Cmaj7 , Dmaj7 , Emaj7 ...----------CM7 , DM7 , EM7 ...----------C7+ , D7+ , E7+ ...trong đó 2 cách ký hiệu đầu tiên phổ biến hơn_Cấu tạo : Gồm 1 + 3T + 5D + 7T hay cũng bằng hợp ba trưởng cộng thêm 1 quãng 7 Trưởng

_Cách sử dụng :a) Để kết thúc 1 bản nhạc thuộc âm thể trưởng , người ta có thể dùng hợp âm 7 trưởng (hợp âm nghịch) thay vì hợp âm thuận như thường lệVD : Kết thông thường---------------Kết bằng hợp âm 7 trưởng------C -> G7 -> C-------------------C -> G7 -> CM7------G -> D7 -> G-------------------G -> D7 -> GM7------F -> C7 -> F-------------------F -> C7 -> FM7

b) Dùng để làm hợp âm chuyển tiếp :VD : C -> CM7 -> F -> FM7 -> Bb -> BbM7 -> Eb -> G7 -> C

c )Dùng để thực hiện giải kết tránh né . Bình thường , sau hợp âm 7 bậc 5 sẽ về hợp âm chủ . Ở giải kết tránh né , sau hợp âm 7 bậc 5 sẽ qua hợp âm bậc VI ( hợp âm bậc 6 của âm giai chứ ko phải là hợp âm 6 ) .VD : C -> F -> GM7 -> Am

2. Hợp âm bảy trưởng thứ , gọi cách khác là hợp âm 7 át , hoặc cũng có thể gọi đơn giản là hợp âm 7 , chính là loại hợp âm 7 đầu tiên mà các bác được dạy ở các lớp học nhạc :_ Ký hiệu : C7 , D7 , E7 ..._ Cấu tạo : Gồm 1 + 3T + 5D + 7t hay cũng bằng hợp ba trưởng cộng thêm 1 quãng 7 thứ _Cách sử dụng : Hợp âm 7 át rất dễ sử dụng và rất phổ biến a) Chức năng quan trọng nhất của hợp âm 7 (bậc V) là chuẩn bị để kết thúc bản nhạc : Điều này thì rất rõ ràng và phổ biến rồi VD : C -> G7 -> C ------G -> D7 -> G ------F -> C7 -> F

Page 2: Cac Hop Am 7 Trong Nhac Nhe

b) Dùng để làm hợp âm chuyển tiếp :VD : A7 -> Dm -> G7 -> C

c )Dùng để thực hiện giải kết tránh né . Bình thường , sau hợp âm 7 sẽ về hợp âm chủ . Ở giải kết tránh né , sau hợp âm 7 sẽ qua hợp âm bậc VI ( hợp âm bậc 6 của âm giai chứ ko phải là hợp âm 6 ) .VD : Kết thông thường--------------Kết bằng hợp âm 7 trưởng-----C -> G7 -> C-------------------C -> G7 -> Am-----D -> A7 -> D-------------------D -> A7 -> Bm-----E -> B7 -> E-------------------E -> B7 -> C#m

Giải kết tránh né có ý nghĩa kết thúc 1 câu nhạc , 1 đoạn nhạc nhỏ , chứ chưa muốn về hợp âm chủ để kết thúc hết bài .

3. Hợp âm bảy thứ :_Ký hiệu : Cm7 , Dm7 , Em7 ... _Cấu tạo : Gồm 1 + 3t + 5D + 7t hay cũng bằng hợp thứ cộng thêm 1 quãng 7 thứ _Cách sử dụng :a) Chức năng quan trọng và phổ biến nhất của hợp âm 7 thứ là làm hợp âm chuyển tiếp . Trong bản nhạc , sau hợp âm 7 thứ (ở bậc II) là hợp âm 7 bậc V rồi trở về hợp âm bậc I .VD : C -> Dm7 -> G7 -> C

b) Dùng để chuẩn bị kết thúc bản nhạc , trường hợp này ít dùng hơn hợp âm 7 át :VD : F -> Em7 -> Am ------G -> Dm7 -> G

