cau hoi thao luan - kinh te vix mo[1]

33
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ VĨ MÔ Câu 1: Nếu bạn là nhà lãnh đạo quốc gia, nhiệm vụ kinh tế đặt ra cho bạn là gì? Bạn dùng các công cụ chủ yếu nào để hoàn thành các nhiệm trên? - Sản lượng thực tế tăng: vì là thước đo cơ bản của sự tiến bộ và giàu có. Mục tiêu lớn nhất của nền kinh tế là đạt được mức sản lượng thực tế tăng. Điều đó cũng có nghĩa là nhân dân được hưởng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Sự tăng lên đều đặn của GDP thực tế là một thước đo tốt nhất để đánh giá sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nó thể hiện trạng thái cân bằng tổng thể của nền kinh tế và sự cố gắng lớn lao của các nhà lãnh đạo quốc gia. - Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp: vì thất nghiệp gây ra những tổn thất to lớn về kinh tế cho toàn XH, cho những người bị thất nghiệp và những người đang có việc làm. Đặc biệt, thất nghiệp gây ra căng thẳng về mặt tâm lý và là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn XH. - Ổn định giá cả: vì giá cả lên xuống quá nhanh sẽ phá vỡ các quyết định kinh tế của doanh nghiệp và cá nhân. Lạm phát cao hay giảm phát mạnh đều tác động xấu tới nền kinh tế, Đặc biệt khi có siêu lạm phát thì hệ thống giá cả bị phá vỡ, nền kinh tế khủng hoảng toàn diện. Ổn định giá cả từ đó ổn định thế cân bằng toàn diện của nền kinh tế. - Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế: do mục tiêu của nền kinh tế là phải hướng tới cân bằng giư luồng ra và luồng vào đối với nền kinh tế. * Công cụ của kinh tế vĩ mô: - Chính sách tài khóa: tăng chi tiêu chính phủ (G) và giảm thuế khóa (T) - Chính sách tiền tệ: tăng mức cung tiền, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu - Chính sách thu nhập: các quyết định của CP nhằm kiểm soát giá và lương. - CHính sách kinh tế đối ngoại: CP chi phối hoạt động ngoại thương bằng thuế quan, hạn ngạch và các quy định khác nhằm hạn chế hoặc khuyến khích XNK. 1

Upload: hongphananh

Post on 30-Dec-2014

32 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ VĨ MÔ

Câu 1: Nếu bạn là nhà lãnh đạo quốc gia, nhiệm vụ kinh tế đặt ra cho bạn là gì? Bạn dùng các công cụ chủ yếu nào để hoàn thành các nhiệm trên?- Sản lượng thực tế tăng: vì là thước đo cơ bản của sự tiến bộ và giàu có. Mục tiêu lớn nhất của nền kinh tế là đạt được mức sản lượng thực tế tăng. Điều đó cũng có nghĩa là nhân dân được hưởng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.Sự tăng lên đều đặn của GDP thực tế là một thước đo tốt nhất để đánh giá sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nó thể hiện trạng thái cân bằng tổng thể của nền kinh tế và sự cố gắng lớn lao của các nhà lãnh đạo quốc gia.- Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp: vì thất nghiệp gây ra những tổn thất to lớn về kinh tế cho toàn XH, cho những người bị thất nghiệp và những người đang có việc làm. Đặc biệt, thất nghiệp gây ra căng thẳng về mặt tâm lý và là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn XH.- Ổn định giá cả: vì giá cả lên xuống quá nhanh sẽ phá vỡ các quyết định kinh tế của doanh nghiệp và cá nhân.Lạm phát cao hay giảm phát mạnh đều tác động xấu tới nền kinh tế, Đặc biệt khi có siêu lạm phát thì hệ thống giá cả bị phá vỡ, nền kinh tế khủng hoảng toàn diện.Ổn định giá cả từ đó ổn định thế cân bằng toàn diện của nền kinh tế.- Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế: do mục tiêu của nền kinh tế là phải hướng tới cân bằng giư luồng ra và luồng vào đối với nền kinh tế. * Công cụ của kinh tế vĩ mô: - Chính sách tài khóa: tăng chi tiêu chính phủ (G) và giảm thuế khóa (T)- Chính sách tiền tệ: tăng mức cung tiền, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu- Chính sách thu nhập: các quyết định của CP nhằm kiểm soát giá và lương.- CHính sách kinh tế đối ngoại: CP chi phối hoạt động ngoại thương bằng thuế quan, hạn ngạch và các quy định khác nhằm hạn chế hoặc khuyến khích XNK.CP cũng có thể quản lý thị trường ngoại hối, giữ tỷ giá hối đoái cân bằng ở mức hợp lý.Bằng các quy định cụ thể, CP hạn chế hoặc khuyến khích đầu tư nước ngoài.

Câu 2: Bạn lựa chọn đường tổng cầu đồng biến hay nghịch biến để phân tích kinh tế vĩ mô? Vì sao?- Tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà XH sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất định khi các nhân tố khác không đổi.Tổng cầu là khoản chi tiêu mong muốn về sản phẩm trong mọi khu vực: tiêu dùng, đầu tư tư nhân trong nước, mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ và XK ròng.AD = C+I+G+NX- Tổng cầu đồng biến:

- Tổng cầu nghịch biến:

1

Page 2: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

- Để phân tích kinh tế vĩ mô lựa chọn đường tổng cầu ...

Câu 3: Quan điểm của Keynes về tổng cung gợi ý cho bạn điều gì về nền kinh tế thị trường hiện tại?- Tổng cung là lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ được sản xuất tại mức giá nhất định.Hay nói cách khác, tổng cung chính là tổng sản lượng quốc gia sẽ được sản xuất tại mỗi mức giá có thể có, các yếu tố khác giữ nguyên.- Theo quan điểm Keynes, đường tổng cung AS tương đối thoải trong ngắn hạn. Điều này có nghĩa là những thay đổi trong tổng cầu có ảnh hưởng tới sản lượng.- Theo quan điểm cổ điển: nền kinh tế chịu ảnh hưởng của những lực tự điều chỉnh thông qua cơ chế giá cả, hầu như không có thất nghiệp không tự nguyện hoặc lãng phí từ chu kỳ kinh doanh, các chính sách tác động tới tổng cầu không có tác đông nhiều đến sản lượng và việc làm. Đường AS do vậy là rất dốc thậm chí thẳng đứng.

