cái này khó

7
BÀI LÀM Câu 1: Ti sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc bit? Trli: Trước tiên ta nói đến “hàng hóa”. Hàng hóa là sản phm của lao động, có ththa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thdng vt th(hu hình) và phi vt th(dch vvô hình) Hàng hoá có hai thuc tính là giá trsdng và giá tr(hay giá trtrao đổi). Shàng hóa có hai thuộc tính là do lao động sn xut hàng hóa có hai mặt: Lao động cthto ra giá trsdng ca hàng hóa, lao động trừu tượng to ra giá trca hàng hóa. Vgiá trsdng : Giá trsdng là công dng ca vt phm có ththa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: kéo dùng để cắt, áo dùng để mặc …. Và mỗi vt có nhiu thuc Nói tính tnhiên khác nhau do vy nó có nhiu giá trsdng và công dng khác nhau.Như gạo ngoài để nấu thành cơm còn có thể nấu rượu,bia hay cn trong ngành y tế… Slượng giá trsdng ca mt vt không phi mt lúc phát hin ra hết được mà nó được phát hin dn theo sphát trin ca khoa hc-kthut. Và nhng giá trđó do thuộc tính tnhiên ca vt thđó quyết định. Do vy, giá trsdng là mt phạm trù vĩnh viễn. Vgiá tr(hay giá trtrao đổi): Gía trtrao đổi mang tính trừu tượng , là tương quan về slượng hàng hóa này vi hàng hóa khác trong trao đổi. Nó là mt phm trù trừu tượng gia những người sn xuất thông qua trao đổi. Người ta chtrao đổi cho nhau nhng hàng hóa có công dng khác nhau nhng thcó cùng giá trị. Qua trao đổi giá trđược biu hin bng giá c(tin).

Upload: phuong-tran

Post on 04-Jul-2015

3.819 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cái này khó

BÀI LÀM

Câu 1: Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Trả lời:

Trước tiên ta nói đến “hàng hóa”. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa

mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Hàng hóa có thể ở dạng vật thể(hữu hình) và phi vật thể(dịch vụ vô hình)

Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao đổi). Sở dĩ

hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có hai mặt: Lao động

cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của

hàng hóa.

Về giá trị sử dụng :

Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con

người. Ví dụ: kéo dùng để cắt, áo dùng để mặc …. Và mỗi vật có nhiều thuộc Nói

tính tự nhiên khác nhau do vậy nó có nhiều giá trị sử dụng và công dụng khác

nhau.Như gạo ngoài để nấu thành cơm còn có thể nấu rượu,bia hay cồn trong

ngành y tế…

Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải một lúc phát hiện ra hết được mà

nó được phát hiện dần theo sự phát triển của khoa học-kỹ thuật. Và những giá trị

đó do thuộc tính tự nhiên của vật thể đó quyết định. Do vậy, giá trị sử dụng là một

phạm trù vĩnh viễn.

Về giá trị (hay giá trị trao đổi):

Gía trị trao đổi mang tính trừu tượng , là tương quan về số lượng hàng hóa này với

hàng hóa khác trong trao đổi. Nó là một phạm trù trừu tượng giữa những người sản

xuất thông qua trao đổi.

Người ta chỉ trao đổi cho nhau những hàng hóa có công dụng khác nhau những thứ

có cùng giá trị. Qua trao đổi giá trị được biểu hiện bằng giá cả(tiền).

Page 2: Cái này khó

Qua trên ta có thể thấy hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính là giá trị sử

dụng và giá trị trao đổi.Một vật đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng

nhưng một vật có giá trị sử dụng chưa chắc đã là hàng hóa.Ví dụ như không khí

cần thiết nhưng nó không phải là hàng hóa.Vậy nên một vật cần là hàng hóa thì nó

cần có giá trị trao đổi.Tuy nhiên, sự thống nhất này là sự thống nhất của hai mặt

đối lập.Thể hiện ở chỗ người bán hàng hóa thì quan tâm đến giá trị hàng hóa trước

khi quan tâm đến giá trị sử dụng còn người mua thì quan tâm đến giá trị sử dụng

nhưng trước tiên phải trả giá trị của nó cho người bán. Do đó giá trị luôn được thực

hiện trước sau đó mới đến giá trị sử dụng.

Khi đã hiểu rõ về hàng hóa và những thuộc tính của nó ta bắt đầu nói đến “hàng

hóa sức lao động”.Nó không phải là một hàng hóa thông thường mà phải là một

hàng hóa đặc biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc

sinh ra giá trị.của hàng hóa thông thường nhưng nó còn mang những điiểm đặc biệt

riêng. Do đó nó là hàng hóa đặc biệt. Sau đây, ta có thể hiểu rõ hơn.