4. Hợp âm 7 thứ trưởng :_Ký hiệu : Cm(maj7) , Dm(maj7) ..._Cấu tạo : 1 + 3t + 5D + 7T hay bằng hợp âm ba thứ cộng thêm 1 quãng 7 trưởng , như tên gọi ._Cách sử dụng : sử dùng như một hợp âm lướt trong một số hệ thống VD : Em -> Em(maj7) -> Em7 -> Em6

5. Hợp âm 7 giảm nửa :_ Ký hiệu : Cm7b5 , C7/5- ..._ Cấu tạo : 1 + 3t + 5g + 7t hay bằng hợp âm ba giảm cộng thêm 1 quãng 7 thứ . Giống với hợp âm 7 thứ nhưng bậc V bị giảm đi nửa cung

6. Hợp âm 7 giảm :_Ký hiệu : Cdim , C7dim , Cdim7 , C0 ..._Cấu tạo : 1 + 3t + 5g + 7g bằng hợp âm 3 giảm cộng thêm một quãng 7 giảm (chính là quãng 6 trưởng )

Page 3: Cac Hop Am 7 Trong Nhac Nhe

_Cách sử dụng : a) Hợp âm 7 giảm có chức năng làm hợp âm chuyển tiếp như các hợp âm khác VD : Gm -> C7 -> F#dim -> Gm -> C7 -> F-----Fmaj7 -> Fdim -> Gm7 -> C7b) Từ hợp âm 7 giảm có thể chuyển thẳng qua hợp âm chủ bậc I mà không cần phải qua hợp âm 7 bậc VVD : C -> Dm -> D#dim -> C-----Bb -> Cdim -> Bb

T: Trưởng t: thứD : Đúngg: giảm

*Chú ý :Bài viết được tổng hợp từ cuốn "Học đệm Guitar" của V.A.Ma-nhi-lốp và cuốn "Nhạc lý nâng cao thực hành" của Ngô Ngọc Thắng , cùng do NXB Âm Nhạc xuất bản .

………………

Bài viết rất bổ ích

Mình bổ sung thêm một tí. 5) Hợp âm 7 giảm nửa (VD: Bm7b5) có thể dùng để chuyển tiếp sang 7 trưởng thứ. VD như trong bài "Still got the blues" của Gary Moore (đoạn dạo guitar đầu tiên): Dm G C Fmaj7 Bm7b5 E7

6) Hợp âm 7 giảm:Cách sử dụng trong bài của sensoul nếu chơi không đúng trên ngăn đàn sẽ không ra (ít nhất là đối với mìn ).

Mỗi hợp âm 7 giảm có 4 thế bấm, mỗi thế bấm tương ứng với một gốc (root) khác nhau. Nhưng thú vị ở chỗ là cách thế bấm này giống hệt nhau, chỉ khác ở chỗ dịch chuyển trên ngăn đàn.VD: D#dim gồm có 4 nốt D# A C F#. Với thế bấm (4->1 3->2 2->1 1->2) thì sẽ có thêm 3 thế bấm nữa tương ứng với bass (F#, A, C). Cụ thể là F#dim (4->4 3->5 2->4 1-5), Adim (4->7 3->8 2->7 1->8) và Cdim (4->10 3->11 2->10 1->11). Cấu tạo của D#dim, F#dim, Adim và Cdim là giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở nốt gốc.

Khi chơi hợp âm với gốc tương ứng (VD: D#dim), thì chuyển về hợp âm gốc cao hơn nửa cung (VD: Em hoặc E) là sẽ giải quyết được nghịch của dim.

Gm -> C7 -> F#dim -> Gm -> C7 -> FBb -> Cdim -> BbFmaj7 -> Fdim -> Gm7 -> C7C -> Dm -> D#dim -> C (cái này không biết mình nhầm hay không nhưng đánh không ra. Mình nghĩ Bdim->C. Bác sensoul xem lại giúp được không ạ?)

Thêm một cái nữa là các hợp âm 7 giảm cùng cấu tạo có thể chuyển qua lại mà không cần hợp âm

Page 4: Cac Hop Am 7 Trong Nhac Nhe

chuyển tiếp nào cũng được.... (VD: D#dim->F#dim->Adim->Cdim).

Cái này là mình thấy người ta hay chơi như vậy. Còn nói có sai sách vở các bác sửa giúp, mình không có đọc sách phần này