Câu 4: Tại sao hiện nay các nhà kinh tế thường hay dùng GDP hơn là dùng GNP?- GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một năm.- GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa tiêu dùng và đầu tư, các khoản mua sắm của chính phủ và xuất khẩu ròng được sản xuất trong một quốc gia trong một năm.- GNP (tổng sản phẩm quốc dân) là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một quốc gia trong một năm.

GNP = GDP + thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài- GDP tính toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra tại một quốc gia mà chưa tính đến yếu tố sở hữu.

2

Page 3: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

Câu 5: Thông qua dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô mở rộng, bạn có nhận xét gì về trạng thái cân bằng của nền kinh tế?- Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô mở rộng:

Khi chóng ta më réng dßng lu©n chuyÓn, tøc bao gåm c¶ chÝnh

phñ vµ xuÊt khÈu rßng th× chóng ta sÏ cã ®ång nhÊt thøc bao gåm

3 bé phËn cÊu thµnh.

Khi cã yÕu tè chÝnh phñ vµ níc ngoµi, ®ång nhÊt thøc ®îc më

réng bëi nh÷ng kho¶n rót ra vµ b¬m vµo tõ c¸c yÕu tè ®ã.

ChÝnh phñ b¬m vµo dßng mét kho¶n chi tiªu G, ®ång thêi còng

rót ra khái dßng mét kho¶n thuÕ rßng T.

Nh vËy ®ång nhÊt thøc lµ:

S + T = I + G

NÕu khu vùc t nh©n cã thÆng d tµi chÝnh th× chÝnh phñ th©m

hôt ng©n s¸ch vµ ngîc l¹i.

Khi cã ngo¹i th¬ng, nhËp khÈu rót ra khái dßng mét lîng Z nhng

xuÊt khÈu l¹i b¬m vµo dßng mét lîng X

S + T + Z = I + G + X

Trong nÒn kinh tÕ më, nÕu S > I tøc lµ khu vùc t nh©n cã thÆng

d tµi chÝnh hay cã mét kho¶n rß rØ S - I th× nã ph¶i ®îc c©n ®èi

3

N íc ngoµi

Chính phủ Ngân hàng Hộ gia đình

Doanh nghiÖp

Xuất khẩu

Chi tiêu

Đầu tư

Tiết kiệm

Thuế

Nhập khẩu

Nước ngoài Doanh nghiệp

Page 4: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

bëi mét kho¶n b¬m vµo nh vËy. Kho¶n b¬m vµo nµy cã thÓ b¾t

nguån tõ th©m hôt cña chÝnh phñ hay tõ xuÊt khÈu rßng. C¸c yÕu

tè kh¸c còng cã t¸c ®éng t¬ng tù.

Câu 6: Vì sao GDP không phản ảnh đầy đủ mức sống của một nước?- GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một năm.- GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa tiêu dùng và đầu tư, các khoản mua sắm của chính phủ và xuất khẩu ròng được sản xuất trong một quốc gia trong một năm.- GDP là thước đo tốt nhất để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, song GDP không tính đến những mặt trái của đầu ra (như tiếng ồn, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, thời gian lao động quá nhiều). Hơn nữa, GDP còn không tính đến giá trị của các thu nhập không báo cáo hoặc không qua trao đổi trên thị trường hay còn gọi là kinh tế ngầm (hợp pháp và bất hợp pháp).

Câu 7: Bài tập (Tr. 20)Nền kinh tế có 5 nhà sản xuất: nông dân, thợ đá, thợ làm cối xay, hàng xáo và hàng bún.Công đoạn sản xuất Doanh thu Chi phí NVL Giá trị gia tăngNông dân 1000 0 1000Thợ đá 1000 0 1000Thợ làm cối xay 1500 1000 500Hàng xáo 1500 1000 500Hàng bún 4000 1500 + 1500 1000

- GDP theo phương pháp luồng thu nhập: GDP = 1000 + 1000 + 500 + 500 + 1000 = 4000 đồng- DGP theo phương pháp luồng sản phẩm: GDP = 4000 + 1500 = 5500 đồng

4

Page 5: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

CHƯƠNG II: TIÊU DÙNG, ĐẦU TƯ VÀ SẢN LƯỢNG

Câu 1: Gia đình bạn chi tiêu tối thiểu 20 trđ/tháng. C Nếu đường tiêu dùng là đường thẳng thì MPC = 0.Xu hướng tiêu dùng biên (MPC) là mức tăng thêm dùng khi có thêm một đồng thu nhập 20

450

0 Y

Câu 2: Nền kinh tế luôn luôn không có tích lũy từ nội bộ sẽ có đường hàm tiêu dùng?

Câu 3: Vẽ đồ thị hàm tiết kiệm của gia đình bạn trên cơ sở mức tiêu dùng tối thiểu và mức tiêu dùng vừa đủ?Nếu đường tiết kiệm là đường thẳng, MPS = 0 S S

0 Y 0 Y

Xu hướng tiết kiệm biên là phần của mỗi đồng thu nhập tăng thêm được để dành để tiết kiệm.Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệmMPS + MPC = 1

Câu 4: Đầu tư trong kinh tế học vĩ mô có khác gì với đầu tư nói chung?Đầu tư là nhân tố ảnh hưởng thứ 2 đối với tổng cầu.Đầu tư tạo ra tích lũy vốn làm tăng sản lượng tiềm năng, khích thích tăng trưởng kinh tế dài hạn.Đầu tư được chia làm 3 loại: + mua nhà ở+ tăng tài sản doanh nghiệp như máy móc, nhà xưởng , thiết bị ...

5

Page 6: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

+ tăng hàng tồn kho

Câu 5: Trạng thái và xu hướng vận động của nền kinh tế như thế nào khi S>I và ngược lại?

S + T + Z = I + G + X Trường hợp S>I: tức là khu vực tư nhân có thặng dư tài chính hay có một

khoản rò rỉ S – I thì nó phải được cân đối bởi một khoản bơm vào như vậy. Khoản bơm này có thể bắt nguồn từ thâm hụt của chính phủ hay từ xuất khẩu ròng.

Trường hợp S<I: ngược lại

Câu 6: Trạng thái và xu hướng vận động của nền kinh tế như thế nào khi C+I nằm phía trên hoặc phía dưới đường 450?

Đường tổng chi tiêu mong muốn (C+I) cắt đường 450 tại điểm cân bằng vì tại đó mức chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư mong muốn đúng bằng mức thu nhập (sản lượng).

* C+I nằm phía trên đường 450: mức chi tiêu dự kiến lớn hơn mức sản lượng dự kiến. Người tiêu dùng mua hàng hóa nhiều hơn mức mà các doanh nghiệp sản xuất ra. Nếu các doanh nghiệp có hàng lưu kho thì họ có thể bán nhiều hơn mức đã sản xuất bằng cách bán dần hàng trong kho. Các doanh nghiệp có động cơ mở rộng sản xuất, tăng mức sản lượng.

*C+I nằm phía dưới đường 450: mức chi tiêu thấp hơn mức thu nhập (sản lượng). Các doanh nghiệp không thể bán tất cả các hàng hóa mà họ sản xuất ra và phải đưa thêm vào hàng lưu kho một lượng không định trước. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất, giảm sản lượng.

Câu 7: Nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái. Điều gì sẽ xảy ra khi ông A đầu tư vào nền kinh tế một lượng vốn tương đối lớn?

Sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng lên một khoản bằng số vốn ông A đầu tư vào nền kinh tế nhân với số nhân.Do đó, GDP nền kinh tế cũng tăng thêm một lượng như trên. Số nhân trong nền kinh tế: m = 1 1+MPC

Số nhân trong nền kinh tế có thuế : m’ = 1 1+(1-t)MPCSố nhân trong nền kinh tế mở: m” = 1 1 + (1-t) MPC + MPZ

Câu 8: a/ Hàm tiêu dùng là C = 0,7Y, I=100, Y=?AD = C+I = 0,7Y +100

6

Page 7: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

Sản lượng cân bằng khi AD=Y0,7Y +100 = Y ; suy ra Y = 100/0,3 = 333,33b/ Hàm tiêu dùng là C=50 + 0,6Y; I=100AD=C+I = 50+0,6Y+100 = 150+0,6YSản lương cân bằng khi AD =Y0,6Y+150=Y; suy ra Y = 150/0,4 = 375

7

Page 8: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ NGOẠI THƯƠNG

Câu 1: Khi chính phủ tăng chi tiêu, nền kinh tế sẽ thay đổi như thế nào?Nếu bạn là nhà Lãnh đạo quốc gia, trong trường hợp nào thì bạn tăng chi tiêu chính phủ?Khi chính phủ tăng chi tiêu làm cho thu nhập và sản lượng nền kinh tế tăng theo số nhân và giảm tỷ lệ thất nghiệp.Thu nhập và sản lương tăng thêm sẽ bằng với lượng tăng thêm trong chi tiêu chính phủ nhân với số nhân.Tác động này cho thấy, khi nền kinh tế đang ở vùng suy thoái, tăng chi tiêu của chính phủ sẽ làm tăng sản lượng và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Câu 2: Khi chính phủ đánh thuế, nền kinh tế sẽ thay đổi như thế nào? Trong trường hợp nào thì chính phủ cần phải tăng thuế?Khi chính phủ đánh thuế sẽ làm tăng thu ròng từ thuế của chính phủ. Như vậy, sẽ làm giảm sản lượng cân bằng.Khi nền kinh tế trong vùng suy thoái, giảm thuế hoặc tăng trợ cấp sẽ dịch chuyển mức sản lượng cân bằng tiến gần hơn đến mức toàn dụng nhân lực.

Câu 3: Vì sao khi ngân sách chính phủ cân bằng vẫn làm cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên?Thâm hụt ngân sách: H=G-T>0T: là thuế ròng (thuế trừ thanh toán chuyển nhượng: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp khó khăn).AD=C+I+G+NXS+T+Z=I+G+X

Câu 4: Chính phủ sẽ thực hiện các công cụ nào trong chính sách tài khóa để làm giảm bớt phản ứng của GDP trước các cú sốc?Chính sách tài khóa là các quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế khóa.Các quyết định của chính phủ về thuế khóa và chi tiêu có ảnh hưởng lơn đến tổng cầu và sản lượng.Để làm giảm bớt phản ứng của GDP trước các cú sốc, Chính phủ sẽ thực hiện công cụ chi tiêu hoặc thuế khóa trong chính sách tài khóa.

8

Page 9: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

Câu 5: Nếu bạn là nhà lãnh đạo quốc gia, bạn sẽ thực hiện chính sách tài khóa như thế nào khi nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng?Khi nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, chính phủ sẽ thực hiện:1.Tăng chi tiêu chính phủ: làm tăng sản lượng và giảm tỷ lệ thất nghiệp.2. Hoặc giảm thuế hoặc tăng trợ cấp: làm tăng sản lượng cân bằng.

Câu 6: Vì sao số nhân trong nền kinh tế mở nhỏ hơn số nhân trong nền kinh tế đóng?Số nhân trong nền kinh tế: m = 1 1+MPC

Số nhân trong nền kinh tế có thuế : m’ = 1 1+(1-t)MPCSố nhân trong nền kinh tế mở: m” = 1 1 + (1-t) MPC + MPZ

Như vậy, nhìn công thức trên ta có thể thấy m>m’>m”

Cầu 7: Nền kinh tế có các dữ liệu sau:I=120; C=0,7Y; NT=G=80a/ Tính Y trước và sau khi có NT và G?* Trước khi có NT và G:AD = C+I = 0,7Y + 120Sản lượng cân bằng khi AD=Y0,7Y+120=Y, suy ra Y=120/0,3 = 400* Sau khi có NT và G:Yd = Y – NT AD = C+I+ G = 0,7(Y- 80)+120+80 = 0,7Y+144Sản lượng cân bằng khi AD=Y0,7Y+144=Y, suy ra Y=144/0,3 = 480

b/ Vẽ đồ thị? C,I,G

0,7Y +144 144 0,7Y + 120

120

9

Page 10: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

0 400 480 Y

CHƯƠNG IV: TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Câu 1: Người ta giữ tiền vì động cơ gì? Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng gấp đôi nhưng lượng cầu vẫn như cũ trong trường hợp nào?* Những động cơ của việc giữ tiền:- Động cơ giao dịch: phản ánh một thực tế là thời điểm thu và chi không diễn ra cung một lúc. Lượng tiền cần giữ để phục vụ giao dịch hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào giá trị giao dịch muốn tiến hành và mức độ đồng bộ giữa thu và chi.Nếu tất cả loại giá đều tăng gấp đôi thì lượng tiền giao dịch cũng tăng gấp đôi.- Động cơ dự phòng: Do nền kinh tế thị trường đầy biến động làm cho thời điểm chính xác của thu và chi khó có thể lường trước được. Nếu không giữ tiền người ta có thể bỏ lỡ cơ hội chi tiêu có lợi lớn cũng như gặp khó khăn khi rủi ro.Khi thu nhập quốc dân thực tế tăng lên động cơ giữ tiền để dự phòng cũng tăng lên.- Động cơ về tài sản: do xuất phát từ việc lựa chọn phương án cất giữ của cải (giữ tiền, mua chứng khoán, nhà đất, tài khoản sinh lời trong ngân hàng...).Có thể nói, các động cơ giữ tiền cho thấy những lợi ích của việc giữ tiền. Nhưng điều đó cũng gây ra những phí tổn cho việc giữ tiền. Người ta sẽ giữ tiền cho đến khi lợi ích biên của việc giữ thêm một đồng tiền bằng chi phí biên của nó.* Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng gấp đôi nhưng lượng cầu vẫn như cũ trong trường hợp lãi suất và thu nhập thực tế vẫn giữ nguyên.Nghĩa là, Khi giá cả tăng gấp đôi, các hộ gia đình sẽ giữ một lượng tiền danh nghĩa nhiều gấp đôi để duy trì mức tiền thực tế của họ tại mức cầu tiền như ban đầu.Công thức:Lượng tiền thực tế = Lượng tiền danh nghĩa/Mức giá cả.

Câu 2: Trong trường hợp nào thì ngân hàng thợ vàng gặp phải “Sự hoảng loạn tài chính”? Mức cung tiền khi có ngân hàng thợ vàng gợi ý cho bạn điều gì về thị trường tiền tệ?“Sự hoảng loạn tài chính” xảy ra khi vì lý do nào đó tất cả người cho vay đồng thời đòi rút tiền.Mức cung tiền=Vàng trong lưu thông + Vàng trong ngân hàng + Các khoản cho vay của thợ vàngCác khoản cho vay của thợ vàng càng lớn thì mức cung tiền càng lớn. Tỷ lệ dự trữ của họ càng thấp thì quỹ tiền càng nhiều.

Câu 3: Giả sử số nhân làm hoán đổi 1trđ tiền mặt trong lưu thông thành 10trđ của các khoản gửi ngân hàng mà dựa vào đó người ta có thể dùng như một phương tiện thanh toán. Nếu tất cả người cho vay đều đòi lại thì lượng tiền còn bao nhiêu? Bạn có nhận xét gì về điều này?B: 1000 Giả sử tủ lệ dự trữ bắt buộc rd là 10% Số tiền cho vay Dự trữNgân hàng 1: 1000 100Ngân hàng 2: 900 90Ngân hàng 3: 810 81

10

Page 11: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

...... ........ .......10000 1000

MS = 10000Nếu tất cả người cho vay đều đòi lại sẽ xảy ra tình trạng :Hoảng loạn tài chính”.Và MS sẽ còn lại là:

Câu 4: Bài tập (Tr.60) Cơ số tiền H=20 tỷ đồngNgân hàng thương mại giữ: cb = 5%Tiền giữ trong dân: cp = 25%a/ Tính số nhân tiền đơn giản? 1 1 = = 20 cb 5%

b/ Tính số nhân tiền mở rộng?cp + 1 25% + 1 = = 4,167cp + cb 25% + 5%

c/ Quỹ tiền tệ là bao nhiêu? cp + 1 25% + 1M= x H = x 20 = 4,167 x 20 = 83,34 tỷ đồng cp + cb 25% + 5%

d/ Thay đổi tiền dự trữ trong dân là 30% tính số nhân tiền mở rộng?cp + 1 30% + 1 = = 3,714cp + cb 30% + 5%

11

Page 12: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

CHƯƠNG V: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Câu 1: Hệ thống ngân hàng tác động tới mức cung tiền như thế nào khi các ngân hàng đều dự trữ 100%?

Mức cung tiền cp + 1 M= x H cp + cb

Câu 2: Vì sao đường cung tiền luôn luôn được vẽ song song với trục tung? Điều gì có thể làm thay đổi sự cân bằng trên thị trường tiền tệ?* Đường cung tiền luôn luôn được vẽ song song với trục tung với giả thiết rằng NHTW sử dụng các công cụ của mình để giữ cung tiền ở một mức cho trước thể hiện tại Lo. Còn cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất nên đường cầu tiền dốc xuống.* Những thay đổi trong sự cân bằng trên thị trường tiền tệ:- Thắt chặt tiền tệ: Khi NHTW quyết định thắt chặt tiền tệ (giảm cung tiền), đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang trái. Lượng tiền thực tế giảm từ L0 sang L1, lãi suất cân bằng tăng từ i0 lên i1. Cần có lãi suất cao hơn để giảm lượng cầu tiền thực tế tương ứng với lượng cung tiền thấp hơn. Do đó, một sự suy giảm cung tiền sẽ dẫn tới sự gia tăng lãi suất cân bằng. Ngược lại, một sự gia tăng trong lượng cung tiền thực tế sẽ làm giảm lãi suất cân bằng.- Thu nhập thay đổi: Sự gia tăng trong thu nhập thực tế làm tăng lợi ích biên của việc giữ tiền với từng mức lãi suất và làm tăng lượng cầu về tiền thực tế. Thu nhập thực tế tăng, đường cầu tiền LL dịch chuyển sang phải đến LL2. Lãi suất cân bằng phải tăng từ i0 lên i2 để giữ cho lượng cầu về tiền thực tế bằng lượng cung thực tế không đổi L0. Ngược lại, thu nhập thực tế giảm xuống sẽ dịch chuyển đường LL sang trái và làm giảm lãi suất cân bằng.- Cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng: Sự cạnh tranh giữa các NHTM có thể đẩy mức lãi suất tăng lên. Với lượng cung tiền không đổi, lãi suất tăng lên làm đường LL dịch chuyển lên LL2 và lãi suất cân bằng tăng lên i2.

Lãi suất Ms1 Ms

E1 i1 i2 E2 i0 E0 LL2

LL

12

Page 13: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

0 L1 L0 Lượng tiền

Câu 3: Vì sao công cụ nghiệp vụ mở lại tỏ ra ưu việt hơn các công cụ khác?Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm: + Nghiệp vụ thị trường mở

+ Chính sách chiết khấu+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường của Ngân hàng trung ương. Đây là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ vì nó quyết định tới thay đổi của cơ số tiền và là nguyên nhân chính gây nên biến động trong mức cung tiền.Khi mua chứng khoán, NHTW làm tăng cơ số tiền và do đó làm tăng mức cung tiền (khi mua chứng khoán của công chúng làm cho tiền trong lưu thông tăng; khi mua chứng khoán của NHTM làm cho tiền dự trữ tăng).Ngược lại, khi bán chứng khoán làm cho cơ số tiền và mức cung tiền giảm (khi bán cho công chúng sẽ làm cho tiền trong lưu thông giảm; khi bán cho NHTM làm cho tiền dự trữ giảm).Có thể nói, so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở có những điểm mạnh:+ Nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chính xác có thể sử dụng ở bất cứ mức nào. Nếu cần có sự thay đổi nhỏ của dự trữ hoặc cơ số tiền, NHTW mua hoặc bán ít chứng khoán. Ngược lại, nếu sự thay đổi về dự trữ mong muốn hoặc cơ số dự trữ rất lớn thì nghiệp vụ thị trường mở đủ sức thực hiện điều đó thông qua việc mua hoặc bán rất nhiều chứng khoán.+ Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng đảo ngược. Khi có một sai lầm trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, NHTW lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Nếu NHTW thấy cung tiền tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường mở quá nhiều thì nó có thể sữa chữa ngay lập tức bằng cách bán chứng khoán trên thị trường mở.+ Nghiệp vụ thị trường mở có thể được thực hiện nhanh chóng không gây nên những chậm chễ về mặt hành chính. Khi NHTW muốn thay đổi mức cung tiền, việc mua bán chứng khoán có thể được thực hiện ngay lập tức.+ Ít phụ thuộc vào các tác nhân khác trong quá trình thay đổi mức cung tiền.

Câu 4: Giả sử Cb = 5% ; Cp = 30%; H=50 tỷ đồnga/ Lượng cung tiền? cp + 1 30% + 1M= x H = x 50 = 3,714 x 50 = 185,71 tỷ đồng cp + cb 30% + 5%

b/ Lượng cung tiền? khi Cb=10%

cp + 1 30% + 1M= x H = x 50 = 3,25 x 50 = 162,5 tỷ đồng cp + cb 30% + 10%

13

Page 14: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

c/ Lượng cung tiền? nếu NHTW nâng lãi suất chiết khấu làm cho các NHTM giữ thêm 5% (Cb=5% +5%=10%)

cp + 1 30% + 1M= x H = x 50 = 3,25 x 50 = 162,5 tỷ đồng cp + cb 30% + 10%

d/ Lượng cung tiền? nếu NHTW tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở để giảm 2 tỷ đồng trên cơ số tiền (H=50-2=48 tỷ đồng).

cp + 1 30% + 1M= x H = x 48 = 3,714 x 48 = 178,28 tỷ đồng cp + cb 30% + 10%

e/ Nền kinh tế ở trạng thái ntn khi NHTW thực hiện việc b, c, d? Điều đó có đồng thời đạt được các mục tiêu của kinh tế vĩ mô hay không?NHTW thực hiện việc b, c, d khi nền kinh tế ở trạng thái quá nóng và lạm phát cao cần thắt chặt tiền tệ.Không đồng thời đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

14

Page 15: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

CHƯƠNG 6: HỖ HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA – TIỀN TỆ

Câu 1: Khi dùng đường tổng chi tiêu và đường 450 để phân tích tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ, chúng ta gặp phải những hạn chế gì?* Chính sách tiền tệ:Giả định G=0. Đường tổng chi tiêu là C0 +I0. Điểm cân bằng là E0 (chi tiêu theo kế hoạch bằng sản lượng thực tế).Giả sử cung tiền tăng làm lãi suất giảm. Lãi suất giảm làm tăng đầu tư lên I1 và dịch chuyển hàm tiêu dung từ C0 sang C1. Đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ C0 +I0 sang C1 +I1. Điểm cân bằng sẽ dịch chuyển từ E0 sang E1.Tuy nhiên, lượng cầu về tiền phụ thuộc cả vào lãi suất và thu nhập. Lãi suất giảm làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu lên trên, thu nhập tăng. Nhưng thu nhập tăng lại làm tăng cầu tiền. Trừ trường hợp cung ứng tiền tăng khi cầu tiền cao hơn cung, lãi suất tăng để khắc phục tình trạng và duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Do lãi suất tăng, đường tổng chi tiêu phải giảm xuống. Vì vậy, vị trí cuối cùng của đường tổng chi tiêu cao hơn nhưng thấp hơn. Sự cân bằng mới sẽ trong khoảng E0 và E1.

C,I Đường 450

C1 +I1

E1 C0 +I0

E0

0 Y0 Y1 Y

* Chính sách tài khóa:Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng thông qua thuế hay chi tiêu chính phủ dẫn đến mức tổng chi tiêu cao hơn và làm tăng thu nhập và sản lượng cân bằng.Giả sử chính phủ tăng chi tiêu, làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu lên trên và sẽ có hướng làm tăng thu nhập và sản lượng. NHưng với một lượng cung tiền thực tế không đổi, thu nhập cao hơn sẽ làm tăng cầu tiền và lãi suất. Do đó làm giảm cầu đầu tư và dịch chuyển hàm tiêu dung xuống dưới, tuy nhiên quá trình này không làm triệt tiêu quá trình tăng ở trên.Đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ C0 +I0 + G0 sang C1 +I1 + G1. Điểm cân bằng sẽ dịch chuyển từ E0 sang E1.Tuy vậy, ở đây phải xét đến tác động của thị trường tiền tệ. KHi thu nhập cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu về tiền và lãi suất. Do đó, dịch chuyển đường tổng chi tiêu xuống

15

Page 16: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

dưới C2 +I2 + G2. Điểm cân bằng cuối cùng sẽ là E2 và thu nhập cân bằng sẽ chỉ tăng từ Y0 lên Y2.Như vậy, khi xem xét cả tác động của thị trường tiền tệ và lãi suất, số nhân chi tiêu của chính phủ sẽ nhỏ hơn số nhân tại chương 3.

C,I,G Đường 450

C1 +I1 + G1

E1 C2 +I2 + G2

E2 C0 +I0 + G0

E0

0 Y0 Y2 Y1 Y

Câu 2: Việc sử dụng mô hình IS-LM có điều gì tương tự như khi phân tích thị trường các nhân tố sản xuất trong phần kinh tế học vi mô?Đường IS là tập hợp của các tổ hợp giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó thị trường hàng hóa ở trạng thái cân bằng.Đường LM là tập hợp của các tổ hợp giữa thu nhập và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng.Giao điểm giữa đường IS và đường LM biểu thị đồng thời trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa, dịch vụ và thị trường tiền tệ.Vì vậy, các thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ tương tác với nhau để xác định mức lãi suất cân bằng i0 và mức thu nhập cân bằng Y0. Với mức lãi suất lớn hơn i0, tổ hợp trên thị trường hàng hóa có mức thu nhập nhỏ hơn so với mức thu nhập của tổ hợp cân bằng trên thị trường tiền tệ. Và ngược lại, mức lãi suất nhỏ hơn i0, tổ hợp trên thị trường hàng hóa có mức thu nhập lớn hơn so với mức thu nhập của tổ hợp cân bằng trên thị trường tiền tệ .

Câu 3: Các mô hình nào có thể biểu diễn sự cân bằng trên thị trường hàng hóa?

Thị trường hàng hóa cân bằng khi đường tổng chi tiêu cắt đường 450. Điều này xảy ra tại điểm mà đầu tư kế hoạch I bằng tiết kiệm dự kiến S. Vì vậy, tập hợp của những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng trên thị trường hàng hóa được gọi là đường IS.

16

Page 17: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

Câu 4: Theo mô hình IS-LM, điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng và đầu tư khi:a/ NHTW tăng cung tiền tệ?Tăng cung tiền tệ - đường LM dịch chuyển xuống dưới - làm giảm lãi suất, tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư và do vậy làm tăng mức thu nhập cân bằng.

b/ NHTW giảm cung tiền tệ?Giảm cung tiền tệ - đường LM dịch chuyển lên trên - tăng lãi suất, giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, do vậy làm giảm mức thu nhập cân bằng.

c/ Chính phủ tăng chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ?Chính phủ tăng chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ - đường IS dịch chuyển sang phải - tăng lãi suất, tăng thu nhập, giảm như cầu tiêu dùng và đầu tư

d/ Chính phủ giảm chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ?Chính phủ giảm chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ - đường IS dịch chuyển sang trái - giảm lãi suất, giảm thu nhập, tăng như cầu tiêu dùng và đầu tư.

e/ Chính phủ tăng thuế?Chính phủ tăng thuế - đường IS dịch chuyển sang trái - giảm lãi suất, giảm thu nhập, tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.

f/ Chính phủ giảm thuế?Chính phủ giảm thuế - đường IS dịch chuyển sang phải - tăng lãi suất, tăng thu nhập, giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.

g/ Chính phủ tăng mức mua hàng và tăng thuế với quy mô như nhau?Chính phủ tăng chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ - đường IS dịch chuyển sang phải - tăng lãi suất, tăng thu nhập, giảm như cầu tiêu dùng và đầu tưChính phủ tăng thuế - đường IS dịch chuyển sang trái - giảm lãi suất, giảm thu nhập, tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.Do sự tăng giảm với quy mô như nhau nên lãi suất, thu nhập, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư không đổih/ Chính phủ đồng thời thắt chặt tiền tệ và tài khóa?Chính phủ thắt chặt tiền tệ - giảm mức cung tiền - đường LM dịch chuyển lên trên - tăng lãi suất, giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, do vậy làm giảm mức thu nhập cân bằng.Chính phủ thắt chặt tài khóa – giảm chi tiêu chính phủ, tăng thuế - đường IS dịch chuyển sang trái - giảm lãi suất, giảm thu nhập, tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.

Câu 5: Nền kinh tế có các dữ liệu sau:C=100 + 0,7YD; I=50 – i; G=100; t=0,2Hãy vẽ đường IS với i từ 0 đến 5 cho nền kinh tế này.

17

Page 18: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

Đường IS: Y= C+I+GYD = Y-T = Y – tY = Y – 0,2YY = 100 + 0,7(Y-0,2Y) + (50 –i) + 100 = 250 + 0,56Y – iĐường IS: Y = 468,18 – i/0,44* i = 0 thì IS: Y = 468,18 * i = 1 thì IS: Y = 468,18 – 1/0,44 = 465,91* i = 2 thì IS: Y = 468,18 – 2/0,44 = 463,63* i = 3 thì IS: Y = 468,18 – 3/0,44 = 461,36* i = 4 thì IS: Y = 468,18 – 4/0,44 = 459,09* i = 5 thì IS: Y = 468,18 – 5/0,44 = 456,82

18

Page 19: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

CHƯƠNG 7: THẤT NGHIỆP

Câu 1: Bạn có nhận xét gì về lời phát biểu của một ứng cử viên: “ Nếu tôi đắc cử tổng thống, tôi sẽ nâng cao mức sống cho nhân dân và giải quyết triệt để nạn thất nghiệp”Sai, chỉ giảm tỷ lệ thất nghiệp

Câu 2: Trợ cấp thất nghiệp có tác động như thế nào tới thị trường lao động?Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong đó một bộ phận dân cư có khả năng lao động nhưng không có việc làm và đang đi tìm việc làm.

Câu 3: Giả định rằng tỷ lệ thất nghiệp là 9% và GDP là 36 tỷ, hãy ước tính gần đúng GDP tiềm năng nếu tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5%?Ta có: tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì sản lương giảm 2%. Vì thất nghiệp tự nhiên là 5%, tại mức sản lượng là 36 tỷ đã giảm đi 8% tương đương là 92%. Vậy mức sản lượng tiềm năng sẽ tương đương 100% là: 39,13 tỷ

Câu 4: Bạn có ý kiến như thế nào về nhận định sau: “Người thất nghiệp ở Việt Nam ít bị căng thẳng hơn so với người thất nghiệp ở các nước phát triển”?Đúng, vì ở Việt Nam người thất nghịêp dễ tìm được việc làm có thu nhập đảm bảo cuộc sống của họ và thất nghiệp của họ chỉ là thất nghiệp tạm thời

Câu 5: Bạn nhận xét như thế nào về vấn đề việc làm và thất nghiệp ở khu vực nông thôn nước ta?Về cơ bản người lao động là có việc làm, tuy nhiên công việc này không ổn định và theo chu kỳ, mùa vụ dẫn tới thời gian lao đông ít, thời gian nông nhàn nhiều.Tỷ lệ thất nghiệp thấp, chủ yếu là thiếu việc làm.

Câu 6: Thông qua mô hình IS-LM bạn có thể đưa ra giải pháp hạn chế thất nghiệp như thế nào?Vì đường IS phụ thuộc vào C+I+G, do vậy hạn chế thất nghiệp thì cần tăng đầu tư, tăng chi tiêu chính phủ, đường IS dịch chuyển về phía phải, làm tăng sản lương.Đường LM phụ thuộc cung tiền và cầu tiền do vậy muốn làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ta phải tăng cung tiền, đường LM tăng phía phải và tăng sản lượng.

CHƯƠNG 8: LẠM PHÁT

Câu 1: Giả sử nền kinh tế A tiêu dùng 5 mặt hàng với tỷ lệ trong ngân sách như sau: lương thực 50%, quần áo 5%, xe đạp 30%, xi măng 10% và thép 5%.Giá các mặt hàng so với năm 1984:Giá lương thực tăng từ 100đ/kg lên 800đ/kg, trọng số là: 800Giá quần áo tăng từ 1000đ/bộ lên 2000đ/bộ: trọng số là: 200Giá xe đạp tăng từ 3000đ/chiếc lên 6000đ/chiếc: trọng số là: 200Giá xi măng tăng từ 3000đ/tấn lên 4000c/tấn, trọng số: 133

19

Page 20: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

Giá thép tăng từ 2000đ/tạ lên 3000đ/tạ, trọng số là: 150Tỷ lệ lạm phát năm 1985 của nền kinh tế A là bao nhiêu?CPI= 800*0,5+200*0,05+200*0,3+133*0,1+150*0,05=490,8vậy lạm phát là 490,8% - 100% = 390,8%

Câu 2: Lạm phát làm cho người trẻ bị thiệt hay người già bị thiệt?Lạm phát làm cho mức giá tăng lên so với năm trước, do vậy những người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH trong đó có người già bị thiệt.

Câu 3: Theo bạn, có cần chống thiểu phát hay không? Vì sao?Thiểu phát là hiện tượng

Câu 4: Đường Philips ngắn hạn có đúng với trường hợp Việt Nam hay không?

Câu 5: Tại sao có hiện tượng lạm phát?

Câu 6: Thông qua mô hình IS-LM bạn có thể đưa ra các giải pháp chống lạm phát như thế nào? Các giải pháp này gợi ý cho bạn điều gì về MQH giữa thất nghiệp và lạm phát nói riêng và quan hệ giữa các vấn đề kinh tế vĩ mô nói chung?

GDP là những chỉ tiêu phản ánh bao quát sản lượng (thu nhập bằng tiền) của một quốc gia hàng năm, nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống (phúc lợi) của dân chúng trong quốc gia nhưng nó là thước đo không hoàn hảo về phúc lợi xã hội, vì nó không phản ánh được những vấn đề sau:

+ Sự tăng lên số giờ nhàn rỗi của dân chúng (số giờ lao động giảm đi).

+ Chất lượng và sự phong phú về chủng loại mặt hàng của sản phẩm dịch vụ trong GDP (GNP).

+ Sự phân phối GDP (GNP) giữa các nhóm thành viên xã hội (mức độ chênh lệch thu nhập của các tầng lớp dân cư).+ Số lượng trái phẩm (sản phẩm dịch vụ có hại) tạo ra cho xã hội trong quá trình sản xuất GDP. Đây chính là những chi phí xã hội phải gánh chịu như:

--> Lượng ô nhiễm không khí và nguồn nước do các hoạt động sản xuất tạo ra.

--> Lượng gia tăng bệnh ung thư do sự gia tăng sản xuất thuốc lá, hay lượng gia tăng bệnh đau đầu do sự gia tăng các buổi quảng cáo hàng hóa trên tivi...

Ngoài ra, GDP không phản ảnh giá trị các hoạt động trong nền kinh tế. Các hoạt động này

20

Page 21: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

hình như là:

- Hoạt động kinh tế ngầm: hoạt động phi pháp như sản xuất, kinh doanh những mặt hàng quốc cấm và các hoạt động phạm pháp khác. Đây là những hoạt động mang lại lượng giá trị cho các tổ chức và các quốc gia có liên quan, nhưng không được tính vào GDP vì nó nguy hiểm cho cộng đồng.

- Hoạt động hợp pháp nhưng không khai báo nhằm mục đích trốn thuế!

--> Hoạt động phi thương mại: đây là các hoạt động cần thiết cho XH, nhưng không phải vì lý do thương mại nên không có giá cả, không được thông báo hay hạch toán vào GDP như hoạt động của các tổ chức nhân đạo, bảo vệ môi trường, tạo ra hàng hóa và dịch vụ tự cung tự cấp (như hoạt động của người nội trợ, thực phẩm nông dân để lại chi tiêu trong gia đình).

Những phần không phản ánh hết giá trị vào GDP kể trên, chỉ trừ hoạt động phi pháp, đều được ước lượng vào để tính GDP.Vì vậy người ta bổ sung một chỉ tiêu phản ảnh phúc lợi xã hội, đó là:

NEW (Net Economic Welfare): Phúc lợi kinh tế ròng

NEW = GDP + Những giá trị cái lợi chưa tính - Những giá trị cái hại chưa trừ.

Lợi chưa tính là những khoản làm tăng chất lượng cuộc sống, có lợi cho mọi người nhưng chưa được tính trong GDP như hoạt động phi thương mại hoặc giá trị của sự nhàn rỗi.

Hại chưa trừ là những khoản gây thiệt hại cho đời sống nhưng không được trừ ra khi tính GDP, đó là những thiệt hại do sự ô nhiễm môi trường, vấn đề XH phát sinh trong những vùng đô thị hóa.

Việc tính NEW còn rất sơ lược và chưa thống nhất, nhưng nó cũng nhắc chúng ta rằng GDP ko phải là chỉ tiêu đo lường phúc lợi kinh tế hoàn hảo.

"GDP không đem lại sức khỏe, chất lượng giáo dục hay niềm vui cho con em chúng ta. Nó không hàm chứa vẻ đẹp của thi ca hay sự bền vững của hôn nhân, nó cũng không đem lại sự thông minh trong các cuộc tranh luận công khai của chúng ta hay sự liêm chính của các quan chức chính phủ. Nói tóm lại nó phản ánh mọi thứ, trừ những cái làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn". (Nguyên lý kinh tế học của N. Gregory Mankiw)

em bổ sung thêm 1 ý nữa là: GDP là tổng sản phẩm quốc nội: tức là tổng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trọng phạm vi 1 quốc gia trong 1 năm; dù đó là hàng hóa do người sản xuất trong nước hay nước ngoài đều được tính.

ở Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài lớn, giá trị sản phẩm mà họ sản xuất ra rất cao, đóng góp 1 phần lớn vào GDP của Việt Nam. Trong khi đó, phần lớn thu nhập này được chuyển về nước chủ đầu tư (nước ngoài), còn người dân trong nước được nhận mức thu nhập thấp hơn nhiều lần, do đó mức sống người dân ko tăng lên nhiều như mong đợi. Cộng thêm việc GDP/đầu người tăng >>> giá cả tăng >>> mức sống tăng nhưng ko đạt được giá trị kỳ vọng. . .

GDP và GNP khác nhau ra sao?

GDP và GNP là gì, cách tính như thế nào, khác nhau ra sao?21

Page 22: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

Định nghĩa

Trong kinh tế học, Tổng Sản Phẩm Nội Địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Gần đây, trong các tài liệu thống kê mang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ tiếng Anh national gross domestic product- NGDP hay được dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic product hay dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

Đối với các đơn vị hành chính khác của Việt Nam, thông thường ít khi dịch trực tiếp mà thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh/huyện v.v

GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng Sản Lượng Quốc Gia hay Tổng Sản Phẩm Quốc Gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).

So sánh hai khái niệm

GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó.

Để dễ hiểu hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau: Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ.

Những gì người công nhân ở Việt Nam làm ra thì được tính vào GDP của Việt Nam. Nhưng nếu người đó đi xuất ngoại lao động thì số tiền người đó dành dụm được gửi về cho gia đình sẽ được tính vào GNP chứ không vào GDP vì đó là số tiền làm ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Số tiền các Việt kiều gửi về nước được tính vào GNP hay các viện trợ cho không, không phải hoàn lại của các nước cho Việt Nam được tính vào GNP, mà không tính vào GDP.

Cách tính

1. GDP

GDP danh nghĩa là một cách tính tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó

GDPin=∑QinPin

Trong đó:

* i: Biểu thị loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n* t: Biểu thị thời kỳ tính toán* Q: Số lượng sản phẩm từng loại mặt hàng; Qi: số lượng sản phẩm loại i

22

Page 23: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

* P: Giá của từng mặt hàng; Pi giá của sản phẩm thứ i.

Trong khi GDP danh nghĩa chỉ tổng số tiền chi phí cho GDP, thì GDP thực tế chỉ việc điều chỉnh lại của con số này vì những lý do như sự mất giá của đồng tiền để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định). Xem thực tế và danh nghĩa trong kinh tế học.

GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.

Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau:

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

* C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.* I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.* G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).* NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).

2. GNP:

Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu.

* C = Chi phí tiêu dùng cá nhân* I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội* G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước* X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ* M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ* NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng)

GNP = C + I + G + (X - M) + NR

- GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình, giá trị của thời gian nghỉ ngơi và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác.- GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.- GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực.

23

Page 24: Cau Hoi Thao Luan - Kinh Te Vix Mo[1]

Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm tăng GDP. Xem thêm Truyện ngụ ngôn về cửa sổ gẫy.- GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.

24