Trước tiên ta nói đến “sức lao động”. Theo C.Mác :”sức lao động, đó là toàn

bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động

của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản

xuất ra những vật có ích”. Có hàng hóa sức lao động nhưng không phải lúc nào

sức lao động cũng trở thành hàng hóa.nó chỉ trở thành hàng hóa khi nó thỏa

mãn một trong hai điều kiện sau:

Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể. Làm chủ

được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của minh như một

hàng hóa.

Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất , để

tồn tại buộc người đó phải bán sức lao động của mình để sống.

Về hàng hóa sức lao động, nó cũng có hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là

giá trị và giá trị sử dụng, tuy nhiên trong mỗi thuộc tính đó lại bao gồm những

nét đặc thù riêng do hàng hóa sức lao động nó tồn tại trong con người và người

ta chỉ có thể ban nó trong khoảng thời gian nhất định.

Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do lượng lao động xã hội cần thiết để

sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Cho nên giá trị của hàng

Page 3: Cái này khó

hoá sức lao động được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng

mà người lao động dùng để tái sản xuất sức lao động để nuôi sống gia đình và

chi phí học tập.

Do hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt nên giá trị hàng hóa sức

lao động cũng mang những đặc điểm riêng khác với hàng hóa thông thường.

Nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.ngoài nhũng nhu cầu về vật chất ra

người công nhân còn có những nhu cầu về văn hóa tinh thần… những nhu

cầu đó phụ thuộc phần lớn vào điều kiện lịch sử ở mỗi thời kì và yếu tố điều

kiện địa lí khí hậu ở nỗi khu vực. Hơn nữa, giá trị sức lao động không cố

định,tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hóa dịch vụ của con người tăng

và yêu cầu kỹ thuật lao động tăng. Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng

làm giảm giá trị hàng hóa tiêu dùng.

Tiếp đó ta nói đến giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Cũng như các

hàng hóa thông thường khác, hàng hóa sức lao động cũng có giá trị sử dụng

và nó cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá

trình lao động của công nhân. Tuy nhiên, hàng hóa thông thường sau quá trình

tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất

theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá

trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một

giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động (đó chính là giá

trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt). Vậy nên, giá trị sử dụng của hàng

hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức nó

có thể tao ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.

Ngoài ra, hàng hóa sức lao động còn khác hàng hóa đặc biệt trong quan hệ mua

bán. Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá

trình sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất (mùa vụ). Trong đó hàng hóa sức lao động có

những đặc điểm sau:

Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một

thời gian nhất định thông qua các hợp đồng.

Mua bán chịu:Giá trị sử dụng thực hiện trước (bắt lao động) ,giá trị thực

hiện sau (trả công sau).

Page 4: Cái này khó

Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê và phía người mua là các

nhà tư bản,không có ngược lại.

Giá cả của sức lao động (tiền công) luôn thấp hơn so với giá trị sức lao

động bởi vì đối với người công nhân, lao động là phương tiện sinh sống duy

nhất vì vậy phải bán sức lao động trong mọi điều kiện.

Qua những khái niệm, đặc điểm và thuộc tính của hàng hóa và hàng hóa sức lao

động. Ta có thể thấy hàng hóa sức lao động cũng là một loại hàng hóa và nó cũng có

hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa những trong mỗi thuộc tính đó hàng hóa sức lao

động đều có những đặc điểm riêng biệt và những sự khác nhau trong quan hệ mua

bán đã chứng minh hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt.

Câu 2: So sánh tư bản cố đinh, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả biến?

Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

Trả lời:

Ta có bảng sau:

Tư bản cố định Tư bản lưu

động

Tư bản bất biến Tư bản khả biến

Khái niệm Là bộ phận của tư

bản sản xuất tồn

tại dưới dạng máy

móc, thiết bị, nhà

xưởng,…về hiện

vật tham gia toàn

bộ vào quá trình

sản xuất nhưng giá

trị của nó bị khấu

hao từng phần và

chuyền dần vào

sản phẩm mới

được sản xuất ra.

Bộ phận tư bản

sản xuất tồn tại

dưới dạng

nguyên liệu,

nhiên liệu vật

liệu phụ, sức lao

động ..vv.giá trị

của nó lưu

thông toàn bộ

cho các nhà tư

bản sau mỗi quá

trình sản xuất.

Bộ phận tư bản

biến thành tư

liệu sản xuất mà

giá trị được bảo

toàn và chuyển

vào sản

phẩm,tức là

không thay đổi

về lượng giá trị

của nó.

Bộ phận tư bản

biến thành sức

lao động không

tái hiện ra nhưng

thông qua lao

động trìu tượng

của công nhân

làm thuê mà tăng

lên, tức là biến

đổi về lượng.

Đặc điểm Về hiện vật, nó

luôn cố định trong

quá trình sản xuất,

chỉ có giá trị của

nó là tham gia vào

Giá trị của nó

được chuyển

toàn bộ vào giá

trị hàng hoá

trong quá trình

Giá trị của

chúng được bảo

tồn và chuyển

dịch nguyên

vẹn vào giá trị

Bộ phận tư bản

ứng trước dùng

để mua hàng hóa

sức lao động

không tái hiện

Page 5: Cái này khó

quá trình lưu

thông cùng sản

phẩm. Hơn nữa

cũng chỉ lưu thông

từng phần, một

phần vẫn bị cố

định trong tư liệu

lao động, phần

này không ngừng

giảm xuống cho

đến khi nó chuyển

hết giá trị vào sản

phẩm.

Tư bản cố định

được sử dụng lâu

dài trong nhiều

chu kỳ sản xuất và

nó bị hao mòn dần

trong quá trình sản

xuất.

sản xuất. Còn

bộ phận tư bản

biểu hiện dưới

hình thái tiền

công, đã bị

người công

nhân tiêu dùng

và được tái tạo

trong quá trình

sản xuất hàng

hoá. Đặc điểm

của loại tư bản

này là chu

chuyển nhanh

về mặt giá trị.

Nếu tư bản cố

định muốn chu

chuyển hết giá

trị của nó phải

mất nhiều năm,

thì trái lại tư

bản lưu động

trong một năm

giá trị của nó có

thể chu chuyển

nhiều lần hay

nhiều vòng.

sản phẩm.

Giá trị tư liệu

sản xuất được

bảo tồn dưới

hình thức giá trị

sử dụng mới.

ra, nhưng thông

qua lao động

trừu tượng,

người công nhân

làm thuê đã sáng

tạo ra một giá trị

mới, lớn hơn giá

trị sức lao động,

tức là có sự biến

đổi về số lượng.

Qua bảng trên, ta có thể so sánh được tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố

định và tư bản lưu động. Trước tiên nói đến sự giống nhau: chúng đều mang bản

chất của tư bản là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người và người trong

quá trình sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong lịch sử. Cả bốn loại tư bản đều

phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị

thạng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.

Về sự khác nhau, ta chia thành hai nhóm:

*Sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến

Page 6: Cái này khó

Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo

toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó kí hiệu

là C.

Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra

nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là

biến đổi về lượng, kí hiệu là V.

Như vậy tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất

ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì

nó chính là bộ phận tư bản lớn lên.

Căn cứ để phân chia ra tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò khác

nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.

*Sự khác nhau giữa tư bản cố định và tư bản lưu động:

Tư bản cố định là bộ phận sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị nhà

xưởng…tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không

chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn

của nó trong thời gian sản xuất.

Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao

mòn dần trong quá trình sản xuất.

Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu,

nhiên liệu , nguyên vật liệu, sức lao động giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho

các nhà tư bản sau mỗi một quá trình sản xuất, khi hàng hoá được bán xong .

Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu

chuyển của tư bản lưu động còn làm cho tỉ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị

thặng dư hàng năm tăng lên.

Căn cứ để phân chia ra tư bản cố định và tư bản lưu động là phương thức

chuyển dịch giá trị khác nhau của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất.

Sự khác nhau giữa “tư bản bất biến và tư bản khả biến” và “tư bản lưu động và tư

bản cố định” là: hai loại tư bản lưu động và cố định thuộc tư bản sản xuất còn tư bản

bất biến và khả biến thuộc loại tư bản liên quan đến tư liệu sản xuất.

Page 7: Cái này khó

Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giúp C.Mác tìm

ra chỉa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Ông

là người đầu tiên chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Căn cứ cho sự

phân chia đó là dựa vào sự khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản

xuất ra giá trị thặng dư, do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ

lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.

Qua việc nghiên cứu trên giúp ta hiểu được tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố

định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định làm cho

lượng tư bản sử dụng tăng lên, tránh được thiệt hại hao mòn hữu tình do tự nhiên

phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh.